tạp chí khỏe số 4

60
tay thơm tay ngoan T.20 đến trường Khi trẻ đặc biệt T.56 quà tặng T.50 lớn khôn Con đã Giá: 14.900 đồng NXB LAO ĐỘNG CHUYÊN ĐỀ CÓ QUẢNG CÁO Tập 4/ T9/2012

Upload: tap-chi-khoe

Post on 29-Mar-2016

234 views

Category:

Documents


3 download

DESCRIPTION

Tạp chí khỏe số 4

TRANSCRIPT

Page 1: Tạp chí khỏe số 4

tay thơmtay ngoan T.20

đến trường Khi trẻ

đặc biệtT.56

quà tặng

T.50lớn khônCon đã

Giá: 14.900 đồngNXB LAO ĐỘNG

CH

UY

ÊN

ĐỀ

QU

ẢN

G C

ÁO

Tập 4/ T9/2012

Page 2: Tạp chí khỏe số 4
Page 3: Tạp chí khỏe số 4
Page 4: Tạp chí khỏe số 4

04 khỏe-health⎮T9-2012

Nhà Xuất bảN Lao ĐộNg

175 Giảng Võ, Hà Nội

ĐT: 04.38545380 - Fax: 38515381

Chi NháNh phía Nam

85 Cách Mạng Tháng Tám, Q.1, TP.HCM

ĐT: 08.38390970 - Fax: 08.39257205

Chịu tráCh Nhiệm Xuất bảN

Lê Huy Hoà

baN Cố vấN

Nhà báo - Bs. Nguyễn Xuân Lam

TS. BS. Võ Xuân Quang

BS. CKI. Vũ Minh Đức

BS. CK1. Nguyễn Thị Hồng Thê

BS. Mai Thị Thu Cúc

BS. CK1. Lữ Thị Hoàng Oanh

biêN tập

Văn Thị Tuệ Phương

Trần Thị Bích Nguyệt

thiết kế - mỹ thuật

Tody Nguyễn

LiêN hệ quảNg Cáo

Số 10 Trương Định, P.6, Q.3, TP.HCM

ĐT: 08. 6683 5036 - 0902 441 092

Email: [email protected]

Fax: 08. 3930 4664

-----------------

Giấy phép xuất bản số: 559/2012/CXB/07-

41/LD308, ngày 22/8/2012

Số lượng in 4,000 cuốn

tại nhà in Lê Quang Lộc

In và nộp lưu chiểu tháng 9/2012

Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Thê tốt nghiệp Đại Học Y Khoa Hà Nội khóa 1969 - 1975 và tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1 về Nhi khoa tại

Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 1987-1990. BS. Hồng Thê còn đi sâu về lĩnh vực

thần kinh trong nhi khoa.Hiện, bác sĩ Thê tiếp tục thực hiện công việc

khám chữa bệnh, chăm sóc trẻ thơ tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin, BS. Thê cũng thường xuyên cộng tác

với Khoẻ trong rất nhiều câu hỏi ở mục “Phòng mạch tại gia”, cũng như các bài viết trong chuyên đề Nhi kỳ này.

Tốt nghiệp chuyên khoa Nhi Đại học Y Dược TP. HCM vào năm 1978, với ước mơ bảo vệ sự hồn nhiên vui khỏe cho con trẻ, BS. Cúc đã theo

nghiệp Nhi khoa từ ngày ra trường đến nay. Từ 1979 - 2006, BS. Cúc công tác tại Bệnh viện Nhi

Đồng 2 TP.HCM và hiện đang làm việc tại Khoa Nhi Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin.

Đóng góp những bài viết rất nhẹ nhàng và đầy tâm huyết cho Khỏe kỳ này, BS. Cúc muốn nhấn mạnh, tương lai con

trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của cha mẹ.

Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa trường Đại học Y Dược TP.HCM, tham gia học cấp cứu - phẫu thuật chuyên ngành Tai Mũi Họng tại bệnh viện Chợ Rẫy, hiện nay, bác sĩ Lữ Thị Hoàng Oanh đang phụ trách khoa Tai Mũi Họng của Phòng khám Đa khoa Quốc tế

Yersin. Trong số này, bác sĩ Oanh đóng góp một bài viết tâm đắc về việc cắt - giữ amidan và VA. Đây vốn luôn là nỗi băn khoăn của các bậc cha mẹ có con nhỏ thường xuyên bị viêm amidan hoặc VA.

Bác sĩ CK1. Nguyễn Thị Hồng Thê

Bác sĩ Mai Thị Thu Cúc

Bác sĩ CK1.Lữ Thị Hoàng Oanh

Chuyên gia cộng tác

Page 5: Tạp chí khỏe số 4
Page 6: Tạp chí khỏe số 4

A

06 khỏe-health⎮T9-2012

i đã từng làm cha mẹ hẳn đều hiểu tâm trạng lo thắt ruột khi có con đau ốm, đều hiểu được ước mơ con vui vẻ, khoẻ mạnh còn lớn lao, mạnh mẽ hơn mong muốn con xinh đẹp, giỏi giang. Bởi lẽ “trẻ em như búp trên cành” nên những búp non ấy rất mong manh và yếu ớt, cần được bảo bọc, được nâng niu, được nuôi dưỡng một cách chu đáo và đầy tình yêu thương.Có nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ, bởi trước hết, nuôi con không dễ. Người làm cha mẹ phải học hỏi từng ngày những kiến thức nuôi con, từ dinh dưỡng đến sức khoẻ, tâm lý...Là những người mặc áo trắng, tiếp xúc nhiều với các bệnh nhi, đôi khi chúng tôi không khỏi tiếc nuối vì có những vấn đề sức khoẻ của con trẻ có thể tránh được, nếu cha mẹ được trang bị kiến thức đầy đủ hơn.Vì thế, chúng tôi dành riêng chuyên đề Khoẻ kỳ này để nói đến các vấn đề của con trẻ, những điều cha mẹ có thể phòng tránh cho con cũng như những cách xử lý, đối phó khi con chẳng may mắc bệnh.Tuy nhiên, lĩnh vực Nhi khoa vốn rất mênh mông nên trong khuôn khổ chuyên đề kỳ

Lời giới thiệu

Trẻ em như búp trên cành...

này, chúng tôi chỉ tập trung vào sức khoẻ học đường. Bạn sẽ tìm thấy cách chuẩn bị thể chất cho con cũng như cách đối phó với những bệnh con dễ mắc phải trong lần đầu tiên đi học với bài “Khi trẻ đến trường”. Cũng nói đến lần đầu đi học, nhưng mục “Dạy con ngoan” lại giúp bạn cách chuẩn

bị tâm lý cho con, cách kiên định cho con đi học trong những ngày đầu tiên.Một số tật bệnh hay mắc phải ở tuổi học đường như cận thị, cong vẹo cột sống, thiếu máu thiếu sắt... cũng được nhắc đến trong loạt bài chuyên đề tháng 9, như “Cửa sổ tâm hồn”, “Lưng... cụ non”, “Sắt và trí tuệ”. Ngoài ra, chúng tôi cũng đề cập đến một bệnh đang rất “thời sự” trong mấy năm gần đây bởi tính lây lan dữ dội của nó: bệnh tay chân miệng, vốn cũng rất thường gặp trong môi trường nhà trẻ, mẫu giáo đông đúc.Trẻ em không chỉ cần học

mà còn cần vui chơi, và tháng 9 không chỉ là tháng khởi đầu năm học, mà còn là tháng có ngày “Tết thiếu nhi”. Xin gởi đến quý phụ huynh cách làm lồng đèn để các bạn có thể chung vui cùng con trẻ, và gởi đến các con lời chúc năm học mới thành công cùng một đêm Trung thu đầy ắp niềm vui và tình yêu thương.

BS. Nguyễn Xuân Lam

Page 7: Tạp chí khỏe số 4
Page 8: Tạp chí khỏe số 4

08 khỏe-health⎮T9-2012

mục lục

khi trẻ đến trường

các bà mẹ gợi cảm

kế hoạch tháng 9Hãy dành tháng 9 này cho con bạn với việc chuẩn bị cho con đi học cùng ngày trung thu thật vui.

câu chuyện tháng 9Trẻ đi học lần đầu hay đau ốm, nhưng đó là cách giúp cơ thể bé làm quen với môi trường mới.

câu chuyện tháng 9Đa số các tật bệnh về mắt đều có thể phòng tránh được nếu nâng cao ý thức phòng ngừa.

câu chuyện tháng 9Nên xây dựng cho trẻ thói quen rửa tay, vì tay là nguồn lây nhiễm nhiều loại bệnh.

giữ dángSau khi sinh con, cơ thể bạn có thể tạo nên những đường cong trước đây bạn chưa từng có.

tập luyệnTìm hiểu vài thế Võ tự do - một hiện tượng trong nền công nghiệp Thể dục thể hình hiện nay.

làm đẹpChăm sóc tóc vào mùa nóng sẽ trở nên dễ dàng nếu bạn nắm bắt được những nguyên tắc căn bản.

dinh dưỡngNgười lớn phải giúp trẻ uống đủ nhu cầu nước của cơ thể, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng hoặc với những trẻ quá hiếu động, hoạt động nhiều...

sống khoẻTỉ lệ người trẻ đau lưng ngày càng nhiều. Nếu còn trẻ mà lỡ đau lưng, phải làm sao? Cách khắc phục, coi vậy mà không khó lắm...

10

12

14

20

32

34

36

24

26

khỏe-health

12

38

30

20

Page 9: Tạp chí khỏe số 4

09

vườn trong nhà phố

liệu pháp diệu kỳ

sơ cứuNếu không biết cách cứu người đuối nước, chính bạn có thể trở thành nạn nhân...

phòng mạch Viêm sần mi do dị ứng ITR chấm hoa là gì? Bé bị bại não, có nên cho châm cứu?

tủ thuốc gia đìnhOresol dùng để bù nước và điện giải cho bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc nôn nhiều.

mÔi tRưỜng sốngVới sự sáng tạo, tài khéo léo cùng tính kiên nhẫn, bạn sẽ có một khoảng xanh trong ngôi nhà phố

khéo tayChiếc lồng đèn tự chế chắc chắn sẽ khiến con bạn thích thú hơn nhiều so với lồng đèn điện tử đi mua. Vậy sao bạn không hướng dẫn con và cùng con làm một chiếc lồng đèn thủ công đáng yêu?

giá tRị cuộc sốngTrong cuộc sống, có những niềm đau, nỗi buồn thật khó xóa nhòa trong phút chốc. Nhưng nếu được cảm thông chia sẻ, nỗi đau có thể sẽ dần vơi hay tan biến.

nuÔi con khoẻCắt amidan cũng như nạo VA là điều rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm, bởi hầu như trẻ nào cũng bị viêm amidan một vài lần trong đời.

thực đơn cho tRẻTôm có vị ngọt tự nhiên quyến rũ. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa khả năng dị ứng, nên cho bé dùng sớm nhất là sau 9 tháng tuổi.

dạy con ngoanNgày đầu tiên đi học quan trọng với cả bé lẫn cha mẹ. Bạn cần phải chuẩn bị tâm lý cho bé và cho cả chính mình, để bé luôn đi học vui vẻ.

38

40

41

42

52

58

44

46

50

42

46

58khỏe-health⎮T9-2012

Page 10: Tạp chí khỏe số 4

10 khỏe-health⎮T9-2012

kế hoạch tháng 9khỏe-health

59

Tháng 9 là tháng của trẻ thơ với ngày tựu trường, với trung thu - Tết thiếu nhi. Hãy dành cho con những điều tốt đẹp nhất, cùng chơi với con, vệ sinh môi trường... để con trẻ luôn mạnh khoẻ và vui vẻ.

Thứ 4, 5/9Chuẩn bị đầy đủ sách vở, quần áo và đưa con đến trường dự lễ khai giảng nhé. Nếu con bạn lần đầu đi học, bạn có thể tham khảo những mẹo vặt giúp con chuẩn bị tâm lý tốt hơn (trang 50, Dạy con ngoan).

Chủ nhật, 9/9 Như mọi tháng trước, ngày dễ nhớ này bạn có thể dành riêng để đi khám sức

khoẻ định kỳ. Trẻ nhỏ cũng cần đi khám sức khoẻ hằng năm để theo dõi sự phát

triển, kiểm tra thị lực, thính lực và cột sống cho trẻ ở tuổi học đường.

Chủ nhật, 16/9Nếu da mặt bạn có những vệt tối thì hãy thử mặt nạ với nước cốt ½ quả chanh trộn với lòng trắng trứng, thoa lên mặt, ngủ qua đêm rồi sáng ra rửa sạch bằng nước ấm. Bạn sẽ khởi đầu tuần mới với khuôn mặt rạng ngời đấy!

MÙA TỰU TRƯỜNG

Thứ 7, 15/9Ngày cuối tháng 7 âm lịch này, bạn có thể dành riêng để ăn chay thanh lọc cơ thể. Thực đơn cho bạn: phở xào sốt rau củ cho bữa sáng, đậu que xào, bông cải xanh tẩm bột chiên và canh rong biển cho bữa trưa cùng lẩu nấm cho buổi tối.

15

16

Page 11: Tạp chí khỏe số 4

11khỏe-health⎮T9-2012

19

22

30

Thứ 7, 22/9Sắp đến trung thu rồi, nếu có con đi học mẫu giáo, có thể bạn sẽ được yêu cầu gởi cho bé một chiếc lồng đèn để trưng bày trên lớp trước khi chơi trung thu. Bé sẽ rất tự hào nếu đó là chiếc lồng đèn bé cùng bạn tự làm. Hãy cùng bé làm chiếc đèn lợn con xinh xắn nhé! (Khéo tay, 52)

Thứ 4, 19/9Ngoài mặt nạ cho da, bạn cũng nên làm “mặt nạ” cho tóc nữa. Hãy tham khảo cách giữ gìn mái tóc suôn mượt cùng cách làm “kem dưỡng tóc” rất đơn giản ở mục “Làm đẹp”, trang 34 số này nhé.

Chủ nhật, 30/9Làm một mâm cỗ ngọt và cùng đón trung thu với gia đình nào! Bạn có thể làm bánh ngọt, mua một ít bánh trung thu cùng các loại trái cây như hồng trứng, bưởi, xoài…, để con bạn cảm nhận được không khí trung thu truyền thống.

28Thứ 6, 28/9

Nên khử khuẩn không gian bé chơi đùa vào buổi chiều trước

khi đón bé đi học về, để những ngày nghỉ cuối tuần bé được

chơi trong một không gian sạch sẽ. Đó là cách để bạn phòng

ngừa bệnh tay chân miệng, cũng như các bệnh lây truyền qua

đường tiêu hoá khác.

Page 12: Tạp chí khỏe số 4

12 khỏe-health⎮T9-2012

câu chuyện tháng 9khỏe-health

ĐẾN TRƯỜNGKHI TRẺ

Trẻ đi học lần đầu hay đau ốm, nên

ngoài việc vượt qua tâm lý phải xa con, bạn còn

cần chuẩn bị tinh thần để kiên

trì cho con đi học. Đó cũng là cách

giúp cơ thể bé tạo cơ chế miễn dịch, làm quen với môi trường bên ngoài.

Bài: Bs. Nguyễn Thị Hồng Thê

Ai đã từng nuôi con cũng đều không quên được cảm giác đếm tháng đếm ngày, mong con lớn. Ngày con đi học lần đầu có thể xem là một cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé, khi bé đã có thể rời xa cha mẹ, bước vào môi trường mới. Thế nhưng, bên cạnh niềm vui con đi học, các ông bố bà mẹ cũng thường canh cánh nỗi lo con đau ốm, đặc biệt là những trẻ xưa nay ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

BệNH Từ TrườNg HọcBệnh ở trẻ khi đi học mẫu giáo thì rất

nhiều. Nhẹ nhất là húng hắng ho, rồi hắt hơi, sổ mũi… do trẻ bắt đầu tiếp xúc với môi trường công cộng bên ngoài với nhiều người qua lại, mang nhiều nguồn bệnh từ nhiều nơi đến. Trẻ tập trung lại trong một lớp học cũng dễ lây chéo bệnh, và vì thế, đôi khi trường học trở thành nơi khởi

Page 13: Tạp chí khỏe số 4

13khỏe-health⎮T9-2012

phát một dịch bệnh, nguy cơ trẻ bị lây nhiễm rất cao. Một trẻ bệnh mà không cách ly, đa phần trẻ khác sẽ bệnh theo.

Các bệnh thường lây lan nhất là nhiễm khuẩn hô hấp và nhiễm siêu vi, như viêm hô hấp trên, viêm phế quản, viêm họng, viêm kết mạc… Ngoài ra còn có một số bệnh đường ruột như tiêu chảy cấp, cùng một số bệnh truyền nhiễm khác như trái rạ, quai bị, sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết… cũng như các bệnh về da và mắt…

Đó là chưa kể trẻ có sự thay đổi trong cuộc sống nên tâm lý trẻ cũng thay đổi, có bé khàn giọng, thậm chí viêm họng chỉ do… gào khóc quá nhiều.

Gặp lúc thời tiết giao mùa nắng mưa thất thường, hoặc vào mùa đông ở khu vực miền Bắc, trẻ đi học cũng khó có điều kiện ủ ấm được kỹ lưỡng như ở nhà nên cũng dễ nhiễm lạnh, viêm hô hấp trên, thậm chí để lâu sẽ bị viêm phế quản, viêm phổi…

Một điểm đáng lưu ý là trẻ đi học cũng có nhiều khả năng bị táo bón hoặc/và nhiễm trùng tiểu, đặc biệt là các em gái. Đó là do trẻ chưa quen cô, quen bạn, chưa quen với môi trường mới nên ngại đi vệ sinh, ít uống nước. Lớp đông trẻ nên cô cũng không thể chăm sóc từng bé như ở nhà. Uống nước ít, nín tiểu, lại chưa tự vệ sinh cá nhân được kỹ lưỡng nên bé cũng dễ bệnh.

cơ THể cũNg pHải… HọcHầu hết các bà mẹ đều than thở,

con mới đi học được chừng một tuần là về thấy đủ thứ bệnh. Các mẹ xót con quá lại cho ở nhà ít bữa cho hết bệnh. Sau đó, bé đi học lại, lại tiếp tục bệnh, lại ở nhà…, cứ thế lặp đi lặp lại tạo nên một vòng tròn lẩn quẩn không dứt. Thậm chí có bé còn được cho nghỉ học luôn, bởi “học mẫu giáo mà quan trọng gì!”.

Thực ra, học mẫu giáo theo đúng giáo trình bài bản rất quan trọng. Các cô giáo đã được đào tạo để dạy bé các kỹ năng sống, các hoạt động thể chất, tinh thần… Và hơn nữa, không chỉ bé cần học mà chính cơ thể bé cũng phải… học. Khi tiếp xúc với môi

quen giữ gìn vệ sinh thân thể, biết rửa tay trước khi ăn cũng như sau khi đi vệ sinh. Nhấn mạnh với con tầm quan trọng của việc uống nước để bé biết tự xin nước uống khi ở trong lớp. Nếu trường có giờ tập thể dục chung, bạn nên khuyến khích bé tham gia. Đây cũng là cách giúp bé nâng cao sự dẻo dai của cơ thể, lưu thông hô hấp và tuần hoàn, cũng như tạo nên thói quen tốt cho bé về sau này.

Khi bé bị bệnh, nếu chỉ cảm ho húng hắng thông thường, mẹ chỉ nên chăm sóc bé kỹ hơn hoặc xin phép cho bé đi khám bệnh nhanh rồi quay lại trường học, không nghỉ học quá nhiều tạo thói quen xấu cho bé. Sau khi khám bệnh, tuân thủ theo hướng dẫn và thuốc bác sĩ chỉ định, gởi thuốc lại cho cô và nhờ cô chú ý chăm sóc bé, gọi điện thoại cho cha mẹ ngay nếu có triệu chứng gì bất thường.

Nếu bé bị bệnh nghiêm trọng hơn hoặc sốt cao, nên giữ bé ở nhà để tự chăm sóc được kỹ lưỡng hơn. Ngoài ra, khi bé được chẩn đoán mắc các bệnh có tính lây lan như cúm, sởi, quai bị, rubella, thuỷ đậu, tay chân miệng…, nên cách ly bé ở nhà và thông báo cho trường học biết để có biện pháp phù hợp như cách ly lớp - nhóm học của bé hoặc vệ sinh môi trường, khử khuẩn…

Khi con lớn, con bắt buộc phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài, và trường học là bước đi đầu tiên của con. Vì bạn không thể nuôi con trong một ống nghiệm vô trùng nên cách tốt nhất là chuẩn bị cho con một tâm lý và thể chất thật vững vàng để tiếp xúc với môi trường bên ngoài, bắt đầu từ việc đi học.

Khi Tiếp xúc với môi Trường, cơ Thể bé sẽ “học” nhận diện các loại vi sinh vậT Khác nhau và Tạo

ra những Kháng Thể để chống lại chúng. đó là cách cơ Thể bé Tự “chích ngừa”, Tăng sức đề Kháng

cho mình.

trường, cơ thể bé sẽ “học” nhận diện các loại vi sinh vật khác nhau và tạo ra những kháng thể để chống lại chúng. Đó là cách cơ thể bé tự “chích ngừa”, tăng sức đề kháng cho mình.

Thế nên, ngoài việc vượt qua tâm lý phải xa con, các mẹ còn phải chuẩn bị tinh thần khi con ốm, cần kiên định với việc cho con đi học, không cho con nghỉ khi bé chỉ mới cảm xoàng, bé sẽ không cảm nhận được việc đi học là nghiêm túc. Thay vào đó, trước khi bé bắt đầu chính thức đi học, bạn nên tăng cường sức đề kháng cho bé với trái cây và rau xanh, chuẩn bị một thành trì vững vàng cho cơ thể bé “chiến đấu” với môi trường mới. Nên cho bé chích ngừa đầy đủ để cơ thể tạo cơ chế miễn dịch, tránh được tối đa các bệnh truyền nhiễm.

Ngoài ra, cũng nên dạy bé cách tự vệ sinh cá nhân và tạo cho bé thói

Page 14: Tạp chí khỏe số 4

14 khỏe-health⎮T9-2012

câu chuyện tháng 9khỏe-health

CỬA SỔ

Đa số các tật bệnh về mắt đều có thể phòng tránh được, nhưng trước hết, cha mẹ cần nâng cao ý thức phòng ngừa cho trẻ và nhắc nhở trẻ thường xuyên để mắt trẻ luôn to tròn và sáng rõ.

Bài: BS. Mai Thị Thu Cúc

Sau 5 năm học nhà trẻ - mẫu giáo, con trẻ lại có bước ngoặt mới khi lên lớp 1, chính thức trở thành “sinh viên đại học chữ to”. Đến lúc này thì cha mẹ lại cần quan tâm đến một khía cạnh khác của sức khoẻ con nhỏ, đó là các bệnh gọi chung là “bệnh học đường” mà trước hết là các tật bệnh về mắt.

Quá nửa họC Sinh Cận ThịCận thị, loạn thị và các bệnh lý về

mắt khác ảnh hưởng rất nhiều đến việc học tập, hoạt động thể chất, sức khỏe, sự phát triển và thẩm mỹ của trẻ. Cả nước có 15% trẻ bị cận thị, tính theo mức đã “san bằng”. Ở thành thị, tỷ lệ này là 29,9%. Lên đến phổ thông trung học và đại học, con số này còn tăng đến chóng mặt. Bình quân, có đến nửa lớp bị cận thị cũng như các bệnh lý khác về mắt. Ở các trường chuyên lớp chọn của những thành phố lớn, có đến 80% học sinh đeo kính!

Trẻ bị cận thị có thể do một số yếu tố chủ quan như bẩm sinh do di truyền, do trẻ sinh thiếu tháng hoặc cân nặng lúc mới sinh dưới 2,5kg. Tuy nhiên, số này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Phần lớn lại do các yếu tố khách quan, mà nguyên nhân đầu tiên là nhìn quá gần trong thời

gian dài. Thị lực của trẻ sẽ suy giảm đáng kể nếu xem tivi hằng ngày, mỗi ngày trên 2 tiếng và khoảng cách từ mắt tới tivi nhỏ hơn 3m. Trẻ càng có dịp tiếp xúc với tivi, máy tính sớm lại càng có nguy cơ cận thị sớm.

CUỘC ĐỜI

Page 15: Tạp chí khỏe số 4

15khỏe-health⎮T9-2012

Cũng vậy, nếu trẻ học hoặc đọc sách với khoảng cách quá gần, trẻ cũng sẽ bị cận thị do mắt quen với việc điều tiết nhìn gần. Càng học, đọc lâu không ngơi nghỉ, trẻ càng dễ cận thị.

Một yếu tố rất quan trọng là ánh sáng. Ánh sáng quá yếu cũng như quá mạnh đều khiến mắt bé mệt mỏi, ảnh hưởng xấu đến thị lực của trẻ.

Bên cạnh đó, trẻ cũng dễ bị cận thị nếu thiếu ngủ hoặc ít ngủ. Nếu phải học quá nhiều mà ngủ không đủ giấc, nguy cơ trẻ bị cận thị sẽ rất cao, đặc biệt là trẻ từ 7 - 9 tuổi và 12 - 14 tuổi. Mặt khác, nằm học hay tranh thủ học khi di chuyển trên xe honda, xe buýt cùng các phương tiện giao thông khác nói chung cũng khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý khúc xạ mắt.

Đừng nhìn Đời Qua... Đáy Chai

Đã cận thị thì dễ gặp đủ thứ rắc rối trong cuộc sống. Nhỏ thì học hành khó khăn, lớn thì đi xe cũng khó thấy đường. Rắc rối nhẹ nhất cũng là việc chọn kính, kính gọng hay kính sát tròng, tròng thủy tinh hay plastic... Cận nặng quá lại băn khoăn, nên đeo kính hay mổ, nên mổ vào lúc nào...

Thế nên, cách tốt nhất vẫn là câu nói muôn thuở, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Không cho bé xem tivi quá sớm và xem ở khoảng cách quá gần. Không cho bé xem tivi quá liên tục, thường xuyên. Máy tính và đặc biệt là điện thoại di động thế hệ mới thời nay với các trò chơi điện tử đầy mê hoặc cũng khá “độc hại” đối với đôi mắt con trẻ, nên hạn chế tối đa.

Về ánh sáng, cần chú ý bố trí góc học tập của trẻ có nguồn sáng thích hợp. Nguồn sáng tự nhiên sẽ tốt nhất, nhưng điều này phụ thuộc nhiều vào sự vui buồn bất chợt của “ông trời”, nên tốt hơn nữa là chủ động nguồn sáng cho trẻ, sắp xếp cho trẻ một chiếc đèn bàn có hướng chiếu sáng từ trên xuống và từ sau tới. Chọn sách vở không quá bóng, chữ in rõ ràng không gây mỏi mệt mắt.

Ba mẹ cũng đừng bắt con học

phù hợp với lứa tuổi và tầm vóc trẻ. Không để trẻ vừa nằm vừa học hay vừa ăn vừa học. Dĩ nhiên cũng không cả vừa đi vừa học như đã nói ở trên.

Ngoài ra, cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ và cho trẻ dưới 6 tuổi đi uống vitamin A theo định kỳ được địa phương hướng dẫn, thường là vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm. Luôn giáo dục trẻ cần phải giữ gìn vệ sinh đôi mắt. Đối với các hoạt động thể lực, giải trí ngoài trời, cần bảo vệ đôi mắt trẻ bằng kính UV, giúp trẻ hiểu không nên nhìn thẳng vào mặt trời.

Cũng đừng cho rằng trẻ dưới 6 tuổi không bị cận thị. Nếu cha mẹ cận từ 6 đi-ốp trở lên, nên cho trẻ kiểm tra thị lực định kỳ ngay từ khi trẻ 1 tuổi. Còn đối với trẻ bình thường, cũng nên cho trẻ kiểm tra thị lực hằng năm từ khi trẻ tròn 3 tuổi. Nếu nghi ngờ trẻ bị cận thị, nên cho trẻ đi khám ngay lập tức để có chỉ định dùng kính đúng, không để tình trạng nặng thêm. Nếu trẻ được chẩn đoán cận thị, 6 tháng nên tái khám một lần để có thể thay kính phù hợp với mắt trẻ.

Đôi mắt là cửa sổ cuộc đời, đừng để trẻ phải nhìn cả cuộc đời qua một cái... đáy chai!

Cận Thị, loạn Thị và CáC bệnh lý về mắT

kháC ảnh hưởng rấT nhiều đến việC họC Tập, hoạT động Thể ChấT, sứC khỏe, sự pháT Triển và Thẩm mỹ Của Trẻ. Cả nướC

Có 15% Trẻ bị Cận Thị, Tính Theo mứC

đã “san bằng”.

những dấu hiệu báo động< Trẻ ngồi quá gần tivi, đọc sách, truyện quá gần< Trẻ hay nheo mắt< Nghiêng hoặc quay đầu để nhìn cho rõ< Thường dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ< Sợ sáng, chói mắt, hay chảy nước mắt< Nhắm một mắt khi đọc hoặc xem tivi< Tránh né những hoạt động cần thị giác xa như ném bóng< Không thích vẽ hình, tô màu hay tập đọc< Hay than mỏi mắt nhức đầu, hay chảy nước mắt< Khi đọc hay bị nhảy hàng, dùng ngón tay dò theo chữ< Học tập giảm sút, hay chép sai, hay phải chép bài của bạn.

quá nhiều, quá lâu. Nếu lượng bài về nhà của con quá nhiều, có thể chia nhỏ thời gian học ra hoặc sau khoảng 45 phút học, cho con đi chơi hoặc tập thể dục nhẹ, hoặc thực hành một số bài tập thể dục cho mắt. Đừng dùng quãng thời gian nghỉ giữa giờ này để xem tivi hay chơi máy tính, vì mắt vẫn tiếp tục phải “lao động”.

Tư thế ngồi học của trẻ phải ngay ngắn, giữ khoảng cách từ mắt đến sách vở là 30-40cm. Bàn học phải

Page 16: Tạp chí khỏe số 4

16 khỏe-health⎮T9-2012

câu chuyện tháng 9khỏe-health

Một tấm lưng thẳng đem lại vóc dáng đẹp và có thể thêm vài centimet chiều cao cho con bạn khi trưởng thành. Nhưng để có tấm lưng đẹp cho con, bạn cần chú ý chăm sóc con ngay từ bé, đặc biệt là ở lứa tuổi học đường.

Bài: BS. Nguyễn Thị Hồng Thê

Ngoài các bệnh về mắt vốn quá phổ biến ở Việt Nam hiện nay trong lớp trẻ ở lứa tuổi học đường, có một tật bệnh khác cũng rất hay gặp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sức khoẻ, sự phát triển, vóc dáng lẫn khả năng học tập của con trẻ, đó là tật cong vẹo cột sống. Tật này thường phát sinh rất sớm ở trẻ em bậc tiểu học.

NHữNg ôNg cụ NoNMột đứa trẻ lưng cong vẹo thì dáng đi cũng khó

mà thẳng thớm, thậm chí còng như một ông cụ… non. Mà trẻ nhỏ lại rất dễ bị tật này. Cũng dễ hiểu, vì cột sống ở lứa tuổi nhỏ uốn cong, mềm dẻo, có tính chất đàn hồi, cử động dễ dàng, chịu được trọng tải nặng và vận động mạnh. Nhưng đối với trẻ em mới lớn, các đốt sống, gân cơ còn yếu nên dễ vẹo và lệch. Vì thế, nếu không chú ý uốn nắn ngay từ nhỏ, trẻ rất dễ mắc tật vẹo cột sống này.

Nguyên nhân dẫn đến vẹo cột sống khá nhiều. Trước hết, cặp sách của trẻ thời nay khá nặng nề. Cách đây 2 năm, trường hợp bé Yến Anh (Hóc Môn) gãy xương vai do đeo cặp quá nặng đã khiến dư luận phải giật mình nhìn lại việc mang vác cặp của trẻ, nhưng điều này vẫn chưa được chú ý đúng mức. Trẻ em chỉ nên mang trọng lượng cặp bằng 1/10 trọng lượng cơ thể, nhưng một số loại cặp thời trang có thể lên tới hơn 1kg, thêm sách vở, các dụng cụ cho những môn ngoại khóa, rồi nước uống, quà vặt mang theo… có thể lên tới 4-5kg, trong khi cân nặng của các em tiểu học chỉ dao

LƯNG... CỤ NON

Page 17: Tạp chí khỏe số 4

17khỏe-health⎮T9-2012

động trong khoảng 20-40kg. Nhưng cặp sách không phải là

nguyên nhân duy nhất mang đến nguy cơ vẹo cột sống. Việc ngồi sai tư thế cũng là lý do trọng yếu khiến trẻ mắc tật bệnh này. Tư thế thường thấy nhất là ngồi lệch nghiêng một bên, ngồi vẹo người đi, lâu dần, cột sống thay đổi cho thích hợp với dáng ngồi của trẻ, dẫn đến tình trạng lệch, vẹo.

Bàn ghế không hợp lứa tuổi trẻ cũng có ảnh hưởng tương tự. Trẻ ngồi học không thoải mái, không có điểm tì, tựa hợp lý sẽ rất dễ bị vẹo cột sống.

Ngoài ra, lớp học thiếu sáng hoặc bảng đen bị chói cũng ảnh hưởng đến cột sống trẻ.

Chưa hết, một nguyên nhân gián tiếp khiến không ít bậc phụ huynh giật mình, đó là trẻ ít vận động, thích xem tivi, chơi máy tính… cũng dễ bị cong vẹo cột sống. Ngoài lý do xem tivi, chơi máy tính cũng thường có tư thế ngồi sai, việc thiếu vận động, vui chơi ngoài trời hay tập thể thao còn gây căng thẳng thần kinh, quá tải cho hệ cơ xương. Nếu kéo dài điều này, cột sống cũng dễ bị cong vẹo. Một cuộc nghiên cứu cho thấy, nhóm học sinh ít vận động bị cong vẹo cột sống nhiều hơn so với nhóm thường xuyên tập luyện thể thao hoặc vui chơi ngoài trời.

Để LƯNg Bé THẳNgĐể bé có tấm lưng thẳng thớm,

mẹ không chỉ chăm sóc bé ở tuổi học đường mà cần chú ý bé từ khi mới

ngắn khi ngồi học, không vẹo đầu, xoay vặn người, ngồi lệch…, dù thoải mái theo ý bé nhưng sẽ gây tác hại lớn đến cột sống sau này.

Khi sắm cặp sách cho trẻ, chọn loại cặp nhẹ nhất để giảm thiểu cân nặng cặp sách trẻ mang. Nên chọn loại ba lô đeo đằng sau với hai quai bản rộng, lót mút đệm để phân tán lực tốt hơn, thay vì loại cặp xách một bên. Hoặc cũng có thể dùng loại ba lô có bánh xe để bé đỡ phải mang vác, chỉ cho con đeo cặp những lúc cần thiết nhất với sách vở thiết yếu nhất, hạn chế thời gian mang cặp cùng trọng lượng cặp.

Ngoài ra, cho trẻ có thời gian vận động thể dục thể thao, chơi đùa ngoài trời, giúp cho cột sống cơ thể mềm dẻo. Cũng nên cho bé ăn uống đủ chất để nâng cao sức khỏe, thể trạng.

Ở lứa tuổi học đường, xương trẻ vẫn còn mềm dẻo nên khi có vấn đề vẫn còn khắc phục được. Vì thế, cũng nên cho trẻ khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện ra tật cong vẹo cột sống nếu có và khắc phục, chữa trị ngay, thay vì để đến lớn, xương cứng lại sẽ bị vẹo, gù, không sửa được. Khi đó, một cô gái muốn có dáng đi người mẫu cũng không dễ chút nào.

Mà đâu chỉ con gái hay con trai, tấm lưng thẳng luôn giúp dáng vóc đẹp hơn và cao hơn. Nếu chỉ quan tâm đến canxi mà không chú ý đến tật cong vẹo cột sống này, bạn đã thiếu sót rất nhiều trong việc “đầu tư” chiều cao cho con đấy!

Ở lứa Tuổi học đường, xương Trẻ vẫn còn mềm dẻo nên khi

có vấn đề vẫn còn khắc phục được. vì

Thế, cũng nên cho Trẻ khám sức khoẻ định

kỳ để pháT hiện ra TậT cong vẹo cộT sống

nếu có và khắc phục, chữa Trị ngay

Tư Thế ngồi đúng_ Ngồi thẳng lưng, hai bàn chân đặt xuống sàn, hai khuỷu tay đặt thoải mái trên mặt bàn, không rụt cổ, không để vở chéo quá 25 độ khi viết.

cách pháT hiện Trẻ vẹo cộT sống_ Cho trẻ cởi trần, cúi lưng, ngón tay trỏ chạm đầu ngón chân, quan sát phía sau nếu thấy lưng trẻ gù một bên thì đưa trẻ đi khám để có chẩn đoán chính xác.

sinh. Theo dõi và cho bé khám định kỳ để được tiêm chủng lao và bại liệt, những bệnh vốn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống bé khi lớn lên. Cũng đừng để bé mang nặng, xách nặng, lao động sớm.

Khi bé đến tuổi đi học, nên chuẩn bị cho bé một góc học tập riêng có đủ ánh sáng với bàn ghế phù hợp lứa tuổi bé. Tránh tình trạng để bé nằm lăn ra sàn học, hoặc ngồi gù lưng trên chiếc bàn thấp kiểu Nhật, hay bàn học từ thời lớp 1 cũng là bàn học đến tận cấp 2, cấp 3… Trẻ ngồi học với tư thế thoải mái thì cơ bắp sẽ thư giãn, hô hấp và tuần hoàn thuận lợi, học bài cũng mau tiếp thu hơn. Nhưng ba mẹ cũng luôn nhắc bé giữ tư thế ngay

Page 18: Tạp chí khỏe số 4

18 khỏe-health⎮T9-2012

câu chuyện tháng 9khỏe-health

TRÍ TUỆ&

Sắt đâu chỉ là tên gọi của một loại kim loại, sắt còn là một loại vi chất rất cần thiết cho cơ thể con người, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi đến trường. Vì sắt có ảnh hưởng nhanh nhất, trực tiếp nhất đến khả năng

học tập của trẻ.

Bài: BS. Nguyễn Thị Hồng Thê

Câu cửa miệng hàng ngày của chị Huyền (Tân Bình) với con là “Học đi!”, trong khi đó, bé Hà con chị lại suốt ngày than buồn ngủ, khả năng tập trung rất kém, hay hoa mắt, chóng mặt. Chị Huyền cứ ngỡ con lười biếng nhưng có biết đâu thực ra bé đang bị thiếu máu do thiếu sắt, một căn bệnh vốn rất phổ biến ở trẻ tuổi học đường.

KHi "ốNg Nước rỉ"Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ em tuổi đi học

bị thiếu máu thiếu sắt lên đến 33%, đặc biệt là các em gái đang tuổi dậy

SẮT

thì. Cũng dễ hiểu, vì một trong những nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt là nhu cầu sắt tăng cao khi cơ thể lớn nhanh, dậy thì, hay hành kinh kéo dài. Sắt vốn tham gia vào sự hình thành và phát triển của hồng cầu, tổng hợp hemoglobin nên khi thiếu sắt, cơ thể cũng bị thiếu máu.

Vì thế, nếu không được cung cấp đủ chất sắt trong chế độ ăn, hoặc trẻ nhỏ không được bú sữa mẹ, hoặc trẻ ăn bột rau củ quá lâu, không có các loại thực phẩm nguồn gốc động vật thì cơ thể trẻ sẽ có biểu hiện thiếu

máu, thiếu sắt.Cũng vậy, nếu vì lý do nào đó như

giảm độ toan dạ dày, có hội chứng kém hấp thu hoặc bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến tình trạng hấp thu sắt kém, trẻ cũng sẽ bị thiếu sắt.

Thiếu máu do không được cung cấp đủ sắt, do kém hấp thu hoặc do cơ thể có nhu cầu sắt cao đã đành, một số trường hợp “đau thương” hơn, đã cung cấp đủ sắt nhưng vẫn thiếu máu bởi những “kẻ ăn bám” như giun móc, giun kim, hoặc bị loét dạ dày - tá tràng, bị polyp ruột, chảy máu cam...

Page 19: Tạp chí khỏe số 4

19khỏe-health⎮T9-2012

Tình trạng chảy máu từ từ này như ống nước bị rò rỉ khiến cơ thể luôn ở tình trạng thiếu máu.

Học dốT do... THiếu SắTThiếu máu khiến trẻ thèm ngủ

như bé Hà nói trên đã đành. Nghiêm trọng hơn, thiếu máu ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học tập của trẻ. Trẻ hay mệt mỏi, tiếp thu bài chậm và kém tập trung, học rất lâu nhớ mà lại chóng quên. Vì thiếu máu do thiếu sắt dẫn đến lượng Hb giảm, khả năng vận chuyển oxy cung cấp cho cơ quan cũng hạn chế, não thiếu oxy, trẻ thậm chí có thể ngủ gật trong giờ học, đầu óc lơ mơ không thể chú ý đến bài giảng.

Nhìn chung, trẻ thiếu máu do thiếu sắt sẽ bị ảnh hưởng cả về trí

tuệ lẫn thể chất. Không chỉ giảm khả năng học tập như đã nói, trẻ cũng mau mệt khi chơi đùa hoặc tập thể dục. Thậm chí nếu thiếu máu nặng và kéo dài, trái tim nhỏ bé của trẻ phải nỗ lực hoạt động để đảm bảo oxy cung cấp cho các cơ quan, lâu dần sẽ cảm thấy khó thở, tức ngực, thậm chí suy tim, móng tay móng chân có khía, viêm lưỡi, mất gai lưỡi.

Thiếu máu còn khiến cơ thể giảm sức đề kháng, do bạch cầu bị giảm khả năng tạo kháng thể và khả năng thực bào tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Trẻ bị thiếu máu vì thế cũng dễ bị bệnh vặt và là đối tượng ưa thích của các dịch bệnh.

Việc thiếu máu còn khiến trẻ chậm lên cân, thậm chí cân nặng không hề thay đổi một thời gian dài. Chiều cao của trẻ cũng chậm hoặc ngưng phát triển. Trẻ dễ có tầm vóc nhỏ hơn tuổi, nói kiểu dân gian là “bị đẹt”.

Nhu cầu sắT_ 3-12 tháng tuổi: 0,7mg/ngày._ 1-2 tuổi: 1mg/ngày._ Tuổi thiếu niên, dậy thì: từ 1,8-2,4mg/ngày._ Trưởng thành nam: từ 0,9mg/ngày._ Tuổi dậy thì và có kinh: từ 2,4-2,8mg/ngày.

NguyêN NhâN Thiếu máu Thiếu sắT_ Cung cấp thiếu sắt._ Mất máu mãn tính (chảy máu đường tiêu hóa, nhiễm giun móc)._ Nhu cầu sắt cao (do trẻ phát triển nhanh, trẻ đẻ non, dậy thì, tim bẩm sinh có tím)._ Do hấp thu sắt kém.

ĂN đúNg, ĂN đủThức ăn là nguồn cung cấp sắt

cho cơ thể. Sắt được hấp thu ngay ở dạ dày, ruột non, tá tràng và hổng tràng. Sắt ở thức ăn thường ở dạng F+++ nhưng cơ thể chỉ hấp thu F++. Sự vận chuyển sắt nhờ một protein trong tế bào.

Sắt có nhiều trong các thực phẩm như thịt, gan, cá, trứng, huyết, rau xanh và các loại đậu. Vì thế, nên cho trẻ ăn thức ăn đa dạng, có đủ thịt cá, nhiều rau xanh… Việc hấp thu sắt ở thức ăn phụ thuộc vào lượng sắt có trong thức ăn. Khả năng hấp thu sắt cũng thay đổi tùy theo thức ăn, nói chung dưới 1% từ nguồn gốc thực vật và 10-25% đối với một số thức ăn từ nguồn gốc động vật.

Cần chú ý đến các yếu tố giúp tăng

hấp thu sắt nguồn gốc thực vật như vitamin C. Một ít trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, sơ ri, măng cụt… sau bữa ăn sẽ giúp tăng đáng kể khả năng hấp thu sắt từ bữa ăn trước đó.

Ngược lại, có nhiều yếu tố làm giảm hấp thu sắt nguồn gốc thực vật như sữa, lòng đỏ trứng, phô-mai, nước trà (chè). Nên tránh dùng các loại thực phẩm này trong hoặc ngay sau bữa ăn. Nhiều phụ huynh có thói quen cho con uống một cốc sữa sau bữa ăn. Nên thay thế ly sữa này bằng một ly nước ép cam hoặc bưởi, hiệu quả hấp thu chất sắt sẽ tăng lên nhiều.

Nếu thấy trẻ có biểu hiện thiếu máu như da xanh, niêm mạc lợt, dễ mệt mỏi, hay chóng mặt, ù tai, học hành sút kém, ba mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để được khám, làm xét nghiệm về sắt và được tư vấn dinh dưỡng càng sớm càng tốt.

Nếu khôNg được cuNg cấp đủ chấT sắT TroNg chế độ ăN, hoặc Trẻ Nhỏ khôNg được bú sữa mẹ, hoặc

Trẻ ăN bộT rau củ quá lâu, khôNg có các loại Thực phẩm NguồN gốc độNg vậT Thì cơ Thể Trẻ sẽ

có biểu hiệN Thiếu máu, Thiếu sắT.

Page 20: Tạp chí khỏe số 4

20 khỏe-health⎮T9-2012

câu chuyện tháng 9khỏe-health

TAY THƠM

Có rất nhiều bệnh lây qua bàn tay xinh

của bé. Xây dựng cho trẻ thói quen rửa tay,

bạn đã có thể hạn chế rất nhiều khả

năng bé bị lây nhiễm các loại bệnh, như

xây dựng một thành trì bảo vệ bé yêu.

Bài: BS. Mai Thị Thu Cúc

Dân gian có câu “bệnh từ miệng vào”. Nhưng nói thế ngẫm ra oan cho miệng, “nhân vật” chỉ đóng vai thụ động trong quá trình nhiễm bệnh. Còn kẻ đóng vai trò chủ động là đôi bàn tay lại “thoát tội”. Trên thực tế, bàn tay mới chính là nơi lây truyền bệnh trước hết, mà đây lại là nơi bạn hoàn toàn có thể phòng tránh, nếu tạo được thói quen tốt.

Bệnh Từ Bàn TayTrẻ em là nhóm đối tượng dễ mắc

các bệnh lây nhiễm qua bàn tay nhất. Trẻ càng nhỏ, càng dễ bệnh bởi trẻ đang ở độ tuổi tò mò tìm hiểu thế giới xung quanh, mà bàn tay (và cả

TAY NGOANbàn chân) là nơi gần nhất để trẻ khám phá, trong khi sức đề kháng của trẻ còn kém. Bé thường hay mút ngón tay, thậm chí kéo cả bàn chân lên... gặm. Cảnh tượng ấy trông rất đáng yêu, nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh. Nếu môi trường xung quanh không sạch sẽ, nếu tay - chân bé nhiễm khuẩn trước đó thì bé rất dễ nhiễm bệnh.

Có rất nhiều bệnh lây lan qua bàn tay bẩn, như các bệnh nhiễm trùng da niêm, các bệnh về tiêu hóa, hô hấp, nhiễm ký sinh trùng, viêm gan, dịch tả, lỵ, nhiễm các loại siêu vi như cúm hoặc tay chân miệng - vốn đang là mối quan tâm lo lắng hàng đầu của các

Page 21: Tạp chí khỏe số 4

21khỏe-health⎮T9-2012

bậc phụ huynh hiện nay. Thậm chí, bé cũng có thể nhiễm

Helicobacter Pylori, một trong những tác nhân chính gây nhiễm khuẩn tiêu hóa dai dẳng làm viêm loét dạ dày - tá tràng. Bệnh này có thể đưa đến những bệnh ở đường tiêu hóa, ngoài đường tiêu hoá, hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như thiếu máu thiếu sắt, chậm tăng trưởng. Quan trọng hơn, HP còn có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư. Ở vài quốc gia, các tổ chức khoa học đã ghi nhận một tỉ lệ ung thư dạ dày đáng quan tâm ở người trưởng thành có tiền sử nhiễm HP trong thời thơ ấu.

Vì thế, đồng ý rằng “bệnh từ miệng vào”, nhưng bên cạnh vệ sinh an toàn thực phẩm như ăn chín uống sôi, không ăn đồ ôi thiu, không ăn hàng rong..., mọi người còn cần chú ý chăm sóc bàn tay, thường xuyên rửa tay để hạn chế việc lây lan các loại vi khuẩn, siêu vi gây bệnh.

Thành Trì Bảo vệ Bé yêuĐiều cần thiết hơn cả là xây dựng

ý thức về vấn đề này. Cần đánh giá đúng mức độ quan trọng của việc rửa tay dưới vòi nước sạch, bằng xà phòng hàng ngày và từ đó, tạo nên thói quen cho trẻ và cho cả gia đình. Giải thích cho trẻ việc rửa tay có thể giúp tránh rất nhiều loại bệnh. Những con vi

móng chân trẻ sạch sẽ và tốt nhất, người lớn cũng nên để móng tay ngắn. Kẽ móng tay móng chân có thể xem là "ổ" vi khuẩn đủ loại.

Nếu nhà có nuôi chó mèo hoặc vật cưng nào khác, cần cho bé rửa tay ngay sau khi bé tiếp xúc với chúng. Vì cho dù chó mèo rất sạch và không bệnh, chúng vẫn tiềm ẩn nhiều tác nhân gây bệnh.

Khi cho bé đi chơi công viên hay sở thú, chuồng thú, trại gia súc..., cũng phải cho bé rửa tay lại, đặc biệt là trước khi ăn.

Đối với trẻ ở lứa tuổi học đường, càng cần cẩn thận hơn trong việc vệ sinh tay. Nhà trường cần xử lý đồ chơi, học cụ chung mỗi tuần và nhắc bé rửa tay sau khi chơi. Trẻ lớn cũng cần rửa tay sau giờ ra chơi, vì đây là giờ sinh hoạt chung, và ngoài tác nhân gây bệnh nơi công cộng, sân chơi còn có thể có thú lang thang qua, có lá vàng rơi, có chất thải của chim chóc vương vãi... Một số bé cũng hay có thói quen gặm cán bút, cần giáo dục trẻ chấm dứt thói quen này.

Bạn nên cho trẻ mang theo một chai nước rửa tay nho nhỏ để trẻ có thể rửa tay bất cứ khi nào, dù không tìm được nguồn nước hay xà phòng rửa tay.

Bằng cách tự mình luôn nhớ rửa tay những khi cần thiết, bạn sẽ noi gương cho con và xây dựng được cho bé thói quen rửa tay. Hãy thủ thỉ hát cùng bé mỗi khi rửa tay:

"Một tay em xòe ra, thành một bông hoa. Hai tay xoè ra, thành hai bông hoa. Mẹ khen đẹp quá, hai bàn tay thơm. Mẹ khen đẹp quá, hai bàn tay xinh"...

Cần đánh giá đúng mứC độ quan Trọng Của việC rửa Tay dưới vòi nướC sạCh, bằng xà phòng hàng ngày và Từ đó, Tạo nên Thói quen Cho Trẻ và Cho Cả gia đình. giải

ThíCh Cho Trẻ việC rửa Tay Có Thể giúp Tránh rấT nhiều loại bệnh.

trùng li ti mà mắt con không nhìn thấy được sẽ bám trong kẽ tay, móng tay cũng như các nếp nhăn trên bàn tay con. Thậm chí, nếu chỉ rửa tay bằng nước hoặc rửa tay sơ sài không đúng cách, những con vi khuẩn cứng đầu ấy vẫn có thể bám chặt vào tay con, không trôi đi và khiến con bị bệnh.

Dĩ nhiên, trong quá trình chăm sóc trẻ, người lớn cũng phải thường xuyên rửa tay. Bắt buộc phải rửa tay trước khi pha sữa cho con cũng như trước khi nấu ăn cho trẻ, trước khi dọn bàn ăn, sau khi dọn rác hay chất thải chó mèo, sau khi tiếp xúc với tiền... Cần chấm dứt thói quen thấm nước bọt đếm tiền.

Cố gắng hạn chế tình trạng ngậm tay ở trẻ nhỏ và dứt khoát bỏ tật này ở trẻ lớn. Cũng không nên cho trẻ nhỏ ngậm vú giả. Luôn cắt móng tay

Bước 1: Làm ướt lòng bàn tay bằng nước sạch. Thoa chút xà phòng diệt khuẩn lên lòng bàn tay và chà xát hai bàn tay với nhau.

Bước 4: Dùng đầu ngón tay của lòng bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 2: Úp hai lòng bàn tay vào với nhau, đan các ngón tay vào nhau và chà xát mạnh.

Bước 5: Tay này nắm lấy ngón cái tay kia, xoay tròn để rửa sạch rồi làm ngược lại.

Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia.

Bước 6: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này vào lòng bàn tay kia, xoay đi, xoay lại. Rửa sạch lại bằng nước.

Page 22: Tạp chí khỏe số 4

22 khỏe-health⎮T9-2012

câu chuyện tháng 9khỏe-health

Hiện nay, bệnh tay chân miệng như mối

hoạ tiềm ẩn, luôn treo lơ lửng trên đầu

trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 5 tuổi trở xuống. Bệnh lại rất dễ lây

lan và chỉ có thể phòng tránh, chưa có thuốc ngừa cũng như

thuốc đặc trị

Triệu chứng ban đầu_ Trẻ sốt, loét miệng, nổi hồng ban có bóng nước ở bàn tay, bàn chân, gối hoặc mông.

Triệu chứng nặng_ Sốt cao, quấy khóc liên tục, khó ngủ hoặc ngủ li bì, giật mình, hốt hoảng, chới với, run giật tay chân, co giật, nôn ói nhiều, bỏ bú, yếu liệt tay chân, da nổi bông.

bài: BS. Nguyễn Thị Hồng Thê

nếu như cách đây khoảng 10 năm, bệnh tay chân miệng vẫn còn là một loại "bệnh lạ" đối với người Việt Nam thì đến nay, căn bệnh này đã trở thành nỗi lo thường trực của những ai có con nhỏ. Tay chân miệng như mối hoạ tiềm ẩn, luôn treo lơ lửng trên đầu trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 5 tuổi trở xuống.

Nỗi Hãi HùNg của cHa mẹTrẻ ở độ tuổi nhà trẻ - mẫu giáo đã

nằm trong "tầm ngắm" của loại virus gây bệnh tay chân miệng thì chớ, việc tập trung lại trong cùng một môi trường càng khiến căn bệnh có điều kiện lây lan dữ dội và rộng rãi. Ước tính, cứ một trẻ bị tay chân miệng có biến chứng nặng thì đã lây truyền cho khoảng 400 trẻ ngoài cộng đồng.

Lúc đầu, tay chân miệng không được chú ý lắm, cho đến khi có biến chứng và gây nên tử vong, căn bệnh này đột nhiên trở thành nỗi hãi hùng đối với các bậc phụ huynh có con nhỏ. Hãi hùng vì một căn bệnh chết

TAY CHÂN MIỆNGngười lại chưa có thuốc ngừa cũng như thuốc đặc trị. Bệnh lại có thể tái đi tái lại nhiều lần do có thể nhiễm nhiều chủng virus khác nhau. Thế nên trẻ chưa bệnh, cha mẹ nơm nớp lo trẻ bệnh. Trẻ bệnh rồi thì canh cánh nỗi lo biến chứng. Còn đã khỏi rồi lại ám ảnh liệu có tái phát chăng?

Thực ra, cũng cần biết rằng số trẻ bị biến chứng nặng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, số tử vong càng hiếm nên cha mẹ cũng không nên lo lắng thái quá. Chỉ cần hiểu biết đúng mực về căn bệnh này để phát hiện kịp thời và chăm sóc con đúng cách nếu chẳng may bé mắc bệnh.

Điều TiêN quyếT: pHáT HiệN kịp THời

Bệnh tay chân miệng do vi trùng đường ruột Ente'virus (E71) và Coxcakieruses gây nên. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ người sang người nên các yếu tố sinh hoạt tập thể như ở trường học khiến nguy

Page 23: Tạp chí khỏe số 4

23khỏe-health⎮T9-2012

cơ lây bệnh tăng cao, đặc biệt là trong các đợt bùng phát bệnh.

Ban đầu, trẻ thường sốt nhẹ, than đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn hơn. Trẻ nhỏ thường đau khóc, bỏ bú. Khi đó, trong miệng trẻ đã có thể có những vết loét đỏ như vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi… Quan sát tiếp có thể thấy những vết phát ban dạng phỏng nước, hoặc vết nổi cộm trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông trẻ.

Tuy nhiên, nếu trẻ sốt hơn 39oC và có những triệu chứng khác như bứt rứt, khó ngủ, quấy khóc hoặc ngủ li bì,

thỉnh thoảng giật mình và giơ hai tay lên thì nên nghĩ đến tình trạng biến chứng ở trẻ và cần đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. Nếu để trễ từ 6-12 tiếng đồng hồ, bệnh có thể trở nặng, trẻ lừ đừ, run chi, trợn mắt, rung giật cơ, tim nhanh, mạch nhanh, thở nhanh và có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.

Phát hiện bệnh sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời thì trẻ dù có biến chứng nặng cũng có thể cứu được, và điều may mắn nhất đến nay là khi được cứu, trẻ không có di chứng nặng nề nào cho sự phát triển về sau.

cHăm Sóc Trẻ BệNHKhi thấy trẻ có những dấu hiệu sốt

hay nổi bóng nước ở bàn tay bàn chân, nên đưa trẻ đi khám ngay. Nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng, cần cách ly trẻ ngay và thông báo cho địa phương để có biện pháp khử khuẩn môi trường xung quanh,

hạn chế tối đa khả năng lây lan bệnh tạo nên ổ dịch. Nếu trẻ đang đi học, ngoài địa phương, cha mẹ còn cần thông báo cho trường học để nhà trường cũng có biện pháp vệ sinh, khử khuẩn trường lớp kịp thời, thậm chí cho học sinh nghỉ học tạm thời nếu có nhiều trẻ bị biến chứng nặng, đồng nghĩa với việc phát hiện một ổ dịch ngay tại trường.

Trong mọi trường hợp, cần tuân thủ yêu cầu của bác sĩ. Nếu bác sĩ xác định bệnh ở thể nhẹ thì cho bé về nhà theo dõi và nhất thiết phải tái khám theo lịch hẹn. Nếu bác sĩ cân nhắc thấy cần nhập viện, hãy nhập viện ngay để trẻ được theo dõi trong môi trường bệnh viện.

Dù được về nhà cũng phải theo dõi trẻ và khám lại ngay nếu có dấu hiệu trở nặng. Đặc biệt theo dõi giấc ngủ và cơn giật mình ở trẻ - nếu có. Đây là hai dấu hiệu quan trọng cho thấy trẻ bị biến chứng nặng. Những cơn giật mình thường xuất hiện khi trẻ thiu thiu ngủ, nhưng cũng có

lúc trẻ giật mình khi hoàn toàn đang tỉnh táo, đang chơi đùa.

Khi trẻ bệnh, phải có chế độ chăm sóc hợp lý. Không nên kiêng tắm, ngược lại, phải giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, tắm trong phòng kín gió với xà phòng sát khuẩn (sữa tắm có thể không đủ khả năng diệt khuẩn). Nên vệ sinh răng lưỡi cho trẻ hằng ngày. Với trẻ lớn, cho trẻ súc miệng bằng nước muối.

Về dinh dưỡng, cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất, uống sữa, ăn cháo bình thường, tăng cường uống nước hoa quả để bổ sung vitamin cho trẻ.

Khi Trẻ bệnh, phải có chế độ chăm sóc hợp lý. Không nên Kiêng Tắm, ngược lại, phải giữ vệ sinh cho Trẻ sạch sẽ, Tắm Trong

phòng Kín gió

Page 24: Tạp chí khỏe số 4

28 khỏe-health⎮T9-2012

NƯỚC VỚI SỨC KHỎE TRẺ EM

Bài: PGS. TS. Nguyễn Thị LâmPhó viện trưởng Viện Dinh dưỡng

Trẻ em chưa biết kêu khát, hoặc có thể do ham chơi nên quên uống nước. Nhưng người lớn phải giúp trẻ uống đủ nhu cầu nước của cơ thể, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng hoặc với những trẻ quá hiếu

động, hoạt động nhiều.

dinh dưỡngkhỏe-health

Nhu cầu Nước cho trẻ em

cách ước lượng Nhu cầu (ml/kg)

Từ 1kg - 10kg 100

Tứ 11kg đến 20kg 1.000ml + 50ml cho mỗi kg cân nặng tăng lên

Từ 21kg trở lên 1.500ml + 20ml cho mỗi kg cân nặng tăng lên

Page 25: Tạp chí khỏe số 4

25khỏe-health⎮T9-2012

Mất nước bao giờ cũng kéo theo mất một lượng đáng kể các chất điện giải (chủ yếu là kali, canxi, iod, sắt) và một số vitamin. Hậu quả là nhiều chức năng của cơ thể bị ảnh hưởng. Các phản xạ có điều kiện và phối hợp động tác bị giảm sút rõ rệt, động tác kém chính xác, cơ thể chóng mệt mỏi, khó tập trung, kết quả học tập giảm...

Mất nước nặng, máu bị đặc lại, sự vận chuyển oxy và các dưỡng chất chậm hơn. Khi máu đặc quánh, mạch máu nhỏ bị tắc làm sự nuôi dưỡng ngưng trệ và sốc xảy ra. Thêm nữa khi nước mất, nồng độ chất muối ăn trong máu tăng lên làm ta hôn mê nhanh chóng.

Vì mất nước đưa đến nhiều vấn đề nguy hiểm như thế, nên đặc biệt với trẻ em, người lớn cần đảm bảo nhu cầu nước cho trẻ, vì một khi thiếu nước, trẻ em với sức lực yếu sẽ rất khó khăn để phục hồi.

ChọN NướC Cho Trẻ emNgoài lượng nước do bữa ăn đem

lại qua thức ăn như canh, nước rau, súp... cần cho trẻ uống nước đều đặn, trong đó 60% là nước đun sôi để nguội hoặc nước tinh lọc, 20% từ sữa các loại (sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua uống và 20% nước ép trái cây tươi (cam, chanh...). Nước trái cây, sữa các loại... là những thức uống có giá trị dinh dưỡng cao, có thể cho trẻ uống hằng ngày.

Tuy nhiên, không nên cho trẻ uống nước đá hoặc nước ướp quá lạnh, vì dễ gây hư hại răng và làm trẻ bị viêm họng, thậm chí với trẻ có sức đề kháng yếu hoặc khi trẻ đang không khỏe còn có thể gây viêm phổi.

Cũng không nên cho trẻ uống các thứ nước chứa nhiều năng lượng “rỗng” như nước ngọt các loại, nước tăng lực, nước hương trái cây... Đây là những loại thức uống có thành phần

chủ yếu là đường sucrose. Chúng thiếu các vitamin và chất khoáng

cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, các thứ nước có chất kích thích như nước chè, cà phê, bia... và các loại nước giải khát có gas cũng là những

thức uống tối kị cho trẻ.

động, sinh hoạt, nên nếu trẻ hiếu động, hoặc trong những hôm trời nóng nực, cần cho trẻ uống thêm nước.

Bảo đảm Nhu Cầu NướC Cho Trẻ

Dấu hiệu sớm nhất báo hiệu cơ thể bắt đầu bị thiếu nước là cảm giác khát và môi khô. Khi đó, cơ thể đã bị mất 1-2% nước. Dấu hiệu thứ hai là nước tiểu sậm màu.

Khi mất đến 5% nước, cơ thể bắt đầu xuất hiện các rối loạn về chuyển hóa chất, có khi bị ngất. Mất từ 10-15% nước, cơ thể sẽ trong tình trạng nguy kịch, có thể tử vong.

Thiếu nước nhẹ thường làm tim nhanh, nhức đầu, táo bón. Mất khoảng 2 lít nước cơ thể bắt đầu lộn xộn, chóng mặt, bị ngất do tụt huyết áp. Mất đến 5-7 lít, bạn đã bước một chân ra nghĩa địa.

Với Trẻ Từ 1kg đến 10kg, nhu cầu nước

của Trẻ Trung bình là 100ml mỗi ngày. Tuy

nhiên, đây là lứa Tuổi còn đang bú mẹ, nên bạn cũng cần chú ý cân bằng lượng sữa Trẻ uống, Vì Trong

sữa Vốn đã cung cấP mộT lượng khá lớn

nước cho Trẻ.

nước cần thiết đối với mọi người, tuy nhiên nhu cầu đối với mỗi lứa tuổi đều khác nhau. Nếu như trẻ em cần đến 100ml cho mỗi kilogram trọng lượng cơ thể, thì người lớn lại cần lượng nhiều hơn mà tỷ lệ lại ít hơn so với trọng lượng cơ thể. Nhưng dù ở tuổi nào, thiếu nước vẫn là vấn đề dẫn đến nhiều nguy cơ khác nhau.

Nhu Cầu NướC Cho Trẻ emTrẻ em có tỷ lệ diện tích da so với

thể trọng lớn hơn người trưởng thành. Hơn thế, tỷ trọng nước và dịch tế bào trong cơ thể cũng lớn hơn. Độ thẩm thấu lớn hơn mà khả năng làm việc của thận lại chưa hoàn chỉnh. Tuy nhiên, các bé, nhất là những bé còn nhỏ, lại chưa biết kêu khát hoặc đòi uống. Vì thế, trẻ em cần một lượng nước lớn, và người lớn cần phải biết cung cấp đủ lượng nước cho trẻ tùy theo lứa tuổi.

Với trẻ từ 1kg đến 10kg, nhu cầu nước của trẻ trung bình là 100ml mỗi kg mỗi ngày. Tuy nhiên, đây là lứa tuổi còn đang bú mẹ, nên bạn cũng cần chú ý cân bằng lượng sữa trẻ uống, vì trong sữa vốn đã cung cấp một lượng khá lớn nước cho trẻ.

Với trẻ từ 11kg đến 20kg, trẻ cần tối thiểu 1 lít nước mỗi ngày, và cứ mỗi kilogram cân nặng tăng lên thì trẻ lại cần thêm 50ml.

Còn nếu trẻ đã đạt cân nặng từ 21kg trở lên, lượng nước trẻ cần tuy có tăng nhưng so với tỷ trọng cơ thể thì lại giảm. Mức căn bản trẻ cần là 1.500ml, và cứ mỗi kilogram cân nặng tăng lên thì trẻ cần thêm 20ml mỗi ngày.

Tuy nhiên, cần lưu ý là cách tính trên không áp dụng cho những trường hợp mất nước bất thường, như sốt cao, nôn ói hay tiêu chảy. Khi nhiệt độ cơ thể tăng thêm 1oC, nhu cầu nước sẽ tăng thêm 12%. Còn những trẻ bị tiêu chảy nặng có thể mất tới 1 lít nước trong 1 giờ. Lúc này, cần phải bù nước cho trẻ kịp thời để tránh việc mất cân bằng điện giải.

Vì nhu cầu nước phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu và điều kiện lao

Page 26: Tạp chí khỏe số 4

26 khỏe-health⎮T9-2012

sống khoẻ khỏe-health

ĐAU LƯNGCHUYỆN CỦA NGƯỜI GIÀ?

Bài: BS. Trần Minh Hoàng Tỉ lệ người trẻ đau lưng ngày càng nhiều. Đa phần là do tính chất công việc, phải đi nhiều, ngồi nhiều, mà lại sai tư thế. Còn trẻ mà lỡ đau lưng, phải làm sao? Cách khắc phục, coi vậy mà không khó lắm...

Với nhiều người, hình ảnh một người đau lưng điển hình phải già, dáng đi lòm khòm, tay lúc nào cũng vòng ra sau đấm lưng. Thế nhưng có những người chưa đầy 30 tuổi đã thấy mình đau sút lưng, luôn mệt mỏi. Họ đâm lo lắng, không hiểu mình có bệnh gì trầm trọng không? Nghe nói đau lưng hay đi kèm với bệnh thận…

Trái với suy nghĩ của số đông, đau lưng không phải chỉ là bệnh của người già và cũng không hẳn là dấu

hiệu của bệnh thận. Đó là biểu hiện của khá nhiều bệnh khác nhau, trong đó đa phần lại chỉ là bệnh cấp tính và có thể chữa khỏi nếu thăm khám và điều trị kịp thời.

TrăM dâu đổ đầu… Sống lưng

Cột sống chính là cái khung đỡ toàn cơ thể. Tư thế đứng đặc biệt của loài người khiến con người dễ bị đau lưng, bởi toàn bộ trọng lượng đều dồn lên xương sống. Đã thế, nơi đây lại còn chứa nhiều thụ thể thần

Page 27: Tạp chí khỏe số 4

27khỏe-health⎮T9-2012

kinh cảm giác nên... hơi tí là đau. Nguyên nhân thường thấy nhất

là do việc vận động, sinh hoạt sai tư thế hoặc đi giày cao gót dẫn đến mỏi, đau lưng. Bên cạnh đó, những cử động mạnh đột ngột như khom người khiêng đồ nặng, vặn mình, tập thể dục quá độ và sai tư thế… cũng có thể khiến các bắp thịt hoặc dây chằng ở lưng bị căng quá độ, khiến một số sợi cơ bị co thắt hoặc thậm chí đứt cơ. Tuy nhiên, điều may mắn là dù chiếm đa số trường hợp, nhưng kiểu đau lưng này lại ít gây hậu quả trầm trọng, vì xương sống vẫn hoàn toàn bình thường. Cảm giác đau thực chất lại xuất phát từ những vùng lân cận xương sống.

Điều đáng lo ngại hơn là những trường hợp đau lưng cấp tính nói trên, nếu không nghỉ ngơi và chữa trị kịp thời sẽ trở thành đau lưng mạn tính. Giữ cơ thể ở nguyên trong một tư thế cố định quá lâu cũng có thể gây tình trạng đau lưng cấp tính. Do những chất trung gian hóa học bị ứ đọng trong cơ và mạch máu kém lưu thông khiến khu vực cột sống không được nuôi dưỡng tốt, cảm giác đau cứng cả lưng sẽ xuất hiện, nhất là tư thế nửa nằm nửa ngồi. Đặc biệt, hầu hết các trường hợp đau lưng tiến triển dần từ nhẹ đến nặng đều do tư thế vận động sinh hoạt bị sai và lặp đi lặp lại thường xuyên. Thoái hóa

động của cơ thể nên cột sống dễ bị tổn thương. Ngoài những bệnh do tư thế tương đối dễ chữa trị như trên, đau lưng còn có thể bị gây ra bởi hàng chục nguyên nhân khác, như trượt đốt sống, thoái hóa cột sống, gai đôi cột sống, thoát vị đĩa sụn, thoái hóa khớp, viêm khớp… Bên cạnh đó, đau lưng còn có thể là biểu hiện của các bệnh tưởng như không liên quan gì đến sống lưng, như lao, sạn thận, viêm bể thận.

đau lưng, pHải làM Sao?Vì bệnh lý liên quan đến đau lưng

cột sống cũng là một trường hợp bệnh như thế. Biểu hiện rõ rệt nhất của bệnh này là những cơn đau lưng, chúng xuất hiện ngày càng thường xuyên, cứ âm ỉ, rả rích từ ngày này qua ngày khác. Cơn đau có thể xuất phát từ cổ, gáy hoặc từ vùng thắt lưng, sau đó lan tỏa dọc sống lưng và khiến người bệnh đi từ cảm giác khó chịu đến đau đớn. Đến lúc này thì chịu đựng cơn đau sẽ rất khó khăn, ảnh hưởng không ít đến cuộc sống và công việc của người bệnh.

Đóng vai trò chính, là nhân tố “đứng mũi chịu sào” cho mọi hoạt

Trái với suy nghĩ của số đông, đau lưng không phải chỉ là

bệnh của người già và cũng không hẳn

là dấu hiệu của bệnh Thận. đó là biểu hiện của khá nhiều bệnh

khác nhau, Trong đó đa phần lại chỉ là

bệnh cấp Tính

các Tư Thế đúng3 Đứng: Thẳng lưng, tránh vặn vẹo xương sống. Để trọng lượng cơ thể phân bổ đều trên hai chân. Nếu phải đứng lâu, nên dang rộng hai chân một chút, đứng ở tư thế chân trước, chân sau. 3 Đi: Giữ thẳng lưng, mặt nhìn thẳng phía trước, không nên cong lưng hay đi chồm ra phía trước. Hạn chế đi giày cao gót.Ngồi: Giữ lưng thẳng, tựa hẳn lưng vào thành ghế. Thỉnh thoảng nên đứng dậy đi lại, thay đổi tư thế.3 Nằm: Tránh nằm trên nệm quá mềm. Khi nằm ngửa, nên kê thêm gối dưới hai đầu gối để lưng đỡ cong. Nếu nằm nghiêng, nên gập đầu gối lại và kẹp giữa hai đầu gối một cái gối nhỏ.3 Khi khuân vác nặng: Không khom lưng để khuân, nên ngồi xổm, lưng thẳng, hai đầu gối gập lại, dùng sức của hai đùi để đứng dậy và nâng vật nặng lên. Chỉ nâng vừa sức mình.

Page 28: Tạp chí khỏe số 4

sống khoẻ khỏe-healthđa dạng như thế nên lời khuyên cho những người mắc chứng này luôn là đến bệnh viện sớm để kiểm tra tổng quát, chụp X quang, chụp cắt lát cột sống, thử máu, thử nước tiểu, siêu âm kiểm tra thận… để tìm ra nguyên nhân chính xác và chữa trị.

Nếu đã loại trừ các nguyên nhân nặng, hầu hết các trường hợp đau lưng do sai tư thế đều có thể tự điều chỉnh hành vi và chữa trị bằng những phương pháp “rẻ rề” như sau:

Đắp lạnh: Trong vòng 24 tiếng đồng hồ khi cảm thấy đau nhói vùng lưng, bạn nên dùng nước đá bọc trong túi nhựa, đắp lên da khoảng 1 phút rồi lấy ra, khi đỡ lạnh lại đắp tiếp, liên tục khoảng 10 phút như thế, làm từ 2 đến 3 lần, tình trạng đau sẽ giảm bớt.

Đắp nóng: Nếu rề rà không kịp đắp lạnh, sau 1 ngày thấy vẫn đau, bạn có thể chườm nước nóng lên chỗ đau. Lúc này, nước nóng sẽ

giúp giãn cơ cùng các dây chằng, mạch máu, tăng tính đàn hồi và giảm đau lưng.

Nằm: Ở tư thế này, cột sống của bạn sẽ được “nghỉ phép”, không buộc phải nâng đỡ cơ thể nữa. Tuy nhiên, nên chú ý nằm trên nệm cứng để giữ “đường cong sinh lý”, tức cột sống, đầu, vai, mông, gót chân chạm giường cùng lúc. Và cũng không nên nằm quá lâu mà phải đi lại nhẹ nhàng ngay khi thấy bớt đau.

Xoa bóp: Các động tác xoa, bóp, day, đấm… hai bên cột sống và vùng thắt lưng sẽ giúp giảm đau hữu hiệu. Tuy nhiên, không nên dùng các loại dầu nóng hay rượu, vì chúng có

thể gây tình trạng co cơ, khiến cơn đau trầm trọng thêm.

Kéo giãn cột sống: Có thể dùng các môn thể dục như tập xà, bơi lội… để kéo giãn cột sống, giúp giảm đau. Tuy nhiên, tốt hơn bạn nên hỏi ý kiến chuyên gia khi quyết định tập trong tình trạng đau lưng.

Điều cần thiết hơn hết là phải “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, luôn tuân thủ các tư thế “chuẩn” để giảm bớt gánh nặng cho cột sống, giảm thiểu những nguy cơ bệnh do sai lạc tư thế gây ra. Giữ gìn một cột sống khỏe mạnh là bạn giữ gìn cho mình vóc dáng trẻ trung và tinh thần lạc quan, yêu đời.

bạn nên đến bác sĩ ngay, nếu:3 Lưng đau đột ngột, không có nguyên nhân rõ ràng.3 Đau lưng kèm các triệu chứng khác như sốt, đau ngực, khó thở, co dạ dày.3 Đau dữ dội kéo dài 2 - 3 ngày không hết.3 Đau âm ỉ kéo dài 2 tuần.3 Đau lưng nhanh chóng lan xuống chân, đầu gối và bàn chân.

28 khỏe-health⎮T9-2012

Page 29: Tạp chí khỏe số 4

phát hành ngày 5/10/2012

Đón Đọc Khoẻ số 5

Rubella

Ung thưtrong thai kỳ

tử cung

Chuyện thì thầmphụ nữ

Page 30: Tạp chí khỏe số 4

C30 khỏe-health⎮T9-2012

sống thông minh

uộc thi hoa hậu Việt Nam 2012 đã kết thúc nhưng dư luận vẫn còn râm ran tấm tắc khôn nguôi, khen Ban tổ chức khéo chọn cô hoa hậu vừa xinh đẹp vừa có ý chí phấn đấu; khen cha mẹ cô khéo sanh khéo dưỡng.

Nhưng thực ra, có một “thẩm mỹ viện tình thương” của các bậc cha mẹ để đứa trẻ nào cũng có thể sở hữu những nét đẹp tự nhiên khỏe khoắn. Nếu các bậc cha mẹ được trang bị thêm kiến thức cơ bản trong việc chăm nuôi con, phối hợp với học đường và bác sĩ chuyên khoa thì trẻ thơ sẽ được lớn lên với sức khỏe, với thẩm mỹ tự nhiên về thể chất lẫn tinh thần, nếu không thay đổi vì một

khỏe-health

TÌNH THƯƠNGđịnh mệnh khắt khe nào khác.

Ở tuổi sơ sinhNói chung, trong quá trình chăm

sóc trẻ thì dinh dưỡng và hoạt động thể lực hợp lý theo từng độ tuổi là yếu tố tiên quyết giúp phát triển thể chất tốt và cân đối, tạo nét đẹp về thể hình. Bên cạnh đó, cha mẹ cần cho bé chủng ngừa đầy đủ giúp phòng chống nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí mang đến những di chứng tật nguyền về sau này như bại liệt, bại não...

Nên phát hiện sớm những bất thường sinh lý, mất cân đối trên cơ thể bé để được chuyên khoa tư

vấn hay điều trị sớm. Tất cả trẻ sơ sinh đều được khám kỹ lưỡng sau khi sanh, nên nếu bác sĩ phát hiện những bất thường sinh lý do tư thế nằm trong bào thai hay sang chấn sản khoa, cha mẹ nên theo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để khắc phục, điều trị sớm.

Có những bé, do sang chấn sản khoa hoặc do một tư thế quen nằm nào đó, đầu và một bên mặt bé bị méo nhiều. Cha mẹ có thể xoa đầu bé mỗi ngày để tự nắn tròn lại, khi hộp sọ sơ sinh còn mềm. Mẹ nên luân phiên để con nằm nghiêng bên trái, rồi đến bên phải, thay vì nằm ngửa liên tục, đầu trẻ sẽ bị bẹt, hoặc

Ai nuôi con khôn lớn? Ai dạy con nên

người? Đó là Công Cha, đó là Nghĩa

Mẹ, là Núi cao Thác nguồn. Cả một nghệ

thuật nuôi dưỡng con trẻ để trẻ thơ lớn lên với sự yêu

thương và thẩm mỹ tự nhiên, cả về thể chất lẫn tinh thần.

THẨM MỸ VIỆNBài: Bs. Mai thị thu Cúc

Page 31: Tạp chí khỏe số 4

31khỏe-health⎮T9-2012

nằm nghiêng mãi một bên đầu trẻ sẽ méo.

Cần giữ gìn tư thế đúng của cột sống trẻ. Cũng cần phát hiện bất thường của thắng lưỡi có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng và phát âm.

Trẻ sơ sinh cần được chăm sóc vệ sinh cơ thể mỗi ngày. Theo dõi phản xạ mắt như dõi theo hướng tiếng động, ánh sáng, hay vật kích thích để phát hiện tình trạng bệnh lý, nhất là đối với trẻ sanh non. Khi bé được 6 tháng đến 1 tuổi, nếu phát hiện giác mạc mắt lớn, sợ ánh sáng, thường xuyên chảy nước mắt, phải cho bé khám mắt ngay để phát hiện sớm bệnh tăng nhãn áp bẩm sinh. Căn bệnh này cần điều trị phẫu thuật sớm mới mong bảo tồn được thị lực, điều trị trễ không hiệu quả dẫn đến mù lòa.

Nghẽn tuyến lệ và bệnh về mắt thông thường như viêm kết mạc, viêm mi mắt do vi khuẩn, dị ứng cũng cần có chỉ định điều trị của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc nhỏ mắt, nhất là thuốc có chất corticoide, vì nếu lạm dụng có thể gây tăng nhãn áp thứ phát.

Không nên cho trẻ tập đi quá sớm ảnh hưởng đến cột sống. Một số tật bẩm sinh như bàn chân bẹt, chân vòng kiềng, đi chạy dễ té, dáng đi vụng về ở mọi tuổi cần được chuyên khoa tư vấn.

Vệ sinh răng miệng rất cần thiết để tránh bệnh nhiễm, bảo vệ hàm răng trong vấn đề thẩm mỹ và sức khỏe. Bố mẹ hướng dẫn con chải răng đúng phương pháp, thời điểm, tập cho con dùng chỉ nha khoa từ 3 tuổi. Không ăn uống trong đêm nếu không được vệ sinh răng miệng sau đó. Cần khám răng định kỳ từ 3 tuổi để phát hiện và điều trị sớm bệnh răng và mô quanh răng, phát hiện sớm các lệch lạc của răng để điều chỉnh kịp thời.

Đến tuổi họC ĐườngNên kiểm tra thính lực trẻ cũng

như mắt và cột sống. Cột sống là thành trì bảo vệ bó thần kinh chỉ huy hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể. Sự biến dạng cột sống như

gù, vẹo kéo theo biến dạng cơ thể, ảnh hưởng đến rất nhiều chức năng như hô hấp, tim mạch, xương khớp, thần kinh, sinh sản...

Cận thị, loạn thị và bệnh lý về mắt khác cũng như bệnh lý về cột sống ảnh hưởng nhiều đến học tập, hoạt động thể chất, sức khỏe, sự phát triển và thẩm mỹ của trẻ, lại hay xảy ra ở lứa tuổi học đường nhưng có thể tránh được nếu học sinh, nhà trường và gia đình cùng phối hợp.

Khi ra ngoài trời, cần bảo vệ mắt trẻ bằng kính UV và bảo vệ làn da trẻ bằng phương tiện chống nắng, có thể dùng kem chống nắng có độ SPF ≥ 30. Dụng cụ che khớp gối, khuỷu tay cũng giúp bảo vệ xương khớp (rất nên dùng khi bé bắt đầu tập đi xe đạp) và tránh tổn thương da ảnh hưởng đến sinh hoạt và thẩm

mỹ, nhất là đối với bé gái.Ngoài ra, cần phát hiện những rối

loạn trong ngôn ngữ, thái độ, hành vi như tự kỷ hay tăng động giảm chú ý hầu có chương trình giáo dục đặc biệt.

Có khi vì tất bật theo cuộc sống, bố mẹ không còn đủ thời gian để chăm lo cả về thể chất lẫn tinh thần trẻ và quan niệm cho con trẻ phát triển tự nhiên. Song đây là phần tinh tế nhất, hãy cho con trẻ “tự do trên con đường một chiều”, phải có những rào cản, giáo huấn gia đình để chỉ hướng cho tâm hồn và khối óc non dại của trẻ.

Bên cạnh nét đẹp thể chất, đạo đức, cử chỉ, ngôn từ, hành vi giao tiếp cần được vun trồng và chăm sóc kỹ lưỡng. Hãy ươm mầm nhân ái vào lòng con trẻ. Khu vườn này thực sự cần thiết cho trẻ để tạo nên nét đẹp tinh thần, thể hiện phong cách, đẳng cấp giáo dục, một nét đẹp lấp lánh, không tàn phai theo năm tháng.

Khi bố mẹ yêu thương chăm sóc con chu đáo mọi mặt theo từng giai đoạn phát triển dưới sự hướng dẫn của từng chuyên khoa, bố mẹ trở thành chủ nhân kiêm kỹ thuật viên của “thẩm mỹ viện Tình thương” mà thượng khách là đứa con thân yêu, viên ngọc và là niềm hạnh phúc ngọt ngào nhất của đời mình. Để rồi một ngày, chủ nhân sẽ mỉm cười khi con trẻ với đôi mắt sáng và trái tim hồng, vươn vai tung cánh vào đời mang theo nét đẹp thể chất và tinh thần được trau chuốt từ “thẩm mỹ viện Tình thương”.

Nói ChuNg, troNg quá Trình chăm sóc Trẻ Thì dinh dưỡng và hoạT động Thể lực hợp lý Theo

Từng độ Tuổi là yếu Tố Tiên quyếT giúp

pháT Triển Thể chấT TốT và cân đối, Tạo néT đẹp về Thể hình.

Page 32: Tạp chí khỏe số 4

32 khỏe-health⎮T9-2012

giữ dángkhỏe-health

CáC bà mẹ

gợi cảmBạn có biết rằng sau khi sinh con, cơ thể bạn có điều kiện rất tốt để tạo nên những đường cong trước đây bạn chưa từng có? Bạn sẽ rất hợp với câu "gái có con trông mòn con mắt" nếu tập luyện đều đặn và ăn uống đúng cách.

Thay vì mơ ước lấy lại vóc dáng trước khi sinh, bạn hãy suy nghĩ tích cực rằng thậm chí bạn sẽ còn đẹp hơn lúc trước khi sinh. Điều này phụ thuộc vào sự kiên trì và niềm hạnh phúc bên trong cơ thể bạn. Trước khi tập luyện và thực hiện chế độ ăn uống đặc biệt giúp cơ thể bạn đẹp hơn, hãy làm cho sắc mặt bạn hồng hào bằng chính những niềm vui do tinh thần lạc quan mang lại nhé!

Nuôi NấNg vẻ đẹp cơ thểÍt nhất là 6 tháng kể từ khi sinh, bạn

mới nên thực hiện chế độ giảm cân. Bởi nếu sớm hơn, cơ thể bạn chưa thích ứng kịp với việc mất nhiều máu và năng lượng khi sinh con và tạo sữa mẹ để nuôi bé. Bạn sẽ dễ bị choáng, sốc, xỉu, giảm sức đề kháng khi thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem.

Hãy bắt đầu bằng việc luyện tập môn thể thao phù hợp với bạn thay

vì giảm khẩu phần ăn. Nếu bạn thuộc tạng người gầy trước

khi mang bầu, cơ thể dễ xuống sức, hay ốm vặt, bạn hãy chọn yoga và đi bộ. Có rất nhiều động tác yoga phù hợp với thể trạng

yếu mà chỉ

sau một thời gian chăm chỉ luyện tập, sức dẻo dai của cơ thể sẽ được cải thiện nhiều.

Đi bộ giúp tiêu hao lượng mỡ thừa ở đùi và mông khá nhiều, vì thế nếu không thể chạy những đoạn ngắn, bạn nên đi bộ mỗi ngày khoảng 300-500m.

Nếu thể trạng của bạn khoẻ mạnh trước và sau khi sinh, bạn nên chọn môn bơi lội, chạy đoạn ngắn hoặc chạy với vận tốc vừa phải (nếu chạy trên máy) để nhanh chóng giảm đi lượng mỡ thừa ở cánh tay, đùi, bụng và mông. Yoga cũng là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn có thời gian. Những động

Bài: thuỳ trinh

Thế nào là gợi cảm? l Bạn nên hiểu rằng sự gợi cảm toát ra từ vẻ hồng hào của làn da (dù trắng hay nâu) và sự cân đối của cơ thể. Nếu vòng eo của bạn bằng 80% độ lớn của vòng hông thì đó vẫn là đường cong hấp dẫn, dù số đo có đôi chút quá khổ. Vì thế, hãy kiên trì luyện tập và vui sống lạc quan, các bà mẹ gợi cảm nhé!

Page 33: Tạp chí khỏe số 4

33khỏe-health⎮T9-2012

tác yoga ở mức cơ bản hoặc nâng cao không bao giờ là thừa đối với người muốn giảm mỡ trong cơ thể. Bởi vì mọi động tác/tư thế trong yoga đều cần rất nhiều cơ trên cơ thể hoạt động, đồng thời tạo ra nguồn năng lượng tinh thần rất tích cực.

Với những sản phụ sinh mổ thì nên bắt đầu tập luyện từ một tháng sau sinh với các bài tập nhẹ như đi bộ các khoảng ngắn, mỗi ngày 50m rồi nghỉ dưới bóng mát, sau đó đi tiếp với mức tập trung bình là 100m/ngày trong một tháng đầu luyện tập. Trong tháng thứ hai nên tập thêm các động tác thể dục tay không đơn giản để co giãn các cơ ở vùng chân, tay và lườn, giúp cơ thể dẻo dai hơn. Sau ba tháng kiên trì, hãy lắng nghe cơ thể để tăng thêm cường độ cho thích hợp.

gái có coN “mòN coN mắt”Sau khi tập luyện đều đặn trong 1

tháng, cơ thể bạn sẽ quen dần với việc hoạt động nên bạn sẽ không bị mệt, lúc này rất thích hợp để bắt đầu chế độ ăn uống mới giúp giảm cân.

Theo chỉ số dinh dưỡng, chỉ những sản phụ thiếu cân mới cần đến chế độ ăn uống bồi bổ đặc biệt. Còn trong trường hợp bình thường, bạn chỉ cần thêm khoảng 500-600kcal mỗi ngày ngoài nhu cầu năng lượng cho bản thân, tương đương với việc dùng thêm nửa bát

cơm và thức ăn vừa đủ cho mỗi bữa, chú ý dùng nhiều rau xanh (tối thiểu 300g/ngày). Ngoài ra cần uống 1-2 ly sữa đậu nành mỗi ngày và ăn nhiều hoa quả (tối thiểu 300g/ngày) để đảm bảo lượng chất xơ, vitamin, khoáng chất giúp cơ thể khoẻ mạnh, tránh táo bón và hạn chế hấp thu các chất béo không có lợi cho sức khỏe và vóc dáng.

Cho con bú là biện pháp hoàn hảo để giảm béo và giữ gìn làn da tươi trẻ. Do cơ thể hoạt động thường xuyên để tạo ra sữa nên lượng mỡ tích trữ giảm đi, đồng thời tuyến vú hoạt động nhịp nhàng sẽ làm tăng tỉ lệ mô tuyến/mô mỡ ở vùng ngực, tạo nên vòng một tròn trịa và các mô mỡ bền chắc. Bạn phải mặc áo ngực chuyên dụng để sau khi cai sữa, ngực không bị sệ.

Ngay khi chuẩn bị cai sữa cho con trước một tháng, bạn nên ăn nhiều món làm từ đậu nành, mướp tươi và tập tạ loại nhỏ (1kg) với động tác đơn giản là nằm ra sàn, giang rộng hai tay chạm mặt sàn, lòng bàn tay nắm tạ rồi đưa hai tay lên trước ngực đến khi hai tạ chạm nhau, lặp lại 20 lần. Hãy giữ chế độ ăn và tập trong ba tháng tiếp theo để các cơ ngực được nở ra và phục hồi sau khi tuyến sữa ngừng hoạt động.

nên Thưởng Thức Thường xuyên3 Đạm: cá, thịt gà, thịt vịt, đậu phụ, thuỷ - hải sản (nhiều protein, ít mỡ, không sản sinh cholesterol xấu).3 Rau quả: rau khoai lang, rau đay, rau mùng tơi, mướp, rau cải, đậu hòa lan, bí đỏ, cà rốt…3 Trái cây: đu đủ, cam, bưởi, chanh, chuối, na…3 Ngũ cốc: cơm, các loại hạt (rang, hầm, làm bánh, nấu súp), các loại củ...3 Sản phẩm từ sữa: sữa tươi không đường, sữa chua, sữa đậu nành, sữa đậu tương.

hãy nói không với8 Các loại thực phẩm sử dụng đường tinh luyện và mỡ như bánh ngọt, bánh rán, kẹo, sữa nguyên kem, thức ăn nhanh…8 Hút thuốc lá và các chất gây nghiện…8 Các loại nước có ga, phẩm màu công nghiệp và đồ uống có cồn…

Page 34: Tạp chí khỏe số 4

34

tập luyện

Võ Tự DoDẻo Dai linh hoạt nhờ

khỏe-health

Động tác 1l Chuẩn bị: Đứng hai chân mở

rộng bằng hông. Bước chân phải lên trước, hai mũi chân song song. Đầu

gối phải hơi khuỵ. Hai bàn tay nắm lại thủ trước mặt. Hai khuỷu tay khép sát

vào thân người.l Thực hiện: Xoay cổ chân sau

đồng thời hất mạnh khuỷu tay trái lên cao. Mở rộng ngực. Giữ trong 5 giây và trở về tư thế ban đầu. Thực hiện

15 lần.l Lưu ý: Khi thực hiện động tác,

lưu ý siết chặt bụng, giữ thẳng lưng và giữ hông cố định.

Hướng dẫn thực hiện: HLV Lee Nguyễn - TT Thể Dục Thể Hình và Yoga California

Model: HLV Mint NguyễnPhoto: Phucka – California Studios

Thực hiện: Angie Ngo

khỏe-health⎮T9-2012

Với cách tập luyện tác động lên toàn bộ cơ thể, Võ tự do giúp người tập thon gọn vóc dáng, tăng sự dẻo dai cho cơ bắp, cải thiện sức mạnh, sức bền, tốc độ, khả năng phản xạ và giữ thăng bằng. Ngoài ra, các chuỗi vận động liên tục và đa dạng của Võ tự do còn giúp người tập đốt cháy mỡ thừa hiệu quả, phòng tránh bệnh béo phì vốn là một trong những nguyên nhân chính gây ra các rối loạn về sức khoẻ hiện nay.

Nắm bắt trào lưu luyện tập được thế giới ưa chuộng này, Khoẻ xin giới thiệu bài tập cơ bản của Võ tự do, rất đơn giản và hiệu quả, giúp tăng sự dẻo dai và linh hoạt cho cơ bắp do huấn luyện viên Lee Nguyen – TT Thể Dục Thể Hình và Yoga California hướng dẫn.

Võ tự do - MMA (Mixed Martial Arts) - là môn thể thao kết hợp nhiều phương pháp tập luyện khác nhau, từ boxing,

đấu vật đến các đòn thế tấn công phòng thủ. Môn võ này nhanh chóng

trở thành một hiện tượng trong nền công nghiệp Thể dục thể hình và là chương trình rèn luyện được nhiều

ngôi sao nổi tiếng Hollywood và trên toàn thế giới yêu thích.

Page 35: Tạp chí khỏe số 4

35khỏe-health⎮T9-2012

t Động tác 2l Chuẩn bị: Đứng hai chân mở

rộng bằng hông, bước chân trái tới trước, hai đầu gối hơi khuỵ. Hai tay thủ trước mặt.

l Thực hiện: Đấm thẳng tay trái ra phía trước. Thực hiện liên tục 15 lần.

l Lưu ý: Thực hiện động tác nhanh và dứt khoát, trong lúc đó lưu ý giữ cố định hông, siết chặt bụng.

s Động tác 3l Chuẩn bị: Đứng hai chân mở rộng bằng hông, bước chân trái tới trước, hai

đầu gối hơi khuỵ. Hai tay đưa lên cao trước mặt.l Thực hiện: Mở bàn chân trái đồng thời co gối kéo đùi chân phải lên cao.

Mũi chân duỗi thẳng. Trở về tư thế ban đầu. Thực hiện động tác 15 lần và lặp lại đổi bên.

l Lưu ý: Thực hiện động tác nhanh và liên tục. Siết chặt cơ bụng để giữ thăng bằng tốt hơn.

x Động tác 4l Chuẩn bị: Đứng hai chân mở rộng

hơn vai. Hai tay duỗi sang hai bên. l Thực hiện: Từ từ gập người về

phía trước đến khi phần thân trên áp sát vào đùi. Hai tay nắm cổ chân trái.

Giữ lại trong 5 giây, đổi bên và thực hiện 15 lần.

l Lưu ý: Siết chặt cơ bụng và duỗi thẳng cơ lưng.

Page 36: Tạp chí khỏe số 4

36 khỏe-health⎮T9-2012

làm đẹp khỏe-health

ĐÁNH BẬT

Bài: Thiện Cảnh

Hầu hết mọi người đều gặp vấn đề về da và tóc vào mùa nắng như da tiết nhiều dầu, tóc

khô, giòn, dễ gãy... Bạn lo lắng mái tóc của mình không đủ sức đánh bại sức nóng của

mặt trời? Không có gì phải lo lắng. Chăm sóc tóc vào mùa nóng sẽ trở nên dễ dàng nếu bạn

nắm bắt được những nguyên tắc căn bản.

ánh mặt trời

Page 37: Tạp chí khỏe số 4

37khỏe-health⎮T9-2012

Vào mùa nắng, ánh sáng mặt trời có thể gây tổn hại cho mái tóc của bạn như một máy sấy siêu nóng. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bằng cách làm theo những lời khuyên của các chuyên gia, bạn sẽ thỏa sức chơi đùa dưới nắng mà không cần lo lắng cho mái tóc của mình.

NêN- Đội nón khi ra đường để bảo vệ

tóc khỏi ánh nắng mặt trời. Nhưng cần lưu ý một điều là nón không được quá chật vì nó sẽ làm hạn chế sự lưu thông máu dưới da đầu.

- Nếu phải đi ngoài nắng trong một thời gian dài, hãy sử dụng loại dầu xả có chứa kem chống nắng. Trong trường hợp đang ở bên ngoài, bạn có thể áp dụng biện pháp “chữa cháy” là thoa kem chống nắng lên tóc, song hãy nhớ khi về nhà phải gội đầu với loại dầu gội làm sạch sâu dưới da.

- Gội đầu bằng loại dầu gội có chứa Dimethicone sẽ làm tóc sáng bóng. Nếu tóc mỏng và yếu, chọn dầu gội có protein lúa mì và polyme.

- Sử dụng dầu xả phù hợp với loại tóc của bạn ít nhất hai lần một tuần, đặc biệt là nếu bạn phải đi ngoài nắng nhiều.

- Ăn các thức ăn lành mạnh, giàu dinh dưỡng vì tất cả thực phẩm bạn ăn đều ảnh hưởng đến cơ thể, bao gồm cả mái tóc. Lấy ví dụ như cá rất giàu omega, những người ăn nhiều cá sẽ có mái tóc bóng mượt.

- Uống nhiều nước. Cơ thể bạn cần độ ẩm bên ngoài và cả bên trong, nước không chỉ cần thiết cho làn da mà còn mang đến sự chắc khỏe cho mái tóc.

- Cho tóc bạn một “kỳ nghỉ” định kỳ sau khi đã sấy, uốn, là… đủ kiểu.

- Làm ướt tóc trước khi bước xuống hồ bơi hoặc biển, điều này sẽ làm giảm sự hấp thu clo và muối vào tóc của bạn.

- Sử dụng loại dầu gội đầu rửa sạch sâu sau khi bơi để rửa sạch muối và clo, vì chỉ một lượng nhỏ dư lượng clo cũng sẽ làm khô tóc.

- Tỉa tóc 6 – 8 tuần/ lần vì tóc sẽ dài nhanh hơn vào lúc giao mùa do nhiệt độ và độ ẩm.

không nên Lạm dụng sản phẩm chăm sóc Tóc. cái gì Thái quá cũng không TốT, Lạm dụng sản phẩm chăm sóc Tóc không những không Làm Tóc đẹp hơn mà còn gây hiệu ứng ngược Làm Tóc mỏng

đi và mấT độ bóng.

Không nên- Gội đầu bằng nước nóng, chỉ

dùng nước ấm hoặc nước mát vì nhiệt độ có thể gây khô, làm tổn hại đến tóc và cả da đầu.

- Gội đầu mỗi ngày. Nhiều người có thói quen gội đầu hàng ngày mà không biết mình đang làm mất đi độ sáng bóng của tóc. Một tuần chỉ nên gội đầu 2 – 3 lần.

- Dùng các sản phẩm chăm sóc tóc có chứa formaldehyde hoặc cồn vì những hóa chất này sẽ làm tóc khô, xơ, dễ gãy.

- Chải tóc khi tóc còn ướt vì tóc dễ bị tổn thương nhất khi ướt. Sau khi gội đầu, nếu muốn chải tóc thì nên chọn loại lược răng thưa để không làm gãy tóc, nhưng tốt nhất nên chờ tóc khô mới chải.

- Lạm dụng sản phẩm chăm sóc tóc. Cái gì thái quá cũng không tốt, lạm dụng sản phẩm chăm sóc tóc không những không làm tóc đẹp hơn mà còn gây hiệu ứng ngược làm tóc mỏng đi và mất độ bóng.

- Thường xuyên sử dụng các công cụ tạo kiểu tóc như máy sấy, máy là tóc, máy tạo xoăn… vì độ nóng của máy sẽ làm tóc bị hư tổn, xơ xác.

“mặT nạ” dưỡng TócNhững dưỡng chất trong trứng, mật ong, dầu ô-liu rất tốt cho da và cũng tốt cho tóc. Vì vậy đây là ba loại nguyên liệu tự nhiên tuyệt vời để làm kem dưỡng cho tóc, cách làm rất đơn giản. < Nguyên liệu: 1/2 chén mật ong, 1 lòng đỏ trứng, 1 muỗng canh dầu ô-liu, 1 chiếc khăn< Cách làm: Trộn 3 loại nguyên liệu thành một hỗn hợp. Thoa hỗn hợp lên tóc. Quấn khăn để ủ tóc. Chờ 20 phút cho dưỡng chất thấm vào tóc rồi rửa sạch với nước lạnh, sau đó gội đầu bình thường. Nên dùng kem dưỡng này cho tóc mỗi tháng một lần.

Page 38: Tạp chí khỏe số 4

T

38 khỏe-health⎮T9-2012

sơ cứu khỏe-health

Cứu người đuối nước là một nghĩa cử, nhưng nếu cứu sai cách, chính bạn có thể trở thành nạn nhân, thậm chí khi bạn chưa kịp cứu người. Làm thế nào để tránh những thảm kịch "chết chùm" trên sông nước?

rong các loại tai nạn ở trẻ em, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, đặc biệt là với các em nhỏ từ 1-4 tuổi. Nguy cơ chết đuối ở trẻ em cao như thế bởi các bé thường đang ở độ tuổi tò mò, bị thu hút bởi nước nhưng chưa thể hiểu nước nguy hiểm như thế nào. Các bé lại rất nhanh, cha mẹ chỉ hơi lơ là thì “thoắt một cái” trẻ đã có thể lâm vào vòng nguy hiểm.

Theo Liên đoàn Cứu sinh Quốc tế, số trẻ em chết đuối ở Việt Nam cao gấp 2-3 lần so với con số bình quân

đuối nướcCứu người

trên thế giới. Điều đáng chú ý là ở nước ta, tình trạng một trẻ rớt xuống nước, những trẻ khác lao xuống cứu rồi… chết theo xảy ra rất nhiều. May mắn hơn, một số người cứu được người chết đuối, nhưng cuối cùng bản thân lại đuối sức và buông trôi theo dòng nước. Thiệt hại cũng không kém. Lẽ ra, trẻ em cũng như người lớn đều phải học phương pháp cứu người đuối nước một cách an toàn, thay vì để chính mình trở thành nạn nhân như thế.

Cứu người chết đuối rất nguy hiểm, vì trong cơn hoảng loạn, nạn nhân đuối nước sẽ bám, bấu vào cơ thể người cứu hộ và cố gắng trèo lên bằng mọi giá, kể cả việc dìm người cứu hộ xuống. Vì thế, nên nhớ rằng, nếu bạn chưa được đào tạo chuyên nghiệp để cứu người chết đuối, bạn đừng bao giờ cố gắng cứu hộ trực tiếp họ khi họ còn tỉnh táo.

Tuy nhiên, ưu tiên đầu tiên của bạn vẫn là đưa họ ra khỏi nước càng nhanh càng tốt. Vậy, bạn nên làm thế nào?

Bài: Sỹ Bảo

Page 39: Tạp chí khỏe số 4

3 Quăng cho nạn nhân một vật nổi nào đó, như phao, bình rỗng, thanh gỗ…

3 Cố gắng tiếp cận nạn nhân với một vật trung gian nào đó dạng cứng, như mái chèo, cây gỗ, sào tre, cây chổi… Tìm ngay xung quanh mình bất kỳ vật gì tương tự như thế và đưa cho nạn nhân.

3 Nếu không tìm thấy vật gì tương tự như trên, cố gắng tìm một sợi dây, tốt nhất là dây thừng, quăng cho nạn nhân và khuyến khích họ bắt lấy. Có thể cột một vật gì đó vào đầu dây để bạn dễ quăng chính xác hơn. Nếu có một cái phao hay thùng rỗng thì tuyệt vời! Nếu không có gì xung quanh, có thể huy động mọi người cởi quần, áo cột lại để tạo thành một sợi dây dài, quăng cho nạn nhân.

3 Nếu nạn nhân đã quá xa khỏi tầm quăng của sợi dây, có thể để một người bơi ra cứu nạn nhân, nhưng phải buộc một sợi dây thừng quanh eo người cứu hộ, chừa một đoạn dài và có người nào đó trên bờ hoặc một cọc neo, cây cối nào đó buộc lại để giữ dây. Khi bơi ra gần nạn nhân, quăng đầu dây đã chừa sẵn cho họ. Một khi nạn nhân còn tỉnh táo, không trực tiếp ôm nạn nhân hay để nạn nhân níu vào người. Sau đó bơi vào hoặc nhờ người trên bờ kéo dây lôi tất cả lên bờ.

3 Nếu nạn nhân đã bất tỉnh, hãy tự bảo hộ mình theo cách trên và bơi ra, kéo nạn nhân vào bờ.

3 Khi người bị nạn đã ra khỏi nước an toàn, hãy thực hiện các biện pháp sơ cứu cơ bản. Nếu trời lạnh, phải cởi bỏ quần áo ướt của nạn nhân, bọc nạn nhân trong chăn và theo dõi thân nhiệt họ. Nếu nạn nhân ngưng thở, làm hô hấp nhân tạo hoặc ép tim cấp cứu cho nạn nhân.

3 Sau cùng, đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra sức khoẻ. Nên nhớ, một lượng nước rất nhỏ lọt vào phổi nạn nhân cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ nạn nhân sau đó, gọi là tình trạng “chết đuối khô”. Chỉ có bác sĩ và nhân viên y tế với các xét nghiệm kỹ thuật mới có thể đánh giá chính xác tình trạng sức khoẻ của một nạn nhân vừa suýt chết đuối.

39khỏe-health⎮T9-2012

Page 40: Tạp chí khỏe số 4

40 khỏe-health⎮T9-2012

phòng mạch tại gia khỏe-health

HEm nghe mọi người mách con được 3 tháng 10 ngày thì thoa lá hẹ lên lợi để sau này con

mọc răng đỡ sốt, có được không ạ?Thanh Hiếu (Đồng Nai)

Đ BS. Mai Thị Thu Cúc (Khoa Nhi)Mọc răng là một chuyển biến về tăng trưởng và

thay đổi về sinh lý của trẻ nhỏ.Trong quá trình nhú răng, sốt có thể xảy ra hay không tùy cơ địa mỗi em. Sốt khi này không tác hại, cơ thể sẽ tự điều chỉnh lại bình thường không cần điều trị, tuy nhiên nếu sốt cao phải dùng thuốc hạ nhiệt.Y văn không nói đến dược chất nào có tác dụng giảm sinh nhiệt do những nguyên nhân nêu trên, nhất là thời điểm hiệu quả cách xa thời gian dùng (trẻ mọc răng trung bình từ 6 tháng, có khi 12-15 tháng).Không thể phủ nhận nhiều kinh nghiệm dân gian rất giá trị. Song thực tế, dù dùng lá hẹ đúng thời điểm, lúc mọc răng có em không sốt, có em vẫn sốt. Và khoa học chưa chứng minh được công dụng của lá hẹ.

HCon gái em 4 tháng tuổi, trên mí mắt phải của bé nổi lên các vết sần, bác sĩ chẩn đoán bị “viêm sần

mi do dị ứng ITR chấm hoa” và cho thuốc uống, thuốc thoa. Cho em hỏi, bệnh này như thế nào ạ? Có nguy hiểm không?

Thu Trang (Hà Nội)

Đ BS. Nguyễn Thị Hồng Thê (Khoa Nhi)Đây là tình trạng dị ứng ngoài da gây nên các vết sần

ở mi mắt hoặc trên khuôn mặt.Nguyên nhân thường do các tác nhân dị nguyên như phấn hoa, các loại phấn thoa cho em bé... Ngoài ra có thể còn do không khí, môi trường và các vật dụng sinh hoạt hàng ngày.Triệu chứng thường là ngứa nổi mẩn đỏ ngoài ra. Nếu nặng sẽ nổi mề đay toàn thân.Về điều trị, chỉ cần thoa kem chống dị ứng như bác sĩ đã khám và kê toa cho con bạn. Trong một số trường hợp nặng thì mới cần sử dụng thuốc uống và chích.

HCháu em 5 tháng mà chưa bế vác được và chưa lẫy được như những trẻ khác,

cảm giác cổ bé rất mềm, chân tay hay co cứng. Khám ở Viện Nhi Trung ương, bác sĩ chẩn đoán bị bại não thể co cứng. Em tìm hiểu thấy có đơn vị điều trị cho trẻ bại não ở bệnh viện châm cứu trung ương, không biết có nên đưa bé đến điều trị tại đó?

Tú Anh (Hà Tây)

Đ BS. Nguyễn Thị Hồng Thê (Khoa Nhi)Trước khi nghĩ đến chuyện điều trị, cần

phải xác định cháu bạn có chính xác là bị bại não hay không. Bé chỉ mới 5 tháng tuổi nên cũng còn cần xét nhiều yếu tố, ví dụ nếu bé bại não thì vì nguyên nhân gì? Bé có sanh ngạt, sanh thiếu oxy hay từng bị bệnh viêm màng não hoặc các lý do ảnh hưởng đến não không?Những vấn đề này cần được đúng bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Nhi xác định, không phải bác sĩ Nhi thông thường. Bác sĩ bắt buộc phải khám lâm sàng và cho làm các xét nghiệm cận lâm sàng ví dụ như siêu âm xuyên thóp xem trong não có ứ dịch hay không. Phải thật cẩn thận khi kết luận.Nếu bác sĩ đã có đủ chứng cứ chẩn đoán cháu bạn bị bại não thì việc điều trị sớm là rất tốt, nhưng phải do bác sĩ phục hồi chức năng quyết định hình thức điều trị, nên tập vật lý trị liệu hay châm cứu… Bạn đừng nên tự quyết định làm gì cho cháu mà nên nghe theo lời bác sĩ từng chuyên khoa.Chúc bé mạnh khoẻ và phát triển tốt!

Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Yersin (số 10 Trương Định, Quận 3, TP. hcm)

Page 41: Tạp chí khỏe số 4

tủ thuốc gia đình khỏe-health

41khỏe-health⎮T9-2012

BS. Vũ Minh ĐứcPhòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin (số 10 Trương Định, Quận 3, TP. HCM)

OresOl

cần thiết. Thực tế, điều này sẽ khiến cơ thể mất nước và rối loạn điện giải trầm trọng, gây co giật và phù não.

Vì thế, pha dung dịch ORS cần tuân thủ nguyên tắc:§ Pha toàn bộ gói ORS với lượng

nước sạch vừa vặn theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Không được chia nhỏ để pha thành nhiều lần, vì bột thuốc trong gói không được trộn đều, dung dịch được pha sẽ không đúng không đủ thành phần cần thiết. § Không pha thuốc với nước

khoáng vì loại nước này làm công thức điện giải trong ORS mất cân bằng. Tốt nhất, nên pha bằng nước chín để nguội, khuấy đều đến khi bột thuốc tan hoàn toàn mới cho trẻ uống.§ Nếu dung dịch đã pha không

uống hết trong vòng 24 giờ, bắt buộc phải đổ bỏ, pha gói khác.

Cần Đưa Trẻ Đến Cơ Sở Y Tế nếu Có nHững dấu Hiệu:< Mất nước mức độ B: trẻ bị kích ứng, khát nhiều, lưỡi khô hay khóc không có nước mắt.< Mất nước mức độ C: trẻ bị mệt lả, li bì, mắt trũng sâu và khô, ăn uống kém hay không thể bú sữa.< Sau bốn tiếng đồng hồ, nếu trẻ có những dấu hiệu mất nước nặng hơn.Oresol chỉ phát huy hiệu quả nếu được pha đúng liều lượng như hướng dẫn. Quá loãng hay quá đặc đều có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Oresol là loại thuốc dạng bột dùng để bù nước và điện giải cho bệnh nhân bị tiêu chảy hoặc nôn nhiều. Thuốc dễ pha chế và cần thiết cho tủ thuốc của mọi gia đình.

Với người lớn hay trẻ em, tiêu chảy cấp gây mất nước khiến cơ thể dễ bị kiệt quệ, gây nguy hiểm cho tính mạng. Trong trường hợp này, nên sử dụng dung dịch Oresol giúp bù nước và điện giải, tránh suy kiệt, thậm chí tử vong.

Dùng thuốc đúng cáchOresol viết tắt là ORS, là dung dịch

muối khô, khi sử dụng hòa tan với nước sạch để uống sẽ giúp bù nước và điện giải cho cơ thể. Nếu được đưa vào cơ thể với lượng thích hợp, nó sẽ được dung nạp và tình trạng mất nước, điện giải sẽ được điều chỉnh. Ngược lại, nếu quá liều hay dồn dập, tai biến có thể xảy ra.

Nhiều bà mẹ thấy con không chịu uống đã cho thật ít nước, nhiều thuốc do nghĩ trẻ không cần uống nhiều mà vẫn đưa vào cơ thể lượng thuốc

dung dịch bù nước và điện giải

liều Dùng ở trẻ emTheo Unicef, liều sử dụng trong

4 giờ đầu để điều trị mất nước ở trẻ em là:§ Dưới 2 tuổi: 600-800ml§ Từ 2-10 tuổi: 800-1000ml§ Trẻ trên 10 tuổi: Uống theo

nhu cầuTrẻ nhỏ hơn 2 tuổi nên cho uống

liên tục nhiều ngụm nhỏ bằng muỗng hay ly nhỏ.

Hiện nay, dung dịch ORS đã có loại mới. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dung dịch ORS mới có áp lực thẩm thấu thấp được khuyên dùng khi bị tiêu chảy.

Nghiên cứu cho thấy, trẻ dùng ORS mới giảm khoảng 33% số trẻ cần truyền dịch, giảm 20% lượng phân bài tiết và giảm 30% số trẻ bị nôn so với trẻ dùng ORS loại cũ.

Page 42: Tạp chí khỏe số 4

42 khỏe-health⎮T9-2012

môi trường sống khỏe-health

nhà phố VƯỜN TRONG

Một khoảng xanh trong ngôi nhà phố chật hẹp là điều mong muốn của bất cứ cư dân thành thị nào, dù có yêu cây cối hay không. Để được như thế, bạn cần có chút sáng tạo, tài khéo léo cùng

tính kiên nhẫn.

Có thể bạn sống ở thành phố từ thời cha sanh mẹ đẻ, có thể bạn có thuở thiếu thời ở miền quê nào đó rợp bóng cây xanh; dù thế nào thì chắc chắn rằng, khi đã sống trong những ngôi nhà phố, bạn sẽ không ít lần mong muốn có những khoảng xanh dịu mát để làm mềm những khối bê tông khô cứng ấy.

Dĩ nhiên, với diện tích hạn chế thì để có được một mảng xanh trong nhà, trước hết, bạn phải…

Tận dụng và sáng TạoNhững nơi thường được tận dụng

nhất là ngay vỉa hè, hoặc sân trước, nơi bạn để xe, hoặc gầm cầu thang, nơi bạn có thể tạo nên một khu vườn trong nhà đúng nghĩa. Nếu có giếng trời thì khoảng không phía dưới là nơi lý tưởng để bạn thiết kế một khu vườn. Hoặc nếu bạn có sân sau, nơi gian bếp nhìn ra thì đừng ngần ngừ biến khu vực này thành một khoảng vườn xanh tốt, để bạn có thể vừa nấu ăn vừa thư giãn với thành quả “làm nông” của mình.

Đó là chưa kể đến sân thượng. Nếu có khoảng sân này, coi như bạn có sẵn một khu vườn luôn được tưới đầy nắng và gió. Cũng đừng quên những ban công. Bạn sẽ có một tầm nhìn ra cửa sổ xanh mướt chỉ với vài mét vuông không gian này đấy!

Đừng lo nhà mình không có khoảng trống. Bởi với tính sáng tạo, chỉ cần một chút xíu không gian đủ để đặt vỏn vẹn một chậu cây, bạn cũng có thể nhân khoảng không ấy lên thành nhiều lần với một chiếc kệ nhiều tầng, mỗi tầng đựng 1 chậu hoa hoặc 1 hộp xốp trồng rau. Thế nên, nếu có diện tích nhiều hơn 1 chậu cây, bạn đã biết mình có thể “giàu có” như thế nào với cách dùng kệ nhiều tầng này, hoặc bố trí những chiếc kệ lệch tầng để tạo nên nhiều không gian hơn từ “vốn liếng” ít ỏi ban đầu. Bạn cũng có thể áp dụng cách tận dụng chiều cao này với một chiếc thang nhỏ dựa tường, mỗi bậc thang là một kệ để cây, trông sẽ rất lãng mạn và phá cách.

Thậm chí, nếu không có chút xíu đất trống nào, bạn cũng có nhiều cách để trồng cây ngay trên... tường. Đó

Bài: Phương nguyên

Page 43: Tạp chí khỏe số 4

43khỏe-health⎮T9-2012

có thể là bức tường ngay trước cửa nhà, hoặc tường ở sân trước, nơi bạn thường để xe, hoặc bức tường tưởng như vô dụng ở sân sau, ở giếng trời. Hãy làm thêm những bồn đất gắn chắc chắn vào tường, bạn đã tự tạo ra không gian xanh cho mình rồi!

Nếu không thể gắn hoặc không thích những bồn đất nặng nề, bạn vẫn có thể sử dụng những chậu cây treo tường, hoặc tạo nên một chiếc túi treo bằng loại vải dù hoặc vải bạt chịu nước và có tính bền cao, đổ đầy đất rồi biến nó thành một chậu cây vừa hữu dụng, vừa mang tính trang trí.

Giải pháp làm mái lưới để tạo một khu vườn treo nho nhỏ cũng đáng chú ý. Cũng với giải pháp treo này, bạn có thể làm những chiếc móc sắt chắc chắn, treo các chậu cây từ trên ban công thả xuống. Bạn sẽ có một ngôi nhà với mặt tiền xanh mát tuyệt vời!

Rau sạch TRong nhàCâu chuyện tiếp theo là trồng

cây gì. Nếu có ít không gian, tốt hơn hết bạn nên trồng các loại cây ngắn ngày, như các loại hoa dã yến thảo, hoa mười giờ, sao nháy, hoa lẻ bạn, sống đời, phát tài, xương rồng... Những loại cây và hoa này tương đối “dễ tính”, không đòi hỏi bạn phải chăm sóc quá nhiều. Còn nếu có nhiều diện tích hơn, bạn có thể chọn các loại cây cảnh như hoa mai, mai chiếu thủy, các loại cây bonsai...

Tuy nhiên, trong thời buổi vấn đề an toàn thực phẩm còn nhiều điều cần phải xem xét thì việc trồng các

Đừng lo nhà mình không có khoảng Trống. Bởi với Tính sáng Tạo, chỉ cần

mộT chúT xíu không gian Đủ Để ĐặT

vỏn vẹn mộT chậu cây, Bạn cũng có Thể nhân khoảng

không ấy lên Thành nhiều lần

dùng thay thế rau.Hãy tưởng tượng, sẽ tiện lợi thế

nào khi bất chợt cần nhúm rau thơm hoặc vài quả ớt, bạn có thể ra ngay trước nhà hái vào dùng. Sẽ thật thú vị khi nhấm nháp những món rau quả do chính mình trồng nên, bảo đảm sạch, không thuốc kích thích cũng không thuốc trừ sâu. Việc trồng rau quả nơi nhà phố này, vì thế, lại càng phù hợp đối với các gia đình có con nhỏ.

Ngoài tính sáng tạo, việc trồng cây trong nhà còn đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn. Nhưng sẽ thật đáng giá khi bạn cùng gia đình thưởng thức những lứa rau do chính mình trồng nên, khi bạn tạo nên khung cảnh xanh tươi xung quanh mình và khi bạn nghe ai đó trầm trồ về khu vườn xinh xắn và đầy tính sáng tạo của bạn.

loại rau là ý tưởng đang được rất nhiều người ưa chuộng. Bạn có thể trồng rau trong chậu cảnh, trong các hộp xốp, trong những chiếc hộp nhựa chuyên dụng... đều được cả. Các loại cải, rau dền, mồng tơi, cà chua, bí ngô, ớt... thường được trồng bằng hạt. Bạn nên ngâm hạt giống trong nước ấm trước khi gieo để tăng khả năng nảy mầm của hạt.

Một số loại như rau ngót, rau thơm, rau lang, rau muống... thì chỉ cần dăm một đoạn gốc già xuống đất, tưới tắm đầy đủ, bạn đã có thể có lứa rau mới sau khoảng 1 tuần. Các loại dây leo như bầu, bí, khổ qua, đậu đũa... cũng khá dễ trồng và không đòi hỏi quá nhiều đất. Với bí, mướp, nếu không đủ đất và không gian để cây đậu quả, bạn vẫn có thể ngắt ngọn hoặc hoa để

Page 44: Tạp chí khỏe số 4

44 khỏe-health⎮T9-2012

Nuôi con khoẻ

khi nào “triệt phá”?

khỏe-health

Chị Tiên (Q.6) điếng người khi nghe bác sĩ kết luận, bé nhà chị bị viêm cầu thận cấp, một biến chứng của căn bệnh viêm amidan mà bé thường xuyên gặp. Chị than thở, biết vậy cắt sớm như bác sĩ đã khuyên từ trước. Nhưng nghe đến “dao kéo” là hãi hùng nên chị đã kéo con về, chỉ điều trị cho dứt đợt viêm amidan lần trước.

Ngược lại với chị Tiên, anh Quân (Thủ Đức) lại khăng khăng đòi cắt amidan của bé Bin nhà mình với lý do “Nó còi dí còi dị, nuôi hoài mà lớn không nổi. Cắt đi cho nó mập ra

một chút!”.Nhưng cái “cục” amidan coi vậy

mà rắc rối, không phải muốn cắt là cắt, muốn giữ là giữ. Chuyện cắt amidan cũng như nạo VA là điều rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm, bởi hầu như trẻ nào cũng bị viêm amidan một vài lần trong đời. Thế nên, câu hỏi khi nào cần cắt amidan, khi nào cần nạo VA, những ông bố bà mẹ trẻ thường xuyên đem ra hỏi thầy thuốc.

“Lính biên phòng”Có thể xem VA - amidan là những

Cắt amidan cũng như nạo VA là điều rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm, bởi hầu như trẻ nào cũng bị viêm amidan một vài lần trong đời. Nhưng "cục" amidan coi vậy mà rắc rối, không phải muốn cắt là cắt, muốn giữ là giữ.

người “lính biên phòng” cho cơ thể. Người lính tốt có thể bắt và xử lý khi kẻ địch tấn công. Nhưng một khi người lính bị biến chất, tha hóa, chính họ sẽ đưa kẻ địch vào bờ cõi. Chỉ khi không thể cải hóa “người lính” ấy nữa chúng ta mới nên “sa thải” họ. Đó là cách ta đối xử với amidan và VA khi chúng không còn chức năng bảo vệ cho cơ thể.

Một số ông bố bà mẹ cũng còn rất mơ hồ về amidan và VA, có khi coi chúng là một. Trên thực tế, cả VA và amidan đều là những khối tế

AmidAn & vABài: BS. Lữ Thị Hoàng Oanh

Page 45: Tạp chí khỏe số 4

bào lympho. VA nằm ở vòm phía sau mũi, còn gọi là amidan vòm (V.A - Végetation adénoide), thường chỉ thấy khi nội soi mũi họng. Amidan là hai khối lympho nằm hai bên họng miệng - còn gọi là amidan khẩu cái, có thể thấy rất rõ khi há to miệng, đặc biệt là lúc amidan bị sưng viêm.

Viêm VA, viêm họng, viêm Amidan là bệnh lý thường gặp trong tai mũi họng ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo (1-6 tuổi). Trong quá trình phát triển, trẻ luôn phải đối mặt các vi sinh vật gây bệnh, các yếu tố dị nguyên, môi trường... Ngay từ 6 tháng tuổi trở đi, cơ thể trẻ đã phải tự tạo ra khả năng đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh đột nhập vào cơ thể. Amidan và VA là một trong các vị trí lý tưởng giúp cơ thể kiểm soát thức ăn trước khi vào dạ dày cũng như khí thở trước khi đưa vào phổi để chống lại tác nhân gây bệnh đi theo. Khi các vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể, các chú “lính biên phòng” amidan sẽ bắt giữ chúng, tiêu diệt và phân tích miễn dịch, sau đó gởi mẫu phân tích này về cơ quan miễn dịch trung ương. Nhờ đó, cơ thể sẽ sinh ra các kháng thể phù hợp chống lại các virus cùng loại trong những lần xâm nhập sau.

Do vậy, những năm đầu đời, thỉnh thoảng trẻ sốt nhẹ, đau họng, hắt hơi, chảy mũi..., trẻ vẫn chơi bình thường thì đây là quá trình thích nghi học tập miễn dịch của cơ thể trẻ. Những lúc này, cha mẹ chỉ cần theo dõi, chăm sóc, điều trị hỗ trợ triệu chứng.

Nhưng khi trẻ sốt cao, đau họng nhiều, biếng ăn, khó ngủ, chảy mũi thường xuyên... thì quá trình học tập thích nghi miễn dịch đã vượt qua giới hạn ngưỡng sinh lý của trẻ. Khi đó, khả năng biến chứng do viêm VA cũng như viêm họng, viêm amidan rất cao. Trẻ dễ bị viêm tai giữa ứ dịch, viêm

tai giữa cấp, viêm xoang, áp xe thành sau họng, viêm thanh quản... Nếu biến chứng do viêm họng - amidan, trẻ dễ bị viêm xoang, áp xe quanh amidan... Nghiêm trọng nhất là viêm họng - viêm amidan do liên cầu khuẩn nhóm A tan huyết beta (có thể phết họng tìm nguyên nhân gây bệnh, xét nghiệm máu ASO - anti streptolysin O) gây biến chứng xa như viêm cầu thận cấp, sốt thấp khớp cấp ảnh hưởng nhiều di chứng đến van tim do hậu thấp. Khi đó, bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng đóng vai trò rất cao trong việc quyết định chỉ định phẫu thuật hay không phẫu thuật cho bệnh nhân.

CụC THịT THừa?Tạo hóa luôn có cái lý riêng của

mình khi tạo ra những bộ phận khác nhau trong cơ thể. Ngay đến “ruột

AmidAn và vA là mộT Trong các vị Trí lý Tưởng giúp cơ Thể kiểm soáT Thức ăn Trước khi vào dạ dày cũng như khí Thở Trước khi đưA vào phổi để

chống lại Tác nhân gây bệnh đi Theo.

thừa” cũng đã được chứng minh chúng chẳng thừa, thì amidan và VA cũng thế. Việc cắt amidan bừa bãi đồng thời cũng tiêu diệt luôn đội ngũ “lính biên phòng”, nên đôi khi không những bé không hết bệnh mà còn bị viêm họng nhiều hơn trước. Chưa kể, sau khoảng 6-12 tháng, có thể có một số lympho phát triển vô tổ chức ở họng để thay thế những bộ phận đã bị cắt bỏ vô cớ.

Việc chỉ định nạo VA cũng như cắt amidan nên do bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng đảm nhận, sau khi đã thăm khám cụ thể, làm đầy đủ các xét nghiệm và cân nhắc trên lứa tuổi, thể trạng, tình trạng hiện tại của bé. Lứa tuổi có thể cắt amidan cho trẻ là từ 6 tuổi trở lên, trừ những trường hợp đặc biệt được chỉ định.

Nói chung, việc nạo VA hay cắt amidan đều phải dựa trên “sức khoẻ” của các anh “lính biên phòng” này. Không thể “triệt tiêu” các anh ấy để đề phòng sưng viêm, cũng không thể quá tiếc nuối mà níu kéo khi không còn giá trị sử dụng. Nếu muốn ngừa viêm họng - amidan, nên giữ ấm cho trẻ, hạn chế trẻ uống nước đá lạnh và giúp trẻ giữ gìn vệ sinh răng miệng.

chỉ định cắT AmidAn khi< Viêm amidan trên 4 lần/năm.< Amidan quá phát gây rối loạn giấc ngủ, rối loạn nuốt, bất thường phát âm, chậm phát triển.

< Viêm amidan kèm theo sốt thấp khớp, bệnh van tim,

viêm cầu thận cấp.< Amidan quá phát một bên.

Page 46: Tạp chí khỏe số 4

46 khỏe-health⎮T9-2012

món ngon cho trẻkhỏe-health

NguyêN Liệu50g tôm, 1 lá cải thảo1 lá bắp cải tím, 100ml nước dừa tươi10g gạo, 1 thìa súp dầu ăn1/2 thìa cà phê hành tím bămNước mắm, hành lá

Thực hiệN_ Tôm bóc nõn vỏ, xay nhuyễn hoặc băm nhỏ, ướp với hành tím băm và nước mắm. _ Vỏ tôm luộc nhanh với nước dừa, lọc lấy nước trong, cho gạo vào nấu thành cháo._ Cải thảo, cải tím nhặt rửa sạch, băm hoặc xay nhuyễn._ Khi cháo nhừ, cho tôm vào khuấy đều cho sôi kỹ, sau đó thêm cải thảo và cải tím, đợi cháo sôi lại, tắt bếp. Dọn cho bé dùng ấm.

Cháo tôm cải bắp nước dừa

9 tháng trở lên

Tôm có vị ngọt tự nhiên quyến rũ đến mức ít bé nào từ chối. Tuy nhiên, đó là một loại hải sản và vì thế, để hạn chế

tối đa khả năng dị ứng, bạn nên cho bé dùng sớm nhất là sau 9 tháng tuổi.

NGỌT LỪ

TÔM

Thực hiện: Trầm Hương – Ảnh: Hoàng Thụy

Page 47: Tạp chí khỏe số 4

47khỏe-health⎮T9-2012

NguyêN Liệu100g tôm

1 cây đậu hủ trắng30g quả ớt chuông xanh, đỏ

1 củ hành tím1 thìa súp dầu ăn

Hành lá, muối.

Thực hiệN_ Tôm lột vỏ, bỏ chỉ đen, băm

hoặc xay nhuyễn._ Ớt chuông rửa sạch, lạng bỏ hạt,

xắt hạt lựu. Hành tím lột vỏ, băm nhuyễn. Hành lá tước sợi.

_ Làm nóng dầu, phi thơm hành tím rồi cho tôm vào xào chín, nêm

ít muối cho vừa ăn. Thêm ớt chuông vào xào nhanh tay, tắt bếp.

_ Đậu hủ xắt khoanh tròn, xếp vào xửng nước sôi hấp khoảng 5 phút

lấy ra, rưới xốt tôm lên, trang trí với hành lá tước sợi, cho bé dùng ấm.

Đậu hủ xốt tôm12 tháng trở lên

100g tôm chứa13.61g đạm0.91g đường

1.01g chất béo29.6μg Selenium

1.11μg Vitamin B12162IU Vitamin D

Ngoài ra, tôm còn chứa axit béo Omega-3, Vitamin A, Vitamin B1 (Thiamin), Vitamin B2 (Riboflavin),

Vitamin B3 (Niacin), Vitamin B5 (Pantothenic Acid),

Vitamin B6 (Pyridoxine), Vitamin B9 Vitamin (Folate), Vitamin C, phốt-pho, kẽm, đồng, ma-nhê, kali, natri...

Page 48: Tạp chí khỏe số 4

48 khỏe-health⎮T9-2012

món ngon cho trẻkhỏe-health

NguyêN Liệu50g nui, 100g tôm

30g cà rốt, 30g đậu bo30g bắp hạt, Muối, đường

Hành, ngò

Thực hiệN_ Tôm luộc chín, lột vỏ. Cà rốt xắt

hạt lựu. Luộc chín cà rốt, bắp hạt và luộc đậu bo cho chín kỹ. Hành ngò

nhặt rửa sạch, xắt nhuyễn._ Nui luộc mềm, xả qua nước lạnh,

để ráo._ Lấy nước luộc tôm và luộc rau củ

nấu sôi lại, nêm nếm vừa ăn._ Sắp nui vào chén với tôm lột,

chan nước dùng lên, rắc hành ngò, cho bé ăn âm ấm.

Sandwich tôm

Súp nui tôm

18 tháng trở lên

18 tháng trở lên

NguyêN Liệu200g tôm tươi, 100g nấm rơm20g xà lách, 1 trái ô-liu đen1 củ hành tím, 20g bơ3 lát sandwich 3 thìa súp xốt mayonnaiseMuối, hành lá, khoai tâyCà rốt chiên

Thực hiệN_ Tôm lột vỏ, bỏ chỉ đen, băm hoặc xay nhuyễn._ Nấm rơm gọt bỏ chân, rửa sạch, ngâm nước muối loãng 5 phút vớt ra để ráo, xắt hạt lựu. Xà lách nhặt rửa sạch, vẩy ráo._ Trái ô-liu xắt hạt lựu. Hành tím lột vỏ, xắt hạt lựu. Hành lá nhặt rửa sạch, xắt nhuyễn._ Làm tan bơ, xào thơm hành tím rồi cho tôm vào xào săn. Thêm nấm rơm vào xào chín, nêm chút muối cho vừa ăn, rắc hành lá vào đảo qua, tắt bếp. Bắc xuống để nguội._ Trộn tôm xào với ô-liu và xốt mayonnaise._ Phết hỗn hợp vừa trộn lên một lát sandwich, thêm xà lách rồi úp hai lát vào với nhau. Dùng kèm khoai tây, cà rốt chiên.

Page 49: Tạp chí khỏe số 4

49khỏe-health⎮T9-2012

Page 50: Tạp chí khỏe số 4

50 khỏe-health⎮T9-2012

dạy con ngoankhỏe-health

Con đã lớn khôn

Đối với mỗi đứa trẻ, ngày đi học đầu tiên thực sự là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời. Cách tiếp cận cột mốc này đối với mỗi bậc phụ huynh cũng khác nhau, nhưng đa phần đều có cảm giác vui buồn lẫn lộn. Vui vì con đã lớn khôn, nhưng có thể có một chút lo lắng, một chút buồn khi bé của bạn thực sự mạo hiểm vào một thế giới mới mà không có bạn như những năm trước đó.

Về phần bé, bé cũng có thể tự hào vì mình đã lớn, cũng có thể lo lắng khi phải chia tay bạn, bước vào một môi trường mới. Bạn cần chuẩn bị tâm lý cho chính mình cũng như cho bé, giúp bé sẵn sàng cho ngày trọng đại này và luôn đi học một cách vui vẻ nhất. Dưới đây là một số ý tưởng giúp bạn, nhưng bạn cũng nên thận trọng tìm ra cách thích hợp nhất cho con mình, vì nếu quá quan trọng hóa vấn đề, bạn sẽ khiến bé cảm thấy lo lắng, sợ hãi hơn.

1. Trường học là gì?Hãy bắt đầu bằng cách đọc cho con nghe

những câu chuyện về trường mầm non. Chọn cuốn sách có các hoạt động điển hình của trường mầm non, như “Bubu đi học”. Chỉ vào những bức hình và hỏi bé xem con có nhận thấy những điểm khác nhau gì trong đó. Đây là cách nhẹ nhàng để bạn giúp con có khái niệm đầu tiên về “trường học”.

2. cô giáo là ai?Hãy giúp con hình dung ngôi trường mà con

sẽ đến học và những người con sẽ tiếp xúc. Mẹ và con cùng lần lượt thay phiên nhau đóng vai cô giáo - học trò. Các hoạt động dạy - học này có

Ngày đầu tiên đi học quan trọng với cả bé lẫn cha mẹ. Bạn cần phải chuẩn bị tâm lý cho bé và cho cả chính mình. Cần yêu thương nhưng dứt khoát, để mỗi ngày đi học của bé đều là một niềm vui.Bài: Sỹ Bảo

Page 51: Tạp chí khỏe số 4

51khỏe-health⎮T9-2012

bé cũng có Thể Tự hào vì mình Đã lớn, cũng có Thể lo lắng khi phải chia Tay bạn, bước vào mộT môi Trường mới. bạn cần chuẩn bị Tâm lý cho chính

mình cũng như cho bé, giúp bé sẵn sàng cho ngày Trọng Đại này và luôn Đi học mộT cách vui vẻ nhấT.

thể thay đổi để bé không chán và bé hiểu sẽ học, sinh hoạt gì trên lớp, như ca hát, tô màu, thi ăn nhanh...

3. cho Bé Thăm TrườngHầu hết các trường mầm non

đều có một buổi để bé làm quen với trường và cô trước khi thực sự nhập học. Nhưng trước ngày đó, bạn cũng có thể cho bé đến trường chơi, quan sát hay tham gia cùng chúng bạn chơi đùa. Hoặc mỗi khi chở bé đi ngang trường, bạn đều chỉ trường học cho bé và nói: “Trường con kìa!”. Bé sẽ dần thấy trường thân quen hơn.

4. Khái niệm “Tự lập”Cho con biết ba mẹ sẽ không ở

bên cạnh bé suốt như trước nữa, thay vào đó là cô giáo, người sẽ chăm sóc bé khi bé ở trường. Giải thích cho con đó là dấu hiệu cho thấy con đã lớn, có thể tự lập và ra khỏi vòng tay bố mẹ.

5. cho con mang Theo đồ chơi yêu Thích

Ngày đầu tiên đi học thường rất khó khăn đối với một số trẻ. Nếu con có một thứ đồ chơi yêu thích hoặc “khăn ghiền”, hãy cho con mang theo để con cảm thấy an tâm với một “người bạn” quen thuộc. Khi con đã quen với trường lớp, con sẽ dần bỏ thói quen này.

6. Tách Khỏi conĐây mới là bước khó khăn nhất.

Bạn có thể ở lại chơi với bé khoảng 15-20 phút trong ngày đầu tiên, cùng khám phá lớp học với bé và gặp gỡ những đứa trẻ khác. Sau đó, tìm một hoạt động nào đó khiến bé quan tâm, cho bé chơi và nhanh chóng nói lời tạm biệt bé một cách vui vẻ. Nhớ cho cô giáo biết bạn đã đi, để khi bé cần, cô có thể vỗ về bé.

7. DứT KhoáT, Kiên địnhBé sẽ quan sát phản ứng của bạn

và có cảm xúc tương ứng. Vì thế, nếu bạn lo lắng, bé cũng sẽ lo lắng sợ hãi. Nếu bạn quay lại khi nghe bé khóc, bé sẽ tiếp tục khóc cho đến khi bạn chịu không nổi và cho bé về

nhà. Nếu điều này lặp đi lặp lại, liệu đến bao giờ bé mới đi học được? Hãy tin rằng, giáo viên mầm non luôn biết cách đối phó tình huống này và dứt khoát bước đi dù nghe con khóc phía sau.

8. đón con vào Buổi TrưaHầu hết các bé đi học lần đầu đều

được nhà trường sắp xếp cho về vào buổi trưa trong tuần lễ đầu tiên. Khi chia tay, hãy hẹn con rằng bạn sẽ đón bé vào buổi trưa và sắp xếp tự đi đón con như đã hẹn với bé. Hỏi thăm bé về trường học, về những trò chơi bé đã tham gia, tên cô giáo... Bé sẽ rất thích thú kể lại cho bạn theo cách của bé.

9. Không cho Trẻ nghỉ Tùy Tiện

Cho bé thấy việc học là quan trọng, và trẻ con cần phải đi học cũng như ba mẹ phải đi làm mỗi ngày. Không cho trẻ nghỉ một cách tùy tiện, tùy hứng. Bé có thể xin xỏ “Hôm nay con ở nhà được không?!”, và nếu bạn chiều bé một lần, bé có thể lặp lại điều này bất cứ khi nào. Hãy gợi cho bé nhớ những điều hứng thú ở trường học, như trò chơi cầu tuột, xích đu, tô màu... để thuyết phục bé đến trường.

Page 52: Tạp chí khỏe số 4

52

khéo tay

Thực hiện: Vân Hoa

khỏe-health

Chiếc lồng đèn tự chế chắc chắn sẽ khiến con bạn thích thú hơn nhiều so với lồng đèn điện tử đi mua. Hơn thế, bạn còn có cơ hội bày tỏ lòng yêu thương con qua thời gian cùng chơi với con, cùng dạy con sáng tạo.

khỏe-health⎮T9-2012

Page 53: Tạp chí khỏe số 4

53khỏe-health⎮T9-2012

lồng đèn TRUNG THU

_ Bước 1Dùng com-pa vẽ 6 hình tròn bằng nhau, đường kính khoảng 10-15cm tuỳ ý. Dùng kéo cắt rời. Cắt khoét một hình tròn chừa vành 2-3cm.

_ Bước 2Kê thước ngay tâm vòng tròn, kẻ 2 đường vuông góc qua tâm để đánh dấu 4 điểm ở đỉnh vòng tròn dùng để đính lại.

_ Bước 3Dùng hình tròn khoét lỗ làm chuẩn, đính 4 hình tròn khác vào 4 góc. Còn 1 hình tròn nữa dùng làm đáy, đính tiếp vào 4 hình tròn kia.

_ Bước 5Vẽ và cắt mũi, mắt và tai heo như mẫu lồng đèn đã hoàn thành. Cắt một đoạn ống hút xoăn ngắn đính vào lồng đèn để làm đuôi heo.

_ Bước 4Bấm để đính 4 cạnh lồng đèn vào với nhau tạo thành hình hộp. Lồng đèn đã hoàn tất phần khung ban đầu.

_ Bước 6Dán mũi, mắt và tai heo vào như hình mẫu. Xỏ dây kẽm vào thành lồng đèn làm quai và quấn vào chiếc đũa để xách.

Tip: Để nến đặt trong lồng đèn vững hơn, nên làm đế nến cho lồng đèn. Cắt một đoạn kẽm quấn qua chiếc đũa để tạo đế nến rồi đính vào lồng đèn. Như thế, khi gắn nến vào, nến sẽ vững hơn, không bị đổ.

Giấy bìa màu hồng, Com-pa, Kéo, Bút màu, Bút chì, Thước kẻ, Keo, Ống hút nhún, Kẽm, Đũa tre

Dụng cụ

Page 54: Tạp chí khỏe số 4

54 khỏe-health⎮T9-2012

tin tức

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa chính thức ra mắt sản phẩm sữa đậu nành giàu đạm GoldSoy – sữa đậu nành làm từ 100% Hạt đậu nành không biến đổi gen (Non-GMO) nhập khẩu từ Bắc Mỹ. Sự ra đời của sản phẩm sữa đậu nành giàu đạm GoldSoy đã mang đến người tiêu dùng quyền lựa chọn, khi hiện nay vấn

đề sử dụng thực phẩm biến đổi gen đang gây ra những ý kiến trái chiều vì những lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Bên cạnh việc sử dụng nguồn nguyên liệu là 100% Hạt đậu nành không biến đổi gen nhập khẩu từ

Bắc Mỹ, GoldSoy là sản phẩm sữa đậu nành rất giàu đạm trên

thị trường hiện nay với 3,4g đạm/100ml, đặc biệt đạm đậu

nành rất tốt cho hệ tim mạch cũng như sức khỏe của người tiêu dùng. Đồng thời, GoldSoy cũng là loại

sữa đậu nành đầu tiên có bổ sung Vitamin D (16.7 IU/100ml) và

canxi (60mg/100ml) có tác dụng ngăn ngừa loãng xương, giúp

xương chắc khỏe.

SỮA MORINAGA TẠI VIỆT NAM CÓ ĐỦ I-ỐT THEO KHUYẾN NGHỊ CỦA FAO/WHO

VINAMILK RA MẮT SỮA ĐẬU NÀNH GIÀU ĐẠM GOLDSOY

khỏe-health

Tập đoàn Morinaga, Nhật Bản đã khẳng định sữa Morinaga phân phối chính thức tại Việt Nam (qua công ty TNHH SX - TM - DV Lê Mây), có các dưỡng chất và hàm lượng iốt phù hợp với khuyến nghị của FAO/WHO. Đây là sự phản hồi trước thông tin cơ quan quản lý an toàn thực phẩm Hồng Kông, Trung Quốc phát hiện hàm lượng iốt trong một số loại sữa bột trẻ em của Nhật Bản thấp hơn khuyến nghị của Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc và Tổ chức Y tế Thế giới (FAO/WHO). Morinaga cũng thông báo các sản phẩm tìm thấy tại Hồng Kông là sản phẩm dành cho thị trường Nhật Bản - nơi có thói quen sử dụng rất nhiều rong biển, cá biển vốn rất giàu iốt trong bữa ăn hàng ngày - và dòng sữa này khác với sữa bột Morinaga phân phối chính thức tại Việt Nam. Sữa Morinaga Hagukumi và Morinaga Chilmil được Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm số 8356/YT-CNTC và 8357/2010/YT-CNTC ngày 28/07/2010. Kết quả kiểm nghiệm do Trung tâm KT Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành trên hai mẫu sữa bột này cũng cho thấy hàm lượng iốt trong sữa Hagukumi và Chilmil hoàn toàn phù hợp với khuyến nghị của FAO/WHO.

GIảM STRESS NHờ THể DụCCăng thẳng nghiêm trọng hay suy nhược đều tác động xấu đến cuộc sống và những sinh họat của bạn. Thể dục có liên quan giữa tinh thần và thể chất. Nếu bạn bị căng thẳng và lo lắng, thể dục có thể giúp làm dịu và cải thiện tâm trạng. Khi bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng và hơi bị căng thẳng, hãy thử bắt đầu vận động và tập luyện thể dục để kích hoạt tâm trạng và giảm căng thẳng. Nghiên cứu cho biết, thể dục có tác dụng giúp bạn vượt qua những triệu chứng lo lắng. Những người thường xuyên tập luyện có chỉ số lo lắng thấp hơn so với những người chưa từng tập luyện. Theo nhận định của Mayoclinic, thể dục tác động đến cơ thể trong đó có não bộ. Từ đó, não phóng thích nhiều hormone gồm có endorphins và neurotransmitters ảnh hưởng đến tâm trạng. Hơn thế, thể dục còn gia tăng nhiệt độ cơ thể có liên quan đến tâm trạng tích cực. Bạn có thể kết hợp với ngồi thiền và tập suy nghĩ theo chiều hướng tích cực hơn. Để đạt hiệu quả tối ưu, hãy chọn môn thể thao bạn yêu thích, tránh những môn thể thao nặng hay quá khắc khổ.

Page 55: Tạp chí khỏe số 4

55khỏe-health⎮T9-2012

địa chỉ cho bạn khỏe-health

< Phòng khám Đa khoa Quốc tế YersinKhoa Nhi được xây dựng theo mô hình nhà trẻ - phòng khám, cung cấp các dịch vụ: khám và điều trị, quản lý quá trình phát triển thể chất và tâm lý trẻ, chủng ngừa theo lịch tiêm chủng mở rộng và theo yêu cầu. Hiện tại, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin đang miễn 100% phí khám bệnh cho trẻ dưới 15 tuổi, đồng thời khám và tư vấn miễn phí về sức khoẻ và dinh dưỡng cho trẻ.ĐC: 10 Trương Định, Phường 6, Quận 3, TP.HCM.ĐT: 08. 3833 6688

oggi restaurant anD Bar (Khách sạn Legend)Bữa tối phương Tây là một khám phá thú vị cho những người sành ăn. Thực khách được thưởng thức thực đơn 4 món hàng tháng theo phong cách phương Tây do bếp trưởng Romeo Bantiling đảm trách. Thực đơn tháng 9 gồm có Súp cốt bò, Cơm Ý dùng với Sò điệp Nhật, Ức vịt Pháp áp chảo hay Tôm hùm Om và các loại Chocolate. Rượu vang, bia, cocktail, nước ngọt, trà, cà phê miễn phí. Giá: 880.000++/ người.ĐC: 2A - 4A Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP.HCM

Bệnh Viện - phòng khám

nhà hàng

Thư giãn - chăm sóc da^ angeL BeautYChăm sóc và điều trị mọi vấn đề cho làn da, vóc dáng, cung cấp các dịch vụ đáp ứng hầu hết nhu cầu làm đẹp của người phụ nữ năng động thời nay. ĐC: 196 đường 3/2, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

^ YaLL sPaMassage nến là dịch vụ chăm sóc da độc đáo ở Yall spa, giúp xương sống thư giãn, kích thích tuần hoàn máu, nuôi dưỡng làn da, cảm giác hứng phấn, sảng khoái lan tỏa khắp cơ thể. ĐC: 57 Nguyễn Lâm, Phường 6, Quận 10, TP.HCM

< BỆnh ViỆn mẮt Quốc tế DnDBệnh viện chuyên khoa mắt đạt chuẩn quốc tế, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán, phẫu thuật và điều trị các bệnh về mắt.ĐC: 128 Bùi Thị Xuân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

< Phòng khám chuYên khoa gan á châu Khám chuyên sâu và toàn diện dành riêng về gan, chuyên chẩn đoán, tư vấn, điều trị các bệnh như: viêm gan siêu vi A, B, C, xơ gan, ung thư gan...ĐC: 201 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP.HCM.

nhÀ hÀng WraP & roLLBạn đã nghe nói nhiều về bánh tôm Hồ Tây nhưng chưa có dịp nếm thử? Nay bạn đã có thể thưởng thức món đặc sản nổi tiếng này tại chuỗi nhà hàng Wrap & Roll, chắc chắn bạn sẽ có cuộc phiêu lưu vị giác thú vị.ĐC: 97B Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM

LÀng ViỆt QuánĐến với Làng Việt Quán, bạn không chỉ hài lòng vì món ăn ngon mà còn vì cung cách phục vụ nhiệt tình chu đáo, mang lại cho bạn những phút giây dễ chịu như chính trong ngôi nhà mình.ĐC: 68 Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội

^ anam Qt sPaKhông gian Anam QT spa được thiết kế trang trí theo xu hướng gần gũi thiên nhiên. Các dịch vụ đa dạng sẽ giúp bạn lấy lại vẻ đẹp tự nhiên và tinh thần sảng khoái. ĐC: 18A Ngô Văn Năm, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

^ YaLL sPaThẩm Mỹ Viện Linh Nhung mang đậm nét phương Đông và kiến trúc hiện đại của phương Tây tạo nên không gian thật hài hòa, trang trọng. ĐC: 255 Xã Đán, Q. Đống Đa, Hà Nội

Page 56: Tạp chí khỏe số 4

56 khỏe-health⎮T9-2012

quà tặng cho bạnkhỏe-health

Với phiếu quà tặng này, bạn sẽ được thưởng thức một bữa tiệc thoả thích với thực đơn đặc biệt 72 món Việt - Hoa - Nhật tại nhà hàng Orientica Seafood & Bar (khách sạn Equatorial).“Eat All You Can” là chương trình ẩm thực đặc biệt chỉ có tại Orientica, theo đó, chỉ với 310.000đ++/người, thực khách có thể chọn bao nhiêu món tùy thích từ thực đơn Việt - Hoa - Nhật của nhà hàng. Nhà hàng Orientica Seafood & Bar là một trong những điểm hẹn độc đáo trong chuỗi nhà hàng đẳng cấp năm sao tại thành phố Hồ Chí Minh.Địa chỉ: Lầu 2, Khách sạn Equatorial, 242 Trần Bình Trọng. ĐT: 08. 3839 7777. Ext: 8333

Thể lệ nhận quàBạn đọc có thể chọn cả 2 phần quà và gởi phiếu đăng ký về Ban biên tập. Quà tặng được phát theo thứ tự ưu tiên trên dấu bưu điện. Kết quả sẽ được công bố trên Khoẻ, số ra ngày 5/10/2012.

Phiếu đăng ký nhận quàHọ và tên ������������������������������������������������������������������������������������������������������������Số CMND ����������������������������������������������������������������������������������������������������������Địa chỉ: �������������������������������������������������������������������������������������������������������������������Điện thoại: ����������������������������������������������������������������������������������������������������������Chọn quà tặng: ������������������������������������������������������������������������������������������������Mời bạn cắt phiếu, điền đầy đủ thông tin và gởi về:Ban biên tập Chuyên đề KhoẻSố 10 Trương Định, Quận 3, TP.HCMGhi rõ “Đăng ký nhận quà” trên bì thư.

1. Phạm Hồ Tuấn Phương (453 Lê Quang Định, Q.BT, TP.HCM)2. Hà Gia Trần (40E/302B Ngô Đức Kế, Q.1, TP.HCM)3. Đoàn Thị Thu Hương (91A Lê Văn Lương, Nhà Bè, TP.HCM)4. Nguyễn Hạnh Nguyên (55/1A Khương Việt, Q.TP, TP.HCM)5. Trần Thanh Trúc (279 Lý Thường Kiệt, Q.11, TP.HCM)6. Dương Thạch Bảo (149/21/46 Lê Thị Riêng, Q.1, TP.HCM)7. Nguyễn Hạnh Nguyên (55/1A Khương Việt, Q.TP, TP.HCM)8. Lê Mai Thanh Khánh (529/22 Huỳnh Văn Bánh, Q.PN, TP.HCM)9. Văn Trúc Loan (65 Tân Canh, Q.TB, TP.HCM)10. Đinh Thị Lụa (645/19 Điện Biên Phủ, Q.3, TP.HCM)11. Lê Hồng Linh (72/5 Lê Văn Sỹ, Q.3, TP.HCM)12. Nguyễn Thị Lệ (86/87 Trường Chinh, Q.TB, TP.HCM)13. Bùi Kim Liên (62/5B Nguyễn Kiệm, Q.GV, TP.HCM)14. Đỗ Thuý Nga (80B/B/12 Điện Biên Phủ, Q.BT, TP.HCM)15. Chu Lan Anh (Lô 5 hẻm 239 Lê Hồng Phong, Q.10, TP.HCM)16. Vũ Mai Thảo (31 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q.BT, TP.HCM)17. Lâm Kim Thanh (29/6/25 Đỗ Nhuận, Q.TP, TP.HCM)18. Trịnh Mỹ Uyên (27/38 Hậu Giang, Q.TB, TP.HCM)19. Nguyễn Thu Hương (19 Võ Duy Ninh, Q.BT, TP.HCM)20. Nguyễn Lương Như Quỳnh (14E Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM)

20 bạn đọc trúng thưởng phiếu tập thể dục

15 phiếu quà tặng “Eat All

You Can” trị giá 356.000đ

Tặng 100% phí khám Nhi

Với phiếu quà tặng này, bạn sẽ được miễn hoàn toàn phí khám trẻ em tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin. Ngoài ra, nơi đây cũng tư vấn sức khoẻ và dinh dưỡng cho trẻ em miễn phí.Phiếu có giá trị đến ngày 31/10/2012.Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin được trang bị cơ sở vật chất toàn diện đáp ứng các yêu cầu chẩn đoán và điều trị từ đơn giản đến phức tạp. Các bác sĩ Nhi tại đây có quá trình công tác lâu năm tại bệnh viện Nhi Đồng TP.HCM cùng lòng yêu thương con trẻ vô bờ.Địa chỉ: Số 10 Trương Định, P.6, Q.3, TP.HCMĐT: 08. 3933 6688

Page 57: Tạp chí khỏe số 4
Page 58: Tạp chí khỏe số 4

58 khỏe-health⎮T9-2012

giá trị cuộc sống khỏe-health

Liệu pháp diệu kỳ"Khi cô Smith ra mở cửa cho Susie, khuôn mặt cô trông rất buồn rầu như

thể cô vừa khóc, giọng cô rất nhỏ: “Chào Susie, cháu cần gì? ”.Cô bé Susie 6 tuổi trả lời: “Mẹ cháu nói con gái cô vừa mất và cô đang rất

buồn vì tim cô bị thương ”. Susie e dè xòe tay, trong lòng bàn tay cô bé là một chiếc gạc cá nhân - “Cái này để băng cho trái tim của cô ạ. Cháu đã dùng vài lần và nó rất tốt ”.

Cô Smith há miệng kinh ngạc, cố gắng không bật khóc. Cô xúc động quỳ xuống ôm chặt Susie, nghẹn ngào qua làn nước mắt: “Cảm ơn, cháu yêu quý, nó sẽ giúp đỡ cô rất nhiều ”.

Chiếc băng gạc nhỏ bé nhưng kỳ diệu của Susie đã đem đến sự ấm áp cho trái tim tuyệt vọng của cô Smith. Kể từ đó, cô gài chiếc băng gạc vào một xâu chìa khóa nhỏ và luôn mang theo bên mình như một sự nhắc nhở phải quên đi nỗi đau và mất mát. Chiếc băng gạc nhỏ bé của Susie đã trở thành biểu tượng của sự hàn gắn nỗi đau và biến tất cả niềm vui, tình yêu, hạnh phúc cô đã có cùng con gái trở thành những kỷ niệm êm đềm dịu ngọt, không phải một gánh nặng đeo theo tâm hồn đến suốt cuộc đời."

Lặng người trong chốc lát, từ đâu đó trong trái tim, tôi thấy xúc cảm về liệu pháp diệu kỳ của bé Susie. Trong cuộc sống, có những niềm đau, nỗi buồn hay những lo âu thật khó xóa nhòa trong phút chốc, và thật khó vơi nếu không có sự cảm thông hay chia sẻ nào khác. Nỗi đau tinh thần này nếu cứ như cơn mưa dai dẳng trút xuống trái tim nhỏ bé thì có ngày sẽ vỡ òa thành cơn đau thể xác. Nhưng nếu được lắng nghe, cảm thông, chia sẻ dưới nhiều hình thức khác nhau thì nỗi đau có thể sẽ dần vơi hay tan biến.

Là những người mặc áo trắng, hằng ngày chúng ta tiếp xúc với nhiều bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân. Bằng đôi mắt, đôi tai, bàn tay và khối óc, chúng ta lắng nghe “cơ thể bệnh nhân lên tiếng”để chẩn đoán, để ra y lệnh có thể xua tan nỗi đau thể xác của bệnh nhân. Nhưng nếu trái tim chúng ta cùng lắng nghe những ưu tư muộn phiền, những lo lắng, những niềm đau tinh thần của bệnh nhân và cả thân nhân bệnh nhân thì từ đáy lòng, ngôn ngữ của trái tim sẽ bật lên nhiều âm điệu khác nhau có giá trị như chiếc băng gạc có thể xoa dịu và hàn gắn đau thương cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Tôi vẫn đã cố gắng lắng nghe, sẻ chia, nhưng chiếc băng gạc của bé Susie vẫn là báu vật làm đầy thêm cho trái tim tôi, mong rằng sẽ theo tôi làm hành trang cho cuộc sống và bước đường phục vụ ngành y.

BS. Mai Thị Thu Cúc

Page 59: Tạp chí khỏe số 4
Page 60: Tạp chí khỏe số 4