tài liệu tham khảo cho ban khuyến học các cơ quan

34
Mẫu đơn HỘI KHUYẾN HỌC…. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam BAN KHUYẾN HỌC….. Độc lập- Tự do- Hạnh phúc. ĐƠN GIA NHẬP HỘI KHUYẾN HỌC Kính gửi : Ban khuyến học …… Tôi tên : ………………………..sinh năm……, hiện công tác tại …… Sau khi nghiên cứu Điều lệ Hội Khuyến học Việt Nam, Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội Khuyến học tỉnh Bình Thuận, tôi làm đơn này đề nghị được công nhận là Hội viên Hội viên Khuyến học. Tôi cam kết chấp hành Điều lệ Hội, Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội Khuyến học tỉnh và thực hiện nhiệm vụ của Ban (Chi hội) Khuyến học phân công. ………..,ngày …tháng….năm ….. Người làm đơn tên

Upload: donhu

Post on 29-Jan-2017

243 views

Category:

Documents


6 download

TRANSCRIPT

Mẫu đơn

HỘI KHUYẾN HỌC…. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt namBAN KHUYẾN HỌC….. Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.

ĐƠN GIA NHẬP HỘI KHUYẾN HỌC

Kính gửi : Ban khuyến học ……

Tôi tên : ………………………..sinh năm……, hiện công tác tại …… Sau khi nghiên cứu Điều lệ Hội Khuyến học Việt Nam, Quy chế về tổ

chức và hoạt động của Hội Khuyến học tỉnh Bình Thuận, tôi làm đơn này đề

nghị được công nhận là Hội viên Hội viên Khuyến học.

Tôi cam kết chấp hành Điều lệ Hội, Quy chế về tổ chức và hoạt động của

Hội Khuyến học tỉnh và thực hiện nhiệm vụ của Ban (Chi hội) Khuyến học

phân công.

………..,ngày …tháng….năm ….. Người làm đơn Ký tên

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KHUYẾN HỌC

(Dự thảo này có tính tham khảo, có thể thêm, bớt các điều khoản và nội dung của từng điều khoản cho phù hợp với điều kiện của đơn vị).

Tên đơn vi CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMBAN KHUYẾN HỌC Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

Số /QC – BKH ….. ngày tháng năm…..

QUY CHẾ

Tổ chức và hoạt động của Ban khuyến học cơ quan ……

Lời mở đầu

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Căn cứ để xây dựng quy chế.

- Căn cứ Điều lệ Hội Khuyến học Việt Nam.

- Căn cứ vào Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội Khuyến học tỉnh Bình

Thuận (ban hành kèm theo Quyết định số 2220/QĐ-UBND ngày 24/8/2015 của

UBND tỉnh Bình Thuận).

- Căn cứ Quyết định số: … ngày …tháng .. năm của …(Thủ trưởng đơn

vị) về việc thành lập Ban Khuyến học (tên cơ quan, đơn vị).

Điều 2. Đối tượng thực hiện Quy chế:

Toàn thể hội viên thuộc Ban Khuyến học (tên cơ quan, đơn vị )

II. NHỮNG NỘ I DUNG VÀ QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

Điều 3. Tôn chỉ, mục đích

(Tham khảo điều 1, 2 Quy chế TC&HĐ HKHBT)

Điều 4 : Nhiệm vụ

2

(Tham khảo điều 4, khoản 2 điều 19 Quy chế TC&HĐ HKHBT)

Điều 5 : Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

(Tham khảo điều 9 Quy chế TC&HĐ HKHBT)

Điều 6. Nguồn tài chính gồm:

- Hội phí do hội viên đóng góp hàng tháng …….

- Kinh phí do cơ quan và các tổ chức đoàn thể hỗ trợ, cá nhân hảo tâm đóng

góp...).

- Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có)

Điều 7. Quy định khen thưởng

1. Đối với Hội viên:

2. Đối với con của hội viên có thành tích học tập trong năm học:

Điều 8. Tổ chức thực hiện

(Tham khảo điều 29, 30, 31 Quy chế TC&HĐ HKHBT)

TM. BAN KHUYẾN HỌC….

TRƯỞNG BAN

MẪU BÁO CÁO:

3

BAN KHUYẾN HỌC…………

Số: BC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bình Thuận, ngày ….. tháng ….. năm …..

(MẪU)

BÁO CÁOHOẠT ĐỘNG CỦA BAN KHUYẾN HỌC

QUÝ…./năm……(Báo cáo theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm)

I. Công tác tuyên truyền:

- Nêu kết quả tuyên truyền về công tác Khuyến học, khuyến tài, xây dựng

xã hội học tập.

- Phối hợp với các Đoàn thể, tổ chức khác trong cơ quan, đơn vị tổ chức

sinh hoạt kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, của Đảng..

- Tổ chức học tập quán triệt các Nghị quyết, chủ trương của Đảng, pháp

luật của Nhà nước.

2. Công tác quản lý, sinh hoạt hội viên:

- Số hội viên khuyến học tăng, giảm (trong kỳ báo cáo).

- Số hội viên hiện có.

- Các hình thức tổ chức sinh hoạt trong kỳ.

3. Về thực hiện cuộc vận động xây dựng “Gia đình hiếu học”, “Đơn vị học tập”:

- Kết quả vận động gia đình hội viên, CBCNVC, NLĐ trong cơ quan, đơn

vị đăng ký xây dựng “Gia đình hiếu học” ở nơi cư trú (số đăng ký so với tổng số

CBCNVC, NLĐ); số gia đình được công nhận danh hiệu “Gia đình hiếu học”

trong năm (số được công nhận so với đăng ký và so với tổng số CB, hội viên

khuyến học).

4

- Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có Kế hoạch hoặc Chương trình xây dựng

“Đơn vị học tập” theo Kế hoạch số 1904/KH-UBND ngày 23/5/2013 của UBND

tỉnh và kết quả thực hiện.

4. Hoạt động Quỹ Khuyến học:

- Kết quả vận động xây dựng Quỹ Khuyến học (bao gồm các nguồn do cơ

quan, đơn vị, doanh nghiệp trích quỹ phúc lợi; đóng góp của hội viên,

CBCNVC, NLĐ; ủng hộ của các nhà hảo tâm, của các tổ chức khác…).

- Hỗ trợ học bổng, khen thưởng, tặng quà cho các cháu là con em hội viên,

CBCNVC, NLĐ trong cơ quan, đơn vị…

- Hỗ trợ, khen thưởng cho CBCNVC, NLĐ trong cơ quan đơn vị được cử

đi học tập, thi cử theo kế hoạch đào tạo hoặc tự học có đăng ký với cơ quan…

- Tồn quỹ Khuyến học đến cuối kỳ báo cáo.

5. Đề xuất, kiến nghị:

Nêu những đề xuất kiến nghị với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; với Hội

Khuyến học tỉnh và cấp trên (nếu có).

T.M BAN KHUYẾN HỌC

TRƯỞNG BAN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

5

Kế hoạch hoạt động Ban khuyến học Cảng Phú Quý năm 2014 Căn cứ vào Quy chế tổ chức hoạt động, các chỉ tiêu ký kết giao ước thi đua của Hội Khuyến học huyện và phương hướng nhiệm vụ của Ban khuyến học Cảng Phú Quý nhiệm kỳ III (2013-2015); Ngày 16/01/2014 Ban khuyến học Cảng Phú Quý đã triển khai kế hoạch hoạt động năm 2014 như sau :

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, tổ chức học tập cho cán bộ hội viên nhằm không ngừng nâng cao ý thức chấp hành chủ trương, chính sách,pháp luậtcủa Đảng và Nhà nước.

2. Duy trì sinh hoạt Ban khuyến học theo định kỳ, phấn đấu cuối năm đạt Ban khuyến học vững mạnh, 100% hội viên đạt loại giỏi, khá trở lên.

3. Phát triển hội viên mới, đạt 100% trên tổng số cán bộ và người lao động, 100% hội viên đạt tiến tiến, trong đó có từ 30% trở lên được công nhận hội viên xuất sắc

4. Tham gia việc xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ đối với cán bộ được cử đi học, cán bộ có thành tích trong học tập, tự học, với việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.

5. Đăng ký xây dựng GĐHH đạt 100% so với tổng số gia đình đăng ký. - Xét công nhận đạt 80% trở lên GĐHH so tổng số gia đình đăng ký - Xét công nhận danh hiệu GĐHH.XS đạt từ 30% trở lên so với tổng số GĐHH được công nhận.

6. Thống kê danh sách các cháu là con em của hội viên đang trong độ tuổi đến trường, nắm bắt tình hình diễn biến chất lượng học tập, rèn luyện đạo đức, kết quả học tập trong học kỳ I và cả năm.

7. Tuyệt đối không để con em hội viên lưu ban, bỏ học. CBCC phải quản lý và chăm sóc con em học tập ở nhà và phối hợp với nhà trường tạo điều kiện cho con em học tốt, ngày càng có nhiều con em học khá, giỏi được nhà trường công nhận.

8. Phối hợp với Chi đoàn, công đoàn tổ chức cho các cháu vui chơi nhân dịp quốc tế thiếu nhi 1/6, trung thu. Thông qua đó tổ chức khen thưởng, tặng quà cho các cháu có thành tích học tập năm học 2013-2014.

9. Huy động quỹ khuyến học đạt và vượt chỉ tiêu giao. - Ban khuyến học có từ 30 hội viên trở lên, huy động mới đạt từ 15 triệu đồng trở lên. (Thu quỹ năm 2014 là 30.000đ/tháng/hội viên). * Hoàn thành việc trích nộp 1% về quỹ khuyến học theo điều lệ quỹ quy định.

10. Sử dụng tiền quỹ đạt 50% trở lên so thu mới trong năm. - Cấp học bổng cho con em hội viên, đạt 100% kế hoạch đề ra. - Khen thưởng kịp thời những hội viên, con em hội viên đạt thành tích trong học tập rèn luyện từ khá trở lên, các cuộc thi năng khiếu, thi đậu Cao đẳng, Đại học.

11. Tham gia viết tin bài, hình ảnh hoạt động Ban khuyến học cho điện tử của Hội khuyến học Tỉnh, hàng quý viết từ 1-2 tin bài cho báo điện tử tỉnh hội.

6

Ban Khuyến học Cảng Phú Quý đề ra 11 chỉ tiêu để hội viên biết và thực hiện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTrường CĐCN Việt Đức Độc lập -Tự do - Hạnh phúc Số: /QĐ-CĐCNVĐ Thái Nguyên, ngày 25 tháng10 năm 2012

QUYẾT ĐỊNH(V/v thành lập Ban khuyến học Trường CĐCN Việt Đức)

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CĐCN VIỆT ĐỨC Căn cứ quyết định số 1005/2006/QĐ-BCN ngày 17 tháng 04 năm 2006 của

Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) quy định chức, nhiệm vụ, quyền hạn

cho trường CĐCN Việt Đức;

Căn cứ Điều lệ hoạt động của Hội khuyến học Việt Nam:

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Thành lập Ban Khuyến học trường Cao đẳng công nghiệp Việt Đức gồm

các ông (Bà) có tên sau:

7

1. Ông Nguyễn Viết Hải - P.Hiệu trưởng: Trưởng ban;

2. Ông Lương Thanh Tâm - P.trưởng phòng Đào tạo: Phó ban Thường

trực;

3. Bà Mạc Thị Mậu - Trưởng phòng TC-HC: Ủy viên;

4. Ông Nguyễn Quang Hợp - P.Bí thư Đoàn trường: Ủy viên;

5. Ông Phạm Đình Thọ - Trưởng khoa Cơ khí Chế tạo máy: Ủy viên;

6. Bà Trần Thị Hảo - Trưởng khoa Cơ khí Cắt gọt: Ủy viên;

7. Ông Nguyễn Văn Ngợi - Trưởng phòng CT HSSV: Ủy viên.

Điều 2. Ban khuyến học có nhiệm vụ thực hiện theo Điều lệ của Hội

Khuyến học Việt Nam, tham mưu trong các hoạt động đào tạo của nhà trường,

tham gia xây dựng gia đình học tập, xã hội học tập. Ban chịu sự lãnh đạo của

Đảng ủy nhà trường và Hội khuyến học thị xã Sông Công.

Điều 3. Các Ông (Bà) trưởng các đơn vị liên quan, các cá nhân có tên tại

điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

HIỆU TRƯỞNGNơi nhận:

HỘI KH THỊ XÃ SÔNG CÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BAN KHUYẾN HỌC Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ BAN KHUYẾN HỌCTRƯỜNG CĐCN VIỆT ĐỨC

I. Trưởng ban - Phó ban

1. Ông Nguyễn Viết Hải - Trưởng ban

- Chủ trì hội nghị về khuyến học

- Đại diện cho Ban khuyến học trong quan hệ đối ngoại, tiếp các đại diện

của tổ chức, cơ quan đoàn thể trong và ngoài trường.

2. Ông Lương Thanh Tâm - Phó ban thường trực

- Cùng với Trưởng ban tham gia chủ trì các hội nghị Ban khuyến học.

- Được ủy quyền của Trưởng ban thực hiện các nhiệm vụ của Trưởng ban

trong những yêu cầu, những trường hợp cần thiết.

8

- Quản lý các hoạt động của Ban và giữ mối quan hệ báo cáo thông tin

giữa Ban với các chi hội cơ sở trực thuộc được thông suốt kịp thời, có trách

nhiệm tổng hợp tình hình 6 tháng, 1năm và thông báo kịp thời chương trình, kế

hoạch côngg tác cho các chi hội và báo cáo Hội khuyến học cấp trên.

II. Các Ủy viên

Luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được

giao đồng thời tích cực đóng góp ý kiến, hiến kế chủ trương giải pháp thực hiện

nhằm phát huy khả năng lãnh đạo tập thể của ban thực sự có hiệu quả.

1. Bà Mạc Thị Mậu - Ủy viên, phụ trách khối CB-GV-CNV, công tác thi

đua khen thưởng.

2. Ông Phạm Đình Thọ - Ủy viên, phụ trách công tác giảng dạy lý thuyết của

trường.

3. Bà Trần Thị Hảo - Ủy viên, phụ trách công tác giảng dạy thực hành của

trường.

4. Nguyễn Văn Ngợi - Ủy viên, phụ trách công tác Văn hóa, thể thao,

phòng chống tệ nạn trong nhà trường.

5. Ông Nguyễn Quang Hợp - Ủy viên, phụ trách công tác khuyến học

trong HSSV.

T.M.BAN KHUYẾN HỌC

TRƯỞNG BAN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

HỘI KHUYẾN HỌC QUẢNG BINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM

HỘI KHUYẾN HỌC ĐH QUẢNG BINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /QC- HKH/ĐHQB Quảng Bình, ngày tháng 10 năm 2012

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI KHUYẾN HỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BINH

9

Căn cứ Nghị định số 45/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức,

hoạt động và quản lý Hội;

Căn cứ Điều lệ (sửa đổi bổ sung) Hội Khuyến học Việt Nam và hướng dẫn số

122/HD- KHVN ngày 13/4/2011 của Hội KHVN về thực hiện Điều lệ Hội;

Căn cứ Chỉ thị số 20-CT/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy ngày 13/12/2007“Về tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, Xây dựng xã hội

học tập và Công văn số 892/UBND ngày 13/3/2011 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc

Thành lập tổ chức, Hội khuyến học ở các cơ quan, doang nghiệp, lực lượng vũ trang;

Thực hiện Nghị số 256-QĐ/ĐU Quyết của Đảng ủy Trường Đại học Quảng Bình

ngày 27 tháng 7 năm 2012 về việc thành lập Hội Khuyến học trường ĐHQB trực thuộc

Tỉnh hội;

Hội Khuyến học Trường Đại học Quảng Bình, ban hành Quy chế hoạt động như sau:

CHƯƠNG I

TÊN GỌI,TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH,NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

Điều 1. Tên gọi

1. Tên Tiếng Việt: Hội Khuyến học Trường Đại học Quảng Bình

2. Tên Tiếng Anh: Association to promote the education of Quang Binh University

3. Điều 2. Tôn chỉ, mục đích

Tôn chỉ: Hội Khuyến học Trường Đại học Quảng Bình là tổ chức xã hội đặc thù có

tính chất tự nguyện của cán bộ, giảng viên của Trường Đại học Quảng Bình và các công

dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp “trồng

người”muốn đóng góp vào việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng việc bồi dưỡng nhân tài

là giảng viên, cán bộ, sinh viên, con của CB, GV Trường Đại học Quảng Bình và hỗ trợ

một phần kinh phí cho học sinh, sinh viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn của Trường

Mục đích: Động viên khuyến khích các tài năng trẻ của Nhà trường trong việc học

tập và nâng cao trình độ và kiến thức, nhằm góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn

nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quê

hương, hội nhập khu vực và quốc tế.

Điều 3. Vị trí, tư cách pháp nhân, nơi làm việc của Hội

1. Hội khuyến học Trường Đại học quảng là thành viên của Trường Đại học Quảng

Bình, hoạt động tuân thủ pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt nam, Điều

10

lệ Hội và Quy chế hoạt động của Hội. Hội chịu sự quản lý Nhà nước của Trường Đại

học Quảng Bình và Hội Khuyến học tỉnh Quảng Bình

2. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản và tài chính riêng, có tài khoản

bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ tại ngân hàng.

3. Hội có phạm vi hoạt động trong và ngoài Nhà trường.

4. Hội có phòng làm việc tại Trường Đại học Quảng Bình.

Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn

Hội Khuyến học Trường Đại học Quảng Bình có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1. Làm nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp với các tổ chức, các lực lượng xã hội

tham gia hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập;

2. Khuyến khích và hỗ trợ việc dạy và học trong nhà trường. Vận động cán bộ, giảng

viên, học sinh,sinh viên tích cực học tập, học tập suốt đời, quan tâm đến những sinh viên

nghèo, khuyết tật không có điều kiện học tập và những, cán bộ, giảng viên, sinh viên có

năng khiếu nhằm nâng cao dân trí, nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp để góp

phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước;

3. Liên kết, vận động mọi cá nhân trong nhà trường và các tổ chức xã hội, góp phần

động viên, chăm lo về vật chất và tinh thần đối với giảng viên, học sinh, sinh viên thực

hiện sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, học kết hợp với hành, xây dựng môi

trường giáo dục lành mạnh;

4. Tư vấn, phản biện, giám định xã hội theo quy định của pháp luật về giáo dục trên

cơ sở tập hợp ý kiến của đông đảo các nhà giáo dục, các học sinh, sinh viên. Kiến nghị

với cấp Ủy đảng, Ban gián hiệu nhà trường về các chủ trương, chính sách, biện pháp

phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành xã hội học tập;

5. Tiếp nhận và tham mưu cho Ban giám hiệu về định mức, tiêu chuẩn xét và lựa

chọn học sinh, sinh viên học được hưởng học bổng tài trợ của cá nhân, tổ chức trong và

ngoài nước theo quy định của pháp luật; 

6. Tổ chức các hoạt động tư vấn, dịch vụ theo quy định pháp luật;

7. Đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên;

8. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật.

CHƯƠNG II

HỘI VIÊN

11

Điều 5. Hội viên

 1. Cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên, có tâm huyết với sự nghiệp khuyến học,

khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện hoạt động cho

Hội, được Hội xem xét công nhận là hội viên và được trao thẻ hội viên.

 2. Cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên, Công dân, tổ chức có đóng góp xứng

đáng cho Hội được suy tôn là hội viên danh dự hoặc được công nhận là Hội viên liên

kết. Hội viên danh dự, Hội viên liên kết không tham gia bầu cử, ứng cử và biểu quyết

các vấn đề của  Hội                                           

Điều 6. Nghĩa vụ hội viên

Hội viên có nghĩa vụ:

1. Chấp hành Điều lệ, Quy chế hoạt động, nghị quyết, các quy định của Hội;

2. Tích cực học tập và vận động mọi người học tập nhằm không ngừng nâng cao trình

độ về mọi mặt;

3. Sinh hoạt và hoạt động trong các tổ chức của Hội, tuyên truyền phát triển hội viên

và đóng hội phí.

Điều 7. Quyền lợi hội viên

Hội viên có quyền:

1. Được bàn bạc, thảo luận công việc của Hội, đề xuất ý kiến nhằm phát triển phong

trào khuyến học, khuyến tài và sự nghiệp giáo dục;

2. Bầu cử, đề cử, ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội;

3. Được Hội tạo điều kiện thực hiện các hoạt động theo nhiệm vụ, quyền hạn của Hội;

4. Được hỗ trợ khi bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ, tiến sỹ, hoặc có công trình

nghiên cứu khoa học xuất sắc;

5. Đối với con của các hội viên được hỗ trợ khi thi đậu vào các trường đại học, vượt

khó, học giỏi, đạt thành tích cao trong các kỳ thi cấp tỉnh, quốc gia, quốc tế.

6. Được Hội khen thưởng, hoặc đề nghị Hội cấp trên khen thưởng nếu có thành tích

xuất sắc trong hoạt động khuyến học.

7. Được trích lại 5% tổng số tiền huy động được, hỗ trợ cho hoạt động của Hội

Khuyến học Trường, (trừ tiền huy động hỗ trợ cho Quỹ khuyến học và các học bổng

theo sự chỉ định của các nhà tài trợ)

8. Xin ra khỏi Hội khi xét thấy không đủ điều kiện tiếp tục tham gia.

12

CHƯƠNG III

TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI

Điều 8. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động

1. Tuân thủ sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của Nhà trường; tranh thủ sự

hướng dẫn của Hội khuyến học tỉnh; hợp tác, phối hợp với các khoa, phòng, các đoàn

thể và tổ chức có liên quan trong quá thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội.

2. Tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tập thể, quyết định theo đa số, tự

nguyện, tự quản, không vì mục đích lợi nhuận; tuân thủ pháp luật, Điều lệ Hội, Quy chế

hoạt động của Hội và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật;

3. Phát huy quyền chủ động sáng tạo của các tổ chức Hội; liên kết, phối hợp với các

ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, kinh tế, khoa học, văn hoá, giáo

dục trong hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập;

4. Tranh thủ sự ủng hộ và trợ giúp về tinh thần, vật chất của mọi tổ chức, cá nhân ở

trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật vì sự nghiệp khuyến học, khuyến tài;

5. Nguyên tắc biểu quyết:

a) Hình thức biểu quyết bằng giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do Đại hội, hội nghị Ban

Chấp hành quyết định;

b) Các vấn đề biểu quyết chỉ được thông qua khi có trên 50% (năm mươi) tổng số đại

biểu được triệu tập tham dự Đại hội, hội nghị Ban Chấp hành, tán thành;

Điều 9. Tổ chức Hội

Tổ chức của Hội Khuyến học Trường Đại học Quảng Bình, gồm:

1. Đại hội;

2. Ban Chấp hành;

3. Văn phòng

Điều 10. Đại hội

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội khuyến Trường Đại học  Quảng Bình là Đại hội

toàn thể hoặc Đại hội đại biểu, nhiệm kỳ 5 (năm) năm một lần. Đại hội do Ban Chấp

hành triệu tập; Đại hội được tiến hành khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) số đại biểu chính

thức có mặt. Trong trường hợp cần thiết, khi có 2/3 (hai phần ba) uỷ viên Ban Chấp

hành yêu cầu, Đại hội có thể được triệu tập bất thường theo quy định của pháp luật. 

13

Điều 11. Nhiệm vụ của Đại hội

1.Đánh giá hoạt động của Hội trong nhiệm kỳ qua, quyết định phương hướng hoạt

động của Hội trong nhiệm kỳ tới.

2. Sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của Hội; (nếu có).

3. Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra; suy tôn Chủ tịch danh dự Hội (nếu có).

4. Thông qua báo cáo tài chính nhiệm kỳ, Nghị quyết Đại hội.

5. Thông qua mức đóng hội phí.

Điều 12. Ban chấp hành

1. Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ Đại hội, họp thường kỳ mỗi năm

một lần, họp bất thường khi cần. Ban Chấp hành có nhiệm vụ, quyền hạn:

a)  Lãnh đạo việc chấp hành Điều lệ và Nghị quyết của Đại hội. 

b) Bầu: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên Thư ký và một số ủy viên;

c) Quy định cụ thể chế độ đóng hội phí;

d) Bầu bổ sung, thay đổi uỷ viên Ban Chấp hành,

e) Chuẩn bị và triệu tập Đại hội nhiệm kỳ sau.

2. Hình thức bầu, số lượng ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định, khi cần

thiết, Ban Chấp hành được bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành trong số các hội viên

chính thức số lượng bầu bổ sung không qúa 15% (mười lăm) số lượng ủy viên Ban

Chấp hành do Đại hội quyết định.

Điều 13. Chủ tịch Hội, các Phó Chủ tịch

1. Chủ tịch Hội là người đại diện trước pháp luật và chịu trách nhiệm về mọi hoạt

động của Hội có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Chỉ đạo thực hiện các chủ trương, nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành;

b) Tổ chức triển khai thực hiện hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các tổ chức Hội

trong việc chấp hành Điều lệ, Quy chế hoạt động của Hội và các quy định của pháp luật;

c) Chỉ đạo hoạt động của Văn phòng, các ban chuyên môn và tổ chức trực thuộc; trực

tiếp phụ trách công tác tổ chức, nhân sự, hoạt động đối ngoại của Hội;

d) Chủ trì các cuộc họp của Ban Chấp hành, ;

e) Tổ chức công tác chuẩn bị Đại hội, các kỳ họp Ban Chấp hành

14

2. Phó Chủ tịch Hội là người giúp việc cho Chủ tịch, được Chủ tịch ủy nhiệm, phân

công phụ trách quản lý, điều hành thực hiện một số hoạt động của Hội và chịu trách

nhiệm trước Chủ tịch về công việc mà Chủ tịch phân công.

3. Ủy viên Thư ký Hội là người thay mặt Chủ tịch Hội tổ chức, điều hành các hoạt

động hàng ngày của Hội. Thay mặt Chủ tịch chủ trì các cuộc họp của Ban Chấp hành,

trong trường hợp được Chủ tịch phân công hoặc khi Chủ tịch vắng mặt.

Điều 14.  Văn phòng, các ban chuyên môn

Văn phòng Hội là bộ phận giúp việc cho Ban chấp hành Hội (nếu có), chịu sự chỉ đạo

trực tiếp của Chủ tịch Hội, hoạt động theo quy chế do Hội ban hành phù hợp Điều lệ

Hội và quy định pháp luật.

Điều 15. Đơn vị trực thuộc Hội

Hội Khuyến học Trường Đại học Quảng Bình được tổ chức Quỹ Khuyến học, thành

lập các pháp nhân trực thuộc Hội, như: Hội Khuyến học của các khoa, phòng, Việc

thành lập và hoạt động của pháp nhân trực thuộc Hội theo quy định pháp luật.

CHƯƠNG IV

TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CỦA HỘI

Điều 16. Tài chính, tài sản

1. Nguồn thu của Hội:

a)  Hội phí của hội viên;

b) Thu từ các hoạt động tư vấn, dịch vụ của Hội và từ các pháp nhân trực thuộc Hội

theo quy định của pháp luật;

c) Tài trợ của cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; 

d) Các nguồn thu hợp pháp khác.

2. Các khoản chi của Hội:

a) Chi phí cho hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, hành chính thường xuyên; 

b) Chi hổ trợ điện thoại, đi công tác, giao dịch và phúc lợi cho cán bộ Hội;

c) Chi mua sắm tài sản;

d) Chi tổ chức hội nghị, họp Ban Chấp hành, Đại hội;

đ) Chi phí cần thiết hợp pháp khác.

15

3. Tài sản của Hội bao gồm cơ sở vật chất do Nhà trường cấp ban đầu và thiết bị do

Hội tạo dựng từ nhiều nguồn để phục vụ sự nghiệp khuyến học.

Điều 17. Quản lý tài chính, tài sản

1.Tài chính, tài sản của Hội được quản lý, sử dụng theo quy chế của Hội, các quy

định của pháp luật về tài chính, kế toán và được sử dụng đúng mục đích, minh bạch,

công khai, tiết kiệm. Ban Chấp hành Hội quy định quy chế quản lý, sử dụng tài chính,

tài sản của Hội phù hợp với Điều lệ Hội và quy định pháp luật.

2. Hằng năm, Ban Chấp hành Hội thảo luận báo cáo và quyết định các vấn đề tài

chính của Hội.

CHƯƠNG V

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 18. Khen thưởng

Tổ chức thuộc Hội, cán bộ, hội viên có thành tích trong hoạt động khuyến học,

khuyến tài; các giảng viên dạy giỏi ; học sinh, sinh viên đạt loại xuất sắc; các tập thể và

cá nhân tích cực hoạt động, ủng hộ, tham gia phong trào khuyến học, khuyến tài, xây

dựng xã hội học tập được Hội khen thưởng hoặc được đề nghị Hội cấp trên khen thưởng

theo quy định của pháp luật. 

Điều 19. Kỷ luật

Tổ chức trực thuộc Hội, cán bộ, hội viên vi phạm pháp luật hoặc hoạt động sai trái

với Điều lệ, Quy chế và các Nghị quyết của Hội, tuỳ theo mức độ mà bị kỷ luật từ khiển

trách, cảnh cáo, khai trừ hoặc giải thể. Trường hợp gây thiệt hại về vật chất, ngoài hình

thức kỷ luật, còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Hình thức, thẩm quyền, quy trình xét khen thưởng, kỷ luật

Ban chấp hành quy định cụ thể hình thức, quy trình xét khen thưởng, kỷ luật của Hội

phù hợp quy định pháp luật, Điều lệ Hội và Quy chế hoạt động của Hội

CHƯƠNG VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Hiệu lực thi hành

1. Quy chế này gồm 6 (sáu) Chương 21 (hai mươi mốt) Điều đã được Hội nghị BCH

Hội Khuyến học Trường Đại học Quảng Bình lần thứ 1 thông qua ngày 12 tháng 9 năm

16

2012 và có hiệu lực thi hành theo phê duyệt của Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng

Bình.

2. Các tổ chức thuộc Hội và cán bộ, hội viên phải chấp hành nghiêm chỉnh Quy chế

hoạt động của Hội; Ban Chấp hành quy định hướng dẫn thi hành Quy chế này./.

Nơi nhận: TM.BCH HỘI KHUYẾN HỌC - Hội Khuyến học tỉnh (để b.c); Chủ tịch - Đảng ủy (để b.c); - Ban Giám hiệu; (để b.c); - Các đơn vị;

- Lưu: Hội, VT. Trần Thị Hà

TÀI LIỆU THAM KHẢO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngày 28/8//2013, Ban Chấp hành Hội Khuyến học trường THPT Tánh Linh đã thông qua và ban hành Quy chế quản lý thu chi Quỹ Khuyến học trường THPT Tánh Linh. Chuyên mục Khuyến học xin giới thiệu một số nội dung chính của Quy chế này.

QUY CHẾ QUẢN LÝ THU CHI HỘI KHUYẾN HỌC

17

Quy chế này tạo cơ sở huy động nguồn thu, thực hiện quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong hoạt động khuyến học, khuyến tài của Hội Khuyến học nhà trường; đảm bảo sử dụng Quỹ Khuyến học có hiệu quả, đúng mục đích, thống nhất, công bằng; tránh lãng phí, thất thoát, tiêu cực.

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích:

Tạo nguồn kinh phí và tổ chức các hoạt động khuyến học - khuyến tài trong trường THPT Tánh Linh, nhằm khơi dậy niềm tự hào về truyền thống hiếu học của Nhà trường, động viên, khuyến khích các tài năng trẻ trong việc học tập nâng cao kiến thức văn hóa, rèn luyện các kỹ năng, phẩm chất đạo đức, phát triển năng khiếu văn nghệ, TDTT.. cụ thể:

- Khen thưởng học sinh giỏi toàn diện, học sinh đạt thành tích cao trong các hoạt động văn nghệ, TDTT, trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia…

- Khen thưởng các giáo viên có nhiều học sinh giỏi, dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi, có những giải pháp khoa học tốt, CB - CĐV có những đóng góp, đạt được thành tích xuất sắc trong học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, trong các hoạt động phong trào…

- Cấp học bổng, hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vượt khó, học sinh diện chính sách, học sinh mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt…

Điều 2. Nguyên tắc:  

- Việc tham gia Quỹ hoàn toàn tự nguyện, mọi thành viên tham gia Quỹ đều được ghi nhận vào sổ Vàng Khuyến học của Nhà trường, đăng tải trên trang Blog của trường và được đảm bảo quyền lợi về vật chất và tinh thần.

- Việc sử dụng Quỹ phải công khai, minh bạch và khoa học, không để lãng phí, thất thoát hoặc lạm dụng cho mục đích khác.

- Việc hỗ trợ, khen thưởng phải đúng người, đúng đối tượng và có hiệu quả thiết thực, tác dụng động viên chung.

Điều 2. Nguyên tắc quản lý thu chi

1. Việc tài trợ, ủng hộ Quỹ hoàn toàn tự nguyện, không điều kiện của hội viên và cá nhân, tổ chức trong, ngoài tỉnh, ngoài nước.

18

2. Việc sử dụng Quỹ đúng quy định, công khai, minh bạch, không để lãng phí, thất thoát. 3. Ban Chấp hành Hội Khuyến học trường đăng ký 1 tài khoản tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tánh Linh. Chủ tài khoản là Chủ tịch Hội Khuyến học. Việc rút tiền phục vụ hoạt động khuyến học - khuyến tài phải có đủ chữ ký của Chủ tài khoản (hoặc người được Chủ tài khoản ủy quyền) và Kế toán Quỹ.  

4. Hồ sơ quản lý thu chi theo đúng nguyên tắc tài chính và tuân thủ điều lệ Hội Khuyến học Việt Nam.  

Chương II. QUY ĐỊNH HUY ĐỘNG, QUẢN LÝ NGUỒN THUĐiều 3. Huy động nguồn thu 

1. Quỹ Khuyến học của Hội được hình thành và phát triển từ nguồn tài chính hợp pháp sau đây: a) Sự tài trợ dưới mọi hình thức (kể cả tài trợ theo địa chỉ) của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước để thực hiện các mục tiêu khuyến khích và hỗ trợ phát triển giáo dục. b) Thu lãi từ tài khoản của Quỹ mở tại Ngân hàng. c) Thu từ sự đóng góp của các hội viên theo Nghị quyết Đại hội Hội Khuyến học. d) Các khoản thu khác. 2. Khuyến khích hội viên đóng góp quỹ khuyến học cao hơn mức thống nhất trong Nghị quyết Đại hội.

Điều 4. Tiếp nhận tài trợ, ủng hộ 1. Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, … tài trợ, ủng hộ Quỹ có thể trực tiếp chuyển vào tài khoản Quỹ: 4814 201 002 833 tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tánh Linh hoặc trực tiếp giao cho Ban thường trực Hội ( có hồ sơ tiếp nhận) 2. Mọi khoản thu, tài trợ, ủng hộ đều được ghi đầy đủ, rõ ràng trong Sổ vàng Khuyến học, có chữ ký xác nhận của cá nhân, tổ chức nộp. 3. Các khoản tài trợ, ủng hộ có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên được cấp Giấy chứng nhận. 4. Mở chuyên mục Khuyến học trên trang tin điện tử của trường ( blogtiengviet.c3.net). Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi được thông báo

19

hoặc tiếp nhận, bộ phận tiếp nhận (kế toán, thủ quỹ) kiểm tra, tổng hợp danh sách cá nhân, tổ chức đã ủng hộ, tài trợ và đăng trên chuyên mục Khuyến học thuộc trang tin điện tử của trường. 5. Đối với tiền tài trợ, ủng hộ theo địa chỉ, bộ phận tiếp nhận báo cáo Chủ tịch Hội và đề xuất kế hoạch trao tặng đến cá nhân, đơn vị theo địa chỉ tài trợ. Ban Thường trực Hội mời cá nhân, đại diện tổ chức tài trợ, ủng hộ dự Lễ trao tặng.

Chương IIIQUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHI

Điều 5. Căn cứ chi và quyết toán 1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ, khen thưởng gồm: a) Đơn đề nghị của cá nhân có xác nhận của GVCN, kèm theo bản sao Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Sổ hộ khẩu, Bằng khen, Giấy khen, Bằng tốt nghiệp, Quyết định khen thưởng, Quyết định thành lập đoàn học sinh, đội tuyển học sinh tham dự kỳ thi, các quyết định liên quan của cấp có thẩm quyền(bản sao có công chứng hoặc nội dung xác thực của Chi hội trưởng, hoặc Ban Kiểm tra sau khi đối chiếu với bản chính) b) Quyết định của Ban Thường trực hoặc BCH Hội Khuyến học trường. 2. Hồ sơ quyết toán gồm: a) Hồ sơ đề nghị hỗ trợ, khen thưởng. b) Danh sách nhận tiền có chữ ký của người nhận tiền và xác nhận của GVCN Điều 6. Nội dung, định mức khen thưởng học sinh giỏi, HS đạt giải các kỳ thi:

- Hỗ trợ đột xuất cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 500.000 VNĐ /suất.- Cấp học bổng cho học sinh vượt khó học giỏi : 500.000 VNĐ /suất.- Khen thưởng HS đạt danh hiệu HSG cuối năm: : 300.000 VNĐ/ suất.- Khen thưởng HS đạt giải các kỳ thi ( các môn văn hóa, giải Toán trên máy

tính cầm tay, Tiếng Anh qua mạng, Tin học trẻ không chuyên… )+ Cấp toàn quốc: 1.000.000 VNĐ /giải+ Cấp tỉnh: Nhất (600.000 VNĐ), Nhì (400.000 VNĐ), Ba (300.000 VNĐ),

KK (200.000 VNĐ)

- Khen thưởng HS đạt giải các hoạt động văn nghệ, TDTT do Bộ GD tổ chức:+ Cấp toàn quốc: 500.000 VNĐ /giải

+ Cấp tỉnh: Nội dung cá nhân : Nhất (300.000 VNĐ), Nhì (200.000 VNĐ), Ba (150.000

VNĐ), KK (100.000 VNĐ)

20

Nội dung đồng đội : Nhất (500.000 VNĐ), Nhì (400.000 VNĐ), Ba (300.000 VNĐ), KK (200.000 VNĐ) + Cấp huyện :

Nội dung cá nhân: Nhất (200.000 VNĐ), Nhì (150.000 VNĐ), Ba (100.000VNĐ)

Nội dung đồng đội: Nhất(300.000 VNĐ), Nhì (200.000 VNĐ), Ba (150.000VNĐ)

Điều 7. Nội dung, định mức thưởng hoặc hỗ trợ đối với CB-GV-NV:

- Hỗ trợ giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, tai nạn đột xuất, bệnh hiểm nghèo: 500.000 VNĐ / suất.

- Khen thưởng giáo viên nhận Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục: 300.000đ

- Khen thưởng giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi:

+Cấp tỉnh: 300.000 VNĐ

+Cấp trường: 200.000 VNĐ

- Khen thưởng giáo viên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua:

+Cấp tỉnh: 400.000 VNĐ

+Cơ sở: 200.000 VNĐ

- Khen thưởng GV bồi dưỡng HS đạt giải HSG cấp tỉnh: 200.000 VNĐ/ Nhóm

- Khen thưởng GV có Sáng kiến kinh nghiệm đạt giải:

+Cấp tỉnh, ngành: 200.000 VNĐ

+Cấp trường: 100.000 VNĐ

- Khen thưởng GVBM có tỉ lệ TN 12 cao hơn bình quân chung của Tỉnh 5% trở lên hoặc đạt từ 95% trở lên (nếu tỉ lệ bộ môn của Tổ cao hơn bình quân chung của Tỉnh): 100.000 VNĐ

- Khen thưởng Tổ bộ môn có tỉ lệ TN 12 cao hơn bình quân chung của Tỉnh 5% trở lên hoặc đạt 100%: 200.000 VNĐ

- Khen thưởng GVCN có tỉ lệ TN 12 đạt 100% : 100.000 VNĐ

- Khen thưởng Tập thể Tổ đạt danh hiệu LĐTT: 300.000 VNĐ

- Khen thưởng CB – CĐV có những đóng góp, đạt được thành tích xuất sắc trong học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, trong các hoạt động phong trào…: 200.000 VNĐ

- Khen thưởng Gia đình hiếu học:

21

+Cấp tỉnh: 300.000 VNĐ

+Cấp huyện: 200.000 VNĐ

Điều 8. Nội dung, định mức thưởng hoặc hỗ trợ đối với con CB-GV-NV:

- Học sinh giỏi: 50.000 VNĐ /cháu.

- Học sinh đạt giải các kỳ thi (các môn văn hóa, giải Toán trên máy tính cầm tay, Tiếng Anh qua mạng) và các hoạt động văn nghệ, TDTT…

+ Cấp toàn quốc: 200.000 VNĐ /giải+ Cấp tỉnh: 150.000 VNĐ/giải+ Cấp huyện: 100.000 VNĐ/giải+ Cấp trường: 50.000 VNĐ/giải- Học sinh đỗ Đại học: 200.000 VNĐ /cháu

Chương III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNHĐiều 9. Khen thưởng và xử lý kỷ luật Chi hội, hội viên có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong vận động nguồn thu Quỹ khuyến học được Hội quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng tuỳ theo mức độ thành tích đạt được. Chi hội, hội viên thực hiện trái với Quy chế này, tuỳ theo mức độ sai phạm bị đề nghị xử lý theo Quy chế tổ chức và hoạt động Hội Khuyến học trường và phải bồi thường nếu để thất thoát hoặc sử dụng Quỹ sai mục đích.Điều 10. Hiệu lực thi hành Quy chế này có hiệu lực thi hành theo Quyết định ban hành.   Trong quá trình thực hiện, nếu có đề nghị bằng văn bản hoặc kiến nghị của 2/3 số Ủy viên Ban Chấp hành Hội Khuyến học trở lên thì Ban Thường trực Hội Khuyến học chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.

T/M BAN CHẤP HÀNH

CHỦ TỊCH

( Đã ký)

Võ Thị Bích Phượng

22

23