phoá nuùi pleiku Ñaëc san trang 60 - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/pho nui...

20
Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 60

Upload: others

Post on 29-Aug-2019

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 60 - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 4.pdf · Không có một người trên ngực áo “Văn Chương”

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 60

Page 2: Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 60 - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 4.pdf · Không có một người trên ngực áo “Văn Chương”

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 61

Page 3: Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 60 - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 4.pdf · Không có một người trên ngực áo “Văn Chương”

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 62

Gió về lành lạnh ta nhớ thuTên người con gái xứ sương mùCao nguyên đất đỏ miền sỏi đáEm đến thăm ta giữa đạn thù

Thu này gợi nhớ mùa thu trướcQuân hành chân bết bùn đường xaÁo trận rừng xanh màu hoa gấm

Em đến thăm ta gió thu về Đôn anh đóng bên bờ suối vắngCỏ cây xanh biếc lá hoa tươi

Lia Thia đàn cá loanh quanh lượnDấu chân ẩn hiện nắng thu về Đã mấy mùa thu ta nhớ thu

Nhạt màu sương khói chiều hoang vắngBâng khuâng dẫm nát hoa cỏ dại

Nghe tiếng em cười với gió ru

Mây Ngàn

Suôt môt đơi tôi nhơ vê ky niêmKy niêm êm đêm cua vung dai ngay xưaHai buôi đên trương ao trăng lâm bun mưaSương khoi nhe như tinh yêu câm ninMuôn noi vơi ai sao ngai ngung bin rinMuôn niu chân ngươi sao vôi va quay điNgươi hơi yêu ngươi tôi co đươc nhưng giNgoai nhưng sang, nhưng chiêu tôi ngong đơiNgươi đên rôi đi va bong chiêu xuông vôiRât vôi vang như mưa năng PleikuRât vôi vang va cung rât phu duNhư tinh nho lăng câm tôi cât giưNgươi dương như thât văng xa tư lưGhe đên nơi nay rôi vôi va chia xaTôi nhơ đa chơ tưng xe Jeep đi quaĐương Hoang Diêu không dai sao xa quaBiên Hô mong tin chi thây toan xa laKhông co môt ngươi trên ngưc ao “Văn Chương”Chi nhưng hang thông lăng bong đơi bên đươngVa tôi tan trương mong đươc ngươi đưa đonMôt chut tinh riêng môt nôi sâu be monCho toc thêm dai va cho măt thêm mưaTôi khô vi ngươi, ngươi co biêt hay chưa?Sach vơ hoc tro tâp lam thơ đăng baoHo đoc thơ tôi va ui an gương gaoHay quên cho rôi tinh mong nhơ vu vơMinh Đưc va Ai không co đươc bao giơ ...Thôi-yêu ngươi chi la môt thơi vô vongRôi xa ngươi la môt thơi tôi đa khocThơi thê sang trang trôi nôi ca đơi taThương qua ngay xưa ky ưc chăng rơi xaNgươi con sông hôm nay bên trơi la?Hay chêt lâu rôi trong lưa ha ngay xưa?Ba mươi mây năm vao khoanh khăc giao muaTôi chơt nhơ vê ngươi môt phut giây lăng đongBuôn cu, hơn xưa va đơi đa thôi gơn songCung toc dai xanh, giơ cung đôi thay mâuGoc phô mu sương ngay thang cu thăm sâuHiên tai-không gian-thơi gian va qua khưNêu găp lai nhau, nhin nhau đưng do dưVi ngay xưa đa thât sư vô tinh!

LĂNG ĐONG

Nguyên Thi PhươngMinh Đưc

Page 4: Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 60 - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 4.pdf · Không có một người trên ngực áo “Văn Chương”

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 63

(Để tưởng nhớ về Thiếu-Úy Dương Huỳnh-Kỳ, phi-công khu-trục Phi-Đoàn 530. Người đã vĩnh viễn nhận vùng trời Tây-Nguyên làm miền quê-ngoại.)

Trần Ngọc Nguyên Vũ

Long đang nằm ngả đầu vào nệm ghế phi-cơ, ngủ gật gưỡng bỗng giật mình tỉnh dậy khi chiếc DC-4 của hãng Hàng-Không Việt Nam rung mạnh rồi rơi hụt xuống... Long cảm thấy thân mình như bị ai nâng bổng lên rồi ném xuống, bụng thót lại. Bàn tay mềm mại của người con gái ngồi bên cạnh nắm chặt lấy cánh tay Long đặt trên thành ghế. Tiếng người phi-công trầm ấm vang lên: “- Phi-cơ đang bay vào vùng có gió giật. Xin quý vị vui lòng sửa lại ghế ngồi, cài giây an toàn, và đừng hút thuốc. Xin cám ơn quý-vị.”

Người con gái vội vàng rụt tay về, ngượng ngập nói lời xin lỗi. Long bấm nút, bật ghế ngồi cho ngay ngắn, mỉm cười trấn an nàng rồi nói:

- Mùa này vùng trời Tây-Nguyên thường có những cơn gió lốc từ bên Lào thổi qua, phi-cơ bay vào đó thường bị mất cao độ, nên mình có cảm giác như bị tung lên rồi rơi xuống hố sâu vậy. Trong trường hợp này nếu mình gồng cứng bụng lên thì sẽ không thấy khó chịu.

Người con gái lấy lại bình tĩnh, đưa tay vuốt mái tóc phủ xòa trên trán, nhìn Long nói:

- Cám ơn Đại-Úy… Đại-Úy là

phi-công đóng ở PleiKu.

- Vâng tôi phục vụ tại phi-đoàn 530 đồn trú trong phi-trường Cù-hanh. Vừa được nghỉ phép mấy ngày về thăm nhà. Hôm nay hết phép nên trở lại đơn-vị.

- Sắp Tết rồi, sao Đại-Úy không đợi Tết về thăm nhà một thể.

Long cười trả lời:

- Đối với những người lính chiến như chúng tôi thì Tết không phải là dịp để nghỉ ngơi. Được đi phép trước hoặc sau Tết cũng đã là quý lắm rồi.

Nói xong Long nghiêng đầu nhìn người con gái rồi cất giọng hỏi:

- Xin lỗi! Cô là… cô…

Mặt người con gái hơi hồng lên, nhưng sau một giây, nàng mỉm cười hóm hỉnh trả lời:

- Vâng, tôi là Diễm, còn Đại-Úy tên là Long phải không ạ.

Long cảm thấy vui lây trước vẻ hoạt-bát và lịch-thiệp của người con gái, anh nói như reo lên:

- Cô Diễm đoán hay quá. Sao cô Diễm biết tôi tên là Long.

Người con gái phì cười sau câu nói khen ngợi của Long:

- Tôi có đoán gì đâu, nhìn bảng tên trên ngực áo của Đại-Úy thì biết vậy thôi.

Long chép miệng giả bộ than:

- Làm lính đôi khi cũng bị thiệt thòi, ra đường ai cũng biết tên mình,

còn mình thì cứ ngu ngơ chả biết gì cả. Chắc là… cô Diễm về nhà ăn Tết?

- Không, tôi được nghỉ học ít ngày nên lên trên này ăn Tết với anh chị và các cháu.

- Thì ra là như vậy. A! Như thế thì Diễm là sinh-viên văn-khoa?

Diễm bật cười trước lối nói chuyện ào ạt rất là… lính của Long. Nàng hóm hỉnh trả

lời:

- Đại-Úy đoán hay quá. Tôi không đeo bảng tên trường, sao Đại-Úy biết tôi học văn-khoa.

Long nheo mắt cười, ngập ngừng nói:

- Tại vì… các cô sinh-viên văn-khoa thường nói chuyện rất lưu loát, và bặt thiệp.

Diễm cất giọng tinh nghịch hỏi lại:

- Chắc là Đại-Úy có nhiều bạn học ở văn-khoa lắm thì phải? Nhưng tôi thì lại nghĩ rằng… những người lính chiến mới nói chuyện lưu loát và bặt thiệp. Đại-Úy có đồng ý như vậy không.

Long trả lời dí dỏm:

- Tôi không biết điều đó, nhưng

Thung Lũng Hồng!

Page 5: Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 60 - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 4.pdf · Không có một người trên ngực áo “Văn Chương”

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 64

nếu là nhận xét của Diễm thì tôi đồng ý. À mà Diễm gọi tôi bằng tên được rồi, gọi cấp bậc nghe có vẻ… nhà binh quá.

Cả hai cùng cười sau câu nói của Long. Bỗng có tiếng cô tiếp-viên hàng-không vang lên qua máy phóng thanh, cắt ngang cuộc đàm thoại của hai người: “- Phi cơ đang giảm dần cao độ, và sẽ đáp phi-trường Cù-Hanh trong một vài phút tới đây. Xin quý vị vui lòng sửa lại ghế ngồi, cài dây an toàn và đừng hút thuốc. Xin cám ơn quý vị.”

Cô tiếp-viên hàng-không xinh xắn và thanh thoát trong chiếc áo dài mầu xanh, đi từng hàng ghế ân cần nhắc nhở những hành khách chưa làm đúng thủ tục. Bên ngoài từng cụm mây trắng trôi vùn vụt theo thân tầu. Diễm sửa lại thế ngồi, lơ đãng nhìn qua khung cửa sổ rồi quay sang Long cất giọng hỏi:

- Diễm nghe người ta gọi Pleiku là vùng “thung lũng buồn”. Chắc là ở đó buồn lắm phải không anh Long?

Long mỉm cười nhìn Diễm trả lời:

- Pleiku được người ta gán cho nhiều tên lắm, tùy theo hoàn-cảnh và tâm trạng của từng người. Pleiku có thể là một “thung lũng hồng”, hay “thung lũng của tình yêu”, hoặc “thung lũng buồn”; có lúc nó được mang những cái tên nghe đến rợn người như “thung lũng của tử thần”, hay “vùng đất trích” chẳng hạn… Có điều Pleiku không thơ mộng như Đà-Lạt, và cũng không trầm buồn như Ban Mê Thuột, hay u-uất như KonTum. Thời tiết cũng rất là khắc-nghiệt; mùa khô thì gió Lào thổi qua rặng Trường-Sơn như quất vào da thịt, bụi đỏ bay mịt mù; còn mùa mưa thì mưa phùn rơi phủ dầm dề, đường xá lầy lội. Ở Pleiku người ta không tìm thấy những chiếc quán

nhỏ thơ mộng cho những người mới yêu nhau ngồi tâm-sự, mà chỉ có những quán nước, quán cà-phê ồn ào, sặc mùi khói thuốc quyện lấy mầu áo lính phong sương; Pleiku cũng không có những con đường tình dành cho các cặp tình nhân đi dạo phố, mà chỉ có những con đường gập ghềnh đầy ổ gà, in dấu bước giầy sô lính trận. Thật ra thì… phải gọi Pleiku là thành phố của lính mới đúng. Ở đó có đủ các loại lính; lính mới ra trường, lính bị lưu đầy, lính bổ sung cho đơn vị mới, lính tăng viện cho chiến trường…

Diễm ngồi yên lặng nghe như bị thu hút vào giọng nói trầm ấm của Long.

Nàng thấy hình như mình… có cảm tình với người lính trẻ ngồi bên cạnh. Diễm ngước mắt nhìn Long hỏi:

- Như vậy thì anh Long gọi Plei-ku là gì?

Long ném tia nhìn ranh mãnh về phía Diễm trả lời:

- Hồi mới đổi lên đây, tôi gọi Pleiku là “thung lũng của tử thần”, vì vừa ra khỏi phi-cơ, chưa kịp đến trình diện đơn vị trưởng, đã phải quăng ba-lô nhẩy xuống hố bên lề đường để tránh pháo kích. Nhưng bây giờ thì tôi đổi ý rồi, tôi sẽ gọi nó là… “thung lũng hồng”. Diễm thấy có đúng không.

Diễm chớp mắt cúi đầu như để che dấu chút bối rối rồi ngẩng mặt nhìn Long nói:

- Diễm không phải là dân Pleiku nên không biết phải gọi như thế nào. Câu hỏi này anh Long phải dành cho các cô ở Pleiku mới đúng…

Phi-cơ vừa chạm bánh, nhẹ bung lên rồi lăn mình trên phi-đạo. Tiếng cô tiếp-viên lại vang lên: “- Phi-cơ vừa đáp xuống phi-trường Pleiku. Xin quý-vị vui lòng ngồi yên tại chỗ

cho tới khi tiếng động-cơ ngừng hẳn. Phi-trưởng và đoàn-viên phi-hành xin gởi đến quý-vị lời chào tạm biệt, và xin hẹn gặp lại quý-vị trong chuyến bay tới của hãng Hàng-Không Việt-Nam. Xin cám ơn quý-vị.”

Diễm và Long phải cắt ngang câu chuyện khi phi-cơ di-chuyển vào bãi đậu và tắt máy. Long đứng lên với tay lấy hành lý, rồi đứng tránh qua một bên, nhường chỗ cho Diễm đi trước. Ra đến xe ca đưa rước hành khách, Long theo Diễm lên xe, đưa chiếc xách tay nặng chĩu cho Diễm rồi nói:

- Nếu không có dịp gặp lại thì xin chúc Diễm ăn một cái Tết thật vui với gia-đình anh chị và các cháu.

Nghe Long nói, Diễm mỉm cười hóm hỉnh trả lời:

- Vâng, cám ơn anh, Diễm cũng xin chúc anh qua năm mới, một năm thật vui và gặp nhiều may mắn. Hy vọng ra giêng sẽ được gặp lại anh trong chuyến bay về Sài-Gòn.

Long mỉm cười nói lời cám ơn Diễm rồi quay lưng bước xuống xe. Ngồi bên cạnh cửa sổ của chiếc xe ca đầy hành khách, Diễm thấy bồn chồn theo với những cái háo-hức của mọi người mong chóng được về nhà họp mặt gia-đình ăn Tết… Diễm nhìn ra phía bãi đậu, nàng thấy một chiếc xe jeep nhà binh đang chạy băng ngang qua phi-đạo, trên xe có một người phi-công trẻ mặc áo bay mầu cam. Long chạy đến, hai người bá vai nhau cười nói tíu tít. Long leo lên xe rồi quay đầu lại và giơ tay vẫy. Diễm giơ tay vẫy lại, miệng nở một nụ cười bâng quơ…

… Long lắc cánh ra hiệu cho Kỳ vào hợp đoàn cận-phi rồi bấm máy liên-lạc vô-tuyến với đài kiểm-soát:

- Đài kiểm-soát PleiKu! Thái-

Page 6: Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 60 - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 4.pdf · Không có một người trên ngực áo “Văn Chương”

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 65

Dương 31 gồm hai phi-cơ. Xin vào cận-tiến, và bay thấp ở cao độ 300 bộ trên phi-đạo để chúc mừng năm mới phi-trường Cù-Hanh. Bạn nghe rõ không trả lời.

Tiếng người kiểm-thính-viên trên đài cười rổn rảng đáp lại:

- Thái Dương 31, PleiKu nhận bạn 5/5. Thái-Dương 31 sẽ bay thấp ở 300 bộ trên phi-đạo 09. Gió lặng, tầm nhìn xa 5 dậm. Bạn nghe rõ không trả lời.

- Thái-Dương 31 hiểu! Phi-đạo 09.

Hai chiếc Khu-trục A1 trong hợp-đoàn cận-phi, sát cánh gầm rú lao mình xuống, bình phi ở 300 bộ song song với mặt phi-đạo, rồi bất thần bốc mình vọt lên với độ nghiêng 90 độ về bên trái. Hai chiếc phi-cơ vặn mình rít lên trong không khí như hai con thần điêu săn mồi. Bốn vệt khói trắng từ hai bên cánh của phi-cơ phụt ra, vạch lên trên nền trời xanh thẳm những nét chấm phá thủy-mạc tuyệt vời của một cụ đồ phóng bút khai Xuân… Lên đến cao độ 1000 bộ, Long ra hiệu cho Kỳ sửa soạn vào vòng cận tiến đáp song hành. Hai chiếc khu-trục cơ hạ cánh nhẹ nhàng trên mặt phi-đạo.

Tiếng người kiểm-thính-viên lại vang lên:

- Thái Dương 31 biểu diễn quá đẹp. Cám ơn các đại-hiệp về món quà Xuân đầu năm. Năm nay Pleiku chắc chắn sẽ gặp nhiều may mắn.

Long bấm máy cười vang. Hai chiếc A1 di chuyển trên phi-đạo rồi rẽ vào bãi đậu. Toán phi-đạo chạy ra đón và hướng dẫn phi-cơ vào ụ. Long cởi dây dù, tháo nón bay, leo ra khỏi phòng lái, rồi theo sườn phi-cơ tuột xuống. Người trưởng toán trực phi-đạo vừa đưa quyển sổ kiểm tra kỹ thuật cho Long và Kỳ vừa nói:

- Tôi đang chạy từ cư xá lên,

thấy Đại-Úy và Thiếu-Úy biểu diễn trên phi-đạo đẹp quá. Mê mải nhìn, xém chút nữa thì lọt xe xuống hố.

Long cười ký tên vào quyển sổ rồi nói:

- Năm mới chúc các bạn mau thăng chức, tăng lương. Đầu năm có con trai cuối năm thêm con gái. Bạn nào còn độc thân thì có nhiều đào, gạt ra không hết.

Anh trung-sĩ cười híp mắt:

- Tụi này cũng chúc Đại-Úy và Thiếu Úy y chang như vậy. Tối nay toán liên phi-đạo Khu-Trục, Quan-Sát và Trực-Thăng của Không-Đoàn có mở tiệc rượu cần và thịt rừng mừng Xuân. Có cả Thiếu tá Lê Bá Định và Trung Tá Bá tới dự. Đại-Úy và Thiếu Úy nếu không có hẹn với ai thì tới chung vui với tụi này, để anh em có dịp tỏ lòng ngưỡng mộ đường bay lả lướt vừa rồi.

Long cười vỗ vai người lính trẻ, nói lời cám ơn. Hẹn tối gặp lại, rồi cùng Kỳ vào phòng hành quân ký sổ bay và giải trình phi-vụ. Xong việc, hai người lên xe chạy về cư-xá. Long vừa phóng xe vừa ngửa mặt lên hít một hơi dài làn không khí mát lạnh của ngày đầu Xuân rồi quay lại nói với Kỳ:

- Sáng mồng một Tết mà trời quang mây tạnh như thế này, là báo hiệu một năm mới an lành cho “vùng đất trích” đó nghe. Ê Kỳ! Thằng Thưởng mời tao năm nay đến nhà nó xông đất. Chút nữa mày đi chơi đón Xuân luôn không?

Kỳ chồm lên ghé sát vào tai Long nói:

- Đầu năm xông đất phải là người được gia-chủ tin tưởng. Đại-Úy rủ tôi đi theo là hư bột hư đường hết. Thôi ông đi một mình đi. Tối nay mình gặp nhau ngoài phi-đạo.

Long cười phá lên nói:

- Thôi được, có gì tối nay gặp lại.

… Tiếng pháo nổ ròn rã, xác pháo tan tành bắn tung tóe như những cánh hoa đào bay trong gió. Thưởng vừa đốt xong bánh pháo thì Long đến. Thưởng bước xuống thềm mừng rỡ dang tay đón Long:

- Vào đây Long, tụi này đang đợi cậu. Nói rồi Thưởng gọi với vào trong: “Em ơí! Có khách quý đến xông nhà.”

Vợ Thưởng từ trong nhà đi ra, tay dắt hai cháu nhỏ. Long cười nói:

- Năm mới, xin chúc anh chị và các cháu một năm dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý. Anh thì được thăng quan tiến chức, chị thì mãi mãi trẻ đẹp, các cháu thì ngoan ngoãn học giỏi.

Vợ Thưởng tươi cười đáp lại:

- Năm mới vợ chồng chúng tôi cũng xin chúc anh năm nay sức khỏe dồi dào và gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi.

Long cười đáp lại:

- Vâng xin cám ơn anh chị. Các cháu lại đây chú lì xì cho. Hai đứa nhỏ xúng xính trong bộ quần áo mới chạy đến khoanh tay cúi đầu nói:

- Năm mới chúng cháu chúc chú Long được lên chức to lớn, và sống lâu trăm tuổi.

Cả nhà cất tiếng cười vang. Long xoa đầu hai đứa nhỏ rồi cho mỗi đứa một chiếc phong bao mầu đỏ nói:

- Các cháu giỏi lắm. Năm mới chú lì xì cho các cháu năm nay học giỏi này, ngoan ngoãn này, và phải vâng lời bố mẹ đó nghe.

Hai đứa nhỏ được tiền lì xì, mừng tíu tít tung tăng chạy vào trong. Từ trong nhà đi ra, Diễm lộng lẫy trong

Page 7: Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 60 - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 4.pdf · Không có một người trên ngực áo “Văn Chương”

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 66

chiếc áo dài lụa Hà-Đông mầu mỡ gà, và chiếc áo khoác ngắn bằng dạ đen, trên tay bưng khay nước trà và đĩa hạt dưa, bánh mứt. Long nhìn Diễm sững sờ. Anh không ngờ được gặp lại Diễm ở đây. Vợ Thưởng nhìn Long, cười giới thiệu:

- Xin giới thiệu với anh Long đây là Diễm, cô em của tôi từ Sài Gòn lên đây ăn Tết. Rồi quay qua Diễm nói: Còn đây là Đại-Úy Long, người hùng khu-trục của vùng trời Tây-Nguyên.

Long còn đang luống cuống vì quá bất ngờ thì Diễm đã liến thoắng nói:

- Thì ra đây là Đại Úy Long. Diễm nghe anh chị nói rất nhiều về Đại-Úy, hôm nay ngày đầu năm được gặp thật là vinh hạnh. Năm mới xin chúc Đại-Úy mau thăng quan tiến chức, và gặp nhiều điều may mắn.

Long cố dấu vẻ ngạc nhiên nhìn Diễm cười nói:

- Vâng, năm mới tôi cũng xin chúc cô Diễm luôn luôn tươi đẹp và… luôn luôn gặp những điều như ý.

Diễm vẫn làm như chưa từng gặp Long bao giờ, nàng nhí nhảnh nói tiếp:

- Xin mời Đại-Úy dùng trà.

Vợ Thưởng cười nói xen vào:

- Anh Long đừng để ý nghe. Cô Diễm nhà tôi còn vụng về lắm. Sinh viên năm thứ ba rồi mà vẫn cứ còn như con nít vậy đó.

Long cười nói:

- Chị nói sao chứ tôi thấy những người vui tươi như Cô Diễm thì sẽ mãi mãi tươi trẻ và lúc nào cũng vô tư yêu đời.

Diễm nhìn Long cất giọng tinh nghịch nói:

- Vô tư yêu đời thì có, chứ còn mãi mãi tươi trẻ thì không biết có đưọc không, hay là cũng sẽ già đi theo năm tháng.

Vợ Thưởng cười nói xen vào đỡ lời cho Long:

- Cô Diễm đang viết một tiểu-luận về chân dung người lính chiến của QLVNCH. Mấy hôm nay cô ấy cứ hỏi tôi về cuộc sống của những người lính chiến, mà tôi thì mù tịt về lính. May ra đợi đến lúc anh Thưởng nhà tôi bỏ nghề làm hiệu-trưởng, lên đường đi quân-dịch thì mới nói chuyện được.

Cả nhà cùng cất tiếng cười vang. Thưởng cười cất tiếng:

- Trời ơi! Ai lại đi đánh trống qua cửa nhà sấm. Có một “Hiệp-Sĩ Không- Gian” thứ thiệt ngồi đây mà không hỏi lại còn đi hỏi ai bây giờ nữa.

Diễm reo lên liến thoắng nói:

- Vậy hả! Thật là hữu duyên thiên lý. Đại-Úy giúp Diễm nghe.

Long đợi đến bây giờ mới có dịp trả đũa lại Diễm, chàng nheo mắt cười nói:

- Tôi sẵn sàng và rất lấy làm vinh-hạnh. Nhưng phải với một

điều kiện.

Diễm tròn mắt hỏi:

- Điều kiện gì cơ. Có khó không Đại-úy.

- Cũng không khó lắm. Chỉ cần cô Diễm đừng gọi tôi bằng cấp bậc là được rồi.

Cả nhà cùng cất tiếng cười vang như tiếng pháo mừng Xuân. Thưởng châm thêm nước sôi vào bình trà rồi nói:

- Đây là trà mạn sen từ Sài Gòn mang lên đấy. Long uống đi cho thấm giọng để còn kể chuyện đời lính.

Vợ Thưởng đứng lên nói:

- Anh Long ngồi uống trà với nhà tôi, để tôi và Diễm vào nhà trong sửa soạn cơm cúng ông bà. Anh Long ở lại dùng cơm với chúng tôi nghe

- Vâng chị và Diễm cứ tự nhiên.

Long đậu xe bên lề đường nơi cuối phi-đạo của sân bay, rồi đưa Diễm xuống bãi đất trống bên dưới. Trên mảnh đất bằng phẳng nhìn xuống vùng

thung lũng sâu thẳm, những người lính không-quân của Không Đoàn 72 chiến-thuật cùng với những người bạn Biệt Động Quân, Bộ Binh đang quây quần bên đống lửa vỗ tay hát:

“Xin nhận nơi này… làm quê-hương… dẫu cho khó thương”

“Xin nhận nơi này… làm quê-hương… dẫu cho điêu-tàn”

“Khi mùa mưa về… bùn lem nhem… lấm trên gót chân”

“Khi mùa mưa về… bùn lem nhem… lấm trên gót chân…”

“Xin nhận nơi này… làm quê-

Page 8: Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 60 - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 4.pdf · Không có một người trên ngực áo “Văn Chương”

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 67

hương… dẫu cho chiến tranh”

“Xin nhận nơi này… làm quê-hương… dẫu cho thanh-bình”

“Khi mùa mưa về… bùn lem nhem… lấm trên gót chân”

“Khi mùa mưa về… bùn lem nhem… lấm trên gót chân…”

Tiếng hát trầm hùng của những người lính quyện theo với tiếng đàn Guitar và tiếng trống bongo bập bùng trong đêm tối, quấn lấy nhau, tạo thành một luồng vi-ba xoáy vào lòng người nghe. Diễm cúi đầu cất giọng run run nói:

- Chưa bao giờ Diễm được nghe một khúc nhạc trầm hùng hay và cảm động đến như vậy. Người chơi đàn và đánh trống không thua gì những nghệ sĩ tài danh ở ngoài đời.

Long gật gù nhìn Diễm cười nói:

- Diễm biết không. Họ chính là những nghệ sĩ tài danh ngoài đời đó. Người chơi Guitar là Thiếu-Úy Chỉnh, Phi-Công Khu-Trục, tay Guitar bass cột trụ của ban nhạc Jo Marcel ở QueenBee ngày xưa; anh vừa làm crashed trên phi-đạo sau một phi-vụ hành quân và bị thương ở chân. Người đánh trống là Thiếu-Úy Dương Huỳnh-Kỳ, Phi-Công Khu-trục, một ngôi sao sáng của Đại-Học luật khoa Sài Gòn trước đây. Còn người đang bắt nhịp là Trung-Sĩ Thịnh, trưởng toán phi-đạo, đệ ngũ đẳng huyền-đai Thái-Cực-Đạo. Những người khác toàn là những tài hoa son trẻ của thế-hệ này cả. Đủ mọi cấp bậc, mỗi người mỗi vẻ. Họ tình nguyện từ bỏ cuộc sống dân sự ngoài đời, bỏ lại giảng đường, sách vở, cùng người thân để vào những nơi nguy hiểm đang rình rập đợi chờ…

Có tiếng trực thăng nổ ròn bay ngang qua đầu. Long chỉ tay theo những đốm sáng lập lòe phát ra từ

chiếc phi-cơ nói:

- Còn phi-hành đoàn đang bay tuần-phòng vòng đai phi-trường đêm nay là Trung-Úy “Tuấn Bocas-sa”, và Trung-Úy “Xuân tóc đỏ”. Để khi nào có dịp, tôi sẽ nói với họ chở Diễm bay một vòng, để thấy phố núi theo con mắt nhìn của người lính không-quân.

Diễm chớp mắt giọng cảm động:

- Diễm không ngờ đằng sau những nụ cười, những tia nhìn ranh mãnh của người lính, lại là cả một trời mưa giông bão tố.

Long nhìn Diễm cười buồn nói:

- Diễm lãng mạn lắm. Nhưng thật ra thì đã có mấy ai được nhìn thấy những sự hy-sinh của người lính. Có thể là họ không có cơ hội, mà cũng chẳng bao giờ họ có được cái cơ hội đó cả. Chỉ có chính những người lính trận mới thấy được những sự hy-sinh của đồng bạn, đôi khi cũng là của chính mình:

Xác bạn tan tành thôi vĩnh biệt

Máu hồng thay rượu tiễn chơi vơi

Khung trời rực cháy cười khinh mạn

Một cánh dù bung đẹp tuyệt vời.

Diễm cúi đầu, cất giọng xa vắng:

- Vâng! Anh nói đúng lắm. Ở Sài Gòn, những người như chúng em, thì chỉ nhìn thấy sự hy-sinh của người lính qua những chiếc quan tài phủ lá cờ, và những mảnh khăn tang quấn trên đầu những người vợ trẻ, và đàn con thơ… bây giờ đứng cạnh những con người đang thực sự đối diện với những hiểm nguy, Diễm mới thấy được cái hào-khí ngút trời của họ.

Bất chợt Long nhìn thẳng vào mắt Diễm rồi hỏi:

- Diễm có sợ bóng đêm không?

Diễm cười, lấy lại vẻ tinh nghịch, nhìn Long trả lời:

- Ư… ư… Cũng còn tùy, nhưng đi với “Hiệp-Sĩ Không-gian” thì chắc là không sợ rồi.

Long cũng cười đáp lại:

- Bây giờ thì anh không phải là hiệp-sĩ không-gian, mà là tài xế xe jeep, Diễm có dám đi theo không?

Cả hai cùng cười đi ra xe. Rời khỏi cổng phi-trường, Long quẹo xe ra quốc-lộ 14 ngược đường lên Biển-Hồ. Ra đến đường cái, Long nhấn chân ga, chiếc xe jeep chồm lên lăn mình trên mặt lộ. Gió đêm lồng lộng thổi bay tung vạt tóc thề của người con gái. Long ngửa mặt hít một hơi dài làn không khí mát rượi vào lồng ngực, thoảng-thoảng mùi hương của tóc, quyện lẫn với hương đêm của núi rừng… Diễm bỗng cảm thấy sợ, ngồi cứng người trên nệm ghế, cất giọng run run hỏi:

- Anh đưa em đi đâu?

Long cười trấn an Diễm rồi cho xe rẽ vào con đường đất đỏ nói:

- Diễm đừng sợ. Anh đưa Diễm tới một nơi mà chưa bao giờ Diễm đặt chân tới.

Diễm lấy lại bình tĩnh, phì cười nhìn Long nói:

- Thì cả cái tỉnh PleiKu này… đã có chỗ nào mà Diễm được hân hạnh đặt chân tới đâu.

Long cười sau câu nói dí dỏm của Diễm. Anh cho xe đậu trên một bãi đất trống, rồi tắt máy, đỡ Diễm xuống xe chỉ tay về phía trước nói:

- Đây là Biển Hồ, một thắng cảnh của PleiKu đó.

Diễm đưa mắt nhìn quanh. Trời tối đen. Qua tia sáng mờ ảo của những vì sao đêm lấp lánh trên vòm trời, Diễm chỉ thấy một hồ

Page 9: Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 60 - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 4.pdf · Không có một người trên ngực áo “Văn Chương”

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 68

nước mênh mông, sâu thẳm, nằm giữa những vách núi bao bọc xung quanh. Trên bờ hồ có một pho tượng Phật Bà Quan Âm đứng sừng sững như để che chở cho hồ nước sâu trong đêm tối. Diễm ngập ngừng hỏi Long:

- Anh đưa Diễm đi ngắm cảnh hồ vào lúc tối trời như thế này thì… có thấy được gì đâu.

Long cười nhìn Diễm trả lời:

- Anh biết thế nào Diễm cũng nói câu đó. Để ngày mai anh sẽ đưa Diễm lại đây ngoạn cảnh, còn bây giờ thì anh muốn Diễm có dịp cảm nhận được cái u-uất của núi rừng. Nơi mà Diễm chưa có dịp đặt chân tới, mà có lẽ cũng không bao giờ Diễm có dịp đặt chân tới. Diễm biết không, người ta có thể lên thăm Kontum, hay tới Poleikleng, BenHet để ủy lạo binh sĩ, để chụp hình làm phóng sự chiến trường… Nhưng đã có mấy ai nghe được những tiếng thổn thức của dòng Dakbla cuộn mình trong vắng lặng, hay những tiếng rên siết quằn-quại của dòng sông Pokor, âm thầm chuyên chở những nỗi oán hờn của rừng sâu núi thẳm. Chỉ có những người lính trận nơi biên cương quan tái chốn sa trường mới cảm nhận được và thương cho rừng núi. Nơi mà:

“Tử khí bốc lên mờ hơi sương”

“Đá chảy mồ hôi rừng ứa máu”

“Rừng núi ơi ta đến chia buồn” (*)

Trong đêm tối, giọng nói trầm hùng của Long cùng với tiếng gió hú từ mặt hồ vọng lên, đập vào vách núi vây bọc xung quanh, làm Diễm có cảm tưởng như tay chân nàng đang bị những cành cây hoang dại của núi rừng quấn chặt lấy… Diễm rùng mình đứng sát vào Long như để tìm một sự che chở. Nàng cất

giọng thì thầm nói với Long:

- Anh Long, em thật sự cảm động khi nghe anh nói về những người lính trận. Cuộc đời họ chẳng khác gì những vần thơ bi tráng...

- Thật ra thì đời người lính trận là cả một bài thơ dài trác-tuyệt… khi họ nằm xuống, thì những vần thơ đó trở thành những “thiên anh-hùng ca bất tử”, được lưu chuyền trên những trang quân sử cho ngàn sau chiêm-ngưỡng.

Một cơn gió lạnh bốc lên, thổi tung vạt tóc rối bời của Diễm, những sợi tóc mềm, thơm như mùi cỏ dại quấn lấy mặt Long. Diễm rùng mình hoảng sợ ôm chặt lấy tay Long. Long vòng tay ghì nhẹ thân hình người con gái, một làn hơi ấm chuyền sang. Trong một thoáng, Diễm ngước mặt nhìn Long, đôi môi mấp máy như muốn nói. Long đặt nhẹ một nụ hôn trên đôi môi mọng của nàng. Thân hình Diễm rung lên, nàng đẩy nhẹ Long ra nói như trốn tránh:

- Hình như trời sắp đổ mưa, anh cho em về.

Cả hai người như vừa thoát ra khỏi một cơn mộng. Long nói lời xin lỗi rồi dìu Diễm lên xe chạy ra đường, bỏ lại sau lưng những cơn gió hú u-uất của Biển Hồ. Ra đến đường cái, nhìn ánh đèn điện chiếu lên làm sáng rực cả một vùng nơi phố thị, Diễm lấy lại sự bình tĩnh ban đầu, quay qua Long chỉ tay về phía trước nói:

- Anh Long thấy gì không, từ đây nhìn về phía thành phố, trông PleiKu chẳng khác nào như một “thung lũng hồng”.

Chú-Thích: (*) Thơ Phạm Ngọc Lư

XƯA TRÊN ĐÓXưa trên đó sương nhòa hơi thở đượmDốc cũng vừa ta bước xuống vô biên,Mê cho lắm cho tay dài với mộngMặt trời lên chiếu rạng tới ưu phiền Mưa thì sình bụi mù thay nắng gióGặp là vui cam khổ cũng cam đànhVui cho quên đâu bằng xưa trên đó,Áo bay bay mờ ảo dấu Phượng Hoàng. Quên được thì quên nhớ thì ai nhớQuên cho rồi quyên gọi cuốc từ đâyNhớ đâu đâu lạ lùng trăng đêm đóTượng đá thần linh sao ta tỉnh say? Một dạo bay qua nhìn qua trên đóĐồi như vương cây như vấn chân nàngPhố cũng xưa và tim thì đau nhóiQuạt nồng đâu qua đó để cơ hàn? Biển rộng có bờ sông dài có ngọnĐã hẹn bên bờ đến ngọn hòa minhNhưng sông có khúc tình người vô hạnĐã hẹn thì chờ dâu biển chờ xem Tôi vẫn đứng bên bờ giao ước đóĐợi chờ em từ cõi sắc không kiaMây cứ bay bay hoài hương phấn cũTôi còn đây em dễ có như xưa… Pleiku, 1967

Võ Ý

Page 10: Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 60 - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 4.pdf · Không có một người trên ngực áo “Văn Chương”

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 69

Ở vườn sau cụm hoa cúc màu vàng Đã úa rũ sau mấy ngày tuyết giá Nhìn hoa tàn lòng anh thương quá Dù là cuộc đời vốn dĩ sắc không Anh muốn về châm ngọn lửa hồng Để sưởi ấm cuộc tình ngang trái Từ mong ước biến thành sợ hãi Nếu có một ngày mình hết yêu nhau Chỉ tưởng thôi mà lòng đã thấy đau Như có ai rứt ra từng đoạn ruột Như có ai làm con tim trầy xước Cơn gió vô tình lạnh buốt hồn anh Cuối thu rồi mà giọt nắng long lanh Con bướm tìm hoa thẫn thờ bay lượn Bướm run rẩy theo từng cơn gió chướng Mùa đã thay rồi bướm sẽ về đâu

BÀI THƠ GIÃ BIỆT

Xếp hành trang, anh ra đi vội vãSầu chia ly oằn nặng cánh chim bay

Không gặp em trao nhau chiếc hôn dàiCho bớt lạnh tâm hôn khi lướt gió.

Vượt phi đạo, tàu anh tung bụi đỏ,Nuối tiếc vời theo cao độ dần lênLời động cơ chừ thổn thức, rỉ rên

Đầy nẻo biếc, mây giăng niềm nhung nhớ.

Câu giã biệt thiết tha không bày tỏNghe tâm tư rời rã ý tàn thu.

Đường không gian về chốn cũ mịt mùNgoảnh mặt lại nhìn miền cao yêu dấu

Tình ấp ủ bao ngày em có thấuNgôi báu tim, ngự trị bóng hình em

Cách xa nhau khi nông thắm êm đềmU hoài ngập những canh dài lẻ bóng

Đời phiêu bạt, xuyên mây bay gió lộngNhưng cánh bằng đã vướng lưới tình em

Dệt yêu đương trong sương lạnh trăng đêmVòng tay ấm mình dắt nhau vào mộng

Bờ vai anh hương tóc em vương đọngThương làm sao! đôi mắt đẹp làn thu

Bờ môi xinh, như khát vọng mong chờNụ hôn thắm dìm anh trong diễm ảo

Bỗng cách biệt, khung trời sầu ảo nãoNiềm luyến lưu giăng mắc cả lối bay

Phương anh về, mây đổ lệ nhớ aiCho băng giá đi vào hôn đơn độc.

KHA LĂNG ĐA(Hoa Hướng Dương)

Viêt cho KQ Bui Hung

Page 11: Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 60 - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 4.pdf · Không có một người trên ngực áo “Văn Chương”

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 70

Một buổi sáng cuối thu năm 1970, tôi đã cầm sứ vụ lệnh đến nhận công tác ở trường nữ trung học Pleime - Pleiku. Vốn có 7 năm học tập dưới trường nữ trung học Đồng Khánh ở Huế - một ngôi trường có gần 2000 cô gái Huế đằm thắm được sự dạy dỗ của nhiều thầy cô giáo xinh đẹp, tài hoa, tôi từng yêu mến và tự hào về trường nữ Đồng Khánh của mình. Nay, bắt đầu sự nghiệp cũng là một trường nữ trung học cho nên có cảm giác thú vị, thân thương dù chưa hình dung được ngôi trường ấy ra sao. Vả lại, những ca từ gợi cảm, dễ thương của bài hát có tên “Phố núi cao” đã khiến tôi tò mò muốn khám phá về một thành phố cao nguyên rất xa xôi đối với thành phố Huế thơ mộng của tôi. Nhiều lần lắng nghe câu hát:

Em Pleiku má đỏ môi hồng, Ở đây buổi chiều quanh năm

mùa đông, nên tóc em ướt, và mắt em

ướt…hoặc là “anh khách lạ đi lên đi

xuống, may mà có em đời còn dễ thương”. Đại từ “em” ấy có thể tác giả dùng bao trùm cho cả thành phố núi Pleiku nhưng với tôi, tôi lại nghĩ đến các “em nữ sinh” trinh bạch, hồn nhiên, đáng yêu mà tôi sẽ đem tất cả sở học lẫn tình thương mến để truyền đạt và góp phần vẽ hoa cho xã hội. Suốt quá trình ngồi trên chuyến bay từ Huế vào Pleiku, tôi không có cảm giác máy bay cất cánh như thế nào bởi tâm tư cứ lơ mơ với giấc mộng Nam Kha cho đến khi máy bay hạ cánh nhẹ nhàng xuống phi trường Cù Hanh mới trở về thực tại.

Hình ảnh đầu tiên khi đứng ở cửa xuống thang máy bay là một không gian núi rừng hoang vắng, gió lồng

Thung lũng hồng Pleimelộng, mưa bay hắt vào mặt và nghe nỗi cô liêu ùa ập trong tâm hồn…

Tôi thật bất ngờ, hụt hẫng trong lần đầu tiên đến trường vì hình ảnh thực tế thật khác xa với mộng tưởng, do tôi cứ dựa vào hình ảnh Đồng Khánh mà thu nhỏ lại một chút cho Pleime. Nghe cái tên “Nữ trung học Pleime” thì cũng sang kém gì “Nữ trung học Đồng Khánh” cơ chứ?

Thế mà Pleime chỉ là một ngôi trường bé nhỏ, đơn sơ với 3 dãy lớp nhà trệt, lợp tôn, xếp theo hình chữ U, nằm lọt thỏm dưới một thung lũng khá vắng vẻ. Từ văn phòng nhìn thẳng phía trước chỉ là một đồi cỏ hồng nhạt, mong manh, phất phơ trong gió với cái cổng trường chơ vơ hình mái nhà của người miền núi.

Tự nhiên nước mắt lại rưng rưng và nghe giận dỗi cái quyết định bồng bột của mình. Nhưng đã đến rồi thì cứ phải “dừng” cái đã rồi sẽ tìm đường “thoát hiểm” sau vậy. May thay, chị hiệu trưởng Trần Thị Oanh đã rất vui vẻ đón tiếp cô giáo trẻ. Theo chị, Pleime đang rất cần thầy cô giáo, đang thiết tha chờ đón những nhà “gõ đầu trẻ” từ mọi phương đến với các em gái rất thích học tập. Và có lẽ, thầy hiệu trưởng trường Bồ Đề Thích Hải Thanh - Pleiku cũng đã giới thiệu với chị là tôi sẽ nhận việc ở cả hai trường cho nên chị không có vẻ xa lạ trong buổi đầu gặp gỡ.

Thấy tôi lặng lẽ khi đảo mắt nhìn ngắm ngôi trường, chị vỗ vai ân cần “Lần đầu tiên tôi đến đây nhận công tác cũng không hứng thú, muốn lui nhiều hơn tới nhưng sau đó, nhận được những tình cảm dễ thương của học sinh nơi đây đã cầm chân tôi lại. Biết đâu, cô sẽ ở đây lâu hơn tôi cho coi”. Tôi chỉ cười nhẹ đáp từ mà trong lòng lại nao nao ý muốn trở lại Huế mà thôi.

Bấy giờ, tôi đang là một cô gái Huế “đặc sệt” từ giọng nói đến phong cách nhưng trời lại cho thêm một chút lãng mạn pha một ít sở thích phiêu lưu hương trời đất lạ mới mạnh dạn xa nhà ở cái tuổi đôi mươi để khẳng định mình giữa chợ đời nhiều thử thách. Ba tôi là người từng qua nhiều nẻo đường tổ quốc để công tác đã không vui khi nghe tôi trình bày quyết

định lên cao nguyên dạy học. Ba nói “Con không biết đó là chốn lưu đày của các viên chức, binh sĩ… không đồng chính kiến với chính phủ hay sao?” hoặc là “Nơi rừng thiêng nước độc, sốt rét… thân gái dặm trường biết làm thế nào xoay sở…”. Thế nhưng Ba vẫn không ngăn được ý chí tự nguyện của tôi và hình như số phận tôi có duyên với cao nguyên đại ngàn rồi, cho nên, có một gì đó thôi thúc tôi dến nơi đây, trở về với ước nguyện thăm thẳm tự kiếp nào, khiến tôi ở lại với ý định tạm thời mà rồi trở thành cư dân chính thống của Pleiku luôn. Bốn mươi năm rồi, tôi vẫn còn gắn bó thâm sâu hơn, vương vấn mãi với Pleiku, dù các con đã trưởng thành vào lập nghiệp ở Sài gòn hết, chỉ còn hai vợ chồng già với nhau mà vẫn chưa muốn rời Pleiku!

Lúc này, nhớ lại, tôi vẫn không thể nào quên những năm tháng son trẻ bên cạnh các nữ sinh thân thương

Page 12: Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 60 - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 4.pdf · Không có một người trên ngực áo “Văn Chương”

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 71

của tôi. Thật vậy, tôi đã trải qua cái mùa hè 1972 đỏ lửa chiến tranh với Pleiku, với học sinh Pleime, Bồ Đề. Rồi cả cái tháng 3/1975 hoảng loạn, kinh hoàng, ly tán cùng với Pleiku. Tôi đã chạy ra khỏi Pleiku về tận Sài Gòn rồi nhưng “duyên đưa phận đẩy” tôi lại trở về Pleiku và tiếp tục nhiệm vụ của “người đưa đò” cho bao thế hệ “khách học trò sang sông”. Đúng là “đã mang lấy nghiệp vào thân” thì nghiệp nó hướng mình đi trong mê lộ của nó, khó kháng cự được. Tuy nhiên, tôi không hề ân hận với nghiệp “phấn trắng bảng đen” của đời nhà giáo. Trước tiên là do tình thương yêu với các em nữ sinh trong thung lũng hồng Pleime.

Những năm tháng chiến tranh, bên ngoài đầy những thông tin chết chóc, đau thương nhưng bên trong cái thung lũng này là những cô bé cấp hai và cả những thiếu nữ dậy thì của các lớp đệ nhị cấp vẫn tràn đầy ước mơ cho tương lai tươi sáng. Sau tôi còn có nhiều bạn bè lần lượt từ Sài gòn, Đà Lạt, Nha Trang, Qui Nhơn đến giảng dạy ở Pleime và tình thầy trò cứ rứa mà nẩy nở chân tình, thương mến nhau. Không biết có phải là sống trong cuộc chiến, cận kề với cái chết, với nhiều khó khăn trong đời sống đã làm tình người dễ khơi thông, gắn bó chăng?

Mặc dù, chúng tôi còn trẻ lắm, còn ngây ngô cả với cuộc đời nữa nhưng phong cách sư phạm mẫu mực làm chúng tôi chững chạc, đạo mạo trước học sinh có khi chỉ thua mình có 4-5 tuổi đời. Còn học sinh ở phố núi cao nguyên thì rất thiết tha học tập, từ con dân, binh lính đến con thương gia giàu có, con sĩ quan… các em đều sống hòa hợp và không có sự cách biệt, phân biệt trong trường học của mình. Các em nữ sinh cũng nghịch ngợm lắm chứ nhưng không ngỗ nghịch và rất quý trọng, thương mến thầy cô giáo mình. Đặc biệt nhất là phụ huynh của các em, dù là sỹ quan cao cấp hay viên chức có vị trí đáng kính

trong xã hội họ đều có thái độ quý trọng và ưu đãi tất cả thầy cô giáo đến với cao nguyên. Chúng tôi sung sướng và tự hào sống trong sự che chở, quý trọng và thương mến chân thành của tất cả phụ huynh học sinh thời ấy.

Có những hôm vào dạy lớp 10, 11 nhìn thấy những cô thiếu nữ má đỏ hây hây, mắt đen lay láy và sáng ngời nhìn về thầy cô bằng sự kính trọng, tin tưởng, hoặc những giờ ra chơi khi nhìn lên đồi cỏ hồng thấy đàn em vui đùa rộn ràng bên nhau, những tà áo dài trắng bay lả lơi như cánh cò giữa không gian lộng gió rất đáng yêu, khiến chúng tôi xúc động mà không còn ý định rời xa những học sinh này. Tôi dạy môn Việt văn nên có những giờ học thuyết trình về tác phẩm văn chương…. Tôi đã tìm thấy những nữ hùng biện rất dễ thương mà vững vàng. Các em đã có những cảm nhận đúng đắn về cảm hứng sáng tác của văn nhân thi sỹ được học và từ đó tự rút ra bài học vào đời cho mình rất độc lập, không rập khuôn như vẹt.

Cho nên, tôi không ngạc nhiên khi chứng kiến những thành đạt trong cuộc sống của các em sau này ở trong nước và cả ngoài nước. Chỉ tiếc do hoàn cảnh xã hội, đất nước bị chuyển cảnh “thương hải biến vi tang điền” đã làm hạn chế sự phát triển tài năng của các em và những em khác thì phải lập gia đình sớm, đi vào những lối rẽ cuộc đời không mấy như ý.

Tuy nhiên, tôi và các em đều không thể phủ nhận, không thể quên những năm tháng khó khăn học tập bên nhau trong tình thương mến chân thật. Đó là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời đi dạy học của tôi. Hành trang đầu đời ấy giúp tôi thêm vững vàng trong sự nghiệp giáo dục của mình. Dù sau này tôi còn tiếp tục với chế độ mới, gạt qua những thay đổi về chính trị, với thân phận “hàng thần lơ láo phận mình ra chi” làm héo hắt tâm hồn nhưng

mình vẫn tồn tại được theo dòng thời gian chính là nhờ tình thương yêu thế hệ đàn em và sau này là thế hệ con cháu, tôi vẫn một chí hướng giáo dục học sinh “làm người”.. Dù sống trong xã hội nào, có duy vật hay duy lý, duy tâm thì vẫn lấy “đạo làm người” làm nền tảng mà sống với nhau, lấy “nhân” để thấy “quả” là quy luật tất yếu không triết lý nào phủ nhận được.

Tôi luôn thương nhớ các thế hệ học sinh trước 1975 mà cũng không thể không yêu thương pha lẫn xót xa cho lớp học sinh sau 1975, vì giai đoạn sau này cũng có nhiều biến chuyển khiến mối quan hệ thầy trò giảm đi phần thiêng liêng và cao quý như trước kia. Tuy nhiên, tôi vẫn cám ơn cuộc đời đã cho tôi có được những năm tháng rất đẹp, rất dễ thương, rất ấn tượng với nữ sinh Pleime trong thung lũng hồng. Cùng với những thế hệ học sinh trường Bồ Đề Khuông Việt, Bồ Đề Bửu Nghiêm – Pleiku đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đáng nhớ trong một cuộc đời làm nhà giáo.

Mong sao nghĩa thầy trò vẫn mãi đằm thắm và thân thương như Plei-ku ngày nào. Chúng ta đừng tự xây thêm những bức thành ngăn cách bởi các quan điểm chính trị hay lập trường tư tưởng tráo trở, đảo điên của xã hội mới. Đó là vận mệnh, là khúc quanh lịch sử mà tự thân mỗi con người không thể đi ngược dòng được. Dù số phận đưa đẩy chúng ta rẽ hay ngoặc khác nhau thì thầy cô giáo và học sinh của bao thế hệ trước 1975 vẫn đã cùng xuất phát từ một suối nguồn đầy ắp tình thương yêu nơi Pleiku. Hãy nhớ về nhau bằng những kỷ niệm đẹp ấy nhé!

Băng Phương(Cô Trần Thị Hoa)

Page 13: Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 60 - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 4.pdf · Không có một người trên ngực áo “Văn Chương”

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 72

Page 14: Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 60 - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 4.pdf · Không có một người trên ngực áo “Văn Chương”

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 73

Gần bốn mươi năm đi xa, tôi vẫn mong có ngày được trở về thăm lại Pleiku. Thăm phố núi mây mù, đi dăm phút đã về chốn cũ. Thăm Biển Hồ quanh năm xanh mát.

Thăm trường xưa yêu dấu, đã một thời hoài niệm, ước mơ. Thăm thầy, cô tóc lẫn màu mây

Thăm bạn bè kẻ còn người mất... Thăm cái trống lạnh lùng trước cửa văn phòng,mà ngày xưa chúng ta thường hay: ”Trống ơi nhanh lên!”…”Trống ơi chậm lại!”… Bạn có biết tại sao không???

“ Cái trống trường em mùa hè cũng nghỉ…

Suốt ba tháng liền trống nằm ngẫm nghĩ… Buồn không…”

Thăm cà phê Thiên Lý, thăm bún riêu… Thăm… Ôi! Còn nhiều và nhiều nữa…Làm sao nói hết nỗi nhớ thương, tha thiết, của một thời không còn bé thơ …, nhưng chưa đủ tuổi để làm người lớn… Đối với nơi đã cho ta nhiều kỷ niệm, buồn, vui, một thời áo trắng, dùng từ ngữ, câu văn nào để nói cho hết được đây…???

Thế giới riêng của tôi, gia đình, bạn bè không ai có thể hiểu … Là cuộc sống ở tận vùng cao xa xôi đó... Không nói một lời, chỉ có ánh nhìn xa xăm, mỗi lúc mỗi thêm da diết…

Cả tuần nay tôi thật vui, trong đầu óc lúc nào cũng liên tưởng tới

ngày họp mặt. Ngồi trên xe mà: ”Em tới đâu rồi?…, nhớ gọi anh”, ”bạn tới đâu rồi?…, tới nơi nhớ gọi cho tôi”…”Những tin nhắn, những lời nói ngắn gọn trong điện thoại, đã làm tôi nôn nao trong suốt cuộc hành trình dài gần năm trăm cây số.

Đối với các bạn ở nước ngoài, thì năm trăm kilomet không có là bao nhiêu, nhưng với chúng tôi là một khoảng cách đáng kể, bạn có biết tại sao không???

Sau bao nhiêu vất vả, mệt mỏi từ sáu giờ sáng ở Sàigòn…Cho đến khi tôi đặt chân xuống bến xe Pleiku thì trời đã nhá nhem tối. Tìm một chỗ có chút ánh sáng, để đứng chờ bạn tới…Tôi ngơ ngác nhìn quanh, thẫn thờ nhìn nơi mà ” một thời mình đã sống!!!”

Nơi đây đã để lại trong ký ức của tôi bao nỗi nhớ thương. Ai cũng có biết bao cuộc chia tay của đời mình. Có khi nhớ thương đong đầy rồi gặp lại. Có khi tưởng là vĩnh viễn rời xa... Ở tận cùng nỗi nhớ, rồi một ngày vô tình gặp lại, nhiều khi

cũng chỉ khiến trái tim mình thêm một lần đau đớn...

Ngồi sau xe máy tôi đưa mắt nhìn cảnh vật chung quanh, Pleiku của tôi đây sao??? Hai bên đường quán xá nối quán xá… Những căn nhà thấp bé như bị ngột thở trước sức chèn ép của các tòa cao ốc…

Những tấm biển quảng cáo với đèn điện sáng choang, làm mờ nhạt ánh sáng yếu ớt vàng vọt của những ô cửa sổ ” tội nghiệp!” trong những căn nhà ” tội nghiệp!”...

Sau một đêm ngon giấc, không biết có phải vì đường xa, mệt nhọc, hay vì được sống lại…

Lại ngồi sau xe máy, bạn tôi cho xe

chạy thật chậm, vì muốn cho tôi nhìn kỹ hơn, nhưng tôi tự nghĩ có muốn chạy nhanh hơn cũng chẳng được, vì xe là xe và hình như mọi người đang phấn khích (excited), chỉ một chút bất cẩn là tai nạn sẽ xẩy ra, và hậu quả là gì thì bạn đã biết.

Tôi muốn tìm ra những nẻo đường, góc phố thân thương, nhưng không thể được, vì cây cối thì đã đi đâu hết!!! ...( Xuất hiện và biến mất luôn là qui luật tất yếu của mọi thứ trên cõi đời này )… Đường đã được mở rộng…Tôi đã lầm góc nầy với góc kia, đường nầy với đường nọ, nơi nầy với nơi khác…

“Pleiku ta trót nặng tình Khi đi mang cả phố buồn đi

theo…” Gần bốn mươi năm cho một

Pleiku trong trai tim tôi Huỳnh Thi Bê

Page 15: Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 60 - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 4.pdf · Không có một người trên ngực áo “Văn Chương”

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 74

cuộc đổi thay rồi! còn gì nữa phải không bạn??? Đi thêm một hồi nữa, bạn tôi bảo:

”Đây là con đường đến trường mình ngày xưa. ”Ôi! (con đường nầy tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng sao lần nầy tôi tự nhiên thấy lạ?) Cảnh vật thân thương đã biến mất... Hình như chúng chơi trốn tìm đâu đó trong ký ức xa mờ …

Trường đã được xây dựng lại, thật đẹp và khang trang làm tôi:

“Chợt nhớ ngẩn ngơ tiếng giảng bài

Giọng thầy chen lẫn nắng ban mai

Nghiêng nghiêng dáng nhỏ em ngồi học

Mắt vẫn đuổi thầm đôi bướm bay…”

Nhưng đâu rồi những gốc phượng già nua, cằn cỗi, cứ mỗi độ hè sang đã hào sảng tặng cho chúng tôi những chùm hoa đỏ thắm (màu hoa phượng thắm như máu con tim) mà chúng tôi cứ nhặt và ép vào sách vở, lâu lâu lại lấy ra so xem hoa của ai đẹp hơn và một cuộc cãi vã bùng nổ, hơn cả chiến tranh vùng Vịnh, vì có cả hai phe nam và nữ, để rồi cuối cùng khi thầy giáo vào lớp, thì hoa của ai cũng đẹp…và…!!!.

Còn đâu những cây bằng lăng trắng, với những chùm hoa tím, làm đắm say những tâm hồn “thi sĩ”, vỏ cứ tróc ra từng lớp, như những tờ giấy, mà chúng tôi dành để viết lưu bút. Tiện tay là chúng tôi bóc ra từng mảnh, rồi vò rồi xé, rồi tung lên cứ như là bướm lượn… Không biết chúng có đau hay không? mà sao ngày xưa chúng tôi lại nghịch phá đến như thế! cứ lâu lâu tôi lại thấy vỏ của chúng tróc, và chúng tôi lại bóc ra… lại tung lên… Chúng tôi cứ sống và lớn lên như thế .

Bây giờ ngồi nghĩ lại, ôi thương quá! Những chuyện ngày qua…

Theo tôi thì: “hoài niệm là niềm

vui” cho mỗi người ở lứa tuổi chúng ta !!!…

Tôi cố giữ cho riêng mình cụm từ thân thương này… Còn bạn???

Xe tiếp tục lăn bánh. Tôi bảo:” Mình tới khu nhà mồ của người dân tộc đi, nơi mà ngày xưa tụi mình cứ hay ra ngồi trong những giờ thầy, cô vắng mặt đó ”. Bạn cho biết nơi ấy không còn nữa !!!…

Rồi bạn chạy lòng vòng, rạch ngang xẻ dọc, để đưa tôi đi xem hết chỗ nầy tới chỗ khác… Tôi cố đọc tên đường, nhưng rất khó, vì có nhiều đường mới và có nhiều đường đã đổi tên…

Đây rồi khách sạn Pleiku, tọa lạc trên mảnh đất mà ngày xưa nhà tôi đã ở… Tôi nghe như tim mình thắt lại… Người ta đã san bằng…! Phả! Đã san bằng…! Nhà mình chắc đã chu du đâu đó trong cõi xa mờ!!! Lúc này... Cảm giác nhập nhằng khó gọi thành tên. Là buồn? Là nhớ? Là bâng khuâng? Hay trống vắng???...

Tôi cảm thấy thương vô cùng,

những kỷ niệm đã qua, ước ao, hy vọng, được một lần nhìn lại, sống lại… nơi đã cho ta vô vàn thương nhớ ấy. Nhưng không còn được nữa rồi!… Thời gian ơi !!!..…

Tôi vẫn tiếp tục không nhận ra những góc phố, những con đường đã in sâu trong ký ức của mình…

Xe chạy ngang qua rạp chiếu bóng ”Diệp Kính”, nơi mà ngày xưa

mỗi lần có phim mới là tôi cố đi xem cho bằng được, mặc dù phải rửa chén, phải lau nhà tiếp chị Hai… Ôi! Những bộ phim tình cảm lãng mạn của Ấn Độ, đã cho tôi những giấc mộng đẹp, những ước mơ cháy bỏng của tuổi mới vào yêu…Bây giờ đã… !!!

“Lạc người từ thuở biết yêu Phố nghiêng dốc núi dã quỳ

tháng ba…” Anh bạn tôi bảo: “Phải cho

chị xem lại… xem lại “…và anh đã chạy vòng vòng quanh thành phố… Pleiku đã đổi mới thật nhiều!!!… Vậy mà tôi vẫn xưa cũ trong chính tôi ???… Xe vòng qua sân vận động. Đây là nơi mà chúng tôi đã dự lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng lần cuối trước khi rời Pleiku để đi xa…

Sương chiều lãng đãng miên man không biết về đâu trong vô tận của đất trời…Tôi tự hỏi:” Có phải,

mình đang ở trong một cuộc lãng du kỳ thú với vô vàn kỷ niêm ngày xưa cùng thầy, cô, bè bạn ở trường Trung Hoc Pleiku???”… Với những “buổi chiều quanh năm mùa đông”… Nên tôi đã nhớ!!!…Và…

“Áo trắng ơi ta tìm em hoa phượng

Ước mơ nhiều gặt hái được bao nhiêu…??? ”

Kỷ niệm, ngày về thăm lại trường xưa 25-06-2006

Page 16: Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 60 - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 4.pdf · Không có một người trên ngực áo “Văn Chương”

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 75

Page 17: Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 60 - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 4.pdf · Không có một người trên ngực áo “Văn Chương”

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 76

Người ta có thể rời xa Pleiku

Nhưng không thể tách Pleiku ra khỏi con tim mình

Thật bất ngờ khi nhận ra Hổ trong bộ quân phục, ghé thăm tôi sau nhiều năm xa cách. Trông Hổ vẫn đỏm dáng trau chuốt bộ cánh như ngày còn đi học, bộ trây-di ủi hồ ly quần thẳng tắp không một nếp nhăn. Đôi bốt-đờ-xô đánh xi đen bóng nhoáng. Một quân nhân gương mẫu. Tôi khẽ thốt lên rồi hỏi:

-Mày về phép à?

Kéo ghế ngồi, để chiếc mũ lưỡi trai trên bàn Hổ đáp:

- Không tao xin thuyên chuyển về hẳn đây. Mày khỏe không?

- Khỏe, mày về lâu chưa?

- Được hơn tuần, bận ít việc gia đình hôm nay mới ghé thăm mày.

- Mày về đơn vị nào?

- Quân Tiếp Vụ, Trung tâm QTV Quân Đoàn 2 ở ngã ba Hoa Lư tao mới trình diện sáng nay, tuần sau chiến đấu.

- Gớm lính hậu phương mà nói nghe máu lửa quá.

Hai thằng cùng cười. Cũng phải đến gần ba năm tôi mới gặp lại Hổ. Cuối năm Đệ tam, tôi nhập ngũ, mãn khóa học quân sự ở quân trường Lam Sơn, tôi học thêm một khóa chuyên môn Phi hành rồi ra trường, phục vụ tại Nha Trang được hơn năm thì xin hoán đổi về lại Pleiku. Ngày về thăm lại trường xưa được biết Hổ và một số bạn cùng lớp đã lần lượt lên

đường nhập ngũ sau mùa Hè đỏ lửa, đám con trai lớp tôi lúc bấy giờ chỉ còn chưa đến một phần ba đang học thi Tú tài 2. Ngồi chưa nóng chỗ Hổ

rủ rê:

- Ra quán lai rai tâm sự, tao nhớ bọn mày quá. Mấy đứa kia không biết giờ tụi nó ra sao.

- Ừ! thì đi. Mày nhậu cầy tơ được không?

- Nhậu tuốt. Từ ngày vào lính đến giờ tao chẳng tha món nào.

- Vậy thì trực chỉ Cầy tơ Kim Phượng.

Quán vắng khách. Có lẽ đương độ giữa tháng, ở cái tỉnh lỵ đìu hiu toàn lính này thì mọi sinh hoạt, mua bán…đều lệ thuộc vào chu kỳ lương lính. Hàng quán chỉ tấp nập đông đúc vào những ngày cuối tháng rồi lai rai cho đến hết tuần đầu tiên của tháng sau. Chọn chiếc bàn gần cửa cho thoáng, vừa an tọa bà chủ quán đã đon đả mời khách:

- Hai cậu dùng món gì?

- Chị cho một đĩa nướng, một đĩa thịt hấp với lòng nướng… bốn cái chả chìa.

- Cậu uống rượu gì?

- Cho hai xị rượu thuốc… À ! chị cho thêm cái bánh đa nữa.

Tôi ra vẻ sành điệu gọi một loạt thức ăn, Hổ tủm tỉm cười:

- Mày hay nhậu ở đây lắm hả?

- Không. Thỉnh thoảng mới ghé.

Loáng một cái thức nhắm và rượu đã bày ra chật bàn. Hổ vắt chanh vào bát mắm tôm lấy đũa ngoáy đều, mắm sủi bọt dậy đều theo chiều đôi đũa, bốc mùi thơm hấp dẫn. Tôi rót rượu đầy hai cái ly xây chừng. Hai đứa nâng ly uống cạn, theo đúng cái thủ tục của dân nhậu.

Câu chuyện vui dần theo chiều vơi của chai rượu, Hổ khề khà kể cho tôi nghe những ngày tháng vất vả, gian khổ nơi quân trường Đồng Đế, chuyện buồn vui ở đơn vị, rồi Hổ hỏi tôi về đám bạn cùng lớp ngày xưa.

Đám bạn học cùng lớp ngày xưa, bây giờ mỗi người mỗi phương. Bọn con trai phần đông chọn đường binh nghiệp, chỉ còn dăm đứa may mắn đang lê la nơi giảng đường đại học, bọn lính tráng có tôi và vài thằng về lại Phố Núi, nay có thêm Hổ nữa chắc cũng tròm trèm non tiểu đội. Có điều may mắn là tất cả đều thuộc lính ngành, làm việc ở hậu cứ không phải tác chiến, nên chưa có đứa nào “Giã từ vũ khí”. Các bạn gái cũng tứ

“H” Tam ThừaThân tặng Quý bà và Quý ông lớp Đệ Thất 2, NK 65 – 66 TH Pleiku

Page 18: Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 60 - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 4.pdf · Không có một người trên ngực áo “Văn Chương”

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 77

tán mỗi người mỗi nơi, kẻ học Văn Khoa Đà Lạt người Sư phạm Huế, Sài Gòn… Chỉ còn Bạch Q đang làm việc ở Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh.

Hổ đột ngột hỏi:

- Mày có hay gặp bọn con gái không?

- Có, vẫn gặp nhau vào dịp hè và Tết, bọn nó về thăm nhà.

- Mày còn nhớ H chứ?

Á à! Thằng này đang nhắc đến người xưa của nó. Tôi vờ vịt hỏi lại:

- Mày hỏi Kim H? (lớp tôi có ba người bạn gái tên H)

- Không Xuân H, mày quên rồi sao.

Quên thế nào được cô bạn học cùng lớp, cùng đường đi về suốt những năm trung học. Hồi đó trong lớp Xuân H không đẹp nhưng xinh xắn và nổi trội hơn so với đám bạn nữ trong lớp nhờ làn da trắng hồng, dáng người mảnh mai, ưa nhìn. Bọn con trai trong lớp nhiều thằng hay ngắm trộm, trong đó có cả tôi. Sau hai năm chuyển trường qua Pleime học, Xuân H và các bạn gáí lại quay về TH Pleiku để học nốt chương trình Đệ nhị cấp. Chúng tôi lại được dịp học chung trường.

- À hôm Hè vừa rồi Xuân H có về chơi, H đang học trong Sài Gòn, Tết thế nào cũng về ăn tết.

Uống hết ly rượu của mình, nhìn chai rượu cạn đáy, Hổ gọi thêm hai xị nữa mà chẳng cần hỏi ý tôi. Tửu lượng kém, tôi hơi ngại nhưng đành chiều bạn, lâu ngày mới gặp xả láng cho bạn vui, tôi thầm nghĩ.

- Mày còn nhớ cái này không? Kỷ vật...

Nói chưa dứt câu Hổ móc trong ví ra một tờ giấy màu xanh cất cẩn thận trong bao plastic. Tôi cầm tờ giấy giở ra, tám câu thơ vẫn còn rõ nét, in trên nền giấy pơ-luya màu xanh đã ngả màu theo năm tháng, lòng thoáng bồi hồi xúc động nhớ lại chuyện năm xưa…

Hôm ấy tôi đi học sớm để ôn bài vì hai giờ đầu lớp tôi làm bài kiểm soát môn Lý. Hổ đón tôi ở cổng trường nhờ tôi trả hộ quyển vở Hổ mượn của H. Tôi ngạc nhiên hỏi lại:

- Lớp mày hôm nay không có giờ à, sao lại nhờ tao?

- Hai giờ đầu Kim Văn. Tao ‘cúp’ vì bận việc nhà, mày giúp tao

rồi…

Hổ nháy mắt hất hàm về hướng nhà ông cai, ra điều sẽ đền công bằng chầu giải khát. Tôi chẳng màng đến chầu nước của Hổ đãi nhưng nhận lời vì một thoáng tò mò chợt lóe lên trong tôi. “Thằng này tài thật mượn được vở của em H”, tôi thầm nghĩ, nhưng sao không tự tay trả mà lại nhờ đến tôi? Lại còn trốn học nữa, chắc có chuyện gì đây. Nhìn quyển vở bọc giấy bao màu tím thẫm, nhãn vở đề tên Xuân H, lớp 10B2 bên trên ghi môn Kim Văn bằng màu mực đỏ. Tôi ngẫm nghĩ suy đoán, chắc bí mật nằm trong quyển vở này, lần giở những trang đầu không phát hiện ra

điều gì. Cuốn cong quyển vở ngón tay cái buông nhẹ những trang vở lần lượt giở và… một tờ giấy viết thư màu xanh rơi ra. Đây rồi! Tôi reo vui rồi nhặt tờ giấy pơ-luya màu xanh mở vội ra xem, điều bí mật nằm giữa trang giấy, đó là bốn câu thơ trong bài Tuổi Mười ba của thi sĩ Nguyên Sa.

Áo nàng vàng, tôi về yêu hoa Cúc.

Áo nàng xanh, tôi mến lá sân trường.

Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu đương.

Tôi thay mực cho vừa màu áo tím.

H.Tam Thừa tặng.

Lãng mạn quá, mượn thơ để tán tỉnh em ghê thật, lại còn ghi là H Tam thừa tặng nữa chứ, Hổ tên họ đầy đủ là Huỳnh Hùng Hổ nên hay ký nháy là H3. Oách nhể! tình tứ và đầy tính toán học… nhưng sao lại xưng là tôi, phải mạnh dạn xưng anh chứ… khô khan và khách sáo quá. Không được, Xuân H đâu có mặc áo nào màu vàng hay màu tím

đâu mà đòi “… thay mực” với “… về yêu hoa cúc”. Hôm đi cộng sổ điểm của lớp tôi thấy H diện chiếc áo màu hồng, đi học Xuân H vẫn mặc áo len màu xanh đen. Thằng này thiếu tính thực tế, áp dụng thơ không đúng chỗ và… và quá ư là gượng ép. Tôi thầm bình phẩm chê bai và cũng chợt hiểu ra rằng tại sao một thằng dốt toán hơn tôi, hôm đầu năm học lại dám hiên ngang ghi tên học ban B. Quả là lý lẽ của con tim đã làm cho Hổ không nghĩ đến con đường học vấn mờ mịt dành cho một kẻ dốt toán mà dám học ban B. Hổ chỉ muốn học chung lớp với Xuân H, muốn gần gũi để dễ bề ve

Page 19: Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 60 - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 4.pdf · Không có một người trên ngực áo “Văn Chương”

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 78

vãn em. Nhưng tán tỉnh thế này thì Xuân H chê là cầm chắc. Hừ! thằng này không những dốt toán mà còn kém cả văn chương nữa, rồi chẳng hiểu sao cái máu nghịch ngợm, trêu người trong tôi nó trỗi dậy, trỗi dậy một cách mãnh liệt. Tôi nghĩ cách nghịch ngầm. Thoáng một cái trong tôi đã hình thành một trò đùa tai quái…

Nhẩm lại lần cuối trước khi hạ bút, viết vào trang giấy đối diện có bốn câu thơ của Hổ chép là bốn câu thơ do tôi chế tác trong vòng chưa đầy năm phút. Tôi nắn nót trình bày thi phẩm của mình trên trang giấy màu xanh

Áo nàng hồng, anh về yêu hoa Giấy

Áo nàng đen, anh mến bếp sau nhà

Sợ thư này không nói hết tâm tư

Anh tặng “H” thêm hai hòn Xí mụi.

Ông Ba Mươi tặng.

Thơ tình ve gái thì phải thực tế và chính xác như vậy, nếu nói khác đi là giả dối không trung thực sẽ bị từ chối thẳng thừng vì bị cho là thiếu thành thật. Cả một khối tình làm sao có thể gói gọn và diễn đạt hết trong có bốn câu thơ, bởi vậy phải nói thật để em thông cảm. Tâm tư của anh còn đầy ắp những suy nghĩ về em, nhưng vì ngại ngần nên chưa thổ lộ hết. Em hãy đợi đấy. Tình yêu thì bao giờ mà chả cần đến kỷ niệm, kỷ niệm sẽ khiến người ta nhớ mãi đến nhau. Kỷ niệm càng sâu sắc càng nhớ nhau dai.

“Anh tặng “H” thêm hai hòn xí mụi.”

Có bao giờ hết được xí mụi, còn

học trò là còn xí mụi, còn xí mụi là còn nhớ đến nhau. Nhất là những lúc bỗng dưng thèm ăn xí mụi. Hai hòn xí mụi như hai dấu nhấn, in đậm vào hồn nhau, sâu sắc quá.Thơ hay thật. Tôi tự khen tôi.

Tôi gấp tờ thư làm đôi như cũ, tám câu thơ úp vào nhau như ấp ủ khối tình của Hổ, tờ thư được kẹp vào giữa quyển vở. Quyển vở được trao cho Xuân H trước đầu giờ học chiều hôm đó. Từ hôm đó và nhiều tuần lễ sau tôi để ý thì thấy Hổ vẫn vui vẻ, thỉnh thoảng Hổ còn nói chuyện với H ra chiều tâm đắc. Chắc hai người bàn chuyện học hành và nói chuyện riêng tư, còn H thì vẫn nhìn tôi tủm tỉm cười, tôi nghĩ có lẽ hai người đang vui trong hạnh phúc. Tôi thèm được như Hổ. Thời gian qua đi câu chuyện lùi vào dĩ vãng.

Hôm nay nhìn lại lá thư tôi bồi hồi hỏi Hổ:

- Mày nhận lại thư này từ bao giờ?

Hổ buồn rầu không nhìn tôi khẽ nói:

- Cuối năm Đệ tam H kẹp lá thư vào cuốn Lưu bút gửi trả lại tao.

- Thế H có viết gì trong trang Lưu bút không?

- H khuyên tao gắng học, đừng nghĩ chuyện vẩn vơ. Hổ khẽ thở dài.

Nghe tiếng thở dài tôi thấy niềm hối hận dâng lên trong lòng và tự trách mình vì trò đùa tai quái ngày nào. Nâng ly rượu đầy tôi ngậm ngùi nói với Hổ:

- Tao nốc cạn ly này coi như tạ lỗi với mày về vụ bốn câu thơ.

Nhìn tôi uống cạn ly rượu Hổ nói:

- Mày chẳng có lỗi gì. Chắc Xuân H chê tao xấu trai.

Không! Hổ không xấu trai như nó cảm thán.

Chợt nhớ lại mỗi lúc nó cười, tôi như ngộ ra duyên cớ vì sao khiến nó ôm mãi nỗi buồn cho đến hôm nay.

Có lẽ Xuân H chê nó sún răng…

Tiệc tàn hai thằng đàn ông “tập sự” khật khưỡng ra về. Dĩ nhiên là sau khi đã tính tiền. Phố đã lên đèn, con đường Hoàng Diệu bỗng dài hun hút…

KBC 4900

Sài Gòn trung tuần tháng 8 năm Kỷ sửu

HUỲNH HÙNG HỔ - Ảnh chụp năm 1973 sau làng Pleiró

Page 20: Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 60 - members.iinet.net.aumembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 4.pdf · Không có một người trên ngực áo “Văn Chương”

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 79

Seattle đã trở lạnh, từ mấy tuần nay. Nhưng hôm nay mới rét làm sao! Cái lạnh len lỏi qua lớp áo dầy. Cái lạnh làm chân tê cứng. Cái lạnh làm tay thô ráp, như lần đầu “người ấy” nắm tay!

Ôi! 6 giờ rồi sao? Phải dậy thôi! Ngoài trời còn tối quá! Ước gì được ngủ thêm chút nữa!

Như một thói quen, rồi mọi việc cũng lại trôi chảy, một ngày như mọi ngày!

Gói mình trong mấy lớp áo, khăn quấn quanh cổ, tay trong bao, tôi hăng hái lên đường. Vừa lái xe qua “freeway entrance”, đã thấy từng đoàn xe cộ nối đuôi nhau. Thì ra, tất cả mọi sinh linh trên thế gian này, vâng tất cả, đều phải “cựa quậy” để sinh tồn, chẳng phải chỉ riêng tôi.

Mặt trời đang trốn sau làn sương mù dầy đặc, một chút ánh hồng. Xa xa, những hàng cây ẩn hiện trong mầu trắng đục của sương sớm. Hai dãy đèn xe. Bên trái, một dãy đèn vàng chói chang. Trước mặt, dãy đèn đỏ, khi mờ khi tỏ, chợt đứng chợt đi! Đoàn xe quá dầy, tốc độ giảm xuống, gần như 5 mph! Cứ theo tốc độ này, thì phải đến 3 giờ nữa, tôi mới tới trường được!

Cũng may, trời sáng dần. Vài tia nắng đã cố len lỏi, qua làn sương sớm, lấp lánh tươi vui, trên mặt kính các building, sừng sững phía downtown, đang dần hiện ra ở cuối đường! Vượt qua khỏi downtown, xe thưa dần,

tôi tăng vận tốc, để kịp đến trường.

Sương mù luôn đưa tôi về với ngày tháng cũ. Tôi nhớ, ngày xưa, khi còn dậy ở Phao-Lồ. Mỗi sáng sớm, tôi thường đứng ở lầu 2, khoanh tay dựa vào lan can, để thích thú nhìn, các học trò của tôi, từng em, bước ra từ bức màn sương dày đặc. Tôi thương biết bao nhiêu,

Tính, Thanh Tùng, Thúy Anh, Tin, Nhật, Diệm, Thiện, Điện… Các em, như những bông hoa tươi thắm, xinh xinh và hồn nhiên biết bao! Ôi, những tháng ngày đầu tiên được làm cô giáo!

Các em ơi, giờ này các em ở đâu? Chỉ còn hôm nay, bên cô; một Tính hiền lành, tận tụy, đức độ, như một masoeur; một Thanh Tùng hết lòng chăm sóc, thiết tha như ruột thịt, mỗi lần cô đến Paris; một Tin

hiền lành, chịu khó, mãi mãi rụt rè, e lệ; một Nhật dễ thương và vững vàng. Nhưng còn ai nữa, đã lưu lạc phương nào? Cô mãi nhớ Thúy Anh, mỏng manh và lúc nào cũng rưng rưng, như muốn khóc.

Hôm nay, sương sớm đưa tôi về với Pleiku, với con đường bụi đỏ ngoằn ngoèo, hằng ngày học sinh, hai trường Pleiku và Phao lồ, nối chân nhau đi xuống phố. Những thiếu nữ xinh tươi, với má hồng môi đỏ,