tác giả: thầy minh niệm hình ảnh: internet pps: lethibe98 4.2012

12
Tác giả: Thầy Minh Niệm Hình ảnh: Internet PPS: lethibe98 4.2012

Upload: chinara

Post on 09-Jan-2016

31 views

Category:

Documents


4 download

DESCRIPTION

Tác giả: Thầy Minh Niệm Hình ảnh: Internet PPS: lethibe98 4.2012. HIỂU VỀ TRÁI TIM. Khổ đau. - PowerPoint PPT Presentation

TRANSCRIPT

Page 1: Tác giả: Thầy Minh Niệm Hình ảnh: Internet PPS: lethibe98 4.2012

• Tác giả: Thầy Minh Niệm• Hình ảnh: Internet• PPS: lethibe98• 4.2012

• Tác giả: Thầy Minh Niệm• Hình ảnh: Internet• PPS: lethibe98• 4.2012

Page 2: Tác giả: Thầy Minh Niệm Hình ảnh: Internet PPS: lethibe98 4.2012

1. Khổ đau1. Khổ đau

 …Và điều mà ta thường than thở với nhau nhiều nhất đó là đau khổ, hễ đau là phải khổ, như là một sự thật không thể thay đổi. Ai đó tát vào mặt ta một cái có thể làm ta đau, nhưng nếu ta có lỗi với người ấy và sẵn sàng đón nhận thì cái tát đó sẽ không làm ta khổ. Đằng này bằng một thái độ khinh miệt, họ đã “tặng” cái tát để sỉ nhục ta trước mọi người thì ta khổ thật đấy. Làm ăn bị thất bại, tiền bạc mất trắng, ai mà chẳng đau vì đó là mồ hôi nước mắt mà ta đã chắt chiu dành dụm suốt bao năm trời.

 …Và điều mà ta thường than thở với nhau nhiều nhất đó là đau khổ, hễ đau là phải khổ, như là một sự thật không thể thay đổi. Ai đó tát vào mặt ta một cái có thể làm ta đau, nhưng nếu ta có lỗi với người ấy và sẵn sàng đón nhận thì cái tát đó sẽ không làm ta khổ. Đằng này bằng một thái độ khinh miệt, họ đã “tặng” cái tát để sỉ nhục ta trước mọi người thì ta khổ thật đấy. Làm ăn bị thất bại, tiền bạc mất trắng, ai mà chẳng đau vì đó là mồ hôi nước mắt mà ta đã chắt chiu dành dụm suốt bao năm trời.

Page 3: Tác giả: Thầy Minh Niệm Hình ảnh: Internet PPS: lethibe98 4.2012

Nhưng từ cái đau ấy đến cái khổ vẫn còn một khoảng cách khá xa, nếu ta biết rõ nguyên nhân thất bại và hoàn toàn chấp nhận. Và có lẽ, cái đau thống thiết nhất của nhân sinh chính là sự chia lìa, nên thường được ví như khúc ruột cắt đứt làm đôi, “đoạn trường thương đau”. Nhưng nếu ta ý thức được hợp tan là chuyện nhân duyên, biết đâu đó cũng là cơ hội để hai người nhìn lại mà thay đổi chính mình để tạo ra cái duyên mới trong tương lai tốt đẹp hơn…

Nhưng từ cái đau ấy đến cái khổ vẫn còn một khoảng cách khá xa, nếu ta biết rõ nguyên nhân thất bại và hoàn toàn chấp nhận. Và có lẽ, cái đau thống thiết nhất của nhân sinh chính là sự chia lìa, nên thường được ví như khúc ruột cắt đứt làm đôi, “đoạn trường thương đau”. Nhưng nếu ta ý thức được hợp tan là chuyện nhân duyên, biết đâu đó cũng là cơ hội để hai người nhìn lại mà thay đổi chính mình để tạo ra cái duyên mới trong tương lai tốt đẹp hơn…

Page 4: Tác giả: Thầy Minh Niệm Hình ảnh: Internet PPS: lethibe98 4.2012

2. Cô đơn …Cuộc sống ngày càng nghiêng về chiều hướng hưởng thụ, ai cũng cố gắng tranh thủ tích góp tiền bạc hay củng cố địa vị để tôn vinh cái tôi quý giá của mình, để thấy mình có giá trị, nên sự cạnh tranh và đối nghịch luôn là hệ quả tất yếu. Chính vì thế ta luôn sống trong tình trạng phòng thủ, bởi theo ta người nào càng thân thiết thì càng có nhiều khả năng lợi dụng hay triệt tiêu mình. Do đó, không gian tự do của ta ngày càng bị thu hẹp lại, sự tự nhiên và cởi mở cũng bị thu hẹp lại, và ý niệm về tình thâm hay tinh thần tương trợ đã trở thành lỗi thời và xa xỉ. Cho nên chưa bao giờ con người cảm thấy đời sống tẻ nhạt như bây giờ. Càng tiến tới đỉnh cao danh vọng thì càng bị tách biệt với mọi người, càng có được nhiều thứ thì càng xa lạ với mọi thứ. Thật nghịch lý khi ta luôn sống tách biệt với mọi người, hay không bao giờ tạo cơ hội để mọi người tiếp cận mình, nhưng ta lại than van sao không ai chịu hiểu mình…

 …Cuộc sống ngày càng nghiêng về chiều hướng hưởng thụ, ai cũng cố gắng tranh thủ tích góp tiền bạc hay củng cố địa vị để tôn vinh cái tôi quý giá của mình, để thấy mình có giá trị, nên sự cạnh tranh và đối nghịch luôn là hệ quả tất yếu. Chính vì thế ta luôn sống trong tình trạng phòng thủ, bởi theo ta người nào càng thân thiết thì càng có nhiều khả năng lợi dụng hay triệt tiêu mình. Do đó, không gian tự do của ta ngày càng bị thu hẹp lại, sự tự nhiên và cởi mở cũng bị thu hẹp lại, và ý niệm về tình thâm hay tinh thần tương trợ đã trở thành lỗi thời và xa xỉ. Cho nên chưa bao giờ con người cảm thấy đời sống tẻ nhạt như bây giờ. Càng tiến tới đỉnh cao danh vọng thì càng bị tách biệt với mọi người, càng có được nhiều thứ thì càng xa lạ với mọi thứ. Thật nghịch lý khi ta luôn sống tách biệt với mọi người, hay không bao giờ tạo cơ hội để mọi người tiếp cận mình, nhưng ta lại than van sao không ai chịu hiểu mình…

Page 5: Tác giả: Thầy Minh Niệm Hình ảnh: Internet PPS: lethibe98 4.2012

3. Thành kiến3. Thành kiến

 …Thành kiến chỉ đơn thuần là thái độ bám víu vào kinh nghiệm cũ để áp đặt lên thực tại, nên có thành kiến tốt và thành kiến xấu. Nói dễ hiểu là ta thường đeo mắt kính màu hồng và mắt kính màu đen khi nhìn người, nhìn đời. Nếu ta đã từng biết người kia rất dễ thương qua tiếp xúc hay dựa vào thông tin từ người khác, thì khi gặp họ ta sẽ có thiện cảm và hết lòng với họ ngay mà không cần phải quan sát hay khám phá gì thêm nữa. Ta đang đeo mắt kính màu hồng nên thấy họ nói cái gì cũng hay, làm cái gì cũng tuyệt. Bây giờ phương tiện truyền thông và quảng cáo rất mạnh mẽ, chỉ cần một vài bài báo ca ngợi hết lời về nhân vật đó thì lập tức trong ta nảy sinh ngay cảm tình, sau này có cơ hội tiếp xúc ta sẽ dễ dàng bỏ qua các bước quan sát và thận trọng căn bản.

 …Thành kiến chỉ đơn thuần là thái độ bám víu vào kinh nghiệm cũ để áp đặt lên thực tại, nên có thành kiến tốt và thành kiến xấu. Nói dễ hiểu là ta thường đeo mắt kính màu hồng và mắt kính màu đen khi nhìn người, nhìn đời. Nếu ta đã từng biết người kia rất dễ thương qua tiếp xúc hay dựa vào thông tin từ người khác, thì khi gặp họ ta sẽ có thiện cảm và hết lòng với họ ngay mà không cần phải quan sát hay khám phá gì thêm nữa. Ta đang đeo mắt kính màu hồng nên thấy họ nói cái gì cũng hay, làm cái gì cũng tuyệt. Bây giờ phương tiện truyền thông và quảng cáo rất mạnh mẽ, chỉ cần một vài bài báo ca ngợi hết lời về nhân vật đó thì lập tức trong ta nảy sinh ngay cảm tình, sau này có cơ hội tiếp xúc ta sẽ dễ dàng bỏ qua các bước quan sát và thận trọng căn bản.

Page 6: Tác giả: Thầy Minh Niệm Hình ảnh: Internet PPS: lethibe98 4.2012

Trường hợp được biết người kia là một kẻ xấu, dù thông tin ấy chưa có gì đảm bảo là chính xác, ta vẫn có khuynh hướng thích đeo mắt kính màu đen trước cho chắc ăn. Người kia cố gắng bao nhiêu ta cũng không để mắt tới, hoặc cứ phòng thủ và không chấp nhận. Đến khi ta không còn khả năng lấy chiếc mắt kính màu đen ấy ra, nhìn đâu cũng thấy một màu tăm tối, không còn thấy ai dễ thương và tốt bụng nữa, là ta mất đi con mắt trong trẻo mà tạo hóa đã trao tặng cho mỗi người. Không có con mắt ấy là không gian của ta sẽ thu hẹp lại. Ta sẽ biến thành kẻ sống u uất, lạnh lùng và bế tắc…

Trường hợp được biết người kia là một kẻ xấu, dù thông tin ấy chưa có gì đảm bảo là chính xác, ta vẫn có khuynh hướng thích đeo mắt kính màu đen trước cho chắc ăn. Người kia cố gắng bao nhiêu ta cũng không để mắt tới, hoặc cứ phòng thủ và không chấp nhận. Đến khi ta không còn khả năng lấy chiếc mắt kính màu đen ấy ra, nhìn đâu cũng thấy một màu tăm tối, không còn thấy ai dễ thương và tốt bụng nữa, là ta mất đi con mắt trong trẻo mà tạo hóa đã trao tặng cho mỗi người. Không có con mắt ấy là không gian của ta sẽ thu hẹp lại. Ta sẽ biến thành kẻ sống u uất, lạnh lùng và bế tắc…

Page 7: Tác giả: Thầy Minh Niệm Hình ảnh: Internet PPS: lethibe98 4.2012

4. Ghen tuông4. Ghen tuông

…Ta không phải là đứa trẻ hễ khi bị mất phần là khóc ré lên hay đập phá lung tung. Ghen tuông sẽ làm ta trở nên tầm thường và xấu hơn vì nó bộc lộ rất rõ bản năng tự vệ của mình. Ta hãy bình tâm nhìn lại đời sống của ta và người kia, nếu vẫn còn chìm trong vô tâm quên lãng thì khó trách sao không làm chủ được bản thân. Có khi họ rất thương ta và rất quý trọng mái ấm gia đình, nhưng một khi năng lượng bị suy sụp mà ta lại cứ rút tỉa còn đối tượng kia lại sẵn sàng hiến tặng thì sự phản bội rất dễ xảy ra. Song, họ là nạn nhân của cảm xúc yếu đuối và tham lam trong chính họ, ta đã thật lòng thương thì hãy tìm cách đưa họ trở về con người năm xưa. Khóc lóc, trừng phạt chỉ khiến họ nghĩ ta đang củng cố “nhà tù” cho họ. Nên khả năng quay về không khó nếu họ thấy con đường ấy thật sự an toàn và ấm áp…

…Ta không phải là đứa trẻ hễ khi bị mất phần là khóc ré lên hay đập phá lung tung. Ghen tuông sẽ làm ta trở nên tầm thường và xấu hơn vì nó bộc lộ rất rõ bản năng tự vệ của mình. Ta hãy bình tâm nhìn lại đời sống của ta và người kia, nếu vẫn còn chìm trong vô tâm quên lãng thì khó trách sao không làm chủ được bản thân. Có khi họ rất thương ta và rất quý trọng mái ấm gia đình, nhưng một khi năng lượng bị suy sụp mà ta lại cứ rút tỉa còn đối tượng kia lại sẵn sàng hiến tặng thì sự phản bội rất dễ xảy ra. Song, họ là nạn nhân của cảm xúc yếu đuối và tham lam trong chính họ, ta đã thật lòng thương thì hãy tìm cách đưa họ trở về con người năm xưa. Khóc lóc, trừng phạt chỉ khiến họ nghĩ ta đang củng cố “nhà tù” cho họ. Nên khả năng quay về không khó nếu họ thấy con đường ấy thật sự an toàn và ấm áp…

Page 8: Tác giả: Thầy Minh Niệm Hình ảnh: Internet PPS: lethibe98 4.2012

5. Chịu đựng5. Chịu đựng  …Ta thường hiểu lầm chữ nhẫn nhục có nghĩa là đè nén hay cắn răng chấp nhận, trong khi ý nghĩa của nó thật hay và gần gũi: chịu đựng. Chịu có nghĩa là đồng ý chấp nhận; đựng có nghĩa là cái khả năng có thể dung chứa. Chấp nhận mà không có khả năng dung chứa thì cũng như không. Dòng sông vì có cái dung lượng lớn hơn cái tô gấp chục ngàn lần nên mới chứa đựng được nhiều muối. Thi hào Nguyễn Du cũng đã từng nói “Có dung kẻ dưới mới là lượng trên”.

 …Ta thường hiểu lầm chữ nhẫn nhục có nghĩa là đè nén hay cắn răng chấp nhận, trong khi ý nghĩa của nó thật hay và gần gũi: chịu đựng. Chịu có nghĩa là đồng ý chấp nhận; đựng có nghĩa là cái khả năng có thể dung chứa. Chấp nhận mà không có khả năng dung chứa thì cũng như không. Dòng sông vì có cái dung lượng lớn hơn cái tô gấp chục ngàn lần nên mới chứa đựng được nhiều muối. Thi hào Nguyễn Du cũng đã từng nói “Có dung kẻ dưới mới là lượng trên”.

Page 9: Tác giả: Thầy Minh Niệm Hình ảnh: Internet PPS: lethibe98 4.2012

Người có khả năng dung chứa được kẻ khác, dù kẻ ấy có như thế nào cũng không ghét bỏ hay loại trừ thì đó mới thực là người trên. Cho nên, nhẫn nhục không phải là thái độ hèn nhát, mà đó là sự thực tập mở rộng dung lượng trái tim để chứa đựng được những khó khăn lớn. Ta không thể nói tội tình gì mình phải nhẫn nhục. Bởi cuộc đời không phải lúc nào cũng thuận theo ý mình, nếu ta không chuẩn bị sẵn một dung lượng trái tim khá lớn thì có lúc ta sẽ gục ngã trước hoàn cảnh hay đánh mất người thương…

Người có khả năng dung chứa được kẻ khác, dù kẻ ấy có như thế nào cũng không ghét bỏ hay loại trừ thì đó mới thực là người trên. Cho nên, nhẫn nhục không phải là thái độ hèn nhát, mà đó là sự thực tập mở rộng dung lượng trái tim để chứa đựng được những khó khăn lớn. Ta không thể nói tội tình gì mình phải nhẫn nhục. Bởi cuộc đời không phải lúc nào cũng thuận theo ý mình, nếu ta không chuẩn bị sẵn một dung lượng trái tim khá lớn thì có lúc ta sẽ gục ngã trước hoàn cảnh hay đánh mất người thương…

Page 10: Tác giả: Thầy Minh Niệm Hình ảnh: Internet PPS: lethibe98 4.2012

6. Nguyên tắc6. Nguyên tắc

…Thế nhưng có người rất ghét nguyên tắc. Đó là những người sống bằng cảm tính, thích thì làm không thích thì không làm, bất chấp hậu quả. Họ cho rằng nguyên tắc chính là sự ràng buộc, làm mất sự tự nhiên. Người dễ dàng thành đạt bằng sự may mắn hay nhờ tài năng bẩm sinh mà không qua môi trường rèn luyện cũng có xu hướng coi thường nguyên tắc, thậm chí rất dị ứng với nguyên tắc. Ta thấy những người thành đạt, nổi tiếng hoặc có chút ít tài năng thì hay có lối sinh hoạt và giao tế khác thường, thậm chí họ cố tình không đi theo những nguyên tắc chung để tỏ ra mình lập dị. Với họ, làm khác người là một loại đẳng cấp.

…Thế nhưng có người rất ghét nguyên tắc. Đó là những người sống bằng cảm tính, thích thì làm không thích thì không làm, bất chấp hậu quả. Họ cho rằng nguyên tắc chính là sự ràng buộc, làm mất sự tự nhiên. Người dễ dàng thành đạt bằng sự may mắn hay nhờ tài năng bẩm sinh mà không qua môi trường rèn luyện cũng có xu hướng coi thường nguyên tắc, thậm chí rất dị ứng với nguyên tắc. Ta thấy những người thành đạt, nổi tiếng hoặc có chút ít tài năng thì hay có lối sinh hoạt và giao tế khác thường, thậm chí họ cố tình không đi theo những nguyên tắc chung để tỏ ra mình lập dị. Với họ, làm khác người là một loại đẳng cấp.

Page 11: Tác giả: Thầy Minh Niệm Hình ảnh: Internet PPS: lethibe98 4.2012

Cho nên họ luôn trễ hẹn, ăn mặc diêm dúa, phát ngôn trịch thượng hay làm những chuyện mà người khác phải phát hoảng, còn họ thì thấy bình thường hay còn thú vị vì họ nghĩ rằng mình là ngôi sao. Người ta gọi đó là “bệnh ngôi sao”, tức là những người tự cho mình cái quyền vượt qua “quy luật cân bằng cảm xúc” của đại chúng. Tuy họ có khả năng cống hiến cho đại chúng ở một lĩnh vực nào đó, nhưng năng lượng bất mãn của đại chúng sẽ mau chóng tẩy chay họ. Sau này, khi tài năng không còn tỏa sáng nữa thì không gian sinh sống của họ trở nên rất hạn hẹp, và họ cũng không biết làm sao để chung sống hài hòa với mọi người. Đó là cái giá rất đắt của sự phóng túng, vô độ…

Cho nên họ luôn trễ hẹn, ăn mặc diêm dúa, phát ngôn trịch thượng hay làm những chuyện mà người khác phải phát hoảng, còn họ thì thấy bình thường hay còn thú vị vì họ nghĩ rằng mình là ngôi sao. Người ta gọi đó là “bệnh ngôi sao”, tức là những người tự cho mình cái quyền vượt qua “quy luật cân bằng cảm xúc” của đại chúng. Tuy họ có khả năng cống hiến cho đại chúng ở một lĩnh vực nào đó, nhưng năng lượng bất mãn của đại chúng sẽ mau chóng tẩy chay họ. Sau này, khi tài năng không còn tỏa sáng nữa thì không gian sinh sống của họ trở nên rất hạn hẹp, và họ cũng không biết làm sao để chung sống hài hòa với mọi người. Đó là cái giá rất đắt của sự phóng túng, vô độ…

Page 12: Tác giả: Thầy Minh Niệm Hình ảnh: Internet PPS: lethibe98 4.2012

• Tác giả: Thầy Minh Niệm• Hình ảnh: Internet• PPS: lethibe98• 4.2012

• Tác giả: Thầy Minh Niệm• Hình ảnh: Internet• PPS: lethibe98• 4.2012