quan he ngang gia

45
Quan hệ ngang giá LOP và PPP Môn: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Nhóm: ĐH28KT03 – SIÊU NHÂN GAO

Upload: thanh-pe

Post on 24-Jun-2015

594 views

Category:

Education


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: quan he ngang gia

Quan hệ ngang giáLOP và PPP

Môn: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Nhóm: ĐH28KT03 – SIÊU NHÂN GAO

Page 2: quan he ngang gia

TRẠNG THÁI

CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

Page 3: quan he ngang gia

TRẠNG THÁI CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

Cân bằng thị trường: là trạng thái lượng cung bằng với lượng cầu ở một mức giá nào đó.

Qs = Qd

Mức giá cân bằng thị trường: là mức giá tại đó lượng cung bằng với lượng cầu.

Sản lượng cân bằng thị trường: là lượng cung và cũng chính là lượng cầu tại mức giá cân bằng.

Page 4: quan he ngang gia

S2

S1

D

E2

E1

Q2 Q1

P

Q

P2

P1

Page 5: quan he ngang gia

TRẠNG THÁI CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

Ở trạng thái cân bằng:• Qs = Qd

• Không có thiếu hụt hàng hóa.• Không có dư thừa cung hàng hóa.• Không có áp lực làm thay đổi giá.

Page 6: quan he ngang gia

Trạng thái dư thừa:

• Giá thị trường > giá cân bằng

• Qs > Qd

• Nhà sản xuất hạ giá cho đến khi Qs = Qd

Trạng thái thiếu hụt:• Giá thị trường < giá cân bằng

• Qs < Qd

• Nhà sản xuất tăng giá cho đến khi Qs = Qd

TRẠNG THÁI CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

Page 7: quan he ngang gia

Cơ chế thị trường• Giá cả cân bằng thị trường được

quyết định bởi quan hệ tương tác giữa cung và cầu.

• Thị trường luôn tồn tại cơ chế tự điều chỉnh.

Quy luật cung cầu: Giá cả thị trường tự điều chỉnh đưa lượng cung và cầu đạt trạng thái cân bằng.

TRẠNG THÁI CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

Page 8: quan he ngang gia

Trạng thái cân bằng thị trường thay đổi:

Cầu thay đổi

Cung thay đổi

Cung và cầu thay đổi

TRẠNG THÁI CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

Page 9: quan he ngang gia

KINH DOANH CHÊNH LỆCH GIÁ ARBITRAGE

Page 10: quan he ngang gia

KINH DOANH CHÊNH LỆCH GIÁ ARBITRAGE

Định nghĩaArbitrage là nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá nhằm mục đích kiếm lời trên những khác biệt của giá cả niêm yết. Hay nói cách khác, kinh doanh chênh lệch giá là việc mua hàng hóa ở nơi có giá thấp và bán lại chúng ở nơi có giá cao tại cùng một thời điểm. (Mua thấp – Bán cao)

Ví dụ:Ngân hàng A: S (USD/VND) = 21,080-21,100Ngân hàng B: S (USD/VND) = 21,120-21,140

Þ Mua USD ở ngân hàng A bán cho ngân hàng BLợi nhuận thu được mỗi USD: 21,120 – 21,100 = 20 VND

Page 11: quan he ngang gia

Có 3 hình thức kinh doanh chênh lệch giá phổ biến:

• Kinh doanh chênh lệch giá theo khu vực / Arbitrage địa phương

(Local Arbitrage)

• Kinh doanh chênh lệch giá ba bên (Triangular Arbitrage)

• Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa(Covered Interest Arbitrage - CIA)

Page 12: quan he ngang gia

Kinh doanh chênh lệch giá theo khu vực

(Locational Arbitrage)

Các ngân hàng thương mại cung cấp dịch vụ trao đổi mua bán ngoại tệ thông thường sẽ niêm yết tỷ giá hầu như tương đương với nhau.

Nếu một ngoại tệ nào đó được yết giá không giống với các ngân hàng khác, thì phản ứng của các lực thị trường sẽ tự động điều chỉnh lại để đưa các mức giá này về trạng thái cân bằng.

Arbitrage địa phương là việc vốn hóa trên khác biệt tỷ giá giữa những ngân hàng trên cùng một quốc gia.

Page 13: quan he ngang gia

Cơ chế điều chỉnh tỷ giá do kinh doanh chênh lệch giá theo khu vực

Cầu USD ở Ngân hàng A

tăng

Đồng USD trở nên khan hiếm

Ngân hàng A tăng giá bán

USD

Cung USD ở Ngân hàng B tăng

Ngân hàng B giảm giá mua USD

Lợi nhuận từ Locational Arbitrage sẽ giảm xuống

Page 14: quan he ngang gia

Kinh doanh chênh lệch giá ba bên(Triangular Arbitrage)

Có thể xảy ra nếu có sự khác biệt trong tỷ giá chéo.

Nếu tỷ giá chéo thực tế chênh lệch so với tỷ giá chéo tính toán thì tỷ giá chéo giữa các đồng tiền không ở trạng thái cân bằng. Kinh doanh chênh lệch giá ba bên sẽ tạo nên sức ép khiến tỷ giá quay trở lại trạng thái cân bằng.

Arbitrage ba bên là việc vốn hóa trên khác biệt tỷ giá giữa các ngân hàng không cùng một quốc gia.

Page 15: quan he ngang gia

MUA VÀO BÁN RA

Giá trị đồng bảng Anh tính theo đồng đôla Mỹ

$1.60 $1.61

Giá trị đồng đôla Mỹ tính theo đồng Việt Nam

VND 21,080 VND 21,100

Giá trị của đồng bảng Anh tính theo đồng Việt Nam

VND 35,095 VND 35,110

Bước 1: Đổi USD lấy GBP tại tỷ giá 1.61 $/£5,000 USD 3,105 GBP

Bước 2: Đổi GBP lấy VND tại tỷ giá 35,095 £/VND3,105 GBP 108,969,975 VND

Bước 3: Đổi VND lấy USD tại tỷ giá 21,100 VND/$108,969,975 VND 5,164 USD

Lợi nhuận đạt được là: 5,164 - 5,000 = 164 USD

Page 16: quan he ngang gia

Tác động của kinh doanh chênh lệch giá ba bên

HÀNH ĐỘNG TÁC ĐỘNG

Những người tham giá sử dụng đồng đôla Mỹ để mua

đồng bảng Anh

Ngân hàng gia tăng tỷ giá bán ra đồng bảng Anh (tính theo

đôla Mỹ)

Những người tham gia sử dụng đồng bảng Anh để mua

Việt Nam đồng

Ngân hàng giảm tỷ giá mua vào đồng bảng Anh (tính theo đồng Việt Nam), nghĩa là giảm số lượng Việt Nam đồng để đổi

lấy một đồng bảng Anh

Những người tham gia sử dụng Việt Nam đồng để mua

đôla Mỹ

Ngân hàng giảm giá mua vào Việt Nam đồng (tính theo đôla

Mỹ)

Page 17: quan he ngang gia

Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa

(Covered Interest Arbitrage - CIA)

Có thể xảy ra do tỷ giá giao ngay hoặc tỷ giá kỳ hạn được đánh giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của chúng.

Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa là hoạt động đầu tư vào ngoại tệ để hưởng chênh lệch về lãi suất nhưng có phòng ngừa rủi ro tỷ giá thông qua hợp đồng kỳ hạn.

Kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa dựa trên mối quan hệ giữa phần bù tỷ giá kỳ hạn và chênh lệch lãi suất.

Page 18: quan he ngang gia

Bạn có 100,000,000 đô la Mỹ

Tỷ giá giao ngay là $2.00/£

Tỷ giá kỳ hạn 90 ngày là $2.00/£

Lãi suất 90 ngày của Mỹ là 2%

Lãi suất 90 ngày của Anh là 4%

Bạn có 100,000,000 đô la Mỹ

Tỷ giá giao ngay là $2.00/£

Tỷ giá kỳ hạn 90 ngày là $2.00/£

Lãi suất 90 ngày của Mỹ là 2%

Lãi suất 90 ngày của Anh là 4%

Page 19: quan he ngang gia

Đầu tiên, chuyển 1,000,000 USD thành 5,000,000 GBP và gửi vào ngân hàng ở Anh. Đồng thời mở một hợp đồng kỳ hạn bán đồng bảng Anh với tỷ giá $2.00/£

Khi tiền gửi đến hạn, bạn sẽ nhận được 5,200,000 GBP (lãi suất 4%)

Dựa vào tỷ giá kỳ hạn $2.00/£, chuyển 5,200,000 GBP sang 1,040,000 USD.

Lợi nhuận đạt được là 40,000 USD.

Tỷ suất sinh lợi từ kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa:

(1,040,000 – 1,000,000) / 1,000,000 = 0,04 = 4%

Page 20: quan he ngang gia

Tác động của kinh doanh chênh lệch lãi suất có phòng ngừa

HÀNH ĐỘNG TÁC ĐỘNG

Dùng đôla Mỹ để mua đồng bảng Anh trên thị trường

giao ngay

Tạo áp lực tăng tỷ giá giao ngay của đồng bảng Anh

Thực hiện một hợp đồng kỳ hạn để bán kỳ hạn bảng Anh

Tạo áp lực giảm tỷ giá kỳ hạn của đồng bảng Anh

Tiền từ Mỹ được đầu từ vào Anh

Tạo áp lực tăng lãi suất của Mỹ và giảm lãi suất của Anh

Page 21: quan he ngang gia

QUY LUẬT MỘT GIÁThe Law of One Price - LOP

Page 22: quan he ngang gia

QUY LUẬT MỘT GIÁTHE LAW OF ONE PRICE - LOP

Định nghĩa

Nếu bỏ qua chi phí vận chuyển, hàng rào thương

mại, các rủi ro và thị trường cạnh tranh là hoàn

hảo, thì các hàng hóa giống hệt nhau trên các thị

trường khác nhau sẽ có giá là như nhau khi quy

về một đơn vị tiền tệ.

Ví dụ:• 1 lít dầu bán ở Mỹ sẽ có giá bằng với giá bán ở Việt Nam.• 1 chiếc ô tô bán ở Nhật sẽ có giá bằng với giá bán ở Hàn Quốc.

Page 23: quan he ngang gia

• Hoạt động kinh doanh chênh lệch giá lực động lực duy trì điều kiện cân bằng theo LOP.

CÔNG THỨC

Pi: giá cả hàng hóa tính bằng nội tệ.

Pi*: giá cả hàng hóa tính bằng ngoại tệ.

S: tỷ giá giao ngay.

(tỷ giá biểu thị số đơn vị nội tệ trên đơn vị ngoại tệ )

Page 24: quan he ngang gia

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA QUY LUẬT MỘT GIÁ

Trong chế độ tỷ giá cố định

Trạng thái cân bằng của luật một giá thiết lập thông qua quá trình chu chuyển hàng hoá từ nơi thấp đến nơi cao, làm cho giá cả ở các thị trường khác nhau thay đổi và trở nên cân bằng với nhau.

• Giả sử Quy luật LOP không được duy trì:

Þ Hàng hóa trong nước đắt hơn hàng hóa nước ngoài.

Page 25: quan he ngang gia

• Kinh doanh chênh lệch giá diễn ra:

Mua hàng hóa nước ngoài về bán trong nước (nhập khẩu hàng hóa).

► Mua hàng hóa ở nước ngoài → cầu hàng hóa ở

nước ngoài tăng → Pi* tăng

► Bán hàng hóa ở trong nước → cung hàng hóa ở

trong nước tăng → Pi giảm

Pi* tăng, Pi giảm trong khi S không đổi khiến cho

quy luật một giá được duy trì trở lại.

Kết luận: Trong chế độ tỷ giá cố định, quy luật một giá được duy trì trở lại do sự biến động của giá cả hàng hóa chứ ko phải sự biến động của tỷ giá.

Page 26: quan he ngang gia

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA QUY LUẬT MỘT GIÁ

Trong chế độ tỷ giá thả nổi

Trạng thái cân bằng của luật một giá thiết lập trở lại thông qua sự thay đổi tỉ giá hơn là giá cả. Quá trình này nhanh và hiệu quả hơn.

• Giả sử Quy luật LOP không được duy trì:

Þ Hàng hóa trong nước rẻ hơn hàng hóa nước ngoài.

Page 27: quan he ngang gia

• Kinh doanh chênh lệch giá diễn ra:

Mang hàng hóa trong nước ra bán ở nước ngoài (xuất khẩu hàng hóa).

► Mua hàng hóa ở trong nước → cầu hàng hóa ở trong nước

tăng → Pi tăng

► Bán hàng hóa ở nước ngoai → cung hàng hóa ở nước ngoài

tăng → Pi * giảm

► Xuất khẩu hàng hóa → cung ngoại tệ tăng → S giảm

Pi * giảm, S giảm trong khi Pi lại tăng khiến cho quy luật

một giá được duy trì trở lại.

Kết luận: Trong chế độ tỷ giá thả nổi, quy luật một giá được duy trì trở lại do sự biến động của tỷ giá hơn là sự biến động của giá cả hàng hóa. Quá trình này diễn ra nhanh chóng.

Page 28: quan he ngang gia

MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT

VÀ TỶ GIÁ

Page 29: quan he ngang gia

Nội dung:

1) Khái niệm ngang giá sức mua ( PPP )2) Các dạng biểu hiện của PPP.

a) PPP tuyệt đối.b) PPP tương đối.c) PPP kỳ vọng.

3) Nguyên nhân làm cho tỷ giá lệch khỏi PPP:

Page 30: quan he ngang gia

1) Khái niệm ngang giá sức mua ( PPP )

• Ngang giá sức mua là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền, theo tỷ lệ này thì số lượng hàng hóa mua được là như nhau ở trong nước và ở nước ngoài khi chuyển đổi một đơn vị nội tệ ra ngoại tệ và ngược lại.

Page 31: quan he ngang gia

2) Các dạng biểu hiện của PPP.

• a) PPP tuyệt đối.• ĐN: là biểu hiện tương quan sức mua của hai đồng

tiền tại một thời điểm.• Giả định:

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và hữu hiệu. Chung rổ hàng (g) và cơ cấu (w)

• Tỷ giá ngang bằng sức mua:

Page 32: quan he ngang gia

• VD: Tại một thời điểm nhất định:Một rổ hàng hóa ở Mỹ có giá $1.000Một rổ hàng hóa ở Anh có giá £600Þ Tỷ giá : =1,67

Vậy tỷ giá giao dịch trên thị trường phải là $1,67/£ thì hai đồng tiền mới ngang giá sức mua với nhau.

Page 33: quan he ngang gia

Ý nghĩa của PPP tuyệt đối:

• Cho phép giải thích tại sao tại một thời điểm, tỷ giá của một đồng tiền nhất định so với đồng tiền này là cao, còn đối với đồng tiền kia lại thấp.

Page 34: quan he ngang gia

Hạn chế của PPP tuyệt đối:

• PPP tuyệt đối chỉ tồn tại và có ý nghĩa về mặt lý thuyết, không có khả năng kiểm chứng mối quan hệ giữa tỷ giá và ngang giá sức mua trong thực tế.

Page 35: quan he ngang gia

b) PPP tương đối:• ĐN: là biểu hiện tương quan sức mua giữa hai đồng

tiền trong một thời kỳ.• Giả định:

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và hữu hiệu. Chung rổ hàng (g) và cơ cấu (w).

• Tương quan lạm phát giữa hai quốc gia trong một thời kỳ phải ngang bằng mức thay đổi tỷ giá trong cùng kỳ ấy.

Page 36: quan he ngang gia

VD: Giả sử quan hệ thương mại giữa hai nước Anh và Mỹ được mở rộng, tỷ lệ lạm phát ban

đầu bằng 0.

• Bây giờ giả sử tỷ lệ làm phát ở Mỹ là 9%, ở Anh là 5%. • Ta có: • Vì tốc độ thay đổi tỷ giá phản ánh chênh lệch lạm

phát giữa 2 quốc gia, nên khi mức chênh lệch lạm phát của Mỹ so với Anh tăng thì tỷ giá cũng giảm => đồng bảng Anh tăng giá 4%.

Page 37: quan he ngang gia

Ý nghĩa của PPP tương đối:

Tốc độ thay đổi tỷ giá phản ánh chênh lệch lạm phát giữa 2 nước trong cùng 1 thời kỳ.

Page 38: quan he ngang gia

c) PPP kỳ vọng:• ĐN: là biểu hiện tương quan sức mua kỳ vọng giữa

hai đồng tiền trong một thời kỳ tương lai kỳ vọng.• Giả định:

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo và hữu hiệu. Chung rổ hàng (g) và cơ cấu (w).

• Tương quan lạm phát kỳ vọng giữa hai quốc gia trong một thời kỳ kỳ vọng dự báo phải ngang bằng mức thay đổi kỳ vọng của tỷ giá trong cùng kỳ ấy:

Page 39: quan he ngang gia

Ý nghĩa của PPP tương đối:

Tốc độ thay đổi tỷ giá kỳ vọng trong một thời kỳ tương lại kỳ vọng phản ánh chênh lệch lạm phát kỳ vọng giữa 2 nước trong cùng 1 thời kỳ.

Page 40: quan he ngang gia

3) Nguyên nhân làm cho tỷ giá lệch khỏi PPP:

a) Sự tồn tại của nhóm hàng NITG.b) Sự tồn tại của nhân tố F.

Page 41: quan he ngang gia

a) Sự tồn tại của nhóm hàng NITG.

• Vì chúng ta giả thiết rằng PPP là đúng cho tất cả các hàng hóa. Tuy nhiên, trong thực tế, mỗi nền kinh tế luôn tồn tại hai nhóm hàng hóa: Nhóm hàng hóa có thể tham gia thương mại quốc tế (ITG ) và Nhóm hàng hóa không thể tham gia thương mại quốc tế (NITG ).

Page 42: quan he ngang gia

• Quy luật ngang giá sức mua thỏa mãn trước hết và chủ yếu chỉ đối với hàng hóa ITG, còn đối với hàng hóa NITG thì hầu như không thỏa mãn.

• Điều này xảy ra là vì: giá cả của hàng hóa ITG được điều chỉnh bởi quy luật cạnh tranh quốc tế, còn hàng hóa NITG được điều chỉnh chủ yếu bởi qui luật cạnh tranh trên thị trường nội địa.

Page 43: quan he ngang gia

b) Sự tồn tại của nhân tố F:

• Giữa các quốc gia luôn tồn tại chi phí vận chuyển hàng hóa, mức thuế VAT khác nhau, bảo hiểm rủi ro hàng hóa …, do đó, nếu chúng ta đề cập đến các nhân tố này (Gọi là các nhân tố F ), thì tỷ giá có thể lệch khỏi PPP.

Page 44: quan he ngang gia

Thuật ngữ:

• PPP: Purchasing power parity• ITG: Internatianol Tradable Goods• NITG: Non-Internatianol Tradable Goods

Page 45: quan he ngang gia