Đạo tin lành và công tác đối với đạp tin lành ở thái...

23
1 Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái Nguyên hiện nay : Luận văn ThS. Triết học: 60 22 85 / Lê Quốc Tuấn ; Nghd. : PGS.TS. Hoàng Minh Đô MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đạo Tin lành là một tôn giáo lớn trên thế giới, ra đời từ thế kỉ XVI ở Châu Âu, gắn liền với quá trình ra đời, phát triển của CNTB. Từ khi ra đời, đạo Tin lành có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống kinh tế chính trị xã hội, trong tâm lý lối sống, phong tục tập quán nhiều nước, nhất là những nước có nền công nghiệp tiên tiến ở Tây Âu, Bắc Âu và Bắc Mỹ. Ở nước ta, đạo Tin lành được truyền bá vào khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Khi mới truyền đạo, đạo Tin lành phát triển rất chậm, số lượng tín đồ giáo sỹ không đông bằng các tôn giáo khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân, đạo Tin lành ở nước ta phát triển với tốc độ nhanh, không chỉ ở các tỉnh phía Nam, mà ở cả các tỉnh phía Bắc, không chỉ trong người Kinh ở vùng đồng bằng, mà cả trong vùng đồng bào DTTS ở Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và miền núi phía Bắc. Tại Thái Nguyên, đạo Tin lành du nhập vào những năm 1963 và hiện nay đang có chiều hướng phát triển theo cả bề rộng cũng như chiều sâu, nhất là trong đồng bào DTTS người Mông và người Dao. Không thể phủ nhận rằng, đạo Tin lành có những mặt tích cực nhất định, song về mặt tiêu cực cũng có không ít ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội địa phương. Chính vì vậy, công tác QLNN đối với tôn giáo ở nước ta nói chung và đạo Tin lành nói riêng ở Thái Nguyên hiện nay, trở thành vấn đề có ý nghĩa tình thế và chiến lược, nhằm đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nó đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, toàn diện của các cấp, các ngành. Công tác này ở Thái

Upload: others

Post on 11-Sep-2019

14 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/37974/1/02050000335.pdf · Học viện Chính trị Quốc

1

Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái

Nguyên hiện nay : Luận văn ThS. Triết học: 60 22 85 /

Lê Quốc Tuấn ; Nghd. : PGS.TS. Hoàng Minh Đô

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đạo Tin lành là một tôn giáo lớn trên thế giới, ra đời từ thế kỉ XVI ở Châu Âu,

gắn liền với quá trình ra đời, phát triển của CNTB.

Từ khi ra đời, đạo Tin lành có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống kinh tế chính

trị xã hội, trong tâm lý lối sống, phong tục tập quán nhiều nước, nhất là những nước

có nền công nghiệp tiên tiến ở Tây Âu, Bắc Âu và Bắc Mỹ. Ở nước ta, đạo Tin

lành được truyền bá vào khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Khi mới truyền đạo,

đạo Tin lành phát triển rất chậm, số lượng tín đồ giáo sỹ không đông bằng các tôn

giáo khác. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân, đạo Tin

lành ở nước ta phát triển với tốc độ nhanh, không chỉ ở các tỉnh phía Nam, mà ở cả

các tỉnh phía Bắc, không chỉ trong người Kinh ở vùng đồng bằng, mà cả trong vùng

đồng bào DTTS ở Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và miền núi phía Bắc.

Tại Thái Nguyên, đạo Tin lành du nhập vào những năm 1963 và hiện nay

đang có chiều hướng phát triển theo cả bề rộng cũng như chiều sâu, nhất là trong

đồng bào DTTS người Mông và người Dao. Không thể phủ nhận rằng, đạo Tin lành

có những mặt tích cực nhất định, song về mặt tiêu cực cũng có không ít ảnh hưởng

đến mọi mặt của đời sống xã hội địa phương.

Chính vì vậy, công tác QLNN đối với tôn giáo ở nước ta nói chung và đạo Tin

lành nói riêng ở Thái Nguyên hiện nay, trở thành vấn đề có ý nghĩa tình thế và chiến

lược, nhằm đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nó đòi hỏi phải có

những giải pháp đồng bộ, toàn diện của các cấp, các ngành. Công tác này ở Thái

Page 2: Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/37974/1/02050000335.pdf · Học viện Chính trị Quốc

2

Nguyên, bên cạnh những thành công, vẫn còn những hạn chế nhất định. Đi sâu vào

những nội dung này, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề lý luận cũng như thực tiễn đòi

hỏi phải được làm sáng tỏ, nhằm góp phần nâng cao hơn hiệu quả của công tác

QLNN đối với đạo Tin lành.

Vì vậy, người viết chọn vấn đề: “Đạo Tin lành và công tác đối với đạo Tin

lành ở Thái Nguyên hiện nay”, là nhằm đáp ứng một phần những đòi hỏi trên đây

của công tác này tại địa phương.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước tình hình đạo Tin lành phát triển ở nước ta nói chung và các tỉnh miền

núi phía Bắc nói riêng đã có một số công trình nghiên cứu về đạo Tin lành đáng chú

ý sau đây:

- Thực trạng của đạo Tin lành trong vùng dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền

núi phía Bắc nước ta hiện nay - Đề tài khoa học cấp Bộ, chủ nhiệm đề tài TS.

Nguyễn Đức Lữ, Trung tâm khoa học về Tín ngưỡng và Tôn giáo, Học viện Chính

trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 1999.

- Đạo Tin lành Việt Nam - Thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề

đặt ra hiện nay cho công tác lãnh đạo và quản lý - Đề tài nhánh thuộc đề tài cấp Nhà

nước, chủ nhiệm đề tài PGS.TS Hoàng Minh Đô, Trung tâm nghiên cứu tôn giáo và

tín ngưỡng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2001.

- Nguyên nhân của sự phát triển đạo Tin lành và công giáo trong vùng đồng

bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ - Đề tài cấp Bộ, chủ

nhiệm đề tài TS Nguyễn Đức Lữ, Trung tâm khoa học về Tín ngưỡng và Tôn giáo,

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2002.

- Bước đầu tìm hiểu đạo Tin lành trên thế giới và Việt Nam của tác giả

Nguyễn Thanh Xuân, Nxb Tôn giáo, Hà Nội 2002.

Nhìn chung các công trình trên đây đã nghiên cứu việc truyền bá, ảnh hưởng

cũng như đặc điểm của đạo Tin lành vào nhân dân cả nước nói chung và đồng bào

Page 3: Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/37974/1/02050000335.pdf · Học viện Chính trị Quốc

3

DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng, đề ra một số giải pháp nhằm ổn định

tình hình. Do vậy, những công trình này là những tư liệu quý để hiểu sâu hơn và có

hệ thống hơn về vấn đề Tin lành. Tuy nhiên các công trình ấy bàn đến vấn đề Tin

lành trên những góc độ chung và rộng, còn ở phạm vi hẹp hơn là nghiên cứu về đạo

Tin lành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì chưa có tác giả nào đề cập đến. Vì vậy,

chúng tôi chọn đề tài nói trên nhằm tìm hiểu và lý giải vấn đề đạo Tin lành - quá

trình du nhập, phát triển và ảnh hưởng cũng như công tác đối với đạo Tin lành ở một

tỉnh miền núi phía Bắc như Thái Nguyên và mong muốn chỉ ra được những luận cứ

khoa học góp phần thực hiện tốt công tác đối với đạo Tin lành trên địa bàn của tỉnh

là một việc làm hết sức cần thiết.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích :

Trên cơ sở phân tích quá trình du nhập, phát triển của đạo Tin lành và thực

trạng công tác đối với đạo Tin lành, luận văn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị

nhằm thực hiện tốt công tác đối với đạo Tin lành ở Thái Nguyên.

* Nhiệm vụ :

Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần tập trung giải quyết những nhiệm

vụ sau :

- Khái quát quá trình du nhập, phát triển và những tác động, ảnh hưởng của

đạo Tin lành đến đời sống xã hội ở Thái Nguyên.

- Làm rõ thực trạng công tác đối với đạo Tin lành ở Thái Nguyên và những

vấn đề đang đặt ra.

- Xây dựng một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối

với đạo Tin lành ở Thái Nguyên trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng: Đề tài nghiên cứu đạo Tin lành ở Thái Nguyên và công tác đối

với đạo Tin lành ở Thái Nguyên hiện nay.

Page 4: Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/37974/1/02050000335.pdf · Học viện Chính trị Quốc

4

* Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu đạo Tin lành và

công tác đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 1990 đến nay.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận: Thực hiện đề tài này, tác giả dựa trên cơ sở lý luận của chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; những quan điểm, đường lối

chính sách của Đảng về tôn giáo nói chung và đạo Tin lành nói riêng; các công trình

nghiên cứu về tôn giáo và Tin lành của các nhà nghiên cứu khoa học.

* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn thực hiện trên cơ sở những nguyên tắc

phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử,

đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp lôgíc với phương pháp lịch sử, xử lý tư

liệu và điều tra khảo sát thực tế, phương pháp phân tích và tổng hợp, kết hợp lý luận

với thực tiễn.

6. Đóng góp của luận văn

- Đề tài góp phần làm rõ quá trình du nhập, phát triển và ảnh hưởng của đạo

Tin lành trong đồng bào các dân tộc ở Thái Nguyên hiện nay và đề ra một số giải

pháp, kiến nghị.

- Đề tài có thể làm tư liệu tham khảo cho những nguời làm công tác lãnh đạo,

quản lý về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, đặc biệt là đạo Tin lành trong đời sống đồng

bào các dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết

cấu gồm 3 chương, 7 tiết.

NỘI DUNG

Chương 1

Page 5: Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/37974/1/02050000335.pdf · Học viện Chính trị Quốc

5

QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO TIN

LÀNH Ở THÁI NGUYÊN

1.1. Một số đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và dân tộc, tín ngưỡng

tôn giáo ở Thái Nguyên có liên quan đến sự du nhập và phát triển của đạo Tin

lành

1.1.1. Đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội

Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực miền núi và trung du Bắc bộ, là trung

tâm của vùng Đông bắc, có vị trí tiếp giáp với đồng bằng Bắc bộ và miền núi phía

Bắc, là vùng nối giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi Đông bắc.

Tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.541,47 km2 và dân số 1.063.000

triệu người, với 8 dân tộc anh em chủ yếu sinh sống đó là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu,

Mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính.

Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã là vùng cao và miền núi, còn lại là các xã

đồng bằng và trung du, trong đó có 41 xã đặc biệt khó khăn thuộc diện 135.

Thái Nguyên là nơi có nhiều cơ sở kinh tế, văn hóa, quốc phòng có tầm chiến

lược của đất nước như khu công nghiệp Gang thép, cụm công nghiệp cơ khí Gò Đầm,

có 7 trường Đại học, 18 trường Cao đẳng, trung học và dạy nghề... Thái Nguyên còn

là cái nôi, là điểm hội tụ nền văn hóa đặc sắc của các DTTS.

1.1.2. Đặc điểm về dân tộc, tín ngưỡng và tôn giáo

* Đặc điểm về dân tộc:

Thái Nguyên có 8 dân tộc anh em đang sinh sống.

Đồng bào các DTTS ở tỉnh Thái Nguyên sống xen kẽ trong từng bản, thôn,

xóm ở các xã miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa thuộc các huyện vùng cao,

miền núi phía bắc của tỉnh.

Do điều kiện đất đai canh tác bạc màu, thiếu vốn, thiếu giống và tư liệu sản

xuất, trình độ canh tác lạc hậu nên thu nhập (lương thực) trên đầu người còn thấp, tỷ

lệ hộ nghèo còn khá cao. Bên cạnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng (đài,

Page 6: Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/37974/1/02050000335.pdf · Học viện Chính trị Quốc

6

báo) cũng còn hạn chế trong việc phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật làm

ăn... đến với đồng bào. Vì vậy, chất lượng cuộc sống (vật chất, tinh thần) của đồng

bào các DTTS nhìn chung còn rất thấp so với đồng bào Kinh.

Về phong tục tập quán: Do trình độ dân trí thấp, công tác tuyên truyền, vận

động, giáo dục của ta còn hạn chế nên ở một số vùng, một số dân tộc còn lưu truyền

một số hủ tục lạc hậu, mê tín gây tâm lý nặng nề và tốn kém về kinh tế như: ốm đau

đi xem bói, cúng ma; làm ma khô dài ngày khi có người chết; thách cưới trong dựng

vợ gả chồng, tảo hôn...

Trong các dân tộc nói trên, đáng chú ý là dân tộc Mông và Dao.

* Đặc điểm về tín ngưỡng, tôn giáo:

Ngoài tín ngưỡng truyền thống, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện

có 3 tôn giáo chính là: Công giáo, Phật giáo và Tin lành.

1.2. Quá trình du nhập, phát triển và thực trạng đạo Tin lành ở Thái Nguyên

1.2.1. Quá trình du nhập và phát triển của đạo Tin lành ở Thái Nguyên

Quá trình đạo Tin lành xâm nhập, phát triển vào tỉnh Thái Nguyên có thể chia

thành các giai đoạn sau đây:

Giai đoạn 1, từ 1963 - 1988 đạo Tin lành bắt đầu xâm nhập vào Thái Nguyên.

Giai đoạn 2, từ 1989 đến nay: Giai đoạn đạo Tin lành phát triển trong các

dân tộc ở Thái Nguyên.

* Trong dân tộc Mông:

Đến năm 1989, đạo Tin lành mới bắt đầu ảnh hưởng, phát triển trong vùng

dân tộc Mông. Cơ sở cho đạo Tin lành đi vào dân tộc Mông là luận điệu tuyên

truyền “Vàng Chứ”. (“Vàng Chứ ”- Theo âm Hán - Mông là “Vương chủ” - tức là

Thượng đế hay Chúa trời...). Quá trình đạo Tin lành phát triển trong người Mông ở

tỉnh Thái Nguyên có thể chia thành 3 giai đoạn chính sau đây:

- Từ 1989 - 1991:

- Từ 1992 - 2002:

Page 7: Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/37974/1/02050000335.pdf · Học viện Chính trị Quốc

7

- Từ 2003 đến nay:

* Trong dân tộc Dao:

Từ cuối năm 1991, bắt đầu có những dấu hiệu về đạo Tin lành xâm nhập và phát

triển vào vùng dân tộc Dao ở tỉnh Thái Nguyên.

* Trong các dân tộc khác:

Nhóm tín đồ Tin lành ở thành phố Thái Nguyên do Lê Thị Hiền (1964), dân

tộc Kinh, hiện cư trú ở tổ 24 - Phường Hoàng Văn Thụ - Thành phố Thái Nguyên

làm trưởng nhóm.

1.2.2. Thực trạng đạo Tin lành ở Thái Nguyên

* Về số lượng quần chúng tín đồ:

Qua điều tra cơ bản của Công an và Ban tôn giáo tỉnh Thái Nguyên thì tính

đến tháng 8/2009 có 694 hộ với 4.571 người theo đạo Tin lành.

* Về phạm vi ảnh hưởng và mức độ tín ngưỡng của đạo Tin lành:

Phạm vi ảnh hưởng của đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 25 xóm,

bản; 16 phường, xã; 04 huyện và 01 thành phố.

Về mức độ tín ngưỡng: Số tích cực, tự nguyện thường xuyên cầu nguyện tập

trung theo Kinh thánh, giáo lý đạo Tin lành có khoảng 2.796 người. Bên cạnh đó số

quần chúng, tín đồ còn lừng chừng (đã bỏ tín ngưỡng truyền thống, ảnh hưởng theo

đạo Tin lành nhưng không cầu nguyện thường xuyên theo giáo lý đạo Tin lành) có

khoảng 1.775 người [75, tr.27].

* Các điểm nhóm sinh hoạt:

Trên địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay có 18 điểm nhóm, trong đó phân

theo dân tộc thì Mông nhiều nhất với 16 nhóm sinh hoạt theo đạo, dân tộc Dao có 01

nhóm và dân tộc Kinh có 01 nhóm.

Các nhóm sinh hoạt đạo phân theo các tổ chức, hội thánh (Hệ Phái) Tin lành

thì Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) có 12 nhóm lễ sinh hoạt (dân tộc Mông

có 10 nhóm, dân tộc Dao có 01, các dân tộc khác có 01).

Page 8: Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/37974/1/02050000335.pdf · Học viện Chính trị Quốc

8

Trong Hội thánh “Liên Hữu Cơ đốc Việt Nam” chỉ đạo có 06 nhóm lễ sinh

hoạt (người Mông ở huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ). Trong đó huyện Võ Nhai có 02

nhóm, huyện Đồng Hỷ có 04 nhóm.

* Số đối tượng cầm đầu, cốt cán:

Hiện nay, có 17 đối tượng cầm đầu, cốt cán tích cực hoạt động truyền đạo.

Trong đó dân tộc Mông có 15 đối tượng, dân tộc Dao có 01 đối tượng, dân tộc Kinh

có 01 đối tượng.

* Về cơ sở thờ tự:

Hiện nay, cơ sở thờ tự của đạo Tin lành ở Thái Nguyên chưa hình thành. Họ

tổ chức sinh hoạt đạo chủ yếu tại nhà riêng của các đối tượng cầm đầu cốt cán

(những người tự phong là chức sắc của đạo Tin lành: Chi hội trưởng).

1.3. Tác động, ảnh hưởng của đạo Tin lành đến đời sống xã hội ở Thái Nguyên

1.3.1. Những tác động, ảnh hưởng mang tính tích cực

Trước hết, có thể thấy tôn giáo này đã góp phần làm thay đổi một số nếp sống

của đồng bào theo đạo, giảm bớt những mê tín, hủ tục trong tín ngưỡng truyền thống

với những nghi lễ rườm rà, tốn kém.

Những điều răn của Kinh thánh trong giáo lý Tin lành luôn dạy tín đồ làm

điều thiện, tránh điều ác cũng góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân. Ngoài ra còn

có điểm đáng lưu tâm là những người theo đạo rất chú trọng và khuyến khích con cái

đi học chữ.

Đây cũng là những nội dung mà chúng ta đã vận động đồng bào thực hiện từ

nhiều năm nay.

1.3.2. Những tác động, ảnh hưởng mang tính tiêu cực

- Một là, Tin lành xâm nhập vào địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã gây ra những trở

ngại cho quá trình phát triển KT-XH.

Page 9: Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/37974/1/02050000335.pdf · Học viện Chính trị Quốc

9

- Hai là, Tin lành xâm nhập vào địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã làm đảo lộn trật

tự xã hội, văn hóa truyền thống, gây mất đoàn kết trong gia đình, dòng họ của các

DTTS, ảnh hưởng xấu đến văn hóa dân tộc nói chung.

- Ba là, sự xâm nhập, phát triển của đạo Tin lành cùng những hoạt động đạo

trái pháp luật đã làm phức tạp thêm về tình hình chính trị, trật tự - an toàn xã hội.

- Bốn là, Tin lành xâm nhập vào Thái Nguyên đã ảnh hưởng đến khối đại

đoàn kết toàn dân.

Chương 2

CÔNG TÁC ĐỐI VỚI ĐẠO TIN LÀNH Ở THÁI NGUYÊN VÀ NHỮNG

VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA

2.1. Thực trạng công tác đối với đạo Tin lành ở Thái Nguyên

2.1.1. Thành tựu đạt được và nguyên nhân

* Những kết quả đạt được:

Một là, đã quán triệt vận dụng các văn bản pháp luật của Nhà nước để giải

quyết các hoạt động đạo Tin lành trái pháp luật trong vùng DTTS.

Tỉnh ủy đã quán triệt Thông báo số 160 của Ban Bí thư Trung ương Đảng

(khóa IX), đồng thời chỉ đạo các ngành các cấp rà soát, xây dựng kế hoạnh công tác

cụ thể tổ chức thực hiện Thông báo số 160 đạt hiệu quả.

Page 10: Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/37974/1/02050000335.pdf · Học viện Chính trị Quốc

10

Ngoài ra, thực hiện thông báo số 160 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 01 của

Chính phủ về chủ trương công tác với đạo Tin lành, UBND tỉnh đã có Kế hoạnh số

11/KH - UBND ngày 2/6/2006 về việc thực hiện Chỉ thị số 01 của Chính phủ.

UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác

QLNN đối với các hoạt động tôn giáo như: Quyết định 1329/QĐ-UB ngày

14/6/2004 về Quyết định các hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh; Quyết định

1799/QĐ-UB ngày 29/8/2006 về quy định trình tự, thủ tục xây dựng các công trình

kiến trúc tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Hướng dẫn 1143/HDLN-TNMT-

BTG, ngày 10/7/2007 về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho

cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Hai là, đã tổ chức thực hiện tốt một số mặt công tác cơ bản sau.

Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư vốn sản xuất, vốn hỗ trợ làm nhà, xây

dựng cơ sở hạ tầng (trường học, đường xá, trạm y tế, nước sạch nông thôn, điện sinh

hoạt…) đối với vùng đồng bào DTTS, nhất là vùng dân tộc Mông ảnh hưởng theo

“Vàng Chứ” và đạo Tin lành.

Tỉnh đã huy động được sức mạnh tổng hợp của HTCT, trong đó lực lượng

Công an làm nòng cốt cùng tham gia xây dựng và củng cố phong trào quần chúng

bảo vệ an ninh Tổ quốc đối với vùng DTTS, đặc biệt là trong vùng dân tộc Mông,

Dao…

Đặc biệt, tỉnh đã thành lập các đoàn công tác, chủ động có kế hoạch trực tiếp

vận động quần chúng đấu tranh ngăn chặn, giải quyết việc đạo Tin lành xâm nhập,

phát triển trái pháp luật và ảnh hưởng của tà đạo Dương Văn Mình.

Công tác xây dựng nếp sống văn hóa mới, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm

đà bản sắc dân tộc ở các địa phương trong tỉnh cũng đã có những chuyển biến rõ rệt.

Ba là, các cấp ủy Đảng, đoàn thể, cơ quan chức năng tiến hành điều tra cơ

bản, rà soát nắm chắc mọi diễn biến tình hình về đạo Tin lành.

Page 11: Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/37974/1/02050000335.pdf · Học viện Chính trị Quốc

11

UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp chính quyền, đoàn thể rà soát, nắm chắc mọi

diễn biến tình hình về âm mưu, hoạt động lợi dụng đạo Tin lành, lợi dụng DTTS của

địch và các phần tử xấu; hoạt động tác động của các Trung tâm Tin lành trong việc

phát triển Tín đồ vào vùng DTTS, số lượng quần chúng ảnh hưởng theo “Vàng Chứ”

và theo đạo Tin lành; số điểm nhóm tụ tập đông người sinh hoạt tôn giáo trái pháp

luật, số đối tượng cầm đầu, cốt cán truyền đạo…

* Nguyên nhân của những kết quả trên:

- Nguyên nhân chủ quan:

Do sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên và sự

nỗ lực của các ban ngành trong việc tổ chức thực hiện Thông báo 160 của Ban Bí

thư, Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính Phủ.

Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã đề ra chủ trương, biện pháp để phát triển mọi mặt

đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định

chính trị trên địa bàn.

Các ngành kế hoạch - đầu tư, giao thông - vận tải, xây dựng, tài chính, ngân

hàng, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương, tài nguyên môi trường…

đã hướng dẫn UBND các huyện thị, các phòng chức năng tổ chức triển khai thực

hiện có hiệu quả các chính sách, các chương trình dự án theo đúng chỉ tiêu, kế hoạch,

tiến độ đã đề ra.

Đặc biệt là Công an tỉnh đã phối hợp với các ngành hữu quan, chính quyền

cấp huyện luôn giành thế chủ động, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu

lợi dụng tôn giáo, “DBHB” của các thế lực thù địch, giữ vững an ninh chính trị, trật

tự an toàn xã hội trong mọi tình huống.

Ngoài ra còn có sự tham mưu kịp thời của các ngành chức năng, sự tin tưởng,

ủng hộ của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đối với Tỉnh ủy và UBND tỉnh.

- Nguyên nhân khách quan:

Page 12: Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/37974/1/02050000335.pdf · Học viện Chính trị Quốc

12

Do có sự lãnh đạo sát sao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng; sự

quan tâm đầu tư của Trung ương; sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Thủ tướng

Chính phủ; sự phối hợp giúp đỡ của các Bộ, ngành ở Trung ương và cả sự phối hợp,

giúp đỡ của một số tỉnh bạn.

2.1.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân

* Những hạn chế còn tồn tại:

Một là, việc nắm bắt và nhận thức vấn đề đạo xâm nhập vào vùng đồng bào

dân tộc của các cấp, các ngành trong tỉnh (nhất là ở cơ sở) có thể nói là chậm, bị

động và thiếu sự thống nhất, do vậy lúng túng trong biện pháp xử lý.

Hai là, việc triển khai quán triệt các chủ trương, chính sách, pháp luật của

Đảng và Nhà nước ở một số cấp ủy, chính quyền cơ sở còn mang nặng tính hình

thức, thiếu kiểm tra, đôn đốc; nội dung của một số chương trình hành động xây

dựng chưa sát với thực tế địa phương.

Ba là, công tác điều tra, khảo sát đạo Tin lành và tuyên truyền vận động quần

chúng đạt hiệu quả chưa cao.

Bốn là, công tác củng cố, xây dựng cơ sở Đảng, chính quyền, đoàn thể ở vùng

DTTS mặc dù đã được chú ý quan tâm nhưng kết quả đạt được cũng còn những hạn

chế.

Năm là, việc phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội hiệu quả thu được chưa cao.

Chưa gắn tổng thể các giải pháp kinh tế với văn hóa - xã hội. Công tác xóa đói giảm

nghèo, giải quyết việc làm chưa bền vững.

* Nguyên nguyên của những hạn chế:

- Nguyên nhân khách quan:

Một là, do âm mưu “DBHB” của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo,

dân tộc chống phá ta.

Hai là, điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý cũng như đặc điểm về xã hội, dân tộc

không thuận lợi cho quá trình phát triển KT - XH.

Page 13: Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/37974/1/02050000335.pdf · Học viện Chính trị Quốc

13

Ba là, những vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh về tôn giáo chưa được nghiên cứu và quán triệt đầy đủ. Bên cạnh đó sự chỉ

đạo của Trung ương có lúc chưa kịp thời, chưa cụ thể dẫn tới cách hiểu và vận dụng

khác nhau.

- Nguyên nhân chủ quan:

Một là, nguyên nhân về nhận thức: chưa có sự nhận thức đầy đủ và chưa tạo

được sự thống nhất của cả HTCT về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng,

Nhà nước đối với tôn giáo trong đó có đạo Tin lành; còn lúng túng trong phân biệt

hai mặt nhu cầu TN, TG và lợi dụng TN, TG. Do đó, chưa tạo ra được sự thống nhất

trong hoạt động (lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành, đến tổ chức thực hiện), còn tả

khuynh trong công tác đối với đạo Tin lành.

Hai là, nguyên nhân từ đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ.

Công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ làm công tác tôn giáo thời gian qua chưa

có sự quan tâm, chú trọng thực sự của các cấp, các ngành. Đội ngũ cán bộ làm công

tác ở vùng dân tộc ít người vừa thiếu, vừa yếu, bất đồng về ngôn ngữ; ít am hiểu về

phong tục, tập quán của đồng bào; thiếu sâu sát, nhạy cảm với cơ sở.

Ba là, nguyên nhân từ công tác thông tin, báo cáo, kiểm tra, xử lý sai phạm do

cán bộ ta gây ra còn chưa kịp thời.

2.2. Những vấn đề đang đặt ra và một số bài học kinh nghiệm từ đạo Tin lành

và công tác đối với đạo Tin lành ở Thái Nguyên hiện nay

2.2.1. Những vấn đề đặt ra hiện nay

Một là, chưa có sự thống nhất trong nhận thức về vấn đề Tin lành.

Hai là, sự tác động của đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội đến sự phát triển

của đạo Tin lành.

Ba là, quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với

đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên những năm qua cho thấy, công tác

QLNN lĩnh vực này bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế.

Page 14: Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/37974/1/02050000335.pdf · Học viện Chính trị Quốc

14

Bốn là, qua sự phát triển của đạo Tin lành một cách trái pháp luật đặt ra vấn

đề phải đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động

của các cơ quan trong HTCT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Năm là, công tác cán bộ, nhất là cán bộ người DTTS tại chỗ và bộ máy làm

công tác tôn giáo ở Thái Nguyên cũng đặt ra nhiều vấn đề bức xúc.

Sáu là, công tác vận động quần chúng hiện nay cũng đang đặt ra những vấn

đề bức xúc.

2.2.2. Một số bài học kinh nghiệm

- Bài học thứ nhất: Phải có sự nhận thức đầy đủ, sâu sắc, trước hết là nhận

thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể về chủ trương, chính sách,

pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo nói chung và đạo Tin lành nói

riêng.

- Bài học thứ hai: Thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn

kết giữa người theo đạo và người không theo đạo. Thực hiện đầy đủ nghiêm túc

chính sách tôn trọng tự do TN, TG và tự do không TN, TG. - Bài

học thứ ba: Công tác tôn giáo nói chung và QLNN về tôn giáo nói riêng phải đặt

dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và sự quản lý điều hành của chính quyền.

- Bài học thứ tư: Đẩy mạnh phát triển KT - XH, xóa đói, giảm nghèo, không

ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. - Bài

học thứ năm: Làm tốt công tác vận động, tranh thủ trưởng nhóm đạo, những người

có uy tín trong nhóm đạo.

- Bài học thứ sáu: Việc thực hiện công tác đối với đạo Tin lành phải đi đôi với

tăng cường xây dựng HTCT ở cơ sở từng bước vững mạnh.

Page 15: Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/37974/1/02050000335.pdf · Học viện Chính trị Quốc

15

Chương 3

DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH VÀ GIẢI PHÁP,

KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI VỚI

ĐẠO TIN LÀNH Ở THÁI NGUYÊN THỜI GIAN TỚI

3.1. Dự báo xu hướng biến động của đạo Tin lành ở Thái Nguyên thời gian tới

3.1.1. Một số căn cứ để dự báo

Một là, tình hình chính trị, kinh tế ở trong nước và trên thế giới cũng như ở

Thái Nguyên tiếp tục có những biến động.

Hai là, âm mưu lợi dụng đạo Tin lành để chống phá cách mạng Việt Nam của

các lực lượng thù địch.

Ba là, chính sách quản lý tôn giáo của Đảng và Nhà nước nói chung và tỉnh

Thái Nguyên nói riêng cũng sẽ tác động đến xu hướng phát triển của đạo Tin lành.

Bốn là, sự phát triển nhanh hay chậm của đạo Tin lành ở Thái Nguyên trong

thời gian tới sẽ tùy thuộc vào kết quả giải quyết các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn

hóa, xã hội của tỉnh.

3.1.2. Những dự báo

Thứ nhất, các thế lực thù địch vẫn luôn tìm cách lợi dụng tôn giáo, nhất là lợi

dụng vấn đề đạo Tin lành trong vùng đồng bào DTTS tạo ra điểm nóng về nhân

quyền tôn giáo để chống cách mạng.

Thứ hai, trong thời gian tới, tình hình truyền đạo và phát triển đạo Tin lành ở

Thái Nguyên có thể diễn ra theo chiều hướng nhanh và phức tạp.

Page 16: Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/37974/1/02050000335.pdf · Học viện Chính trị Quốc

16

Thứ ba, sẽ nổi lên vấn đề đòi công nhận tư cách pháp nhân, vấn đề xin cấp

đất và xây dựng cơ sở thờ tự, vấn đề đào tạo phong chức giáo sỹ, thành lập tổ chức

giáo hội, vấn đề đồ dùng việc đạo.

Thứ tư, địa bàn trọng điểm mà đạo Tin lành sẽ tiếp tục ảnh hưởng, phát triển

trong tỉnh đó là các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Lương, Đại Từ , thành phố Thái

Nguyên và tập trung chủ yếu vào các dân tộc như: Mông, Dao, Nùng, Tày, Kinh.

Thứ năm, công tác QLNN về đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

trong thời gian tới sẽ đan xen cả những thuận lợi và khó khăn.

3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đối với đạo

Tin lành thời gian tới

3.2.1. Một số giải pháp

Thứ nhất, cần có sự thống nhất nhận thức về vấn đề Tin lành và làm tốt

công tác vận động quần chúng

Thống nhất nhận thức về vấn đề Tin lành:

Để thống nhất nhận thức về vấn đề nói trên cần:

* Một là, phải thống nhất nhận thức về đạo Tin lành.

* Hai là, phải thống nhất nhận thức về nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo

của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

* Ba là, phải thống nhất nhận thức về chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối

với tôn giáo.

Làm tốt công tác vận động quần chúng:

Để thực hiện tốt công tác này cần:

* Một là, tiếp tục quán triệt sâu rộng tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân

dân trong toàn Đảng bộ, trước hết là cán bộ, đảng viên đang công tác tại xã, thôn

nhằm thống nhất nhận thức về Chỉ thị 01 và công tác tôn giáo của Đảng ta.

* Hai là, cần phải xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động quần chúng với

những nội dung, hình thức và phương pháp phù hợp.

Page 17: Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/37974/1/02050000335.pdf · Học viện Chính trị Quốc

17

* Ba là, đài phát thanh truyền hình địa phương phải tăng cường phát thanh

bằng tiếng DTTS với thời lượng và nội dung hợp lý.

* Bốn là, phải có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong công tác vận động.

Thứ hai, chú trọng phát triển sản xuất, ổn định và nâng cao đời sống vật

chất và tinh thần cho nhân dân

Trước mắt, Tỉnh cần có những giải pháp tình thế, ưu tiên giải quyết những vấn

đề bức xúc đang đặt ra đối với đời sống của đồng bào DTTS, bảo đảm các nhu cầu

thiết yếu về ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe, học hành… Về lâu dài

phải chú trọng tới việc giúp dân chuyển hướng và phát triển sản xuất có hiệu quả.

Cần đầu tư có trọng điểm tạo địa bàn sinh sống ổn định cho đồng bào, đảm

bảo có đất đai canh tác, từng bước cải thiện điều kiện giao thông, xây dựng các trung

tâm kỹ thuật - thương mại, dịch vụ cụm địa bàn làm điểm tựa cho phát triển sản xuất

và phục vụ đời sống dân cư vùng sâu, vùng xa.

Có chính sách ưu đãi khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân tổ

chức sản xuất, kinh doanh ở khu vực các xã vùng sâu, vùng xa nhằm đẩy mạnh sản

xuất và lưu thông hàng hóa giữa các vùng trong Tỉnh và trong cả nước.

Thứ ba, phát huy vai trò các thành viên của HTCT ở cơ sở

Việc tiếp tục kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung và công tác

đối với đạo Tin lành nói riêng của HTCT ở cơ sở nhất là đối với các xã nghèo, cần

phải thực hiện tốt những vấn đề sau:

* Một là, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho đảng viên và quần

chúng, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt ở xã và các thôn bản thông qua công tác

tuyên truyền phổ biến quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà

nước và của cả địa phương, trong đó có chính sách tôn giáo.

* Hai là, phải làm tốt công tác cán bộ.

* Ba là, việc kiện toàn đổi mới HTCT ở cơ sở cấp xã phải đổi mới toàn diện,

đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp với thực tiễn địa

Page 18: Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/37974/1/02050000335.pdf · Học viện Chính trị Quốc

18

phương. Trong đó, lấy xây dựng, đổi mới Đảng làm then chốt; đổi mới chính quyền

làm trung tâm.

* Bốn là, thực hiện tốt Pháp lệnh “Thực thi Quy chế dân chủ cơ sở” một cách

thực chất tránh dân chủ hình thức. Củng cố công khai những điều dân được biết…

để dân bàn, dân làm và dân kiểm tra. Khắc phục mọi biểu hiện quan liêu - xa dân;

chuyên quyền, độc đoán - mất dân chủ; trù dập những người dám đứng lên đấu tranh

với những biểu hiện sai trái của cán bộ xã.

* Năm là, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả QLNN về tôn giáo và chống địch lợi dụng đạo

Tin lành

3.2.2. Một số kiến nghị

* Đối với Trung ương:

- Quốc hội cần nâng cao hơn nữa chất lượng làm luật nói chung và pháp luật

về tôn giáo nói riêng; sớm ban hành Luật về TN, TG.

- Trước mắt đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ rà soát, xem

xét sửa đổi, những nội dung không còn phù hợp, bổ sung những nội dung chưa được

cụ thể hóa, còn thiếu hoặc mới phát sinh chưa được điều chỉnh trong Pháp lệnh TN,

TG.

- Đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số: 13/2008/NĐ - CP, ngày

04.02.2008, quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực

thuộc Trung ương. Trong đó, việc tổ chức bộ máy QLNN về tôn giáo nên theo

hướng: tỉnh nào có nhiều dân tộc thì tách Phòng tôn giáo thuộc Sở Nội vụ sáp nhập

với Ban Dân tộc để thành lập Ban Dân tộc - Tôn giáo, như vậy hợp lý hơn.

- Cần đưa các chương trình về lý luận và chính sách tôn giáo, dân tộc vào

giảng dạy ở các trường.

- Các trung tâm nghiên cứu lý luận và các trường học chuyên ngành của các

ngành như: Công an, quân đội, phụ nữ, thanh niên, các viện nghiên cứu dân tộc và

Page 19: Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/37974/1/02050000335.pdf · Học viện Chính trị Quốc

19

tín ngưỡng… cần tổ chức nghiên cứu và soạn thảo các chương trình giảng dạy

chuyên sâu về tôn giáo, dân tộc nhằm giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn, tạo điều

kiện cho lực lượng ở cơ sở khi tiếp cận những vấn đề cụ thể có các giải pháp để giải

quyết và xử lý.

- Đề nghị Ban Tôn giáo của Chính phủ thường xuyên tổ chức các hội nghị

giao ban, hội thảo chuyên đề về tôn giáo và công tác QLNN về tôn giáo để các tỉnh

có điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm công tác, nắm bắt được sự chỉ đạo của

cấp trên và thông tin về chính sách tôn giáo một cách kịp thời, hiệu quả nhất.

- Đài Phát thanh và Truyền hình Việt Nam, các đài địa phương và khu vực cần

phải đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, vận động.

- Trung ương cần đầu tư hơn nữa cho các chương trình, dự án của tỉnh, nhất là

đối với các vùng đồng bào DTTS.

- Đề nghị Chính phủ ngoài các chương trình dự án đầu tư, hỗ trợ để phát triển

KT - XH cần tăng cường thêm nhóm chính sách, giải pháp để củng cố HTCT ở cơ sở.

* Đối với địa phương:

- Tỉnh cần có kế hoạch chỉ đạo các huyện, thành có đạo Tin lành xâm nhập,

điều tra cơ bản tình hình đạo Tin lành để có số liệu đánh giá đúng thực trạng.

- Tăng cường lãnh đạo, quản lý, điều hành tổ chức thực hiện phát triển KT -

XH, giữ vững an ninh quốc phòng.

- Có cơ chế, chính sách thông thoáng trong việc thu hút đầu tư của các doanh

nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào Thái Nguyên.

- Động viên toàn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết, khắc

phục mọi khó khăn, tránh tư tưởng tự ty, trông chờ, ỷ lại sự đầu tư cứu trợ của Nhà

nước; phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, lợi thế, sử dụng có hiệu quả các nguồn

lực cho phát triển KT - XH.

Page 20: Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/37974/1/02050000335.pdf · Học viện Chính trị Quốc

20

- Chỉ đạo các ban ngành tham mưu đề xuất để Tỉnh ủy và UBND quyết định

các chủ trương, giải pháp để từng bước củng cố HTCT ở cơ sở cấp xã, nhất là các xã

nghèo, vùng có đạo Tin lành xâm nhập.

- Tập trung làm tốt công tác vận động quần chúng, bám sát dân, giúp dân

chuyển hướng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; tuyên truyền chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo; vạch rõ những âm mưu thủ

đoạn lừa bịp, lợi dụng tôn giáo của các đối tượng truyền đạo.

- Trong những năm tới Tỉnh cần thường xuyên mở các lớp tập huấn về tôn

giáo và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ cán bộ làm công tác

tôn giáo ở tỉnh, huyện, đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã vùng sâu, vùng dân tộc Mông

và Dao.

- Đẩy mạnh việc xây dựng đời sống văn hóa mới ở cơ sở.

* Đối với các cơ quan chức năng:

- Đối với Ban chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh: Thực hiện tốt vai trò tham mưu

cho Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác tôn giáo trên địa bàn.

- Đối với các cơ quan, ban ngành có liên quan:

+ Ủy ban MTTQ - Cơ quan tập hợp lực lượng, phát huy sức mạnh đại đoàn

kết dân tộc.

+ Sở Nội vụ - cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo công tác tôn giáo tỉnh.

+ Ban Dân vận Tỉnh ủy.

+ Ban Dân tộc.

+ Sở Tài chính.

+ Sở Tài nguyên - Môi trường.

+ Sở Văn hóa, Thể dục - Thể thao và du lịch.

+ Công an, bộ đội.

Page 21: Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/37974/1/02050000335.pdf · Học viện Chính trị Quốc

21

KẾT LUẬN

Từ việc nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác đối với đạo Tin lành ở địa

bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay, luận văn đã tập trung làm rõ:

Thứ nhất, Thái Nguyên là một tỉnh thuộc khu vực miền núi và trung du Bắc

Bộ, có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống hòa thuận. Ở Thái Nguyên có ba tôn giáo là

Phật giáo, Công giáo và Tin lành, trong đó đạo Tin lành xâm nhập vào Thái Nguyên

Page 22: Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/37974/1/02050000335.pdf · Học viện Chính trị Quốc

22

từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, chủ yếu vào dân tộc Mông và Dao, sau đó lan

sang các dân tộc khác.

Thứ hai, quá trình đạo Tin lành xâm nhập và phát triển vào một số vùng đồng

bào các dân tộc tỉnh Thái Nguyên qua hai giai đoạn (1963- 1988; 1989 - nay) và do

những nguyên nhân chủ yếu là: điều kiện tự nhiên; kinh tế; văn hóa - xã hội; HTCT;

sự tác động từ bên ngoài…

Thứ ba, đạo Tin lành xâm nhập vào Thái Nguyên tuy có những ảnh hưởng

tích cực nhất định song chỉ là thứ yếu. Mặt tiêu cực của nó là rất nặng nề: đã làm đảo

lộn trật tự xã hội và văn hóa truyền thống; gây mất đoàn kết trong cộng đồng các dân

tộc; gây trở ngại cho quá trình phát triển KT - XH trên địa bàn; lộ rõ âm mưu lợi

dụng tôn giáo làm phức tạp tình hình an ninh chính trị…

Thứ tư, từ phân tích thực trạng công tác đối đối với đạo Tin lành ở tỉnh Thái

Nguyên thời gian qua, luận văn đã chỉ ra 6 vấn đề đặt ra (về nhận thức tư tưởng; về

đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội; về công tác QLNN với tôn giáo; về công tác cán

bộ; về công tác tuyên truyền vận động quần chúng; về bộ máy làm công tác tôn

giáo).

Giải quyết tốt những vấn đề đặt ra trên - tức là đã thực hiện có hiệu quả công

tác đối với đạo Tin lành trong thời gian tới. Luận văn đã đề xuất 5 nhóm giải pháp

chủ yếu (về nhận thức; về phát triển KT - XH, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời

sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động

của hệ thống chính trị ở cơ sở; thực hiện tốt công tác vận động quần chúng; nâng cao

hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với các hoạt động tôn giáo).

Thứ năm, luận văn còn nêu ra một số kiến nghị với Trung ương và địa phương

nhằm góp phần thực hiện tốt công tác đối với đạo Tin lành trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên trong thời gian tới.

Page 23: Đạo Tin Lành và công tác đối với đạp Tin Lành ở Thái ...tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/37974/1/02050000335.pdf · Học viện Chính trị Quốc

23