phẦn mỞ ĐẦu -...

94
Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng SVTH: Taï Döông Nhö Thöông 1 PHẦN MỞ ĐẦU (Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cửu Long) 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đã tạo ra rất nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác, phát triển về mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội như văn hóa, giáo dục…, đặc biệt là kinh tế. Ngày nay kinh tế phát triển đã đưa con người lên một tầm cao mới. Con người giờ đây không chỉ biết ăn ngon, mặc đẹp, mà còn biết hưởng thụ những thú vui trong cuộc sống. Vì thế trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống kinh tế xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới và khu vực, du lịch Việt Nam cũng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Thị trường du lịch Việt Nam ngày càng khẳng định lợi thế, tiềm năng to lớn, đáp ứng nhu cầu của du khách trong khu vực và thế giới. Vì thế, Việt Nam được xem là điểm đến an toàn và thân thiện, nhiều khu du lịch được hình thành, hệ thống khách sạn, nhà hàng và dịch vụ trong cả nước phát triển mạnh. Trong đó phải kể đến du lịch của tỉnh Cà Mau. Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc, vùng đất mà các bậc tiền nhân đã khai hoang, mở cõi trên mãnh đất phù sa. Chính vùng đất đã sản sinh ra nét văn hóa đặc trưng Nam bộ nói chung và của Cà Mau nói riêng. Là vùng đất mà nhà thơ Xuân Diệu đã từng ví như : “Tổ quốc tôi như một con tàu Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau” Mũi Cà Mau_ nơi tận cùng của phương Nam luôn thao thức mời gọi những bước chân lữ hành. Là vùng sinh thái bán đảo, mũi Cà Mau là vùng ngập mặn vừa là thềm lục địa nhô ra biển Đông. Đất rồng mở cõi! Được ngã mình trên bãi cát vàng ấy, để tận

Upload: others

Post on 13-Sep-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

SVTH: Taï Döông Nhö Thöông 1

PHẦN MỞ ĐẦU

(Nghiên cứu định tính- SV ĐH Cửu Long)

1. Lý do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa đã tạo ra rất nhiều điều kiện

thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác, phát triển về mọi mặt, mọi lĩnh vực trong đời

sống xã hội như văn hóa, giáo dục…, đặc biệt là kinh tế.

Ngày nay kinh tế phát triển đã đưa con người lên một tầm cao mới. Con

người giờ đây không chỉ biết ăn ngon, mặc đẹp, mà còn biết hưởng thụ những thú

vui trong cuộc sống. Vì thế trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành một nhu

cầu không thể thiếu trong cuộc sống kinh tế xã hội và phát triển với tốc độ ngày

càng nhanh.

Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới và khu vực, du lịch Việt Nam

cũng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Thị trường du lịch Việt Nam ngày

càng khẳng định lợi thế, tiềm năng to lớn, đáp ứng nhu cầu của du khách trong khu

vực và thế giới. Vì thế, Việt Nam được xem là điểm đến an toàn và thân thiện,

nhiều khu du lịch được hình thành, hệ thống khách sạn, nhà hàng và dịch vụ trong

cả nước phát triển mạnh. Trong đó phải kể đến du lịch của tỉnh Cà Mau.

Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc, vùng đất mà các bậc tiền

nhân đã khai hoang, mở cõi trên mãnh đất phù sa. Chính vùng đất đã sản sinh ra nét

văn hóa đặc trưng Nam bộ nói chung và của Cà Mau nói riêng. Là vùng đất mà nhà

thơ Xuân Diệu đã từng ví như :

“Tổ quốc tôi như một con tàu

Mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau”

Mũi Cà Mau_ nơi tận cùng của phương Nam luôn thao thức mời gọi những

bước chân lữ hành.

Là vùng sinh thái bán đảo, mũi Cà Mau là vùng ngập mặn vừa là thềm lục

địa nhô ra biển Đông. Đất rồng mở cõi! Được ngã mình trên bãi cát vàng ấy, để tận

Page 2: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

2

hưởng những phút giây thần tiên, để thì thầm những câu chuyện kỳ thú thiên nhiên

về những ngày lễ hội mà không phải nơi nào cũng có được. Đó là ngày hội “Ba

khía” vào tháng tám hàng năm, lễ hội vía bà Thiên Hậu là một trong những ngày

hội quan trọng của người Hoa ở Cà Mau.

Vẫn còn đó một thế giới động vật hoang dã và kỳ thú ở rừng U Minh. Vẫn

còn đó nguyên vẹn một Đầm Thị Tường tựa như một bảo tàng sống về nét cư trú

đặc trưng của lịch sử người Việt nơi này. Cà Mau hôm nay đã là một thành phố cuối

trời của Tổ quốc Việt Nam. Chưa phải là một thành phố giàu có. Nhưng chắc chắn

là một thành phố “đất lành chim đậu”. Vì ngay giữa lòng thành phố hiện hữu một

vườn chim tự nhiên với hàng vạn con cùng sống hài hòa với con người, cùng ca

vang bài ca về cảnh quan môi trường độc đáo và hiếm có.

Ngoài ra Cà Mau còn là nơi giao thoa các nền văn hóa, có nền văn hóa phong

phú của cả ba dân tộc anh em là Kinh, Hoa, Khmer. Mỗi dân tộc có một bản sắc văn

hóa riêng cùng với phong tục tập quán của mình đã tạo nên cho tỉnh một nét văn

hóa đặc sắc so với các tỉnh khác trong khu vực.

Đặc biệt ở Cà Mau còn có nét văn hóa ẩm thực đặc trưng rất phong phú và

đa dạng, gồm nhiều đặc sản như: Mắm Lóc_ lẩu mắm (U Minh), Ba khía Rạch

Gốc_Sò huyết Bãi Bồi (Ngọc Hiển), Hàu tái mù tạt (Trần Văn Thời), Bánh Xèo (Cà

Mau)…, đây cũng là một trong những yếu tố thu hút du khách phương xa đến với

tỉnh. Đến với Cà Mau chúng ta còn bắt gặp những làng nghề truyền thống như: dệt

chiếu, dệt thảm, hay đan lát, hay hầm than…, đây cũng là nét văn hóa thu hút du

khách và đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu và học hỏi của du khách.

Và hiện nay Cà Mau cũng như các tỉnh trong khu vực đang trên đà hội nhập

vào nền kinh tế chung của cả nước, tỉnh đã xác định du lịch là một ngành kinh tế

quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và không ngừng đẩy mạnh khai thác tiềm

năng vốn có của địa phương để phát triển du lịch một cách bền vững, tỉnh đang từng

bước khẳng định mình, đang tận dụng cơ hội hiện có để bước vào hội nhập và cũng

không ngừng tổ chức, xúc tiến và luôn tạo điều kiện thuận lợi với những chính sách

ưu đãi nhằm kêu gọi sự đầu tư trong nước và ngoài nước. Đây là một nơi rất có tiềm

năng và là một điểm hẹn hấp dẫn của các nhà đầu tư trong tương lai.

Page 3: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

3

Vâng, thiên nhiên đã ưu đãi, ban tặng cho Cà Mau những điều kiện thuận lợi

về tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn cộng với một nền văn hóa nghệ thuật

phong phú, đa dạng và kinh tế trên đà phát triển…, đây là nguồn tài nguyên, là thế

mạnh cho Cà Mau để phát triển du lịch. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua vấn

đề phát triển du lịch ở Cà Mau còn nhiều bỏ ngõ, hạn hẹp, sản phẩm du lịch còn khá

đơn điệu, nhiều tiềm lực phát triển du lịch vẫn còn ngủ yên, các điểm du lịch chưa

được đầu tư khai thác đúng mức để phục vụ du khách, chưa thực sự tương xứng với

tiềm năng, gây lãng phí và cạn kiệt dần nguồn tài nguyên.

Để góp phần biến tiềm năng năng thành sức hút, thành nhũng sản phẩm du

lịch đặc sắc, chất lượng cao cần có một giải pháp, một chính sách, bên cạnh đó cũng

cần phân tích được ưu điểm và nhược điểm trong chính sách phát triển du lịch hiện

nay của tỉnh. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng và định hướng

phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Cà Mau”, để làm khóa luận tốt nghiệp.

Do lượng kiến thức và kinh nghiệm có giới hạn, nên đề tài khóa luận tốt

nghiệp này khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế, em rất mong được quý Thầy cô,

bạn bè đóng góp ý kiến quý báo của mình để đề tài này được hoàn thiện hơn.

2. Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu là: “Đánh giá thực trạng và định hƣớng phát triển du

lịch tỉnh Cà Mau ”, bao gồm 3 chương cơ bản, có nội dung khá đầy đủ, phong phú,

bao quát về cơ sở lý luận và tình hình thực tế hoạt động du lịch của tỉnh Cà Mau với

bố cục cụ thể như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch.

Chương II: Đánh giá tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch của tỉnh Cà

Mau.

Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Cà

Mau.

3. Phạm vi nghiên cứu và mục đích nghiên cứu

Đề tài “ Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển sản phẩm du lịch tỉnh

Cà Mau” chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu trong địa giới hành chính tỉnh Cà Mau và

Page 4: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

4

có kết hợp với một số sản phẩm du lịch khác trong vùng nhằm đưa ra những định

hướng và giải pháp để sản phẩm du lịch Cà Mau ngày càng phát triển hơn.

Việc nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh không nằm ngoài mục

đích đẩy mạnh việc khai thác tiềm năng vốn có tỉnh, không ngừng chú trọng khai

thác những điểm, loại hình du lịch mà tỉnh có lợi thế so sánh trong vùng Đồng Bằng

Sông Cửu Long, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của dịch vụ du lịch, tăng tỷ trọng

doanh thu du lịch trong cơ cấu GDP góp phần trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, tạo công ăn việc làm nhằm cải thiện cuộc sống cho cư dân địa phương.

Trong tương lai tỉnh đang tập trung phát triển các điểm du lịch có nhiều tiềm

năng như Khu du lịch Vườn quốc gia Đất Mũi, bãi biển Khai Long, các cụm đảo,

hòn như: Đá Bạc, Hòn Khoai…, để thuận lợi cho tỉnh tìm các đối tác liên doanh,

liên kết để thực hiện các dự án nâng cấp các khu du lịch nêu trên, đồng thời tiếp tục

đầu tư hoàn thiện các công trình xây dựng khách sạn, nhà hàng, điện, viễn thông,

cung cấp nước sạch…Có sự hợp tác như thế thì chất lượng sản phẩm du lịch mới

không ngừng được nâng cao, tạo cho tỉnh một sự phát triển du lịch một cách bền

vững và lâu dài.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin

Thu thập thông tin từ các điểm du lịch, các tư liệu từ cơ quan ban ngành có

liên quan, tham khảo các công trình nghiên cứu trước đó, thông tin từ các phương

tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, ti vi…), vận dụng những thông tin đã có, xử

lý và vận dụng những thông tin cần thiết vào đề tài đang nghiên cứu để có được cái

nhìn khái quát và rõ ràng vấn đề hơn.

4.2. Phƣơng pháp bản đồ

Việc sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu sẽ giúp chúng ta

có được một tầm nhìn bao quát hơn về sự phân bố các sản phẩm du lịch và là cơ sở

để phân tích các qui luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch.

4.3. Phƣơng pháp khảo sát thực địa

Sử dụng phương pháp này thường đạt hiệu quả cao trong quá trình thu thập,

xử lý thông tin, tư liệu do cần phải đi khảo sát thực tế, xin số liệu, chụp những hình

Page 5: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

5

ảnh minh họa cho đề tài nghiên cứu.

4.4. Phƣơng pháp so sánh

So sánh tiềm năng, hiện trạng của sản phẩm và hoạt động du lịch trong quá

khứ và hiện tại để thấy được những mặt mạnh nào cần phát huy và những điểm yếu

nào cần phải khắc phục.

4.5. Phƣơng pháp phân tích xu thế

Dựa vào qui luật hoạt động trong quá khứ, hiện tại để suy ra hướng phát triển

về tương lai cho tỉnh Cà Mau.

Phương pháp này được sử dụng để đưa ra những dự báo về các chỉ tiêu phát

triển và có thể được mô hình hóa bằng phương pháp toán học.

Page 6: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

6

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU

LỊCH

1.1. Các khái niệm cơ bản

1.1.1. Khái niệm về sản phẩm du lịch

1.1.1.1. Khái niệm về sản phẩm

1.1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch

Có rất nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch.

Theo định nghĩa của WTO thì “Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp

gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành tài nguyên tự nhiên, tài

nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ

cán bộ du lịch”. Sản phẩm du lịch bao gồm cả sản phẩm hữu hình và vô hình.

Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì sản phẩm du lịch bao gồm hai mặt

chính:

Xuất phát từ đích tới du lịch, sản phẩm du lịch là chỉ toàn bộ dịch vụ

của nhà kinh doanh du lịch dựa vào vật thu hút du lịch khởi sự du lịch, cung cấp cho

du khách để thỏa mãn nhu cầu hoạt động du lịch.

Xuất phát từ gốc độ người du lịch là chỉ quá trình du lịch một lần do

du khách bỏ thời gian, chi phí và sức lực nhất định để đổi được.

Theo tiến sĩ Thu Trang Công Thị Nghĩa, tiến sĩ sử học, ủy viên đoàn chủ tịch

hội người Việt Nam tại Pháp: “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tiêu dùng đáp

ứng cho nhu cầu du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn, ở và giải trí”.

Di chuyển tức là nhu cầu cần thiết sử dụng mọi phương tiện giao thông

như máy bay, xe lửa, tàu biển…và các phương tiện vận chuyển truyền thống như

lạc đà, xe ngựa…

Lưu trú liên quan đến các loại hình và cơ sở lưu trú.

Nghệ thuật ăn uống đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng con người và cũng là

một nghệ thuật tạo nên nét văn hóa ẩm thực cho các quốc gia và vùng.

Page 7: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

7

Sản phẩm du lịch đặc trưng là các tuyến du lịch.

Từ các định nghĩa trên có thể đưa ra một định nghĩa bao quát và ngắn gọn

hơn:

“Sản phẩm du lịch là sự kết hợp các hàng hóa và dịch vụ du lịch trên cơ

sở khai thác hợp lý các tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách

trong hoạt động du lịch”.

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Hàng hóa và dịch vụ du lịch

1.1.2. Phân loại sản phẩm du lịch

1.1.2.1. Sản phẩm tham quan

Bao gồm các điểm du lịch thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, thưởng

ngoạn của du khách, đó là cảnh quan thiên nhiên, các di sản văn hóa, các di tích lịch

sử mang đậm nét văn hóa của các quốc gia, các vùng miền.

1.1.2.2. Sản phẩm vận chuyển

Bao gồm các phương tiện vận chuyển như xe, tàu, máy bay…, phục vụ cho

nhu cầu đi đến các điểm du lịch của du khách.

1.1.2.3. Sản phẩm lƣu trú

Là một mạng lưới cơ sở lưu trú phục vụ cho nhu cầu của du khách như khách

sạn, làng du lịch, nhà nghỉ…

1.1.2.4. Sản phẩm ăn uống

Là các món ăn đặc sản của địa phương nơi mà du khách đến du lịch hoặc các

nhà hàng, cơ sở ăn uống phục vụ nhu cầu thưởng thức của du khách.

1.1.2.5. Sản phẩm vui chơi giải trí

Là những sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu khiển, thư giãn của khách trong

quá trình lưu trú.

1.1.2.6. Sản phẩm mua sắm

Bất cứ du khách nào khi đi du lịch đều muốn mua những sản phẩm đặc trưng

của vùng để về làm quà lưu niệm hoặc những du khách nữ thường rất thích

shopping. Chính vì vậy sản phẩm mua sắm chính là sản phẩm đáp ứng nhu cầu này

của du khách.

1.1.3. Mô hình sản phẩm du lịch

Page 8: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

8

1.1.3.1. Mô hình 4S

SEA : Biển.

SUN : Mặt trời, tắm nắng.

SHOP : Cửa hàng lưu niệm, mua sắm.

SEX (or SAND): Hấp dẫn, khêu gợi giới tính (hay bãi cát tắm nắng).

SEA: Biển.

Biển là yếu tố quan trọng và có lực hấp dẫn lớn đối với du khách, thõa mãn

cho nhu cầu tắm biển, tắm nắng của du khách đặc biệt là vào mùa hè.

Việt Nam với chiều dài bờ biển là 3260 km, có đến 125 bãi biển có thể quy

hoạch xây dựng cho du lịch biển, trong đó có 16 bãi tắm đẹp, nỗi tiếng như Trà Cổ,

Bãi Cháy (Quãng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò

(Nghệ An), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Non Nước (Đà Nẵng), Nha

Trang (Khánh Hòa), Vũng Tàu, Long Hải (Vũng Tàu), Hà Tiên (Kiên Giang).

Ngoài ra trên vùng biển Việt Nam còn có gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ với cảnh

quan hấp dẫn và là tiềm năng to lớn cho phát triển du lịch biển.

SUN: Mặt trời, tắm nắng.

Đối với du khách, mặt trời là một yếu tố quan trọng cho họ không chỉ để tắm

biển mà còn tắm nắng. Đặc biệt là những du khách ở những miền hàn đới, ôn đới.

Việt Nam ở vùng nhiệt đới khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, có nhiệt

độ cao, nhiệt độ trung bình năm từ 220 C đến 27

0 C, nhiệt bức xạ trung bình năm đạt

100 Kcal/cm2. Với điều kiện khí hậu ôn hòa, mặt trời chiếu sáng hầu như quanh

năm tạo lực hấp dẫn đối với du khách quốc tế Châu Âu, Châu Mỹ đến du lịch.

SHOP: Cửa hàng lưu niệm, mua sắm.

Mua sắm là nhu cầu thực tế của du khách trong quá trình đi du lịch.

Ở Việt Nam có các mặt hàng lưu niệm đặc sắc và gây ấn tượng đối với du

khách như sản phẩm sơn mài, điêu khắc gỗ, đá, nón lá, thổ cẩm…

SEX (or SAND): Hấp dẫn, khiêu gợi (hay bãi cát tắm nắng).

Chữ Sex trong du lịch thể hiện tính khêu gợi, hấp dẫn và thỏa mãn nhu cầu

sinh lý.

Page 9: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

9

Trong hoạt động du lịch của một số quốc gia đã xuất hiện Sex Tour, đặc biệt

ở Thái Lan, ngành du lịch tình dục phát triển khá mạnh.

Quan điểm của các nhà lãnh đạo Tổ chức du lịch thế giới và các quốc gia

không đồng tình và không ủng hộ hoạt động tình dục, đã và đang áp dụng nhiều

biện pháp để giảm dần và đi đến xóa bỏ hoạt động tình dục.

Yếu tố Sand (bãi cát) tác động tích cực đến hoạt động du lịch, những bãi cát

mịn màng tạo đều kiện thu hút du khách.

1.1.4.2. Mô hình 3H

HERITARE: Di sản văn hóa, di sản truyền thống dân tộc.

Di sản văn hóa, di tích lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật, nghệ thuật là những yếu

tố đặc sắc, quan trọng của tài nguyên nhân văn của thế giới và mỗi quốc gia, nó tạo

ra lực hấp dẫn rất lớn đối với du khách nội địa và quốc tế.

HOSPITALITY: Lòng hiếu khách, khách sạn, nhà hàng.

Lòng hiếu khách, những dịch vụ trong khách sạn, nhà hàng là những yếu tố

rất quan trọng để cấu thành sản phẩm du lịch.

Lòng hiếu khách thể hiện qua sự giao tiếp giữa du khách với cán bộ, nhân

viên du lịch, giữa du khách với cư dân địa phương sẽ làm tăng thêm sự hài lòng và

góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.

Khách sạn, nhà hàng đáp ứng nhu cầu lưu trú và ăn uống của du khách trong

quá trình đi du lịch.

HONESTY: Tính lương thiện.

Kinh doanh du lịch muốn thành công thì phải lấy chữ “ Tín” làm đầu, phải

tạo được sự tin cậy vững chắc của du khách vào chất lượng của sản phẩm du lịch để

họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm du lịch mà họ tin tưởng.

1.1.3.3. Mô hình 6S

Là mô hình kết hợp sản phẩm du lịch của cộng hòa Pháp bao gồm 6 chữ S:

Sanitaire : Vệ sinh.

Santé : Sức khỏe.

Sécuríté : An ninh trật tự xã hội.

Serenníté : Thanh thản.

Page 10: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

10

Service : Phục vụ, phong cách phục vụ.

Satisfaction: Sự thõa mãn (hài lòng).

SANITAIRE: Vệ sinh.

Vệ sinh là một tiêu chuẩn cực kỳ quan trọng trong chất lượng của sản phẩm

du lịch, nó bao gồm vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh môi

trường trong không khí, nước, vệ sinh đường phố và các điểm tham quan…

SANTÉ: Sức khỏe.

Du khách đi du lịch với mục đích phục hồi sức khỏe sau thời gian lao động

căng thẳng và mệt nhọc. Các loại hình du lịch góp phần phục hồi và làm tăng sức

khỏe cho du khách bao gồm du lịch thể thao, chữa bệnh và nghỉ dưỡng, ngoài ra

trong các khách sạn còn có dịch vụ như tắm hơi, Massage.

SÉCURITÉ: An ninh trật tự xã hội.

Để đảm bảo cho du lịch phát triển thì một trong những yếu tố quan trọng là

sự ổn định chính trị, an ninh, trật tự xã hội của nơi du lịch. Chế độ chính trị và an

ninh ổn định đảm bảo sự an toàn tính mạng, tinh thần của cải vật chất cho du khách.

SERENITÉ: Sự thanh thản.

Đại đa số du khách đi du lịch với mục đích hưởng thụ, đi tìm sự thanh thản,

thư giãn cho tinh thần. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ

làm cho con người rơi vào tình trạng căng thẳng, cuộc sống trong môi trường đô thị

với sự ô nhiễm gia tăng như khói bụi, tiếng ồn khiến cho con người muốn tìm về

với thiên nhiên, rừng núi, đồng quê để tận hưởng những giây phút yên bình, để thư

giãn, để nghỉ ngơi.

SERVICE: Dịch vụ, phong cách phục vụ.

Sản phẩm du lịch chủ yếu là những dịch vụ như dịch vụ khách sạn, dịch vụ

thủ tục đăng ký, xuất nhập cảnh, dịch vụ vận chuyển. Chính vì vậy mà trình độ

chuyên môn nghiệp vụ và phong cách phục vụ của cán bộ, nhân viên du lịch phải

giỏi, tốt mới đáp ứng ở mức độ cao nhu cầu của du khách.

SATISFACTION: Sự thỏa mãn.

Mục đích chính của chuyến đi du lịch là để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải

Page 11: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

11

trí của con người. Do vậy sự thỏa mãn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, giá cả các

dịch vụ, vào phong cách phục vụ của những người làm trong ngành du lịch.

1.1.4. Đặc tính của sản phẩm du lịch

1.1.4.1. Tính tổng hợp

Hoạt động du lịch là hoạt động tổng hợp, bao gồm nhiều mặt như hoạt động

xã hội, kinh tế, văn hóa chính trị, giao lưu quốc tế. Bên cạnh đó nhu cầu của du

khách hết sức phong phú, đa dạng, vừa bao gồm nhu cầu đời sống vật chất cơ bản

vừa bao gồm nhu cầu cuộc sống tinh thần ở cấp cao hơn.

Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở sự kết hợp các loại dịch vụ

mà cơ sở kinh doanh cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, nó bao gồm

sản phẩm vật chất và phi vật chất. Mặt khác tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể

hiện ở sản xuất liên quan tới rất nhiều ngành nghề và nhiều bộ phận.

Do tính tổng hợp của sản phẩm du lịch mà các quốc gia, các vùng du lịch

phải tiến hành quy hoạch du lịch toàn diện.

1.1.4.2. Tính không dự trữ

Là một loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính chất “không thể dự

trữ” như sản phẩm vật chất khác nói chung, có nghĩa là không thể tồn kho.

Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch liền trao

quyền sử dụng liên quan trong thời gian qui định, nếu sản phẩm du lịch chưa thể

bán ra kịp thời thì không thực hiện được giá trị của nó, thiệt hại gây nên không bù

đắp được.

Đặc tính không thể dự trữ của sản phẩm du lịch cho thấy trong việc sản xuất

du lịch và thực hiện giá trị phải lấy việc mua thực tế của du khách làm tiền đề,

“Khách hàng là thượng đế”.

1.1.4.3. Tính không dịch chuyển

Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra song song cùng một thời gian và

không gian sản xuất ra chúng, vì vậy du khách chỉ có thể tiêu thụ sản phẩm nơi sản

xuất ra sản phẩm du lịch chứ không thể như sản phẩm vật chất khác nói chung có

thể chuyển ra khỏi nơi sản xuất và đem đi tiêu thụ ở nơi khác. Trong quá trình trao

đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm, du khách

Page 12: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

12

chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong thời gian và địa điểm

nhất định chứ không có quyền sở hữu sản phẩm.

Do tính không thể dịch chuyển của sản phẩm du lịch, việc lưu thông sản

phẩm du lịch chỉ có thể biểu hiện qua việc thông tin sản phẩm. Vì vậy công tác

tuyên truyền, quảng cáo và tiếp thị du lịch đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc

đưa sản phẩm du lịch đến với du khách.

1.1.4.4. Tính dễ dao động

Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng và hạn chế

của nhiều nhân tố, mặc dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ

quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hưởng đến việc thực hiện giá trị sản phẩm

du lịch.

Do tính dễ dao động của sản phẩm du lịch về sản xuất và tiêu thụ, nơi tới du

lịch phải tuân thủ quy luật phát triển theo tỷ lệ, làm tốt công tác qui hoạch du lịch,

thiết lập và xử lý đúng đắn quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố.

1.1.4.5. Tính thời vụ

Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ, nguyên nhân là do sản phẩm

du lịch khá ổn định trong thời gian nhất định, trong khi đó nhu cầu thường xuyên

thay đổi làm cho quan hệ cung_ cầu cũng thay đổi, có thể cung vượt cầu và cũng có

thể cầu vượt cung, gây khó khăn lớn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du

lịch.

1.2. Các khái niệm khác

1.2.1.Khái niệm về du lịch

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch:

Theo liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of

Officail Travel Orangizition- IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành

đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không

phải để làm ăn tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh

sống…”

Theo I.I Pirogionic, 1985: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong

thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú

Page 13: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

13

thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao

trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự

nhiên, kinh tế và văn hóa”.

1.2.2. Khái niệm về du khách

Nhà kinh tế học người Anh (Ogilvie) cho rằng: “Khách du lịch là tất cả

những người thõa mãn hai điều kiện: rời khỏi nơi ở thường xuyên trong khoảng thời

gian dưới một năm và chỉ tiêu tiền tại nơi họ đến mà không kiếm tiền ở đó”.

Còn theo nhà xã hội học Cohen: “Khách du lịch là một người tự nguyện rời

khỏi nơi cư trú thường xuyên trong một khoảng thời gian nhất định, với mong muốn

được giải trí, khám phá những điều mới lạ từ những chuyến đi tương đối xa và

không thường xuyên”.

1.2.2.1. Phân loại du khách

1.2.2.1.1. Phân theo phạm vi lãnh thổ

Du khách quốc tế.

Du khách quốc tế là người nước ngoài hoặc cư dân Việt Nam định cư

ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.

Du khách quốc tế là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại

Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Mục đích chuyến đi của họ là tham quan, thăm

thân nhân, tham dự hội nghị, khảo sát thị trường, đi công tác,chữa bệnh, thể thao,

hành hương, nghỉ ngơi...

Du khách nội địa.

Du khách nội địa là công dân của một nước đi du lịch (dưới bất kỳ

hình thức nào) trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.

1.2.2.1.2. Phân theo loại hình du lịch

Du khách du lịch sinh thái: được chia ra làm 3 loại cụ thể:

Khách du lịch sinh thái cảm giác mạnh: đa số là thanh niên đi du lịch

cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, tổ chức độc lập, ăn uống có tính địa phương, cơ sở lưu

trú đơn giản, thích thể thao và du lịch mạo hiểm.

Page 14: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

14

Khách du lịch sinh thái an nhàn: du khách có lứa tuổi trung niên và

cao niên, đi du lịch theo nhóm, ở khách sạn hạng sang, ăn uống ở nhà hàng sang

trọng, yêu thích du lịch thiên nhiên và săn bắn.

Khách du lịch sinh thái đặc biệt: bao gồm những du khách có lứa tuổi

từ trẻ đến già, đi du lịch cá nhân, đi tour đặc biệt, thích di chuyển, thích tự nấu ăn và

thu hoạch kiến thức khoa học.

Du khách du lịch văn hóa: được phân chia thành 2 loại:

Du khách du lịch văn hóa đại trà thuộc mọi lứa tuổi, mọi thành phần

du khách.

Du khách du lịch văn hóa chuyên đề bao gồm những du khách có

trình độ hiểu biết về văn hóa, lịch sử, mỹ thuật, nghệ thuật, đi du lịch nghiên cứu.

1.2.3. Khái niệm du lịch sinh thái

Trong hội thảo về xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh

thái được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 07 đến ngày 09 tháng 09 năm 1999, Tổng cục

du lịch đã đưa ra một định nghĩa thống nhất về du lịch sinh thái của Việt Nam như

sau: “Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản

địa gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền

vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.

1.2.4. Khái niệm du lịch sinh thái cộng đồng

Du lịch sinh thái cộng đồng là loại hình du lịch dựa trên sự đa dạng về điều

kiện sinh thái tự nhiên, sự phong phú của các làng nghề truyền thống và nét văn hóa

đặc sắc của các cư dân bản địa tại những điểm đến. Tham gia loại hình du lịch này

du khách được đến với cộng đồng dân cư địa phương, thực hiện những cuộc đối

thoại, tìm hiểu những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa, tắm mình trong cuộc sống

của người dân.

Loại hình du lịch cộng đồng đã khuyến khích các cộng đồng cư dân tại nơi

khách đến tham gia váo các hoạt động du lịch và tạo thêm thu nhập, giảm nhẹ một

phần những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần mà họ đang phải chịu

đựng, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Page 15: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

15

1.2.5. Khái niệm cơ sở lƣu trú

Cơ sở lưu trú là những cơ sở kinh doanh về buồng_ phòng, giường và các

dịch vụ khác phục vụ du khách. Cơ sở lưu trú bao gồm: khách sạn, khu nghỉ dưỡng

cao cấp (resort), motel, làng du lịch, biệt thự, căn hộ, lều, nhà chòi, bãi cắm trại cho

thuê, tàu thuyền du lịch. Trong đó, khách sạn là cơ sở lưu trú chủ yếu.

1.2.6. Khái niệm điểm du lịch

Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch (bình thường hoặc hấp dẫn), có khả

năng phục vụ và thu hút khách.

1.2.7. Khái niệm tuyến du lịch

Tuyến du lịch là lộ trình kết nối các diểm du lịch, khu du lịch khác nhau về

chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu đi tham quan du lịch của du khách.

1.2.8. Khái niệm tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách

mạng, các giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người… có thể

được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của con người; là những yếu tố cơ

bản để hình thành sản phẩm dịch vụ du lịch, hình thành các điểm du lịch, khu du

lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du khách.

Page 16: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

16

CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC

TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA

TỈNH CÀ MAU

2.1. Khái quát về tỉnh Cà Mau

2.1.1. Vị trí địa lý:

Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của nước Việt Nam có tọa độ địa lý trong

khoảng từ:

Điểm cực Nam 80 30’ vĩ độ Bắc (xã Viên An huyện Ngọc Hiển).

Điểm cực Bắc 90 33’ vĩ độ Bắc (xã Biển Bạch huyện Thới Bình).

Điểm cực Đông 1050 24’ kinh Đông (xã Tân Thuận huyện Đầm Dơi).

Điểm cực Tây 1040 43’ kinh Đông (thuộc xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển).

Với ba mặt giáp biển: phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây

giáp Vịnh Thái Lan, phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang (63km), phía Đông giáp tỉnh

Bạc Liêu (75km). Thành phố Cà Mau là tỉnh lỵ của tỉnh Cà Mau, nằm trên đường

quốc lộ 1A, cách Hà Nội 2085km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 370km, cách

Thành phố Cần Thơ 180km về phía Nam. Nằm ở khu vực trung tâm trong mối quan

hệ với các nước Đông Nam Á, Cà Mau có điều kiện thuận lợi trong giao lưu, hợp

tác kinh tế với các nước trong khu vực. Tỉnh cũng nằm trong hành lang kinh tế của

chương trình hợp tác tiểu vùng sông MêKông mở rộng, với trục giao thông xương

sống từ Hà Tiên (cửa khẩu Xà Xí)_ quốc lộ 63_ Cà Mau_ Năm Căn_ Đất Mũi.

2.1.2. Diện tích:

Cà Mau có tổng diện tích tự nhiên là 5.211km2, bằng 13,1% diện tích vùng

Đồng Bằng Sông Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước. Ngoài phần đất liền,

tỉnh còn có các đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Bương và Hòn Đá Bạc, diện tích

xấp xỉ 5km2. Hằng năm Mũi Cà Mau bồi ra biển từ 80m đến 100m; bờ biển phía

Đông từ cửa sông Gành Hào đến vùng cửa sông Rạch Gốc bị sói lở, có nơi mỗi năm

trên 20m.

Page 17: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

17

Cà Mau có bờ biển dài 254km, rộng trên 71.000km2. Tiếp giáp với vùng biển

các nước: Malaysia, Thái Lan, Indonesia. Biển Cà Mau có vị trí nằm ở trung tâm

vùng biển các nước Đông Nam Á nên có nhiều thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế

bằng đường biển, phát triển du lịch, phát triển kinh tế biển, khai thác dầu khí và

thủy hải sản…

2.1.3. Dân số:

Dân số tính đến cuối năm 2007 của tỉnh là 1.241.000 người, bằng 7% dân số

vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và bằng 1,47% dân số cả nước. Có khoảng 20 dân

tộc khác nhau sinh sống trên địa bàn tỉnh, trong đó nhiều nhất là dân tộc Kinh

(chiếm 97,16%), tiếp đến là dân tộc Khmer (chiếm 1,86%), còn lại là người Hoa

(0,95%) và các dân tộc ít người khác.

Mật độ dân số trung bình của tỉnh Cà Mau là 230 người/km2, thấp hơn mật

độ dân số trung bình của cả nước và các tỉnh trong khu vực. Tốc độ tăng dân số

trung bình 1,6%/năm; tỷ lệ nữ giới chiếm 50,9% dân số.

2.2. Tài nguyên du lịch

2.2.1. Tài nguyên tự nhiên

2.2.1.1. Địa hình:

Cà Mau có địa hình thấp, bãi biển dài, tạo cho Cà Mau có đặc điểm là vùng

đất ngập nước, có độ cao so với mặt nước biển thấp, mặt đất khá bằng phẳng (cao

trung bình 0,6m-1,5m so với mặt nước biển). Phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh bị

ngập nước vào mùa mưa, trong đó vùng đất có diện tích khá lớn thường xuyên bị

ngập nước. Ngoài đất ngập mặn, đất phèn và than bùn, Cà Mau có diện tích lớn đất

bãi bồi màu mỡ, có giá trị cao đối với việc phát triển các vườn cây ăn trái phục vụ

phát triển du lịch miệt vườn. Hướng địa hình nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ

Đông Bắc sang Tây Nam, luôn luôn bị chi phối bởi thủy triều của biển và ngập

nước vào mùa mưa. Hệ thống sông ngòi chằng chịt với nhiều cửa sông lớn thông ra

biển như: Sông Đốc, Bồ Đề, Gành Hào.

Do địa hình Cà Mau là biển ảnh hưởng rất lớn tới việc hình thành đặc điểm

đất trồng, có rất nhiều đơn vị đất trồng nhiễm mặn và hình thành các hệ sinh thái

đặc thù như: Hệ sinh thái rừng ngập mặn (rừng đước), rừng ngập nước chua phèn

Page 18: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

18

(rừng tràm)…Đồng thời đây cũng là thế mạnh của tỉnh so với các tỉnh khác trong

khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Địa hình tự nhiên của Cà Mau không đồng

nhất, có sự phân hóa theo thời gian. Sự khác biệt giữa các tổng thể tự nhiên tạo sự

phân hóa lãnh thổ theo không gian. Phần đất liền được chia ra thành ba cảnh quan

tự nhiên: cảnh quan trũng phèn phía Bắc tỉnh, cảnh quan trung tâm tỉnh, cảnh quan

ven biển phía Nam và Đông Nam tỉnh. Mỗi cảnh quan có đặc điểm riêng, có khả

năng riêng.

2.2.1.2. Khí hậu:

Do chịu ảnh hưởng của vị trí địa lý, Cà Mau có khí hậu mang tính đặc trưng

của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt trung bình năm cao. Cùng

chung đặc điểm của miền khí hậu phía Nam, Cà Mau có khí hậu phân thành hai

mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Hàng năm, mùa mưa kéo dài khoảng 7 tháng từ tháng

5 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài 5 tháng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ: trung bình vào khoảng 26-270 C, thấp hơn so với các tỉnh khác

trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trong năm, nhiệt độ cao nhất rơi vào tháng

4 với nhiệt độ trung bình là khoảng 27,60 C. Nhiệt độ thấp nhất rơi vào tháng 1 với

nhiệt độ trung bình là khoảng 250 C. Với điều kiện như vậy thì rất thuận lợi trong

các hoạt động nông nghiệp, cũng như các hoạt động khác như du lịch (vì không

nóng lắm cũng không lạnh lắm, nhiệt độ vừa phải).

Độ ẩm: Cà Mau có lượng mưa lớn nhất trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu

Long, lượng mưa các năm luôn trên 2.300mm, có năm trên 3.400mm. Độ ẩm tương

đối trung bình năm là 85,6%, những tháng vào mùa khô có độ ẩm tương đối thấp.

Gió: Chế độ gió cũng mang tính mùa rõ rệt. Gió mùa hạ từ tháng 6 đến tháng

9 là hướng gió Tây và Tây Nam chiếm 70%-80%. Gió mùa đông từ tháng 11 đến

tháng 4 năm sau là hướng gió đông, với tần suất trung bình 43%, còn có gió Đông

Bắc với tần suất hơn 30%, gió Đông Nam với tần suất từ 23-33%, gió Bắc hơn

20%.

2.2.1.3. Thủy, Hải văn:

Có vị trí địa lý đặc biệt với hơn 250km đường bờ biển, Cà Mau là tỉnh duy

nhất trong cả nước chịu ảnh hưởng chi phối của hai chế độ triều khác nhau: bán

Page 19: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

19

nhật triều ở biển Đông và nhật triều không điều ở biển Tây. Biên độ triều biển Đông

tương đối lớn (3-3,5m vào các ngày triều cường và từ 180-220cm vào các ngày

triều kém). Triều biển Tây yếu hơn, biên độ triều lớn nhất là 1m. Tại của sông Ông

Đốc mực nước cao nhất +0,85m đến +0,95m, xuất hiện vào tháng 10 và tháng 11;

mực nước thấp nhất -0,4m đến +0,5m, xuất hiện vào tháng 4 và tháng 5.

Hệ thống sông ngòi của Cà Mau khá dày đặc. Bênh cạnh một số con sông

khá lớn như Tam Giang, Bảy Háp, Gành Hào, Sông Đốc, Sông Trẹm…Cà Mau còn

có chung đặc điểm của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là có mạng lưới sông

ngòi, kênh gạch chằng chịt và chính mạng lưới này của tỉnh có vị trí quan trọng

trong giao thông thủy và phát triển kinh tế. Thống kê cho thấy trên địa bàn tỉnh có

11 con sông lớn với chiều dài của sông dài nhất là 416km. Lớn nhất là sông Tam

Giang, dài 58km, sâu 20m và nhỏ nhất là sông Bạch Ngưu dài 30km… Cà Mau còn

có nhiều hồ đầm, các hồ nước mặn ven sông, ven biển được giữ nước để nuôi trồng

thủy hải sản. Đó là những hồ đầm nhân tạo. Đầm tư nhiên là Đầm Thị Tường, đầm

dài 7km, rộng 1-2km, ngoài việc cung cấp thủy sản, đầm còn là điểm du lịch hấp

dẫn của tỉnh.

Nước sử dụng ở Cà Mau có 3 dạng: nước mưa, nước ngầm và nước ở sông

ngòi kênh rạch. Nước mưa và nước ngầm là 2 nguồn nước sử dụng chính trong sinh

hoạt của người dân Cà Mau, chất lượng nước ngầm khá tốt và phong phú với bảy

tầng chứa nước. Trong đó, năm tầng từ tầng 2 đến tầng 6 là các tầng chứa nước

mềm không bị nhiễm mặn. Tổng lượng nước ngầm khai thác khoảng hơn 17 vạn

m3/ngày đêm bằng 1/30 trữ lượng tiềm năng. Nước sông ngòi kênh rạch là nguồn

nước dồi dào, phổ biến ở Cà Mau vì tổng chiều dài sông rạch trong tỉnh khoảng

7000km chiếm 3,02% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh.

Ở khu vực đô thị nước phục vụ cho giao thông đường thủy, điều hòa khí

hậu…Còn ở nông thôn nước chủ yếu phục vụ cho tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng

thủy sản và là nguồn nước bổ sung cho nước ngầm ở Cà Mau.

2.2.1.4. Thực, động vật:

Tài nguyên rừng: Rừng Cà Mau chủ yêu là rừng rừng ngập mặn ven biển có

giá trị to lớn về mặt sinh học, kinh tế và môi trường. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà

Page 20: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

20

Mau chiếm 77% tổng diện tích rừng ngập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bên

cạnh rừng ngập mặn, Cà Mau còn có một diện tích lớn khoảng hơn 35.000ha rừng

tràm phát triển trên đất phèn thuộc địa phân các huyện U Minh, Thới Bình và Trần

Văn Thời, là khu rừng có giá trị lớn, thuộc loại rừng quý của quốc gia và thế giới,

rừng tràm giữ nguồn nước ngọt, hạn chế phèn, là nơi cư trú của nhiều loài động vật

và cá đồng. Trên các đảo ngoài khơi của tỉnh còn có một diện tích xấp xỉ 600ha

rừng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo hải dương. Rừng ngập mặn và rừng tràm ở Cà

Mau có năng suất sinh học cao nhất trong tất cả các rừng tự nhiên.

Hệ thực vật: Thảm thực vật Cà Mau phong phú và đa dạng hơn so với các

tỉnh khác trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nó bao gồm:

Thảm rừng ngập mặn (có khoảng 101 loài, ví dụ như: đước, mắn, sú, vẹt,

cốc, bần, chà là). Cây chủ đạo là đước hay còn gọi là rừng đước.

Thảm thực vật úng phèn (rừng tràm), đại diện cho hệ sinh thái này là rừng

tràm đặc dụng Vồ Dơi_U Minh (trong 7 quần hợp thực vật úng phèn cọ quần hợp

tràm chiếm ưu thế: tràm, dớn, choại trên đất than bùn, tràm sậy trên đất sét, tràm

năng trên vùng trũng phèn nhiều).

Thảm thực vật trên vùng đất canh tác gồm nhiều quần hợp xen kẽ với cây

trồng, phân tán trong khu vực canh tác dưới dạng cỏ dại, đặc trưng cho từng loại

môi trường như: ráng, gạc nai, lác biển (vùng đất mặn ít và có phèn nhiễm mặn),

đồng tiền, rau má, sam (vùng đất ngọt ít phèn).

Rừng cận xích đạo trên đất feralit đỏ vàng (ở cụm đảo Hòn Khoai, có diện

tích khoảng 500ha, với 221 loài tực vật bậc cao thuộc 78 họ, 11 loài cây dược liệu

quý). Ngoài ra trong hệ thực vật của tỉnh còn có những loài cây rất quý như lan

móng rùa, lan thạch hộc, nắp nước…

Hệ động vật: Nhìn chung thành phần động vật hoang dã rất phong phú và đa

dạng chủ yếu ở hai vùng sinh thái.

Động vật hoang dã ở vùng sinh thái rừng tràm: tại rừng đặc dụng Vồ Dơi có

12 loài lưỡng cư, 32 loài bò sát, 100 loài chim (Khoang cổ, gà đãi,ó biển, quạ), 18

loài động vật có vú, hàng chục loài bướm. Chiếm số lượng khá nhiều là các loài heo

rừng, nai, nai, khỉ, dơi, sóc. Các loài bò sát ở rừng U Minh không chỉ phong phú, đa

Page 21: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

21

dạng về số loài mà còn có rất nhiều loài có giá trị cả về kinh tế và nghiên cứu khoa

học. Có loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới như: tê tê, rùa nắp,

rùa răng, rắn hổ mang, rắn mai Động vật hoang dã ở vùng sinh thái rừng ngập mặn:

Khu rừng Năm Căn có 6 loài lưỡng cư, 18 loài bò sát, 41 loài chim, 15 loài động vật

có vú. Nhiều loài thú quý hiếm như: khỉ đuôi dài, vượn đen huyền, cà khu, heo

rừng, nai, tê tê, chồn mướp, chồn đen, cá sọc, rái cá, các loại dơi…Ngoài ra còn

phải kể đến các loài động vật dưới nước như: có 661 loài, 319 giống, 138 họ, có 33

loài tôm biển trong đó có 17 loài có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó còn có hệ sinh

thái sân chim: Thiên nhiên đã ban tặng cho Cà Mau là nơi có rất nhiều sân chim -

tập hợp nhiều loài chim khác nhau. Cà Mau có 2 sân chim ở Chà Là và Đầm Dơi,

và một vườn chim rừng ở xã Hồ Thị Kỷ…Ngoài 3 sân chim nêu trên Cà Mau còn

có thêm 16 sân, vườn chim và bãi đậu. Đặc biệt ngay giữa lòng thành phố Cà Mau

còn hình thành một sân chim tự nhiên diện tích khoảng 5ha với trên 60 loài, hội tụ

trên 20.000 con các loại như: cò, vạc, bồ nông, le le, còng cọc,vạc, bìm bịp…

2.2.2. Tài nguyên nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn ở Cà Mau gồm các di tích lịch sử - văn hóa, các

thắng cảnh địa phương, những làng nghề truyền thống và lễ hội các đồng bào dân

tộc.

2.2.2.1. Các di tích lịch sử văn hóa

2.2.2.1.1. Di tích lịch sử cách mạng

Lung lá nhà thể

Khu căn cứ tỉnh ủy Lung Lá Nhà Thể cách Thành phố Cà Mau khoảng hơn

18km về hướng Tây Nam, dọc theo hướng sông Cà Mau- Cái Nước, đến xã Lương

Thế Trân theo kênh Rạch Mùi vào khu di tích thêm chừng 4-8km.

Khu di tích rộng 1.800m2 nằm trên diện tích vườn dừa tại ấp Trần Độ, xã

Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, là nhà riêng của đồng chí Trần Văn Thời, là nơi

đầu tiên diễn ra các cuộc hợp của tỉnh ủy và là cơ quan đầu não kháng chiến chống

Pháp.

Đặc biệt nơi đây năm 1940 phát động khởi nghĩa Hòn Khoai vào ngày 13-

12-1940 do đồng chí Phan Ngọc Hiển lãnh đạo. Khu di tích được tôn tạo và khánh

Page 22: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

22

thành vào ngày 2-3-1998. Thích hợp cho đối tượng, tham quan, nghiên cứu, học tập

và tìm hiểu.

Đình Tân Hƣng

Cách Thành phố Cà Mau về phía Nam trên tuyến kinh Rạch Rập, đường đi

huyện Cái Nước, thuộc xã Lý Văn Lâm. Đình được xây năm 1907. Còn là nơi treo

cờ Đảng Cộng Sản Đông Dương lần đầu tiên tại Cà Mau (1930). Đây cũng là nơi

đóng quân của bộ Chỉ Huy Mặt trận Tân Hỷ, mặt trận chống Pháp tại Cà Mau.

Đình được Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích lịch sử năm 1992, sau đó

được xây dựng thành vườn hoa và bia lưu niệm. Riêng phần ngôi nhà sẽ được sữa

trùng tu để tổ chức sinh hoạt văn hóa, kể chuyện truyền thống.

Hồng Anh Thƣ Quán

Khu di tích này thuộc căn cứ số 2, nhà số 41 đường Phạm Văn Ký, phường

2, Thành phố Cà Mau. Là cơ sở chi hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí

Hội tại Cà Mau (1-1928) làm niệm vụ tuyên truyền giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin

trong mọi tầng lớp nhân dân và tạo điều kiện cho sự ra đời của các cơ sở Đảng

Cộng Sản tại Cà Mau sau này, tiền thân của chi bộ Đảng Cộng Sản đầu tiên ở Cà

Mau, Bạc Liêu.

Hồng Anh Thư Quán đã từng là hiệu sách báo tiến bộ của chi hội đặt tại tầng

1 của ngôi nhà trên. Hiệu sách phục vụ các loại sách báo tiến bộ xuất bản ở Sài Gòn

trong đó có “Tư bản luận” của Mác và Angghen. Hồng Anh Thư Quán trở thành di

tích cách mạng được Nhà nước công nhận từ năm 1992.

Đảo Hòn Khoai

Đây là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp do thầy Phan Ngọc Hiển lãnh

đạo vào ngày 13-12-1940. Khu di tích Hòn Khoai thuộc loại di tích “Lịch sử và

danh thắng” đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận di tích cấp quốc gia vào

ngày 24-11-2000.

Chứng tích tội ác Bình Hƣng (Dinh Điền, Phú Mỹ)

Hay được gọi là “Biệt khu Hải Yến-Bình Hưng” chứng tích điển hình về tội

ác của Mỹ-Ngụy. Di tích tọa lạc tại ấp Thanh Đạm, xã Phú Tân, huyện Cái Nước.

Page 23: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

23

Nơi đây là chứng tích ghi dấu tội ác của kẻ thù, đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin

công nhận khu di tích cấp quốc gia vào ngày 24-11-2000.

Làng Rừng

Đây là một hiện tượng xã hội độc đáo đã đi vào lịch sử giữ nước của nhân

dân ta. Trong những năm 60 của thế kỷ 20, không chịu nỗi sự đàn áp dã man của đế

quốc Mỹ và tay sai, người dân Cà Mau đã đi sâu vào trong rừng đước lập làng nổi

để sống với Cách Mạng. Mỗi làng rừng như một xã hội thu hẹp với sự phân công

lao động rõ ràng, công bằng và hợp lý. Làng Rừng được coi là tiền đề đồng khởi do

có tác dụng bảo toàn thực lực cách mạng ở Cà Mau.

Điểm cuối của đƣờng Hồ Chí Minh trên biển

Chính là cửa Vàm Lũng thuộc ấp Dinh Hạng, xã Tân Ân huyện Ngọc Hiển.

Đây là nơi tiếp nhận hơn 3000 tấn vũ khí từ 77 chuyến tàu cập bến thành công chi

viện cho chiến trường miền Nam từ năm 1962 – 1972. Chuyến tàu đầu tiên cập bến

Vàm Lũng an toàn có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thông đường Hồ Chí Minh

trên biển, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất

nước.

2.2.2.1.2. Các điểm du lịch văn hóa

Chùa Quan Âm

Chùa do hòa thượng Tô Quang Xuân dựng vào khoảng giữa thế kỷ XIX , lúc

bấy giờ chỉ là một am nhỏ để ngài tu hành và chữa bệnh cho dân. Sau ngài về tu ở

chùa Kim Chương, lấy pháp hiệu là Trí Lâm. Năm 1842 vua Thiệu Trị sắc phong

hòa thượng cho ngài và sắc tứ cho chùa Quan Âm.

Kiến trúc chùa hiện nay là do hòa thượng Thiện Tường và Thiện Đức xây

vào năm 1936. Trong chùa có bia dựng “Sắc tứ Quan Âm cổ tự” và tháp hòa thượng

Trí Tâm. Chùa thuộc loại di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật có giá trị nhất ở Cà

Mau, đã được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận di tích cấp quốc gia vào ngày 24-

11-2000.

Chùa Cao Dân

Chùa Cao Dân tọa lạc tại ấp 7, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình Từ Thành phố

Page 24: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

24

Mau vào chùa chỉ khoảng 17km. Theo đường tráng nhựa, du khách có dịp đến viếng

cảnh chùa, tìm hiểu sinh hoạt của người Khmer ven hai rạch Đường Cày.

Công ty du lịch Cà Mau cần kết hợp chặt chẽ với chùa Cao Dân, nhằm phát

huy đội ca nhạc và đội đua ghe ngo phục vụ nhu cầu thưởng thức của du khách, thu

hút bà con dân tộc tham gia vào phục vụ sinh thái.

Chùa Bà Thiên Hậu

Chùa thuộc địa phận phường 1 Thành phố Cà Mau, nhìn ra con sông Gành

Hào gió lộng, rất nỗi tiếng linh thiêng. Vào dịp tháng 3 âm lịch ngày 2-3, là ngày

vía bà Thiên Hậu, ngày này cũng là ngày sinh của bà. Lễ hội được tổ chức chu đáo,

vào dịp này bà con tề tựu về rất đông để cầu tài lộc như ý. Lễ hội chùa Bà ở Cà Mau

không chỉ ước vọng tâm linh của con người về hạnh phúc, may mắn, mà còn mang

đậm màu sắc dân gian huyền thoại. Chùa có niên đại từ năm 1903.

Chùa Bà Mã Châu

Chùa là nét văn hóa truyền thống của người Hoa, nằm trên khuôn viên

thoáng rộng, tĩnh lặng trên phố Lê Lợi-Khu thương mại sầm uất của Thành phố Cà

Mau. Trầm mặc và tỏa sáng trong sắc màu thời gian cạnh dòng sông bến nước con

đò, ngôi chùa như dòng hội tụ gợi nhớ thuở người xưa đi mở đất, tiến về phương

Nam, trong đó có cộng động người Hoa đến vùng sông nước Cà Mau sinh sống.

Chùa thờ bà Lâm Mật Nương, bà độ người đi biển vượt qua những trận phong ba,

những cơn hoạn nạn,tới chốn bình yên. Nhớ ơn bà nên người dân lập đền thờ và tôn

bà là vị Thần Biển (Thiên Hậu Thánh Mẫu). Chùa vừa kỷ niệm 128 năm ngày hình

thành (1882-2010), là địa chỉ văn hóa thu hút khách thập phương đến tham quan, lễ

bái.

Nhà Bác Ba Phi

Nhà Bác Ba Phi hiện ở ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn

Thời. Từ Thành phố Cà Mau đến nhà bác Ba Phi mất 2 giờ đi bằng võ lãi và chỉ mất

45 phút đi bằng phương tiện ca nô.

Tên thật bác Ba Phi là Nguyễn Long Phi (1884-3/11/1964) thọ 88 tuổi. Ông

sống ở Kinh Ngang, ông có biệt tài kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn, huyền thoại và

kịch tính. Truyện kể của bác Ba Phi đều bắt nguồn từ thiên nhiên, hoàn toàn trong

Page 25: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

25

địa giới rừng U Minh với những “nhân vật” vốn là đặc sản khu rừng đặc chủng này

như lúa gạo, trăn, rắn, rùa, mật ong… và in đậm cà tính về người và đất Cà Mau.

Ngày nay, mặc dù nhà bác Ba Phi - nông dân ấy không còn nữa, nhưng cái

tên bác Ba Phi mà dân gian vẫn quen gọi thay vì Nguyễn Long Phi, vẫn còn dấu ấn

in đậm tại mảnh đất U Minh Hạ.

2.2.2.2. Các lễ hội

Cà Mau là vùng đất trẻ mới được khai phá cuối thế kỷ XVII, dân số được

hình thành muộn hơn,chủ yếu là do di cư ở khắp các miền đất nước. Vì vậy các

truyền thống văn hóa lễ hội nơi đây có sự hài hòa văn hóa các văn tộc khác. Ngoài

tết cổ truyền của người Việt; Hội Phật Đản… còn có một số lễ hội mang tính chất

liên vùng như lễ hội CholchNam Thmay, lễ Đôn Ta, lễ Cầu An (cúng Kỳ Yên), lễ

cúng trăng (lễ đút cớm dẹp), lễ hội Nghinh Ông, hội đua ghe ngo, ngày hội cá

Đường vào tháng 4, ngày hội Ba Khía vào tháng 8 hằng năm…Lễ hội vía bà Thiên

Hậu là một trong những lễ hội quan trọng của người Hoa ở nơi đây.

Có thể nói, lễ hội là dịp và là nơi phản ánh trung thực nhất đời sống tâm linh

của con người nói chung và người Việt Nam nói riêng. Đến với lễ hội của người

Việt Nam nói chung và người Cà Mau nói riêng, du khách sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn

về cuộc sống và con người nơi đây.

Lễ hội Nghinh Ông – Sông Đốc

Hằng năm cứ vào dịp tháng 2 âm lịch, vùng biển Sông Đốc (huyện Trần Văn

Thời) lại sôi động với lễ hội Nghinh Ông.

Đối với ngư dân, Cá Ông-Cá Voi là biểu tượng tâm linh, vị hải thần độ trì

cho nghề biển. Rất nhiều nơi trên đất nước ta, ngư dân vùng biển lập miếu thờ Cá

Ông ngưỡng vọng về những điều tốt đẹp trong hành trình xuôi ngược trên biển

khơi, mong muốn mùa cá thắng lợi sau lễ hội.

Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội lớn của ngư dân Sông Đốc và các vùng lân cận.

Từ chiều ngày 14-2 âm lịch, phần tế lễ diễn ra trang nghiêm, rực rỡ cờ hoa có các

hoạt động văn hóa thể thao, trò chơi dân gian, mỗi kỳ lễ hội thu hút hàng chục ngàn

người tham gia.

Page 26: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

26

Lễ hội Nghinh Ông là giá trị văn hóa phi vật thể cần được giữ gìn và phát

huy. Sở Văn Hóa Thông Tin đã triển khai nghiên cứu khoa học văn hóa phi vật thể

với đề tài “Lễ Hội Nghinh Ông ở Cà Mau” đã được viện nghiên cứu văn hóa nghệ

thuật do Bộ Văn Hóa Thông Tin phê duyệt.

Lễ hội CholChNam Thmay

Là lễ vào năm mới của bà con dân tộc Khmer cũng giống như ngày tết

Nguyên Đán của người Kinh. Lễ được tổ chức vào ngày 13, 14 ,15, tháng 4 dương

lịch. Vào dịp này dọc theo đường Lý Văn Lâm ghé chùa Nonivong Sapopararam,

một ngôi chùa của người Khmer tại thành phố, nếu muốn thấy cảm giác vui tươi của

đêm lễ hội thì ghé thăm chùa Tam Hiệp tại xã Trần Hợi. Chùa có từ lâu đời, do nhà

sư quốc tịch Singapore Phù Hồng Kim cho xây dựng vào ngày 17-02-1996, ngoài

ra bà con Khmer còn tổ chức các cuộc đua ghe ngo rất hào hứng, sôi nổi.

Lễ hội CholChNam Thmay ở Tam Hiệp Tự là một trong những lễ hội lớn

nhất của đông đảo cư dân đồng bào Khmer ở Cà Mau.

Lễ cúng Kỳ Yên

Là lễ hội phổ biến ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, một nét sinh hoạt

văn hóa tinh thần không thể thiếu được. Lễ cúng Kỳ Yên được tổ chức hàng năm

vào các ngày 15, 16, 17 âm lịch (tháng tổ chức tùy theo địa phương) khắp các đình

làng Nam bộ. Lễ cúng cầu an này được tổ chức cầu thần linh cho một năm được

mùa, sức khỏe cho mọi người.

Ngày hội vía Bà

Đây là lễ hội có từ lâu đời của người Hoa ở Cà Mau. Bà rất linh thiêng, cứu

giúp ghe thuyền phải nạn trên biển. Lễ hội được người Hoa tổ chức rất chu đáo, tổ

chức hát Quãng và cũng không quên thấp hương ở đền ông Quán Thánh, hình tượng

trung nghĩa của đồng bào người Hoa. Lễ hội vía Bà là một lễ hội mang đậm màu

sắc dân tộc, thể hiện tình đoàn kết tương thân, tương ái của hai dân tộc Hoa – Việt

trong khối đoàn kết đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

2.2.2.3. Các tài nguyên nhân văn khác

Page 27: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

27

Âm nhạc

Vùng đất Minh Hải còn được biết đến bởi cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu tác giả bài

vọng cổ đầu tiên “Dạ cổ hoài Lang”. Tuy ngày nay Minh Hải đã tách ra thành hai

tỉnh, tuy Cà Mau không được vinh dự là quê hương của cụ sáu Lầu như Bạc Liêu

nhưng những làn điệu ca nhạc tài tử đã thấm đẫm trong đời sống văn hóa của người

dân, họ ca vọng cổ trong những buổi tiệc với làng xóm, hay cùng hát tân cổ giao

duyên trong những lúc nghỉ ngơi khi làm đồng, những buổi gặp gỡ bạn bè những

bài vọng cổ, những câu hò trở nên gần gũi, thân thiết biết bao với cuộc sống của

người dân Cà Mau – gắn bó với văm minh sông nước và trở thành nét đặc sắc trong

những tour du lịch của tỉnh, du khách đến Cà Mau để thưởng thức vẻ đẹp của Cà

Mau và để được nghe tiếng hát ngọt ngào trong bài ca vọng cổ, hòa nhịp nhàng với

tiếng đàn bầu, đàn nhị.

Các câu chuyện kể của Bác Ba Phi

Bác Ba Phi tên thạt là Nguyễn Long Phi (1884-1964) là một tá điền nghèo

nhưng tính tình vui vẻ, bộc trực, khảng khái có tài kể chuyện. Các câu chuyện của

ông luôn mang lại cho người nghe tiếng cười sảng khoái, trào lộng và đằng sau đó

là những ý nghĩa sâu sắc về thiên nhiên, con người, cuộc sống…Nhà Bác Ba Phi tại

ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời là một điểm dừng được ưa

chuộng cũng như những câu chuyện của Bác Ba Phi mà người dân nơi đây vẫn còn

lưu truyền.

Nét đặc trƣng của văn minh sông nƣớc (Chợ nổi)

Chợ nổi Cà Mau_chút tình sông nước. Không biết bây giờ bạn đang lang

thang ở đâu, lên SaPa đi chợ tình hay đã xuôi chợ Viềng_Nam Định, không biết

đang sì sụp ăn óc nóng ở chợ Âm Phủ_Đà Lạt hay về miền Tây Nam Bộ xuôi

thuyền thăm các chợ đồng bằng. Được du khảo qua các chợ, đó là niềm đam mê

không dễ gì dứt bỏ, có lần bạn đã nói thế, phải không. Vậy thì sao bạn không về

thăm chợ nổi Cà Mau quê tôi?

Chợ nổi nằm giữa lòng thành phố Cà Mau, trên quãng cuối sông Gành Hào,

dài khoảng 500m, gần dưới chân cầu Gành Hào cho đến bến tàu B, trên đường đi

Đất Mũi. Chợ nổi Cà Mau cung cấp rất nhiều mặt hàng thực phẩm, nhu yếu phẩm.

Page 28: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

28

Những chiếc ghe buôn hàng hóa chở từ các tỉnh vùng trên như: Cần Thơ, Hậu

Giang,Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long…đến chợ nổi Cà Mau nối hàng nhau tạo

thành phiên chợ, họ bán những loại rau, củ chủ yếu, ngược lại khách hàng đi chợ

cũng kết hợp với việc mua hàng hóa, họ đem những thứ như rắn, rùa, gà…bán lại

cho các ghe lái buôn để chở lên vùng trên.

Những ghe buôn này treo hàng hóa trên cây sào (cây bẹo) để cho người mua

dễ nhận thấy những mặt hàng họ bán. Chợ nổi Cà Mau cũng như bao chợ nổi khác

của vùng sông nước Cửu Long, con nước lên thì chợ họp, con nước ròng thì chợ

tan. Bình dị là vậy mà chợ nổi Cà Mau đã đi vào nhạc, vào thơ, vào những bức

tranh, bức ảnh. Những văn nghệ sĩ đến, làm nên tác phẩm rồi đi mà vẫn hẹn lòng

quay lại bởi niềm hứng khởi trước những vẻ đẹp lạ lùng, đặc trưng của miền sông

nước mãi mãi không bao giờ cạn. Vậy thì bạn hãy đến chợ nổi Cà Mau bạn nhé!

2.2.2.4. Các ngành nghề truyền thống

Cà Mau là nơi có các ngành nghề thủ công truyền thống, có giá trị phục vụ

cho hoạt động du lịch.

Dệt chiếu ở Tân Đức, Tân Thành.

Đan lát ở U Minh, Trần Văn Thời.

Hầm than ở Năm Căn, Ngọc Hiển.

Ngoài ra nghề vườn và sản phẩm của nghề vườn tại Cà Mau như dưa

hấu Cái Keo, dâu Cái Tàu, vườn cây ăn trái các loại ở Tân Thành cũng có sức hút

lớn với khách du lịch sinh thái thích hòa mình vào thiên nhiên, thích tìm hiểu văn

hóa miệt vườn.

2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của tỉnh Cà Mau

2.3.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

2.3.1.1. Hệ thống khách sạn

Hiện nay toàn tỉnh Cà Mau hiện có tổng cộng 41 cơ sở lưu trú:

3 khách sạn 3 sao.

11 khách sạn 2 sao.

6 khách sạn 1 sao.

9 khách sạn đạt tiêu chuẩn.

Page 29: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

29

12 khách sạn chua được xếp hạng.

Đến nay cả tỉnh đã có trên 1.230 phòng khách sạn,với 1.817 giường, trong đó

có trên 160 phòng đủ tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế, trong đó có 7 khách sạn

thuộc doanh nghiệp Nhà Nước, 34 khách sạn thuộc doanh doanh nghiệp tư nhân, 4

nhà khách của cơ quan Đảng và Nhà Nước có kết hợp kinh doanh du lịch, đáp ứng

nhu cầu của khách du lịch quốc tế và nội địa, phục vụ tốt nhiều cuộc hội nghị của

tỉnh và Trung ương.

Về tiêu chuẩn khách sạn: có 14 khách sạn được xếp hạng từ 2 – 3 sao theo

tiêu chuẩn của Tổng Cục Du Lịch, các khách sạn còn lại đang được thẩm định và

công nhận đủ tiêu chuẩn khách sạn và xếp hạng theo tiêu chuẩn mới.

Hầu hết các cơ sở lưu trú, ăn uống đều được chỉnh trang, bổ sung trang thiết

bị, chấn chỉnh công tác vệ sinh, tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên rất nhiệt

tình và chu đáo, đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách.

Bảng 1: Cơ cấu khách sạn trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Số khách sạn Số phòng Số giƣờng

1) Phòng đã đƣợc xếp hạng

1 sao 6 150 230

2 sao 11 462 732

3 sao 3 159 240

4 sao - - -

Thuộc sở hữu

DNTN 26 743 1374

DNNN ngành du lịch 3 143 283

2) Phòng đạt tiêu chuẩn

DNTN 8 135 141

DNNN ngành du lịch 1 25 104

3) Phòng chƣa đƣợc xếp

hạng

12 240 370

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau.

2.3.1.2. Cơ sở kinh doanh ăn uống, giải trí

Toàn tỉnh hiện nay có 29 nhà hàng bao gồm: 11 nhà hàng trong khách sạn

với 4.150 chỗ ngồi, và khoảng 18 nhà hàng độc lập, trong đó có 6 nhà hàng lớn với

tổng sức chứa khoảng 2.050 ghế trong đó:

Công ty du lịch quản lý 5 nhà hàng với tổng sức chứa 1.450 ghế. Các doanh

nghiệp Nhà Nước khác quản lý 2 nhà hàng với sức chứa 800 ghế. Các doanh ngiệp

Page 30: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

30

tư nhân quản lý 6 nhà hàng với tổng sức chứa 2.250 ghế.

Ngoài số nhà hàng đăng ký kinh doanh theo doanh nghiệp trên, Cà Mau còn

có mạng lưới ăn uống với quy mô từ 50 – 150 ghế/quán, bán với nhiều mức giá tùy

theo nhu cầu và khả năng của khách. Toàn tỉnh có khoảng 2.582 hộ đăng ký kinh

doanh ngành ăn uống và hơn 700 hộ kinh doanh các mặt hàng hỗ trợ phục vụ khách

du lịch.

Nhìn chung các nhà hàng ở Cà Mau hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu về ăn

uống trong kinh doanh du lịch rất tốt. Món ăn phong phú, hấp dẫn, đẹp mắt, phù

hợp với khẩu vị của nhiều thực khách đến từ mọi miền đất nước. Có nhiều món ăn

đặc trưng của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là những món ăn đặc sản

của Cà Mau.

Đặc Sản: Cà Mau là tỉnh phát triển mạnh về kinh tế biển nên thủy hải sản ở

Cà Mau rất phong phú, đa dạng những món ăn mang đậm hương vị của biển và chất

Nam bộ từ tôm, cua, cá, mực, hào, các loại sò ốc hay các món ăn khác như: mắn,

mật ong, khô các loại…

Dịch vụ vui chơi, giải trí: Các khu vui chơi, giải trí được xây dựng, cải tạo

và nâng cấp nhằm tạo một sân chơi lành mạnh cho con em của tỉnh như: công viên

văn hóa 19-5, công viên văn hóa Hùng Vương, công viên văn hóa Hồng Bàng, nhà

thiếu nhi tỉnh Cà Mau…Nhưng nhìn chung còn rất đơn giản chưa đủ sức thu hút du

khách.

2.3.1.3. Hoạt động lữ hành

Toàn tỉnh chỉ duy nhất có Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ Minh Hải là

đơn vị duy nhất hoạt động kinh doanh lữ hành, được cấp phép kinh doanh lữ hành

nội địa, hiện nay doanh nghiệp này đang cố gắng đẩy mạnh hoạt động quảng bá, kết

nối tour, tuyến với những công ty lữ hành khác gắn liền với những ngày lễ hội diễn

ra ở tỉnh nhằm tăng lượng khách đến Cà Mau. Hiện nay doanh nghiệp đang thực

hiện nhiều chiến lược để nâng cao chất lượng phục vụ khách, cũng như thiết kế

nhiều tour du lịch hấp dẫn, thích hợp với từng đối tượng du khách, với giá cả hợp lý

nhằm tạo lòng tin và uy tín với khách hàng.

Page 31: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

31

2.3.2. Cơ sở hạ tầng du lịch

2.3.2.1. Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông của tỉnh Cà Mau bao gồm: giao thông đường bộ, giao

thông đường sông, đường biển và đường hàng không.

Giao thông đƣờng bộ: Mặc dù nằm trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

với rất nhiều khó khăn trong việc phát triển mạng lưới giao thông, đặc biệt Cà Mau

lại là nơi cuối cùng cực Nam tổ quốc, khó khăn do mạng lưới kênh rạch chằng chịt

đòi hỏi cần phải có nhiều thời gian, kỹ thuật và vốn đầu tư lớn cho làm đường. Tuy

vậy, hiện nay hệ thống giao thông Cà Mau tương đối thuận tiện, đáp ứng nhu cầu

cho người tham gia giao thông và phục vụ cho khách du lịch.

Giao thông đường bộ ở Cà Mau có nhiều chuyển biến. Hiện tại, tất cả các

trung tâm huyện lỵ đều có hệ thống giao thông đường bộ đến tận nơi; số xã có

đường ô tô đến trung tâm xã chiếm 60% tổng số xã trên toàn tỉnh.

Đường bộ số 4 từ Cần Thơ, Sóc Trăng xuống, qua Bạc Liêu (114km), Cà

Mau (180km), từ Cà Mau đến Năm Căn qua Cái Nước (54km), đưa tổng chiều dài

đường tráng nhựa lên tới 113km.

Có hai tuyến quốc lộ (1A và 63) chạy qua tỉnh, với tổng chiều dài chạy qua

địa bàn tỉnh là 108km, do Trung ương quản lý, 172km đường bộ do tỉnh quản lý,

trong đó có 148km đường liên huyện, toàn bộ hai loại đường này cho phép xe ô tô

đi lại trong cả hai mùa. Thành phố Cà Mau nằm trên trục đường chiến lược quốc

gia. Đường thứ nhất từ Cà Mau cách Thành phố Hồ Chí Minh 380km và cách

Thành phố Cần Thơ 180km. Đường thứ hai từ Cà Mau qua Rạch Gía 130km. Hệ

thống đường bộ nội tỉnh lưu thông đến các huyện và các cụm, khu dân cư là

268,5km.

Tuyến quan trọng nhất là tuyến quốc lộ 1A, từ Cần Thơ về Thành phố Cà

Mau và đi Năm Căn. Tuyến đường này đi qua trung tâm huyện Cái Nước trên tuyến

có hai nhánh rẽ về trung tâm huyện Đầm Dơi và huyện Trần Văn Thời. Đây là

tuyến đường bộ chính nối Thành phố Cà Mau với khu du lịch sinh thái rừng ngập

mặn Cà Mau. Từ Năm Căn khách có thể đi bằng đường thủy đến các điểm du lịch

Page 32: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

32

như: Khai Long, Đất Mũi, Cồn Ông Trang, Khu đa dạng sinh học_lâm ngư trường

184.

Phƣơng tiện vận chuyển đƣờng bộ: Theo thống kê của ngành Giao

thông vận Tải Cà Mau, tổng số phương tiện vận tải hàng hóa đường bộ vào khoảng

120 chiếc. Tổng số xe chở khách trên 3.000 chiếc các loại trong đó có khoảng 200

xe từ 15 chỗ trở lên.

Những năm gần đây hệ thống đường bộ nông thôn Cà Mau đang dần hoàn

thiện, góp phần nâng cao cuộc sống cho nhân dân, góp phần thúc đẩy sản xuất, tạo

điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Các phương tiện vận chuyển khách

du lịch được tăng cường, chất lượng được nâng cao theo hướng hiện đại hóa đáp

ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách.

Ngoài ra Cà Mau còn có đội ngũ taxi rất đông đảo, nhiệt tình phục vụ cho

việc vận chuyển khách.

Giao thông đƣờng thủy: Cà Mau có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng

chịt, với tổng chiều dài là 540km, đặc biệt là có một số sông lớn như: Tam Giang,

Bảy Háp, Quan Lộ, Phụng Hiệp, Gành Hào…nên rất thuận tiện cho giao thông

đường thủy đi lại khắp vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí

Minh. Cảng Năm Căn là cảng thương mại quan trọng trong hệ thống cảng ở Đồng

Bằng Sông Cửu Long, nằm trong vòng cung đường biển của nhiều trung tâm phát

triển của vùng Đông Nam Á đang được đầu tư xây dựng.

Mạng lưới đường thủy Cà Mau có cấu trúc bố trí không gian rẽ quạt, xuất

phát từ hai trung tâm kinh tế của Cà Mau và thị trấn Năm Căn. Hiện nay các tuyến

đường thủy chính từ Thành phố Cà Mau đến các điểm du lịch sinh thái rừng ngập

mặn tương đối tốt, phần lớn các đoạn từ Cà Mau đi Năm Căn đến Cồn Ông Trang

đều là sông lớn cho phép các tàu thuyền lưu thông dễ dàng.

Trung tâm giao thông đường bộ và đường thủy quan trọng của tỉnh tập trung

tại Thành phố Cà Mau với 1 bến xe và 3 bến tàu thủy tỏa đi nhiều tuyến. Ngoài

trung tâm lớn là Thành phố Cà Mau, các thị trấn, huyện cũng là đầu mối giao thông

đi các địa phương.

Page 33: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

33

Về phƣơng tiện vận chuyển đƣờng thủy: Tổng số phương tiện giao

thông thủy khoảng gần 2.000 phương tiện các loại. Trong đó có khoảng 300 phương

tiện vận tải hảng hóa và xấp xỉ 1.600 phương tiện vận chuyển hành khách.

Hiện tỉnh có 417 chiếc thuyền máy, có 134 chiếc tàu và ca nô vận tải hành

khách với kiểu dáng đẹp, tốc độ nhanh đáp ứng tốt các nhu cầu đưa đón khách đi tất

cả các tuyến du lịch trong tỉnh.

Ngành hàng không: Hiện Cà Mau có một sân bay nối với Thành phố Hồ

Chí Minh. Sân bay Cà Mau đã được nâng cấp và mở rộng, đáp ứng nhu cầu đi lại

của nhân dân và du khách. Trước đây mỗi tuần chỉ có hai chuyến bay, lưu lượng

khách còn hạn chế. Nhưng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách và

phục vụ nhu cầu đi lại. Ngành hàng không của Cà Mau đã tăng lịch trình hoạt động

lên, mỗi tuần có 10 chuyến bay, bên cạnh đó lưu lượng khách cũng tăng lên đáng

kể. Trong tương lai, khi có nhu cầu sẽ phát triển một số sân bay nhỏ và cũ ở Năm

Căn và Hòn Khoai có thể được khôi phục và đi vào hoạt động.

2.3.2.2. Hệ thống bƣu chính viễn thông

Mạng lưới thông tin bưu chính đã phát triển nối liền tỉnh với Trung ương,

giữa tỉnh với địa phương.

Mạng lưới bưu chính – phát hành báo chí trên toàn tỉnh năm 2001 bao gồm

48 bưu cục các loại trong đó có một bưu cục cấp 1, có 6 bưu cục cấp 2 và 41 bưu

cục cấp 3. Toàn tỉnh có 30 điểm bưu điện văn hóa xã. Hệ thống mạng lưới bưu

chính đã cơ bản đảm bảo phục vụ nhu cầu của nhân dân. Dịch vụ chuyển tiền

nhanh, chuyển phát nhanh trong nước, ngoài nước và tiết kiệm bưu điện được đưa

vào khai thác có hiệu quả. Đến năm 2001 đã có 6/6 bưu cục cấp 2 trong tỉnh mở

dịch vụ chuyển tiền nhanh và dịch vụ điện hóa.

Mạng lưới viễn thông của tỉnh được phát triển và ngày càng nâng cao chất

lượng phục vụ. Hiện nay ở Cà Mau có hệ thống tổng đài viba số với dung lượng lớn

và tổng đài điện tử kỹ thuật số ở các huyện, đảm bảo liên lạc thông suốt giữa thành

phố Cà Mau với các huyện trong tỉnh, với các tình trong nước và quốc tế. Số liệu

thống kê năm 2000, mạng lưới điện thoại ở Cà Mau đã phát triển đến 100% các

trung tâm xã trong tỉnh. Hiện nay, bình quân 100 người dân có trên 10 điện thoại.

Page 34: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

34

Đây là điêu kiện khá thuận lợi cho Cà Mau phát triển kinh tế hiện đại nói chung và

phát triển kinh tế du lịch nói riêng.

2.3.2.3. Hệ thống cung cấp điện

Cà Mau là tỉnh ở điểm cuối của hệ thống cung cấp đện lưới quốc gia. Hệ

thống cung cấp điện năng trên địa bàn tỉnh vẫn tồn tại hai nguồn: điện lưới quốc gia

và điện diezen tại chỗ (nguồn điện dự phòng). Đến nay, nguồn diện và lưới điện

trên địa bàn tỉnh đã được củng cố, cơ bản bước đầu cung cấp điện phục vụ các hoạt

động sản xuất và sinh hoạt.

Hệ thống lưới điện đã xây dựng được bao gồm: đường dây 110KV Bạc Liêu

– Cà Mau dài 53km trong đó tỉnh quản lý 16km; đường dây trung thế dài 1.161km

với các cấp điện áp 35KV, 22KV, 20KV, 15KV; đường dây hạ thế có tổng chiều dài

là 594km.

Hệ thống trạm điện bao gồm: 1 trạm 110KV công suất 41MVA; 1.127 trạm

biến thế phân phối với 1.288 máy, tổng dung lượng 95MVA và 5 trạm biến thế

trung gian với dung lượng 22MVA.

Mức độ tiêu thụ điện năng trên phạm vi toàn tỉnh tăng nhanh; tổng số hộ sử

dụng điện năng tăng từ 7,2% năm 1999 lên 68% năm 2004 và 72% năm 2005. Tuy

nhiên, nguồn cung cấp điện trong tỉnh vẫn còn thiếu do vậy vẫn phải khống chế

công suất tiêu thụ trong giờ cao điểm, chất lượng điện áp chưa ổn định do chưa đủ

công suất trạm, việc phát triển mạng lưới truyền tải, lưới phân phối điện còn

chậm…

Cụm công nghiệp Khí – Điện – Đạm Cà Mau với tổng số vốn đầu tư hiện

nay khoảng trên 1,5 tỷ USD đã từng bước đi vào hoạt động. Công suất nhà máy

720MW (có thể mở rộng lên 1.400MW), tiêu thụ khoảng 700 triệu m3 khí/năm, bảo

đảm góp phần khắc phục thiếu điện vào mùa khô trong những năm tới đối với cả

nước, đồng thời sử dụng có hiệu quả nguồn khí thiên nhiên tại khu vực thềm lục địa

Tây Nam.

2.3.2.4. Hệ thống cấp thoát nƣớc

Hệ thống cấp thoát nước của Cà Mau hiện nay còn hạn chế. Lượng nước

khoan qua xử lý chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lượng nhu cầu tiêu dùng. Phần lớn

Page 35: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

35

lượng nước sinh hoạt phụ thuộc vào lượng nước mưa và người dân còn phải trữ

nước mưa để dành trong thời gian mùa khô. Nước thải cũng không có đường riêng

và không qua xử lý trước khi đổ ra môi trường tự nhiên gây ô nhiễm môi trường.

Toàn tỉnh chỉ có khu vực Thành phố Cà Mau và một số thị trấn là có hệ

thống cấp thoát nước. Tuy nhiên, lượng nước cung cấp chỉ mới đáp ứng được nhu

cầu của khoảng 77% tổng số hộ các phường ở Thành phố Cà Mau và khoảng hơn

5.000 hộ ở các thị trấn. Tổng chiều dài hệ thống cấp nước ở Thành phố Cà Mau vào

khoảng 63km bao gồm các loại đường ống 200mm đến 60mm. Tuy nhiên hệ thống

đường ống này đã bị cũ và bị hư hỏng nhiều đoạn khiến lượng nước thất thoát lên

tới 32%.

Hệ thống thoát nước thải tại các đô thị và khu dân cư chưa được thiết kế

riêng mà vẫn dùng chung với hệ thống nước mưa với tổng chiều dài khoảng 17km

và chỉ áp dụng được 31% nhu cầu. Nước thải từ sinh hoạt của dân cư đến nước thải

của các nhà máy chế biến thủy hải sản, bệnh viện, chợ nông sản, khu giết mổ gia

súc, nơi rửa xe…đều trực tiếp thải ra sông mà không qua bất cứ hình thức xử lý nào

dẫn đến ô nhiễm môi trường, các thông số về ô nhiễm môi trường vượt nhiều lần so

với tiêu chuẩn cho phép.

2.3.3. Nguồn lao động

Số lượng và chất lượng lao động lao động trong ngành du lịch đóng vai trò

quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Trong những năm

gần đây, số lượng lao động trong ngành du lịch tăng lên một cách đáng kể. Cùng

với sự gia tăng không ngừng về số lượng, chất lượng lao động cũng được nâng cao,

trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, thái độ và khả năng giao tiếp

của nhân viên phục vụ được hoàn thiện từng bước để đáp ứng các yêu cầu của

khách du lịch. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được số lượng và chất lượng đặt ra theo

tiêu chuẩn của ngành. Không chỉ ở Cà Mau mà hiện nay ở toàn khu vực Đồng Bằng

Sông Cửu Long vấn đề đội ngũ nhân viên hoạt động du lịch còn chưa được đào tạo

cao. Vì thế hiện nay đã có thêm nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực hoạt động du

lịch cho vùng trải đều trong các tỉnh nhằm mục đích cải thiện nguồn lao động phục

vụ du lịch cho Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng cũng như cả nước nói chung.

Page 36: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

36

Theo số liệu thống kê cho thấy năm 2000 lực lượng lao động trực tiếp trong

ngành du lịch của tỉnh Cà Mau là 570 người, đến năm 2005 là 830 người và đến

năm 2006 là 1.200 người, gấp 1,4 lần so với năm 2000.

Năm 2008 lực lượng lao động ngành du lịch tỉnh Cà Mau là 1.400 người, cơ

cấu như sau:

Trình độ chuyên môn:

Lao động có trình độ đại học: 45 người.

Lao động có trình độ trung cấp: 55 người.

Lao động có trình độ sơ cấp: 77 người.

Lao động học nghề: 119 người.

Trình độ nghiệp vụ:

Thông thạo: 2 người.

Đại học: 0.

Bằng C: 0.

Bằng B: 8 người.

Bằng A: 1 người.

Giao tiếp: 0.

Nhìn chung lực lượng lao động du lịch Cà Mau hiện nay còn thiếu và hạn

chế về chuyên môn nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm linh hoạt trong quản lý, kinh

doanh. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chưa được đào tạo đầy đủ nên chưa truyền

đạt được cho du khách cảm nhận hết vẻ đẹp và bản sắc văn hóa truyền thống của

quê hương Cà Mau. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ có trình độ ngoại ngữ còn thiếu nên

việc giao tiếp với khách còn nhiều hạn chế.

Bảng 2: Lực lượng lao động tỉnh Cà Mau giai đoạn 2005-2009.

Đơn vị tính: người

Nội dung 2005 2006 2007 2008 2009

Lao động 830 1.200 1.350 1.400 2.600

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau.

Page 37: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

37

2.3.4. Khả năng đầu tƣ phát triển

Hiện nay thu hút đầu tư là một trong nững phương thức kích thích ngành du

lịch phát triển nhanh. Các dự án đầu tư du lịch không chỉ là yếu tố mới để thu hút

khách du lịch mà còn tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cà Mau trong giai đoạn 2010

trở về sau đã xác định phát triển du lịch theo hướng sinh thái đặc thù của tỉnh để

từng bước đưa du lịch trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, mang lại thu nhập

lớn cho kinh tế của tỉnh. Đầu tư vào các khu du lịch, khu vui chơi giải trí, hệ thống

nhà hàng ăn uống, các điểm và tuyến du lịch bao gồm:

Đầu tư xây dựng khu du lịch Đất Mũi - Khai Long (3,5 tỷ đồng).

Dự án bảo tồn hệ sinh thái Cà Mau (1,5 tỷ đồng).

Xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái quốc gia Rừng ngập mặn

Cà Mau (86 tỷ đồng).

Lập chợ nổi trên sông (8,23 tỷ đồng).

Nâng cấp khu tỉnh Uỷ Xẻo Đước (3,2 tỷ đồng).

Đầu tư vào khu du lịch đảo Hòn Khoai (4 tỷ đồng).

Đầu tư vào khu du lịch Đá Bạc (3,2 tỷ đồng).

Công viên văn hóa du lịch Cà Mau (9,3 tỷ đồng).

Điểm du lịch miệt vườn Tân Thành (3 tỷ đồng).

Tuyến du lịch Cà Mau – bãi biển Khai Long – đảo Hòn Khoai.

Tuyến du lịch Cà Mau – Rạch Gốc – đảo Hòn Khoai.

Tuyến du lịch Cà Mau – Khánh An – khu bảo tồn lịch sử văn hóa –

Vườn Quốc Gia U Minh Hạ - Đá Bạc.

Tuyến du lịch Cà Mau – khu du lịch sinh thái Đầm Thị Tường.

Tuyến du lịch Cà Mau – đảo Phú Quốc.

Cà Mau đang từng bước đầu tư khai thác tiềm năng thế mạnh về du lịch của

tỉnh, cần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư về thủ tụ đầu tư, các tài liệu

nghiên cứu xây dựng dự án và chính sách ưu đãi như không thu tiền sử dụng đất,

giảm thuế có thời hạn…

Page 38: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

38

Bên cạnh đó còn đầu tư phát triển cơ sở lưu trú, đầu tư cho công tác tuyên

truyền quảng bá du lịch: Nhìn chung công tác này đang được ngành du lịch rất quan

tâm và xem trọng. Năm 2000, ngành du lịch đã xây dựng chương trình hành động

phát triển du lịch và các sự kiện du lịch trọng điểm của Cà Mau làm cơ sở cho

những giai đoạn phát triển sau này và đến nay đã thu được kết quả cao. Công tác

tuyên truyền quảng bá về du lịch Cà Mau: chương mục du lịch Cà Mau đã xây dựng

trên báo Đất Mũi với thời lượng 2 tháng/kỳ; tập gấp giới thiệu về du lịch Cà Mau và

bộ phim “Đất nước nơi đầu sóng”…Đây sẽ là những ấn phẩm quảng cáo có hiệu

quả về du lịch Cà Mau tới các địa phương trong cả nước và bạn bè trên thế giới.

Nhiều cuộc triển lãm về thành tựu của du lịch, liên hoan văn hóa văn tộc dân gian

và văn hóa ẩm thực Mũi Cà Mau gắn với phát triển du lịch được các cơ sở ban

ngành tổ chức có kết quả cao và cùng với chương trình xúc tiến và mở rộng thị

trường du lịch đã góp phần quan trọng trong việc tạo mối quan hệ liên doanh, liên

kết, kết nối tour du lịch với các địa phương trong cả nước đến với Cà Mau và phát

triển lữ hành quốc tế.

2.4. Thực trạng về phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh Cà Mau

2.4.1. Sản phẩm tham quan

2.4.1.1. Mạng lƣới điểm du lịch, khu du lịch

Điểm du lịch biển

Bãi biển Khai Long (Ngọc Hiển)

Bãi biển Khai Long nằm về phía Đông Nam Mũi Cà Mau, thuộc ấp Khai

Long, xã Đất Mũi, tỉnh Cà Mau. Đây là một bãi cát vàng mềm mại nằm ngay trong

vùng đất cuối trời của tổ quốc – Mũi Cà Mau, nằm gọn trong vành đai hệ sinh thái

rừng ngập mặn, ngoài xa khơi của biển là đảo Hòn Khoai. Từ Thành phố Cà Mau,

đi bằng ca nô, chỉ mất một giờ là du khách đến bãi biển Khai Long, còn đi bằng tắc

ráng hoặc vỏ lãi thì mất ba tiếng đồng hồ. Không gian nơi đây thoáng đãng tầm nhìn

xa không hạn chế, đứng ở bãi Khai Long ta có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn trọn

vẹn hình dáng, vẻ đẹp hoang sơ của cụm đảo Hòn Khoai kỳ vĩ. Khai Long có bãi

biển tương đối bằng phẳng, đáy biển dài, cường độ sóng ở khu vực này không lớn,

có điều kiện tốt cho việc tổ chức tắm biển. Bãi biển này rất màu mỡ, giàu nguồn

Page 39: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

39

đạm, thích hợp cho việc trồng các loại cây ăn trái để phát triển loại hình du lịch miệt

vườn. Đến đây du khách có dịp quan sát cuộc sống của cư dân làng rừng, những con

rạch kênh đào cắt xẻ ngang dọc với bạc ngàn rừng cây đước. Bãi biển Khai Long

không tấp nập du khách như bãi biển Vũng Tàu, nhưng có điểm đặc biệt thu hút du

khách là ở đây còn vẻ hoang dã.

Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng biển Khai Long vẫn chỉ thu hút chủ yếu là

khách trong vùng đến nghỉ ngơi, thư giãn vào những dịp cuối tuần, lễ tết. Do ở đây

hệ thống các dịch vụ phục vụ du khách còn thiếu thốn, yếu kém và chất lượng chưa

cao, chưa có nhiều dịch vụ bổ sung nên sức hút đối với du khách chưa cao, chưa tạo

được ấn tượng nhiều đối với du khách. Vì vậy lượng khách đến đây chủ yếu theo

mùa, phân bố không đều trong năm. Vào những mùa cao điểm thì lượng khách

tương đối đông nên chất lượng phục vụ chưa tốt, còn lại những mùa khác thì khách

lại thưa vắng. Chính vì điều này gây nhiều khó khăn cho hoạt động du lịch và cần

phải có giải pháp để cải thiện.

Trong tương lai, bãi biển Khai Long trở thành điểm dừng chân nghỉ ngơi của

du khách trước khi sang tham quan Hòn Khoai và ngược lại. Khai thác bãi biển

Khai Long phải đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện đi lại, dựng một số nhà nghỉ kiểu

Bungalow với vật liệu là rừng cây đước, lá dừa nước. Ở đây rất thích hợp cho loại

hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du thuyền, tham quan làng rừng, thưởng thức các

loại đặc sản của biển như tôm, cua, sò, mực, óc, hến…

Cồn Ông Trang (Ngọc Hiển)

Thuộc xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, tinh Cà Mau. Cồn Ông Trang là cồn

cát nổi giữa biển, gồm hai cồn với diện tích 212 ha gồm:

Cồn Ngoài: có diện tích 92ha, gồm hai phần: phần nổi trên mặt nước

với diện tích 30ha, thảm thực vật trên cồn chủ yếu là cây mắm và phần chìm dưới

nước có diện tích khỏang 62ha.

Cồn Trong: có diện tích 120ha, có chiều dài khoàng 3.800m, chổ lớn

nhất gần 400m. Rừng tự nhiên ở đây chủ yếu là cây mắm và cây đước, đã tạo nên

bức tranh thủy mặc rừng biển, sông nước hữu tình gây ấn tượng độc đáo đối với du

khách khi đến thưởng ngoạn.

Page 40: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

40

Cửa Ông Trang là cửa biển đang có tốc độ bồi lắng rất mạnh, vì thế hai bên

bờ đều có bãi bồi sình lầy chìm dưới nước. Cảnh quan tự nhiên của Cồn Ông Trang

là một tổng thể sinh thái tự nhiên độc đáo của hệ sinh thái ngập nước vùng ven biển

cửa sông, rất thích hợp cho việc khai thác du lịch sinh thái với loại hình ngắm cảnh,

du thuyền trên sông nước, tạo cảm giác mạnh đưa du khách trở về với thiên nhiên

hoang dã sông nước.

Đây là một điểm du lịch với loại hình khá đặc trưng và không bị trùng lắp do

lợi thế đưa cồn của tỉnh vào phối hợp tạo nên một sản phẩm phục vụ du khách. Tuy

là loại hình du lịch có nhiều lợi thế nhưng việc đưa vào khai thác phục vụ vẫn còn

nhiều khó khăn và hạn chế do cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng ở đây chưa có gì đáng

kể, nên việc xây dựng các công trình phục vụ du lịch gặp nhiều khó khăn vì điều

kiện xây dựng các công trình đều xây trên mặt nước, và hạn chế do điều kiện,

phương tiện giao thông đến điểm chưa thuận lợi lắm, hệ thống giao thông còn chưa

được nâng cấp, mở rộng nên số lượng khách đến đây còn rất ít. Mặt khác ngành du

lịch tỉnh vẫn chưa thể kết hợp đồng bộ với cộng đồng địa phương, người dân địa

phương với kiến thức còn hạn chế, chưa nắm rõ tâm lý khách, nên việc phục vụ du

khách còn nhiều thiếu sót. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác du lịch

sinh thái ở đây, cần tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu tàu, bến đậu,

hệ thống đường bộ đi trong rừng, các chòi dừng chân, các chòi quan sát, các nhà vệ

sinh tư hoại, các quầy giải khát, các quầy dành cho du khách thưởng thức các món

ăn đặc sản của biển…Các sản phẩm du lịch cần tạo ra để phục vụ du khách như

quan sát chim cò, rừng mấm, cồn nổi chìm theo nhịp điệu triều, tắm cồn, du thuyền,

thưởng thức đặc sản cồn…

Ngoài ra còn có nhiều cụm biển đảo khác như:

Hòn Đá Bạc (Trần Văn Thời): Khu du lịch biển đảo tổng hợp, di tích lịch

sử cách mạng.

Hòn Khoai (Ngọc Hiển): Khu nghỉ dưỡng biển, công viên biển…

Điểm du lịch sinh thái

Page 41: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

41

Vƣờn quốc gia Đất Mũi ( Ngọc Hiển)

Mũi Cà Mau thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Cách trung tâm Thành

phố Cà Mau 110km, đi đến bằng phương tiện đường thủy. Vườn quốc gia Đất Mũi

ngày nay là khu bảo tồn đa dạng sinh học 183, thuộc loại hệ sinh thái ngập mặn.

Đây là nơi tập trung nhiều tiềm năng kinh tế, du lịch của tỉnh Cà Mau. Nơi đây có

nhiều tài nguyên du lịch độc đáo so với toàn vùng. Mũi Cà Mau-nơi được gọi là

“ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm”, “mũi thuyền” của con tàu tổ quốc Việt

Nam, với hệ sinh thái rừng ngập mặn nổi tiếng, với bãi bồi – nơi hằng năm bồi ra

biển gần 100m và là nơi giao thoa giữa hai dòng hải lưu Bắc – Nam, trong tương lai

nơi đây sẽ trở thành vùng bảo tồn sinh quyển tự nhiên của Việt Nam, với bãi biển

Khai Long có thể phát triển nhiều loại hình du lịch. Cũng tại nơi đây, mỗi khi đông

về, du khách có cơ hội tận mắt ngắm thấy từng đàn chim di trú tránh đông trên

đường bay từ Siberia lạnh giá về phương Nam ấm áp, sẽ dừng chân lại đây nghỉ

ngơi, tìm thức ăn, rồi tiếp tục cuộc hành trình.

Với vị trí địa lý độc đáo là mũi tận cùng cực Nam tổ quốc và hệ sinh thái đa

dạng, phong phú, là tiềm năng to lớn phát triển loại hình du lịch sinh thái, tham

quan, phục vụ nhu cầu du lịch trở vể cội nguồn, thiên nhiên hoang dã. Và trở thành

khu du lịch lớn trong tương lai. Đến với điểm du lịch Đất Mũi du khách sẽ được

viếng thăm cột mốc quốc gia, là điểm cuối cùng trên bản đồ Việt Nam, ngắm biển

trên chòi cao. Đặc biệt tại nơi đây du khách trong một ngày có thể ngắm mặt trời lên

ở biển Đông và lặn ở biển Tây. Song song bênh cạnh đó cũng gặp những khó khăn

như những điểm du lịch khác do đường giao thông đến điểm vẫn chưa thuận lợi,

chủ yếu là đi bằng phương tiện vỏ lãi và ca nô_ chi phí thì cao, và khó có thể kết

hợp với tuyến, điểm du lịch khác.

Đầm Thị Tƣờng (Cái Nƣớc – Trần Văn Thời)

Đầm Thị Tường còn gọi là đầm Bà Tường, dài 7km, rộng 1km, nằm lọt vào

hai xã Phong Lạc (Trần Văn Thời) và xã Phú Mỹ (Cái Nước) của tỉnh Cà Mau.

Thảm thực vật rừng phát triển xung quanh chủ yếu là dừa nước, đước, bần, mắm.

Đứng ở đây nhìn về hai phía đầm trông mút tầm mắt như một cảnh quan vùng biển

Page 42: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

42

yên tĩnh. Dọc theo hai bên bờ đầm, rải rác đây đó những dải đăng rọ đánh bắt cá

tôm của như dân.

Đầm rộng khoảng 1.000ha bao gồm đầm trên, đầm giữa và đầm dưới, nơi

sâu nhất chưa tới 2m ở lòng lạch Đầm chịu tác động thường xuyên của thủy triều

Vịnh Thái Lan nhờ ăn thông ra biển bởi con sông Mỹ Bình dài trên 10km.

Với chiều dài 5km từ sông Giáp Nước đến kinh Bà Kẹo, mặt đầm rải khấp

nơi bởi các hang lú bắt cá tôm. Hàng tháng cứ vào con nước 30 âm lịch, trên khắp

mặt đầm có đến hang trăm ghe, xuồng đến khai thác và đến đêm cứ mỗi miếng đăng

lú được treo một ánh đèn vàng lấp lánh tạo nên đêm hoa đăng kỳ thú với hàng ngàn

ánh đèn lung linh soi khắp mặt đầm.

Đầm Thị Tường ngày nay là một dạng sinh thái đầm lầy nước lợ phong phú

thủy sản, vẫn còn đậm nét hoang dã, một điểm tài nguyên du lịch sinh thái rất hấp

dẫn du khách phong phú và đa dạng với loại hình an dưỡng, nghỉ ngơi, du thuyền

độc đáo nhất duy nhất ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nhưng hiện nay đầm vẫn

còn ngủ yên chưa được đánh thức. Với tiềm năng hấp dẫn của đầm, tỉnh Cà Mau có

dự án đầu tư du lịch ở đây với quy mô rộng 7000ha. Nội dung đầu tư của dự án là

cải tạo trồng rừng, tạo các vườn cây ăn trái, ven đầm kết hợp nuôi trồng thủy hải sản

tạo nguồn thức ăn đặc sản phục vụ du khách. Ngoài ra dự án còn đầu tư cơ sở hạ

tầng du lịch, đường đi, điện thấp sáng, lập các quầy ăn uống, giải khát và nhà nghỉ

đơn giản dạng Bungalow. Nếu được đầu tư tốt ăn thông ra biển, tạo sản phẩm du

lịch phong phú, đa dạng gắn với thiên nhiên sông nước, Đầm Thị Tường sẽ trở

thành một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở tỉnh Cà Mau và vùng Đồng Bằng Sông

Cửu Long.

Ngoài ra còn có các điểm du lịch sinh thái khác hấp dẫn như:

Rừng ngập mặn Cà Mau (Lâm ngƣ trƣờng 184): Khu bảo tồn đa dạng

sinh học thực vật rừng ngập mặn gắn với du lịch sinh thái.

Vƣờn quốc gia U Minh Hạ (U Minh): Khu du lịch sinh thái, vườn ươm,

sưu tầm, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm…

Điểm du lịch văn hóa

Page 43: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

43

Thành phố Cà Mau và vùng lân cận

Cà Mau thành phố trẻ. Vùng đất cuối trời của cực Nam tổ quốc. Nơi dừng lại

của những bước chân vạn dặm. Phải thừa nhận rằng:

Đến tham quan du lịch thành phố Cà Mau bạn đừng quên đi chợ nổi trên

sông, đây là nét văn hóa mang đậm dấu ấn của người dân vùng sông nước Cà Mau.

Nếu muốn tìm cảm giác thư thái, yên tĩnh bạn nên ghé vào Công viên văn hóa nằm

ngay trong lòng thành phố. Nơi đây được xem như một Cà Mau thu nhỏ, có cả vườn

chim trong lòng thành phố. Với một hệ sinh thái tự nhiên hết sức độc đáo, mang nét

văn hóa rất riêng mà chỉ thành phố Cà Mau mới có được. Bạn cũng đừng lo lắng khi

muốn tìm chổ nghỉ ngơi, tại thành phố Cà Mau có hệ thống nhà hàng, khách sạn đầy

đủ tiện nghi phục vụ du khách. Ngoài ra các dịch vụ du lịch sẽ đưa bạn đi du lịch

hoang dã, hoặc thăm viếng, tìm hiểu các sân chim, vườn chim, rừng tràm, rừng

đước…Tất cả những nơi bạn đến sẽ là một hình ảnh đẹp, sinh động, tạo ấn tượng về

vùng đất chót mũi này. Thành phố Cà Mau sẽ là nơi đón bạn, và chắc rằng khi xa

rồi bạn sẽ còn lưu luyến mãi và không bao giờ quên.

Chùa Bà Thiên Hậu (Thành phố Cà Mau)

Chùa thuộc địa phận phường 1 Thành phố Cà Mau, nhìn ra con sông Gành

Hào gió lộng, rất nỗi tiếng linh thiêng. Vào dịp tháng 3 âm lịch ngày 2-3, là ngày

vía bà Thiên Hậu, ngày này cũng là ngày sinh của bà. Lễ hội được tổ chức chu đáo,

vào dịp này bà con tề tựu về rất đông để cầu tài lộc như ý. Lễ hội chùa Bà ở Cà Mau

không chỉ ước vọng tâm linh của con người về hạnh phúc, may mắn, mà còn mang

đậm màu sắc dân gian huyền thoại. Chùa có niên đại từ năm 1903.

Ngoài ra còn có những điểm du lịch trong nội ô thành phố và nằm ở vùng lân

cận thành phố Cà Mau thu hút du khách như:

Công viên văn hóa Trần Ngọc Hy (Phường 5 Thành phố Cà Mau).

Hồng Anh Thư Quán (Phường 2 Thành phố Cà Mau).

Chùa Cao Dân (huyện Thới Bình).

Lung Lá Nhà Thể.

Đình Tân Hưng (xã Lý Văn Lâm).

Nhà Bác Phi (Trần Văn Thời)…

Page 44: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

44

2.4.1.2. Mạng lƣới tuyến du lịch

Các tuyến du lịch nội tỉnh

Khi tổ chức, thiết kế những chuyến du lịch về Cà Mau thì các điểm sau đây

thường được đưa vào kết hợp với nhau tạo thành tuyến thống nhất và hoàn chỉnh do

những điểm này thuận lợi về giao thông, có thể hạn chế được thời gian di chuyển

giúp khách có nhiều thời gian vui chơi, tham quan hơn.

Các tuyến du lịch tham khảo:

Tuyến du lịch 1 ngày :

Tham quan cụm du lịch nội ô thành phố Cà Mau: Tham quan các điểm di

tích lịch sử đình Tân Hưng, Hồng Anh Thư Quán, thăm vườn chim trong công viên

văn hóa Cà Mau, khu Khí – Điện – Đạm Khánh An, thăm chợ nổi Cà Mau, thăm

chùa Thiên Hậu, Quan Âm Cổ Tự…

Phương tiện vận chuyển bằng đường bộ.

Tuyến du lịch 2 ngày :

Tuyến Cà Mau – Đầm Thị Tường: Đối với tuyến du lịch này, khách du lịch

thăm một số điểm di tích lịch sử ở thành phố Cà Mau, sau đó đi cao tốc xuống Đầm

Thị Tường, tham quan khu di tích Xẻo Đước, biệt khu Hải Yến – Bình Hưng, sau

đó nghỉ đêm trên Đầm, tham gia các công việc chài lưới của người dân đến chiều

hôm sau về thành phố Cà Mau mua sắm.

Tuyến Cà Mau – Đầm Dơi: Sau khi thăm một số di tích lịch sử và công viên

văn hóa Cà Mau, sau đó đi ca nô xuống Đầm Dơi hoặc cũng có thể di chuyển bằng

đường bộ, nghỉ đêm ở nhà ông Tạ Tấn Minh, sang hôm sau thưởng thức “dàn đồng

ca của các loài chim” đồng thời sẽ có sự so sánh với sân chim tromg thành phố Cà

Mau. Tham gia các công việc ngư nông cùng gia đình.

Tuyến du lịch 2 – 3 ngày:

Tuyến Cà Mau – Vồ Dơi – Đá Bạc: Tuyến này thuận tiện di chuyển bằng cả

đường bộ và đường thủy. Với các sản phẩm du lịch hấp dẫn, tuyến du lịch này thu

hút khách theo câu ngạn ngữ : “lên rừng, xuống biển”. Có thể khám phá hệ sinh thái

đặc trưng rừng tràm và đời sống các loài động vật trong khu rừng đặc dụng Vồ Dơi,

sau đó tới khu du lịch Đá Bạc, tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và tới thăm

Page 45: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

45

Nhà và Mộ bác Ba Phi. Địa điểm lưu trú có thể chọn tại khu rừng đặc dụng Vồ Dơi,

hòn Đá Bạc hay nhà bác Ba Phi.

Các tuyến du lịch liên tỉnh

Chƣơng trình 1: Cà Mau – Châu Đốc – Hà Tiên (3 ngày 2 đêm).

Ngày 1: Cà Mau – Châu Đốc (ăn sáng, trưa, chiều).

Sáng: Xe và hướng dẫn viên của Du lịch Minh Hải đón khách tại Cà Mau.

Khởi hành đi Châu Đốc. Trưa đến khu du lịch Núi Sam. Nhận phòng khách sạn.

Chiều: Đi dâng hương ở Miếu Bà Chúa Xứ - viếng lăng Thoại Ngọc Hầu –

chùa Tây An – Đi chợ Châu Đốc mua đặc sản. Nghỉ đêm tại khu du lịch Núi Đá.

Ngày 2: Châu Đốc – Hà Tiên (ăn sáng, trưa, chiều).

Sáng: Trả phòng khách sạn. Đi Hà Tiên, trên đường đi ghé tham quan vườn

Thốt Nốt – Thưởng thức thốt nốt nguyên chất, trưa đến khu du lịch Chùa Hang,

viếng thăm chùa Hang, khu du lịch Hòn Phụ Tử.

Ngày 3: Hà Tiên – Cà Mau (ăn sáng, trưa).

Sáng: Đi tham quan lăng Mạc Cửu – chùa Phù Dung – Thạch Động, về

khách sạn trả phòng, rời Hà Tiên về Cà Mau.

Chiều: Đến Cà Mau và kết thúc chương trình.

Chƣơng trình 2: Cà Mau – Đà Lạt – Suối Tiên (5 ngày 4 đêm).

Ngày 1: Cà Mau – Đà Lạt (ăn sáng, trưa, chiều)

Sáng: 03h00 xe và hướng dẫn du lịch Minh Hải đón khách tại Cà Mau, khởi

hành đi Đà Lạt.

Chiều: Đến Thành phố Đà Lạt nhận phòng. Tối tự do.

Ngày 2: Tham quan Đà Lạt (ăn sáng, trưa, chiều)

Sáng: Tham quan vườn hoa thành phố - Dinh Bảo Đại- Thung lũng Tình Yêu

hoặc Đồi Mộng Mơ.

Chiều: Tham quan Hồ Than Thở - Đồi Thông Hai Mộ - Thiền Viện Trúc

Lâm – Hồ Tuyền Lâm – Thác Datenla.

Ngày 3: Tham quan Đà Lạt (ăn sáng, trưa, chiều).

Sáng: Tham quan đỉnh Langbiang (nốc nhà Tây Nguyên cao 2160m), bằng

xe đạp Jeep.

Page 46: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

46

Chiều: Tham quan nhà thờ Domain De Maria, chùa Tàu – chợ Đà Lạt.

Tối: Qúy khách có thể tham gia, giao lưu văn nghệ cồng chiêng Tây Nguyên,

uống rượu cần, ăn thịt rừng với đồng bào dân tộc (tự túc).

Ngày 4: Đà Lạt – Thành phố Hồ Chí Minh (ăn sáng, trưa, chiều).

Sáng: 06h00 trả phòng, khởi hành về Thành phố Hồ Chí Minh. Ghé thị xã

Bảo Lộc thưởng thức và mua trà, cà phê đặc sản Bảo Lộc, ghé tham quan khu văn

hóa du lịch Suối Tiên.

Chiều: Về khách sạn nhận phòng, nghỉ đêm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tối

tự do tham quan Thành phố về đêm.

Ngày 5: Thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau (ăn sáng, trưa).

Sáng: 06h00 trả phòng , khởi hành về Cà Mau. Chiều về đến Cà Mau, kết

thúc chương trình tham quan.

Các tuyến du lịch liên vùng

Tuyến Hà Nội – Huế - Đà Nẵng – Thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau (bằng

đường hàng không, đường bộ).

Tuyến du lịch biển nối Cà Mau với các nước trong khu vực, trước mắt mở

rộng liên kết phát triển du lịch với Campuchia, Thái Lan, Malaysia…

2.4.2. Sản phẩm lƣu trú

Đến với Cà Mau du khách có thể chọn những cơ sở lưu trú với nhiều hình

thức khác nhau từ bình dân đến sang trọng. Có nhiều khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ

chủ yếu tập trung ở Thành phố Cà Mau và lân cận.

Toàn tỉnh Cà Mau hiện nay có 29 khách sạn được xếp hạng với 931 phòng

và 1447 giường. Trong đó có 6 khách sạn 1 sao, 11 khách sạn 2 sao và 3 khách sạn

3 sao. Ngoài ra còn có 9 khách sạn đạt tiêu chuẩn kinh doanh và 12 khách sạn chưa

được xếp hạng.

Có 34 khách sạn thuộc sở hữu tư nhân với 869 phòng và 1515 giường.

Doanh nghiệp Nhà Nước ngành du lịch chủ quản 4 khách sạn với 168 phòng và 391

giường.

Hệ thống cơ sở lưu trú của tỉnh trong thời gian gần đây đang từng bước được

đầu tư nâng cấp sữa chữa. Tuy nhiên, hiện chưa có dự án khách sạn nào của liên

Page 47: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

47

doanh nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài; các khách sạn do tư nhân sở hữu

còn ít. Nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng còn chưa phát triển, tài nguyên du lịch ở

dạng tiềm năng còn ngủ yên chưa được đánh thức và chưa hấp dẫn các nhà đầu tư

nước ngoài…so với các khu du lịch khác trong nước.

Giá phòng khách sạn bình quân từ 150.000 – 250.000 đồng/ngày đối với

phòng quốc tế và từ 50.000 – 150.000 đồng/ngày đối với phòng nội địa.

Nhìn chung chất lượng những cơ sở lưu trú này chưa cao và chỉ đáp ứng

được nhu cầu khiêm tốn của khách du lịch. Ngoài những dịch vụ ăn, ngủ thì hiện

nay các dịch vụ bổ sung trong khách sạn không nhiều. Đối tượng đến lưu trú tại

khách sạn là khách công vụ hoặc các đoàn khách nước ngoài có đầu tư tại địa bàn

tỉnh. Một vấn đề cần quan tâm hiện nay là đó là hệ thống các khách sạn chưa được

quan tâm về mặt cảnh quan, kiến trúc để vừa đảm bảo tính hiện đại vừa gắn với tính

truyền thống, với bản sắc sinh cảnh của vùng, chưa gắn kết được nhu cầu lưu trú

của khách với nhu cầu vui chơi, giải trí, sinh cảnh… cho du khách.

Bên cạnh đó những cơ sở lưu trú này chủ yếu do tư nhân xây dựng và kinh

doanh nên tác phong du lịch, tác phong phục vụ còn nhiều thiếu sót do họ và nhân

viên của họ chưa được huấn luyện, đào tạo. Do đó chưa đáp ứng tốt nhu cầu của

khách. Đây chính là nhược điểm cần phải được khắc phục để nâng cao sức cạnh

tranh của sản phẩm lưu trú nói riêng và sản phẩm du lịch nói chung của tỉnh. Một số

khách sạn có thể kể đến ở Cà Mau:

Page 48: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

48

Bảng 3: Một số cơ sở lưu trú của tỉnh Cà Mau.

STT Tên Địa chỉ Số

phòn

g

Tiêu

chuẩn

1 Siêu Thị 1-Hùng Vương, p7, TPCM 47 ***

2 Best Cà Mau 463C-Nguyễn Trãi, p9, TPCM 60 ***

3 Ánh Nguyệt 207-Phan Ngọc Hiển, p5, TPCM 52 ***

4 KS DL Công Đoàn 9-Lưu Tấn Tài, P5, TPCM 68 **

5 Cà Mau 20-Phan Ngọc Hiển, TPCM 42 **

6 KS CĐ Năm Căn 25-K1,TT Năm Căn, TPCM 32 **

7 Hoàng Gia 29-Trần Hưng Đạo, P5, TPCM 54 **

8 T98 999-Lê Khắc Xương, P6, TPCM 29 **

9 Thái Hoàng 345B-Ngyễn Trãi, P9, TPCM 33 **

10 Phương Nam 93-Phan Đình Phùng, P4, TPCM 32 **

11 Quốc Tế 197-Phan Ngọc Hiển, P6, TPCM 70 **

12 Song Ngọc 2B-Hùng Vương, P7, TPCM 35 **

13 Diễm Quỳnh 459D-Nguyễn Trãi, P9, TPCM 35 **

14 Hải Châu 229-Hùng Vương, P7, TPCM 32 **

15 Hương Sen 119-Lý Thường Kiệt, P6, TPCM 27 *

16 Song Hùng 28-Phan Ngọc Hiển, P2, TPCM 32 *

17 Địa Ốc 11-Cao Thắng, P8, TPCM 50 *

18 Đông Á 159-K3, TT Sông Đốc,Trần Văn

Thời, TPCM

14 *

19 Phước Nguyên Khóm 3, TT Thới Bình, TPCM 11 *

20 Quốc Nam I 23-Phan Bội Châu,P7, TPCM 16 *

21 Quốc Nam II 2C-Quang Trung, P7, TPCM 12 ĐTC

22 Thiên Phúc 40-Lý Bôn, P4, TPCM 17 ĐTC

23 Á Đông 133A-Nguễn Tất Thành, P8,

TPCM

18 ĐTC

… … … … …

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau.

2.4.3. Sản phẩm ăn uống (các món ăn đặc sản)

Khi đến với một vùng đất nào đó điều mà du khách luôn muốn khám phá đó

chính là nét văn hóa ẩm thực của vùng. Cũng vậy mỗi khi đến với Cà Mau_vùng đất

luôn thao thức mời gọi những bước chân của thực khách. Vì vậy khi đến đây mỗi du

khách đều muốn thưởng thức được những hương vị độc đáo, khó quên của những

món ăn quê hương.

Có những món ăn đơn giản đến mức không thể nào đơn giản hơn được nữa,

ấy vậy mà nó trở thành đặc sản của một địa phương. Dù đi đâu, xa quê bao lâu

người ta vẫn nhớ đến, có thể kể đến như:

Page 49: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

49

Đặc sản Ba Khía Rạch Gốc

Về với vùng đất Rạch Gốc ( xã Tân Ân huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau), hẳn

du khách không khỏi chạnh lòng. Ngoài các cảnh quan thiên nhiên mang vẻ đẹp

hoang sơ, thì chắc chắn những ai đến đây cũng sẽ rất thích thú với một món ăn mà

từ lâu trở thành đặc sản của địa phương: Ba Khía.

Ba Khía Rạch Gốc đã có thương hiệu từ xưa đến nay vì chỉ có địa phương

này con ba khía mới thật sự ngon, hấp dẫn hơn cả. Ba khía sau khi bắt xong, rửa

sạch và muối ngay tại chỗ. Cho muối thấm khoảng 5-7 ngày là có thể ăn được. Vị

không được mặn quá, cũng không được lạt quá. Vì nếu mặn thì thịt sẽ xẵng lạ, còn

lạt thì thịt sẽ mau bủng, ăn mất ngon. Ngoài ra, ba khía còn được chế biến bằng

cách luộc sả ăn cùng với nước chấm, và nó sẽ là món ăn không thể quên đối với du

khách.

Với món ăn độc đáo từ ba khía Rạch Gốc của vùng Đất Mũi, du khách nên

đến tận địa phương vào những ngày tháng 7-8 Âm lịch để được thưởng thức một

cách trọn vẹn.

Lẩu mắm U Minh

Nguyên liệu chính của món Lẩu mắm U Minh là mắm sặc (nhưng phải là

mắm ngon). Bí quyết làm cho nước lẩu có vị béo, thơm và sánh người ta cho vào

một ít sữa bò thay đường. Lẫu mắm hạp với nhiều loại thịt hay cá tùy thích. Nhưng

Lẩu mắm U Minh nhất định phải được nấu với cá đồng. Ngon nhất là lươn, cá rô

mề, cá lóc bự hoặc cá trê trắng mới đúng sách. Nhưng điều thú vị nhất khi ăn lẩu

mắm là được thưởng thức rất rất nhiều loại rau đồng. Có thể nói rằng không có món

ăn nào trên thế giới lại được ăn kèm với nhiều loại rau như lẩu mắm.

Lẩu mắm đã trở thành món ăn không thể nào thiếu ở nhiều nhà hàng sang

trọng trong cả nước. Về nguyên tắc chế biến đều giống nhau. Tuy nhiên mỗi nơi chế

biến và cách ăn kèm rau tùy theo phong thổ của mỗi địa phương. Song, dù bạn là

người xứ nào, nhưng với bữa tiệc lẩu mắm ở rừng U Minh chắc chắn sẽ là dư vị

đậm đà, dung dị và da diết không thể nào quên!

Chả trứng mực Đất Mũi

“Câu mực tuy cực mà vui

Page 50: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

50

Khoái ăn trứng mực, lui cui câu hoài”

Trứng mực chiên thành chả có màu vàng rộm như chả quế. Đẹp mắt và có

mùi thơm đặc trưng. Chả cắt từng lát, dọn ra bàn cùng rau thơm và bánh tráng.

Cuốn từng cuốn, chấm nước mắm nhĩ, hay muối tiêu chanh.

Món đặc sản này đem đến cho người ăn cái mềm mại của rau, cái dai mềm

của bánh tráng, cái dẻo xốp, béo bùi trứng mực, không lẫn được với bất kỳ món ăn

nào.

Thường, món này người dân biển Cà Mau dành đãi khách phương xa. Nó

cũng là món quà quý dùng gửi tặng bà con quyến thuộc tha phương, ăn để ngậm

ngùi thương nhớ quê nhà. Nếu có dịp về xứ biển Cà Mau, bạn nhớ đòi ăn cho được

chả trứng mực, vì đó là món ngon chỉ có ở vùng đất mũi!

Không chỉ có những đặc sản trên. Khi nhắc đến mãnh đất chót mũi phương

Nam, du khách sẽ được thưởng thức nững đặc sản khác như:

Cá kèo nướng ống tre.

Cá lóc nướng trui.

Các món ăn chế biến từ con Hàu.

Tôm tích Cà Mau.

Rùa rang muối.

Lươn um lá nhàu.

Ốc len xào cốt dừa.

Vọp nướng chấm muối tiêu chanh.

2.4.4. Sản phẩm vui chơi giải trí và các tiện nghi khác

Trong chuyến đi du lịch thì các sản phẩm dịch vụ, vui chơi giải trí cũng góp

phần làm tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch. Trong thời gian gần đây, nhằm

tăng cường quảng bá về hình ảnh và thu hút khách du lịch đến, Cà Mau đã tiến hành

xây dựng các ấn phẩm quảng cáo, bên cạnh đó quan tâm xây dựng mới một số khu

du lịch, trung tâm vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu phát triển

du lịch. Đã tiến hành khảo sát, quy hoạch nâng cấp các tuyến điểm du lịch như khu

du lịch Đất Mũi – Khai Long, khu du lịch quốc gia sinh thái rừng ngập mặn Cà

Mau. Hai điểm này đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng và cung cấp một số dịch vụ như nhà

Page 51: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

51

nghỉ, một số trạm dừng chân phục vụ giải khát và nhu cầu nghỉ dưỡng mùa hè.

Ngoài ra, hệ thống các điểm du lịch đã dưa vào khai thác như Hòn Đá Bạc,

Hòn Khoai, các sân chim… đã được đầu tư ngày một lớn vẫn đang phát huy được

hiệu quả, thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan.

Trong khu vực thành phố các khu vui chơi, giải trí được xây dựng, cải tạo và

nâng cấp nhằm tạo một sân chơi lành mạnh cho con em của tỉnh như: Công viên

văn hóa 19-5, công viên văn hóa Hùng Vương, công viên văn hóa Hồng Bàng, nhà

thiếu nhi tỉnh Cà Mau. Bên cạnh đó các dịch vụ bổ sung như dịch vụ massage,

karaoke, vũ trường, quán bar đều xuất hiện hầu như khắp Cà Mau; tiện nghi thể

thao vui chơi giải trí, tiện nghi phục vụ du lịch còn rất ít…Nhưng nhìn chung còn

rất đơn giản chưa đủ sức thu hút du khách. Do đó việc đưa ra định hướng để xây

dựng nhiều trung tâm du lịch, nhiều sản phẩm vui chơi giải trí để phục vụ cho nhu

cầu đa dạng của du khách là một điều hết sức cần thiết và quan trọng đối với tỉnh.

2.5. Đánh giá về thị trƣờng du lịch

2.5.1. Khách nội địa

Khách du lịch nội địa đến Cà Mau lớn hơn nhiều so với du khách quốc tế, do

tài nguyên du lịch ở đây phù hợp phục vụ cho khách du lịch nội địa hơn. Đồng thời

xu thế khách du lịch đi du lịch trong nước ngày càng tăng.

Lượng khách du lịch nội địa đến Cà Mau trong những năm qua tăng liên tục,

năm sau cao hơn năm trước. Năm 2000 Cà Mau đón được 96.000 lượt khách, 2002

là 164.000 lượt, 2004 là 289.116 lượt và năm 2006 là 449.063 lượt. Tốc độ tăng

bình quân thời kỳ (2000-2006) là 29,41%/năm.

Theo số liệu thống kê năm 2009, ngành du lịch Cà Mau đón được 705.500

lượt khách tăng 5,29% so với năm 2008. Trong đó khách nội địa đạt 692.100 lượt

khách.

2.5.2. Khách du lịch quốc tế

Lượng khách quốc tế đến với Cà Mau trong thời gian gần đây được cải thiện

rất nhiều, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2002 đón được 4.000 lượt khách quốc

tế thì năm 2006 lượng khách quốc tế đến Cà Mau là 10.467 lượt khách, tăng 1.078

lượt so với năm 2000.

Page 52: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

52

Theo số liệu thống kê năm 2009, ngành du lịch Cà Mau đón được 705.500

lượt khách tăng 5,29% so với năm 2008. Trong đó khách quốc tế đạt 13.400 lượt

khách.

Bảng 4: Số lượt khách đến Cà Mau giai đoạn 2005-2009.

Đơn vị tính: lượt khách

Nội dung 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng lƣợt khách 353.569 459.530 560.000 670.514 705.500

Quốc tế 9.364 10.467 12.500 16.614 13.400

Nội địa 344.205 449.063 547.500 653.900 692.100

Nguồn: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau.

2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh Cà Mau (doanh thu du

lịch)

Bảng 5: Doanh thu du lịch tỉnh Cà Mau giai đoạn 2005-2009.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nội dung 2005 2006 2007 2008 2009

Doanh thu 74 90 130 170 181

Nguồn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau.

2.7. Các chỉ tiêu dự báo

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

Trong giai đoạn sắp tới cần tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển du lịch trở

thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động du lịch

với sản phẩm du lịch đa dạng, dịch vụ du lịch phong phú…dựa trên cơ sở khai thác

hợp lý nguồn tài nguyên du lịch sẵn có của tỉnh nhằm nâng cao doanh thu từ du

lịch. Du lịch Cà Mau đang hướng đến trở thành một điểm đến của du lịch nghỉ

dưỡng cao cấp trong tương lai. Theo định hướng trên, nếu từ nay đến năm 2020,

tỉnh Cà Mau chủ yếu tập trung vào phát triển các nhóm khách nhỏ, khách có thu

nhập trung bình thì sau năm 2020 phải nghỉ đến thị trường khách cao cấp với các

khu du lịch 4 – 5 sao. Ngoài khách nước ngoài thì người Việt Nam với thu nhập

được nâng cao họ cũng rất muốn về quê nghỉ dưỡng vào những ngày cuối tuần. Đây

là một nhu cầu rất lớn cho các khu du lịch gần sông, biển, đảo…

Page 53: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

53

2.7.1. Dự báo về du khách

Năm 2009, Cà Mau đã đón được 705.500 lượt khách, trong đó có13.400

lượt khách quốc tế. Dự báo đến hết năm 2010, Cà Mau sẽ đón được khoảng 750.000

lượt khách, trong đó khách quốc tế đón được 14.500 lượt.

2.7.1.1. Khách quốc tế

Do có xuất phát điểm thấp nên dự kiến loại khách này sẽ đạt mức tăng

trưởng khoảng 12 – 16%/năm giai đoạn 2006 – 2010 và 9,5 – 11,5%/năm giai đoạn

sau 2020.

Như vậy, theo phương án chọn, dự báo năm 2010 Cà Mau đón được 14,5

ngàn khách và đến năm 2020 đón được 40,0 ngàn khách quốc tế đến tham quan.

2.7.1.2. Khách nội địa

Dự kiến tốc độ tăng trưởng sẽ đạt 8,0 - 10,0%/năm giai đoạn trước 2005;

10,0 – 12,0%/năm giai đoạn 2006 – 2010 và 9,0 – 11,0% giai đoạn sau 2010.

Theo phương án chọn, năm 2010 Cà Mau đón được 550 ngàn khách; năm

2015 đón được 880 ngàn khách và năm 2020 đón được 1.400 ngàn khách du lịch

nội địa. Theo phân tích và tính toán, có thể dự báo lượng khách đến Cà Mau đến

năm 2020 như sau:

Bảng 6: Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình lượng khách du lịch đến Cà

Mau thời kỳ 2010 và định hướng đến 2020.

Đơn vị tính: %

Phƣơng án Loại khách 2006 - 2010 2011 - 2020

Phương án thấp Khách quốc tế 12,0 9,5

Khách nội địa 10,0 9,0

Phương án

chọn

Khách quốc tế 14,0 10,5

Khách nội địa 11,0 10,0

Phương án cao Khách quốc tế 16,0 11,5

Khách nội địa 12,0 11,0

Nguồn: Viện nghiên cứu phân tích du lịch tỉnh Cà Mau.

Page 54: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

54

Bảng 7: Dự báo khách du lịch đến Cà Mau thời kỳ 2010 và định hướng đến

2020.

Phƣơng

án

Loại

khách

Hạng mục Đơn

vị

2010 2015 2020

Phương

án

thấp

Khách

quốc

tế

Tổng số lượt khách Ngàn 13,2 21,0 33,0

Ngày lưu trú trung

bình

Ngày 4,0 4,3 4,5

Tổng số ngày khách Ngàn 52,8 90,0 148,5

Khách

nội

địa

Tổng số lượt khách Ngàn 520,0 800,0 1.200,0

Ngày lưu trú trung

bình

Ngày 1,6 1,7 1,8

Tổng số ngày khách Ngàn 832,0 1.360,0 2.160,0

Phương

án

chọn

Khách

quốc

tế

Tổng số lượt khách Ngàn 14,5 24,0 40,0

Ngày lưu trú trung

bình

Ngày 4,0 4,3 4,5

Tổng số ngày khách Ngàn 58,0 103,2 180,0

Khách

nội

địa

Tổng số lượt khách Ngàn 550,0 880,0 1.400,0

Ngày lưu trú trung

bình

Ngày 1,6 1,7 1,8

Tổng số ngày khách Ngàn 880,0 1.496,0 2.520,0

Phương

án

cao

Khách

quốc

tế

Tổng số lượt khách Ngàn 16,0 27,0 47,0

Ngày lưu trú trung

bình

Ngày 4,0 4,3 4,5

Tổng số ngày khách Ngàn 64,0 116,1 211,5

Khách

nội

địa

Tổng số lượt khách Ngàn 580,0 970,0 1.600,0

Ngày lưu trú trung

bình

Ngày 1,6 1,7 1,8

Tổng số ngày khách Ngàn 928,0 1.649,0 2.880,0

Nguồn: Dự báo của Viện nghiên cứu du lịch tỉnh Cà Mau.

2.7.2. Dự báo về doanh thu du lịch

Bảng 8: Dự kiến chi tiêu của khách du lịch Cà Mau đến năm 2020.

Giai đoạn Khách lƣu trú

Khách quốc tế Khách nội địa

2010 - 2015 55 USD 15 USD

2015 - 2020 65 USD 20 USD

Nguồn: Sinh viên thực hiện.

Như vậy tổng doanh thu của ngành du lịch Cà Mau thời kỳ 2010 – 2020

được tính toán và trình bày ở bảng sau:

Page 55: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

55

Bảng 9: Dự báo thu nhập từ Du lịch Cà Mau đến năm 2020.

Đơn vị: Tỷ đồng

Phƣơng án Loại doanh thu 2010 2015 2020

Phương

án

thấp

Từ khách quốc tế

Từ khách nội địa

Tổng cộng

35,00

135,00

170,00

74,50

306,00

380,50

122,50

485,00

607,50

Phương

án

chọn

Từ khách quốc tế

Từ khách nội địa

Tổng cộng

45,00

145,00

185,00

85,00

335,00

420,00

140,50

560,00

700,50

Phương

án

cao

Từ khách quốc tế

Từ khách nội địa

Tổng cộng

45,00

150,00

195,00

95,00

370,00

465,00

170,00

600,00

770,00

Nguồn: Viện nghiên cứu phân tích du lịch tỉnh Cà Mau.

2.7.3. Dự báo về đầu tƣ phát triển du lịch

Tài nguyên du lịch chính là điều kiện cơ bản quyết định độ hấp dẫn của một

điểm, khu du lịch nên cần phải có định hướng đầu tư phát triển du lịch cho phù hợp

với điều kiện cụ thể của địa phương thì mới khai thác được hết hiệu quả của tài

nguyên, đồng thời phát huy được hiệu quả của vốn đầu tư. Và Cà Mau cần được đầu

tư ở những hạng mục sau:

Phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch: Lưu trú và

ăn uống là hai dịch vụ cơ bản và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu chi tiêu

của du khách.

Phát triển các công trình vui chơi, giải trí, thể thao.

Đầu tư và làm mới các phương vận chuyển khách theo hướng hiện đại nhất

nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách.

Đầu tư và phát triển thêm các cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, các cơ sở đào

tạo nghiệp vụ du lịch.

Đầu tư tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử phục vụ du khách. Thông thường

các di tích văn hóa lịch sử khi đưa vào khai thác du lịch qua một thời gian sẽ bị

xuống cấp và giảm dần giá trị theo thời gian vì thế cần có chính sách đầu tư hợp lý

mới có thể giữ gìn những giá trị văn hóa của tỉnh.

Bên cạnh đó, vấn đề về nguồn nhân lực đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong

hoạt động kinh doanh du lịch. Vì vậy cần phải tăng cường đầu tư nâng cao trình độ

Page 56: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

56

quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành du lịch: sẽ là một

lãng phí rất lớn nếu chỉ tập trung đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng du lịch mà bỏ

qua yếu tố con người vì con người là yếu tố quan trọng nhất cho mọi sự phát triển,

cần phải thực hiện xã hội hóa du lịch, nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân

viên và nhân dân địa phương về du lịch.

Bảng 10: Dự báo các nguồn vốn đầu tư cho du lịch Cà Mau thời kỳ 2003 –

2010 và định hướng đến 2020.

Đơn vị tính: Triệu USD

STT Nguồn Vốn Trƣớc 2010 Sau 2020

1 Vốn tích lũy từ GDP d lịch của các doanh

nghiệp du lịch trong tỉnh (15%)

3,405

11,595

2 Vốn vay ngân hàng và các nguồn khác

(10%)

2,27

7,73

3 Vốn đầu tư tư nhân (15%) 3,405 11,595

4 Vốn liên doanh trong nước (40%) 9,08 30,92

5 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI hoặc

liên doanh với nước ngoài (20%)

4,54

15,46

Tổng cộng 100% 22,70 77,30

Nguồn: Viện nghiên cứu phân tích du lịch tỉnh Cà Mau.

Bảng 11: Dự báo chi tiêu và vốn đầu tư cho du lịch tỉnh Cà Mau năm 2010

và định hướng đến 2020 (theo phương án thấp).

(Theo giá 2000: 1USD = 15.000 đ)

Chỉ Tiêu Đơn vị 2010 2015 2020

1. Tổng giá trị gia tăng

GDP của tỉnh. (*)

Tỷ đồng

Triệu USD

12.387,0

825,8

19.949,4

1.330,0

32.128,7

2.141,9

2. Tốc độ tăng trưởng trung

bình GDP của tỉnh. (*)

%/năm 10,5 10,3 10,0

3. Tổng GDP ngành Du

Lịch của tỉnh.

Tỷ đồng

Triệu USD

127,5

8,5

285,4

19,0

455,6

30,4

4. Tốc độ tăng trưởng trung

bình GDP Du lịch của tỉnh.

%/năm 14,5 16,0 13,6

5. Tỷ lệ GDP du lịch so với

tổng GDP của tỉnh.

% 1,03 1,43 1,42

6. Hệ số đầu tư ICOR

chung cả nước.

_ 4,0 4,0 4,0

7. Hệ số đầu tư ICOR cho

du lịch.

_ 3,4 3,0 3,0

8. Tổng nhu cầu vốn đầu tư

cho du lịch.

Tỷ đồng

Triệu USD

213,2

14,2

473,6

31,6

510,8

34,1

Nguồn: - (*) Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2010.

Page 57: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

57

- Số liệu còn lại: Dự báo của viện nghiên cứu phân tích du lịch.

2.7.4. Dự báo lao động du lịch

Để đáp ứng được xu thế phát triển du lịch của tỉnh chúng ta phải xây dựng kế

hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác du lịch. Phấn đấu từ nay đến

năm 2020 đạt được:

o 100% cán bộ quản lý nhà nước được đào tạo chuyên môn từ trung cấp

trở lên, được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý du lịch, đạt trình độ tin học và ngoại ngữ

A trở lên.

o 90% cán bộ quản lý doanh nghiệp du lịch có trình độ đại học kinh tế,

quản lý du lịch, có trình độ ngoại ngữ B trở lên.

o 95% cán bộ nghiệp vụ du lịch đã được thông qua đào tạo đúng chuyên

ngành và được bồi dưỡng dài hạn về nghiệp vụ du lịch, có trình độ ngoại ngữ B trở

lên, 50% thông thạo hai ngoại ngữ.

o 100% nhân viên hoạt động trực tiếp trong ngành tiếp xúc với khách du

lịch có trình độ ngoại ngữ B trở lên và được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.

Bảng 12: Dự báo nhu cầu lao động trong ngành du lịch tỉnh Cà Mau đến

năm 2020.

Đơn vị tính: Người

Phƣơng

án

Loại lao động 2010 2015 2020

Phương

án

thấp

Lao động trực tiếp trong du

lịch

Lao động gián tiếp kèm theo

Tổng cộng

2.600

5.720

8.320

4.250

9.350

13.600

7.200

15.800

23.040

Phương

án

chọn

Lao động trực tiếp trong du

lịch

Lao động gián tiếp kèm theo

Tổng cộng

2.700

5.940

8.640

4.600

10.120

14.720

8.000

17.600

25.600

Phương

án

cao

Lao động trực tiếp trong du

lịch

Lao động gián tiếp kèm theo

Tổng cộng

2.900

6.380

9.280

5.100

11.220

16.320

8.500

18.700

27.200

Nguồn: Viện nghiên cứu phân tích du lịch tỉnh Cà Mau.

Page 58: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

58

2.8. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động du lịch

Trong quá trình hoạt động du lịch, tỉnh Cà Mau đã gặp những thuận lợi

nhưng cũng đã gặp không ít khó khăn. Bên cạnh việc tận dụng lợi thế những thuận

lợi thì chúng ta cũng cần nhận biết những khó khăn mà ngành du lịch tỉnh gặp phải

để từng bước khắc phục nhằm góp phần đưa hoạt động du lịch của tỉnh ngày càng

trở nên thật sự hiệu quả.

Thuận lợi

Ngành du lịch luôn được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh

quan tâm chỉ đạo. Sự chỉ đạo điều phối hoạt động du lịch của ban chỉ đạo phát triển

du lịch trong việc thực hiện thành công chương trình hành động phát triển du lịch

tỉnh Cà Mau năm 2001, đã làm chuyển biến nhận thức chung của các cấp, các

ngành và toàn xã hội. tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển đúng hướng.

Giữa các ngành đã có phối hợp, hỗ trợ đồng bộ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn,

vướng mắc, tạo điều kiện thúc đẩy du lịch phát triển.

Cà Mau là một tỉnh có tiềm năng về tài nguyên du lịch đặc thù rất phong phú

và đa dạng: có vườn quốc gia rừng ngập mặn Cà Mau đã được xác định là khu du

lịch sinh thái quốc gia, có sông ngòi, có biển…có các di tích lịch sử văn hóa, ngệ

thuật có giá trị trong đó có các đối tượng di tích được xếp hạng quốc gia. Ngoài ra

còn có những sinh hoạt truyền thống của anh em các dân tọc như Kinh, Hoa,

Khmer. Đây là những tài nguyên du lịch vô giá, nếu như được đầu tư, khai thác tốt

sẽ tạo cho du lịch Cà Mau một bản sắc rất riêng và hấp dẫn.

Các tuyến điểm du lịch được củng cố và mở rộng, sản phẩm du lịch của

ngành ngày càng phong phú và đa dạng hơn, với thế mạnh là du lịch sinh thái,

ngành du lịch của tỉnh đã chú trọng xây dựng các tuyến điểm du lịch sinh thái, du

lịch sông nước…đang là loại hình du lịch được yêu thích. Không chỉ dừng lại đó du

lịch Cà Mau còn có cơ hội phát triển thuận lợi trong xu thế phát triển du lịch chung

của tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ gắn với Thành phố Hồ Chí Minh, với khu vực

tiểu vùng sông Mêkông mở rộng.

Bên cạnh đó hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng nhìn chung đã

được đầu tư xây dựng để phục vụ tốt cho du khách, hầu hết các khách sạn, nhà hàng

Page 59: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

59

được cải tạo, nâng cấp, chất lượng phục vụ từng bước được nâng cao. Mặc dù vẫn

còn những thiếu sót nhưng đã phục vụ cho khách những nhu cầu tối thiểu khi đi du

lịch. Việc đầu tư cho các dự án, các khu du lịch đang được quan tâm và thực hiện có

hiệu quả công tác quản lý của Nhà nước nên các hoạt động du lịch có nhiều tiến

triển tốt đẹp hơn.

Thời gian gần đây lượng khách đến với Cà Mau có tăng lên mặc dù còn hạn

chế nhưng đó là một bước tiến triển của du lịch tỉnh. Số khách nội địa tăng nhanh

hơn so với khách quốc tế nhưng Cà Mau là một điểm đến mới mẻ, hấp dẫn và thật

sự có cơ hội để phát triển.

Khi phát triển các loại hình du lịch gắn với cộng đồng địa phương, đội ngũ

nhân viên trong ngành du lịch nhận được sự hợp tác nhiệt tình của người dân địa

phương. Đây cũng là một lợi thế trong quá trình hoạt động du lịch vì hoạt động du

lịch là những hoạt động lấy sự giao tiếp giữa người và người làm trọng tâm.

Một thuận lợi nữa là hiện nay trình độ của cán bộ, nhân viên họat động trong

ngành du lịch đang từng bước được nâng lên, số lượng nhân viên được qua huấn

luyện, đào tạo ngày càng nhiều, vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực là một vấn đế

rất quan trọng trong quá trình phát triển nhất là phát triển du lịch.

Khó khăn

Hoạt động du lịch của tỉnh Cà Mau trong những năm qua đạt được nhiều

đáng kể khích lệ, tạo điều kiện và tiền đề thúc đẩy ngành du lịch Cà Mau tiếp tục

phát triển và tăng trưởng trong tương lai. Tuy tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng vẫn

chưa tương xứng với tiềm năng và cơ hội của ngành, giá trị sản lượng ngành còn

chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị sản xuất của tỉnh vì hiện tại vẫn còn nhiều hạn chế

và khó khăn có thể kể đến như:

Hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch của các thành phần kinh tế

ngoài quốc doanh đa dạng, nhanh nhạy, nhưng chỉ tập trung đầu tư vào lĩnh vực nhà

hàng, khách sạn, chưa đầu tư để khai thác các nhóm hàng du lịch như: lữ hành, vận

chuyển khách và dịch vụ khác.

Cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch còn nhiều hạn chế, mặc dù đã được

quan tâm, đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách, một số khách

Page 60: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

60

sạn thuộc doanh nghiệp Nhà nước xuống cấp nhưng chậm cải tạo, nâng cấp. Cơ sở

hạ tầng không đồng bộ, thiếu phương tiện vận chuyển hiện đại nên việc đưa đón

khách còn gặp nhiều khó khăn, từ đó dẫn đến lượng khách đến tỉnh còn rất hạn chế,

hệ thống đường xá đến các điểm du lịch còn khó khăn.

Nguồn khách đến tỉnh chủ yếu là khách vãng lai, lại rất ít khách quốc tế, còn

người dân trong tỉnh thì chủ yếu có mức sống chưa cao, thu nhập thấp nên việc đi

du lịch đối với họ là một điều khá mới mẻ. Vì thế công ty lữ hành ở tỉnh hoạt động

không có hiệu quả, số tour du lịch bán được khá ít.

Chưa tận dụng được hết các tiềm năng để phát triển du lịch tỉnh, ví dụ như

chưa đưa được các lễ hội lớn của tỉnh, các làng nghề vào trong tour du lịch, chưa có

sự kết hợp du lịch liên vùng với các tỉnh lân cận.

Đầu tư để phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù còn hạn chế, vì vậy chưa

tạo ra ra được sản phẩm du lịch đặc trưng của Cà Mau nên ảnh hưởng nhiều đến

hiệu quả của hoạt động du lịch (chi tiêu của du khách thấp, lưu trú ngắn ngày).

Sản phẩm du lịch Cà Mau nói riêng và các tỉnh trong khu vực Đồng Bằng

Sông Cửu Long nói chung đều na ná giống nhau, tạo ra sự trùng lấp về sản phẩm.

Vì vậy, du khách không cần đến Cà Mau mà chỉ cần đến Bến Tre hay một tỉnh nào

đó thuộc khu vực cũng có thể tìm thấy sản phẩm tương tự.

Chưa xây dựng được những trung tâm du lịch lớn để thu hút du khách, cũng

như chưa có được những khu vui chơi giải trí có thể giữ chân khách ở lại lâu hơn

với Cà Mau. Và hiện tại vẫn chưa tạo được hình ảnh riêng đặc trưng cho tỉnh để

phân biệt với những tỉnh khác trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch chưa đáp ứng được

yêu cầu, nhiệm vụ của ngành du lịch. Vừa thiếu về số lượng, yếu về chất lượng,

nhất là trình độ ngoại ngữ và hướng dẫn viên du lịch.

Trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế nên trong cách giao tiếp, thái

độ phục vụ khách du lịch có những thiếu sót khiến khách không hài lòng. Người

dân vẫn chưa nhận rõ tầm quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế địa

phương. Chưa chú trọng tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân về ích lợi của

Page 61: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

61

du lịch để khuyến khích sự tham gia, phối hợp đồng bộ của cộng đồng địa phương

phát triển du lịch.

Hoạt động xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá về du lịch chưa được chú trọng

và đầu tư đúng mức, chưa có ấn phẩm quảng cáo nhiều, các ấn phẩm quảng cáo

hiện tại còn đơn điệu, không độc đáo, nội dung không phong phú, không gây ấn

tượng cho người xem.

Quản lý Nhà nước về du lịch còn nhiều vấn đề cần phải cụ thể hóa hơn, phải

tiến hành nhanh việc xếp loại, công nhận các di tích lịch sử, thắng cảnh để nâng

cấp, cải tạo và có biện pháp bảo vệ.

2.9. Phân tích điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch tỉnh

Cà Mau (vận dụng ma trận SWOT)

2.9.1. Điểm mạnh

Tỉnh Uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh rất quan tâm chú trọng phát triển ngành kinh

tế đối ngoại, thương mại, dịch vụ và du lịch. Chính vậy đã có những đầu tư thỏa

đáng cho phát triển du lịch.

Nền kinh tế Cà Mau phát triển tương đối nhanh và ổn định, nền kinh tế đang

được chuyển dịch theo hướng ngư – lâm và dịch vụ. Đời sống của nhân dân từng

bước được cải thiện, thu nhập tăng, tỷ lệ hộ đói nghèo trong tỉnh giảm xuống còn

9,2%. Hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang được đầu tư nâng cấp, phát triển. Đây là

những điều kiện thuận lợi để du lịch Cà Mau phát triển.

Đây cũng là tỉnh duy nhất trong Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi có rất nhiều

sân chim và có một thành phố “đất lành chim đậu”. Vì ngay giữa lòng thành phố

hiện hữu một vườn chim tự nhiên hàng vạn con cùng chung sống hài hòa với con

người, cùng ca vang bài ca vang bài ca về cảnh quan môi trường độc đáo và hiếm

có. Đó chính là Công viên văn hóa 19/5.

Có khí hậu dễ chịu, khá mát mẻ, hầu như không bị thiên tai tàn phá, môi

trường tự nhiên trong lành, môi trường xã hội an toàn và thân thiện.

Bên cạnh đó tỉnh có rất nhiều lễ hội trong năm của các đồng bào dân tộc tạo

nên sức hút đối với du khách. Đặc biệt là các dịp lễ: Ngày hội vía Bà, lễ cúng Kỳ

Page 62: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

62

Yên, lễ hội CholChNam Thmay, lễ hội Nghinh Ông – Sông Đốc, ấn tượng nhất đó

là ngày hội “Ba Khía” vào tháng 8 hàng năm, mà không phải nơi nào cũng có được.

Đặc biệt ở Cà Mau còn có nét văn hóa ẩm thực rất phong phú và đa dạng do

có sự cộng hưởng về văn hóa của cả ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. Tỉnh có những

món ăn đặc biệt, đặc sắc mà chỉ có thể bắt gặp ở đây chứ không ở đâu khác.

Cà Mau là một tỉnh được thiên nhiên ưu đãi, tiềm năng du lịch phong phú và

đa dạng cả về tài nguyên tự nhiên và nhân văn (trong đó có những điểm tài nguyên

điển hình mang tầm cở quốc gia như khu du lịch biển Khai Long, Hòn Khoai, vườn

quốc gia Đất Mũi (khu dự trữ sinh quyển thế giới), cột mốc quốc gia Cà Mau) cho

phép Cà Mau phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng có đủ khả năng cạnh tranh trên

thị trường trong nước và quốc tế.

2.9.2. Điểm yếu

Tỉnh vẫn còn thiếu nhiều cơ sở hoạt động du lịch với chất lượng cao phục vụ

cho khách hạng sang.

Do các sản phẩm lữ hành còn đơn điệu, ít hấp dẫn nên việc kinh doanh lữ

hành chưa phát triển. Do đó ít có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ những

công ty lũ hành khác dẫn đến thiếu tính chuyên nghiệp trong hoạt động.

Chưa có những chiến lược mời gọi các nhà đầu tư tầm cỡ đến với Cà Mau để

đầu tư vào du lịch nên họ không thể mang khách đến tỉnh và bộ mặt du lịch tỉnh

còn chưa thay đổi.

Thiếu kinh phí rất nhiều để đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng để phục

vụ du lịch cũng như kinh phí để đào tạo nhân viên hoạt động du lịch cùng với người

dân địa phương tham gia phát triển du lịch bền vững.

Chưa xây dựng chiến lược tiếp thị điểm đến và chưa xây dựng được thương

hiệu Cà Mau nhằm gây ấn tượng cho khách.

Do chưa được đào tạo chuyên sâu nên có một số người làm du lịch chỉ chạy

theo lợi nhuận trước mắt, không biết giữ khách nên khách đến một lần và không

muốn quay trở lại lần nữa hoặc họ sẽ không giới thiệu, không tuyên truyền cho

những người khác đến với Cà Mau. Điều này hầu như các nhà kinh doanh du lịch

Page 63: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

63

đều biết đó là “Khách chưa đến thì họ sẽ đến, nhưng nếu khách bỏ đi rồi thì họ và

cả khách khác rất ít khi quay trở lại”.

Nhận thức xã hội về du lịch vẫn còn bất cập, thiếu thống nhất trong xây

dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch ngành và lãnh thổ.

Hệ thống và các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du

lịch thiếu đồng bộ, chưa thật thông thoáng so với yêu cầu phát triển và hội nhập

quốc tế, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa quản lý và phát triển.

2.9.3. Cơ hội

Hiện nay Việt Nam đang là điểm đến an toàn và hấp dẫn đối với khách quốc

tế nhờ phong cảnh đẹp và an ninh tốt, là một điểm du lịch lý tưởng cho du khách

trong khi các nước lân cận gặp nhiều rắc rối về khủng bố, bạo loạn.

Các khách sạn và điểm tham quan ở Thành phố Hồ Chí Minh đang quá tải

khách nước ngoài, nên xu hướng chung là các công ty lữ hành muốn đưa khách về

các địa phương khác và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đang là một lựa chọn

nhằm giảm giá tour và tránh lâm vào tình trạng công suất phòng quá tải, đây là điều

kiện giúp các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và Cà Mau nói riêng có cơ

hội thu hút khách về tỉnh mình và nhằm giảm được tình trạng khách sạn vắng

khách.

Hiện nay ở Thành Phố Hồ Chí Minh và Đồng Bằng Sông Cửu Long đang thu

hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư, làm ăn, sinh sống và miền

Tây Nam Bộ, trong đó có Cà Mau hứa hẹn sẽ trở thành một thị trường du lịch nghỉ

dưỡng cho họ để nghỉ ngơi, thư giãn cùng với gia đình.

Mức sống của người Việt Nam đã và đang được nâng cao, và du ịch dần trở

thành một thói quen đối với họ, họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho nhu cầu du lịch

của mình, đặc biệt người dân miền Nam rất thích đi chơi. Đây là cơ hội lớn cho du

lịch của cả vùng, trong đó có tỉnh Cà Mau.

2.9.4. Thách thức

Một số vấn đề lớn mà hầu như bất kỳ tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long nào

cũng gặp phải đó là việc các điểm du lịch, khu du lịch khi đưa vào khai thác du lịch

nhưng thiếu hẳn công tác bảo tồn, vấn đề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm

Page 64: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

64

đúng mức khiến cho những nơi này bị ô nhiễm làm hỏng cảnh quan và môi trường

tự nhiên nếu không chú ý khắc phục sẽ có thể làm hỏng các điểm tài nguyên sinh

thái – tài nguyên quý bậc nhất của tỉnh.

Tài nguyên du lịch và môi trường đang có sự suy giảm do khai thác, sử dụng

thiếu hợp lý và những tác động của thiên tai ngày càng tăng. Trong đó đáng chú ý là

sự suy thoái về thảm thực vật rừng tràm, đước trên địa bàn tỉnh, sự suy thoái của

một số sân chim của Cà Mau…đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng sản

phẩm du lịch.

Vốn đầu tư phát triển du lịch rất thiếu, trong khhi đó đầu tư lại chưa đồng bộ,

kém hiệu quả đang là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển của ngành du

lịch.

Trình độ phát triển kinh tế xã hội của nước ta cũng như mức sống của người

dân nhìn chung còn rất thấp, ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu đối với phát triển du

lịch.

Trong nhiều năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách và nỗ lực để phát

triển cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay còn yếu kém, chưa

đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển của các ngành kinh tế, trong đó có du lịch, hạn

chế khả năng tiếp cận, phát triển và khai thác các tuyến, điểm du lịch giàu tiềm năng

ở các vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Do vị trí của Cà Mau xa hơn nhiều so với một số tỉnh gần Thành phố Hồ Chí

Minh hoặc có đường giao thông đến thuận tiện hơn, thời gian đến ngắn hơn thì các

tỉnh này có thể lấy hết số khách có ý định đi thăm Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khó

khăn ở đây chính là Đồng Bằng Sông Cửu Long do vẫn chưa khắc phục được

nhược điểm mà hầu hết khách đến vùng đều nhận xét đó là “ đi một tỉnh biết cả

vùng” nên dĩ nhiên tỉnh ở gần và thuận tiện trong việc đi lại thì sẽ được ưu tiên

trong việc chọn lựa điểm đến của khách.

Cà Mau hiện nay vẫn chưa tìm được cho mình một lối thoát, một sự khác

biệt so với cả vùng thì vấn đề thu hút được nhiều khách đến tỉnh chắc chắn sẽ còn

gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại và đây là một thách thức lớn nhất đối với tỉnh.

Page 65: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

65

Nhưng nếu biết kết hợp những thế mạnh của tỉnh với những cơ hội sắp tới

hoặc dùng những thế mạnh cùng với những cơ hội để áp chế một phần điểm yếu và

thách thức thì vấn đề khó khăn mà tỉnh đang gặp phải sẽ có thể được giải quyết một

cách thỏa đáng và triệt để.

Page 66: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

66

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT

TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TỈNH CÀ MAU

3.1. Các định hƣớng phát triển

3.1.1. Định hƣớng về phát triển các loại hình du lịch

Du lịch sinh thái

Với hai hệ sinh thái rừng ngập mặn và rừng tràm, Cà Mau có tiềm năng rất

lớn để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Du khách đến Cà Mau để tận hưởng bầu

không khí trong lành, tham quan những khu rừng còn mang đầy nét hoang sơ của

một vùng đất phương Nam mới được khai mở, đến thăm sân chim lớn nhất nhì của

cả nước với nhiều loại chim khác nhau hay vườn cây ăn trái bốn mùa trĩu quả.

Ngoài ra Cà Mau còn có biển với những đảo đẹp như Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, hay

những con sông với những vẻ đẹp nên thơ rất gắn bó với cuộc sống của những con

người vùng đồng bằng châu thổ.

Hơn nữa ngày nay du lịch sinh thái đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi

toàn cầu. Du lịch sinh thái như một hiện tượng và xu thế phát ngày càng được quan

tâm của nhiều người. Cho nên, thiết nghĩ Cà Mau triển cần tận dụng tiềm năng du

lịch sinh thái của mình để khai thác tối đa loại hình du lịch này. Bên cạnh đó cần có

sự ưu tiên hơn trong đầu tư phát triển so với các loại hình du lịch khác vì đó cũng là

thế mạnh, nét đặc trưng độc đáo của riêng tỉnh Cà Mau so với các tỉnh khác vì hệ

sinh thái rừng tram và rừng ngập mặn của Cà Mau lớn hơn so với các tỉnh khác về

quy mô và chủng loại động thực vật trong rừng (so với rừng ngập mặn ở Xẻo Quýt,

Cần Giờ).

Vì Cà Mau chỉ là vùng đất mới được khai phá nên xét về tài nguyên du lịch

nhân văn chưa có tính độc đáo và đặc sắc cho lắm. Cho nên các loại hình du lịch

văn hóa, tham quan các di tích lịch sử văn hóa không phải là thế mạnh của du lịch

tỉnh Cà Mau.

Du lịch tham quan

Với các cảnh đẹp như Đầm Thị Tường, vườn dơi, nhà sàn của Bác…

Page 67: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

67

Du lịch văn hóa

Đến Cà Mau du khách có thể tham quan các đình chùa mang đậm nét văn

hóa của người Hoa, người Khmer hay được biết đến cuộc sống của người dân Nam

bộ vùng sông nước với những mái nhà sàn, vuông tôm, hàng đáy…những khu chợ

nỗi trên sông, những di tích lịch sử văn hóa ghi dấu ấn của quá trình lịch sử của

người dân Cà Mau.

3.1.2. Định hƣớng nâng cao chất lƣợng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch

3.1.2.1. Đối với sản phẩm hữu hình

“Sản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa hàng hóa và dịch vụ du lịch trên cơ sở

khai thác tiềm năng, tài nguyên du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách trong

quá trình đi du lịch”. Như vậy sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dung

đặc biệt của dân cư, đó là nhu cầu hiểu biết về văn hóa, lịch sử chiêm ngưỡng

những cảnh đẹp thiên nhiên. Bên cạnh đó, du khách luôn tìm hiểu và nhận thức, tìm

tòi, khám phá cái mới, do vậy họ ít trung thành với một sản phẩm du lịch duy nhất.

Cho nên đa dạng hóa sản phẩm du lịch là một trong những yếu tố quan trọng quyết

định sự tồn tại của du lịch tỉnh, đem lại vị thế cạnh tranh cao trong môi trường kinh

tế mang tính cạnh tranh quyết liệt như hiện nay. Ngoài ra còn phải nắm bắt kịp thời

nhu cầu của du khách để tạo ra sản phẩm thỏa mãn tốt cho nhu cầu của du khách.

Những năm gần đây Cà Mau chú trọng hơn đến phát triển loại hình du lịch

sinh thái-một loại hình du lịch được quan tâm và yêu thích hiện nay. Du lịch sinh

thái rừng ngập mặn với các điểm du lịch Mũi Cà Mau, Khai Long, Cồn Ông Trang,

khu bảo tồn sinh thái 184. Du lịch sinh thái với các rừng tràm với các điểm rừng đặc

dụng Vồ Dơi, rừng tràm ong mật U Minh, du lịch sông nước…

Bên cạnh đó chương trình du lịch của các doanh nghiệp còn quá nghèo nàn,

trùng lắp, hàng hóa sản phẩm của địa phương, hàng lưu niệm chưa được khai thác,

sản xuất chế biến, giới thiệu nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Vì thế ngành

du lịch Cà Mau cần phải:

Ngành văn hóa thông tin cần tiến hành quy hoạch tổ chức lại các nhà hát,

điểm trình diễn văn nghệ để phục vụ nhu cầu giải trí của người dân địa phương và

khách du lịch, cần có sự đầu tư đúng mức cho các Câu lạc bộ đờn ca tài tử tại các

Page 68: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

68

huyện vì đờn ca tài tử là nét đặc trưng trong đời sống văn hóa của người dân địa

phương, cần được phát triển, nhân rộng và giới thiệu với khách du lịch.

Thời gian qua kinh doanh du lịch Cà Mau chì kinh doanh chủ yếu nhóm

hàng lưu trú và ăn uống, thời gian tới cần phải chú ý khai thác đầu tư các nhóm

hàng du lịch như: lữ hành, vận chuyển khách và dịch vụ.

Sở Văn hóa thông tin phải tích cực theo dõi tiến độ đầu tư thực hiện các dự

án: bảo tồn di tích lịch sử văn hóa tự nhiên, đầu tư nâng cấp công viên văn hóa, đầu

tư tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa như: di tích lịch sử Hòn Khoai và chứng tích

chiến tranh khu Hải Yến Bình Hưng, bia kỷ niệm đường Hồ Chí Minh trên biển tại

Rạch Gốc, Ngọc Hiển.

Khai thác các sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương như: Ong mật U

Minh, dâu Cái Tàu, tôm khô, tôm lụi, cá khô Khoai, các loại thủy sản chế biến và

qua sơ chế, các ấn phẩm văn hóa địa phương.

Cần chú trọng phát triển thêm nhiều loại hình du lịch như du lịch thể thao, du

lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tôn giáo…

Cần khôi phục, hỗ trợ những làng nghề truyền thống để đưa vào khai thác

phục vụ du lịch. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ: nón lá mật cật U Minh, các sản

phẩm từ dừa, mành trúc, chiếu hoa, các sản phẩm đan lát, xây dựng các làng nghề

cho khách tham quan và mua sản phẩm lưu niệm.

Cần dựa vào thế mạnh về điều kiện tự nhiên của tỉnh mà nghiên cứu, tạo ra

loại hình du lịch đặc thù cho tỉnh mình.

3.1.2.2. Đối với sản phẩm vô hình

Thường xuyên mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân

viên du lịch nhất là đối với lực lượng nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch.

Giúp các nhân viên, đặc biệt là đội ngũ các hướng dẫn viên tăng thêm kiến thức ở

mọi lĩnh vực, giúp họ học cách ứng xử cộng đồng để tạo được ấn tượng tốt đẹp

trong lòng du lịch.

Thêm vào đó cần có biện pháp giúp cộng đồng địa phương học cách giao

tiếp với khách du lịch một cách lịch sự, thân thiện nhất để tạo được cái nhìn tốt đẹp

từ khách. Có như thế thì khi có cơ hội họ sẽ trở lại, hơn nữa khi tạo được ấn tượng

Page 69: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

69

tốt thì khách đến sẽ giới thiệu cho người thân, bạn bè…Đây là một điều rất quan

trọng trong công tác cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch vì hoạt động du

lịch là hoạt động giao tiếp giữa người và người.

3.1.3. Định hƣớng đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ du

lịch

Con người là yếu tố quyết định của mọi sự phát triển, vì vậy đào tạo trực

tiếp hay gián tiếp trong ngành du lịch là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển

của ngành du lịch cả nước nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng vì sản phẩm du lịch

có chất lượng và có sức cạnh tranh cao hay không phụ thuộc vào yếu tố con người

và trình độ nghiệp vụ của họ. Sẽ là một lãng phí rất lớn nếu chỉ có tập trung đầu tư

vào kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật mà bỏ qua yếu tố con người. Việc

nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động trong ngành

du lịch là một công tác hết sức cần thiết và cực kỳ quan trọng. Nó bao gồm:

Chăm lo xây dựng đời sống và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên

lao động cả về chính trị, đạo đức, ý thức trước những vấn đề văn hóa xã hội dưới

tác động của du lịch. Nâng cao ý thức của họ trong công tác giữu gìn, bảo vệ môi

trường nhất là khi thế mạnh của Cà Mau là du lịch sinh thái và du lịch sông nước.

Rà soát, phân loại trình độ, cơ cấu đào tạo của nguồn nhân lực ngành, từ đó

có các khóa đào tạo mới và đào tạo lại về quản lý chuyên môn, nghiệp vụ du lịch

đối với tất cả cán bộ và lao động hiện đang công tác trong ngành du lịch của tỉnh.

Đào tạo mới các chuyên gia về lĩnh vực đầu tư, tiếp thị, tuyên truyền, quảng

bá, quản lý khu du lịch, khu vui chơi, giải trí…

Tuyển chọn cho đội ngũ hướng dẫn viên có năng khiếu giao tiếp, giỏi ngoại

ngữ, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ…

Có thể cử một số cán bộ du lịch sang các tỉnh bạn để học tập kinh nghiệm,

phối hợp với họ tổ chức các chương trình giao lưu để giao lưu, nắm bắt các thông

tin, tạo mối quan hệ đầu tư ngành.

Thực hiện xã hội hóa du lịch, nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên và

toàn dân về du lịch.

Page 70: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

70

3.1.4. Định hƣớng đầu tƣ, nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ du

lịch

Quy hoạch, đầu tư các công trình hạ tầng chủ yếu trong các khu du lịch, tạo

điều kiện thu hút các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch. Sớm đầu

tư các tuyến giao thong đường bộ nối đến các khu, cụm du lịch, xây dựng bến tàu –

xe, bến đậu ca nô, xuồng máy phục vụ vận chuyển, đưa đón hành khách.

Đầu tư xây dựng nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú và các

công trình dịch vụ du lịch, xây dựng các khách sạn – nhà hàng có các công trình

dịch vụ đa dạng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Khuyến

khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển cơ sở vật chất kỹ

thuật phục vụ du lịch.

Phát triển hệ thống công trình vui chơi giải trí, tại các khu du lịch quan trọng

như Đất Mũi Cà Mau, bãi biển Khai Long, đảo Hòn Khoai, công viên văn hóa Cà

Mau…cần đầu tư các công trình vui chơi giải trí với quy mô thích hợp gắn với các

cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, các quầy hang thương mại nhằm tăng sức hấp dẫn

của sản phẩm du lịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch.

Phối hợp với ngành Văn hóa Thông tin trong việc tôn tạo các di tích văn hóa

–lịch sử, kết hợp giữa khai thác và đầu tư tôn tạo nhằm giữ gìn các giá trị văn hóa

lịch sử của các di tích.

3.1.5. Định hƣớng tăng cƣờng công tác xúc tiến, quảng cáo, tiếp thị các sản

phẩm du lịch

Để khách du lịch có ấn tượng về Cà Mau, tỉnh cần xây dựng một thương hiệu

cho riêng mình, một khẩu hiệu du lịch cho Cà Mau để khách nhớ đến và điều này có

thể kích thích họ đến với tỉnh mình nhiều hơn. Để đạt hiệu quả cao trong kinh

doanh du lịch cần phải có sự tăng cường đầu tư cho công tác xúc tiến, tuyên truyền

về du lịch của tỉnh như:

Từng bước nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dung và có

những thông tin định hướng cho cơ sở kinh doanh và các địa phương tổ chức tạo

mức “cung” du lịch phù hợp.

Page 71: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

71

Liên doanh với các hãng lữ hành lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh là giải pháp

phù hợp nhất trong điều kiện hiện nay để tìm và mở rộng khai thác thị trường khách

quốc tế và Thành phố Hồ Chí Minh – thị trường tiềm năng của tỉnh, sau đó vươn tới

kinh doanh lĩnh vực lữ hành quốc tế, tăng cường trao đổi thong tin, kinh nghiệm

Marketing, tham gia tích cực vào hoạt động du lịch của cả nước như các hội chợ du

lịch, lễ hội, hội thi…Khi đã có điều kiện thì nên đặt các văn phòng đại diện du lịch

cùa tỉnh Cà Mau tại các thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà

Nẵng…

Đẩy mạnh các hoạt động như: liên doanh với các tỉnh và thành phố để tổ

chức các tour liên vùng, nối tour, nối tuyến; tuyên truyền quảng cáo dưới nhiều hình

thức đa dạng để thu hút khách.

Nâng cao nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành và nhân dân; tạo lập

và nâng cao hình ảnh của du lịch Cà Mau trong khu vực và trên thế giới để qua đó

thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch.

Xây dựng các hệ thống trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin cho

khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan

thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến

du lịch tại các thị trường trọng điểm; tranh thủ hỗ trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá

du lịch có hiệu quả.

Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, công bố những sự kiện

thể thao, văn hóa, lễ hội lớn trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các chiến dịch xúc tiến,

sự kiện quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ,

triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi

tiềm năng du lịch, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.

Có kế hoạch quan hệ báo chí và PR (public relation – quan hệ công chúng)

như:

Định kỳ đặt các nhà báo viết bài về Cà Mau đăng ở những bài báo lớn hoặc

một năm nên 1 – 2 lần mời các nhà báo, đài truyền hình xuống làm chuyên đề tại Cà

Mau.

Page 72: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

72

Ngành du lịch có thể kết hợp với ngành văn hóa thông tin mời các đoàn làm

phim xuống đóng phim lấy bối cảnh Cà Mau, nếu được như vậy thì các điểm tham

quan trong tỉnh sẽ có nhiều người biết đến.

Phát hành những ấn phẩm có chất lượng và những thông tin chính về du lịch

Cà Mau như bản đồ du lịch Cà Mau, bưu ảnh về du lịch Cà Mau để giới thiệu về

tiềm năng du lịch, con người, cảnh quan của tỉnh Cà Mau cung cấp những thông tin

cần thiết cho khách về các cơ sở lưu trú, các điểm tham quan, các dịch vụ du lịch,

xây dựng chuyên đề trên báo đài truyền hình địa phương và Trung ương để giới

thiệu về cảnh quan thiên nhiên, con người Cà Mau.

Bước đầu có thể gởi một số tập gấp, tờ bướm giới thiệu về du lịch Cà Mau

đến các nơi mà được nhận thấy là sẽ có khả năng mua sản phẩm du lịch của mình,

chẳng hạn như các hãng lữ hành lớn của Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, một số

công ty lớn để họ thưởng tuor cho nhân viên khi hoàn thành tốt công việc.

Cần tăng cường cập nhật thông tin cho website du lịch của tỉnh để nhiều

người biết đến hình ảnh con người và du lịch Cà Mau nhiều hơn nhất là đối với du

khách nước ngoài.

3.1.6. Định hƣớng kế hoạch đầu tƣ phát triển

Để phát triển du lịch tỉnh cần đưa ra những đề xuất kêu gọi các nhà đầu tư

nước ngoài và thực hiện nhũng chính sách ưu đãi đầu tư du lịch. Đề xuất những giải

pháp cơ bản sau:

Miễn giảm tiền thuê đất, dành sự ưu đãi cho các dự án du lịch vì đây là

ngành kinh tế có thu nhập cao, thu hút nhiều nhân lực, giải quyết việc làm cho

người dân địa phương mà lại ít gây ô nhiễm môi trường.

Khuyến khích bằng cách miễn giảm thuế thu nhập đầu với những nhà đầu tư

có dự án vào Tăng cường liên doanh trong nước và nước ngoài nhằm xây dựng

thêm các khách sạn, nhà hàng, mua sắm phương tiện vận chuyển khách du lịch…

Đầu tư xây dựng, tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng tốt, độc đáo,

hấp dẫn để đưa ra thị trường giới thiệu.

Page 73: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

73

3.1.7. Định hƣớng các thị trƣờng mục tiêu

Ngành du lịch tỉnh cần xác định được thị trường mục tiêu mà tỉnh nhắm đến

là thị trường nào để đề ra chiến lược xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và dịch vụ

một cách phù hợp nhất.

Với cơ sở hạ tầng hiện có và được xây dựng thêm trong thời gian sắp tới thì

tỉnh nên chú trọng những thị trường sau:

Khách du lịch nội địa trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long trong những

ngày lễ, tết. Cần chú ý các tỉnh lân cận, nhất là Thành Phố Cần Thơ vì đây là đối

tượng khách tương đối dễ tính, lại cách những các điểm tài nguyên du lịch sinh thái

vườn quốc gia không xa lắm, nên họ có thể đi tham quan, nghỉ ngơi vào cuối tuần.

Khách nội địa từ Thành Phố Hồ Chí Minh và những tỉnh miền Đông Nam Bộ

đến tham quan, nghỉ ngơi, tắm biển và thả hồn mình vào trong những khu du lịch

sinh thái với màu xanh bạt ngàn, yên tĩnh. Không chỉ dừng lại đó còn có thể tham

gia vào những lễ hội diễn ra trong tỉnh như: Lễ hội “Ba Khía”, lễ hội vía Bà Thiên

Hậu, Chnam Thmay…Và trên tất cả, một điều rất đặc biệt là du khách đến với Cà

Mau để tận mắt được nhìn thấy Mũi Cà Mau_ “Mũi thuyền ta đó”, nơi đây có cột

mốc quốc gia và bất cứ du khách nào khi đến đây đều nép mình vào đó để chụp vài

tấm ảnh về làm kỷ niệm.

Đối tượng sinh viên, học sinh đi nghiên cứu, học tập, cắm trại vào mùa hè.

Khách nước ngoài yêu thích thiên nhiên, khách ba lô, khách đi xe đạp.

Thông thường khách người Pháp, Tây Ban Nha rất thích phong cảnh đồng quê,

thiên nhiên hoang dã, nhất là xưa kia người Pháp đã để lại dấu ấn xây dựng ở đây.

Hơn nữa người Pháp luôn cho rằng được đi thăm dòng sông MêKông là điều huyền

diệu.

3.2. Quy hoạch các cụm, tuyến, điểm du lịch

Quy hoạch các cụm du lịch

Trong không gian du lịch tỉnh Cà Mau việc xác định cụm du lịch có thể căn

cứ vào những tiêu chuẩn sau:

Sự phân bố tài nguyên du lịch và sự hấp dẫn của cảnh quan trên toàn cụm và

ở những điểm dừng tham quan.

Page 74: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

74

Các khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và khả năng thu hút khách của chúng.

Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng.

Sự trong sạch về môi trường, các điều kiện về trật tự an toàn xã hộ

Những tiêu chuẩn trên có thể là yếu quyết định độ dài chuyến du lịch của

khách. Dựa vào những cơ sở lập cụm du lịch trên có thể xác định những cụm du

lịch chính của tỉnh:

Các cụm du lịch nội tỉnh

Cụm du lịch nội ô thành phố Cà Mau và vùng phụ cận: Đặc điểm nỗi bật

của cụm du lịch này là tuyến du lịch trung tâm gắn với thành phố Cà Mau là trung

tâm của cả tỉnh đồng thời cũng là một đầu mối giao thông quan trọng. Đây cũng là

một trung tâm điều hành hoạt động du lịch của cả tỉnh. Cụm du lich này qui tụ nhiều

điểm tài nguyên du lịch. Đặc nỗi bật và điển hình của tuyến du lịch này là tìm hiểu

đời sống, phong tục, tập quán, tính cách của con người Cà Mau thông qua các hoạt

động giao lưu, buôn bán, sinh hoạt, sản xuất ở các điểm du lịch như:

Chợ nổi Cà Mau.

Chợ Cà Mau.

Miệt vườn Tân Thành.

Hay các điểm du lịch văn hóa như:

Công viên văn hóa Cà Mau.

Đình Tân Hưng (di tích lịch sử cách mạng).

Hồng Anh Thư Quán.

Và điểm du lịch tâm linh như:

Chùa Quan Âm cổ tự.

Hoặc sự phát triển đi lên trong thời kỳ hiện đại với điểm du lịch công trình

Khí – Điện – Đạm Khánh An, hồ Vân Thủy…

Cụm du lịch này có cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch tốt nhất với hệ

thống khách sạn, nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi, các cơ sở vui chơi giải trí, hệ thống giao

thông, ngân hàng và bưu chính viễn thông rất tốt là cơ sở thu hút khách du lịch.

Cụm du lịch Năm Căn – Đất Mũi – Hòn Khoai: Đây là cụm du lịch quan

trọng nhất của du lịch Cà Mau với nhiều dạng tài nguyên đa dạng và phong phú.

Page 75: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

75

Nói đến Cà Mau là gắn liền với các điểm cực Nam của Tổ quốc – Đất Mũi, đồng

thời cũng là nơi quy tụ của hệ sinh thái ngập nước điển hình – rừng ngập mặn với

khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi, cồn Ông Trang. Bên cạnh đó còn có hệ thống đảo

ven bờ (hòn Khoai, hòn Sao, hòn Đá Lẻ) với đặc trưng hệ sinh thái đảo đồng thời

gắn với nhiều chiến công oanh liệt của nhà giáo Phan Ngọc Hiển. Thăm điểm cuối

cùng của đường mòn Hồ Chí Minh trên biển tại Vàm Lũng, thăm khu du lịch Khai

Long, khu du lịch sinh thái lâm ngư trường 184, các sân chim, vườn chim Ngọc

Hiển, Cái Keo.

Đây là tuyến du lịch tiềm năng lớn của tỉnh với khả năng thu hút khách du

lịch rất cao nếu hình thành được các điểm đón tiếp khách ngay tại Đất Mũi, có thể

xây dựng một sân bay trực thăng để đón khách trực tiếp từ Thành phố Hồ Chí Minh

xuống hay từ Phú Quốc lên hoặc từ Côn Đảo sang. Đồng thời xây dựng hệ thống

đướn bộ Năm Căn ra Đất Mũi để sẵn sang đón khách, cải tạo cảng đường thủy đón

khách tại Đất Mũi để có thể khai thác tốt tuyến đường thủy từ Thành phố Hồ Chí

Minh xuống. Đồng thời hoàn thiện hệ thống hạ tầng cơ sở, dịch vụ lưu trú, tiếp đón

để phục vụ khách du lịch. Biến khu du lịch Đất Mũi thành một cực thu hút khách du

lịch của tỉnh. Các sản phẩm du lịch đặc thù là:

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Nghiên cứu, tìm hiểu đời sống của các loài chim.

Nghiên cứu và tìm hiểu về bãi bồi và vị trí địa lý Mũi Cà Mau.

Tắm biển.

Câu cá, câu mực ở đảo Hòn Khoai.

Các trò thể thao nước.

Cắm trại.

Tham quan mốc tọa độ Quốc gia.

Tham quan các sân chim, vườn chim.

Ấm thực.

Du lịch sông nước.

Cụm du lịch Vồ Dơi – hòn Đá Bạc – Sông Đốc: Đây cũng là cụm du lịch

quan trọng của tỉnh với hệ sinh thái rừng tràm đặc trưng ở khu rừng đặc dụng Vồ

Page 76: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

76

Dơi. Mặc dù với diện tích không lớn nhưng rừng đặc dụng Vồ Dơi cũng qui tụ khá

nhiều các loài động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ của Việt Nam và Thế giới

như: loài Dơi Qụa, Rái cá long mũi, Trăn đất, Rùa răng…

Cụm du lịch này còn nỗi tiếng với cụm đảo Đá Bạc với nhiều huyền thoại

gắn với các truyền thuyết về tiên nữ gián trần như: bàn chân tiên, bàn tay tiên, giếng

tiên…trên đảo còn có ngôi đền Cá Ông nổi tiếng với tiêu bản cá voi dạt vào biển Cà

Mau, đây là ngôi đền thiêng liêng của các như dân đi biển. Ngoài ra cụm du lịch

này còn nổi tiếng với một danh nhân mà tên tuổi của ông gắn liền với các tác phẩm

đã không còn bị bó hẹp trong phạm vi tỉnh Cà Mau mà nổi tiếng khắp vùng Đồng

Bằng Sông Cửu Long, đó là nhà và mộ Bác Ba Phi với các truyện thông minh, dí

dỏm đã xua tan đi bao nhiêu cực nhọc của người nông dân Đồng Bằng Sông Cửu

Long cần cù, lam lũ.

Cụm du lịch này rất có vị trí thuận lợi, khu rừng đặc dụng Vồ Dơi chỉ cách

thành phố Cà Mau 20km, và khu du lịch hòn Đá Bạc chỉ cách thành phố 50km và

hiện tại đã có đường trãi nhựa tới tận khu du lịch hòn Đá Bạc, do đó trong việc tiếp

cận khhu du lịch này, khách du lịch có thể tiếp cận bằng đường thủy hoặc đường bộ

để tới nơi. Tuy nhiên, cần phải hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú để

tiếp đón, xây dựng các sản phẩm du lịch đa dạng và phong phú để lưu giữ khách du

lịch.

Cùng với sự kiện lịch sử hào hung của các dân tộc tại cửa sông Đốc: địa

danh này gắn liền với những chuyến tàu đưa cán bộ, bộ đội miền Tây tập kết ra Bắc

để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc chống đế quốc Mỹ giành

lại độc lập, tự do hoàn toàn cho dân tộc.

Các sản phẩm du lịch đặc thù của cụm du lịch này là:

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ sinh thái rừng tràm.

Cắm trại.

Nghỉ cuối tuần.

Các trò thể thao nước.

Vui chơi giải trí.

Du lịch nhân văn.

Page 77: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

77

Du lịch sự kiện lịch sử cách mạng.

Ngoài ra còn có các cụm du lịch khác như:

Cụm du lịch Cà Mau – Sông Trẹm – Khánh Hội.

Cụm du lịch Cà Mau – Vườn quốc gia U Minh Hạ - Khánh Hội.

Quy hoạch các tuyến du lịch

Các tuyến du lịch nội tỉnh

Tuyến du lịch Cà Mau – Đất Mũi – Hòn Khoai: Đây là tuyến du lịch quan

trọng nhất vì nối hai điểm du lịch quan trọng của tỉnh và khả năng thu hút lượng du

khách lớn với nhiều dạng tài nguyên và sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú bao

gồm:

Chợ nổi Cà Mau.

Chùa Bà Thiên Hậu.

Di tích lịch sử - văn hóa Chùa Phật Tổ.

Công viên văn hóa – Sân chim Cà Mau.

Khu văn hóa Du lịch Mũi Cà Mau.

Mốc tọa độ quốc gia – Panô biểu tượng Mũi Cà Mau.

Vọng lâm đài cao 20,5 mét.

Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Đất Mũi.

Mô hình thu nhỏ làng rừng kháng chiến Mũi Cà Mau.

Khu nghỉ mát, tắm biển Hòn Khoai.

Phong cảnh Hòn Khoai.

Hải đăng – Di tích lịch sử khởi nghĩa Hòn Khoai.

Tuyến du lịch Cà Mau – Vồ Dơi – Đá Bạc – Sông Đốc: Tuyến này thuận

tiện di chuyển cả đường bộ lẫn đường thủy, bao gồm các đối tượng tham quan:

Chợ nổi Cà Mau.

Chùa Bà Thiên Hậu.

Di tích lịch sử - văn hóa Chùa Phật Tổ.

Công viên văn hóa – Sân chim Cà Mau.

Hệ sinh thái đặc trưng rừng tràm, các loài động vật ở khu rừng đặc

dụng Vồ Dơi.

Page 78: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

78

Di tích Dấu chân Tiên – Bàn tay Tiên.

Chùa Ông nơi thờ bộ xương Cá Ông.

Bia chiến thắng CM12.

Thăm nhà và mộ của Bác Ba Phi.

Tham quan cửa sông Ông Đốc – Tượng đài nơi diễn ra chuyến tàu tập

kết ra Bắc năm 1954.

Tuyến du lịch Cà Mau – Tân Thành – rừng U Minh Hạ: Bao gồm các

điểm tham quan:

Tham quan thành phố Cà Mau.

Di tích lịch sử đình Tân Hưng

Hồng Anh Thư Quán.

Chùa bà Mã Châu – Nét văn hóa truyền thống của người Hoa.

Quan Âm Cổ Tự và huyền thoại về một ngôi cùa cổ.

Tham quan, tự hái và ăn trái cây trong các nhà vườn ở Tân Thành.

Tham quan và học các làng nghề truyền thống như dệt chiếu ở Tân

Thành.

Xem cảnh Âu thuyền – một sáng tạo độc đáo của người dân Cà Mau ở

rừng U Minh Hạ.

Tham quan sân chim với các loài chim Quắm, Diệc Mốc, Diệc Lửa,

Sen Ốc…

Vào rừng xem và thưởng thức tổ ong mật thiên nhiên và các đặc sản

khác của rừng U Minh Hạ.

Các tuyến du lịch liên tỉnh, liên khu vực

Tuyến Cà Mau – Bạc Liêu – các tỉnh khác trong khu vực Đồng Bằng Sông

Cửu Long.

Tuyến Hà Nội – Huế - Đà Nẵng – Thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau (bằng

đường hàng không, đường bộ).

Tuyến du lịch biển nối Cà Mau với các nước trong khu vực, trước mắt mở

rộng liên kết phát triển du lịch với Campuchia, Thái Lan, Malaysia…

Quy hoạch các điểm du lịch

Page 79: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

79

Đầm Thị Tƣờng

Đầm Thị Tường rộng trên 700 ha, nằm giữa ranh giới thuộc hai huyện Trần

Văn Thời và Phú Tân. Do đặc điểm địa hình nên đầm được chia ra làm ba đầm: đầm

Trên, đầm Giữa và đầm Dưới. Đầm là nơi cư trú của hàng nghìn loài động vật thủy

sinh, là nguồn kiếm sống của khoảng 200 hộ dân đang sinh sống trên mặt đầm, hiện

tại chưa có nhiều nghiên cứu về thành phần các loài sống trong đầm. Ngoài ra có

thể kết nối thêm một số điểm du lịch lịch sử hấp dẫn khác như khu căn cứ Xẻo

Đước, là nơi tỉnh ủy Cà Mau – Bạc Liêu làm căn cứ trong thời kỳ và khu chứng tích

chiến tranh biệt khu Hải Yến – Bình Hưng xã Phú Tân, là một “Địa ngục trần gian”

còn sót lại, minh chứng điển hình cho những tội ác dã man của Mỹ - Ngụy trong

thời kỳ kháng chiến. Sản phẩm du lịch chủ yếu của điểm này là:

Du lịch sông nước.

Thể thao nước.

Du lịch văn hóa.

Ẩm thực.

Hòn Khoai

Cụm đảo hòn Khoai thuộc xã Tân An, huyện Ngọc Hiển, gồm 5 đảo: Hòn

Khoai (4,96km2), Hòn Sao (0,7km2), Hòn Gò (Hòn Gỗ, Hòn Tượng : 0,3km2), Hòn

Đồi Mồi (0,03km2) và Hòn Đá Lẻ (0,005km2), tổng cộng 5,72km2. Đảo Hòn Khoai

còn có tên gọi theo truyền thuyết là đảo Giáng Tiên, cách đất liền (bãi Khai Long)

khoảng 14 km, cách Rạch Gốc 27 km.

Đảo Hòn Khoai được cấu tạo bởi đá granit, bị phong hóa bốc mòn mạnh tạo

nên những dạng địa hình hấp dẫn với một số bãi tắm. Thảm thực vật bao gồm các

quần hệ chính: thực vật ngập mặn nhiệt đới, thực vật trên cát và rừng rậm thường

xanh nhiệt đới mùa mưa với 278 loài được ghi nhận, trong đó có tới 7 loài quý

hiếm.

Bước đầu đã thống kê được 61 loài động vật, trong đó có 12 loài quý hiếm,

đặc biệt loài Gầm ghì trắng, rất có giá trị du lịch.

Page 80: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

80

Mặc dù có diện tích không lớn, Hòn Khoai là một thắng cảnh hấp dẫn với

những giá trị về địa chất và đa dạng sinh học cao rất có ý nghĩa cho phát trển du lịch

Cà Mau.

Sân chim trên đất Cà Mau

Cà Mau là một vùng đất lành nên từ xa xưa vùng này đã là điểm dừng chân

của nhiều loài chim trong hành trình di trú. Theo ước tính có khoảng 19 sân chim,

vườn chim, bãi đậu và tràm chim trên một diện tích chiếm khoáng 146ha.

Sân chim Chà Là với diện tích 14ha sân chim Tân Duyệt thuộc huyện Đầm

Dơi rộng khoảng 132ha là những nơi tập trung của rất nhiều loài chim khác nhau.

Tuy nhiên gần đây do nhiều lý do nên 2 sân chim này có nguy cơ bị suy thoái, mặc

dù vậy đã hình thàh nhiều sân chim của ông Tạ Tấn Minh ở khu vực III ngay trong

thị trấn Đầm Dơi. Sân chim này ước tính lúc cao điểm có khoảng 10.000 con thuộc

nhiều loài khác nhau, chiếm chủ yếu là các loài Cồng Cộc, Cò Trắng, Cò Xám,

Vạc…và một số loài quý hiếm như Điểng Điểng, Giang Sen, Quắm trắng…

3.3. Đề xuất các tour du lịch cho từng loại khách

Đối với khách nội địa trong tỉnh và khu vực

Tổ chức các tour tắm biển, chèo thuyền, câu các loại cá, bắt các loại hải sản

vào dịp hè, cuối tuần, ngày nghỉ lễ…

Tổ chức các tour xem lễ hội trong tỉnh như Chol Chnam Thmay, lễ cúng Kỳ

Yên, Nghinh Ông, Ba Khía…

Các tour khác nhƣ:

Cắm trại hè trên các hòn.

Tour thăm vườn kết hợp với hái trái cây.

Tour câu cá ở biển Khai Long.

Tour cắm trại hè ở các sân chùa.

Đối với khách du lịch nội địa ngoài khu vực

Tổ chức các tour xem lễ hội kết hợp thăm những chùa Khmer, Hoa cổ kính.

Kết hợp với các hang lữ hành ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh tổ chức

những tour chèo xuồng, tắm biển, câu cá các loại, bắt các loại thủy hải sản vào

những dịp cuối tuần, nghỉ hè, tết…

Page 81: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

81

Các tour khác nhƣ:

Tour văn hóa: thăm chùa, thăm thư viện, thăm nhà của Bác Ba Phi, thưởng

thức những câu vọng cổ miệt vườn, nghe những câu chuyện mang đậm chất Nam

Bộ nói chung và Cà Mau nói riêng cuốn hút, làm say hồn người của Bác Ba Phi.

Tour câu cá, lặn bắt nghêu-sò-ốc-hến.

Tour tham quan cụm khu công nghiệp Khí – Điện - Đạm Khánh An, Thành

phố Cà Mau và mua sắm ở chợ.

Tour tham quan, học tập, nghiên cứu ở các điểm du lịch sinh thái như vườn

quốc gia U Minh Hạ, Lâm Ngư Trường 184…

Tour tham quan,nghiên cứu và xem chim các loại ở các sân chim tại thành

phố và ở các huyện của tỉnh.

Tour ở nhà dân, thăm làng quê, bắt ve ban đêm.

Tour lễ hội Nghinh Ông, lễ cúng Kỳ Yên, lễ hội Ba Khía, Đoan Ngọ.

Tour học làm đèn trời, làm diều thi thả trên các hòn như: hòn Khoai, hòn Đá

Bạc...

Tour thi nhau bắt các loại đặc sản Cà Mau trong những ngày lễ hội.

Khách đến từ Châu Âu và Mỹ

Tour du lịch bằng xuồng trên sông Gành Hào tham quan chợ nổi Cà Mau,

chùa Bà, tham quan thành phố.

Tour ngủ nhà vườn, tuy nhiên khi tổ chức các tour này cần phải chú ý vấn đề

an ninh và vệ sinh cho du khách.

Tour tham quan các làng nghề truyền thống và học cách dệt chiếu ở Tân

Đức, Tân Thành, đan lát ở U Minh.

Tour tìm hiểu văn hóa miệt vườn, thu hoạch các sản phẩm của nghề vườn tại

Cà Mau như dưa hấu Cái Keo, dâu Cái Tàu, vườn cây ăn trái các loại ở Tân Thành.

Các mô hình tour khác:

Tour nông nghiệp, thăm và làm ruộng, tát mương bắt cá, ngủ đêm tại nhà

dân.

Tour đi xe đạp vòng quanh các tuyến đường liên huyện kết hợp tham quan

nhà vườn, ăn trong vườn.

Page 82: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

82

Tour xem chim, cò vào buổi chiều ở các huyện và tại thành phố Cà Mau.

Tour đi tham quan vòng quanh thành phố Cà Mau bằng xe đạp.

Tour hưởng tuần trăng mật tại điểm du lịch Đất Mũi Cà Mau du khách sẽ

được viếng thăm cột mốc quốc gia, ngắm biển trên chòi cao. Đặc biệt tại nơi đây

du khách trong một ngày có thể ngắm mặt trời lên ở biển Đông và lặn ở biển Tây.

Khách ba lô

Đây là đối tượng khách không yêu cầu dịch vụ cao cấp, dễ khai thác. Thích

hợp với các tour du lịch trên sông thăm nhà vườn, tắm biển và bắt các loài thủy hải

sản đặc sản của Cà Mau, vào các khu rừng lấy ong mật, ngủ nhà dân…

3.4. Các giải pháp khác

3.4.1. Giải pháp về đầu tƣ

Những dự án ƣu tiên đầu tƣ

Xây dựng khu du lịch Khai Long

Sự cần thiết phải có của dự án: Khai Long là bãi biển duy nhất của tỉnh Cà

Mau, nằm trọn vẹn trong vườn quốc gia Mũi Cà Mau, bãi Khai Long được bao bọc

xung quanh là các dải rừng ngập mặn xum xê. Bãi Khai Long là bải biển bồi tụ, bải

nông, thoải, sóng thấp, nhỏ, tần số sóng đều đặn rất thích hợp để khai thác loại hình

tắm biển, đặc biệt là cát ở bải biển Khai Long là một loại cát không giống bất cứ bãi

biển nào khác của Việt Nam, cát có màu vàng óng, hạt nhỏ, mịn. Hiện tại đã hình

thành Khu du lịch Khai Long để phục vụ khách du lịch tuy nhiên hiệu quả khai thác

còn thấp.

Quy mô dự án:

Dự án được xây dựng trên quy mô diện tích 229 ha.

Mục tiêu của dự án:

Khai thác các dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, bãi tắm, thể thao dưới nước, ẩm

thực, giải trí, tham quan, nghiên cứu…

Khôi phục các làng nghề truyền thống như làm nước mắn, chế biến khô,

hàng thủ công mỹ nghệ…tạo ra những sản phẩm du lịch có nguồn gốc từ địa

phương.

Page 83: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

83

Tạo việc làm, góp phần đào tạo lao động, sử dụng lao động nông nhàn tại địa

phương.

Dự kiến các hạng mục công trình:

Khu trung tâm chính.

Khu nhà nghỉ Bungalow và các dịch vụ khác.

Khu khách sạn, nhà nghỉ phục vụ các Ban ngành trong tỉnh.

Khu cắm trại, dã ngoại, bãi tắm, vui chơi trên biển.

Khu thể thao.

Khu nhà nghỉ nghỉ gia đình gắn với mô hình sản xuất và nuôi trồng thủy hải

sản.

Khu vườn cây ăn trái.

Khu bảo tồn động thực vật hoang dã, các loài thủy sản quý hiếm và bảo tồn

hệ sinh thái rừng đước, mắn tự nhiên…

Tổng số vốn đầu tư: 10.000.000.000 đồng.

Khu du lịch quốc gia sinh thái rừng ngập mặn Cà Mau

Sự cần thiết phải có của dự án:

Rừng ngập mặn của Cà Mau có giá trị phòng hộ, môi trường và kinh tế cao.

Đây là khu vực của hệ sinh thái rừng ngập nước với quần thể thực vật đặc trưng là

đước, mắn và rừng ngập mặn hỗn giao, chính điều này đã góp phần quan trọng

trong việc hình thành các sân chim tự nhiên lớn với những loài chim di cư có giá trị

cao trên toàn cầu như: Điêng điểng cổ trắng, Giang sen, Gìa đẫy Giava, Quắm đầu

đen, Cồng Cộc…và là nơi lưu giữ, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm. Ngoài ra với

phân khu bảo tồn biển với nhiều cửa sông lớn, trữ lượng hải sản cao và phong phú

về chủng loại với khoảng 33 loài tôm biển, sò huyết…

Với vị trí địa lý và tiềm năng tài nguyên du lịch đặc sắc, phong phú, rừng

ngập mặn Cà Mau có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Chính vì vậy,

rừng ngập mặn Cà Mau được chọn để phát triển thành một trong 22 Khu du lịch

Quốc gia. Sự phát triển của Khu du lịch sẽ đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát

triển kinh tế của địa phương và vào sự nghiệp phát triển du lịch của cả nước.

Dự kiến các hạng mục công trình:

Page 84: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

84

Xây dựng tuyến giao thông bộ trong khu du lịch.

Xây dựng tuyến giao thông thủy trong khu du lịch bao gồm các nộ dung như

nạo vét, mở rộng và đào tạo mới một số tuyến kênh nhằm nối các điểm du lịch Cồn

Ông Trang với Mũi Khai Long và Mũi Cà Mau; xây dựng cầu tàu và bến xe du lịch

tại thị trấn Năm Căn.

Xây dựng một số hạng mục chính như đường kè vành đai biển; hệ thống cầu

xuyên rừng; đường giao thông xuyên rừng; hồ điều hoà, bãi đậu xe, đài quan sát.

Khu nhà nghỉ dân dã, bãi cắm trại.

Dự án chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn đầu: xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông và cầu cảng, bãi

đỗ xe, kinh phí khoảng 110 tỷ đồng.

Giai đoạn sau: xây dưng hệ thống nhà nghỉ, kinh phí dự kiến khoảng 19 tỷ

đồng.

Tổng vốn đầu tư: khoảng 129.000.000.000 đồng.

Công viên Văn hóa - Du lịch Mũi Cà Mau

Sự cần thiết phải có của dự án:

Xây dựng khu công viên trung tâm thành phố Cà Mau thành tổ hợp các hoạt

động dịch vụ du lịch, tham quan, thể thao, và vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu nghỉ

ngơi của Tỉnh.

Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch và các

dịch vụ có chất lượng cao phục vụ du khách.

Đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, tham quan,

nghỉ dưỡng…để thu hút du khách đến thành phố và có thể từ đó đến các điểm du

lịch khác trong tỉnh, trong vùng.

Quy mô dự án:

Dự án được xây dựng trên quy mô diện tích 45,5 ha.

Mục tiêu của dự án:

Đảm bảo nhu cầu phục vụ sự gia tăng nhanh về số lượng du khách hiện nay

(cả du lịch quốc tế và du lịch trong nước) và phù hợp phát triển tương lai.

Page 85: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

85

Kết hợp hài hòa giữa cải tạo, tôn tạo, phục chế và xây dựng mới, nghiêm

cấm sự vi phạm môi trường, cảnh quan tự nhiên và nhân văn vốn có của khu vực.

Đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đã được quy hoạch.

Dự kiến các hạng mục công trình:

Xây dựng trung tâm điều hành và thông tin du lịch.

Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch.

Xây dựng khu trung tâm dịch vụ bao gồm các nhà hàng, nhà nghỉ…phục vụ

các món ăn đặc sản cùa Cà Mau và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Cải tạo cảnh quan tự nhiên và xây dựng một số công trình như làng rừng

kháng chiến, các vườn cảnh quan tự nhiên, khu vui chơi giải trí công cộng.

Bảo tồn, cải tạo khu sân chim trong thành phố.

Tổng số vốn đầu tư: 15.000.000.000 đồng.

Khu du lịch Hòn Đá Bạc

Hòn Đá Bạc thuộc huyện Trần Văn Thời cách Cà Mau 50km đường thủy. Có

diện tích khoảng 6,4km2 gồm 3 đảo nằm sát nhau và sát bờ biển. Trên đảo có nhiều

cảnh đẹp như Sân Tiên, Giếng Tiên, Bàn Chân Tiên, Bàn Tay Tiên, chùa Cá

Ông…giữa một thảm thực vật tự nhiên phong phú. Cảnh quan tự nhiên, khí hậu ở

đây thích hợp xây dựng thành một khu du lịch tổng hợp với các loại hình vui chơi,

giải trí, leo núi và các hoạt động gây cảm giác mạnh. Trong tương lai chắc chắn hòn

Đá Bạc là một địa chỉ du lịch hấp dẫn của Cà Mau.

Quy mô dự án:

Dự án được xây dựng trên quy mô diện tích: 65,88 ha.

Dự kiến các hạng mục công trình:

Xây dựng thành điểm du lịch biển tổng hợp.

Phát triển hệ thống cây xanh chuyên đề và khu vườn sinh thái.

Xây dựng thành khu nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống đặc sản trên biển.

Khu du lịch sinh thái Đầm Thị Tƣờng

Đầm Thị Tường là một đầm tự nhiên có chiều dài khoảng 7 km với diện tích

khoảng 700 ha. Phía Bắc và phía Tây đầm giáp xã Phong Lạc huyện Trần Văn Thời,

phía Nam giáp xã Phú Mỹ và phía Đông giáp xã Hưng Mỹ huyện Cái Nước.

Page 86: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

86

Đầm không phải là một đầm khép kín mà nó được thông với sông Ông Đốc

bằng một con rạch nhỏ, hiện nay đầm gần như là một hồ nước mặn cạn là nơi hội tụ

của các loài thủy sản phong phú.

Với vị trí khá thuận lợi, gần cửa sông Mỹ Bình, cách không xa các điểm du

lịch Hòn Đá Bạc và khu di tích lịch sử Xẻo Đước, có thể thấy đây là một địa điểm

hội tụ đầy đủ các điều kiện sinh thái tự nhiên và nhân văn để triển khai xây dựng

một khu du lịch sinh thái lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước.

Một trong những yếu tố hấp dẫn khách du lịch và sự quan tâm của các nhà

đầu tư du lịch ở khu vực này chính là một không gian tĩnh lặng, sự trong sạch của

môi trường tự nhiên gắn với một vùng dân cư rộng lớn với những nét sinh hoạt đặc

thù của người dân vùng đất ngập nước. Đầm Thị Tường là một khu vực lý tưởng

đảm bảo phát triển thành khu du lịch sinh thái. Trong tương lai khi khu vực cửa

sông Mỹ Bình được nạo vét, mở rộng và quy hoạch thì lượng khách du lịch đến khu

du lịch sinh thái Thị Tường sẽ ngày một tăng.

Dự kiến các hạng mục công trình:

Xây dựng thành điểm du lịch sinh thái tổng hợp.

Phát triển hệ thống nhà nghỉ dân dã.

Tổng số vốn đầu tư: 45.900.000.000 đồng.

Các ƣu đãi đối với các nhà đầu tƣ

Các nhà đầu tư khi đến Cà Mau sẽ được tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục

đầu tư, các tài liệu nghiên cứu xây dựng dự án và chính sách ưu đãi như không thu

tiền sử dụng đất, giảm miễn thuế có thời hạn, cho vay với lãi suất ưu đãi đối với

những trường hợp đầu tư khai thác khác.

3.4.2. Giải pháp về thị trƣờng

Do vị trí địa lý của Cà Mau không thuận lợi cũng như không có những sản

phẩm đặc biệt so với những tỉnh khác trong vùng nên có thể thăm nhập vào thị

trường khách quốc tế và nội địa thì tỉnh cần áp dụng chiến lược marketing “nhiều

sản phẩm cho nhiều thị trường”. Khách du lịch đến Cà Mau có thể vừa nghỉ ngơi

kết hợp tham quan, lễ hội hoặc kết hợp mục đích thương mại, công vụ với nghỉ cuối

tuần.

Page 87: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

87

Chiến lược cạnh tranh thị trường: Để cạnh tranh với các khu nghỉ khác ở

vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, Cà Mau có ba khả năng có thể áp dụng được là:

giá rẻ, chiến lược sản phẩm độc đáo và chiến lược thị trường thích hợp. Để cạnh

tranh được với các nơi khác và thu hút nhiều khách đến thì biện pháp tiềm năng

nhất có tính chiến lược sẽ là “giá rẻ”.

Thế mạnh của du lịch Cà Mau là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lễ

hội…trong đó đáng chú ý là hệ sinh thái biển và đất ngập nước. Tuy nhiên không

phải là nguồn tài nguyên vô hạn do đó cần phải có kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn

tài nguyên này, tránh hiện tượng xây dựng các sản phẩm du lịch vội vàng, hoặc các

sản phẩm có chất lượng thấp tạo một hình ảnh không đẹp về du lịch Cà Mau.

Về thị trường, Cà Mau cần tranh thủ nguồn khách truyền thống là khách du

lịch nội tỉnh và các địa phương lân cận, từng bước có kế hoạch để thu hút khách

trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và các tỉnh phía Nam.

3.4.3. Giải pháp về sản phẩm

Hiện nay các tài nguyên du lịch của Cà Mau còn chưa được khai thác có hiệu

quả nên các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu dẫn đến mang lại lợi ích từ

du lịch chưa cao. Vì thế muốn khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên nhằm thu hút

nhiều khách, nhất thiết phải có một biện pháp nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất

lượng sản phẩm du lịch. Một số giải pháp cơ bản sau:

Tiến hành điều tra đánh giá hiện trạng các sản phẩm du lịch chính của tỉnh và

những tiềm năng chưa được khai thác, lấy kết quả làm cơ sở cho việc xây dựng kế

hoạch có tính khả thi, tạo ra sản phẩm du lịch có chất lượng, có khả năng cạnh tranh

cao so với sản phẩm của tỉnh khác trong khu vực.

Tiến hành đánh giá phân loại khách sạn và hệ thống dịch vụ theo tiêu chuẩn

quốc gia, quốc tế, có những qui định chặt chẽ về tiện ích và tiện nghi, dịch vụ trong

nhà hàng, khách sạn. Cần thường xuyên kiểm tra để đảm bảo chất lượng không bị

xuống cấp.

Tiến hành hợp tác chặt chẽ với các tỉnh lân cận, đặc biệt là Thành phố Hồ

Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang và những tỉnh khác nhằm tạo điều kiện cho các sản

phẩm du lịch có chất lượng cao thông qua các tuyến điểm du lịch liên vùng.

Page 88: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

88

Thế mạnh của du lịch Cà Mau là: Du lịch sinh thái (rừng ngập mặn, sân

chim, biển…), du lịch sinh thái cộng đồng, Mũi Cà Mau_nơi tận cùng của tổ quốc,

vị trí rất đặc biệt, các căn cứ cách mạng, và sự liên kết vùng…Chính vì thế cần phải

có những giải pháp như đầu tư, khai thác, thiết kế sản phẩm để tạo nên sự hấp dẫn,

thu hút du khách, cái ấn tượng khó phai trong long du khách. Và trên hết tránh sự

trùng lấp với các sản phẩm trong cùng một khu vực.

3.4.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực là quá trình đầu tư lâu dài, để ngành du lịch Cà

Mau có đội ngũ lao động đáp ứng được yêu cầu hiện tại thì nhân tố đào tạo và phát

triển nguồn nhân lực là rất cần thiết. Nên phát triển nguồn nhân lực một cách đồng

bộ cả về số lượng lẫn chất lượng, là động lực thúc đẩy du lịch trở thành kinh tế mũi

nhọn.

Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực hoạt động trong

ngành du lịch:

Lấy nòng cốt là đội ngũ đang phục vụ trong ngành du lịch, đây là lực lượng

có ít nhiều kinh nghiệm và có tâm huyết cao đào tạo thêm và truyền đạt lại cho địa

phương.

Thực tế trình độ ngoại ngữ của nhân viên du lịch còn rất yếu kém, cần đào

tạo lại, khuyến khích cách tự học ngoại ngữ, có thể thực hành giao tiếp trong cơ

quan, với bạn đồng nghiệp, học thêm ở các trường dạy thêm ngoại ngữ.

Kết hợp với các ngành văn hóa và giáo dục nhằm phát triển du lịch bền

vững, chú ý lôi kéo thu hút sự tham gia của các đoàn thể và cơ sở tôn giáo như

chùa, nhà thờ…

Kết hợp với Đồng Bằng Sông Cửu Long đặc biệt là các tỉnh lân cận như Bạc

Liêu, Kiên Giang, Cần Thơ…trong việc chia sẽ nguồn lực, chia sẽ chi phí đào tạo…

Chú ý thu hút đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch từ cộng đồng Khơmer,

Hoa…

Tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế để giúp đỡ địa phương trong việc đào tạo

nguồn nhân lực.

Page 89: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

89

Tranh thủ mời gọi những hướng dẫn viên cho các tour dã ngoại là người dân

trong tỉnh hiện có tâm huyết với nghề đang làm việc ở các thành phố lớn về gắn bó

lâu dài với Cà Mau.

Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đảm nhiệm vị trí điều hành, lãnh

đạo trong các cơ quan quản lý của ngành. Thực hiện bằng cách đưa nhân viên, cán

bộ trẻ có năng lực trong cơ quan đi du học đào tạo nước ngoài.

3.4.5. Giải pháp khắc phục tính mùa vụ, kéo dài thời gian lƣu trú của du khách

Cà Mau có lợi thế nổi trội về phát triển du lịch biển, tuy nhiên loại hình du

lịch này phụ thuộc nhiều vào các điều kiện khí hậu và do vậy mang tình mùa vụ rất

cao. Yếu tố này đã hạn chế thời gian lưu trú và khả năng chi tiêu của du khách; ảnh

hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lao động và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du

lịch. Để khắc phục những hạn chế này, song song với việc phát triển du lịch biển,

Cà Mau cần khai thác các lợi thế khác về tài nguyên để phát triển các loại hình du

lịch khác mà ít bị tác động bởi các yếu tố khí hậu. Theo hướng đó có thể đẩy mạnh

khai thác các loại hình du lịch sau:

Du lịch sinh thái – mạo hiểm ở Vườn quốc gia U Minh Hạ, Vườn quốc gia

Đất Mũi.

Đầu tư tôn tạo, khôi phục các sân chim, các lễ hội của địa phương…

Phát triển du lịch công vụ: tổ chức các hội nghị, hội thảo: đăng ký tổ chức

các sự kiện văn hóa – thể thao lớn của cả nước.

Đẩy mạnh liên kết với các địa phương lân cận như Bạc Liêu, Sóc Trăng,

Kiên Giang…trong đó đáng chú ý là tỉnh Kiên Giang với đảo Phú Quốc đã được

chính phủ đồng cho phép đầu tư xây dựng thành khu du lịch có tầm cỡ khu vực và

quốc tế. Việc liên kết khai thác nguồn khách từ Phú Quốc đến khu du lịch Đất Mũi

Cà Mau là hết sức thuận lợi, góp phần thúc đẩy du lịch Cà Mau phát triển.

3.4.6. Giải pháp hƣớng đến việc khai thác tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là linh hồn của khu du lịch, điểm du lịch. Vì vậy, phải tạo

ra sản phẩm du lịch độc đáo, có chiều sâu, mang đậm sắc thái của Cà Mau, tránh sự

trùng lấp với các tỉnh trong khu vực…

Page 90: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

90

Khai thác các loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu, học tập dành cho học

sinh, sinh viên hay cho tất cả những ai muốn thư giản, giảm stress sau một ngày

căng thẳng với công việc hay những bộn bề của cuộc sống đô thị náo nhiệt, ồn ào

tại các sân chim ở các huyện và tại thành phố Cà Mau. Đây là tài nguyên du lịch

không thể bỏ qua, điều đặc biệt Cà Mau là“vùng đất lành chim đậu”, vì ngay giữa

lòng thành phố có một sân chim hiện hữu.

Khai thác mạnh các loại hình du lịch biển kết hợp với loại hình nghiên cứu

khoa học ở rừng ngập mặn Mũi Cà Mau (vừa được công nhận là Khu dự trữ sinh

quyển thế giới) và rừng tràm U Minh Hạ. Đến đây bạn sẽ được đắm mình giữa thiên

nhiên bạt ngàn, với vô vàn sản vật quý hiếm, khám phá vùng đất sông ngòi chằng

chịt và bãi bồi Đất Mũi…Là nơi duy nhất trên đất liền Việt Nam vừa thấy mặt trời

mọc lên khi bình minh và lặn xuống khi hoàng hôn…

Khai thác các loại hình du lịch sinh thái, du lịch biển ở các cụm đảo Hòn

Khoai, Hòn Đá Bạc, bãi biển Khai Long, cồn Ông Trang, đầm Thị Tường…

Chú trọng khai thác phát triển du lịch ở các khu du di tích lịch sử cách mạng

để qua đó giáo dục tinh thần yêu nước của người Việt Nam. Ví dụ như thường

xuyên tổ chức các tour về nguồn, tham quan đoạn cuối của đường Hồ Chí Minh trên

biển tại cửa Vàm Lũng.

Khai thác nền văn hóa bản địa cũng như nếp sống của cư dân địa phương,

văn hóa ẩm thực thôn quê độc đáo (phát triển các loại đặc sản Cà Mau như tôm sú,

các loại khô, mắm ba khía, mật ong…để làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực Cà

Mau, đồng thời đây sẽ là những món quà lưu niệm mà du khách sẽ nhớ mãi khi đến

Cà Mau), ví dụ như nên tổ chức các tour du lịch trãi nghiệm cuộc sống của các cư

dân vùng biển hay người dân của các làng nghề truyền thống ở Cà Mau, bên cạnh

đó lồng ghép vào tour những chương trình hội chợ ẩm thực, kết hợp với đàn ca tài

tử Nam Bộ…như vậy mới tạo sự mới mẻ, độc đáo và thu hút khách du lịch.

Page 91: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

91

3.5. Các kiến nghị

3.5.1. Đối với Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch

Đề nghị Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch xây dựng phương án đào tạo

nguồn nhân lực riêng cho ngành du lịch của tỉnh để đáp ứng yêu cầu phát triển du

lịch.

Sở thường xuyên theo dõi, nghiên cứu sở thích thị hiếu của khách du lịch để

có kế hoạch cải tiến các sản phẩm du lịch phù hợp với chất lượng cao nhất.

Cần tích cực đưa những sản phẩm du lịch của tỉnh mình lên trang web nhằm

là phong phú hơn nội dung website du lịch của tỉnh, có như thế mới thu hút nhiều

người truy cập để tìm hiểu thêm về thông tin hoạt động du lịch của tỉnh.

Tổ chức hội nghị công bố điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch

Tỉnh năm 2010 và định hướng đến năm 2020; phối hợp với các Sở: Kế hoạch và

Đầu Tư, Tài Chính, Nội Vụ, Giao thông vận tải,Văn hóa thông tin, Khoa học công

nghệ, Tài nguyên môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các ban

ngành khác có liên quan xây dựng các chương trình liên ngành cùng tổ chức thực

hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch năm 2010 và định hướng đến

năm 2020.

3.5.2. Đối với Tổng cục du lịch và Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Cà Mau

Tổng cục du lịch cần tiếp tục có sự hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách đối với

việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng cáo và đào tạo

nguồn nhân lực cho du lịch Cà Mau.

Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh cần chỉ đạo các ban ngành chức năng cùng phối hợp

với sở Ngoại Vụ Du Lịch để xây dựng kế hoạch, triển khai và giám sát quá trình

phát triển sản phẩm du lịch để đảm bảo khai thác hợp lý các tiềm năng du lịch của

địa phương. Chỉ đạo xây dựng và ban hành các cơ chế phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt

động phát triển du lịch đạt được các chỉ tiêu đề ra, đưa du lịch Cà Mau phát triển

tương xứng với tiềm năng vốn có và nhanh chóng hội nhập với khu vực.

3.5.3. Đối với Sở Ngoại Vụ - Du lịch

Phối hợp với các sở: Kế Hoạch và Đầu Tư, Văn Hóa – Thông Tin, Nông

Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Tài Nguyên – Môi Trường…cùng các ban ngành,

Page 92: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

92

quận huyện có liên quan trong việc lập, triển khai xây dựng và giám sát các dự án

quy hoạch phát triển du lịch trong toàn tỉnh, trong việc quảng bá sản phẩm du lịch

Cà Mau đến với du khách. Sở cần thiết kế logo riêng cho du lịch Cà Mau, cần quan

tâm hơn nữa các hoạt động văn hóa – lễ hội ở các địa phương nhằm đa dạng hóa sản

phẩm du lịch của tỉnh.

3.5.4. Đối với Uỷ Ban Nhân Dân các huyện, thị trực thuộc Tỉnh

Uỷ Ban Nhân Dân các huyện, thị - nơi có nguồn tài nguyên du lịch đã được

xác định trong các dự án có trách nhiệm bảo vệ, giữ nguyên hiện trạng, tránh tình

trạng lấn chiếm, mua bán trái phép…

Có biện pháp bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên du lịch, các cảnh quan, môi

trường tự nhiên và xã hội trên địa bàn; tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức

cùa toàn dân trong việc tăng cường giữ gìn bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch.

Tổ chức chỉ đạo và thực hiện quản lý theo chức năng của chính quyền sở tại

các dự án đầu tư phát triển du lịch tại địa phương đảm bảo theo đúng quy hoạch,

bảo vệ tài nguyên môi tường du lịch, giữ gìn trật tự kỹ cương và từng bước đưa

công tác quản lý du lịch vào nề nếp.

Page 93: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

93

PHẦN KẾT LUẬN

Cà Mau có vị trí địa lý nằm ở điểm cuối cùng “Cực Nam Tổ quốc”. Cà Mau

là một tỉnh có tài nguyên du lịch rất phong phú và đa dạng: có biển, sông ngòi, rừng

ngập mặn, những vườn cây ăn trái…, có nhiều tiềm năng và tài nguyên để phát

triển du lịch, có Vườn quốc gia Rừng ngập mặn và Vườn quốc gia U Minh Hạ. Đặc

biệt điều quan trọng nhất là có vườn quốc gia Đất Mũi – Khu dự trữ sinh quyển thế

giới, có khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều đặc trưng cho du lịch sông nước Đồng

Bằng Sông Cửu Long, có nhiều di tích văn hóa lịch sử có giá trị, ngoài ra còn có các

giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của ba dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer.

Những thuận lợi trên nếu được đầu tư khai thác tốt sẽ tạo cho du lịch Cà Mau những

bản sắc riêng đặc biệt hấp dẫn và thu hút du khách.

Du lịch Cà Mau trong những năm qua đã vượt qua những khó khăn và đạt

được những thành tựu quan trọng, có những chuyển biến tích cực cả về lượng và

chất, số lượng du khách trong nước và quốc tế đến Cà Mau ngày càng tăng, các sản

phẩm du lịch ngày càng phong phú và đa dạng hơn.

Tuy nhiên hoạt động du lịch ở Cà Mau còn có nhiều khó khăn do:

Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch của Cà Mau còn chưa

phát triển mạnh mặc dù trong những năm gần đây đã được đầu tư nâng cấp tu sữa.

Vì vậy, để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng cần thiết phải có sự tiếp

tục có sự cải thiện đáng kể điều kiện hạ tầng của tỉnh, đặc biệt là các tuyến giao

thông đường bộ nối với các điểm du lịch ở xa trung tâm hành chính và khu đô thị.

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch mặc dù được phát

triển trong những năm gần đây nhưng chưa đồng bộ, chất lượng trang thiết bị cũng

như trình độ, thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên phục vụ còn thấp chưa tương

xứng với nhu cầu phát triển. Sự phân bố và đầu tư cho mạng lưới khách sạn còn

chưa hợp lý, kém hiệu quả, nặng về kiến trúc, xem nhẹ yếu tố cảnh quan nhưng đây

lại là yếu tố quan trọng.

Page 94: PHẦN MỞ ĐẦU - media.bizwebmedia.netmedia.bizwebmedia.net/sites/146527/upload/documents/cl_spham_dl_camau.p…Cà Mau là vùng đất tận cùng cực Nam của Tổ quốc,

Khoùa luaän toát nghieäp GVHD: TS. Traàn Phi Hoaøng

94

Đội ngũ cán bộ quản lý, cũng như nhân viên hoạt động trong nành du

lịch còn yếu về nghiệp vụ, phong cách phục vụ cũng như trình độ ngoại ngữ để đáp

ứng nhu cầu phát triển du lịch hiện tại cũng như trong tương lai của tỉnh.

Mặc dù đã nhận thức được những tiềm năng du lịch, xác định được du

lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhưng các ngành chức năng của tỉnh

vẫn chưa có chủ trương, biện pháp chỉ đạo cụ thể trong chiến lược phát triển du

lịch.

Quản lý nhà nước về du lịch vẫn chưa được quan tâm đúng mức, cơ

quan quản lý nhà nước về du lịch chưa làm tốt vai trò tham mưu, các doanh nghiệp

hoạt động du lịch còn yếu.

Dòng khách du lịch đến Cà Mau trong thời gian qua có tăng lên

nhưng còn chậm, đặc biệt là dòng du khách quốc tế. Trong tình hình phát triển

chung của cả nước và xu thế hội nhập của khu vực, khả năng thu hút du khách của

Cà Mau với vị trí là điểm liên kết với các thị trường du lịch Thành phố Hồ Chí

Minh, Cần Thơ, Phú Quốc…là cơ hội thuận lợi để phát triển.

Trong thời gian tới, du lịch Cà Mau sẽ tô đậm thêm ấn tượng, thân thiện đối

với du khách trong nước và bạn bè quốc tế bằng sự tích cực và sự nỗ lực hơn nữa

trong công tác đầu tư, khai thác tiềm năng lợi thế du lịch sinh thái của mình, góp

phần nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng. Nhằm

thúc đẩy cho du lịch Cà Mau không ngừng phát triển và hội nhập nhanh với du lịch

trong khu vực, cả nước và quốc tế, không ngừng bảo vệ, tôn tạo, phát triển bền

vững du lịch sinh thái – văn hóa đầy tiềm năng của vùng đất phương Nam.