sinh ly thuc vat cay cao su

37
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Khoa Cộng nghệ sinh học Chủ đề : Tìm hiểu sinh lý cây cao su

Upload: may-tinh

Post on 20-Jun-2015

411 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Sinh ly thuc vat cay cao su

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Khoa Cộng nghệ sinh học

Chủ đề : Tìm hiểu sinh lý cây cao su

Page 2: Sinh ly thuc vat cay cao su

I. Đặc điểm thực vật học – nhu cầu sinh thái

1. Giới thiệu chung

2. Cấu tạo thực vật

3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh chủ yếu

II. Sinh lý các giai đoạn sinh trưởng của cây cao su

1. Giai đoạn cây con trong vườn ươm

2. Giai đoạn kiến thiết cơ bản

3. Giai đoạn khai thác mủ (giai đoạn kinh doanh)

3.1.Thời kì khai thác cao su non3.2.Thời kì cao su khai thác trung niên3.3.Thời kì khai thác cao su già

III.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển

1. Sâu bệnh

2. Chất khích thích sinh trưởng, tạo mủ cao su

Page 3: Sinh ly thuc vat cay cao su

I. Đặc điểm thực vật học – nhu cầu sinh thái

1. Giới thiệu chung• Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại

khu vực rừng mưa Amazon• Sau phát triển ở nhiều vùng trên

thế giới, đặc biệt là vùng Đông Nam á

• Ở nước ta có nhiều ở Nam bộ rồi lan rộng ta Bắc Bộ. Cây cao su ở nước ta có rất nhiều triển vọng mở rộng diện tích và tăng sản lượng nhất là ở vùng Tây Nguyên.

• Giá trị kinh tế cây cao su: Giá trị về công nghiệp, về ổn định việc làm , về môi trường và giá trị an ninh quốc phòng.

Page 4: Sinh ly thuc vat cay cao su

2. Cấu tạo thực vật

2.1 Rễ

•Bộ rễ cao su bao gồm các loại:•Rễ trụ: Là rễ chính có thể ăn sâu 1,5 m. chống đổ ngã và hút nước, dinh dưỡng từ tầng đất sâu.•Hệ thống rễ bàng phát triển rất rộng và phần lớn tập trung ở tầng canh tác, nhiệm vụ chủ yếu là hút nước và hút dinh dưỡng

Page 5: Sinh ly thuc vat cay cao su

*Sự hấp thụ và vận chuyển nước, chất hòa tan từ rễ=>thân=>lá

http://thuviensinhhoc.violet.vn/document/show/entry_id/1772791

Lấy hộ hình động trong đấy nhé

Tài khoản và mật khẩu như fb

Page 6: Sinh ly thuc vat cay cao su

2.2 Thân-Cấu tạo thân gồm 3 phần: vỏ, thân và 1 lớp mỏng ngăn cách giữa chúng là tượng bần.-Phần vỏ gồm:

• lớp mỏng ngoài gồm nhiều tế bào chết tạo thành;• lớp da cát thô;• lớp da cát tinh;• cuối cùng là lớp da lụa tập trung chủ yếu các tế bào ống nhựa mủ (90%), -Tượng tầng, nơi sinh ra các tế bào gỗ phía bên trong nó và các tế bào libe trong đó có hệ thống mủ cao su.

Page 7: Sinh ly thuc vat cay cao su

Hệ thống mủ cao su:•Ống mủ cao su gồm nhiều tế bào nhựa mủ nối liền nhau và phân nhánh, chủ yếu là ở vỏ thân cây. Chúng nằm xen giữa hệ thống mạch rây. Giữa các ống mủ trên cùng một đai có mối liên hệ với nhau.•Các ống mủ trên cùng 1 đai thường xếp song song với nhau và xếp xiên từ dưới lên theo hướng từ trái sang phải (3-50).•Trong ống nhựa mủ chứa chủ yếu là mủ cao su. Các ống nhựa mủ không thể tự tái sinh ra tế bào ống nhựa mủ mới mà chúng thường được bổ sung từ mầm mới từ tượng bần.• Mủ cao su là dung dịch keo. Sau khi li tâm ta thấy 2 phần: phần lỏng chủ yếu là nước (60-70%); phần đặc chủ yếu là hạt cao su.

Page 8: Sinh ly thuc vat cay cao su

2.3 Lá  Lá cao su mọc cách có 3 lá chét nhỏ cuống dài có hình bầu dục, đuôi nhọn, mặt nhẵn, gân song song.  Lúc cây non lá có màu tím đỏ sau dần chuyển sang màu xanh nhạt rồi xanh lục và hình thành từng lá rõ rệt. Khi cây lớn trưởng thành cho thu hoạch mủ thì tầng lá phát triển mạnh hình thành tán rộng.

Page 9: Sinh ly thuc vat cay cao su

*Quang hợp ở thực vật:

http://www.youtube.com/watch?v=3l-m9f5Chxg

Lấy hộ clip này nhé :*

Page 10: Sinh ly thuc vat cay cao su

2.4 Hoa•Hoa cao su thuộc loài đơn tính, có hoa đực và hoa cái riêng. •Trong một chùm hoa có số lượng hoa đực nhiều gấp 50 lần hoa cái.• Sau khi trồng được 5-6 năm cây mới có hoa quả, thường nở vào mùa xuân. Nhìn chung khả năng thụ tinh thấp.

Page 11: Sinh ly thuc vat cay cao su

2.5 Qủa, hạt•Quả cao su thuộc loại quả nang có lớp vỏ dày cứng trong có chứa các hạt, khi chín vỏ tự nứt hạt có thể tách ra ngoài. •Có 2 thời điểm thu hoạch quả: Mùa chính là tháng 8-9, có thể thu thêm ở tháng 2-3.•Hạt cao su hình trứng hơi tròn, khi chín có màu nâu, ở ngoài là vỏ sừng cứng, hạt chưa 20% protit, 25% dầu

Page 12: Sinh ly thuc vat cay cao su

3.Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh chủ yếu của cây cao su3.1 Nhiệt độ          Cây cao su yêu cầu nhiệt độ cao, thích hợp từ 20-28 độ C, Ở nước ta các tỉnh phía Nam trồng cao su là thích hợp hơn cả.3.2 Mưa và ẩm độ          Cây cao su cần nhiều nước, đòi hỏi phải có lượng nước mưa hàng năm cao và đều từ 1.500 – 2.000 mm. Về tính chất mưa cây cao su yêu cầu mưa nhiều trận, mưa vào buổi chiều          Về độ ẩm không khí, cây cao su yêu cầu cao tối thiểu từ 75% trở lên.3.3 Gió          Cây cao su ưu lặng gió. Nếu có gió mạnh sẽ làm cho lượng bốc hơi của lá, trong mủ tăng lên, cành thân giòn dễ gãy, sản lượng mủ thấp. Tốc độ gió ảnh hưởng rõ đến đời sống cây cao su.

Page 13: Sinh ly thuc vat cay cao su

3.4 Ánh sáng          Cây cao su thuộc loại cây trung tính. Nếu thời gian chiếu sáng khác nhau thì sự sinh trưởng của cây cũng khác nhau.3.5 Đất đai và địa hình          Cây cao su thích hợp với đất rừng, yêu cầu có lý hóa tính của đất cao. Về hóa tính phải là đất tốt, nhiều mùn giàu N, P, K; có độ PH=5. Về lý tính yêu cầu đất tơi xốp, thoát nước. Ngoài ra cây cao su còn yêu cầu mực nước ngầm thấp, nơi có độ cao của mặt đất so với mặt biển là 200 m thì tốt.

Page 14: Sinh ly thuc vat cay cao su

Hàm lượng các nguyên tố khoáng trong mủ cao su (cắt lấy cái bảng r phóng to thôi nhé, phần chữ bỏ)

Page 15: Sinh ly thuc vat cay cao su

II. SINH LÝ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CAO SU1. Giai đoạn cây con trong vườn ươm

Đặc điểm :là thời gian gieo hạt cho đến khi cây xuất ra khỏi vườn ươm (6-24 tháng). Cây chủ yếu tăng trưởng theo chiều cao, bình quân mỗi tháng cho thêm 1 tầng lá mới   Bón phân ở vườn cây con:+ Bón lót: 40-60 tấn phân chuồng hoai mục+ 300kg phôtphat canxi (Ca3PO4) trộn với đất để cho 1 ha vườn cây con.=>* Vai trò của lân: Lân cần thiết cho sự phân bào và phát triển của mô phân sinh.Lân kích thích sự sinh trưởng của rễ, tăng cường sự hình thành thân, lá và quả. Cây thiếu lân thì đỉnh sinh trưởng kém phát triển, lá có màu đỏ hay đỏ gạch, lá nhỏ, vanh,thân kém phát triển. Nhu cầu lân cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng và nhu cầu cao khi cây còn non

Page 16: Sinh ly thuc vat cay cao su

+ Bón thúc: Sau khi trồng 30 ngày, lúc cây con có 2 tầng lá. Bón đạm urê + SA + phôtphat 2canxi+ sunfat kali + Mg bón vào gốc hoặc pha vào nước tưới cho cây. Tưới nhiều lần, các lần tưới cách nhau 15-20 ngày .Sau 5 tháng cây có thể dùng để làm gốc ghép.=>* Vai trò của đạm trong cây: Đạm cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây. tăng mật độ lá và lá có màu xanh đậm Tuy nhiên việc bón đạm quá nhiều sẽ làm gỗ phát triển kém dể gây nên đổ ngã. Ngoài ra cây còn đề kháng kém với sâu bệnh. Ngược lại, khi cây thiếu đạm sinh trưởng kém về chiều cao, vanh thân, tán lá bị thu hẹp lại, lá có biểu hiện vàng, nhỏ, phiến lá có màu vàng nhạt hay màu vàng chanh. Khi thiếu nghiêm trọng lá non cũng vàng và cây thấp lùn=>* Vai trò của Kali: Kali là chất điều tiết quá trình trao đổi chất, nó cũng rất cần cho quá trình trưởng thành của lá. Cây thiếu kali cũng làm giảm chu vi thân, độ cao và số lượng lá. Hiện tượng thiếu kali xuất hiện ở lá già trước. Lá có màu vàng trên đầu lá và quanh viền lá.

Page 17: Sinh ly thuc vat cay cao su
Page 18: Sinh ly thuc vat cay cao su

2. Giai đoạn kiến thiết cơ bản

Đặc điểm :Kéo dài 5-7 năm chỉ đầu tư chứ không thu lợi nhuận. Cây cao su từ 1-3 năm cần trồng xen các cây ngắn ngày. Cần tiến hành chăm sóc, đặc biệt là khâu bón phân và làm cỏ.    Bón phân cho cao su ở vườn kiến thiết cơ bản:+ Bón lót: Bón cho mỗi cây 5-10kg phân chuồng + 100-165g apatit (30-50g P2O5) .Phân trộn với đất bột cho vào hố đào sẵn. Lấp hố cao hơn mặt đất chung quanh 5 cm, cắm cọc ở tâm hố để đánh dấu. Bón lót thực hiện trước khi trồng 10 ngày.=>vai trò của lân:. Nó cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong các enzyme, trong các phản ứng sinh hoá và cho sự hô hấp của cây. Lân kích thích sự sinh trưởng của rễ, tăng cường sự hình thành thân, lá và quả

Page 19: Sinh ly thuc vat cay cao su

 Bón thúc: Phân đạm và kali bón 2 đợt  trong một năm, bón vào tháng 4-5 và tháng 10-11.    Năm thứ nhất đến năm thứ 4 bón theo tán lá.    Từ năm thứ 5 trở đi bón theo băng, rộng 1 m giữa hai hàng cao su đã sạch cỏ.  Lượng phân bón thay đổi tuỳ thuộc vào loại đất và mật độ cây.=>vai trò của đạm: Nó có thể làm tăng chu vi thân (vanh). Đạm là chất điều tiết dinh dưỡng của các nguyên tố khác như lân và kali.Đạm còn tham gia tích cực trong việc tổng hợp nên mủ cao su. Ngoài ra đạm còn tham gia tích cực trong sự gia tăng sinh khối của cây, sản lượng gỗ=>* Vai trò của Kali: Kali là chất điều tiết quá trình trao đổi chất, nó cũng rất cần cho quá trình trưởng thành của lá. Nó góp phần quan trọng trong các phản ứng sinh hoá của tế bào như tổng hợp nên các amino acid, protein, hô hấp, quang hợp và các phản ứng chuyển hoá khác. Ka li có ảnh hưởng nhiều nhất đến dòng chảy mủ. Cây thiếu kali cũng làm giảm chu vi thân, độ cao và số lượng lá. Khi thiếu Kali hàm lượng Mg trong mủ tăng lên làm cho mủ dể bị đông trên đường cạo.

Page 20: Sinh ly thuc vat cay cao su

3) Giai đoạn khai thác mủ (giai đoạn kinh doanh): Đặc điểm: tính từ cây bắt đầu khai thác mủ cho đến khi cây thanh

lý. Căn cứ vào khả năng cho mủ chia làm 3 thời kỳ:3.1Thời kì khai thác cao su non

Kéo dài 10-12 năm, cây phát triển mạnh về số lượng, cành, nhánh, chủ vi thân, độ dày vỏ và sản lượng mủ.

Vỏ thời kì này mỏng, mềm đang tăng trưởng nên việc cạo mủ cần có tay nghề cao, tránh cạo trạm vào gỗ.

Vườn cao su lúc này thường ẩm thấp là môi trưởng thuận lợi cho nhiều loại bệnh phát triển như bệnh phấn trắng, bệnh rụng lá mùa mưa…

Page 21: Sinh ly thuc vat cay cao su

3.2Thời kỳ cao su khai thác tự nhiênKhi năng suất không còn tăng nhiều và giữ vững mức năng suất

ổn định. Tùy theo chế độ chăm sóc, khai thác trước đó, khai thác hiện tại và giống mà thời kì này dài hay ngắn.

Page 22: Sinh ly thuc vat cay cao su

3.3 Thời kì khai thác cao su giàKhi năng suất mủ giảm mạnh và không cách nào phục

hồi được. Lúc này cây rất mẫn cảm với bệnh rụng lá mùa mưa.

Page 23: Sinh ly thuc vat cay cao su

Bón phân :Đối với cao su kinh doanh hàng năm phải được bón N và K. Phân P cần được bón 2 năm 1 lần.Thời gian bón: Mỗi năm bón 2 đợt: đợt 1 bón 2/3 lượng phân vào đầu mùa mưa( tháng 4-5). Đợt 2 bón 1/3 lượng phân còn lại vào cuối mùa mưa( tháng 10).Cách bón là rãi thành băng rộng 1-1,5m ở giữa 2 hàng cây cao su, trộn vùi vào đất.=>vai trò của NPK: Đạm còn tham gia tích cực trong việc tổng hợp nên mủ cao su. Kali góp phần quan trọng trong các phản ứng sinh hoá của tế bào như tổng hợp nên các amino acid, protein, hô hấp, quang hợp và các phản ứng chuyển hoá khác. Ka li có ảnh hưởng nhiều nhất đến dòng chảy mủ. Ngoài ra,cây cao su còn cần một hàm lượng không nhỏ nguyên tố vi lượng vì nó là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và phẩm chất mủ cao su. Nếu thiếu vi lượng sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Có thể sử dụng vi lượng tổng hợp HUMIX bón cho cây cao su 1 năm 2 lần vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa có tác dụng ổn định lượng mủ và độ mủ

Page 24: Sinh ly thuc vat cay cao su

* Khai thác mủ cao su

•Khi có 70% số cây trở lên đạt tiêu chuẩn là vành thân (>50cm) và chiều cao đo từ mặt đất lên đạt 1m thì bắt đầu tiến hành khai thác.•Đến năm cạo thứ 2 thì cạo những cây đạt tiêu chuẩn tiếp theo và đến năm cạo thứ 3 thì cạo hết những cây còn lại trong vườn.

Page 25: Sinh ly thuc vat cay cao su

• Thời vụ cạo: mở miệng cạo vào tháng 3-4 và tháng 10-11 trong năm. Nghỉ cạo khi cao su bắt đầu rụng lá vào tháng 1-2. Khi lá bắt đầu nhú hình chân chim thì tiến hành cạo lại.

Page 26: Sinh ly thuc vat cay cao su

Kỹ thuật cạo

Thiết kế miệng caoMở miệng cạo

Miệng ngửa: Sau khi thiết kế, cạo xả miệng 3 nhát dao:

- Nhát 1: Cạo chuẩn.- Nhát 2: Vạt nêm.- Nhát 3: Hoàn chỉnh miệng cạo, cạo ép má dao từ từ đến độ sâu cạo quy định, tránh cạo phạm khi mở miệng cạo.

 Miệng úp: Sau khi thiết kế, cạo xả miệng theo hướng cạo lên 3 nhát dao tương tự như cách cạo ngửa, độ sâu cạo phải dần dần tăng lên cho đến khi cách tượng tầng vào khoảng 1,0 – 1,3mm.

Khai thác mủ

Page 27: Sinh ly thuc vat cay cao su

Khai thác mủ

Page 28: Sinh ly thuc vat cay cao su

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây

1. Sâu bệnhA.Bệnh héo đen đầu lá (Thán thư / Anthracnose) + Tác nhân do nấm: Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Sacc.  + Tác hại: Nấm bệnh gây hại cho các bộ phận non của cây như  lá non và chồi non, bệnh nặng có thể dẫn đến lá khô, rụng, chết chồi và chết ngọn. + Triệu chứng: Bệnh gây rụng lá non dưới hai tuần tuổi, lá già không rụng thì méo mó, mặt lá gồ ghề. Bệnh gây khô ngọn, khô cành từng phần hoặc chết cả cây. 

Page 29: Sinh ly thuc vat cay cao su

B.Bệnh phấn trắng lá

+Tác nhân : do Oidium heveae Steinm gây ra.

+Tác hại: gây hại trên cây cao su ở mọi lứa tuổi, chủ yếu vào giai đoạn cây ra lá mới

+Triệu chứng: trên cây còn nhỏ bệnh làm rụng lá,nếu nặng cây không lớn được và có thể chết. Trên cây lớn bệnh gây rụng lá nhiều lần, trên các vết bếnhinh nra lớp bột màu trắng như phấn

Page 30: Sinh ly thuc vat cay cao su

C.Bệnh rụng lá mùa mưa và thối trái

+Tác nhân: do nấm Phytophthora botryosa Chee và Phytophthora palmivora+Tác hại: gây rụng lá mùa mưa và thôi trái+Triệu chứng: trên cuống lá bị rụng có nhiều cục mủ trắng. Trái cao su nhiễm bệnh bị thối

Page 31: Sinh ly thuc vat cay cao su

D. Bệnh vàng rụng lá

+Tác nhân :do nấm Corynespora casiicola

+Phân bố: bệnh xuất hiện quanh năm và mọi giai đoạn của cây cao su

+Triệu chứng:

Trên lá:vết bệnh màu đen có hình dạng xương cá chạy dọc theo gân lá, vết bệnh lan rộng gây chết từng phần lá

Trên chồi và cuống lá:vết nứt dọc theo chồi và cuống lá dạng hình thoi,có mủ rỉ ra sau đó hóa đen

Page 32: Sinh ly thuc vat cay cao su

E. Bệnh nấm hồng

+Tác nhân: do nấm Cortcium salmonicolor

+phân bố: bệnh nặng ở Đông Nam Bộ, thường xuất hiện trong mùa mưa

+Tác hại: bệnh xảy ra phổ biến và quan trọng trên cây 4-8 tuổi, vết bệnh thường xuất hiện trên thân và cành có vỏ đã hóa nâu

+Triệu chứng:ban đầu trên vết bệnh có mủ chảy và có tơ nấm hình mạng nhện màu trắng, lúc bệnh nặng nấm chuyển sang màu hồng

Page 33: Sinh ly thuc vat cay cao su
Page 34: Sinh ly thuc vat cay cao su

2. Chất kích thích sinh trưởng tạo mủ cao su

Ngày nay, việc sử dụng chất kích thích ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Qua nhiều năm sử dụng chất kích thích cho thấy cây không bị ảnh hưởng đến năng suất nếu sử dụng đúng theo khuyến cáo -Loại chất kích thích và nồng độ sử dụng Loại hóa chất kích thích mủ được sử dụng có hoạt chất là ethephon (acid 2-chloroethyl phosphonic). Nồng độ hoạt chất sử dụng là 2,5%

Page 35: Sinh ly thuc vat cay cao su

Một số sản phẩm trên thị trường

Page 36: Sinh ly thuc vat cay cao su

• Ts. Nguyễn Thị Huệ - Cây cao su - Sách của Hiệp hội cao su Việt Nam.

• Phát triển cây cao su ở Việt Nam, Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam

• http://khuyennonglamdong.gov.vn

Tài liệu tham khảo

Page 37: Sinh ly thuc vat cay cao su