mỘt sỐ vẤn ĐỀ cÓ nhiỀu Ý kiẾn quan tÂm trong quÁ … · chức khảo sát thực...

20
1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHIỀU Ý KIẾN QUAN TÂM TRONG QUÁ TRÌNH THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT PHÒNG, TRÁNH VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI Người trình bày: Nguyễn Vinh Hà Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN-MT

Upload: tranquynh

Post on 29-Aug-2019

214 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ

NHIỀU Ý KIẾN QUAN TÂM TRONG QUÁ TRÌNH

THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT PHÒNG, TRÁNH

VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI

Người trình bày: Nguyễn Vinh Hà

Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN-MT

2

Ủy ban KHCN-MT được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao

nhiệm vụ chủ trì thẩm tra dự án Luật Phòng, tránh và giảm

nhẹ thiên tai (PT&GNTT) và giúp Ủy ban Thường vụ Quốc

hội tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật này trình Quốc hội thông

qua.

Trong quá trình thẩm tra, Ủy ban cũng đã nghiên cứu nhiều tài liệu, pháp luật trong nước và quốc tế có liên quan, tổ chức khảo sát thực tế 8 tỉnh/tp chịu tác động nặng nề của thiên tai.

Báo cáo thẩm tra về dự án Luật này cũng đã được gửi tới các vị ĐBQH.

3

Trong phạm vi bài trình bày này, chúng tôi

xin được tập trung vào 06 vấn đề có nhiều

ý kiến trong quá trình thẩm tra dự án Luật

như sau:

1.Về đối tượng điều chỉnh của Dự án Luật

2.Về nguyên tắc phòng, chống thiên tai (PCTT)

3.Về chính sách của Nhà nước trong PCTT

4.Về nguồn lực cho PCTT

5.Về hoạt động PCTT

6.Về tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về PCTT

4

1. Về đối tượng điều chỉnh của Dự án Luật

a) Về tính đặc thù vùng miền:

Miền Bắc: chủ yếu là lũ, lốc, lụt, động đất, sạt lở đất, lũ quét ở một số tỉnh vùng núi phía bắc.

Miền Trung: chủ yếu là lũ, lốc, bão, lụt.

Miền Nam:

nước dâng,

xâm nhập

mặn, sạt lở bờ

sông…

Như quý vị đại biểu đều đã biết, Việt Nam là nước

thường chịu thiệt hại do thiên tai.

1.1. Thiên tai tại Việt Nam rất đa dạng, mang tính đặc

thù vùng miền và 8 vùng địa lý tự nhiên:

5

b) Về đặc thù của 8 vùng địa lý (theo thứ tự tần xuất):

1)

• Vùng núi phía Bắc: thường xảy ra lũ, lũ quét, lốc, hạn hán, sạt lở đất, động đất, bão.

2)

• Vùng Đông Bắc Bắc bộ: thường xảy ra lũ, lũ quét, lốc, hạn hán, động đất, sạt lở đất, xâm nhập mặn.

3)

• Vùng Đồng bằng sông Hồng: thường xảy ra bão, lũ, lốc, lụt, hạn hán, sạt lở đất, nước dâng, xâm nhập mặn.

4)

• Vùng ven biển Bắc Trung bộ: thường xảy ra bão, lũ, lũ quét, hạn hán, lụt, lốc, xâm nhập mặn, sạt lở đất, nước dâng, sa mạc hóa, động đất, sóng thần…

6

b) Về đặc thù của 8 vùng địa lý (tiếp theo): b) Về đặc thù của 8 vùng địa lý (tiếp theo):

5)

• Vùng ven biển Nam Trung bộ: thường xảy ra bão, lũ, lũ quét, hạn hán, lốc, sa mạc hóa, xâm nhập mặn, lụt, sạt lở đất, nước dâng, động đất, sóng thần…

6)

• Vùng Tây Nguyên: thường xảy ra hạn hán, lũ, lũ quét, bão, lốc, tố, sa mạc hóa, sạt lở đất, động đất…

7)

• Vùng Đông Nam bộ: thường xảy ra lũ, hạn hán, lũ quét, lốc, tố, sa mạc hóa, lụt, sạt lở đất, xâm nhập mặn, nước dâng, động đất.

8)

• Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: thường xảy ra lũ, xâm nhập mặn, lụt, sạt lở đất, bão, lốc, hạn hán, nước dâng, sa mạc hóa.

7

1.2. Đối tượng điều chỉnh trong VBQPPL hiện hành:

• Theo pháp lệnh PCLB 1993: điều chỉnh 10 loại thiên tai

• Theo Pháp lệnh PCLB 2001 và Nghị định 14/2008/NĐ-

CP: điều chỉnh 13 loại thiên tai

1.3. Dự thảo Luật PCTT: quy định điều chỉnh 18 loại thiên tai và “các loại thiên tai khác”:

• Qua tham khảo thuật ngữ và tiêu chuẩn quốc tế về thiên tai

(theo Tổ chức Chiến lược quốc tế về quản lý thiên tai – UNISDR) và thực tiễn thiên tai ở nước ta, chúng tôi cho rằng, việc xác định các loại hình thiên tai như dự thảo luật hiện nay là hợp lý.

• Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, chỉ nên chọn một số loại thiên tai mang tính phổ biến, gây thiệt hại lớn để quy định điều chỉnh trong Luật. Ý kiến khác lại cho rằng, ngoài 18 loại thiên tai, cần có quy định “các loại thiên tai khác” để có thể kịp thời điều chỉnh để ứng phó kịp thời với các diễn biến bất thường của thời tiết và biến đổi khí hậu hiện nay.

8

2. Về nguyên tắc phòng chống thiên tai

2.1. Về vai trò của nhà nước:

• Nhiều ý kiến cho rằng trong PCTT Nhà nước giữ vai trò chủ

đạo, sau đó mới là tổ chức, cá nhân và cộng đồng.

• Có ý kiến cho rằng, trong PCTT thì bản thân mỗi người dân

phải chủ động, sau đó mới là hỗ trợ của cộng đồng và Nhà

nước. Nhà nước chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định

như dự báo, cảnh báo; xây dựng và tổ chức thực hiện phương

án ứng phó, khắc phục hậu quả…

9

2.2. Về phương châm “4 tại chỗ”:

• Có ý kiến cho rằng đây là nguyên tắc quan trọng trong

PCTT. Ở một số địa phương Đoàn của Ủy ban đến khảo

sát, có ý kiến khác cho rằng, nguyên tắc này không hoàn

toàn đúng trong các giai đoạn hoạt động của PCTT, nhất

là khi thiên tai ở quy mô lớn, địa bàn bị chia cắt…

10

3. Về chính sách của Nhà nước trong

phòng,chống thiên tai

Các vấn đề được quan tâm:

3.1. Nhiều ý kiến quan tâm tới vấn đề quy

hoạch đất, dân cư vùng thường xuyên bị thiệt

hại do thiên tai, di dời và ổn định đời sống

người dân vùng thường xuyên bị thiệt hại do

thiên tai.

(Khảo sát thực tế ở xã Tùng Quá Lìn (Lai Châu), chính quyền tỉnh, huyện, xã đã di dời 100 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở đất, tuy nhiên, sau một thời gian thì người dân lại trở về nơi ở cũ vì lý do sinh kế, thiếu đất sản xuất, đất mà xã lựa chọn để di dời dân đến khó có thể canh tác, kiếm sống và là đất của xã khác).

11

3.2. Vấn đề bảo hiểm do thiên tai:

Kinh nghiệm nước ngoài: Ở Mỹ có bảo hiểm thiệt hại do bão. Ví dụ như bão Sandy (Mỹ) vừa qua, mức thiệt hại ước tính khoảng 30-50 tỷ USD, tuy nhiên, số tiền các công ty bảo hiểm phải chi trả ước tính từ 10- 20 tỷ USD. ở Nhât Bản, sự cố động đất và sóng thần tại Fukushima (tháng 3/2011) gây thiệt hại ước tính 197 -308 tỷ USD và số tiền các công ty bảo hiểm phải chi trả ước tính từ 21-34 tỷ USD.

Trong dự thảo Luật có quy định “Nhà nước có chính sách khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm được phép thành lập và hoạt động kinh doanh loại hình bảo hiểm thiên tai tại Việt Nam…”

Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam thì Luật cần có quy định cụ thể hơn về chính sách ưu đãi doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thiên tai, vì kinh doanh bảo hiểm thiên tai có rủi ro cao.

12

4. Về nguồn lực cho phòng chống thiên tai

• Làm rõ vai trò của ngân sách nhà nước trong PCTT: sử dụng cho những hoạt động nào, tỷ lệ cơ cấu như thế nào là hợp lý trong điều kiện KT-XH của Việt Nam

• Quỹ phòng chống thiên tai: Hiện có 02 loại:

4.1. Về tài chính

+ Quỹ phòng chống lụt bão của địa phương được thành lập ở cấp tỉnh theo Nghị định 50/CP (1997)

+ Quỹ tự nguyện của tổ chức, cá nhân như Quỹ hỗ trợ thiên tai miền Trung.

13

• Cần quy định cụ thể về xây dựng năng lực

phòng chống thiên tai, việc sử dụng nhân

lực trong phòng, chống thiên tai, chế độ

đãi ngộ…

• Quy định về việc tập huấn, diễn tập cho

ứng phó với thiên tai của người dân và

lực lượng cứu hộ.

4.2. Về nhân lực cho PCTT:

14

5. Về hoạt động phòng chống thiên tai

5.1. Về thông tin cảnh báo thiên tai:

• Cần quy định trong Luật việc “Xác định cấp độ

rủi ro thiên tai” và “cấp độ cảnh báo thiên tai”.

• Cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan cảnh báo và

mức độ cảnh báo.

• (Thực tiễn khảo sát ở Tỉnh Quảng Bình cho thấy, khi UBND

tỉnh quyết định di dời dân khỏi vùng bị ảnh hưởng của bão,

người dân không tuân thủ vì trước đó đã có một số lần cảnh

báo sai gây tốn kém cho người dân)

15

5.2. Về cứu hộ, cứu nạn:

• Làm rõ vai trò của lực lượng vũ trang nhân

• Bổ sung quy định về việc kêu gọi cứu trợ quốc tế

• Bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của các tổ

chức quốc tế trong hỗ trợ, cứu trợ thiên tai

- Cần xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, đánh giá

rủi ro thiên tai và mạng lưới cung cấp thông tin

cho Trung tâm AHA trong điều kiện Việt nam

tham gia Hiệp định ADDMER

(Hiện tại ở một số tỉnh đã xây dựng được bản đồ thiên tai

như bản đồ ngập lụt ở Cần Thơ, bản đồ lũ ở Quảng Bình…)

16

6. Về tổ chức cơ quan PCTT

Ở Trung ương:

• Ban chỉ đạo phòng chống lụt, bão Trung ương (Văn phòng thường trực đặt tại Bộ NN-PTNT); Ủy ban quốc gia về tìm kiếm cứu nạn (thuộc Bộ Quốc phòng)

Ở địa phương:

• Tùy theo điều kiện thực tế, 02 ban này sáp nhập thành BCH phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn ở cấp tỉnh, huyện và xã.

Tuy nhiên, thành viên của các Ban là kiêm nhiệm, lực lượng giúp việc ở TW là Văn phòng thường trực và các cơ quan thuộc Cục QLĐĐ&PCLB và ở địa phương là Văn phòng thường trực (đặt ở cấp tỉnh) và các chi cục QLĐĐ&PCLB, nên nguồn nhân lực rất hạn chế.

17

• Một số nước thành lập cơ quan chuyên

trách về PCTT/tình trạng khẩn cấp từ trung

ương đến địa phương như Mỹ, Trung

Quốc, Nga…

• Một số nước thì theo mô hình có cơ quan

quản lý nhà nước và các Ban chỉ đạo, cùng

với một hệ thống cơ quan chuyên môn về

PCTT như ở Thái Lan, Phillipines,

Indonesia, Nhật Bản…

18

Đề xuất lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện Việt Nam là :

• Tăng cường năng lực, chức năng, nhiệm vụ cho

các Văn phòng chuyên trách của các BCĐ, BCH

phòng chống lụt, bão hiện nay và đổi tên thành

Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai ở TW, Ban chỉ

huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

các cấp tỉnh, huyện, xã.

• Phân công rõ trách nhiệm của các Bộ có liên quan

• Quy định cơ chế phối hợp trong công tác phòng,

chống thiên tai.

19

Tóm lại, trên đây là 06 nhóm vấn đề được

nhiều ý kiến quan tâm góp ý.

Chúng tôi cho rằng, các vấn đề này cần

tiếp tục được phân tích, nhìn nhận ở các giác

độ khác nhau, trên cơ sở đó chúng tôi sẽ lựa

chọn phương án tối ưu cho giải quyết các vấn

đề nói trên trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý

Dự thảo Luật này.

20

Tại Hội nghị này, chúng tôi có mời một số chuyên gia quốc tế có nhiều năm kinh nghiệm về quản lý rủi ro thiên tai báo cáo tham luận tại hội nghị.

Chúng tôi cho rằng, các vấn đề trên sẽ được làm sáng rõ hơn qua Hội nghị ngày hôm nay, với sự chia sẻ kinh nghiệm của chuyên gia quốc tế và quan tâm của Quý vị đại biểu.

Xin trân trọng cảm ơn !