phẦn mỞ ĐẦu - wordpress.com · web viewví dụ: bài “khái quát văn học việt nam...

48
Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SÔNG RAY Mã số: …………. ĐỀ TÀI SỬ DỤNG GRAPH TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC SỬ Ở THPT Người thực hiện: Trần Văn Hưng Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí giáo dục: Phương pháp dạy học bộ môn: Phương pháp giáo dục: Lĩnh vực khác: Có đính kèm: Mô hình. Phần mềm. Phim ảnh. Hiện vật khác Trang 1

Upload: others

Post on 27-Dec-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAITRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SÔNG RAY

Mã số: ………….

ĐỀ TÀI

SỬ DỤNG GRAPH TRONG DẠY HỌC VĂN HỌC SỬ Ở THPT

Người thực hiện: Trần Văn Hưng

Lĩnh vực nghiên cứu:Quản lí giáo dục: Phương pháp dạy học bộ môn: Phương pháp giáo dục: Lĩnh vực khác:

Có đính kèm: Mô hình. Phần mềm. Phim ảnh. Hiện vật khác

Năm học 2011 - 2012

I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trang 1

Page 2: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKN1. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện nay dẫn đến kết quả là sự xuất hiện

nhanh, nhiều những tri thức, những kỹ năng và những lĩnh vực nghiên cứu mới. Đồng thời những tri thức cũ nhanh chóng trở nên lỗi thời, lạc hậu, diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Trước những thay đổi ấy, nếu con người không tiếp cận được với những tri thức mới, những hiểu biết mới họ sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu với thời cuộc và bị đào thải. Xã hội hiện đại luôn đòi hỏi con người phải nhạy bén với cái mới, nhanh chóng tiếp cận và nắm bắt các thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại. Những thành quả của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện đến tất cả các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Sự ra đời của lý thuyết đồ thị Graph cũng là một trong những thành tựu của khoa học kỹ thuật mới.

2. Sự xuất hiện của các ngành khoa học mới, các vật liệu mới và sự giao thoa của các ngành khoa học cũng là xu hướng chung của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại. Khoa học ngày càng phát triển, càng có xu hướng phân nhỏ thành nhiều bộ phận, nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, nhiều lĩnh vực nghiên cứu mới ra đời. Đồng thời với xu thế này là sự xích lại gần nhau, sự xâm nhập lẫn nhau của nhiều ngành khoa học, sự bắt tay giữa các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Trong lĩnh vực giáo dục xu thế này cũng được diễn ra mạnh mẽ, và còn được coi là “Xuyên môn – vấn đề thời sự khoa học xuyên thế kỉ” [Tạp chí Giáo dục, số chuyên đề 342, quí II, năm 2000]. Việc chuyển hóa các phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học, thông qua xư lý sư phạm là một trong những hướng của chiến lược đổi mới và hiện đại hóa phương pháp dạy học. Trong dạy học, lý thuyết Graph cũng cung cấp một phương pháp khoa học thuộc loại khái quát như phương pháp Algorit, nó thuộc nhóm “phương pháp riêng rộng” và đã được một số nhà lý luận dạy học cải biến theo những quy luật tâm lý và lý luận dạy học để sư dụng vào dạy học với tư cách là một phương pháp dạy học. Như vậy, việc chuyển hóa lý thuyết Graph trong toán học thành Graph trong dạy học nói chung được coi là hiện tượng xuyên môn trong giáo dục.

3. Đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là một trong những yêu cầu lớn mà ngành giáo dục và đào tạo đặt ra đối với người làm công tác giảng dạy. Trước hết, đây là yêu cầu của Đảng. Nghị quyết BCH Trung Ương Đảng lần thứ II (khóa VIII) đã chỉ rõ “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên”, khắc phục những hạn chế của lối truyền thụ kiến thức theo phương pháp thuyết trình một chiều trước đây, phát huy hơn nữa năng lực tự học và tinh thần độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh.

Đổi mới phương pháp dạy học còn là xu hướng mang tính toàn cầu theo ý kiến các chuyên gia, hiện nay có một sự thống nhất tương đối đang được chấp nhận trong thực tiễn giáo dục ở phổ thông (PT) và cũng ở nhiều nơi trên thế giới “ Chất lượng giáo dục là sự phù hợp với mục tiêu”. Vấn đề đặt ra, người dạy- nhất là dạy Văn phải như thế nào để vừa đạt được chất lượng vừa đạt được mục tiêu. Để nâng cao hiệu quả giáo dục, chất lượng được hình thành trong quá trình đào tạo phải hướng mạnh vào việc sư dụng sau này, phải hướng vào mục tiêu sư dụng trong thực tế. Chất lượng giáo dục chính là kết quả của việc tự học, tự rèn. Học không chỉ để biết mà còn để thực hành, ứng dụng để tự học và học tập suốt đời. Nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh không chỉ là định hướng mà còn đòi hỏi băng những hoạt động cụ thể để tiến hành đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy cần nghiên cứu xác định các nguyên tắc, quy trình vận dụng của những phương pháp dạy học tích cực, giup cho giáo viên sư dụng một cách thuận lợi và có hiệu quả. Việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp Graph trong dạy học Văn học sư (VHS) ở Trung học phổ thông (THPT) là một hướng nhăm góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng và trong dạy học nói chung.

4. Trong lý luận dạy học, vận dụng lý thuyết Graph đã trở thành một hướng tiếp cận mới

thuộc lĩnh vực phương pháp dạy học. Sư dụng Graph trong dạy học cho phép giáo viên quy hoạch được quá trình dạy học tổng quát cũng như từng mặt của nó, thiết kế tối ưu hoạt động dạy - học

Trang 2

Page 3: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKNvà điều khiển hợp lý quá trình này tiến tới công nghệ hóa một cách có hiệu quả quá trình dạy học trong nhà trường theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Phần văn học sư (VHS) trong chương trình Ngữ văn ở Trung học phổ thông (THPT)chiếm một tỉ lệ khá lớn, mà lại có vị trí rất quan trọng trong chương trình Ngữ văn. Mặt khác phần văn học sư này được trình bày theo một cấu truc khái quát, lôgíc, khoa học, đi từ khái quát đến cụ thể. Điều này rất thuận lợi cho việc mô hình hóa, hệ thống hóa các kiến thức băng các sơ đồ Graph.

Từ những lí do trên, chung tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Sư dụng Graph trong dạy học văn học sư ơ THPT” làm đề tài nghiên cứu chính thức. Đây là một đề tài khá mới me, vì vậy, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi rất mong được sự giup đơ của các thầy, các cô trong toàn thể hội đồng sư phạm của nhà trường, các bạn bè đồng nghiệp và các em học sinh để tôi hoàn thành đề tài này.

II/ NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI1. Cơ sở lí luận của đề tài

1.1. Những nội dung cơ bản về lý thuyết Grapha. Khái niệm GraphTheo từ điển Anh – Việt, (Graph) có nghĩa là đồ thị - biểu đồ gồm có một đường hoặc

nhiều đường biểu thị sự biến thiên của các đại lượng.Nhưng, từ Graph trong lý thuyết Graph lại bắt nguồn từ từ “Graphie” có nghĩa là tạo ra

một hình ảnh rõ ràng, chi tiết, sinh động trong tư duy.Trong toán học, lý thuyết Graph gồm hai yếu tố đó là đỉnh và cung, trong đó đỉnh là các

điểm còn cung (có thể là đoạn thẳng hay đường cong) là các cạnh nối các điểm đó. Được định nghĩa như sau:

Graph (viết tắt là G) là một tập hợp số lượng hữu hạn các đỉnh và các cung có đầu mút tại các đỉnh đó [20,Tr 26- 10 ] .

b. Các loại Graph* Graph định hướng và Graph vô hướng- Graph định hướng là Graph có sự xác định rõ đỉnh nào là đỉnh xuất phát trong Graph. Ở

loại này, mối liên hệ giữa các đỉnh của Graph sẽ được định rõ đi theo hướng nào, chiều nào; đi từ đỉnh nào tới đỉnh nào trong Graph. Vì đặc tính này, nên các đoạn nối đỉnh trong Graph định hướng đều được thể hiện băng những đoạn nối có chiều mũi tên. Chiều của mũi tên chính là chiều quan hệ, chiều phân chia, hoặc chiều vận động của các yếu tố.

Ví dụ:

Sơ đồ 1.1- Graph vô hướng là Graph không chỉ rõ đâu là chiều liên hệ, chiều vận động của các yếu

tố. Vì đặc tính này, nên các đoạn nối đỉnh trong Graph vô hướng không cần thể hiện băng những đoạn nối có chiều mũi tên.

Ví dụ:

Sơ đồ 1.2Trong hai loại Graph trên, chung ta thường sư dụng Graph định hướng để biểu thị mối

quan hệ động, mối quan hệ trong sự phát triển của các yếu tố được đưa vào Graph. Còn Graph vô hướng được sư dụng để biểu thị mối quan hệ tĩnh của các yếu tố. Trong dạy học VHS chung ta chủ yếu sư dụng Graph định hướng.

* Graph khép và Graph mơTrang 3

Page 4: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKNBên cạnh việc phân chia Graph thành hai loại Graph định hướng và Graph vô hướng,

chung ta còn dựa vào đặc tính liên thông hay đặc tính treo của các đỉnh trong Graph để chia thành Graph khép hay Graph mở.

- Graph khép là Graph trong đó tất cả các cặp đỉnh đều có sự liên thông với nhau. Dạng Graph này thường được sư dụng để biểu diễn mối quan hệ giữa các yếu tố trong một tổng thể hoàn chỉnh, thể hiện sự chuyển đổi tuần hoàn của các yếu tố tạo ra một chu trình khép kín.

Ví dụ:

Sơ đồ 1. 3- Graph mơ là Graph trong đó không phải tất cả các đỉnh đều có sự liên thông với nhau (có

đường nối trực tiếp giữa hai đỉnh lại), trong đó có ít nhất hai đỉnh treo (đỉnh tự do không nối với bất kỳ đỉnh nào). Dùng Graph dạng này để thể hiện mối quan hệ phân chia hoặc quan hệ tầng bậc.

Ví dụ:

Sơ đồ 1. 4Trong dạy học VHS, tùy thuộc vào nội dung mỗi kiểu bài mà ta có thể sư dụng Graph khép

hay Graph mở tùy ý.* Graph đủ, Graph câm và Graph khuyết- Graph đủ là Graph mà tất cả các đỉnh đều được chu thích hay kí hiệu một cách đầy đủ

không thiếu một đỉnh nào.

Ví dụ:

Sơ đồ 1. 5Graph khái quát về phần các giai đoạn phát triển của Văn học Trung đại Việt NamGhi chu: A : Các giai đoạn phát triển của Văn học Trung đại Việt Nam

B : Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIVC : Từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVIID : Từ thế kỉ XVIII đến nưa đầu thế kỉ XIXE : Nưa cuối thế kỉ XIX

- Graph câm là Graph mà tất cả các đỉnh của nó đều để trống. Điều này có nghĩa là tất cả các đỉnh của nó chỉ là một ô trắng, không có bất kỳ một sự lấp đầy nào băng ngôn từ, băng kí hiệu hay một sự ghi chu nào ở mọi đỉnh.

Ví dụ:

Trang 4

A

B C D E

Page 5: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKN

Sơ đồ 1. 6- Graph khuyết là một loại Graph trong đó có một hoặc một số đỉnh rỗng, các đỉnh còn lại

không rỗng.Ví dụ:

Sơ đồ 1.7Graph câm và Graph khuyết là những loại Graph được sư dụng một cách có hiệu quả trong

việc luyện tập, củng cố và kiểm tra kiến thức VHS.c. Graph dạy học và những nguyên tắc xây dựng một Graph trong dạy học* Khái niệm Graph dạy họcPhương pháp Graph dạy học có nguồn gốc từ phương pháp toán học bao gồm các nội dung

: Graph nội dung dạy học, Graph tình huống dạy học.* Phân loại Graph dạy họcTheo giáo sư Nguyễn Ngọc Quang, trong mỗi hoạt động bao giờ cũng có hai mặt, đó là

mặt tĩnh và mặt động. Trong dạy học, mặt tĩnh là nội dung kiến thức, còn mặt động là các hoạt động của thầy và trò trong quá trình hình thành tri thức. Có thể mô tả mặt tĩnh của hoạt động dạy học băng Graph nội dung và mô tả mặt động băng Graph hoạt động dạy học. Như vậy Graph dạy học bao gồm: Graph nội dung và Graph hoạt động. [17,Tr 74]

Sơ đồ 1.8* Nguyên tắc xây dựng Graph trong dạy họcCác nguyên tắc xây dựng Graph dạy học là những nguyên lý, phương châm chỉ đạo việc

thiết kế Graph nội dung và Graph hoạt động dạy học. Dựa vào các nguyên tắc này để xác định nội dung, phương pháp, cách tổ chức, tính chất và tiến trình của việc thiết kế Graph nhăm thực hiện mục đích dạy học phù hợp với những quy luật khách quan. Khi tiến hành xây dựng Graph trong dạy học cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu – nội dung – phương pháp- Nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận- Nguyên tắc thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng- Nguyên tắc thống nhất giữa dạy và họcTóm lại, những nguyên tắc cơ bản trên đây là những định hướng cần thiết cho việc thiết kế

Graph trong dạy học. Tuy nhiên trong quá trình thiết kế Graph dạy học cho mỗi môn học cần phải có những định hướng riêng. Kết quả của việc thiết kế Graph dạy học là quá trình lập được các Graph nội dung và Graph hoạt động cho từng môn học cụ thể.

d. Quy trình xây dựng Graph* Quy trình chung

Trang 5

A

B

G

Graph dạy học

Graph nội dung Graph hoạt động

Page 6: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKN

Sơ đồ 1.9* Quy trình cụ thể- Thiết lập đỉnh + Chọn kiến thức chốt tối thiểu cần và đủ + Mã hóa kiến thức băng kí hệu (còn gọi là sơ đồ). + Bố trí các đỉnh trên mặt phẳng.- Thiết lập nội dung: Nối các đỉnh băng các cung định hướng thể hiện mối quan hệ giữa các

dữ kiện.- Kiểm tra lại Graph đã lập.

e. Vai trò của việc sư dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT- Dùng Graph để hệ thống hóa, cụ thể hóa các khái niệm VHSTheo lý thuyết hệ thống, các cấu truc vật chất tồn tại trong những hệ thống có tính chất

tầng bậc. Các khái niệm của VHS cũng được cấu truc theo những hệ thống tầng bậc. Vì vậy, có thể dùng Graph để hệ thống hóa, cụ thể hóa các khái niệm trong một tổng thể, qua đó mở rộng hiểu biết về đối tượng cần nghiên cứu một cách khái quát.

Ví dụ: Trong bài “Tổng quan văn học Việt Nam qua các thời kỳ lịch sư”, có hai khái niệm : khái niệm về văn học dân gian và khái niệm về văn học viết. Chung ta có thể dùng Graph để hệ thống hóa các khái niệm đó cụ thể như sau:

Sơ đồ 1. 10- Dùng Graph để hệ thống hóa, cấu truc hóa nội dung VHS trong tài liệu giáo khoa.Cấu truc hóa tài liệu giáo khoa là tạo nên mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức trong một

hệ thống nhất định (trong một chương trình, một chương hay một bài). Tổ chức tài lệu học tập thành một hệ thống kiến thức phải dựa trên những nguyên tắc nhất định, cho phép sắp xếp các hoạt động dạy – học vào một trật tự và tạo nên hệ thống kiến thức cho học sinh. Đồng thời, qua sự chiếm lĩnh hệ thống kiến thức ấy mà học sinh tự bồi dương được phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Cấu truc hóa tài liệu học tập có những ưu điểm sau:

Thứ nhất: Giup cho hoạt động dạy học có hiệu quả hơn, vì nó cho biết mối quan hệ hữu cơ giữa những bộ phận kiến thức VHS trong mối liên hệ logic với nhau. Điều này giup cho học sinh chu ý, định hướng các hoạt động trí tuệ vào việc tìm tòi phát hiện ra những ý nghĩa cơ bản của tài liệu nghiên cứu để tự chiếm lĩnh hệ thống tri thức mới.

Thứ hai: Những kiến thức mang tính hệ thống mà học sinh tự chiếm lĩnh được sẽ nhớ lâu hơn, tái hiện chính xác hơn, vì sự chiếm lĩnh những kiến thức đó gắn liền với sự tự nhận thức có ý nghĩa.

Trang 6

Lập Graph nội dung

Chuyển Graph nội dung thành bài (giáo án)

Triển khai Graph ND

thành bài giảng

Tổng kết và kiểm tra băng

Graph

Các khái niệm

Văn học dân gian là st tập thể và truyền

miệng của nhân dân lao

động.

Văn học viết là st của

những người trí thức được ghi lại băng

chữ viết

Page 7: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKNThứ ba: Vốn kiến thức của học sinh cũng sẽ được huy động dễ dàng hơn, tốt hơn để giải

quyết những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình tìm tòi những mối liên hệ giữa các yếu tố của các kiến thức cần chiếm lĩnh.

Ví dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”.Dựa vào cấu truc tài liệu SGK chung ta có thể hệ thống hóa các đơn vị kiến thức băng một

Graph (sơ đồ 1.11):

Sơ đồ 1. 11- Dùng Graph để luyện tập, củng cố và kiểm tra kiến thức VHSLuyện tập là làm đi làm lại nhiều lần theo nội dung đã học để cho thành thạo.Kiểm tra, đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình giảng dạy và học tập. Kiểm

tra và đánh giá không những nhăm phân loại chất lượng giảng dạy và học tập mà điều quan trọng là để điều chỉnh quá trình này theo một chiều hướng tích cực, lành mạnh. Nói một cách cụ thể hơn, kiểm tra đánh giá trước hết nhăm đánh giá trình độ, năng lực nhận thức của học sinh vào những thời điểm cụ thể, theo mục tiêu của chương trình môn học. Trên cơ sở đó, có thể điều chỉnh kịp thời nội dung và phương pháp, phương tiện dạy học sao cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Để luyện tập củng cố và kiểm tra các kiến thức VHS chung ta có thể sư dụng các Graph câm, Graph khuyết rồi yêu cầu các em học sinh điền vào các đỉnh còn trống để tự hoàn thiện Graph.

- Dùng Graph để hướng dẫn học sinh tự học.Tự học là một hoạt động tâm lý đặc trưng của con người, hoạt động tự học là hoạt động tự

giác, tích cực, tự chiếm lĩnh tri thức khoa học băng hành động của cá nhân hướng tới những mục tiêu nhất định. Tự học không chỉ có ý nghĩa lớn trong thời gian học tập ở nhà trường, mà còn có ý nghĩa lớn trong cuộc đời của mỗi con người. Tự học băng Graph có thể được thực hiện dưới các hình thức sau:

+ Tự học trên lớpĐây là hình thức tự học theo hướng phát huy tính độc lập và sáng tạo của học sinh để thu

nhận kiến thức mới trong các bài học hoặc hệ thống hóa kiến thức. Có thể thực hiện thông qua hình thức thảo luận nhóm, hoặc khi làm các bài tập thực hành. Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và nghiên cứu nội dung bài học trong sách giáo khoa hoặc theo dõi phim tài liệu hay quan sát các đồ dùng dạy học (tranh, ảnh, hay các sơ đồ ) cụ thể, sau đó yêu cầu học sinh tự lập các Graph để thể hiện các mối quan hệ của các yếu tố được thể hiện trong bài học. Hình thức này giup cho học sinh có một phong cách tự học theo sách giáo khoa một cách chủ động, tích cực.

Trang 7

Đặc điểm cơ bản Những thành tựu chủ yếu

VH đổi mới theo hướng

hiện đại

VH hình thành hai bộ

phận và nhiều xu hướng

VH phát triển với tốc độ nhanh chóng

Về nội dung tư tưởng

Về hình thức thể loại

Khái quát VHVN từ đầu TK XX đến Cách mạng tháng tám 1945

Page 8: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKN+ Tự học ở nhàTự học ở nhà với mục đích thu nhận kiến thức mới hoặc ôn tập, ghi nhớ và vận dụng kiến

thức một cách linh hoạt. Băng Graph, học sinh có thể tự lập được dàn ý cơ bản các nội dung học tập. Từ đó có điểm tựa để học sinh ghi nhớ kiến thức theo một hệ thống logic, khoa học. Những hình ảnh của Graph sẽ giup cho học sinh vận dụng kiến thức một cách nhanh chóng.

Thông qua học tập băng Graph, học sinh sẽ hình thành tư duy hệ thống. Qua những bài tập, những câu hỏi mang tính khái quát, giáo viên sẽ hình thành cho học sinh một phong cách tự học khoa học. Nhờ những Graph thể hiện mối quan hệ của các kiến thức, học sinh sẽ có một phương pháp ghi nhớ băng “ngôn ngữ” Graph, vừa ngắn gọn, lâu bền và dễ tái hiện, dễ vận dụng trong những hoàn cảnh cụ thể.

Thường xuyên hướng dẫn học sinh tự học băng Graph sẽ giup học sinh có thói quen để tự học suốt đời một cách khoa học.

Để học sinh có thể tự học băng Graph, chung ta hướng dẫn các em thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Yêu cầu học sinh tự đọc, nghiên cứu tài liệu.Bước 2: Học sinh tiến hành lập Graph nội dung dựa trên những mục tiêu của bài học và

những nhiệm vụ mà giáo viên đặt ra thông qua các câu hỏi.Bước 3: Học sinh tự kiểm tra độ tin cậy của Graph băng cách đối chiếu nó với những mục

tiêu của bài học và những yêu cầu mà giáo viên đặt ra.Bước 4: Học sinh đối chiếu Graph tự lập với những Graph của các bạn học sinh khác trong

lớp và với Graph của giáo viên trong giờ học ở trên lớp hoặc thông qua các giờ ra chơi, làm bài tập… vv

1.2. Khái niệm văn học sử (VHS)Văn học sư là một bộ môn của khoa nghiên cứu văn học có nhiệm vụ nghiên cứu qúa khứ

của văn học, gồm quy luật sinh thành và phát triển của các hiện tượng và quá trình văn học diễn ra trong những điều kiện xã hội – lịch sư nhất định. [Từ điển thuật ngữ văn học Tr 181, Xuất bản 12/ 2007]

a. Vị trí và đặc điểm cấu tạo của các kiểu bài VHS trong chương trình Ngữ văn ở THPT* Vị trí VHS trong nhà trường THPT hiện nayBài VHS chiếm tỉ lệ tương đối lớn trong chương trình Ngữ văn ở THPT. Thống kê bộ sách

Ngữ văn lớp 10,11,12 (chương trình chuẩn và nâng cao) thì tỉ lệ số tiết dành cho VHS chiếm khoảng hơn 10% trong tổng số tiết học.

Cụ thể như sau:Lớp 10: CT chuẩn: 12/105 tiết CT nâng cao: 15/140 tiếtLớp 11: CT chuẩn: 12/123 tiết CT nâng cao: 12/140 tiếtLớp 12: CT chuẩn: 10/105 tiết CT nâng cao: 10/140 tiếtPhân môn VHS trong nhà trường hiện nay có những vị trí quan trọng là: - VHS là một phân môn chủ đạo của bộ môn văn học- VHS cùng với giảng văn, làm văn và một số phân môn khác góp phần rất quan trọng vào

việc hoàn thiện tri thức văn học cho học sinh (HS) phổ thông.- VHS có khả năng vun đắp tâm hồn dân tộc và nhân văn cho HS.- VHS có khả năng rèn luyện năng lực tư duy logic và tư duy hình tượng cho HS, đặc biệt

là cách học văn có tính chất tự học, tự nghiên cứu. Đó là kỹ năng phân tích, tổng hợp, cụ thể hóa, khái quát hóa, ghi nhớ và suy luận, đối chiếu, so sánh, hệ thống hóa… .

* Đặc điểm cấu trúc của các kiểu bài VHS trong chương trình Ngữ văn ơ THPT tạo cơ sơ cho việc sư dụng Graph trong dạy học VHS.

Trong chương trình Ngữ văn ở THPT hiện nay được biên soạn có 6 kiểu bài văn học sư: - Kiểu bài VHS có tính chất tổng quan: “Tổng quan về văn học Việt Nam qua các thời kỳ

lịch sư” – SGK Ngữ văn lớp 10 (cả bộ cơ bản và nâng cao)Đây là kiểu bài VHS mang tính khái quát cao so với toàn bộ tri thức văn học sư trong

chương trình Ngữ văn ở THPT. Được biên soạn ở chương trình lớp 10 (bài đầu tiên), trong cả hai bộ sách (bộ cơ bản và bộ nâng cao). Về cấu truc, bài VHS này được cấu tạo một cách khoa học và

Trang 8

Page 9: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKNlogíc theo một phương pháp diễn dịch từ khái quát vĩ mô đến khái quát vi mô theo từng phần cụ thể: Khái quát về các thành phần cấu tạo; quá trình phát triển của văn học Việt Nam; đối tượng phản ánh trong văn học. Kết cấu này rất thuận lợi cho việc sư dụng Graph trong việc giảng dạy của giáo viên và học sinh. Bởi, nhìn vào sơ đồ Graph học sinh có thể thấy một cách tổng quan nhất về các bộ phận cấu thành, các thời kỳ phát triển và đối tượng chính được phản ánh trong văn học là gì.

- Kiểu bài VHS về khái quát thời kỳ VHKiểu bài khái quát về thời kỳ văn học chiếm một tỉ lệ khá lớn trong toàn bộ các kiểu bài

văn học sư được biên soạn trong chương trình Ngữ văn THPT. Kiểu bài văn học sư này được biên soạn ở cả ba khối lớp 10, 11,12 (cả bộ cơ bản và bộ nâng cao).

+ Chương trình Ngữ văn lớp 10 (bộ cơ bản và bộ nâng cao) có bài : Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.

+ Chương trình Ngữ văn lớp 11: SGK Ngữ văn 11 (cả bộ cơ bản và bộ nâng cao): Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ

XX đến cách mạng tháng tám 1945.+ Chương trình Ngữ văn lớp 12: SGK Ngữ văn 12 (cả bộ cơ bản và bộ nâng cao): Khái quát văn học Việt Nam từ cách

mạng tháng tám 1945 đến hết thế kỉ XX.Về đặc điểm: Các bài khái quát về thời kỳ văn học thường bao quát những thời gian phân

kỳ, chứa đựng khối lượng tư liệu lớn và các nhận định mang tính chất trừu tượng cao. Về mặt cấu truc bề mặt và cấu truc chiều sâu của kiểu bài văn học sư này là:

Về cấu truc bề mặt, các bài VHS về thời kỳ văn học cơ bản có các phần sau: Phần mở đầu, hoàn cảnh lịch sư - xã hội, giá trị văn học (bao gồm giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật), kết luận. Có thể được biểu diễn dưới dạng Graph (sơ đồ 1.12):

Sơ đồ 1. 12Về cấu truc chiều sâu của kiểu bài này là một cấu truc lôgíc với các cấp độ từ rộng đến hẹp

dần về ngoại diên, từ khái quát cao đến cụ thể chi tiết về nội hàm. Từ cấu truc này, chung ta có thể dễ dàng sư dụng Graph để dạy các kiểu bài văn học sư khái quát về thời kì văn học.

- Kiểu bài VHS khái quát về thể loại VHTrong chương trình mới hiện nay, kiểu bài này chủ yếu được biên soạn trong chương tình

Ngữ văn lớp 10. Về số lượng, kiểu bài này thường ít hơn. Chỉ có một bài được bố trí tiết dạy

Trang 9

Khái quát thời kỳ văn học

Hoàn cảnh lịch sư - xã

hội

Các giá trị văn học

Mở đầu

Kết luận

Nội dung văn học

Hình thức văn học

Page 10: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKNriêng và có tính chất khái quát chung cho đó là bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam (SGK Ngữ văn lớp 10 tập một – Tr 16), còn một số thể loại cụ thể được gộp chung trong từng tác phẩm, đoạn trích cụ thể và thường được bố trí ở phần tiểu dẫn trước khi đi vào giới thiệu tác phẩm hay đoạn trích. Chẳng hạn như: Thể loại Sử thi được giới thiệu trong phần tiểu dẫn của bài “Chiến thắng Mtao Mxây” (Trích Đăm Săn - Sư thi Tây Nguyên)- (SGK Ngữ văn 10, tập một – Tr 30); Thể loại Truyền thuyết được giới thiệu ở phần tiểu dẫn trong bài “Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy” (SGK Ngữ văn 10, tập một – Tr 39); Thể loại Truyện cổ tích được giới thiệu trong bài “Tấm Cám” (SGK Ngữ văn 10, tập một – Tr 65)…

Về đặc điểm: Kiểu bài này thường được cấu truc gồm các phần chính: Định nghĩa (khái niệm), những đặc trưng cơ bản, hệ thống thể loại và các giá trị văn học. Ngoài ra kiểu bài này thường chứa đựng rất nhiều các khái niệm (các khái niệm về từng thể loại cụ thể), các tư liệu về các thể loại khác nhau.

Có thể hình dung qua Graph (sơ đồ 1.13).Graph cấu trúc kiểu bài VHS khái quát về thể loại VH.

Sơ đồ 1. 13Với cấu truc này, chung ta rất dễ ràng sư dụng Graph để dạy các kiểu bài khái quát về thể

loại văn học.- Kiểu bài VHS về tác gia VH Đây là kiểu bài chiếm ưu thế về số lượng, với 08 bài có phân phối tiết dạy riêng (cả bộ cơ

bản và bộ nâng cao), ngoài ra, hầu hết các tác phẩm, đoạn trích được trích giảng trong chương trình Ngữ văn ở THPT đều có phần giới thiệu về tác giả (được giới thiệu trong phần tiểu dẫn trước khi giới thiệu về tác phẩm, đoạn trích). Tuy nhiên, trong số các tác gia được giới thiệu chương trình SGK hiện nay ở hai bộ sách (cơ bản và nâng cao) có một số khác nhau (về số lượng tác giả được giới thiệu và vị trí).

Về số lượng tác gia được giới thiệu: Trong bộ SGK Ngữ văn lớp 10, 11, 12 (bộ cơ bản) thì chỉ 06 tác giả được giới thiệu. Còn trong bộ SGK Ngữ văn lớp 10, 11, 12 (bộ nâng cao) lại có 08 bài về tác gia được giới thiệu riêng.

Về vị trí giới thiệu: Ở bộ SGK Ngữ văn lớp 10, 11, 12 (bộ cơ bản) được giới thiệu gộp chung trong các bài giới thiệu về tác phẩm nhưng được chia làm hai phần, phần giới thiệu về tác gia được đưa lên trước (năm ở phần một của bài), phần tác phẩm là phần hai được giới thiệu sau. Còn trong bộ SGK Ngữ văn lớp 10, 11, 12 (bộ nâng cao) lại tách ra thành những bài giới thiệu riêng và được giới thiệu sau các bài giới thiệu về tác phẩm, đoạn trích.

Trang 10

Khái quát thể loại văn học

Khái niệm chung

Đặc trưng cơ bản

Hệ thống thể loại (Mỗi thể loại đều có

KN, đặc trưng riêng)

Các giá trị văn học

Page 11: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKN+ Chương trình Ngữ văn lớp 10 (bộ cơ bản và bộ nâng cao) với các tác gia:Tác gia Nguyễn Trãi (SGK bộ cơ bản, năm ở phần I trong bài “Đại cáo bình Ngô”).Tác gia Nguyễn Du (SGK bộ cơ bản năm ở phần I trong bài “Truyện Kiều”).+ Chương trình Ngữ văn lớp 11: Trong bộ cơ bản có hai tác gia được giới thiệu gộp chung trong các bài giới thiệu về tác

phẩm, nhưng được phân phối tiết dạy riêng. Tác gia Nguyễn Đình Chiểu (SGK bộ cơ bản năm ở phần I trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần

Giuộc”).Tác gia Nam Cao (SGK bộ cơ bản năm ở phần I trong bài “Chí Phèo”).Trong chương trình nâng cao có thêm một tác gia được giới thiệu đó là :Tác gia Xuân Diệu,

được giới thiệu thành bài riêng.+ Chương trình Ngữ văn lớp 12: Bộ cơ bản có hai tác gia được giới thiệu đó là:Tác gia Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (bộ cơ bản năm ở phần I của bài “Tuyên ngôn độc

lập” - SGK Ngữ văn 12 – Tr 23).Tác gia Tố Hữu (bộ cơ bản năm ở phần I của bài “Việt Bắc” - SGK Ngữ văn 12 – Tr 94)Riêng bộ nâng cao có giới thiệu thêm về tác gia Nguyễn Tuân (SGK Ngữ văn 12 – Tr 164).Về đặc điểm: Kiểu bài này gần như nhất quán về mặt cấu truc bề mặt, thường được cấu truc

làm hai phần chính và phần kết luận : Tiểu sư, sự nghiệp văn chương và phần kết luận. Trong hai phần chính (tiểu sư và sự nghiệp văn chương) này có khi được đặt với các tiêu đề khác nhau nhưng thực sự là cùng một nội dung. Phần tiểu sư chủ yếu là giới thiệu về cuộc đời nhà văn với những nét tiêu biểu có liên quan đến sáng tác văn học và sự đóng góp về văn chương đối với thời đại. Mục này thường được trình bày theo phương pháp lịch sư, tức là lần theo các bước thời gian mà nhà văn sống (diễn dịch). Phần sự nghiệp văn chương thường được chia làm hai phần đó là: nội dung văn chương và nghệ thuật văn chương.

Xem sơ đồ 1.14. Graph cấu trúc về kiểu bài VHS về tác gia VH

Sơ đồ 1. 14Như vậy, với cấu truc bề mặt của kiểu bài văn học sư này giup chung ta có thể dễ ràng trong

việc lập Graph trong quá trình giảng dạy.- Kiểu bài VHS về tác phẩm văn họcĐây là kiểu bài chiếm vị trí khá ít trong chương trình Ngữ văn ở THPT hiện nay, chỉ với

hai tác phẩm được giới thiệu (được phân phối tiết dạy riêng) và được giới thiệu trong chương trình của bộ SGK Ngữ văn nâng cao.

Cụ thể là các tác phẩm:

Trang 11

Vài nét về tiểu sư Sự nghiệp văn chương

Nội dung văn chương

Nghệ thuật văn chương

kết luận

kiểu bài về tác gia văn học

Page 12: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKNTác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 10 (bộ

nâng cao – Tr 127).Tác phẩm “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 11

(bộ nâng cao – Tr 66).Về đặc điểm: Tùy thuộc vào thể loại, nội dung của mỗi tác phẩm và quan điểm trình bày

của mỗi tác giả biên soạn cho nên, việc trình bày của kiểu bài này có cấu truc tương đối khác nhau. Chẳng hạn, trong bài “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh được cấu truc theo 3 nội dung chính xem sơ đồ 1.15

Graph cấu trúc về kiểu bài VHS về tác phẩm văn học

Sơ đồ 1. 15Còn trong bài “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được cấu truc với ba phần chính cụ thể như sơ

đồ 1.16:

Sơ đồ 1. 16Với kiểu cấu truc như vậy, rất thuận lợi cho việc sư dụng xây dựng các Graph nội dung

trong dạy học cho kiểu bài VHS này.- Kiểu bài về ôn tập VHSÔn tập văn học là một kiểu bài VHS vừa chiếm vị trí khá quan trọng trong chương trình

Ngữ văn ở THPT vừa có tính chất đặc thù riêng. Kiểu bài này được biên soạn ở cả ba khối lớp 10, 11, 12, cả ban cơ bản và nâng cao. Không chỉ là các bài ôn tập, tổng kết các thời kỳ văn học như các bài: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam, SGK Ngữ văn lớp 10 – Trang 100; Ôn tập văn học trung đại Việt Nam, SGK Ngữ văn lớp 10 – Trang 100, mà còn có một số bài ôn tập, tổng kết phần văn học ở cuối mỗi học kỳ và ở cuối năm học.

Về đặc điểm: Thứ nhất, ở kiểu bài này thường có tính chất khái quát - tổng hợp cao. Nếu như các bài khái về văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại, văn học đương đại có tính chất khái quát – tổng quát thì kiểu bài này lại có tính chất khái quát – tổng hợp. Bởi vì, sau một quá trình học sinh đã được tiếp xuc với các tác giả và nhất là một lượng tác phẩm đã được học và đọc thêm hết sức phong phu của từng thời kỳ văn học. Vì vậy, việc khái quát – tổng hợp một mặt phải dựa vào các kiến thức khái quát tổng quát, mặt khác phải dựa vào các kiến thức cụ thể đã được học qua các tác giả, tác phẩm. Nói cách khác, khái quát – tổng quát là chưa đi sâu vào cái cụ thể, còn khái quát – tổng hợp là sự khái quát cao hơn nhờ thông qua tập hợp các hiện tượng minh họa cụ thể.

Trang 12

Nhật kí trong tù

ND và nghệ thuật thuật

Hoàn cảnh ra đời Một số điểm cần lưu ý

Truyện Kiều

Nguồn gốc và sự sáng tạo của Nguyễn Du

Tóm tắt “Truyện Kiều” Giá trị tư tưởng và nghệ thuật

Page 13: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKNThứ hai: Kiểu bài ôn tập văn học vừa là ôn tập kiến thức VHS, vừa là ôn tập kiến thức

giảng văn. Vì vậy, yêu cầu của bài ôn tập văn học này là phải đạt đến các kiến thức VHS ở cấp độ tổng hợp cao. Bài ôn tập văn học được xác định là bài ôn tập có tính VHS cần hướng đến các yêu cầu sau:

+ Củng cố kiến thức VHS và giảng văn không phải là trở lại từng bài mà phải nâng cao kiến thức VHS và giảng văn thành các khái niệm, phạm trù, quy luật văn học gắn với lý luận văn học và các quan điểm nghiên cứu văn học.

+ Hệ thống hóa kiến thức VHS và giảng văn phải có sự kết hợp tính hệ thống lôgíc và hệ thống lịch sư, đồng thời phải có sự đối chiếu, so sánh… .

Như vậy, nếu giờ ôn tập văn học chỉ là chuẩn bị theo câu hỏi và đến lớp trả lời theo các câu hỏi thì chưa đạt được các yêu cầu trên. Theo các yêu cầu trên thì kiểu bài ôn tập VHS là bài học nhăm phát triển cao năng lực tư duy của học sinh và bồi dương các quan điểm nghiên cứu văn học cho các em chứ không phải là bổ sung kiến thức. Chính vì thế mà đòi hỏi chung ta cần phải hướng dẫn cho học sinh biết cách hệ thống hóa các kiến thức VHS và kiến thức văn học theo một kết cấu chặt chẽ và có tính khái quát – tổng hợp cao. Để thực hiện được điều này, việc sư dụng sơ đồ Graph có thể coi là thuận lợi hơn cả.

Tiểu kếtĐể xác lập cơ sở cho đề tài, chung tôi đã tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu một số vấn đề có

tính chất lý luận về lý thuyết Graph. Đồng thời tiến nghiên cứu, khảo sát về vị trí, vai trò, cấu truc của các dạng bài văn học sư trong chương trình Ngữ văn ở THPT. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu và tôi rut ra một số kết luận sau:

Thứ nhất: Nghiên cứu về lý thuyết Graph chung tôi nhận thấy lý thuyết Graph là một hệ thống sơ đồ rất đa dạng, được kết cấu bởi các đỉnh và sắp xếp dưới dạng tầng bậc. Mỗi tầng bậc của Graph lại được nối với nhau bởi các cung, các cung này chỉ rõ mối quan hệ lôgíc giữa các đỉnh trong một Graph cũng như các nội dung chứa trong mỗi đỉnh của chung. Từ đó, ta có thể thấy được những đặc điểm nổi bật của Graph nội dung bài học đó là:

- Tính khái quát: Các kiến thức trong mỗi đỉnh của Graph là những kiến thức cơ bản nhất, chủ yếu nhất. Mối quan hệ giữa các kiến thức ấy được biểu hiện băng các đường thẳng, hay các mũi tên. Nhìn vào đó ta có thể thấy được tổng thể lôzíc của toàn bộ bài học.

- Tính trực quan: Các kiến thức được bố trí băng các hình của hình học (có đường nét, hình ảnh, thậm chí cả màu sắc). Việc sắp xếp các hình và các đường liên hệ giữa các đỉnh (cung) rất rõ ràng không gây khó hiểu và rối mắt.

- Tính hệ thống: Mỗi Graph luôn bao gồm nhiều đỉnh, mỗi đỉnh là một đơn vị kiến thức của bài học, được cấu truc theo một hệ thống có tầng bậc rất rõ ràng theo lôgic của tài liệu giáo khoa.

- Tính suc tích: Các kiến thức trong mỗi đỉnh của Graph thường là những nhận định khái quát, lại được mã hóa nên rất ngắn gọn, suc tích.

Thứ hai: Khi tiến hành, khảo sát và tìm hiểu về cấu truc của các kiểu bài VHS trong chương trình Ngữ văn ở THPT, chung tôi thấy tất cả các kiểu bài VHS đều có cấu truc thành những tầng bậc và giữa các tầng bậc lại có các mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Từ đó, đối chiếu với những đặc điểm, bản chất của các loại Graph để thấy rõ những ưu điểm và thế mạnh của các loại Graph. Vì vậy, chung tôi khẳng định răng: Việc sư dụng Graph vào dạy các kiểu bài VHS ở THPT là hoàn toàn có cơ sở.2. Phương pháp sử dụng Graph trong dạy VHS ở THPT

2.1. Mục đích, yêu cầua. Mục đích Ngày nay, với sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại, đặc biệt là các phương tiện

công nghệ thông tin đã giup chung ta cải thiện được rất nhiều trong việc giảng dạy và học tập, góp phần rất lớn vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy, việc sư dụng Graph trong dạy học văn học sư ở THPT nhăm đạt được một số mục đích sau:

Trang 13

Page 14: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKN- Giup cho giáo viên tiết kiệm được thời gian, công sức trong việc soạn giảng, đảm bảo

được việc hoàn thành được kế hoạch, chương trình giảng dạy. Đối với các bài VHS trong chương trình Ngữ văn ở THPT thường có dung lượng kiến thức lớn, các kiến thức lại có tính khái quát, trừu tượng cao, mà thời lượng chương trình dành cho mỗi bài lại quá ít (chỉ từ 1 - 2 tiết/bài). Vì vậy, rất khó khăn cho người soạn giảng, vừa phải làm sao truyền đạt được hết những nội dung kiến thức trong bài sao cho dễ tiếp thu đối với học sinh. Lại vừa phải đảm bảo được thời gian, kế hoạch giảng dạy thì quả thật là điều rất khó. Chính vì thế việc sư dụng Graph trong dạy các bài VHS ở THPT phải góp phần vào giải quyết vấn đề này.

- Điều quan trọng hơn cả là sư dụng Graph trong dạy VHS ở THPT phải đạt được mục đích, nhu cầu giảng dạy và học tập mà tất cả xã hội đã và đang rất quan tâm, đó chính là việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đung vậy, mục đích của việc sư dụng Graph trong dạy văn học sư ở THPT phải làm sao giup cho người học tiếp thu các kiến thức VHS một cách có hiệu quả. Đồng thời phải phát huy được tính tích cực, sự say mê hứng thu và tính sáng tạo trong học tập của học sinh.

b. Yêu cầuGraph là một hệ thống, trong đó các đỉnh của Graph chính là đại diện cho những yếu tố

trong hệ thống đó. Vì vậy, để lập được Graph nội dung và Graph hoạt động cho bài VHS, phải đáp ứng được những điều kiện sau: Trước hết, bài VHS phải gồm từ hai yếu tố trở lên; nhưng nếu chỉ có một tập hợp số lượng các yếu tố, tập hợp ấy vẫn chưa đủ điều kiện để lập thành một Graph. Graph là một chỉnh thể nên các yếu tố tham gia vào chỉnh thể phải có quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Nói cách khác, các yếu tố đó phải xác lập được mối quan hệ của nó với các yếu tố khác trong cùng Graph.

Graph nội dung của một bài VHS là bản tóm tắt nội dung cơ bản của bài học một cách trực quan. Vì vậy, khi tiến hành lập Graph giáo viên phải nêu được danh mục các kiến thức cơ bản của bài học. Tức là nêu được những gì chủ chốt, cơ bản mà học sinh cần phải hiểu, cần vận dụng để từ đó có thể suy ra những hiểu biết khác của bài. Đồng thời giáo viên phải cung cấp được những nội dung chủ chốt của bài VHS dưới dạng tóm tắt, ký hiệu hay công thức. Khi lập Graph phải trình bày sao cho người học thấy rõ được mối quan hệ ngang bậc, rẽ nhánh, dưới bậc… . Từ đó, người học thấy được sự phát triển bên trong, nội tại của những nội dung, những kết luận chính và những kết luận phụ thuộc. Nói cách khác là phải làm sao để cho những nội dung chính của bài học được hiện lên một cách trực quan, hệ thống, khái quát, lôzíc và thật suc tích, tạo điểm tựa cho việc lĩnh hội và tái hiện tri thức bài học của người học được dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất.

2.2. Một số lưu ý khi sử dụng Graph trong dạy VHS ở THPTĐể sư dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT thực sự có hiệu quả, trước khi tiến hành các

biện pháp cần lưu ý một số vấn đề sau:a. Tránh tính hình thức trong việc lập và sử dụng GraphTính hình thức tức là tư tưởng coi trọng hình thức hơn nội dung trong các hoạt động của

con người, là những cách biểu hiện hình thức không tương ứng hoặc không phản ánh đung nội dung của sự vật, hiện tượng. Có thể xuất hiện tính hình thức trong việc sư dụng Graph vào dạy các bài VHS ở các mức độ sau:

Mức độ thứ nhất: Giáo viên chỉ chu trọng đến khâu lập và triển khai bài học băng các Graph, còn học sinh chỉ ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, chỉ thấy được các mối quan hệ bên ngoài (thông qua các cung của Graph) mà không hiểu được bản chất của các kiến thức cũng như các mối quan hệ tiềm ẩn bên trong của các kiến thức ấy.

Mức độ thứ hai: Học sinh không thấy được mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức, không tự thiết lập được mối liên hệ giữa các kiến thức đã biết với các kiến thức mới cần tiếp thu. Từ đó, học sinh không biết sư dụng những kiến thức VHS đã có như là những tiền đề, tư liệu minh họa làm cơ sở để tiếp nhận các kiến thức mới. Thậm chí, sau khi học xong các bài VHS, các tác phẩm trong các giai đoạn, hay thời kỳ văn học ấy lại không thấy được tính hệ thống của các kiến thức đã học.

Mức độ thứ ba: Học sinh không thấy được nguồn gốc của các kiến thức khoa học, không thấy được ý nghĩa của kiến thức được vận dụng vào thực tiễn.

Trang 14

Page 15: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKNĐể khắc phục tính hình thức trong sư dụng Graph vào dạy học các bài VHS, đòi hỏi mỗi

giáo viên khi giảng dạy cần phải tăng cường các câu hỏi trao đổi, thảo luận nhóm hơn. b. Tránh lạm dụng GraphGraph chỉ có tác dụng là phương tiện tư duy mang tính trực quan, nhăm xác định mối

quan hệ của các đối tượng được nghiên cứu trong một hệ thống nhất định, qua đó góp phần nâng cao chất lượng trong học tập. Vì vậy, không thể dùng Graph để thay thế hoàn toàn các phương pháp, phương tiện dạy học khác, mà cần phải có sự phối kết hợp một cách khoa học giữa việc sư dụng Graph với các phương pháp và các phương tiện dạy học để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học VHS ở trường THPT.

2.3. Các biện pháp thực hiệnSư dụng Graph trong dạy học nói chung và dạy học văn học sư nói riêng cần phải tiến hành

qua hai giai đoạn chính. a. Lập Graph nội dung Quy trình lập Graph nội dung dạy học (dùng cho cả giáo viên và học sinh). Trước hết giáo

viên cần nghiên cứu nội dung chương trình giảng dạy để lựa chọn những bài, những tổ hợp kiến thức có khả năng lập Graph nội dung. Mỗi loại kiến thức sẽ có loại Graph nội dung tương ứng. Từ những nội dung dạy học trong tài liệu sách giáo khoa, giáo viên dùng phương pháp Graph để lập sơ đồ nội dung dạy học. Đây là giai đoạn quan trọng nhất đối với việc sư dụng Graph trong dạy học VHS và là giai đoạn có tính chất quyết định đối với các giai đoạn về sau. Quy trình này được tiến hành qua các bước sau:

Sơ đồ 2.1Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài họcTrước khi tìm hiểu về đối tượng đòi hỏi giáo viên vừa phải nắm được bản chất của đối

tượng, vừa phải hiểu thật rõ về logic cần trình bày của bài học. Để làm tốt được nội dung này, giáo viên phải đọc và nghiên cứu thật kĩ nội dung bài học

trong sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học để nắm vững các khái niệm, các luận điểm chính cần cung cấp cho học sinh. Có làm tốt công việc đó, người giáo viên mới lĩnh hội, tiếp thu tốt tinh thần bài học và như vậy mới có được những chỉ dẫn cần thiết để hiểu vấn đề một cách sâu sắc, toàn diện cũng như những gợi ý cho sự lựa chọn phương pháp dạy học đạt kết quả cao. Đây chính là những điều kiện cần thiết để lập Graph cho phù hợp. Nếu việc tìm hiểu nội dung bài học không chu đáo, hời hợt thì Graph lập nên sẽ thiếu chính xác, thiếu khoa học và không mang lại kết quả cao trong dạy học.

Bước 2: Lập danh mục kiến thức cơ bản (kiến thức chốt tối thiểu cần và đủ)Dựa vào mục tiêu bài học và kết quả cần đạt trong sách giáo khoa giáo viên tiến hành định

ra các kiến thức chốt của bài học, đó là những kiến thức bắt buộc, là kết quả cần đạt của học sinh.

Trang 15

Phương pháp lập Graph nội dung bài học

Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài học

Bước 2: Lập danh mục kiến thức cơ bản

Bước 3: Xác định đỉnh của Graph và mã hóa kiến thức

Bước 4: Xếp đỉnh và lập cung cho Graph

Bước 5: Kiểm tra Graph đã lập

Page 16: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKNMỗi bài học có nhiều đơn vị kến thức, trong đó, có những kiến thức trọng tâm, có những kiến thức hỗ trợ, bổ sung. Vì vậy, giáo viên cần chọn lọc để có được những kiến thức chốt đưa vào Graph. Những đơn vị kiến thức cơ bản của bài học VHS thường được thể hiện qua “Kết quả cần đạt”, kết cấu của bài học như: các đề mục, tiểu mục. Dựa vào những cơ sở ấy, giáo viên sẽ xác định được những kiến thức chốt cần và đủ. Mặt khác, hiện nay Bộ giáo dục đã ban hành và áp dụng tài liệu chuẩn kiến thức cho các bộ môn trong đó có bộ môn Ngữ văn. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để chung ta có thể dễ dàng xác định được chính xác và đầy đủ các kiến thức chốt của bài học.

Ví dụ: Khi lập Graph cho bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam”, (SGK Ngữ văn 10, tập một, chương trình chuẩn) giáo viên đọc sách giáo khoa và tìm được trong mục “Kết quả cần đạt” những chỉ dẫn sau:

- Nắm được các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian và khái niệm về các thể loại của văn học dân gian.

- Hiểu rõ vị trí, vai trò và những giá trị to lớn của văn học dân gian trong mối quan hệ với văn học viết và đời sống văn hóa dân tộc.

Tiếp sau đó, nội dung bài học được kết cấu rõ ràng với những đề mục, tiểu mục cụ thể như sau:

I – Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền

miệng).2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể).II – Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam1. Thần thoại 5. Truyện ngụ ngôn 9. Ca dao2. Sư thi 6. Truyện cười 10. Vè3. Truyền thuyết 7. Tục ngữ 11. Truyện thơ4. Truyện cổ tích 8. Câu đố 12. ChèoIII – Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng

cho nền văn học dân tộc.Như vậy, những kiến thức cơ bản của bài học đã được xác định, chung ta chỉ cần lập chung

thành một danh mục sao cho đung thứ tự và tầng bậc của chung để công việc xác định đỉnh của Graph được dễ dàng.

Bước 3: Xác định đỉnh của Graph và mã hóa kiến thức* Xác định đỉnh của GraphViệc xác định đỉnh của Graph phụ thuộc vào nội dung kiến thức mà chung ta vừa xác định.

Mỗi đơn vị kiến thức chốt sẽ là một đỉnh của Graph, như vậy một bài học có bao nhiêu kiến thức chốt thì Graph sẽ có bấy nhiêu đỉnh.

* Mã hóa kiến thức băng kí hệu.Trong sơ đồ mạng, do khuôn khổ của các khung, các ô không cho phép sư dụng nhiều từ,

nhiều câu. Hơn nữa, do đặc điểm của Graph là trực quan, là khái quát hóa và tổng hợp. Cho nên khi lập Graph ta không thể đưa đầy đủ, trọn vẹn câu chữ của các đơn vị kiến thức trong nội dung bài học vào các khung, các ô của Graph được. Bởi vậy, khi tiến hành lập Graph có những đơn vị kiến thức cần phải đặt các kí hiệu qui ước.

Thực chất của vấn đề này là biến nội dung các kiến thức cơ bản chứa đựng trong các đỉnh của Graph thành một bản tin thật suc tích, ngắn gọn, dễ hiểu đối với học sinh. Sự mã hóa cũng rất đa dạng, chung ta có thể dùng chữ cái viết tắt, các con số, một kí hiệu nào đó hay rut ngắn lại những kiến thức đó băng cách loại bỏ những từ ngữ không quan trọng, không cần thiết.

Điều cần lưu ý là những chữ cái viết tắt, con số hay những kí hiệu dùng để mã hóa nội dung của những kiến thức cơ bản trong bài học phải làm sao giup cho học sinh dễ dàng giải mã được. Hơn nữa, những qui ước mã hóa đó phải có sự thống nhất giữa học sinh và giáo viên để

Trang 16

Page 17: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKNtránh hiểu lầm, hiểu sai. Trong những trường hợp nhất định, nếu những đơn vị kiến thức có số lượng câu chữ đưa vào các khung của Graph không nhiều, không làm ảnh hưởng đến việc xây dựng Graph thì chung ta không nhất thiết phải mã hóa mà nên giữ nguyên câu chữ đó.

Chẳng hạn, trong những đơn vị kiến thức trên chung ta có thể mã hóa như sau:I – Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian → Đặc trưng cơ bản1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng . → Tính truyền

miệng2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể. → Tính tập thể

II – Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam → Hệ thống thể loại 1. Thần thoại 7. Tục ngữ2. Sư thi 8. Câu đố 3. Truyền thuyết 9. Ca dao Giữ nguyên 4. Truyện cổ tích 10. Vè5. Truyện ngụ ngôn 11. Truyện thơ6. Truyện cười 12. Chèo III – Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam → Những giá trị cơ bản 1. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc. → Kho tri

thức phong phú 2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. → GD đạo lí làm

người3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng

cho nền văn học dân tộc. → Giá trị thẩm mĩ to lớnBước 4. Xếp đỉnh và lập cung cho GraphSau khi đã xác định và mã hóa các kiến thức để đưa vào Graph, ta chuyển sang bước tiếp

theo là xếp đỉnh và lập cung cho Graph. Hai việc này được tiến hành song song với nhau. Khi ta xếp đỉnh có nghĩa là đang lập cung cho Graph và ngược lại. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc trình bày, chung ta phải tiến hành theo từng hoạt động cụ thể:

* Xếp đỉnh là việc sắp xếp các đỉnh lên mặt phẳng theo một logic khoa học và phải bảo đảm được những yêu cầu sau:

Thứ nhất: Phải chu ý đến tính khoa học, nghĩa là phải phản ánh được logic phát triển bên trong của nội dung bài học (tài liệu giáo khoa).

Thứ hai: Phải bảo đảm tính sư phạm: Dễ thực hiện đối với giáo viên, đồng thời dễ hiểu đối với học sinh.

Thứ ba: Phải bảo đảm tính trực quan, tính khái quát cao.Trong mỗi Graph thường có rất nhiều đỉnh, số lượng đỉnh phụ thuộc vào nội dung của

từng loại bài VHS. Tuy nhiên, các loại đỉnh đó có thể được phân chia và gọi tên cụ thể như sau:- Đỉnh xuất phát: Đỉnh này được coi là trọng tâm của Graph Nếu Graph mà chung ta lập cho toàn bộ nội dung kiến thức của một bài học thì đỉnh này

chính là tiêu đề (tên) của bài học đó. Còn khi chung ta chỉ lập Graph cho một đơn vị kiến thức nào đó của một bài học thì đỉnh này có thể là một sự kiện, một khái niệm hay một đề mục nào đó trong bài học.

Ví dụ: Khi lập Graph cho bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam”, (SGK Ngữ văn 10, tập một, chương trình chuẩn). Đỉnh xuất phát của Graph này chính là

Sơ đồ 2.2Đỉnh chính: Là những đỉnh gắn trực tiếp và bắt nguồn từ đỉnh xuất phát, nêu tên các đơn vị

kiến thức trọng tâm của bài học. Khi lập Graph cho toàn bài, thì mỗi đơn vị kiến thức sẽ có một đỉnh chính tương ứng.

Trang 17

Khái quát VHDG Việt Nam

Page 18: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKNChẳng hạn trong bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” sẽ có ba đỉnh chính đó là:

Sơ đồ 2.3Đỉnh phụ: Là đỉnh được bắt nguồn từ đỉnh chính chứ không phải là từ đỉnh xuất phát.

Những đỉnh này sẽ cụ thể hóa, chi tiết hóa, bổ sung và làm rõ hơn những nội dung trọng tâm của bài học đã được nêu ở đỉnh chính. Trong Graph, có thể tất cả các đỉnh chính đều có đỉnh phụ, nhưng cũng có thể chỉ có một hoặc hai đỉnh chính có các đỉnh phụ, còn các đỉnh khác thì không có. Số lượng đỉnh phụ phụ thuộc vào nội dung kiến thức của mỗi bài học.

Ví dụ:Trong ba đỉnh chính của bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” có các đỉnh phụ sau:

Sơ đồ 2.4Đỉnh nhánh: Là đỉnh được bắt nguồn từ đỉnh phụ. Nếu Graph khép lại ở đỉnh nhánh thì tức

là những đỉnh nhánh này là những đỉnh treo cuối cùng trong Graph đó. Nhiệm vụ của đỉnh nhánh là cụ thể hóa những kiến thức trong đỉnh phụ.

Như vậy, trong mối quan hệ giữa các đỉnh của Graph thì đỉnh xuất phát là đỉnh mang nội dung khái quát nhất, còn đỉnh nhánh là đỉnh mang nội dung cụ thể, chi tiết nhất, khép lại toàn bộ Graph. Ta có thể hình dung qua sơ đồ sau:

Trang 18

Đặc trưng cơ bản Hệ thống thể loại Những giá trị cơ bản

Truyền thuyết

Truyện cười

GD đạo lí làm người

Đặc trưng cơ bản

Hệ thống thể loại

Tính truyền miệng

Tính tập thể

Thần thoại

Sư thi

Truyện cổ tích

Ngụ ngôn

Tục ngữ

Câu đố

Ca dao

Truyện thơ

Chèo

Những giá trị cơ bản

Kho tri thức phong phu

Giá trị thẩm mĩ to lớn

Đỉnh xuất phát

Đỉnh chính

Đỉnh nhánh

Đỉnh phụ

Đỉnh chính

Đỉnh nhánh

Đỉnh phụ

Page 19: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKN

Sơ đồ 2.5* Lập cung cho GraphLập cung cho Graph tức là thiết lập các mối quan hệ giữa các đỉnh của Graph, đó là mối

liên hệ của các kiến thức trong bài học. Các cung này được biểu hiện băng các đường thẳng hoặc các mũi tên thể hiện tính hướng đích của nội dung.

Các mối quan hệ đó phải bảo đảm tính logic khoa học, những quy luật khách quan và tính hệ thống của nội dung kiến thức.

Việc lập cung cho Graph thực chất là việc dùng các đường thẳng hay các mũi tên để nối các đỉnh của Graph lại với nhau theo một trật tự logic của các đỉnh đã được sắp xếp trước đó.

Bước 5: Kiểm tra lại Graph đã lậpKiểm tra Graph đã lập là việc xem xét đối chiếu lại Graph đã lập với những nội dung kiến

thức của bài học VHS, nhăm xác định tính đung đắn và tính thẩm mĩ của nó. Ngoài ra việc kiểm tra lại Graph đã lập còn giup chung ta xác định được tính phù hợp của nội dung bài VHS với kiểu Graph mà chung ta đã lập.

Cụ thể của bước này là: Trước hết, chung ta cần đối chiếu các kiến thức chốt trong danh mục đã được xác định ở phần trước với các đỉnh của Graph xem số lượng của các đỉnh đã đầy đủ và chính xác hay chưa (nếu thiếu hoặc chưa chính xác thì chung ta bổ sung còn nếu đã đầy đủ và chính xác thì chung ta qua bước tiếp theo).

Tiếp theo, chung ta đối chiếu giữa việc sắp xếp các đỉnh, việc sư dụng các cung của Graph đối với các mối quan hệ lôgíc bên trong của những nội dung kiến thức chốt với các kiến thức cụ thể, để xem xét xem các cung mà chung ta sư dụng đã phù hợp với các mối quan hệ lôgíc đó hay không.

Cuối cùng, chung ta kiểm tra xem Graph mà chung ta đã lập có tính thẩm mĩ hay chưa (đã đẹp mắt hay chưa và có thể dễ dàng thực hiện cho học sinh hay không).

Sau khi chung ta kiểm tra xong, thì mới hoàn thành việc lập Graph nội dung cho bài học VHS.

Sau đây là một Graph hoàn chỉnh cho bài “Khái quát văn học dân gian Việt Nam”

Trang 19

Đặc trưng cơ bản

Hệ thống thể loại

Tính truyền miệng

Tính tập thể

Thần thoại

Sư thi

Truyền thuyết

Truyện cổ tích

Ngụ ngôn

Truyện cười

Tục ngữ

Câu đố

Ca dao

Truyện thơ

Chèo

Những giá trị cơ bản

Kho tri thức phong

phu

GD đạo lí làm người

Giá trị thẩm mĩ to lớn

Khái quát

VHDG Việt Nam

Page 20: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKN

Sơ đồ 2.6b. Triển khai Graph nội dung thành bài giảng trên lớp (Graph hoạt động)* Graph hoạt động là Graph mô tả trình tự các hoạt động sư phạm của người giáo viên theo

logic hoạt động nhận thức nhăm tối ưu hóa bài học [Nguyễn Phuc Chỉnh – Phương pháp Graph trong dạy học Sinh học – tài liệu chuyên khảo – tr 80].

Như vậy, Graph hoạt động là mặt phương pháp, nó được xây dưng trên cơ sở của Graph nội dung kết hợp với các thao tác sư phạm của giáo viên và hoạt động học của học sinh ở trên lớp; bao gồm cả việc sư dụng các phương pháp, biện pháp và các phương tiện dạy học. Thực chất Graph hoạt động dạy học là mô hình hóa và trực quan của giáo án băng các hoạt động thực tiễn trên lớp.

Những hoạt động dạy – học của giáo viên và học sinh ở trên lớp mang tính hệ thống. Hệ thống các hoạt động sư phạm nếu được tổ chức hợp lí sẽ giup cho hoạt động học tập của học sinh thuận lợi và hiệu quả hơn và ngược lại, nếu hệ thống các hoạt động sư phạm của người giáo viên tổ chức không được tốt thì hoạt động học tập của học sinh sẽ không đạt được kết quả cao.

Dựa trên kết quả phân tích cấu truc nội dung bài học và logíc tâm lí nhận thức của học sinh, giáo viên có thể xác định được logíc của các hoạt động dạy học một cách khoa học. Trong khâu chuẩn bị bài học, giáo viên phải phân tích hệ thống các hoạt động sư phạm thành các yếu tố cấu truc của bài học, đó là các hoạt động và tổng hợp các hoạt động đó trong một hệ thống hoàn chỉnh, thống nhất. Mối liên hệ giữa các hoạt động của bài học có thể được biểu diễn băng Graph hoạt động dạy học.

Trang 20

Page 21: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKNMỗi bài học VHS được cấu truc bởi một số đơn vị kiến thức, đó có thể là các nhận định,

khái niệm hay các dẫn chứng cụ thể… Để hình thành mỗi đơn vị kiến thức cần có một hoạt động tương ứng. Trong mỗi hoạt động lại gồm nhiều thao tác.

Có thể được minh họa theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.7Trong mỗi bài học, các hoạt động tương ứng với các đơn vị kiến thức, mang tính hệ thống

nên nó được phân bố theo một tuyến tính, tức là thứ tự của các hoạt động đòi hỏi phải có logíc khoa học. Các thao tác trong mỗi hoạt động cũng được phân bố theo một trình tự tuyến tính, chặt chẽ.

Ví dụ: Hoạt động H có các thao tác T1, T2, T3,…Tn, thì bắt buộc chung ta phải thực hiện xong thao tác 1 mới thực hiện thao tác 2, xong thao tác 2 mới thực hiện thao tác 3, cứ như vậy cho đến khi kết thuc bài học.

* Quy trình triển khai Graph nội dung thành bài giảng trên lớp

Qui trình triển khai Graph nội dung thành bài giảng trên lớp cần phải tiến hành qua hai giai đoạn chính đó là : Xây dựng giáo án lên lớp và triển khai giáo án thành bài giảng trên lớp.

Cụ thể theo sơ đồ 2.8:

Trang 21

Nội dung 1

Nội dung 2

Hoạt động 2

Hoạt động 1

Hoạt động 2

Hoạt động 1

Hoạt động 2

Thao tác 2

Hoạt động 1Thao tác 1

Thao tác 2

Thao tác 1

Thao tác 2

Thao tác 1

Thao tác 2

Thao tác 1

Nội dung 3

Thao tác 2

Thao tác 1

Thao tác 2

Thao tác 1

Page 22: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKN

Sơ đồ 2.8- Xây dựng giáo án lên lớp:

Giáo viên dựa vào Graph nội dung bài học, kết hợp với các phương pháp khác để soạn ra một cấu truc chi tiết của bài lên lớp. Khi xây dựng giáo án cần chu ý đến việc lựa chọn các phương án trình bày khác nhau đối với các Graph . Có thể trình bày theo lối quy nạp (giảng giải rồi mới đi tới nội dung của Graph) hay diễn dịch (đưa ra các Graph rồi mới giảng giải).

Qui trình cụ thể có thể tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Dựa vào Graph nội dung để dự kiến các hình thức, phương pháp và các phương tiện hỗ trợ sao cho phù hợp.

Bước 2: Tìm cách đặt vấn đề cho từng nội dung kiến thức trong từng đỉnh của Graph. Cần chu ý đến sự phát triển lôgíc của từng nội dung bài học (tức là phải chu ý tới các mối liên hệ bên trong giữa các đỉnh của Graph đã được biểu thị băng các cung trong Graph nội dung).

Các ví dụ cụ thể chung tôi trình bày cụ thể trong phần: Thiết kế giáo án mẫu

- Triển khai giáo án thành bài giảng trên lớp

Thực chất của giai đoạn này là việc thông qua các hoạt động, các thao tác và những biện pháp cụ thể để triển khai giáo án có sư dụng Graph trong dạy học văn học sư. Đây là khâu quyết định của quá trình dạy học nói chung và dạy VHS có sư dụng Graph nói riêng.Vì vậy, khi giảng bài, giáo viên theo phương pháp Graph, giáo viên cần dựa vào Graph giáo án, Graph nội dung kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác để truyền đạt, cung cấp kiến thức cho học sinh, còn học sinh tích cực lĩnh hội tri thức và tự hoàn thiện.

Theo cố giáo sư Nguyễn Ngọc Quang và TS. Phạm Văn Tư thì việc triển khai bài giảng trên lớp theo phương pháp Graph có thể thực hiện băng 6 hình thức khác nhau như sau:

+ Hình thức thứ nhất: Giảng và triển khai Graph nội dung cho toàn bài

Giáo viên tổ chức cho học sinh nghiên cứu từng đỉnh của Graph khi trình bày nội dung ở từng đỉnh, giáo viên nên sư dụng tổng hợp các phương pháp dạy học khác nhau (như diễn giảng, phân tích, gợi mở, nêu vấn đề, hay thảo luận nhóm…) và những ví dụ minh họa để làm cho bài giảng thêm sinh động nhăm tạo hứng thu nhận thức, kích thích tư duy tích cực của học sinh. Song song với quá trình giảng, giáo viên cho xuất hiện trên màn hình từng đỉnh và từng cung cứ thế cho đến khi kết thuc bài học, giáo viên cho xuất hiện Graph nội dung trọn vẹn và hướng dẫn học sinh củng cố bài học.

+ Hình thức thứ hai: Dùng Graph theo từng thành phần cấu truc của bài giảng

Tùy thuộc vào nội dung cấu truc của từng bài VHS, giáo viên chọn những phần bài giảng có nội dung thích hợp để Graph hóa rồi đưa ra cho học sinh. Sư dụng Graph trong dạy học VHS còn mới đối với học sinh, cho nên ở hình thức thứ nhất khó có thể áp dụng ở những bài học đầu tiên. Giáo viên nên cho học sinh tiếp cận từ từ thông qua hình thức thứ hai này là tốt nhất.

Trang 22

Triển khai graph nội dung thành bài giảng trên lớp

Xây dựng giáo án lên lớp

Triển khai giáo án thành bài giảng

Page 23: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKN+ Hình thức thứ ba: Giáo viên đưa ra một Graph khuyết (Graph chưa đầy đủ), yêu cầu học

sinh trao đổi thảo luận và hoàn thiện Graph nội dung cho bài học. Với hình thức này, học sinh được giáo viên tập cho quen dần với việc tự lập Graph nội dung cho bài học.

+ Hình thức thứ tư: Giáo viên cho trước một Graph câm (các đỉnh đều rỗng), tổ chức cho học sinh nghiên cứu tài liệu, trao đổi thảo luận và tự điền nội dung vào các đỉnh của Graph cho hoàn chỉnh.

+ Hình thức thứ năm: Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tự nghiên cứu bài học trước, rồi tự lập Graph nội dung cho bài học theo những yêu cầu của giáo viên và những yêu cầu của sách giáo khoa, đến giờ học trên lớp giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện trên bảng. Giáo viên kết hợp vừa giảng vừa sưa chữa bổ sung và hoàn thiện cho học sinh.

+ Hình thức thứ sáu: Giáo viên tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu tài liệu SGK ở tại lớp (giống như một giờ làm bài tập) rồi tự lập Graph nội dung cho bài học, sau một thời gian nhất định, giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng lập Graph nội dung cho bài học, giáo viên sưa chữa và đưa ra mẫu chung.

Tóm lại, khi triển khai bài giảng trên lớp, phương pháp tốt nhất của giáo viên là giảng đến đâu cho phép hiện ngay Graph nội dung đến đấy, trên màn hình qua đèn chiếu dần dần cho xuất hiện các vùng kiến thức chốt và các mối liện hệ giữa chung theo trình tự nội dung của bài học. Khi trình bày nội dung ở từng đỉnh, giáo viên nên sư dụng tổng hợp các phương pháp dạy học khác nhau (như diễn giảng, phân tích, gợi mở, nêu vấn đề, hay thảo luận nhóm…) và những ví dụ minh họa để làm cho bài giảng thêm sinh động nhăm tạo hứng thu nhận thức, kích thích tư duy tích cực của học sinh. Đối với những vấn đề không quá khó và phức tạp, giáo viên có thể sư dụng Graph khuyết hay Graph câm rồi gợi ý cho học sinh tự hoàn thiện tri thức. Còn đối với các vấn đề khó, vấn đề phức tạp thì giáo viên nên dùng các Graph chi tiết để minh họa, giải thích nhăm giup học sinh lĩnh hội tri thức được tốt hơn. Cuối tiết giảng (kết thuc mỗi bài học) giáo viên nên dùng Graph tổng hợp để kết luận bài học, chốt lại những kiến thức trọng tâm, kiến thức cơ bản nhất của bài học để học sinh có một cái nhìn tổng quát nhất về nội dung bài học.

2.4. Thiết kế giáo án mẫu

Ngày soạn: 22/10/2011Ngày dạy: 24/10/2011

Bài: NHẬT KÍ TRONG TÙ của Hồ Chí MinhI/ Mục tiêu bài học- Hiểu được hoàn cảnh sáng tác đặc biệt của tập Nhật kí trong tù, từ đó hiểu rõ thêm về

quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh.- Nắm được nội dung tư tưởng cơ bản, đặc điểm về but pháp và phong cách nghệ thuật của

tập thơ.- Bồi dương niềm tự hào và sự yêu mến của các em đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.II/ Chuẩn bị Tài liệu hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn, SGK, tài liệu tham

khảo.Thiết kế giáo án lên lớp, máy tính, máy chiếu…III/ Thiết kế dạy - học

Hoạt động 1:Ổn định lớp: Điểm danh nắm bắt sĩ số và tình hình lớp

Hoạt động 2Kiểm tra bài cũ

Thao tác 1.Giáo viên đặt câu hỏi: Câu hỏi 1. Hãy nêu các bước phân tích đề và lập dàn ý cho bài nghị luận văn học?Câu hỏi 2. Đọc và cho biết chủ đề của một bài thơ trong tập “Nhật kí trong tù” mà em thích

nhất?

Trang 23

Page 24: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKNHọc sinh trả lời:Thao tác 2: Giáo viên nhận xét cho điểm

Hoạt động 3Giới thiệu vào bài mới

Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà chính trị, nhà quân sự lỗi lạc mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của người không chỉ đa dạng và phong phu về thể loại, đề tài mà còn có giá trị rất lớn về mặt nội dung và nghệ thuật. Một trong số các sáng tác có giá trị lớn, được đánh giá cao đó chính là tập “Nhật kí trong tù”. Để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh sáng tác và giá trị nội, giá trị nghệ thuật của tập thơ, chung ta cùng đi vào tìm hiểu.

Hoạt động 4Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu trúc bài học

Thao tác 1. Yêu cầu học sinh quan sát các đề mục lớn trong SGK ( từ trang đến hết trang ) và hãy vẽ Graph khái quát về cấu truc của bài học?

Thao tác 2. Giáo viên nhận xét bổ sung và hoàn thiện Graph cấu truc bài học qua đèn chiếu:

Sơ đồ 2.14

Hoạt động 5Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần I: Hoàn cảnh ra đời của tập Nhật kí trong tù.Thao tác 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục I trong SGK và trả lời câu hỏi:Câu hỏi 1: Tập thơ được Bác sáng tác trong hoàn cảnh cụ thể nào? ( thời gian, địa điểm, điều kiện sống của tác giả?)Câu hỏi 2: Hãy kể một câu chuyện về Bác trong thời gian Bác bị cầm tù ở TQ mà em được biết?Thao tác 2: Giáo viên vừa nhận xét vừa thuyết giảng

Trang 24

Hoàn cảnh

sáng tác

ND và ngh/t

của tác phẩm

Một số điểm

lưu ý về tập thơ

Nhật kí trong tù

Page 25: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKN

Sơ đồ 2.15

Hoạt động 6Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần II: Một số điểm lưu ý về tập thơ.

Thao tác 1. Yêu cầu học sinh đọc phần II trong SGK, giáo viên nêu một số câu hỏi? Câu 1. Tập thơ có những điểm gì cần lưu ý?Câu 2. Tập thơ được Bác sáng tác theo thể loại nào? Tập chung ở mấy đề tài chính? Là những đề tài nào?Thao tác 2. Giáo viên nhận xét và cho xuất hiện từng đỉnh của Graph thành phần, kết hợp giảng giải, minh họa băng dẫn chứng,

Sơ đồ 2.16

Hoạt động 7Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần III: Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm .

Trang 25

Hoàn cảnh sáng tácBác bị giam cầm trong nhà lao của chế độ

Tưởng Giới Thạch, từ 27/8/1942 đến 10/9/1943

Cảnh tù đày khắc khổ:

- 13 tháng bị giải tới 18 nhà tù của 13 huyện của tỉnh Quảng Tây

TQ.- Cổ đeo gông,

tay bị xiềng,giải đi từ sáng sớm cho tới khi mặt

trời lặn.

T/g không có ý định làm thơ để lập nghiệp mà chỉ làm thơ để giải trí và thể hiện ý chí kiên cường của người cộng sản, nhưng NKTT vẫn là một t/p vh vô

giá.

Một số điểm lưu ý về tập thơ

134 chữ Hán

4 tháng đầu s/t 103 bài

9 tháng còn lại s/t 31

bài.

Chủ yếu được viết băng thể

thơ tứ tuyệt, với bốn đề tài

chính.

1958 Viện VH dịch.

1960 được in và giới thiệu ở VN, TQ và nhiều nước trên TG.

Page 26: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKNThao tác 1. Giáo viên cho học sinh đọc mục III trong SGK và chia nhóm (3 nhóm) cho lớp thảo luận theo các yêu cầu sau:Câu 1: Trong phần nội dung của tập thơ, bức tranh hiện thực nhà tù và một phần XH của Trung Hoa được Bác thể hiện ở những khía cạnh nào? Việc ghi lại những bức tranh hiện thực ấy nhăm mục đích gì? Hãy lấy một số bài thơ cụ thể để minh họa? (Nhóm 1).Câu 2. Ngoài bức tranh hiện thực về chế độ nhà tù và một phần XH Trung Hoa thu nhỏ, tập thơ còn thể hiện những nội dung gì? Lấy dẫn chứng minh họa cụ thể? Qua đó, giup chung ta hiểu biết thêm được những gì về Bác? (Nhóm 2).Câu 3. Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của tập thơ? Cho dẫn chứng minh họa? (Nhóm 3).Thao tác 2. Trong khi học sinh thảo luận, giáo viên dựng một Graph câm trên bảng.Thao tác 3. Cho học sinh đại diện của từng nhóm lên trình bày, mỗi nhóm cư hai đại diện (một học sinh trình bày, còn một học sinh khác điền bổ sung vào Graph câm (thành phần) đã cho trên bảng. Thao tác 4. Sau khi đại diện học sinh của các nhóm trình bày xong, giáo viên nhận xét, bổ sung và dần cho xuất hiện từng đỉnh của Graph, học sinh hoàn thiện.

Sơ đồ 2.17

Trang 26

Nội dung

và nghệ thuật

của tác phẩm

ND- Bức

tranh hiện thực của nhà tù và một phần xh Trung Hoa- Bức chân dung tinh thần tự họa của HCM

NT: NKTT vừa

phong phu, đa

dạng, độc đáo từ nội dung đến hình thức.

Bắt và giam người một cách vô lí (Cháu bé trong nhà lao Tân Dương,Đi Nam Ninh…)

Quan lại thối nát, xh bất công (Đánh bạc, Đi Nam Ninh).

Một nghị lực phi thường, một bản lĩnh vĩ đại (Tự khuyên mình, Đi Nam Ninh, Giải đi sớm,…)

Tinh thần yêu nước, khát khao t/d, chiến đấu (Ốm nặng, Không ngủ được,…)

Một tình yêu thiên nhiên tha thiết (Ngắm trăng, Trên đường, Cảnh chiều hôm,..)

Tấm lòng yêu thương con người (Phu làm đường, Người bạn tù thổi sáo,…)

Sự tàn bạo của nhà tù đối với tù nhân (Bốn tháng rồi,Cơm tù, Lính gác khiêng lợn cùng đi…).

Cổ điển mà lại chứa đựng tinh thần hiện đại

Rất đa dạng và linh hoạt

Thể thơ tứ tuyệt hết sức hàm suc

Page 27: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKN

Hoạt động 8Hướng dẫn học sinh tổng kết bài học

Thao tác 1: Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào Graph phần nội dung và nghệ thuật của tập “Nhật kí trong tù” hãy tìm những dẫn chứng cụ thể để minh họa.

Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh xây dựng một Graph chung cho cả bài học.Hoạt động 9

Hướng dẫn học sinh luyện tập và tự họcGiáo viên đưa ra một số yêu cầu1. Tự xây dựng và hoàn thiện Graph nội dung bài học.2. Đọc thuộc một số bài thơ trong tập “Nhật kí trong tù”3. Soạn trước bài thơ “Chiều tối”, (Trích trong tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh.

Tiểu kếtDựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn được nghiên cứu, sau khi đã xác định về mục đích

yêu cầu, phạm vi sư dụng, một số nguyên tắc và những vấn đề cần lưu ý về việc sư dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT. Từ đó, chung tôi đã tiến hành xây dựng các biện pháp sư dụng Graph trong dạy học văn học sư ở THPT. Trong quá trình xây dựng các biện pháp chung tôi đã chỉ rõ các bước để tiến hành xây dựng Graph nội dung cho bài học, cũng như các hoạt động và thao tác cụ thể để triển khai Graph nội dung thành bài giảng trên lớp. Đồng thời, chung tôi cũng tiến hành xây dựng một số giáo án mẫu cho một số kiểu bài VHS cụ thể (mục 6, chương 2). Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy thực tế, tùy thuộc vào nội dung kết cấu của từng bài học, từng đối tượng học sinh cụ thể mà chung ta có thể sư dụng Graph vào dạy các kiểu bài VHS sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Vì thời gian và phạm vi của đề tài có hạn, cho nên chung tôi chưa thể trình bày và thiết kế giáo án mẫu cho tất cả các kiểu bài văn học sư trong toàn bộ chương trình Ngữ văn ở THPT. Chung tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu và thiết kế giáo án mẫu đầy đủ cho các kiểu bài VHS trong thời gian tới.

III/ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀISau khi xây hoàn thiện về mặt lý luân, chung tôi tiến hành thực hiện đề tài qua các tiết dạy

thực nghiệm và đối chứng. Sau mỗi tiết dạy thực nghiệm và đối chứng, chung tôi đều tiến hành trao đổi, rut kinh nghiệm, đồng thời cho học sinh làm bài kiểm tra, khảo sát để thu thập kết quả qua sự ghi chép và hiểu bài từ phía học sinh và qua sự nhận xét từ giáo viên trong quá trình dạy thực nghiệm.

Kết quả thu được cụ thể như sau:1. Kết quả thu được từ các bài kiểm tra của học sinh:

Bảng 3.1. Kết quả thu được từ các bài kiểm tra của học sinh

Trường

THPTLớp

Hình

thức

tham

gia

số

Kết quả

Giỏi (9 – 10) Khá (7 – 8) TB (5 – 6) Y – K (2 – 4)

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

Sông

Ray

10B6 TN 46 1 2,17 12 26,1 27 58,7 6 13,0

10B3 ĐC 45 1 2,22 11 24,4 26 57,7 7 15,5

11A6 TN 43 2 4,65 10 23,2 26 60,5 5 11,6

11A7 ĐC 44 1 2,27 9 20,4 28 63,6 6 13,6

Trang 27

Page 28: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKN

Bảng 3.2. Bảng so sánh kết quả tổng hợp giữa đối chứng và thực nghiệm

Kết quảLớp TN Lớp ĐC Độ chênh lệch

SL TL% SL TL% SL TL%

Giỏi 35 13,4 31 11,9 4 TN > 1,5

Khá 95 36,4 88 33,7 7 TN > 2,7

TB 118 45,2 113 43,2 5 TN > 1,9

Yếu – Kém 13 5,3 19 7,3 6 TN < 2,3

- Biểu đồ so sánh kết quả học tập và mức độ chênh lệch giữa các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm.

Để dễ ràng thấy được mức độ chênh lệch giữa các lớp thực nghiệm và các lớp thực nghiệm, chung tôi tiến hành lập biểu đồ so sánh cụ thể trong biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả học tập và mức độ chênh lệchgiữa các lớp đối chứng và các lớp thực nghiệm

2. Kết quả khảo sát về sự hứng thú trong học tập của học sinh Hứng thu trong học tập các bài VHS của học sinh là một trạng thái tâm lý rất quan trọng,

tuy không có vai trò quyết định nhưng nó có ảnh hưởng lớn đến kết quả và chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy, bên cạnh việc kiểm tra kết quả học tập của học sinh, chung tôi tiến hành khảo sát sự hứng thu trong học tập của học sinh qua các tiết dạy thực nghiệm và các tiết đối chứng. Kết quả thu được qua bảng số liệu (xem bảng 3.3).

Trang 28

Page 29: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKN

Bảng 3.3. Kết quả khảo sát sự hứng thú học tập của học sinh ở các lớp thực nghiệm và đối chứng.

Trường

THPTLớp

Hình

thức

tham

gia

Sĩ số

Kết quả

Rất thích Thích Bình thườngKhông

thích

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

Sông

Ray

10B6 TN 46 14 30,4 23 50,0 8 17,4 1 2,1

10B3 ĐC 45 5 11,1 10 22,2 21 46,7 9 20,0

11A6 TN 43 17 39,5 21 48,8 5 11,6 0 00

11A7 ĐC 44 4 9,1 9 20,4 20 45,4 11 25,0

Bảng 3.4. Bảng tổng hợp kết quả điều tra hứng thú học tập của học sinh

NhómRất thích Thích Bình thường Không thích

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

TN 97 37,2 124 47,5 38 14,6 2 0,76

ĐC 29 11,0 55 21,1 125 48,0 52 20,0

- Biểu đồ so sánh sự hứng thú trong học tập của học sinh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng:

Từ các số liệu tổng hợp ở bảng 3.6, có thể được trình bày dưới dạng biểu đồ so sánh cụ thể như sau:

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ so sánh sự hứng thú trong học tập của học sinh giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

3. Nhận xét quá trình thực hiện

Trang 29

Page 30: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKN- Về giáo án thực nghiệm : Qua quá trình tiến hành thực nghiệm, chung tôi nhận thấy cả 4

giáo án (2 giáo án thực nghiệm và 2 giáo án đối chứng), đều đảm bảo được đầy đủ những nội dung và các yêu cầu của bài học. Tất cả các kiến thức VHS về cơ bản đã được thể hiện một cách đầy đủ, chính xác. Trong các giáo án, các giáo viên đã có ý thức hướng đến sự tích cực học tập của học sinh thông qua hệ thống các câu hỏi tương đối sinh động, cụ thể. Tuy nhiên, trong hai giáo án dạy đối chứng, mặc dù đã được các giáo viên đầu tư nhiều hơn các tiết dạy bình thường, nhưng ở đây vẫn còn nặng về hình thức đọc – chép, các phương pháp giảng dạy chủ yếu vẫn chỉ là thuyết giảng. Giáo viên chỉ sư dụng những câu hỏi phát vấn, đôi khi có sư dụng những câu hỏi thảo luận, nhưng sau khi thảo luận xong, các kiến thức thu được từ các em lại rời rạc, sơ sài, vì vậy, giáo viên lại phải giảng giải và cho ghi theo những kiến thức đã được soạn sẵn. Vì vậy, các tiết dạy theo giáo án này chưa đem lại kết quả cao, bởi giáo viên còn làm việc nhiều, còn học sinh thì chỉ chu ý vào việc ghi chép sao cho kịp chứ không có thời gian suy nghĩ độc lập và sáng tạo.

Đối với hai giáo án được soạn theo tinh thần đổi mới, cụ thể là soạn theo hướng có sư dụng Graph, tiết học trở có sinh động hẳn lên bởi có sự tham gia tích cực từ phía các em học sinh, tạo cho các em có tính độc lập suy nghĩ từ đó phát huy được tính sáng tạo của mình. Hơn nữa, sau mỗi tiết học các kiến thức VHS được ghi nhớ sâu hơn, lâu bền hơn, giáo viên thì cảm thấy thoải mái và không bị cháy giáo án.

- Về phía giáo viên: Với mong muốn có sự đổi mới trong các giờ dạy học VHS, nên các giáo viên đã rất nhiệt tình trong quá trình tham gia dạy thực nghiệm. Sau khi được hướng dẫn và theo dõi dạy mẫu, các giáo viên đều hài lòng và thống nhất với các biện pháp cũng như những yêu cầu đặt ra. Khi được tự mình thiết kế và dạy thực nghiệm, các giáo viên đều cố gắng hết mình, tuy trong quá trình thực hiện vẫn còn một số sai sót nhỏ nhưng nhìn chung, các giáo viên đã thực hiện tốt các biện pháp cũng như các bước, các hoạt động, thao tác mà đề tài đã đặt ra. Kết quả là các tiết dạy thực nghiệm đều tạo được một tâm thế thoải mái và có hiệu quả cao.

- Về phía học sinh: Có thể thấy, sự thay đổi nhiều nhất là từ phía học sinh, điều đầu tiên đó là sự hứng thu và thái độ tích cực trong học tập của các em được thể hiện trong mỗi tiết học. Từ chỗ các em chỉ nghe và ghi chép một cách thụ động thì trong các tiết học có sư dụng Graph, các em đã chủ động, hăng hái tham gia vào quá trình tìm hiểu bài học không chỉ ở trên lớp mà còn chủ động tự học ở nhà. Không những thế mà kết quả kiểm tra cũng có sự thay đổi rõ rệt: Số lượng học sinh giỏi, khá và trung bình tăng lên, số lượng yếu kếm giảm.( giỏi: 11,9 → 13,4; khá 33,7 → 36,4, TB 43,2 → 45,2; Yếu, kém 7,3 → 5,3).

Tiểu kếtTừ những kết quả thu được sau khi tiến hành thực nghiệm và quá trình tìm hiểu thực tế,

chung tôi rut ra một số kết luận sau:- Việc sư dụng Graph trong dạy học VHS ở trung học phổ thông bước đầu đã đạt được

những kết quả tương đối khả quan. Các giờ học VHS có sư dụng Graph không chỉ đem lại một không khí học tập sôi nổi mà còn thực sự thu hut, tạo được sự hứng thu trong học tập của các em học sinh, tạo điều kiện cho các em phát triển năng lực cá nhận như: tinh thần suy nghĩ độc lập, khả năng sáng tạo và tự học. Không những thế, việc sư dụng Graph trong dạy học VHS còn giup cho giáo viên không chỉ tiết kiệm được thời gian, công sức: từ khâu soạn giảng cho đến các khâu triển khai bài giảng trên lớp.

- Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình tiến hành thực nghiệm chung tôi thấy còn tồn tại một số vấn đề sau:

+ Về phía học sinh: do chưa được tiếp xuc nhiều với các bài giảng có sư dụng Graph, cho nên luc bước đầu các em còn lung tung trong việc theo dõi và ghi chép bài học.

+ Về phía giáo viên: vì chưa được tập huấn qua một chương trình hay tài liệu cụ thể, mà chỉ qua sự trao đổi, hướng dẫn của của chung tôi trong thời gian quá ngắn cho nên chưa phát huy hết được những ưu điểm của việc sư dụng Graph mang lại trong quá trình soạn giảng.

Để khắc phục được những mặt tồn tại này, đòi hỏi các tổ chuyên môn, các giáo viên trực tiếp giảng dạy cần quan tâm, tích cực hơn trong việc tìm tòi, nghiên cứu, ứng dụng nhiều hơn nữa các phương pháp mới và các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào dạy học nói chung và trong dạy học Ngữ văn nói riêng.

Trang 30

Page 31: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKNTóm lại, với những kết quả đã đạt được, một lần nữa chung tôi khẳng định: việc sử dụng

Graph trong dạy học văn học sử ở THPT là hoàn toàn có tính khả thi. Không chỉ đem lại hiệu quả thiết thực trong dạy học Ngữ văn mà còn góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

IV/ KẾT LUẬNĐổi mới phương pháp dạy học nhăm nâng cao chất lượng giáo dục luôn là vấn đề được các

nhà giáo dục, các thầy cô giáo có tâm huyết quan tâm, trăn trở. Vấn đề đổi mới không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn diễn ra ở phạm vi rộng lớn trên toàn thế giới. Nó không chỉ diễn ra ở những giai đoạn trước mà ngay cả hiện nay khi mà nền khoa học công nghệ đã và đang phát triển như vũ bão. Đã có nhiều phương pháp dạy học mới ra đời và đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, cũng có những phương pháp ra đời nhưng việc áp dụng nó vào quá trình dạy học vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện nay đã tạo một sự liên kết, giao thoa của rất nhiều ngành khoa học, từ đó đã tạo ra cho con người một hướng nghiên cứu mới, đó là đưa những phương pháp khoa học mang tính khái quát để vận dụng nó vào quá trình dạy học trong nhà trường. Phương pháp Graph là một trong những phương pháp đã ra đời trong hoàn cảnh đó. Việc vận dụng một cách có tính kế thừa phương pháp Graph trong lĩnh vực toán học, các nhà giáo dục Việt Nam đã đưa ra một phương pháp Graph để dạy học các bộ môn trong nhà trường một cách có hiệu quả, trong đó có môn Ngữ văn.

Căn cứ vào sự hiểu biết của mình về lý thuyết Graph và dựa vào những ưu điểm, những mặt tích cực của lý thuyết này, chung tôi đã xây dựng cho mình một chương trình cụ thể, đó là việc “Sử dụng Graph trong dạy học văn học sử ở THPT” . Trong quá trình xây dựng phương pháp và tiến hành thực nghiệm, chung tôi đã thu được những kết quả khá khả quan, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy phần VHS trong chương trình Ngữ văn ở THPT. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những kết quả bước đầu, qua việc áp dụng ở một số địa bàn của tỉnh Đồng Nai. Chính vì vậy, khi áp dụng rộng rãi chung ta cần chu ý đến một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Không chỉ phương pháp nào cũng chỉ có mặt tích cực mà không có những mặt hạn chế. Phương pháp sư dụng Graph trong dạy học VHS cũng không năm ngoài quỹ đạo chung đó. Tuy nó có rất nhiều những ưu điểm nổi trội, nhưng nó không phải là một chìa khóa vạn năng. Muốn phát huy được hết những ưu điểm của nó cần phải có sự kết hợp của nhiều phương pháp, phương tiện dạy học cũng như các yếu tố khác nữa. Vì vậy, trong quá trình dạy học, chung ta không nên quá lạm dụng và đề cao phương pháp này. Chung ta phải biết cách vận dụng, kết hợp nhiều phương pháp và các phương tiện dạy học một cách linh hoạt thì mới đạt được kết quả cao nhất.

Thứ hai: Để sư dụng Graph trong dạy học nói chung và trong dạy học VHS nói riêng thực sự có hiệu quả, đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải có một sự nghiên cứu kỹ lương về các tài liệu, SGK, các biện pháp, quy trình xây dựng một Graph. Thậm chí cần phải có sự tập huấn, hướng dẫn cho cả giáo viên và học sinh trước khi thực hiện.

Có thể nói, việc sư dụng Graph trong dạy học VHS là một đề tài mới me trong việc chuyển hóa các phương pháp khoa học thành các phương pháp dạy học tích cực, nhất là đối với các bộ môn khoa học xã hội. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này, chung tôi không thể tránh khỏi sự lung tung, lạ lẫm khi triển khai các nội dung. Chung tôi rất mong được sự góp ý từ phía các nhà khoa học, các quí vị thầy cô, và các bạn bè đồng nghiệp.

Cẩm Mỹ ngày 19 tháng 12 năm 2011Người thực hiện

Trần Văn Hưng

Trang 31

Page 32: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức Ân (1994), “Vấn đề phương pháp dạy học Giảng văn ở trường THPT sau chặng đường 10 năm đổi mới giáo dục”, Thông tin khoa học ĐHSP -TP. HCM , tr 57.

2. Nguyễn Thị Ban (2002), “Sư dụng Graph vào việc phân tích mối quan hệ giữa các câu trong đoạn văn”, Tạp chí Giáo dục, tr.34.

3. Nguyễn Thị Ban (2003), “Sư dụng Graph trong dạy học Ngữ văn 7”, Tạp chí Giáo dục, số chuyên đề quý II, tr.30 -31.

4. Nguyễn Thị Ban (2004), “Graph và việc luyện tập thực hành Tiếng việt cho học sinh Trung học cơ sở”, Tạp chí Giáo dục,99, tr.29.

5. Nguyễn Thị Ban (2004), Sư dụng Graph trong dạy học Tiếng việt cho học sinh THCS , Luận án Tiến sĩ Phương pháp dạy học Tiếng việt, HN.

6. Bộ GD & ĐT(2010), hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn lớp 10, NXB Giáo dục Việt Nam, HN.

7. Bộ GD & ĐT (2010), hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn lớp 11, NXB Giáo dục Việt Nam, HN.

8. Bộ GD & ĐT (2010), hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ văn lớp 12, NXB Giáo dục Việt Nam, HN.

9. Đỗ Thị Châu (2007), “Sơ đồ hóa tài liệu dạy học như là một công cụ chủ yếu trong dạy học băng máy Overhead để nâng cao chất lượng đào tạo đại học”, Tạp chí Giáo dục, số 153, kì I, tr .30.

10. Nguyễn Phuc Chỉnh (1999), “Sư dụng Graph nhăm tích cực hóa hoạt động nhận thức học sinh trong dạy học Sinh thái học”, Tạp chí Giáo dục,tr.49 - 50.

11. Nguyễn Phuc Chỉnh (2005), Phương pháp Grap trong dạy học Sinh học, Sách chuyên khảo, NXB Giáo dục, HN.

12. Trương Dĩnh (1997), Giáo trình Phương pháp dạy học văn ơ trường phổ thông trung học, trường Đại học sư phạm – ĐH Huế .

13. Lê Bá Hán, Trần Đình Sư, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục,HN.

14. Vũ Đình Hòa (2004), Một số kiến thức cơ sơ về Graph hữu hạn, NXB Giáo dục.15. Hội đồng Trung Ương (2004), Giáo trình Tiết học Mác – Lênin, NXB Chính trị Quốc gia Hà

Nội, HN.16. T.A. Ilina (Hoàng Hạnh dịch)(1979), Lý luận dạy học, NXB Giáo dục, HN.17. Phan Trọng Luận (2007), Văn học nhà trường – Nhận diện, tiếp cận, đổi mới, NXB Đại học

Sư phạm, HN.18. Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt (2008), Phương pháp dạy

học văn , NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.19. Phạm Thị Trinh Mai (1997) “Dùng Graph dạy tổng kết hóa học theo chủ đề”, Tạp chí Giáo

dục, số 4, tr.5920. Từ Thu Mai (2004), “Sư dụng phương pháp Graph và thiết máy chiếu Overhead vào dạy học

môn Ngữ văn”, Kỷ yếu hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp dạy học, trường ĐHSP – ĐH Huế, tr.185.

21. Phùng Đình Mẫn, Trần Văn Hiếu, Hồ Văn Liên, Phan Minh Tiến, Trương Thanh Thuy (2003), “Những vấn đề cơ bản về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông hiện nay”, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 2002 – 2006, trường ĐHSP –ĐH Huế.

22. I.B. Môrgunôp (1996), “Sự ứng dụng của Graph trong việc nghiên cứu kế hoạch dạy học và kế hoạch hóa quá trình dạy học”, Tạp chí Giáo dục Xô Viết, số 3, tr.76.

23. Nguyễn Quang Ninh (1996), Sư dụng phương pháp Graph trong dạy học Tiếng việt, Trích ngang kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc “Đổi mới phương pháp dạy học Văn và Tiếng việt ở trường THCS”, HN, tr.32.

Trang 32

Page 33: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKN24. Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thị Ban (1999), “Lý thuyết Graph và việc dạy học Tiếng việt”,

Tạp chí Giáo dục, tr 49 - 50.25. Nguyễn Văn Phán (2000), Vận dụng phương pháp Graph trong dạy học các bộ môn xã hội –

nhân văn ơ Đại học quân sự, Học viện chính trị quân sự, HN.26. Nguyễn Ngọc Quang (1983), “Sự chuyển hóa phương pháp khoa học thành phương pháp dạy

học”, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, số5 , tr.63.27. Nguyễn Ngọc Quang (1979), Lý luận dạy học khoa học về trí và dục trong dạy học. NXB Hà

Nội II.28. Nguyễn Ngọc Quang (1987), “Phương pháp Graph dạy học - Khái niệm về phương pháp dạy

học”, Tạp chí Thông tin KHGD, số 5, tr.134.29. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Nhà sư phạm, người góp phần đổi mới lí luận dạy học, NXB

Đại học Quốc gia, Hà Nội.30. Nguyễn Thị Thanh (2009), “Sư dụng phương pháp Graph trong dạy học môn Giáo dục học cho

sinh viên đại học”, Tạp chí khoa học Giáo dục, số 46, tr. 48.31. SGK Ngữ văn – Lớp 10, 11, 12 chương trình chuẩn và chương trình nâng cao – Bộ GD & ĐT

Trang 33

Page 34: PHẦN MỞ ĐẦU - WordPress.com · Web viewVí dụ: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945”. Dựa vào cấu

Sử dụng Graph trong dạy học VHS ở THPT BM03- TMSKKN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TT Viết tắt Viết đầy đủ1 ĐC Đối chứng2 GV Giáo viên3 HS Học sinh4 PT Phổ thông5 SGK Sách giáo khoa6 TN Thực nghiệm7 THPT Trung học phổ thông8 VHS Văn học sư

Trang 34