tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

33
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM ----oo0oo----- BÀI TIỂU LUẬN MÔN CÔNG NGHỆ BAO BÌ VÀ ĐÓNG GÓI THỰC PHẨM ĐỀ TÀI TÌM HIỂU VỀ PHÂN LOẠI BAO BÌ GVHD: CÔ ĐẶNG THỊ YẾN NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 8

Upload: dai-phuc

Post on 14-Apr-2017

534 views

Category:

Food


9 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

----oo0oo-----

BÀI TIỂU LUẬN MÔN

CÔNG NGHỆ BAO BÌ VÀ ĐÓNG GÓI THỰC PHẨM

ĐỀ TÀI

TÌM HIỂU VỀ PHÂN LOẠI BAO BÌ

GVHD: CÔ ĐẶNG THỊ YẾN

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 8

Page 2: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

T.P Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

----oo0oo-----

BÀI TIỂU LUẬN MÔN

CÔNG NGHỆ BAO BÌ VÀ ĐÓNG GÓI

THỰC PHẨM

ĐỀ TÀI

TÌM HIỂU VỀ PHÂN LOẠI BAO BÌ

GVHD: CÔ ĐẶNG THỊ YẾN

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 8

DANH SÁCH NHÓM

STT TÊN MSSV

1 CHU ĐẠI PHÚC 2005130396

Page 3: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

2 LÊ NỮ HÀ MI 2006140181

3 HUỲNH NGUYỄN PHÁT ĐẠT 2006140034

4 VÕ THANH LONG 2005130043

5 NGUYỄN VĂN NGHỊ 2006140205

Page 4: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm
Page 5: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………......2

1. Lịch sử phát triển của bao bì………………………………………………………….3

2. Phân loại bao bì thực phẩm…………………………………………………....4

2.1. Phân loại bao bì theo thực phẩm…………………………………………..4

2.2. Phân loại bao bì theo tính năng kỹ thuật………………………………………....9

2.3. Phân loại bao bì theo vật liệu cấu tạo…………………………………………….11

3. Kết luận………………………………………………………………………………14

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….15

5

Page 6: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

MỞ ĐẦU

Từ xa xưa con người đã sử dụng bao bì để bao gói, chứa đựng thực phẩm tuy nhiên

các loại bao bì chưa đa dạng và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của con người. Ngày nay, kinh tế

ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của con người cũng tăng cao và từng bước được

nâng cao. Trong đó, nhu cầu về thực phẩm chế biến đạt chất lượng cao tăng lên mạnh mẽ, từ

đó thúc đẩy sự phát triển của công nghệ bao bì. Hiện nay, ngành công nghệ bao bì đang

được phát triển mạnh mẽ với quy mô lớn, đa dạng, phong phú và đạt chất lượng cao. Ngành

công nghệ thực phẩm phát triển đặt ra yêu cầu cho ngành bao bì phát triển mạnh mẽ về số

lượng và chất lượng.

Thực phẩm ngày càng đa dạng thì các dạng bao bì của nó cũng đa dạng phong phú về

hình dạng, cấu tạo và loại vật liệu. Hiện nay có 3 cách để phân loại bao bì thực phẩm phổ

biến.

Để tìm hiểu rõ từng cách phân loại của bao bì thực phẩm, hôm nay nhóm thực hiện đề

tài tiểu luận về “Tìm hiểu về phân loại bao bì thực phẩm”.

1. Lịch sử phát triển của bao bì:

6

Page 7: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

Từ thời cổ đại, người ta đã biết dùng những lá cây (như lá cây bầu, cây bí và các cây

tương tự) làm vật bao gói những sản phẩm khác. Đó là những bao bì đầu tiên trong lịch sử.

Dần dần, do yêu cầu của cuộc sống, sản xuất và trao đổi sản phẩm, người ta đã biết sử dụng

các loại vỏ cây, các loại da thú để làm những chiếc giỏ để đựng hàng, vận chuyển trái cây,

các thứ kiếm được từ rừng mang về nơi trú ẩn của mình, từ nơi này sang nơi khác. Những

chiếc giỏ bằng vỏ cây, da thú được sử dụng như những phương tiện chứa đựng, vận chuyển

và bảo quản sản phẩm của họ trong điều kiện nhất định. Tuy nhiên, với những chất liệu từ

vỏ cây, da thú, khả năng chứa đựng và vận chuyển sản phẩm được chú trọng hơn khả năng

bảo quản sản phẩm.

Một khi các loại bao bì đó đã bị thải loại do bị vỡ, rách hoặc tổn thất thì khả năng tái

sử dụng bị hạn chế. Người ta đã nghĩ đến những loại vật liệu khác để chế tạo ra những bao

bì có khả năng bảo quản sản phẩm tốt hơn và có thể sử dụng lại được. Các loại bao bì bằng

gốm sứ thuỷ tinh đã bắt đầu xuất hiện. Tám ngàn năm trước, người Trung Quốc đã biết tạo

ra những chiếc bình gốm để chứa đựng và bảo quản các sản phẩm dạng lỏng, dạng rắn rời.

Các loại bao bì làm từ đất khi bị đổ vỡ dễ dàng bị thải loại và không thể dùng lại được.

Nhưng với điều kiện kinh tế lúc đó, loại bao bì này đã phát huy được tác dụng nhất định.

Các loại bao bì này đã tồn tại trong quá khứ và ngày nay chúng ta vẫn thấy ở những nước

nghèo và một số nước đang phát triển. Các loại bao bì từ gốm không gây ô nhiễm, không

gây nguy hiểm, độc hại cho nước, không khí và môi trường nói chung.

Bao bì bằng thuỷ tinh đã xuất hiện để giải quyết một số khuyết tật của bao bì bằng

gốm. Trước đây, bốn đến sáu ngàn năm, các loại chai lọ thuỷ tinh đã được sử dụng ở Ai

Cập. Những bao bì này được sản xuất bằng phương pháp thủ công đơn giản. Chai lọ thuỷ

tinh có thể sử dụng đa dạng hơn và được giữ lại để tái sử dụng cho đến khi bị vỡ. Chúng có

khả năng tái sinh do có khả năng thu hồi và lập lại công nghệ “chế biến” chai lọ thuỷ tinh

mới. Nhưng việc tái sinh lại cũng gặp những khó khăn bởi sự thu hồi từ phía người tiêu

dùng, việc sử dụng công nghệ “tái sinh” gây ô nhiễm không khí. Những chai lọ thuỷ tinh

không được thu hồi đã gây ra tác hại với môi trường đất. Bao bì bằng thuỷ tinh ngày nay đã

được sản xuất bằng công nghệ mới, tiên tiến. Hình thức, kiểu dáng, chủng loại ngày càng

phong phú, đa dạng, vừa có chất lượng cao vừa có tính mỹ thuật.

7

Page 8: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

Công nghiệp bao bì liên tục được phát triển. Các loại vật liệu bao bì luôn được nghiên cứu, công nghệ mới để sản xuất bao bì cũng ngày càng được áp dụng rộng rãi nhằm đảm bảo cho sản phẩm bao bì đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và trao đổi hàng hoá.

Bao bì bằng chất liệu giấy đã ra đời ở Trung Quốc vào khoảng vài ba ngàn năm trước. Loại bao bì này có khả năng thu hồi, tái chế và thuận tiện trong lưu thông. Công nghệ sản xuất bao bì giấy được nhiều nước đang phát triển áp dụng và ngày càng được hoàn thiện.

Bao bì hàng hoá đang trong quá trình phát triển liên tục từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp. Từ thuở sơ khai, bao bì được làm bằng các phương pháp thủ công, khối lượng nhỏ và quy cách đơn giản, với tác dụng chủ yếu để chứa đựng, vận chuyển. Đến ngày nay, công nghệ sản xuất hiện đại, chất liệu bao bì đa dạng, quy cách, mẫu mã, kiểu dáng phong phú, khối lượng vô cùng lớn. Công dụng của bao bì đã được mở rộng trong cả lĩnh vực bảo quản, vận chuyển, thương mại…

2. Phân loại bao bì thực phẩm:

2.1. Phân loại bao bì theo thực phẩm:

- Các loại thực phẩm khác nhau sẽ có sự khác nhau về đặc tính dinh dưỡng, đặc điểm cấu trúc, màu sắc, mùi vị, hàm ẩm,.. Do đó, khả năng xâm nhập và sinh trưởng của vi sinh vật vào thực phẩm cũng khác nhau. Sản phẩm thực phẩm vô cùng đa dạng về chủng loại, có thể phân loại bao bì theo loại thực phẩm:

+ Bao bì của sản phẩm bánh.

+ Bao bì của sản phẩm nước ngọt có gas, nước ép quả.

Bao bì nước giải khát:

Đối với các sản phẩm nước ngọt có ga đặc điểm của sản phẩm này là có chứa CO2. Nên loại bao bì chứa các loại sản phầm này thường là các chai thủy tinh trong suốt, lon nhôm hai mảnh, các chai nhựa plastic…

8

Page 9: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

Đối với các sản phẩm nước giải khác có nguồn gốc từ tự nhiên như nước ép trái cây, nectar… thì trong sản phẩm có rất nhiều các chất dinh dưỡng khác nhau nên đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng. Nên loại bạo bì thường dùng cho sản phẩm này trên thị trường là bao bì giấy nhiều lớp.

+ Bao bì của sản phẩm bia.

Bia và các sản phẩm rượu không qua chưng cất vẫn còn giữ các chất dinh dưỡng có trong nguyên liệu nên đặc điểm của các sản phẩm này là rất nhạy cảm với oxy và ánh sáng. Ngoài ra bia còn là một loại sản phẩm có CO2. Nên các loại sản phẩm này cần loại bao bì có khả năng chông thấm khí, có khả năng chịu lực và khả năng cản quang tốt. Nên các loại bao bì trong sản suất bia thường dùng trên thị trường là các chai thủy tinh tối màu( xanh hoặc nâu), lon nhôm hai mảnh, trong các thùng bốc, trong chai nhựa tối màu… Các loại bao bì trong sản suất rượu không qua chưng cất thường dùng là chai thủy tinh tối màu. Ngoài ra các sản phẩm này còn được đóng gói trong các túi hộp, chai plastic, các vật liệu bằng gốm sứ….

+ Bao bì của sản phẩm rượu

9

Page 10: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

+ Bao bì của sản phẩm sữa tươi, sữa bột và các sản phẩm khác từ sữa.

+ Bao bì của sản phẩm dầu thực

vật.

Dầu thực vật tuy có hàm lượng chất béo cao nên dễ bị ảnh hưởng của oxy và ánh sáng tuy nhiên trong quá trình sản xuất dầu người ta đã bổ sung các chát chống oxi hóa vào trong dầu nên bao bì sử dụng trong sản xuất dầu ăn thường làm bằng vật liệu là plactic trong suôt.

+ Bao bì của sản phẩm trà, cà phê, ca cao

10

Page 11: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

+ Bao bì của sản phẩm kẹo cứng và kẹo mềm, mứt, chocolate.

+ Bao bì của sản phẩm rau quả tươi sống, các sản phẩm khác từ rau quả.

+ Bao bì của sản phẩm bột, đường, ngũ cốc.

11

Page 12: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

+ Bao bì của sản phẩm thủy sản đông lạnh.

- Những vật liệu có tính chống thấm khí, chống thấm hơi nước cao đều có thể ngăn cản được môi trường ngoài xâm nhập vào thực phẩm. Tùy theo đặc tính, trạng thái của thực phẩm dạng lỏng, đặc sánh, dạng rắn, dạng hạt, bột mịn mà chọn cấu trúc bao bì thực phẩm thuận tiện cho người tiêu dùng. Nếu thực phẩm có mùi thơm mạnh như trà, cà phê, ca cao,…hoặc dễ hấp thụ mùi khác thì phải dùng vật liệu bao bì có tính ngăn cản sự thẩm thấu hương qua màng. Ngoài ra, tùy theo đặc tính dinh dưỡng về hàm lượng vitamin, đặc tính cảm quan về màu, mùi mà sản phẩm cần phải tránh ánh sáng, để tránh tổn thất về các thành

phần này cần cấu tạo bao bì dạng đục hoặc có màu cản quang.

- Bánh bích quy thường có hình dạng nhất định như vuông, chữ nhật, tròn,…có cấu trúc giòn, dễ vỡ nát, có chứa chất béo, ẩm độ thấp, có hương thơm đặc trưng cho từng loại. Do đó, bánh cần sắp xếp có thứ tự lớp với số lượng nhất định tong khay plastic có độ cứng vững, không thấm chất béo, rồi cho vào bao bì plastic một lớp hoặc màng ghép 2-3 lớp (plastic, nhôm, plastic) để đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm, tính thuận lợi trong hàn ghép mí bao bì và dễ dàng mở bao bì để sử dụng.

- Nhưng để sản phẩm hấp dẫn khách hàng thì cần có phần trong suốt có thể nhìn thấy một cách rõ ràng sản phẩm bên trong và có phần đục để có thể in chữ, nhãn hiệu. Lớp bao bì ngoài bằng giấy bìa cứng hoặc hộp thép tráng thiếc để tăng độ cứng vững, bảo vệ lớp bao bì kín bên trong.

- Thực tế, nhiều chủng loại thực phẩm khác nhau được bao gói cùng một loại bao bì, sử dụng cùng một kỹ thuật đóng gói hoặc một loại thực phẩm có thể đóng trong bao bì bằng các loại vật liệu khác nhau sao cho những loại bao bì này đáp ứng được tính năng đặc trưng của thực phẩm chứa đựng.

Ví dụ như sản phẩm cá, thịt, thủy sản, rau quả, sữa bột, bơ, bánh kẹo, nước giải khát có gas, nước ép quả,…chứa đựng trong bao bì bằng kim loại.

12

Page 13: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

Bao bì sản phẩm đồ hộp bằng kim loại

-Sản phẩm nước giải khát có thể chứa đựng trong bao bì bằng plastic, kim loại, thủy tinh, bao bì ghép nhiều lớp,…

- Do đó, phân loại bao bì theo loại thực phẩm không thể hiện được tính năng đặc trưng của từng loại vật liệu bao bì.

2.2. Phân loại bao bì theo tính năng kỹ thuật của bao bì:

- Sự phân loại này đặt trên cơ sở tính chất đặc trưng của thực phẩm. Từ đó chỉ ra tính cần thiết, đặc trưng của bao bì bao gói thực phẩm đó.

- Có thể phân loại bao bì theo tính năng kỹ thuật của bao bì như sau:

+ Bao bì chịu nhiệt.

Bao bì chịu nhiệt: yêu cầu vật liệu bền cơ ở nhiệt độ thấp hoặc cao, bao bì không bị giòn, vỡ, rách…

+ Bao bì chịu áp suất.

13

Page 14: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

Bao bì chịu áp suất chân không hoặc áp suất dư và bền cơ đi đôi với tính mềm dẻo đẻ bao bì có thể áp sát bề mặt thực phẩm, không bị vỡ rách, trong đó bao gồm tính chống thấm khí, chống thấm nước.

+ Bao bì chịu lực.

Bao bì chịu lực: yêu cầu vật liệu có độ cứng vững cao, không mềm dẻo co giãn và vẫn bảo đảm tính chống thấm khí hơi cao dưới một áp lực cao.

+ Bao bì thấu quang và cản quang.

Bao bì thấu quang và cản quang: bao bì kim loại, plastic được bao phủ màu đục hay chai lọ thủy tinh có màu nâu hay xanh lá cây.

+ Bao bì tetrapak: bao bì vô trùng như sản phẩm sữa tươi, nước ép quả.

Tóm lại, phân loại theo tính năng kỹ thuật của bao bì phụ thuộc vào đặc tính vật liệu bao bì và cấu tạo bao bì.

14

Page 15: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

2. . Phân loại bao bì theo vật liệu cấu tạo:

2.1 Vật Liệu Kim Loại

2.1.1 Giới thiệu

Bao bì kim loại trở thành một ngành công nghệ vào thế kỷ XIX và phát triển mạnh nhất vào đầu thế kỷ XX. Nó vẫn tiếp tục phát triển nhờ ngành luyện kim và cơ khí chế tạo máy chế tạo ra vật liệu kim loại tính năng cao và thiết bị đóng bao bì luôn được cải tiến. Nhu cầu ăn liền cho những vùng xa nơi không thể cung cấp thực phẩm tươi sống hoặc đáp ứng yêu cầu của một số đối tượng do điều kiện sống và điều kiện công tác không có thời gian chế biến ngày càng tăng. Bao bì kim koại chứa đựng thực phẩm ăn liền ra đời đã đáp ứng được yêu cầu trên, có thể bảo quản thực phẩm trong thời gian dài 2 - 3 năm, thuận tiện cho chuyên chở phân phối nơi xa.

Vật liệu kim loại để làm bao bì là các loại: nhôm, lá thép, lá sắt phủ thiếc (quen gọi là sắt tây). Để tránh sự xâm nhập các chất có hại từ vỏ bao là kim loại (bị ăn mòn, rỉ ...) vào thực phẩm người ta phải tráng mặt trong bao bì kim loại lớp vec ni, lớp màng chất trùng hợp hay phải thụ động hoá kim loại.

2.1.2 Ưu điểm:

Không bị ảnh hưởng bởi sốc nhiệt nên có thể gia nhiệt, làm lạnh nhanh trong mức có thể

Độ bền cơ học cao.

Đảm bảo độ kín, không thấm ướt.

Phải có bao bì ngoài, màng co hay màng carton để đóng hang vận chuyển xa.

Không ảnh hưởng bởi sóc nhiệt nên có thể gia nhiệt làm lạnh nhanh trong mức có thể.

Chống ánh sáng thường cũng như tia cực tím tác động vào thực phẩm.

Bao bì kim loại có tính chất chịu nhiệt độ cao và khả năng truyền nhiệt cao, do đó thực phẩm các loại có thể đóng hộp thanh trùng hoặc tuyệt trùng với chế độ thích hợp đảm bảo an toàn vệ sinh

Bao bì kim loại có bề mặt tráng thiết tạo ánh sáng bong có thể được in và tráng lớp vecni đẻ bảo vệ lớp in không bị trầy xước

15

Page 16: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

Quy trình sản xuất hộp và đóng hộp được tự động hóa hoàn toàn, gia công bao bì với cường độ cao, độ chính xác cao

Nhẹ thuận lợi cho vận chuyển.

Hầu hết nguyên liệu lá kim loại (nhôm, sắt, thép) phải là nhập ngoại.

2.1.3 Nhược điểm:

Độ bền hóa học kém hay bị rỉ và bị ăn mòn.

Không thể nhìn được sản phẩm bên trong

Nặng và đắt hơn bao bì có thể thay thế nó là plastic

Tái sử dụng bị hạn chế.

Giá thành bao bì cao.

2.1.4 Ứng dụng

Bao bì bằng kim loại được ứng dụng nhiều để bao gói các sản phẩm thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. Trong công nghiệp thực phẩm được dùng để làm:

Các loại lon chịu áp lực (nhôm, sắt) đựng bia, nước ngọt có ga. Các loại hộp đựng bánh, kẹo, sữa khô, chè khô, hạt, bột khô, đóng hộp thịt,

cá, rau quả ... Làm bao bì ngoài cho các sản phẩm rượu chai. Làm nắp đậy cho chai, lọ thuỷ tinh (nắp chai bia, nắp đồ hộp) Người ta thường sản xuất bao bì kim loại ở dạng hộp hình trụ hoặc hình hộp chữ

nhật. Kích thước của hộp tùy thuộc vào từng loại sản phẩm và tùy thuộc vào thói quen

sản xuất của từng quốc gia. Tuy nhiên ngày nay do công nghiệp thực phẩm phát triển mãnh mẽ và sự giao du quốc tế ngày càng mở rộng nên người ta dần dần tiến tới sự thống nhất kích thước mang tính tiêu chuẩn hóa để có thể sử dụng những máy đóng hộp hiện đại, các loại vật liệu đã được sản xuất sẵn và phù hợp với những phương tiện vận tải.

2.2. Vật Liệu Thủy Tinh

2.2.1 Giới thiệu

Thuỷ tinh được tạo ra từ các sản phẩm có sẵn trong thiên nhiên như cát, bột sôđa, đá vôi và thuỷ tinh vụn. Phương pháp được sử dụng để tạo các chai lọ thuỷ tinh dù được cải tiến phù hợp với mục đích thương mại nhưng về cơ bản vẫn như đã từng làm hàng nghìn năm nay từ thời Ai cập.

Với sự chủ động về nguồn nguyên liệu và công nghệ silicat ngày càng phát triên nên bao bì thủy tinh luôn luôn thay đổi về chất lượng lẫn kiểu dáng phù hợp với sự phát triển của nhiều nghành công nghiệp hiện nay. Bao bì thủy tinh chủ yếu được gia công dưới dạng chai, lọ, hộp.

16

Page 17: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

2.2.2 Ưu điểm

Dễ tạo hình theo ý muốn, có nhiều kích cỡ, mẫu mã, màu sắc. Sạch, đẹp, kín, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật như thanh trùng ở nhiệt độ cao,

chịu áp lực (Ví dụ: chai đựng bia, chai đựng rượu sâm banh, lọ đựng sản phẩm đóng hộp ...).

Có khả năng tái sử dụng hoặc tái chế được, do vậy chi phí bao bì rong giá thành sản phẩm hạ.

Có khả năng chống xuyên thấm rất tốt Không bị han rỉ và hầu như không bị ăn mòn Có thể nhìn thấy thực phẩm được chứa đựng bên trong bao bì2.2.3 Nhược điểm Cồng kềnh, dễ vỡ (giòn), rạn nứt ... nên tăng chi phí vận chuyển, kho bãi hoặc vệ

sinh bao bì ... Những loại không đảm bảo chất lượng dễ gây nguy hại cho sản phẩm như: có bọt

khí, độ dày không đều ... hay bị vỡ, bị chóc vẩy thuỷ tinh lẫn vào thực phẩm. Luôn cần có bao bì ngoài hoặc thùng (két) để chứa, khi vận chuyển, lưu kho=>Vì

vậy xu hướng sử dụng bao bì thuỷ tinh chỉ dành cho các sản phẩm rượu, bia hoặc đóng hộp các sản phẩm không qua thanh trùng.

Giòn nên dễ vỡ Chịu nhiệt và chịu áp lực kém Ánh sáng có thể xuyên qua bao bì nên có thể ảnh hưởng xấu tới chất lượng thực

phẩm nhất là làm mất màu thực phẩm Bao bì thường có khối lượng cao hơn các loại bao bì khác Mảnh vỡ thủy tinh nguy hiểm cho con người và không tự phân hủy2.2.4 Ứng dụng

Thủy tinh là vật liệu được sử dụng khá phổ biến trong công nghệ thực phẩm.

Thực phẩm lỏng: rượu, sâm banh, rượu nặng, bia, nước khoáng, nước giải khát không cồn, sữa, dầu ăn, sirô, dấm….bao bì thủy tinh chiếm hơn 50% thị trường bao bì thực phẩm lỏng, các loại gia vị, sản phẩm từ sữa: sữa chua, cà phê hòa tan, thực phẩm cho trẻ em, thức ăn chín….

2.3 Vật Liệu Gốm Sứ 2.3.1 Giới thiệu

17

Page 18: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

Gốm sứ được coi là vật liệu truyền thống, được sử dụng từ xa xưa. Các loại đồ gốm sứ được sản xuất từ cao lanh, đất sét trắng, phụ gia, men ... qua công đoạn định hình, rồi nung (khoảng 9000C). Đồ gốm có thể tráng men cả trong, ngoài, hoặc trong còn ngoài trang trí.

Gốm sứ dùng để chế tạo các vật chứa đựng trong quá trình bảo quản và chế biến thực phẩm.

Thành phần hóa học của gốm sứ rất đa dạng tùy theo kinh nghiệm và truyền thống sản xuất của từng vùng

Ngoài công dụng bao gói sản phẩm, bao bì gốm sứ còn mang tính mỹ thuật (đòi hỏi kiểu dáng, hoa văn, hay trang trí ngoài đẹp, hấp dẫn) như một vật lưu niệm của khách hàng.

Những sản phẩm đựng bằng bao bì gốm sứ luôn phải có bao bì ngoài hay kèm theo các phụ kiện khác như lẵng, làn (mây, tre) để tăng giá trị thẩm mỹ.

Bởi vậy, bao bì gốm sứ có giá thành cao, khó vận chuyển xa, hạn chế thị trường tiêu thụ (chỉ tập trung ở các siêu thị, thị trường lớn).

2.3.2 Ưu điểm

Công nghệ chế tạo bao bì gốm sứ đơn giản có thể thực hiện ở các vùng có trình độ kỹ thuật thấp

Có khả năng chống ăn mòn Có khả năng cách nhiệt và chịu nhiệt tốt, chống xuyên thấm tốt. Trong nhiều trường hợp BBGS có thể trở thành tác phẩm mỹ nghệ mang tính đặc

thù văn hóa của từng vùng

2.3.3 Nhược điểm

Bao bì gốm sứ dầy và nặng Kích thước rất khó chuẩn hóa nên khó ứng dụng trong dây chuyền đóng gói công

nghiệp Giòn, dễ vỡ, không chịu áp lực Thành phần hóa học của bao bì gốm sứ không ổn định nên khó kiểm soát về mặt

độc tố học, nhất là các kim loại nặng.

2.3.4 Ứng dụng

Bao bì bằng gốm sứ phần lớn được sử dụng cho các loại thực phẩm:

Thực phẩm dạng lỏng, dạng đặc: mắm, nước mắm, nước chấm các loại, rượu….

Thực phẩm dạng khô: chè, cà phê, thuốc lá

18

Page 19: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

2.4. Vật Liệu Xenlulo

2.4.1 Giới thiệu

Bao bì làm từ vật liệu xenlulo gọi tắt là bao bì giấy được phát triển mạnh cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp và xenlulo

Sợi xenlulo được khai thác từ thực vật (tre, nứa, gỗ, rơm, rạ, bã mía…) và được xẻ thành các màng mỏng, từ các màng mỏng người ta tạo nên nguyên liệu làm bao bì có độ dày và kích thước khác nhau tùy theo đối tượng sử dụng

Có thể phân chia vật liệu xenlulo thành 2 dạng chính là giấy và carton. Giấy chủ yếu dùng để làm màng bao gói, còn carton chủ yếu dùng làm các hộp hoặc hộp chứa đựng các sản phẩm thực phẩm để tạo nên các đơn vị hàng hóa (đơn vị tiêu dùng, đơn vị phân phối và đơn vị vận chuyển)

Hộp ( thùng) carton Giấy

Bao bì giấy được sử dụng rất đa dạng và phong phú trong nhiều ngành công nghiệp thực phẩm.

2.4.2 Ưu điểm

Sử dụng đa dạng Rẻ tiền, dễ thích ứng được với nghiều sản phẩm thực phẩm Dễ in ấn tạo nên sự đa dạng, phong phú và hấp dẫn cho sản phẩm Bao bì bằng carton ngày càng thông dụng do có nhiều ưu điểm như: nhẹ, bền, dễ

trang trí, chống được va chạm cơ học nên bảo vệ được bao bì sản phẩm nhất là các sản phẩm có bao bì bắng thủy tinh, kim loại, dễ chế tạo công ngiệp hàng loạt, tiêu chuẩn hóa

Có khả năng tái chế và tái sử dụng

2.4.3 Nhược điểm

Khả năng chống xuyên thấm kém

19

Page 20: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

Không chịu được môi trường ẩm, khi bị ẩm độ bền cơ học bị giảm đi nhanh chóng

2.4.4 Ứng Dụng Giấy chủ yếu dùng để làm màng bao gói, còn carton chủ yếu dùng làm các hộp

hoặc hộp chứa đựng các sản phẩm thực phẩm để tạo nên các đơn vị hàng hóa (đơn vị tiêu dùng, đơn vị phân phối và đơn vị vận chuyển)

2.5 Vật Liệu Chất Dẻo

2.5.1 Giới thiệu các loại bao bì chất dẻo

Chất dẻo là vật liệu mới được dùng làm bao bì thực phẩm nhưng có nhiều ứng dụng và ngày càng phát triển nhanh chóng nhờ những đặc tính quý báu của loại vật liệu này.

Các nhà hóa học tổng hợp hữu cơ đã có nhiều công trình nghiên cứu và tạo nên nhiều loại bao bì mới có những tính chất rất phù hợp để bảo quản thực phẩm và rất ít hoặc không làm thực phẩm bị nhiễm độc. Trong nhiều trường hợp bao bì chất dẻo đã thay thế bao bì truyền thống làm bằng thủy tinh, kim loại, gốm sứ…

Bao bì chất dẻo có thể được gia công từ các loại chất dẻo sau đây:

PS : Polystyren PE : Polyetylen PP : Polypropylen PE : Polyetylen terephtalat PA : Polyamit PVC : Polyviny clorua PVDC : Polyvinylliden clorua EVOH : Etylen Vinylic PAN : Polyacrylonitrin Chất đồng trùng hợp Acrylic-amit

Bảng so sánh khả năng chống xuyên thấm của vật liệu chất dẻo

Vật liệu chất dẻo

Khả năng chống xuyên thấm

Đối với khí O2 , CO2 , N2

Đối với hơi nước

PS, PE, PP Kém Rất tốt

PET, PA, PVC Trung bình Trung bình

PVDC, EVON, PAN, chất đồng trùng

hợp Acrylic-amitTốt Kém

20

Page 21: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

Với một chất dẻo định trước, nếu khả năng chống khí tốt thì ngược lại khà năng chịu ẩm, khả năng gia công sẽ kém hơn.

Trong công nghiệp làm bao bì bằng chất dẻo, người ta thường tạo nên các màng nhiều lớp bằng các loại vật liệu khác nhau nhằm tận dụng được các ưu thế “rào cản” của từng loại. Số lớp có thể là 2,3,4,5,6 nhằm tạo nên bao bì phù hợp với từng loại thực phẩm.

Những bao bì nhiều lớp được sản xuất ngày càng nhiều để đảm bảo khả năng chống ẩm, chống thấm khí, chống vi sinh vật, đồng thời đảm bảo khả năng dễ gia công. Ngày nay người ta còn sản xuất được các loại bao bì bằng chất dẻo có tính chịu hiệt cao trên 260oC , có thể thanh trùng ở nhiệt độ cao như các bao bì kim loại hoặc đun nóng trong các lò hâm nóng thức ăn.

Bao bì chất dẻo được chế tạo dưới dạng chai, lọ hộp, khay, màng mỏng….ở trạng thái mềm, bán cứng hoặc cứng và được sử dụng làm bao bì cho hầu hết các loại thực phẩm.

Sản phẩm cà phê Trung Nguyên Các loại trà xanh C2

2.5.2 Ưu điểm

Có khả năng chống ăn mòn cao, có tính chống xuyên thấm cao Dễ gia công và dễ chế tạo công nghiệp trên quy mô lớn, trên cơ sở tiêu chuẩn hóa Có thể ghép kín bao bì bằng nhiệt một cách đơn giản Khối lượng bao bì rất nhẹ Có thể tạo dáng bao bì đa dạng và trang trí phù hợp với từng loại thực phẩm Có thể tạo nhiều loại bao bì trong suốt và có màu chống được bức xạ tử ngoại. Một số vật liệu chất dẻo có thể tái chế hoặc tái sử dụng Có thể thực hiện đóng gói trên dây chuyền tự động với cường độ cao

2.5.3 Nhược điểm

Một số chất dẻo có độc tính dễ gây độc cho thực phẩm Một số chất dẻo không có khả năng tái sử dụng và tái chế nên gây ô nhiễm môi

trường => Không thân thiện với môi trường

21

Page 22: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

Giá thành còn khá cao so với loại vật liệu truyền thống đặc biệt là các bao bì bằng chất dẻo chịu nhiệt

Chịu nhiệt kém, có loại chỉ 80oC đã bị mềm hoặc biến dạng (PS) Có thể bị lão hóa (do oxy, ánh sáng, nhiệt độ), trở lại dạng monome một phần,

tách HCl...

2.6 Vật Liệu Hỗn Hợp

2.6.1 Giới thiệu

Vật liệu hỗn hợp được hình thành do kết quả nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các lĩnh vực:

Công nghệ chế tạo các vật liệu truyền thống như: vật liệu xenlulo, vật liệu bằng kim loại đặc biệt là bằng nhôm. Mỗi loại vật liệu trên đều có ưu diểm và nhược điểm. Vật liệu hỗn hợp tận dụng được những ưu điểm và khắc phục nhược điểm và tọa nên hàng loạt bao bì mới có nhiều ưu điểm hơn.

Công nghệ tổng hợp các chất keo dính Công nghệ đóng gói vô khuẩn

Chất liệu làm màng Chức năng

Màng paraffin Chống ẩm và chống xuyên thấm khí

Màng chất dẻo ( chủ yếu là PE)Chống ẩm, tạo độ mềm cho bao bì,

tạo khả năng hàn kín bao bì, tạo mặt bóng trang trí

Màng kim loại (chủ yếu là màng nhôm)

Chống ẩm và chống xuyên thấm khí

Màng xenluloTạo nền để in nhãn hàng và trang

trí, tạo khung để định dạng cho bao bì, tăng độ bền

Màng keoGắn kết các lớp màng tạo thành tấm

mỏng nhiều lớp.

Tùy theo từng loại sản phẩm thực phẩm mà người ta phối hợp các lớp màng với nhau một cách hợp lý để tạo thành bao bì:

Các tông / paraffin Carton / màng chất dẻo Màng giấy / màng chất dẻo Màng chất dẻo / màng giấy / màng chất dẻo Màng chất dẻo / màng kim loại Màng chất dẻo / màng kim loại / màng chất dẻo

22

Page 23: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

Màng chất dẻo / màng giấy(các tông) / màng kim loại / màng chất dẻo Màng chất dẻo / màng giấy(các tông) / màng chất dẻo / màng kim loại / màng chất

dẻo

Các màng này được gắn kết với nahu bằng keo, hoặc bằng các biện pháp kỹ thuật khác như: mạ, phun phủ, cán nóng…

Một số hình ảnh:

2.6.2 Ưu điểm

Phát huy các ưu điểm và khắc phục được về cơ bản các nhược điểm của các loại bao bì bằng vật liệu truyền thống

Khối lượng bao bì nhỏ Chống ẩm, chống thấm khí tốt Có thể sản xuất hàng loạt trên dây chuyền công nghệ bao bì hiện đại với năng

suất lớn, mức độ tiêu chuẩn hóa cao.

2.6.3 Nhược điểm

Không có khả năng chịu nhiệt dộ cao nên không thể làm bao bì cho các sản phẩm thực phẩm cần thanh trùng ở nhiệt độ cao.

Bao bì hỗn hợp phần lớn chỉ áp dụng trên dây chuyền đóng gói vô khuẩn.

3. KẾT LUẬN3. Kết luận:

- Có nhiều cách phân loại bao bì thực phẩm, trong đó có 3 cách phân loại phổ biến: phân loại bao bì theo thực phẩm, phân loại bao bì theo tính năng kỹ thuật và phân loại bao bì theo vật liệu cấu tạo.

- Phân loại bao bì theo loại thực phẩm không thể hiện được tính năng đặc trưng của từng loại vật liệu bao bì.

- Mỗi loại thực phẩm có thể được chứa đựng trong nhiều loại bao bì, chế tạo từ những vật liệu khác nhau tương ứng với các phương thức đóng gói khác nhau.

23

Page 24: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

- Mỗi loại thực phẩm có thể được chứa đựng trong những loại bao bì đáp ứng được tính năng đặc trưng của thực phẩm.

- Mỗi loại vật liệu bao bì với phương thức đóng gói riêng tương ứng có thể được chế tạo thành bao bì cho nhiều loại thực phẩm khác nhau.

- Dựa vào những tính năng riêng của từng loại bao bì, ta thấy việc phân loại bao bì thực phẩm theo vật liệu chế tạo thì thuận tiện hơn các cách phân loại khác vì đáp ứng đặc tính riêng của sản phẩm, cho biết kiểu dáng và phương pháp đóng gói bao bì.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đỗ Vĩnh Long (chủ biên), 2014, Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm, ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh.

http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/cong-nghe-san-xuat-bao-bi.605165.html

http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/5496610

24

Page 25: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

http://www.thietkethuonghieu.net/thuong-hieu/thong-tin-thuong-hieu/94-bao-bi-thuy-tinh.html

http://tailieu.vn/tag/tai-lieu/bao%20b%C3%AC%20kim%20lo%E1%BA%A1i.html

http://www.scribd.com/doc/28330178/Chuong-2-2-Bao-Bi-Kim-Loai

BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Mức độ tham gia Ký tên

25

Page 26: Tiểu luận các loại vật việu làm bao bì thực phẩm

1 Phạm Trần Ngọc Hạnh Tích cực

2 Nguyễn Thị Trà Mi Tích cực

3 Trần Hà ngọc Ngân Tích cực

4 Lê Thị Mùi Tích cực

5 Nguyễn Thị Ngọc Mai Tích cực

26