nhÓm nghiÊn cỨu – ban kd vỐn & tiỀn tỆ...lại so với năm 2012và đường cong...

26
NHÓM NGHIÊN CU – BAN KD VN & TIN TTng 17 – Tháp A Vincom – 191 Bà Triu Tel: +84 4 22206894 Email: [email protected] BN TIN LÃI SUT NĂM 2013 Thanh khon hthống ngân hàng dư thừa, mt bng lãi suất VNĐ LNH phbiến quanh 3-3,5%/năm kỳ hn 1 tun, lãi sut TPCP tiếp tc gim 1-2%/năm và thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động vi quy mô phát hành sơ cấp tăng 3-4 ln so với năm 2012 là toàn cảnh ca thtrường tin tvà thị trường trái phiếu trong năm 2013. Kinh tế vĩ mô trong nước chưa có sự khi sắc đáng kể, tng cu yếu, hoạt động ca doanh nghip gặp khó khăn tiếp tc là yếu tố tác động chính ti thị trường tin tvà trái phiếu trong năm nay. Trong năm 2014, mặt bng lãi sut thị trường 1 được dbáo gim 0,5- 2%, thanh khon hthng ngân hàng di dào, mt bng lãi suất VNĐ liên ngân hàng cho khn 1 tuần dao động chyếu quanh 3-5%, nhu cầu đầu tư TPCP lớn shtrcho mt bng lãi sut TPCP duy trì thp trong 6 tháng đầu năm trước khi tăng lên vcui năm khi kvng tín dng gii ngân mạnh hơn, lãi sut dao động quanh 6,5-8% đối vi khạn 2 năm. Thị trường trái phiếu doanh nghip được dbáo ổn định.

Upload: others

Post on 19-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ

Tầng 17 – Tháp A Vincom – 191 Bà Triệu

Tel: +84 4 22206894 Email: [email protected]

BẢN TIN LÃI SUẤT NĂM 2013

Thanh khoản hệ thống ngân hàng dư thừa, mặt bằng lãi suất VNĐ LNH

phổ biến quanh 3-3,5%/năm kỳ hạn 1 tuần, lãi suất TPCP tiếp tục giảm

1-2%/năm và thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động với quy mô

phát hành sơ cấp tăng 3-4 lần so với năm 2012 là toàn cảnh của thị

trường tiền tệ và thị trường trái phiếu trong năm 2013.

Kinh tế vĩ mô trong nước chưa có sự khởi sắc đáng kể, tổng cầu yếu,

hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn tiếp tục là yếu tố tác động

chính tới thị trường tiền tệ và trái phiếu trong năm nay.

Trong năm 2014, mặt bằng lãi suất thị trường 1 được dự báo giảm 0,5-

2%, thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào, mặt bằng lãi suất VNĐ

liên ngân hàng cho kỳ hạn 1 tuần dao động chủ yếu quanh 3-5%, nhu

cầu đầu tư TPCP lớn sẽ hỗ trợ cho mặt bằng lãi suất TPCP duy trì thấp

trong 6 tháng đầu năm trước khi tăng lên về cuối năm khi kỳ vọng tín

dụng giải ngân mạnh hơn, lãi suất dao động quanh 6,5-8% đối với kỳ

hạn 2 năm. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp được dự báo ổn định.

Page 2: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG NĂM 2013

THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ TRONG NƯỚC

Biểu đồ 1: Diễn biến các mức lãi suất điều hành (%/năm)

Nguồn: SBV* Trần lãi suất huy động áp dụng cho kỳ hạn đến 12 tháng (trước 23/6) và áp dụng cho kỳ hạn ngắn đến 6 tháng (sau 23/6)

Biểu đồ 2: Bơm/hút qua OMO& tín phiếu năm 2013 ( tỷ đ)

Nguồn : Reuters

1. Chính sách điều hành

Trước tình hình kinh tế vĩ mô khó khăn, chính sách tiền tệ năm 2013

tiếp tục được thực hiện theo hướng đảm bảo ổn định các cân đối vĩ mô

đồng thời Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đưa ra nhiều biện pháp

tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tập trung ở một số điểm sau:

- Điều chỉnh giảm mặt bằng lãi suất trong đó: giảm 2% lãi suất điều

hành, giảm 3% trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu

tiên, giảm 0,5-1% trần lãi suất tiền gửi bằng VND.

- Chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong quan hệ vay vốn giữa doanh nghiệp

với tổng chức tín dụng (TCTD) thông qua: i) Quyết định

780/QĐ/NHNN ngày 23/04/2012 v/v cho phép các TCTD được giữ

nguyên nhóm nợ đối với các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ,

gia hạn nợ nếu TCTD đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của

khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi

điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ; ii) Công văn 7558/CV-NHNN

ngày 14/10/2013 quy định doanh nghiệp có nợ xấu tại ngân hàng

nhưng có phương án sản xuất - kinh doanh mới có thể được ngân

hàng xem xét tính khả thi, hiệu quả của dự án để tính toán cho vay;

- Chỉ đạo các TCTD tiết kiệm chi phí áp dụng lãi suất cho vay mới ở

mức hợp lý, xem xét tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất cho vay cũ về

mức dưới 13%/năm trên cơ sở khả năng tài chính.

- Phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 11/2013/TT-

0

5

10

15

20

3/1/12 3/4/12 3/7/12 3/10/12 3/1/13 3/4/13 3/7/13 3/10/13

LS Tái cấp vốn LS tái chiết khấu

Trần ls HĐ VNĐ*

(50,000)

(40,000)

(30,000)

(20,000)

(10,000)

-

10,000

20,000

30,000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Page 3: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

NHNN ngày 15/5/2013 quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị

quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ, góp phần giải quyết tồn kho cho

thị trường vật liệu xây dựng và thị trường bất động sản.

- Đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo hướng tập trung tại công ty Quản lý tài

sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) và yêu cầu các TCTD tự xử lý

nợ xấu thông qua trích lập dự phòng rủi ro, cơ cấu lại nợ. Theo đó,

VAMC đã được thành lập và tính đến hết 27/12/2013 đã mua được

khoảng 36 nghìn tỷ đồng nợ xấu.

Như vậy, các giải pháp mà NHNN đã triển khai là khá đồng bộ và

phù hợp với chủ trương tại Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính Phủ

cũng như Chỉ thị 01/CT-NHNN của NHNN. Bên cạnh công cụ cơ

bản là lãi suất tiếp tục được tận dụng tối đa để giảm chi phí vốn, điểm

đáng chú ý hơn trong chính sách của NHNN năm nay là việc chú

trọng, tập trung đẩy mạnh xử lý nợ xấu, tích cực tháo gỡ khó khăn

trong việc tiếp cận vốn cho doanh nghiệp. Công ty mua bán tài sản

VAMC vừa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 9/2013 nhưng cũng

đã mua vào được trên 36 nghìn tỷ đồng nợ xấu; Quyết định 780/QĐ-

NHNN đã giúp các TCTD cơ cấu được hơn 330 nghìn tỷ đồng (xấp xỉ

10% tổng dư nợ). Tuy nhiên, khi NHNN dành ưu tiên và nhiều nỗ lực

cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì đồng thời quá trình tái cấu

trúc TCTD cũng bị kéo chậm lại, mà ví dụ điển hình là quyết định tạm

hoãn Thông tư 02 thêm 1 năm. Theo chúng tôi, đây cũng là điểm trừ

lớn nhất trong việc thực thi chính sách tiền tệ năm 2013. Đồng thời,

gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng cho thị trường bất động sản cũng cho thấy

Page 4: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

Biểu đồ 03: Diến biến lãi suất thị trường 1 (%/năm)

Nguồn: SBV

nhiều vấn đề bất cập khiến tiến độ triển khai khá chậm và chưa tạo ra

lực đẩy lớn cho sự phục hồi của thị trường bất động sản.

Thị trường 1

Mặt bằng lãi suất duy trì xu hướng giảm nhưng tốc độ đã chậm lại.

Khoảng cách giữa tăng trưởng huy động vốn & cho vay được thu hẹp

so với năm 2012.

- Lãi suất VNĐ:

Lãi suất huy động VNĐ vẫn trong xu hướng giảm nhưng tốc độ đã chậm

lại so với năm 2012 và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn.

Thay vì bám sát trần lãi suất cho phép như thời gian trước, một số ngân

hàng thương mại (NHTM), tiên phong là các NHTM Nhà nước đã chủ

động điều chỉnh lãi suất trên cơ sở cân đối nguồn vốn. Trong khi trần lãi

suất huy động chỉ giảm 0,5-1%, mặt bằng lãi suất trên thị trường có mức

giảm mạnh hơn, vào khoảng 0,8-1,5% đối với các kỳ hạn dưới 1 năm và

lên tới 2,5-3,5% đối với các kỳ hạn trên 1 năm so với cuối năm 2012.

Đến cuối năm 2013, lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng (TCTD)

phổ biến ở mức 1-1,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn

dưới 1 tháng, 5,5-7,0%/năm kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng, 6,5-

7,5%/năm kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng, 8-9%/năm kỳ hạn từ 12

tháng trở lên.

Diễn biến cùng chiều với lãi suất huy động, lãi suất cho vay VNĐ cũng

được điều chỉnh giảm thêm 3-4%/năm để hỗ trợ khách hàng. Đến cuối

năm 2013, lãi suất cho vay phổ biến trong khoảng 8-11,5%/năm kỳ hạn

ngắn và 11,5-13%/năm trung dài hạn. Trong đó, các lĩnh vực ưu tiên lần

0

2

4

6

8

10

12

14

16HDV VND (1-12 tháng)

HDV VND (> 12 tháng)

CV VND Ngắn hạn

CV VND TDH

HDV $ Dân cư

HDV $ TCKT

Page 5: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

Biểu đồ 04: Tăng trưởng huy động và tín dụng (%)

Nguồn: Nhóm NC tổng hợp &ước tính

lượt là 8-9%/năm & 11-12%/năm và các lĩnh vực khác là 9-11%/năm &

11,5-13%/năm. Đặc biệt, một số doanh nghiệp có tình hình tài chính

lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả

đã được vay với mức lãi suất chỉ từ 7-7,5%/năm.

- Lãi suất USD:

Lãi suất huy động bám sát trần cho phép, đi ngang ở mức 2%/năm đối

với dân cư và 0,5%/năm đối với các TCKT trong phần lớn thời gian

trước khi giảm xuống còn 1,25%/năm & 0,25%/năm từ ngày 28/6 cùng

với quyết định của NHNN tại Thông tư 14/2013/TT-NHNN.

Lãi suất cho vay giảm nhẹ khoảng 1% so với cuối năm 2012, ngắn hạn

quanh 4-6%/năm và trung dài hạn khoảng 6-7,5%/năm.

- Tăng trưởng tín dụng – huy động vốn:

Theo thông tin từ NHNN, tăng trưởng tín dụng tính đến hết ngày 27/12

đã đạt xấp xỉ 11%, cao hơn so với mức 8,91% của cùng kỳ năm 2012.

Trong đó, cho vay VNĐ & USD vẫn chuyển biến ngược chiều: VNĐ

tăng 13,18% và ngoại tệ giảm 16,88% (tính đến hết 27/11). Như vậy,

hoạt động cho vay có phần sôi động hơn, đặc biệt về cuối năm và

chuyển biến theo chiều hướng khá tích cực.

Trong khi đó, huy động vốn duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, tính đến

hết ngày 12/12 đạt 15,61% so với cuối năm 2012, trong đó VNĐ tăng

15,93% và USD tăng 13,70%. Đáng chú ý huy động ngoại tệ đã lấy lại

tốc độ tăng trưởng dương sau khi giảm 4% trong năm 2012. Chênh lệch

lãi suất USD, VNĐ được thu hẹp đáng kể trong 2 năm qua là nguyên

-5

0

5

10

15

20

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Tăng trưởng TD (ytd) Tăng trưởng HĐ (ytd)

Page 6: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

nhân cơ bản giải thích cho hiện tượng này.

Tổng cầu suy giảm vẫn là yếu tố chính khiến tăng trưởng tín dụng

trong năm 2013 dưới mức mục tiêu đề ra

Tổng cầu thấp, tăng trưởng hàng hóa tồn kho tính đến 1/12 mặc dù đã

giảm tốc tuy nhiên vẫn ở mức tăng trên 10% so với cùng kỳ năm truớc,

số lượng doanh nghiệp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động

tiếp tục tăng 11,9% so với năm 2012 là những yếu tố chính ảnh hưởng

tới cầu tín dụng trong năm 2013. Đối với nguồn cung tín dụng, với tỷ lệ

nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng tại thời điểm cuối tháng 10 là 4,73%

(tương đương mức tăng ~20% so với cuối năm 2012), nguồn cung tín

dụng nhìn chung vẫn theo hướng tập trung vào chất lượng tín dụng thay

vì đẩy mạnh khối lượng tín dụng như giai đoạn trước năm 2012.

Mặt bằng lãi suất thị trường 1 tiếp tục giảm thêm 1-4% chủ yếu do tác

động từ định hướng điều hành chính sách của NHNN

Như đã phân tích ở trên, một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chính

sách tiền tệ năm 2013 là hỗ trợ khó khăn cho nền kinh tế. Theo đó, mặt

bằng lãi suất chính sách được kéo giảm 0,5-1% đối với trần lãi suất huy

động, các mức lãi suất chính sách khác cũng được giảm 2-3%. Ngoài ra,

NHNN cũng chỉ đạo giảm mặt bằng lãi suất các khoản vay cũ về dưới

13%, gia tăng thêm các lĩnh vực ưu tiên để được hưởng lãi suất cho vay

ở mức thấp. Tác động từ chính sách tiền tệ đã giúp mặt bằng lãi suất thị

trường 1 giảm thêm 1-4%/năm. Bên cạnh đó, nhờ quá trình tái cơ cấu

các TCTD trong năm 2012-2013, năng lực tài chính của các TCTD hiện

đã được cải thiện đáng kể. Các TCTD đã chủ động điều chỉnh lãi suất

Page 7: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

Biểu đồ 05: Diến biến lãi suất thị trường LNH (%/năm)

Nguồn: Nhóm NC tổng hợp

Biểu đồ 06: Doanh số giao dịch VNĐ LNH (nghìn tỷ đ)

Nguồn: Nhóm NC tổng hợp

trên cơ sở cân đối nguồn vốn của chính ngân hàng thay vì bám trần huy

động cho phép của NHNN như giai đoạn trước. Hiện tượng chạy đua lãi

suất không còn phổ biến.

Thị trường 2:

Thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào, mặt bằng lãi suất VNĐ

liên ngân hàng (LNH) duy trì rất thấp trong năm 2013

Thị trường tiền tệ LNH năm 2013 chưa cho thấy nhiều khác biệt so với

năm 2012. Thanh khoản hệ thống dồi dào, cung vốn VNĐ lớn và vượt

cầu. Giao dịch trầm lắng, doanh số giao dịch giảm thấp đặc biệt trong

giai đoạn 6 tháng đầu năm (doanh số bình quân phiên trong năm còn

khoảng 17 nghìn tỷ đ/phiên, giảm khoảng 25% so với năm 2012). Mặt

bằng lãi suất thấp kỷ lục - phần lớn thời gian dao động quanh 3-

3,5%/năm kỳ hạn 1 tuần.

Các yếu tố tác động của năm 2012 tiếp tục có ảnh hưởng chính tới thị

trường VNĐ LNH trong năm 2013, bao gồm:

(i) Tăng trưởng tín dụng chậm hơn tăng trưởng huy động vốn. Tỷ lệ

dư nợ tín dụng/huy động vốn tiếp tục giảm dưới 1.

Tăng trưởng tín dụng VNĐ tiếp tục thấp hơn so với tăng trưởng huy

động vốn, ước tính đến hết năm tăng trưởng tín dụng và huy động lần

lượt ở mức quanh 14% và 17%. Tỷ lệ cho vay/huy động vốn VND dao

động dưới 1. Nhờ vậy, thanh khoản hệ thống ngân hàng ở mức rất tốt.

02468

101214161820

O/N 1 tuần 2 tuần 1 tháng

0

10

20

30

40

50

2012 2013

Page 8: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

Biểu đồ 07: Ước tính bơm/hút ròng của SBV năm 2013 qua kênh thị trường mở, tín phiếu, vàng và ngoại tệ ( tỷ đ)

Nguồn: Nhóm NC tổng hợp & ước tính

(ii) NHNN điều hành linh hoạt CSTT, kết hợp giữa điều hành lượng

tiền cung ứng và điều hành lãi suất

- NHNN tiếp tục bơm/hút vốn nhịp nhàng trong năm 2013, điều hòa và

đảm bảo thanh khoản cho các TCTD. Theo đó, trong năm 2013, NHNN

thực hiện bơm tương đối mạnh trong 2 tháng đầu năm và tháng 11 cuối

năm đảm bảo thanh khoản hệ thống trong các dịp Tết, hút mạnh trong

giai đoạn giữa năm khi thanh khoản hệ thống dư thừa… Tính chung cả

năm, ước tính NHNN đã bơm ròng khoảng 66 nghìn tỷ đ.

- Song song với điều hành lượng cung ứng tiền tệ, công cụ về lãi suất

cũng được NHNN sử dụng khá phổ biến trong năm 2014 để hỗ trợ nền

kinh tế. Theo đó, với 3 lần hạ các mức lãi suất chính sách, trần lãi suất

huy động 6 tháng, lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu đã về lần lượt là

7%, 7% và 5% vào thời điểm cuối năm. Ngoài ra, các mức lãi suất

OMO và lãi suất tín phiếu phát hành của NHNN cũng đã trở thành các

mức lãi suất tham chiếu rất quan trọng cho thị trường.

Thị trường USD LNH khá ổn định. Thanh khoản dồi dào, lãi suất gần

như đi ngang trong năm.

Lãi suất USD LNH ổn định trong năm quanh 0,3-0,7%/năm đối với kỳ

hạn ON-1 tuần, 0,9-1%/năm cho kỳ hạn 2 tuần và 1,4-1,5%/năm cho kỳ

hạn 1 tháng. Nguồn cung dồi dào, nhu cầu yếu. Tăng trưởng tín dụng

USD giảm mạnh trong khi huy động vốn ngoại tệ lấy lại tốc độ tăng

trưởng dương là nguyên nhân chính khiến nguồn cung USD ngắn hạn

trên thị trường liên ngân hàng rất dồi dào, lãi suất ở mức thấp đặc biệt

đối với các kỳ hạn ngắn.

(30,000)

(20,000)

(10,000)

-

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Page 9: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

Diễn biến thị trường tiền tệ năm 2013 có khá nhiều nét tương đồng so

với năm 2012 như hoạt động tín dụng trên thị trường 1 còn khá ảm

đạm, tăng trưởng tín dụng chưa đạt mức kỳ vọng và thấp hơn so với

tăng trưởng huy động vốn, thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào

và lãi suất VNĐ trên thị trường LNH duy trì ở mức thấp. Tuy nhiên,

với những nỗ lực rất đáng ghi nhận từ phía NHNN và các TCTD,

một khối lượng lớn nợ xấu đã bước đầu được xử lý thông qua hoạt

động của VAMC và hoạt động tự cơ cấu nợ của các TCTD. Ngoài ra,

năng lực tài chính của các TCTD cũng đã từng bước được nâng cao

thông qua hoạt động tái cơ cấu các TCTD theo chủ trương của Chính

Phủ. Đây được đánh giá là những điều kiện cần thiết giúp hoạt động

tín dụng trong những năm tới có thể lấy lại được đà tăng trưởng một

cách bền vững.

THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU TRONG NUỚC

Biểu đồ 08: Diễn biến lãi suất TPCP thứ cấp (%/năm)

Nguồn: Nhóm NC tổng hợp

a) Thị trường TPCP

Lãi suất TPCP tiếp tục giảm 1-2% so với đầu năm

Lãi suất TPCP năm 2013 gần như chuyển động cùng quỹ đạo với năm

2012. Diễn biến lãi suất trong năm cũng gồm hai giai đoạn trùng khớp

với hai giai đoạn của năm 2012, cụ thể:

Giai đoạn 1: (từ đầu năm đến tuần đầu tháng 6)

Lãi suất TPCP giảm nhanh, mạnh, liên tiếp từ 8,9%/năm về dưới

6%/năm kỳ hạn 2 năm, từ 9,1% về 6,1% kỳ hạn 3 năm và từ 9,55% về

7,1% kỳ hạn 5 năm. Yếu tố chính tác động đến diễn biến lãi suất trên thị

56789

10111213

3/1/

12

3/3/

12

3/5/

12

3/7/

12

3/9/

12

3/11

/12

3/1/

13

3/3/

13

3/5/

13

3/7/

13

3/9/

13

3/11

/13

2 năm 3 năm 5 năm

Page 10: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

Biểu đồ 09: Đường cong lãi suất năm 2013 (%/năm)

Nguồn: VBMA

Biểu đồ 10: Đáo hạn trái phiêu, tín phiếu các năm (tỷ đ)

Nguồn: HNX

trường TPCP giai đoạn này gồm:

- Thanh khoản hệ thống ngân hàng dư thừa, tín dụng 6 tháng đầu năm

chỉ tăng 4,5%, tiếp tục cách xa so với tăng trưởng HĐV ở mức 8,5%;

- Chi phí vốn giảm thấp khi lãi suất VNĐ LNH trong 6 tháng đầu năm

tiếp tục mất 480-550 điểm các kỳ hạn ngắn đến 1 tháng;

- Lượng đáo hạn trái phiếu/tín phiếu Chính Phủ trong giai đoạn này

chiếm gần 75% tổng đáo hạn của cả năm.

- Lạm phát, tỷ giá USD VNĐ duy trì khá ổn định trong 6 tháng đầu

năm. Điều này củng cố thêm niềm tin của khối ngoại vào sự cải thiện

kinh tế vĩ mô của Việt Nam, đặc biệt sau những kết quả đạt được trong

năm 2012.

Giai đoạn 2: (Từ tuần đầu tháng 6 đến hết năm)

Mặt bằng lãi suất tăng mạnh 1,4-1,9%, rồi điều chỉnh giảm 0,15-0,8%

về cuối năm. Tính chung cả kỳ, lãi suất tăng 0,8-1,4% trên các kỳ hạn.

Mặt bằng lãi suất ngày cuối năm ở mức 6,9%, 7,4% và 8,3%/năm các

kỳ hạn 2,3 và 5 năm.

Diễn biến lãi suất trong giai đoạn này chủ yếu chịu ảnh hưởng từ những

yếu tố trái chiều sau:

Các yếu tố hỗ trợ xu hướng tăng của lãi suất:

- Lượng đáo hạn trái/tín phiếu Chính Phủ (TPCP/TnPCP) trong giai

đoạn này giảm mạnh, về còn xấp xỉ 17 nghìn tỷ đ.

- Tỷ giá USDVND có sự biến động, nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN)

thực hiện rút vốn trước những lo ngại FED sẽ sớm thu hẹp gói QE3.

Các yếu tố hỗ trợ xu hướng giảm của lãi suất:

0

20000

40000

60000

80000

100000

120000

140000

Tín phiếu CP TPCP TPCPBL Tổng đáo hạn

2011 2012 2013 2014

Page 11: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

Biểu đồ 11: Tỷ trọng giao dịch theo kỳ hạn 2012-2013

Nguồn: HNX

Biểu đồ 12: Phát hành sơ cấp TPCP năm 2013 ( tỷ đ)

Nguồn: HNX

- Thanh khoản hệ thống ngân hàng tiếp tục được cải thiện với biên độ

chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động duy trì

lớn.

- Lãi suất VNĐ LNH ổn định và ở mức thấp, chi phí vốn theo đó tiếp

tục ở mức rất hợp lý.

- Lạm phát trong xu hướng giảm, tính tới cuối năm 2013, lạm phát ước

chỉ tăng 6,04% so với cuối năm 2012.

Khối lượng phát hành và giao dịch TPCP tiếp tục tăng mạnh

Thị trường sơ cấp TPCP:

Nếu như năm 2012 được xem là năm thành công nhất của KBNN trong

việc huy động vốn cho Ngân sách với tổng lượng phát hành đạt xấp xỉ

150 nghìn tỷ đ thì trong năm nay, KBNN lại tiếp tục lại lập kỷ lục với

tổng lượng phát hành lên tới hơn 181 nghìn tỷ đ.

Đối với TPCPBL, NHPT và NHCSXH cũng đã huy động thành công

lần lượt 40.000 tỷ đ và 7.380 tỷ đ.

Thị trường thứ cấp TPCP:

Thị trường thứ cấp TPCP có thêm một năm rất sôi động. Thanh khoản

thị trường được cải thiện với bình quân giao dịch phiên đạt xấp xỉ 1,3

nghìn tỷ đ, gấp đôi doanh số bình quân của năm 2012. Thị trường đặc

biệt sôi động trong 6 tháng đầu năm rồi điều chỉnh giảm trong nửa cuối

năm 2013.

Về cơ cấu kỳ hạn, tỷ lệ đầu tư các loại GTCG của Chính Phủ tiếp tục xu

hướng tăng mạnh ở kỳ hạn đến 2 năm, từ 51% trong năm 2012 lên 61%

0% 10% 20% 30% 40%

Dưới 2 năm

2 năm

3 năm

( 3-5 năm)

5 năm

Trên 5 năm

Tỷ lệ 2012

Tỷ lệ 2013

0

5000

10000

15000

20000

25000

30000

KL gọi KL trúng

Page 12: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

Biểu đồ 13: Giao dịch TPCP/CPBL các tháng ( tỷ đ)

Nguồn: HNX

Biểu đồ 14: GTGD TPDN niêm yết theo tháng (tỷ đ)

Nguồn: Hose & HNX

trong năm 2013. Nếu tính cả kỳ hạn 3 năm thì lượng giao dịch các kỳ

hạn này chiếm tới 80% các giao dịch trên thị trường. Điều này thể hiện

tâm lý thận trọng hơn của nhà đầu tư trong bối cảnh KTVM khó khăn và

rủi ro. Ngoài ra, việc các NHTM tiếp tục gia tăng đầu tư vào loại tài sản

là TPCP cũng khiến cho các giao dịch trên thị trường tập trung nhiều

hơn vào các kỳ hạn ngắn, do đặc điểm của nhóm các NHTM là đầu tư

vào các loại tài sản ngắn hạn dưới 5 năm bởi cơ cấu của tài sản nợ là

ngắn hạn.

NĐTNN tham gia thị trường thứ cấp có phần hạn chế hơn so với năm

2012 trong đó tập trung mua vào trong giai đoạn 5 tháng đầu năm với

lượng mua ròng thứ cấp khoảng 10 nghìn tỷ đ, thoái vốn rất mạnh trong

giai đoạn tháng 6 và tháng 7 toàn bộ lượng đã mua trên thị trường thứ

cấp, rồi khá hạn chế tham gia giao dịch những tháng sau đó. Tính chung

cả năm, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng nhẹ gần 400 tỷ đ trên thị trường

thứ cấp.

b) Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN)

Thị trường sơ cấp:

Năm 2013 cho thấy một bức tranh hoàn toàn khác về thị trường TPDN

trong nước. Thị trường sơ cấp ghi nhận nhiều đợt phát hành đặc biệt tập

trung vào nửa cuối năm với tổng khối lượng phát hành ước đạt khoảng

35 nghìn tỷ đ- mức phát hành lớn nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.

Mặt bằng lãi suất phát hành giảm rất mạnh từ mức tham chiếu 15% cho

kỳ hạn 5 năm vào đầu năm xuống còn 11% của cùng tổ chức phát hành

thể hiện nhu cầu đầu tư đã tăng mạnh trong năm. Chênh lệch lãi suất so

(10,000)

-

10,000

20,000

30,000

40,000

50,000

60,000

GTGD toàn TT NN mua ròng

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

Page 13: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

với lãi suất TPCP đã tăng lên mức rất hấp dẫn (xấp xỉ 6% đối với kỳ hạn

5 năm) là yếu tố cơ bản hấp dẫn các nhà đầu tư lựa chọn loại tài sản này.

Ngoài ra, kênh tín dụng bị tắc nghẽn trong thời gian dài, kết hợp với

việc mặt bằng lãi suất đã trở về mức thấp nhất kể từ năm 2006 là cơ hội

hiếm có cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu dài hạn với chi phí

vốn thấp.

Thị trường thứ cấp:

Thị trường giao dịch TPDN niêm yết năm 2013 cũng có những ghi nhận

đáng chú ý. Doanh số giao dịch bình quân tháng đạt khoảng 300 tỷ đ,

tăng 50% so với bình quân tháng của năm 2012. Tổng giá trị giao dịch

trên tổng quy mô niêm yết tại thời điểm cuối năm đạt 50%, nhìn chung

cũng khá tốt nếu so sánh với mức 86% của TPCP.

Thị trường trái phiếu năm 2013 đã có những bước tiến khá tốt so với

năm 2012 trên cả thị trường TPCP và thị trường TPDN. Kinh tế vĩ mô

ảm đạm, tín dụng tiếp tục tắc nghẽn và thanh khoản hệ thống ngân

hàng dồi dào đã hướng dòng tiền đầu tư vào kênh TPCP. KBNN huy

động thành công kỷ lục hơn 181 nghìn tỷ đ, doanh số giao dịch thứ

cấp tăng gấp đôi là những nét chính của thị trường TPCP năm 2013.

Đối với thị trường TPDN, sự khởi sắc của thị trường trong năm nay

phần nào thể hiện niềm tin của nhà đầu tư vào sự ổn định kinh tế vĩ

mô. Đây là một tín hiệu khá tốt khi dòng vốn đã bắt đầu có xu hướng

dịch chuyển tới các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh

hiệu quả.

Page 14: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

DỰ BÁO DIỄN BIẾN CÁC THỊ TRƯỜNG NĂM 2014

DỰ BÁO CHÍNH SÁCH CỦA NHNN

Theo thông tin từ phiên họp Tổng kết ngành Ngân hàng ngày 17/12,

chính sách tiền tệ (CSTT) năm 2014 sẽ tiếp tục được Chính Phủ và

NHNN định hướng nhằm đảm bảo các mục tiêu ổn định lãi suất, tỷ giá,

hỗ trợ nền kinh tế với các chỉ tiêu cụ thể về điều hành như sau:

- Tổng phương tiện thanh toán tăng 16-18%;

- Tín dụng tăng 12-14% và được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực

tế, đảm bảo thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ;

- Lãi suất và tỷ giá ở mức hợp lý, phù hợp với các cân đối kinh tế vĩ mô,

diễn biến thị trường tiền tệ, ngoại hối.

Theo kết quả khảo sát về dự báo KTVM năm 2014 của chúng tôi,

triển vọng chung của KTVM trong nước là tiếp tục ổn định- tức chưa

có thay đổi đáng chú ý so với năm 2013 ( chiếm 67% trên tổng số hơn

200 phiếu trả lời). Kinh tế trong nước năm 2014 sẽ vẫn gặp nhiều khó

khăn. Do vậy, để có thể đạt được mục tiêu ổn định KTVM, cũng như

hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế như mục tiêu đã đề ra thì CSTT sẽ vẫn

đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong công cuộc hỗ trợ cộng

đồng doanh nghiệp. Theo đó, nếu lạm phát tiếp tục được giữ ở mức

thấp quanh 6,5% thì khả năng một đợt cắt giảm lãi suất chính sách

nữa có thể được cân nhắc thực hiện với biên độ khoảng 50 điểm.

Điều này thể hiện rất rõ trong 7 lần hạ trần lãi suất huy động của

NHNN kể từ năm 2012. Dựa trên những tín hiệu lạm phát, các doanh

nghiệp vẫn khó khăn tiếp cận tín dụng, NHNN đã có những đợt cắt

Page 15: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

giảm lãi suất tương ứng nhằm hỗ trợ giảm mặt bằng lãi suất đồng

thời vẫn đảm bảo lãi suất tiết kiệm vừa đủ bù đắp cho phần mất giá

của đồng tiền.

Hoạt động của VAMC trong năm 2014 có thể giúp gia tăng nguồn cung tín dụng. Tuy nhiên, tác động của hoạt động mua bán nợ tới nhu cầu tín dụng được dự báo chưa đáng kể

Theo thông tin từ NHNN, đến cuối năm 2013 VAMC đã mua được khoảng 36 nghìn tỷ đ nợ xấu và dự kiến trong năm 2014 sẽ mua thêm 100-150 nghìn tỷ đ nợ xấu. Với cơ chế tái cấp vốn mà NHNN đưa ra cho trái phiếu đặc biệt của VAMC, nguồn cung tín dụng của hệ thống ngân hàng có thể được bổ sung thêm. Tuy nhiên, trên thực tế, các NHTM trong năm 2014 tiếp tục được định hướng cũng như chủ độngvới phương án cung vốn an toàn, chú trọng nhiều hơn đến chất lượng tín dụng. Ngoài ra, vai trò của VAMC trong việc tái cơ cấu, phục hồi sức khỏe của các doanh nghiệp sẽ chưa thể được phát huy trong ngắn hạn. Theo đó, trong năm 2014, hoạt động của VAMC nhiều khả năng sẽ chưa có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới tăng trưởng tín dụng mà thay vào đó, làtác động với độ trễ trong một chu kỳ tương đối dài 5-10 năm.

Thông tư 02/NHNN/2013 được áp dụng vào tháng 6/2014 dự kiến sẽlàm tăng đáng kể tỷ lệ nợ xấu của các TCTD và tạo lực cản đối với quá trình đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống

Thông tư 02/NHNN/2013 quy định chặt chẽ hơn về phân loại nợ xấu đối với các tổ chức tín dụng, theo đó, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM từ tháng 6/2014 có thể tăng mạnh. Điều này sẽ có tác động tiêu cực tới nguồn cung tín dụng của các NHTM cũng như khả năng tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp và rõ ràng sẽ tạo khó khăn lớn trong nỗ lực

Page 16: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

khơi thông tín dụng của NHNN. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ quan trọng của quá trình tái cơ cấu, lành mạnh hóa các TCTD; đồng thời NHNN cũng đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để hạn chế được những điểm bất lợi như gia hạn 1 năm cho các TCTD, dự kiến thành lập trung tâm đấu giá tài sản đảm bảo, phân loại các nhóm doanh nghiệp để có phương án xử lý phù hợp,…

DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

Bảng 1: Dự báo lãi suất thị trường 1(%/năm)

Các chỉ tiêu Cuối năm 2013

Dự báo cuối năm 2014

Lãi suất HĐVVNĐ

6- dưới 12 tháng

6,5-7,5% 6-7%

Từ 12 tháng

7,5-8,5% 6,5-8%

Lãi suất CV VNĐ

KH ngắn 9-11,5% 8-10,5%KH dài 11,5-13% 10,5-12%

Lãi suất HĐV USD

Cá nhân 1,25% 1,25%TCKT 0,25% 0,25%

Lãi suất CVUSD

KH ngắn 5-6% 5-6%KH dài 6,5-7% 6,5-7%

Nguồn: Nhóm NC dự báo

Thị trường 1

Mặt bằng lãi suất trên thị trường 1 nhìn chung sẽ ổn định hơn trong

năm 2014, có thể giảm thêm 0,5-1%/năm đối với lãi suất huy động và

giảm tối đa 1-2% đối với lãi suất cho vay.

Cùng với sự cải thiện của nền kinh tế năm 2014, tăng trưởng tín dụng

được dự báo có phần khả quan hơn, đạt 12-13% và tăng trưởng huy

động vốn ổn định, vào khoảng 15-16%.

Lãi suất huy động có thể giảm 0,5%-1% và mặt bằng lãi suất cho vay

giảm 1-2% (chi tiết dự báo trong Bảng 1)

Hầu hết các yếu tố đều hỗ trợ cho sự giảm nhẹ mặt bằng lãi suất thị

trường 1 bao gồm:

Lạm phát được dự báo vẫn ở mức thấp

Kinh tế vĩ mô trong nước năm 2014 được dự báo có sự cải thiện nhưng

chưa đáng kể, cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước tăng lên tuy nhiên

vẫn còn khá hạn chế. Lạm phát tác động bởi yếu tố diễn biến giá nhiên

liệu và lương thực thế giới nhiều khả năng sẽ không lớn do nguồn cung

Page 17: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

Biểu đồ 15: Diễn biến lạm phát các năm (%)

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Biểu đồ 16: Diễn biến chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo năm 2013 (%)

Nguồn: Tổng cục thống kê

của các mặt hàng này dự kiến sẽ tiếp tục dồi dào. Do vậy, lạm phát năm

2014 về cơ bản sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng lớn từ các đợt điều chỉnh giá

điện, xăng dầu và dịch vụ y tế như trong năm 2013 khi chủ trương của

Chính Phủ tiếp tục theo hướng đưa dần mặt bằng giá các dịch vụ công

về mặt bằng của thị trường, cộng với lực cầu từ việc mở rộng chính sách

tài khóa, đẩy mạnh đầu tư công của Chính Phủ. Vì vậy chúng tôi kỳ

vọng lạm phát trong năm 2014 sẽ không tăng nhiều so với năm 2013, ở

mức khoảng 6,5-7%.

Mặt bằng lãi suất điều hành được duy trì thấp, có thể giảm thêm 0,5%

Trước những khó khăn, thách thức của nền kinh tế trong năm 2014, với

chủ trương ổn định lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua giai

đoạn kinh tế khó khăn cũng như trước điều kiện thuận lợi của lạm phát

kỳ vọng cho năm 2014, mặt bằng lãi suất điều hành được dự báo sẽ

được giữ ở mức thấp, thậm chí NHNN vẫn có thể giảm thêm khoảng

0,5% nếu lạm phát được kiểm soát quanh 6,5%.

Nhu cầu vốn phục vụ hoạt động sản xuất – kinh doanh trong nền

kinh tế cải thiện nhẹ

Mặc dù kinh tế trong nước còn khó khăn, số lượng doanh nghiệp phá

sản, ngừng hoạt động vẫn tăng, tuy nhiên, một số chỉ số vĩ mô cuối năm

2013 cũng cho thấy những tín hiệu bước đầu về sự hồi phục như tốc độ

tăng của hàng tồn kho chậm lại (từ mức tăng trên 20% của năm 2012

xuống còn hơn 10% trong năm nay), chỉ số tiêu dùng hàng hóa bán lẻ đã

không còn đi theo xu hướng giảm của năm 2012, chỉ số HSBC PMI 4

tháng cuối năm nay cũng đều vượt lên trên mức 50 thể hiện sự phục hồi

0

5

10

15

20

25

-0.50

0.51

1.52

2.53

3.54

Jan-

11

Apr-

11

Jul-1

1

Oct

-11

Jan-

12

Apr-

12

Jul-1

2

Oct

-12

Jan-

13

Apr-

13

Jul-1

3

Oct

-13

mom yoy ave year

0

5

10

15

20

25

Page 18: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

Biểu đồ 17: Diễn biến chỉ số PMI Việt Nam

Nguồn: HSBC

nhẹ qua số lượng đơn đặt hàng mới, sản lượng sản xuất, việc làm...

Thêm vào đó, sự ổn định của tỷ giá và lạm phát cũng là điều kiện thuận

lợi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, giảm bớt

gánh nặng về biến động chi phí đầu vào. Với những cơ sở trên, chúng

tôi kỳ vọng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong

năm 2014 được ấm dần lên, qua đó giúp tăng trưởng tín dụng năm 2014

khả quan hơn, với mức tăng dự báo đạt ~ 12-13%.

Tiết kiệm tiếp tục là kênh đầu tư được ưu tiên trong năm 2014, mặc

dù tốc độ tăng trưởng có thể giảm nhẹ.

Lãi suất tiết kiệm sụt giảm mạnh trong 2 năm qua cộng với khả năng

kinh tế trong nước có những chuyển biến tích cực hơn trong năm 2014

là các yếu tố sẽ làm giảm đi sức hấp dẫn của kênh gửi tiết kiệm. Dòng

vốn có thể được xem xét được đa dạng hóa sang một số kênh đầu tư

khác với tỷ trọng cao hơn như sản xuất kinh doanh hay chứng khoán.

Tuy nhiên, nhìn chung, mức độ phục hồi của kinh tế vĩ mô vẫn còn khá

chậm, chưa thể có sự bứt phá khi quá trình tái cấu trúc mới chỉ hoàn

thành những bước đi đầu tiên nên nhà đầu tư về cơ bản sẽ duy trì thái độ

thận trọng trước các quyết định của mình, ưu tiên yếu tố an toàn cho

nguồn vốn. Bên cạnh đó, khả năng thu hút đầu tư của thị trường bất

động sản chưa thực sự rõ ràng (đặc thù của thị trường với chu kỳ tăng

trưởng bình quân khá dài, khoảng 10 năm và độ trễ của các giải pháp hỗ

trợ thị trường của cơ quan quản lý), khả năng thoái vốn khỏi thị trường

vàng (giá vàng thế giới dự báo tiếp tục giảm; NHNN tiếp tục có các giải

pháp quản lý chặt chẽ thị trường vàng, chuyển dần nguồn vàng trong

4344454647484950515253

Dec

-12

Jan-

13

Feb

-13

Mar

-13

Apr

-13

May

-13

Jun-

13

Jul-

13

Aug

-13

Sep

-13

Oct

-13

Nov

-13

Dec

-13

Page 19: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

dân thành nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh). Do vậy,

dự báo nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng sẽ duy trì dồi dào

trong năm 2014, nhưng tốc độ tăng trưởng có thể giảm nhẹ so với năm

2013, vào khoảng 14-15%.

Thị trường 2

o VNĐ

Thanh khoản VNĐ hệ thống ngân hàng năm 2014 được dự báo tiếp tục

tốt. Mặt bằng lãi suất duy trì ở mức khá thấp, phổ biến quanh 3-5%/năm

kỳ hạn 1 tuần. Các yếu tố tiếp tục hỗ trợ cho sự ổn định của thị trường

bao gồm:

Tăng trưởng tín dụng thấp hơn tăng trưởng huy động vốn

Với những dự báo về tăng trưởng tín dụng-huy động vốn như trên, tỷ lệ

cho vay/huy động vốn của toàn bộ hệ thống ngân hàng trong năm 2014

dự kiến sẽ vẫn ở mức dưới 1. Đây tiếp tục là một yếu tố quan trọng giúp

thanh khoản hệ thống ngân hàng được đảm bảo, và không tạo áp lực lên

thị trường liên ngân hàng.

NHNN sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt, ổn định mặt

bằng lãi suất ở mức thấp

Như những dự báo về chính sách điều hành năm 2014, NHNN nhiều

khả năng sẽ tiếp tục giữ mặt bằng lãi suất điều hành ở mức thấp, có thể

giảm thêm 0,5% nếu điều kiện lạm phát thuận lợi. Ngoài ra, NHNN tiếp

tục duy trì bơm/hút vốn linh hoạt, hỗ trợ thanh khoản cho thị trường

trong trường hợp cần thiết. Các mức lãi suất OMO và tín phiếu sẽ tiếp

tục là các mức lãi suất định hướng cho thị trường.

Page 20: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

Sức khỏe của hệ thống ngân hàng được tăng cường

Tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu các TCTD, năm 2014 được dự báo

sẽ là năm hoạt động tái cơ cấu hệ thống các TCTD được chú trọng đẩy

mạnh. Do vậy, năng lực của các TCTD tham gia thị trường liên ngân

hàng tiếp tục được nâng cao sẽ giúp giảm bớt các hiện tượng thiếu

nguồn đột biến như trong những năm trước.

Tâm lý thị trường ổn định

Tâm lý thận trọng về thanh khoản của các TCTD đã giảm đáng kể trong

hai năm vừa qua. Trong năm 2014, với mức tăng trưởng tín dụng-huy

động vốn như dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ cho thanh khoản các ngân hàng,

nền kinh tế chưa có sự tăng nóng cũng là yếu tố giúp tâm lý thị trường

ổn định, giúp giảm thiểu đáng kể hiện tượng làm giá trên thị trường.

o USD

Thanh khoản USD hệ thống ngân hàng dự báo dồi dào, đặc biệt ở các kỳ

hạn ngắn đến 2 tuần. Lãi suất dao động trong khoảng 0,4-0,8%/năm đối

với kỳ hạn 1 tuần. Các yếu tố tác động:

Tín dụng ngoại tệ tăng trưởng âm & huy động ngoại tệ tăng trưởng

dương

Với các quy định chặt chẽ hơn của NHNN về việc cho vay ngoại tệ kể

từ năm 2012 đến nay để phù hợp với chủ trương chống đô la hóa, tín

dụng ngoại tệ đã bị thu hẹp đáng kể với các mức tăng trưởng âm 1,46%

trong 2012, 17-18% trong 2013. Dự kiến sẽ duy trì xu hướng này trong

2014 mặc dù mức giảm có thể chậm lại khi Thông tư 29/2013/TT-

NHNN vừa được ban hành tạm thời chưa siết thêm các đối tượng tiếp

Page 21: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

cận nguồn vốn vay ngoại tệ.

Huy động ngoại tệ nhiều khả năng giữ vững đà tăng trưởng dương trong

2014 mặc dù tốc độ có thể thấp hơn so với 2013. Sự ổn định của thị

trường ngoại hối với mức mất giá dự kiến tối đa 2% trong khi chênh

lệch lãi suất huy động USD, VNĐ ổn định quanh khoảng 4-5% (kỳ hạn

dưới 6 tháng) cho thấy nắm giữ VNĐ có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận

cao hơn. Tuy nhiên, chênh lệch lãi suất đã thu hẹp nhanh trong 2 năm

qua (trung bình năm 2012 là 10%), các kênh đầu tư khác như chứng

khoán, bất động sản,… chưa cho thấy sự phục hồi rõ ràng & bền vững

đã làm giảm sức hấp dẫn của VNĐ, cộng với nguồn vốn ngoại tệ tiếp

tục được tích lũy khi cán cân vãng lai thặng dư nên huy động ngoại tệ sẽ

tiếp tục tăng trưởng dương trong năm tới.

Mặt bằng lãi suất USD trên thị trường quốc tế có thể tăng nhẹ nhưng

chưa đáng kể

Việc FED bắt đầu thu hẹp chương trình nới lỏng tiền tệ QE3 bắt đầu từ

năm 2014, cộng với sự phục hồi của kinh tế thế giới nói chung & kinh tế

Mỹ nói riêng khiến nhu cầu vốn tăng lên sẽ đẩy lãi suất USD nhích lên.

Tuy nhiên, mức tăng dự báo chưa đáng kể do quá trình thu hẹp của FED

còn khá thận trọng & lãi suất cơ bản vẫn duy trì ở mức thấp kỷ lục 0-

0,25%.

Theo phát biểu của Chủ tịch FED ông Ben Bernankee, những bước cắt

giảm tiếp theo của gói QE3 sẽ phụ thuộc vào diễn biến kinh tế vĩ mô

(điều kiện cơ bản là lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp) và lãi suất cơ bản

chắc chắn sẽ còn duy trì ở mức thấp trong một thời gian dài nữa bởi tỷ

Page 22: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

lệ thấp nghiệp và mức lạm phát mục tiêu vẫn chưa đạt điều kiện lần lượt

duới 6,5% và trên 2%. Đặc biệt là điều kiện về lạm phát khi tỷ lệ lạm

phát hiện tại chỉ đạt 1,1% và kể từ tháng 3/2012, lạm phát chưa bao giờ

chạm mốc 2%.

Theo dự báo của các tổ chức tài chính quốc tế thống kê từ Bloomberg,

lãi suất libor 3 tháng sẽ tăng trong năm 2014 tuy nhiên vẫn ở mức khá

thấp, với bình quân lên mức 0,35%/năm vào cuối năm 2014 từ mức

0,25%/năm của hiện tại.

Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ thị trường quốc tế khá thuận lợi

Việc Chính Phủ cũng như NHNN kiên định với quá trình tái cấu trúc

nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng sẽ giúp tăng niềm tin của

ĐCTC nước ngoài đối với Việt Nam. Theo đó, việc tiếp cận nguồn vốn

vay đối với các kỳ hạn ngắn (dưới 1 năm) từ thị trường quốc tê của các

NH trong nước là khá thuận lợi.

`

Bảng 2: Thâm hụt NS qua các năm ( nghìn tỷ đ)

Thu NS Chi NS Bội Chi

2011 674.5 796 121.5

2012 658.6 821.2 162.6

2013 790.8 986.2 195.4

Nguồn: Tổng cục Thông kê

Thị trường TPCP

- Cung TPCP dự kiến sẽ tiếp tục tăng, lên trên 200 nghìn tỷ đ

Trong những năm gần đây, thâm hụt ngân sách ngày càng được nới rộng

(xem bảng 2) xuất phát từ 2 nguyên nhân chính: (i) Doanh nghiệp trong

nước gặp nhiều khó khăn khiến Chính Phủ phải đưa ra nhiều biện pháp

miễn, giảm, dãn thuế, phí khiến nguồn thu không đạt chỉ tiêu đề ra; (ii)

Chi tiêu ngân sách vẫn cần được đẩy mạnh cho các dự án đầu tư công

nhằm tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế. Với sự phê duyệt

Page 23: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

Biểu đồ 18: Đáo hạn trái phiếu, tín phiếu Chính Phủtheo tháng ( tỷ đ)

Nguồn: HNX

của Quốc hội, bội chi NSNN trong năm 2014 có thể lên tới 5,3% GDP.

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô chưa có nhiều chuyển biến, tình trạng

chênh lệch thu-chi ngân sách được dự báo chưa thể thu hẹp khiến kênh

TPCP trong nước sẽ tiếp tục đóng vai trò chính để huy động vốn cho

NSNN. Nguồn cung TPCP năm 2014 ước tính sẽ tăng lên ít nhất 20

nghìn tỷ đ so với năm 2013. Do vậy, tổng cung TPCP sẽ lên mức cao kỷ

lục trên 200 nghìn tỷ đ. Đây cũng là thông tin từ một số quan chức của

BTC tại hội nghị thành viên TPCP vào cuối năm 2013.

- Cầu TPCP tiếp tục tăng trong năm 2014, có thể hấp thụ được toàn

bộ nguồn cung

Lượng trái phiếu đáo hạn trong năm 2014 tăng mạnh

Theo thống kê từ HNX và Reuters, lượng TPCP và TnPCP đáo hạn

trong năm 2014 tăng mạnh lên xấp xỉ 110 nghìn tỷ đ, gấp đôi so với

mức đáo hạn của năm 2013.

Tăng trưởng tín dụng dự báo vẫn ở mức khiêm tốn

Tăng trưởng tín dụng mặc dù được dự báo có sự cải thiện tuy nhiên vẫn

ở mức khá nhỏ, khoảng 12-13% trong năm 2014. Do vậy, nhu cầu đầu

tư TPCP trong năm 2014 đặc biệt của các ngân hàng thương mại (chủ

thể đầu tư chính của thị trường trái phiếu Việt Nam) sẽ tiếp tục lớn.

Lạm phát dự báo được kiểm soát ở mức tốt, NHNN sẽ tiếp tục ổn định

mặt bằng lãi suất ở mức thấp

Như những phân tích ở trên, trước điều kiện lạm phát được dự báo kiểm

soát ở mức tốt 6,5-7% và môi trường kinh tế vĩ mô trong nước còn khó

khăn trong năm 2014, NHNN nhiều khả năng sẽ tiếp tục giữ mặt bằng

15,962

14,415 14,812

12,950

0

2000

4000

6000

8000

10000

12000

14000

16000

18000

T1 2013

T3 2013

T5 2013

T7 2013

T9 2013

T11 2013

T1 2014

T3 2014

T5 2014

T7 2014

T9 2014

T11 2014

Đáo hạn TnPCP Đáo hạn TPCP Tổng ĐH

Page 24: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

lãi suất điều hành ở mức thấp, thậm chí có thể giảm thêm 0,5% nếu lạm

phát đạt mức 6,5% trong năm sau.

Ảnh hưởng từ khối nhà đầu tư nước ngoài là không đáng kể

Mặc dù chúng ta đã phần nào lấy lại được niềm tin của các nhà đầu tư

quốc tế khi Việt Nam trong hai năm trở lại đây đã dần khắc phục những

bất ổn vĩ mô như các vấn đề về lạm phát, tỷ giá, các rào cản mới lại

được hình thành gây lo ngại như tình trạng nợ xấu của các tổ chức tín

dụng hay công cuộc tái cơ cấu hệ thống các TCTD vẫn còn khá chậm

chạp. Điều này đã khiến cho lượng vốn đầu tư nước ngoài vào thị

trường trái phiếu Việt Nam trong những năm gần đây ở mức rất thấp,

ước tính tỷ lệ nắm giữ chỉ đạt khoảng 7-9%.

Với dự báo kinh tế thế giới đặc biệt là nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ có

sự phục hồi trong năm 2014, theo đó khả năng FED tiếp tục xem xét

thắt chặt hơn những chương trình nới lỏng trước đó sẽ khiến dòng vốn

nước ngoài chảy ra khỏi các nước phát triển. Tuy nhiên, do tỷ lệ đầu tư

của khối ngoại tại thị trường Việt Nam là khá hạn chế, tác động của

dòng vốn rút cũng sẽ không đáng kể.

- Lãi suất TPCP

Trước những dự báo về cung, cầu cũng như kết hợp với dự báo thanh

khoản của hệ thống ngân hàng và mặt bằng lãi suất thị trường tiền tệ,

mặt bằng lãi suất TPCP trong năm 2014 có thể dao động quanh 6,5-

8%/năm kỳ hạn 2 năm. Lãi suất ở mức thấp hơn trong 6 tháng đầu năm

quanh 6,5-7,5% kỳ hạn 2 năm, có thể chạm mốc 6,5% tại một số thời

điểm đặc biệt nếu một đợt hạ lãi suất chính sách nữa được thực hiện, rồi

Page 25: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

tăng lên trong 6 tháng cuối năm khi kỳ vọng về tín dụng tăng cao hơn

trong giai đoạn này.

Thị trường TPDN

Thị trường TPDN trong năm 2014 được dự báo khá ổn định so với

năm 2013.

Đối với nguồn cung TPDN, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô được cải thiện

nhẹ, tổng cầu của nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi cũng như mặt bằng

lãi suất được đánh giá hiện đang ở mức đáy, các doanh nghiệp nhiều khả

năng sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát hành trái phiếu nhằm tận dụng nguồn lãi

suất giá rẻ dài hạn.

Đối với nhu cầu đầu tư TPDN, trong năm 2014 nhu cầu đầu tư sẽ chịu

tác động từ hai yếu tố trái triều. Một mặt, tâm lý, niềm tin của nhà đầu

tư đã được cải thiện và duy trì ổn định hơn nhờ những chuyển biến tích

cực trong kinh tế vĩ mô, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 2

năm vừa qua, khiến mức độ chấp nhận rủi ro của NĐT tăng lên, các

kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời cao sẽ được ưa chuộng hơn và TPDN vẫn

là 1 sự lựa chọn tốt. Tuy nhiên, chênh lệch lãi suất giữa TPDN và TPCP

bị thu hẹp tương đối mạnh trong năm 2013, cộng với việc Thông tư

02/2012/TT-NHNN với các quy định chặt chẽ hơn về hoạt động đầu tư

trái phiếu doanh nghiệp của TCTD chính thức có hiệu lực từ tháng

6/2014 sẽ là các yếu tố khiến TPDN bớt đi phần hấp dẫn so với TPCP.

Do vậy, nhu cầu đầu tư TPDN trong năm 2014 được dự báo ổn định, có

thể giảm nhẹ so với 2013.

Page 26: NHÓM NGHIÊN CỨU – BAN KD VỐN & TIỀN TỆ...lại so với năm 2012và đường cong lãi suất được hình thành rõ nét hơn. Thay vì bám sát trần lãi suất

Mọi thắc mắc và trao đổi thông tin, Quý khách hàng xin vui lòng gọi theo số điện thoại (04) 22206903 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected]

Hoàng Nữ Ngọc Thủy – Trưởng nhóm

[email protected]

Nguyễn Thu Linh – Tỷ giá

[email protected]

Tô Thùy Dương – Lãi suất

[email protected]

LƯU Ý SỬ DỤNG THÔNG TIN

Đây là Bản tin của Nhóm Nghiên cứu – Ban Kinh doanh Vốn & Tiền Tệ – Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam

(BIDV). Bản tin này thể hiện quan điểm mang tính độc lập của các thành viên trong Nhóm nghiên cứu, không phải là quan điểm

chính thức của BIDV, được cung cấp để tham khảo, trao đổi. Bản tin này chỉ cung cấp những thông tin tổng quát và không nhằm

mục đích tư vấn tài chính hoặc tư vấn đầu tư. Bất kỳ nhận định nào trong Bản tin này cũng có thể thay đổi mà không cần thông

báo trước. Nhóm nghiên cứu không có nghĩa vụ và không chịu trách nhiệm đối với những tổn thất hay thiệt hại xảy ra cho bất cứ

tổ chức hoặc cá nhân nào do việc sử dụng những thông tin và nhận định trong Bản tin này.

Bản tin này là sản phẩm và tài sản của BIDV. Mọi hành vi sao chép sửa đổi, in ấn mà không có sự đồng ý của BIDV đều là trái luật.