tài liệu tham khảo tình hình vi phạm của lí luận nhà nước và pháp luật

26
“Ngộp thở” với bản báo cáo tình hình tội phạm (Dân trí) - Tội phạm công nghệ cao, tội phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tội phạm vị thành niên… với những con số thống kê biết nói, những diễn biến, biểu hiện đáng giật mình là vấn đề được nhấn mạnh trong phiên thảo luận về tình hình tội phạm tại diễn đàn Quốc hội. Tội phạm ngân hàng – phát hiện nhưng không xử lý? Tình hình tội phạm 1 năm qua diễn biến phức tạp, đại tá Nguyễn Đức Chung – người vừa nhậm chức Giám đốc Công an Hà Nội - lý giải là một biểu hiện tất yếu của tình hình kinh tế xã hội khó khăn, thất nghiệp nhiều, thiếu việc làm. Ngoài ra, cũng do quản lý nhà nước thiếu chặt chẽ dẫn đến hiện tượng gia tăng các loại tội phạm. Tội phạm trong ĩnh vực lợi dụng công nghệ cao, internet, thương mại điện tử ngày càng phát triển. Thời gian qua, tội phạm về thương mại điện tử đã mang tính toàn cầu. Ở Việt Nam cũng phát giác có những vụ lừa đảo, vi phạm có giá trị đến vài trăm tỷ. Đại tá Nguyễn Đức Chung - GĐ Công an Hà Nội phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình tội phạm năm 2012. Tội phạm xuyên quốc gia cũng trở thành thách thức của lực lượng công an. Hiện tượng móc nối giữa tội phạm ở Việt Nam và tội phạm quốc tế thường thể hiện rõ trong nhóm buôn bán ma túy, buôn bán trẻ em. Giám đốc Công an Hà Nội cũng thông tin, việc buôn bán trẻ em không loại trừ mục đích lấy nội tạng để bán vào các nước Đông Âu. Tội phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được đại tá Chung nhấn mạnh vì số vụ phát hiện ngày càng lớn. Mới chỉ xuất hiện, được nhắc đến trong một thời gian ngắn trước đây nhưng đến thời điểm này, số lượng tội phạm đã tăng đặc biệt nhanh, có thể nói là lớn nhất từ trước đến nay. Ông Chũng cũng cảnh báo, thời gian tới, tội phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có thể phức tạp nữa. Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh - Phó chánh án TAND TPHCM cũng đặt vấn đề, công an có bộ phận chuyên theo dõi hoạt động các ngân hàng sao không phát hiện những vụ sai phạm, tiêu cực có tổ chức, quy mô lớn trong lĩnh vực này. Hay phát hiện nhưng không xử lý? Đại biểu khuyến nghị, cần tập trung lực lượng để theo dõi sát, phát hiện sai phạm ngân hàng. Đừng để khi chuyện bị phát hiện, khởi tố một loạt vì sai phạm mấy nghìn tỷ đồng. Chúng ta biết nhưng không chịu phát hiện để xử lý, ngăn chặn, dẫn đến kéo dài và hệ quả quá lớn. Đặc xá coi chừng bỏ lọt tội phạm Một vấn đề cũng được nhiều đại biểu các cơ quan pháp luật băn khoăn là án tù thì nghiêm nhưng đặc xá ở khâu thi hành án lại dễ dãi. Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Đình Quyền phân tích: “Để đưa một vụ án, một bị cáo ra xét xử, các cơ quan tố tụng tốn bao tiền của, công sức. Tòa tuyên án căn

Upload: hoanganlyk12

Post on 13-Aug-2015

36 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

tình hình vi phạm của lí luận nhà nược

TRANSCRIPT

Page 1: tài liệu tham khảo tình hình vi phạm của lí luận nhà nước và pháp luật

“Ngộp thở” với bản báo cáo tình hình tội phạm

(Dân trí) - Tội phạm công nghệ cao, tội phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tội phạm vị thành niên… với những con số thống kê

biết nói, những diễn biến, biểu hiện đáng giật mình là vấn đề được nhấn mạnh trong phiên thảo luận về tình hình tội phạm tại diễn đàn

Quốc hội.

Tội phạm ngân hàng – phát hiện nhưng không xử lý?

Tình hình tội phạm 1 năm qua diễn biến phức tạp, đại tá Nguyễn Đức Chung – người vừa nhậm chức Giám đốc Công an Hà Nội - lý giải là một

biểu hiện tất yếu của tình hình kinh tế xã hội khó khăn, thất nghiệp nhiều, thiếu việc làm. Ngoài ra, cũng do quản lý nhà nước thiếu chặt chẽ dẫn

đến hiện tượng gia tăng các loại tội phạm.

Tội phạm trong ĩnh vực lợi dụng công nghệ cao, internet, thương mại điện tử ngày càng phát triển. Thời gian qua, tội phạm về thương mại điện tử

đã mang tính toàn cầu. Ở Việt Nam cũng phát giác có những vụ lừa đảo, vi phạm có giá trị đến vài trăm tỷ.

 

Đại tá Nguyễn Đức Chung - GĐ Công an Hà Nội phát biểu tại phiên thảo luận về tình hình tội phạm năm 2012.

Tội phạm xuyên quốc gia cũng trở thành thách thức của lực lượng công an. Hiện tượng móc nối giữa tội phạm ở Việt Nam và tội phạm quốc tế

thường thể hiện rõ trong nhóm buôn bán ma túy, buôn bán trẻ em. Giám đốc Công an Hà Nội cũng thông tin, việc buôn bán trẻ em không loại trừ

mục đích lấy nội tạng để bán vào các nước Đông Âu.

Tội phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được đại tá Chung nhấn mạnh vì số vụ phát hiện ngày càng lớn. Mới chỉ xuất hiện, được nhắc đến

trong một thời gian ngắn trước đây nhưng đến thời điểm này, số lượng tội phạm đã tăng đặc biệt nhanh, có thể nói là lớn nhất từ trước đến nay.

Ông Chũng cũng cảnh báo, thời gian tới, tội phạm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có thể phức tạp nữa.

Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh - Phó chánh án TAND TPHCM cũng đặt vấn đề, công an có bộ phận chuyên theo dõi hoạt động các ngân hàng sao

không phát hiện những vụ sai phạm, tiêu cực có tổ chức, quy mô lớn trong lĩnh vực này. Hay phát hiện nhưng không xử lý?

Đại biểu khuyến nghị, cần tập trung lực lượng để theo dõi sát, phát hiện sai phạm ngân hàng. Đừng để khi chuyện bị phát hiện, khởi tố một loạt vì

sai phạm mấy nghìn tỷ đồng. Chúng ta biết nhưng không chịu phát hiện để xử lý, ngăn chặn, dẫn đến kéo dài và hệ quả quá lớn.

Đặc xá coi chừng bỏ lọt tội phạm

Một vấn đề cũng được nhiều đại biểu các cơ quan pháp luật băn khoăn là án tù thì nghiêm nhưng đặc xá ở khâu thi hành án lại dễ dãi. Phó Chủ

nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Đình Quyền phân tích: “Để đưa một vụ án, một bị cáo ra xét xử, các cơ quan tố tụng tốn bao tiền của, công sức. Tòa

tuyên án căn ke từng tháng tù một để đảm báo tính răn đe, phòng ngừa, giáo dục. Nhưng chỉ bằng một quyết định đặc xá, chúng ta đưa ra xã hội

cả ngàn người. Trong số ấy, bao nhiêu tái phạm? Chất lượng giáo dục, cải tạo thế nào? Chinh phủ những năm sau phải đánh giá nghiêm khắc vấn

đề này”.

Để mọi hành vi vi phạm pháp luật phải bị trừng phạt nghiêm minh mà vẫn thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước thì phải đảm bảo hàng

nghìn người được tha tù sớm, ra ngoài xã hội đã được cải tạo tốt mới là thành công.

Đây cũng là trăn trở của tân Giám đốc Công an TP Hà Nội. Theo ông Chung, tội phạm đang có xu hướng trẻ hóa. Xu hướng này nguy hiểm ở

chỗ, việc quản thúc người phạm tội nhiều lần rất khó khăn. Người đi tù càng trẻ hóa, tỷ lệ khi trở lại xã hội tái phạm càng lớn. Hiện cả nước có

gần 140.000 phạm nhân thuộc diện này.

Đặc biệt, có tới 60% tội phạm vị thành niên nằm trong nhóm gia đình bố mẹ ly thân, ly hôn. Đây là con số ông Chung đưa ra qua quá trình 10

năm theo dõi. Từ năm 1995 đến nay, ở Hà Nội có khoảng 70.000 vụ ly hôn. Nhóm thanh niên được sinh ra, lớn lên, nuôi dưỡng trong môi trường

“khuyết lệch”, không đến nơi đến chốn nên dẫn tới tình trạng hư hỏng.

Page 2: tài liệu tham khảo tình hình vi phạm của lí luận nhà nước và pháp luật

Có một bộ phận thanh thiếu niên phạm tội gây án đều nằm trong diện trẻ lêu lổng, không được gia đình quản lý. Ông Chung kiến nghị xây dựng

các quy định để tăng cường trách nhiệm của bố mẹ với con cái trong trường hợp trẻ vị thành niên phạm tội.

Đại tá Chũng cũng đánh giá, đặc xá là chính sách nhân đạo nhưng áp dụng cho đối tượng thụ án về tội giết người, ma túy có biểu hiện tràn lan.

Trong số này, nhiều kẻ vừa ra tù lại phạm tội. “Đề nghị đối tượng gây án nghiêm trọng như giết người, buôn bán ma túy, cướp có tổ chức, có vũ

khí thì không đặc xá. Cần quy định những tội danh, trường hợp phải thụ án không ân giảm” - ông đề xuất. http://www.tinmoi.vn/lienquan/toi-

pham-vi-thanh-nien-ngay-cang-gia-tang-619588.html

ội phạm trong giới trẻ: Những con số báo động

14:44' 4/5/2012

Điều tra viên lấy lời khai của đối tượng Nguyễn Văn Hải (15 tuổi, ngụ ấp Dừa Đỏ 2, xã Nhị Long Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà

Vinh), kẻ lập kế hoạch sát hại lái xe ôm cướp tiền…

(TCTG)-Trong vòng 05 năm trở lại đây, theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã

hội, Bộ Công an, đã có tới 49.235 vụ việc với 75.594 đối tượng là trẻ em vi phạm pháp luật, số vụ án

do người chưa thành niên gây ra chiếm 20% so tổng số các vụ phạm pháp hình sự trên phạm vi toàn

quốc. Những con số trên cho thấy tình hình vi phạm pháp luật trong giới trẻ hiên nay là rất đáng báo

động, cảnh báo tình trạng gia tăng tội phạm trong giới trẻ hiện nay.

  Theo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an, hiện nay tình hình tội phạm trong lứa tuổi

chưa thành niên đang có chiều hướng gia tăng, một số loại án do người chưa thành niên thực hiên với tính chất

nghiêm trọng ngày càng nhiều, thống kê sơ bộ cho thấy người chưa thành niên phạm tội cướp giật tài sản tăng

64%, giết người tăng 39% so với các năm trước đây. Người chưa thành niên phạm tội chủ yếu tập trung ở các địa

bàn thành phố, thị xã, nơi tập trung dân cư. Trong những năm vừa qua, trung bình hàng năm xảy ra trên dưới

10.000 vi phạm pháp luật có liên quan đến người chưa thành niên với khoảng 13.000 đối tượng, trong đó có

khoảng 68% là người chưa thành niên ở đội tuổi 16-18 tuổi, chủ yếu tập trung vào các đối tượng là người chưa

thành niên bỏ học, bỏ nhà, sống lang thang (thống kê sơ bộ khoảng 41%).

Tại các địa bàn thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… đã xuất

hiện tình trang thanh thiếu niên bỏ nhà đi lang thang, sống bầy đàn, tụ tập thành các băng nhóm, sử dụng vụ khí

như dao, lê, mã tấu gây rối trật tự công cộng, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản diễn ra khá phổ biến. Thậm trí

đã xuất hiện các băng nhóm tội phạm là người chưa thành niên thực hiện các hành vi như đâm thuê, chém mướn…

Trong môi trường nhà trường tình trạng bạo lực học đường cũng điễn biến phức tạp, tình trạng học sinh, sinh viên

đánh nhau, làm nhục nhau, quay video đưa lên mạng diễn ra nhiều, gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân

dân…

Một con số báo động về tình trạng người chưa thành niên phạm tội là tình hình người chưa thành niên tái phạm

ngày càng tăng (45% người chưa thành niên tái phạm lần thứ 2 trở lên).

Qua báo chí, có thể thấy số vụ án do người chưa thành niên gây ra đã trở thành các chủ đề nóng bỏng trên báo

chí, qua các trang thông tin điện tử, gây hoang mang, bức xúc trong dư luận như vụ việc Nghiêm Viết Thành (SN

1991, trú tại phường Bình Hàn, TP Hải Dương, Hải Dương) về tội giết chính bố đẻ của mình rồi chặt xác làm nhiều

mảnh để phi tang ngày 6/5/2009, vụ Lê Văn Luyện ở Bắc Giang giết người, vụ Nguyễn Văn Hải (15 tuổi, ngụ ấp

Dừa Đỏ 2, xã Nhị Long Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) lập kế hoạch sát hại lái xe ôm cướp tiền… lấy "vốn"

Page 3: tài liệu tham khảo tình hình vi phạm của lí luận nhà nước và pháp luật

lên TP HCM làm thuê, vụ Nguyễn Thành Nhân (SN 1996, ngụ thị trấn Cần Đước, Long An) đã thực hiện hành vi giết

người do mâu thuẫn nhỏ nhặt vào ngày 2/3/2012, vụ án đối tượng Đinh Quang Vinh (15 tuổi) trú tại xóm 6, thị trấn

Vĩnh Trụ (Lý Nhân, Hà Nam) giết bà nội dã man để mua điện thoại ngày 20/4/2012vừa qua… Những vụ việc trên là

những hồi chuông cảnh tỉnh đối với các cơ quan chức năng, với nhà trường và gia đình đòi hỏi cần nhìn nhận, đánh

giá lại công tác phòng ngừa, giáo dục học sinh, sinh viên, người chưa thành niên…

Thực tế cho thấy, nguyên nhân của tình trạng này là hệ quả của hệ thống cơ quan tuyên truyền, giáo dục, các cơ

quan làm chức năng phòng ngừa người chưa thành niên, học sinh sinh viên, nhà trường, gia đình chưa đáp ứng

được yêu cầu của thực tế, trước ảnh hưởng của môi trường xã hội, sự hội nhập sâu rộng và không có khoảng cách

của hệ thống Internet… ảnh hưởng tiêu cực của văn hóa phẩm không lành mạnh… là những nguyên nhân làm phát

sinh, gia tăng của tình trạng tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên. Có thể xác định một số nguyên nhân chủ yếu

sau:

Từ phía gia đình: Qua thống kê vụ việc 7.861 có đối tượng phạm tội là người chưa thành niên cho thấy đại đa số

các đối tượng là người chưa thành niên phạm tội ở trong hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, có bố hoặc mẹ đã

vi phạm pháp luật hình sự, là người nghiện ma túy, cơ bạc, nghiện rượu… trong gia đình thường xuyên có các hành

vi bạo lực. Một số ít do cha mẹ không nhận thức rõ, không giáo dục, quản lý người chưa thành niên phù hợp, phó

mặc con cái cho nhà trường… Một số gia đình thiếu quan tâm, để trẻ lang thang hoặc quá nuông chiều không định

hướng để người chưa thành niên tiếp xúc với môi trường không lành mạnh như quan hệ với đối tượng xấu, tiếp xúc

với văn hóa phẩm đồ trụy, bạo lực… không định hướng về nhận thức về pháp luật và vi phạm pháp luật cho người

chưa thành niên dẫn đến tình trạng người chưa thành niên thiếu hiểu biết, coi thường và vi phạm pháp luật.

Từ phía nhà trường: Thực tế cho thấy, Đảng, nhà nước, ngành giáo dục đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng các

chương trình tuyên truyền về đạo đức, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Tuy nhiên, chưa có bất cứ một chương

trình cụ thể nào đi vào trọng tâm là giáo dục ý thức tự giác, tuân thủ pháp luật cho học sinh, nhất là pháp luật cơ

bản tội phạm và vi phạm pháp luật phổ biến… Các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường còn thiếu các chương

trình cụ thể, thiết thực, có định hướng cho học sinh có ý thức pháp luật, có khả năng nhận thức về hành vi nào là

hành vi đúng trong các trường hợp cụ thể… hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật…

Một nguyên nhân đáng chú ý là có một số nhà trường vì bệnh thành tích đã tìm cách loại bỏ, đuổi học học sinh hư

thay vì tìm các biện pháp giáo dục hiệu quả dẫn tới tình trạng học sinh hư bỏ học, bị đuổi học, thiếu giáo dục sống

lang thang trước nguy cơ trở thành tội phạm.

Việc phối hợp giáo dục người chưa thành niên, học sinh giữa nhà trường và gia đình học sinh trong quản lý, giáo

dục học sinh hư cũng chưa chặt chẽ dẫn tới tình trạng học sinh hư xa đà, tham gia vào các tệ nạn xã hội, bị quy

nạp, chiêu mộ vào các băng nhóm tội phạm…

Từ phía môi trường xã hội: Cùng với sự phát triển của xã hội, sự hội nhập nhiều mặt của đất nước, mặt trái của sự

hội nhập là hệ tư tưởng không lành mạnh… sự du nhập của lối sống thực dụng, sa đoạ từ các nước phương Tây; sự

xuống cấp của đạo đức xã hội; trách nhiệm phối hợp quản lý, giáo dục và tuyên truyền của xã hội, nhà trường và

gia đình chưa cao; nhận thức pháp luật của một bộ phận người dân còn hạn chế; khả năng nhận thức, phòng vệ và

tự vệ của nạn nhân còn non nớt; công tác phát hiện, tố giác tội phạm hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí

có cả thái độ bất hợp tác từ phía nạn nhân và gia đình nạn nhân; một số tội danh chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe

tội phạm và môi trường không biên giới của mạng Internet…

Page 4: tài liệu tham khảo tình hình vi phạm của lí luận nhà nước và pháp luật

Từ bản thân người chưa thành niên: Theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công

an thì trong 15.736 vụ án hình sự do người chưa thành niên gây ra có tới 85% người chưa thành niên phạm tội là

do thiếu ý thức về pháp luật, không có nhận thức đúng đắn về hành vi và vi phạm pháp luật, do thiếu giáo dục,

không có khả năng kiềm chế trước tệ nạn xã hội hoặc do tác động của các hành vi tiêu cực… do thiếu tu dưỡng,

đua đòi, hưởng thụ, muốn chứng minh bản thân mình với bạn bè… Mặt khác thiếu sự quan tâm giáo dục của gia

đình, nhà trường và xã hội do đó không có định hướng đúng đắn dẫn đến việc thực hiện các hành vi lệch lạc với

chuẩn mực đạo đức của xã hội, vi phạm pháp luật…

Đã có nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra các giải pháp giải quyết tình trạng người chưa thành niên

phạm tội, tuy nhiên có thể thấy rằng, tình hình tội phạm được thực hiện bởi người chưa thành niên gây ra ngày

càng có xu hướng gia tăng, người chưa thành niên phạm tội ngày càng có xu hướng gia tăng ở những tội phạm

nghiêm trọng như giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, trộm cắp, gây rối trật tự công cộng và xuất hiện nhiều hơn

trong các tội phạm mà trước đây người chưa thành niên ít thực hiện như môi giới mại dâm, mua bám, vận chuyển,

tàng chữ trái phép chất ma túy… Điều này cho thấy hệ thống chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về

giáo dục, phòng ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật còn bất cập, hình thức, nội dung, phương pháp

tuyên truyền, giáo dục máy móc, chưa có trọng tâm, chưa có sự nghiên cứu thống nhất cụ thể để phù hợp với độ

tuổi, nhận thức của người chưa thành niên.

Bên cạnh đó, cũng có thể nhận thấy vai trò của chính quyền cơ sở có nơi, có lúc nhận thức chưa đầy đủ vai trò của

hoạt động tuyên truyền, giáo dục và phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội. Tổ chức Đoàn Thanh niên tuy

cũng đã có các chương trình giáo dục, tuyên truyền nhưng thực tế là sáo rỗng, hình thức và không phù hợp, không

tiếp cận được với giới trẻ. Vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội khác trong công tác này cũng còn nhiều vấn

đề…

Do đó, cần tăng cường phối hợp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức và phát huy

trách nhiệm của cộng đồng xã hội, gia đình, nhà trường đối với việc quản lý, giáo dục và chăm sóc trẻ em. Nâng

cao nhận thức và khả năng tự vệ từ chính phía đối tượng người chưa thành niên.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh hoạt động phổ biến những phương thức, thủ đoạn phạm tội và các vụ việc xảy ra để người

dân và tự bản thân trẻ em nâng cao ý thức phòng ngừa, xây dựng ý thức pháp luật cho người chưa thành niên để

người chưa thành niên có định hướng rõ ràng, nhận thức đúng đắn về hành vi, vi phạm pháp luật, có khả năng đề

kháng trước tệ nạn xã hội, thói hư, tật xấu…

Hoàng Đạt (Khoa Cảnh sát Vũ trang, Học viện Cảnh sát nhânhttp://www.tuyengiao.vn/Home/khoagiao/xahoi/2012/5/41039.

Còn nhiều thanh niên vi phạm pháp luật

Mặc dù các cơ quan, tổ chức, các cấp Đảng, chính quyền đã có nhiều nỗ lực để phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh

niên, nhưng hiệu quả của công tác này còn chưa cao, hơn nữa kết quả khó có thể định lượng bởi có nhiều trường hợp hiểu luật,

biết luật mà vẫn cố tình vi phạm. Tình trạng thanh niên vi phạm pháp luật vẫn tiếp tục xảy ra, tập trung vào một số lĩnh vực về an

toàn giao thông, trộm cắp, ma túy, hôn nhân - gia đình, xâm phạm sở hữu, sức khỏe, tính mạng… Đặc biệt, một bộ phận thanh

niên đã tham gia vào các băng nhóm tội phạm có tổ chức, phạm tội có sử dụng vũ khí với tính chất côn đồ, phạm các tội rất

nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (ví dụ như: giết người, cướp tài sản, chống người thi hành công vụ, trộm cắp tài sản có giá

trị lớn…). Trong 5 năm trở lại đây có 47.000 vụ phạm pháp hình sự do học sinh, sinh viên gây ra; tỷ lệ không chấp hành an toàn

giao thông ở bậc trung học phổ thông chiếm đến 70% số thanh thiếu niên các bậc học vi phạm pháp luật về an toàn giao thông.

Trong số 5.746 vụ về trật tự xã hội xảy ra 6 tháng đầu năm 2008, có khoảng 9.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình

Page 5: tài liệu tham khảo tình hình vi phạm của lí luận nhà nước và pháp luật

sự (tăng 2% số vụ so với cùng kỳ năm 2007). Theo tổng kết của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), trong 6

tháng đầu năm 2011, Tổng cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh

thiếu niên. Hiện tượng một số thanh thiếu niên sử dụng thuốc lắc, ma túy, xem và lưu giữ phim ảnh đồi trụy, hành xử theo kiểu

giang hồ, xã hội đen, đạo đức và lối sống xuống cấp; bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em, bạo lực học đường... đã không còn là

hiện tượng hy hữu và thực sự đang là nỗi lo của toàn xã hội.

Riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh – nơi tập trung nhiều thanh niên từ các tỉnh, thành khác về học tập, lao

động, sinh sống trên địa bàn thành phố - tình hình thanh niên phạm pháp chiếm phần lớn trong tổng số vụ việc vi phạm pháp luật.

Ở Hà Nội có khoảng 02 triệu thanh niên, chiếm 30% dân số thành phố (trong đó có hơn 500 nghìn thanh niên, sinh viên đang học

tập tại 64 trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố, số còn lại là lao động trong các doanh nghiệp, lao động tự do). Theo

thống kê của các cơ quan tư pháp, tỷ lệ thanh thiếu niên phạm pháp chiếm khoảng 50% số các vụ việc vi phạm pháp luật. Ở

thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011 có 702 vụ vi phạm pháp luật do trẻ vị thành niên gây ra (chiếm 18,82%) với 1.156 đối tượng

(chiếm 23,69%) trong số 3.730 vụ phạm phạm hình sự được Công an thành phố khám phá; năm 2010 có 1.235 đối tượng dưới 18

tuổi (chiếm 24,77%), 2.735 đối tượng tuổi từ 18 đến 30 (chiếm 54,86%) trong số 4.985 đối tượng bị công an bắt và xử lý.

Thực trạng nêu trên do nhiều nguyên nhân, như vốn sống và và hiểu biết xã hội của thanh niên còn hạn chế; khả năng tiếp

nhận thông tin nhanh nhưng ít chọn lọc và dễ bị kích động, lôi kéo, lợi dụng; đồng thời tình trạng thanh niên khó khăn trong cuộc

sống, thất nghiệp, chưa có việc làm, lao động nông nhàn ra thành phố kiếm sống, quá trình đô thị hóa phát triển nhanh, quá trình

hội nhập, giao lưu kinh tế  - văn hóa - xã hội không ngừng tăng nhưng chưa có sự chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt đã có tác động

xấu đến lối sống của một bộ phận thanh niên trong việc chấp hành pháp luật… trong các nguyên nhân đó phải kể đến nguyên

nhân do thiếu hiểu biết về pháp luật của thanh niên, thể hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên chưa thực

sự có hiệu quả.

PBGDPL cho thanh niên - cần đi vào chiều sâu và đối tượng có nguy cơ vi phạm pháp luật

Để có thể đạt được những kết quả như mong muốn, công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho thanh, thiếu

niên phải được xác định “là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị”

http://moj.gov.vn/pbgdpl/Lists/TraoDoiKinhNghiem/View_Detail.aspx?ItemID=24

+ Chữ to - Chữ nhỏ   Bản in   In ra PDF

Ngăn ngừa tình trạng phạm pháp trong lứa tuổi vị thành niên

Cập nhật lúc 21:14, Thứ năm, 24/05/2012 (GMT+7)

Theo báo  cáo của Cục Cảnh sát hình sự, trong năm năm qua, công an cả  nước phát hiện 49.235 vụ gồm 75.594 người

chưa thành niên vi phạm pháp luật, tăng hơn giai đoạn 2001 -  2006  là 3.070 người. Trong đó, nam chiếm 72.594 người. Số

vụ án do người chưa thành niên gây ra chiếm 20% so với tổng số vụ phạm pháp hình sự trên toàn quốc.

Tình hình tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên gia tăng đến mức báo động. Một số loại án tăng cao như cướp

giật tài sản 63,8%, giết người tăng 38,7%... Trung bình hằng năm xảy ra 10 nghìn vụ vi phạm pháp luật với hơn

13.000 đối tượng có liên quan; trong đó, 67,1% số trẻ em vi phạm pháp luật ở độ tuổi từ 16 đến 18. TP Hồ Chí Minh

là địa phương có tỷ lệ trẻ vị thành niên phạm pháp đứng ở nhóm đầu so với cả nước. Hiện tại, trên địa bàn thành

phố có hơn 1,3 triệu trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến 16 và gần 500 nghìn trẻ dưới 6 tuổi trong gần 1,8 triệu hộ gia đình.

Ðiều đáng lo ngại là môi trường sống hiện nay đang có quá nhiều thứ tác động tiêu cực đến việc hình thành nhân

cách  của các em như phim ảnh, văn hóa độc hại, game online bạo lực, gợi dục... và cả lối sống thiếu sự gương mẫu

của người lớn đã gây tác động không nhỏ. Theo số liệu của Phòng chăm sóc bảo vệ trẻ em thuộc Sở Lao động,

Thương binh và Xã hội, toàn thành phố hiện có gần 6 nghìn 600 trẻ mồ côi, 143 em nhiễm HIV, hơn 2.000 em bị ảnh

hưởng, nhiều em nghiện ma túy... Những em này được xếp vào nhóm có nguy cơ vi phạm pháp luật cao. Mới đây,

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố đã tiến hành khảo sát tình hình trẻ em vi phạm pháp luật tại 30

phường thuộc địa bàn quận 1 và quận Bình Thạnh thì có 106 em từ 12 đến 18 tuổi có hành vi vi phạm pháp luật.

Page 6: tài liệu tham khảo tình hình vi phạm của lí luận nhà nước và pháp luật

Trong  đó 15 trường hợp phạm tội cướp tài sản, 26 trường hợp gây rối trật tự công cộng, 57 trường hợp vi phạm

pháp luật ở các mức độ khác nhau. Cơ quan chức năng đã khởi tố hình sự 10 trường hợp, phạt hành chính 56 trường

hợp và đưa đi cơ sở giáo dưỡng 7 đối tượng. Số trẻ em phạm pháp tại hai quận trên tập trung chủ yếu ở những gia

đình khó khăn (chiếm 67%), 12% đối tượng thuộc gia đình có người nghiện ma túy, bố hoặc mẹ nghiện hoặc đi tù.

Ðáng chú ý là những gia đình bố mẹ ly hôn cũng khiến trẻ có khuynh hướng vi phạm pháp luật cao (chiếm 23%), chỉ

4% số gia đình có điều kiện kinh tế và thu nhập ổn định có con vi phạm pháp luật. Ðây là kết quả ở hai quận có mặt

bằng dân trí cao, hạ tầng tốt. Còn ở những quận, huyện có hạ tầng, dân cư phức tạp tạo thành môi trường thiếu

lành mạnh, dễ làm nơi ẩn náu cho nhiều thói hư tật xấu tiêm nhiễm và lây lan trong giới trẻ thì chắc rằng, tỷ lệ trẻ

em phạm pháp còn cao hơn nhiều. Vấn đề đặt ra ở đây là cần có các giải pháp kịp thời và có tính khả thi cao để

ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật trong độ tuổi vị thành niên.

Có thể nói, nguyên nhân  chủ yếu khiến trẻ em sa vào phạm pháp hình sự chính là do tác động từ môi trường sống

mà gần nhất và có ảnh hưởng nhất là gia đình. Vì thế, để hạn chế trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật cần thực hiện

đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết, các cấp ủy Ðảng, chính quyền, các đoàn thể cấp cơ sở cần đẩy mạnh phong

trào xóa đói, giảm nghèo, "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" với các biện pháp phù hợp đạt hiệu quả

cao để làm trong sạch địa bàn. Tạo điều kiện cho thanh, thiếu niên có  các hình thức sinh hoạt văn hóa trong sáng,

lành mạnh. Các địa phương cần thống kê, quản lý, giám  sát và có kế hoạch động viên, cảm hóa, tạo công ăn việc

làm cho trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật đã chấp hành xong án phạt trở về địa phương. Phân công cán  bộ và

các đoàn thể giúp đỡ, giáo dục thanh, thiếu niên vi phạm pháp luật ở địa phương khắc phục khuyết điểm, mau

chóng tiến  bộ, trở thành những người có ích. Mặt khác, cần phối hợp với nhà trường đẩy mạnh công tác giáo dục ý

thức chấp hành pháp luật, đạo đức cho học sinh và thường xuyên liên hệ chặt chẽ với gia đình để thông báo kịp thời

kết quả học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cũng như các biểu hiện lệch lạc trong suy nghĩ, lối sống của học sinh

để phối hợp giáo dục, quản lý. Các bậc phụ huynh cần quan tâm tới sự phát triển tâm, sinh lý và việc học tập của

con em mình, đồng thời thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhà trường để nắm bắt tình hình học tập, tư

tưởng, các mối quan hệ của con em mình. Bên cạnh đó, cần tập trung quản lý, giám sát đối với các cơ sở kinh

doanh, giải trí tiềm ẩn nguy cơ vi phạm pháp luật và xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với các cơ sở vi phạm. Các cơ

quan chức năng cần tăng cường xét xử lưu động các vụ án thanh, thiếu niên và các cơ sở kinh doanh vi phạm pháp

luật để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục pháp luật, góp phần phòng ngừa tình trạng trẻ vị thành niên vi

phạm pháp luật.

HOÀNG VIÊNhttp://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/trang-tphcm/danbietdanban/ng-n-ng-a-tinh-tr-ng-ph-m-

phap-trong-l-a-tu-i-v-thanh-nien-1.349770

Trẻ vị thành niên gây án: Mầm mống được nuôi dưỡng từ lâu

Thứ năm, 24/05/2012 10:22

Hàng loạt vụ phạm tội của một bộ phận người trẻ gần đây, đang dấy lên những lo ngại về tình trạng gia tăng bạo lực ở lứa

tuổi này.

Theo các chuyên gia tội phạm học, hành vi phạm tội của người trẻ, thậm chí bộc phát, đều được “nuôi dưỡng” từ   khá sớm.

Hoảng… với động cơ giết người

Tháng 3 vừa qua, người dân xã An Thượng, huyện Hoài Đức bàng hoàng Vũ Tiến Sơn (SN 1996), học sinh THPT dùng dao cắt cổ chủ cửa hàng

tạp hóa gần 60 tuổi, làm bà chết tại chỗ. Động cơ để Sơn ra tay sát hại người hàng xóm thân quen rất vớ vẩn: “Do nạn nhân không cho nợ tiền 2

que kem”. Sau khi cứa cổ hàng xóm, đối tượng cướp luôn chiếc nhẫn đeo tay để bán lấy tiền làm “lộ phí” trốn chạy.

Ít ngày sau đó, tại địa bàn phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm cũng xảy ra vụ cướp “xe ôm” manh động, với tính chất, mức độ tàn bạo không

Page 7: tài liệu tham khảo tình hình vi phạm của lí luận nhà nước và pháp luật

thua kém. Hung thủ gây án là Đinh Quang Hưng (SN 1995), ở phường Liễu Giai, quận Ba Đình - hiện là học sinh lớp 10. Hỏi lý do nam sinh này

vung dao truy sát lái xe ôm, Hưng nói “vì muốn có xe máy đi học cho bằng bạn bằng bè”. “Không chết dưới tay nam sinh này, người “xe ôm”

cũng bị đối tượng đánh cho chấn thương vùng đầu, hiện lơ ngơ, không còn minh mẫn như trước…” - một cán bộ CAQ Ba Đình thông tin, sau khi

bắt giữ được Hưng.

 

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Các vụ phạm pháp hình sự do người trẻ tuổi gây ra, thông thường không gây khó cho cơ quan công an trong điều tra, truy xét, bởi sự vụng về,

thiếu “kinh nghiệm” trong việc che đậy hành vi phạm tội. Tuy nhiên, một số vụ án gần đây cho thấy, đối tượng ngoài liều lĩnh, manh động còn có

sự bàn bạc, tính toán để che mắt lực lượng chức năng. Vụ án cướp tài sản xảy ra ở phường Phúc Xá, quận Ba Đình đầu tháng 5-2012 là một ví dụ

điển hình. Hung thủ gây án - Tạ Tú (SN 1990) và bị hại - Trần Anh Hà (SN 1990) là bạn rất thân của nhau. Chỉ vì nghi ngờ bạn lấy trộm của

mình hơn 30 triệu đồng, Tú cùng đồng bọn đã “mời” Hà vào một nhà nghỉ ở phố Tân Ấp “nói chuyện”. Tại đây, nhóm của Tú đã dùng gậy sắt

đập gãy xương 2 tay, dùng kéo sắt xẻo tai trái nạn nhân. Đánh cho đến khi anh này tự nhận “tội”, Tú và đồng bọn ghi âm “lời khai” của nạn nhân

vào điện thoại làm bằng chứng. Chưa hết, trong khi hành hạ nạn nhân, Tú còn ép anh Hà gọi điện về cho người thân tường thuật trực tiếp sự việc,

nhằm sớm “đòi” lại số tiền bị mất. Nhận được tiền gốc và lãi, các đối tượng mới thả anh Hà về, đồng thời thuê nhân viên nhà nghỉ lên lau dọn vết

máu trong phòng, xóa dấu vết hiện trường.

Theo các chuyên gia nghiên cứu tội phạm học: Trẻ hóa tội phạm, nếu nhìn từ góc độ tâm sinh lý phát triển của con người, là thực tế được dự báo

từ trước, đã diễn ra ở nhiều quốc gia. “Tuổi dậy thì của trẻ em Việt Nam đã sớm hơn trước rất nhiều, song nhân cách các em thì chưa hoàn thiện,

nghĩ sao làm vậy, bồng bột và dễ nổi máu yêng hùng khi gặp phải những mâu thuẫn dù nhỏ”  - PGS. TS, Thượng tá Nguyễn Minh Đức - Phó

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (Học viện CSND - Bộ Công an) nhận xét. Trước đây, tội phạm giết người

ở độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất, nhưng hiện tại giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30, trong đó độ tuổi từ 14

đến dưới 18 chiếm đến 17%. Theo nhận định của cơ quan công an, người trẻ phạm tội những năm gần đây đã tăng hơn nhiều.

Gia đình và nguồn gốc tội phạm

Theo nghiên cứu của các chuyên gia tội phạm học, tội phạm cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, gây rối trật tự công cộng có ảnh hưởng lớn

từ gia đình. Đáng chú ý, 70% số trẻ thành niên vi phạm pháp luật sống trong những gia đình có kinh tế khá giả, đầy đủ bố mẹ. Có 3 nguyên nhân

chính: Thứ nhất, nhiều phụ huynh mải làm ăn, quản lý con bằng cách cho chúng nhiều tiền, khoán trắng trách nhiệm cho người giúp việc, tức là

họ mới nuôi con chứ chưa dưỡng. Tiếp đến là thói nuông chiều con thái quá. Nhiều gia đình sẵn sàng đuổi người giúp việc chỉ vì con họ không

thích.

Nuông chiều, tạo cho trẻ nhỏ thói quen muốn gì được đấy, bắt người khác phải phục dịch mình. Khi ra đường, chỉ cần một va chạm nhỏ là chúng

nghĩ ngay đến việc cậy quyền, cậy thế, cậy đồng tiền để ép người khác phải nghe theo chúng. Cuối cùng là nhóm những gia đình bênh con thái

quá. Nhóm gia đình này nếu nghe thấy nhà trường, các đoàn thể, xã hội phản ánh con họ có biểu hiện hư hỏng, bỏ học…, sẽ một mực chối bỏ,

bênh con, thậm chí dùng tiền bạc để chạy vạy, xin xỏ nếu con vi phạm pháp luật. Việc làm trên của phụ huynh đã tiêm nhiễm cho trẻ tư tưởng

dùng tiền để điều khiển mọi thứ. Những vụ đâm chém, chống phá, bạo lực do mâu thuẫn bộc phát có “gốc” từ gia đình là vậy.

Bên cạnh đó, luật pháp các nước trên thế giới có nhiều quy định chặt chẽ nhằm loại trừ những điều kiện phạm tội của giới trẻ, song ở nước ta, các

thiết chế này còn quá lỏng lẻo - đại diện Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm thẳng thắn. Luật pháp các nước cấm tuyệt

đối việc kinh doanh dịch vụ game online, bia rượu ở gần các trường học, chứ không “mọc” lên vô tội vạ như nước ta hiện nay. Các rạp phim,

mạng Internet cũng được “quản” chặt, giới hạn độ tuổi người sử dụng, chứ không đăng tải tùy tiện những bộ phim bạo lực, dạy tình dục như ở

nước ta.

Còn nữa, nhưng quán bar, sàn nhảy nhiều nước chỉ được phép mở vào tối cuối tuần, chứ không suốt ngày như ở các thành phố lớn của Việt Nam.

“Chúng tôi đã phỏng vấn nhiều đối tượng mang án giết người, để biết vì sao lại thực hiện hành vi đâm chém tàn ác như vậy, thì các em trả lời: bị

ảnh hưởng nặng bởi game. Chơi game online, xem phim bạo lực…, đã vô tình dạy cho trẻ nhỏ cách hành xử côn đồ. “Khi gặp xô xát ở ngoài đời,

Page 8: tài liệu tham khảo tình hình vi phạm của lí luận nhà nước và pháp luật

chúng sẽ tưởng tượng ngay đến những cảnh phim đã xem và hành xử như trong thế giới ảo”. Đây chính là những kẻ hở trong quản lý xã hội, giúp

các đối tượng có điều kiện, khả năng thực hiện phạm tội dễ dàng hơn - Thượng tá Nguyễn Minh Đức phân tích. 

 

Theo An Ninh Thủ Đô

tội phạm, đối tượng, phạm tội, gia đình, vi phạm pháp luật, nạn nhân, nghiên cứu, bạo lực,chuyên gia, hành

vihttp://2sao.vn/p0c1049n20120524102447630/tre-vi-thanh-nien-gay-an-mam-mong-duoc-nuoi-duong-tu-lau.vnn

Tin tức > Xã hội > Thời sự

Tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng

Xem tin gốc 

VnExpress - 13 tháng trước 139 lượt xem

Phó giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, với tình hình tội phạm diễn biến phức tạp

như hiện nay, chỉ sau 5-10 năm nữa sẽ gần một triệu người có tiền án tiền sự, trong đó 200.000 trường

hợp dưới 30 tuổi.

Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

Chiều 26/10, thảo luận về công tác phòng chống tội phạm, đại biểu Nguyễn Đức Chung đánh giá, các vi phạm pháp luật mang tính

tập thể, quy mô ngày càng lớn; tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng (chiếm 15-18%); các vụ án gây hậu quả nghiêm trọng

như giết nhiều người, gây thiệt hại kinh tế từ chục, vài trăm cho tới nghìn tỷ đồng ngày càng nhiều...

Theo ông Chung, một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, nhiều kẽ hở và chưa sát

với thực tế. Điều này gây khó khăn cho việc thực thi pháp luật, dẫn đến hiệu quả, hiệu lực chưa cao, chưa đủ sức răn đe với các

loại tội phạm. Việc giáo dục trẻ em trong gia đình và nhà trường bị coi nhẹ, dẫn tới hành vi ứng xử trong cộng đồng bị xuống cấp về

đạo đức, và "chỉ từ một mâu thuẫn rất nhỏ cũng có thể dẫn đến vi phạm pháp luật và gây án".

Lê Văn Luyện khai đã gây ra cái chết của vợ chồng chủ tiệm vàng Ngọc Bích (Bắc Giang) cùng con gái mới 18 tháng

Page 9: tài liệu tham khảo tình hình vi phạm của lí luận nhà nước và pháp luật

tuổi của họ. Ảnh: Xuân Mai.

Hiện, cả nước có hơn 140.000 người nghiện, hơn 300.000 người có tiền án, tiền sự. Hàng năm các cơ quan thi hành pháp luật bắt

giữ truy tố hơn 115.000 người, trong đó có 16.000-18.000 trẻ vị thành niên... Xu hướng phạm tội ngày càng trẻ hóa và nhiều người

sau khi ra trại bị miệt thị, không có công ăn việc làm lại tái phạm tội.

"Với diễn biến như vậy chỉ sau 5-10 năm nữa đất nước chúng ta sẽ có gần 1 triệu người có tiền án tiền sự, trong đó có 200.000

người dưới 30 tuổi", đại biểu Chung nhận định. Ông lo lắng bao nhiêu trong số họ sẽ có công ăn việc làm, trở thành người tốt hay

họ phải tìm đến các thành phố xa quê hương, xa người thân để tìm đến các bạn cũ trong trại cải tạo, và luôn phải sống với các mặt

trái của xã hội để phạm tội.

Phó giám đốc Công an Hà Nội cho rằng, công tác phòng ngừa tội phạm phải được làm quyết liệt từ trong gia đình và trường học;

giám sát chặt chẽ công tác tạo công ăn việc làm cho người mãn hạn tù, sau cai nghiện để họ có đủ điều kiện sống. Đồng thời cần

quy định trách nhiệm của các cá nhân, công chức, thủ trưởng khi để cá nhân, con cái mình vi phạm pháp luật và phạm tội.

Còn đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) cho rằng, trong báo cáo của Chính phủ tuy chỉ có vài dòng về

tội phạm vị thành niên nhưng hàm chứa nhiều thông tin đáng lo ngại. Ba tháng đầu năm trên cả nước các băng

nhóm vị thành niên sử dụng vũ khí gây ra hơn 100 vụ xô xát, tăng 50 vụ so với cùng kỳ năm 2010, chiếm 34% tổng số vụ phạm

pháp xảy ra.

"Đặc biệt, vụ thảm án tại tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang mà nghi phạm chưa đến 18 tuổi đã một lần nữa đã cảnh báo về sự gia

tăng tỷ lệ phạm tội ở lứa tuổi này", nữ đại biểu nhìn nhận Nhiều đại biểu lo lắng trước tình hình tội phạm gia tăng

Đưa ra nhiều nguyên nhân, nhưng theo đại biểu Minh, mấu chốt của tội phạm vị thành niên chính là do nhiều bậc phụ huynh đã

quá nuông chiều con cái, không nghiêm khắc hoặc chưa dành thời gian hợp lý cho việc dạy bảo... khiến chúng có tâm lý ỷ lại, nhận

thức, hành động sai lầm, coi thường pháp luật và dẫn đến phạm pháp.

Trước tình trạng người phạm tội có xu hướng ngày càng trẻ hóa liều lĩnh và manh động, sẵn sàng sử dụng vũ khí nóng để bắn trả

lực lượng làm nhiệm vụ khi bị truy đuổi, đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) chất vấn: "Vì sao nhà nước dành ngân sách rất lớn cho

lực lượng đấu tranh phòng, chống tội phạm nhưng tội phạm vẫn không giảm mà ngược lại ngày càng gia tăng?".

Cùng vấn đề, đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) băn khoăn: "Có cử tri cho rằng trước đây đi ra ngoài đường, đi vào những

chỗ vắng, đi ban đêm thì mới sợ cướp, sợ giết, còn bây giờ họ lo lắng khi ngồi trong chính ngôi nhà của mình".

Dẫn ra 95% nguyên nhân các vụ giết người đều xuất phát từ xã hội, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) đánh giá đạo đức xã hội

xuống cấp nghiêm trọng, và điều cử tri quan tâm là làm thế nào nâng cao được đạo đức xã hội. Nếu chỉ trông chờ vào lực lượng cơ

quan bảo vệ pháp luật thì có lẽ điều này cũng khó.

"Tôi đề nghị cần quan tâm đầu tư xây dựng lực lượng bảo vệ pháp luật đủ mạnh về mặt chính trị và đạo đức. Trước hết, lực lượng

này phải tự sửa mình để dành được sự tin yêu của nhân dân, sự ủng hộ của cử tri và của xã hội thì chắc chắn là việc khó đến mấy

cũng sẽ hoàn thành", ông Sinh nêu giải pháp.

Trong khi đó, theo đại biểu Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam, nguyên nhân

dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật đáng báo động hiện nay là do luật pháp chưa thực sự phát huy được vai trò và chức năng

điều tiết xã hội, răn đe và xử phạt của mình. Nhiều trường hợp xử lý chưa thật nghiêm, dẫn tới hiện tượng nhờn luật.

"Các gia đình đều phó mặc việc dạy dỗ con em mình cho nhà trường. Trong khi đó chương trình đào tạo mới chỉ quan tâm tới việc

truyền thụ kiến thức còn việc giáo dục những kỹ năng sống, kiến thức pháp luật chưa được quan tâm. Nếu không đi từ gia đình thì

không thể ngăn chặn, giải quyết từ gốc vấn đề vi phạm pháp luật, nhất là đối với giới trẻ", Thượng tọa nhấn mạnh.

Page 10: tài liệu tham khảo tình hình vi phạm của lí luận nhà nước và pháp luật

Chia sẻ gánh nặng này với xã hội, thượng tọa Thích Bảo Nghiêm cho biết, sẽ đẩy mạnh các buổi thuyết pháp về Phật pháp, nhân quả nghiệp

báo, qua đó giúp mọi người tăng trưởng trí tuệ, nhận thức đúng đắn về hành vi của mình, không dám làm điều xấu, điều ác, tích cực làm điều

thiện, việc ích. Đồng thời, sẽ tổ chức các khóa tu để thanh thiếu niên sinh hoạt, vui chơi lành mạnh, chùa chiền sẽ là địa điểm đến, sân chơi vào

những ngày nghỉ, những ngày lễ tết để họ giảm thiểu phạm tội.

http://www.baomoi.com/Toi-pham-vi-thanh-nien-ngay-cang-gia-tang/144/7247582.epi Tin tức  > Pháp luật

Tình hình tội phạm ở nước ta ở mức trung bình

Xem tin gốc 

Giáo dục Thời đại - 4 tháng trước 95 lượt xem

(GD&TĐ)-Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết, tình hình tội phạm ở nước ta trong 6 tháng

đầu năm 2012 giảm 2.57% so với cùng kỳ năm 2011. So với một số nước trong khu vực và trên thế giới,

tình hình tội phạm ở nước ta chỉ ở mức trung bình với tỉ lệ 5,6 vụ án/100.000 dân. Trong khi đó, tỉ lệ

này là 11,5 ở Thái Lan, 20,3 ở Nhật Bản và 39,5% ở Hoa Kỳ.

Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

Tình hình tội phạm ở nước ta ở mức trung bình

(GD&TĐ)-Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết, tình hình tội phạm ở nước ta trong 6 tháng

đầu năm 2012 giảm 2.57% so với cùng kỳ năm 2011. So với một số nước trong khu vực và trên thế giới,

tình hình tội phạm ở nước ta chỉ ở mức trung bình với tỉ lệ 5,6 vụ án/100.000 dân. Trong khi đó, tỉ lệ

này là 11,5 ở Thái Lan, 20,3 ở Nhật Bản và 39,5% ở Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trong phiên trả lời chất vấn chiều nay (14/6)

Trong phiên trả lời chất vấn chiều nay 14-6, các đại biểu Quốc hội rất bức xúc trước tình trạng các loại tội phạm gia

tăng, trong đó có tội phạm vị thành niên, tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ trưởng Bộ Công an đã thừa nhận các

vụ án do người chưa thành niên thực hiện ngày càng gia tăng và nguyên nhân chính là do đạo đức xã hội xuống

cấp, trẻ thiếu sự quan tâm, giáo dục đúng mức từ gia đình, nhà trường và cả xã hội. Ngoài ra còn bị ảnh hưởng xấu

bởi internet. 

Về vấn đề quản lý hộ chiếu đối với thương nhân Trung Quốc, đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) hỏi: đa số

thương nhân nước ngoài hoạt động ở Việt Nam có hộ chiếu du lịch, tức là không chỉ về mặt thương mại như Bộ Công

thương xử lý. Vậy trách nhiệm của Bộ trong quản lý người Trung Quốc có hộ chiếu du lịch để lũng đoạn thị trường?

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng cho biết bộ công an có nắm, đã và đang chỉ đạo công an các địa phương (miền Tây

Nam Bộ) tập trung rà soát các đối tượng và xử lý nghiêm.

Bộ trưởng cũng nói thêm, các đối tượng này hoạt động chủ yếu dựa vào sự cả tin của nông dân; chủ yếu trục lợi cá

nhân chứ chưa có biểu hiện lũng đoạn thị trường, phá hoại kinh tế. 

Liên quan đến vụ việc xảy ra tại Vinalines, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) chất vấn trách nhiệm của

ngành công an trong việc để ông Dương Chí Dũng trốn thoát; sắp tới bắt giữ như thế nào?

Theo Bộ trưởng, ở vụ Vinalines qua điều tra đã phát hiện ông Dũng và một số cá nhân khác có dấu hiệu vi phạm tội

cố ý làm trái, gây thiệt hại nghiêm trọng. Cơ quan điều tra đã làm việc với ông Dũng và một số cá nhân liên quan,

ông Dũng đã thừa nhận bước đầu việc cố ý làm trái. Căn cứ vào các quy định của pháp luật và quản lý cán bộ, cơ

quan điều tra đã báo cáo cấp thẩm quyền cho phép khởi tố, bắt tạm giam ông Dũng. Ngay trong buổi chiều hôm có

quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Dũng, chỉ vài chục phút, cơ quan điều tra đã triển khai các tổ công tác đến bắt

ông Dũng và một số cá nhân liên quan, nhưng chỉ bắt được 2 ông. Còn ông Dũng không có ở cơ quan và ở nhà. Cơ

quan điều tra đã yêu cầu gia đình mời ông Dũng về để làm việc, nhưng sau đó xác định ông Dũng bỏ trốn. Cơ quan

điều tra đã động viên gia đình kêu gọi ông Dũng ra đầu thú, phát lệnh truy nã đặc biệt toàn quốc, phối hợp với các

Page 11: tài liệu tham khảo tình hình vi phạm của lí luận nhà nước và pháp luật

nước để truy bắt ông Dũng nếu trốn ra nước ngoài. Các biện pháp truy bắt, truy nã là rất khẩn trương.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho biết, về việc này Bộ Công an đã chỉ đạo cơ quan điều tra xác định làm rõ, nếu có dấu

hiệu lộ lọt thông tin thì phải xử lý theo pháp luật; đồng thời phải kiểm điểm nghiêm túc làm rõ về nghiệp vụ. Bộ

trưởng Bộ Công an cho hay, theo quy định hiện hành, trước khi khởi tố thì chưa áp dụng các biện pháp ngăn chặn

đối với ông Dũng. Sau này khi nghiên cứu sửa đổi luật tố tụng hình sự và các luật liên quan, chúng tôi sẽ đề nghị

cho phép cơ quan điều tra được áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết và có những biện pháp điều tra bí mật

để ngăn chặn tội phạm tham nhũng bỏ trốn (hiện đã áp dụng với loại tội phạm ma túy).

Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng cho rằng Bộ trưởng trả lời về trách nhiệm để ông Dũng bỏ trốn là thẳng thắn, rõ, trách

nhiệm. Nhưng nguyên nhân khiến ông Dũng bỏ trốn là do quy định của chúng ta chưa có biện pháp ngăn chặn đối

với bị can. Đây là vấn đề cấp bách đối với tội phạm kinh tế trong tình hình hiện nay. Vậy bao giờ bổ sung quy định

này. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết, đây không phải là thẩm quyền của Bộ Công an, nên yêu cầu Bộ

báo cáo Chính phủ sớm trình Quốc hội nội dung này.

Vấn đề lực lượng công an tham gia các vụ cưỡng chế thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đã gây những tác

động trong xã hội và gây bức xúc cho một bộ phận nhân dân được ĐB Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) đặt ra trong

phiên chất vấn.

Giải thích vấn đề này, Bộ trưởng Trần Đại Quang khẳng định, lực lượng công an tham gia trong các buổi cưỡng chế

với nhiệm vụ là bảo vệ an ninh trật tự ở đó chứ không phải là lực lượng cưỡng chế. Việc tham gia này nhằm mục

đích phòng ngừa và ngăn chặn những cá nhân có hành vi gây rối hoặc chống người thi hành công vụ.

Bộ trưởng cũng thừa nhận những vụ cưỡng chế thu hồi đất vừa qua có sự tham gia của lực lượng công an gây dư

luận chưa tốt trong xã hội. Tuy nhiên, sắp tới, Bộ cũng tiếp tục chỉ đạo lực lượng công an làm tốt hơn nhiệm vụ được

giao và rút kinh nghiệm để tránh những sai sót không đáng có.

Về tình hình tội phạm môi trường, Thượng tọa Thích Thanh Quyết (đoàn Quảng Ninh) đề nghị Bộ trưởng cho biết

tình hình tội phạm môi trường và biện pháp cơ bản phòng chống tội phạm này của ngành công an ? Những giải

pháp bảo vệ làng nghề của chúng ta?

Bộ trưởng Trần Đại Quang: Vấn đề bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về môi trường tuy lực lượng công an không

phải lực lượng được giao chủ trì, nhưng với trách nhiệm đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về môi trường và

đấu tranh chống tội phạm về môi trường, trong thời gian vừa qua chúng tôi cũng đã tích cực, phối hợp với cơ quan

chức năng trong công tác này và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Bộ Công an đã xây dựng quy chế, phối hợp với các Bộ có liên quan trong công tác đấu tranh phòng chống vi phạm

pháp luật về moi trường, bảo vệ môi trường. Hàng chục nghìn vụ vi phạm pháp luật về môi trường đã được điều tra

khám phá. Riêng năm 2011 phát hiện 7.686 vụ, tăng 36% so với 2010. Cơ quan điều tra các cấp truy tố 113 vụ, 145

đối tượng. 6 tháng đầu năm 2012, phát hiện 4.780, tăng 60% so với cùng kỳ, khởi tố 94 vụ, 163 bị can. Tuy nhiên,

tình hình vi phạm pháp luật về môi trường vẫn diễn biến phức tạp, nghiêm trọng.

Những khó khăn vướng mắc và nguyên nhân của tình trạng này là hệ thống pháp luật về môi trường của chúng ta

còn bất cập, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe, trong đó những quy luật của Bộ Luật hình sự về tội phạm môi trường

quy định tại Điều 244, Chương 17 chưa rõ. Công tác quản lý nhà nước về môi trường còn nhiều bất cập, nhất là giữa

yêu cầu bảo vệ môi trường với quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Page 12: tài liệu tham khảo tình hình vi phạm của lí luận nhà nước và pháp luật

Tình trạng nhập rác thải, hàng hóa, thực phẩm kém chất lượng cũng diễn ra phức tạp. Công tác quản lý thực phẩm

cũng có vấn đề như về sử dụng chất cấm, hạn sử dụng chưa có quy chuẩn rõ ràng.

Từ sơ hở trên, hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, trong đó có ô nhiễm làng nghề vẫn còn phức tạp.

Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng để ban hành thông tư liên tịch, hướng dẫn triển khai thực

hiện, xây dựng quy chế phối hợp với các cơ quan chức năng để tăng cường thanh tra, kiểm tra để xử lý những vi

phạm về môi trường. Trong đó cơ quan cơ quan công an tăng cường công tác phát hiện, điều tra, xác minh và đưa

ra xét xử nếu có đủ chứng cứ.

Lực lượng cảnh sát môi trường được thành lập 5 năm qua nhưng chưa được phép phạt vi phạm hành chính đối với

những vi phạm hành chính về vấn đề môi trường. Đây cũng là khó khăn và làm hạn chế hiệu quả công tác đấu tranh

phòng chống xử lý vi phạm pháp luật về môi trường. Đề nghị Quốc hội xem xét vấn đề này khi sửa đổi pháp luật về

xử phạt vi phạm hành chính.

Minh Duyhttp://www.baomoi.com/Tinh-hinh-toi-pham-o-nuoc-ta-o-muc-trung-binh/58/8685257.epi

Vụ thảm án tại tiệm vàng ở Bắc Giang mà thủ phạm là một đối tượng vị thành niên một lần nữa cảnh báo về sự gia tăng

của tỷ lệ phạm tội ở lứa tuổi này. Đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau xung quanh việc tăng hình phạt đối với vị thành niên

phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, song để hạn chế tình trạng này, không chỉ là chuyện sửa luật.

Tội phạm vị thành niên gia tăng

Theo thống kê, trước đây tỷ lệ tội phạm hình sự có độ tuổi trên 30 bị đưa ra xét xử tại các phiên tòa sơ thẩm chiếm tới 70%, nhưng

trong khoảng 5 năm trở lại đây, tỷ lệ này đã giảm xuống dưới 60%. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại lại là sự gia tăng của tỷ lệ tội phạm

ở độ tuổi thanh thiếu niên (nhất là từ 14-30 tuổi). Trong năm 2009, tỷ lệ tội phạm ở tuổi 18-30 chiếm 34,5% (35.435 bị cáo), trong

khi đó tỷ lệ này ở độ tuổi trên 30 là 59,3%. Năm 2010, độ tuổi 18-30 có tỷ lệ phạm tội tăng lên mức 40% (34.846 bị cáo) và độ tuổi

trên 30 giảm xuống còn 55,2%.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an), thời gian gần đây, số vụ án mạng do trẻ vị thành

niên thực hiện đang có chiều hướng gia tăng với hàng nghìn vụ mỗi năm. Tội phạm thường ở độ tuổi từ 16 đến 18 (60%). Còn tại

Hà Nội, theo thống kê của Công an thành phố, trong năm 2010, lực lượng Công an đã điều tra, khám phá 222 vụ án gồm 348 đối

tượng phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên. Trong 3 tháng đầu năm 2011 trên phạm vi cả nước, các băng nhóm vị thành niên sử

dụng vũ khí gây ra 107 vụ xô xát, tăng 51 vụ so với cùng kỳ năm 2010, chiếm 34% so với tổng số vụ phạm pháp xảy ra trên cả

nước.

Có nên sửa luật?

Sau vụ án Lê Văn Luyện sát hại nhiều người trong một gia đình ở Bắc Giang khi hung thủ chưa đủ 18 tuổi, nhiều ý kiến cho rằng

cần phải sửa luật để có thể áp dụng hình phạt tử hình đối với vị thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, có hành vi dã man, tàn

độc. Như vậy mới thể hiện được tính nghiêm minh của pháp luật, mới có tác dụng răn đe hiệu quả.

Page 13: tài liệu tham khảo tình hình vi phạm của lí luận nhà nước và pháp luật

Trên thực tế, khi xảy ra những vụ trọng án, phản ứng thường thấy của dư luận là sự bất bình, căm phẫn đòi áp dụng hình phạt cao

nhất cho đối tượng phạm tội. Tuy nhiên, việc sửa BLHS cần phải rất thận trọng, không thể vì một trường hợp mang tính cá biệt mà

sửa luật để áp dụng cho tất cả các trường hợp sau đó. Hơn nữa, trình tự sửa đổi luật cũng rất nghiêm ngặt, đòi hỏi phải có nhiều

thời gian, công sức, trí tuệ nên không thể xã hội cứ có vấn đề gì chưa phù hợp là Quốc hội lại họp để sửa ngay được. Bên cạnh đó,

việc thay đổi quy định sẽ làm cho pháp luật mất tính nhân đạo, yếu tố đảm bảo cho một xã hội văn minh, nhân văn. Luật pháp nước

ta quy định người vị thành niên (dưới 18 tuổi) mà phạm tội thì sẽ không phải chịu mức án cao nhất, điều này cũng phù hợp với tất

cả các văn bản luật, công ước quốc tế. Các chuyên gia cho rằng, quy định của pháp luật hình sự hiện nay về vị thành niên phạm tội

là phù hợp

http://congly.com.vn/an-tt/han-che-tinh-trang-vi-thanh-nien-pham-toi-phai-giai-quyet-tu-goc-1765.html

http://tinhdoanbinhthuan.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2218:tinh-hinh-an-toan-giao-thong-hin-

nay&catid=194:tin-binh-thun

Năm 2011 đi qua với nhiều nỗ lực, cố gắng của toàn thể các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương nhằm khắc phục, hạn chế

tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn. Bên cạnh những kết quả nổi bật thì còn tồn tại và phát sinh không ít những hạn chế.

Một số số liệu về tình hình an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua để thấy được tầm quan trọng của công tác đảm

bảo an toàn giao thông nói chung mà đặc biệt là giao thông đường bộ.

Bình Thuận là tỉnh thuộc miền Nam Trung bộ, là cửa ngõ nối các tỉnh Miền trung với vùng kinh tế trọng điểm phía  Nam. Mạng lưới

giao thông đường bộ trên toàn tỉnh có tổng chiều dài hơn 3.956 km, có 03 tuyến Quốc lộ với tổng chiều dài là 375 km, tuyến dài nhất là Quốc lộ

1A dài 180,5 km. Ngoài ra, có hơn 176 km đường sắt Bắc Nam và 09 km đường sắt Phan Thiết – Mương Mán. Bờ biển dài 192 km với nhiều

sông ngòi, có nhiều bến đò, tuyến đường thủy tự phát; tuyến Phan thiết - Phú Quý dài hơn 52 hải lý.

Theo thống kê của Ban An toàn giao thông tỉnh:

+ Năm 2007, TNGT toàn tỉnh xảy ra 337 vụ, làm chết 340 người, bị thương 244 người;

+ Năm 2008 xảy ra 304 vụ, làm chết 317 người, bị thương 209 người;

+ Năm 2009 xảy ra 246 vụ, làm chết 267 người, bị thương 126 người;

+ Năm 2010, xảy ra 243 vụ, làm chết 251 người và làm bị thương 152 người;

+ Năm 2011, toàn tỉnh xảy ra 250 vụ, làm chết 277 người, bị thương 148 người. Trong đó có một vụ tai nạn thảm khốc vào lúc 02 giờ

15 phút, ngày 07 tháng 11 năm 2011. Tại Km1679+200, QL1A thuộc xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc.

Có nhiều nguyên nhân gây TNGT nhưng phần lớn nguyên nhân gây tai nạn giao thông là do người tham gia giao thông vi phạm các

quy tắc giao thông. Trong đó chiếm tỉ lệ tai nạn cao là do uống rượu bia và thiếu hiểu biết về các quy tắc giao thông như: Đi không đúng phần

đường, làn đường; tránh, vượt không đúng quy định, do người đi bộ;… Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân từ hệ thống kết cấu hạ tầng giao

thông chưa đáp ứng với nhu cầu lưu thông, các phương tiện tham gia giao thông chưa đảm bảo tiêu chuẩn…

Phương tiện gây TNGT nhiều nhất là mô tô, xe máy (164 vụ chiếm 66,9% năm 2011);

Đối tượng gây tai nạn chủ yếu là Nam giới (237 vụ, chiếm 97,1% năm 2011); 

Độ tuổi chiếm tỉ lệ cao là từ 18 đến 27 tuổi (gây ra 111 vụ, chiếm 45,5% năm 2011); từ 27 tuổi đến 55 tuổi (gây ra 109 vụ, chiếm

44,7% năm 2011)

Giờ xảy ra nhiều nhất là từ 18 giờ - 24 giờ (128 vụ, chiếm 52,2% năm 2011).

Trước tình hình tai nạn giao thông vẫn ở mức cao, hàng năm cướp đi sinh mạng hàng chục nghìn người trên cả nước (cao hơn

số người thiệt mạng trong cuộc nội chiến ở Libya), các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương đã không ngừng phấn đấu nhằm hạn

chế tình hình tai nạn giao thông ở nước ta như: lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý kịp

Page 14: tài liệu tham khảo tình hình vi phạm của lí luận nhà nước và pháp luật

thời các hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông; từng bước nâng cấp, cải tạo hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo năng lực phục vụ và

đảm bảo an toàn cho phương tiện, người tham gia giao thông; đổi giờ học, đổi giờ làm nhằm giải quyết hiện tượng tắc nghẽn giao thông ở các

thành phố lớn… Bộ giao thông cũng đã kiến nghị một số biện pháp nhằm khắc phục tai nạn giao thông như: thu phí đối với các phương tiện giao

thông cá nhân, khuyến khích dùng các phương tiện giao thông công cộng; Tăng cường chất lượng các công trình giao thông; …

Bên cạnh đó, chúng ta có thể đẩy mạnh các hình thức như:

1. Các cấp bộ Đoàn cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật an toàn giao thông, tuyên truyền về tác hại và những hậu

quả thực tế đã xảy ra do tai nạn giao thông cho đoàn viên, thanh niên và nhân dân.

2. Tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông với chính quyền phường xã, nâng cao vai trò giáo

dục con cái từ gia đình, xã phường.

3. Phối hợp giựa Đoàn Thanh niên với Đài Truyền thanh – Truyền hình xây dựng các phóng sự về những mảnh đời bất hạnh do hậu

quả tai nạn giao thông gây ra

4. Thành lập một trang Web là nơi tiếp nhận các tố giác của quần chúng về các lỗi vi phạm giao thông thông qua các hình ảnh hoặc

video clip chụp được hoặc quay được trong khi lưu thông.

5. Đưa pháp luật an toàn giao thông thành môn học bổ trợ trong nhà trường (đặc biệt là các trường đại học, THPT và THCS).

6. Đối với cán bộ, công nhân viên chức: mỗi cơ quan nên thành lập một tổ kiểm tra kiến thức về pháp luật an toàn giao thông đặc biệt

là giao thông đường bộ, tổ chức các đợt kiểm tra toàn diện kiến thức an toàn giao thông đối với cán bộ, công nhân viên chức tại cơ quan, đơn vị.

Kết quả kiểm tra sẽ được dùng làm tiêu chí bình bầu, đánh giá thi đua cuối năm.

Với quyết tâm cao từ các cấp lãnh đạo, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể; cùng các biện pháp tuyên truyền vận động

khoa học, thiết thực, chúng ta tin tưởng rằng tình hình trật tự an toàn giao thông trong thời gian tới trên địa bàn toàn tỉnh sẽ có chuyễn biến tích

cực, hình thành được ý thức tự giác khi tham gia giao thông và nét đẹp văn hóa giao thông.

(Trích: Bài tham luận về vấn đề An toàn giao thông

 – Đoàn khối các cơ quan Tỉnh)

Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu TNGT.

Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề TNGT đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ

thiệt hại mà nó gây ra. Vậy tuổi trẻ học đường – thế hệ tương lai của đất nước – có suy nghĩ và có thể làm gì để góp

phần giảm thiểu TNGT?

Những thực tế đau buồn về tình hình TNGT đã phản ánh tầm quan trọng của vấn đề : Mỗi ngày qua đi có tới hơn 30

người chết và bị thương do TNGT gây ra. Từng ngày, từng giờ có hàng trăm vụ tai nạn, theo đó là hàng chục thiệt

hại,…Và đáng buồn thay, trong số những vụ tai nạn ấy, có nhiều vụ là hậu quả của những học sinh, sinh viên gây

ra. Mặt khác, cũng không ít học sinh – sinh viên là nạn nhân đau thương của nhiều vụ TNGT thảm khốc.

TNGT gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Các gia đình mất đi những người thân, xã hội mất đi những thành viên,

những bàn tay lao động. Mất đi vì bệnh tật, vì tuổi già đã đành một lẽ, nhưng mất đi vì TNGT - thì thật đau xót. May

mắn hơn có người chỉ bị thương. Nhưng trong số ấy cũng có người phải mang bất hạnh suốt đời : bị mất một phần

thân thể, bị liệt, phải sống đời sống thực vật,…

TNGT có nhiều nguyên nhân phức tạp. Trước hết là do ý thức và khả năng của người tham gia giao thông. Khi đi

đường, nhiều người bất chấp đèn báo, gặp đèn vàng, đèn đỏ vẫn ung dung “thẳng tiến”. Như vậy hỏi sao không tai

nạn, hỏi sao không nguy hiểm? Lại có những bác tài lái ô tô được mệnh danh là “tổ lái” : lạng lách, vượt đèn đỏ,…là

chuyện “cơm bữa”. Rồi uống rượu, ngủ gật cũng không phải chuyện hiếm. Họ không ý thức được trách nhiệm phải

đảm bảo an toàn cho hàng chục con người đang ngồi phía sau “vô lăng” của họ. Cũng cần chú ý đến số đối tượng

không có bằng lái nhưng vẫn điều khiển xe máy, ô tô. Trong đó phần nhiều là những thanh niên còn đang tuổi học

sinh : tay lái yếu, phản xạ kém nên việc tham gia giao thông còn nhiều hạn chế. Nguy hiểm hơn có những học sinh

tổ chức đua xe trái phép. Tai nạn không chỉ xảy ra đối với họ mà còn cho cả những người vô tội khác.

Ở nước ta tai nạn còn do sự thiếu hiểu biết về luật giao thông đường bộ, cơ sở vật chất chưa được đảm bảo.

Luật giao thông chưa phổ biến sâu rộng đến người dân. Họ rất hồn nhiên đem rơm rạ, thóc lúa rải lên đường quốc lộ

Page 15: tài liệu tham khảo tình hình vi phạm của lí luận nhà nước và pháp luật

để …phơi. Họ vô tư không kém khi lái xe đạp sang phần đường dành cho xe ô tô, xe máy vì …rộng và thoáng hơn. 

Cơ sở vật chật cho giao thông cũng là nguyên nhân quan trọng. Chất lượng phương tiện giao thông của chúng ta

còn kém. Cùng với đó là hệ thống đường xá, cầu cống chưa đảm bảo. Có những quãng đường quốc lộ loang lỗ

những vết “may vá” đắp đổi, rồi hầm hố,…Chưa hết, báo chí vài năm nay còn đưa những bài gây sốc vì bài ca “đào

lên lấp xuống” của những con đường. Có những con đường mùa nóng thì bụi ngất trời, mùa mưa thì như đi vào vùng

đầm lầy Châu Mỹ. Ôi, những con đường!

Trước thực tế đáng buồn ấy, tuổi trẻ học đường có thể làm gì để góp phần giảm thiểu TNGT? 

Trước hết, công việc vô cùng cần thiết là tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường, lớp và có sự tìm hiểu

đầy đủ hơn về vấn đề này. Chúng ta là thế hệ tương lai của đất nước, nên hơn ai hết chúng ta cần có sự hiểu biết về

giao thông để có thể làm chủ vấn đề ATGT, không để tai nạn xảy ra ngoài ý muốn.

Có hiểu biết về pháp luật, chúng ta cũng cần tuyên truyền luật giao thông cho những người xung quanh. Đó có thể

là trao đổi vời người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về ATGT, tham gia các đội

thanh niên tình nguyện đảm bảo ATGT,…Thực tế cho thấy, nhiều đội thanh niên tình nguyện đã góp phần rất lớn

vào việc giảm thiểu những vụ tắt đường, việc xử lì vi phạm giao thông,.. Hiệu quả của tuổi trẻ khi tham gia vào công

việc này đã khẳng định thế hệ chúng ta đang phát huy vai trò xung kích của mình trong cuộc sống.

TNGT là mối họa vô hình khó đoán định của số phận con người. Vậy nên ATGT là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia

đình và toàn xã hội. Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong

nhiều lĩnh vực, có sức khỏe, có tri thức,.. cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp

thiết thực để góp phần giảm thiểu TNGT. 

http://sontinh1.com/@forum/hien-tuong-xa-hoi/10711-ti%CC%80nh-hinh-giao-thong-o-nuoc-ta-hien-nay.html

Nhức nhối tội phạm vị thành niên

Cập nhật lúc 00:14, Thứ Tư, 04/07/2012 (GMT+7)

Theo thống kê của Công an tỉnh, 6 tháng đầu năm nay, tình hình vị thành niên vi phạm pháp luật trong toàn tỉnh xảy ra 42

vụ, 65 đối tượng. So với cùng kỳ 2011, tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên giảm 28 vụ, 41 đối tượng. Nhìn vào con số

trên có thể thấy tình hình tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên thời gian qua đã được kìm chế tương đối thành công.

Tuy nhiên, theo đánh giá của cơ quan điều tra, dù giảm về số vụ, song tính chất và mức độ vi phạm của tội phạm trẻ em lại tăng về

tính nghiêm trọng và phức tạp. Điều này thể hiện qua các án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như giết người, cướp có tổ

chức, có vũ khí… gia tăng; tình trạng thanh niên tụ tập thành ổ nhóm, dùng vũ khí tự tạo để cướp tài sản có diễn biến xấu, phức

tạp, khó lường. Cụ thể, 6 tháng qua, trong vị thành niên vi phạm pháp luật có một vụ giết người với 2 đối tượng; 9 vụ cướp giật tài

sản với 14 đối tượng; 10 vụ cố ý gây thương tích với 22 đối tượng…

Điển hình là vụ đôi nam nữ 9x Đặng Đình Nhật (sinh năm 1996, trú tại Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) và Đinh Thị Huế (sinh năm 1997, trú

tại phường Hà Khẩu, TP Hạ Long) dùng dao đâm anh Hoàng Đức Hiệp để cướp xe máy. Sự việc may mắn đã không gây ra hậu

quả xấu nhất (anh Hiệp mặc dù bị thương song vẫn kịp hô hoán, gọi người cứu giúp). Thế nhưng qua đây cho thấy sự liều lĩnh,

mức độ tàn độc, bất chấp hậu quả của tội phạm của những vị thành niên mới chỉ 16, 17 tuổi. Vụ đánh người gây thương tích do

Sằn A Cối (trú tại thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu) cùng 7 người bạn của mình gây nên tại huyện Bình Liêu (tất cả đều chưa qua

tuổi 18) lại cho thấy tính manh động, coi thường pháp luật của tội phạm. Chỉ vì chút mâu thuẫn nhỏ mà Cối và đồng bọn ngang

nhiên xâm phạm thân thể người khác. Ngoài ra so cùng kỳ năm 2011, năm nay xuất hiện các trường hợp vị thành niên đánh bạc và

sử dụng chất ma tuý.

Điều đáng nói là trong số 42 vụ, 65 đối tượng là trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật 6 tháng đầu năm nay thì có đến 10 vụ với 13 đối

tượng là trẻ em. Nhức nhối hơn là mặc dù còn nhỏ tuổi (hầu hết đều từ 14 đến dưới 16 tuổi) song chúng đã gây ra những vụ việc

hết sức nghiêm trọng, gây nguy hại cho xã hội. Đơn cử như vụ Đặng Đình Nhật và Đinh Thị Huế dùng vũ khí để cướp xe máy của

anh Hoàng Đức Hiệp kể trên.

Page 16: tài liệu tham khảo tình hình vi phạm của lí luận nhà nước và pháp luật

Qua những vụ án do trẻ vị thành niên trên gây ra, có một điều khiến người lớn, nhất là các bậc phụ huynh rất đang phải suy ngẫm.

Đó là sự thiếu quan tâm dạy bảo, quản lý các em của gia đình và nhà trường. Thực tế một phần không nhỏ các đối tượng gây án

đều xuất thân trong gia đình có điều kiện, song bố mẹ mải mê kiếm tiền hoặc tình cảm gia đình không êm ấm. Tất cả đã dẫn đến

những tác động xấu cho con cái, tạo điều kiện cho các em nhiễm thói hư tật xấu, đua đòi, ngang ngược, muốn thể hiện mình. Và

cuối cùng chuyện gì đến cũng phải đến, các em phạm tội, gây phương hại cho người khác và xã hội.

Mặc dù đến thời điểm này tất cả các vụ việc trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật thời gian qua đều đã được cơ quan điều tra làm rõ.

Kẻ phạm tội đã phải chịu sự hình phạt thích đáng của pháp luật. Cụ thể căn cứ vào các hành vi vi phạm, cơ quan chức năng đã

khởi tố 34 vụ, 54 bị can; xử lý hành chính 8 vụ, 11 đối tượng. Trong đó 8 đối tượng chưa đến mức xử lý về hình sự đã được đưa đi

cải tạo, học tập tại Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình; số còn lại cũng được lập hồ sơ quản lý, giáo dục tại địa phương. Tuy nhiên,

hình phạt đó dù có nặng đến mức nào cũng chỉ là biện pháp xử lý phần “ngọn”, khi mà sự việc đáng tiếc đã xảy ra, trẻ đã phạm tội,

nhiều người vô tội đã bị làm hại… Bởi lẽ, nguồn gốc của vấn đề vẫn chưa được giải quyết, đó chính là sự hướng thiện, là ý thức

tuân thủ pháp luật của mỗi trẻ... Những điều này chỉ có thể đạt được khi ngay từ ban đầu trẻ có sự yêu thương, chỉ bảo, quản lý,

giáo dục đầy đủ, chặt chẽ của gia đình và nhà trường. Thực tế cho thấy chỉ khi trẻ có tính thiện, biết tuân thủ pháp luật, biết đâu là

đúng đâu là sai thì mới không làm tổn hại người khác, không vi phạm pháp luật. Bởi vậy hơn lúc nào hết cần phải tăng cường vai

trò của gia đình và nhà trường trong quá trình hình thành nhận thức của trẻ. Có như vậy tình hình tội phạm trong lứa tuổi vị thành

niên mới thực sự được kìm chế, giảm thiểu, góp phần ổn định an ninh trật tự xã hội.

http://www.baoquangninh.com.vn/xa-hoi/201207/Nhuc-nhoi-toi-pham-vi-thanh-nien-2171212/

Vẫn nhức nhối tình trạng phạm tội ở tuổi vị thành niên - Thứ Bảy, 25/08/2012 08:02

(Congannghean.vn)-Hiện nay, tình trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến

phức tạp. Những vi phạm mà các em phạm phải rất đa dạng, hành vi dã man, tính chất nghiêm trọng. Đặc biệt, “vấn nạn”

nghiện game bạo lực trong một số lớp trẻ đã gây ảnh hưởng xấu, làm sa đọa đạo đức, lối sống con người và là một trong

những nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật ở lứa tuổi vị thành niên.

Có thể nói, từ đầu năm đến nay, tình trạng trẻ em vị thành niên vi phạm pháp luật trên địa bàn toàn tỉnh gia tăng nhanh với các

nhóm tội nghiêm trọng như hiếp dâm, giết người, cướp tài sản, trộm cắp, lừa đảo, chống người thi hành công vụ…

 

Đối tượng gây án hầu hết là các em ở độ tuổi từ 14 đến 18 tuổi, nhiều em đang học tiểu học hoặc phổ thông trung học do ăn chơi

đua đòi đã sớm bỏ học đi lêu lổng. Do không chịu sự quản lý của gia đình, nhà trường nên nhiều em nhanh chóng sa vào con

đường phạm pháp.

 

Thực tế cho thấy, thời gian gần đây, liên tiếp những vụ án kinh hoàng đều do các hung thủ máu lạnh tuổi teen gây ra. Trong đó, có

nhiều em tuy tuổi còn ít nhưng lại gây ra những tội ác tày trời. Vậy mà khi bị lực lượng công an bắt, lấy lời khai, các đối tượng này

với vẻ mặt lầm lì, vẫn thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra.

 

Hẳn dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng trước vụ án cậu bé Nguyễn Trọng Thịnh mới 13 tuổi trú tại khối 4, thị trấn Tân Kỳ, huyện

Tân Kỳ, đang là học sinh lớp 7 đã gây ra vụ chém người dã man vào ngày 2/8 vừa qua.

 

Chỉ vì một lời xúi dục, Nguyễn Trọng Thịnh đã dùng dao chém liên tiếp nhiều nhát vào đầu và tay em Nguyễn Thị Trang cùng trú tại

khối 4, thị trấn Tân Kỳ, khiến Trang phải nhập viện trong tình trạng hết sức nguy kịch, một cánh tay của em bị chém đứt sắp lìa,

nhiều vết chém ở trên đầu, ngón tay út của bàn tay trái cũng sắp mất.

 

Cũng mới đây thôi, chỉ vì cho rằng mình bị xúc phạm, đối tượng Phan Văn Quang (16 tuổi), trú tại xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh

Lưu đã dùng liềm cắt cỏ cứa cổ tài xế taxi Nguyễn Văn L. (20 tuổi), trú tại xã Quỳnh Châu, khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.

Page 17: tài liệu tham khảo tình hình vi phạm của lí luận nhà nước và pháp luật

 

Trước những vụ án đau lòng trên, nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng do sự giáo dục thiếu chặt chẽ từ phía gia đình hay việc áp

dụng hình phạt dành cho các đối tượng chưa tương xứng với tính chất và mức độ phạm tội nên tình trạng tội phạm ở lứa tuổi vị

thành niên vẫn tiếp tục gia tăng?

 

Hiện nay, tình trạng nghiện game trong một số trẻ em được xem là vấn nạn nhức nhối, bởi hậu quả mà game bạo lực, phim bạo

lực, phim kinh dị... để lại rất khó lường. Thực tế cho thấy, nhiều em đang là học sinh, chỉ để có tiền chơi game đã dấn thân vào con

đường phạm pháp lúc nào không hay biết.

 

Điển hình như vụ một số học sinh trung học, trú tại xóm 9, xã Nam Cường, huyện Nam Đàn để có tiền chat trên mạng, đã rủ nhau

lấy trộm phụ kiện đường sắt mang bán cho hiệu sắt vụn. Việc làm thiếu ý thức của các em đã gây nguy hiểm cho các chuyến tàu.

 

Một đối tượng vị thành niên phạm tội trộm cắp tài sản

 

Để khắc phục tình trạng trên, Công ty đường sắt Nghệ Tĩnh đã phải bỏ ra hàng trăm triệu đồng để thay mới nhiều bộ phụ kiện trên

tuyến đường sắt chạy qua trên địa bàn xã Nam Cường. Nhưng điều cần quan tâm ở đây là sau khi khắc phục an toàn đường sắt,

chỉ được ít ngày lại tái diễn tình trạng mất cắp như trên.

Qua điều tra, Công an Nam Đàn đã tập trung lực lượng, điều tra, truy xét và phát hiện 4 đối tượng gây ra các vụ trộm cắp phụ kiện

đường sắt nói trên, gồm: Nguyễn Đình Luân, Trần Đình Nam, Nguyễn Anh Tuấn và Trần Viết Trung, đều trú tại xóm 9, xã Nam

Cường. Sau khi trộm cắp được một số phụ kiện đường sắt, 4 đối tượng này mang bán cho Lê Thị Lý và Võ Đình Đức ở xã Hưng

Xá, Hưng Nguyên lấy tiền vào quán internet để chát.

 

Trước đó, vào tối 17/5/2012, sau khi xin mẹ tiền đi chơi game nhưng bị từ chối, Nguyễn Quốc Vương 18 tuổi trú tại khối 3, phường

Thu Thuỷ, thị xã Cửa Lò nổi máu điên đòi đập phá tài sản trong nhà. Không dừng lại ở đó, hắn còn có hành vi mang tính côn đồ

ngang nhiên cầm dao chém cả công an trong khi các anh đang xuống hiện trường xử lý vụ việc.

 

Hay trước đó, lợi dụng bãi biển Cửa Lò vào ngày lễ đông người đến tham quan du lịch, Nguyễn Văn Hòa và Nguyễn Văn Hùng đều

mới 17 tuổi, trú tại xã Hiến Sơn, Đô Lương đã thực hiện hành vi cạy cốp xe của chị Phan Thị Thu Hải, trú tại khối 3, phường Nghi

Hương, là Phó Hiệu trưởng Trường THCS Lê Thị Bạch Cát, lấy cắp tài sản để có tiền ăn chơi tiêu xài. Cả hai đối tượng này đều

đang là học sinh lớp 10 và từ trước tới nay chưa từng có tiền án tiền sự.

 

Theo các nhà tâm lý học, nguyên nhân dẫn đến tình trạng thanh thiếu niên phạm tội là do giáo dục lỏng lẻo từ gia đình, nhà trường

và xã hội. Trong thực tế hiện nay, công tác quản lý thanh thiếu niên ở một số địa phương vẫn còn bị xem nhẹ, chưa có sự phối hợp

đồng bộ giữa gia đình, nhà trường.

 

Bởi vậy, để ngăn chặn tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên, cần tăng cường phối hợp từ gia đình với các đoàn thể và lực lượng

công an; kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, xã hội và nhà trường để thực hiện tốt việc quản lý, giáo dục con em tránh xa các TNXH.

Chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật toàn diện và phù hợp về phòng chống tội phạm và TNXH để

thanh thiếu niên hiểu biết luật pháp, quyền và nghĩa vụ của mình trong xã hội.

 

Từ đó, làm chuyển biến tích cực nhận thức, hướng các em tới những hoạt động có ích cho gia đình, xã hội và cho chính sự phát

triển của bản thân mỗi thanh thiếu niên. Có như vậy mới hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật ở lứa tuổi vị thành niên như hiện nay.

http://congannghean.vn/NewsDetails.aspx?NewsID=22525

Page 18: tài liệu tham khảo tình hình vi phạm của lí luận nhà nước và pháp luật

Tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Giang: thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp

Trong những năm gần đây, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết

quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật vẫn ngày càng gia tăng và diễn biến phúc tạp đã và

đang đặt gánh nặng lên vai không những của các cơ quan bảo vệ pháp luật mà còn của cả xã hội.

Theo số liệu thống kê trong báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang trình tại kỳ họp thứ III - Hội đồng nhân

dân tỉnh khóa XVII, trong năm 2011, số vụ tội phạm và số người phạm tội được phát hiện, khởi tố, điều tra và xử lý bằng biện pháp

hình sự đều tăng so với cùng kỳ năm trước. Cơ quan điều tra tỉnh Bắc Giang đã phát hiện khởi tố, điều tra 1245 vụ án hình sự các

loại với 2389 bị can (tăng 123 vụ và 564 bị can so với cùng kỳ năm 2010). Một số tội phạm còn xảy ra nhiều và gia tăng như: tội

phạm trong lĩnh vực kinh tế và xâm phạm sở hữu tăng 20 vụ và 95 bị can; các loại tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,

nhân phẩm của con người tăng 12 vụ và 24 bị can; các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng tăng 49 vụ và 391 bị

can; tội phạm về ma túy tăng 42 vụ và 47 bị can...

Vụ " cướp tiệm vàng Ngọc Bích" gây xôn xao dư luận

Trong thời gian vừa qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh Bắc Giang đã tích cực đấu tranh phát hiện và xử lý nhiều hành vi vi

phạm pháp luật, trong đó có những tội phạm về tham nhũng, giết người, ma túy, mua bán người... nhiều vụ án nghiêm trọng đã

được phát hiện, điều tra, xử lý kịp thời được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Trong số các vụ án đã được phát hiện, khởi tố có nhiều vụ tính chất và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Nhiều gia đình trên địa bàn

huyện Hiệp hòa đến nay vẫn còn điêu đứng khi bị Nguyễn Thị Hằng cùng với chồng ở xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa lừa đảo

chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng. Người dân chưa hết bàng hoàng khi Hoàng Văn Mạnh sinh năm 1995 còn đang là học sinh lớp 11 ở xã

Vân Sơn, huyện Sơn Động đã hiếp và giết chết chị Nông Thị H thì lại phẫn nộ trước vụ thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích ở xã

Phương Sơn, huyện Lục Nam, hung thủ là Lê Văn Luyện chưa đầy 18 tuổi đã lập kế hoạch và bình thản ra tay sát hại một cách dã

man ba người trong một gia đình, trong đó có một cháu bé mới 18 tháng tuổi và chặt đứt bàn tay của bé gái 8 tuổi là vụ giết người,

cướp tài sản man rợ nhất trong các vụ giết người ngày càng nâng lên về mức độ tàn bạo.

Thông qua các vụ án đã được phát hiện và khởi tố điều tra trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cho thấy, các hành vi vi phạm pháp luật xảy

không chỉ ở thành thị mà còn xảy ra ở nông thôn và ở cả các làng bản miền núi, vùng sâu, vùng xa; số người phạm tội đang trẻ hóa

độ tuổi, tội phạm chưa thành niên có chiều hướng gia tăng, có vụ tội phạm có thủ đoạn tinh vi, hành vi mang tính tàn bạo, có vụ

hoạt động rất táo bạo, mạnh động, có vụ hoạt động băng nhóm theo kiểu “xã hội đen”, phạm tội có sử dụng bạo lực với tính chất

côn đồ hung hãn, sử dụng vũ khí “nóng” để gây án... gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, khi bị phát hiện, vây bắt chúng

tìm mọi cách chống trả quyết liệt.

Thực trạng tình hình vi phạm pháp luật đang ngày càng gia tăng và diễn biến phúc tạp như đã nêu trên bắt nguồn từ nhiều nguyên

nhân khác nhau. Xuất phát từ thực tiễn công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm, có thể rút ra các nguyên nhân cơ bản sau:

Về nguyên nhân khách quan: do những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường vào đời sống xã hội. Bên cạnh những mặt tích

cực của nó như sự thúc đẩy sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội còn làm nảy sinh nhiều mặt tiêu cực, thông qua việc du nhập

các loại hình văn hóa độc hại, mạng Internet... trong quá trình mở cửa hội nhập tràn vào nước ta đã gây lệch lạc trong tư tưởng, lối

sống của một bộ phận nhân dân, trong đó có trẻ vị thành niêngóp phần làm gia tăng không những về số lượng tội phạm mà tính

chất, mức độ của hành vi phạm tội cũng ngày càng nghiêm trọng, phức tạp hơn.

Về nguyên nhân chủ quan: đây có thể coi là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới thực trạng vi phạm pháp luật hiện nay. Ở một số cấp ủy

đảng, chính quyền địa phương chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, chưa huy

động được sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Công tác quản lý Nhà

nước, quản lý xã hội của các cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền trên một số lĩnh vực còn lỏng lẻo và có nhiều sơ hở. Việc tổ

chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở các địa phương chưa sâu rộng, hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, ý thức pháp

luật của một bộ phận cán bộ và nhân dân chưa nghiêm; gia đình thiếu quan tâm trong việc kiểm soát, giáo dục con cái. Ngoài ra,

vai trò trách nhiệm và hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ quan pháp luật chưa cao, sức tấn công tội phạm của

Page 19: tài liệu tham khảo tình hình vi phạm của lí luận nhà nước và pháp luật

các lực lượng chức năng chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe tội phạm; một số vụ việc xảy ra chậm được phát hiện hoặc xử lý chưa

kịp thời, nghiêm minh làm cho tác dụng đấu tranh, ngăn chặn, phòng ngừa tội phạm bị hạn chế.

Xét xử vụ án hình sự

Từ thực trạng nêu trên, thiết nghĩ cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cả cấp bách và lâu dài. Để góp phần hạn chế tình

trạng vi phạm pháp luật hiện nay, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau:

Một là: các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và mọi tầng lớp nhân dân cùng phát huy sức mạnh tổng

hợp, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh đối với mọi hành vi vi phạm

pháp luật và tệ nạn xã hội.

Hai là: cần sự phối hợp đồng bộ, thường xuyên của các cấp, các ngành, chính quyền và các đoàn thể trong việc tăng cường công

tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân. Các hình thức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

cần phong phú với các nội dung phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ở từng địa phương. Đẩy mạnh các hình thức phổ

biến giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các nhà trường. Đây là cách nhanh nhất, ít tốn kém nhưng

mang lại hiệu quả cao.

Ba là: mỗi gia đình là một “tế bào” của xã hội, gia đình có tốt thì xã hội mới tốt. Để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật ngay từ

trong trứng nước, mỗi gia đình cần tăng cường giáo dục về truyền thống đạo đức, văn hóa dựa trên nền tảng đạo đức xã hội và

pháp luật của nhà nước; quan tâm hơn nữa đến con em mình, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của con trẻ để có thể xây dựng

được phương pháp giáo dục phù hợp mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, cần có sự gắn kết giữa gia đình - nhà trường - các tổ

chức đoàn thể xã hội trong việc quản lý, giáo dục thanh thiếu niên về đạo đức và kiến thức pháp luật.

Bốn là, các cơ quan pháp luật cần kiên quyết hơn nữa trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Việc điều tra, truy tố, xét xử

cần tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật; không bỏ lọt tội phạm cũng như không làm oan người vô tội. Có như vậy mới đủ

sức răn đe tội phạm, mang lại niềm tin cho nhân dân./.

Lương kim thanh

P4-