rb_sach thuc an gsnl

128
PGS.TS. LÊ ĐỨC NGOAN, TS. NGUYN XUÂN B, TS. NGUYN HU VĂN (HIU ĐÍNH: GS.TS. V Ũ DUY GI NG) ------------------------------------------------ NHÀ XUT BN NÔNG NGHIP THC ĂN CHO GIA SÚC NHAI LI TRONG NÔNG HMI N TRUNG

Upload: ad-oloflove

Post on 02-Jan-2016

36 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: RB_Sach Thuc an GSNL

PGS.TS. LÊ ĐỨC NGOAN, TS. NGUYỄN XUÂN BẢ, TS. NGUYỄN HỮU VĂN

(HIỆU ĐÍNH: GS.TS. VŨ DUY GIẢNG) ------------------------------------------------

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP

THỨC ĂN CHO GIA SÚC NHAI LẠI TRONG NÔNG HỘ

MIỀN TRUNG

Page 2: RB_Sach Thuc an GSNL

2

PGS.TS. LÊ ĐỨC NGOAN, TS. NGUYỄN XUÂN BẢ,

TS. NGUYỄN HỮU VĂN (HIỆU ĐÍNH: GS.TS. VŨ DUY GIẢNG)

THỨC ĂN CHO GIA SÚC NHAI LẠI TRONG NÔNG HỘ

MIỀN TRUNG

NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI – 2006

Page 3: RB_Sach Thuc an GSNL

3

MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .......................................................................6

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ LOÀI CỎ HÒA THẢO ..........................10

1. CỎ VOI (Pennisetum purpureum).................................10 1.1. Nguồn gốc..............................................................10 1.2. Đặc điểm chung .....................................................11 1.3. Gieo trồng và chăm sóc ..........................................12 1.4. Năng suất ...............................................................14 1. 5. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng .............14 1.6. Sử dụng..................................................................15

2. CỎ PANGOLA (Digitaria decumbens).........................16 2.1. Nguồn gốc..............................................................16 2.2. Đặc điểm sinh vật...................................................16 2.3. Trồng và chăm sóc .................................................17 2.4. Năng suất ...............................................................18 2.5. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng ..............19 2.6. Sử dụng..................................................................19

3. CỎ GHINÊ (Panicum maximum)..................................20 3.1. Nguồn gốc và phân bố............................................20 3.2. Đặc điểm chung .....................................................21 3.3. Gieo trồng và chăm sóc ..........................................22 3.4. Năng suất ...............................................................24 3.5. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng ..............24 3.6. Sử dụng..................................................................24

4. CỎ LÔNG PARA (Brachiaria mutica) .........................25 4.1. Nguồn gốc..............................................................25 4.2. Đặc điểm chung .....................................................26 4.3. Năng suất ...............................................................27 4.5. Sử dụng..................................................................28

5. CÂY NGÔ (Zea mays)..................................................28

Page 4: RB_Sach Thuc an GSNL

4

5.1. Nguồn gốc..............................................................28 5.2. Đặc điểm chung .....................................................29 5.3. Năng suất ...............................................................29 5.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng ..............30 5.6. Sử dụng cây ngô.....................................................34

6. CỎ GÀ/CỎ CHỈ (Cynodon dactylon)............................34 6.1. Nguồn gốc..............................................................34 6.2. Đặc điểm chung .....................................................35 6.3. Năng suất ...............................................................36 6.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng ..............36 6.5. Sử dụng..................................................................37

7. CỎ RUZI (Brachiaria ruziziensis) ................................38 7.1. Nguồn gốc và phân bố............................................38 7.2. Đặc điểm chung .....................................................38 7.3. Gieo trồng và chăm sóc ..........................................39 7.4. Năng suất ...............................................................41 7.5. Giá trị dinh dưỡng ..................................................42 7.6. Sử dụng..................................................................42

8. CÂY MÍA (Saccharum officinarum) .............................43 8.1. Ngọn mía ...............................................................43 8.2. Rỉ mật ....................................................................45 8.3. Bã mía....................................................................47

9. CỎ TỰ NHIÊN ................................................................48

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ LOÀI HỌ ĐẬU VÀ CÂY GIÀU ĐẠM .50

1. CỎ STYLÔ (Stylosanthes sp.) ......................................50 1.1. Đặc điểm sinh vật học ............................................51 1.3. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng ..............54

2. CÂY KEO DẬU (Leucaeana leucocephala) .................55 2.1. Nguồn gốc..............................................................55 2.2. Đặc điểm chung .....................................................56

Page 5: RB_Sach Thuc an GSNL

5

2.3. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc.............................56 2.4. Năng suất ...............................................................58 2.5. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng ..............59 2.6. Độc tố mimosine ....................................................59 2.7. Cách sử dụng .........................................................61

3. CÂY ĐẬU FLEMINGIA (Flemingia macrophilla).......61 3.1. Nguồn gốc..............................................................61 3.2. Đặc điểm sinh vật học ............................................61 3.3. Gieo trồng và chăm sóc ..........................................62 3.4. Năng suất và sử dụng .............................................65

4. CÂY TRICHANTHERA ..............................................66 4.1. Đặc điểm................................................................67 4.3. Kỹ thuật canh tác ...................................................69 4.4. Thu hoạch và chế biến............................................69 4.5. Sử dụng trong chăn nuôi.........................................70

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP DỰ TRỮ, CHẾ BIẾN CÂY CỎ VÀ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP ............................................86

1. Làm cỏ khô...................................................................86 2. Phơi khô và bảo quản rơm.............................................89 3. Ủ chua ..........................................................................91

3.1. Kỹ thuật ủ chua cây ngô ......... Error! Bookmark not defined. 3.2. Kỹ thuật ủ chua cỏ ...Error! Bookmark not defined.

4. Biện pháp kiềm hoá nhằm xử lý, chế biến phụ phẩm giàu xơ............................................................................101 5. Phương pháp làm bánh dinh dưỡng .............................113

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH ..................................122

Page 6: RB_Sach Thuc an GSNL

6

LỜI GIỚI THIỆU

Tôi hân hạnh được viết mấy lời giới thiệu trên trang đầu cuốn sách “Thức ăn cho gia súc nhai lại trong nông hộ miền Trung” của các tác giả PGS.TS. Lê Đức Ngoan, TS. Nguyễn Xuân Bả và TS. Nguyễn Hữu Văn. Cuốn sách đề cập đến một số giải pháp giải quyết thức ăn cho gia súc nhai lại trong điều kiện của nông hộ ở khu vực miền Trung, nơi mà chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia súc nhai lại có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của nông dân, tạo thu nhập và góp phần quan trọng trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Cuốn sách cũng giới thiệu một số quy trình kỹ thuật trồng và phát triển cây thức ăn gia súc trong nông hộ và các kỹ thuật dự trữ, chế biến các nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc. Các quy trình này khá đơn giản, phù hợp với điều kiện và trình độ của người dân miền Trung nói riêng và của nước ta nói chung.

Các tác giả của cuốn sách là các cán bộ giảng dạy lâu năm của trường Đại Học Nông Lâm Huế trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc nhai lại và dinh dưỡng thức ăn gia súc.

Tôi cũng xin cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) đã có dự án (LPS/2002/078) hợp tác nghiên cứu với trường và đã tài trợ cho việc xuất bản cuốn sách.

Page 7: RB_Sach Thuc an GSNL

7

Với tình cảm đồng nghiệp chân thành, tôi vui mừng được giới thiệu cuốn sách này với bạn đọc.

PGS.TS. Trần Văn Minh

Hiệu trưởng trường ĐHNL Huế

Page 8: RB_Sach Thuc an GSNL

8

MỞ ĐẦU

Hiện nay cả nước có khoảng 5,5 triệu con bò và 2,9 triệu con trâu (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2006). Chăn nuôi trâu bò đóng vai trò quan trọng trong đời sống của hàng triệu gia đình nông dân vì nó là nguồn cung cấp thịt, sữa, sức kéo, phân bón và còn được coi là một loại "ngân hàng di động" cho nông dân nghèo.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy năng suất chăn nuôi trâu, bò còn thấp vì một số nguyên nhân: thức ăn chưa đảm bảo cả số lượng và chất lượng; tiềm năng của đàn giống chưa được phát huy tốt; công tác phòng trừ dịch bệnh chưa được quan tâm thỏa đáng; ngoài ra, đầu tư kỹ thuật và tài chính cho chăn nuôi thấp, công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật còn chậm.

Chăn nuôi trâu bò ở nước ta chủ yếu dựa vào nông hộ với quy mô nhỏ (dưới 5 con/hộ), tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên và phụ phẩm là chủ yếu. Diện tích đồng cỏ hạn chế nên gia súc hầu như chỉ được chăn thả ở ven đường, bờ ruộng, nơi không thể canh tác. Với phương thức chăn nuôi như vậy, đàn gia súc tăng trọng và cho sản lượng thịt thấp, không đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Đây là một thách thức lớn đối với các nhà khoa học cũng như nông dân. Thách thức này lại càng trở nên bức bách hơn trong thế kỷ XXI, khi mà diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp và áp lực tăng dân số ngày càng lớn. Từ đó hệ thống chăn nuôi

Page 9: RB_Sach Thuc an GSNL

9

gia súc nhai lại dần dần thay đổi bản chất theo hướng tập trung và chuyên môn hoá. Phát triển một ngành chăn nuôi gia súc nhai lại bền vững, một hệ thống chăn nuôi dựa chủ yếu vào các nguồn thức ăn sẵn có đang là một lựa chọn khôn ngoan của các nước nghèo.

Trong khuôn khổ hoạt động của dự án hợp tác nghiên cứu “Cải thiện hệ thống chăn nuôi bò thịt ở miền Trung, Việt Nam” (LPS/2002/078) do ACIAR tài trợ giai đoạn 2004-2007, chúng tôi xuất bản cuốn sách này nhằm giúp bạn đọc có thêm thông tin cần thiết về nguồn thức ăn và các giải pháp giải quyết thức ăn cho chăn nuôi trâu bò trong nông hộ.

Hy vọng cuốn sách sẽ đem lại nhiều hữu ích cho bạn đọc.

Tuy vậy, sách không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để lần xuất bản sau được hoàn hảo hơn.

Các tác giả

Page 10: RB_Sach Thuc an GSNL

10

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ LOÀI CỎ HÒA THẢO

1. CỎ VOI (PENNISETUM PURPUREUM) Phạm vi ứng dụng: Thích hợp cho thu cắt và ủ chua

1.1. Nguồn gốc

Nguồn gốc ở Nam Phi, phân bố rộng ở các nước nhiệt đới trên thế giới. Quê hương lâu đời của cỏ voi là vùng Uganda (100 vĩ Bắc – 200 vĩ Nam) nhập vào Mỹ từ năm 1913, Australia 1914, Cuba 1917, Brasil 1920... Ở Việt Nam, cỏ voi được coi là cỏ Huế vì lần đầu tiên lấy giống ở đây đưa ra Bắc (1908). Hiện nay cỏ voi được trồng ở nhiều vùng sinh thái ở nước ta. Đây là một giống cỏ cho năng suất chất xanh cao nhất trong điều kiện thâm canh ở Việt Nam.

Ngoài giống cỏ voi thường đang được trồng ở Việt Nam (King grass) thì một số giống V oi lai (P. purpureum Selection 1),

Hình 1: Cỏ voi (pennisetum purpureum)

Page 11: RB_Sach Thuc an GSNL

11

V oi lùn (P . purpureum cv. Mott; dwarft elephant grass) đang phát triển ở một số nơi. Cỏ voi lùn có thời gian sinh trưởng dài hơn, hàm lượng protein cao hơn và tốc độ giảm hàm lượng protein theo tuổi chậm hơn so với các giống khác.

1.2. Đặc điểm chung

Cỏ voi là loại lâu năm, thân đứng có thể cao từ 4-6m, nhiều đốt, những đốt gần gốc thường ra rễ, hình thành cả thân ngầm phát triển thành búi to, lá hình dải có mũi nhọn ở đầu, bẹ lá dẹt ngắn và mềm, dài 30cm, rộng 2cm. Chùm hoa hình trùy giống đuôi chó, màu vàng nhạt. Rễ phát triển mạnh, ăn sâu có khi tới 2m. Tỷ lệ lá/toàn cây biến động rất lớn. Các phần lá và thân chiếm khoảng 58%, các phần ngầm dưới đất chiếm 42%. Tỷ lệ lá giảm dần khi tăng tuổi cây (từ 66 đến 30% từ 2 đến 12 tuần tuổi). Tái sinh nhanh sau 30 ngày tuổi (chiều cao trung bình 120cm).

Hình 2: Giống cỏ voi chọn lọc 1

(Selection 1)

Page 12: RB_Sach Thuc an GSNL

12

Cỏ voi sinh trưởng mạnh trong mùa hè khi nhiệt độ và độ ẩm cao. Sinh trưởng chậm trong mùa đông và mẫn cảm với sương muối. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sinh trưởng từ 25-400C. Nhiệt độ thấp nhất cho sinh trưởng khoảng 150C. Cỏ voi có thể sinh trưởng ở những vùng cao tới 2000m so với mực nước biển. Thích hợp nhất với đất giàu dinh dưỡng có tầng canh tác sâu, pH= 6-7, đất không bùn và không ngập úng. Thích hợp ở những vùng có lượng mưa khoảng 1500mm/năm.

1.3. Gieo trồng và chăm sóc Trồng cỏ voi bằng hom trong mùa mưa, nhưng tốt

nhất là đầu mùa mưa. Chuẩn bị đất: Cày đất ở độ sâu 20-25cm, bừa và cày

đảo (lần 2) làm tơi đất, vơ cỏ dại và san phẳng mặt đất trồng. Rạch hàng sâu 15-20cm theo hướng Đông – Tây; khoảng cách hàng là 60-80cm.

Phân bón: Đầu tư cho 1 ha cỏ trồng gồm phân hữu cơ hoai mục: 15 - 20 tấn; supe lân : 250- 300 kg; sulfat kali : 150-200 kg; urê: 400-500 kg.

Hình 3: Trồng cỏ voi bằng hom

Page 13: RB_Sach Thuc an GSNL

13

Các loại phân hữu cơ, lân, kali dùng bón lót toàn bộ theo lòng rãnh hàng; phân đạm bón chia đều cho các lần thu hoạch trong năm và bón thúc.

Giống: Sử dụng loại thân giống có độ tuổi 80-100 ngày và được chặt vát thành hom có độ dài 50-60cm. Mỗi hom có 3-5 mắt mầm. Tốt nhất lấy phần thân bánh tẻ. Sử dụng 6-7 tấn giống/ha (giống đã chặt thành hom).

Cách trồng: Đất sau khi rạch hàng và bón phân đầy đủ theo quy định, đặt hom theo lòng rãnh, đặt hom này gối lên nửa hom kia nối tiếp nhau, lấp kín hom bằng một lớp đất 3-5cm và đảm bảo mặt đất bằng phẳng sau khi lấp hom giống.

Chăm sóc: Sau khi trồng 10-15 ngày, tiến hành kiểm tra tỷ lệ nảy mầm (mầm nhô lên mặt đất). Trồng dặm những chỗ bị chết và làm cỏ phá váng (tránh không làm động thân

giống đã trồng). Dùng cuốc làm cỏ dại 2-3 lần trước khi cỏ lên cao phủ kín đất trồng. Dùng 100 kg urê/ha bón thúc khi cỏ ở giai đoạn 25-30 ngày tuổi. Sau mỗi lần thu hoạch, làm cỏ dại một lần và bón thúc phân đạm khi cỏ

Hình 4: Kỹ thuật thu cắt cỏ voi

Page 14: RB_Sach Thuc an GSNL

14

tái sinh lá mới (sau khi thu hoạch 15 ngày).

1.4. Năng suất Thu hoạch lần đầu khi cỏ đạt 70-80 ngày tuổi (cây có

thân cứng – không thu cắt non lứa đầu). Các lứa tái sinh thu hoạch khi thảm có độ cao 80-120 cm (khoảng sau 30 ngày vào mùa mưa, 35-40 ngày mùa khô). Trong mùa khô, độ cao cắt gốc để lại khoảng 5cm, mùa mưa thì dài hơn. Có thể cắt cỏ bằng máy, liềm hoặc dao. Khi thu hoạch chú ý cắt toàn bộ không để lại cây mầm, tạo thảm cỏ tái sinh đều.

Cỏ voi cho năng suất chất xanh rất cao, từ 100-300 tấn/ha/năm và có thể lên 500 tấn/ha/năm. Bảng 1.1. Ảnh hưởng tuổi thu cắt đến năng suất (tấn/ha) và

tỷ lệ chất khô (%) của cỏ voi Tuần 2 4 6 8 10 12

Năng suất 2 20 30 54 55 58 VCK 14,57 18,20 19,57 21,10 21,53 23,78

Nguồn: Viện chăn nuôi, 1976. 1. 5. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng có sự biến động lớn, đặc biệt là hàm lượng ni tơ, tuỳ thuộc vào tuổi thu hoạch (tỷ lệ lá/thân), phân bón. Ví dụ: sau 6 tuần tái sinh hàm lượng protein thô đạt 10%, sau 10 tuần thì chỉ còn 7,6%. Hàm lượng protein thô và tỷ lê tiêu hoá chất khô lá cỏ theo thứ tự biến động từ 9,5-19,7 và 68 - 74%. Giá trị năng lượng trao đổi, protein

Độ cao gốc còn lạ

Page 15: RB_Sach Thuc an GSNL

15

thô, xơ trung tính (NDF) trung bình theo thứ tự là 8,9MJ/kg VCK, 13,2% và 63%.

Bảng 1.2. Thành phần hoá học của cỏ voi

Tính theo chất khô (%) Đặc điểm

Mẫu

Chất khô (%)

Pro. thô

Xơ thô Tro Mỡ DXKĐ

Tươi, độ cao 80cm

20,0 9,0 28,6 14,8 1,1 46,5

Tươi, độ cao 240cm

25,0 7,2 36,1 12,4 1,0 43,3

Tươi, 8 tuần tuổi

19,5 9,7 33,3 16,4 1,5 39,1

Tươi, 10 tt, cao 135cm

18,3 8,7 32,8 10,9 3,3 44,3

Tươi, 10 tt, cao 150cm

18,5 6,5 33,0 11,4 2,7 46,4

Nguồn: Gohl, 1998 1.6. Sử dụng

Cỏ voi dùng thu cắt làm thức ăn gia súc dưới hình thức tươi hay ủ chua. Cắt lần đầu sát mặt đất cho cây sinh trưởng và đẻ nhánh nhiều không trồi lên trên. Trên thực tế, cỏ voi chỉ sử dụng 3-4 năm và phải trồng lại. Tuy nhiên, nếu quản lý tốt có thể cho năng suất cao trong 10 năm liền. Có thể trồng xen với các cây họ đậu (Kudzu, Centro, Desmodium). Cỏ voi có thể ủ chua để dự trữ cho gia súc vào mùa thiếu thức ăn.

Page 16: RB_Sach Thuc an GSNL

16

2. CỎ PANGOLA (Digitaria decumbens) Phạm vi ứng dụng: Thích hợp cho chăn thả và làm cỏ khô

2.1. Nguồn gốc Cỏ Pangola xuất hiện ở bờ sông Pangola thuộc Nam

Phi, nhập vào Mỹ 1935, Cuba 1950, Peru 1952, Australia 1954 và các nơi khác thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cỏ Pangola đầu tiên nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc (8/1967), sau này (tháng 10/1968) nhập từ Cuba và nhiều con đường khác qua các dự án nghiên cứu.

2.2. Đặc điểm sinh vật Cỏ Pangola là loài cỏ hoà thảo lâu năm, cây thấp, có

hướng đổ rạp, thân cành nhỏ (0,2-0,3 cm) và bò đan vào nhau tạo thành thảm. Ở các đốt thân, nhất là các thân bò có vòng lông màu trắng xanh hay phớt tím, lá cỏ xanh mượt và mềm, dài khoảng 6-7cm và rộng 0,6cm. Mỗi nhánh có khoảng 10-12 lá. Lá có lưỡi thìa chứ không có lông như các loài thuộc Cynodon (cỏ gà). Tỷ lệ thân và lá tùy thuộc vào tuổi thu hoạch. Nhìn chung,

Hình 5: Thảm cỏ Pangola

Page 17: RB_Sach Thuc an GSNL

17

tỷ lệ lá giảm dần theo tuổi. Tỷ lệ thân và lá lúc thu hoạch khoảng 60-70% và 30-40%.

Cỏ Pangola có biên độ sinh thái rộng. Nhiệt độ lạnh (5-60C) và nóng 420C không bị tổn thất. Nhiệt độ dưới 220C phát triển chậm và dưới 120C có thể ngừng phát triển. Cỏ Pangola thích hợp với những vùng có lượng mưa khoảng 1000mm/năm. Nó có thể chịu ẩm và đất ngập nước tạm thời, mẫn cảm với sương muối. Phát triển tốt trên nhiều loại đất, từ đất cát nghèo dinh dưỡng đến đất sét nặng.

2.3. Trồng và chăm sóc Thời vụ gieo trồng: Đầu mùa mưa là thích hợp. Chuẩn bị đất: Đất trồng cỏ Pangola cần được làm kỹ,

cày bừa 2-3 lần đảm bảo đất nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại, mặt đất trồng bằng phẳng và rạch hàng trồng với khoảng cách hàng 50-60cm.

Phân bón cho 1 ha cỏ trồng: Phân hữu cơ hoai mục: 10 tấn Supe lân : 150 - 200 kg Sulfat kali : 100-150 kg Phân đạm urê: 250-300 kg

Phân hữu cơ, lân, kali dùng bón lót theo hàng rạch trước khi trồng cỏ. Phân đạm dùng để bón sau khi gieo trồng và thu hoạch (tập trung vào mùa mưa trong năm).

Page 18: RB_Sach Thuc an GSNL

18

Giống: Trồng bằng thân, cỏ giống có độ tuổi 75-90 ngày được cắt thành hom có độ dài 35-40cm (xén bỏ phần lá ngọn). Dùng 1,2 -1,5 tấn giống/ha.

Cách trồng: Đất sau khi đã rạch hàng và bón phân theo quy định cỏ giống được đặt thành khóm áp về mặt phía thành của hàng rạch tạo góc xiên 35-400. Đặt khóm cách khóm 15-20cm (phía gốc ở dưới và phía ngọn ở trên). Trong mỗi khóm có 4-6 hom giống.

Chăm sóc: Kiểm tra nảy mầm và trồng dặm sau 10 -15 ngày. Sau khi trồng 2-3 tuần tiến hành diệt cỏ dại, xới phá váng. Cần chăm sóc làm cỏ dại 2 lần trước khi cỏ Pangola phát triển che phủ đất trồng. Dùng phân đạm bón thúc khi ruộng cỏ có màu xanh và tái sinh ra lá mới.

2.4. Năng suất Năng suất chất xanh của cỏ đạt 60-80 tấn/ha/năm.

Năng suất cỏ tùy thuộc vào chế độ phân bón, hệ thống canh tác, mùa vụ....Sau 2 tháng trồng, cỏ cao 47,8 cm, năng suất 20 tấn tươi/ ha. Chế độ canh tác tốt, bón phân nhiều (10-15 tấn phân hữu cơ/ha) năng suất lên đến 100-120 tấn/ha. Cỏ cho năng suất cao năm thứ 2, có thể lên tới 165 tấn tươi/ha. Võ Văn Trị và cộng sự (1976) cho biết tại Đồng Giao năng suất Pangola chỉ đạt 44,5 tấn tươi/ha. Năng suất cỏ phụ thuộc rất lớn vào mùa vụ. Vào mùa khô, năng suất cỏ chỉ đạt 33% cả năm. Năng suất cỏ cao nhất vào khoảng 6-8 tháng tuổi.

Page 19: RB_Sach Thuc an GSNL

19

2.5. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng Giá trị dinh dưỡng phụ thuộc rất lớn vào tuổi thu cắt,

dinh dưỡng của đất và giống. Hàm lượng protein nằm trong khoảng 9-14%, có thể lên tới 20%. Hàm lượng xơ thô cao (30-36%). Tỷ lệ tiêu hoá chất khô khoảng 45-70%. Cỏ Pangola có hàm lượng Na cao khi so sánh với nhiều loại cỏ nhiệt đới khác. Thu hoạch muộn làm tăng tỷ lệ xơ, giảm giá trị dinh dưỡng

2.6. Sử dụng Pangola trồng và sử dụng để chăn thả hay thu cắt làm cỏ khô, lứa đầu thu hoạch thích hợp sau khi trồng 2,5-3 tháng, các lứa sau tùy theo điều kiện cụ thể có thể thu sau 60-65 ngày vào vụ hè-thu và 80-100 ngày vào vụ đông-xuân, khi thảm cỏ có độ cao 40-50cm (để thu cắt) và 25-30cm (để chăn thả). Thảm cỏ Pangola thu cắt làm cỏ khô khi có 70-80 ngày tuổi (cần lưu ý khi thời tiết thuận lợi để phơi cỏ). Độ cao cây còn lại sau khi thu hoạch 10cm là thích hợp cho thảm cỏ tái sinh.

Bảng 1.3. Thành phần hoá học của cỏ Pangola Tính theo chất khô (%) Đặc điểm

Mẫu Chất khô (%)

Pro thô

Xơ thô

Tro Mỡ DXKĐ

Tươi, bắt đầu ra hoa

28,6 8,2 33,3 6,9 2,0 49,6

Tươi, hoa rộ

39,3 6,8 29,5 7,8 2,1 53,8

Page 20: RB_Sach Thuc an GSNL

20

Tươi, 21 ngày tái sinh

21,4 9,2 35,3 12,2 1,3 41,0

Tươi, 42 ngày tái sinh

21,4 4,8 36,3 6,9 1,0 51,0

Cỏ khô thu 35 ngày

- 6,9 34,7 9,8 1,8 46,8

Cỏ khô thu 45 ngày

- 7,5 33,1 9,8 2,3 47,3

Cỏ khô thu 65 ngày

- 5,8 29,6 9,1 2,3 53,2

Nguồn: Gohl, 1998 Cỏ Pangola thường được trồng kết hợp với các cây

họ đậu (keo đậu, Stylo, Kudzu, Desmodium...) để tăng giá trị hỗn hợp cỏ.

3. CỎ GHINÊ (Panicum maximum) Phạm vi ứng dụng: Thích hợp thu cắt, ủ chua và chăn thả nhẹ.

3.1. Nguồn gốc và phân bố

Page 21: RB_Sach Thuc an GSNL

21

Cỏ Ghinê có nguồn gốc ở Châu Phi nhiệt đới và phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới. Ở Australia, cỏ này đã được đưa vào trên 30 năm nay và đã lan rộng ra các vùng có khí hậu biển (không có sương muối ) nhiệt đới

và Á nhiệt đới thuộc bang Queensland với lượng mưa hàng năm khoảng 1000mm. Ở nước ta cỏ Ghinê đã được đưa vào Nam Bộ năm 1975 và trồng phổ biến nhiều nơi trên

cả nước. Một số giống cỏ ghi-nê phổ biến: P . maximum TD58, P . maximum CIAT 673, P . maximum Common, P . maximum Harmil, v.v.

3.2. Đặc điểm chung Cỏ Ghinê là loài cỏ lâu năm, thân cao 2-3m, không có thân bò, chỉ sinh nhánh và tạo thành bụi. Bẹ lá mọc quanh gốc có màu tím, cả bẹ và lá đều có lông nhỏ và trắng, nhất là ở bẹ lá. Những lá phía trên ngắn và có bẹ lá dài nên không che nắng ở những lá dưới. Lá có khả năng xoay theo chiều nắng. Tỷ lệ lá/thân là 1,7, cụm hoa hình chuông là đặc trưng của cỏ,

Hình 6: Cỏ Ghinê (P. maximum TD58)

Page 22: RB_Sach Thuc an GSNL

22

cũng có lông nhỏ và mịn. Bộ rễ có nhiều nhánh, phát triển rất mạnh. Cỏ phát triển tạo thành từng cụm như một cái phễu hứng nước mưa nên khả năng chịu hạn cao.

Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cỏ Ghinê từ 19,1-22,90C, không chịu được sương muối nặng. Sinh trưởng tốt trong những vùng có lượng mưa từ 800-1800 mm/năm. Không chịu hạn được ở những vùng quá khô. Sống được trên nhiều loại đất nhưng ưa đất nhiều màu mỡ và đất phù sa. Ưa đất giàu canxi, oxyt sắt, tiêu nước tốt. Tốt nhất ở pH = 6, không chịu được đất ẩm kéo dài. Chịu được ở đất mặn nhẹ. Là cây phản ứng với ánh sáng ngày ngắn và tương đối chịu bóng. Nó có thể mọc tốt ở những nơi cao tới 2500m so với mực nước biển.

3.3. Gieo trồng và chăm sóc Trồng vào mùa mưa, tốt nhất trồng ở đầu mùa mưa

để đảm bảo tỷ lệ sống cao.

Chuẩn bị đất: Cày vỡ đất với độ sâu 20cm, bừa và cày đảo (cày 2 lần), bừa tơi đất, nhặt sạch cỏ dại và san phẳng mặt đất trồng. Nếu dùng hạt gieo thì chuẩn bị đất kỹ hơn, cày bừa nhiều lần đảm bảo đất tơi nhỏ.

Phân bón cho 1ha trồng cỏ gồm:

Phân hữu cơ hoai mục: 10-15 tấn Supe lân : 200-250 kg

Sulfat kali : 100-200 kg Phân đạm urê: 300-350 kg

Page 23: RB_Sach Thuc an GSNL

23

Các loại phân hữu cơ, lân, kali dùng bón lót theo hàng; phân đạm dùng để bón thúc và chia đều cho mỗi lần thu hoạch trong năm.

Giống: Gieo trồng bằng hạt cần 4-6 kg hạt tiêu chuẩn/ha. Trồng bằng thân sử dụng 4-6 tấn/ha và được chuẩn bị như sau: Khóm/bụi cỏ Ghinê làm giống được xén bỏ phần lá ngọn để lại gốc cao khoảng 25-30cm. Dùng cuốc đánh khóm cỏ lên, đập rủ đất khỏi rễ cắt bớt rễ để lại còn 4-5cm. Sau đó tách khóm thành các cụm nhỏ liền khối, đảm bảo mỗi cụm có 4-5 thân nhánh tươi.

Cách trồng: Đất sau khi rạch hàng, bón phân theo quy định, đặt từng cụm giống vào thành hàng rạch với khoảng cách 35-40cm, dùng cuốc lấp kín 1/2 độ dài của thân giống (phần gốc) và dùng chân dậm chặt đất lấp phần gốc để rễ cỏ tiếp xúc chặt với đất tạo điều kiện độ ẩm cao, chóng nảy mầm và đạt tỷ lệ sống cao.

Nếu dùng hạt gieo rải đều theo hàng rạch và dùng đất nhỏ lấp kín hạt một lớp mỏng (không quá 1 cm) hoặc dùng tay khỏa đều hạt với đất theo hàng trồng.

Chăm sóc: Sau khi trồng 15-20 ngày kiểm tra tỷ lệ sống, những chỗ không có mầm mọc thì trồng bổ sung. Nếu là cây con mọc từ hạt thì phải chờ đến khi phân biệt rõ (rất dễ nhầm lẫn với cỏ dại) mới chăm sóc cỏ trong hàng và trồng tỉa bổ sung. Chăm sóc làm cỏ dại 2 lần trước khi cỏ

Page 24: RB_Sach Thuc an GSNL

24

phát triển tốt che phủ đất. Dùng phân đạm bón thúc khi thảm cỏ nảy mầm xanh và sau khi làm cỏ dại.

3.4. Năng suất Lứa đầu thu hoạch khi thảm cỏ trồng được 60 ngày

tuổi, các lứa tái sinh thu hoạch sau khi thảm cỏ có độ cao 45-60 cm (tùy theo mùa và trạng thái phát dục của cỏ). Phần gốc để lại là 10-15cm.

Năng suất đạt từ 50-100 tấn tươi/ha và có thể lên tới 180 tấn/ha. Có thể cắt 8-9 lứa/năm. Cỏ Ghinê phát triển nhanh trong mùa mưa và đây là một trong những loài có thể thay thế Pangola vì giữ được năng suất đáng kể mặc dù độ ngon miệng có kém hơn.

3.5. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng Hàm lượng chất khô 20-30%, protein thô 5-9%, xơ thô 30-40%. Tỷ lệ tiêu hoá chất khô của cỏ diễn biến từ 64% (sau 2 tuần thu hoạch) xuống 50% (sau 8 tuần thu hoạch).

3.6. Sử dụng Cỏ Ghinê có thể dùng để chăn thả hay thu cắt làm cỏ

xanh hoặc khô hoặc ủ chua. Chu kỳ sử dụng dài tới 6 năm, phụ thuộc vào chế độ sử dụng. Có thể trồng xen với keo dậu, Stylo để làm tăng giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp cỏ.

Bảng 1.4. Thành phần hoá học cỏ Ghinê và tỷ lệ tiêu hóa (%)

Page 25: RB_Sach Thuc an GSNL

25

Tính theo vật chất khô (%) Đặc điểm

Mẫu

Chất khô Pro.

thô Xơ thô

Tro Mỡ DXKĐ

Tươi, 40cm

25,0 8,8 29,9 11,2 1,6 48,5

Tươi, 80cm

25,0 8,8 32,8 12,9 1,5 44,0

Tươi, mới có hoa

28,0 5,3 39,6 10,6 1,4 43,0

Cỏ khô, 6 tuần

88,6 11,9 31,7 12,0 3,2 41,2

Cỏ khô, 8 tuần

89,7 6,6 35,5 13,2 1,8 42,9

Ủ chua 20,0 6,3 39,7 19,6 2,7 31,7 Tỷ lệ tiêu hóa

57,2 58,4 67,5 55,8 57,2

Trồng cỏ Ghinê để chăn thả thì 2 lứa đầu tiên phải thu cắt, đến lứa thứ 3 mới đưa bò vào chăn thả. Thảm cỏ chăn thả có độ cao 35-40 cm là hợp lý. Thời gian nghỉ để cỏ tái sinh mọc lại (chu kỳ chăn thả) khoảng 25-35 ngày và thời gian chăn gia súc liên tục trên một lô cỏ không quá 4 ngày.

4. CỎ LÔNG PARA (Brachiaria mutica) 4.1. Nguồn gốc

Cỏ lông Para có nguồn gốc ở Nam Mỹ, phân bố nhiều ở các nước nhiệt đới. Cỏ này được đưa vào Nam bộ năm 1875 và Trung bộ năm 1930 rồi sau đó ra Bắc bộ. Hiện

Page 26: RB_Sach Thuc an GSNL

26

nay được sử dụng ở nhiều nơi và là một trong các loại cỏ Hòa thảo tốt ở nước ta.

4.2. Đặc điểm chung Cỏ lông Para là loài cỏ lâu năm thân có chiều hướng

bò, có thể cao tới 1,5m. Thân và lá đều có lông ngắn. Cánh cứng to rỗng ruột, đốt dài 10-15cm, mắt 2 đầu đốt có màu trắng xanh. Các mắt ở đốt có khả năng đâm chồi và rễ dài, lá dài đầu nhọn như hình tim ở gốc. Bẹ lá dài, lưỡi bẹ ngắn.

Cỏ lông Para là cỏ sinh trưởng trong mùa hè, thuộc cỏ lâu năm. Nhiệt độ sinh trưởng trung bình thích hợp 210C. Nó có thể sinh trưởng ở những vùng cao tới 1000m so với mực nước biển, thích hợp với những vùng có lượng mưa cao nhưng có thể tồn tại ở những vùng có lượng mưa thấp 500mm/ năm. Phát triển mạnh ở những nơi đất bùn lầy, chịu được ngập nước (tới 60cm), cỏ thường xuất hiện ở các bờ sông, suối, cống rãnh. Có thể sinh trưởng ở đất đỏ, đất mặn đất phèn... nhưng ưa đất phù sa, đồng bằng. Lông Para là cây cỏ nửa nước, nửa cạn và có thể sống được ở những nơi nước chảy.

Hình 7: Cỏ Lông Para

Page 27: RB_Sach Thuc an GSNL

27

4.3. Năng suất Năng suất cỏ thay đổi theo thời gian sinh trưởng,

mùa vụ và tính chất đất đai. Năng suất xanh của cỏ lông Para đạt 70-80 tấn/ha/năm, có nơi đạt 90-100 tấn/ha/năm. Đặc biệt, cỏ lông Para có khả năng phát triển tốt vào vụ Đông-Xuân nên nó chính là cây hòa thảo trồng cung cấp thức ăn xanh cho gia súc vào vụ này rất tốt.

4.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng Lá cỏ Para có tính ngon miệng cao song phần thân và

cỏ già tính ngon miệng giảm rõ rệt khi nuôi gia súc. Giá trị dinh dưỡng của cỏ cao, mặc dù lượng chất khô ăn vào của gia súc chăn thả có thể giảm do hàm lượng nước cao và nước đọng trên lá và thân. Hàm lượng protein biến động từ 14-20% và tỷ lệ tiêu hoá chất khô 65-80% ở lá và 55-65% ở phần cành ngọn. Giá trị này giảm xuống chỉ còn 35-45% ở ngọn già.

Bảng 1.5. Thành phần dinh dưỡng của cỏ lông Para

% Tính theo vật chất khô Đặc điểm Mẫu

Chất khô Pro.

thô Xơ thô

Tro Mỡ DXKĐ

Tươi, 6 tuần tuổi

29,5 14,2 26,6 12,4 1,9 44,9

Tươi, 10 tuần tuổi

39,8 13,2 29,4 12,0 1,5 43,9

Tươi, 14 tuần tuổi

36,3 11,9 28,5 11,3 1,8 46,5

Page 28: RB_Sach Thuc an GSNL

28

Tươi, giữa ra hoa

29,0 9,4 30,8 9,9 2,0 50,9

Khô, thu 45 ngày

- 12,0 27,3 10,7 2,9 47,1

Khô, thu 55 ngày

- 10.4 27,9 9,9 3,0 48,8

4.5. Sử dụng Cỏ lông Para không chịu được giẫm đạp do vậy chỉ

nên trồng để thu cắt làm thức ăn xanh cho ăn tại chuồng hay ủ chua hoặc dùng để chăn thả gia súc luân phiên, cắt lứa đầu 45-60 ngày sau khi gieo, các lứa sau cắt cách nhau 30-35 ngày, cắt 5-10 cm cách mặt đất. Cỏ trồng 1 lần có thể sử dụng đến 4-5 năm. Cỏ còn là nguồn phân xanh cho kết quả rất tốt trên các vùng trồng dứa. Cỏ cạnh tranh rất khỏe với cỏ dại mọc lan trên mặt nước.

5. CÂY NGÔ (Zea mays) 5.1. Nguồn gốc

Cây ngô (Zea mays) là cây lương thực quan trọng ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới và là nguồn thức ăn quan trọng cho gia súc. Do thiếu tài liệu chính xác về lịch sử nên chưa làm sáng tỏ nơi phát sinh của ngô. Anderson (1945) cho là ngô xuất hiện ở Đông Nam Á, nhưng không thể phủ nhận được sự có mặt của ngô ở thời nguyên thủy cổ xưa tại châu Mỹ. Rất có thể ngô bắt nguồn từ Mexico và Guatemala. Hiện nay ngô phân bố rất rộng ở các nước nhiệt đới và ôn

Page 29: RB_Sach Thuc an GSNL

29

đới trên thế giới. Ngô là cây thức ăn quan trọng ở Việt Nam, dùng làm lương thực cho người và thức ăn cho gia súc.

5.2. Đặc điểm chung Ngô là cây hàng năm, thân thẳng và đơn độc, không

đẻ nhánh, trừ một số giống địa phương. Cây cao tới 2-3m. Các đốt ở gốc mang rễ. Lá hình mũi mác rộng. Hai mặt lá hơi ráp, mép lá có lông, lá dài 45-50cm. Bẹ lá nhẵn có lông mềm, lưỡi bẹ ngắn và có lông. Cụm hoa đực ở ngọn cây, có lông. Cụm hoa cái ở nách lá lớn hình trụ và không cuống, có bẹ lá hẹp bao bọc. Đầu các nhụy có lông dài 10-20cm, quả bóng, cứng, có nhiều màu xếp 8-10 dãy. Hạt có tỷ lệ nảy mầm rất cao. Cây ngô sinh trưởng rất nhanh, có thể thu hoạch trong thời gian ngắn.

Ngô thích hợp với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm. Rất nhạy cảm với khô hạn, không chiụ được sương muối. Ngô được trồng nhiều từ 500 vĩ Bắc đến 400 vĩ Nam và lên độ cao 3300m ở châu Mỹ. Ngô có thể sống ở một số loại đất, nhưng tốt nhất là đất xốp, dễ thoát nước không thích đất mặn và lầy.

5.3. Năng suất Năng suất chất chất xanh thay đổi theo giai đoạn sinh

trưởng và mật độ gieo trồng. Nếu thu làm thức ăn xanh sau 40-50 ngày cho năng suất 12,6 tấn/ha, 4-5 tháng cho 25-40 tấn/ha hoặc cao hơn. Ở vùng nhiệt đới năng suất nằm trong khoảng 8-70 tấn chất xanh/ha hay 2-20 tấn chất khô/ha.

Page 30: RB_Sach Thuc an GSNL

30

Năng suất chất xanh thường đạt tối đa khi cây đã chín sinh lý, tức là 2 tháng sau khi phun râu. Giai đoạn làm hạt hàm lượng chất khô cả cây gần 30%. Năng suất không thay đổi lắm trước và sau khi ngô chín vài ngày, nhưng sau 7 ngày thì giảm hẳn. Năng suất thay đổi lớn theo mật độ và hàng.

Bảng 1.6. Thành phần hoá học (%) của cây ngô ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau

Thành phần Giai đoạn

Chất khô

Protein thô

Mỡ thô

Xơ thô

DXKĐ

Ngậm sữa 32,2 2,4 0,4 5,1 14,4 Chín sáp 33,4 2,4 0,8 6,1 22,5 Chín hoàn toàn

42,2 3,1 1,1 7,8 28,4

5.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng

Ngô hạt. Ngô vàng chứa nhiều sắc tố và cryptoxanthin là tiền vitamin A, có tác dụng làm tăng đậm độ mầu của da gà và lòng đỏ trứng gia cầm. Hạt ngô chứa 2 loại protein là zein và glutelin. Zein có rất nhiều trong nội nhũ, thiếu tryptophan và lysine. Glutelin có ít hơn trong nội nhũ nhưng có nhiều trytophan và lysine hơn. Dầu ngô chứa nhiều axit béo không no và rất nhiều axit linoleic, chính vì thế sử dụng nhiều ngô trong khẩu phần của lợn làm cho mỡ mềm. Hạt ngô nghèo can xi, nhưng hàm lượng phốt pho tương đối khá vì có sự hoạt động của enzym phytase trong

Page 31: RB_Sach Thuc an GSNL

31

hạt. Tỷ lệ Ca/P thấp vì vậy khi sử dụng nhiều ngô trong khẩu phần cần bổ sung canxi như bột đá, bột vỏ sò...

Độc tố nấm (zearalenone, aflatoxin và ochratoxin...) xuất hiện do bảo quản ngô trong điều kiện ẩm ướt. Nấm Aspergirus flavus và Aspergirus parasiticus sản sinh độc tố aflatoxin gây suy giảm hệ miễn dịch cơ thể và gây ung thư cho người và động vật, nấm Fusarium sản sinh độc tố zearalenone gây rối loạn sinh sản cho lợn nái...

Cây ngô. Hàm lượng protein thô cao hơn các loại cỏ khác khi cây còn non. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của ngô biến động lớn, phụ thuộc vào thời kỳ sinh trưởng và thu hoạch, chế biến.

Ngô và bột lõi ngô nghiền. Gồm toàn bộ bắp ngô không kể vỏ bắp. Loại thức ăn này có giá trị tốt đối với gia súc nhai lại. Nuôi bò bằng loại thức ăn này cho tăng trọng không sai khác với bò ăn ngô hạt có vỏ. Do hàm lượng xơ cao nên hạn chế lượng ăn vào của gia cầm. Có thể sử dụng tối đa 50% loại thức ăn này cho lợn thịt. Trong điều kiện nóng ẩm, phải bảo quản bột thật khô, nếu không thì sẽ bị nấm mốc.

Bảng 1.7. Thành phần hoá học cây ngô (%) Tính theo vật chất khô Đặc điểm

Mẫu

Chất khô Pro Xơ Tro Mỡ DXKĐ

Tươi, 8 15,7 8,9 31,2 10,2 1,9 47,8

Page 32: RB_Sach Thuc an GSNL

32

tuần tuổi Tươi, 10 tuần tuổi

21,9 10,9 31,5 8,7 1,4 48,4

Tươi, giữa ra hoa

23,8 9,5 30,9 6,0 4,3 49,3

Tươi, chín sữa

16,0 11,3 29,4 8,1 1,9 49,3

Thân khô - 6,3 35,0 7,4 1,3 50,3 Ủ chua, chín sữa

- 6,5 31,9 5,0 3,3 53,3

Lõi ngô. Lõi ngô chiếm khoảng 20% khối lượng toàn bắp ngô. Đây là phần có giá trị dinh dưỡng thấp so với cỏ khô và không ngon miệng. Nếu còn độ ẩm cao thì nhanh chóng bị nấm mốc sau vài ngày. Tuy vậy, bột lõi ngô có thể làm nguồn thức ăn kết hợp với các loại thức ăn khác để vỗ béo bò thịt cho kết quả tốt.

Bảng 1.8. Thành phần hoá học của hạt ngô và các phụ phẩm khác (%)

Tính theo vật chất khô Đặc điểm Mẫu

Chất khô Pro Xơ Tro Mỡ DX

KĐ Ca P

Hạt ngô trắng 84,8 9,14 2,50 0,51 3,8 0,01 0,24

Bắp ngô và lá 88,4 8,29 6,89 1,18 3,12 0,04 0,23

Bắp ngô nghiền 86,2 8,25 6,25 1,14 3,05 0,03 0,22

Hạt ngô nghiền 87,8 12,1 1,4 1,4 5,5 79,6 0,02 0,33

Page 33: RB_Sach Thuc an GSNL

33

Lõi nghiền 2,1 36,5 2,8 0,8 57,8 0,05 0,06

5.5. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc - Thời vụ trồng:

Ngô làm thức ăn có thể trồng từ tháng 2 đến tháng 11. - Chuẩn bị đất:

Ngô thích hợp trên đất nhẹ, tầng canh tác sâu, màu mỡ, khô và dễ thoát nước. Phải làm đất kỹ, cày bừa đất tơi nhỏ.

- Phân bón (cần đầu tư cho 1ha): + 20-25 tấn phân chuồng, bón lót toàn bộ lúc gieo

trồng. + 150-200kg super lân, bón lót toàn bộ lúc gieo

trồng. + 40-50kg sulfat kali, bón lót toàn bộ lúc gieo trồng. + 100-120kg urê, bón làm ba lần. Lần thứ nhất bón

35kg/ha khi cây mọc cao 15-20cm (giai đoạn 3 đến 5 lá). Lần thứ hai: 35kg/ha, vào lúc ngô đạt 6 tuần tuổi (khi cây đạt độ cao 50cm). Lần bón phân urê thứ ba tương ứng với thời kỳ cây có nhu cầu đạm rất cao: khoảng từ 15 ngày trước khi xuất hiện hoa đực cho đến khoảng một tháng sau khi trỗ hoa.

Page 34: RB_Sach Thuc an GSNL

34

- Cách trồng và chăm sóc

Trồng theo mật độ hàng cách hàng 50-60cm, các khóm cây cách nhau 15-20cm, mỗi khóm gieo 3 hạt. Cũng có thể gieo hạt theo hàng liên tục.

Cần xới xáo gốc cho đất tơi xốp và làm sạch cỏ dại. Nên làm cỏ hai lần: lần làm cỏ đầu tiên tiến hành khoảng 3 tuần sau khi gieo hạt. Trong trường hợp gieo ngô theo khóm thì đồng thời vào dịp làm cỏ này tiến hành tỉa bớt: trong một khóm có ba cây thì nhổ đi một. Lần làm cỏ thứ hai, tương ứng với lần bón đạm thứ hai và nên tiến hành vun gốc. Sau khi làm cỏ thì bón đạm.

5.6. Sử dụng cây ngô Cây ngô có thể thu hoạch 80-90 ngày sau khi trồng

để cho bò ăn xanh hay làm thức ăn ủ xanh. Ở miền Bắc, người ta thường gieo ngô làm cây thức ăn vụ Đông cho trâu bò. Gieo 1 hay 2 vụ ngô dày hay 1 vụ ngô đông sữa, cho ăn tươi hay ủ chua. Có thể dùng cả thân ngô khi đã thu bắp để ủ. Có thể ủ với 1 số cây họ đậu khác như đậu tương, đậu đũa...

6. CỎ GÀ/CỎ CHỈ (Cynodon dactylon) 6.1. Nguồn gốc

Cỏ gà có nguồn gốc ở Châu Phi và phân bố rộng rãi ở nhiều nước nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới nóng. Ở Việt Nam, cỏ gà mọc ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, nhưng không

Page 35: RB_Sach Thuc an GSNL

35

phải là giống cỏ gà tốt. Cỏ gà nhập nội được trồng ở nhiều nơi như Ba vì, Mộc Châu, Tân Sơn Nhất...

6.2. Đặc điểm chung Cỏ gà là giống cỏ lâu năm, tạo thành thảm, thân và

cành nhỏ, hình trụ và rỗng ở giữa. Thân có 3 loại: đứng, bò và ngầm hay củ. Lá cỏ gà ngắn, có hình dài nhọn đầu, mặt lá nhẵn, mép lá hơi nhám, bẹ lá ngắn và lưỡi bẹ lá có lông thưa. Lá dính vào thân có góc độ khác nhau tùy theo giống. Cụm hoa già có từ 2-5 bông, bông hoa hình ngón đơn và mảnh, dài 2,5 -5cm, bông hoa có màu lục hay màu tím. Hoa lưỡng tính. Sức sống của hạt kém. Tốc độ sinh trưởng của cỏ gà nhanh. Tùy tính chất đất, có nơi cỏ gà phát triển chậm hơn cỏ Pangola. Muốn thiết lập một thảm cỏ cần 120-140 ngày. Khi theo dõi sự sinh trưởng bộ rễ của chúng thấy độ sâu đạt được tối đa là 75cm.

Cỏ gà sinh trưởng trong mùa hè, thích nghi với điều kiện nhiệt đới và bao giờ cũng đòi hỏi nhiệt độ cao. Cỏ thích hợp với lượng mưa hàng năm từ 625 - 1750 mm. Có giống phát triển mạnh ở nhiệt độ

Hình 8: Cỏ Gà (Cynodon Dactylon)

Page 36: RB_Sach Thuc an GSNL

36

390C hay hơn nữa. Ở nhiệt độ 10-150C cỏ này sinh trưởng chậm hoặc ngừng hẳn. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cỏ sinh trưởng là trên 240C, và trong khoảng 17 - 350C. Ở Việt Nam, cỏ gà mọc phổ biến ở ven đường, có khả năng chịu hạn hán, nước ngập tạm thời, ưa sáng nhưng có thể mọc dưới bóng. Năng suất cỏ giảm xuống nhanh chóng khi tăng bóng rợp. Tuy là cỏ chịu hạn nhưng ưa nước. Ngừng sinh trưởng trong mùa đông và có thể chết vì sương muối khi nhiệt độ xuống thấp. Tuy nhiên, nó tái sinh nhanh trong mùa xuân hoặc đầu hè.

6.3. Năng suất Cỏ gà có năng suất thay đổi nhiều, phụ thuộc rất lớn

vào kỹ thuật canh tác, mùa vụ và lượng phân bón, đặc biệt là lượng ni tơ. Có nơi đạt 120 tấn/ha trong 5 lần cắt. Năng suất giảm dần theo tuổi sử dụng. Nhìn chung, năng suất chất khô hàng năm vào khoảng 5 - 15 tấn/ha

Bảng 1.9. Ảnh hưởng thời gian sinh trưởng đến năng suất cỏ gà (tấn chất khô/ha)

Tuần tuổi 4 6 8

Năng suất 11,5 14,4 17,1 - 20,7

6.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng

Bảng 1.10. Thành phần hoá học của cỏ gà (%) Đặc điểm Chất Tính theo vật chất khô

Page 37: RB_Sach Thuc an GSNL

37

Mẫu

khô Pro. Xơ Tro Mỡ DXKĐ

Tươi, 6 tuần tuổi

29,5 14,2 26,6 12,4 1,9 44,9

Tươi, 10 tuần tuổi

39,8 13,2 29,4 12,0 1,5 43,9

Tươi, 14 tuần tuổi

36,3 11,9 28,5 11,3 1,8 46,5

Khô, 35 ngày

- 10,9 30,5 8,7 1,8 48,1

Khô, 45 ngày

- 12,0 27,3 10,7 2,9 47,1

Khô, 55 ngày

- 10.4 27,9 9,9 3,0 48,8

Tươi, giữa ra hoa

29,0 9,4 30,8 9,9 2,0 50,9

Gía trị dinh dưỡng chung của cỏ phụ thuộc vào tuổi cắt, lượng phân bón. Hàm lượng protein thô từ khoảng 3-9% ở cỏ già và khoảng 20% ở cỏ non, phân bón tốt. Tỷ lệ tiêu hoá chất khô của cỏ diễn biến từ 40-69%. Cỏ có tính ngon miệng cao cho gia súc khi còn non và chế độ phân bón tốt.

6.5. Sử dụng Cỏ gà được coi là loài cỏ dại ở đất hoang, không

thích hợp cho các đồng cỏ tạm thời vì rất khó diệt. Tuy vậy cỏ gà rất có ích và có giá trị cho đồng cỏ lâu năm, và nó chịu được sự dẫm đạp cao. Có thể làm cỏ khô và trồng giữ ẩm cho đất, chống xói mòn tốt cho vùng đất dốc.

Page 38: RB_Sach Thuc an GSNL

38

7. CỎ RUZI (Brachiaria ruziziensis) 7.1. Nguồn gốc và phân bố

Nguồn gốc ở Châu Phi nhưng cỏ Ruzi mọc tốt ở các nước Châu Mỹ La-tinh, đặc biệt là vùng Caribê. Hiện nay có hầu khắp ở tất cả các nước nhiệt đới và đang lan dần đến một số nước á nhiệt đới. Cỏ Ruzi được nhập vào nước ta năm 1968 từ Cuba, năm 1980 từ Australia và gần đây là từ Thái Lan (1996).

7.2. Đặc điểm chung Cỏ Ruzi là giống cỏ lâu năm thuộc họ hòa thảo, nó có thân bò rễ chùm bám chắc vào đất, thân lá dài mềm có lông mịn. Cây có thể mọc cao tới 1,2 -1,5m, bẹ lá mọc quanh gốc. Cỏ Ruzi cũng có khả năng chịu khô hạn trong mùa khô 4 tháng như cỏ Ghinê nhưng phát triển thích hợp vẫn là vào mùa mưa, nó có thể mọc tốt ở những nơi cao tới 2000m so với mực nước biển. Cỏ Ruzi ra hoa và kết hạt tốt trong nhiều điều kiện nên dễ dàng thu hạt

Hình 9: Thảm cỏ Ruzi

Page 39: RB_Sach Thuc an GSNL

39

hơn nhiều so với cỏ Ghinê.

Cỏ Ruzi có thể trồng ở vùng đồng bằng, ven bờ đê, bờ vùng hay ở vùng trung du miền núi với độ dốc không quá cao (đồng cỏ cắt <80, đồng cỏ chăn thả <150), pH thích hợp 5,0-6,8, không chịu đựng với đất có độ a xít cao. Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cỏ là 330 C vào ban ngày và 280C vào ban đêm. Nhiệt độ tối thiểu vào ban đêm là 190C, nhưng không có sương muối. Cỏ Ruzi cũng có khả năng chịu được bóng rợp và vì vậy có thể trồng xen với một số cây trồng khác. Cỏ Ruzi sinh trưởng mạnh trong mùa mưa, có khả năng chịu sự dẫm đạp cao nên có thể được trồng làm bãi chăn thả gia súc.

7.3. Gieo trồng và chăm sóc Trồng vào mùa mưa nhưng tốt nhất ở đầu mùa mưa

để đảm bảo tỷ lệ sống cao.

Chuẩn bị đất: Cày vỡ đất với độ sâu 20cm, bừa và cày đảo (cày 2 lần), bừa tơi đất, vơ sạch cỏ dại và san phẳng mặt đất trồng. Nếu dùng hạt gieo thì chuẩn bị đất kỹ hơn, cày bừa nhiều lần đảm bảo đất tơi nhỏ và thời gian chuẩn bị đất phải dài nhằm giảm bớt hạt cỏ dại mọc. Rạch hàng với khoảng cách 40-50cm, sâu 15cm (trồng bằng thân khóm) và 7-10 cm (gieo bàng hạt)

Phân bón (cần đầu tư cho 1ha trồng cỏ): + Phân hữu cơ hoại mục: 10-15 tấn + Supe lân: 200-250 kg

Page 40: RB_Sach Thuc an GSNL

40

+ Sulfat kali: 100-200 kg + Urê: 300-350 kg Các loại phân hữu cơ, lân, kali dùng bón lót theo

hàng, phân đạm bón chia đều cho mỗi lần thu hoạch trong năm và bón thúc.

Giống: Gieo trồng bằng hạt cần 4-6 kg hạt tiêu chuẩn/ha. Phải xử lý hạt trước khi gieo. Phương pháp xử lý hạt là ngâm hạt vào nước nóng ở nhiệt độ 800C trong vòng 12-15 phút, sau đó rửa sạch hạt bằng nước lã ngâm thêm 1-2 giờ rồi vớt ra đem gieo.

Nếu trồng bằng thân khóm sử dụng 4-4,5 tấn/ha và được chuẩn bị như sau: Khóm cỏ Ruzi làm giống được xén bỏ phần lá ngọn để gốc cao khoảng 25-30cm. Dùng cuốc đánh khóm cỏ lên, đập rũ đất khỏi gốc rễ, cắt bớt rễ dài để lại còn 4-5cm. Sau đó tách khóm thành các cụm nhỏ liền khối, đảm bảo mỗi cụm có 4-5 thân nhánh tươi.

Cách trồng: Đất sau khi rạch hàng, bón phân theo quy định, đặt từng cụm giống vào hàng rạch với khoảng cách 35-40cm, dùng cuốc lấp kín 1/2 độ dài của thân giống (phần gốc) và dùng chân giẫm chặt đất lấp phần gốc để rễ cỏ tiếp xúc chặt với đất tạo độ ẩm, chóng nảy mầm và đạt tỷ lệ sống cao.

Nếu dùng hạt, gieo rải đều theo hàng rạch và dùng đất nhỏ lấp kín hạt một lớp mỏng hoặc dùng tay khỏa đều hạt với đất theo hàng trồng.

Page 41: RB_Sach Thuc an GSNL

41

Chăm sóc: Sau khi trồng 15-20 ngày kiểm tra tỷ lệ sống, những chỗ không có mầm mọc thì trồng bổ sung. Nếu là cây con mọc từ hạt thì phải chờ đến khi phân biệt rõ (rất dễ nhầm với cỏ dại mọc) mới chăm sóc cỏ trong hàng và trồng tỉa bổ sung. Chăm sóc làm cỏ dại hai lần trước khi cỏ phát triển tốt che phủ đất. Dùng phân đạm bón thúc khi thảm cỏ nảy mầm xanh và sau khi làm cỏ dại.

7.4. Năng suất Lứa đầu thu hoạch khi thảm cỏ trồng được 60 ngày

tuổi, các lứa tái sinh thu hoạch khi thảm cỏ có độ cao 45-60 cm (tùy theo mùa và trạng thái phát dục của cỏ). Phần gốc để lại là 10-15cm.

Trồng cỏ Ruzi để chăn thả thì hai lứa đầu tiên phải thu cắt, đến lứa thứ 3 mới đưa gia súc vào chăn thả. Thảm cỏ chăn thả có độ cao 35-40cm là hợp lý. Thời gian nghỉ để cỏ tái sinh mọc lại (chu kỳ chăn thả) khoảng 25-30 ngày và thời gian chăn gia súc liên tục trên một khoảnh cỏ không quá 4 ngày.

Năng suất cỏ Ruzi đạt được từ 60-90 tấn chất xanh/ha/năm. Tùy thuộc vào chăm sóc và quản lý cũng như điều kiện đất đai, có thể thu cắt cỏ Ruzi 5- 9 lứa cắt/năm. Cỏ Ruzi mềm và giòn hơn so với cỏ Ghinê nên khả năng lợi dụng của gia súc khá cao, có thể lên tới 90%. Đặc biệt khi phơi, cỏ khô đều cả lá và cuống nhanh hơn cỏ Ghinê. Cỏ

Page 42: RB_Sach Thuc an GSNL

42

Ruzi là cây chủ lực cho việc trồng cắt và phơi khô làm thức ăn dự trữ vụ đông cho gia súc, đứng thứ 2 sau cỏ Pangola.

7.5. Giá trị dinh dưỡng Cỏ Ruzi có giá trị dinh dưỡng cao, tốt hơn hầu hết

các giống thuộc họ Brachiaria spp. Hàm lượng protein thông thường biến động trong khoảng 7-13% và có thể lên đến 20%. Hàm lượng vật chất khô 32-35%; xơ thô 27-29%; khoáng tổng số 10-11%. Tỷ lệ tiêu hoá diễn biến từ 55-75%. Cỏ Ruzi khô cắt sau 45 ngày trồng ở Đông Bắc Thái Lan với tỷ lệ tiêu hoá chất khô, protein thô (CP), xơ trung tính (NDF) và năng lượng trao đổi (ME) theo thứ tự là 61%, 80,5%, 72,8% và 7,9 MJ/kg.

Với hàm lượng các chất dinh dưỡng như trên thì cỏ Ruzi cũng là một loại thức ăn thô xanh có giá trị cho gia súc.

7.6. Sử dụng Có thể dùng để chăn thả, thu cắt làm cỏ xanh, cỏ khô

(hay để khô cả cây), chu kỳ sử dụng dài tới 6 năm. Đây là cây thức ăn rất tốt cho bò và nhiều gia súc khác.

Có thể trồng xen với cây ăn quả, ven bờ ao, ven vệ đường hoặc theo đường đồng mức chống xói mòn bảo vệ đất, trồng xen với cây họ đậu như keo dậu, Flemingia rất tốt.

Page 43: RB_Sach Thuc an GSNL

43

8. CÂY MÍA (Saccharum officinarum) 8.1. Ngọn mía

Đặc điểm. Ngọn mía là sản phẩm phụ chủ yếu của công nghiệp mía đường, phần này thường để lại trên ruộng sau khi thu hoạch. Người ta thường sử dụng để làm giống, một phần sử dụng làm thức ăn cho gia súc.

Người nông dân cắt ngọn mía đốt sinh trưởng cuối của cây nhưng rất không đồng nhất, nên khá biến động về thành phần, đặc biệt là hàm lượng xơ. Ngọn mía gồm 3 phần chính: lá xanh, ngọn chồi, thân non, chiếm khoảng 18% phần trên mặt đất của cây mía. Hiện nay, năng suất mía là 70 tấn/ha thì ngọn mía khoảng 10-14 tấn tươi.

Sử dụng. Nếu sử dụng cho bò ăn thì có hai cách: ăn tươi bằng cách cắt ngắn; ủ chua cũng rất dễ. Mía thu hoạch theo mùa vụ nên việc ủ chua ngọn là rất cần vì dự trữ được lượng lớn. Tỷ lệ tiêu hoá lá mía thấp.

Cách ủ chua đơn giản nhất là ủ vào túi plastic nhỏ, hoặc hố ủ trên mặt đất 1-4 tấn, hố bê tông nhỏ 2-6 tấn hoặc hố lớn 100-4000 tấn. Mất mát vật chất trong quá trình ủ rất thấp (dưới 5%) và chất lượng khối ủ rất tốt. Ủ chua ngọn mía với 1-5% (khối lượng) rỉ mật và 1% sulfat ammon có chất lượng cao không thua kém cỏ ôn đới.

Ngọn mía ăn rất ngon miệng và lượng ăn vào lớn, tuy nhiên, hàm lượng protein thấp cần phải được bổ sung. Nếu

Page 44: RB_Sach Thuc an GSNL

44

chỉ nuôi bằng ngọn mía thì gia súc giảm khối lượng hoặc chỉ đủ duy trì, hay có thể tăng trọng rất thấp. Nguyên nhân, gia súc chỉ chọn phần ngon để ăn, chừa lại phần lá hoặc ăn rất ít.

Người ta đã thử kiềm hoá hay xử lý với urê nhưng không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của ngọn mía như rơm. Chặt nhỏ ngọn mía làm giảm lượng ăn vào. Ủ chua với urê làm tăng nitơ và cải thiện cân bằng nitơ dạ cỏ ở bò. Nên ủ chua với lượng nhỏ thì có lợi về kinh tế hơn, khoảng 5 tấn có thể nuôi 3-4 con bò trong 1 tháng.

Nên bổ sung vào khẩu phần có ngọn mía một lượng N dễ tiêu và khoáng, và cung cấp các nguồn protein, hydratcarbon hoà tan và axit béo mạch dài có thể thoát qua (by-pass) sự lên men ở dạ cỏ để cân đối với nhu cầu sản xuất.

Bảng 1.11. Giá trị dinh dưỡng của ngọn mía (% theo VCK) Chất khô

Protein thô Xơ thô Khoáng Mỡ DXKĐ

29,0 5,9 33,5 8,5 1,7 50,3

Một số thí nghiệm nuôi bò bằng ngọn mía và 1 kg bột khô dầu bông cho tăng trọng 0,52 kg/ngày, nếu không bổ sung khô dầu bông thì bò không tăng trọng. Nuôi bò đực thiến bằng khẩu phần có 1 kg gạo với ngọn mía cho tăng trọng 0,84kg/ngày (Ferreiro và Preston, 1982). Tuy nhiên, các kết quả trên vẫn ở dưới mức tiềm năng di truyền của gia

Page 45: RB_Sach Thuc an GSNL

45

súc. Nhiều thí nghiệm kết hợp ngọn mía, bã bia, u rê và khô dầu bông cho tăng trọng tốt (1,4 kg/ngày).

Bảng 1.12. Thành phần axit amin thiết yếu của ngọn mía (% theo protein thô)

Arg Cys His Ils Leu Lys Met Phe Thr Try

4,0 0,2 4,3 2,4 5,2 4,6 0,3 4,9 2,9 1,3

8.2. Rỉ mật Đặc điểm. Rỉ mật mía là sản phẩm phụ của quá trình

tách chiết và làm tinh khiết đường kính trong sản xuất công nghiệp mía đường. Rỉ mật gồm 3 loại: A, B và C, chúng khác nhau cơ bản ở hàm lượng đường. Loại A có hàm lượng đường cao nhất và thấp nhất là rỉ mật C. Rỉ mật C là loại phổ biến trong thị trường.

Rỉ mật chủ yếu cung cấp nguồn năng lượng cho gia súc, trong khi đó hàm lượng N, xơ và mỡ rất thấp. Hàm lượng các axit amin không đáng kể (dưới 0,5% vật chất khô).

Sử dụng

Rỉ mật thường được sử dụng với tỷ lệ thấp 5-15% (vật chất khô) để cải thiện sự ngon miệng của thức ăn khô. Khi sản xuất thức ăn viên thì phối hợp khoảng 5-8% như chất kết dính. Phun dung dịch rỉ mật (3 phần nước và 1 phần rỉ mật) lên cỏ tươi hay cỏ khô làm tăng tính ngon miệng.

Page 46: RB_Sach Thuc an GSNL

46

Do rỉ mật lên men nhanh chóng nên thường trộn 5% vào thức ăn ủ chua để kích thích quá trình lên men cũng như tăng tính ngon miệng.

Rỉ mật được sử dụng trong khẩu phần vỗ béo bò thịt như là “chất mang” cho các hợp chất N phi protein (NPN) và các phụ gia khác. Công thức này là: rỉ mật: 80-85%, urê: 10-15%, muối ăn: 2.5% và dicalcium phosphate: 5,5%.

Rỉ mật cũng có thể được sử dụng làm bánh đa dinh dưỡng có thành phần như sau: rỉ mật: 50%, urê: 10%, muối ăn: 5%, dicalcium phosphate: 5%, calcium hydroxide: 10% và xơ (rơm, cỏ khô băm nhỏ hay bả mía vụn: 20%). Có thể thay xi-măng cho calcium hydroxite nhưng cần trộn với nước trước khi phối trộn các thành phần khác; có thể dùng 8% urê và 2% ammonium sulphate để có thêm nguồn S cho vi sinh vật dạ cỏ.

Chú ý: sử dụng lượng lớn rỉ mật có thể gây độc cho gia súc. Nguyên nhân gây độc thường là do tốc độ lên men trong dạ cỏ quá nhanh và dẫn đến hội chứng toan huyết.

Bảng 1.13. Thành phần hoá học của rỉ mật (%)

Loại rỉ mật VCK Protein Xơ Tro Mỡ DXKĐ Ca P

A 77 1.9 0.0 4.6 0.0 93.6 0.62 0.03 B 78 2.5 0.0 7.2 0.0 90.4 0.80 0.04 C 83 2.9 0.0 9.8 0.0 87.4 1.21 0.06

Page 47: RB_Sach Thuc an GSNL

47

8.3. Bã mía Trong quá trình chế biến đường, sản phẩm phụ lớn

nhất về khối lượng đó là bã và vụn bã mía. Quá trình chế biến thủ công lượng đường còn lại trong bã mía khá lớn và có giá trị đối với gia súc nhai lại.

Bã mía công nghiệp. Bã mía công nghiệp chứa khoảng 50% độ ẩm và 1,5-4% đường, hàm lượng N thấp, lignin cao (>20%) và tỷ lệ tiêu hóa rất thấp. Để tăng giá trị của bã mía, người ta sử dụng các phương pháp sau: § Xử lý bằng các phương pháp hoá học và vật lý § Trộn với các hydrat cacbon dễ tiêu như rỉ mật, hay

trộn với N hoặc protein Xử lý hoá học với kiềm (sodium hydroxide) và khí

ammonia hoặc urê. Để chuyển hoá urê thành khí amonia có thể phải sử dụng enzym urease. Một phương pháp xử lý để tăng tỷ lệ tiêu hoá là dùng hơi nước áp suất cao trong chế biến công nghiệp. Xử lý với áp suất hơi 14 kg/cm trong 5 phút làm tỷ lệ tiêu hoá vật chất khô tăng từ 28% lên 60%. Thí nghiệm ở Colombia cho thấy, với khẩu phần bã mía xử lý nhiệt, bổ sung đậu Anh Đào (Gliricidia sepium) 2-3 kg/100 kg khối lượng và 1-2 kg cỏ khô cho ăn tự do hỗn hợp rỉ mật và urê (10% urê), bò tăng trọng 0,55-0,75 kg/ngày.

Các nhà máy đường ở Cuba đã có quy trình xử lý bã mía làm thức ăn cho gia súc. Công thức phối trộn: 60% bã mía vụn, 34,6% rỉ mật C, 2% urê, 0,2% muối ăn và 3,2%

Page 48: RB_Sach Thuc an GSNL

48

nước. Khối thức ăn này phải được sử dụng ngay trong vòng 36 giờ. Hiện nay nhiều nhà máy sử dụng NaOH để xử lý bã mía vụn nhằm giảm rỉ mật. Sử dụng dung dịch NaOH 12% trong 5 phút sau đó thêm hỗn hợp rỉ mật/urê (10%). Xử lý bằng phương pháp này làm tăng tỷ lệ tiêu hoá từ 20 lên 50%.

Bã mía ép thủ công. Loại này khác với bã mía công nghiệp là chứa nhiều đường vì vậy, có giá trị cao đối với gia súc nhai lại. Thường cho bò ăn trực tiếp, đặc biệt bò cày kéo, bò sữa thấp sản hay bò vỗ béo. Đối với dê, cừu thì đây là nguồn thức ăn tốt. Nên bổ sung N và hydrat cacbon bằng hỗn hợp rỉ mật/urê, tấm, khô dầu bông, thức ăn xanh.

Bảng 1.14. Thành phần hoá học của bã mía (%)

Thành phần VCK Pro Xơ Tro Mỡ DSKĐ Ca P

Bã mía 99,2 1,0 50,1 2,5 0,3 46,1 Bã mía vụn 87,8 1,7 45,1 2,5 1,5 49,2 0,39 0,04

9. Cỏ tự nhiên Cỏ tự nhiên chủ yếu là các giống hòa thảo bản địa,

có khả năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên tại chỗ. Các loại cỏ họ đậu tuy vẫn có mặt nhưng thưa thớt và thường không cạnh tranh nổi với các cây cỏ hòa thảo. Tuy năng suất cỏ không cao, nhiều lúc, nhiều nơi rất thấp và biến động lớn theo mùa, song cỏ ở bãi chăn vẫn là một nguồn thức ăn quan trọng cho chăn nuôi gia súc nhai lại ở

Page 49: RB_Sach Thuc an GSNL

49

nhiều khu vực trong nước ta và cần được quan tâm để tận thu tốt. Cỏ tự nhiên chủ yếu là cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ mật... mọc ở gò, bãi, bờ đê, bờ ruộng, trong vườn cây, và trong công viên. Cỏ tự nhiên có thể được sử dụng cho trâu bò ăn ngay trên đồng bãi hoặc thu cắt về nhà. Thành phần dinh dưỡng tùy thuộc rất lớn vào giai đoạn sinh trưởng, cơ cấu các loại cỏ, chất đất và mùa thu hoạch. Khi sử dụng nguồn thức ăn này cần lưu ý tránh cỏ ở những nơi có phun thuốc sâu, thuốc cỏ hoặc là nhiễm các chất độc khác. Cỏ tự nhiên có tính ngon miệng cao đối với gia súc ăn cỏ. Giá trị dinh dưỡng có sự biến động lớn, hàm lượng protein thô trung bình 12% (diễn biến từ 6,8-21,6%), năng lượng trao đổi trung bình 9,1 MJ/kgVCK (diễn biến từ 8,7-9,8 MJ/kgVCK), hàm lượng xơ trung tính (NDF) trung bình 63,2% (diễn biến từ 49,4- 73,5%).

Page 50: RB_Sach Thuc an GSNL

50

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ LOÀI HỌ ĐẬU VÀ CÂY GIÀU ĐẠM 1. CỎ STYLO (Stylosanthes sp.)

Phân bố tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ, từ Brasil nhập vào Australia những năm 1930, nhưng sau chiến tranh thế giới lần thứ II mới được chú ý đến. Đây là loại cây thức ăn gia súc được phát triển đáng kể ở nhiệt đới và cận nhiệt đới, đã nhập vào nhiều nước như: Malaysia, Công-gô, Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây stylo nhập vào lần đầu vào năm 1967 từ Singapore, Australia. Các giống stylo đang gieo trồng: Stylosanthes guianensis (common stylo): cây lâu năm Stylosanthes hamata (Caribbcan stylo): cây hàng năm Stylosanthes scabra (Shrubby stylo): cây lâu năm Stylosanthes humilis (Townsville stylo): cây hàng năm

Cỏ Stylô (Stylosanthes guianensis

Hình 10: Cỏ Stylo

Page 51: RB_Sach Thuc an GSNL

51

1.1. Đặc điểm sinh vật học

Stylo là cỏ lâu năm, có loại hàng năm, thân đứng hoặc bò, cao tới 1m, ở khí hậu ẩm có thể tới 1,5m. Có khả năng ra rễ ở thân, khi già thường chuyển màu xanh sẫm hoặc tím. Lá chẻ ba, đầu tày, có nhiều hoặc ít lông mềm. Lá dài 2-3cm rộng 5-10mm, tỷ lệ lá/thân = 5/7.

Loài nhập nội không có vòi cuốn. Những chồi thẳng có đốt ngắn, lá nhiều hơn cành ngang, hoa hình bông cuốn không sát nhau, thường có 70-1200 chùm, trên mỗi chùm có 5-9 hoa. Qủa đậu không có cuống, gồm 7-8 hạt có vỏ cứng, màu xám đen trọng lượng 1000 hạt khoảng 5-6 gam. Rễ phát triển sâu. Cây non mới mọc từ hạt phát triển chậm, dễ rụng lá và bị sâu hại trong 3-4 tháng đầu sau khi gieo. Nếu gieo vào cuối mùa khô thì sau khi gieo cây non phát triển nhanh, 5-6 tháng cây cao 1m hay hơn.

Hình 11: Cành lá và hoa cỏ Stylo

Page 52: RB_Sach Thuc an GSNL

52

Cỏ Stylo là loại cây bộ đậu thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới. Cũng như các loại cây bộ đậu khác, cỏ Stylo là nguồn thức ăn tươi xanh giầu đạm để bổ sung và nâng cao chất lượng khẩu phần thức ăn cho gia súc nhai lại. Cỏ Stylo có khả năng thích ứng rộng và dễ nhân giống, có thể vừa trồng bằng hạt, vừa trồng bằng cành giâm. Cỏ Stylo phát triển tốt khi nhiệt độ không khí trong khoảng 20-350C. Khi nhiệt độ dưới 50C và trên 400C cây phát triển kém. Cỏ Stylo phù hợp với chân ruộng cao và là loại cây chịu được khô hạn, không chịu được đất bị úng ngập. Độ ẩm không khí thích hợp là 70-80%.

Cỏ Stylo rất ít bị sâu bệnh và có thể phát triển trên nhiều loại đất, ngay cả ở vùng đất đồi cao. Chính vì vậy, ngoài tác dụng làm nguồn thức ăn chất lượng cao cho gia súc nó còn được trồng để cải tạo đất và che phủ đất, chống xói mòn.

Năng suất xanh đạt 40-50 tấn/ha/năm.

1.2. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc

- Thời vụ

Thời gian gieo trồng từ tháng 2 đến tháng 4 (nếu gieo bằng hạt) và vào tháng 8-9 (nếu giâm cành).

- Chuẩn bị đất

Làm đất kỹ như trồng cỏ voi (cày, bừa hai lần), cày sâu 15-20cm, bảo đảm đất tơi nhỏ, hạt đất có đường kính dưới

Page 53: RB_Sach Thuc an GSNL

53

1cm chiếm 70-80%, hạt đất có đường kính 2-5cm chỉ chiếm 20-30%. Làm sạch cỏ dại.

- Phân bón

Mỗi ha cần bón: + 10-15 tấn phân chuồng hoai mục, bón lót toàn bộ

theo hàng rạch. + 300-350kg super lân, bón lót toàn bộ theo hàng rạch. + 100-150kg clorua kali, bón lót toàn bộ theo hàng

rạch. + 50kg urê, bón thúc khi cây đạt độ cao 5-10cm.

Nếu đất chua thì bón thêm vôi (0,5-1 tấn/ha) bằng cách rải đều khi cầy bừa.

- Cách trồng và chăm sóc

Có thể trồng cỏ theo hai cách:

+ Trồng bằng cành giâm: cắt cành dài 30-40cm, có 4-5 mắt, chôn xuống đất 20cm. Trồng hàng cách hàng 50-60cm, cây cách cây 3-5cm.

+ Gieo bằng hạt: sử dụng 4-5kg hạt giống cho một ha. Gieo hạt theo hàng rạch sau khi đã bón phân. Để cho cây chóng mọc, có thể ủ hạt trong nước nóng 60-700C, khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

Page 54: RB_Sach Thuc an GSNL

54

Cũng có thể gieo hạt trong vườn ươm và khi cây mọc cao 20-25cm thì nhổ ra trồng theo rạch với khoảng cách cây cách cây 15-20cm.

Trong trường hợp gieo hạt hoặc giâm cành, khi cây mọc cao khoảng 5-10cm thì tiến hành xới xáo cho đất tơi xốp và làm sạch cỏ dại, đồng thời bón thúc bằng urê.

1.3. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng Gía trị dinh dưỡng của Stylo theo tháng tuổi, kỹ thuật

canh tác. Bảng 2.1. Thành phần hoá học của cỏ stylô (%)

Tính theo vật chất khô Thành phần

Mẫu

Chất khô Pro Xơ Tro DXKĐ Mỡ Ca P

Tươi - 18,1 26,8 8,3 44,7 2,2 - - Khô,2 tháng

24,0 16,7 31,7 10,0 39,9 1,7 1,6 0,6

1.4. Sử dụng

Thu hoạch cỏ Stylo lứa đầu khoảng 3 tháng sau khi trồng, tức là lúc cỏ cao khoảng 60cm và thảm cỏ che phủ kín đất. Thu hoạch thường từ tháng 6 đến tháng 12. Khi thu hoạch cắt cách mặt đất 15-20cm. Thu hoạch các lứa tiếp theo cứ sau 2-2,5 tháng, lúc cây cao 35-40cm. Chu kỳ kinh tế 4-5 năm.

Page 55: RB_Sach Thuc an GSNL

55

Cỏ Stylo có thể sử dụng cho gia súc ăn tươi trộn với cỏ họ hoà thảo hoặc phụ phẩm nông nghiệp và có thể dự trữ ở dạng khô, bột (cho gia cầm, lợn) hoặc ủ chua làm nguồn thức ăn bổ sung đạm cho gia súc nhai lại có ý nghĩa.

2. CÂY KEO DẬU (Leucaeana leucocephala)

2.1. Nguồn gốc

Cây keo dậu còn có các tên khác Bình Linh, Táo Nhơn, Me.., có nguồn gốc ở Trung, Nam Mỹ và quần đảo Thái Bình Dương. Ở nước ta, keo dậu mọc tự nhiên ở những vùng ven biển dọc duyên hải miền Trung. Một số giống keo dậu được nhập vào nước ta từ năm 1980 bằng nhiều con đường khác nhau và nhập chính thức từ Australia năm 1990. Đây là một trong những cây đậu, thân gỗ đa dụng, trong đó dùng làm thức ăn cho gia súc nhai lại rất có giá trị. Một số giống keo dậu thường thấy: - Leucaeana leucocephala CV . Peru - Leucaeana leucocephala CV . Peru. Cunningham - Leucaeana leucocephala CV . Peru Hawaii

Hình 12: Cây keo dậu

Page 56: RB_Sach Thuc an GSNL

56

- Leucaeana leucocephala CV . Peru Hawaiian Giant

2.2. Đặc điểm chung Keo dậu là cây họ đậu lâu năm, thân bụi hoặc thân gỗ

nhỏ, có thể cao tới 10m, lá rộng kép lông chim dài từ 15-20cm. Lá chét của lá kép lông chim dài 10cm. Lá chét nhỏ, hơi thuôn xếp thành 11- 17 cặp dọc theo lá chét của lá chét lông chim. Hoa màu trắng – vàng và phát triển thành những quả phẳng dài 20cm chứa những hạt màu nâu đen, hình ovan, dài 6mm, 1 kg có khoảng 24.000 hạt. Rễ có thể đâm sâu từ 2,5-4m.

Keo dậu là cây chịu hạn rất tốt, có thể duy trì bộ lá xanh trong suốt mùa khô. Nó có thể làm cây bóng cho những cây khác. Có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất nhưng phải là đất thoát nước và đất không chua (pH>5,3), ưa đất nhiều mùn, pH trung tính hoặc hơi kiềm. Thích hợp với những vùng có lượng mưa trên 800mm/năm, khí hậu vùng nhiệt đới, chịu lạnh và sương muối kém.

2.3. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc Chọn đất: Đất thoát nước, ít chua (pH=5,5-7,0).

Làm đất: Cày bừa và làm đất bình thường như các loại đậu đỗ khác. Lên luống rộng 3m, trên luống rạch hàng cách nhau 70-80cm.

Bón phân: Nếu có phân chuồng, bón theo hàng 10 tấn/ha, phân lân nung chảy 300kg/ha, kali clorua 150kg/ha.

Page 57: RB_Sach Thuc an GSNL

57

Phân lân và kali bón trước khi bừa lần cuối hoặc hàng năm bón 1 lần vào vụ xuân.

Hạt giống: Hạt giống chuẩn cho 1ha là 20kg. Hạt cần được xử lý trước khi gieo theo một trong các phương pháp sau:

+ Phương pháp ngâm ủ với nước ấm: Làm ướt hạt bằng nước lã; đổ nước sôi 90-1000C với lượng nước gấp 2 lần hạt. Giữ cho nhiệt độ ổn định ở 70-750 (nóng rát tay) trong 4-5 phút; gạn hết nước và đổ thêm nước lã ngập hạt, ngâm tiếp 6-10 giờ. Sau khi gạn nước, để hạt thật ráo, đem gieo, nếu hạt còn ướt quá trộn thêm đất bột hoặc tro để gieo cho dễ.

+ Phương pháp xử lý axit: Ngâm hạt giống trong axit sulphuric đậm đặc 3-4 phút. Dội sạch bằng nước lã đến trung tính (hết axit).

Gieo: Nếu đất khô, thời tiết không thuận lợi, sau khi xử lý hạt đổ ra phơi khô ngay và và bảo quản nơi khô ráo. Khi thời tiết thuận lợi đem gieo không cần xử lý nữa. Hạt được xử lý không để quá 1 tháng. Trường hợp trồng hàng rào có thể dâm hạt (2 hạt) vào bầu. Cây non cao 45cm đem đi trồng như các loại cây gỗ. Mật độ cây tùy yêu cầu, thông thường cách nhau 50cm.

Hạt đã xử lý gieo theo hàng đã rạch sâu 7-10cm. Nếu trồng bằng cây non thì cây cách cây là 10cm.

Page 58: RB_Sach Thuc an GSNL

58

Thời vụ gieo trồng: Thời vụ tốt nhất ở miền Bắc là tháng 4, miền Trung: tháng 12 hoặc 1 hàng năm.

Chăm sóc: Sau khi gieo hạt 7-10 ngày cây mọc đều. Nếu cây bị chết cần gieo dặm. Sau khi cây mọc 15 ngày cần làm cỏ đợt đầu: Xới đất giữa hàng nhổ cỏ trong hàng. 20-30 ngày sau khi làm cỏ đợt đầu cần làm cỏ lần thứ 2 (chủ yếu xới cỏ giữa hai hàng) không cần thật hết cỏ chỉ cần ức chế cỏ dại, xới đất tạo điều kiện cho keo dậu sinh trưởng. Nếu ruộng bị úng cần tháo kiệt nước. Cây non không sống được ở đất bảo hòa nước.

Sau 2 tháng cây con mọc khỏe. Nếu còn cỏ dại nhiều, cần xới cỏ tiếp tạo điều kiện cho keo dậu lấn át cỏ dại.

Chú ý: Keo dậu mọc chậm ở thời kỳ đầu nên cần làm cỏ và tháo kiệt nước để cây sinh trưởng nhanh lấn át được cỏ dại.

2.4. Năng suất Keo dậu có thể trồng tập trung để thu cắt chất xanh

hoặc trồng theo hàng rào, đường lô, bờ mương máng. Tùy theo điều kiện đất đai, năng suất keo dậu giống Cumningham có thể đạt 13 tấn chất khô/ha/năm. Nếu tính theo chất xanh 50 tấn/ha/năm thì có thể sản xuất 5 tấn bột.

Một năm keo dậu cắt được 4-5 lứa từ tháng 5 đến tháng 12 (miền Bắc), tháng 3-10 (miền Trung). Keo dậu thường bị rệp gây hại nặng kéo dài từ tháng 3 đến tháng 5,

Page 59: RB_Sach Thuc an GSNL

59

thường thì không cần phun thuốc vì rệp phá liên tục, phun thuốc không đạt hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên khi mưa rào rệp chết, cây tiếp tục sinh trưởng rất mạnh. Keo dậu sử dụng được nhiều năm. Thường chu kỳ thu hoạch là 5-6 năm. Hàng năm, từ năm thứ 2 trở đi chỉ cần làm cỏ và phân bón vào vụ xuân.

Tỷ lệ lá/thân thấp và là yếu tố hạn chế khi sử dụng làm thức ăn cho trâu bò. Năng suất chất xanh dùng làm thức ăn gia súc khá biến động tùy theo giống, đất đai, sự chăm sóc... Ngoài cành lá non làm thức ăn gia súc, nó còn có khả năng cung cấp một lượng gỗ củi lớn làm chất đốt và làm giàu đạm cho đất thông qua bộ rễ có nốt sần.

2.5. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng Keo dậu tươi thường có 18-20% protein thô, giầu

caroten, Ca, P và khoáng vi lượng. Bột keo dậu có độ ẩm 12%, xơ 10%, protein 25%.

2.6. Độc tố mimosine Cành non, lá và hạt keo đậu chứa mimosine.

Mimosine vào dạ cỏ biến thành DHP (dihydroxypyridine), một chất có thể gây bướu cổ (goitrogen). Loài nhai lại ăn nhiều thân lá keo dậu sẽ bị ngộ độc mimosine: chậm lớn, rụng lông, chức năng tuyến giáp rối loạn, hàm lượng hocmôn tuyến giáp (thyroxin) giảm, tỷ lệ đẻ cũng giảm. Mimosine trong lá keo dậu biến động từ 2-6% tuỳ theo mùa vụ và giai đoạn sinh trưởng.

Page 60: RB_Sach Thuc an GSNL

60

Mimosine không có chức năng đặc biệt nào cho cây và thường tập trung vào phần non. Trong điều kiện khí hậu nóng, keo dậu mọc nhanh hơn thì những cành chồi non xuất hiện hàm lượng mimosine cao hơn.

Cách hạn chế sự độc hại của mimosine

- Hạn chế tỷ lệ sử dụng trong khẩu phần: dưới 30% tính theo lượng chất khô khẩu phần.

- Làm giảm hàm lượng mimosine bằng cách phơi khô, phun dung dịch sulfat sắt II vào keo dậu hoặc ngâm keo dậu trong nước qua đêm hoặc xử lý bằng một số chất hóa học khác.

Bảng 2.2. Thành phần hoá học của cây keo dậu (%)

Tính theo vật chất khô Thành phần

Mẫu

Chất khô Pro.

thô Xơ Tro DXKĐ Mỡ Ca P

Lá tươi

31,1 18,1 8,4 6,6 46,0 - -

Cành tươi

31,6 27,8 10,4 3,5 3,2 55,1 0,5 0,3

Chồi tươi

30,7 30,7 24,2 8,9 2,7 40,0 - -

Quả 21,7 25,6 5,8 1,4 45,5 - - Hạt khô

91,0 35,8 11,4 4,4 7,5 40,9 - -

Page 61: RB_Sach Thuc an GSNL

61

2.7. Cách sử dụng Thu hoạch: Khi cây cao 1,5 – 1,6m có thể thu hoạch

lứa đầu. Thông thường để đạt độ cao này mất 4-5 tháng tùy đất trồng. Khi thu hoạch để chừa gốc 70cm. Các lứa tiếp sau 40 – 45 ngày (nhánh tái sinh 60-70cm). Lứa sau cắt chừa lại cành mới tái sinh 5cm.

Cho bò ăn tươi bằng cách cắt về hay chăn thả trên những bãi chăn trồng cây keo dậu. Do có chứa độc tố mimosine nên lượng keo dậu trong khẩu phần ăn của gia súc nhai lại phải hạn chế. Trâu bò không vượt quá 30%, dê không quá 50% tính theo chất khô khẩu phần.

3. CÂY ĐẬU FLEMINGIA (Flemingia macrophilla) 3.1. Nguồn gốc

Cây đậu Flemingia còn gọi là cây đậu công, đậu Sơn Tây. Cây Flemingia có những tên khoa học đồng nghĩa là Flemingia macrophilla hay Flemingia congesta, là cây tự nhiên có nguồn gốc ở châu Á, nhưng nó cũng được tìm thấy ở bán sa mạc Sahara châu Phi.

3.2. Đặc điểm sinh vật học

Page 62: RB_Sach Thuc an GSNL

62

Flemingia là cây lâu năm, có khả năng tái sinh chồi rất tốt. Nó có thể sinh trưởng ở vùng có độ cao đến 2.000m so với mực nước biển. Cây cần lượng mưa tối thiểu khoảng 1000 - 2000mm, nhưng cũng có thể sống qua được những đợt khô hạn kéo dài. Nó chịu được những điều kiện tưới tiêu kém, nhưng không phát triển tốt ở những nơi ngập úng lâu dài. Cây Flemingia thích ứng với điều kiện đất chua (pH = 3,4- 4,6), đặc biệt là cả trên loại đất sét và đất có đá ong, chịu được bóng râm như dưới tán cây rừng, dưới các loại cây công nghiệp, cây ăn quả và chịu được lửa đốt.

3.3. Gieo trồng và chăm sóc Chuẩn bị đất: Đất cần được cày bừa kỹ. Rạch hàng

cách hàng 50cm. Hố cách hố 15-20cm.

Xử lý hạt: Năng suất hạt bình quân 120-130 kg/ha. Tỷ lệ nảy mầm 60-70%. Hạt đậu Flemingia nhỏ được bọc

Hình 13: Cây Fleminia

Page 63: RB_Sach Thuc an GSNL

63

lớp vỏ cứng, có sức đề kháng rất tốt với các yếu tố ngoại cảnh, khó nẩy mầm. Trong điều kiện khô hạn hạt có thể tồn tại trong đất 2-3 tháng, khi gặp ẩm nó mới nảy mầm.

Để xúc tiến sự nảy mầm, cây phát triển kịp thời vụ, hạt nên được xử lý trước khi gieo theo một trong 2 phương pháp sau:

+ Xử lý bằng axit sunphuric: Ngâm hạt với axit sulphuric đậm đặc trong vòng 15 phút với tỷ lệ 1/25 (cho một kg hạt vào chậu hay bình bằng thủy tinh, sành sứ, đổ vào bình hạt đó 40ml axit sunphuric đậm đặc, quấy trộn đều).

Sau 15 phút đổ ra rá, dội nước rửa sạch axit mới đem gieo (cách ủ sẽ nói ở phần xử lý nước nóng). Chú ý đeo găng tay, kính mắt khi xử lý axit.

+ Xử lý bằng nước nóng: Ngâm hạt trong nước nóng 80-850C trong 15 phút (đổ nước sôi từ phích vào hạt). Sau đó đổ ra rá rửa sạch bằng nước lã, chà/xát hạt bằng lá tre trong vài phút, sau đó ủ hạt vào túi vải hoặc rổ rá. Trong thời gian ủ hàng ngày cần rửa hạt lại 1-2 lần. Sau 5-7 ngày khi hạt nảy mầm 30% thì mới đem gieo. Sau khi gieo hạt, nếu đất khô thì tưới nước trong 3 ngày đầu.

Ươm hạt: Nếu đất gieo trồng trong điều kiện khô hạn kéo dài thì nên gieo hạt đã xử lý ở trong vườn ươm để tưới

Page 64: RB_Sach Thuc an GSNL

64

hàng ngày. Khi cây mọc cao 15-20cm, gặp thời tiết thuận lợi (trời mưa, đất ẩm, mát) thì mới đánh đi trồng.

Những nơi có điều kiện nên ươm trong bầu để đảm bảo tỷ lệ cây sống cao hơn. Có thể ươm hạt từ cuối vụ đông để khi đến thời vụ trồng đã có cây giống kịp thời.

Gieo hạt: Hạt được xử lý xong đem gieo trực tiếp vào hố đã bón phân và làm đất nhỏ, dùng tay hoặc cuốc phủ một lớp đất nhỏ và mỏng, giống như gieo đậu. Mật độ hạt gieo đối với trồng xen canh cải tạo đất là 5-6 kg/ha (4-5 hạt/hố); trồng làm hàng cây chống xói mòn thì mỗi hố gieo 6-8 hạt.

Trồng cây con: cây con từ luống ươm được đánh đi trồng với khoảng cách giữa các hố là 15-20 cm, mỗi hố trồng hai cây. Sau khi gieo trồng xong nếu đất khô quá, có điều kiện nên tưới cho đảm bảo.

Trồng cành giâm: Hàng năm cây cần được đốn vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân (khi có mưa xuân là tốt nhất). Khi đốn cây, chọn những cành cây mập bánh tẻ chứa nhiều mầm ngủ, chặt thành những đoạn hom dài 20-25cm, mang trồng thẳng vào các hốc đất hoặc các rạch đất đã chuẩn bị sẵn. Nếu thời tiết không thích hợp thì nên ngâm cành vào các luống đất gần nguồn nước tưới cho cành dâm ra rễ, chồi và chờ khi có mưa thì đánh ra trồng xuống vùng đất ẩm, mát. Mật độ trồng giống như trồng cây ươm.

Page 65: RB_Sach Thuc an GSNL

65

Bón phân: Để giúp cây có sức sinh trưởng tốt nên bón lót phân chuồng với mức 6-10 tấn/ha, phân lân 200 kg/ha và phân kali 100 kg/ha.

Chăm sóc: Giai đoạn đầu khi cây con còn nhỏ bé, yếu, cỏ dại dễ lấn át làm cây không lên được, cho nên cần phải phân biệt, nhổ cỏ dại quanh gốc kịp thời. Khi cây cao 10-15cm thì nên vun gốc và xới xáo xung quanh gốc cây.

Thu hoạch: Có thể thu cắt chất xanh khi thân cao 0,8-1m thì cắt ngọn lá làm thức ăn cho bò, cắt chừa lại gốc cây cách mặt đất 30-35cm để cây tạo tán. Khi tán cành mọc cao lên 50cm (sau lần cắt trước 12-14 tuần), nếu có nhu cầu sử dụng thì lại cắt tiếp nhưng điểm cắt cao hơn điểm cắt trước 3-5cm. Thân lá cắt được sử dụng làm thức ăn cho dê, làm phân xanh hoặc phủ gốc cây lâu năm để tạo mùn.

Nếu muốn lấy hạt để nhân giống thì chỉ cắt lứa đầu, rồi để cây ra hoa kết quả. Qủa thường chín vào tháng 10-12. Khi chùm quả chín vỏ chuyển thành màu nâu nhạt thì hái về phơi kỹ, rồi đập vỏ và cho hạt tung ra khỏi vỏ quả. Hạt giống cần sảy sạch và phơi cho thật khô, bảo quản trong túi nilông, thùng có nắp đậy kỹ.

3.4. Năng suất và sử dụng Tỷ lệ vật chất khô của phần ăn được (ngọn lá non) từ

25- 28% và protein thô từ 16-17,9% trong vật chất khô, cho nên cây này có tác dụng dùng làm thức ăn cho dê rất giá trị. Đặc biệt là cung cấp thức ăn xanh trong vụ đông-xuân.

Page 66: RB_Sach Thuc an GSNL

66

Cây tái sinh nhanh, cho năng suất chất xanh cao (4-5 lần cắt, cho 45-60 tấn tươi/ha/năm), mùa khô chiếm 30-40% tổng sản lượng cả năm. Năng suất chất khô tương ứng 11-12 tấn với 2-2,5 tấn protein thô/năm. Ngoài ra, lượng lá rụng ước tính 2-2,5 tấn tươi là nguồn phân hữu cơ rất tốt cho đất trồng. Trong mùa mưa lựơng chất xanh lớn nên cắt ngọn lá để ủ phân xanh hay ủ ngay lên gốc cây ăn quả để giữ ẩm và tăng chất mùn.

Ngoài ra thân cây còn là nguồn chất đốt cho nông dân. Thân mọc cao tới 2,5m, có năng suất từ 16- 28 tấn thân cây khô/ha/năm.

Thành phần hóa học của thân lá: 25-28% vật chất khô; 15-18% protein thô; 35-38% xơ thô; 5-6% khoáng tổng số; tanin 2% (lá cao hơn cành). Tỷ lệ tiêu hóa chất khô và chất hữu cơ trên dê 50% và 62%.

Cây Flemingia có khả năng sử dụng cho bò thịt, bò sữa, trâu, dê... Gia súc thích ăn ở dạng phơi khô hơn. Bò có thể ăn 1 kg khô (4 kg tươi)/ngày; dê: 300-500 g chất khô; trâu 1,5-2,0 kg chất khô.. Tuy nhiên, nên phối hợp cây này với cỏ hoặc các loại thức ăn khác để tăng lượng ăn vào. Nên coi cây Flemingia như là nguồn bổ sung protein.

4. CÂY TRICHANTHERA Tên khác: cây chè khổng lồ Tên khoa học: Trichanthera gigantea Nguồn gốc: Colômbia

Page 67: RB_Sach Thuc an GSNL

67

Nhập vào Việt Nam năm 1991

4.1. Đặc điểm Cây Trichanthera

gigantea thuộc họ Acanthaceae và phụ họ Acanthoideae, có nguồn gốc từ chân đồi Andean, Colombia và cũng có thể tìm thấy nhiều nơi trên thế giới ở dọc suối hoặc vùng đầm lầy từ Costa Rica đến Nam Mỹ. Là cây thức ăn có nhiều triển vọng vì nó thích hợp với nhiều điều kiện sinh thái khác nhau từ độ cao 0 đến 2000 m so với mặt nước biển. Nó có thể thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm với lượng mưa hàng năm từ 1000 đến 2800 mm. Cây có khả năng phát triển tốt ở vùng đất axít (pH 4,5) và lượng phân bón thấp nhưng phải có khả năng thoát nước cao. Không phải là cây họ đậu nhưng cây Trichanthera gigantea có khả năng sinh trưởng cao và chịu cắt toàn bộ nhiều lần. Cây có khả năng phát triển trong điều kiện trồng không được bón phân, có khả năng cố định ni tơ ở bộ rễ (Preston, 1991).

Cây gỗ, thân cao 4-5m, sống lâu năm. Thân mọc thẳng, có nhiều mấu lồi nhỏ, phân bố thẳng hàng dọc theo

Hình 14: Cây chè khổng lồ (Trichanthera gigantea)

Page 68: RB_Sach Thuc an GSNL

68

thân tạo nên 2-4 đường bên ở 2 phía của thân. Khi còn non thân mềm mọng nước. Sau 6 tháng sinh trưởng thân hóa gỗ cứng phía ngoài, màu nâu, phía trong mềm, nhưng không hóa bấc. Lá Trichanthera màu xanh sẫm mọc đối chéo chữ thập, lá đơn nguyên, giòn và hơi ráp. Khi khô lá ngã màu đen.

Trichanthera gigantea có khả năng ra rễ từ gốc đến ngọn, ngay cả một mẫu lá nhỏ. Tuy nhiên không có khả năng tạo thành cây mới. Khả năng nhân giống vô tính của Trichanthera gigantea rất nhanh. Trong 6 tháng, từ một cây non ít nhất có thể cho ta 100 cây mới (không tính theo cấp số nhân). Trichanthera gigantea chỉ ra hoa ở miền Trung và Nam, nhưng không tạo thành quả và hạt, ở miền Bắc chưa thấy Trichanthera gigantea ra hoa. Cây thường ra hoa vào tháng 12 hàng năm. 4.2. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng

Giá trị dinh dưỡng của lá cây Trichanthera gigantea cho gia súc khá cao. Hàm lượng protein thô trong khoảng 15 - 22 % và hầu hết là protein thực, hàm lượng can xi cao hơn so với các loại cây thức ăn khác. Hàm lượng và thành phần chất kháng dinh dưỡng alkaloids và tannin kết tụ không tìm thấy ở cây Trichanthera gigantea và hàm lượng saponin, steroid thấp. Hàm lượng phenol tổng số và steroid là 450 và 6,2 ppm.

Page 69: RB_Sach Thuc an GSNL

69

Bằng phương pháp tiêu hóa dạ cỏ để xác định tỷ lệ tiêu hoá đối với cây Trichanthera gigantea thấy rằng tỷ lệ phân giải chất khô là 77%.

4.3. Kỹ thuật canh tác Không cần thiết phải chuẩn bị kỹ đất trồng. Tuy

nhiên, nên chọn những nơi có độ ẩm và dễ thoát nước và nơi có bóng râm. Cây Trichanthera gigantea rất nhạy cảm với phân đạm. Khi thiếu đạm là ngã màu vàng, nhưng chỉ một lượng nhỏ phân đạm cũng có thể làm lá xanh trở lại.

Trồng vào những tháng cuối mùa mưa (tháng 12 đến tháng 3 ở miền Trung).

Nhân giống bằng hom. Nên chọn hom bánh tẻ (không quá non hay quá già) với khoảng 2-3 mắt (dài khoảng 30-40 cm). Nên để qua đêm trước khi trồng.

Mật độ: trồng dày làm thức ăn thu cắt 50 x 40 cm (20-22.000 cây/ha).

Cách trồng: đặt hom nghiêng 450 so mặt đất, lấp đất đến mắt trên. Tưới nước sau khi đặt hom để đất có độ ẩm và chặt hơn.

4.4. Thu hoạch và chế biến Cây Trichanthera gigantea chịu được cắt liên tục

nhiều lần trong năm vì hình thành nhánh non rất tốt. Tuy nhiên, tốc độ tái sinh chậm nên một năm chỉ có thể cắt 3-4 lần với năng suất chất xanh 70-80 tấn/năm. Thu hoạch lứa

Page 70: RB_Sach Thuc an GSNL

70

đầu: 5-6 tháng sau khi trồng; lứa tiếp theo sau 2-3 tháng. Trong năm đầu có thể thu 4 lứa cắt, các năm sau 5-6 lứa. Cắt ngang phần thân lá mà gia súc có thể ăn được.

Sau khi thu cắt nên để héo rồi mới cho gia súc ăn hoặc có thể ủ chua với cám hoặc bột sắn/bã sắn... theo tỷ lệ 3-5% cám (tính theo khối lượng lá tươi). Có thể phơi khô lá để làm bột cỏ cho gia cầm.

4.5. Sử dụng trong chăn nuôi Nhiều đối tượng vật nuôi có thể sử dụng thân lá cây

thức ăn này, như bò, dê, lợn, gà, cá... Ngoài cho ăn tươi còn làm bột lá, nhất là với gia cầm. Mặc dù năng suất Trichanthera gigantea không cao nhưng phân bố sinh khối đều trong năm, đặc biệt có tỷ lệ lá cao vào lúc giáp vụ nên Trichanthera gigantea là cây thức ăn xanh tốt trong vụ đông-xuân. Có thể sử dụng lá Trichanthera gigantea như là thuốc chữa bệnh táo bón cho gia súc mà không gây độc hại.

5. CÂY DÂU (Morus alba)

5.1. Đặc điểm chung

Page 71: RB_Sach Thuc an GSNL

71

Cây dâu tằm (Morus sp.) là nguồn thức ăn truyền thống cho tằm, đã được con người chọn lọc và lai tạo nhằm tăng năng suất lá và phân bố khắp nơi trên thế giới. Hàm lượng protein ở lá và thân còn non biến động từ 15 đến 28% phụ thuộc giống. Hàm lượng chất khoáng cao và không có yếu tố kháng dinh dưỡng hoặc độc tố.

Cây dâu có thể trồng bằng thân hoặc hạt và thu hoạch lá bằng cách ngắt lá hoặc cắt toàn cành. Năng suất phụ thuộc vào giống, nơi trồng (nhiệt độ, mưa và bức xạ mặt trời), mật độ, phân bón và kỹ thuật thu hoạch, nhưng xét trên danh nghĩa chất dinh dưỡng tiêu hóa thì dâu

Cây dâu t

Hình 15: Dâu cỏ

Hình 16: Cành dâu lai

Page 72: RB_Sach Thuc an GSNL

72

cho năng suất cao hơn các cây cỏ truyền thống.

Lá dâu có tính ngon miệng rất cao đối với dê, cừu, trâu, bò. Lượng ăn vào và sản lượng sữa của bò tăng lên khi có bổ sung lá dâu trong khẩu phần. Những đặc tính chung của cây dâu là: Cây lâu năm, sớm rụng lá, cây bụi hoặc cây to, lá mọc cách, mép lá có răng cưa, lá hình ngọn mác, nở hoa cụm đuôi sóc, hoa đơn tính, ít có hoa lưỡng tính trên cùng một cây hoặc khác cây. Thịt quả dày mọng nước.

Ở Việt Nam, dâu gồm nhiều giống: • Nhóm dâu bầu • Nhóm dâu đa • Nhóm dâu cỏ • Nhóm dâu tam bội (đa bội)

Ngoài ra còn có một số giống mới nhập nội đã được thuần hóa.

5.2. Kỹ thuật trồng Có nhiều cách để nhân giống dâu: nhân giống dâu

bằng hạt, nhân giống bằng hom ... Ở Việt Nam nói chung và miền Trung nói riêng, nhân giống bằng hom là phổ biến. Việc nhân giống bằng hom có nhiều ưu việt, đơn giản, dễ làm, người nông dân rất dễ dàng kiếm được hom để trồng.

Đất trồng dâu sau khi đã được làm tơi nhỏ, làm sạch cỏ dại. Độ sâu của đường cày từ 25-40cm, nếu có điều kiện thì cày sâu hơn, khi bừa thì chú ý điều chỉnh mặt bằng, vì cây dâu ở các vị trí trũng thường còi cọc.

Page 73: RB_Sach Thuc an GSNL

73

Tùy theo chất đất, mật độ trồng mà ta có thể rạch hàng hoặc đào hố. Nói chung vùng đất đồi, đất cao nguyên thì nên đào hố còn đất bãi bồi ven sông thì rạch hàng.

Thời vụ trồng: Vùng duyên hải miền Trung nên trồng vào tháng 11-12, ở các vùng khác có thể sai lệch thời vụ 1-2 tháng.

Tiến hành chuẩn bị hom, dâu được chọn lấy hom phải là những cây dâu đã thành thục, dâu không mắc sâu bệnh. Sau khi đốn 3-4 ngày tiến hành chặt hom, hom chặt xong được bảo quản ở nơi râm mát, kích thước hom được chặt dài 30-35 cm, đường kính hom từ 0,8 - 1,2 cm, không lấy các hom ở phần gốc và phần ngọn, hom không được dập, sau khi chặt thì xếp thứ tự gốc ngọn để khi trồng khỏi bị lộn. Lượng hom trồng ước tính khoảng 5 - 6 vạn hom/ha.

Cách trồng: Ở một số địa phương miền Trung có truyền thống trồng dâu nuôi tằm là trồng theo hố, sau khi làm đất xong tiến hành đào hố và bón phân lót (phân bón lót chủ yếu là phân chuồng), kích thước hố được đào chừng 40 x 40 cm, khoảng cách giữa các hố và khoảng cách giữa các hàng là 0,5 x 2-2,2 m. Bón phân xong thường người ta lấp một lớp đất mỏng xuống hố, sau đó tiến hành trồng, hom được trồng nghiêng 450. Trồng nghiêng hom về hai phía dọc theo hàng, mỗi hố trồng từ 4-6 hom, đặt hom xong lấp đất kín chừa lại trên mặt đất khoảng 3 - 4 cm để cây dâu nãy mầm.

Page 74: RB_Sach Thuc an GSNL

74

Phân bón: Phân hữu cơ: 20 tấn; phân lân: 400-500kg cho mỗi ha đất trồng dâu, nếu đất chua thì bón thêm vôi.

Hệ thống trồng dâu cũng tùy thuộc vào mục tiêu trồng dâu và hệ thống nông nghiệp. Đối với trồng dâu vào mục tiêu làm thức ăn gia súc thì có thể trồng xen với các cây họ đậu (cây cố định đạm) để tăng dinh dưỡng cho đất. Cây dâu cũng được bà con nông dân các vùng trồng xen với các cây hoa màu khác (ớt, lạc, ngô...), một số vùng trồng xen với cây bông.

Bảng 2.3. Năng suất dâu ở một số địa phương Năng suất

Tấn/ha/năm Loại thức ăn

Tươi VCK

Địa phương Giống

Thân 52

Nguồn

Lá 8,5 Thân 14,1

Địa phương

Vỏ 2,7

Tanzania

Indonesia Lá & Cành non

8,7

Tigreada Lá & Cành non

13,4 Costa Rica

Indonesia Lá & Cành non

12,5

Shayo,1997

Tigreada Toàn bộ 30 Acorazonada Toàn bộ 33 Indonesia Toàn bộ 26

Cuba

Địa phương Toàn bộ 30

González et al., 1998

Địa phương Toàn bộ 37 Guatemala Địa phương Lá 16

Rodríguez et al.,1994

Lá 32 Cành 28

Trung Quốc

Shin Ichinose

Thân 8

Gong et al.,1995

Page 75: RB_Sach Thuc an GSNL

75

Địa phương 22 BC259 20 TR 10 19

Ấn Độ

C 763

19

Tikader et al., 1993

Dâu cỏ Cành non/ Lá

44/ 24,4

Việt Nam

Dâu ô Cành non/ Lá

40,5/ 7,53

Nguyễn Xuân Bả, 2005

5.3. Thu hoạch Đối với nuôi tằm thì người ta thu hoạch theo phương

pháp hái lá, cắt cành, tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của tằm và chi phí lao động thu hoạch. Thu hoạch để làm thức ăn cho gia súc nhai lại thì phương pháp cắt toàn cây là thích hợp nhất, cắt cách mặt đất khoảng 30-40cm.

5.4. Năng suất Sản lượng lá dâu và cành lá tùy thuộc vào giống, địa

điểm trồng, mật độ, chế độ phân bón và kỹ thuật thu hoạch. 5.5. Thành phần hóa học các phần khác nhau của cây dâu

Hàm lượng protein thô từ 19,1 - 24,3 % ở lá và 20,0 - 23,2% ở cành non. Hàm lượng protein tương đương với các cây họ đậu (cỏ Stylo), hàm lượng xơ trung tính (NDF) và xơ axít (ADF) thấp so với các cây thức ăn giàu đạm khác. Thành phần amino axit thiết yếu chiếm hơn 46% tổng amino axit. Lượng canxi, phốt pho ở trong lá lần lượt là 1,6-2,8% và 0,32 - 0,6%, trong lá và cành non lần lượt là 1,6 - 2,8 và 0,33- 0,6%. Thành phần các loại khoáng trong lá dâu và

Page 76: RB_Sach Thuc an GSNL

76

cành non cũng chịu ảnh hưởng bởi các giống và chế độ phân bón khác nhau.

Trong lá dâu hàm lượng tannin thấp, đã không làm ảnh hưởng lớn đến quá trình phân giải chất khô trong dạ cỏ.

Page 77: RB_Sach Thuc an GSNL

77

Bảng 2.4. Thành phần hóa học của một số giống dâu Việt Nam (%) Giống Chất

khô Pro. Xơ thô NDF ADF Khoáng Ca P Nguồn

Lá Dâu cỏ 31,0 24,3 9,5 32,9 15,6 13,2 1,9 0,6 Dâu Ô 37,0 22,2 8,8 31,0 15,0 15,5 2,8 0,4

Bả, 2003

Bầu trắng 36,3 20,1 8,8 16,5 9,7 26,2 2,52 0,34 Trung Quốc 35,4 20,3 9,2 18,2 12,4 9,5 1,60 0,32 Tam bội 28,9 20,4 9,2 10,0 Dâu Đa 32,4 19,2 9,1 19,5 9,9 11,2 2.03 0.56 Chân Vịt 35,6 19,1 9,5 19,8 10,4 12,1 2,12 0,49

Bả, 2005

Lá và cành non Dâu cỏ 28,0 22,6 9,6 34,5 14,8 11,8 1,8 0,6 Dâu Ô 35,5 23,1 10,9 32,4 15,4 13,7 2,8 0,5

Bả, 2003

Bầu trắng 33,0 20,7 8,3 17,9 10,7 11,9 2,45 0,30 Trung Quốc 32,5 23,2 10,2 20,1 13,6 9,6 1,60 0,34 Tam bội 27,0 20,0 10,2 10,9 Dâu Đa 31,5 22,5 10,4 20,6 13,3 10,6 1,62 0,42 Chân Vịt 30,5 22,7 10,4 19,1 12,8 12,5 2,23 0,33

Bả, 2005

Page 78: RB_Sach Thuc an GSNL
Page 79: RB_Sach Thuc an GSNL

79

5.6. Sử dụng lá dâu làm thức ăn cho gia súc nhai lại Lá dâu là nguồn thức ăn bổ sung protein có giá

trị cho gia súc (trâu, bò, dê, cừu, lợn). Dâu có thể sử dụng ở dạng tươi, khô hoặc ủ chua. Một trong những vấn đề khó khăn trong chăn nuôi gia súc ở các nước nhiệt đới là chất lượng thức ăn xanh giảm đi nhanh chóng trong mùa khô. Giải pháp lựa chọn để khắc phục tình trạng trên là ủ chua trong mùa mưa và sử dụng làm thức ăn trong mùa khô. Lá dâu có hàm lượng hydratcarbon cao và hàm luợng xơ thấp nên có thể ủ chua mà không cần chất phụ gia, tuy nhiên, có thể ủ với rỉ mật 5% hoặc cám gạo 5%. Dê, bò rất thích ăn lá dâu ủ chua.

Các kết quả đánh giá được triển khai trên bò, dê và cừu cho thấy, bổ sung lá dâu đã làm tăng lượng ăn vào và tăng sức sản xuất (tăng trọng, sản lượng sữa).

Tỷ lệ tiêu hóa của lá dâu khá cao và nên bổ sung vào khẩu phần thức ăn giá trị thấp. Vì vậy, lá dâu được thay thế cho thức ăn tinh ở bò sữa cho kết quả tốt. Năng suất sữa không bị ảnh hưởng khi thay 75% thức ăn tinh bằng lá dâu.

Bò đực ăn khẩu phần cơ sở là cỏ voi bổ sung lá dâu theo tỷ lệ 1,71 và 2,11% theo khối lượng cơ thể, mức tăng trọng tương ứng là 940 và 950 g/con/ngày.

Page 80: RB_Sach Thuc an GSNL

80

Nuôi dê sữa bằng lá dâu và cỏ voi thì sản lượng sữa tăng từ 2,0 đến 2,5 kg/con/ngày khi mức bổ sung tăng từ 1,0 đến 2,6% so với khối lượng cơ thể. Hàm lượng chất khô, protein và mỡ sữa tăng chút it khi tăng lá dâu.

Lượng lá dâu trong khẩu phần ăn của trâu bò, dê, cừu nên ở mức 20-40% tính theo chất khô khẩu phần.

Bảng 2.5. Tỷ lệ tiêu hóa lá và cành non dâu Phương pháp Thành

phần Tỷ lệ tiêu hóa chất khô (%)

Nguồn

In vivo (dê) In vitro

Lá Lá Thân Tất cả Võ

78,4-80,8 80-95 37-44 58-79 60,3

Jegou et al., 1994; Arya, 1990; Schenk, 1974; Rodriguez, 1994 Shayo, 1997.

In vivo (cừu) Lá con 60-80 Nguyễn Xuân Bả, 2005

6. CÂY DÂM BỤT (Hisbicus rosasinensis L.)

6.1. Đặc điểm chung

Cây dâm bụt (Hibiscus rosasinensis L.) thuộc họ Malvacae là cây trồng được sử dụng làm hàng rào sống và là nguồn thức ăn cho thỏ, dê. Mặc dù đã được

Page 81: RB_Sach Thuc an GSNL

81

sử dụng làm thức ăn cho gia súc và rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Dâm bụt có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau. Đặc biệt, có khả năng chịu nóng, chịu hạn ở khu vực miền Trung Việt Nam. Cây dâm bụt rất dễ trồng và nhân ra diện rộng bởi nó có thể trồng bằng cành.

Lá và cành non dâm bụt có hàm lượng protein khá cao (17-18%) và có tính ngon miệng cao đối với gia súc nhai lại. Hàm lượng protein thô, xơ thô, mỡ thô, khoáng trong lá và cành non dâm bụt theo thứ tự là 13,8; 14,6; 7,32 và 11,6%. Tỷ lệ tiêu hoá in vivo chất khô, chất hữu cơ và protein trên dê theo thứ tự là 68,0; 73,5 và 50,5%. Kết quả thí nghiệm trên dê thấy rằng tỷ

Hình 17: Cây Dâm bụt (Hibiscus rosasinensis L.)

Page 82: RB_Sach Thuc an GSNL

82

lệ tiêu hoá in vitro chất khô lá và cành non dâm bụt là 71,2% (Benavides, 1991) .

6.2. Trồng và chăm sóc

Tuỳ theo mục đích sử dụng mà dâm bụt có thể trồng thành thửa để lấy thức ăn cho gia súc hoặc trồng hàng rào như là cây đa mục tiêu. Dâm bụt được trồng bằng hom. Chọn cành già, không quá non và cắt thành từng đoạn ngắn 30-40 cm. Nên để hom nơi mát trong khoảng 1 ngày và sau đó đem trồng.

Đất trồng không cần phải chuẩn bị kỹ như trồng các loại cỏ khác, chỉ cần làm sạch cỏ và cuốc hố nhỏ, hoặc đào rãnh. Khoảng cách trồng 30 x 50 cm. Khi trồng hom nên để nghiêng 450 - 600 so mặt đất. Không cần bón phân, kể cả bón lót nhưng phải làm cỏ. Sau mỗi lần thu hoạch phải làm cỏ và bón phân (nếu trồng thâm canh lấy thức ăn cho gia súc). Thời vụ trồng tốt nhất ở miền Trung từ tháng 10 đến tháng 2.

6.3. Thu hoạch

Phương thức thu hoạch dâm bụt là cắt toàn bộ cành. Tuỳ thuộc vào mục tiêu trồng dâm bụt mà độ cao cắt cành so với mặt đất có khác nhau. Trồng làm thức ăn cho gia súc thì nên cắt cao so với mặt đất 30 - 50 cm.

Page 83: RB_Sach Thuc an GSNL

83

Trồng làm hàng rào sống và thu thức ăn thì độ cao cây khi cắt có thể 1m hoặc hơn. Sau khi trồng khoảng 6-8 tháng thì tiến hành cắt lần đầu, khi cây có độ cao khoảng 1,2 m. Và cứ sau 2 tháng tái sinh thì thu hoạch lại.

6.4. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng

Cành và lá dâm bụt có hàm lượng protein thô tương đương với các cây bộ đậu, trong khi lượng khoáng tổng số cao hơn nhiều. Lá dâm bụt hầu như không chứa tanin.

Bảng 2.6. Thành phần hóa học của lá và cành non dâm bụt, và tỷ lệ tiêu hóa (%)

Th.phần Chất khô

Pro. Xơ thô

NDF ADF Tro Ca P

Lá 20,9 18,7 15,4 32,3 12,2 16,1 1,6 0,4 Cành non

22,3 18,5 16,8 32,8 12,6 18,4 1,8 0,8

TLTH 68,0 73,5 Nguyễn Thị Hồng Nhân (2000) Nguồn: Nguyễn Xuân Bả, 2005 6.5. Sử dụng

Dâm bụt có tính ngon miệng cao đối với gia súc nhai lại (trâu bò, dê và cừu). Gia súc ăn ngay và ăn nhiều khi lần tiếp xúc đầu tiên, đặc biệt là dê và cừu. Dê, cừu ăn lá và cành non trước, nếu thức ăn không

Page 84: RB_Sach Thuc an GSNL

84

chặt ngắn thì chúng ăn được cả vỏ. Bò ăn được cả lá và cành nếu chặt ngắn. Lượng chất khô ăn vào của dê so với khối lượng cơ thể đối với cành lá dâm bụt 3,7% và ở cừu là 3,3%.

Bảng 2.7. Tỷ lệ tiêu hóa in vivo lá và cành non dâm bụt ở cừu (%)

Tỷ lệ tiêu hóa in vivo Loại thức ăn Chất khô

Chất hữu cơ

Protein thô

Lá và cành non 62,3 65,8 79,9 Lá ủ chua 69,8 73,1 84,4

Nguồn: Nguyễn Xuân Bả, 2005 Lá và cành non dâm bụt có thể sử dụng ở dạng

tươi cho gia súc hoặc ủ chua. Phương pháp ủ chua rất đơn giản do trong lá dâm bụt có hàm lượng hydratcarbon hoà tan cao nên không cần chất phụ gia, cũng có thể cho thêm 3-5% rỉ mật để tăng tính ngon miệng cho gia súc. Chỉ cần chặt ngắn, phơi héo và ủ yếm khí. Ủ trong túi ni long hoặc trong hố.

Lượng lá dâm bụt tươi hoặc ủ trong khẩu phần gia súc nhai lại nên khoảng 20-40%. Lá dâm bụt được xem là nguồn thức ăn bổ sung protein và hydratcarbon hoà tan cho gia súc nhai lại và đặc biệt là tăng quá trình phân giải, sinh tổng hợp protein vi sinh vật dạ cỏ

Page 85: RB_Sach Thuc an GSNL

85

khi nuôi gia súc bằng khẩu phần giầu xơ, nghèo dinh dưỡng.

Page 86: RB_Sach Thuc an GSNL

86

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP DỰ TRỮ, CHẾ BIẾN CÂY CỎ VÀ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP

1. LÀM CỎ KHÔ Cỏ khô là một loại thức ăn tốt cho gia súc nhai

lại nói chung và trâu, bò nói riêng trong thời vụ thiếu cỏ tươi. Giá trị dinh dưỡng của cỏ khô phụ thuộc vào các loại cỏ khác nhau, vào vụ thu hoạch và kỹ thuật chế biến.

Làm cỏ khô chủ yếu là phơi dưới ánh nắng mặt trời. Mục đích chính là làm giảm độ ẩm trong cỏ xanh đến mức độ thấp đủ để kìm hãm sự hoạt động của các enzyme có sẵn trong cây cỏ hay của vi sinh vật. Cỏ tươi chứa nhiều nước: 650-850g/1 kg thức ăn, trong khi đó cỏ khô chứa chỉ 150-200 g/kg mà thôi. Vì vậy, thực chất làm khô cỏ là làm mất nước và kèm theo là mất các chất dinh dưỡng. Để có chất lượng cỏ khô tốt, cỏ xanh khi thu hoạch cần nhanh chóng đem phơi. Hàm lượng nước trong cỏ mất càng nhanh, thời gian phơi càng ngắn thì tổn thất vật chất khô càng ít. Phơi khô trong điều kiện thời tiết tốt, tổn thất chất khô trong cỏ chỉ khoảng 30-40%, ngược lại tổn thất lên tới 50-70%.

Page 87: RB_Sach Thuc an GSNL

87

Chất dinh dưỡng bị mất chủ yếu là do sự biến

đổi của cacbohydrat và các hợp chất chứa nitơ. Khi phơi khô, fructan bị thủy phân thành đường fructose, đồng thời đường hectose bị mất mát. Một số các đường đơn như glucose cũng bị oxy hóa tạo thành CO2, H2O và tỏa nhiệt. Chính vì sự mất mát các hợp chất cacbohydrat dễ tan nên làm tăng tương đối hàm lượng xơ. Sự mất mát protein là do enzyme protease của thực vật phân hủy protein thành các peptit và các axit amin. Khi phơi khô, caroten và các hợp chất tương tự mất đi đáng kể. Hàm lượng caroten giảm đi hàng chục lần sau khi phơi khô (chỉ còn 2-20 mg/kg chất khô). Nếu gặp thời tiết không thuận lợi, caroten bị mất hầu hết đồng thời kèm theo cả sự mất khoáng, đường hòa tan và các

Hình 18: Dự trữ cỏ khô cho gia súc nhai lại

Page 88: RB_Sach Thuc an GSNL

88

hợp chất có nitơ. Độ ẩm trong cỏ khô cao là điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của vi sinh vật làm tăng cường sự phân hủy các chất dinh dưỡng có sẵn trong cỏ khô và đồng thời cũng tạo cơ hội cho nấm mốc phát triển. Vì vậy, cỏ sau khi thu hoạch nên làm khô càng nhanh càng tốt, độ ẩm càng thấp thì chất lượng dinh dưỡng của cỏ càng được bảo tồn.

Giá trị dinh dưỡng của cỏ khô trong điều kiên phơi tốt trung bình chứa 96g protein, 563g chất hữu cơ tiêu hóa, năng lượng trao đổi 8,5MJ, hàm lượng xơ 335g/ kg chất khô.

Cỏ khô được sử dụng phối hợp với thức ăn ủ chua, thức ăn tinh, thức ăn củ quả, rỉ mật và các sản phẩm phụ của công nghiệp chế biến rau quả (bã dứa, vỏ chuối..) đem lại hiệu quả tốt.

Cỏ khô gồm hòa thảo lẫn họ đậu thì chất lượng cao vì hàm lượng protein và caroten cao. Khi phơi khô gặp mưa thì hàm lượng vitamin D và vitamin A đều bị giảm. Nếu để mốc trâu bò ăn sẽ không có lợi cho quá trình tiêu hóa.

Phương pháp truyền thống để làm cỏ khô hết sức đơn giản. Sau khi thu hoạch thì đem phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Nên phơi ở những nơi có nhiều

Page 89: RB_Sach Thuc an GSNL

89

nắng - mặt trời không bị che khuất - rải thành từng lớp mỏng và trở (đảo) hàng ngày.

Ở miền Trung, phơi khô cỏ tốt nhất từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch. Khi phơi cỏ, nếu bị mưa thì nhanh chóng gom thành đống hoặc che phủ. Cỏ khô có phẩm chất tốt là cỏ vẫn giữ được màu xanh, thân, cuống, lá đều mềm và có mùi thơm.

Bảo quản cỏ khô nơi khô ráo, tránh ẩm ướt để hạn chế cỏ bị mốc và thối. Bảo quản bằng cách đánh thành đống hoặc bó thành từng bó nhỏ thuận lợi cho việc cất giữ. Nếu có điều kiện thì dùng máy đóng thành bánh dễ dàng bảo quản và sử dụng cho bò ăn.

2. PHƠI KHÔ VÀ BẢO QUẢN RƠM Rơm là sản phẩm phụ của cây ngũ cốc. Thành

phần hóa học cơ bản của rơm rạ phụ thuộc nhiều đến đặc tính sinh lý, thời điểm thu hoạch, độ thành thục của cây trồng và chế độ dinh dưỡng của đất... Nhưng nhìn chung các thành phần chính bao gồm:

- Carbohydrates thành vách tế bào như cellulose, hemicellulose và lignin chiếm 60-80% tổng vật chất hữu cơ của cây trồng.

- Nitơ: rơm rạ có tỷ lệ protein rất thấp, chiếm vào khoảng 2-5%. Tỷ lệ chất dinh dưỡng này giảm mạnh Chất đống rơm khô t

Page 90: RB_Sach Thuc an GSNL

90

theo tuổi. Mặt khác enzyme của vinh vật dạ cỏ lại khó tiếp cận với N của thức ăn thô vì sự cản trở của lignin.

- Khoáng và vitamin: trong thực tế loại thức ăn này thiếu hầu hết các nguyên tố khoáng đa lượng như Ca, P , Na và các nguyên tố khoáng vi lượng. Đồng thời chúng cũng thiếu hụt các vitamin như vitamin A, và D3.

Đây là nguồn thức ăn dồi dào nhất cho bò. Phơi khô và bảo quản rơm là phương pháp truyền thống mà ở bất kỳ nơi nào cũng có thể thực hiện được.

Ở miền Trung, rơm thu hoạch vào tháng 5 - 6; tháng 9 - 10; có nơi rơm lúa xuân vào tháng 3 - 4 và rơm lúa vụ thu vào tháng 7 - 8. Rơm mùa là phổ biến nhất, vì thời vụ này dễ dàng phơi khô. Năng suất rơm

Hình 19: Dự trữ rơm khô

Page 91: RB_Sach Thuc an GSNL

91

xấp xỉ năng suất lúa. Cả nước ta có khoảng 40 triệu tấn rơm.

Rơm phơi được nắng có màu vàng tươi, mùi thơm bò rất thích ăn. Chú ý tránh để rơm bị lẫn bùn đất và phân. Loại rơm này phơi lâu khô chất đống dễ bị mốc, bò không thích ăn .

Cách bảo quản rơm cũng giống như bảo quản cỏ khô. Đánh đống hoặc dự trữ trong kho. Đánh đống là phương pháp truyền thống và rẻ tiền nhất.

3. Ủ CHUA Ủ chua (còn gọi ủ silô hay ủ xanh) là đem thức

ăn xanh xếp chặt vào hố ủ, trong quá trình ủ nhờ hoạt động của vi sinh vật, axit hữu cơ, đặc đặc biệt là axit lactic sẽ hình thành, làm giảm độ pH của khối ủ, nhờ vậy thức ăn được bảo quản trong một thời gian dài mà không bị hư hỏng.

Hiện nay có hai phương pháp ủ chua: Ủ chua axit và ủ chua vi sinh vật. Ủ chua axit là quá trình làm giảm pH nhờ thêm vào trong thức ăn một số axit vô cơ, ví dụ axit phôtphoric, sulphuric, clohydric.. hay hữu cơ như axit formic, propionic.. hoặc là kết hợp giữa axit vô cơ và axit hữu cơ. Trong khi đó, ủ chua vi sinh vật là quá trình làm giảm độ pH khối ủ nhờ vi sinh vật có sẵn trong thức ăn.

Page 92: RB_Sach Thuc an GSNL

92

Ủ chua đã được tiến hành khá lâu ở châu Âu, nơi có điều kiện thời tiết lạnh và ẩm kéo dài không phù hợp cho phơi khô thức ăn. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng rộng rãi phương pháp ủ chua làm thức ăn cho gia súc qua vụ đông.

Kỹ thuật ủ chua có thể áp dụng cho tất cả các loại cây thức ăn xanh. Chất lượng thức ăn ủ chua không chỉ phụ thuộc vào nguyên liệu ủ (loại cây cỏ, giai đoạn thu cắt, độ ẩm, hàm lượng đường...) mà còn phụ thuộc vào kỹ thuật ủ.

3.1. Nguyên lý ủ xanh

Thức ăn xanh khi được xếp chặt trong hố ủ sẽ xảy ra 2 quá trình, quá trình hoạt động sinh lý thực vật và quá trình hoạt động của vi sinh vật.

+ Hoạt động sinh lý thực vật

Nhờ enzyme (trong tế bào thực vật còn sống), đường bị oxy hoá cho ra khí carbonic, nước và năng lượng:

C6H12O6 + O2 → CO2 + H2O + Năng lượng

Một vài ngày đầu sau khi ủ, nhiệt độ hố ủ tăng lên, đấy là dấu hiệu của quá trình hoạt động sinh lý thực vật. Quá trình này sẽ kết thúc khi oxy không còn trong hố ủ. Như vậy, để giảm tối đa sự tiêu hao chất

Page 93: RB_Sach Thuc an GSNL

93

hữu cơ của thức ăn ủ, phải loại bỏ oxy trong hố ủ càng sớm càng tốt.

+ Hoạt động của vi sinh vật

Những vi sinh vật có sẵn trong nguyên liệu thức ăn là nấm và vi khuẩn. Các vi khuẩn gồm vi khuẩn lactic, vi khuẩn clostridia và enterobacteria. Sau đây là hoạt động của những vi khuẩn này:

- Vi khuẩn lactic

Vi khuẩn lactic là vi khuẩn lên men tuỳ tiện (có thể sinh trưởng với sự có mặt hay không có mặt oxy), thường có trong cây cỏ đang sinh trưởng với số lượng nhỏ, nhưng chúng tăng nhanh sau khi thu hoạch, đặc biệt khi cây cỏ bị chặt nhỏ hay làm nát. Khi cây cỏ ủ xanh, vi khuẩn lactic tiếp tục tăng và lên men các đường tan, sản sinh axit hữu cơ, chủ yếu axit lactic và làm giảm giá trị pH.

Có hai nhóm vi khuẩn lactic, nhóm lên men đồng chất (homofermentative) như Lactobacilus plantarium, Pediococcus pentosaceus, Enterococcus faecalis và nhóm lên men dị chất (heterofermentative) như Lactobacilus brevis, Leuconostoc mesenteroides.

Vi khuẩn lactic lên men đồng chất biến đổi:

Glucose → 2 axit lactic

Page 94: RB_Sach Thuc an GSNL

94

Fructose → 2 axit lactic

Pentose → axit lactic + axit acetic

Vi khuẩn lactic lên men dị chất biến đổi:

Glucose → axit lactic + etanol + CO2

3 Fructose → axit lactic + 2 manitol + axit acetic + CO2

Pentose → axit lactic + axit acetic

- Vi khuẩn clostridia

Costridia có mặt trong cây cỏ dưới dạng bào tử và chỉ phát triển trong điều kiện yếm khí chặt chẽ. Clostridia phân giải axit lactic tạo thành axit butyric làm tăng giá trị pH. Clostridia còn có khả năng phân giải protein thành axit lactic và axit butyric, amin và amoniac.

Các loài phân giải đường (saccharolytic) như Clostridium butyricum, C. tyrobutyricum biến đổi:

2 Axit lactic → axit butyric + 2CO2 + 2H2

Các loài phân giải protein (proteolytic) như C. bifermentans, C. sporogenes có thể khử amin hoặc khử carboxyl.

Khử amin:

Page 95: RB_Sach Thuc an GSNL

95

Axit glutamic → axit acetic + axit pyruvic + NH3

Lysine → axit acetic + axit butyric + NH3

Khử carboxyl:

Arginine → Putrescin + CO2

Lysine → Cadaverin + CO2

Axit glutamic → Aminobutyric + CO2

Histidine → Histamine + CO2

Oxy hoá/khử:

Alanine + 2 Glycine → 3 axit acetic + 3NH3 + CO2

Clostrida rất nhạy cảm với nước và yêu cầu thức ăn phải rất ẩm mới hoạt động tốt. Khi thức ăn quá ẩm (chất khô < 15%) thì ngay khi pH hạ xuống dưới 4 vẫn không ức chế được hoạt động của chúng.

- Enterobacteria

Là những vi khuẩn yếm khí tuỳ tiện và thường có số lượng rất ít trong cây cỏ. Chúng có khả năng phân giải đường dễ tan thành axit acetic, ethanol và hydro:

Glucose → axit acetic + etanol + 2H2

Ngoài ra cũng giống như Clostridia, chúng có khả năng khử carboxyl và khử amin của các axit amin,

Page 96: RB_Sach Thuc an GSNL

96

sản sinh ra một lượng lớn amoniac. pH thích hợp cho sự sinh trưởng của enterobacteria là 7 và thường chỉ hoạt động ở giai đoạn lên men đầu tiên khi pH thức ăn ủ còn chưa bị giảm thấp.

3.2- Kỹ thuật ủ xanh thức ăn

+ Hố ủ

- Địa điểm: Hố ủ cần gần chuồng để tiện việc vận chuyển thức ăn. Cần chọn nơi cao ráo để nước ở ngoài không thể ngấm vào trong hố, ngay cả khi mưa to.

- Các loại hố: tốt nhất nên làm hố xây, có thể làm hố tròn, vuông hay chữ nhật hoặc làm hào nổi. Dung tích của hố tính toán sao cho có đủ lượng thức ăn trong 10-15 ngày/hố. Hố làm quá lớn, thức ăn quá nhiều, gia súc phải ăn một thời gian dài mới hết, dễ bị hư hỏng do tiếp xúc nhiều với không khí. Nếu hố quá nhỏ thì tốn công, tốn diện tích và tỷ lệ diện tích thành hố tiếp xúc với thức ăn sẽ lớn, làm tỷ lệ thức ăn hỏng quanh thành hố sẽ cao. Với quy mô chăn nuôi nhỏ (2 -4 bò/hộ) nên làm bể ủ dung tích 1 x 1 x 1,5m.

+ Nguyên liệu và chuẩn bị nguyên liệu

Các loại thức ăn xanh sau đây có thể đem ủ chua: cây ngô còn bắp non hoặc sau khi thu bắp (thu

Page 97: RB_Sach Thuc an GSNL

97

bắp khi chín sáp, thu bắp khi hạt đã khô), các loại cỏ xanh (cỏ voi, cỏ Ghinê...), phụ phẩm dứa, ngọn lá mía, ngọn lá sắn...

Lượng nước thích hợp trong thức ăn đem ủ là 65-75%. Trường hợp hàm lượng nước trên 75% thì phải phơi héo hay cho thêm đường vào (thường dùng rỉ mật). Nếu hàm lượng nước quá thấp thì cần phun thêm nước vào. Chú ý giữ thức ăn cho sạch không dây lẫn bùn đất. Thức ăn cần được chặt ngắn (5-10cm) để có thể nén được tốt.

+ Cho thức ăn vào hố và lấp hố

Trước khi cho thức ăn vào hố cần kiểm tra hố xem có sạch sẽ không, có đạt yêu cầu kỹ thuật không và khắc phục ngay. Sau đó chuyển thức ăn vào hố thành từng lớp 20-30cm, nén chặt, nhất là nén chặt các góc hố. Lần lượt làm từ lớp thức ăn này đến lớp thức ăn khác cho đến khi đầy hố, lớp trên cùng chất thức ăn cao hơn mặt hố 30-50 cm, rải một lớp rơm khô hoặc lá chuối khô rồi đổ đất lên, nén chặt nhằm không cho không khí lọt vào, trên cùng phủ một tấm nylon để nước không thấm vào được. Công việc ủ chỉ nên làm trong một ngày.

+ Kiểm tra chất lượng của thức ăn ủ

Page 98: RB_Sach Thuc an GSNL

98

Sau 2 tuần ủ hoặc khi lấy thức ăn cho ăn phải lấy mẫu để kiểm tra xem thức ăn ủ trong hố có đảm bảo chất lượng không.

Dùng ống thông xuyên vào giữa hố để lấy mẫu thức ăn ra. Lấy mẫu ở nhiều điểm khác nhau: cạnh thành hố, gần thành hố và giữa hố. Mỗi lớp lấy 3-4 mẫu rồi trộn đều, lấy trung bình.

Thức ăn ủ tốt có mùi chua dịu, màu xanh đậm là tốt; nếu có mùi chua nặng của dấm, mùi thối và có màu xanh đen hoặc màu đen là hỏng, không dùng được.

Trong phòng thí nghiệm thường người ta kiểm tra các chỉ tiêu pH, hàm lượng N amiac/N tổng số, axit lactic, axit acetic và axit butyric. Nếu thức ủ xanh tốt thì có pH = 3,7- 4,2 (đối với thức ăn ủ có phơi héo trước thì pH cao hơn), nhiều axit lactic (cỏ ủ xanh: 80-120g/kgCK, cây ngô ủ xanh: 50-55 g/kgCK), chỉ có ít axit acetic và rất ít axit butyric (0 - 1,4g/kgCK) hàm lượng NNH3 <100g/1kg N tổng số.

3.3- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thức ăn ủ

- Hàm lượng VCK: Để ủ chua đạt kết quả tốt, các nguyên liệu đem ủ phải có độ ẩm 65-75%, nếu thức ăn đem ủ có nhiều nước thì cần phơi héo trước để

Page 99: RB_Sach Thuc an GSNL

99

đưa độ ẩm về mức này hoặc bổ sung thức ăn khô như rơm, bã bia khô.

- Hàm lượng đường: nếu hàm lượng đường trong nguyên liệu quá thấp, quá trình lên men lactic yếu không đủ để hạ thấp pH xuống mức cần thiết để bảo quản thức ăn.

- Khả năng đệm: Nếu nguyên liệu có tính đệm cao thì việc giảm pH sẽ khó khăn. Ngược lại, khả năng đệm quá thấp, thức ăn dễ bị chua quá làm giảm khả năng thu nhận của gia súc.

Khi chất lượng thức ăn không đáp ứng được các yêu cầu trên cho quá trình lên men lactic được tốt, một số biện pháp hỗ trợ sau đây có thể áp dụng:

Bổ sung đường dễ lên men như rỉ mật (khi ủ cây ngô sau khi thu bắp đã già người ta bổ sung thêm 10kg rỉ mật cho mỗi hố ủ dung tích 1,5m3).

Phơi héo đưa về độ ẩm khoảng 70%.

Bổ sung rơm, bã bia khô khi VCK quá thấp.

Bổ sung thêm muối hoặc CaCO3 để đệm phòng thức ăn quá chua.

Bổ sung chế phẩm vi khuẩn lên men lactic.

Page 100: RB_Sach Thuc an GSNL

100

Bổ sung axit hữu cơ (như axit formic) để hạ nhanh pH.

- Các yếu tố kỹ thuật:

Các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến kết quả ủ là thời gian ủ, nhiệt độ và độ kín. Nếu thời gian ủ (tính từ lúc đưa thức ăn vào hố đến khi lấp kín) quá lâu, nguyên liệu tiếp xúc nhiều với không khí, chất dinh dưỡng sẽ tiêu hao nhiều và sinh nhiệt, nhiệt cao trong hố ủ sẽ làm thức ăn bị hỏng.

Nhiệt độ thích hợp trong hố ủ là 20-60oC, nếu ủ được vài ngày mà nhiệt độ trong hố ủ lên cao là do thức ăn ủ không được nén chặt, hoặc do nắp hố không kín để không khí lọt vào hoặc do ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào thành hố quá mạnh. Nhiệt độ trong khối thức ăn ủ cao sẽ làm hỏng thức ăn.

3.4- Sử dụng thức ăn ủ xanh

Thức ăn ủ sau 3 tuần có thể lấy ra sử dụng, tuy nhiên cũng có thể dự trữ trong thời gian dài (3-6 tháng). Khi đã lấy ra sử dụng thì lấy liên tục cho đến hết, không lấy dở rồi lấp đi. Hàng ngày ăn bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu, không thừa lại bữa sau. Lúc đầu gia súc chưa quen thì luyện cho quen dần, ăn từ ít đến nhiều trong vòng 5-7 ngày. Nếu thức ăn ủ có chất lượng tốt có thể cho ăn 5-7kg/100kg thể trọng/ngày.

Page 101: RB_Sach Thuc an GSNL

101

Không nên cho ăn thức ăn ủ chua riêng mà cần trộn lẫn các thức ăn khác. Khi ăn xong phải vệ sinh máng ăn sạch sẽ.

Lượng thức ăn ủ cho ăn có thể tính theo khả năng dung nạp của con vật đối với hàm lượng axit hữu cơ chứa trong thức ăn đó. Mức dung nạp của bò tính cho 1kg thể trọng đối với axit acetic, butyric và lactic lần lượt là 0,25g; 0,42g và 0,7-1,06g. Mức ăn chỉ nên bằng 1/3 lượng dung nạp của axit có ít nhất trong thức ăn ủ. Trường hợp tính chung thì có thể cho ăn thức ăn ủ sao cho không để vượt quá 1g axit hữu cơ/kg thể trọng.

Gia súc có thai cuối kỳ, gia súc nuôi con, gia súc non không nên cho ăn nhiều thức ăn ủ xanh.

4. BIỆN PHÁP KIỀM HOÁ NHẰM XỬ LÝ, CHẾ BIẾN PHỤ PHẨM GIÀU XƠ

Thức ăn thô chất lượng thấp (như rơm rạ) có hai nhược điểm cơ bản là dinh dưỡng không cân đối (do thiếu N, khoáng, vitamin và năng lượng dễ lên men) và vách tế bào bị lignin hoá. Như vậy, về nguyên tắc có hai giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn thô chất lượng thấp:

Bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu để làm tăng sinh và tăng hoạt lực phân giải xơ của VSV dạ cỏ,

Page 102: RB_Sach Thuc an GSNL

102

đồng thời tăng cân bằng dinh dưỡng chung cho vật chủ.

Xử lý nhằm phá vỡ các liên kết phức tạp trong vách tế bào làm cho VSV và enzym của chúng dễ tiếp xúc hơn với cơ chất (xenluloza và hemixenluloza), do đó đó mà làm tăng tỷ lệ tiêu hoá và lượng thu nhận.

Hiệu quả sử dụng thức ăn giàu xơ chất lượng thấp có thể được cải thiện bằng việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Tuy nhiên, khi hiệu quả của việc bổ sung đã đạt đến tối đa thì việc nâng cao hơn nữa khả năng lợi dụng các nguồn phụ phẩm giàu xơ chỉ có thể thực hiện được bằng việc tăng tỷ lệ tiêu hoá của khẩu phần cơ sở và tăng tốc độ giải phóng thức ăn khỏi dạ cỏ. Các biện pháp xử lý thích hợp có thể làm thay đổi một số tính chất lý hoá của vách tế bào thực vật, từ đó làm tăng khả năng phân giải của VSV với thành phần xơ, làm tăng tính ngon miệng và nâng cao tỷ lệ tiêu hoá.

Có thể chia các phương pháp xử lý chính thành các nhóm: xử lý vật lý, xử lý sinh học và xử lý hóa học, trong đó xử lý hóa học là phổ biến nhất. Xử lý hóa học để cải thiện giá trị dinh dưỡng của rơm được bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ 19 và hiện nay đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Mục đích của

Page 103: RB_Sach Thuc an GSNL

103

xử lý hoá học là phá vỡ các mối liên kết giữa lignin và hemixenluloza để làm cho hemixenluloza, cũng như xenluloza (vốn bị bao bọc bởi phức hợp lignin-hemixenluloza) dễ dàng được phân giải bới VSV dạ cỏ.

Trong tất cả các phương pháp hoá học thì xử lý kiềm được nghiên cứu sâu nhất và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Các mối liên kết hóa học giữa lignin và hydratcacbon bền trong môi trường của dạ cỏ nhưng lại kém bền trong môi trường kiềm (pH>8). Lợi dụng đặc tính này các nhà khoa học đã sử dụng các chất kiềm như NaOH, NH3, urê, Ca(OH)2 để xử lý các phụ phẩm nông nghiệp nhiều xơ làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Kiềm hoá có thể phá vỡ liên kết este giữa lignin với hemixenluloza/xenluloza, đồng thời làm cho cấu trúc xơ phồng lên về mặt vật lý. Những ảnh hưởng đó tạo điều kiện cho VSV dạ cỏ tấn công vào cấu trúc hydratcacbon của vách tế bào được dễ dàng, làm tăng tỷ lệ tiêu hoá, tăng tính ngon miệng.

Sau đây là một số phương pháp kiềm hoá chính đã được nghiên cứu và áp dụng ở nước ta.

4.1. Xử lý bằng urê

Page 104: RB_Sach Thuc an GSNL

104

Thực chất xử lý bằng urê là xử lý bằng NH3 vì khi có nước và urêaza của vi sinh vật thì urê sẽ phân giải thành amôniac:

CO(NH2)2 + H2O = 2NH3 + CO2

Phương pháp xủ lý rơm bằng urê cũng gần giống phương pháp ủ chua, tức là trộn rơm với urê, nén chặt và ủ kín trong các hố ủ (hào, túi). Xử lý rơm bằng urê cần đảm các điều kiện sau:

- Liều lượng urê sử dụng bằng 4-5% VCK của rơm (rơm khô chứa khoảng 88% VCK, rơm tươi chứa khoảng 30% VCK).

- Lượng nước sử dụng cần đảm bảo cho độ ẩm của rơm sau khi trộn nằm trong khoảng 40-70%. Nếu quá ít nước thì sẽ khó trộn đều và nén chặt. Nếu thêm quá nhiều nước sẽ làm mất urê do nước không ngấm hết vào rơm mà bị trôi mất. Trong thực tế có thể dùng 8-10 lít nước/10kg rơm khô, còn rơm tươi thì không cần thêm nước.

- Các túi (chất dẻo) hay hố ủ phải được nén chặt và đảm bảo kín để không cho amôniac sinh ra bị lọt ra ngoài hay nước từ ngoài thấm vào trong làm mất hiệu lực xử lý và rơm sẽ bị mốc.

ureaza

Page 105: RB_Sach Thuc an GSNL

105

- Thời gian ủ tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nếu nhiệt độ không khí cao thì quá trình amoniac hoá sẽ nhanh, lạnh thì chậm lại. Nếu nhiệt độ trên 300C thì thời gian ủ ít nhất là 7-10 ngày, 15-300C phải ủ 10-25 ngày, 5-150C thì phải ủ 25-30 ngày.

4.2. Xử lý bằng vôi

Trong số các hoá chất khác có thể dùng để kiềm hóa rơm thì vôi (Ca(OH)2 hay CaO) đang được quan tâm nhiều. Có hai hình thức xử lý bằng vôi:

- Ngâm rơm trong nước vôi.

- Ủ rơm với vôi: rơm được trộn đều với 4-6% vôi (Ca(OH)2 hoặc CaO), nước (40-80 kg/100 kg rơm) và ủ trong 2-3 tuần.

Việc dùng vôi xử lý rơm có các ưu điểm là vôi rẻ tiền và sẵn có, bổ sung thêm Ca cho rơm, an toàn và không gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, vì vôi là kiềm yếu nên tác dụng xử lý sẽ không cao nếu ngâm nhanh. Hơn nữa, vôi khó hoà tan và không bốc hơi nên khó khó trộn đều trong nguyên liệu xử lý và khi xử lý vôi rơm dễ bị mốc, do vậy lượng thu nhận không ổn định.

4.3. Xử lý kết hợp urê vớí vôi

Page 106: RB_Sach Thuc an GSNL

106

Việc kết hợp dùng urê và vôi kết hợp sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn dùng riêng vôi hoặc urê. Khi dùng CaO kết hợp với urê thì urê có thể được phân giải nhanh hơn và tăng sự phản ứng giữa NH3 với rơm. Việc kết hợp này sẽ còn cho phép bổ sung cả NPN và Ca cùng một lúc, đồng thời chống được mốc, trong khi giảm được lượng N và Ca dư so với xử lý bằng urê hay bằng vôi riêng rẽ vì liều lượng mỗi loại được giảm đi khoảng một nửa.

Kiềm hóa và u rêa hóa rơm nhằm khả năng tăng tiêu thụ và và tỷ lệ tiêu hóa khi bò ăn vào.

4.4. Quy trình xử lý rơm bằng urê

Bước 1: Chuẩn bị hố ủ.

Có nhiều loại hố ủ: hố ủ nổi, hố ủ chìm, hố ủ nữa nổi, nữa chìm, túi nylon ...Sau đây là cách đào hố chìm dễ làm không tốn nhiều công và vật liệu.

• Chọn địa điểm: Nơi đào hố phải cao ráo, mạch nước ngầm sâu, dễ thoát nước khi trời mưa (để nước không ngấm vào hố ủ), dễ che đậy.

• Kích thước hố ủ: Kích thước hố ủ tùy thuộc vào lượng rơm cần ủ. Thường cứ 1 m3 ủ được 1 tạ rơm. Hố ủ nên hẹp chiều ngang để dễ nén khi ủ rơm. Ví dụ

Page 107: RB_Sach Thuc an GSNL

107

muốn ủ 1 tạ rơm, hố cần đào là: dài 2m; rộng 0,5 m; sâu 1m.

• Hố ủ phải chắc chắn, kín để khỏi thoát nước và ngăn chặn khí từ trong ra ngoài hay từ ngoài vào trong. Theo nguyên tắc đó, có thể tận dụng những nơi có sẵn như ô chuồng lợn trống, bao, túi nylon dày vân vân...

Bước 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ. • Nguyên vật liệu. - Rơm khô 100kg, - Nước sạch 100lít, - U rê 4 kg. • Dụng cụ vật tư khác. - Xô, - Thùng tưới có gương sen, - Cân, - Tấm che, ( nylon, bao tải cũ, chiếu rách, ...).

Bước 3: Ủ Rơm

- Cân lượng rơm (ví dụ 10 kg ) rồi rải thật đều vào hố ủ, nén chặt,

- Cân lượng urê bằng 4 % lượng rơm (ví dụ 400g),

- Hòa urê vào nước, lượng nước bằng lượng rơm (ví dụ 10 lít)

Page 108: RB_Sach Thuc an GSNL

108

Bước 1: Cân 10 kg rơm khô

Bước 2: cân 400 g urê

Bước 3: Đong 10 lít nước

Bước 4: Hòa tan đều urê vào nước

Bước 5: Tưới đều dung dịch u rê

vào rơm

Bước 6: Giẫm thật chặt

Page 109: RB_Sach Thuc an GSNL

109

Bước 7: Tiếp tục làm cho đầy hố ủ

Bước 8: Phủ tấm bạt và đậy

kín hố ủ

Bước 9: Dỡ hố ủ rơm cho bò ăn

Bước 10: Lấy rơm cho bò ăn và chuẩn bị ủ hố tiếp theo

Hình 20: Các bước ủ rơm với u rê cho bò

Page 110: RB_Sach Thuc an GSNL

110

- Cho dung dịch urê vào thùng gương sen và tưới đều lên lớp rơm trong hố ủ,

- Vừa tưới vừa phải dẫm để nén thật chặt, tưới từ từ để dung dịch u rê ngấm vào rơm mà không ngấm xuống đất hoặc đọng trong đáy hố.

- Làm tương tự như vậy cho đến khi đầy hố ủ.

- Phủ toàn bộ khối rơm bằng tấm che cho thật kín. Trên cùng có thể trát bùn, đắp đất hoặc đè bằng các vật liệu sẵn có.

Bước 4: Theo dõi hố ủ

- Sau vài ngày, khối rơm xẹp xuống cần phải đắp đất lại hoặc sữa tấm che để khối rơm luôn luôn được đậy kín.

- Chống nước ngấm vào khi trời mưa (như làm rảnh thoát nước xung quanh hố, làm mái che nếu có thể , vv..) Bí quyết để ủ rơm với U rê thành công rất đơn giản:

Nén thật chặt, tưới thật đều, che thật kín

Bước 5: Dỡ hố rơm và lấy rơm cho trâu bò ăn

- Rơm ủ được sau 2-3 tuần thì có thể lấy cho trâu bò ăn,

Page 111: RB_Sach Thuc an GSNL

111

- Lấy rơm ra đến đâu thì cho gia súc ăn hết đến đấy, lấy theo từng góc của hố ủ, lấy ra khỏi hố ủ trước khi cho ăn khoảng 30 phút, có thể tải mỏng ra chỗ mát để bay bớt mùi nồng để gia súc dễ ăn.

- Phần còn lại tiếp tục đậy kín như cũ.

Rơm ủ tốt là rơm có màu nâu sáng, không khô, không ướt, rơm mền, có mùi NH3 đậm đặc. Hố ủ tốt phải là hố có chất lượng rơm tốt đồng đều, rơm không bị khô mốc, hoặc ướt mủn, không có nước đọng trong hố ủ.

Các câu hỏi liên quan đến việc dùng rơm ủ với U rê để nuôi bò

Hỏi: Ăn nhiều rơm ủ với U rê bò có bị ngộ độc không?

Đáp: Không. Bò có thể ăn toàn rơm ủ với U rê mà vẫn không bị ngộ độc.

Hỏi: Bò ăn rơm ủ có lợi ích gì?

Đáp: Có nhiều cái lợi:

- Lượng ăn vào tăng gấp hơn 2 lần so với ăn rơm khô,

- Tăng tỷ lệ tiêu hóa lên khoảng 10 % so với rơm khô, do vậy gia súc sẽ thu nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn,

Page 112: RB_Sach Thuc an GSNL

112

- Rơm ủ có hàm lượng protein thô tăng lên khoảng 2,5 lần so với rơm khô nên đã làm tăng lượng nitơ thu nhận và giúp con vật tăng trọng nhanh hơn.

- Bò ăn rơm ủ tăng trọng nhanh hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Hỏi: Có nên cho bò ăn rơm ủ với các loại thức ăn khác không?

Đáp: Nên và rất tốt vì cho ăn với các loại thức ăn khác như rỉ mật, cỏ, lá ... sẽ làm tăng tính ngon miệng cho con vật và làm cho khẩu phần cân đối các thành phần dinh dưỡng hơn.

Hỏi: nên cho bò ăn rơm ủ trong trường hợp nào?

Đáp: Nếu có điều kiện thì cho bò ăn rơm ủ quanh năm cùng với các loại thức ăn khác, tuy vậy, chi phí thức ăn có phần tăng lên.

Để có hiệu quả kinh tế nên ủ rơm cho bò ăn trong các trường hợp sau:

- Bò thịt giai đoạn vỗ béo, bò già loại thải vỗ béo trước khi giết thịt,

- Nuôi trâu bò cày kéo khi phải làm việc nhiều, mà cỏ ngoài đồng lại khan hiếm,

Page 113: RB_Sach Thuc an GSNL

113

- Nuôi tất cả các loại trâu bò vào những lúc không có cỏ do hạn hán hoặc ngập lụt.

Nuôi bò lai theo hướng bán thịt thì phải nghĩ đến ủ rơm với U rê kết hợp với các loại thức ăn khác như thức ăn tinh để phát huy được tăng trọng nhanh của con lai, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò.

5. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÁNH DINH DƯỠNG Bánh đa dinh dưỡng cũng là một cách chế biến

thức ăn cho trâu bò từ nguyên liệu sẵn có. Thành phần bánh dinh dưỡng có nhiều loại khác nhau nhưng nói chung gồm: chất cung cấp năng lượng (rỉ mật đường); chất cung cấp đạm (urê); chất cung cấp khoáng (vôi, bột cá); chất kết dính (xi măng, vôi tôi); ngoài ra còn có bột bã mía, bột vỏ lạc bột rơm... Bánh dinh dưỡng là loại thức ăn bổ sung, do đó khi sản xuất phải đạt yêu cầu: trâu bò thích ăn, không quá cứng, không dễ vỡ khi vận chuyển.

Nguyên liệu: Các nguyên liệu sử dụng trong bánh đa dinh dưỡng rất linh hoạt, tuỳ thuộc vào nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương, giá thành hạ. Có thể sử dụng các công thức ở bảng 3.1.

Page 114: RB_Sach Thuc an GSNL

114

Bảng 3.1. Một số công thức làm bánh đa dinh dưỡng cho bò

Công thức 1 (%)

Công thức 2 (%)

Công thức 3 (%)

Công thức 4 (%)

Rỉ mật mía Urê Muối ăm Chất đệm (cám gạo loại hai, cám mì) Chất kết dính (vôi, sống, xi măng )

50 10 5 25

10

Rỉ mật mía Bột bã mía Bột dây lạc Urê Hổn hợp khoáng Muối ăn Vôi bột

52 20 20 3 1 2 2

Rỉ mật Bột bã mía Cám gạo Urê Nấm men Vôi sống

25 30 15 10 14 6

Rỉ mật Bột dây lá lạc Cám gạo Urê Khoáng Muối ăn Bột sắn

40 30

10 4 1 5 10

Page 115: RB_Sach Thuc an GSNL
Page 116: RB_Sach Thuc an GSNL

116

Cách làm bánh dinh dưỡng:

1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu:

Khuôn ép: Khuôn có thể làm bằng sắt hay bằng gỗ cho từng loại khác nhau:

+ Loại 5 kg: Dài 200mm Rộng 200mm Cao 70m + Loại 10kg: Dài 250mm Rộng 200mm Cao 200mm

Có thể dùng khuôn bê tông, kích thước mỗi khuôn là 2 x3 x 0,2 m (tương đương với 1200kg). Sau đó cắt nhỏ:250 x 200 x 200mm ( tương đương với 10kg).

Định lượng các thành phần nguyên liệu:

Tùy theo khối lượng thức ăn cần sản xuất có thể định lượng các thành phần nguyên liệu theo công thức ghi ở bảng 8.2 theo các mẻ trộn 100kg, 200kg, 500kg và 1000kg.

Dụng cụ trộn:

Thùng trộn thủ công có thể làm bằng sắt hoặc xây bằng gạch có chiều cao 0,5m và dung tích phù hợp

Page 117: RB_Sach Thuc an GSNL

117

với mẻ trộn cần thiết. Ngoài ra cần có xẻng, cào đảo, gậy khuấy, nếu có đầm dùi chạy điện càng tốt.

Các dụng cụ để xúc chứa v.v.. 2. Trình tự phối hợp Bước 1: Trộn hỗn hợp 1

- Rỉ mật + urê + muối ăn - Khuấy kỷ cho urê + muối hoà tan hết trong rỉ

mật. Mùa đông trời lạnh nhiệt độ thấp cần hâm nóng rỉ mật để dễ khuấy tan urê. Bước 2: Trộn hỗn hợp 2

- Chất đệm + kết dính - Trộn thật kỹ chất đêm với chất kết dính.

Bước 3: Trộn đều tất cả các nguyên liệu - Đổ hỗn hợp ở bước 2 vào hỗn hợp ở bước1. - Khuấy đảo nhanh tay, liên tục (không được

dừng) cho tới khi được một hổn hợp dẻo mịn có nhiệt độ 30-350C.

- Thời gian trộn khoảng 15 – 20 phút. - Chú ý đến độ ẩm bằng cách dùng tay nắm lại,

nếu thấy tạo được hình trong lòng bàn tay, khi buông ra không bị rã rời là được. Nếu quá nhão cho thêm 1 chút chất độn nhiều xơ. Nếu quá khô cho thêm một vài ki lô gam rỉ mật. Bước 4: Ép khuôn

Page 118: RB_Sach Thuc an GSNL

118

- Tùy theo khuôn đã chọn dùng xẻng xúc hổn hợp đổ vào khuôn.

- Ép mạnh phía trên (như ép gạch xỉ) và kết hợp xỉa đều (nhất là xỉa xung quanh) để loại trừ các khe hở, lỗ hỗng tạo sự liên kết đều, liên tục không xốp. Với khối lượng lớn có thể dùng đầm dùi để xỉa.

Chú ý ép khuôn: + Phải làm nhanh liên tục để lợi dụng nhiệt của

hổn hợp ở 30-350C tạo khối liên kết tốt nhất. + Để nguyên cho hổn hợp tự khô trong khoảng

từ 10-15 giờ (cách một đêm) sau đó tháo khuôn. Nếu là khuôn lớn thì dùng dao dây (giống như loại giao cắt đất làm gạch) cắt thành từng tảng nhỏ 10kg hoặc 5 kg. Buớc 5. Bao gói và bảo quản

Nếu đưa đi sử dụng ngay chỉ cần lót mỗi tảng một miếng giấy để tránh dính vào nhau.

Để bảo quản lâu cần dùng giấy xi măng hoặc giấy bao thức ăn hổn hợp để gói. Gói bằng loại giấy này có thể bảo quản được 6 tháng. Dùng nilông để gói có thể bảo quản được 12 tháng.

Bước 6: Sử dụng cho trâu bò ăn

- Đặt bánh dinh dưỡng vào nơi cao ráo sạch sẽ trong chuồng trâu bò (tránh để nước mưa hay phân, nước tiểu gia súc lẫn vào).

Page 119: RB_Sach Thuc an GSNL

119

- Có thể đặt vào một cái rổ và treo vào chuồng phía đầu trâu bò, ngang với tầm mõm, để chúng dễ liếm hoặc ăn.

- Chỉ cho 1 bánh dinh dưỡng vào rổ, khi nào ăn hết mới cho ăn bánh mới.

- Một trâu hay bò hàng ngày có thể ăn được từ 0,4-0,6 kg bánh dinh dưỡng này.

- Cần cho ăn bánh dinh dưỡng liên tục.

- Tuyệt đốt không hòa tan bánh dinh dưỡng vào nước để cho uống tránh làm gia súc ngộ độc urê, có thể gây chết đột ngột. - Có thể sử dụng bánh dinh dưỡng trong vòng 2-3 tháng kể từ sau khi sản xuất.

Page 120: RB_Sach Thuc an GSNL

120

PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ GIẢI THÍCH VỀ THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG THỨC ĂN THỰC VẬT

TRO (CHẤT KHOÁNG)

THỨC ĂN THỰC VẬT

NƯỚC

CHẤT KHÔ

CHẤT HỮU CƠ

CHIẾT CHẤT ETHER (MỠ THÔ)

CARBOHYDRATES

DẪN XUẤT KHÔNG NITƠ (TINH BỘT ĐƯỜNG…)

XƠ THÔ (CELLULOSE, HEMICELLULOSE,

LIGNIN)

PROTEIN THÔ (N x 6,25) carbohydrates

Page 121: RB_Sach Thuc an GSNL

121

1- Chất khô là phần thức ăn đã loại bỏ nước. Chất khô (CK) = 100 - nước 2- Chất hữu cơ là phần chất khô thức ăn loại bỏ chất khoáng (còn gọi là tro). Chất hữu cơ (CHC) = Chất khô - Tro 3- Chất khoáng còn gọi là tro, bao gồm các nguyên tố đa lượng (Ca, P , S, Mg, K, Na, K, Cl) và các nguyên tố vi lượng (Fe, Cu, Zn, Co ,Mn, I, Se, Mo...). Chất khoáng còn được chia thành 2 loại là khoáng hoà tan trong axit HCl và khoáng không tan trong axit HCl (thường gọi là cát sạn). 4- Protein thô gồm có protein thuần và các hợp chất N phi protein. 3- Chiết chất ether còn gọi mỡ thô hay lipid, đó là các dầu mỡ động thực vật, các lipit phức tạp như glycolipit, phmospholipit... 5- Carbohydrat bao gồm hai nhóm chất, đó là dẫn xuất vô đạm (tinh bột, đường, pectin, inulin, một số axit hữu cơ...) và xơ thô (cellulose, hemicellulose và lignin). 6- Phân biệt xơ thô và thành phần vách tế bào thực vật: +Xơ thô theo phương pháp Weende là phần chất hữu cơ của thức ăn còn lại sau khi xử lý bằng dung dịch axit H2SO4 loãng và KOH loãng. +Thành phần vách tế bào theo phương pháp xác định của Goering và Van Soest (1970) gồm: NDF (Neutral Detergent Fiber): là chất xơ của thức ăn còn lại sau khi xử lý bằng dung dịch trung tính, đó là tổng gluxit thành tế bào.

Page 122: RB_Sach Thuc an GSNL

122

ADF (Acid Detergent Fiber): là chất xơ của thức ăn còn lại sau khi xử lý bằng dung dịch axit, gồm toàn bộ cellululose và lignin. Hemicellulose = NDF – ADF Cellulose = ADF – Lignin Tóm tắt: Cellulose ADF Lignin NDF Hemicellulose

Page 123: RB_Sach Thuc an GSNL

123

PHỤ LỤC 2: THANH PHẦN HOA HỌC VA GIA TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ LOẠI

THỨC ĂN CHO GIA SUC NHAI LẠI Ở MIỀN TRUNG Vật chất khô (%) Năng lượng trao đổi

(MJ/kg VCK) Protein thô (%) Xơ trung tính (NDF) % Loại thức ăn

n TB BĐ n TB BĐ n TB BĐ n TB BĐ Cỏ tự nhiên 69 24,2 13,8-41,4 13 9,1 8,7-9,8 69 12,0 6,8-21,6 54 62,3 49,4-73,5 Rơm lúa 22 87,2 52,8-94,4 16 8,5 7,8-9,2 22 5,7 4,5-7,6 6 70,1 62,9-73,2 Cây ngô 17 34,4 23,2-61,6 4 9,1 8,1-11,8 17 7,9 1,6-13,0 12 66,2 58,8-71,9 Lá sắn 5 19,5 15,8-24,8 5 11,0 9,7-12,5 5 26,5 20,5-30,4 Ngọn mía 11 27,2 18,0-31,6 6 9,2 8,7-9,8 11 5,3 2,5-9,3 5 65,3 47,4-76,5 Thân lá lạc 8 25,1 18,4-34,2 8 9,8 8,1-10,5 8 16,1 8,5-19,3 Dây lang 6 12,5 9,9-20,0 2 9,7 9,0-10,5 6 16,5 11,0-21,7 Thân chuối 2 14,1 5,7-22,5 2 9,2 8,5-9,9 2 11,7 10,5-12,9 Cỏ V oi 87 16,0 6,7-29,3 22 8,9 8,2-9,5 87 13,2 4,5-29,8 60 63,0 39,7-84,4 Cỏ Sả 27 20,6 11,1-29,7 20 9,1 8,4-11,7 27 12,1 4,9-22,5 4 71,5 62,7-76,0 Keo dậu 1 25,7 25,9-25,9 1 11,8 11,8-11,8 1 28,5 28,5-28,5 Dâm bụt 3 20.,6 18,5-22,3 2 10,3 10,1-10,5 2 18,7 18,5-18,9 2 32,6 32,3-32,8 Lá Dâu 3 31,7 30,2-33,8 2 12,0 11,3-12,6 3 22,6 20,8-24,8 2 23,0 22,5-23,5 Lá mít 1 43,0 43,0-43,0 1 10,0 10,0-10,0 1 17,2 17,2-17,2 Cám gạo 22 89,1 80,4-92,1 6 11,6 9,6-12,7 22 11,8 7,9-15,4 Bột sắn 8 88,5 86,3-90,1 3 12,2 12,1-12,3 8 2,6 1,7-3,3 Củ sắn tươi 13 29,6 24,0-36,3 12 12,1 11,6-12,0 13 3,1 1,3-4,1 Bã sắn khô 2 87,6 86,2-89,0 2 12,2 11,4-11,4 2 2,2 2,0-2,3 Bã sắn tươi 3 15,3 10,0-18,0 2 11,8 11,6-12,0 3 2,1 1,8-2,6 Rỉ mật 3 75,4 63,1-85,1 1 11,4 11,4-11,4 3 10,2 2,5-14,1

Page 124: RB_Sach Thuc an GSNL

124

PHỤ LỤC 3: THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT

SỐ LOẠI PHỤ PHẨM CHÍNH Ở VIỆT NAM (POZY VÀ CS, 1998)

Loại thức ăn % VCK % CP % Mỡ % Xơ % Tro % Ca % P UFL PDIE PDIN Khô dầu lạc 90,80 45,54 6,96 5,25 5,74 0,95 167 295 Cám mỳ loại 1 87,58 15,00 4,50 10,50 4,00 014 0,67 0,88 98 107 Cám mỳ loại 2 90,45 13,00 3,50 12,50 6,00 0,19 0,93 0,90 94 96 Bã dong riềng 15,05 0,68 1,85 0,80 0,05 0,03 0,15 10 4 Ngọn mía 18,04 0,86 0,23 5,40 1,07 0,06 0,04 0,12 11 5 Rỉ mật 63,06 1,58 0,75 2,55 0,46 0,09 0,94 57 10 Bã bia 25,20 7,54 1,86 3,10 1,05 0,07 0,16 0,16 58 58 Cây ngô già 31,06 2,31 8,99 3,61 0,31 0,05 0,22 20 14 Bẹ ngô rau 17,70 1,42 0,41 4,01 0,66 0,02 0,07 0,15 14 9 Bã sắn tươi 10,00 0,18 0,04 1,29 0,16 0,05 0,02 0,06 7 1 Bã sắn ủ 15,43 0,32 0,05 2,87 0,29 0,10 0,03 0,10 11 2 Dây khoai lang 14,80 2,93 0,34 2,16 2,46 0,30 0,07 0,16 16 18 Dây + củ nhỏ 20,69 3,71 0,51 5,26 2,22 0,33 0,08 0,17 20 23 Bột cá 89,18 29,35 1,74 1,89 44,57 13,05 1,26 0,80 183 218 Bỗng rượu 15,76 4,32 1,27 0,78 0,65 0,03 0,13 0,10 34 33 Cám gạo 89,38 12,06 10,06 7,10 7,13 0,18 1,08 0,73 87 81 Rơm lúa 92,24 5,54 2,06 28,67 15,03 0,41 0,03 0,62 53 34 Khô dầu đậu tương 88,84 41,17 1,28 5,99 6,79 0,47 0,52 0,95 155 265

Page 125: RB_Sach Thuc an GSNL
Page 126: RB_Sach Thuc an GSNL

126

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

Nguyễn Xuân Bả (2006). Đánh giá khả năng sử dụng cây dâu tằm (Morus alba), cây dâm bụt (Hibiscus rosasinensis L.) Làm thức ăn cho gia súc nhai lại ở miền Trung, Việt Nam. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp.

Cook B., Pengelly B., Brown S., Donnelly J., Eagles D., Franco A., Hanson J., Mullen B., Partridge I., Peters M., Kraft R. S. (2005) Tropical Forages. CD Rom

FAO, 1998. Tropical feeds, 8th Edition. FAO, Rome (http://www.fao.org/WAICENT/FAOINFO/AGRICULT/AGA/AGAP/FRG/conf96.htm/guo.htm)

Pozy P., D. Dehareng và Vũ Chí Cương (2002) Nuôi dưỡng bò ở miền Bắc Việt Nam: Nhu cầu dinh dưỡng của bò và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. NXB Nông nghiệp. Hà Nội.

Phùng Quốc Quảng, Nguyễn Xuân Trạch (2004). Thức ăn và nuôi dưỡng bò sữa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội, 2004.

Nguyễn Thiện (2004). Trồng cỏ nuôi bò sữa. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội, 2004.

Page 127: RB_Sach Thuc an GSNL

127

Nguyễn Xuân Trạch (2004). Sử dụng phụ phẩm nuôi gia súc nhai lại. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội, 2004.

Viện chăăn nuôi quốc gia (1995). Thành phần và giá trị dinh duỡng thức ăn gia súc-gia cầm Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, 1995.

Page 128: RB_Sach Thuc an GSNL

128

Chịu trách nhiệm xuất bản ......

Phụ trách bản thảo ......

Trình bày bìa ..........

In 1.000 bản khổ 13 × 19cm. Chế bản và in tại Xưởng in NXBNN. Giấy chấp nhận đăng ký KHXB số.... do Cục Xuất bản cấp ngày ...... . In xong và nộp lưu chiểu quý IV/2006.

Nhà Xuất Bản Nông nghiệp D14 - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội

ĐT: 8.523887 - 8.521940 - Fax: 04.5.760748

Chi nhánh Nhà Xuất Bản Nông nghiệp 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm - Quận I - Tp. Hồ Chí Minh ĐT: 8.297157 - 8.299521 - Fax: 08.9.101036