mạng xã hội và văn hóa người sử...

8
VĂN HÓA - XÃ HỘI Cựu chiến binh giúp nhau nâng cao chất lượng đời sống TRANG 4 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT Nâng cao năng lực nghiệp vụ bảo vệ rừng chuyên trách TRANG 6 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4929 - THỨ BA NGÀY 28/11/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY Tơ tằm đón khách du lịch TRANG 3 Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. (DI CHÚC, 10/5/1969, T. 12, TR. .510) Thu hút 44 dự án đầu tư trong tháng 11 TRANG 2 Trong những năm qua, việc chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội và các quy định bảo đảm an toàn của LLVT tỉnh được thực hiện tương đối nghiêm túc; ý thức chấp hành kỷ luật của cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh đã có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, trong thời buổi cơ chế thị trường có sự tác động không nhỏ của các yếu tố bên ngoài, là nguyên nhân dẫn đến các vụ vi phạm kỷ luật trong LLVT tỉnh vẫn còn cao, tính chất, mức độ diễn biến phức tạp, phương thức ngày càng tinh vi. Đối tượng vi phạm có cả sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ. Đặc biệt, có vụ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng ảnh hưởng không nhỏ đến bản chất truyền thống tốt đẹp của quân đội và hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ. Giải pháp phòng chống vi phạm kỷ luật nghiêm trọng trong LLVT tỉnh hiện nay Sở Công thương cho biết, trong tháng 11/2017, tỉnh Lâm Đồng đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 44 dự án đầu tư, trong đó có 7 dự án đầu tư nước ngoài. Cụ thể, có 37 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 4.300 tỷ đồng và 7 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký hơn 1.330 tỷ đồng. Hiện tại, tỉnh Lâm Đồng đang tiếp tục kêu gọi đầu tư vào 54 dự án, trong đó có 51 dự án đầu tư cấp tỉnh, 3 dự án đầu tư cấp quốc gia, chủ yếu tập trung trên các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ mới, năng lượng sạch và dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế... Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư, thời gian tới, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục chú trọng quan tâm đẩy mạnh cải cách hành chính, ưu đãi tiền thuê đất, miễn giảm thuế, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, thường xuyên đối thoại cùng nhà đầu tư để tháo gỡ khó khăn kịp thời. DIỄM THƯƠNG Thận trọng thuê lao động mùa cà phê TRANG 5 TRANG 3 TRANG 7 Trong các loại hình truyền thông trên internet, mạng xã hội đã và đang phát triển một cách nhanh chóng. Ảnh: TL Đồng thuận xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh Mạng xã hội và văn hóa người sử dụng Với mục tiêu tập trung trọng tâm tại khu dân cư, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được triển khai trong thời gian qua đã được nâng lên một tầm cao mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, góp phần từng bước thực hiện Cuộc vận động một cách đồng bộ, thiết thực, hiệu quả.

Upload: others

Post on 09-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

VĂN HÓA - XÃ HỘICựu chiến binh

giúp nhau nâng cao chất lượng đời sống

TRANG 4

ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬTNâng cao năng lực

nghiệp vụ bảo vệ rừng chuyên trách

TRANG 6

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4929 - THỨ BA NGÀY 28/11/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

Tơ tằm đón khách du lịch

TRANG 3

Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.

(DI CHÚC, 10/5/1969, T. 12, TR. .510)

Thu hút 44 dự án đầu tư trong tháng 11

TRANG 2

Trong những năm qua, việc chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội và các quy định bảo đảm an toàn của LLVT tỉnh được thực hiện tương đối nghiêm túc; ý thức chấp hành kỷ luật của cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh đã có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, trong thời buổi cơ chế thị trường có sự tác động không nhỏ của các yếu tố bên ngoài, là nguyên nhân dẫn đến các vụ vi phạm kỷ luật trong LLVT tỉnh vẫn còn cao, tính chất, mức độ diễn biến phức tạp, phương thức ngày càng tinh vi. Đối tượng vi phạm có cả sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ. Đặc biệt, có vụ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng ảnh hưởng không nhỏ đến bản chất truyền thống tốt đẹp của quân đội và hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ.

Giải pháp phòng chống vi phạm kỷ luật nghiêm trọng trong LLVT tỉnh hiện nay

Sở Công thương cho biết, trong tháng 11/2017, tỉnh Lâm Đồng đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 44 dự án đầu tư, trong đó có 7 dự án đầu tư nước ngoài.

Cụ thể, có 37 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 4.300 tỷ đồng và 7 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký hơn 1.330 tỷ đồng.

Hiện tại, tỉnh Lâm Đồng đang tiếp tục kêu gọi đầu tư vào 54 dự án, trong đó có 51 dự án đầu tư cấp tỉnh, 3 dự án đầu tư cấp quốc gia, chủ yếu tập trung trên các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ mới, năng lượng sạch và dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế...

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo điều kiện

cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư, thời gian tới, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục chú trọng quan tâm đẩy mạnh cải cách hành chính, ưu đãi tiền thuê đất, miễn giảm thuế, tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, thường xuyên đối thoại cùng nhà đầu tư để tháo gỡ khó khăn kịp thời.

DIỄM THƯƠNG

Thận trọng thuê lao động mùa cà phê

TRANG 5

TRANG 3TRANG 7

Trong các loại hình truyền thông trên internet, mạng xã hội đã và đang phát triển một cách nhanh chóng. Ảnh: TL

Đồng thuận xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Mạng xã hội và văn hóa người sử dụng

Với mục tiêu tập trung trọng tâm tại khu dân cư, Cuộc vận động

“Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được triển khai trong thời gian qua đã được nâng lên một

tầm cao mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, góp phần từng bước thực hiện Cuộc vận động một cách đồng bộ, thiết thực, hiệu quả.

2 THỨ BA 28 - 11 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Giải pháp phòng chống vi phạm kỷ luật nghiêm trọng trong LLVT tỉnh hiện nayTrong những năm qua, việc chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội và các quy định bảo đảm an toàn của LLVT tỉnh được thực hiện tương đối nghiêm túc; ý thức chấp hành kỷ luật của cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh đã có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên, trong thời buổi cơ chế thị trường có sự tác động không nhỏ của các yếu tố bên ngoài, là nguyên nhân dẫn đến các vụ vi phạm kỷ luật trong LLVT tỉnh vẫn còn cao, tính chất, mức độ diễn biến phức tạp, phương thức ngày càng tinh vi. Đối tượng vi phạm có cả sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ. Đặc biệt, có vụ vi phạm kỷ luật nghiêm trọng ảnh hưởng không nhỏ đến bản chất truyền thống tốt đẹp của quân đội và hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ.

Từ tình hình trên, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị tập trung quán triệt, cần tập trung thực hiện tốt một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả

phòng, chống vi phạm kỷ luật nghiêm trọng trong thời gian tới đối với LLVT tỉnh. Cụ thể, thường xuyên làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội cho quân nhân: Phổ biến, giáo dục pháp luật và giáo dục kỷ luật quân đội cho cán bộ, chiến sĩ nhằm củng cố, tăng cường kỷ luật quân đội. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên tổ chức quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương Bộ Quốc phòng về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kỷ luật quân đội. Trọng tâm việc quán triệt, giáo dục hướng vào thực hiện tốt Chỉ thị số 21 của Bộ Quốc phòng “Về việc triển khai công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong quân đội”; Chỉ thị 04/CT-BQP, của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về “Tăng cường quản lý, giáo dục chấp hành kỷ luật, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật và vi phạm kỷ luật nghiêm trọng trong QĐND Việt Nam”; đồng thời, kết hợp chặt chẽ công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống trong các cơ quan, đơn vị. Phát huy tốt vai trò của các cơ quan chức năng, vận dụng nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kỷ luật phù hợp với từng đối tượng, với tình hình và nhiệm vụ đơn vị để tạo nên một hợp lực tác động vào nhận thức, thái độ, hành vi quân nhân nhằm hạn chế và dứt điểm vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.

Phát huy tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nâng cao hiệu lực lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng, hệ thống chỉ huy ở đơn vị cơ sở: Hiệu lực lãnh đạo của tổ chức đảng các cấp trong công tác quản lý, rèn luyện kỷ luật chỉ được nâng cao khi đội ngũ cán bộ đảng viên của đơn vị nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu ở mọi lúc, mọi nơi trong xây dựng nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật. Cấp ủy đảng các cấp phải có những biện pháp quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên, không bao che hoặc giảm nhẹ mức độ vi phạm khi có đảng viên, cán bộ mắc khuyết điểm. Người chỉ huy đơn vị phải gương mẫu về mọi mặt, có trình độ quản lý, chỉ huy đơn vị tốt, phải nắm vững và dựa chắc vào pháp luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, chế độ, quy định của quân đội, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên trong tổ chức duy trì kỷ luật đơn vị. Chú trọng nâng cao trình độ quản lý về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống quân nhân, về năng lực chuyên môn và cơ sở vật chất kỹ thuật...

Giáo dục hình thành nhu cầu chấp hành kỷ

luật cho bộ đội, hạn chế những mầm mống dẫn đến vi phạm kỷ luật: Một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm kỷ luật do cán bộ, chiến sỹ chưa xem việc chấp hành kỷ luật là một nhu cầu, một giá trị nhân cách và sự đòi hỏi tất yếu của ngời quân nhân cách mạng. Còn cán bộ, chiến sỹ đều cho rằng kỷ luật chỉ thuần túy là sự bắt buộc, áp đặt đối với mỗi cá nhân, từ đó chấp hành kỷ luật không tích cực, tự giác, thực hiện điều lệnh, điều lệ, các chế độ quy định một cách hình thức, chiếu lệ. Bởi vậy, muốn đạt được hiệu quả cao trong phòng, chống vi phạm kỷ luật nghiêm trọng thì cần phải có nhiều nội dung, hình thức giáo dục để hình thành ở mỗi quân nhân nhu cầu thực sự trong rèn luyện kỷ luật tự giác, nghiêm minh.

Qua theo dõi một số đơn vị cơ sở trong thời gian qua, các cấp ủy và người chỉ huy đều có sự thống nhất cao ở biện pháp: muốn ngăn chặn có hiệu quả vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, phải tích cực ngăn chặn các hành vi vi phạm kỷ luật thông thường. Bởi vì, các hành vi vi phạm kỷ luật thông thường là “mầm mống” dẫn đến vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.

Đẩy mạnh xây dựng môi trường kỷ luật quân sự lành mạnh góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống kỷ luật nghiêm trọng: Xây dựng môi trường kỷ luật quân sự lành mạnh sẽ tạo điều kiện để cán bộ, chiến sĩ được học tập, rèn luyện nâng cao ý thức tổ chức, chấp hành kỷ luật và phẩm chất, đạo đức, lối sống, tác phong người quân nhân cách mạng; là cơ sở để lãnh đạo, chỉ huy tổ chức giáo dục, quản lý, duy trì đơn vị chấp hành kỷ luật tự giác nghiêm minh...

Không hữu khuynh, che giấu vi phạm kỷ luật nghiêm trọng trong đơn vị và kịp thời xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ việc xảy ra: Khi đơn vị xảy ra vi phạm kỷ luật nghiêm trọng; một mặt, lãnh đạo và chỉ huy đơn vị không vì thành tích mà che dấu không báo cáo kịp thời, trung thực với cấp trên; mặt khác, cần tập trung tìm biện pháp giải quyết dứt điểm vụ việc, xác định rõ nguyên nhân và trách nhiệm của từng cấp, từng người, chủ động làm tốt công tác tư tưởng, ổn định tình hình đơn vị. Tăng cường các biện pháp chế tài theo những quyết định, hướng dẫn của cấp trên. Đối với mỗi đảng viên còn phải thực

hiện nghiêm túc 19 điều trong quy định của Bộ Chính trị và 10 điều trong quy định của Quân ủy Trung ương.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung 5 chủ động trong công tác tư tưởng: Chú trọng bám sát thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ, nhân viên để có hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp. Duy trì nghiêm nền nếp, chế độ quy định, nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm và dứt điểm các trường hợp vi phạm. Chú trọng dự báo sát tình hình, triển khai các biện pháp ngăn ngừa và phòng chống có hiệu quả những vi phạm xảy ra, tránh chủ quan, nóng vội hoặc coi nhẹ. Khi có các vụ việc xảy ra phải báo cáo kịp thời với cấp trên và tổ chức xử lý theo quy định. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, tạo bước chuyển biến vững chắc về thực hiện lễ tiết tác phong quân nhân, phấn đấu không có quân nhân vi phạm kỷ luật phải xử lý, hạn chế thấp nhất vi phạm kỷ luật thông thường; không để xảy ra mất an toàn trong huấn luyện, công tác và an toàn khi tham gia giao thông. Không có trường hợp uống rượu, bia trong các buổi trưa ngày làm việc, trong khi làm nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, cần nêu cao tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt, học tập công tác; nâng cao việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) gắn với thực hiện Chỉ thị 03, 05 của Bộ Chính trị và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”.

Vận dụng tốt phương pháp nêu gơng trong giáo dục, rèn luyện kỷ luật bộ đội. Không đơn thuần dừng ở việc biểu dương cá nhân, tập thể điển hình trong mỗi giai đoạn và từng tháng, năm, mà phải tiến hành “nuôi dưỡng” điển hình liên tục. Khắc phục mọi biểu hiện tư tưởng tự mãn, chủ quan, dừng lại, hoặc chỉ dựa vào truyền thống đã có để khuếch trương thành tích nhằm ganh đua, kìm hãm tập thể đơn vị bạn vươn lên bằng mình. Thực hiện phương pháp nêu gương luôn gắn với nhân rộng điển hình, kịp thời phổ biến rộng rãi những biện pháp hay trong phòng, chống vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Đồng thời, sử dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông, lực lượng tuyên truyền viên để việc phòng, chống hành vi vi phạm kỷ luật nghiêm trọng ở mỗi đơn vị trong LLVT tỉnh đạt được hiệu quả thiết thực.

Đại tá NGUYỄN NHẬT NGAChính ủy Bộ CHQS tỉnh

Đoàn Kinh tế Quốc phòng Lâm Đồng vừa tổ chức ra quân làm công tác dân vận tại xã Đạ Long, huyện Đam Rông. Trong chuyến công tác dân vận lần này, Đoàn Kinh tế Quốc phòng Lâm Đồng đã huy động trên 20 cán bộ, chiến sỹ, đội viên trí thức trẻ tình nguyện cùng phối hợp với lực lượng dân quân, đoàn thanh niên và nhân dân trên địa bàn xã tiến hành nạo vét 2,5 km kênh mương thủy lợi và

đầu đập tràn thuộc công trình thủy lợi Đắc Mê. Đây là công trình thủy lợi bị đất, đá bồi lấp hoàn toàn do cơn bão số 12 vừa qua gây ra và không còn khả năng dẫn nước. Ngoài tham gia nạo vét kênh mương nội đồng, các cán bộ, chiến sỹ Đoàn Kinh tế Quốc phòng Lâm Đồng còn tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, tôn

giáo, cũng như tích cực vận động nhân dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Được biết, hoạt động ra quân làm công tác dân vận được Đoàn Kinh tế Quốc phòng Lâm Đồng thực hiện thường xuyên, qua đó nhằm gắn kết tình quân - dân, cũng như góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

LÊ TUẤN

* Huyện ủy Đạ Tẻh cho biết, đến thời điểm cuối tháng 11/2017, toàn huyện Đạ Tẻh đã kết nạp được 88 đảng viên, trong đó có 62 nữ, 14 là người dân tộc thiểu số và 58 trong độ tuổi Đoàn.

Trong tổng số 88 đảng viên mới kết nạp có 82 người tốt nghiệp trung học phổ thông, đạt trên 93%; 70 người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên, chiếm tỉ lệ 79,5%.

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa VIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, chỉ tiêu kết nạp đảng viên mới mỗi năm 80 người, như vậy trong năm 2017 này đến nay đã đạt 110% kế hoạch.

Huyện ủy cho biết, ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng đăng ký chỉ tiêu kết nạp đảng viên mới, rà soát nắm tình hình quần chúng ưu tú để có kế hoạch phân công giúp đỡ và thẩm tra xác minh lý lịch, đến nay hầu hết các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Huyện ủy đều kết nạp đảng viên mới đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch.

Hiện Đảng bộ huyện Đạ Tẻh có 37 tổ chức cơ sở đảng, 182 chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, tổng số 2.066 đảng viên, 105/106 thôn có chi bộ; chỉ còn 2 thôn Tôn K’Long A và Tôn K’Long B sinh hoạt ghép do đây là vùng sản xuất, dân số ít nên khó khăn trong công tác kết nạp đảng viên.

* Sáng ngày 27/11, Ban Tổ chức Huyện ủy, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Đạ Tẻh đã tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới. Đây là lớp học đợt II trong năm được tổ chức với sự tham gia của 90 học viên là những đảng viên mới được kết nạp. Trước đó, trong đợt I, có 85 đảng viên mới đã được bồi dưỡng lý luận chính trị.

Từ nay đến hết ngày 1/12, các học viên sẽ được bồi dưỡng 10 nội dung cơ bản theo chương trình của Ban Tuyên giáo Trung ương, gồm: Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam; Tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng và công tác xây dựng Đảng ở cơ sở; Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế...

V.TRỌNG - Đ.ANH

ĐẠ TẺH:Kết nạp 88 đảng viên mới

Đoàn Kinh tế Quốc phòng Lâm Đồng làm công tác dân vận tại xã Đạ Long

ĐỨC TRỌNG:Thi hành kỷ luật 26 đảng viên

Theo thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đức Trọng, đến thời điểm hiện tại, toàn Đảng bộ có 26 đảng viên bị thi hành kỷ luật. Cụ thể, có 16 đảng viên do các cấp ủy và chi bộ thi hành kỷ luật; trong đó, có 9 đảng viên thuộc khối Nhà nước. Đa phần các đảng viên vi phạm những nội dung quy định những điều đảng viên không được làm, chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo,...

Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đức Trọng thi hành kỷ luật 10 đảng viên; trong đó có 2 đảng viên bị khai trừ. Nội dung vi phạm ngoài những nội dung nêu trên còn có đảng viên vi phạm các vấn đề liên quan tới đất đai, tài nguyên, khoáng sản...

Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đức Trọng còn ban hành quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với một đảng viên để phục vụ công tác truy tố, xét xử theo quy định.

N.NGÀ

Anh Nguyễn Ngọc Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Vạn Hạnh cho biết, anh

gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm từ năm 1990. Cái nghiệp tằm tơ có từ thời cha anh khi gia đình mua hóa giá các cỗ máy cũ rồi tân trang lại để xe tơ, bên cạnh việc may gia công quần áo. Qua bao thăng trầm của nghề ươm tơ, có những lúc giá tơ tuột dốc không phanh nhưng gia đình anh vẫn quyết tâm giữ nghề truyền thống của cha ông.

Từ năm 2013, khi trồng giống dâu mới, cho sản lượng cao gấp 3 đến 4 lần, thì nghề trồng dâu nuôi tằm hồi sinh. Để chủ động nguồn nguyên liệu kén, anh Huy từng bước tổ chức lại sản xuất, liên kết với nông dân trồng dâu nuôi tằm. Hiện nay, Công ty Huy Vạn Hạnh liên kết gần 50 hộ trồng dâu nuôi tằm, mỗi năm cung cấp cho công ty khoảng 30 tấn kén chất lượng cao. Nếu hoạt động hết tần suất, mỗi tháng công ty ươm được 4 tấn tơ. Theo anh Huy, từ chỗ là một cơ sở nhỏ lẻ, trong vài năm gần đây, anh đã mạnh dạn nhập máy móc, thiết bị ươm tơ, xe tơ, dệt lụa tự động hiện đại nhờ đó đáp ứng được nhu cầu sản xuất, giữ vững được thị trường. Với quy mô sản xuất ngày càng được mở rộng, công ty đang tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 70 công nhân với mức thu nhập từ 6 - 9 triệu đồng/người/tháng.

Công ty Huy Vạn Hạnh trở thành cơ sở ươm tơ lớn nhất thị trấn Nam Ban, là đơn vị tổ chức tốt khâu liên kết với nông dân để trồng dâu nuôi tằm và bao tiêu sản phẩm, biết gắn kết

Tơ tằm đón khách du lịchTừ một người đam mê với nghề tằm tơ, anh Nguyễn Ngọc Huy (tổ dân phố Đông Anh 2, thị trấn Nam Ban, Lâm Hà) đã đầu tư máy móc hiện đại để ươm tơ xuất khẩu. Cơ sở này còn trở thành điểm tham quan du lịch đối với du khách gần xa.

lợi ích của doanh nghiệp và nông dân, giúp đời sống người dân không chỉ ổn định mà còn cho thu nhập khá cao. Sản phẩm tơ Huy Vạn Hạnh đã có mặt tại các nhà máy dệt trong nước và xuất khẩu ra thị trường Ấn Độ.

Ngoài ươm tơ xuất khẩu, Huy Vạn Hạnh còn mở hướng du lịch canh nông, qua đó, du khách cũng có thể tự tay hái dâu sau vườn cho tằm ăn, mặc bộ đồ lụa truyền thống của công ty đi dạo trong không gian làng quê thanh bình yên ả, tìm hiểu quy trình ươm tơ dệt lụa thực sự là một trải nghiệm khó quên.

Anh Anil Sarda (du khách Ấn Độ) cho biết, trong một lần đi du lịch anh được biết tới cơ sở Huy Vạn Hạnh. Cơ sở ươm tơ này làm rất bài bản, sản phẩm rất chất lượng, khi đến với cơ sở du khách được tận tay hái dâu, cho tằm ăn,

thấy tằm nhả tơ và ươm tơ. Trải nghiệm này rất thú vị. Sản phẩm ươm tơ được thị trường Ấn Độ rất ưa chuộng nên tôi tính đặt hàng để xuất khẩu sang đất nước mình.

Anh Huy cho biết: Có ngày công ty của anh đón rất nhiều đoàn du khách trong và ngoài nước đến tham quan quy trình ươm tơ, cũng nhờ qua lời giới thiệu của du khách mà sản phẩm tơ của anh đã xuất khẩu ra thị trường nước ngoài một cách dễ dàng. Cùng với Khu Du lịch thác Voi, Chùa Linh Ẩn và các điểm như: Cơ sở nấu rượu Kiết Tường, Trang trại dế Thiện An, thì Huy Vạn Hạnh Silk đã góp phần tạo ra một điểm đến lý thú trong chương trình tour du lịch ngoại thành đầy hấp dẫn tại vùng đất Lâm Hà trong những năm qua.

HOÀNG YÊN

Trải qua bao thăng trầm anh Nguyễn Ngọc Huy vẫn gắn bó với nghề ươm tơ. Ảnh: H.Y

Nhu cầu cao nhưng cẩn trọng sử dụng Hằng năm, riêng trên địa bàn huyện Lâm

Hà, với trên 40.000 ha cà phê đã thu hút khoảng 10.000 lao động vào mùa thu hoạch cà phê cao điểm từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Theo thông tin đăng ký tạm trú tại Công an huyện Lâm Hà, phần đông lao động đến từ các tỉnh miền Tây, một số ít ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc. Lượng lao động này cũng trải đều ở 16 xã, thị trấn.

Theo thống kê của Phòng Lao động thương binh và xã hội Lâm Hà, hiện có khoảng 2.000 lao động được các chủ vườn thuê, chủ yếu thông qua giới thiệu từ người quen, lao động đã từng đến địa phương hái cà phê các năm trước.

Gia đình ông Nguyễn Văn Hùng, Buôn Chuối, xã Mê Linh có hơn 4 ha cà phê đã vào mùa thu hoạch nhưng vẫn chưa tìm được lao động với lý do “không an tâm”.Còn ông Phạm Hùng Thao, thôn Liên Trung, xã Liên Hà có 3 ha cà phê phải thuê từ 10 - 15 lao động để thu hoạch từ các lao động tự do đến tìm việc tại Lâm Hà. Nhưng năm nay ông quyết định tự mình sang Đắk Lắk tìm thuê 12 nhân công với giá thu hái 950 đồng/1kg cà phê tươi trong khoảng 20 ngày để thực sự yên tâm.

“Ngày trước người dân thường ra các công ty môi giới để thuê lao động nhưng bây giờ thì người ta không tin tưởng vào

Thận trọng thuê lao động mùa cà phêCà phê đang vào mùa thu hoạch, vấn đề thuê người thu hái đang được nhiều nông hộ ở Lâm Hà quan tâm. Tuy nhiên, người dân vẫn đang khá thận trọng, không thuê lao động ồ ạt như một vài năm trước.

Công an huyện đã xây dựng kế hoạch cụ thể để đảm bảo an ninh trật tự trong vụ cà phê. Các đồng chí là lãnh đạo công an huyện thường xuyên thăm nắm địa bàn, nhắc nhở đôn đốc, hỗ trợ lực lượng công an xã nắm tình hình lao động tự do, cập nhật, giữ thông tin mỗi ngày”.

Đại úy Đinh Đăng Quý - Trưởng Công an xã Tân Hà nói thêm: “Mỗi năm, Tân Hà có khoảng 500 lao động tự do đến làm việc trong mùa cà phê. Người sử dụng lao động tại địa phương chưa hiểu, hoặc chưa nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật về quy định sử dụng lao động nên không tự giác đưa nhân công đến công an xã để làm thủ tục đăng ký tạm trú. Từ đó dẫn đến tình trạng một số đối tượng trà trộn vào địa phương để thực hiện các hành vi phạm tội. Vì vậy, Công an xã Tân Hà đã tham mưu cho chính quyền địa phương triển khai việc đề nghị người dân ký cam kết sử dụng lao động tự do mùa vụ cà phê năm 2017”.

Cũng theo Thượng tá Hoàng, đối với những người là lao động tự do theo mùa vụ trên địa bàn như hiện nay thì phần lớn là lao động phổ thông nên nhận thức pháp luật của họ chưa cao, hoàn cảnh cuộc sống đa phần khó khăn. Để xảy ra những sự việc đáng tiếc như trước đây thì nguyên nhân xuất phát từ cả người lao động và người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động nếu quá hà khắc, chèn ép… sẽ dẫn đến tâm lý và hành động chống cự. Nhưng ngược lại, nếu dễ dãi, cả tin thì lại tạo cơ hội cho các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội. Bởi vậy, để các vụ việc đáng tiếc không xảy ra, bản thân người sử dụng lao động phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật, ứng xử nhân văn với người lao động.

N.NGÀ - H.THẮM

Những lao động được ông Phạm Hùng Thao sang Đắk Lắk tìm thuê để thu hoạch cà phê trong vụ mùa năm nay.

cách này. Bởi vậy các vườn thường chọn cách thuê lao động quen biết, đổi công cho nhau hoặc gia đình tự hái lần cho đến lúc thuê được lao động. Một số vườn xung quanh nhà tôi vẫn chưa thu hoạch do chưa thuê được người hái. Đã có người quen liên hệ nhờ tôi giữ nhóm nhân công này, sau khi hái hết vườn nhà tôi sẽ sang hái tiếp vườn nhà họ”, ông Thao cho biết.

Cảnh giác trước nguy cơ tội phạmĐó là nỗi lo của cả người dân và chính

quyền địa phương khi mà nhiều năm về

trước đã có những vụ giết người, trộm cắp, chiếm đoạt tài sản… do lao động tự do gây ra trong vụ thu hoạch cà phê.

Theo Công an huyện Lâm Hà, tại xã Tân Hà, trong tháng 9 và tháng 10 vừa qua, khi lực lượng lao động tự do bắt đầu xuất hiện tại xã thì đã xảy ra một số vụ trộm cắp tài sản là điện thoại, xe máy… rồi nhanh chóng lẩn trốn đi nơi khác. Mặc dù cơ quan an ninh đã bắt được các đối tượng song điều này cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo cho chính quyền các địa phương và người dân.

Thượng tá Nguyễn Văn Hoàng - Trưởng Công an huyện Lâm Hà cho biết: “Hiện

Đức Trọng thu hút 31 dự án đầu tư về rừng và đất lâm nghiệp

Ông Nguyễn Văn Trung - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm

Đức Trọng cho biết, hiện nay, trên địa bàn huyện Đức Trọng có 31 dự án đầu tư về rừng và đất lâm nghiệp, với

diện tích hơn 7.147 ha. Trong đó, trồng rừng kinh tế và kết

hợp du lịch sinh thái 13 dự án, với hơn 4.881 ha; quản

lý, bảo vệ (QLBV) rừng kết hợp du lịch sinh thái 7 dự án,

với 1.363 ha; nông lâm kết hợp và trồng rừng, chăn nuôi

dưới tán rừng 11 dự án, với hơn 902 ha. Nhìn chung, sau

khi triển khai thực hiện các dự án đầu tư về rừng, đất lâm nghiệp, tình hình QLBV rừng có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư chưa

bố trí lực lượng làm công tác QLBV rừng, hoặc có nhưng chưa thật sự quan tâm đúng mức đến công tác tuần tra,

kiểm soát, phối hợp với lực lượng kiểm lâm truy quét,

phát hiện, lập biên bản, xử lý những đối tượng có hành vi vi

phạm Luật BV-PT rừng, dẫn đến rừng bị phá hoại, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép.

HOÀNG ĐẠI HUYNH

3 THỨ BA 28 - 11 - 2017KINH TẾ

4 THỨ BA 28 - 11 - 2017 VĂN HÓA - XÃ HỘI

Năm 2001, Hội CCB xã Đạ Ròn được thành lập với 17 đồng chí, đến nay, hội có 180 hội viên. Nhận thức sâu sắc việc thực hiện

nghị quyết của các cấp về phát triển kinh tế và nhất là Nghị quyết của Đảng bộ xã Đạ Ròn về “Chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển nông nghiệp công nghệ cao”, Hội CCB xã đã vận động hội viên chuyển đổi từ nuôi bò vàng lấy thịt sang nuôi bò sữa.

Ông Nguyễn Mạnh Thắng - Chủ tịch Hội CCB xã Đạ Ròn cho biết: “Trong những năm qua, được sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng ủy, chính quyền, sự quan tâm của các cấp Hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững, đời sống của hội viên Hội CCB xã đã có những chuyển biến mạnh mẽ. Từ thực tế đa phần hội viên đều là cán bộ, công nhân của Nông trường bò sữa Lâm Đồng, có trình độ chuyên môn kỹ thuật về chăn nuôi bò sữa nên từ khi nông trường giải thể, các gia đình hội viên đã phát huy được thế mạnh của mình. Nếu như ban đầu, chỉ có 17 hội viên tiến hành chăn nuôi, quy mô từ 1 đến 2 con thì đến nay đã có 87 gia đình là hội viên Hội CCB chăn nuôi với tổng đàn 598 con”.

Phong trào chăn nuôi bò sữa trong hội viên Hội CCB ở Đạ Ròn xuất phát ban đầu với quy mô nhỏ lẻ, qua từng năm đã hình thành những trang trại chăn nuôi với số lượng đàn từ 25 con trở lên. Điển hình như trang trại của CCB Phạm Văn Cường (Thôn 1), CCB Bùi Xuân Khôi (thôn Suối Thông B2) với tổng giá trị mỗi trang trại từ 3 tỷ đồng trở lên, mỗi năm trừ chi phí thu khoảng 500 đến 600 triệu đồng. Ngoài ra, 12 gia trại, mỗi gia trại chăn nuôi với quy mô từ 10 đến 15 con của các hội viên Hội CCB là điểm nhấn trong phong trào CCB phát triển kinh tế. Gia trại của CCB Mai Văn Tấc (Thôn 2) hiện chăn nuôi 15 con bò sữa, với kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa trên 20 năm của mình, ông thường xuyên đến các gia

Cựu chiến binh giúp nhau nâng caochất lượng đời sốngPhát huy vai trò và trách nhiệm của mình, thời gian qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Đạ Ròn, Đơn Dương luôn gương mẫu trong mọi phong trào, hoạt động. Qua đó, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

đình là hội viên Hội CCB và người dân để trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, nhất là trong công tác thú y. CCB Mai Văn Tấc cho biết: “Phát huy vai trò của CCB trong phát triển kinh tế hộ gia đình, mỗi hội viên chúng tôi đều tích cực lao động sản xuất, giúp đỡ nhau về con giống, kiến thức chăn nuôi để cùng phát triển. Đặc biệt, chúng tôi tập trung giúp đỡ các hội viên Hội CCB là đồng bào dân tộc thiểu số, vì những kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi của các CCB này còn gặp nhiều khó khăn”.

Không chỉ là “đầu tàu” trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, các CCB ở Đạ Ròn còn góp một phần công sức trong việc bảo vệ trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Hiện nay, 6 thôn của xã đều có Tổ tự quản Hội CCB với nhiệm vụ phối hợp với lực lượng công an thôn, xã để tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến từng người dân, tổ chức trực tuần tra để nắm bắt tình hình địa phương, phòng chống trộm cắp, đảm bảo an ninh trật tự trong các dịp lễ, tết… Mỗi Tổ tự quản CCB ở Đạ Ròn gồm 4 thành viên, được phân công lịch trực cụ thể cho từng người trong tổ, nếu

có sự vụ liên quan đến an ninh trật tự thì các tổ sẽ hỗ trợ lẫn nhau, phối kết hợp với lực lượng chức năng để giải quyết. Điển hình trong năm 2016, các CCB của xã Đạ Ròn đã phối hợp tốt với lực lượng Công an xã và Công an huyện Đơn Dương nhanh chóng tìm ra thủ phạm vụ cạy cửa lấy trộm tiền và vàng ở một tiệm thuốc tây trên địa bàn.

Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Ròn, Lê Đức Tiến cho biết: “Nhờ đẩy mạnh phong trào hội viên CCB thi đua giúp nhau phát triển kinh tế nên nhiều năm qua, đời sống hội viên CCB trên địa bàn xã ngày càng được nâng cao. Vào năm 2009 số hộ khá, giàu trong hội viên Hội CCB có tỷ lệ 30%, đến nay đã tăng lên 60 %, nhiều hội viên có nhà cửa khang trang, sắm được nhiều vật dụng và phương tiện hiện đại, là gương sáng cho người dân học hỏi. Qua đó, khẳng định được vai trò và vị trí của những người lính trên mặt trận mới, dù ở hoàn cảnh nào vẫn luôn phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, năng động, sáng tạo trong lao động sản xuất, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh”.

ĐỨC TÚ

CCB Mai Văn Tấc cùng người dân trao đổi về kinh nghiệm nuôi bò sữa. Ảnh: Đ.T

Di Linh có 36 trườngđạt chuẩn quốc gia

Vừa qua, Trường Mẫu giáo Tân Thượng và Trường Tiểu học Hòa Trung (Di Linh) đã tổ chức Lễ đón nhận bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I. Như vậy, đến nay, toàn huyện Di Linh đã có 36 trường đạt chuẩn quốc gia.

Di Linh hiện có 90 đơn vị trường học từ bậc mầm non đến trung học phổ thông (trong đó có 28 trường mầm non, 33 trường tiểu học, 22 trường trung học cơ sở, 6 trường trung học phổ thông và 1 trung tâm GDNN&GDTX).

Những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn xã hội cùng với sự nỗ lực của ngành Giáo dục, Di Linh đã đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để các trường học trên địa bàn huyện ngày càng khang trang, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Nhờ vậy, đến nay, trong số 90 trường học nói trên đã có 36 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 40%), trong đó có Trường Tiểu học Nguyễn Trãi đạt chuẩn quốc gia mức độ II, còn lại các trường đều đạt chuẩn quốc gia mức độ I. NDONG BRỪM

ĐÀ LẠT: Đề nghị thẩm định công nhận làng hoatruyền thống Đa Thiện

UBND thành phố Đà Lạt đã gửi hồ sơ đến các ngành chức năng Lâm Đồng đề nghị thẩm định công nhận làng hoa Đa Thiện thành làng hoa truyền thống tại Đà Lạt.

Làng hoa Đa Thiện nằm trên địa bàn Phường 8 - Đà Lạt, có tổng diện tích đất tự nhiên trên 287 ha, trong đó diện tích trồng hoa trên 80 ha. Hiện ở đây có khoảng 252 hộ trồng hoa với rất nhiều chủng loại hoa, tổng doanh thu về hoa trong năm 2017 ước tính khoảng 104 tỷ đồng.

Nếu được công nhận, đây sẽ là làng hoa truyền thống thứ 5 trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Trước đó, Đà Lạt đã có 4 làng hoa được công nhận đạt tiêu chí làng nghề truyền thống gồm Làng hoa Thái Phiên - Phường 12, Làng hoa Vạn Thành - Phường 5, Làng hoa Hà Đông - cũng trên Phường 8 và Làng hoa Xuân Thành - xã Xuân Thọ. Tổng diện tích trồng hoa của 4 làng hoa truyền thống đã được công nhận này khoảng 600 ha. VIẾT TRỌNG

Tại Trung tâm Hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã phối hợp với Công an tỉnh và Sở Tư pháp tổ chức Hội thi Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống mua bán người năm 2017. Cuộc thi nhằm tạo môi trường giúp đoàn viên, thanh niên, sinh viên tìm hiểu, nắm vững được các kiến thức cơ bản, cũng như thể hiện tiếng nói, quan điểm của mình trong công tác phòng, chống mua bán người.

Tham gia hội thi có 7 đội thi đến từ 7 trường đại học, cao đẳng trên toàn tỉnh. Các đội đã

trải qua 3 phần thi gồm thi trắc nghiệm, xử lý tình huống và tiểu phẩm. Trong phần thi trả lời trắc nghiệm, mỗi đội trả lời 1 gói câu hỏi bao gồm 5 câu. Ở phần thi xử lý tình huống, mỗi đội trả lời 1 tình huống do Ban tổ chức đưa ra. Nội dung của tình huống là các quy định của Luật Phòng, chống mua bán người và các văn bản có liên quan. Bên cạnh đó, mỗi đội thi cũng mang đến 1 tiểu phẩm liên quan đến tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người.

Trải qua các nội dung thi phong phú, kết quả, Ban tổ chức đã trao 3 giải khuyến khích, 2 giải ba, 1 giải nhì và 1 giải nhất cho các đội thi. Trường Đại học Yersin Đà Lạt xuất sắc giành giải nhất của hội thi.

Chương trình Tập huấn tìm hiểu pháp luật về phòng, chống mua bán người trong giai đoạn hiện nay cũng đã được diễn ra trước đó, với sự tham gia của đông đảo đoàn viên, thanh niên, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh. V.Q

ĐƠN DƯƠNG: Khai giảng lớp học tiếng Churu

Huyện Đơn Dương vừa tổ chức khai giảng lớp học tiếng dân tộc Churu. Tham gia lớp học có 45 học viên là cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan của huyện; cán bộ xã, thị trấn và đội ngũ giáo viên hiện đang công tác ở các trường mầm non, trường tiểu học và trung học cơ sở trong các xã vùng đồng bào DTTS. Trong thời gian 11 tháng, các học viên sẽ học 352 tiết học vào các ngày thứ bảy và chủ nhật. Ngoài ra, các học viên còn được đi thực hành ở các xã có đồng bào dân tộc Churu sinh sống nhằm nâng cao kỹ năng nghe và phát âm tiếng dân tộc Churu.

NGỌC THANH

Ngày 26/11, tại Nhà Thiếu nhi tỉnh đã diễn ra Hội thi vẽ tranh “Em yêu Đà Lạt - Thành phố ngàn hoa” với sự tham gia của gần 1.000 đội viên đến từ 16 đơn vị phường, xã trên địa bàn TP Đà Lạt. Đồng thời, Liên hoan các nhóm nhảy thanh thiếu niên với chủ đề “Giai điệu Đà Lạt” được tổ chức với sự hiện diện của 500 đoàn viên, thanh niên là thí sinh và cổ động viên. Đây là chương trình của tuổi trẻ Đà Lạt nhằm hưởng ứng Festival hoa Đà Lạt lần thứ VII năm 2017.

Với hội thi vẽ tranh các đội viên được chia

thành 4 bảng theo khối lớp. Qua các bức tranh, các em đã thể hiện những cảm nhận, ước mơ của mình về TP Đà Lạt - TP Festival hoa Việt Nam.

Sau hội thi, tranh vẽ của các em sẽ được BTC lưu giữ và triển lãm. Các bức tranh xuất sắc nhất được lựa chọn và trình chiếu trong Lễ Khai mạc Festival hoa Đà Lạt lần thứ VII năm 2017. BTC sẽ trao 1 giải nhất, 5 giải nhì, 10 giải ba và 20 giải khuyến khích cho mỗi bảng thi và trao giải vào Lễ khai mạc Hội thi

Xe đạp hoa xuống phố.Đến với Liên hoan các nhóm nhảy, 28 nhóm

nhảy đến từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các trường THPT, THCS, các CLB đội, nhóm và phường, xã trên địa bàn TP Đà Lạt đã mang đến các tiết mục nhảy hiện đại sôi động, thể hiện sự năng động và tự tin của tuổi trẻ thành phố hoa. BTC đã trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 5 giải ba, 10 giải khuyến khích và 5 giải phụ cho các nhóm nhảy xuất sắc trong Liên hoan. VIỆT QUỲNH

Hội thi “Em yêu Đà Lạt - Thành phố ngàn hoa” và Liên hoan “Giai điệu Đà Lạt”

Trường Đại học Yersin đoạt giải nhất Hội thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống mua bán người

5 THỨ BA 28 - 11 - 2017VĂN HÓA - XÃ HỘI

Tìm gì trong“thế giới ảo”?Chắc hẳn mọi người chưa quên

sự việc xảy ra ở chợ Đà Lạt vào tháng 5/2017 khi một du khách đến Đà Lạt du lịch, sau khi sử dụng dịch vụ ăn uống tại chợ Đà Lạt, đã đăng tải trên facebook cá nhân kể về việc bị người bán hàng “chặt chém” 2 tô miến gà với giá 700.000 đồng. Thông tin này nhanh chóng được chia sẻ trên các diễn đàn và làm “dậy sóng” cộng đồng mạng với hàng ngàn lượt bình luận. Thế nhưng sau đó, với sự vào cuộc xác minh của cơ quan chức năng thì sự thật lại chẳng như những gì mà du khách kia đã “khai” trên facebook bởi thực khách ấy “quên” không liệt kê thêm vài món đồ mà mình đã gọi.

Hay như mới đây, một bạn trẻ đã thực hiện live stream (tính năng phát trực tiếp trên facebook) bộ phim Cô Ba Sài Gòn khiến dư luận bức xúc. Sự việc này đã không còn chỉ là cách ứng xử trên MXH mà được xác định đã vi phạm về sao chép, truyền đạt trái phép tác phẩm không phải của mình đến công chúng qua MXH. Dù không xuất phát từ mưu lợi cá nhân để kinh doanh nhưng rõ ràng, dù cố ý hay không thì cũng đã vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, những tin đồn thất thiệt trên MXH gây ảnh hưởng không ít đến cuộc sống của người dân, điển hình là thông tin hàng hóa Trung Quốc đội lốt hàng Đà Lạt khiến người nông dân điêu đứng, hay thông tin thất thiệt về cơn bão số 13 (thông tin từ năm 2013 bị “đào” lại) làm người dân hoang mang...

Tự do cá nhân trên MXH khiến người sử dụng cho mình quyền được thể hiện bản thân một cách mạnh mẽ, thậm chí phán xét, dùng lời lẽ bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác khi chỉ tiếp nhận những thông tin một chiều...

Những thông tin thất thiệt trên MXH đôi khi không chỉ gây hoang mang cho người sử dụng mà còn có nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Vậy nên khi nói về MXH, nhiều người thường có cái nhìn tiêu cực. Nhưng nhìn nhận một cách toàn diện, bản chất của MXH, dù ở Việt Nam hay các nước trên thế giới vẫn là phương tiện giao lưu, kết nối con người. Không thể phủ nhận vai trò của MXH trong cuộc sống hằng ngày khi mà dần dần nó đang trở thành xu hướng và hỗ trợ cá nhân, tổ chức trong nhiều hoạt động mang tính cộng đồng.

Không chỉ là nơi chia sẻ cảm xúc cá nhân, MXH hiện đang là một kênh thông tin để từ đó cung cấp

Mạng xã hội và văn hóa người sử dụng Không quá khi nói rằng, mạng xã hội (MXH) đang có sự hiện diện, mức độ phủ sóng rộng, chiếm tần suất, thời gian rất lớn trong đời sống con người. Tính năng tương tác của MXH đã đem lại những hiệu ứng tích cực, gắn kết con người lại gần nhau hơn trong một “thế giới phẳng”. Nhưng MXH cũng như bức tranh với hai mảng màu đối lập sáng - tối, nảy sinh không ít hệ lụy và nhiều vấn đề mới cần được giải quyết cũng như nhìn nhận một cách thấu đáo hơn.

đến người dùng những thông tin đa chiều về tình hình an ninh trật tự, thông tin việc làm, hoạt động xã hội... Gần như không có thông tin gì mà chúng ta không thể tìm thấy trên MXH.

Hiện nay, các fanpage như Rao vặt Đà Lạt, Thông tin Đà Lạt, Việc làm Đà Lạt... có hàng chục ngàn người quan tâm, tham gia và đang trở thành diễn đàn sôi nổi để tìm kiếm thông tin việc làm, du lịch… Ngoài việc chia sẻ những hình ảnh đẹp, những địa điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài tỉnh thì các fanpage cũng thường xuyên chia sẻ các bài viết mang tính thời sự được tổng hợp từ những tờ báo uy tín để cung cấp đến độc giả nhiều thông tin đa dạng.

Chị Trần Linh (Phường 2, TP Đà Lạt) cho biết, nhờ tính năng tương tác cao mà các hoạt động kêu gọi chung tay cho các chương trình thiện nguyện, dự án gây quỹ của mình luôn đạt được kết quả cao. Qua MXH, chị cũng quen biết thêm nhiều người bạn có cùng sở thích, lý tưởng nên khi thực hiện các dự án mới, chị có thêm người đồng hành, kết quả mang lại tốt hơn.

“MXH có tính hai mặt nhưng mình thấy nếu sử dụng một cách hợp lý thì sẽ là công cụ cực kỳ hữu ích. Hiện nay, các nhà tuyển dụng thường yêu cầu gửi kèm trang facebook cá nhân trong CV xin việc, hay sử dụng hình thức phỏng vấn qua mạng, việc sử dụng MXH ra sao còn mang tính quyết định hình ảnh cá nhân liên quan đến công việc trong tương lai. Thậm chí trong nhiều cuộc thi, lượng tương tác qua lại trên MXH cũng góp phần quyết định chiến thắng. Vì thế hãy sử dụng MXH một cách thông minh”, bạn Nguyễn Thị Hoài (giáo viên Trường cấp II-III Tà Nung, Đà Lạt) nói.

Ý thức xây dựngcộng đồng mạngvăn minhNếu như ở đời thường, mức độ

văn minh của con người thường được cộng đồng chung quanh đánh giá thông qua lời nói, hành động, cách ứng xử... tương đối khắt khe thì trên MXH, mỗi tài khoản được xem là “cá nhân”, có khi ẩn dưới những danh xưng khác nhau nên thường ít bị gò bó hơn bởi những cách đánh giá như chuẩn mực truyền thống. Và từ đó, không ít người dùng sử dụng mạng thiếu trách nhiệm, thiếu ý thức.

Anh Lê Phước Vĩnh Hưng (Phường Lộc Sơn, TP Bảo Lộc) cho rằng, văn minh trên MXH là khi người sử dụng tự ý thức và coi MXH cũng giống như cuộc sống thường nhật. Các cá nhân giao tiếp trên tinh thần xây dựng, tuyệt đối không xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác dù bằng bất cứ hình thức nào. Hiện nay trên mạng, các hành vi nói xấu, xúc phạm người khác đang diễn ra mỗi ngày, đôi khi là theo hiệu ứng đám đông chứ giữa các cá nhân không hề có mối liên hệ nào.

“Chỉ cần xuất hiện thông tin về vấn đề tiêu cực nào đó, chẳng hạn như tình trạng chặt chém khi đi du lịch, vấn đề phát ngôn gây sốc... thì phản ứng đầu tiên của một bộ phận giới trẻ là... ùa vào lên tiếng, dùng lời lẽ lăng mạ, xúc phạm. Không thể để tình trạng này kéo dài. Mỗi người cần phải tỉnh táo để phân biệt đúng - sai, có ý thức xây dựng cộng đồng mạng văn minh, ứng xử có văn hóa...”, anh Hưng nói.

“Theo mình nghĩ có rất nhiều tiêu chí để xây dựng nên một cộng đồng mạng văn minh. Đầu tiên là việc mỗi cá nhân phải sử dụng từ ngữ lịch sự, hình ảnh không phản cảm, không

chia sẻ trạng thái tiêu cực khi chưa nắm rõ thông tin. Trong một cộng đồng thì mức văn minh tối thiểu nhất là tôn trọng chuyện riêng cũng như hình ảnh cá nhân của người khác… Mỗi người tự ý thức một chút thì sẽ có sức lan tỏa đến mọi người xung quanh, từ đó dần hình thành ý thức của cộng đồng”, bạn Thanh Tùng (Hoài Đức, Lâm Hà) chia sẻ.

MXH giờ đây không đơn giản là một hình thức giải trí, mà đã trở thành xu hướng sử dụng khá quan trọng trong cuộc sống. Tiếc rằng, hiện nay chưa có những quy chuẩn về sử dụng mạng xã hội, và nhà quản lý cũng không thể kiểm soát hết nội dung mà người dùng đăng tải.

Mới đây, Dự thảo Luật An ninh mạng có yêu cầu các hãng cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet nước ngoài ở Việt Nam phải đặt máy chủ ở Việt Nam bởi cho rằng việc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông nhưng lại đặt hệ thống máy chủ ở nước ngoài khiến công tác quản lý gặp khó khăn “khi các tổ chức, cá nhân lợi dụng các mạng để nói xấu chế độ, bôi nhọ, xuyên tạc”. Đây là động thái cho thấy cơ quan chức năng đã đánh giá sát sao về những tác động của MXH đến đời sống của con người, cộng đồng.

Thế nhưng, cách thức quản lý thế nào để xây dựng và duy trì cộng đồng mạng văn minh vẫn đang cần những hướng giải quyết, những chế tài phù hợp cũng như những yếu tố về hạ tầng kỹ thuật. Và điều quan trọng hàng đầu, những người đang hàng ngày sử dụng mạng, “thổn thức” cùng mạng chính là những chủ nhân quyết định nền tảng văn hóa cho MXH, xây dựng cộng đồng mạng đáng tin cậy, đủ chân thành và thật sự văn minh.

H.THẮM - T.LINH

Cần đẩy mạnh tuyên truyền trong đoàn viên thanh niên

(ĐVTN) về ý thức sử dụng MXH; cảnh giác với những thông tin

thất thiệt, chưa được kiểm chứng. MXH đang từng bước được sử

dụng để thay thế các phương tiện liên lạc truyền thống, kết nối rộng

rãi ĐVTN nói chung và ĐVTN trong toàn tỉnh nói riêng. Tỉnh

Đoàn cũng thông qua các diễn đàn Tuổi trẻ Lâm Đồng, Hào khí Nam Tây Nguyên... thường xuyên giới thiệu những tấm gương người tốt việc tốt, thanh niên tiêu biểu đạt được nhiều thành tích trong học tập và công tác xã hội... để từ đó

có thể nhân rộng trong ĐVTN. Cùng với đó, kịp thời nắm bắt tâm

tư tình cảm, suy nghĩ của ĐVTN là học sinh để kịp thời có những định hướng tư tưởng đúng đắn.

Mạng xã hội đang dần chiếm lĩnh thời gian và có tác động đến cuộc sống thực của con người.

MỖI NGƯỜI PHẢI TỰ NÂNG CAOÝ THỨC SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI

Facebook nói riêng và MXH nói chung chính là hình ảnh phản chiếu của đời sống thực tế. Gia đình, bạn

bè, công việc... đều ít nhiều được thể hiện trên MXH. Chính vì vậy, chúng không còn là kênh giải trí hoàn toàn vô hại. Toàn bộ những

thông tin mà mỗi người bày tỏ hay tiếp nhận đều có ảnh hưởng và tác động trở lại cuộc sống của chúng

ta. Hãy chậm lại một chút, xác minh nguồn gốc thông tin đáng tin cậy và nhiều chiều để có cái nhìn toàn diện hơn, khi đó nhấn

nút “share” cùng với quan điểm cá nhân của mình cũng chưa muộn...

Chính người sử dụng phải tự nâng cao ý thức, tỉnh táo trước tình

trạng mất an toàn thông tin trên các MXH. Đối với những thông

tin xuất phát từ những trang không chính thống, Sở Thông tin Truyền

thông căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật, áp dụng các biện pháp để hạn chế tốc độ lan truyền, phát tán thông tin, đồng

thời tham gia phản bác những bình luận, quan điểm sai trái, cung cấp

thông tin chính thống cho người đọc nhằm có cái nhìn chính xác về vấn đề. Đối với những trường hợp nằm trong danh mục bị cấm trong Nghị định 72/2013/NĐ-CP thì có thể bị xử phạt theo quy định của

pháp luật.

Chị Trần ThịChúc Quỳnh

Bí thư Tỉnh Đoàn

Ông Nguyễn VũLinh Sang

Giám đốc Trung tâm quản lý Cổng thông tin

điện tử - Sở TTTT

Anh Dương AnhPhường 10, TP Đà Lạt

Ông Lê Văn Hồng, Phó Chánh văn phòng Ban An toàn giao

thông tỉnh, Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành thông báo trong buổi họp tổng kết đợt kiểm tra diễn ra từ ngày 21 - 25/11, đoàn đã thực hiện kế hoạch kiểm tra 8 khu du lịch gồm Thung lũng Tình Yêu, Thung lũng Vàng, Làng Cù Lần, Thác Prenn, Rừng Madagui, Trúc Lâm Viên, Khu Du lịch (KDL) Lang Biang và hồ Tuyền Lâm. Trừ KDL hồ Tuyền Lâm không sử dụng phương tiện đường bộ, 7 KDL còn lại chỉ duy nhất có KDL Lang Biang sử dụng xe vận chuyển khách đảm bảo đúng, đủ theo quy định của luật giao thông. Còn lại 6 KDL đều sử dụng phương tiện vận tải chở khách không đảm bảo an toàn giao thông, chưa đáp ứng những yêu cầu để phương tiện hoạt động. Nhiều KDL sử dụng xe hết niên hạn sử dụng, xe hoán cải không có phép…

Thậm chí, ông Hồng khẳng định, nhiều phương tiện là mối nguy tiềm tàng với người sử dụng. Nguy cơ tai nạn hiện hữu nếu còn để các phương tiện này tiếp tục hoạt động.

PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN TRONG CÁC KHU DU LỊCH

Không đảm bảo an toàn giao thôngThực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng, Ban An toàn giao thông tỉnh vừa tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc chấp hành các quy định an toàn giao thông đối với các phương tiện cơ giới đường bộ trong các khu du lịch. Qua đó, cho ra kết quả không ngờ, nhiều phương tiện dùng để chở khách tại các khu du lịch tiềm ẩn hiểm họa đối với người sử dụng.

Tại các KDL, có hai loại hình phương tiện chủ yếu dùng chở khách du lịch, một là ô tô, hai là ô tô điện. Như KDL Thung lũng Tình Yêu sử dụng hàng chục xe ô tô hoán cải không biển số, không đăng ký, không đăng kiểm; Làng Cù Lần sử dụng 7 xe ô tô jeep chở khách không biển số, không đăng ký đăng kiểm, không bảo hiểm trách nhiệm dân sự… Thượng tá Trần Văn Sơn, Phó phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Lâm Đồng, thành viên đoàn kiểm tra đánh giá trên góc độ

chuyên môn, hầu hết các KDL đều vi phạm các lỗi như sử dụng phương tiện không đảm bảo về điều kiện lưu hành như xe không có biển số, không có đăng ký đăng kiểm, người lái xe có giấy phép lái xe chưa phù hợp với phương tiện. Các phương tiện chưa đảm bảo an toàn kỹ thuật, sử dụng là trái luật và thực sự rất nguy hiểm cho việc vận chuyển khách du lịch nhất là với đường đèo dốc. Ông Sơn khẳng định: “Tai nạn nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng sẽ xảy ra nếu tiếp tục cho sử dụng các xe này

chở khách du lịch”. Ông Sơn đề nghị đình chỉ vĩnh viễn các phương tiện này không được tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho khách du lịch và ngay chính người sử dụng. Các cơ quan chức năng phải tiếp tục kiểm tra, theo dõi, bắt buộc các đơn vị vi phạm phải chấp hành đúng luật, ngăn ngừa trước những tai nạn giao thông sẽ xảy ra.

Làm sao để vừa đảm bảo an toàn giao thông, tính mạng của du khách đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh là câu hỏi được quan tâm. Ông Phan Hoàng Vũ, đại diện của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Lâm Đồng chia sẻ, xe không đủ điều kiện kỹ thuật cần cấm lưu hành vĩnh viễn. Với những doanh nghiệp sử dụng phương tiện giao thông đủ điều kiện hoạt động nhưng còn thiếu hồ sơ thủ tục, cơ quan chức năng cần hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện theo quy định để phương tiện hoạt động đúng luật. Bởi hầu hết các doanh nghiệp hoạt động du lịch, dù có thêm mảng vận tải chuyên chở khách nhưng hầu hết

đều thiếu hiểu biết về Luật Giao thông đường bộ. Ông Ngô Đình Hội, thanh tra viên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chia sẻ, các doanh nghiệp du lịch còn thiếu thông tin về các quy định hoạt động vận tải trong khi đây là một mảng kinh doanh cần thiết và rất quan trọng với ngành du lịch. Ông Hội đề nghị cần tổ chức lớp tập huấn về Luật Giao thông và các quy định về vận tải khách du lịch trong các KDL cho các KDL, resort có sử dụng các phương tiện vận tải như ô tô, xe điện để doanh nghiệp kịp thời nắm bắt được yêu cầu về an toàn giao thông.

Ông Lê Văn Hồng, Trưởng đoàn kiểm tra khẳng định, việc đảm bảo tính mạng cho du khách là điều quan trọng nhất, là mục tiêu cao nhất của Lâm Đồng. Cần chấm dứt hoạt động của các phương tiện cho đến khi doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về điều kiện hoạt động, điều kiện kinh doanh vận tải, điều kiện an toàn kỹ thuật của phương tiện. Song song với việc đảm bảo an toàn giao thông, Ban cũng sẽ tiếp tục việc phổ biến rộng rãi, tuyên truyền các quy định của pháp luật tới các KDL để việc hoạt động kinh doanh đồng hành cùng an toàn cho du khách.

DIỆP QUỲNH

Kiểm tra kỹ thuật các phương tiện vận tải trong KDL. Ảnh: D.Q

Chính vì vậy mà ngày 19/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành

Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg về lực lượng BVR chuyên trách của chủ rừng. Theo đó, đối tượng áp dụng bao gồm Ban Quản lý rừng (BQLR) đặc dụng, BQLR phòng hộ không có tổ chức kiểm lâm; doanh nghiệp, tổ chức không thuộc lực lượng vũ trang được nhà nước giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của lực lượng BVR chuyên trách. Theo Quyết định của Thủ tướng, lực lượng BVR chuyên trách có những nhiệm vụ cụ thể là: tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn các hành vi phá rừng, khai thác lâm sản, bắt động vật rừng, lấn chiếm rừng, đất rừng trái pháp luật và các hành vi vi phạm khác. Lực lượng đồng thời thực hiện các biện pháp phòng chữa cháy rừng. Mặt khác, lực lượng BVR chuyên trách có trách nhiệm kịp thời báo cáo với chủ rừng và cơ quan chức năng về tình hình BVR được giao... Về quyền hạn, khi phát hiện hành vi vi phạm về QLBVR trong phạm vi diện tích được giao, lực lượng BVR chuyên trách có trách nhiệm lập biên bản kiểm tra ban đầu, bảo vệ hiện trường, tang vật vi phạm, kịp thời báo cáo với cán bộ, cơ quan có thẩm quyền lập biên bản xử lý theo quy định; trong trường hợp cần thiết được sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định. Quyết định cũng quy định UBND cấp tỉnh

Nâng cao năng lực nghiệp vụ bảo vệ rừng chuyên tráchĐể công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) có hiệu quả nhất, một trong những lực lượng nòng cốt tham gia chính là đội ngũ BVR chuyên trách của các đơn vị chủ rừng nhà nước. Bởi, rừng hiện nay chủ yếu giao cho các đơn vị này quản lý, do đó, lực lượng BVR chuyên trách là người thường xuyên và có mặt gần nhất ở những cánh rừng.

chỉ đạo UBND cấp huyện, cấp xã, lực lượng kiểm lâm, quân đội, công an, dân quân tự vệ và các lực lượng khác trên địa bàn phối hợp với lực lượng BVR chuyên trách tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác BVR, phòng cháy chữa cháy trên địa bàn. Theo ông Võ Thanh Sơn - Hạt trưởng Kiểm lâm Đà Lạt, ngay từ đầu năm 2017, Hạt đã có Văn bản số 01/KL gửi đến các đơn vị chủ rừng trên địa bàn thành phố Đà Lạt, các doanh nghiệp, tổ chức được giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp yêu cầu khẩn trương xây dựng, bố trí lực lượng BVR phù hợp theo danh sách cụ thể để tập huấn.

Thực hiện Quyết định số 44 của Thủ tướng, Bộ NN&PTNT đã có

Thông tư số 08/2017/TT-BNNPTNT ngày 28/3/2017 Quy định nội dung tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ và trang phục đối với lực lượng BVR chuyên trách. Theo đó, Tổng cục Lâm nghiệp đã có Quyết định số 230/QĐ-TCLN-KL và Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng đã ban hành các chuyên đề cụ thể để tập huấn.

Với danh sách toàn tỉnh Lâm Đồng ban đầu đăng ký 473 người, nhưng qua 10 lớp tập huấn vừa kết thúc vào tháng 11/2017, con số thực tham gia lên đến 511 người là điều đáng ghi nhận và vui mừng.

Các học viên đã được lĩnh hội nhiều kiến thức cụ thể, cập nhật nhiều thông tin mới như: các quy định cơ bản về lực lượng BVR chuyên trách; phương pháp thu thập thông tin, nắm bắt tình hình QLBVR; lập kế hoạch và tổ chức tuần tra, kiểm tra BVR. Đó còn là phương pháp lập hồ sơ ban đầu đối với các hành vi vi phạm pháp luật; nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy rừng; kỹ năng sử dụng một số phần mềm chuyên ngành; nhận biết một số loài động vật rừng, thực vật rừng điển hình và phổ biến; thiết kế, trình duyệt, nghiệm thu các công trình lâm sinh... Sau khóa tập huấn, nhiều học viên đã chia sẻ với chúng tôi rằng: Rất

nhiều nội dung được lĩnh hội hết sức bổ ích, từ nghiệp vụ quan sát, phân tích khi đi rừng... đến cách thức lập hồ sơ biên bản và báo cáo, tham mưu lên cấp trên... Đây là những hạn chế mà từ trước đến nay rất nhiều anh em trong lực lượng BVR chuyên trách của các chủ rừng lúng túng trong xử lý để đảm bảo cả về mặt nghiệp vụ cả về mặt pháp lý. Mặt khác, lực lượng BVR chuyên trách của các chủ rừng càng nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình tại các cơ sở. Đó là cảm nhận chung từ các học viên đến từ các BQLR phòng hộ Đa Nhim, BQL Khu Du lịch hồ Tuyền Lâm, BQLR Phi Liêng, các Công ty Lâm nghiệp Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai...

Để đảm bảo công tác thường trực, tuần tra BVR tại các đơn vị chủ rừng vẫn được duy trì có hiệu quả, việc tổ chức lớp được lưu động về tận các cơ sở theo hình thức cụm. Kết quả này rất đáng ghi nhận của đơn vị tổ chức là Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng, từ việc biên soạn nội dung các chuyên đề đến việc tổ chức tập huấn nghiêm túc trong 5 ngày đối với mỗi lớp. Sau mỗi đợt tập huấn, các học viên ngoài việc tham dự đầy đủ các tiết học tại lớp còn phải thực hiện bài kiểm tra kiến thức thu hoạch vào cuối đợt nghiêm túc, chặt chẽ, nếu học viên đạt yêu cầu theo quy định mới được cấp chứng nhận, ông Nguyễn Khang Thiên - Chi cục trưởng Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng cho biết.

ĐẠO PHAN

Các chủ rừng tham gia với ngành Kiểm lâm bàn bạc về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh: Đ.Phan

6 THỨ BA 28 - 11 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và địa phươngvề triển khai thực hiện Cuộc vận động

“Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 2020, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh ban hành Kế hoạch số 69/KH-MTTQ-BTT ngày 28/2/2017 hướng dẫn MTTQ các cấp trong tỉnh triển khai thực hiện Cuộc vận động năm 2017. Trên cơ sở đó, thống nhất chọn 2 đơn vị cấp huyện (Thành phố Đà Lạt “Xây dựng đô thị văn minh”; huyện Đức Trọng “Xây dựng nông thôn mới”) và 24 xã, phường, thị trấn trong tỉnh để triển khai công tác chỉ đạo điểm, xây dựng mô hình thực hiện cuộc vận động, với mục tiêu xây dựng các mô hình có cách làm hay, sáng tạo, trở thành điểm sáng để tổ chức giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm và nhân rộng trong toàn tỉnh.

Về phía Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các huyện, thành phố đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Cuộc vận động trong năm 2017. Kịp thời tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền, phối hợp với các tổ chức thành viên triển khai thực hiện các nội dung thực hiện Cuộc vận động tại địa phương theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh. Phối hợp chọn xã, phường, thị trấn và khu dân cư đăng ký làm điểm xây dựng mô hình Cuộc vận động. Tổ chức phát động, ký kết thi đua thực hiện Cuộc vận động giữa MTTQ với các đoàn thể thành viên, giữa MTTQ các xã, phường, thị trấn. Hướng dẫn MTTQ các xã, phường, thị trấn và Ban công tác Mặt trận các khu dân cư tổ chức tuyên truyền và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Xây dựng mô hình thực hiện 5 nội dung Cuộc vận động phù hợp với tình hình đặc điểm của từng địa phương.

Hầu hết Đảng ủy các xã, phường có kế hoạch, công văn lãnh đạo thực hiện Cuộc vận động. Một số nơi cấp ủy trực tiếp chỉ đạo MTTQ và các đoàn thể cùng cấp triển khai thực hiện Cuộc vận động. UBND xã

Đồng thuận xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minhVới mục tiêu tập trung trọng tâm tại khu dân cư, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được triển khai trong thời gian qua đã được nâng lên một tầm cao mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, góp phần từng bước thực hiện Cuộc vận động một cách đồng bộ, thiết thực, hiệu quả.

Các tập thể, cá nhân được khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Ảnh: N.Thu

ĐAM RÔNG: Thiệt hại 53 tỷ đồng do thiên tai gây ra

Từ đầu năm đến nay, tình hình thời tiết trên địa bàn huyện Đam

Rông diễn biến khá phức tạp; trong đó, hạn hán vào những tháng

đầu năm, lũ tiểu mãn vào thời điểm giữa tháng 5 và ảnh hưởng

của hoàn lưu bão số 12 đầu tháng 11 đã gây thiệt hại nặng nề tài sản

của Nhà nước, nhân dân. Cụ thể, một số tuyến đường giao thông,

cầu cống, kênh mương thủy lợi bị hư hại, cùng với đó là hàng trăm

ha cây trồng các loại bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hàng chục con gia súc bị nước cuốn trôi. Ước tổng

thiệt hại do thiên tai gây ra khoảng 53 tỷ đồng.

Trước tình hình trên, UBND huyện Đam Rông đã chỉ đạo ngành chức năng phối hợp với UBND các xã kịp thời kiểm tra, thống kê thiệt hại và hỗ trợ các hộ dân khắc phục

hậu quả, khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống.

LÊ TUẤN

hiến đất, vật tư… để triển khai xây dựng các công trình phúc lợi như: đường giao thông, hệ thống kênh mương, chiếu sáng, hội trường…; vận động nhân dân tham gia các mô hình phát triển kinh tế, các hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết hỗ trợ nhân dân tiếp cận các nguồn vốn, dịch vụ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật phát triển sản xuất, giúp nhau thoát nghèo; tham gia giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, xây dựng gia đình, khu dân cư an toàn, sáng, xanh, sạch, đẹp…; động viên sức mạnh của toàn dân, toàn xã hội thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, đóng góp trí tuệ, công sức để tập trung xây dựng gia đình, cộng đồng dân cư, xã, phường, thị trấn vững mạnh, góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh của địa phương… Quá trình triển khai thực hiện đã huy động được nội lực trong nhân dân tham gia xây dựng được nhiều mô hình, công trình, phần việc mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao tính tự quản trong cộng đồng, được đông đảo người dân hưởng ứng; đặc biệt, giúp cho các địa phương, cơ sở nhận diện rõ mô hình, xác định đúng tên gọi, nội dung, chủ thể, đối tượng tham gia, tiêu chí và các bước xây dựng mô hình, đánh giá, công nhận và nhân rộng mô hình, dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, công tác quản lý, hỗ trợ chính quyền và phát huy vai trò nòng cốt của MTTQ và các đoàn thể thành viên ở cơ sở trong công tác tuyên truyền, vận động. Đồng thời, qua đó khắc phục được tính hình thức, tự phát, nâng cao hiệu quả trong công tác huy động sức dân tham gia thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn xã, phường, thị trấn và khu dân cư.

Thông qua cuộc vận động, vai trò của MTTQ trong việc tập hợp, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được nâng cao. Các hoạt động từng bước chuyển biến tích cực cả về nội dung và phương thức, có sự phối hợp ngày càng đồng bộ, hiệu quả; khẳng định cuộc vận động đi vào cuộc sống, được nhân dân đồng tình ủng hộ, góp phần tạo sự đồng thuận giữa lòng dân và ý Đảng, củng cố, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

NGUYỆT THU

Hàng ngày, các tuyến đường chính xung quanh chợ thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng vẫn còn tồn tại tình trạng hai bên lòng lề đường bị lấn chiếm, họp chợ trái phép. Bên cạnh đó, khách đến mua hàng hóa, ăn, uống, dừng đỗ xe không đúng nơi quy định gây mất trật tự ATGT, đó là nguyên nhân tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.

Vào buổi sáng hoặc chiều, tại ngã ba giao nhau giữa đường Phạm Văn Đồng - Trần Hưng Đạo, TT Liên Nghĩa (đoạn trước nhà 46 Phạm Văn Đồng), người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, bày bán đủ loại trái cây, rau quả… Nhiều người dân đến mua hàng thiếu ý thức dừng đỗ xe máy, ô tô ngay giữa đường, gây cản trở giao thông. Gần đó, nhiều xe trái cây di động chiếm nửa lòng đường. Thậm chí, có xe trái cây còn bày ra giữa đường làm nơi mua bán, không đảm bảo an toàn giao thông. Được biết, đây là đoạn đường cửa ngõ vào ra chợ Liên Nghĩa, có mật độ giao thông cao và đã có những vụ va quệt giao thông xảy ra.

Trên đường Phạm Văn Đồng (đoạn bên hông phải Bưu điện Đức Trọng) và đường Nguyễn Viết Xuân (mặt sau chợ Liên Nghĩa),

tạo điều kiện và phối hợp tổ chức phát động, triển khai thực hiện Cuộc vận động. Các tổ chức đoàn thể thành viên tích cực phối hợp với MTTQ các cấp tổ chức phát động, ký kết thi đua và hiệp thương ký kết Chương trình phối hợp thống nhất phân công trách nhiệm, cùng với MTTQ tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên tham gia thực hiện Cuộc vận động theo chức năng, nhiệm vụ, gắn với các phong trào thi đua của mỗi thành viên.

Thông qua công tác chỉ đạo điểm, xây dựng được các mô hình thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, MTTQ các cấp đã phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền thống nhất chủ trương, phân công trách nhiệm để tập trung công tác chỉ đạo điểm, xây dựng mô hình; chủ động phối hợp với các tổ chức thành viên khảo sát, lựa chọn nội dung, tên gọi mô hình, công trình, phần việc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, gắn với lợi ích của nhân dân tại địa phương, để phân công mỗi tổ chức chủ trì, phối hợp hướng dẫn các khu dân cư đăng ký, tổ chức họp dân, phát động tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức,

đoàn viên, hội viên và các hộ gia đình hưởng ứng thực hiện…

Qua kiểm tra, đánh giá thẩm định các mô hình trên địa bàn tỉnh cho thấy, các địa phương, cơ sở đã cụ thể hóa 5 nội dung thực hiện Cuộc vận động, hướng dẫn Ban công tác Mặt trận và các chi hội đoàn thể ở khu dân cư tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng được nhiều công trình, phần việc tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh mang lại hiệu quả thiết thực, thu hút được nhiều người dân hưởng ứng tham gia.

Nhiều khu dân cư, Ban công tác Mặt trận và các chi hội đoàn thể đã có phương pháp, cách làm sáng tạo, phát huy hiệu quả trong công tác vận động, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, huy động được đông đảo cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp tiền, ngày công,

Cần lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường khu vực chợ thị trấn Liên Nghĩa

hiện đang bị các tiểu thương lấn chiếm trọn vỉa hè, hành lang đường bộ, đặt biển quảng cáo, bày bán các gian hàng áo quần, cây cảnh bonsai,… làm nhiều người đi bộ đến đoạn này phải né tránh chướng ngại vật, đi dưới phần đường xe chạy, rất nguy hiểm.

Rất mong các cơ quan chức năng cần thường xuyên tuần tra, nhắc nhở, tuyên truyền,

vận động người dân nâng cao ý thức, gọn gàng trong việc kinh doanh mua bán; đồng thời, cần xử lý nghiêm các tụ điểm họp chợ bất hợp pháp lấn chiếm lòng lề đường, nhằm giữ cảnh quan lề thông, hè thoáng, góp phần đảm bảo an toàn cho người đi đường và mỹ quan, văn minh nơi công cộng.

HNM

Người dân chiếm trọn hành lang đường Nguyễn Viết Xuân, thị trấn Liên Nghĩa bày bán cây cảnh bonsai, may sửa đồ, sửa ổ khóa…

7 THỨ BA 28 - 11 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

8 THỨ BA 28 - 11 - 2017

QUỐC TẾ

GIAÙ2.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

- Căn cứ Luật HTX ngày 20/11/2012.- Căn cứ Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của

Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật HTX năm 2012.

- Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội thành viên HTX họp ngày 1/10/2017 về việc giải thể tự nguyện HTX chăn nuôi bò sữa Suối Thông B.

QUYẾT ĐỊNHĐiều 1: Giải thể tự nguyện HTX chăn nuôi bò sữa Suối Thông

B. Giải thể theo Giấy chứng nhận đăng ký HTX số 4204 07000011. Đăng ký lần đầu ngày 8/12/2014.

Địa chỉ số: Suối Thông B - Đạ Ròn - Đơn Dương - Lâm Đồng.Điều 2: HTX nhỏ lẻ hoạt động không hiệu quả cao cho xã viên

HTX.Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

GIÁM ĐỐC

NGUYỄN ĐỨC NAM

THÔNG BÁO GIẢI THỂ

Tôi có mất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngày 10/11/2017; Giấy chứng nhận mang số CD 929804, số vào sổ cấp GCN: CT00236, do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 4/7/2017. Giấy chứng nhận này thuộc quyền sở hữu của Cơ sở nuôi dưỡng và bảo trợ trẻ em khuyết tật Thiên Phước, do tôi làm giám đốc.

Lý do: Vào ngày 10/11/2017, trên đường hẻm bên phải Nhà thờ giáo xứ Vườn Xoài ra thánh đường, do trời mưa quá lớn và đường tối, tôi vội vã, sơ suất đánh rơi tập hồ sơ, trong đó có giấy chứng nhận nêu trên sau khi ghé thăm các giáo dân thuộc Phường 12, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.

GIÁM ĐỐC

PHAN KHẮC TỪ

THÔNG BÁO MẤT GIẤY CHỨNG NHẬN QSD ĐẤT

THÔNG BÁOLời đầu tiên, Bưu điện tỉnh Lâm Đồng xin chân thành cảm ơn sự

hỗ trợ, hợp tác hiệu quả giúp đỡ của các đại lý đối với hoạt động cung cấp dịch vụ của Bưu điện trong thời gian qua.

Từ trước năm 2007, Bưu điện tỉnh có mạng lưới Đại lý Bưu điện khá lớn và các đại lý khi thực hiện cung cấp dịch vụ cho Bưu điện tỉnh đã ký quỹ để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Đến nay, đa số các đại lý đã không còn hoạt động do thay đổi về mô hình tổ chức sản xuất, Bưu điện tỉnh đang còn giữ một số khoản nợ phải trả cho các đại lý trên phạm vi tỉnh Lâm Đồng.

Kể từ ngày 25/11/2017, Bưu điện tỉnh sẽ thực hiện việc thanh toán công nợ ký quỹ cho các đại lý. Nay Bưu điện tỉnh thông báo đến tất cả các Đại lý Bưu điện trên phạm vi toàn tỉnh Lâm Đồng như sau:

Hồ sơ đề nghị thanh toán nợ gồm:+ Hợp đồng Đại lý Bưu điện.+ Phiếu thu nhận tiền quỹ đại lý do Bưu điện huyện/TP cấp.+ Giấy đề nghị thanh toán tiền ký quỹ.Toàn bộ hồ sơ trên đề nghị các đại lý đến làm việc với Bưu điện

huyện/TP đã thực hiện ký hợp đồng để nhận lại số tiền ký quỹ.Bưu điện tỉnh chỉ giải quyết việc thanh toán tiền ký quỹ cho các

đại lý đến hết ngày 26/12/2017. Nếu quá thời hạn trên các đại lý không đến nhận lại tiền ký quỹ, Bưu điện tỉnh sẽ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Đem nghệ thuật Việt Nam đến với công chúng Ấn Độ và bạn bè quốc tếTheo phóng viên TTXVN tại

New Delhi, trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ (ngày 7/1/1972-7/1/2017), 10 năm thiết lập Quan hệ đối tác chiến lược (tháng 7/2007-7/2017) và 25 năm thiết lập Quan hệ Đối thoại Ấn Độ - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), từ ngày 17-26/11, Đoàn nghệ thuật Bộ đội biên phòng Quân đội nhân dân Việt Nam đã có chương trình lưu diễn tại Cộng hòa Ấn Độ.

Tối 25/11, tại Qutub Minar, thủ đô New Delhi, trước đông đảo thành viên cơ quan ngoại giao các nước và công chúng Ấn Độ, chương trình nghệ thuật đặc sắc của đoàn Việt Nam được bắt đầu bằng điệu múa “Việt Nam quê hương tôi” với tà áo dài cổ truyền duyên dáng. Công chúng cũng được thưởng thức các giai điệu truyền thống Việt Nam qua độc tấu đàn bầu, tam tấu đàn - sáo -

trống và giai điệu múa “Khách đến chơi nhà” với chiếc nón quai thao. Sự gắn bó về văn hóa 2 nước Việt Nam - Ấn Độ cũng được các nghệ sĩ Việt Nam thể hiện qua bài hát Ấn Độ “Daiya Daiya Daiya Re” và điệu múa Chăm với tín ngưỡng thờ thần Silva ảnh hưởng từ Ấn Độ.

Các đoàn nghệ thuật Bangladesh, Indonesia và Phillippines cũng đã đem đến các điệu múa, giai điệu sôi động, đặc sắc làm ấm đêm diễn trong không khí New Delhi đã bắt đầu trở rét. Chương trình của đoàn Việt Nam đã khép lại buổi diễn và liên hoan nghệ thuật quốc tế Delhi kéo dài trong 2 tuần từ ngày 11-25/11.

Trước đó, đoàn đã tham gia Festival múa quốc tế ở thành phố Ahmedabad - bang Gurajat và Liên hoan nghệ thuật quốc tế Delhi lần thứ 11 cũng như nhiều chương trình biểu diễn, giao lưu phục vụ bà con Việt kiều và sinh viên tại thành phố Chennai, bang Tamil Nadu. Đoàn

cũng biểu diễn tại Hội chợ quốc tế Ấn Độ - nơi hôm 14/11 Tổng thống Ram Nath Kovin đã khẳng định Việt Nam là trọng tâm trong chính sách “Hành động hướng Đông”của nước này. Tối 24/11, đoàn dành riêng một buổi diễn và giao lưu với các phóng viên báo chí sở tại và cơ quan thường trú các hãng thông tấn báo chí nước ngoài.

Với 8 buổi diễn liên tục, hoạt động của Đoàn đã góp phần giới thiệu văn hóa và quảng bá đất nước con người Việt Nam với bạn bè quốc tế, tăng cường hiểu biết về Việt Nam trong các tầng lớp nhân dân địa phương, góp phần thiết thực kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác chiến lược, 45 năm quan hệ ngoại giao, thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng như Ấn Độ và ASEAN trong bối cảnh Việt Nam là nước điều phối quan hệ ASEAN và Ấn Độ.

TTXVN

Cảnh sát Mỹ bí mật theo dõi người dân bằng thiết bị đặc dụngHàng chục sở cảnh sát trên khắp

nước Mỹ đang sử dụng các thiết bị đặc biệt để theo dõi những đối tượng tình nghi mà không được giấy phép. Đây là các thiết bị Nhận dạng thuê bao di động quốc tế (IMSI) được chế tạo cho quân đội, có khả năng thu thập cả dữ liệu của những người dân bình thường.

Thiết bị Nhận dạng thuê bao di động quốc tế giả làm các tháp phát sóng điện thoại di động để lừa điện thoại thu sóng từ các thiết bị này. Điều này cho phép cảnh sát

định vị đối tượng tình nghi, định vị được vị trí điện thoại cho dù người sử dụng không gọi hoặc nhắn tin. Hiện thiết bị theo dõi phổ biến nhất là “StingRay”. Những thiết bị như vậy còn được sử dụng để thu thập số điện thoại mà người dùng hay liên lạc, thậm chí có thể thu được nội dung liên lạc.

Theo tin mới nhất của hãng AP, có ít nhất 72 cơ quan thực thi pháp luật đặt tại 24 tiểu bang và 13 cơ quan liên bang sử dụng các thiết bị trên. Các tổ chức bảo vệ quyền tự do công

dân cho rằng các thiết bị trên xâm phạm nghiêm trọng quyền riêng tư vì chúng hoạt động trên phạm vi rộng. Tại một số tiểu bang, các tòa án đang xem xét vấn đề này. Hồi đầu tháng, một thẩm phán ở quận Brooklyn (Brúc-lin) ở thành phố New York đã ra phán quyết rằng cảnh sát cần có giấy phép để sử dụng StingRay. Hồi tháng 9/2017, một tòa án liên bang ra phán quyết rằng sử dụng thiết bị trên không có giấy phép là vi phạm Hiến pháp Mỹ.

TTXVN

Hàn Quốc kêu gọi khôi phục các kênh liên lạc liên TriềuBộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc

Cho Myoung-gyon ngày 27/11 kêu gọi khôi phục các kênh liên lạc liên Triều nhằm ngăn chặn các sự cố xung đột quân sự bất ngờ dọc biên giới hai miền.

Theo hãng thông tấn Yonhap, phát biểu tại một diễn đàn về hòa bình, ông Cho Myoung-gyon cho rằng cần khôi phục ngay lập tức 2 đường dây nóng liên lạc mà phía Triều Tiên đã cắt đứt năm 2016 nhằm đáp trả

việc Hàn Quốc đóng cửa khu công nghiệp chung tại thành phố Kaesong của Triều Tiên. Ông Cho Myoung-gyon nhấn mạnh: “Đề nghị của Hàn Quốc về đàm phán quân sự liên Triều cũng như đàm phán đoàn tụ các gia đình ly tán vẫn không thay đổi”, theo đó kêu gọi Triều Tiên nỗ lực giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và làm dịu nỗi đau của các gia đình bị ly tán do cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953.

Cũng tại diễn đàn trên, ông Kim Chang-soo, cố vấn chính sách của Bộ trưởng Thống nhất, cho biết có tin tức tình báo cho thấy trong hơn 2 tháng qua Triều Tiên không tiến hành vụ thử hạt nhân và tên lửa nào là vì đang chuẩn bị một hành động khiêu khích khác. Theo ông Kim, Triều Tiên có thể công bố hoàn thành lực lượng hạt nhân dựa trên các vụ thử hạt nhân và tên lửa.

TTXVN

Cuộc chiến chống khủng bố nóng lên tại Đông Nam ÁTheo một báo cáo mới nhất, hoạt

động khủng bố và con số thương vong đã tăng cao tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương kể từ năm 2002, trong đó Philippines là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Chỉ số Khủng bố toàn cầu (GTI) 2017 do Viện Kinh tế và hòa bình (IEP) công bố đã xếp hạng Philippines đứng thứ 12 trên thế giới. Điều này có nghĩa quốc gia Đông Nam Á này chịu ảnh hưởng của khủng bố tồi tệ hơn Nam Sudan, Bangladesh và Libya. Trong khi đó, một nước khác trong khu vực là Thái Lan đứng thứ 16.

Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khu vực mà theo báo cáo

phân loại tách biệt với Nam Á, 3 nước Philippines, Thái Lan và Myanmar có sự gia tăng lớn nhất về hoạt động khủng bố trong thời gian từ năm 2002 tới nay. Số lượng các vụ tấn công ở 3 quốc gia này chiếm 94% số vụ trong cả năm 2016.

Trong giai đoạn 2002-2016, tại Philippines đã xảy ra 3.118 vụ tấn công khủng bố, cướp đi sinh mạng của khoảng 2.453 người và phần lớn các vụ tấn công là do nhóm vũ trang Quân đội Nhân dân mới (NPA) thực hiện. Trước đó, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã tuyên bố ý định tương tự. Cũng trong thời gian trên, NPA được cho là đã tiến hành hơn 900 vụ tấn công, khiến hơn

600 người chết. Nhóm này cũng tăng cường hoạt động từ năm 2012.

Các nhóm khủng bố hoạt động nhiều nhất tại Philippines phần lớn là các tổ chức vũ trang Hồi giáo, gồm nhóm phiến quân Abu Sayyaf, Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF), Phong trào Chiến binh tự do Hồi giáo Bangsamoro (BIFF) và Jemaah Islamiyah.

Trong bối cảnh liên quân quốc tế đang giành thắng lợi lớn trước tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng tại Iraq và Syria, giới chuyên gia an ninh đã cảnh báo Đông Nam Á có thể trở thành tâm điểm trong cuộc chiến chống các tay súng khủng bố này. TTXVN