ngÀnh phÂn bÓn - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/báo cáo ngành phân bón_final.pdf ·...

22
1 www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này | Tổng quan Ngành Phân Bón Việt Nam Kỳ vọng từ các thay đổi chính sách Nghị định sửa đổi về Quản lý Phân bón Áp dụng biện pháp tự vệ với phân bón nhập khẩu Thay đổi luật thuế Giá trị gia tăng Các doanh nghiệp đáng chú ý trong ngành Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau – DCM Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền – BFC “ … Trong những năm qua, ngành Phân bón rơi vào giai đoạn khó khăn trước áp lực cạnh tranh từ phân bón nhập khẩu cũng như nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, cơ quan quản lý đang tiến hành những thay đổi chính sách quan trọng và được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá cho toàn ngành trong thời gian tới. Tuy vậy, ngay cả trong trường hợp các thay đổi diễn ra chậm, thì một số doanh nghiệp đã bắt đầu cho thấy những tín hiệu tăng trưởng khả quan nhờ các lợi thế và chiến lược riêng biệt … ‘’ NGÀNH PHÂN BÓN | Kỳ vọng từ thay đổi chính sách

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NGÀNH PHÂN BÓN - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Ngành Phân bón_Final.pdf · Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được

1

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Tổng quan Ngành Phân Bón Việt Nam

Kỳ vọng từ các thay đổi chính sách

Nghị định sửa đổi về Quản lý Phân bón

Áp dụng biện pháp tự vệ với phân bón nhập khẩu

Thay đổi luật thuế Giá trị gia tăng

Các doanh nghiệp đáng chú ý trong ngành

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau – DCM

Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền – BFC

“ … Trong những năm qua, ngành Phân bón rơi vào giai đoạn khó khăn trước áp lực cạnh

tranh từ phân bón nhập khẩu cũng như nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng tràn

lan trên thị trường. Nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, cơ quan quản

lý đang tiến hành những thay đổi chính sách quan trọng và được kỳ vọng sẽ tạo bước đột

phá cho toàn ngành trong thời gian tới. Tuy vậy, ngay cả trong trường hợp các thay đổi diễn

ra chậm, thì một số doanh nghiệp đã bắt đầu cho thấy những tín hiệu tăng trưởng khả quan

nhờ các lợi thế và chiến lược riêng biệt … ‘’

NGÀNH PHÂN BÓN

| Kỳ vọng từ thay đổi chính sách

Page 2: NGÀNH PHÂN BÓN - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Ngành Phân bón_Final.pdf · Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được

2

DAINAM Research | Báo cáo Triển vọng Ngành Phân bón 2017

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

TỔNG QUAN NGÀNH PHÂN BÓN VIỆT NAM

Ngành Phân bón Việt Nam tiêu thụ các dòng sản phẩm thuộc 4 nhóm chính: Phân đạm; Phân lân;

Phân Kali và Phân hỗn hợp NPK. Trong đó, phân đạm bao gồm SA; DAP và Ure, phân lân bao gồm

Supe lân và Lân nung chảy.

Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được hầu hết các sản phẩm phân bón và chỉ

còn phải nhập khẩu toàn bộ 2 loại đó là Phân SA và Phân Kali.

Phân đạm (Ure)

Tình hình cung – cầu: Tổng công suất của các nhà máy sản xuất ure trong nước hiện đạt 2,6 triệu

tấn cộng thêm việc nhập khẩu mỗi năm khoảng 0,6 triệu tấn. Tổng lượng cung phân bón ure hiện

tại vào khoảng 3,2 triệu tấn/năm trong khi nhu cầu tiêu thụ vào khoảng 2,4 triệu tấn.

Đặc điểm của nhóm phân bón này là có tính tập trung cao khi cả nước hiện chỉ có 4 doanh nghiệp

sản xuất đạm, trong đó, 2 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và 2

doanh nghiệp còn lại thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Trong đó, Đạm Phú Mỹ

(DPM) và Đạm Cà Mau (DCM) là 2 đơn vị thuộc PVN còn Đạm Hà Bắc và Đạm Ninh Bình là 2 đơn

vị thuộc Vinachem.

(Nguồn: DNSE Research tổng hợp)

Phân lân

Đây là loại phân bón duy nhất mà Việt Nam hoàn toàn tự sản xuất, không phụ thuộc vào việc

nhập khẩu hay cạnh tranh từ bên ngoài với nguyên nhân chủ yếu đến từ việc các doanh nghiệp

nội địa có lợi thế cạnh tranh rất lớn từ nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào với giá rẻ. Cụ thể,

nguồn nguyên liệu chính để sản xuất phân lân là quặng Apatit (chiếm tỷ trọng khoảng 50% trong

cơ cấu giá thành sản xuất Supe lân và 38% của lân nung chảy). Hiện tại, trữ lượng Apatit của Việt

800 800

500

560

DPM DCM Đạm Hà Bắc Đạm Ninh Bình

Công suất các đơn vị sản xuất Ure trên cả nước

Công suất (Nghìn tấn/năm)

Page 3: NGÀNH PHÂN BÓN - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Ngành Phân bón_Final.pdf · Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được

3

DAINAM Research | Báo cáo Triển vọng Ngành Phân bón 2017

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Nam theo khảo sát là tương đối lớn (khoảng 778 triệu tấn) thuộc quyền quản lý và khai thác của

Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam (Công ty con thuộc Vinachem).

Bên cạnh đó, theo quy định của Chính phủ, toàn bộ lượng quặng Apatit khai thác được không

được phép xuất khẩu mà chỉ có thể tiêu thụ nội địa. Các đơn vị sản xuất phân lân chủ yếu là thành

viên thuộc Vinachem, vì vậy được cung cấp nguồn quặng Apatit với giá ưu đãi và có tính ổn định

rất cao, ít bị điều chỉnh và ở mức thấp hơn khá nhiều so với giá quặng cùng loại ở các nước khác.

Tình hình cung – cầu: Đây là loại phân bón có lượng sản xuất và tiêu thụ rất ổn định với sản lượng

Supe lân mỗi năm các doanh nghiệp sản xuất đạt 950 nghìn tấn, đảm bảo cho mức tiêu thụ hàng

năm khoảng 900 nghìn tấn. Trong khi đó, đối với phân lân nung chảy, lượng sản xuất và tiêu thụ

hàng năm cũng vào khoảng 900 nghìn tấn.

(Nguồn: DNSE Research tổng hợp)

Các doanh nghiệp sản xuất phân lân trong nước đều là nhưng đơn vị đã hoạt động ổn định trong

khoảng thời gian khá dài (40 – 60 năm), do đó hầu hết đã xây dựng được thương hiệu vững chắc

trên thị trường và thị phần giữa các đơn vị này cũng rất ổn định do việc đều thuộc Vinachem nên

tính cạnh tranh là không cao.

Phân hỗn hợp NPK

Đây là loại phân bón có tính cạnh tranh cao nhất trong ngành với việc số lượng các doanh nghiệp,

đơn vị, cơ sở sản xuất tham gia rất lớn bên cạnh các công ty nhập khẩu, phân phối NPK từ nước

ngoài.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng trên là do công nghệ sản xuất NPK hiện tại là rất đơn

giản, không đòi hỏi yêu cầu công nghệ hay máy móc, cơ sở sản xuất hiện đại, mang tính chất phối

200

750

300 300 300

Phân lân Ninh Bình (NFC) Phân bón miền Nam Phân bón Lâm Thao Phân lân Văn Điển

Công suất các đơn vị sản xuất phân lân trên cả nước

Supe Lân Lân nung chảy

Page 4: NGÀNH PHÂN BÓN - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Ngành Phân bón_Final.pdf · Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được

4

DAINAM Research | Báo cáo Triển vọng Ngành Phân bón 2017

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

trộn các loại nguyên liệu là các phân bón đơn (đạm, lân và kali) với nhau và tùy theo hàm lượng

cũng như tỷ lệ phối trộn lại cho ra các loại phân NPK với tính năng khác nhau. Do vậy, hiện tại

trên thị trường có tới hàng trăm thương hiệu phân bón NPK khác nhau với giá bán dao động rất

mạnh. Nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chỉ dừng ở mức mua nguyên liệu sản xuất về dùng cuốc xẻng

phối trộn lẫn nhau rồi đóng bao bì thành phẩm đem bán dẫn tới việc khó kiểm soát được chất

lượng đầu ra và xuất hiện tình trạng làm giả phân bón khi sử dụng các thành phần phối trộn không

đạt yêu cầu như cát, đất sét, … mà người nông dân cũng rất khó phát hiện ra.

Tình hình cung – cầu: Phân NPK cũng là loại được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam với tổng lượng

tiêu thụ lên tới 4 triệu tấn/năm. Trong khi đó, các doanh nghiệp và đơn vị trong nước sản xuất

được khoảng 4,9 triệu tấn cộng thêm lượng NPK nhập khẩu mỗi năm khoảng 1,2 triệu tấn dẫn tới

tình trạng bão hòa trong nhóm phân bón này.

(Nguồn: DNSE Research tổng hợp)

Phân DAP

Tình hình cung – cầu: Hiện tại cả nước chỉ có 2 nhà máy sản xuất phân DAP đều là thành viên của

Vinachem bao gồm DAP Đình Vũ (DDV) và DAP Lào Cai với công suất mỗi đơn vị đạt 330 nghìn

tấn/năm, đưa tổng công suất cả nước đạt 660 nghìn tấn/năm. Trong khi đó, lượng cầu tiêu thụ

mỗi năm đối với DAP trong nước đạt khoảng 950 nghìn tấn, từ đó dẫn tới việc mỗi năm Việt Nam

nhập khẩu khoảng 300 nghìn tấn DAP và đơn vị phân phối DAP nhập khẩu chủ yếu là Công ty Cổ

phần Xuất nhập khẩu Quảng Bình (QBS).

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

Phân bón Bình Điền

(BFC)

Phân bónLâm Thao

(LAS)

Phân bón miền Nam

Hóa chất Cần Thơ

Hóa chất Đức Giang

(DGL)

Phân lânNinh Bình

Phân lân Văn Điển

Tđ quốc tế Năm Sao

Tđ BaconcoVật tư tổng hợp &

p/bón hóa sinh

P/bón Việt Nhật

Công suất các đơn vị sản xuất/phân phối NPK trên cả nước

DN sản xuất DN phân phối

Page 5: NGÀNH PHÂN BÓN - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Ngành Phân bón_Final.pdf · Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được

5

DAINAM Research | Báo cáo Triển vọng Ngành Phân bón 2017

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Tuy vậy, các doanh nghiệp nội lại gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với DAP nhập khẩu do một

số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Chất lượng sản phẩm sản xuất không đồng đều, hàm lượng dinh dưỡng (N và P) không

ổn định và thấp hơn khá nhiều so với các loại phân bón của Trung Quốc dẫn tới việc người

nông dân ưa thích sử dụng sản phẩm nhập khẩu hơn.

Chi phí vận chuyển cao do vị trí đặt nhà máy xa thị trường tiêu thụ chính: Hiện tại, cả 2

đơn vị đều tập trung ở miền Bắc (Hải Phòng và Lào Cai) do gần vùng nguyên liệu là các

mỏ quặng Apatit. Tuy vậy, thị trường tiêu thụ chủ yếu DAP lại tập trung tại miền Nam

(chiếm khoảng 85% tổng nhu cầu) dẫn tới việc vận chuyển các sản phẩm tương đối khó

khăn và mất khá nhiều chi phí.

Tình hình Xuất – Nhập khẩu

Nhập khẩu

Năm 2016, tổng lượng phân bón nhập khẩu đạt 4,1 triệu tấn, trị giá 1,1 tỷ USD, giảm 7% về lượng

và 21% về giá trị so với năm 2015.

Trong đó, Trung Quốc là thị trường chủ lực cung cấp phân bón cho Việt Nam trong năm 2016,

chiếm tới gần 46% tổng lượng phân bón nhập khẩu với 1,9 triệu tấn, trị giá 467,7 triệu USD, tuy

nhiên tốc độ nhập khẩu phân bón từ thị trường này của Việt Nam trong năm qua đều suy giảm

cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 16,4% và giảm 29,17% so với năm 2015.

Nguồn cung lớn đứng thứ hai sau thị trường Trung Quốc là Nga, với 359,5 nghìn tấn, trị giá 118,6

triệu USD, giảm 12,17% về lượng và giảm 24,24% về trị giá, kế đến là Indonesia với lượng nhập

304,1 nghìn tấn, trị giá 69,4 triệu USD, tăng 39,47% về lượng và tăng 4,7% về trị giá so với năm

trước…

Ngoài ba thị trường chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường như: Thái

Lan, Philippines, Ixarel… đáng chú ý lượng phân bón nhập khẩu từ hai thị trường Thái Lan và

Philippines tuy chỉ đạt 46,4 nghìn tấn và 22,5 nghìn tấn nhưng so với năm trước, tốc độ nhập khẩu

phân bón từ hai thị trường này lại tăng mạnh vượt trội, tăng 251,43% và tăng 272,5%.

Nhìn chung, năm 2016, lượng phân bón nhập khẩu từ các thị trường với tốc độ tăng trưởng dương

chiếm phần lớn, tới 69% và ngược lại nhập từ các thị trường với tốc độ suy giảm chỉ chiếm 31,25%

và nhập từ Nhật Bản là giảm mạnh nhất, giảm 29,32%, tương ứng với 172,5 nghìn tấn.

Page 6: NGÀNH PHÂN BÓN - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Ngành Phân bón_Final.pdf · Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được

6

DAINAM Research | Báo cáo Triển vọng Ngành Phân bón 2017

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

(Nguồn: DNSE Research tổng hợp)

Cập nhật nửa đầu năm 2017, lượng phân bón nhập khẩu trong khoảng thời gian này đạt 2,34

triệu tấn, trị giá 628 triệu USD, tăng gần 24% về khối lượng và 18% về giá trị so với cùng kỳ năm

2015. Nguồn nhập khẩu chủ yếu vẫn từ Trung Quốc với việc thị trường ngày chiếm 36,3% tổng

giá trị nhập khẩu phân bón của Việt Nam.

Xuất khẩu

Năm 2016, xuất khẩu phân bón của cả nước giảm cả lượng và trị giá so với năm 2015, giảm lần

lượt 5,7% và 24,9%, tương đương với 746,8 nghìn tấn, trị giá 209,7 triệu USD.

Thị trường xuất khẩu phân bón của Việt Nam chủ yếu sang các nước châu Á, trong đó chủ yếu

xuất khẩu sang Campuchia, chiếm 34,5% tổng lượng phân bón xuất khẩu, với 258,3 nghìn tấn, trị

giá 80,3 triệu USD, giảm 14,15% về lượng và giảm 30,26% về trị giá so với năm trước.

Thị trường xuất khẩu lớn đứng thứ hai là Hàn Quốc, với 84,8 nghìn tấn, trị giá 15,8 triệu USD,

giảm 13,94% về lượng và 42,62% về trị giá, kế đến là Malaysia, giảm 4,5% về lượng và giảm 29,27%

về trị giá, tương đương với 84,7 nghìn tấn, trị giá 17 triệu USD…

Như vậy, ba thị trường xuất khẩu chủ lực đều suy giảm cả lượng và trị giá – đây cũng là một trong

những nguyên nhân làm tốc độ xuất khẩu phân bón năm 2016 suy giảm.

Nhìn chung, năm 2016, xuất khẩu phân bón sang các thị trường đều suy giảm cả lượng và trị giá,

trong đó xuất khẩu sang Thái Lan giảm mạnh nhất, giảm 58,08% về lượng và giảm 61,88% về trị

giá so với năm 2015, ngược lại xuất khẩu sang Lào tăng trưởng mạnh – đây cũng là thị trường duy

45%

9%7%

4%

4%

31%

Thị trường nhập khẩu phân bón 2016

Trung Quốc Nga

Indonesia Canada

Nhật Bản Khác

Page 7: NGÀNH PHÂN BÓN - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Ngành Phân bón_Final.pdf · Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được

7

DAINAM Research | Báo cáo Triển vọng Ngành Phân bón 2017

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

nhất trong năm 2016 có tốc độ tăng trưởng dương – tăng 121,29% về lượng và tăng 29,55% về

trị giá, tuy lượng xuất chỉ đạt 36,6 nghìn tấn, trị giá 9,3 triệu USD.

(Nguồn: DNSE Research tổng hợp)

Cập nhật nửa đầu năm 2017, xuất khẩu phân bón của Việt Nam đã có tín hiệu tăng trưởng trở lại.

Cụ thể, tháng 5/2017, Việt Nam đã xuất khẩu 79,5 nghìn tấn phân bón các loại, trị giá 23,9 triệu

USD, tăng 20,8% về lượng và tăng 35,8% về trị giá so với tháng 4/2017 – đây là tháng tăng trưởng

đầu tiên sau khi suy giảm hai tháng liên tiếp – nâng lượng phân bón xuất khẩu 5 tháng đầu năm

2017 lên 358,6 nghìn tấn, trị giá 98,9 triệu USD, tăng 50,85% về lượng và tăng 50,59% về trị giá

so với cùng kỳ 2016.

Phân bón của Việt Nam đã góp mặt tại hơn 7 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó

Campuchia là thị trường chủ lực, chiếm 30,7% tổng lượng phân bón xuất khẩu, đạt 110,4 nghìn

tấn, trị giá 35,8 triệu USD, tăng 88,61% về lượng và tăng 95,5% về trị giá. Thị trường xuất khẩu

đứng thứ hai là Malaysia đạt 56,3 nghìn tấn, trị giá 10,3 triệu USD, tăng 58,35% về lượng và tăng

89,65% về trị giá, kế đến là Lào đạt 31,1 nghìn tấn, trị giá 8,5 triệu USD, tăng 71,74% về lượng và

tăng 103,07% về trị giá so với cùng kỳ - đây cũng là thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh.

35%

10%11%

11%

33%

Thị trường xuất khẩu phân bón năm 2016

Campuchia Hàn Quốc

Malaysia Phillipinnes

Khác

Page 8: NGÀNH PHÂN BÓN - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Ngành Phân bón_Final.pdf · Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được

8

DAINAM Research | Báo cáo Triển vọng Ngành Phân bón 2017

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

KỲ VỌNG THAY ĐỔI CHÍNH SÁCH NGÀNH PHÂN BÓN

Nghị định sửa đổi NĐ 202/2017/NĐ-CP về Quản lý Phân bón

Văn phòng Chính phủ ký ban hành Công văn số 2000/VPCP-NN gửi Bộ Công thương, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế

Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón trên tinh thần, giao Bộ Nông nghiệp và Phát

triển Nông thôn là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về phân bón. Theo nội dung Công

văn Chính phủ cũng đề nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẩn trương rà soát, nghiên

cứu soạn thảo nghị định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định 202 về quản lý phân bón để

trình Chính phủ trong tháng 6/2017. Đồng thời Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương chuyển giao

hồ sơ xây dựng dự thảo nghị định cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để nghiên cứu,

tiếp thu.

Một số điểm đáng chú ý của nghị định mới bao gồm:

Được áp dụng luôn, không cần thêm thông tư hướng dẫn nhằm mục đích không ảnh

hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Gắn trách nhiệm về quản lí kinh doanh phân bón với chính quyền địa phương các cấp.

Các sản phẩm phân bón khoáng hữu cơ, hữu cơ vi sinh, phân trung, vi lượng… bắt buộc

phải khảo kiểm nghiệm. Thực tế chứng minh, trên thị trường các sản phẩm hàng giả, hàng

nhái, hàng kém chất lượng đang tập trung chủ yếu ở nhóm này.

Kiểm soát cả bao bì sản phẩm: Cục Bảo vệ thực vật sẽ trực tiếp cùng hội đồng khoa học

ngoài việc thẩm định kết quả các mẫu phân bón khảo kiểm nghiệm sẽ duyệt luôn cả bao

bì, tên gọi, công thức, cách hướng dẫn sử dụng phân bón trước khi đưa vào danh mục

lưu hành. Sau đó, các tên gọi, công thức này sẽ được công khai trên hệ thống công thông

tin điện tử để các cơ quan chức năng khi thanh, kiểm tra có thể tra cứu, đối chiếu xử lý.

Như vậy, quy định này sẽ chấm dứt việc doanh nghiệp sử dụng công thức không đúng với

nhãn bao bì nhằm tiêu thụ phân bón giả.

Rào cản kỹ thuật với phân bón nhập khẩu khi bắt buộc khảo nghiệm, kiểm nghiệm với đối

tượng này.

Các cơ sở kinh doanh, buôn bán phân bón cần phải đủ điều kiện cho phép.

Điều tra áp dụng Biện pháp tự vệ đối với phân bón nhập khẩu

Ngày 12/5/2017, Bộ Công Thương đã có Quyết định 1682A/QĐ-BTC điều tra áp dụng thuế biện

pháp tự vệ đối với mặt hàng phân bón DAP nhập vào Việt Nam từ các nước, vùng lãnh thổ khác

nhau.

Page 9: NGÀNH PHÂN BÓN - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Ngành Phân bón_Final.pdf · Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được

9

DAINAM Research | Báo cáo Triển vọng Ngành Phân bón 2017

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Theo đó, hàng hóa bị điều tra là tất cả các loại phân bón vô cơ phức hợp hoặc hỗn hợp với thành

phần chính là Đạm (Ni-tơ) và Lân (P2O5) trong đó lượng Ni-tơ chiếm ít nhất 7% và lượng P2O5

chiếm ít nhất 30%. Việc bổ sung hoặc trộn thêm các nguyên tố khác như Ma-giê (Mg), Can-xi (Ca),

Lưu huỳnh (S), Ka-li (K)... hoặc các nguyên tố vi lượng khác không làm thay đổi về bản chất đặc

điểm lý và hóa học cũng như mục đích và đối tượng sử dụng của sản phẩm.

Ngoài ra, hàng hóa nhập khẩu bị điều tra không phân biệt về màu sắc. Mục đích sử dụng chính

của sản phẩm được áp dụng biện pháp tự vệ là dùng cho bón lót, bón thúc cho tất cả các loại cây

trồng trên tất cả các loại đất khác nhau hoặc sử dụng để sản xuất các sản phẩm khác với chủng

loại/kiểu là phân bón phức hợp hoặc hỗn hợp. Thành phần nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm là

Lưu huỳnh, Amoniac, quặng Apatit và các nguyên liệu khác.

Chúng tôi cho rằng, trong trường hợp biện pháp áp thuế tự vệ được áp dụng, các doanh nghiệp

sản xuất DAP sẽ được hưởng lợi rất lớn từ việc giá bán sẽ được tăng cao và áp lực cạnh tranh từ

phân bón nhập khẩu sẽ bị hạn chế.

Các đơn vị sẽ trực tiếp được hưởng lợi nếu biện pháp áp thuế được áp dụng bao gồm: DDV và

QBS (QBS nắm 19.17% sở hữu tại DDV, tương ứng với trên 28 triệu cổ phiếu).

Đề xuất thay đổi Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT) áp dụng với ngành Phân bón

Năm 2014, theo Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế thì mặt

hàng phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trước đó, sản xuất phân bón chịu thuế

GTGT đầu vào chủ yếu là 10%, thuế GTGT đầu ra 5%, tuy nhiên thuế đầu vào được khấu trừ và

thậm chí hoàn thuê nêu mưc thuế nay cao hơn thuế đầu ra. Tuy vậy, kể từ khi phân bón bị loại

khỏi đối tượng chịu thuế GTGT thì các DN không được khấu trừ thuế đầu vào, mà phải hạch toán

vào chi phí.

Về lý thuyết, việc chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng chịu 5% thuế GTGT sang đối tượng

không chịu thuế GTGT có thể dẫn đến hai khả năng trái ngược nhau: làm giảm giá bán, và làm

tăng giá bán. Điều này phụ thuộc vào tỷ trọng chi phí đầu vào chịu thuế GTGT 10% trong cơ cấu

giá sản phẩm.

Nếu tỷ trọng này thấp, ví dụ 10%, còn 90% còn lại của giá bán được cấu thành từ các khoản không

chịu thuế GTGT như nguyên liệu là phân bón nhập khẩu (ví dụ phân ure, Kali, lân dùng để sản xuất

phân NPK), tiền lương, khấu hao máy móc, lợi nhuận DN v.v…, thì việc không phải chịu thuế GTGT

với mức 5% trên tổng giá thành sẽ làm giá bán giảm đi so với khi phải chịu 5% thuế GTGT đầu ra

và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (vì thuế GTGT đầu vào không đáng kể). Đối tượng chính

được hưởng lợi trong trường hợp này là phân bón nhập khẩu hoặc những đơn vị chuyên dùng

nguyên liệu là các loại phân đơn nhập khẩu (không chịu thuế GTGT) để phối trộn một cách đơn

giản.

Page 10: NGÀNH PHÂN BÓN - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Ngành Phân bón_Final.pdf · Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được

10

DAINAM Research | Báo cáo Triển vọng Ngành Phân bón 2017

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Ngược lại, nếu tỷ trọng đó cao, từ 50% giá bán trở lên (tình trạng phổ biến ở các DN sản xuất

phân bón lớn tại Việt Nam), thì phần thuế GTGT đầu vào lớn hơn khoản 5% thuế GTGT đầu ra, do

đó việc miễn khoản 5% đầu ra nhưng không cho khấu trừ 10% đầu vào sẽ khiến giá thành tăng

lên so với khi DN được hoàn thuế GTGT do thuế đầu ra nhỏ hơn thuế đầu vào khi phân bón chịu

thuế GTGT 5%. Đồng thời, phân bón nhập khẩu không chịu thuế GTGT, điều này làm cho môi

trường kinh doanh không bình đẳng mà có lợi cho các nhà sản xuất nước ngoài xuất khẩu phân

bón sang Việt Nam, khuyến khích nhập khẩu và làm các doanh nghiệp sản xuất trong nước không

cạnh tranh được về giá bán.

Để giải quyết tình trạng trên, Bộ Công Thương và Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã kiến nghị Thủ

tướng chuyển phân bón thành đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 0%, vừa để tạo sự bình

đẳng với hàng nhập khẩu, vừa nhằm hỗ trợ nông dân. Với việc điều chỉnh này, chi phí, giá thành,

giá bán phân bón sẽ giảm xuống. Về phía doanh nghiệp, họ sẽ thấy được sự chia sẻ và hỗ trợ của

Nhà nước về mặt thể chế, về chủ trương phát triển và hỗ trợ nông nghiệp, đầu tư phát triển sản

xuất, đặc biệt là trong giai đoạn suy thoái kinh tế hiện nay. Từ đó, tạo ra môi trường cạnh tranh

bình đẳng trong kinh doanh giữa phân bón sản xuất trong nước với phân bón nhập khẩu, doanh

nghiệp trong nước được tiếp thêm nguồn lực để tăng thị phần, cung cấp hàng do Việt Nam sản

xuất cho nông dân Việt Nam sử dụng, bảo toàn được vốn Nhà nước do không bị phân bón nhập

khẩu phá giá. Về phía nông dân, nếu miễn thuế GTGT 5% phân bón thì mỗi năm sẽ giảm chi tiêu

cho phân bón vào khoảng 3,3 ngàn tỷ đồng và số tiền này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho nông dân, đồng

thời, bà con nông dân có nguồn cung ứng phân bón với giá ổn định, không bị sốt cục bộ, không

bị lệ thuộc vào nước ngoài.

Tuy vậy, việc sửa luật cần lấy ý kiến của các Bộ ngành liên quan, đối với trường hợp thuế phân

bón sẽ lấy ý kiến từ Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tư Pháp. Về

cách thức sửa luật thì Quốc hội có thể ban hành luật sửa đổi bổ sung hoặc ban hành luật mới thay

thế và sẽ mất khoảng thời gian khá dài.

Page 11: NGÀNH PHÂN BÓN - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Ngành Phân bón_Final.pdf · Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được

11

DAINAM Research | Báo cáo Triển vọng Ngành Phân bón 2017

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

CÁC DOANH NGHIỆP ĐÁNG CHÚ Ý TRONG NGÀNH

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau - DCM

DCM là một trong hai nhà sản xuất phân Ure có công suất lớn nhất tại Việt Nam, với thị phần thực

tế khoảng 38% sản lượng tiêu thụ cả nước.

(Nguồn: DNSE Research tổng hợp)

DCM và DPM đều có lợi thế về công nghệ sản xuất do sử dụng nguyên liệu chủ yếu là khí được

cung cấp bởi PVN trong khi 2 nhà máy còn lại là Đạm Hà Bắc và Đạm Ninh Bình sử dụng nguyên

liệu than khiến cho giá thành sản xuất cao trong khi chất lượng sản phẩm kém, cộng thêm áp lực

khấu hao, chi phí lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá lớn khiến cho cả Đạm Hà Bắc và Ninh Bình đều

trong tình trạng thua lỗ, hoạt động dưới công suất thiết kế và đứng trước nguy cơ phải tạm dừng

hoạt động.

Đơn vị sản xuất Ure hạt đục duy nhất tại Việt Nam

Sản phẩm Urê hạt đục là sản phẩm duy nhất do Nhà máy Đạm Cà Mau sản xuất với các ưu điểm

vượt trội so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường:

Khả năng phân giải chậm, hạn chế thất thoát đạm, giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng tốt

hơn;

Hạt to, tròn đều, ít mạt, độ cứng cao tạo thuận tiện trong quá trình vận chuyển;

Hiệu suất làm khô cao, độ ẩm thấp, không vón cục, thích hợp phối trộn với các loại phân

đơn khác, thuận tiện trong quá trình bón phân;

45%

19%

30%

55%

25%

35%

58%

22%

36%

58%

24%

38%

Tây Nam Bộ Đông Nam Bộ Campuchia

Thị phần các khu vực trọng điểm của DCM

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Page 12: NGÀNH PHÂN BÓN - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Ngành Phân bón_Final.pdf · Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được

12

DAINAM Research | Báo cáo Triển vọng Ngành Phân bón 2017

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Hàm lượng chất gây bạc màu đất (biuret) thấp

Ngoài ra, Công ty còn phát triển sản phẩm mới N.Humate +TE ra mắt thị trường từ cuối năm 2015

và được bà con nông dân đón nhận rất tích cực. Tiếp đà thành công, tháng 12/2016, DCM tiếp

tục ra mắt sản phẩm mới cao cấp N46.Plus từ công nghệ châu Âu với lớp bảo vệ kép nhờ chế

phẩm Dual N Protect giúp tiết kiệm phân bón hiệu quả, năng suất tăng cao.

Sau sau khi hoàn thành và vận hành ổn định nhà máy sản xuất N.Humate+TE với công suất 30.000

tấn/năm từ tháng 12/2016, DCM đang nghiên cứu, triển khai dự án sản xuất phân bón phức hợp

NPK cao cấp với công suất 300.000 tấn/năm.

Đầu tháng 3/2017, dự án đã hoàn thành thiết kế kỹ thuật tổng thể (FEED), chuyển sang cập nhật

lại giá trị dự toán đầu tư, đánh giá lại hiệu quả toàn diện trước khi chính thức triển khai, dự kiến

khi đi vào vận hành cuối năm 2018.

Giá phân Ure phục hồi đáng kể từ đầu năm 2017

Tình trạng mất cân đối cung cầu cùng áp lực cạnh tranh gay gắt từ phân bón nhập khẩu Trung

Quốc đã ảnh hưởng tiêu cực đến ngành phân bón nội địa trong 11 tháng đầu năm 2016. Tuy vậy,

tình hình kinh doanh đã có sự chuyển mình khả quan trở lại khi giá bán urê đã có sự hồi phục khả

quan kể từ tháng 12/2016.

Cụ thể, sức ép tăng giá nhiên liệu cùng chính sách cắt giảm sản lượng tại Trung Quốc đã khiến

nguồn cung phân bón sụt giảm ở quốc gia này. Nhờ đó, giá urea thế giới đã ghi nhận sự hồi phục

trở lại kể từ đầu quý 4/2016. Tính đến cuối quý 1/2017, giá FOB phân urea giao sau tại Mỹ đã hồi

phục 22.6% so với mức đáy thấp nhất trong tháng 7/2016. Tại thị trường trong nước, tính từ đầu

năm đến nay, giá phân urea cũng hồi phục tích cực khi tăng khoảng 10%.

Page 13: NGÀNH PHÂN BÓN - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Ngành Phân bón_Final.pdf · Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được

13

DAINAM Research | Báo cáo Triển vọng Ngành Phân bón 2017

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

(Nguồn: DNSE Research tổng hợp,thongtinphanbon)

(Nguồn: DNSE Research tổng hợp, indexmundi)

Thị phần liên tục tăng tại các thị trường trọng điểm

Thị phần thực tế (tiêu thụ trực tiếp xuống nông dân) 6T/2017 của DCM tiếp tục duy trì sự khả

quan khi đều ghi nhận sự tăng trưởng tại các thị trường trọng điểm. Trong đó, thị phần tại Tây

Nam Bộ chiếm 60%, tăng trưởng 7% so với năm 2016; thị phần tại các thị trường Tây Nguyên và

thị trường Đông Nam Bộ lần lượt đạt 25%.

Điểm cần lưu ý là thị phần tiêu thụ tại thị trường xuất khẩu trọng điểm Campuchia đã bứt phá

hơn 26% so với cùng kỳ năm 2016 nhờ sự tăng trưởng mạnh của sản lượng tiêu thụ và doanh thu

Page 14: NGÀNH PHÂN BÓN - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Ngành Phân bón_Final.pdf · Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được

14

DAINAM Research | Báo cáo Triển vọng Ngành Phân bón 2017

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

tại thị trường này. Với những tín hiệu khả quan trong 6T/2017, thị trường xuất khẩu Campuchia

được kỳ vọng sẽ tiếp tục trở thành một trong những động lực tăng trưởng chủ đạo của DCM bên

cạnh các thị trường tiêu thụ nội địa.

(Nguồn: DNSE Research tổng hợp)

Lợi thế ưu đãi về nguyên liệu đầu vào và thuế

DCM còn có lợi thế riêng biệt so với các doanh nghiệp trong ngành khi thu nhập được hưởng ưu

đãi với thuế suất danh nghĩa hiện là 5%, duy trì trong 8 năm tới, sau đó sẽ là 10% cho đến năm

2025. Giá khí đầu vào giai đoạn 2015 - 2018 được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) – công ty mẹ

đảm bảo lợi nhuận đạt 12% trên vốn chủ sở hữu. Do vậy, mặc dù giá dầu đang có xu hướng tăng

trở lại, nhưng DCM được đánh giá ít bị ảnh hưởng hơn so với các doanh nghiệp có giá khí đầu vào

thả nổi.

Tăng trưởng ấn tượng nửa đầu năm 2017

6T/2017, DCM ước đạt doanh thu hợp nhất 3.025 tỷ đồng (+28,6% YoY) và lợi nhuận sau thuế

ước đạt 528,5 tỷ đồng (+51% YoY), hoàn thành 83% kế hoạch lợi nhuận cho cả năm 2017.

Nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

Sự hồi phục của giá phân bón trong nước khi giá bán phân bón bình quân 5 tháng đầu

năm 2017 của DCM đã tăng trưởng hơn 8% so với mức giá bán bình quân của năm 2016.

Sản lượng tiêu thụ phân bón cũng ghi nhận kết quả khả quan với hơn 442 nghìn tấn phân

bón được tiêu thụ trong 6T/2017, vượt hơn 21% kế hoạch đề ra cho 6T/2017 và hoàn

thành đến gần 59% kế hoạch tiêu thụ của năm 2017.

Công tác quản trị chi phí được tăng cường chú trọng, nhờ đó đã giúp tiết giảm giá thành

sản xuất.

60%

38%

25% 25%

7% 7%

Tây Nam Bộ Campuchia Đông Nam Bộ Tây Nguyên Miền Trung Miền Bắc

Thị phần thực tế 6T/2017 DCM

Thị phần thực tế 6T/2017 DCM

Page 15: NGÀNH PHÂN BÓN - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Ngành Phân bón_Final.pdf · Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được

15

DAINAM Research | Báo cáo Triển vọng Ngành Phân bón 2017

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Tình hình tài chính cải thiện tích cực

Chi phí lãi vay dần được tiết giảm: Tổng nợ tại thời điểm ngày 31/12/2016 ở mức 6.995

tỷ đồng, chiếm 54% tổng nguồn vốn, giảm 1,250 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm và

giảm đáng kể so với mức 75% cuối năm 2013. Dư nợ của DCM chủ yếu đến từ khoản vay

500 triệu USD đầu tư nhà máy ban đầu. Trong năm 2016, tỷ giá tương đối ổn định và chỉ

tăng nhẹ 2%, khiến lỗ tỷ giá của DCM giảm 1/3 so với năm 2015. Xu hướng này được dự

báo tiếp tục duy trì trong năm 2017.

Giải quyết rủi ro về tỷ giá, song song với tích cực trả nợ nhằm giảm dư nợ, giảm lãi vay

theo lộ trình, DCM cũng đang đàm phán tái cấu trúc các khoản nợ nhằm chuyển khoản

vay sang VND, hoặc chuyển vay nợ nước ngoài thành vay nợ trong nước để có lãi suất tốt

hơn, nâng cao hiệu quả hợp đồng vay bằng ngoại tệ. Ngoài ra, DCM cũng thực hiện gia

tăng dự trữ nguồn ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu phân bón.

Hiện tại, DCM đã thanh toán được hơn 50% khoản vay dùng để đầu tư dự án Nhà máy

Đạm Cà Mau. Bên cạnh đó, các khoản dư nợ gốc ngoại tệ của DCM cũng chỉ còn khoảng

231 triệu USD tính đến thời điểm cuối tháng 6/2017.

(Nguồn: DNSE Research tổng hợp)

Giảm mạnh khoản phải thu: Khoản phải thu của DCM đã có đã ghi nhận sự cải thiện rõ

rệt với giá trị phải thu ngắn hạn chỉ còn hơn 410 tỷ đồng tính đến cuối quý 1/2017, sụt

giảm gần 15% so với đầu năm. Sự sụt giảm khoản phải thu ngắn hạn chủ yếu đến từ khoản

tiền mua khí hơn 116 tỷ đồng đã thu hồi từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong Quý 1/2017.

1.32 1.31

1.83

1.621.74

1.131.25

1.67

1.47 1.48

2013 2014 2015 2016 Q1/2017

Chỉ số thanh toán DCM qua các năm

Tỷ số thanh toán hiện hành (lần) Tỷ số thanh toán nhanh (lần)

Page 16: NGÀNH PHÂN BÓN - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Ngành Phân bón_Final.pdf · Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được

16

DAINAM Research | Báo cáo Triển vọng Ngành Phân bón 2017

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Về khoản phải thu liên quan đến giai đoạn cổ phần hóa (phản ánh lợi nhuận của kỳ hoạt

động từ ngày 01/01/2014 đến ngày 14/01/2015 đã chuyển về Tập đoàn Dầu khí Việt

Nam), DCM đang cùng với Tập đoàn dầu khí Việt Nam thực hiện các thủ tục quyết toán

phần vốn Nhà nước và khoản phải thu này sẽ được thu hồi khi việc quyết toán hoàn tất.

Khấu hao: Tại thời điểm ngày 1/3/2017, tổng tài sản của DCM đạt hơn 12.565 tỷ đồng;

trong đó, 67,2% là tài sản cố định. Từ khi đi vào hoạt động năm 2012, DCM duy trì trích

khấu hao bình quân gần 1.300 tỷ đồng/năm, khấu hao vừa là nguyên nhân tổng tài sản

có xu hướng giảm, đồng thời chiếm tỷ lệ quan trọng trong cơ cấu giá thành. Hiện tại, giá

trị tài sản cố định còn lại đạt 8.445 tỷ đồng. Với việc mới được đầu tư theo công nghệ

hiện đại, công tác bảo trì bảo dưỡng duy trì đều đặn 1 năm 1 lần và tốc độ khấu hao

nhanh, dự kiến đến năm 2023, khi khấu hao hoàn tất, chi phí của DCM sẽ giảm mạnh

trong khi nhà máy vẫn có thể tiếp tục duy trì sản xuất ổn định mà chưa cần tái đầu tư quy

mô lớn.

Lượng tiền mặt đồi dào: Tính đến cuối quý I/2017, số dư tiền và tiền gửi có kỳ hạn của

DCM đạt 3.100 tỷ đồng, chiếm 23% tổng tài sản, bình quân, mỗi cổ phiếu có số dư tiền

đạt 5.500 đồng. Lượng tiền lớn không chỉ đem lại cho DCM tiền lãi trên dưới 160 tỷ

đồng/năm, mà quan trọng hơn, cùng với dòng tiền hoạt động kinh doanh giúp đáp ứng

nhu cầu trả nợ, đảm bảo khả năng thanh toán, đầu tư mở rộng sản xuất và chi trả cổ tức

cho cổ đông.

Hoạt động đầu tư tập trung, không dàn trải: DCM hiện chỉ đầu tư vào công ty con là Công

ty cổ phần Bao bì Dầu khí Việt Nam (PBP), với vốn góp 20,83 tỷ đồng, chiếm 51,03% vốn

điều lệ. Đây cũng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả với sản phẩm chủ yếu

phục vụ cho nhu cầu của DCM, các chỉ tiêu sản lượng sản xuất, tiêu thụ, lợi nhuận…

thường xuyên vượt kế hoạch đề ra, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ duy trì

trên dưới 20%, chi trả cổ tức đều đặn.

Page 17: NGÀNH PHÂN BÓN - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Ngành Phân bón_Final.pdf · Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được

17

DAINAM Research | Báo cáo Triển vọng Ngành Phân bón 2017

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

(Nguồn: DNSE Research tổng hợp)

Kế hoạch đầu tư phát triển

Dòng tiền mạnh, số dư tiền mặt lớn, DCM không chỉ có khả năng thanh toán các khoản nợ đến

hạn, đáp ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi trả cổ tức mà còn đủ khả năng tài trợ

cho các dự án mới mà không ảnh hưởng đến cơ cấu tài chính cũng như không cần huy động thêm

vốn từ cổ đông. Những năm qua, hoạt động nghiên cứu, đầu tư - phát triển của Công ty liên tục

được đẩy mạnh.

Với các dự án nghiên cứu phát triển sản phẩm phân bón mới, DCM đã lên kế hoạch đầu tư xây

dựng cơ bản và mua sắm tài sản, thiết bị với tổng vốn đầu tư là 540.5 tỷ đồng, trong đó nguồn

19%

24%

29%27%

43%

8%

14% 13% 13%

24%

2013 2014 2015 2016 Q1/2017

Biên lợi nhuận DCM qua các năm

Biên lợi nhuận gộp (%) Biên lợi nhuận sau thuế (%)

16%

18%

12%

10%

4%5% 5% 5%

2013 2014 2015 2016

Tỷ suất sinh lời DCM qua các năm

ROE (%) ROA (%)

Page 18: NGÀNH PHÂN BÓN - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Ngành Phân bón_Final.pdf · Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được

18

DAINAM Research | Báo cáo Triển vọng Ngành Phân bón 2017

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

vốn chủ sở hữu sẽ chiếm gần 55% và DCM sẽ huy động gần 252 tỷ đồng tài trợ từ vay nợ mới.

Hoạt động đầu tư không chỉ giúp DCM đa dạng hóa sản phẩm, giảm bớt phụ thuộc vào mặt hàng

duy nhất là urea mà còn giúp nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản hiện có, tạo dấu ấn thương hiệu

với bà con nông dân.

Định giá

Chúng tôi dự báo trong năm 2017, tốc độ tăng trưởng doanh thu của DCM đạt 15% so với cùng

kỳ 2016, Doanh thu thuần đạt 5.717 tỷ đồng, LNST dự phóng đạt 780,4 tỷ đồng, EPS forward 2017

đạt 1.474 đồng/cp.

Tại mức giá đóng cửa ngày 13/07/2017 là 14.250 đồng/cp, DCM đang được giao dịch tại mức P/E

forward 2017 là 9,67 lần, đây là mức tương đối hấp dẫn so với mức trung bình ngành phân bón

vào khoảng 11 lần. Với mức P/E mục tiêu 6 tháng là 12x, chúng tôi khuyến nghị MUA đối với mã

cổ phiếu DCM tại giá mục tiêu 6 tháng là 16.200 đồng/cp (+13,7% so với giá hiện tại).

Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền - BFC

BFC là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam tập trung chủ yếu vào hoạt động kinh doanh chính là sản

xuất phân bón NPK với thương hiệu Đầu trâu quen thuộc bao gồm các dòng sản phẩm chính:

Đầu trâu Agrotain là dòng sản phẩm có hoạt chất Agrotain làm giảm thất thoát đạm khi

bón cho cây trồng;

Đầu trâu chuyên dùng phù hợp cho từng loại cây trồng như phân chuyên dùng cho café,

lúa, hồ tiêu, cao su… ;

Dòng NPK đầu trâu cao cấp phù hợp cho các loại cây trồng và dòng sản phẩm phân bón

dành cho hoa kiểng.

(Nguồn: DNSE Research tổng hợp)

16%

17%

7%

4%6%9%

41%

Thị trường NPK theo sản lượng 2016

BFC LAS SFG

Baconco Việt Nhật Vinacam

Khác

Page 19: NGÀNH PHÂN BÓN - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Ngành Phân bón_Final.pdf · Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được

19

DAINAM Research | Báo cáo Triển vọng Ngành Phân bón 2017

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Công nghệ sản xuất vượt trội

BFC là một trong số ít các đơn vị sản xuất NPK trên thị trường chú trọng đầu tư vào công nghệ để

cung cấp ra sản phẩm với chất lượng cao. Trong bối cảnh thị trường phân NPK có tới hàng trăm

cơ sản sản xuất nhỏ lẻ công nghệ thô sơ lạc hậu với các sản phẩm chất lượng thấp thì phân bón

của BFC rất được ưa chuộng bởi người sử dụng.

Công ty Công nghệ Chất lượng sản phẩm

BFC Ure hóa lỏng, Công nghệ SA, Phối trộn Cao

Baconco Ure hóa lỏng Cao

NFC Phối trộn, Công nghệ tháp cao Trung bình

Việt Nhật, Cần Thơ Tạo hạt bằng hơi nước Trung bình

SFG Hơi nước thùng quay, đĩa quay Trung bình

LAS, VAF, Apromaco Phối trộn Thấp

(Nguồn: DNSE Research tổng hợp)

Tập trung phát triển phân bón hữu cơ – hướng tới phục vụ nông nghiệp sạch

Là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong việc sáng tạo các giải pháp cung cấp dinh dưỡng

cho cây trồng, trong những năm gần đây, BFC đã tiên phong trong việc nghiên cứu áp dụng công

nghệ xanh để sản xuất ra các sản phẩm phân bón vừa nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng,

vừa chông thất thoát để giảm chi phí và giảm thiểu tác động xấu tới môi trường.

Các kết quả khảo nghiệm tại Cần Thơ, Sóc Trăng, Tiền Giang, Lâm Đồng, TP.HCM...được thực hiện

bởi viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long đối với

lúa, rau, đậu....đã cho thấy phân đạm được xử lý Agrotain (Đầu Trâu hạt vàng 46A+) và NPK Đầu

Trâu + Agrotain đã giúp tiết kiệm được phân đạm tới 30%, vừa tăng năng suất, chất lượng lại

chống thất thoát, bảo vệ môi trường. Như vậy, thay vì sử dụng 4 bao urea thông thường cho mỗi

ha lúa theo tập quán thì nay bà con nông dân chỉ cần sử dụng 3 bao phân đạm hạt vàng sử dụng

chưa tới 350 kg NPK Đầu Trâu +Agrotain là đủ.

Bao bì của các sản phẩm này cũng đã được cải tiến cả về chất liệu và kích cỡ để đảm bảo nông

dân có thể tận dụng lại để chứa nông sản mà không trở thành rác thải gây ô nhiễm môi trường.

Hiện nay, CTCP Bình Điền Ninh Bình, CTCP Bình Điền Mekong và CTCP Bình Điền Lâm Đồng đang

sản xuất và kinh doanh các sản phẩm phân bón hữu cơ. Hướng đi tương lai của BFC không đơn

thuần hướng đến những sản phẩm khoáng hữu cơ và cả những sản phẩm phân bón hữu cơ thuần,

đảm bảo cho việc phát triển nông sản đúng nghĩa hữu cơ sạch.

Mở rộng thị trường khu vực phía Bắc

Page 20: NGÀNH PHÂN BÓN - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Ngành Phân bón_Final.pdf · Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được

20

DAINAM Research | Báo cáo Triển vọng Ngành Phân bón 2017

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

Hiện tại, BFC có 5 nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cung

ứng cho thị trường cả nước. Tổng công suất hiện tại của 5 nhà máy là 925.000 tấn/năm sau khi

đưa vào hoạt động 2 nhà máy mới là Bình Điền Ninh Bình (200.000 tấn/năm) và Bình Điền Tây

Ninh (Giai đoạn 1: 50.000 tấn/năm). Khi giai đoạn 2 của nhà máy Bình Điền Tây Ninh và Bình Điền

Ninh Bình hoàn tất, tổng công suất toàn Công ty sẽ đạt 1.175.000 tấn/năm. Theo đó, nhà máy

Bình Điền Long An phụ trách cung ứng sản phẩm cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long và xuất

khẩu sang các nước như Campuchia, Myanmar và Thái Lan. Nhà máy Bình Điền Lâm Đồng cung

ứng các sản phẩm cho khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Trong khi đó, nhà máy Bình Điền –

Quảng Trị phụ trách khu vực Bắc Trung Bộ và xuất khẩu sang Lào.

Với việc xây dựng nhà máy Bình Điền Ninh Bình, BFC đang từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ

phân bón của mình ra khắp cả nước.

Dự án nhà máy Ninh Bình được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Công suất 200.000 tấn/năm với tổng đầu tư 350 tỷ đồng, đã hoàn thành và

đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2015. Các sản phẩm chính là NPK và phân trộn.

Giai đoạn 2: Nâng công suất lên 400.000 tấn/năm với tổng đầu tư 145 tỉ đồng, dự kiến đi

vào hoạt động đầu năm 2018, bổ sung thêm sản phẩm phân bón hữu cơ.

Trước đây, khi chưa có nhà máy Ninh Bình, BFC phân phối sản phẩm tại thị trường miền Bắc thông

qua đối tác là Công ty TNHH Thương mại Thái Sơn. Khi nhà máy mới đi vào hoạt động, DN hưởng

lợi từ việc tiết kiệm chi phí vận chuyển và thuế suất ưu đãi cho nhà máy mới. Hiện tại nhà máy

Bình Điền Ninh Bình vẫn được hưởng thuế ưu đãi, cụ thể miễn thuế TNDN trong hai năm đầu

(2015-2017) và giảm 50% trong năm tiếp theo.

Ước tính sản lượng tiêu thụ năm 2017 của nhà máy đạt khoảng 120.000 tấn và sẽ tăng trưởng

mạnh trong tương lai khi mà xu hướng tiêu dùng của người nông dân sẽ hướng đến các loại phân

bón chất lượng với hàm lượng dinh dưỡng cao mà BFC là đơn vị có ưu thế vượt trội so với các

đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại miền Bắc như LAS (Các dây chuyền của LAS đều có tuổi đời lâu

năm, nhiều thiết bị sử dụng lò cao đã được hơn 30 năm, chủ yếu có nguồn gốc từ Liên Xô và Trung

Quốc. Điều này giúp giảm chi phí khấu hao tuy nhiên sản phẩm sản xuất ra sẽ có chất lượng thấp

bên cạnh rủi ro về ngưng hoạt động cũng như các chi phí sửa chữa, bảo trì phát sinh).

Đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là thị trường chủ lực Campuchia

Trong vòng 15 năm qua, Bình Điền đã đưa mức tiêu thụ phân bón Đầu Trâu tại Campuchia chỉ từ

0,8% trên tổng sản lượng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu (tương đương 2.000 tấn năm 2002) lên

mức trên 15% (tương đương trên 100.000 tấn/năm). Sản phẩm phân bón Đầu Trâu ban đầu có

mặt chỉ ở vài tỉnh ven biên giới giáp Việt Nam đến nay đã phủ rộng, duy trì lượng tiêu thụ ổn định

tại 26/26 tỉnh, thành của nước bạn, đem về doanh thu trên 50 triệu USD mỗi năm.

Khả năng sinh lời ở mức cao trong ngành

Page 21: NGÀNH PHÂN BÓN - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Ngành Phân bón_Final.pdf · Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được

21

DAINAM Research | Báo cáo Triển vọng Ngành Phân bón 2017

www.dnse.com.vn Vui lòng xem khuyến nghị ở cuối báo cáo này |

(Nguồn: DNSE Research tổng hợp)

Cập nhật Kết quả Kinh doanh

KQKD Q1/2017 khả quan với DT thuần đạt 1.173 tỷ đồng (+18% YoY) và LNST 65,7 tỷ đồng (+51%

YoY), hoàn thành 17% và 29% kế hoạch năm. Sự tăng trưởng vượt trội này một phần do Q1/16

ghi nhận kết quả thấp nhất trong vài năm trở lại đây, và một phần do sản lượng bán hàng ở mức

tích cực +25% YoY. Đáng chú ý biên LN gộp theo quý cũng cải thiện từ 12,7% lên 14,7%, tuy nhiên

thấp hơn mức 15,2% của năm 2016, do chi phí đầu vào bắt đầu tăng mạnh

Định giá

Chúng tôi dự báo trong năm 2017, tốc độ tăng trưởng doanh thu của BFC đạt 10% so với cùng kỳ

2016, Doanh thu thuần đạt 6.537 tỷ đồng, LNST dự phóng đạt 318,7 tỷ đồng, EPS forward 2017

đạt 5.575 đồng/cp.

Tại mức giá đóng cửa ngày 13/07/2017 là 40.700 đồng/cp, BFC đang được giao dịch tại mức P/E

forward 2017 là 7,3 lần, đây là mức rất thấp so với mức trung bình ngành phân bón vào khoảng

11 lần. Với mức P/E mục tiêu 6 tháng là 9x, chúng tôi khuyến nghị MUA đối với mã cổ phiếu BFC

tại giá mục tiêu 6 tháng là 50.100 đồng/cp (+23,1% so với giá hiện tại).

31%

11%

16%

9% 10% 11%13%

10%

6%8% 7%

9% 9%

6%

BFC LAS SFG VAF NFC DPM DCM

Chỉ số Khả năng sinh lời năm 2016

ROE (%) ROA (%)

Page 22: NGÀNH PHÂN BÓN - dnse.com.vndnse.com.vn/userfiles/file/Báo cáo Ngành Phân bón_Final.pdf · Hiện tại, các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được

22

DAINAM Research | Báo cáo Triển vọng Ngành Phân bón 2017

www.dnse.com.vn |

Mọi thông tin liên quan đến báo cáo

này, xin vui lòng liên hệ:

TS. Đỗ Thái Hưng

[email protected]

Công ty Cổ phần chứng khoán Đại Nam

Trụ sở Tầng 5, Tòa nhà HACC1, 35

Lê Văn Lương, Thanh Xuân,

Hà Nội

Tel (024) 7304 7304

Fax (024) 6262 0656

Website www.dnse.com.vn

Tuyên bố miễn trách nhiệm

1. Các thông tin trong báo cáo này được Công ty cổ phần chứng

khoán Đại Nam đưa ra dựa trên nguồn thông tin mà chúng tôi coi là

đáng tin cậy. Tuy nhiên, DNSE không đảm bảo tính chính xác, đầy

đủ, cập nhật của những thông tin này.

2. Các nhận định được đưa ra trong báo cáo này mang tính chất chủ

quan của chuyên viên phân tích. Các nhà đầu tư sử dụng báo cáo

này như nguồn tư liệu tham khảo tự chịu trách nhiệm cho quyết

định đầu tư của mình.