n a sào - điểm hẹn văn hóa tâm linh · các hoạt động, phần việc cụ thể,...

1
3 Thứ sáu, ngày 15 tháng 3 năm 2019 (theo vietnamplus.vn) N hờ sự quan tâm đầu tư đồng bộ, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia: đình - đền - bến Tượng A Sào, xã An Thái (Quỳnh Phụ) đã trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo du khách về thăm vùng đất cổ, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương. Ngược dòng lịch sử, vùng đất cổ A Sào thời Trần thuộc hương A Cảo, quang cảnh nơi đây xưa kia tuyệt đẹp, được xếp vào hạng tứ cố cảnh thời Lý - Trần “Đào Động - Lộng Khê - Tô Đê - A Sào”, là thái ấp của Phụng Càn Vương Trần Liễu, phụ thân của Trần Quốc Tuấn, người được nhân dân trong vùng phụng thờ là bậc khai ấp tiên công. Mảnh đất này đã gắn bó và góp phần hun đúc nên tài năng, phẩm hạnh của vị thánh Hưng Đạo Đại Vương. Từ thế kỷ thứ 13, nhận thấy vùng đất bãi ven sông Hóa đúng là nơi hội tụ khí thiêng sông biển, lại có địa thế hiểm yếu về quân sự nên triều đình nhà Trần đã chọn nơi đây là căn cứ địa. Khi chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Quốc Tuấn đã được phong thượng vị hầu và được triều đình giao về trấn thủ đất A Sào. Trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ hai, đích thân các vua Trần đã cùng Trần Quốc Tuấn về chỉ đạo xây dựng vùng ven sông Hóa, nay gồm các phần đất của Thái Bình và Hải Phòng thành một phòng tuyến để triển khai thế trận thủy chiến. Tại A Sào, Trần Quốc Tuấn được triều đình giao trọng trách xây dựng một lực lượng quân sự cùng trung tâm tích trữ binh lương, nơi đây trở thành vùng chiến lược trong thế trận thủy chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông ở vùng duyên hải phía Bắc. Cũng từ đó, A Sào lưu lại nhiều di tích gắn với những chiến công của quân dân Đại Việt thời Trần như gò Đóng Yên, A Mễ, Mễ Thương, Đ ược khởi động từ ngày 25/2, tháng thanh niên năm 2019 của tuổi trẻ Thái Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực, hướng mạnh về cơ sở, thể hiện vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trên mọi lĩnh vực của đời sống. Cùng đoàn viên thanh niên (ĐVTN) xã Đông Xuân (Đông Hưng) tham gia vệ sinh môi trường, thu gom rác thải hưởng ứng ngày chủ nhật xanh vừa qua, chúng tôi mới cảm nhận hết sự sôi nổi, nhiệt huyết của tuổi trẻ trong các hoạt động tình nguyện. Dù việc thu hút, tập hợp ĐVTN gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, các hoạt động của đoàn vẫn luôn thu hút đông đảo ĐVTN tham gia. Chị Vũ Thị Thu Huyền, Bí thư Đoàn Thanh niên xã chia sẻ: Chúng tôi đã huy động hơn 30 ĐVTN tham gia thu gom rác thải trên quốc lộ 10 đoạn qua địa bàn xã và đoạn đường thanh niên tự quản. Chỉ trong buổi sáng đã thu gom hơn 1 tấn rác thải để đưa đến khu vực xử lý. Ngoài ra, ĐVTN còn phối hợp tham gia rắc vôi bột tiêu độc, khử trùng tại một số tuyến đường để phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Để các hoạt động hiệu quả, ngoài ĐVTN trong xã, chúng tôi phối hợp chặt chẽ với Trường THCS Đông Xuân để thu hút thêm ĐVTN là học sinh cùng tham gia các hoạt động. Không chỉ ở Đông Xuân, hoạt động ngày chủ nhật xanh vừa qua được 100% các cấp bộ đoàn trong tỉnh hưởng ứng đã tạo điểm nhấn và thành công của tháng thanh niên năm nay. Anh Nguyễn Minh Hồng, Bí thư Tỉnh đoàn cho biết: Bám sát chủ đề “Thanh niên Thái Bình tình nguyện vì cộng đồng, xã hội chăm lo, bồi dưỡng thanh niên”, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã tổ chức một chuỗi các hoạt động như: ra quân vệ sinh môi trường, thu gom rác thải; tư vấn, cấp thuốc miễn phí cho đối tượng gia đình chính sách, người nghèo; ra quân bảo đảm trật tự mỹ quan đô thị trên một số tuyến phố, trồng cây xanh, khơi thông dòng chảy; tuyên truyền phát tờ rơi và tổ chức rắc vôi bột, phun hóa chất phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi... Các hoạt động đều đi vào thực chất, có tính nhân văn sâu sắc và lan tỏa trực tiếp đến cộng đồng, xã hội. Ngày chủ nhật xanh lần 1 năm 2019, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh đã tổ chức các hoạt động tại hai huyện Kiến Xương, Đông Hưng và thành phố Thái Bình; đồng thời, tổ chức đoàn các huyện, thành phố phát động ra quân ngày chủ nhật xanh trên toàn địa bàn. Kết quả, toàn tỉnh đã tổ chức khám, tư vấn và cấp thuốc miễn phí cho gần 800 đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo; tặng 1.300 suất quà; trồng gần 3.000 cây xanh; khơi thông gần 10km dòng chảy; phát gần 2.000 tờ rơi tuyên truyền cách nhận biết và phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi; thành lập 70 đội hình thanh niên tình nguyện rắc vôi bột, phun hóa chất tiêu độc, khử trùng phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi... Tại thành phố Thái Bình, tổng kinh phí tổ chức các hoạt động ngày chủ nhật xanh cấp tỉnh gần 200 triệu đồng. Thành đoàn Thái Bình xác định các hoạt động của tuổi trẻ thành phố sẽ tổ chức vào các tháng trong năm chứ không chỉ tập trung vào tháng thanh niên. Năm nay, ngoài những chỉ tiêu, nội dung cụ thể trong năm thanh niên, Thành đoàn Thái Bình cũng sẽ kết hợp, lồng ghép thực hiện với nhiều phong trào thi đua, cuộc vận động lớn của đất nước, địa phương, nhất là các đợt kỷ niệm ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước; đồng thời, đổi mới nội dung, hình thức hoạt động đoàn, đội, từ đó thu hút, tập hợp nhiều ĐVTN tham gia... Đặc biệt, ngay tại lễ khởi động tháng thanh niên năm 2019, Tỉnh đoàn phối hợp với các đơn vị tổ chức trao tặng 65 suất quà trị giá 25 triệu đồng cho đối tượng chính sách, học sinh nghèo vượt khó của huyện Kiến Xương; tặng 2 công trình sân chơi cho thanh thiếu nhi và nhà nhân ái với tổng trị giá 65 triệu đồng; tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí trị giá 25 triệu đồng cho đối tượng chính sách, người cao tuổi trên địa bàn huyện; tặng 1 bộ máy tính, máy in cho Đoàn Thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh trị giá 10 triệu đồng; ra quân trồng 550 cây xanh tại xã An Bồi và thị trấn Thanh Nê. Tổng kinh phí cho các hoạt động gần 250 triệu đồng... Đồng chí Bí thư Tỉnh đoàn cho biết thêm: Thời gian tới, tuổi trẻ Thái Bình tiếp tục triển khai các hoạt động, phần việc cụ thể, thiết thực của tháng thanh niên và năm thanh niên 2019, đóng góp sức lực, trí tuệ vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. TấT ĐạT Sôi nổi tháng thanh niên A Sào - điểm hẹn văn hóa tâm linh Am Qua, bến Tượng, đặc biệt tên gọi A Sào mang ý nghĩa là cái ổ, cái tổ của nhà Trần là một sự tôn vinh độc đáo, nhà Trần lập A Sào thành Đệ nhị Sinh từ (đứng sau Kiếp Bạc). Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba (1288), địa danh A Sào nơi đặt đại bản doanh của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã đi vào lịch sử dân tộc và trường tồn cùng năm tháng với những chiến công vĩ đại. Sử sách còn ghi, khi Hưng Đạo Đại Vương đưa quân từ A Cảo vượt sông Hóa vào Lục Đầu giang tiến sang sông Bạch Đằng đánh quân Nguyên Mông do Ô Mã Nhi cầm đầu, con voi chiến bị sa xuống bãi lầy lớn ven sông, dân chúng cứu voi nhưng không được đã dùng thuyền mảng đưa Trần Hưng Đạo cùng tướng sĩ vượt sông và giã hàng nghìn chiếc bánh giày làm lương thực cho quân sĩ nhà Trần trên đường tiến công. Con vật trung nghĩa nhìn chủ tướng ứa nước mắt, rống lên nghẹn ngào rồi từ từ chìm dần xuống bùn lầy. Cảm kích trước lòng dân và khích lệ lòng quân sĩ, Trần Hưng Đạo đã tuốt gươm chỉ xuống dòng sông cùng lời thề bất hủ: “Nếu trận này không thắng giặc Thát ta thề không trở lại bến sông này!”. Sau ngày toàn thắng, trên đường trở về đất Long Hưng để báo công, khi qua bến sông, Hưng Đạo Đại Vương đã cho đắp tượng con voi chiến, từ đó có tên là bến Tượng, trên bến có miếu thiêng thờ tượng voi. Hàng năm, dân làng A Sào mở hội tế lễ Đức Thánh Trần và hội làng. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, những biến cố của thời đại và sự tàn phá của thời gian, quần thể di tích đã bị hư hao nhiều nhưng khói hương vẫn không bao giờ nhạt phai, linh khí của nơi đất thiêng này vẫn trường tồn theo năm tháng. Với những giá trị lịch sử, văn hóa còn lưu giữ, khu di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bằng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và lễ hội truyền thống đền A Sào được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Nhờ sự quan tâm đầu tư của trung ương và địa phương cùng nguồn vốn xã hội hóa, khu di tích đình, đền, bến Tượng A Sào ngày càng được chăm lo, gìn giữ, tôn tạo. Nhiều hạng mục công trình như nhà tiền tế, nhà giải vũ, tòa đại bái, hậu cung, lầu chiêng, lầu trống, nghi môn, khu Phủ Đệ, khu bến Tượng... đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Hạng mục xây dựng tượng đồng Hưng Đạo Đại Vương chỉ tay xuống dòng sông Hóa cùng lời thề bất hủ... đang được huyện Quỳnh Phụ khẩn trương triển khai, các cụm công trình sẽ góp phần làm cho ngôi đền Đệ nhị Sinh từ thờ Đức Thánh Trần tối linh uy nghi vào bậc nhất trong vùng. Hàng năm, vào ngày 10/2 và ngày 20/8 (âm lịch), tương truyền là ngày sinh và ngày mất của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, huyện Quỳnh Phụ và dân làng A Sào mở hội tế lễ Đức Thánh Trần và hội làng với nhiều hoạt động văn hóa dân gian được lưu truyền, bảo tồn và tổ chức với quy mô lớn. Ông Phạm Hồng Thái, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Phụ, Trưởng ban Tổ chức lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2019 cho biết: Để lưu giữ linh khí và tinh thần của vùng đất thiêng, nhằm khẳng định, tôn vinh, quảng bá những chiến công hiển hách, vang vọng hào khí Đông A trên mảnh đất A Sào - An Thái gắn liền với tên tuổi của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn qua hơn 700 năm, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái, lễ hội xuân truyền thống đền A Sào năm nay sẽ diễn ra từ ngày 14 - 17/3 (tức ngày 9 - 12/2 âm lịch) với quy mô trang trọng, hoành tráng. Bên cạnh các hoạt động dâng hương tế lễ, tâm linh, phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc với các giải thi đấu pháo đất, múa kéo chữ, giã bánh dày... thể hiện tinh thần thượng võ của quân dân Đại Việt thời Trần, huyện Quỳnh Phụ đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để lễ hội thành công tốt đẹp. Lễ hội truyền thống A Sào bên cạnh việc góp phần phát triển văn hóa tâm linh gắn với du lịch, đồng thời tạo không khí vui tươi, phấn khởi, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân địa phương ra sức thi đua lao động, sản xuất hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập huyện Quỳnh Phụ, đưa Quỳnh Phụ trở thành huyện nông thôn mới. minh hưng Không có mối liên hệ giữa việc tiêm vắc-xin và chứng tự kỷ Trong một công trình nghiên cứu lớn nhất từ trước đến nay công bố ngày 4/3, các nhà khoa học ở Đan Mạch đã chứng minh được rằng không có mối liên hệ rõ ràng nào giữa vắc- xin phòng các bệnh quai bị, sởi và rubella (MMR) với sự phát triển của chứng tự kỷ. Nghiên cứu trên một lần nữa cho thấy lỗ hổng trong lý thuyết do một nhóm nhỏ những người có tư tưởng hoài nghi việc sử dụng vắc-xin dựng lên và trong nhiều trường hợp lợi dụng chúng để thay đổi chính sách của chính phủ và các hãng dược phẩm. Năm nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã liệt vấn nạn “do dự tiêm vắc-xin” vào danh sách 10 nguy cơ hàng đầu đe dọa sức khỏe toàn cầu. Trên thực tế, vào năm 2018, sự bùng phát dịch sởi trên diện rộng một phần là do phong trào phản đối vắc-xin. Tuần trước, báo The Guardian của Anh cho biết nhóm những người hoài nghi về tác dụng của vắc-xin thường sử dụng mạng xã hội Facebook để cổ súy chiến dịch phản đối nhằm vào các quan chức y tế và những người ủng hộ sử dụng vắc-xin. Việc sử dụng vắc-xin đã bị đặt nhiều dấu hỏi sau khi một nghiên cứu được công bố vào năm 1998 trên tạp chí The Lancet cho thấy có mối liên hệ giữa MMR với chứng tự kỷ. Mặc dù nghiên cứu đã bị rút lại sau khi phát hiện ra rằng một số yếu tố của bài báo không chính xác song nhiều người đã cố tình phớt lờ điều này và khẳng định vắc-xin vẫn tiềm ẩn nguy cơ với sức khỏe của người dân. Theo WHO, vắc-xin là một trong những cách hiệu quả nhất để phòng bệnh. Ước tính việc tiêm vắc-xin đã giúp ngăn chặn 2 - 3 triệu ca tử vong mỗi năm và sẽ có thêm 1,5 triệu người nữa phòng ngừa được bệnh dịch nếu phạm vi tiêm chủng trên toàn cầu được mở rộng. Người Việt Nam thấp nhất châu Á Một thực trạng đáng buồn là hiện nay, thể trạng của người Việt Nam kém xa so với các nước trong khu vực không những về chiều cao, cân nặng mà cả về tố chất thể lực, sức bền. Theo ngành Y tế, chiều cao trung bình của nam và nữ thanh niên Việt Nam hiện đang thấp hơn chiều cao trung bình một số nước châu Á từ 8 - 10cm. Trong 30 năm qua, người Việt Nam có cao lên nhưng rất ít, 10 năm chỉ cao thêm được 1cm. Người Việt Nam bị xếp vào nhóm lười vận động nhất thế giới với 13,5% số người dân tập thể dục nhiều hơn 30 phút/ ngày. Một thực trạng đáng buồn là hiện nay, thể trạng của người Việt Nam kém xa so với các nước trong khu vực không những về chiều cao, cân nặng mà cả về tố chất thể lực, sức bền. Thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy người Việt Nam thấp nhất châu Á. Hiện chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam là 164cm, nữ là 153cm - thấp hơn 8cm so với người Nhật Bản và thấp hơn 10cm so với Hàn Quốc. Thanh niên Nhật Bản trung bình cao 172cm với nam và 158cm với nữ. Ở Hàn Quốc, chiều cao trung bình của nam thanh niên là 174cm, nữ là 161cm. Hoạt động khám bệnh, tư vấn và cấp thuốc miễn phí cho đối tượng chính sách, người cao tuổi xã An Bồi của Huyện đoàn Kiến Xương. C hỉ trong 3 ngày từ khi đưa ra ý tưởng đã có ngay sáng kiến hữu ích, áp dụng vào thực tế tưởng chừng chỉ là câu chuyện viển vông nhưng đó lại là sự thật khi nhắc đến Thượng tá Vũ Đình Cường, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Kiến Xương - người được coi là “cây sáng kiến” của đơn vị. Trò chuyện với Thượng tá Vũ Đình Cường, chúng tôi được biết thêm nhiều điều thú vị xoay quanh sáng kiến thiết bị bắn pháo hoa bán tự động do anh sáng chế vừa đạt giải A tại hội thi sáng kiến, cải tiến mô hình học cụ do Bộ CHQS tỉnh tổ chức. Sáng kiến xuất phát từ việc huyện Kiến Xương tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi. Vì thời gian chuẩn bị gấp rút, thiết bị hỗ trợ Người chỉ huy đam mê sáng kiến việc bắn pháo hoa khan hiếm không mua được nên anh đã đưa ra ý tưởng rồi cùng đồng đội sản xuất để đáp ứng ngay yêu cầu nhiệm vụ do cấp trên chỉ đạo. Thượng tá Vũ Đình Cường chia sẻ: Khi không có thiết bị L100, việc bắn pháo hoa bằng phương pháp đốt thủ công không bảo đảm được thời gian theo kịch bản và có thể bị nổ lan do tàn lửa gây cháy dây dẫn. Ngoài ra, việc xử lý không nổ gặp khó khăn và rất nguy hiểm. Năm nay lại là năm đầu tiên đơn vị đảm nhiệm nhiệm vụ này nên tôi trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để đêm bắn pháo hoa diễn ra thành công và bảo đảm an toàn tuyệt đối. Từ suy nghĩ đó, tôi đã nghiên cứu, đưa ra ý tưởng để làm thiết bị bắn pháo hoa bán tự động. Nói là làm, anh bắt tay vào nghiên cứu, phác họa và thực hiện ý tưởng. Với vai trò là chủ đề tài, anh trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và làm cùng anh em trong đơn vị. Chỉ trong 3 ngày, sản phẩm hoàn thiện đã “trình làng” và ứng dụng thực tế tại trận địa pháo hoa trong đêm giao thừa. Sau 15 phút thực hành bắn, anh và đồng đội hạnh phúc thở phào nhẹ nhõm. Kết quả, người dân Kiến Xương đã được thưởng thức màn bắn pháo hoa thành công ngoài mong đợi. Giới thiệu về sáng kiến của mình, Thượng tá Vũ Đình Cường chia sẻ thêm: Thiết bị này có rất nhiều ưu điểm, trong đó, bảo đảm nổ đúng theo kịch bản và thời gian, không bị nổ lan. Thiết bị sản xuất đơn giản, chi phí trên 2 triệu đồng, rẻ hơn rất nhiều so với thiết bị chuyên dụng. Thiết bị bắn pháo hoa bán tự động gồm: nguồn điện sử dụng ắc quy 12V; bảng công tắc có công tắc tổng và 40 công tắc theo từng màn pháo hoa (theo kịch bản) từ 1 đến 40. Dây điện nối từ bảng công tắc đến các giàn pháo hoa. Mô hình mỗi giàn pháo hoa được tượng trưng bằng một bóng được đánh số từ 1 đến 40. Ngoài ra, thiết bị rất gọn nhẹ, dễ sử dụng và khả năng áp dụng rộng rãi trên phạm vi cả nước. Cùng với ứng dụng trong bắn pháo hoa, thiết bị còn được dùng trong huấn luyện, diễn tập... Vốn là sĩ quan công binh có thâm niên hơn 30 năm công tác, trong đó nhiều năm làm công tác chuyên môn, tham gia rà phá bom mìn tồn sót trong chiến tranh nên Thượng tá Vũ Đình Cường thấu hiểu nỗi vất vả, nguy hiểm trong công việc này. Dù trên cương vị nào anh cũng dành cả tâm huyết để sáng chế những thiết bị hữu ích cho công việc. Thiết bị bắn pháo hoa bán tự động chỉ là một trong số hàng chục sáng kiến do anh nghiên cứu suốt thời gian công tác. Theo đồng chí Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Kiến Xương: Có lẽ tâm đắc, tâm huyết nhất với tôi là sáng kiến bệ phóng nổ trên không đạt giải C tại hội thi sáng kiến, cải tiến mô hình học cụ do Quân khu 3 tổ chức. Sáng kiến này khi áp dụng thực tế sẽ phá vỡ nguyên lý phóng nổ phải đào cố định trên đất dẻo bởi nó có thể sử dụng ở bất cứ địa hình không bằng phẳng, sình lầy hoặc đá cứng. Thuận tiện cho việc cơ động, thay đổi vị trí, hướng khi thực hành chiến đấu đánh mục tiêu khi mục tiêu thay đổi vị trí, hướng. Ngoài ra có thể tận dụng cành cây, tre luồng để làm giá bộc lượng nổ... Là người chỉ huy đam mê nghiên cứu sáng kiến nên anh luôn khuyến khích và động viên cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đẩy mạnh phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Nhờ vậy, Ban CHQS huyện Kiến Xương luôn được cấp trên đánh giá là một trong những đơn vị có nhiều sáng kiến, cải tiến mang tính ứng dụng cao. Năm 2019, đơn vị có 3 trong số 25 sáng kiến được lựa chọn đi thi cấp quân khu. Đó cũng là động lực để cá nhân đồng chí Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện cũng như cán bộ, chiến sĩ cơ quan quân sự huyện Kiến Xương tiếp tục có những sáng kiến thiết thực, được ứng dụng, nhân rộng vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Thiên ân Sáng kiến bắn pháo hoa bán tự động của Thượng tá Vũ Đình Cường được giải A tại hội thi sáng kiến, cải tiến mô hình học cụ do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức. Lễ rước bộ truyền thống đền A Sào.

Upload: dinhcong

Post on 29-Aug-2019

215 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: N A Sào - điểm hẹn văn hóa tâm linh · các hoạt động, phần việc cụ thể, thiết thực của tháng thanh niên và năm thanh niên 2019, đóng góp sức

3Thứ sáu, ngày 15 tháng 3 năm 2019

(theo vietnamplus.vn)

Nhờ sự quan tâm đầu tư đồng bộ, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia:

đình - đền - bến Tượng A Sào, xã An Thái (Quỳnh Phụ) đã trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo du khách về thăm vùng đất cổ, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương.

Ngược dòng lịch sử, vùng đất cổ A Sào thời Trần thuộc hương A Cảo, quang cảnh nơi đây xưa kia tuyệt đẹp, được xếp vào hạng tứ cố cảnh thời Lý - Trần “Đào Động - Lộng Khê - Tô Đê - A Sào”, là thái ấp của Phụng Càn Vương Trần Liễu, phụ thân của Trần Quốc Tuấn, người được nhân dân trong vùng phụng thờ là bậc khai ấp tiên công. Mảnh đất này đã gắn bó và góp phần hun đúc nên tài năng, phẩm hạnh của vị thánh Hưng Đạo Đại Vương. Từ thế kỷ thứ 13, nhận thấy vùng đất bãi ven sông Hóa đúng là nơi hội tụ khí thiêng sông biển, lại có địa thế hiểm yếu về quân sự nên triều đình nhà Trần đã chọn nơi đây là căn cứ địa. Khi chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất, Trần Quốc Tuấn đã được phong thượng vị hầu và được triều đình giao về trấn thủ đất A Sào. Trước khi bước vào cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ hai, đích thân các vua Trần đã cùng Trần Quốc Tuấn về chỉ đạo xây dựng vùng ven sông Hóa, nay gồm các phần đất của Thái Bình và Hải Phòng thành một phòng tuyến để triển khai thế trận thủy chiến. Tại A Sào, Trần Quốc Tuấn được triều đình giao trọng trách xây dựng một lực lượng quân sự cùng trung tâm tích trữ binh lương, nơi đây trở thành vùng chiến lược trong thế trận thủy chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông ở vùng duyên hải phía Bắc. Cũng từ đó, A Sào lưu lại nhiều di tích gắn với những chiến công của quân dân Đại Việt thời Trần như gò Đóng Yên, A Mễ, Mễ Thương,

Được khởi động từ ngày 25/2, tháng thanh niên năm 2019 của tuổi trẻ

Thái Bình đã có nhiều hoạt động thiết thực, hướng mạnh về cơ sở, thể hiện vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trên mọi lĩnh vực của đời sống.

Cùng đoàn viên thanh niên (ĐVTN) xã Đông Xuân (Đông Hưng) tham gia vệ sinh môi trường, thu gom rác thải hưởng ứng ngày chủ nhật xanh vừa qua, chúng tôi mới cảm nhận hết sự sôi nổi, nhiệt huyết của tuổi trẻ trong các hoạt động tình nguyện. Dù việc thu hút, tập hợp ĐVTN gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, các hoạt động của đoàn vẫn luôn thu hút đông đảo ĐVTN tham gia. Chị Vũ Thị Thu Huyền, Bí thư Đoàn Thanh niên xã chia sẻ: Chúng tôi đã huy động hơn 30 ĐVTN tham gia thu gom rác thải trên quốc lộ 10 đoạn qua địa bàn xã và đoạn đường thanh niên tự quản. Chỉ trong buổi sáng đã thu gom hơn 1 tấn rác thải để đưa đến khu vực xử lý. Ngoài ra, ĐVTN còn phối hợp tham gia rắc vôi bột tiêu độc, khử trùng tại một số tuyến đường để phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Để các hoạt động hiệu quả, ngoài

ĐVTN trong xã, chúng tôi phối hợp chặt chẽ với Trường THCS Đông Xuân để thu hút thêm ĐVTN là học sinh cùng tham gia các hoạt động.

Không chỉ ở Đông Xuân, hoạt động ngày chủ nhật xanh vừa qua được 100% các cấp bộ đoàn trong tỉnh hưởng ứng đã tạo điểm nhấn và thành công của tháng thanh niên năm nay. Anh Nguyễn Minh Hồng, Bí thư Tỉnh đoàn cho biết: Bám sát chủ đề “Thanh niên Thái Bình tình nguyện vì cộng đồng, xã hội chăm lo, bồi dưỡng thanh niên”, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã tổ chức một chuỗi các hoạt động như: ra quân vệ sinh môi trường, thu gom rác thải; tư vấn, cấp thuốc miễn phí cho đối tượng gia đình chính sách, người nghèo; ra quân bảo đảm trật tự mỹ quan đô thị trên một số tuyến phố, trồng cây xanh, khơi thông dòng chảy; tuyên truyền phát tờ rơi và tổ chức rắc vôi bột, phun hóa chất phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi... Các hoạt động đều đi vào thực chất, có tính nhân văn sâu sắc và lan tỏa trực tiếp đến cộng đồng, xã hội.

Ngày chủ nhật xanh lần 1 năm 2019, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên

tỉnh đã tổ chức các hoạt động tại hai huyện Kiến Xương, Đông Hưng và thành phố Thái Bình; đồng thời, tổ chức đoàn các huyện, thành phố phát động ra quân ngày chủ nhật xanh trên toàn địa bàn. Kết quả, toàn tỉnh đã tổ chức khám, tư vấn và cấp thuốc miễn phí cho gần 800 đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo; tặng 1.300 suất quà; trồng gần 3.000 cây xanh; khơi thông gần 10km dòng chảy; phát gần 2.000 tờ rơi tuyên truyền cách nhận biết và phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi; thành lập 70 đội hình thanh niên tình nguyện rắc vôi bột, phun hóa chất tiêu độc, khử trùng phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi...

Tại thành phố Thái Bình, tổng kinh phí tổ chức các hoạt động ngày chủ nhật xanh cấp tỉnh gần 200 triệu đồng. Thành đoàn Thái Bình xác định các hoạt động của tuổi trẻ thành phố sẽ tổ chức vào các tháng trong năm chứ không chỉ tập trung vào tháng thanh niên. Năm nay, ngoài những chỉ tiêu, nội dung cụ thể trong năm thanh niên, Thành đoàn Thái Bình cũng sẽ kết hợp, lồng ghép thực hiện với nhiều phong trào thi đua, cuộc

vận động lớn của đất nước, địa phương, nhất là các đợt kỷ niệm ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước; đồng thời, đổi mới nội dung, hình thức hoạt động đoàn, đội, từ đó thu hút, tập hợp nhiều ĐVTN tham gia...

Đặc biệt, ngay tại lễ khởi động tháng thanh niên năm 2019, Tỉnh đoàn phối hợp với các đơn vị tổ chức trao tặng 65 suất quà trị giá 25 triệu đồng cho đối tượng chính sách, học sinh nghèo vượt khó của huyện Kiến Xương; tặng 2 công trình sân chơi cho thanh thiếu nhi và nhà nhân ái với tổng trị giá 65 triệu đồng; tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí trị giá 25 triệu đồng cho đối tượng

chính sách, người cao tuổi trên địa bàn huyện; tặng 1 bộ máy tính, máy in cho Đoàn Thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh trị giá 10 triệu đồng; ra quân trồng 550 cây xanh tại xã An Bồi và thị trấn Thanh Nê. Tổng kinh phí cho các hoạt động gần 250 triệu đồng...

Đồng chí Bí thư Tỉnh đoàn cho biết thêm: Thời gian tới, tuổi trẻ Thái Bình tiếp tục triển khai các hoạt động, phần việc cụ thể, thiết thực của tháng thanh niên và năm thanh niên 2019, đóng góp sức lực, trí tuệ vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

TấT ĐạT

Sôi nổi tháng thanh niên

A Sào - điểm hẹn văn hóa tâm linh

Am Qua, bến Tượng, đặc biệt tên gọi A Sào mang ý nghĩa là cái ổ, cái tổ của nhà Trần là một sự tôn vinh độc đáo, nhà Trần lập A Sào thành Đệ nhị Sinh từ (đứng sau Kiếp Bạc). Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba (1288), địa danh A Sào nơi đặt đại bản doanh của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã đi vào lịch sử dân tộc và trường tồn cùng năm tháng với những chiến công vĩ đại. Sử sách còn ghi, khi Hưng Đạo Đại Vương đưa quân từ A Cảo vượt sông Hóa vào Lục Đầu giang tiến sang sông Bạch Đằng đánh quân Nguyên Mông do Ô Mã Nhi cầm đầu, con voi chiến bị sa xuống bãi lầy lớn ven sông, dân chúng cứu voi nhưng không được đã dùng thuyền mảng đưa Trần Hưng Đạo cùng tướng sĩ vượt sông và giã hàng nghìn chiếc bánh giày làm lương thực cho quân sĩ nhà Trần trên đường tiến công. Con vật trung nghĩa nhìn chủ tướng ứa nước

mắt, rống lên nghẹn ngào rồi từ từ chìm dần xuống bùn lầy. Cảm kích trước lòng dân và khích lệ lòng quân sĩ, Trần Hưng Đạo đã tuốt gươm chỉ xuống dòng sông cùng lời thề bất hủ: “Nếu trận này không thắng giặc Thát ta thề không trở lại bến sông này!”. Sau ngày toàn thắng, trên đường trở về đất Long Hưng để báo công, khi qua bến sông, Hưng Đạo Đại Vương đã cho đắp tượng con voi chiến, từ đó có tên là bến Tượng, trên bến có miếu thiêng thờ tượng voi. Hàng năm, dân làng A Sào mở hội tế lễ Đức Thánh Trần và hội làng. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, những biến cố của thời đại và sự tàn phá của thời gian, quần thể di tích đã bị hư hao nhiều nhưng khói hương vẫn không bao giờ nhạt phai, linh khí của nơi đất thiêng này vẫn trường tồn theo năm tháng.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa còn lưu giữ, khu di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch cấp bằng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và lễ hội truyền thống đền A Sào được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Nhờ sự quan tâm đầu tư của trung ương và địa phương cùng nguồn vốn xã hội hóa, khu di tích đình, đền, bến Tượng A Sào ngày càng được chăm lo, gìn giữ, tôn tạo. Nhiều hạng mục công trình như nhà tiền tế, nhà giải vũ, tòa đại bái, hậu cung, lầu chiêng, lầu trống, nghi môn, khu Phủ Đệ, khu bến Tượng... đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Hạng mục xây dựng tượng đồng Hưng Đạo Đại Vương chỉ tay xuống dòng sông Hóa cùng lời thề bất hủ... đang được huyện Quỳnh Phụ khẩn trương triển khai, các cụm công trình sẽ góp phần làm cho ngôi đền Đệ nhị Sinh từ thờ Đức Thánh Trần tối linh uy nghi vào bậc nhất trong vùng.

Hàng năm, vào ngày 10/2 và ngày 20/8 (âm lịch), tương

truyền là ngày sinh và ngày mất của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, huyện Quỳnh Phụ và dân làng A Sào mở hội tế lễ Đức Thánh Trần và hội làng với nhiều hoạt động văn hóa dân gian được lưu truyền, bảo tồn và tổ chức với quy mô lớn. Ông Phạm Hồng Thái, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Phụ, Trưởng ban Tổ chức lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2019 cho biết: Để lưu giữ linh khí và tinh thần của vùng đất thiêng, nhằm khẳng định, tôn vinh, quảng bá những chiến công hiển hách, vang vọng hào khí Đông A trên mảnh đất A Sào - An Thái gắn liền với tên tuổi của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn qua hơn 700 năm, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước đến tham quan, chiêm bái, lễ hội xuân truyền thống đền A Sào năm nay sẽ diễn ra từ ngày 14 - 17/3 (tức ngày 9 - 12/2 âm lịch) với quy mô trang trọng, hoành tráng. Bên cạnh các hoạt động dâng hương tế lễ, tâm linh, phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc với các giải thi đấu pháo đất, múa kéo chữ, giã bánh dày... thể hiện tinh thần thượng võ của quân dân Đại Việt thời Trần, huyện Quỳnh Phụ đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để lễ hội thành công tốt đẹp.

Lễ hội truyền thống A Sào bên cạnh việc góp phần phát triển văn hóa tâm linh gắn với du lịch, đồng thời tạo không khí vui tươi, phấn khởi, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân địa phương ra sức thi đua lao động, sản xuất hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội đảng các cấp, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập huyện Quỳnh Phụ, đưa Quỳnh Phụ trở thành huyện nông thôn mới.

minh hưng

Không có mối liên hệ giữa việc tiêm vắc-xin và chứng tự kỷTrong một công trình nghiên cứu lớn nhất từ trước đến nay

công bố ngày 4/3, các nhà khoa học ở Đan Mạch đã chứng minh được rằng không có mối liên hệ rõ ràng nào giữa vắc-xin phòng các bệnh quai bị, sởi và rubella (MMR) với sự phát triển của chứng tự kỷ.

Nghiên cứu trên một lần nữa cho thấy lỗ hổng trong lý thuyết do một nhóm nhỏ những người có tư tưởng hoài nghi việc sử dụng vắc-xin dựng lên và trong nhiều trường hợp lợi dụng chúng để thay đổi chính sách của chính phủ và các hãng dược phẩm.

Năm nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã liệt vấn nạn “do dự tiêm vắc-xin” vào danh sách 10 nguy cơ hàng đầu đe dọa sức khỏe toàn cầu. Trên thực tế, vào năm 2018, sự bùng phát dịch sởi trên diện rộng một phần là do phong trào phản đối vắc-xin. Tuần trước, báo The Guardian của Anh cho biết nhóm những người hoài nghi về tác dụng của vắc-xin thường sử dụng mạng xã hội Facebook để cổ súy chiến dịch phản đối nhằm vào các quan chức y tế và những người ủng hộ sử dụng vắc-xin.

Việc sử dụng vắc-xin đã bị đặt nhiều dấu hỏi sau khi một nghiên cứu được công bố vào năm 1998 trên tạp chí The Lancet cho thấy có mối liên hệ giữa MMR với chứng tự kỷ. Mặc dù nghiên cứu đã bị rút lại sau khi phát hiện ra rằng một số yếu tố của bài báo không chính xác song nhiều người đã cố tình phớt lờ điều này và khẳng định vắc-xin vẫn tiềm ẩn nguy cơ với sức khỏe của người dân.

Theo WHO, vắc-xin là một trong những cách hiệu quả nhất để phòng bệnh. Ước tính việc tiêm vắc-xin đã giúp ngăn chặn 2 - 3 triệu ca tử vong mỗi năm và sẽ có thêm 1,5 triệu người nữa phòng ngừa được bệnh dịch nếu phạm vi tiêm chủng trên toàn cầu được mở rộng.

Người Việt Nam thấp nhất châu ÁMột thực trạng đáng buồn là hiện nay, thể trạng của người

Việt Nam kém xa so với các nước trong khu vực không những về chiều cao, cân nặng mà cả về tố chất thể lực, sức bền.

Theo ngành Y tế, chiều cao trung bình của nam và nữ thanh niên Việt Nam hiện đang thấp hơn chiều cao trung bình một số nước châu Á từ 8 - 10cm. Trong 30 năm qua, người Việt Nam có cao lên nhưng rất ít, 10 năm chỉ cao thêm được 1cm.

Người Việt Nam bị xếp vào nhóm lười vận động nhất thế giới với 13,5% số người dân tập thể dục nhiều hơn 30 phút/ngày. Một thực trạng đáng buồn là hiện nay, thể trạng của người Việt Nam kém xa so với các nước trong khu vực không những về chiều cao, cân nặng mà cả về tố chất thể lực, sức bền. Thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy người Việt Nam thấp nhất châu Á.

Hiện chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam là 164cm, nữ là 153cm - thấp hơn 8cm so với người Nhật Bản và thấp hơn 10cm so với Hàn Quốc. Thanh niên Nhật Bản trung bình cao 172cm với nam và 158cm với nữ. Ở Hàn Quốc, chiều cao trung bình của nam thanh niên là 174cm, nữ là 161cm.

Hoạt động khám bệnh, tư vấn và cấp thuốc miễn phí cho đối tượng chính sách, người cao tuổi xã An Bồi của Huyện đoàn Kiến Xương.

Chỉ trong 3 ngày từ khi đưa ra ý tưởng đã có ngay sáng kiến hữu

ích, áp dụng vào thực tế tưởng chừng chỉ là câu chuyện viển vông nhưng đó lại là sự thật khi nhắc đến Thượng tá Vũ Đình Cường, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Kiến Xương - người được coi là “cây sáng kiến” của đơn vị.

Trò chuyện với Thượng tá Vũ Đình Cường, chúng tôi được biết thêm nhiều điều thú vị xoay quanh sáng kiến thiết bị bắn pháo hoa bán tự động do anh sáng chế vừa đạt giải A tại hội thi sáng kiến, cải tiến mô hình học cụ do Bộ CHQS tỉnh tổ chức. Sáng kiến xuất phát từ việc huyện Kiến Xương tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi. Vì thời gian chuẩn bị gấp rút, thiết bị hỗ trợ

Người chỉ huy đam mê sáng kiếnviệc bắn pháo hoa khan hiếm không mua được nên anh đã đưa ra ý tưởng rồi cùng đồng đội sản xuất để đáp ứng ngay yêu cầu nhiệm vụ do cấp trên chỉ đạo.

Thượng tá Vũ Đình Cường chia sẻ: Khi không có thiết bị L100, việc bắn pháo hoa bằng phương pháp đốt thủ công không bảo đảm được thời gian theo kịch bản và có thể bị nổ lan do tàn lửa gây cháy dây dẫn. Ngoài ra, việc xử lý không nổ gặp khó khăn và rất nguy hiểm. Năm nay lại là năm đầu tiên đơn vị đảm nhiệm nhiệm vụ này nên tôi trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để đêm bắn pháo hoa diễn ra thành công và bảo đảm an toàn tuyệt đối. Từ suy nghĩ đó, tôi đã nghiên cứu, đưa ra ý tưởng để làm thiết bị bắn pháo hoa bán tự động.

Nói là làm, anh bắt tay vào nghiên cứu, phác họa và thực hiện ý tưởng. Với vai trò là chủ đề tài, anh trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và làm cùng anh em trong đơn vị. Chỉ trong 3 ngày, sản phẩm hoàn thiện đã “trình làng” và ứng dụng thực tế tại trận địa pháo hoa trong đêm giao thừa. Sau 15 phút thực hành bắn, anh và đồng đội hạnh phúc thở phào nhẹ nhõm. Kết quả, người dân Kiến Xương đã được thưởng thức màn bắn pháo hoa thành công ngoài mong đợi.

Giới thiệu về sáng kiến của mình, Thượng tá Vũ Đình Cường chia sẻ thêm: Thiết bị này có rất nhiều ưu điểm, trong đó, bảo đảm nổ đúng theo kịch bản và thời gian, không bị nổ lan. Thiết bị sản xuất đơn giản, chi phí trên 2 triệu đồng, rẻ hơn rất nhiều so với thiết bị chuyên dụng. Thiết bị

bắn pháo hoa bán tự động gồm: nguồn điện sử dụng ắc quy 12V; bảng công tắc có công tắc tổng và 40 công tắc theo từng màn pháo hoa (theo kịch bản) từ 1 đến 40. Dây điện nối từ bảng công tắc đến các giàn pháo hoa. Mô hình mỗi giàn pháo hoa được

tượng trưng bằng một bóng được đánh số từ 1 đến 40. Ngoài ra, thiết bị rất gọn nhẹ, dễ sử dụng và khả năng áp dụng rộng rãi trên phạm vi cả nước. Cùng với ứng dụng trong bắn pháo hoa, thiết bị còn được dùng trong huấn luyện, diễn tập...

Vốn là sĩ quan công binh có thâm niên hơn 30 năm công tác, trong đó nhiều năm làm công tác chuyên môn, tham gia rà phá bom mìn tồn sót trong chiến tranh nên Thượng tá Vũ Đình Cường thấu hiểu nỗi vất vả, nguy hiểm trong công việc này. Dù trên cương vị nào anh cũng dành cả tâm huyết để sáng chế những thiết bị hữu ích cho công việc. Thiết bị bắn pháo hoa bán tự động chỉ là một trong số hàng chục sáng kiến do anh nghiên cứu suốt thời gian công tác.

Theo đồng chí Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Kiến Xương: Có lẽ tâm đắc, tâm huyết nhất với tôi là sáng kiến bệ phóng nổ trên không đạt giải C tại hội thi sáng kiến, cải tiến mô hình học cụ do Quân khu 3 tổ chức. Sáng kiến này khi áp dụng thực tế sẽ phá vỡ nguyên lý phóng nổ phải đào cố định trên đất dẻo bởi nó có thể sử dụng ở bất cứ địa hình không bằng phẳng, sình lầy hoặc đá cứng. Thuận tiện cho việc cơ động, thay đổi vị trí,

hướng khi thực hành chiến đấu đánh mục tiêu khi mục tiêu thay đổi vị trí, hướng. Ngoài ra có thể tận dụng cành cây, tre luồng để làm giá bộc lượng nổ...

Là người chỉ huy đam mê nghiên cứu sáng kiến nên anh luôn khuyến khích và động viên cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đẩy mạnh phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Nhờ vậy, Ban CHQS huyện Kiến Xương luôn được cấp trên đánh giá là một trong những đơn vị có nhiều sáng kiến, cải tiến mang tính ứng dụng cao. Năm 2019, đơn vị có 3 trong số 25 sáng kiến được lựa chọn đi thi cấp quân khu. Đó cũng là động lực để cá nhân đồng chí Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện cũng như cán bộ, chiến sĩ cơ quan quân sự huyện Kiến Xương tiếp tục có những sáng kiến thiết thực, được ứng dụng, nhân rộng vào thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

Thiên ân

Sáng kiến bắn pháo hoa bán tự động của Thượng tá Vũ Đình Cường được giải A tại hội thi sáng kiến, cải tiến mô hình học cụ do Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức.

Lễ rước bộ truyền thống đền A Sào.