sỬ dỤng kÍnh hiỂn vi quang...

92
9 PHẦN 1 SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC Khi thực tập Mô phôi học chúng ta thường sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát tế bào, các mô và cơ quan. Do đó việc sử dụng kính hiển vi quang học thành thạo sẽ giúp chúng ta quan sát tiêu bản tốt hơn. 1.1. Cấu tạo của kính hiển vi quang học : Kính hiển vi quang học có nhiều loại khác nhau, nhưng đều có các bộ phận chung sau đây: + Hệ thống quang học: - Nguồn sáng: là ánh sáng đèn hoặc ánh sáng trời. Thường dùng gương để thu ánh sáng. Gương có hai mặt: mặt phẳng và mặt lõm. Mặt lõm để tập trung được nhiều ánh sáng và thu ánh sáng có nguồn chiếu yếu (như ánh sáng trời hoặc có một đèn chiếu vào gương). Có khi đèn được lắp trong kính hiển vi, ánh sáng không cần qua gương. - Nguồn sáng được chiếu qua tụ quang. Tụ quang có thể điều chỉnh được cường độ ánh sáng bằng diafram và có thể điều chỉnh để tia sáng hội tụ qua vị trí tiêu bản cần xem. + Những vật kính được lắp vào một ổ quay. Những vật kính là những hệ thống các thấu kính để phóng to các thành phần cấu tạo cần xem. Mỗi vật kính có độ phóng đại khác nhau (4x, 10x, 40x, 100x...). + Những thị kính được lắp vào ống kính. Đó cũng là những hệ thống các thấu kính có độ phóng đại khác nhau (5x, 10x, 15x, 20x...). Có các loại kính hiển vi một mắt (một ống kính và một thị kính) và có loại kính hiển vi hai mắt (hai ống kính và hai thị kính). + Hệ thống cơ học: - Hệ thống cơ học gồm có chân kính, thân kính, bàn kính (hay bàn để tiêu bản). Ở thân kính có hai ốc để điều chỉnh độ gần, xa, chuyển các tiêu điểm đó là ốc vi cấp và ốc vĩ cấp. Ở trên bàn kính có bàn đẩy tiêu bản. Bàn đẩy tiêu bản có hai ốc để di chuyển tiêu bản sang trái hoặc phải, lên trước hoặc về sau.

Upload: others

Post on 20-Aug-2020

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

9

PHẦN 1

SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

Khi thực tập Mô phôi học chúng ta thường sử dụng kính hiển vi quang học để

quan sát tế bào, các mô và cơ quan. Do đó việc sử dụng kính hiển vi quang học

thành thạo sẽ giúp chúng ta quan sát tiêu bản tốt hơn.

1.1. Cấu tạo của kính hiển vi quang học :

Kính hiển vi quang học có nhiều loại khác nhau, nhưng đều có các bộ phận

chung sau đây:

+ Hệ thống quang học:

- Nguồn sáng: là ánh sáng đèn hoặc ánh sáng trời. Thường dùng gương để

thu ánh sáng. Gương có hai mặt: mặt phẳng và mặt lõm. Mặt lõm để tập trung

được nhiều ánh sáng và thu ánh sáng có nguồn chiếu yếu (như ánh sáng trời

hoặc có một đèn chiếu vào gương). Có khi đèn được lắp trong kính hiển vi, ánh

sáng không cần qua gương.

- Nguồn sáng được chiếu qua tụ quang. Tụ quang có thể điều chỉnh được

cường độ ánh sáng bằng diafram và có thể điều chỉnh để tia sáng hội tụ qua vị trí

tiêu bản cần xem.

+ Những vật kính được lắp vào một ổ quay. Những vật kính là những hệ

thống các thấu kính để phóng to các thành phần cấu tạo cần xem. Mỗi vật kính có

độ phóng đại khác nhau (4x, 10x, 40x, 100x...).

+ Những thị kính được lắp vào ống kính. Đó cũng là những hệ thống các thấu

kính có độ phóng đại khác nhau (5x, 10x, 15x, 20x...). Có các loại kính hiển vi

một mắt (một ống kính và một thị kính) và có loại kính hiển vi hai mắt (hai ống

kính và hai thị kính).

+ Hệ thống cơ học:

- Hệ thống cơ học gồm có chân kính, thân kính, bàn kính (hay bàn để tiêu

bản). Ở thân kính có hai ốc để điều chỉnh độ gần, xa, chuyển các tiêu điểm đó là

ốc vi cấp và ốc vĩ cấp. Ở trên bàn kính có bàn đẩy tiêu bản. Bàn đẩy tiêu bản có

hai ốc để di chuyển tiêu bản sang trái hoặc phải, lên trước hoặc về sau.

Page 2: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

10

1.2. Sử dụng kính hiển vi:

Khi sử dụng kính hiển vi cần tiến hành qua các bước sau đây:

+ Nếu kính hiển vi có ống kính thẳng đứng, có thể bẻ nghiêng thân kính

khoảng 15 - 20 độ cho dễ xem (dùng một tay đè lên chân kính còn tay kia cầm

vào thân kính và bẻ nghiêng thân kính về phía sau).

+ Lấy ánh sáng: Nếu là ánh sáng điện do đèn của kính hiển vi chiếu trực tiếp

thì điều chỉnh cường độ ánh sáng bằng chiết áp đèn, diafram và tụ quang cho phù

hợp. Nếu dùng ánh sáng trời thì thường sử dụng mặt gương lõm. Mắt nhìn vào

mặt trên tụ quang, tay điều chỉnh hướng gương khi thấy ánh sáng chiếu rõ chính

giữa tụ quang là được.

Dùng vật kính 10x để kiểm tra, thấy độ chiếu sáng rõ và đồng đều trên vi

trường.

+ Lấy tiêu bản đặt lên bàn kính hiển vi, điều chỉnh cho vị trí tiêu bản đúng

nơi có ánh sáng tụ quang chiếu lên. Chú ý trước khi đặt tiêu bản lên kính hiển vi

ta nhìn bằng mắt thường xác định vị trí của tiêu bản trên lam kính.

+ Xem và vẽ tiêu bản: Cần xem bằng vật kính 10x trước để xem vị trí và cấu

tạo chung các chi tiết, sau đó mới chuyển sang dùng các vật kính 40x. Đối với

những tiêu bản nhỏ thì nhất thiết trước tiên phải xem ở vật kính 10x, di chuyển tiêu

bản sao cho các chi tiết cần xem vào đúng giữa vi trường rồi mới chuyển qua vật

kính 40x.

Chú ý: khi dùng vật kính lớn, dùng ốc vĩ cấp để điều chỉnh tiêu điểm cần hết

sức thận trọng, vì dễ làm vỡ tiêu bản.

1.3. Bảo quản kính hiển vi:

Sau khi sử dụng ta phải tiến hành bảo quản kính hiển vi:

+ Lau kính hiển vi: ở mỗi kính thường có hai khăn nhỏ: một khăn bông thật

sạch để lau các bộ phận quang học; lau lần lượt từ thị kính ở trên đến các vật

kính, tụ quang và gương ở phía dưới; khăn thứ hai là khăn vải để lau các bộ phận

cơ học: thân kính, bàn kính, chân kính.

+ Để lại tư thế và vị trí của những bộ phận kính hiển vi như ban đầu: đưa trở

lại thân kính nếu kính hiển vi có ống kính thẳng đứng. Dùng ốc vĩ cấp vặn cho

ống kính xuống vị trí thấp nhất. Điều chỉnh cho bàn đẩy tiêu bản về giữa bàn

kính hiển vi, hạ thấp tụ quang và xoay nghiêng hoặc để ngang mặt gương, gấp

gọn các khăn nhỏ đặt vào giữa bàn kính, lấy mũ kính chụp lên kính.

Page 3: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

11

Page 4: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

12

PHẦN 2

PHƯƠNG PHÁP LÀM TIÊU BẢN MÔ HỌC THÔNG

THƯỜNG

Tiêu bản mô học để nghiên cứu và học tập là những tiêu bản rất mỏng. Để có

được những tiểu bản như vậy phải qua một quá trình làm công phu và phức tạp.

Có nhiều phương pháp làm tiêu bản, dưới đây chúng tôi chỉ xin giới thiệu

một phương pháp đơn giản và thông thường để học viên có khái niệm chung về

qui trình kỹ thuật.

2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu):

Vật phẩm để làm tiêu bản mô học có thể lấy ở các mô hay cơ quan của người

hoặc của động vật. Yêu cầu phải lấy tươi, khi các cơ quan chưa thoái hoá, khi cắt

phải dùng dao hay kéo sắc để tránh làm nát, làm thay đổi cấu trúc tự nhiên. Vật

phẩm có kích thước mỗi chiều từ 0,5 đến 2 cm.

2.2. Cố định vật phẩm:

Để đảm bảo cấu trúc về hình thái và hoá học của các tế bào, các mô và các cơ

quan không thay đổi trong quá trình làm tiêu bản, phải cố định vật phẩm. Có thể

dùng phương pháp vật lý (như làm đông lạnh) và thông thường là dùng các chất

hoá học. Có thể dùng cồn, formol hoặc các dung dịch như Bouin, Zenker,

Carnoy...

Thời gian cố định tùy theo vật phẩm, loại thuốc cố định, có thể từ vài chục

phút tới vài ngày.

2.3. Chuyển và đúc các vật phẩm:

Muốn cắt vật phẩm ra những tiêu bản thật mỏng để xem trên kính hiển vi cần

phải đúc vật phẩm trong những chất dễ cắt mỏng. Trước khi đúc phải qua các

giai đoạn sau:

+ Rửa vật phẩm: vật phẩm sau khi được cố định bằng các hoá chất thường

phải rửa bằng nước hoặc những dung dịch khác, có thể rửa bằng nước máy, thời

gian rửa trong khoảng 24 giờ.

Page 5: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

13

+ Giai đoạn chuyển qua cồn, phải từ cồn có nồng độ thấp đến cồn có nồng

độ cao và cuối cùng là cồn tuyệt đối (100o). Mục đích là để tẩy hết nước khỏi

vật phẩm.

+ Chuyển vật phẩm qua các dung môi có thể hoà tan được các chất để đúc.

Những dung môi thường dùng như ete, xylen, chloroform...

+ Đúc vật phẩm:

Thông thường dùng parafin (nến) hoặc celloidin để đúc vật phẩm.

Thí dụ đúc vật phẩm bằng parafin:

- Sau khi đã ngâm vật phẩm trong dung môi (xylen...) thì chuyển qua parafin

nóng chảy (để ở tủ ấm 56oC) và ngâm từ 2 - 3 giờ cho parafin đủ ngấm vào

vật phẩm.

- Khi đúc vật phẩm, dùng khuôn bằng đồng hay bằng giấy, đổ parafin nóng

chảy vào khuôn rồi đặt những vật phẩm vào trong đó và để nguội ở nhiệt độ

trong phòng, ở nhiệt độ thấp parafin sẽ đông đặc lại, như vậy chúng ta sẽ có 1

bloc parafin trong đó chứa mẫu vật.

2.4. Cắt và nhuộm tiêu bản:

+ Những miếng vật phẩm được đúc trong parafin tạo thành những bloc. Khi

cắt, những bloc này được gắn vào đế bằng gỗ hoặc đồng và cố định trên máy cắt.

Máy cắt tiêu bản gọi là máy cắt phiến mỏng (microtom), có thể cắt được

những lát mỏng từ 3-10 . Những lát tiêu bản này được đặt lên lam kính và được

làm phẳng.

+ Nhuộm tiêu bản:

- Trước khi nhuộm phải tẩy hết parafin khỏi tiêu bản bằng xylen, sau đó

chuyển qua cồn rồi qua nước cất.

- Nhuộm tiêu bản thường nhuộm nhân tế bào trước rồi mới nhuộm bào tương.

Phổ biến thường nhuộm nhân tế bào bằng hematoxylin, nhuộm bào tương bằng

eosine (viết tắt là nhuộm HE).

- Sau khi nhuộm, tiêu bản được tẩy nước bằng cồn rồi xylen để làm trong,

dùng bôm Canađa gắn phiến kính mỏng lên trên để bảo quản.

Page 6: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

14

PHẦN 3

PHÔI THAI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Ở chương phôi thai học cơ bản, chúng ta sẽ nghiên cứu những vấn đề sau

đây:

+ Sự hình thành và biệt hoá các tế bào sinh dục.

+ Sự thụ tinh và sự hình thành cơ thể con người.

+ Những tế bào sinh dục: nghiên cứu những khác biệt về quá trình tạo thành

và về những khác biệt giữa trứng với tế bào thân, giữa các tế bào sinh dục nam

và tế bào sinh dục nữ.

+ Quá trình hình thành tế bào sinh dục nam sẽ quan sát ở ống sinh tinh của

tinh hoàn và quá trình hình thành các tế bào noãn ở buồng trứng.

+ Nghiên cứu quá trình từ thụ tinh cho đến khi cơ thể có cấu tạo hoàn chỉnh

trước khi được sinh ra.

Trong chương này chúng ta chỉ nghiên cứu một số giai đoạn của quá trình

phát triển đó để giúp cho hiểu rõ hơn về nguồn gốc tạo thành các mô và các cơ

quan của cơ thể.

3.1. Tiêu bản tinh trùng:

+ Tiêu bản tinh trùng của người là tiêu bản dàn nhuộm HE. Tinh trùng trưởng

thành có kích thước tương đối nhỏ, bắt màu thuốc nhuộm yếu.

+ Đầu tiên quan sát ở vật kính 10x rồi chuyển sang vật kính 40x. Chú ý điều

chỉnh ốc vi cấp thật nhẹ, thấy tinh trùng nằm rải rắc khắp vi trường. Quan sát và

vẽ 2-3 tinh trùng, phân biệt các phần đầu, cổ và đuôi của những tinh trùng này.

3.2 .Tiêu bản tinh hoàn:

+ Tiêu bản tinh hoàn nhuộm HE.

+ Trên tiêu bản này xem quá trình biệt hoá và hình thành tinh trùng từ tinh

nguyên bào đến tinh trùng trưởng thành.

+ Quan sát ở vật kính 4x thấy trên tiêu bản có nhiều diện cắt ngang hoặc cắt

chéo của ống sinh tinh. Các diện cắt này có hình tròn hoặc bầu dục. Chọn một

ống có các tế bào nổi rõ ở thành ống rồi chuyển sang xem ở vật kính 40x. Vẽ

Page 7: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

15

hình ảnh ở ống sinh tinh này. Đi từ ngoài vào trong lòng ống ta thấy các lớp tế

bào khác nhau:

- Ngoài cùng là màng đáy.

- Sát màng đáy là lớp tinh nguyên bào, nhân đậm và xù xì (nhìn kỹ thấy những

tế bào này trong giai đoạn đang phân chia, các thể nhiễm sắc nằm sát nhau). Cùng

lớp sát màng đáy còn xen kẽ giữa những tinh nguyên bào là nhân của các tế bào

Sertoli. Nhân của tế bào này to và sáng hơn.

- Tinh bào I: có nhân to, tròn hay hình trứng. Chúng nằm thành một lớp sát lớp

tinh nguyên bào.

- Tinh bào II: có nhân tròn, nhỏ và sáng hơn tinh bào I chúng nằm thành một

số lớn phía trong những tinh bào I.

- Tinh tử nằm rải rác: những tế bào này hình cầu nhỏ, nhân đậm đặc lại và

kéo dài ra.

- Tinh trùng nằm tự do trong lòng ống sinh tinh hoặc vẫn còn dính vào

thành ống.

Ở trên tiêu bản này, các lớp tế bào từ tinh nguyên bào đến tinh bào II, người

ta rất khó phân biệt ranh giới giữa các tế bào mà chỉ nhận biết được bằng hình

thái các nhân của chúng.

3.3. Tiêu bản buồng trứng:

+ Tiêu bản buồng trứng nhuộm HE: trên tiêu bản này quan sát các tế bào

noãn ở những mức độ khác nhau.

+ Quan sát ở vật kính 4x và vật kính 10x, thấy tiêu bản có hai vùng khác

nhau. Vùng tủy ở giữa, sáng hơn, vùng vỏ ở ngoài rìa, màu đậm hơn.

Chú ý xem ở vùng vỏ, di chuyển tiêu bản ta thấy có những nang trứng trong

đó có tế bào noãn ở trong và xung quanh là tế bào nang.

- Ở sát rìa buồng trứng có những nang trứng nguyên thủy, nằm từng đám

hoặc rải rác. Mỗi nang trứng nguyên thủy có ở giữa một noãn bào I to, tròn.

Xung quanh là một lớp tế bào nang, tế bào nang ở đây dẹt.

Page 8: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

16

- Nang trứng nguyên thủy sẽ phát triển thành nang trứng đặc. Ở giữa nang

trứng đặc là một noãn bào I tròn và to hơn. Xung quanh có nhiều lớp tế bào nang,

tế bào nang ở đây hình đa diện hay hình vuông.

- Nang trứng có hốc: ở giữa có noãn bào I tròn to. Giữa những tế bào nang có

một số hốc, trong có chứa dịch nang, bắt màu hồng, tế bào nang có hình đa diện.

- Nang trứng chín: nếu là nang trứng chín điển hình thì rất to, có một hốc to

chứa dịch nang. Noãn bào to, xung quanh có một số lớp tế bào nang. Phần noãn

bào và những tế bào nang này bám vào thành nang gọi là gò trứng.

3.4. Sự thụ tinh và phân chia trứng:

+ Sự thụ tinh và phân chia trứng ở giai đoạn sớm là quá trình phải theo dõi

khó khăn và phức tạp. Để minh hoạ cho quá trình này ta xem chiếu các bức ảnh

chụp từ giai đoạn thụ tinh đến khi trứng phân chia thành 2, 4, 8 phôi bào.

+ Xem mô hình và tranh vẽ, ta vẽ các giai đoạn phân chia trứng nói trên.

(Xem hình 3.1; hình 3.2; hình 3.3; hình 3.4).

3.5. Ba lá phôi (hình 3.5):

+ Tiêu bản ba lá phôi lấy từ phôi gà 1-2 ngày, nhuộm HE hoặc HF.

+ Lát cắt tiêu bản tương đối nhỏ nên trước hết cần xác định vị trí tiêu bản

bằng mắt thường. Khi xem ở vật kính 4x, ta di chuyển tiêu bản theo chiều trước

sau để tìm ống thần kinh và để ở đúng vị trí giữa vi trường.

+ Chuyển sang vật kính 40x, xác định và vẽ các thành phần sau: ống thần

kinh, dây sống, lá phôi ngoại bì, lá trung bì, lá nội bì phôi. Lá trung bì ở hai bên

ống thần kinh, phân biệt lá thành, lá tạng và xoang cơ thể.

3.6. Phôi túi (hình 3.6):

Tiêu bản phôi túi lấy từ phôi chuột cống trắng nhuộm HE, quan sát tương tự

như tiêu bản phôi dâu ở trên. Ở đây phôi đã phát triển hơn. Chúng ta thấy trong

phôi đã có một hốc lớn. Ở một phía của túi phôi có nụ phôi (cúc phôi) bám vào

bên thành tử cung. Lớp lá nuôi dính vào thành tử cung có thể đã phát triển dày.

3.7. Phôi khép mình (hình 3.7):

Tiêu bản phôi khép mình lấy ở phôi gà giai đoạn 2-3 ngày, nhuộm HE hoặc

HF. Trên tiêu bản này quan sát và vẽ các thành phần tương tự như tiêu bản ba lá

Page 9: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

17

phôi ở trên: lá ngoại bì, ống thần kinh, dây sống, lá trung bì và lá nội bì.

Trên tiêu bản này các lá phôi không còn phẳng như tiêu bản ba lá phôi mà đang

được khép kín lại, đặc biệt là nếp thân hình thành và lõm sâu.

3.8. Tiêu bản nhau thai (gai nhau); (hình 3.8):

+ Tiêu bản lấy từ nhau thai người nhuộm HE. Trên tiêu bản cắt lấy chiều dày

của nhau thai. Ở vật kính 10x phân biệt phần nhau thai và phần nhau mẹ. Phần

thai gồm màng ối và màng đệm, các gai nhau, phần mẹ là màng rụng niêm mạc

tử cung.

+ Chuyển sang vật kính 40x, quan sát các phần sau:

- Màng ối có lớp biểu mô lát đơn và lớp mô liên kết giáp với lớp mô liên kết

màng ối.

- Những gai nhau cắt ngang hoặc cắt dọc, xung quanh là lớp biểu mô vuông

hay trụ đơn, giữa là mô liên kết, có các mạch máu thuộc nhánh của mạch máu rốn.

- Những hố máu bao quanh các gai nhau, có các tế bào máu (hồng cầu và bạch cầu).

- Lớp đáy của niêm mạc tử cung, có những vách bao quanh các hố máu và

những tế bào rụng.

3.9. Tiêu bản thai người (hình 3.9):

+ Những tiêu bản thai người đã phát triển tương đối hoàn chỉnh về hình dạng

bên ngoài (từ 3 đến 5 - 6 tháng tuổi) được ngâm trong dung dịch thuốc cố định.

+ Ở các tiêu bản này ta quan sát mối quan hệ giữa các cơ thể thai với những

phần phụ: nhau thai, cuống rốn. Hình dung được các tư thế và sự hoạt động của

thai nằm trong buồng ối.

Page 10: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

18

Hình 3.1: Tiêu bản tinh trùng 400

1. Đầu; 2. Cổ; 3. Đuôi.

Hình 3.4:

Phôi người giai đoạn 2 và 4 tế bào 400.

Hình 3.2: Tinh hoàn 400

1. Màng đáy; 2. Tế bào Sertoli; 3.

Tinh nguyên bào; 4. Tinh bào I; 5.

Tinh bào II; 6. Tinh tử; 7. Tinh trùng.

Hình 3.5: Tiêu bản 3 lá phôi 400

1. Ngoại bì; 2. Trung bì; 3. Ống thần kinh

4. Nội bì; 5. Dây sống.

Page 11: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

19

Hình 3.3: Tiêu bản buồng trứng 100

1. Nang trứng nguyên thủy; 2. Nang trứng đặc;

3. Nang trứng có hốc; 4. Nang trứng chín.

Hình 3.6: Tiêu bản phôi túi 100

1. Bản phôi; 2. Lá nuôi; 3. Xoang ối;

4. Xoang ngoài phôi; 5. Màng ối;

6. Lá nuôi hợp bào; 7. Niêm mạc tử cung.

Page 12: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

20

Hình 3.7: Phôi khép mình 100

1. Ngoại bì; 2. Nội bì; 3. Trung bì

4. Ống thần kinh; 5. Dây sống.

Hình 3.8: Gai nhau 100

1. Hồ máu; 2. Lớp lá nuôi

3. Mô liên kết đệm gai nhau.

Hình 3.9:

Tiêu bản thai người.

PHẦN 4

Page 13: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

21

MÔ HỌC ĐẠI CƯƠNG

4.1. Tế bào:

Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể.

Tế bào có hình dạng và kích thước rất khác nhau. Chúng đảm nhiệm nhiều

chức năng khác nhau.

Tế bào có cấu tạo chung gồm màng tế bào, bào tương và các bào quan, nhân.

4.1.1. Tế bào hạch gai (hình 4.1.1):

+ Tiêu bản được nhuộm bằng hematoxylin eosin (HE).

+ Ở tiêu bản này xem hình thể chung của tế bào. Quan sát ở vật kính 10x là

những tế bào có hình tròn, tương đối to, ranh giới tế bào rõ ràng. Chuyển sang

vật kính 40x, xem và vẽ các thành phần sau:

- Màng tế bào.

- Bào tương, có màu hồng nhạt, tương đối thuần nhất.

- Nhân tế bào, có hình tròn hay hình trứng, bắt màu xanh nhạt, có màng nhân

tương đối rõ. Trong nhân có một hoặc một số hạt nhân xanh đậm, có các hạt chất

nhiễm sắc (chromatin) nằm rải rác.

4.1.2. Tế bào thần kinh (neuron) tủy sống (hình 4.1.2):

+ Tiêu bản lấy từ tủy sống của chó, được tẩm nitrat bạc (AgNO3), ở tiêu bản

này chúng ta quan sát một loại tế bào hình sao có nhiều nhánh bào tương.

+ Đầu tiên dùng vật kính 10x để phân biệt vùng chất trắng và chất xám. Chất

xám tủy sống nằm ở phía trong, mỗi nửa của nó có một đầu phình to ở phía

trước, gọi là sừng trước, phía sau gọi là sừng sau. Trong sừng trước có một số tế

bào hình sao. Ở vật kính 40x thấy một số tế bào màu nâu xẫm, tế bào hình sao,

có nhiều nhánh bào tương. Nhân tế bào sáng hình trứng hoặc hình tròn.

4.1.3. Tế bào cơ vân xương (hình 4.1.3):

+ Tiêu bản tế bào cơ vân xương được lấy từ lưỡi mèo hoặc thỏ, nhuộm

hematoxylin eosine (HE) hoặc hematoxylin feric (HF).

Page 14: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

22

+ Quan sát tiêu này bản này thấy những tế bào hình trụ dài (nếu cắt dọc), màu

hồng (nhuộm HE) hoặc màu xanh thẫm (nhuộm HF). Tế bào có nhiều nhân nằm

ở dọc sát màng tế bào. Để ở vật kính 40x dùng ốc vi cấp điều chỉnh thấy tế bào

có những vân ngang.

4.1.4. Bộ máy Golgi (hình 4.1.4):

+ Tiêu bản được làm từ hạch gai của chó, nhuộm bằng phương pháp

Daphanaut (Daphanô). Bộ máy Golgi là một bào quan có trong bào tương tế bào,

nó gồm hệ thống những ống, túi.

+ Quan sát ở vật kính 40x thấy những tế bào to hình tròn có một nhân hình

trứng hoặc tròn, không màu, bào tương vàng nhạt. Trên nền vàng nhạt của bào

tương có nổi lên những vạch, những chấm, màu đen đậm. Đó là những thành phần

của bộ máy Golgi. Quan sát tiêu bản cần chú ý: quan sát ở những tế bào, bào tương

có màu càng nhạt thì thấy bộ máy Golgi càng nổi rõ.

4.1.5. Mitochondri (ti thể); (hình 4.1.5):

+ Tiêu bản Mitochondri làm từ thận chuột cống trắng hay thận thỏ, thận chó,

nhuộm bằng phương pháp Reuger (Rơ gô).

+ Mitochondri là những thể hình trứng hay hình que nhỏ, nằm trong bào

tương tế bào. Chúng có hệ thống enzym tham gia vận chuyển điện tử, quá trình

phosphorin hoá tạo ra ATP tham gia vào quá trình oxy hoá của tế bào.

+ Quan sát ở vật kính 10x thấy những ống thận cắt ngang hoặc xiên. Thành

ống là một lớp tế bào hình khối vuông hoặc hình tháp. Những tế bào này nằm

trên một màng đáy. Thường khó thấy ranh giới giữa các tế bào. Nhân nằm ở giữa

tế bào, không bắt màu.

+ Quan sát ở vật kính 40x, xem ở một ống thận cắt ngang, thấy phần ở dưới

tế bào (sát màng đáy) có những hạt lấm chấm xanh đậm. Đó là các hạt

Mitochondri.

4.1.6. Rễ hành (phân bào nguyên nhiễm - mitose); (hình 4.1.6):

+ Tiêu bản làm ở đầu các rễ hành, nhuộm hematoxylin - eosine (HE) hoặc

hematoxylin feric (HF).

Page 15: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

23

Hình 4.1.1: Tế bào hạch gai 400

1. Màng tế bào; 2. Bào tương

3. Nhân tế bào; 4. Hạt nhân.

Hình 4.1.4: Bộ máy Golgi 400

1. Nhân tế bào; 2. Bào tương

3. Màng tế bào; 4. Bộ máy Golgi.

Hình 4.1.2: Tủy sống 100

1. Sừng trước; 2. Sừng sau; 3. Chất xám

4. Chất trắng; 5. Tế bào thần kinh 400.

Hình 4.1.5: Ti thể 400

1. Màng đáy ống thận; 2.

Nhân tế bào ống thận; 3. Ti thể.

Hình 4.1.3: Tế bào cơ vân xương 400

1. Màng tế bào; 2. Nhân tế bào

3. Bào tương; 4. Vân sáng tối.

Page 16: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

24

Hình 4.1.6: Rễ hành 400

1. Kỳ đầu; 2. Kỳ giữa; 3. Kỳ sau; 4. Kỳ cuối.

Hình 4.1.7: Phân chia trực phân 400

1. Nhân tế bào đang trực phân

2. Bào tương; 3. Màng tế bào.

Page 17: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

25

+ Ở tiêu bản này chủ yếu quan sát các giai đoạn phân bào nguyên nhiễm.

- Quan sát tiêu bản này cần chú ý: Do lát cắt của tiêu bản nhỏ vì vậy trước hết

ta nhìn bằng mắt thường để xác định vị trí tiêu bản trên lam kính, sau đó quan sát

bằng vật kính 4x. Điều chỉnh để lát cắt vào giữa trung tâm vi trường rồi chuyển

sang vật kính 10x và vật kính 40x.

- Quan sát ở vật kính 40x và vẽ 5 - 6 tế bào, trong đó có tế bào phân chia ở

các giai đoạn khác nhau:

+ Tế bào ở giai đoạn không phân chia.

+ Tế bào phân chia ở kỳ đầu: các thể nhiễm sắc mới tạo thành, màng nhân có

thể vẫn còn hoặc đã mất.

+ Tế bào phân chia ở thời kỳ giữa: các thể nhiễm sắc tập trung về mặt phẳng

xích đạo.

+ Tế bào phân chia ở thời kỳ sau: các thể nhiễm sắc đã phân đôi và đang tiến về

hai cực tế bào.

+ Tế bào phân chia ở kỳ cuối: hai nhân tế bào mới được hình thành, thường

bắt màu đậm hơn.

4.1.7. Tế bào phân chia trực phân (amitose); (hình 4.1.7):

+ Tiêu bản làm từ tế bào biểu mô bàng quang chó, nhuộm HE.

+ Quan sát tiêu bản ở vật kính 40x ta thấy có các tế bào biểu mô hình đa diện,

nằm rải rác, trong số đó có những tế bào đang ở các giai đoạn phân chia. Nhân tế

bào thắt lại, phân đôi, bào tương cũng thắt lại rồi chia đôi, một số tế bào, trong đó

có hai nhân riêng biệt.

4.2. Mô biểu mô:

Mô biểu mô bao phủ toàn bộ bề mặt ngoài của cơ thể cũng như tất cả các mặt

tự do của các hốc, các xoang, các cơ quan trong cơ thể. Về cấu tạo mô biểu mô

có những đặc điểm sau:

+ Mỗi biểu mô đều nằm trên một màng đáy.

Page 18: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

26

+ Các tế bào của biểu mô nằm sát nhau, giữa các tế bào có ít chất gian bào.

+ Khi xem xét, xác định các loại biểu mô, ta chú ý đến hình dạng tế bào và

sự sắp xếp thành lớp của chúng (tế bào dẹt, vuông hay hình trụ, biểu mô đơn

hay tầng).

4.2.1. Trung biểu mô (hình 4.2.1):

+ Trung biểu mô là loại biểu mô lát đơn, tiêu bản lấy từ màng treo ruột hay

màng nối lớn của mèo, thỏ hoặc chuột cống trắng. Khi làm tiêu bản này chỉ cần

cắt một mảnh màng nói trên rồi căng trên lam kính, cố định và nhuộm, không

phải qua quá trình cắt mỏng thông thường

+ Tiêu bản được tẩm nitrat bạc (AgNO3) và nhuộm hematoxylin.

+ Quan sát tiêu bản bằng vật kính 40x chúng ta thấy những tế bào có bào

tương trải rộng, ranh giới tế bào ngoằn ngoèo, hình răng cưa, màu nâu đậm do

nhuộm nitrat bạc. Mỗi tế bào có một hoặc hai nhân. Quan sát tiêu bản này có một

số nhân tế bào hình như nằm ở giữa ranh giới hai tế bào, một số nhân tế bào khác

nhỏ, hơi dài, màu đậm. Thực chất do tiêu bản này lấy từ mảnh màng có hai mặt

đều có lớp biểu mô lát đơn như nhau. Giữa hai lớp biểu mô lại có một lớp mỏng

mô liên kết. Những nhân tế bào nói trên là thuộc về lớp biểu mô đối diện hoặc

mô liên kết ở giữa.

4.2.2. Tiêu bản biểu mô lát tầng không sừng hoá (thực quản); (hình 4.2.2):

+ Tiêu bản biểu mô lát tầng ở thực quản thuộc loại không sừng hoá. Tiêu bản

lấy từ thực quản người hoặc chó nhuộm HE. Quan sát tiêu bản này nhận biết lớp

biểu mô ở bề mặt và lớp mô liên kết đệm ở phía dưới, lớp biểu mô có màu xanh

tím, còn lớp mô liên kết có màu hồng nhạt.

+ Quan sát ở vật kính 40x thấy biểu mô có nhiều lớp tế bào. Những lớp tế

bào này có hình dạng khác nhau. Các tế bào ở sát màng đáy có hình trụ, nhân và

bào tương bắt màu đậm hơn những lớp trên, đó là lớp đáy hay lớp mầm. Ở trên

lớp tế bào mầm là những tế bào hình đa diện, nhân và bào tương nhạt màu hơn.

Những tế bào trên cùng có khuynh hướng dẹt mỏng lại, nhân dài ra. Có thể

một số tế bào trên bề mặt đang bong ra.

Page 19: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

27

Những tế bào của biểu mô lát tầng có đặc điểm là đều phát triển từ những tế

bào lớp mầm, chúng được biệt hoá và đẩy dần lên lớp bề mặt.

4.2.3. Tiêu bản ống thận (biểu mô vuông đơn hay trụ đơn); (hình 4.2.3):

+ Tiêu bản ống thận được lấy từ thận chuột cống trắng hoặc thỏ, nhuộm HE.

+ Trên tiêu bản này quan sát loại biểu mô trụ đơn hay vuông đơn. Quan sát

bằng vật kính 10x thấy hình ảnh những lát cắt ngang qua các ống thận, có chiều

hướng khác nhau. Những ống thận này được cắt ngang hoặc cắt chéo. Giữa các

ống là mô liên kết, có mạch máu.

+ Chuyển sang vật kính 40x, và vẽ một số ống thận cắt ngang, ở mỗi ống xác

định các thành phần sau: ở ngoài cùng là màng đáy mỏng lót ở thành ống có một

lớp tế bào hình trụ nằm sát nhau. Những tế bào này gọi là biểu mô trụ đơn hoặc

tế bào có hình khối vuông - biểu mô vuông đơn. Những tế bào này đều có một

mặt tự do hướng về phía lòng ống thận.

4.2.4. Tiêu bản biểu mô trụ tầng giả (hình 4.2.4):

+ Tiêu bản biểu mô trụ tầng giả, có lông chuyển lấy từ khí quản mèo hoặc thỏ

nhuộm HE.

+ Trên lát cắt ngang khí quản ta thấy hình một vòng tròn. Quan sát ở vật

kính 10x, ở bờ trong cùng các thành khí quản thấy một lớp biểu mô, trông như

một biểu mô tầng.

+ Chuyển sang vật kính 40x quan sát lớp biểu mô thấy có 2 - 3 hàng nhân,

thực chất tất cả những tế bào này đều bám vào màng đáy.

+ Mặt tự do của tế bào hướng vào trong lòng khí quản, có một lớp lông mịn,

đó là lớp lông chuyển động được khi tế bào còn sống (chú ý khi xem điều chỉnh

nhẹ ốc vi cấp sẽ thấy lông chuyển).

4.2.5. Tiêu bản biểu mô trung gian (biểu mô kiểu tiết niệu); (hình 4.2.5):

+ Tiêu bản bàng quang của chó, nhuộm HE. Biểu mô lót mặt trong của thành

bàng quang là biểu mô trung gian hay biểu mô chuyển tiếp.

+ Ở vật kính 10x, nhận biết lớp biểu mô và lớp mô liên kết đệm, lớp cơ ở

phía dưới.

+ Chuyển sang vật kính 40x quan sát và vẽ một phần lớp biểu mô. Ranh giới

giữa lớp biểu mô và một lớp đệm là một màng đáy mỏng.

Page 20: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

28

Những tế bào biểu mô có các nhân nằm thành 2 - 3 hàng tạo ra hình ảnh như

một loại biểu mô tầng. Ở lớp tế bào bề mặt, có thể thấy rõ ranh giới tế bào. Tế

bào hình đa diện, rộng trùm lên những tế bào thấp hơn ở phía dưới. Tất cả các tế

bào đều nằm trên màng đáy.

4.2.6. Tiêu bản tuyến ống (hình 4.2.6):

+ Tiêu bản tuyến ống ở tiểu tràng hay ruột non của chó hoặc mèo, nhuộm HE

hay theo phương pháp Mallory.

+ Ở vật kính 4x thấy lớp niêm mặc tiểu tràng có những tuyến ống nằm song

song với nhau.

+ Chuyển sang vật kính 40x quan sát và vẽ 2 - 3 ống tuyến. Ở thành ống tuyến

được lót bởi một lớp tế bào trụ, xen kẽ những tế bào này có các tế bào đài (tế bào

đài tiết nhầy có nhân nằm ở dưới đáy, nửa trên bắt màu sáng là hạt tiết nhầy).

4.2.7. Tiêu bản tuyến bã (da đầu) (hình 4.2.7):

+ Tiêu bản tuyến bã lấy từ da đầu của người, nhuộm HE. Đây là tuyến ngoại

tiết kiểu túi, có chia nhánh.

+ Quan sát dưới vật kính 4x tìm các túi tuyến, trong đó có các tế bào to, màu

sáng, chuyển sang vật kính 10x, quan sát và vẽ 2 - 3 tuyến. Mỗi túi tuyến có hai

phần: phần phình to là phần chế tiết, phần bài xuất hẹp và ngắn, thường đổ vào

nang lông.

4.2.8. Tiêu bản tuyến kiểu lưới (hình 4.2.8):

+ Tiêu bản tuyến kiểu tới quan sát ở gan lợn, được nhuộm bằng HE.

+ Quan sát ở vật kính 10x, phân biệt những tiểu thùy gan. Mỗi tiểu thùy gan

có tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy. Xung quanh có mô liên kết, ống mật và các

mạch máu. Những tế bào gan nằm thành từng dải, đan chéo nhau. Những dải tế

bào này có xu hướng đi từ tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy và toả ra xung quanh,

đan nối với nhau.

4.2.9. Tiêu bản tuyến nội tiết kiểu nang (hình 4.2.9):

+ Tiêu bản biểu mô tuyến kiểu nang lấy từ tuyến giáp của chó, nhuộm HE.

Đây là tuyến nội tiết.

+ Quan sát ở vật kính 40x, vẽ một hai nang tuyến. Trên tiêu bản thấy có

nhiều nang hình tròn, khép kín, không có ống bài xuất. Giữa lòng các nang tuyến

có chất dịch, bắt màu hồng. Thành nang tuyến là lớp tế bào biểu mô vuông hoặc

trụ đơn, nằm trên màng đáy mỏng.

Page 21: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

29

4.2.10. Tiêu bản màng đáy biểu mô (hình 4.2.10):

+ Tiêu bản màng đáy biểu mô lấy từ giác mạc của mắt thỏ, nhuộm theo

phương pháp H.E.

+ Màng đáy biểu mô mỏng. Khi nhuộm ta thấy màng đáy nổi lên thành một dải

bắt màu hồng, nằm ở phía dưới biểu mô trước giác mạc và biểu mô sau giác mạc.

Page 22: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

30

Hình 4.2.1: Trung biểu mô 400

1. Màng tế bào; 2. Bào tương; 3. Nhân.

Hình 4.2.4:

Biểu mô trụ tầng giả có lông chuyển

1. Lông chuyển; 2. Màng đáy

3. Lớp tế bào trụ tầng giả.

Hình 4.2.2:

Biểu mô lát tầng không sừng hóa 400

1. Lớp đáy; 2. Lớp đa diện; 3. Lớp tế bào lát.

Hình 4.2.5: Biểu mô kiểu tiết niệu 200

1. Nhân tế bào biểu mô giả tầng;

2. Bào tương; 3. Màng đáy.

Hình 4.2.3: Tiêu bản ống thận 400

(Biểu mô vuông, trụ đơn)

1. Biểu mô vuông đơn

2. Biểu mô trụ đơn; 3. Màng đáy.

Hình 4.2.6: Tiêu bản tuyến ống 100

1. Biểu mô thành ống tuyến

2. Lòng ống tuyến (cắt ngang, cắt dọc).

Page 23: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

31

Hình 4.2.7: Tuyến bã da đầu 100

1. Các túi tuyến chế tiết

2. Ống bài xuất; 3. Nang lông.

Hình 4.2.9: Tuyến giáp 400

1. Tế bào biểu mô nang tuyến; 2. Dịch nang

3. Màng đáy; 4. Đám tế bào cạnh nang.

Hình 4.2.8:

Tuyến nội tiêt kiểu lưới (gan lợn) 100

1. Tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ

2. Mao mạch xoang; 3. Dải tế bào gan;

4. Khoảng cửa.

Hình 4.2.10: Màng đáy 200

1. Màng đáy; 2. Biểu mô trước giác mạc

3. Biểu mô sau giác mạc.

4.3. Mô liên kết:

Mô liên kết có cấu tạo gồm các tế bào, các loại sợi và chất căn bản.

Cấu tạo của nó rất thay đổi dưới những dạng mô liên kết khác nhau để thực

hiện các chức năng khác nhau.

Khi nghiên cứu từng loại mô liên kết chúng ta cần chú ý tới thành phần cấu

tạo, cách cấu trúc và liên hệ với những chức năng của chúng. Dưới đây chúng ta

sẽ nghiên cứu các loại mô liên kết có cấu tạo và chức năng khác nhau.

Page 24: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

32

4.3.1. Tiêu bản trung mô (hình 4.3.1):

+ Trung mô được coi là nguồn gốc chung của các dạng mô liên kết. Nó là

loại mô ít biệt hoá.

+ Tiêu bản lấy từ phôi gà, nhuộm HE hoặc HF.

+ Quan sát ở vật kính 10x ta xác định vị trí ống thần kinh và lá trung bì ở hai

bên ống thần kinh. Những đám tế bào thưa, sáng của lá trung bì hai bên ống thần

kinh là trung mô.

+ Quan sát bằng vật kính 40x thấy những tế bào này có các nhánh bào tương

kéo dài và nối với những tế bào bên cạnh. Nhân của tế bào tương đối to so với

phần bào tương.

4.3.2. Mô liên kết thưa (hình 4.3.2):

+ Mô liên kết thưa dưới da thỏ nhuộm hematoxylin feric (HF).

+ Quan sát ở vật kính 40x, tìm các thành phần sau:

- Thành phần sợi có hai loại: những sợi tạo keo to, thô, uốn lượn, có độ lớn

khác nhau, không chia nhánh; những sợi chun thường mảnh, căng và chia nhánh.

- Thành phần tế bào gồm:

. Những nguyên bào sợi (fibroblast) là những tế bào to, nhân hình trứng, có ít

chất nhiễm sắc, bào tương trải rộng, bắt màu nhạt.

. Những mô bào (tổ chức bào: histocyte): có hình hơi tròn, đôi khi có những

nhánh bào tương ngắn. Bào tương của chúng đậm đều và thường có không bào.

Tế bào nằm riêng lẻ hoặc từng nhóm.

. Những tế bào sợi, có hình thoi dài, nhân và bào tương đều bắt màu đậm.

- Chất căn bản ở mô liên kết thưa có dạng hơi lỏng, khi làm tiêu bản đã bị

phá hủy nên chỉ thấy những khoảng sáng, đó là vị trí của chất căn bản giữa các tế

bào và các sợi.

4.3.3. Tế bào mỡ (hình 4.3.3):

+ Tiêu bản tế bào mỡ lấy từ màng treo ruột, mạc nối lớn của thỏ hoặc chuột

cống trắng, nhuộm Sudan III hay axit osmic.

+ Tế bào mỡ là một loại tế bào mô liên kết thưa, trên tiêu bản thấy chúng

nằm dọc theo các mạch máu nhỏ. Đó là những tế bào khá to, tròn. Mỗi tế bào có

giọt mỡ to, chiếm gần hết tế bào, có màu vàng cam (nhuộm Sudan). Nhân tế bào

nhỏ, hơi dài và phần bào tương mỏng còn hại bị đẩy lệch về một bên. Ở những

tiêu bản thông thường, tế bào mỡ thường thể hiện là những hình tròn rỗng, sáng

(vì hạt mỡ bị tan đi trong dung dịch cố định).

Page 25: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

33

4.3.4. Mastocyte (tế bào bón); (hình 4.3.4)::

+ Mastocyte cũng là dạng tế bào mô liên kết. Tiêu bản lấy từ mạc nối lớn hoặc

màng treo ruột thỏ hay chuột. Những tế bào này thường nằm dọc theo các mạch

máu nhỏ. Chúng có hình đa diện, nhân tròn và sáng, bào tương bắt màu tím.

+ Quan sát ở vật kính 40x thấy ở bào tương tế bào có nhiều hạt chế tiết nhỏ,

lấm tấm màu tím đậm. Trong đó có thể chứa histamin, serotonin, v.v...

4.3.5. Tế bào sắc tố (hình 4.3.5):

+ Tế bào sắc tố là một dạng tế bào mô liên kết thưa, tiêu bản được lấy từ

màng mạch của mắt mèo hoặc thỏ, hoặc da nòng nọc cóc.

+ Quan sát ở vật kính 10x hay 40x thấy những tế bào này có màu đen, to và

thô, bào tương có những nhánh to. Nhìn kỹ ở bào tương thấy có nhiều hạt sắc tố

nhỏ, màu đen hoặc nâu thẫm. Nhân tế bào bị che phủ bởi những hạt sắc tố của

bào tương xung quanh nên nhìn không rõ.

4.3.6. Mô võng (tế bào võng); (hình 4.3.6):

+ Mô võng ở tiêu bản hạch bạch huyết của chó hoặc thỏ nhuộm HE.

+ Quan sát bằng vật kính 10x, thấy vùng tủy hạch bạch huyết có những

khoảng sáng do các tế bào ở đây nằm thưa; chuyển sang vật kính 40x quan sát ở

những khoảng này thấy các tế bào võng có hình sao, có các nhánh bào tương nối

với những tế bào bên cạnh; nhân tế bào to.

Sợi võng của mô võng không thấy trên tiêu bản này do không tẩm muối

bạc.

4.3.7. Sợi võng:

+ Tiêu bản sợi võng lấy từ hạch bạch huyết chó hoặc thỏ, tẩm nitrat bạc

(AgNO3).

+ Ở vật kính 10x hay 40x thấy ở vi trường nổi lên sợi võng bắt màu đen,

phần nhánh nằm theo mọi hướng tạo thành một mạng lưới.

Những tế bào võng và những tế bào lympho bắt màu nâu nhạt, tạo thành một

cái nền chung, trên đó nổi lên các sợi võng.

4.3.8. Gân (mô liên kết mau đều); (hình 4.3.8):

+ Tiêu bản gân cắt dọc (gân bò hoặc chó) nhuộm HE.

Page 26: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

34

+ Xem ở vật kính 40x quan sát thấy những bó gân độ I và II, xung quanh mỗi

bó gân độ II có mô liên kết thưa bao bọc, ở trong mỗi bó gân độ II có nhiều bó

sợi tạo keo màu hồng, nằm song song với nhau (những bó độ I).

Ở trong bó sợi tạo keo độ I có các sợi tạo keo nằm song song với nhau, giữa

các bó sợi tạo keo có các tế bào gân hay tế bào sợi. Những tế bào này có nhân dẹt

và dài, nằm dọc theo chiều dài các bó sợi tạo keo, tạo thành lớp ranh giới giữa

các bó sợi tạo keo độ I.

Trên tiêu bản cắt ngang, quan sát vị trí và mối liên quan giữa các bó sợi tạo

keo và các tế bào gân, sự tạo thành các bó gân có độ lớn khác nhau.

4.3.9. Sụn trong (hình 4.3.9):

+ Tiêu bản sụn trong lấy từ khí quản của mèo hoặc thỏ, nhuộm HE.

Mô sụn ở đây nằm giữa thành khí quản.

+ Ở vật kính 10x phân biệt lớp màng sụn, thân sụn.

+ Quan sát ở vật kính 40x phân biệt những tế bào sụn, chúng nằm riêng lẻ

hoặc từng nhóm trong các hốc sụn chung, chất gian bào bắt màu thuần nhất.

4.3.10. Sụn chun (hình 4.3.10):

+ Tiêu bản sụn chun lấy từ vành tai lợn, nhuộm orcein. Xem tiêu bản này,

phân biệt sự giống nhau và khác nhau so với sụn trong. Những tế bào sụn cũng

nằm riêng lẻ hoặc từng nhóm trong các hốc sụn.

+ Khi quan sát bằng vật kính 40x, thấy ở chất gian bào có nhiều sợi chun

mảnh, bắt màu nâu thẫm nằm theo mọi hướng.

4.3.11. Sụn xơ (hình 4.3.11):

+ Tiêu bản sụn xơ lấy ở đĩa đốt sống của bò hoặc chó, nhuộm HE.

+ Quan sát tìm vị trí mảnh xương, tiếp giáp mảnh xương là mô sụn trong,

ngoài cùng là mô gân, ở giữa sụn trong và mô gân là sụn xơ.

+ Quan sát ở vật kính 40x và vẽ một phần sụn xơ, trong đó có các tế bào sụn

và chất gian bào. Những tế bào sụn bắt màu nhạt, hình đa diện. Chất gian bào có

những bó sợi tạo keo lớn và thô, đan chéo nhau.

4.3.12. Xương Have đặc (hình 4.3.12):

+ Tiêu bản xương Have đặc lấy từ các thân xương dài (xương chày, xương

đùi...) của người hoặc động vật lớn. Tiêu bản được khử canxi và cắt ngang,

nhuộm theo phương pháp đặc biệt.

+ Quan sát ở vật kính 10x phân biệt và vẽ các thành phần sau:

Page 27: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

35

- Màng ngoài xương (thường đã bong ra khỏi xương).

- Hệ thống cơ bản ngoài.

- Những osteon (hệ thống Have). Mỗi osteon (hệ thống Have) ở giữa là ống

osteon (ống Have) và xung quanh nhiều lá xương đồng tâm.

- Các lá xương trung gian (nằm giữa những osteon).

- Hệ thống cơ bản trong.

Trên từng lá xương có nhiều tế bào xương, bắt màu nâu đậm, chúng có

những nhánh bào tương nằm trong các tiểu quản xương.

4.3.13. Tạo xương ở mô sụn (hình 4.3.13):

+ Tiêu bản tạo xương ở mô sụn lấy từ xương dài của phôi chuột cống trắng

hoặc thỏ, được cắt dọc và nhuộm HE.

+ Quan sát tiêu bản bằng vật kính 10x, phân biệt vị trí của các đầu xương,

thân xương, màng xương và phần tủy xương.

Quan sát kỹ từ đầu xương đến thân xương, màng xương. Ở một phần đầu

xương có sụn trong, sụn xếp hàng, sụn phì đại, sụn nhiễm canxi và các dải xương

mới được hình thành.

+ Ở vật kính 40x, quan sát một phần dải xương mới hình thành. Trong dải

xương có tế bào xương, rìa dải xương có tạo cốt bào và hủy cốt bào. Tạo cốt bào

tạo thành một lớp bao quanh dải xương. Đôi khi thấy hủy cốt bào, đây là những

tế bào hình cầu, tế bào to, bào tương bắt màu đỏ, có nhiều nhân.

4.3.14. Tạo xương từ trung mô (hình 4.3.14):

+ Tiêu bản được lấy từ xương hàm hoặc xương sọ thai người nhuộm HE.

+ Quan sát bằng vật kính 10x, thấy các dải xương màu hồng. Các dải xương

này nối với nhau, tạo thành một mạng lưới ở giữa các xương là mô trung mô.

+ Ở vật kính 40x quan sát và vẽ một phần mô xương và mô trung mô. Trong

các dải xương có những tế bào xương, những tạo cốt bào nằm ở rìa các dải xương

và rải rác có những hủy cốt bào nằm ở khe kẽ giữa các dải xương và mô trung mô.

Những tế bào trung mô nằm thưa thớt có các nhánh nối với nhau.

Page 28: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

36

Hình 4.3.1: Trung mô (A: 100; B: 400)

1. Ngoại bì; 2. Trung bì; 3. Nội bì

4. Ống thần kinh; 5. Tế bào trung mô

Hình 4.3.4: Tế bào Mastocyte 400

1. Nhân tế bào Mastocyte

2. Phần bào tương chứa các hạt chế tiết

Hình 4.3.2: Mô liên kết thưa 400

1. Nguyên bào sợi; 2. Tế bào sợi

3. Sợi chun; 4. Sợi Collagen

Hình 4.3.5: Tế bào sắc tố 400

1. Nhân; 2. Các nhánh bào tương

3. Hạt sắc tố

Hình 4.3.3: Tế bào mỡ 400

1. Nhân tế bào mỡ

2. Giọt mỡ trong bào tương

Hình 4.3.6: Mô võng 400

1. Lympho bào; 2. Mô bào

3. Tế bào võng

Hình 4.3.8: Mô liên kết mau đều

(gân cắt dọc) 400

1. Tế bào sợi; 2. Sợi collagen

Hình 4.3.12: Xương Have đặc 400

1. Ống Have; 2. Hệ thống Have

3. Các lá xương trung gian

Hình 4.3.9: Sụn trong 400

1. Màng sụn; 2. Nguyên bào sụn

3. Tế bào sụn; 4. Hốc sụn; 5. Gian bào sụn

Hình 4.3.13: Tạo xương trên

nền sụn 400

1. Tạo cốt bào; 2. Hủy cốt bào

3. Tế bào sụn; 4. Dải xương

Hình 4.3.10: Sụn chun A: 100; B: 400

1.Tế bào sụn; 2. Hốc sụn; 3. Sợi chun (gian

bào sụn); 4. Màng sụn

Hình 4.3.14: Tạo xương từ

trung mô 400

1. Tạo cốt bào; 2. Hủy cốt bào

3. Tế bào trung mô; 4. Dải xương

Hình 4.3.11: Sụn xơ 400

1. Tế bào sụn; 2. Bó sợi tạo keo (gian bào)

Page 29: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

37

Page 30: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

38

Page 31: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

39

Page 32: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

40

4.4. Máu và sự tạo máu:

Máu có chức năng dinh dưỡng và bảo vệ cơ thể. Máu là môi trường vận

chuyển các chất chuyển hoá, các chất điều hoà nội tiết.

Thành phần hữu hình máu ngoại vi gồm có hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

4.4.1. Máu ếch (hình 4.4.1):

+ Tiêu bản máu ếch dàn trên lam kính, sau đó nhuộm HE.

Máu ếch là loại động vật có xương sống bậc thấp, khác biệt so với máu của

động vật có xương sống bậc cao và người.

+ Ở vật kính 10x quan sát những hồng cầu ếch (khác với hồng cầu người,

chúng to hơn, có hình trứng và một nhân to), các tế bào lympho và tiểu cầu. Vẽ

các thành phần trên ở vật kính 40x.

4.4.2. Máu ngoại vi của người (hình 4.4.2):

+ Tiêu bản dàn máu ngoại vi của người, nhuộm Giemsa.

Các tế bào máu ngoại vi của người có kích thước nhỏ, do đó quan sát bằng

vật kính 40x thấy được hồng cầu và một số bạch cầu, nhưng khó phân biệt các

loại bạch cầu khác nhau. Cần sử dụng vật kính dầu. Những vật kính dầu có độ

phóng lớn 90x, 100x hoặc hơn nữa. Khi xem cần nhỏ một giọt dầu lên tiêu bản

rồi hạ từ từ cho vật kính chạm vào giọt dầu. Dùng ốc vi cấp điều chỉnh cho đến

khi nhìn rõ các tế bào.

+ Tìm và phân biệt các thành phần sau đây:

- Hồng cầu: có hình tròn, dẹt, không nhân, phần rìa của hồng cầu dày hơn phần

giữa nên thấy ở giữa hồng cầu có màu nhạt hơn.

- Những bạch cầu có hạt: trung tính, axit và base (căn cứ vào các hạt bắt màu

khác nhau trong bào tương và số lượng các thùy của nhân tế bào).

- Những tế bào lympho: đó là những tế bào tròn, nhân lớn chiếm gần hết khối tế

bào, phần bào tương ít (chú ý có ba loại tế bào lympho: loại to, loại nhỡ và loại nhỏ).

- Monocyt: là loại tế bào tương đối to, nhân hình hạt đậu hoặc hơi dài.

- Tiểu cầu: là những hạt nhỏ, nằm thành từng đám lấm tấm hay phân tán, có

màu tím hồng.

4.4.3. Máu tủy xương (hình 4.4.3.1); (hình 4.4.3.2); (hình 4.4.3.3):

+ Tiêu bản dàn máu tủy xương của người hay động vật có vú, được nhuộm

Giemsa.

Page 33: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

41

+ Xem bằng vật kính dầu, quan sát các giai đoạn phát triển khác nhau của

những dòng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu ở tủy xương:

- Nguyên bào máu: là giai đọan phát triển đầu của các dòng tế bào máu. Tế bào

có nhân hình tròn hay hình hạt đậu và khá to, bắt màu base đậm, bào tương ít so

với số lượng của nhân, tạo thành một khối lượng của nhân, bắt màu base nhạt

hơn.

- Dòng hồng cầu gồm:

. Nguyên hồng cầu ưa base (hay tiền nguyên hồng cầu): có đường kính 10-12,

nhân tròn bắt màu base và những không bào, bào tương bắt màu base nhạt hơn.

. Nguyên hồng cầu đa sắc: đường kính 8-10, nhân không còn hạt nhân, chất

nhiễm sắc rải đều. Bào tương bắt màu axit lẫn màu base, vì đã xuất hiện những

hạt hemoglobin.

. Nguyên hồng cầu ưa axit: nhân teo nhỏ lại, bào tương bắt màu axit.

. Nguyên hồng cầu bình thường: nhân teo đặc hoặc phân từng mảnh nhỏ, bào

tương bắt màu axit mạnh.

. Hồng cầu trưởng thành: có số lượng rất nhiều trên tiêu bản.

- Dòng bạch cầu hạt (hay đa nhân) gồm:

. Tiền tủy bào: bào tương bắt màu base nhạt, có một ít hạt đặc hiệu nằm rải

rác ở vùng ngoại vi. Nhân hình trứng hay tròn, bắt màu base nhạt.

. Tủy bào: nhân tròn hoặc hình trứng, bắt màu base đậm hơn.

Bào tương có nhiều hạt đặc hiệu hơn (có ba loại: ưa axit, ưa base, và trung

tính).

. Hậu tủy bào: nhân tế bào dài ra, bào tương có nhiều hạt đặc hiệu.

. Bạch cầu đũa: nhân tế bào dài và cong lại, có xu hướng phân thùy. Bào tương

có nhiều hạt đặc hiệu.

. Các bạch cầu có hạt trưởng thành (ba loại).

- Mẫu tiểu cầu là những loại tế bào khổng lồ, đường kính tới 40 m, nhân có

nhiều thùy, bào tương thường có các nhánh với độ dài khác nhau...

4.4.4. Đảo máu (hình 4.4.4):

+ Tiêu bản đảo máu ở thành túi noãn hoàng của chuột cống trắng nhuộm HE.

Tiêu bản này ta cần quan sát sự tạo máu đầu tiên ở các cơ thể phôi.

+ Vật kính 10x, 40x quan sát các thành phần sau đây:

Page 34: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

42

- Những tế bào trung mô của thành túi noãn hoàng.

- Những mạch máu đầu tiên có cấu tạo đơn giản, có một lớp tế bào nội mô lót

ở trong.

- Những tế bào máu nguyên thủy (nguyên bào máu) nằm ở trong lòng các

mạch máu.

4.5. Mô cơ:

Mô cơ có những đặc điểm cấu trúc và hoạt động khác nhau, song có đặc tính

chung là có khả năng co rút, thực hiện chức năng vận động của cơ thể. Nghiên

cứu mô cơ cần so sánh những điểm giống nhau và khác nhau về cấu trúc của ba

loại cơ: cơ vân xương, cơ tim và cơ trơn.

4.5.1. Tế bào cơ trơn (hình 4.5.1):

+ Tiêu bản tế bào cơ trơn được lấy từ thành ruột mèo, nhuộm HE.

+ Quan sát ở vật kính 40x thấy những tế bào riêng biệt, tế bào hình thoi dài;

nhân tế bào hình trứng, nằm ở chỗ phình giữa tế bào; bào tương bắt màu axit.

4.5.2. Mô cơ trơn (hình 4.5.2):

+ Tiêu bản mô cơ trơn lấy ở thành ruột mèo hoặc chó, nhuộm HE hay

phương pháp Mallory.

+ Ở vật kính 10x quan sát vị trí những đám tế bào cơ trơn cắt dọc và tế bào

cơ cắt ngang.

+ Chuyển sang vật kính 40x, quan sát hình dạng những tế bào cơ cắt dọc, có

hình thoi (chú ý sự sắp xếp các tế bào nằm cạnh nhau, vị trí và số lượng nhân có

trong tế bào).

4.5.3. Mô cơ vân xương (hình 4.5.3):

+ Tiêu bản mô cơ vân xương lấy từ lưỡi mèo, nhuộm HE hoặc hematoxylin

feric (HF).

+ Ở vật kính 10x thấy có những tế bào cắt dọc, hình trụ dài và nhiều bó tế bào

cắt ngang. Ở những tế bào cắt dọc thấy có nhiều nhân nằm dọc theo bên rìa tế bào.

+ Chuyển sang vật kính 40x, điều chỉnh ống vi cấp nhẹ nhàng và nâng cao tụ

quang cho ánh sáng chiếu tập trung sẽ thấy ở những tế bào cắt dọc có nhiều vân

ngang rất nhỏ, giống như những vân ở da ngón tay. Vẽ một số tế bào cắt ngang

và dọc ở độ phóng lớn.

Page 35: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

43

4.5.4. Mô cơ tim (hình 4.5.4):

+ Tiêu bản cơ tim lấy từ tim chuột cống trắng hoặc chim bồ câu, nhuộm HE

hoặc HF.

+ Các tế bào cơ tim có nhiều hướng khác nhau. Ở vật kính 10x, tìm những

vùng có các tế bào cơ cắt dọc. Quan sát hình dạng tế bào, số lượng và vị trí của

nhân nằm trong tế bào.

+ Ở vật kính 40x thấy những vân ngang sáng, tối và một số vạch bậc thang,

mô liên kết nằm chen giữa các tế bào cơ.

4.6. Mô thần kinh:

Mô thần kinh có cấu tạo rất phức tạp, bao gồm: các neuron và tế bào thần

kinh đệm. Nó thực hiện chức năng điều khiển mọi hoạt động trong cơ thể và liên

hệ giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của

mô thần kinh là những neuron.

4.6.1. Ống thần kinh (hình 4.6.1):

+ Tiêu bản ống thần kinh lấy từ phôi gà 1-2 ngày, cắt ngang và nhuộm HE.

+ Ống thần kinh là nguồn gốc tạo ra những thành phần của mô thần kinh,

quan sát tiêu bản này ở vật kính 10x, chú ý hình dáng ống thần kinh cắt ngang,

các lớp tế bào tạo nên thành ống của nó, vị trí ống thần kinh và mối liên quan

của nó với các lá phôi...

4.6.2. Neuron đa cực hình sao (hình 4.6.2):

+ Tiêu bản tủy sống của chó, được tẩm nitrat bạc (AgNO3) xem ở vật kính

10x, phân biệt chất trắng ở xung quanh chất xám ở giữa.

+ Ở sừng trước chất xám có nhiều neuron đa cực (hình sao). Để vị trí những

neuron này đứng giữa vi trường rồi chuyển sang vật kính 40x, quan sát và vẽ 2-3

neuron. Ở giữa mỗi neuron có một nhân hình tròn hay hình trứng, màu vàng nhạt

mỗi nhân có 1 - 2 hạt nhân đen đậm.

Trong bào tương thấy có những tơ thần kinh rất mỏng, đan chéo nhau, tạo

thành một mạng lưới (cần chuyển động ốc vi cấp nhẹ nhàng và tập trung nhìn kỹ

mới thấy rõ những tơ thần kinh này).

Page 36: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

44

4.6.3. Neuron hình tháp (hình 4.6.3):

+ Tiêu bản lấy từ vỏ đại não của chó, tẩm nitrat bạc.

+ Vỏ đại nào có nhiều lớp tế bào với những hình dạng khác nhau. Ở vật kính

10x, quan sát lớp chất xám, di động từ bề mặt tự do vỏ đại não và các lớp ở sâu

sẽ thấy một lớp có nhiều neuron hình tháp, chuyển sang vật kính 40x, xem và vẽ 2

- 3 tế bào.

Đỉnh mỗi tế bào có một nhánh gai to phía mặt tự do của vỏ não. Đáy tế bào

có thể thấy hoặc không thấy sợi trục. Thân tế bào có một thân tròn, bào tương

cũng có nhiều tơ thần kinh.

4.6.4. Thể Nissl (hình 4.6.4):

+ Tiêu bản thể Nissl ở những thân neuron tủy sống của chó, nhuộm bằng

toluidin bleu.

+ Quan sát tiêu bản bằng vật kính 10x, tìm sừng trước chất xám tủy sống thấy

những tế bào có màu xanh lam đậm nối liền lên trên màu xanh nhạt. Để nguyên

vị trí những tế bào này giữa vi trường và chuyển sang vật kính 40x. Đó là những

neuron đa cực (hình sao). Ở giữa mỗi neuron có một nhân hình tròn hay hình

trứng, không bắt màu. Trong nhân có 1 - 2 hạt mhân xanh đậm. Ở bào tương

neuron thấy nhiều chấm hoặc những mảnh nhỏ, màu xanh đậm nằm rải rác đó là

thể Nissl.

4.6.5. Sợi thần kinh không có myelin (hình 4.6.5):

+ Sợi thần kinh không có myelin lấy từ thần kinh phế vị của chó hoặc mèo.

Những sợi thần kinh này không có bao myelin. Mỗi sợi có một trụ trục thần kinh

ở giữa và bao Soan (Schwann) ở xung quanh,

+ Trên tiêu bản quan sát thấy các trụ trục thần kinh màu hồng, nằm song song

với nhau. Nằm ở khoảng cách giữa trụ trục có những hàng nhân tế bào Soan và

những mảnh bao Soan. Vẽ một phần tiêu bản ở độ phóng lớn.

Page 37: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

45

4.6.6. Sợi thần kinh có myelin (hình 4.6.6)::

+ Tiêu bản sợi thần kinh có myelin lấy từ thần kinh đùi ếch, được tẩm bằng

axit osmic và dùng kim tách riêng sợi.

+ Quan sát bằng vật kính 4x hoặc 10x thấy những sợi nhỏ dài, màu đen đậm.

Chuyển sang vật kính 40x, tìm một số sợi tách riêng. Ở mỗi sợi ta phân biệt trụ

trục thần kinh nhạt màu, nằm giữa dọc sợi; hai bên rìa có màu đen đậm là bao

myelin. Trên từng đoạn của của bao myelin có những vòng thắt Ranvier. Thỉnh

thoảng thấy phía ngoài bao myelin có những nhân màu xám, đó là nhân các tế

bào Soan nằm trên bao soan.

4.6.7. Tế bào thần kinh đệm hình sao (hình 4.6.7):

+ Tiêu bản nghiên cứu tế bào thần kinh đệm hình sao lấy từ đại não hoặc tủy

sống của mèo, được tẩm bằng axit osmic hoặc tẩm nitrat bạc.

+ Sử dụng vật kính 10x rồi chuyển sang vật kính 40x. Nếu tìm ở chất trắng

thường thấy tế bào thần kinh đệm hình sao dạng sợi và ở chất xám thấy dạng

nguyên sinh.

Trên tiêu bản thấy những tế bào thần kinh đệm có nhiều nhánh. Những tế bào

này có màu đen đậm nằm trên một nền vùng sáng.

Thân tế bào cũng như các nhánh khó phân biệt các thành phần cấu tạo, kể cả

nhân cũng khó thấy ranh giới. Những nhánh của tế bào toả về mọi phía, những

nhánh này có thể chia ra những nhánh nhỏ (nếu là loại sợi).

Page 38: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

46

Hình 4.4.1: Máu ếch có nhân 400

1. Hồng cầu; 2. Bạch cầu

Hình 4.4.3.2: Máu tủy - dòng bạch cầu

1. Tiền tủy bào; 2. Tủy bào;

3, 4. Hậu tủy bào.

Hình 4.4.2: Máu ngoại vi

1. Hồng cầu; 2. Tế bào lympho; 3.

Bạch cầu mono; 4. Bạch cầu hạt trung tính; 5.

Bạch cầu hạt ưa acid; 6. Tiểu cầu.

Hình 4.4.3.3: Máu tủy

Mẫu tiểu cầu.

Hình 4.4.3.1: Máu tủy - dòng hồng cầu

1. Tiền nguyên hồng cầu; 2, 3. Nguyên hồng cầu ưa

bazơ; 4. Nguyên hồng cầu đa sắc;

5. Hồng cầu.

Hình 4.4.4: Đảo máu 400

1. Tế bào trung mô

2. Tế bào nội mô thành mạch đầu tiên

3. Tế bào máu đầu tiên.

Page 39: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

47

Hình 4.5.1: Tế bào cơ trơn 400

1. Tế bào cơ trơn

2. Nhân tế bào; 3. Mô liên kết.

Hình 4.5.3: Mô cơ vân xương 100

1. Tế bào cơ cắt ngang

2. Tế bào cơ cắt dọc

Hình 4.5.2: Mô cơ trơn 100

1. Tế bào cơ trơn cắt ngang.

2. Tế bào cơ trơn cắt dọc.

Hình 4.5.4: Mô cơ tim A: 100; B: 400

1. Cơ tim cắt dọc; 2. Cơ tim cắt ngang

3. Nhân tế bào; 4. Vạch bậc thang

5. Vân sáng tối

Page 40: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

48

Hình 4.6.1: Ống thần kinh 400 Hình 4.6.4: Thể Nissl A: 100; B: 400

1. Thể Nissl; 2. Sợi trục; 3. Nhân.

Hình 4.6.2: Tế bào thần kinh đa cực

ở tủy sống 400.

Hình 4.6.5: Sợi thần kinh không myelin 400

1. Trụ trục; 2. Nhân tế bào Schwann

3. Tế bào sợi.

Hình 4.6.3: Neuron thần kinh hình tháp

ở vỏ đại não 400.

Hình 4.6.6: Sợi thần kinh có myelin 400.

Hình 4.6.7: Tế bào thần kinh đệm

hình sao ở đại não 400 (mũi tên)

Page 41: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

49

Page 42: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

50

PHẦN 5

MÔ HỌC CÁC CƠ QUAN

5.1. Hệ thống tim mạch:

Hệ thống tim mạch là hệ thống ống đưa máu đến nuôi dưỡng và điều hoà

hoạt động của các mô và các cơ quan trong cơ thể.

Qui luật cấu tạo chung của hệ thống tim mạch là tạo bởi các lớp. Tùy theo

những điều kiện về động lực máu, tốc độ tuần hoàn mà mỗi hệ thống cấu trúc

khác nhau. Dưới đây chúng ta nghiên cứu các loại mao mạch, động mạch, tĩnh

mạch và tim.

5.1.1. Mạch máu nhỏ (hình 5.1.1):

+ Tiêu bản mạch máu nhỏ lấy từ mạc treo ruột hay mạc nối lớn của thỏ hoặc

chó, nhuộm HE (tiêu bản này lấy từ mảnh mạc treo nói trên và căng lên lam kính

rồi nhuộm, không phải qua cắt mỏng).

+ Phân biệt cấu tạo của mao mạch, động mạch và tĩnh mạch nhỏ:

- Quan sát ở vật kính 10x và vật kính 40x thấy mao mạch là mạch ống rất

nhỏ, nối giữa động mạch và tĩnh mạch, có cấu tạo đơn giản. Thành của nó chỉ

thấy rõ lớp tế bào nội mô nhân hình trứng, nằm dọc theo chiều dài của mao

mạch. Bên ngoài thành mao mạch có những tế bào ngoại mạc.

- Động mạch nhỏ hay còn gọi là động mạch trước mao mạch. Thành của nó

có các tế bào nội mô, nhân tương đối to, hình trứng, nằm dọc theo chiều dài động

mạch. Có nhiều tế bào cơ trơn, nhân màu xanh đậm, dài, xếp theo chiều ngang

thành mạch. Thường trong lòng động mạch có ít hay không có tế bào máu.

- Tĩnh mạch nhỏ hay còn gọi là tĩnh mạch sau mao mạch.

So sánh với động nhỏ thấy nó có cấu tạo khác biệt. Thành của tĩnh mạch nhỏ

cũng có tế bào nội mô nằm theo chiều dọc nhưng rất ít tế bào cơ trơn nằm ngang.

Trong lòng tĩnh mạch thường có nhiều tế bào máu, màu hồng.

5.1.2. Động mạch chủ (động mạch kiểu chun); (hình 5.1.2):

Page 43: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

51

+ Tiêu bản động mạch chủ của người hoặc của chó nhuộm bằng orcein, đó là

động mạch kiểu chun.

+ Do phương pháp nhuộm chỉ thể hiện rõ những sợi chun và những lá chun,

vì vậy muốn phân biệt ba lớp lá thành động mạch ta tìm màng ngăn chun trong

và màng ngăn chun ngoài làm ranh giới.

- Lớp áo trong rất mỏng, màu nhạt, thỉnh thoảng thấy nhân tế bào nội mô lồi

vào lòng mạch.

- Lớp áo giữa có nhiều sợi và lá chun màu nâu đậm, chạy vào giữa những sợi

và lá chun này là vị trí các tế bào cơ trơn, nhưng những tế bào này không nổi rõ.

- Lớp lá ngoài có ít sợi chun mảnh, có nhiều sợi tạo keo và có thể thấy một số

mạch máu nuôi thành mạch.

5.1.3. Bó mạch - thần kinh (hình 5.1.3):

+ Tiêu bản bó mạch và thần kinh lấy từ bó mạch thần kinh đùi của mèo hoặc

chó nhuộm HE. Trên tiêu bản này có động mạch và tĩnh mạch loại trung bình

(động mạch kiểu cơ và thần kinh đùi).

+ Quan sát bằng vật kính 10x, phân biệt động mạch, tĩnh mạch và dây thần

kinh. Động mạch có thành dày, tiết diện tròn hơn tĩnh mạch.

+ Chuyển sang vật kính 40x, xem và vẽ một phần thành động mạch, thành tĩnh

mạch và dây thần kinh cắt ngang.

5.1.4. Tĩnh mạch cảnh (hình 5.1.4):

+ Tiêu bản lấy từ tĩnh mạch cảnh của chó, nhuộm HE. Đó là loại tĩnh mạch lớn.

+ Thành tĩnh mạch cảnh cũng có ba lớp áo. Quan sát ở vật kính 40x, vẽ một

phần của tĩnh mạch này.

- Lớp áo trong tĩnh mạch có nội mô, lớp dưới nội mô, có một ít sợi tạo keo và

những tế bào thuộc mô liên kết.

- Lớp áo giữa có những cơ trơn nằm riêng lẻ, theo hướng vòng.

- Lớp áo ngoài dày hơn các lớp ở trong, ranh giới không rõ ràng, có nhiều sợi

tạo keo và những mạch máu nuôi thành mạch.

5.1.5. Tim (hình 5.1.5):

+ Tiêu bản cắt qua cả chiều dày của thành tim chuột cống trắng, nhuộm HE.

+ Quan sát qua vật kính 10x, phân biệt ba lớp: màng trong tim, lớp cơ và

màng ngoài tim.

Page 44: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

52

+ Dùng vật kính 40x, xem chi tiết các lớp nói trên:

- Màng trong tim có lớp tế bào nội mô, mô liên kết dưới nội mô, những sợi

cơ trơn, sợi chun và mô liên kết phía dưới.

Những tế bào cơ dẫn truyền (những sợi Purkinje) nằm thành một lớp giữa

màng trong tim và lớp cơ tim. Những tế bào này to đa diện và sáng màu, nhân

tròn và to.

- Lớp cơ tim rất dày, xen kẽ có mô liên kết, các mạch máu và có thể có những

tế bào cơ dẫn truyền (khi vẽ chỉ cần vẽ một phần chiều dày lớp cơ), các tế bào cơ

tim có chiều hướng khác nhau.

- Màng ngoài tim có một lớp tế bào trung biểu mô, ở ngoài cùng phía là mô

liên kết màng và có những nhóm tế bào mỡ.

5.2. Các cơ quan tạo máu:

Ở phôi thai sự tạo máu đầu tiên xảy ra trong thành túi noãn hoàng, sau đó là ở

gan, lách, tủy xương... Ở cơ thể trưởng thành, các cơ quan tạo máu gồm tủy

xương, lách, hạch bạch huyết và những mô bạch huyết nằm trong các cơ quan

khác nhau.

5.2.1. Hạch bạch huyết (hình 5.2.1):

+ Tiêu bản hạch bạch huyết lấy từ các hạch bạch huyết mạc treo ruột của thỏ

hoặc chó, nhuộm HE.

+ Ở vật kính 10x, phân biệt vỏ xơ, các vách xơ, vùng rốn hạch và nhu mô

hạch.

Trong nhu mô: phân biệt vùng vỏ, vùng cận vỏ và vùng tủy.

Vùng vỏ: có các nang lympho hình tròn; ở giữa nang lympho là vùng trung

tâm sinh sản, bắt màu nhạt hơn; vùng ngoại vi gồm các tế bào lympho trưởng

thành, bắt màu xanh đậm hơn, các xoang quanh nang bao quanh các nang lympho.

- Vùng cận vỏ: tiếp giáp với vùng vỏ, bao gồm các tế bào lympho trưởng

thành.

- Vùng tủy: gồm dây nang và hang bạch huyết vùng tủy.

+ Chuyển sang vật kính 40x, quan sát chi tiết hơn.

5.2.2. Lách (hình 5.2.2):

+ Tiêu bản lách lấy từ thỏ, nhuộm HE.

Page 45: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

53

+ Ở vật kính 10x quan sát hình ảnh chung các thành phần cấu tạo của lách.

- Vỏ xơ bao bọc xung quanh, các vách xơ đi từ vỏ vào trong nhu mô lách.

- Trong nhu mô lách, phân biệt các vùng tủy đỏ và tủy trắng xen kẽ.

Tủy trắng là những đám tế bào lympho, ở giữa thường thấy có động mạch

trung tâm. Những phần còn lại xung quanh tủy trắng là tủy đỏ.

+ Quan sát vật kính 40x: thấy chi tiết các vùng tủy trắng và tủy đỏ.

- Ở tủy trắng: tìm các tế bào võng và những tế bào lympho, động mạch ở giữa

tủy trắng.

- Tủy đỏ của lách có hai thành phần: những xoang tĩnh mạch và các dải tế

bào ở quanh những xoang tĩnh mạch này. Những xoang tĩnh mạch là những

khoảng sáng, rộng lòng không đều.

5.2.3. Tủy xương đỏ (hình 5.2.3):

+ Tiêu bản này là phần tủy xương tạo máu, được lấy từ đầu các xương dài

của chó hoặc thỏ, nhuộm HE.

+ Quan sát bằng vật kính 40x, phân biệt những thành phần sau:

- Những tế bào mỡ to, tròn và sáng.

- Những tế bào võng, bào tương có các nhánh, nối với nhau, nằm ở khoảng giữa

các tế bào mỡ.

- Những mẫu tiểu cầu là những tế bào tròn, rất to có nhiều nhân, các nhân này

thường xếp thành vòng tròn.

- Những tế bào máu của các dòng hồng cầu, bạch cầu có hạt ở trong những

giai đoạn phát triển khác nhau.

- Ngoài ra còn thấy nhiều mao mạch máu, kiểu xoang, ở trong có chứa hồng

cầu, bạch cầu.

5.2.4. Tuyến ức (hình 5.2.4):

+ Tiêu bản tuyến ức lấy từ chuột cống trắng mới đẻ, nhuộm HE.

+ Quan sát qua vật kính 10x, phân biệt những tiểu thùy, những vách xơ giữa

các tiểu thùy. Ở mỗi tiểu thùy thấy rõ vùng tủy (chất tủy) ở giữa và vùng vỏ (chất

vỏ) ở xung quanh.

Page 46: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

54

+ Chuyển sang vật kính 40x, quan sát các thành phần sau:

- Ở vùng vỏ tiểu thùy có nhiều tế bào lympho trưởng thành nhân đậm và nằm

dày đặc.

- Ở vùng tủy tìm những tế bào võng biểu mô. Những tế bào lympho ở đây

nằm thưa, nhân to và sáng hơn. Đặc biệt có những tiểu thể Hassall, hình cầu.

Nhìn kỹ thấy các tiểu thể này có những lớp tế bào mỏng xếp đồng tâm.

Hình 5.1.1: Mạch máu nhỏ 400

A: Động mạch nhỏ; B: Tĩnh mạch nhỏ

C: Mao mạch;

1. Tế bào nội mô; 2. Tế bào cơ trơn;

3. Tế bào ngoại mạc .

Hình 5.1.4: Tĩmh mạch cảnh A: 100;

B: 400

1. Tế bào nội mô; 2. Lớp áo giữa; 3. Các lá chun; 4.

Tế bào cơ trơn; 5. Lớp áo ngoài

Hình 5.1.2: Động mạch chun A: 100;

B: 400

1. Lớp áo trong; 2. Tế bào nội mô; 3. Màng ngăn

chun trong; 4. Lớp áo giữa; 5. Lá chun;

6. Màng ngăn chun ngoài; 7. Lớp áo ngoài.

Hình 5.1.5: Thành tim 400

1. Tế bào nội mô; 2. Lớp liên kết đệm dưới nội mô;

3. Tế bào cơ tim dẫn truyền; 4. Lớp cơ tim;

5. Tế bào trung biểu mô;

6. Lớp liên kết đệm dưới trung biểu mô

Hình 5.1.3: Bó mạch thần kinh 100

1. Động mạch cơ; 2. Tĩnh mạch cơ;

3. Dây thần kinh

Hình 5.2.1: Hạch bạch huyết

A: 100; B: 200

1. Nang bạch huyết; 2. Xoang quanh nang;

3. Dây nang; 4. Hang bạch huyết; 5. Trung tâm

sinh sản; 6. Vùng rìa tối; 7. Vỏ xơ.

Hình 5.2.3: Tủy xương đỏ 100

1. Tế bào mỡ; 2. Mẫu tiểu cầu

3. Tế bào máu non dòng hồng cầu và dòng

bạch cầu hạt.

Page 47: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

55

Hình 5.2.2: Lách A: 100; B: 400

1. Bao lanh phô; 2. Động mạch trung tâm

3. Thừng lách; 4. Tĩnh mạch xoang

5. Vỏ xơ và vách xơ.

Hình 5.2.4: Tuyến ức A: 100; B: 400

1: Vùng vỏ; 2: Vùng tủy

3: Tiểu thể Hassall

Page 48: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

56

5.3. Da và những thành phần phụ thuộc:

Da là cơ quan bao bọc toàn bộ mặt ngoài của cơ thể, ngăn cách cơ thể với

môi trường bên ngoài. Ở người, ngoài da chính thức còn có các thành phần phụ

thuộc của da, bao gồm lông, móng, các tuyến mồ hôi, tuyến bã và tuyến vú.

Dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu cấu tạo các lớp của da ở những vùng khác

nhau và các thành phần phụ thuộc của nó.

5.3.1. Da ngón tay (hình 5.3.1):

+ Tiêu bản da ngón tay người, nhuộm HE.

+ Da ngón tay có cấu trúc các lớp tương đối điển hình. Khi xem chú ý đặt lát

cắt tiêu bản có màu xanh đậm về phía sau và màu hồng quay về phía trước. Quan

sát qua vật kính 10x phân biệt lớp biểu bì, lớp chân bì và lớp hạ bì. Ranh giới

giữa lớp biểu bì và lớp chân bì không bằng phẳng mà rất lồi lõm.

+ Chuyển sang vật kính 40x, xem chi tiết các thành phần sau:

- Ở lớp biểu bì, quan sát hình dạng, màu sắc và số lượng những tế bào của

lớp đáy (hay lớp mầm), lớp gai, lớp hạt lớp sáng và lớp sừng (tính từ màng đáy

lên mặt tự do).

- Trong lớp chân bì, phân biệt lớp nhú và lớp lưới. Trong lớp này có những

thành phần sợi, các tế bào liên kết, các mạch máu và những đoạn ống bài xuất

của tuyến mồ hôi.

- Ở lớp hạ bì có mô liên kết thưa, có nhiều tế bào mỡ, mạch máu, các tiểu cầu

mồ hôi (những đám nhỏ cắt ngang) và những tiểu thể thần kinh (tiểu thể Vate-

paxini).

5.3.2. Da lưng (hình 5.3.2):

+ Tiêu bản da lưng của người, nhuộm HE.

+ Ở vật kính 10x: phân biệt các lớp biểu bì, chân bì và hạ bì. Lớp biểu bì ở

đây mỏng hơn, các nhú chân bì thấp hơn ở da ngón tay.

Page 49: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

57

+ Chuyển sang vật kính 40x: quan sát lớp biểu bì thấy các lớp tế bào không

phân biệt rõ như ở da ngón tay. Đặc biệt ở lớp đáy (lớp mầm) còn có nhiều tế bào

sắc tố nằm xen kẽ các tế bào sừng.

5.3.3. Da đầu (hình 5.3.3):

+ Tiêu bản da đầu của người, có tóc cắt dọc, nhuộm HE.

+ Trước hết sử dụng vật kính 10x, xem sự phân bố các lớp của da đầu, vị trí

và các mối liên quan các thành phần tuyến bã, tuyến mồ hôi, chân tóc cắt dọc và

bó cơ dựng lông.

+ Ở vật kính 40x, quan sát chi tiết các thành phần sau:

- Chân tóc (lông) cắt dọc, phân biệt phần chân lông, hành lông, nhú lông

(phần mô liên kết lồi vào hành lông).

- Chân lông có chất vỏ và chất tủy, bao biểu mô trong, bao biểu mô ngoài và

ngoài cùng là bao liên kết.

- Tuyến bã hình túi, những tế bào lớp mầm sát màng đáy có nhân đậm, những

tế bào xếp đầy trong lòng tuyến hình đa diện, to và sáng (là những tế bào từ lớp

mầm được đẩy vào). Phần ống bài xuất ngắn, đổ vào cổ nang lông.

- Tuyến mồ hôi: gồm tiểu cầu mồ hôi nằm ở lớp sâu của chân bì và lớp hạ bì.

Những đoạn bài xuất nằm ở phần nông lớp chân bì.

- Lớp hạ bì có nhiều tế bào mỡ.

5.3.4. Da đầu có tóc cắt ngang (hình 5.3.4):

+ Tiêu bản nhuộm HE.

+ Trên tiêu bản này ta vẫn thấy những thành phần cấu tạo tương tự như tiêu

bản da đầu có tóc (lông) cắt dọc; nhưng những diện cắt qua chân tóc là những

diện cắt ngang, có hình tròn hoặc hình trứng. Có thể thấy những hình ảnh sau:

- Nếu lát cắt qua phần trên của chân lông thì bao biểu mô chỉ có lớp bao biểu

mô ngoài.

- Nếu lát qua phần giữa chân lông thì thấy rõ chất vỏ, chất tủy của lông, bao

biểu mô trong, bao biểu mô ngoài và bao liên kết.

- Nếu lát cắt qua phần thấp của chân lông (gần hành lông) thì trong chất lông,

các tế bào còn ở giai đoạn ít sừng hoá, bào tương ít hạt sắc tố và sáng hơn, bao

biểu mô trong và bao biểu mô ngoài phân biệt rõ hơn.

Page 50: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

58

5.3.5. Tuyến vú không tiết sữa (hình 5.3.5):

+ Tiểu bản tuyến vú không tiết sữa lấy từ thỏ, nhuộm HE. Tuyến vú là loại

tuyến ngoại tiết kiểu ống túi chùm. Có vách xơ phân chia nhu mô thành những

tiểu thùy.

+ Ở vật kính 10x: phân biệt các tiểu thùy có nhiều túi tuyến, lòng rỗng, có

các đoạn ống bài xuất cắt ngang hoặc cắt dọc.

+ Ở vật kính 40x: quan sát cấu tạo của thành túi tuyến, có một lớp tế bào biểu

mô chế tiết, kiểu vuông đơn. Giữa những túi tuyến có mô liên kết và các mạch

máu nhỏ. Thành ống bài xuất là một lớp tế bào biểu mô vuông hoặc trụ đơn.

Page 51: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

59

Hình 5.3.1: Da ngón tay 100

A: Biểu bì: B: Chân bì:

1. Lớp sừng; 2. Lớp hạt; 3. Lớp bóng; 4.

Lớp gai; 5. Lớp đáy; 6. Lớp nhú; 7.

Lớp lưới.

Hình 5.3.2: Da lưng A: 100; B: 400

1. Lớp sừng; 2. Lớp gai; 3. Lớp đáy

4. Lớp chân bì; 5. Lông cắt ngang.

Hình 5.3.3: Da đầu có tóc cắt dọc

A: 100; B: 400;

1. Lớp biểu bì; 2. Lớp chân bì;

3. Lông chính thức; 4. Bao xơ; 5.

Bao biểu mô ngoài; 6. Bao biểu mô trong; 7.

Hành lông; 8. Nhú lông; 9. Hạ bì.

Hình 5.3.4: Da đầu có tóc cắt ngang 400

1. Lông chính thức; 2. Bao biểu mô trong

3. Bao biểu mô ngoài; 4. Bao xơ.

Hình 5.3.5: Tuyến vú không tiết sữa 400

1. Lòng túi tuyến; 2. Tế bào nang tuyến;

3. Vách xơ.

Hình 5.3.6: Tuyến vú tiết sữa 400

1. Lòng túi tuyến; 2. Tế bào tuyến

3. ống bài xuất.

Hình 5.3.7: Móng tay 100

1. Nếp gấp sau; 2. Khe móng; 3. Bản móng

4. Giường móng; 5. Khuôn móng; 6. Rễ móng.

Page 52: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

60

5.3.6. Tuyến vú có tiết sữa (hình 5.3.6):

+ Tiêu bản lấy từ thỏ nhuộm HE.

Page 53: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

61

+ Ở vật kính 10x cũng thấy các thành phần cấu tạo như ở tuyến vú không tiết

sữa, nhưng lòng các túi tuyến và ống bài xuất có đầy chất dịch (sữa), bắt màu hồng

nhạt. Quan sát bằng vật kính 40x, thấy các thành phần túi tuyến có các tế bào biểu

mô chế tiết cao và to hơn. Có nhiều không bào ở sát mặt tự do của tế bào biểu mô.

Ở nửa trên tế bào biểu mô có những hạt chế tiết lớn hoặc một phần tế bào đã tách

khỏi phần đáy.

5.3.7. Móng tay (hình 5.3.7):

+ Tiêu bản móng tay lấy từ thai người, nhuộm theo phương pháp Mallory.

+ Trên tiêu bản cắt dọc theo hướng trước sau của đốt ba ngón tay, nền ở giữa

là mô xương, xung quanh là da và mô liên kết dưới da.

Quan sát bằng vật kính 10x: thấy mặt lưng đốt ngón tay có một bản móng

bắt màu vàng. Ở phía dưới bản móng là giường móng. Phía dưới chân móng là

khuôn móng. Phía sau chân móng là nếp gấp sau móng. Giữa nếp gấp sau móng

và giường móng là khe móng. Chú ý sự khác biệt về cấu tạo các lớp biểu bì của

những phần nói trên.

5.4. Hệ thống tiêu hoá:

Hệ thống tiêu hoá gồm ống tiêu hoá (từ miệng đến hậu môn) và các tuyến

tiêu hoá. Ống tiêu hoá có cấu trúc chung gồm bốn lớp, đi từ trong ra là: lớp niêm

mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc.

Các tuyến tiêu hoá có nhiều loại, những tuyến ở trong thành ống tiêu hoá và

những tuyến lớn nằm ở ngoài thành ống tiêu hoá (tuyến nước bọt, gan, tụy).

Ngoài ra hệ thống tiêu hoá còn có những cấu tạo khác tham gia vào các chức

năng chung của nó, đặc biệt là ở khoang miệng (lưỡi, răng, amydan). Dưới đây ta

sẽ nghiên cứu các đoạn của ống tiêu hoá và những thành phần phụ thuộc của nó.

5.4.1. Môi (hình 5.4.1):

+ Tiêu bản môi của người, cắt ngang và nhuộm HE.

+ Ở vật kính nhỏ thấy ở giữa chiều dày của môi là một bản mô cơ vân xương,

mặt tự do là da và niêm mạc, có ba mặt: mặt ngoài, mặt trong và phần trung gian.

Di chuyển từ mặt ngoài vào mặt trong thấy:

- Mặt ngoài là da: có biểu bì, chân bì; có tuyến bã, tuyến mồ hôi và những

lông (râu).

Page 54: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

62

- Phần trung gian: lớp biểu bì dày lên, lớp sừng mỏng dần, các nhú chân bì

cao lên và đi sâu vào lớp biểu mô, ở lớp chân bì có tuyến bã, nhiều mạch máu,

không có tuyến mồ hôi và lông (râu).

- Mặt trong là niêm mạc: có biểu mô lát tầng không sừng hoá, rất dày, các

nhu mô liên kết cao. Trong lớp đệm có những nhóm tuyến tiết nhầy và tiết nước.

5.4.2. Lưỡi (hình 5.4.2):

+ Tiêu bản lưỡi mèo hoặc thỏ (ở phần gốc lưỡi) nhuộm HE.

Lưỡi được tạo bởi một khối cơ vân xương ở giữa và một lớp niêm mạc bao

xung quanh.

+ Quan sát ở vật kính 10x: thấy niêm mạc bao quanh lưỡi có lớp biểu mô lát

tầng không sừng hoá với chiều dày khác nhau. Mặt trên lưỡi, lớp niêm mạc tạo

thành những nhú có hình dạng khác nhau: dạng chỉ, dạng lá, dạng nấm và dạng

đài. Trong lớp đệm niêm mạc có mô liên kết thưa, nhiều mạch máu. Mặt dưới

lưỡi, lớp niêm mạc phẳng hơn. Ở giữa lưỡi, các tế bào cơ vân xương tạo thành

từng bó, phần lớn trên tiêu bản gặp những bó cơ cắt ngang.

+ Ở vật kính 40x: xem các chân nhú lưỡi, thấy trong lớp biểu mô có những

hành vị giác.

5.4.3. Mầm răng (hình 5.4.3):

+ Tiêu bản mầm răng lấy từ xương hàm thai người hoặc động vật (lợn),

nhuộm HE.

+ Nếu tiêu bản ở giai đoạn răng phát triển sớm (tức là giai đoạn hình thành cơ

quan tạo men răng), quan sát ở vật kính 10x ta phân biệt: biểu mô lát tầng ở bờ

xương hàm, bản răng, những tế bào tạo men răng ngoài, chất tủy cơ quan tạo

men (lớp giữa), những tế bào tạo men trong và mô liên kết nhú răng.

+ Nếu tiêu bản ở giai đoạn muộn hơn (tức là ở giai đoạn tạo ngà và tạo men

răng, cơ quan tạo men) ta phân biệt: biểu mô lát tầng bờ xương hàm, cơ quan tạo

men, men răng, ngà răng, tủy nhú răng và những dải xương của xương hàm ở

xung quanh.

Page 55: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

63

+ Ở vật kính 40x, ta quan sát và phân biệt từ trong ra gồm: tủy nhú răng,

những tế bào ngà (odontoblastes), ngà răng và những sợi răng (sợi Tomes), men

răng, những tế bào tạo men (adam anto blastes), chất tủy cơ quan tạo men và

những tế bào tạo men răng ngoài.

5.4.4. Amydan (hình 5.4.4):

+ Tiêu bản amydan lấy từ vòm miệng người, nhuộm HE.

+ Quan sát vật kính 10x: phân biệt và vẽ lớp biểu mô và lớp đệm niêm mạc,

những nếp gấp, những khe do biểu mô lồi lên hay lõm xuống, những nang

lymphô và những tuyến tiết nhầy. Biểu mô ở đây là loại lát tầng không sừng hoá,

các nang lymphô cũng giống như ở hạch bạch huyết, nó có thể đẩy lớp biểu mô

lồi vào lòng hốc miệng.

+ Ở vật kính 40x: quan sát ở ranh giới lớp biểu mô và lớp đệm niêm mạc thấy

có những đoạn thâm nhiễm các tế bào lymphô (tế bào lymphô len lỏi vào giữa

những tế bào biểu mô).

5.4.5. Tuyến nước bọt (hình 5.4.5):

+ Tiêu bản tuyến nước bọt dưới hàm của chó, nhuộm HE hoặc mucicarmin.

Đó là loại tuyến nước bọt kiểu pha (hỗn hợp).

+ Ở vật kính 10x thấy bao xơ liên kết ở xung quanh và các vách xơ đi vào

nhu mô tuyến, chia tuyến thành các tiểu thùy.

Trong những tiểu thùy tìm các túi chế tiết và những ống bài xuất.

+ Chuyển sang vật kính 40x, phân biệt các thành phần sau đây:

- Những túi chế tiết nước đơn thuần, có một lớp tế bào hình tháp, bắt màu sẫm.

- Những túi chế tiết nhầy đơn thuần: bào tương tế bào biểu mô có màu đỏ

tươi (nếu nhuộm mucicarmin)

- Loại túi tuyến pha: những tế bào tiết nhầy thường nằm ở phía trong thành

túi tuyến, còn các tế bào tiết nước nằm ở phía ngoài, mỏng và màu đậm hơn, có

khi tạo thành hình liềm.

Page 56: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

64

Ngoài những tế bào chế tiết, ở phía ngoài các túi có thể thấy những tế bào cơ

biểu mô.

Ống bài xuất có lòng rộng, thành được lót bởi một tế bào biểu mô vuông hoặc

trụ đơn.

5.4.6. Thực quản (hình 5.4.6):

+ Tiêu bản thực quản chó, cắt dọc, nhuộm HE.

+ Ở vật kính 10x, phân biệt thành thực quản từ trong ra ngoài, có 4 lớp:

- Lớp niêm mạc biểu mô lát tầng không sừng hoá, tương đối bằng phẳng.

Dưới đó là lớp đệm và lớp cơ niêm. Lớp cơ niêm không liên tục. Có thể thấy các

ống bài xuất của tuyến thực quản đổ vào bề mặt tự do của biểu mô.

- Lớp hạ niêm mạc: có nhiều túi tuyến; những tế bào của nó tiết nhầy, bắt

màu sáng.

- Lớp cơ có các sợi chạy theo hướng vòng và hướng dọc, là những tế bào cơ

trơn (ở 2/3 dưới) hoặc cơ vân xương (ở 1/3 trên thực quản).

- Lớp vỏ ngoài và mô liên kết sợi.

5.4.7. Dạ dày vùng đáy (hình 5.4.7):

+ Tiêu bản dạ dày vùng đáy của chó, nhuộm HE.

+ Quan sát bằng vật kính 10x, phân biệt các lớp niêm mạc, lớp hạ niêm mạc,

lớp cơ và lớp thanh mạc.

Ở lớp niêm mạc, tìm lớp tế bào tiết nhầy bề mặt, phủ mặt trong dạ dày, các

khe hình phễu và các tuyến đáy dạ dày.

Tuyến đáy dạ dày song song với nhau; phân biệt cổ tuyến, thân tuyến và lòng

ống tuyến.

+ Ở vật kính 40x, di chuyển từ mặt trong dạ dày ra ngoài, chú ý quan sát:

- Lớp tế bào tiết nhầy bề mặt là lớp tế bào trụ đơn, bào tương sáng.

- Lớp tế bào lót thành các ống tuyến: tìm hai loại tế bào viền (tế bào thành)

có hình đa diện, to, bào tương bắt màu axit mạnh và tế bào chính, hình trụ, bào

tương bắt màu base nhạt.

- Lớp đệm niêm mạc nằm giữa các ống tuyến, có nhiều tế bào lymphô.

Page 57: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

65

- Lớp tế bào cơ niêm.

- Lớp hạ niêm mạc có nhiều mạch máu.

- Lớp cơ: chú ý hướng sắp xếp các tế bào khác nhau.

- Lớp thanh mạc và mô liên kết màng: có lớp biểu mô lát đơn phủ bề mặt.

5.4.8. Tiêu bản đoạn giữa dạ dày - tá tràng (hình 5.4.8):

+ Tiêu bản đoạn chuyển tiếp giữa dạ dày - tá tràng của chó nhuộm HE, cắt dọc.

+ Quan sát bằng vật kính 10x, tiêu bản đoạn chuyển tiếp môn vị - tá tràng này

tìm lớp niêm mạc (biểu mô, lớp đệm và cơ niêm của nó) lớp hạ niêm mạc, lớp cơ

và lớp thanh mạc. Trong phần môn vị, niêm mạc có tuyến môn vị: trong phần tá

tràng niêm mạc có những nhung mao, tuyến Lieberkuln, hạ niêm mạc có tuyến

Bruner. Lớp cơ ở dạ dày phát triển dày hơn so với tá tràng.

Trên hình ảnh phóng to hơn thấy rõ các lớp, đặc biệt thấy nhiều tế bào

lymphô ở lớp đệm vùng chuyển tiếp, đám rối thần kinh giữa cơ của dạ dày và

tá tràng.

5.4.9. Tiểu tràng (hình 5.4.9):

+ Tiêu bản tiểu tràng của chó, nhuộm HE hoặc phương pháp Mallory.

+ Ở vật kính 4x hoặc 10x, phân biệt các lớp niêm mạc, hạ niêm mạc, lớp cơ

và lớp thanh mạc. Lớp niêm mạc có nhiều nhung mao, các tuyến ống (tuyến

Lieberkuhn) cắt dọc hoặc cắt ngang.

Lớp cơ niêm mạc là một vạch màu hồng, mỏng phân chia giữa niêm mạc và

hạ niêm mạc.

+ Ở vật kính 40x, quan sát từ trong lòng tiểu tràng thấy các thành phần sau:

- Lớp biểu mô phủ bề mặt có lớp nhung mao và lót ở thành các tuyến có hai

loại tế bào chính: tế bào hấp thu, hình trụ, mặt tự do có những vi nhung mao và tế

bào đài tiết nhày.

Giữa nhung mao và giữa các tuyến là mô liên kết đệm, có nhiều mạch máu và

một ít sợi cơ trơn, có nhiều tế bào lymphô.

- Lớp hạ niêm mạc mỏng, có nhiều mạch máu.

Page 58: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

66

- Lớp cơ phân biệt lớp cơ vòng ở trong và lớp cơ dọc ở ngoài.

Giữa hai lớp cơ này có những đám rối thần kinh giữa cơ (đám rối Auerbach),

các tế bào hình đa diện, nhân to và sáng.

5.4.10. Tiêu bản đại tràng (hình 5.4.10):

+ Tiêu bản đại tràng của chó, nhuộm HE hoặc phương pháp Mallory.

+ Xem ở tiêu bản này, bằng vật kính 10x cũng thấy bốn lớp: niêm mạc, hạ

niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc.

Lớp niêm mạc không có những nhung mao như ở tiểu tràng, chỉ có các tuyến

Lieberkuln.

+ Quan sát bằng vật 40x thấy:

- Lớp biểu mô trụ đơn lót lòng các tuyến có rất nhiều tế bào đài sáng, có ít tế

bào hấp thu (nếu nhuộm theo phương pháp Mallory, tế bào đài có màu đỏ tươi).

- Ở lớp đệm niêm mạc và cả lớp hạ niêm mạc có nhiều đám tế bào lymphô,

tạo thành những mảng Payer.

- Ở đại tràng có những van ngang (lớp hạ niêm mạc đẩy lớp niêm mạc lồi vào

lòng ruột).

5.4.11. Tiêu bản ruột thừa (hình 5.4.11):

+ Tiêu bản ruột thừa của người, nhuộm HE, cắt ngang.

+ Xem và di chuyển từ trong ra ngoài cũng thấy bốn lớp: niêm mạc, hạ niêm

mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc.

Lớp niêm mạc không có nhung mao mà có các khe tuyến. Lớp biểu mô có

nhiều tế bào đài. Lớp đệm và lớp hạ niêm mạc có nhiều đám tế bào lymphô - có

những nang lymphô.

Trong lớp các hạ niêm mạc có các mạch máu.

5.4.12. Tiêu bản gan lợn (hình 5.4.12):

+ Tiêu bản gan lợn nhuộm HE.

+ Ở vật kính 10x phân biệt rõ các tiểu thùy gan, các vách xơ bao quanh tiểu

thùy và các thành phần trong khoảng cửa.

Page 59: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

67

Xem và vẽ một hai tiểu thùy gan. chú ý đến vị trí của tĩnh mạch trung tâm

tiểu thùy, hướng đi của những dải tế bào gan và các mao mạch xoang, sự liên

quan của những thành phần ở khoảng cửa: động mạch gan, tĩnh mạch cửa và

ống mật.

+ Ở vật kính 40x, vẽ một phần tiểu thùy gan đi từ tĩnh mạch trung tâm tiểu

thùy ra đến khoảng cửa. Ở những dải tế bào gan ta chú ý mối liên quan giữa các

mặt tế bào với những mao mạch xoang trong tiểu thùy. Những tế bào Kupfer của

mao mạch xoang có nhân đậm và dài lót lòng mao mạch. Nhân tế bào gan to,

tròn và sáng hơn, ở khoảng cửa phân biệt động mạch có thành dày, diện tròn, tĩnh

mạch có lòng không đều, thành mỏng, ống mật có lót lớp tế bào biểu mô vuông

hoặc trụ đơn.

5.4.13. Tiêu bản gan người (hình 5.4.13):

+ Tiêu bản gan người nhuộm HE.

+ Quan sát tiêu bản gan người cũng tương tự như tiêu bản gan lợn ở trên. Ở

đây ranh giới giữa các tiểu thùy không rõ, các vách xơ bao quanh tiểu thùy không

đồng đều. Ta nhận biết mỗi tiểu thùy bằng tĩnh mạch trung tâm, các dải tế bào

gan và các mao mạch xoang toả ra xung quanh và vị trí khoảng cửa có các thành

phần gồm động mạch gan, tĩnh mạch cửa và ống mật.

5.4.14. Tiêu bản mạch máu trong gan (hình 5.4.14):

+ Tiêu bản mạch máu trong gan lấy từ gan lợn hoặc thỏ.

Dùng gelatin pha màu bơm vào hệ thống mạch máu để xem đường đi và mối

quan hệ giữa các mạch máu trong gan.

+ Ở vật kính 10x phân biệt tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy, các mao mạch

xoang, các tĩnh mạch cửa và động mạch gan ở khoang cửa và giữa các tiểu thùy.

Những thành phần này nối với nhau thành một mạng lưới, có màu xanh hoặc đỏ

(tùy theo màu sử dụng).

5.4.15. Tiêu bản túi mật (hình 5.4.15):

+ Tiêu bản túi mật của chó, nhuộm HE hoặc phương pháp Mallory.

+ Xem thành túi mật ở vật kính 10x hoặc 40x phân biệt các lớp:

Page 60: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

68

- Lớp niêm mạc có biểu mô vuông hoặc trụ đơn. Lớp đệm niêm mạc có mô

liên kết thưa và các tuyến chất nhầy.

- Lớp cơ trơn.

- Lớp thanh mạc.

5.4.16. Tiêu bản tuyến tụỵ (hình 5.4.16):

+ Tiêu bản tuyến tụy của mèo hoặc chó, nhuộm HE.

+ Quan sát bằng vật kính 10x thấy tụy có vỏ xơ và các vách xơ chia nhu mô

thành những tiểu thùy. Vẽ một tiểu thùy trong đó phân biệt:

- Những túi tuyến tụy ngoại tiết hình tròn hoặc đa diện lòng túi hẹp. Tế bào

bắt màu đậm ở nửa đáy nên xung quanh túi tuyến màu xanh đậm hơn.

- Những ống bài xuất tụy ngoại có thành mỏng, được lót bởi một lớp tế bào

biểu mô vuông hoặc trụ đơn.

- Những tiểu đảo Langerhans (tụy nội tiết): là những đám tế bào nhạt màu

nằm giữa những vùng các túi tuyến tụy ngoại tiết.

+ Chuyển sang vật kính 40x, xem và vẽ một số túi tuyến tụy ngoại tiết.

Những tế bào lót thành các túi tuyến hình tháp, nhân ở nửa đáy tế bào, phần đỉnh

có nhiều hạt chế tiết lấm chấm. Lòng túi tuyến rất hẹp hoặc không rõ.

Ở tiểu đảo Langerhans, các tế bào bắt màu hồng nhạt, tạo thành từng dải đan

nối nhau, giữa các mao mạch máu.

Page 61: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

69

Page 62: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

70

Hình 5.4.1: Môi 100

1. Lớp biểu mô lát tầng có sừng hóa; 2.

Lớp biểu mô lát tầng không sừng hóa; 3.

Lớp đệm; 4. Tuyến.

Hình 5.4.8: Đoạn giữa dạ dày tá tràng

A: 100; B: 400

1. Đoạn dạ dày; 2. Đoạn tá tràng; 3.

Tuyến Lieberkunn; 4. Tuyến Bruner.

Hình 5.4.2: Lưỡi 100

1. Lớp biểu mô không sừng hóa;

2. Nhú vị giác; 3. Lớp liên kết đệm;

4. Lớp cơ lưỡi.

Hình 5.4.9: Tiểu tràng A: 100; B: 400

1. Lớp niêm mạc; 2. tế bào hấp thu; 3.

Tế bào đài; 4. Lớp cơ niêm; 5. Lớp hạ niêm

mạc; 6. Lớp cơ; 7. Lớp thanh mạc.

Hình 5.4.3: Mầm răng A: 100; B: 400

1. Lớp tạo men bào; 2. Lớp tạo ngà bào

3. Tủy răng

Hình 5.4.10: Đại tràng A:100; B:400

1. Lớp biểu mô; 2. Tế bào đài;

3. Tuyến Lieberkunn; 4. Lớp cơ niêm;

5. Lớp hạ niêm mạc.

Hình 5.4.4: Amydan 100

1. Lớp biểu mô; 2. Nang lympho.

Hình 5.4.11: Ruột thừa: A: 100; B: 400

1. Lớp niêm mạc; 2. Khe tuyến; 3. Đám tế bào

lympho; 4. Tế bào đài; 5. Lớp hạ niêm mạc.

Hình 5.4.5: Tuyến nước bọt 200

1. Túi tuyến tiết nước; 2. Túi tuyến pha

3. Ống bài xuất; 4. Túi tuyến tiết nhày.

Hình 5.4.13: Gan người 100

1. Khoảng cửa; 2. Các dải tế bào gan

3. Tĩnh mạch trung tâm

Hình 5.4.6: Thực quản A: 100; B: 400

1. Biểu mô lát tầng không sừng hóa; 2. Lớp đệm

dưới biểu mô; 3. Lớp cơ niêm; 4. Tuyến; 5. Lớp hạ

niêm mạc; 6. Lớp cơ; 7. Lớp vỏ ngoài.

Hình 5.4.14: Mạch máu trong gan 100

1. Tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy

2. Mao mạch xoang

Hình 5.4.7: Dạ dày vùng đáy A: 100;

B: 400 1. Biểu mô trụ đơn; 2. Lớp đệm; 3. Ống tuyến;

4. Cơ niêm; 5. Lớp hạ niêm mạc; 6. Tế bào viền;

7. Tế bào chính

Hình 5.4.15: Túi mật A: 100; B: 400

1. Biểu mô trụ đơn; 2. Lớp đệm dưới biểu mô

3. Lớp cơ; 4. Thanh mạc.

Page 63: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

71

Page 64: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

72

Page 65: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

73

5.5 . Hệ thống hô hấp:

Hình 5.5.1: Niêm mạc mũi 400

1. Lớp biểu mô trụ tầng giả; 2. Tế bào đài tiết

nhày; 3. Sợi liên kết; 4. Mạch máu; 5. Tuyến tiết

nhày và nước; 6. Sụn trong.

Hình 5.5.2: Khí quản A:100; B:400;

1. Biểu mô trụ tầng giả có lông chuyển;

2. Lông chuyển; 3. Tuyến.

4. Sụn trong; 5. Vỏ liên kết

Hình 5.5.3: Phổi A: 100; B: 400

1. Phế quản gian tiểu thùy;

2. Phế quản trong tiểu thùy; 3. Cơ Ressessen;

4. Phế nang; 5. Sụn trong.

Page 66: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

74

Hệ thống hô hấp làm nhiệm vụ cung cấp oxy cho cơ thể và đưa khí cacbonic

ra khỏi cơ thể. Hệ thống hô hấp bao gồm các đường dẫn khí và các phế nang, nơi

trao đổi không khí giữa máu với môi trường bên ngoài.

Ở những đường dẫn khí, từ trong ra ngoài cấu tạo gồm: lớp niêm mạc, hạ

niêm mạc, lớp cơ và vỏ xơ.

5.5.1. Niêm mạc mũi (hình 5.5.1):

+ Tiêu bản niêm mạc mũi lấy ở niêm mạc phần sau của hốc mũi chó,

nhuộm HE.

+ Ở vật kính 40x thấy niêm mạc có lớp biểu mô trụ tầng giả có lông chuyển,

xen kẽ những tế bào có lông chuyển là những tế bào đài tiết nhầy. Lớp đệm có

mô liên kết, các mạch máu, tuyến tiết nhầy và nước, phía dưới niêm mạc là mô

sụn trong.

5.5.2. Khí quản (hình 5.5.2):

+ Tiêu bản khí quản lấy từ mèo hoặc thỏ, cắt ngang, nhuộm HE hoặc phương

pháp Mallory.

+ Bằng mắt thường thấy khí quản cắt ngang có hình tròn. Ở vật kính 10x

quan sát từ trong ra ngoài, thành khí quản có các lớp: niêm mạc, hạ niêm mạc và

lớp liên kết vỏ ngoài.

+ Chuyển sang vật kính 40x thấy: lớp niêm mạc có lớp biểu mô trụ tầng giả

có lông chuyển, xen kẽ có những tế bào đài. Trong lớp đệm có nhiều mạch máu,

có các tuyến tiết nước và nhầy. Trong lớp hạ niêm mạc có vòng sụn trong hình

móng ngựa, không khép kín phía sau. Lớp liên kết vỏ ngoài có các thành phần

sợi, những nguyên bào sợi, tế bào sợi và các mạch máu.

5.5.3. Phổi (hình 5.5.3):

+ Tiêu bản phổi lấy từ mèo, nhuộm HE hoặc phương pháp Mallory.

+ Ở vật kính 10x, phân biệt các thành phần sau: những phế nang và ống phế

nang, các phế quản tận, phế quản trong tiểu thùy, phế quản giữa các tiểu thùy

và các mạch máu.

+ Quan sát vật kính 40x, xem và vẽ: một phần phế quản giữa các tiểu thùy, đi

từ trong lòng ra ngoài là lớp biểu mô trụ tầng giả có lông chuyển; lớp đệm niêm

mạc có nhiều mạch máu; lớp cơ trơn; lớp hạ niêm mạc có những túi tuyến tiết

nhầy và nước và phía ngoài là những mảnh sụn trong, lớp vỏ ngoài.

Page 67: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

75

Phế quản trong tiểu thùy, phân biệt: lớp biểu mô trụ đơn có lông chuyển, có

các tế bào đài xen kẽ, lớp mô liên kết đệm, lớp cơ trơn (cơ Ressessen) và lớp vỏ

liên kết ngoài cùng.

Phế quản tận: có đường kính nhỏ, có lớp biểu mô vuông, lớp đệm mỏng và

một ít sợi cơ trơn chạy vòng. Nhận dạng các phế nang và ống phế nang, thành

của nó có các mao mạch máu rất nhỏ, những tế bào biểu mô và mô liên kết.

5.6. Hệ thống tiết niệu:

Hệ thống tiết niệu có nhiệm vụ tạo ra nước tiểu và dẫn nước tiểu ra ngoài,

cấu tạo bao gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Nghiên cứu cấu tạo của

thận ta chú ý đặc biệt các đoạn của ống sinh niệu. Ở các đường dẫn nước tiểu chú

ý lớp niêm mạc, trong đó có lớp biểu mô "kiểu tiết niệu" hay" biểu mô trung

gian".

5.6.1. Thận (hình 5.6.1):

+ Tiêu bản thận chuột cống trắng hay thỏ, cắt ngang, nhuộm HE hoặc phương

pháp Mallory.

+ Ở vật kính 10x phân biệt vỏ xơ bọc ngoài, vùng vỏ và vùng tủy của thận. Ở

vùng vỏ tìm các vùng mê đạo và các tháp Ferrein. Vùng mê đạo có nhiều ống

sinh niệu cắt ngang và những tiểu thể thận, nằm giữa các lớp tháp Ferrein. Tháp

Ferrein có các ống cắt dọc và chạy song song với nhau từ vùng tủy ra vùng vỏ.

Giữa vùng vỏ và vùng tủy có các mạch máu tương đối lớn (động mạch cung).

+ Chuyển sang vật kính 40x, xem và vẽ các thành phần sau:

- Tiểu thể thận: phân biệt cuộn mạch, khoang Bao man và lá thành của bao

Bao man.

- Các ống lượn gần: là ống tương đối lớn, nằm quanh những tiểu thể thận, có

một lớp tế bào hình tháp cao nên đường ống hẹp, không đều.

- Ống lượn xa: đường kính nhỏ hơn ống lượn gần. Lớp tế bào lót thành ống

thấp hơn, ống có lòng rộng hơn.

- Đoạn mỏng quai Helle: đường kính nhỏ, thành rất mỏng.

- Các đoạn ống góp ở tháp Ferrein hoặc vùng tủy: có lớp biểu mô vuông hoặc

trụ đơn.

Page 68: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

76

Ngoài ra còn có mô liên kết xen kẽ các ống thận, các mạch máu nhỏ (mô liên

kết khe thận).

Hình 5.6.1: Thận 100

1. Tiểu cầu thận; 2. Ống lượn gần

3. Ống lượn xa; 4. Mạch máu

Hình 5.7.1: Tinh hoàn 400

1. Tinh nguyên bào; 2. Tinh bào I; 3. Tinh bào II;

4. Tế bào Sertoli; 5. Tế bào Leydig

b 6. Tinh trùng đang phát triển.

Hình 5.6.2: Niệu quản 100 1. Lớp niêm mạc; 2. Lớp cơ; 3. Lớp vỏ xơ

Hình 5.7.2: Ống dẫn tinh 400

1. Lớp niêm mạc

2. Lớp đệm dưới niêm mạc; 3. Lớp cơ.

Hình 5.6.3: Bàng quang 200

1. Lớp niêm mạc; 2. Lớp cơ; 3. Lớp vỏ xơ

Hình 5.7.3: Tiền liệt tuyến 400

1. Biểu mô túi tuyến;

2. Kết thể tiền liệt tuyến; 3. Vách xơ.

Page 69: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

77

Page 70: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

78

5.6.2. Niệu quản (hình 5.6.2):

+ Tiêu bản niệu quản của chó, cắt ngang, nhuộm HE.

+ Quan sát bằng vật kính 10x thấy lòng niệu quản không đều, lớp niêm mạc

nhăn nheo chiều dọc, trông như hình quả khế cắt ngang. Thành của nó có các

lớp: niêm mạc, cơ và lớp vỏ ngoài.

+ Chuyển sang vật kính 40x, phân biệt lớp biểu mô chuyển tiếp và lớp đệm

của niêm mạc. Trong lớp cơ, chú ý chiều hướng của các sợi cơ. Lớp vỏ ngoài là

mô liên kết sợi có nhiều mạch máu.

5.6.3. Bàng quang (hình 5.6.3):

+ Tiêu bản lấy từ bàng quang của chó, cắt dọc, nhuộm HE .

+ Trên tiêu bản bàng quang có cấu tạo tương tự như niệu quản, cũng có ba

lớp: lớp niêm mạc, lớp cơ và lớp vỏ ngoài.

- Lớp niêm mạc: có biểu mô chuyển tiếp (biểu mô trung gian) và lớp đệm là

mô liên kết thưa, nhiều mạch máu.

- Lớp cơ ở đây rất dày: lớp cơ ở trong và ngoài chạy theo hướng dọc, lớp cơ

ở giữa chạy hướng vòng hoặc chéo.

- Lớp vỏ ngoài: là mô liên kết thưa, phía trên có trung biểu mô bao phủ.

5.7. Hệ thống sinh dục nam:

Hệ thống sinh dục nam gồm có tinh hoàn, đường dẫn tinh, các tuyến phụ

thuộc và bộ phận sinh dục ngoài. Nghiên cứu hệ thống sinh dục nam cần đặc biệt

chú ý tới cấu tạo tinh hoàn, nơi tạo ra các tế bào sinh dục và những hormon sinh

dục nam.

5.7.1. Tinh hoàn (hình 5.7.1):

+ Tiêu bản tinh hoàn chuột cống trắng, cắt theo chiều ngang trước - sau, qua

mào tinh, nhuộm HE.

+ Quan sát bằng vật kính 10x phân biệt vỏ xơ liên kết ở ngoài, những vách xơ

đi vào trong nhu mô, các tiểu tiểu thùy, trong đó có những ống sinh tinh cắt ngang.

+ Ở vật kính 40x, nhận biết và vẽ những phần sau:

- Ống sinh tinh: có màng đáy bao quanh, ở thành có các tế bào dòng tinh ở

những giai đoạn phát triển khác nhau, từ tinh nguyên bào đến tinh trùng, ngoài ra

còn có những tế bào Sertoli.

Page 71: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

79

- Mô liên kết giữa các ống sinh tinh: trong đó có những mạch máu và những

tế bào tuyến kẽ, hình đa diện, bào tương bắt màu rất đậm.

- Ống mào tinh có lòng tương đối rộng, thành có hai hàng tế bào biểu mô:

Những tế bào hàng trên hình trụ, bề mặt tự do có nhu nhung mao.

Những tế bào hàng dưới thấp.

Lớp biểu mô ở đây được bao quanh bằng màng liên kết sợi và những tế bào

cơ trơn chạy theo hướng vòng.

5.7.2. Ống dẫn tinh (hình 5.7.2):

+ Tiêu bản ống dẫn tinh cắt ngang, lấy từ thỏ hoặc chuột, nhuộm HE.

+ Thành ống dẫn tinh cấu tạo ba lớp: lớp niêm mạc, lớp cơ và lớp vỏ ngoài.

+ Ở độ phóng đại nhỏ thấy lớp niêm mạc tạo thành những nếp lồi dọc, vì vậy

ở diện cắt ngang, lòng ống có hình quả khế.

- Niêm mạc ống dẫn tinh được phủ bởi lớp biểu mô có hai hàng tế bào:

những tế bào ở trên có hình trụ, những tế bào ở dưới có đáy rộng và đỉnh hẹp

chen giữa những tế bào hình trụ.

- Lớp đệm niêm mạc có nhiều sợi chun.

- Lớp cơ trơn tương đối dầy, phân biệt ba lớp: lớp trong và lớp ngoài có

hướng dọc, lớp giữa chạy vòng.

- Lớp vỏ ngoài có nhiều sợi chun và tế bào mỡ, những mạch máu lớn.

5.7.3. Tuyến tiền liệt (hình 5.7.3):

+ Tiêu bản tuyến tiền liệt của người, nhuộm HE.

+ Tuyến tiền liệt là loại tuyến ngoại tiết, kiểu ống túi chia nhánh. Quan sát

bằng vật 10x thấy tuyến chia ra các tiểu thùy. Giữa các tiểu thùy là những vách xơ

có nhiều mạch máu. Trong giữa tiểu thuỳ thấy có những túi tuyến và ống bài xuất.

+ Chuyển qua vật kính 40x, vẽ một phần tuyến:

- Những túi chế tiết không tròn đều mà chia nhánh, khúc khuỷu. Thành túi

tuyến là biểu mô riêng hoặc trụ đơn (tùy theo giai đoạn chế tiết).

- Ở giữa túi tuyến thường có màu hồng, trông như tạo thành nhiều lớp đồng tâm.

- Những ống bài xuất có thành được lót bởi lớp biểu mô trụ tầng.

Page 72: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

80

- Các vách xơ bao quanh những tiểu thùy có nhiều tế bào cơ trơn xen kẽ với

sợi mô liên kết.

5.8. Hệ thống sinh dục nữ:

Hệ thống sinh dục nữ gồm hai buồng trứng, tử cung, vòi tử cung, âm đạo và

các cơ quan sinh dục ngoài.

Buồng trứng là nơi tạo các tế bào noãn và những hormon sinh dục nữ. Các

đường sinh dục có cấu tạo chung gồm ba lớp: lớp niêm mạc, lớp cơ và lớp vỏ

ngoài. Buồng trứng cũng như đường sinh dục nữ (tuổi hoạt động sinh dục) luôn

luôn có sự biến đổi theo chu kỳ kinh nguyệt và các tác động sinh lý khác.

5.8.1. Buồng trứng (hình 5.8.1):

+ Tiêu bản buồng trứng thỏ, nhuộm HE.

+ Ở vật kính 10x phân biệt vùng vỏ và vùng tủy.

Vùng vỏ có các nang trứng ở những giai đoạn phát triển khác nhau, ở vùng

tủy thấy mô liên kết sợi, có nhiều mạch máu.

+ Chuyển sang vật kính 40x, xem và vẽ một phần buồng trứng. Ở ngoài cùng

có lớp biểu mô vuông hoặc lát đơn, phía dưới là lớp liên kết sợi thấy nhân tế bào

dài, nhỏ. Vùng vỏ thấy có nhiều nang trứng khác nhau: nang trứng nguyên thủy,

nang trứng đặc, nang trứng có hốc và nang trứng chín. Ngoài ra còn có hoàng

thể. Vẽ riêng một nang trứng chín: phân biệt gò trứng ở giữa nang trứng, có noãn

bào, vòng tia (những tế bào nang chung quanh noãn bào) và màng trong suốt.

Thành nang có ba lớp: trong cùng là lớp tế bào nang (lớp hạt hay lớp biểu mô),

lớp vỏ trong và lớp vỏ ngoài là mô liên kết sợi có nhiều mạch máu. Hốc nang

chứa nhiều dịch nang.

5.8.2. Hoàng thể (hình 5.8.2):

+ Tiêu bản hoàng thể ở buồng trứng thỏ hoặc chó, nhuộm HE.

+ Ở vật kính 10x, tìm vị trí của hoàng thể, thường ở lớp sâu của vùng vỏ. Đó

là những đám hơi tròn, nhạt màu hơn những phần mô xung quanh.

Page 73: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

81

+ Chuyển sang vật kính 40x thấy hoàng thể có những dải tế bào đa diện, đan

nối với nhau, trong bào tương tế bào có thể thấy những hạt màu vàng, xen kẽ các

dải tế bào là những mao mạch máu và mô liên kết. Nếu hoàng thể đang giai đoạn

phát triển thì ở giữa còn có mô liên kết sẹo.

5.8.3. Vòi tử cung - sừng tử cung (hình 5.8.3):

+ Tiêu bản sừng tử cung của thỏ hoặc chó, cắt ngang, nhuộm HE.

+ Sừng tử cung có ba lớp: lớp niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc.

Lớp niêm mạc tạo ra nhiều nếp gấp chia nhánh chạy dọc.

+ Quan sát vật kính 40x thấy: lớp niêm mạc được phủ một lớp biểu mô trụ

đơn, có hai loại tế bào: tế bào có lông chuyển ở bề mặt tự do và tế bào đài tiết

nhầy.

- Lớp đệm niêm mạc là mô liên kết sợi thưa.

- Lớp cơ trơn chia ra hai lớp nhỏ: lớp trong chạy theo hướng vòng, lớp ngoài

chạy theo hướng dọc, giữa hai lớp cơ là mô liên kết thưa, có những mạch máu

tương đối lớn.

5.8.4. Tử cung trước kinh (hình 5.8.4):

+ Tiêu bản tử cung lấy từ mèo, cắt ngang thân tử cung, nhuộm HE.

+ Quan sát bằng vật kính 10x thấy chiều dày thành tử cung có ba lớp: lớp

niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc.

- Lớp niêm mạc và lớp cơ rất dày.

+ Quan sát bằng vật kính 40x thấy: lớp niêm mạc hay nội mạc tử cung,

gồm một biểu mô lót lòng tử cung là lớp biểu mô trụ đơn, đa số có tế bào lông

chuyển, xen kẽ có những tế bào tiết nhầy. Bề mặt niêm mạc lồi lõm nhiều, các

khe biểu mô lõm xuống lớp đệm, chia nhánh và tế bào chế tiết mạnh (các

tuyến tử cung). Lớp đệm niêm mạc rất dày, các tuyến lõm sâu xuống tới sát

lớp cơ. Ở đây còn có nhiều tế bào bạch cầu.

Lớp cơ dày, có nhiều hướng khác nhau (lớp trong và ngoài chạy vòng, lớp

giữa chéo hoặc dọc).

Page 74: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

82

5.8.5. Tử cung sau kinh (hình 5.8.5):

+ Tiêu bản lấy từ tử cung mèo, nhuộm HE.

+ Tử cung giai đoạn sau kinh có lớp niêm mạc bằng phẳng và mỏng hơn giai

đoạn trước kinh.

+ Biểu mô lót lòng tử cung là lớp biểu mô vuông đơn. Các tuyến có lòng hẹp,

ít chia nhánh, ít tiết nhầy và ở nông hơn.

Page 75: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

83

5.9. Hệ thống nội tiết:

Hệ thống nội tiết bao gồm những tuyến nội tiết có vai trò đặc biệt trong

việc điều hoà những hoạt động của cơ thể. Các tuyến nội tiết chế tiết ra những

hormon đổ thẳng vào máu.Về cấu tạo chung mỗi tuyến nội tiết gồm có: nhu

mô tuyến, một lưới mao mạch máu và mao mạch bạch huyết phong phú, nó

không có đường bài xuất riêng.

Dưới đây ta sẽ nghiên cứu những tuyến nội tiết chính:

5.9.1. Tuyến yên (hình 5.9.1.1); hình 5.9.1.2):

+ Tiêu bản tuyến yến của mèo, nhuộm theo phương pháp Mallory.

+ Trên tiêu bản cắt dọc chiều trước sau, quan sát bằng vật kính 10x, phân biệt

hai phần rõ rệt: thùy tuyến ở phía trước và thùy thần kinh ở phía sau.

- Ở thùy tuyến phân biệt phần trước, phần giữa và phần củ. Phần trước và

phần giữa có một khe hẹp ngăn cách, phần củ nằm dọc theo cuống tuyến. Các tế

bào nhu mô tuyến nằm theo từng dải. Giữa các dải này có mao mạch máu và mô

liên kết. Những mao mạch máu rất rộng, giữa có nhiều tế bào hồng cầu, màu da

cam.

+ Quan sát vật kính 40x, phân biệt các loại tế bào nhu mô tuyến:

- Tế bào ưa axit.

- Tế bào ưa base.

- Tế bào kỵ màu.

Để phân biệt những loại tế bào này chủ yếu dựa vào màu sắc các hạt trong

bào tương tế bào, độ lớn và hình dạng tế bào.

- Ở thùy sau tuyến yên phân biệt các sợi thần kinh không myelin, một số tế

bào thần kinh đệm, các mao mạch máu và những thể Hê-ring (những giọt chất

tiết có trong các tận cùng trụ trục thần kinh).

5.9.2. Tuyến giáp (hình 5.9.2):

+ Tiêu bản tuyến giáp bình thường của chó, nhuộm HE.

+ Quan sát ở vật kính 10x:

- Phân biệt bao xơ và các vách xơ đi vào chia nhu mô tuyến thành những

tiểu thùy.

Page 76: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

84

- Trong các tiểu thùy phân biệt những nang tuyến, mô liên kết giữa các nang

có nhiều mạch máu và những đám tế bào cạnh nang.

- Ở trong lòng những nang tuyến có chứa đầy chất keo bắt màu hồng.

+ Chuyển sang vật kính 40x: xem hình dạng các tế bào biểu mô của thành

nang, đó là lớp tế bào biểu mô vuông đơn hay trụ đơn nằm trên màng đáy. Trên

bề mặt tế bào thường có những không bào to sáng.

5. 9.3. Tuyến giáp cường năng (hình 5.9.3):

+ Tiêu bản tuyến giáp cường năng của người mắc bệnh Basedow nhuộm HE.

+ Phương pháp xem tiêu bản này cũng tương tự như xem tiêu bản trên.

Nhưng chú ý thấy tế bào biểu mô ở nang tuyến lớn và cao hơn ở tuyến bình

thường.

5.9.4. Tuyến cận giáp (hình 5.9.4):

+ Tuyến cận giáp lấy từ chuột cống trắng hoặc chó nhuộm HE.

+ Tuyến này nằm cạnh tuyến giáp, có khi bị tuyến giáp bao quanh, vì vậy

trên tiêu bản thấy cả những nang tuyến giáp điển hình. Quan sát bằng vật kính

10x thấy xung quanh tuyến có vỏ xơ. Từ vỏ mô xơ đi vào nhu mô có những vách

mô liên kết, có nhiều mạch máu, tế bào mỡ. Nhu mô tuyến có nhiều dải tế bào

biểu mô nằm sát nhau.

+ Quan sát bằng vật kính 40x thấy những dải tế bào có nhiều mao mạch máu.

Những tế bào biểu mô của mao mạch có nhân đậm, dài và nhỏ, khác với nhân tế

bào biểu mô vuông to, tròn và sáng hơn.

5.9.5. Tuyến thượng thận (hình 5.9.5):

+ Tiêu bản tuyến thượng thận của chó nhuộm HE.

+ Quan sát bằng vật kính 10x thấy lớp vỏ xơ dày bọc xung quanh. Trong nhu

mô tuyến phân biệt vùng vỏ và vùng tủy của tuyến. Vùng vỏ, các tế bào bắt màu

hồng. Ở vùng tủy tế bào sáng màu hoặc hơi xám hơn so với vùng vỏ.

- Ở vùng vỏ đi từ ngoài vào phân biệt: lớp cung, lớp bó và lớp lưới.

- Ở lớp cung: các tế bào dài và hẹp, các tế bào tạo hình cung.

- Ở lớp bó: các tế bào hình đa diện, nằm thành từng dải song song với nhau.

- Ở lớp lưới: các dải tế bào đan nối với nhau.

Page 77: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

85

Trong vùng tủy các tế bào đa diện và lớn hơn những tế bào vùng vỏ. Chúng

tạo thành từng dải và đan nối với nhau. Giữa những dải tế bào có nhiều mao

mạch máu, đặc biệt những mao mạch máu ở đây rất lớn (những xoang mao

mạch).

5.10. Những tận cùng thần kinh:

Tận cùng thần kinh là tận cùng những nhánh thần kinh, làm nhiệm vụ thu

nhận hoặc truyền các xung động thần kinh. Có ba loại tận cùng thần kinh chính:

tận cùng cảm giác, tận cùng vận động và những tận cùng tạo các xináp. Những

tận cùng thần kinh này có cấu tạo khác nhau, tùy theo chức năng và vị trí mà

chúng tiếp xúc.

5.10.1. Tận cùng thần kinh tự do (hình 5.10.1):

+ Tiêu bản tận cùng thần kinh tự do lấy từ giác mạc mắt thỏ hoặc mèo, được

tẩm nitrat bạc bằng phương pháp Ramon - Kazal hay phương pháp Binxôpski.

+ Những tận cùng thần kinh tự do là những tận cùng cảm giác. Quan sát ở vật

kính 10x: thấy có lớp biểu mô lát tầng gồm một số hàng tế bào màu nâu vàng

nhạt và lớp mô liên kết ở dưới là lớp chân bì giác mạc.

Trên nền mô biểu mô và mô liên kết thấy nổi lên một số sợi thần kinh mảnh,

màu đen đậm, đi từ lớp chân bì giác mạc lên lớp biểu mô.

+ Ở vật kính 40x: thấy những sợi thần kinh này lại chia ra những sợi mảnh

hơn, len lỏi giữa những tế bào của lớp biểu mô.

5.10.2. Tận cùng thần kinh vận động (hình 5.10.2):

+ Tiêu bản được lấy từ bắp cơ của ếch và tẩm methylbleu.

+ Quan sát qua vật kính 10x: thấy các tế bào cơ có màu vàng nhạt (nếu tẩm

nitrat bạc) hoặc màu xanh nhạt (nếu nhuộm methyl bleu).

Ở giữa các tế bào cơ cắt dọc có các thành phần của mô liên kết thưa, các mao

mạch nhỏ. Trên nền những thành phần đó thấy có những sợi thần kinh bắt màu

đậm đặc hơn (đen hoặc xanh),vuông góc hoặc song song với tế bào cơ.

+ Quan sát ở vật kính 40x: thấy những sợi thần kinh này chia nhánh. Mỗi

nhánh này lại tiếp xúc với một tế bào cơ nhất định. Đầu tận cùng nhánh thần

Page 78: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

86

kinh tiếp xúc với tế bào cơ phình to hơn, như một sần nhỏ, đó là vị trí bản thần

kinh vận động.

5.10.3. Tiểu thể Vate - Paxini (hình 5.10.3):

+ Tiêu bản tiểu thể Vate - Paxini có trong tuyến tụy mèo hoặc da ngón tay

của người nhuộm HE.

+ Trên tiêu bản tuyến tụy, quan sát bằng vật kính 4x hoặc 10x phân biệt những

vùng tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết (những tiểu đảo Langerhans).

Trên tiêu bản còn thấy một hoặc hai tiểu thể Vate - Paxini. Tiểu thể này có

hình tròn hoặc hình trứng, sáng màu hơn. Bao quanh tiểu thể là nhiều lá mô liên

kết mỏng, vòng đồng tâm, ở giữa tiểu thể là khối trung tâm.

5.11. Những giác quan:

Những giác quan là những phần ngoại biên của các hệ thống phân tích. Đó là

nơi thu nhận các kích thích từ môi trường bên ngoài cũng như bên trong cơ thể.

Giác quan có nhiều loại: xúc giác, vị giác, khứu giác, thị giác, thính giác và thăng

bằng. Phần xúc giác đã được đề cập ở những tận cùng thần kinh, ở đây chỉ đề cập

đến những cơ quan còn lại:

+ Mắt là cơ quan cảm thụ thị giác trong có võng mạc là phần quan trọng đặc

biệt. Ở võng mạc những tế bào cảm thụ nối với neuron khác thành từng chuỗi và

tạo nên các lớp của võng mạc. Ngoài ra ở mắt cũng cần chú ý đến các cấu tạo

khác của nhãn cầu: giác mạc, củng mạc, màng mạch...

+ Cơ quan thính giác và thăng bằng: chú ý cấu tạo của ốc tai và những phần

tai trong màng khác, là nơi có các cơ quan cảm thụ (cơ quan Corti, mào thính

giác, vết thính giác...).

+ Cơ quan vị giác là những hành vị giác (hay nụ vị giác) có ở lưỡi.

+ Cơ quan khứu giác là lớp niêm mạc vùng khứu giác của hốc mũi.

5.11.1. Giác mạc mắt (hình 5.11.1):

+ Tiêu bản giác mạc của mắt thỏ hoặc chó, nhuộm HE.

+ Xem tiêu bản này chú ý đặt tiêu bản sao cho mặt lõm của lát cắt quay về

phía trước. Ở vật kính 10x phân biệt lớp biểu mô trước. Lớp biểu mô trước là

biểu mô lát tầng

Page 79: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

87

+ Ở vật kính 40x, xem chi tiết các lớp trên:

- Ở lớp biểu mô trước giác mạc phân biệt hình thái các tế bào sát màng đáy

hình trụ, lớp giữa hình đa diện, lớp bề mặt thì dẹt lại, nhân dài và nằm ngang.

- Lớp chân bì giác mạc có màu hồng nhạt, gồm nhiều sợi liên kết mỏng, trong

đó có nhiều nhân tế bào nguyên bào sợi.

- Lớp biểu mô sau giác mạc là dạng biểu mô lát đơn, hàng tế bào rất mỏng.

- Ở dưới các lớp biểu mô trước và sau giác mạc đều có màng đáy (màng đáy

trước và màng đáy sau).

5.11.2. Võng mạc (hình 5.11.2):

+ Tiêu bản võng mạc mắt ếch hoặc thỏ hay mèo, nhuộm HE.

+ Khi xem ta cũng chú ý đặt tiêu bản sao cho mặt lõm của lát cắt quay ra phía

trước. Quan sát ở vật kính 10x: phân biệt ranh giới giữa võng mạc và màng mạch

bằng lớp biểu mô sắc tố. Từ lớp biểu mô sắc tố về phía sau là võng mạc.

+ Chuyển sang vật kính 40x, di chuyển tiêu bản từ ngoài vào trong (hay từ

trước về sau) thấy các lớp: lớp nón và que, lớp nhân ngoài, lớp rối ngoài, lớp

nhân trong, lớp rối trong, lớp hạch và lớp sợi thần kinh.

Lớp nhân ngoài và lớp nhân trong có nhiều nhân tế bào nằm dày đặc. Lớp

hạch có những nhân tế bào tròn, tương đối to vì nằm thành một hàng thưa. Ngoài

võng mạc, tiêu bản này còn có lớp màng mạch và lớp củng mạc. Màng mạch có

nhiều mạch máu, các tế bào sắc tố màu đen. Củng mạc và mô liên kết màng, có

bó sợi tạo keo.

5.11.3. Ống ốc tai (hình 5.11.3.1); hình 5.11.3.2):

+ Tiêu bản ống tai lấy từ tai chuột nhắt trắng, nhuộm HE. Tiêu bản cắt qua

giữa dọc ốc tai.

+ Quan sát qua vật kính 10x, tìm nơi có những hốc sáng nằm đối xứng hai

bên một trụ xương (xương soắn). Đó là những diện cắt ngang qua ống ốc tai.

Trong đó có cơ quan cảm thụ thính giác - cơ quan Corti.

Ta chọn một hốc, trong đó có hình ảnh cấu tạo của tai trong màng, phân biệt

ống ốc tai ở giữa. Phía trên là thang tiền đình, ở dưới là thang hòm nhĩ.

Page 80: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

88

+ Chuyển sang vật kính 40x, xem ống ốc tai, phân biệt cơ quan Corti, vân

mạch, màng phủ, màng tiền đình. Ở cơ quan Corti, phân biệt các tế bào lông (tế

bào cảm thụ), tế bào chống đỡ ở phía trong và phía ngoài, đường hầm Corti,

màng phủ và những tế bào thần kinh ở hạch soắn (phía xương soắn).

5.11.4. Mào thính giác (hình 5.11.4):

+ Tiêu bản mào thính giác lấy từ chuột nhắt trắng, nhuộm HE.

+ Ở vật kính 10x, tìm và vẽ mào thính giác: phân biệt thành và ốc tai màng

(tai trong màng), mào thính giác, vòm ranh giới và mô liên kết của nó.

+ Ở vật kính 40x, xem và vẽ mào thính giác, trong đó có mô liên kết có các

mạch máu, những tế bào lông (cảm thụ) và những tế bào chống đỡ nằm xen kẽ.

5.11.5. Hành vị giác (hình 5.11.5):

+ Tiêu bản hành vị giác lấy từ lưỡi mèo hoặc thỏ, nhuộm HE.

+ Ở vật kính 10x: tìm những hành vị giác ở các nhú của lưỡi, đặc biệt nhiều ở

những nhú dạng lá.

Trong chiều dày của biểu mô lát tầng có nhú lưỡi thấy những hành vị giác có

hình trứng, sáng màu, đáy rộng và đỉnh hẹp lại.

+ Chuyển sang quan sát vật kính 40x: thấy mỗi hành vị giác đều nằm trên

màng đáy, đỉnh không tới mặt tự do của biểu mô mà thẳng với một lõm nhỏ (hốc

vị giác), đáy của lõm này là lỗ vị giác.

Những tế bào của hành vị giác kéo dài, nằm giáp nhau, có thể phân biệt những

tế bào to, nhân sáng và tế bào hẹp nhân đậm (tế bào to, nhân sáng là tế bào chống

đỡ; tế bào hẹp, nhân đậm là tế bào cảm thụ).

5.12. Những cơ quan thần kinh:

Những cơ quan của hệ thần kinh có chức năng khác nhau và cấu trúc của

chúng cũng rất phức tạp. Hệ thần kinh não tủy và hệ thần kinh thực vật cũng

khác nhau về cấu trúc và hoạt động sinh lý. Những cơ quan này có cấu tạo

chung gồm các neuron, các tế bào thần kinh đệm và những mạch máu nuôi

dưỡng. Sự sắp xếp của các neuron trong từng cơ quan này có những đặc điểm

để ta nhận biết khi nghiên cứu chúng.

Page 81: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

89

Dưới đây ta sẽ nghiên cứu các cơ quan thần kinh của hệ não tủy và hệ thần

kinh thực vật.

5.12.1. Hạch gai (hình 5.12.1):

+ Tiêu bản hạch gai của chó, cắt dọc và nhuộm HE.

+ Quan sát bằng vật kính 10x: phân biệt vỏ xơ bao quanh, các xơ và phần nhu

mô trong hạch.

Nhu mô vùng rìa của hạch có nhiều tế bào to, tròn, nằm thành từng nhóm. Ở

giữa hạch là các sợi thần kinh nằm song song với nhau, dọc theo chiều dài của

hạch và bắt màu hồng.

+ Chuyển sang vật kính 40x: quan sát một nhóm tế bào vùng rìa, đó là những

neuron cảm giác, xung quanh những neuron có lớp tế bào thần kinh đệm và lớp

mô liên kết mỏng.

5.12.2. Tủy sống (hình 5.12.2):

+ Tiêu bản tủy sống của chó, cắt ngang, được tẩm nitrat bạc bằng phương

pháp Ramon - Kazal. Bằng mắt thường có thể phân biệt hai nửa tủy sống, vùng

chất trắng ở xung quanh và vùng chất xám ở giữa.

+ Ở vật kính 10x: xem và vẽ toàn bộ hình ảnh tủy sống cắt ngang, có rãnh

trước sâu, vách mô liên kết ở phía sau.

Mỗi nửa chất trắng phân biệt cột trước cột bên và cột sau. Chất xám phân biệt

sừng trước, sừng sau, vùng giữa, mép và ống nội tủy.

+ Quan sát ở vật kính 40x: quan sát các nhân thần kinh của chất xám (các

nhân đệm của sừng trước, nhân giữa bên và nhân giữa trong của vùng giữa, nhân

riêng sừng sau, nhân lưng, chất đông Rolando... của sừng sau. Ở chất trắng phân

biệt những bó sợi thần kinh cắt ngang.

5.12.3. Tiểu não (hình 5.12.3):

+ Tiêu bản tiểu não của chó được tẩm bằng nitrat bạc theo phương pháp

Ramon - Kazal.

Tiêu bản có lớp vỏ chất xám ở ngoài và lớp chất trắng ở trong.

Page 82: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

90

+ Ở vật kính 10x, phân biệt các cuốn tiểu não, trong đó có lớp chất xám và

những dải chất trắng.

Trong chất xám phân biệt lớp phân tử, lớp hạch và lớp hạt.

+ Ở vật kính 40x: phân biệt hình dạng và cách sắp xếp các lớp tế bào của chất

xám. Đặc biệt chú ý những tế bào Purkinje của lớp hạch (hình dạng tế bào, những

đuôi gai và sợi trục của chúng).

5.12.4. Vỏ đại não (hình 5.12.4):

+ Tiêu bản vỏ đại não của chó, được tẩm bằng nitrat bạc theo phương pháp

Romon - Kazal.

Khi xem tiêu bản này ta chuyển dịch từ lớp ngoài cùng cho đến lớp sâu nhất

của vỏ đại não và dựa vào cạnh bên của tiêu bản.

+ Quan sát qua vật kính 10x, phân biệt các lớp: lớp phân tử, lớp hạt ngoài,

lớp tế bào tháp, lớp hạt trong, lớp hạch và lớp đa hình.

+ Chuyển sang vật kính 40x: so sánh mật độ, hình dạng tế bào các lớp và trong

từng lớp với nhau, chú ý những tế bào lớp tế bào tháp và lớp hạch (tế bào tháp lớn).

5.12.5. Đám rối thần kinh giữa cơ (hình 5.12.5):

+ Tiêu bản đám rối thần kinh giữa cơ (hay đám rối thần kinh Auerbach) được

lấy từ thành ruột non của chó và tẩm nitrat bạc. Đám rối thần kinh này thuộc về

hệ phó giao cảm.

+ Quan sát tiêu bản ở vật kính 40x, vẽ một số tế bào và các nhánh của chúng.

Phân biệt hai loại tế bào khác nhau (loại I: có nhiều đuôi gai ngắn, chia nhánh và

sợi trục dài, ra khỏi phạm vi đám rối. Loại II: có một nhánh dài, không chia

nhánh nhỏ).

Ngoài những nơron còn thấy mô liên kết bao ở xung quanh đám rối.

Page 83: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

91

Hình 5.8.1: Buồng trứng 100

1. Nang trứng nguyên thủy; 2, 3. Nang trứng đặc;

4. Nang trứng có hốc.

Hình 5.9.3: Tuyến giáp cường năng 400

1. Tế bào biểu mô trụ đơn thành nang tuyến

2. Chất keo nang tuyến; 3. Mao mạch máu

Hình 5.8.2: Hoàng thể buồng trứng 400

1. Mạch máu; 2. Tế bào hoàng thể

Hình 5.9.4: Tuyến cận giáp 400

1. Mạch máu; 2. Dải tế bào biểu mô tuyến

3. Nang tuyến giáp trạng.

Hình 5.8.3: Sừng tử cung; A: 100; B:

400

1. Lớp niêm mạc

2. Lớp đệm dưới niêm mạc; 3. Lớp cơ.

Hình 5.8.4: Tử cung trước kinh A: 100;

B: 400

1. Lớp niêm mạc; 2. Nếp gấp niêm mạc; 3.

Tế bào biểu mô niêm mạc tử cung; 4.

Lớp đệm dưới niêm mạc; 5. Tế bào tiết nhày; 6.

Tuyến tử cung; 7. Lớp cơ tử cung.

Hình 5.8.5: Tử cung sau kinh A: 100;

B: 400

1. Lớp niêm mạc; 2. Tế bào biểu mô niêm

mạc tử cung; 3. Tuyến tử cung;

4. Lớp đệm dưới niêm mạc; 5. Lớp cơ tử cung.

Hình 5.9.1.1: Tuyến yên 100

A: Phần trước thùy tuyến; B: Phần giữa

thùy tuyến; C: Thùy thần kinh.

Hình 5.9.1.2: Tuyến yên 400

1. Tế bào ưa acid; 3. Tế bào kỵ màu;

2. Tế bào ưa bazơ; 4. Mao mạch máu.

Hình 5.9.2: Tuyến giáp 100

1.Chất keo nang tuyến;

2. Biểu mô nang tuyến; 3. Tế bào cạnh nang.

Page 84: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

92

Page 85: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

93

Page 86: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

94

Page 87: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

95

Hình 5.9.5: Tuyến thượng thận 200

1. Vỏ xơ; 2. Lớp cung; 3. Lớp bó; 4. Lớp lưới

5. Dải tế bào biểu mô vùng tuỷ; 6. Mạch máu.

Hình 5.11.1: Giác mạc (A: 400; B: 400)

1. Lớp biểu mô trước giác mạc; 2. Màng đáy trước; 3.

Chân bì giác mạc; 4. Màng đáy sau; 5.

Biểu mô sau giác mạc

Hình 5.10.1: Tận cùng thần kinh tự do 400

1. Lớp biểu mô; 2. Sợi thần kinh tự do.

Hình 5.11.2: Võng mạc mắt A: 400; B:

100

1. Lớp sợi thần kinh; 2. Lớp hạch; 3. Lớp rối trong; 4.

Lớp nhân trong; 5. Lớp rối ngoài; 6. Lớp

nhân ngoài; 7. Lớp nón và que; 8. Lớp

biểu mô sắc tố.

Hình 5.10.2: Bản vận động 400

1. Bản vận động; 2. Tế bào cơ vân xương.

Hình 5.11.4.1: Ống ốc tai 100

1. Tai trong xương; 4. Vân mạch;

2. Ống ốc tai; 5. Thang hòm nhĩ ;

3. Thang tiền đình; 6, 7. Hạch soắn.

Hình 5.10.3: Tiểu thể Vate-Pacini 400

1. Bao tiểu thể cắt ngang

2. Khối trung tâm

Hình 5.11.4.2: Cơ quan Corti 200

1. Màng tiền đình; 5. Tế bào chống đỡ;

2. Vân mạch; 6. Màng phủ

3. Màng nền; 7. Đường hầm Corti

4. Tế bào cảm thụ; 8. Tế bào T.K hạch soắn

Hình 5.11.5: Mào thính giác 400

1. Tế bào cảm thụ; 2. Tế bào chống đỡ

Hình 5.11.6: Hành vị giác 200

1. Lớp biểu mô lát tầng không sừng hóa của lưỡi; 2.

Khe nhú lưỡi; 3. Hành vị giác

Page 88: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

96

3. Sợi thần kinh.

Page 89: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

97

Hình 5.12.1: Hạch gai 400

1. Vỏ xơ; 2. Tế bào hạch gai; 3.

Tế bào thần kinh đệm; 4. Sợi thần kinh.

Hình 5.12.4: Vỏ đại não A: 100; B: 400

1. Lớp phân tử; 2. Lớp hạt ngoài; 3. Lớp Tháp nhỏ; 4.

Lớp hạt trong; 5. Lớp tháp lớn; 6. Lớp đa hình; 7.

Màng não; 8. Tế bào tháp lớn.

Hình 5.12.2: Tủy sống: A: 100; B: 400

1.Thân neuron; 2. Nhánh neuron

3. Sợi thần kinh.

Hình 5.12.5: Đám rối thần kinh giữa cơ 400

1. Lớp tế bào cơ trơn

2. Tế bào đấm rối thần kinh giữa cơ

Hình 5.12.3: Tiểu não A: 100; B: 400

1. Lớp phân tử; 2. lớp hạch; 3.

Lớp hạt; 4. Tế bào hạch (Purkinjer)

Page 90: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

98

Page 91: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

99

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. IRWIN BERMAN, PhD. Color Atlas of Basic Histology. A lange medical

book, 1993.

2. Trịnh Bình, Đỗ Kính, Phạm Phan Địch. Mô Học, Nhà xuất bản Y học; 2004.

3. W.Bloom and D.W.Fawcett. Tratado de Histologia (Tracucão em

Português). Decima edicão. Intermedicana, Rio de Janeiro; 1977.

4. W.Bloom and D.W.Fawcett. A texbook of histology. Twelfth edition.

Chapman and Hall, New York, London; 1994.

5. V.G. Eliseeva. Mô học. Nhà xuất bản Quốc gia các tài liệu y học. Mockva;

1963 (nguyên bản tiếng Nga).

6. V.G. Eliseeva. Atlas về cấu trúc hiển vi và siêu hiển vi tế bào, mô và cơ

quan. Nhà xuất bản Y học Mockva; 1970.

7. Finn Calos Junqueira, Jose Carneiro, Robert O.Kelly. Basic Histology. Sixth

Edition. Appleton and Lange - Norwalk, Connecticut/San Mateo. California; 1989.

8. Trần Văn Hanh, Nguyễn Thị Đức, Nguyễn Minh Thông, Nguyễn Đình Tảo,

Dương Đình Trung. Mô học, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà nội; 2001.

Page 92: SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI QUANG HỌCcaodangquany1.edu.vn/pic/FileLibrary/Sach-mo-h_636713039173142… · qui trình kỹ thuật. 2.1. Lấy vật phẩm (lấy mẫu): Vật phẩm

100

9. Trần Văn Hanh, Nguyễn Thị Đức, Nguyễn Minh Thông, Nguyễn Đình Tảo,

Dương Đình Trung. Phôi thai học, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội;

1998.