tam li hoc duong

49
Chuyên đề: TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG A. Mục tiêu cần đạt: Qua chuyên đề giúp học viên hiểu: - Các đặc điểm phát triển cơ bản của trẻ vị thành niên từ độ tuổi 10- 18 (nhất là HS THCS từ 10- 14; 14- 16). Các nhu cầu tâm lý- xã hội cơ bản của trẻ vị thành niên, từ đó hiểu về các khó khăn tâm lý thường gặp ở trẻ vị thành niên. - Vì sao trẻ vị thành niên thường có hành vi tiêu cực, con đường dẫn đến hành vi tiêu cực của trẻ vị thành niên, có thái độ khoa học và nhân văn đối với các hành vi tiêu cực của trẻ vị thành niên. - Các rối loạn tâm lý và các vấn đề sức khỏe tâm thần thường gặp ở trẻ vị thành niên. Hiểu các nguyên tắc chung về những rối loạn này. - Vai trò trách nhiệm của cán bộ tư vấn tâm lý học đường. Những yêu cầu cơ bản về đạo đức nghề nghiệp. - Một số kĩ năng tham vấn cơ bản. Thực hành về kỹ năng tham vấn. - Thống nhất nội dung- phương pháp tập huấn tại cơ sở. B. Phương pháp tập huấn - Khởi động trò chơi - Tập kích não, tưởng tượng, suy ngẫm - Thảo luận, làm việc nhóm - Phân tích từng tình huống, đúc rút vấn đề. C. Tiến hành Hoạt động khởi động: *Ổn định tổ chức * Làm quen 1

Upload: xuan-hung-vi

Post on 24-Jun-2015

415 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tam li hoc duong

Chuyên đề: TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG

A. Mục tiêu cần đạt: Qua chuyên đề giúp học viên hiểu:- Các đặc điểm phát triển cơ bản của trẻ vị thành niên từ độ tuổi 10- 18

(nhất là HS THCS từ 10- 14; 14- 16). Các nhu cầu tâm lý- xã hội cơ bản của trẻ vị thành niên, từ đó hiểu về các khó khăn tâm lý thường gặp ở trẻ vị thành niên.

- Vì sao trẻ vị thành niên thường có hành vi tiêu cực, con đường dẫn đến hành vi tiêu cực của trẻ vị thành niên, có thái độ khoa học và nhân văn đối với các hành vi tiêu cực của trẻ vị thành niên.

- Các rối loạn tâm lý và các vấn đề sức khỏe tâm thần thường gặp ở trẻ vị thành niên. Hiểu các nguyên tắc chung về những rối loạn này.

- Vai trò trách nhiệm của cán bộ tư vấn tâm lý học đường. Những yêu cầu cơ bản về đạo đức nghề nghiệp.

- Một số kĩ năng tham vấn cơ bản. Thực hành về kỹ năng tham vấn.- Thống nhất nội dung- phương pháp tập huấn tại cơ sở.B. Phương pháp tập huấn- Khởi động trò chơi- Tập kích não, tưởng tượng, suy ngẫm- Thảo luận, làm việc nhóm- Phân tích từng tình huống, đúc rút vấn đề.C. Tiến hànhHoạt động khởi động:*Ổn định tổ chức* Làm quen * Giới thiệu chuyên đề- Học viên đọc thông tin về hàng loạt vụ tự tử xảy ra ở lứa tuổi học sinh vị

thành niên.

Bao đông học sinh tự tử dồn dập Thứ Ba, 20/03/2012 13:32

(NLĐO) - Từ đầu năm đến nay, cứ vài ba ngày là thấy trên báo đăng tin có người tự tử. Đáng lo ngại hơn, trong số đó có rất nhiều vụ nạn nhân là các em học sinh.

Nguyên nhân đưa các em đến quyết định dại dột cũng không quá phức tạp. Có khi bị nghi ngờ oan ức như trường hợp nữ sinh L.T.H, học sinh Trường THCS xã Cẩm Ðiền (Cẩm Giàng, Hải Dương) tự tử vì bị nghi ăn cắp quần jean trong một cửa hàng thời trang, ngày 10-2.

1

Page 2: Tam li hoc duong

  Hoặc bị bố mẹ mắng vì học hành chểnh mảng nên sinh ra buồn chán rồi treo cổ như trường hợp nữ sinh T.T.T.T. (SN 1995) ở Đắk Lắk.  

Hay thậm chí, vì hờn mát trước câu nói của bố "Con dùng điện thoại phải giữ cẩn thận, nếu làm hỏng bố không có tiền sửa cho con đâu!", em L.T.D., học sinh lớp 11, Trường Dân tộc nội trú huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) ăn lá ngón chết. 

 Là một học sinh ngoan hiền, khá giỏi, việc em Nguyễn Thị Cẩm Nhung đột nhiên tự tử làm gia đình bàng hoàng

  Rơi vào nhóm học sinh khá, gioi? Một điều đáng lưu ý là các vụ tự tử thường xảy ra với các nữ sinh và đây

không phải là những học sinh cá biệt nếu không muốn nói là có học lực khá, giỏi. 

Ngày 28-2, không rõ vì lý do gì, một nữ sinh lớp 12 Anh Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) bất ngờ thắt cổ tự tử tại ký túc xá.

Cũng là học sinh khá của một trường THPT tư thục ở huyện Đông Hưng (Thái Bình), nữ sinh K.O nhảy từ lầu 2 xuống đất ngay trong giờ học vì bị cô giáo bắt chép phạt và la mắng nặng lời. 

Gần đây nhất là cái chết gây bàng hoàng dư luận của 3 nữ sinh khá, giỏi Thị Bích Loan, Nguyễn Thị Cẩm Nhung và Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, (cùng SN 1998) học lớp 7A trường THCS Phan Chu Trinh (huyện Đắk Mil, Đắk Nông).  

2

Page 3: Tam li hoc duong

Nguyên nhân đưa các em đến quyết định tự tử hiện vẫn còn là một nghi vấn nhưng trước đó các em có vẻ buồn chán và làm mất sổ đầu bài của lớp rồi bị cô giáo dọa “có thể bị ở tù”. 

Lổ hỗng nào trong cư xử, giáo dục?Buồn chán, u uất, không tâm sự với ai mà cứ thế ra đi, đó là điểm chung

của các vụ tự tử ở tuổi học trò.  Nhưng ở tuổi thiếu niên, tâm hồn còn trong sáng, “dễ giận mau quên” thì

chẳng lẽ chỉ vài lời mắng mỏ, răn dạy của cha mẹ lại làm các em bế tắc đến mức tự tử? Chẳng lẽ em không tâm sự được với ai để giải tỏa nỗi buồn chán? Có thể có nhưng đó lại chủ yếu là bạn bè cùng trang lứa chứ không phải cha mẹ, anh em.  Và việc chia sẻ nỗi buồn chán với bạn bè đôi khi buồn không vơi đi mà dẫn đến chuyện cùng nhau chết mà trường hợp 3 nữ sinh ở Đắk Lắk là một ví dụ. 

Đáng nói hơn, ở nhiều vụ, sau khi các em có biểu hiện u uất, bất mãn và tự tử thì gia đình mới nhận thấy có gì đó bất thường, đi tìm rồi thốt lên “Chuyện chẳng có gì, đâu có ngờ…”.  

Điều đó cho thấy, vai trò tinh thần của cha mẹ ngày càng mờ nhạt. Nhiều cha mẹ chỉ cắm cúi làm lụng, lo cho con đủ ăn, đủ mặc mà không để ý đến sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ. 

 Có sự quan tâm, chia sẻ của gia đình, giáo dục đầy đủ của nhà trường, trẻ sẽ lớn lên yêu đời và lạc quan

3

Page 4: Tam li hoc duong

 Ở nhà là vậy, khi đến trường, thầy cô giáo cũng chỉ cắm cúi lo dạy để sao

cho các em được điểm cao, trường lớp có thành tích. 

Đó là chưa kể, nhiều thầy cô giáo giáo dục phản sư phạm làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Như trường hợp nữ sinh K.O tự tử trong giờ học, theo tường trình của các học sinh cùng lớp thì khi đó cô giáo đã có nhiều lời nói khiếm nhã, xúc phạm O.  

Sáng 20-3, trên báo Tuổi Trẻ có đăng bài “Sốc khi nghe con nói về cô giáo”. Trong đó có hai mẩu chuyện mà hai học sinh tiểu học kể cho phụ huynh nghe về cô giáo, người cứ hở ra quát mắng những câu khó nghe, đem học trò ra so sánh với… chó.  

Thử hỏi, với cách giáo dục như thế thì làm sao trẻ coi cô giáo như mẹ hiền, đi học là niềm vui được?

Lớn lên trong trạng thái cô đơn trong gia đình, ức chế nơi trường học, chỉ có bạn bè trang lứa (vốn cũng thiếu kinh nghiệm sống, nhạy cảm, dễ tổn thương) làm vui thì khi gặp chuyện khó khăn trong cuộc sống, các em dễ thấy chán nản và suy nghĩ tiêu cực và tìm đến cái chết để giải thoát. 

Chung ta đang lam cho con em minh “dê vơ”

Cuôc sống là luôn có vui, có buồn, có thất bại, có thành công (buồn nhiều hơn vui, thất bại nhiều hơn thành

công), mỗi người ai cũng găp phải việc được người này khen, người kia chê, lúc được biểu dương lúc bị trach phạt (khi đúng, khi thì bị oan) và tất cả cai đó sẽ làm

người ta trưởng thành.  

Chúng ta thấy cac trường hợp học sinh tự tử lại đa số rơi vào cac em thường là "chăm ngoan rất ít bị trach

phạt", vì sao vậy? Phải chăng cac em đã không được trang bị tâm thế cần thiết trong cuôc sống? (không quen bị trach phạt mà chỉ quen được khen ngợi) còn học sinh bị trach phạt, la mắng là điều ai đi học cũng găp phải...

4

Page 5: Tam li hoc duong

Giao duc không phải là nuông chiều không được làm học sinh mất lòng mà hãy tuân theo qui luật tự nhiên và phải làm cho cac em hiểu rõ, làm quen và thích nghi với nó chứ không thì bây giờ còn ngồi trên ghế nhà trường găp chút vướng mắc thì tự tử thì đổ thưa tại trường, tại

thầy cô làm nó buồn. Mai mốt khi ra khỏi trường găp chuyện buồn (nhiều lắm) bị người thân trach vài câu nó

tự tử thì ta thiệt thôi.  

Giao duc tốt là chuyện cần khen thì khen, cần phạt thì phạt, sai thì bị trach phạt, còn đúng thì có thể được

tuyên dương chứ không phải là nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, để rồi đến khi đăt nhẹ xuống môt

cai là vơ… 

minh chuong ([email protected])

 

Chuyên gia Võ Thị Minh Huệ (Công ty TNHH Tâm Lý Trẻ):

 

Cảm thấy không ai hiểu minh

Ở lứa tuổi dậy thì, trẻ rất kỳ vọng vào bản thân, gia đình, cha mẹ. Vì thế khi găp môt sự cố, có thể rất nhỏ với

người khac nhưng là môt cú sốc kha lớn đối với trẻ và dễ dẫn đến hiện tượng trẻ không chấp nhận bản thân

dẫn đến tự tử.  

Mọi người chỉ thấy nguyên nhân là mất sổ đầu bài dẫn đến tự tử nhưng thật ra, trước đó cac nữ sinh này đã

thất vọng về nhiều thứ khac. Mất sổ đầu bài chỉ là hiện tượng giọt nước tràn ly đẩy đến cai chết của trẻ.

 

Ở lứa tuổi này, việc xây dựng hình ảnh bản thân rất quan trọng vì thế khi găp môt vấp vap nhỏ lại không

được sự chia sẻ của bạn bè, gia đình, thầy cô làm cho trẻ cảm thấy không thể chấp nhận thất bại là nguyên

nhân đưa đến những hành đông dại dôt.

5

Page 6: Tam li hoc duong

Trong xã hôi ngày nay, có hiện tượng mọi người không tôn trọng cảm xúc của người khac. Nhiều người chỉ thỏa mãn những ngông cuồng ca nhân mà không quan tâm

đến cảm xúc của người đối diện.  

Vì thế, khi găp vấn đề khó khăn, trẻ cảm giac không ai hiểu mình, không ai coi trọng mình.

 Thêm vào đó, cac bà mẹ có thai đô không đúng mỗi khi muốn giao duc con, có những lời nói vô tình xúc phạm đến trẻ như “Biết vậy tao không sinh mày ra, bóp chết ngay tư đầu cho xong”, “Con cai người ta thấy ham, có đâu như con mình”… Điều này càng làm cho trẻ thấy

mình không còn ý nghĩa gì trên cuôc đời này.  

Khi tiếp xúc với trẻ, gia đình, thầy cô phải giao duc cho biết cuôc sống của trẻ rất quan trọng, vô cùng ý nghĩa

đối với gia đình và xã hôi.

H.Đao ghi

Thiên Kim

- Trao đổi nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng này.- Dẫn dắt vào bài: Trong công tác giáo dục của chúng ta hiện nay, bên

cạnh những thuận lợi cho công tác giáo dục, chương trình học dài và nặng cộng với mong đợi về kết quả giáo dục đang là áp lực lớn với các em học sinh. Mặt khác sự phát triển thể chất của trẻ vị thành niên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý các em. Nhiều em học sinh đang gặp những khó khăn về tâm lý đã ảnh hưởng lớn đến chính cuộc sống và học tập của các em. Những khó khăn này rất đa dạng từ các vấn đề tưởng như đơn giản hàng ngày như định hướng học tập, chọn nghề, áp lực học tập, stress, xung đột với các bạn dẫn đến trầm cảm, thu mình, hay phá rối và các rối loạn khác. Trong khi đó, cha mẹ, thầy cô thiếu kiến thức hiểu biết để hỗ trợ tâm lý cho các em.

Để bổ sung kiến thức cho giáo viên về hỗ trợ tâm lý cho học sinh, giúp giáo viên có thể bước đầu trợ giúp học sinh mình, bộ giáo dục triển khai tập huấn về tư vấn tâm lý học đường cho học sinh. Sở giáo dục đưa nội dung chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên cốt cán.

6

Page 7: Tam li hoc duong

Giới thiệu nội dung chuyên đề bằng sơ đồ tư duy.Chuyên đề gồm 7 nội dung:- Phát triển tâm lý ở trẻ vị thành niên+ Đặc điểm phát triển của trẻ vị thành niên+ Một số nhu cầu đặc trưng ở tuổi vị thành niên, các khó khăn về tâm lý

thường gặp ở tuổi vị thành niên- Con đường dẫn đến vị thành niên ứng xử tiêu cực+ Mục đích các hành vi tiêu cực ở trẻ vị thành niên+ Tại sao trẻ vị thành niên lại có hành vi tiêu cực- Các rối loạn tâm lý và các vấn đề vấn đề sức khỏe tâm thần thường gặp

ở trẻ vị thành niên+ Các vấn đề hướng nội+ Các vấn đề hướng ngoại+ Lạm dụng rượu và chất kích thích+ Stress+ Các vấn đề về phát triển- Vai trò và trách nhiệm của cán bộ tư vấn tâm lý học đường+ Vai trò và trách nhiệm của cán bộ tư vấn tâm lý học đường+ Một số yêu cầu cơ bản về đạo dức nghề nghiệp- Một số kỹ năng tham vấn cơ bản+ Kỹ năng chú tâm và quan sát+ Lắng nghe tích cực+ Đặt câu hỏi khéo léo+ Thấu cảm và trung thực- Một số chiến lược làm việc với học sinh có khó khăn về hành vi+ Củng cố tích cực và củng cố tiêu cực+ Chú ý tích cực- cách thức hiệu quả để thay đổi hành vi trẻ+ Các nguyên tắc để củng cố tích cực hiệu quả- Hướng dẫn tìm hiểu nội dung chuyên đềI. Phát triển tâm lý ở trẻ vị thành niên1. KN trẻ vị thành niên: là người có độ tuổi từ 10- 18 tuổi theo pháp luật

Việt Nam.Tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp của sự tăng trưởng và phát

triển từ cuối tuổi trẻ nhỏ đến bắt đầu tuổi trưởng thành, từ 10- 18 tuổi.* Hoạt động: Liệt kê những khó khăn về tâm lý trẻ vị thành niên thường

gặp?- Trao đổi, thảo luận

7

Page 8: Tam li hoc duong

- Rút ra kết luận:Lo sợ, rụt rè, mắc lỗi..Vậy vì sao TVTN thường gặp khó khăn tâm lý vậy?2. Đặc điểm phát triển sinh lý của trẻ vị thành niên* Hoạt động 1: Thảo luận những đặc điểm phát triển sinh lý của trẻ vị

thành niên.- Chia lớp thành 3 nhóm - Mỗi nhóm thảo luận ghi ra giấy những đặc điểm phát triển sinh lý của

trẻ vị thành niên.- Lần lượt trình bày, các nhóm bổ sung.- Kết luận chung: Có sự biến đổi mạnh mẽ về thể chất, các hóc môn thay đổi- Nữ: + Ngực phát triển, bắt đầu từ khi 8-9 tuổi, phát triển đầy đủ trong độ tuổi

từ 12- 18.+ Lông ở các bộ phận sinh dục, nách, chân bắt đầu phát triển ở độ tuổi 9-

10 và phát triển đạt mức như người trưởng thành ở tuổi 13- 14.+ Kinh nguyệt xuất hiện.+ Chiều cao phát triển nhanh từ 10- 14 tuổi, đạt đỉnh vào tuổi 12.- Nam:+ Tinh hoàn và bừu phát triển ở tuổi lên 9, dương vật bắt đầu phát triển

đến 16-17 tuổi các cơ quan sinh dục đạt được kích cỡ như người trưởng thành.+ Lông ở cơ quan sinh dục phát triển ở độ tuổi 12 đạt mức như người

trưởng thành độ tuổi 15- 16.+ Hiện tượng xuất tinh, mộng tinh.+ Đạt được sự tối đa về chiều cao+ Vỡ giọng3. Các đặc điểm chung về phát triển tâm lýHoi: Sự phát triển tâm lý trẻ vị thành niên có gì đáng chú ý?* Thảo luận về sự khác biệt cơ bản từng thời kỳ trong giai đoạn phát

triển của trẻ vị thành niên- Nhóm đầu vị thành niên(10- 14 tuổi); nhóm2: giữa vị thành niên (14-16

tuổi); nhóm 3: cuối vị thành niên (16- 18 tuổi).- Rút ra sự khác biệt theo tài liệu- Kết luận+Đầu vị thành niên (10-14 tuổi) CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP

8

Page 9: Tam li hoc duong

Tìm kiếm bản sắc. Buồn, ủ rũ. Năng lực sử dụng lời nói để bộc lộ bản thân tăng Thường hay biểu hiện cảm xúc bằng hành động hơn bằng từ ngữ. Quan hệ bạn bè thân thiết được coi trọng Ít gắn bó, tình cảm với bố mẹ, đôi khi có biểu hiện thô lỗ. Nhận ra rằng cha mẹ, giáo viên không hoàn hảo, “bắt lỗi” người lớn. Tìm kiếm những người mới để yêu thương. Có xu hướng quay lại những hành vi nhi hóa. Nhóm bạn ảnh hưởng đến sở thích và kiểu ăn mặc. HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP Hầu như quan tâm đến hiện tại và tương lai gần. Năng lực làm việc tăng hơn. GIỚI TÍNH Nữ giới phát triển trước nam giới. Chơi với các bạn cùng giới tính. E thẹn, bẽn lẽn và khiêm tốn. Có tính phô trương. Quan tâm nhiều đến sự riêng tư. Thử nghiệm với cơ thể của mình. Lo lắng liệu mình có bình thường không. ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG Thử nghiệm các luật lệ và giới hạn. Có đôi khi thử hút thuốc, uống rượu, hoặc các chất kích thích. Có thể suy nghĩ trừu tượng. + Giữa vị thành niên (14-16 tuổi) CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP Vị kỉ, xen kẽ giữa những kì vọng cao không thực tế với quan niệm về

bản thân nghèo nàn. Phàn nàn bố mẹ, người lớn không tôn trọng độc lập. Bận tâm nhiều về hình thức và cơ thể. Cảm thấy cơ thể và bản thân mình lạ. Ý niệm về cha mẹ giảm, bớt quấn quít, gắn bó với cha mẹ. Nỗ lực kết bạn mới. Nhấn mạnh đến nhóm bạn với bản sắc của nhóm có sự lựa chọn, cạnh

tranh. Thỉnh thoảng buồn, ngồi một mình.

9

Page 10: Tam li hoc duong

Xem xét các trải nghiệm nội tâm, nhƣ viết nhật kí, tiểu thuyết. HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP Hứng thú mang tính trí tuệ. Một số năng lượng mang tính tính dục và hung hăng, hướng đến các

hứng thú nghề nghiệp và sáng tạo. GIỚI TÍNH Bận tâm về sự hấp dẫn giới tính. Thường xuyên thay đổi các quan hệ. Hướng đến các quan hệ khác giới với sự sợ hãi, lo lắng. Nhạy cảm, dễ bị tổn thương và lo lắng với những người khác giới. Cảm nhận về tình yêu và sự đam mê. ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG Phát triển thần tượng và lựa chọn các mẫu hình lý tưởng. Hiểu về lương tri. Tự đặt ra được mục tiêu. Quan tâm đến lý lẽ đạo đức. + Cuối vị thành niên (16-18 tuổi) CHUYỂN ĐỘNG HƯỚNG ĐẾN SỰ ĐỘC LẬP Bản sắc rõ ràng, chắc chắn. Có khả năng trì hoãn sự hài lòng. Có khả năng suy nghĩ các ý tưởng một cách có hệ thống, xuyên suốt. Có khả năng biểu hiện cảm xúc bằng từ ngữ. Phát triển khiếu hài hước. Có các sở thích ổn định. Tình cảm ổn định. Có khả năng đưa ra các quyết định độc lập. Có khả năng thỏa hiệp. Hãnh diện về công việc, nhiệm vụ của mình. Tự lực. Quan tâm đến mọi người hơn. HỨNG THÚ NGHỀ NGHIỆP Bận tâm nhiều về tương lai. Suy nghĩ về vai trò của mình trong cuộc sống. GIỚI TÍNH Bận tâm về các mối quan hệ nghiêm túc. Bản sắc giới tính rõ ràng. Có đủ khả năng phát triển tình yêu.

10

Page 11: Tam li hoc duong

ĐẠO ĐỨC VÀ TỰ ĐỊNH HƯỚNG Có sự anh minh, hiểu biết sâu sắc. Nhấn mạnh đến chân giá trị và tự trọng. Đặt ra mục tiêu và hiện thực hóa mục tiêu. Chấp nhận các thể chế, quy tắc xã hội và truyền thống văn hóa. Tự điều chỉnh các ý niệm về giá trị bản thân. * Hoạt động 2: Thảo luận khám phá về sự phát triển vị thành niên để

hiểu được mong muốn được độc lập tự chủ- Yêu cầu mọi người nhớ về tuổi vị thành niên của mình hoặc con mình,

học sinh mình.- Hỏi: Bạn thấy mình hoặc con mình, học trò mình mong muốn độc lập

như thế nào? Ví dụ cụ thể về việc bạn, con, học trò đã tự trải nghiệm, độc lập với cha mẹ; trở thành người trưởng thành.

- Rút ra điều gì về tâm lý trẻ vị thành niên.- Kết luận:Mong muốn được độc lập tự chủ ở TVTN là bình thường.3. Một số nhu cầu đặc trưng ở tuổi vị thành niênHoạt động 1:- Liệt kê một số nhu cầu của tuổi vị thành niên, giải thích- Kết luận:+ Ngoài nhu cầu về sinh lý duy trì sự sống, trẻ VTN có các nhu cầu: tâm

lý xã hội được an toàn, yêu thương, tôn trọng, hiểu cảm thông, có giá trị.+ Các nhu cầu đặc trưng khác:2.1. Nhu cầu sinh lý - Nhu cầu về hoạt động: do các thay đổi sinh lý tuổi dậy thì, lực cơ mạnh

hơn, dư thừa năng lượng dẫn đến tăng nhu cầu hoạt động- Nhu cầu thỏa mãn tính dục2.2. Nhu cầu tâm lý:- Thử các giá trị và hình thành giá trị bản thân- Độc lập, tự do, tự chủ, không chấp nhận sự áp đặt, dễ chống đối, nổi

loạn, có thái độ bất cần.- Cho và nhận tình cảm- Thực hiện hành vi nguy cơ do tò mò- Nhu cầu chỉ dẫn và giới hạn* Hoạt động 2: - Thảo luận:+ Trường hợp My sói

11

Page 12: Tam li hoc duong

+ Liệt kê những hành vi, cử chỉ của người lớn làm cho trẻ VTN cảm thấy được hiểu, được an toàn, được tôn trọng, được yêu thương?

+ Người lớn (thầy cô, cha mẹ) cần làm gì để hỗ trợ phát triển đúng hướng những mong muốn cho trẻ VTN? Ví dụ minh họa.

- Học viên chia sẻ- Kết luận từng vấn đề.Trường hợp của My sói muốn khẳng định quyền lực.Người lớn (thầy cô, cha mẹ) cần làm gì để hỗ trợ phát triển đúng

hướng những mong muốn cho trẻ VTN? Ví dụ minh họa+Tổ chức các hoạt động VHVN, TDTT+ Xây dựng bầu không khí thân thiện, yêu thương và an toàn+ Quan tâm, tạo sự tin tưởng…+ Định hướng tình cảm của các em một cách phù hợp+ Dạy cho các em biết đối mặt với cuộc sống kể cả thành công hay thất

bại.+ Lưu tâm đến các em học sinh có vấn đề về tình cảm.+ Giáo dục về giới tính… . Liệt kê những hành vi, cử chỉ của người lớn làm cho trẻ VTN cảm

thấy được hiểu, được an toàn, được tôn trọng, được yêu thương?+ Được hiểu, thông cảm:Đứng vào vị trí của các em, chấp nhận các suy nghĩ, cảm xúc+ Được an toàn: Cha mẹ, thầy cô cần khoan dung, giúp đỡ các em phân

biệt đúng sai và biết cách để lần sau làm cho đúng. Nên coi lỗi lầm là nguồn thông tin có ích để giúp các em học tập

Cần làm cho các em hiểu rõ không ai có quyền làm tổn thương người khác. Mọi người đều có quyền được bảo vệ.

Khi các em chia sẻ suy nghĩ, tâm tư của mình, không phê phán, cần giữ kín câu chuyện.

+ Được yêu thương: tạo môi thường thân thiện+Được tôn trọng: Lắng nghe các em một các quan tâm, chăm chúDành thời gian để nhận ra cảm xúc của các emCùng các em thiết lập nội qui trong gia đình, lớp học+ Được có giá trị:Tiếp nhận, trân trọng ý kiến của các emTạo cơ hội cho các em bộc lộ khả năng…

12

Page 13: Tam li hoc duong

Cử chỉ nhẹ nhàng, ân cần, lời nói dịu dàng, thân mật, gần gũi; lắng nghe tâm sự của các em, tôn trọng ý kiến của các em; động viên, giúp đỡ, khích lệ, khoan dung, độ lượng, vị tha; thể hiện sự ấm áp…

II. Con đường dẫn đến VTN ứng xử tiêu cực* HOạt động tìm hiểu:- HỌc viên nhớ lại những hành vi tiêu cực của học sinh cá biệt đã gặp+ Liệt kê hành vi+ Nguyên nhân dẫn đến( Ví dụ: Trong lớp cô giảng bài học sinh đánh nhau trong lớp; Trường hợp

học sinh vi phạm trong giờ sinh hoạt tập thể mất trật tự, buổi sinh hoạt có nhiều quan khách cô giáo ra hiệu nhiều lần không được, bực quá cô mời học sinh ra khỏi hàng, học sinh đứng lên đi ra khỏi lớp không học…)

1. Mục đích các hành vi tiêu cực ở trẻ vị thành niên:- Thu hút sự chú ý- Thể hiện quyền lực- Muốn trả đũa- Thể hiện sự không thích hợp2. Nguyên nhân hình thành các hành vi tiêu cực (không phù hợp)- Thiếu kỹ năng sống- Không có sự chú ý, tích cực, khen ngợi từ người khác- Khi người lớn vô tình củng cố các hành vi tiêu cực- Tự trọng thấp- Không biết cách phù hợp để bộc lộ cảm xúc- Áp lực học tập- Môi trường thiếu cấu trúc- Có vấn đề ở nhà hoặc nơi sống- Các vấn đề về sức khỏe tinh thầnIII. Các rối loạn tâm lý và các vấn đề sức khoe tâm thần thường gặp

ở trẻ VTN* Hoạt động khám phá: Làm việc theo nhóm- Liệt kê các rối loạn tâm lý và các vấn đề sức khỏe tâm thần thường gặp

ở trẻ VTN: tên, dấu hiệu, tác hại, cách ứng xử- Trình bày, chia sẻ trước lớp- Kết luận1. Các vấn đề hướng nộiLà những vấn đề liên quan đến thuộc về bản thân, biểu hiện các triệu

chứng hướng về bên trong như trầm cảm và lo âu

13

Page 14: Tam li hoc duong

1.1. Trầm cảm: * Dấu hiệu và triệu chứng:- Buồn hoặc vô vọng- Cáu kỉnh, tức giận hoặc hận thù- Hay khóc hoặc sướt mướt- Thu mình khỏi gia đình, bạn bè- Mất hứng thú trong các hoạt động- Thay đổi thói quen ăn và ngủ- Bất an và kích động- Cảm thấy tội lỗi và vô giá trị- Thiếu động cơ và nồng nhiệt- Mệt mỏi thiếu năng lượng- Khó tập trung- Có ý định tự tửCũng có biểu hiện khác ra bên ngoài:- Quên kỷ luật, không tuân thủ mà trước đây không như vậy- Các hành vi tội phạm- Hành vi vô trách nhiệm- Học tập ở trường kém, lưu ban- Tách ra khỏi gia đình, thường xuyên một mình- Dùng chất kích thích không hợp phápCần phân biệt với dấu hiệu tâm lý tuổi vị thành niên. Nếu kéo dài các biểu

hiện trên ít nhất 2 tuần và có ảnh hưởng đến tâm trạng, các năng lực, chức năng cuộc sống trẻ cần được khám nghiệm hoặc đánh gí tâm lý bới các nhà chuyên môn.

* Hậu quả- Ở trường: Do gây thiếu sinh lực, khó tập trung trẻ hay nghỉ học, lưu

ban…- Bỏ nhà- Lạm dụng rượu, ma túy- Tự trọng thấp- Hành vi liều lĩnh- Bạo lực* Hỗ trợ tâm lý- Hỗ trợ trẻ VTN trầm cảm nói vấn đề của mình, khuyến khích các em

chia sẻ điều các em đang trải qua:+ Đề nghị giúp đỡ

14

Page 15: Tam li hoc duong

+ Nhẹ nhàng nhưng kiên định+ Lắng nghe không thuyết giảng+ Công nhận cảm xúc- Hỗ trợ trẻ điều trị trầm cảm+ Thấu hiểu+ Khuyến khích hoạt động thể chất+ Khuyến khích hoạt động xã hội+ Duy trì can thiệp chuyên môn+ Dạy trẻ kỹ năng sống+ Xây dựng mối liên lạc gia đình- nhà trường+ Học về tầm cảm1.2. Tự tử* Dấu hiệu- Nói hoặc đùa về việc tự tử- Nói về chết một cách lãng mạn- Viết chuyện, thơ về cái chết- Tham dự hành vi liều lĩnh hoặc tự làm đau bản thân- Cho những vật sở hữu có giá trị- Tâm trạng tốt lên bất ngờ không có lý do hoặc sau khi trầm cảm- Nói lời tạm biệt với gia đình như là sẽ chia tay mãi mãi- Tìm vũ khí, thuốc dụng cụ để hại bản thân * Hành động- Trao đổi ngay, ngăn chặn ngay- Giới thiệu đến cán bộ tâm lý chuyên nghiệp1.3. Rối loạn lo âu* Dấu hiệu- Sợ hãi, lo lắng quá mức, bất an ở bên trong, có xu hướng thận trọng và

cảnh giác quá mức.- Căng thẳng liên tục, bất an hoặc stress quá mức.- Thu mình, lo lắng, bứt dứt.- Quá dè dặt, kìm chế hoặc quá cảm xúc- Đau cơ thể- Có hành vi nguy cơ- Hoảng loạn: thở ngắn, vã mồ hôi, ngạt, đau ngực, buồn nôn, chóng mặt,

cứng cơ hoặc đau dây thần kinh.- ám sợ: thu mình…* Hậu quả:

15

Page 16: Tam li hoc duong

Không học, không chơi thể thao và các hoạt động xã hội tốtKhông phát triển được năng lựcQuá phụ thuộc, cầu toàn, thiếu tự tinRối loạn cảm xúc, ảnh hưởng sức khỏe, trầm cảm, tự tử, tham gia hành vi

nguy hại…* Hỗ trợ- Tôn trọng, lắng nghe cảm xúc của trẻ- Giảng giải giúp trẻ hiểu các cảm xúc khó chịu, không thoải mái về cơ

thể, hình thức là thành phần tự nhiên của tuổi vị thành niên. Giúp trẻ giảm bớt lo âu…

- Khen ngợi, khuyến khích, tạo dựng niềm tin- Giới thiệu hỗ trợ chuyên khoa của cán bộ tâm lý lâm sàng, bác sĩ tâm

thần.2. Các vấn đề hướng ngoạiCác hành vi hướng ra bên ngoài, hướng đến người khác như chống đối xã

hội, rối loạn hành vi.2.1. Tăng động, giảm chú ý Theo thống kê khoảng 3-5% trẻ, nam nhiều hơn nữ* Dấu hiệu- Không chú ý:+ Dễ sao nhãng với việc lặp lại+ mắc lỗi bất cẩn+ Khó duy trì chú ý, dễ sao nhãng+ Có vẻ không nghe khi người khác đang nói với mình+ Khó nhớ và theo các chỉ dẫn+ Khó sắp xếp, tổ chức, lên kế hoạch và hoàn thành công việc+ Chán việc trước khi hoàn thành+ Thường mất hoặc để nhầm sách, đồ chơi…- Dấu hiệu của tăng động:+ Bồn chồn không yên, hay uốn éo, cựa quậy+ Luôn rời khỏi ghế trong khi cần ngồi yên+ Luôn di chuyển, chạy, trèo không phù hợp trong tình huống không cho

phép+ Nói nhiều+ Khó chơi yên lặng hoặc thư thái+ Luôn hoạt động- Dấu hiệu xung động:

16

Page 17: Tam li hoc duong

+ Hành động không suy nghĩ+Bật ra câu trả lời trong lớp mà không chờ được gọi hoặc nghe hết câu

nói+Không chờ đến lượt mình khi đợi hàng hoặc chơi+ Nói những điều sai ở những thời điểm không phù hợp+ Thường ngắt lời hoặc làm gián đoạn việc của người khác+ Xâm lấn cuộc nói chuyện hoặc trò chơi của người khác+Không thể kìm giữ tình cảm, dẫn đến cơn giận dữ, cáu kỉnh+ Đoán chứ không cân nhắc để giải quyết vấn đề- Hậu quả+ Dễ dẫn đến sử dụng chất kích thích, các hành vi hung tính, tình dục

không an toàn…+ ảnh hưởng đến học tập- Hỗ trợ:+ Tiếp cận hành vi, tiếp cận nhận thức, luyện tập kỹ năng xã hội+ Giáo dục của gia đình+ Hỗ trợ của người có chuyên môn, dược lý2.2. Gây hấnLoại hành vi, dạng lời nói hoặc thể chất có chủ đích làm tổn thương

hoặc làm hại người khác hoặc thứ khác.- Dấu hiệu+ Bắt nạt, đe dọa, uy hiếp người khác+ Khởi xướng và tham gia các cuộc ẩu đả, đánh nhau+ Sử dụng các loại vũ khí có thể gây hại nghiêm trọng về thể chất cho

người khác+ Có biểu hiện độc ác về thể chất với người khác hoặc động vật…- Hỗ trợTrừng phạt thể chất không mang lại hiệu quả+ Phạt nhẹ kết hợp tham vấn+ Đưa ra chương trình thay đổi suy nghĩ tiêu cực+ Giúp các em cách thức phân tán với những suy nghĩ tiêu cực+ hướng dẫn các em chia sẻ những “ấm ức”+ Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp thấu cảm truyền tải sự tức giấn sao cho không

khích động trả đũa.2.3. Chống đối không tuân thủNhững biểu hiện hành vi không phù hợp lứa tuổi, được lặp đi, lặp lại

có tính chất gây tranh cãi, thcsh thức, cố tình gây bực bội, khó chịu và thù

17

Page 18: Tam li hoc duong

địch để đổ lỗi cho người khác về những hành vi vi phạm hoặc thiếu sót của mình.

- Dấu hiệu: Tiêu cực, thách thức, thù địch, không tuân thủ kéo dài ít nhất 6 tháng.

+ Mất bình tĩnh+Thường xuyên tranh cãi với người lớn+ Thường xuyên chủ động phớt lờ hoặc từ chối việc thực hiện theo các

yêu cầu của người lớn, cố ý gây bực mình cho người khác.+ Thường đổ lỗi cho người khác+ Quá nhạy cảm và hay khó chịu về người khác+ Thường xuyên tức giận, bực bội+ Thường xuyên có thái độ thù hằn, cay độc- Hậu quả Gây khó khăn cho cá nhân trong hoạt động xã hội, học tập và nghề

nghiệp.- Hỗ trợThay đổi hành vi của cha mẹGiáo dục ý nghĩa và nguồn gốc của hành vi chống đối, dưa ra nguyên tắc

trong gia đình…+ Chú ý tích cực và khen ngợi để củng cố hành vi được mong đợi+ Phớt lờ những hành vi không phù hợp, không nghiêm trọng+ Đưa ra chỉ dẫn ngắn gọn, rõ ràng, loại bỏ những tác nhân ảnh hưởng

đến sự chú ý của trẻ.+ Thiết lập hệ thống thưởng qui đổi+ Sử dụng hình phạt khoảng lặng2.4. Rối loạn hành vi- Dấu hiệu+ Độc ác với người và động vật+ Phá hoại tài sản+ Lừa đảo, trộm cắp( có 3-15 biểu hiện lặp đi lặp lại trong 12 tháng, hoặc 1tiêu chuẩn tái diễn

trong 6 tháng)- Hỗ trợ: Kết hợp giữa phòng ngừa và can thiệp tâm lý2.5. Phạm tội- phạm phápLà một dạng của hành vi chống đối xã hội được đặc trưng bởi các hành

động bất chính và vô luôn lý (vi phạm các chuẩn mực đạo đức của xã hội cũng như những giá trị phong tục tập quán) và hệ thống pháp luật của xã hội.

18

Page 19: Tam li hoc duong

- Dấu hiệu+ Xung động, bốc đồng, ngạo ngược, dễ bị kích động+ Sử dụng biệt danh+ Thất bại trong việc thích nghi với các chuẩn mực, quy định, thường

xuyên phá luật và bất chấp sự an toàn của bản thân và người khác.+ Hay bị bắt giữ, hay bị trình diện ở cơ quan công an thiếu sự ăn năn, hối

hận.- Hỗ trợ+ Liệu pháp nhóm, nhóm đồng đẳng+ Chiến lược cải thiện sức khỏe tâm thần và thể chất+ Tuyên truyền giáo dục sức khỏe thai nhi để làm giảm các chấn thương

và tổn thương hệ thần kinh từ giai đoạn ấu thơ đến tuổi vị thành niên.+ Tuyên truyền giáo dục xóa bỏ hình thức trừng phạt thân thể một cách

bạo lực.+ Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và những giá trị xã hội tích

cực.3. Lạm dụng rượu và chất kích thích- Dấu hiệu+ Mất khả năng hoàn thành các trách nhiệm ở nơi làm việc, ở trường học,

ở nhà.+ Sử dụng chất kích thích trong trường hợp gây nguy hiểm đến tính mạng.+ Liên quan đến vấn đè luật pháp.,+ Liên quan đến những vấn đề xã hội hoặc mối quan hệ với người khác.- Hỗ trợ+ Chiến lược vĩ mô để giảm nhu cầu về các chất kích thích.+ Phòng ngừa bằng cách nâng cao kỹ năng xã hội và kỹ năng từ chối sử

dụng chất kích thích.+ Giảng dạy kỹ năng sống.+ Can thiệp bằng thuốc và tâm lý4. Stress- Dấu hiệu+ Nhận thức: Có vấn đề về trí nhớ, không thể tập trung, phán xét, suy

nghĩ kém, chỉ thấy mặt tiêu cực, lo âu, lo lắng thường trực.+ TÌnh cảm: Ủ rũ, cáu kỉnh, bực tức, căng thẳng, khó thư giãn, cảm thấy

quá sức, cảm thấy cô đơn, cô độc; luôn thấy không hạnh phúc…+ Cơ thể: đau nhức, ỉa chảy hoặc táo bón; buồn nôn, đau đầu; đau ngực,

tim đập nhanh; thấy lạnh thường xuyên…

19

Page 20: Tam li hoc duong

+ Hành vi: Ăn nhiều hoặc ít; ngủ nhiều hoặc ít; Tách mình khỏi mọi người; Trốn tránh hoặc tảng lờ trách nhiệm; Sử dụng rượu thuốc lá để thư giãn, các hành vi nghi thức lặp lại.

- Hệ quả:Dẫn đến rối loạn hướng nội như trầm cảm, lo âu, rối loạn tiêu hóaLạm dụng rượu, chất kích thích…- Hỗ trợ+ Giúp đỡ, khuyến khích và hỗ trợ: khuyến khích các em chia sẻ cái đã

trải qua, sẵn sàng lắng nghe. Làm cho các em yên lòng, động viên hỗ trợ các em. Duy trì sự ổn định. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động yêu thích. Xây dựng mối quan hệ để các em chia sẻ cảm xúc…

+ Giúp đỡ các em phát triển kỹ năng đương đầu+ Giúp các em học và thực hành quản lý cảm xúc5. Các vấn đề về phát triển5.1. Tự kỉ- Dấu hiệu+ Có khó khăn giao tiếp với người khác: Không cười, nhìn vào mắt người

đối diện, không có tương tác với người chăm sóc; Nói từ ngữ không có nghĩa; như điếc mặc dù thính lực bình thường.

+ Có hành vi dập khuân, lặp đi, lặp lại, ví dụ như lắc lư người ra phía trước và phía sau, đập đầu, giữ khư khư một đồ vật, bật tắt công tắc liên tục…

+ Ít hứng thú, ít hoạt động+ Khó thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh- Nguyên nhân: các nghiên cứu chưa khẳng định nguyên nhân chính xác.- Can thiệp/ trị liệu+ Luyện tập, giáo dục cho trẻ các kỹ năng ngôn ngữ, nhận thức, xã hội, và

kỹ năng tự phục vụ bản thân.+ Hướng dẫn tư vấn, hỗ trợ5.2. Chậm phát triển tinh thần (thiểu năng trí tuệ)- Dấu hiệu+ Hành vi như trẻ nhỏ+ Giảm khả năng học tập+ Không đạt được những mốc phát triển trí tuệ phù hợp với tuổi+ Không có khả năng đáp ứng yêu cầu học tập ở trường+ Thiếu tò mò, khám phá.- Can thiệp: Cần đến chuyên gia đánh giá và giáo dục.* Hoạt động củng cố:

20

Page 21: Tam li hoc duong

Hoạt động 1:- Mỗi nhóm liệt kê 5 rối loạn tâm lý đã gặp của học sinh. Gọi tên rối loạn.

Đề xuất cách hỗ trợ.- Các nhóm trình bày- trao đổi- thảo luận- Kết luận bằng sơ đồ tư duyHoạt đông 2:- Trong các rối loạn tâm lý, rối loạn nào thường gặp nhất ở học sinh?Đồng chí suy nghĩ gì khi học chuyên đề này trong việc hỗ trợ tâm lý cho

học sinh?

IV. VAI TRÒ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ TƯ VẤN TÂM LÍ HỌC ĐƯỜNG.

Sứ mệnh: tạo điều kiện phát triển cá nhân/xã hội, học tập, nghề nghiệp của mỗi học sinh thông qua hướng dẫn, tư vấn, nỗ lực hợp tác giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng.

Mục tiêu: giúp học sinh xác định hứng thú và khả năng của mình, nâng cao tính hiệu quả, tính độc lập, thể hiện và kiểm soát bản thân, ra quyết định chính xác, giải quyết xung đột, giảm bớt những thiếu hụt của cá nhân, phát triển những khả năng riêng biệt và xây dựng nền tảng của những công dân có trách nhiệm ở mỗi học sinh.

Công việc: hỗ trợ tâm lý học sinh một cách chuyên nghiệp. Tóm lại: Cán bộ TVTLHĐ làm nghề về hỗ trợ tâm lí cho người khác. 1 Vai trò của cán bộ TVTLHĐ1.1. Vai trò- Hỗ trợ tạo ra một môi trường học tập an toàn và đáp ứng nhu cầu của

từng học sinh nhờ các chương trình phòng ngừa và can thiệp tâm lý.- Giúp các em đạt được sự phát triển cá nhân tối ưu, lĩnh hội được các kĩ

năng xã hội và các giá trị tích cực.- Giúp các em nhận thức được bản thân của mình, thành thục các kĩ năng

xã hội, kiểm soát và quản lý bản thân, có khả năng dẻo dai, kiên cường, đặt ra các mục tiêu nghề nghiệp phù hợp và lập kế hoạch thực hiện.

- Sẵn sàng hỗ trợ khủng hoảng.1. 2. Những công việc của cán bộ tư vấn tâm lí học đường * Tham vấn cho học sinh- CBTVTLHĐ làm việc trực tiếp với học sinh dưới dạng một - một hoặc

một nhóm nhỏ để giúp các em giải quyết hoặc đường đầu tích cực với những khó khăn hoặc những lo lắng mang tính cá nhân

* Hoạt động giáo dục cho nhóm/tập thể

21

Page 22: Tam li hoc duong

- Xây dựng thiết kế tổ chức các chương trình hoạt động có kế hoạch, mang tính giáo dục để khuyến khích nuôi dưỡng sự phát triển xã hội. học tập, nghề nghiệp như xemina về nghề nghiệp, thảo luận về giáo dục giới tính, cắm trại, các buổi học về kĩ năng sống…

* Tư vấn cho giáo viên, phụ huynh, nhà trường…Cán bộ TVTLHĐ làm việc với phụ huynh học sinh, giáo viên, các cán bộ

quản lí giáo dục để trao đổi chiến lược hỗ trợ cho học sinh. * Điều phốiCán bộ TVTLHĐ làm việc với các bộ phận khác nhau trong trường giúp

tổ chức , quảng bá, quản lí và đánh giá hiệu quả các hoạt động TVTLHĐ cũng như tìm kiếm phối hợp các cá nhân hoặc tổ chức bên ngoài nhà trường để xúc tiến, đẩy mạnh hỗ trợ sự phát triển của học sinh.

1.3 Nguyên tắc chung của các cán bộ TVTLHĐ - Dịch vụ hỗ trợ đến được từng học sinh- Mang tính phòng ngừa. - Là một phần tích hợp trong chương trình giáo dục. - Hợp tác với các đối tượng hưởng lợi trong đó chú ý đến cách tiếp

cận, nhận thức của người hưởng lợi. - Các kế hoạch, quyết định đưa ra dựa trên phân tích số liệu.1.4 Tham vấn và tư vấn ( Chương V) 2. Một số yêu cầu cơ bản về đạo đức nghề nghiệp

2.1 Định nghĩa- Thuật ngữ đạo đức được định nghĩa là những chuẩn mực, nguyên tắc

được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội hay phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những chuẩn mực đạo đức mà có.

2.2 Mục đích:- Định hướng cho hành xử chuyên nghiệp- Đảm bảo công việc một cách hiệu quả nhất- Nuôi dưỡng lòng tin đối với người được tư vấn - Đảm bảo không gây hại cho trẻ - Phân biệt với những người không chuyên môn

2.3 Một số yêu cầu cơ bản về đạo đức nghề nghiệp* Bảo mật: Cán bộ TVTLHĐ phải - Thông báo cho thân chủ mục tiêu, mục đích, các kĩ thuật, các nguyên

tắc diễn ra trong quá trình tư vấn, những trường hợp cần tiết lộ thông tin vì mục đích công việc

22

Page 23: Tam li hoc duong

- Các thông tin của thân chủ được lưu giữ bảo mật, chỉ trừ những thông tin cần thông báo đến người, tổ chức liên quan để phòng ngừa các hiểm nguy cho thân chủ hoặc người khác, hoặc những vấn đề liên quan đến pháp luật.

Bảo vệ quyền bảo mật thân nhân của thân chủ đối với bất cứ hồ sơ, giấy tờ, số liệu liên quan đến thân chủ

* Kế hoạch hỗ trợ: - Cán bộ TVTLHĐ làm việc cùng thân chủ để xây dựng kế hoạch hỗ trợ

cho thân chủ, phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của cả hai bên. Kế hoạch được xem lại thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi và tôn trọng lựa chọn của thân chủ.

* Quan hệ kép Cán bộ TVTLHĐ tránh các mối quan hệ kép có thể dẫn đến tính khách

quan và gia tăng khả năng làm hại thân chủ (như người thân trong gia đình, người thân của bạn, đồng nghiệp, v.v.)

V: MỘT SỐ KĨ NĂNG THAM VẤN CƠ BẢN Thực hiện hoạt động nhóm: Không chú tâm Chia học viên thành từng cặp. Một người là người nói chuyện, người kia

là người nghe. Gọi những người nghe ra bên ngoài và yêu cầu họ làm những cử chỉ phi ngôn ngữ hoặc hành động thể hiện mình không chú tâm đến câu chuyện của người kể.

Người nói chuyện kể về bất cứ câu chuyện nào của bản thân mà mình muốn kể.

- Chia sẻ trải nghiệm - Kết luận: Những biểu hiện của việc không chú tâm và ảnh hưởng của nó

đến thân chủ. 1. Kĩ năng chú tâm và quan sát

1.1 Khái niệm Chú tâm là dành cho họ toàn bộ sự chú ý của mình đến người nào đó.

Lắng nghe bất cứ điều gì họ nói và làm, không lời và có lời. Bao hàm cả quan sát ngôn ngữ cơ thể ( điệu bộ, dánh vẻ, cử chỉ, nét mặt…) cả những quãng lặng hoặc dừng nghỉ khi trao đổi.

Chú tâm giúp hiểu được về thân chủ; thân chủ biết được rằng mình đang được lắng nghe; truyền thông điệp rằng chúng ta đang quan tâm đến họ.

1.2 Cách nào để chú tâm - Cần chào đón thân chủ một cách ấm áp bằng cách duy trì giao tiếp bằng

mắt . Nhìn thân chủ khi họ nói cũng chỉ ra rằng ta tôn trọng họ. Điều đó giúp thân chủ:

23

Page 24: Tam li hoc duong

+ Cảm thấy thoải mái trong bầu không khí thân thiện + Giúp thân chủ cảm thấy không căng thẳng và chia sẻ những thông tin cá

nhân và cảm xúc, tình cảm hay suy nghĩ của bản thân - CBTVTL cũng ý thức được giọng nói và nét mặt và cử chỉ khi nói

chuyện. Nên hạ thấp giọng khi nói chuyện, có những cử chỉ phù hợp . Điều đó có tác dụng:

+) Giúp thân chủ cảm thấy thư thái và không bị sức ép, không bị vội+) Thể hiện cán bộ tư vấn có đủ thời gian lắng nghe và lo lắng. Nét mặt

cũng thể hiện sự quan tâm thấu hiểu đến thân chủ. * Các dấu hiệu thể hiện sự chú tâm

- Tư thế cơ thể- Tiếp xúc mắt- Biểu hiện nét mặt- Gật đầu- Khoảng cách giữa CBTVTLHĐ và thân chủ- Âm điệu/giọng điệu- Cách nói- Sự im lặng1.3 Chú tâm chọn lọc

* Thế nào là chú tâm chọn lọc- Chú tâm chọn lọc là khi CBTVTLHĐ chọn lựa để thể hiện sự chú ý đặc

biệt đến một điều gì đó được thân chủ nói ra. - Chú tâm chọn lọc giúp CBTVTLHĐ hiểu được lý do thân chủ bộc lộ

những cảm xúc, suy nghĩ đó và thu thập được nhiều thông tin về thân chủ để diễn giải được những cảm xúc, suy nghĩ đó.

1.4 Một số biểu hiện không chú tâm - Trong quá trình tư vấn chúng ta thường dễ bị sao nhãng bởi những thứ

xung quanh và mất tập trung. Kiểm soát sự tập trung thường trực nhiều khi không dễ dàng. Chú tâm đòi hỏi CBTVTLHĐ chú ý cả về tâm trí và thể chất đến thân chủ, tránh:

+) Cắt ngang lời+) Ghi chép+) Đưa lời khuyên ( Chúng ta phải để thân chủ tự khám phá giải pháp)

2. Lắng nghe tích cực 2.1 Khái niệm - Lắng nghe tích cực là cách lắng nghe và đáp trả phù hợp, thể hiện sự

lắng nghe, chú ý, quan tâm, thấu hiểu của CBTVTLHĐ đến thân chủ.

24

Page 25: Tam li hoc duong

- Lắng nghe tích cực giúp CBTVTLHĐ hiểu được các thông điệp, cảm xúc của thông điệp, cảm xúc của thân chủ, quan điểm của thân chủ, tăng khả năng hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau. 2.2 Tầm quan trọng của lắng nghe tích cực

- Xây dựng sự tin tưởng và tôn trọng- Tạo môi trường an toàn hỗ trợ cho giải quyết vấn đề- Người nói được giải tỏa cảm xúc- Giảm căng thẳng- Khuyến khích khai thác sâu thông tin2.3 Cách thức của lắng nghe tích cực. - Lắng nghe tích cực không chỉ đơn thuần chỉ là nghe những điều thân chủ

nói. Nó bao gồm cả việc quan tâm đến thân chủ, đảm bảo thân chủ thấy thoải mái để chia sẻ những thông tin cá nhân, đáp trả ( có lời và không có lời) một cách hợp lí thể hiện chúng ta đang nghe và thấu hiểu họ, không phán xét họ. Điều này đòi hỏi thân chủ phải kết hợp những ngôn ngữ cơ thể, giọng nói, tốc độ nói, âm lượng. Cán bộ tâm lí có thể thể hiện mình đang tích cực lắng nghe bằng:

+) Đối diện thân chủ: ngồi thẳng hoặc nghiêng người ra phía trước để thể hiện sự chú tâm .

+) Duy trì giao tiếp bằng mắt, thể hiện chúng ta quan tâm đến họ và điều họ nói.

+) Cố gắng thấu hiểu cảm xúc của thân chủ đằng sau những thông tin hoặc suy nghĩ mà thân chủ nói ra.

+) Đáp trả phù hợp, không lời (như gật đầu, nhíu lông mày…) và có lời để khuyến khích thân chủ nói tiếp.

+) Với đáp trả có lời, tập trung vào vấn đề then chốt giúp CBTVTLHĐ theo dõi được dòng câu chuyện.

+) Hạn chế đặt câu hỏi. Nghe nhiều hơn nói .2.4 Các kĩ thuật lắng nghe tích cực - Lắng nghe tích cực là quá trình tương tác giữa cán bộ TVTLHĐ và thân

chủ. Do đó nó bao gồm hành động đáp trả chứ không chỉ lắng nghe một cách thụ động. Thông thường nếu chúng ta đáp trả bằng cách đặt câu hỏi thì vai trò của người nói và người nghe sẽ bị đổi vai, người nghe thành người nói và ngược lại và quá trình lắng nghe không còn nữa. Dựa vào cách đáp trả của người nghe người nói sẽ muốn nói thêm hoặc không muốn nói thêm về vấn đề của mình.

- Các kĩ thuật lắng nghe tích cực cho phép người nói ( thân chủ) vẫn cảm thấy mình được lắng nghe, được tôn trọng, không đổi vai giữa người nói và người nghe.

Những kĩ thuật lắng nghe cơ bản:

25

Page 26: Tam li hoc duong

+) Nhắc lại+) Diễn đạt lại+) Phản ánh+) Tóm tắt* Nhắc lại- Chú ý đến nội dung ( một câu ) mà thân chủ nói mà theo BCTVTLHĐ

đánh gía là quan trọng và then chốt đối với vấn đề của thân chủ và nhắc lại nguyên văn điều thân chủ nói

VD: Thân chủ(TC) :" Cháu rất bực mình với bạn A" CBTVTLHĐ: " Cháu rất bực mình với bạn A"* Diễn đạt lại - Diễn đạt lại: thể hiện lại những gì người khác đã nói. Diễn đạt lại chỉ tập

trung vào nội dung vừa kể mà không đưa ra một sự giải thích nào. - Cho dù diễn đạt lại cơ bản là một sự trần thuật nhưng những từ ngữ

được người nói sử dụng không nhất thiết phải được nhắc lại y nguyên. - Diễn đạt lại khuyến khích thân chủ tiếp tục nói vì nó thể hiện

CBTVTLHĐ đang lắng nghe và hiểu những gì mà họ đang nói. - Diễn đạt lại cũng cho phép CBTVTLHĐ đảm bảo chắc chắn những gì

mình hiểu đúng những điều thân chủ nói. - Có thể dùng các mẫu: " Tôi nghe thấy cháu nói …" ," Có vẻ như là

…" , " Cháu nói là…" VD1: TC: " Cháu biết là cháu không nên gặp lại bạn ấy vì bố mẹ cháu

cấm nhưng cháu yêu bạn ấy"( TC là nữ, 16 tuổi học lớp 11) Cán bộ CBTVTLHĐ : " Cháu cảm thấy cháu không nên gặp bạn trai đó vì

bố mẹ cháu không đồng ý, nhưng cháu vẫn muốn bởi cháu yêu cậu ấy". VD2: TC:" Cháu ghét môn toán và cô dạy toán vì cô ấy không bao giờ

cho chúng cháu làm những việc hay ho trong lớp" ( TC nam - 12 tuổi - học lớp 6)

Cán bộ CBTVTLHĐ: " Có vẻ như cháu đang gặp khó khăn với môn toán và môn toán làm cháu mệt mỏi và chán".

* Phản ánh Phản ánh: Nhắc lại cho TC những điều quan trọng TC đã nói để giúp TC

nhìn nhận sâu hơn về điều đó. CBTVTLHĐ giống như một cái gương, để TC soi lại những suy nghĩ, cảm xúc, niềm tin, giá trị của bản thân mình.

- Các yếu tố của lắng nghe tích cực: +) Chú tâm trong cuộc nói chuyện bằng cách giảm hoặc loại đi các yếu tố

gây ra sao nhãng để tập trung toàn bộ vào cuộc trao đổi đang diễn ra.

26

Page 27: Tam li hoc duong

+) Thấu cảm quan điểm của thân chủ. Nhìn sự việc ở vị trí của thân chủ. Không phán xét thân chủ.

+) Chú ý phản chiếu ( gương ) cảm xúc của thân chủ phản ánh lại trạng thái cảm xúc bằng lời nói và phi lời. Điều này đòi hỏi cán bộ CBTVTLHĐ hoàn toàn tập trung để hiểu được cảm xúc của thân chủ vì cảm xúc đôi khi không được bộc lộ rõ ràng qua lời nói mà còn ở giọng nói, cử chỉ nội dung.

+) Phản ánh, nói lại những điều thân chủ vừa nói ở những tầng ngữ nghĩa cảm xúc khác nhau mà không lạc đề. Có thể phản ánh nội dung cảm xúc.

VD: TC:" Cháu nhớ là bố mẹ cháu không khen cháu lần nào. Họ luôn phê phán cháu. Mẹ cháu nói cháu không sạch sẽ và bố cháu nói cháu ngu ngốc".

CBTVTLHĐ:" Có vẻ như cháu buồn bực vì không làm được điều gì đúng ý cha mẹ cháu dù cháu đã rất cố gắng".( Phản ánh cảm xúc) ; " Có vẻ như cháu thấy mình không làm được việc gì tốt dù cháu đã rất cố gắng" ( Phản ánh nội dung).

* Phản ánh cảm xúc như thế nào?- Gọi tên cảm xúc: Cảm xúc này có thể bộc lộ qua từ thực tế thân chủ đã

sử dụng hoặc qua việc quan sát các hành vi không lời của thân chủ.- Sử dụng cấu trúc câu như: “cháu có vẻ đang cảm thấy…”, “tôi nhận thấy

cháu đang cảm thấy…” và thêm vào cảm xúc trẻ vừa bộc lộ trực tiếp. - Sử dụng cách diễn đạt lại để làm sáng tỏ hơn. " Dường như cháu cảm

thấy …………….khi ………….." Hoặc " Cháu cảm thầy …………….. bởi vì …………." Ở những câu kiểu này chúng ta có sự kết hợp giữa diễn đạt và phản ánh cảm xúc.

- Kiểm tra lại: “điều đó có sát thực không?”, “điều đó có đúng không?” “đó có phải là cách cháu đang cảm nhận không?”. * Sự khác nhau giữa lắng nghe tích cực và lắng nghe tiêu cực.

Lắng nghe tích cực Lắng nghe tiêu cực

- Có những biểu hiện, ám hiệu phi lời - Không có ám hiệu phi lời

- Tập trung - Ra vẻ phô diễn " tập trung"

- Đưa ra các phản hồi - Không có các phản hồi

* Những rào cản lắng nghe tích cực - Thảo luận thực hành ( 119) Chia nhóm thành 3 người: một cán bộ TVTLHĐ, một thân chủ, một

người quan sát. Làm 3 lượt để đổi vai lẫn nhau. Mỗi lượt 10 phútThân chủ: chọn một vấn đề cá nhân có thật, mức độ vừa phải để trao đổi.

Trung thực nhất để cán bộ TVTLHĐ có thể đáp ứng được theo cách chân thựcCán bộ TVTLHĐ: thực hành lắng nghe tích cực. Không đặt câu hỏi.

Nghe nhiều hơn nói. Nhìn các hành vi không lời và cố gắng chú tâm từng phút

27

Page 28: Tam li hoc duong

với thân chủ. Phản ánh lại suy nghĩ và cảm xúc, và quan sát ảnh hưởng đến sự tham dự của thân chủ

Người quan sát: quan sát đóng vai và ghi lại kỹ năng lắng nghe và thời điểm cụ thể nào đó khi cán bộ TVTLHĐ có thể đáp ứng hiệu quả.

Kết luận về những rào cản lắng nghe tích cực. 1. Không chú ý, sao nhẵng, mất tập chung, gây mất hứng khởi của trẻ. 2. Phán xét trì trích, trách mắng, phản bác. 3. Đổ lỗi mà không xem xét rõ vấn đề. 4. Hạ thấp, xem thường, thương hại.5. Ngắt lời khi trẻ đang nói6. Đưa ra lời khuyên, giải phát thuyết trình, giảng giải về đạo đức. 7. Đồng tình kiểu thương hại .8. Ra lệnh, đe dọa* Bài tập thực hành - Ghi lại những kĩ thuật cơ bản của lắng nghe tích cực ( nhắc lại, diễn đạt

lại, phản ánh) cho từng câu sauTrẻ 10 tuổi: " Bố cháu đánh mẹ cháu, cháu đã rất sợ hãi và có những

cơn ác mộng". Trẻ 16 tuổi:" Cháu cảm thấy chán. Bạn thân nhất của cháu bị đuổi học"Trẻ 14 tuổi:" Cháu không hề gặp bố kể từ hai năm nay. Cháu không biết

ông ấy đang ở đâu, cháu ghét bố cháu. Ông ta chẳng thèm quan tâm tới cháu". 3. Đặt câu hoi khéo léo 3.1 Các loại câu hoi - Kỹ năng đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của

CBTVTLHĐ. Có 2 dạng câu hỏi: câu hỏi mở và câu hỏi đóng- Câu hỏi mở: Thường là những câu hỏi có hiệu quả nhất trong tư vấn và

tham vấn vì chúng hướng cho trẻ VTN trả lời một cách chi tiết và đầy đủ hơn. Những câu hỏi này cung cấp cho nhà tư vấn nhiều thông tin hơn để từ đó tiếp cận hoàn cảnh của trẻ. Các câu hỏi này thường dùng những từ " Cái gì?" " Thế nào" " Tình hình gia đình cháu thế nào sau cơn bão" " Cháu có thể kể cho cô nghe việc cháu đã phản ứng thế nào khi mẹ cháu đuổi cháu ra khỏi nhà không". Tóm lại những câu hỏi mở không thể được trả lời một cách đơn giản là " có " hoặc " không"

- Câu hỏi đóng: Nói chung là kém hiệu quả hơn, nhưng đôi khi nó cũng cần thiết để giúp nhà tham vấn thu được những thông tin cụ thể , đưa lại sự rõ ràng mạch lạc, giúp trẻ tập trung vào chủ đề của cuộc nói chuyện hoặc kết thúc những cuộ thảo luận dài dòng hoặc tản mạn.

28

Page 29: Tam li hoc duong

+) Các câu hỏi đóng thường bắt đầu với những từ " có phải", " có … không", " đã " và được trả lời là " có " hoặc " không". 3.2 Cách đặt câu hoi

- Lựa chọn cẩn thận câu hỏi vì người đặt câu hỏi thường là người trong cuộc, kiểm soát cuộc nói chuyện; quá nhiều câu hỏi biến buổi tư vấn thành phỏng vấn.

- Sử dụng câu hỏi mở : +) « Cái gì »: sự kiện

+) « Thế nào »: quá trình hay cảm xúc +) “Tại sao”: nguyên nhân +) “Có thể”: bức tranh tổng quan.

- Câu hỏi tập trung vào thân chủ (quá khứ, hiện tại, tương lai, vấn đề, giải pháp).

Có thể hỏi các câu hỏi có giả định, chẳng hạn các thay đổi tích cực nào họ có để ý trong tuần qua. Điều này giả định là có thay đổi tích cực và hướng sự chú ý đến sự thay đổi.

* Những lưu ý khi sử dụng câu hoi - Hỏi tới tấp, tra hỏi: quá nhiều câu hỏi sẽ đẩy người ta vào thế tự vệ,

đồng thời làm người phong vấn quá nhiều sự kiểm soát.- Hỏi nhiều câu hỏi một lúc: - Các câu hỏi có chức năng như những lời khẳng định: “cháu không nghĩ

là học hành siêng năng hơn sẽ giúp ích cho cháu rất nhiều hay sao”. - Câu hỏi “tại sao”: trong tư vấn, câu hỏi “Tại sao” thường đặt người ta

vào thế tự vệ và tạo ra sự không thoải mái- Các câu hỏi và sự kiểm soát. * Bài tập thực hành Hãy đáp lại những tâm sự sau đây bằng cách dùng các câu hoi để

khai thác thông tin.Trẻ 8 tuổi: " Cháu không muốn về nhà. Cháu thích đi lang thang"Trẻ 15 tuổi:" Cháu xin bố mẹ mua một đôi giầy. Bố mẹ cháu không đồng

ý. Cháu không thèm đến lớp cả tuần" Trẻ 9 tuổi:" Cô giáo cháu luôn gọi cháu là đồ con bò" 4. Thấu cảm và trung thực - Trung thực là một thái độ, một phẩm chất của cán bộ hỗ trợ tâm lý. Thân chủ biết khi chúng ta không trung thực và không chú tâm. Chỉ bằng

sự trung thực, cán bộ TVTLHĐ mới có được niềm tin từ thân chủ. - Trung thực có nghĩa là:

29

Page 30: Tam li hoc duong

+) Luôn đáp ứng thân chủ theo cách chân thực, tinh khiết nhất để truyền tải tôn trọng, hứng thú và chấp nhận.

+) Trung thực về chi phí, thời gian và các khả năng cũng những hạn chế của mình.

VI: MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC LÀM VIỆC VỚI HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN VỀ HÀNH VI

1. Củng cố tích cực và củng cố tiêu cực 2. Chú ý tích cực - cách thức hiệu quả để thay đổi hành vi của trẻ. 3. Các nguyên tắc để củng cố tích cực hiệu quả. ( Hướng dẫn tham khảo theo tài liệu) VII. MỘT SỐ MÔ HÌNH HỖ TRỢ TÂM LÍ TRONG TRƯỜNG

HỌC TRÊN THẾ GIỚI. ( Giảng viên giới thiệu) * Hoạt động kết thúc:- Trao đổi thống nhất chương trình tập huấn tại địa phương- Những đề xuất kiến nghị

30

Page 31: Tam li hoc duong

Nên có bộ phận tư vấn tâm lí học đường

30/04/2012 / No Comments  /  Posted in Giáo dục - Khoa học

Tags: Linh Sơn, Tâm lý học đường

Linh SơnCTV Phía Trước

Chương trình giáo dục hiện hành của nước ta hiện nay tuy đã có sự cố gắng để cân đối giữa giáo dục tri thức và giáo dục nhân cách nhưng nhìn chung vẫn còn cần bổ sung thêm nhiều yếu tố để được hoàn chỉnh. Một trong những vấn đề bức thiết nhất hiện nay chính là vấn đề tư vấn, hỗ trợ về tâm sinh lí giúp các em vượt qua những khó khăn, vướng mắt trong độ tuổi có nhiều biến động và dễ bị kích động này.

Tư vấn tâm lý học đường rất quan trọng với học sinh, sinh viên nhưng vẫn còn là hoạt động khá mới mẻ và chưa được chú trọng ở nước ta. Ảnh: HNM

Thói quen sống của một bộ phận người Việt ở nước ta còn rất bảo thủ đối với việc bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như giải quyết các vấn đề tâm sinh lí. Người dân ta không có thói quen 6 tháng hay một năm đi khám sức khỏe một lần để sớm phát hiện ra bệnh tật ở thời kì đầu mà chạy chữa. Chỉ khi nào triệu chứng của bệnh đã lộ rõ và phát bệnh ở mức độ trầm trọng thì mới tìm đến bác sĩ. Đó là nói về vấn đề sinh lí, huống hồ phần đông người Việt chúng ta càng xem nhẹ vấn đề về tâm lí.

Trên thực tế, các nhà khoa học đã khẳng định rằng, hầu hết con người trong thế giới hiện đại của chúng ta đều mắc ít nhất một vấn đề nào đó thuộc về tâm lí. Thậm chí nó nhanh chóng chuyển sang hiện tượng bệnh lí trong những tình trạng kích động quá mức bất kì. Dĩ nhiên hiện tượng này cũng còn tùy vào mức độ nặng nhẹ… Có lẽ do đặc thù nước ta vốn triền miên trong chiến tranh nghèo đói, cái đói ám ảnh, nhu cầu cơm no áo ấm vẫn là trên hết. Cố gắng hết sức để chạy chữa

31

Page 32: Tam li hoc duong

những căn bệnh ngoài da thịt hay trong nội tạng đã là một cố gắng, nói gì đến chữa trị tâm lí đúng là một điều xa xỉ. Và coi thường những bất ổn trong đời sống tâm lí thực chất gây ra cho con người những hậu quả nghiêm trọng không hề thua kém gì những căn bệnh nan y như ung thư, HIV/AIDS nếu mức độ của bệnh ở trạng thái báo động.

Tại sao một người đang giàu có lại tự tử? Tại sao một học sinh lại nhảy lầu đôi khi chỉ vì rớt trong một kì thi? Tại sao một người có tính khí thất thường khó hòa đồng với mọi người? Tất cả những tình huống đáng thương tiếc đó đôi khi chỉ vì xuất phát từ sự bất ổn đến tâm – sinh lí, từ đó rất dễ dẫn con người đến những hành động nông nổi. Do đó, chúng ta nên học hỏi các nước phương Tây hay Nhật, Hàn Quốc về việc coi trọng hơn nữa việc chạy chữa những bất ổn về tâm lí của con người.

Đặt lại nền tảng giáo dục

Có thể thói quen của người Việt bao nhiêu năm nay có thay đổi, thế hệ trước khó lòng thực hiện nhưng chúng ta có thể bắt đầu lại và đặt nền tảng ban đầu từ giáo dục. Hãy tập cho các em thói quen biết chia sẻ những điều bất ổn thầm kín của mình, từ cảm thông, tư vấn giúp các em giải quyết hoặc phát hiện ra những biểu hiện bất thường của các em để từ đó có biện pháp can thiệp hợp lí, ngăn chặn các em đi đến những hành động dại dột. Một khi tiến hành kiên trì, liên tục sau này khi các em lớn lên, chúng ta sẽ có một thế hệ mới có thói quen sống biết quan tâm đời sống tâm lí của mình ngang bằng với việc bảo vệ sức khỏe, thể chất.

Trên thực tế vai trò này đã được thực hiện một phần từ các giáo viên chủ nhiệm. Song, phải khắt khe mà nhận xét rằng vai trò của các giáo viên chủ nhiệm đối với vấn đề tâm lí của học sinh thể hiện rất chấp vá, rời rạc và không triệt để. Chính những ràng buộc thuộc về chất lượng thi cử, kết quả thành tích học tập, phong trào thi đua đã khiến giáo viên ít khi quan tâm đến những bất ổn trong tâm lí của học sinh.

Thông thường, đứng trước hiện tượng học sinh vô lễ, bỏ học hay những biểu hiện bất thường, các giáo viên thường nghiêm khắc đưa ra biện pháp chế tài, thậm chí tức giận gây cho các em tổn thương ngược lại mà ít khi nào bình tâm tự hỏi tại sao các em lại như thế. Đôi khi những sai lầm, những vi phạm mà các em mắc phải không thuộc phạm trù lí trí, nhận thức nữa mà là do những ẩn ức, bất trắc của tâm sinh lí. Lúc đó, các em rất cần những người thầy bao dung, đủ độ lượng và sự kiên nhẫn tìm hiểu căn nguyên để giúp các em vượt qua khó khăn. Bằng ngược lại, nếu chỉ cứng nhắc xử phạt theo lề luật thì chính những người thầy càng đẩy các em đến con đường bế tắc, từ chán học chuyển sang bỏ học, từ chán đời chuyển sang tự tử.

Với áp lực của chương trình giáo dục nặng nề như hiện nay, học sinh bị áp lực bởi thi cử là điều hiển nhiên có thể phán đoán trước. Một khi bị quá tải dẫn đến khủng hoảng, các em hay có những biểu hiện cực đoan nông nổi. Hoặc buông xuôi không học nữa, hoặc gian lận, hoặc nghỉ học, thậm chí chỉ vì lo mình thi rớt mất thể diện với bạn bè, buồn lòng cha mẹ mà các em nghĩ đến chuyện nhảy lầu tự tử…

32

Page 33: Tam li hoc duong

Tuổi học đường, nhất là giai đoạn dậy thì ở độ tuổi 13, 14 cũng như giai đoạn trung học phổ thông, tâm lí của các em đang ở độ biến động rất lớn. Các em rất dễ có những phản ứng mà người lớn khó lường nếu không kịp giúp các em giải tỏa nó. Bộ phận tư vấn học đường dĩ nhiên không thể là kho bách khoa toàn thư hay chìa khóa vạn năng giúp học sinh giải quyết hết mọi vấn đề. Song, trong giới hạn khả năng của nó, vẫn có thể giúp các em tìm lại suy nghĩ đúng đắn và lối sống lành mạnh.

Sau đây là những vấn đề mà lứa tuổi học sinh hay bị vướng mắc:

Áp lực thi cử, bài vở

Trong quá trình học, chỉ cần gặp khúc mắc ở một giai đoạn nào đó dẫn đến gián đoạn tri thức hay mất căn bản, học sinh thường dễ dàng buông xuôi. Lúc đó kết quả học tập của các em sẽ giảm sút thất rõ và thái độ học tập trở nên lười nhát. Cần có sự phối hợp giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm và bộ phận tâm lí. Nếu một người thầy tận tâm, sẽ rất nhanh chóng giúp học sinh lấy lại cân bằng trong học tập, không còn cảm thấy hoang mang, áp lực.

Xa hơn nữa là áp lực của kì thi tốt nghiệp hay đại học. Không chỉ cần đến sự hỗ trợ của bộ phận tư vấn tuyển sinh mà vấn đề tâm lí cũng rất cần thiết. Nhiều học sinh tỏ ra hoang mang trước khi thi cử, bởi các em lo rằng mình sẽ không vượt qua được. Hoặc sau khi thi rớt, các em rơi vào tình trạng bế tắc tuyệt vọng. Đã có quá nhiều tình trạng học sinh tự vẫn hoặc tự vẫn tập thể chỉ vì thi rớt. Thiết nghĩ, đã quá muộn để những người làm trong ngành giáo dục nhận ra rằng, đôi khi chính chúng ta, những kể biên soạn chương trình học hành, thi cử, chính những người thầy là kẻ gây ra cho các em áp lực vô hình, từ đó dẫn các em đến những phản ứng sai lệch. Thậm chí bộ phận tư vấn tâm lí còn phải phát huy vai trò đến cả đối tượng cha mẹ học sinh. Nhiều phụ huynh ngày nay rất hay ảo tưởng và đặt lên vai con cái rất nhiều nhiệm vụ bất khả thi mà không nhìn thấy năng lực, khả năng có thể đạt được của con cái. Chính sự câu thúc quá đáng và sự kì vọng vô căn cứ sẽ là con dao hai lưỡi, một khi không kích thích các em phấn đấu hiệu quả thì sẽ dẫn đến một thái cực thứ hai là các em bỏ nhà, hoặc nhảy cầu, nhảy lầu khi thi rớt…

Tình cảm, tính dục

Ở tuổi học sinh, nhất là giai đoạn THPT, các em đã bắt đầu có những rung cảm sâu sắc đối với tình bạn, đặc biệt là tình yêu. Ở góc độ giáo dục, chúng ta hoàn toàn không có quyền ngăn cấm hay can thiệp thô bạo đến vấn đề này của các em. Tuy vậy, vì đây là độ tuổi chưa đạt đến độ chín chắn, nên sẽ có nhiều vướng mắc mà các em gặp phải. Ở lứa tuổi đầu đời này, tình yêu, tình bạn nếu được xây dựng, định hướng đúng mực, lành mạnh nó sẽ để lại dư âm ngọt ngào, sâu sắc đến cả quãng đời về sau của các em. Ngược lại, các em dễ bị tổn thương, kích động. Những rắc rối trong vấn đề tình cảm nếu không giúp các em vượt qua thì quá trình học tập của các em nhất định không được suôn sẻ. Nếu có một kênh tư vấn chuyên lắng nghe, giúp các em giải tỏa, nếu được đề xuất hướng giải quyết hợp lí sẽ khắc

33

Page 34: Tam li hoc duong

phục được rất nhiều trường hợp học sinh rơi vào tình trạng bất thường, khó hiểu như hiện nay.

Thêm nữa, một vấn đề nhạy cảm ít ai nói ra nhưng hoàn toàn có thể phán đoán được đó là vấn đề tính dục của học sinh. Tính dục rộng hơn tình dục. Ở ý nghĩa lành mạnh nhất, nó là nhu cầu sống bình thường chính đáng của mỗi con người. Và các em học sinh cũng vậy – cái tuổi mới lớn hay thích tìm tòi, khám phá. Dù trên thực tế, cha mẹ, thầy cô không khuyến khích, tán thành điều đó song chúng ta không thể kiểm soát được các em. Việc học sinh có kinh nghiệm tình dục đã trở thành một vấn đề không thể né tránh. Do đó, những bài giáo dục sơ đẳng hướng dẫn cách sử dụng bao cao su hay phải biết giữ gìn thân thể “trong sạch” do cha mẹ ban cho xem ra không tác động tích cực bao nhiêu đến các em.

Ở đây, chúng ta cần một kênh chia sẻ chân phương và nghiêm túc. Nếu chỉ dựng gọng kìm thép chuyên hù dọa, cấm đoán, “khủng bố tinh thần” các em thì hiệu quả chẳng đáng là bao. Bởi một khi các em đã muốn thử thì không ai quản lí nổi. Dù chúng ta không mong muốn, không khuyến khích vấn đề này nhưng chúng ta phải nghiêm túc thừa nhận nó. Yêu đương, tình dục trong giới học sinh đã trở thành một vấn đề phổ biến và cần có sự thấu hiểu, chia sẻ, định hướng tế nhị của người lớn để giúp các em trưởng thành và sống tốt hơn.

Ảnh hưởng của gia đình là một nhân tố không được bỏ qua

 Một học sinh sống trong gia đình thiếu sự quan tâm của cha mẹ, giáo dục gia đình có vấn đề hay cha mẹ suốt ngày cãi cọ, li thân, li dị…thì chắc chắn đời sống nội tậm của em không được bình ổn. Nó kéo theo hệ lụy của toàn bộ quá trình học tập và phát triển nhân cách. Do đó, sự chia sẻ của bạn bè, thầy cô, nhà trường sẽ vô cùng cần thiết.

Hai vấn đề cần giải quyết

Việt Nam đang trong quá trình nôn nóng lao vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xét đến cùng là say sưa sản xuất vật chất mà quên chăm lo cho đời sống tinh thần của người dân. Đọc các quyển tiểu thuyết nhà nhà văn Nhật Haruki Murakami, nhất là quyển Rừng Nauy ta thấy nước Nhật đã đi một bước rất xa trong vấn đề này. Chỉ cần một có những bất trắc nào đó trong tình cảm, hôn nhân, tâm sinh lí thì người ta sẵn sàng bỏ hết công việc vào các bệnh viện tâm lí để chữa trị. Còn ở Việt Nam thì đa phần mọi người đều nghĩ chỉ có kẻ thần kinh mới tìm đến bệnh viện tâm lí. Tất cả chỉ là vấn đề thói quen sống và nếp suy nghĩ ăn sâu trong vô thức tập thể.

Chúng ta sẽ bắt đầu lại, hình thành một thói quen sống mới có lợi cho tương lai giống nòi, trước hết như đã nói – bắt đầu từ môi trường phổ thông. Giới trẻ ngày nay đang chịu tác động tiêu cực đến tâm lí, lí tưởng sống từ nhiều phía. Những câu chuyện tự tử, chết trẻ của các diễn viên, tài tử người Hàn, người Nhật là những gợi ý lo ngại cho các em. Nhiều khi có những cái chết vớ vẩn, người lớn chúng ta khó lường mà nó cứ diễn ra. Năm 1995, khi nhóm nhạc Take That của Anh tan rã vì

34

Page 35: Tam li hoc duong

Robbie Williams bỏ đi, nước A nh phải thành lập một đường dây nóng, tư vấn tâm lí để an ủi các fans, phòng ngừa một số cô gái tự tử chỉ vì nhóm nhạc thần tượng của mình tan rã. Hay câu chuyện một fan người Nhật tự tử chỉ vì hay tin thần tượng Thành Long cưới vợ. Còn ở Việt Nam lại có chuyện 4 cậu học sinh (Hậu Giang) uống thuốc trừ sâu tự tử tập thể…

Đã qua rồi cái thời chống giặc dốt, giặc đói, học là chỉ để biết chữ, lo trước hết là được no bụng. Con người hiện đại ngày nay cần học và cần sống lành mạnh, khỏe khoắn mỗi ngày từ thể chất đến tâm lí. Do đó, một nền giáo dục hoàn hảo là nền giáo dục biết quan tâm đến suy nghĩ, tình cảm, nội tâm của người học chứ không phải chỉ là cổ máy vô hồn chuyên nhồi nhét thông tin, sự kiện. Cao hơn nữa ở cấp độ quản lí xã hội, con người ngày nay không chỉ cần có cơm ăn, áo mặc, vui chơi giải trí mà còn được chạy chữa, bảo vệ tinh thần. Do đó khoa học tâm lí phải là một ngành được chú trọng phát triển đi đầu trong tương lai. Thật ra, một số đài truyền thanh ở nước ta đã có chương trình tư vấn tâm – sinh lí mỗi tuần cho thính giả khắp mọi miền đất nước. Đó là một ý tưởng hay cần được duy trì, phát triển. Song, nếu chỉ có bao nhiêu đó thì chưa thể đáp ứng nhu cầu đại trà của xã hội.

Xét đến cùng cần phải giải quyết triệt để hai vấn đề: xây dựng thói quen quan tâm đúng mực đến đời sống tâm lí của người dân và sách lược quản lí xã hội của nhà nước.

© 2012 TCPT

Share on Facebook

35