phân loại độ sâu của bỏng

27
PHÂN LOẠI ĐỘ SÂU CỦA BỎNG Dưới đây là một số phương pháp tính độ sâu tổn thương bỏng Bỏng nông Bỏng sâu Độ I Độ II Độ III Độ IV Độ V IIInông IIIsâu Viêm cấp đỏ da do bỏng Tổn thương biểu bì, lớp đáy còn Tổn thương lớp nhú, phần phụ của da còn Tổn thương lớp lưới, chỉ còn phần sâu tuyến mồ hôi Bỏng toàn bộ lớp da Bỏng da và các lớp dưới da, nội tạng Tổn thương bỏng độ I Tổn thương bỏng độ I là do tổn thương lớp biểu bì 4.1 Đặc điểm: - Tổn thương lớp nông biểu bì, viêm da vô trùng - Da xung huyết, viêm nề - Khỏi sau 2 - 3 ngày - Hay gặp khi tắm nắng

Upload: som

Post on 15-Apr-2017

121 views

Category:

Health & Medicine


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: phân loại độ sâu của bỏng

PHÂN LOẠI ĐỘ SÂU CỦA BỎNG

Dưới đây là một số phương pháp tính độ sâu tổn thương bỏng

Bỏng nông Bỏng sâu

Độ I Độ II Độ III Độ IV Độ V

IIInông IIIsâu

Viêm cấp đỏ da do bỏng

Tổn thương biểu bì, lớp đáy còn

Tổn thương lớp nhú, phần phụ của da còn

Tổn thương lớp lưới, chỉ còn phần sâu tuyến mồ hôi

Bỏng toàn bộ lớp da

Bỏng da và các lớp dưới da, nội tạng

Tổn thương bỏng độ I

Tổn thương bỏng độ I là do tổn thương lớp biểu bì

4.1 Đặc điểm:

- Tổn thương lớp nông biểu bì, viêm da vô trùng

- Da xung huyết, viêm nề

- Khỏi sau 2 - 3 ngày

- Hay gặp khi tắm nắng

Page 2: phân loại độ sâu của bỏng

Tổn thương bỏng độ II Tổn thương bỏng độ II là do tổn thương lớp biểu bì

4.5 Đặc điểm:

- Tổn thương biểu bì, phần lớn lớp đáy còn nguyên vẹn

- Vòm phỏng mỏng, nền hồng nhạt, tăng cảm

- Dịch nốt phỏng vàng trong hoặc hang nhạt

- Tự khỏi nhờ biểu mô từ phần còn lại của các tế bào mầm ở lớp đáy biểu bì

- Khỏi sau 7 – 10 ngày để lại nền nhạt màu hơn da lành xung quanh.

4.6 Tổn thương bỏng độ II, tổn thương biểu bì

phần lớn lớp đáy còn nguyên vẹn

4.7 Bỏng độ II ở cẳng chân, vòm

phỏng mỏng, dễ vỡ

4.8 Bỏng độ II ở cẳng và bàn tay, một số

vòm phỏng đã vỡ, nền hồng nhạt

Page 3: phân loại độ sâu của bỏng

4.9 Bỏng độ II ở cánh tay phải, nhiều

nốt phỏng nhỏ, vòm mỏng, dễ vỡ

4.10 Bỏng độ II và độ I vùng bụng với nhiều

vòm phỏng kích thước khác nhau

4.11 Bỏng độ II mu bàn tay trái do nước sôi, các vòm phỏng mỏng, to dễ

vỡ bàn tay phù nề

4.12 Bỏng độ II khi khỏi không để lại

di chứng co kéo và thẩm mỹ

Page 4: phân loại độ sâu của bỏng

Tổn thương bỏng độ III nông (IIIn) Tổn thương bỏng độ III nông (IIIn) là tổn thương tới lớp nhú, còn ống, gốc lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã

4.13 Đặc điểm

• Tổn thương tới lớp nhú, còn ống, gốc lông, tuyến mồ hôi, tuyến bã

• Nốt phỏng vòm dày, nền đỏ

• Dịch nốt phỏng màu trắng đục, có các cục huyết tương đông vón

• Tăng cảm kể cả với luồng không khí

• Tự liền nhờ biểu mô hoá từ các phần phụ còn lại của da

• Khỏi sau 12 – 15 ngày

4.14 Bỏng độ IIIn. Tổn thương tới phần trêncủa trung bì. Phù nề bóc tách phần

tổnthương và nền vết bỏng tạo vòm phỏng.Vùng cận hoại tử mỏng

4.15 Nốt phỏng độ IIIn ở gan bàn taytrẻ em: to, vòm dày

4.16 Bỏng độ IIIn ở các ngón bàn tay với các nốt phỏng vòm dày

Page 5: phân loại độ sâu của bỏng

4.17 Nốt phỏng độ IIIn ở gan bàn chân phải to, vòm dày

4.18 Vòm phỏng độ IIIn sau khi đã chíchtháo dịch nốt phỏng

4.19 Tổn thương bỏng độ IIIn, nền tổn thương sau khi bóc vòm phỏng

4.20 Bỏng độ II, IIIn vùng đùi trái do bỏnglửa ngày thứ 9 sau bỏng

Page 6: phân loại độ sâu của bỏng

4.21 Đáy nốt phỏng độ IIIn ngay sau khicắt bỏ vòm phỏng

4.22 Tổn thương IIIn ngày 11 sau bỏng, biểu mô hoá gần hoàn toàn

4.23 Tổn thương độ IIIn khỏi, nền thường đậm màu hơn so với da lành

4.24 Tổn thương bỏng độ IIIn ở mu bàn tayphải đã khỏi, nền thẫm màu hơn da

lành

Page 7: phân loại độ sâu của bỏng

Bỏng độ III sâu

4.25 Đặc điểm

- Tổn thương tới lớp lưới trung bì, chỉ còn phần sâu tuyến mồ hôi

- Giảm cảm giác đau

- Bỏng độ trung gian, nhiều dạng tổn thương, khó chẩn đoán

- Hoại tử rụng vào N12 – N14 sau bỏng

- Hình thành đảo biểu mô từ phần còn lại của các tuyến mồ hôi

- Rất dễ chuyển thành bỏng sâu (độ IV)

4.26 Độ IIIs. Tổn thương gần hết chiều sâucủa trung bì, phần tổn thương bám dínhvào vùng cận hoại tử, vùng cận hoại tửdày, lớp phù nề

mỏng

4.27 Bỏng độ IIIs mu bàn tay trái, nềntrắng, có các nốt xuất huyết

4.28 Bỏng độ IIIs do nước sôi nền xung huyết đỏ toàn bộ

Page 8: phân loại độ sâu của bỏng

4.29 Bỏng độ IIIs mu bàn tay phải, nền trắnghồng, ít đau hơn bỏng độ IIIn, ít có vòm phỏng hoặc có sau bỏng nhiều giờ

4.30 Bỏng độ IIIs ở gan bàn tay trái, nềnthẫm màu, tự liền được

4.31 bỏng độ IIIs khuỷ tay phải, ngày thứ 5 sau bỏng, viêm nề, nhiều giả mạc

4.32 Bỏng độ IIIs ở cẳng và bàn chân

Page 9: phân loại độ sâu của bỏng

4.33 đảo biểu mô hình thành N17 sau bỏngđộ IIIs, là các chấm trắng, xung

quanhlà mô hạt

4.34 Đảo biểu mô của bỏng độ IIIs vùnglưng do bỏng nước sôi ở trẻ em

ngày thứ 13 sau bỏng

4.35 Bỏng độ IIIs có đảo biểu mô và mô hạtđẹp đã được ghép da tự thân ở trẻ em

ngàythứ 17 sau bỏng

4.36 Tổn thương IIIs khi khỏi, ngứa, sẹoxấu do vậy hiện nay có xu hướng

phẫuthuật cắt hoại tử độ IIIs và ghép da để tránh sẹo xấu

Page 10: phân loại độ sâu của bỏng

Tổn thương độ IV

Tổn thương bỏng độ IV là Tổn thương sâu hết lớp da. Không tự liền được do không còn các thành phần biểu mô

4.37 Đặc điểm

- Tổn thương sâu hết lớp da

- Dạng hoại tử khô hoặc ướt

- Tất cả các thành phần biểu mô đều bị phá huỷ

- Không tự liền được do không còn các thành phần biểu môHoại tử rụng hình thành mô hạt

4.38 Bỏng độ IV, sâu hết lớp da

4.39 Hoại tử khô

- Chắc, khô, đen hoặc vàng sẫm, lõm hơn da lành

- Lưới tĩnh mạch dưới da lấp quản

- Khô đét và rụng cả khối, nhiều dịch mủ phía dưới

- Thường do sức nhiệt khô: lửa, tiếp xúc vật nóng

4.40 Bỏng sâu cánh tay phải, hoại tử khô với cáclưới tĩnh mạch đông tắc dưới da, không

còncảm giác đau

Page 11: phân loại độ sâu của bỏng

4.41 hoại tử khô đùi và cẳng chân phải dolửa đã được rạch hoại tử giải

phóngchèn ép

4.42 Hoại tử khô do bỏng acid vùng ngực,nhiều lưới tĩnh mạch đông tắc dướida

hoại tử.

4.43 Bỏng sâu diện rộng, hoại tử khô vùngngực và tứ chi đã được rạch

hoại tử

4.44 Bỏng diện rộng ở trẻ em, hoại tử khôvùng ngực, chi trên

Page 12: phân loại độ sâu của bỏng

4.45 Hoại tử ướt:

- Màu trắng bệch, đỏ xám như đá hoa, tro xám

- Gồ cao hơn da lành

- Xung quanh phù nề xung huyết rộng

- Tan rữa và rụng từ N15 – N20

4.46 Hoại tử ướt hai chân do bỏng vôitổn thương phù nề, màu trắng như đáhoa, gồ cao

hơn da lành.

4.47 Bỏng độ IV ở bàn tay trái, hoại tử ướt

mu tay, đã được rạch hoại tử

4.48 Bỏng độ IV bàn tay, hoại tử ướt, móng

tay rụng tự nhiên.

Page 13: phân loại độ sâu của bỏng

4.49 Bỏng sâu kết hợp với nhiễm độc khí COlàm cho màu da chuyển đỏ

gây nhầmvới bỏng nông tuy nhiên khi ấn vùng dabỏng không thấy hồi phục

tuần hoàn.

4.50 Bỏng sâu vùng lưng, biểu hiện nhưmiếng da thuộc, xung quanh là bỏng

độ IIIs.

4.51 Bỏng sâu vùng đầu mặt cổ gây phù nềlớn, vùng da bỏng mất tính đàn hồi, phùnề phát triển vào trong

gây hẹp đường

thở suy hô hấp

4.52 Bỏng sâu hai tay do lửa, hoại tử ướt,

kết hợp bỏng hô hấp do cháy nhà

Page 14: phân loại độ sâu của bỏng

Tổn thương độ V

4.53 Đặc điểm:

- Tổn thương qua lớp da tới cơ, gân, xương, nội tạng

- Thường do bỏng điện cao thế, bỏng lửa khi lên cơn động kinh

…- Khám thấy lộ gân cơ xương hoại tử

- Thời gian rụng hoại tử: 2 – 3 tháng

- Hậu quả thường nặng nề

4.54. Bỏng độ V: tổn thương qua hết lớp da,đến cơ, gân, xương, nội tạng

4.55. Bỏng độ V vùng đầu, phá huỷ dađầu và bản ngoài xương sọ

4.56. Bỏng độ V, phá huỷ cơ, nhãn cầu và bản ngoài xương sọ

Page 15: phân loại độ sâu của bỏng

4.57. Bỏng điện cao thế hai chân tổn thươngđộ V, gân cơ và mạch máu đã bị

huỷ

4.58 Hậu quả bỏng độ V, cắt cụt đùi dobỏng sâu không còn khả năng bảo

tồn

4.59 Bỏng độ V do điện cao thế, toàn bộ da,gân, cơ, xương, bàn tay co quắp,

mất chức năng, phải cắt cụt

4.60 Bỏng độ V, lộ gân, phá huỷ tới cơ

Page 16: phân loại độ sâu của bỏng

4.61 Bỏng độ V vùng cổ tay và bàn tay phải do điện cao thế. Bàn tay co quắp, các ngón

tay tím tái, không còn tuần hoàn đầu chi, rạch hoại tử giải phóng chèn ép là rất cần

thiết tuy nhiên rất khó khả năng bảo tồn bàn tay và các ngón tay.

4.62 Bỏng điện cao thế độ V vùng gáy, xungquanh (vành tai và mặt) là tổn

thươngđộ III và độ Iv do tia lửa điện

4.63 Bỏng sâu độ V cẳng tay và bàn tay phải sau khi đã rạch hoại tử, da, gân, cơ bị hoại

tử do dòng điện cao thế

4.64 Hoại tử hoàn toàn cẳng bàn tay phải do bỏng điện cao thế, không còn

khả năng bảo tồn

Page 17: phân loại độ sâu của bỏng

Mô hạt Mô hạt là sự liên kết non của các mạch máu tân tạo, mô hạt xuất hiện khi hoại tử độ IIIs, độ IV, độ V rụng hoặc bị cắt bỏ.

4.65 Mô hạt: - Bản chất là tổ chức liên kết non và các mạch máu tân tạo - Mô hạt hình thành khi hoại tử độ IIIs, độ IV và độ V rụng hoặc được cắt bỏ. - Mô hạt đẹp: phẳng, hồng, sạch, đỏ tơi, biểu mô hoá từ mép, da ghép bám sống .- Mô hạt xấu: Mô hạt phù nề, xuất huyết, xơ hoá, hoại tử…

4.66. Mô hạt đẹp, nền sạch, màu hồng bóng, ít giả mạc, ghép da tỷ lệ thành công

cao

4.67. Mô hạt đẹp đã được ghép da tự thân, da ghép bám sống tốt

4.68.. Mô hạt đẹp đã được ghép da tự thân

Page 18: phân loại độ sâu của bỏng

4.69. Mô hạt xen lãn nhiều giả mạc trắng, nền xấu đang nhiễm khuẩn

4.70 Mô hạt nhợt nhạt ở bệnh nhân suy mòn, cần phải điều trị tích cực trước khi

phẫu thuật ghép da che phủ tổn thương.

4.71. Mô hạt phù nề, nhợt nhạt ở bệnh nhân bỏng sâu diện rộng suy mòn ngày

35 sau bỏng

4.72 Mô hạt phù nề, xơ hoá do đến muộn, bàn chân và cẳng chân đã bị biến dạng

Page 19: phân loại độ sâu của bỏng

Các tổn thương bỏng đặc biệt 1

4.73 Bỏng nông ở mu bàn tay (độ II và độIIIn).

Vòm phỏng đã được bóc bỏ, nềnmàu hồng nhạt,

điều trị bảo tồn..

4.74 Bỏng độ III sâu mu bàn tay, tổnthương phù nề mạnh các ngón tay vàbàn tay. Cần theo dõi sát để rạch hoại tử giải phóng chèn ép khi cần.

4.75. Bỏng độ IIIns ở gan bàn tay do tiếp xúc với vật nóng

4.76. Bỏng độ IIIs ở mu bàn tay do nhiệt ướt. Tổn thương nền màu trắng

bệch, tuy nhiên vẫn còn lưu thông tuần hoàn khi ấn

Page 20: phân loại độ sâu của bỏng

4.77 Bỏng sâu độ IV, hoại tử ướt bàn tay và cẳng tay phải gây chèn ép. Rạch hoại tử rất cần thiết để đảm bảo tuần hoàn đầu chi. .

4.78 Bỏng hai bàn tay do hoá chất

4.79 Bỏng hoá chất ở các ngón tay – cận cảnh

4.80 Bỏng hoá chất ở các ngón tay sau khi đã cắt lọc vòm phỏng – cận

cảnh

Page 21: phân loại độ sâu của bỏng

Các tổn thương bỏng đặc biệt 2

Tổn thương bỏng bàn chân, vùng đầu, mặt cổ, vành tai

4.81 Bỏng hai bàn chân do nhiệt khô, toàn bộ

các ngón chân bỏng sâu độ IV và V, bàn chân

hai bên bỏng độ IV và độ IIIsâu.

4.82 Bỏng độ IIIsâu bàn chân trái do nước sôi,

rất dễ chuyển sang bỏng độ IV, phải phẫu

thuật cắt hoại tử và ghép da.

4.83 Bỏng sâu độ hoại tử khô độ IV và V ở

bàn và các ngón chân do tiếp xúc với vật

nóng.

4.84 Bỏng sâu độ IV và V ở bàn và các ngón

chân do tiếp xúc với vật nóng

Page 22: phân loại độ sâu của bỏng

4.85 Bỏng vùng mặt và cổ gây phù nề lớn.

Bệnh nhân thường bị suy hô hấp phải đặt nội

khí quản để thông khí

4.86 Bệnh nhi bỏng 90% diện tích cơ thể, bỏng

sâu vùng mặt và các vùng khác, bỏng hô hấp,

phù nề lớn vùng mặt, lộn mí, suy hô hấp phải

mở khí quản

4.87 Bỏng toàn bộ vùng đầu mặt cổ do lửa.

Hoại tử ướt độ IV. Phù nề lớn gây nguy cơ

suy hô hấp

4.88 Bỏng sâu độ IV, V vùng đầu và mặt ở

trẻ nhỏ

Page 23: phân loại độ sâu của bỏng

4.89 Bỏng sâu đến xương sọ nhìn theo

hình thẳng đứng

4.90 Bỏng sâu đến xương sọ đã được phẫu

thuật, lộ bản trong xương sọ hoại tử, lộ tổ

chức não.

4.91 Bỏng sâu độ IV vùng mặt, hoại tử đaz

rụng, hình thành mô hạt đẹp có thể ghép da

được

4.92 Ghép da tự thân mảnh lớn lên mô hạt

vùng mặt, thường phải khâu đính cố định các

mép mảnh da vì vùng này khó băng ép

Page 24: phân loại độ sâu của bỏng

4.93 Đặc điểm bỏng vành tai:

- Hay gặp khi bỏng vùng đầu mặt cổ

- Nguồn nuôi dưỡng vành tai chủ yếu do

thẩm thấu, sụn vành tai rất dễ viêm và hoại tử

sau bỏng nhất là khi bị tỳ đè

- Vành tai viêm sụn thường phải phẫu thuật,

khó bảo tồn hình dạng ban đầu

4.94 Bỏng sâu vành tai do lửa, nguy cơ viêm

và hoại tử sụn vành tai rất cao

4.95 Bỏng sâu vành tai do lửa, tổn thương đến

lớp sụn vành tai

4.96 Viêm sụn vành tai sau bỏng đã được phẫu

thuật lấy bỏ sụn viêm

Page 25: phân loại độ sâu của bỏng

Các tổn thương bỏng đặc biệt 3

Bỏng ở vị trí đặc biệt, Hội chứng hoại tử biểu bì do nhiễm độc

Bỏng ở các vị trí đặc biệt

4.97 Bỏng bộ phận sinh dục: các trường hợp bỏng độ IIIs và độ IV cần được theo

dõi hội chứng chin ép khoang, rạch hoại tử dọc theo vùng lưng dương vật cần được tiến hành để dự phòng hoại tử hoàn toàn

dương vật

4.98 Bỏng mắt do acid, cần nhanh chóng tưới rửa bằng nước lạnh nhiều

lần trong thời gian dài để loại bỏ và làm loãng tác nhân gây bỏng

4.99 Bỏng mắt do acid: sơ cứu muộn gây hoại tử, bỏng sâu, mất thị lực mắt trái

4.100. Bỏng do nhựa đường, nhiệt độ cao, gây dính, thường bỏng sâu, hay gặp do tai nạn lao động, tai nạn giao thông. Khi sơ cứu không nên bóc tổn

Page 26: phân loại độ sâu của bỏng

thương mà dùng nước lạnh để hạ nhiệt

Hội chứng hoại tử biểu bì do nhiễm độc - Steven Jonson

4.101 Xử lý hoại tử biểu bì do nhiễm độc

- Không tiếp tục dùng loại thuốc hoặc hoá chất nghi ngờ

- Cắt lọc và che phủ bằng vật liệu sinh học

- Tránh dùng corticoid

- Giảm đau và kháng kháng nguyên

- Sử dụng kháng sinh phổ rộng nếu có giảm bạch cầu đa nhân trung tính

- Dự phòng loét do stress

- Gammaglobulin đường tĩnh mạch

- Nystatin đường uống

- Chăm sóc và điều trị khác như bệnh nhân bỏng

4. 102 Hội chứng hoại tử biểu bì do nhiễm độc ở trẻ nhỏ 3 tuổi. Biểu bì bị hoại tử, bóc tách toàn thân, niêm mạc miệng cũng tỏn thương

4.103 Hình ảnh cận cảnh hoại tử biểu bì vùng đầu mặt cổ. Cần vô cảm tốt để làm

sạch tổn thương

4.104 Bệnh nhân được điều trị bằng giảm đau, cắt lọc làm sạch vùng tổn

thương, che phủ bằng vật liệu sinh học và chăm sóc như bệnh nhân bỏng nặng

Page 27: phân loại độ sâu của bỏng

4.105 Hoại tử thứ phát tổn thương bỏng:

- Thường do nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn huyết- Có thể do tỳ đè, thiểu dưỡng

- Gây chuyển độ sâu tổn thương

- Điều trị thường phức tạp, phải phối hợp giải quyết toàn thân và tại chỗHoại tử thứ phát ở nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn huyết có đặc điểm: vết thương xuất huyết, chuyển màu xám đen, khô nhanh, bờ mép viêm nề xung huyết mạnh, nền phía dưới nhiều mủ đặc, bờ hàm ếch

4.106 Bệnh nhân 2 tuổi, bỏng nước sôi, hoại tử thứ phát, nhiễm khuẩn huyết N6 sau bỏng nước sôi. Toàn thân phù nề, xung huyết, thường gặp bụng chướng, suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn

4.107 vết thương xuất huyết, chuyển màu xám, khô nhanh, chuyển đen, bờ mép viêm

nề xung huyết mạnh

4.108 Cận cảnh hoại tử thứ phát/nhiễm khuẩn huyết, vết bỏng chuyển độ sâu