nhỮng dÂy vÔ hÌnh - s3.amazonaws.com filengƯỜi khÁch ĐÊm giÁng sinh nỮ hoÀng...

39
NHỮNG DÂY VÔ HÌNH Selma Lagerlöf Making Ebook Project BOOKAHOLIC CLUB

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

NHỮNG DÂY VÔ HÌNH

Selma Lagerlöf

Making Ebook Project

BOOKAHOLIC CLUB

Page 2: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

2B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Tên sách: NHỮNG DÂY VÔ HÌNHTác giả: Selma LagerlöfNguyên tác: Osynliga länkarDịch giả: Xuân TướcNhà xuất bản: Ngày MaiNăm xuất bản: 1966Số trang: 171Khổ sách: 13x19cmGiá bìa: -- đồng

Đánh máy: Tuyết Anh, Ley Nguyễn, Thanh HàKiểm tra: Thu DiệpChế bản ebook: Thảo ĐoànNgày thực hiện: 11/7/2011Making Ebook Project #156 – www.BookaholicClub.com

Page 3: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

3B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU NỘI DUNG

Giới thiệu nữ văn hào

SELMA LAGERLÖF

Đại cương về nước

THỤY ĐIỂN

CÁC TRIỀU-ĐẠI Ở NA-UY

Nữ-hoàng của hòa-bình

TÌNH THƯƠNG

TỔ CHIM BÔNG LAU

BỨC ẢNH CỦA NGƯỜI MẸ

NHỮNG KẺ NGOẠI LUẬT

NGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH

NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY

Page 4: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

4B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

GIỚI THIỆU NỘI DUNG

Tôi có thể thấy hiển hiện ngay trước mắt mình thị trấn nhỏ bé ấy, thân quen như một ngôi nhà. Thị trấn nhỏ đến độ tôi biết rõ từng ổ gà và từng góc phố, tôi làm bạn với đám trẻ con và biết tên tất cả những chú chó nhỏ của chúng. Bất cứ ai đi dọc con phố đều biết đến ô cửa sổ nào anh ta sẽ phải nhướn mắt nhìn một khuôn mặt đáng yêu ở phía sau cánh cửa, và bất cứ ai tản bộ qua công viên của thị trấn đều biết rõ tới đâu thì anh ta nên đổi hướng bước chân mình để gặp được người anh ta mong được gặp. Người dân ở đây hãnh diện với vẻ đẹp của những bông hồng trong vườn nhà hàng xóm, cứ như thể chúng được trồng ngay trong vườn nhà mình. Nếu như có bất cứ lời nói khiếm nhã nào hay bất cứ việc gì xấu xa xảy ra, thì đó sẽ là một sự xấu hổ lớn với họ như thể những chuyện ấy đang diễn ra ngay trong gia đình mình. Nhưng ở ngoài chợ, nơi chốn có tính cạnh tranh nhỏ xíu, trong một cuộc tranh luận, người dân ở đây sẽ kiêu hãnh mà thốt lên rằng: "Cứnhìn thử thị trấn của chúng ta mà coi, thật tuyệt vời biết bao! Có nơi nào mà được như thế này không?"

Ở thị trấn quê hương tôi, không có bất cứ thứ gì thay đổi. Nếu như tôi có quay lại nơi đó một lần nữa, tôi sẽ vẫn thấy cũng những căn nhà đó, cũng những cửa hàng đó - những căn nhà, những cửa hàng xưa cũ; tôi vẫn sẽ thấy cũng những ổ gà đó ở trên...

Page 5: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

5B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Giới thiệu nữ văn hào

SELMA LAGERLÖF

(20/1/1858 – 16/3/1940)

Giải Nobel văn học năm 1909

Mở đầu tập truyện Những dây vô hình, nhà văn André Bellessort, trong Hàn-lâm-

viện Pháp đã viết:

“Ở Jérusalem, lúc ấy là thời-kỳ khô-hạn. Các nông-dân Thuỵ-Điển đã tập hợp nơi

đây thành một nhóm người ngoan đạo, học kinh thánh và bàn bạc về các giếng nước của

vua Hiskia. Một người trong bọn nói to lên rằng: “Tôi không thấy thứ nước nào thiêng-

liêng và kỳ-diệu như thế, nhưng từ sớm đến chiều, tôi hằng mơ-ước một dòng sông êm

Page 6: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

6B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

mát và trong vắt với một dòng nước trong sạch và chảy xuôi… Tôi nghĩ đến một dòng

sông tiếp-nhận nhiều lạch nước và rạch con từ nơi rừng sâu phát ra, mênh-mông và

phong-phú. Dòng nước trong xanh đến nỗi có thể nhìn thấy các sỏi đá chiếu sáng dưới

lòng sông. Không phải là một con sông khô cạn như sông Cédron, không phải là một

giấc mơ bình-thường như dòng nước Ezéchiel, cũng không phải một dòng sông không

thể nào tìm được như các ngòi nước của vua Hiskia… Mà chính là dòng sông xứ

Dalécarlie1 của chúng ta: “dòng sông Dalelt”. Tác-phẩm của Selma Lagerlöf, vừa được

giải thưởng Nobel, giống như nguồn sông không bao giờ khô-cạn, diệu-hòa và thực-tế,

mà mỗi khi nhớ đến là người dân Thuỵ-Điển ly-hương thấy lòng tràn-ngập một nỗi buồn

triền-miên, và khi tôi nói tác phẩm của bà tôi cũng nói đến cuộc đời của bà, vì nó lẫn

lộn với nhau, hay nói đúng hơn cuộc đời đã thấm sâu vào trong tác phẩm của bà. Bà

sống để kể lại, sáng tạo, để tập-hợp và trải rộng ra thành những tấm thảm trong-sáng và

tươi-mát, muôn nghìn đợt sóng của các vùng thung-lũng và cao-nguyên Thuỵ-Điển. Và

như dòng sông Dalelt, bà xuất-phát từ một khu rừng âm-u”.

Nữ văn-hào Selma Lagerlöf sinh-trưởng trong một tỉnh thơ-mộng nhất của Thuỵ-

Điển: tỉnh Vermland. Đó là làng Marbacka. Đây là một khu làng gần như biệt lập, xa

cách hẳn cái náo nhiệt của thị-thành. Nơi đây bao truyện tích đổ xô về, linh-động và kỳ-

diệu, đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm-hồn mở rộng của bà.

Từ nhỏ đến lớn, ngoài thì giờ làm việc nhà, bà thích làm thơ, viết truyện và viết kịch.

Và những tác phẩm bà đã viết mở rộng từ từ như một nguồn sông, tạo cho bà một sự-

nghiệp tương lai.

Năm 1888, lúc ấy bà đã 30 tuổi và dạy học ở Lanskrona, một hải càng nhỏ trên bờ bể

Scanie, nơi đây, mỗi ngày hai lần, có tàu chạy về Copenhague. Lúc ấy bà đang tìm một

khuynh-hướng sáng tác: Bà có thể tiếp nhận khuynh-hướng tả-thực thịnh-hành ở

Copenhague, ở Stockholm không? Nhưng rồi, vùng Vermland êm-đềm và kỳ-diệu kêu

gọi bà trở về…

1 Thuộc vùng trung tâm Thuỵ Điển.

Page 7: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

7B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Bà về đây để chứng kiến người ta bán ngôi nhà nơi bà sinh-trưởng! Tất cả đều bán

được, chỉ có những điều đã được nói ra, kể lại, những nguồn mơ-ước thân yêu trên mảnh

đất ấy, làm sao giữ lại được? Và bà đã quyết-định. Phải viết, phải ghi chép lại tất cả

những dấu vết, những kỷ-niệm chân-thành của nơi quê hương xứ sở…

Và như một dòng sông rộng mở chảy tuôn, bà cho ra đời quyển Truyện tích về

Gosta Berling.

Tác-phẩm của bà được dư-luận trong nước nhiệt liệt tán-thưởng. Bà được Chính-phủ

đài thọ cho hai cuộc du lịch ở Ý và Jérusalem. Sau đó, bà được Đại Học-Đường Upsal

trao tặng cấp bằng Tiến-sĩ và nhận được giải-thưởng quốc-tế Nobel vào năm 1909.

Bà trở về ở một nơi yên tĩnh trong vùng Dalécarlie để sáng-tác. Đó là thành phố

Falun. Nơi đây, hàng ngày bà nhìn thấy giáo đường của nữ-hoàng Christine và sự hoạt-

động của thợ thuyền trong vùng mỏ diêm sinh rộng lớn.

Nơi đây, bà tiếp-tục sáng-tác. Các tác-phẩm Jérusalem, Những truyện tích về Đức

Chúa Trời, Các Nữ-hoàng ở thành Kungahalla, lần lượt ra đời. Tập truyện Những

dây vô hình là một tuyển tập các truyện đặc-sắc trong số các tác-phẩm nói trên của bà.

*

Và để giới thiệu rõ hơn về nữ văn hào Selma Lagerlöf, chúng tôi xin trích dẫn thêm

vài lời xác-nhận của nhà văn André Bellessort:

“Không phải là một lý-do để xét rằng một nhà tiểu-thuyết vì có tinh-thần dân-tộc

thâm-thuý mà mất đi tính-chất nhân-đạo. Trái lại! Sự diễn-tả và các biểu-thức về tình-

cảm có thể thay-đổi ở nước này hay nước khác: nội-dung không thay-đổi. Selma

Lagerlöf đã mang lại cho những mối mâu-thuẫn thường-xuyên của tâm-hồn, cho những

mơ-ước xa-xưa và những nỗi đau-khổ xa-xưa hơn nữa của con người một hình-thức rất

cảm-kích, thường rất thú-vị và đôi khi thật mới… Trước tiên, bà diễn-tả một giai-đoạn

đặc-biệt trong cuộc sống nơi một tỉnh thành Thuỵ-Điển. Rồi theo con đường các truyện

tích và huyền thoại, đã đi qua cả thời-gian và không-gian, bà từ từ vươn cao lên đến sự

tiếp-nhận một nghệ-thuật tự-do hơn, và của sự thật vĩnh-cửu. Tôi không thấy có những

Page 8: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

8B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

gì nhân-đạo hơn quyển tiểu-thuyết Jérusalem của bà, những gì nhân-đạo hơn đại đa số

các truyện ngắn của bà, cùng với truyện Jérusalem là tác-phẩm độc-đáo nhất của bà.

Những gì bà đã viết ra khiến cho ta yêu-mến nước Thuỵ-Điển, đồng thời đóng góp,

làm cho ta yêu-mến nhân-loại nhiều hơn. Trong phần thứ hai của truyện Jérusalem, một

người Thuỵ-Điển di-cư sang Palestine mất một đứa con gái. Anh ta không thể tưởng-

tượng rằng nó có thể tìm được sự yên-tĩnh, của ngôi mộ dưới lớp đất khô-cằn và nóng

chảy của phương Nam.

Đến lượt anh, trước khi chết, anh yêu cầu các anh em cải táng con anh và chôn dưới

một mảnh đất xanh.

“Và hãy chôn cả tôi dưới một mảnh đất xanh” đó là lời dặn của anh trước khi nhắm

mắt.

Tất cả tình yêu nơi quê-hương xứ-sở như thoát ra từ tiếng kêu bi-thảm ấy, tất cả

niềm thương mến mà con người phương Bắc 2 bao trùm lên cái khoảng xanh đã làm anh

thích mắt sau những ngày mùa đông dai-dẳng, và đối với anh như là một hứa-hẹn của

sự tái-sinh. Chúng ta không cần phải sống ở Thuỵ-Điển để thấu hiểu được anh! Tôi

muốn sắp đặt trước cho cái tính ngông của bà Selma Lagerlöf, và tôi tưởng-tượng đến

ngày tận-thế, bà tiến đến nơi an-vị của Đấng Tối Cao, chỉ còn giữ lại trong đoạn đường

đi qua cõi thế và nơi các tác-phẩm của bà một mảnh đất xanh bé nhỏ. Bà sẽ nói: “Đấy

là một mảnh đất Thuỵ-Điển” Và Đấng Tối Cao sẽ phán rằng: “Hỡi con, ta không biết

có còn những người Thuỵ-Điển, người Na-uy, người Pháp, người Anh, người Tây-Ban-

Nha hay người Nga nữa không? Ta chỉ biết có một điều là mảnh đất mà con mang lại

cho ta thật đúng là mảnh đất mà loài người đã sống, đã thấm nhuần mồ-hôi và nước mắt

và đối với họ, có khi tốt-đẹp, có khi thật đắng cay, nhưng lúc nào cũng rất thiêng-liêng.”

Nữ-sĩ Selma Lagerlöf mất năm 1940.

NGƯỜI DỊCH

2 Thuỵ-Điển ở phía Bắc, Palestine ở phía Nam.

Page 9: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

9B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Đại cương về nước

THỤY ĐIỂN

Thụy Điển là một quốc-gia ở miền Bắc Âu-châu, giữa nước Na-Uy và bể Baltique.

Diện-tích rộng 449.682 cây số vuông. Dân số độ 7.562.000 người.

1) Về mặt địa-lý, Thụy-Điển chia làm 3 vùng:

- Phía Bắc là vùng Norrland. Đây là một vùng đồi núi và đồng bằng bao quanh vịnh

Botnie. Vùng này có nhiều rừng thông và nguồn-lợi chính-yếu là mỏ sắt ở Kiruna.

- Miền Trung là vùng Dalécardie giàu về nông-nghiệp và các khu kỹ-nghệ (ở

Bergslag). Ngoài ra còn có khu vực đánh cá quanh Cattégat.

- Miền Nam gồm có các vùng Götaland là một vùng rừng núi và có mỏ than đá,

vùng Scanie với các nông trại lớn.

Các đô-thị và hải-cảng gồm có: Stockholm, Norrköping, Göteborg trên bờ bể

Cattégat, Malmö trên sông Sund, chính giữa là Jönköping. Các nguồn lợi lớn của Thụy-

Điển là: bột giấy, diêm quẹt, mỏ sắt…

2) Về mặt lịch-sử, nước Thụy-Điển được các giống dân miền Bắc cư trú trước nhất.

Mở đầu là triều-đại Ynglingar ở Upsal. Thiên-chúa giáo được đưa vào Thụy-Điển từ thế-

kỷ thứ IX. Năm 1060, triều-đại Upsal suy-tàn. Năm 1397, Thụy-Điển gia-nhập Liên-

Hiệp Xít-căn-đi-nao. Năm 1523, vua Gustave Vasa lập lại chế-độ quân-chủ và chuyển

qua Tân-giáo. Năm 1818, Bernadotte lên ngôi Thụy-Điển với niên hiệu Charles XIV.

Qua các triều đại Oscar đệ-nhất, Charles XV và Oscar II, nước Thụy Điển được thái-

bình và thịnh-vượng. Năm 1905, một cuộc khủng-hoảng nội-bộ tách rời Na-Uy khỏi

Thụy-Điển (kết hợp hồi năm 1814). Triều-đại Gustave V (1907 – 1950) đã đưa nước

Page 10: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

10B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Thụy-Điển lên đường tiến bộ về mọi mặt. Vua Gustave VI Adolphe tiếp nối mọi công

cuộc phát-triển quốc-gia từ năm 1950.

Theo thông tục, giải thưởng Nobel về văn chương được Đức Vua và Hàn lâm viện

Thụy-Điển phát ra tại thủ-đô Stockholm.

Page 11: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

11B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

CÁC TRIỀU-ĐẠI Ở NA-UY

- Triều đại đầu tiên là triều vua Harald Harfager (860 – 933), gốc ở Upsal (Thụy-

Điển).

- Olav Tryvesson (995-1000) tiếp nhận đạo Thiên-Chúa.

- Olav II Haraldsson (Thánh-đế) (1016 – 1030)

- Olav II Kyrre (1066 – 1093)

- Olav IV Magnusson (1103 – 1115)

- Olav V (1380 – 1387)

- Haakon VII (1905)

Từ năm 1513 đến năm 1814, nước Na Uy ở trong tình-trạng chiến-tranh thường

xuyên với nước Thụy-Điển.

Page 12: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

12B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Nữ-hoàng của hòa-bình

Sau đây là những sự việc đã diễn ra khi Công chúa Cúc-Hoa3 người được mệnh danh

là Nữ hoàng của Hòa-Bình đến vùng Storgardsbyn thuộc xứ Vestrogothie phía dưới kinh

thành Kungahalla trên đường sang Na Uy để làm lễ thành hôn với Hoàng đế nước này4.

Những người đầu tiên từ trên một ngọn đồi đã trông thấy Công chúa là những bà cụ

già đi nhặt nấm trong rừng. Các cụ vứt ngay gánh nặng và chạy đi loan báo khắp trong

làng rằng có một hình ảnh gì trong sáng và dễ mến phi ngựa từ phía xa trên con đường

mòn trong rừng. Nhưng không ai chịu nghe các bà. Người ta kêu lên: “Thật đáng tội cho

những cặp mắt mờ ám của các bà. Các bà chỉ thấy sương mù của các vùng ao lầy nhảy

múa quanh thân những cây thông già xám mốc mà thôi.”

Tiếp theo các bà cụ là anh chàng La-Phủ, cậu bé đốt than chạy đến. Mắt cậu chói

ngời. Nó mệt lả đi đến nỗi khi vào làng nó chỉ còn nói chuyện được một cách khó khăn.

Nhưng vừa khi lấy lại được hơi, nó liền thét to lên: “Hãy sung sướng lên đi! Nữ hoàng

đã đến! Tôi đã thấy Nữ hoàng xinh đẹp từ trong các đám cây đi lần ra. Hãy sung sướng

lên đi!”

Cậu bé đốt than La-Phủ đứng đừng lại tại khu tam giác trong làng, nơi ba con đường

chạy chéo qua nhau. Vài nông dân ở đây đang thì thầm về việc chiến tranh không sớm

thì muộn sẽ bùng nổ với Na-Uy và khi nghe cậu La-Phủ kêu lên như thế, họ tưởng rằng

nó chế nhạo mình. Họ vung tay hăm dọa:

- Đồ ranh con, hãy câm đi nếu mà còn muốn sống! Mày không được nói thêm một

tiếng nào biết chưa, đồ chết xác!

Nhưng cậu La-Phủ có nín câm một cách dễ dàng đâu, cậu lại kêu to hơn:

3 Magarita Fredkulla.4 Vua Magnus Barfort.

Page 13: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

13B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

- Nữ hoàng đến. Những con chim im lặng trong rừng thông đã chào đón người bằng

giọng hót và muôn tiếng thì thầm. Nơi mà người đã đi qua, chú sóc đã tuột từ trên ngọn

cây cao xuống một cành thấp nhất và ngồi yên lặng, cái đuôi phùng ra và đôi mắt như

đốm than hồng, và chú gà rừng đã tung bay với tiếng động sấm sét.

Nghe đến đây bác thợ rèn Bá liền nhảy lại xách tai cậu bé. Hắn nghiến răng:

- Mày nói, mày nói mày đã trông thấy Nữ hoàng? Đó chỉ là Bà Chúa Rừng Xanh,

mày hiểu chưa? Nữ chúa rừng xanh! Xin chúa hãy thương yêu chúng ta, Nữ hoàng

không bao giờ đến!

Mặc dù không ai muốn tin là thật, nhưng tiếng đồn không vì thế mà không lan tràn

khắp làng, một khu làng khốn khổ mà chiến tranh từ những năm trước đây đã thiêu hủy,

mà người ta còn chưa dám xây dựng lại vì sợ những chiến cuộc sắp đến. Nhưng từ các

nhà hầm, các ngôi nhà đổ nát, các hốc đá làm nơi ẩn trú, người ta ló dần ra, thập thò, nét

mặt đau thương, áo quần tơi tả. Họ đến gần La-Phủ để nghe câu chuyện của họ.

Khi anh thợ rèn Bá thấy số người mỗi lúc một đông, hắn bấm vào tai thằng bé một

cái thật mạnh khiến cho nó phải kêu thét lên và cùng lúc ấy, hắn cũng dùng lời êm dịu để

bảo nó câm nín đi.

- Anh không được khinh thường chúng tôi, những người nông dân nghèo cực đang

sống ở miền biên giới này, những người đã phải chịu đựng bao nhiêu nỗi khốn khổ vì

chiến tranh do các vua miền Bắc gây ra. Chúng tôi là những con chiên bị tách khỏi đàn.

Bọn lang sói đang săn đuổi và xô đẩy chúng tôi đến vực thẳm. Mỗi ngày và mỗi phút

giây cái chết ác độc đã hiển hiện ra đấy và chúng tôi nhìn thẳng vào mắt tử thần.

Trong lúc anh thợ rèn đang nói, dân chúng tụ tập càng đông hơn. Trong số đó có một

anh chàng tên là Hạ-Hoa, hôm qua nghĩ rằng chiến tranh sẽ tái diễn, đã kéo lê ngoài

đường cái hòm tiền của anh ta và kêu gọi người qua lại ai muốn lấy gì cứ tự tiện. Cũng

có những người ở Vester-Garden đã vung tiền ra để đổi lấy những bữa ăn uống no say và

chờ đợi cái chết trong niềm kiêu hãnh của tội lỗi và cũng có những người làm rẫy trong

các nông trại về phía tận cao của khu làng, đã đốt hết các đồng cỏ dự trữ và hạ sát hết

Page 14: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

14B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

các gia súc để cho tất cả không bị rơi vào tay người Na-Uy. Có những kẻ âm thầm và

trầm lặng, nhưng mắt ngời lửa hận; và anh thợ rèn sợ rằng, nếu làm cho những người

này hy vọng đến hòa bình, thì ý-tưởng này sẽ làm cho họ thoát khỏi nỗi tuyệt vọng.

- Mày không hiểu rằng đó là Bà Chúa Rừng Xanh à? - Hắn lặp lại thật to để cho ai

nấy đều nghe thấy. - Bà ta lảng vảng ở phía trên kia dưới bóng rừng và bà ta mỉm cười,

và bà ta rủ rỉ, và bà ta đưa những cái liếc nhìn êm dịu, và bà ta làm cho bà con choáng

mắt, bà con có biết không, hỡi các anh đốt than kia! Bà ta biết rằng, mùa hè vừa qua đức

vua Inge đã có một cuộc gặp gỡ tại Kungahalla với vua Magnus của xứ Na-Uy, và vì

biết rằng chúng ta mong đợi Nữ hoàng Hòa Bình, bà ta bắt chước và đầu độc cuộc đời

chúng ta và lấy làm vui thích mà lừa nạt, mà bỡn cợt chúng ta, con mụ Phù thủy ấy.

Cậu bé đốt than La-Phủ lặng nghe anh thợ rèn Bá nói; và khi anh này tin rằng đã

thuyết phục được nó bỏ đi, thì nó lại thét to hơn: “Nữ hoàng đến! Tôi đã thấy Nữ

hoàng”. Và để cho người ta tin nó, nó nói đến chiếc mũ miện giống như một đóa hoa

dưới ánh sương mai và nói đến chiếc lá phủ mông ngựa sáng chói như ánh ngời của

những tai nấm to.

Nhưng thình lình mụ vợ anh Sỷ-Lý xông vào giữa đám đông. Bà ta chụp lấy cây gậy

và kêu to: “Thằng nào bảo rằng Nữ hoàng đến? Tôi, tôi biết cái gì phải đến! Suốt cả một

mùa Đông dai dẳng, tôi đã ở một mình trong căn lều của tôi để nhìn khói, tỏa nơi ống

khói và, mỗi buổi chiều trong làn khói đã thấy bao nhiêu điềm báo trước. Làn khói đã

mang đến trước mắt tôi những hình ảnh mang giáp sắt và giáp nhọn và những hình ảnh

này báo hiệu cho bao nhiêu hình ảnh khác. Nó báo hiệu những hình ảnh mà trong đêm

tối, khi ta đang ngủ, đã len lỏi vào các gian lều. Chúng ta không hay nó đến, vì chúng ta

đang ngủ, nhưng chúng ta chợt tỉnh khi con gà trống đỏ bắt đầu gáy và hơi khói làm ta

ngạt thở, lúc ấy bọn người của vua xứ Na-Uy reo hò chiến thắng và tường vách của

chúng ta sập đổ”.

Những luồng kinh hãi chạy khắp mọi người, nhưng cậu bé đứng thẳng trước mặt bà

ta, trả lời:

Page 15: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

15B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

- Tôi rất buồn cho những đám mây khói của bà! Tôi đã thấy Nữ hoàng. Nữ hoàng

chói ngời dưới chiếc mũ miện, dịu hiền và xinh đẹp.

Ngay lúc ấy, anh thợ rèn Bá chụp lấy nó, lôi nó đến gian lều, lò rèn của hắn, đẩy nó

vô và xô tảng đá lớn làm cánh cửa chận bít lối vào. Nhưng cậu bé La-Phủ vẫn cứ la to:

- Tôi đã thấy Nữ hoàng, tôi đã thấy! Và mọi người hãy vui mừng lên vì Nữ hoàng đã

đến!

Anh thợ rèn vừa xô tạt cậu bé đốt than thì một người, một người từ lâu đã sống biệt

lập trong rừng, đi về làng. Anh ta giống một con dã thú với bộ áo cầu và bộ râu dài rối

tung. Nhưng anh ta tươi cười, vừa đi vừa quơ trên đầu một cành cây xanh làm dấu hiệu

hòa bình. Anh ta đi xuyên qua làng và dừng lại trước những ngôi nhà đổ nát, những hốc

hang tăm tối, gào to lên: “Nữ hoàng đến! Tôi đã thấy Nữ hoàng!”

Khi anh ta đi đến trước nhà của lão Phồn và kêu to lên như thế, thì lão ta hiện ra lòm

còm và ảo não:

- An lành hãy đến với mày, thằng ngoại luật kia ơi! Mày không cần đến đây với

những điều láo khoét để được tha thứ. Tao sẽ phá vỡ án luật đè nặng lên đầu mày. Mày

không phải trở vào rừng nữa. Chúng ta, những người sống ngoài pháp luật, chúng ta

không thể bắt buộc một ai phải chịu lưu đày.

- Nhưng tại sao ông lại không tin tôi? - Anh chàng ngoại luật hỏi lại. - Ông quên

rằng vua Inge đã hứa gửi Nữ hoàng Hòa-Bình đến vào mùa Xuân?

Nghe đến đây, lão già ngước nhìn anh ta bằng một cái nhìn mệt nhọc và chán nản!

- Tôi thì tôi cần gì biết mùa Xuân. Thu hay Xuân cũng chỉ là một đối với chúng ta là

những nhà nông. Tuyết hãy đóng mãi trên những cánh đồng, nếu nó muốn! Chúng ta sẽ

không cày xới nữa. Mây đen hãy tan vỡ, và đổ mưa không ngừng, và hạt giống hãy thối

nát dưới đất! Chúng ta sẽ không gieo cũng không gặt nữa. Chúng ta không cựa quậy

nữa. Chúng ta chờ đợi sự tan nát và cái chết.

Page 16: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

16B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Nhưng lúc ấy, những bác thợ săn nghèo nàn và những kẻ nô lệ từng trốn lánh lại từ

phía khu rừng đi xuống và báo tin lành cho mọi người trong thôn xóm. Chỉ còn có mụ

Sỷ-Lý là ngồi yên, âm thầm và đau xót. Mụ lầm bầm:

- Đau thương hãy đến cho kẻ nào đã mơ ước trước khi đã thấy, chính mắt họ thấy Nữ

hoàng! Khi nào Nữ hoàng chói ngời ở ven rừng trên một con ngựa giát vàng, khi nào

chiếc mũ miện giát ngọc của Nữ hoàng chiếu sáng trên thung lũng, chừng ấy, chỉ lúc ấy

thôi, những nông dân vùng biên giới mới có thể bắt đầu hy vọng.

Mụ ta chưa nói hết lời, thì hai bà già đi nhặt rong trong rừng đã kêu lên: “Đức Mẹ

thiêng liêng hãy cứu rỗi chúng tôi”, và họ nhìn về phía ven rừng nơi con đường từ vùng

cây lá dày đặc chạy ra như dưới một cái vòm đen tối.

Và mọi người đồng kêu to “Hãy đến xem! Gì thế này? Hỡi Đức Mẹ thiêng liêng, hãy

giúp đỡ chúng tôi”.

- Hãy che tay trên mắt các người và nhìn ngay vào rừng. Hãy làm dấu thánh giá và

nhìn vào rừng! Có phải Nữ hoàng đã đến gần với một đoàn tùy tùng đẹp đẽ. Có phải là

bà Chúa Rừng Xanh không? Có phải là trò đùa của bọn Phù thủy? Có phải là Nữ hoàng

không?

Và tất cả những người hãi hùng và gần như man dại kia vừa kêu gọi vừa đưa tay lên

trời. Bỗng nhiên họ quì xuống và bắt đầu đọc những lời kinh cầu nguyện chân thành. Vài

người chạy bay đến gác chuông và giật chuông vang dội để tin chắc rằng Nữ hoàng

không phải thuộc về bọn ma quái mà chuông kia có thể làm cho sợ hãi và xua đuổi.

Nhưng khi mụ già Sỷ-Lý với đôi mắt cận thị, đã nhìn thấy người con gái cưỡi ngựa

từ trong rừng thẳm đi ra, mụ là người đầu tiên đã kêu to:

- Hỡi bông hoa tươi đẹp và êm dịu kia ơi! Hỡi ánh sao mai! Người không phải là Bà

Chúa Rừng Xanh, người thật quả là con vua, chúng ta chào mừng và ca ngợi người!

Người đã đến! Chính người, chính người đã đi xuống nơi thung lũng.

Page 17: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

17B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Và mụ giơ chiếc gậy lên cao khỏi đầu và với cả một đoàn người theo sau, mụ chạy

đón Nữ hoàng.

Và mọi người đồng thanh: “Hỡi ánh sao mai! Đóa hoa thân yêu và êm dịu!” Và khi

tất cả đến gần người, ai nấy đều ca ngợi: “Người chói sáng lung linh và tươi đẹp dưới

chiếc mũ miện! Hãy lấy tấm che mặt bằng lụa, hãy để cho chúng tôi được chiêm ngưỡng

người!”

Tất cả đổ xô đến bao quanh một con ngựa đen cao lớn đang nhịp bước uy nghiêm

trong bộ áo giáp hồng tươi, những chiếc lông phất phới bên tai và lông gáy được kết

bằng những băng vàng.

Nữ hoàng Cúc-Hoa được cả một đoàn kỵ mã và các bà quý phái hộ vệ, nhưng trước

con ngựa của người, một nông dân dẫn đầu, tay cầm một thanh gươm gãy, vừa đi vừa

thét luôn mồm: “Hãy đến xem Nữ hoàng của Hòa-Bình! Nữ hoàng Cúc-Hoa đã đến”.

Khắp các tỉnh vùng biên giới nơi mà Nữ hoàng đã đi qua, người đã thấy sự vui mừng

an lạc lan tràn trong dân chúng. Đâu đâu, nông dân cũng cắm sâu lưỡi cày xuống đất, và

các bà nội trợ đã căng những tấm vải thô ra giặt trắng, người ta đã đưa bầy thú ốm tong

ra đồng cỏ. Các cô gái mới dám mang nhẫn và vòng vàng. Những chiếc mũ sắt và gươm

bén đã được vứt vào hòm vũ khí.

Khắp nơi, những vùng mà Nữ hoàng đã đi qua, trẻ con và đàn bà đã đến quì trước

mặt người với những cành lá mùa xuân và từ phía trên kia, trong khu rừng to lớn, ông

lão đốt than man rợ đã chạy đến đưa người vào lều của lão và đem những chùm trái tươi

làm mứt lạnh ra khoản đãi.

Nhưng không nơi nào Nữ hoàng xinh đẹp được chào đón với tất cả sự vui mừng và

hào hứng bằng khu làng của La-Phủ và chàng Bá.

Hai người nắm lấy cương ngựa và dắt đi một cách thận trọng theo con đường xuống

dốc. Họ cầu nguyện:

Page 18: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

18B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

- Chúa hãy phò hộ cho Người! Chúa hãy phò hộ cho gương mặt đẹp và hiền dịu của

Người!

Trong khi đoàn người cứ thế đi xuống làng, dân quê chạy theo bên cạnh Nữ hoàng,

vừa thở hổn hển vừa kể cho Người nghe họ đã đau khổ và chờ đợi như thế nào!

Khi đi đến giữa xóm, Nữ hoàng Cúc-Hoa kìm cương và giữ cho con ngựa đứng lại.

Chưa bao giờ Người thấy một cảnh khốn cùng đến thế. Mắt Người nhìn quanh những

vùng đất cháy, những nhà hoang vắng và những người ăn mặc rách rưới; và mắt Người

tràn ngập lệ. Nhưng những cô thôn nữ đến hôn tay Người và cho biết rằng họ không còn

đau buồn và khốn khổ nữa, bao nhiêu nỗi khổ của họ đều tiêu tan vì Nữ hoàng đã đến.

Không cần nghĩ đến chúng tôi nữa, Nữ hoàng ơi! Không cần phải khóc vì chúng tôi

nữa. Hãy nghĩ đến Đức Vua mà Người đã thuộc quyền. Hãy mỉm cười với tất cả cái dịu

hiền và duyên dáng của Người. Hãy mơn man trong trí Người mái tóc dài như tơ mịn

của Đức Vua.

Nhưng, ngồi yên trên lưng ngựa, Nữ hoàng vẫn khóc và mọi người tìm cách khuyên

lơn.

Không còn phải là thời kỳ nước mắt nữa, Nàng ơi! Hãy nhìn xem từ xa dòng sông

đang trôi chảy và trên bờ bên kia là xứ Na-Uy, là kinh thành Kungahalla, nơi giàu về

chiến thuyền mà vị hôn phu đang đợi nàng! Chúa hãy phù hộ cho Nàng! Chúa sẽ vui

sướng khi được ôm nàng trong cánh tay. Nhìn kìa, Nữ hoàng! Ai cũng biết rằng Người

đã đến. Những ánh lửa vui mừng chiếu sáng trên các ngọn đồi. Dân chúng qui tụ đến bên

bờ sông. Hãy lắng nghe: Họ đã tập thét lên: Hoan hô Cúc-Hoa, hoan hô! Người có nghe

chăng? Hãy nghe tiếng nói của họ đã vang xa trên mặt nước.

Nhưng Nữ hoàng không để cho họ khuyên lơn. Người vẫn cứ nhìn những con người

khốn nạn rách rưới, gầy đét, hốc hác, giơ xương và man rợ đến nỗi khó nhìn thấy ở họ

hình dáng của con người. Lúc ấy người đưa tay ra dấu mình muốn nói; mọi người im

lặng và mọi người, dân chúng trong làng cũng như viên chức cao cấp, các bà xinh đẹp

trong đoàn tùy tùng, nghe rõ những điều người nói. Người bảo:

Page 19: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

19B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

- Hãy nhớ những điều mà ta đã hứa hẹn với các người trước Chúa Trời và các

Thánh. Khi nào lưỡi ta còn, lời nói và máu ta còn trong tim, thì ta nguyện làm việc cho

sự nghiệp Hòa-Bình.

Nàng im lặng; rồi như linh cảm được điều nguy hại gì trong lời hứa của mình, Người

nói tiếp:

- Tôi vẫn làm, mặc dù điều đó có thể làm tổn hại cả hạnh phúc và cuộc đời tôi.

Khi đã thốt ra những lời nói ấy, Người ngước nhìn lên với tia mắt đầy can đảm và

phấn khởi, và không khóc nữa. Người thúc ngựa theo con đường đi xuống dòng sông.

Bên vệ đường, cậu bé chăn chiên vẫn ngồi đấy! Nó cũng sung sướng như mọi người

và muốn dâng hiến cho Nữ hoàng những gì tốt đẹp nhất của nó. Nó bắt đầu cất tiếng hát

một bản tình ca của một vị vua miền Bắc theo đuổi con gái của một Hoàng đế Đông-

phương.

Nữ hoàng Cúc-Hoa lại dừng ngựa để nghe cậu bé hát. Nó hát bằng giọng cao và

trong trẻo:

“Chỉ có một người đàn bà có thể ràng buộc và bắt tôi thức suốt những đêm dài; chỉ

có một người đàn bà có thể ngăn cấm tôi theo đuổi các thú vui và các trò chơi; người ấy

là Nữ Đồng Trinh phương Đông đang tự mình trị vì thiên hạ, con hải âu chiến đấu với

tôi mắt đen và suối tóc láng ngời, đó là Mã-Thủy-Đa, con gái của Hoàng đế. Có gì đáng

quí cho gia đình bằng một người đàn bà kiêu hãnh và đẹp? Bây giờ nỗi buồn âm thầm

cứ theo đuổi tôi, ngoài đồng cũng như trong nhà. Khi tôi từ sông Ting trở về, nỗi buồn

cứ chập chờn trước mắt, buồn vì tôi không bao giờ chiếm được con gái của Hoàng đế!”

Nữ hoàng lắng nghe bài hát và mỉm cười. Người hỏi cậu bé chăn chiên ai đã đặt ra

bài ấy. Không một ai ở đó để cản ngăn nó, và lòng cao hứng, nó nói:

- Chính vua Magnus đã làm ra bài hát ấy để hiến tặng nàng Mã-Thủy-Đa, con gái

của Hoàng đế.

Nghe đến đấy, Nữ hoàng Hòa-Bình thấy lòng tan nát. Nàng thốt lên:

Page 20: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

20B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

- Chính vua Magnus đã làm bài hát ấy! Nếu thế thì tôi còn cần gì đến với người nữa,

vì người đang thương tưởng đến con gái hoàng tộc Đông-phương? Người không làm bài

hát nào cho ta, một bài hát đi từ cửa miệng này đến cửa miệng khác. Người không có

một chút tình nào đối với ta trong tâm hồn.

Đám nông dân kinh hoàng, nghe nàng gọi đoàn tùy tùng:

- Xin quý vị và quí nương tử hãy theo tôi về nhà! Hãy thương xót dùm tôi, những kẻ

phục vụ trung thành cho cha tôi không nên đưa tôi đến gặp vua Magnus. Các ngài đã

nghe rõ bài hát. Không phải tôi là người mà ngài thương tưởng. Đức vua chỉ mơ ước Nữ

hoàng xinh đẹp.

Trong khi nàng nói như thế thì đoàn người đã tụ tập trên đường và hô to: “Cúc-Hoa!

Hoan hô! Hoan hô!”

Và hàng muôn người từ thành phố lớn Kungahalla chạy đến và lập lại như một tiếng

vang rền rĩ “Cúc-Hoa! Hoan hô! Hoan hô!”

Nhưng những người con gái vẫn tiếp tục rền rĩ và kêu oan:

- Hỡi quí vị và các vị nương tử, hãy đưa tôi trở lại! Chúng ta sẽ làm phiền cho nhà

vua. Tôi không muốn bắt buộc. Người phải phong cho tôi làm Hoàng hậu. Tôi chỉ muốn

trở về sống cạnh phụ thân.

Và mọi người tập hợp bên bờ sông đồng thông lặp lại: “Cúc-Hoa! Hoan hô! Hoan

hô!”

Lúc ấy Cúc Hoa mới bịt tai mình bằng hai bàn tay:

- Kìa, các người hãy nín đi! Các người gọi ta là Nữ hoàng của Hòa-Bình: nhưng vẫn

có thể có Hòa-Bình mà không cần có mặt ta nơi đó. Vua Magnus không gây lại chiến

tranh vì ta. Ta trở lại gia đình chỉ làm người vui thêm mà thôi!

Page 21: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

21B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Con ngựa của nàng đã cất vó, và nàng thúc mạnh để nó đi tới. Và những người ở

cạnh nàng tự hỏi: “Nàng đi đâu?” Nhưng khi thấy nàng hướng về phía rừng, họ liền chạy

đuổi theo.

- Hãy nghe chúng tôi, Nữ hoàng! Hãy nghe những điều mụ già này nói với người!

- Đầu óc tôi đã ngất ngư vì tuổi tác chồng chất và vừa rồi chiến tranh đã cướp mất

đứa con trai của tôi.

- Nữ hoàng hãy nghe tôi! Tại sao Người lại bịt tai? Người phải nghe chúng tôi mới

được! Tất cả những cửa ngõ đều đóng lại. Người ta sẽ mở hầm vũ khí. Nhà nông sẽ nhổ

lưỡi cày ra khỏi lòng đất. Cúc-Hoa! Cúc-Hoa! Chúng ta không thể gieo mạ! Cúc-Hoa!

- Con gái ta năm nay sẽ không làm lễ cưới! Cúc-Hoa! Khi nông trại của chúng ta bị

thiêu hủy, các bà cụ già sẽ dựng lên trên mặt đất nám đen một tấm bia ghi tên Người!

Hãy nghĩ đến chúng tôi sẽ phải chết – Khi chúng tôi sắp làm những điều tàn bạo, hãy

nghĩ đến chúng tôi. Hãy nghĩ đến chúng tôi cũng như chúng tôi lúc nào cũng nghĩ đến

Người!

Và họ đổ xô đến trước Nàng:

- Hãy dẫm lên! Hãy dẫm lên cơ thể của chúng tôi! Chúng tôi không để cho Nàng trở

lại! Nàng có nhớ chăng những điều thề nguyện? Nàng có nghe chăng người ta còn ca

ngợi Nàng ở phía bên kia sông?

Kẻ này hôn tay nàng, người khác nắm lấy cương ngựa. Nàng thấy rằng họ hề động

đến Nàng.

Cả đến những người sống trong rừng và một vài chàng ngoại luật mả nàng đã hứa

dung tha, lúc ấy vì chán nản đã rút dao ra, rồi ôm lấy tấm áo Nàng mà hôn. Nàng đưa

cao ngọn roi và thét lên: “Hãy để ta đi qua!” Và đoàn nông phu giạt ra vì sợ hãi. Họ hiểu

nỗi buồn khổ của Nàng và không thể cầu xin nàng thương xót.

- Hãy như nguyện ý của Nàng, Nữ hoàng! Con đường của Nàng đã mở rộng.

Page 22: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

22B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

*

Yên lặng, người con gái nhìn với đôi mắt đậm buồn những dãy đồi phủ cây ở phía

chân trời. Nàng hình dung phía sau những dãy đồi ấy chốn gia đình mà Nàng muốn trốn

lánh, như một con thú bị thương đến nơi định trước. Nàng yên lặng như thế một lúc lâu,

mắt nhìn về phía chân trời, và đôi mắt nàng trở nên nóng bừng khi những dòng lệ từ từ

khô cạn. Thế rồi, nàng kéo cương thật nhẹ và thật chậm, rổi đổ xuống dòng sông. Không

ai bắt buộc nàng làm thế; nàng biết rằng người ta không mong đợi Nàng, nhưng trong

tim nàng đã có tình yêu Hòa Bình.

Nàng không tiến tới với cái hăng hái lúc nãy, Nàng đi từng bước. Dân chúng không

một lời, đi theo sau. Họ thì thầm bảo nhau nên để nàng yên và không một người nào mở

lời ca ngợi Nàng.

Khi nàng qua sông trên chiếc phà lớn, Nàng xuống ngựa và cúi xuống dòng nước

chảy. Nàng tự nói với mình: “Hãy nhìn dòng nước này; nó cứ cuộn chảy mãi ra bể

không ngừng. Sóng nước không được ngần ngại chút nào; nó phải đổ xô vào lòng bể

hùng vĩ mặc dù nó ngờ rằng đáng sợ và mặn đắng. Dòng sông không cần phải để ý đến

một cái vịnh êm đềm, phủ đầy lau lách, nó không thể dừng lại! Nó cũng không thể trở lại

nguồn êm ở trên cánh từng kia. Nó phải đi tới và mãi mãi. Đó là định mệnh. Hãy là làn

sóng rạt rào êm dịu đang bị thu hút vào cái ào ạt của dòng đời để xoa dịu những nỗi đắng

cay!”

Nhưng những chàng hiệp sĩ đã rời khỏi Kungahalla và đi thành hai hàng theo dòng

sông.

Hãy ngước nhìn lên, nàng Cúc-Hoa ơi! Hãy nhìn đức mua Magnus. Trên chiếc mũ

sắt của Người là một con sư tử vàng, biểu trưng của hoàng triều. Hình sư tử bay phất

phới trên những nếp tinh kỳ, chói ngời trên bộ y phục bằng lụa hồng. Chính người là con

sư tử miền Bắc. Hãy nhìn suối tóc màu nhạt chảy dài xuống vai Ngài và dáng điệu kiêu

hùng của ngài. Gió bụi cuộn tung trước mặt ngài. Ngài đi đến. Mặt đất rung lên và cái

bóng đen của Ngài phi hàng trong bóng hoàng-hôn, trải dài ra trên cánh đồng. Hãy nhìn

Page 23: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

23B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

lên, hỡi Nữ Đồng Trinh, và mỉm cười với đức phu quân của Nàng. Đừng nghĩ rằng nàng

chỉ thích lao mình vào những móng ngựa phi nhanh kia và tìm lấy cái chết.

Page 24: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

24B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

TÌNH THƯƠNG

Ngày nay không còn ai để ý đến cây thập ác nhỏ ở một góc nghĩa địa Svartsio nữa.

Những kẻ đi nhà thờ có đi ngang qua đấy cũng chẳng ai buồn nhìn đến. Điều ấy không

lấy gì làm lạ vì cây thập ác thấp quá nên những cành hoa tam-diệp hay hoa phong-lệnh

sắc tím che khuất đến cái thanh ngang và cỏ dại còn vượt cao hơn nữa. Không còn ai

buồn đọc những dòng chữ trên cây thập ác. Những nét chữ trắng đã bị xóa nhòa vì mưa

gió và cũng không còn ai có ý muốn kết hợp lại thành dòng nữa. Thế mà cây thập ác bé

nhỏ ấy xưa kia đã từng gợi lên bao nhiêu sự tò mò, kinh ngạc. Đã có một thời mà người

vào nghĩa địa Svartsio không ai khỏi nhìn đến nó. Và cả đến ngày nay nữa, chỉ cần

những vị bô lão dừng chân tại đây giây phút, là cả một chuyện tích diễn hiện ra trước

mắt họ.

Họ lại thấy cả xóm làng đắm mình trong giấc ngủ mùa đông, bao phủ khắp nơi một

cách đồng đều bởi một lớp tuyết dày trắng xóa. Trên đất liền, người ta vẫn phải nhận

hướng bằng địa bàn y như trên mặt bể. Không còn có sự khác biệt, cũng bằng phẳng như

một vùng đất đã từng được cày bừa mùa này qua mùa khác. Những người đốt than mà

mái tranh nghèo đã được dựng lên bên bờ hồ rộng hay theo sườn đồi trơ trụi, có thể

tưởng rằng mình đang ngự trị một vùng đất rộng rãi như bao nhiêu chủ điền giàu có

khác. Những người đi đã tách rời nẻo cũ giữa các hàng rào xám xịt để tung tăng vươn

mình qua những cánh đồng hay những mặt nước đã đông đặc lại. Từ nhà này đến nhà

kia, người ta bỗng nhiên thấy rằng con đường đi lại giếng nước lại vượt qua hàng giậu

bao quanh một khu vườn trồng hoa hồng.

Nhưng không chỗ nào khó tìm lại những dấu vết bằng ở trong nghĩa địa. Bức tường

đá bao quanh đã biến mất, vì thế mà trông cánh đồng của người chết cũng giống như

cánh đồng của tu viện. Không một sự chênh lệch nào trên lớp tuyết để ta có thể nhận ra

được những gò đống thấp cao. Tuyết đã bao phủ tất cả. Những trái tim bằng sắt mỏng

manh mắc trên thập ác mà thường ngày gió thổi đong đưa, không còn cho ta được nghe

những tiếng reo nhỏ buồn bã nữa. Vài chiếc còn nhô lên được giữa những bụi hoa cà

Page 25: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

25B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

hoang dại: Nhưng những cành cây ốm tong kia xuyên qua lớp tuyết trông giống hệt

nhau, không giúp thêm cho ta một triệu chứng nào để nhận ra được rõ hơn. Những bà cụ

già có thói quen cứ mỗi chúa nhựt đến nhìn một chút nấm mộ của những người quá cố

thân yêu, không còn có thể bước thêm vài bước nữa trên nếp đường chính giữa. Ở đó, họ

dừng lại và cố gắng ước định vị trí của ngôi mộ. Ở chỗ bụi cây này hay ở chỗ đám cây

kia? Và họ chỉ còn có thở dài, chờ mong đến ngày tuyết tan. Những người chết tự nhiên

như cách xa họ quá khi mà họ không còn trông thấy nơi chôn cất nữa. Đây đó, những

tảng đá nhô cao lên nhưng thật là thưa thớt, và những tấm áo tuyết phủ lên đều khắp

cũng không giúp ta phân biệt được tảng đá này với tảng đá kia. Chỉ còn một con đường

nhỏ dọn trống, đó là con đường đi đến ngôi nhà quàn nhỏ. Đây là nơi người ta đặt những

chiếc quan tài, nơi vị mục sư đọc lời vĩnh biệt và những lời thánh thi cuối cùng. Người ta

chưa có thể nghĩ đến việc chôn cất khi nào mùa đông còn kéo dài. Người ta đặt cả vào

nhà quàn chờ một ngày Thượng-đế phán lịnh cho tuyết tan và mặt đất có thể bới xới

bằng cuốc xuổng.

Nhưng thằng bé nhà bác phó rèn Săn-Đê lại chết đi giữa cái giá rét thâm xương của

mùa đông nơi khu làng Lerum nhỏ bé. Đấy là một lò rèn có tiếng trong vùng và bác phó

rèn là một con người có thể lực. Bác vừa cho xây cất xong một ngôi nhà mồ cho gia đình

mà dù cho tuyết phủ cũng không che lấp được dấu vết kỷ niệm trong đầu óc bác. Một

dãy tường bằng đá khối và một sợi xích sắt bao quanh nhà mộ, ở giữa dựng đứng lên

một khối đá hoa cương chỉ mang gọn một tên Săn-Đê trên mặt đá. Những nét chữ lớn

chiếu sáng khắp trong mộ địa.

Nhưng ngày nay đứa bé đã chết và người ta bàn đến việc chôn cất nó thì bác phó rèn

bảo ngay với vợ:

- Tôi không muốn thằng bé này được chôn vào ngôi mộ của tôi.

Lúc ấy là giờ ăn trưa. Bác ngồi ăn một mình theo thói quen, trong phòng ăn của bác

ở Lerum. Vợ bác, nàng Lê-Ba Săn-Đê, đứng bên cửa sổ nhìn ra phía trước mặt hồ và

những hòn đảo trồng cây bạch đường. Nàng khóc. Nhưng nghe những lời nói của chồng,

Page 26: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

26B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

mắt nàng tự nhiên ráo hoảnh. Cái hình dáng bé nhỏ của nàng càng thu nhỏ lại hơn vì sợ

hãi; nàng run lên:

- Anh nói gì? Anh nói gì? - Giọng nàng nói như một người run rét.

- Việc ấy làm tôi thấy khó chịu lắm. Cha và mẹ nằm ở đấy. Tên nhà Săn-Đê khắc rõ

trên mặt đá. Tôi không muốn cho thằng bé vào đấy.

Giọng nàng càng run rét hơn lên:

- A, anh tìm được cách rồi đấy nhỉ? Tôi cũng thừa biết rằng anh còn đợi một ngày để

báo thù.

Bác phò rèn vứt chiếc khăn bàn, đứng lên sừng sững trước mặt nàng, người cao và

vai rộng. Không phải bác có ý muốn xác nhận ý định mình bằng nhiều lời lẽ. Nhưng khi

nhìn thái độ ấy tất nàng phải hiểu rằng bác không thể thay đổi ý định. Bác đã co mình lại

với cái lì lợm nặng nề và không lay chuyển được.

Bác vẫn giữ giọng bình thường:

- Tôi không hề có chút ý định báo thù nào. Nhưng tôi không thể nào chịu đựng được

việc ấy.

- Anh nói nghe thật dễ dàng, như chỉ là một việc thay đổi giường ngủ. Nó đã chết

rồi, thế nào cũng được. Nhưng tôi, tôi sẽ là một người đàn bà bỏ đi rồi!

- Tôi đã có nghĩ điều ấy; nhưng tôi không làm hơn được.

Những cặp vợ chồng đã sống chung từ lâu năm với nhau không cần phải đợi nhiều

lời lẽ mới hiểu nhau. Nàng biết rằng muốn lay chuyển ý định của chồng chỉ là điều vô

ích mà tôi. Nàng vừa bóp tay vừa nghiến răng, hỏi chồng.

- Thế tại sao anh lại tha thứ cho tôi? Tại sao anh còn để tôi lại đất Lerum này, làm vợ

anh?

Page 27: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

27B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Người chồng không muốn làm phiền vợ chút nào. Nhưng bác không còn có thể

nhượng bộ nữa:

- Hãy viện một lý do để nói với hàng xóm. Cứ nói rằng trong mộ có nước hay hầm

mộ chỉ đủ chỗ cho hai chiếc quan tài của cha và mẹ, của tôi và mợ.

- Anh tưởng người ta có thể tin tôi à?

- Như vậy, mợ chỉ cần sắp đặt thế nào cho tiện thì thôi.

Bác không giận. Vợ bác cũng thấy như thế, nhưng khi chính bác đã nói ra điều ấy thì

thật là một điềm khó mà lay chuyển nổi.

Bác phó gái Lê-Ba ngã người lên chiếc ghế bành, hai tay chắp lại sau ót, nhìn chăm

chăm qua cửa kính. Có phải thật là khủng khiếp khi trên đời còn có những điều quá

mạnh hơn ý muốn của chúng ta không? Có phải tự nơi chúng ta đã vươn lên những sức

mạnh mà ta không sao điều khiển nổi? Điều ấy lại càng khủng khiếp hơn! Mối tình mà

nàng đã vương mang cách đây mấy năm khi nàng đã là một người con gái có chồng, một

người đàn bà đứng đắn. Mối tình ấy thật là say đắm khiến nàng không sao đè nén nổi.

Nhưng ngày nay có phải chồng nàng đã nhắm mắt tuân theo mãi cái ý muốn báo thù

nàng? Hắn chưa hề tỏ ra tức giận nàng. Vừa khi nàng đến thú tội với hắn, hắn đã tha thứ.

Hắn nói: “Em đã bị lạc-lõng và bị vứt ra ngoài vòng lương tri”. Thế rồi hắn để nàng cứ

tiếp tục cuộc đời làm vợ bên cạnh hắn. Nhưng nói lên lời tha thứ thì thật là khó hơn

nhiều lắm. Càng khó hơn nữa là đối với một tâm trạng cố chấp và trầm lặng không quên

điều gì mà cũng không để cho điều gì nổ bùng. Nàng lúc nào cũng nhận thấy thà là

chồng cứ nổi giận để rồi đánh đập nàng còn hơn. Như thế, hắn còn có thể trở nên tốt

được. Nhưng phải sống cạnh một con người ảo não và sâu kín, nàng đã bắt đầu học được

cái sợ. Nàng đi như một con ngựa giữa hai gọng xe. Phía sau nàng một người đang cầm

roi, tuy rằng hắn không dùng đến. Nhưng một khi hắn dùng đến, thì chỉ trong giây phút

nàng đã biến thành một người đàn bà bỏ đi rồi.

Người ta đã thuật lại rằng không còn có nỗi khổ nào như nỗi khổ của nàng. Nàng có

một vẻ dáng thật sững sờ… Mấy hôm trước ngày chôn cất, người ta không thể nghĩ rằng

Page 28: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

28B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

nàng là người còn sống nữa. Nàng có nghe lời họ nói không? Nàng có nhận rõ ai đã nói

chuyện với nàng không? Nàng như không hề thấy đói. Nàng cứ phơi mình ra ngoài giá

rét mà không hay biết. Nhưng người ta đã nhầm: không phải sự đau khổ mà chính sự

kinh khủng đã làm nàng tê liệt. Nàng không buồn nghĩ đến việc giữ nhà hôm đám tang5

Nàng đi theo đến nghĩa địa. Nàng đi theo xe tang và mọi người đi đưa đám đều nghĩ

rằng người ta sẽ đưa người chết đến ngôi mộ của gia đình Săn-Đê. Và chắc chắn rằng

nàng sẽ ngã xỉu đi vì bao nhiêu cái nhìn kinh ngạc đã đè nặng lên người nàng, khi người

dẫn đường tách ra, hướng về phía huyệt mả tối tăm. Tuy rằng ở giữa ngay nghĩa địa,

tiếng thì thầm cũng chạy đi qua các hàng người: “Tại sao thằng bé lại không được đặt

vào ngôi mộ nhà họ Săn-Đê?” Người ta lại nhớ đến những dư luận mơ hồ lan tràn buổi

xưa kia. Người ta lại thì thầm: “Như vậy thì là sự thật rồi!” Và trước khi mọi người ra

về, nàng đã bị phán xét và lên án. Nhưng nàng phải có mặt ở đó, tuy còn ngờ vực, nhưng

đó là con đường giải thoát duy nhất của nàng. Nàng cần phải tỏ ra, cần phải có một nét

mặt lặng lẽ và một thái độ trầm tĩnh hơn. Như thế, người ta mới có thể tin được những

điều nàng phải giãi bày.

Người chồng, chính bác cũng đi đến nhà thờ. Bác đã sắp đặt tất cả rồi, bác đã mời

khách, đặt sẵn chiếc quan tài và chỉ định người phải đi khiêng. Bác không có vẻ gì

gượng gạo hoặc hung ác ngay trong lúc bác quyết định. Ngày chúa nhật, sau giờ truy

điệu, đoàn xa đám ma kết hợp trước nhà làng. Đạo tỳ mắc những vải băng trắng lên vai.

Những chức việc làng đều có mặt với một số khá đông người trong giáo khu. Trong khi

đoàn người chuẩn bị lên đường thì nàng Lê-Ba tự bảo rằng họ sắp mang một tên sát nhân

ra nơi hành quyết. Nàng muốn dọn đường trước cho họ, nhưng không một lời nào thoát

khỏi đôi môi. Nàng tự thấy bất lực, không thể nói một cách hợp lý hay trầm tĩnh. Tất cả

cái gì nàng có thể làm là phải kêu gào lên thật to. Nàng không dám mở miệng chỉ sợ một

tiếng kêu khủng khiếp thoát ra. Trên lầu, chuông đã đổ: đoàn đưa đám lên đường. Và

không một người nào nghi ngờ những điều sẽ đến! Tại sao nàng đã không nói gì cả? Nếu

nàng không dùng cả một sức cố gắng quyết liệt để đè nén tình cảm mình lúc ấy thì chắc

nàng đã bảo họ đừng nên đi đến nghĩa địa với người chết nữa. Thế nào là một người

chết? Có thể nào vì một người chết mà nàng phải trở thành một kẻ bỏ đi? Họ hãy đặt nó

5 Theo phong tục Thụy-Điển thì người mẹ phải ở nhà ngày đưa đám.

Page 29: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

29B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

ở đâu tùy ý, nhưng không ở trong nghĩa địa! Nhưng làm sao ngăn họ đi vào? Bao nhiêu

ý nghĩ không mạch lạc xuyên qua đầu óc nàng… Người ta đã nhận thấy trong ấy có dấu

chân chó sói. Vào đó người ta sẽ bị bệnh dịch… Nàng muốn nhát họ như đối với trẻ con.

Nàng không biết họ đã đào cái huyệt mả của thằng bé chỗ nào. Nhưng rồi nàng cũng

phải thấy…

Khi đoàn người đưa đám đi vào nghĩa địa, nàng rảo mắt nhìn quanh cánh đồng tuyết,

nhưng nàng không thấy một con đường, một ngôi mộ nào, toàn thể chỉ là một cánh đồng

trắng tinh, không dấu vết. Đoàn người đi về phía nhà quàn; tuyết phủ dày đặc và đoàn

người dừng lại đó. Không còn có vấn đề đi đến ngôi mộ nhà Săn-Đê nữa. Không một

người nào biết rằng thằng bé đã được cái diễm phúc ngủ giấc nghìn thu kia không bao

giờ được vào hầm mộ nhà mình. Nếu nàng Lê-Ba đã nghĩ đến điều ấy, nàng không bị

nỗi kinh ngạc hóa thành lơ đễnh, trong giây phút nàng cũng không còn thấy lo âu nữa.

Nàng tự nghĩ: “Qua mùa xuân, khi người ta đặt chiếc quan tài xuống đất thì lúc ấy chắc

chắn sẽ chỉ có mỗi một người đào huyệt ở đấy”. Và nàng thấy rằng mình đã được cứu

thoát, rồi bỗng nhiên bật lên tiếng khóc. Mọi người nhìn nàng, thương hại. Họ thầm bảo

nhau:

“Nỗi khổ ở lòng nàng thật là to lớn quá! Thật đáng sợ!” Nhưng riêng nàng, nàng chỉ

nhỏ những giọt nước mắt của một kẻ được trút vơi nỗi khổ và tai nạn của tử thần.

Vài ba ngày sau hôm đám tang, ngồi một mình nơi chỗ ngồi thường ngày trong

phòng ăn khi hoàng hôn từ từ xuống, nàng bỗng nhiên khao khát một điều gì. Đấy là giờ

mà thường ngày thằng bé chạy đến đùa giỡn bên chân nàng. Nàng Lê-Ba lắng tai như để

nghe những tiếng bước chân nhẹ nhàng của nó. Rồi bỗng nhiên nàng giật nẩy người và

tự bảo: “Nó đã chết rồi, chết rồi kia mà!...”

Ngày hôm sau giữa buổi hoàng hôn, ngồi nơi chỗ cũ, và cũng sự chờ đợi ấy đã bóp

chặt tim nàng. Và chiều lại chiều, nỗi khát vọng cũ lại đến, mỗi lúc làm nàng đau xót

hơn, rồi trải rộng ra như ánh sáng về mùa xuân, tự nó cứ hiển hiện mãi suốt ngày.

Lẽ tất nhiên là một đứa bé sinh ra trong hoàn cảnh như thế sẽ không được yêu hơn

dù còn sống hay chết. Trong lúc nó còn sống, mẹ nó chỉ còn biết tìm mọi cách để mua

Page 30: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

30B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

chuộc lại cảm tình của chồng, và sự hiện diện của thằng bé không là điều thích mắt đối

với bác phó rèn. Vì thế mà phải tìm mọi cách để tách rời nó ra, và lắm khi thằng bé tự

cảm thấy thực là khó chịu. Người đàn bà đã phản bội bổn phận bây giờ đây muốn chứng

tỏ cho chồng thấy rằng mình cũng còn đôi chút giá trị, lại phải lăn mình vào công việc

bếp núc, vá may, canh cửi. Cứ như thế thì tìm đâu được một chỗ đứng cho thằng bé

trong cuộc sống này?

Bây giờ, nàng nhớ lại đôi mắt thiết tha cầu khẩn van xin của nó. Buổi chiều, nó xin

mẹ ở lại bên giường; nó bảo rằng nó sợ bóng tối; nhưng nàng đã bắt đầu nhận ra rằng đó

chỉ là sự giả đò để nàng ngồi lại với nó lâu hơn. Nàng nhớ lại nó đã chống chọi với giấc

ngủ như thế nào và nàng hiểu rằng như nó cố gắng tỉnh thức chỉ là để giữ được lâu hơn

bàn tay của mình trong đôi bàn tay bé nhỏ của nó. À, ra là bé nhỏ như thế, nó cũng lắm

mưu mẹo! Nó sử dụng hết trí khôn mà nó sẵn có để nhận được một chút tình của nàng.

Người ta rất đỗi ngạc nhiên mà thấy những đứa trẻ lại có thế yêu như thế. Nàng chưa hề

hiểu nó khi nó còn sống. Nói trắng ra, chỉ mới lúc này là nàng thấy chớm dậy tình mẫu

tử nơi lòng. Chỉ mới lúc này nàng mới thấy tự hào và sung sướng với cái đẹp của đứa

con trai. Nàng trải qua nhiều giờ mơ tưởng lại đôi mắt to và kỳ ảo. Nó không bao giờ

được hồng hào, mụ mẫm mà xanh xao và mảnh khảnh, nhưng đẹp một cái đẹp kỳ lạ, và

cứ mỗi ngày trôi qua là nàng lại thấy nó đẹp hơn. Trẻ con là cái gì quý báu nhất trên mặt

đất. Ta cũng thấy rằng có những con người bé nhỏ sẵn sàng đưa bàn tay nó vào cho mọi

người nắm lấy và nghĩ rằng người nào cũng tốt, những con người nhỏ bé không cần để

biết một gương mặt đẹp hay xấu, âu yếm mọi người già, trẻ, sang, hèn một cách đồng

đều, thế mà chúng vẫn là những con người.

Mỗi ngày, nàng thấy như được gần đứa bé hơn. Nàng rất mong nó sống lại. Nhưng

nàng tự hỏi: Như thế nàng có còn được gần nó như hiện nay không? Đôi khi, ý nghĩ cho

rằng nàng không để cho nó được sung sướng làm nàng thất vọng. Nàng tự nghĩ: “Nhưng

không thể vì thế mà nó phải được mang đi khỏi tay ta”. Nhưng nỗi buồn ở lòng nàng ít

khi biến chuyển đến một trạng thái thảm thương như thế. Nỗi buồn khổ mà xưa kia nàng

rất ghê sợ không phải điều nàng đã nghĩ đến. Nỗi buồn khổ, chính là phải sống và sống

lại với dĩ vãng. Nỗi buồn khổ, chính là phải đi sâu vào tâm khảm đứa bé đã mất, để rồi

sau cùng tìm hiểu được nó, và nỗi buồn khổ ấy là một nguồn lợi đối với nàng hiện nay.

Page 31: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

31B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Nhưng điều nàng lo sợ hơn cả là thời gian rồi sẽ mang hình ảnh của nó đi. Nàng

không giữ dược một bức ảnh nào của nó. Rất có thể hình dáng nó sẽ phai mờ dần trong

trí nhớ nàng. Mỗi ngày ngồi bên cửa sổ, nàng thử hình dung và tự hỏi: “Ta có thấy nó

không? Ta có thấy nó thật rõ không?” Và trong khi các tuần lễ đầu của mùa xuân lần

lượt trôi qua, thì nàng lại mơ ước đến mùa xuân. Mùa hè, người ta sẽ mang nó ra khỏi

nhà quàn, đặt nó xuống đất, mùa mà nàng có thể sẽ đến bên ngôi mộ và nói chuyện với

nó. Nó sẽ được đặt xuống về phía Tây nơi mà gió có phần ấm áp hơn. Nàng sẽ rắc bông

hường lên nấm mộ. Nàng muốn có một cái hàng rào và một chiếc băng nhỏ để có thể

ngồi đấy thật lâu.

Những người trong làng, những người không hay biết gì cả và cứ tưởng rằng nó đã

được đặt vào ngôi mộ gia đình sẽ lấy làm ngạc nhiên mà thấy nàng trang hoàng và săn

sóc một ngôi mộ xa lạ, lại ngồi ở đấy quá lâu. Phải nói với họ thế nào? Nàng có cần phải

trước tiên đi lại ngôi mộ lớn, đặt ở đó một bó hoa, dừng lại trong một giây, rồi chờ đợi

một cơ hội nào đó, lẻn về phía ngôi mộ nhỏ? Phải, đó chính là điều nàng phải làm. Đứa

bé chắc sẽ bằng lòng đóa hoa nhỏ bé mà nàng còn dành lại cho nó… Nhưng không phải

làm như thế mà nàng thông cảm được với đứa bé, đứa con yêu quý. Như thế nó sẽ biết

được rằng nàng sợ nhục vì nó. Nó sẽ hiểu rằng khi bước ra đời chính nó đã mang đến

cho nàng những điều ô nhục sâu sắc nhất và chính đó là điều mà nàng phải tránh hẳn cho

nó. Rất cần làm cho nó tin rằng nỗi sung sướng được có nó cao trội hơn tất cả.

oOo

Thế rồi mùa đông qua. Mùa xuân đã hiện ra. Dưới lớp tuyết đang tan, người ta trông

thấy mặt đất. Chỉ còn chờ đợi độ vài tuần nữa là tuyết tan đi hết; và đã đến lúc mà ai

cũng mong muốn người chết được sớm ra khỏi nhà quàn. Nàng Lê-Ba càng mong muốn

hơn nữa.

Nàng có còn thấy con nữa không? Gương mặt mà qua suốt đông còn trông rõ được,

qua đến mùa xuân đã trở nên mơ hồ. Mỗi ngày cứ gợi lại hình ảnh con là nàng càng

thêm tuyệt vọng. Nhưng dù phải thế nào đi nữa, nàng vẫn phải ngồi trước mộ con, để

Page 32: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

32B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

gần gũi nó hơn, để nhìn thấy, để yêu quý nó hơn. Hỡi ôi! Bao giờ thì nó được vùi xuống

đất? Trong đời nàng chỉ có một người để thương yêu: Chính là nó. Nàng phải được thấy

nó và thấy nó luôn trong suốt đời nàng. Bao nhiêu ngần ngại, lơ sợ đều tiêu tan mất, bị

sự khát vọng trong lòng nàng mang đi tất cả. Nàng yêu và không thể sống không có nó

bên mình được. Nàng chỉ lưu tâm đến nó mà thôi.

Khi tuyết đã tan hết cả rồi, khi những ngôi mộ và những trái tim của nghĩa địa lại

xuất hiện, khi những trái tim của những chiếc thập ác bằng sắt lại reo lên, khi mặt đất

mở ra và nhận lấy chiếc quan tài nhỏ bé, thì một cây thập ác đã được dựng lên trước nấm

mồ. Chiếc thập ác màu đen và trên thanh ghi rõ bằng chữ trắng: “Nơi đây yên nghỉ đứa

con yêu quý của tôi”. Và phía dưới ghi rõ bốn chữ: Lê-Ba Săn-Đê. Nàng không còn bận

nghĩ đến dư luận của người đời, tất cả đều là hư ảo. Chỉ có một điều đáng kể: làm sao

nàng có thể không phải giấu giếm một ai, đến trút cả tình thương lên ngôi mộ con nàng.

Page 33: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

33B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

TỔ CHIM BÔNG LAU

Hải-Tố, vị tu sĩ, đang cầu nguyện Thượng đế trong sa mạc. Hôm ấy là một ngày

giông bão; bộ râu dài và mớ tóc rối bù bay tỏa xuống gương mặt lão như những đám cỏ

trên đỉnh cao của một nơi hoang tàn xa xưa. Nhưng lão Hải-Tố không có một cử động

nào để vén mớ tóc đang che khuất mặt lão, cũng không buộc lại bộ râu vào dải lưng vì

hai tay lão đang đưa thẳng lên trời. Từ rạng đông, lão đưa hai cánh tay nổi đầy gân và

đầy lông lá lên, không biết mệt nhọc là gì, như một thân cây vươn nhánh ra ngoài và lão

nhất định ngồi như thế cho đến xế chiều.

Lão là một người đã nhận biết được thế nào là sự hung bạo của con người. Tự lão,

lão cũng đã tăng cường sự ngược đãi và làm khổ kẻ khác, nhưng những sự khổ não và

hành hạ mà lão phải chịu đựng thật to lớn quá khiến lòng lão không sao chịu đựng nổi.

Vì thế lão về ẩn thân trên vùng hoang dã rộng lớn: Lão tự đào vào cát bên bờ đường

thành một cái hang, và ở đó lão trở thành một ông thánh đưa lời cầu nguyện lên tới

Thiên đình.

Hải-Tố, vị tu sĩ, cầu nguyện trước cái hang của lão, lời cầu nguyện to lớn nhứt đời

lão. Lão van xin Thượng đế cho xuất hiện ngày tận diệt trên toàn cõi đất đai khốn nạn

này. Lão kêu gọi các thiên thần mà điệu kèn vang dội sẽ trỗi lên báo hiện sự chấm dứt

của giai đoạn tội lỗi này. Lão kêu gọi những làn sóng máu dâng lên để đắm chìm những

sự bất công trên cõi thế. Lão kêu gọi dịch tả đến lấp đầy mộ địa.

Xung quanh người, dãy đất hoang vu mở rộng và cộc lốc. Và giông tố rít lên như

một lời đe dọa phi thường trên vùng đất trơ trụi. Nhưng ở phía trên một chút, cây liễu đã

mọc tự bao giờ. Thân cây cằn cỗi và ngắn, và kết lại ở phía trên thành một cái gút lớn, từ

đó cành lá tủa xanh dờn. Cứ mỗi mùa thu, dân đồng bằng đến tước hết lớp cành lá tươi

của nó đi. Rồi đến mùa xuân, cây lại mọc lên những mầm mới và mềm dịu. Trong những

ngày gió lộng, đám cành lá ấy rung chuyển lên như râu và tóc của lão Hải-Tố, nhà tu sĩ.

Page 34: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

34B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

*

Đôi chim bông lau thường đã quen làm tổ nơi này, hôm nay lại xây tổ. Nhưng giữa

đám cành lá đang quặt quà vào người chúng, đôi chim không tìm được một chút an toàn

nào. Chúng bay đến với những chiếc lá lau khô, những cọng rễ cây và cói của mùa hè

vừa qua, và chúng phải đi lại trong nhiều lượt. Thế rồi chúng đột nhiên trông thấy lão già

Hải-Tố đang cầu nguyện trời cho giông bão cứ tăng thêm và quét sạch hết cả, từ tổ ấm

của chú chim nhỏ đến chiếc tổ ấm của con chim ưng.

Thật người thời nay khó mà hình dung được vị tu sĩ già thời ấy đã trở nên gút mắt,

xạm đen và rêu phong đến bực nào và ít giống con người đến bực nào. Làn da căng

thẳng trên trán và trên má lão cho ta thấy cái hình dáng của một cái đầu người chết, mà

chỉ riêng trong hai lỗ mắt sâu còn hai đốm sáng nhỏ chứng tỏ sự sống. Những bắp thịt

khôn cằn đã mang đi hết cái tròn trị của chân tay lão; hai cánh tay bao phủ bởi một lớp

vỏ bằng thịt thô xám và nhăn nheo. Lão đội một chiếc mũ đen ôm sát vào đầu lão. Nắng

và bùn đất đã làm cho người lão thâm xám và xạm đen lại chỉ còn bộ tóc và râu lão là

những điểm sáng. Mưa và nắng đã tô cho râu tóc những màu xanh và xám giống như

màu mặt trái của lá liễu. Đôi chim đang tìm một chỗ để đặt tổ, nhận lầm lão Hải-Tố là

một cây liễu thứ hai cũng già cỗi, mà một nhát lưỡi hái đã chặn đứng sức vươn lên trời

cao. Chúng bay qua, bay lại, lượn vòng quanh lão, tìm chỗ đáp xuống. Chúng nhận thấy

không tiện lợi lắm, nhưng dòng sông bên cạnh với những đám lau sậy, kho lương thực

và dự trữ vật liệu, đã bắt chúng quyết định. Một con chim bông lau đâm thẳng vào bàn

tay giơ cao của lão Hải-Tố rồi đặt vào đó một cọng rễ cây.

Giông tố vẫn thổi mạnh: cọng rễ cây nhỏ bay đi, nhưng đôi chim bông lau trở lại và

muốn đặt những cọng khác làm nền tảng cho chiếc tổ của chúng vào giữa những ngón

tay chai cứng của vị tu sĩ già. Bỗng nhiên một tay cái lớn thô nhám đè lên những cọng

cỏ để giữ lại rồi bốn ngón tay cong vào làm thành một cái lòng trũng an ổn cho đôi chim

đó có thể làm làm tổ.

Page 35: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

35B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Và lão Hải-Tố vẫn tiếp tục cầu nguyện: “Lạy Thượng đế, những vầng mây khói lửa

đã đắm chìm thành Sodoine6 của người đâu? Bao giờ Người mới khai mở những ngọn

thác của thiên giới để đưa cả người lẫn vật lên đỉnh núi Ararat7?

Và trong đầu óc phấn khích của con người cô độc hiện lên hình ảnh của ngày tận thế.

Mặt đất rung chuyển, nền trời nhuộm đỏ… Nhưng khi mà những hình ảnh tang tóc ấy

đảo lộn tâm hồn lão thì đôi mắt lão bắt đầu theo dõi đôi chim bông lau đang bay đi bay

lại không ngừng và mỗi lần, với tiếng kêu thoải mái, củng cố thêm chiếc tổ của chúng

bằng một sợi cỏ mới. Lão không cử động chút nào, vì để cưỡng chế Thượng đế nhận lời

cầu xin của lão, lão đã phát thệ ngồi im mà cầu nguyện từ bình minh đến xế chiều. Và

mỗi khi sự mệt nhọc trong người lão tăng lên, những ảo mộng trong đầu óc lão càng

thêm sâu sắc. Lão nghe tiếng nhà gãy đổ; tiếng tường sập. Hằng hà những kẻ kinh hãi và

đang kêu la diễn ra trước mắt lão. Họ bị những ác thần có gương mặt tuyệt đẹp, mặc

giáp vàng và bạc, phi vút trên lưng những con hắc mã, tay cầm những ngọn roi sáng

chớp.

Đôi chim bông lau vẫn tiếp tục xây dựng và tô bồi không ngừng. Trên dãy đất hoang

vu mọc những bụi cây khô cằn và cạnh dòng sông đầy lau sậy bên bờ, vật liệu của chúng

không hề thiếu. Cả buổi trưa chúng cũng không nghỉ, và trước khi chiều đến, chúng đã

đạt đến chỗ cao độ của sự xây cất rồi. Nhưng trước khi chiều xuống, mắt lão Hải-Tố từ

nãy giờ đã theo dõi chúng, lão đã chú ý đến công việc của chúng. Lão phiền trách chúng

quá chậm chạp: lão tỏ ý bất bình những cơn gió đã làm chậm trễ công việc của chúng, và

bây giờ thì lão đã không muốn cho dừng nghỉ nữa. Nhưng mặt trời đã lặn và đôi chim đã

trở về với lau lách bên bờ sông.

*

Sáng hôm sau, điều mà đôi chim bông lau nghĩ đến trước tiên là những biến cố hôm

qua chỉ là một giấc mộng êm đềm. Chúng phí công tìm lại chỗ đáp xuống. Chúng bay

lên khắp hướng, thẳng vút lên nền trời, nhìn quanh quất qua khắp cái mênh mông của

6 Sodoine: Cựu thành xứ Palestine.7Ararat: Đỉnh núi lửa Anatolis nới chiến thuyền của ông Noé cập vào trong trận Đại-Hồng-Thủy (5.156m).

Page 36: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

36B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

dãy đất hoang vu: chiếc tổ và thân cây đã biến đâu mất. Chúng đậu trên hai tảng đá nhô

lên, vung vẩy cái đầu bé nhỏ và lúc lắc cái đuôi dài. Nhưng mặt trời chưa lên cao được

một gang tay trên phía bờ bên kia thì thân cây của chúng lại trở về chỗ cũ hôm qua.

Đúng là thân cây ấy rồi, vẫn gút mắt, vân đen đúa và mang chiếc tổ của chúng trên một

thứ cành khô nhám và bị đẵn đầu. Và đôi chim bông lau trở lại với công việc, không tìm

hiểu lâu hơn để thấu đáo những điều huyền bí đầy rẫy trong vũ trụ.

Lão tu sĩ Hải-Tố, người đã xua đuổi trẻ con ra khỏi hang hốc và bảo cho chúng biết

điều tốt hơn cả là không bao giờ chúng nên ra đời, lão Hải-Tố mà bọn mục đồng kinh sợ

đôi mắt quái ác, lại để tâm, không bao giờ có một cử chỉ gì có thể làm cho đôi chim sợ

hãi hoặc trở ngại hoạt động của chúng. Lão biết rằng có những điều mà Thượng đế đã

dành cho vạn vật như những âm tiết trong những quyển Thánh kinh: mỗi âm tiết có một

ý nghĩa sâu kín và huyền bí. Và lão đã tìm hiểu được ý nghĩa của chiếc tổ đang khởi sự

trên bàn tay lão. Lão thấy như Thượng đế đã hứa với lão rằng nếu lão cứ ngồi cầu

nguyện như thế, đưa mãi hai cánh tay lên cho đến khi nào đôi chim sanh nở con cái, lời

cầu nguyện của lão được thực hiện và thế giới sẽ bị hủy diệt.

Tuy vậy, ngày ấy lão cũng bớt bị ám ảnh bởi những ảo tưởng kinh khủng. Mắt lão

hơi xa rời công việc của đôi chim. Lão thấy tổ chim hoàn thành, đôi kiến trúc sư bé nhỏ

đang nhìn ngắm; rồi để tô điểm thêm, chúng gắn vào phía bên ngoài một ít rêu xanh nhặt

ở cây liễu thật, rồi đến khi nghĩ đến việc bày biện bên trong và nằm ở đấy, chúng tìm

những lông tơ thật mịn ở các cây cối, và con chim mái còn tự rứt ra vài chiếc lông để

trang hoàng thêm phía bên trong gian nhà của nó.

Dân làng vì kinh sợ những mãnh lực thảm hại của những lời cầu nguyện của lão tu

sĩ, cố gắng làm dịu sự phẫn nộ của lão bằng cách mang đến cho lão bánh mì và sữa. Họ

thấy lão đứng thẳng, tay đưa cao và tổ chim nằm gọn trong tay. Họ reo lên: “Kìa xem,

con người cao quý kia yêu các chú chim nhỏ lắm nhỉ!” Và họ không còn sợ lão nữa, họ

nâng cao bình sữa lên đến miệng lão và đặt các miếng bánh mì vào giữa môi lão. Sau khi

lão Hải-Tố ăn uống xong, lão xua đuổi mọi người bằng những lời lẽ chua chát, nhưng họ

chỉ đáp lại sự nguyền rủa của lão bằng những nụ cười thân ái.

Page 37: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

37B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Đã lâu rồi, thân lão làm nô lệ cho ý chí lão. Qua những sự hành hạ, nhịn ăn, sự quỳ

mọp suốt ngày, qua những sự mất ngủ cả tuần lễ, cơ thể lão đã chịu quy phục. Những

bắp thịt săn như sắt của lão giữ vững đôi cánh tay gan góc ngày này qua ngày khác: và

đến lúc con chim bông lau mái ấp trứng không rời tổ nữa, thì đến đêm lão cũng không về

hang ngủ nữa; lão ngủ tại chỗ, tay vẫn đưa thẳng lên trời. Đã từng có bao nhiêu tu sĩ

trong sa mạc làm khổ hạnh hơn thế nữa?!

Lão đã quen nhìn đôi mắt nhỏ, lấm lét nhìn lão qua vành tổ. Lão che chở chúng khỏi

bao nhiêu mưa gió.

Và bỗng một hôm con chim mái đứng lên nhảy liến thoắng trên chiếc vành tổ mỏng

manh, nó được con chim trống hoan hỉ tiếp đón. Cả hai bàn bạc, vui sướng, mặc dù

trong tổ vang lên những tiếng ríu rít tuyệt vọng. Một lúc sau, cả hai cùng tung ra bay đi

tìm bắt các muỗi mòng và vừa khi các muỗi mòng được mang về miệng tổ là tiếng ríu rít

lại vang lên to lớn đến nỗi làm xáo trộn cả lời cầu nguyện của lão tu sĩ nhiệt thành rồi, từ

từ, với những khớp xương từ lâu đã quên mất cái khả năng chuyển động, hai cánh tay

lão từ từ hạ xuống, và đôi mắt than hồng của lão nhìn sâu vào chiếc tổ đang xao động.

Thật rõ ràng! Từ trước đến nay lão chưa hề thấy cái gì xấu xí và khốn khổ hơn thế:

những chiếc thân bé nhỏ trần trụi, không có mắt, không có cánh, sáu cái mỏ rộng hả

hoác ra. Lão nhận được một cảm giác kỳ lạ; nhưng, tuy chúng như thế, lão vẫn dành cho

chúng sự cảm mến trong lòng. Từ đó, mỗi khi cầu nguyện Thượng đế cứu vãn thế giới

bằng sự hủy diệt, lão dành ra một ngoại trừ thầm lặng cho sáu sinh vật bé nhỏ không ai

che chở. Và khi những thôn nữ mang đến cho lão thức ăn, lão không cảm ơn họ bằng

những lời cầu mong sự chết chóc nữa. Lão bằng lòng nhận thấy người ta không bỏ lão

chết đói vì sự sống của lão cần thiết cho cả chim đang kêu chiêm chiếp trong tay lão.

*

Không bao lâu, sáu cái đầu tròn vươn lên suốt ngày trong miệng tổ. Và càng lúc

càng nhiều, cánh tay lão Hải-Tố đã hạ xuống ngang mặt lão, lão thấy những chiếc lông

xuyên qua mảnh da hồng, những đôi mắt mở ra và những chiếc thân bắt đầu tròn trịa. Và

từ môi lão, lời cầu nguyện vang lên một cách ngập ngừng hơn. Thượng đế chắc chắn đã

Page 38: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

38B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

hứa, lão tin như thế, rằng sự hủy diệt sẽ nổ bùng ngày nào mà đàn chim bông lau bay

được, và bây giờ thì lão gần như muốn tìm những lối thoát, vì lão thấy rằng không thể

nào hy sinh những vật nhỏ bé mà lão từng bảo vệ cho sinh nở. Từ trước đến lúc ấy, lão

không có chút gì là thuộc riêng về lão; và tình yêu kẻ yếu đuối cũng như kẻ khốn nạn

thầm lẫn vào tim lão làm cho lão nghi hoặc. Có lúc lão cũng muốn quăng luôn cả tổ

chim xuống dòng sông. Còn gì sung sướng bằng được chết mà không phải biết đến đau

khổ và tội lỗi? Như thế lão cứu vãn được những sinh vật kia thoát hẳn bọn chim săn mồi,

thoát khỏi đói lạnh, khỏi bao nhiêu thử thách trong đời. Nhưng giữa lúc lão mơ tưởng

đến những điều ấy, thì một con chim cắt đâm đầu xuống tổ chim non khiến lão Hải-Tố

chỉ còn đủ thì giờ chụp lấy chân con chim tham mồi bằng bàn tay trái và vứt nó về phía

dòng sông.

Đã đến ngày mấy chú chim non tập sử dụng đôi cánh nhỏ. Con chim mái đứng trong

tổ gắng sức đẩy chúng ra miệng tổ. Con chim trống hay chập chờn như muốn bảo chúng

hãy thử xem. Nhưng các chú chim con sợ hãi nên tỏ ra cứng đầu. Bấy giờ đôi chim trống

mái phô diễn tất cả tài nghệ trước mắt đàn chim con. Chúng lượn vòng rồi xoay nhanh

lại trong một cái chuyển cánh, hay bắt chước bọn sơn ca, bay thẳng vút lên trời cao,

đứng im trong khoảng không, cánh run rẩy quyết liệt. Đàn con vẫn cứng cổ. Bây giờ lão

Hải-Tố không thể không xen vào việc chúng được nữa. Lão lấy ngón tay búng khẽ một

cái, thế là giải quyết được vấn đề. Ra khỏi tổ, đập vỗ không khí theo thể cách các chú

dơi, chúng bay một bên cánh trái, đảo lộn, rơi xuống, vươn lên và dùng hết những kiến

thức đầu tiên để bay về tổ mau chừng nào hay chừng ấy. Đôi chim trống mái bay đến,

kiêu hãnh và sung sướng, và lão Hải-Tố cùng mỉm cười trước niềm vui của chúng: lão tự

cảm thấy mình đã đóng góp được một phần nào!

Lão mỉm cười và tự hỏi một cách nghiêm khắc rằng Thượng đế còn có lối thoát nào

để hủy bỏ lời hứa đi… Ai biết? Thượng đế đã cầm sẵn quả đất này trong lòng bàn tay

mặt của người như một tổ chim to lớn, và có thể sau cùng, Người đã yêu mến tất cả

những người đã sống trên ấy! Và trong lúc hủy diệt họ, có lẽ Người cũng đã có một cảm

tưởng như con người cô độc của miền hoang dã đối với đàn chim. Và lão Hải-Tố hiểu

rằng Thượng đế đã dành sẵn một tấm lòng cho nhân loại.

Page 39: NHỮNG DÂY VÔ HÌNH - s3.amazonaws.com fileNGƯỜI KHÁCH ĐÊM GIÁNG SINH NỮ HOÀNG ÁI–MỸ–LY. Selma Lagerlöf NHỮNG DÂY VÔ HÌNH 4 B O O K A H O L I C C L U B |

Selma LagerlöfNHỮNG DÂY VÔ HÌNH

39B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

*

Ngày hôm sau, tổ chim đã trống không và sự cay đắng của cô độc tràn ngập tâm hồn

lão. Từ từ cánh tay lão hạ xuống bên người; và lão thấy vạn vật nín thở chờ đợi sự phán

quyết cuối cùng. Nhưng trong lúc ấy, những con chim bông lau thân thiết bay đáp xuống

đầu và người lão. Và ánh sáng lóe lên trong khối óc xao động của nhà tu sĩ ẩn dật. Lão

xưa kia đã ngồi im, bấy giờ đã hạ cánh tay xuống. Tại sao lão lại không để ý đến? Mỗi

ngày lão hạ tay xuống để nhìn tổ chim. Đàn chìm bay quanh mình lão. Lão đứng thẳng

người lên, hất hàm nói với một người mà không ai thấy: “Người khỏi giữ lời hứa! Khỏi!

Ta đã không giữ lời hứa của ta, thì Người cũng không cần phải giữ lời hứa của Người!”

Và lúc ấy lão thấy như núi non không còn rung chuyển nữa, và con sông trôi qua với

dòng nước êm đềm, với một an toàn to rộng…