năm học 2019 - sao.agu.edu.vn tay... · nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, hiệu...

76
Họ tên: ............................................................................ MSSV: ............................................................................. Lớp:................................................................................. Khoa:............................................................................... Niên khoá: ....................................................................... Địa chỉ liên lạc: ................................................................ Điện thoại: ....................................................................... SỔ TAY SINH VIÊN Năm học 2019 - 2020

Upload: others

Post on 21-Oct-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

  • Họ tên: ............................................................................

    MSSV: .............................................................................

    Lớp: .................................................................................

    Khoa:...............................................................................

    Niên khoá: .......................................................................

    Địa chỉ liên lạc: ................................................................

    Điện thoại: .......................................................................

    SỔ TAY SINH VIÊN

    Năm học 2019 - 2020

  • LỜI NÓI ĐẦU

    Trường Đại học An Giang chào mừng các bạn tân sinh viên!

    Có lẽ, sau những niềm hân hoan, phấn khởi của ngày đầu bước chân vào mái trường

    đại học mơ ước, các tân sinh viên sẽ bắt đầu cảm thấy hoang mang, lo lắng với biết bao

    điều mới lạ.

    Đó cũng là điều hiển nhiên, chúng tôi thấu hiểu và chia sẻ với các bạn. Bởi lẽ, cánh

    cổng đại học rộng mở đã đưa các bạn rời khỏi môi trường học tập phổ thông để đến với

    một môi trường giáo dục mới. Phương pháp học đại học như thế nào? Khi gặp những vấn

    đề khó khăn trong học tập và đời sống sinh viên, ai sẽ hỗ trợ các bạn? Mối liên kết giữa

    sinh viên và nhà trường thông qua các phòng ban chức năng ra sao?.... Biết bao câu hỏi

    trăn trở trong mỗi tân sinh viên. Gởi đến các bạn quyển SỔ TAY SINH VIÊN này, chúng

    tôi hy vọng có thể chia sẻ những băn khoăn và lo lắng ấy.

    Với những nội dung mà quyển SỔ TAY SINH VIÊN cung cấp, chúng tôi không kỳ

    vọng giải đáp được mọi điều thắc mắc của các bạn. Song, chắc rằng, đây sẽ là một hành

    trang thật hữu ích, một người bạn đồng hành cùng các bạn trong suốt cuộc hành trình đầy

    ý nghĩa của cuộc đời.

    Chúc các bạn thành công trong cuộc hành trình này!

    PHÒNG CÔNG TÁC SINH VIÊN

  • MỤC LỤC

    PHẦN 1. TỔNG QUAN ....................................................................................................... 1

    1.1. Sứ mạng ........................................................................................................ 1

    1.2. Tầm nhìn ....................................................................................................... 1

    1.3. Giá trị cốt lõi .................................................................................................. 1

    1.4. Triết lý giáo dục ............................................................................................. 1

    1.5. Bản sắc của người học .................................................................................... 1

    1.6. Chính sách đảm bảo chất lượng ....................................................................... 1

    1.7. Mục tiêu chất lượng năm học 2019-2020 .......................................................... 2

    1.8. Chiến lược phát triển ....................................................................................... 2

    1.9. Cơ cấu tổ chức quản lý .................................................................................... 3

    1.10. Đội ngũ quản lý ............................................................................................ 3

    PHẦN 2. QUY CHẾ ĐÀO TẠO VÀ CÁC HƯỚNG DẪN HỌC VỤ ......................... 8

    2.1. Chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy toàn khóa học ................................... 8

    2.2. Thời gian và kế hoạch đào tạo.......................................................................... 8

    2.3. Tín chỉ ........................................................................................................... 9

    2.4. Học phần ....................................................................................................... 9

    2.5. Đăng ký học phần ........................................................................................... 9

    2.6. Rút bớt học phần đã đăng ký ......................................................................... 16

    2.7. Kiểm tra và thi học phần ............................................................................... 16

    2.8. Cách tính điểm đánh giá học phần .................................................................. 19

    2.9. Thang điểm đánh giá kết quả học tập .............................................................. 19

    2.10. Cách tính điểm trung bình chung .................................................................. 22

    2.11. Quy trình chấm phúc khảo ........................................................................... 23

    2.12. Cảnh báo kết quả học tập và buộc thôi học .................................................... 25

    2.13. Nghỉ học tạm thời và nhập học lại ................................................................ 26

    2.14. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp ........................................... 26

    2.15. Chuyển đổi chương trình đào tạo.................................................................. 27

    2.16. Học cùng lúc hai chương trình ..................................................................... 28

    2.17. Mẫu hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ người học trực tuyến ........................... 29

  • 2.18. Điểm miễn học phần (điểm M) .................................................................... 32

    PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .............. 34

    3.1. Phương pháp học tập .................................................................................... 34

    3.2. Nghiên cứu khoa học .................................................................................... 36

    PHẦN 4. HỌC PHÍ, HỌC BỔNG .................................................................................... 37

    4.1. Học phí ........................................................................................................ 37

    4.2. Học bổng ..................................................................................................... 37

    PHẦN 5. CÔNG TÁC SINH VIÊN ................................................................................. 40

    5.1. Nhiệm vụ của sinh viên ................................................................................. 40

    5.2. Quyền của sinh viên...................................................................................... 41

    5.3. Các hành vi sinh viên không được làm ........................................................... 42

    5.4. Tham dự lớp học .......................................................................................... 43

    5.5. Hành vi lớp học ............................................................................................ 43

    5.6. Hỗ trợ trực tuyến của phòng công tác sinh viên ............................................... 47

    5.7. Bộ phận Hỗ trợ Sinh viên và Quan hệ Doanh nghiệp ....................................... 48

    5.8. Tín dụng đào tạo đối với sinh viên ................................................................. 51

    5.9. Các chế độ chính sách đối với sinh viên .......................................................... 52

    5.10. Đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên ............................................................ 59

    PHẦN 6. ĐOÀN THANH NIÊN – HỘI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHAG................. 68

    PHẦN 7. THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG............................................ 71

  • 1

    PHẦN 1. TỔNG QUAN

    1.1. Sứ mạng

    Trường Đại học An Giang là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn Châu Á,

    nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ có uy tín và đóng góp hiệu quả vào sự phát

    triển kinh tế - xã hội của địa phương và của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện

    đại hóa và hội nhập quốc tế.

    1.2. Tầm nhìn

    Phấn đấu đến năm 2030, Trường Đại học An Giang sẽ trở thành trung tâm đào tạo

    trình độ đại học và sau đại học đa ngành, đa lĩnh vực có chất lượng; trở thành một trong

    những trường mạnh về nghiên cứu và chuyển giao công nghệ phục vụ cộng đồng được

    quốc tế công nhận.

    1.3. Giá trị cốt lõi

    Chính trực – Tận tâm – Sáng tạo

    1.4. Triết lý giáo dục

    Kiến tạo – Khai phóng

    1.5. Bản sắc của người học

    Tinh thần khởi nghiệp

    1.6. Chính sách đảm bảo chất lượng

    1.6.1. Đảm bảo chất lượng thông qua việc thường xuyên đổi mới và hội nhập trong

    đào tạo; sáng tạo và năng động trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; gắn lý thuyết

    với thực hành để trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cho người học nhằm thích ứng tối

    đa với sự thay đổi.

    1.6.2. Xây dựng hệ thống quản trị hiệu quả, chuyên nghiệp, trách nhiệm và sáng tạo;

    quy trình hóa, tin học hóa hoạt động quản lý, áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng theo

    tiêu chuẩn ISO và “5S” nhằm kiến tạo một môi trường giáo dục đại học chuẩn mực, nhân

    văn.

    1.6.3. Phát huy mọi tiềm năng và cống hiến của tất cả các thành viên trong các hoạt

    động quản trị, dạy và học, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, xây dựng Trường thành

  • 2

    một tập thể trong sạch, vững mạnh, gia tăng vị thế cạnh tranh của Trường trong khu vực

    và trên thế giới.

    1.7. Mục tiêu chất lượng năm học 2019-2020

    Để hiện thực hóa tầm nhìn đến năm 2030, Năm học 2019 – 2020 ĐHAG tiếp tục

    nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, hiệu quả của các công trình nghiên cứu và chuyển

    giao công nghệ, chất lượng của các chương trình phục vụ cộng đồng nhằm góp phần thiết

    thực vào sự phát triển KT – XH khu vực ĐBSCL và của đất nước trong quá trình công

    nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

    1.8. Chiến lược phát triển

    1.8.1. Phát triển đội ngũ: Thu hút và phát triển đội ngũ ở trình độ cao có năng lực,

    phẩm chất; phát huy các giá trị cốt lõi của Nhà trường; khẳng định Trường là nơi hội tụ

    những thế hệ con người chuyên tâm với nghề dạy học, giàu lòng đam mê khoa học và cháy

    bỏng niềm nhiệt huyết với tương lai phát triển của Nhà trường và của đất nước.

    1.8.2. Hiện đại cơ sở vật chất: Xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi, đáp ứng

    tốt nhu cầu giáo dục; mở rộng không gian tối ưu trên diện tích đất hiện có; từng bước hiện

    đại hóa phương tiện dạy học, xây dựng sân chơi và cơ sở vật chất cho các hoạt động khác;

    nâng cao điều kiện làm việc và học tập của cán bộ giảng viên và sinh viên; hiện đại hóa

    nguồn học liệu của thư viện, khu thực hành thí nghiệm và các trang thiết bị nhằm phục vụ

    tốt nhất hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

    1.8.3. Phát triển chương trình đào tạo: Xây dựng và phát triển các chương trình

    giáo dục có chất lượng ở nhiều bậc đào tạo trình độ đại học và sau đại học, nhất quán với

    chuẩn đầu ra, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao

    của xã hội; hoàn thiện học chế tín chỉ theo hướng điều chỉnh tất cả chương trình đào tạo

    theo CDIO nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng; thực

    hiện thí điểm việc giảng dạy một số học phần bằng ngôn ngữ tiếng Anh; triển khai chương

    trình đào tạo trình độ đại học chất lượng cao đối với một số chuyên ngành trọng điểm; tiếp

    tục đánh giá ngoài một số chương trình đào tạo theo chuẩn AUN.

    1.8.4. Đổi mới phương pháp dạy và học: Đổi mới phương pháp dạy và học nhằm

    tạo ra những trải nghiệm độc đáo, hào hứng và đầy thách thức hướng đến phát triển tri

  • 3

    thức, kỹ năng, và nhân cách của người học; giúp sinh viên chiếm lĩnh nhanh, hiệu quả các

    nội dung kiến thức và các kỹ năng cần thiết để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị

    trường lao động trong xu thế hội nhập của đất nước.

    1.8.5. Tăng cường năng lực nghiên cứu: Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học

    và chuyển giao công nghệ ở các lĩnh vực trọng điểm của tỉnh và khu vực; tạo văn hóa

    nghiên cứu, xây dựng các nhóm nghiên cứu khoa học xuyên quốc gia nhằm thực hiện

    những nghiên cứu trọng điểm phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu cấp bách của xã hội,

    và nhu cầu phát triển giáo dục đại học.

    1.8.6. Phát triển hợp tác quốc tế: Mở rộng các mối quan hệ đối tác trong khu vực

    và quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động học thuật khác; tạo trải

    nghiệm quốc tế cho số đông thành viên của Trường để từng bước nâng cao năng lực, xây

    dựng Nhà trường đạt đến những chuẩn mực quốc tế.

    1.9. Cơ cấu tổ chức quản lý

    1.9.1. Thông tin chung

    - Địa chỉ: số 18 Ung Văn Khiêm, phường Đông Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh

    An Giang.

    - Website: http://www.agu.edu.vn; Email: [email protected]

    - Điện thoại: Tổng đài (0296) 6256565; Fax: (0296) 3842560

    - Cơ cấu tổ chức chung: Trường hiện có 784 cán bộ viên chức (CBVC) làm việc

    tại 30 đơn vị trực thuộc (08 Khoa và 02 Bộ môn, 10 Phòng chức năng, 01 Thư viện, 08

    Trung tâm, và Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm.

    1.10. Đội ngũ quản lý

    Cơ cấu tổ chức Điện thoại

    1. Ban Giám hiệu Điện thoại

    - Hiệu trưởng: PGS,TS Võ Văn Thắng;

    (Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy)

    0913.730108

    - Phó Hiệu trưởng: ThS Nguyễn Thanh Hải;

    (Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Cơ sở)

    0913.175322

  • 4

    - Phó Hiệu trưởng: PGS, TS Trần Văn Đạt; 0913.678974

    - Phó Hiệu trưởng: ThS Lê Quốc Cường; 0913.707131

    2. Phòng chức năng

    2.1. Phòng Tổ chức - Chính trị Điện thoại

    - Trưởng phòng: ThS Lê Quốc Cường (kiêm nhiệm); 0913.707131

    - Phó Trưởng phòng: Ô. Hà Thanh Hùng; 0913.661454

    - Phó Trưởng phòng: ThS Phan Minh Trí; 0918.532670

    2.2. Phòng Hành chính - Tổng hợp Điện thoại

    - Phó Trưởng phòng: B. Nguyễn Thị Thảo Linh; 0939.123133

    - Phó Trưởng phòng: Ô. Nguyễn Công Áng; 0913.649737

    2.3. Phòng Đào tạo Điện thoại

    - Trưởng phòng: TS Nguyễn Trung Thành; 0983.161761

    - Phó Trưởng phòng: ThS Trần Thanh Hải; 0919.379739

    2.4. Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Điện thoại

    - Trưởng phòng: ThS Hồ Nhã Phong; 0919.725528

    - Phó Trưởng phòng: ThS Trương Thanh Hải; 0918.376574

    2.5. Phòng Công tác Sinh viên Điện thoại

    - Trưởng phòng: ThS Nguyễn Thị Thanh Loan; 0939.895868

    - Phó Trưởng phòng: ThS Đặng Thế Lực; 0981.918191

    2.6. Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo sau đại học Điện thoại

    - Phó Trưởng phòng: TS Nguyễn Trần Thiện Khánh; 0913.876687

    - Phó Trưởng phòng: ThS Lê Minh Tuấn Lâm; 0988.256414

    2.7. Phòng Quan hệ đối ngoại Điện thoại

    - Trưởng phòng: TS Nguyễn Hữu Trí; 0918.028192

    - Phó Trưởng phòng: ThS Lê Hải Yến; 0902.747029

    2.8. Phòng Thanh tra - Pháp chế Điện thoại

    - Trưởng phòng: ThS Trần Minh Tâm; 0918.594817

    - Phó Trưởng phòng: TS Tô Thiện Hiền; 0918.351352

  • 5

    2.9. Phòng Kế hoạch - Tài vụ Điện thoại

    - Phó Trưởng phòng: Ô. Trần Xuân Lâm (Kế toán trưởng); 0907.130123

    - Phó Trưởng phòng: B. Nguyễn Lan Tuyền; 0918.958859

    2.10. Phòng Quản trị - Thiết bị Điện thoại

    - Trưởng phòng: ThS Phan Trung Dũng; 0918.204343

    - Phó Trưởng phòng: ThS Trần Văn Răng; 0918.619572

    3. Khoa, Bộ môn trực thuộc

    3.1. Khoa Sư phạm Điện thoại

    - Trưởng khoa: PGS, TS Trần Văn Đạt (Kiêm nhiệm); 0913.678974

    - Phó Trưởng khoa: ThS Nguyễn Văn Khương; 0913.839034

    - Phó Trưởng khoa: TS Nguyễn Phương Thảo; 0985.877299

    3.2. Khoa Nông nghiệp - Tài nguyên thiên nhiên Điện thoại

    - Trưởng khoa: TS Hồ Thanh Bình; 0919.193997

    - Phó Trưởng khoa: TS Nguyễn Thị Thanh Xuân; 0913.970562

    3.3. Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh Điện thoại

    - Trưởng khoa: TS Nguyễn Hữu Trí (kiêm nhiệm); 0918.028192

    - Phó Trưởng khoa: ThS Nguyễn Đăng Khoa; 0918.555891

    3.4. Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường Điện thoại

    - Trưởng khoa: TS Nguyễn Trần Nhẫn Tánh; 0918.752344

    - Phó Trưởng khoa: ThS Trương Đăng Quang; 0913.129015

    3.5. Khoa Công nghệ Thông tin Điện thoại

    - Trưởng khoa: TS Đoàn Thanh Nghị; 0939.222535

    - Phó Trưởng khoa: TS Nguyễn Văn Hòa; 01238.024499

    3.6. Khoa Luật và Khoa học Chính trị Điện thoại

    - Phó Trưởng khoa: TS Trần Lê Đăng Phương; 0919.808747

    - Phó Trưởng khoa: ThS Đỗ Công Hồng Ân; 0914.311599

    3.7. Khoa Du lịch và Văn hóa - Nghệ thuật Điện thoại

    - Phó Trưởng khoa: ThS Dương Phương Đông; 0913.797368

  • 6

    - Phó Trưởng khoa: ThS Trần Thị Mỹ; 0918.197979

    - Phó Trưởng khoa: ThS Mai Thị Minh Thuy; 0987.084393

    3.8. Khoa Ngoại ngữ Điện thoại

    - Phó Trưởng khoa: TS Trần Thị Thanh Huế; 0983.755322

    - Phó Trưởng khoa: TS Phan Thị Thanh Huyền; 0947.375376

    3.9. Bộ môn Giáo dục Thể chất Điện thoại

    - Trưởng Bộ môn: ThS Hồ Văn Tú; 0917.808108

    - Phó Trưởng Bộ môn: ThS Đinh Thị Kim Loan; 01682799777

    3.10. Bộ môn Giáo dục Quốc phòng Điện thoại

    - Trưởng Bộ môn: Ô. Tăng Chánh Nguyễn; 0918.679018

    - Phó Trưởng Bộ môn: ThS Trần Văn Duân; 01679242858

    - Phó Trưởng Bộ môn: ThS Trần Khánh Mai; 0918.105376

    4. Các Trung tâm

    4.1. Trung tâm Ngoại ngữ Điện thoại

    - Phó Giám đốc: ThS Nguyễn Minh Triết; 0918.358218

    - Phó Giám đốc: ThS Phan Văn Chí; 0919.097902

    4.2. Trung tâm Tin học Điện thoại

    - Giám đốc: ThS Lê Quốc Cường (Kiêm nhiệm); 0913.707131

    - Phó Giám đốc: ThS Phạm Minh Tân; 0919.173237

    4.3. Trung tâm Nghiên cứu Khoa học xã hội và Nhân văn Điện thoại

    - Giám đốc: ThS Nguyễn Trúc Lâm; 0902.335661

    - Phó Giám đốc: ThS Trần Thị Kim Liên; 0943.995959

    4.4. Trung tâm Nghiên cứu Phát triển nông thôn Điện thoại

    - Phó Giám đốc (Phụ trách): ThS Trịnh Phước Nguyên 0979.503.496

    - Phó Giám đốc: ThS Lê Thanh Phong; 0919.185835

    4.5. Trung tâm Tạo nguồn nhân lực và Phát triển cộng đồng Điện thoại

    - Giám đốc: TS Huỳnh Thanh Tiến; 0888.371168

    - Phó Giám đốc: ThS Phan Tuệ Châu; 0939.041954

  • 7

    4.6. Trung tâm Dịch vụ Ký túc xá Điện thoại

    - Phó Giám đốc: ThS Trần Văn Răng (Kiêm nhiệm); 0918.619572

    - Phó Giám đốc: ThS Phan Thị Kim Ngân; 0987.073750

    4.7. Trung tâm Quản lý Dịch vụ Điện thoại

    - Phó Giám đốc: B. Nguyễn Lan Tuyền (Kiêm nhiệm); 0918.958859

    4.8. Trung tâm Bồi dưỡng nhà giáo và Phát triển kỹ năng sư phạm Điện thoại

    - Phó Giám đốc: ThS Trần Thanh Hải (Kiêm nhiệm); 0919.379739

    5. Thư viện Điện thoại

    - Giám đốc: ThS Ngô Thị Kim Duyên; 01699.055495

    - Phó Giám đốc: ThS Nguyễn Thị Hồng Loan; 0983.070890

    6. Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm Điện thoại

    - Hiệu trưởng: ThS Nguyễn Thị Ngọc Thơ; 0909.092279

    - Phó Hiệu trưởng: ThS Lê Văn Điền; 0985.861831

  • 8

    PHẦN 2. QUY CHẾ ĐÀO TẠO VÀ CÁC HƯỚNG DẪN HỌC VỤ

    2.1. Chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy toàn khóa học

    Chương trình đào tạo (CTĐT) thể hiện trình độ đào tạo; điều kiện tốt nghiệp; mục

    tiêu đào tạo, chuẩn kiến thức, kỹ năng của người học khi tốt nghiệp; khối lượng kiến thức

    lý thuyết, thực hành, thực tập; kế hoạch đào tạo theo thời gian thiết kế.

    Mỗi CTĐT gắn với một ngành đào tạo và được cấu trúc từ các học phần thuộc hai

    khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp.

    Kế hoạch đào tạo là kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình đào tạo theo thời gian

    chuẩn được thiết kế, phân chia thành các học kỳ, trong đó mỗi học kỳ bao gồm các học

    phần sẽ được Nhà trường tổ chức giảng dạy trong học kỳ đó.

    Sinh viên xem nội dung CTĐT và Kế hoạch giảng dạy toàn khóa học tại

    https://aao.agu.edu.vn/

    2.2. Thời gian và kế hoạch đào tạo

    Thời gian hoạt động giảng dạy của Nhà trường được tính từ 07 giờ đến 20 giờ 10

    phút hằng ngày, cụ thể như sau:

    Buổi sáng Buổi chiều Buổi tối

    Tiết Giờ học Tiết Giờ học Tiết Giờ học

    1 07.00 – 07.50 6 13.00 – 13.40 11 18.30 – 19.20

    2 07.50 – 08.40 7 13.50 – 14.40 12 19.20 – 20.10

    Nghỉ giải lao 10 phút Nghỉ giải lao 10 phút

    3 08.50 – 09.40 8 14.50 – 15.40

    4 09.40 – 10.30 9 15.40 – 16.30

    Nghỉ giải lao 5 phút Nghỉ giải lao 5 phút

    5 10.35 – 11.25 10 16.35 – 17.25

    2.2.1. Khóa học là thời gian mà sinh viên phải hoàn thành một chương trình cụ thể

    (chương trình đào tạo). Khóa học được quy định như sau:

    - Khóa học trình độ cao đẳng được thiết kế 2,5 năm đối với các ngành đào tạo nghề

    (các ngành đào tạo ngoài sư phạm từ khóa 42 trở về sau) và 03 năm đối với các ngành đào

    https://aao.agu.edu.vn/

  • 9

    tạo còn lại.

    - Khóa học trình độ đại học được thiết kế 4,5 năm đối với các ngành đào tạo chất

    lượng cao và 04 năm đối với các ngành đào tạo còn lại.

    Thời gian tối đa hoàn thành chương trình bao gồm: thời gian thiết kế cho chương

    trình (khóa học) nhân đôi đối với các khóa học dưới 4 năm hoặc cộng thêm 8 học kỳ chính

    đối với các khóa học từ 4 đến 6 năm.

    2.2.2. Năm học có 02 học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có 15 tuần thực học và 3 tuần

    thi. Ngoài 02 học kỳ chính, Nhà trường tổ chức thêm 01 học kỳ phụ (hè) để sinh viên có

    điều kiện học lại, học bù, học cải thiện hoặc học vượt. Học kỳ phụ kéo dài 05 đến 07 tuần

    thực học và 01 tuần thi.

    2.3. Tín chỉ

    Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết, 30 – 45 tiết thực hành, thí

    nghiệm hoặc thảo luận, 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở, 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập

    lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp. Một tiết học tính bằng 50 phút.

    2.4. Học phần

    Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích

    lũy trong quá trình học tập. Phần lớn các học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội

    dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Mỗi học phần được

    thiết kế kiểu module theo từng môn học hoặc tổ hợp nhiều môn học và được ký hiệu bằng

    một mã số riêng do Nhà trường quy định.

    Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn.

    Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của

    mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;

    Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết nhưng

    sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của Nhà trường nhằm đa dạng hóa hướng chuyên

    môn hoặc được tự chọn tùy ý để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình.

    2.5. Đăng ký học phần

    2.5.1. Đăng ký khối lượng học tập

    Đầu mỗi học kỳ, Nhà trường sẽ thông báo lịch trình học dự kiến cho từng chương

  • 10

    trình, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ dạy, kế hoạch tổ chức cho

    sinh viên đăng ký học phần tại website http://regis.agu.edu.vn. Dựa vào đó, sinh viên sẽ

    đăng ký học mới và đăng ký học lại (các học phần không đạt) hoặc đăng ký học cải thiện

    (các học phần đã đạt).

    2.5.2. Khối lượng học tập mà mỗi sinh viên phải đăng ký

    Học kỳ chính: đăng ký ít nhất là 14 tín chỉ và không quá 30 tín chỉ đối với những

    sinh viên được xếp hạng học lực bình thường. Đối với những sinh viên đang trong thời

    gian bị xếp hạng học lực yếu, số lượng đăng ký ít nhất là 10 tín chỉ nhưng không quá 14

    tín chỉ. Đối với học kỳ cuối khóa học, sinh viên được phép đăng ký không quá 25 tín chỉ;

    Sinh viên mới trúng tuyển, học kỳ đầu tiên không phải đăng ký mà học theo lịch bố trí các

    học phần của trường; Để được xét cấp học bổng, sinh viên phải đăng ký ít nhất 15 tín chỉ

    trong một học kỳ.

    Học kỳ phụ (hè): không bắt buộc và không quy định khối lượng học tập tối thiểu mà

    sinh viên đăng ký nhưng không được đăng ký vượt quá 10 tín chỉ.

    2.5.3. Các bước đăng ký, hủy học phần và xem thời khóa biểu học tập

    Bước 1: ĐĂNG NHẬP VÀO HỆ THỐNG

    - Truy cập vào website http://regis.agu.edu.vn/

    - Nhập Tên đăng nhập và Mật khẩu vào các ô tương ứng rồi nhấn phím Enter hoặc

    click nút Đăng nhập.

    Lưu ý:

    - Tên đăng nhập: Là mã số sinh viên.

    - Mật khẩu: Mặc định gồm 6 ký tự lấy trong ngày sinh của sinh viên. Ví dụ: Sinh viên

    có ngày sinh là 5/6/1998 thì mật khẩu tương ứng là 050698. Nếu ngày sinh chỉ có năm

    sinh thì mật khẩu là 2 ký tự cuối của năm sinh.

    - Sau khi đăng nhập lần đầu, sinh viên phải thay đổi mật khẩu nhằm tránh việc để

    người khác đăng nhập vào tài khoản của mình. Đồng thời, nên thoát khỏi trạng thái đăng

    nhập bằng cách chọn nút Thoát sau khi không còn sử dụng các chức năng đòi hỏi phải

    đăng nhập.

    - Sinh viên nên đăng ký địa chỉ email ở mục Đăng ký thông tin cá nhân để có thể

    http://regis.agu.edu.vn/

  • 11

    dùng chức năng tự khôi phục mật khẩu qua email, như sau:

    * Cập nhật Thông tin cá nhân: Sinh viên cần cập nhật thông tin cá nhân để Nhà

    trường dễ dàng liên lạc khi cần thiết.

    - Click vào mục Thay đổi mật khẩu hoặc menu SỬA THÔNG TIN CÁ NHÂN sau

    khi đăng nhập.

    - Click vào mục Sửa đổi ở phần Điện thoại hoặc Email rồi nhập vào số điện thoại

    hoặc email tương ứng của trang THAY ĐỔI THÔNG TIN CÁ NHÂN.

    - Click nút Lưu lại ở cuối trang.

    * Khôi phục mật khẩu qua email

    - Truy cập vào trang chủ của website.

    - Click vào liên kết Quên mật khẩu (phía dưới menu TRANG CHỦ).

    - Nhập vào tên đăng nhập và địa chỉ email đã khai báo trong hệ thống và click nút

    Gửi mail.

    Nếu địa chỉ email khai báo là hợp lệ thì website sẽ gửi một email để thông báo mật

    khẩu mới cho người dùng.

    Lưu ý: Trường hợp không thể sử dụng chức năng khôi phục mật khẩu qua email thì

    sinh viên làm Phiếu đề nghị cấp lại mật khẩu regis và nộp ở Phòng Đào tạo (phòng

    ĐT04 – nhà Hiệu bộ) để đề nghị cấp lại mật khẩu.

    Bước 2: CHỌN MÔN HỌC ĐỂ ĐĂNG KÝ VÀ LƯU ĐĂNG KÝ

    - Click vào menu ĐĂNG KÝ MÔN HỌC sau khi đăng nhập.

    - Chọn các môn học cần đăng ký trong cửa sổ sau:

    Hình 1. Danh sách các môn học mở trong học kỳ

    - Ý nghĩa của các tiêu đề cột ở Hình 1 như sau:

  • 12

    + DK: Đăng ký. Nếu sinh viên muốn đăng ký nhóm môn học nào thì click vào ô

    vuông tương ứng ở cột này.

    +Mã MH: Mã môn học.

    + NMH: Nhóm môn học. Một môn học có thể được mở nhiều nhóm có thời khóa

    biểu (ngày, giờ, số tiến, phòng học, giảng viên phụ trách giảng dạy và tuần học) khác nhau.

    + TTH: Tổ thực hành. Các tổ thực hành trong các nhóm môn học có chia tổ thực

    hành/thí nghiệm/thảo luận.

    + STC: Số tín chỉ của học phần. Các học phần điều kiện (Giáo dục thể chất, Giáo dục

    quốc phòng) có số tín chỉ là 0 vì không được cộng vào điểm trung bình học kỳ và điểm

    trung bình tích lũy.

    + STCHP: Số tín chỉ của học phần dùng để tính học phí. Các học phần điều kiện vẫn

    tính học phí như các học phần khác.

    + Sĩ số: Số lượng tối đa cho phép đăng ký.

    + CL: Còn lại. Số lượng còn lại cho phép đăng ký.

    + TH: Thực hành. Cho biết nhóm học phần tương ứng là thực hành (dấu *) hay lý

    thuyết (để trống).

    + Thứ: Thứ có thời khóa biểu học.

    + Tiết BD: Tiết bắt đầu học trong ngày.

    + ST: Số tiết có trong buổi học.

    + Phòng: Phòng học.

    + Tên GV: Tên giảng viên.

    + Tuần: Tuần có thời khóa biểu học (theo lịch năm học).

    - Các môn học đã được chọn sẽ hiển thị ở bên dưới cửa sổ như hình sau:

  • 13

    Hình 2. Danh sách các môn học đã chọn

    - Sinh viên phải click nút Lưu Đăng Ký để lưu kết quả đăng ký vào cơ sở dữ liệu.

    Nếu không thực hiện bước này thì các môn học đã chọn sẽ không được lưu vào cơ sở dữ

    liệu.

    Lưu ý: Sau khi đăng nhập, sinh viên click vào menu ĐĂNG KÝ MÔN HỌC, danh

    sách chỉ bao gồm các học phần được mở cho lớp của sinh viên được hiển thị (Hình 1). Nếu

    muốn đăng ký học ở các nhóm mở cho lớp khác (cùng mã học phần) thì sinh viên có thể

    lọc để tìm nhóm học phần phù hợp theo một trong hai cách sau (Các nhóm học phần thỏa

    mãn điều kiện sẽ hiển thị ở khung bên dưới cho phép sinh viên chọn để đăng ký):

    - Cách 1: Lọc theo mã học tên học phần.

    Sinh viên nhập mã hoặc tên học phần cần lọc vào ô Lọc theo môn học và click nút

    Lọc. Có thể lọc theo điều kiện chính xác hoặc gần đúng.

    - Cách 2: Lọc theo Lớp hoặc khoa.

    Sinh viên chọn Lớp hoặc Khoa ở hộp chọn Lọc theo điều kiện. Sau đó chọn Lớp hoặc

    Khoa tương ứng và click nút Lọc.

    Bước 3: HỦY ĐĂNG KÝ CÁC MÔN HỌC ĐÃ ĐĂNG KÝ

    - Click vào menu ĐĂNG KÝ MÔN HỌC sau khi đăng nhập.

    - Trong danh sách môn học đã chọn (Hình 2), click vào môn học muốn xóa đăng ký

    rồi click nút Xóa.

    - Click nút Lưu đăng ký.

    Lưu ý: Việc đăng ký và hủy đăng ký học phần mô tả ở trên chỉ có thể thực hiện trong

    thời gian cho phép đăng ký trực tuyến.

    Bước 4: XEM THỜI KHÓA BIỂU HỌC TẬP

    - Click vào menu XEM TKB.

    - Click chọn mục Cá nhân người dùng.

    - Nhập tên đăng nhập và click OK.

    - Chọn cách hiển thị thời khóa biểu muốn xem (TKB theo tuần hoặc TKB học kỳ cá

    nhân). Khi chọn xem TKB theo học kỳ cá nhân, sinh viên có thể nhìn thấy một cách đầy

    đủ về TKB của mình trong toàn học kỳ. Khi chọn xem TKB theo tuần, sinh viên chỉ có thể

  • 14

    xem được TKB của tuần hiện tại hoặc các tuần trước và sau tuần hiện tại bằng cách click

    vào các nút lệnh thích hợp.

    Lưu ý:

    - Chức năng này không cần đăng nhập.

    - Nếu người dùng đã đăng nhập thì không cần thực hiện bước 1, 2 và 3.

    - Thời khóa biểu có thể được điều chỉnh trong một số trường hợp do nghỉ lễ, giảng

    viên bận đột xuất, thỉnh giảng… nên sinh viên cần xem lại thời khóa biểu cá nhân hàng

    tuần để cập nhật TKB mới nhất.

    2.5.4. Xem Môn học tiên quyết, Chương trình đào tạo, Góp ý kiến

    a) Xem Môn học tiên quyết: Sinh viên có thể xem điều kiện tiên quyết của các môn

    học trong chương trình đào tạo bằng cách click vào menu XEM MÔN TQ sau khi đã đăng

    nhập thành công. Sau đó chọn loại điều kiện tiên quyết cần xem gồm môn tiên quyết, môn

    học trước và môn song hành. Danh sách các môn học có điều kiện tiên quyết tương ứng

    sẽ được liệt kê ở cửa sổ bên dưới.

    b) Xem Chương trình đào tạo: Sinh viên có thể tham khảo chương trình đào tạo

    của ngành mình đang học bằng cách click vào menu Xem CTĐT sau khi đã đăng nhập

    thành công. Sinh viên cũng có thể xuất chương trình đào tạo ra file Excel bằng cách click

    nút Xuất ra Excel ở cuối trang.

    b) Góp ý kiến: Sau khi đăng nhập, sinh viên click vào menu GÓP Ý KIẾN, nhập

    tiêu đề, nội dung rồi cần góp ý rồi click nút Gửi.

    2.5.5. Các vấn đề sinh viên cần lưu ý khi đăng ký học phần

    a) Những việc sinh viên cần làm trước khi đăng ký

    - Xem thông báo hướng dẫn cách thức và thời gian: đăng ký, điều chỉnh đăng ký và

    rút bớt học phần.

    - Xem danh sách các học phần của ngành học dự kiến mở trong học kỳ, điều kiện

    tiên quyết (nếu có) của các học phần này.

    - Xem kỹ TKB đã xếp để chọn thời gian, địa điểm học phù hợp và giảng viên phụ

    trách giảng dạy.

    - Tự đánh giá năng lực học tập, khả năng tài chính dùng để trang trải cho việc học và

  • 15

    căn cứ vào kế hoạch học tập toàn khóa của cá nhân để đăng ký khối lượng học tập phù hợp

    ở mỗi học kỳ.

    - Kiểm tra bảng điểm cá nhân để xem có còn nợ học phần ở các năm học trước không

    hoặc có nhu cầu đăng ký học cải thiện. Nếu có cần ưu tiên học trả nợ các học phần này.

    - Xem kỹ các điều kiện tiên quyết, học trước và song hành của học phần có trong

    chương trình đào tạo. Sinh viên cần ưu tiên đăng ký học các học phần là điều kiện tiên

    quyết của một hoặc nhiều học phần khác.

    - Sinh viên nên đăng ký đầy đủ các học phần được mở cho lớp trong học kỳ vì đó

    chính là kế hoạch thực hiện đào tạo của ngành, lưu ý nên chọn đủ và đúng số tín chỉ của

    các nhóm tự chọn.

    b) Tình trạng hệ thống bị quá tải trong thời gian đăng ký

    Trong thời gian đăng ký học phần (đặc biệt là lúc mới bắt đầu đăng ký), có thể xảy

    ra tình trạng hệ thống quá tải dẫn đến việc xử lý được thực hiện rất chậm, thậm chí hệ

    thống có thể bị treo trong một số trường hợp. Để hạn chế tình trạng này, sinh viên cần lưu

    ý thực hiện một số việc sau:

    - Không đăng nhập vào hệ thống nếu chưa đến thời gian đăng ký. Đồng thời hạn chế

    truy cập vào hệ thống trong thời gian này.

    - Sau khi đăng ký môn học xong, sinh viên nên thoát khỏi trạng thái đăng nhập để

    giảm tải cho hệ thống, đồng thời để bảo mật tài khoản.

    - Có thể chọn theo cách lưu từng học phần sau khi đã chọn xong mỗi học phần.

    c) Các vấn đề cần lưu ý khác

    - Việc điều chỉnh đăng ký (thêm, hủy môn, thay đổi nhóm môn học) sinh viên nên

    thực hiện trong thời gian đăng ký trực tuyến.

    - Nếu sinh viên đăng ký các môn học có sĩ số ít hơn sĩ số tối thiểu (hiện tại là 20 sinh

    viên) thì cần chuyển đăng ký qua nhóm môn học khác trong thời gian đăng ký.

    - Phòng Đào tạo có thể đăng ký cứng một số môn học bắt buộc trong chương trình

    đào tạo trước khi sinh viên đăng ký học phần trực tuyến để giảm tải cho hệ thống. Trong

    trường hợp này, sinh viên có thể điều chỉnh (xóa hoặc đổi nhóm) các học phần đã đăng ký

    cứng trong thời gian đăng ký trực tuyến nếu có nhu cầu.

  • 16

    - Sinh viên có thể xem nội dung hướng dẫn này ở địa chỉ:

    http://regis.agu.edu.vn/hddkmh.html.

    2.6. Rút bớt học phần đã đăng ký

    - Sinh viên được quyền rút học phần theo nguyện vọng cá nhân (để phù hợp với năng

    lực học tập hoặc khả năng tài chính).

    - Sinh viên phải rút học phần trong thời hạn quy định. Việc rút học phần cần thực

    hiện trước khi đóng học phí.

    - Trường hợp sinh viên được Phòng Đào tạo phê duyệt cho phép bảo lưu kết quả học

    tập, chuyển điểm, sau khi hoàn tất thủ tục chuyển điểm sinh viên phải tự làm đơn xin rút

    các học phần đă được chuyển điểm.

    - Sinh viên làm Đơn xin rút học phần theo mẫu, nộp Phòng Đào tạo. Thời hạn: 2 tuần

    đầu học kỳ chính và 1 tuần đầu học kỳ phụ.

    2.7. Kiểm tra và thi học phần

    2.7.1. Tổ chức thi kết thúc học phần

    - Cuối mỗi học kỳ, Trường tổ chức 01 kỳ thi kết thúc học phần. Trong thời gian thi

    kết thúc học phần, nếu sinh viên có lý do chính đáng không thể dự thi, được Trưởng khoa

    chấp thuận thì sẽ được cho phép vắng thi. Sinh viên được phép vắng thi sẽ được hưởng

    điểm I và phải thi trả nợ trong thời gian sớm nhất (trong vòng 01 năm kể từ lần vắng thi).

    Nếu không hoàn thành việc trả nợ trong thời gian quy định hoặc việc vắng thi không được

    chấp thuận thì sinh viên sẽ bị điểm F.

    - Tổ chức kỳ thi cải thiện được thực hiện sau 2 tuần kể từ khi kỳ thi học phần kết

    thúc; Sinh viên có nhu cầu thi cải thiện điểm và sinh viên đã dự thi kết thúc học phần không

    đạt (dưới 4,0) nếu đăng ký dự thi thì phải đóng lệ phí theo quy định; Sinh viên bị điểm I có

    thể đăng ký dự thi nhưng không phải đóng lệ phí.

    2.7.2. Đánh giá học phần

    - Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi kết thúc học phần, nếu không có lý do chính đáng

    coi như đã dự thi 01 lần và phải nhận điểm 0 ở kỳ thi chính.

    - Đối với các học phần có tổ chức thi hết học phần, điểm tổng kết của học phần đó

    chỉ được tính khi sinh viên có tất cả cột điểm đánh giá thường xuyên và điểm thi kết thúc

  • 17

    học phần lớn hơn 0.

    - Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng ở kỳ thi chính, nếu được Trưởng khoa xác

    nhận và Hiệu trưởng cho phép thì được dự thi một lần ở kỳ thi phụ sau đó. Điểm thi kết

    thúc học phần được coi là điểm thi lần đầu.

    2.7.3. Lịch thi, danh sách thi, xin chuyển ca thi

    - Lịch thi kết thúc học phần (gọi tắt là thi học kỳ) được công bố vào khoảng tuần thứ

    6 của học kỳ tại địa chỉ http://regis.agu.edu.vn/, mục Xem lịch thi.

    - Sinh viên có thể xem lịch thi toàn trường hoặc lịch thi cá nhân. Trước khi đi thi, sinh

    viên cần xem Danh sách thi để đảm bảo mình đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần. Nếu

    trong Danh sách thi có ghi chú “Nợ HP” (do tại thời điểm Phòng Khảo thí và Đảm bảo

    Chất lượng in Danh sách thi, sinh viên vẫn chưa hoàn tất học phí), sinh viên phải mang

    theo Biên lai học phí mới được vào phòng thi.

    - Sinh viên phải có mặt tại phòng thi ít nhất 30 phút trước giờ thi, mang theo Thẻ sinh

    viên hoặc một giấy tờ tùy thân có dán ảnh (CMND hoặc bằng lái xe hoặc passport).

    - Trường hợp đăng ký học lại với khóa sau bị trùng lịch thi với các môn học chính

    khóa, sinh viên cần xem lịch thi toàn trường để t́m ca thi khác của cùng học phần (cùng

    mă môn học). Sau đó, sinh viên làm Đơn xin chuyển ca thi (theo mẫu), nộp về Phòng Đào

    tạo trước ngày thi ít nhất 5 ngày làm việc để được chuyển ca thi. Trường hợp không có ca

    thi khác để chuyển buổi thi, sinh viên làm Đơn xin nhận điểm I (vắng thi có phép) đối với

    học phần bị trùng lịch thi.

    2.7.4. Quy định và hướng dẫn thực hiện học và thi cải thiện điểm trong học kỳ

    a) Đăng ký học và thi cải thiện điểm

    - Sinh viên (SV) có điểm thi kết thúc học phần đạt điểm D trở lên được phép đăng ký

    học và thi kết thúc học phần (KTHP) để cải thiện điểm.

    - SV đang học HK II năm học cuối khóa không được phép đăng ký học và thi cải

    thiện điểm.

    - Mỗi học phần, SV được học và thi cải thiện điểm KTHP 01 lần.

    - SV vắng thi không có lý do sẽ nhận điểm 0 (không).

    - Sau khi tham gia thi cải thiện, điểm học phần được lấy điểm cao nhất trong 2 điểm

    http://regis.agu.edu.vn/

  • 18

    (điểm thi cải thiện hoặc điểm kết thúc học phần trước đó).

    - SV chỉ được phép xin hủy đăng ký thi cải thiện điểm chậm nhất 01 ngày trước ngày

    thi học phần đã đăng ký và không được rút tiền học phí đã nộp.

    b) Quy trình đăng ký học và thi cải thiện

    → Bước 1: SV đến Phòng Đào tạo đăng ký học và thi cải thiện điểm chậm nhất 15

    ngày sau ngày thi KTHP và nhận Phiếu đăng ký do Phòng Đào tạo cấp để đi đóng tiền.

    → Bước 2: SV nộp học phí học và thi cải thiện điểm tại Phòng Kế hoạch -Tài vụ

    hoặc ngân hàng do Trường quy định.

    → Bước 3: Trong vòng 03 ngày kể từ ngày đăng ký học và thi cải thiện điểm, SV

    mang Biên lai nộp tiền và Phiếu đăng ký đến Phòng Đào tạo ghi nhận việc nộp học phí

    (nếu không thực hiện bước này thì xem như SV tự ý hủy đăng ký thi cải thiện, như quy

    định ở phần a và c).

    → Bước 4: Sau 20 ngày kể từ ngày thi kết thúc học phần, Phòng Đào tạo xếp thời

    khóa biểu để tổ chức học (việc mở lớp học tuân thủ theo quy định mở lớp học phần của

    Nhà trường), đồng thời, gửi danh sách cho Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng để bố

    trí lịch thi và tổ chức thi. Lịch thi phải được thông báo trên website của Phòng Khảo thí và

    Đảm bảo chất lượng trước khi thi ít nhất 03 ngày.

    c) Sinh viên bị điểm F hoặc điểm I, đăng ký dự thi cải thiện

    SV có thể lựa chọn các hình thức học tập và thi sau:

    - SV bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó khi nhà trường có mở lớp học phần

    hoặc phải học và thi chung với kỳ thi cải thiện điểm. Trường hợp này, SV thực hiện các

    bước đăng ký học, thi và đóng học phí giống học và thi cải thiện. Điểm học phần được tính

    lại bằng cách lấy điểm cao nhất trong các lần thi cải thiện hoặc thi KTHP trước đó với

    điểm quá trình tương ứng được quy định cho học phần đó.

    - SV có điểm I có thể đăng ký dự thi chung với kỳ thi cải thiện nhưng không phải

    đóng lệ phí.

    d) Tổ chức học và thi cải thiện, học phí

    - SV đăng ký học và thi cải thiện điểm theo đúng quy trình nêu trên.

    - Thời gian bố trí học tương đương 1/3 thời gian học chính thức của học phần đó.

  • 19

    Nhà trường không tổ chức kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để thi cải thiện.

    - Học phí học và thi cải thiện bằng 1/3 học phí mà SV đã đóng cho học phần đó.

    Quy định này áp dụng cho tất cả SV, kể cả SV thuộc diện miễn, giảm trước đó.

    - Thời gian tổ chức thi cải thiện được thực hiện sau khi kết thúc kỳ thi học phần 03

    tuần.

    e) Đăng ký học lại với khóa sau để cải thiện điểm

    - SV có điểm thi kết thúc học phần đạt điểm D trở lên có thể đăng ký học để cải thiện

    điểm.

    - Đầu mỗi học kỳ, SV đăng ký học với khóa sau như đăng ký học các học phần khác

    theo sự hướng dẫn của Phòng Đào tạo.

    - Sau khi tham gia học và thi, SV được chọn điểm cao nhất trong 2 điểm (điểm học

    phần lần trước hoặc điểm học phần mới).

    2.8. Cách tính điểm đánh giá học phần

    Sinh viên được đánh giá kết quả học tập bằng điểm tổng hợp đánh giá học phần (gọi

    tắt là điểm học phần). Điểm học phần được quy định như sau:

    * Đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành: Điểm học

    phần bao gồm:

    - Điểm quá trình: chiếm trọng số 30% của điểm học phần, được đánh giá căn cứ vào:

    điểm thảo luận; điểm thực hành; điểm chuyên cần; điểm kiểm tra giữa học phần; điểm tiểu

    luận;… do giảng viên quy định.

    - Điểm thi kết thúc học phần: chiếm trọng số 70% của điểm học phần.

    * Đối với các học phần thực hành: Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành.

    Điểm học phần thực hành: 100%.

    * Đối với các học phần đồ án, thực tập ngoài trường: Sinh viên thực hiện bài làm cá

    nhân dạng đồ án hoặc báo cáo thực tập theo sự hướng dẫn của giảng viên với điểm đánh

    giá bằng 100% điểm học phần.

    2.9. Thang điểm đánh giá kết quả học tập

    2.9.1. Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang

  • 20

    điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.

    2.9.2. Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá bộ phận của học phần

    nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần làm tròn đến 01 chữ số thập phân, sau đó

    được chuyển thành điểm chữ như sau:

    a) Loại đạt:

    A (8,5 – 10): Giỏi

    B (7,0 – 8,4): Khá

    C (5,5 – 6,9): Trung bình

    D (4,0 – 5,4): Trung bình yếu.

    Điểm học phần của sinh viên chỉ được tích lũy khi đạt từ điểm D trở lên.

    b) Loại không đạt:

    F (dưới 4,0): Kém.

    Các học phần có điểm F không được tích lũy vào điểm trung bình chung tích lũy.

    c) Đối với những học phần chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình chung học

    kỳ, khi xếp mức đánh giá được ký hiệu như sau:

    I: Chưa đủ dữ liệu đánh giá.

    X: Chưa nhận được kết quả thi.

    d) Đối với những học phần được nhà trường cho phép chuyển điểm, khi xếp mức

    đánh giá được kí hiệu R viết kèm với kết quả.

    e) Điểm của các học phần sinh viên được phép rút trong thời gian quy định tại Điểm

    b Khoản 1, Điều 11 được ký hiệu là W. Điểm W không được tính vào điểm trung bình

    chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy.

    f) Điểm M: Dùng để xác nhận học phần sinh viên được miễn học do đã tích lũy được

    bằng các hình thức học tập khác. Điểm M không được tính vào điểm trung bình chung học

    kỳ và điểm trung bình chung tích lũy. Để nhận điểm M, sinh viên phải thực hiện đúng quy

    trình xét công nhận điểm M.

    2.9.3. Việc xếp loại các mức điểm A, B, C, D, F được áp dụng cho các trường

    hợp sau đây:

    a) Đối với những học phần mà sinh viên đã có đủ điểm đánh giá bộ phận, kể cả

  • 21

    trường hợp bỏ học, bỏ kiểm tra hoặc bỏ thi không có lý do phải nhận điểm 0;

    b) Chuyển đổi từ mức điểm I sang, sau khi đã có các kết quả đánh giá bộ phận mà

    trước đó sinh viên được giảng viên cho phép nợ;

    c) Chuyển đổi từ các trường hợp X sang.

    2.9.4. Việc xếp loại ở mức điểm F còn áp dụng cho trường hợp sinh viên vi phạm nội

    quy thi, có quyết định phải nhận mức điểm F.

    2.9.5. Việc xếp loại theo mức điểm I được áp dụng cho các trường hợp sau đây:

    a) Trong thời gian học hoặc trong thời gian thi kết thúc học kỳ, sinh viên bị ốm hoặc

    tai nạn không thể dự kiểm tra hoặc thi, nhưng phải được Trưởng khoa cho phép;

    b) Sinh viên không thể dự kiểm tra bộ phận hoặc thi vì những lý do khách quan, được

    Trưởng khoa chấp thuận.

    Trừ các trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quy định, trước khi bắt đầu học kỳ mới

    kế tiếp, sinh viên nhận mức điểm I phải trả xong các nội dung kiểm tra bộ phận còn nợ để

    được chuyển điểm. Đối với sinh viên không dự thi học phần, trong thời hạn tối đa 01 học

    kỳ, sinh viên phải đăng ký thi lại học phần đó. Khi có kết quả thi học phần, điểm I sẽ được

    chuyển điểm theo quy định. Nếu sinh viên không đăng ký thi lại thì điểm I sẽ bị chuyển

    thành điểm 0. Trường hợp sinh viên chưa trả nợ và chưa chuyển điểm nhưng không rơi

    vào trường hợp bị buộc thôi học thì vẫn được học tiếp ở các học kỳ kế tiếp.

    2.9.6. Việc xếp loại theo mức điểm X được áp dụng đối với những học phần mà

    Phòng Đào tạo của trường chưa nhận được báo cáo kết quả học tập của sinh viên từ Khoa

    chuyển lên.

    2.9.7. Ký hiệu R được áp dụng cho các trường hợp sau:

    a) Điểm học phần được đánh giá ở các mức điểm A, B, C, D trong đợt đánh giá đầu

    học kỳ (nếu có) đối với một số học phần được phép thi sớm để giúp sinh viên học vượt.

    b) Những học phần được công nhận kết quả, khi sinh viên chuyển từ trường khác đến

    hoặc chuyển đổi giữa các chương trình.

    Để được điểm R, sinh viên phải làm đơn kèm theo chứng từ hợp lệ.

    2.9.8. Sinh viên có thể đề nghị Trường không tính điểm TBCTL các học phần đã tích

    lũy nhiều hơn so với yêu cầu của chương trình đào tạo (các học phần thuộc nhóm tự chọn,

  • 22

    các học phần theo mã số cũ đã được cải thiện bằng các học phần tương đương tín chỉ).

    Sinh viên phải làm đề nghị không tính điểm TBCTL trước khi xét tốt nghiệp. Các học phần

    được chấp nhận không tính điểm TBCTL sẽ được ký hiệu là W.

    2.10. Cách tính điểm trung bình chung

    a) Để tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy, mức

    điểm chữ của mỗi học phần phải được quy đổi qua điểm số như sau:

    A tương ứng với 4

    B tương ứng với 3

    C tương ứng với 2

    D tương ứng với 1

    F tương ứng với 0

    Trường hợp sử dụng thang điểm chữ có nhiều mức, Hiệu trưởng quy định quy đổi

    các mức điểm chữ đó qua các điểm số thích hợp, với một chữ số thập phân.

    b) Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo

    công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:

    Trong đó:

    A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy;

    ai là điểm của học phần thứ i;

    ni là số tín chỉ của học phần thứ i;

    n là tổng số học phần.

    - Điểm trung bình chung học kỳ là trung bình có trọng số điểm của các học phần mà

    sinh viên tích lũy được trong học kỳ kể cả điểm F. Điểm trung bình học kỳ dùng để được

    xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ chỉ tính theo kết quả thi kết thúc học phần ở lần

    thi thứ nhất.

    - Điểm trung bình chung tích lũy là trung bình có trọng số của học phần tích lũy tính

    n

    i

    i

    n

    i

    ii

    n

    na

    A

    1

    1

  • 23

    đến thời điểm xét nhưng không tính các học phần có điểm F.

    Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy để xét thôi học, xếp

    hạng học lực sinh viên và xếp hạng tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết thúc học phần

    cao nhất trong các lần thi.

    2.11. Quy trình chấm phúc khảo

    Bước 1: Nộp đơn phúc khảo

    Sau khi thông báo điểm, nếu sinh viên không hài lòng với kết quả đã thông báo, có

    nhu cầu phúc khảo (khiếu nại) điểm học phần (bao gồm điểm thi bộ phận, điểm thi kết thúc

    học phần) phải nộp đơn (theo mẫu) tại Phòng KT&ĐBCL (Phòng Khảo thí & Đảm bảo

    chất lượng), lệ phí phúc khảo (nếu phúc khảo bài thi hết học phần, điểm thi bộ phận: lệ

    phí 20.000đồng/1 bài; nếu phúc khảo bài thi tốt nghiệp, tuyển sinh: lệ phí 50.000đ/bài).

    Ghi chú: Sau khi phúc khảo nếu kết quả bài thi thay đổi sinh viên (thí sinh) sẽ được

    nhận lại lệ phí.

    Bước 2: Cán bộ Phòng KT&ĐBCL

    Cán bộ Phòng KT&ĐBCL (được lãnh đạo giao nhiệm vụ), kiểm tra đơn (đối chiếu

    các thông tin ghi trên đơn), thời hạn nhận đơn (đối chiếu với lịch thi), nhận đơn phúc khảo,

    ghi vào sổ theo dõi phúc khảo.

    Khi hết thời hạn nhận đơn, tập hợp danh sách phúc khảo đối với từng học phần trình

    Chủ tịch HĐT xem xét (Thông qua TB Thư ký HĐT).

    Bước 3: Thư ký HĐT

    - TB Thư ký HĐT phân công thư ký rút bài theo danh sách đã được duyệt của Chủ

    tịch HĐT;

    - Kiểm tra kết quả (đối chiếu kết quả bài thi và danh sách ghi điểm, cộng lại điểm

    thành phần…).

    + Nếu có sự sai lệch điểm (cộng sai, vào điểm sai…) chuyển sang bước 6;

    + Nếu không phát hiện điều gì bất thường về kỹ thuật thì niêm phong bài thi thành

    từng túi theo học phần (ghi rõ tổng số bài, tổng số tờ giấy thi), kèm theo đề thi và đáp án.

    + Bàn giao túi bài cho TB thư ký;

    Bước 4: Ban chấm phúc khảo

  • 24

    Chủ tịch HĐT thành lập Ban chấm phúc khảo, danh sách các giảng viên chấm phúc

    khảo học phần được Trưởng Khoa (Trưởng Bộ môn) cử không trùng với danh sách chấm

    lần đầu (ít nhất một cán bộ chấm);

    Cán bộ Phòng KT&ĐBCL thông báo cho giảng viên chấm phúc khảo biết phòng

    chấm, ngày, giờ, chấm phúc khảo học phần.

    Bước 5: Chấm phúc khảo

    - TB Thư ký chịu trách nhiệm phân công thư ký trực theo dõi, giao, nhận bài chấm

    phúc khảo, lên điểm sau khi phúc khảo;

    - 2 giảng viên chấm phúc khảo, chấm độc lập bằng viết có màu mực đặc biệt (do

    Phòng KT&ĐBCL cung cấp), kèm theo biên bản xem lại bài thi (theo mẫu).

    Lưu ý: Quy trình chấm phúc khảo được thực hiện tượng tự như chấm lần đầu theo

    hình thức chấm tập trung tại phòng chấm thi.

    - 2 giảng viên thống nhất điểm sau khi đã chấm độc lập xong;

    - Thư ký đối chiếu kết quả chấm lần đầu và kết quả chấm phúc khảo, nếu:

    + Kết quả 2 lần chấm giống nhau, chuyển sang bước 6;

    + Kết quả 2 lần chấm khác nhau:

    Xin ý kiến Chủ tịch HĐT, mời 2 cặp giảng viên (chấm lần đầu và chấm phúc

    khảo) đối thoại trực tiếp (có biên bản thống nhất).

    Kết quả sau khi đối thoại (thể hiện qua biên bản) là kết quả phúc khảo.

    Bước 6: Thông báo kết quả phúc khảo

    - Thư ký lên điểm phúc khảo vào danh sách xin phúc khảo;

    - Cán bộ Phòng KT&ĐBCL cập nhật vào danh sách theo dõi điểm (điểm lần đầu và

    điểm sau phúc khảo), nếu có sự thay đổi điểm phải ghi rõ lý do thay đổi điểm (theo biên

    bản đối thoại 2 lần chấm đã đối thoại thống nhất);

    - TB Thư ký kiểm tra lại, trình Chủ tịch HĐT xem xét, ký duyệt;

    - Phòng KT&ĐBCL thông báo cho sinh viên biết kết quả phúc khảo (chậm nhất sau

    10 ngày khi hết hạn nhận đơn), thông báo bằng bản cứng (chuyển về khoa, niêm yết tại

    bảng thông báo của Phòng KT&ĐBCL), thông báo trên trang thông tin điện tử của Phòng

    KT&ĐBCL.

  • 25

    - Trả lại tiền cho sinh viên (nếu các đơn phúc khảo có kết quả thay đổi).

    2.12. Cảnh báo kết quả học tập và buộc thôi học

    2.12.1. Cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ, nhằm giúp cho

    sinh viên có kết quả học tập kém biết và lập phương án học tập thích hợp để có thể tốt

    nghiệp trong thời hạn tối đa được phép theo học chương trình. Việc cảnh báo kết quả học

    tập của sinh viên được dựa trên các điều kiện sau:

    a) Điểm trung bình chung tích luỹ đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất, dưới

    1,40 đối với sinh viên năm thứ hai, dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80

    đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá;

    b) Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học,

    dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo;

    c) Tổng số tín chỉ của các học phần bị điểm F còn tồn đọng tính từ đầu khoá học đến

    thời điểm xét vượt quá 24 tín chỉ.

    Sinh viên vi phạm hai trong ba điều kiện nêu trên sẽ bị cảnh báo kết quả học tập, số

    lần cảnh báo học tập không vượt quá 2 lần liên tiếp.

    2.12.2. Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu thuộc một trong những trường

    hợp sau đây:

    a) Có số lần cảnh báo kết quả học tập vượt quá 2 lần liên tiếp hoặc 3 lần không liên

    tiếp;

    b) Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường quy định tại khoản 3 Điều 6

    của Quy chế này;

    c) Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do đi thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định hoặc

    bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách sinh viên của trường.

    d) Trong học kỳ chính sinh viên không đăng ký học, không có lý do.

    2.12.3. Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học, nhà

    trường thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú. Nếu có các

    chương trình đào tạo trình độ thấp hơn hoặc chương trình giáo dục thường xuyên tương

    ứng, thì những sinh viên thuộc diện bị buộc thôi học quy định tại các điểm a, b khoản 2

    của Điều này được quyền xin xét chuyển qua các chương trình đó và được bảo lưu một

  • 26

    phần kết quả học tập ở chương trình cũ. Hiệu trưởng xem xét quyết định cho bảo lưu kết

    quả học tập đối với từng trường hợp cụ thể.

    2.13. Nghỉ học tạm thời và nhập học lại

    2.13.1. Sinh viên được quyền viết đơn gửi Hiệu trưởng xin nghỉ học tạm thời và bảo

    lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:

    a) Được điều động vào các lực lượng vũ trang;

    b) Bị ốm hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ

    quan y tế (từ cấp quận, huyện trở lên);

    c) Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất 01 học kỳ ở trường

    và không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học theo quy định đồng thời phải đạt điểm

    trung bình chung tích lũy không dưới 2,00. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân

    được tính vào thời gian học chính thức quy định.

    2.13.2. Sinh viên nghỉ học tạm thời, khi muốn trở lại học tiếp tại Trường, phải viết

    đơn gửi Hiệu trưởng ít nhất 01 tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới.

    2.14. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp

    2.14.1. Sinh viên được trường xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện

    sau:

    a) Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc

    không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;

    b) Tích lũy đủ số học phần và khối lượng của chương trình đào tạo được quy định;

    c) Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;

    d) Thỏa mãn một số yêu cầu về kết quả học tập đối với nhóm học phần thuộc ngành

    đào tạo chính và các điều kiện khác do Hiệu trưởng quy định;

    e) Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng – an ninh đối với các ngành đào tạo không

    chuyên về quân sự và hoàn thành học phần giáo dục thể chất đối với các ngành không

    chuyên về thể dục - thể thao;

    f) Có đơn gửi Phòng Đào tạo đề nghị được xét tốt nghiệp trong trường hợp đủ điều

    kiện tốt nghiệp sớm hoặc muộn so với thời gian thiết kế của khoá học.

    2.14.2. Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng được cấp theo ngành đào tạo khi sinh viên

  • 27

    hội đủ các điều kiện theo quy định của Quy chế này. Hạng tốt nghiệp được xác định theo

    điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học, cụ thể như sau:

    a) Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;

    b) Loại giỏi: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;

    c) Loại khá: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;

    d) Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.

    2.14.3. Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khóa loại xuất

    sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:

    a) Có khối lượng các học phần phải thi lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy

    định cho toàn chương trình;

    b) Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.

    2.14.4. Sinh viên còn nợ chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất, nhưng

    đã hết thời gian tối đa được phép học tại Trường, trong thời hạn 5 năm tính từ ngày phải

    ngừng học, được trở về trường trả nợ để có đủ điều kiện xét tốt nghiệp.

    2.14.5. Sinh viên không tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận về các học phần đã học

    trong chương trình của Trường. Những sinh viên này nếu có nguyện vọng chuyển qua các

    chương trình khác thì được quyền làm đơn xin chuyển theo quy định.

    2.14.6. Để được cấp bằng tốt nghiệp và bản sao bằng tốt nghiệp, ngoài những quy

    định của Quy chế này, sinh viên phải có đủ chứng chỉ tin học và ngoại ngữ theo quy định

    của Trường Đại học An Giang. Bằng tốt nghiệp chỉ cấp 01 lần. Nếu sinh viên làm hỏng

    hoặc mất bằng thì có thể làm đơn gửi đến Phòng Đào tạo để xin cấp giấy xác nhận tốt

    nghiệp.

    2.14.7. Trong khi chờ nhận bằng tốt nghiệp, sinh viên được cấp chứng nhận tốt

    nghiệp tạm thời.

    2.15. Chuyển đổi chương trình đào tạo

    2.15.1. Các hình thức chuyển đổi

    - Sinh viên các khóa đào tạo trình độ đại học chính quy được quyền làm đơn xin xét

    chuyển sang: chương trình đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học hoặc chương trình

    đào tạo trình độ cao đẳng chính quy.

  • 28

    - Sinh viên các khóa đào tạo trình độ cao đẳng chính quy được quyền làm đơn xin

    xét chuyển sang chương trình đào tạo cao đẳng vừa làm vừa học.

    2.15.2. Điều kiện chuyển đổi

    Sinh viên làm đơn theo mẫu của Trường và nộp đơn trong thời hạn quy định:

    - Không quá 01 năm kể từ ngày sinh viên hết thời gian tối đa được phép học tại

    chương tŕnh đào tạo đang học; hoặc bị buộc thôi học do học lực kém- hoặc hết thời gian

    được trả nợ tốt nghiệp

    - Không quá 01 tháng tính từ đầu học kỳ hiện tại đối với các sinh viên đang học b́ình

    thường có nhu cầu chuyển đổi chương trình đào tạo.

    Được Hiệu trưởng phê duyệt đơn và ký quyết định cho phép sinh viên chuyển đổi

    chương trình đào tạo.

    2.16. Học cùng lúc hai chương trình

    2.16.1. Học cùng lúc hai chương trình dành cho sinh viên có đủ điều kiện theo quy

    định và có nhu cầu đăng ký học thêm một chương trình thứ hai để khi tốt nghiệp được cấp

    hai văn bằng.

    2.16.2. Điều kiện để học cùng lúc hai chương trình:

    a) Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo chính ở

    chương trình thứ nhất;

    b) Sau khi đã kết thúc học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình thứ nhất và

    sinh viên không thuộc diện xếp hạng học lực yếu;

    c) Trong quá trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình

    chung học kỳ đạt dưới 2,00 thì phải dừng học thêm chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo.

    2.16.3. Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương

    trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất, quy định tại khoản 3 Điều 6

    của Quy chế này. Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được bảo lưu điểm của những

    học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.

    2.16.4. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện

    tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất.

    2.16.5. Thời gian đăng ký học chương trình 2 vào tháng 5 và tháng 8 hằng năm.

  • 29

    2.17. Mẫu hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ người học trực tuyến (EVAL – ONLINE)

    2.17.1. Tại sao phải lấy ý kiến phản hồi từ người học?

    Lấy ý kiến phản hồi từ người học là một chủ trương đúng đắn của Bộ Giáo dục và

    Đào tạo, có tác dụng tích cực đến công tác quản lý đào tạo nói chung và hoạt động giảng

    dạy của giảng viên nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo trong nhà

    trường.

    Lấy ý kiến phản hồi từ người học là trách nhiệm và là quyền lợi của người học, là nơi

    tạo điều kiện để người học phản ánh, đề đạt nguyện vọng, chính kiến của mình về hoạt

    động giảng dạy của giảng viên, cũng như các vấn đề khác liên quan đến hoạt động đào tạo

    của nhà trường. Vì vậy, người học phải khách quan, công bằng, trung thực và có thái độ

    đúng mực trong việc cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên

    và hoạt động hỗ trợ đào tạo của nhà trường.

    2.17.2. Hướng dẫn các bước chính khi tham gia phản hồi ý kiến

    * Nội dung phản hồi ý kiến gồm 2 phần

    - Ý kiến về hoạt động giảng dạy của giảng viên

    - Ý kiến về hoạt động hỗ trợ đào tạo của nhà trường

    Sinh viên thực hiện tuần tự theo các bước dưới đây:

    (1) Bước 1: Vào trang web: http://regis.agu.edu.vn

    (2) Bước 2: Sinh viên đăng nhập bằng tài khoản cá nhân:

    + Tên đăng nhập: Mã số sinh viên

    + Mật khẩu: Theo quy định của Phòng Đào tạo cấp cho sinh viên

    - Trên màn hình sẽ hiện ra danh sách các học phần đã học dành cho lấy ý kiến phản

    http://regis.agu.edu.vn/

  • 30

    hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động hỗ trợ đào tạo của nhà trường.

    - Để lấy ý kiến cho hoạt động giảng dạy của giảng viên, sinh viên tiến hành làm

    theo bước 3, bước 4

    (3) Bước 3:

    - Sinh viên Click vào chữ “Chưa ĐG" ứng với từng học phần để được phản hồi ý

    kiến;

    (4) Bước 4: Sinh viên bắt đầu phản hồi ý kiến về hoạt động giảng dạy của giảng viên

    dạy học phần mà sinh viên đã đăng ký.

    - Đây là PHIẾU LẤY Ý KIẾN PHẢN HỒI TỪ NGƯỜI HỌC VỀ HOẠT

    ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN.

    - Sinh viên cho điểm từ câu đầu tiên đến câu cuối cùng bằng cách Click chọn vào ô

    tròn, thang điểm 1, 2, 3, 4, 5 tương ứng (đã chú thích trên màn hình góc trái của phiếu);

    - Phần ý kiến đóng góp cho GV, Bộ Môn, Khoa, Nhà trường: Sinh viên đóng góp ý

    kiến cho giảng viên, Bộ môn, Khoa, Nhà trường bằng cách đánh vào ô này dưới dạng text;

    - Cuối cùng: Click vào nút “LƯU” trên màn hình để hoàn tất việc phản hồi ý kiến.

    - Để lấy ý kiến cho hoạt động hỗ trợ đào tạo của nhà trường, sinh viên tiến hành

  • 31

    làm theo bước 5, bước 6.

    (5) Bước 5:

    Sinh viên nhìn vào danh sách học phần có mẫu tin “ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG” và

    Click vào chữ “Chưa ĐG” tương ứng để được phản hồi ý kiến.

    (6) Bước 6: Sinh viên bắt đầu phản hồi ý kiến về hoạt động hỗ trợ đào tạo của nhà

    trường

    - Đây là PHIẾU LẤY Ý KIẾN PHẢN HỒI TỪ NGƯỜI HỌC VỀ HOẠT

    ĐỘNG HỖ TRỢ ĐÀO TẠO CỦA NHÀ TRƯỜNG

    - Cách cho điểm và Lưu giống như Bước 4

    2.17.3. Một số lưu ý sinh viên khi tiến hành phản hồi ý kiến

    - Mỗi lớp có một thời hạn đăng ký nhất định, sinh viên theo dõi lịch của mình;

    - Sinh viên bắt buộc phải phản hồi ý kiến về hoạt động giảng dạy của giảng viên và

    hoạt động hỗ trợ đào tạo của nhà trường thì mới được xem điểm học phần, đăng ký học

    phần ở học kỳ tiếp theo và xem lịch thi;

    - Những sinh viên nào không thực hiện việc phản hồi ý kiến sẽ bị trừ điểm rèn luyện;

    - Nghiêm cấm sinh viên phản hồi ý kiến hộ cho các bạn khác. Các trường hợp bị phát

    hiện sẽ bị xử lí;

    - Tránh đưa ra các ý kiến phản hồi bị tình cảm chi phối;

    - Tránh xem việc phản hồi ý kiến mang tính hình thức, làm cho qua chuyện;

    - Kết quả phản hồi ý kiến của sinh viên sẽ được bảo mật về thông tin cá nhân. Nhà

    trường tuyệt đối bảo vệ quyền lợi của sinh viên khi đưa ra chính kiến về hoạt động giảng

  • 32

    dạy của giảng viên cũng như hoạt động hỗ trợ đào tạo của nhà trường.

    Để tìm hiểu các quy chế về đào tạo, SV truy cập website: https://aao.agu.edu.vn/.

    Để tải các biểu mẫu liên quan đến quy chế học vụ, sinh viên vào website:

    https://aao.agu.edu.vn/, mục Biểu mẫu/Dành cho sinh viên (Giáo dục chính quy).

    2.18. Điểm miễn học phần (điểm M)

    2.18.1. Quy định công nhận điểm miễn học phần (điểm M)

    Điểm M: Dùng để xác nhận học phần sinh viên được miễn học do đã tích lũy được

    bằng các hình thức học tập khác. Điểm M không được tính vào điểm trung bình chung học

    kỳ và điểm trung bình chung tích lũy. Để nhận điểm M, sinh viên phải thực hiện đúng quy

    trình xét công nhận điểm M. Sinh viên có thể xin xét công nhận điểm M đối với các trường

    hợp sau:

    - Sinh viên đã có chứng chỉ Quốc gia Tin học ứng dụng trình độ A hoặc B hoặc chứng

    chỉ Ứng dụng công nghệ thông tin được Trung tâm tin học - Trường Đại học An Giang

    cấp, có thể xin công nhận điểm M học phần Tin học đại cương;

    - Sinh viên đã có chứng chỉ Quốc gia tiếng Anh trình độ B hoặc C được Trung tâm

    Ngoại ngữ - Trường Đại học An Giang cấp, đang trong thời hạn 03 năm kể từ ngày cấp

    chứng chỉ, có thể xin công nhận điểm M các học phần Tiếng Anh không chuyên;

    - Sinh viên thuộc các lớp liên kết không thuộc Trường Đại học An Giang cấp bằng

    tốt nghiệp, không thực hiện quy định này.

    2.18.2. Quy trình xét công nhận điểm M

    a) Đối với sinh viên đang học chính khóa:

    TT Nội dung công việc Thời gian Thực hiện

    1

    - Làm hồ sơ nộp cho cố vấn học tập

    (CVHT) đối với sv chính quy hoặc nộp

    cho Cán bộ văn phòng Khoa (CBVPK)

    đối với sv VLVH

    Trước khi bắt đầu

    học kỳ chính 1

    tuần

    SV, CVHT,

    CBVPK

    2 - Kiểm tra, lập danh sách, thông báo sinh

    viên được điểm M.

    Tuần đầu của học

    kỳ chính

    CVHT,

    CBVPK

    https://aao.agu.edu.vn/https://aao.agu.edu.vn/,

  • 33

    3

    Gửi danh sách sinh viên được nhận điểm

    M kèm đơn và các bản photo chứng chỉ có

    ghi “đã đối chiếu” và ký tên của CVHT,

    CBVPK về Phòng Khảo thí và Kiếm định

    chất lượng.

    Tuần thứ 2-3 của

    học kỳ chính

    CVHT,

    CBVPK

    4

    Tổng hợp, hoàn thiện danh sách và trình

    Hiệu trưởng duyệt trước khi nhập điểm M

    cho sinh viên.

    Tuần thứ 4 của

    học kỳ chính

    Phòng

    KT&KĐCL

    b) Đối với sinh viên đang học thuộc các khóa đã ra trường: Hồ sơ nộp trực tiếp

    cho Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng.

    c) Hồ sơ sinh viên xin xét công nhận điểm M:

    - Đơn xin công nhận điểm M (theo mẫu có trên Website Phòng Đào tạo).

    - Bản chính và bản photo Chứng chỉ (không cần công chứng) để đối chiếu.

  • 34

    PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

    3.1. Phương pháp học tập

    Khác với thời phổ thông, bậc đại học đòi hỏi cao về tính chủ động của sinh viên. Các

    bạn phải tự giác và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập cá nhân, thầy cô chỉ đóng vai

    trò là người hướng dẫn phương pháp và gợi ý. Chính vì vậy, để không bị bỡ ngỡ và đạt

    được kết quả học tập tốt nhất, sinh viên cần tìm cho mình một số phương pháp học hiệu

    quả. Có thể kể đến: phương pháp học trên lớp, phương pháp học ở nhà, phương pháp đọc

    sách, phương pháp học ghi nhớ tốt, phương pháp học giải tỏa stress, kỹ năng chuẩn bị và

    làm bài kiểm tra. Không quá mới mẻ, nhưng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích rất nhiều

    cho các bạn tân sinh viên.

    3.1.1. Phương pháp học tập trên lớp

    Nghe giảng: Việc tập trung nghe giảng sẽ giúp bạn nắm được bài ngay trên lớp, từ

    đó có nhiều thời gian hơn cho việc tự học và nghiên cứu ở nhà. Tốt nhất, bạn nên chọn vị

    trí gần giảng viên, vừa có thể nghe rõ hơn, vừa có khả năng ít nói chuyện. Việc phát biểu

    hay đặt câu hỏi với thầy cô cũng là một cách hiệu quả để tăng khả năng tập trung.

    Ghi chép: Bạn cần phải viết nhanh hơn, dùng nhiều ký tự viết tắt hơn. Bạn không cần

    ghi tất cả những gì thầy cô nói mà hãy chọn lọc những điều mình chưa biết, những điều

    không có trong giáo trình. Ngoài ra, tập vở của những người bạn học cùng lớp sẽ là tài liệu

    hữu ích vì có thể lúc đãng trí bạn bỏ sót một chi tiết quan trọng trong bài giảng.

    3.1.2. Phương pháp học tập ở nhà

    Bạn nên chọn một khoảng thời gian học tập cố định trong ngày và tạo cho mình thói

    quen học vào thời gian đó. Hằng tuần, bạn cần lên một bản kế hoạch học tập với thời gian

    biểu hợp lý, kết hợp giữa học tập và giải trí, thể thao, đi chơi cùng bạn bè. Nếu gặp phải

    một nội dung khó hiểu bạn có thể tạm bỏ qua nó để học tiếp những phần khác dễ hiểu hơn.

    Sau khi thư giãn bằng một bản nhạc nhẹ nhàng hay một bài thể dục, bạn có thể quay lại

    với nội dung đó hoặc ghi chép lại để nhờ thầy cô giải đáp trong buổi học kế tiếp.

    3.1.3. Phương pháp ghi nhớ tốt

    Để có một trí nhớ tốt, bạn hãy rèn luyện từ những thói quen nhỏ như: lên danh sách

  • 35

    những việc cần làm vào một tờ giấy và thỉnh thoảng kiểm tra xem việc tiếp theo của mình

    là gì. Nhẩm nhớ – ghi chép – lập dàn bài là phương pháp rất hiệu quả cho việc ghi nhớ.

    Điều lưu ý là bạn chỉ nên ghi những điểm chính yếu nhất, sử dụng từ khóa để hệ thống nội

    dung bài học. Ngoài ra, thảo luận cùng bạn bè có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp bạn ghi

    nhớ tốt hơn.

    3.1.4. Phương pháp đọc sách

    Để phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu, bạn sẽ phải đọc rất nhiều sách trong

    những năm đại học. Kỹ năng đọc sách và nắm bắt kiến thức nhanh vì thế đóng vai trò rất

    quan trọng. Khi cầm một cuốn sách, đầu tiên bạn hãy xem qua mục lục để biế