sỔ tay ĐẢm bẢo chẤt lƢỢng -...

41
Shi u: ST-PĐBCL Ngày hi u l c: 01/09/2015 Trang:1/41 BGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CNG HÒA XÃ HI CHNGHĨA VIỆ T NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KTHUT Độc lp - Tdo - Hnh phúc THÀNH PHHCHÍ MINH STAY ĐẢM BO CHẤT LƢỢNG Công tác đảm bo chất lượng hiện nay đang trở thành mt trong nhng nhim vtrng tâm trong ho ạt động c ủa nhà trường. Trường ĐH Sư phạm Kthuật đặt ra t m nhìn đến năm 2020 trthành mt trung tâm đào tạo và nghiên c u ng dụng hàng đầu ca Việt Nam trong lĩnh vực công nghvà giáo dc nghnghip, ngang t m vi các trường đại hc uy tín thuc khu vc và quc tế. Để đạt được các yêu cu đó thì một trong nhng nhim vquan tr ng c ủa nhà trườ ng là phi xây dựng được mt hthng đảm bo chất lượng bên trong mnh, một văn hoá chất lượng hiện đại trong nhà trườ ng để tđó trường có thtiến ti vic tchvà đáp ứng được đầy đủ trách nhi m gi i trình đối v i xã hi. Mi ho ạt động đảm bo chất lượng trong trườ ng (như xây dựng và thc hin Mc tiêu ch ất lượng, đánh giá và kiểm định trường, ki ểm định chương trình giáo d c theo các tiêu chu n ca BGD&ĐT, của khu v c và quc tế) đều được thc hin da trên s htrca hthống đảm bo chất lượng bên trong. Chính vì vy mà hthống đảm bo chất lượ ng bên trong là nhân t quyết định cho thành công c a công tác đảm bo chất lượng trong trường. Nhà trường đặt ra mc tiêu liên t c hoàn thi n và c i tiến hthống đảm bo chất lượng bên trong đồng thi phbiến các ni dung và các quy trình c a hthống này đến toàn thcán bviên chc và sinh viên trong trường. Đó chính là lý do ra đời ca cun Stay chất lượng này. Cu trúc ca Stay này được xây dng tvic tham kho stay chất lượng ISO 9001-2000 c ủa trườ ng và hthống đảm bo chất lượ ng bên trong c a AUN-QA. Mi ý ki ến đóng góp liên quan đến ni dung và hình th c ca Stay xin vui lòng gửi theo địa chemail: [email protected] . Trân tr ọng cám ơn.

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:1/41

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG

Công tác đảm bảo chất lượng hiện nay đang trở thành một trong những nhiệm vụ

trọng tâm trong hoạt động của nhà trường. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật đặt ra tầm

nhìn đến năm 2020 trở thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu ứng dụng hàng đầu

của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ và giáo dục nghề nghiệp, ngang tầm với các

trường đại học uy tín thuộc khu vực và quốc tế. Để đạt được các yêu cầu đó thì một

trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường là phải xây dựng được một hệ thống

đảm bảo chất lượng bên trong mạnh, một văn hoá chất lượng hiện đại trong nhà trường

để từ đó trường có thể tiến tới việc tự chủ và đáp ứng được đầy đủ trách nhiệm giải

trình đối với xã hội. Mọi hoạt động đảm bảo chất lượng trong trường (như xây dựng và

thực hiện Mục tiêu chất lượng, đánh giá và kiểm định trường, kiểm định chương trình

giáo dục theo các tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT, của khu vực và quốc tế) đều được thực

hiện dựa trên sự hỗ trợ của hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong. Chính vì vậy mà hệ

thống đảm bảo chất lượng bên trong là nhân tố quyết định cho thành công của công tác

đảm bảo chất lượng trong trường. Nhà trường đặt ra mục tiêu liên tục hoàn thiện và cải

tiến hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong đồng thời phổ biến các nội dung và các quy

trình của hệ thống này đến toàn thể cán bộ viên chức và sinh viên trong trường. Đó

chính là lý do ra đời của cuốn Sổ tay chất lượng này. Cấu trúc của Sổ tay này được xây

dựng từ việc tham khảo sổ tay chất lượng ISO 9001-2000 của trường và hệ thống đảm

bảo chất lượng bên trong của AUN-QA.

Mọi ý kiến đóng góp liên quan đến nội dung và hình thức của Sổ tay xin vui lòng

gửi theo địa chỉ email: [email protected]. Trân trọng cám ơn.

Page 2: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:2/41

CHƢƠNG 1: THÔNG TIN VỀ TRƢỜNG

Chức năng, nhiệm vụ của trường

- Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên kỹ thuật cho các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, các trường phổ thông trung

học.Ñaøo taïo vaø boài döôõng giaùo vieân kyõ thuaät cho caùc tröôøng Ñaïi hoïc,

Cao ñaúng, Trung hoïc chuyeân nghieäp vaø daïy ngheà, caùc tröôøng phoå thoâng

trung hoïc.

- Đào tạo đội ngũ kỹ sư công nghệ và bồi dưỡng nguồn nhân lực kỹ thuật

thích ứng với thị trường lao động.

- Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực giáo dục chuyên nghiệp và khoa học công nghệ.

- Thực hiện sự ủy nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ sở khoa học và đào tạo giáo viên kỹ thuật ở

nước ngoài.

Đội ngũ cán bộ giảng dạy và viên chức nhà trường

Tính đến thời điểm tháng6/2015, tổng số cán bộ viên chức của trường là 732 người; bao gồm:

- Cánbộ giảng dạy:538 người (trong đó có 1 Giáo sư, 24 Phó Giáo sư, 110 Tiến sỹ, 320 Thạc sỹ, 81 Cử nhân/Kỹ sư và 2 trình độ khác)

- Cán bộ phục vụ: 194 người

Thành tích của trường

+ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM đã được tặng thưởng Huân

chương lao động hạng ba (năm 1985, 2013), Huân chương lao động hạng

nhì (năm 1996), Huân chương lao động hạng nhất (năm 2001), Huân

chương Độc lập hạng ba (năm 2007), Huaân chöông Ñoäc laäp haïng nhì(naêm

2012),Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2003-2005), Cờ thi

đua của Chính phủ (2007, 2013),…

+ Trường được Bộ giáo dục và Đào tạocông nhận là Trường tiên tiến xuất sắc

14 năm liên tục (2000-2014);được tặng Bằng khen các năm 2002-

2007,2010,2011,2014; được tặng Cờ thi đua “Trường tiên tiến xuất sắc”

năm học 2003-2004, Cờ thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2008-

2009.

Trường cũng đã được UBND TP.Hồ Chí Minh tặng Bằng khen nhiều năm

liền từ năm 2000 đến nay và cũng được UBND TP. Hồ Chí Minh tặng Cờ

truyền thống (năm 2008,2012).

+ Hiện nay, hàng năm Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM đào tạo

cho xã hội khoảng khoaûnghơn 200 Thạc sĩ, 3000 Kỹ sư, 200 Cử nhân cao

đẳng, 200 Kỹ thuật viên trung cấp và 200 Công nhân kỹ thuật.

+ Nhiều đơn vị và cá nhân của trường được Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào

tạo tặng bằng khen; nhiều giáo viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo

Page 3: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:3/41

ưu tú và nhiều cán bộ, viên chức được tặng Huy chương vì sự nghiệp Giáo

dục.

+ Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp HCM đã thực

hiện 2011 đề tài NCKH, trong đó có 2 Dự án sản xuất thử nghiệm, 128 đề

tài cấp Bộ hoặc tương đương,1881 đề tài cấp Trường. Về lĩnh vực nghiên

cứu, các đề tài nghiên cứu cơ bản chiếm 17%, nghiên cứu ứng dụng chiếm

71%, triển khai thực nghiệm chiếm 12%.

+ Từ năm 2011-2015 trường có 95 bài báo đăng trên tạp chí xếp hạng ISI

Thomson Reuters.

+ Ấn phẩm của Trường: Tạp chí Khoa học & Công nghệ các trường Đại học

Kỹ thuật: xuất bản từ năm 1980 liên kết với 6 trường Đại học: Trường Đại

học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Tp HCM, Đại học Đà

Nẵng, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên, Học viện Công

nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp.

+ Nội san Sư phạm Kỹ thuật: xuất bản từ năm 1983 đến 2005. Tạp chí Khoa

học Giáo dục Kỹ thuật được Bộ Văn hóa Thông tin cấp phép tháng

12/2005. Tháng 6/2006 xuất bản số đầu tiên. Từ 2006-2015 đã xuất bản

được 32 số.

- Công tác Đảm bảo chất lƣợng

Nhà trường hiện đang áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo

tiêu chuẩn ISO 9001-2000 trong công tác quản lý hành chính.

Nhà trường định hướng việc thực hiện kiểm định chương trình đào tạo theo

tiêu chuẩn kiểm định của Bộ giáo dục và đào tạo và tiêu chuẩn kiểm định

quốc tế AUN-QA.

- Đảng, đoàn thể và các hoạt động khác

Đảng bộ trường được công nhận là “Đảng bộ Trong sạch - Vững mạnh - Xuất

sắc” nhiều năm liền (liên tục từ năm 1995 đến nay).

Công đoàn trường được công đoàn ngành Giáo dục Việt Nam và Liên đoàn

Lao động thành phố Hồ Chí Minh tặng cờ “Công đoàn cơ sở Vững mạnh

Xuất sắc” trong nhiều năm liên tục.

Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên là đơn vị xuất sắc trong khối các trường

ĐH, CĐ khu vực thành phố Hồ Chí Minh nhiều năm liền…

Thông tin liên lạc liên quan đến hệ thống đảm bảo chất lượng của trường

Đơn vị: Phòng Đảm bảo Chất lượng

Điện thọai: (08) 37221712, số nội bộ: 8190

Email: [email protected]

Page 4: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:4/41

CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH CHẤT LƢỢNG CỦA TRƢỜNG

“Không ngừng nâng cao chất lượng dạy, học, nghiên cứu

khoa học nhằm cung cấp cho người học những điều kiện tốt

nhất để phát triển toàn diện các năng lực,đáp ứng nhu cầu

phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế”

Page 5: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:5/41

CHƢƠNG 3: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRƢỜNG - TRÁCH NHIỆM VÀ

QUYỀN HẠN CỦA HIỆU TRƢỞNG, HIỆU PHÓ

Cơ cấu tổ chức của Trƣờng

Page 6: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:6/41

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH (Theo tuyến báo cáo công tác)

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO

PHÓ HIỆU TRƢỞNG

Phụ trách NCKH, QHQT,ĐBCL

PHÓ HIỆU TRƢỞNG

Phụ trách HCQT, XDCB,Dịch vụ, Đoàn Thể

HIỆU TRƢỞNG

PHÓ HIỆU TRƢỞNG

Phụ trách Đào tạo, Công tác HSSV, TTGD, Thư Viện

HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

- Trưởng phòng Đào tạo

- Trưởng phòng Đào tạo không chính

quy

- Trưởng phòng Công tác học sinh

sinh viên

- Giám đốc Thư viện

- Trưởng phòng Thanh tra giáo dục

- Trưởng Khoa Cơ khí chế tạo máy

- Trưởng Khoa Cơ khí động lực

- Trưởng Khoa Khoa học cơ bản

- Trưởng Khoa Lý luận chính trị

- Trưởng Khoa Ngoại ngữ

- Trưởng Trung tâm Thông tin máy

tinh

- Trưởng Trung tâm Tư vấn thiết kế

và chế tạo thiết bị công nghiệp

- Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ

- Trưởng phòng Tổ chức cán bộ

- Trưởng phòng Thiết bị Vật tư

- Trưởng phòng Quản trị chiến lược

- Trưởng bộ phận Quản lý hồ sơ dự án

- Trưởng Khoa Đào tạo chất lượng cao

- Viện trưởng Viện Sư phạm kỹ thuật

- Hiệu trưởng Trường Trung học kỹ

thuật thực hành

- Trưởng Trung tâm Việt Đức

- Giám đốc Trung tâm Hợp tác đào tạo

quốc tế

- Giám đốc Trung tâm Dạy học số

- Giám đốc Trung tâm Tin học

-Trưởng phòng Quản lý khoa học – Quan hệ

quốc tế

- Trưởng phòng Đảm bảo chất lượng

- Trưởng phòng Quan hệ công chúng và

doanh nghiệp

- Trưởng Khoa Điện – Điện tử

- Trưởng Khoa Xây dựng và Cơ học ứng

dụng

- Trưởng Khoa Công nghệ hóa học và thực

phẩm

- Trưởng Khoa Công nghệ thông tin

- Giám đốcTrung tâm Kỹ thuật tổng hợp

- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chuyển

giao công nghệ

- Trưởng Trung tâm Nghiên cứu năng lượng

tái tạo

- Giám đốc Trung tâm Hàn ngữ

- Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính

- Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp

- Trưởng phòng Quản trị Cơ sở vật chất

- Trưởng Ban quản lý ký túc xá

- Trưởng Trạm y tế

- Trưởng Khoa In và Truyền thông

- TrưởngKhoa Kinh tế

- Trưởng Khoa Công nghệ may và Thờ i

trang

- Giám đốc Trung tâm Dịch vụ sinh viên

- Giám đốcTrung tâm Đào tạo ngắn hạn

- Giám đốc Trung tâm Hướng nghiệp

và Đào tạoViệt Nhật

Page 7: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:7/41

Trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trƣởng, Hiệu phó

I. Chức danh: Hiệu trưởng

Vị trí cấp trên trực tiếp: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trách nhiệm

Hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật của nhà trường; chịu trách nhiệm

trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường theo các quy định của

pháp luật và của Điều lệ trường đại học.

* Phụ trách chung, trực tiếp các mảng công việc

1. Tổ chức cán bộ

2. Thiết bị vật tư

3. Kế hoạch chiến lược

4. Xây dựng cơ bản

* Phụ trách các đơn vị:

1. Hội đồng khoa học và đào tạo Trường

2. Hội đồng Trường

3. Phòng Tổ chức cán bộ

4. Phòng Thiết bị vật tư

5. Phòng Quản trị chiến lược

6. Bộ phận Quản lý hồ sơ dự án

7. Khoa Đào tạo Chất lượng cao

8. Viện Sư phạm kỹ thuật

9. Trường Trung học kỹ thuật thực hành

10. Trung tâm Việt Đức

11. Trung tâm Hợp tác Đào tạo Quốc tế

12. Trung tâm Dạy học số

13. Trung tâm Tin học

Quyền hạn

1. Về tổ chức, nhân sự

a. Quyết định thành lập và giải thể các tổ chức sau đây của trường:

- Hội đồng khoa học và đào tạo;

- Các phòng chức năng;

- Các khoa và bộ môn trực thuộc trường;

- Các bộ môn thuộc khoa.

Page 8: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:8/41

- Các tổ chức khoa học và công nghệ như viện, trung tâm, các cơ

sở phục vụ đào tạo, khoa học và công nghệ.

- Các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp thuộc Trường.

b. Ban hành và bãi bỏ các nội quy, quy định trong nội bộ trường nhằm

bảo đảm việc điều hành, kiểm tra và giám sát mọi hoạt động của

trường theo đúng các quy định hiện hành.

c. Quyết định bổ nhiệm và miễn nhiễm các chức danh trong các tổ chức

được quy định tại điểm a.

d. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, tổ chức việc bồi

dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên; chăm lo đời

sống vật chất, tinh thần và tạo điều kiện cho giảng viên, cán bộ, nhân

viên và người học tham gia các sinh hoạt đoàn thể và hoạt động xã

hội.

e. Tổ chức thi tuyển cán bộ, nhân viên, quyết định việc tiếp nhận,

chuyển ngạch các chức danh từ giảng viên chính trở xuống; được cơ

quan chủ quả nhà trường ủy quyền tổ chức thi nâng ngạch và bổ

nhiệm vào ngạch từ giảng viên chính trở xuống theo quy địh của nhà

nước, phù hợp với cơ cấu cán bộ, nhân viên của trường và tiêu chuẩn

chức danh của ngành giáo dục.

Ký quyết định tuyển dụng, thôi việc và thuyên chuyển công tác giảng

viên, cán bộ, nhân viên và ký hợp đồng lao động theo quy định của

pháp luật.

f. Thực hiện Quy chế “thực hiện dân chủ” trong các hoạt động của nhà

trường do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

g. Bảo đảm quyền lợi người học theo quy định của Nhà nước.

h. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về các mặt hoạt động của Trường

theo quy định hiện hành.

i. Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật theo quy định của Nhà nước.

k. Đảm bảo trật tự, an ninh và an toàn trong nhà trường.

2. Về hoạt động đào tạo

a. Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo theo quy định của Nhà nước.

Hiệu trưởng quyết định các nội dung sau:

- Mục tiêu, tính chất và nguyên lý giáo dục.

- Ngành nghề cụ thể: Kiến nghị việc mở ngành đào tạo, điều chỉnh

quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ và phương thức đào tạo của

trường.

Page 9: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:9/41

- Chương trình và giáo trình: Tổ chức xây dựng chương trình đào

tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành đào tạo của

trường. Tổ chức biên soạn, duyệt và thẩm định các giáo trình theo

chuyên ngành và các tài liệu giảng dạy, học tập của trường; xây

dựng hệ thống giáo trình, tài liệu, trang thiết bị dạy - học đáp ứng

yêu cầu đổi mới toàn diện về nội dung, phương pháp dạy - học,

phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực tự học, tự nghiên cứu

của người học. Tổ chức đánh giá các chương trình đào tạo của các

ngành học, môn học của nhà trường.

- Tuyển sinh: Xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm theo chỉ tiêu

của Nhà nước; Kiến nghị với cơ quan chủ quản và Bộ Giáo dục

và Đào tạo về điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và phát triển quy mô

của Trường. Tổ chức tuyển sinh theo quy chế của Bộ Giáo dục và

đào tạo.

- Kiểm tra, thi và đánh giá: Thực hiện việc đánh giá kết quả học

tập, rèn luyện tu dưỡng, tham gia các hoạt động xã hội của người

học, việc giảng dạy của giảng viên. Lựa chọn phương pháp, quy

trình, xây dựng hệ thống kiểm tra, thi và đánh giá đảm bảo khách

quan, chính xác và phù hợp với phương thức đào tạo và hình thức

học tập, xác định mức độ tích lũy của người học cả về kiến thức

chuyên môn.

- Văn bằng chứng chỉ: Tổ chức công nhận, cấp chứng chỉ, cấp văn

bằng tốt nghiệp cho những người được Trường đào tạo khi có đủ

các điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chịu

trách nhiệm về chất lượng đào tạo và giá trị văn bằng chứng chỉ

do trường cấp trên cơ sở xây dựng và phát triển hệ thống đảm bảo

chất lượng đào tạo. Thực hiện quy trình kiểm định chất lượng và

công khai kết quả kiểm định chất lượng theo quy định của các cơ

quan có thẩm quyền.

b. Chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo của nhà trường.

3. Về hoạt động khoa học và công nghệ

a. Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ của trường báo

cáo các cơ quan có thẩm quyền.

b. Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công

nghệ, các đề tài hợp tác quốc tế, các dự án phát triển cấp nhà nước.

c. Tham gia quản lý và tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa

học, phát triển công nghệ, các đề tài hợp tác quốc tế, các dự án phát

triển cấp bộ.

Page 10: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:10/41

d. Xét duyệt, quản lý và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học, phát

triển công nghệ, các đề tài hợp tác quốc tế, các dự án phát triển cấp

trường.

e. Xây dựng, tổ chức, quản lý các nguồn thông tin khoa học - công nghệ

và các dịch vụ khoa học - công nghệ.

4. Về tài chính, tài sản và đầu tư

a. Là chủ tài khoản của trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn

bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của đơn vị;

b. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý tài chính, tài sản

theo quy định của Nhà nước

* Quản lý tài sản bao gồm các nguồn sau:

- Đất đai, nhà cửa, công trình xây dựng, các kết quả hoạt động

khoa học và công nghệ, các trang thiết bị và những tài sản khác

được Nhà nước giao cho Trường quản lý và sử dụng.

- Tài sản của trường thuộc sở hữu nhà nước được quản lý và sử

dụng theo quy định của pháp luật.

- Có kế hoạch và bố trí kinh phí hợp lý từ nguồn thu của trường

để đầu tư bổ sung, đổi mới trang thiết bị, sửa chữa lớn, xây dựng

và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Hàng năm tổ chức kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản của đơn vị

và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của nhà nước.

* Quản lý tài chính bao gồm các nguồn sau:

- Do ngân sách nhà nước cấp.

- Nguồn thu sự nghiệp.

- Các nguồn thu khác.

c. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định về lao động, tiền lương,

tiền công, học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, các chế độ, chính sách tài

chính đối với giảng viên, cán bộ, nhân viên và người học của Trường.

d. Quyết định mức chi quản lý, chi nghiệp vụ trong phạm vi nguồn tài

chính được sử dụng, tùy theo nội dung và hiệu quả công việc.

e. Thực hiện việc quyết định đầu tư và quản lý các dự án từ ngân sách

nhà nước, theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng do chính phủ ban

hành.

f. Xem xét, quyết định đầu tư và phê duyệt tất cả các dự án, thủ tục xây

dựng cơ bản, mua sắm, thanh lý tài sản từ nguồn vốn do ngân sách

nhà nước cấp, nguồn thu sự nghiệp và các nguồn thu khác theo quy

định của pháp luật.

Page 11: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:11/41

5. Về quan hệ quốc tế

a. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quan hệ quốc tế như:

- Chủ động thiết lập các mối quan hệ hợp tác, ký các văn bản ghi nhớ,

thỏa thuận về đào tạo, khoa học và công nghệ với các trường đại

học, các tổ chức giáo dục, khoa học và công nghệ nước ngoài; mời

chuyên gia nước ngoài đến giảng dạy và trao đổi kinh nghiệm theo

các quy định của nhà nước.

- Xây dựng các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trình cơ quan có thẩm

quyền quyết định; huy động nguồn lực để thực hiện tốt các thỏa

thuận, các dự án phù hợp với các quy định của nhà nước.

- Tổ chức thí điểm các chương trình đào tạo quốc tế trong khuôn khổ

các dự án hợp tác với các trường đại học có uy tín trên thế giới, trên

cơ sở đó kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, công nhận là

chương trình đào tạo chính thức của trường.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế theo các quy định của nhà nước

và của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tham gia các tổ chức quốc tế về giáo dục, khoa học và công nghệ

theo quy định của nhà nước.

b. Quyết định cử cán bộ từ Phó Hiệu trưởng trở xuống đi công tác ở

nước ngoài trên cơ sở những quy định hiện hành của nhà nước.

c. Quản lý các đoàn ra, đoàn vào trong phạm vi hoạt động của Trường

theo quy định của pháp luật.

d. Định kỳ báo cáo cơ quan chủ quản và Bộ Giáo dục và Đào tạo về

công tác quan hệ quốc tế của Trường.

Tiêu chuẩn

1. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín trong giới khoa học, giáo dục,

có năng lực và đã có ít nhất 5 năm tham gia quản lý giáo dục đại học từ cấp

bộ môn trở lên;

2. Có học vị Tiến sĩ;

3. Có sức khỏe; tuổi khi bổ nhiệm không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ.

II. Chức danh : Phó hiệu trưởngphụ trách tài chính và cơ sở vật chất

Vị trí cấp trên trực tiếp: Hiệu trưởng

Trách nhiệm

* Phụ trách các mảng công việc

Page 12: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:12/41

5. Kế hoạch tài chính

6. Bảo vệ nội bộ

7. Đề án tự chủ tài chính

8. Quy chế chi tiêu nội bộ

9. Quản trị cơ sở vật chất

10. Hành chính tổng hợp

11. Công tác dịch vụ và phục vụ sinh viên

12. Các dịch vụ có thu

13. Các dịch vụ thuê mặt bằng ngắn hạn và dài hạn

14. Y tế

* Phụ trách các đơn vị:

1. Phòng Kế hoạch - Tài chính

2. Phòng Hành chính - Tổng hợp

3. Phòng Quản trị Cơ sở vật chất

4. Ban quản lý ký túc xá

5. Trạm y tế

6. Công đoàn

7. Hội cựu chiến binh

8. Cửa hàng thanh niên

9. Khoa In và Truyền thông

10. Khoa Kinh tế

11. Khoa Công nghệ may và Thời trang

12. Trung tâm Dịch vụ sinh viên

13. Trung tâm Đào tạo ngắn hạn

14. Trung tâm Hướng nghiệp và Đào tạo Việt Nhật

Quyền hạn

1. Giúp Hiệu trưởng lãnh đạo chung công tác của Trường; trực tiếp phụ trách

các đơn vị và các lĩnh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trưởng nêu

trên.

2. Khi giải quyết công việc được Hiệu trưởng phân công, Phó hiệu trưởng được

sử dụng quyền hạn của Hiệu trưởng, thay mặt Hiệu trưởng và chịu trách

nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công việc.

3. Đối với lĩnh vực công tác được phân công phụ trách, Phó hiệu trưởng có

trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện; chủ động giải

quyết các vấn đề phát sinh; trong trường hợp phải giải quyết các vấn đề liên

Page 13: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:13/41

quan đến cơ chế, chính sách chưa được pháp luật quy định hoặc các vấn đề

quan trọng thể hiện quan điểm của Trường thì Phó hiệu trưởng phải báo cáo

và xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng trước khi quyết định.

4. Đối với các đơn vị được phân công phụ trách, Phó hiệu trưởng có trách

nhiệm truyền đạt cho trưởng các đơn vị những chủ trương, chính sách, quan

điểm của Đảng và Nhà nước liên quan đến lĩnh vực công tác của đơn vị;

kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công việc và chịu trách nhiệm trước Hiệu

trưởng về kết quả giải quyết công việc của các đơn vị.

Tiêu chuẩn

1. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt

2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;

3. Có sức khỏe; tuổi khi bổ nhiệm không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ.

IV. Chức danh:Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo

Vị trí cấp trên trực tiếp: Hiệu trưởng

Trách nhiệm

* Phụ trách các mảng công việc:

1. Công tác Đào tạo

2. Đổi mới phương pháp dạy và học

3. Kiểm tra đánh giá học sinh sinh viên (đánh giá rèn luyện, kỷ luật, khen

thưởng, tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp, tư vấn học tập, trợ lý giảng

dạy)

4. Thanh tra giáo dục

5. Thư viện

* Phụ trách các đơn vị:

1. Phòng Đào tạo

2. Phòng Đào tạo không chính quy

3. Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên

4. Thư viện

5. Phòng Thanh tra giáo dục

6. Đoàn TNCSHCM

7. Hội sinh viên

8. Khoa Cơ khí Chế tạo Máy

9. Khoa Cơ khí động lực

10. Khoa Khoa học cơ bản

Page 14: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:14/41

11. Khoa Lý luận chính trị

12. Khoa Ngoại ngữ

13. Trung tâm Thông tin máy tính

14. Trung tâm Tư vấn thiết kế chế tạo thiết bị công nghiệp

15. Trung tâm Ngoại ngữ

Quyền hạn

1. Giúp Hiệu trưởng lãnh đạo chung công tác của Trường; trực tiếp phụ trách

các đơn vị và các lĩnh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trưởng nêu

trên.

2. Khi giải quyết công việc được Hiệu trưởng phân công, Phó hiệu trưởng được

sử dụng quyền hạn của Hiệu trưởng, thay mặt Hiệu trưởng và chịu trách

nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công việc.

3. Đối với lĩnh vực công tác được phân công phụ trách, Phó hiệu trưởng có

trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện; chủ động giải

quyết các vấn đề phát sinh; trong trường hợp phải giải quyết các vấn đề liên

quan đến cơ chế, chính sách chưa được pháp luật quy định hoặc các vấn đề

quan trọng thể hiện quan điểm của Trường thì Phó hiệu trưởng phải báo cáo

và xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng trước khi quyết định.

4. Đối với các đơn vị được phân công phụ trách, Phó hiệu trưởng có trách

nhiệm truyền đạt cho trưởng các đơn vị những chủ trương, chính sách, quan

điểm của Đảng và Nhà nước liên quan đến lĩnh vực công tác của đơn vị;

kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công việc và chịu trách nhiệm trước Hiệu

trưởng về kết quả giải quyết công việc của các đơn vị.

Tiêu chuẩn

1. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín trong giới khoa học, giáo dục,

có năng lực và đã có ít nhất 5 năm tham gia quản lý giáo dục đại học từ cấp

bộ môn trở lên;

2. Có học vị Tiến sĩ;

3. Có sức khỏe; tuổi khi bổ nhiệm không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ.

V. Chức danh:Phó hiệu trưởng phụ trách đảm bảo chất lượng và quản lý khoa

học quan hệ quốc tế

Vị trí cấp trên trực tiếp: Hiệu trưởng

Trách nhiệm

* Phụ trách các mảng công việc:

1 Nghiên cứu khoa học

Page 15: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:15/41

2 Quan hệ quốc tế

3 Quan hệ công chúng và Doanh nghiệp

4 Xây dựng các dự án ODA

5 Triển khai KPIs

6 Đảm bảo và kiểm định chất lượng

7 Cựu sinh viên

* Phụ trách các đơn vị:

1. Phòng Quản lý khoa học – Quan hệ quốc tế

2. Phòng Đảm bảo chất lượng

3. Phòng Quan hệ công chúng và doanh nghiệp

4. Hội cựu sinh viên

5. Khoa Điện – Điện tử

6. Khoa Xây dựng và Cơ học ứng dụng

7. Khoa Công nghệ hóa học và thực phẩm

8. Khoa Công nghệ thông tin

9. Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp

10. Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao công nghệ

11. Trung tâm Nghiên cứu năng lượng tái tạo

12. Trung tâm Hàn ngữ

Quyền hạn

5. Giúp Hiệu trưởng lãnh đạo chung công tác của Trường; trực tiếp phụ trách

các đơn vị và các lĩnh vực công tác theo sự phân công của Hiệu trưởng nêu

trên.

6. Khi giải quyết công việc được Hiệu trưởng phân công, Phó hiệu trưởng được

sử dụng quyền hạn của Hiệu trưởng, thay mặt Hiệu trưởng và chịu trách

nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công việc.

7. Đối với lĩnh vực công tác được phân công phụ trách, Phó hiệu trưởng có

trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện; chủ động giải

quyết các vấn đề phát sinh; trong trường hợp phải giải quyết các vấn đề liên

quan đến cơ chế, chính sách chưa được pháp luật quy định hoặc các vấn đề

quan trọng thể hiện quan điểm của Trường thì Phó hiệu trưởng phải báo cáo

và xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng trước khi quyết định.

8. Đối với các đơn vị được phân công phụ trách, Phó hiệu trưởng có trách

nhiệm truyền đạt cho trưởng các đơn vị những chủ trương, chính sách, quan

điểm của Đảng và Nhà nước liên quan đến lĩnh vực công tác của đơn vị;

Page 16: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:16/41

kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công việc và chịu trách nhiệm trước Hiệu

trưởng về kết quả giải quyết công việc của các đơn vị.

Tiêu chuẩn

4. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín trong giới khoa học, giáo dục,

có năng lực và đã có ít nhất 5 năm tham gia quản lý giáo dục đại học từ cấp

bộ môn trở lên;

5. Có học vị Tiến sĩ;

6. Có sức khỏe; tuổi khi bổ nhiệm không quá 55 đối với nam và 50 đối với nữ.

Page 17: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:17/41

CHƢƠNG 4: HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG

4.1 Những vấn đề chung

Hệ thống đảm bảo chất lượng (ĐBCL) của Trường Đại Học Sư Phạm kỹ Thuật TP. Hồ

Chí Minh bao gồm: Chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, sổ tay chất lượng, các quy

trình điều hành hệ thống ĐBCL, cơ cấu tổ chức, các nguồn lực cần thiết nhằm kiểm soát các

quá trình trong hệ thống ĐBCL.

a. Trường xác định các quy trình quan trọng, xây dựng phương pháp kiểm soát các quy

trình trên nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng (sinh viên, phụ

huynh, các doanh nghiệp…)

b. Các quy trình của hệ thống ĐBCL quy định rõ người thực hiện, các bước thực hiện,

phương pháp thực hiện, biểu mẫu ghi chép nhằm giúp “làm đúng ngay từ đầu”

c. Trường cam kết cung cấp kịp thời và đầy đủ nguồn lực, thông tin cần thiết nhằm thực

hiện hiệu quả hệ thống ĐBCL.

d. Nhằm đánh giá tính hiệu lực, cũng như tính hiệu quả của hệ thống ĐBCL, các qui trình

được theo dõi, đánh giá và phân tích.

e. Trường thực hiện các hành động cần thiết nhằm đạt được kết quả mong muốn và cải

tiến liên tục các qui trình thông qua việc đánh giá nội bộ, phân tích dữ liệu, các công cụ

thích hợp khác…

Khi chọn các nguồn bên ngoài để thực hiện bất kỳ qui trình nào ảnh hưởng đến sự phù

hợp của hoạt động đào tạo, Trường đảm bảo kiểm soát được các hoạt động đó.

4.2 Công cụ giám sát

4.2.1 Khái quát: Hệ thống tài liệu của Trường bao gồm:

1. Chính sách chất lượng

2. Mục tiêu chất lượng và kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng của trường và

của các đơn vị

3. Sổ tay đảm bảo chất lượng

4. Các quy trình trong hệ thống (43 quy trình):

4.1. Quy trình kiểm soát tài liệu

4.2. Quy trình kiểm soát và lưu trữ hồ sơ

4.3. Quy trình thiết lập mục tiêu chất lượng năm học

4.4. Quy trình thực hiện công tác thông tin tuyên truyền

4.5. Quy trình lập và triển khai kế hoạch hoạt động phong trào văn thể, CTXH

Page 18: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:18/41

4.6. Quy trình xem xét của lãnh đạo về tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống

quản lý chất lượng

4.7. Quy trình tuyển dụng cán bộ viên chức

4.8. Quy trình khiếu nại cán bộ viên chức

4.9. Quy trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

4.10. Quy trình bảo trì - sửa chữa thiết bị

4.11. Quy trình mua vật tư thiết bị

4.12. Quy trình giải quyết đơn khiếu nại của sinh viên

4.13. Quy trình lập và điều chỉnh chương trình đào tạo

4.14. Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường

4.15. Quy trình ký kết hợp đồng đào tạo

4.16. Quy trình mời giảng và quản lý giảng viên mời giảng (Trường THKTTH)

4.17. Quy trình mời giảng và quản lý giảng viên mời giảng

4.18. Quy trình lập kế hoạch, thực hiện thi (kiểm tra) học kỳ

4.19. Quy trình lập kế hoạch, thực hiện thi, kiểm tra (Trường THKTTH)

4.20. Quy trình lập kế hoạch, thực hiện giảng dạy

4.21. Quy trình lập kế hoạch, thực hiện giảng dạy ở các lớp CLC

4.22. Quy trình thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế giảng dạy của cán bộ

giảng dạy

4.23. Quy trình giám sát thi học kỳ tại trường và cơ sở liên kết

4.24. Quy trình biên soạn và phát hành giáo trình

4.25. Quy trình bổ sung tài liệu tham khảo

4.26. Quy trình biên mục tài liệu

4.27. Quy trình phối hợp tổ chức quản lý thu học phí hệ chính quy

4.28. Quy trình dự giờ

4.29. Quy trình quản lý cấp phát bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung học

chuyên nghiệp

4.30. Quy trình hiệu chuẩn thiết bị đo

4.31. Quy trình đánh giá sự hài lòng của khách hàng với chương trình đào tạo

4.32. Quy trình đánh giá sự thỏa mãn của học sinh, sinh viên trong thời gian học

4.33. Quy trình đón sinh viên vào ở

4.34. Quy trình lập dự án đầu tư

4.35. Quy trình đánh giá nội bộ

4.36. Quy trình ra đề thi, bảo mật và nhân bản đề thi viết, giao nhận bài thi và

điểm thi.

4.37. Quy trình ra đề, bảo mật đề thi, giao nhận bài và điểm thi (hệ ĐH tại chức

và chính quy địa phương)

4.38. Quy trình ra đề thi thực hành và thí nghiệm

4.39. Quy trình xét nợ học phần, xét và công nhận tốt nghiệp

Page 19: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:19/41

4.40. Quy trình xét và công nhận tốt nghiệp hệ đại học vừa học vừa làm

4.41. Quy trình giải quyết cho học sinh sinh viên tạm dừng, thôi học, học lại

4.42. Quy trình kiểm soát sự việc không phù hợp trong quá trình đào tạo

4.43. Quy trình hành động, khắc phục, phòng ngừa

Các tài liệu hỗ trợ bao gồm:

Sơ đồ tổ chức của trường

Sơ đồ tổ chức của các đơn vị

Chức năng nhiệm vụ của các đơn vị

Trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng

Trách nhiệm và quyền hạn của Trưởng, Phó đơn vị và các chức danh khác trong đơn vị

Các tài liệu bên ngoài: văn bản, quy phạm pháp luật liên quan đến đào tạo đại học và cao đẳng chính quy.

Phạm vi giám sát, đánh giá:

Tiến trình học tập của sinh viên: Quy trình ra đề thi, bảo mật, nhân bản đề thi

viết, giao nhận bài thi và điểm thi;

Tỷ lệ lên lớp; Tỷ lệ bỏ học: Quy trình giải quyết cho HSSV tạm dừng, thôi học,

học lại; Quy trình kiểm soát sự việc không phù hợp trong quá trình đào tạo;

Phản hồi từ thị trường lao động và cựu sinh viên: Quy trình đánh giá sự thỏa

mãn của khách hàng đối với chương trình đào tạo

Hiệu quả nghiên cứu: Quy trình nghiên cứu khoa học cấp Trường

Đánh giá giảng viên do sinh viên thực hiện: Quy trình đánh giá sự thỏa mãn của

khách hàng đối với chương trình đào tạo

Đánh giá môn học và chương trình đào tạo

Đánh giá kết quả nghiên cứu

Đánh giá các dịch vụ phục vụ sinh viên

4.2.2 Sổ tay đảm bảo chất lượng về hệ thống quản lý và phạm vi áp dụng hệ thống

đảm bảo chất lượng

Sổ tay đảm bảo chất lượng về hệ thống quản lý

(Tham khảo phần Giới thiệu Sổ tay đảm bảo chất lượng về hệ thống quản lý trong Lời

mở đầu)

Phạm vi áp dụng hệ thống đảm bảochất lượng

Page 20: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:20/41

Hệ thống đảm bảo chất lượng này được áp dụng đối với hoạt động đào tạo đại học và

cao đẳng chính quy tại các tất cả các khoa và các Phòng Ban chức năng có liên quan.

Các trường hợp ngoại lệ:

Tất cả các qui trình trong hệ thống đảm bảo chất lượng của Trường đều có thể kiểm

tra xác nhận đầu ra. Do vậy, nhà trường không áp dụng hạng mục Kiểm tra xác nhận các qui

trình.

4.2.3 Kiểm soát tài liệu:

- Các tài liệu của hệ thống đảm bảo chất lượng được nhận biết qua tên tài liệu hoặc số

hiệu, ngày hiệu lực, lần soát xét, sửa đổi và do người có thẩm quyền xem xét và phê

duyệt trước khi ban hành.

- Việc thay thế, sửa đổi các tài liệu được biên soạn, xem xét và được người có thẩm

quyền phê duyệt.

- Người kiểm soát tài liệu chịu trách nhiệm cập nhật vào danh mục tài liệu nội bộ, nhân

bản (photo), đóng dấu thích hợp, tham khảo ý kiến của BGH và tiến hành phân phối

đến người sử dụng.

- Tài liệu được lưu giữ tại các vị trí thích hợp để nhân viên dễ dàng tra cứu.

- Các tài liệu bên ngoài trước khi đưa vào sử dụng phải được sự chấp thuận của người

có thẩm quyền, được nhận biết, phân phối và kiểm soát thông qua bản danh mục tài

liệu bên ngoài, ký nhận tài liệu và phiếu thông báo thay đổi tài liệu.

- Các tài liệu lỗi thời được hủy bỏ hoặc đóng dấu “hết hiệu lực“ nếu được giữ lại để

tham khảo.

- Các hồ sơ liên quan đến hệ thống chất lượng được lưu giữ và được kiểm soát theo

quy trình kiểm soát hồ sơ.

Quy trình thực hiện:

- Quy trình kiểm soát tài liệu (QT 16 trên web P.ĐBCL).

- Quy trình kiểm soát và lưu trữ hồ sơ (QT 40 trên web P.ĐBCL).

Page 21: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:21/41

CHƢƠNG 5: TRÁCH NHIỆM CỦA LÃNH ĐẠO

5.1 Cam kết của lãnh đạo

Ban Giám hiệu nhà Trường cam kết xây dựng, áp dụng và cải tiến thường xuyên hệ

thống đảm bảochất lượng (HTĐBCL) bằng cách:

a. Thông tin đến toàn bộ giảng viên, cán bộ công nhân viên về tầm quan trọng của việc

đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng như các yêu cầu của pháp luật và chế định.

b. Xác định chiến lược phát triển của Trường, trên cơ sở đó thiết lập chính sách chất lượng

và các mục tiêu chất lượng.

c. Định kỳ tổ chức cuộc họp xem xét của lãnh đạo Trường về tính hiệu lực và hiệu quả của

HTĐBCL.

d. Xác định và cung cấp đầy đủ các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu chất lượng.

5.2 Hƣớng vào khách hàng

Với chính sách “Không ngừng nâng cao chất lượng dạy, học, nghiên cứu khoa học

nhằm cung cấp cho người học những điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện các năng

lực,đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế”, Ban giám

hiệu nhà trường cam kết luôn lắng nghe và giải quyết các yêu cầu của khách hàng một cách

chu đáo và tin cậy. Mọi hoạt động của Trường đều nhằm đáp ứng và đáp ứng tốt hơn các yêu

cầu của khách hàng.

Quy trình thực hiện:

- Quy trình đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình đào tạo (QT 6 trên

web P.ĐBCL).

- Quy trình đánh giá sự thỏa mãn của học sinh, sinh viên trong thời gian học (QT 31 trên

web P.ĐBCL).

- Quy trình giải quyết đơn khiếu nại của sinh viên (QT 38 trên web P.ĐBCL).

5.3 Chính sách chất lƣợng

Chính sách chất lượng của Trường được Ban giám hiệu xây dựng, ban hành và phổ

biến đến toàn thể cán bộ viên chức trong trường. Tất cả các trưởng đơn vị có trách nhiệm

truyền đạt nhằm đảm bảo tất cả cán bộ viên chức đều thấu hiểu.

Chính sách chất lượng được Trường xem xét định kỳ, đảm bảo phù hợp với chiến

lược phát triển của trường.

5.4 Hoạch định

5.4.1 Mục tiêu chất lượng

Page 22: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:22/41

Vào đầu năm học trường xây dựng các mục tiêu chất lượng nhất quán với chính sách

chất lượng, các kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng nhằm cụ thể hóa chính sách chất

lượng đã xây dựng.

Hồ sơ thực hiện mục tiêu chất lượng được lưu giữ.

5.4.2 Hoạch định hệ thống đảm bảo chất lượng

- Hệ thống ĐBCL được hoạch định thông qua Sổ tay đảm bảo chất lượng về hệ thống

quản lý, các quy trình điều hành hệ thống chất lượng, các tài liệu hỗ trợ, kế hoạch

thực hiện mục tiêu chất lượng theo năm học…,

- Khi có sự thay đổi cơ cấu tổ chức, các văn bản quy phạm pháp luật, thay đổi quy trình

điều hành… Đại diện lãnh đạo, trưởng các phòng khoa liên quan chịu trách nhiệm

xem xét sự cần thiết xây dựng bổ sung hoặc sửa đổi tài liệu, các tài liệu thích hợp,

nhằm đảm bảo sự nhất quán của hệ thống chất lượng.

Quy trình thực hiện:

- Quy trình thiết lập mục tiêu chất lượng năm học (QT 27 trên web P.ĐBCL).

5.5 Trách nhiệm - quyền hạn và trao đổi thông tin

5.5.1 Trách nhiệm và quyền hạn

Trách nhiệm - quyền hạn, mối quan hệ giữa các bộ phận, cá nhân trong hệ thống đảm

bảo chất lượng được xác định rõ và lập thành văn bản, được thể hiện trong sổ tay chất lượng,

các thủ tục, hướng dẫn công việc, các trách nhiệm và quyền hạn và được thông báo đến các

cá nhân liên quan trong Trường.

5.5.2 Đại diện lãnh đạo

Phó Hiệu trưởngphụ trách đảm bảo chất lượng của Trường được bổ nhiệm làm Đại diện

lãnh đạo với đầy đủ các quyền hạn trong hệ thống đảm bảo chất lượng. Trách nhiệm và

quyền hạn của Đại diện lãnh đạo như sau:

- Đảm bảo rằng hệ thống đảm bảochất lượng được xây dựng, áp dụng, duy trì và cải

tiến thường xuyên nhằm phù hợp với các hoạt động thực tiễn của trường.

- Báo cáo đến Ban giám hiệu về kết quả hoạt động của hệ thống đảm bảochất lượng

và mọi nhu cầu cải tiến.

- Đảm bảo thúc đẩy toàn bộ tổ chức trong việc nhận thức các yêu cầu của khách hàng.

- Liên hệ với các cơ quan bên ngoài về các vấn đề liên quan hệ thống.

- Tổ chức và theo dõi các hoạt động đánh giá nội bộ.

5.5.3 Thông tin nội bộ

Page 23: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:23/41

Trường duy trì hệ thống liên lạc thông suốt giữa các phòng khoa chức năng có liên

quan đến các quá trình của hệ thống đảm bảochất lượng. Thông tin được thực hiện thông

qua:

- Cuộc họp giao ban.

- Các công văn, chỉ thị, báo cáo dạng văn bản.

- Các thủ tục điều hành trong hệ thống.

- Hệ thống mạng nội bộ.

Quy trình thực hiện:

- Quy trình thực hiện công tác thông tin tuyên truyền (QT 29 trên web P.ĐBCL).

5.6 Xem xét của lãnh đạo

Ban giám hiệu của Trường chủ trì xem xét định kỳ để đảm bảo hệ thống đảm bảochất

lượng tiếp tục phù hợp, đầy đủ và hiệu lực. Hồ sơ xem xét của lãnh đạo được lưu giữ làm cơ

sở cho hoạt động xem xét tiếp theo.

Quy trình thực hiện:

- Quy trình xem xét của lãnh đạo về tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống đảm

bảochất lượng (QT 39 trên web P.ĐBCL).

Page 24: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:24/41

CHƢƠNG 6: QUẢN LÝ NGUỒN LỰC

6.1 Cung cấp nguồn lực

Ban giám hiệu Trường đảm bảo cung cấp các nguồn lực cần thiết để xây dựng, thực

hiện, duy trì và thường xuyên cải tiến HTĐBCL để nâng cao hiệu quả và hiệu lực của

HTĐBCL nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn các yêu cầu của khách hàng.

6.2 Đào tạo nguồn nhân lực của Trƣờng

- Giảng viên /CBVC của Trường thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động đào

tạo đều được bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ nhằm hoàn thành tốt các

công việc được giao.

- Trường lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo năm học, tiến hành đào tạo bồi dưỡng

để đáp ứng với nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực.

- Đánh giá tình hiệu lực của hoạt động đào tạo.

- Phổ biến các thông tin cần thiết đến từng nhân viên, đảm bảo họ nhận thức được mối

liên quan và tầm quan trọng, cũng như trách nhiệm của họ trong việc đáp ứng các yêu

cầu của khách hàng.

- Hồ sơ đào tạo được duy trì theo quy định của Trường và lưu giữ tại phòng Tổ chức

Cán bộ

Quy trình thực hiện:

- Quy trình tuyển dụng cán bộ viên chức (QT 24 trên web P.ĐBCL).

- Quy trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực (QT 14 trên web P.ĐBCL).

6.3 Cơ sở hạ tầng

Trường cam kết sẽ cung ứng đầy đủ và duy trì các phương tiện cần thiết để đạt được

chất lượng đáp ứng các yêu cầu. Cơ sở hạ tầng bao gồm:

a. Nhà cửa, không gian làm việc và các phương tiện kèm theo.

b. Trang thiết bị (cả phần cứng và phần mềm)

c. Dịch vụ hỗ trợ (vận chuyển hoặc trao đổi thông tin)

Quy trình thực hiện:

- Quy trình bảo trì và sửa chữa thiết bị (QT 35 trên web P.ĐBCL).

6.4 Môi trƣờng làm việc

Trường đảm bảo việc xác định và quản lý môi trường cần thiết đề đạt được sự phù hợp

với các yêu cầu về hoạt động đào tạo.

Page 25: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:25/41

CHƢƠNG 7: ĐÀO TẠO

7.1 Hoạch định hoạt động đào tạo

- Trường có nhiệm vụ xác định và lập văn bản các quy trình nhằm đáp ứng các yêu cầu

của khách hàng trong phạm vi áp dụng hệ thống ĐBCL.

- Việc hoạch định quá trình đào tạo (lập và điều chỉnh chương trình đào tạo, lập kế

hoạch, thực hiện giảng dạy, kiểm soát, kiểm tra chất lượng trong quá trình giảng dạy, …)

dựa trên các cơ sở sau:

a. Các mục tiêu chất lượng và các yêu cầu của khách hàng liên quan đến hoạt động đào

tạo.

b. Các quá trình và tài liệu liên quan đến hoạt động đào tạo.

c. Các hoạt động theo dõi, kiểm tra cần thiết đối với hoạt động đào tạo và các chuẩn

mực liên quan đến việc ra đề thi và bảo mật đề thi.

d. Các hồ sơ cần thiết phải lưu trữ.

7.2 Các quá trình liên quan đến khách hàng

7.2.1 Xác định yêu cầu liên quan đến sản phẩm

Để cung cấp dịch vụ đào tạo vừa phù hợp với yêu cầu của khách hàng vừa tuân thủ theo

các quy định của luật pháp, Trường đảm bảo luôn lắng nghe và giải quyết các yêu cầu của

khách hàng một cách chu đáo trên cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật.

7.2.2 Xem xét các yêu cầu liên quan đến sản phẩm /dịch vụ

Trường đảm bảo cho hoạt động tuyển sinh đúng Quy chế của Bộ giáo dục và Đào tạo đã

ban hành, CBVC tham gia công tác tuyển sinh, chiêu sinh phải chịu trách nhiệm và thực thi

trách nhiệm được giao nghiêm túc, chính xác, bảo mật, nhằm đảm bảo tính công khai, công

bằng, dân chủ, khách quan và khoa học trong công tác tuyển sinh. Việc tuyển sinh theo chỉ

tiêu từ Bộ Giáo Dục, việc tổ chức thực hiện thi tuyển, tổ chức chấm thi, công bố kết quả

theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục &Đào tạo (Quy chế số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày

25 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo).

7.2.3 Trao đổi thông tin với khách hàng

Trường xác định và sắp xếp có hiệu quả việc trao đổi thông tin với khách hàng có liên

quan đến:

a. Thông tin về Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, hoạt động

đào tạo của Trường

b. Xử lý các yêu cầu của khách hàng.

c. Phản hồi của khách hàng, kể cả các khiếu nại của khách hàng.

Page 26: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:26/41

Quy trình thực hiện:

- Quy trình giải quyết đơn khiếu nại của sinh viên (QT 38 trên web P.ĐBCL).

7.3 Thiết kế và phát triển

- Việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo từ khi xác định nhu cầu mở ngành

đến hoàn chỉnh chương trình, kế hoạch, đề cương chi tiết các môn học và trình Bộ Giáo dục

và Đào tạo phê duyệt được thực hiện theo quy trình lập và điều chỉnh chương trình đào tạo.

- Nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường, tạo điều kiện để phát

huy chất xám của đội ngũ giảng viên và sinh viên trong trường. Định kỳ hàng năm nhà

trường lập kế hoạch nghiên cứu khoa học năm, phân loại đề tài, hoàn thành hồ sơ nghiên cứu

khoa học, trình bày sơ bộ trước hội đồng đánh giá, lên kế hoạch thực hiện đề tài, áp dụng

vào thực tế, tổ chức nghiệm thu đề tài. Toàn bộ các bước được thực hiện theo quy trình thực

hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường.

Quy trình thực hiện:

- Quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường (QT 25 trên web P.ĐBCL).

- Quy trình lập và điều chỉnh chương trình đào tạo (QT 19 trên web P.ĐBCL).

7.4 Mua sắm vật tƣ, trang thiết bị và mời giáo viên mời giảng

Trường lập kế hoạch mua sắm hàng năm căn cứ vào chương trình đào tạo và kế hoạch

mua sắm của các đơn vị, việc xem xét lựa chọn nhà cung ứng, các chuẩn mực đánh giá nhà

cung ứng mới, việc tổ chức nghiệm thu hàng hóa, theo dõi và đánh giá l ại nhà cung ứng

được thực hiện theo Quy trình mua vật tư thiết bị.

Toàn bộ các hoạt động đánh giá, chọn lựa, mời giảng viên thỉnh giảng, theo dõi chất

lượng giảng dạy của giảng viên thỉnh giảng được thực hiện theo Quy trình mời giảng và

quản lý giảng viên mời giảng.

Quy trình thực hiện:

- Quy trình mua vật tư thiết bị (QT 4 trên web P.ĐBCL).

- Quy trình mời giảng và quản lý giảng viên mời giảng (QT 20 trên web P.ĐBCL).

7.5 Cung cấp sản phẩm

7.5.1 Kiểm soát việc cung cấp sản phẩm

Toàn bộ quá trình triển khai hoạt động giảng dạy từ khâu lập kế hoạch, thực hiện giảng

dạy, tổ chức biên soạn và phát hành giáo trình, việc thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy

chế giảng dạy, giám sát thi học kỳ, việc lập kế hoạch, thực hiện thi được tiêu chuẩn hóa dưới

dạng quy trình nhằm kiểm soát toàn bộ hoạt động giảng dạy của Trường.

Quy trình thực hiện:

- Quy trình lập và điều chỉnh chương trình đào tạo(QT 19 trên web P.ĐBCL).

Page 27: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:27/41

- Quy trình lập kế hoạch, thực hiện thi (kiểm tra) (QT 12 trên web P.ĐBCL).

- Quy trình lập kế hoạch, thực hiện giảng dạy(QT 18 trên web P.ĐBCL).

- Quy trình thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế giảng dạy của cán bộ giảng

dạy(QT 23 trên web P.ĐBCL).

- Quy trình giám sát thi học kỳ tại trường và các cơ sở liên kết đào tạo(QT 10 trên web

P.ĐBCL).

- Quy trình biên soạn và phát hành giáo trình(QT 1 trên web P.ĐBCL).

- Quy trình dự giờ(QT 8 trên web P.ĐBCL).

- Quy trình quản lý, cấp phát bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên

nghiệp(QT 33 trên web P.ĐBCL).

7.5.3 Nhận biết và xác định nguồn gốc sản phẩm:

Sản phẩm và trạng thái của sản phẩm đều có thể nhận biết và xác định thông qua các hồ

sơ liên quan đến hoạt động giảng dạy, kiểm tra, thi.

7.5.4 Tài sản của khách hàng:

Đảm bảo tài sản của khách hàng (các hồ sơ như bài thi, điểm thi, văn bằng… của sinh

viên) khi đang còn thuộc sự quản lý của Trường được bảo quản tốt, không để mất mát, hư

hỏng. Trong trường hợp mất mát, hư hỏng hoặc không phù hợp với việc sử dụng đều được

thông báo kịp thời với khách hàng để cung phối hợp giải quyết.

7.5.5 Bảo toàn sản phẩm:

Các hồ sơ liên quan đến đào tạo được lưu giữ và bảo quản theo quy trình kiểm soát và lưu

trữ hồ sơ.

7.6 Kiểm soát phƣơng tiện theo dõi và đo lƣờng

Các phần mềm quản lý, thiết bị cần thiết, … được hiệu chuẩn để kết quả theo dõi, đo

lường đảm bảo đúng.

Quy trình thực hiện:

- Quy trình hiệu chuẩn thiết bị đo (QT 11 trên web P.ĐBCL).

Page 28: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:28/41

CHƢƠNG 8: ĐO LƢỜNG - PHÂN TÍCH – CẢI TIẾN

8.1 Khái quát

Trường hoạch định, tổ chức thực hiện các quá trình giảng dạy, thu thập, phân tích các dữ

liệu liên quan đến hoạt động giảng dạy của Trường nhằm:

a. Chứng tỏ sự phù hợp của hoạt động giảng dạy với quy định của Bộ Giáo dục và Đào

tạo

b. Đảm bảo hệ thống ĐBCL ban hành có hiệu lực, hiệu quả

c. Nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của HTĐBCL

8.2 Theo dõi và đo lƣờng

8.2.1 Sự thỏa mãn của khách hàng:

Trường đảm bảo thực hiện việc theo dõi các thông tin về sự chấp nhận của khách hàng

đối với các hoạt động giảng dạy do Trường cung cấp, coi đó như là một trong những thước

đo về thành quả của Hệ thống ĐBCL. Các phương pháp để thu thập thông tin này thông

qua: đối thoại trực tiếp sinh viên, các phiếu thăm dò ý kiến.

Quy trình thực hiện:

- Quy trình đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chương trình đào tạo (QT 6 trên

web P.ĐBCL).

- Quy trình đánh giá sự thỏa mãn của sinh viên trong thời gian học (QT 31 trên web

P.ĐBCL).

- Quy trình giải quyết đơn khiếu nại của sinh viên (QT 38 trên web P.ĐBCL).

8.2.2 Đánh giá nội bộ

Trường thành lập nhóm đánh giá nội bộ. Nhóm đánh giá nội bộ có nhiệm vụ giúp Hiệu

Trưởng kiểm tra việc thực thi hệ thống đảm bảo chất lượng tại các khoa, phòng thuộc

Trường, phát hiện các điểm không hợp (nếu có), kiểm tra xác nhận hành động khắc phục của

các phòng, sao cho hệ thống đảm bảochất lượng luôn được duy trì và cải tiến. Quy trình

đánh giá nội bộ quy định rõ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, khắc phục nguyên nhân

của sự không phù hợp, kiểm tra xác nhận tính hiệu qủa của hành động khắc phục, phòng

ngừa.

Quy trình thực hiện:

- Quy trình đánh giá nội bộ (QT 15 trên web P.ĐBCL).

8.2.3 Theo dõi và đo lường qui trình:

Page 29: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:29/41

Trường đảm bảo áp dụng các phương pháp thích hợp cho việc theo dõi và khi có thể, đo

lường các qui trình trong HTĐBCL. Những phương pháp này xác nhận được khả năng của

qui trình theo hoạch định, Trường tiến hành khắc phục kịp thời và có hiệu quả nhằm đảm

bảo hoạt động giảng dạy phù hợp yêu cầu của khách hàng.

Quy trình thực hiện:

- Quy trình thiết lập mục tiêu chất lượng năm học (QT 27 trên web P.ĐBCL).

8.2.4 Theo dõi và đo lường sản phẩm

Việc lập lịch thi, tổ chức thi, chấm thi và công bố điểm thi, chấm phục khảo (nếu có)

được thực hiện tại những giai đoạn thích hợp trong toàn bộ quá trình đào tạo.

Quy trình thực hiện:

- Quy trình lập kế hoạch, thực hiện thi (kiểm tra) (QT 12 trên web P.ĐBCL).

- Quy trình ra đề thi, bảo mật và nhân bản đề thi viết, giao nhận bài thi và điểm thi (QT

26 trên web P.ĐBCL).

8.3 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp

Sản phẩm không phù hợp trong hoạt động giảng dạy bao gồm:

- Kết quả thi, kiểm tra của sinh viên không đạt yêu cầu quy định

- Chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo không phù hợp yêu cầu quy định, yêu cầu

khách hàng

- Văn bằng đánh máy sai, cập nhật điểm thi sai, …

Đối với sinh viên thi không đạt yêu cầu nhà Trường tổ chức thi lại hoặc học lại

theo quy chế.

Đối với chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo không phù hợp với quy định nhà

trường tổ chức điều chỉnh chương trình và kế hoạch đào tạo tương ứng.

Đối việc đánh sai văn bằng, cập nhật điểm thi sai thì hiệu chỉnh và trình phê duyệt

lại.

- Các hồ sơ liên quan đến sự không phù hợp được lưu giữ. Sản phẩm không phù hợp

sau khi sửa chữa được tái kiểm tra theo quy định.

- Khi các sản phẩm không phù hợp được phát hiện sau khi chuyển giao hoặc bắt đầu sử

dụng, Trường có các biện pháp thích hợp đối với các tác động hoặc hậu quả tiềm ẩn

của sự không phù hợp.

Quy trình thực hiện:

Page 30: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:30/41

- Quy trình xét nợ học phần và công nhận tốt nghiệp (QT 13 trên web P.ĐBCL).

- Quy trình giải quyết cho sinh viên tạm dừng, thôi học, học lại (QT 2 trên web

P.ĐBCL).

- Quy trình kiểm soát sự việc không phù hợp trong quá trình đào tạo (QT 17 trên web

P.ĐBCL).

8.4 Phân tích dữ liệu

Trường đảm bảo thực hiện việc xác định, thu thập và phân tích các dữ liệu để chứng

minh sự thích hợp và tính hiệu lực của HTĐBCL, xác định nơi cần phải thực hiện khắc phục

trong hệ thống:

Việc phân tích dữ liệu nhằm biết được:

a. Sự thoả mãn của khách hàng

b. Sự phù hợp với các yêu cầu về hoạt động giảng dạy

c. Các đặc tính và xu hướng cải tiến quá trình và kết quả của giảng dạy, để làm cơ sở

cho hành động khắc phục và phòng ngừa.

d. Phân tích hoạt động của nhà cung ứng

8.5 Cải tiến

Cải tiến thường xuyên nâng cao tính hiệu lực của HTĐBCL thông qua việc sử dụng

chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, kết quả các cuộc đánh giá, phân tích dữ liệu

hành động khắc phục và hành động phòng ngừa.

8.5.1 Hành động khắc phục

Hành động khắc phục nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp và ngăn ngừa sự

tái diễn.

Trường lập thủ tục hành động khắc phục để xác định các yêu cầu về:

a. Việc xem xét sự không phù hợp (kể cả khiếu nại của khách hàng)

b. Xác định nguyên nhân gốc của sự không phù hợp

c. Việc đánh giá sự cần thiết có hành động để đảm bảo sự không phù hợp không tái

diễn.

d. Việc lưu hồ sơ kết quả của hành động thực hiện

e. Việc xem xét tính hiệu quả của hành động trên

8.5.2 Hành động phòng ngừa

Hành động phòng ngừa nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm ẩn để

ngăn chặn chúng xuất hiện.

Page 31: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:31/41

Trường lập thủ tục hành động khắc phục để xác định các yêu cầu về:

a. Xác định sự không phù hợp tiềm ẩn và nguyên nhân của chúng.

b. Hoạch định và thực hiệc các hành động phòng ngừa cần thiết.

c. Lưu hồ sơ các kết quả thực hiện

d. Xem xét tính hiệu quả của hành động phòng ngừa thực hiện

Quy trình thực hiện:

- Quy trình hành động, khắc phục, phòng ngừa (QT 36 trên web P.ĐBCL).

Page 32: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:32/41

CHƢƠNG 9: CÁC CÔNG CỤ GIÁM SÁT

9.1. Sự tiến bộ của sinh viên

Nhà trường đang vận hành theo quy chế 43 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ

chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học, Cao đẳng hệ chính quy theo

học chế tín chỉ.

Nhà trường thành lập đội ngũ Tư vấn viên nhằm mục đích theo dõi, hỗ trợ, tư vấn

cho sinh viên từ học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, công tác sinh viên, chế độ

chính sách,đến sức khỏe, tâm lý học đường, đời sống sinh viên,...

Kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên sẽ được ghi nhận thông qua hệ thống

điểm online và hệ thống đánh giá kết quả rèn luyện online của SV. Kết quả được lưu

vào hồ sơ quản lý SV và được sử dụng để xét cho phép sinh viên đăng ký môn học, xét

khen thưởng, kỷ luật, hay cấp học bổng cho SV. Đây là một trong những kênh thông tin

giúp cho nhà trường theo dõi việc học tập của sinh viên.

Bên cạnh đó, để bao quát hơn về tình hình học tập của sinh viên, Nhà trường xây

dựng hệ thống Dashboard trong đó bao gồm nhiều thống kê và biểu đồ trực quan để lãnh

đạo Nhà trường, sinh viên, gia đình đều có thể theo dõiđược quá trình học tập của sinh

viên để kịp thời cảnh báo, ngăn ngừa, cải tiến.

9.2. Tỷ lệ bỏ học, tỷ lệ đậu tốt nghiệp

Theo quy chế 43 của Bộ GD&ĐT, hàng năm phòng Đào tạo và phòng Công tác

học sinh & sinh viên đềuthống kê, theo dõi, về tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ bỏ học và buộc thôi

học của sinh viên. Ngoài ra Nhà trường áp dụng quy trình “Giải quyết cho sinh viên tạm

dừng thôi học, học lại” và quy trình “ Xét nợ học phần và công nhận tốt nghiệp” nhằm

chuẩn hóa, đảm bảo các hoạt động đúng với quy định của nhà trường, đảm bảo quyền

lợi của SV.

Quy trình thực hiện:

- Giải quyết cho sinh viên tạm dừng thôi học, học lại (QT 2 trên web P.ĐBCL)

- Xét nợ học phần và công nhận tốt nghiệp (QT 13 trên web P.ĐBCL).

9.3. Phản hồi của thị trƣờng lao động và cựu sinh viên

Để nâng cao chất lượng dạy và học, Nhà trường tiến hành thu thập thông tin phản

hồi từ thị trường lao động và cựu sinh viên.

Các mẫu phiếu khảo sát được thiết kế trên cơ sở các tiêu chí đánh giá đảm bảo chất

lượng, cùng với sự đóng góp ý kiến của các khoa chuyên ngành.

a. Phản hồi từ thị trường lao động

Việc khảo sát ý kiến phản hồi từ Doanh nghiệp do phòng Quan hệ công chúng &

Doanh nghiệp (định kỳ 2 năm/ lần) và các Khoa chuyên ngành thực hiện.Nội dung khảo

Page 33: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:33/41

sát tập trung chủ yếu về khả năng thích ứng công việc của sinh viên sau khi ra

trường.Sau khi có số liệu thống kê các Khoa tiến hành phân tích, đánh giá.

b. Phản hồi từ cựu sinh viên

Khảo sát sinh viên tốt nghiệp sau 3 tháng

- Do phòng Đảm bảo Chất lượng thực hiện định kỳ 2 lần/1 năm và tiến hành đối

với các sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy. Nội dung khảo sát về:

Thông tin việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Ý kiến sinh viên tốt nghiệp về chương trình đào tạo, công tác quản lý và

phục vụ đào tạo của nhà trường.

- Từ tháng 3/2014 việc khảo sát được thực hiện online, sinh viên tốt nghiệp có

thể thực hiện khảo sát bằng cách đăng nhập trực tiếp vào trang

webhttp://danhgia.hcmute.edu.vn.

- Sau khi hết thời gian khảo sát, phòng ĐBCL sẽ tiến hành thống kê kết quả và

làm báo cáo gửi đến các đơn vị. Bên cạnh đó, Phòng cũng gửi kèm các ý kiến

góp ý khác của sinh viên phân loại theo từng khoa để các khoa sử dụng trong

quá trình đánh giá, cải tiến chương trình đào tạo.

Khảo sát cựu SV tốt nghiệp từ 1 năm trở lên được các khoa chuyên ngành thực

hiện định kỳ hằng năm.

Quy trình thực hiện:

- Quy trình đánh giá sự hài lòng của khách hàng với chương trình đào tạo (QT 6 trên

web P.ĐBCL).

9.4. Hiệu quả nghiên cứu

Hiện nay các quy định về giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học được quy định

trong quy chế chi tiêu nội bộ về định mức nghiên cứu khoa học của giảng viên.

Hàng năm Phòng Quản lý khoa học-Quan hệ quốc tế tổng hợp các đề tài nghiên cứu

khoa học, các bài báo, ấn phẩm đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và

ngoài nước sau đó tiến hành phân tích về hiệu quả thực hiện NCKH của GV và sinh

viên, đối sánh qua các năm để đưa ra biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đề tài và hiệu

quả nghiên cứu.

Page 34: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:34/41

CHƢƠNG 10: CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

10.1. Sinh viên đánh giá

Khảo sát sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên nhằm mục đích:

Tạo môi trường cho sinh viên nhận xét, góp ý về hoạt động dạy và học.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên trong giảng dạy.

Tạo kênh thông tin giúp giảng viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy.

Giúp cán bộ quản lý có thêm cơ sở nhận xét, đánh giá giảng viên.

- Khảo sát chất lượng giảng dạy của giảng viên được phòng ĐBCL thực hiện định

kỳ mỗi năm 2 lần vào cuối mỗi học kỳ đối với tất cả các giảng viên cơ hữu, giảng

viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy các học phần lý thuyết, thực hành hay thí

nghiệm.

- Việc khảo sát được thực hiện bằng hình thức online, sinh viên đăng nhập vào

trang web http://online.hcmute.edu.vn và thực hiện khảo sát.

- Sau khi hết thời gian khảo sát, phòng ĐBCL sẽ tiến hành thống kê kết quả khảo

sát của từng giảng viên theo môn học của các bộ môn, khoa. Trong đó, có đánh dấu

các trường hợp giảng viên được đánh giá tốt và chưa tốt để các khoa căn cứ vào đó

thực hiện các hoạt động cải tiến và sau đó làm báo cáo gửi lại Phòng. Dựa vào kết

quả thống kê và báo cáo của các khoa, phòng ĐBCL sẽ làm báo cáo chung về tình

hình khảo sát sinh viên đánh giá giảng viên của toàn trường và gửi cho các đơn vị .

Khảo sát sự hài lòng của sinh viên về chất lượng phục vụ của Nhà trường do phòng

Đảm bảo chất lượng thực hiện từ năm học 2014-2015 và định kỳ mỗi năm 1 lần, ghi

nhận những ý kiến phản hồi từ phía người học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của

nhà Nhà trường.

Quy trình thực hiện:

- Quy trình đánh giá sự hài lòng của khách hàng với chương trình đào tạo (QT 6 trên

web P.ĐBCL).

10.2. Đánh giá khóa học và chƣơng trình học

Hiện tại, trường ban hành nhiều quy định về việc xây dựng các chương trình đào tạo

như số 547/ĐHSPKT-ĐT về việc xây dựng và lập kế hoạch đào tạo và quy định số:

706/QĐ-ĐHSPKT-ĐT quy định về việc xây dựng các chương trình đào tạo và phân bố

Page 35: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:35/41

các học phần giáo dục đại cương, các học phần Sư phạm kỹ thuật trong các CTĐT 150

tín chỉ.

Các quy định này là cơ sở pháp lý để các bộ môn, khoa đào tạo xây dựng chương

trình đào tạo gioá dục bậc sau đại học, đại học hay cao đẳng và cũng là cơ sở để các đơn

vị phòng, khoa, ban lập kế hoạch hoạt động và phối hợp hoạt động giữa các đơn vị theo

chức năng nhiệm vụ đã được phân công.

Các bộ khoa, bộ môn khi xây dựng chương trình đào tạo thường tổ chức hội thảo lấy

ý kiến từ các doanh nghiệp để đảm bảo chương trình không lạc hậu so với nhu cầu tuyển

dụng của các doanh nghiệp.

Cán bộ của khoa, bộ môn cũng thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn

và dự giờ lẫn nhau để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm đồng thời để đảm bảo giảng viên

giảng dạy theo đúng tiêu chí của môn học.

Mỗi năm chương trình đào tạo có thể chỉnh sửa và cho phép thay đổi từ 5-10% để phù

hợp với sự phát triển và nhu cầu của xã hội.

Hội đồng khoa học trường và hội đồng khoa học các khoa có nhiệm vụ đảm bảo tính

khoa học và chính xác trong việc xây dựng chương trình đào tạo cho các ngành đào tạo

trong toàn trường và cho từng đơn vị.

10.3. Đánh giá nghiên cứu

Hoạt động nghiên cứu của nhà trường hiện nay thông qua thực hiện đề tài nghiên cứu

khoa học các cấp, công bố bài báokhoa học và các hoạt động nghiên cứu khoa học khác

của giảng viên

Đề tài các cấp được tiến hành hàng năm theo các bước: xét duyệt, phê duyệt, kiểm tra

tiến độ và nghiệm thu thanh toán đề tài. Các bước thực hiện này được chuẩn hóa theo

các mốc thời gian theo đúng quy trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học

Mỗi năm phòng QLKH-QHQT có báo cáo thống kê về việc tình hình thực hiện

NCKH ở các đơn vị, đồng thời có đánh giá sơ bộ các đề tài về số lượng và chất lượng.

Quy trình thực hiện

Quy trình Nghiên cứu khoa học cấp trường (QT 25 trên web P.ĐBCL)

10.4.Đánh giá dịch vụ

Các hoạt động đóng góp cho xã hội và cộng đồng trong nhà trường gồm các mảng

chính:

a. Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội.

b. Chuyển giao công nghệ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

c. Thực hiện các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện đối với các cá nhân, địa

phương có hoàn cảnh khó khăn

Nhà trường thường xuyên đánh giá sự đóng góp của mình cho xã hội và cộng đồng

như sau:

Page 36: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:36/41

a. Đối với việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội:

- Thường xuyên đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và đánh giá nhằm

đánh giá đúng năng lực người học, cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu

xã hội.

- Khảo sát sinh viên tốt nghiệp về CTĐT

- Khảo sát, hỏi ý kiến các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng về CTĐT cũng như

mức độ thích ứng công việc của sinh viên.

b. Đối với việc Chuyển giao công nghệ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước:

- Lập hội đồng thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học, các sản phẩm công

nghệ của nhà trường

- Các báo cáo về sản phẩm công nghệ được sử dụng là tài liệu tham khảo tại thư

viện của Nhà trường

- Gởi các sản phẩm công nghệ tham gia các cuộc thi sáng tạo các cấp, đánh giá

chất lượng sản phẩm

- Tặng và áp dụng thí điểm và chuyển giao các sản phẩm công nghệ.

c. Đối với việc thực hiện các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện đối với các cá

nhân, địa phương có hoàn cảnh khó khăn:

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện lớn trong năm

học như: chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh, chương trình Xuân tình nguyện,

chương trình Tiếp sức mùa thi, chương trình tiếp sức đến trường, Hiến máu

nhân đạo, thứ 7 tình nguyện…

- Thành lập đoàn cán bộ thực hiện thăm hỏi động viên đồng thời kiểm tra, giám

sát việc thực hiện các hoạt động

- Thực hiện khảo sát đánh giá hoạt động đối với tình nguyện viên và địa phương

nơi thực hiện hoạt động.

- Sau mỗi hoạt động, Ban tổ chức họp đánh giá và rút kinh nghiệm các nội dung

đã thực hiện, thực hiện báo cáo cấp trên.

Page 37: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:37/41

CHƢƠNG 11: CÁC QUY TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG ĐẶC BIỆT

11.1.Đảm bảo chất lƣợng việc kiểm tra thi cử của sinh viên

- Áp dụng quy chế 43 của Bộ GD&ĐT, Nhà trường đã ban hành quy định 21/QĐ-

ĐHSPKT-ĐT trong đó quy định rõ về các yêu cầu đối với giảng viên về cách thức

kiểm tra, đánh giá, cho điểm .v.v.

- Bên cạnh đó Nhà trường còn xây dựng các quy trình:

Lập kế hoạch thực hiện thi (kiểm tra) (QT 12 trên web P.ĐBCL).

Ra đề thi, bảo mật và nhân bản đề thi viết, giao nhận bài thi và điểm thi(QT 26

trên web P.ĐBCL).

Giám sát thi học kỳ tại trường và các cơ sở liên kết (QT 10 trên web P.ĐBCL).

- Các quy trình này nhằm đảm bảo từ khâu lập kế hoạch thi, ra đề thi, giám sát thi,

chấm thi đến công bố kết quả thi phải đảm bảo khách quan, công bằng.

11.2. Đảm bảo chất lƣợng đội ngũ

Tất cả các hoạt động của nhà trường từ việc tuyển dụng CBVC, đánh giá CBVC,

hoạt động phát triển đội ngũ đến việc thăng chức đều dựa trên các điều luật, quy định

của nhà nước.

Đối với việc tuyển dụng CBVC, Nhà trường đang áp dụng theo quy trình “Tuyển

dụng CBVC” nhằm đảm bảo tính thống nhất, công bằng, công khai, minh bạch.

Để phát triển đội ngũ nhà trường áp dụng theo quy trình “Đào tạo và phát triển

nguồn nhân lực” nhằm khuyến khích CBVC không ngừng học tập nâng cao trình độ.

Đánh giá CBVC, nhà trường có Quy định về phân loại lao động, công tác Thi đua-

Khen thưởng và được thực hiện hàng năm dựa trên báo cáo cá nhân, đánh giá của

trưởng đơn vị, lãnh đạo Nhà trường.

Việc thăng chức được quy định rõ từ việc giới thiệu, bỏ phiếu tín nhiệm Hiệu

trưởng đến các trưởng bộ môn. Tiêu chuẩn của từng chức danh trong đó chú trọng:

bằng cấp; đạo đức phẩm chất; kinh nghiệm.

Ngoài ra còn có kế hoạch của Đảng trong công tác quy hoạch nguồn nhân sự cấp

ủy và cán bộ lãnh đạo quản lý

Quy trình thực hiện:

- Quy trình tuyển dụng cán bộ viên chức (QT 24 trên web P.ĐBCL).

- Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực (QT 14 trên web P.ĐBCL)

11.3. Đảm bảo chất lƣợng trang thiết bị

Nhà trường có nhiều phòng thí nghiệm/xưởng thực hành theo quy chuẩn, được

trang bị các thiết bị hiện đại đáp ứng các yêu cầu triển khai kế hoạch đào tạo

Page 38: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:38/41

Các phòng thí nghiệm/xưởng thực hành được khai thác và sử dụng đáp ứng nhu

cầu của người học về trình độ kỹ thuật và có hiệu suất sử dụng cao. Các phòng thí

nghiệm, thực hành của khoa được khai thác và sử dụng đúng với công năng thiết kế. Số

giờ thực tập chuyên ngành được xếp đúng theo từng học kỳ của chương trình đào tạo

nhằm khai thác có hiệu quả các thiết bị của xưởng.

Hàng năm các khoa thực hiện việc tổng kết, đánh giá hiệu quả sử dụng các trang

thiết bị của các phòng thí nghiệm/xưởng thực hành nhằm rút kinh nghiệm cho việc sử

dụng khai thác trong những học kỳ tiếp theo. Để nâng cấp cơ sở vật chất và đáp ứng

tính đồng bộ và hiệu quả sử dụng các thiết bị của các phòng thí nghiệm/xưởng thực

hành, hàng năm khoa lập các dự án trang bị các phòng thí nghiệm/xưởng thực tập mới

theo yêu cầu trong thực tế sản xuất. Đồng thời khoa cũng lập kế hoạch mua sắm các

thiết bị lẻ trình và được Ban giám hiệu phê duyệt trong kế hoạch chung của nhà trường.

Quy trình thực hiện:

- Quy trình mua vật tư thiết bị (QT 4 trên web P.ĐBCL).

- Quy trình bảo trì sửa chữa thiết bị (QT 35 trên web P.ĐBCL).

11.4.Đảm bảo chất lƣợng hỗ trợ sinh viên

Ngoài giảng dạy và học tập, Nhà trường còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khác để

hỗ trợ cho sinh viên về chỗ ở, chăm sóc sức khỏe, hoàn thiện kỹ năng, .v.v.

Ký túc xá của trường với 2 cơ sở, có thể đáp ứng được chỗ ở, sinh hoạt của 2.340

sinh viên. Với diện tích chỗ ở là (4 ÷ 6) m2/1SV, đạt yêu cầu về tiêu chuẩn quy định.

Phòng ở có nhà vệ sinh. Ký túc xá có sân chơi thể thao. Mỗi tầng có một phòng tự học

và sinh hoạt..

Trạm y tế thực hiện chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên, sơ cấp cứu, khám

chữa bệnh thông thường, chuyển tuyến trên trong trường hợp cần thiết; hàng năm vào

đầu học kỳ, trạm y tế có tổ chức đăng ký BHYT, BHTN cho các SV khi có nhu cầu. Tổ

chức khám sức khỏe cho sinh viên năm nhất; tổ chức thực hiện công tác phòng bệnh,

phòng dịch, vệ sinh an toàn thực phầm, phòng chống các tai nạn thương tích, các bệnh

xã hội.

Trung tâm dịch vụ sinh viên với đa dạng các loại hình câu lạc bộ, đội nhóm từ học

tập rèn luyện đến văn nghệ, thể dục thể thao…thu hút được nhiều sinh viên tham gia.

Ngoài ra trung tâm còn hỗ trợ tìm việc làm thêm cho các sinh viên có hoàn cảnh khó

khăn; tổ chức huấn luyện các kĩ năng cần thiết cho SV trong cuộc sống và học tập.

Phòng quan hệ công chúng và doanh nghiệp là cầu nối giữa doanh nghiệp và sinh

viên, hỗ trợ sinh viên tìm kiếm các suất học bổng, tham quan nhà máy xí nghiệp, tổ

chức các buổi nói chuyện chuyên đề rèn luyện kỹ năng, giới thiệu việc làm cho sinh

viên.

Page 39: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:39/41

Nhà trường thành lập Ban tư vấn viên gồm các giảng viên và các bộ phòng ban giàu

kinh nghiệm nhằm tư vấn, giải đáp thắc mắc và giúp đỡ SV từ học tập rèn luyện đến

chăm sóc sức khỏe, tư vấn tâm lý.

Đoàn thanh niên và hội sinh viên trường và khoa thường xuyên tổ chức các hoạt

động, hội thao,văn hóa văn nghệ, các buổi sinh hoạt học thuật và phát triển kỹ năng

mềm, câu lạc bộ tiếng Anh v.v…thu hút được rất nhiều các bạn sinh viên tham gia.

Định kỳ mỗi năm 2 lần, khoa và Nhà trường có tổ chức buổi gặp gỡ đối thoại giữa

sinh viên với BGH, lãnh đạo khoa, lãnh đạo các phòng ban để giải đáp những câu hỏi,

thắc mắc nhằm giải quyết kịp thời những yêu cầu chính đáng của sinh viên.

Page 40: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:40/41

CHƢƠNG 12: CÁC CÔNG CỤ ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG ĐẶC BIỆT

12.1.Phân tích SWOT

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, định kỳ 5 năm/1 lần Nhà trường thực hiện đánh giá

chất lượng Nhà trường theo tiêu chuẩn của Bộ, qua đó sẽ phân tích điểm mạnh, điểm

tồn tại và kế hoạch hành động nhằm khắc phục những tồn tại.

Theo kế hoạch phát triển trung hạn của Nhà trường, hàng năm các đơn vị sẽ đề xuất

triển khai thực hiện các mục tiêu, chỉ số, kế hoạch hành động dựa trên việc phân tích

điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức hiện có. Nhà trường sẽ thực hiện tổng hợp,

phân tích và đưa ra kế hoạch hành động phát triển cho toàn thể trường với các định kỳ

hàng năm và dài hạn nhằm mục đích không ngừng nâng cao chất lượng Nhà trường.

12.2. Thẩm định giữa các trƣờng

Việc thẩm định giữa các trường sẽ được nhà trường thực hiện thông qua đánh giá

ngoài các chương trình đào tạo theo chuẩn AUN-QA. Việc thẩm định, đánh giá này sẽ

giúp nhà trường chia sẻ các thông tin, kinh nghiệm với các trường khác và qua đó thấy

được vị trí của nhà trường trong hệ thống giáo dục của Việt Nam và tại khu vực.

12.3. Hệ thống thông tin

a. Hệ thống thông tin quản lý

Nhà trường đang rất chú trọng đến vấn đề hoàn thiện hạ tầng CNTT làm nền tảng

cho hệ thống quản lý, đào tạo và học tập tích hợp E/M learning, triệt để ứng dụng

CNTT trong các hoạt động của nhà trường.

Về phần mềm quản lý: hệ thống quản lý đào tạo đã đi vào hoạt động trong một thời

gian dài, mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên và giảng viên trong việc theo dõi việc học

tập và giảng dạy của mình.

Để có thể bao quát hơn về tình hình học tập của sinh viên, Nhà trường xây dựng hệ

thống Dashboard trong đó bao gồm nhiều thống kê và biểu đồ trực quan để sinh viên,

gia đình và Nhà trường đều có thể quan sát được quá trình học tập, rèn luyện của SV,

kịp thời tư vấn, cảnh báo, ngăn ngừa.

Hệ thống phần mềm hỗ trợ đánh giá CBVC theo KPIs cũng đang được xúc tiến xây

dựng và sẽ đưa vào áp dụng từ năm học 2015-2016, góp phần bảo đảm sự nhanh

chóng, công bằng, khách quan trong đánh giá CBVC.

Các thông tin được thu thập từ khảo sát sinh viên, sinh viên tốt nghiệp, doanh

nghiệp, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên là các dữ liệu quan trọng, căn cứ khách quan để

Nhà trường tiến hành phân tích, đánh giá, không ngừng cải tiến các hoạt động giảng

dạy, học tập, nghiên cứu, phục vụ trong Nhà trường.

b. Hệ thống thống thông tin công chúng

Page 41: SỔ TAY ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG - qao.hcmute.edu.vnqao.hcmute.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/qao/ST DBCL 2015.pdf · + Từ năm 2001-2015, Trường Đại học Sư phạm

Số hiệu: ST-PĐBCL Ngày hiệu lực: 01/09/2015 Trang:41/41

Bên ngoài qua hệ thống Website chính thống của Trường/Khoa/Phòng, nhà trường

còn sử dụng các kênh thông tin khác như facebook, email, tin nhắn SMS, điện thoại để

trao đổi thông tin với sinh viên. Hệ thống tư vấn cho sinh viên được thực hiện online

theo 2 cấp (trường và khoa) để cán bộ tư vấn có thể xuyên trao đổi, trả lời các thắc mắc

của sinh viên một cách kịp thời.

Sinh viên có thể trực tiếp theo dõi quá trình học tập của mình qua hệ thống phần

mềm quản lý đào tạo của Trường

Các kênh thông tin đều được bộ phận chức năng quản lý. Hệ thống cơ sở dữ liệu của

sinh viên được quản lý tập trung và phân quyền cho các đơn vị chức năng, chủ yếu là

phòng Đào tạo, phòng Quản lý Học sinh Sinh viên, phòng QLKH&QHQT. Các

Khoa/Phòng đều có trang Web riêng để cập nhật thông tin, sự kiện.

Các tin tức cập nhập, các thông báo đưa lên Website chính của Trường được xem

xét ở các đơn vị chức năng, sau đó gửi đến Trung tâm thông tin đăng lên Web.

Hệ thống thông tin điện tử của trường đang là kênh thông tin chủ đạo của nhà trường

trong việc thực hiện công tác quản lý, trao đổi thông tin giữa các đơn vị và cá nhân

trong toàn trường.

Ngƣời soạn thảo Ngƣời xem xét Ngƣời phê duyệt

TS. Đặng Trƣờng Sơn TS. Ngô Văn Thuyên PGS.TS. Đỗ Văn Dũng