nhom 2 - moi truong ben ngoai

21
BÀI TP MÔN QUN LÝ ĐẠI CƯƠNG: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CA DOANH NGHIP (VĨ MÔ VÀ VI MÔ) GV: ThS. Li Văn Tài Nhóm thc hin: Nhóm 2 HUNH THANH 31710216 3 ĐINH THPHƯƠNG DUNG 31710218 6  NT  NGUYN HU NGHĨA 31710220 0 BÙI NGC SAN 31710217 4 VÕ MINH THNH 31710218 7 ĐINH VĂN THUT 31710216 8 PHAN MINH TRIT 31710221 8 HUNH THVŨ 31710220 6  NGUYN THÚT 1. KHÁI NIM: Môi trường là mt thp các yếu t t nhiên và xã hi bao quanh bên ngoài ca mt h thng/ khách thnào đó. Môi trường hot động ca doanh nghip là tng hp các yếu ttbên trong và bên ngoài tác động trc tiếp hoc gián tiếp đến hot động và kết quca doanh nghip. 2. PHÂN LOI MÔI TRƯỜNG: Có nhiu cách phân loi môi trường: Phân loi theo phm vi và cp độ nh hưởng đến doanh nghip: - i t r ường bê n ng oài và i tr ường b ên t ro ng; - i tr ườ ng v ĩ vi mô; Phân loi theo mc độ phc tp và biến động ca môi trường: - Môi trường đơn gin - n định; - i t r ườ n g đơ n gi n – nă n g đn g; 1

Upload: khoa2011

Post on 07-Apr-2018

228 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

8/6/2019 Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

http://slidepdf.com/reader/full/nhom-2-moi-truong-ben-ngoai 1/21

BÀI TẬP MÔN QUẢN LÝ ĐẠI CƯƠNG:

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦADOANH NGHIỆP (VĨ MÔ VÀ VI MÔ)

GV: ThS. Lại Văn TàiNhóm thực hiện: Nhóm 2

HUỲNH THẾ ANH31710216

3

ĐINH THỊ PHƯƠNG DUNG31710218

6 NT

 NGUYỄN HỮU NGHĨA31710220

0

BÙI NGỌC SAN31710217

4

VÕ MINH THỊNH31710218

7ĐINH VĂN THUẬT

317102168

PHAN MINH TRIẾT31710221

8

HUỲNH THẾ VŨ31710220

6 NGUYỄN THỊ ÚT

1. KHÁI NIỆM:

Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống/ khách thể nào đó.

Môi trường hoạt động của doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố từ bên trong và bên ngoàitác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động và kết quả của doanh nghiệp.

2. PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG:

Có nhiều cách phân loại môi trường:

• Phân loại theo phạm vi và cấp độ ảnh hưởng đến doanh nghiệp:

- Môi trường bên ngoài và môi trường bên trong;

- Môi trường vĩ mô và vi mô;

• Phân loại theo mức độ phức tạp và biến động của môi trường:

- Môi trường đơn giản - ổn định;

- Môi trường đơn giản – năng động;

1

Page 2: Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

8/6/2019 Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

http://slidepdf.com/reader/full/nhom-2-moi-truong-ben-ngoai 2/21

- Môi trường phức tạp - ổn định;

- Môi trường phức tạp – năng động.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG:

- Biết được môi trường quản trị và phân biệt được môi trường vĩ mô và vi mô ảnh hưởngđến tổ chức.

- Hiểu được những yếu tố môi trường vĩ mô và vi mô ảnh hưởng như thế nào đến các tổchức.

- Nắm bắt được các giải pháp quản trị nhằm hạn chế những bất trắc của các yếu tố môitrường.

4. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG:

• Theo quan điểm vạn năng (Omnipotent view – Nhà quản trị là tất cả) thì các nhà quản trị chịutrách nhiệm trực tiếp về sự thành công hay thất bại của tổ chức. Đó là quan niệm “Nhà quảntrị giỏi có thể biến rơm thành vàng. Nhà quản trị tồi thì làm ngược lại”.

• Theo Robbins, quan điểm biểu tượng (Symbolic view – Nhà quản trị chỉ là biểu tượng) thì nhàquản trị có một ảnh hưởng giới hạn đến kết quả hoạt động của tổ chức vì ở đó có nhiều yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tổ chức, của cấp quản trị.

Các yếu tố, các điều kiện cấu thành môi trường kinh doanh luôn luôn có quan hệ tương tác vớinhau và đồng thời tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng mức độ vàchiều hướng tác động của các yếu tố, điều kiện lại khác nhau.

Trong cùng một thời điểm, với cùng một đối tượng có yếu tố tác động thuận, nhưng lại có yếutố tạo thành lực cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Các yếu tố, điều kiện tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không cố định mộtcách tĩnh tại mà thường xuyên vận động, biến đổi. Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp, các nhà quản trị phải nhận biết một cách nhạy bén và dự báo đúng được sựthay đổi của môi trường kinh doanh.

5. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI (VĨ MÔ VÀ VI MÔ):

CHỌN HƯỚNG TIẾP CẬN : Dựa vào phạm vi và cấp độ ảnh hưởng đến doanh nghiệp,

có thể phân thành 3 lớp môi trường:

- Môi trường vĩ mô (MT tổng quát, MT chung)

- Môi trường vi mô (MT ngành)

- Môi trường nội bộ (MT bên trong)

5.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ:

2

Page 3: Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

8/6/2019 Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

http://slidepdf.com/reader/full/nhom-2-moi-truong-ben-ngoai 3/21

5.1.1. Môi trường toàn cầu:

- Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, môi trường toàn cầu càng tác động mạnhmẽ đến hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng.

- Những cơ hội và đe dọa đối với các doanh nghiệp xảy ra trực tiếp hoặc gián tiếp từ những biến động của môi trường toàn cầu càng ngày càng trở nên quan trọng.

Toàn cầu hóa là một quá trình dịch chuyển tất cả các dòng năng lực của nhân loạiđến những chỗ mà giá trị có thể tăng trưởng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cácdòng dịch chuyển năng lượng năng lượng đang hàng ngày diễn ra với mật độ dàyđặc trên toàn thế giới, từ các dòng dịch chuyển con người, các dòng vốn đến dòng công nghệ, tài nguyên… Khái niệm năng lực xã hội không chỉ khoanh trong biên giới quốc gia, trong môi trường toàn cầu hóa nó là sự hấp dẫn của các quốc giađối với các dòng năng lực. Sự dịch chuyển tự do của các dòng năng lực trên phạmvi toàn cầu chính là lý tưởng của sự phát triển chính trị trên toàn thế giới, và đóchính là tiền đề của lý thuyết toàn cầu hóa, tức là tiết kiệm năng lượng sống toàn

cầu. Dòng vốn sẽ đổ vào chỗ nào mà ở đấy người ta khai thác một cách hợp lýnhất, hữu ích nhất, tức là tiết kiệm nhất. Sự tiết kiệm trên quy mô toàn cầu tạo ra sự dịch chuyển tự do của tất cả các dòng năng lực, và sự dịch chuyển tự do củacác dòng năng lực làm cho năng lực có những dòng đi ra, có những dòng đi vào.VD: Xuất khẩu lao động, xuất khẩu chuyên gia là dòng năng lực đi ra. Bây giờ một dân tộc đông dân thì sự dịch chuyển đi ra của các dòng năng lực trở thànhnhu cầu, bởi vì nhân lực cũng là một yếu tố tạo nên năng lực.

- Các yếu tố của môi trường toàn cầu cần quan tâm:

o Các biến động về kinh tế, chính trị và xã hội (giá vàng, ngoại tệ, dầu mỏ, khủnghoảng kinh tế thế giới…)

o Các rào cản về thuế quan, văn hóa

o Sự hình thành và phát triển của các khu vực tự do thương mại (AFTA, NAFTA…)

o Các tổ chức kinh tế lớn (WTO, APEC…)

o  Những thay đổi về thể chế chính trị (chuyên chế/ dân chủ/ chính trị tự do) và thểchế kinh tế thế giới (kinh tế chỉ huy/ hỗn hợp/ thị trường)

5.1.2. Môi trường tổng quát:

5.1.2.1. Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế là một yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các nhàquản trị. Sự tác động của yếu tố này có tính chất trực tiếp và năng động hơn so với một số yếutố khác của môi trường tổng quát, nó sẽ là cơ sở để cho các nhà quản trị đưa ra quyết định đầu

3

Page 4: Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

8/6/2019 Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

http://slidepdf.com/reader/full/nhom-2-moi-truong-ben-ngoai 4/21

tư mở rộng doanh nghiệp hay là tạm thời chờ đợi cho đến khi có cơ hội tốt hơn hoặc rõ rànghơn, và các tác động của nền kinh tế ảnh hưởng đến các nhà quản trị, họ phải đưa ra quyếtđịnh dưới tác động của một số yếu tố sau :

Tác động của GDP và GNP lên nền kinh tế:

GDP = Gross Domestic Product là tổng sản phẩm quốc nội

GNP = Gross National Product là tổng sản phẩm quốc dân

Qua hai đánh giá GDP và GNP hằng năm sẽ cho chúng ta biết tốc độ tăng trưởng của

nền kinh tế và tốc độ tăng lên của thu nhập bình quân đầu người các nhà quản trị sẽ quyếtđịnh đầu tư.

Ảnh hưởng của lãi suất và xu hướng của lãi suất:

Trong nền kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của các doanhnghiệp đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nào mà muốn nguồn vốn hoạt động chủ yếu là

 phải vay ở ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Chẳng hạn như khi lãi suất tăng sẽ hạnchế nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh, và ảnh hưởng đến mức lời của cácdoanh nghiệp, ngoài ra khi lãi suất tăng cũng khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàngnhiều hơn, do vậy cũng sẽ làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm xuống.

Cán cân mậu dịch (cán cân thanh toán quốc tê):

Do xuất nhập khẩu quyết định, những căn bệnh trong nền kinh tế có thể nảy sinh do sựthâm thủng mậu địch gây ra và trong chừng mực nào đó sẽ làm thay dổi môi trường kinh tếnói chung

Xu hướng của tỷ giá:

Sự biến động của tỷ giá làm thay đổi những điều kiện kinh doanh nói chung tạo ranhững cơ hội và rủi ro khác nhau đối với các doanh nghiệp, đặc biệt nó có tác động điều chỉnhquan hệ xuất nhập khẩu. Thường Chính phủ sử dụng công cụ này để điều chỉnh quan hệ xuấtnhập khẩu theo hướng có lợi cho nền kinh tế. Ví dụ : khi nâng giá trị đồng tiền trong nướctăng lên so với ngoại tệ, thì tất nhiên làm giảm khả năng cạnh tranh về giá của các sản phẩmtrong nước tại thị trường nước ngoài, như vậy làm cho doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khănvà ngược lại các doanh nghiệp nhập khảu gặp thuận lợi. Với chính sách hạ thấp giá trị đồngtiền trong nước sữ khuyến khích hoạt động xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu

Mức độ lạm phát của nền kinh tế:

Lạm phát cao hay thấp có tác dụng ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế. Khilạm phát quá cao sẽ tạo ra những rủi ro lớn cho sự đầu tư của các doanh nghiệp, sức mua củaxã hội cũng bị giảm sút và làm cho nền kinh tế bị đình trệ. Trái lại, việc duy trì một tỷ lệ vừa phải có tác dụng khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế, kích thích thị trường tăng trưởng. ỞViệt Nam trong những năm qua Chính phủ chủ trương duy trì tỷ lệ lạm phát khoảng 10->14%.

4

Page 5: Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

8/6/2019 Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

http://slidepdf.com/reader/full/nhom-2-moi-truong-ben-ngoai 5/21

Hệ thống biểu thuế và mức thuế:

Sự thay đổi của hệ thống của biểu thuế và mức thuế có thể tạo ra những cơ hội hoặcnhững nguy cơ đối với các doanh nghiệp vì nó làm cho mức chi phiw của doanh nghiệp bịthay đổi và tatts nhiên nó sẽ ảnh lưởng đến lời, lỗ của doanh nghiệp.

Biến động trên thị trường chứng khoán:

Sự biến động của các các chỉ số trên thị trường chứng khoán có thể tác động làm thayđổi giá trị của các cổ phiếu qua đó làm ảnh hưởng chung đến nền kinh tế cũng như tạo ranhững cơ hội hoặc rủi ro đối với các hoạt động tài chính của doanh nghiệp

Ví dụ:

 Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế:« Năm 2006, Kinh tế Việt Nam tăng trưởng rất cao

Chính phủ đã và đang đạt được những tiến bộ vững chắc trong việc đẩy mạnh cảicách thương mại, đầu tư và các cuộc đàm phán để gia nhập WTO diễn ra thuận lợi. Việt Nam

có thể trở thành thành viên của WTO vào giữa năm 2006 và điều này giúp cải thiện sức hấpdẫn của môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, nếu việc cổ phần hoá các doanh nghiệp nhànước diễn ra nhanh chóng sẽ tạo ra những động lực cần thiết cho phát triển kinh tế. Tuynhiên, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm lạm phát ở mức cao, cạnh tranh gay gắt và dịch cúm gà bùng phát.

Theo dự báo của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), mức thâm hụt ngân sách dự kiến tăng lên mức 5% GDP trong năm 2006. Việt Nam vẫn cần phải chuẩn bị các quỹ hỗ trợ khác cho các dự án mục tiêu để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo. Bên cạnhđó, Chính phủ cũng sẽ tiếp tục phải chịu gánh nặng trợ cấp cho nhiên liệu bán lẻ trước tình

trạng giá nhiên liệu thế giới tăng mạnh. Một yếu tố khác làm tăng chi ngân sách là việc tăng lương cho cán bộ nhà nước và chi trả bảo hiểm xã hội. Theo Ngân hàng thế giới (WB), khoảnchi này trong năm 2006 sẽ là 13.000 tỷ đồng.

GDP của Việt Nam trong năm 2005 ước tăng 8,4%. Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục ấn tượng trong năm 2006-2007, do tiêu dùng, đầu tư và sản lượng công nghiệpđều tăng.

Công nghiệp vẫn sẽ là khu vực tăng trưởng nhanh nhất. Ngành dệt may sẽ tiếp tục phải vật lộn trong cuộc cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, nhưng nếu Việt Nam gia nhập

WTO trong năm 2006 thì các nhà xuất khẩu sản phẩm dệt may sẽ không còn phải chịu hạnngạch xuất khẩu vào Mỹ nữa.

 Hơn nữa, nền tảng công nghiệp của Việt Nam đang bắt đầu đa dạng hoá, xu hướng này sẽ giúp tăng trưởng sản lượng công nghiệp hàng năm vào khoảng 10%/năm trong giaiđoạn 2006-2007.

Tăng trưởng của các ngành nông lâm ngư nghiệp vẫn sẽ phụ thuộc nhiều vào điềukiện thời tiết, nhưng nếu loại trừ yếu tố hạn hán nặng nề và sự bùng phát mạnh của dịch cúm gia cầm, khu vực này sẽ tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 2006-2007 ở mức xấp xỉ 4%.

5

Page 6: Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

8/6/2019 Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

http://slidepdf.com/reader/full/nhom-2-moi-truong-ben-ngoai 6/21

 Ngành dịch vụ sẽ tiếp tục tăng trưởng, với tốc độ khoảng 8%/năm phản ánh sự phát triểnnhanh của các dịch vụ bán lẻ, tài chính và viễn thông. Ngành du lịch cũng sẽ tăng trưởng mạnh với số lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam đang tăng nhanh chóng.Tính toán của Bộ Thương mại, doanh thu từ xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng trong năm 2006-2007,nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ chậm hơn so với năm 2005 (+21,6%). Một số nền kinh tế là đốitác xuất khẩu chính của Việt Nam (như Mỹ và Nhật Bản) tăng trưởng chậm lại, nhưng sự sụt 

 giảm này sẽ được bù đắp nhờ kinh tế châu Á và châu Úc (trừ Nhật Bản) được dự báo sẽ tăng trưởng.

Mặc dù doanh thu từ xuất khẩu tăng nhưng thâm hụt thương mại hàng hoá dự báo sẽ tăng do nhập khẩu tăng mạnh. Ðó là do giá trị nhập khẩu các sản phẩm từ xăng dầu tăng vànhập khẩu hàng hoá trung gian, tư liệu sản xuất tăng.

Môi trường kinh doanh được cải thiện dự báo sẽ thúc đẩy đầu tư tăng lên khoảng 14%vào năm 2006. Trong đó tăng trưởng đầu tư cố định sẽ vẫn cao nhờ xu hướng tăng mạnh cáccam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2005. Nếu Việt Nam gia nhập WTO trong năm 2006,những cam kết này sẽ còn tăng nữa. Theo giá hiện hành, tỷ lệ đầu tư/GDP ước đạt trên 37%

vào năm 2006.

Cùng với lòng tin người tiêu dùng tăng cao, sản lượng bán lẻ sẽ tăng nhanh. Tổng cầutrong nước dự báo tăng 8,4% năm 2006 và 9,1% năm 2007. Tuy nhiên, tăng trưởng của khuvực này sẽ chậm lại trong năm 2006, một phần là do tác động từ những nỗ lực của Ngânhàng Nhà nước nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng trong nước. »

-Theo Kinh tế đô thị-

5.1.2.2. Môi trường chính trị - pháp luật:Môi trường chính trị và pháp luật: bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính

sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao đối vớicác nước khác, và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới.

Có thể hình dung sự tác động của môi trường chính trị và pháp luật đối với các doanhnghiệp như sau :

 Luật Pháp: đưa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép, hoặc đưa ra nhữngràng buộc đòi hỏi các doanh nghiệp tuân theo. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp là phảihiểu rõ tinh thần của luật pháp và chấp hành tốt những quy định của pháp luật.

Chính phủ: là cơ quan giám sát, duy trì, thực hiện pháp luật và bảo vệ lợi ích chungcủa quốc gia. Chính phủ cũng có một vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua

các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ, thuế khóa, và các chương trình chi tiêu của mình.Trong mối quan hệ với doanh nghiệp, chính phủ vừa đóng vai trò là người kiểm soát, khuyếnkhích, tài trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế, đồng thời cũng đóng vai trò là khách hàng quantrọng đối với các doanh nghiệp (trong các chương trình chi tiêu của chính phủ), và sau cùngchính phủ cũng đóng vai trò là nhà cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp chẳng hạnnhư: cung cấp các thông tin vĩ mô, và các dịch vụ công cộng khác v.v…

5.1.2.3. Môi trường văn hóa xã hội:Môi trường văn hóa xã hội: bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực

và giá trị này được chấp nhận (tôn trọng) bởi một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể. Sự thay6

Page 7: Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

8/6/2019 Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

http://slidepdf.com/reader/full/nhom-2-moi-truong-ben-ngoai 7/21

đổi của các yếu tố văn hóa xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vĩ mô khác, do vậy nó thường xảy ra chậm hơn so với yếu tố khác

Một số những đặc điểm mà các nhà quản trị cần chú ý đó là: sự tác động của các yếutố văn hóa xã hội thường có tính dài hạn, và tinh tế hơn sơ với các yếu tố khác, thậm chí nhiềulúc khó mà nhận biết được, mặt khác phạm vi tác động của các yếu tố văn hóa xã hội thườngrất rộng: “nó xác định được cách thức người ta sống, làm việc, sản xuất và tiêu thụ các sản

 phẩm và dịch vụ”. Như vậy, những hiểu biết về mặt văn hóa xã hội sẽ là những cơ sở rất quan trọng chocác nhà quản trị trong quá trình quản trị ở các tổ chức. Các công ty hoạt động trên nhiều quốcgia khác nhau có thể bị tác động ảnh hưởng rõ của yếu tố văn hóa xã hội và buộc phải thựchiện những chiến lược thích ứng với từng quốc gia.

Các khía cạnh hình thành môi trường văn hóa xã hội chẳng hạn như :- Quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp.- Những phong tục, tập quán, truyền thống.- Những quan tâm và ưu điểm của xã hội.- Trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội.

5.1.2.4. Môi trường dân số:Để sản xuất hay kinh doanh, các nhà quản trị cần phải sử dụng đến nguồn nhân lực, để

 bán được hàng họ cần đến khách hàng. Để hoạch định chiến lược phát triển của mỗi công ty,người ta phải xuất phát từ cả hai yếu tố ảnh hường này. Nói một cách khác, dân số và mức giatăng dân số ở mỗi thị trường, ở mỗi quốc gia luôn luôn là lực lượng có ảnh hưởng rất lớn đếntất cả mọi hoạt động về quản trị sản xuất và quản trị kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp.

Thông thường các nhà quản trị phải phân tích cơ cấu dân số trên cơ sở giới tính, tuổitác để phân khúc và xác định thị trường mục tiêu, phải xác định được nhu cầu thực tế vềsản phẩm hàng hoá của mình và dựa vào đó để quyết định kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản

 phẩm của doanh nghiệp.

Sự dịch chuyển dân số từ vùng này sang vùng khác; từ địa phương này sang địa phương khác cũng là những yếu tố tác động đến các hoạt động hoạch định về các chiến lượcvà chính sách quản lý nguồn nhân lực, chiến lược thị trường và các chiến lược sản xuất kinhdoanh hỗ trợ khác trong vùng không gian kinh doanh hiện có. Chẳng hạn sự di chuyển dân cưtừ nông thôn ra thành thị nhanh đã làm bùng nổ các nhu cầu nhà ớ, mở rộng đường xá, cáchàng hóa tiêu dùng v.v... Chính những điều này đến lượt nó lại buộc các nhà hoạch định chiếnlược và chính sách kinh doanh phải có những chủ trương và chính sách kinh doanh cho phùhợp.

Ví dụ:

Một doanh nghiệp sản xuất mặt hàng quần áo dành cho trẻ em sẽ bị ảnh hưởng bởi cơ cấu dân số của vùng, miền hoặc quốc gia đó. Nếu cơ cấu dân số theo độ tuổi có sự dịchchuyển từ dân số trẻ sang dân số già thì điều đó đồng nghĩa với việc số trẻ em trên tổng dân sốngày càng ít đi, do đó số lượng quần áo dành cho trẻ em sẽ được tiêu thụ ít đi, điều đó sẽ ảnhhưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp này.

7

Page 8: Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

8/6/2019 Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

http://slidepdf.com/reader/full/nhom-2-moi-truong-ben-ngoai 8/21

  Dân số trẻ Dân số già

5.1.2.5. Môi trường tự nhiên:

Thiên nhiên là thế giới xung quanh cuộc sống của chúng ta, là khí hậu, thủy văn, địa

hình, rừng núi, sông ngòi, hệ động thực vật, tài nguyên khoáng sản thiên nhiên v.v...Dưới conmắt của các nhà quản trị đó là những lực lượng và các yếu tố có sự ảnh hưởng rất sâu sắc tớicuộc sống của mọi con người trên trái đất này. Chẳng hạn nếp sống, sinh hoạt và nhu cầu vềhàng hóa của người dân vùng ôn đới chịu những ảnh hưởng sâu sắc từ điều kiện khí hậu lạnhgiá của họ và đến lượt mình các nhà quản trị phải biết những đặc thù về những thứ hàng hóadành cho người dân xứ lạnh để hoạch định chính sách kinh doanh cho phù hợp. Ở nước tahàng năm có từ 10 -13 cơn bão nhiệt đới tràn qua và ai cũng biết rằng bão, lụt thường có ảnhhưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt và làm ăn của tất cả mọi người. Cha ông ta thường coilũ lụt là giặc thủy bởi sức tàn phá ghê gớm của nó. Chính vì vậy các nhà quản trị không thểkhông tính tới ảnh hưởng của bão, lũ, lụt trong các hoạt động kinh doanh của mình.

Thiên nhiên không phải là lực lượng chỉ gây ra tai họa cho con người, thiên nhiên làcái nôi của cuộc sống. Đối với nhiều ngành công nghiệp thì tài nguyên thiên nhiên như cácloại khoáng sản, nước ngầm, lâm sản, hải sản v.v... là nguồn nguyên liệu cần thiết cho côngviệc sản xuất , kinh doanh của nó.

Bảo vệ, phát triển và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang là mộtyêu cầu cấp bách, bức xúc tất yếu khách quan trong hoạt động của tất cả mỗi nhà quản trị. Áplực bảo vệ môi trường sạch và xanh, phong trào chống lãng phí trong việc sử dụng tài nguyênthiên nhiên sẽ là những yếu tố càng ngày càng trở nên quan trọng và có ảnh hưởng ngày càng

lớn hơn đến những quyết định của hệ thống quản trị trong mỗi tổ chức.Ví dụ:

Bước vào mùa mưa, các sản phẩm như áo mưa, dù chắc chắn sẽ bán được nhiều hơnso với những tháng mùa khô. Do đó doanh nghiệp phải tính toán để sản xuất đủ sản phẩm phục vụ người tiêu dùng trong mùa này. Qua đó có thể thấy yếu tố thiên nhiên (thời tiết) đã cóảnh hưởng tích cực (tăng doanh thu) đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

8

Page 9: Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

8/6/2019 Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

http://slidepdf.com/reader/full/nhom-2-moi-truong-ben-ngoai 9/21

Mùa mưa ở thành phố 

5.1.2.6. Môi trường công nghệ:

Kinh doanh là tìm cách thỏa mãn nhu cầu của thị trường, nhưng nhu cầu của thịtrường lại thay đổi liên tục cho nên các nhà doanh nghiệp phải thường xuyên áp dụng tiến bộkhoa học - kỹ thuật và công nghệ mới để đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Ngày

nay không có một doanh nghiệp sản xuất nào muốn tồn tại và phát triển lại không dựa vàoviệc áp dụng những thành tựu tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và công nghệ. Khoa học kỹthuật và công nghệ càng tinh vi thì càng cho phép các nhà doanh nghiệp sản xuất được nhiềuloại hàng hóa phù hợp hơn với những nhu cầu của con người hiện đại. Công nghệ thườngxuyên biến đổi, công nghệ tiên tiến liên tục ra đời, chúng tạo ra các cơ hội cũng như nguy cơ rất lớn cho các doanh nghiệp. Nhìn chung những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và công nghệthể hiện tập trung ở những phương diện sau:

- Lượng phát minh sáng chế và cải tiến khoa học kỹ thuật tăng lên nhanh chóng

- Bùng nổ về cuộc cách mạng về thông tin và truyền thông;- Rút ngắn thời gian ứng dụng của các phát minh sáng chế;

- Xuất hiện nhiều loại máy móc và nguyên liệu vật liệu mới với những tính năng và côngdụng hoàn toàn chưa từng có trước đây;

- Xuất hiện nhiều loại máy móc và công nghệ mới có năng suất chất lượng cũng nhưtính năng và công dụng hiệu quả hơn;

- Chu kỳ đổi mới công nghệ ngày càng ngắn hơn, tốc độ chuyển giao công nghệ ngày

càng nhanh và nạnh hơn;- Vòng đời sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng ngắn hơn;

- Trình độ tự động hóa, vi tính hóa, hóa học hóa và sinh học hóa trong tất cả các khâu sảnxuất, phân phối lưu thông và quản lý ngày càng cao hơn;

- Các loại hàng hóa mới thông minh ngày càng xuất hiện nhiều hơn;

- Các phương tiện truyền thông và vận tải ngày càng hiện đại và rẻ tiền hơn dẫn tới không

9

Page 10: Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

8/6/2019 Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

http://slidepdf.com/reader/full/nhom-2-moi-truong-ben-ngoai 10/21

gian sản xuất và kinh doanh ngày càng rộng lớn hơn.

Ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ là vô cùng phong phú và đadạng, chúng ta có thể kể ra rất nhiều ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệnữa, nhưng điều quan trọng cần phải nhận thức được là các nhà quản trị thuộc mọi tổ chức nóichung và trong từng doanh nghiệp nói riêng đều cần phải tính tới ảnh hường của các yếu tốnày trong các mặt hoạt động của mình. Sẽ là một sai lầm lớn, nếu trong kinh doanh mà các

nhà quản trị không hoạch định được một chiến lược đúng đắn về kỹ thuật và công nghệ trongtừng thời kỳ để sản xuất ra các loại sản phẩm tương ứng với thị trường. Thực tế đang chứng tỏrằng, nhà doanh nghiệp nào nắm bắt nhanh nhạy và áp dụng kịp thời những thành tựu tiến bộnhư vũ bão của khoa học kỹ thuật thì người đó sẽ thành công.

Ví dụ:

Sự ra đời của đĩa CD, DVD và máy nghe nhạc, xem phim kỹ thuật số (đầu VCD,DVD) đã ảnh hưởng đáng kể, nếu không muốn nói là đang chấm dứt dần kỉ nguyên nghenhạc, xem phim bằng kĩ thuật băng từ. Như vậy chính sự phát triển của công nghệ hiện đại đã

ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn vong của các doanh nghiệp sử dụng các công nghệ lạc hậu.

Máy nghe băng thời xưa

Máy nghe nhạc kỹ thuật số ngày nay

5.2. MÔI TRƯỜNG VI MÔ (MÔI TRƯỜNG NGÀNH):

10

Page 11: Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

8/6/2019 Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

http://slidepdf.com/reader/full/nhom-2-moi-truong-ben-ngoai 11/21

Môi trường ngành được hình thành tuy thuôc vào đăc điểm hoạt đông của từngngành,môi trường này có ảnh hưởng thường xuyên và đe doạ trực tiế p đến sự thành bại củadoanh nghiê  p.vì vây các nhà quản trị rất quan tâm và dành nhiều thời gian để khảo sát kỹ cácyếu tố của môi trường này.

5.2.1.Khách hàng:

Là những người trực tiế p tiêu thụ và quyết định đầu ra cho sản phẩm và dịch vụ củadoanh nghiê  p .vì vây muốn thành công thì doanh nghiê  p phải dành thời gian để khảo sát kỹ yếu tố này, để từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợ p.

Các yếu tố nhà quản trị cần quan tâm như sau:

- Khách hàng mục tiêu của doanh nghiê  p là ai? Nhu cầu và thị hiếu của họ là gì? Những khuynh hướng trong tương lai của họ như thế nào?

- Y kiên của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiê  p rasao?

- Mưc đô trung thành của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ củadoanh nghiê  p?

- Á p lực của khách hàng hiên tại đối với doanh nghiê  p và xu hướng sắ p tới nhưthế nào?

5.2.2. Người cung ứng:

Là những nhà cung cấ p các nguồn lực như: vât tư, thiết bị, vốn, nhân lực…cho hoạtđông của doanh nghiê  p (kể cả các cơ quan cấ p trên…có quyền đưa ra các chính sách và quiđịnh đối với hoạt đông của doanh nghiê  p).

 Những nhà cung cấ p thường là cung cấ p các yếu tố đầu vào cho hoạt đông của doanhnghiê  p:  Số lượng, Chất lượng, Giá cả , Thời hạn cung cấ p

Các yếu tố vừa liêt kê này có ảnh hưởng lớn đến kết quả cũng như hiêu quả hoạt đôngcủa doanh nghiê  p. Vì vây để giảm bớt rủi ro từ các yếu tố này, các doanh nghiê  p phải tạo rađược mối quan hê gắn bó tin cây với nhà cung ứng cũng như các cơ quan cấ p chủ quản.

 Phương án và biên phá p đối phó: Để không bị đông trong nguồn cung ứng, có đượcnhiều sự lựa chọn và tránh được sức é p từ nhà cung cấ p thì chúng ta phải tìm được nhiều nhàcung cấ  p khác nhau về môt loại nguồn lực.

5.2.3. Đối thủ cạch tranh:Trong xu thế hiện nay, khi nền kinh tế phát triển manh, sự tiến bộ của khoa học kỹ

thuật ngày càng tăng thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các đơn vị ngày cang khốc liệt.Để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải ý thức được sự đe dọa của các đối thủcạnh tranh và đưa ra những chính sách thích hợp nhằm giảm được các rủi ro trong hoạt động.Các nguy cơ cạnh tranh trên có thể chia thanh ba dạng sau:

Cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện hữu trong ngành:

11

Page 12: Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

8/6/2019 Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

http://slidepdf.com/reader/full/nhom-2-moi-truong-ben-ngoai 12/21

Là hình thức cạnh tranh xảy ra giữa các doanh nghiệp đang cung cấp sản phẩm ra cùngmột thị trường.

- Phương thức cạnh tranh: bằng giá, bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ trước và sau bánhàng…- Mức độ cạnh tranh: có thể khác nhau tùy theo từng ngành( tùy thuộc độ phân tán vàgiai đoạn phát triển của ngành…)

Ví dụ:Các hãng xe máy như Yamaha, Suzuki, Honda… có rất nhiều chế độ khuyến mãi vềgiá cả, chăm sóc khách hàng cũng như kiểu dáng được áp dụng ở thị trường xe máy VN.

Nguy cơ xâm nhập mới:Thị phần và mức lời của các doanh nghiệp trong ngành có thể bị chia sẻ vì sự xâm

nhập của các đối thủ mới. Cách tốt nhất đối phó với nguy cơ này là làm cho sản phẩm rẻ hơnvà tạo ra được sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Ví dụ:Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Great Eastern, công ty Bảo hiểm Nhân thọ hàng

đầu của Singapore, vừa được cấp giấy phép hoạt động với 100% vốn đầu tư nước ngoài tại

Việt Nam => tạo sự cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm ở VN trở nên gay gắt hơn.Các sản phẩm thay thế: Ngoài việc phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành, các doanh

nghiệp còn phải đối phó với những doanh nghiệp ở ngoài ngành với các sản phẩm và dịch vụcó khả năng thay thế các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.

Ví dụ: - Vận chuyển bằng ôtô là sản phẩm thay thế của vận chuyển bằng hàng không, đường

thủy, đường sắt…- Bia Sài gòn đỏ là sản phẩm thay thế cho bia Tiger, Heniken…

 Phương án và biên phá p đối phó:- Không ngưng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiê  p mình đồng

thời cố gắng cắt giảm chi phí để hạ thành sản phẩm.- Hoạch định chiến lược phù hợ p để giảm thiểu nguy cơ của các dạng cạnh tranh này.

Muốn làm được điều này thì cần làm sáng tỏ 1 số vấn đề sau:+ Mục tiêu, chiến lược của đối thủ cạnh tranh là gì?+ Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh?+ Điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiê  p mình là gì?

5.2.4. Áp lực xã hội:

Các nhóm áp lực xã hội đối với doanh nghiệp có thể là: cộng đồng dân cư xung quanh

khu vực doanh nghiệp đóng, dư luận xã hội, các tổ chức công đoàn, hiệp hội người tiêu dùng,các tổ chức y tế, báo chí. Doanh nghiệp sẽ hoạt động thuận lợi nếu được sự ủng hộ của cộngđồng, ngược lại sẽ gặp khó khăn nếu có sự bất bình từ phía cộng đồng.

KẾT LUẬN

12

Page 13: Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

8/6/2019 Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

http://slidepdf.com/reader/full/nhom-2-moi-truong-ben-ngoai 13/21

Phân tích ảnh hưởng của môi trường quản trị là một vấn đề hết sức rộng lớn và phứctạp, ở đây chỉ đề cập và phân tích ảnh hưởng chủ yếu của một số yếu tố chính đến các hoạtđộng doanh nghiệp. Các nhóm yếu tố nói trên luôn tác động qua lại lẫn nhau tạo ra mội trườnghoạt động của một doanh nghiệp. Nhà quản lý phải nhận thức đầy đủ, chính xác các yếu tốmôi trường để sọan thảo chiến lược và sách lược cho đúng giúp tổ chức tồn tại và phát triển bền vững.

13

Page 14: Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

8/6/2019 Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

http://slidepdf.com/reader/full/nhom-2-moi-truong-ben-ngoai 14/21

6. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ THUỘC MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾNHOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH CÀ PHÊ SỨC SỐNG MỚI (SSM):

C ông ty TNHH cà phê Sức sống mới của chúng tôi hiên tại là nhà sản xuất, chế biếnvà phân phối sản phẩm Cà phê trên thị trường Viêt Nam và đang hướng đến xuất khẩu. Sả n phâ m hiên tai :

+ Cà phê hạt

+ Cà phê hoà tan (chế biến săn)+ Cà phê đóng gói. Mục tiêu cu a công ty chung tôi là:

• Sản xuất ra sản phẩm cà phê không dùng chất độn mà luôn giữ hương vị tự nhiên. Đâychính là sự khác biệt cơ bản của sản phẩm công ty so với các sản phẩm cùng loại.• Hình thành và phát triển kinh doanh nhà hàng, quán ba cà phê theo chuỗi với phongcách riêng của thương hiêu cà phê SSM mà thị phần tâ  p trung vào người nước ngoài,nhóm khách hàng Viêt Nam có thu nhâ  p cao. Từ đó sẽ phát triển các chuồi nhà hàng ănuống … Nếu có thể vừa phân phối cà phê hạt và bột cho các khách sạn, nhà hàng, cửahàng, trung tâm thương mại, vừa kinh doanh nhượng quyền với thương hiệu cà phê.• Mở rông mạng lưới phân phối toàn quốc và hướng đến xuất khẩu.

6.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ:

6.1.1. Môi trường toàn cầu:

- Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, môi trường toàn cầu càng tác động mạnhmẽ đến hoạt động kinh doanh cà phê nói chung và hoạt động kinh doanh cà phê SSM nóiriêng. Nó tạo cơ hội cho việc đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cà phê của công ty ra cácnước trên thế giới, tạo cơ hội chuyển giao cộng nghệ trong sản xuất chế biến cà phê, nângcao chất lượng và sản lượng nhưng đồng thời cũng đưa tới thách thức về việc nâng caochất lượng, sự cạnh tranh về giá cả… trước những hãng cà phê trên thế giới.

- Các yếu tố ảnh huởng đến việc xuất khẩu cà phê mà SSM cần quan tâm khi xâm nhập thịtrường cà phê các nước trên thế giới:

+ Nhu cầu thị trường cà phê tại các nước;

+ Các nước/ hãng cà phê cạnh tranh trên thế giới;

+ Những biến động về giá cả, sản lượng cà phê nhập khẩu;

+ Chính sách thuế quan, chính sách kinh tế, đặc điểm về phong tục tập quán, thói quen sử

dụng cà phê… tại các thị trường xuất khẩu;+ Sự biến động của tự nhiên ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường cà phê. VD: mưa lớn ở Trung Mỹ tiếp theo trận sạt lở đất ở một trong các khu vực trồng cà phê quan trọng của Mexico làOaxaca kết hợp với những lo lắng về hiện tượng La Nina ở Braxin đã tác động tích cực lên thịtrường làm giá cà phê tăng.

- Sự biến động của thị trường cà phê trên thế giới có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của

SSM: giá cà phê, giá đường, những kết quả nghiên cứu trên thế giới về cà phê (ví dụ: Kết quảnghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Phần Lan và Đức cho thấy, uống cà phê có thể

14

Page 15: Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

8/6/2019 Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

http://slidepdf.com/reader/full/nhom-2-moi-truong-ben-ngoai 15/21

 phát huy tác dụng chống viêm và giúp điều tiết mật độ lipoprotein cholesterol cao trong cơ thể người; các nhà khoa học Hàn Quốc cho biết trong kết quả nghiên cứu mới nhất củamình Cafein được chiết xuất từ cà phê và trà xanh có thể ngăn ngừa tốc độ phát triển củacác khối u ác tính, từ đó ngăn ngừa ung thư não… Những nghiên cứu này có thể tác độngđến tâm lý khách hàng, tăng nhu cầu sử dụng cà phê…)

6.1.2. Môi trường tổng quát:

6.1.2.1. Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế là một yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các nhàquản trị, trong đó không ngoại trừ các nhà lãnh đạo của SSM. Sự tác động của yếu tố này cótính chất trực tiếp và năng động hơn so với một số yếu tố khác của môi trường tổng quát, nósẽ là cơ sở để cho các SMM đưa ra quyết định đầu tư mở rộng doanh nghiệp hay là tạm thờichờ đợi cho đến khi có cơ hội tốt hơn hoặc rõ ràng hơn, và các tác động của nền kinh tế ảnhhưởng đến các nhà quản trị, họ phải đưa ra quyết định dưới tác động của một số yếu tố sau :

Tác động của GDP và GNP lên nền kinh tế:

Việc đánh giá GDP và GNP hằng năm được xem như một trong nhiều yếu tố để SSMquyết định mở rộng đầu tư hay không và xem xét mức độ mở rộng sản xuất kinh doanh nhưthế nào.

Ảnh hưởng của lãi suất và xu hướng của lãi suất:

 Nguồn vốn hoạt động của SSM một phần có được từ vay ở ngân hàng và các tổ chứctài chính khác, cho nên việc tăng giảm của lãi suất sẽ được theo dõi, xem xét khi mở rộng hoạtđộng kinh doanh.

Xu hướng của tỷ giá:

Sự biến động của tỷ giá làm thay đổi những điều kiện kinh doanh nói chung tạo ranhững cơ hội và rủi ro khác nhau đối với các doanh nghiệp, đặc biệt nó có tác động điều chỉnhquan hệ xuất nhập khẩu. Ví dụ :  Ngày 18/8 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điềuchỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND và USD, dự báo từ bây giờ cho tới cuối năm NHNN sẽ tiếp tục tăng tỷ giá thêm 1% - 2% nữa. Việc điều chỉnh tỷ giá sẽ ảnh hưởng tiêu cựcđến SSM khi SSM có các khoản nợ nước ngoài khi phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tỷgiá cuối năm. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp phải nhập khẩu phần lớn máy móc thiết bị thìviệc thay đổi tỷ giá khiến chi phí đầu vào gia tăng, khi đó SSM phải giải bài toán cân đối giá bán sản phẩm đầu ra sao cho vừa bù đắp được chi phí đầu vào lại vừa đảm bảo giữ được thị phần và doanh thu. Ở chiều hướng ngược lại, khi SSM xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ trựctiếp và có kết hợp sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước sẽ được hưởng lợi từ việc điều chỉnhtỷ giá. Điều này được thể hiện trên hai phương diện: giúp tăng tính cạnh tranh cho hàng hóaxuất khẩu, mở rộng thị phần và phần vượt trội thêm mà doanh nghiệp được hưởng khi cáckhoản thu ngoại tệ được ghi nhận bằng VND.

Mức độ lạm phát của nền kinh tế:

15

Page 16: Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

8/6/2019 Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

http://slidepdf.com/reader/full/nhom-2-moi-truong-ben-ngoai 16/21

Lạm phát cao hay thấp có tác dụng ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào mở rộng sản xuấtkinh doanh của SSM. Khi lạm phát quá cao sẽ tạo ra những rủi ro lớn cho sự đầu tư của SSM,sức mua của xã hội cũng bị giảm sút và làm cho khả năng tiêu thụ sản phẩm bị đình trệ.

Hệ thống biểu thuế và mức thuế:

Sự thay đổi của hệ thống của biểu thuế và mức thuế có thể tạo ra những cơ hội hoặc

những nguy cơ đối với SSM vì nó làm cho mức chi phí của SSM bị thay đổi và tất nhiên nó sẽảnh lưởng đến lời, lỗ của doanh nghiệp.

6.1.2.2. Môi trường chính trị - pháp luật:Các chính sách của nhà nước sẽ ảnh hưởng nhiều đến chi phí sản xuất và việc tiêu thụ

cà phê. Ví dụ :- Chính sách về tài nguyên môi trường khi sản xuất và chế biến.- Chính sách tiêu chuẩn chất lượng nông sản.- Chính sách vệ sinh an toàn thực phẩm. Lợi: Sự đề ra và kiểm tra chặt chẽ các chính sách của chính phủ sẽ khiến môi trường

cạnh tranh lành mạnh hơn. Nếu như trước đây thị trường đang tồn tại một nhãn hiệu cà phêkhác đang cạnh tranh với SSM bằng chi phí bán rẻ, do họ không tuân thủ các quy định về môitrường, chất lượng, an toàn thực phẩm. Thì nay các đối thủ cạnh tranh này cũng bắt buộc phảithực hiện các quy định về môi trường, chất lượng, an toàn thực phẩm; do đó chi phí họ làm racũng sẽ tốn một khoảng gần giống như SSM.

 Bất lợi: Việc chạy đua về các tiêu chuẩn và giấy chứng nhận của chính phủ sẽ làm chomọi doanh nghiệp bán cà phê đều có thể có những giấy chứng nhận và tiêu chuẩn giống nhau.Dẫn đến việc cạnh tranh càng khó khăn hơn.

6.1.2.3. Môi trường văn hóa xã hội: Người dân Việt Nam từ lâu đã có văn hóa giao tiếp trong việc mời nhau ly cà phê, điều

đó sẽ giúp cho lượng cầu của thị trường cà phê luôn cao và mở rộng.Tuy nhiên, cũng cần nghiên cứu đến khẩu vị riêng của từng loại khách hàng và cách

thưởng thức cà phê của họ để có thể đáp ứng tốt những yêu cầu về thói quen và tâm lý củakhách hàng. Từ đó mình sẽ có nhiều khách hàng thân thiết..

6.1.2.4. Môi trường dân số:Dân số Việt Nam đông, cơ cấu dân số trẻ tạo nên một nguồn lao động dồi dào với giá

nhân công không cao, là một điều kiện thuận lợi cho công ty khi hoạt động sản xuất.Dân số trẻ, tỉ lệ dân số ở độ tuổi thanh thiếu niên rất đông tạo ra một thị trường tiêu thụ

sản phẩm lớn và đầy tiềm năng.

6.1.2.5. Môi trường tự nhiên: Những điều kiện thời tiết bất lợi như thiên tai, lũ lụt ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt

động của SSM

+ Lũ lụt thường xảy ra hàng năm ở miền Trung, khiến mùa màng thất bát, người dân bị thiệt hại rất lớn về tài sản và thu nhập, khi đó họ sẽ cắt giảm chi tiêu (trong đó có việc tiêudùng cà phê) và dành phần lớn tiền bạc để khắc phục hậu quả của lũ lụt. Điều đó sẽ ảnh hưởngrất lớn đến doanh thu của công ty tại khu vực này.

+ Mưa lớn diễn ra vào các mùa cà phê ra hoa, thụ phấn, sâu bệnh, các đợt hạn hán kéo16

Page 17: Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

8/6/2019 Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

http://slidepdf.com/reader/full/nhom-2-moi-truong-ben-ngoai 17/21

dài hay sương muối… có thể làm giảm sản lượng cà phê, làm tăng giá cà phê đầu vào choSSM.

6.1.2.6. Môi trường công nghệ: Nếu trước đây, các công đoạn chế biến cà phê đều được làm bằng thủ công thì hiện

nay với công nghệ tự động hoá và dây chuyền hiện đại, các công đoạn chế biến cà phê đềuđược tự động hoá, đảm bảo chất lượng cà phê đồng đều và quan trọng hơn là nâng cao năng

suất sản xuất và chất lượng cà phê thành phẩm của doanh nghiệp.

 Dụng cụ làm sạch thời xưa

Máy làm sạch thời nay17

Page 18: Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

8/6/2019 Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

http://slidepdf.com/reader/full/nhom-2-moi-truong-ben-ngoai 18/21

18

Page 19: Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

8/6/2019 Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

http://slidepdf.com/reader/full/nhom-2-moi-truong-ben-ngoai 19/21

 Dây chuyền phân loại hạt cà phê

6.2. MÔI TRƯỜNG VI MÔ (MÔI TRƯỜNG NGÀNH):

6.2.1. Khách hàng:

Ở Viêt Nam, cà phê là sản phẩm nông nghiê  p rất đỗi quen thuôc với tất cả mọi người.Vì là sản phẩm quen thuôc nên cà phê rất phổ biến trong đời sống hằng ngày của mọi ngườidân, mọi tầng lớ p trong xã hôi. Vì vây thị trường tiêu thụ cà phê rất lớn và rông khắ p cả nước.

Hiên tại trên thị trường Viêt Nam có rất nhiều sản phẩm cà phê cùng loại với đủ mọichủng loại được phân cấ p về chất lượng, hương vị, giá cả… của nhiều thương hiêu khác nhau.

Vì là sản phẩm phổ biến và rông khắ p nên thị trường tiêu thụ rông. Đây là một lợi thếđối với tất cả các nhà nhà sản xuất, cung cấ p và phân phối sản phẩm thương hiêu cà phê củadoanh nghiê  p mình.Yếu tố này làm cho “chiếc bánh thị phần” tiêu thụ cà phê được chia nhỏra. Chính yếu tố này đã tạo ra môt thị trường cạnh tranh căng thẳng và còn khó khăn hơn cho

các doanh nghiê  p chưa tạo được một chỗ đứng trên thị trường và chưa có mảng khách hàngtrung thành với sản phẩm của doanh nghiê  p mình.

 Nhân thức được những thuân lợi và khó khăn đó. Để thương hiêu sản phẩm cà phêSSM của chúng tôi có một chổ đứng đúng nghĩa cũng như chiếm một thị phần tương xứng vớitiềm lực hiên có của mình trên thị trương tiêu thụ cà phê trong cả nước trước khi hướng đếnxuất khẩu thì yếu tố khách hàng được chúng tôi nhìn nhân và cụ thể hoá như sau:

 Khách hàng mục tiêu cu a công ty:

19

Page 20: Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

8/6/2019 Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

http://slidepdf.com/reader/full/nhom-2-moi-truong-ben-ngoai 20/21

+ Khách hàng thượng lưu (dòng sản phẩm cà phê cao cấ p). Với đối tượng khách hàngnày, ngoài yếu tố đầu vào được kiểm tra theo một qui trình chăt chẽ từ khâu lựa chọn sản phẩm thô, chế biến và pha trôn hương liêu thì các chất bảo quản, chất tạo bọt, chất phụ gia…cũng hạn chế tới mức tối đa và những phương thức chế biến đăc biêt, với tiêu chí là luôn giữhương vị tự nhiên của cà phê thành phẩm. Ví dụ: cà phê bôt, cà phê hoà tan được chế biến từcà phê chồn (1300USD /1kg).

+ Khách hàng là đôi ngũ nhân viên văn phòng, viên chức nhà nước, dân lao độngkhác… Ví dụ: cà phê bôt, cà phê hoà tan được phân cấ p về măt chất lượng đến giá cả xuốngvới mức giá bình dân, vừa túi tiền với người lao đông phổ thông trong xã hôi.

6.2.2. Người cung ứng:

Để chủ đông về nguồn nguyên liêu hạt cà phê xô (là hạt cà phê chưa chế biến) với cáctiêu chí của doanh nghiê  p chúng tôi đã đề ra như:

+ Đúng về Số lượng

+ Đảm bảo chất lượng

+ Giá cả hợ p lí

+ Thời hạn cung cấ p kị p thời

 Ngoài những yếu tố đầu vào vừa nêu thì để hạn chế rủi ro và tránh sức é p từ nhà cungcấ p SSM sẽ chọn ít nhất là 3 nhà cung cấ p sản phẩm ổn định cà phê xô cho doanh nghiệpmình.

6.2.3. Đối thủ cạch tranh:

Khác với các nước, họ trồng cà phê, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu ở trong nướcsau đó mới xuất khẩu, thì Việt Nam lại ngược lại, một thời gian dài chỉ xuất khẩu và bây giờ quay lại xây dựng thương hiệu ở trong nước nên thừa cà phê nhân nhưng thiếu thương hiệu cà phê thành phẩm.

 Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận những cố gắng trong việc xây dựng thươnghiệu riêng, tiến tới việc xây dựng một thương hiệu riêng cho ngành cà phê nước nhà của cácdoanh nghệp. Cũng không phải ngẫu nhiên mà Trung Nguyên trở thành gương mặt nổi trộitrong ngành cà phê Việt Nam. Phương thức "nhượng quyền thương hiệu" đã đưa Trung Nguyên mau chóng xác lập vị trí vững vàng thị trường trong nước và thâm nhập vào thịtrường 40 nước, với tham vọng lớn là cạnh tranh với những thương hiệu có tầm vóc toàn cầu.Rồi mới đây, dự án xây dựng “Thủ phủ cà phê toàn cầu” với giai đoạn đầu là “Làng cà phêTrung Nguyên” thực sự được coi là một cách làm để tạo lập thương hiệu cà phê Việt.Mặc dùthị trường cà phê hòa tan Việt Nam hiện nay khá phong phú, ngoài chế biến trong nước còn cóhàng nhập khẩu với hàng chục nhãn hiệu khác nhau nhưng thị phần hiện nằm trong tay 4thương hiệu hàng đầu là Vinacafe Biên Hòa, Nescafe (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài),G7 của Trung Nguyên và gần đây còn có thêm Moment của Vinamilk. Mỗi thương hiệu cómột thế mạnh riêng, như Vinacafe Biên Hòa có thế mạnh là gắn bó thị trường trong nước từlâu, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, thâm nhập thị trường và có thể xem đây là nhà máy sản

20

Page 21: Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

8/6/2019 Nhom 2 - Moi Truong Ben Ngoai

http://slidepdf.com/reader/full/nhom-2-moi-truong-ben-ngoai 21/21

xuất cà phê hòa tan đầu tiên của Việt Nam. G7 của Trung Nguyên thì có thế mạnh, kinhnghiệm đã từng trải trong lĩnh vực cà phê rang xay và hệ thống quán nhượng quyền. Momentthì dựa vào Vinamilk với hệ thống chân rết phân phối rộng khắp cả nước.

 Nếu nói thương hiệu cà phê rang xay thì các tên tuổi cà phê rang xay chỉ đếm chưa quáđầu ngón tay. Nổi lên đầu tiên là thương hiệu cà phê Trung Nguyên với hàng trăm quán cà phê nhượng quyền trong nước, kể cả ở nước ngoài. Sau Trung Nguyên có Highlands cũng là

cà phê rang xay kết hợp với hệ thống quán mang cùng thương hiệu. Ngoài ra còn có nhiềunhãn hiệu cà phê rang xay khác kết hợp với hệ thống quán như Phúc Long với thương hiệuChateau hay một số công ty kinh doanh trà ở Bảo Lộc kết hợp kinh doanh cà phê.

Hiên tại trên thị trường cà phê viêt nam có rất nhiều thương hiêu cà phê đã chiếm đượcthị phần và tạo được tên tuổi của riêng mình. Mỗi thương hiêu đó đều có thế mạnh, điểm yếuvà đăc trưng sản phẩm cần cung cấ p và phân phối trên thi trường. Qua điều tra, khảo sát thịtrường và nhân thức được các ưu khuyết điểm các sản phẩm cùng loại, doanh nghiê  p cà phêSSM của chúng tôi sẽ tập trung vào xây dựng thương hiêu trong nước với tiêu chí “hợ p lí về măt gia cả luôn đi đôi với chất lượng sản phẩm” bằng cách thành lâ  p mạng lưới các đại lý phân phối cà phê rông khắ p toàn quốc, hình thành và phát triển kinh doanh các nhà hàng,

quán ba ca phê với phong cách đăc thù riêng.Cùng với sự đồng hành đó là các sản phẩmkhuyến, hâu mãi.

6.2.4. Áp lực xã hội:

Các nhóm áp lực xã hội đối với doanh nghiệp có thể là: cộng đồng dân cư xung quanhkhu vực doanh nghiệp đóng, dư luận xã hội, các tổ chức công đoàn, hiệp hội người tiêu dùng,các tổ chức y tế, báo chí. SSM sẽ hoạt động thuận lợi nếu được sự ủng hộ của cộng đồng,ngược lại sẽ gặp khó khăn nếu có sự bất bình từ phía cộng đồng.