tập 81 - 05 -2011

193
HOC AND TECHNOLOGY T, GHE I N

Upload: phungminh

Post on 30-Jan-2017

238 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tập 81 - 05 -2011

HOC

AND TECHNOLOGY

T,

GHEI

N

Page 2: Tập 81 - 05 -2011

a0 ctno DUC vA DAo rAoDAI HQC THAI NGUYEN

T+p ehi KHOA HQC vn C6NG NGHEJournal of Science and Technology

- tdng bi6n tAp:- Ph6 tdng bi6n tAp Thrrdng tn/c:- Ph6 Tdng bi6n tAp:- Trtt'&ng Ban bi6n tAp:- Thtr ky Tda soan:

GS.TS. ru QUANG HrdNPGS.TS. CHU HOANG MAUPGS.TS. TRAN THI VIOT TRUNG

az(

THS. Ltr TIEN DUNGTHS. DOAN OTJC UAT

TOA SOAN: Dai hoc Thr4i NguyOn, phudng TAn Thinh, thdnh phd Th6i NguyOn'

Tel. 02 8 0. 3 8 402 8 8. Fax. 0280. 3852665 * E-mail: tapchikhcn.dhtn@ gmail'com'

Gia,y ph6p Hoat dQng biio chi s6 1ZI)1GP-BTTTT, ngiry 261812010 cira BQ truong BQ Thong tin - Truyd-n^th0ng'

rn ioir .udn, iap zzior)nqdm 20rr taiNhh in eao ihat Nguyen. In xong vh nop luu chidu thi4ng 0V20ll.Bin dien tir tham khio iai rrang Web cira Trung ram Hoc 1i0u Dai hoc Th6i Nguyon: http://www'lrc-tnu-edu.vn

Page 3: Tập 81 - 05 -2011

THE LE GTII BAITap chi Khoa hgc vd C6ng nghQ Dai hoc Th6i Nguy6n thucrng xuyOn nhAn ddng

nhirng Ual Uao cua cdn bQ gidng d4y. can.bQ.nghien 9YY ud.6: illkhoa hQc'..trong vir

ngouiDui hoo Th6i Nguy6n nhdm cdng bd k€t qua nghidn ctlu, bhi t6ng quan hodc nhirng

thbng tin trao C6i ttruqc mgi linh vuc khoa hoc c6ng nghQ. Sau ddy ld the 1€ gui bdi cho Toa

soan:1. T4p chi chi nhAn ddng nhirng bai b6o khoa hoc chua c6ng bd tr6n c6c b5o. t4p chi

khoa hgc trong nr.rcrc vd qudc t6.

2. Bai b6o khoa h'c co thti v_i€t bing titing ViQt ho4c ti6ng Anh. . .. i .,3. Khi n6p cho roa so4n. m5i Uai b6o can duoc in thdnh hai b6n tr€n giAy A+. kem theo

dia CD.4. CAu trirc bai b6o.

4.1. TOn bai b6o.

4.2. Ho tOn tac gid hoqc nhom ttrc gia, co quan cdng t6c.

4.3. M5i bdi bA; khdng ddi qu6 5 trang (khoang 3.000 tu). Trong bdi b6o, o nhirng nQi

dung tac gi6 da lham khdo hoAc su dpng_k*i*, n.elri€n .P lit,::. tdi liCu khoa hoc kh6c, cAn

danh dAl tang sd (dat trong m6c r.u6ng tl) - ld sd thu tg cua tdi liQu x€p trong danh mgc tdi liOu

tham khao4.4. Torn tirt n6i dung bdi b6o: tOi tneu i50 tir bang ti6ng Vi€t va duoc dich sang tiOng

Anh (k€ ca ri€u AC Uai b6o;,,dtroi muc tom t6t ti6ng Vi€t co "Tir khoa"; duoi tom tdt ti6ng

Anh co "'Key words" (t6i thi6u 05 tu hodc cum tu).4.5. TAi li6u tham kh6o:- TLTK sip x€p theo vAn A,B,C, tdi liQu titlng nu6c ngodi kh6ng phiOn 6m, kh6ng

dich.- DOi vcyi tdc gia la ngudi Viqt Nam x6p theo thir tg A, B, C theo ftn (kh6ng dAo t6n

len trtroc ho).- Ddi voi tac gia la ngtrdi nu6c ngodi x6p theo lhu tg A, B, C theo hp. ,,- D6i vcri nhirng tai liOu khdng co t6n tac giit xOp thu tU A, B, C cua tir dau ti6n lOn c<v

quan ban hanh tdi liQu (vi duiB0 Gi6o dgc vd Ddo t4o x6p vAn B)'TLTK la s6ch. lufln 6:n cAn ghi ddy du cdc thong tin theo thu tu: t€n t6c gia hodc co quan ban

lrdnh. Nam xuAt ban). ftn sdch,Nhd xudt bdn. noi xudt ban.

TLTK ld bdi bao hoflc bai trong mQt cudn s6ch... cAn ghi dAy du c6c th6ng.tin.theo thfr

tu: T6n tac gia. (NAm cdng b6), "TOn biri b6o", TAn Mp chi hoQc sdch, Tdp, (56), c6c s6

trang (gach ngang giira2 chir s6).

5.Hinh thfrc trinh bay:- Ngoai.phAl tieu d6, t6c gia va tom tit bdi b6.o (dAu tr4ngl) vd Summary (cu6i bdi).

bdi b6o yeu .A,, phai trinh bdy tr6n kh6 ,A4 theo chidu doc. dugc chia 02 c6t v6i c6c th6ng

s6 Pagesetup cu th6 nhu sau:Top:3.1cm, Bottom: 3.1cm, Left: 3.0cm. Right: 2.8cm,

Header: 2.85cm, Footer: 2.85cm, With:7.25cm, Spacing:0.8cm. TOn bai b6o cO 12' chir in

d6m: 10i dung bai b6o cd I 1; Font chir Unicode; hinh v6, dd thi trinh bdy phu hqp voi dQ

ron-s cdt (7 .25 cn-r); c6c bdng bi€u qu6 l6n trinh bay tlreo trang ngang (Landscape)'

- D6i vcyi c6c bai b6o i.O frle" bdng cdc phAn mdm chuy6n dpng nhu Latex, ACD/Chem

Sketch hodc Science Helper for Word cfrng trinh bdy theo khudn dang n6u trOn.

6. Ndu bdi b6o kh6ng ducyc su dung. Ban biOn tap kh6ng tra l4i bAn th6o.

7. Titc gia hoac tac giachfnh trong nhom t6c giA cAn gni Aia chi, s6 di6n tho4i vdo cu6i

A^

BAN BIEN TAP

Page 4: Tập 81 - 05 -2011

oµ soT T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

Chuyªn môc Môc lôc Trang

khoa häckhoa häckhoa häckhoa häc

X· héiX· héiX· héiX· héi

nh©n v¨nnh©n v¨nnh©n v¨nnh©n v¨n

––––

Gi¸o dôc Gi¸o dôc Gi¸o dôc Gi¸o dôc

––––

kinh tÕ kinh tÕ kinh tÕ kinh tÕ

NGUYỄN ĐỨC HẠNH - Sự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực

và con người trong tiểu thuyết Chu Lai

3

NGUYỄN THỊ HỒNG NAM - Tác động của hoạt động chỉnh sửa đối với tiến trình tạo lập văn bản của người học

9

NGÔ GIANG NAM - Một số đặc điểm giao tiếp của học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc

17

TRẦN MINH H ẰNG - Giáo dục giá trị cho sinh viên Việt Nam

21

TẠ QUANG THẢO - Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường cao đẳng chuyên nghiệp

27

NGUYỄN THỊ GẤM - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn của khách hàng cá nhân đối với Ngân hàng thương mại Cổ phần công thương, chi nhánh Đông Hà Nội

33

NGUYỄN QUỐC TIẾN - công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch vùng trung du miền núi bắc bộ và những câu hỏi cần được giải đáp

41

NGUYỄN KHÁNH DOANH - Determinants of trade flows in APEC member economies

45

HOÀNG TH Ị HUỆ, NGUYỄN THỊ GẤM - Du lịch sinh thái trong xu thế phát triển du lịch bền vững tại Thái Nguyên

51

ĐÀM THANH THU Ỷ, NGUYỄN KHÁNH DOANH - Dự báo xu hướng biến động các nguồn lực cơ bản trong phát triển nông lâm nghiệp tại huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020

63

TRẦN VIẾT KHANH, PH ẠM TH Ị KIM DUYÊN - Biến động dân số tỉnh Thái Nguyên thời kì 1999 – 2009

73

PHÍ HÙNG CƯỜNG, VŨ VÂN ANH - Vấn đề giới trong xoá đói giảm nghèo ở miền núi Thái Nguyên

79

khoa häckhoa häckhoa häckhoa häc

Tù nhiªnTù nhiªnTù nhiªnTù nhiªn

----

kÜ thuËtkÜ thuËtkÜ thuËtkÜ thuËt

LÊ TÙNG SƠN - Phương pháp giải lặp tìm nghiệm xấp xỉ của một bài toán biên đối với phương trình song điều hòa

85

NGUYỄN XUÂN LAI - Định lý năm điểm Nevanlinna cho các hàm phân hình p-dic và đạo hàm của chúng

91

TRẦN THÁI SƠN, NGUYỄN TUẤN ANH - Bài toán kết nhập mờ theo cách tiếp cận đại số gia tử

97

HOÀNG XUÂN TỨ, NGÔ NGỌC VŨ - Ảnh hưởng của bôi trơn tối thiểu (MQL) đến mòn dụng cụ cắt và nhám bề mặt khi tiện tinh thép 9CrSi (9XC) qua tôi

103

PHẠM TH Ị MINH NGUY ỆT, TRẦN ANH THẮNG, NGUYỄN ĐĂNG QUẾ - Ảnh hưởng của khí quyển đến truyền dẫn vô tuyến trong điều kiện khí hậu tại Vi ệt Nam

109

Journal of Science and Technology

81 (05)

N¨m 2011

Page 5: Tập 81 - 05 -2011

Khoa häcKhoa häcKhoa häcKhoa häc

N«ngN«ngN«ngN«ng

----

SinhSinhSinhSinh

----

YYYY

NGUYỄN ĐỨC THẠNH - Đánh giá đặc điểm năng suất của tập đoàn giống lúa cạn thu thập tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

115

MAI TH ẠCH HOÀNH - Mối tương quan giữa năng suất các kỳ thu rau với

tổng năng suất rau và giữa các bộ phận trong ngọn rau ở một số giống khoai lang rau

121

TRẦN TRANG NHUNG, HOÀNG TOÀN TH ẮNG - So sánh ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm sinh học Sodiumbutyrate thay thế kháng sinh Colistin trong khẩu phần nuôi lợn con sau cai sữa

127

NGUYỄN ĐỨC THẠNH - Kết quả thu thập và đánh giá một nguồn gen lúa cạn tại một số tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam

135

PHẠM TH Ị NGỌC ANH, NGUYỄN KIM L ƯƠNG - Đánh giá tình trạng dung nạp glucose máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát

141

NGUYỄN QUÝ THÁI - Đánh giá kết quả phối hợp chiếu laser He trong điều trị bệnh Zona tại khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

147

NGUYỄN HỮU QUỐC NGUYÊN - Kết quả điều trị Glôcôm góc đóng nguyên phát bằng cắt mống mắt chu biên laser ND: YAG tại Khoa mắt Bệnh viện C Đà Nẵng

153

NGUYỄN KIM L ƯƠNG - Đánh giá tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2

161

NGUYỄN QUÝ THÁI - Đánh giá độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh trong bệnh viêm da mủ tại khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

169

NGUYỄN HỮU QUỐC NGUYÊN - Khảo sát nồng độ homocystein, crp huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 phát hiện lần đầu tại Thành phố Đà Nẵng

175

HOÀNG XUÂN TH ỨC, NGUYỄN VĂN TƯ - Kết quả bước đầu việc thực hiện quản lý đái tháo đường typ 2 tại tỉnh Bắc Giang năm 2010

185

Page 6: Tập 81 - 05 -2011

oµ soT T¹p chÝ Khoa häc vµ C«ng nghÖ

Category Content Page

SOCIAL SCIENCE AND SOCIAL SCIENCE AND SOCIAL SCIENCE AND SOCIAL SCIENCE AND

HUMANITYHUMANITYHUMANITYHUMANITY

----

educational educational educational educational

science science science science

----

ECONOMICS ECONOMICS ECONOMICS ECONOMICS

NGUYEN DUC HANH – The transformation of arts concept of reality and human in Chu lai’s novels

3

NGUYEN THI HONG NAM - the impact of revision on learners’ composition of texts

9

NGO GIANG NAM - Characteristics of communication of rural mountainous students in the North of Vietnam

17

TRAN MINH HANG - Educating values for Vietnamese students

21

TA QUANG THAO - Developing students’ soft skills in vocational colleges

27

NGUYEN THI GAM - Factors influence customer satisfaction toward products and services of Vietinbank, West Hanoi Branch

33

NGUYEN QUOC TIEN - Working of training tourism human resourcesin Northern Mountainous midland and question shoul be answered

41

NGUYEN KHANH DOANH - Determinants of trade flows in APEC member economies

45

HOANG THI HUE, NGUYEN THI GAM - Ecotourism toward sustainable tourism in Thainguyen Province

51

DAM THANH THUY, NGUYEN KHANH DOANH - Analyzing the changing trend of basic resources in agro-forestry development in Dinh Hoa district, Thai Nguyen province from 2010 to 2020

63

TRAN VIET KHANH, PHAM THI KIM DUYEN - Change of the population of Thai Nguyen in period of 1999 - 2009

73

PHI HUNG CUONG, VU VAN ANH - Gender issues in the poverty reduction in Mountainous areas of Thai Nguyen

79

NATURAL SCIENCE NATURAL SCIENCE NATURAL SCIENCE NATURAL SCIENCE ----

TECHNOLOGYTECHNOLOGYTECHNOLOGYTECHNOLOGY

LE TUNG SON - An iterative method in finding approximate solutions of the boundary problem for biharmonic equation

85

NGUYEN XUAN LAI - N evanlinna five-value theorem for P-adic meromorphic functions and their derivatives

91

TRAN THAI SON, NGUYEN TUAN ANH - Aggregation problems based on hedge algebras approach

97

HOANG XUAN TU, NGO NGOC VU - Effects of minimum quantity lubricant to cutting tool wear and surface roughness in hard-turning 9CrSi tempered steel

103

PHAM THI MINH NGUYET, TRAN ANH THANG, NGUYEN DANG QUE - The effects of the atmosphere on wireless communication in climate conditions of Vietnam

109

Agriculture Agriculture Agriculture Agriculture

––––

biology biology biology biology

––––

MedicineMedicineMedicineMedicine

NGUYEN DUC THANH - Evaluation of yield of dry rice variety group collected from mountainous provinces of Northern part of Vietnam

115

MAI THACH HOANH - The correlation between vegetable yield of harvested times with total vegetable yield and weight of parts in the sweet potato cutting tops in some sweetpotato varieties

121

Journal of Science and Technology

81 (05)

N¨m 2011

Page 7: Tập 81 - 05 -2011

Agriculture Agriculture Agriculture Agriculture

––––

biology biology biology biology

––––

medicinemedicinemedicinemedicine

TRAN TRANG NHUNG, HOANG TOAN THANG - Affect of using bioproduct sodiumbutyrate replaying colistin antibiotic in the ration for weaning piglets

127

NGUYEN DUC THANH - Results of a collection and evaluation of upland rice genetic resource in some mountainous provinces of Northern Vietnam

135

PHAM THI NGOC ANH, NGUYEN KIM LUONG - Evalute glucose tolerance in patients with primary hypertension

141

NGUYEN QUY THAI - Evaluation of combined treatment results with laser He in therapy for zona at Dermatology Department in Thainguyen Central General Hospital

147

NGUYEN HUU QUOC NGUYEN - The treatment outcome of nd:yag laser iridotomy in primary angle-closure glaucoma at C hospital of Danang

153

NGUYEN KIM LUONG - Determine eye injuries in patients with type 2 diabetes

161

NGUYEN QUY THAI - Evaluation of sensitivity of bacteria to antibiotics in Pyodermatitis at Dermatology Department in Thainguyen Central General Hospital

169

NGUYEN HUU QUOC NGUYEN - Investigation Homocystein, crp serum in type 2 diabetes patients in Danang city

175

HOANG XUAN THUC, NGUYEN VAN TU - Initial results of management diabetes typ 2 in Bacgiang provine in 2010

185

Page 8: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Đức Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 3 - 8

3

SỰ CHUYỂN ĐỔI QUAN NI ỆM NGHỆ THUẬT VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TI ỂU THUYẾT CHU LAI

Nguyễn Đức Hạnh* Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Trong văn xuôi Việt Nam đương đại, tiểu thuyết của Chu Lai là một hiện tượng văn học nổi bật từ thập kỉ 80 của thế kỉ XX đến nay. Hàng loạt tiểu thuyết của Chu Lai ra đời dồn dập trong thời gian qua đã được bạn đọc yêu mến tìm đọc, được các nhà nghiên cứu – phê bình văn học quan tâm nghiên cứu và đánh giá cao. Có thể chia hành trình sáng tác của Chu Lai thành hai chặng đường trước và sau năm 1987. Và từ đó chúng ta nhận thấy quá trình chuyển đổi thi pháp tiểu thuyết của nhà văn này. Quá trình chuyển đổi ấy bắt nguồn từ sự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người của nhà văn. Từ khoá: Quan niệm nghệ thuật, sử thi, phi sử thi, hiện thực, con người

Trong văn xuôi Việt Nam đương đại, tiểu thuyết của Chu Lai là một hiện tượng văn học nổi bật từ thập kỉ 80 của thế kỉ XX đến nay. Hàng loạt tiểu thuyết của Chu Lai ra đời dồn dập trong thời gian qua đã được bạn đọc yêu mến tìm đọc, được các nhà nghiên cứu – phê bình văn học quan tâm nghiên cứu và đánh giá cao. Có thể chia hành trình sáng tác của Chu Lai thành hai chặng đường trước và sau năm 1987. Và từ đó chúng ta nhận thấy quá trình chuyển đổi thi pháp tiểu thuyết của nhà văn này. Quá trình chuyển đổi ấy bắt nguồn từ sự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người của nhà văn.*

SỰ CHUYỂN ĐỔI QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ HIỆN THỰC TRONG TIỂU THUYẾT CHU LAI

Sự chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực trong tiểu thuyết Chu Lai

Thế giới phân tuyến - đối lập “địch - ta” trong tiểu thuyết sử thi chuyển sang thế giới phân tuyến - đối lập giữa các nhóm người và trong mỗi con người trong tiểu thuyết phi sử thi.

Mô hình thế giới phân tuyến - đối lập trong tiểu thuyết sử thi của Chu Lai Ở chặng đường sáng tác thứ nhất, các tiểu thuyết của Chu Lai, dù độ đậm nhạt có khác nhau ít nhiều đều xây dựng mô hình thế giới theo nguyên tắc phân tuyến – đối lập “địch – ta” của loại hình tiểu thuyết sử thi.

* Tel: 0913394322

Trong hàng loạt tiểu thuyết sử thi hiện đại Việt Nam xuất hiện trước 1975 như: Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Vùng trời (Hữu Mai), Cửa biển (Nguyên Hồng), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), Bão biển (Chu Văn), mô hình thế giới phân tuyến - đối lập “địch - ta” đã được xác lập rõ ràng. Các tiểu thuyết Nắng đồng bằng, Út teng, Đêm trước tháng hai, Gió không thổi từ biển của Chu Lai cũng xây dựng mô hình thế giới nghệ thuật theo nguyên tắc ấy. Trong tiểu thuyết Nắng đồng bằng của Chu Lai, chúng ta bắt gặp một bức tranh hiện thực với hai mảng Tối - Sáng đang giao tranh dữ dội. Bên địch là những đồn bốt, ấp chiến lược ngột ngạt, tăm tối và thác loạn.

Trong đó, các nhân vật phản diện xuất hiện như: - quận trưởng Xầm đen đúa, cố vấn Mĩ, sĩ quan và binh lính ngụy…Tất cả đều được xây dựng theo nguyên tắc “biếm họa” để trở thành những con người - quỷ xấu xa. Đây cũng chính là nguyên tắc nghệ thuật rất phổ biến trong tiểu thuyết sử thi Việt Nam 1945 - 1975, một nguyên tắc được sử dụng để xây dựng các hình tượng nhân vật phản diện. Các nhân vật thằng Xăm (Hòn Đất của Anh Đức), Ba Phổ (Gia đình má Bẩy của Phan Tứ), Ba răng vàng (Rừng U Minh của Trần Hiến Minh)…là những minh chứng cho nguyên tắc nghệ thuật ấy. Tương phản với mảng hiện thực đen tối kia là mảng hiện thực bi hùng đang ngày một rực sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng và niềm tin chiến thắng. Đó là căn cứ của trung đội Đặc công vùng ven Sài Gòn,

Page 9: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Đức Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 3 - 8

4

là những cánh rừng Trường Sơn bất khuất: ở đó, những người anh hùng mang vẻ đẹp lí tưởng xuất hiện: - Linh, Năm Thúy, Sáu Hòa, Út Cò Ngẳng…

Nhưng ngay trong mô hình thế giới nghệ thuật phân tuyến - đối lập đậm chất sử thi này đã xuất hiện những dấu hiệu của chất tiểu thuyết đích thực. Những dấu hiệu mới hé lộ này sẽ trở thành phổ biến trong các sáng tác ở chặng đường sau của Chu Lai: đó là sự khốc liệt của chiến tranh với những cái chết nhuốm mầu bi thảm: Cái chết của Tùng, Ma Ngọc Lang, hành động tự sát của Toàn, cảnh xử tử út Hạnh…Đó là sự oan ức của Linh từ bệnh quan liêu và duy ý chí của một số cán bộ lãnh đạo cấp trên…Tất cả những tín hiệu này mới thấp thoáng xuất hiện như khúc dạo đầu báo hiệu những cao trào sẽ bùng nổ sau đó.

Mô hình thế giới phân tuyến - đối lập trong tiểu thuyết phi sử thi của Chu Lai.

Khảo sát các tiểu thuyết xuất hiện ở chặng đường sáng tác thứ hai của Chu Lai, chúng tôi thấy nguyên tắc phân tuyến - đối lập vẫn được sử dụng nhưng không dừng lại ở sự phân chia địch - ta một cách cơ giới và hình thức. Khái niệm địch và ta cũng không còn ổn định và bất biến như trước. Sự phân tuyến - đối lập xuất hiện giữa các nhóm người (ở bên địch cũng như bên ta) và trong mỗi con người.

Trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, bức tranh hiện thực chiến tranh thời quá khứ được đan xen, lồng ghép với bức tranh hiện thực thời “hậu chiến” trong hiện đại. Trong cả hai bức tranh hiện thực ấy, ranh giới phân tuyến vừa rõ ràng vừa mong manh: - rõ ràng khi đối lập ta với địch trong quá khứ, người tốt và kẻ xấu trong hiện tại, mong manh khi trong mỗi còn người cái tốt và cái xấu không phải bao giờ cũng phân chia ranh giới rõ ràng. Ngay với nhân vật chính diện Hai Hùng - một mẫu người hùng lí tưởng thời chiến, bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp của anh, ta còn biết anh từng có những lúc muốn tự thương để rời xa cuộc chiến, đã từng ăn cắp sữa của thương binh…

Với nhân vật lí tưởng Ba Sương cũng thế. Người con gái kiên trung tuyệt vời trong chiến tranh lại sa ngã trong thời bình. Nhân vật phản diện Địch đến với Ba Sương thực ra

là đến với phần “đen đúa” tăm tối trong con người cô. Nhưng chính với cái nhìn con người ở cả hai phương diện: con người công dân và con người cá nhân như thế, nhân vật người anh hùng lí tưởng không còn xa cách, đơn giản một chiều mà gần gũi hơn, người hơn, và cũng thật hơn. Với phân tuyến - đối lập mềm dẻo và nhân bản như thế, ta bắt gặp các nhân vật chính diện và phản diện không phải bao giờ cũng có bản chất trùng khít với “vai” của nó: - Phó bí thư huyện uỷ Ba Tiến lại hèn nhát; tên đại uý Tường lại nhân ái dù vốn nhu nhược nhưng có lúc lại dũng cảm lạ thường khi cứu Ba Sương… Và như vậy, với nguyên tắc phân tuyến - đối lập xây dựng hai mô hình thế giới nghệ thuật ở hai chặng đường sáng tác của Chu Lai, chúng ta thấy chất sử thi ngày một đậm lên cùng với sự chiếm lĩnh vị trí chủ đạo của kinh nghiệm cá nhân. Quá trình chuyển đổi quan niệm nghệ thuật này của Chu Lai có sự gặp gỡ và tương đồng với nhiều nhà văn khác: - Nguyễn Minh Châu từ Dấu chân người lính đến Bức tranh; Nguyễn Khải từ Chiến sĩ đến Gặp gỡ cuối năm, Lê Lựu từ Mở rừng đến Thời xa vắng,v.v..

Cái nhìn phản ánh - miêu tả với chiến tranh dần chuyển sang cái nhìn hồi ức - phân tích về chiến tranh Trong các tiểu thuyết của Chu Lai xuất hiện ở chặng đường thứ nhất, chất sử thi vẫn đậm nét dù chất tiểu thuyết đã manh nha xuất hiện. Hiện thực chiến tranh trở thành đối tượng miêu tả, việc thay đổi quan niệm nghệ thuật về hiện thực sẽ dẫn đến sự thay đổi cái nhìn về chiến tranh.

Trong các tiểu thuyết của Chu Lai ở thời kì này, kinh nghiệm cồng đồng và cảm hứng thời đại mang tính anh hùng ca trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt quan niệm nghệ thuật của Chu Lai. Quan niệm nghệ thuật quy định nội dung và định hướng cái nhìn phản ánh - miêu tả về chiến tranh: - một hiện thực chiến tranh được tái hiện theo trục sự kiện và qua đó bộc lộ phẩm chất hoặc anh hùng hoặc hèn nhát của mình. Trong tiểu thuyết “Nắng đồng bằng” của Chu Lai, cốt truyện được triển khai theo dòng sự hiện: - Hành quân (tr. 7); vượt sông (tr. 19); về đồng bằng (tr. 29 - 33); vào ấp chiến lược (tr. 33 - 35); đi lấy gạo bị thương vong (tr. 39 - 51); đánh ổ phục kích

Page 10: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Đức Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 3 - 8

5

Mĩ (tr. 57 - 58)… Với hệ thống sự kiện ấy, nhân vật chủ yếu bộc lộ tính cách bằng ngôn ngữ và hành động, độc thoại nội tâm cũng đã xuất hiện nhưng còn thưa thớt, đặc biệt các lời độc thoại nội tâm chủ yếu là lời nửa trực tiếp, giọng điệu của người trần thuật và giọng điệu của nhân vật luôn song trùng, thống nhất với nhau, tính cách nào thì ngôn ngữ hành động và suy nghĩ như thế ấy, không hề có sự so le khập khiễng như trong các tiểu thuyết ở chặng đường sáng tác thứ hai của Chu Lai. Nhân vật Linh với những phẩm chất anh hùng của mình đã luôn nói, làm và nghĩ như một người anh hùng. Chiến tranh được miêu tả như “ta muốn” và “ta cần” phải miêu tả sao cho phục vụ tốt nhất cho yêu cầu lịch sử, cho thắng lợi cuối cùng, chứ không phải như những gì vẫn diễn ra trong hiện thực. Bởi thế, qua cái nhìn phản ánh - miêu tả, bộ mặt chiến tranh hiện ra với sắc thái bi hùng, trong đó cái hùng được tô đậm lên, cái bi được giảm nhẹ đi. Sự khốc liệt và đau thương của chiến tranh đã được miêu tả, nhưng chiến tranh và số phận con người chưa được khám phá với chiều sâu nhân bản cần có và phải có. Ở các tiểu thuyết sáng tác trong chặng đường thứ hai của Chu Lai, với các vấn đề trên, chúng ta gặp một quy trình ngược lại. Cái nhìn hồi ức - phân tích lại tô đậm cái bi và giảm nhẹ cái hùng của hiện thực chiến tranh. Thực ra, cả hai cái nhìn có phần cực đoan ở hai chặng đường sáng tác của Chu Lai đều có phần chưa thoả đáng: “Khi cực đoan mọi chân lí sẽ trở thành phi lí!”. Khi Chu Lai khái quát rằng chiến tranh là “một luật chơi tàn bạo” [2 - 55] và “Chiến tranh không phải cái gì khác ngoài chuyện ngày nào cũng phải chôn nhau mà chưa đến lượt chôn mình” [7], thì đó là những khái quát từ sự thật chiến tranh mà nhà văn đã trải nghiệm. Nhưng sự thật ấy có thể điển hình hoặc chưa điển hình. Mỗi người lính đều cảm nhận chiến tranh theo cách của riêng mình. Và không phải tất cả những gì ta nhìn thấy, trải qua đều mang trong nó bản chất của sự thật. Nếu khái quát vội vàng có thể sa vào tình trạng “Thầy bói xem voi”. Nếu mỗi người lính cách mạng chỉ chiến đấu vì: “tồn tại trên bản năng tự vệ quật cường. Mình không giết nó thì nó giết mình”

[7] thì tại sao dân tộc Việt Nam lại chiến thắng trong cuộc chiến đấu không cân sức với tên Gôliát của thế kỉ XX là Đế quốc Mĩ?. Tuy nhiên, đó không chỉ là hạn chế của riêng Chu Lai mà còn là hạn chế của nhiều tác giả viết về chiến tranh sau thời điểm “Đổi mới” 1987 như Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh, Xuân Đức với Bến đò xưa lặng lẽ, Trần Văn Tuấn với Rừng thiêng nước trong…

Khi cái nhìn hồi ức - phân tích về chiến tranh thay thế cho cái nhìn phản ánh - miêu tả, số phận người lính nói riêng - số phận con người nói chung trở thành “tâm điểm”, dòng chảy lịch sử ở thời điểm chiến tranh trở thành cái “nền” để từ đó nhà văn khám phá nỗi đau và sức mạnh của con người Vi ệt Nam trước những thử thách của cả thời chiến tranh và thời “hậu chiến”. Những “mảng” hiện thực có được từ kinh nghiệm cá nhân của nhà văn (có thể là điển hình hoặc không điển hình) không còn phải né tránh mà được phơi bày trần trụi trên mặt giấy. Trong cảnh xử tử tên gián điệp Út Hạnh [1, 304 - 307], cây gậy trên tay Linh vung lên sắp quật vỡ đầu nó thì vướng vào cành cây nên phải dừng lại. Thực ra “cây gậy” kinh nghiệm cá nhân của nhà văn đã vướng phải “cành cây” chuẩn mực nghệ thuật của loại hình tiểu thuyết sử thi: - người anh hùng cách mạng không được phép được miêu tả với hành động “phản thẩm mĩ” (dù có thật trong chiến tranh) như thế. Nhưng trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, nhân vật Hai Hùng đã ra lệnh cho Tuấn đập đầu chết sáu tên chiêu hồi, tình báo ngụy: “M ột trong sáu ụ đất ấy, trên bề mặt vẫn còn vương lại mấy lọn tóc dài của đàn bà (…) - còn Phượng hoàng tóc dày quá - Đập mãi không chết…” [3 - 199]. Cái nhìn hồi ức - phân tích trong loại hình tiểu thuyết phi sử thi đã khái quát một bộ mặt “thật hơn” theo góc nhìn từ kinh nghiệm cá nhân của nhà văn. Trong tiểu thuyết Cuộc đời dài lắm của Chu Lai, cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã được tái hiện trong hồi ức, không phải là cảnh chiến trận đẫm máu mà là một kỉ niệm thấm đẫm nhân tính: - Vũ Nguyên và Bằng đã cố tình “phạm luật” khi thả A Linh - một nữ tù binh. Ranh giới Địch - Ta đã mờ đi bởi tình người. Các tiểu thuyết sử thi Việt Nam trước 1975 và các tiểu thuyết

Page 11: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Đức Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 3 - 8

6

của Chu Lai ở chặng đường sáng tác thứ nhất sẽ không chấp nhận tình tiết đó. SỰ CHUYỂN ĐỔI QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA CHU LAI Từ cái nhìn sử thi với con người “ đơn phiến” chuyển sang cái nhìn tiểu thuyết với con người lưỡng diện - đa tạp. Trong loại hình tiểu thuyết sử thi Việt Nam hiện đại 1945 - 1975, nguyên tắc phân tuyến đối lập đã “chia đôi” thế giới nhân vật thành hai nửa chính diện và phản diện. Đó là những con người “ đơn phiến” mang phẩm chất đạo đức định sẵn và bất biết. Cơ sở để phân tuyến là ý thức hệ chính trị, là lập trường giai cấp. Bởi vậy, nhân vật chính diện nhất định phải tốt đẹp. Nhân vật phản diện dứt khoát phải xấu xa. Các tiểu thuyết của Chu Lai ở chặng đường sáng tác thứ nhất tuy không “rập khuôn” nguyên tắc phân tuyến - đối lập ấy, chất sử thi không còn thuần nhất mà đã bắt đầu “pha trộn” chất tiểu thuyết, nhưng các nhân vật trong tiểu thuyết ở thời kì này của Chu Lai vẫn là những con người “ đơn phiến”. Đọc Nắng đồng bằng, ta gặp những nhân vật thật tốt đẹp: Sáu Hoá, Linh, Thuý, Thanh, Út Cò Ngẳng… Tuy đã được cá thể hoá ở ngoại hình, quê quán, cá tính, số phận… nhưng họ giống nhau ở nhân cách, ở tinh thần cách mạng… Đó là những nhân vật thuộc kiểu nhân vật loại hình có đời sống tâm hồn như những “Viên ngọc không tì vết”, một vài nhược điểm nhỏ của họ (tính nóng nảy của Linh, tật hay uống rượu của Sáu Hoá…) càng khiến họ đáng yêu hơn, người hơn. Ngược lại, các nhân vật phản diện xấu xa cả ngoại hình lẫn nhân cách cũng luôn có một phẩm chất xã hội duy nhất tương ứng với chức năng xã hội và chức năng văn học của chúng: - Tên quận trưởng Xầm đen đúa và tàn bạo, bọn lính Mĩ thú vật, lũ lính nguỵ hèn nhát, bạc nhược. Duy nhất nhân vật Kiêu từ chính diện chuyển sang phản diện, nhưng Chu Lai đã đưa ra hàng loạt tín hiệu báo trước cho người đọc về sự phản bội tất yếu của nhân vật này: - sự hèn nhát đã thành “truyền thống” ở Kiêu (bỏ nhiệm vụ, tìm cách bảo mạng trong một trận đánh, né tránh trước những nhiệm vụ nguy hiểm…); ngoại hình với môi trên rất mỏng, nói năng dẻo

quẹo, mắt hay liếc ngang… Ngoại hình của nhân vật Kiêu đã “tố cáo” bản chất của hắn. Nhưng ở hàng loạt tiểu thuyết sau này như Phố, Ăn mày dĩ vãng, Ba lần và một lần,... cái nhìn tiểu thuyết đã thay thế cái nhìn sử thi để vẽ lên một thế giới mà trong đó con người đa đoan, cuộc đời đa sự đầy ắp cả hợp lí và phi lí. Kiểu nhân vật con người lưỡng diện - đa tạp xuất hiện như một hệ quả tất yếu của cái nhìn tiểu thuyết. Nhân vật Vũ Nguyên trong “Cuộc đời dài lắm” là một nhân vật chính diện mang tính lí tưởng. Vậy mà khi Vũ Nguyên còn là một người lính, anh đã làm ngơ cho Bằng thả tự do cho nữ tù binh A Linh. Khi đã là một giám đốc, Vũ Nguyên tuy đã có vợ vẫn yêu say đắm Hà Thương. Trong loại hình tiểu thuyết sử thi, một cán bộ lãnh đạo cao cấp như Vũ Nguyên không thể vi phạm kỉ luật quân đội và có những “vi phạm” về đạo đức lối sống như thế. Nhân vật Tám Cọp (Ăn mày dĩ vãng) là một chỉ huy dũng cảm lập bao chiến công. Nhưng người anh hùng này lại có “bệnh” hay “vồ” phụ nữ. Các nhân vật xuất hiện với phẩm chất đạo đức không phải bao giờ cũng trùng khít với chính nó: - Hai Tính cứa đứt dây võng để hại Sáu Nguyện vì thù hằn (Ba lần và một lần); Huấn giết chết Trung đội trưởng Thành để trả thù riêng (Vòng tròn bội bạc)… Những con người lưỡng diện - đa tạp này hoặc tha hoá trước thử thách hoặc “nếm trải” thử thách rối trưởng thành nhờ cuộc đời dạy bảo. Chính vì thế, họ trở thành nhân vật đích thực của tiểu thuyết chứ không phải là nhân vật của các “sử thi mới”.

Từ những người anh hùng - hợp thời tr ở thành những người anh hùng - lạc thời Đây không phải là phát hiện mới của Chu Lai. Nhiều nhà văn lớp trước và cùng thời với Chu Lai đã phản ánh hiện tượng mang tính quy luật này. Những người anh hùng rực rỡ vinh quang trong chiến trận, khi trở về với thương tật cả trên than thể và tâm hồn đã không thể hòa nhập vào cuộc sống đời thường. Một số người trở nên lạc lõng bơ vơ, vật vã trong cả bi kịch vật chất và tinh thần. Bảo Ninh trong Thân phận tình yêu đã viết thật xúc động và ám ảnh về hiện tượng đó. Nhân vật Kiên đi giữa cuộc đời với những vết thương khủng khiếp trong tâm hồn. Những ác mộng đêm đêm kéo anh trở về với Truông gọi hồn, đồi

Page 12: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Đức Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 3 - 8

7

Xáo thịt… đầy xác chết và máu. Tỉnh dậy trong đêm, Kiên thấy gối đầm đìa nước mắt. Chiến tranh đã đi qua nhưng hậu quả của nó để lại thật nặng nề và tàn bạo trên từng mảnh đất, từng số phận con người. Và những người lính trở về đời thường đã trở thành những anh hùng - lạc thời hay nói chính xác hơn là hết thời. Họ không thể tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn và hạnh phúc trong cuộc sống.

Hòa vào “dàn đồng ca” hát bài hát bi thảm thời hậu chiến, Chu Lai đóng góp giọng hát riêng của mình, làm phong phú và sâu sắc hơn những tìm tòi, khám phá về thân phận người lính sau chiến tranh. Đó là số phận của Sáu Nguyện trong Ba lần và một lần, Lãm với cuộc sống trên hè phố trong Phố và đặc biệt là Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng. Người đội trưởng đội đặc nhiệm lừng lẫy một thời, người anh hùng trận mạc từng khiến kẻ thù khiếp sợ và gọi anh bằng cái tên “ác ôn Việt cộng”, giờ đây trở thành một kẻ ăn mày đặc biệt: - ăn mày dĩ vãng. Bản chất trung thực và thẳng thắn của một người lính đã khiến anh không thể hòa nhập với mặt trái của cơ chế thị trường. Ngoài 40 tuổi mà nhàu nát, già nua như ông già ngoài 50 tuổi, không gia đình, không nghề nghiệp, không tiền bạc, người anh hùng lạc thời ấy đi tìm Ba Sương, cũng là đi tìm quá khứ đẹp đẽ bi hùng của chính mình. Nhưng Ba Sương đã chết về phương diện tâm hồn, nhân cách; chỉ còn lại Ba Sương hôm nay đã hoàn toàn đổi khác về tinh thần. Sự đánh tráo thân xác ngày trước đã hoàn toàn đổi khác về tinh thần. Sự đánh tráo thân xác ngày trước đã cho Ba Sương được sống. Nhưng sự đánh tráo nhân cách hôm nay đã khiến cho Ba Sương “chết” thêm một lần nữa trong khát vọng kiếm tìm dĩ vãng của Hai Hùng. Làm sao người đọc có thể quên hình ảnh Hai Hùng - một ông già đứng khóc lặng lẽ một mình trong bóng chiều? Bên cạnh Hai Hùng còn có số phận cô độc của Ba Thành, số phận của Tuấn - người lính trung thực về với đời thường, hết lòng cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng bị gạt ra khỏi “chính trường” chỉ vì tư tưởng cục bộ và thói kì thị Bắc - Nam…

Trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai, nhân vật Nam làm ta chợt nhớ đến trung tá Đông trong Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng.

Cả Nam và Đông, hai trung tá quân đội từng là anh hùng thời chiến tranh vệ quốc. Nhưng họ đều ngơ ngác trong đời thường đa tạp, lạc lõng và “vô tích sự” ngay trong gia đình mình. Sức mạnh của đồng tiền trong thời đại cơ chế thị trường đã phá tan hạnh phúc của họ. Hai người lính anh hùng ấy đã chiến thắng trước quân xâm lược nhưng lại chiến bại ngay trong ngôi nhà của mình. Nước mắt và rượu dìm họ vào bi kịch không lối thoát. Bi kịch tinh thần của họ cũng là bi kịch của viên tướng già lạc lõng, cô đơn trong Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, của Giang Minh Sài trong Thời xa vắng của Lê Lựu… của các nữ thanh niên xung phong để lại tuổi trẻ và nhan sắc trong chiến tranh, trở về với đời thường với thương tật và hai bàn tay trắng, họ vào chùa làm sư trong một bút kí nổi tiếng của Minh Chuyên…

Số phận của bao anh hùng - lạc thời như thế sẽ mãi là nỗi đau nhức nhối trong lương tri con người. Tiếng súng chiến tranh đã tắt nhưng tiếng vọng khủng khiếp của nó còn làm chảy máu và nước mắt của bao người lính từ chiến tranh trở về với những “vết thương” trong tâm hồn. Có thể nói, từ sau “đổi mới” 1987, Chu Lai và một số nhà văn khác đã tạo ra một dòng văn học đặc biệt: - dòng văn học “vết thương chiến tranh”!

Thất vọng và hi vọng - hai “gam màu” tối - sáng trên bức chân dung người lính thời hậu chiến. Bên cạnh những người anh hùng - lạc thời, những người lính lạc lõng hay bầm dập trong bi kịch thời hậu chiến, chúng ta vẫn gặp trong tiểu thuyết Chu Lai những người lính vượt lên và chiến thắng thử thách của đời đường - những thử thách không kém phần ác liệt so với thử thách của chiến tranh. Có thể coi đó là những “gam màu sáng” đầy hi vọng xuất hiệtn bên những “gam màu” tối thấm đậm nỗi đau và thất vọng. Với những hình tượng nhân vật khoẻ khoắn ấy, người đọc có quyền hi vọng rằng: - những người lính giữ vững phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ đã dũng cảm chiến đấu

Page 13: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Đức Hạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 3 - 8

8

và chiến thắng ở chiến trường sẽ chiến đấu và chiến thắng ở “mặt trận không tiếng súng” này.

Đó là nhân vật Lãm trong tiểu thuyết Phố của Chu Lai, người lính ấy từ cuộc sống nghèo khổ vất vưởng trên hè phố đã vươn lên bằng nghị lực và danh dự của một người chiến sĩ. Lãm đã làm giàu chân chính rồi cưu mang những đồng đội cơ nhỡ khó khăn của mình. Anh sẵn sáng lấy cái chết của bản thân mình để cứu cho cái đẹp, cái thiện không bị huỷ hoại. Cũng được xây dựng theo mô típ “xả thân vì lí tưởng” như thế, Vũ Nguyên trong Cuộc đời dài lắm đã phấn đấu trở thành một giám đốc tài năng và liêm khiết, đem lại cơm áo và hạnh phúc cho hàng ngàn người lao động. Trong khoảng giao thời còn đầy hỗn tạp, trong thời điểm đất nước đói nghèo đang vật vã tìm đường đi lên, những người anh hùng kiểu mới tài năng và dũng cảm như Vũ Nguyên cần thiết và đáng quý biết chừng nào! Cởi bỏ áo lính nhưng các anh vẫn giữ nguyên trái tim người lính anh hùng lao vào cuộc chiến đấu mới. Ở đoạn kết tác phẩm, chúng ta gặp một kết thúc bi tráng: Vũ Nguyên ra tù, trở về lâm trường cao su yêu quý của mình và tắt thở với nụ cười mãn nguyện trên môi. Vũ Nguyên chết nhưng sự nghiệp và lí tưởng của anh không chết. Bởi vậy, bi kịch cuộc đời Vũ Nguyên là một bi kịch lạc quan cho phép chúng ta tin tưởng, hi vọng vào tương lai tươi sáng.

Như vậy, với quá trình chuyển đổi quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người, qua hai chặng đường sáng tác tiểu thuyết của Chu Lai, chúng ta bắt gặp hai thế giới nghệ thuật

thuộc hai loại hình tiểu thuyết vừa tiếp biến vừa đan xen vào nhau. Đó là mô hình thế giới nghệ thuật đậm chất sử thi ở chặng đường sáng tác thứ nhất. Đó là mô hình thế giới nghệ thuật đậm chất tiểu thuyết ở chặng đường sáng tác thứ hai. Sự tiếp biến và tương giao giữa hai mô hình thế giới nghệ thuật này có tính điển hình, vì qua đó, chúng ta nhân ra quá trình vận động và chuyển đổi thì pháp thể loại của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, sự phân chia kể trên cũng chỉ mang tính tương đối và dựa vào những dấu hiệu nghệ thuật chủ đạo nhất. Bởi trong thế giới nghệ thuật đậm chất sử thi đã thấp thoáng những tín hiệu “phi sử thi” (Ví dụ: Nắng đồng bằng). Trong thế giới nghệ thuật đậm chất tiểu thuyết thì “hồi quang” của vẻ đẹp sử thi không ít lần vẫn rực sáng (Ví dụ: Khúc bi tráng cuối cùng).

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Ngô Vĩnh Bình, “Văn học về đề tài chiến tranh – thách thức và hy vọng”, Tạp chí Văn học quân đội, số 12/2003. [2]. Nguyễn Thị Bình, “Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta từ sau 1975”, Tạp chí Văn học, số 4/2003. [3]. Đinh Xuân Dũng (2001), Văn học về đề tài chiến tranh, nhìn từ lịch sử dân tộc (in trong Văn học, văn hóa tiếp nhận và suy nghĩ), Nxb Từ điển bách khoa Hà Nội. [4]. Phan Cự Đệ (2001), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb.GD.Hà Nội. [5]. Chu Lai, Toàn bộ các tiểu thuyết của nhà văn.

THE TRANSFORMATION OF ARTS CONCEPT OF REALITY AND H UMAN IN CHU LAI’S NOVELS

Nguyen Duc Hanh*

College of Education - TNU

In contemporary Vietnamese prose, Chu Lai’s novels have been a literary phenomenon which has been highlight since the 1980s. Series of novels written by Chu Lai in the last few years have held a large number of readers’ attention and have been interested and highly appreciated by literary researchers and critics. Chu Lai’s writing career can be divided into pre and post stages of the year 1987, based on which we can understand the author’s transformation process of novelistic versification. This transformation process is derived from Chu Lai’s transformation of arts concepts of reality and human.

Key words:Concept art, epic, non-epic, reality, people

* Tel: 0913394322

Page 14: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Thị Hồng Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 9 - 16

9

TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHỈNH SỬA ĐỐI VỚI TI ẾN TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN CỦA NGƯỜI HỌC

Nguyễn Thị Hồng Nam*

Trường Đại học Cần Thơ

TÓM TẮT Chỉnh sửa là một phần của tiến trình tạo lập văn bản của người viết. Hoạt động này có thể là sự tự chỉnh sửa của người viết, ,hoạt động chỉnh sửa cho nhau của người học, giáo viên chỉnh sửa cho học sinh. Trong bài viết này chúng tôi trình bày kết quả thử nghiệm của hoạt động tự chỉnh sửa và chỉnh sửa của các học viên cao học. Nghiên cứu nhằm trả lời 3 câu hỏi: (a) hoạt động tự chỉnh sửa/ chỉnh sửa có tác động như thế nào đối với chất lượng bài viết của người viết (b) hoạt động tự chỉnh sửa/ chỉnh sửa có góp phần nâng cao năng lực tư duy của người viết hay không?; (c) Có thể vận dụng các hoạt động này vào dạy Làm văn ở trường PT được hay không. Từ khóa: Tiến trình tạo lập văn bản, tự chỉnh sửa, chỉnh sửa, văn bản, năng lực tư duy

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Kỹ năng tạo lập văn bản của khá nhiều học sinh (HS), sinh viên (SV), học viên (HV) cao học còn nhiều khiếm khuyết: kết cấu bài viết không chặt chẽ, thiếu ý, lập luận không logic, thiếu luận cứ làm sáng tỏ lập luận... Nguyên nhân của tình trạng trên là giáo viên (GV) tập trung dạy lý thuyết, chưa chú ý đúng mức đến thực hành (bao gồm cả hoạt động chỉnh sửa), cả GV và HS đều không ý thức rõ vai trò quan trọng của hoạt động đọc lại và chỉnh sửa trong quá trình tạo lập văn bản... Một nguyên nhân khác nữa là sự hiểu biết có hạn của GV về tiến trình tạo lập văn bản. Nhằm góp phần khắc phục tình trạng trên, chúng tôi đã thử nghiệm các hoạt động viết, chỉnh sửa và viết lại trong tiến trình tạo lập văn bản của các học viên CH.

CHỈNH SỬA TRONG TIẾN TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN

Thực nghiệm của Donald M. Murray (1972) cho thấy tiến trình viết chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn trước khi viết, giai đoạn viết và giai đoạn viết lại. Giai đoạn trước khi viết xảy ra trước khi người viết (NV) viết bản nháp thứ nhất, chiếm khoảng 85% thời gian của tiến trình viết, bao gồm sự nhận thức của họ về những vấn đề liên quan đến chủ đề bài viết, nhận biết độc giả mà NV hướng tới, sự lựa * Tel: 0918 486 086

chọn hình thức thể hiện chủ đề, ghi chép, phác thảo dàn ý, đặt tựa đề... Viết là hành động tạo lập ra bản nháp thứ nhất và là phần nhanh nhất của của tiến trình viết đồng thời là là giai đoạn khó khăn nhất. Thời gian viết bản nháp lần thứ nhất có thể chỉ chiếm 1% thời gian của tiến trình viết. Viết lại là sự xem xét, cân nhắc về nội dung, hình thức của văn bản và độc giả tương lai, bao gồm sự tìm kiếm lại, suy nghĩ lại, thiết kế lại, viết lại, và cuối cùng là đọc, biên tập lại từng dòng, từng từ xem văn bản đã viết có thỏa mãn được yêu cầu của chủ đề hay chưa. Giai đoạn này có thể chiếm 14% thời gian của tiến trình viết [2]. Linda S. Flower and John R. Hayes (1981), mô tả tiến trình viết gồm 3 hoạt động chính: (a) lập kế hoạch, bao gồm thiết lập mục tiêu của hoạt động viết, tạo ý và sắp xếp ý nhằm đạt mục tiêu; (b) chuyển dịch ý tưởng thành ngôn từ cụ thể thành đoạn văn, bài văn; (c) xem lại, gồm đọc lại bài đã viết và chỉnh sửa ý tưởng, ngữ pháp, chính tả. Các hoạt động trên thường xuyên được thực hiện dưới sự tự giám sát của NV để đảm bảo bài viết đáp ứng được yêu cầu của đề bài [7].

Ý kiến của các tác giả trên về tiến trình viết có những điểm khác nhau nhưng đều thể hiện rõ vai trò của hoạt động chỉnh sửa. Hoạt động này có thể được thực hiện vào bất cứ thời điểm nào trong tiến trình viết: lập kế hoạch hay chuyển dịch ý tưởng thành ngôn từ.

Page 15: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Thị Hồng Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 9 - 16

10

Bàn về chỉnh sửa, Fitzgerald (1987) viết “chỉnh sửa nghĩa là thực hiện các thay đổi vào bất kỳ thời điểm nào trong tiến trình viết. Nó liên quan đến việc nhận dạng sự khập khiễng giữa cái dự định viết và cái được viết, những quyết định cái gì có thể hoặc nên thay đổi trong bài viết và làm thế nào để sửa lại” [6, 484]. Tiến trình chỉnh sửa bao gồm các hoạt động: đánh giá, chọn lựa cách chỉnh sửa. Amos Van Delderen và Ron Oostdam (2004) cho rằng chỉnh sửa là một hoạt động phức tạp, gồm các kiến thức về ngôn ngữ và ngoài ngôn ngữ. Các kiến thức về ngôn ngữ gồm từ vựng, cú pháp, ngữ âm, hình thái từ, và chính tả. Các kiến thức ngoài ngôn ngữ gồm siêu nhận thức (metacognition), kiến thức về diễn ngôn và về chủ đề liên quan đến yêu cầu của bài viết [1, 103]. Ví dụ: sự hiểu biết về tình huống giao tiếp (với ai, hoàn cảnh nào, mục tiêu giao tiếp...) thuộc về kiến thức ngoài ngôn ngữ. Khả năng chọn lựa những từ ngữ và giọng điệu phù hợp với tình huống giao tiếp thể hiện kiến thức ngôn ngữ của người giao tiếp. Các tác giả cho rằng có 2 cấp độ của sự chỉnh sửa là chỉnh sửa về nội dung và hình thức [1, 104].

Hoạt động chỉnh sửa có thể được thực hiện bởi nhiều chủ thể: bản thân người viết, người đọc (người học khác hoặc giáo viên) HS, những người đang học cách viết, hầu như chưa có kinh nghiệm về việc chỉnh sửa nên GV cần hướng dẫn cách phân tích yêu cầu của đề bài, cách đọc lại bài của mình hoặc của bạn, cách phát hiện lỗi và chỉnh sửa cũng như cách phản hồi sao cho không làm bạn tự ái.

Khi tự chỉnh sửa hoặc chỉnh sửa cho người khác, NV/NCS nhìn lại những gì mình hoặc người khác đã viết và trả lời những câu hỏi: bài viết này đã đáp ứng yêu cầu của đề bài hay chưa? Đáp ứng đến mức độ nào? Những gì còn thiếu? Những gì cần bổ sung thêm? Bổ sung như thế nào? Người đọc có hiểu văn bản nói gì hay không?... Hoạt động này đòi hỏi NCS/NV phải có năng lực nhận thức và tự nhận thức.

CÂU HỎI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Ba câu hỏi mà chúng tôi cần trả lời trong nghiên cứu này là: (a) hoạt động tự chỉnh sửa/

chỉnh sửa có tác động như thế nào đối với chất lượng bài viết của NV; (b) các hoạt động này có góp phần nâng cao năng lực tư duy của HV?; (c) Có thể vận dụng các hoạt động này vào dạy Làm văn ở trường PT được hay không? Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi sử dụng PP thực nghiệm và thu thập các số liệu là các bản nháp lần 1 (N1), nháp lần 2 (N1) và bản viết cuối (BC) của HV để phân tích, so sánh. Chúng tôi còn phỏng vấn 9/35 HV, gồm 3 HV có bài viết đạt kết quả tốt (HV nhóm A), 3 HV có bài viết đạt kết quả khá (nhóm B) và 3 HV đạt kết quả trung bình (nhóm C). Các số liệu trên được phân tích bằng phương pháp định tính. Phạm vi nghiên cứu tập trung vào hoạt động chỉnh sửa sau khi viết.

THỬ NGHIỆM

Thử nghiệm này thực hiện trên 25 HV lớp Lý luận và PPDH Văn và Tiếng Việt K16, ĐH Cần Thơ. Tiến trình thử nghiệm như sau:

- Bước 1: Các HV viết N1 tại lớp với đề bài “Xã hội là một cuốn sách, con người là một cuốn sách, thiên nhiên là một cuốn sách, cha mẹ, bạn bè cũng là sách. “Đọc” là hiểu, là khám phá, là vượt qua; đọc sách giúp ta suy nghĩ, thưởng thức. Anh/chị hãy viết một đoạn văn với đầu đề “Đọc”.

- Bước 2: GV phát cho HV phiếu Tự biên tập hướng dẫn hoạt động tự chỉnh sửa: (a) Đọc lại những gì đã viết: Ý nào, phần nào tôi thích nhất? Ý nào, phần nào chưa rõ ràng? (b) Tôi đã: trình bày những vấn đề cần giải thích, nói những gì muốn nói, trình bày rõ ràng, đã làm cho bài viết hấp dẫn? Sau đó, HV viết lại bài (N2).

- Bước 3: HV đem bài đến lớp, GV phát bài cho cặp HV chỉnh sửa cho nhau đồng thời phát phiếu Người biên tập hướng dẫn hoạt động chỉnh sửa, gồm các yêu cầu: (a) Ý nào, phần nào thú vị nhất trong bài viết của bạn? Ý nào, phần nào chưa rõ ràng? (b) Đánh dấu những chỗ đề nghị chỉnh sửa, ghi vào bên lề lý do cần chỉnh sửa. Sau khi đó, NV viết lần 3, bản cuối (BC).

Các bài viết này được thu lại và đánh giá dựa trên các tiêu chí sau: (a) Toàn bộ sản phẩm

Page 16: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Thị Hồng Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 9 - 16

11

của NV (N1, N2 và BC) có đáp ứng yêu cầu của đề bài hay không?; (b) Trong N2, NV đã tự thực hiện những hoạt động chỉnh sửa, bổ sung nào so với N1?; (c) Khi viết BC, NV đã tiếp thu góp ý của NCS ở mức độ nào và thực hiện những hoạt động chỉnh sửa, bổ sung nào sau khi được góp ý.

Sau khi đánh giá, phân loại các bài viết, chúng tôi phỏng vấn 9 HV với 9 câu hỏi, xoay quanh các nội dung: (a) tác dụng của việc tự chỉnh sửa/chỉnh sửa đối với bài viết của HV về hình thức và nội dung; (b) người học gặp khó khăn gì trong quá trình tự chỉnh sửa / chỉnh sửa; (c) các câu hỏi hướng dẫn tự chỉnh sửa/ chỉnh sửa của GV có tác dụng gì đối với NV/NCS; (d) có thể vận dụng những hoạt động trên vào giờ Làm văn ở trường PT hay không, tại sao, cần làm gì/ cần có những thay đổi gì để có thể vận dụng được các hoạt động này? Riêng câu hỏi thứ 6 thì với 3 nhóm, có 1 ý hỏi khác nhau. Cụ thể là: “Khi tôi đọc bài viết của anh/chị tôi nhận thấy từ bản viết đầu tiên đến bản viết cuối, anh/chị đã chỉnh sửa rất nhiều (nhóm A), có chỉnh sửa một số điểm (nhóm B), hầu như không chỉnh sửa (nhóm C). Tại sao?”.

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM

Chúng tôi thu được 69 sản phẩm của 25 HV, 19 HV nộp đủ 3 bản, 6 HV nộp 2 bản. Chúng tôi chọn phân tích 18 sản phẩm của 9 HV (những người đã tham gia phỏng vấn) để lần lượt trả lời câu hỏi nghiên cứu mà chúng tôi đã nêu trong mục 3. Cụ thể là:

1. Tác động của chỉnh sửa/tự chỉnh sửa đối với bài viết

Số liệu từ bài viết cho thấy hoạt động tự chỉnh sửa/ chỉnh sửa đã có tác động tốt đối với tiến trình viết của HV. Sản phẩm của 9 HV đều có sự thay đổi về nội dung và hình thức ở những mức độ khác nhau (bảng 1). Sản phẩm của nhóm A thể hiện sự chỉnh sửa nhiều nhất. Nguyên nhân là: (a) bản thân các HV này có khả năng tự nhận ra khiếm khuyết trong bài viết của mình; (b) NCS đã có những ý kiến đóng góp rất chất lượng cho sản phẩm của các HV này. Bảng 2 cho chúng ta thấy NV A1 đã

tự chỉnh sửa, bổ sung nhiều đồng thời chỉnh sửa theo ý kiến của NCS. Bản N2 của NV A2 không chỉnh nhiều so với N1 vì N1 khá hoàn chỉnh. Đáng chú ý là sau khi được NCS góp ý, NV này đã tạo ra một bài viết hoàn toàn mới, gồm 3 đoạn. Lý do việc sáng tạo bài mới của HV này là “tiếp thu ý kiến của bạn nhưng không thể chỉnh chỗ này một tí, chỗ kia một tí vì sẽ phá vỡ tính chỉnh thể của bài viết”. Ý tưởng trong BC của HV này rất phong phú nhưng về mặt cảm xúc và sự sáng tạo thì không bằng N1 và N2. NV 3A là một HV khá lớn tuổi, tổ trưởng chuyên môn của trường PT, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, thường ngày khá bảo thủ, ít chịu lắng nghe ý kiến của bạn, thế nhưng trong BC, HV đã tự chỉnh sửa đồng thời tiếp thu ý kiến của NCS để tạo ra văn bản hoàn chỉnh hơn so với N1 và N2.

Nếu NV đã có sự suy nghĩ chín chắn trước khi bắt đầu viết thì mức độ chỉnh sửa sẽ ít hơn. Sản phẩm của HV nhóm B thể hiện rõ điều này. NV B1 có dàn ý rõ ràng ngay từ N1 nên ở N2, HV này chỉ cần phát triển các ý trong N1 thành 4 đoạn hoàn chỉnh. NV tiếp tục chỉnh sửa BC sau khi nhận được góp ý của bạn đồng thời tiếp tục tự chỉnh sửa nên BC có 6 đoạn. Sản phẩm của NV 2B cũng tương tự: N1 chỉ là 4 ý sơ lược, N2 là 4 đoạn, phát triển từ 4 ý. Ở BC, NV tự chỉnh sửa thành 6 đoạn, có 2 đoạn hoàn toàn mới mặc dù NCS chỉ góp ý về cách diễn đạt, không góp ý về nội dung. Điều này chứng tỏ HV 2B có năng lực tự đánh giá, khả năng tự chỉnh sửa tốt. Sản phẩm của NV 3B, từ N1, N2 đến BC đều là 4 đoạn, tuy nhiên, so với N1 thì N2 và BC có sự bổ sung các ý. Đáng chú ý là sự thay đổi về giọng điệu so với N2: N2 viết với giọng đối thoại “ Các bạn thân mến, các bạn hãy tưởng tượng xem...”, có những câu không khẳng định chắc chắn “Nhưng đơn giản chúng ta chỉ đọc sách thôi thì đủ chưa? Tôi cũng không biết nữa”. BC có giọng khẳng định “Nhưng có đơn giản là chúng ta chỉ đọc ở sách là đủ cho cuộc sống chưa? Nếu chỉ tìm hiểu ở sách không thì chưa đủ..”.

Ví dụ trên cho thấy sự chuyển biến trong nhận thức của NV trong quá trình viết: từ

Page 17: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Thị Hồng Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 9 - 16

12

nghi ngờ đến khẳng định, xác tín vào niềm tin của mình, sự chuyển biến này chắc chắn là kết quả của một quá trình nghiền ngẫm về cái mình đã viết.

Sản phẩm của NV C1 hầu như không có sự thay đổi về nội dung từ N1 đến BC, chỉ bổ sung vài từ và giảm viết tắt mặc dù HV này nhận được những ý kiến đóng góp rất chính xác của NCS. Khi được hỏi về lý do của việc không chỉnh sửa, HV này cho rằng “Tự nhận thấy những vấn đề nêu lên là phù hợp và đã chỉnh sửa rồi. NCS không hiểu ý tôi, việc đóng góp không giúp tôi phát triển thêm”. Điều này thể hiện sự bảo thủ và sự hạn chế trong năng lực tự đánh giá của HV này. Trường hợp NV C3 cũng tương tự: bài sơ lược, chỉ có 2 đoạn mặc dù được NCS chỉ rõ nhược điểm nhưng vẫn không chỉnh sửa nhiều. HV này đã giải thích: “NV viết theo cảm nhận, tâm đắc của bản thân nên không có sự chỉnh sửa nhiều”. BC của NV 2C có sự thay đổi về cấu trúc so với N1, cụ thể là nhập đoạn 2 và 3 thành 1 đoạn, thêm 1 đoạn mới, đồng thời chỉnh sửa lại cách diễn đạt của các đoạn 2,3,4 theo đề nghị của NCS. Bài viết của HV này chưa đáp ứng tốt yêu cầu của đề bài

nhưng lại thể hiện khả năng tự chỉnh sửa và biết lắng nghe ý kiến của NCS, dù ý kiến chỉ tập trung vào cách diễn đạt.

Việc phân tích các số liệu trên cho ta thấy hiệu quả của hoạt động tự chỉnh sửa/ chỉnh sửa đối với sản phẩm của NV, thể hiện ở sự chỉnh sửa về nội dung, hình thức, dù mức độ chỉnh sửa khác nhau. Hiệu quả của sự chỉnh sửa này phụ thuộc vào 2 yếu tố: khả năng tự đánh giá, tự chỉnh sửa của NV và chất lượng góp ý của NCS. Chất lượng của sự tự chỉnh sửa/ chỉnh sửa còn phụ thuộc vào câu hỏi hướng dẫn của GV. Để có thể tự đánh giá và đánh giá, tự chỉnh sửa/ chỉnh sửa, cả NV lẫn NCS đều phải nắm chắc yêu cầu của đề bài và có khả năng phân tích, đánh giá. Do vậy, GV cần có câu hỏi hướng dẫn HV thực hiện hoạt động này.

Số liệu thu thập được từ các câu trả lời phỏng vấn góp phần làm sáng tỏ thêm những thay đổi trong tiến trình viết của HV. Đối với câu hỏi “Vi ệc NV tự chỉnh sửa bài viết của mình có tác dụng gì?”, tất cả HV khẳng định hoạt động này giúp HV “tự nhìn nhận, đánh giá, tự phát hiện, hạn chế sai sót, có cơ hội thay đổi, bổ sung, viết lai, điều chỉnh, khắc phục”.

Bảng 1. Thống kê các chỉnh sửa

Mã NV Nháp 1 Nháp 2 Bản cuối

1A 4 đoạn 4 đoạn, đoạn 2 cắt bỏ một số ý, thêm nhiều ý mới so với N1.

4 đoạn, bổ sung đoạn 2 và đoạn 4.

2A 5 đoạn 5 đoạn, không cắt bỏ ý, chỉ thêm bớt 1 vài từ.

3 đoạn.

3A 3 đoạn 3 đoạn, mỗi đoạn bổ sung vài ý.

6 đoạn, 4 đoạn hoàn toàn mới, bổ sung vài ý cho đoạn 1,2 của N2.

1B 1 đoạn hoàn chỉnh, 3 ý

4 đoạn, đoạn 2-4 bổ sung, hoàn chỉnh.

6 đoạn, CHỉNH SửA ý mà bạn nhận xét là “chưa rõ”. Phân đoạn rõ ràng hơn N1 và N2.

2B 4 ý 4 đoạn phát triển từ 4 ý.

6 đoạn, 2 đoạn hoàn toàn mới, diễn đạt lại ý mà bạn nhận xét “chưa rõ”.

3B 4 ý 4 đoạn phát triển từ 4 ý.

4 đoạn, tất cả các đoạn đều bổ sung thêm ý. Nhận xét của bạn chỉ tập trung vào hình thức nhưng bản thân NV từ N1-bản cuối tự bổ sung, CHỈNH SỬA.

1C 3 đoạn 3 đoạn, chỉ bổ sung một vài từ.

- 3 đoạn, hầu như giữ nguyên nội dung. Về hình thức: giảm viết tắt.

2C Không viết 4 đoạn. - 4 đoạn, nhập đoạn 2 và đoạn 3 của N2 thành 1 đoạn, thêm 1 đoạn mới. - CHỈNH SỬA đoạn 2, 3, 4 theo đề xuất của bạn.

3C 2 đoạn 2 đoạn, đoạn 2 đầy đủ hơn, có dẫn chứng.

2 đoạn, giống N1 và N2 về ý tưởng, khác cách dùng từ, lược bỏ 1 vài ý.

Page 18: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Thị Hồng Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 9 - 16

13

Bảng 2. Thống kê các ý kiến nhận xét của người chỉnh sửa

Mã NCS Ý kiến của người chỉnh sửa

1 - Nếu bạn phân tích vấn đề “đọc là hiểu, khám phá...” kỹ hơn bài viết sẽ hay hơn. - Câu kết chưa khái quát được yêu cầu của đề.

2 - Nên vắn tắt hơn. - Cần giải thích kỹ hơn khái niệm “đọc”. - Bài viết có cảm xúc như một tùy bút ngắn thể hiện “đọc” qua từng giai đoạn cuộc đời. Một tâm hồn có chiều sâu xúc cảm! Đáng trân trọng!

3 - Chưa làm rõ các vấn đề về “sách”. - Nên hiểu “sách”, “đọc” theo nghĩa bóng, như thế mới đáp ứng yêu cầu của đề.

4 - Nên khai thác thêm nét nghĩa bóng của “sách”. - Trong đoạn 3 có ý chưa rõ. 5 -Câu không rõ nghĩa. Lặp từ. Ý này chưa rõ.

6 - Có ý tưởng hay. - Sửa lỗi câu “cho nên để hiểu về sách chúng ta cần..”. - Bổ sung một số từ “Như vậy, ta vừa quan sát, những điều”.

7 - Chưa giải thích rõ các từ khóa “sách, tìm hiểu, khám phá”. - Chưa đi vào trọng tâm đề bài. - Viết tắt quá nhiều. - Sử dụng từ chưa rõ ràng. - Cách dẫn chứng chưa cụ thể, thuyết phục.

8 - Đoạn 2: Diễn đạt chưa rõ ràng. - Đoạn 3: Lập luận “đọc sách trong thời gian ...” thiếu thuyết phục. - Đoạn 4: chưa trình bày rõ vấn đề.

9

- Ưu: Viết về cha mẹ cảm động, sâu sắc. NV có quá trình đọc lại để điều chỉnh một số lỗi trình bày, dùng từ. - Hạn chế: vào bài khô khan, gượng ép, chưa khai thác đầy đủ các vấn đề đặt ra trong đề bài, ý tưởng còn cạn.

Với câu hỏi “Vi ệc chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của bạn có tác dụng gì đối với NV?’ câu trả lời khá đa dạng: “giúp NV nhận ra những lỗi mà bản thân không nhìn thấy; cân nhắc ý kiến của bạn để điều chỉnh bài viết; học thêm cách dùng từ, cách sắp xếp bố cục bài viết;rút kinh nghiệm, khắc phục, sửa chữa lỗi; có cơ hội đối chiếu với cách viết của bản thân”. Đáng lưu ý là ý kiến của một HV khá lớn tuổi, thường ngày khá bảo thủ khi bài viết của HV này được chỉnh sửa bởi một HV trẻ “khi đọc đầu đề, tôi chỉ hiểu một khía cạnh của vấn đề, qua trao đổi với NSC, tôi hiểu rõ hơn, các ý tưởng cụ thể hơn”. Hai HV 1C và 3C, những người ít chỉnh sửa bài viết sau khi được góp ý của bạn cũng khẳng định hiệu quả của hoạt động chỉnh sửa “giúp cho NV có thêm sự lựa chọn về từ ngữ, nhận ra lỗi chính tả, nhìn nhận thêm cách bố trí, sắp xếp đoạn văn, có thêm sự gợi ý để chỉnh sửa, xem lại góp ý của bạn để bổ sung, chỉnh sửa các ý cho phù hợp”.

Như vậy, cả hai nguồn số liệu là sản phẩm của NV và trả lời phỏng vấn cho ta thấy rõ tác dụng tích cực của tự chỉnh sửa/chỉnh sửa đối với bài viết của HV. Điều này là tất yếu vì khi thực hiện hoạt động tự chỉnh sửa, NV phải nhìn lại yêu cầu của đề bài, tự đánh giá xem bài viết của mình đã đáp ứng yêu cầu đề bài

đến mức nào, nếu cảm thấy mình không đủ hiểu biết về đề tài, NV phải tìm thêm tư liệu, suy nghĩ cách chỉnh sửa... Khi chỉnh sửa lẫn nhau, người học có cơ hội tương tác, chia sẻ với nhau, đọc bài của những HS khá, giỏi, HS kém chắc chắn sẽ học hỏi được nhiều điều hay. Khi đọc bài của HS kém hơn, những HS khá, giỏi cũng có cơ hội nhận ra những sai sót trong bài viết của bạn để tránh mắc những lỗi tương tự. Sự tương tác này tạo ra những xung đột nhận thức, qua đó, trợ giúp và thúc đẩy nhận thức của HS phát triển.

Phân tích trên cho thấy tác động tích cực của hoạt động tự chỉnh sửa/chỉnh sửa đối với bài viết của HV, vậy, liệu hoạt động này có tác động gì đối với năng lực tư duy của NV? Tác động của tự chỉnh sửa/chỉnh sửa đối với việc nâng cao năng lực tư duy cho người học

Thông qua việc dạy kiến thức để dạy HS cách tư duy là một trong những nguyên tắc nền tảng của dạy học, trong đó có tư duy phê phán (reflective thinking). Bàn về tư duy phê phán, Dewey (1993) cho rằng đó là “khả năng xem xét và tự đánh giá xem mình đã biết những gì, những gì cần phải biết và làm thế nào để lấp được khoảng trống giữa cái biết và chưa biết” [3].

Page 19: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Thị Hồng Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 9 - 16

14

Đối với người viết

Tự chỉnh sửa là cơ hội cho NV rèn luyện, thể hiện tất cả các năng lực trên, bởi vì trong quá trình tự chỉnh sửa/chỉnh sửa, họ phải đọc lại từng dòng, từng chữ đồng thời nhìn lại cấu trúc tổng thể của bài viết trong sự đối chiếu với yêu cầu của đề bài, chủ đề của bài viết, phân tích, tổng hợp, đánh giá, phê phán để nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của bài viết. Thậm chí NV còn phải đóng vai người đọc để tự hỏi bản thân những câu hỏi như: Liệu người đọc có hiểu đúng ý mình viết? Liệu bài viết của mình có đáp ứng được yêu cầu của người đọc. Từ đó, có những quyết định phù hợp: chỉnh sửa cái gì và chỉnh sửa như thế nào.

Hoạt động tự chỉnh sửa của NV xảy ra trong đầu NV, tuy nhiên, bằng việc so sánh các bản N1, N2 và BC, chúng ta có thể nhận biết năng lực tư duy của NV. Sản phẩm của 8/9 HV tham gia nghiên cứu này (từ N1 đến BC) đều có thay đổi về nội dung bên cạnh sự thay đổi về hình thức: cắt bỏ ý thừa, bổ sung luận điểm, luận cứ, thay đổi lập luận, giọng điệu (HV 3B), cấu trúc lại bố cục bài viết (HV 1B, 2C) thậm chí là viết một bản mới hoàn toàn (HV 2A). Hoạt động tư duy nào đã diễn ra trong quá trình tự chỉnh sửa? Chắc chắn đó là sự tự suy ngẫm, tự nhìn nhận, tự đánh giá và tìm ra cách khắc phục nhược điểm, là sự quyết định nên thay đổi cái gì, thay đổi như thế nào. Sự thay đổi này thể hiện khả năng tự nhận thức về những giới hạn của bản thân và sự cố gắng khắc phục, vượt qua các giới hạn ấy.

Kết quả trả lời câu hỏi “t ừ N1, N2 đến BC anh/chị đã chỉnh sửa rất nhiều. Vì sao?” đã làm rõ thêm các hoạt động tư duy này. Tất cả các HV nhóm A và B đều chỉ ra những hoạt động tư duy mà họ đã thực hiện, đó là “tự đọc lại bài viết của mình, phát hiện lỗi sai của chính mình để khắc phục, nảy ra những ý mới hợp lý hơn, cắt bỏ những ý chưa hay; xem xét những góp ý của bạn, học hỏi nhiều điều hay từ bạn”. HV A2 nhận ra sự phức tạp của hoạt động tạo lập văn bản “khi viết N1, do hoạt động viết và hoạt động “động não” của tư duy diễn ra cùng một lúc nên diễn đạt đôi chỗ chưa thoát ý, thiếu ý”. Khi đọc lại, họ

phải tách mình ra khỏi văn bản, cố gắng nhìn nhận sản phẩm của mình bằng con mắt khách quan của người đọc “đặt mình vào vai trò của người đọc để nhận ra những yêu cầu từ phía người tiếp nhận” (ý kiến của HV 2B). Kết quả tất yếu là chất lượng bài viết lại cao hơn.

Tự chỉnh sửa không hề là một hoạt động dễ dàng vì NV phải biết tự vượt qua chính mình, câu trả lời của các HV về “những khó khăn trong quá trình chỉnh sửa” minh chứng cho điều này. Phần lớn HV cho rằng “quá trình tự chỉnh sửa mang tính chủ quan”, “ Khó tự phát hiện ra lỗi sai”, “NV thường có tâm lý tự bằng lòng với bài viết của mình”, “ có những thói quen khó sửa như chính tả, ngữ pháp”. Một ý kiến cho là “không hiểu nhận xét của bạn”. Những ý kiến trên vừa thể hiện khó khăn của NV khi tự chỉnh sửa nhưng đồng thời cũng thể hiện những hạn chế trong năng lực tự đánh giá của NV, sự xa lạ của hoạt động này trong môi trường nhà trường từ bậc PT đến ĐH.

Đối với người chỉnh sửa

Quá trình đọc và góp ý cho bài viết của bạn cũng là cơ hội để NCS thể hiện năng lực tư duy của mình. Bảng 2 cho ta thấy 6/9 ý kiến của NCS tập trung vào nhận xét nội dung, trong đó có 5 đề nghị chỉnh sửa về luận điểm (NCS 1, 2, 3, 4, 7), 4 nhận xét về luận cứ (NCS 4, 7, 9). Nếu không hiểu rõ yêu cầu của đề bài, không đọc kỹ và phân tích cấu trúc của bài thì NCS không thể có những nhận xét chất lượng như vậy. Các HV đều ý thức rõ đó không phải là công việc dễ dàng. Lý do của khó khăn này, theo các HV là “mỗi NV và NCS có nhận thức, dụng ý, có cái tôi cá nhân khác nhau nên khó góp ý; giữa NV và người đọc không cùng qua điểm nên khó thỏa hiệp; khó tìm ra hướng chữa lỗi bài viết của bạn; bản thân NCS cũng chưa hiểu hết yêu cầu của đề bài nên khó góp ý; trình độ của NV và NSC như nhau”. Những khó khăn trên là điều hiển nhiên, đặc biệt là trong điều kiện GV không thường xuyên tạo điều kiện cho HS đóng vai NCS. Một trong những biện pháp khắc phục là nêu câu hỏi hướng dẫn HS thực hiện hoạt động tự chỉnh sửa/chỉnh sửa để nó diễn ra đúng hướng. Các câu hỏi này còn giúp

Page 20: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Thị Hồng Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 9 - 16

15

NV ý thức rõ hơn vai trò của công việc chỉnh sửa trong tiến trình viết, qua đó, bổ sung kỹ năng viết cho người học.

Ngoài việc nhận xét cái gì, nhận xét như thế nào (chỉ ra ưu điểm, giọng điệu nhẹ nhàng) cũng là yếu tố quan trọng không kém. Trong số các nhận xét của NCS, chỉ có 2 ý kiến nêu ưu điểm trong bài viết của bạn (NCS số 2, 9). Điều này thể hiện hạn chế về kỹ năng đánh giá của NCS. Và phải chăng cũng thể hiện thực tế là khi chấm bài của HS, GV ít khi chỉ ra ưu điểm của các em?

Thử nghiệm này của chúng tôi được thực hiện trên đối tượng là những GVPT, do vậy, một trong những câu hỏi nghiên cứu mà chúng tôi muốn trả lời là liệu kỹ năng tự chỉnh sửa/chỉnh sửa, và cách dạy các kỹ năng này có được chuyển giao cho các GV khi họ về dạy ở trường PT? Các câu hỏi trên sẽ được làm sáng tỏ trong phần sau.

Khả năng vận dụng vào giờ Làm văn ở trường phổ thông

Kết quả phân tích số liệu trong phần trên đã chứng minh hiệu quả không thể phủ nhận của hoạt động tự chỉnh sửa/chỉnh sửa đối với năng lực tư duy của người học và bài viết của họ. Về vấn đề “Có thể cho HS PT thực hiện hoạt động tự chỉnh sửa khi dạy Làm văn ở trường PT hay không?”, tất cả các HV được phỏng vấn đều khẳng định tính khả thi của việc vận dụng hoạt động này. Về mức độ vận dụng, chỉ có 3 ý kiến cho là “chỉ nên cho HS tự chỉnh sửa, chưa thể cho HS chỉnh sửa bài của bạn vì trình độ ngang nhau và HS chưa quen với công việc này, hoặc chỉ nên cho HS chỉnh sửa ngữ pháp, chính tả còn về bố cục của bài viết thì HS chưa đủ sức để nhận xét”. Những băn khoăn trên của HV hoàn toàn chính đáng, nhất là khi hoạt động tự chỉnh sửa/chỉnh sửa còn xa lạ với chính các HV, những GV đang làm công tác giảng dạy ở trường PT. Nhưng chính HV đã tự đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục khó khăn trên như: “GV hướng dẫn kỹ và rèn luyện kỹ cho HS quen dần bằng cách GV làm mẫu cho HS; nên bắt đầu bằng

việc cho HS chỉnh sửa đoạn văn đến chỉnh sửa toàn bài; cho điểm khuyến khích với những HS có cố gắng chỉnh sửa và những HS có sự hợp tác, đóng góp chân thành cho bạn; có thể dùng các cặp NV/NCS tốt để làm mẫu cho các HS khác; cung cấp cho HS tiêu chí đánh giá; tăng tiết thực hành; thay đổi PPDH và cách đánh giá; GV phải tâm huyết với nghề”. Tất cả các HV đều nhận thấy hiệu quả của hoạt động tự chỉnh sửa/chỉnh sửa đối với tiến trình tạo lập văn bản của HS và đều mong muốn thực hiện các hoạt động này. Họ cũng ý thức được các điều kiện có thể vận dụng: điều kiện chủ quan là sự tâm huyết của GV, phương pháp thực hiện; điều kiện khách quan là phân bố chương trình, cách đánh giá. Chúng tôi cho rằng điều kiện chủ quan là quan trọng nhất vì chương trình, cách đánh giá có thay đổi mà GV không hiểu biết về tiến trình tâm lý viết, không ý thức được vai trò của tự chỉnh sửa/chỉnh sửa, không tâm huyết và mong muốn thay đổi thì mọi cuộc cải cách đều khó có thể dẫn đến thành công.

KẾT LUẬN

Chỉnh sửa là một hoạt động không thể thiếu trong tiến trình tạo lập văn bản của NV, kể cả NV chuyên nghiệp lẫn những người đang học cách viết như HS, bao gồm các hoạt động phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá, ra quyết định. Năng lực này của NV càng cao, hiệu quả chỉnh sửa càng lớn, sản phẩm viết càng hoàn chỉnh. Quá trình chỉnh sửa tạo cơ hội cho NV tham gia tích cực vào tiến trình tự nhận thức và hiểu được vai trò của mình trong tiến trình học tập, đồng thời nhận ra những tiến bộ của bản thân trong tiến trình viết. Bản thân các HV-GV tham gia nghiên cứu này cũng khẳng định có thể cho HS thực hiện hoạt động tự chỉnh sửa/chỉnh sửa trong quá trình làm văn, tuy nhiên, việc thực hiện điều này trong thực tế ở mức độ nào thì còn phụ thuộc vào một số điều kiện như trình độ HS, tâm huyết của GV, sự thay đổi cách đánh giá kết quả học tập của HS và sự hợp lý trong phân bố chương trình Làm văn ở trường PT.

Page 21: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Thị Hồng Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 9 - 16

16

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Amos van Delderen & Ron Oostdam,. 2004. Revision of form and meaning in learning to write comprehensible text. In trong Revision Cognitive and Instructional Proceses (Eds. Linda Allal, Lucile Chanquoy, Pierre Largy). Kluwer Academic Publishers, Boston/Dordrech/New York/London, pp. 103-124. [2]. Donald M. Murray,. 1972. Teaching writing as a process, not a product truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2010 từ: http://www.paulmuhlhauser.org/CourseArchive/English630/PDF/Murray.pdf [3]. Dewey, J,. Reflective thinking truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2011 từ:

http://www.higp.hawaii.edu/kaams/resource/reflection.htm [4]. Fitzgerald, J,. 1987. Research on revision in writing. Review of Educational Research, 57, 418-506. [5]. Gert Rijlaarsdam, Huub van den Bergh, Michel Couzijn (Eds.),. 2005. Effective Learning and Teaching of Writing – A Handbook of Writing in Education, 2nd Edition, Kluwer Academic Publishers. [6]. Flower, L & Hayes, J (1981). The Cognitive Process Model of the Composing Process truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2010 từ: http://faculty.goucher.edu/eng221/Flower_and_Hayes_Cognitive_Process_Model_of_Composition.htm

SUMMARY THE IMPACT OF REVISION ON LEARNERS’ COMPOSITION OF TEXTS

Nguyen Thi Hong Nam*

Cantho University

Revision is a step in writers’s composing texts. Revision can be done by learners themselves, peer-feedback and teachers’ correction. This paper reports the results an emprical study: (a) on the impact of self-revision on learners’ writing; (b)on learners’ metacognitive awareness; (c) the paper also centers on how self-revision could be impemented in the context of secondary education in Vietnam. Keywords: composition of texts, self-revision, revision, text, metacognitive awareness.

* Tel: 0918 486 086

Page 22: Tập 81 - 05 -2011

Ngô Giang Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 17 - 20

17

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM GIAO TI ẾP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC NÔNG THÔN MI ỀN NÚI PHÍA BẮC

Ngô Giang Nam*

Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Giao tiếp là một điều kiện tất yếu không thể thiếu được trong hoạt động của con người. Đối với học sinh tiểu học nông thôn, giao tiếp còn có ý nghĩa sống còn với đời sống tinh thần của các em. Việc tìm hiểu các đặc điểm giao tiếp có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp giáo dục, dạy học nói chung và các phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp nói riêng phù hợp với học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc Việt Nam. Từ khóa: Giao tiếp, Kỹ năng giao tiếp,Đặc điểm giao tiếp

Giao tiếp là một điều kiện tất yếu không thể thiếu được trong hoạt động của con người. Sự hình thành và phát triển nhân cách con người đạt được ở mức cao hay thấp, ổn định hay không ổn định phụ thuộc đáng kể vào khả năng giao tiếp của họ. Điều này có thể lý giải rằng nhân cách con người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của chính con người. Thông qua hoạt động và giao tiếp, con người tự sản xuất ra tâm lý, tự tạo ra bản chất người, nhân cách của chính mình.*

Giao tiếp của học sinh tiểu học là quá trình tiếp xúc của trẻ với gia đình, nhà trường và xã hội nhằm trao đổi thông tin về học tập, tư tưởng tình cảm và các vấn đề về sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Giao tiếp của học sinh tiểu học có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, khả năng giao tiếp của trẻ phụ thuộc vào vốn sống, vốn kinh nghiệm và tính tự chủ của trẻ trong quá trình giao tiếp, phụ thuộc vào quá trình tập luyện, rèn luyện do hoạt động dạy học và giáo dục trong và ngoài nhà trường mang lại. Ngoài những yếu tố nêu trên giao tiếp của trẻ còn phụ thuộc vào đặc điểm văn hóa vùng miền, phụ thuộc vào phong tục tập quán địa phương và dân tộc, đặc biệt là môi trường giao tiếp trong và ngoài nhà trường của trẻ. Quan hệ thầy trò thân thiện là yếu tố tích cực ảnh hưởng tới giao tiếp của trẻ. Chính những yếu * Tel: + 84(0)988 880113; Email: [email protected]

tố đó tạo ra những nét đặc trưng trong giao tiếp của con người, nó ảnh hưởng tới phong cách giao tiếp, nhu cầu giao tiếp, nội dung giao tiếp, đối tượng giao tiếp và hình thức giao tiếp của học sinh tiểu học. Vì vậy giao tiếp của học sinh Tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc có những đặc điểm riêng khác biệt so với đặc điểm giao tiếp của trẻ ở thành phố và miền xuôi, đòi hỏi những nhà giáo dục cần phải quan tâm tới.

Để tìm hiểu về đặc điểm giao tiếp của học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 700 học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc tại các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn, Thái Nguyên. Phương pháp chính chúng tôi sử dụng là phương pháp điều tra bằng anket, quan sát, phỏng vấn và trò chuyện. Qua điều tra chúng tôi thấy học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc có một số đặc điểm sau:

1. Nội dung giao tiếp: Trong lĩnh vực giáo dục, nội dung giao tiếp của học sinh tiểu học rất phong phú và đa dạng. Qua khảo sát chúng tôi thấy được, khi trò chuyện với bạn bè, các thầy cô giáo các em thường xuyên đề cập đến những vấn đề liên quan đến nội dung học tập. Bởi đối với học sinh tiểu học bên cạnh hoạt động vui chơi vẫn còn chiếm ưu thế thì hoạt động học là chủ đạo cho nên nội dung giao tiếp của trẻ chủ yếu về những vấn đề liên quan đến học tập sẽ chiếm tỷ lệ thường xuyên

Page 23: Tập 81 - 05 -2011

Ngô Giang Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 17 - 20

18

trong các nội dung giao tiếp. Về đối tượng mà các em giao tiếp là: Với bạn bè các em thường xuyên giao tiếp trao đổi với nhau chiếm 74,1% như vậy đối tượng giao tiếp là bạn bè chiếm tỷ lệ cao nhất trong các đối tượng mà trẻ chọn giao tiếp về nội dung học tập điều này hoàn toàn phù hợp bởi với bạn bè trẻ luôn luôn gần gũi, dễ chia sẻ thông tin.

Đối với thày cô thường xuyên 56%, đôi khi 41,3%, không bao giờ 2,6% . Đây là vấn đề các nhà giáo dục cần quan tâm tại sao tỷ lệ trẻ chọn đối tượng giao tiếp là thầy cô lại ít hơn bởi giữa thầy cô và trẻ còn có khoảng cách, phải chăng trong giao tiếp ứng xử thầy cô chưa thật sự thân thiện với trẻ, trẻ chưa tìm thấy chỗ dựa thực sự từ thầy cô. Do đó trong dạy học, giáo dục muốn nâng cao hiệu quả giáo dục cần phải rút ngắn khoảng cách thầy-trò, giáo viên phải thân thiện với người học. Ở đây ta thấy tại sao học sinh tiểu học nội dung giao tiếp chủ yếu xoay quanh về vấn đề học tập mà lại không xoay quanh các nội dung giao tiếp khác. Học tập là bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của trẻ, trẻ chuyển từ chơi sang học nên gặp phải những khó khăn bỡ ngỡ, môi trường mới lạ lẫm, khác xa với môi trường ở gia đình và xã hội. Trong lớp học quan hệ bạn bè và thày cô có sự chênh lệch nhau, nguyên nhân của vấn đề này do yêu cầu nhiệm vụ học tập đề ra đòi hỏi trẻ phải tự lực thực hiện và hoàn thành với các phương thức sinh hoạt khác hẳn và mục tiêu mà trẻ phải đạt được đó là chuẩn tri thức, kĩ năng và thái độ sau mỗi bài học. Các tri thức khoa học mà các em "chậm chững" chiếm lĩnh ở đây chủ yếu là rèn chữ, con tính, các kiến thức về môi trường xung quanh... tất cả những vấn đề này đều lạ lẫm với các em, khó khăn hơn cả là các em phải hình thành đươc những thói quen cơ bản ban đầu cho việc học tập. Bản tính của học sinh tiểu học nông thôn là nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin khi giao tiếp nên nhiều nội dung giao tiếp với thầy cô giáo như những khó khăn trong học tập (52,7%), cách học (54,6%), cách truyền đạt kiến thức (42,4%) là điều dể hiểu. Nội dung giao tiếp tiếp theo mà học sinh tiểu học hay đề cập thường xuyên với bạn bè là chuyện vui đùa (65,3%). Đó là những trò

chơi, câu chuyện, đồ chơi, những điều mà cảm giác, tri giác các em cảm nhận được theo nhận thức cảm tính và thông qua các hoạt động vui chơi học sinh tiểu học nắm được cung cách cư xử, các quy tắc đạo đức, tinh thần tập thể, tính sáng tạo. Bên cạnh nhiệm vụ học tập chiếm lĩnh những tri thức của nhân loại các em còn được quyền vui chơi, tìm hiểu thế giới quan xung quanh, tất cả đều mới mẻ và sinh động cho nên giao tiếp của học sinh tiểu học với nhau có ý nghĩa sống còn với đời sống tinh thần của chúng. Ở trường tiểu học, bên cạnh hoạt động học tập chiếm vai trò chủ đạo thì vui chơi vẫn giữ vị trí vai trò quan trọng, nhằm giúp trẻ hoàn thiện và phát triển nhân cách, cho nên nội dung giao tiếp về vui chơi vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong nội dung giao tiếp của trẻ. Đối tượng mà trẻ chọn để giao tiếp về vui chơi chiếm tỷ lệ lớn vẫn là bạn bè bởi các em không thể sống thiếu vắng bạn bè.

Với thầy cô giáo chuyện vui đùa trong nội dung giao tiếp của học sinh tiểu học chỉ chiếm 12,3%, đôi khi và không bao giờ chiếm tỷ lệ khá lớn 84,6%. Điều này đòi hỏi thầy cô giáo ngoài việc chuyển tải kiến thức, nội dung học tập, cần phải gần gũi, hiểu đặc tính tâm lý của học sinh tiểu học vùng miền. Ngoài hai nội dung thường xuyên đề cập đến trong nội dung giao tiếp của học sinh tiểu học nông thôn còn có các nội dung khác như truyện trong lớp, truyện ngoài trường, truyện làng xã, truyện thời sự, cách nhìn về cuộc sống, hoàn cảnh sống các em có đề cập tới nhưng chiếm tỷ lệ không cao trong nội dung giao tiếp thường xuyên. Nguyên nhân của thực trạng trên còn do vốn ngôn ngữ phổ thông của học sinh tiểu học còn hạn chế, môi trường giao tiếp hẹp, ít va chạm cho nên vốn sống, vốn hiểu biết còn hạn hẹp.

2. Đối tượng giao tiếp thường xuyên của học sinh tiểu học nông thôn là bạn cùng lớp 63,6%, bạn thân 68,1%, giáo viên chủ nhiệm 47,3%, bạn cùng hoàn cảnh 49,3%, bạn cùng dân tộc 45,6%, bạn cùng làng xã 44,3%, bạn cùng khối 40,2%... Như vậy đối tượng giao tiếp của các em đã bắt đầu được mở rộng, phong phú, thể hiện khả năng hòa nhập của học sinh tiểu học vào các mối quan hệ. Tuy nhiên bạn bè vẫn là đối tượng giao tiếp thường xuyên của trẻ.

Page 24: Tập 81 - 05 -2011

Ngô Giang Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 17 - 20

19

3. Ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp: Đa phần học sinh tiểu học nông thôn miền núi phía Bắc là học sinh dân tộc thiểu số chiếm 74,1% với nhiều dân tộc khác nhau. Đây cũng là một điều khó khăn đối với các nhà giáo dục cơ sở, với nhiều thành phần dân tộc, phong tục tập quán, ngôn ngữ dân tộc khác. Do nhiều dân tộc khác nhau, khi đến trường ngôn ngữ giao tiếp thường xuyên của các em là tiếng việt (68,02%), ngôn ngữ dân tộc chỉ sử dụng trong giao tiếp với đối tượng là người cùng dân tộc (25,44%) và với bố mẹ, người thân (51,3%). Điều này phản ánh điều kiện sống và đặc điểm giao tiếp của học sinh tiểu học nông thôn đó là trong gia đình, làng bản tiếng mẹ đẻ được sử dụng như một ngôn ngữ quen thuộc khi giao tiếp với những người cùng dân tộc và am hiểu tiếng dân tộc của mình [4]. Vì vậy để giáo dục, dạy học có hiệu quả giáo viên tiểu học cần phải biết tiếng dân tộc và sử dụng được tiếng dân tộc để nắm bắt đặc điểm tâm lý của trẻ, hòa đồng cùng trẻ trong các hoạt động.

4. Nhu cầu giao tiếp của học sinh tiểu học: Do môi trường giao tiếp và đối tượng giao tiếp chủ yếu là người thân trong gia đình và làng xã, các thông tin còn hạn chế khi đến trường với môi trường mới phong phú, đa dạng, đối tượng giao tiếp và tầm nhìn được mở rộng cùng với các hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể, các em có nhiều cơ hội giao tiếp và có những nhu cầu riêng phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Đó là mong muốn được trò chuyện, tiếp xúc với người xung quanh (96%); thích tham gia vào các trò chơi tập thể cùng với các bạn (95,3%); thích chơi thân với nhiều bạn (95,1%); thích các ngày lễ hội, tết (96,1%). Bên cạnh đó cũng xuất hiện các cung tầng bậc xúc cảm của lứa tuổi như thương những bạn có hoàn cảnh éo le (93,6%); rất vui khi giúp được người khác một việc gì đó (91,9%) hay trong hoàn cảnh khó khăn thường nghĩ về bạn bè và người thân của mình (79,3%). Như vậy nhu cầu giao tiếp của học sinh tiểu học nông

thôn miền núi phía Bắc chủ yếu vẫn là giao tiếp với bạn điều này phù hợp với lứa tuổi và nếu như nhu cầu cầu giao tiếp của học sinh tiểu học không được thỏa mãn dễ dẫn đến sự phát triển không bình thường cả tâm lý, sinh lý và xã hội trong con người các em sẽ tạo ra "sự bất hạnh trong cuộc đời các em" [1].

Qua sự phân tích trên ta thấy giao tiếp của học sinh tiểu học có nội dung chủ yếu tập trung vào vấn đề học tập vui chơi, đối tượng giao tiếp và nhu cầu giao tiếp chủ yếu là bạn bè, phương tiện giao tiếp chủ yếu là tiếng Việt và tiếng dân tộc. Vì vậy để giáo dục học sinh đạt kết quả tốt, các nhà giáo dục cần phải hiểu đặc điểm giao tiếp của học sinh, trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp có hiệu quả. Muốn làm được điều đó cần có các hình thức, biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục giao tiếp đa dạng, sinh động, hấp dẫn phù hợp với điều kiện của nhà trường, vùng miền, đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh, cần nâng cao nhận thức về vai trò của giao tiếp, kỹ năng giao tiếp cho giáo viên, học sinh, gia đình và các lực lượng. Giáo viên tiểu học phải là người hiểu tiếng dân tộc, thành thạo về kĩ năng giao tiếp, có thái độ thân thiện với học sinh, có uy tín với học sinh là chỗ dựa tin tưởng để học sinh chia sẻ. Ngoài hoạt động học tập, giáo viên cần quan tâm tổ chức các hoạt động giáo dục giúp trẻ có môi trường giao tiếp để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, rèn kĩ năng giao tiếp ứng xử.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Bùi Văn Huệ (2006), Giáo trình Tâm lý học Tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội [2]. Phùng Thị Hằng (2006), Một số đặc điểm giao tiếp của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú khu vực Đông Bắc Việt Nam , Đề tài cấp Bộ B2005-03-69 [3]. Phạm Hồng Quang (2006), Môi trường giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội

[4]. Phạm Hồng Quang (2003), Tổ chức dạy học cho học sinh dân tộc, miền núi, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

Page 25: Tập 81 - 05 -2011

Ngô Giang Nam Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 17 - 20

20

SUMMARY CHARACTERISTICS OF COMMUNICATION OF RURAL MOUNTAINOUS STUDENTS IN THE NORTH OF VIET NAM

Ngo Giang Nam* College of Education - TNU

Communication is an indispensable condition which is very necessary in people's activities. Especially, communication is also significant to rural primary students in their spiritual life. Understanding the characteristics of communication has important implications in the selection of educational methods and teaching methods in general and methods of training communication skill in particular in accordance with rural mountainous students in the North of Vietnam. Key words: communication, communication skill, characteristics of communication

* Tel: + 84(0)988 880113; Email: [email protected]

Page 26: Tập 81 - 05 -2011

Trần Minh Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 21 - 25

21

GIÁO DỤC GIÁ TR Ị CHO SINH VIÊN VI ỆT NAM

Tr ần Minh H ằng*

Học viện Quản lý Giáo dục

TÓM TẮT Thực chất các truyền thống cần giáo dục cho sinh viên là những giá trị nhân văn, giá trị căn bản ở một con người cụ thể trong xã hội cần phải có; đây chính là cái cốt cách của con người. Giáo dục giá trị trong các trường học nói chung, nhất là trong các trường đại hoc cần phải được nhận thức một cách sâu sắc trên các phương diện: Vị trí vai trò, định hướng các giá trị cần giáo dục trong sự phát triển nhân cách cho mỗi con người, đặc biệt những thay đổi định hướng giá trị của sinh viên trong thời kì CNH,HĐH và hội nhập quốc tế. Cần xác định cho sinh viên những giá trị truyền thống và những giá trị đương đại mà nhân loại đang hướng tới mà Việt Nam cũng không nằm trong ngoại lệ. Vì vậy các nhà giáo dục, những nhà quản lý cần có biện pháp hữu hiệu để giáo dục giá trị cho thanh niên, sinh viên, tạo điều kiện để họ có môi trường học tập, rèn luyện và định hướng tốt để phát triển nhân cách của bản thân. Từ khóa: Giáo dục giá trị, giá trị truyền thống, giá trị đương đại

SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIÁO DỤC GIÁ TRỊ CHO SINH VIÊN* Bối cảnh toàn cầu hoá đã và đang đặt ra cho các nước phải làm thế nào để thế hệ trẻ phát triển, song không đánh mất những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Nền giáo dục Việt Nam từ xa xưa đã nhấn mạnh đến vấn đề giáo dục giá trị, tuy nhiên các thế hệ người Vi ệt Nam đã dùng những khái niệm khác nhau để diễn đạt nó như: Giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống yêu nước, Giáo dục lòng hiếu thảo, giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo…Về thực chất các truyền thống này là những giá trị nhân văn, giá trị căn bản ở một con người cụ thể trong xã hội cần phải có; đây chính là cái cốt cách của con người. Vậy giá trị là gì? Những giá trị nào cần phải giáo dục cho thanh niên, sinh viên hiện nay? Giáo dục giá trị bằng cách nào?…Những vấn đề đặt ra đòi hỏi các nhà giáo dục cần phải hiểu thấu đáo thì mới có thể giáo dục được thế hệ trẻ và đây cũng là thực hiện mục tiêu giáo dục. NỘI DUNG CÁC GIÁ TRỊ CẦN GIÁO DỤC CHO THANH NIÊN SINH VIÊN Thế nào là giá trị? Nghiên cứu về giá trị đã được nhiều khoa học quan tâm như: Triết học; Chính trị học; Tâm lý học; Xã hội học; Giáo dục học; Văn hoá học… * Tel: 0912346308

Theo Từ điển Tiếng Việt giá trị nói lên phẩm chất tốt hay xấu, tác dụng lớn hay nhỏ của một vật; là cái làm cho vật có ích lợi, đáng quý, có ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của khách thể đối với một con người, một nhóm hay một xã hội. Những giá trị mạng lại cho cá nhân một cuộc sống có ý nghĩa. Về phương diện cá nhân con người có nhu cầu hay hứng thú về một hoạt động nào đó, có nghĩa là hoạt động đó đã mang lại cho họ những giá trị nhất định. Giá trị của con người thể hiện ở phẩm chất và tài năng của người đó.

Khi bàn về giá trị dưới góc độ triết học thì giá trị được xem là toàn bộ các giá trị vật thể và phi vật thể của toàn bộ nền văn minh, văn hóa loài người( các dân tộc khác nhau trên thế giới), được tồn tại, đúc kết từ thế hệ này qua thế hệ khác. Giá trị bao gồm các phạm trù khác nhau như: Hệ thống giá trị; định hướng giá trị; thang giá trị; thước đo giá trị.

Trong kinh tế học xem xét giá trị từ góc độ ý nghĩa sử dụng cho cuộc sống, ý nghĩa trao đổi của các vật thể, tức là giá trị lợi ích của con người. Đối tượng của giá trị học là các giá trị tinh thần chứa đựng thái độ, niềm tin, lý tưởng đối với các vật thể, sản phẩm lao động. giá trị sử dụng và giá trị trao đổi chúng.

GS-VS Phạm Minh Hạc và nhóm nghiên cứu đã định nghĩa: Nhân cách là sự phù hợp của

Page 27: Tập 81 - 05 -2011

Trần Minh Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 21 - 25

22

thang giá trị, thước đo giá trị, định hướng giá trị của chủ thể mang nhân cách ấy với thang giá trị thước đo giá trị, định hướng giá trị của xã hội. Như vậy vấn đề giáo dục nhân cách con người được đặt ra với các nội dung như: Giáo dục giá trị con người với tư cách là một cá nhân; giáo dục giá trị con người với tư cách là một thành viên cộng đồng trong quan hệ với người khác, trong quan hệ với làng xóm với dân tộc với quốc gia.

Các giá trị chung ở con người

Trong xã hội hiện nay, đặc biệt là xu thế toàn cầu hoá và hội nhập, những thay đổi của xã hội đã kéo theo sự thay đổi trong quan niệm và hệ gá trị của mỗi cá nhân và của cộng đồng.

Theo quan niệm của tổ chức văn hóa UNESCO thì mỗi con người gồm có khoảng 20 giá trị được chia làm 4 nhóm

Nhóm giá trị cốt lõi: Hoà bình, tự do, việc làm, gia đình, sức khoẻ, an ninh, tự trọng, công lý, tình nghĩa, sống có mục đích, niềm tin, tự lập, nghề nghiệp, học vấn.

Nhóm các giá trị cơ bản: Sáng tạo, tình yêu, chân lý.

Nhóm các giá trị có ý nghĩa: Cuộc sống giàu sang và cái đẹp.

Nhóm các giá trị không đặc trưng: Địa vị xã hội.

Mỗi con người đều có 20 giá trị, sự khác nhau giữa người này với người khác là do việc sắp xếp vị trí thứ bậc các giá trị trên là khác nhau. Từ việc sắp xếp các thứ bậc giá trị đó tạo nên động cơ thôi thúc cá nhân hoạt động và làm cho nhân cách của mỗi người khác nhau là khác nhau. Đây là những cái cốt lõi cần có ở mõi con người, hay nói khác đi chính là các nhu cầu mà mỗi người cần được thoả mãn. Song mức độ cần thiết và phương thức thoả mãn để thoả mãn những giá trị trên ở mỗi người khác nhau là khác nhau, và ở mỗi dân tộc, mỗi thời đại lịch sử khác nhau nó cũng có những diễn tiến khác nhau. Trong những giá trị trên có những giá trị mang tính truyền thống, lịch sử, cũng có những giá trị mang tính hiện đại, là sự tiếp nhận của nền văn hoá, khoa học và kinh tế của thế giới đương đại và được xã hội chấp nhận .

Cũng theo kết quả nghiên cứu của GSVS Phạm Minh Hạc và các tác giả về định hướng giá trị của con người Vi ệt Nam thế kỉ XXI thì xu hướng thay đổi trong định hướng giá trị của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay như sau:

- Giá trị kinh tế trội hơn các giá trị khác;

- Giá trị trước mắt trội hơn giá trị lâu dài;

- Giá trị hiện đại lấn át những giá trị truyền thống;

- Lợi ích cá nhân lớn hơn lợi ích tập thể;

- Lợi ích quốc gia lớn hơn lợi ích quốc tế.

Định hướng thay đổi giá trị trên được thể hiện trong việc xác định các giá trị trong cuộc sống và trong nghề nghiệp của thanh niên, sinh viên. Điều đó phản ánh tất yếu của sự thay đổi trong xã hội hiện đại. Thực tế đặt ra trong xu hướng chọn nghề của thanh thiếu niên là thích chọn những nghề có thu nhập cao trong xã hội; những nghề liên quan trực tiếp tới tài chính…Chính vì vậy một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên có xu hướng sống thực dụng; sống chạy theo lợi ích kinh tế. Vì vậy những giá trị văn hoá truyền thống ở một góc độ nhất định bị họ xem nhẹ. Theo quan niệm của đối tượng này cứ có kinh tế, có tiền là sẽ có và có thể làm được mọi việc trong xã hội. Vấn đề đặt ra giáo dục cho thanh niên sinh viên nhận thức và có thái độ, hành vi phù hợp với với những chuẩn mực quy định xã hội và truyền thống văn hóa dân tộc cần dược gìn giữ và bảo tồn. Đặc biết khi họ đang học tập trong trường đại học cần giáo dục cho họ những giá trị cơ bản, cần có ở một con người và những giá trị văn hoá mang tính truyền thống cần phải gìn giữ và bảo tồn từ đó phát triển nhân cách theo mục tiêu giáo dục đã đặt ra.

Trong giai đoạn hiện nay những giá trị cơ bản cần giáo dục cho con người là những giá trị liên quan đến vật chất, kinh tế như: Việc làm, thu nhập cá nhân, giá trị của đồng tiền và cách quản lý, sử dụng đồng tiền; Giá trị lao động: Làm việc có hiệu quả, năng xuất và đem lại nhiều lợi ích cho xã hội và cho cá nhân. Những giá trị vật chất này làm cho con người được thoả mãn những nhu cầu cần thiết đảm bảo cho họ sống và sống tốt trong xã hội. Như vậy những giá trị vật chất cũng thay đổi theo sự thay đổi của xã hội.

Page 28: Tập 81 - 05 -2011

Trần Minh Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 21 - 25

23

Những giá trị liên quan đến đạo đức, đến mối quan hệ giữa con người với con người trong cộng đồng, xã hội: Đó là việc thực hiện các chuần mực hành vi xã hội quy định một cách tự giác, có ý thức trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là những giá trị tinh thần được hình thành và phát triển trên những giá trị về vật chất. Vì vậy cần phải xây dựng những giá trị này trên cơ sở thực hiện chuẩn mực trong các mối quan hệ xã hội, từ quan hệ gia đình đến quan hệ trong công việc và mở rộng ra là quan hệ xã hội mà người đó sống và hoạt động.

Giáo dục giá trị cho sinh viên hiện nay

Việc giáo dục những giá trị văn hoá cho sinh viên phải theo nguyên tắc của Tâm lý học Mácxít: Nhân cách con người chỉ được hình thành và phát triển thông qua hoạt động và được bộc lộ trong quá trình con người tham gia hoạt động. Như vậy muốn giáo dục giá trị cho thanh niên sinh viên phải bắt đầu từ việc tổ chức các hoạt động mà đơn vị cơ bản của hoạt động là hình thành những kĩ năng cơ bản. Đồng thời việc tổ chức các hoạt động phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của thanh niên sinh viên từ đó thu hút họ tham gia qua đó hình thành cho họ những kĩ năng cơ bản, cần thiết giúp họ xác định và thoả mãn những giá trị đúng đắn cho bản thân.

Sinh viên là lứa tuổi đang hình thành và phát triển nhân cách nghề với việc định hướng lựa chọn và rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp trong tương lai. Những giá trị văn hoá cần hình thành cho họ trên cơ sở xây dựng phát triển hệ thống những kĩ năng sống cơ bản. Từ thực trạng kĩ năng sống của con người nói chung và của thanh niên sinh viên nói riêng được xã hội phản ánh thông qua hành vi đạo đức của họ. Ngày 30 tháng 6 năm 2009 Bộ Chính trị đã đưa ra 7 định hướng về giáo dục đào tạo ở các cấp học, các bậc học trong đó định hướng thứ nhất là: “ tr ước tiên phải giáo dục cho họ làm người, giáo dục tri thức rồi mới giáo dục nghề..” . Như vậy nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục các cấp là giáo dục cho thanh niên sinh viên làm người với những giá trị văn hoá cơ bản và kĩ năng sống để họ trở thành một

con người theo đúng nghĩa của nó, sau đó giáo dục để phát triển tri thức khoa học và cuối cũng mới giáo dục để hình thành cho họ nhân cách nghề . Thực hiện được các mục tiêu của giáo dục như vậy mới có thể hình thành cho xã hội những con người trở thành nguồn nhân lực có ích.

Trước yêu cầu đẩy mạnh CNH,HĐH hội nhập quốc tế giáo dục và đào tạo nước ta cần phải góp phần chủ đạo trong việc định hướng giá trị và giáo dục giá trị cho sinh viên theo những nội dung sau:

- Giá trị trong lựa chọn nghề nghiệp : Trong nhận thức về giá trị của lao động, đa số thanh niên, sinh viên cho rằng lao động là quá trình thể hiện bản thân, đạt được hiệu quả lao động nhất định. Song trong xu thế hiện nay, một số nhận xét cho rằng mọi người đang có xu thế đề cao giá trị về vật chất. Chính vì vậy những những ngành nghề liên quan đến việc trực tiếp tạo ra vật chất đang là vấn đề “hót” trong giới trẻ. Chính vì vậy một số năm gần đây những ngành nghề được thanh niên sinh viên quan tâm như: Tài chính, ngân hàng, kinh tế…được rất đông sinh viên lựa chọn. Những sinh viên không được vào trường đó mà phải học ở những trường khác thì có biểu hiện không an tâm học tập. Chính vì vậy trong giáo dục cần giáo dục cho họ xác định giá trị của từng ngành nghề mà họ đang theo học. Vấn đề là họ phải xác định ý thức rèn kĩ năng nghề cho bản thân để có thể vững vàng trong cuộc sống, và trở thành người có ích cho xã hội.

- Giá trị liên quan đến tập thể : Thanh niên sinh viên hiện nay rất ham thích cái mới, thích cuộc sống tập thể, thích cống hiến cho xã hội, thích tự thể hiện bản thân, hướng đến những hoạt động được thể nghiệm khả năng và năng lực của mình. Như vậy đối với thanh niên sinh viên họ hướng đến những gái trị được cống hiến được thể hiện chứ không thuần tuý là được hưởng thụ. Mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể hay nói khác đi là giữa cá nhân với xã hội là một phạm trù quan trọng thể hiện ý thức của con người đối với những giá trị xã hội. Cùng với sự biến đổi của xã hội, những quan niệm, chuẩn mực xã hội

Page 29: Tập 81 - 05 -2011

Trần Minh Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 21 - 25

24

cũng bị thay đổi đi ít nhiều. Một số kết quả điều tra cho thấy sinh viên hiện nay quan tâm nhiều hơn đến lợi ích cá nhân. Song trong thực tế mỗi sinh viên đã xác định được vị trí họ trong tập thể, lợi ích cá nhân liên quan và gắn chặt với lợi ích của tập thể. Chính vì vậy khi giáo dục sinh viên cần định hướng cho họ những giá trị nhằm thoả mãn nhu cầu của cá nhân nhưng những nhu cầu đó phù hợp với lợi ích của tập thể. Họ không được vì lợi ích cá nhân mà làm tổn hại hoặc không quan tâm đến lợi ích của tập thể. Điều này phản ánh tính liên kết cộng đồng của sinh viên Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu 1700 thanh niên Việt Nam do Viện nghiên cứu Thanh niên thực hiện năm 2007 đã minh chứng vấn đề này. Qua câu hỏi : “ Để hoạt động tập thể đạt hiệu quả theo bạn cần phải làm gì?” có 87,22% ý kiến cho rằng: “ Mọi thành viên trong tập thể phải tích cực tham gia hoạt động” ; chỉ có 5.05% ý kiến cho rằng: “ Tôi thấy ý kiến của cá nhân tôi cũng không làm được gì cho tập thể”.

- Giá trị đối với cuộc sống : Mục đích cuộc sống của thanh niên sinh viên là sự hướng về tương lai, hướng về mức độ thoả mãn những ước mong trong cuộc sống. Nhìn chung giá trị cuộc sống của họ là vị trí, vai trò, ý nghĩa của họ trong xã hội. Thành đạt trong sự nghiệp được thanh niên, sinh viên cho là mục đích cơ bản trong cuộc sống( chiếm 44,2% ý kiến). Điều này nói lên nhu cầu và xu thế khảng định cũng nhu uy tín và vị thế của họ trong xã hội. Thanh niên, sinh viên rất mong muốn được sống độc lập, không thích phụ thuộc vào người khác và đặc biệt là họ thích làm giàu. Làm giàu đã trở thành mục tiêu quan trọng trong cuộc sống của thanh niên, sinh viên(chiếm vị trí thứ 3) trong các mục đích sống của họ.

Trong nghiên cứu có tới 2/3 thanh niên sinh viên đã đánh giá được mục đích sống, ý nghĩa của cuộc sống đó là khả năng của chính bản thân và sống có ích có ích cho mọi người xung quanh.

- Giá trị liên quan đến sử dụng thời gian: Đa số thanh niên, sinh viên đã biết sắp xếp thời gian và có kĩ năng sử dụng thời gian có hiệu quả. Song thời gian nhàn rỗi không phải học tập hay lao động thì thanh niên, sinh viên

hướng đến thoả mãn những gái trị gì. Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của thanh niên sinh viên tập trung vào một số hoạt động nhất định theo một phạm vi thống nhất, tuy nhiên ở họ cũng có cách thức thoả mãn khác nhau thể hiện vào sự quan tâm của họ đối với giá trị mà thời gian đó mang lại. Đối với lứa tuổi này đa số thanh niên sinh viên có nhu cầu sử dụng thời gian nhàn rỗi vào các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao, giao lưu với bạn bè. Xu hướng thưởng thức nghệ thuật của thanh niên sinh viên là hướng vào loại hình nghệ thuật hiện đại, và làm phong phú vốn hiểu hiết và kinh nghiệm sống của họ thong qua các mối quan hệ bạn bè. Điều này chứng tỏ thanh niên, sinh viên hiện nay có giá trị sống bên cạnh việc làm giàu về kinh tế họ còn quan tâm làm giàu vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm sống cho mình cũng như mong muốn tiếp thu nền văn hoá hiện đại để hội nhập quốc tế.

Tóm lại: Giáo dục giá trị trong các trường học nói chung, nhất là trong các trường đại hoc cần phải được nhận thức một cách sâu sắc trên các phương diện: Vị trí vai trò, định hướng các giá trị cần giáo dục trong sự phát triển nhân cách cho mỗi con người, đặc biệt những thay đổi định hướng giá trị của sinh viên trong thời kì CNH,HĐH và hội nhập quốc tế. Cần xác định cho sinh viên những giá trị truyền thống và những giá trị đương đại mà nhân loại đang hướng tới mà Việt Nam cũng không nằm trong ngoại lệ. Vì vậy các nhà giáo dục, những nhà quản lý cần có biện pháp hữu hiệu để giáo dục giá trị cho thanh niên, sinh viên, tạo điều kiện để họ có môi trường học tập, rèn luyện và định hướng tốt để phát triển nhân cách của bản thân.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Thanh Bình (2006) Giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam; Nhà in Thống nhất . [2]. Dạy kĩ năng tư duy, Lý luận và thực tiễn Dự án Việt Bỉ. [3]. Hội thảo Giáo dục kĩ năng sống của các nước trong khu vực; Họp tại Băng Cốc- Thái Lan 2003 [4]. Phạm Minh Hạc (chủ biên) Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH HĐH – 2000 Nxb CTQG. [5]. Bộ Chính trị đưa ra định hướng phát triển giáo dục- Ngày 30 tháng 6 năm 2009- Báo vietnam.net

Page 30: Tập 81 - 05 -2011

Tạ Quang Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 27 - 32

25

SUMMARY

EDUCATING VALUES FOR VIETNAMESE STUDENTS

Tran Minh Hang *

National Institute of Education Management

Actually, traditions to be educated for students are human values, fundamental vaules which a specific person in society must possess; this is personality; Education of values in schools in general, especially in universities must be profoundly recognized from many perspectives: Position, role, orientation of values need to be educated along with the development of personality, especially changes in value orientation in the time of Industrialization and Modernization and international integration. It’s necessary for students to identify traditional and temporary values at which mankind is aiming and Vietnam is not the exception. Therefore, educationalists, managers should have effective solutions for educating values for students, youths in order to facilitate a good learning and training environment for personality development.

Keywords: Educational values, traditional values, modern values

* Tel: 0912346308

Page 31: Tập 81 - 05 -2011

Trần Minh Hằng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 21 - 25

26

Page 32: Tập 81 - 05 -2011

Tạ Quang Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 27 - 32

27

PHÁT TRI ỂN KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN CÁC TR ƯỜNG

CAO ĐẲNG CHUYÊN NGHI ỆP

Tạ Quang Thảo*

Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc

TÓM TẮT

Kỹ năng mềm (KNM) là những kỹ năng bổ trợ cho hoạt động của cá nhân giúp cho cá nhân biến nhận thức thành hành động và phát triển năng lực cá nhân, đóng góp vào sự thành công của một tổ chức. Vì vậy, bên cạnh trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, KNM là một trong các yếu tố mà nhà tuyển dụng lao động quan tâm để tuyển chọn các ứng viên. Thực tế, các nhà tuyển dụng nhận định KNM của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường tỷ lệ mức độ yếu là 38%, mức độ trung bình là 53%, mức độ khá là 9%2. Hiện nay hầu hết các nhà trường quan tâm nhiều đến việc trang bị kiến thức (kỹ năng cứng) mà ít quan tâm đến trang bị KNM cho sinh viên, đó là một tồn tại trong đào tạo. Vì vậy, cần phải có giải pháp phát triển một số KNM cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học là điều cần thiết trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Từ khoá: Kỹ năng, kỹ năng mềm, sinh viên, đào tạo, trang bị, phát triển

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Sinh viên Việt Nam vốn có truyền thống thông minh, cần cù và tinh thần tự chủ trong học tập, là đội ngũ lao động có tri thức tương lai của đất nước. Hàng năm, sinh viên Việt Nam luôn đạt nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi trí tuệ trên thế giới (toán, vật lý, cờ vua, Robocon…). Thế nhưng, năng lực lao động của Việt Nam lại đứng ở một vị trí khiêm nhường và chưa được đánh giá cao bởi hạn chế từ những kỹ năng. Như vậy, ngoài những kiến thức chuyên môn, người lao động cần phải được trang bị các kỹ năng mềm để đảm bảo có việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát huy tiềm năng của cá nhân.

Ngân hàng Thế giới gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng - Skills Based Economy (http:// www. librarything. com/work/5395375). Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các nhà khoa học trên thế giới cho rằng để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 75%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm * Tel:0912054246; Email: [email protected]

25% (http://www.softskillsinstitution. com/faq. htm) . Ngày nay trình độ học vấn và các bằng cấp chưa đủ để quyết định trong việc tuyển dụng lao động của nhiều doanh nghiệp và người sử dụng lao động. Họ còn căn cứ vào yếu tố cá nhân như kỹ năng, sự nhạy bén trong xử lý công việc và giao tiếp của mỗi người lao động, các yếu tố này được người ta gọi là "Kỹ năng mềm" (Soft skill). Theo điều tra của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong tổng số các sinh viên tốt nghiệp hàng năm, hơn 13% phải được đào tạo lại hoặc bổ sung kỹ năng, gần 40% phải được kèm cặp lại tại nơi làm việc và 41% cần thời gian làm quen với công việc[5]. Trong khi đó, hầu hết các nhà trường quan tâm nhiều đến việc trang bị kiến thức mà ít quan tâm đến trang bị kỹ năng mềm (KNM) cho sinh viên, đó là một tồn tại trong đào tạo. Vì vậy, phát triển một số KNM cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học là cần thiết trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG MỀM (KNM) CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

Để tiến hành khảo sát về thực trạng KNM của sinh viên, chúng tôi nghiên cứu yêu cầu từ

Page 33: Tập 81 - 05 -2011

Tạ Quang Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 27 - 32

28

các doanh nghiệp trên địa bàn Vĩnh phúc về phát triển KNM đối với học sinh, sinh viên sau khi ra trường.

- Nghiên cứu thực trạng về trang bị KNM cho học sinh, sinh viên các trường chuyên nghiệp trên địa bàn Vĩnh Phúc.

- Tiến hành khảo sát tại các trường Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật (KT-KT) V ĩnh Phúc, Cao đẳng Vĩnh Phúc, Cao đẳng công nghiệp Phúc Yên.

- Thời gian khảo sát: từ thánh 01 đến tháng 04 năm 2011.

Phương pháp khảo sát

- Khảo sát bằng bảng hỏi cho 100 sinh viên khối ngành kinh tế (Trường Cao đẳng KT-KT Vĩnh Phúc 40, Cao đẳng Vĩnh Phúc 30, Cao đẳng công nghiệp Phúc Yên 30).

- Khảo sát bằng bảng hỏi 50 chủ doanh nghiệp và phỏng vấn một số chủ doanh nghiệp.

- Khảo sát bằng bảng hỏi 50 cán bộ quản lý, giảng viên và phỏng vấn một số cán bộ, giảng viên.

KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Những đánh giá về KNM của sinh viên khi ra tr ường.

Người sử dụng lao động quan tâm đối với KNM của người lao động

KNM của cá nhân là phần quan trọng của cá nhân đó đóng góp vào sự thành công của một tổ chức. Vì vậy, bên cạnh trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, KNM là một trong các yếu tố mà nhà tuyển dụng lao động quan tâm để tuyển chọn các ứng viên.

Kết quả khảo sát từ các doanh nghiệp qua bảng cho thấy KNM của người lao động được các nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm qua điều tra khảo sát bằng bảng hỏi cho thấy 98% các nhà tuyển dụng cho rằng rất cần thiết, 2% cho rằng cần thiết, 0% nhà tuyển dụng cho rằng không cần thiết. Ngoài ra, những trong KNM cơ bản có mức độ và thứ tự ưu tiên có khác nhau, cụ thể khi khảo sát cán bộ tuyển dụng hoặc chủ doanh nghiệp cho rằng tầm quan trọng của các kỹ năng theo thứ tự như sau: Kỹ năng giáo tiếp có (98%), kỹ năng làm

việc nhóm (86%), kỹ năng học và tự học (73%), kỹ năng thuyết trình (68%). Điều này trùng khớp với nhận định của tác giả trong www. SAGA.vn-skillsgroup [7].

Từ kết quả khảo sát trên có thể khẳng định KNM là yêu cầu cơ bản của thị trường lao động trong giai đoạn hiện nay, điều này đòi hỏi các nhà trường cần có những thay đổi trong nội dung, chương trình, mục tiêu và phương pháp đào tạo đáp ứng yêu cầu trên.

Về trang bị KNM cho sinh viên của các nhà trường hiện nay

Qua khảo sát tại các doanh nghiệp cho thấy: Hiện nay đa số sinh viên tốt nghiệp ra trường đều được trang bị kiến thức chuẩn về ngành nghề được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng. Tuy vậy, các KNM như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình,... đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động thì sinh viên còn rất nhiều hạn chế. Thực tế các nhà tuyển dụng nhận định KNM của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường tỷ lệ mức độ còn yếu là 38%, mức độ trung bình là 53 %, mức độ khá là 9%, điều này cũng được Vew Full Version: Kỹ năng mềm cho sinh viên trong thời kỳ hội nhập nhận định “kỹ năng mềm của sinh viên thiếu và yếu”[6]. Chúng tôi phỏng vấn Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ Vĩnh Phúc cho rằng: “Nhân viên kinh doanh, nhân viên văn phòng bao giờ chúng tôi cũng có sự đỏi hỏi cao hơn đối với kỹ năng giao tiếp ứng sử, thuyết trình… so với nhân viên thuộc bộ phận kỹ thuật”; Giám đốc Công ty Cổ phần TDC: “KNM đối với nhân viên là không thể yếu trong công ty chúng tôi… KNM của nhân viên là sinh viên mới tốt nghiệp còn rất hạn chế. Khi tiếp nhận nhân viên mới là sinh viên tốt nghiệp tại các nhà trường bao giờ Công ty cũng phải tổ chức đào tạo thêm (từ 02 đến 03 tháng) một số kỹ năng trước khi giao việc chính thức”. Xuất phát từ những ý kiến trên việc trang bị KNM cho sinh viên trong các nhà trường là hết sức cần thiết, đặc biệt là các chuyên ngành thuộc khối ngành kinh tế.

Page 34: Tập 81 - 05 -2011

Tạ Quang Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 27 - 32

29

Bảng 01: Tổng hợp kết quả khảo sát 50 cán bộ quản lý và giảng viên ĐVT (%)

Tình huống Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít Rất ít Khi xây dựng nội dung chương trình đồng chí có xác định rõ mục tiêu về kỹ năng phải đạt được?

Kỹ năng học và tự học

6.6 28.2 43.2 15.5 6.6

Kỹ năng làm việc nhóm

2 6.3 10.7 51.2 18.8

Kỹ năng thuyết trình

7.2 10.8 11 60 10

Kỹ năng giao tiếp 13.2 20.8 15 31 20

Thực trạng về việc trang bị KNM cho sinh viên của giảng viên, cán bộ quản lý tại các trường Cao đẳng KT – KT trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Việc trang bị KNM cho sinh viên trong chương trình đào tạo. Kết quả tại bảng 01 cho thấy: Tỷ lệ mức độ thường xuyên và luôn luôn của giảng viên và cán bộ quản lý ở kỹ năng học và tự học chiếm 34,8%; kỹ năng làm việc nhóm 8,3%, Kỹ năng thuyết trình chiếm 18%, Kỹ năng giao tiếp chiếm 34%. Điều này có thể khẳng đinh trong chương trình đào tạo tại các trường cao đẳng KT KT trên địa bàn Vĩnh Phúc hiện nay chưa thực sự quan tâm trong việc trang bị KNM cho sinh viên. Kỹ năng mềm trong mục tiêu, bài giảng giờ giảng của giáo viên. Kết quả khảo sát cũng cho thấy trên 88% giáo viên nhận thức được tầm quan trọng đối với đào tạo KNM cho người học, 12% cho rằng kỹ năng mềm do học sinh, sinh viên tự đúc rút trong quá trình học tập và làm việc. Chúng tôi phát phiếu hỏi về mức độ thường xuyên lồng ghép truyền đạt của giảng viên trong thời gian giảng dạy trên lớp đối với một số KNM cơ bản sau khi tổng hợp kết quả như sau: Bảng 02. Mức độ thường xuyên lồng ghép truyền

đạt về KNM của giảng viên trong thời gian giảng dạy trên lớp.

Có (%)

Không (%)

Nhóm KNM cơ bản

52 48 Kỹ năng học và tự học 61 39 Kỹ năng làm việc

theo nhóm 72 18 Kỹ năng thuyết trình 67 23 Kỹ năng giao tiếp

Điều này có thể đi đến nhận định phần lớn giảng viên đã có nhận thức về tầm quan trọng của việc trang bị KNM cho sinh viên, nhưng mức độ khác nhau điều đó thể hiện giảng viên chưa nghiên cứu kỹ yêu cầu về KNM đối với từng nhóm ngành cụ thể. Khó khăn trong việc trang bị KNM cho sinh viên trong các nhà trường hiện nay Khi phỏng vấn ThS.Ngô Thị Cẩm Linh Trường Cao đẳng KT-KT Vĩnh Phúc cho biết: “Vi ệc giảng dạy KNM trong từng giờ giảng, bài giảng trên lớp là hết sức cần thiết, nhưng thực tế cho thấy chưa có quy định, hướng dẫn cũng như tiêu trí để định hướng và kiểm soát về việc đào tạo KNM. Chủ yếu kiểm soát kiến thức kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành đào tạo”. Ths. Nguyễn Hữu Phước, Trường cao đẳng KT-KT Vĩnh Phúc cho rằng: “KNM là rất cần thiết cho việc hình thành phong cách, lối sống cho người học trong nhà trường và tạo dựng hành trang sau khi ra trường, việc đào tạo KNM cho sinh viên hiện nay chỉ mang tính định hướng trong nhà trường”. Từ nhận định trên có thể kết luận mặc dù giảng viên đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc trang bị KNM cho sinh viên nhưng các khó khăn đó là quy định, yêu cầu giảng dạy từng kỹ năng cụ thể chưa được hệ thống hóa; cán bộ quản lý giảng viên vẫn còn nặng về truyền thụ kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ (kỹ năng cứng) còn xem nhẹ việc trang bị KNM cho sinh viên. Mặt khác giảng viên chưa được tập huấn, thống nhất lồng ghép quá trình truyền thụ KNM cho sinh viên trong thời gian lên lớp. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá còn ít, thiếu kinh phí, chương trình chưa cụ thể do vậy hiệu quả thấp.

Page 35: Tập 81 - 05 -2011

Tạ Quang Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 27 - 32

30

Nhận thức của sinh viên các trường cao đẳng KT – KT Trên địa bàn Vĩnh Phúc về kỹ năng mềm

Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của KNM

Bảng 03. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của KNM ĐVT (%)

Chưa bao giờ nghĩ đến phải hoàn thiện kỹ năng mềm

3

Không cần thiết lắm, cần nhất vẫn là

chuyên môn

12

Có cũng tốt, không có không sao 14

Cần thiết 34

Rất cần thiết 37

Qua kết quả khảo sát ở bảng 03 cho thấy còn 3% số sinh viên không quan tâm đến KNM đối với học tập, rèn luyện và công việc tương lai. Tỷ lệ sinh viên cho rằng KNM không quan trọng, chỉ coi trọng kiến thức chuyên môn là 12%. Tỷ lệ sinh viên nhận thấy KNM cần thiết là 71% ( 34% là cần thiết, 37% rất cần thiết). Như vậy, hầu hết các em học sinh sinh viên đã nhận thức được vai trò của KNM cần thiết trong học tập, rèn luyện và tương lai. Đây là tín hiệu đáng mừng vì đây là nền tảng và động lực để người học tạo động lực cho bản thân trong quá trình học tập và rèn luyện.

Nhu cầu đào tào kỹ năng mềm.

Kết quả khảo sát nhu cầu của các em được đào tạo nhóm KNM qua bảng 4. Qua kết quả khảo sát của tác giả tại bảng 4 cho thấy: Tỷ lệ sinh viên cho rằng mức độ rất cần thiết và cần thiết ở các kỹ năng học và tự học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng

giao tiếp lần lượt là: 80%, 38%,70%, 71%. Như vậy, đa số sinh viên có nhu cầu trang bị KNM trong quá trình học tập tại trường. Mặt khác, mức độ nhu cầu của sinh viên trang bị các kỹ năng khác nhau: kỹ năng tự học các em cho rằng cần thiết nhất, sau đó kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp.

Những khó khăn của sinh viên trong quá trình phát triển KNM cho sinh viên

Bảng 5. Đánh giá những khó khăn của sinh viên trong việc lĩnh hội KNM

ĐVT (%)

Không có thời gian 2

Không có giảng viên, chương trình phù hợp 25

Không có môi trường để rèn luyện 30

Không có kinh phí để theo học các lớp

ngoại khóa

11

Không gặp khó khăn gì 32

Kết quả khảo sát cho thấy trong số những sinh viên có nhu cầu được đào tạo KNM 2% cho rằng các em gặp khó khăn trong việc không đủ thời gian để tham dự các khoá huấn luyện KNM “lý do: do bận học chuyên môn, do phải đi làm thêm, lý do khác”, không có kinh phí để theo học các chương trình đào tạo ngoại khóa là 11%. Tỷ lệ sinh viên cho rằng không có giảng viên và chương trình đào tạo phù hợp, không có môi trường để rèn luyện, không gặp khó khăn nào lần lượt là 25%,30%,32 %. Như vậy, những khó khặn của sinh viên chủ yếu tập trung vào nhà trường cần có giảng viên chuẩn, chương trình đào tạo phù hợp và tạo môi trường rèn luyện tốt

Bảng 4. Nhu cầu được trang bị về KNM của sinh viên ĐVT (%)

Tình huống Rất

cần thiết Cần thiết

Bình thường

Ít cần thiết

Không cần thiết

Bạn có nhu cầu trang bị KNM trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường

Kỹ năng học và tự học 32 48 11 7 2

Kỹ năng làm việc nhóm 12 36 28 15 9

Kỹ năng thuyết trình 23 47 19 8 3

Kỹ năng giao tiếp 26 45 18 6 5

Page 36: Tập 81 - 05 -2011

Tạ Quang Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 27 - 32

31

MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ, giảng viên về việc phát triển KNM cho sinh viên. Đặc biệt là tuyên truyền, vận động đối với sinh viên đề họ tự giác nhận thức rõ những KNM là rất cần thiết và có ý thức rèn luyện, thực hành thường xuyên nhằm tạo lập một thói quen làm việc chuyên nghiệp ngay từ khi đang học tập, rèn luyện tại Trường

Đưa việc đào tạo KNM vào chương trình đào tạo các chuyên ngành

- Xây dựng môn học phát triển KNM và là một môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo các chuyên ngành. Nội dung môn học KNM đảm bảo trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản phù hợp với khối ngành đào tạo. Tiến hành tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy môn học này cho giảng viên giảng dạy.

- Phát triển KNM cho sinh viên được tích hợp trong các môn học chuyên môn và được lồng ghép trong từng giờ lên lớp của giảng viên

- Cụ thể hóa yêu cầu về đào tạo kỹ năng nghề nghiệp và KNM cho chuẩn đầu ra của từng chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.

Đa dạng các hình thức đào tạo, huấn luyện KNM cho sinh viên

Tăng cường thực tập, trải nghiệm thực tế tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. Huấn luyện KNM thông qua các hoạt động ngoại khóa, lồng ghép trong các hoạt động Đoàn, Hội sinh viên; đối thoại, giao lưu với chuyên gia các doanh nghiệp... để tạo thói quen làm việc chuyên nghiệp cho sinh viên có cơ hội thực hành KNM thường xuyên từ đó có ngay từ khi còn là sinh viên trong trường. Dành kinh phí cho các hoạt động này.

KẾT LUẬN

Việc đào tạo KNM cho người lao động được các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động và xã hội quan tâm, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Các trường đại học, cao đẳng cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển KNM cho sinh viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tạo dựng uy tín, thương hiệu của Trường, đáp ứng nhu cầu xã hội và thị trường lao động. Cần thiết chuẩn bị tốt các nguồn lực đưa môn học KNM vào chương trình đào tạo các khối ngành đào tạo của trường đạt hiệu quả. Phát triển KNM cho sinh viên thông qua các hoạt động đào tạo nhằm bổ trợ, huấn luyện các KNM cho sinh viên. Tạo lập môi trường phát triển các KNM giúp sinh viên phát huy hiệu quả các kiến thức chuyên môn và phát triển tiềm năng cá nhân, phát huy tối đa năng lực của bản thân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập, rèn luyện trong trường, tạo dựng hành trang sau khi tốt nghiệp ra trường thành công trong công việc và cuộc sống..

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1].Nguyễn Thanh Bình, Giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh THPT. Đề tài cấp Bộ mã số B2005-75-126. [2]. Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI - Nxb Chính trị quốc gia - Hà Nội - 2002 [3]. Nguyễn Thị Tính, Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua dạy học môn Đạo đức. Đề tài cấp Bộ B2009-TN04-09 [4]. Lê Hồng Sơn (2006), Phát triển kỹ năng hoạt động xã hội cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP- ĐHTN. [5]. http:// www.baomoi.com/ Dao tao ky nang mem cho sinh viên/59/3963095.epi [6].http://cafe.bea.vn/cà/archive/index.php/t-2967.html [7].www.saga.vn/kynangquanly/.../16188.saga

Page 37: Tập 81 - 05 -2011

Tạ Quang Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 27 - 32

32

SUMMARY DEVELOPING STUDENTS’ SOFT SKILLS IN VOCATIONAL COLL EGES

Ta Quang Thao*

Vinh Phuc Technical Economic College

A person’s soft skill is an important part of their individual contribution to the success and development of an organization. Besides professional knowledge and skills, soft skill is one of the factors that is highly appreciated by the employers in the process of selecting candidates. In reality, many employers assumed that among graduated students, only 9% percent of them has good soft skills, 53% of them has average ones and other 38% has weak soft skills. It is a current existent shortcoming that most colleges and universities mainly focus on developing hard skills for students and don’t pay enough attention to soft ones. Therefore, in the period of integration, it’s necessary to have solutions for developing some essential soft skills for students in universities and colleges.

Key words: Skills, soft skills, students, training, equip, develop

* Tel: 0912054246, Email: [email protected]

Page 38: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Thị Gấm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 33 - 40

33

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THOẢ MÃN CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TH ƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG, CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI

Nguyễn Thị Gấm*

Trường ĐH Kinh tế và QTKD - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Bài báo đi sâu phân tích và đánh giá sự thoả mãn của khách hàng cá nhân đối với Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Công thương, chi nhánh Đông Hà Nội. Kết quả điều tra khảo sát 200 khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng cho thấy có mối quan hệ dương giữa mức độ thoả mãn của khách hàng với các yếu tố về độ tin cậy, độ phản hồi, độ tiếp cận, năng lực phục vụ và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Không có mối quan hệ tương quan nào được tìm thấy giữa thông tin và thoả mãn khách hàng. Dựa vào kết quả nghiên cứu, một vài kiến nghị đã được đề xuất nhằm nâng cao sự thoả mãn của khách hàng cá nhân đối với Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Đông Hà Nội nói riêng và các ngân hàng thương mại khác nói chung. Từ khoá: Thoả mãn khách hàng, khách hàng cá nhân, Ngân hàng TMCP Công thương

TÍNH CẤP THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU*

Những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế quốc dân là sự phát triển của hệ thống ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng thương mại trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Số lượng ngân hàng ngày càng tăng dẫn đến sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên khốc liệt.

Với đặc thù là một ngành cung ứng dịch vụ, khách hàng là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Các ngân hàng thương mại không ngừng tung ra các chiến lược về sản phẩm khác nhau, các mức lãi suất hấp dẫn, các chương trình marketing nhằm thu hút khách hàng mới và củng cố các mối quan hệ với khách hàng truyền thống. Sự hài lòng của khách hàng là một nhân tố quyết định giữ chân khách hàng ở lại với ngân hàng và góp phần quan trọng vào sự thành công của ngân hàng, nhưng làm thế nào để đem lại cho khách hàng sự thỏa mãn tốt hơn đối thủ cạnh tranh luôn là vấn đề mà các ngân hàng phải cố gắng thực hiện với tất cả nguồn lực của mình. Do đó, nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng đối với ngân hàng là công việc quan trọng, đòi hỏi phải

* Tel: 0912805980

được thực hiện thường xuyên liên tục để có thể đáp ứng kịp thời những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng. Với lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng cá nhân đối với Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Đông Hà Nội” .

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn của khách hàng cá nhân đối với sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao sự thoả mãn của khách hàng cá nhân đối với Ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, hoạt động kinh doanh và khẳng định vị thế của một ngân hàng hàng đầu Việt Nam.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Đông Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu bài báo tập trung đi sâu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn của khách hàng cá nhân đối với sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Đông Hà Nội.

Thời gian nghiên cứu: Tháng 01/2011 đến tháng 04/2011.

Page 39: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Thị Gấm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 33 - 40

34

Phương pháp nghiên cứu

- Nguồn thông tin

Thông tin thứ cấp: thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các văn bản, tài liệu lưu hành trong ngân hàng, các ấn phẩm, tạp chí chuyên ngành, báo đài, internet…

Thông tin sơ cấp: đề tài sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên thông qua bảng câu hỏi khảo sát đối với khách hàng đã và đang sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng TMCP Công Thương.

- Quy mô mẫu: Mẫu nghiên cứu gồm 200 khách hàng được lựa chọn ngẫu nhiên từ những đang sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Theo một số nghiên cứu, tính đại diện của số lượng mẫu được lựa chọn khảo sát sẽ thích hợp nếu kích thước mẫu (n) là n=Số lượng biến quan sát x số lượng thang đo. Mô hình khảo sát của khóa luận bao gồm 6 yếu tố độc lập với 33 biến quan sát. Số lượng mẫu cần thiết là từ 33*5=165 mẫu trở lên. Số mẫu dùng trong nghiên cứu này là 200, nên tính đại diện của mẫu đảm bảo cho việc phân tích.

Phương pháp điều tra: Phiếu điều tra được được thiết kế trên trang web trực tuyến www.sirvina.com, sau đó được gửi tới địa chỉ email của khách hàng với sự hỗ trợ của cán bộ tín dụng ở ngân hàng.

Thu nhận phản hồi từ khách hàng: có 208 phiếu điều tra được thu nhận với tỷ lệ phản hồi 10,4%, trong đó có 8 phiếu bị loại do không hợp lệ. Số lượng mẫu còn lại để đưa vào phân tích là 200 phiếu.

Công cụ phân tích: phần mền SPSS được sử dụng làm công cụ phân tích số liệu sơ cấp.

Phương pháp phân tích

Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của ngân hàng được xây dựng như sau:

TMKH = β0 + β1 ĐTC + β2 ĐPH + β3 KN + β4 TC + β5 TT + β6 CLSP

Trong đó: TMKH – Thoả mãn khách hàng, ĐTC – Độ tin cậy, ĐPH – Độ phản hồi, KN – Năng lực phục vụ của nhân viên, TC – Độ tiếp

cận, TT – Thông tin, CLSP – Chất lượng sản phẩm và βi – hệ số hồi qui của các biến số.

Với dịch vụ ngân hàng Vietinbank, 5 tiêu thức của thang đo SERVQUAL được cụ thể thông qua những yếu tố sau:

(1) Độ tin cậy – nói lên khả năng cung ứng dịch vụ chính xác, đúng giờ và uy tín của VietinBank. Bao gồm các nhân tố: thông tin của khách hàng được bảo mật; giấy tờ chứng từ đơn giản, rõ ràng; quy trình dịch vụ nhanh, thủ tục đơn giản và thuận tiện,… (2) Độ phản hồi – Tiêu chí đo lường khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng, xử lý hiệu quả các khiếu nại, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Nói cách khác, sự phản hồi là hiệu quả phục vụ từ phía VietinBank đối với những gì mà khách hàng mong muốn, với các nhân tố như nhân viên lịch sự, tôn trọng và thân thiện; nhân viên sẵn lòng giúp đỡ khách hàng và cung ứng dịch vụ nhanh chóng,…

(3) Năng lực phục vụ: Năng lực phục vụ tốt biểu hiện là nhân viên ngân hàng tư vấn và trả lời thỏa đáng các thắc mắc của khách hàng; giải quyết khiếu nại nhanh chóng; xử lý nghiệp vụ nhanh chóng chính xác,…

(4) Độ tiếp cận – chính là sự quan tâm, chăm sóc khách hàng, dành cho khách hàng sự đối xử chu đáo tốt nhất. Bao gồm các nhân tố: Mạng lưới hệ thống rộng khắp, các tiện nghi phục vụ khách hàng được trang bị tốt,…

Thông tin – Ngân hàng có chính sách và thông tin rõ ràng, khách hàng có thể hiểu.

(1) Chất lượng sản phẩm – Chất lượng sản phẩm dịch vụ được gọi là tốt thể hiện qua phí giao dịch hợp lý, lãi suất hấp dẫn, sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu khách hàng, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện…

Thang đo: hình thức đo lường sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng là thang đo Likert. Mỗi chỉ tiêu thuộc các nhân tố được đo lường bởi 5 mức độ:

+ Đối với biến độc lập như độ tin cậy, độ phản hồi, năng lực phục vụ, độ tiếp cận, thông tin, chất lượng sản phẩm dịch vụ. Trong đó, mức (1)- hoàn toàn không đồng ý, (2)- không đồng ý, (3) - bình thường, (4)- đồng ý và (5)- hoàn toàn đồng ý.

Page 40: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Thị Gấm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 33 - 40

35

+ Đối với biến mức độ thỏa mãn của khách hàng: Mức (1) -hoàn toàn không hài lòng, (2)- Không hài lòng, (3)- bình thường, (4)- hài lòng và (5)- hoàn toàn hài lòng.

Các giả thuyết

Giả thuyết H1: ĐTC - Cảm nhận của khách hàng về độ tin cậy có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của họ đối với việc sử dụng sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng.

Giả thuyết H2: SPH - Cảm nhận của khách hàng về sự phản hồi nhanh chóng có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của họ đối với việc sử dụng sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng.

Giả thuyết H3: NLPV - Cảm nhận của khách hàng về năng lực phục vụ có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của họ đối với việc sử dụng sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng.

Giả thuyết H4: ĐTCN - Cảm nhận của khách hàng về độ tiếp cận có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của họ đối với việc sử dụng sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng.

Giả thuyết H5: TT - Cảm nhận của khách hàng về thông tin cung cấp đầy đủ, chính xác và dễ tiếp cận có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của họ đối với việc sử dụng sản phẩm dịch vụ tại ngân hàng.

Giả thuyết H6: CLSPDV - Cảm nhận của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ tại NH có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của họ đối với việc sử dụng dịch vụ sản phẩm.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Thỏa mãn khách hàng

Thoả mãn là mức độ của trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm với những kỳ vọng của người đó (Philip Kotler, 2001). Sự thoả mãn là sự phản ứng của người tiêu dùng đối với việc được đáp ứng những mong muốn của họ. Sự thỏa mãn của khách hàng là một khái niệm tổng quát, thể hiện sự hài lòng của họ khi tiêu dùng một dịch vụ.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn khách hàng. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất lượng dịch vụ (tính vượt trội của sản phẩm, đặc trưng của sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thoả mãn nhu cầu của khách hàng), giá cả của dịch vụ và các hoạt động duy trì, chăm sóc khách hàng có tác động đến sự thoả mãn khác hàng. Do đó, muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng, các nhà cung cấp dịch vụ phải nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc, duy trì khách hàng tạo cho họ giá trị vượt trột hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Trong mẫu nghiên cứu 200 khách hàng, có 62 khách hàng là nữ (31%) và 138 khách hàng là nam (69%) với độ tuổi từ 18-29 chiếm 57%, từ 30 - 39 tuổi chiếm 24,5%, từ 40 – 60 tuổi chiếm 15% và trên 60 tuổi chiếm 3,5%. Hầu hết số khách hàng tham gia vào cuộc khảo sát của chúng tôi là cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp và viên chức nhà nước (chiếm 65,5%). Có 17,5% số người trả lời là sinh viên, họ là những người sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng trong các giao dịch nhận tiền gửi và thanh toán học phí.

H1 H4

H2 H5

H3 H6

Mô hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của khách hàng

Độ tin cậy

Độ phản hồi

Năng lực phục vụ

Độ tiếp cận

Thông tin

Chất lượng SPDV

Sự thỏa mãn của khách hàng

Page 41: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Thị Gấm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 33 - 40

36

Do điều tra của chúng tôi được tiến hành thông qua email. Khách hàng sử dụng nhiều nhất là cán bộ, nhân viên và sinh với độ tuổi dưới 40 là chủ yếu. Điều này lý giải tại sao số người trẻ tuổi trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi là chiếm phần đông. Trong một năm tính đến thời điểm điều tra, có tới 50,5% số khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, 28,5% thỉnh thoảng sử dụng, 11% ít sử dụng hoặc không sử dụng trong 1 năm qua. Trong số này, có tới 61% số khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trên 2 năm. Cụ thể, 36,6% số khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ, 27,4% sử dụng dịch vụ chuyển tiền, 21,2% sử dụng dịch vụ gửi tiết kiệm. Khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ thẻ và chuyển tiền là do VietinBank có hệ thống máy ATM và mạng lưới giao dịch rộng khắp cả nước. Hơn nữa, VietinBank là ngân hàng được khách hàng đánh giá cao về mặt uy tín nên việc họ lựa chọn ngân hàng làm nơi giao dịch là điều dễ hiểu.

Chúng tôi quan tâm tới việc liệu thu nhập của khách hàng có ảnh hưởng đến sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng không? Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khách hàng có thu nhập dưới 5 triệu đồng/ tháng chiếm 32%, từ 6 đến dưới 10 triệu đồng/ tháng chiếm 35%, từ 10 đến dưới15 triệu/ tháng chiếm 24,5% và trên 15 triệu đồng/ tháng chiếm 8,55.

Mức độ thoả mãn của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của ViettinBank

Với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng thương mại, khách hàng có nhiều ngân hàng để lựa chọn. Chúng tôi quan tâm tới việc tại sao khách hàng trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi lại lựa chọn ngân hàng VietinBank. Kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy:

Lý do được khách hàng lựa chọn nhiều nhất là uy tín (27.1%) điều này thật dễ hiểu bởi vì VietinBank là một trong bốn ngân hàng quốc doanh được thành lập từ năm 1988 trải qua thăng trầm của nền kinh tế đã khẳng định được uy tín trong lòng người tiêu dùng, mới chuyển sang hình thức thương mại cổ phần năm 2009. Thứ 2 là nhiều điểm đặt máy ATM (14.5%), thứ 3 là nhiều điểm giao dịch

(13.9%) hai lý do này có thể được giải thích vì Ngân hàng TMCP Công thương là ngân hàng lớn thứ 2 ở Việt Nam sau Ngân hàng NN và PTNT, cho nên mạng lưới giao dịch rộng khắp kèm theo đó là hệ thống trang thiết bị phục vụ khách hàng (máy ATM) có mặt ở nhiều nơi đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mọi lúc mọi nơi. Lý do khách hàng lựa chọn ít nhất lãi suất cao (6.8%).

Mức độ thoả mãn của khách hàng về chất lượng sản phẩm dịch vụ của VietinBank

Một lý do quan trọng khi chúng tôi thực hiện cuộc nghiên cứu này là chúng tôi muốn tìm hiểu mức độ thoả mãn của khách hàng trong mẫu nghiên cứu đối với VietinBank. Kết quả nghiên cứu cho thấy: phần lớn khách hàng là thoả mãn với chất lượng sản phẩm dịch vụ của VietinBank (64% cảm thấy hài lòng và rất hài lòng). Số khách hàng cảm thấy bình thường chiếm 35% và vẫn còn 1% khách hàng không hài lòng. Dù tỷ lệ khách hàng không hài lòng rất nhỏ nhưng họ có thể gây bất lợi cho ngân hàng vì hiệu ứng truyền miệng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thoả mãn của khách hàng

Trong phần mô hình nghiên cứu ở phần trên đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thoả mãn của khách hàng bao gồm: độ tin cậy, độ phản hồi, năng lực phục vụ, độ tiếp cận, thông tin và chất lượng sản phẩm. Đây là các thang đo được sử dụng để đo lường sự thoả mãn của khách hàng với sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo: Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Kết quả kiểm định hệ số tương quan cho kết quả các giá trị của hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn 0.8. Theo nhiều nhà nghiên cứu, nếu hệ số Cronbach’s Alpha đạt từ 0.8 trở lên thì thang đo lường là tốt và mức độ tương quan sẽ càng cao hơn.

Phân tích nhân tố: Phân tích nhân tố được thực hiện để gộp các biến trong cùng một nhóm yếu tố thành một biến mới mà không làm mất đi các giá trị của chúng. Điều này sẽ giúp đánh giá chính xác hơn các thang đo,

Page 42: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Thị Gấm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 33 - 40

37

đồng thời có thế loại bỏ bớt các biến đo lường không đạt yêu cầu và làm cho các thang đo đảm bảo tính đồng nhất. Việc tiến hành phân tích nhân tố được thực hiện thông qua phần mềm SPSS 16.0 for Windows.

Kiểm định mối tương quan giữa các biến: Kiểm định sự tương quan giữa các biến nhằm xác định mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Kết quả kiểm định cho thấy tất cả các biến đều có ý nghĩa với Sig < 0.01 chứng tỏ các biến có mối tương quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, hàm hồi quy có thể thực hiện được.

Phân tích đường hồi quy xác định các yếu tố: Phân tích hồi quy sẽ xác định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (mức độ thoả mãn) và biến độc lập giúp ta dự đoán được mức độ biến động của biến phụ thuộc khi biết được giá trị của biến độc lập.

Kết quả hồi quy tuyến tính bội cho thấy mô hình có hệ số xác định R2 = 0.818, F = 144.104 và Sig < 0.000 mô hình đảm bảo ý nghĩa thống kê, điều này có nghĩa là mô hình

có khả năng giải thích giá trị thực tế và suy rộng ra tổng thể. Với R2 = 0.818 thì các yếu tố độ tin cậy, độ phản hồi, độ tiếp cận, năng lực phục vụ, thông tin, chất lượng sản phẩm dịch vụ trong mô hình giải thích được 81,8% sự thay đổi của biến phụ thuộc (mức độ thoả mãn) còn lại là do các yếu tố khác.

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến đường hồi quy

Đa cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập tương quan chặt chẽ với nhau. Bảng dưới cho thấy các biến có giá trị Sig < 0.05 cho thấy mô hình xây dựng được là phù hợp và các biến đều đạt tiêu chuẩn chấp nhận (Tolerance > 0). Các tiêu chí Collinearity diagnostics (chuẩn hóa hiện tượng đa cộng tuyến) với hệ số phóng đại VIF < 10 của các biến độc lập cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Do đó, ta có thể chấp nhận kết quả phân tích và kết luận rằng mô hình này được sử dụng cho phân tích tiếp theo.

Bảng 1. Kết quả hồi quy

Coefficientsa

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients

t Sig.

Collinearity Statistics

B Std. Error

Beta Tolerance VIF

1 (Constant) 3.750 .021 182.306 .000

Độ tin cậy (DTC) .180 .041 .268 4.387 .000 .253 3.956

Độ phản hồi (DPH) .118 .036 .177 3.255 .001 .321 3.116

Năng lực phục vụ .173 .038 .258 4.539 .000 .293 3.412

Thông tin (TT) -.007 .037 -.010 -.188 .851 .309 3.233

Độ tiếp cận (TC) .137 .049 .205 2.809 .005 .178 5.611

Chất lượng SP (CLSP) .074 .036 .111 2.048 .042 .325 3.079

a. Dependent Variable (biến phụ thuộc ): thoả mãn khách hàng

Từ kết quả mô hình hồi quy cho thấy mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (mức độ thoả mãn) với sáu biến độc lập đươc thể hiện trong phương trình hồi quy sau:

TMKH = 0.268DTC + 0.177DPH + 0.258KN + 0.205TC – 0.01TT + 0.111CLSP

(t=4.387) (t = 3.255) (t = 4.539) (t = 2.809)

(t = -0.188)

(t = 2.048)

Page 43: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Thị Gấm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 33 - 40

38

Mô hình cho thấy mức độ thoả mãn của khách hàng có quan hệ tuyến tính với các nhân tố tác động. Độ tin cậy có hệ số beta bằng 0.268 với mức ý nghĩa P-value = 0.000, độ phản hồi với hệ số beta bằng 0.177 với mức ý nghĩa P-value = 0.001, năng lực phục vụ với hệ số beta bằng 0.258 với mức ý nghĩa P-value =0.000, độ tiếp cân với hệ số beta bằng 0.205 với mức ý nghĩa P-value= 0.005, chất lượng với hệ số beta bằng 0.111 với mức ý nghĩa P-value=0.042. Như vậy, các giả thuyết H1, H2, H3, H4 và H6 được chấp nhận tức là các biến này có tương quan dương với sự thỏa mãn của khách hàng. Cuối cùng là thông tin với hệ số beta bằng -0.188 với mức ý nghĩa P-value = 0.851 >0.05, ta có kết luận biến này không có tương quan với sự thỏa mãn khách hàng. Giả thuyết H5 là cảm nhận của khách hàng về thông tin cung cấp đầy đủ, chính xác và dễ tiếp cận có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của họ đối với việc sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, bị bác bỏ.

Chúng ta chấp nhận giả thuyết Ho cung cấp thông tin không có tương quan với sự thỏa mãn khách hàng. Điều này có thể được giải thích như sau: trong điều kiện hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin với rất nhiều các hình thức tiếp thị, quảng cáo và phương tiện truyền thông nên lượng thông tin đến với khách hàng rất nhanh chóng và thông tin mà khách hàng có được từ các ngân hàng là không có sự khác biệt, có thể truy cập ở mọi nơi vì vậy thông tin không còn là yếu tố tác động đến mức độ thoả mãn của khách hàng. Kết quả điều tra khảo sát và phân tích đã chỉ ra mối liên hệ giữa mức độ thoả mãn của khách hàng với các yếu tố độ tin cậy, độ phản hồi, độ tiếp cận, năng lực phục vụ, chất lượng sản phẩm dịch vụ. Với sự phát triển mạnh của nền kinh tế và đời sống xã hội thì nhu cầu của khách hàng ngày càng trở lên đa dạng và phong phú, thêm vào đó là sự gia tăng mạnh mẽ các hoạt động của ngân hàng cả về chất lượng và số lượng thì tất yếu khách hàng sẽ tìm đến những ngân hàng nào thoả mãn nhu cầu của họ tốt nhất. Chính vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân để nâng cao mức độ thoả mãn của khách hàng hơn nữa luôn cần thiết và hữu ích trong chiến lược phát triển lâu dài của

VietinBank. Kết quả này là cở sở cần thiết để đưa ra những giải pháp cụ thể giúp nâng cao sự thoả mãn của khách hàng cá nhân đối với ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đông Hà Nội.

KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ

Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cải thiện mức độ thoả mãn của khách hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng góp phần vào sự thành công của Ngân hàng. Kết quả điều tra khảo sát và phân tích đối với 200 khách hàng của ngân hàng cho thấy mức độ thoả mãn của khách hàng chịu sự tác động của năm yếu tố: độ tin cậy, độ phản hồi, độ tiếp cận, năng lực phục vụ và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Từ kết quả trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp sau nhằm nâng cao sự thoả mãn của khách hàng đối với Ngân Hàng TMCP Công thương như sau:

Nâng cao chất lượng dịch vụ

Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng đến mức độ thoả mãn của khách hàng.Thực tế cũng chỉ ra rằng duy trì chất lượng dịch vụ cao có thể tạo ra lợi nhuận, giảm chi phí và tăng thị phần. Hệ thống phân phối, quy trình giao dịch thuận tiện và hiệu quả như hồ sơ, giấy tờ, biểu mẫu, phiếu sử dụng rõ ràng, dễ hiểu, cung cấp sản phẩm một cách nhanh chóng là một biểu hiện của dịch vụ tốt. Ngoài ra, chất lượng dịch vụ còn phụ thuộc vào môi trường, cảnh quan xung quanh như thiết kế và bố trí quầy dịch vụ phục vụ khách hàng sao cho thuận tiện nhất. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút khách của ngân hàng.

Đơn giản hóa thủ tục, tự động hóa thao tác thực hiện để giảm thiểu thời gian giao dịch của khách hàng. Đảm bảo tính chính xác, kịp thời của các giao dịch để tạo lòng tin nơi khách hàng.

Để rút ngắn thời gian chờ đợi và thủ tục không cần thiết của khách hàng

Thiết lập đường dây nóng để phục vụ khách hàng nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi.

Cải tiến công nghệ ngân hàng bằng cách tăng cường khai thác sử dụng hết các tính năng công nghệ hiện đại, đồng thời thường xuyên nâng cấp hệ thống công nghệ theo xu

Page 44: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Thị Gấm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 33 - 40

39

hướng phát triển không ngừng của khoa học công nghệ thông tin.

Phát huy hơn nữa dịch vụ chăm sóc khách hàng như viếng thăm, tặng hoa chúc mừng sinh nhật, tặng quà vào dịp tết với những khách hàng lớn.

Đảm bảo tính cạnh tranh về lãi suất và phí dịch vụ cạnh tranh. Phát huy tính linh hoạt của chính sách giá như áp dụng lãi suất ưu đãi cho những khách hàng có lượng tiền gửi lớn hay giảm phí giao dịch đối với những khách hàng có số dư lớn, những khách hàng truyền thống của ngân hàng.

Phát triển nguồn nhân lực

Trong các yếu tố hình thành nên chất lượng dịch vụ, yếu tố con người là quan trọng nhất. Các cán bộ có kỹ năng, trình độ, thái độ nghiêm túc, có trách nhiệm với công việc, đạo đức tốt, được đào tạo cẩn thận là yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ. Kết quả khảo sát đã chứng minh rằng chất lượng cán bộ nhân viên ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến mức độ thoả mãn của khách hàng.

Công tác tuyển dụng: Tuyển dụng các chuyên gia tài chính giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin vào những vị trí then chốt. Đối tượng tuyển dụng là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, năng động và nhiệt tình với công việc. Chính sách nhân sự phải linh hoạt, xóa bỏ quan niệm các lãnh đạo đã lên chức thì yên tâm với vị trí của mình. Phải thường xuyên thanh lọc và thay thế cán bộ, nhân viên yếu kém, thiếu năng động, không đáp ứng yêu cầu công việc và không hoàn thành các kế hoạch đề ra.

Đào tạo: VietinBank cần có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng làm việc cho nhân viên theo hướng chuyên sâu và áp dụng thành thục công nghệ hiện đại. Thường xuyên mở các khóa đào tạo sát với yêu cầu thực tiễn, kết hợp đào tạo các kỹ năng nâng cao sự thỏa mãn khách hàng vào chương trình của các khóa huấn luyện.

Có chính sách khen thưởng và ghi nhận các nỗ lực đóng góp của nhân viên đối với việc

thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Quan tâm đến các chính sách đãi ngộ của cán bộ, nhân viên để họ hài lòng làm việc và giúp cho khách hàng hài lòng với dịch vụ ngân hàng.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện đại, lành mạnh “Sự hài lòng của khách hàng là lợi ích của ngân hàng” trong nhận thức của tập thể cán bộ, nhân viên ngân hàng. Thay đổi nhận thức, quan điểm bán hàng vì mục tiêu "hoàn thành kết quả kinh doanh và đạt lợi nhuận cao" sang mục tiêu "thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng để từ đó hoàn thành kế hoạch kinh doanh, tăng trưởng lợi nhuận".

Chú trọng về chất lượng hoàn thành công việc "hết việc chứ không phải hết giờ". Đề cao tính độc lập trong giải quyết vấn đề để nhân viên có thể giải quyết xung đột, khiếu nại khách hàng nếu có xảy ra một cách nhanh chóng và thuyết phục. Tăng cường sự hợp tác giúp đỡ giữa các đồng nghiệp, giữa các phòng và các khối với nhau. Nuôi dưỡng tinh thần làm việc hăng say và ý thức nâng cao trình độ của nhân viên.

Củng cố hình ảnh tốt đẹp của ngân hàng

• Xây dựng một hình ảnhVietinBank tốt đẹp trong lòng khách hàng. Việc quảng cáo cũng phải được thực hiện đồng bộ và nhất quán trong toàn hệ thống. • Tích cực đóng góp cho các hoạt động xã hội và cộng đồng (chương trình gây quỹ học bổng, các hoạt động thể thao vì mục đích từ thiện, tài trợ các dự án công cộng...)

Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, VietinBank cần phải quảng bá thương hiệu rộng rãi hơn, thoả mãn nhu cầu của khách hàng để duy trì những khách hàng trung thành đồng thời thu hút nhiều khách hàng mới đến với Chi nhánh. Vì vậy, VietinBank cần hoàn thiện và thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ và thường xuyên kiểm tra quá trình thực hiện để khách hàng cảm thấy hoàn toàn thoả mãn mỗi khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Hạn chế của bài viết: đề tài được thực hiện trên 200 mẫu nghiên cứu, nên tính đại diện chưa cao. Cần nghiên cứu với quy mô lớn hơn và trên phạm vi rộng hơn.

Page 45: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Thị Gấm Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 33 - 40

40

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo tổng kết năm 2010, Ngân hàng TMCP Công Thương, Chi nhánh Đông Hà Nội. [2]. Nguyễn Thị Gấm (2009), “Hành vi người tiêu dùng”, Nxb Đại học Thái Nguyên. [3]. PGS. TS. Nguyễn Viết Lâm (2005), “Giáo trình nghiên cứu Marketing”, Trường ĐH kinh tế quốc dân, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân. [4]. Hoàng Xuân Bích Loan (2008), “Nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ

Chí Minh”, Luận văn Thạc sỹ, Trường ĐH kinh tế Tp HCM. [5]. Philip Kotler (2001). Principles of Marketing. Nxb Prentice Hall [6]. Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức. [7]. Lê Trung Thành (2002), “Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại” , Đại học Đà Lạt. [8]. “Quản trị Marketing dịch vụ” (2007), Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông. [9]. Một số tài liệu khác sưu tầm từ Internet

SUMMARY FACTORS INFLUENCE CUSTOMER SATISFACTION TOWARD PROD UCTS AND SERVICES OF VIETINBANK,WEST HANOI BRANCH

Nguyen Thi Gam* Thainguyen University of Economic and Business Administration - TNU

The paper focuses on the study of customer satisfaction toward products and services of Vietinbank, West Ha Noi Branch. The experiment study of 200 customer currently using products and services of the bank shows that there is a positive relationship between reliability, response, access, ability to serve and qualityof products with customer satisfaction. We cannot find any relationship between information with customer satisfaction. Based on research findings, some recommendations are forwared in order to improve the customer satisfaction for VietinBank in particular and other commercial banks in general. Keywords: customer satisfaction, individual customer, Vietinbank

* Tel: 0912805980

Page 46: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Quốc Tiến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 41 - 44

41

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH VÙNG TRUNG DU MI ỀN NÚI BẮC BỘ VÀ NHỮNG CÂU HỎI CẦN ĐƯỢC GIẢI ĐÁP

Nguyễn Quốc Tiến*

Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên

TÓM TẮT Đào tạo nguồn nhân lực du lịch để phát triển hoạt động du lịch Vùng trung du miền núi Bắc Bộ - một trong 7 vùng du lịch giàu tiềm năng của nước ta đang là một đòi hỏi bức thiết. Hiện nay, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo dẫn đến nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở vùng này rất lớn, nhưng thực trạng năng lực và kết quả đào tạo trên địa bàn còn thấp xa so với nhu cầu của các địa phương và doanh nghiệp thuộc Vùng. Vậy, làm thế nào để đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho vùng này? Bài báo đã phân tích và đề xuất 5 giải pháp để đẩy mạnh đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực du lịch của các địa phương và doanh nghiệp ở đây. Từ khóa: Đào tạo nguồn nhân lực du lịch; Vùng du lịch; Nhân lực du lịch; Du lịch vùng; Trung du miền núi Bắc Bộ

Phát triển du lịch – “Ngành công nghiệp không khói” để tăng trưởng kinh tế là hướng đi đúng đắn, được ưu tiên lựa chọn ở nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, với một nước giàu tài nguyên du lịch như nước ta, thì việc phát triển du lịch càng có ý nghĩa, tầm quan trọng lớn. Đó chẳng những là việc khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của đất nước, mà còn là việc làm thiết thực để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng và tăng cường giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền trong nước, giữa nước ta với các nước trên thế giới...*

Để phát triển du lịch, ngoài yếu tố tài nguyên du lịch, chính sách của Nhà nước, vốn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật... thì việc đào tạo nguồn nhân lực cho Ngành để nhanh chóng có một đội ngũ những người làm du lịch có nghề, giỏi nghề là việc cấp thiết và có tầm quan trọng hàng đầu. Vậy thực trạng năng lực và kết quả đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho Vùng trung du- miền núi Bắc Bộ hiện nay như thế nào? Cần có những giải pháp gì để đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cho các địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn này? Đó là vấn đề chúng tôi muốn đề cập trong bài viết.

* Tel: 0912580531; Email: [email protected]

Vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) theo Quyết định số 91/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020) gồm 14 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình[1], có diện tích hơn 95.460 km2 và số dân trên 11,064 triệu người (kết quả tổng điều tra dân số 01- 4- 2009 do Tổng cục thống kê công bố), chiếm khoảng 28,8% diện tích tự nhiên và gần 12,9% dân số cả nước. Đây là một trong 7 vùng du lịch của đất nước, có tiềm năng, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn rất phong phú, đa dạng, bao gồm: các vườn quốc gia (Hoàng Liên Sơn, Ba Bể...), các thác nước (Bản Giốc...), các hồ lớn trên núi (Núi Cốc, Ba Bể, Cẩm Sơn, Thác Bà...), nhiều đảo trên hồ, hang động, cổng trời, cao nguyên đá, rừng nguyên sinh, các di tích lịch sử (Điện Biên Phủ, Nhà tù Sơn La, Đền Hùng, An toàn khu Định Hóa, Tân Trào, hang Pác Bó...), các di tích văn hóa, lễ hội và phong tục tập quán của gần 40 dân tộc anh em. Khu vực này có thể phát triển các loại hình du lịch sinh thái, lịch sử- văn hóa, nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm và du lịch quá cảnh. Tại đây sẽ hình thành các khu du lịch quốc gia có vai trò động

Page 47: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Quốc Tiến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 41 - 44

42

lực thúc đẩy phát triển du lịch Vùng TDMNBB như: Pác Bó, Bản Giốc (Cao Bằng); Ba Bể (Bắc Kạn); Điện Biên Phủ, Pá Khoang- Mường Phăng (Điện Biên); Sa Pa (Lào Cai); Thác Bà (Yên Bái); Hồ Hòa Bình (Hòa Bình); Đền Hùng (Phú Thọ); ATK (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kan); Định Hóa (Thái Nguyên ), Mộc Châu (Sơn La). Mục tiêu phát triển du lịch của Vùng theo Quy hoạch là: Phấn đấu đến năm 2020 khách du lịch quốc tế đạt khoảng 1.600.000 lượt người, khách du lịch nội địa đạt khoảng 12.500.000 lượt người với thu nhập du lịch khoảng 1.300 triệu USD[1].

Thực hiện được mục tiêu đó, ngành Du lịch vùng TDMNBB cần phải có một lực lượng lớn lao động qua đào tạo nghiệp vụ. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, thì số lao động trong Ngành phải qua đào tạo nghiệp vụ ở Khu vực năm 2011 là 27.330 người, hàng năm tăng thêm từ 2.480 đến 3.280 người, đến năm 2015 số lao động phải được đào tạo nghiệp vụ lên tới 38.510 người và đến 2020 con số này là 60.000 người.

Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực du lịch nêu trên chỉ có thể được đáp ứng tốt qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo

với sự quan tâm, giúp đỡ của các cơ quan quản lý Ngành ở trung ương và địa phương cùng sự ủng hộ thiết thực của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn. Vụ Đào tạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng với các cơ sở đào tạo của Bộ và của các bộ ngành khác có đào tạo về khách sạn - du lịch trên địa bàn khu vực này đã có nhiều giải pháp để mở rộng ngành, nghề và quy mô đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các cơ quan, đơn vị trong ngành Du lịch ở đây. Song, qua nghiên cứu thực tế, chúng tôi thấy năng lực và kết quả đào tạo nguồn nhân lực du lịch của các cơ sở đào tạo trên địa bàn Vùng Trung du- miền núi Bắc Bộ hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của Vùng.

Theo thống kê của Vụ Đào tạo - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thì hiện nay trên địa bàn Vùng có 17 cơ sở tham gia đào tạo nguồn nhân lực du lịch, gồm 01 trường đại học, 12 trường cao đẳng, 04 trường trung cấp (xem biểu).Tuy nhiên, ngoài Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch - Bộ Công Thương đào tạo tất cả các chuyên ngành, nghề có trong ngành du lịch và có số lượng học sinh, sinh viên (HSSV) tương đối lớn, thì phần lớn các

Cơ sở đào tạo du lịch Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ TỈNH CƠ SỞ ĐÀO TẠO GHI CHÚ

1. Hòa Bình Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình; Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc

02 trường cao đẳng

2. Sơn La Cao đẳng Sơn La 01 trường cao đẳng 3. Điện Biên Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên; Cao đẳng Sư

phạm Điện Biên 2 trường cao đẳng

4. Lai Châu 5. Lào Cai Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật 01 trường trung cấp 6. Yên Bái Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật du lịch Yên Bái 01 cao đẳng 7. Phú Thọ Cao đẳng Hóa chất; Đào tạo nghề: Trường Cao đẳng

Kinh tế - Kỹ thuật Phú Thọ 02 cao đẳng

8. Hà Giang 9.Tuyên Quang 10. Cao Bằng 11. Bắc Kạn 12.Thái Nguyên Đại học KT&QTKD; Cao đẳng Công nghiệp thực

phẩm; Cao đẳng Thương mại và du lịch; Cao đẳng VHNT Vi ệt Bắc

01 trường đại học, 03 trường cao đẳng

13. Lạng Sơn Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn; Trung cấp kinh tế Lạng sơn; Trung cấp Văn hóa nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn

01 trường cao đẳng (chuyên nghiêp), 2 trường trung cấp

14. Bắc Giang Trung cấp Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang 1 trường trung cấp Nguồn: Vụ Đào tạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Page 48: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Quốc Tiến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 41 - 44

43

trường còn lại mới chỉ đào tạo một vài chuyên ngành thuộc ngành học QTKD (Nhà hàng, Khách Sạn, Lữ hành) hoặc ngành Việt Nam học (chuyên ngành Hướng dẫn du lịch) hoặc ngành Văn hóa (chuyên ngành Văn hóa du lịch)[2] với số lượng HSSV rất khiêm tốn, thậm chí có trường chỉ 20 - 30 HSSV/ khóa học. Với ngành nghề và quy mô đào tạo như thế, thì số HSSV tốt nghiệp các trường này và số lao động trong Ngành được đào tạo, bồi dưỡng ( kể cả đào tạo nghề ngắn hạn dưới 03 tháng) hàng năm còn thấp xa so với nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của Ngành trên địa bàn Khu vực. Thực trạng này đặt ra ba câu hỏi cần được giải đáp:

1- Tại sao nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của ngành Du lịch rất lớn, nhưng các trường đào tạo về du lịch vẫn khó tuyển sinh? Phải chăng nhận thức của nhiều doanh nghiệp và của xã hội về tầm quan trọng của ngành Du lịch và công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch vẫn còn bất cập? Phải chăng việc quảng bá tuyên truyền về ngành nghề đào tạo chưa đủ? Phải chăng chất lượng đào tạo chưa cao và việc sử dụng lao động qua đào tạo chưa được các doanh nghiệp coi trọng?... 2- Làm thế nào để các em yêu thích và sẵn sàng theo học các nghề xã hội có nhu cầu rất cao, nhưng lại ít người học như Kỹ thuật chế biến sản phẩm ăn uống? 3- Làm thế nào để tăng cường hợp tác giữa nhà trường và các sở quản lý Ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn Khu vực trong việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cho từng địa phương và cơ sở? Nhằm góp phần giải đáp những câu hỏi trên, chúng tôi có ý kiến sau: Du lịch là một ngành dịch vụ xã hội điển hình, phục vụ du khách ăn uống, nghỉ ngơi, tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa và vui chơi, giải trí...Vì thế, yếu tố thu hút, thỏa mãn nhu cầu và để lại ấn tượng tốt đẹp trong du khách, ngoài chất lượng của những sản phẩm hàng hóa hữu hình, chính là yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật và con người phục vụ. Trong đó, yếu tố con người có tầm quan trọng hàng đầu. Người lao động trong ngành Du lịch, nhất là cán bộ, nhân viên phục vụ ở các nhà hàng, khách sạn, những hướng dẫn viên... ngoài cái

đẹp về hình thể, trang phục, phải có cái đẹp về tâm hồn, đặc biệt là việc giao tiếp, ứng xử có văn hóa, phù hợp với từng loại du khách. Hơn thế, người trực tiếp phục vụ khách ăn, nghỉ, tham quan, vui chơi...phải nắm vững kiến thức và thành thạo kỹ năng nghề nghiệp (tính chuyên nghiệp cao) mới có thể phục vụ tốt khách hàng, chiếm được tình cảm, niềm tin của khách và để lại ấn tượng tốt đẹp trong họ. Muốn vậy, những người lao động này phải được tuyển chọn và đào tạo tốt. Song trên thực tế hiện nay, tỷ lệ cán bộ, nhân viên, nhất là nhân viên trực tiếp phục vụ khách ở các cơ sở kinh doanh trong Ngành, đã qua đào tạo còn thấp. Một số đáng kể chủ doanh nghiệp (chủ nhà hàng, nhà nghỉ...) chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc sử dụng nhân viên qua đào tạo, kết hợp với tính cạnh tranh về chất lượng dịch vụ trên thị trường chưa cao, dẫn đến lối kinh doanh “ăn sổi”, đề cao lợi nhuận trước mắt, không chú trọng sự phát triển bền vững lâu dài, nên đã chủ động thuê mướn, sử dụng số lượng lớn người lao động chưa qua đào tạo để trả tiền lương, tiền công thấp và dễ thay đổi khi cần thiết. Điều này đã dẫn tới chất lượng dịch vụ kém, chẳng những để tiếng xấu cho các cơ sở kinh doanh đó, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, hình ảnh chung của ngành Du lịch Việt Nam. Để khắc phục tình trạng trên, tăng nhanh số lượng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cho Vùng, chúng tôi mạnh dạn đề nghị với các cơ quan quản lý ngành Du lịch các cấp và các cơ sở kinh doanh trong Ngành như sau:

Một là, các cơ sở kinh doanh phải nhận thức rõ việc sử dụng lao động qua đào tạo để nâng cao chất lượng dịch vụ chẳng những là việc cần thiết để thu hút khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh của chính doanh nghiệp, mà còn là trách nhiệm đối với ngành Du lịch, với đất nước. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp cần có những giải pháp chủ động, tích cực để nâng cao tỷ lệ cán bộ, nhân viên qua đào tạo nghề nghiệp của doanh nghiệp mình.

Hai là, việc sử dụng lao động, nhất là cán bộ nhân viên trực tiếp phục vụ trong các cơ sở kinh doanh nhà hàng ăn uống, khách sạn... có

Page 49: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Quốc Tiến Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 41 - 44

44

liên quan trực tiếp tới chất lượng phục vụ khách hàng, lợi ích người tiêu dùng, uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp và của Ngành, nên phải được quản lý chặt chẽ. Nhà nước (trực tiếp là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) cần có quy định mang tính pháp quy về tiêu chuẩn người lao động trong các cơ sở kinh doanh của Ngành như phải có sức khỏe, không bệnh tật truyền nhiễm, ngoại hình khá và phải qua đào tạo nghề ít nhất từ 3 tháng trở lên (cấp chứng chỉ), coi đó là một trong những điều kiện kinh doanh bắt buộc (tương tự như kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng...). Có như vậy mới sớm tạo ra được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp ở các đơn vị kinh doanh trong Ngành và mới thực hiện được văn minh thương mại dịch vụ. Điều này được nhiều nước trên thế giới như Cộng hòa Liên bang Đức, Pháp, Mỹ... đã thực hiện từ lâu. Ba là, cần tăng cường sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý Ngành các cấp về việc thực hiện các điều kiện kinh doanh, nhất là điều kiện về người lao động được đào tạo, sức khỏe của họ... để đảm bảo tính chuyên nghiệp trong phục vụ và lợi ích người tiêu dùng. Bốn là, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành Du lịch với các cơ quan quản lý Nhà nước về Giáo dục - Đào tạo (Bộ, Sở Giáo dục Đào tạo) và dạy nghề (Bộ, Sở LĐTB&XH) các cấp để tăng cường kiểm tra, phát hiện và loại bỏ những cơ sở đào tạo không đủ điều kiện (đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất kỹ thuật) đào tạo các ngành nghề về kinh doanh dịch vụ ăn uống, lưu trú, hướng

dẫn du lịch... nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho Ngành. Năm là, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ sở kinh doanh trong Ngành với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực về du lịch để gắn kết giữa đào tạo với sử dụng người lao động. Trong mối quan hệ đó, các cơ sở kinh doanh sẽ cung cấp địa bàn thực tế, thực hành, thực tập cho học sinh, sinh viên, còn các nhà trường sẽ tìm hiểu nhu cầu, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp để đổi mới, hoàn thiện mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và đáp ứng tốt hơn nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo ở các trình độ khác nhau của các doanh nghiệp... Thực hiện được những giải pháp nêu trên, chúng ta có thể tin tưởng rằng sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Du lịch trên địa bàn trung du, miền núi phía Bắc cũng như trên phạm vi cả nước sẽ phát triển mạnh mẽ và đạt kết quả tốt.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Quyết định số 91/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020. [2]. Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia lần thứ II “Đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội”(gồm Báo cáo và Tập hợp tham luận), tài liệu do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phát hành, tháng 8-2010.

SUMMARY WORKING OF TRAINING TOURISM HUMAN RESOURCESIN NORTH ERN MOUNTAINOUS MIDLAND AND QUESTION SHOUL BE ANSWERED

Nguyen Quoc Tien* - College of Trade and Tourism

Training human resources for tourism development of tourist activities in the northern mountainous midland - one of seven regional tourism potential of our country is an urgent requirement. Currently, the demand for trained workers to the training needs of tourism human resources in this area is very large, but the real situation and the capacity of training results in the area are also far lower than the needs of local and regional enterprises. So, how to promote human resources training and tourism for the region? This paper has analyzed and proposed solutions in order to promote training to meet human resources needs of the local tourism and businesses here. Keywords: Training of human resources in tourism; tourism region; tourism human resources; tourism regions; the northern mountainous midland

* Tel: 0912580531; Email: [email protected]

Page 50: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Khánh Doanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 45 - 50

45

DETERMINANTS OF TRADE FLOWS IN APEC MEMBER ECONOMIE S

Nguyen Khanh Doanh*

Thainguyen University of Economics and Business Administration - TNU

ABSTRACT This paper attempts to analyze the determinants of trade flows among APEC member economies. Using the panel data analysis, the empirical results show a number of robust findings. First, GDP is one of the most important determinants of trade flows among APEC economies. Second, membership in an FTA would likely lead to an increase in trade among the member countries. Third, countries speaking common languages tend to trade more with each other. Fourth, distance remains a hindrance to trade flows even though technological innovations continue to spark reductions in transport costs. Fifth, countries having colonial relationship or sharing the same border have tendency to trade more with each other. Finally, for APEC economies, it might be that the economies-of-scale effect is greater than the absorption effect, which allows the advantages of economies of scale to be fully exploited. Efforts to increase the GDP of APEC member economies, enhance social infrastructure, improve language ability and reduce the cultural differences are suggested as remedies for the obstacles to freer flow of trade in the region. Keywords: Trade Flows, Fixed Effects Model, Random Effects Model, APEC

INTRODUCTION*

Economists have recognized that international trade has made significant contribution to and serve as an engine for economic growth. The major gains for countries liberalizing trade could be realized through improved efficiency as a result of greater competition, specialization and economies of scale, increased availability of imported inputs, and enhanced access to foreign technology. In terms of this vital contribution, member economies of the Asia-Pacific Economic Cooperation (APEC) are not exceptional since international trade is an important economic dynamic in this region. Founded in 1989, APEC aims at promoting free trade and economic cooperation throughout the Asia-Pacific region. With a population of about 2.7 billion people, APEC made up 50.1 percent of world GDP in 20094. In terms of trade performance, the member economies of APEC accounted for 39 percent of world exports and 40 percent of world imports in 19905. This figure increased to * 4 Based on the data from the United Nations Statistics Division 5 Based on data from the World Economic Outlook Database - IMF

45.6 percent and 45.4 percent respectively in 2009. Given the increasing importance of APEC member economies in the world trade, it is important to identify the main sources of international trade in this region.

The main purpose of this paper is to investigate the determinants of trade among APEC member economies. Therefore, it is guided by the following research objectives:

To analyze the factors that affect the trade flows among APEC member economies.

To determine whether or not an FTA membership has the positive effect on trade flows.

To derive policy implications based on the empirical analysis.

The paper is structured as follows: Section 2 presents the econometric method, including the fixed effects model and random effects model, which is used for the analysis in this paper. Section 3 describes the data used for the sample. Section 4 displays and interprets the regression results. Concluding remarks and policy implications are included in the final section.

THEORETICAL FRAMEWORK

2.1. Analytical model

To determine the trade performance of APEC member economies, I use the standard gravity

Page 51: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Khánh Doanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 45 - 50

46

model augmented by some new variables. The gravity model in international trade was developed by Tinbergen (1962), Poyhonen (1963) and Linnemann (1966) and applied in a number of empirical studies (Okubo, 2007; Disdier and Head, 2008; Magee, 2008; Wang et al., 2010). In its original form, it is assumed that the volume of bilateral trade between two countries is determined by their economic size and the distance between them (Fidrmuc, 2009).

Since then, the gravity model has been widely used and increasingly improved in empirical studies of international trade. In addition, more variables have been incorporated to the model to account for trade flows. The final regression equation is as follows:

(1) Where: Tijt is the bilateral trade between country i and country j at the time t.6 GDPit is Gross Domestic Product of country i at the time t. GDPjt is Gross Domestic Product of country j at the time t. POPit is the population of country i at the time t. POPjt is the population of country j at the time t. DISTij: Distance between the capital city of country i and the capital city of country j. Boderij is a dummy variable that equals 1 if both country i and country j share a common border, and zero otherwise. Languageij is a dummy variable that equals 1 if both country i and country j speak the same language, and zero otherwise. Colonyij is a dummy variable that equals 1 if country i had ever been colonized by country j or vice versa, and zero otherwise. FTAijt is a dummy variable that equals 1 if both country i and country j belong to a FTA at the time t, and zero otherwise.

:ijtu Residual term 6 Drawing on Musila (2005), the dependent variable log(Tijt + 1) is used instead of log Tijt in order to include the observations of zero measurable trade.

For the estimation purpose, the equation 1 is expressed in log-linear form as follows:

(2)

According to the gravity assumptions, the coefficients on GDP (GDPit and GDPjt) are positive (See e.g. Magee, 2008; Martinez-Zarzoso et al., 2009). The parameters on population (POPit and POPjt) could be positive or negative depending on whether the absorption effect or the economies of scale effect is dominant (See Linnemann, 1966; Endoh, 2000; Martinez-Zarzoso and Nowak-Lehmann, 2003; Koo et al., 2006; Magee, 2008). Distance between trading partners (DISTij) reflects the cost of international transactions of goods and services and are expected to affect trade negatively (See, e.g., Lee and Shin, 2006; Martinez-Zarzoso et al., 2008). Therefore, the sign of the coefficient for DISTij variable is expected to be negative. Since linguistic affinity, ex-colony and commonly shared borders tend to reduce cultural distance and therefore encourage bilateral trade, it is expected that the coefficients for these three dummy variables are positive (Peridy, 2005; Lee and Shin, 2006).

Finally, a dummy variable is included to capture the integration effect of the FTA. The coefficient on FTA could be negative or positive depending on a case-by-case basis (Koo et al., 2006; Lee and Shin, 2006; Baier and Bergstrand, 2007; Jayasinghe and Sarker, 2007; Gil-Pareja et al., 2008). A positive and significant coefficient on the FTA dummy could imply that its members have traded with each other more than the hypothetical level predicted by basic explanatory variables.

2.2. Method of estimation In this paper, two techniques are employed, including the fixed effects model and random effects model. The fixed effects model allows for country-pair heterogeneity and gives each country-pair its own intercept. The equation for fixed effects model is expressed in the following form:

Page 52: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Khánh Doanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 45 - 50

47

(3)

Where: β0ij indicates that each country-pair has its own intercept.

The fixed effects estimates can help us reduce potential specification errors from omitting important variables. One shortcoming of this model, however, is that it does not allow for time-invariant variables to be included7. Therefore, we include the random effects model in order to incorporate differences between cross-sectional entities by allowing the intercept to change, as in the fixed effects model, but the amount of change is random. The random effects model is expressed as follows:

(4)

Where: β0 is the mean intercept, and wijt is composite error term (wijt = µij + uijt). µij is a random unobserved bilateral effect (which is cross-section or country-pair error component), and uijt is the remaining error (which is the combined time series and cross-section error component). The random effects model requires that µij ~ (0,σ2

µ), uijt ~ (0,σ2µ),

the µij is independent of the uijt, and the explanatory variables have to be independent of the µij and the uijt for all cross-sections (ij ) and time periods (t). The advantage of random effects model is that both time-series and cross-sectional variations are used. The method adopted is the GLS random-effects.

DATA

This paper uses the panel data for 19 APEC member economies over the period of 16 years, from 1994 through 20098. They include Australia, Canada, Chile, China, Hong Kong- 7 Examples of time-invariant variables include distance, border, etc. 8 Brunei Darussaram and Chinese Taipei are excluded from the sample due to lack of data on these two economies. The period 1994-2009 is chosen because data before this period are not available for all observations.

China, Indonesia, Japan, Korea, Malaysia, Mexico, New Zealand, Philippines, Papua New Guinea, Peru, Russia, Singapore, Thailand, United States and Vietnam.

Yearly total trade between two countries is obtained from the IMF-Direction of Trade Statistics (CD-ROM). Data on GDP and population are extracted from World Economic Outlook Database - IMF and the United Nations Statistics Division. The distance between the two capital cities is available at Indo.com. Finally, information regarding language and colonial relationship is obtained from the Economist Intelligence Unit.

EMPIRICAL RESULTS

The summary of statistics is displayed in Table 1. The samples include trade flows from 19 APEC member economies for the period 1994-2009, leading to 2,736 observations.

Estimates of the bilateral trade flows using equations 3 and 4 are presented in Table 2. As explained above, in the fixed effects model, the variables log DISTij and Borderij are dropped because these variables are time-invariant. Because of this reason, the interpretation of the results will be on the basis of random effects model.

As a result of fixed effects and random effects models, the gravity model fits the data well, providing explanation for the major variation in bilateral trade. Most of the coefficients are estimated as expected and three of them are statistically significant at the 0.01 significance level.

According to the results of the fixed effects model, GDPit and GDPjt turn out to be the most important explanatory variables, not unexpectedly. As indicated in Table 2, the coefficients of log GDPit and log GDPjt are positive and statistically significant. This suggests that GDP growth in APEC member economies would trigger and accelerate the expansion of trade. This result is consistent with trade theory and empirical studies undertaken by Magee (2008) and Hatab et al. (2010). The estimated value of 0.627 means that, holding

Page 53: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Khánh Doanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 45 - 50

48

constant for other variables, a 100 percent increase in country i’s GDP would lead to an increase in its trade by 62.7 percent. Likewise, an increase in country j’s GDP by 100 percent would result in 71 percent increase in country j’s trade.

One of the important issues in this paper is the impact of FTA on bilateral trade flows. The estimated coefficient on the FTA dummy variable is positive and statistically significant. Therefore, membership in an FTA would lead to an increase in bilateral trade with member countries of that FTA. The estimated value of 0.154 means that a pair of countries that joins an FTA will likely

experience an increase in bilateral trade between them by a roughly 16.6 percent, with other variables held constant.

Although the estimated coefficient of log POPit and log POPjt are statistically insignificant, its positive value could be indicative that the economies-of-scale effect is greater than the absorption effect, which allows the advantages of economies of scale to be fully exploited. So, in the case of APEC, large population might promote a division of labor and allow more industries to reach efficient economies of scale. Thus, opportunities for trade with foreign partners in a wide variety of goods will increase.

Table 1. Summary of Statistics

Variable Observations Mean Std. Dev. Minimum Maximum Log GDPit 2736 3.10 1.13 0.00 5.77 Log GDPjt 2736 2.46 0.68 0.49 4.16 Log POPit 2736 2.34 0.83 0.49 4.16 Log POPjt 2736 1.58 0.69 0.53 3.13 Log DISTij 2736 4.63 0.62 3.53 6.69 Borderij 2736 3.83 0.37 2.48 4.29 Languageij 2736 0.04 0.20 0.00 1.00 Colonyij 2736 0.25 0.43 0.00 1.00 FTAij 2736 0.06 0.25 0.00 1.00 rta 2736 0.12 0.33 0.00 1.00

Source: Statistical result

Note: Std. Dev. stands for standard deviation.

Table 2 Gravity Equations Explaing Total Trade

Explanatory Variables Fixed Effects Model Random Effects Model

Coefficient t-statistic Coefficient z-statistic

Constant -1.630* (-2.49) 4.447** (9.12) Log GDPit 0.627** (15.51) 0.660** (21.24) Log GDPjt 0.710** (17.35) 0.766** (24.70) Log POPit 0.037 (0.15) 0.009 (0.16) Log POPjt 0.307 (1.90) 0.009 (0.14) Log DISTij - - -1.287** (-12.43) Borderij - - 0.033 (0.18) Languageij 0.085 (0.38) 0.344** (4.18) Colonyij 0.038 (0.17) 0.083 (0.67) FTAij 0.154** (3.62) 0.138** (3.39) Number of observations 2736 2736 R-square (overall) 0.542 0.804

Source: Regression results

Note: * Significant at the 0.05 level; ** Significant at the 0.01 level.

Page 54: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Khánh Doanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 45 - 50

49

In the random effects model, the results are relatively similar to those of the fixed effects model, meaning that a very high degree of explanation is achieved. The basic variables of gravity equation behave as the model predicts. As the data reveal, most of the coefficients are statistically significant at 0.01 significant level, except POPit, POPjt, Borderij and Colonyij.

Again, GDP (GDPit and GDPjt) proves to be the most important explanatory variables. According to the model estimation, an increase in GDP of country i by 100 would likely result in an increase in country i’s trade by 66 percent, with other variables controlled. Similarly, a 100 percent increase in country j’s GDP would lead to a 76.6 percent increase in country j’s trade, with other variables being kept constant.

The estimated coefficient on the log of bilateral distance is negative and statistically significant. This means that distant countries tend to trade less with each other. According to the estimation, an increase in bilateral distance by 100 percent leads to a 72.4 percent decline in bilateral trade. The coefficient on Languageij is positive and highly significant. This suggests that countries speak the same language have tendency to trade more with each other. Specifically, it is estimated that two countries speaking the same language are likely to trade more with each other by 41 percent.

Apart from POPit and POPjt, the model also finds the traditional positive signs on Borderij and Colonyij. Although statistically insignificant, the positive value could be indicative that an ex-common colonizer could raise trade by 8.7 percent, while a commonly share border could increase trade by 3.4 percent.

CONCLUSION

This paper attempts to analyze the determinants of trade flows among APEC member economies. Using the panel data analysis with the fixed and random effects

models, the empirical results show a number of robust findings. First, GDP is one of the most important determinants of trade flows among APEC economies. Countries with higher level of GDP tend to trade more because higher level of exporting country’s GDP indicates higher level of production for exports, while higher level of importing country’s GDP suggests higher level of demand for imports. Second, membership in an FTA would likely lead to an increase in trade among the member countries. Third, countries speaking common languages tend to trade more with each other since they can facilitate easier transactions and reduce the cost of doing business (e.g. translations and disputes). Fourth, distance remains a hindrance to trade flows even though technological innovations continue to spark reductions in transport costs. Integration and globalization have enhanced communication, broken down cultural barriers, and facilitated transactions. However, they have not reduced the importance of physical distance. Fifth, although being statistically insignificant, the positive values of the coefficient on Colonyij indicate that countries also tend to trade more with their ex-colonizers since they are more familiar with the cultural backgrounds and modes of doing business. Similarly, countries which share the same border have tendency to trade more with each other. Finally, for APEC economies, it might be the case that the economies-of-scale effect is greater than the absorption effect, which allows the advantages of economies of scale to be fully exploited.

Efforts to increase the GDP of APEC member economies, enhance social infrastructure, improve language ability and reduce the cultural differences are suggested as remedies for the obstacles to freer flow of trade in the region.

REFERENCES

[1].Baier, S. and Bergstrand, J. H. (2007), ‘Do free trade agreements actually increase members' international trade?,’ Journal of International Economics 71 (1): 72–95

Page 55: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Khánh Doanh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 45 - 50

50

[2].Disdier, A-C. and Head, K. (2008), ‘The Puzzling Persistence of the Distance Effect on Bilateral Trade,’ Review of Economics and Statistics 90 (1): 37-48. [3].Endoh, M. (2000), ‘The Transition of Postwar Asia-Pacific Trade Relations,’ Journal of Asian Economics 10 (4): 571-589. [4].Fidrmuc, J. (2009), ‘Gravity Models in Integrated Panel,’ Empirical Economics 37 (2): 435-446. [5].Gil-Pareja, S., Llorca-Vivero, R. And Martinez-Serrano, J. A. (2008), ‘Trade Effects of Monetary Agreements: Evidence from OECD Countries,’ European Economic Review 52 (4): 733-755. [6].Hatab, A. A., Romstad, E. and Huo, X. (2010), ‘Determinants of Egyptian Agricultural Exports: A Gravity Model Approach,’ Modern Economy 1 (3): 134-143. [7].Jayasinghe, S. and Sarker, R. (2007), ‘Effects of Regional Trade Agreements on Trade in Agrifood Products: Evidence from Gravity Modeling Using Disaggregated Data,’ Review of Agricultural Economics 30 (1): 61-81. [8].Koo, W.W., Kennedy, P. L. and Skripnitchenko, A. (2006), ‘Regional Preferential Trade Agreements: Trade Creation and Diversion Effects,’ Review of Agricultural Economics 28 (3): 408-415. [9].Lee, J-W. and Shin, K. (2006), ‘Does Regionalism Lead to More Global Trade Integration in East Asia,’ North American Journal of Economics and Finance 17 (3): 283-301. [10]. Linnemann, H. (1966), An Econometric Study of International Trade Flows, Amsterdam: North Holland Publishing Co. [11]. Magee, C. S. P. (2008), ‘New Measures of Trade Creation and Trade Diversion,’ Journal of International Economics 75 (2): 349-362.

[12]. Martinez-Zarzoso, I. and Nowak-Lehmann, F. (2003), ‘Augmented Gravity Model: An Empirical Application to Mercosur-European Union Trade Flows,’ Journal of Applied Economics 6 (2): 291-316. [13]. Martinez-Zarzoso, I., Perez-Garcia, E. M. and Suarez-Burguet, C. (2008), ‘Do Transport Costs have a Differential Effect on Trade at the Sectoral Level?,’ Applied Economics 40 (24): 3145-3157. [14]. Martinez-Zarzoso, I., Felicitas, N-L. D. and Horsewood, N. (2009), ‘Are Regional Trading Agreement Beneficial? Static and Dynamic Panel Gravity Models,’ North American Journal of Economics and Finance 20 (1): 46-65. [15]. Musila, J. W. (2005), ‘The Intensity of Trade Creation and Trade Diversion in COMESA, ECCAS and ECOWAS: A Comparative Analysis,’ Journal of African Economies 14 (1): 117-141. [16]. Okubo, T. (2007), ‘Trade Bloc Formation in Inter-war Japan: A Gravity Model Analysis,’ Journal of Japanese International Economies 21 (2): 214-236. [17]. Peridy, N. (2005), ‘The Trade Effects of the Euro-Mediterranean Partnership: What Are the Lessons for ASEAN Countries,’ Journal of Asian Economics 16 (1): 125-139. [18]. Poyhonen, P. (1963), ‘A Tentative Model for the Volume of Trade between Countries,’ Weltwirtschaftliches Archiv 90: 93-100. [19]. Tinbergen, J. (1962), Shaping the World Economy: Suggestions for An International Economic Polity, New York: Twentieth Century Fund. [20]. Wang, C., Wei, Y. and Liu, X. (2010), ‘Determinants of Bilateral Trade Flows in OECD Countries: Evidence from Gravity Panel Data Models,’ The World Economy 33 (7): 894-915.

Page 56: Tập 81 - 05 -2011

Hoàng Thị Huệ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 51 - 61

51

DU LỊCH SINH THÁI TRONG XU TH Ế PHÁT TRI ỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI THÁI NGUYÊN

Hoàng Thị Huệ*, Nguyễn Thị Gấm

Trường ĐH Kinh tế & QTKD - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Phát triển du lịch sinh thái cần phải được gắn với du lịch bền vững, nhằm tạo nên sự cân bằng các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này, do hệ sinh thái tự nhiên đa dạng và sự kết hợp giao thoa của sinh thái nhân văn. Sự tham gia của cộng đồng địa phương tại nơi có tài nguyên du lịch là cần thiết làm cho sản phẩm đặc sắc hơn và môi trường được đảm bảo bền vững do người dân nhận thức được lợi ích từ những tài nguyên này mang lại. Từ khóa: du lịch sinh thái, du lịch bền vững, Thái Nguyên

DU LỊCH SINH THÁI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

Hiện nay du lịch đã phát triển với tốc độ ngày càng nhanh và trở thành ngành kinh tế trọng điểm của nhiều nước trên thế giới. Trong những năm gần đây Việt Nam đã có sự nhận thức đúng đắn về phát triển lâu dài ngành du lịch, tại Đại hội Đảng IX đã có nghị quyết về phát triển ngành du lịch trong “Định hướng phát triển các ngành” như sau:

Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử đáp ứng nhu cầu du lịch trong

nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực.

Du lịch sinh thái là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái niệm rộng được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Một số người cho rằng “du lịch sinh thái” đơn giản được hiểu là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép “du lịch” và “sinh thái” vốn rất quen thuộc. Hoặc nhìn ở góc độ rộng hơn thì quan niệm du lịch sinh thái là du lịch thiên nhiên, mọi hoạt động du lịch gắn với thiên nhiên, liên quan tới thiên nhiên, như: tắm biển, nghỉ dưỡng, thám hiểm … đều là du lịch sinh thái.

Các loại hình du lịch

Nguån gèc

Sơ đồ1. Vị trí của loại hình du lịch sinh thái*

* Tel: 0912660588

Du lÞch dùa vµo

thiªn nhiªn

- NghØ d−ìng

- Tham quan, nghiªn cøu

- M¹o hiÓm

- ThÓ thao

- Th¾ng c¶nh

- Vui ch¬i gi¶i trÝ

-v.v..

-Gi¸o dôc n©ng cao nhËn thøc - Cã tr¸ch nhiÖm b¶o tån

- Tham quan, nghiªn cøu

- Hµnh h−¬ng lÔ héi

- Vui ch¬i gi¶i trÝ

Du lÞch

dùa vµo

v¨n ho¸

Sinh th¸i

Nguồn: Phạm Trung Lương (2002)

Page 57: Tập 81 - 05 -2011

Hoàng Thị Huệ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 51 - 61

52

Tuy nhiên có những ý kiến lại quan niệm du lịch sinh thái là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái, có trách nhiệm với môi trường nơi diễn ra các hoạt động du lịch và chúng cần có tính bền vững . Có thể thấy cho đến nay có rất nhiều khái niệm xoay quanh du lịch sinh thái, được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau nhưng đa số các ý kiến tại các diễn đàn quốc tế đều cho rằng du lịch sinh thái là loại hình du lịch với những hoạt động có nhận thức mạnh mẽ về thiên nhiên và ý thức trách nhiệm với xã hội - đó là việc không làm ảnh hưởng đến các khu bảo tồn thiên nhiên, không ảnh hưởng đến môi trường và góp phần duy trì, phát triển cuộc sống của cộng đồng người dân địa phương. Về nội dung, du lịch sinh thái là loại hình du lịch tham quan, thám hiểm đưa du khách đến những môi trường còn tương đối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hoá bản địa độc đáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn, phát triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái ở Việt Nam là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ của thế kỷ XX, song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch môi trường. Để thống nhất về khái niệm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn phát triển du lịch sinh thái, Tổng cục du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như : ESCAP, WWF, IUCN… có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam về du lịch sinh thái và

các lĩnh vực có liên quan, tổ chức Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7 đến 9/9/1999 . Hội thảo đã đưa ra được định nghĩa về du lịch sinh thái ở Việt Nam là: “Du l ịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. [Phạm Trung Lương (2002)] Trong điều kiện thực tiễn kinh doanh du lịch hiện nay, rất nhiều nước đã sớm đề ra phương châm đúng đắn là tổ chức và quản lý du lịch phải thực sự bền vững đã sớm được nhiều ý kiến ủng hộ và là mục tiêu phấn đấu của nhiều nước. Tổ chức Du lịch thế giới – WTO đã có định nghĩa về du lịch bền vững như sau: “Du l ịch bền vững là sự phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và người dân sở tại trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên bảo đảm sự phát triển hoạt động của du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn những nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người, trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người.” [Hoàng Thị Huệ (2004)]. Như vậy từ định nghĩa trên ta có thể thấy du lịch sinh thái phải gắn với du lịch bền vững, là điều kiện để phát triển bền vững, luôn đề cập đến việc bảo tồn, quan tâm đến cộng đồng và mang tính giáo dục.

Duy tr× môc tiªu kinh tÕ Gi¶m thiÓu « nhiÔm

T¹o tÝnh bÒn v÷ng vÒ T¹o tÝnh BV cho kinh tÕ Nguån tµi nguyªn

Sơ đồ 2. Vai trò của hệ thống du lịch bền vững

- KÕt hîp hµi hoµ gi÷a hÖ thèng sinh th¸i vµ hÖ thèng kinh tÕ.

- Tho¶ m·n môc tiªu: sinh th¸i+ kinh tÕ

HÖ thèng

kinh tÕ

HÖ thèng du lÞch HÖ thèng du lÞch HÖ thèng du lÞch HÖ thèng du lÞch bÒn v÷ngbÒn v÷ngbÒn v÷ngbÒn v÷ng

Duy tr× Ých lîi l©u dµi cña céng ®ång ®Þa ph−¬ng + Kh¸chdu lÞch+Ngµnh du lÞch

HÖ thèng Ö thèng Ö thèng Ö thèng

sinh sinh sinh sinh th¸th¸th¸th¸iiii

[Nguồn: Phạm Trung Lương (2002)]

Page 58: Tập 81 - 05 -2011

Hoàng Thị Huệ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 51 - 61

53

ĐIỀU KIỆN, YÊU CẦU ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI THÁI NGUYÊN

1. Điều kiện và yêu cầu để phát tri ển du lịch sinh thái Du lịch sinh thái ngày càng trở nên phổ biến và phát triển ở hầu hết các nước trên thế giới nhờ những đặc trưng riêng của nó.

Loại hình du lịch này thường lấy các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ môi trường làm địa điểm du lịch. Cho nên khi tổ chức du lịch sinh thái thì phải có trách nhiệm với các khu bảo tồn, nơi có sinh vật quí hiếm, đồng thời ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên hệ sinh thái môi trường và nâng cao tính thẩm mỹ.

Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao về môi trường và sinh thái thông qua những hướng dẫn viên, có kiến thức và nghiệp vụ lành nghề, có chứa đựng mối tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên hoang dã cộng với ý thức được giáo dục nhằm biến chính những khách du lịch thành những người đi đầu trong việc bảo vệ môi trường.

Phát triển du lịch sinh thái làm giảm tối thiểu tác động của khách du lịch đến văn hoá và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và cần chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên.

Do đó, khi quy hoạch hay thiết kế khu du lịch sinh thái các nhà quản lý cần nắm vững 4 yêu cầu sau:

- Thứ nhất, yếu tố sinh thái môi trường đặc thù: Khu du lịch sinh thái phải tồn tại cho một hệ sinh thái tự nhiên nhất định với tính đa dạng sinh thái cao, có đủ sức hấp dẫn khách du lịch sinh thái . - Thứ hai, về nguyên tắc "Thẩm mỹ sinh thái": Lượng rác hữu cơ ngoại lai do du khách và người phục vụ thải ra cần có dự tính và khống chế một cách khoa học và hợp lý. Ngoài ra, việc quy hoạch, bố trí chỗ ăn uống, nghỉ ngơi và đi lại tham quan trong khu vực du lịch cũng cần được tính toán, cân nhắc trên cơ sở điều tra, khảo sát thực nghiệm để làm sao không làm mất cân bằng sinh thái của khu du lịch.

Tóm lại, mục tiêu duy nhất của các nguyên tắc trên là nhằm phát triển du lịch sinh thái bền vững, tức là có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và giá trị đạo đức.

+ Về mục tiêu kinh tế cần đảm bảo du lịch sinh thái thật sự đem lại lợi ích kinh tế cho nhân dân địa phương, đồng thời đảm bảo sự công bằng xã hội, lợi ích cộng đồng trong phân phối thu nhập từ hoạt động du lịch sinh thái ở vùng thiên nhiên sử dụng khai thác du lịch. Tránh việc dân cư địa phương được thuyết phục từ bỏ săn bắt, chặt cây, phá rừng để bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ rừng nhằm hưởng lợi từ nguồn du lịch nhưng thật ra phần lớn lợi nhuận đã chạy vào "túi" các công ty tổ chức kinh doanh du lịch sinh thái và các doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch ở địa phương.

+ Về mục tiêu xã hội, sự phát triển du lịch rất dễ dẫn đến những mâu thuẫn, bất hoà giữa truyền thống văn hoá bản địa và văn hoá ngoại lai do du khách mang đến, hoặc giữa sinh hoạt của dân địa phương và sự xáo trộn do du khách tạo ra, hoặc do sự ưu tiên phục vụ cho khách du lịch (nhấn mạnh vào du khách và những nhu cầu của họ) hơn là cho cư dân địa phương v.v...

Vì vậy phát triển du lịch sinh thái cần nghiên cứu hạn chế tối đa mối bất hoà, mâu thuẫn này. Ngoài ra, phát triển du lịch sinh thái phải gắn với việc nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường sinh thái của khách du lịch và cộng đồng dân cư địa phương.

+ Về mục tiêu môi trường, phát triển du lịch sinh thái không được làm tổn hại, ô nhiễm môi trường tự nhiên do hoạt động du lịch mang lại. Đồng thời, ngày càng phát huy vai trò của môi trường đối với sự sống của con người thông qua sự phục hồi, bảo vệ, cải tạo môi trường sinh thái một cách khoa học và hợp lý bảo đảm tính hợp lý, tính thẩm mỹ sinh thái, đồng thời không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.

Thứ ba, nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạt động du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường cần phải tuân thủ

Page 59: Tập 81 - 05 -2011

Hoàng Thị Huệ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 51 - 61

54

chặt chẽ các quy định về "sức chứa". Khái niệm sức chứa được hiểu trên bốn khía cạnh:

- Khía cạnh vật lý: Sức chứa được hiểu là số lượng tối đa mà du khách mà khu vực có thể tiếp nhận, liên quan đến tiêu chuẩn tối thiểu về không gian mà mỗi du khách cần .

- Khía cạnh sinh học: Sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu lớn hơn sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác động sinh thái do hoạt động của du khách và tiện nghi của họ gây ra (có ảnh hưởng tới sinh hoạt của muông thú, xói mòn đất, ...).

- Khía cạnh tâm lý: Sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt quá thì bản thân du khách sẽ bắt đầu thấy khó chịu vì sự "đông đúc" và hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác.

- Khía cạnh xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những động tác tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá - xã hội, kinh tế - xã

hội của khu vực. Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập.

- Khía cạnh quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ. Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này thì năng lực quản lý (lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý ... ) của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ ảnh hưởng đến môi trường và xã hội.

Thứ tư, thoả mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch. Việc thoả mãn mong muốn của khách DLST về những kinh nghiệm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành DLST. Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trị quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham quan.

Bảng 3. Một số tiêu chuẩn về địa điểm tổ chức du lịch sinh thái

Tiêu chuẩn Các điều kiện thích hợp

1 -Có đối tượng tham

quan, nghiên cứu đặc thù,

đặc hữu

- Khu vực có cảnh quan sinh thái hấp dẫn, lạ mắt

- Các khu bảo tồn phải có các loài động, thực vật đặc trưng, điển hình cho

khu vực; hoặc có các loài quí hiếm đối với thế giới hoặc đối với Vi ệt Nam.

2- Có điều kiện nghiên

cứu khoa học

-Có lán nghỉ ngơi trên đường đi tham quan, nghiên cứu.

-Có nơi làm việc được bố trí thích hợp và tiện nghi cho những nhà nghiên

cứu khoa học

3 - Có hệ thống giao thông

đi lại thuận tiện

- Có đường đi lại trong khu bảo tồn.

- Có thể kết hợp nhiều loại phương tiện tham quan

4 - Có dịch vụ du lịch và

an toàn

- Có nơi nghỉ ngơi, ăn uống

- Có các dịch vụ du lịch khác: Chụp ảnh, quay phim, phòng chiếu phim...

- Bảo đảm thông tin liên lạc nhanh chóng trong khu vực.

- Có dịch vụ chăm sóc y tế.

[Nguồn: Hoàng Thị Huệ (2004)]

Page 60: Tập 81 - 05 -2011

Hoàng Thị Huệ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 51 - 61

55

2. Những điều kiện để Thái Nguyên phát tri ển du lịch sinh thái Trước hết, trên mảnh đất này đã hội tụ nhiều tiềm năng du lịch phong phú, gồm: sinh thái tự nhiên rất đa dạng, rừng và đất rừng chiếm tới 67% diện tích với sự kết hợp động thực vật giao thoa nhiều miền đặc trưng của vùng rừng núi Việt Bắc, của nền văn hoá lúa nước; sinh thái nông nghiệp là vùng đồi chè trung du tạo nên tấm thảm xanh ngút, là các vùng đồi - trang trại cây ăn quả phong phú mùa nào thức nấy; sinh thái nhân văn thật đặc sắc với nhiều lễ hội truyền thống của các dân tộc, với nền văn hoá cổ được phát hiện ở Thần Sa, nổi bật lên là chất hội tụ ngược xuôi, chất tiếp xúc miền xuôi lên - miền ngược xuống với cấu trúc tộc người trong tỉnh là: Tày là thổ dân, Việt ở dưới xuôi lên, Nùng, Dao, Sán Dìu, Sán Chí, Cao Lan, Mèo, Hoa, ... từ trên núi Bắc xuống .

Ngoài ra, các điều kiện như: đường giao thông đi lại, hệ thống thông tin liên lạc, điều kiện nghiên cứu và các dịch vụ phục vụ khác đều cơ bản phù hợp với hoạt động du lịch sinh thái. Trong quy hoạch thì khu hồ Núi Cốc có đầy đủ điều kiện về hệ sinh thái đa dạng để xây dựng thành trung tâm du lịch sinh thái và từ trung tâm này có thể phát triển ra một số tuyến điểm du lịch khác. Theo kết quả điều tra trong đề tài “M ột số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Thái Nguyên” của tác giả, tiềm năng du lịch Thái Nguyên được đánh giá như trên bảng 4. - Điểm số đánh giá từ 0 đến 4 cấp độ tăng dần. - Hệ số cấp đánh giá từ 1 đến 4 theo mức độ tăng dần.

- Điểm đánh giá = Điểm số đánh giá x Hệ số cấp bậc.

Với kết quả đánh giá tổng hợp các yếu tố như trên, có thể thấy tiềm năng du lịch ở địa bàn Thái Nguyên rất lớn và có nhiều điều kiện thuận lợi hỗ trợ sự phát triển của ngành trong những năm kế tiếp trong tương lai.

Tại Thái Nguyên đã hình thành nền công nghiệp phát triển phong phú, điển hình là một trong những trung tâm công nghiệp nặng của cả nước hoạt động ở các ngành: luyện kim đen, luyện kim mầu, cơ khí chế tạo, khai thác mỏ với tài nguyên khoáng sản dồi dào mà rất cần ngành du lịch kèm theo.

Du lịch Thái Nguyên còn lan toả ra các vùng xung quanh và người dân am hiểu trong miền nó đại diện làm thủ phủ. Nhớ đến Thái Nguyên là người ta nhớ đến Thái – Hà - Tuyên, thấy được cả Việt Bắc rộng lớn và hùng vĩ. SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI Có rất nhiều giải pháp để phát triển du lịch sinh thái, tuy nhiên tác giả tập trung chủ yếu vào du lịch cộng đồng hay còn gọi là du lịch dựa vào cộng đồng là cách tốt nhất để vừa làm du lịch vừa duy trì giữ gìn bản sắc văn hoá và môi trường sinh thái. Nhờ sự tham gia của cộng đồng địa phương tại nơi có tài nguyên du lịch mà các sản phẩm trở nên đặc sắc hơn, rõ nét của vùng trung du miền núi phía Bắc thêm vào đó môi trường sinh thái sẽ bảo vệ và có kế hoạch khai thác đảm bảo bền vững hơn do người dân sẽ nhận thức được những lợi ích mà mình sẽ nhận được từ chính quê hương mình.

Bảng 4. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái ở Thái Nguyên

Các chỉ tiêu đánh giá Điểm số đánh giá

Hệ số cấp bậc

Điểm đánh giá

Độ hấp dẫn 4 3 12 Thời gian hoạt động du lịch 3 3 9 Sức chứa khách 4 2 8 Độ bền vững của môi trường tự nhiên 3 1 3 Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật 2 2 4 Vị trí và khả năng tiếp cận của điểm du lịch 4 2 8 Tổng cộng 44

(Nguồn: Tổng hợp kết quả đánh giá năm 2004)

Page 61: Tập 81 - 05 -2011

Hoàng Thị Huệ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 51 - 61

56

Việc thực hiện giải pháp mô hình du lịch cộng đồng nhằm đạt được một số mục tiêu sau:

- Tạo thuận lợi cho việc bảo tồn giá trị tài nguyên thiên nhiên và nhân văn góp phần phát triển bền vững khu du lịch nâng cao trình độ và nhận thức cho cộng đồng dân cư tại khu vực này.

- Giải quyết được công ăn việc làm cho một bộ phận lớn người dân địa phương. Góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo thu nhập cho cộng đồng dân cư tại địa phương.

- Khuyến khích cộng đồng xây dựng và tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng và xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho đời sống cộng đồng dân cư.

Cơ sở để xây dựng mô hình này

- Chủ trương của Tổng cục Du lịch lấy ngày du lịch 29 tháng 7 năm 2004 với chủ đề “Du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo ”.

- Những cộng đồng dân cư ở một số nơi như vùng ven hồ Núi Cốc và khu vực lân cận vốn có giá trị văn hoá bản địa lâu đời thể hiện trong canh tác trồng trọt và đời sống sinh hoạt của họ .

- Hệ sinh thái nông nghiệp có sẵn ở nơi đây được định hình cho hai loại cây chính là cây chè và cây ăn quả .

- Tận dụng nguồn lực dồi dào sẵn có về lao động và các yếu tố khác của địa phương vào hoạt động du lịch .

- Thu nhập chính của người dân nơi đây chủ yếu là từ canh tác và trồng cây nông nghiệp, nếu sử dụng vào mục đích du lịch thu nhập sẽ tăng cao hơn nhiều lần .

- Các vườn cây ăn quả đặc sản vùng đồi đang được người dân phát triển mạnh. Hiện nay tỉnh có gần 4.000 ha cây ăn quả với nhiều loại đặc sản miền nhiệt đới như : Mít, chuối, nhãn, vải, na, mơ, dứa, bưởi, hồng không hạt…

- Chè là cây công nghiệp lâu năm được canh tác từ rất sớm trên mảnh đất này, được trồng nhiều ở vùng Tân Cương, Đại Từ và một số vùng khác với diện tích trên 9.000 ha đạt sản lượng gần 10.000 tấn chè có giá trị xuất khẩu, đã hình thành lên một thương hiệu chè nổi tiếng " chè Thái " được rất nhiều người biết đến.

- Dựa trên mong muốn của người dân địa phương muốn được đóng góp và hưởng một phần lợi ích từ các hoạt động du lịch tại quê hương mình. Cơ sở giải pháp bước đầu được hoạch định cho một số hộ dân xã Phúc Xuân ở vùng ven hồ Núi Cốc, nơi đây đã đạt một số điều kiện về tự nhiên và nhân văn để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng:

Thứ nhất là, xã Phúc Xuân nằm ở khu vực ven hồ Núi Cốc cảnh quan rất đẹp, không khí trong lành, các hộ gia đình sống chủ yếu ở trên các đồi cao hoặc các sườn đồi, núi thoai thoải xung quanh là các vườn cây ăn trái xum xuê, đồi chè lâu năm, và xen lẫn là các khu vực rừng phòng hộ keo, bạch đàn. Tại xã còn khoảng 40 ha là rừng có nguồn gốc và gần 200 ha rừng có nguồn gốc nhân tạo và vườn cây ăn quả ...

Thứ hai là, điều kiện giao thông khá thuận lợi mặc dù có đèo dốc nhưng đã được trải nhựa phẳng phiu đi lại dễ dàng và bên cạnh đó trong một vài năm tới giao thông góp phần thuận tiện hơn cho khách du lịch khi con đường ven hồ dài gần 10 km nối khu phía Nam và phía Bắc của hồ Núi Cốc chạy ngang qua xã Phúc Xuân được hoàn thành sẽ thúc đẩy mạnh mẽ mô hình du lịch này tại nơi đây.

Thứ ba là, xã có gần 50 hộ gia đình trong đó chủ yếu là người Kinh (chiếm 93%) và mặc dù khu vực có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống về mặt phong tục, văn hoá có những nét đặc trưng khác nhau nhưng về cơ bản họ đều là những hộ thuần nông cần cù chịu khó, cùng có tập quán trồng lúa nước, chăm sóc cây ăn quả, và chăn nuôi lợn gà theo quy mô gia đình nên người dân luôn có ý thức, sẵng sàng tham gia các dự án của địa phương để làm cải thiện và nâng cao cuộc sống của gia đình mình.

Các nội dung của giải pháp

* Phát triển du lịch sinh thái trên cơ sở bảo tồn văn hoá truyền thống ở vùng hồ Núi Cốc dựa trên mô hình du lịch cộng đồng sau đây:

+ Công nghiệp chè:

Trong tương lai cần có kế hoạch khai thác những đồi chè tại một số vùng chè nổi tiếng như: Đại Từ, Tân Cương để phục vụ du lịch.

Page 62: Tập 81 - 05 -2011

Hoàng Thị Huệ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 51 - 61

57

Khuyến khích những chủ đồi chè xây dựng vườn đồi của mình thành những điểm tham quan cho du khách mà vẫn giữ được năng suất vốn có. Người dân địa phương có thể nhận khoán chăm sóc và thu hái chè ở những phần đồi của hợp tác xã quy hoạch cho du lịch.

Tại các điểm du lịch có thể hướng dẫn du khách tới thăm những đồi chè được bà con ở xã Phúc Xuân chăm sóc từ nhiều năm qua. Khu này đã có sẵn một số cây che bóng cho cây chè cần có thêm lán nghỉ chân cho du khách, chỉ cần xây dựng đơn giản giữa vùng đồi, trong lúc dừng chân được mời uống chè giữa bạt ngàn màu xanh nối tiếp nhau tạo thành một tấm thảm lớn của những đồi chè tạo nên ấn tượng khó quên về chuyến du lịch này của mình .

Một số điểm nên có khu chế biến chè thủ công vốn là cách chế biến truyền thống nơi đây của bà con để thoả mãn nhu cầu tìm hiểu văn hoá chè Việt Nam của khách du lịch và cũng là phương pháp lưu giữ hương vị chè cổ truyền vốn có của nó hoặc phương pháp ướp chè để có hương hoa sen, hương nhài, hoa bưởi... Tại đây du khách có thể thực hành xao chè, xem trực tiếp các công đoạn chế biến.

Hiện nay trong khu du lịch hồ Núi Cốc có một doanh nghiệp kinh doanh sản xuất chè là doanh nghiệp chè Hoàng Bình – có thương hiệu lớn nên có sự cộng tác chặt chẽ với các khách sạn, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và các điểm đến du lịch để có thể phục vụ đối tượng khách du lịch, xây dựng nơi trưng bày sản phẩm và nơi thưởng thức chè cho du khách khi dừng chân nơi đây. Tham gia và hưởng ứng các lễ hội trà kết hợp với các hội chợ để giới thiệu sản phẩm du lịch này, đặc biệt là Festival trà quốc tế vào tháng 11 năm 2011 với tham gia của hơn 30 nước trên thế giới có văn hóa trà. +Trang trại vườn đồi:

Nơi đây vốn được người dân địa phương phát triển của số loại cây phù hợp với đất đồi, đã tạo nên các vườn cây sum suê hoa trái vùng nhiệt đới, mùa nào thức nấy như: Mít, vải, nhãn, na, hồng không hạt... Tuy nhiên trong

khi thu hoạch người dân ở đây rất vất vả cho việc tiêu thụ sản phẩm, bán tại chỗ cho dân buôn thì bị ép giá, vận chuyển đi xa thì khó khăn do tính chất nhanh hỏng của sản phẩm và phương tiện vận chuyển không linh hoạt nên có một phương thức tiêu thụ được sản phẩm ngay tại vườn cho du khách tương tự du lịch miệt vườn thì sẽ tạo điều kiện rất tốt cho người dân địa phương.

Việc quy hoạch các trang trại vườn đồi phục vụ khách du lịch là một hướng đi mới nhằm mục đích tiêu dùng sản phẩm tại chỗ và tăng giá trị sản phẩm lên nhiều lần. Trước hết cần xây dựng các trang trại riêng biệt cho từng loại cây ăn quả chứ không để tổng hợp nhiều loại cây tận dụng các thời vụ như bây giờ, có như thế chủ nhà vườn mới tập trung kiến thức trồng trọt chuyên canh cho giống cây đó nhằm tạo sản phẩm chất lượng cao mới thu hút được quan tâm của du khách vào hệ sinh thái nông nghiệp này.

Trong các khu trang trại này cần bố trí hợp lý khu vực ươm cây giống, khu cây trồng lâu năm cho trái tốt, khu lán nghỉ chân cho du khách, mời du khách nếm trái ngay tại vườn tạo cho du khách không khí thân mật gắn bó và yêu thích loại hình du lịch này. Tuy nhiên để xây dựng được mô hình du lịch này phải cần có thời gian để phát triển, ngoài các hộ gia đình có đất thổ cư thì cần có chế độ giao đất phát triển cây nông nghiệp cho người dân sử dụng hoặc chế độ thuê đất trong thời gian dài. Bên cạnh đó nông dân cũng cần hỗ trợ về vốn và kỹ thuật canh tác cho loại cây trồng này. + Làng nghề truyền thống:

Mô hình phát triển làng nghề truyền thống cũng là một nét văn hoá bản địa trong loại hình du lịch sinh thái đã được nhiều địa phương áp dụng thành công. Tại đây tuy không có những sản phẩm truyền thống lâu đời nhưng một số sản phẩm thủ công của người dân quanh vùng cũng có thể tạo ra sự ưa thích cho du khách như: Mật ong và các sản phẩm chế xuất, các sản phẩm đan lát từ mây tre, cọ... Nên phát triển các sản phẩm này theo hướng kinh doanh hàng lưu niệm, hàng

Page 63: Tập 81 - 05 -2011

Hoàng Thị Huệ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 51 - 61

58

đặc sản của địa phương vừa đa dạng thêm sản phẩm du lịch vừa tạo công ăn việc làm cho cộng đồng nơi đây.

+ Trồng rừng:

Hồ Núi Cốc được coi là lá phổi xanh của thành phố với hơn 11.000 ha đất rừng, trong những năm qua lực lượng kiểm lâm đã phối hợp cùng với người dân trong vùng trồng được 2.547 ha rừng phòng hộ đầu nguồn tuy nhiên chế đãi ngộ cho người dân chưa được thoả đáng nên với diện tích che phủ khu vực đạt 35 % vẫn còn rất thấp so với tiêu chuẩn của một tỉnh miền núi (60- 70%) bên cạnh đó hiện tượng chặt phá rừng đầu nguồn lấy gỗ vẫn còn xảy ra.

Để làm tốt công tác trồng và bảo vệ rừng cần phải khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương để họ có công ăn việc làm từ đó giáo dục được ý thức tầm quan trọng của rừng sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn. Việc giao khoán trồng và chăm sóc rừng cần có chế độ đãi ngộ hợp lý rõ ràng để người dân tin tưởng hơn và có thể mạnh dạn nhận khoán. Họ có thể nhận tiền công chăm sóc hoặc được phép khai thác định kỳ những cây lâm nghiệp làm nguyên liệu cho nhà máy giấy. Thêm vào đó rừng còn phục vụ cho du lịch sinh thái nên người dân cần được hưởng một phần lợi ích từ thu nhập này.

Một số sản phẩm thuỷ sản từ hồ Núi Cốc đã đem lại nguồn lợi kinh tế đáng kể, đó là sản lượng cá có thể đạt 600 – 800 tấn cá/năm, rất thích hợp với việc nuôi cá mè to, cá trắm. Các món ăn được chế biến tại chỗ từ đặc sản vùng hồ này đã được nhiều du khách ưa thích.

Xây dựng kết hợp các tuor du lịch nghỉ dưỡng ở nơi đây khá thuận lợi nhờ một số điều kiện về môi trường tự nhiên, không khí trong lành và thoáng, thêm vào đó du khách có thể tiêu khiển bằng hình thức câu cá trên hồ hoặc tham quan vùng nuôi trồng thuỷ sản hay các rừng cây trên đảo.

Ngành du lịch cần tư vấn và hỗ trợ những hộ dân tham gia dự án du lịch cộng đồng những kiến thức cơ bản về kinh doanh du lịch và kinh doanh những khu nhà nghỉ đơn giản (homestay) đủ tiêu chuẩn ngay trong phần đất

của mình để phục vụ nhu cầu cần chỗ nghỉ rẻ tiền cho du khách tham gia du lịch cộng đồng.

* Xây dựng các tour kết hợp: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái : dựa trên điều kiện sẵn có như cảnh quan, môi trường, khí hậu và văn hoá bản địa nơi đây để hình thành các tour du lịch kết hợp là rất phù hợp, nên chú ý những xu thế mới mà du khách đang muốn thoả mãn như: tour yên tĩnh, tour nấu ăn, tour học nghề ...

Để thực hiện được các tour du lịch dựa vào cộng đồng thì ngoài thái độ sẵn sàng tham gia của một số hộ gia đình tại xã Phúc Xuân thì cần có sự hỗ trợ từ phía ngành du lịch và một số cơ quan có chức năng khác, người dân cần được đào tạo những kiến thức cơ bản về đón khách, nấu ăn, chăm sóc vườn cây, phục vụ nhu cầu ăn nghỉ của khách tại nhà của mình và các tiêu chuẩn về vệ sinh và chất lượng thực phẩm.

* Huy động tối đa khả năng về con người cơ sở kỹ thuật của cộng đồng địa phương vào việc phục vụ hoạt động du lịch

- Để sự tham gia của người dân địa phương làm nòng cốt cho chiến lược này cần phải tạo công ăn việc làm cho con em họ, để họ được hưởng một lợi ích từ nguồn tài nguyên phục vụ cho du lịch này họ sẽ không phá rừng lấy gỗ hay lấn đất ven hồ trồng cây ăn quả ...

- Đầu tư phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, khách sạn, và các dịch vụ hỗ trợ du lịch cần phải lưu ý: Cần tận dụng triệt để nguồn lực tại địa phương, đó có thể là nguồn lực lao động, hoặc các thiết bị, vật liệu xây dựng... để vừa tạo ra công ăn việc làm cho người dân sở tại, cải thiện đời sống của họ từ đó giáo dục, tuyên truyền cho họ tầm quan trọng của việc nâng cao ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của địa phương mình sẽ đơn giản dễ dàng hơn.

Cần chú ý đến việc đào tạo những người dân địa phương có năng lực để họ có thể trở thành những hướng dẫn viên phục vụ cho hoạt động du lịch trên mảng đất quen thuộc của mình.

- Tăng cường việc tổ chức, phục hồi các lễ hội văn hoá, các trò chơi dân gian, các điệu hát điệu múa, các phong cách ẩm thực ; duy

Page 64: Tập 81 - 05 -2011

Hoàng Thị Huệ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 51 - 61

59

trì làng nghề thủ công, mỹ nghệ, những phong tục tập quán tốt đẹp và những loại hình nghệ thuật đặc sắc của dân tộc để tạo sự đặc trưng riêng của sản phẩm du lịch tại nơi đây.

Bên cạnh đó còn tạo ra được ấn tượng của vùng sinh thái cho du khách khi họ được hoà mình vào thiên nhiên thưởng thức đặc sản núi rừng Việt Bắc như: Cơm lam, măng đắng, trám rừng – một phong cách ẩm thực riêng.

Đây là loại hình du lịch có liên quan và phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên ở khu vực lãnh thổ do đó cần lấy sự tham gia của người dân địa phương làm nòng cốt trong một số như: bảo vệ môi trường, hướng dẫn tuyên truyền giáo dục môi trường cho khách, phục vụ trong các khu du lịch, nhà nghỉ, nhà hàng... vừa tạo công ăn việc làm vừa nâng cao đời sống cho họ đồng thời còn có tác dụng giáo dục, dễ dàng thuyết phục người dân địa phương nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

* Thực hiện giáo dục và phát triển cộng đồng:

- Thông báo cho cộng đồng địa phương về những lợi ích trước mắt và lợi ích tiềm tàng của việc phát triển du lịch đem lại cho địa phương.

- Tăng cường nâng cao nhận thức dân trí và huấn luyện về chuyên môn sinh thái tại các khu du lịch trọng điểm cho người dân địa phương.

- Tôn trọng nhu cầu nguyện vọng của cộng đồng địa phương được cùng điều hành và tham gia hoạt động du lịch. Tạo công ăn việc làm ổn định thông qua việc cho phép bán những đồ thủ công mỹ nghệ, dịch vụ ẩm thực truyền thống hoặc vận chuyển khách, hàng hoá, phục vụ cho du khách những nhà trọ với mức giá rẻ và quản lý các cơ sở lưu trú trên địa bàn .

- Khuyến khích nhân dân địa phương tham gia đóng góp ý kiến và triển khai thực hiện các quy hoạch, dự án đầu tư phát triển du lịch và tận dụng kinh nghiệm và các nguồn tri thức cộng đồng trong việc bảo vệ các nguồn tài nguyên trên địa bàn của họ. Khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống, phát huy các giá trị văn hoá địa phương như: các lễ hội, trò chơi dân gian... nhằm giữ vững văn hoá bản địa.

- Kết hợp các chương trình quốc gia như: Xoá đói giảm nghèo, nhận khoán trồng và chăm

sóc rừng để ngăn ngừa những hành vi gây ra do cầu thiết yếu của cuộc sống làm mất đi sự phát triển bền vững.

Công việc đầu tiên cần thực hiện của giải pháp này là đưa dự án đến những người dân sẵng sàng tham gia của xã Phúc Xuân, quy hoạch khoanh vùng những trang trại, những khu vườn có đủ tiêu chuẩn thu hút khách.

Thứ hai là đào tạo cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh doanh du lịch cho người dân tại xã Phúc Xuân. Kiến thức chăm sóc, thu hoạch, và bảo quản cây công nghiệp, cây ăn quả.

Thứ ba là hỗ trợ giúp đỡ người dân xây dựng nhà nghỉ, nơi nghỉ ngơi cho khách du lịch

Đa dạng và làm phong phú thêm sản phẩm để thu hút khách. Xây dựng các điểm du lịch có thể ứng dụng: vườn, trại, làng nghề...

Thứ tư là cộng tác với các công ty du lịch lữ hành để tổ chức tốt việc đưa đón khách tới tham quan, nghỉ dưỡng tại khu du lịch này.

Thứ năm là thực hiện công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch đến nhiều đối tượng khách hàng có hoặc sẽ quan tâm tới loại hình du lịch này.

Để thực hiện được mô hình du lịch dựa vào cộng đồng cần phải có một quá trình để phát triển thông qua một số năm và nhiệm vụ thực hiện của các đối tượng tham gia hoạt động du lịch này thể hiện trên các bảng phía sau đây.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. PGS.TS.Phạm Trung Lương (2002) Du lịch sinh thái : Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo Dục. [2]. Sở Thương mại Du lịch tỉnh Thái Nguyên (2003), Báo cáo kết quả đề tài khoa học cấp tỉnh : “Đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng những khu du lịch trọng điểm theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Thái Nguyên”. [3]. Hoàng Thị Huệ (2004) “M ột số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Thái Nguyên”, Luận văn Cao học Quản trị Kinh doanh. [4]. Hoàng Thị Huệ (2009) “Phát tri ển kinh tế dịch vụ bằng nâng cao chất lượng sản phẩm tại doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ở Thái Nguyên”, B2007 – TN06 – 04.

Page 65: Tập 81 - 05 -2011

Hoàng Thị Huệ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 51 - 61

60

Sơ đồ: Quy trình công việc thực hiện trong mô hình du lịch dựa vào cộng đồng

Năm thực hiện

Công việc thực hiện 1 2 3 4 5 6 7 8 9

1)Công tác quy hoạch các khu vườn

đồi, khu trang trại đủ tiêu chuẩn

2)Đào tạo cho người dân kiến thức cơ

bản về du lịch

3)Giúp đỡ cho người dân những kiến

thức phát triển kinh tế trang trại,

chăm sóc vườn cây, đón khách, nấu

ăn ...

4)Hỗ trợ và tạo điều kiện về nguồn

vốn, kỹ thuật xây dựng cơ sở hạ tầng,

cơ sở vật chất tại khu vực địa phương

đã quy hoach

5)Cộng tác với các công ty kinh

doanh du lịch trong và ngoài tỉnh .

Đồng thời tăng cường quảng bá du

lịch tới thị trường mục tiêu

Bảng: Công việc của các đối tượng tham gia mô hình du lịch

Đối tượng Công việc tham gia

1.Các cơ quan, ban ngành quản lý

- Quy hoạch quản lý khu du lịch trên cơ sở đánh giá tiềm năng du lich. - Cho người dân vay vốn xây dựng cơ sở vật chất. - Cung cấp kiến thức, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng - Đào tạo cho người dân kiến thức du lịch, bảo vệ môi trường, đón khách - Quảng bá sản phẩm du lịch đến nhiều đối tượng khách hàng - Khảo sát điểm du lịch để có kế hoạch khai thác hợp lý

2.Các công ty kinh doanh du lịch

- Tham gia khảo sát điểm du lịch để có kế hoạch kinh doanh - Cùng tham gia đào tạo cho người dân địa phương những kiến thức cần thiết. - Xây dựng các tour hấp dẫn khách du lịch - Xúc tiến quảng bá tại thị trường mục tiêu của mình

3.Người dân địa phương

- Tham gia du lịch để cải thiện đời sống và nâng cao sự hiểu biết của mình. - Tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản về chăm sóc cây, con, đón và phục vụ khách du lịch. - Tích cực ứng dụng công nghệ mới vào mô hình kinh tế của mình - Thực hiện chu đáo các dịch vụ của mình - Tham gia hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ tài nguyên của địa phương

Page 66: Tập 81 - 05 -2011

Đàm Thanh Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 63 - 71

61

SUMMARY ECOTOURISM TOWARD SUSTAINABLE TOURISM IN THAI NGUYE N PROVINCE

Hoang Thi Hue*, Nguyen Thi Gam Thainguyen University Economics and Business Administration - TNU

The development of ecotourism must be combined with sustainabe turism in order to balance the socio-conomic and environmental objectives. Thai Nguyen Province has a lot of potentials to develop ecotourism thanks to ecological diversity and various cultural combination. The participation of the local communities, where tourism resources are available, is very necessary to make the product more locally characterized. Moreover, environment is sustainably protected because the local people are aware of the benefits from this resource protection. Từ khoá: ecotourism, sustainable tourism, Thai Nguyen

* Tel: 0912660588

Page 67: Tập 81 - 05 -2011

Hoàng Thị Huệ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 51 - 61

62

Page 68: Tập 81 - 05 -2011

Đàm Thanh Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 63 - 71

63

DỰ BÁO XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC CƠ BẢN TRONG PHÁT TRI ỂN NÔNG LÂM NGHI ỆP TẠI HUYỆN ĐỊNH HOÁ, TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

Đàm Thanh Thuỷ*, Nguyễn Khánh Doanh

Trường ĐH Kinh tế & QTKD - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng mô hình phân tích hệ thống để phân tích xu hướng biến động các nguồn lực cơ bản trong phát triển nông - lâm nghiệp tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy: Đến năm 2020, dân số của Huyện sẽ ở mức 94.448 người, diện tích đất canh tác lúa tăng lên là 4.718,57 ha, đất rừng tăng lên và ổn định ở mức 31.109,61ha, đất chè tăng lên 2.948,21 ha. Kết quả phương án kết hợp cho thấy, đến năm 2020, với bình quân lương thực trên người là 429 kg thì sẽ không những đảm bảo an ninh lương thực mà còn thừa cho nhu cầu chăn nuôi và các mục đích sử dụng khác. Mức đầu tư cho lúa và hệ số sử dụng đất lúa tăng lên sẽ làm cho năng suất và sản lượng lúa tăng trong điều kiện tốc độ công nghiệp hóa tăng từ 0 ha lên 5 ha/năm. Với xu thế đó, tỷ lệ lao động nông nghiệp của Huyện giảm từ 54,75% xuống còn 45,50% đến năm 2020 là hoàn toàn hợp lý. Trong tương lai, khi nền kinh tế phát triển, mức sống của người dân được cải thiện, tiêu dùng lương thực giảm đi thì bình quân thóc/người theo tính toán sẽ giảm từ 270 kg xuống còn 240kg. Khi đó phân phối thóc cho các mục đích khác sẽ tăng lên. Với điều kiện của Huyện như hiện nay thì nên đầu tư tập trung cho phát triển chăn nuôi để giải quyết lao động dư thừa ở khu vực nông thôn. Theo kết quả phương án 5 của mô hình, khi tỷ lệ gia tăng dân số giảm từ 0,6% xuống 0,5% thì quy mô dân số sẽ ổn định ở mức 93.419 người vào năm 2020. Với diện tích đất chưa sử dụng còn lớn như hiện nay, Huyện nên tăng tỷ lệ mở rộng đất chè (từ 7% lên 8%) và đất rừng (từ 5% lên 7%). Theo đó diện tích chè sẽ tăng ở mức 3.027 ha, sản lượng sẽ đạt 24.092 tấn, lượng chè dành cho xuất khẩu và các mục đích sử dụng khác cũng sẽ tăng. Diện tích rừng theo phương án này cũng sẽ ổn định ở mức 32.705 ha vào năm 2020. Từ khoá: mô hình động, đất đai, dân số, lao động nông nghiệp, sản lượng lúa, sản lượng chè, nguồn lực

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Định Hoá là một huyện miền núi nằm ở phía Tây - Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích tự nhiên 52.272 ha. Đất đai của Huyện mang đặc trưng của khu vực trung du và miền núi, dân số nông thôn chiếm 93,27%, lực lượng lao động dồi dào,… Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nền kinh tế của Huyện nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, cùng với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ ngành đã và đang dẫn đến sự biến động các nguồn lực trong nông - lâm nghiệp. Cụ thể, trong giai đoạn 2007-2009, diện tích đất lúa tăng bình quân 0,95%, trong khi đó diện tích đất chè tăng 1,39%, diện tích * Tel: 0912988610; Email: [email protected]

nuôi trồng thủy sản tăng 9,47%, và diện tích đất chuyên dùng tăng 0,56%.

Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Huyện theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, mọi nguồn lực trong nông - lâm nghiệp như đất đai, dân số - lao động nông nghiệp,... đều được huy động nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Việc phân bổ nguồn lực trong nông - lâm nghiệp một cách hợp lý, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như dự báo xu hướng biến động các nguồn lực cơ bản trong nông - lâm nghiệp là rất cần thiết và quan trọng đối với việc hoạch định chính sách phát triển và sử dụng tiềm năng nông nghiệp trong vùng. Chính vì vậy, các câu hỏi về biến động cụ thể của các nguồn lực cơ bản trong nông nghiệp được đặt ra cho nghiên cứu này.

Page 69: Tập 81 - 05 -2011

Đàm Thanh Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 63 - 71

64

Mục tiêu cơ bản của nghiên cứu là tìm ra xu hướng biến động của các nguồn lực cơ bản trong nông - lâm nghiệp, sản lượng lúa và sản lượng chè cho huyện Định Hoá từ nay tới năm 2020.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng mô hình phân tích hệ thống động (dynamic modeling) của Bruce Hanon & Matthias để xem xét sự thay đổi của sự vật hiện tượng kinh tế - xã hội trong một khoảng thời gian dài. Mô hình được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: vi mô, vĩ mô, sinh học, hoá học và quản lý môi trường.

Nguồn số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm và các phòng ban, các ngành chức năng của huyện Định Hóa. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra 150 hộ nông dân trồng lúa và 150 hộ trồng chè trong Huyện. Nguồn số liệu này được sử dụng để chạy hàm Cobb-Douglas, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và tình hình phân phối lúa gạo, phân phối chè của Huyện cho các mục đích khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất là các yếu tố đầu vào cơ bản ảnh hưởng gián tiếp đến tổng sản lượng lúa, sản lượng chè sản xuất ra và biến cân bằng lúa gạo, cân bằng chè trong mô hình cân bằng động.

Mối quan hệ giữa 6 biến chính trong mô hình bao gồm dân số - lao động nông nghiệp, đất canh tác lúa, đất chè, đất rừng, cân bằng lúa gạo, cân bằng chè là mối quan hệ động theo thời gian. Dân số biến động phụ thuộc vào tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử, di cư, nhập cư,... dân số tăng làm tăng lao động tham gia vào sản xuất lúa - chè, đồng thời dân số tăng làm tăng lượng lúa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và tăng diện tích đất dành cho nhà ở. Diện tích đất lúa, đất chè và năng suất lúa, năng suất chè ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng lúa và sản lượng chè sản xuất ra. Diện tích lúa, diện tích chè và đất rừng chịu ảnh hưởng của đất có khả năng mở rộng và tỷ lệ mở rộng cũng như khả năng chuyển mục đích sử dụng của từng loại đất.

Cân bằng lúa gạo, cân bằng chè của Huyện ngoài hai yếu tố ảnh hưởng nội sinh trực tiếp

là năng suất và diện tích gieo trồng còn bị ảnh hưởng của các yếu tố khác như phân bón, lao động, tiêu dùng nội tỉnh, trao đổi ra ngoài Huyện.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phân tích sự thay đổi của các yếu tố trong mô hình

Trong phương án gốc của mô hình, chúng tôi sử dụng giá trị thực tế của các yếu tố thu thập được từ các nguồn tài liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp thông qua việc điều tra hộ nông dân trong Huyện.

Xu hướng biến động của dân số - lao động nông nghiệp

Với tốc độ phát triển dân số 0,6% dân số của Huyện trong những năm tới tiếp tục tăng lên. Mặc dù có sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa song lao động nông nghiệp nói chung và lao động sản xuất lúa - chè nói riêng vẫn tăng nhanh. Một số lý thuyết về chuyển dịch lao động giữa các ngành, xu hướng chuyển dịch lao động trên thế giới và của Việt Nam đã phần nào lý giải được điều này.

Từ nay đến năm 2020 lao động nông nghiệp tiếp tục tăng cùng với tốc độ tăng của dân số. Theo kết quả của mô hình thì từ năm 2009 đến năm 2015 (giai đoạn I) tốc độ tăng lao động nông nghiệp tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số. Từ năm 2015 đến năm 2020 (giai đoạn II), tốc độ này có xu hướng tăng chậm hơn so với tốc độ tăng dân số. Ta thấy rằng giai đoạn I kéo dài hơn là do Định Hoá đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa nên tỷ lệ lao động nông nghiệp chuyển sang các lĩnh vực phi nông nghiệp còn chậm. Khi quá trình công nghiệp hóa đi vào giai đoạn phát triển thì tốc độ dịch chuyển cơ cấu lao động sẽ tăng nhanh hơn. Tuy nhiên số lượng lao động nông nghiệp của Huyện vẫn tiếp tục tăng về số tuyệt đối trong các năm tới.

Phân tích sự thay đổi của đất canh tác lúa, chè và đất rừng đến năm 2020

* Sự thay đổi đất canh tác lúa

Theo kết quả phương án gốc của mô hình (tốc độ chuyển dịch đất nông nghiệp cho quá trình công nghiệp và đô thị hóa là 0 ha, việc

Page 70: Tập 81 - 05 -2011

Đàm Thanh Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 63 - 71

65

chuyển cho nuôi trồng thủy sản là 2,18 ha như hiện nay) thì đến năm 2020 diện tích đất canh tác lúa tăng lên là 8.021,58 ha.

Từ thực tế và những phân tích ở trên chúng tôi thấy một trong những kế hoạch đề ra cho vấn đề sử dụng đất canh tác lúa là tiếp tục chuyển đất canh tác lúa sang các mục đích sử dụng khác như: xây dựng khu công nghiệp, đô thị, đường giao thông, thuỷ lợi hoặc chuyển những vùng đất trũng, trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản sao cho có hiệu quả. Tuy nhiên tốc độ và quy mô giảm sút sao cho thích hợp đối với các mục tiêu của Định Hoá sẽ được chúng tôi phân tích ở các phần sau.

* Sự thay đổi diện tích chè

Chè là cây công nghiệp dài ngày được trồng phổ biến ở vùng đất trung du, đồi núi. Mặt khác với thế mạnh là cây kinh tế mũi nhọn nên diện tích chè không ngừng được mở rộng. Với tỷ lệ mở rộng 7% như hiện nay, đến năm 2020 diện tích trồng chè sẽ lên tới 2.948 ha, tăng 523 ha so với năm 2009. Do đặc thù về đất đai và điều kiện sinh trưởng nên đất trồng chè không bị ảnh hưởng nhiều bởi tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa. Diện tích chè chỉ bị biến động nhẹ do chuyển từ những khu vực trồng chè kém hiệu quả sang trồng rừng (mỗi năm chỉ dao động khoảng từ 1 đến 2 ha). Nhìn chung diện tích trồng chè vẫn có xu hướng tăng trong thời gian tới.

* Sự thay đổi đất rừng

Theo phương án gốc của mô hình, với tỷ lệ mở rộng 5% như hiện nay cộng thêm việc chăm sóc rừng khá hiệu quả thì đến năm 2020 diện tích đất rừng sẽ tăng từ 27.223 ha lên 31.109 ha. Thực tế này đã phản ánh xu thế cũng như quy hoạch phát triển lâm nghiệp của địa phương. Vì vậy, trong thời gian tới Huyện cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để bảo vệ rừng cũng như tăng cường khả năng mở rộng diện tích đất rừng .

Phân tích sự thay đổi năng suất, sản lượng lúa đến năm 2020

Sản lượng lúa của Huyện có xu hướng tăng đến năm 2020. Do sản lượng chịu ảnh hưởng

của năng suất, tổng diện tích và cơ cấu diện tích gieo trồng nên khi năng suất tăng lên (do đầu tư thâm canh, đưa giống mới vào sản xuất) cùng với việc tăng của diện tích gieo trồng thì sản lượng lúa cũng có xu hướng tăng lên (37513,17 tấn) vào năm 2020.

Phân tích mối quan hệ giữa đất canh tác, dân số và sản lượng lúa đến năm 2020

Dân số của Huyện tiếp tục tăng lên trong khi đất canh tác lúa có xu hướng tăng cùng với quá trình công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Diện tích đất canh tác lúa tăng từ 7.800,45 ha lên 8.021,58 ha vào năm 2020. Quan sát mối quan hệ giữa dân số - đất canh tác lúa và cân bằng lúa gạo ta nhận thấy rằng: sản lượng lúa cân bằng đạt giá trị lớn nhất vào năm 2020 (37.513,17tấn) tương ứng với diện tích đất canh tác lúa là 8.021,58 ha và dân số là 94.448 người. Đứng trên phương diện sản xuất, phân phối lúa và với mục tiêu đạt cân bằng lương thực cao nhất thì năm 2020 là thời điểm thích hợp cho Huyện để ổn định đất lúa. Tuy nhiên, để có một nền kinh tế theo cơ cấu công - nông nghiệp - dịch vụ (tốc độ công nghiệp hóa nhanh hơn) và cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch thì Huyện cần mở mang, xây dựng nhiều hơn nữa các nhà máy xí nghiệp, khu đô thị, chuyển đất lúa kém hiệu quả cho nuôi trồng thuỷ sản. Điều này sẽ làm cho sản lượng lúa không cân bằng ở mức cao nhất mà sẽ giảm. Tuy nhiên, giảm ở mức nào là phù hợp sẽ được chúng tôi xem xét ở các phương án sau.

Phân tích sự thay đổi năng suất, sản lượng chè đến năm 2020

Theo kết quả mô hình, đến năm 2020 diện tích thu hoạch chè là 2.653,39 ha, tăng 469,89 ha so với năm 2009. Do tác động tăng đồng thời của năng suất và diện tích thu hoạch, sản lượng chè búp tươi đến năm 2020 cũng sẽ đạt 51.819,8 tấn (tăng 4.125,02 tấn), bình quân mỗi năm tăng 375 tấn. Sự gia tăng về sản lượng và cân bằng chè dẫn đến lượng chè phân phối cho các mục đích tiêu dùng và xuất khẩu cũng tăng lên một cách tương ứng. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong vấn đề tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông nghiệp, nông thôn của Huyện.

Page 71: Tập 81 - 05 -2011

Đàm Thanh Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 63 - 71

66

Phân tích sự biến động của các nguồn lực khi có sự thay đổi của các yếu tố khác trong mô hình Biến động sản lượng và kế hoạch phân phối lúa khi hệ số sử dụng đất tăng Hệ số sử dụng đất là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác của mỗi địa phương, đồng thời nó cũng phản ánh trình độ thâm canh của người lao động ở nơi đó. Ngoài ra, hệ số sử dụng đất còn là nhân tố đóng vai trò quyết định đến sản lượng lương thực của mỗi địa phương. Là vùng núi với cơ cấu thu nhập từ nông nghiệp còn chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu thu nhập, song hệ số sử dụng đất lúa của vùng chỉ ở mức 1,7 lần. Có thể nói, đây là hệ số sử dụng đất tương đối thấp, đặc biệt trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm giảm dần diện tích đất trồng lúa thì hệ số quay vòng đất cần phải tăng cao. Vì vậy trong phương án này chúng tôi giả định hệ số sử dụng đất lúa của huyện Định Hoá tăng từ 1,7 lên 1,8 lần (theo phương hướng phát triển vùng). Kết quả mô hình khi có sự thay đổi này được gọi là phương án 1. Bảng 1 cho thấy sự biến động của sản lượng lúa, diện tích gieo trồng và khả năng phân phối cho các mục đích tiêu dùng khi có những thay đổi kể trên. Cụ thể, diện tích gieo trồng lúa theo phương án 1 năm 2020 cao hơn so

với phương án gốc là 259 ha. Mặc dù năng suất lúa không đổi nhưng sản lượng lúa vẫn tăng 1.609,55 tấn so với phương án gốc. Với mức tiêu dùng thóc gạo cho người không thay đổi ở mức 270 kg/người/năm thì khi sản lượng lúa tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu thóc gạo cho chăn nuôi, xuất khẩu và các mục đích tiêu dùng khác. Đến năm 2020 nhu cầu thóc dành cho chăn nuôi và xuất khẩu tăng 1389,83 tấn. Như vậy, khi hệ số sử dụng đất lúa tăng lên 1,8 lần thì diện tích gieo trồng, sản lượng lúa, phân phối lúa gạo cho chăn nuôi và xuất khẩu tăng lên. Tuy nhiên, để đạt được hệ số sử dụng đất lúa ở mức 1,8 lần/năm, bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, Huyện cũng cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu giống lúa theo hướng tăng tỷ trọng diện tích các giống lúa ngắn ngày, năng suất cao. Biến động về đất canh tác và kế hoạch sử dụng phân bố lao động

Dựa trên xu hướng tăng trưởng của công nghiệp, đặc biệt là tốc độ chuyển đổi đất canh tác sang các khu công nghiệp, tốc độ chuyển dịch đất canh tác lúa sang cho đất xây dựng và khu công nghiệp có thể lên tới 5ha/năm. Kết quả mô hình khi có sự thay đổi này được gọi là phương án 2.

Bảng 1. So sánh phương án gốc và phương án 1 ĐVT: Tấn

Chỉ tiêu 2009 2010 2020

PAG PA1 So sánh PAG PA1 So sánh PAG PA1 So sánh

- DTGT (Ha) 7800,45 8259,30 458,85 7820,55 8280,58 460,03 8021.58 8280,58 259 - Sản lượng lúa 36325,11 37883,69 1558,60 36432,42 37995,60 1563,20 37513.17 39122,72 1609,55 - Phân phối + Nhu cầu cho người 24405,57 24405,57 0 24503,19 24503,19 0 25501.15 25501,15 0 + Nhu cầu cho chăn nuôi 7348,40 7634,90 286,50 7487,55 7788,25 300,70 7865.92 8935,02 1069,10 + Xuất khẩu 2204,52 2279.42 74,90 2246,26 2336,47 90,21 2359.78 2680,51 320,73 Nguồn: Kết quả của mô hình Ghi chú: Phương án gốc (PAG): Hệ số sử dụng đất lúa là 1,7 lần. Phương án 1 (PA1): Hệ số sử dụng đất lúa là 1,8 lần.

Bảng 2. So sánh kết quả của phương án gốc và phương án 2

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2020

PAG PA2 So sánh PAG PA2 So sánh PAG PA2 So sánh

- Sản lượng lúa Tấn 36325,11 34611,80 -1713,33 36432,42 34686,29 -1746,13 37513,17 35437 -2076,17 - Đất lúa Ha 4588,50 4583,50 -5 4600,33 4590,33 -10 4718,57 4663,57 -55 - Dân số Người 90391 90391 0 907,52 90752 0 94448 94448 0

- SL lúa/người Kg 401,87 382,91 -18,95 401,45 382,21 -19,24 397,18 375,20 -21,98

- Đất lúa/người Ha 0,0508 0,0507 -0,0001 0,0507 0,0506 -0,0001 0,0500 0,0494 -0,00058

Nguồn: Kết quả của mô hình Ghi chú: Phương án gốc (PAG): Tốc độ công nghiệp hóa là 0 ha, lao động nông nghiệp là 54,75%.

Phương án 2 (PA2): Tốc độ công nghiệp hóa là 5 ha, lao động nông nghiệp là 45,50%.

Page 72: Tập 81 - 05 -2011

Đàm Thanh Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 63 - 71

67

Khi tốc độ công nghiệp hóa tăng lên, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân) thì một phần lao động nông nghiệp được chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp như: buôn bán, dịch vụ,... Chính vì vậy, tỷ lệ lao động nông nghiệp của Huyện giảm từ 54,75% xuống còn 45,50%. Cụ thể, diện tích canh tác lúa và sản lượng lúa ở phương án 2 đều thấp hơn so với phương án gốc. Khi tốc độ chuyển dịch đất cho công nghiệp hóa tăng lên (5 ha/năm) thì diện tích đất lúa sẽ giảm đi. Năm 2009 chênh lệch giữa hai phương án là -5 ha, năm 2010 là -10 ha, đến năm 2020 chênh lệch này lên tới -55 ha. Trong điều kiện năng suất lúa không đổi, hệ số sử dụng đất không tăng thêm được nữa thì sự giảm sút diện tích này dẫn tới sản lượng bị giảm đi đáng kể. Bình quân thóc trên đầu người năm 2020 giảm so với phương án gốc là 21,98 kg. Khi so sánh với tiềm năng của Huyện thì con số này vẫn có thể chấp nhận được khi mà chúng ta chấp nhận đánh đổi để có một cơ cấu kinh tế phù hợp với xu hướng chung của cả nước

Biến động sản lượng lúa khi năng suất lúa tăng và kế hoạch sử dụng phân phối lúa gạo

Năng suất ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng lúa sản xuất ra. Có rất nhiều các yếu tố khác nhau tác động đến năng suất lúa của vùng như giống, phân bón, đất đai, lao động,... Theo kết quả mô hình Cobb Douglas, phân bón và lao động là 2 yếu tố có tác động lớn tới năng suất lúa của vùng. Do đó trong phần này chúng tôi giả định lượng phân bón tăng từ 170 kg/ha lên

180 kg/ha và lao động cho sản xuất lúa tăng từ 60% lên 70%. Vì năng suất lúa tuân theo quy luật năng suất biên giảm dần nên cần chú ý tăng đầu tư lao động cho sản xuất lúa ở một mức độ nhất định để thu được năng suất cao nhất (VMPL=W tức giá trị sản phẩm biên của lao động bằng với tiền lương). Cũng như vậy khi bón phân đạm phải chú ý kết hợp với lân, kali và các loại phân khác theo một tỉ lệ thích hợp để đạt hiệu quả nhất. Như chúng ta đã biết, đầu tư lượng đầu vào có hiệu quả nhất khi: Pđầu ra *MP = Pgiá đầu vào. Dựa vào đó, theo tính toán của chúng tôi, lượng phân đạm bón có hiệu quả nhất sẽ ở mức 180 kg/ha. Kết quả của mô hình khi có sự thay đổi này được gọi là phương án 3.

Kết quả mô hình ở phương án 3 cho thấy, đầu tư phân bón, lao động cho sản xuất lúa tăng lên sẽ làm cho năng suất, sản lượng lúa, cân bằng lương thực tăng, từ đó nhu cầu cho dân cũng như phân phối cho các mục đích sử dụng khác tăng lên. Bình quân thóc/người năm 2020 tăng 27,34 kg so với phương án gốc. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong điều kiện tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Định Hoá tăng lên, diện tích đất canh tác lúa giảm đi. Trong mô hình này chúng tôi chỉ phân tích sự tác động của phân đạm, lao động tới năng suất cũng như sản lượng lúa cân bằng của vùng. Tuy nhiên, trên thực tế còn rất nhiều yếu tố khác nữa. Chính vì vậy, việc tìm tòi thử nghiệm các giống lúa mới có năng suất cao cùng với việc áp dụng các phương thức canh tác hiện đại sẽ giúp Huyện duy trì sản lượng lúa cần thiết khi diện tích canh tác lúa ngày một giảm.

Bảng 3. So sánh kết quả phương án gốc và phương án 3

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2020

PAG PA3 So sánh PAG PA3 So sánh PAG PA3 So sánh Sản lượng Tấn 36.325 38.825,6 2.500,63 36.432,42 38.940,32 2.507,90 37513,17 40095,47 2.582,3 Cân bằng lúa gạo Tấn 36.742 38.641 1.899 37.437,73 39.938,24 2.500,51 39329,60 48218,76 8.889,16 BQ thóc/người Kg 401,87 429,53 27,66 401,45 429,08 27,63 397,18 424,52 27,34

Nguồn: Kết quả của mô hình Ghi chú: Phương án gốc (PAG): Lao động sản xuất lúa là 60%; Phân đạm là 170 kg/ha Phương án 3 (PA3): Lao động sản xuất lúa là 70%; Phân đạm là 180 kg/ha

Page 73: Tập 81 - 05 -2011

Đàm Thanh Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 63 - 71

68

Biến động về phân phối sản lượng khi nhu cầu lương thực bình quân đầu người giảm

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mức sống của người dân ngày một nâng cao và theo quy luật kinh tế của Engel thì nhu cầu lương thực sẽ giảm xuống, thay thế vào đó là nhu cầu về các thực phẩm cao cấp như: rau, thịt, trứng, sữa,... Theo xu hướng đó, chúng tôi giả định lượng thóc tiêu dùng bình quân/người/năm giảm từ 270 kg xuống mức 240 kg. Kết quả của mô hình khi có sự thay đổi này được gọi là phương án 4.

Số liệu thể hiện qua bảng 4 cho thấy: với mức bình quân thóc trên đầu người giảm từ 270 kg/năm xuống còn 240 kg/năm thì nhu cầu thóc gạo cho người đến năm 2020 giảm một lượng là 2.833,46 tấn. Lượng thóc phân phối cho chăn nuôi và xuất khẩu do đó tăng lên. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Huyện mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, đặc biệt chăn nuôi lợn và gia cầm là hai thế mạnh của Huyện. Điều này còn có ý nghĩa hơn khi mà đời sống người dân tăng lên, nhu cầu về lương thực thực phẩm giảm đi, nhu cầu về các sản phẩm từ chăn nuôi tăng lên.

Biến động dân số - lao động, xu hướng phân phối đất ở, nhu cầu lúa gạo khi tỷ lệ gia tăng dân số giảm

Giả sử tốc độ gia tăng dân số giảm từ 0,6% xuống còn 0,5% (theo phương hướng phát triển dân số của vùng). Kết quả mô hình khi có sự thay đổi này được gọi là phương án 5.

Với tỷ lệ gia tăng dân số giảm xuống còn 0,5% thì dân số của vùng đến năm 2020 sẽ giảm so với phương án gốc là 1.029 người. Do tính chất cân bằng động của mô hình, dân số giảm dẫn đến nhu cầu đất cho nhà ở giảm đi 0,04 ha so với phương án gốc (năm 2020). Mặt khác, tỷ lệ gia tăng dân số giảm, nhu cầu lương thực thực phẩm cho người giảm đi, trong khi cân bằng lương thực không đổi thì phân phối cho chăn nuôi, xuất khẩu và các mục đích khác tăng lên. Như vậy quy mô dân số ổn định sẽ đem lại nhiều thuận lợi cho huyện trong quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Điều này không những giảm bớt gánh nặng, sức ép cho nền kinh tế - xã hội mà còn làm tăng GDP bình quân đầu người, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bảng 4. So sánh kết quả phương án gốc và phương án 4 ĐVT: Tấn

Chỉ tiêu 2009 2010 2020

PAG PA4 So sánh PAG PA4 So sánh PAG PA4 So sánh

- Sản lượng lúa 36.325 36.325 0 36.432,42 36.432,42 0 37.513,17 37.513,17 0 - Nhu cầu cho người 24.405,57 21.693,84 -2.711,73 24.503,19 21.780,62 -2.722,57 25.501,15 22.667,69 -2.833,46 - Cho chăn nuôi 7.348,40 7.731,40 383 7.487,55 8.029,89 542,34 7.865,92 9.809,84 1.943,92 - Xuất khẩu 2.204,52 2.351,64 147,12 2.246,26 2.408,97 162,71 2.359,78 2.942,95 583,17

Nguồn: Kết quả của mô hình Ghi chú: Phương án gốc (PAG): Bình quân lương thực: 270 kg/người

Phương án 4 (PA4): Bình quân lương thực: 240 kg/người

Bảng 5. So sánh kết quả phương án gốc với phương án 5

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2020

PAG PA5 So sánh PAG PA5 So sánh PAG PA5 So sánh

- CBLT Tấn 36.742 36.742 0 37.437,73 37.464,73 27 39.329,60 39.738,87 409,27 - Đất lúa Ha 4.588,50 4.588,50 0 4.600,33 4.600,33 0 4.718,57 4.718,57 0 - Dân số Người 90.391 90.348 -43 90.752 90.662 -90 94.448 93.419 -1029 - Đất ở Ha 3,29 3,27 -0,02 3,30 3,28 -0,02 3,44 3,40 -0,04 - Nhu cầu cho người Tấn 24.405,57 24.387,00 -18,57 24.503,19 24.478,79 -24,40 25.501,15 25.223,14 -278,01

Nguồn: Kết quả của mô hình Ghi chú: Phương án gốc (PAG): Tỷ lệ gia tăng dân số là 1,01%

Phương án 5 (PA5): Tỷ lệ gia tăng dân số là 0,9%

Page 74: Tập 81 - 05 -2011

Đàm Thanh Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 63 - 71

69

Biến động tổng thể của mô hình khi tất cả các yếu tố thay đổi và kế hoạch phấn bố sử dụng đất đai và phân phối lúa gạo

Ở các phần trên chúng ta đã xem xét sự thay đổi riêng rẽ của các yếu tố dẫn đến sự thay đổi trong cân bằng lương thực, đất canh tác lúa, dân số. Trong phương án này, chúng tôi sẽ xem xét sự thay đổi đồng thời của các yếu tố nói trên tác động như thế nào đến cân bằng tổng thể của mô hình. Phương án này được gọi là phương án 6.

Kết quả phương án 6 được thể hiện trong bảng 6. Qua bảng số liệu ta thấy: Do tốc độ chuyển dịch đất lúa cho công nghiệp hóa tăng lên 5 ha nên diện tích đất canh tác lúa giảm đi một lượng so với phương án gốc là 5 ha năm 2009, giảm 10 ha năm 2010 và 55 ha năm 2020. Mặc dù diện tích đất canh tác lúa giảm đi do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng do tăng hệ số sử dụng đất lúa từ 1,7 lên 1,8 lần, tăng lượng phân đạm (180kg/ha), lao động cho sản xuất lúa tăng nên sản lượng lúa nhìn chung vẫn tăng so với phương án gốc (năm 2009 tăng 1.351,31 tấn; năm 2010 tăng 1.315,13 tấn; năm 2020 tăng 2.582,33 tấn). Ta thấy rằng tốc độ tăng của sản lượng lúa có xu hướng giảm dần là do giảm sản lượng lúa, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hoá tăng nhanh hơn mức tăng năng suất lúa và do các biện pháp đầu tư thâm canh.

Biến động đất rừng, đất chè và kế hoạch phân phối sản lượng chè

* Biến động về đất chè và kế hoạch phân phối sản lượng chè

Do giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu của chè mang lại nên, trong những năm qua, diện tích trồng chè không ngừng mở rộng từ quỹ đất chưa sử dụng của huyện Định Hoá. Trên cơ sở xu hướng phát triển đó, chúng tôi giả định tỷ lệ mở rộng đất chè tăng từ 0,07 lên 0,08 và đồng thời tỷ lệ tăng năng suất tăng từ 0,051 lên 0,061. Kết quả mô hình khi có sự thay đổi trên gọi là phương án 7.

Số liệu của bảng 7 cho thấy sản lượng chè chịu sự tác động trực tiếp của năng suất và diện tích. Khi hai yếu tố này tăng đồng thời làm cho sản lượng tăng so với phương án gốc là 181,91 tấn (năm 2009), 242,39 tấn (năm 2010) và 848,32 tấn (năm 2020). Với mức tiêu thụ chè của người dân trong Huyện không có sự biến động (do quy mô dân số không đổi) nên sự gia tăng sản lượng chè sẽ làm tăng lượng chè cho xuất khẩu. Cụ thể, năm 2020 tăng 757,18 tấn so với phương án gốc. Điều này hết sức có ý nghĩa trong việc nâng cao thu nhập, tạo việc làm thường xuyên cho người lao động đặc biệt là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.

* Biến động về đất rừng

Dựa trên quy hoạch của tỉnh và của huyện Định Hoá, trong phương án 7 chúng tôi giả định rằng tỷ lệ mở rộng đất rừng tăng từ 0,05 lên 0,07. Kết quả so với phương án gốc cho thấy diện tích rừng sẽ tăng 1.596,14 ha vào năm 2020. Con số này đã phản ánh tiềm năng đất lâm nghiệp của Huyện có thế phát huy tốt thế mạnh về phát triển lâm nghiệp tiến tới xây dựng nền kinh tế một cách toàn diện, bền vững.

Bảng 6. So sánh kết quả phương án gốc và phương án 6

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2020

PAG PA6 So sánh PAG PA6 So sánh PAG PA6 So sánh - Sản lượng lúa Tấn 36.325,11 37.676,40 1.351,31 36.432,42 37.747,55 1.315,13 37.513,17 40.095,50 2.582,33 - Đất canh tác Ha 4.588,50 4.583,50 -5 4.600,33 4.595,33 -5 4.718,57 4.663,57 -55 - Dân số Người 90.391 90.312 -79 90.752 90.662 -90 94.448 93.419 -1029 + BQ thóc/người Kg 401,87 417,18 15,31 401,45 416,35 14,90 397,18 429,20 32,02 + BQđất/người Ha 0,051 0,051 0 0,051 0,051 0 0,050 0,0499 0,000038

Nguồn: Kết quả của mô hình Ghi chú: Phương án gốc (PAG): Tốc độ công nghiệp hóa là 0 ha; tỉ lệ lao động nông nghiệp là 54,75%; lao động sản

xuất lúa là 60%; phân bón 170 kg; hệ số sử dụng đất là1,7 lần. Phương án 6 (PA6): Tốc độ công nghiệp hóa là5 ha; tỉ lệ lao động nông nghiệp là 45,50%; lao động sản xuất lúa là 70%; phân bón 180 kg; hệ số sử dụng đất là 1,8 lần.

Page 75: Tập 81 - 05 -2011

Đàm Thanh Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 63 - 71

70

Bảng 7. So sánh kết quả phương án gốc và phương án

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2020

PAG PA7 So sánh PAG PA7 So sánh PAG PA7 So sánh - Diện tích chè Ha 2425 2.428,80 3,80 2.473,62 2.479,77 6,15 2.948,21 3.027,01 78,8 - Sản lượng chè Tấn 19.118,89 19.300,80 181,91 19.494,31 19.736,70 242,39 23.243,91 24.092,23 848,32

- Tiêu thụ nội tỉnh Tấn 903,91 903,91 0 907,53 907,53 0 944,49 944,49 0

- Bán ra ngoài Tấn 16.173,52 16.355,40 181,91 17.323,06 17.483,14 160,08 20.944,34 21.701,52 757,18 - Diện tích rừng Ha 27.223 27.329,20 106,20 27.576,34 27.721,44 145,10 31.109,61 32.705,75 1.596,14

Nguồn: Kết quả của mô hình Ghi chú: Phương án gốc (PAG): Tỷ lệ mở rộng đất chè là 0,07; Tỷ lệ tăng năng suất chè là 0,051; Tỷ lệ mở rộng đất

rừng là 0,05; Tốc độ chuyển đất chè cho đất rừng là 0,5ha Phương án 7 (PA7): Tỷ lệ mở rộng đất chè là 0,08; Tỷ lệ tăng năng suất chè là 0,061; Tỷ lệ mở rộng đất rừng là 0,07; Tốc độ chuyển đất chè cho đất rừng là 0,6ha

KẾT LUẬN

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng mô hình phân tích hệ thống để phân tích xu hướng phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược sử dụng nguồn lực trong nông lâm nghiệp của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả của nghiên cứu có thể được tóm tắt như sau:

Kết quả mô hình phân tích hệ thống được tính đến năm 2020, lấy mốc thời gian là điểm đất nước ta cơ bản hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Tính đến thời điểm đó, dân số của Định Hoá sẽ ở mức 94.448 người, diện tích đất canh tác lúa tăng lên 4.718,57 ha, diện tích đất rừng sẽ là 31.109,61 ha, đất trồng chè tăng sẽ lên 2.948,21 ha.

Kết quả của mô hình trong phương án 6 là thích hợp nhất. So với các phương án khác, sản lượng lúa ở phương án 6 không đạt mức cao nhất. Tuy nhiên, trong phương án này, với bình quân thóc trên đầu người là 429 kg thì không những sẽ đảm bảo an ninh lương thực mà còn thừa để cho nhu cầu chăn nuôi và các mục đích sử dụng khác. Bên cạnh đó, hệ số sử dụng đất lúa, lao động cho sản xuất lúa và mức đầu tư phân bón tăng lên, làm cho năng suất và sản lượng tăng, chứng tỏ sản xuất lúa được đầu tư thâm canh có hiệu quả. Ngoài ra, trong phương án này, số lượng lao động nông nghiệp của vùng giảm từ 54,75% xuống 45,50%, hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay khi mà tốc độ công nghiệp hóa tăng từ 0 ha lên 5 ha/năm.

Mức tiêu dùng hiện tại của người dân trung bình là 270 kg thóc và 300 kg lương thực quy thóc/người/năm. Với mức bình quân đó, hàng năm Huyện dành ra khoảng 75,5% sản lượng thóc sản xuất ra để phục vụ cho tiêu dùng, 14,0% cho chăn nuôi, 6,0% dành cho xuất khẩu. Trong phương án 4, với mức giả định nhu cầu thóc của người dân ở mức 240 kg/người/năm chúng tôi thấy rằng lượng thóc dành cho chăn nuôi và xuất khẩu tăng lên đáng kể. Do yêu cầu thực tế về lao động và việc làm của Huyện hiện nay thì trong những năm tới Huyện cần có chiến lược đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn, gia cầm để tận dụng sản lượng thóc dư thừa.

Giữa dân số - lao động có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Với tỷ lệ gia tăng dân số dao động khoảng 0,6% giai đoạn 2000-2009, bình quân hàng năm huyện Định Hoá phải giải quyết việc làm cho khoảng 900 lao động với chất lượng lao động thấp. Vì thế chiến lược dân số của Huyện trong thời gian tới là phải ổn định quy mô dân số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo tính toán thì với việc giảm tỷ lệ gia tăng dân số từ 0,6 % xuống 0,5% thì quy mô dân số của Huyện nên duy trì ở mức 93.419 người vào năm 2020.

Với đặc điểm đất đai đa dạng, mang đặc trưng của cả vùng núi và trung du thì diện tích đất vùng núi, trung du chưa sử dụng còn rất lớn. Vì vậy, kế hoạch ổn định diện tích đất chè và đất rừng trong thời gian tới là phải tăng tỷ lệ mở rộng đất chè và đất rừng. Khi đó sản lượng chè sẽ tăng lên 24.092,23 tấn, lượng chè phân phối cho xuất khẩu và các mục đích tiêu dùng khác cũng tăng lên tương ứng.

Page 76: Tập 81 - 05 -2011

Đàm Thanh Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 63 - 71

71

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Hannon, B. and Ruth, M. (1994), Dynamic Modeling, Springer – Verlag New York, lnc. [2]. Niên giám thống kê huyện Định Hóa năm 2007, 2008, 2009.

[3]. Nguyễn Văn Song (2007), Phân tích xu hướng

biến động và chiến lược sử dụng các nguồn lực

trong nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, Đề

tài cấp Bộ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

SUMMARY ANALYZING THE CHANGING TREND OF BASIC RESOURCES IN AGRO-FORESTRY DEVELOPMENT IN DINH HOA DISTRICT, THAI NGUYEN PROVINCE FROM 2010 TO 2020

Dam Thanh Thuy*, Nguyen Khanh Doanh

Thainguyen University Economics and Business Administration - TNU In this paper, we used the dynamic modeling to forecast the long run trends of population, agricultural land, forest land and agricultural labor of Dinh Hoa district from 2009-2020. The empirical results showed that population and the cultivated land will be 94.448 persons and 4.718,57 ha respectively. In 2020, even if the population increase and the agricultural land decreases, the average rice output is still around 429kg per/person by 2020. This level of output will ensure food security and satisfy other purposes. In the future, tea land and forest land will continue to increase. Therefore, tea output will increase, contributing to the increment in the export of tea and other purpose. The expansion of husbandry, stabilization of population and improvement of the quality of humman resources are main sustainable development strategies for Dinh Hoa district. Keywords: Dynamic modeling, population, cultivated land, agricultural labor force, rice production and tea production, resources

* Tel: 0912988610; Email: [email protected]

Page 77: Tập 81 - 05 -2011

Đàm Thanh Thủy và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 63 - 71

72

Page 78: Tập 81 - 05 -2011

Trần Viết Khanh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 73 - 78

73

BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ TỈNH THÁI NGUYÊN TH ỜI KÌ 1999 – 2009

Tr ần Viết Khanh1*, Phạm Thị Kim Duyên2

1Đại học Thái Nguyên, 2Trường PT Vùng cao Việt Bắc

TÓM TẮT Thái Nguyên là một tỉnh có dân số tương đối đông nên mặc dù tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh. Hiện nay, dân số Thái Nguyên đang bước vào thời kì dân số vàng, với nguồn lao động chiếm tới 69,3% . Đây vừa là cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng là những thách thức mà lãnh đạo và các nhà hoạch định chính sách cần đặc biệt quan tâm, chú ý. Trên cơ sở phân tích những biến động của dân số trong thời kì 1999 – 2009, nhóm tác giả đưa ra một số kết luận về đặc điểm cơ bản của dân số tỉnh Thái Nguyên. Từ khoá: Dân số, biến động, phân bố, gia tăng, Thái Nguyên

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Dân số và phát triển có mối quan hệ tác động qua lại rất chặt chẽ. Quy mô, cơ cấu, chất lượng và tốc độ tăng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại. Hơn nữa, dân số còn là cơ sở hình thành nguồn lao động cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu.

Thái Nguyên là một tỉnh được đánh giá là có trình độ phát triển kinh tế - xã hội vào loại khá so với các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc, là của ngõ giao lưu của vùng trung du miền núi phía Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng. Thái Nguyên còn là trung tâm công nghiệp của cả nước, là nơi thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước… Nghị quyết số 37/NQ – TW của Bộ chính trị (1/7/2004) đã xác định phát triển Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của vùng. Việc xác định đúng để phát huy có hiệu quả thế mạnh của tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là nguồn lực dân số và nguồn lao động. Do đó, phân tích những biến động dân số ở tỉnh Thái Nguyên là vấn đề cần thiết, trước hết nó góp phần đánh giá chính xác thực trạng dân số trong thời kì CNH, HĐH; trên cơ sở đó giúp nhà quản lý, nhà kinh tế biết được mối quan hệ tác động giữa dân số, nguồn lao động và sự phát triển để đề ra các biện pháp điều tiết các quá trình phát triển dân số và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

* Tel: 0912187118

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Động thái gia tăng dân số

Động thái chung

Theo kết quả điều tra dân số năm 2009 tỉnh Thái Nguyên có số dân là 1.127.430 người. Xét về quy mô dân số, Thái Nguyên được xếp ở vị trí thứ 33 so với cả nước và xếp thứ 3 trong số các tỉnh Trung du Miền núi phía Bắc (sau Bắc Giang và Phú Thọ).

So với kết quả điều tra năm 1999, sau 10 năm dân số của tỉnh tăng thêm 79630 người, bình quân mỗi năm tăng thêm gần 8 ngàn người. Như vậy, với tốc độ tăng dân số 7,6%, tính ra mức gia tăng dân số hàng năm của tỉnh giữa 2 cuộc tổng điều tra là 0,7%, thấp hơn so với giai đoạn 1989 – 1999 và cũng thấp hơn so với mức tăng trung bình của cả nước (1,2%). Bảng 1. Quy mô dân số tỉnh Thái Nguyên thời kì

1999 - 2009

Năm Dân số (người) 1999 1.047.800 2000 1.055.535 2001 1.063.568 2002 1.071.009 2003 1079.541 2004 1.089.011 2005 1.098.491 2006 1.106.498 2007 1.113.024 2008 1.120.311 2009 1.127.430

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2009

Page 79: Tập 81 - 05 -2011

Trần Viết Khanh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 73 - 78

74

Có thể nhận định động thái dân số ở tỉnh Thái Nguyên ở trạng thái “tĩnh”. Từ khi đổi mới đến nay, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh hơn, dân số ở các tỉnh, thành có kinh tế phát triển như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh… xảy ra hiện tượng bùng nổ dân số do gia tăng cơ giới, dân cư từ nơi khác đến làm ăn, sinh sống, học tập… nhưng ở tỉnh Thái Nguyên không xảy ra hiện tượng này, gia tăng tự nhiên vẫn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình tăng quy mô dân số. Đây là động thái chung của các tỉnh trung du miền núi, trình độ phát triển kinh tế còn chậm. Tuy nhiên, tình hình phát triển dân số của tỉnh Thái Nguyên có sự khác biệt giữa các huyện thị. Thể hiện rõ qua bảng 2. Thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công chịu tác động mang tính thu hút của quá trình đô thị hoá nên có tốc độ tăng dân số rất cao. Sau 10 năm dân số thành phố Thái Nguyên tăng thêm 68.049 người, mỗi năm tăng 3,2%; Thị xã Sông Công tăng thêm 6.411 người, tốc độ tăng bình quân năm là 1,5%. Trong khi đó, các huyện như Định Hoá, Đại Từ, Phú Bình lại có dân số thấp hơn so với 10 năm trước khoảng trên dưới 3.000 người, nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu học tập và việc làm nên tỷ lệ xuất cư cao hơn mức gia tăng tự nhiên. Nhìn chung, tốc độ gia tăng dân số trên toàn tỉnh trong 10 năm qua thấp hơn thời kì 1989 – 1999 và thấp hơn so với trung bình cả nước. Có được kết quả như vậy một mặt là do kết quả của nhiều năm kiên trì triển khai chương trình Dân số và kế hoạch hoá gia đình, mặt khác do nhu cầu học tập và việc làm nên có một bộ phận dân cư đã di chuyển ra khỏi địa phương. Gia tăng dân số tự nhiên Gia tăng tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên không lớn và có xu hướng giảm trong vòng

10 năm qua. Năm 2009 gia tăng tự nhiên là 0,99% còn năm 1999 là 1,7%. Tỷ suất sinh thô chung của toàn tỉnh năm 2009 là 16,8 phần ngàn, thấp hơn so với 17,6 phần ngàn của trung bình cả nước và 19,6 phần ngàn của vùng Trung du miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, nếu xét theo khu vực thì ở khu vực thành thị có tỉ suất sinh thô (16,28 phần ngàn) thấp so với bình quân trung của toàn tỉnh và thấp hơn nhiều so với khu vực nông thôn (17,05 phần ngàn) do khu vực nông thôn hoạt động nông nghiệp là chủ yếu, tư tưởng sinh con đông vẫn tồn tại. Tổng tỷ suất sinh trên địa bàn tỉnh gần đạt mức sinh thay thế (bình quan 1,9 con/phụ nữ). Tuy nhiên, do quy mô dân số lớn nên với tỷ suất sinh thô là 16,8 phần ngàn thì bình quân mỗi năm có khoảng 18 ngàn trẻ được sinh ra, trong khi đó tỷ suất chết thô là 6,9 phần ngàn, tính ra sau 10 năm tăng dân số của tỉnh sẽ tương đương dân số của huyện Phú Lương. Gia tăng dân số cơ giới Do đặc thù là một tỉnh trung du, sự phát triển của nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, vị trí của tỉnh không thuận lợi khi nước ta tiến hành mở cửa nền kinh tế (Thái Nguyên không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ), sức hút và tiềm lực kinh tế còn yếu, sự đầu tư của nhà nước còn chưa nhiều, các thế mạnh vẫn còn là tiềm năng, vì vậy sức hút của nó đối với các luồng di cư vào đô thị chưa lớn. Ngược lại, dân cư trong địa bàn một số huyện còn xuất cư khỏi địa bàn vì lý do học tập hoặc việc làm như huyện Đại Từ sau 10 năm có khoảng 21 ngàn người; huyện Phú Bình có khoảng 18 ngàn người; huyện Định Hoá có khoảng 13,5 ngàn người, do vậy tại thời điểm điều tra tốc độ tăng dân số của thời kì 1999 – 2009 là âm (Bảng 2).

Bảng 2. Tình hình phát triển dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 - 2009

Năm 1999 2009 Chênh lệch (người)

Mức tăng dân số trung bình thời kì 1999 – 2009 (%)

Toàn tỉnh 1.047.800 1.127.430 79.630 7,6 Tp. Thái Nguyên 211.661 279.710 68.049 32,1 Thị xã Sông Công 43.589 50.000 6.411 14,7 Huyện Định Hoá 89.622 86.200 -3.422 -3,8 Huyện Phú Lương 102.983 105.250 2.267 2,2 Huyện Đồng Hỷ 111.318 112.970 1.652 1,5 Huyện Võ Nhai 60.417 63.950 3.533 5,8 Huyện Đại Từ 161.871 158.700 -3.171 -1,9 Huyện Phổ Yên 130.651 137.150 6.499 4,9 Huyện Phú Bình 135.644 133.500 -2.144 -1,6

Nguồn: Xử lý từ số liệu tổng điều tra dân số năm 1999 và 2009

Page 80: Tập 81 - 05 -2011

Trần Viết Khanh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 73 - 78

75

Kết cấu dân số

Kết cấu dân số theo tuổi

Kết cấu dân số theo tuổi ở tỉnh Thái Nguyên trong 10 năm qua có những chuyển biến khá rõ nét. Nhóm tuổi từ 0 – 14 giảm nhanh điều này phản ảnh đúng mức sinh đang có xu hướng giảm. Số người trong độ tuổi lao động chiếm lớn và có xu hướng tăng cả về số lượng và cơ cấu. Thái Nguyên có kết cấu dân số trẻ và đang bước vào thời kì già hoá. (Dân số có kết cấu già khi tỉ lệ dưới 14 tuổi chiếm dưới 25% và trên 60 tuổi chiếm trên 10%). Có thể nói dân số Thái Nguyên đang trong thời kì có cơ cấu dân số vàng, lực lượng lao động dồi dào, đây vừa là thời cơ cho phát triển kinh tế của tỉnh song với nguồn lao động lớn cũng tạo ra những thách thức cho công tác giải quyết việc làm, các vấn đề KT-XH khác.

Nhóm tuổi từ 60 trở lên có xu hướng tăng cho thấy kết quả tích cực của công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ và mức sống của người dân đã được nâng lên giúp tuổi thọ tăng cao. Đây cũng là vấn đề đặt ra cho các nhà chức trách khi tỉ lệ người già tăng (bảng 3).

Bảng 3. Kết cấu dân số theo độ tuổi của tỉnh Thái Nguyên năm 1999 và 2009

Độ tuổi

1999 2009 Số lượng (Người)

Cơ cấu (%)

Số lượng (Người)

Cơ cấu (%)

1045906 100 1127430 100 0 - 14 330974 31,6 249909 22,2 15 - 59 641876 61,4 781305 69,3

60 trở lên 73056 7,0 96216 8,5

Nguồn: Xử lý số liệu theo kết quả tổng điều tra năm 1999 và 2009

Kết cấu dân số theo giới tính

Sau nhiều năm kiên trì triển khai thực hiện Chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, đến nay công tác dân số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã thu được nhiều kết quả. Tỷ suất sinh thô liên tục giảm trong nhiều năm qua, bình quân mỗi năm giảm từ 0,2 đến 0,3 phần nghìn; số bà mẹ sinh con thứ ba chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, mỗi năm số trường hợp sinh con thứ ba chỉ chiếm khoảng 5%; tổng tỷ suất sinh đã đạt mức sinh thay thế, bình quân mỗi bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ khoảng 2 con.

Tuy nhiên do thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh từ một đến hai con, tâm lý trọng nam, khinh nữ vẫn còn tồn tại ở nhiều nơi, cùng với sự phát triển của khoa học ngày càng phát triển nên nhiều bà mẹ lựa chọn giới tính khi sinh con (thường chọn con trai) nên có nhiều ý kiến lo ngại về sự mất cân bằng giới tính trong dân số, nhất là trong các độ tuổi trưởng thành. Theo kết quả tổng điều tra dân số thời điểm 01/4/2009, tỷ số giới tính (số lượng nam giới trên 100 nữ giới) trên địa bàn tỉnh là 97,8 nam/100 nữ. Nghĩa là cứ 100 dân số nữ có 97,8 nam. Nói cách khác, dân số nữ chiếm 50,6%, dân số nam chiếm 49,4%. Như vậy nếu xét trên tổng thể cơ cấu dân số chung của tỉnh thì cơ cấu giới tính trên địa bàn tỉnh hoàn toàn cân đối và phù hợp với xu thế chung. Tuy nhiên nếu xét theo từng độ tuổi thì cơ cấu giới tính có sự khác nhau.

Bảng 4. Dân số chia theo độ tuổi và giới tính năm 2009

Nhóm tuổi Dân số (người)

Tỷ số giới tính (nam/100 nữ) Tổng số

Chia ra Nam Nữ

Tổng số 1.123.116 555.371 567.745 97,8 Dưới 1 tuổi 19.081 10.041 9.040 111,1 Từ 1 đến dưới 5 tuổi 68.025 34.985 33.040 105,9 Từ 5 đến dưới 10 tuổi 78.437 40.305 38.132 105,7 Từ 10 đến dưới 20 tuổi 209.287 106.236 103.051 103,1 Từ 20 đến dưới 30 tuổi 224.315 113.850 110.465 103,1 Từ 30 tuổi trở lên 523.791 249.954 274.017 91,2

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên

Page 81: Tập 81 - 05 -2011

Trần Viết Khanh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 73 - 78

76

Đối với nhóm dưới 1 tuổi, tỷ số giới tính là 111,1 nam trên 100 nữ; đối với nhóm tuổi từ 1 đến dưới 5 tuổi tỷ số này là 105,9 nam trên 100 nữ; đối với nhóm tuổi từ 5 đến dưới 10 tuổi, tỷ số là 105,7 nam trên 100 nữ; nhóm tuổi từ 10 đến dưới 20 tuổi tỷ số là 103,1 nam trên 100 nữ; nhóm tuổi từ 20 đến dưới 30 tuổi có tỷ số là 103,1 nam trên 100 nữ; nhóm tuổi từ 30 tuổi trở lên có tỷ số là 91,2 nam trên 100 nữ. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì tỷ số giới tinh khi sinh hoặc trong cùng nhóm tuổi ở mức dưới 107 nam trên 100 nữ thì vẫn trong phạm vi cho phép, nếu như từ 107 nam trở lên là mức có nguy cơ mất cân bằng. Như vậy, nhóm tuổi từ 20 đến dưới 30 tuổi (độ tuổi kết hôn phổ biến) có tỷ số giới tính là 103,1 nam trên 100 nữ thì sự mất cân bằng giới tính chưa đáng lo ngại. Tuy nhiên ở nhóm tuổi dưới 5 tuổi thì tỷ số giới tính đã là 107 nam trên 100 nữ, trong đó, riêng nhóm tuổi dưới 1 tuổi là 111,1 nam trên 100 nữ thì đã bắt đầu xuất hiện nguy cơ mất cân bằng giới tính. So sánh kết quả này với kết quả tổng điều tra dân số năm 1999 (bảng 5).

Theo kết quả tổng điều tra năm 1999, tỷ số giới tính ở nhóm tuổi dưới 1 tuổi là cao nhất đạt 107 nam trên 100 nữ, đây là mức giới hạn cho phép. Như vậy sau 10 năm, con số này đã tăng đáng kể lên 111,1 nam trên 100 nữ (2009). Các nhóm tuổi khác có sự thay đổi nhưng không đáng kể.

Vấn đề cân bằng giới nếu chỉ tính trên phạm vi một tỉnh, một địa phương thì chưa đầy đủ mà thường được tính trên phạm vi của một quốc gia. Tuy nhiên nếu như tỉnh nào, địa

phương nào cũng bị mất cân bằng giới tính thì sẽ dẫn đến cả nước mất cân bằng giới tính. Khi trong một đất nước cân bằng giới tính không được đảm bảo thì sẽ dẫn đến hệ lụy rất lớn. Bài học đó đã xảy ra ở một số nước, một số vùng lãnh thổ trên thế giới mà điển hình là Trung Quốc.

Phân bố dân cư

Phân bố dân cư theo lãnh thổ

Qua bảng số liệu trên nhận thấy dân số của tỉnh phân bố không đều và có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn, vùng kinh tế - địa lý. Do các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội có sự khác biệt theo lãnh thổ nên dân cư của tỉnh tập trung chủ yếu ở thành phố, thị xã và một số huyện phía nam của tỉnh, như thành phố Thái Nguyên mật độ gấp hơn 3 lần mật độ trung bình của tỉnh hay thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên, huyện Phú Bình mật độ cũng gấp hơn 1 lần mức trung bình của toàn tỉnh.

Ngược lại một số huyện như Võ Nhai, Định Hoá dân cư tập trung thưa thớt, mật độ dân số thấp. Qua đây, cần có chính sách đầu tư phù hợp để phát triển cơ sở hạ tầng cho các huyện còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội, đó cũng chính là một trong những biện pháp hữu hiệu để phân bố lại dân cư và nguồn lao động trong tỉnh.

Quá trình đô thị hoá trên địa bàn tỉnh diễn ra khá nhanh, năm 1999 dân đô thị chỉ chiếm 21,8% thì đến năm 2009 đã tăng lên 25,5% đứng thứ 22 cả nước và đứng đầu trong số các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.

Bảng 5. Dân số chia theo độ tuổi và giới tính năm 1999

Nhóm tuổi

Dân số (người) Tỷ số giới tính (nam/100 nữ) Tổng số

Chia ra Nam Nữ

Tổng số 1045906 521367 524539 99.4 Dưới 1 tuổi 15370 7947 7423 107.1 Từ 1 đến dưới 5 tuổi 70625 35823 34772 103.0 Từ 5 đến dưới 10 tuổi 117454 60304 57150 105.5 Từ 10 đến dưới 20 tuổi 250246 128109 122137 104.9 Từ 20 đến dưới 30 tuổi 193189 98287 94902 103.6 Từ 30 tuổi trở lên 399022 190867 208155 91.7

Nguồn Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên

Page 82: Tập 81 - 05 -2011

Trần Viết Khanh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 73 - 78

77

Bảng 6. Mật độ dân số tỉnh Thái Nguyên năm 1999 và 2009

Phân theo đơn vị cấp huyện

Diện tích (km2)

Năm 1999 Năm 2009 Dân số (Người)

Mật độ dân số (Người/km2)

Dân số (Người)

Mật độ dân số (Người/km2)

Toàn tỉnh 3526.2 1047800 297 1127430 320 Tp. Thái Nguyên 189.7 211661 1116 279710 1474 Thị xã Sông Công 83.64 43589 521 50000 598 Huyện Định Hoá 511.09 89622 175 86200 169 Huyện Phú Lương 369.33 102983 279 105250 285 Huyện Đồng Hỷ 457.75 111318 243 112970 247 Huyện Võ Nhai 840.1 60417 72 63950 76 Huyện Đại Từ 568.55 161871 285 158700 279 Huyện Phổ Yên 256.68 130651 509 137150 534 Huyện Phú Bình 249.36 135644 544 133500 535

Nguồn: Xử lý theo số liệu thống kê năm 1999 và 2009 của Cục Thống kê Thái Nguyên.

Gia tăng dân đô thị ngoài yếu tố gia tăng tự nhiên thì chủ yếu do gia tăng cơ học, trong vòng 10 năm có khoảng 36 ngàn người nhập cư vào khu vực thành thị. Tuy nhiên, sự phân bố dân cư trong các đô thị cũng không đều, chủ yếu tập trung ở nơi có các trường chuyên nghiệp (thành phố Thái Nguyên); hoặc các khu công nghiệp (thị xã Sông Công), khu đô thị mới…

Trong khi đó, khu vực nông thôn có sự dịch chuyển ra khu vực ngoài thành thị và ra ngoài tỉnh ngày càng lớn do nhu cầu học tập và công việc, ước tính mỗi năm bình quân có khoảng 9 ngàn người xuất cư ra khỏi khu vực nông thôn.

Dưới tác động của kinh tế thị trường, dân số đang có xu hướng dịch chuyển và phân bố lại. Quá trình này cần có sự điều tiết của Nhà nước để tránh sự mất cân đối và phá vỡ quy hoạch, gây ra tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.

Phân bố dân cư theo thành thị và nông thôn

Quá trình đô thị hoá trên địa bàn diễn ra khá nhanh, sau 10 năm dân số khu vực thành thị

tăng thêm khoảng trên 60 ngàn người. Với tỷ lệ dân thành thị như trên, Thái Nguyên đứng thứ 22 trong cả nước và đứng đầu các tỉnh của vùng Trung du và miền núi phía Bắc về số dân thành thị (bảng 7).

Sự chuyển biến trong phân bố dân cư theo hộ gia đình

Năm 2009, trên địa bàn toàn tỉnh có 325.680 hộ dân cư, hộ nhà trọ, hộ nhà trọ sinh viên. So với năm 1999 tăng thêm 87.943 hộ với mức tăng bình quân là 3,1%/năm, cao hơn so với cả nước (3,0%/năm). Tuy nhiên, tốc độ và nhịp độ tăng số hộ không đều giữa các đơn vị hành chính cấp huyện. Hầu hết các huyện có tốc độ tăng số hộ thấp hơn trung bình của tỉnh nhưng riêng thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công tăng rất cao, thành phố Thái Nguyên tăng gấp 1,8 lần do đây là nơi tập trung nhiều các trường chuyên nghiệp, các khu công nghiệp, khu đô thị có sức hút lớn hơn các nơi khác.

Bảng 7. Dân số phân theo thành thị và nông thôn tỉnh Thái Nguyên năm 1999 và 2009

Năm 1999 Năm 2009 Tổng số (người) 1.047.800 1.127.430 Tỉ lệ dân thành thị (%) 21.81 79.19 Tỉ lệ dân nông thôn (%) 25.60 74.40

Nguồn: Xử lý từ số liệu tống kê của tỉnh Thái Nguyên năm 1999 và 2009.

Page 83: Tập 81 - 05 -2011

Trần Viết Khanh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 73 - 78

78

Về quy mô các hộ, nếu năm 1999, quy mô hộ là 4,4 người thì sau 10 năm con số này đã giảm 3.4 người/hộ, trong đó giảm mạnh nhất là thành phố Thái Nguyên từ 4 người xuống còn 2,9người/hộ. Trong các nhóm hộ theo quy mô nhân khẩu nhận thấy nhóm hộ có từ 3 đến 4 người chiếm tới 53%, có thể nói đây là quy mô mang tính phổ biến ở tất cả các địa phương. Sau 10 năm quy mô các hộ lớn (trên 5-6 người trở lên)có xu hướng giảm, tăng quy mô các hộ nhỏ và trung bình. Điều này một mặt phản ảnh kết quả công tác vận động sinh đẻ có kế hoạch với mô hình gia đình ít con, mặt khác ở một mức độ nào đó đặc trưng cho các hộ gia đình có việc làm thoát ly khỏi sản xuất nông nghiệp như buôn bán, kinh doanh, công chức...Đây cũng là một xu hướng phát triển của xã hội, là sự thay thế của các gia đình hiện đại với cơ cấu hạt nhân là bố, mẹ và con cái thay cho kiểu gia đình truyền thống với nhiều thế hệ chung sống (tam đại, tứ đại đồng đường…). KẾT LUẬN Qua nghiên cứu dân số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1999 – 2009, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Tỷ số phụ thuộc (tổng số trẻ em và người già bình quân cho một người trong độ tuổi lao động, từ 15 đến 59) không ngừng giảm: Năm 1999 con số này là 0,63 đến năm 2009 xuống còn 0,44. Đây là “cơ hội dân số vàng”, hay “dư lợi dân số”, tức là mỗi người lao động gánh nhẹ dần số người ăn theo, tạo điều kiện tốt cho kinh tế quốc dân, kinh tế gia đình có tiết kiệm để đầu tư phát triển. - Cơ cấu dân số Thái Nguyên bắt đầu có biểu hiện mất cân đối giới tính. Tỷ số giới tính (số

nam tương ứng với 100 nữ) thấp và không ổn định (năm 1999 tỷ số là 99,4; năm 2009 là 97,8). Nhóm dưới 1 tuổi, tỷ số giới tính không ngừng tăng, nghĩa là trẻ em trai ngày càng nhiều hơn trẻ em gái cùng nhóm tuổi (năm 1999 là 107,1 và năm 2009 là 111,1). - Phân bố dân cư không đều theo đơn vị hành chính. Trong 9 đơn vị hành chính cấp huyện, 24,7% dân số tập trung ở Thành phố Thái Nguyên trong khi đó thành phố chỉ chiếm 5,4%diện tích. Trong khi đó, huyện Võ Nhai chiếm tới 23,8% diện tích toàn tỉnh thì chỉ có 5,7% dân số. - Tỷ lệ dân đô thị thấp: Theo Cục Thống kê, đến năm 2009, tỷ lệ dân đô thị mới đạt 25.6%. Nhiều huyện, tỷ lệ dân đô thị chưa đến 10% như: Đại Từ 4,7%; Định Hoá 6,8%, Võ Nhai 5,4%, Phú Bình 5,5%... Như vậy, về đại thể, Thái Nguyên vẫn là một tỉnh “tam nông” (nông thôn, nông nghiệp và nông dân). Đây là nguyên nhân tạo nên nhu cầu nhiều con và cần có con trai.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Phương Liên, Nguyễn Xuân Trường. Nghiên cứu đặc điểm và biến động dân số thành phố Thái Nguyên thời kì 1989 – 1999. Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường ĐHSP – ĐH Thái Nguyên, 2002. [2]. Cục Thống kê Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2009. [3]. Cục Thống kê Thái Nguyên, Kết quả tổng điều tra dân số 1.4.1999 tỉnh Thái Nguyên, 1999. [4]. Cục Thống kê Thái Nguyên, Kết quả chủ yếu tổng hợp từ tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009 tỉnh Thái Nguyên, 2009. [5]. Website: http://www.kinhtenongthon.com.vn.

SUMMARY CHANGE OF THE POPULATION OF THAI NGUYEN IN PERIOD O F 1999 - 2009

Tran Viet Khanh 1*, Pham Thi Kim Duyen2

1Thainguyen University, 2Viet Bac High Schools

Thai Nguyen is a mountainous province. It is located in North – East of Vietnam. Thai Nguyen’s population is ranked at the 33rd of all provinces in Vietnam and ranked at the 3rd of Midlle – Mountainous provinces in the North of Vietnam. Thai Nguyen are being in a period of gold population structure, with the workforce accounted for 69,3% of the population. That’s chances to develop socio- economy but also are challenges that leaders and planners of the province need special attention to look out. Based on analysis of population fluctuations in the period 1999 – 2009, the authors offer some conclusions about the basic characteristics of the population of Thai Nguyen province. Keywords: Population, Dynamic, Distribution, Increase, Thai Nguyen

* Tel: 0912187118

Page 84: Tập 81 - 05 -2011

Phí Hùng Cường và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 79 - 83

79

GENDER ISSUES IN THE POVERTY REDUCTION IN MOUNTAINOUS AREAS OF THAI NGUYEN

Phi Hung Cuong1*, Vu Van Anh2 1 College of Sciences - TNU, 2College of Education - TNU

SUMMARY

Gender issues are closely related to poverty and development. The annual reports on human development show that the poor provinces have low human development index and gender development index The given issues show that poverty and inequality are major factors hindering the development of mountainous Thai Nguyen today. These two issues have the corelation that makes difficulties in mountainous areas more serious and it is not easy to overcome in a short time. Therefore, besides improvements in many aspects, the work of poverty reduction in mountainous areas, especially in highlands, ethnic minority areas of Thai Nguyen is in difficulties. In this context, implementing methods of poverty reduction and combined gender equality improvement is an actually reasonable way to reduce poverty effectively and sustainably. The solution is to ensure synchronization and system on the basis of expansion of opportunities, access to services, risk reduction and right creation for women. Keyword: Gender, poverty reduction, poverty, mountainous, ThaiNguyen

INTRODUCTION*

Gender issues are closely related to poverty and development. The annual reports on human development show that the poor provinces have low human development index and gender development index. So is it possible that improving gender equality will also contribute to poverty alleviation for the people? The article refers to the relationship between gender and poverty, and propose methods for reducing poverty and improving gender equality in midland and mountainous provinces such as Thai Nguyen. .

CONTENT

2.1. Poverty in Thai Nguyen. Poverty and inequality between rich and poor is a hot socio-economic issue today. It is a big drag on the way to construct and develop Thai Nguyen province according to orientation of socialism in Vietnam. The province has 36 extremely difficult communes where the Government and the province have carried out the project for the socio- economic development in difficult communes in mountainous or remoted areas (Programme 135). Provincal People’s * Tel: 0915210558; Email: [email protected]

Committee has developed projects for the socio-economic development for 36 extremely difficult communes of three districts: Vo Nhai, Dinh Hoa and Phu Luong. These districts have difficult natural conditions for the socio-economic development.

Table 2.1. Poverty rate by province in 2007 in Thai Nguyen

No. Districts Poverty rate

(%) 1 Dinh Hoa 34.06 2 Dai Tu 23.66 3 Dong Hy 20:55 4 Phu Luong 26.61 5 Vo Nhai 41.09 6 Phu Binh 24.22 7 Pho Yen 18:47 8 Song Cong 13.90 9 Thai Nguyen 5:59

Source: Department of Labor, Invalids and Social Affairs in Thai Nguyen province

In fact, although poverty alleviation has gained good results but problems related to the relationship between poverty reduction and sustainable use of resources in mountainous Thai Nguyen is still a matter of urgency. This is also a challenge for Central policy makers and local managers.

Page 85: Tập 81 - 05 -2011

Phí Hùng Cường và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 79 - 83

80

Poverty reduction and sustainable management of natural resources requires the participation and joint efforts of women, men and authorities. This is especially important with the mountainous area as Thai Nguyen, where ethnic communities reside alternately, where ethnic minorities have their own concepts and habits in dealing with natural resources. For women, participating in the authorities, unions is an important mechanism to reflect the wills and aspirations of their gender in activities of poverty reduction and resource use in each locality. However, in mountainous Thai Nguyen, the participation rate of women leaders at grassroots level is very low, the operation of the association of women also face difficulties. Therefore, to create conditions for women, particularly women of ethnic minority to participate in issues of sustainable management of natural resources and poverty reduction is also a challenge in mountainous province as Thai Nguyen.

2.2. The relationship between gender and poverty

Gender: is all the characteristics of society and culture related to men and women. These features differ in different societies and change over time.

There are different trends when discussing on the relationship between gender and poverty.

The first trend accepts the differences between men and women in poverty and the opportunity to escape poverty, as this is natural matter without justification and without change. This concept indicates that the difference between men and women is regulated by the nature (biological factors) so if women are weaker, poorer than men, it is understandable. The second trend do not acknowledge differences between men and women, but they are the same in poverty. Both men or and women will need the same supports and solutions to escape poverty. This concept shows that poverty is not related to gender. The third trend indicates that gender does not determine the capacity or the poverty level of men, women. On the contrary, the social factors affect the position, role and improvement of women and men. This concept also indicates that a low social position is a factor that raises risk and leads to poverty.

Actually, the relationship between gender and poverty can be considered on three main aspects of production, reproduction and correlation between the two genders today. On the aspect of production, this relationship is demonstrated in the structure of labor in the national economic sectors in which women workers constitute the most.

Table 2.2. Male and female laborers classified by economic sector in Thai Nguyen in 2007

(Unit: person)

No. Economic category Male Female

2005 2007 2005 2007 1 Agriculture, forestry and fisheries 209,587 208,540 207,206 203,898

2 Industry, construction, .. 48,624 58,385 37,455 37,052

3 Production, distribution of electricity, water 2,110 3,045 769 1,289

4 Trade, repair of cars .. 24,889 30,265 21,198 24,028

5 Sevices, employment 5,197 8,344 9,105 11,045

6 Information, banks ... 909 1,590 1,113 1,905

7 Scienctific special subjects .. 1,894 2,160 991 1,145

8 Party activities, Politic organizations 15,065 16,657 22,435 24,333 9 Total 308,275 328,986 300,272 304,695

Source: Statistical Office of Thai Nguyen 2007

Page 86: Tập 81 - 05 -2011

Phí Hùng Cường và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 79 - 83

81

Women participate more in agricultural production while men are hired labors. Thus, women have a lot of difficulties to escape poverty owing to the risky characteristic of agricultural production, especially in mountainous areas where natural conditions are not favorable for food crops.

On the aspect of reproduction, women have a direct role in developing and maintaining race. This is related to the role of mothers. The studies concluded that: education of women has a positive impact to the birth rate reduction, mothers who finish a primary school has a lower birth rate than illiterate mothers. Education of mothers has a positive impact in reducing the rate of malnutrition in children under the age of 5, increasing numbers of school years of children. Also, when considering the viewpoint of care and nurture, women with education and health have conditions to take care of family members better, and more scientificaly. Clearly, if the society invests more actively in improving education and health of women, it means to invest in human development - a decisive factor for the sustainable development of each locality.

On the third aspect: considering the correlation between the two genders today, poverty and ability to escape poverty of each gender are different because each is affected by the work they do, the location, the voice of each gender in the family, community as well as the access and management of women and men with the material and spiritual rsources.

Clearly, poverty is a especially vicious cycle for women and girls in the mountainous provinces such as Thai Nguyen. But to break this vicious cycle, if you just focus on women and girls, and forget the role of men, it will be hard to get a sustainable poverty reduction. In fact, in many localities, husbands and fathers have certain voice and positions in implementing family planning.

In short, if the gender correlation changes positively on the basis of attracting men and creating conditions for them to change behaviors, actively discussing and making equal decisions in the family and community in order to benefit both women and men in aspects such as division of labor, allocation of resources, beneficiary interests, etc, the poverty reduction activities will be increasingly sustainable.

Figure 2.1. Poverty circle of women and girls

2.3 Some comments and recommendations

For the mountainous areas in general and Thai Nguyen in particular, jobs in the labor market are still generally uncertain, with low income and much risk although jobs have been more extended than before. Poverty assessment study with the participation of the people showed that most manual labors depend on seasonal crops; they can be refused to pay the salaries/wages by the foremen, or they have to work overwhelmedly and face accidents, etc. The average amount of money the workers get is 15,000 dongs per day; women always get the lower rate than men (DFID and Consulting Ageles 2003). Methods for creating job stability, assuring working conditions and being guranteed by the law offices need to be implemented for both women and men in mountainous areas.

In agricultural production, access to services of agricultural expansion encouragement and credits is an important condition to expand production. Poor women and men generally have less access to the argricultural extension services. The fact that women work and men

Get married early

Much Reproduction

Bad health

Frequent illness

Lack of labor

Poverty

Low educatio

n

Page 87: Tập 81 - 05 -2011

Phí Hùng Cường và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 79 - 83

82

study is common in many areas throughout the country. Although women occupy mainly in agricultural production, including both cultivation and breeding, the rate in which women participate in cultivation training sessions only occupies 25%, in breeding training sessions 10%.

Effective land use and management is a necessary condition for the poor to have a stable life and strive to escape poverty. For the land management, being granted the certificate to receive the right of land use is important. In fact, until now, the undersigned women for the certificate have occupied a low rate among granted certificates of land use right. Especially, the rate of certificates names the wife and husband is too low. This is common to all types of land, including annual arable land, tree planting land and forest land.

Notably, the group of poor women has few conditions to control soil. The percentage of women signing the certificate of land use rights in the group of poorest households is 5-7% of the total number of certificates already issued for soils. For mountainous areas, forest land has a significant meaning, but only 5% of wives and 2% of spouses sign the certificate of forest land use rights; this is clearly the condition that resource managers and the authorities should be particularly interested in.

Strengthening the participation of women, especially women in highlands, women of ethnic minorities in the discussions and decisions on matters of economy, society poverty reduction is an urgent demand nowadays . The specific methods of concern include giving information on poverty reduction activities in a timely manner and appropriate language and form for women, supporing the activities of unions, especially the activities of the Women's Union in the difficult areas, training of the young women to become officers in the localities.

In short, poverty and gender inequality, particularly in mountainous and remoted areas in Thai Nguyen is the general result of complicated and mixed social factors. The solutions set out need to take inclusiveness.

CONCLUSIONS The given issues show that poverty and inequality are major factors hindering the development of mountainous Thai Nguyen today. These two issues have the corelation that makes difficulties in mountainous areas more serious and it is not easy to overcome in a short time. Therefore, besides improvements in many aspects, the work of poverty reduction in mountainous areas, especially in highlands, ethnic minority areas of Thai Nguyen is in difficulties. In this context, implementing methods of poverty reduction and combined gender equality improvement is an actually reasonable way to reduce poverty effectively and sustainably. The solution is to ensure synchronization and system on the basis of expansion of opportunities, access to services, risk reduction and right creation for women. To do this, then all levels and sectors need special attention to the poor women in general, including women and girls of ethnic minorities, women and disadvantaged areas, and women who are the head of household because they are easily vulnerable objects. Sectors, especially agriculture and rual development, education, health and localities first of all Party Committees, governments and unions at the grassroots level need to create conditions for raising awareness and changes of actions to ensure that poor women to participate and benefit as equally as men in poverty reduction from the results of the development process in general in each locality.

REFERENCE

[1]. DFID and UNDP 2003. Poverty Reduction in Northern Mountainous Areas (in Vietnamese). [2]. The General Statistics Office.2006. Results of Standard of Living of Households in 2006. Some Main Results (in Vietnamese). [3]. National Committee for the Advancement of Women in 2000. Situation Analysis and Policy Recommendations on Gender Equality and Advancement of Women (in Vietnamese). [4]. Tran Thi Van Anh, Gender in poverty alleviation and Development in mountainous areas, Journal of women, Vol. 5, 2004 (in Vietnamese). [5]. Truong Thi Thuy Hang, Research in Human Development Index reflecting genders in some localities, Journal of women, Vol.1, 2005 (in Vietnamese).

Page 88: Tập 81 - 05 -2011

Phí Hùng Cường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 79 - 83

83

TÓM TẮT VẤN ĐỀ GIỚI TRONG XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở MIỀN NÚI THÁI NGUYÊN

Phí Hùng Cường1*, Vũ Vân Anh2 1 Trường ĐH Khoa học - ĐH Thái Nguyên, 2Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

Vấn đề giới có quan hệ mật thiết với nghèo đói và phát triển. Các báo cáo thường niên về phát triển con người cho thấy các tỉnh nghèo đồng thời cũng là các tỉnh có chỉ số phát triển con người và chỉ số phát triển giới thấp. Nghèo đói và bất bình đẳng là yếu tố chính kìm hãm sự phát triển miền núi Thái Nguyên hiện nay. Hai vấn đề này có mối liên hệ qua lại làm cho những khó khăn ở miền núi thêm trầm trọng và không dễ khắc phục trong thời gian ngắn. Vì lẽ đó, bên cạnh những cải thiện về nhiều mặt thì công tác xoá đói giảm nghèo ở miền núi, đặc biệt đối với vùng cao, vùng dân tộc thiểu số Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh này, thực hiện các biện pháp xoá đói giảm nghèo có kết hợp nâng cao bình đẳng giới là hướng đi hợp lý nhất để giảm nghèo hiệu quả và bền vững. Các giải pháp này nhằm đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống trên cơ sở mở rộng cơ hội, khả năng tiếp cận dịch vụ, giảm rủi ro và tạo quyền cho phụ nữ. Từ khóa: giới, xóa đói giảm nghèo, đói nghèo, miền núi, Thái Nguyên

* Tel: 0915210558; Email: [email protected]

Page 89: Tập 81 - 05 -2011

Phí Hùng Cường và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 79 - 83

84

Page 90: Tập 81 - 05 -2011

Phí Hùng Cường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 79 - 83

85

PHƯƠNG PHÁP GIẢI LẶP TÌM NGHI ỆM XẤP XỈ CỦA MỘT BÀI TOÁN BIÊN ĐỐI VỚI PHƯƠNG TRÌNH SONG ĐIỀU HÒA

Lê Tùng Sơn*

Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Trong bài báo này chúng tôi chúng tôi trình bày tóm tắt những kết quả nghiên cứu về việc giải lặp tìm nghiệm xấp xỉ cho bài toán biên đối với phương trình song điều hòa trong [2] nhờ việc sử dụng sơ đồ lặp hai lớp của Samarski – Nikolaev mà sự hội tụ của sơ đồ lặp này về nghiệm gốc của bài toán ban đầu được đánh giá qua tính chất hoàn toàn liên tục của một toán tử biên xác định trên không gian Sobolev HS(∂Ω), s≥0. Phần cuối là một số thực nghiệm trên máy tính điện tử nhằm kiểm chứng về sự hội tụ của dãy lặp đã được chứng minh về mặt lí thuyết. Keywords: BVP: Boundary Value Problem

GIỚI THIỆU*

Trong [2], chúng tôi đưa ra công thức nghiệm giải tích cho một bài toán biên đối với phương trình song điều hòa mô tả dao động của bản mỏng với điều kiện biên ngàm đàn hồi trên miền Ω là một hình tròn. Đó là bài toán biên đối với phương trình song điều hòa

trong đó Ω chỉ là miền giới nội trong R2 có biên ∂Ω đủ trơn, ∆ là toán tử Laplace, µ là tham số không âm, q-1 là một hàm số dương, n là véc tơ pháp tuyến ngoài của biên Γ. Sử dụng phương pháp tọa độ cực, với , x x là

hai điểm tùy ý thuộc \Ω Γ có tọa độ cực tương ứng là ( , ), ( , )ϕ ϕr r . , s s là hai

điểm tùy ý thuộc biên Γ có tọa độ cực tương

ứng là ( , ), ( , )ψ ψR R . , s sn n lần lượt là

các véc tơ pháp tuyến ngoài của biên Γ tại các điểm , s s . Khi đó nghiệm gốc u của bài toán trên được cho bởi công thức:

( ) ( , ) ( )Ω

= −∫u x G x x v x dx,

0

( , )( ) ( , ) ( ) ( )

Ω Ω

= − − Γ∂∫ ∫ s

s

G x sv x G x x f x dx v s d

n

* Tel: 0280 3856 894; Email: [email protected]

( , )G x x là hàm Green được của toán tử

Laplace ∆ 2 2

22

2 2

( )2 os( )1

( , ) ln2 ( ) 2 os( )

ϕ ϕπ ϕ ϕ

+− −

=− − −

r rR

R rrcG x x

r r rrc

Hơn nữa, chúng tôi còn chứng minh được với 3/2( )−∈ Ωsf H thì 0 ( )∈ Γsv H và do đó, 5/2( )+∈ Ωsu H . Trong đó,

3/2 5/2( ), ( ), ( )− +Ω Γ Ωs s sH H H là các

không gian Sobolev, 0.≥s

Dưới đây, chúng tôi giới thiệu một phương pháp tìm nghiệm xấp xỉ của bài toán trên. Có thể tóm tắt như sau: sau khi phân rã bài toán gốc cấp bốn đối với phương trình song điều hòa về dãy các bài toán biên cấp hai đối với phương trình elliptic, xuất hiện thêm một ẩn hàm biên 0v , ẩn hàm biên này được đưa vào một phương trình toán tử có dạng Av0 = f. Một trong những phương pháp số tìm v0 là giải lặp phương trình Av0 = f bằng sơ đồ lặp hai lớp của Samarski – Nikolaev giới thiệu trong [6]. Sự hội tụ của dãy nghiệm xấp xỉ về nghiệm gốc của phương trình toán tử trên chủ yếu được đánh giá qua hai định lí: định lí 1 trong [1] của Đặng Quang Á và định lí 1 trong [6] của Samarski – Nikolaev. Phần cuối của bài báo, chúng tôi đưa ra một số kết quả thực nghiệm trên máy tính điện tử nhằm kiểm tra sự hội tụ của dãy lặp đã được chứng minh về mặt lí thuyết.

Page 91: Tập 81 - 05 -2011

Lê Tùng Sơn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 85 - 89

86

Trong quá trình tìm nghiệm giải tích của bài toán (1.1) – (1.3), việc tìm ra dãy các hàm riêng của toán tử là một cơ sở trực chuẩn của không gian H0(Ω) = L2(Ω) đóng vai trò then chốt. Sẽ rất khó khăn nếu Ω⊂Rn, n>2. Mặt khác, trong quá trình tính toán, đòi hỏi các tích phân đều phải được tính tường minh. Điều này không phải lúc nào cũng thực hiện được. Các lí do trên cho thấy, việc tìm nghiệm giải tích chỉ mang tính khả thi cho một lớp khá hẹp các bài toán biên đối với phương trình song điều hòa. Chúng tôi hi vọng phương pháp giải lặp tìm nghiệm xấp xỉ cho bài toán (1.1) – (1.3) mà chúng tôi trình bày dưới đây phần nào khắc phục được những khó khăn nói trên. Mặt khác, nghiệm xấp xỉ tìm được có đánh giá sai số đủ nhỏ với nghiệm gốc sẽ mang ý nghĩa thực tiễn khi sử dụng.

GIẢI BÀI TOÁN (1.1)-(1.3) 1. Đưa bài toán (1.1) – (1.3) về phương trình toán tử biên

Đặt ∆ =u v và kí hiệu 0v vΓ

= , từ bài toán

(1.1) – (1.3) ta được dãy các bài toán sau

0

, ,

, ,

∆ = ∈Ω = ∈Γ = ∂Ω

v f x

v v x (1.4) và

, ,

0, .

∆ = ∈Ω = ∈Γ = ∂Ω

u v x

u x (1.5)

(1.4) và (1.5) là các bài toán biên đối với phương trình Poisson với điều kiện biên Dirichlet, theo [4], với

3

20( ), ( ), 0

−∈ Ω ∈ Γ ≥

s sf H v H s thì

(1.4) có duy nhất nghiệm v∈HS+1/2(Ω) do đó, (1.5) có duy nhất nghiệm U∈HS+5/2(Ω).

Ẩn hàm biên v0 được xác định phải thỏa mãn điều kiện: khi thay v0 vào (1.4), giải liên tiếp hai bài toán (1.4), (1.5), ta được nghiệm u của bài toán (1.1) – (1.3).

Trước hết, ta định nghĩa một toán tử biên B được xác định bởi công thức:

0 ,Γ

∂=∂u

Bvn

(1.6)

trong đó, v và u lần lượt là nghiệm của các bài toán:

0

0, ,

, ,

∆ = ∈Ω = ∈Γ

v x

v v x (1.7) và

, ,

0, .

∆ = ∈Ω = ∈Γ

u v x

u x (1.8)

Sử dụng điều kiện (1.3) trong bài toán gốc, kết hợp với (1.6), ta có phương trình

10 0µ

Γ

∂+ = −∂u

qv Bvn

, (1.9)

trong (1.9), 1u là nghiệm của dãy các bài toán

1

1

, ,

0, ,

∆ = ∈Ω = ∈Γ

v f x

v x (1.10) và

1 1

1

, ,

0, .

∆ = ∈Ω = ∈Γ

u v x

u x (1.11)

Đặt 1

Γ

∂= −∂u

Fn

(1.12), với giả thiết

32 ( ),

−∈ Ω

sf H dễ dàng suy ra:

1

21 ( ).

+∈ Ω

su H Vì vậy, theo định lí vết:

F∈Hs-1(Γ), s ≥ 0. Từ (1.7) và (1.12), ta có phương trình Sv0 = F (1.13) S = µQI (1.14).

B được xác định bởi (1.6), I là toán tử đơn vị cho việc xác định ẩn hàm biên v0, với vế phải F hoàn toàn xác định.

Định lí 2.1. (xem[2]) Với B là toán tử xác định bởi (1.6), (1.7), (1.8). Khi đó

i) B là toán tử tuyến tính, đối xứng, dương trong không gian Hilbert L2(Γ) với tích vô hướng

20 0 0 0( )( , ) . .

ΓΓ

= Γ∫Lv t v t d

ii) 1: ( ) ( )+Γ → Γs sB H H hoàn toàn liên

tục, 0.s≥ 1( ), ( )+Γ Γs sH H là các không gian Sobolev.

Page 92: Tập 81 - 05 -2011

Phí Hùng Cường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 79 - 83

87

Nhận xét

Từ kết quả của Định lí 2.1, ta rút ra:

+ Nếu µ = 0, q > 0 thì S = B, do đó S là toán tử tuyến tính, đối xứng, dương, hoàn toàn liên tục.

+ Nếu µ > 0, q ≥ q0 > 0 thì S là toán tử tuyến tính, đối xứng, giới nội và xác định dương.

2. Phép lặp tìm nghiệm xấp xỉ của bài toán (1.1) – (1.3)

Xét phương trình toán tử (1.23) Sv0 - F.

Từ nhận xét trên, với µ = 0, q > 0, khi đó ta có phương trình Bv0 = F, (2.1) trong đó, toán tử B được xác định bởi (1.6), F được xác định bởi (1.12). Sử dụng sơ đồ lặp hai lớp Samarski - Nikolaev trong [6] giải lặp phương trình toán tử (2.1) cho bởi công thức:

( 1)

( )0 00 , 0,1,2,...

τ

+ − + = =k k

kv vBv F k ,(2.2)

τ là tham số lặp.

Vì B là toán tử tuyến tính, đối xứng, dương và hoàn toàn liên tục, nên theo Bổ đề 1 trong [1], sơ đồ lặp (2.2) sẽ hội tụ về nghiệm của phương trình (2.1). Khi đó sơ đồ lặp (2.2) được thực hiện bởi quá trình lặp sau cho việc tìm nghiệm xấp xỉ của bài toán (1.1) – (1.3)

Bước 1. Cho giá trị xấp xỉ ban đầu của (0) 20 ( )∈ Γv L , chẳng hạn

(0)0 0v = .

Bước 2. Biết ( )0 , 0,1,2,...=kv k , giải liên

tiếp hai bài toán

( )

( ) ( )0

, ,

, .

∆ = ∈Ω = ∈Ω

k

k k

v f x

v v x (2.3)

( ) ( )

( )

, ,

0, .

∆ = ∈Ω

= ∈Ω

k k

k

u v x

u x (2.4)

Bước 3. Tính xấp xỉ mới

( )( 1) ( )0 0 , .τ+ ∂= − ∈Γ

kk k u

v v xn

(2.5)

Với mỗi k, gọi ( ) ( ), k kv u lần lượt là

nghiệm của các bài toán (2.3), (2.4), vì các

hàm u, v có sự phân tích u = u1 + u2, v = v1 + v+2, trong đó, v1, u1 lần lượt là nghiệm của các bài toán (1.10), (1.11), còn v2, u2 thỏa mãn các bài toán

2

2 0

0, ,

, ,

∆ = ∈ Ω = ∈ Γ

v x

v v x (2.6) và

2 2

2

, ,

0, ,

∆ = ∈Ω = ∈Γ

u v x

u x (2.7)

nên từ (2.6) và (2.7), kết hợp với phương trình (1.6), ta có

20

Γ

∂=∂u

Bvn

. (2.8)

Mặt khác, vì 1 2 , u uu

xn n n

∂ ∂∂ = + ∈ Γ∂ ∂ ∂

nên

tại mỗi bước lặp k ta luôn có ( )( )

1 2 , kk u uu

xn n n

∂ ∂∂ = + ∈ Γ∂ ∂ ∂

(2.9)

và từ (2.8) ta thu được ( )

( ) 20

Γ

∂=∂

kk u

Bvn

(2.10)

Từ (2.9) và (2.10), ta suy ra

( )( )10 ,

kkuu

Bv xn n

∂∂ = + ∈ Γ∂ ∂

(2.11)

Thay (2.11) vào (2.5), ta nhận được sơ đồ lặp (2.2).

MỘT SỐ THỰC NGHIỆM VÀ K ẾT QUẢ

Chúng tôi tiến hành một số thực nghiệm trên máy tính nhằm kiểm tra sự hội tụ của quá trình lặp (2.3) – (2.5) đã được chứng minh về mặt lí thuyết. miền Ω được lựa chọn làm thực nghiệm là hình vuông đơn vị. Phủ Ω bởi lưới đều có cỡ của bước lưới lần lượt là

1 2

1

32= = =h h h , tương ứng với lưới 33X33,

1 2

1

64= = =h h h , tương ứng với lưới

65 65× , 1 2

1

128= = =h h h , tương ứng với

Page 93: Tập 81 - 05 -2011

Lê Tùng Sơn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 85 - 89

88

lưới 129 129× . Các hàm u được chọn trước làm nghiệm gốc của bài toán (1.1) – (1.3), từ đó các hàm vế phải được tính theo u sao cho thỏa mãn các điều kiện biên. Các bài toán vi phân (2.3), (2.4) được xấp xỉ bậc hai trên các lưới, các đạo hàm theo pháp tuyến và các đạo hàm riêng được được xấp xỉ bởi công thức sai phân có độ chính xác cùng bậc. Các hệ phương trình thu được sau sai phân được giải bằng phương pháp thu gọn khối lượng tính toán trong [6]. Tiêu chuẩn dừng lặp cho quá trình lặp (2.3) – (2.5) là:

( 1) ( ) 2( ), ε+

∞− < =k ku u O h h

là bước lưới. Thông qua con đường thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy: khi chọn các giá trị tham số lặp τ dần đến 1 thì số lần lặp K thực hiện thuật toán sẽ giảm và nhỏ nhất khi

1τ = , vì vậy trong các thực nghiệm dưới đây, tham số lặp τ được chọn trước bằng 1.

Sai số Erro= , app appu u u∞

− là nghiệm

xấp xỉ của quá trình tính toán. Các thực nghiệm được thực hiện trên PC Pentium 4

CPU 1.80Ghz trong môi trường MATLAB. Các kết quả chính của thực nghiệm được thống kê qua các bảng dưới đây.

Nhận xét

Qua các kết quả thực nghiệm chúng tôi nhận thấy khi phủ Ω bởi lưới dày hơn, chẳng hạn thay lưới 65 65× bởi lưới 129 129× , thì số mắt lưới tăng lên, do đó, số lần thực hiện thực hiện thuật toán buộc phải tăng lên, tỉ lệ thuận với giá trị của K và thời gian thực hiện, nhưng sai số giữa nghiệm gốc và nghiệm xấp xỉ giảm xuống, tức độ chính xác được tăng lên. Cũng cần lưu ý rằng thời gian thực hiện thuật toán trên mỗi loại PC có thể không như nhau, tùy thuộc vào cấu hình và tốc độ xử lí của mỗi loại.

Thời gian tiếp theo, chúng tôi sẽ nghiên cứu về quá trình lặp cho bài toán này trong trường hợp µ > 0, q ≥ q0 > 0, tức là S là toán tử toán tử tuyến tính, đối xứng, giới nội và xác định dương và một số thực nghiệm trên máy tính điện tử có tốc độ xử lí cao.

Bảng 1: 2 2 2( 1) .( 1)= − −u x y Lưới K Error Thời gian(giây)

33 X 33 8 1.02e-4 4.13 65 X 65 11 2.35e-5 7.36

129 X 129 14 4.18e-5 12.09

Bảng 2: sin( ). os( )π π=u x c y Lưới K Error Thời gian(giây)

33 X 33 7 6.33e-3 2.53 65 X 65 7 3.72e-4 4.17

129 X 129 15 2.09e-4 9.55

Bảng 3: 2 2( 1) ( 1)= − + −y xu x e y e Lưới K Error Thời gian(giây)

33 X 33 4 5.21e-4 2.43 65 X 65 4 1.37e-4 5.12

129 X 129 7 3.09e-5 8.40

Bảng 4: 4 4 2 20.25 0.5= + + +u x y x y

Lưới K Error Thời gian(giây) 33 X 33 3 1.78e-4 1.27 65 X 65 4 2.62e-4 4.41

129 X 129 6 8.07e-5 6.30

Page 94: Tập 81 - 05 -2011

Phí Hùng Cường Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 79 - 83

89

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Dang Quang A, Construction of iterative method for solving a mixed boundary problem for biharmonic equation, Proceedings of the Fifth Mathematical Conference of Vietnam, Ssi. And Tech. Publ. House, Hanoi, 47 – 55, 1999. [2]. Đặng Quang Á, Lê Tùng Sơn (2001), “Xây dựng nghiệm giải tích của một bài toán biên đối với phương trình song điều hòa”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ , Đại học Thái Nguyên, 4(20), 66 – 71.

[3]. Dang Quang A, Le Tung Son, Iterative method for solving a mixed boundary value problem for biharmoniv type equation, Tạp chí Tin học và Điều khiển học, Vol. 22. No. 3. 229 – 234. 2006 [4]. Lions J. L. and Magenes E. Problems aux limites non honogenes es applications, Vol. 1, Dunod, Paris. 1968 [5]. Samarski A. A. The Theory of Difference Schemes, NewYork, Marcel, Dekker. 2001 [6]. Samarski A. A. and Nikolaev E. S. Numerical Methods for Grid equations, Vol. 1, Direct Methods, Birkhauser, Basel Boston, Berlin, 1989

SUMMARY AN ITERATIVE METHOD IN FINDING APPROXIMATE SOLUTION S OF THE BOUNDARY PROBLEM FOR BIHARMONIC EQUATION

Le Tung Son*

College of Education - Thai Nguyen University

In this paper, we propose a method for constructing of boundary operator for a boundary value problem type equation and constructing an iterative process for it. It is based on the reduction the BVP for differential equations of degree four to BVP for equations of degree two and the result of some pratices to verify the convergence of the iterative scheme for the original problem. Keywords: BVP: Boundary Value Problem

* Tel: 0280 3856 894; Email: [email protected]

Page 95: Tập 81 - 05 -2011

Lê Tùng Sơn Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 85 - 89

90

Page 96: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Xuân Lai Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 91 - 95

91

NEVANLINNA FIVE-VALUE THEOREM FOR P-ADIC MEROMORPHIC FUNCTIONS AND THEIR DERIVATIVES

Nguyen Xuan Lai Hai Duong College

ABSTRACT

In this paper, we gave a result similar to the Nevanlinna five-value theorem. Keywords: Unique problem, p-adic Meromorphic functions, derivative, Nevanlinna, Height of p-adic meromorphic functions

INTRODUCTION*

In 1920, Nevanlinna proved the following result (the Navanlinna four- value theorem):

Theorem A. Let f and g be two non-constant meromorphic functions. If f and g share four distinct values CM, then f is a Mobius transformation of g.

In 1997 Yang ang Hua [17] studied the unicity problem for meromorphic functions and differential monomials of the form

nf f ′ , when they share only one value, and

obtained the following theorem.

Theorem B. Let f and g be two non- constant meromorphic (resp. entire) functions, let n ≥ 11 ( resp. n≥ 6) be an integer, and a Î £ , a

≠ 0. be a non- zero finite value. If nf f ′ and

ng g′ share the a CM, then either f ≡ dg for

some (n+ 1)- th root of unity d, or 1czf c e=

and 2czg c e−= for three non-zero constants

1c , 2c and c such that ( ) 1 2 21 2

nc c c a

+ = − .

In this paper, by using some arguments in [10], [16] and the Nevanlinna theory in one-dimensional non-archimedean case, developed in [6], [12], [13], we gave a result similar to the Nevanlinna five-value theorem.

* Email: [email protected]

HEIGHT OF P-ADIC MEROMORPHIC FUNCTIONS Let f be a nonzero holomorphic function on

p£ . For every a pÎ £ , expanding f as

( )if P z a= −∑ with homogeneous

polynomials iP of degree i around a, we

define

( ) min : 0f iv a i P= ≡/ .

For a point d pÎ £ , we define function

:df pv → by

( ) ( )df f dv a v a−=

Fix real number r with 0 rr< £ . Define

( , )1( , )

ln

rf

f

n a xN a r dx

p xρ

= ∫

If a = 0, then set ( ) (0, )f fN r N r= .

For l a positive integer or + ¥ , set

,,

( , )1( , )

ln

rl f

l f

n a xN a r dx

p xρ

= ∫

Where

, ( , ) min ( ),l f f az r

n a r v z l−≤

=∑ .

Let k be a positive integer or+ ¥ . Define

the function ( )kfv z≤

of p£ into ¥ by

Page 97: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Xuân Lai Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 91 - 95

92

0 ( )( )

( ) ( )

fkf

f f

if v z kv z

v z if v z k≤

>= ≤

and

( ) ( )k kf f

z r

n r v z≤ ≤

=∑ ,

( , ) ( )k kf f an a r n r≤ ≤

−=

Fix real number r with 0 rr< £ . Define

( , )1( , )

ln

krfk

f

n a xN a r dx

p xρ

≤≤ = ∫

If a = 0, then set ( ) (0, )k kf f

N r N r≤ ≤= .

For l a positive integer or + ¥ , set

,,

( , )1( , )

ln

krl fk

l f

n a xN a r dx

p xρ

≤≤ = ∫ ,

where

, ( , ) min ( ),k kl f f a

z r

n a r v z l≤ ≤−

=∑ .

In a like manner we define

( , )kfN a r<

, , ( , )kl fN a r<

, ( , )kfN a r>

,

( , )kfN a r≥

, , ( , )kl fN a r≥

, , ( , )kl fN a r>

.

Definition 2.1. Let f be a nonzero

holomorphic function on p£ . The height of

the function f(z) is define by

( ) logf rH r f= .

Now let 1

2

ff

f= be a non-constant

meromorphic function on p£ , where f1, f2 be

two holomorphic on p£ have no common

zeros.

For a point d p Î È ¥£ we define

function dfv : p ®£ ¥ by

1 2

0( ) ( )df f dfv a v a−=

with d ¹ ¥ , and

2

0( ) ( )f fv a v a∞ =

For a subset S of p£ we set

Let a is an element of p£ , define

and

Define

( , ) max 0,logf rm r f∞ = .

Let a is an element of p£ , define

1

( )

( , ) ( , )f

f a

m a r m r−

= ∞ ,

1 2( , ) ( )f f afN a r N r−= ,

and

2( , ) ( )f fN r N r∞ = ,

1 2( ) max ( )

if fi

H r H r≤ ≤

= .

In a like manner we define

, ( , )l fN a r , ( , )kfN a r≤

, , ( , )kl fN a r≤

,

( , )kfN a r<

, , ( , )kl fN a r<

, ( , )kfN a r>

,

( , )kfN a r≥

, , ( , )kl fN a r≥

, , ( , )kl fN a r>

.

with a p Î È ¥£ .

By [6] ,

( , ) ( , ) ( ) (1)f f fN a r m a r H r O+ = +

with a p Î È ¥£ ,

1( ) ( ) (1)f

f

H r H r O= + ,

( ) ( , ) (1)kf

f

m r O∞ =

Lemma 2.2. Let f be a nonzero p-adic

holomorphic on rD . Then

( ) ( ) ( )f f fH r H N rρ− =

The proof of Lemma 2.2 follows immediately from [6].

Page 98: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Xuân Lai Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 91 - 95

93

Lemma 2.3. Let f be a non-constant p-adic

meromorphic function and let 1 2, , , qa a aK

be distinct point of p£ . Then

where 0, ( )fN r′ is the counting function of

the zeros of f ′ which occur at points other

than roots of the equations ( ) if z a= ,i

=1,...,q, and f(z)=¥ . For the proof, see [6]. NEVANLINNA FIVE-VALUE THEOREM FOR P-ADIC MEROMORPHIC FUNCTION AND THEIR DERIVATIVES Lemma 3.1. Let f be a non-constant p-adic meromorphic function and n be a positive integer, n > 1. Then

( 1) ( ) ( ) ( , ) (1)nf f f f fn H r N r N r H O′ ′− + + ∞ ≤ +

Proof. Set 1

1

nfA

n

+

=+

then

nA f f′ ′= ,

1,( , ) ( 1) ( , ) ( , )A f fN r n N r N r′ ∞ = + ∞ + ∞

Thus

1,( , ) ( , ) ( , ) ( , )f A f fnN r N r N r N r′∞ = ∞ − ∞ − ∞

Moreover

( , ) (1)f

f

m r O′ ∞ = ,

and

1,( , ) ( ) ( , ) (0, ) (1)A f f fm r H r N r N r O′ ′= ∞ + + ∞ − +

Combining the above inequalities we obtain ( ) ( ) ( ) ( , ) (1)nf f f ff f

nH r H H r N r N r O′′≤ + − − ∞ +

and

( 1) ( ) ( ) ( , ) ( , ) (1)nf f f f fn H r N r N r H r O′ ′− + + ∞ ≤ ∞ +

Lemma 3.1 is proved. Lemma 3.2. Let f be a non-constant p-adic

meromorphic function and let 1 2, , , qa a aK

be distinct point of p£ , 0ia ≠ , and n be a

positive integer, n>1. Then

Proof. Note that because f is not constant, by

Lemma 3.1 we have nf f ′ is not constant.

Applying Lemma 2.3 to the nf f ′ with the

values ¥ , 0 and ia , we conclude that

We denote by (0, ; 0)fN r f′ ≠ the

counting function of those zeros of f ′ which

are not the zeros of f, where a zero of f ′ is

counted according to its multiplicity.

We get

(0, ; 0) (0, )f f

f

N r f N r′ ′≠ =

( , ) ( , ) (1)f f

f f

N r m r O′ ′≤ ∞ + ∞ +

1, 1,( , ) (0, ) (1)f fN r N r O≤ ∞ + +

So

1, 1,(0, ; 0) ( , ) (0, ) (1)f f fN r f N r N r O′ ≠ ≤ ∞ + +

From this we have

(3.1) Again we see that

(3.2) On ther other hand,

1, 1,

2 11, (0, ) (0, ) (0, )

f ffN r N r N r≥ ≤= + .

Page 99: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Xuân Lai Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 91 - 95

94

From this and (3.1), (3.2) we obtain

Thus

From this we obtain

Moreover

1,( , ) ( 2) ( , )n ff fN r n N r′ ∞ ≥ + ∞ , and

1,1,( , ) ( , )n ff f

N r N r′ ∞ = ∞ .

Therefore

From this and by Lemma 2.2,

Lemma 3.2 is proved. Theorem 3.3. Let f and g be two non-constant p-adic meromorphic functions and

( ) ( )n ni if f g gE a E a′ ′= , 0ia ≠ ,

1,2, ,i q= K and ( ) ( )m mi if f g gE b E b′ ′= ,

0ib ≠ , 1,2, ,i l= K with

2

4( 1)2

3 2

nq

n n

+≥ ++ +

,

2

4( 1)2

3 2

nl

n n

+≥ ++ +

, 2, 2n m≥ ≥ and

(m+1, n+1)=1. Then f ≡ g.

Proof. First we prove the following lemma. Lemma 3.4. With assumption in the theorem 3.3, we have f ≡ dg for some (n+1)-th roof of unity d and f ≡ eg for some (m+1)-th roof of unity e. Proof.

We prove that n nf f g g′ ′= . In fact,

assume, on the contrary, that n nf f g g′ ′≠ .

By Lemma 3.2 and ( ) ( )n ni if f g gE a E a′ ′= ,

we have

( )n nf f g gN r′ ′−

( ) log (1)n nf f g gH r r O′ ′−

≤ − +

( ) ( ) log (1)n nf f g gH r H r r O′ ′≤ + − +

Similarly

Combining, the above inequalities we obtain

By 2

4( 1)2

3 2

nq

n n

+≥ ++ +

, a contradiction.

Thus n nf f g g′ ′= .

Then we deduce that 1 1n nf g c+ +≡ + . We

prove that c = 0. In fact, assume, on the contrary, that c ≠ 0. The equation

1 0nz c+ + =

has n +1 distinct roots 1 2 1, , , nz z z+K . For

each 1,2, , 1i n= +K , all the zeros of

ig z− have multiplicities ≥ n + 1.

By [12, theorem 3.10], 1

( 1 ) 1 21

nn

+ − < +

. Therefore n < 2.

Since n ≥ 2, a contradiction.

So c = 0. Therefore 1 1n nf g+ +≡ . Thus f ≡

dg for some (n+1)-th root of unity d.

Page 100: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Xuân Lai Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 91 - 95

95

Similarly f ≡ eg for some (m + 1)-th root of unity e. The lemma 3.4 is proved.

Using the lemma 3.4, we have f = dg for some (n +1)-th root of unity d and f=eg for some (m+1)-th root of unity e.

Now we prove that f ≡ g.

Since f ≡ dg for some (n +1)-th root of unity d and f ≡ eg for some (m + 1)-th root of unity e, dg ≡ eg. So d = e. By (m + 1, n + 1) = 1 we have d = e = 1.

Therefore f ≡ g.

Theorem 3.3 is proved.

Acknowledgments. The author would like to thank Professor Ha Huy Khoai for assistance and guidance.

REFERENCES

[1]. W. Adam and E. G. Straus, Non-Archimedean analytic functions taking the same values at the same points, Illionis J. Math. 15 (1971) 418-424. [2]. T. T. H. An, J. T.-Y.Wang, and P.-M.Wong, Unique range sets and uniqueness polynomials in positive characteristic II, Acta Arith. 116 (2005), 115-143. [3]. A. Boutabaa and A. Escassut, On uniqueness of p-adic meromorphic functions, Proc. Amer. Math. Soc., 126(9) (1998), 2557-2568. [4]. J. Clunie, On aresult of Hayman, J.London Math. Soc.,42(1967), 389-392. [5]. W. Cherry and C.C. Yang, Uniqueness of non-Archimedian entire functions sharing sets of

values counting multiplicity, Proc. Amer. Math. Soc.,127(4) (1999), 967-971. [6]. P.C. Hu and C.C. Yang, Meromorphic functions over non – Archimedean field, Kluwer, 2000. [7]. W. K. Hayman, Research Problems in Function Theory, The Athlone Press University of London, London, 1967. [8]. Ha Huy Khoai, On p-adic meromorphic functions, Duke Math. J. 50 (1983), 695-711. [9]. Ha Huy Khoai and Ta Thi Hoai An, On uniqueness polynomials and Bi-URS for p-adic Meromorphic functions, J. Number Theory. 87 (2001), 211-221. [10]. Ha Huy Khoai and Ta Thi Hoai An, Uniqueness problem with truncated multiplicities for meromorphic functions on a non-Archimedean field, Southeast Asian Bull. Math., No 3 (2003), 477-486. [11]. Ha Huy Khoai and Vu Hoai An, Value distribution for p-adic hypersurfaces, Taiwanese Journal of Mathematics, Vol. 7, No. 1, pp. 51-67, 2003. [12]. Ha Huy Khoai and Mai Van Tu, p-adic Nevanlinna – Cartan Theorem, Internat. J. Math. 6(1995), 719-731. [13]. Ha Huy Khoai and Mai Vinh Quang, On p-adic Nevanlinnatheory, Lecture Notes in Math. 1351(1988), 146-158, Springer-Verlag. [14]. I. Lahiri and S. Dewan, Value distribution of the product of a meromorphic function and its derivative, Kodai Math. J. 26(2003), 95-100. [15]. M. Ru, Uniqueness theorems for p-adic holomorphic curves, Illinois J. Math.45(2001), No.2, 487-493. [16]. C. C. Yang and X. H. Hua, Uniqueness and value-sharing of meromorphic functions, Ann. Acad. Sci. Fenn. Math. 22(1997), 395-406.

TÓM TẮT ĐỊNH LÝ NĂM ĐIỂM NEVANLINNA CHO CÁC HÀM PHÂN HÌNH p-DIC VÀ ĐẠO HÀM CỦA CHÚNG

Nguyễn Xuân Lai*

Cao đẳng Hải Dương Trong bài này, chúng tôi đưa ra một kết quả tương tự định lý năm điểm Nevanlinna. Từ khóa: Vấn đề duy nhất, hàm phân hình p-ADIC, đạo hàm của hàm phân hình p-ADIC, Nevanlinna, độ cao của hàm phân hình p-ADIC

* Email: [email protected]

Page 101: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Xuân Lai Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 91 - 95

96

Page 102: Tập 81 - 05 -2011

Trần Thái Sơn và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 97 - 101

97

BÀI TOÁN K ẾT NHẬP MỜ THEO CÁCH TI ẾP CẬN ĐẠI SỐ GIA TỬ

Tr ần Thái Sơn1*, Nguyễn Tuấn Anh2

1Viện Công nghệ thông tin - Viện KH&CN Việt Nam 2Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Bài báo trình bày một phương pháp giải quyết bài toán kết nhập mờ theo cách tiếp cận sử dụng lý thuyết về Đại số gia tử. Phương pháp này bổ sung cho những khiếm khuyết của phương pháp bộ 2 của Herrera, sử dụng chỉ số thứ tự của giá trị đánh giá để tiến hành tính toán. Cách tiếp cận dựa trên Đại số gia tử dựa trên những tính toán khá đơn giản và cho kết quả của phép kết nhập chính xác hơn và do đó có thể ứng dụng tốt vào những lĩnh vực cần đến việc ra quyết định dựa trên ý kiến đánh giá của các chuyên gia về một hay nhiều đối tượng nào đó. Từ khóa: Đại số gia tử, kết nhập, lý thuyết mờ, chỉ số sắp xếp

MỞ ĐẦU* Trong đời sống hàng ngày chúng ta thường xuyên phải giải quyết bài toán lựa chọn một phương án, một quyết định mà ta cho là tốt nhất dựa trên các tiêu chí nào đó đã xác định trước. Thí dụ, trong trường học, đó là việc lựa chọn sinh viên tiêu biểu theo các tiêu chí thành tích học tập, tư cách đạo đức, hoạt động phong trào...; lựa chọn (bầu) lãnh đạo trường, khoa theo các tiêu chí khả năng lãnh đạo, khả năng chuyên môn, sức khỏe... Để có kết quả lựa chọn, người ta có thể căn cứ vào các đánh giá theo từng tiêu chí, có thể là bằng chữ số (tức là điểm) hoặc bằng từ ngôn ngữ (như “tốt”, “gi ỏi”, “r ất xuất sắc”..), rồi tổng hợp lại theo một cách nào đó. Lựa chọn nào có kết quả tổng hợp tốt hơn sẽ được lựa chọn. Trong trường hợp đánh giá bằng điểm số, thông thường người ta tổng hợp bằng cách lấy trung bình số học (trung bình cộng, trung bình nhân, trung bình bình phương, trung bình có trọng số...). Trường hợp đánh giá bằng từ ngữ, bài toán trở nên phức tạp hơn vì khó xác định xem, chẳng hạn, (“khá” +”giỏi”)/2 sẽ là cái gì. Bài toán tổng hợp các ý kiến đánh giá (bằng số hoặc từ ngữ) thành một đánh giá kết quả được gọi là bài toán kết nhập (aggregation). Bài báo này trình bày một phương pháp giải bài toán kết nhập, giới hạn ở miền đánh giá là các từ ngữ, sử dụng thông tin về thứ tự tự nhiên của các từ dùng đánh giá theo cách tiếp cận của Đại số gia tử, một hướng đi mới của lý thuyết tập mờ. * Tel: 0903409894; Email: [email protected]

BÀI TOÁN KẾT NHẬP MỜ

Một cách hình thức, bài toán kết nhập mờ có thể được phát biểu như sau. Giả sử người quyết định phải lấy quyết định chọn một phương án “tốt nhất” trong m phương án lựa chọn Ai, i = 1, …, m, trên cơ sở lấy ý kiến đánh giá của n chuyên gia ej, j = 1, …, n. Trong môi trường thông tin ngôn ngữ, các chuyên gia biểu thị đánh giá của mình bằng các từ ngôn ngữ (thang đánh giá ngôn ngữ) lấy trong tập S = s0, …, sg. Ký hiệu xij là ý kiến đánh giá của chuyên gia j về phương án Ai. Một yêu cầu tự nhiên là cần định giá ý kiến tổng hợp của các chuyên gia đối với từng phương án, nghĩa là ta cần sử dụng một phép toán kết nhập R tích hợp các ý kiến xij: j = 1, …, n của các chuyên gia. Toán tử kết nhập là một ánh xạ R : s0, …, sg

n→ s0, …, sg. Ánh xạ này phải được xác định sao cho kết quả của phép toán R(si1, …, sin) có thể xem là biểu thị ý kiến tập thể của n chuyên gia.

Có nhiều phương pháp tiếp cận tính toán khác nhau [3-9] để giải quyết vấn đề này. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến.

• Phương pháp tính toán ngôn ngữ dựa trên nguyên lý mở rộng của tập mờ

Ý tưởng chính của phương pháp là các phép kết nhập kinh điển như phép trung bình số học… có thể chuyển thành các phép tính tương ứng trên các tập mờ, chẳng hạn phép lấy trung bình cộng mờ. Khi đó, các từ ngôn ngữ trong tập S được xem là các nhãn của các

Page 103: Tập 81 - 05 -2011

Trần Thái Sơn và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 97 - 101

98

tập mờ. Các phép kết nhập mờ thực hiện trên các tập mờ của các nhãn trong tập S sẽ cho kết quả là tập mờ. Tuy nhiên tập mờ kết quả thường không thể xác định là nó biểu thị cho một nhãn ngôn ngữ nào trong S. Điều này dẫn đến sự cần thiết phải xét các phương pháp xấp xỉ ngôn ngữ, tức là tìm nhãn ngôn ngữ trong S có tập mờ xấp xỉ tập mờ kết quả nhất.

• Phương pháp tính toán trên các ký hiệu ngôn ngữ

Giả sử ý kiến đánh giá theo một tiêu chí được biểu thị bằng các từ ngôn ngữ trong tập S = s0, …, sg được sắp tuyến tính theo ngữ nghĩa của chúng sao cho: si<sj nếu và chỉ nếu i<j. Vì không thể tính trực tiếp trên các từ nên người ta mượn cấu trúc tính toán của đoạn [0, g] bao hàm các chỉ số để thực hiện việc kết nhập số học. Ý tưởng này thể hiện như sau [5-7]: Giả sử ta lấy kết nhập tập các từ ngôn ngữ trong A = a1, …, ap, ai∈S. Ta thực hiện một hoán vị các chỉ số của tập A, A = aπ1, …, aπp, sao cho aπi ≥ aπj nếu i ≤ j. Xét một phép kết nhập số học R nào đó. R sẽ cảm sinh một phép kết nhập g* trên tập S được định nghĩa như sau: Tính R(π1, …, πp) ∈ [0, g], với π1, …, πp là các chỉ số của các phần tử trong A. Đặt i* = round(R(π1, …, πp)), trong đó round là phép làm tròn số học. Khi đó phần tử si* được xem là kết quả kết nhập R*(aπ1, …, aπp).

Phương pháp tính toán ngôn ngữ dựa trên biểu diễn dữ liệu bộ 2:

Trong phương pháp trên ta cần làm tròn bằng biểu thức i* = round(R(π1, …, πp)) để kết quả là một từ ngôn ngữ ai* trong tập S. Tuy nhiên việc làm tròn làm mất mát thông tin và các tác giả [4] đã đưa ra cách biểu diễn dữ liệu bộ 2 để khắc phục sự mất mát thông tin này. Ý tưởng của phương pháp là ngoài việc lưu kết quả làm tròn ta còn lưu cả sai số làm tròn, thí dụ từ 7,5 làm tròn lên 8 thì sai số làm tròn là 0,5. Trong trường hợp có một số kết quả làm tròn trùng nhau thì ta xét đến sai số làm tròn. Đánh giá nào có sai số làm tròn nhỏ hơn sẽ được coi là tốt hơn. Ta sẽ xem xét kỹ hơn một chút phương pháp kết nhập này thông qua việc xem xét phép kết nhập có hai biến.

Giả sử ta có phép kết nhập R(x,y) trên tập các giá trị ngôn ngữ được sắp thứ tự x1≥ x2≥..≥ xn. Chúng ta sẽ giả thiết:

a. Phép kết nhập bảo toàn quan hệ thứ tự: nếu x≥x’ và y≥y’ thì R(x,y)≥R(x’,y’). Đây là đòi hỏi tự nhiên cho một lớp bài toán rộng trong thực tế. Thí dụ R là phép tổng hợp đánh giá học sinh trên hai tiêu chí là học lực và đạo đức thì một học sinh hơn học sinh kia cả về học lực lẫn đạo đức phải được đánh giá cao hơn. b. Phép kết nhập thỏa điều kiện R(x,x)=x Đây cũng là một điều kiện bình thường hay gặp trong các bài toán đánh giá: nếu mọi chuyên gia đều cho ý kiến như nhau trong đánh giá một đối tượng thì ý kiến tổng hợp phải trùng với các ý kiến đánh gía đó.

Với các phép kết nhập thỏa mãn hai điều kiện trên, ta có: R(x1,x1)=x1 và R(x2,x2)=x2, hơn nữa x1≥ R(x1,x2)≥x2 .

Như vậy, nếu chỉ dừng ở chỗ gán theo chỉ số (như Herrera), thì R(x1,x2) phải nhận giá trị x1 hoặc x2. Nếu “khoảng cách” giữa x1 và x2 là lớn, sai số của phép kết nhập có thể rất cao chưa kể đấy là phép toán kết nhập “không dân chủ” vì hoàn toàn bỏ qua ý kiến của một trong hai người nhận xét. Trong trường hợp này, cách duy nhất để giảm sai sót là phải dùng thêm giá trị ngôn ngữ x* nằm ngoài tập xi, i=1..n, mà x1≥ x*≥ x2. ĐSGT là công cụ tốt để ta có thể tiến hành công việc này một cách đơn giản. Cụ thể là ta có thể có x* bằng cách tác động gia tử trong H lên tập xi. Thí dụ, nếu một người nhận xét là “giỏi”, một người nhận xét là “khá” thì kết quả là “giỏi” hay là “khá” đều dễ dẫn đến sự thiếu chính xác. Nên dùng “khá giỏi” hay “tương đối giỏi”... để làm đánh giá chung. Vấn đề là đưa ra thuật toán xác định xem trong các giá trị ngôn ngữ lớp sau (có được do tác động kể trên), ta chọn giá trị nào để sai số là nhỏ nhất. Để hiểu rõ hơn ý tưởng này, phần sau chúng tôi sẽ trình bày tóm tắt các khái niệm cơ bản về ĐSGT.

ĐẠI SỐ GIA TỬ

Đại số gia tử (ĐSGT) được ra đời do đề xuất của N.C. Ho và W. Wechler vào năm 1990[1,2]. Một cách hình thức, miền ngôn ngữ X = Dom(X) của một biến ngôn ngữ X có thể được tiên đề hóa và được gọi là đại số gia tử ký hiệu là AX = (X, G, H, ≤) trong đó G là tập các phần tử sinh, H là tập các gia tử (hedge) còn “≤” là quan hệ cảm sinh ngữ

Page 104: Tập 81 - 05 -2011

Trần Thái Sơn và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 97 - 101

99

nghĩa trên X. Ta gọi mỗi giá trị ngôn ngữ x∈X là một hạng từ (term) trong ĐSGT. Nếu tập X và H là các tập sắp thứ tự tuyến tính, khi đó AX = (X, G, H, ≤) là ĐSGT tuyến tính. Vì trong bài báo ta chỉ quan tâm đến ĐSGT tuyến tính, kể từ đây nói ĐSGT cũng có nghĩa là ĐSGT tuyến tính. Khi tác động gia tử h∈H vào phần tử x∈X, thì thu được phần tử ký hiệu hx. Với mỗi x∈X, ký hiệu H(x) là tập tất cả các hạng từ u∈X sinh từ x bằng cách áp dụng các gia tử trong H và viết u = hn…h1x, với hn, …, h1∈H. Tập H gồm các gia tử dương H+ và gia tử âm H-. Các gia tử dương làm tăng ngữ nghĩa của một hạng từ mà nó tác động, còn gia tử âm làm giảm ngữ nghĩa của hạng từ. Không mất tính tổng quát, ta luôn giả thiết rằng H- = h-1<h-2< ... <h-q và H+ = h1<h2< ... <hp.

Ví dụ: Cho biến ngôn ngữ TRUTH, có G = 0, FALSE, W, TRUE, 1, H- = Possible<Little và H+ = More<Very. Khi đó TRUE<More TRUE< VeryTRUE, Little TRUE < TRUE,...

Để có các khái niệm chi tiết về ĐSGT có thể xem ([1, 2, 11]). Ở đây, chúng ta chỉ quan tâm đến tính chất sau của ĐSGT: giữa hai phần tử bất kỳ của một ĐSGT luôn tồn tại một phần tử khác cũng của ĐSGT đó (tính trù mật của ĐSGT). Nói cách khác, giả sử ta có tập các giá trị ngôn ngữ dùng để đánh giá S = s0, …, sg được sắp tuyến tính theo ngữ nghĩa của chúng sao cho: si<sj nếu và chỉ nếu i<j như đã nêu ở phần trên thì ta luôn có thể sinh ra các phần tử x* nằm giữa si và sj nếu cần thiết. Trong ĐSGT, việc sinh này được thực hiện bằng cách tác động các gia tử lên các phần tử của tập S. Và thứ tự sắp xếp của các phần tử được sinh ra có thể dễ dàng xác định một cách tự động căn cứ vào bảng tính chất âm dương của các gia tử với nhau được xác định căn cứ vào ngữ nghĩa của các gia tử.

GIẢI BÀI TOÁN K ẾT NHẬP MỜ THEO CÁCH TIẾP CẬN ĐẠI SỐ GIA TỬ

Có thể có một vài tiếp cận giải bài toán kết nhập mờ dựa trên ĐSGT. Chẳng hạn ta sử dụng giá trị định lượng ngữ nghĩa [11] như

giá trị thay thế cho các từ ngôn ngữ đánh giá rồi sau đó thực hiện phép kết nhập như đối với các giá trị số thông thường. Trong bài báo này chúng tôi giới hạn trong việc sử dụng quan hệ thứ tự của các phần tử của ĐSGT để thực hiện phép kết nhập. Như đã thấy, nhược điểm của phép kết nhập dựa trên quan hệ thứ tự như của Herrera là tính chính xác, nói cách khác, sai số của phép kết nhập có thể là tương đối lớn. Để khắc phục, có thể sử dụng tính chất trù mật của các phần tử trong ĐSGT. Thí dụ, giữa hai phần tử “Giỏi” và “Khá”, nếu có các gia tử “rất” và “tương đối”, ta có thể sinh ra các phần tử “tương đối giỏi”, “r ất tương đối giỏi”, “r ất rất khá”, “rất khá”... Khi đó, kết quả của phép kết nhập chẳng hạn R(x1,x2) không nhất thiết là x1 hoặc x2 như xét trong mục 1 (dẫn tới nhiều bất cập) mà có thể gán cho giá trị Ϭxi, trong đó i∈1,2, Ϭ là chuỗi các gia tử, x1> Ϭxi>x2. Thí dụ, phép lấy trung bình cộng của “giỏi” và “khá” khi đó có thể là “rất khá”. Cụ thể, nếu cho một ĐSGT AX=(X, C, H, ≥), ở đó X là tập tất cả các phần tử của ĐSGT, C=c+, c- là tập các phần tử sinh âm và dương, H=h1, h2,.., hk là tập các gia tử, quan hệ ≥ là quan hệ thứ tự tuyến tính xác định trên các phần tử của ĐSGT, phản ánh thứ tự tự nhiên của chúng trong suy nghĩ con người. Khi đó, giữa hai giá trị đánh giá xi và xi+1 liên tiếp bất kỳ sẽ tồn tại dãy các giá trị được sinh ra khi tác động mỗi gia tử thuộc H lên xi hoặc xi+1. Ta có xi>l1y1>l2y2>..>lqyq>xi+1, trong đó lj thuộc H, yj thuộc tập x i,xi+1, j=1..q. Đánh số thứ tự l1y1= xi+a, l2y2= xi=2a,..., lqyq=xi+qa, trong đó a=1/(q+1) ta sẽ có một dãy các giá trị đánh giá mới được sắp thứ tự. Sau đó có thể tiến hành thực hiện phép kết nhập như trong [4] với dãy các giá trị mới này. Rõ ràng kết quả của phép kết nhập này sẽ tốt hơn phép kết nhập cũ vì số lượng giá trị ngôn ngữ đã tăng nhiều, trong khi việc tính toán phải thêm vào lại hoàn toàn đơn giản dựa trên lý thuyết ĐSGT. Khi cho một ĐSGT đã xác định tập H=H+UH- thì ta dễ dàng sắp xếp được tất cả các phần tử của tập HS là tập nhận được do tác động của mỗi gia tử thuộc H lên mỗi phần tử của S. (Về lý thuyết, ta có thể thêm vào tùy ý các phần tử có độ dài bất kỳ, tuy nhiên trên

Page 105: Tập 81 - 05 -2011

Trần Thái Sơn và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 97 - 101

100

thực tế, chỉ cần tăng thêm độ dài giá trị đánh giá lên 1, tức là tác động thêm một gia tử là đủ đáp ứng nhu cầu).

Thí dụ: Để kết thúc, ta xét một ví dụ minh họa. Xét bài toán đánh giá năng lực học tập của sinh viên, có các điểm đánh giá là S=giỏi, khá, trung bình, yếu, kém (có thể coi tương ứng với thang điểm từ 5 đến 1). Xét ĐSGT với tập các phần tử sinh G=giỏi, trung bình, kém (viết tắt là G, TB, K), trong đó “giỏi” ứng với phần tử sinh c+, còn “kém” là phần tử sinh đối ngẫu ứng với c-, TB là phần tử sinh trung hòa, hiểu theo lý thuyết ĐSGT có nghĩa là nếu có tác động gia tử lên nó thì vẫn chỉ thu được chính nó, hTB=TB với mọi gia tử h∈H. Đồng thời ta xét tập các gia tử H=rất, tương đối. Khi đó, có thể tương ứng tập các giá trị đánh giá S vào tập con các phần tử của ĐSGT S’= G, tương đối G, TB, tương đối K, K (v ới cách chuyển đổi tương ứng “khá” vào “tương đối giỏi”, “y ếu” vào “tương đối kém”, các giá trị còn lại tên giữ nguyên). Với bảng “âm dương” liệt kê tính chất âm dương của các gia tử với nhau như sau: Rất Tương đối Rất dương dương Tương đối âm âm

Ta có chuỗi các phần tử của ĐSGT HS’ được sắp xếp khi tác động mỗi gia tử lên các phần tử của S’ là: rất G> G> rất tương đối G> tương đối G> tương đối tương đối G> TB> tương đối tương đối K> rất tương đối K> tương đối K> K> r ất K . Và dãy chỉ số tương ứng sẽ là 5.5, 5, 4.5, 4, 3.5, 3, 2.5, 2, 1.5, 1, 0.5. Giả sử có đánh giá của hai thầy với một sinh viên là “giỏi” và “khá”. Nếu chỉ dùng phương pháp bộ 2 của Herrera thì rất khó xác định kết quả, đánh giá là “giỏi” hay “khá” cũng có điều chưa ổn. Trong phương pháp của chúng ta, nếu dùng trung bình cộng thì kết quả dễ thấy là (5+4)/2=4.5 ứng với “r ất tương đối G”, theo ngôn ngữ đánh giá sẽ là ”rất khá” vì “tương đối G” ứng với “khá”. Trong trường hợp có ba đánh giá là “giỏi”, “khá”, “khá”, tính tương tự được kết quả là xấp xỉ 4.33, làm tròn (cho đến chỉ số gần nhất) thì được 4.5, tức là “rất khá”. Kết quả

này so với “khá” theo cách đánh giá của Herrera thì vẫn hợp lý hơn, dù chưa thật thỏa mãn. Muốn chính xác hơn, lại có thể tạo thêm dãy phần tử ĐSGT bậc sâu hơn và khi đó ta sẽ nhận được “rất tương đối khá” hoặc “tương đối rất khá” tùy kết quả tính toán cụ thể (mà chúng tôi không tiến hành ở đây do hạn chế không gian bài báo). KẾT LUẬN Bài toán đánh giá, lựa chọn ra quyết định là bài toán có ý nghĩa ứng dụng to lớn và thường xuyên gặp trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày. Giải bài toán kết nhập mờ theo cách tiếp cận ĐSGT cho ta một phương pháp tương đối đơn giản dựa trên các phương pháp đã có nhưng khá hữu hiệu trong các cách mà ĐSGT nói riêng và lý thuyết tập mờ nói chung có thể sử dụng.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. N. Cat Ho and W. Wechler, Hedge algebras: an algebraic approach to structure of sets of lingguistic truth values. Fuzzy Sets and Systems 35(1990), 281-293. [2]. N. Cat Ho and W. Wechler, Extended hedge algebras and their application to Fuzzy logic. Fuzzy Sets and Systems 52(1992), 259-281. [3]. M. Delgado, F. Herrera, E. Herrera-Viedma, L. Martinez, Combining numerical and linguistic information in group decision making Journal of Information Sciences 107 (1998) 177-194. [4]. F. Herrera, E. Herrera-Viedma, Luis Martinez, A fusion approach for managing multi-granularity linguistic term sets in decision making, Fuzzy Sets and Systems 114 (2000) 43-58. [5]. F. Herrera, E. Herrera-Viedma, Linguistic decision analysis: steps for solving decision problems under linguistic information, Fuzzy Sets and Systems 115 (2000) 67-82. [6]. F. Herrera and L. Martinez, A 2-Tuple Fuzzy Linguistic Reoresentation Model for Computing with Words, IEEE TRANSACTIONS ON SYSTEMS, MAN, AND CYBERNETICS, Vol. 8, No.6 (2000), 746-752. [7]. F. Herrera and L. Martinez, A Model Based on Linguistic 2-Tuples for Dealing with Multigranular Hierachical Linguistic Contexts in Multi-Expert Decision-Making, IEEE TRANSACTIONS ON SYSTEMS, MAN, AND CYBERNETICS, Vol. 31, No.2 (2001), 227-234. [8]. Nguyễn Cát Hồ, Trần Thái Sơn, Logic mờ và quyết định mờ dựa trên cấu trúc thứ tự của giá trị ngôn ngữ, Tạp chí Tin học và Điều khiển học 4(1993).

Page 106: Tập 81 - 05 -2011

Trần Thái Sơn và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 97 - 101

101

[9]. Nguyễn Cát Hồ, Trần Thái Sơn, “Về khoảng cách giữa các giá trị của biến ngôn ngữ trong Đại số gia tử và bài toán sắp xếp mờ” - Tạp chí Tin học và Điều khiển học 1(1995), 10-20. [10]. Trần Thái Sơn, “Lập luận xấp xỉ với giá trị của biến ngôn ngữ”, Tạp chí Tin học và Điều khiển học,15(2). 1999 6-10

[11]. Nguyen Cat Ho, Tran Thai Son, Tran Dinh Khang, Le Xuan Viet, “Fuzziness Measure, Quantified Semantic Mapping And Interpolative Method of Approximate Reasoning in Medical Expert Systems”, Tạp chí Tin học và điều khiển, T.18(3)(2002), 237-252.

ABSTRACT AGGREGATION PROBLEMS BASED ON HEDGE ALGEBRAS APPROACH

Tran Thai Son1*, Nguyen Tuan Anh2

1Institute of Information Technology - Vietnam Institute of Science and Technology 2Thai Nguyen University of Technology - TNU

This paper presents a method for solving the aggregation problems based on the theory of hedge algebra. This approach complements the defect of Herrera’ 2-Tuple Fuzzy Linguistic Representation Model for Computing with Words, using ranking index of value to conduct assessment calculations. Hedge algebra approach based on relatively simple calculations and the result of the aggregation process will more accurate and thus it can be applied well in the field which need to make decisions based on experts’evaluationon certain subjects Keywords: Hedge algebras, aggregation, fuzzy theory, arrangement index

* Tel: 0903409894; Email: [email protected]

Page 107: Tập 81 - 05 -2011

Trần Thái Sơn và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 97 - 101

102

Page 108: Tập 81 - 05 -2011

Hoàng Xuân Tứ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 103 - 108

103

ẢNH HƯỞNG CỦA BÔI TRƠN TỐI THI ỂU (MQL) ĐẾN MÒN DỤNG CỤ CẮT VÀ NHÁM B Ề MẶT KHI TI ỆN TINH THÉP 9CrSi (9XC) QUA TÔI

Hoàng Xuân Tứ*, Ngô Ngọc Vũ Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Trong quá trình gia công bằng cắt gọt để tăng tuổi thọ của dụng cụ cắt người ta sử dụng dung dịch trơn nguội vì dung dịch trơn nguội có khả năng làm giảm ma sát trong vùng cắt, tải nhiệt ra khỏi vùng cắt, hạn chế tác dụng xấu của nhiệt độ đối với dụng cụ cắt, đảm bảo nhiệt độ làm việc của môi trường thấp và ổn định, giúp vận chuyển phoi ra khỏi vùng cắt dễ dàng. Tuy nhiên, việc sử dụng dung dịch trơn nguội trong quá trình gia công hiện nay cho thấy nhược điểm của nó là gây ô nhiễm môi trường và độc hại đối với lao động. Do vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bôi trơn tối thiểu (Minimum Quantity Lubricant - MQL) cho quá trình gia công cần được phát triển. Bài báo trình bày nghiên cứu "Ảnh hưởng của bôi trơn làm nguội tối thiểu đến mòn dụng cụ cắt và nhám bề mặt khi tiện tinh thép 9CrSi đã qua tôi", từ đó đánh giá các ưu nhược điểm của bôi trơn làm nguội tối thiểu so với phương pháp gia công khô qua các thông số về cơ chế mòn, nhám bề mặt và mòn mặt sau dụng cụ cắt. Keywords: Tiện cứng, bôi trơn tối thiểu, nhám bề mặt, mòn dụng cụ cắt

MỞ ĐẦU*

Bôi trơn-làm nguội kiểu tưới tràn đã được nghiên cứu và ứng dụng rất rộng rãi trong ngành cơ khí. Tuy nhiên phương pháp này vẫn được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu với các hướng chủ yếu như:

- Nâng cao hiệu quả của quá trình bôi trơn - làm nguội, tiết kiệm dung dịch bôi trơn làm nguội.

- Tìm các chất phụ gia nhằm nâng cao hoạt tính của dầu cắt gọt.

- Nghiên cứu tìm các loại dầu cắt gọt mới ít độc hại, thân thiện với môi trường...

- Tìm các loại dầu cắt mới đáp ứng các yêu cầu của công nghệ bôi trơn - làm nguội tối thiểu hoặc tìm các chất phụ gia để làm tăng tính cắt của các loại dầu...

- Nghiên cứu xác định áp suất và lưu lượng tưới tối ưu.

- Cải tiến kết cấu dụng cụ để thích hợp với công nghệ bôi trơn - làm nguội tối thiểu.

- Cải tiến kết cấu đầu phun và hệ thống bôi trơn...

- Nghiên cứu ứng dụng bôi trơn làm nguội trong công nghệ tiện cứng, trong gia công tốc độ cao... * Email: [email protected]

Phương pháp bôi trơn tối thiểu sử dụng dầu thực vật làm dung dịch bôi trơn với lưu lượng khoảng từ 50 - 500 ml/1 giờ, nhỏ hơn rất nhiều so với phương pháp tưới tràn (có thể lên tới 10 l/phút) [5]. Quan niệm về phương pháp bôi trơn tối thiểu cũng gần giống với phương pháp gia công khô và phương pháp bôi trơn cực tiểu được đề ra với ý nghĩa bảo vệ môi trường và người lao động. Ngoài ý nghĩa đó phương pháp này còn mang lại các hiệu quả về kinh tế do tiết kiệm được dầu bôi trơn, giảm thời gian làm sạch phôi, dụng cụ cắt và máy móc.

Hiện nay, phương pháp tiện khô không bôi trơn làm nguội đã trở nên thông dụng trong sản xuất công nghiệp khi gia công cao tốc các loại thép có độ cứng cao, đặc trưng của phương pháp này là năng lượng sử dụng cho quá trình cắt rất lớn. Do vậy, khi sử dụng phương pháp gia công khô sẽ làm giảm tuổi thọ của dụng cụ cắt và chất lượng bề mặt khi gia công tinh lần cuối, để có thể gia công được phải giảm tốc độ chạy dao và chiều sâu cắt, dẫn đến năng suất cắt giảm xuống. Việc áp dụng phương pháp bôi trơn tối thiểu vào quá trình tiện cứng sẽ làm tăng tuổi thọ của dụng cụ cắt cũng như chất lượng bề mặt khi gia công tinh lần cuối.

Page 109: Tập 81 - 05 -2011

Hoàng Xuân Tứ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 103 - 108

104

Ở Việt Nam việc ứng dụng công nghệ bôi trơn tối thiểu vào quá trình tiện cứng chưa được nghiên cứu. Với mục đích nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bôi trơn tối thiểu một cách có hiệu quả trong điều kiện cụ thể ở nước ta, vì vậy nghiên cứu "Ảnh hưởng của bôi trơn tối thiểu (MQL) đến mòn dụng cụ cắt và nhám bề mặt khi tiện tinh thép 9SiCr (9XC) qua tôi" có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

Mục đích của nghiên cứu nhằm so sánh giữa bôi trơn tối thiểu với gia công khô khi tiện tinh cứng qua đó đánh giá được ưu điểm của phương pháp bôi trơn tối thiểu. Ở nghiên cứu này, tác giả sử dụng loại dầu bôi trơn là dầu thực vật của Việt Nam, là loại dầu dễ kiếm, rẻ tiền và thân thiện với môi trường.

Các chỉ tiêu đánh giá là các thông số công nghệ của quá trình gia công gồm:

- Độ mòn của dụng cụ cắt.

- Nhám bề mặt gia công.

- Cơ chế mòn của dụng cụ cắt.

1. Hệ thống và thiết bị thí nghiệm

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng hệ thống bôi trơn tối thiểu theo kiểu dòng khí nén trộn trực tiếp với dung dịch trơn nguội tạo thành sương mù phun vào vùng cắt có sơ đồ như hình vẽ.

Hình 1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống bôi trơn tối thiểu

+ Thiết bị thí nghiệm.

Máy tiện: sử dụng máy tiện vạn năng OKUMA LS365, Nhật Bản.

Dụng cụ cắt:

- Mảnh dao: Sử dụng mảnh dao PCBN: TPGN 160308 T2100, EB28X.

- Thân dao: Sử dụng thân dao: MTENN 2020 K16-N (hãng KANELA).

Vật liệu phôi: Thép 9SiCr (9XC), L = 300 mm, Ø62, tôi thể tích đạt độ cứng 56 - 58 HRC. Thành phần hoá học (Bảng 1):

Bảng 1. Thành phần hóa học thép 9XC (9CrSi)

Nguyên tố hoá

học

Hàm lượng (%)

Nguyên tố hoá

học

Hàm lượng (%)

C 0,8623 V 0,14987 Si 1,2351 Cu 0,28763 P 0,0241 W 0,1768

Mn 0,58613 Ti 0,0299 Ni 0,03216 Al 0,0011 Cr 1,113 Fe 95,4722

Dung dịch bôi trơn

Sử dụng dầu lạc làm dung dịch bôi trơn.

Thiết bị đo:

- Máy đo độ nhám Mitutoyo SJ-201 của Nhật.

- Máy chụp mòn dao: Sử dụng kính hiển vi điện tử, TM-1000 Hitachi, Nhật Bản, có độ phóng đại 10.000 lần.

- Kính hiển vi quang học: Sử dụng kính hiển vi AXOVOC-100 Hitachi, Nhật Bản, có độ phóng đại 1000 lần.

2. Tiến hành thí nghiệm

Tiến hành thí nghiệm gia công tiện tinh ngoài thép 9XC đã qua tôi theo hai phương pháp là cắt khô và cắt có bôi trơn tối thiểu.

Chế độ cắt khi tiện khô và tiện có bôi trơn tối thiểu được giữ nguyên.

Tốc độ cắt: V = 383 mm/phút

Tốc độ chạy dao: S = 0,1 mm/vòng

Chiều sâu cắt: t = 0,15 mm

Áp suất khí: P = 4 KG/cm2

Lưu lượng tưới: 0,22 ml/phút

3. Kết quả và bàn luận

a) Cơ chế mòn của dụng cụ cắt

Kết quả quan sát các mảnh dao sau khi tiện tinh trên kính hiển vi điện tử cho thấy các mảnh dao khi gia công khô và gia công có bôi trơn tối thiểu đều bị mòn cả mặt trước và mặt sau.

+ Mòn mặt trước dụng cụ

Từ ảnh chụp mặt trước của dao cho thấy, mòn xẩy ra trên mặt trước của dụng cụ đối với cả hai phương pháp gia công khô và bôi trơn tối

4

56

10

20

30

1

2

3

7

8

1. Máy nén khí 2. Áp kế 3. Van khí 4. Đầu phun 5. Dụng cụ cắt

6. Phôi 7.Van dầu 8. Bình chứa dầu bôi trơn

Page 110: Tập 81 - 05 -2011

Hoàng Xuân Tứ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 103 - 108

105

thiểu có thể chia ra thành 3 vùng rõ rệt theo phương thoát phoi thông qua mức độ bám dính của vật liệu dụng cụ cắt với mặt trước. Vùng 1 là vùng ngay sát lưỡi cắt với những vết biến dạng dẻo do các hạt cứng gây nên; vùng 2 tiếp theo với sự dính nhẹ của vật liệu gia công lên mặt trước, vùng 3 là vùng phoi thoát ra khỏi mặt trước. Quan sát ảnh chụp mảnh dao khi tiện ở 16,25 và 48,75 phút gia công (hình 2, hình 3) đều cho thấy vật liệu gia công dính tập trung ở vùng phoi thoát ra phỏi mặt trước của dụng cụ cắt chứ không phải ở vùng gần lưỡi cắt. Chiều dài tiếp xúc phoi và mặt trước tăng dần từ mũi dao đến vùng tiếp xúc giữa bề mặt tự do của phoi với mặt trước đối với cả gia công khô và bôi trơn tối thiểu.

Hình 2. Hình ảnh mặt trước dao PCBN sau khi tiện 16,25 phút

a) Bôi trơn tối thiểu; b) Gia công khô

Hình 3. Hình ảnh mặt trước dao PCBN sau khi tiện 48,75 phút

a) Bôi trơn tối thiểu; b) Gia công khô

Vùng 1 ngay sát lưỡi cắt là vùng mà lớp vật liệu gia công sát mặt trước dính và dừng trên mặt trước tạo nên vùng biến dạng thứ 2 trên phoi. Quan sát hình ảnh cho thấy vùng này mòn đã tạo nên một mặt trước phụ với góc trước phụ âm. Qua hình ảnh chụp mòn mặt trước cho thấy chiều rộng của vùng này đối với gia công khô và bôi trơn tối thiểu là khác nhau. Cả thời gian khi tiện ở 16,25 và 48,75 phút đều cho thấy chiều rộng của vùng 1 khi gia công có bôi trơn tối thiểu bé hơn nhiều so với khi gia công khô. Điều này có nghĩa là vùng 2 khi gia công có bôi trơn tối thiểu tiến sát về lưỡi cắt hơn khi gia công khô. Việc tạo ra góc trước phụ âm ở vùng 1 ngay sát lưỡi khi gia công là kết quả không mong muốn vì điều này sẽ làm cho phoi bị trượt ngược lại

Page 111: Tập 81 - 05 -2011

Hoàng Xuân Tứ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 103 - 108

106

tạo nên lớp biến trắng trên bề mặt gia công. Có thể giải thích hiện tượng này là do khi bôi trơn tối thiểu, dung dịch bôi trơn được phun trực tiếp vào vùng cắt làm giảm ma sát giữa mặt trước của dao với phoi làm cho phoi trượt dễ dàng hơn trên mặt trước, hơn nữa áp lực khí nén cũng giúp nâng cánh phoi làm cho vùng 2 tiến sát hơn vào phía lưỡi cắt. Quan sát trên toàn bộ chiều dài lưỡi cắt ở vùng sát lưỡi cắt (vùng 1) cho thấy khi bôi trơn tối thiểu các rãnh biến dạng dẻo do cào xước của các hạt cứng trên bề mặt ở vùng này ít hơn so với khi gia công khô thể hiện rõ trên hình 2. Điều này chứng tỏ dung dịch bôi trơn đã thâm nhập vào vùng cắt và tạo nên màng dầu bôi trơn giữa phoi và mặt trước dao và ma sát giữa các hạt cứng với lưỡi cắt giúp chúng dễ dàng trượt ra khỏi bề mặt gia công. Vùng 2 là vùng dính của vật liệu gia công, vùng này phát triển từ mũi dao và tăng dần về phía vùng phoi thoát ra khỏi mặt trước, diện tích vùng này đối với cả gia công khô và bôi trơn tối thiểu là tương đương nhau. Vùng 3 là vùng vật liệu gia công dính nhiều trên mặt trước với các vết trượt của phoi ở cả gia công khô và bôi trơn tối thiểu là giống nhau. + Mòn mặt sau dụng cụ cắt: Ma sát giữa mặt sau của dụng cụ cắt và bề mặt gia công là ma sát thông thường kèm theo sự bám dính của vật liệu gia công và các vết cào xước trên bề mặt sau của dụng cụ. Quan sát hình 4, cho thấy bề rộng của vết mòn theo mặt sau khi gia công có bôi trơn tối thiểu (a) bé hơn so với khi gia công khô (b). Do cách bố trí đầu phun trực tiếp vào mặt sau của dao đã làm giảm đáng kể ma sát giữa mặt sau của dao với bề mặt chi tiết gia công.

Hình 4. Hình ảnh mặt sau dao PCBN sau khi tiện 32,5 phút.

a) Bôi trơn tối thiểu; b) Gia công khô

b) Lượng mòn mặt sau.

Từ ảnh chụp trên kính hiển vi điện tử TM-1000 Hitachi, Nhật Bản đo được lượng mòn mặt sau của dao. Biểu đồ về mòn mặt sau như hình 5.

µm

Hình 5. Quan hệ giữa lượng mòn mặt sau u và thời gian cắt khi gia công khô và gia công có sử

dụng bôi trơn tối thiểu. S=0,1mm/vòng; V=383mm/ph; t=0,15mm

Vật liệu gia công: thép 9CrSi qua tôi

Qua biểu đồ về lượng mòn mặt sau của dao cho thấy lượng mòn đo được ở các thời điểm sau khi tiện 16,25; 32,5 và 48,75 phút khi bôi trơn tối thiểu nhỏ hơn khi gia công khô điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ronan Autret [1], [2], [5].

Page 112: Tập 81 - 05 -2011

Hoàng Xuân Tứ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 103 - 108

107

Hình 6. Biểu đồ so sánh tuổi bền của dao theo

lượng mòn cho phép ([u]) Từ ảnh chụp về cơ chế mòn và những nhận xét ở trên cho thấy dầu bôi trơn đã được phun trực tiếp vào vùng cắt và tạo nên màng dầu làm giảm ma sát giữa mặt sau của dao với chi tiết gia công và giữa mặt trước của dao với bề mặt phoi. Từ đó làm lượng mòn mặt sau của dao theo phương hướng kính cũng giảm đi. Nhìn vào biểu đồ cũng cho thấy lượng mòn mặt sau theo phương hướng kính khi gia công khô có xu hướng tăng nhanh hơn so với khi bôi trơn tối thiểu. Nếu lấy lượng mòn cho phép là [u] = 15 µm, ta xác định được tuổi bền của dao, biểu đồ về tuổi bền của dao theo lượng mòn cho phép như (hình 6). So sánh kết quả về tuổi bền của dao theo lượng mòn cho phép thì, với [u] = 15 µm, tuổi bền của dao khi gia công khô là 23,5 phút, còn khi gia công có bôi trơn tối thiểu là 37,9 phút (tăng 162 %). c) Nhám bề mặt Biểu đồ nhám bề mặt khi gia công khô và gia công có bôi trơn tối thiểu như hình 7. Nhám bề mặt khi bôi trơn tối thiểu thấp hơn khi gia công khô là do khi gia công có bôi trơn tối thiểu thì ma sát giữa bề mặt sau dụng

cụ cắt và bề mặt chi tiết gia công, ma sát giữa phoi và mặt trước dao giảm đi nên lượng mòn dao cũng giảm theo, dẫn đến nhám bề mặt khi bôi trơn tối thiểu sẽ thấp hơn khi gia công khô. Quan sát biểu đồ cho thấy nhám bề mặt khi gia công khô tăng nhanh hơn so với khi gia công có bôi trơn tối thiểu, điều này cũng phù hợp với diễn biến mòn mặt sau của hai phương pháp gia công này. KẾT LUẬN

+ Với sự phát triển của công nghệ vật liệu cũng như vật liệu dụng cụ cắt thì tiện cứng đang ngày càng được áp dụng nhiều hơn vào trong sản xuất nhằm thay thế cho nguyên công mài do chi phí cho mài là khá lớn. Tiện khô tốc độ cao ảnh hưởng lớn tới tuổi bền của dụng cụ cắt và chất lượng bề mặt của chi tiết. Với mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của công nghệ bôi trơn tối thiểu, đặc biệt là phương pháp này cũng không ảnh hưởng tới người lao động và thân thiện với môi trường.

+ Qua nghiên cứu này tác giả đã chứng minh được ưu điểm của phương pháp bôi trơn tối thiểu so với gia công khô khi áp dụng vào quá trình tiện cứng qua các chỉ số về mòn dao, nhám bề mặt và cơ chế mòn.

+ Đã chứng minh được khả năng bôi trơn của dầu thực vật sẵn có ở Việt Nam. Với lưu lượng sử dụng trong quá trình bôi trơn là rất ít, loại dầu thực vật này vừa có tác dụng bôi trơn tốt, vừa không độc hại, thân thiện với môi trường lại sẵn có và rẻ tiền nên việc áp dụng công nghệ này vào quá trình tiện cứng là khả thi.

Hình 7. Quan hệ giữa nhám bề mặt Ra và thời gian cắt khi gia công khô và gia công có sử dụng bôi trơn tối thiểu

S = 0,1mm/vòng; V = 383 mm/phút; t = 0,15 mm; Vật liệu gia công: thép 9CrSi qua tôi

05

10152025303540

Tuổ

i bề

n (p

hút

)

Bôi trơn tối thiểu Gia công khôPhương pháp gia công

Tuổ

i bền

(ph

út)

[u] = 15 µm

Page 113: Tập 81 - 05 -2011

Hoàng Xuân Tứ và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 103 - 108

108

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Ronan Autret, Minimum Quantity Lubrication in Finish Hard Turning. Georgia Institute of Technology, Atlanta. [2]. Nikhil Ranjan Dhar, Effect of Minimum Quantity Lubricant (MQL) on Tool Wear, Surface Rounghness and Dimensional Deviation in Turning AISI-4340 Steel. Bangladesh University of Engineering and Technology.

[3]. Andrea Bareggi, Green Cutting using Supersonic Air Jets as Coolant and Lubricant

during Turning,Mechanical & Manufacturing Engineering, Trinity College Dublin, Ireland. [4]. Prof.Dr.-Ing. M. Schneider, Grinding with Internal Cooling Lubricant Supply , Institute of Production and Machining Technology, University of Applied Sciences, Giessen-Friedberg, Germany. [5]. TS. Trần Minh Đức, Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bôi trơn-làm nguội tối thiểu trong gia công cắt gọt, Khoa cơ khí, trường ĐHKT Công nghiệp, ĐH Thái Nguyên.

ABSTRACT EFFECTS OF MINIMUM QUANTITY LUBRICANT TO CUTTING TOOL WEAR AND SURFACE ROUGHNESS IN HARD-TURNING 9CR SI TEMPERED STEEL"

Hoang Xuan Tu*, Ngo Ngoc Vu Thainguyen University of Technology - TNU

In the process of machining, cutting tool wear is the cause of destruction of cutting tools. To increase the life of cutting tools people use lubricant. The effects of lubricant are reducing friction in the cutting area, transfer heat out of cutting area, reduce the negative effects of high temperature on cutting tools, ensure the temperature of cutting area low and stable, transport the cutting chip easily. However, the use of lubricant during processing today showed its disadvantage is cause of environmental pollution and harmful to workers. Therefore, the research and apply technology of lubrication minimum (Minimum Quantity Lubricant - MQL) for processing should be developed. On that basis, we researched the topic "Effects of minimum quantity lubricant to cutting tool wear and surface roughness in hard-turning 9CrSi tempered steel", which reviews the advantages and disadvantages of Minimum lubrication cooling compared to dry turning by the mechanisms of wear, surface roughness and cutting tool wear on the back. Keywords: Hard-turning, MQL (Minimum Quantity Lubricant), Surface roughness, Tool wear

* Email: [email protected]

Page 114: Tập 81 - 05 -2011

Phạm Thị Minh Nguyệt và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 109 - 114

109

ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ QUY ỂN ĐẾN TRUYỀN DẪN VÔ TUYẾN TRONG ĐIỀU KIỆN KHÍ H ẬU TẠI VI ỆT NAM

Phạm Thị Minh Nguyệt1*, Trần Anh Thắng2, Nguyễn Đăng Quế3

1Trường CĐ Điện tử - Điện lạnh Hà Nội, 2Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp- ĐH Thái Nguyên 3Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường

TÓM TẮT Các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, mưa, sương mù, tuyết... ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng truyền dẫn vô tuyến. Sự nóng lên toàn cầu do hiệu ứng khí nhà kính nhân tạo gây ra biến đổi khí hậu có tác động nhất định đến cấu trúc của khí quyển (môi trường truyền dẫn chính của sóng vô tuyến điện từ). Bài báo này đề cập đến ảnh hưởng của khí hậu lên truyền dẫn vô tuyến, đặc biệt là ảnh hưởng do mưa – một trong số các yếu tố chính của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam, đồng thời bước đầu nghiên cứu mô phỏng suy hao tín hiệu vô tuyến do mưa, từ đó đưa ra một số nhận xét phục vụ cho việc thiết kế các tuyến truyền dẫn vi ba mặt đất tầm nhìn thẳng (LOS) phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam. Từ khóa: Khí hậu nhiệt đới, Biến đổi khí hậu, Truyền dẫn vô tuyến, Suy hao do mưa, truyền dẫn viba

MỞ ĐẦU*

Sự tác động của môi trường khí quyển đến tín hiệu vô tuyến đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết kế các đường truyền dẫn vô tuyến hoạt động từ các dải tần số trên 10GHz. Trong đó, sự hấp thụ, phản xạ và tán xạ sóng vô tuyến từ các giọt mưa dẫn đến suy hao tín hiệu và làm suy giảm khả năng, độ tin cậy của hệ thống truyền dẫn vô tuyến. Tần số càng cao thì mức độ suy hao tín hiệu do mưa càng tăng mạnh và biến đổi theo khu vực địa lý, đặc biệt tại các khu vực nhiệt đới và xích đạo. Chính vì vậy điều quan trọng là chúng ta phải đưa ra được dự đoán chính xác về suy hao tín hiệu do mưa cho các đường truyền sóng.

Trước đây, việc dự đoán suy hao tín hiệu vô tuyến do mưa sử dụng phương pháp ngoại suy kết quả đo theo các địa điểm, tần số và độ cao khác nhau. Tuy nhiên do tính chất phức tạp và sự thay đổi của lượng mưa theo từng khu vực làm cho cách tiếp cận này thường không cho kết quả chính xác. Trong thời gian gần đây, nhiều bài viết và công trình nghiên cứu đã đưa ra các phương pháp tiếp cận và công cụ khác nhau để giải quyết vấn đề này. Mục đích của các phương pháp này là cung cấp các công cụ để dự đoán lượng mưa và sự suy giảm cường độ mưa ở dạng bản đồ đường đồng mức cho các nhà * Tel: 0986385855

thiết kế hệ thống truyền dẫn (như các hệ thống vệ tinh ở các nước nằm trong khu vực nhiệt đới và xích đạo – Nigeria, Sudan). Các công cụ này được sử dụng để thiết kế sơ bộ các đường truyền dẫn vô tuyến vi ba mặt đất và vệ tinh [7, 8, 9].

Một vấn đề đặt ra trong thực tế là tại Vi ệt Nam, không chỉ là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa mà còn có địa hình phức tạp nên đã chia khí hậu Việt Nam ra bảy vùng có khí hậu khác nhau: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ [1].

Vì vậy, bài báo này đã bước đầu đề xuất đến việc tính toán mô phỏng suy hao tín hiệu vô tuyến do mưa trên lãnh thổ Việt Nam, cụ thể là cho truyền dẫn vi ba mặt đất. Để từ những kết quả thu được trong khuôn khổ bài báo sẽ làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo về ảnh hưởng của khí hậu đến truyền dẫn vô tuyến tại Vi ệt Nam, đặc biệt xét cho từng vùng khí hậu điển hình của Việt Nam.

Bài gồm 4 phần tiếp theo như sau. Phần II trình bày khái quát về ảnh hưởng của khí hậu đến truyền dẫn vô tuyến, đặc biệt là suy hao tín hiệu vô tuyến do mưa. Phần III trình bày về phương pháp, các bước tính toán mô phỏng suy hao do mưa trên lãnh thổ Việt Nam. Phần IV thực hiện phân tích kết quả đạt được khi thực hiện tính toán mô phỏng suy hao do mưa trên lãnh thổ Việt Nam và phần V là kết luận của bài báo.

Page 115: Tập 81 - 05 -2011

Phạm Thị Minh Nguyệt và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 109 - 114

110

KHÁI QUÁT V Ề ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ HẬU ĐẾN TRUYỀN DẪN VÔ TUYẾN

Ảnh hưởng của khí quyển đến truyền dẫn vô tuyến

Khi truyền tải các tín hiệu vô tuyến qua khí quyển có rất nhiều yếu tố môi trường ảnh hưởng tới chất lượng tín hiệu do thường hay xảy ra các hiện tượng phản xạ, tán xạ từ tầng điện ly & tầng đối lưu.

Các cơ chế quan trọng nhất của khí quyển là không bị ion hoá tác động và có thể gây biến thiên cường độ tín hiệu sóng vô tuyến điện từ (fading) ở các tần số dưới 30 MHz bao gồm: bức xạ trong không gian tự do, sự không đồng nhất của khí quyển, các hiệu ứng khúc xạ, phản xạ, tán xạ. Các đường thông tin vi ba không bị fading nghiêm trọng trong hầu hết các điều kiện khí tượng. Tuy nhiên, sự phân tầng khí quyển và những điều kiện khí tượng khác có thể gây ra fading nghiêm trọng.

Cơ chế tác động của khí quyển lên tín hiệu vô tuyến ở dải tần cao hơn 30MHz bao gồm: bức xạ vào không gian tự do, khúc xạ, phản xạ từ các lớp khí quyển tầng cao, tán xạ về phía trước từ những khu vực không đồng nhất của các lớp chất khí, tán xạ và hấp thụ do các thành phần khí quyển. Các điều kiện khí tượng đóng vai trò quan trọng khi xác định cường độ và tính chất fading của truyền sóng thông qua tầng đối lưu. Suy hao truyền dẫn do nhiễu xạ tăng nhanh theo khoảng cách và được coi như là fading do tán xạ tầng đối lưu. Để tính toán khả năng thay đổi các đường tán xạ về phía trước trong khoảng thời gian dài, cần sử dụng thông tin về khí hậu để phân biệt sự thay đổi này giữa các vùng địa lý.

Ở dải tần số cao hơn 7 GHz, ngoài hiệu ứng nhiễu xạ và đa đường, suy hao và khử phân cực do các chất khí, bụi, nước trong khí quyển cũng cần được quan tâm.

Ở dải tần cao hơn 10 GHz, chủ yếu xảy ra các hiệu ứng tán xạ, hấp thụ do hơi nước, các hạt ẩm và oxy. Suy hao năng lượng tín hiệu bức xạ do hấp thụ trong khí quyển xảy ra từ sự hấp thụ sóng vô tuyến do oxy và hơi nước trong không khí. Các hạt nước trong khí quyển, mà chủ yếu là hạt mưa gây ra cả suy

hao lẫn tán xạ cho sóng vô tuyến. Vì thế việc nghiên cứu đánh giá độ lớn của trường nhiễu tiềm tàng do các hạt mưa tán xạ gây ra trong dải tần số này là rất quan trọng.

Ở dải tần số trung bình và cao, phản xạ ở tầng điện ly cho phép truyền dẫn vô tuyến trên khoảng cách lớn. Suy hao đáng kể nhất trong dải tần này là suy hao do mưa (với các sóng có bước sóng λ cỡ vài cm hoặc nhỏ hơn) và do tuyết. Với các sóng có bước sóng λ cỡ vài mm, suy hao chủ yếu là do sương mù, hơi nước và các chất khí khác trong khí quyển. Ảnh hưởng của mây, cát và bụi mặc dù ít rõ rệt hơn, song tùy thuộc vào tính chất của các vùng khí hậu đang quan tâm mà cũng cần phải xem xét đến. Tuyết và mưa đá chứa hỗn hợp của tinh thể đá và nước cũng gây suy hao tín hiệu vô tuyến. Suy hao của dải vi sóng trong tuyết khô nhỏ hơn một bậc so với suy hao trong mưa cùng tốc độ. Suy hao do tuyết ướt có thể xấp xỉ suy hao do mưa và thậm chí có thể cao hơn suy hao ở dải sóng mm [2].

Như vậy, đối với truyền dẫn vô tuyến, cấu trúc các chất khí trong khí quyển và đặc biệt là các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, mưa, sương mù, tuyết... ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín hiệu. Với các vùng có chế độ khí hậu nhiệt đới đặc thù như Việt Nam thì suy hao do mưa ảnh hưởng rất lớn đến môi trường truyền dẫn vô tuyến.

Cơ sở lý thuyết tính suy hao tín hiệu do mưa Suy hao tín hiệu vô tuyến do mưa ở tần số khoảng 7 GHz thường cao hơn sự hấp thụ tổ hợp do ôxy, hơi nước. Suy hao này nảy sinh từ sự hấp thụ năng lượng của các giọt nước và từ tán xạ năng lượng của chúng khỏi chùm anten. Hấp thụ và tán xạ do mưa phụ thuộc chủ yếu vào hình dạng, kích thước, hằng số điện môi của các hạt mưa, sự phân cực và bước sóng điện từ. Việc xác định suy hao do mưa là rất phức tạp vì trên thực tế trường mưa thường không đồng nhất và có độ biến động rất lớn. Mưa thay đổi đáng kể về mật độ, kích thước và hình dạng của hạt mưa. Trong bất kỳ dạng mưa nào đều có kích thước hạt không đồng đều, thay đổi theo thời gian và không gian. Các giọt mưa nhỏ ảnh hưởng rất lớn đến bước sóng milimét, tác động mạnh mẽ đến mức độ suy hao năng lượng sóng điện từ.

Page 116: Tập 81 - 05 -2011

Phạm Thị Minh Nguyệt và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 109 - 114

111

Suy hao năng lượng sóng điện từ thường được biểu thị bằng một hàm của lượng mưa R bao gồm cả lượng nước, tốc độ rơi và kích thước của các giọt mưa. Tổng độ suy hao Ar do lượng mưa trên quãng đường dài r0 có thể xác định được bởi tích phân hệ số hấp thụ do mưa γr(r) dọc theo đường tầm nhìn thẳng giữa hai anten [3]:

∫=0

0

)(r

rr drrA γ dB (1)

Đối với áp dụng thực tế, quan hệ giữa hệ số suy hao γr (dB/km) và lượng mưa R (mm/h) ở dải tần số đã cho có thể được xấp xỉ theo định luật hàm mũ [6]:

γr = k.Rα (dB/km) (2) Trong đó, tham số k và α được tính trên dải tần rộng với dạng mưa có nhiệt độ và phân bố kích thước giọt khác nhau. Trên thực tế số liệu lượng mưa trong một vùng, được các cơ quan khí tượng cung cấp, không có đủ các đặc trưng thống kê cần thiết cho các phép tính suy hao. Đối với các tính toán mức độ suy hao trên đường truyền tín hiệu trong khí quyển yêu cầu thông tin mưa phức tạp hơn, đó là cần phải biết độ cao mà mưa bắt đầu rơi. Các hệ số α và k phụ thuộc tần số được đưa ra trong bảng 1[6]. Các hệ số này là cho phân cực tuyến tính (đứng-V và ngang-H) và các đường truyền ngang. Đối với phân cực tròn, k và α được tính từ các giá trị trong bảng 1 sử dụng các phương trình sau[6]:

[ ] / 2H Vk k k= + (3)

[ ] / 2H H V Vk k kα α α= + (4)

Bảng 1. Các hệ số phụ thuộc tần số phục vụ tính suy hao do mưa khi sử dụng phương trình (2), (3)

và (4) [6]

Frequency (GHz)

kH ααααH kV ααααV

10 0.01217 1.2571 0.01129 1.2156 11 0.01772 1.2140 0.01731 1.1617 12 0.02386 1.1825 0.02455 1.1216 13 0.03041 1.1586 0.03266 1.0901 14 0.03738 1.1396 0.04126 1.0646 15 0.04481 1.1233 0.05008 1.0440

Frequency (GHz)

kH ααααH kV ααααV

16 0.05282 1.1086 0.05899 1.0273 17 0.06146 1.0949 0.06797 1.0137 18 0.07078 1.0818 0.07708 1.0025 19 0.08084 1.0691 0.08642 0.9930 20 0.09164 1.0568 0.09611 0.9847

TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG SUY HAO DO MƯA TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

1. Như chúng ta đã biết lãnh thổ Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam châu Á có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa khá đặc trưng – nóng, ẩm và mưa nhiều. Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nội chí tuyến bắc, có chế độ bức xạ mặt trời dồi dào nên nền nhiệt độ trung bình năm khá cao. Lượng mưa trên hầu hết các vùng khí hậu đều cao, song phân bố không đều trong năm. Khoảng 85% lượng mưa tập trung trong mùa mưa và chỉ có khoảng 15% trong các tháng mùa khô. Việt Nam nằm trong khu vực có bão vào loại nhiều và hoạt động mạnh nhất thế giới [1]. Bão gây ra những đợt mưa với cường độ lớn và kéo dài trong nhiều ngày gây nên tình trạng ngập lụt nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế – xã hội, trong đó có ngành truyền thông.

Việc đánh giá tác động của hiện tượng mưa đến truyền dẫn vô tuyến ở Việt Nam là hết sức cần thiết đối với công nghệ vô tuyến. Vì vậy, trong bài này chúng tôi lựa chọn thực hiện việc tính toán mô phỏng suy hao tín hiệu vô tuyến do mưa dựa trên số liệu thống kê dài hạn về lượng mưa trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Hiện nay ở Việt Nam, để truyền tải sóng vô tuyến trong khoảng cách từ 2-10km, hệ thống vi ba mặt đất đang sử dụng dải tần 14, 15 GHz. Tuy vậy, thực tế cho thấy các dải tần số này đang trở nên quá tải. Vì lẽ đó, Bộ thông tin & truyền thông Việt Nam lên quy hoạch sử dụng dải tần số 17 GHz. Để phục vụ cho mục đích nêu trên, trong công trình này chúng tôi lựa chọn tính toán mô phỏng suy hao do mưa trên dải tần số 17 GHz.

3. Việc tính toán độ suy hao tín hiệu vô tuyến do mưa theo các đặc trưng thống kê dài hạn được thực hiện theo các bước:

Page 117: Tập 81 - 05 -2011

Phạm Thị Minh Nguyệt và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 109 - 114

112

Bước 1: Thu thập cường độ mưa (R0.01) có tỉ phần thời gian cao hơn 0,01% của năm trung bình (bước tính bằng một phút). Số liệu về cường độ mưa trong công trình này được tính toán, trích xuất từ tập số liệu tái phân tích về lượng mưa của Trung tâm dự báo thời tiết hạn vừa Châu Âu (ECMWF) - ERA 40, tương tự như Khuyến cáo ITU-R P.837-5 [4]. Theo đó thì vùng lãnh thổ Việt Nam có cường độ mưa (R0.01) với tỷ phần thời gian cao hơn 0,01% năm trung bình là 90mm/h.

Bước 2: Xác định các hệ số k và α cho các kiểu phân cực ngang, đứng và tròn.

Đối với tần số 17 GHz, theo công thức (3), (4) và bảng 1, các giá trị k và α cho các trường hợp phân cực ngang, đứng và tròn được tính và trình bày trong bảng 2 sau:

Bảng 2. Giá trị các hệ số k và α đối với dải 17 GHz cho phân cực ngang, đứng và tròn

Kiểu phân cực k α Ngang 0,06146 1,0949 Đứng 0,06797 1,0137 Tròn 0,064715 1,0526

Bước 3: Tính độ suy hao, γr (dB/km), cho các dải tần số, kiểu phân cực và cường độ mưa đã tính ở bước 1 theo công thức (2).

Bước 4: Tính chiều dài đường truyền sóng hiệu quả, deff, bằng cách nhân chiều dài đường dẫn thực tế d với hệ số khoảng cách r.

Với:

0

1

1 /r

d d=

+ (5)

Trong đó:

Khi R0.01 ≤ 100mm/h: d0 = 35e–0.015 R0.01 (6) Khi R0.01 > 100mm/h: sử dụng giá trị R0.01 = 100mm/h.

Bước 5: Tính tổng suy hao do mưa, Ar, trên quãng đường với cường độ mưa có tỉ phần thời gian cao hơn 0,01% của năm trung bình:

A0.01 = γR deff = γR dr (dB) (7)

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Việc tính toán mô phỏng suy hao do mưa, khoảng cách đường hiệu quả (deff) ở tần số 17GHz được thực hiện bằng phần mềm Matlab. Kết quả tính toán mô phỏng được đưa ra dưới dạng hai đồ thị:

Đồ thị đầu tiên biểu thị độ suy hao tín hiệu vô tuyến (dB/km) tương ứng với cường độ mưa (mm/h). Suy hao được mô phỏng trong khoảng giá trị cường độ mưa từ 0-150 mm/h. Mưa phùn có tốc độ 0,25 mm/h, mưa nhẹ là 1mm/h, mưa nặng hạt là 25 mm/h và mưa to lên đến 150 mm/h. Ba đường khác nhau trên đồ thị đầu đại diện cho mức độ suy hao khác nhau của ba kiểu phân cực ngang, đứng và tròn. Đồ thị thứ hai là tổng suy hao (dB) tương ứng với khoảng cách đường truyền (km). Đồ thị thứ hai cũng cho thấy mức độ suy hao khác nhau của ba kiểu phân cực. Mục đích chính của đồ thị này là xác định chiều dài quãng đường tối đa có thể đạt được. Ví dụ, hình 2 cho thấy mức suy hao theo cường độ mưa 90 mm/h đối với từng khoảng cách đường cụ thể. Từ đồ thị thấy rằng, mức suy hao 15 dB tương ứng với khoảng cách khoảng 3 km, 20 dB tương ứng với khoảng cách khoảng 4,7 km. Vì vậy, đối với đường cong có suy hao 15 dB (phân cực đứng), độ dài quãng đường đạt được là 3 km và đạt 4,7 km đối với đường cong có suy hao 20 dB.

Hình 1. Suy hao tín hiệu vô tuyến do mưa tại tần số 17GHz

Hình 2. Suy hao tín hiệu vô tuyến theo khoảng cách đường với cường độ mưa R0.01 = 90mm/h

Page 118: Tập 81 - 05 -2011

Phạm Thị Minh Nguyệt và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 109 - 114

113

Khi thay lần lượt các giá trị khoảng cách đường truyền giữa hai trạm vi ba mặt đất tầm nhìn thẳng (từ 2 đến 10 km) thì chúng tôi thu được các kết quả như bảng 3 & 4 sau:

Bảng 3. Tổng suy hao (dB) theo khoảng cách (2-5km) với ba kiểu phân cực

Phân cực 2km 3km 4km 5km Đứng 13,0126 14.6688 18.0624 20.9737 Tròn 14,7368 16.6125 20.4557 23.7527

Ngang 16,956 19.1141 23.5361 27.3296

Bảng 4 Tổng suy hao (dB) theo khoảng cách (6-10km) với ba kiểu phân cực

Phân cực

6km 7km 8km 9km 10km

Đứng 23.4987 25.7095 27.6613 29.3972 30.951 Tròn 26.6123 29.1161 31.3265 33.2924 35.0521

Ngang 30.6198 33.5006 36.044 38.3059 40.3306

Qua phân tích cho thấy phân cực ngang bị suy hao nhiều nhất (Hình 1), phân cực đứng bị suy hao ít nhất, trong khi phân cực tròn có mức suy hao trung bình giữa hai kiểu phân cực ngang và phân cực đứng.

Ngoài ra, với cường độ mưa R0.01 = 90mm/h, chúng tôi thực hiện tính thêm trên quãng đường 10 km với các tần số 10, 12 & 15GHz và thu được kết quả như bảng 5:

Bảng 5. Tổng suy hao (dB) trên 10km tại các tần số khác nhau với ba kiểu phân cực

Kiểu phân cực

10GHz 12GHz 15GHz 17GHz

Đứng 12.4574 17.6906 25.5136 30.951 Tròn 13.7097 19.5163 28.4183 35.0521

Ngang 14.9719 21.3704 31.4198 40.3306

Từ bảng 5 cho thấy, cùng khoảng cách đường truyền và cùng kiểu phân cực, nhưng tần số càng cao thì tổng suy hao càng lớn.

Đối với khoảng cách đường truyền hiệu quả (deff), độ dài quãng đường tương ứng với cường độ mưa 90mm/h tại tần số 17GHz, chúng tôi thu được kết quả như bảng 6. Từ bảng 6 cho thấy, deff (km) bị hạn chế khi khoảng cách đường truyền dài. Phương án này chỉ thích hợp cho hệ thống tầm nhìn thẳng khoảng cách ngắn. Điều này đồng nghĩa với việc hạn chế tính linh hoạt của hệ thống

LOS khi làm việc ở khoảng cách đường truyền dài, dải tần cao.

Bảng 6: Khoảng cách đường truyền hiệu quả (deff) theo độ dài quãng đường

Độ dài quãng đường (km) deff (km) 3 2,2546 4 2,7761 5 3,2236 6 3,6117 7 3,9515 8 4,2515 9 4,5183 10 4,7571

KẾT LUẬN

Các điều kiện khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng truyền dẫn thông tin vô tuyến, đặc biệt là mưa nên phải nghiên cứu xử lý trên cơ sở sử dụng số liệu thống kê dài hạn cho từng vùng khí hậu điển hình của Việt Nam.

Chế độ khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là chế độ mưa có tính đặc thù rất cao. Mưa phân bố không đều trong năm và giữa các khu vực khác nhau trên lãnh thổ. Kết quả tính toán độ suy hao do mưa ở Việt Nam cho thấy, với cường độ mưa 90mm/h, hệ thống truyền thông vi ba mặt đất 17 GHz là thích hợp nhất với khoảng cách đường truyền ngắn và theo kiểu phân cực đứng.

Các kết quả nêu trên cho thấy, nếu tài nguyên tần số ở những dải tần thấp đã hết, khi muốn mở rộng ra những dải tần lớn hơn trong thiết kế các tuyến truyền dẫn vi ba trong tương lai cần phải tham khảo kết quả tính toán tổng mức suy hao do điều kiện khí hậu, đặc biệt là do mưa như đã trình bày trên đây đề từ đó đề ra các biện pháp tăng công suất phát tín hiệu nhằm đạt được hiệu quả tối ưu.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1].Nguyễn Đức Ngữ (chủ biên), Biến đổi khí hậu, Nxb Khoa học Kỹ thuật, 2008. [2].Donald G.Fink-Donald Christiansen, Sổ tay kỹ sư điện tử, Nxb Khoa học-Kỹ thuật, 2000. [3].Robert E.Collin, “Antennas and Radiowave Propagation”, McGraw-Hill Book Company, 1985 [4]. “Characteristic of precipitation for propagation modelling”, Rec ITU-R p837-5, 2007.

Page 119: Tập 81 - 05 -2011

Phạm Thị Minh Nguyệt và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 109 - 114

114

[5]. Propagation data and prediction methods required for the design of terrestrial line-of-sight system, Rec ITU-R p530-12, 2007. [6]. Specific attenuation model for rain for use in prediction methods, Rec ITU-R p838-3, 2005. [7].Dusan Cermak, Ondrej Fiser, Vladimir Schejbal, Electromagnetic scattering by rain drop, Dusan Cermak, Ondrej Fiser, Vladimír Schejbal June, 2005.

[8]. J. S. Ojo and M. O. Ajewole, “Rain rate and rain attenuation prediction for satellite communication in Ku and Ka bands over Nigeria”, Progress In Electromagnetics Research B, Vol. 5, 207–223, 2008. [9]. Sami M.Sharif, “Microwave Signal Attenuation Due to Rainfall In Sudan”, Electrical and Electronic Engineering Department, University of Khartoum, 2003.

SUMMARY THE EFFECTS OF THE ATMOSPHERE ON WIRELESS COMMUNICATION IN CLIMATE CONDITIONS OF VIET NAM

Pham Thi Minh Nguyet1*, Tran Anh Thang2, Nguyen Dang Que3

1College of Electronics - Refrigeration Hanoi 2 Thai Nguyen University of Technology - TNU 3Institute of Hydrometeorology and Environment - Ministry of Natural Resources and Environment

The climatic factors such as temperature, rain, fog, snow... affect strongly to the quality of the wireless transmission. Global warming effects of artificial greenhouse gases increase as a giant energy source to supplement the earth's surface, is certain to impact on the structure of the atmosphere (the main transmission medium of electromagnetic radio waves). This article discussed about the influence of climate on radio transmissions, especially influence of rain – one of main factors of a tropical monsoon climate in Vietnam. In this article, some results of initial simulation of the attenuation by rain, which made some comments for the design of line-of-sight (LOS) terrestrial system lines in accordance with typically climatic conditions in Vietnam.

Keywords: Tropical climate, climate change, radio transmission, attenuation due to rain, microwave transmission.

* Tel: 0986385855

Page 120: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Đức Thạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 115 - 119

115

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIẾM NĂNG SUẤT CỦA TẬP ĐOÀN GIỐNG LÚA CẠN THU THẬP TẠI MỘT SỐ TỈNH MI ỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

Nguyễn Đức Thạnh*

Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Thí nghiệm đánh giá tập đoàn giống lúa cạn gồm 223 giống thu thập từ một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trong vụ mùa 2009, 2010. Kết quả theo dõi tập đoàn có sự biến động rất lớn về các yếu tố câu thành năng suất và năng suất. Số hạt chắc/bông dao động từ 29 hạt đến trên 150 hạt. Tập trung nhiều nhất là nhóm giống có số hạt từ 50 đến 100 hạt chiếm tỷ lệ cao 65%, nhóm có số hạt chắc dưới 50 hạt và trên 150 hạt chiếm tỷ lệ rất thấp. Số hạt/bông dao động từ 37,1 đến 180,9, số giống có số hạt/bông nhiều nhất là 50-100 hạt, tiếp thứ 2 là nhóm trên 100 hạt/bông. Tỷ lệ hạt chắc dao động từ 46,5 đến 92,2%, nhóm có tỷ lệ hạt chắc từ 80%-90% chiếm tỷ lệ cao nhất 53,4%, dưới 60% và trên 90% chiếm tỷ lệ rất thấp. Khối lượng 1000 hạt từ 10,96 đến 36,61g, đa số từ 20-30gam chiếm tỷ lệ 62,8%, nhóm có khối lượng hạt to trên 30gam cũng chiếm tỷ lệ 30,1%. Tập đoàn có số bông/khóm thấp dao động từ 1,0 đến 5,7. Chiều dài bông của các giống dao động từ 14,8 đến 28,0 cm, tập trung nhiều ở nhóm có chiều dài trên 25 cm chiểm 46,2%. Năng suất lý thuyết của tập đoàn giống biến động rất lớn từ 4,85 đến 51,6 tạ/ha., nhóm giống có năng suất dưới 20 tạ chiếm tỷ lệ cao 48,4%, nhóm giống có năng suất trên 30 tạ/ha chỉ chiếm trên 25%. Năng suất thực thu nhỏ hơn 20 tạ/ha tương đối lớn, chiếm tỷ lệ 58,%, nhóm có năng suất trên 30 tạ/ha có tỷ lệ thấp. Từ khóa: Lúa cạn, năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất

MỞ ĐẦU*

Tài nguyên cây trồng là tài sản quý giá của nhân loại. Công việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên này là tiền đề để nâng cao sản lượng cũng như chất lượng cây trồng góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. Để duy trì nguồn gen cây lúa cạn chúng tôi đã thu thập từ một số tỉnh miền núi phía Băc Việt Nam tập đoàn giống lúa cạn dùng làm vật liệu cho học tập và nghiện cứu cho giảng viên và sinh viên của trường. Song song với việc lưu giữ nhằm đảm bảo không bị xói mòn mất mát nguồn gen thì việc phân tích, đánh giá ban đầu và đánh giá chi tiết các nguồn gen cây trồng nông nghiệp nói chung và nguồn gen cây lúa nói riêng đang là nhiệm vụ được đặt ra một cách cấp thiết nhằm góp phần thúc đẩy việc khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn gen quý mà chúng ta đang có. Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá một giống. Kết quả tổng hợp của quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa được thể hiện qua các yếu tố cấu * Tel: 0989153954

thành năng suất và năng suất.. Trong 4 yếu tố cấu thành năng suất: số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc trên bông và khối lượng hạt thì số bông là yếu tố có tính chất quyết định nhất và sớm nhất [1]. như vậy nếu các yếu tố đó tăng thì năng suất tăng và giảm thì năng suất giảm. Tuy nhiên cũng phải chú ý đến mối quan hệ giữa các yếu tố để đạt được sự hài hoà cao nhất [5]. Các giống lúa khác nhau sẽ có năng suất khác nhau và cũng có các yếu tố cấu thành năng suất khác nhau. Vì vậy đánh giá các đặc điểm về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa trong tập đoàn để từ đó có cơ sở cho việc chọn lọc, lai tạo các giống lúa mới. Đồng thời là tài liệu tham khảo về nguồn gen lúa cạn tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam cho giảng viên, sinh viên trong trường. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Tập đoàn giống lúa được thu thập tại một số tỉnh miền núi phía Bắc gồm 223 giống.

- Nội dung nghiên cứu: Đánh giá đặc điểm năng suất của các giống lúa trong tập đoàn.

Page 121: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Đức Thạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 115 - 119

116

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Bố trí thí nghiệm khảo sát tập đoàn theo phương pháp của IRRI (1972).

+ Theo dõi các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen cây lúa của IRRI [2] và Kwanchai.AG [4], [5].

+ Thời gian thí nghiệm vụ mùa năm 2009, 2010.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Năng suất lúa được quyết định bởi các yếu tố: số bông trên đơn vị diện tích, số hạt chắc trên bông và khối lượng 1000 hạt. Để có năng suất cao cần tác động các biện pháp như: chọn giống có đặc tính đẻ nhánh nhiều, có tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao, có tỷ lệ hạt chắc cao và có khối lượng 1.000 hạt cao. Các biện pháp kỹ thuật tác động tích cực đến các chỉ tiêu trên như mật độ cấy hợp lý, tuổi mạ cấy, lượng phân bón, cách bón phân, chế độ tưới nước, phòng trừ sâu bệnh kịp thời…

Phân loại giống theo số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt

Cùng với chỉ tiêu số hạt chắc/bông, có thể căn cứ khối lượng 1.000 hạt để phân loại các giống thí nghiệm kết quả thu được ở bảng 1.

Qua bảng 1 cho thấy: 65,5% tổng số giống theo dõi thí nghiệm có số hạt chắc/bông dao động từ trên 50 đến 100 hạt, 22,0% số giống có số hạt chắc/bông nhỏ hơn 50 hạt, và có

12,6% số giống có số hạt chắc/bông trên 100 hạt. Trong đó giống có số hạt chắc/bông đạt cao nhất 150,8 hạt/bông là giống Thóc nếp thơm, giống Khẩu pe 143 hạt chắc/bông. Giống có số hạt chắc/bông đạt thấp nhất 29,1 hạt/bông là giống Lúa nương 93, giống Lẩu chi hang 34,6 hạt chắc/bông.

Các giống được theo dõi có khối lượng 1000 hạt từ 10,96 đến 36,61g. Có 16 giống có khối lượng 1000 hạt nhỏ hơn và bằng 20g (chiếm 7,2% tổng số giống). Giống Khẩu nuôt có có khối lượng 1000 hạt thấp nhất 10,96 g, giống Khẩu nua đeng 12,24g... Số lượng giống có khối lượng hạt từ 20 đến 25g chiếm tỷ lệ nhiều nhất 34,5%, tiếp đến là nhóm có khối lượng từ 25 đến 30g chiếm 28,3%, nhóm có khối lượng 30 đến 35 g chiếm tỷ lệ 22,9%. Nhóm có khối lượng lớn trên 35 g có 7,2%, giống có khối lượng cao nhất là giống Nếp pí tất đeng, giống Nếp dâu trắng 39,01 g...

Phân loại giống theo số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc

Số hạt trên bông và số hạt chắc/bông là những yếu tố quyết định đến năng suất lúa. Nếu số hạt/bông cao nhưng tỷ lệ hạt chắc thấp sẽ ảnh hưởng đến năng suát lúa. Các yếu tố này phụ thuộc vào giống lúa, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Kết quả theo dõi số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc được trình bày ở bảng 2.

Bảng 1. Phân loại giống theo số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt (Đơn vị: Giống)

Số hạt chắc/bông

Khối lượng 1000 hạt (đơn vị tính g) Tổng cộng Tỷ lệ % ≤20.0 20.1-25.0 25.1-30.0 30.1-35 >35

≤ 50.0 1 3 9 23 13 49 22.0 50.1 - 100.0 11 58 47 27 3 146 65.5 >100.0 4 16 7 1 0 28 12.6 Tổng cộng 16 77 63 51 16 223 100.0 Tỷ lệ % 7.2 34.5 28.3 22.9 7.2 100.0

Bảng 2. Phân loại giống theo số hạt/bông và tỷ lệ hạt chắc (Đơn vị: Giống)

Số hạt/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) Tổng cộng Tỷ lệ %

≤ 60 60.1-70 70.1-80 80.1-90 >90 ≤ 50.0 0 0 4 7 0 11 4.9 50.1 -100.0 3 22 35 78 7 145 65.0 101.0 - 150 4 10 8 31 8 61 27.4 > 150 0 2 0 3 1 6 2.7 Tổng cộng 6 34 47 119 17 223 Tỷ lệ % 2.7 15.2 21.1 53.4 7.6 100.0

Page 122: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Đức Thạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 115 - 119

117

Số hạt/bông dao động từ 37,1 đến 180,9, nhóm có số hạt/bông ≤ 50 có 11 giống chiếm 4,9% những giống có số hạt thấp nhất là Lúa nương 93 (37,1 hạt/bông), Lẩu chi hang 40,4...Nhóm có số hạt trên 50 đến 100 hạt/bông chiếm số lượng cao nhất 145 giống chiếm tỷ lệ 65,0%, xếp thứ hai là nhóm có số hạt từ 100 đến 150 hạt/bông 61 giống với tỷ lệ 27,4%. Nhóm có số hạt trên 150 hạt chỉ có 6 giống chiếm 2,7%, giống điển hình là Khẩu lúa cồ 180,9 hạt, Khẩu nú rầy điêng 180,6 hạt, Thóc nếp thơm 171,9 hạt. Tỷ lệ hạt chắc dao động từ 46,5 đến 92,2%, nhóm có tỷ lệ hạt chắc nhỏ hơn 50% có 6 giống chiếm tỷ lệ 2,7%, những giống có tỷ lệ hạt chắc thấp nhất là Khẩu nua đeng 46, Lúa nếp nương đen 56,5%... Nhóm có tỷ lệ hạt chắc trên 50 đến 60% có 34 giống chiếm tỷ lệ 15,2%, nhóm có số lượng nhiều nhất tỷ lệ trên 80 đến 90% có 119 giống với tỷ lệ 53,4%, nhóm có tỷ lệ hạt chắc cao trên 90% chỉ có 17 giống chiếm tỷ lệ 7,6%. Điển hình nhóm này là Khẩu nua lương, Lúa nương (nếp dẻo) 92,1%...

Phân loại giống theo số bông/khóm và chiều dài bông Số bông/khóm và chiều dài bông là một trong các yếu tố cấu thành năng suất. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, mỗi thời kỳ sinh trưởng sẽ tập trung vào một quá trình hoạt động trung tâm nhằm tạo ra những yếu tố nhất định, góp phần tạo năng suất lúa sau này. Nắm được cơ cấu hình thành và thời gian quyết định từng yếu tố là điều cần thiết, là cơ sở khoa học để tác động các biện pháp kỹ thuật có hiệu quả. Kết quả phân loại tập đoàn giống dựa trên số bông/khóm và chiều dài bông được thể hiện ở bảng 3.

Kết quả đánh giá cho thấy: Số bông/khóm dao động từ 1,0 đến 5,7. Dưới 2 bông/khóm có 32 giống chiếm tỷ lệ 14,3%, các giống điển hình là Khẩu lúa cồ 1,0, Khẩu nua hom 1,1 bông/khóm. Nhóm có số bông/khóm từ 2 đến 3 có 82 giống chiếm tỷ lệ 36,8% và nhóm có số bông trên 3 chiếm tỷ lệ cao nhất 48,9% với 109 giống. Các giống đại diện nhóm này là Nếp dâu trắng 5,7, Nếp thơm 5,3 bông/khóm.

Chiều dài bông của các giống dao động từ 14,8 đến 28,0 tập trung nhiều ở nhóm có chiều dài trên 25 cm có 103 giống chiểm 46,2%, các giống điển hình là Khẩu ma có 28,0 cm, Lúa nếp nương vàng 27,7 cm... Nhóm có chiều dài bông 20 - 25 cm đứng thứ 2 có 67 giống chiếm 30,0%. Nhóm có chiều dài bông dưới 20 cm còn 53 giống với 23,8%, đại diện như các giống Tẻ vàng 14,8 cm, Gạo thép 15,1, Nua non 15,3 cm...

Phân loại giống theo năng suất lý thuyết và năng suất thực thu

Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của mỗi giống trong từng điều kiện sinh thái nhất định, là kết quả tổng hợp của các yếu tố cấu thành năng suất.

Kết quả phân loại tập đoàn giống lúa dựa trên năng suất lý thuyết của các giống lúa thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.

Kết quả theo dõi cho thấy năng suất lý thuyết của tập đoàn giống biến động rất lớn từ 4,85 đến 51,6 tạ/ha. Trong đó nhóm giống có năng suất dưới 20 tạ có tới 108 giống chiếm tỷ lệ cao 48,4%, điển hình như giống Khẩu nua hom 4,5 tạ/ha, Lúa nếp nương đen ... Nhóm có năng suất từ 20 đến 25 tạ/ha có 42 giống với tỷ lệ 18,8% đây là nhóm có tỷ lệ xếp thứ 3 trong các nhóm.

Bảng 3. Phân loại giống theo số bông/khóm và chiều dài bông (Đơn vị: Giống)

Chiều dài bông Số bông/khóm

Tổng số Tỷ lệ % < 2 2-3 > 3

< 20 cm 8 21 24 53 23.8 20-25 cm 13 23 31 67 30.0 > 25 cm 11 38 54 103 46.2 Tổng số 32 82 109 223 100,0 Tỷ lệ % 14.3 36.8 48.9 14.3

Page 123: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Đức Thạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 115 - 119

118

Bảng 4-a. Phân loại giống theo năng suất lý thuyết (Đơn vị: Giống)

Năng suất lý thuyết (tạ/ha)

Tổng thể giống Nhóm lúa nếp Nhóm lúa tẻ

Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Số lượng Tỷ lệ % < 20.0 108 48.4 60 < 20.0 108 48.4

20.0 - 25.0 42 18.8 23 20.0 - 25.0 42 18.8 25.1-30.0 14 6.3 7 25.1-30.0 14 6.3 30.1 -35.0 16 7.2 11 30.1 -35.0 16 7.2

>35.0 43 19.3 24 >35.0 43 19.3 Tổng số 223 100.0 125 Tổng số 223 100.0

Nhóm giống có năng suất trên 25 đến 30 và nhóm trên 30 đến 35 tạ/ha chiếm tỷ lệ thấp 6,3 và 7,2%. Nhóm giống có năng suất trên 35 tạ xếp vị trí thứ 2 với 43 giống và chiếm tỷ lệ 19,3%, các giống điển hình như Npag ndej ndub 51,6 tạ/ha, Nếp hạt tròn 49,9 tạ/ha.

Bảng 4-b. Phân loại giống theo năng suất thực thu (Đơn vị: Giống)

Năng suất thực thu (tạ/ha)

Tổng thể giống Nhóm lúa nếp Nhóm lúa tẻ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

< 20.0 130 58.3 70 56.0 59 60.2 20.0 - 25.0 35 15.7 20 16.0 15 15.3 25.1-30.0 23 10.3 16 12.8 8 8.2 30.1 -35.0 24 10.8 15 12.0 9 9.2 >35.0 11 4.9 4 3.2 7 7.1 Tổng số 223 125 98

KẾT LUẬN

Tập đoàn giống lúa được thu thập tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam có nhiều đặc tính khác nhau về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. Số hạt chắc/bông nhiều nhất là nhóm giống có từ 50 đến 100 hạt, nhóm có số hạt chắc dưới 50 hạt và trên 150 hạt chiếm tỷ lệ rất thấp. Số hạt/bông nhiều nhất là 50-100 hạt. Nhóm có tỷ lệ hạt chắc từ 80%-90% chiếm tỷ lệ cao nhất. Khối lượng 1000 hạt, đa số từ 20-30gam. Tập đoàn có số bông/khóm thấp dao động từ 1,0 đến 5,7. Chiều dài bông tập trung nhiều ở nhóm có chiều dài trên 25 cm. Năng suất lý thuyết của tập đoàn biến động rất lớn từ 4,85 đến 51,6 tạ/ha, nhóm giống có năng suất dưới 20 tạ chiếm tỷ lệ cao 48,4%, nhóm giống có năng

suất trên 30 tạ/ha chiếm trên 25%. Năng suất thực thu nhỏ hơn 20 tạ/ha tương đối lớn, nhóm có năng suất trên 30 tạ/ha có tỷ lệ thấp.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Đình Giao, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Hữu Tề (1997) - Giáo trình cây lương thực, tập 1-Cây lúa, NXBNN, Hà Nội. [2]. IRRI (1996), Standard Evaluation System for rice. [3]. Kwanchai.AG and Arturo.AG (1984) Statiscal procedures for agricultural research 2nd edition, IRRI. [4]. Kwanchai.AG (1972), Technique for field experiment with rice, IRRI [5]. Nguyễn Thị Lẫm, Dương Văn Sơn, Nguyễn Đức Thạnh (2003), Giáo trình cây lương thực, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Page 124: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Đức Thạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 115 - 119

119

SUMMARY EVALUATION OF YIELD OF DRY RICE VARIETY GROUP COLLE CTED FROM MOUNTAINOUS PROVINCES OF NORTHERN PART OF VIET NAM

Nguyen Duc Thanh* College of Agriculture and forestry - TNU

The experiment to evaluate dry rice variety group included 223 rice varieties collected from some mountainous provinces of northern part of vietnam in the tenth month crop in 2009, 2010.The result showed that factors that constituted yield varied greatly. Number of heavy seeds/ear varied from 29 seeds to 150 seeds. Variety group consisting of 50 -100 seeds made up the highest percentage: 65%,.The group consisting of heavy seeds below 50 seeds and more than 150 seeds made up very low proportion. Number of seeds/ear varied from 37.1 to 180.9, Varieties consisting of 50-100 seeds /ear made up the highest proportion The group consisting of more than 100 seeds/ear made up the second highest proportion. The rate of heavy seeds varied from 46.5 to 92..2%, The group having the proportion of heavy seeds 80%-90% made up the highest rate: 53.4% ,the proportion of groups having the heavy seeds below 60% and 90% were low. Weight of 1000 seeds from 10.96 to 36.61g, mostly 20-30gram made up 62.8%, the group having heavy weight: over 30gram also made up 30.1%. The group consisting small amount of ears/clump varied from 1.0 to 5.7. The lenght of ear of varieties varied from 14.8 to 28.0 cm, mostly, the highest proportion was the group with the length of over 25 cm making up 46.2%. Theorical yield of variety group varied from 4,.850 to 5,160 kg/ha., the variety group with yield below 2,000 made up the high percentage: 48.4%, the variety group with yield over 3,000 kg/ha made up only more than 25%. The group with real yield below 2,000 kg/ha made up a quite large proportion: 58%, .The group with yield more than 3,000 kg/ha made up low proportion. Key words: Upland rice, yield, factors constitutes yield

* Tel: 0989153954

Page 125: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Đức Thạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 115 - 119

120

Page 126: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Đức Thạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 115 - 119

121

MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NĂNG SUẤT CÁC KỲ THU RAU VỚI TỔNG NĂNG SUẤT RAU VÀ GI ỮA CÁC BỘ PHẬN TRONG NGỌN RAU Ở MỘT SỐ GIỐNG KHOAI LANG RAU

Mai Thạch Hoành*

Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam TÓM TẮT

Nghiên cứu 6 giống khoai lang có tiềm năng sử dụng làm rau xanh, trồng ở 2 vụ Xuân Hè và Hè Thu, với quỹ thời gian 90 ngày sau trồng, Vụ Hè Thu các giống cho 7 kỳ thu rau đạt năng suất trung bình cao 37,60 tấn rau /ha, cao hơn vụ Xuân Hè thu 6 kỳ, đạt 31,03 tấn rau/ha, và và đã xác định được giống VĐ1 có năng suất rau cao nhất từ 34,33 – 46,99 tấn rau/ha và hơn hẳn các giống ở độ tin cậy 95%. Trong đó các kỳ thu rau ở kỳ giữa của cả hai vụ đều cho năng suất rau cao nhất: 6,25 – 6,8 tấn rau/ha, và có mối tương quan thuận với tổng năng suất rau cả vụ đều ở mức rất chặt r = 0,918 và r = 0,9242. Trong các bộ phận ngọn rau, lá có khối lượng lớn nhất, đạt 23,43 gam / 10 ngọn cao hơn thân và cuống trong ngọn rau, với mối tương quan cao nhất r = 0,9661. Điều này đã xác đinh rõ được vai trò quan trong của lá trong ngọn rau khoai lang. Từ khoá: năng suất, kỳ thu rau, khối lượng, lá, cuống, thân, mối tương quan

MỞ ĐẦU*

Rau khoai lang đang được phát triển, làm phong phú nguồn rau xanh phục vụ đời sống cộng đồng và tham gia tốt nguồn rau sạch, ngăn ngừa một số bệnh xã hội hiện nay. Năng suất rau khoai lang phụ thuộc vào thời vụ trồng, sự khai thác nhiều lần thu hái khác nhau, nhất là khi giáp các vụ rau trong năm như 2 vụ: Xuân hè và Hè Thu. Đặc biệt khi sử dụng rau khoai lang cũng rất đa dạng theo từng bộ phận ngọn rau như: lá, cuống lá hay chỉ ngọn thân non, là tuỳ theo thị hiếu sử dụng ở từng người và từng vùng khác nhau. Kết quả nghiên cứu mối tương quan năng suất các kỳ thu hái với tổng năng suất rau và tương quan giữa các bộ phận trên ngọn rau khoai lang ở 2 vụ chính ở trên trong năm, đã góp phần cho viếc khai thác và sử dụng các giống rau có hiệu quả hơn.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật li ệu nghiên cứu

Gồm 6 giống khoai lang có tiềm năng sử dụng làm rau xanh cho người là TV1 nhập dây giống từ Trung Quốc; VĐ1 nhập từ Đài

* Tel: 0988440172; Email: [email protected]

Loan, K51 giống lai trong nước; H12 giống lai tự nhiên; DT2 giống nhập ở Viện Di truyền và giống CN.

Đối chứng là giống Cực Nhanh là giống nhập nội đã được công nhận năm 1995

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí khối nghẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiện 18 m2 (1,2 m x 5 m x 3 luống); Mật độ trồng 20 cm x 15 cm

Thời vụ trồng ở 2 vụ giáp rau để giải quyết rau hiếm khi giáp vụ rau xuân và rau Đông: Vụ Xuân Hè trồng 8/4/2010 và Vụ Hè Thu trồng vào 28/6/2010.

Lượng phân bón: Phân chuồng 10 tấn, phân hoá học gồm: 90N, 30P205 và 60K20 cho 1ha.

Phương phán bón: lân và kaly bón lót cùng phân chuồng, đạm chia đều để tưới sau các lần thu hái rau xanh

Chỉ tiêu theo dõi

- Các đợt thu rau đều lấy tiêu chuẩn ngọn rau khoai lang dài 15 cm để thu rau, và đợt cuối cùng đều kết thúc vào lúc 90 ngày sau trồng (nst) cho cả 2 vụ

- Tính năng suất rau từng đợt, và tổng năng suất rau cả vụ (khi kết thúc 90 nst).

Page 127: Tập 81 - 05 -2011

Mai Thạch Hoành Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 121 - 126

122

- Tính tương quan giữa năng suất rau đợt đầu, đợt cuối và đợt giữa có năng suất rau cao nhất.

- Tính khối lượng các bộ phận ngọn rau riêng: lá, cuống và thân để tính mối tương quan giữa chúng với tổng khối lượng ngọn rau.

Địa điểm nghiên cứu

Tại HTX Liên Ninh, Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Kết quả vụ Xuân Hè

Vụ Xuân Hè được trồng 08/04, qua 6 kỳ thu ngọn rau xanh và kết thúc đóng 90 nst, kết quả thu được ở bảng 1.

Qua 6 kỳ thu rau ở bảng 1 cho thấy năng suất rau trung bình của 6 giống đều thấp nhất ở kỳ đầu (18 nst) đạt 3,62 tấn/ ha, năng suất rau trung bình ở đợt cuối (90nst) đạt 5,49 tấn / ha và đạt năng suất cao nhất là kỳ giữa (62 nst) 6,25 tấn / ha. Vậy vụ Xuân Hè với 6 giống tham gia thí nghiệm, trong quỹ thời gian 90 nst đã cho năng suất rau xanh trung bình ở các giống là 31,03 tấn / ha. Trong đó cao nhất là giống VĐ1 đạt cao nhất 34,33 tấn / ha, với độ tin cậy 95 %. Xét mối tương quan giữa năng suất rau với tổng năng suất cả vụ của 3 kỳ thu rau trên, cho thấy kỳ giữa có mức tương quan chặt nhất r = 0,9242 , sau đó đến kỳ thu đầu r = 0,9005 và kỳ thu cuối cho mức thâp nhất r = 0,3276.

Mức độ biến thiên của 3 kỳ trên cũng được thể hiện rõ trên các biểu đồ dưới đây:

Kỳ thu rau lần đầu có biến thiên thấp R2 = 0,8128, thấp hơn kỳ giữa và cao hơn kỳ cuối

Kỳ thu rau lần giữa có biến thiên cao nhất R2 = 0,8542, cao hơn hẳn 2 kỳ đầu và cuối

Kỳ thu rau lần cuối có độ biến thiên thấp nhất R2 = 0,1073, và các giống có xu hướng chậm lại,

chỉ riêng giống H12 còn tăng

Bảng 1. Năng suất rau ở các kỳ thu và tương quan giữa chung

với tổng năng suất rau cả vụ Xuân-Hè (tấn/ha) Kỳ Giống

26/4 (18 nst)

8/5 (30 nst)

24/5 (46 nst)

10/6 (62 nst)

24/6 (76 nst)

8/7 (90 nst)

Tổng số ( 6 kỳ )

TV1 4,12 4,75 6,40 6,32 6,19 5,12 32,90 (2)

VĐ1 4,49 5,69 6,00 6,42 6,54 5,19 34,33 (1) K51 3,42 3,65 5,42 6,00 6,05 5,91 30,45 (4) H12 3,28 4,37 5,20 6,19 5,91 6,06 31,01 (3) DT2 3,21 3,23 4,40 6,20 5,18 5,42 27,64 (6) CN 3,21 4,28 5,20 6,40 5,50 5,28 29,87 (5)

T.Bình 3,62 4,33 5,44 6,25 5,90 5,49 31,03 Cv % 13,81 18,01 11,76 2,30 7,63 6,56 6,91

LSdo,o5 1,00 1,25 1,13 0,54 0,75 0,86 2,06 Kỳ thu 1(NSTB thấp nhất) y = 4,0296 x + 16,34; R2 = 0,8109; r = 0,9005 Kỳ thu giữa (NSTB cao nhất) y = 4,4075 x + 4,8747; R2 = 0,8542; r = 0,9242 Kỳ thu cuối ( NSTB) y = 0,2028 x + 2,3947; R2 = 0,1073; r = 0,3276

Tương quan gi ữa năng su ất ngọn rau đợt cao nh ất với tổng n ăng su ất rau , v ụ Xuân 2010

(kỳ giữa cao nh ất)

y = 4.4075x + 4.8747R2 = 0.8542

1

6

11

16

21

26

31

36

5 5.2 5.4 5.6 5.8 6 6.2 6.4 6.6Năng su ất rau cao nhât (T/ha)

Tổ

ng năn

g suất

rau

(T

/ha)

Tương quan gi ữa năng su ất ngọn rau đợt 1 với tổng năng su ất rau, Xuân 2010

(kỳ 1 thấp)

y = 3.8662x + 17.031R2 = 0.8128

1

6

11

16

21

26

31

36

41

3 3.5 4 4.5 5Năng su ất ng ọn đợt 1 (T/ha)

Tổ

ng năn

g suất

ra

u (

T/h

a)

Tương quan n ăng su ất rau l ần cu ối vớitổng n ăng su ất rau, Xuân 2010

(KỲ cuối TB)

y = 0.2028x + 2.3947R2 = 0.1073

1

6

11

16

21

26

31

36

5 5.2 5.4 5.6 5.8 6 6.2Năng suông rau (T/ha)

Tổng

năn

g suất

rau

(T/h

a)

Page 128: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Đức Thạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 115 - 119

123

Vụ hè thu Vụ Hè thu các giống được trồng 28 /6, với 7 lần thu hái và cũng kết thúc 90 nst đã thu được kết quả như bảng 2. Qua 7 kỳ thu rau ở bảng 2 đã cho thấy năng suất rau trung bình của 6 giống đều thấp nhất ở kỳ đầu (16 nst) đạt 2,85 tấn/ ha, năng suất rau trung bình ở đợt cuối (90nst) đạt 6,13 tấn/ha và đạt năng suất cao nhất là kỳ giữa (52 nst) 6,8 tấn / ha. Vậy vụ Hè thu với 6 giống tham gia thí nghiệm, trong quỹ thời gian 90 nst đã cho năng suất rau xanh trung bình ở các giống là 37,60 tấn / ha đều cao hơn vụ Xuân - Hè. Trong đó cao nhất là giống VĐ1 đạt 46,99 tấn rau/ha, với độ tin cậy 95 %. Xét mối tương quan giữa năng suất rau với tổng năng suất cả vụ của 3 kỳ thu rau trên, cho thấy ngược với vụ Xuân Hè là: kỳ thu rau cuối có mức tương quan chặt nhất r = 0,9895 , sau đó đến kỳ thu giữa r = 0,918 và kỳ thu đầu cho mức thâp nhất r = 0,7418. Mức độ biến thiên của 3 kỳ trên cũng được thể hiện rõ trên các biểu đồ dưới đây:

Sự biến thiên kỳ thu rau đầu R2 = 0,5502

là mức thấp nhất

Sự biến thiên kỳ thu rau giữa R2 = 0,8427

là mức cao nhất ở vụ Hè Thu

Sự biến thiên ký thu ra cuối R2 = 0,9791 là mức cao nhât

Mối tương quan về khối lượng của các bộ phận trong ngọn rau

Ở vụ Hè Thu đã nghiên cứu các khối lượng Lá , Cuống và Thân trong ngọn rau khoai lang đã thu được kết quả ở bảng 03.

Kết quả bảng 03 cho thấy về mặt khối lượng: Lá là cao nhất đạt trung bình 23,43 g/10 ngọn, sau đến Thân đạt 21,87 g /10 ngọn và cuối cùng Cuống đạt 17,6g/10 ngọn là thấp nhất. Đồng thời rút ra 2 giông: giống H12 có khối lương ngọn cao nhất đạt 79,77g/10 ngọn, giống DT2 đạt thấp nhất 53,24g/10 ngọn, và chúng đều ở độ tin cậy 95%. Điều này rất phù hợp với nhật xét thực tế: H12 có ngọn rau to và mập nhất, còn DT2 có ngọn nhỏ nhất trong các giống thí nghiệm.

Xét mối tương quan giữa khối lượng các bộ phận trên với tổng khối lượng ngọn rau của các giống đã cho thấy: Lá có mức tương quan cao nhất r = 0,9661 và có độ biến thiên lớn nhất R2 = 0, 9334, thể hiện ở biểu đồ sau:

Tương quan gi ữa NS ngọn rau với năng su ất rau , Hè Thu 2010

( kỳ 1)

y = 4.9204x + 23.554R2 = 0.5502

16

11162126

313641

4651

0 1 2 3 4 5Năng su ất ngọn rau (T/ha)

Tổ

ng năn

g suất

ra

u (T

/ha)

Tương quan gi ữa năng su ất rau l ần cao với tổng năng su ất rau, vụ hè 2010

(kỳ giữa- cao nh ất)

y = 3.0133x + 17.09R2 = 0.8427

1

6

11

16

21

26

31

36

41

46

51

0 2 4 6 8 10

Năng su ất ngọn rau ( T/hs)

Tổ

ng năn

g suất

rau

(

T/h

a)

Tương quan gi ữa năng su ất rau l ần cu ốivới tổng n ăng su ất rau, hè 2010

(kỳ cuối- TB)

y = 7.8723x - 10.646R2 = 0.9791

1

6

1116

21

26

31

3641

46

51

0 2 4 6 8

Năng su ất rau l ần cuối (T/ha)

Tổ

ng năn

g suất

rau

(T/h

a)

Tương quan gi ữa Khối Lượng Lá vớitổng K.L. rau, v ụ Xuân He 2010

y = 2.7426x - 1.6579R2 = 0.9334

1

11

21

31

41

51

61

71

81

91

0 10 20 30 40Khối lượng lá (G)

Khố

i lượ

ng ra

u (g

)

Page 129: Tập 81 - 05 -2011

Mai Thạch Hoành Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 121 - 126

124

Cuống lá có mối tương quan thấp sau lá, đạt r =

0,8140 và có độ biến thiên R2 = 0,6626 xếp sau lá

Thân phần ngọn rau có mối tương quan thấp nhất

r = 0,77, và có độ biến thiên cũng thấp nhất R2 = 0,5929

Bảng 2. Năng suất rau ở các kỳ thu và tương quan giữa chúng với tổng năng suất rau cả vụ Hè -Thu (tấn/ha)

Kỳ

Giống

14/7 (16 nst)

26/7 (28 nst)

8/8 (40 nst)

20/8 (52 nst)

4/9 (66 nst)

16/9 (78 nst)

28/9 (90 nst)

Tổng (7 kỳ)

TV1 2,00 4,33 6,00 8,71 6,27 6,44 6,38 40,13(2)

VĐ1 4,53 4,84 6,56 9,02 7,38 7,44 7,22 46,99(1)

K51 2,56 4,13 5,33 5,53 4,56 5,51 5,53 33,15(5)

H12 3,00 4,27 5,67 7,33 5,82 6,56 6,53 39,18(3)

DT2 2,27 3,2 4,89 4,84 4,53 5,20 5,16 30,09(6)

CN 2,75 4,58 5,82 5,38 5,44 6,04 5,96 35,97(4)

T,bình 2,85 4,24 5,71 6,80 5,67 6,20 6,13 37,60

Cv % 5,7 6,9 4,2 4,4 7,0 4,6 4,3 14,39

LSdo,o5 0,29 0,53 0,44 0,55 0,72 0,52 0,48 3,29

Kỳ thu 1 (NSTB thấp nhất) y = 4,9204 x + 23,554; R2 = 0,5502; r = 0,7418

Kỳ thu giữa (NSTB cao nhất) y = 3, 0133 x + 17,09; R2 = 0,8427; r = 0,918

Kỳ thu cuối (NSTB) y = 7,8723 x - 10,646; R2 = 0,9791; r = 0,9895

Bảng 3. Khối lương các bộ phận ngọn rau và tương quan giữa chúng

với tổng khối lượng của ngọn rau (gam/10 ngọn)

Khối lg(g) Giống Lá Cuống lá Thân Tổng số T.bình TV1 21,13 18,51 17,90 57,54 VĐ1 23,11 18,15 21,81 63,07 K51 23,51 21,91 21,72 67,14 H12 30,05 22,16 27,56 79,77 DT2 20,30 10,22 22,72 53,24

Cực Nhanh-CN 22,50 15,61 19,53 57,64 Trung Bình 23,43 17,76 21,87 63,07

Cv % 13,49 22,86 13,76 13,76 LSd o,o5 2,52 2,84 2,45 4,16

Tương quan: Lá với T.số y = 2,7426 x + 1,6579; R2 = 0,9334; r = 0,9661 Tương quan: Cuống với T.số y = 1,7416 x + 32,137, R2 = 0, 6626; r = 0,8140 Tương quan: Thân với T.số y = 2,2207 x + 14,494; R2 = 0,5929; r = 0,77

Tương quan gi ữa Khối Lượng Cuống với tổng K.L. rau, v ụ Xuân Hè 2010

y = 1.7416x + 32.137R2 = 0.6626

1

11

21

31

41

51

61

71

81

91

0 5 10 15 20 25

Khối lượng cu ống (g)

Tổ

ng K

L ra

u (g

)

Tương quan gi ữa khối lượng thân v ới tổng kh ối lượng rau

vụ Xuân Hè 2010

y = 2.2207x + 14.494R2 = 0.5929

1

11

21

31

41

51

61

71

81

91

0 5 10 15 20 25 30

Khối lượng thân (g)

Tổ

ng K

L ra

u (G

)

Page 130: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Đức Thạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 115 - 119

125

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

+ Cùng trong quỹ thời gian 90 ngày, năng suất rau bình quân giữa các giống trong thí nghiệm vụ Hè thu đạt cao 37,60 tấn, cao hơn vụ Xuân Hè đạt 31,03 tấn, và cho 7 kỳ thu hoạch rau hơn vụ Xuân Hè chỉ có 6 kỳ thu. Đồng thời rút ra giống VĐ1 là giống cho năng suất cao nhất, xứng đáng được Bộ NN& PTNT công nhận là giống tạm thời theo quyết định số 608 / QĐ-TT-CLT, ngày 14/12/2010.

+ Hai kỳ thu ở giữa và ở cuối vụ của hai vụ trên có độ biến thiên và mối tương quan thuận giữa năng suất hai kỳ này với tổng năng suất rau vụ là trái ngược nhau: vụ Xuân Hè kỳ thu ở giữa có R2 = 0,8542 và r = 0,9242 cao nhất, còn kỳ ở cuối có R2 = 0,1073 và r = 0,3276 thấp nhất. Nhưng ngược lại vụ Hè Thu kỳ thu ở cuối có R2 = 0,9791 và r = 0,0,9895 cao nhất, cón kỳ ở giữa có R2 = 0,8427 và r = 0,918 thấp hơn.

+ Trong ngọn rau khoai lang, khối lượng lá chiếm cao nhất, trung bình các giống là 23,43 gam/10 ngọn, Khối lượng cuống lá nhỏ nhất chỉ đạt 17,76gam/10 ngọn và khối lượng thân ngọn rau ở mức trung gian giữa lá và cuống, đạt 21,87gam/10 ngọn.

+ Mối tương quan giữa ba bộ phận lá, cuống và thân với tổng khối lượng ngọn rau, thì lá vần có độ biến thiên cao nhất R2 = 0,9334 và mối tương quan thuận vẫn cao và chặt nhất r = 0,9661. Nghĩa là chỉ có lá có độ biến thiên và mối tương quan là đồng thuận với nhau, còn cuống và thân không đồng thuận ở độ biến thiên và mối tuơng quan của chúng. Vậy rút ra ở ngọn rau khoai lang, vai trò của lá là quan trọng và chiếm ưu thế nhất.

Đề nghị

Đề nghị mở rộng phát triển giống khoai lang rau VĐ1 ra các vùng hiếm rau, nhất là vụ Hè Thu và chú ý bón phân hợp lý để bảo đảm tốt nămg suất và chất lượng ngọn rau khoai lang.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1].Báo cáo kết quả nghiên cứu tuyển chọn và khảo nghiệm giống khoai lang rau triển vọng VĐ1, Báo cáo của TTNCCCC, Viện CLT-CTP, Viện KHNNVN [2].Nguyễn Văn Thuỷ (2005) Nghiên cứu đặc điểm nống sinh học của một số giống khoai lang sử dụng làm rau tại ngoại thành Hà Nội, luận văn Thạc sỹ. [3].Mai Thạch Hoành (2003) Giống và kỹ thuật thâm canh cây có củ, Nxb nông nghiệp. [4].Mai Thạch Hoành (2004) Cây khoai lang kỹ thuật trồng và bảo quản, Nxb Nông nghiệp [5].Mai Thạch Hoành (2005) Chọn tạo và nhân giống cây có củ, Nxb Nông nghiệp. [6]. Đinh Thế Lộc và CS (1979) Kỹ thuật thâm canh cây khoai lang - Nxb Nông nghiệp Hà Nội [7].Vũ Văn Chè (2003). Nghiên cứu chọn tạo giống khoai lang chất lượng củ cao ở vùng đồng Bằng Bắc Bộ. Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam - Hà Nội [8].Ngô Xuân Mạnh (1996) Nghiên cứu các chỉ tiêu phẩm chất và một số biện pháp chế biến nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng khoai lang vụ Đông ở miền Bắc Việt Nam. Luận án Phó Tiến sỹ khoa học Nông nghiệp - Trường Đại học NN I Hà Nội. [9].Adolph, W.H and H.C Liu (1989), The Value of Sweetpotato in human mitrition, Chin, Med, J, pp 337-442. [10]. Anon (1981), AVRDC Progress Report 1980, AVR DC, Shanhua, Tainan, pp 71-72. [11]. Collin W.W&Walter W.M (1985) “Fresh root for human consumption” in Bouwkamp J.C (Ed) Sweetpotato products: Amatural Resource for the Tropics, CRC Press, pp.153-173.

Page 131: Tập 81 - 05 -2011

Mai Thạch Hoành Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 121 - 126

126

SUMMARY THE CORRELATION BETWEEN VEGETABLE YIELD OF HARVEST ED TIMES WITH TOTAL VEGETABLE YIELD AND WEIGHT OF PART S IN THE SWEET POTATO CUTTING TOPS IN SOME SWEETPOTATO VARI ETIES

Mai Thach Hoanh*

Vietnam Academy of Agricultural Sciences

The resreach has conducted two seasons of Spring-Summer and Summer-Autumn with 6 sweetpotato vegetable varieties to evaluation the vegetable yields of harveated times. The results of study has shown that: the average yield of Summer-Autumn has gained 37,60 T/ha higher than Spring-Summer) of 31,33 T/ha and selected VD1 variety has the highest vegetable yield from 43,33- 46,99 T/ha, at P > 95 level. While the middle of harvested times in two seasons have gained the highest vegetable yield from 6,25 -6,8 T/ha with the highest close favoutable correlation from r = 0,918 to r = 0,9242. While the parts of sweetpotato cutting tops of leaf has the highest weight of 23,43 g/10 tops which is higher than stalk and vines, with the highest favoutabl correlation r = 0,9661. This was to determine that the important role of leaf in the sweetpotato vegetable cutting tops. Keyword: Yield, harvested time, weight, leaf, stalk, vine, correlation

* Tel: 0988440172; Email: [email protected]

Page 132: Tập 81 - 05 -2011

Trần Trang Nhung và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 127 - 134

127

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC SODIUMBUTYRATE THAY TH Ế KHÁNG SINH COLISTIN TRONG KH ẨU PHẦN NUÔI LỢN CON SAU CAI SỮA

Tr ần Trang Nhung*, Hoàng Toàn Thắng Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Tổng số 180 lợn con sau cai sữa ở 21 ngày tuổi có khối lượng bình quân 6,04 kg/con, lợn được chia làm 3 lô, mỗi lô 20 con với 3 lần thí nghiệm nhắc lại đồng thời/lô. Trong đó: lô đối chứng được bổ sung kháng sinh colistin với li ều 0,1%, các lô thí nghiệm sử dụng sản phẩm a xit hữu cơ N-butyrate để thay thế, trong đó lô thí nghiệm 1 bổ sung Na-Butyrate với liều 1% và lô thí nghiệm 2 bổ sung Na-Butyrate với liều 1,5%. Lợn thí nghiệm được nuôi trong 42 ngày để theo dõi các chỉ tiêu: độ dài nhung mao ruột non, trị số pH chất chứa đường tiêu hóa, khối lượng cơ thể của lợn thí nghiệm, số lượng VSV hiếu khí trong chất chứa ruột non, hiệu quả thức ăn và hiệu quả kinh tế, kỹ thuật của thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Sử dụng Na-butyrate bổ sung vào khẩu phần có giá trị thay thế kháng sinh colistin, thể hiện ở các kết quả: Lợn con có trạng thái đường tiêu hóa tốt, độ cao nhung mao ruột non lợn thí nghiệm cao hơn đối chứng với mức sai khác thống kê 99,99% (P≤ 0,001). Na-butyrate đã làm giảm pH trong dạ dày và ruột non của lợn, gây ra ức chế sự phát triển các vi khuẩn bất lợi trong đường tiêu hóa lợn con, vì thế làm giảm số lượng E.Coli và Salmonella trong đường tiêu hóa, làm giảm mức độ tiêu chảy của lợn, ổn định được sinh trưởng giữa các lô lợn và mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng so với sử dụng kháng sinh colistin với P> 0,05.. Từ khóa: Kháng sinh, Colistin, Sodiumbutyrate, Sản phẩm thay thế, Lợn con, Nhung mao ruột

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Kháng sinh được nhà bác học Flemming phát hiện ra năm 1928. Kể từ đó tới nay, kháng sinh đã góp phần to lớn kiểm soát các bệnh vi khuẩn. Bên cạnh đó người ta cũng phát hiện khi dùng kháng sinh với li ều nhỏ lại có tác dụng kích thích sinh trưởng, làm tăng khối lượng cơ thể/ngày từ 4-15%, làm tăng lượng thu nhận thức ăn và hệ số chuyển hoá thức ăn 2-6% (Morz, 2003) [4]. Khoảng 50 năm trở lại đây, nhiều loại kháng sinh đã được sử dụng như chất kích thích sinh trưởng phổ biến trong chăn nuôi khắp thế giới.

Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh như một chất kích thích sinh trưởng lại dẫn tới xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh, gây mất an toàn tới sức khoẻ con người. Vì thế, thế giới đang tìm cách hạn chế tiến tới bãi bỏ việc dùng kháng sinh trong chăn nuôi nói chung và lợn nói riêng. Ở Việt Nam, Cục Thú y đã ban hành danh mục các loại kháng sinh * Tel: 0915 365 757

hạn chế và cấm sử dụng trong chăn nuôi. Việc xoá bỏ dùng kháng sinh trong chăn nuôi đã dẫn tới sử dụng probiotic, prebiotic, enzyme, axit hữu cơ… là các sản phẩm thay thế kháng sinh (Vũ Duy Giảng, 2009 [1].

Việc tìm các sản phẩm thay thế kháng sinh ở Việt Nam đang là việc làm cấp bách, được các nhà khoa học trong nước quan tâm và bước đầu có được kết quả khích lệ (Trần Quốc Việt và cộng sự, 2006) [7]. Bên cạnh đó, tiếp thu và thử nghiệm các sản phẩm thay thế kháng sinh từ nước ngoài cũng là một xu hướng cần tiến hành để rút ngắn khoảng cách trong thực tiễn chăn nuôi nước ta với thế giới. Trong các loại sản phẩm thay thế kháng sinh, axit hữu cơ là loại sản phẩm được quan tâm nghiên cứu vì nó có những đặc tính ưu việt: An toàn cho vật nuôi và con người, cải thiện chức năng tiêu hoá, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong đường ruột, không tồn dư và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nắm bắt xu hướng ấy, vừa qua trong Hội chợ triển lãm Công nghệ Chăn nuôi năm 2008,

Page 133: Tập 81 - 05 -2011

Trần Trang Nhung và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 127 - 134

128

Công ty trách nhiệm hứu hạn Hồng Triển (Hưng Yên) đã giới thiệu sản phẩm Na-butyrate do Công ty Singao (Trung Quốc) sản xuất và khuyến cáo sử dụng. Việc đưa nhanh các sản phẩm công nghệ cao vào sản xuất chăn nuôi lợn ở nước ta nói chung và miền núi nói riêng, nơi mà trình độ chăn nuôi còn có nhiều hạn chế, vệ sinh thú y trong chăn nuôi còn thấp sẽ góp phần tích cực làm tăng hiệu quả chăn nuôi lợn. Xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, chúng tôi triển khai đề tài trên. Mục tiêu của đề tài là:

- Xác định khả năng thay thế kháng sinh của chế phẩm Na-butyrate trong việc kích thích sinh trưởng làm tăng hiệu quả chăn nuôi lợn con giai đoạn sau cai sữa đến 60 ngày tuổi.

- Xác định được vai trò của Na-butyrate trong việc hạn chế bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa thông qua tác động làm thay đổi theo hướng tích cực trạng thái đường tiêu hóa lợn con.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng và vật li ệu nghiên cứu

- Lợn con giống ngoại từ sau cai sữa đến 63 ngày tuổi nuôi tại Trung tâm thực hành thực nghiệm trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên.

- Kháng sinh colistin ở dạng chế phẩm TD.COLIVET của công ty trách nhiệm hữu hạn Nam Dũng sản xuất và phân phối.

- Chế phẩm Na-butyrate của công ty Singao (Trung Quốc) sản xuất và được công ty trách nhiệm hữu hạn Hồng Triển (Hưng Yên) giới thiệu, cung cấp.

- Thức ăn cho lợn con sau cai sữa ở dạng viên do công ty CP sản xuất và phân phối, đảm bảo giá trị dinh dưỡng theo tiêu chuẩn quy định.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Trại chăn nuôi lợn của Trung tâm -Thực hành Thực nghiệm, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Phòng thí nghiệm của bộ môn Mô phôi -Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Phòng thí nghiệm của Bộ môn Công

nghệ vi sinh -Viện Khoa học sự sống thuộc Đại học Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 8 năm 2010.

Nội dung nghiên cứu

Trên đàn lợn ngoại sau cai sữa từ 21- 63 ngày tuổi, tiến hành nghiên cứu các nội dung:

- Sự biến đổi trạng thái đường tiêu hoá của lợn khi sử dụng Na - Butyrate.

- Ảnh hưởng của việc bổ sung Na -Butyrate vào khẩu phần tới tình trạng tiêu chảy.

- Ảnh hưởng của việc bổ sung Na- butyrate tới sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn.

Phương pháp nghiên cứu

1. Các phương pháp phòng thí nghiệm

- Thu mẫu ruột non làm tiêu bản lát cắt ngang ruột non: Mổ giết 3 lợn/lô có khối lượng bằng trung bình của lô, thu mẫu không tràng trước 6 giờ kể từ khi giết lợn, cắt mẫu tại không tràng tại vị trí cách tá tràng 50cm, kích thước mẫu thống nhất 3x3cm; Cố định mẫu trong dung dịch Bouin và chuyển về phòng thí nghiệm mô phôi để làm tiêu bản lát cắt ngang ruột non bằng phương pháp đúc paraphin theo hướng dẫn trong giáo trình Tổ chức học [2], đo chiều dài lông nhung trên trắc vi thị kính tại Vi ện Khoa học sự sống- ĐH Thái Nguyên.

- Thu chất chứa dạ dày, tá tràng và hồi tràng (n=3 mẫu/vị trí/lô) để xác định pH bằng cách đo trực tiếp trên pH metter ngay sau khi giết mổ tại Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên.

- Xác định E.coli và Salmonella tổng số trong chất chứa hồi tràng và trực tràng (n=3 con/lô) theo phương pháp xác định vi sinh vật thông thường tại Bộ môn Công nghệ Vi sinh -Viện Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên.

2. Phương pháp thí nghiệm chuồng trại

Dùng phương pháp chia lô so sánh với tổng số 180 lợn con được chia vào 3 lô, mỗi lô được nhắc lại 3 lần, mỗi lần 20 lợn con/lô đảm bảo nguyên tắc ngẫu nhiên hoàn toàn (Completely randomized design). Sơ đồ thí nghiệm như bảng 1.

Page 134: Tập 81 - 05 -2011

Trần Trang Nhung và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 127 - 134

129

Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Tổng số lợn thí nghiệm Con 60 60 60 Số lần nhắc lại Lần 3 3 3 Số con/lô/lần Con 20 20 20 Tuổi bắt đầu thí nghiệm Ngày 21 21 21 Tuổi kết thúc thí nghiện Ngày 63 63 63 Thời gian thí nghiệm Ngày 42 42 42 Tỷ lệ / 12/8 12/8 12/8

Giống - Ngoại lai

(PiDu x LY) Ngoại lai

(PiDu x LY) Ngoại lai

(PiDu x LY) Khối lượng đầu TN Kg/con 6,04±0,25 6,04±0,26 6,00±0,21

Nhân tố thí nghiệm - KPCS

bổ sung kháng sinh colistin 0,1%

KPCS có bổ sung Na Butyrate 1%

KPCS có bổ sung Na Butyrate 1,5%

Phương thức nuôi - Tự do Tự do Tự do Kỹ thuật cho ăn - Trộn trực tiếpTA Trộn trực tiếpTA Trộn trực tiếpTA - Lợn thí nghiệm được chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy trình chăn nuôi lợn con sau cai sữa giới thiệu trong Giáo trình Chăn nuôi lợn của Trần Văn Phùng và cộng sự, 2004 [6]. - Sử dụng máng ăn, uống tự động, nuôi trên sàn chuồng nhựa, được sử dụng loại thức ăn bổ sung đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định từ 10 ngày tuổi để làm quen, tới khi cai sữa ở 21 ngày thì chuyển sang dùng thức ăn thí nghiệm cho tới 63 ngày. - Phương thức bổ sung chế phẩm: Chế phẩm được trộn trực tiếp vào thức ăn theo nguyên tắc “vết dầu loang”, trộn bằng tay nhằm đảm bảo độ đồng đều tối ưu. Mỗi lần trộn một bao 25kg/1lô, thức ăn sau khi trộn xong được cho vào trong hai lớp túi nilon, bên ngoài là vỏ bao dứa và buộc chặt nhằm chống ẩm mốc, cho lợn ăn tự do. Các chỉ tiêu nghiên cứu: - Độ dài nhung mao ruột non (µm); - Chỉ số pH chất chứa ruột non; - Khối lượng cơ thể của lợn thí nghiệm (kg/con); - Số lượng VSV hiếu khí trong chất chứa ruột non (CFU/g);

- Hiệu quả thức ăn và hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của thí nghiệm. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học trên các phần mềm thống kê Minitab 14 và Microsoft excel 2003. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Sự biến đổi tr ạng thái đường tiêu hóa của lợn con TN được bổ sung Na- butyrate 1. Ảnh hưởng của chế phẩm Na- butyrate đến sự phát triển độ cao của nhung mao ruột non: Kết quả đo được ở bảng 2 cho thấy: Nhung mao ở ruột non phát triển rất mạnh ở cả 2 lô lợn thí nghiệm, chứng tỏ khi bổ sung Na-Butyrate có ảnh hưởng tốt làm cho hệ thống nhung mao ruột non phát triển cao hơn lô ĐC dùng kháng sinh kích thích sinh trưởng. Độ cao nhung mao ruột đạt cao nhất ở lô TN2 là 8,67µm trong khi lô ĐC chỉ đạt 7,15µm, thấp hơn 1,52µ tương ứng 21,16%. Còn ở lô TN1 cao 8,25µm, cao hơn lô ĐC 1,1µm, tương ứng 15,38%, sai khác giữa các lô TN và ĐC có ý nghĩa thống kê ở mức xác suất P≤ 0,001. Nguyên nhân là do tác động của Na-butyrate đã kích thích phát triển lông nhung (Nguyễn Hưng Quang, 2007 [8]).

Bảng 2. Kết quả xác định độ cao của nhung mao ruột non (n=3; Đvt: µm)

Kết quả Lô ĐC

(1,0% colistin) Lô TN 1

(1,0% Na-butyrate) Lô TN 2

(1,5% Na-butyrate)

X ± mX

7,15±0,52 8,25±0,64 8,67±0,71

So sánh (%) 100 115,38 121,26 P - ≤ 0,001 ≤ 0,001

Page 135: Tập 81 - 05 -2011

Trần Trang Nhung và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 127 - 134

130

2. Ảnh hưởng của Na- buyrate tới trị số pH chất chứa đường tiêu hóa của lợn TN

Bảng 3. Biến đổi trị số pH trong chất chứa đường tiêu hoá của lợn TN

Kết quả Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Dạ dày 3,63 3,32 2,99 Tá tràng 6,41 5,72 5,70 Hồi tràng 7,19 7,01 6,99

Kết quả trên bảng 3 cho thấy: ở dạ dày pH có sự biến động từ 3,63 ở lô ĐC xuống còn 3,32 ở lô TN1 và 2,99 ở TN2. Chiều hướng giảm độ pH giữa các lô như trên là do sự tham gia của Na-butyrate với bản chất là axit hữu cơ. Kết quả đo pH tá tràng là nơi có dịch mật và dịch tuỵ đổ vào cũng cho thấy sự giảm dần từ 6,41 (lô ĐC) xuống còn 5,72 (lô TN1) và 5,70 (lô TN2). Ở hồi tràng trị số pH giảm từ 7,19 (ở lô ĐC) còn 7,01 (ở lô TN1) và 6,99 (lô TN2), nhưng cao hơn pH tá tràng do hồi tràng chứa nhiều dịch ruột có pH cao tự nhiên (8,2-8,7). Như vậy, việc bổ sung Na-butyrate đã làm giảm pH trong dạ dày và ruột non của lợn, có tác dụng rất tốt đến sự ức chế các vi khuẩn bất lợi trong đường tiêu hóa lợn con.

3. Ảnh hưởng của Na buyrate đến hệ vi sinh vật đường tiêu hóa của lợn con TN

Kết quả kiểm tra vi khuẩn trong chất chứa ở cả trên trực tràng và hồi tràng trình bày ở bảng 4 cho thấy: số lượng VSV tổng số (CFU/g) E.coli và Salmonella ở lô bổ sung kháng sinh colistin (ở lô ĐC) đều cao hơn so với 2 lô lợn bổ sung Na-butyrate (lô TN1, TN2). Số lượng VSV giảm thấp ở lô bổ sung Na-butyrate và giảm thấp nhất khi liều bổ sung 1,5% Na-butyrate trong TN2.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung Na butyrate vào khẩu phần tới các chỉ tiêu sinh trưởng và hiệu quả thức ăn của lợn con sau cai sữa

1. Ảnh hưởng của Na- butyrate đến sinh trưởng

Bảng 4. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu VSV đường tiêu hoá(CFU/g chất chứa)

Chỉ tiêu Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 1. Hồi tràng VSV tổng số 1,95 x 109 1,70 x 109 1,40x 109 - E. Coli 0,65 x 107 0,43 x 107 0,40 x 107 - Salmonella 0,41 x 105 0,15 x 105 0.05 x 105 2. Trực tràng - VSV tổng số 4,75 x 109 3,65 x 109 3,30 x 109 - E. Coli 2,60 X 107 2,40 x 107 2,30 x 107 - Salmonella 1,95 x 105 1,55 x 105 1,20 x 105

Bảng 5. Khối lượng cơ thể lợn thí nghiệm tính chung cho 3 lần nhắc lại (n=60 con/lô)

Tuần TN Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2

X ± mX Cv (%) X ± mX Cv (%) X ± mX Cv (%)

Bắt đầu 6,04 ± 0,25 7,17 6,04 ± 0,26 7,33 6,00 ± 0,21 6,11 Tuần 1 7,89 ± 0,27 5,83 7,89 ± 0,27 5,91 7,86 ± 0,24 5,22 Tuần 2 9,95 ± 0,27 4,76 9,97 ± 0,28 4,93 10,00 ± 0,25 4,72 Tuần 3 12,25 ± 0,27 3,87 12,39 ± 0,34 4,71 12,39 ± 0,34 4,68 Tuần 4 14,95 ± 0,26 2,98 15,15 ± 0,31 3,58 15,18 ± 0,33 3,76 Tuần 5 18,07 ± 0,2 1,95 18,30 ± 0,26 2,47 18,51 ± 0,26 2,4 Tuần 6 21,69a ± 0,15 1,24 21,88a ± 0,93 1,67 22,30a ± 0,20 1,56

Chênh lệch 100% 100,88% 102,81%

Ghi chú: Chữ cái trên đầu số chỉ khối lượng cơ thể khi kết thúc thí nghiệm cho thấy không có sự sai khác thống kê với P>0,05.

Page 136: Tập 81 - 05 -2011

Trần Trang Nhung và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 127 - 134

131

Kết quả theo dõi qua 3 lần thí nghiệm lặp lại thể hiện trên bản 5 cho thấy: sinh trưởng tích luỹ của lợn đều tuân theo cùng một chiều hướng, lợn con được nuôi bằng khẩu phần có bổ sung Na-butyrate 1% và 1,5% sinh trưởng có nhanh hơn so với khẩu phần bổ sung kháng sinh colistin 0,1%, trong đó cao nhất ở TN II: Ở tuần TN 4, khối lượng lợn cao hơn so với lô ĐC 0,14 kg/con. Khi kết thúc thí nghiệm, khối lượng lợn ở lô ĐC, TN1, TN2 tương ứng đạt 21,69; 21,88; 22,30 kg/con. Như vậy, ở lô TN1 lợn có KL cao hơn 0,19 kg/con ứng với 0,88% so với lô ĐC; lô TN2 cao hơn lô ĐC 0,61 kg/con ứng với 2,81%. Kết quả trên cho thấy: bổ sung Na-butyrate với li ều 1,5% (lô TN2) cho kết quả sinh trưởng tốt nhất. Tuy nhiên, sự sai khác này là không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả này cũng được xác nhận qua các nghiên cứu về ảnh hưởng của axit hữu cơ tới sinh trưởng của lợn (Phạm Duy Phẩm, 2006 [5].

Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con TN được trình bày ở bảng 6.

Qua bảng 6 cho thấy, sinh trưởng tuyệt đối của lợn TN có diễn biến tương tự sinh trưởng tích lũy. Khi so sánh sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giữa các lô ta thấy ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng tuyệt đối của lợn con ở lô TN2 đều cao hơn lô ĐC và lô TN1 (265,95 so với 264,05; 264,39 g/con/ngày ở tuần thí nghiệm thứ nhất; 476,00 so với 446,06 và 449,53 g/con/ngày ở tuần 4; 543,78 so với 517,73 và 522,92 g/con/ngày ở tuần 6).Tính chung cả giai đoạn thí nghiệm thì sinh trưởng tuyệt đối của lợn con lô TN2 (bổ sung 1,5% Na-butyrte) là 388,49 so với lô ĐC (bổ sung kháng sinh colistin là 372,78 cao hơn 15,71g/con/ngày, lô TN1 (bổ sung 1% Na-butyrate) có sinh trưởng tuyệt đối là 377,47 g/con/ngày so với lô ĐC cao hơn 4,69g/con/ngày). Điều này khẳng định Na- butyrate có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm.

2. Ảnh hưởng của Na- butyrate đến hiệu quả thức ăn

- Mức thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm được thể hiện trên bảng 7.

Bảng 6. Tăng khối lượng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày)

Tuần thí nghiệm Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Tuần 1 264,05 ± 5,16 264,39 ± 6,77 265,95 ± 7,67 Tuần 2 294,11 ± 4,90 297,54 ± 4,33 305,50 ± 7,01 Tuần 3 329,02 ± 4,28 345,29 ± 7,11 342,30 ± 11,90 Tuần 4 385,13 ± 6,2 395,13 ± 4,21 397,43 ± 6,65 Tuần 5 446,06 ± 8,34 449,53 ± 7,79 476,00 ± 11,9 Tuần 6 517,73 ± 8,14 522,92 ± 9,49 543,78 ± 8,13 Tính chung 372,78a ± 4,29 377,47a ± 3,01 388,49a ± 2,59

Ghi chú: Chữ cái trên đầu số chỉ khối lượng cơ thể khi kết thúc thí nghiệm cho thấy không có sự sai khác thống kê với P>0,05.

Bảng 7: Mức thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm (g/con/ngày)

Tuần thí nghiệm Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2 Tuần 1 273,58 ± 4,65 269,71 ± 5,16 270,90 ± 6,21 Tuần 2 367,20 ± 5,05 371,83 ± 5,73 379,10 ± 10,50 Tuần 3 480,69 ± 8,40 493,50 ± 10,40 484,90 ± 15,10 Tuần 4 558,20 ± 9,01 593,65± 5,37 593,91 ± 8,84 Tuần 5 700,00 ± 8,25 702,38 ± 6,30 719,58 ± 6,71 Tuần 6 819,20 ± 5,56 811,51± 7,02 837,57 ± 4,52

Bình quân toàn kỳ 533,25± 8,53 540,43 ± 2,20 547,66 ± 4,40

Page 137: Tập 81 - 05 -2011

Trần Trang Nhung và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 127 - 134

132

Kết quả theo dõi trình bày ở bảng 7 cho thấy, mức thu nhận thức ăn của lợn con thí nghiệm tăng dần theo thời gian thí nghiệm. Ở tuần đầu thí nghiệm, lượng thức ăn tiêu thụ của lợn đạt 273,58; 269,71; 270,90 g/con/ngày tương ứng với 3 lô ĐC; lô TN1 và lô TN2. Giữa 3 lô không có sự chênh lệch nhiều. Ở tuần thí nghiệm 2, mức tiêu thụ thức ăn của lô ĐC, lô TN1, lô TN2 lần lượt là 367,20; 371,83; 379,10 g/con/ngày; tương tự ở tuần 4 là 558,2; 593,65; 593,91 g/con/ngày; tuần 6 là 819,20; 811,51; 837,57 g/con/ngày. Nhìn chung, mức tiêu thụ thức ăn ở lô TN1 và lô TN2 cao hơn lô ĐC, trong đó lô TN2 cao hơn lô TN1. Bình quân toàn kỳ thí nghiệm cũng cho kết quả tương tự. Mức thu nhận thức ăn ở lô TN2 là 547,66 g/con/ngày cao hơn so với lô TN1 540,43 và lô ĐC là 533,25 g/con/ngày với mức chênh lệch 7,23 và 14,41 g/con/ngày, lô TN1 cao hơn lô ĐC với mức chênh lệch là 7,18 g/con/ngày.

- Về mức tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng lợn TN:

Nhìn vào kết quả ở bảng 8 thấy: Tương ứng với lô ĐC, lô TN1, lô TN2, mức TTTA/kg tăng khối lượng tăng dần ở cả 3 lô theo thời gian thí nghiệm nhưng không có sự khác biệt thống kê có ý nghĩa. Tính chung toàn kỳ thí nghiệm, mức TTTA/kg tăng khối lượng của lô ĐC cao hơn so với lô TN1 và lô TN2, tương ứng là 1,41 so với 1,39 và 1,37 kg. Như vậy, khi bổ sung Na- butyrate trong khẩu phần thức ăn cho lợn con sau cai sữa đã làm giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn so với dùng kháng sinh. Với mức bổ sung 1% Na- butyrate làm giảm 1,42%; với mức 1,5% làm giảm 2,84% so với kháng sinh, tuy không có sự sai khác thống kê nhưng đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá vai trò của Na - butyrate.

Bảng 8: TTTA/ kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm (kg)

Tuần thí nghiệm Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2 Tuần 1 1,04 ± 0,02 1,02 ± 0,02 1,02 ± 0,03 Tuần 2 1,25 ± 0,04 1,25 ± 0,05 1,24 ± 0,05 Tuần 3 1,45 ± 0,01 1,43 ± 0,02 1,42 ± 0,01 Tuần 4 1,54 ± 0,02 1,50 ± 0,02 1,50 ± 0,02 Tuần 5 1,57 ± 0,03 1,56 ± 0,02 1,51 ± 0,02 Tuần 6 1,58 ± 0,03 1,58 ± 0,03 1,54 ± 0,03 Toàn kỳ 1,41 ± 0,01 1,39 ± 0,01 1,37 ± 0,01

So với lô ĐC (%) 100 98,58 97,16

Hiệu quả sử dụng Na-butyrate thay thế colistin trong thức ăn nuôi lợn con sau cai sữa

Bảng 9. Một số chỉ tiêu hiệu quả chăn nuôi của lợn thí nghiệm

Chỉ tiêu ĐVT Lô ĐC Lô TN 1 Lô TN 2

KL cơ thể tăng trong kỳ Kg/lô 413,50 ± 15,50 416,60 ± 17,60 425,50 ± 17,50

Tiêu tốn thức ăn Kg/lô 438,00 ± 12,10 440,20 ± 13,90 445,20 ± 14,50

Chi phí thức ăn đ/lô 5658960 ± 155756 5686953 ± 179348 5751553 ± 186944

Chi phí nhân tố TN đ/lô 211554 ± 5823 264100 ± 8329 400650 ± 13022

Chi phí thuốc điều trị/kg đ/kg 133 125 115

Tổng chi phí đ/lô 5870514 ± 161579 5951053 ± 187677 6152203 ± 199966

Chi phí/kg tăng KL đ 14343 ± 1202 14425 ± 168 14573 ± 136

Chênh lệch (±) đ 0 + 82 + 230

So với lô ĐC % 100 100,57 101,60

Page 138: Tập 81 - 05 -2011

Trần Trang Nhung và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 127 - 134

133

Số liệu bảng 9 cho thấy: Chi phí/kg tăng khối lượng ở lô TN1 (có bổ sung Na- butyrate 1%) là 14425đ; lô TN2 là 14573đ (bổ sung Na- butyrate 1,5%); lô ĐC (bổ sung kháng sinh colistin 0.1%) thấp nhất là 14343 đ/kg tăng khối lượng. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lô TN1 cao hơn lô ĐC là 82đ, ứng với 0,57%, lô TN2 cao hơn lô ĐC là 230đ ứng với 1,6% và cao hơn lô TN1 là 148đ. Kết quả cũng cho thấy: Khi bổ sung Na- butyrate vào khẩu phần ăn cho lợn con sau cai sữa đã làm tăng đơn giá thức ăn ở các lô thí nghiệm so với ĐC, lên 0,57% ở lô bổ sung Na- butyrate 1% và 1,6% ở lô bổ sung Na- butyrate 1,5%. Mặc dù khi bổ sung Na- butyrate vào khẩu phần ăn làm tăng khả năng tăng trưởng, giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, nhưng chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng lại tăng, nguyên nhân là do giá thành 1kg chế phẩm Na- butyrate cao.

KẾT LUẬN

- Bổ sung Na-Butyrate có ảnh hưởng tốt tới đường tiêu hóa, có tác dụng kích thích cho hệ thống nhung mao ruột non phát triển so với sử dụng kháng sinh làm chất kích thích sinh trưởng. Độ cao nhung mao ruột đạt mức lớn nhất ở lô TN2 (bổ sung 1,5% Na-butyrate) là 8,67µ trong khi lô ĐC (dùng 1% colistin) chỉ đạt 7,15µ, chênh lệch nhau 1,52µ tương ứng 21,16%. Còn ở lô TN1 (bổ sung 1% Na-butyrate) độ cao nhung mao đạt 8,25µ cao hơn lô ĐC 1,1µ, tương ứng cao hơn 15,38% (P ≤ 0,001)và kém hơn không đáng kể so với lô TN2 với kết quả là 0,42µ với p>0,05. - Bổ sung Na-butyrate vào khẩu phần ăn cho lợn con giai đoạn sau cai sữa đã làm hạ pH đường tiêu hoá thấp hơn so với sử dụng kháng sinh, có tác dụng ức chế sự phát triển

cuả các VSV hiếu khí E.coli và Salmonella có hại trong đường ruột.

- Sử dung Na- butyrate thay thế kháng sinh làm ổn định sinh trưởng của lợn con sau cai sữa, khối lượng kết thúc thí nghiệm của cả 3 lô không có sự sai khác thống kê có ý nghĩa (P>0,05) nhưng lại có tác dụng làm tăng hiệu quả thức ăn thông qua giảm mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 0,42% và 2,84% tương ứng ở 2 lô thí nghiệm so với ĐC.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Vũ Duy Giảng (2009).Các biện pháp thay thế kháng sinh bổ sung trong thức ăn chăn nuôi.”.“Http://vi.wikipedia.orrg/wiki/C%C6%A1” [2]. Phạm Thị Hiền Lương, Phan Đình Thắm (2008). Giáo trình tổ chức học, phôi thai học, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. [3]. Morz (2003). Organic acids of various origin and physicochemical form as potential growth promoters for pigs, Digestive physiology in Pigs, Proc. 9th Symposium, p. 267-293. [4]. Morz (2005). Organic acids as potential alternative to antibiotic growth promoters for pigs, Advance in pork production, Volume 16. [5]. Phạm Duy Phẩm (2006). Xác định hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm axit hữu cơ ultracid Lacdry và Adimix Butyrate trong thức ăn cho lợn con sau cai sữa tới 60 ngày tuổi, Báo cáo Hội nghị Khoa học Viện Chăn nuôi. 6]. Trần Văn Phùng, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004), Giáo trình Chăn nuôi lợn, Nhà xuất bản Nông nghiệp - Hà Nội. [7]. Trần Quốc Việt, Bùi Thị Thu Huyền, Dương Văn Hợp, Vũ Thành Lâm (2006). Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất chế phẩm probiotic dùng trong chăn nuôi lợn và gia cầm, Báo cáo Hội nghị Khoa học Viện Chăn nuôi. [8]. Nguyễn Hưng Quang (2007). Hệ vi sinh vật đường ruột và sự acid hóa đường ruột”, http://www.lrc-tnu.edu.vn.

Page 139: Tập 81 - 05 -2011

Trần Trang Nhung và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 127 - 134

134

SUMMARY AFFECT OF USING BIOPRODUCT SODIUMBUTYRATE REPLAYING COLISTIN ANTIBIOTIC IN THE RATION FOR WEANING PIGLE TS

Tran Trang Nhung*, Hoang Toan Thang

College of Agriculture and Forestry - TNU Total of 180 piglets weaned at the 21 day olds with the average body weight of 6.04 kg/head were divided into 3 plots. Each plots there were 20 piglets. The experiment was repeated 3 times. The control was supplied 0.1% of colistin. The plot 1 was supplied 1% of Na-Butyrate and the plot 2 was supplied 1.5% of Na - Butyrate. The piglets had fed in 42 day olds. The indicators include: the length of the villus in the intestinal wall, pH value in the small intestine; body weight of piglets, number of microorganism; feed efficiency and economic efficiency. The observed results showed that, the use of Na butyrate in the ration for piglets can replay colistin: the better status of intestinal structs of piglets; the length of villus higher than the piglets in control (the difference is significant at P≤ 0,001. Na-butyrate reduced the pH in the stomach and smal intestine. It inhibited the growth of bacteria in the intestine of the piglets, so it reduced the number of E. Coli, Salmonella then reduced the diarhea and keep the stable growth and FCR of the piglets in the experiment (P >0.05). Keywords: Antibiotic, Sodiumbutyrate, Colistin,Replaying product, piplet, Intestine villus

* Tel: 0915 365 757

Page 140: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Đức Thạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 135 - 139

135

KẾT QUẢ THU THẬP VÀ ĐÁNH GIÁ M ỘT NGUỒN GEN LÚA CẠN TẠI MỘT SỐ TỈNH MI ỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

Nguyễn Đức Thạnh*

Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Đề tài đã thu thập được 284 mẫu giống lúa cạn tại 63 xã thuộc 32 huyện của 12 tỉnh miền núi phía Bắc. Các mẫu giống lúa cạn thu được nhiều ở tỉnh Hà Giang 69 mẫu, Bắc Kạn 57 mẫu, Cao Bằng 54 mẫu.... Trên cơ sở tên gọi, đặc điểm hình thái của các giống, một số giống thu trùng lặp đã được loại bỏ còn lại 223 giống. Trong tổng số giống thu được giống lúa nếp có tỷ lệ cao hơn chiểm 59,5%, giống lúa tẻ chiếm 40,5%, Tại các tỉnh giống lúa nếp chiếm tỷ lệ cao hơn lúa tẻ. Số lượng loài phụ Japonica chiếm tỷ lệ lớn 70,9% , loài phụ Indica chiếm tỷ lệ 29.1%. Trong đó đối với loài Japonica nhóm lúa nếp có số lượng và tỷ lệ cao hơn lúa tẻ và ngược lại. Về chất lượng gạo có 56,1% không bạc bụng, ở điểm 1 bạc bụng ít có 34,7%, trong khi đó số lượng giống có độ bạc bụng nhiều chỉ chiếm 1% và số lượng giống có độ bạc bụng trung bình chiếm 8,2%. Các nhóm giống lúa có độ phân hủy kiềm trung bình là nhiều nhất chiếm 82,1%, nhóm có độ phân hủy kiềm thấp không có, nhóm có độ phân hủy kiềm cao là 17,9%. Từ khóa: Lúa cạn, Loài phụ lúa, Chất lượng gạo

MỞ ĐẦU* Việt Nam là một đất nước đa dạng sinh học nông nghiệp, trong nửa thế kỷ qua, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn lịch sử phức tạp, hậu quả của chiến tranh đã ảnh hưởng to lớn đến đa dạng sinh học. Nhà nước Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn để ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học nói chung và tài nguyên di truyền thực vật nói riêng [1]. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh, thiên tai như lũ lụt, hạn hán và do tác động của các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội, yếu tố sinh học nhiều giống lúa địa phương quí hiếm có nguy cơ cao bị xói mòn nguồn gen [2]. Nhằm góp phần sử dụng bền vững nguồn gen giống lúa, trong đó có nguồn gen lúa cạn, bảo vệ các tri thức bản địa và sự đa dạng sinh học đối với cây lúa, chúng tôi thực hiện đề tài thu thập và đánh giá nguồn gen cây lúa cạn tại một số tỉnh miền núi phía Băc Việt Nam và bước đầu đánh giá nhanh một số tính trạng của tập đoàn đã thu thập. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM Nội dung nghiên cứu - Thu thập các giống lúa cạn tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam; * Tel: 0989.153.954

- Phân loại lúa nếp và lúa tẻ; - Phân loại các loài phụ; - Đánh giá một số đặc điểm về chất lượng. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập các giống lúa theo mẫu sưu tập giống. - Đánh giá các chỉ tiêu: + Phân loại lúa nếp lúa tẻ bằng dung dịch I-KI 1%. + Phân loại loài phụ của lúa theo phương pháp phân loại nhanh của Oka (1958) [5] + Xác định nhiệt độ hóa hồ, độ bạc bụng của hạt, dạng tinh bột của nội nhũ theo phương pháp Quốc tế của IRRI [3].

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Kết quả thu thập

Để bảo tồn sự đa dạng di truyền nguồn gen lúa cạn ở các tỉnh miền núi phía Bắc cần thu thập nguồn tài nguyên quý này, chúng tôi tiến hành thu thập các giống lúa cạn trên cơ sơ điều tra những địa phương có nhiều giống lúa để thu thập và một phần dựa vào lực lượng sinh viên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên thu thập tại một số địa phương. Sau khi xác định được những địa phương có nguồn gen lúa cạn khá phong phú, chúng tôi tiến hành liên hệ, hướng dẫn những sinh viên

Page 141: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Đức Thạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 135 - 139

136

thu thập theo mẫu phiếu sưu tập giống lúa. Từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2009 đã thu thập được nhiều mẫu giống lúa cạn tại 63 xã thuộc 32 huyện của 12 tỉnh miền núi phía Bắc. Kết quả thu thập các giống lúa cạn được trình bày ở bảng 1.

Bảng 1. Số giống lúa thu được tại các tỉnh

TT T ỉnh Số

huyện Số xã

Số giống

1 Bắc Kạn 6 11 57

2 Cao Bằng 6 12 54

3 Điện Biên 1 1 4

4 Hà Giang 5 19 69

5 Lào Cai 1 1 1

6 Lai Châu 3 5 38

7 Nghệ An 1 1 4

8 Sơn La 4 5 15

9 Thanh Hóa 1 1 9

10 Thái Nguyên 1 2 9

11 Tuyên Quang 1 1 4

12 Yên Bái 2 4 20

Tổng số 32 63 284

Kết quả sau khi loại bỏ các giống trùng lặp đã thu được 284 mẫu giống. Trong đó tỉnh Hà Giang nơi thu thập được số mẫu giống nhiều nhất 69 mẫu, Bắc Kạn 57 mẫu, Cao Bằng 54 mẫu.

Phân loại giống lúa nếp lúa tẻ Phân loại theo phẩm chất hạt gạo chủ yếu dựa vào cấu tạo của tinh bột. Mặt khác còn dựa vào đặc điểm hình dạng, chất lượng, hàm lượng dinh dưỡng của hạt gạo.

Hiện nay, nhu cầu lúa gạo về mặt phẩm chất rất khác nhau tùy từng vùng và tập quán. Lúa tẻ và lúa nếp khác nhau là do cấu tạo và thành phần tinh bột. Lúa tẻ có thành phần tinh bột là amyloza cao hơn lúa nếp, lúa nếp có thành phần amylopectin cao hơn lúa tẻ. Do vậy để phân biệt 2 loại này, có thể dùng phản ứng đặc trưng của tinh bột với Iodua kali (I-KI). Nước ta có nhiều giống nếp địa phương, qua thu thập tại một số tỉnh phía Bắc, chúng tôi thu thập được 169 giống lúa nếp trong tổng số 284 giống, kết quả tỷ lệ giống ở bảng 2.

Trong tổng số giống thu được cho thấy giống lúa nếp có tỷ lệ cao hơn chiểm 59,5%, giống lúa tẻ chiếm 40,5%. Trừ những tỉnh có số mẫu ít nên chưa đại diện, kết quả thu thập ở các tỉnh có số lượng mẫu lớn cho thấy giống lúa nếp chiếm tỷ lệ cao hơn lúa tẻ. Do có sự trùng lặp giữa các giống lúa do đó sau khi loại bỏ các giống trùng lặp tại các địa phương chúng tôi thu được 223 giống lúa để tiếp tục đánh giá, trong đó có 125 giống lúa nếp chiếm 56,1% và 98 giống lúa tẻ chiếm 43,9%, tỷ lệ nếp/tẻ 127,5%.

Bảng 2. Tỷ lệ lúa nếp lúa tẻ ở các địa phương

TT T ỉnh Tổng số giống Lúa nếp Lúa tẻ

Tỷ lệ nếp (%) Số

lượng Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1 Bắc Kạn 57 20.1 33 19.5 24 20.9 57.9 2 Cao Bằng 54 19.0 32 18.9 22 19.1 59.3 3 Điện Biên 4 1.4 2 1.2 2 1.7 50.0 4 Hà Giang 68 23.9 41 24.3 27 23.5 60.3 5 Lào Cai 1 0.4 0 0.0 1 0.9 0.0 6 Lai Châu 38 13.4 23 13.6 15 13.0 60.5 7 Nghệ An 4 1.4 2 1.2 2 1.7 50.0 8 Sơn La 15 5.3 10 5.9 5 4.3 66.7 9 Thanh Hóa 9 3.2 7 4.1 2 1.7 77.8 10 Thái Nguyên 10 3.5 6 3.6 4 3.5 60.0 11 Tuyên Quang 4 1.4 2 1.2 2 1.7 50.0 12 Yên Bái 20 7.0 11 6.5 9 7.8 55.0 284 100.0 169 100.0 115 100.0

Page 142: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Đức Thạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 135 - 139

137

Phân loại các giống lúa theo loài phụ

Phân loại các loài phụ là rất quan trọng bởi vì các loài phụ có sự cách biệt rõ rệt về mặt di truyền khi lai với nhau có tỷ lệ bất thụ cao và phân ly kéo dài ở các thế hệ sau. Việc xác định đúng các loài phụ để chọn tổ hợp lai là rất cần thiết trong công tác giống.

Loài lúa Oryza sativa có 3 loài phụ là Indica, Japonica và Javanica, mỗi loài có đặc điểm hình thái và nơi phân bố khác nhau. Năm 1987 Glaszmann đã dựa trên phương pháp đẳng men (Isozime) để phân loài O.sativa thành 6 nhóm, trong đó Japonica và Indica là 2 nhóm đối cực. Ông cũng chứng minh được Japonica và Javanica tuy khác nhau về hình thái và phân bố địa lý nhưng bản chất di truyền gần gũi nên gọi chung là Japonica. Japonica truyền thống gọi là Japonica ôn đới còn Javanica gọi là Japonica nhiệt đới. Phương pháp đẳng men dựa vào thành phần allele của 5 lico đẳng men là Pgi1, Pgi2, Amp-1, Amp-2, Amp-3. Phương pháp phân loại nhanh của OK (1958) chỉ phân biệt 2 loài phụ Indica và Japonica. Kết quả phân loại tập đoàn được trình bày ở bảng 3.

Kết quả bảng 3 cho thấy số lượng loài phụ Japonica chiếm tỷ lệ lớn 70,9% với số lượng 158 giống. Loài phụ Indica chỉ có 65 giống chiếm tỷ lệ 29.1%. Trong đó đối với loài Japonica nhóm lúa nếp có số lượng và tỷ lệ cao hơn lúa tẻ. Ngược lại loài Indica có số lượng và tỷ lệ ở nhóm lúa tẻ cao hơn nhóm lúa nếp. Theo Nguyễn Hữu Nghĩa và Lưu

Ngọc Trình (2000) lúa Japonica được phân bố rộng khắp và chủ yếu tại miền Bắc, miền Trung và giảm dần vào miền Nam. Riêng khu vực đồng bằng sông Cửu Long thì chủ yếu là lúa Indica [4].

Hình 1 cho thấy Japonica nhóm lúa nếp cao hơn lúa tẻ (43%/29%) và Indica nhóm lúa tẻ cao hơn nhóm lúa nếp (15%/13%).

Đánh giá tập đoàn theo chất lượng gạo

Độ bạc bụng hạt gạo

Hiện tượng bạc bụng được quyết định bởi giống và ngoại cảnh. Nói chung bạc bụng là do sự chín chưa hoàn toàn của nội nhũ. Hiện tượng đục của hạt gạo nếp là do bản thân cấu trúc hạt tinh bột. sự vắng mặt của các phân tử amylose ở lúa nếp làm hạt tinh bột còn khe hở trúc hạt tinh bột. Vì vậy người ta chỉ xét độ bạc bụng ở nhóm lúa tẻ. Độ bạc bụng của nội nhũ một phần do yếu tố di truyền nhưng điều kiện môi trường mà chủ yếu là nhiệt độ sau khi lúa trỗ cũng ảnh hưởng đến đặc tính này. Kết quả đánh giá đối với 98 nguồn gen lúa tẻ được trình bày ở bảng 4.

Bảng 3. Phân loại các loài phụ của các giống lúa

TT Loài phụ Tổng số giống Nếp Tẻ

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Japonica 158 70.9 95 76.0 64 65.3 2 Indica 65 29.1 30 24.0 34 34.7 223 100.0 125 100.0 98 100.0

Bảng 4. Độ bạc bụng của các giống lúa tẻ

Điểm Mức độ bạc bụng Số lượng Tỷ lệ % 0 Không 55 56.1 1 Ít 34 34.7 5 Trung bình 8 8.2 9 Nhiều 1 1.0 Tổng số 98 100.0

43%

29%

13%

15%

Japonica Nếp Japonica Tẻ Indica Nếp Indica Tẻ

Page 143: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Đức Thạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 135 - 139

138

Qua kết quả phân tích chúng tôi thấy trong tổng số 98 giống lúa tẻ được đánh giá thì số lượng giống không bạc bụng và bạc bụng rất ít chiếm tỷ lệ rất cao. Có 56,1% không bạc bụng, ở điểm 1 bạc bụng ít có 34,7%, trong khi đó số lượng giống có độ bạc bụng nhiều chỉ chiếm có 1% và số lượng giống có độ bạc bụng trung bình chiếm 8,2%. Điều này cho thấy nếu chỉ xét riêng ở chỉ tiêu này thì nguồn gen lúa tẻ trong tập đoàn có được đặc tính tốt đó là độ bạc bụng rất thấp và thậm chí là không bạc bụng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Ngoài sự phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì đặc tính này cũng ảnh hưởng rất lớn đến kỹ nghệ xay xát. Sự phân bố vết đục trong hạt gạo cũng ảnh hưởng lớn đến kỹ nghệ này. Có lợi nhất là khi vết đục nằm về một bên, những giống có vết đục nằm ở tâm nội nhũ hay bị vỡ khi xay xát.

Nhiệt độ hóa hồ

Nhiệt độ hóa hồ của tinh bột gạo là nhiệt độ mà khi lên đến đó nước được hấp thụ và hạt tinh bột phồng lên đồng thời dạng tinh thể biến mất. Nhiệt độ hóa hồ của các mẫu giống được xác định thông qua mức độ phân hủy trong dung dịch KOH. Mức độ phân hủy trong dung dịch KOH tỷ lệ nghịch với nhiệt độ hóa hồ của tinh bột, điều này có nghĩa là những giống có độ phân hủy kiềm cao thì nhiệt độ hóa hồ thấp và ngược lại. Kết quả đánh giá mức độ phân hủy trong dung dịch kiềm được trình bày ở bảng 5.

Dựa trên kết quả này cho thấy nếu xét ở mức độ tổng thể mẫu nghiên cứu thì nhóm có độ phân hủy kiềm trung bình là nhiều nhất chiếm 82,1%, trong khi đó nhóm có độ phân hủy kiềm thấp không có, nhóm có độ phân hủy kiềm cao là 17,9%. Nếu đánh giá ở mức độ nhóm lúa nếp, tẻ thì có sự khác biệt nhỏ. Nhóm lúa nếp có độ phân hủy trong kiềm ở

mức trung bình cao hơn lúa tẻ 84,0/79,6% và ngược lại nhóm lúa tẻ có độ phân hủy trong kiềm ở mức cao lớn hơn nhóm lúa nếp 20,4/16,0%.

KẾT LUẬN

Nguồn gen lúa cạn ngày một suy giảm, hiện tại các giống lúa cạn còn được đồng bào các dân tộc thiểu số trồng ở các vùng núi cao và mật độ dân số thưa. Đã thu thập được 284 giống lúa cạn tại 63 xã thuộc 32 huyện của 12 tỉnh. Tỷ lệ giống lúa nếp nhiều hơn lúa cạn và tại các tỉnh tỷ lệ lúa nếp cũng cao hơn lúa tẻ. Tập đoàn giống lúa có loài phụ Japonica nhiều hợn Indica. Về chất lượng gạo: các giống lúa có tỷ lệ bạc bụng thấp, số giống lúa không bạc bụng và bạc bụng ít chiếm tỷ lệ cao, số giống bạc bụng nhiều có tỷ lệ không đáng kể. Nhóm giống có độ phân hủy trong kiềm chiếm tỷ lệ cao nhóm có độ phân hủy trong kiềm cao chiếm tỷ lệ thấp.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Khoa học – Công nghệ - Môi trường - Quyết định 2117/1997/QĐ-BKHCNMT ngày 30/12/1997, Quy chế về quản lý bảo tồn nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh vật. [2]. Cần quan tâm đến công tác bảo tồn nguồn gen động thực vật, 2005/Số 6/Thành tựu khoa học và công nghệ:-Tri thức và phát triển. [3]. IRRI (1996), Standard Evaluation System for rice. [4]. Nguyễn Hữu Nghĩa, Lưu Ngọc Trình (2000), “Sử dụng bền vững tài nguyên di truyền lúa trong chọn tạo giống mới và trong sản xuất”, Báo cáo tại Hội nghị bảo tồn in-situ TNDTTV phục vụ cho mục tiêu lương thực và nông nghiệp, Hà Nội 21 – 23/3/2000. 5. OK , HI (1958), Intervariental variation and classification of cultivated rice”, Ind J Genet, and Pit Breed.

Bảng 5. Độ phân hủy trong kiềm của các giống lúa

TT Mức độ phân hủy

trong ki ềm

Tổng thể mẫu Nhóm lúa Nếp Nhóm lúa Tẻ Số

lượng Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ % Số

lượng Tỷ lệ %

1 Thấp 0 0.0 0 0.0 0 0.0

2 Trung bình 183 82.1 105 84.0 78 79.6 3 Cao 40 17.9 20 16.0 20 20.4 Tổng số 223 100.0 125 100.0 98 100.0

Page 144: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Đức Thạnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 135 - 139

139

SUMMARY RESULTS OF A COLLECTION AND EVALUATION OF UPLAND RI CE GENETIC RESOURCE IN SOME MOUNTAINOUS PROVINCES OF NORTHERN VIET NAM

Nguyen Duc Thanh*

College of Agriculture and Forestry - TNU

In the study, 284 samples of rice varieties in 63 communes of 32 districts in 12 northern mountainous provinces were collected. A large number of upland rice verieties were collected in Ha Giang with 69 samples, Bac Kan 57 samples and Cao Bang 54 samples. On the basis of the names, morphological characteristics of these varieties, some of the overlapse varieties collected from other places were removed.Finally 223 different varieties were collected and evaluated.The percentage of the glutious rice was the highest, making up 59.5%, the ordinary rice accounted for 40.5% of the total rice varieties collected. In the provinces invested, the percentage of glutious rice was higher than that of the ordinary rice Japonica subspecies had larger proportion with 70.9%, Indica subspecies accounted for only 29.1%. In Japonica rice species, the rate of glutious rice group had higher amount and percentage than that of the ordinary rice and vice versa. With regard to quality of rice, 56.1% weren’t chalky. At point one 34.7% were chalky.The varieties which were more chalky accounted only for 1% and the varieties which had average amount of chalkiness accouted for 8.2%. The groups having average alkaline decomposition. made up the highest percentage: 82.1%, There were no groups with low alkaline decomposition.The group with high alkaline decomposition accounted for 17.9% Key words: Upland rice, Rice subspecies, Rice quality

* Tel: 0989153954

Page 145: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Đức Hạnh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 3 - 9

140

Page 146: Tập 81 - 05 -2011

Phạm Thị Ngọc Anh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 141 - 146

141

ĐÁNH GIÁ TÌNH TR ẠNG DUNG NẠP GLUCOSE MÁU Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT

Phạm Thị Ngọc Anh, Nguyễn Kim L ương*

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 286 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa trung ươngThái Nguyên. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tình trạng dung nạp glucose máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát và nhận xét một số yếu tố nguy cơ với tình trạng dung nạp glucose máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát . Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ đái tháo đường chiếm 9,79%, rối loạn dung nạp glucose chiếm 22,73%, suy giảm dung nạp glucose là 8,39% và tỷ lệ rối loạn glucose máu là 40,01%. Yếu tố béo phì, tăng chỉ số vòng bụng/vòng hông là những yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Kết luận: Đánh giá tình trạng dung nạp glucose ở bệnh nhân tăng huyết áp là việc làm cần thiết nhằm phát hiện sớm bệnh đái tháo đường. Từ khoá: Dung nạp glucose, suy giảm dung nạp glucose, tăng huyết áp nguyên phát, yếu tố nguy cơ, béo phì, chỉ số vòng bụng/vòng hông

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Đái tháo đường týp 2 là bệnh nội tiết thường gặp do sự kháng insulin, giảm tiết insulin, hoặc kết hợp cả hai làm tăng glucose máu lâu ngày, rối loạn chuyển hóa các chất carbohydrat, protid, lipid, gây nhiều biến chứng cấp và mạn tính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đe dọa tính mạng người bệnh. Tỷ lệ mắc đái tháo đường ngày càng trẻ hóa và gia tăng. Ước tính năm 2025 thế giới sẽ có khoảng 380 triệu người bị đái tháo đường[48] và tỷ lệ toàn cầu khoảng 5,4% dân số. Ở Việt Nam theo điều tra năm 2003 tỷ lệ mắc đái tháo đường từ 2,7 - 3% dân số.

Đái tháo đường tiến triển thầm lặng nhiều năm, khi được chẩn đoán 80% đã có kháng insulin và 50% đã có biến chứng. Vì vậy việc phát hiện sớm, điều trị sớm để hạn chế biến chứng là hết sức cấp thiết.

Tăng huyết áp nguyên phát là bệnh thường gặp hiện nay. Theo thống kê trên thế giới năm 2000 tỷ lệ tăng huyết áp là 26,4% và sẽ tăng đến 29,2% vào năm 2025, phần lớn là tăng huyết áp nguyên phát. Theo nghiên cứu ở một số nước Châu Âu, tăng huyết áp nguyên phát có tỷ rối loạn dung nạp glucose và đái tháo * Tel: 0982852165

đường có đến 33,31% thậm trí 51,6%. Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên là nơi điều trị ngoại trú hàng nghìn bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: Xác định tình tr ạng dung nạp glucose máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát và nhận xét một số yếu tố nguy cơ với tình tr ạng dung nạp glucose máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân được chẩn đoán là tăng huyết áp nguyên phát theo tiêu chuẩn của JNC VI – 1997, đang được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên.

* Tiêu chuẩn loại trừ: Đối tượng không nhịn ăn từ 9 giờ tối hôm trước, đang dùng thuốc lợi tiểu Thiazid, thuốc hạ huyết áp nhóm chẹn β, corticoid, có bệnh nội tiết, suy gan, suy thận, hẹp động mạch thận.

Phương pháp nghiên cứu

a) Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu.

Page 147: Tập 81 - 05 -2011

Phạm Thị Ngọc Anh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 141 - 146

142

b)Phương pháp chọn mẫu * Cỡ mẫu: Cỡ mẫu được tính theo công thức:

2

21

2

P (1 p )n Z

dα −

−=

Trong đó: - p là tỷ lệ giảm dung nạp glucose ước đoán là 23% = 0,23. - d: Khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ quần thể là 0,05 nghĩa là độ chính xác tuyệt đối lấy bằng 0,05. Với α = 0,05 ứng với độ tin cậy là 95% → Z

(1 )2

α− = 1,96.

=> Cỡ mẫu cần nghiên cứu là 272 * Chọn mẫu Mỗi ngày chọn lấy 13 bệnh nhân đã được lập sổ tăng huyết áp đến khám, tham gia vào nghiên cứu, lấy theo số thứ tự 1,3,5,7,9....của số thứ tự bệnh nhân đến khám tại phòng khám tăng huyết áp. Tiến hành lấy mẫu hàng ngày đủ trong 1 tháng liên tục. Các chỉ tiêu nghiên cứu - Hành chính - Cân, đo chiều cao, vòng bụng bệnh nhân, tính BMI. - Định luợng glucose (G) huyết tương lúc đói (Go). - Định lượng glucose mao mạch sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường huyết (G2). Kỹ thuật thu thập số liệu - Phỏng vấn bệnh nhân đến khám. - Đo chỉ số nhân trắc Tính tỷ lệ vòng bụng/vòng hông (B/H) tăng: > 0,9 (với nam), > 0,85 (với nữ), chỉ số vòng

bụng cho người châu Á tăng vòng bụng khi vòng bụng > 90 (với nam), vòng bụng > 80 (với nữ).

Tính chỉ số BMI (Body mass index)

Phân loại thể trạng tính theo chỉ số BMI (WHO – 2000):

Thể trạng BMI (Kg/m 2) Thể trạng gầy 18,5 Thể trạng bình thường 18,5 – 22,9 Quá cân 23 – 24,9 Béo độ I 25 – 29,9 Béo độ II ≥ 30

Tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn gluccose máu (WHO 2007):

Chẩn đoán Glucose máu (mmol/l)

Đái tháo đường (ĐTĐ)

Go ≥ 7,0 hoặc G2 ≥ 11,1

Rối loạn dung nạp glucose (RLDNG)

Go < 7,0 và G2 ≥ 7,8

Rối loạn glucose máu lúc đói (RLGMLĐ)

6,1 ≤ Go < 7,0 và G2 < 7,8

- Tình trạng dung nạp glucose máu: Bao gồm cả người có rối loạn dung nạp glucose bình thường với người có ĐTĐ, RLDNG và GDNGLĐ.

- Gọi là các rối loạn dung nạp bao gồm số ĐTĐ, số RLDNG và số GDNGLĐ.

Xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm EPI – INFO, STATA để xử lý số liệu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Phân bố độ tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu

Giới Độ tuổi

Nam Nữ Tổng %

n % n % < 30 2 0,7 2 0,7 0,70

40 - 49 13 4,55 19 6,64 11,19 50 - 59 22 7,69 63 22,03 29,72 60 - 69 31 10,84 73 25,52 36,36

≥ 70 33 11,54 28 9,79 21,33 Tổng 101 35,32 185 64,68 100

p p < 0,05

Nhận xét: Tăng huyết áp ở người trưởng thành gặp ở mọi độ tuổi, gặp nhiều nhất ở độ tuổi 60 - 69 chiếm 36,36%. Tỷ lệ nữ/nam là 1,8/1, tỷ lệ nữ cao hơn nam, sự khác biệt này có ý nghĩa thông kế với p < 0,05.

Page 148: Tập 81 - 05 -2011

Phạm Thị Ngọc Anh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 141 - 146

143

Bảng 2. Tỷ lệ các rối loạn dung nạp glucose máu theo tuổi của đối tượng nghiên cứu

Độ tuổi

Dung nạp glucose Tổng

BT GDNGLĐ RLDNG ĐTĐ

n % n % n % n % n

< 40 2 50 1 25 0 0 1 25 4

40- 49 20 62,5 4 12,50 6 18,75 2 6,25 26

50- 59 52 61,18 5 5,88 20 23,53 8 9,41 82

60- 69 58 55,77 6 5,77 28 26,92 12 11,54 102

≥ 70 37 60,66 8 13,11 11 18,03 5 8,20 72

Tổng 169 59,09 24 8,39 65 22,73 28 9,79 286

P p > 0,05

Nhận xét: Tăng huyết áp ở độ tuổi < 40 rất ít gặp (1,4%). RLDNG tăng rõ rệt từ độ tuổi 50 (23,53% ở độ tuổi 50 - 59 , 26,92% độ tuổi 60 - 69). Tỷ lệ ĐTĐ tăng dần từ độ tuổi dưới 40 đến 69, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê, p > 0,05.

Bảng 3. Tỷ lệ các rối loạn dung nạp glucose máu theo giới của đối tượng nghiên cứu

Giới

Dung nạp Glucose

BT GDNGLĐ RLDNG ĐTĐ Tổng

n % n % n % n % n %

Nam 55 54,46 11 10,89 24 23,76 11 10,89 101 100

Nữ 114 61,62 13 7,03 41 22,16 17 9,19 185 100

Tổng 169 59,09 24 8,39 65 22,73 28 9,79 286 100

p > 0,05

Nhận xét: Ở nam giới tỷ lệ GDNGLĐ gặp 10,89%, RLDNG là 23,765, ĐTĐ là 10,89%. Nữ giới GDNGLĐ là 7,03%, RLDNG là 22,16%, ĐTĐ là 9,19%, Tỷ lệ các RLDNG không có sự khác biệt về giới (p > 0,05).

Bảng 4. Tỷ lệ rối loạn glucose máu theo BMI của đối tượng nghiên cứu

BMI

Dung nạp Glucose

BT(1) GDNGLĐ(2) RLDNG(3) ĐTĐ(4) Tổng

n % n % n % n % n

Gầy 3 50,00 1 16,67 2 33,33 0 00 6 Bình thường 90 66,18 13 9,55 28 20,59 5 3,68 136 Quá cân 45 54,88 6 7,32 24 29,27 7 8,53 82 Béo I 31 50,00 4 6,45 11 17,74 16 25,81 61 Tổng 169 59,09 24 8,39 65 22,73 28 9,79 286

P p1-2 > 0,05; p1-3 > 0,05; p1-4 < 0,05

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có BMI ở mức gầy: GDNGLĐ 16,67%, RLDNG 33,33%, ĐTĐ 0%. Đối tượng nghiên cứu quá cân: GDNGLĐ 7,32%, RLDNG 29,27%, ĐTĐ 8,53%. Đối tượng nghiên cứu béo độ I: GDNGLĐ 6,45%, RLDNG 17,74%, ĐTĐ 25,81%. Tỷ lệ ĐTĐ tăng lên ở người quá cân, đặc biệt cao nhất ở nhóm người béo độ I (25,81%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Page 149: Tập 81 - 05 -2011

Phạm Thị Ngọc Anh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 141 - 146

144

Bảng 5. Tỷ lệ rối loạn glucose máu ở đối tượng nghiên cứu theo tỷ lệ vòng bụng/vòng hông

B/H Dung nạp Glucose

BT(1) GDNGLĐ(2) RLDNG(3) ĐTĐ(4) Tổng n % n % n % n % n

Có tăng 18 17,48 25 24,27 48 46,60 12 11,65 103 Bình thường 151 82,51 3 1,64 17 9,29 12 6,56 183

Tổng 169 59,09 28 9,79 65 22,73 24 8,39 286 P p1-2 < 0,01, p1-3 < 0,01, p1-4 < 0,01

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có tăng tỷ lệ vòng bụng/vòng hông, GDNGLĐ là 11,65%, RLDNG chiếm 46,60%, ĐTĐ chiếm 24,27% cao hơn so với người có tỷ lệ vòng bụng/vòng hông bình thường (GDNGLĐ là 6,56%, RLDNG là 9,29%, ĐTĐ chiếm 1,64%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,01.

Bảng 6. Liên quan giữa các rối loạn dung nạp glucose máu với chỉ số BMI

Dung nạp glucose BMI

Dung nạp glucose bình thường (n)

Rối loạn dung nạp glucose (n)

BMI ≥ 23 76 68 BMI < 23 93 49

P < 0,05 X2 4,78 OR 1,70

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có BMI ≥ 23: Dung nạp glucose bình thường (52,78%), các RLDNG (47,22%). Đối tượng nghiên cứu có BMI < 23: Dung nạp glucose bình thường (65,49%), các RLDNG (34,51%). Đối tượng nghiên cứu có BMI ≥ 23 có nguy cơ các rối loạn dung nạp glucose máu cao gấp 1.7 lần người BMI < 23. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.

Bảng 7. Liên quan giữa các rối loạn dung nạp glucose máu với chỉ số vòng bụng/vòng hông ở đối tượng nghiên cứu

Dung nạp glucose

Chỉ số vòng bụng/vòng hông Dung nạp glucose bình

thường (n) Rối loạn dung nạp

glucose (n) Tăng 18 85

Bình thường 151 32 P < 0,05 X2 5,50 OR 1,83

Nhận xét: Bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tăng chỉ số vòng bụng/vòng hông, tăng nguy cơ các rối loạn dung nạp glucose máu gấp 1.83 lần so với người tăng huyết áp nguyên phát có chỉ số vòng bụng/vòng hông bình thường với p < 0.05.

BÀN LUẬN

Tình tr ạng dung nạp glucose máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát

Trong 286 bệnh nhân tăng huyết áp điều trị nội trú tại bệnh viện ĐKTƯTN. Sau nghiệm pháp dung nạp glucose chúng tôi phát hiện được 28/286 trường hợp ĐTĐ, 65 trường hợp RLDNG, 24 trường hợp RLGMLĐ, tất cả bệnh nhân có rối loạn dung nạp glucose chiếm tỷ lệ cao 40,01%. Một số tác giả:

Quách Hữu Trung và Cs (41,22%), Trần Hữu Dàng (31,5%), Huỳnh Văn Minh (24,07%).

Nghiên cứu một số tác giả nước ngoài cho thấy tỷ lệ này dao động từ 30% - 50%. Nhưng tỷ lệ ĐTĐ trong nghiên cứu của chúng tôi là 8,39% thấp hơn một số nghiên cứu khác như: Trần Hữu Dàng là 31,5%, hay một số tác giả Châu Âu tỷ lệ này dao động trong khoảng 16,67% - 25%, có lẽ do đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi là bệnh nhân tăng

Page 150: Tập 81 - 05 -2011

Phạm Thị Ngọc Anh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 141 - 146

145

huyết áp điều trị ngoại trú thường xuyên được sàng lọc ĐTĐ bằng xét nghiệm glucose máu lúc đói nên tỷ lệ ĐTĐ thấp hơn trong các nghiên cứu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát chưa được sàng lọc ĐTĐ. Tỷ lệ RLGMLĐ chiếm 8,39% và RLDNG phát hiện sau nghiệm pháp dung nạp thường gặp, chiếm 22,73%%. Như vậy nếu chỉ quan tâm điều trị sàng lọc ĐTĐ cho bệnh nhân tăng huyết áp bằng glucose máu lúc đói mà không làm nghiệm pháp dung nạp glucose thì tỷ lệ lớn bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có ĐTĐ, RLDNG hay RLGMLĐ không được điều trị từ giai đoạn sớm. Các nghiên cứu gần đây cho thấy có một tỷ khá lớn các trường hợp tăng huyết áp và rối loạn glucose máu nhất là ĐTĐ týp 2 có cùng một nguyên nhân đó là kháng insulin độc lập với béo phì trong bối cảnh hội chứng chuyển hoá.

* Theo BMI

Ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát: Người có BMI bình thường thì tình trạng dung nạp glucose bình thường chiếm tỷ lệ 66,18% cao hơn so với bệnh nhân tăng huyết áp có BMI ≥ 23 (52,78%). Nếu tính chung tỷ lệ giảm dung nạp glucose ở bệnh nhân tăng huyết áp có chỉ số BMI bình thường chỉ chiếm 33,82%, trong khi đó nhóm có béo thì tỷ lệ này là 47,22%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết quả trên đây cho thấy nếu bệnh nhận tăng huyết áp có béo thì nguy cơ giảm dung nạp glucose cao. Béo đã trở thành nguy cơ gây ĐTĐ và tăng huyết áp.

Người gầy chưa có trường hợp nào bị ĐTĐ tại thời điểm nghiên cứu. Tỷ lệ RLDNG ở các nhóm BMI thường gặp, trong nhóm người quá cân RLDNG (29,27%) cao hơn có ý nghĩa với các nhóm có tăng chỉ số khối cơ thể khác. ĐTĐ ở người có BMI bình thường rất ít gặp 3,68%. Tỷ lệ ĐTĐ tăng lên ở người quá cân (8,53%), đặc biệt cao nhất ở nhóm người béo độ I (25,81%). Như vậy tỷ lệ ĐTĐ tăng lên theo chỉ số khối cơ thể. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Bệnh nhân thừa cân và béo phì (BMI ≥ 23) ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có nguy cơ rối loạn dung

nạp glucose máu cao gấp 1.7 lần bệnh nhân THANP không tăng chỉ số khối cơ thể (BMI < 23), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Nhiều tác giả Tạ Văn Bình, Huỳnh Văn Minh, Trần Hữu Dàng cũng thấy tăng chỉ số BMI có mối liên quan chặt chẽ với ĐTĐ. Điều này được giải thích bởi hiện tượng thừa cân, tăng khối lượng tế bào mỡ, tăng acid béo tự do dẫn đến đề kháng insulin là nguyên nhân của rối loạn chuyển hoá glucose và ĐTĐ.

* Theo B/M Dung nạp glucose bình thường ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, không tăng tỷ lệ vòng bụng/vòng hông chiếm tỷ lệ rất cao 82,51%. Ở người có tăng tỷ lệ vòng bụng/vòng hông, tỷ lệ ĐTĐ thường gặp chiếm 24,27%, RLDNG chiếm tỷ lệ cao 46,60%, RLGMLĐ là 11, 65% cao hơn có ý nghĩa với người không tăng tỷ lệ vòng bụng/vòng hông (ĐTĐ rất ít gặp, chiếm 1,64%%, RLDNG là 9,29%, RLGMLĐ là 6,56%), P < 0,05. Giá trị trung bình của vòng bụng/vòng hông ở người tăng huyết áp có ĐTĐ là 0,92 ± 0,04 cao hơn người dung nạp glucose bình thường là 0,90 ± 0,06, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tăng chỉ số vòng bụng/vòng hông, tăng nguy cơ rối loạn glucose máu gấp 1.83 lần so với người tăng huyết áp nguyên phát có chỉ số vòng bụng/vòng hông bình thường với p < 0.05. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi tương tự như nghiên cứu của nhiều tác giả Tạ Văn Bình, Lê Trung Đức Sơn, tăng chỉ số vòng bụng/vòng hông có liên quan đến ĐTĐ. Dư thừa lượng mỡ ở bụng đặc biệt là ứ đọng mỡ bao quanh vùng bụng và mỡ bao quanh cơ quan trong ổ bụng là những yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ, độc lập với mức độ béo phì. Trước đây mô mỡ chỉ được xem là nơi dự trữ mỡ cho cơ thể, gần đây hơn, người ta thấy tế bào mỡ là một tổ chức trong cơ thể giữ vai trò quan trọng trong điều hoà chuyển hoá năng lượng và liên quan đến tình trạng đề kháng insulin một trong những nguyên nhân đưa đến ĐTĐ. Điều này giải thích cho kết quả người bị ĐTĐ có tỷ lệ mỡ trong cơ thể cũng như tỷ số vòng bụng/vòng hông cao hơn bình thường.

Page 151: Tập 81 - 05 -2011

Phạm Thị Ngọc Anh và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 141 - 146

146

KẾT LUẬN

* Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát

Ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tỷ lệ ĐTĐ: 9,79%, RLDNG: 22,79%, RLGMLĐ: 8,39%. Tổng cộng có rối loạn dung nạp glucose là 40,01%.

* M ột số yếu tố nguy cơ với tình tr ạng dung nạp glucose ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát

Tỷ lệ ĐTĐ ở người quá cân: 8,53%, người béo độ I: 25,81%. tăng huyết áp nguyên phát có thừa cân và béo phì (BMI ≥ 23) có nguy cơ rối loạn dung nạp glucose máu cao gấp 1.7 lần bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát không tăng chỉ số khối cơ thể (BMI < 23), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.

Ở đối tượng nghiên cứu có tăng tỷ lệ vòng bụng/vòng hông, tỷ lệ ĐTĐ thường gặp chiếm 24,27%, RLDNG chiếm tỷ lệ cao 46,60%, RLGMLĐ là 11, 65% cao hơn có ý nghĩa với người không tăng tỷ lệ vòng bụng/vòng hông, p < 0,05. tăng huyết áp nguyên phát có tăng vòng bụng/vòng hông, tăng nguy cơ rối loạn glucose máu gấp 1.83 lần so với tăng huyết áp nguyên phát có vòng bụng/vòng hông bình thường với p < 0.05.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Tạ Văn Bình và Cs (2005), “Thực trạng bệnh Đái tháo đường và các yếu tố nguy cơ ở bốn thành phố lớn ở Việt Nam”, Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học, Đại hội Nội tiết và Đái tháo đường Quốc gia Việt Nam (III), Tạp trí Y học thực hành, tr 37 – 52. [2].Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng bệnh Đái tháo đường – tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học Hà Nội. [3].Trần Hữu Dàng (2007), “Tỷ lệ Đái tháo đường và giảm dung nạp glucose ở bệnh nhân tăng huyết áp”, Hội nghi tim mạch Miền Trung mở rộng, tr 100 -103. [4].Huỳnh Văn Minh (1996), Nghiên cứu sự kháng insulin, một số yếu tố nguy cơ bệnh tăng huyết áp nguyên phát, Luận văn Phó tiến sỹ khoa học Y Dược, Đại học Y khoa Hà Nội. [5].Lê Trung Đức Sơn (2009), “Đặc điểm nhân trắc của người Vi ệt Nam mắc bệnh Đái tháo đường týp 2 và hội chứng chuyển hoá”, Báo cáo khoa học hội nghị Nội tiết và Đái tháo đường Quốc gia Việt Nam (V), Tạp trí Y học thực hành, tr 66 – 71. [6].American Diabetes Association (2004) Screening for type 2 diabetes (Position Statement). Diabetes Care, 27 (Suppl.1): S11-S14. [7]. Jermendy G, et al. (2004), "Is it time to use the new lower limit of impaired fasting glucose (IFG) among the ATP III criteria for diagnosis of the metabolic syndrome? Prevalence rate of the metabolic syndrome using old and new lower limits of IFG in obese and/or hypertensive subjects.", Diabetes Nutr Metab, 17 (3), pp. 169-170.

ABSTRACT EVALUTE GLUCOSE TOLERANCE IN PATIENTS WITH PRIMARY HYPERTENSION

Pham Thi Ngoc Anh, Nguyen Kim Luong* Thai Nguyen National General Hospital

The cross session study was carried out on 286 primary hypertension out patienst treated at Thai Nguyen national general hospital. Objective: The purpose of this study was to evaluate glucose tolerace in primary hypertension and to investigate risk factors for subsequent diabetes mellitus. Results: Prevalence of diabetes was 9.79%, impaired glucose tolerance was 22.73%, impaired fasting glucose was 8.39% and total unusual glucoses was 40.01%. Obesity, hight waits to hip ratio, were the main risk factors of diabetes. Conclusions: Evalute glucose tolerance in patients with primary hypertension is necessary to detect early diabetes mellitus. Keywords: Glucose tolerace, impaired glucose tolerance, primary hypertension,risk factor, obesity, hight waits to hip ratio

* Tel: 0982852165

Page 152: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Quý Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 147 - 152

147

ĐÁNH GIÁ K ẾT QUẢ PHỐI HỢP CHIẾU LASER He TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH ZONA TẠI KHOA DA LI ỄU BỆNH VIÊN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Nguyễn Quý Thái* Trường ĐH Y Dược - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phối hợp chiếu tia Laser He trong điều trị bệnh Zona tại Khoa Da liễu – Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ 10/2007 đến 10/2009. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả can thiệp lâm sàng có đối chứng. Kỹ thuật nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm bệnh nhân: Nhóm can thiệp (nhóm I) được điều trị theo phác đồ thông thường (thuốc kháng virus + chống viêm + giảm đau) đồng thời kết hợp với chiếu tia Laser He tại chỗ, và nhóm chỉ điều trị theo phác đồ thông thường làm đối chứng (nhóm II). Kết quả nghiên cứu: Sau 7 ngày điều trị tỷ lệ bệnh nhân lành tổn thương ở nhóm can thiệp là 87,9% cao hơn nhóm chứng 62,9%, với p<0,05. Sau 5 ngày điều trị mức độ đau nặng ở nhóm can thiệp giảm 24,2%, cao hơn nhóm chứng 5,7%, với p<0,05. Sau 7 ngày mức độ đau nặng ở nhóm can thiệp giảm 33,3%, cao hơn nhóm chứng 11,4%, với p<0,05. Tỷ lệ khỏi bệnh đạt mức Tốt ở nhóm can thiệp là 81,7% cao hơn nhóm chứng 57,1%, với p<0,05. Tác giả khuyến nghị có thể áp dụng áp dụng rộng rãi chiếu tia Laser He phối hợp với phác đồ thông thường trong điều trị bệnh Zona góp phần nhanh khỏi bệnh và giảm đau sau Zona. Từ khoá: Zona, Laser He, virus, kháng viêm, bọng nước

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Zona (hay Herpes Zoster) là một bệnh cấp tính do một loại virus gây viêm da, hạch thần kinh (có tên Varicella Zoster Virus - VZV). Bệnh có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây, từ một bệnh ít gặp nay đã trở thành khá phổ biến và chiếm tỷ lệ 5% - đến 10% trong tổng số bệnh nhân da liễu nằm điều trị nội trú tại bệnh viện [1], [6]. Mặc dù hiện nay việc chẩn đoán và điều trị bệnh Zona không khó khăn, nhưng nếu bệnh nhân không được điều trị tốt sẽ dễ nhiễm trùng gây sẹo xấu ảnh hưởng tới thẩm mĩ, nghiêm trọng hơn là bệnh có thể để lại các di chứng nặng nề như giảm thị lực, teo cơ, tổn thương một số cơ quan nội tạng, nhất là đau sau Zona. Thậm chí người bệnh sau khi tổn thương da đã lành, triệu chứng đau vẫn còn kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, có khi kéo dài đến tận cuối đời [3], [8], [10]. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị Zona như dùng thuốc kháng virus, điều biến miễn dịch, phong bế thần kinh, liệu pháp corticoide và chống đau, điều trị vật lý * Tel: 0913313147

(chiếu tia tử ngoại, hồng ngoại, tia laser) [10]. Tuy nhiên ở Việt Nam việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả phối hợp vừa dùng thuốc kháng virus kết hợp chiếu tia laser ngoại mạch nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa trong điều trị Zona còn thấy ít được đề cập tới. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu: Bước đầu đánh giá kết quả phối hợp chiếu Laser He trong điều trị bệnh Zona tại Khoa Da liễu – BVĐKTƯ Thái Nguyên.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

a) Đối tượng

Được tiến hành trên các bệnh nhân được chẩn đoán Zona và được điều trị nội trú tại Khoa Da liễu – BVĐKTW Thái Nguyên từ 10/2007 đến 10/2009.

Tiêu chuẩn chẩn đoán: dựa vào triệu chứng lâm sàng kinh điển: Thực thể: Tổn thương có mụn nước hoặc bọng nước tập trung từng chùm xen lẫn các đám dịch tiết hoặc vẩy tiết trên nền da đỏ, phù nề. Vị trí tổn thương khu trú ở một bên cơ thể, có thể có hạch cục bộ tại tổn thương. Cơ năng: bệnh nhân có đau rát [10].

Page 153: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Quý Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 147 - 152

148

Tiêu chuẩn lựa chọn:

Được chẩn đoán lâm sàng là Zona và có thời gian phát bệnh trong 72 giờ đầu, độ tuổi >12. Bệnh nhân chưa được điều trị gì và chấp nhận tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ:

Bệnh nhân mắc các bệnh nội khoa phối hợp (tim mạch, hô hấp, gan, thận…).

Bệnh nhân đang có thai, cho con bú hoặc bệnh nhân cần được theo dõi cấp cứu, ngoại khoa, hoặc có tổn thương ở giác mạc và đau dữ dội ở mắt, HIV/AIDS,...

b) Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả can thiệp lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng, tiến hành trên hai nhóm bệnh nhân: nhóm được điều trị theo phác đồ thông thường có kết hợp với chiếu tia laser ngoại mạch tại chỗ (NHÓM I), và nhóm chỉ điều trị theo phác đồ thông thường không can thiệp laser (NHÓM II) làm đối chứng. So sánh kết quả sau điều trị giữa hai nhóm nghiên cứu.

- Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu:

+ Cỡ mẫu thuận tiện: Bệnh nhân Zona điều trị nội trú tại khoa, dự kiến n ≥ 30.

+ Chọn mẫu: Các bệnh nhân Zona đủ tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu được phân ngẫu nhiên làm hai nhóm và gọi nhóm I - theo số lẻ và nhóm II - số chẵn (dựa theo số hồ sơ bệnh án). Bệnh nhân ở nhóm I (can thiệp laser): điều trị phác đồ thông thường + Laser ngoại mạch; nhóm II (chứng): Phác đồ thông thường.

- Kỹ thuật nghiên cứu:

+ Nhóm can thiệp: Điều trị phác đồ thông thường kết hợp Laser He [1], [5]:

Phác đồ thông thường điều trị Zona:

Tại chỗ: Tổn thương tấy đỏ chưa có mụn nước, bọng nước: bôi mỡ, kem Acyclvir 2%. Tổn thương dập vỡ chảy dịch: bôi tại chỗ dung dịch Methylen, tím Gentian...

Toàn thân:

- Acyclovir 800mg/lần x 5 lần/ ngày x 7-10 ngày.

- Corticoide: liều trung bình (≈ 60mg/ngày), kháng sinh, giảm đau, an thần.

Kết hợp Laser He: Ngoài điều trị theo phác đồ trên, bệnh nhân được áp dụng tia Laser He chiếu ngoài tại vùng tổn thương Zona: Đây là loại Laser công xuất thấp 20 – 30 mw, bước sóng 632,8 nm, tia màu đỏ, với đầu quang dẫn sợi (Model D579), khoảng cách chiếu tia là 1m từ vùng tổn thương, thời gian 15 phút, mỗi ngày 1 lần. + Nhóm chứng: Điều trị theo phác đồ thông thường. - Chỉ tiêu theo dõi và đánh giá kết quả: + Mức độ đau: Dựa vào thang đo độ đau VAS (Visual Analogue Scale), chia độ đau từ 0 – 10, quy ước mô tả các mức độ đau [trích từ 9] và phân ra 3 mức sau: Không đau: tương ứng 0 điểm (bệnh nhân không cảm thấy bất kỳ một đau đớn khó chịu nào, ngủ được). Đau nhẹ: tương ứng điểm đau từ 1 -3 điểm (đau nhẹ hơi khó chịu, thấy khó ngủ nhưng vẫn ngủ được). Đau vừa: 3 < điểm đau < 7 điểm (đau rất khó chịu, không thể nằm yên, phải trở mình, nghiêng qua nghiêng lại hoặc phản xạ kêu rên). Đau nặng: tương ứng điểm đau 7 – 10 (đau vật vã quằn quại, toát mồ hôi , đau tột đỉnh và có thể choáng). + Lành tổn thương: là toàn bộ tổn thương lành sẹo, hết mụn nước/bọng nước, hết tiết dịch, không còn vẩy tiết, da hết đỏ, hết phù nề. + Đánh giá kết quả chung: được chia làm 4 mức độ như sau: Tốt: Da lành tổn thương, hết đau (VAS = 0), di chứng: không, toàn thân: không sốt, không sưng hạch. Khá: Da lành tổn thương, đau giảm nhiều hoặc đau nhẹ (VAS ≤ 3 điểm), di chứng: không, không sốt, không sưng hạch. Trung bình: Da lành tổn thương, đau giảm ít (3 < VAS < 7 điểm), di chứng: không, không sốt, không sưng hạch. Kém: Tổn thương da chưa lành sau 2 tuần điều trị, còn đau nhiều hoặc đau tăng (VAS ≥ 7 điểm), có thể có di chứng: liệt mặt, teo cơ… hoặc không, toàn thân có sốt, có sưng hạch hoặc không.

- Xử lý số liệu: theo phương pháp thống kê y học, sử dụng test x2 để kiểm định khi so sánh 2 tỷ lệ %, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi giá trị p<0,05.

Page 154: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Quý Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 147 - 152

149

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính của 2 nhóm nghiên cứu

Nhóm Giới tính

Nhóm I Nhóm II p SL % SL %

Nam 17 51,5 20 57,1 >0,05 Nữ 16 48,5 15 42,9 >0,05

Tổng số 33 100 35 100

Nhận xét: Số bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu gồm nhóm I (can thiệp): 33 , nhóm II (chứng): 35. Sự phân bố bệnh nhân theo giới tính về tỷ lệ nam và nữ giữa hai nhóm không có sự khác biệt (p>0,05).

Bảng 2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi

Nhóm Tuổi

Nhóm I Nhóm II p SL % SL %

< 50 10 30,3 12 34,3 >0,05 50 - 59 7 21,2 6 17,1 >0,05 60 - 69 6 18,2 8 22,9 >0,05

≥ 70 10 30,3 9 25,7 >0,05 Tổng số 33 100 35 100

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo các nhóm tuổi giữa hai nhóm nghiên cứu đều không có sự khác biệt (p>0,05).

Bảng 3. Phân bố bệnh nhân theo vị trí tổn thương

Nhóm Vị trí TT

Nhóm I Nhóm II p SL % SL %

Ngực – cánh tay 14 42,4 16 45,7 >0,05 Đầu - mặt - cổ 10 30,4 11 31,4 >0,05

Thắt lưng 5 15,2 4 11,4 >0,05 Vùng cùng cụt 2 6,0 2 5,7 >0,05

Các vùng khác 2 6,0 2 5,7 >0,05 Tổng số 33 100 35 100

Nhận xét: Qua bảng 3 ta thấy: vị trí tổn thương Zona ở cả hai nhóm chủ yếu gặp ở ngực – cánh tay và đầu mặt cổ (chiếm trên 70%). Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo vị trí tổn thương giữa hai nhóm đều không thấy có sự khác biệt (p>0,05).

Bảng 4. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau

Nhóm Mức độ đau

Nhóm I Nhóm II p SL % SL %

Nhẹ 8 24,2 11 31,4 >0,05 Vừa 12 36,4 12 34,3 >0,05 Nặng 13 39,4 12 34,3 >0,05

Tổng số 33 100 35 100

Nhận xét: Mức độ đau trên bệnh nhân được phân bố đều ở cả 3 mức (nhẹ, vừa và nặng). Tỷ lệ bệnh theo mức độ đau giữa 2 nhóm chưa có sự khác biệt (p>0,05).

Kết quả nghiên cứu ở các bảng 1, 2, 3, 4 của chúng tôi phù hợp với các tác giả khác (Đặng Văn Em, Vũ Ngọc Vương,…) [2], [3], [4], [7]. Với sự phân bố các tiêu thức nghiên cứu ở hai nhóm như trên có thể nói là khá tương đồng và như vậy sẽ góp phần làm cho việc đánh giá các chỉ tiêu kết quả sau can thiệp một cách khách quan hơn.

Page 155: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Quý Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 147 - 152

150

Bảng 5. Các dấu hiệu lâm sàng khác

Nhóm Lâm sàng

Nhóm I (n = 33) Nhóm II (n = 35) p SL % SL %

Sốt 6 18,2 8 22,9 >0,05 Hạch 20 60,6 21 60,0 >0,05

Nhận xét: Tỷ lệ có hạch tại chỗ ở 2 nhóm đều chiếm tới 60%, tiếp đến là sốt (18,2 – 22,9%).

Bảng 6. So sánh kết quả điều trị theo thời gian làm lành tổn thương

Nhóm Kết quả

Nhóm I (n = 33) Nhóm II (n = 35) p SL % SL %

Sau 5 ngày 2 6,0 2 5,7 >0,05 Sau 7 ngày 29 87,9 22 62,9 <0,05

Tổng số 31 93,9 24 68,6 <0,05

Nhận xét: Sau 5 ngày điều trị tỷ lệ bệnh nhân lành tổn thương ở 2 nhóm chưa có sự khác biệt. Nhưng sau 7 ngày tỷ lệ bệnh nhân lành tổn thương ở nhóm I là 87,9% cao hơn so với nhóm chứng 62,9%; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (với p<0,05).

Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Usik và Gostrev (thời gian lành tổn thương giảm) [5]. Điều này theo chúng tôi là hợp lý do cơ chế tác dụng của tia Laser He chiếu tại tổn thương có tác dụng làm tăng tuần hoàn, kích thích phân chia tế bào, tăng phát triển tổ chức hạt để tái tạo biểu mô, nhanh lành sẹo và sạch mủ [5]. Như vậy đối với những vùng da có đỏ phù nề, bọng nước tiết dịch và bội nhiễm như trong Zona thì việc chiếu tia Laser He lên vùng tổn thương có tác dụng giảm nhanh thời gian lành tổn thương là hợp lý .

Bảng 7. Sự thay đổi mức độ đau- theo chiều hướng giảm sau 3 ngày điều trị (Nhẹ: hết đau; Vừa: hết đau hoặc giảm xuống mức nhẹ; Nặng: hết đau, hoặc giảm vừa, nhẹ)

Nhóm Kết quả

Nhóm I (n = 33) Nhóm II (n = 35) P SL % SL %

Nhẹ 5 15,2 6 17,1 >0,05 Vừa 3 9,1 2 5,7 >0,05 Nặng 2 6,1 1 2,9 >0,05

Tổng số 10 30,3 9 25,7 >0,05

Nhận xét: Sau 3 ngày điều trị mức độ giảm đau ở các mức nhẹ, vừa và nặng chưa thấy có sự khác biệt giữa hai nhóm (p>0,05….).

Bảng 8. Sự thay đổi mức độ đau- theo chiều hướng giảm sau 5 ngày điều trị

Nhóm Kết quả

Nhóm I (n = 33) Nhóm II (n = 35) P SL % SL %

Nhẹ 7 21,2 6 17,1 >0,05 Vừa 8 24,2 6 17,1 >0,05 Nặng 8 24,2 2 5,7 <0,05

Tổng số 23 69,6 14 40,0 <0,05

Nhận xét: Sau 5 ngày điều trị sự thay đổi độ đau ở mức nặng ở nhóm I đã giảm được 24,2%, nhiều hơn so với chứng 5,7%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 9. Sự thay đổi mức độ đau- theo chiều hướng giảm sau 7 ngày điều trị

Nhóm Kết quả

Nhóm I (n = 33) Nhóm II (n = 35) P SL % SL %

Nhẹ 8 24,2 11 31,4 >0,05 Vừa 12 36,4 11 31,4 >0,05 Nặng 11 33,3 4 11,4 <0,05

Tổng số 31 93,9 26 74,3 <0,05

Page 156: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Quý Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 147 - 152

151

Nhận xét: Sau 7 ngày điều trị sự thay đổi mức độ đau ở mức nhẹ và vừa giữa hai nhóm chưa thấy có sự khác biệt (p>0,05,…). Nhưng ở mức độ đau nặng thì nhóm I đã giảm được với tỷ lệ là 33,3%, nhiều hơn so với nhóm chứng 11,4%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tổng số bệnh nhân chung có cải thiện triệu chứng giảm đau ở nhóm I giảm 93,9% cao hơn nhóm chứng 74,3%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (với p<0,05).

Bảng 10. So sánh kết quả chung của hai nhóm nghiên cứu sau trị liệu

Nhóm Kết quả

Nhóm I Nhóm II P SL % SL %

Tốt 27 81,8 20 57,1 <0,05 Khá 5 15,2 10 28,6 >0,05

Trung bình 1 3,0 5 >0,05 Kém 0 0,0 0

Tổng số 33 100 35

Nhận xét: Qua bảng 10 ta thấy sau điều trị kết quả chung nhóm I đạt ở mức tốt là 81,8% cao hơn nhóm chứng 57,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỷ lệ đạt kết quả ở mức khá và trung bình giữa hai nhóm chưa thấy có sự khác biệt (p>0,05); chưa phát hiện trường hợp nào sau điều trị ở hai nhóm vẫn còn tình trạng bệnh ở mức kém. Tác dụng không mong muốn ở hai nhóm trong thời gian điều tr ị:

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi chưa gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào ở nhóm nghiên cứu cũng như nhóm đối chứng (Nôn - buồn nôn, choáng - chóng mặt, ngứa, ban đỏ, bội nhiễm).

Kết quả ở các bảng (8, 9, 10) cho thấy đau (mức độ nặng) cũng như kết quả chung đạt tốt sau điều trị ở nhóm nghiên cứu đều đạt tỷ lệ cao hơn so với nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (với p<0,05, … và p<0,05). Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu và nhận xét của Bệnh viện Trung Y Hoài Ân (Trung Quốc), với Gorbashiko: chiếu Laser He có tác dụng giảm phù nề rõ rệt, giảm đau nhanh (nhất là giảm đau sau Zona), bệnh nhanh khỏi [5]. Theo nguyên lý chung về tác dụng của Laser công xuất thấp như Laser He ngoài tác dụng quang hoá và nhiệt (tăng tuần hoàn, dinh dưỡng…) thì nó còn có khả năng gây đáp ứng sinh học [5] như: làm thay đổi sớm mức phân tử, thay đổi ở mức tế bào (kích thích sinh tổng hợp protein, nhân và phân chia tế bào) và đáp ứng của tổ chức và cơ thể (giải phóng morphin nội sinh, ổn định nội môi, điều chỉnh hệ miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu, tác động đến hệ thống điều hoà hoạt động tế bào).

Và với cơ chế tác dụng của Laser He công xuất thấp như trên việc phối hợp chiếu tia Laser He song song với duy trì phác đồ điều trị thông thường của chúng tôi cho kết quả chung ở mức tốt là 81,7% cao hơn so với nhóm chứng chỉ được điều trị theo phác đồ thông thường 57,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (với p<0,05) là phù hợp. Như vậy việc áp dụng phối hợp chiếu tia Laser He cùng với điều trị toàn thân theo phác đồ thông thường (thuốc kháng virus) trong điều trị Zona là có cơ sở và có thể được chỉ định một cách rộng rãi. KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ Qua nghiên cứu phối hợp chiếu tia Laser He trên bệnh nhân Zona tại Khoa Da liễu – BVĐKTW Thái Nguyên chúng tôi có một số kết luận sau: - Thời gian lành tổn thương: Sau 7 ngày điều trị tỷ lệ bệnh nhân lành tổn thương ở nhóm can thiệp (chiếu tia Laser He) là 87,9% cao hơn nhóm chứng 62,9%, với p<0,05.

- Thay đổi mức độ đau: Sau 5 ngày điều trị mức độ đau nặng ở nhóm can thiệp giảm 24,2%, cao hơn nhóm chứng 5,7% (p<0,05). Sau 7 ngày mức độ đau nặng ở nhóm can thiệp giảm 33,3%, cao hơn nhóm chứng 11,4% (p<0,05).

- Kết quả chung: tỷ lệ khỏi bệnh đạt mức Tốt ở nhóm can thiệp là 81,7% cao hơn nhóm chứng 57,1% (p<0,05).

Page 157: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Quý Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 147 - 152

152

Khuyến nghị:

Có thể áp dụng áp dụng rộng rãi phối hợp chiếu tia Laser He với phác đồ thông thường điều trị Zona góp phần nhanh lành tổn thương và giảm đau sau Zona.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1].Nguyễn Thị Đào (1999), “Vấn đề đau sau Zona”, Nội san Da liễu số 2, Hội Da liễu Việt Nam, Hà Nội, tr 10 – 13. [2].Đặng Văn Em, Ngô Xuân Nguyệt (2005), “Nghiên cứu một số tình hình và đặc điểm lâm sàng bệnh Zona điều trị nội trú tạiu Khoa Da liễu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108”, Tạp chí Y học thực hành (3), tr 27 – 29. [3]. Đỗ Xuân Khoát (2001), “Nghiên cứu dịch tễ học lâm sang, cận lâm sang và điều trị Zona”, Nội san Da liễu số 1, Hội Da liễu Việt Nam, tr 18 – 22.

[4].Nguyễn Thị Lai (2005), “Nghiên cứu một số đặc điểm của Zona ở người cao tuổi và hiệu quả của Acyclovir trong điều trị Zona”, Tạp chí Y học thực hành số 525 (10) tr 23 – 26. [5]. Nguyễn Hữu Sáu (2005), Ứng dụng Laser trong điều trị một số bệnh Da liễu, Bài giảng Sau đại học, Bộ môn Da liễu - Trường Đại học Y Hà Nội. [6].Nguyễn Xuân Sơn (2000), “Kiến thức cập nhật về Zona”, Nội san Da liễu số 2, Hội Da liễu Việt Nam, Hà Nội, tr 11 – 12. [7]. Nguyễn Văn Thông (1997), “Zona”, Nội san Da liễu số 2, Hội Da liễu Việt Nam, Hà Nội, tr 49 – 51. [8]. Phạm Thị Thuý, Nguyễn Xuân Sơn (1999), “Một số nhận xét về lâm sàng và điều trị Zona”, Nội san Da liễu số 2, Hội Da liễu Việt Nam, tr 32 – 37. [9].Nguyễn Văn Út (2002), Bệnh Da liễu, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Y học, tr 274 – 278 [10]. Vũ Ngọc Vương (2006), Bước đầu đánh giá tác dụng của điện châm trong điều trị Zona, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

SUMMARY EVALUATION OF COMBINED TREATMENT RESULTS WITH LASER He IN THERAPY FOR ZONA AT DERMATOLOGY DEPARTMENT IN THAI NGUYEN CENTRAL GENERAL HOSPITAL

Nguyen Quy Thai* College of Medicine – Pharmacology - TNU

Object: To evaluate a combined treatment with Laser He in therapy for Zona Subjects and methods: Patients treating at Dermatology & Venereology Dept. The study design is a controlled – clinical trial - descriptive study. The study conducted in 2 patient group: Group I treated with a conventional regime (antivirus + anti inflammation + pain relief drugs) combined with local Laser He), Group II treated with a conventional regime (antivirus + anti inflammation + pain relief drugs) only. Results and conclusion: Comparison of results in 2 groups after 7 treatment days, we revealed that the rate of patients with recovered lesions in the group I was 87.9% and higher than the control 62.9% ( p<0.05). After 5 treatment days, the serious level of pain in the group I decreased 24.2% and higher than the control 5.7% (p<0.05). After 7 treatment days, the serious level of pain in the group I decreased 33.3% and higher than the control 11.4% (p<0.05). The rate of recovery reaching at a good level in the group I was 81.7% and higher than the control 57.1% ( p<0.05). It was recommended that this combined regime can widely be used for therapy of zona and can contribute to a fast recovery and a pain relief after zona. Key words: Zona, Laser He, virus, anti-inflamation, bullous

* Tel: 0913313147

Page 158: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Hữu Quốc Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 153 - 159

153

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GLÔCÔM GÓC ĐÓNG NGUYÊN PHÁT BẰNG CẮT MỐNG MẮT CHU BIÊN LASER ND: YAG TẠI KHOA M ẮT BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG

Nguyễn Hữu Quốc Nguyên*

Khoa Y Dược - ĐH Đà Nẵng

TÓM TẮT

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng Glôcôm góc đóng nguyên phát, và kết quả điều trị sau cắt mống mắt chu biên bằng Laser Nd: Yag. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả tiến cứu 46 mắt được cắt mống mắt chu biên bằng Laser Nd: Yag, đánh giá kết quả nhãn áp, độ mở góc tiền phòng tại thời điểm 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng. Kết quả nghiên cứu: Bệnh nhân trên 60 tuổi (80%), bệnh nhân nữ chiếm 73,33%. Bệnh vào viện có triệu chứng nhìn mờ (43,48%), nhức mắt 19,65%, triệu chứng thực thể chủ yếu là tiền phòng nông và đồng tử giãn hoặc phản xạ lười. Hình thái

Glôcôm mãn tính và sơ phát chiếm 69,57%. Kết quả nhãn áp sau 2 tuần X = 18,17 ± 1,37 mmHg, giảm 7,66 mmHg so với trước laser. Độ mở góc tiền phòng tăng rõ rệt sau 2 tuần điều trị, sau 1 tháng và 3 tháng, không có sự biến đổi nào đáng kể. Có mối tương quan nghịch biến giữa độ mở rộng góc tiền phòng trước điều trị với mức hạ nhãn áp sau điều trị và có có sự tương quan thuận chiều giữa mức hạ nhãn áp và mức tăng độ mở rộng góc tiền phòng sau điều trị. Kết luận: Laser Nd: Yag có hiệu quả hạ nhãn áp và mở rộng góc tiền phòng ở bệnh nhân Glôcôm góc đóng nguyên phát. Từ khóa: glôcôm góc đóng nguyên phát, cắt mống mắt chu biên laser nd: yag

ĐẶT VẤN ĐỀ* Glôcôm là một trong bệnh mắt phổ biến trong nhãn khoa và cũng là nguyên nhân gây mù đứng thứ hai trên thế giới sau bệnh đục thủy tinh thể, theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới sẽ có khoảng 60,5 triệu người bị Glôcôm góc mở và góc đóng vào năm 2010. Ở Việt Nam, Glôcôm gây mù đứng hàng thứ ba sau bệnh đục thủy tinh thể và bệnh phần sau nhãn cầu. Trước đây, để điều trị Glôcôm góc đóng người ta áp dụng phẫu thuật cắt mống mắt chu biên (CMMCB), cắt một mảnh nhỏ mống mắt ở chu biên qua đường rạch vùng rìa tạo một lổ nhỏ để thủy dịch có thể lưu thông dễ dàng từ hậu phòng ra tiền phòng, giải phóng hiện tượng nghẽn đồng tử, đồng thời góc tiền phòng mở rộng kịp thời làm hạ nhãn áp (NA). Tuy nhiên đây cũng là một phẫu thuật nội nhãn nên có thể gặp nhiều biến chứng. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, Laser Nd: YAG ra đời với nhiều tính năng vượt trội ngày càng được ưa chuộng để CMMCB. Năm 1990, Laser Nd: YAG lần đầu tiên được ứng dụng tại Vi ệt Nam, đến nay Laser Nd: YAG

* Tel: 0903557357, Email: [email protected]

đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi tại các trung tâm nhãn khoa lớn với kết quả rất tốt. Kỹ thuật này được ứng dụng tại Bệnh viện C năm 2009, và vẫn còn ít báo cáo trong nước về vấn đề này. Do vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Kết quả điều trị Glôcôm góc đóng nguyên phát bằng cắt mống mắt chu biên LASER Nd: YAG tại Khoa Mắt Bệnh viện C Đà Nẵng” nhằm mục tiêu:

1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng Glôcôm góc đóng nguyên phát.

2. Đánh giá kết quả Laser Nd: Yag (Nhãn áp, độ mở góc)

TỔNG QUAN

Cơ chế cắt mống mắt bằng Laser Nd: YAG điều trị Glôcôm góc đóng nguyên phát : là tia laser đi qua giác mạc tạo lỗ mở trên mống mắt mà không phải mở nhãn cầu, tạo đường lưu thông mới cho thủy dịch từ hậu phòng ra tiền phòng giải quyết được cơ chế nghẽn đồng tử. Khi thủy dịch lưu thông được ra tiền phòng thì áp lực hậu phòng giảm xuống, chân mống mắt không bị đẩy ra trước, nhờ đó tiền phòng mở rộng đáng kể, giúp thủy dịch lưu thông ra ngoài nhãn cầu.

Page 159: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Hữu Quốc Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 153 - 159

154

Hình 1. Cơ chế điều hạ nhãn áp của Laser Nd: YAG

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu gồm 46 mắt (30 bệnh nhân) được khám, CMMCB bằng laser Nd: YAG tại khoa Mắt Bệnh viện C Đà Nẵng từ 09/2009 - 09/2010.

Tiêu chuẩn chọn bệnh: Bệnh nhân Glôcôm góc đóng nguyên phát giai đoạn sơ phát, bán cấp, cấp tính và mãn tính, khi soi góc tiền phòng đóng < 1800.

Tiêu chuẩn loại trừ: là những mắt tiền phòng nông quá nông, những mắt có bệnh lý giác mạc mống mắt, viêm nhiễm hoặc mắt có tiền sử chấn thương.

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp mô tả, tiến cứu tất cả các trường hợp Glôcôm góc đóng nguyên phát được điều trị CMMCB bằng Laser Nd: Yag.

- Tiến hành khám bệnh, đánh giá độ mở góc tiền phòng trung bình (MGTPTB) theo phân loại của Shacheff để đưa ra chỉ định CMMCB cho bệnh nhân bằng máy Laser Nd: YAG Opto advant.

- Kỹ thuật laser: Đặt kính tiếp xúc vào mắt bệnh nhân, đặt mức năng lượng cần thiết tùy tình trạng mống mắt từ 4-6 mj. Chọn vị trí bắn laser trên mống mắt (thường từ 10h30 đến 1h30), tìm những vị trí mỏng, hố trên mống mắt để bắn. Số lần bắn có thể lên đến 10 phát, tổng năng lượng nên nhỏ hơn 60mj, nếu chưa đạt có thể bắn lại ngày hôm sau.

- Đánh giá kết quả thị lực, nhãn áp, độ MGTPTB (theo phân loại Schaffer), lõm gai, thị trường tại các thời điểm sau laser 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng.

- Số liệu được xử lí theo chương trình thống kê y học Epi-info

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Đặc điểm lâm sàng * Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới:

Bệnh trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ 80%, với tuổi trung bình là X = 66,96 ± 7,8, Theo nghiên cứu của Tin Aung tuổi trung bình của bệnh nhân là 62,0 ± 9,0.

Bệnh nhân nữ chiếm 73,33% cao gấp gần 3 lần so với nam, kết quả này là hợp lý vì phù hợp với nghiên cứu dịch tễ học thì nữ giới gặp nhiều gấp 3 lần nam giới. Theo Nguyễn Cường Nam nữ giới chiếm 71,9%, nghiên cứu của Tin Aung nữ giới chiếm 67,8%. So sánh với các tác giả trên cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

* Tri ệu chứng cơ năng:

Bệnh nhân chủ yếu gặp triệu chứng nhìn mờ chiếm 43,48%, kế đến là nhức mắt chiếm 19,65%, nhìn có quầng xanh đỏ chiếm 8,69%, triệu chứng buồn nôn và nôn chiếm tỷ lệ 6,67%,. Các tỷ lệ này phù hợp với các hình thái glôcôm ở mục 1.4.

* Tri ệu chứng thực thể:

Tất cả bệnh nhân đều có tiền phòng nông, đồng tử giãn hoặc phản xạ lười chiếm 54,35%, cương tụ rìa chiếm 34,78%, phù giác mạc chiếm 30,43%, phù hợp với 14 mắt bị Glôcôm cấp và bán cấp.

Page 160: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Hữu Quốc Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 153 - 159

155

* Giai đoạn Glôcôm:

Bệnh chủ yếu gặp ở giai đoạn mãn tính và sơ phát chiếm tỷ lệ 69,57%. Glôcôm cấp tính gặp ít nhất (8,69%). Nghiên cứu của Tomey K. F và cộng sự thì tỷ lệ chủ yếu là Glôcôm góc đóng mãn tính chiếm 60,5%.

Tuy nhiên theo nghiên cứu của chúng tôi (Nguyễn Nam Trung 2006) Glôcôm cấp chiếm 65,8% (48/73 mắt). So sánh với nghiên cứu này sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0.01). Sự khác biệt do tiêu chuẩn chọn bệnh tại Huế chủ yếu bệnh Glôcôm có chỉ định phẫu thuật cắt bè.

* Thị lực bệnh nhân trước và sau điều trị:

Bệnh nhân vào viện chủ yếu có thị lực từ 3/10 - 7/10 chiếm 56,52%, Thị lực dưới 1/10 chiếm 13,04%. Thị lực trung bình lúc vào viện X = 0,47 ± 0,26.

Thị lực trung bình sau 2 tuần là 0,51 ± 0,25, sau 1 tháng là 0,53 ± 0,24, sau 3 tháng 0,52 ± 0,25. Như vậy thị lực sau điều trị tăng so với lúc vào viện, tăng chủ yếu ở Glôcôm cấp và bán cấp. Tuy nhiên sự khác biệt (p>0,05).

* Nhãn áp bệnh nhân lúc nhập viện:

Nhãn áp trung bình lúc nhập viện là 25,83 mmHg, Nhãn áp cao nhất là 45 mmHg, thấp nhất là 18 mmHg. Tăng cao nhất là nhóm Glôcôm cấp tính, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01).

Trần Thị Nguyệt Thanh (2008), nhãn áp lúc nhập viện là 19,87 ± 3,99 mmHg. Tỷ lệ của chúng tôi cao hơn vì tác giả chỉ nghiên cứu Glôcôm giai đoạn tiềm tàng và sơ phát. Theo Hoàng Ngọc Chương (1995) nhãn áp trung

bình của bệnh nhân khi nhập viện tại khoa mắt bệnh viện Trung ương Huế là 44.96 mmHg, tỷ lệ này cao hơn vì tiêu chuẩn chọn bệnh của tác giả cũng khác chúng tôi.

* Tình trạng lõm đĩa trước và sau điều trị:

Trước điều trị tỷ lệ lõm đĩa 0.3<C/D≤0.6 chiếm tỷ lệ cao nhất (67,39%), lõm đĩa > 0.6 chiếm 17,39%, gai thị bình thường chiếm 15,22%. Sau khi điều trị 3 tháng lõm gai ≤0,3 tăng lên 2 mắt, và lõm gai 0.3<C/D≤0.6 ít hơn 2 mắt. Như vậy tình trạng gai thị gần như không thay đổi so với trước điều trị.

* Tình trạng thị trường trước và sau điều trị Laser:

Chúng tôi chỉ đo thị trường được 30 mắt. Trước điều trị có 7 mắt (23,33%) chưa tổn thương thị trường tương ứng với 7 mắt chưa lõm đĩa. Tổn thương thị trường trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (36,67%), kế đến là tổn thương thị trường nhẹ 26,67%. Sau 3 tháng không có mắt nào thị trường xấu đi, hầu hết bệnh nhân có thị trường ổn định (90%), có 3 mắt thị trường tốt lên (10%) cả 3 mắt này đều gặp ở Glôcôm bán cấp.

* Tình trạng góc tiền phòng trước điều trị:

Độ MGTPTB thấp nhất ở nhóm Glôcôm cấp tính 0,81 ± 0,32, và cao nhất ở nhóm Glôcôm sơ phát 2,38 ± 0,53. Độ MGTPTB chung là 1,76 ± 0,65.

Nghiên cứu của chúng tôi cũng gần tương đồng với nghiên cứu của Phạm Tân Tiến (2008) có độ mở góc trung bình là 1,71 ± 0,40, và Hồ Thị Tuyết Nhung có độ mở góc trung bình 1,71 ± 0,53.

Bảng 1. Góc tiền phòng trung bình trước điều trị.

Giai đoạn Số mắt Độ MGTPTB Độ lệch chuẩn Thấp nhất Cao nhất

Sơ phát 15 2,38 0,53 1,75 3,75

Bán cấp 10 1,15 0,24 0,75 1,5

Cấp tính 4 0,81 0,12 0,75 1,0

Mãn tính 17 1,81 0,32 1,25 2,25

Tổng số 46 1,76 0,65 0,75 3,75

Page 161: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Hữu Quốc Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 153 - 159

156

Kết quả điều tr ị

* Độ mở góc tiền phòng trung bình

Bảng 2. Độ mở rộng góc tiền phòng sau điều trị

Số mắt

Độ mở góc TP

Độ lệch chuẩn

Thấp nhất

Cao nhất

p1 p2

Sau 2 tuần

Sơ phát 15 3,07 0,44 2,25 4,00

p < 0,01

p > 0,05

Bán cấp 10 2,75 0,44 2,25 3,50 Cấp tính 4 2,94 0,51 2,50 3,50 Mãn tính 17 2,54 0,36 1,75 3,25 Tổng số 46 2,79 0,46 1,75 4,00

Sau 1 tháng

Sơ phát 15 3,23 0,39 2,5 3,75

p < 0,01 Bán cấp 10 2,87 0,49 2,25 3,75 Cấp tính 4 2,75 0,58 2,25 3,25 Mãn tính 17 2,62 0,42 2,00 3,5 Tổng số 46 2,89 0,51 2,0 3,75

Sau 3 tháng

Sơ phát 15 3,35 0,42 2,75 4,00

p < 0,01 Bán cấp 10 2,97 0,45 2,25 3,75 Cấp tính 4 2,88 0,47 2,25 3,25 Mãn tính 17 2,66 0,41 2,00 3,50 Tổng số 46 2,97 0,51 2,00 4,00

Tại thời điểm 2 tuần sau điều trị, các mắt nghiên cứu đều có độ MGTPTB tăng so với trước điều trị với X = 2,79 ± 0,46 (p<0,01). Trong đó mắt Glôcôm góc đóng cấp có mức tăng độ mở góc cao nhất (2,13), kế đến là nhóm bán cấp tăng 1,6. Kết quả của Trần Thị Nguyệt Thanh sau 2 tuần laser độ mở góc trung bình là 2,26 ± 0,37.Độ mở góc tại thời

điểm 1 tháng và 3 tháng không thay đổi mấy với độ mở góc lúc 2 tuần. Theo nghiên cứu của Laurence S. Lim độ mở góc tăng đáng kể sau 2 tuần laser cắt mống mắt và một năm sau vẫn không thay đổi, độ mở góc trung bình là 1,15, tỷ lệ này thấp hơn chúng tôi do tác giả chỉ lựa chọn Glôcôm góc đóng cấp tính có độ mở góc tiền phòng trước laser rất thấp 0,74.

* Kết quả nhãn áp

Bảng3. Kết quả nhãn áp sau điều trị

Số mắt NA TB Độ lệch chuẩn

Thấp nhất

Cao nhất

p 1 p 2

Sau 2 tuần

Sơ phát 15 18,13 1,35 16 21

p > 0,05

p > 0,05

Bán cấp 10 18,1 1,28 16 20 Cấp tính 4 18,0 1,82 16 20 Mãn tính 17 18,29 1,45 16 22 Tổng số 46 18,17 1,37 16 22

Sau 1 tháng

Sơ phát 15 17,20 1,08 16 19

p > 0,05 Bán cấp 10 17,22 1,03 16 19 Cấp tính 4 17,75 2,87 16 22 Mãn tính 17 17,82 1,59 16 23 Tổng số 46 17,47 1,46 16 23

Sau 3 tháng

Sơ phát 15 17,46 1,12 16 19

p > 0,05 Bán cấp 10 16,8 0,79 16 18 Cấp tính 4 17,25 1,26 16 19 Mãn tính 17 17,82 1,42 16 22 Tổng số 46 17,43 1,22 16 22

Page 162: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Hữu Quốc Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 153 - 159

157

Sau 2 tuần điều trị nhãn áp trung bình X = 18,17 ± 1,37 mmHg, giảm 7,66 mmHg so với trước điều trị (p<0,01). Trong đó nhóm Glôcôm cấp tính hạ nhãn áp nhiều nhất 23,35 mmHg, kế đến là Glôcôm bán cấp mức hạ nhãn áp là 11,2 mmHg, thấp nhất là nhóm Glôcôm sơ phát chỉ hạ được 3,2 mmHg. Sau 1 tháng và 3 tháng nhãn áp trung bình có hạ thêm, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Nghiên cứu của Nguyễn Phát Trước Tiên nhãn áp trung bình sau 3 tháng là 16,00 mmHg, và của Phạm Tân Tiến là 17,35 mmHg.

Các mối liên quan

* Mối liên quan giữa độ MGTPTB trước laser và mức hạ NA sau laser:

Trong nghiên cứu chúng tôi nhận thấy khi góc tiền phòng trước điều trị càng nhỏ thì mức hạ nhãn áp càng nhiều. Chính vì vậy chúng tôi tìm mối liên quan giữa độ MGTPTB trước

điều trị với mức hạ NA sau điều trị. Và thấy rằng chúng có mối tương quan nghịch biến với hệ số tương quan r = - 0,768 (n = 46, p < 0,01), phương trình hồi quy tuyến tính y = - 7,214 + 20,396, trong đó y là mức hạ nhãn áp sau điều trị 2 tuần, x là góc tiền phòng trước điều trị.

* Mối liên quan giữa mức tăng độ MGTPTB và mức hạ NA sau điều trị

Chúng ta cũng nhận thấy khi mức tăng độ mở rộng góc tiền phòng càng nhiều thì nhãn áp sau điều trị hạ càng nhiều. Tìm mối liên quan giữa hai biến số liên tục này chúng ta nhận thấy, chúng có sự tương quan chặt chẽ, thuận chiều giữa mức hạ nhãn áp và mức tăng độ mở rộng góc tiền phòng sau điều trị, với r = 0,866, được thể hiện bằng phương trình hồi quy tuyến tính bậc 1 y = 8,476x - 1,054, trong đó y là mức hạ nhãn áp sau điều trị, x là mức tăng độ mở rộng góc tiền phòng.

25,83

17,4317,4718,17

0

5

10

15

20

25

30

vào vi ện sau 2 tu ần sau 1 tháng sau 3 tháng

Nhã

n áp

mm

Hg

Biểu đồ 1. Nhãn áp trung bình trước điều trị và sau điều trị

Bảng 4. Mối liên quan giữa góc tiền phòng trước phẫu thuật và mức hạ NA

Độ mở góc TP trung bình

Mức hạ nhãn áp trung bình sau 2 tuần Hệ số tương quan Đường hồi quy

1,76 ± 0,65 7,65 ± 6,15 - 0,768 y = - 7,214 + 20,396

Bảng 5. Thay đổi nhãn áp và độ mở rộng góc tiền phòng trước và sau điều trị

Trước điều trị Sau điều trị Mức thay đổi Nhãn áp mmHg 25,83 ± 6,0 18,17 ± 1,37 7,65 ± 6,15 Độ mở góc tiền phòng 1,76 ± 0,65 2,79 ± 0,46 1,03 ± 0,63

Bảng 6. Sự liên quan giữa độ mở rộng góc TP và mức hạ NA sau điều trị

Mức tăng độ mở góc TPTB Mức hạ NA trung bình sau 2 tuần Hệ số tương quan Đường hồi quy 1,03 ± 0,63 7,65 ± 6,15 0,866 y = 8,476x - 1,054

Page 163: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Hữu Quốc Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 153 - 159

158

Biểu đồ 2.Tương quan giữa mức tăng mở góc tiền phòng và mức hạ nhãn áp sau điều trị

Lurence S và cộng sự cho rằng có mối liên quan giữa độ mở rộng góc tiền phòng và mức hạ nhãn áp sau laser cắt mống mắt chu biên điều trị glôcôm góc đóng cấp. Tác giả cho rằng CMMCB làm hạ nhãn áp trung bình 3mmHg.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 46 mắt Glôcôm góc đóng nguyên phát được điều trị CMMCB bằng laser Nd: Yag tại Khoa Mắt bệnh viện C Đà Nẵng từ tháng 09/2009 - 10/2010, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Đặc điểm lâm sàng

- Dịch tễ: Bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ 80%, với tuổi trung bình là X = 66,96 ± 7,8, bệnh nhân nữ chiếm 73,33%.

- Triệu chứng cơ năng: Bệnh nhân chủ yếu gặp triệu chứng nhìn mờ chiếm 43,48%, kế đến là nhức mắt (19,65%), nhìn có quầng xanh đỏ chiếm 8,69%, triệu chứng buồn nôn và nôn chiếm tỷ lệ 6,67%. Triệu chứng thực thể: Tất bệnh nhân đều có tiền phòng nông, đồng tử giãn hoặc phản xạ lười chiếm 54,35%, cương tụ rìa chiếm 34,78%, phù giác mạc chiếm 30,43%.

- Hình thái Glôcôm: Bệnh chủ yếu gặp ở giai đoạn mãn tính và sơ phát chiếm tỷ lệ 69,57%. Glôcôm cấp tính gặp ít nhất (8,69%).

- Thị lực trung bình lúc vào viện X = 0,47 ± 0,26. Nhãn áp trung bình lúc nhập viện là 25,83 ± 6,0 mmHg

- Tỷ lệ lõm đĩa 0.3 < C/D ≤ 0.6 chiếm tỷ lệ 67,39%, tổn thương thị trường trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (36,67%).

Kết quả điều tr ị

- Thị lực trung bình sau 2 tuần là 0,51 ± 0,25, sau 1 tháng là 0,53 ± 0,24, sau 3 tháng 0,52 ± 0,25.

- Độ mở góc trung bình trước điều trị là 1,76 ± 0,65. Tại thời điểm 2 tuần sau điều trị, các mắt nghiên cứu đều có độ mở góc trung bình tăng so với trước điều trị với X = 2,79 ± 0,46, và thời điểm 1 tháng và 3 tháng không có sự thay đổi đáng kể.

- Sau 2 tuần điều trị nhãn áp trung bình X = 18,17±1,37 mmHg, giảm 7,66 mmHg so với trước điều trị, sau 1 tháng và 3 tháng sự thay đổi không đáng kể.

- Có mối tương quan nghịch biến giữa độ mở rộng góc tiền phòng trước điều trị với mức hạ nhãn áp sau điều trị. Có sự tương quan thuận chiều giữa mức hạ nhãn áp và mức tăng độ mở rộng góc tiền phòng sau điều trị. Do vậy CMMCB bằng Laser Nd: Yag có hiệu quả mở góc tiền phòng và hạ nhãn áp, đặc biệt hiệu quả trên mắt có độ MGTPTB thấp (Glôcôm cấp và bán cấp). Độ mở góc ổn định sau khi laser 3 tháng, độ mở rộng góc tiền phòng tăng rõ rệt ở nhóm Glôcôm sơ phát, nên laser Nd: có hiệu quả dự phòng cơn Glôcôm cấp ở nhóm Glôcôm sơ phát và góc đóng tiềm tàng.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Hoàng Ngọc Chương, Trần Đình Lập, Nguyễn Thị Thu (1993), “Nhận xét kết quả 190 phẫu thuật cắt bè củng giác mạc điều trị Glôcôm trong hai năm 1991-1992 tại khoa Mắt Bệnh viện Trung ương Huế”, Tập san nghiên cứu và thông tin Y học, Trường Đại học Y khoa Huế, (1), tr. 35-8. [2].Hồ Thị Tuyết Nhung (2006), Nghiên cứu tác

Page 164: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Hữu Quốc Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 153 - 159

159

dụng hạ nhãn áp của phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh đục trên một số trường hợp Glôcôm góc đóng nguyên phát, luận văn Thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội. [3]. Trần Thị Nguyệt Thanh (2008), “Đánh giá độ mở rộng góc tiền phòng sau cắt mống mắt chu biên bằng Laser Nd: Yag điều trị Glôcôm góc đóng nguyên phát”, Tạp chí Nhãn khoa, Hội Nhãn khoa Việt Nam 2008, (11), tr. 69-76. [4].Nguyễn Phát Trước Tiên (2006), Đánh giá hiệu quả điều trị góc đóng nguyên phát bằng Nd: Yag laser Irridotomy tại Bệnh viện Mắt Tp. HCM, luận văn Thạc sỹ, Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh. [5].Phạm Tân Tiến (2008), Nghiên cứu ứng dụng

Laser Nd: Yag với hai bước song khác nhau cắt mống măt chu biên điều trị Glôcôm góc đóng, luận án Tiến sỹ y học, Học viện Quân Y. [6]. Nguyễn Nam Trung (2006), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị Glôcôm góc đóng nguyên phát tại Khoa Mắt Bệnh viện Trung Ương Huế, luận văn Bác sỹ nội trú, trường Đại học Y khoa Huế. [7]. Laurence S. Lim (2004), “Configuration of the Drainage Angle in the first year after Laser peripheral iridotomy”, Ophthalmology, 111 (8), pp 1470-4.

ABSTRACT THE TREATMENT OUTCOME OF ND:YAG LASER IRIDOTOMY IN PRIMARY ANGLE-CLOSURE GLAUCOMA AT C HOSPITAL OF DAN ANG

Nguyen Huu Quoc Nguyen*

Faculty of Medicine - Pharmacology, Da Nang University

Objectives: to review the clinical characteristics of primary angle closure glaucoma and the outcome of Nd: YAG laser peripheral iridoctom. Methods: prospective study of 46 eyes underwent iridotomy, evaluation the intraocular pressure and the anterior chamber angle width at 2 weeks, 1 month, 3 months after treatment. Results: the majority of subjects were female 73,33%, over 60 years old (80%), blurred vision and decrease visual acuity when the patient hospitalized (43,48%), 19,65% eye pain, physical symptoms are mainly shallow anterior chamber or pupillary reflexes relaxing lazy. Embryonic glaucoma and chronic angle glaucoma distribution percentage

69.57%. Mean IOP after 2 weeks X = 18,17 ± 1,37 mmHg, 7,66 mmHg lower than before treatment. anterior chamber angle width increased significantly after 2 weeks of treatment. And no significant changer after 1 month and 3 months. There was a precise inverse relation between anterior chamber angle width before treatment with low levels of IOP after treatment, and there was a precise proportional relation between the low levels of IOP with the increase of chamber angle width after treatment. Conclusion: Nd: YAG laser iridotomy is effective in widening the anterior chamber angle and lowering intraocular pressure in primary angle closure glaucoma. Keywords: glaucoma, iridotomy in primary angle-closure, treatment outcome of Nd:YAG laser

* Tel: 0903557357, Email: [email protected]

Page 165: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Hữu Quốc Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 153 - 159

160

Page 166: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Kim Lương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 161 - 167

161

ĐÁNH GIÁ T ỔN THƯƠNG MẮT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2

Nguyễn Kim L ương*

Bệnh viện Đa khoa TƯ Thái Nguyên

TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: xác định tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) typ2 điều trị tại BVĐKTƯ Thái Nguyên. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới biến chứng mắt ở bệnh nhân ĐTĐ typ2 . Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 170 bệnh nhân được chẩn đoán là ĐTĐ typ 2, điều trị nội trú và ngoại trú tại khoa Nội tiết- Hô hấp và khoa Khám bệnh BVĐKTƯ Thái Nguyên. Thiết kế nghiên cứu mô tả, cắt ngang. Kết quả: Tổn thương mắt ở bệnh nhân ĐTĐ typ2 thể hiện: 60,59% giảm thị lực, trong đó có 30,59% có thị lực thấp và 11,18% mất thị lực; 52,94% đục thuỷ tinh thể; 22,94% có bệnh võng mạc ĐTĐ, trong đó giai đoạn bệnh võng mạc ĐTĐ không tăng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất (56,41%). Tổn thương mắt và các yếu tố liên quan: + Tuổi càng cao tỷ lệ tổn thương võng mạc càng tăng; Tuổi bệnh ≤ 5 năm tổn thương võng mạc 20,22%, tuổi bệnh ≥ 16 tổn thương đến 40%; + Kiểm soát glucose máu kém thì tỷ lệ tổn thương mắt càng nhiều, nhóm bệnh nhân có glucose máu < 10 mmol/l có tổn thương võng mạc 11,54%, glucose máu ≥ 16,5 mmol/l tỷ lệ tổn thương võng mạc là 62,96%. + Rối loạn chuyển hoá lipid: Trong số 32,94% bệnh nhân tăng cholesterol có 54,14% tổn thương võng mạc; trong số 15,29% có giảm HDL-C thì có tới 84,62% trong số họ có tổn thương võng mạc. Từ khoá: Đái tháo đường typ2, bệnh võng mạc đái tháo đường, glucose, cholesterol, đục thuỷ tinh thể

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một nhóm các bệnh chuyển hoá có đặc điểm là tăng glucose máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin, khiếm khuyết trong hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính thường kết hợp với sự huỷ hoại, sự rối loạn chức năng và sự suy yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, tim, thần kinh và mạch máu.

Bệnh đái tháo đường đã, đang và sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế, xã hội của cả thế giới vào thế kỷ XXI. Gánh nặng về bệnh tật và tử vong, gánh nặng về chi phí xã hội. Đặc biệt là đái tháo đường typ 2 vì sự phát triển của bệnh luôn gắn với sự gia tăng của biến chứng mạn tính. Bệnh đái tháo đường gây nhiều biến chứng: mắt, tim mạch, thận, thần kinh. Trong đó biến chứng mắt rất hay gặp, tại thời điểm chẩn đoán lâm sàng người bệnh đái tháo đường phần lớn đã có biến chứng, trong đó * Tel: 0982852165

bệnh võng mạch (VM) có tới 35%, bệnh thần kinh ngoại biên 12%, protein niệu 2,1%. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát hiện sớm các biến chứng đặc biệt biến chứng mắt trong bệnh đái tháo đường. Đồng thời góp phần vào việc có thái độ xử lý kịp thời, tránh những hậu quả nặng nề do đái tháo đường, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2” nhằm mục tiêu:

1. Xác định tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 điều trị tại BVĐKTW Thái Nguyên.

2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới biến chứng mắt ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Gồm 170 bệnh nhân vào khám được chẩn đoán là ĐTĐ typ 2, điều trị ngoại trú và nội trú tại khoa Khám bệnh và khoa Nội

Page 167: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Kim Lương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 161 - 167

162

tiết - hô hấp bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

- Thời gian từ tháng 6/ 2009 đến tháng 6/ 2010.

- Địa điểm khoa Nội tiết - hô hấp, khoa Khám bệnh - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi chọn được 170 bệnh nhân đáp ứng với tiêu chuẩn chọn mẫu như sau:

* Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ (WHO, 1998): Dựa vào 1 trong 3 tiêu chuẩn:

- Glucose huyết tương bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l kết hợp với các triệu chứng tăng Glucose huyết tương.

- Glucose huyết lúc đói ≥ 7 mmol/l.

- Glucose huyết tương 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 11,1 mmol/l.

Chẩn đoán chắc chắn khi kết quả được lặp lại 1 - 2 lần trong những ngày sau đó.

+ Bệnh nhân ≥ 40 tuổi.

* Tiêu chuẩn loại trừ:

- Bệnh nhân không được chẩn đoán ĐTĐ typ 2.

- Các bệnh ảnh hưởng tới mắt: Cận thị, tắc tĩnh mạch, tắc động mạch võng mạc mắt, các bệnh về máu.

- U não.

* Chỉ tiêu lâm sàng

- Một số thông số chung: Tuổi, giới, nơi cư trú, nghề nghiệp, tiền sử bản thân và gia đình.

- Triệu chứng lâm sàng:

+ Đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, gầy nhiều...

+ Thời gian phát hiện bệnh (tuổi bệnh): Là thời gian kể từ khi bệnh nhân được chẩn đoán xác định ĐTĐ typ 2, thời gian này tính theo số năm.

+ Phân loại huyết áp (Theo tiêu chuẩn của JNC VI).

- Khám mắt: Được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa mắt nhiều kinh nghiệm tại phòng khám mắt và khoa Mắt.

* Đo thị lực

* Khám trên máy sinh hiển vi để phát hiện tổn thương ở mống mắt, bờ đồng tử, góc tiền phòng, tình trạng xuất huyết dịch kính, tình trạng thuỷ tinh thể.

* Khám đáy mắt

- Đánh giá các tổn thương.

- Phân loại tổn thương võng mạc theo Wiscosin [19]: Tổn thương cơ bản, bệnh VM tiền tăng sinh, bệnh VM tăng sinh.

* Chỉ tiêu cận lâm sàng

- Định lượng glucose huyết tương lúc đói hoặc glucose huyết tương bất kỳ.

- Định lượng chỉ số lipid máu.

* Phương pháp xử lý số liệu: Theo phương pháp thống kê y học.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới

Giới Nhóm tuổi

Nam Nữ Tổng n % n % n %

40 - 49 16 9,41 17 10,00 33 19,41 50 - 59 36 21,18 37 21,76 73 42,94 60 - 69 15 8,82 19 11,18 34 20,00 70 13 7,65 17 10,00 30 17,65

Tổng 80 47,06 90 52,94 170 100 p > 0,05

Nhận xét: + Tuổi trung bình: 57,7 nhóm tuổi 50 - 59 chiếm tỷ lệ cao nhất (42,94%).

+ Số bệnh nhân nam và nữ không có sự khác biệt.

Page 168: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Kim Lương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 161 - 167

163

Bảng 2. Đặc điểm về huyết áp

Huyết áp n % Không tăng 84 49,41 Tặng độ I 54 31,77 Tăng độ II 27 15,88 Tăng độ III 5 2,94 Tổng 170 100

Nhận xét: Số bệnh nhân có tăng huyết áp chiếm 50,59% trong đó chủ yếu là tăng huyết áp độ I (31,77%).

Bảng 3. Thời gian phát hiện bệnh

Thời gian phát hiện bệnh n % 5 năm 89 52,35

6 - 10 năm 40 23,53 11 - 15 năm 31 18,24

16 năm 10 5,88 Tổng 170 100

Nhận xét: Số bệnh nhân được phát hiện bệnh sớm 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất.

Tổn thương mắt và các yếu tố liên quan

Bảng 4. Tổn thương mắt của đối tượng nghiên cứu (n = 170)

Tổn thương n % Tổn thương VM 39 22,94 Đục thuỷ tinh thể 90 52,94 Giảm thị lực 103 60,59 Các tổn thương khác 38 22,35 Không tổn thương 53 31,18

Nhận xét: Số bệnh nhân bị giảm thị lực chiếm tỷ lệ cao (60,59%), tổn thương VM (22,94%).

Bảng 5. Mối liên quan tổn thương mắt và tuổi bệnh (n = 170)

Tổn thương Tuổi bệnh

Tổn thương VM Đục thuỷ tinh thể Giảm thị lực Tổng

n % n % n % 5 năm 18 20,22 38 42,69 46 51,68 89 6 - 10 năm 9 22,50 24 60,00 27 67,50 40 11 - 15 năm 8 25,80 21 67,74 22 70,96 31 16 năm 4 40,00 7 70,00 8 80,00 10 p < 0,05

Nhận xét: Tuổi bệnh càng cao tỷ lệ tổn thương VM càng tăng. Thời gian mắc bệnh càng dài tỷ lệ đục thuỷ tinh thể càng tăng. Thời gian mắc bệnh tỷ lệ thuận với mức độ giảm thị lực. Sự khác biệt về tổn thương VM, đục thuỷ tinh thể, giảm thị lực với tuổi bệnh có ý nghĩa thống kê.

Bảng 6. Mối liên quan tổn thương mắt và nồng độ glucose máu (n = 170)

Tổn thương Glucose máu

Tổn thương VM Đục thuỷ tinh thể Giảm thị lực Tổng

n % n % n % < 10 9 11,54 39 50,00 40 51,88 78 10 - 16,4 13 20,00 30 46,15 42 65,62 65 16,5 17 62,96 21 77,77 21 77,77 27 p < 0,05

Nhận xét: Nồng độ glucose máu tăng vì tổn thương VM càng tăng.

Page 169: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Kim Lương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 161 - 167

164

Bảng 7. Rối loạn chuyển hoá lipid máu của đối tượng nghiên cứu (n = 170)

Lipid máu n % Tăng cholesterol 56 32,94 Tăng triglycerid 45 26,47 Giảm HDL - C 26 15,29 Tăng LDL - C 36 21,18

Nhận xét: Trong 170 bệnh nhân có 56 bệnh nhân tăng Cholesterol toàn phần máu chiếm tỷ lệ cao nhất (32,94%), tăng triglycerid (26,47%), giảm HDL - C (15,29%), tăng LDL - C (21,18%).

Bảng 8. Mối liên quan giữa cholesterol toàn phần máu với tổn thương võng mạc

Cholesterol TP Tổn thương VM Không tổn thương VM

Tổng n % n %

≥ 5,2 mmol/l 32 57,14 24 42,86 56 < 5,2 mmol/l 7 6,14 107 93,86 114 OR 2,18

χ2 50,18 p < 0,05

Nhận xét: Trong 56 bệnh nhân có tăng cholesterol toàn phần có tổn thương VM cao hơn số bệnh nhân không có tổn thương VM.

Bảng 9. Mối liên quan giữa triglycerid máu với tổn thương võng mạc

Triglycerid Tổn thương VM Không tổn thương VM

Tổng n % n %

≥ 2,3 mmol/l 23 51,11 22 48,89 45 < 2,3 mmol/l 16 12,80 109 87,20 125 OR 3,99

χ2 27,47 p < 0,05

Nhận xét: Trong 45 bệnh nhân có tăng triglycerid máu có tổn thương VM cao hơn không tổn thương VM.

Bảng 10. Mối liên quan giữa HDL - C với tổn thương võng mạc

HDL - C Tổn thương VM Không tổn thương VM

Tổng n % n %

≥ 0,9 mmol/l 17 11,81 127 88,19 144 < 0,9 mmol/l 22 84,62 4 15,38 26 OR 5,74

χ2 67,03 p < 0,05

Nhận xét: Trong 26 bệnh nhân có giảm HDL - C có tổn thương VM cao hơn nhiều số bệnh nhân không có tổn thương VM.

Bảng 11. Mối liên quan giữa LDL - C máu với tổn thương võng mạc

LDL - C Tổn thương VM Không tổn thương VM

Tổng n % n %

≥ 3,4 mmol/l 13 36,11 23 63,89 36 < 3,4 mmol/l 26 19,40 108 80,60 134 OR 1,86

χ2 4,48 p < 0,05

Nhận xét: Trong số 36 bệnh nhân có tăng LDL - C có tổn thương VM cao hơn số bệnh nhân không có tổn thương VM.

Page 170: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Kim Lương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 161 - 167

165

BÀN LUẬN

Tổn thương mắt và các yếu tố liên quan

* Thị lực

Bệnh ĐTĐ typ 2 là một bệnh gây ảnh hưởng hàng đầu đến thị lực. Theo Francosie Rousselie, trong số những nguyên nhân gây mù khác thì bệnh ĐTĐ là nguyên nhân gây mù đầu tiên ở các nước phát triển, gặp ở tất cả các lứa tuổi từ 20 - 60 tuổi. Trong 10.000 người mù mới thì 7% do bị bệnh ĐTĐ, trong đó 92% ở tuổi 50 và 44% trên 70 tuổi, tác giả cho rằng người bị ĐTĐ thì nguy cơ bị mù tăng gấp 11 lần so với người không bị ĐTĐ và nguy cơ đó là tăng gấp 29 lần ở người bị bệnh VM ĐTĐ. Trong nghiên cứu của chúng tôi có tới 60,59% bệnh nhân bị giảm thị lực, thị lực giảm nhanh như vậy có thể do việc kiểm soát glucose máu không tốt, bệnh nhân phải chịu đựng Glucose máu tăng kéo dài. Sự tăng glucose máu kéo dài ảnh hưởng nặng nề đến thị lực do bị phù hoàng điểm và những vùng thiếu máu hoàng điểm nên vấn đề cân bằng glucose máu đặc biệt quan trọng. Nghiên cứu của chúng tôi thấy khi glucose máu < 10 mmol/l ≥ 51,8% bệnh nhân giảm thị lực, khi glucose máu 16,5 mmol/l ≥ 77,7%. Kết quả này tương tự kết quả của các tác giả Phạm Thị Hồng Hoa, Bùi Tiến Dũng.

Thời gian mắc bệnh ĐTĐ càng dài thì thị lực càng giảm, thời gian bị bệnh 5 năm có 51,6% số bệnh nhân giảm thị lực, trên 15 năm có 80% số bệnh nhân giảm thị lực. Theo Phạm Thị Hồng Hoa, thời gian bị bệnh 5 năm có 74,60%, trên 10 năm có 100% số bệnh nhân giảm thị lực. Francoise Rousselie cho rằng, nguy cơ dẫn đến mất thị lực sau 30 năm bị bệnh ĐTĐ. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi cũng như nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Hoa thì bệnh nhân ở Việt Nam bị mất thị lực quá sớm có thể do việc kiểm soát glucose máu chưa tốt bệnh nhân phải chịu đựng glucose máu cao liên tục.

* Đục thuỷ tinh thể

Đục thuỷ tinh thể là tổn thương mắt hay gặp. Hiện tại người ta không thể phân biệt được đục thuỷ tinh thể do ĐTĐ với đục thuỷ tinh

thể tuổi già với người không mắc ĐTĐ. Nhưng cũng thấy rằng khi bị ĐTĐ thì đục thuỷ tinh thể xảy ra sớm hơn, nhanh hơn, hai mắt đục không đồng đều, mắt đục trước, mắt đục sau. Theo Leonard Goffe, có rất nhiều bằng chứng cho thấy những bệnh nhân ĐTĐ có nhiều nguy cơ xảy ra những biến đổi thuỷ tinh thể do tuổi già và những biến đổi này thường gặp ở lứa tuổi trẻ hơn so với người không bị ĐTĐ, do sự tích luỹ sorbitol trong thuỷ tinh thể kèm theo những biến đổi hydrat hoá sau đó là sự tăng glycosyl hoá protein trong thuỷ tinh thể của bệnh nhân ĐTĐ do tuổi già và những bệnh nhân ĐTĐ.

Richardd Richards phân tích nồng độ sorbitol, glucose, fructose của thuỷ tinh thể phẫu thuật ở 2 nhóm bệnh nhân đục thuỷ tinh thể ĐTĐ và không ĐTĐ, thấy ở nhóm bệnh nhân ĐTĐ nồng độ sorbitol, glucose, fructose đều tăng hơn nhóm bệnh nhân không ĐTĐ.

So với các kết quả nghiên cứu của nước ngoài: Jean - Antoine Bernard (1992) tỷ lệ đục thuỷ tinh thể 16%, M.Vignanielli (1992 - 1996) là 14%, Card (1964) là 6,8% thì tỷ lệ đục thuỷ tinh thể trong các nghiên cứu của Việt Nam cao hơn: Lê Huy Hiệu: 22,8%; Thái Hồng Quang: 17,50%; Phạm Thị Hồng Hoa: 30%. Tỷ lệ đục thuỷ tinh thể trong nghiên cứu của chúng tôi: 52,94%. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng như các tác giả ở Việt Nam cao hơn các nghiên cứu ở nước ngoài có thể do trình độ dân trí và mức sinh hoạt ở các nước khác nhau, ở Việt Nam thực chất bệnh nhân hiểu biết về y học còn quá ít do đó đi khám quá muộn, nhiều khi bệnh nhân không nhìn thấy mới đi khám bệnh, phát hiện đục thuỷ tinh thể phải mổ, làm xét nghiệm mới phát hiện glucose máu tăng.

* Tổn thương võng mạc

Trong các bệnh lý về mắt do bệnh ĐTĐ, những tổn thương về đục dịch kính, đục thuỷ tinh thể, liệt cơ vận nhãn, khúc xạ, điều tiết... thì tổn thương VM ĐTĐ là quan trọng nhất. Bệnh VM ĐTĐ là tất cả những thay đổi ở VM xảy ra trong bệnh ĐTĐ. Các tổn thương có thể khác nhau từ những xuất tiết, vi phình mạch

Page 171: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Kim Lương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 161 - 167

166

đơn lẻ đến xuất huyết, vi phình mạch nhiều, dày các mạch tân tạo, xơ hoá và bong VM.

Theo tài liệu của nhiều tác giả tỷ lệ bệnh VM ĐTĐ từ 25 - 90% thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ đã lâu. Francoise Rousselie sau 15 năm tiến triển bệnh ĐTĐ gặp 40 - 60% và nhấn mạnh ý nghĩa của bệnh VM ĐTĐ là nguyên nhân gây mù loà hàng đầu ở Mỹ, 85% bệnh nhân bị mù loà là do bệnh VM ĐTĐ. Phạm Thị Hồng Hoa gặp 43% bệnh VM ĐTĐ, Trần Minh Tiến (2006) gặp 37,30% bệnh VM ĐTĐ. Bệnh VM ĐTĐ trong nghiên cứu của chúng tôi là 22,94%. Tỷ lệ bệnh VM ĐTĐ của chúng tôi thấp hơn có thể do tỷ lệ bệnh nhân đục thuỷ tinh thể của chúng tôi (52,94%) cao hơn tác giả trên (30%), mà khi bị đục thuỷ thể nhất là đục thuỷ tinh thể hoàn toàn sẽ không đánh giá được tổn thương VM bằng soi đáy mắt, muốn phát hiện được tổn thương VM khi bệnh nhân bị đục thuỷ tinh thể cần các phương pháp hiện đại hơn như chụp mạch huỳnh quang, siêu âm nhãn khoa. Trong khi tại cơ sở chúng tôi nghiên cứu chỉ có soi đáy mắt. Nghiên cứu của các tác giả trên được thực hiện ở nơi có đầy đủ trang thiết bị nên phát hiện được các tổn thương VM kể cả bệnh nhân bị đục thuỷ tinh thể hoàn toàn.

* Tuổi bệnh và tổn thương võng mạc

Các tác giả đều cho rằng, tuổi bệnh càng cao thì tỷ lệ bệnh VM ĐTĐ càng nhiều. Sau 5 năm bị bệnh ĐTĐ sẽ xuất hiện VM ĐTĐ, 5 - 10 năm: 20 - 56% và 11 - 16 năm: 67 - 88% bệnh nhân bị bệnh ĐTĐ.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ngay khi tuổi bệnh 5 năm thì tổn thương VM đã là 20,22% cao hơn so với kết quả của Phạm Thị Hồng Hoa 12%. Có thể do việc kiểm soát nồng độ glucose máu trong đối tượng nghiên cứu của chúng tôi không tốt nên tổn thương VM bị sớm hơn. Kết quả của Phạm Thị Hồng Hoa khi tuổi bệnh > 10 năm thì 100% số bệnh nhân bị tổn thương. VM, còn nghiên cứu của chúng tôi gặp thấp hơn (29,27%), có thể do tỷ lệ bệnh nhân của chúng tôi bị đục thuỷ tinh thể tăng theo tuổi bệnh (tuổi bệnh 5 năm: 42,69%, > 10 năm: 68,29%). Chỉ soi đáy mắt sẽ không phát hiện được tổn thương VM khi bệnh nhân bị đục

thuỷ tinh thể hoàn toàn. Trong nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Hoa có sử dụng kỹ thuật chụp mạch huỳnh quang và siêu âm nhãn khoa để phát hiện tổn thương VM nên phát hiện được tổn thương VM ngay cả khi bệnh nhân đục thuỷ tinh thể.

Nồng độ glucose máu và tổn thương võng mạc

Nhiều tác giả thừa nhận rằng có mối liên quan giữa cân bằng glucose máu và bệnh VM ĐTĐ, kiểm soát glucose máu kém tỷ lệ bệnh VM tăng. Khi nồng độ glucose máu < 10mmol/l có 10 - 20% bệnh VM, khi nồng độ glucose máu ≥ 16,5 mmol/l. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy: Glucose máu < 10 mmol/l bệnh VM (11,54%), glucose máu 10 - 16,4 mmol/l (20%), glucose máu ≥ 16,5 mmol/l (62,96%), phù hợp với các tác giả trên.

Rối loạn chuyển hoá lipid máu và tổn thương võng mạc

Người mắc bệnh ĐTĐ typ 2 có tỷ lệ rối loạn chuyển hoá lipid cao gấp 2 - 3 lần người không mắc bệnh ĐTĐ. Rối loạn chuyển hoá lipid thường liên quan đến tình trạng kháng insulin, tăng insulin máu. Nghiên cứu của UKPDS, thấy ở người ĐTĐ có tăng LDL - C, tăng tỷ lệ triglycerid, giảm HDL - C máu. Những rối loạn này thường kết hợp với tăng nguy cơ mắc bệnh mạch máu. Một số tác giả cho rằng nồng độ cholesterol máu có ý nghĩa trong cơ chế bệnh sinh bệnh VM ĐTĐ. Theo Jones và cộng sự: "Sự phát triển và tính chất nặng của bệnh VM ĐTĐ là phụ thuộc vào tăng nồng độ cholesterol toàn phần chiếm tỷ lệ cao nhất (32,94%) phù hợp với một số nghiên cứu khác. Trong 56 bệnh nhân có rối loạn chuyển hoá cholesterol toàn phần có 32 bệnh nhân (57,14%) có tổn thương VM.

HDL - C được coi là yếu tố bảo vệ thành mạch khi HDL - C < 0,9 mmol/l là yếu tố nguy cơ đối với mạch máu. Phạm Thị Hồng Hoa [9] gặp 54,05% tổn thương VM khi HDL - C giảm. Nghiên cứu của chúng tôi thấy trong 26 bệnh nhân có giảm HDL - C thì có tới 22 bệnh nhân có tổn thương VM (84,62%). Tỷ lệ bệnh nhân tổn thương VM của chúng tôi cao có thể do việc phát hiện rối loạn chuyển hoá lipid máu muộn và khi phát hiện điều trị không thường xuyên.

Page 172: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Kim Lương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 161 - 167

167

KẾT LUẬN

Tổn thương mắt ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2

- 60,59% bệnh nhân giảm thị lực, trong đó có 30,59% bệnh nhân có thị lực thấp và 11,18% bệnh nhân mất thị lực.

- 52,94% bệnh nhân bị đục thuỷ tinh thể.

- 22,94% bệnh nhân bị bệnh VM ĐTĐ, trong đó giai đoạn VM ĐTĐ không tăng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất (56,41%).

Tổn thương mắt và yếu tố liên quan

- Tuổi bệnh càng cao tổn thương VM càng tăng.

+ Tuổi bệnh ≤ 5 năm tổn thương VM: 20,22%

+ Tuổi bệnh ≥ 16 năm tổn thương VM: 40%

+ Glucose máu < 10 mmol/l tổn thương VM: 11,54%

+ Glucose máu ≥ 16,5 mmol/l tổn thương VM: 62,96%

- Chuyển hoá lipid máu:

+ 32,94% bệnh nhân có tăng cholesterol toàn phần máu có 57,14% tổn thương VM.

+ 15,29% bệnh nhân có giảm HDL - C có 84,62% tổn thương VM.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1].Hoàng Thị Thu Hà (1998), Nhận xét tổn thương võng mạch trong bệnh võng mạc đái tháo đường và kết quả bước đầu bằng điều trị bằng lase Diode. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú của bệnh viện, trường Đại học Y Hà Nội. [2].Phạm Thị Hồng Hoa (1999), Nghiên cứu tổn thương mắt trong bệnh đái tháo đường, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội. [3]. Phạm Hồng Hoa và Lê Huy Hiệu (2001), Hệ nội tiết, Nxb Y học, Tr.222. [4].Bùi Tiến Hùng (2002), Nghiên cứu các hình thái tổn thương võng mạch trong bệnh đái tháo đường, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Hà Nội. [5]. Đỗ Trung Quân (2001), Bệnh đái tháo đường, Nxb Y học, tr.34 - 44, 72 - 100. [6].ADA (2002), Diabetes - Kinetics of insulin Release in Helth and type 2 Diabetes. Diaeaz 51 (suppl.3) S285 - S494 ISN 0012 - 1797. [7].Donald S. Fong and Lawrence I. Rand (1998), Epidemic of Diabetic Retinopathy, 1998, Chapter 111, pp 1285 - 1294.

ABSTRACT DETERMINE EYE INJURIES IN PATIENTS WITH TYPE 2 DIAB ETES

Nguyen Kim Luong* Thai Nguyen National General Hospital

Objective: Determine eye injuries in patients with type 2 diabetes treated at the Thai Nguyen National General Hospital. Learn several factors related to eye complication in patients with type 2 diabetes. Stuty subjects and research methods: 170 patients included in the examination are diagnosed as type 2 diabetes, inpatient and outpatient facilities at the Department of Endocrinology- Respiratory and General medical examination of Thai Nguyen National General Hospital. Using the method described cross. Results : + Eye lesions in patients with type 2 diabetes: 60.59% of patients with vision loss, including 30.59% of patients had low vision and 11.18% of patients vision loss; 52.94% of patients with cataracts; 22.94% of patients with diabetic retinopathy, of which the nonproliferative diabetic retinopathy group was the highest percentage (56.41%). + Eye injuries and related factors: Age higher disease damage retina increases. ≤ 5 years suffer from diabetes 20.22%; ≥ 16 years of diabetes retina damage 40%. Retina damage relatedto the concentration of bloob glucose and lipid disorder. Glucose < 10mmol/l retina damage 11,54%, glucose ≥ 16,5mmol/l retina damage 62.96%. 32.94% of patients have increased cholesterol is 57.14% damage the retina. 15.29% of patients had lower HDL-C is 84.62% damage to the retina. Keywords: Type 2 diabetes, diabetic retinopathy,glucose, cholesterol, cataract

* Tel: 0982852165

Page 173: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Kim Lương Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 161 - 167

168

Page 174: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Quý Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 169 - 174

169

ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHẠY CẢM CỦA VI KHU ẨN ĐỐI VỚI KHÁNG SINH TRONG B ỆNH VIÊM DA M Ủ TẠI KHOA DA LI ỄU BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Nguyễn Quý Thái* Trường ĐH Y Dược - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh trong bệnh viêm da mủ tại Khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: Gồm 30 bệnh nhân được chẩn đoán viêm da mủ điều trị nội trú tại khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ tháng 4/2010 đến 10/2010. Nghiên cứu mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và tiến hành lấy bệnh phẩm dịch tiết tại tổn thương để nuôi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ (theo kỹ thuật thường quy) được thực hiện trước điều trị. Can thiệp điều trị: các bệnh nhân được điều trị tại chỗ cùng một loại thuốc bôi (dung dịch xanh methylen 2%) và kháng sinh toàn thân đường tiêm: cephalosporine thế hệ 3 (biệt dược cefotaxime). Sau thời gian 7 ngày điều trị, đánh giá sự nhạy cảm của vi khuẩn theo kháng sinh đồ và sự phù hợp giữa kết quả đáp ứng trên invitro với kết quả điều trị lâm sàng bằng thuốc kháng sinh. Kết quả nghiên cứu: Bệnh gặp nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi (83,3%); triệu chứng lâm sang thường gặp: mụn mủ (100%), ngứa rát tại chỗ (93,3%), trợt loét-tiết dịch (86,7%); vị trí tổn thương thường gặp đầu, mặt cổ ((96,7%). Trong các bệnh viêm da mủ, bệnh chốc chiếm tỷ lệ 73,3%. Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng (75%); nước tiểu có rối loạn bất thường (12%). Kết quả nuôi cấy vi khuẩn: S. aureus (100%); kháng sinh đồ: nhạy cảm với cefotaxime 20%. Kết quả điều trị lâm sàng (dựa theo kinh nghiệm) là 76,7%. Sự phù hợp giữa kháng sinh đồ và kết quả điều trị lâm sàng với thuốc cefotaxime: hệ số kappa = 0,04 (phù hợp rất ít). Kết luận: Kháng sinh cefotaxime là thuốc có đáp ứng tốt và vẫn có thể được sử dụng trong lâm sàng để điều trị bệnh viêm da mủ. Từ khoá: Viêm da mủ, Kháng sinh, Tụ cầu vàng, Độ nhạy cảm, Hệ số phù hợp

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Bệnh viêm da mủ (VDM) là một trong những bệnh ngoài da thường gặp, chiếm 15-20% tổng số bệnh nhân da liễu đến khám ở các phòng khám chuyên khoa [1], [2]. Theo Phạm Thị Chanh (1998), tỷ lệ bệnh viêm da mủ điều trị nội trú tại Khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên chiếm 18,9% trong số bệnh da [3]. Bệnh gặp có thể ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp. Bệnh không những gây ngứa, đau nhức khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động và chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây những biến chứng nội tạng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh như viêm cầu thận cấp, nhiễm khuẩn huyết nếu như không được điều trị đúng và kịp thời. Nguyên nhân gây bệnh viêm da mủ chủ yếu * Tel: 0913313147

hiện nay là do tụ cầu, và một số vi khuẩn khác phối hợp (liên cầu, trực khuẩn mủ xanh,...).

Việc điều trị bệnh VDM chủ yếu vẫn là dựa vào dùng thuốc kháng sinh. Trên thực tế trong những năm gần đây do tình trạng lạm dụng thuốc nói chung và kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn nói riêng đã làm cho nhiều trường hợp điều trị viêm da mủ trở nên phức tạp và khó khăn hơn [4]. Vì vậy nghiên cứu phát hiện những thuốc kháng sinh còn đáp ứng tốt với vi khuẩn, có hiệu quả lâm sàng đối với bệnh viêm da mủ tại bệnh viện là cần thiết. Tuy nhiên các đề tài nghiên cứu theo hướng này hầu như còn rất ít. Xuất phát từ vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh trong bệnh viêm da mủ tại Khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên” với mục tiêu sau:

Page 175: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Quý Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 169 - 174

170

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viêm da mủ tại Khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.

2. Đánh giá độ nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh và sự phù hợp với kết quả điều trị lâm sàng dựa theo kinh nghiệm.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân đựơc chẩn đoán là viêm da mủ điều trị nội trú tại Khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ tháng 4/2010 đến tháng 10/2010

Tiêu chuẩn chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng lâm sàng kinh điển:

Triệu chứng cơ năng: ngứa hoặc đau rát

Triệu chứng thực thể: mụn mủ hoặc bọng mủ đứng riêng rẽ hoặc tập trung thành đám trên nền da đỏ, phù nề

-Hoặc đám vẩy tiết màu vàng và trợt đỏ

-V ị trí tổn thương thường gặp ở đầu, mặt, cổ, chân tay và các nếp gấp, có thể có hạch lân cận.

Tiêu chuẩn loại trừ: - Bệnh vẩy nến thể mủ

- Viêm da mủ thứ phát sau các bệnh da do virus, nấm, viêm da cơ địa.

- Viêm da tiếp xúc do côn trùng 3. Phương pháp nghiên cứu: 3.1 Loại nghiên cứu: Mô tả can thiệp

3.2 Chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu:

Tất cả bệnh nhân chẩn đoán viêm da mủ điều trị nội trú tại khoa da liễu từ tháng 4-10/2010 và được làm kháng sinh đồ (tối thiểu n>=30)

3.3 Các chỉ số nghiên cứu:

- Một số đặc điểm của bệnh nhân: tuổi, giới, địa dư, yếu tố lây nhiễm, tiền sử điều trị kháng sinh... - Triệu chứng lâm sàng: ngứa, đau rát, mụn nước, mụn mủ, bọng mủ, sẩn viêm, trợt chảy dịch, vẩy tiết, vị trí tổn thương... - Cơ cấu bệnh viêm da mủ: chốc, viêm da mủ, viêm nang lông, nhọt, trứng cá... - Kết quả xét nghiệm: kháng sinh đồ, công thức máu ( SLBC,BCĐNTT), nước tiểu (cặn, 10 thông số, protein) - Phản ứng bất lợi do thuốc (ADR) - Hệ số phù hợp (kappa): đánh giá kết quả nhạy cảm của vi khuẩn theo kháng sinh đồ và kết quả điều trị lâm sàng dựa theo kinh nghiệm. 4. Phương pháp thu thập thông tin + Dùng mẫu bệnh án nghiên cứu dựa trên khám lâm sàng, phỏng vấn và tham khảo hồ sơ bệnh án của tất cả các bệnh nhân viêm da mủ điều trị nội trú tại khoa Da liễu. + Khoanh vùng tổn thương có mủ, vẩy tiết làm kháng sinh đồ tại khoa Vi sinh – Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. + Cách lấy bệnh phẩm để nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ tại khoa Vi sinh theo kỹ thuật thường quy. + Can thiệp điều trị: các bệnh nhân được điều trị tại chỗ cùng một loại thuốc bôi (dung dịch xanh methylen 2%) và kháng sinh toàn thân đường tiêm: cephalosporine thế hệ 3 (biệt dược cefotaxime). Sau thời gian 7 ngày điều trị, đánh giá sự nhạy cảm của vi khuẩn theo kháng sinh đồ và sự phù hợp giữa kết quả đáp ứng trên invitro với kết quả điều trị lâm sàng bằng thuốc kháng sinh . 5. Xử lý số liệu: Theo phương pháp thống kê y học dựa trên phần mềm Stata 10.0. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới

Giới Tuổi

Nam Nữ Tổng số lượng tỷ lệ % số lượng tỷ lệ % số lượng tỷ lệ %

<05 10 33,3 15 50 25 83,3

6-10 2 6,7 2 6,7 4 13,4 11-18 1 3,3 0 0 1 3,3 Tổng 13 43,3 17 56,7 30 100

Qua bảng trên chúng tôi nhận thấy nhóm trẻ em <= 5 tuổi mắc bệnh nhiều nhất chiếm tỷ lệ 83,3%; trong đó đó nữ 56,7% và nam chiếm 43,3%.

Page 176: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Quý Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 169 - 174

171

Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng bệnh viêm da mủ

Tỷ lệ Đặc điểm lâm sàng

Số lượng = 30 Tỷ lệ%

Ngứa 28 93,3 Đau rát 19 63,3 Mụn mủ 30 100 Bọng mủ 17 56,7 Mụn nước 17 56,7 Sẩn đỏ 14 46,7 Trợt,chảy dich 26 86,7 Vảy tiết 26 86,7

Kết quả bảng 2 cho thấy hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng biểu hiện ngoài da nặng nề như 100% ca đều có mụn mủ; 93,3% có ngứa; 86,7% có trợt, chảy dịch, vảy tiết, tiếp đến là đau rát, bọng mủ, mụn nước, sẩn đỏ chiếm các tỷ lệ (63,3%; 56,7%; 56,7%; 46,7%).

Bảng 3 Vị trí tổn thương

Tỷ lệ Vị trí

Số lượng =30 Tỷ lệ%

Đầu mặt, cổ 29 96,7 Chân 23 76,7 Tay 23 76,7 Thân mình 10 33,3 Các nếp gấp, kẽ 5 16,7

Qua bảng trên ta thấy vị trí thường gặp nhất trong bệnh viêm da mủ là ở đầu, mặt cổ ( 96,7%), tiếp đến là chân - tay 76,7% , thân mình 33,3%, ít gặp nhất là các nếp gấp (16,7%).

Bảng 4. Cơ cấu bệnh viêm da mủ

Tỷ lệ Bệnh

Số lượng Tỷ lệ %

Chốc 22 73,4 Viêm da mủ 3 10 Viêm nang lông 3 10

Nhọt 0 0 Hăm kẽ 1 3,3 4s 1 3,3

Tổng 30 100

Qua bảng trên ta thấy cơ cấu bệnh gồm: bệnh chốc 73,4%, tiếp đến là viêm da mủ 10%, viêm nang lông 10%, các bệnh khác thấy ít gặp.

Bảng 5. Đặc điểm cận lâm sàng (CLS) về công thức máu và nước tiểu

Chỉ số CLS

Rối loạn Bình thường Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

CTBC ( n=20) 15 75 5 25 Nước tiểu( n=25) 3 12 22 78

Qua bảng trên ta thấy số bệnh nhân được làm công thức máu – công thức bạch cầu(CTBC) là 20 trong đó có 15 trường hợp rối loạn chiếm 75%. Số bệnh nhân được xét nghiệm nước tiểu là 25 trong đó 12% có kết quả bất thường.

Page 177: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Quý Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 169 - 174

172

Bảng 6. Kết quả kháng sinh đồ và nuôi cấy vi khuẩn: S. aureus ( n=30)

Các loại kháng sinh Nhạy cảm(%) Kháng trung gian(%) Kháng (%)

Penicilline 0 0 100 Ampicilline 0 50 50 Oxacilline 10 10 80

Cephalotine 63,4 13,3 23,3 Cefotaxime 20 43,3 36,7 Vancomycin 66,7 13,3 20 Clindamycin 50 26,7 23,3

Chloramphenicol 20 13,3 66,7 Erythromycine 23,3 6,7 70 Doxycycline 43,3 6,7 50 Nofloxacine 83,3 10 6,7 Gentamycine 76,7 13,3 10 Co-trimoxazol 6,7 66,7 26,7

Kết quả ở bảng 6 cho thấy:

- Nuôi cấy vi khuẩn từ các mẫu bệnh phẩm là tổn thương da của bệnh nhân đã phát hiện 100% có tụ cầu vàng S. aureus (Staphylococus aureus).

- Vi khuẩn S. aureus còn nhạy cảm với Cefotaxim chiếm tỷ lệ 20%, Norfloxacin 83,3%, Gentamycin 76,7%, Amykacin 76,7%, Vancomycin 66,7%; nhạy cảm thấp với các loại kháng sinh khác (Cephalotin, Clindamycin, Vancomycin...).

Bảng 7. Sự phù hợp giữa KSĐ và kết quả lâm sàng điểu trị theo kinh nghiệm

Kết quả lâm sàng (điều trị bằng thuốc Cefotaxim) Tổng + -

KSĐ + 5 1 6 - 18 6 24

Tổng 23 7 30 Hệ số Kappa = 0,04

Qua bảng trên ta thấy kết quả lâm sàng điều trị theo kinh nghiệm với kháng sinh cefotaxim là 76,7% (23/30), hệ số phù hợp giữa kết quả nhạy cảm theo kháng sinh đồ và kết quả điều trị dựa theo kinh nghiệm với kháng sinh cefotaxim: kappa = 0,04 (phù hợp rất ít).

BÀN LUẬN

Kết quả nghiên cứu ở các bảng từ 1 – bảng 4 cho thấy: Bệnh gặp nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi (83,3%); triệu chứng lâm sàng thường gặp: mụn mủ (100%), ngứa rát tại chỗ (93,3%), trợt loét-tiết dịch (86,7%); vị trí thường gặp đầu, mặt cổ (96,7%). Trong các bệnh viêm da mủ, bệnh chốc chiếm tỷ lệ 73,3%. Kết quả nghiên cứu ở bảng 5 cho thấy: có sự thay đổi công thức máu ở bệnh nhân viêm da mủ: số lượng bạch cầu tăng (75%); nước tiểu có rối loạn bất thường (12%). Nhìn chung kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với y văn và nghiên cứu gần đây của một số tác giả khác [1], [3], [5], [7]. Điều này cho

thấy đặc điểm lâm sàng và nhất là mô hình bệnh viêm da mủ hiện nay cơ bản cũng chưa thấy có sự thay đổi.

Theo kết quả nuôi cấy và làm kháng sinh đồ ở bảng 6 thì vi khuẩn S. eureus (Staphylococus aureus) là nguyên nhân gây bệnh viêm da mủ (100%). Cũng ở bảng ta thấy tình trạng đáp ứng của vi khuẩn S. eureus với một số nhóm thuốc kháng sinh chủ yếu như:

- Kháng sinh nhóm Beta-lactam:

S. aureus kháng hoàn toàn với Penicillin kết quả này cao hơn nghiên cứu của Lê Đăng Hà và CS [7]. Với Ampicillin: kháng 50% và kháng trung gian là 50% so với kết quả của Trần Đình Tuấn (2000) tại Bệnh viện Đa khoa

Page 178: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Quý Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 169 - 174

173

tỉnh Đăk lăk: 85% chủng S. aureus còng nhạy cảm với Ampicillin,trong khi chỉ 15% số chủng kháng. Như vậy có thể thấy sự kháng với kháng sinh loại này ngày càng gia tăng.

Đối với Oxacillin: Tỷ lệ kháng chiếm 80%, rất cao so với các nghiên cứu trước đây của Tô Song Diệp (1998) và một số tác giả khác [5], [6] thì đây là tình trạng đáng báo động đối với loại kháng sinh này vì các tác giả nghiên cứu ở thời điểm trên kháng sinh này có độ nhạy với S. aureus rất cao 90% chỉ có 10% là kháng. Đối với nhóm Cephalosporin: Kết quả này của chúng tôi cho thấy S. aureus nhạy cảm cao nhất với Cephalotin 63,4% và trung gian 13,3%, đối với Cefotaxim chỉ có 20% là nhạy cảm còn 80% là kháng và trung gian.S. aureus chỉ còn 13,3% nhạy cảm với Cephalecin. Kết quả này rất khác biệt so với những nghiên cứu trước (tỷ lệ nhạy cảm của Cefotaxim 100%, Cephalotin 85,71%) [5], [7], [8], [9]. Như vậy theo kết quả kháng sinh đồ thì tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã có sự gia tăng kháng thuốc của tụ cầu vàng S. aureus đối với nhóm kháng sinh nhóm Cephalosporin.

- Đối với nhóm Quinolon:

Tỷ lệ nhạy của Norfloxacin rất cao, cao nhất trong nghiên cứu của chúng tôi 83,3% chỉ có 6% kháng thuốc, như vậy kháng sinh nhóm này vẫn đáp ứng tốt với S. aureus. Kết quả này cũng tương tự như kết quả của Tô Song Diệp [6].

- Với kháng sinh thuộc nhóm Aminosid : Amikacin và Gentamycin có cùng tỷ lệ nhạy cao 76,7% và Amikacin là kháng sinh duy nhất không có trường hợp nào kháng thuốc, còn Gentamycin có 10% kháng,13,3% trung gian.

- Với kháng sinh thuộc nhóm Glycopeptid: cụ thể trong ngiên cứu của chúng tôi là Vancomycin tỷ lệ nhạy 66,7%, kháng 20% và trung gian là 13,3%. Mức độ kháng thuốc của nhóm Aminosid và Glycopeptid phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hường tại Học Viện Quân Y năm 1995 [5].

Kết quả bảng 7 cho thấy theo kết quả nuôi cấy và kháng sinh đồ thì vi khuẩn S. eureus là

nguyên nhân gây bệnh viêm da mủ (100%) nhưng nhạy cảm với cefotaxim chỉ chiếm 20%; trong khi đó kết quả điều trị trên lâm sàng theo kinh nghiệm cũng với cefotaxim vẫn cho kết quả tốt (76,7%). Sự phù hợp giữa kháng sinh đồ và kết quả điều trị lâm sàng với thuốc cefotaxime: hệ số kappa = 0,04 (phù hợp rất ít). Trên thực tế còn ít đề tài nghiên cứu về vấn đề này, mặt khác cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn nhỏ, vì vậy chúng tôi cho rằng cần nghiên cứu tiếp với cỡ mẫu lớn hơn. Đồng thời cũng có thể nghiên cứu sự phù hợp giữa kháng sinh đồ với kết quả điều trị lâm sàng với nhiều loại kháng sinh khác, nhằm tìm ra những loại kháng sinh an toàn, ít độc tính, giá thành thấp và tiện sử dụng để chỉ định điều trị bệnh viêm da mủ thu được hiệu quả tối ưu.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 30 bệnh nhân viêm da mủ tại khoa Da liễu - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ 4/2010 - 10/2010 chúng tôi có một số kết luận sau:

- Bệnh viêm da mủ gặp nhiều ở trẻ dưới 5 tuổi (83,3%); triệu chứng lâm sàng thường gặp: mụn mủ (100%), ngứa rát tại chỗ (93,3%), trợt loét-tiết dịch (86,7%); vị trí thường gặp đấu, mặt cổ (96,7%). Cơ cấu bệnh viêm da mủ gồm: bệnh chốc chiếm tỷ lệ nhiều nhất 73,3%. Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng (75%); nước tiểu có rối loạn bất thường (12%). Kết quả nuôi cấy vi khuẩn: S. aureus (100%); kháng sinh đồ nhạy cảm với cefotaxime 20%.

- Nuôi cấy vi khuẩn từ các mẫu bệnh phẩm là tổn thương da của bệnh nhân đã phát hiện 100% có tụ cầu vàng S. aureus (Staphylococus aureus). S. aureus nhạy cảm với Cefotaxim: 20%. Trong khi kết quả đièu trị lâm sàng tốt với cefotaxim là 76% (23/30). Sự phù hợp giữa kết quả kháng sinh đồ và kết quả điều trị lâm sàng với thuốc cefotaxime với hệ số kappa = 0,04.

KHUYẾN NGHỊ

Kháng sinh cefotaxime là thuốc có đáp ứng tốt và vẫn có thể được sử dụng trong lâm sàng để điều trị bệnh viêm da mủ.

Page 179: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Quý Thái Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 169 - 174

174

- Cần nghiên cứu thêm với kháng sinh khác để tìm ra thuốc tối ưu ít độc, hiệu quả điều trị tốt, giá thành thấp có tác dụng điều trị bệnh viêm da mủ.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ môn Da liễu - Trường Đại học Y Hà Nội (1992), Bệnh Da liễu, Nhà xuất bản Y học, tr 218 – 222. [2]. Bộ môn Da liễu - Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh (1994), Bài giảng Da liễu, Nhà xuất bản Y học, tr 102 –105. [3]. Phạm Thị Chanh, Nguyễn Quý Thái (1999), “Bước đầu xác định cơ cấu bệnh Da liễu tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên hai năm 1996 - 1997”, Tạp chí Y học Thực hành, số 360, Bộ Y tế, tr 154 – 158. [4]. Nguyễn Xuân Hiền, Nguyễn Cảnh Cầu (1995), Viêm da mủ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 3-47. [5]. Nguyễn Thị Hường (1995), Tình hình bệnh viêm da mủ điều trị nội trú tại khoa Da liễu Bệnh viện Quân Y 108 từ 1990 -10/1995, bước đầu nghiên cứu mối liên quan giữa khả năng đệm của da đối với sự phát sinh, phát triển bệnh viêm da

mủ, Luận văn Thạc sỹ y học, Học Viện Quân Y, Hà Nội. [6]. Tô Song Diệp và CS (1997), “Tình hình kháng thuốc của Staphylococus aureus tại Trung tâm bệnh nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh năm 1993 – 1997”, Thông tin Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, TP Hồ Chí Minh, tr 35. [7]. Lê Đăng Hà và CS (1999), “Tính kháng thuốc kháng sinh hiện nay của 10 loại vi khuẩn thường gặp ở Việt Nam năm 1998”, Một số công trình nghiên cứu về độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc kháng sinh (1997 – 1998), Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Hà Nội, tr 3-18. [8]. Trần Văn Hưng, Nguyễn Hữu Luyện (1999), “Tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn huyết tại bệnh viện Trung ương Huế”, Một số công trình nghiên cứu độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc kháng sinh (1999 – 2002), Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Hà Nội. [9]. Trần Đình Tuấn, Đào Xuân vinh, Nguyễn Thị Tuyết và CS (2000), Tìm hiểu độ nhạy cảm với kháng sinh của một số chủng tụ cầu vàng Staphylococus aureus và trực khuẩn mủ xanh pseudomonas aeruginosa phân lập tại Đăk Lăk năm 2000.

SUMMARY EVALUATION OF SENSITIVITY OF BACTERIA TO ANTIBIOTIC S IN PYODERMATITIS AT DERMATOLOGY DEPARTMENT IN THAI NGUYEN CENTRAL GENERAL HOSPITAL

Nguyen Quy Thai* College of Medicine – Pharmacology - TNU

Objectives: To describe clinical and lab characteristics and to evaluate sensitivity of bacteria to antibiotics in pyodermatitis at Dermatology Department in Thai Nguyen Central General Hospital. Subjects and methods: 30 patients diagnosed with pyodermatitis treated at Dermatology Department in Thai Nguyen Central General Hospital between April, 2010 and October 2010. The study describes clinical and lab characteristics and secretion fluid in wounded area taken for antimicrobial assay (according to a routine technique) to be done before treatment: Treatment intervention: Patients treated locally with a same medicine ( solution of blue methylene 2%) and systematic antibiotics of Cephalosporin. After 7 days of treatment, evaluating sensitivity of bacteria to antibiotics and appropriateness between results in vitro and clinical results treated with antibiotics. Results: This disease was commonly seen in children under 5 years (83.3%); clinical symptoms often seen included: pustulation (100%), local itching (93.3%) and ulcer – fluid secretion (86,7%); commonly-diseased sites were a head, a face and a neck (96.7%). In pyodermatitis, impetigo made up 73.3%. For blood count: increased white blood cells accounted for 80% of cases; abnormal uterine was 12%. Results of bacterial culture: 100% of cases were S. aureus ; susceptibility test : 20% of sensitivity to cefotaxime. Results based on experience were 76.7% and coefficient of Kappa = 0.04 (a little appropriateness). Conclusion: Cefotaxime responded well to bacteria and it still was a kind of antibiotics used in treatment of pyodermatitis. Key words: Pyoderma, Antibiotic, S. eureus, Sensitivity, Kappa.

* Tel: 0913313147

Page 180: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Hữu Quốc Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 175 - 184

175

KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ HOMOCYSTEIN,CRP HUY ẾT THANH Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 PHÁT HIỆN LẦN ĐẦU TẠI THÀNH PH Ố ĐÀ NẴNG

Nguyễn Hữu Quốc Nguyên*

Khoa Y Dược - Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa glucid mạn tính khá phổ biến trong đó ĐTĐ type 2 chiếm tỷ lệ khá cao. Homocystein, crp có vai trò quan trọng trong rối loạn chuyển hóa ở bệnh ĐTĐ type 2. Mục tiêu: 1. Xác định nồng độ homocystein, crp huyết thanh ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 phát hiện lần đầu. 2.Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ homocystein, crp huyết thanh với một số chỉ số hoá sinh khác ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 phát hiện lần đầu. Đối tượng & Phương pháp : Nghiên cứu được tiến hành trên 55 BN ĐTĐ type 2 phát hiện lần đầu, 30 BN RLDN glucose chưa được điều trị và 35 người khỏe mạnh; phù hợp về tuổi, giới với nhóm bệnh, không có RLCH glucose. Định lượng nồng độ homocystein, crp bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang. Kết quả: Nhóm chứng nồng độ homocystein là: 7,7 (µg/ml); crp là : 0,2 ± 0,21 mg/dl; ở nhóm ĐTĐ type 2 phát hiện lần đầu homocystein là: 12,8 ± 3,08 (µg/ml); crp là : 0,4± 0,27mg/dl . Tương quan thuận giữa nồng độ tHcy với các chỉ số lipid : cholesterol, triglycerid, LDL-C; nồng độ đường máu lúc đói và tỷ HbA1C.Tăng nồng độ CRP có liên quan tới mức BMI ≥ 23, không liên quan tới thời gian mắc bệnh ĐTĐ type 2.Có mối tương quan thuận chặt chẽ giữa nồng độ tHcy với nồng độ CRP p<0,001. Kết luận: Có sự tăng nồng độ homocystein và crp trung bình từ nhóm chứng đến nhóm RLDN glucose và nhóm ĐTĐ type 2. Nồng độ CRP huyết thanh trung bình ở những người thừa cân, béo phì (BMI≥ 23) cao hơn so với những người có cân nặng bình thường (BMI< 23) Từ khóa: Homocystein, crp, đái tháo đường typ 2, rối loạn dung nạp glucose

ĐẶT VẤN ĐỀ* Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa glucid mạn tính khá phổ biến trong đó ĐTĐ type 2 chiếm tỷ lệ cao homocystein, crp có vai trò quan trọng trong rối loạn chuyển hóa ở bệnh ĐTĐ type 2. việc xác định nồng độ homocystein, crp huyết thanh có thể giúp chúng ta phát hiện sớm những trường hợp có nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ type 2, đồng thời cũng giúp theo dõi biến chứng tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ type 2. Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu về homocystein, crp và vai trò của nó ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 phát hiện lần đầu ở Việt Nam. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nồng độ homocystein, crp huyết thanh ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 phát hiện lần đầu tại thành phố Đà Nẵng” , với mục tiêu: 1. Xác định nồng độ homocystein, crp huyết thanh ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 phát hiện lần đầu. * Tel: 0903557357, Email: [email protected]

2.Tìm hiểu mối liên quan giữa nồng độ homocystein, crp huyết thanh với một số chỉ số hoá sinh khác ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 phát hiện lần đầu.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu Nhóm bệnh: 55 BN ĐTĐ type 2 phát hiện lần đầu, chưa được điều trị. 30 BN có RLDN glucose, chưa được điều trị

Nhóm chứng: 35 người khỏe mạnh, phù hợp về tuổi, giới với nhóm bệnh, không có RLCH glucose.

Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu: - Chẩn đoán BN ĐTĐ type 2 theo tiêu chuẩn WHO năm 1999.

- Chẩn đoán ĐTĐ type 2 theo tiêu chuẩn của IDF 2005.

- Chẩn đoán RLDN glucose theo tiêu chuẩn của ADA 2004.

Page 181: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Hữu Quốc Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 175 - 184

176

Bảng 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và rối loạn glucose máu

Nồng độ glucose [mmol/l (mg/dl)]

Máu toàn phần Huyết tương tĩnh mạch

Tĩnh mạch Mao mạch

ĐTĐ Lúc đói ≥ 6,1 ≥ 6,1 ≥ 7,0 Thời điểm 2 giờ sau làm nghiệm pháp ≥10 ≥ 11,1 ≥ 11,1

IGT Lúc đói < 6,1 < 6,1 < 7,0 Thời điểm 2 giờ sau làm nghiệm pháp ≥ 6,7 ≥ 7,8 và≤ 11,1 ≥ 7,8 và≤ 11,1

Tiêu chuẩn loại trừ

Bệnh nhân ĐTĐ type 1

Bệnh nhân ĐTĐ type 2 có các bệnh lý ác tính, suy gan, suy thận, phụ nữ có thai và cho con bú hoặc bệnh nhân đang có các viêm nhiễm, bệnh lý cấp tính khác

Bệnh nhân ĐTĐ type 2 đã điều trị

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.

Địa điểm nghiên cứu:

Trung tâm nghiên cứu Gen- Protein, Trường ĐHYHN

Khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai.

Khoa Khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai.

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4 năm 2009 đến tháng 8 năm 2010.

Các kỹ thuật xét nghiệm:

Định lượng homocystein,crp,insulin huyết thanh: miễn dịch điện hóa phát quang trên máy xét nghiệm tự động Immulite 2000. Định lượng cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL- C, LDL- C trong huy ết tương: phương pháp enzym so màu trên máy xét nghiệm tự động olympus 600. Định lượng glucose huyết tương: phương pháp enzym so màu trên máy xét nghiệm tự động olympus 600.

Xác định tỷ lệ HbA1c máu toàn phần: phương pháp immunoturbidimetry với 6 điểm chuẩn.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu trên 35 người khỏe mạnh và 55 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 phát hiện lần đầu được điều trị tại khoa Nội tiết bệnh viện C. Các kết quả nghiên cứu thu được như sau:

Một số đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu

Tuổi và giới của các nhóm nghiên cứu

Bảng 2. Phân bố tuổi của nhóm nghiên cứu

Đối tượng Min (tuổi)

Max (tuổi)

X ±±±± SD (tuổi)

p

Nhóm ĐTĐ type 2 (1) (n=55)

39 75 53,7 ± 7,4 p(12) >0,05

Nhóm RLDN glucose (2) (n=30)

30 68 52,3 ± 10 p(23) >0,05

Nhóm chứng (3) (n=35)

36 62 51,5 ± 6,6 p(13) >0,05

Nhóm ch ứng

54%

46%

Nam

Nữ

Nhóm RLDN Glucose

40%

60%

Nhóm ĐTĐ type 2

53%47%

Biểu đồ 1. Phân bố giới của nhóm nghiên cứu

p>0,05

Page 182: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Hữu Quốc Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 175 - 184

177

Nhận xét:

- Tỷ lệ nữ giới ĐTĐ type 2 cao hơn nam giới (54% so với 46%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

- Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về phân bố giới trong các nhóm nghiên cứu (p>0,05).

Kết quả chỉ số BMI và tỷ lệ thừa cân tính theo BMI của các nhóm nghiên cứu (BMI≥23 và BMI<23)

Bảng 3. Chỉ số BMI của các nhóm nghiên cứu

Đối tượng Min

(kg/m2) Max

(kg/m2) X ±±±± SD (kg/m2)

p

Nhóm ĐTĐ type 2 (1) (n=55)

19,5 28,5 23,3 ± 2,3 p(12) >0,05

Nhóm RLDN glucose (2) (n=30)

18,8 28,0 23,1 ± 2,5 p(23) <0,001

Nhóm chứng (3) (n=35)

17,4 27,7 20,4 ± 2,3 p(13) <0,001

Nhận xét:

- Chỉ số BMI trung bình của nhóm chứng thấp hơn nhóm RLDN glucose và nhóm ĐTĐ type 2 (p< 0,001).

- Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 giữa nhóm RLDN glucose và nhóm ĐTĐ type 2 về chỉ số BMI trung bình.

Bảng 4. Tỷ lệ thừa cân ở các nhóm nghiên cứu

Đối tượng Thừa cân (BMI≥ 23) Bình thường (BMI< 23)

n % n % Nhóm ĐTĐ type 2 (1) (n=55) 30 54,5 25 45,5 Nhóm RLDN glucose (2) (n=30) 16 53,3 14 46,7 Nhóm chứng (3) (n=35) 4 11,4 31 88,6

p p(12) >0,05 p(23) <0,001 p(13) <0,001

Nhận xét:

- Có sự khác biệt về tỷ lệ thừa cân (BMI≥ 23) của nhóm ĐTĐ type 2 và nhóm RLDN glucose so với nhóm chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.

- Không có sự khác biệt về tỷ lệ thừa cân (BMI≥ 23) giữa nhóm ĐTĐ type 2 với nhóm RLDN gluocse.

Kết quả các chỉ số hóa sinh máu.

Kết quả nồng độ glucose huyết tương lúc đói

Bảng 5. Nồng độ glucose huyết tương lúc đói của các nhóm nghiên cứu

Đối tượng Min

(mmol/L) Max

(mmol/L) X ±±±± SD

(mmol/L) p

Nhóm ĐTĐ type 2 (1) (n=55) 6,5 16,2 9,1 ± 2,2 p(12) <0,001 Nhóm RLDN glucose (2) (n=30) 4,9 8,1 6,2 ± 0,7 P(23) <0,001

Nhóm chứng (3) (n=35) 4,0 5,7 4,8 ± 0,5 p(13) <0,001

Page 183: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Hữu Quốc Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 175 - 184

178

Nhận xét:

- Nồng độ glucose huyết tương lúc đói trung bình của nhóm ĐTĐ type 2 cao hơn nhóm RLDN glucose và cao hơn nhóm chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.

Kết quả các chỉ số lipid huyết tương

5.64.8

4.6

2.8

1.4 1.31 1.3 1.2 1.1

3.13 3

0

1

2

3

4

5

6

Cholesterol Triglyceride HDL-C LDL-C

Nhóm ĐTĐ 2 Nhóm RLDN Nhóm ch ứng

Biểu đồ 2. So sánh kết quả các chỉ số lipid huyết tương giữa các nhóm

Nhận xét:

- Có sự giảm dần về nồng độ cholesterol, trigllcerid trung bình ở nhóm BN ĐTĐ type 2, nhóm RLDN glucose so với nhóm chứng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p< 0,05.

- Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ HDL-C và LDL-C trung bình của 3 nhóm (p> 0,05).

Kết quả nồng độ insulin huyết thanh

Bảng 6. Nồng độ insulin huyết thanh của các nhóm nghiên cứu

Đối tượng Min

(µU/mL) Max

(µU/mL) X ±±±± SD

(µU/mL) p

Nhóm ĐTĐ type 2 (1) (n=55) 1,0 62,4 11,9 ± 10,9 p(12) >0,05 Nhóm RLDN glucose (2) (n=30) 3,1 83,1 11,2 ± 14,9 p(23)<0,001

Nhóm chứng (3) (n=35) 0,6 30,3 4,0 ± 4,9 p(13)<0,001

Nhận xét:

- Nồng độ insulin huyết thanh trung bình ở nhóm chứng thấp hơn nhóm ĐTĐ type 2 và nhóm RLDN . Sự khác biệt có YNTK với p< 0,001

Kết quả chỉ số kháng insulin (HOMA- IR) của các nhóm nghiên cứu

Bảng 7. Chỉ số kháng insulin của các nhóm nghiên cứu

Đối tượng Min Max X ±±±± SD p Nhóm ĐTĐ type 2 (1) (n=55) 0,7 31,5 4,7 ± 4,9 p(12) > 0,05

Nhóm RLDN glucose (2) (n=30) 0,8 18,1 3,0 ± 3,4 p(23) = 0,001 Nhóm chứng (3) (n=35) 0,1 5,5 0,8 ± 0,9 p(13) < 0,001

Nhận xét:

- Chỉ số HOMA- IR trung bình của nhóm ĐTĐ type 2 và nhóm RLDN glucose cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p ≤ 0,001).

P<0,05

P>0,05

P<0,05

Page 184: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Hữu Quốc Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 175 - 184

179

Kết quả tỷ lệ HbA1c máu toàn phần

Bảng 8. Tỷ lệ HbA1c của các nhóm nghiên cứu

Đối tượng Min (%)

Max (%)

X ±±±± SD (%)

p

Nhóm ĐTĐ type 2 (1) (n=55) 4,8 12,1 7,9 ± 1,5 p(12) <0,001 Nhóm RLDN glucose (2) (n=30) 4,1 8,8 6,1 ± 0,9 p(23) <0,05

Nhóm chứng (3) (n=35) 5,0 6,3 5,7 ± 0,3 p(13)<0,001

Nhận xét:

- Có sự khác biệt về tỷ lệ HbA1c trung bình ở 3 nhóm: tỷ lệ HbA1c trung bình ở nhóm ĐTĐ type 2 cao nhất, tiếp đến là nhóm RLDN glucose, thấp nhất là nhóm chứng. Sự khác biệt có YNTK với p< 0,05.

Chúng tôi chia các bệnh nhân ĐTĐ làm hai nhóm theo mức độ kiểm soát đường máu: nhóm kiểm soát được đường máu và nhóm không kiểm soát được đường máu theo tiêu chuẩn đánh giá trình bày ở mục 2.4.5:

KẾT QUẢ HOMOCYSTEIN, CRP MÁU

Kết quả nồng độ tHcy, CRP máu

Bảng 9. Nồng độ tHcy, CRP huyết thanh của các nhóm nghiên cứu

Chi số Đối tượng Min Max X ±±±± SD p

tHcy (µg/mL)

Nhóm ĐTĐ type2 n= 55(1) 6,81 20,69 12,8±3,08 P1,2 > 0,05 Nhóm RLDN n= 30 (2) 5,8 21,54 11,6±2,54 P1,3 <0,001 Nhóm chứng n = 35(3) 4,5 11,54 7,7±1,64 P2,3 <0,001

CRP (mg/dl)

Nhóm ĐTĐ type2 n= 55(1) 0,08 1,7 0,4±0,27 P1,2 >0,05 Nhóm RLDN n= 30 (2) 0,06 1.6 0,38±0,23 P1,3 <0,001 Nhóm chứng n = 35(3) 0,05 1.01 0,2±0,21 P2,3 <0,001

Nhận xét:

- Nồng độ tHcy, CRP ở nhóm ĐTĐ type 2 phát hiện lần đầu cao hơn so với nhóm RLDN và người bình thường có YNTK p<0,001

- Nồng độ tHcy, CRP giữa nhóm RLDN và người bình thường không có sự khác biệt p>0,05

Kết quả nồng độ tHcy huyết thanh ở các nhóm nghiên cứu theo giới

13.01

13.26 3.7 3.7

02468

101214

tHCy CRP

Nam Nữ

Biểu đồ 3. So sánh kết quả tHcy theo giới

Nhận xét:

- Nồng độ tHcy và CRP không có sự khác biệt ở hai giới.

P>0,05

P>0,05

Page 185: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Hữu Quốc Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 175 - 184

180

3. Nồng độ CRP huyết thanh với BMI ở các nhóm nghiên cứu

Nồng độ CRP huyết thanh với BMI ở các nhóm nghiên cứu

BMI <23 ≥23 Tổng CRP(+) 12/34 (35%) 22/34 (65%) 34/106 (32%) CRP(-) 39/72 (54%) 33/72 (45%) 72/106 (68%)

p 0,105 0.05 0,001

Nhận xét: Trong số những người có BMI <23 thì tỷ lệ CRP (+) và CRP( -) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p= 0.105. Trong số những người có BMI ≥23 thì tỷ lệ CRP(+) cao hơn có ý nghĩa p = 0,05.

Tương quan giữa nồng độ tHcy, CRP với các chỉ số lipid

Bảng 11. Tương quan giữa nồng độ tHcy và các chỉ số lipid

Chỉ số n r p

Cholesterol tHcy 120 0,34 p <0,0001 CRP 120 0,07 p>0,05

Triglyceride tHcy 120 0,19 p < 0,05 CRP 120 0,02 p>0,05

HDL-C tHcy 120 0,017 p > 0,05

CRP 120 0,005 p>0,05

LDL-C tHcy 120 0,22 p <0,01 CRP 120 0,07 p>0,05

Nhận xét:

- Có sự tương quan tuyến tính thuận giữa nồng độ tHcy huyết thanh và chỉ số cholesterol, LDL-C và triglyceride với p< 0,001, p,0,01 và p< 0,05. Chưa thấy có tương quan giữa nồng độ CRP huyết thanh với các chỉ số cholesterol, LDL-C và triglyceride với p>0,05

Tương quan giữa nồng độ tHcy và CRP với FPA và HbA1C

Bảng 12. Tương quan giữa nồng độ tHcy với FPA và tỷ HbA1C

Chỉ số n r p

FPA tHcy 120 0,4 P<0,0001

CRP 120 0,15 P=0,05

HbA1C tHcy 120 0,34 p < 0,0001

CRP 120 0,12 p>0,05

Nhận xét:

- Có mối tương quan tuyến thuận giữa nồng độ tHcy với nồng độ đường máu đói và tỷ HbA1C, có ý nghĩa thống kê p<0,0001

- Chưa thấy mối tương quan giữa nồng độ CRP với nồng độ đường máu đói và tỷ HbA1C

Tương quan giữa nồng độ tHcy và CRP huyết thanh

Bảng 13. Tương quan giữa nồng độ tHcy và CRP huyết thanh

Chỉ số n r p

Giá tr ị 120 0,19 p < 0,01

Nhận xét:

- Có mối tương quan thuận giữa nồng độ tHcy và CRP với p<0,01

Page 186: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Hữu Quốc Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 175 - 184

181

BÀN LUẬN

Tuổi và giới của nhóm nghiên cứu

ĐTĐ type 2 là bệnh lý rối loạn chuyển hóa, do vậy, tuổi được xem là một yếu tố nguy cơ của bệnh. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Sự suy giảm chức năng của các cơ quan tăng dần theo tuổi, và sự suy giảm chức năng các tế bào bêta của tụy cũng không ngoại lệ.

Tuổi trung bình của các nhóm nghiên cứu là tương đương, không có sự khác biệt. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam thấp hơn nữ phù hợp với một số nghiên cứu trong nước, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Đặc điểm lâm sàng của nhóm nghiên cứu

Thừa cân và béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ chính của ĐTĐ type 2, nó liên quan đến sự kháng insulin trong cơ chế bệnh sinh của bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra phân loại BMI dành cho khu vực châu Á, trong đó BMI≥ 23 được coi là thừa cân và BMI≥ 25 là béo phì [9]. Chỉ số BMI≥ 23 được coi là yếu tố nguy cơ của ĐTĐ type 2.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ số BMI trung bình của nhóm người khỏe mạnh là 20,4 ± 2,4 (kg/m2); của nhóm RLDN glucose là 23,1 ± 2,5 (kg/m2) và của nhóm ĐTĐ type 2 là 23,3 ± 2,3 (kg/m2). Kết quả này cũng phù hợp với nhận xét trong một số nghiên cứu trong nước và trong khu vực.

Kết quả của tHcy

Nồng độ homocystein

Kết quả nghiên cứu ở người bình thường (nam: 13,01 ± 3,14 µmo/l; nữ: 12,55 ± 3,05 µmo/l; chung: 12,8 ± 3,08 µmo/l) Nồng độ tHcy bình thường ở nam cao hơn nữ . Sự khác biệt này có thể do ảnh hưởng của khối cơ, của kích thích tố, của lối sống giữa hai giới khác nhau. Khi so sánh giá trị tHcy trung bình của hai giới nam và nữ trong nhóm ĐTĐ typ 2, chúng tôi thấy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Điều này theo ý kiến chúng tôi có thể sự rối loạn chuyển hóa ở bệnh nhân ĐTĐ

typ 2 đã tác động mạnh lên sự chuyển hóa homocystein, do đó ảnh hưởng của giới lên chỉ số tHcy đã bị giảm đi rất nhiều.

Về mối tương quan giữa giá trị tHcy và giá trị HbA1c

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa nồng độ tHcy và chỉ số HbA1c (r = 0,34, p <0,001). Điều này hoàn toàn phù hợp, vì bệnh nhân ĐTĐ type 2 của chúng tôi nghiên cứu là do phát hiện lần đầu, nên việc kiểm soát đường huyết kém, chính vì vậy nên khả năng biến chứng ở đối tượng này cao.

Kết quả của CRP

Nồng độ CRP

Kết quả nghiên cứu nồng độ CRP của chúng tôi ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 không có sự khác biệt giữa nam và nữ (nam: 0,37± 0,27mg/dl; nữ: 0,37 ± 0,26 mg/dl; chung: 0,4 ± 0,27 mg/dl). Trong khi nồng độ CRP trung bình ở người bình thường : nam cao hơn nữ nhung cũng không có sự khác biệt. Những nghiên cứu gần đây ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 đã cho kết quả khác nhau về mối liên quan giữa nồng độ CRP với tuổi bệnh. Nhưng ở nghiên cứu chúng tôi không phân tích vấn đề này vì đối tượng ĐTĐ type2 của chúng tôi là những người được phát hiện lần đầu. Thực sự, CRP chủ yếu tăng trong pha viêm cấp, hơn nữa đây là nghiên cứu cắt ngang và kỹ thuật đo nồng độ CRP bằng phương pháp hiện có của chúng tôi nên không cung cấp được được phân tích số liệu sâu hơn.

Nồng độ CRP máu với chỉ số BMI

Chúng tôi thấy nòng độ CRP tăng cao hơn có ý nghĩa ở nhóm có BMI ≥ 23 so với nhóm có BMI < 23 với p = 0,05. Nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Tỉnh cho biết nồng độ CRP tăng cao ở những bệnh nhân có rối lọan chuyển hóa[14] Như vậy, trong nghiên cứu Hoorn, CRP không phải là yếu tố quyết định rất mạnh mẽ của sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2, trái ngược với WHR và chuyển hóa glucose bị suy giảm

Page 187: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Hữu Quốc Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 175 - 184

182

KẾT LUẬN

1. Nồng độ homocystein, crp ở bệnh nhân ĐTĐ type 2

* Nồng độ tHcy ở bệnh nhân ĐTĐ type 2:

- Chung cho cả hai giới: 12,8 ± 3,08 (µmo/l)

- Nam: 13,01 ± 3,14 (µmo/l)

- Nữ: 12,54 ± 3,05 (µmo/l)

* Nồng độ CRP ở bệnh nhân ĐTĐ type 2:

- Chung cho cả hai giới: 0,4 ± 0,27 (mg/dl)

- Nam: 0,37 ± 0,27 (mg/dl)

- Nữ: 0,37 ± 0,26 (mg/dl)

2. Về mối tương quan giữa adiponectin với một số chỉ số hóa sinh khác

* tHcy: Tương quan thuận giữa nồng độ tHcy với cholesterol, triglycerid, LDL-C;

Tương quan thuận với nồng độ đường máu lúc đói và tỷ HbA1C.

* CRP: Tăng nồng độ CRP có liên quan tới mức BMI ≥ 23, không liên quan tới thời gian mắc bệnh ĐTĐ type 2.

Có mối tương quan thuận chặt chẽ giữa nồng độ tHcy với nồng độ CRP p<0,001.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1].Tạ Văn Bình (2001), "Phòng và quản lý bệnh ĐTĐ tại Việt Nam", Nxb Y học, Hà Nội. [2].Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý - Nền tảng Bệnh đái tháo đường - Tăng glucose máu, Nxb Y học, Hà Nội. [3]. Nguyễn Thị Bích Đào (1999), "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng bệnh nhân đái tháo đường typ 2", Y học thực hành, 8 (370), pp. 40-43. [4].Đào Thị Dừa,Cao Văn Minh (2007), "Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân ĐTĐ mới phát hiện", Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học- Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hóa lần 3, Nhà xuất bản Y học [5].Trần Hữu Dàng (2006), Giáo trình sau đại học bệnh Nội tiết và Chuyển hoá, Bộ môn Nội, Trường đại học Y khoa Huế. [6].Phạm Tử Dương, Nguyễn Thế Khánh (1997), Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, Nxb Y học. [7].Nguyễn Thị Ngọc Dung (2000), “Nhiễm trùng trong xơ vữa động mạch và bệnh động mạch vành”; Thời sự tim mạch học; số 25 tr. 5-8.

[8].Nguyễn Văn Đăng (2003), Thực hành thần kinh, các bệnh và hội chứng thường gặp, Nhà xuất bản Y học. [9]. Nguyễn Đức Hoàng (2007), Nghiên cứu yếu tố nguy cơ Homocysteine máu ở bệnh nhân tai biến mạch não, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y khoa Huế. [10]. Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2005), "Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường rối loạn dung nạp Glucose và một số yếu tố liên quan ở một quận nội thành và một số huyện ngoại thành Hà Nội", Luận văn thạc sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội. [11]. Huỳnh Văn Minh (2006), ”Khuyến cáo của hội Tim Mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị, dự phòng tăng huyết áp ở người lớn”, Nhà xuất bản Y học [12]. Nguyễn Thị Nhạn (2006), Giáo trình sau đại học bệnh Nội tiết và Chuyển hoá, Trường Đại học Y khoa Huế. [13]. Hoàng Thị Bích Ngọc (2001), "Hóa sinh bệnh đái tháo đường", Nhà xuất bản Y học, 51-114. [14]. Đặng Văn Phước (2004), “Vai trò của các yếu tố viêm trong bệnh sinh của quá trình xơ vữa động mạch”, Báo cáo tại hội nghị chuyên gia toàn quốc lần thứ II. Chuyên đề về các yếu tố viêm và xơ vữa động mạch. [15]. Phan Sỹ Quốc,Lê Huy Liệu (1990), "Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở Hà Nội", Nội khoa, Số 4, Chuyên đề nội tiết, pp. 2-4. [16]. Thái Hồng Quang (2001), Bệnh học nội tiết, Nhà xuất bản Y học. [17]. Nguyễn Hải Thuỷ (2006), Giáo trình sau đại học bệnh Nội tiết và Chuyển hoá, Trường Đại học Y khoa Huế. [18]. Nguyễn Hải Thuỷ (2006), “ Đặc điểm kháng insulin trong bệnh đái tháo đường ”, Hội nghị nội tiết và đái tháo đường miền Trung lần thứ V, tr. 17-27. [19]. Lê Thị Bích Thuận (2004),”Nghiên cứu biến đổi Protein phản ứng C(CRP) trong bệnh mạch vành; Thông tin tim mạch học; số 9 năm 2004 tr. 13. [20]. Huỳnh Ngọc Tỉnh và cs (2005), “Nồng độ CRP trên bệnh nhân có hội chứng chuyển hóa” Y học thực hành, ISSN 0866-7241. Tr 549 [21]. Mai Thế Trạch, Nguyễn Thy Khuê (2007), Nội tiết học đại cương, Nxb Y học Hồ Chí Minh.

Page 188: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Hữu Quốc Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 175 - 184

183

[22]. Mai Thế Trạch, Diệp Thanh Bình và CS. (1994), "Dịch tễ học và điều tra cơ bản về bệnh ĐTĐ ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh số 1, pp. 25-28. [23]. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2005), "Đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị tích cực để hạn chế các yếu tố nguy cơ đối với bệnh lý mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường", Luận án Tiến sỹ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội. [24]. Phạm Thị Hồng Vân (2004), "Nghiên cứu mối liên quan giữa các biến chứng với chỉ số hóa sinh máu trong bệnh đái tháo đường", Y học thực hành, 475, pp. 19-22. [25]. Nguyễn Bá Việt, Hoàng Trung Vinh (2004), "Đánh giá kháng insulin và chức năng tế bào beta dựa vào nồng độ glucose và insulin lúc đói của bệnh nhân đái tháo đường typ 2", Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học- Bệnh viện Nội tiết trung ương, pp. 318-322. [26]. Hoàng Trung Vinh (2007), "Kháng Insulin và chức năng tiết của tế bào bêta ở bệnh nhân Đái tháo đường type 2 trên 60 tuổi", Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 3, Nhà xuất bản y học, 400-405. [27]. Nguyễn Lân Việt (2003), Thực hành bệnh Tim Mạch, Nhà xuất bản Y học. [28]. Phạm Nguyễn Vinh (2002), Bệnh học Tim mạch, Nhà xuất bản Y học. 29. Alan J. Garber (2004), "Meformin and other Biguanides: Pharmacology and therapeutic usage", International texbook of diabetes mellitus, 47, pp. 851-869. [29]. A Passaro, F Calzoni, S Volpato, ED Nora (2003), “Effect of metabolic control on homocysteine levels in type 2 diabetic patients”, Journal of Internal Medicine, vol 254 Issue 3, p 264. [30]. Alvin. C. Power (2001), ”Diabetes Mellitus”, Principles of internal medicine, volume 2, 2001, page 2109-2116.

[31]. American Diabetes Association (2008), "Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus", Diabetes Care, 31, pp. 55-60. [32]. American Diabetes Association (2004), "Medical management of type 2 diabetes", Diabetes Care, Third Edition. [33]. AndersH.B.,TerryP.C., and Philipp E. S. (2002), ACRP30/adiponectin: an adipokine regulating glucose and lipid metabolism." Trends in Endocrinology and Metabolism, 13 (2), pp. 84-89. [34]. Anthony J. G. Hanley, Donald Bowden, Lynne E. Wagenknecht, et al. (2007), "Associations of Adiponectin with Body Fat Distribution and Insulin Sensitivity in Nondiabetic Hispanics and African-Americans", J Clin Endocrinol Metab, 92 (7), pp. 2665-2671. [35]. Biasucci LM, Liuzzo G, Angiolillo DJ and al (2000), “Inflamination and acute coronary Syndromes”; Herz 25 (2), pp.108-12. [36]. Beyer J., Krause V., and Cordes V. (1979), "C-peptid: its biogenesis, structure, Determination and Clinical Significane", Giornale Italiano di Chimica Clinica 4 Supp, pp. 9-22. [37]. Boden G.,Shulman G. I. (2002), "Free fatty acids in obesity and type 2 diabetes defining their role in developement of insulin resistance and β-celldysfunction", European Journal of Clinical Investigation, 32, pp. 314-323. [38]. Bruce B. Duncan,et .al (2004), "Adiponectin and the Development of Type 2 Diabetes The Atherosclerosis Risk in Communities Study", Diabetes, 53, pp. 2473-2478. [39]. Bruun J. M., Lihn A. S., Verdich C., et al. (2003), "Regulaion of adiponectin by adipose tissue-derived cytokines: in vivo and in vitro investigations in humans." Am J Physiol Endocrinol Metab., 285 (3), pp. E527-E533.

SUMMARY INVESTIGATION HOMOCYSTEIN, CRP SERUM IN TYPE 2 DIAB ETES PATIENTS IN DANANG CITY

Nguyen Huu Quoc Nguyen*

Faculty of Medicine and Pharmacy - Da Nang University

Diabetes is a common chronic glucide metabolic disorder, in which diabetes type 2 is account for a high proportion. Homocystein and crp play a crucial role in metabolic disorder in type 2 diabetes. Objective: 1. To Identify homocystein, crp concentration in type 2 diabetes patient. 2.

* Tel: 0903557357, Email: [email protected]

Page 189: Tập 81 - 05 -2011

Nguyễn Hữu Quốc Nguyên Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 175 - 184

184

To establish a link between homocystein, crp serum concentration and some others biochemistry criteria in type 2 diabetes patients. Methods: the study was conducted on 55 patients with type 2 diabetes, 30 patients with impaired glucose tolerance who did not receive any treatments and 35 healthy people who appropriated in age, sex with diseased group. Homocystein, crp concentration were quantified by immunofluorescence method. Results: in control group: homosystein concentration was: 7,7 (µg/ml); crp concentration was : 0,2 ± 0,21 mg/dl; in type 2 diabetes patients: homosystein concentration was 12,8 ± 3,08 (µg/ml); crp concentration was 0,5± 0,47mg/dl. There has been a correlation between tHcy concentration with lipid criteria such as cholesterol, triglyceride, LDL-C, fasting glucose, and HbA1C. There was also a strong correlation between tHcy concentration and Crp concentration (p<0,001). Conclusion: There was an increase in homocystein and crp average concentration in patients with type 2 diabetes

Keywords: Homocystein, crp, type 2 diabetes, glucose tolerance impaired

Page 190: Tập 81 - 05 -2011

Hoàng Xuân Thức và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 185 - 188

185

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU VIỆC THỰC HIỆN QUẢN LÝ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TẠI T ỈNH BẮC GIANG NĂM 2010

Hoàng Xuân Thức1, Nguyễn Văn Tư2*

1Sở Y tế Bắc Giang, 2Trường ĐH Y Dược – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT Với mục tiêu đánh giá hiệu quả việc kiểm soát bệnh đái tháo đường typ 2 ở cộng đồng tại Bắc Giang, các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học can thiệp để đánh giá kết quả kiểm soát bệnh đái tháo đường cho 367 người tại phường Thọ Xương và xã Song Mai, thành phố Bắc Giang sau 1 năm can thiệp. Kết quả cho thấy BMI≥ 23 giảm xuống – chỉ số hiệu quả đạt 44,3% (p < 0,05). BMI < 23 tăng lên – chỉ số hiệu quả đạt 64,1% (p<0,05). Hiệu quả can thiệp đối với BMI ≥ 23 đạt 71,2% (p<0,05). Tỷ lệ nhóm bệnh đái tháo đường giảm - chỉ số hiệu quả đạt 43,3%; tiền đái tháo đường giảm và không có trường hợp mắc mới. Tỷ lệ glucose ≥ 7 mmol/l ở nhóm đái tháo đường giảm xuống - chỉ số hiệu quả đạt 73,2% (p < 0,05), hiệu quả can thiệp đạt 186,7% (p<0,05). Người bệnh đái tháo đường điều trị một loại thuốc tăng lên chỉ số hiệu quả đạt 149,6% (p<0,05); điều trị 2 loại thuốc giảm xuống - chỉ số hiệu quả đạt 69,3% (p<0,05). Mô hình quản lý đái tháo đường tại Bắc Giang bước đầu đã có hiệu quả, tuy nhiên mô hình quản lý này mới triển khai ở diện hẹp, cần được triển khai toàn tỉnh, có kế hoạch chiến lược lâu dài và đầu tư thêm các trang thiết bị thì hiệu quả mang lại sẽ bền vững hơn. Từ khóa: đái tháo đường, glucose máu, BMI, chỉ số hiệu quả, hiệu quả can thiệp

ĐẶT VẤN ĐỀ*

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hoá mạn tính phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ năm ở các nước đang phát triển; Bệnh cũng được xem là “đại dịch” ở các nước đang phát triển, trong số bệnh đái tháo đường chủ yếu là đái đường typ 2, chiếm khoảng 85-95% tổng số người mắc bệnh đái tháo đường; sự bùng nổ đái tháo đường typ 2 và những biến chứng của bệnh đang là thách thức lớn với cộng đồng [1], [4], [5].

Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh bệnh ĐTĐ typ 2 và các biến chứng của nó hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Việc phát hiện sớm bệnh và các yếu tố nguy cơ gây bệnh có giá trị rất lớn trong công tác phòng bệnh giảm tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ, làm giảm hoặc chậm các biến chứng, di chứng dẫn đến hạn chế dùng thuốc điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, làm giảm chi phí của xã hội, đồng thời giúp cho công tác quản lý và chăm sóc bệnh * Tel: 0979281788

nhân đái tháo đường có hiệu quả. Hiện nay, số người mắc ĐTĐ tại tỉnh Bắc Giang có dấu hiệu ngày càng gia tăng, năm 2002 là 400 người, đến nay số bệnh nhân đã tăng lên gấp 5 lần. Việc phát hiện sớm bệnh ĐTĐ typ 2 tại cộng đồng, cũng như việc tư vấn, quản lý điều trị bệnh là rất cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: Bước đầu đánh giá hiệu quả việc kiểm soát bệnh đái tháo đường typ 2 ở cộng đồng tại Bắc Giang.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Người trưởng thành từ 30 đến 69 tuổi đang sinh sống tại Bắc Giang, gồm cả nam và nữ.

Loại khỏi nghiên cứu nếu có một trong các yếu tố sau: Người bệnh đái tháo đường typ 1, đái tháo đường thai kỳ, các bệnh nội tiết kèm theo (Basedow, hội chứng Cushing, suy giáp, suy gan, suy thận…), bệnh nhân đang có hội chứng nhiễm toan ceton, các nhiễm trùng cấp tính, đang sử dụng thuốc Costicoid, chẹn β giao cảm.

- Đối tượng không đúng độ tuổi

Page 191: Tập 81 - 05 -2011

Hoàng Xuân Thức và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 185 - 188

186

Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2010. - Địa điểm: tại phường Thọ Xương, xã Song Mai - TP Bắc Giang (nơi can thiệp), thị trấn Chũ và xã Tân Sơn huyện Lục Ngạn (nơi không can thiệp). Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp dịch tễ học can thiệp. Chọn mẫu nghiên cứu: Từ cỡ mẫu mô tả cắt ngang, sau khi chọn mẫu chùm nhiều bậc để phát hiện tỷ lệ bệnh và một số yếu tố liên quan. Chúng tôi chọn chủ đích phường Thọ Xương và xã Song Mai của Thành phố Bắc Giang để can thiệp, tổng số đối tượng nghiên cứu là 367 người trong đó 21 người mắc bệnh ĐTĐ và 66 người tiền đái tháo đường (Tiền ĐTĐ). Chọn Thị trấn Chũ và xã Tân Sơn huyện Lục Ngạn là địa điểm không can thiệp gồm 349 người, trong đó có 11 ĐTĐ và 57 tiền ĐTĐ. Các chỉ số nghiên cứu - Các chỉ số nhân trắc: chiều cao, cân nặng, BMI. - Xét nghiệm glucose máu lúc đói - Sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ Kỹ thuật thu thập số liệu Thu thập thông tin theo phiếu in sẵn. Các điều tra viên được tập huấn kỹ về phương pháp điều tra. Phương pháp đánh giá + Tiêu chuẩn xác định thể trạng dựa vào BMI (kg/m2) [3]. Thể trạng gầy: BMI < 18,5; Thể trạng trung bình: 18,5 ≤BMI<23; Thừa cân, béo phì: BMI ≥23 - 24,9; + Chẩn đoán ĐTĐ, phân loại ĐTĐ và tiền ĐTĐ (rối loạn dung nạp glucose) theo WHO năm 1998 [2] - Đái tháo đường: Khi đường huyết tĩnh mạch lúc đói ≥7,0mmol/l hoặc đường huyết tĩnh mạch ≥ 11,1mmol/l sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường huyết.

- Tiền ĐTĐ (rối loạn đường huyết đói (IFG) hoặc rối loạn dung nạp glucose) Là tình trạng đường huyết cao nhưng chưa cao đến mức bị mắc ĐTĐ.

+ Theo tiêu chuẩn kiểm soát đường máu Châu Á – Thái Bình Dương năm 2002: [2]

Chỉ số Đánh giá kiểm soát đường huyết

Tối ưu Khá Kém Glucose huyết tương lúc đói

4,4-6,1 ≤7,0 >7,0

+ Đánh giá hiệu quả - Chỉ số hiệu quả (CSHQ) %=(p1–p2)/p1x100 Trong đó p1 là tỷ lệ trước can thiệp, p2 là tỷ lệ sau can thiệp. - Hiệu quả can thiệp (HQCT) %=CSHQ can thiệp – CSHQ chứng. Xử lý số liệu: Theo phương pháp thống kê y học. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Bước đầu đánh giá hiệu quả việc kiểm soát bệnh đái tháo đường typ 2 ở cộng đồng tại Bắc Giang, được trình bày ở các bảng 1-4. Kết quả tại bảng 1 cho thấy: Sau 9 tháng quản lý có sự thay đổi rõ chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp về chỉ số BMI. Nơi quản lý chỉ số BMI ≥ 23 giảm hơn so với nơi chưa được quản lý – hiệu quả can thiệp đạt 71,2% (p<0,05). Đồng thời ở nơi quản lý chỉ số BMI < 23 cũng được tăng hơn so với nơi chưa được quản lý chỉ số hiệu quả đạt 64,1% (p<0,05). Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy việc giáo dục chế độ ăn uống và hoạt động thể lực nhằm giảm cân ở những bệnh nhân đái tháo đường là hết sức cần thiết [1], [2],[3]. Sau khi được tập huấn, truyền thông các đối tượng đã nhận thức được nguyên nhân gây bệnh và cách phòng chống bệnh đái tháo đường. Họ dành thời gian để tăng cường hoạt động thể lực, tăng cường luyện tập và thay đổi chế độ khẩu phần ăn hàng ngày theo hướng tích cực. Điều đó được thể hiện thông qua chỉ số BMI của đối tượng tại địa bàn quản lý đã cho kết quả tốt.

Bảng 1. Hiệu quả can thiệp về chỉ số BMI

Địa điểm BMI

Nơi quản lý n = 367

Nơi chưa quản lý n=349

Chênh lệch %

HQCT % p

SL % SL % BMI ≥ 23 65 17,7 106 30,3 12,6 71,2 <0,05 BMI < 23 302 80,9 243 69,6 11,3 13,9 <0,05

Page 192: Tập 81 - 05 -2011

Hoàng Xuân Thức và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 185 - 188

187

Hiệu quả can thiệp bệnh đái tháo đường được thể hiện trên bảng 2 và 3:

Sau 9 tháng quản lý có sự thay đổi rõ chỉ số hiệu quả và hiệu quả can thiệp về chỉ số glucose huyết tương ≥ 7,0 mmol/l giảm đi một cách rõ rệt – HQCT đạt 186,7% (p<0,05). Đây cũng là minh chứng cho sự thành công khởi đầu của công tác truyền thông, tư vấn, quản lý đái tháo đường tại cộng đồng.

Sau một thời gian được quản lý, tư vấn và điều trị tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường đã thấp hơn so với nơi chưa được quản lý, chỉ số hiệu quả về tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường 43,3% (p< 0,05). Tỷ lệ tiền đái tháo đường thấp hơn 13,8% so với 17,8% - CSHQ đạt 70,3% (p>0,05). Đáng lưu ý là không có trường hợp mắc đái tháo đường

và tiền đái tháo đường mới. Như vậy công tác truyền thông về bệnh đái tháo đường tại cộng đồng đã đem lại hiệu quả một cách rõ rệt.

Người bệnh đái tháo đường sử dụng một loại thuốc được tăng lên từ 28,6% lên 71,4% sau 9 tháng điều trị - Chỉ số hiệu quả đạt 149,6% (p<0,05). Tỷ lệ người được điều trị 2 loại thuốc giảm từ 52,3% xuống còn 19% - CSHQ đạt 69,3% (p<0,05). Không có trường hợp nào dùng Insulin đơn độc. Riêng 2 trường hợp điều trị phối hợp giữa Insulin và Sulfonylurea sau 9 tháng không thay đổi, 2 trường hợp này kiểm soát đường huyết có xu hướng xấu đi do bệnh nhân phát hiện và điều trị muộn, thời gian mắc lâu năm, điều trị nhiều nơi, không duy trì thuốc, không luyện tập thường xuyên và không thay đổi thói quen ăn uống.

Bảng 2. Hiệu quả can thiệp về chỉ số glucose máu

Địa điểm Glucose

Nơi quản lý n = 367

Nơi chưa quản lý n = 349

Chênh lệch %

HQ CT %

p SL % SL %

Bình thường Glucose <5,6

305 83,1 272 77,9 6,6 7,3 < 0,05

Tiền ĐTĐ 5,6 ≤ Glucose < 7,0

56 15,3 62 17,8 3,9 70,3 < 0,05

ĐTĐ Glucose ≥ 7,0 6 1,6 15 4,3 2,7 186,7 < 0,05

Bảng 3. Hiệu quả can thiệp bệnh đái tháo đường

Địa điểm ĐTĐ

Nơi quản lý n = 367

Nơi chưa quản lý n=349 Chênh lệch

% HQCT

% p

SL % SL % ĐTĐ 6 1,6 15 4,3 2,7 43,3 <0,05 Tiền ĐTĐ 51 13,8 62 17,8 3,9 70,3 >0,05 Mắc mới 0 0 4 1,1 1,1

Bảng 4. Chế độ sử dụng thuốc hạ đường huyết

Thời điểm Dùng thuốc

Trước can thiệp (n = 367)

Sau can thiệp (n=367)

Chênh lệch %

CSHQ %

p

SL % SL % Dùng 1 loại thuốc:

- Sulfonylurea - Metformin

6 4 2

28,6 19,0 9,5

15 6 9

71,4 28,6 42,9

42,8 9,6

- 33,4

149,6 <0,05

Dùng 2 loại thuốc: - Sulfonylurea - Metformin

13 13

61,9 61,9

4 4

19,0 19,0

- 42,9 - 42,9

69,3

<0,05

Insulin đơn độc 0 0 0 0 0 Insulin+Sulfonylurea hoặc thuốc khác

2 9,5 2 9,5 0 0 >0,05

Page 193: Tập 81 - 05 -2011

Hoàng Xuân Thức và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 81(05): 185 - 188

188

KẾT LUẬN Nghiên cứu việc kiểm soát bệnh đái tháo đường cho 367 người tại phường Thọ Xương và xã Song Mai, thành phố Bắc Giang, kết quả cho thấy: - Chỉ số BMI≥ 23 giảm xuống – chỉ số hiệu quả đạt 44,3% (p < 0,05). Chỉ số BMI < 23 tăng lên – chỉ số hiệu quả đạt 64,1% (p<0,05). Hiệu quả can thiệp đối với chỉ số BMI ≥ 23 đạt 71,2% (p<0,05). - Tỷ lệ nhóm bệnh đái tháo đường giảm - chỉ số hiệu quả đạt 43,3%; tỷ lệ nhóm tiền đái tháo đường giảm và không có trường hợp mắc bệnh đái tháo đường và tiền đái tháo đường mới. - Tỷ lệ glucose ≥ 7 mmol/l ở nhóm đái tháo đường giảm xuống - chỉ số hiệu quả đạt 73,2% (p < 0,05). Hiệu quả can thiệp đạt 186,7% (p<0,05). - Người bệnh đái tháo đường điều trị một loại thuốc tăng lên chỉ số hiệu quả đạt 149,6% (p<0,05); điều trị 2 loại thuốc giảm xuống - chỉ số hiệu quả đạt 69,3% (p<0,05). KHUYẾN NGHỊ 1. Để phòng chống bệnh ĐTĐ ngày càng có hiệu quả đề nghị cần xây dựng một mô hình quản lý bệnh ĐTĐ trên địa bàn toàn tỉnh thống nhất, mang chiến lược lâu dài: nên thành lập mỗi trung tâm y tế dự phòng (hoặc trung tâm y tế) tuyến huyện một phòng tư

vấn, để phối hợp với Làng sức khỏe văn hóa ở địa phương cùng với các đoàn thể thực hiện tư vấn, truyền thông phòng chống bệnh đái tháo đường trên địa bàn. 2. Bộ Y tế, UBND tỉnh và Sở Y tế cần đầu tư về kinh phí, trang thiết bị, thuốc men để công tác quản lý bệnh đái tháo đường ngày càng hiệu quả hơn.

TÀI LI ỆU THAM KHẢO

[1].Tạ Văn Bình (2005), Ảnh hưởng của thói quen ăn uống và tình trạng hoạt động thể lực đến rối loạn chuyển hóa đường, Kỷ yếu toàn văn công trình nghiên cứu khoa học nội tiết và chuyển hoá. Nhà xuất bản y học Tr 788 - 789. [2].Tạ Văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh ĐTĐ ở Việt Nam. Các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng, Nhà xuất bản Y học. [3]. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng bệnh ĐTĐ tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học. [4]. Nguyễn Vinh Quang (2005), Tình hình mắc bệnh đái tháo đường ở người 30 – 65 tuổi tại khu vực thành thị của 2 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Kỷ yếu toàn văn công trình nghiên cứu khoa học nội tiết và chuyển hoá. Nhà xuất bản Y học Tr 598 - 601. [5].Trương Văn Sáu (2007), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu liên quan trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sỹ Y khoa, Đại học Y khoa Thái Nguyên.

SUMMARY INITIAL RESULTS OF MANAGEMENT DIABETES TYP 2 IN BAC GIANG PROVINE IN 2010

Hoang Xuan Thuc1, Nguyen Van Tu2*

1Bac Giang Provincial Health Department 2College of Medicine and Pharmacy- TNU

In order to evaluate effectiveness of controlling typ 2-diabetes at communities in Bac Giang province, the authors applied epidemic studying method with intervention to evaluate results of diabetic management for 367 patients at Tho Xuong Ward and Song Mai commune in Bac Giang city. After one year with intervention, the results coming up as followings: BMI≥ 23 is reduced– effeciency indicator achieves 44,3% (p < 0,05). BMI < 23 is increased – effeciency indicator is 64,1% (p<0,05). The efficiency of intervention for BMI ≥ 23 accounts for 71,2% (p<0,05). Proportion of patients with diabetes go down – efficiency indicator gains 43,3%; Proportion of patients in pre-diabetes are declined and there is no new patient. Percentage of diabetes patients with glucose ≥ 7 mmol/l are diminished – efficiency indicator is 73,2% (p < 0,05), efficiency of intervention takes up 186,7% (p<0,05). There is an increase in number of diabetes patients who have to take only one kind of drug for treatment– efficiency indicator makes up 149,6% (p<0,05); while there is decline in those who have to take 2 kinds of drugs – the achieved efficiency indicator is 69,3% (p<0,05). The management module in Bac Giang achieved initial outcomes. However, it has just been a small scale program. It should be implemented in provincial wide with long term strategic plan and more investment for equipment, which will lead to more sustainable achievements. Keywords: diabetes, glycemia, BMI, effeciency indicators, efficiency of intervention

* Tel: 0979281788