mẪu thuyẾt minh kẾ hoẠch thỰc hiỆn …€¦ · web viewquyết định số...

50
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG NĂM 2018 Tỉnh Quảng Ninh Ngày 21 tháng 7 năm 2017 CƠ QUAN LẬP KẾ HOẠCH (Ký tên, đóng dấu) Dự thảo

Upload: others

Post on 26-Dec-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCHTHỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG NĂM 2018Tỉnh Quảng Ninh

Ngày 21 tháng 7 năm 2017CƠ QUAN LẬP KẾ HOẠCH

(Ký tên, đóng dấu)

Quảng Ninh, tháng 7 năm 2017

Dự thảo

Page 2: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

ĐẶT VẤN ĐỀPhần 1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2017I. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệpQuảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, có đường biên giới trên bộ dài

118,8 km, biên giới trên biển khoảng 191 km với Trung Quốc. Tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính, trong đó 10/14 huyện, thị xã, thành phố tiếp giáp biển; toàn tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với vùng đồng bằng Bắc bộ, Trung Quốc và các nước trong khu vực, đây là lợi thế rất quan trọng để Quảng Ninh trở thành vùng kinh tế động lực phía bắc của Việt Nam.

1. Hiện trạng đất lâm nghiệpTổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 617.772,6 ha; Diện tích rừng và

đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 425.751,97 ha, trong đó:- Diện tích đất quy hoạch rừng đặc dụng là 25.225.56 ha; - Diện tích đất thuộc quy hoạch rừng phòng hộ là 135.211.96 ha; - Diện tích đất thuộc quy hoạch rừng sản xuất là 265.314.45 ha

2.Hiện trạng rừngTổng diện tích đất có rừng trên toàn tỉnh 324.617.38 ha; Trong đó:rừng tự nhiên là 121.882,64 ha, rừng trồng 202.734,74 ha, diện

tích đất chưa có rừng 101.134,6ha (gồm 35.960,6ha đất đã trồng rừng nhưng chưa thành rừng), tỷ lệ che phủ rừng năm 2016 đạt 54,1%.

(Chi tiết tại phụ biểu số 01)3. Các nguồn lực hiện có

- Nguồn lực kinh tếTrong những năm gần đây, tinh hinh kinh tế - xã hội của tỉnh đạt kết quả

tích cực, sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển ổn định, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch; Tài nguyên rừng của Tỉnh mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt cây Keo được coi là loài cây xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng núi. Với ¾ diện tích diện tích đất là đồi, núi đem lại lợi thế lớn cho người dân sống gần rừng với việc phát triển, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm dược liệu, Quế, Hồi… góp phần vào tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Tỉnh.

- Nguồn lực lao động Dân số Quảng Ninh đạt khoảng 1,172 triệu người, với khoảng 796 nghin

người trong độ tuổi lao động, bằng 68% dân số, lao động trong ngành nông, lâm thủy sản khá dồi dào vào khoảng 272.100 người chiếm 43%, phân bổ đồng đều trên toàn địa bàn tỉnh. Đây là lực lượng lao động rất lớn, ngoài sản xuất nông nghiệp có thể tham gia phát triển lâm nghiệp, xã hội, trong đó có trồng rừng, nông lâm kết hợp, khoanh nuôi tái sinh rừng. Trong những năm gần đây Tỉnh đã có những

Page 3: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở vật chất y tế và giáo dục nhằm tăng cường chất lượng dân số nâng cao chất lượng của lực lượng lao động trên toàn tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tinh hinh mới.

- Nguồn lực về tài nguyên rừngVới Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp 425.751,97 ha, đất thuộc quy

hoạch rừng sản xuất là 265.314.45ha, đây là nguồn tư liệu sản xuất dồi dào trong việc phát triển nguồn lâm đặc sản như nhựa Thông, Quế, Hồi, cây dược liệu, Sở, các loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao, phát triển kinh doanh gỗ gỗ lớn, gỗ nguyên liệu giấy. Trong những năm qua, Quảng Ninh đã đạt được những tiến bộ vững chắc trong công tác bảo vệ môi trường. Tỷ lệ che phủ rừng tăng nhanh từ 46,5% năm 2006 lên 54,1% năm 2016. Quảng Ninh có nhiều tiềm năng để phát triển lâm nghiệp bền vững: Tăng sản lượng lâm nghiệp nhờ nâng cao chất lượng cây giống và kỹ thuật trồng rừng (bố trí tối ưu mật độ, sử dụng phân bón hiệu quả); Gia tăng giá trị của rừng và lâm sản bằng chế biến, như sản xuất gỗ ván ép và bột giấy để xuất khẩu.

II. Kết quả thực hiện kế hoạch năm 20171. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch

Thực hiện triển khai Chương trinh mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2017, tại văn bản số có văn bản số 10102/BNN-TCLN ngày 29/11/2016 của Bộ Nông nghiệp & PTNT; văn bản số 3688/TB-KHĐT ngày 16/12/2016 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh thông báo về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch năm 2017, ngay trong thời gian đầu năm, Sở Nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đã bám sát các nội dung chỉ đạo theo Chỉ thị số 13 - CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, để tham mưu thực hiện kịp thời, phấn đầu thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của ngành, của tỉnh đã ban hành tổ chức triển khai chỉ đạo thực hiện, bước đầu đạt được kết quả tốt trên các lĩnh vực cụ thể sau:

a) Về bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiênTổ chức thực hiện nghiêm túc các nội dung theo ý kiến chỉ đạo của

UBND tỉnh tại Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 31/10/2016 về việc tăng cường các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa hanh khô năm 2016 - 2017; văn bản số 1353/UBND-NLN2 ngày 07/3/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh về tăng cường công tác bảo vệ rừng và PCCCR, qua đó đã ngăn chặn kịp thời, hạn chế thiệt hại về diện tích, tài sản do cháy rừng gây ra trên địa bàn. Do diễn biến thời tiết phức tạp, từ đầu năm đến nay có 03 vi phạm các quy định về phòng cháy chữa cháy rừng, tăng 66.7% so với cùng kỳ năm trước.

Số vụ khai thác rừng trái phép giảm 200%; Số vụ phá rừng trái phép tăng 80%; Vận chuyển, buôn bán lâm sản trí phép giảm 263,6% so với cùng kỳ năm trước.

Page 4: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

Chỉ đạo theo dõi cập nhật các biến động về tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp để tham mưu, xử lý kịp thời các vấn đề biến động tài nguyên, diện tích rừng và đất lâm nghiệp; Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch cục bộ 3 loại rừng ở một số đơn vị để đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế của địa phương.

Thực hiện và hướng dẫn các đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định về gây nuôi, trồng cấy các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh, đảm bảo động vật nuôi tại các cơ sở trên đều có nguồn gốc rõ ràng, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp; các cơ sở gây nuôi đảm bảo an toàn về chuồng trại, đảm bảo các điều kiện về môi trường, vệ sinh thú y và có hệ thống nước thải.

(Chi tiết tại phụ biểu số 02)b) Về phát triển, nâng cao năng suất chất lượng rừngChỉ đạo thực hiện nghiêm túc Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp

và Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cấp 15 giấy chứng nhận nguồn gốc lô cây con, 04 giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

Thực hiện 2 loại hinh sản xuất kinh doanh là kinh doanh gỗ lớn và kinh doanh gỗ nhỏ; áp dụng các biện pháp trồng rừng thâm canh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng; trồng bổ sung các loài cây bản địa, lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng nhằm nâng cao năng suất, phát huy hiệu quả từ rừng.

c) Khai thác, chế biến gỗ và lâm sảnDiện tích rừng trồng đã thực hiện khai thác trên toàn Tỉnh là 2.750 ha;

Sản lượng khai thác đạt 143.724 m3, sản phẩm chủ yếu là gỗ nguyên liệu giấy phục vụ xuất khẩu.

d) Chi trả dịch vụ môi trường rừngTiếp tục chỉ đạo, duy tri thực hiện tốt nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và Phát

triển rừng, đảm bảo việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí theo đúng quy định, đúng đối tượng thụ hưởng. Số tiền thu nộp quỹ đạt 477.410.000 đồng; chi cho các đơn vị chủ rừng 944.625.000 đồng tương ứng với diện tích trong lưu vực 164.130,2 ha.

đ) Các hoạt động khácChỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đối với 12 đơn vị có dự án chuyển đổi mục

đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải thực hiện trồng rừng thay thế theo quy định. Tính đến tháng 6 năm 2017 các đơn vị đã thực hiện trồng rừng thay thế được 113,92 ha của kế hoạch năm 2016 chuyển sang năm 2017.

(Chi tiết tại phụ biểu số 03)2. Tinh hinh triển khai các cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừngThực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017

của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;

Page 5: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

Thực hiện triển khai đồng bộ và có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ do trung ương và Tỉnh đa ban hành, thường xuyên chỉ đạo các ban ngành rà soát, tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư cho doanh nghiệp và người dân; tiếp tục Chỉ đạo triển khai thực hiện đề án giao đất, giao rừng của các địa phương, đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 22/6/2016 “về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, Chỉ đạo các ngành, các địa phương tiếp tục rà soát, hướng dẫn đối với các chủ quản lý rừng lập hồ sơ thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển hỗ trợ từ ngân sách trung ương:Thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số Điều Luật đầu tưcông; Chỉ đạo các đơn vị lập dự án bảo vệ và phát triển rừng theo quy định.

Đối với nguồn huy động nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vàvốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn huy động hợp pháp khác, tiếp tục thực hiện 03 dự án bảo vệ phát triển rừng đã được phê duyệt thực hiện trong giai đoạn chuyển tiếp 2016-2020: Dự án bảo vệ phát triển rừng ngập mặn ven biển tỉnh Quảng Ninh; Dự án trồng rừng ngập mặn bảo vệ đê Quan Lạn – Vân Đồn; Dự án gây bồi tạo bãi trồng rừng ngập mặn tại thôn 1, xã Hải Đông, Tp Móng Cái thuộc Chương trinh ứng phó với biến đổi khí hậu SP-RCC (không thuộc Chương trinh mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020).

Đối với vốn sự nghiệp, năm 2017 tỉnh Quảng Ninh được phân bổ 3,5 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp khoán quản lý bảo vệ rừng, tương ứng với việc thuê khoán bảo vệ cho 17.300 ha (văn bản số 10102/BNN-TCLN ngày 29/11/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), để triển khai thực hiện, ngày 16/12/2016 Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 4318/QĐ-UBND về việc giao dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2017 cho công tác quản lý bảo vệ rừng với nguồn kinh phí là 3,5 tỷ đồng – với diện tích rừng được giao khoán bảo vệ là 15.800 ha; đến cuối năm 2017, căn cứ vào các quy định hiện hành, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phân khai 556,4 triệu đồng kinh phí chuyển nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ rừng năm 2016 sang thực hiện và quyết toán năm 2017, tương ứng với 2.600 ha, phấn đấu thực hiện công tác khoán bảo vệ rừng đạt 18.400 ha trong năm 2017.

(Chi tiết tại phụ biểu số 04; 07)III. Tồn tại và nguyên nhân1. Tồn tại

Do tác động của biến đổi khí hậu công tác bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số điểm nóng về cháy rừng; tuy nhiên năm 2017, nhiều dự án bảo vệ và phát triển rừng tại các địa phương không được bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện kế hoạch bảo vệ phát triển rừng tại địa phương.

Page 6: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

Công tác phối hợp giữa chủ rừng với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trong công tác quản lý bảo vệ rừng chưa thực sự đạt hiệu quả; Ở một số nơi tinh trạng người dân lấn chiếm đất rừng của các tổ chức, doanh nghiệp vẫn còn xảy ra.

Các dự án bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ được phê duyệt giai đoạn 2011-2015 đã kết thúc giai đoạn đầu tư; do đó năm 2016 và năm 2017 chưa có cơ sở để phân bổ kế hoạch vốn thực hiện việc chăm sóc bảo vệ rừng trồng các năm tiếp theo của các dự án đầu tư phát triển rừng giai đoạn 2011-2015, dẫn đến một số diện tích rừng trồng không được chăm sóc, bảo vệ kịp thời, làm tăng nguy cơ cháy rừng, bị thực bi lấn át, cây sinh trưởng kém.

Rừng sản xuất ở Quảng Ninh hiện nay chủ yếu là rừng keo cung cấp nguyên liệu giấy xuất khẩu và cung cấp gỗ mỏ cho ngành than và dăm gỗ cho xuất khẩu đi Trung Quốc và Nhật Bản; năng suất rừng trồng thấp, sản phẩm chủ yếu là gỗ nhỏ, gỗ nguyên liệu giấy, chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, chưa tương xứng với tiềm năng về rừng và đất lâm nghiệp hiện có.

Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ còn nhiều bất cập, nghiên cứu chưa bám sát với thực tiễn, liên kết giữa các tổ chức nghiên cứu nhà nước và doanh nghiệp còn hạn chế.

Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của các địa phương đã được thành lập, Kiểm lâm là lực lượng nòng cốt song còn thiếu về biên chế, trang thiết bị; quy định pháp luật, chế tài chưa đủ để xử lý nên hoạt động quản lý BVR- PCCCR tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn; việc kiểm tra, giám sát các chủ rừng của chính quyền ở một số địa phương chưa đảm bảo thực hiện tốt.

2. Nguyên nhânNhận thức của người dân ở một số địa phương sống gần rừng chưa hiểu hết

được tầm quan trọng của công tác bảo vệ phát triển rừng; kiện kinh tế khó khăn, chu kỳ sản xuất kinh doanh rừng kéo dài, tập quán canh tác còn lạc hậu chủ yếu là sản xuất quảng canh, chưa yên tâm đầu tư vào công tác phát triển rừng, giữ gin tài nguyên rừng hiện có.

Quảng Ninh có địa hinh bị chia cắt mạnh, 80% diện tích là đồi núi, hệ thống sông, suối, cửa biển gây khó khăn cho phát triển cơ sở hạ tầng và sản xuất lâm nghiệp, việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong ngành lâm nghiệp còn hạn chế dẫn đến chất lượng của sản phẩm thấp, giá thành cao khó cạnh tranh với các khu vực khác, chủ yếu là gỗ chất lượng thấp để làm trụ chống mỏ hoặc dăm gỗ xuất khẩu.

Đầu tư của Nhà nước cho hoạt động lâm nghiệp vẫn còn hạn chế, một số chủ trương, chính sách đã được quy định rõ, nhưng việc triển khai bố trí kinh phí thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.

3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Page 7: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

Tập trung công tác tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, vận động nhân dân địa phương, đặc biệt là nhân dân ở các khu vực gần rừng tham gia bảo vệ rừng, PCCCR. Tổ chức tập huấn, huấn luyện, thực tập nâng cao năng lực cho lực lượng chuyên ngành, cán bộ chuyên trách, lực lượng hợp đồng, lực lượng bảo vệ rừng của các xã, phường và các chủ rừng trong công tác BVR-PCCCR.

Tăng cường quản lý đối với các dự án phải chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn Tỉnh; giám sát thực hiện đầy đủ việc trồng rừng thay thế đối với các dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định hiện hành; đảm bảo giữ ổn định diện tích rừng hiện có, đặc biệt đối với diện tích là rừng tự nhiên.

Tập trung huy động mọi nguồn vốn đặc biệt nguồn vốn từ các đơn vị chủ rừng, vốn tự có của người dân để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng.

Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư: Từ năm 2016 Trung ương không bố trí vốn đầu tư để tiếp tục thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn Tỉnh (các dự án trên địa bàn Tỉnh không thuộc nhóm dự án do ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu, ngân sách Trung ương chỉ phân bổ đối với các dự án rừng ngập mặn và các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đang trong giai đoạn đầu tư trước khi Luật đầu tư công có hiệu lực). Hiện nay, việc phân bổ nguồn vốn đầu tư đối với các dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh thuộc nhiệm vụ chi từ nguồn ngân sách địa phương, việc xây dựng lại các dự án bảo vệ và phát triển rừng gặp rất nhiều khó khăn do phải lập theo Qui chế quản lý đầu tư xây dựng công trinh lâm sinh, các đơn vị thực hiện chủ yếu là đơn vị sự nghiệp không có nguồn vốn để ứng trước cho đơn vị tư vấn thực hiện.

Việc phân bổ vốn sự nghiệp bảo vệ rừng: Ngoài diện tích Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thông báo cho các địa phương (17.300 ha và 3.500 triệu đồng đã phân bổ năm 2017), Quảng Ninh hiện nay có trên 121.000 ha rừng tự nhiên và trên 160.000 ha rừng phòng hộ, đặc dụng, trong đó có khoảng 35.000 ha rừng phòng hộ đặc dụng ở những vị trí có nguy cơ cháy rừng rất cao cần được bảo vệ. Tuy nhiên, hàng năm mới được cấp kinh phí khoán bảo vệ rừng khoảng 15.000 ha, bằng khoảng 33% diện tích cần được bảo vệ, theo qui định thi phần diện tích này thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, với kinh phí tương ứng khoảng 14.000 triệu đồng/năm.

Phần 2. KẾ HOẠCH NĂM 2018I. Các căn cứ xây dựng Kế hoạchQuyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Chương trinh mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;

Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;

Page 8: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu;

Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020;

Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ tợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các Công ty nông, lâm nghiệp;

Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng;

Nghị quyết số 46/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2017;

Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhin đến năm 2030;

Nghị quyết số 151/NQQ-HĐND ngày 16/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc thông qua quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh quảng ninh đến năm 2020;

Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 phê duyệt kết quả rà soát điều chỉnh cục bộ ba loại rừng tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh quảng Ninh đến năm 2020;

Quyết định số 680/QĐ-UBND ngày 14/3/2016 về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Quảng Ninh năm 2015;

Quyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến 2030;

Quyết định số 4206/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Nông, Lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhin đến năm 2030;

Kế hoạch thực hiện Chương trinh mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2018 của các địa phương, đơn vị trên địa bàn Tỉnh và một số văn bản liên quan.

II. Bối cảnh, dự báoDiễn biến thời tiết bất thường trong những năm gần đây gây tác động xấu

đến mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững của Tỉnh trong thời gian tới.

Page 9: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

Diện tích đất rừng sản xuất chiếm trên 43% diện tích tự nhiên của tỉnh 265.314,46 ha, đây là nguồn tư liệu sản xuất lớn, khai thác một cách bền vững những nguồn tài nguyên này sẽ giúp nâng cao sản lượng lâm sản, đặc biệt sản lượng khai thác gỗ hàng năm và tăng cường hoạt động trồng rừng, sản xuất nhựa thông và dịch vụ rừng đóng góp đáng kể vào ngân sách của Tỉnh.

Thực hiện định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh theo hướng bền vững phù hợp với các mục tiêu của chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam, cơ cấu kinh tế từng bước dịch chuyển từ các hoạt động khai khoáng sang ưu tiên phát triển các ngành du lịch, dịch vụ và các ngành công nghiệp phi khai khoáng, đồng thời đảm bảo hoạt động khai thác than được sạch hơn và bền vững hơn.

Chú trong đầu tư phát triển lâm nghiệp bền vững, trồng rừng gỗ lớn, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp dưới tán rừng, tận dụng tối đa diện tích rừng dưới tán rừng để đưa vào phát triển trồng các loại cây con phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác của người dân miền núi nhưng không ảnh hưởng tới tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

III. Mục tiêu1. Mục tiêu chungKế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2018 nhằm: quản lý bền vững

nguồn tài nguyên rừng thông qua việc sử dụng hợp lý rừng hiện có; tiếp tục triển khai công tác phát triển rừng thông qua việc khoán bảo vệ rừng phòng hộ, trồng rừng tập trung theo kế hoạch hàng năm đảm bảo độ che phủ rừng đạt trên 54%; bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao và cải thiện đời sống của nhân dân các vùng nông thôn và giảm nghèo bền vững.

Tăng cường quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng cao khả năng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đê và khu dân cư, phòng chống và ứng phó với biến đổi khí hậu; Bảo vệ và phát triển rừng gắn với bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học phục vụ mục tiêu tăng trưởng xanh của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể (về kinh tế - xã hội; về môi trường; về an ninh, quốc phòng)

- Về kinh tế: Từng bước cải thiện chất lượng các loại rừng, nhất là rừng trồng; hinh thành vùng sản xuất nguyên liệu gỗ lớn gắn với chế biến lâm sản chất lượng cao để phục vụ sản xuất tiêu dùng và xuất khẩu. Tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng và dịch vụ du lịch; hiện thực các cơ chế chính sách để người dân ngày càng được hưởng lợi từ tài nguyên rừng, đảm góp phần tích cực vào tốc độ tăng trưởng GDP binh quân của Tỉnh đạt 14% - 15%/năm; xây dựng được nền lâm nghiệp phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng.

Giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 80.000 lao động tham gia vào các hoạt động trồng, khai thác, chế biến và bảo vệ rừng với thu nhập binh quân đạt khoảng 4-5 triệu đồng/tháng;

Page 10: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

- Về xã hội: Đảm bảo tốc độ tăng dân số tự nhiên 0,96%/năm, Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo trong lực lượng lao động đạt >70%. Tỉ lệ thất nghiệp thành thị sẽ được duy tri ở mức dưới 4,3%. Tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia mới) giảm khoảng 0,7%/năm; Tỷ lệ người có bảo hiểm y tế đạt trên 85%, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo cho người dân sống gần rừng yên tâm đầu tư phát triển lâm nghiệp, đưa các hoạt động lâm nghiệp thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh.

- Bảo vệ môi trường: Đảm bảo huy động mọi nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, phát triển bền vững 425.126,5 ha rừng và đất lâm nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch, giữ ổn vững diện tích rừng tự nhiên hiện có, thực hiện khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung nâng cao chất lượng rừng trồng.

Triển khai thực hiện mục tiêu, tiêu chí theo chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia; Tăng hiệu suất sử dụng tài nguyên, hạn chế phá rừng và thoái hóa rừng để hấp thụ khí thải; Bảo tồn đa dạng sinh học; Giám sát nghiêm ngặt, ngăn chặn các hành vi săn bắn và buôn bán thú rừng phi pháp.

- Quốc phòng - an ninh: Xây dựng quốc phòng vững mạnh, đảm bảo ổn định vững chắc an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tinh huống. Tạo bước chuyển biến rõ rệt về trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, phối hợp, thực hiện nghiêm túc Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ quy định việc phối hợp của dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở, bảo vệ và phòng chống cháy rừng và các quy định liên quan.

Xây dựng hệ thống rừng phòng hộ, đặc dụng ổn định nhằm đáp ứng mục tiêu điều hoà khí hậu, chống ô nhiễm ở khu dân cư, kết hợp phục vụ du lịch, sinh thái, đáp ứng mục tiêu phòng thủ biên giới trên đất liền và ven biển của quốc gia.

IV. Nhiệm vụ 1. Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo tồn thiên nhiên

Đảm bảo phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, đa mục tiêu kết hợp giữ lợi ích kinh tế với mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan du lịch; hinh thành hai vùng sản xuất lâm nghiệp (vùng cây nguyên liệu gỗ cho chế biến phục vụ xuất khẩu, cung cấp gỗ cho ngành than và xây dựng; vùng cây lâm nghiệp đặc sản, cây dược liệu phục vụ xuất khẩu); đẩy mạnh và phát triển rừng trồng cây gỗ lớn và rừng ngập mặn, rừng phòng hộ, rừng cảnh quan để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu; khoanh nuôi, bảo vệ và chăm sóc diện tích 425.751,97 ha rừng và đất lâm nghiệp hiện có, hạn chế tối đa tinh trạng cháy rừng, vi phạm pháp luật.

Xây dựng các trung tâm giống, trung tâm kiểm định chất lượng giống cây để thực hiện chương trinh sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững. Nỗ lực tim kiếm các giống cây mới có thể sinh trưởng ở Quảng Ninh, quan tâm tới các loài cây bản địa đa mục đích như Lim xanh, Sến mật, Trám, Giổi xanh; các loài cây

Page 11: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

trồng có năng suất cao như keo, Bạch đàn, Mỡ, Hồi, Quế, Sở, Thông…) với mục tiêu chuyển dịch từ những cây ngắn ngày giá trị thấp sang những cây có giá trị kinh tế cao.

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng kiểm lâm, nhất là các trạm kiểm lâm tại các xã miền núi vùng sâu, vùng xa; Đầu tư trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và phóng cháy chữa cháy rừng, góp phần làm giảm đáng kể số vụ cháy rừng và những thiệt hại do cháy rừng gây nên.

2. Phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng rừngTiếp tục tăng tỷ lệ trồng rừng theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh. Đảm

bảo trồng hết diện tích 39.970 ha đất có thể trồng rừng; trồng bổ sung cây bản địa dưới tán rừng nhằm nâng cao chất lượng rừng, tăng tính đa dạng sinh học, nâng cao tính ổn định, khả năng phòng hộ của rừng.

Triển khai công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; trồng rừng gỗ lớn theo hướng thâm canh; chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn; trồng các loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao, các loài cây đa mục đích và cây lâm sản ngoài gỗ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm lâm nghiệp.

Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đầu tư phát triển rừng, khuến khích các hinh thức liên doanh liên kết và thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp.

Phát triển rừng phòng hộ thành tài nguyên du lịch sinh thái như công viên rừng và đường mòn đi bộ tại các khu vực rừng núi Yên Tử, Hoành Bồ, Ba Chẽ và Vân Đồn. Những tài nguyên này sẽ tạo ra các hoạt động bổ trợ cho khách du lịch tới tỉnh, có khả năng giúp gia tăng mức chi tiêu và thời gian lưu trú của khách du lịch.

3. Khai thác gỗ và lâm sảnKhai thác gỗ rừng trồng đạt tiêu chuẩn thành thục công nghệ, sử dụng có

hiệu quả tiềm năng của 265.314,45 ha rừng sản xuất để phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo khối lượng khai thác binh quân từ 500 – 600 nghin m3

gỗ/năm; Khai thác rừng tự nhiên đảm bảo được quản lý chặt chẽ; Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, áp dụng các cách thức tạo giá trị

cao hơn cho lâm sản bằng chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ phục vụ mục đích thương mại; nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến, hạn chế các sản phẩm thô, băm dăm, ván bóc và sản phẩm chế biến sơ và quan tâm nhiều đến công nghệ mới, hiện đại, để nâng cao giá trị, đa dạng hóa sản phẩm; tăng cường đầu tư sản xuất sản phẩm xuất khẩu từ phế liệu, mùn cưa, dăm gỗ như viên nén năng lượng.

Đẩy mạnh phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ nhu cầu của khác du lịch. Phát triển thương hiệu và quảng bá các sản phẩm tinh dầu Quế, Hồi, sản phẩm phụ trợ như mật ong, sản phẩm từ mây tre đan, và gỗ nguyên liệu giấy.

4. Các hoạt động khác

Page 12: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

Quảng Ninh phấn đấu để có 182.286,3 ha diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng được cấp chứng chỉ rừng FSC theo tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững, đảm bảo công tác bảo hộ các loại hinh rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn đang xuống cấp do hoạt động sản xuất nông nghiệp, từ đó đảm bảo thị trường đầu ra với mức giá đảm bảo.

Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 4233/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 V/v phê duyệt quy trinh kỹ thuật và suất đầu tư trồng rừng thay thế đối với một số loài cây lâm nghiệp áp dụng cho các chủ dự án không có điều kiện tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác không phải lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2018.

V. Giải pháp thực hiện1. Về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thứcTuyên truyền trên các phương tiện truyền thông về giá trị kinh

tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng của rừng đem lại; Tăng cường giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao

nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, chủ rừng và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng;

Vận động các hộ gia đinh thay đổi nhận thức, tập quán kinh doanh, sản xuất lâm nghiệp quảng canh sang thâm canh, kết hợp sản xuất gỗ nhỏ và gỗ lớn, nâng cao chất lượng rừng.

2. Về quản lý quy hoạch và đất lâm nghiệpĐảm bảo thực hiện nghiêm túc Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày

31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ V/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhin đến năm 2030; Quyết định số 4206/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Nông, Lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhin đến năm 2030; Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh quảng Ninh đến năm 2020;

Thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế để các tổ chức, cá nhân, hộ gia đinh có cơ hội liên kết, hinh thành vùng sản xuất lâm nghiệp tập trung, chuyên canh quy mô lớn, có thể đưa máy móc, phương tiện kỹ thuật cao vào các công đoạn sản xuất để tăng năng suất, chất lượng của sản phẩm lâm nghiệp.

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, kịp thời điều chỉnh những bất hợp lý giữa quy hoạch rừng trên bản đồ và trên thực địa cho phù hợp với điều kiện của địa phương, diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu sang rừng sản xuất, tạo quỹ đất thu hút các tổ chức đầu tư vào sản xuất phát triển kinh tế;

Thực hiện nghiêm nghiêm chỉnh Quyết định số 3599/QĐ-UBND ngày 30/12/2013 v/v phê duyệt quy hoạch chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Page 13: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

đến năm 2020, nhằm đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động chế biến, xuất khẩu, không để xảy ra tinh trạng phát triển tràn lan, không theo quy hoạch, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến, hạn chế các sản phẩm thô, băm dăm, ván bóc và sản phẩm chế biến sơ và quan tâm nhiều đến công nghệ mới, hiện đại, để nâng cao giá trị, đa dạng hóa sản phẩm.

Thực hiện mô hinh quản lý rừng Cộng đồng đối với diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, xa khu dân cư hiện do các cấp chính quyền địa phương quản lý.

3. Về bảo vệ rừngCông tác bảo vệ rừng là nhiệm vụ hàng đầu, cần tiến hành thường xuyên,

liên tục, góp phần đảm bảo an ninh – quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Để thực hiện mục tiêu phát triển lâm nghiệp của cả Tỉnh theo Quyết định số 4206/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của tỉnh Quảng Ninh, thực hiện bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có, phát triển bền vững 425.751.97 ha rừng và đất lâm nghiệp được quy hoạch cho mục đích phát triển lâm nghiệp; bảo vệ môi trường sinh thái phòng hộ đầu nguồn giữ đất, giữ nước, phòng hộ ven biển, bảo vệ đê và khu dân cư, phòng chống biến đổi khí hậu; chú trọng công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

4. Về giao, cho thuê rừngTiếp tục triển khai thực hiện đề án giao đất, giao rừng của các địa phương

theo Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 22/6/2016 của ủy ban nhân dân tỉnh “về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, các ngành, các địa phương tiếp tục rà soát, hướng dẫn đối với các chủ quản lý rừng lập hồ sơ thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp trên địa bàn Tỉnh; thực hiện cắm mốc ranh giới cho các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và các công ty lâm nghiệp; đảm bảo tất cả diện tích rừng có chủ quản lý cụ thể, thu hồi diện tích đất đã giao chưa đúng đối tượng, sử dụng kém hiệu quả và không đúng mục đích để giao lại cho các đối tượng khác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo quy định.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là tư nhân đầu tư vào kinh doanh rừng và chế biến lâm sản.

5. Về khoa học, công nghệ và khuyến lâmĐẩy mạnh việc cải thiện giống cây trồng và trồng rừng thâm canh, cây bản

địa có hiệu quả kinh tế, môi trường phục vụ phát triển rừng sản xuất, công nghệ chế biến sau dăm gỗ và sản phẩm phụ trợ; ưu tiên, tạo điều kiện thu hút đối với các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao, dây truyền sản xuất tiên tiến, phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn Tỉnh;

Xây dựng các hinh thức đào tạo nghề, hợp tác đào tạo nghề gắn với chuyển giao công nghệ mới, kỹ thuật và quy trinh sản xuất mới cho người lao động, tạo điều kiện để các tổ chức đào tạo thực hiện đào tạo, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cho lao động của doanh nghiệp; xây dựng và nhân rộng các mô hinh kinh

Page 14: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

tế hợp tác trong lâm nghiệp, đa dạng hóa các hinh thức liên doanh liên kết và thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp.

6. Về thị trườngTổ chức sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi sản phẩm từ trồng rừng, thu

mua nguyên liệu, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; lấy các doanh nghiệp mạnh hiện có làm trung tâm liên kết chuỗi sản xuất đối với mỗi sản phẩm chủ lực, nhất là sản phẩm xuất khẩu;

Khuyến khích hinh thành hiệp hội ngành hàng, tăng cường công tác thông tin, dự báo thị trường; quan tâm hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông lâm đặc sản vùng, tạo đầu ra các sản phẩm của người dân; đơn giản hóa các thủ tục khai thác, lưu thông lâm sản.

7. Về hợp tác quốc tếTranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ quốc tế, nguồn vốn ODA, đẩy mạnh các

hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường; cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực trồng rừng nguyên liệu công nghiệp, chế biến lâm sản và chuyển giao công nghệ; khuyến khích, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo hài hòa lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng. Thực hiện đổi mới trong quản lý lưu thông hàng hoá lâm sản, đảm bảo nguồn gốc hợp pháp.

VI. Nhu cầu vốn - Định mức chiSở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh xin đề xuất áp

dụng suất đầu tư trồng rừng theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ tợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các Công ty nông, lâm nghiệp; Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng; Căn cứ vào giá cả thị trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tại thời điểm xây dựng Kế hoạch, trong đó:

a) Hỗ trợ trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và rừng sản xuất là 30 triệu đồng/ha; trong đó:

- Trồng, chăm sóc bảo vệ năm thứ nhất: 17.000.000 đồng/ha;- Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng năm thứ hai: 6.000.000 đồng/ha;- Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng năm thứ ba: 5.000.000 đồng/ha;- Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng năm thứ tư: 2.000.000 đồng/ha;b) Hỗ trợ khoán quản lý bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng trên cạn: 300.000

đồng/ha/năm.

Page 15: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

c) Hỗ trợ đầu tư khoanh nuôi tái sinh rừng và khoán bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng ven biển bằng (không tính hỗ trợ vi đang triển khai thực hiện dự án của Chương trinh ứng phó với biến đổi khí hậu).

d) Hỗ trợ làm Băng cản lửa: 5.910.000 đồng/km. - Tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ năm 2018Tổng kinh phí: 446.845,0 triệu đồng (Bốn trăm bốn mươi sáu tỷ tám trăm

bốn mươi lăm triệu đồng chẵn).Trong đó:- Vốn đầu tư: 17.533,6 triệu đồng (Mười bảy tỷ năm trăm ba mươi ba triệu

sáu trăm nghin đồng chẵn);- Vốn sự nghiệp: 54.186,4 triệu đồng (Năm mươi bốn tỷ một trăm tám

mươi sáu triệu bốn trăm nghin đồng chẵn);- Các nguồn vốn hợp pháp khác: 375.125,0 triệu đồng (Ba trăm bảy mươi

lăm tỷ một trăm hai mươi lăm triệu đồng chẵn).(Chi tiết các đơn vị và khoản mục chi tại các phụ biểu số 06; 08)

2. Cơ chế huy động vốnNguồn ngân sách Trung ương, vốn ngân sách địa phương và vốn hợp pháp

của các tổ chức, cá nhân, hô gia đinh.VII. Tổ chức thực hiệnKiện toàn bộ máy quản lý điều hành theo nội dung Quyết định số 886/QĐ-

TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trinh mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020, đảm bảo triển khai thực hiện một cách đồng bộ, bảo đảm đúng tiến độ, tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch, kịp thời phát hiện, xây dựng, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Tăng cường giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, chủ rừng và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang mục đích khác; đẩy mạnh đề án giao, cho thuê rừng cho tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đinh, cá nhân theo quy định.

VIII. Đề xuất, kiến nghị1. Đề xuấtPhê duyệt các dự án bảo vệ phát triển rừng phòng hộ trên địa bàn theo Luật

đầu tư công và các quy định liên quan, đảm bảo bố trí nguồn ngân sách thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn Tỉnh.

2. Kiến nghị- Với Chính phủ

Page 16: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

Đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm thông qua sửa đổi Luật bảo vệ và phát triển rừng và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật phù hợp với điều kiện thực tiễn.

Hiện nay toàn tỉnh Quảng Ninh có khoảng 101.566 ha rừng phòng hộ, đặc dụng, rừng tự nhiên sản xuất thuộc đối tượng thuê khoán bảo vệ; trong đó 77.198,3 ha thuộc các xã khu vực II, khu vực III, 24.368 ha thuộc các xã khu vực khác. Đề nghị trung ương bố trí hỗ trợ kinh phí khoán bảo vệ hàng năm cho khoảng 50.000 – 60.000 ha, hỗ trợ bảo vệ rừng cho diện tích khoảng 8000ha để đảm bảo thực hiện mục tiêu, tiêu chí theo chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia trên địa bàn Tỉnh.

- Với các Bộ, ngànhĐề nghị Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành Thông tư

hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trinh mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020, tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện Chương trinh mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.

Trên đây là kế hoạch triển khai Chương trinh phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2018./.

Page 17: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Biểu 01. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tại thời điểm 31/12/2016(Kèm theo Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững năm 2018 của tỉnh Quảng Ninh) ĐVT:

ha

TT Loại đất, loại rừng Tổng cộng

Phân theo đơn vị hành chính (huyện, quận)Đông Triều Uông Bí Quảng

YênHoành

Bồ Hạ Long Cẩm Phả Vân Đồn Ba Chẽ Tiên Yên Bình Liêu Đầm Hà Hải Hà Móng

Cái Cô Tô

-1 -2 -3 -4 -5 -6 -7 -8 -9 -10 -11 -12 -13 -14 -15 -16 -17

  Tổng diện tích đất LN 425751,97 19717,94 14487,17 5581,49 71219,91 12531,39 23084,19 41107,47 56622,26 51496,79 41166,19 20985,16 34433,29 24605,09 3546,35

1. Đất rừng đặc dụng 25225,56 677,63 2543,6 34,24 15810,35 285,38 0 5874,36 0 0 0 0 0 0 0

a) Đất có rừng 21993,23 505,44 2422,72 33,98 14753,83 241,83 0 4035,43 0 0 0 0 0 0 0

- Rừng tự nhiên 20600,03 289,6 1908,57 0 14504,76 0 0 3897,1 0 0 0 0 0 0 0

- Rừng trồng 1393,2 215,84 514,15 33,98 249,07 241,83 0 138,33 0 0 0 0 0 0 0

b) Đất chưa có rừng 3232,33 172,19 120,88 0,26 1056,52 43,55 0 1838,93 0 0 0 0 0 0 0

- IA 1131 0 105,9   538,60     486,5              

- IB 656 0     549,10     106,90              

- IC 990,7 0 53,4   796,40 95,5   45,4              

- Núi đá 3,7 0   0 0 0 0 3,7 0 0 0 0 0 0 0- Đất khác 450,93 4,29 53,23 0 3,78 37,5 0 328,88 0 0 0 0 0 0 0- Nương rẫy 0                            

2 Đất rừng phòng hộ 135211,96 10129,82 1604,6 3477,35 15668,63 10645,34 4518,3 11308,6 7022,94 9939,67 17298,3 7062,19 16011,57 11811,02 3546,35

a) Đất có rừng 99799,05 8751,14 1278,7 2273,73 13932,2 3656,21 1573,16 7448,5 5389,34 7104,47 12775,6 6615,37 14510,09 7671,43 3010,16

- Rừng tự nhiên 63433,78 3052,1 898,7 1605,33 11231,59 306,18 923,01 3942,7 4800,11 5696,18 3414,3 6239,47 12087,29 5735,73 2219,31

- Rừng trồng 36365,27 5699,04 380 668,4 2700,61 3350,03 650,15 3505,9 589,23 1408,29 9361,3 375,9 2422,8 1935,7 790,85

b) Đất chưa có rừng 35412,91 1378,68 325,9 1203,62 1736,43 6989,13 2945,14 3860,1 1633,6 2835,2 4522,7 446,82 1501,48 4139,59 536,19

- IA 15854,2 235,9 46 574,00 969,70 6356,0 1.547,20 841

536,6 955,7 377,3 99,7 1450,4 1757,7 107

- IB 8991,9 204,2 65,5   317,60 55,6 453,00 138,60

686,8 335,6 3248,3 161 657,9 1934,0 733,8

Page 18: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

- IC 7131,1 98,2 49   951,30   104,10 391

1.181,3 881,9 727,2 309,9 1090,2 1197,0 150

- Núi đá 6126,78 0 4 0,64 0 5651,58 0 396,4 0 0 0 0 0 7,15 67,01- Đất khác 6927,44 162,4 131,7 1079,06 359,26 945,37 768,58 1017,5 5,78 884,19 194,3 0 21,08 0 0- Nương rẫy     0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

3. Đất rừng sản xuất 265314,45 8910,49 10338,97 2069,9 39740,93 1600,67 18565,89 23924,51 49599,32 41557,12 23867,89 13922,97 18421,72 12794,07 0

a) Đất có rừng 202485,19 6580,59 7703,6 1715,95 30155,08 1253,37 14776,07 18740,49 36887,7 29193,48 18195,04 12041,4 16462,22 8780,2 0

- Rừng tự nhiên 37848,83 1063,82 729,69 26,73 8748,56 0 1007,35 4878,16 7749,61 6687,93 1305,33 1900,31 2652,85 1098,49 0

- Rừng trồng 164636,36 5516,77 6973,91 1689,22 21406,52 1253,37 13768,72 13862,33 29138,09 22505,55 16889,71 10141,09 13809,37 7681,71 0

b) Đất chưa có rừng 62829,26 2329,9 2635,37 353,95 9585,85 347,3 3789,82 5184,02 12711,62 12363,64 5672,85 1881,57 1959,5 4013,87 0

- IA 12803,9 92,2 384,7 5,00 1.645,00 30,4 91,30 124,10

5.398,1 1775,1 576,7 369,9 1918,6 392,80 0

- IB 27166,1 535,2 479 15,00 2.227,50 131,4 2.948,30 634,80

5.582,3 2128,1 6726,3 418,4 2321 3018,8 0

- IC 16718,34 666,5 643,1   5.046,00   152,50 1.543,80

3.513,4 3910,3 759,6 546,9 1097,9 819,40 0

- Núi đá 20,12 10,58 0 0 4,61 0 0 1,21 3,72 0 0 0 0 0 0- Đất khác 6120,8 1082,52 918,03 146,8 454,69 85,99 1170,17 929,81 159,11 886,66 254,53 0,13 32,36    - Nương rẫy                              

Nguồn số liệu: Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 phê duyệt kết quả rà soát điều chỉnh cục bộ ba loại rừng tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 06/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh V/v phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh năm 2016.

Page 19: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

Biểu 02. Kết quả bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2017(Kèm theo Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững năm

2018 của tỉnh Quảng Ninh)

TT Hạng mục ĐVT Số lượng

% tăng (+), giảm (-) so với cùng kỳ

năm trướcGhi chú

-1 -2 -3 -4 -5 -61 Tổng số vụ vi phạm vụ 80 61,5 Giảm

1.1 Phá rừng trái phép vụ 5 80,0 Tăng

 Trong đó phá rừng làm nương rẫy vụ 0 0,0  

1.2 Khai thác rừng trái phép vụ 1 -200,0 Giảm

1.3Vi phạm các quy định về PCCC rừng vụ 3 66,7 Tăng

1.4Vi phạm các quy định về quản lý động vật hoang dã vụ 0 0,0  

1.5Vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép vụ 22 -263,6 Giảm

1.6Vi phạm về chế biến gỗ và lâm sản vụ 14 100,0

Tăng 14 vụ

1.7 Vi phạm khác vụ 35 -28,6 Giảm2 Tổng diện tích rừng giảm ha 2951,88 100,0 Tăng

2.1Do chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác ha 200 100,0 Tăng

2.2 Do khai thác trắng ha 2750 0    -         Rừng tự nhiên ha 0 0    -         Rừng trồng ha 2750 173,4 Tăng

2.3 Do cháy rừng ha 1,0305 100,0Tăng 03 vụ

2.4 Do phá rừng trái pháp luật ha 0,851 58,9 Tăng2.6 Do nguyên nhân khác ha 0 0  

Nguồn số liệu: Báo cáo số 359/BC/KL Ngày 19/6/2017 của Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh báo cáo tổng hợp thực hiện nhiệm vụ tháng 6 năm 2017; Báo cáo số 269/BC/KL Ngày 15/6/2016 của Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh báo cáo tổng hợp thực hiện nhiệm vụ tháng 6 năm 2016; Báo cáo số 795/BC/KL Ngày 15/12/2016 của Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh báo cáo tổng hợp thực hiện nhiệm vụ tháng 12 năm 2016.

Page 20: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

Biểu 03. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch năm 2017

Page 21: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

(Kèm theo Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững năm 2018 của tỉnh Quảng Ninh)

TT Hạng mục ĐVT

Nhiệm vụ KH 2017

Thực hiện đến kỳ báo cáo (đến 30/6/2017)

Ước thực hiện cả năm (đến 31/12/2017)

Kết quả

So với KH (%)

So với cùng kỳ

(%)

Kết quả

So với KH (%)

So với cùng

kỳ (%)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

I BẢO VỆ RỪNG   0            

1 Khoán bảo vệ rừng ha 17300 15100 87.3 0 18400 106.36 135.79

1.1 Tại các huyện 30a   0 0 0 0 0 0 0

a Rừng phòng hộ   0 0 0 0 0 0 0

b Rừng đặc dụng   0 0 0 0 0 0 0

c Rừng sản xuất là rừng tự nhiên   0 0 0 0 0 0 0

1.2

Xã khu vực II, III (theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP)

  7500 0 0   0 0 0

a Rừng phòng hộ   0 0 0 0 0 0 0

  Trong đó: Rừng phòng hộ ven biển   0 0 0 0 0 0 0

b Rừng đặc dụng   0 0 0 0 0 0 0

c Rừng sản xuất là rừng tự nhiên   0 0 0 0 0 0 0

1.3

Khoán bảo vệ rừng cho các đối tượng khác (không thuộc đối tượng tại mục 1.2, 1.3)

ha 9800 15100 154.1 0 18400 187.76 135.79

a Rừng phòng hộ   9800 15800 154.1 0 18400 187.76 135.79

  Trong đó: Rừng phòng hộ ven biển   0 0 0 0 0 0 0

Page 22: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

b Rừng đặc dụng   0 0 0 0 0 0 0

c Rừng sản xuất là rừng tự nhiên   0 0 0 0 0 0 0

2 Hỗ trợ bảo vệ rừng   0 0 0 0 0 0 0

2.1

Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP

ha 0 0 0 0 0 0 0

a Rừng phòng hộ   0 0 0 0 0 0 0

b Rừng sản xuất là rừng tự nhiên   0 0 0 0 0 0 0

2.2

Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Quyết định 24/2012/QĐ-TTg

ha 5233            

a Diện tích ha 5233            

b Hỗ trợ cộng đồng vùng đệm

cộng đồng 25            

3Xây dựng cơ sở hạ tầng phòng cháy, chữa cháy rừng

  0 0 0 0 0 0 0

2.1 Chòi canh lửa rừng   0 27   100     100

a Xây dựng mới   0 0 0 0 0 0 0

  Số lượng Chòi 0 0 0 0 0 0 0

  Diện tích m2 0 0 0 0 0 0 0

b Sửa chữa, cải tạo nâng cấp   0 27   100     100

  Số lượng Chòi 0 0 0 0 0 0 0

  Diện tích m2 0 0 0 0 0 0 0

2.2 Trạm bảo vệ rừng m2 0 0 0 0 0 0 0

a Xây dựng mới   0 0 0 0 0 0 0

  Số lượng Chòi 0 0 0 0 0 0 0

  Diện tích m2 0 0 0 0 0 0 0

Page 23: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

b Sửa chữa, cải tạo nâng cấp   0 0 0 0 0 0 0

  Số lượng Chòi 0 0 0 0 0 0 0

  Diện tích m2 0 0 0 0 0 0 0

2.4 Đường ranh cản lửa   358.5 171.7 47.9 100 358.5 100 208.79

a Băng trắng Km 358.5 171.7 47.9 100 358.5 100 208.79

  Xây dựng mới   0            

  Tu bổ, nâng cấp   358.5 171.7 47.9 100 358.5 100 208.79

b Băng xanh Km   16.7   100     100

  Xây dựng mới   0 0 0 0 0 0 0

  Tu bổ, nâng cấp     16.7   100     100

2.5

Biển báo cấp độ nguy cơ cháy rừng cái 0 0 0 0 0 0 0

  Xây dựng mới   0 0 0 0 0 0 0

  Sửa chữa, cải tạo nâng cấp   0 0 0 0 0 0 0

II PHÁT TRIỂN RỪNG                

1 Khoanh nuôi tái sinh rừng ha 0 0 0 0 0 0 0

1.1 KNTS tự nhiên   0 0 0 0 0 0 0

a Mới   0 0 0 0 0 0 0

b Chuyển tiếp   0 0 0 0 0 0 0

1.2

KNTS có trồng bổ sung cây LN   0 0 0 0 0 0 0

a Mới   0 0 0 0 0 0 0

b Chuyển tiếp   0 0 0 0 0 0 0

2 Trồng rừng ha 9300 5526 59.419 123.621 9300 100 76.86

2.1 Trồng rừng PH, ĐD ha 300            

Page 24: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

a Phòng hộ   300 122 40.7 762.5 300   40

  Trong đó phòng hộ ven biển   300 122 40.7 762.5 300   40

b Đặc dụng   0 0          

2.2 Trồng rừng sản xuất ha 9000 5526 61.4 124.065 9000 100 79.295

  Trồng mới ha 2000 0 0 0 2000 100 0

  Trồng lại rừng sau khai thác ha 7000 5526 78.9 124.065 7000 100 0

3 Chăm sóc rừng ha 36920 5546.2 15.0 0 36920 100 0

3.1

Rừng phòng hộ, đặc dụng ha 2580 159.9 6.2 100 2580 100 216.44

3.2 Rừng sản xuất ha 34340 5386.

3 15.7 100 34340 100 381.56

4 Cải tạo rừng ha 0            

5 Trồng cây phân tánnghìn cây

500 531 106.1 145.092 800 160 133.33

6 Nhiệm vụ khác                

  Phục hồi rừng ngập mặn ven biển ha 50 0 0.0 0 50 100 98.0

  Trồng cây phân tán ven biển

nghin cây

240 0 0.0 0 240 100 100

  Trồng rừng thay thế ha 0 113.92 0.0 132.8 156.7 100 106.53

III SỬ DỤNG RỪNG   0 0 0 0 0 0 0

1 Khai thác rừng tự nhiên   0 0 0 0 0 0 0

  - Khai thác chính m3 0 0 0 0 0 0 0

  - Khai thác tận dụng m3 0 0 0 0 0 0 0

2 Khai thác rừng trồng   0 0 0 0 0 0 0

  Diện tích ha 5262.0 2750 52.3 173.4 5262.0 100 0

  Sản lượng m3 275000 143724 52.3 173.391 27500

0 100 0

Page 25: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

3 Khai thác tre nứa và lâm sản ngoài gỗ   0 0 0 0 0 0 0

3.1 Tre nứa   0 0 0 0 0 0 0

  Số lượngnghin cây

0 0 0 0 0 0 0

  Sản lượng tấn 0 135768 0.0 0 0 0 0

3.2

Quế, Song mây.Hoa Hồi, Sở tấn 0 2082.

4 0.0 0 0 0 0

 IV

CẤP CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

ha  0 0 0 0 0 0 0

1 Rừng tự nhiên   0 0 0 0 0 0 0

2 Rừng trồng   0 0 0 0 0 0 0

V NHIỆM VỤ KHÁC   0 0 0 0 0 0 0

  ….                

Nguồn số liệu: Văn bản số 10102/BNN-TCLN ngày 29/11/2016 V/v triển khai Chương trinh mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững; QĐ 4318/QĐ-UBND 16/12/2016 Quyết định về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017; QĐ 1215/QĐ-UBND 21/4/2017 của UBND tỉnh QN V/v chuyển nguồn ngân sách tỉnh năm 2016 sang thực hiện và quyết toán năm 2017; Quyết định số 416/QĐ-UBND ngày 06/02/2017 quyết định về việc công bố công khai số liệu dự toán ngân sách năm 2017; Văn bản số 3688/TB-KHĐT ngày 16/12/2016 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh V/v giao chỉ tiêu Kế hoạch năm 2017; Báo cáo số 359/BC/KL Ngày 19/6/2017 của Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh báo cáo tổng hợp thực hiện nhiệm vụ tháng 6 năm 2017; Công văn số: 15 /QUY-KH ngày 18/5/2017 của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 1552/QĐ-UBND ngày 16/5/2017 của UBND tỉnh quảng ninh V/v phê duyệt Kế hoạch thu, chi tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh quảng ninh năm 2017; Quyết định số 3753/QĐ-UBND ngày 04/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh V/v phê duyệt Kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng tỉnh năm 2016.

Biểu 04: TỔNG HỢP KẾT QUẢ HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2017

Page 26: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

(Kèm theo Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững năm 2018 của tỉnh Quảng Ninh)

ĐVT: triệu đồng

TT Nguồn vốnKế

hoạch 2017

Thực hiện đến kỳ báo cáo (đến 30/6/2017)

Ước thực hiện cả năm (đến 31/12/2017)

Kết quảSo với

KH (%)

So với cùng

kỳ (%)Kết quả

So với KH (%)

So với cùng

kỳ (%)1 2 3 4 5 6 7 8 9  TỔNG 8257.4 166724.6     309961.0    

I Ngân sách nhà nước 4056.4            

1 Trung ương 4056.4 3500.0 86.3 0.0 4056.4 100 104.2

a Đầu tư phát triển 0 0          

b Sự nghiệp 4056.4 3500 86.283 0 4056.4 100 104.18

2 Địa phương 0 0          

a Đầu tư phát triển 0 0          

b Sự nghiệp 0 0          

II Vốn ODA 0 0          

III Dịch vụ môi trường rừng 4201.0 944.6 22.5 68.2 4201.0 100 121.4

IV Tín dụng 0 0          

V

Vốn hợp pháp khác (Tổ chức, cá nhân tự đầu tư)

0 165780   123.6 305760   84.2

Nguồn số liệu: Văn bản số 10102/BNN-TCLN ngày 29/11/2016 V/v triển khai Chương trinh mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững; QĐ 4318/QĐ-UBND 16/12/2016 Quyết định về giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2017; QĐ 1215/QĐ-UBND 21/4/2017 của UBND tỉnh QN V/v chuyển nguồn ngân sách tỉnh năm 2016 sang thực hiện và quyết toán năm 2017; Quyết định số 416/QĐ-UBND ngày 06/02/2017 quyết định về việc công bố công khai số liệu dự toán ngân sách năm 2017; Văn bản số 3688/TB-KHĐT ngày 16/12/2016 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh V/v giao chỉ tiêu Kế hoạch năm 2017; Báo cáo số 359/BC/KL Ngày 19/6/2017 của Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh báo cáo tổng hợp thực hiện nhiệm vụ tháng 6 năm 2017; Công văn số: 15 /QUY-KH ngày 18/5/2017 của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 1552/QĐ-UBND ngày 16/5/2017 của UBND tỉnh quảng ninh V/v phê duyệt Kế hoạch thu, chi tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh quảng ninh năm 2017; Quyết định số 3753/QĐ-UBND ngày 04/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh V/v phê duyệt Kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng tỉnh năm 2016.

Page 27: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

Biểu 05. Chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2018(Kèm theo Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững năm 2018 của tỉnh Quảng Ninh)

TT Hạng mục

% giảm so với năm hiện hànhGhi chúTính

chung

Chia theo địa bàn huyện/QuậnĐông Triều

Uông Bí

Quảng Yên

Hoành Bồ

Hạ Long

Cẩm Phả

Vân Đồn

Tiên Yên

Ba Chẽ

Bình Liêu

Hải Hà

Đầm Hà

Móng Cái

Cô Tô

-1 -2 -3 -4 -5 -6 -7 -8 -9 -10 -11 -12 -13 -14 -15 -16 -17 -18

1

Vi phạm các quy định nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng

80 61.6 57.6 60 51.2 57.6 60.8 60.8 60.8 55.2 61.6 57.6 62.4 62.4 62.4  

1.1 Phá rừng trái pháp luật 80 100 61.6 100 63.2 100 100 100 100 100 100 100 100 100 63.2  

  Trong đó phá rừng làm nương rẫy 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100  

1.2 Khai thác rừng trái pháp luật 80 100 100 100 100 100 100 63.2 100 100 100 100 100 100 100  

1.3 Vi phạm các quy định về PCCC rừng 80 100 63.2 63.2 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 63.2  

1.4Vi phạm quy định về sử dụng đất lâm nghiệp

100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100  

1.5Vi phạm các quy định về quản lý động vật hoang dã

100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100  

1.6Vận chuyển, buôn bán lâm sản trái pháp luật

20 15.8 15.4 15.8 15.8 15.4 15.6 100 15.8 15.6 15.8 15 100 15.6 100  

1.7 Vi phạm về chế biến gỗ và lâm sản 80 63.2 63.2 62.4 100 61.6 62.4 100 62.4 100 62.4 100 63.2 100 100  

1.8 Vi phạm khác 40 31.6 100 31.6 26.4 31.2 100 30.8 31.6 28.4 100 30.8 31.6 100 100  

2 Diện tích rừng bị thiệt hại                                

2.1 Cháy rừng (ha)                                

Page 28: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

  Cháy rừng (số vụ) 50 100 33 33 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 33  

2.2 Phá rừng trái pháp luật 80 100 61.6 100 63.2 100 100 100 100 100 100 100 100 100 63.2  

Nguồn số liệu: Báo cáo số 359/BC/KL Ngày 19/6/2017 của Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh báo cáo tổng hợp thực hiện nhiệm vụ tháng 6 năm 2017

Biểu 06. Tổng hợp chỉ tiêu, nhiệm vụ và nhu cầu vốn thực hiện Chương trình năm 2018(Kèm theo Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững năm 2018 của tỉnh Quảng Ninh)

Page 29: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

TT Hạng mục Khối

lượng

Mức đầu tư, hỗ trợ (tr.đ)

Tổng vốn (tr.đ)

Chia theo nguồn vốn (tr.đ)

Ghi chú

Ngân sách nhà nước

ODA DVMTR

Tín dụng

Vốn hợp pháp

khác (Tổ chức, cá nhân tự đầu tư)

Tổng NSNN

Trong đó Chia raNgân sách Trung ương Ngân sách địa phương

Vốn đầu tư phát

triển

Vốn sự nghiệp Tổng

Trong đó

Tổng

Trong đóVốn

đầu tư phát triển

Vốn sự nghiệp

Vốn đầu tư phát triển

Vốn sự nghiệp

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19  TỔNG     446845.0 71720.0 17533.6 54186.4 35828.1 9900 25928.1 40372.3 7633.6 34866.3 0.0 0.0 0.0 375125.0  

I BẢO VỆ RỪNG     47746.4 47746.4 2127.6 45618.8 23571.0 0.0 23571.0 28655.8 2127.6 28655.8 0 0 0 0  

1 Khoán bảo vệ rừng (ha)     38189.8 38189.8 0.0 38189.8 19094.9 0.0 19094.9 22750.1 0.0 22750.1 0 0 0 0  

1.1

Tại các huyện 30a 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0  

a Rừng phòng hộ 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0  b Rừng đặc dụng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0  

c Rừng sản xuất là rừng tự nhiên 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0  

1.2

Xã khu vực II, III (theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP)

77198.3   30879.3 30879.3 0.0 30879.3 15439.7 0.0 15439.7 ######

# 0.0 15439.7 0 0 0 0  

a Rừng phòng hộ4

5185.7 0.4 18074.3 18074.3   18074.3 9037.1   9037.1 9037.1   9037.1 0 0 0 0  

 Trong đó: Rừng phòng hộ ven biển

10117.1 0 0     0     0     0 0 0 0 0  

b Rừng đặc dụng1

7431.2 0.4 6972.5 6972.5   6972.5 3486.2   3486.2 3486.2   3486.2 0 0 0 0  

c Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

14581.4 0.4 5832.6 5832.6   5832.6 2916.3   2916.3 2916.3   2916.3 0 0 0 0  

1.3

Khoán bảo vệ rừng cho các đối tượng khác (ha) không thuộc đối tượng tại mục 1.2, 1.3

24368.3   7310.5 7310.5 0.0 7310.5 3655.2 0.0 3655.2 7310.5 0.0 7310.5 0 0 0 0  

a Rừng phòng hộ9

29.9 0.3 279.0 279.0   279.0 139.5   139.5 279.0   279.0 0 0 0 0  

  Trong đó: Rừng 1 0 0.0 0.0   0.0 0.0   0.0 0.0   0.0 0 0 0 0  

Page 30: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

phòng hộ ven biển

5631.1

b Rừng đặc dụng4

562.0 0.3 1368.6 1368.6   1368.6 684.3   684.3 1368.6   1368.6 0 0 0 0  

c Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

18876.3 0.3 5662.9 5662.9   5662.9 2831.4   2831.4 5662.9   5662.9 0 0 0 0  

2 Hỗ trợ bảo vệ rừng

14764.3   7429.0 7429.0 0.0 7429.0 4476.2 0.0 4476.2 5905.7 0.0 5905.7 0 0 0 0  

2.1

Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP (ha)

14764.3   5905.7 5905.7 0.0 5905.7 2952.9 0.0 2952.9 5905.7 0.0 5905.7 0 0 0 0  

a Rừng phòng hộ7

94.8 0.4 317.9 317.9   317.9 159.0   159.0 317.9   317.9 0 0 0 0  

b Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

13969.5 0.4 5587.8 5587.8   5587.8 2793.9   2793.9 5587.8   5587.8 0 0 0 0  

2.2

Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Quyết định 24/2012/QĐ-TTg (ha)

    1523.3 1523.3 0.0 1523.3 1523.3 0.0 1523.3 0.0 0.0 0.0 0 0 0 0  

a Diện tích5

233.0 0.1 523.3 523.3   523.3 523.3   523.3 0.0   0.0 0 0 0 0  

b Hỗ trợ cộng đồng vùng đệm

25.0 40 1000.0 1000.0   1000.0 1000.0   1000.0 0.0   0.0 0 0 0 0  

3Xây dựng cơ sở hạ tầng PCCCR

    2127.6 2127.6 2127.6 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 2127.6 0.0 0 0 0 0  

2.1

Chòi canh lửa rừng

    0 0 0 0 0     0              

a Xây dựng mới     0 0 0 0 0     0              

  Số lượng (chòi)     0 0 0 0 0     0              

  Diện tích (m2)     0 0 0 0 0     0              

b Sửa chữa, cải tạo nâng cấp

    0 0 0 0 0     0              

  Số lượng (chòi)     0 0 0 0 0     0              

  Diện tích (m2)     0 0 0 0 0     0              2.2

Trạm bảo vệ rừng (m2)

    0 0 0 0 0     0              

Page 31: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

a Xây dựng mới     0 0 0 0 0     0              

  Số lượng (chòi)     0 0 0 0 0     0              

  Diện tích (m2)     0 0 0 0 0     0              

b Sửa chữa, cải tạo nâng cấp

    0 0 0 0 0     0              

  Số lượng (chòi)     0 0 0 0 0     0              

  Diện tích (m2)     0 0 0 0 0     0              2.4

Đường ranh cản lửa

    2127.6 2127.6 2127.6 0.0 0.0     0.0 2127.6            

a Băng trắng (Km)       0.0 0.0 0.0 0.0     0.0              

  Xây dựng mới     0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0              

  Tu bổ, nâng cấp3

60.0 5.91 2127.6 2127.6 2127.6 0.0 0.0     0.0 2127.6            

b Băng xanh (km)     0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0              

  Xây dựng mới     0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0              

  Tu bổ, nâng cấp     0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0              

2.5

Biển báo cấp độ nguy cơ cháy rừng (cái)

    0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0              

  Xây dựng mới     0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0              

  Sửa chữa, cải tạo nâng cấp

    0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0              

4 Nhiệm vụ khác     0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0              

II PHÁT TRIỂN RỪNG

    388937.0 13812.0 13812.0 0.0 9000.0 9000.0 0.0 4812.0 4812.0 0.0 0 0 0 375125  

1Khoanh nuôi tái sinh rừng (ha)

    0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0 0 0 0  

1.1 KNTS tự nhiên     0.0 0.0   0.0 0.0   0.0 0.0   0.0 0 0 0 0  

a Mới0

.0   0.0 0.0   0.0 0.0   0.0 0.0   0.0 0 0 0 0  

b Chuyển tiếp     0.0 0.0   0.0 0.0   0.0 0.0   0.0 0 0 0 0  1.2

KNTS có trồng bổ sung cây LN

    0.0 0.0   0.0 0.0   0.0 0.0   0.0 0 0 0 0  

a Mới     0.0 0.0   0.0 0.0   0.0 0.0   0.0 0 0 0 0  

b Chuyển tiếp     0.0 0.0   0.0 0.0   0.0 0.0   0.0 0 0 0 0  

Page 32: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

2 Trồng rừng (ha)

    249000.0 9000.0 9000.0 0.0 9000.0 9000.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0 0 0 240000  

2.1

Trồng rừng PH, ĐD

300.0 30 9000.0 9000.0 9000.0 0.0 9000.0 9000.0   0.0              

a Phòng hộ     0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0   0.0              

  Trong đó phòng hộ ven biển

300.0   0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0 0 0 0  

b Đặc dụng   0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0     0 0 0 0  

2.2

Trồng rừng sản xuất (ha)

8000.0 30 240000.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0     0 0 0 240000  

  Trồng mới0

.0 0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0     0 0 0 0  

  Trồng lại rừng sau khai thác

8000.0 30 240000.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0     0 0 0 240000  

3 Chăm sóc rừng (ha)

    139562.0 4812.0 4812.0 0.0 0.0 0.0 0.0 4812.0 4812.0 0.0 0 0 0 134750  

3.1

Rừng phòng hộ, đặc dụng

1253.0   4812.0 4812.0 4812.0 0.0 0.0     4812.0 4812.0 0.0          

3.2 Rừng sản xuất     134750.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0           134750  

4 Cải tạo rừng (ha)

0.0   0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0              

5 Trồng cây phân tán (nghìn cây)

500.0   375.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0           375  

6 Nhiệm vụ khác     0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0              III

SỬ DỤNG RỪNG

    0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0.0 0 0 0 0  

1 Khai thác rừng tự nhiên

0.0   0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0 0.0 0.0 0 0 0 0  

  - Khai thác chính (m3)

0.0   0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0 0.0 0.0 0 0 0 0  

  - Khai thác tận dụng (m3)

0.0   0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0 0.0 0.0 0 0 0 0  

2 Khai thác rừng trồng

    0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0              

  Diện tích (ha)     0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0              

  Sản lượng (m3)     0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0              

Page 33: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

3Khai thác tre nứa và lâm sản ngoài gỗ

    0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0              

3.1 Tre nứa     0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0              

  Số lượng (nghin cây)

    0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0              

  Sản lượng (tấn)     0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0              3.2 .....     0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0              

4 Nhiệm vụ khác     0.0 0.0 0.0 0.0 0.0     0.0              

 IV

CẤP CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG (ha)

10136.1   3040.8 3040.8 0.0 3040.8 0.0 0.0 0.0 3040.8 0.0 3040.8 0 0 0 0  

1 Rừng tự nhiên2

583.9 0.3 775.2 775.2 0.0 775.2 0.0     775.2   775.2 0 0 0 0  

2 Rừng trồng7

552.2 0.3 2265.7 2265.7 0.0 2265.7 0.0     2265.7   2265.7 0 0 0 0  

V NHIỆM VỤ KHÁC

0   7120.7 7120.7 1594.0 5526.8 3257.1 900.0 2357.1 3863.6 694.0 3169.7          

                                     Diện tích rừng phòng hộ ven biển đang triển khai thực hiện các dự án của Chương trinh ứng phó với biến đổi khí hậu, không đề nghị hỗ trợ vào Chương trinh này.Căn cứ thực hiện: Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các Công ty nông, lâm nghiệp; Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng.Nguồn số liệu: Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 phê duyệt kết quả rà soát điều chỉnh cục bộ ba loại rừng tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 06/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh V/v phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh năm 2016; Báo cáo số 359/BC/KL Ngày 19/6/2017 của Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh báo cáo tổng hợp thực hiện nhiệm vụ tháng 6 năm 2017; Quyết định số 680/QĐ-UBND ngày 14/3/2016 về việc phê duyệt kết quả kiểm kê rừng tỉnh Quảng Ninh năm 2015; Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020;

Page 34: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

Biểu 08TỔNG HỢP KẾ HOẠCH VỐN SỰ NGHIỆP ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH

TRUNG ƯƠNG NĂM 2018

(Kèm theo Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững năm 2018 của tỉnh Quảng Ninh)

ĐVT: Triệu đồng

TT Hạng mục ĐVT Khối lượng

Định mức

Thành tiền Ghi chú

1 2 3 4 5 6 7  TỔNG       49378.1  

1 Khoán bảo vệ rừng ha 0.0 0 38189.8  

1.1 Tại các huyện 30a 0 0.0 0 0.0  

a Rừng phòng hộ 0 0.0 0 0.0  

b Rừng đặc dụng 0 0.0 0 0.0  

c Rừng sản xuất là rừng tự nhiên 0 0.0 0 0.0  

1.2 Xã khu vực II, III (theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP)   77198.3   30879.3  

a Rừng phòng hộ   45185.7 0.4 18074.3  

  Trong đó: Rừng phòng hộ ven biển   10117.1 0 0.0  

b Rừng đặc dụng   17431.2 0.4 6972.5  

c Rừng sản xuất là rừng tự nhiên   14581.4 0.4 5832.6  

1.3Khoán bảo vệ rừng cho các đối tượng khác (không thuộc đối tượng tại mục 1.2, 1.3)

  24368.3   7310.5  

a Rừng phòng hộ   929.9 0.3 279.0  

  Trong đó: Rừng phòng hộ ven biển   15631.1      

b Rừng đặc dụng   4562.0 0.3 1368.6  

c Rừng sản xuất là rừng tự nhiên   18876.3 0.3 5662.9  

2 Hỗ trợ bảo vệ rừng   14764.3   7429.0  

2.1 Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP ha 14764.3   5905.7  

a Rừng phòng hộ   794.8 0.4 317.9  

b Rừng sản xuất là rừng tự   13969.5 0.4 5587.8  

Page 35: MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN …€¦ · Web viewQuyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một

nhiên

2.2 Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Quyết định 24/2012/QĐ-TTg       1523.3  

a Diện tích Ha 5233.0 0.1 523.3  

b Hỗ trợ cộng đồng vùng đệm Cộng đồng 25.0 40 1000.0  

3 Khoanh nuôi tái sinh rừng ha 0.0   0.0  

1.1 KNTS tự nhiên   0.0   0.0  

a Mới   0.0   0.0  

b Chuyển tiếp   0.0   0.0  

1.2 KNTS có trồng bổ sung cây LN   0.0   0.0  

a Mới   0.0   0.0  

b Chuyển tiếp   0.0   0.0  

  Trong đó: thuộc đối tượng Nghị định 75/2015/NĐ-CP   0.0   0.0  

  Mới   0.0   0.0    Chuyển tiếp   0.0   0.0  

4 Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững ha 10136.1   3040.8  

a Rừng tự nhiên   2583.9 0.3 775.2  

b Rừng trồng   7552.2 0.3 2265.7  

5Hoạt động của Văn phòng Ban chỉ đạo CTMTLN cấp tỉnh

     718.5

 

6 Nhiệm vụ khác          

Diện tích rừng phòng hộ ven biển đang triển khai thực hiện các dự án của Chương trinh ứng phó với biến đổi khí hậu, không đề nghị hỗ trợ vào Chương trinh này.