tạp chí viettel tháng 8.2013

79

Upload: viettel-net

Post on 17-Jan-2015

806 views

Category:

Technology


12 download

DESCRIPTION

Nội san của Viettel cung cấp các thông tin về các dịch vụ internet viettel, di động viettel và các dịch vụ giá trị gia tăng khác

TRANSCRIPT

Page 1: Tạp chí Viettel tháng 8.2013
Page 2: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

“Các bạn nhân viên! Chúng ta có thể ướt nhưngkhách hàng không thể ướt!” anh Tùng, phòngKinh doanh của Trung tâm bán lẻ hô to từ phíasau.

BINH PHÁP

Mục lụcThức tỉnh để tái sinht 5Toàn bộ tương lai của Tập đoàn đang đặt trên vai Viettel Telecom,vì dù đầu tư ra nước ngoài, sản xuất thiết bị hay ứng dụng côngnghệ thông tin cũng đều xuất phát từ nền tảng viễn thông.

TIÊU ĐIỂM

Lính chiến 15

“Đính kèm” sự chân thành vào mỗi việc mìnhlàm 19

Nếu không có một quyết tâm cao độ và kiên trìnhư lính chiến thực thụ của Viettel, chắc chắnsóng di động sẽ chẳng ra được đến đảo…

VIETTEL GENE

1

1

2

2

3

5

6

CHỊU TRÁCH NHIỆM NỘI DUNGPhó Tổng giám đốc Thiếu tướng Dương Văn Tính

BIÊN TẬPPhòng Chính trị Tập đoàn

THIẾT KẾPhòng Truyền thôngViettel Telecom

IN ẤN TẠINhà máy in Viettel - Công tyPhát triển Dịch vụ mới ViettelTel: 04. 6269 2031

THÔNG TIN CHI TIẾT LIÊN HỆPhòng Chính trị Tập đoànTel: 04. 6266 0050

GIẤY PHÉP SỐ238/GP-CP của TCCT- BQP

ẢNH BÌAHưng Hải

Page 3: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

Lửa thử vàng 68Cứ buổi sáng, xe ô-tô thả 1 điểm, đến cuối ngàymới đón. Mỗi ngày đi được 20 – 25km. Người láixe kiêm luôn nhiệm vụ anh nuôi, lo cơm nước.

NGÀY HÔM QUA 5

Người truyền lửa 72“Người Viettel thọ đến 100 tuổi à?” đó là câu thắcmắc khiến tôi thích thú nhất của anh bạn lái xeGanancio trên suốt chặng đường khảo sát dọctuyến từ thủ đô Maputo đến tỉnh Inhambane.

NGÔI NHÀ CHUNG 6

Người Việt Nam không chỉ biết làm nông nghiệp 37Tôi cười: “đúng rồi, tôi điên, tôi phát điên vì nghĩ tới cảmgiác của mình chứng kiến khoảnh khắc Movitel sẽ trởthành số 1”.

CÂU CHUYỆN THƯƠNG HIỆU

4

4Hai mươi năm sau, ngày trở lại... 30Cho nên, có người lính đứng trênđỉnh chóp nhà giàn, nhìn về vệt đấtliền mờ mịt mà hét to lên: "Mẹ ơi, vợơi, con ơi… anh về với bu mày đây",rồi lao từ 30m xuống mặt nước.

PHỎNG VẤN 3

Page 4: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

3 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

TTI

ÊU

ĐIỂ

M

để tái sinhBan biên tập

THỨC TỈNH

Page 5: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

4THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

để tái sinh

Ngày 14/8/2013, Phó TGĐ, Thiếu tướngNguyễn Mạnh Hùng đã có buổi nói chuyệnvới hơn một nghìn cán bộ quản lý của ViettelTelecom từ cấp huyện trở lên. Với quá trìnhtái cấu trúc, thay đổi lớn tại Viettel Telecomtrong thời điểm này, Phó TGĐ khẳng định:toàn bộ tương lai của Tập đoàn đang đặt trênvai Viettel Telecom, vì dù đầu tư ra nướcngoài, sản xuất thiết bị hay ứng dụng côngnghệ thông tin cũng đều xuất phát từ nềntảng viễn thông. Có thể trong quá trình xáotrộn, có một số người phải thiệt thòi vì quátrình đánh giá chưa chính xác và công bằngtuyệt đối. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay,nhiệm vụ trọng tâm của Tập đoàn ta là vượtqua giai đoạn thay đổi mang tính lịch sử cùangành viễn thông, mỗi người không nên nghĩnhiều đến cái “tôi” mà hãy đặt mục tiêu pháttriển lâu dài của Tập đoàn lên hàng đầu. Cơhội còn rất nhiều cho tất cả mọi người.

Page 6: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

5 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

TTI

ÊU

ĐIỂ

M

Thách thức là cơ hội để chúng ta tái sinh

Tại Diễn đàn cấp cao CNTT-TT Việt Nam năm 2013(Vietnam ICT Summit 2013) diễn ra cuối tháng6/2013, Viettel đã chính thức tuyên bố từ bỏ kháiniệm nhà mạng viễn thông, mà chuyển sang kháiniệm nhà cung cấp dịch vụ. Thực ra, chúng ta đãthực hiện việc chuyển đổi này được gần 2 năm nay.Hiện nay số lượng người mà Viettel đầu tư cho pháttriển ứng dụng là gần 3.000 người. Đến năm 2015,

sẽ có 30% người Viettel tập trung vào phát triển các ứng dụng. Viettelxác định là doanh thu dịch vụ viễn thông cơ bản đem lại vào năm2015 sẽ chỉ còn khoảng dưới 60% tổng doanh thu của Viettel.

Chúng ta thấy rằng, nghề chính của "ông viễn thông" là cung cấpdịch vụ alo (dịch vụ thoại), nhưng dịch vụ này đã có gần 100% ngườidùng. Với xu hướng hiện nay thì các doanh nghiệp viễn thông sẽphải từ bỏ nghề chính của mình. 100 năm nay, viễn thông mới có sựthay đổi mang tính lịch sử, bởi với 3G data và smartphone thì “alo”gần như bằng không. Chúng ta đã cần mẫn đầu tư một mạng lướirất lớnt: (200.000 km cáp quang, cáp quang đến gần 100%trạm BTS, đầu tư băng thông, công nghệ 3G, 4G. Băng thông rộng,giá lại rẻ đã giúp cho người dùng gọi điện thoại trên nền data với giábằng 0, trong khi hầu hết doanh thu của chúng ta lại từ dịch vụ thoại.“Miếng bánh” chính mà Viettel “ăn” bao nhiêu năm nay đang chuẩnbị biến mất. Năm ngoái, chúng ta đã mất khoảng 2.000 tỷ đồng. Nămnay dự kiến sẽ mất khoảng 5.000 tỷ đồng từ dịch vụ thoại. Đến năm2015, khoảng 50% người dân Việt Nam sẽ dùng smartphone thìdoanh thu sẽ còn giảm nhiều nữa.

Lịch sử đã từng nhìn thấy: xe lửa ra đời giết chết ngành xe ngựa;máy ảnh điện tử giết chết phim Kodak, Konica; smartphone lại giếtchết máy ảnh…và bây giờ OTT đang lấy đi “miếng bánh” chính củaviễn thông. Lý thuyết dạy rằng, khi có sản phẩm thay thế, có hai cáchứng xử: Nếu nhìn thấy sản phẩm thay thế là tương lai thì mình sẽđầu tư để làm. Còn nếu sản phẩm thay thế giết chết chính mình thìmình phải đi làm việc khác, sản phẩm khác, tạo ra một thách thứccho chính mình.

Chúng ta phải đưa công nghệ thông tin vào mọi ngõ ngách đời sốngxã hội (y tế, giáo dục, …) để bù lại doanh thu từ điện thoại. Khi chúngta làm những việc đó ổn, sẽ cho điện thoại bằng 0, đồng nghĩa vớiviệc OTT cũng chết theo. Đây chính là cơ hội để chúng ta tái tạo lạimình. Và chúng ta có khả năng thay đổi dễ hơn nhiều so với cácdoanh nghiệp viễn thông khác trên thế giới. Do chúng ta mới kinhdoanh viễn thông 13 năm, còn các “ông lớn” (AT&T, Orange…) đãkinh doanh viễn thông cả trăm năm. Cái gì đã ăn sâu, bám rễ cả trămnăm thì khó thay đổi hơn rất nhiều. Nếu chúng ta nhanh chân, đitrước thì có thể mua lại được cả các Công ty lớn, có thể là ngườidẫn đầu thế giới.

Trong Nghị quyết Đảng ủy, trước đây phần doanh thu có 3 mục: viễnthông trong nước, viễn thông nước ngoài và doanh thu khác. Giờđây, chúng đã có những mục mới: doanh thu CNTT, doanh thu sảnxuất thiết bị. Có nghĩa là chúng ta đang ý thức dùng công nghệ thôngtin và sản xuất thiết bị thay thế viễn thông. Chúng ta đang đi trên conđường đột phá và chặng đường sẽ rất khó khăn, vất vả. Chúng taphải sản sinh ra những sản phẩm người dùng chưa từng biết đến và

chúng ta chưa từng bán bao giờ.Chúng ta sẽ phải gõ cửa từngnhà, gặp từng người để giới thiệunhững sản phẩm đó. Tuy khó,nhưng chặng đường đó có khônggian sáng tạo rộng lớn, giúp mỗingười Viettel nghĩ ngợi nhiều hơnvà hưng phấn hơn.

Thực tế, Ban Tổng Giám đốc rấtmừng vì mình đang phải đối mặtvới tai họa về OTT. Bên cạnh đólà sự chuyển mình của VNPT.Những thách thức đó sẽ giúpmình thức tỉnh, vì trước tình thếmới chúng ta phải cố gắng. Thôngthường khi ta thấy ổn thì chính làlúc bất ổn nhất. Nhiều năm nay,

Nếu chúng ta thay đổi và vượtqua được giai đoạn này,chúng ta hoàn toàn có khảnăng tiến lên theo bước ngoặtcủa thời đại viễn thông

Page 7: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

6THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

Ban Tổng Giám đốc mong được nhìn thấy ánh mắt hừng sáng củangười Viettel như đầu những năm 2000. Chính lúc này, chúng ta có cơhội để tái sinh.

Giai đoạn mới cần cách vận hành mới, kiến thức vàkỹ năng mới.

Trong lịch sử Viettel, lần đầu tiên chúng ta tổ chức rà soát, sắp xếp lạiBan giám đốc các Chi nhánh tỉnh/TP trong suốt hai tháng. Vì mình chưalàm bao giờ nên khi xảy ra, sự thay đổi đó thành cuộc cách mạng vàchúng ta phải chấp nhận những hy sinh.

Nhưng chúng ta thấy rằng, hơn lúc nào hết, chúng ta cần thay đổi đểthích ứng với hoàn cảnh. Việc thay đổi vị trí lần này, không có nghĩa lànhững người không còn ở vị trí trong Ban giám đốc không có năng lực,mà vấn đề ở đây là năng lực người ấy chưa theo kịp hoàn cảnh thay

đổi. Cũng không thể nhìn nhậntheo hướng các đồng chí đó bị kỷluật vì không hoàn thành nhiệmvụ. Cho dù kết quả kinh doanhnăm 2012 kém hơn 2011, nămnay có xu thế kém hơn năm ngoáithì chủ yếu là do thị trường, chứkhông phải câu chuyện riêng củaViettel. Vấn đề của sự thay đổinày là chúng ta bước vào một giaiđoạn mới, cần một cách vận hànhmới và cần những người có kiếnthức, kỹ năng mới

Người Viettel vẫn thường nhắcnhau: cái duy nhất không thay đổiđó là sự thay đổi. Trong môitrường cạnh tranh sự thay đổidiễn ra từng ngày, từng giờ. Nếunhận thức được sự tất yếu củathay đổi thì chúng ta sẽ chấpnhận thay đổi một cách dễ dànghơn. Và nếu chúng ta thườngxuyên thay đổi thì sẽ không phảicó những cuộc cách mạng gâytổn thất. Thế nhưng, hơn 10 nămqua, chúng ta mới rà soát lại toànbộ Ban Giám đốc các Chi nhánhlần đầu tiên. Đó là lỗi của BanTổng Giám đốc Tập đoàn. Tậpđoàn cũng có lỗi khi không chuẩnbị trước, yêu cầu trước để cácđồng chí được rà soát có sựchuẩn bị với sự thay đổi. BanTổng Giám đốc tin, nếu có yêucầu trước về việc Giám đốc, PhóGiám đốc Chi nhánh phải có kiếnthức gì, phải làm thế nào vớinhiệm vụ được giao trước đó mộtnăm và hàng ngày giao ban, làmviệc với nhau, ánh xạ những yêucầu đó thì khi phỏng vấn có ít nhất70% các đồng chí đạt yêu cầu. Vìđa số, các đồng chí được rà soátđều đã đi với Viettel suốt chặngđường dài, có đồng chí đã gắn bóvới

Vtiettel cả chục năm, từ nhữngngày Viettel gian khổ đi lên từsố 0, đã lăn lộn theo cách trướcđây mình vẫn làm, rất hiểu vàyêu Viettel.

Trước đây, mình kinh doanh rấtdễ, và không chỉ Viettel dễ mà cảngành viễn thông dễ. Mình nghĩra gói cước này, dịch vụ khác, bảnchất vẫn là điện thoại. Chúng takinh doanh dễ vì không phải sáng

Page 8: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

7 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 07/2013

TTI

ÊU

ĐIỂ

M

tạo ra sản phẩm, sản phẩm ấy lại được cả 6 tỷ người trên thế giớiđều biết mà khi bán không cần phải giải thích nhiều. Ngoài ra,ngành này dù đã có cạnh tranh những vẫn là độc quyền hữu hạndo tài nguyên hữu hạn. Ở Việt Nam có đến 7 doanh nghiệp viễnthông, nhưng thực chất chỉ có 3 – 4 doanh nghiệp hoạt động thựcsự. Lợi nhuận của viễn thông cũng khá cao nên chúng ta kinhdoanh cũng rất thuận lợi.

Đến nay, chúng ta lên băng rộng, broadband, smartphone xuấthiện, “miếng bánh” điện thoại đang dần biến mất, chúng ta buộcphải tìm đến những dịch vụ, sản phẩm khác không phải là viễnthông. Năm 2013, chúng ta vẫn chủ yếu phát triển thuê bao và đãthấy khó hơn rất nhiều. Người Viettel bắt đầu phải đi mò mẫm, tìmra từng thuê bao với từng đặc thù, như: nhóm người trên 50 tuổi,người dân tộc, phát triển bankplus, phát hiện vùng lõm…Trướcđây, người đứng đầu Chi nhánh tỉnh/ TP chủ yếu làm theo mệnhlệnh cấp trên và ở Viettel, việc chấp hành mệnh lệnh rất tốt. Lúcđó, chúng ta cần người có tính hành động cao, vai trò của ngườiđứng đầu là ĐẨY, càng đẩy được mạnh, càng hiệu quả thì càngđược đánh giá cao. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, người đứngđầu Chi nhánh phải có vai trò. Muốn dẫn dắt được, người đó phảicó kiến thức, có cơ sở lý luận, biết phân tích. Khi phỏng vấn mớithấy, đa số Ban Giám đốc tỉnh/ TP thiếu cơ sở lý luận nên khôngphân tích được việc mình làm.

Nếu nói là các đồng chí đó yếu kém là không đúng, vì lý sự là trithức chứ không phải tố chất. Tri thức thì học được, nhưng do mìnhthấy chưa cần, vả lại, không ai bảo mình học nên mình không học.

Đã đến lúc, chúng ta phải xâydựng lực lượng quản lý kế cậntheo hướng: vừa điều hành tốt,vừa dẫn dắt tốt. Vậy nên, cácđồng chí trong Ban giám đốc Chinhánh tỉnh/TP chưa đạt được tiêuchí mới không phải không có tốchất, hoặc nhận thức là mình bịkỷ luật, mất chức.

Để có được kiến thức, kỹ năngmới thì cách tốt nhất là mình bắtđầu lại chặng đường của mìnhbằng một vị trí nhỏ hơn. Có thểviệc quay về vị trí nhỏ hơn thấymình khó xử với gia đình, đồngnghiệp và cả chính mình. Nhưngnếu mình nhận thức: mọi suynghĩ, hành động của mỗi conngười trong ngôi nhà chung Viet-tel đều phải vì sự phát triển củangôi nhà chung ấy, thậm chí phảihy sinh lợi ích bản thân thì sựthay đổi sẽ không gây những hiểu

Đồng chí Phạm Văn Phúc - nguyên Phógiám đốc Chi nhánh Viettel An Giang, vàoViettel từ năm 2000 (khi Viettel mới có hơn100 người), đã từng giữ vị trí Phó Giámđốc hoặc Giám đốc các Chi nhánh: CầnThơ, Cà Mau, Hậu Giang, An Giang. Trongđợt phỏng vấn rà soát vừa rồi, đồng chíPhúc không đạt. Qua đó, đồng chí Phúc tựnhận thấy mình còn thiếu nhiều kiến thứcvề kinh doanh và kết quả phỏng vấn phảnánh đúng thực trạng của mình. Hiện nay,đồng chí Phúc được sắp xếp vào vị trí:giám sát kênh điểm bán khu vực vùng 8 từngày 15/8. Đồng chí Phúc khẳng định vớiBan Tổng giám đốc Tập đoàn, sau mộtnăm nghiên cứu, tìm hiểu thêm về lý thuyếtvà thực tiễn, sẽ đáp ứng được yêu cầu đểquay lại vị trí Phó giám đốc kinh doanhhoặc Giám đốc.

Page 9: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

8THÁNG 07/2013 NGƯỜI VIETTEL

nhầm, hoang mang cho bản thân người được thay đổi cũng như nhữngngười xung quanh. Nếu mọi người đều có tâm nguyện vì sự phát triểnchung của Viettel, thì họ sẽ không có tâm lý ấy mà sẵn sàng làm bấtcứ việc gì vì sự phát triển chung đó.

Khi mình ở vị trí thấp hơn, mình sẽ bị ít áp lực hơn, nhiều thời gian hơnvà đó chính là khoảng lặng để những người có tố chất làm lãnh đạosuy ngẫm, nhìn nhận lại mình, đọc sách, học hỏi kiến thức mới, vachạm, ánh xạ với thực tế. Khi làm ở vị trí thấp hơn, cũng có cái hay làđược hưởng nhiều điều thú vị từ cuộc sống, tự do hơn so với khi mìnhgiữ chức vụ cao. Đặc biệt, khi mình đối mặt với những chuyện nhỏ từdưới lên, sẽ tự tin hơn nhiều.

Những người thôi giữ chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánhtrong đợt này đã có chủ trương được đưa về làm Giám đốc TT Huyện(hoặc tương đương). Thực thế, huyện là tuyến đầu, là nơi va chạm vớithực tế nhiều nhất, khó khăn nhất vì tất cả chính sách, cách làm mớiđẩy về đó. Những người mới được sắp xếp lại sẽ phải làm hai việc:làm cho kết quả kinh doanh của đơn vị mình tốt lên và trang bị kiếnthức cho mình. Một năm sau, Ban Tổng Giám đốc sẽ gặp và phỏngvấn lại toàn bộ hơn 100 người vừa thôi giữ vị trí Giám đốc và PhóGiám đốc Chi nhánh. Với ý chí vươn lên, ý thức học tập của người Vi-ettel, Ban Tổng giám đốc có niềm tin, trong đợt phỏng vấn vào năm

Không còn thời cho chủ nghĩa trung bình, chúng ta muốn cạnh tranh

thì phải hơn được người khác

Page 10: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

9 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

sau, sẽ có ít nhất 60% các đồng chí có thể trở về nắm giữ các vị trí chủchốt cũ.

Đối với những người mới được giao nhiệm vụ giữ vị trí trong Ban Giámđốc Chi nhánh tỉnh/ TP có thuận lợi là biết được yêu cầu mới của Tậpđoàn, nhưng cũng nhìn thấy trước thách thức là sau mỗi năm sẽ ràsoát lại, sẽ có “đối thủ” mà trước đó họ có nhiều điều kiện để chuẩn bịhơn mình.

Từ nay, việc rà soát, sắp xếp lại các vị trí phải có kế hoạch, có lộ trìnhđối với từng đối tượng. Mỗi người giữ chức vụ chủ chốt phải được ràsoát, phỏng vấn quay vòng tối đa trong vòng 2 năm. Cơ hội được trởthành người dẫn dắt cũng sẽ chia đều cho mọi người, nghĩa là bất cứai đã từng làm trưởng phòng, giám đốc Trung tâm Huyện… đều có thểứng cử, tham gia phỏng vấn để nhận chức danh Giám đốc Chi nhánh.

Việc phỏng vấn, rà soát cũng sẽ không chỉ dừng lại ở các Chi nhánhtỉnh/ TP, mà sẽ thực hiện ở các phòng, ban, Trung tâm của Viettel Tele-com. Ngoài ra, Viettel Global cũng tổ chức triển khai đối với các Côngty thị trường.

Người có tố chất làm lãnh đạo sẽ không rơi vào tâm lý khủng hoảng,hoang mang (panic) khi có thay đổi. Người có tố chất làm lãnh đạo luônnhận thức về cơ hội mỗi khi có thách thức, chúng ta quay lại vạch xuấtphát để bắt đầu một chặng đường mới, không phải chúng ta đã đi đếncuối đường.

Định nghĩa khung kiến thức để cuộc chơi sòng phẳng

Trong đợt rà soát vừa rồi, Ban Tổng giám đốc mới tập trung đề cập tớinhững kiến thức sơ đẳng, chưa hỏi đến kiến thức chuyên sâu. Ví dụ:antena để lệch 3 độ so với cột, nhưng phải là so với trục ngang haytrục đứng, hay 5 yếu tố cạnh tranh trong môi trường vi mô làgì?...Nhưng rất nhiều các đồng chí không trả lời được. Tập đoàn chưacó khung kiến thức cho mỗi chức danh. Giám đốc Huyện, Trưởngphòng Kinh doanh, Trưởng ban kỹ thuật…thì phải có những kiến thứcgì, mức độ đến đâu. Khi có định nghĩa về khung kiến thức, thì quá trìnhphỏng vấn sẽ chỉ xoay quanh khung kiến thức đó và ai cũng có thể tựđánh giá được mình. Ngoài ra, Phòng Tổ chức Nhân lực Tập đoàn cũngsẽ phải xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp cho mỗi chức danh:muốn làm Giám đốc Chi nhánh tỉnh hay một chức danh quản lý bất kỳphải trải qua những vị trí nào, qua bao nhiêu nấc, cần những kiến thứcgì cho vị trí đó. Khi định nghĩa được khung kiến thức và lộ trình pháttriển nghề nghiệp, cuộc chơi sẽ sòng phẳng hơn. Muộn nhất trongtháng 9 năm nay, Tập đoàn sẽ làm xong việc này.

Tuy nhiên, với mỗi quy định cũng sẽ có những trường hợp đặc biệt đểđảm bảo không bỏ qua những người có tố chất đặc biệt. Vừa qua,chúng ta đã ban hành quy định về tuyển dụng và đào tạo cán bộ nguồn.Quy định yêu cầu phải tốt nghiệp chính quy, bằng khá trở lên ở 12trường Đại học có uy tín hiện nay, cùng một số chỉ tiêu về điểm số,chức danh đã trải qua …v…v…Nhưng trong quy định có một câu rấtquan trọng, đó là: “các trường hợp đặc biệt không đạt các tiêu chuẩntrên sẽ do Ban Tổng giám đốc Tập đoàn xem xét quyết định”. Cuộcsống có rất nhiều hoàn cảnh, không phải ai giỏi cũng thi được vàotrường giỏi (có thể gia đình khó khăn phải thi vào trường được bao

cấp); hoặc ai giỏi đi thi cũng đượcđiểm cao (học tài thi phận). Thựctiễn trên thế giới đã chứng minhrất nhiều người tài, kiến tạo ranhững bước ngoặt của nhân loạicũng có thể không được đào tạobài bản, như: Bill Gates, SteveJobs…Chính vì vậy, chúng takhông cực đoan.

Giám đốc tiếp tục là hạtnhân ở Chi nhánh

Khi tái cấu trúc Viettel Telecom,có một câu hỏi mà rất nhiềungười quan tâm, đó là: tổ chứcbán hàng theo kênh thì Giámđốc Chi nhánh có còn giữ vai tròhạt nhân không? Xin khẳng định:Giám đốc tiếp tục là hạt nhâncủa Chi nhánh đó. Chúng ta cầnnhớ rằng: bán hàng là một trongnhững hoạt động chính của Chinhánh, không phải toàn bộ hoạtđộng của Chi nhánh. Và nghiêncứu thị trường là gốc của tất cảcác vấn đề. Chưa nói đến việcsáng tạo ra sản phẩm, muốn bánđược sản phẩm thì cần phải“may đo” sản phẩm cho khít hơnvới thị trường. Giám đốc Chinhánh sẽ phải dẫn dắt để làmviệc đó. Thứ hai, chúng ta phântán thì có nguyên tắc rất quantrọng: “chia” rồi thì phải cóngười “cộng”. Chúng ta chia ra700 huyện, làm sao Tổng Giámđốc Viettel Telecom có thể cộngđược, chưa kể chia đến mức11.000 xã thì một người khôngthể nào cộng được. Chính vìvậy, việc cộng phải được diễn raở Chi nhánh, Giám đốc phải làmviệc đó. Giám đốc là người nắmkế hoạch và điều hành. Chúng takhông cực đoan, triết lý củachúng ta phải đi hai chân: vừa cóngành dọc xuyên suốt, vừa sátđược với địa phương.

Trước đây, tất cả các việc xuốngđến tỉnh, đều giao cho Giám đốc,dẫn đến Giám đốc quá nhiềuviệc, không quán xuyến đượchết. Bây giờ, với một nhân viênđịa bàn, chúng ta phân định: ailà người tuyển chọn? ai là ngườiđào tạo? ai là người giao hàngcho họ? ai là người đánhgiá?...Cùng là một đối tượng

TTI

ÊU

ĐIỂ

M

Page 11: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

10THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

nhưng có rất nhiều người tác động, mỗi người (Giám đốc Chi nhánh,Giám đốc Trung tâm Huyện, Giám đốc kênh…) làm một việc đểkhông va nhau.

Chúng ta mạnh hơn các Công ty khác là vì chúng ta có bộ máy ở địaphương. Giám đốc vẫn là hạt nhân ở Chi nhánh vì một lý do nữa.Người Châu Á có thành ngữ “dụng nhân như dụng mộc”. Vì ngườiChâu Á phải trực quan, mọi đánh giá phải qua đối mặt. Ở phương Tây,người đi làm có tính độc lập cao, quá trình “rung sóc” để tìm được việcphù hợp là do nhân viên là chính, không phải do lãnh đạo. Khi ngườinhân viên không thích hoặc không hợp họ sẽ lập tức rời bỏ công ty, họcũng dễ dàng hiểu nhau qua email hoặc giấy tờ. Còn ở Việt Nam, mặcdù công việc không hợp, không thích người lãnh đạo, nhưng do ngạidi chuyển hoặc lương tốt thì vẫn cố gắng duy trì. Vì vậy, người lãnhđạo Châu Á phải biết rõ từng nhân viên, nhận dạng để sắp xếp họ chophù hợp. Và chỉ có Giám đốc Chi nhánh mới có thể làm được việc này,làm nhiệm vụ quản lý con người ở Chi nhánh

Nhìn chung, định nghĩa về vai trò hạt nhân của Giám đốc là việc củaViettel Telecom. Giám đốc Chi nhánh là người giám sát, điều hành kếhoạch. Quá trình xây dựng kế hoạch từ dưới lên, tác động lẫn nhauvới các kênh. Giám đốc là người đánh giá thị trường: “đánh” vào đâu?Phân đoạn thị trường nào? Sản phẩm gì? Kênh gì?...thì Giám đốc Chinhánh là người đứng ra điều tiết, giải quyết mâu thuẫn giữa các kênh.Vì khi chia địa bàn giải quyết được độ sâu thì sẽ sinh ra: “địa bàn củatôi”, “địa bàn của anh”, có những khu vực giáp ranh, lấn nhau…Kháiniệm “thửa ruộng” (địa bàn) phải to ra, không nhất thiết phải là trạmBTS nữa. Trên mỗi địa bàn huyện có nhiều kênh cùng hoạt động, nếukhông có người điều tiết thì sẽ xảy ra kênh nào lo kênh đó. Nhưng mụctiêu của chúng ta là chiếm lĩnh địa bàn đó thì lúc này dùng lực lượngnày nhiều, lưc lượng kia ít. Các “quân, binh chủng” hoạt động theo

Ở Viettel, khi chúng ta quyết định thay đổi làchúng ta đã tính đến nhiều yếu tố. Thứ nhất,chúng ta cân nhắc xem nó có đúng xu thếkhông, có tốt hơn không. Nếu có thì chúng talàm. Thứ hai là chúng ta dám làm, dám thayđổi. Thứ ba, luôn tính toán để cho mọi ngườitốt hơn về cả câu chuyện cuộc sống và câuchuyện tư tưởng. Thứ tư, là yếu tố tâm lý lầnđầu cải cách. Sẽ dễ xảy ra câu chuyện bănkhoăn, chưa hiểu và chúng ta phải giải câuchuyện đó. Thứ năm, chúng ta phải nhìn nhậnđó là nhu cầu khách quan chứ không phải làquan điểm chủ quan của Ban giám đốc Tậpđoàn tự nghĩ ra.

“chiến thuật” của Giám đốc để đạtđược mục tiêu của chúng ta.

Không ai khác, Giám đốc cũng làngười đại diện cho Viettel đểquan hệ với chính quyền địaphương.

Khi khó khăn, hãy quayvề vấn đề cơ sở

Vừa rồi, chúng ta đẩy thưởnglên gấp 3 lần đối với phần giá trịtăng thêm của các Chi nhánh,khiến thu nhập chính do tạo ragiá trị tăng thêm chiếm 30%.Nếu trước kia phần này là 15%thì không ai để ý. Chính vì vậy,bây giờ, Giám đốc không tạođược thu nhập cho anh em thìkhông dám nhận vị trí. Cơ chếkhoán đã rõ ràng: giá trị tăngthêm cao thì lương sẽ càng cao.Nhưng mình mới đang khoánxuống Chi nhánh, trong khi bảnchất sự thông minh của một tổchức phải nằm ở “đầu”. Nên Vi-ettel Telecom phải khoán “đầu”,tức là khoán phòng, ban. Dướicơ sở cần nhiều sản phẩm đểbán, nhưng người sản xuất rasản phẩm không làm, hay Chinhánh đề xuất chỉnh sửa sảnphẩm cho dễ truyền thông, dễbán, phù hợp với thị trường,phòng ban cũng ì ra. Muốn bánđược hàng, việc đầu tiên là phảihiểu thị trường, sau đó sản xuấtra sản phẩm rồi mới đến bướcbán hàng. Như vậy, việc củaphòng ban phải làm trước rồimới đến Chi nhánh. Vì vậy,lương của phòng ban cũng phảitính theo giá trị tăng thêm.Phòng, ban và Chi nhánh phảinhận thức cùng hỗ trợ, phụthuộc vào nhau, cùng cộng sinh.Chúng ta cũng sẽ rà soát cơquan, không chỉ đưa ngườixuống tỉnh mà còn phải đưangười ở tỉnh lên, hoán đổi vị trísẽ giúp mọi người hiểu nhauhơn và bộ máy trơn tru hơn. Mớiđây, chúng ta đã đưa Giám đốcChi nhánh Viettel Bến Tre lênlàm Phó Tổng Giám đốc ViettelTelecom. Phải mạnh dạn đưangười ở dưới lên làm việc củatrên mới biết họ có làm đượchay không.

Page 12: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

11 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

TTI

ÊU

ĐIỂ

M

Có cách gì để làm tốt hơn giá trị tăng thêm? Khi gặp khó khăn thì chúngta nên làm gì? Anh Trung – PTGĐ thường nói “come back to the basics”– trở về vấn đề cơ sở. Tức là khi khó khăn, chúng ta hãy nhớ lại, ta đãtrở thành vĩ đại bằng con đường nào? Cái gì đã giúp chúng ta từ mộtcông ty nhỏ trở thành như hôm nay? Một trong những việc giúp cho Vi-ettel có ngày hôm nay là chúng ta đã từng tổ chức Ngày hội ý tưởng,brain storming. Tại sao mình không quay lại làm việc đó? Chúng ta cóthể thiết lập diễn đàn (forum) để mọi người trao đổi ý tưởng, có thể tổchức Ngày hội ý tưởng (1 -2 lần/ năm).

Bên cạnh đó, chúng ta giao cho tỉnh có 20% “may đo” sản phẩm và làsản phẩm co giãn được. Mạng lưới là hệ thống cứng nhắc nhất, khóthích ứng nhất cũng có thể “may đo” được bằng phần mềm. Vậy, tạisao dịch vụ lại không được “may đo”? Chúng ta cần đưa ra khái niệm“software defined product” – sản phẩm được định nghĩa bởi phần mềm,chứ không phải được định nghĩa bởi một số người.

Để tạo điều kiện cho Chi nhánh bán được hàng, công tác truyền thôngđặt ra những yêu cầu cao hơn trước rất nhiều. Trước năm 2006, mỗiquảng cáo của chúng ta gần như là một sự kiện và bản thân chúng tarất thích quảng cáo đó, sản phẩm đó. Hiện nay, các hình thức truyềnthông quảng cáo sản phẩm dịch vụ của chúng ta rất yếu. Phải làmsao để mỗi quảng cáo của Viettel xuất hiện như một tác phẩm. Triếtlý của chúng ta là: làm gì cũng phải xuất sắc, kể cả đọc một bản tintrên đài truyền thanh xã. Thomas Friedman (tác giả của cuốn sáchThế giới phẳng) trong cuốn sách Nước Mỹ đã từng như thế đã đưara khái niệm “Average is over” - không còn thời cho chủ nghĩa trungbình. Chúng ta muốn cạnh tranh thì phải hơn được người khác,không thể trung bình. Viettel Telecom cần tính toán trích tỷ lệ doanhthu để cho các tỉnh chủ động làm truyền thông mà cách tốt nhất làdựa vào phần tăng thêm. Chi nhánh sẽ chủ động trong cách bán,dùng kênh nào nhiều, kênh nào ít? Dùng công cụ gì? Phương pháptruyền thông nào?

Việc cần làm thứ ba để có được giá trị tăng thêm là phải mò mẫm tìmra các phân khúc thị trường. Muốn vậy, Giám đốc các Chi nhánh phảithực hiện văn phòng di động, thường xuyên ở trên thực tiễn thị trường(giao việc và phê duyệt văn bản bằng điện thoại và Ipad). Giám đốccác Chi nhánh trên thực tế đã từng đi xuống thị trường, nhưng thực sựsâu sát thì chưa nhều. Bây giờ, mỗi lần đi phải tìm ra được một phânkhúc thị trường, đi phải có sản phẩm, tạo ra giá trị gì đó thì mới đượcđịnh nghĩa là đã đi xuống thị trường.

Viettel Telecom vẫn là nôi đào tạo người Viettel

Trong suốt thời gian qua, nguồn nhân lực của Viettel Telecom luôn bị“đe dọa” bởi Viettel Global, những người có năng lực khá thường đượcđiều động phục vụ các thị trường. Đến nay, Viettel Global đã có 7 Côngty thị trường, có nguồn lực của mình, có thể điều chỉnh trong nội bộ.Từ trước, mỗi cán bộ, nhân viên đi nước ngoài trong nhiệm kỳ 3 nămchỉ đi một thị trường. Như vậy, vừa mới trau dồi được đủ kinh nghiệmthì về nước, trong khi về nước kinh nghiệm đó không được sử dụng.Lúc đó người mới sang tiếp quản, lại bắt đầu từ đầu. Có lẽ vì thế mỗithị trường mới lại mắc lại những lỗi giống như thị trường trước. Hiệnnay, chúng ta đã xây dựng chính sách, mỗi nhiệm kỳ đi nước ngoàichia làm hai khóa, mỗi nửa thời gian đi một nước thì sẽ khai thác đượckinh nghiệm của chuyên gia. Với cách làm như vậy, lực lượng luânchuyển nội bộ của Viettel Global đã đáp ứng được 40%.

Hiện nay, có rất nhiều đối tác liêndoanh của chúng ta tại thị trườngđã có yêu cầu chính thức về tỷ lệkhông quá 5% người Việt, như:Natcom, Star Telecom. Trên thếgiới, các công ty đầu tư nướcngoài, tỷ lệ chuyên gia nhiều nhấtlà 0,5%, có những Công ty chỉ là0,2%. Họ chỉ nắm giữ các vị tríchủ chốt. Từ yêu cầu này, chúngta đặt ra yêu cầu cán bộ nhânviên làm việc ở thị trường phảithực sự là người xuất sắc. Bởinếu xuất sắc, một người có thểquản lý cả trăm người và trămngười đó có xu hướng tiến bộ lên.Còn nếu là người trung bình, chỉcó thể quản lý được 10 người và10 người đó có khả năng đi xuốngyếu kém. Vì vậy, thay vì cần 10người trung bình, chúng ta nên

Page 13: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

12THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

tập trung tìm 1 người xuất sắc. Hiện nay, do Giám đốc các thị trườngkhông có ngoại ngữ, chỉ thích làm việc với người Việt và người trungbình thì không dẫn dắt được người khác nên xảy ra tình trạng, trong1.000 người của Công ty, 200 người Việt “cắm đầu, cắm cổ” làm, còn800 người sở tại vừa làm, vừa chơi. Khi tuyển chọn được người xuấtsắc, Viettel sẽ trả lương cao gấp đôi, gấp ba để người đi làm việc tạithị trường có thể mua được nhà.

Bên cạnh đó, một số cán bộ quản lý sẽ mãi mãi là quân số của ViettelGlobal, đầu tư nước ngoài trở thành nghề của họ. Họ sẽ không phảixa gia đình triền miên, nhưng hàng ngày quản lý các thị trường và sẵnsàng đi công tác dài ngày để hỗ trợ.

Với 3 cách thức như vậy, Viettel Global sẽ không cần nhiều người củaViettel Telecom như trước kia. Nhưng Viettel Telecom vẫn là nôi đàotạo người của Viettel. Vì việc đầu tư nước ngoài của chúng ta vẫn đangtiếp tục được mở rộng. Và bởi, nếu Viettel Telecom không tăng trưởng,không có các Công ty khác lấy người thì sẽ ít cơ hội cho những ngườitrẻ. Những người Viettel Telecom có kinh nghiệm kinh doanh viễnthông, nắm vững các quy trình, quy chế vẫn sẽ luôn trong tư thế sẵn

sàng, chuẩn bị tinh thần, trau dồingoại ngữ để có thể mở rộng thịtrường cho Viettel.

Một tổ chức muốn ổn định thì phảităng trưởng, nếu không sẽ bị ứđọng vì nguồn lực không đượcgiải phóng. Viettel Telecom và cácChi nhánh nếu bị điều động mộtvài người chính là cơ hội để pháttriển. Điều quan trọng nhất, làmthế nào để khi người đi có ngườithay ngay. Làm quản lý ở Viettelviệc đầu tiên là tìm người thay thếnếu mình đi khỏi vị trí đó.

Lịch sử viễn thông thế giới đangbước vào bước ngoặt của thời đại.Nếu chúng ta tiến lên, thay đổiđược và vượt qua giai đoạn này,chúng ta hoàn toàn có khả năng“quật ngã” những doanh nghiệpviễn thông cả trăm năm nay sốngbằng dịch vụ thoại từ thời tele-graph. Đây là cơ hội ngàn năm cómột. Viettel may mắn là xuất phátđiểm nghèo, đi sau, ít tuổi nên dễthay đổi hơn. Mỗi khi thay đổi thìnhững người vất vả nhất là BanTổng Giám đốc: suy nghĩ nhiềuhơn, quán xuyến nhiều hơn.Nhưng nếu không thay đổi, khôngphát triển thì hàng nghìn ngườikhông có cơ hội thăng tiến. Tươnglai đầu tư nước ngoài của Tậpđoàn phụ thuộc vào Viettel Tele-com, tương lai sản xuất thiết bịcủa Viettel dựa vào Viettel Tele-com, tương lai ngành công nghệthông tin Viettel cũng chính từ Vi-ettel Telecom, vì bản chất tất cảđều bắt nguồn từ nền tảng viễnthông. Tương lai của cả Tập đoànđang đặt lên vai Viettel Telecom.

Để bán được hàng, chúng ta phải tìm đến từng khách hàng

Page 14: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

13 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

VV

IETT

EL

GE

NE

Lữ đoàn 146 Hải quân, còn gọi là Đoàn Trường Sa chính làđơn vị chủ lực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quần đảo TrườngSa. Thế nên hầu hết các sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệpở đây đều ít nhiều có thời gian làm nhiệm vụ dài hạn trêncác đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Một quả đồi cao nằmtrong khu vực bán đảo Cam Ranh thuộc Vùng D Hải quân.Hầu hết cán bộ chiến sỹ thông tin của lữ đoàn đều đã từng

“đi đảo”. Và trong quãng thời gian đó, họ đều là những người đã trực tiếphàng ngày, hàng giờ duy trì cho sóng Viettel luôn thông suốt, nối đảo vớiphần còn lại của đất nước và thế giới.

Huyện đảo Trường Sa có lẽ là huyện duy nhất trên cả nước Viettel không cóđội ngũ nhân viên thường trực tại chỗ. Ngoài những chuyến công tác phối hợpgiữa Chi nhánh Viettel Khánh Hòa, TT kỹ thuật KV2 và Công ty Công trình Vi-ettel ra bảo dưỡng trạm ngắn ngày, còn lại toàn bộ sự sống còn của hệ thốngtrạm tại đây đều do các cán bộ chiến sỹ thông tin hải quân đảm nhiệm.

Nếu như trong đất liền, các cộng tác viên nhà trạm chủ yếu có nhiệm vụ vệsinh, vận hành máy nổ hay thông báo tình trạng thiết bị trạm để cán bộ kỹ thuậtcủa Viettel đến trực tiếp xử lý. Còn ở đảo thì nhờ cậy hết vào lính thông tin.Cũng là thông tin liên lạc nhưng vận hành một trạm phát sóng di động thật rấtkhác với công việc hàng ngày của một báo vụ viên. Không những thế, nếu nhưtrạm ở đất liền thường có phòng máy riêng, kín, có máy điều hòa nhiệt độ làm

LÍNH CHIẾN

Xuân An

Page 15: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

14THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

mát thì trạm ở đảo phải trực tiếp đối mặt với không khí đầy hơi nước mặn nênnguy cơ hỏng hóc các thiết bị điện tử là rất cao. Họ phải nắm hết các cấu thànhcơ bản của trạm. Nào truyền dẫn, cơ điện, tủ phát, card…. để khi có sự cố cóthể phối hợp với kỹ thuật Viettel trong đất liền để xử lý. Được cái, các anh trướckhi ra đảo nhận nhiệm vụ đều được Viettel tổ chức huấn luyện vận hành, xử lýsự cố trạm rất kỹ. Trong quá trình vận hành, bất kỳ một sự cố nhỏ nhất nàocũng được kịp thời phát hiện, Trung tâm kỹ thuật Viettel KV2 ngay lập tức hỗtrợ xử lý. Thậm chí, có những tình huống phức tạp thì Trung tâm Điều hành tậnHà Nội trực tiếp phối hợp xử lý. Trung úy Nguyễn Hồng Kiên, nguyên phụ tráchthông tin đảo Đá Đông cứ tấm tắc mãi, phải nói Viettel hay thật, chỉ cần mộtcard bị mất tín hiệu, hay đường truyền dẫn có suy hao là lập tức các anh ởtrong bờ gọi ra ngay để tìm hiểu nguyên nhân và hướng dẫn xử lý. Mặt khác,mỗi lần ra bảo dưỡng trạm là các anh Viettel luôn cấp dự trữ cho đảo rất nhiềuvật tư thiết bị thay thế nên cũng đảm bảo để anh em giữ sóng liên tục an toàn.

Để giữ sóng di động trên đảo cách đất liền mấy trăm hải lý, duy trì nguồn điệncho trạm mới là điều khiến anh em thông tin đau đầu nhất. Điện ở đảo chỉ cótừ máy phát điện và hệ thống pin năng lượng mặt trời. Máy phát điện mỗi ngàychạy 16 tiếng. Còn lại là dùng acqui. Về lý thuyết thì như vậy là đủ dùng. Nhưngthực tế, việc vận hành đều đặn như vậy khiến acqui rất mau xuống dung lượng.

Phòng máy trạm BTS trên đảo Trường sa lớn

Page 16: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

15 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

VV

IETT

EL

GE

NE

Có khi chạy chưa đến 50% thời gian quy định đã sụt nguồn, gây cảnh báo vàcác anh ở KV2 lại điện ra đề nghị chạy máy bổ sung nguồn. Nhưng ngặt nỗidầu đã được cấp theo kế hoạch cả năm, chạy nữa là hụt lượng dự phòng bắtbuộc. Muốn dự trữ nhiều hơn cũng khó, vì bị hạn chế bởi sức chứa của tàuvận chuyển cũng như khả năng chứa của đảo. Pin mặt trời cũng có hạn chế làhết nắng là hết điện… Để giải quyết phần nào, đến năm 2012 vừa rồi, Viettelđã đầu tư cấp bổ sung cho toàn quần đảo tới 30 tấn bình acqui, đủ cho mỗitrạm 3 bộ đủ chạy song song, vừa có dự phòng nên chất lượng tăng lên hẳn.

Đại úy Lê Văn Hoài, vừa từ đảo chìm Núi Le trở về cứ nhắc mãi kỷ niệm trạmViettel được dựng lên tại đây. Trước vốn đảo phải dùng ké sóng từ Đảo TốcTan nên chất lượng không tốt. Mặt khác, đây cũng là một ngư trường và là nơitrú bão rất được ngư dân ưa thích. Có lúc khoảng 5-6 chục chiếc tàu đánh cácùng neo tại đây rất nhộn nhịp. Ai ai cũng lăm lăm cái điện thoại để gọi. Thế lànghẽn sóng. Năm 2012, một đoàn 15 cán bộ của Viettel đổ bộ lên đảo lắp trạm.Cả đảo gác công việc tham gia cùng anh em. Khó khăn nhất là lúc vận chuyểnchiếc máy phát điện nặng tới 600kg từ tàu vào xuống bè, rồi lại từ bè lên đảo.Tất cả phải bằng sức người trong điều kiện sóng gió cấp 5, cấp 6. Mất đúng 1ngày, 8 người Viettel cùng với mấy chục cán bộ chiến sỹ của đảo ngâm mìnhdưới nước biển, vần ngược xuôi rất nhiều cách mới đưa được máy lên đúngvị trí đã định. Đến lúc đó chiến sỹ khẩu đội trưởng pháo 12 ly 7 mới biết mìnhbị sóng đánh va vào máy rách toạc cả ống chân. Chưa hết, chiếc cột 6 đốt mớilắp đến cột thứ 3 thì có anh lính đảo đã không chịu được vì ngợp gió.. Cả nhómViettel làm việc liên tục hầu như không nghỉ. Lính đảo thương quá nấu cháo gàđể bồi dưỡng mà cũng không kịp ăn. Thời gian chỉ cho phép đúng 2 ngày khitàu quay lại đón là phải phát sóng xong

Nói về sức làm việc của mấy anh em Viettel, Nguyễn Hồng Kiên cũng lắc đầuquầy quậy khi nhớ đến anh Tuấn được cử ra đảo Đá Đông để sửa truyền dẫn.Thức trắng 2 ngày đêm, làm việc liên tục không nghỉ, ăn thì rất nhanh… nhưanh đấy thì lính chuyên nghiệp như em cũng không theo được. Đến khi tàu đónđến giờ khởi hành, tàu hú còi giục ra vẫn nhất định không, phải có sóng mới ratàu. Đến lúc xong thì đảo phải điều xuồng CQ chở đuổi theo tàu để về đất liền…

Sóng di động ở Trường Sa có đã là rất quý, không những vậy còn ngày mộtrộng hơn, tốt hơn. Trung tá Trịnh Văn Tuấn khiêm tốn bảo, anh em chúng tôi cótrách nhiệm với trạm là đương nhiên. Trạm hoạt động là vì chúng tôi mà. Nếukhông có một quyết tâm cao độ và kiên trì như lính chiến thực thụ của Viettel,chắc chắn sóng di động sẽ chẳng ra được đến đây đâu…

Page 17: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

16THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

Trung uý Nguyễn Hồng Kiên: Thật khâm phục

tinh thần làm việc của anh em Viettel

Page 18: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

17 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

BB

INH

PH

ÁP

“ĐÍNH KÈM”sự chân thànhvào mỗi việcmình làm“Hãy đính kèm sự chân thành vào mỗi việc mình làm” là câu mà anhTuấn, Phó Giám đốc trung tâm bán lẻ, Công ty TM&XNK thườngxuyên nói với nhân viên của mình trong các buổi họp chuẩn bị chokhai trương siêu thị mới. Kế hoạch đặt ra là phải khai trương và đưavào hoạt động 25 siêu thị trong quý 2. Trung tâm và các Chi nhánh đãdồn toàn bộ sức lực để hoàn thành chỉ tiêu này.

Xuân Đức

Page 19: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

18THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

Phát tờ rơi như mời cưới

Cứ mỗi một siêu thị chuẩn bị khai trương, tất cảcán bộ khối phòng ban của Trung tâm bán lẻ đềuđến tận huyện hỗ trợ phát tờ rơi thông báo vềngày giờ địa điểm và nội dung các chương trìnhkhuyến mãi. Không giống những cách phát tờ rơithường thấy như đứng ở các ngã tư, rải dọc cácbãi đỗ xe, hay đợi ở các cổng trường phát ào àocho sinh viên, lần này các nhóm được quán triệtcách phát tờ rơi phải theo kiểu “mời cưới”. Kiểu“mời cưới” ở đây tức là phải “đến tận nơi, đưa tậntay và nói trực tiếp”, phải mặc đồng phục, tươicười, nói năng lịch sự, lễ phép và quan trọng nhấtlà phải “đính kèm” sự chân thành của mình vàomỗi tờ rơi được phát.

Anh Lê Duy Bách, Phòng Bảo hành, Trung tâm bánlẻ kể: hôm ấy cùng anh em siêu thị đi phát tờ rơi dọckhu chợ ngay trung tâm huyện Ứng Hòa. Lúc đó vàokhoảng 9h30 sáng nhưng nắng đã lên bỏng rát, mộtbà cụ lưng còng khoảng 70 tuổi, tay trái xách làn, tayphải xách một bao tải gì đó khá nặng. Thấy đội củaanh Bách mặc áo đồng phục của Viettel, bà tiến lạigần hỏi nhỏ: “Các chú cho bà đi nhờ về nhà đượckhông? Nhà bà xa quá mà không có ai đến đón cả”.Rất nhanh, anh Bách lấy xe chở bà cụ về ngôi làngcách đó chừng vài cây số. Khi xuống xe, bà cụ nóivới mấy người hàng xóm gặp trước cửa nhà: “Mayquá được chú Viettel đèo về, chứ không đến tối tôi

cũng chưa đi bộ về đây được”. Cảm động trước lòng tốtcủa chàng trai trẻ, bà cụ mời anh ở lại ăn cơm trưa. Nhưnganh Bách phải từ chối vì cả đội vẫn đang chờ anh về đểtiếp tục công việc. Lúc chuẩn bị ra về, anh Bách xuống xe,đưa hai tay cho cụ một tờ rơi và mời cụ đến tham dự buổilễ khai trương siêu thị vào ngày hôm sau. Bà hứa sẽ đếnvà mua hàng. Chẳng có gì để cảm ơn “chú Viettel”, bà cụbèn xin anh thêm mấy tờ rơi nữa. Buổi chiều hôm ấy, bàđã giúp anh đi thông báo cho cả xóm về việc ngày hômsau khai trương siêu thị của Viettel.

“Chúng tôi mang đến sự chân thành, khách hàng đáplại chúng tôi bằng sự chân thành khác. Điều đó chínhlà động lực rất lớn để những nhân viên nữ như tôi vượtqua khó khăn” chị Nguyễn Thị Thu, bộ phận Chăm sóckhách hàng của Trung tâm bán lẻ chia sẻ. Trước khisiêu thị huyện Vụ Bản - Nam Định khai trương, chị cùnganh em ở siêu thị đã tỏa ra các nhà hàng xóm xungquanh để mời tham gia buổi khai trương và xin phépđược “làm phiền” trong suốt 3 ngày diễn ra sự kiện.Thấy những cô gái Viettel bé nhỏ ngoan ngoãn lễ phép,người dân trong tổ dân phố không chỉ ủng hộ hết mình,mà sau đó họ còn góp tiền mua một lẵng hoa lớn tặngmừng cho siêu thị.

Hạnh phúc bắt nguồn từ sự chân thành

“6 giờ sáng, đã có người đứng đợi sẵn ở cửa siêu thị,8 giờ sáng, khách đã xếp hàng chật kín cả cửa ra vào”

Đối với người Viettel, gửi tờ rơi đến khách hàng phải trân trọng như đi mời cưới

Page 20: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

19 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

BB

INH

PH

ÁP

chị Vũ Hồng Nhung, bộ phận Marketing của Trungtâm bán lẻ, một trong những người hỗ trợ từ đầucho siêu thị Chúc Sơn – Chương Mỹ - Hà Nội kểlại cho tôi về ngày khai trương đặc biệt ấy.

Chị Nhung đảm nhận nhiệm vụ làm MC chochương trình. Khách đông đến mức bên trong siêuthị chỉ chứa được một phần nhỏ, mọi người đứngtràn hết ra cả vỉa hè. Vừa mới bắt đầu được vàiphút, trời bỗng đổ mưa. Hoang mang chưa biếtphải xử lý như thế nào, chỉ lo khách về hết thì hỏngcả chương trình, chị đứng nép vào phía gốc câytrước cửa siêu thị. Hai anh bảo vệ cũng nhườnghết hai cái ô cho khách đứng. Kì lạ ở chỗ, lượngkhách đến tham gia càng ngày càng đông, nhiềungười vẫn đứng xếp thành hàng mặc kệ trời mưa.

“Các bạn nhân viên! Chúng ta có thể ướt nhưngkhách hàng không thể ướt!” anh Tùng, phòng Kinhdoanh của Trung tâm bán lẻ hô to từ phía sau. Rồianh lấy chính chiếc áo mưa duy nhất của mìnhtặng cho một người phụ nữ đứng cạnh. Thấy vậy,anh em trong siêu thị liền tập hợp toàn bộ áo mưavà ô của mình tặng hết cho số khách hàng đangđứng dưới mưa. Số lượng người càng ngày càngđông, anh em tự góp tiền rồi cử một người chạy đigom hết áo mưa của các cửa hàng gần đó về tặngdù khách có mua hàng hay chỉ đến xem. Vừa nhậnáo mưa từ chị Nhung, nữ khách hàng cười tươitâm đắc: “Chưa bao giờ đi mua hàng mà tôi đượcđối xử tốt đến như vậy”.

Chắc hẳn chị Hạnh Lê (nhân viên Trung tâm bán lẻ)sẽ chẳng bao giờ quên hình ảnh của hai cụ già trongngày cuối cùng của đợt khai trương tại siêu thị huyệnYên Lạc - Vĩnh Phúc. Đến siêu thị từ sớm để thamgia bốc thăm may mắn mua điện thoại giá rẻ, hai cụgià tuổi chừng thất thập buồn rầu ngồi sụp xuống ghếkhi biết mình bốc vào hai lá thăm 140 nghìn đồng chứkhông phải lá thăm 99 nghìn đồng. Móc trong cạpquần ra một chiếc túi vải nhỏ cũ kĩ, hai cụ chỉ cònđúng 200 nghìn đồng, vừa đủ mua 2 chiếc với giá 99nghìn đồng. Mong ước của hai cụ là mua được haichiếc điện thoại để khi nào lạc đường không tìm thấynhau còn gọi cho nhau được. Để ý hai cụ già từ sángsớm với vẻ mặt háo hức, rồi bây giờ hai cụ chỉ nhìnnhau thở dài, chị Hạnh Lê không phải mất một giâysuy nghĩ rút trong ví của mình ra 100 nghìn đồng vànói: “Cháu xin tặng hai bác 100 nghìn đồng, cộng vớisố tiền trong túi và hai lá thăm 140 nghìn đồng, haibác có thể mua ngay hai chiếc điện thoại ạ”. Ngỡngàng trước hành động của cô gái bé nhỏ mặc áođồng phục bán hàng của Viettel, hai cụ cầm lấy sốtiền, vừa mừng vui, vừa cảm động. Chị Hạnh Lê tươicười với hai cụ rồi lại tiếp tục quay lại với công việccủa mình. Cảm động trước tấm lòng của cô gáiViettel, hai cụ lại gần vỗ vai và dúi vào tay chị hai hộpsữa tươi vẫn còn buộc kín trong túi nilon: “Cảm ơncháu vì đây là lần đầu tiên hai bác có điện thoại đùng,chẳng có gì nhiều nhưng cháu không được từ chốinhé, uống vào cho có thêm sức để làm việc cháu ạ!”Cầm trên tay hai hộp sữa, nhìn hai cụ vui tươi với haichiếc điện thoại, chị cảm nhận được hạnh phúc đangở ngay bên trong chính mình, và chị biết rõ: hạnhphúc quý giá ấy bắt nguồn từ sự chân thành.

Tổng kết đến hết Quý 2, Trung tâm đã vượt chỉ tiêuthêm 01 siêu thị. Tổng số siêu thị được khai trươngvà đi vào hoạt động kinh doanh đã là 26. Đặc biệthơn, sau 3 ngày diễn ra khai trương, tất cả 26 siêuthị đều vượt chỉ tiêu về doanh thu. Nhiều Siêu thịtrung tâm như ở Trường Trinh, TP HCM đạt mứcdoanh thu lên đến 2 tỉ đồng, Đặc biệt, những siêu thịcấp huyện như ở Chúc Sơn đã thu được về số tiềnlên đến 1,2 tỷ đồng, nhiều gấp đôi chỉ tiêu doanh thucủa Trung tâm đề ra. Không chỉ ở Chúc Sơn, Cácsiêu thị khác như ở Yên Lạc - Vĩnh Phúc, ở Kì Anh -Hà Tĩnh hay ở Uông Bí - Quảng Ninh… đều đạt đượcmức doanh thu tương tự.

Kết thúc chương trình hỗ trợ khai trương siêu thị,những cán bộ phòng ban như chị Nhung, chị HạnhLê, anh Tùng… đều đã rút ra được những kinhnghiệm, trải nghiệm cho riêng mình. Nhưng trên hếttất cả, việc “đính kèm sự chân thành vào mọi việcmình làm” đã trở thành kim chỉ nam cho chính họtrong công việc cũng như trong cuộc sống.

Siêu thị Viettel tluôn đông khách sau ngàykhai trương

Page 21: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

20THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

PP

NG

SỰ

Mỗi lần ngược biên cương, hình ảnh đẹp nhấtđọng lại trong tâm trí mỗi người thường lànhững cột mốc mang dáng hình cây tre kiêuhãnh, là bóng áo xanh của người lính biênphòng và những dòng sông mang trầm tíchxứ sở miệt mài đưa nước về xuôi. Giữangàn xanh điệp trùng và mênh mang sươngtrắng ấy, thật dễ dàng bắt gặp những cột

sóng vươn cao trên những rông núi mờ xa. Chúng đã tiếp thêm sứcmạnh cho bước tuần tra qua rừng dày sương lạnh, góp phần tạodựng niềm tin, sự nỗ lực vươn lên cho cộng đồng các dân tộc nơibiên viễn. Những cánh sóng mang dáng hình Tổ quốc ấy đang dầntạo nên một “chủ quyền biên giới” đầy hiệu quả.

Kế thừa tư tưởng “biên phòng hảo vị trù phương lược” của cha ông,những người lính biên phòng qua 55 năm gắn bó với đồng bào biênải, thế hệ này nối tiếp thế hệ kia đã đặt những viên gạch vô hình xâydựng nên phòng tuyến biên giới giữa lòng dân. Gây dựng nênnhững phòng trào toàn dân bảo vệ đường biên cột mốc, bảo vệ anninh xóm bản…

Nhất quán với quan điểm “yêu nhau thì rào dậu cho kín”, công táctiến hành phân giới cắm mốc trên thực địa toàn tuyến biên giới giữaViệt Nam và các quốc gia láng giếng đã đang gần cán đích… Vàcon đường mang dáng hình đất nước, chạy từ địa đầu Móng Cáiđến nơi cuối trời Tây Nam Bộ Hà Tiên đang mỗi ngày một dài hơn,mang lại lợi ích to lớn về quốc phòng cũng như mở ra những cơ hộihội nhập và phát triển cho những xã nằm tại những vùng lõm màđường tỉnh lộ, huyện lộ chưa thể với tới… Trong tất cả những hoạchđịnh lớn lao ấy, không thể phủ nhận được sự đóng góp lặng thầmcủa những đồng đội làm nhiệm vụ viễn thông. Ở đâu có đồn biên

TỔ QUỐCNhững cột sóngmang hình

Vân Anh

Page 22: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

21 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

phòng, nơi đó có trạm thu pháttín hiệu. Nơi nào đường tuần trabiên giới vươn tới, không lâusau sẽ có sự tiếp bước củanhững người lính Viettel để đưabiên cương gần lại thêm nhờthông tin liên lạc. Hẳn đã phải córất nhiều cân nhắc và bàn cãigiữa việc đầu tư những trạmphát sóng có khả năng phục vụtrên 2.000 thuê bao mà khoảnđầu tư kinh phí thường cao gấp3 lần ở đồng bằng chỉ để duy trìhoạt động cho vài trăm thuê baocó mức tăng trưởng thấp. Và rồixuất phát từ trách nhiệm trướcđất nước và dân tộc, từ quanniệm nhân văn, người nghèo cóthế mạnh của riêng mình. Đó làđộng lực vươn lên rất mạnh mẽ.Họ cần cơ hội. Đầu tư vàonhững khu vực còn nhiều khókhăn là trao cho người nghèo cơhội để vươn lên… 775 trạm phátsóng thông tin di động vùng biênvới tổng kinh phí lên tới 215 tỷđồng đã được đầu tư xây dựngcho mục đích phủ sóng khẳngđịnh chủ quyền, trực tiếp gópphần đảm bảo an ninh biên giới.

Thượng tá Đinh Ngọc Ánh –trưởng ban vận động quầnchúng Bộ đội Biên phòng LàoCai vẫn thường nhắc đếnkhoảng thời gian sát cánh cùngnhững người lính thông tin Viet-tel mở cung đường biên cươngvô hình ấy. Trước năm 2005,đường biên Tây Bắc xa ngútngàn, có biết bao con đườngchạy giữa mênh mang đá núi,vắt ngang lưng trời mà đến vớicác đồn trạm biên phòng, đếnvới các bản làng biên giới.“Đường đi khó đâu phải vì ngănsông cách núi, mà tại bởi lòngngười ngại núi e sông” suốtmười năm qua, trên những“thông thiên lộ” đầy gian nan,nguy hiểm ấy đã in dấu chân vàthấm đẫm giọt mồ hôi củanhững người làm nhiệm vụ“cõng sóng lên non”.

Mường Khương, Bát Sát, Y Tý,Bản Lầu, A Mú Sung… vạchsóng phủ tới đâu, niềm vui ùa vềtới đó. Những đồn trạm tiềnphương vốn bao năm xa cách

PP

NG

SỰ

Page 23: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

22THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

với hậu phương bởi khoảng cách địa lí nay bỗng trở nên gần gũibiết bao khi có được một cây cầu nối ấm áp tình đồng chí, đồng độivà sự sẻ chia trách nhiệm vì một biên giới bình yên.

Mỗi lần đề cập về vấn đề an ninh biên giới trên địa bàn, chủ tịchUBND tỉnh Hà Giang Đàm Văn Bông lại kể câu chuyện: “Khi chúngtôi đặt vấn đề về việc cần có thông tin liên lạc tại các khu vực BìnhTân (điểm nóng về khai thác, vận chuyển, buồn bán trái phép lâmsản), Nậm Ty ( nhằm phát triển chương trình cây dược liệu của tỉnh),Nậm Khòa (xã đặc biệt khó khăn của tình thường xuyên bị cô lập vìbị sạt lở đường mỗi khi trời mưa)…với các doanh nghiệp viễn thôngtrên địa bàn thì ngay lập tức Viettel không ngần ngại nhận tráchnhiệm và điều mà chúng tôi bất ngờ là chỉ sau một thời gian ngắntriển khai, Viettel đã đáp ứng được yêu cầu này”

Vấn đề mà chủ tịch UBND tỉnhHà Giang nhắc đến là câuchuyện của năm 2010. Đó làthời điểm mà trên tuyến biêngiới Hà Giang vô cùng phức tạpbởi những kẻ manh động, liềulĩnh xông vào các gia đình đểbắt cóc phụ nữ, trẻ em. Trướcđó, phong trào “chiếc mõ anninh, chiếc gậy an toàn” tại cácxã biên giới đã đạt được nhữnghiệu quả nhất định trong việcduy trì an ninh thôn bản, kêugọi cộng đồng đoàn kết bài trừcái xấu, đấu tranh với các loạitội phạm. Song do công tácthông tin liên lạc còn nhiều bấtcập do bà con chưa có điệnthoại, nên hiệu quả ngăn chặncũng vì thế mà ít nhiều chưakịp thời. Từ cái khó của lựclượng vũ trang và sự nguyhiểm đến tính mạng người dân,chi nhánh Viettel Hà Giang đãcó sáng kiến phối hợp vớiBĐBP để cấp phát miễn phíđiện thoại cho đại diện ngườidân. Những trạm phát sóngBTS trở thành những trinh sátđặc nhiệm âm thầm. Nhữngchiếc điện thoại trở thànhphương tiện liên lạc thiết yếucho người dân trong việc giaolưu, buôn bán nông lâm sản vàđặc biệt là để thông báo nhữngsự vụ liên quan đến trật tự antoàn của thôn bản cũng nhưcủa bản thân cho lực lượngchức năng, giúp cho các anhkịp thời xử lí tình huống, chủđộng liên lạc chỉ đạo phươngán tác chiến để giải cứu nhiềuphụ nữ, trẻ em bị kẻ xấu bắtcóc qua biên giới, nhanh chóngổn định tình hình địa bàn.

Mỗi lần các chiến sĩ biên phòngvà công an Hà Giang xuống cơsở, là mỗi lần nhà trưởng bảntràn ngập tiếng nói tiếng cườicủa bà con dân bản đến hỏithăm. Ngày chúng tôi đượctham gia chuyến đi xuống cơ sởcùng bộ đội biên phòng cũngkhông ngoại lệ, chỉ có điều ba vịkhách đặc biệt ôm theo nhữngsản vật mộc mạc của núi rừngbiên giới đến tặng các anh hômnay là một ông bố trẻ cùng haicậu con trai “trứng gà trứng vịt”.Cách đây bốn năm, nhờ có cuộc

Chiếc điện thoại di động đã được các chiến sỹ biên phòng trưng dụng

thành công cụ hỗ trợ đắc lực mỗi khi đi trinh sát

Page 24: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

23 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

gọi kịp thời của trưởng bản mà các chiến sĩ biên phòng quả cảmcủa đồn Biên phòng Bạch Đích đã kịp thời mật phục dọc đườngbiên, giải cứu hai cậu bé này trước khi những kẻ thủ ác đưa các embán sang bên kia biên giới.

Anh Thào Nảo Pao – bố của hai cháu nhỏ bị bắt cóc mặc dù khókhăn diễn đạt bằng tiếng Kinh nhưng luôn miệng cảm ơn bộ đội biênphòng và kể đi kể lại câu chuyện “cái điện thoại nó cứu con mình”.

Riêng trên tuyến biên giới của tỉnh Lạng Sơn thì chiếc điện thoại diđộng đã được anh em trưng dụng thành một công cụ hỗ trợ rất đắcdụng trong những đêm mật phục, đón lõng các đối tượng cõng hàngbuôn lậu ngay sát đường biên. Giữa đêm biên giới ướt sương, ánhsáng của màn hình di động được cài dưới bụng mỗi trinh sát sẽ làđèn tín hiệu giữa các tổ phục kích, giúp các anh hiệp đồng ăn ý, bắtquả tang đối tượng với đầy đủ vật chứng.

Còn ở miền đất hoa ban Sơn La, vùng biên thuộc huyện Mộc Châuluôn được coi là điểm nóng về tình trạng buôn bán ma túy. Nhữngnăm trước, địa bàn này mỗi đêm có từ 5 đến 10 toán vận chuyểnma túy, các bản giáp biên hai nước Việt Nam – Lào có tới 70% ngườidân địa phương bị lôi kéo, tiếp tay hoặc trực tiếp mua bán, vậnchuyển ma túy. Xác định rằng, rất nhiều trong số tội phạm kia lànhững người dân nghèo khó bị lôi kéo nên mục đích của Kế hoạch1048 là tác động tận gốc đến từng địa bàn, dồn tổng lực để tuyêntruyền, vận động cho người dân hai bên biên giới hiểu rõ tác hại củama túy, hiểu hơn về các hành vi vi phạm luật. Đường dây nóng sửdụng mạng Viettel của chỉ huy các đồn biên phòng được cung cấpcho người dân hai nước. Sau một thời gian tuyên truyền, vận động,gần như 100% người dân biên giới hai nước đã ủng hộ, đồng lòngđứng về phía Bộ đội Biên phòng và cung cấp cho các anh nhiều tintức có giá trị qua sóng điện thoại.

Nhưng thử thách đối với những người lính đứng chân nơi biên viễnvẫn chưa dừng lại. Năm 2011, một số đối tượng đã ráo riết chuẩn bịcác kế hoạch thù địch, chống phá Việt Nam, âm mưu chia cắt đồngbào Mông với cộng đồng cả nước. Chúng câu móc, lợi dụng vấn đềdân tộc để lén lút hoạt động, xúi giục bà con tập trung về khu vựcbiên giới huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên để cầu nguyện và biểutình, đòi thành lập Vương quốc Mông. Lời đồn lan xa, đã có biết baobà con bỏ lại nương rẫy, bản làng để tham gia cuộc bạo động chỉvới niềm tin mông muội vào vào một nhà nước nào đó không tồn tại.

Làm thế nào để sớm ổn định tình hình, giúp bà con hiểu rõ nhữngđiều bịa đặt mà bọn xấu từng reo rắc ??? Gánh nặng đặt trên vaingười lính biên phòng cùng các lực lượng khác đứng chân tạiMường Nhé mỗi ngày mỗi lớn. Những tháng ngày u ám ấy, đã cóbao đêm các anh thức trắng với hàng trăm phương án tác chiếnđược đề ra. Nếu trước đây, họ cầm súng để chiến đấu thì ngàynay, chỉ có thể dùng trí chứ không thể dùng lực. Biết bao mũi maiphục đã được giăng trong các khu rừng già biên giới, các đườngmòn lối tắt được dự báo là đường rút của những kẻ kích động.Những chiếc điện thoại đầu số 097, 098 trong tay họ hoạt động hếtcông suất để liên tục cập nhật mọi biến động của đối tượng vàđồng bào, cung cấp các các nguồn tin giá trị cho Bộ chỉ huy đểphân tích, xác định đối tượng để chủ động vô hiệu hóa các hoạtđộng chống phá. Cùng với đó tại khu vực đang diễn ra bạo động,hoàn toàn bị chặn các tần số liên lạc viễn thông các mạng di động,

PP

NG

SỰ

Page 25: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

24THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

dần cô lập và phá rã các nhómbạo động, bắt giữ các đối tượngcốt cán và vận động, thuyếtphục những người nhẹ dạ, cảtin quay trở lại với cuộc sốngđời thường.

Định hướng chiến lược của Vi-ettel “Đưa công nghệ thông tinvà viễn thông len lỏi vào từngngõ ngách của cuộc sống” cũngkhông nằm ngoài nhiệm vụ đảmbảo quốc phòng, an ninh. Vớiđội ngũ và khả năng làm chủcông nghệ của mình, Viettelđang phối hợp cùng lực lượngBộ đội Biên phòng trong việctriển khai hệ thống camera giámsát biên giới. Được giới côngnghệ đặt tên là “mắt thần” biêngiới, hệ thống này sẽ đảm nhiệmviệc tạo ra một mạng lưới quảnlý bao trùm toàn bộ các khu vựcđường biên quan trọng, trên cơsở phát triển khoa học côngnghệ, có thể bao phủ toàn bộđường biên giới đất nước, khuvực hải đảo và quần đảo. Cácthông tin được cập nhật thườngxuyên và chuẩn xác, giúp BĐBPchủ động tác chiến trong mọitình huống.

Dấu ấn của những vùng đất vốnchỉ gợi nên những hình dung xaxôi, lạc hậu ấy đã đọng lại tronglòng những ai đã tới về dángđứng của những người línhbiên phòng thân thiện nơi cửakhẩu hay màu quân hàm xanhlấp lánh giữa lá rừng theo bướcchân tuần tra. Và hơn cả làdáng vẻ hồn hậu, dễ mến củađồng bào các dân tộc trên biêngiới trong phiên chợ vùng cao.Biên giới không xa xôi, hiểm trởnhờ những cột sóng mang hìnhtổ quốc.

Những cột sóng mang hình Tổ

quốc đã tiếp thêm sức mạnh

cho bước tuần tra nơi biên viễn

Page 26: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

25 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

Dương Minh

“Trong những năm ở đảo, có lẽđiều đặc biệt nhất mà mình đượcchứng kiến chính là việc đảo cósóng Viettel.” Lữ đoàn trưởng Lữđoàn 957- Vùng D Hải quân,nguyên Trưởng đảo Trường SaLớn, Thượng tá Nguyễn ĐạiDương nhớ lại như một niềm tựhào vậy. Rồi bằng chất giọngQuảng Trị nằng nặng nhưng sôinổi anh Dương kể lại…

Ngày ấy, tin Viettel sẽ ra lắp trạmphát sóng di động loan ra khiếncả đảo từ cán bộ chỉ huy, đếnchiến sỹ, người dân đều rộn hếtcả lên. Vậy là sắp chấm dứt cảnhcứ mỗi sáng chủ nhật, mọi ngườitập trung để đồng chí phụ tráchthông tin của đảo gọi tên theodanh sách đã được trưởng đảophê duyệt… để được gọi điện vềnhà qua máy VSAT. Chiến sỹ phảilà người có thành tích được khenthưởng trong tháng, còn cán bộsỹ quan mỗi tháng cũng chỉ được1 lần gọi về tổ ấm nơi đất liền.Đảo trưởng cũng không được ưutiên. Mà chất lượng cũng phậpphù lắm, tiếng nói thường bị trễđến mấy giây, hôm nào thời tiếtxấu là… nghỉ.

Ngày tàu đưa đoàn cán bộ kỹthuật của Viettel cập đảo, cán bộchiến sỹ kéo ra đón tận cầu tàu vàđược cả đảo chiều chuộng nhưthượng khách. Tất cả những việcnặng đều bị anh em chiến sỹtranh nhau làm. Mấy chú Viettelchỉ cần tập trung thao tác kỹ thuật

PP

NG

SỰ

CÂY CẦU vĩ đại

Page 27: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

26THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

để trạm mau phát sóng. Rồi thời điểm tích hợp phát sóng cũng đến.Chiều hôm đó, toàn đảo tập trung. Anh em sỹ quan, chiến sỹ, ngườidân tụ tập háo hức như có hội. Đảo trưởng Nguyễn Đại Dương làngười thực hiện cuộc gọi đầu tiên về đất liền. Đó là cuộc gọi về Trungtâm Kỹ thuật Viettel Khu vực II thông báo: sóng đã thông, toàn đảo gửilời cảm ơn Viettel đã kết nối đảo với đất liền. Người nghe máy là mộtcô gái có giọng ngọt đến giờ có nghe lại anh cũng nhận ra. Sau khi gọimột vòng thông báo cho các thủ trưởng Vùng D Hải quân, anh Dươngmới gọi về cho vợ qua điện thoại của hàng xóm. Giờ đảo có sóng rồi,em mua máy điện thoại đi. Từ nay gọi lúc nào cũng được mà. Rồi đảotrưởng quyết định ngả 3 con lợn, cả đảo liên hoan ăn mừng sóng Viettelđã phát…

Từ ngày hôm đó, đời sống trên quần đảo đã bước hẳn sang một thờikỳ mới.

Không còn cảnh ngóng tàu ra đảođể nhận thư nữa. Bởi chẳng có ailại gửi thư cho người bất cứ lúcnào cũng nói chuyện trực tiếpđược. Mà có gì cần viết thì đã cóthư điện tử, gửi nhận tức thì.Không còn cảnh đọc báo cũ đếnnửa năm. Bởi báo online đượclính ta cập nhật từng phút qua In-ternet trên những chiếc điện thoạithông minh đủ loại. Nên lính đảotừ đó cũng “văn minh” lắm, khôngbị mắc bệnh “ngố biển” vì mùthông tin nữa…

Cũng có thêm những việc chưatừng có. Quý giá nhất có lẽ là

Thượng tá Nguyễn Đại Dương: Viettel đã bắc một cây cầu vô hình mà vĩ đại

Page 28: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

27 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

những cuộc hội chẩn cấp cứu liên đảo, hay thậmchí giữa đảo với bác sỹ trong bờ bằng điện thoạidi động. Nhờ vậy mà đã có rất nhiều trường hợpcán bộ chiến sỹ, và ngư dân đánh bắt cá trênvùng biển quần đảo được kịp thời cứu sống.Không chỉ cán bộ, chiến sỹ, mà cả ngư dân trêncác tàu cá đều biết và có thể gọi cho đảo trưởngbất cứ lúc nào. Khi rảnh rỗi thì hỏi thăm, lúc sựvụ thì nhờ hỗ trợ rất kịp thời. Nhờ vậy mà bà concũng yên tâm hơn hẳn trong mỗi chuyến ra khơi.Anh Dương nhận thấy rằng, từ ngày có sóng diđộng, số lượng tầu thuyền của bà con đánh bắttrên ngư trường Trường Sa đã tăng lên rõ rệt.

Với tư cách là một chỉ huy chịu trách nhiệm toàndiện ở hải đảo tiền tiêu, anh Dương cho rằng,điều quan trọng nhất mà sóng di động Viettel đãtrực tiếp đóng góp, đó là yếu tố quyết định củngcố tinh thần bộ đội. Nói không hề quá, sóng Viet-tel đã bắc một câu cầu vô hình nhưng thật vĩ đại...

Ở đảo cả 2 thời kỳ như anh Dương mới thậtthấm thía hết ý nghĩa của sóng di động nơi bốnbề mênh mông sóng nước. Những ai đã từngmỗi lúc hoàng hôn trùm dần xuống đảo lại ngồinao nao nhìn về phía đất liền mới thật sự hiểu vìsao lính đảo thường nói, giờ đất liền chỉ còn cáchđảo một nút bấm. Niềm vui hay những nỗi âu locủa đời sống không còn phải mong mỏi nhiềutháng trời qua những cánh thư nữa mà đượcchia sẻ mỗi ngày. Có anh sỹ quan lanh lợi tuytiếng là ở đảo nhưng hàng ngày chỉ đạo vợ con

làm kinh tế gia đình sát sạt rất hiệu quả. Là người điđảo lâu năm, anh Dương nhận thấy rằng, từ ngày cósóng di động, cái cảm giác biền biệt xa xôi không cònnữa. Và dường như thời gian cũng trôi nhanh hơn vớinhững người lính đảo, dù rằng cũng như trước kia,thường đã đi đảo là xa đất liền hàng năm trời.

Anh Dương nhớ mãi một lần, đang dịp tết Nguyên đánvậy mà thấy Thuận- chiến sỹ bếp trưởng của đảo mặtmũi buồn thiu. Hỏi ra mới biết, mẹ cậu có điều gì đókhông hài lòng với con dâu tương lai và đang muốn lygián lứa đôi đã yêu thương nhau tình sâu nghĩa nặng.Thương quá, anh Dương quyết định ra tay giúp. Thế làsáng mùng 5 Tết, diễn ra một cuộc đàm thoại cả tiếngđồng hồ giữa đảo trưởng và bà mẹ của bếp trưởng tậnHải Hậu, Nam Định. Bằng tất cả sự chân tình của ngườilính, bằng sự hợp tình hợp lẽ của người chỉ huy, anhDương đã giữ được người yêu cho chàng sỹ quan trẻ.Giờ thì chàng và nàng đã thành vợ chồng. Ngày anhDương về nhận công tác trong đất liền, đến thăm thủtrưởng cũ chàng vẫn nói, nhờ có cuộc điện thoại đó màem giữ được người yêu. Phải ngày trước, một năm chỉcó mấy là thư thì có lẽ…

Thế nên, nếu có sự cố, trạm phải dừng phát sóng là bộđội xót xa lắm… Ôi chao, chưa từng thấy khách hàngnào nói về chất lượng dịch vụ của một doanh nghiệpbằng một giọng thân thương đến như vậy.

Trường Sa chỉ cách đất liền một cái bấm máy

PP

NG

SỰ

Page 29: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

28THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

Sau 20 năm quay trở lạivới Trường Sa, đại táquân đội - nhà văn ChuLai phải thốt lên: “Khôngxa đâu Trường Sa ơi!Bởi Trường Sa giờ đâyđã không còn là "côđảo", đã xanh tươi đầysức sống"... Chúng tôiđã có buổi trò chuyệncùng ông về hai chuyếnđi cách nhau gần mộtphần tư thế kỉ để thấyđược những đổi thaycủa đảo Trường Sa…

PP

HỎ

NG

VẤ

N

20 NĂM SAU,ngày trở lại...

Mai Lê

"Cô đảo" cô đơn…

PV: Ấn tượng chuyến đi đầu tiên ra đảo Trường Sa của nhà văn?

Nhà văn Chu Lai: Cách đây 20 năm, Chu Lai khi ấy đang là trungtá, đi chuyến tàu đầu tiên ra Trường Sa mất 4 ngày 3 đêm. TrườngSa ngày đó âm thầm, hiu quạnh, heo hút, không có một ngọn sángđèn, với những căn nhà chòi xiêu vẹo…

Những người lính sống như cái bóng vật vờ. Khi bóng chiều toảxuống, tất cả chìm trong bóng tối. Chỉ còn những con vật lang thangở trên bãi, mà đảo ngày ấy cũng chỉ có heo, gà và chó thôi. Khôngcó truyền hình ở đảo nên đời sống tinh thần của các chiến sỹ chỉ cóđược mỗi khi có đoàn nghệ sỹ ra đảo, Nhớ các nghệ sỹ và thèmkhông khí của những buổi như vậy, , người lính đặt tên cho nhữngcon heo, con chó của đảo bằng tên của giới nghệ sĩ. Nào thì conchó "Thanh Hoa", "Thu Hiền", con heo "Hồng Nhung" "Thanh Lam"…

Page 30: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

29 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

PP

HỎ

NG

VẤ

N

PV: Đảo ngày ấy có vẻ "ma mị"quá, phiêu linh quá.

Nhà văn Chu Lai: Có một câuchuyện ám ảnh tôi, ấy là chuyệnba người lính trên giàn DK cao30m so với mặt nước. Đêm giaothừa, biển mênh mông mù mịt,ba người sợ cô đơn quá, cầmnhững vật nặng nhất gõ chanchát vào thân giàn, những gõbao nhiêu thì những tiếng độngdồn dập ấy ăn sâu vào lòng bấynhiêu, khiến họ càng cô đơn.

Cho nên, có người lính đứng trênđỉnh chóp nhà giàn, nhìn về vệtđất liền mờ mịt mà hét to lên: "Mẹơi, vợ ơi, con ơi… anh về với bumày đây", rồi lao từ 30m xuốngmặt nước. Không sao cả, anh tabò lên. Giờ chắc không còn cảnhđó nữa, vì đã có điện thoại, mà lạicó 3G vào được internet.

Trường Sa ngày đó khôngnhững cô đơn về mặt tâm hồnmà còn thiếu thốn về vật chấtnữa, điều gì khốc liệt hơn, theonhà văn?

Không có gì khốc liệt bằng sự côđơn về tâm hồn. 20 năm trướcđảo không có phương tiện thôngtin, không truyền hình, khôngđiện thoại, không radio… Ngườilính hoàn toàn cô đơn trên côđảo. Đảo thì…sáng xanh, trưaxanh, chiều xanh, biển về đêmtrong tâm thức người lính cũngmang màu xanh, và sáng dậythì…lại xanh. Cái màu xanh rờnrợn ma quái như kéo giật tâmhồn con người xuống lòng đạidương bao la, vô định.

Cũng có người lính không chịunổi cảnh ấy, bèn khai bệnh kiết lỵxin về (bởi đảo ngày ấy không córau xanh nên bệnh ấy là phổ

biến). Nhưng khi được về, người lính ấy lại khóc rống lên. Bởi vì, hoára khi đi rồi, mới thấy mảnh đất này lưu dấu nhiều kỉ niệm biết chừngnào. Những kỉ niệm càng khổ đau, càng thiếu thốn, càng cô đơn thì lạicàng trở nên nặng lòng và khó tả. Và lại càng yêu đến quặn lòng.Những tưởng bỏ được, rời xa được, nhưng khi được bỏ được rời xathì lại thấy nặng nợ vô cùng. Cuối cùng anh ta lại xin ở lại.

PV: Có phải nỗi cơ đơn chìm trong bóng tối ấy càng khiến nhà vănbị ám ảnh khi nhắc đến Trường Sa của 20 năm đã qua?

Nhà văn Chu Lai: Tôi ám ảnh bởi tình người, tình vạn vật ở đảo.Tại cái Pông tông tiền tiêu đó, có ba người lính và thêm một chú heocon. Chú heo bỗng thành vật nuôi trong nhà, thành điểm tựa tinhthần cho con người giữa mịt mù sóng nước, thế rồi bỗng một ngàysóng to bão lớn, thực phẩm không ra được, người đói heo đói nhưngngười lại chẳng thể nhẫn tâm ăn thịt heo, lại không đành ngồi nhìn

Nhà văn Chu Lai

Page 31: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

30THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

heo gầy mòn chết dần. Thế là một nghị quyết chi bộ ba người đượchình thành: Quyết định thả heo xuống biển và người bí thư được cửra làm cái công việc khó nhọc này. Nửa đêm anh dong chú heo rangoài vòng quẩn hải lưu, thả tay rồi trở về, cả đêm cả ba đều thaothức không ngủ được. Bất ngờ khi ánh trời hực lên, họ lại thấy chúheo lóp ngóp bơi vào, ướt sũng, mõm kêu khụt khịt, tái ngắt...Sự côliêu ở đảo làm cho vạn vật gắn kết nhau mạnh mẽ.

Nhiều lắm những câu chuyện như thế, miền hoàng hôn màu lá mạrợn sóng buồn miên man đã lặn sâu khắc khoải vào trong ký ức củatôi. (PV - "Hoàng hôn màu lá mạ" là tác phẩm được nhà văn ChuLai viết lại sau chuyến đi này).

Không xa đâu Trường Sa...

PV: Ngày trở lại Trường Sa gần đây, với anh chắc hẳn có nhiều lạlẫm?

Nhà văn Chu Lai: Một ngày cuối năm trở lại, từ trên trực thăng lượnvòng nhìn xuống, tôi ngỡ ngàng không còn nhận ra cái ốc đảo ngàynào trơ trụi một màu bạc phếch ấy nữa. Như đi nhầm, như lạc vàomiền cổ tích, như ảo giác không có thật. Xanh mướt, xum xuê, máingói tươi đỏ, nhà cửa khang trang, sóng vờn bãi cát, êm ả, thanhbình cứ tưởng chừng mình sắp đáp xuống một khu resort giữa biểnrộng cồn cào sóng nước nào đó. Hai mươi năm sau trở lại, Chu Laiđã về hưu rồi!

Lạ nhất là đón mình ở sân bay lại có bảy tám tà áo dài. Nó khiếncho mình nhớ ngược lại ngày xưa, cách đây 20 năm, một trongnhững thiếu thốn ghê gớm nhất của người lính Trường sa là khaokhát bóng hình con gái. Khao khát đến nỗi một năm có một đoànvăn công nào đó ra Trường Sa biểu diễn, thì các cô gái văn côngbuổi chiều đi tắm giặt, phơi phóng ở trên dây và sáng ra tất cả đồlót đều biến mất. Hoá ra, những người lính Trường Sa cắt nhỏ rathành những mảnh, như những mảnh tâm hồn, sau đó chia đều chonhau nhét vào trong gối. Và gối đầu ngủ cho đến sang năm vì mớilại có một tốp văn công nữa ra. Chẳng phàm phu tý nào, bởi họ quákhao khát dáng hình con gái. Khao khát đến cồn cào đến gần nhưlà siêu tưởng.

PV: Trường Sa của ngày nay không khác nhiều so với một phườngcủa thành phố Nha Trang. Điều anh ngạc nhiên nhất là gì?

Nhà văn Chu Lai: Tiếng quạt gió điện quay vù vù, kêu lạch xạch nhưquạt tai voi thời bao cấp, bởi vì gió biển, muối biển làm cho quạt gỉhết nhưng vẫn sản ra điện… Khi mặt trời buông xuống…Tất cả cáckhu doanh trại, các phòng ốc bỗng sáng bừng. Và kỳ lạ hơn, là nhữngngười lính mỗi người cầm một chiếc điện thoại. Sau khi ăn cơm xong,

Page 32: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

31 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

PP

HỎ

NG

VẤ

N

thay vì phải ngồi đọc báo cho đỡ buồn, thì mỗi anhlính chọn cho mình một góc. “Mẹ ơi... Nghe đài nóiở quê mình đang có áp thấp, mẹ có đau lưngnhiều không?” “Trời trở lạnh, đưa con đi học, emnhớ mặc ấm cho thằng bé nhé. Ngoài này cũngmưa suốt. Càng mưa càng thương mẹ con em...”.“ Em... Anh vẫn khỏe, vui và đếm từng ngày đểđược về phép gặp lại em…". Có lẽ cũng là lý dođó mà trong đoàn đi của tôi chuyến ấy còn cóThiếu tướng Dương Văn Tính, Phó Tổng giám đốcTập đoàn Viettel.

Hỏi ra mới biết bộ đội trên đảo đều được trang bịmiễn phí loại máy chạy bằng sim Viettel này vàchỉ có Viettel mới có sóng bởi sự hiện diện củanhững cây ăng ten mang nhãn mác Quân độiđang sừng sững đứng ở góc đảo kia.

Viettel đó, kéo 600 dặm, gần hơn nghìn cây sốcủa đất liền sát gần với Trường Sa, khiến mìnhthấy như là xóm này nói chuyện với xóm kia, ấmáp vô cùng.

Vậy là Trường Sa không còn là "cô đảo" nữa rồi,đã mang dáng dấp, mang hơi thở của cuộc sốngrồi đúng không nhà văn?

Những lúc rảnh rỗi, đảo đã có ti vi để xem. Các casĩ nổi tiếng, các ngôi sao xuất hiện trên truyền hình.

Những con vật Trường Sa năm nay đã được "trả lạitên cho em" là con Đốm, con Vện, con heo… chứkhông còn mang tên của cô ca sĩ nào đó nữa.

Đặc biệt nhất ấy là tiếng trẻ thơ khóc ban đêm. Âmthanh ấy là thanh âm của tâm hồn, của cuộc sống.Buổi sáng ra có tiếng trẻ học ê a ở trong nhàtrường. Lạ lắm.

PV: Nghe anh nói vậy em thấy Trường Sa trở nêngần gũi quá?

Nhà văn Chu Lai: Trong hoàng hôn ngày cuối năm,gặp một lính đảo trẻ, tôi đem băn khoăn của mình hỏicậu ta: " Cả đất liền đang hướng về Trường Sa vớinhiều nỗi lo lắng mơ hồ, còn tại đây cháu có sợkhông?". Và được nghe một câu trả lời bình thản đếnbất ngờ: “Lo lắng gì thủ trưởng. Tụi con ở đây là cứkhỏe re, chả sợ gì cả, làm sao phải sợ khi đất củamình mình đứng, cả nước lại đang ở phía sau chúngcon, ai dám động đến mà có động cũng chả được”.

Trường Sa đang sống trong sự che chở, sự ấm ápcủa cả Tổ quốc, thế nên tạo nên một dáng đứngbình thản của người lính hôm nay như thế…

PV: Em mong một ngày được đến với Trường Sađể trải nghiệm và cảm nhận tinh thần ấy.

Trường Sa không còn là cô đảo cô đơn

Page 33: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

32THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

PP

HỎ

NG

VẤ

N

ĐƯỜNGTRỤC nghĩa

tìnhTính đến thời điểm này, Viettel đã xây dựng vàkhai thác 6 đường trục cáp quang Bắc – Nam.Đường trục cáp quang 1A chạy dọc theo đườngdây 500KV mạch 1; đường trục 1B chôn dọctheo đường sắt; đường trục 2B treo dọc trêncột thông tin tín hiệu đường sắt; đường trục 1Cchạy theo đường 35 KV; đường trục 1D chạytheo đường Hồ Chí Minh và đường trục mới tiếpnhận từ EVN Telecom cũng chạy trên đường500KV mạch 2. Sáu đường trục song song, vuhồi cho nhau, tạo nên thế vững chắc cho mạnglưới viễn thông của Viettel. Nhưng, đường trụctạo nên tiền đề phát triển cho Viettel chính là 1A- khối tài sản lớn đầu tiên do BTLTTLL giaoquản lý, điều hành. Sau hơn 10 năm đưa vàokhai thác, Viettel đã làm tăng dung lượng củađường trục lên hàng chục lần và mới đây đãchuyển giao quyền sử dụng lại cho cái nôi pháttriển của mình – Bộ Tư lệnh Thông tin Liên lạc.PV Nội san đã có cuộc trao đổi với Thượng táTrần Khoa – Phó Phòng Tác chiến – Bộ Tư lệnhThông tin Liên lạc (BTL).

Hà Thành

Page 34: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

33 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

PV: Với tư cách là người tham gia vào quá trình xây dựngđường trục 1A cho đến nay, đồng chí đánh giá về vai tròcủa đường trục này đối với thông tin liên lạc của quân độinhư thế nào?

Thượng tá Trần Khoa: Đây là đường trục đầu tiên của BộQuốc phòng, do đó, ngay khi có chủ trương triển khai tuyếnđường trục này, Tư lệnh của Binh chủng khi đó là đồng chí HồTri Liêm đã trực tiếp tham gia vào quá trình điều hành và xâydựng đường trục. Tôi còn nhớ, lúc ấy, để xin được giấy phépxây dựng, đồng chí Hồ Tri Liêm còn túc trực ngay bên ngoàiphòng bệnh của Chủ tịch nước là bác Lê Đức Anh. Sau đó thìhàng ngày, xuống giao ban, điều hành trực tiếp tại Viettel đểtriển khai dự án.

PV: Vâng, tôi cũng được nghe kể lại, Tư lệnh Hồ Tri Liêm cònnói với các đồng chí của mình khi đi làm đường trục “nếukhông thành công, anh em mình chỉ có nước lên rừng làmphỉ”. Điều đó cho thấy quyết tâm của các đồng chí lãnh đạoBTL rất cao và vai trò, ý nghĩa của đường trục này rất lớn.Nhưng, khi ấy điều kiện kinh tế của chúng ta còn hạn chế vàkinh nghiệm chưa có nhiều, vậy công nghệ mà chúng ta sửdụng cho đường trục được đánh giá như thế nào?

Thượng tá Trần Khoa: Tôi không tham gia trực tiếp vào côngđoạn này thì không nắm rõ nhưng tôi biết rằng, chúng ta đãchọn công nghệ tốt nhất thời điểm đó, công nghệ SDM 16 vàmua của đối tác nhiều kinh nghiệm từ Israel. Trên tuyến, nhiềunhà trạm khi đó không có điện lưới, chúng ta còn sử dụngnăng lượng từ pin mặt trời để đảm bảo duy trì nhà trạm. Saunày, khi Viettel xây dựng các đường trục tiếp theo, tôi đượcbiết các bạn cũng lựa chọn những công nghệ tốt nhất hiệnnay, đó là DWDM.

PV: Hình như đồng chí đã có dịp đi dọc tuyến cáp này, đồngchí có kỷ niệm gì đáng nhớ không?

Thượng tá Trần Khoa: Năm 98 đường trục được đưa vàosử dụng thì đến năm 99 xảy ra một trận bão lụt rất lớn ởHuế. Khi ấy, đường trục đã phát huy hiệu quả tối đa. BộQuốc phòng luôn nắm được thông tin từ Huế để điều hànhcông tác chống lũ và bảo vệ an toàn cho nhân dân. Tôichưa có dịp đi hết 19 trạm của tuyến đường trục 1A, nhưngcũng đi được khoảng 2/3 trong số đó. Hầu hết các trạm nàyđều nằm ở những nơi hoang vu, điển hình như trạm Q12,nằm lưng chừng đèo, nếu đi không cẩn thận có thể trượtchân rơi xuống vực, hay như trạm Q18, nằm giữa rừng caosu, mà bạn biết đấy, mủ cao su rất độc, số còn lại, đa sốnằm gần các nghĩa trang liệt sỹ nên đôi khi có những câuchuyện thuộc về tâm linh rất khó lý giải. Nhưng hầu hết cácchiến sỹ bám trụ tại các nhà trạm này đều tìm cách vượtqua khó khăn. Ngoài việc thường xuyên đi dọc tuyến cápđể quản lý thì các đồng chí còn phải tự tăng gia sản xuấtđể bổ sung thêm nguồn thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày.Thế mới thấy được sự vất vả của những người xây dựngtuyến cáp này năm xưa.

PV: Khi được bàn giao về BTL,các đồng chí đánh giá đườngtrục có đủ để đáp ứng các nhucầu của BTL hay không?

Thượng tá Trần Khoa: Đườngtrục này được thiết kế cho nhucầu sử dụng của Quân đội tớinăm 2018 và bây giờ khẳng địnhlà tầm nhìn đó của những ngườithiết kế ban đầu hoàn toàn đúngđắn. Đó là chưa kể đường trụcnày còn có thể nâng cấp cấuhình lên gấp nhiều lần khả nănghiện có để đảm bảo truyền dẫncho quân sự. Ngoài ra, cho đếnthời điểm này, đây là đường trụccó hệ số an toàn cao nhất. Cònnhớ đợt lũ năm 2011 tại MiềnTrung, các đường trục khác đứt

PP

HỎ

NG

VẤ

N

Page 35: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

34THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

hết, 1A được trưng dụng để vu hồi cho các tuyến bị đứt và đã làmrất tốt nhiệm vụ đảm bảo thông tin của mình.

PV: Với việc có riêng 1 đường trục, công tác thông tin liên lạc, tác chiếncủa Quân đội có gì đổi mới không thưa đồng chí?

Thượng tá Trần Khoa: Có rất nhiều cái mới. Nếu trước kia, chúng taphải đánh tín hiệu bằng rơ mooc, tịch tịch tà, thì bây giờ, chúng ta có thểgọi điện thoại trực tiếp rất nhanh và thuận tiện. Nếu trước kia, cả đại độimới có 1 máy điện thoại thì bây giờ mỗi đại đội có 1 tổng đài. Nhiều ứngdụng mới được phát triển dựa trên đường trục này. Ví dụ như Viettel vừalắp cho BQP một hệ thống cầu truyền hình giao ban xa 300 điểm, tiếtkiệm được rất nhiều tiền. Ngay như với BTL thì ngày nào chúng tôi cũngtổ chức giao ban ngày qua hệ thống cầu truyền hình của riêng mình.

PV: Là một cán bộ, nhân viên của Viettel, khi nghe các thông tin màđồng chí cung cấp, cá nhân tôi cảm thấy rất tự hào vì đã đóng góp mộtphần nhỏ làm hiện đại hóa công tác thông tin liên lạc trong Quân đội.Trân trọng cảm ơn đồng chí về cuộc nói chuyện này.

Viettel đã đóng góp một phần hiện đại hoá công tác thông tinliên lạc trong Quân đội

Page 36: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

35 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

CC

ÂU

CH

UY

ỆN

TH

ƯƠ

NG

HIỆ

U

không chỉ biếtlàm nông nghiệp

Nam Anh ghi chép

Đó là lời khẳng định của Madam Safura, Ủyviên trung ương Đảng cầm quyền Frelimo– Mozambique, đồng thời là Chủ tịch HĐQTCông ty Movitel. Nếu như trước đây, ngườidân Mozambique biết đến Việt Nam quasách lịch sử để hiểu về cuộc chiến tranhgiải phóng dân tộc, về vị chủ tịch nước vĩđại Hồ Chí Minh, về đại tướng Võ NguyênGiáp. Sau này, họ lại biết đến Việt Nam quacác chuyên gia y tế, nông nghiệp. Còn bâygiờ, nói đến Việt Nam là nói đến Movitel. Aiđã từng đặt chân lên đất nước Mozambique2 năm trở lại đây, hình ảnh quen thuộc vàkhông dễ gì quên được là người dânMozambique với ngón tay cái giơ lên,miệng thì hô to “Movitel – Việt Nam”. Và câuchuyện của Madam Safura phần nào lý giảiđiều đó.

Người Việt Nam

Những chuyên gia viễn thông Việt Namđã giúp Mozambique ghi tên trên bản đồviễn thông thế giới

Page 37: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

36THÁNG 07/2013 NGƯỜI VIETTEL

dân đất nước tôi vẫn chỉ có ấntượng rằng người Việt Nam rấtgiỏi làm nông nghiệp. Kim ngạchthương mại hai nước trong từngấy năm cũng chỉ ở mức 40-45triệu đô, thực sự vẫn không xứngtầm quan hệ.

Đến chuyên gia viễnthông

Cho đến một ngày vào khoảngnăm 2009, tôi gặp lãnh đạo cấpcao của các bạn tại thủ đô Ma-puto. Tôi mới biết đến Việt Namcòn đầu tư ra nước ngoài cả lĩnhvực viễn thông, vốn là lĩnh vực lâunay chỉ dành cho các tập đoàn đaquốc gia hàng đầu trên thế giới.Và trong một chuyến đi thăm Vi-ettel tại Việt Nam, tôi đã ra mộtquyết định vô cùng bất ngờ vớichính phủ Mozambique, đó là hợptác với Viettel để làm viễn thông.Tôi vẫn còn nhớ, lãnh đạo Viettelhỏi tôi: “Madam Safura, tôi có thểra quyết định ngay hôm nay, vậyMadam có thể làm điều đó ngaytại đây, trong cuộc họp này (dù đómới là cuộc họp lần thứ 2- PV)không? Và tôi đã ra quyết địnhngay hôm ấy. Và thế là chúng tađi cùng nhau”. Khi những người ởMozambique biết được quyếtđịnh này của tôi, họ thực sự bị sốcvà nói tôi bị điên. Tôi vẫn nhớ, họgào lên với tôi và bảo rằng “ngườiViệt Nam không biết gì về viễnthông hết, họ chỉ biết làm nôngnghiệp thôi”. Rất nhiều người ởChính phủ Mozambique đã ngăncản tôi. Tuy nhiên sau đó, tôi vẫnkiên định với lựa chọn của mìnhvà như bạn biết đấy, cuối cùngchúng tôi đã thắng thầu. Khi traogiấy phép cho Movitel, một sốquan chức chính phủ nói với tôirằng họ cấp phép cho Viettelchẳng qua vì đối tác của Viettel làSPI, thuộc về Đảng cầm quyềnthôi. Nhưng họ nghĩ chắc chắnchúng tôi sẽ thất bại. Cũng có lúcnhìn vào hồ sơ thầu, tôi tự hỏimình “ôi trời, Safura ơi, Safura sẽ

Từ chuyên gia nông nghiệp

Vốn là người có vị trí cao trong xã hội Mozambique, có tiếng nói trongĐảng cầm quyền, bà Safura biết rất rõ mối quan hệ giữa Việt Nam vàMozambique từ khi hai nước mới thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm1975. Hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống, đã từng ủng hộ lẫnnhau trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và sự nghiệp xâydựng, phát triển kinh tế ở mỗi nước. Việt Nam chính thức lập Đại sứquán tại Mozambique vào năm 1976, tuy nhiên đến năm 1990, do khókhăn kinh tế, ĐSQ này tạm đóng cửa cho tới gần 10 năm sau mới mởlại. Thời gian đó “Nếu bạn sang Mozambique, đi xuống các khu vựcnông thôn bạn sẽ rất ngạc nhiên khi có nhiều người Mozambique dùkhông biết tiếng Việt hay tiếng Anh nhưng sẽ nói: Việt Nam, cụ Hồ”, bàSafura nói thêm “rồi sau này người dân Mozambique còn biết Việt Namcó các chuyên gia về giáo dục, y tế, đặc biệt là có nhiều chuyên gianông nghiệp từ Việt Nam sang giúp đỡ đất nước tôi”. Nhưng rồi cũngchỉ có thế trong suốt 10 năm, mặc dù có một số doanh nghiệp ở cáclĩnh vực khác như dầu khí sang đầu tư ở đất nước này nhưng người

Page 38: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

37 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

về lý do có mặt của Movitel. Nhưng các bạn đã chứng minh đượcthiện chí và tấm lòng với người dân Mozambique bằng chính hànhđộng của mình. Chúng tôi đánh giá cao sự đầu tư nghiêm túc của Vi-ettel, của Movitel vào hạ tầng viễn thông và CNTT của Mozambique;đồng thời trân trọng cảm ơn về những đóng góp của các bạn vào sựphát triển an sinh xã hội của quốc gia mà chương trình internet miễnphí đến các trường học, chương trình tài trợ chính phủ điện tử lànhững ví dụ sinh động…".

Niềm tin của tôi đã được tưởng thưởng xứng đáng bằng sự ghi nhậnkhông chỉ trong nước mà cả quốc tế bằng các giải thưởng quốc tế uytín nhất khu vực dành cho Movitel. Tôi còn nhớ sau khi nhận giải, cóphóng viên đã hỏi tôi: có phải Movitel đã trả tiền để được nhận giảinày? Tôi nói: bạn là phóng viên, nhà báo, bạn biết cách để xác minhthông tin mà. Tại sao bạn không tự mình đến thẳng vùng nông thôn

CC

ÂU

CH

UY

ỆN

TH

ƯƠ

NG

HIỆ

U

tuân thủ toàn bộ cam kết trongbản hồ sơ thầu này thật sao?”.Tuy nhiên, ngay cả khi như vậy,tôi vẫn có một niềm tin ở Viettel vàMovitel. Đó là một cảm giáckhông thể giải nghĩa được. Cónhiều người bảo tôi tại sao khônglựa chọn các đối tác lớn hơn Viet-tel, đến từ Châu Âu hay HànQuốc. Nhưng tôi quyết chọn Viet-tel vì chỉ những người đã từng làbạn, chỉ những người cũng đangnghèo khó mới có thể bình đẳngvới nhau và thực sự coi nhau làđối tác. Thông thường các công tylớn hay coi chúng tôi là đối tácnhỏ. Nhưng Viettel thì đối diện vớitôi và cho tôi cảm giác được là đốitác thực sự, ở vị trí ngang hàngvà được tôn trọng.

Khi tôi chứng kiến người Viettellàm việc ở đây, thấy sự hy sinh vàtận tâm với công việc của ngườiViettel, thấy cách Viettel huy độngngười tới giúp Movitel rồi cách màngười Viettel làm, tôi tin Movitelsẽ thành công.

Và giá trị của niềm tin

Hơn 1 năm sau, chúng tôi đã làmnên được điều tuyệt vời nhất:khai trương mạng Movitel với sựhiện diện cùng lúc của ngài Tổngthống, Thủ tướng, 18 bộ trưởngtrong nội các Mozambique và rấtnhiều nghị sĩ Quốc hội. Đây làmột điều "xưa nay hiếm" với sựkiện của một doanh nghiệp. Điềuđó đủ nói lên uy tín, sự yêu mếncủa chính quyền đối với Movitel.Đích thân Tổng thống ArmandoEmilio Guebuza đã xúc động nóirằng: "Cách đây hơn một năm,khi Chính phủ cấp giấy phép thứba cho mạng viễn thông này, aiđó trong chúng ta còn nghi ngờ

Bà Safura tại Lẽ trao giải “Doanh nghiệp dẫn đầu về năng lực cạnhtranh khu vực Châu Phi” dành cho Movitel

Page 39: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

38THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

của Mozambique kiểm tra xem vùng phủ ở đó thế nào và khi bạn quaytrở lại hãy nói cho tôi nghe bạn đã thấy những gì nhé. Phóng viên ấychỉ cười và nói: tôi biết, Movitel của bà đã làm được điều kỳ diệu vàmang sóng đến khắp mọi nơi.

Và rõ ràng rằng sự có mặt của Movitel đã đem lại những bước pháttriển mạnh mẽ về kinh tế - những bước tiến bền vững, bền vững ởđây là về mặt con người. Chính những người Viettel đã đào tạo chongười Mozambique cách làm việc và cách tư duy không giống vớicác doanh nghiệp khác. Viettel đến đây cũng không phải 100% vì lợiích kinh tế, mà chuyển giao công nghệ cho người Mozambique vàbên cạnh đấy, còn có những chính sách xã hội thúc đẩy kinh tế củaMozambique, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.Chưa có con số cụ thể song những khác biệt mà chương trình Inter-net trường học này đưa ra đã tạo nên những bước tiến rõ rệt về cách

tiếp nhận thông tin. Trước đây,các trường tiếp nhận công văncủa Bộ, Sở phải ra bưu điện vàcó thể mất tới 30 ngày, nhưnghiện nay với kết nối Internet màMovitel cung cấp thì ngay lập tứccác trường có thể nhận đượccông văn. Mỗi trường, sau khi cóđường Internet cũng cố gắngtrang bị thêm máy tính cho họcsinh tiếp cận nhiều hơn. Đó làkhác biệt lớn nhất mà Movitelmang lại cho nền giáo dụcMozambique.

Và ngày hôm nay tôi lại ngồicùng với một phóng viên khác.Cậu ấy hỏi tôi: Movitel sẽ là số 1vào năm tới chứ? Tôi trả lời chắcchắn rồi. Phóng viên ấy tròn mắtvà hỏi tôi: liệu bà có bị điênkhông? Tôi cười: “đúng rồi, tôiđiên, tôi phát điên vì nghĩ tớicảm giác của mình chứng kiếnkhoảnh khắc Movitel sẽ trởthành số 1”. Cũng như ngày đầutiên khi nhiều người Mozam-bique hỏi tôi có bị điên không khichọn người Việt Nam làm viễnthông ấy. Tôi tin vào sự lựa chọncủa mình và tôi biết chắc chắnrằng người Việt Nam không chỉbiết làm nông nghiệp.

Page 40: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

39 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

NN

ỜI V

IETT

EL

XẤ

U X

Í

Minh Anh

Tập đoàn có chủ trương về việc cánbộ khối phòng ban của tất cả cáccấp trong Tập đoàn trực tiếp nghe,trả lời các phản ánh của khách hàngnhư một CallCenter thực thụ để cócảm nhận về thị trường, để hiểuđược rằng, việc có được một thuêbao đã khó, nhưng giữ chân được

một khách hàng còn khó hơn rất nhiều. Sẽ có 4 đợtđược tổ chức, và hiện nay, TTCSKH đã thực hiệnthành công 3 đợt. Lướt một vòng trên Facebook aicũng dễ dàng nhận thấy một điểm chung của nhữngcán bộ, nhân viên Viettel tham gia vào chương trình,đó là lời cảm thán rất giống nhau “Rất thương các bạnCall Center”. Đúng thôi, có trực tiếp ngồi trả lời mớihiểu cảm giác của người đứng đầu trận tuyến. Cònnhớ, khi bắt đầu nhấn nút “Available” trên phần mềmđể thông báo với hệ thống rằng “tôi đã sẵn sàng” thìvới tất cả những CallCenter nghiệp dư, đó lại chính làgiây phút run nhất, ít sẵn sàng nhất. Tôi đồ rằng, phầnlớn đều nhẩm trong đầu, cầu trời đừng có ai gọi tới.Nhưng không được, mọi line đều bình đẳng như nhau,và máy điện thoại liên tục đổ chuông. Mặc dù đã chuẩnbị tâm lý rất kỹ, đã được các bạn Call center đào tạosuốt một buổi sáng, lại có hai đến ba người hỗ trợđứng gần đó, vậy mà khi chuông điện thoại reo, tôi chỉtrực bấm nút stop để tim mình đừng đập loạn nhịp. Hầuhết, mỗi người phải mất ít nhất một tiếng đồng hồ chỉđể bắt nhịp được với việc nhấc máy điện thoại lênnghe mà tim bớt loạn nhịp. Đấy là chúng tôi mới chỉnghe tại tổng đài tư vấn dịch vụ. Theo các bạn Callt-Center, khủng khiếp nhất phải là tổng đài khiếu nại dịchvụ cơ. Nhưng, có lẽ đó chỉ là một trong những điều mọingười thấy đáng thông cảm với nhân viên CallCenter.

Và điều này thì là đặc thù nghề nghiệp, không thểtránh được. Mỗi người khi chọn nghề này đều phảilường trước và buộc phải vượt qua. Điều mà tôimuốn nói đến là công cụ hỗ trợ cho các bạn CallCenter, những thứ thuộc về chủ quan, chúng ta cóthể làm được nhưng thực tế là chưa làm tốt nhưmong muốn.

Đầu tiên phải kể đến phần mềm dùng cho các bạnCall Center để tra thông tin trả lời cho khách hàng.Mặc dù tôi biết rằng, đây là phần mềm khá ưu việtso với những phần mềm trước đó bởi nó được xâydựng dựa trên đơn đặt hàng của chính những ngườisử dụng. Theo anh Trần Đức Trọng – Trưởng phòngKỹ thuật TTCSKH, so sánh với tổng đài CallCentercủa EVN Telecom mà các anh mới nhận chuyểngiao thì đúng là một trời, một vực. Nếu như tổng đàicủa EVN Telecom cần đến gần 30 thao tác mới cóthể tra được thông tin cho khách hàng thì với tổngđài của Viettel, chỉ cần khi khách hàng gọi điện tớilà mọi thông tin về số thuê bao đó đã hiển thị trênmàn hình. Các cán bộ ở TTCSKH Viettel mà tôi gặpđều một mực khẳng định rằng, đây chính là nơiđược ưu ái nhất, hỗ trợ nhiều nhất về CNTT trongTập đoàn. Vậy mà sao, tôi vẫn thấy rất trúc trắc vớicái phần mềm này. Để sử dụng được tổng đài này,với một lính mới tò te như tôi, Phòng Đào tạo củaTTCSKH đã phải mất đứt 1 buổi sáng giới thiệu,hướng dẫn trực quan chỉ để chúng tôi biết cách mởphần mềm ra và tra cứu nội dung. Còn nếu để trởthành một Call Center chuyên nghiệp thì cần tới30% trong tổng số 25 ngày đào tạo (tức là hơn 8ngày) thì mới thành thạo trong việc sử dụng phần

đã bớt khó tính

Người VIETTEL

Page 41: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

40THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

mềm. Sau đó, các bạn Callcenter còn cần tới khoảng1 tuần nữa để việc sử dụng phần mềm trả lời chokhách hàng trở nên trôi chảy. Bởi hiện có tới 3 phầnmềm độc lập với nhau đang chạy để hỗ trợ Callcentergồm IPCC – phần mềm quản lý thông tin cuộc gọi;BCCS – phần mềm tra cứu thông tin thuê bao và tổngđài 198 – phần mềm hỗ trợ tra cứu thông tin dịch vụ.Cái khó chịu của người dùng ở đây là 3 hệ thống nàyhoàn toàn độc lập với nhau, mỗi phần mềm là một cửasổ riêng biệt. Có ở vị trí của các bạn CallCenter thì mớithấy việc có quá nhiều cửa sổ hiện ra trên màn hình,trong khi khách hàng đang đợi ở đầu dây là một tháchthức về tinh thần rất lớn. Với những người nghiệp dưnhư chúng tôi, điều ấy càng thể hiện rõ khi mắt cứ hoacả lên, không biết thông tin mình cần đang ở cửa sổnào. Riêng hệ thống BCCS thì còn góp phần tạo thêmnhiều cửa sổ hơn nữa khi cứ bấm vào tra các dịch vụGTGT hay tra cước hoặc tìm mã bảo mật là lập tức cácthông tin này đều được trả ở một cửa sổ khác. Cónhững lúc, màn hình của tôi như một ma trận rối tunglàm tôi luống cuống thực sự. Cứ nghĩ rằng, mình chưathành thạo nên để xẩy ra tình trạng như vậy. Nhưng tôiđể ý các bạn hỗ trợ - vốn rất thành thạo với phần mềmnày - khi thực hiện thao tác thì cũng phải mở từng cửasổ lên để xem đó là cửa sổ gì, đúng thì sử dụng, khôngđúng thì lại thu nhỏ lại tìm cửa sổ khác. Và nếu ngườiviết phần mềm đứng về phía người sử dụng hay đứngvề phía khách hàng thì thấy rằng, mỗi giây tiết kiệmđược đều là đáng quý. Chắc chắn, các bạn ấy sẽ cócách để giảm thiểu số lượng cửa sổ càng ít càng tốt.

Điều thứ hai là nguyên tắc bảo mật được áp dụng mộtcách máy móc cũng gây khó khăn cho người dùng. Theoquy định, để tránh trường hợp nếu điện thoại viên rời

khỏi vị trí mà quên đóng user, máy sẽ tự động khóasau 2 phút để người khác không thể sử dụng được.Thế nhưng, có những khoảng thời gian không cókhách hàng gọi tới, Callcenter không có một tác độngnào thì hệ thống hiểu là đã rời vị trí và tự động khóalại. Điều đáng nói là khi phần mềm khóa thì không cómột dòng thông báo nào, khiến cho nhiều khi kháchhàng yêu cầu tra thông tin, điện thoại viên gõ xonglệnh và nhấn enter thì máy cứ đơ ra mới biết là hệthống đã bị treo và cần phải đăng nhập từ đầu với dãychữ cái và chữ số dài ít nhất là 8 ký tự. Nhiều kháchkhông đợi được đã chủ động gác máy trong lúc tôicòn đang loay hoay với user và password.

Điều thứ 3 là việc viết tắt tên các dịch vụ được sửdụng khá tùy tiện khiến việc nhìn vào chữ viết tắt thìkhông thể hiểu đó là dịch vụ gì. Đơn cử vài ví dụ,dịch vụ thì viết tắt chữ đầu của cụm từ tiếng anhnhư MCA – miss call alert; dịch vụ thì viết tắt chữđầu của cụm từ tiếng Việt như QT – dịch vụ gọi quốctế; có dịch vụ thì cũng không hiểu đó là quy luật nàonhư RMCVQT – chuyển vùng quốc tế... Có khoảnggần 100 các cụm từ viết tắt dành cho các dịch vụgiá trị gia tăng như vậy. Cách duy nhất trong trườnghợp này là học thuộc lòng. Và cái cụm từ học thuộclòng hay “nhớ trong đầu” là điều tôi được nghe thấynhiều nhất khi tiếp xúc với những thành viên củaTrung tâm CSKH. Thậm chí, khi tôi có ý định điphỏng vấn đội ngũ Call center để đánh giá về phầnmềm, thì được biết rằng có tới hơn 90% các bạn ấyhài lòng với phần mềm. Tỷ lệ cao như vậy khi mà rõràng là phần mềm có vấn đề, tìm hiểu kỹ tôi mới vỡlẽ, họ không muốn Viettel thay đổi hệ thống, sẽ phảinhớ thêm nhiều. Vậy là điệp khúc lại tiếp tục, phần

Nhiều người Viettel khôngmuốn thay đổi hệ thống vìphải nhớ thêm nhiều

Page 42: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

41 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

NN

ỜI V

IETT

EL

XẤ

U X

Í

mềm vào lâu ư, không sao đâu vì rất nhiều thông tin đã được điện thoạiviên học thuộc lòng; chữ viết tắt lung tung ư, không sao đâu vì nhữngcái này bọn em có một list và đã thuộc.

Và chính cái lối suy nghĩ “không sao đâu” ấy, có lẽ là một nguyên nhândẫn đến việc các phần mềm chạy không mượt. Trong một buổi sáng, tôitìm gặp cả Trưởng TTCSKH Hà Nội, Trưởng phòng Kỹ thuật, Phó PhòngĐào tạo của TTCSKH, tất cả đều trả lời cho thắc mắc của tôi là tại sao 3phần mềm phải là 3 cửa sổ mà không thể tích hợp với nhau đều bằngmột câu “cái này là 3 hệ thống độc lập, không thể tích hợp được”. Có lẽcác bạn quá mệt mỏi với quy trình dài dòng và phức tạp để mỗi khi cầnthay đổi hệ thống. Theo tìm hiểu, tôi được biết, khi có yêu cầu thay đổi,TTCSKH phải làm một phiếu yêu cầu, sau 3-5 ngày mới nhận được phảnhồi của Phòng CNTT Viettel Telecom. Sau đó đơn vị này sẽ gộp lại đểgửi lên TT Giải pháp Viễn thông CNTT, mùng 10 hàng tháng, đơn vị nàysẽ có câu trả lời có chấp nhận thay đổi hay không, và tiến độ thời gianlà bao lâu. Vì vậy, những thay đổi nhỏ, cơ bản do anh em TT CSKH thựchiện, còn những thay đổi lớn thì phải ... đợi. Trả lời cho câu hỏi, có mộtbộ phận hay thậm chí một người được phân công chuyên trách để nângcấp, chỉnh sửa các tính năng của phần mềm không? Tôi nhận được câutrả lời là “không”, thậm chí 3 phần mềm còn do 3 đơn vị đứng ra thựchiện, chưa có một đầu mối nào tích hợp lại để điện thoại viên dễ dàngsử dụng hơn. Có lẽ vì phức tạp như vậy nên các bạn ở Call Center đangđành an phận với những gì mình có, không dám đòi hỏi nên cái phầnmềm phục vụ cho các bạn nó cứ trúc trắc, trục trặc như vậy. Tôi cứ nhớmãi phát biểu của anh Nguyễn Việt Dũng trong một cuộc họp gần đâyrằng, đội ngũ kinh doanh không nên nắm được kỹ thuật, vì chỉ như vậymới dám đưa ra yêu cầu. Còn trước đó khá lâu, PTGĐ Nguyễn MạnhHùng đã từng phát biểu, nhiệm vụ của đội ngũ kinh doanh là tìm hiểunhu cầu thị trường và đặt đầu bài, nhiệm vụ của đội ngũ kỹ thuật là đápứng. Trong cả hai phát biểu, chưa có từ nào gần nghĩa với việc “khó lắm”hoặc “không làm được đâu”. Nếu bản thân những người sử dụng màkhông khắt khe, sẽ khó có một sản phẩm hoàn hảo. Và tôi cũng nhớ, từkhi Call Center mới ra đời, các bộ phần back office hoạt động cực kỳ rời

rạc khiến cho hiệu quả giải đápkhách hàng không cao. PhạmThanh Vân – khi đó là phụ tráchtrực tiếp CallCenter - là người đấutranh mạnh mẽ nhất, không ngạingần gặp cả Giám đốc Công ty khiđó là anh Tống Viết Trung, khôngngại gặp cả lãnh đạo Tập đoàn đểmọi bộ phận trong nội bộ chạy trơntru, trả ra cho Call center một kếtquả có thể đáp ứng được yêu cầukhách hàng. Có được Call centerngày hôm nay là vì có những conngười khó tính, đặt ra yêu cầu caovà quyết tâm làm đến cùng. Tôi tin,điều đó nếu được lặp lại, chúng tasẽ có một hệ thống giải đáp kháchhàng hoàn hảo. Còn với đội ngũCNTT của Viettel, những ngườiđang trực tiếp viết phần mềm phụcvụ CallCenter, cũng như tất cả cácphần mềm của Viettel dùng chonội bộ hay cấp ra bên ngoài, chúngta cần phải học sự khó tính củaSteve Job, một CEO khắt khe vàđòi hỏi sự hoàn hảo đến mức độcực đoan. Ông luôn nói với đội ngũkỹ sư của mình “Các anh có biếtrằng hàng ngày, người dùng sẽnhìn vào chúng hay không? Đâykhông phải là những chi tiết nhỏnhặt, đây là những thứ chúng tacần phải thiết kế một cách hợp lý.”Với Steve Jobs, Apple luôn phảiđặt “trải nghiệm người dùng” lênhàng đầu luôn hướng đến việchoàn thiện sản phẩm để ngườidùng nào cũng cảm thấy hài lòng.Steve Jobs quan niệm một sảnphẩm khó sử dụng là một sảnphẩm vô giá trị. Vì thế, Jobs luônyêu cầu các kỹ sư của Apple phảilàm sao để Apple luôn trực quan,dễ hiểu và dễ học cách sử dụng.Mong rằng, phiên bản BCCS 2.0đang được PTGĐ Tống Viết Trungchỉ đạo xây dựng lại tới đây, cácbạn CallCenter không cần mất tới1 tiếng đồng hồ để đào tạo.

Những phần mềm thông minh thì trẻ em mẫu giáo cũng có thểsử dụng được

Page 43: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

42THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

NN

GH

Ĩ KH

ÁC

Thời gian gần đây, thông tin báo chí và dư luận cập nhật nhiều nhữngthông tin về VNPT với hình ảnh thua kém Viettel “một trời, một vực”.

Nào là, theo kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định của phápluật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại VNPT do Thanh tra Chínhphủ thực hiện và công bố kết quả mới đây, công tác quản lý, sử dụngvốn, tài sản của VNPT còn nhiều thiếu sót, sai phạm trong đầu tưmua sắm và đầu tư tài chính.

Hay trong công tác đầu tư, hiệu quả đầu tư thấp, gây thất thoát vàlãng phí. Bên cạnh đó, các đơn vị hạch toán phụ thuộc VNPT đã bộclộ nhiều hạn chế trong quản lý, thiếu tự chủ trong kinh doanh, đánhgiá thiếu chính xác, khách quan về hiệu quả kinh doanh và quản lýsử dụng vốn, tài sản.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng chỉ ra: mạng điện thoại cố định từnglà mạng chủ lực mang nhiều doanh thu cho VNPT, thì nay đang giảmmạnh cả về thuê bao lẫn doanh thu. Để phát triển, VNPT cần phảiphát triển mạnh hơn những lợi thế của mình, cụ thể là mạng Internet.Internet là điểm mạnh của VNPT, nhưng lâu nay không được đầu tư,nâng cấp phát triển, nên thị phần dần bị các đơn vị khác chiếm lĩnh…v…v…

CÓ TRÌ TRỆ ?

ĐỐI THỦ CỦACHÚNG TA

Trung Văn

Page 44: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

43 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

Và người ta cho rằng, kết quả sản xuất kinh doanh thụt lùi suốt trongthời gian qua đã khiến cho VNPT phải thay “tướng”.

Bên cạnh đó, người ta ca ngợi Viettel có bản lĩnh người lính trong kinhdoanh và chiến lược đi sâu đầu tư phát triển công nghệ kỹ thuật trongngành viễn thông. Viettel đã đi sâu phát triển công nghệ chiếm lĩnh thịtrường nông thôn rộng lớn của Việt Nam, làm bàn đạp vươn ra các nước.Cũng có chuyên gia nhận định: nguyên nhân chính giúp Viettel vươn lênmạnh mẽ là việc tập đoàn này có đội ngũ lãnh đạo năng động, cập nhậtnhững tiêu chuẩn và những mô hình quản lý của thế giới.

Trong lúc này, người Viettel nên vui mừng hay không?

Tôi – một thành viên trong Ngôi nhà chung thì thấy hoang mang. Vì đúnglà Viettel có một đội ngũ lãnh đạo xuất sắc và luôn có chiến lược đúngđắn. Nhưng với những việc đang diễn ra hàng ngày, thì ai đảm bảo làviệc thực thi các chiến lược được triệt để? Đi sâu vào các chiến thuật,tôi thật không rõ cái gì là thế mạnh của Viettel vào thời điểm này?

Để phục vụ một chương trình truyền thông, chúng tôi cần tìm một địađiểm vùng sâu, vùng xa có sóng Viettel mà không có sóng của các doanhnghiệp viễn thông khác. Kết quả là khảo sát dọc các tỉnh biên giới phíaBắc, gần như chúng tôi không tìm được địa điểm nào như vậy. Thậmchí, khi đến Hà Quảng – Cao Bằng, chúng tôi còn ghi nhận được sóngVinaphone tốt hơn Viettel, trong khi được biết số trạm ở đây của họ íthơn (tức là họ đầu tư ít hơn và tối ưu tốt hơn).

Chúng ta cũng đã luôn tự hào, người Viettel lăn lộn, len lỏi vào mọi ngõngách cuộc sống, nhưng cũng trong chuyến công tác gần đây nhất, suốtlộ trình đi các huyện biên giới phía Bắc, tôi chỉ nhìn thấy hình ảnh Vina-phone, Mobifone bằng các tấm biển quảng cáo dọc đường đi và từngcặp kỹ thuật viên của VNPT chở nhau bằng xe máy làm nhiệm vụ củamình. Suốt cả nghìn cây số ấy, có lúc tôi đã thật khao khát được vô tìnhgặp những đồng nghiệp của mình trên đường để có thể có cớ khoe vềViettel với mấy anh bạn đồng hành (vốn không phải người Viettel), màtuyệt nhiên không có dịp. Và xấu hổ hơn khi các cuộc gọi của tôi rớt sóngliên tục ngay trong thành phố (Lào Cai) cũng như dọc quốc lộ (từ TháiNguyên lên Bắc Kạn, từ Lai Châu về Yên Bái…) trong khi họ sử dụngmạng khác lại ổn định hơn. Tôi đành giải thích: VIettel đang thực hiệnchiến dịch củng cố mạng lưới.

Tôi cũng không hiểu vì sao, chúng ta đang phàn nàn phải đi tìm kiếmtừng khách hàng một thì hầu hết những Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng,các Đồn biên phòng mà tôi có dịp đến đều trả lời đang sử dụng dịch vụMyTV, hết lời ca ngợi dịch vụ tiện ích đó mà không hề biết NextTV làdịch vụ gì? Trong khi chúng ta luôn cho rằng, các lực lượng trong QuânĐội vốn là những khách hàng đầu tiên của chúng ta mỗi khi có dịch vụmới, vùng sâu, vùng xa vốn là thị trường của chúng ta. Ở khu du lịchPác Bó nổi tiếng, cả dãy hai chục hàng quán phục vụ trung bình hàngtrăm lượt du khách mỗi ngày không hề có một điểm bán dịch vụ Viettel.

Chúng ta cũng luôn tự hào vì cứ tưởng mình là những người nhanhnhạy với thị trường, nhưng ngay chính tại Thủ đô Hà Nội – nơi tập hợpnguồn lực mạnh nhất của cả Tập đoàn thì thật khó để nhìn thấy điều này.Tại các khu vực tầng hầm Royal City – khu mua sắm, vui chơi lớn nhấtViệt Nam hiện nay, đã khai trương cả tháng nay, mỗi ngày đón hàng ngànlượt người. Trong khi nhu cầu liên lạc trở thành bức thiết ở khu vực

đông đúc như mê cung thì máyđiện thoại liên tục báo “searchingsevirce” (tìm kiếm dịch vụ).

Có lần (đầu tháng 8/2013), tôi phảitrông người nhà nằm viện ở Bệnhviện Việt Đức, cả đêm cũng dễ cóđến trăm người (chỉ trong khu vựcmột khoa) giống như tôi, có nhucầu vào internet để chống lạinhững cơn buồn ngủ thì sóng 3GViettel ở đây quả dễ làm người tathất vọng.

NN

GH

Ĩ KH

ÁC

Page 45: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

44THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

Và khi khi các khu chung cư mới bắt đầu có người ở, đăng ký, giục giãcả tháng cũng không hề được tiếp cận với các dịch vụ của Viettel (truyềnhình cáp, Next TV, ADSL…). Kinh doanh thì đổ cho kỹ thuật, kỹ thuật đổcho đối tác cung cấp thiết bị… Trong khi xem truyền hình và được quyềnlựa chọn nhiều kênh truyền hình đã trở thành một nhu cầu thiết yếu củamỗi gia đình ở thành phố. Trong lúc Viettel loay hoay đổ lỗi cho nhau,hàng tối, những nhân viên của kênh truyền hình An Viên (mang mặc lịchsự) cần mẫn gõ cửa từng nhà, giới thiệu và bán sản phẩm.

Với chỉ một vài dẫn chứng, tôi nhận thấy rằng, các đối thủ của chúng takhông “ra rả” về những giá trị mà họ có được, nhưng họ không hề lười,không hề quan liêu, không hề xa rời thị trường, không hề bảo thủ, trìtrệ…như chúng ta thường nghĩ.

Câu chuyện ngụ ngôn “Rùa vàThỏ” vẫn luôn còn nguyên giá trị,khi chúng ta mải chìm đắm trongánh hào quang của ảo tưởng.

Tại điểm du lịch Pac Bó có rất đông khách du lịch mà không có bất kỳ

hình ảnh nào của Viettel

Page 46: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

45 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

SS

ÁC

H N

ỜI V

IETT

EL

N Đ

ỘC

Minh Anh

để hiểu người

HIỂU MÌNH

Chúng ta vẫnthường bắt gặpnhiều tìnhhuống, cùngmột công việcđược giao,cùng một

người lãnh đạo mà có người nàylàm rất tốt, người khác thì không.Có người khi đặt vào vị trí này thìhọ phát huy rất tốt thế mạnh củamình nhưng khi thay đổi vị trí ấythì họ lại luôn không hoàn thànhnhiệm vụ. Cũng có người cùngmột lúc có thể làm được rất nhiềuviệc, có người thì chỉ làm tốt mộtviệc vào một thời điểm. Thôngthường chúng ta hay cho rằng đólà do khả năng làm việc của mỗingười khác nhau và chấp nhậnnhư thế mà ít khi nghĩ đến cái sâuxa hơn là do tính khí của từngngười. Nếu chúng ta hiểu đượctính khí của từng người thì rất dễphát huy thế mạnh và hạn chếphần nhược điểm của họ. Mà đểhiểu được điều này, trước hếtchúng ta cần phải hiểu được tínhkhí của chính mình. Người xưavẫn nói: hiểu mình để hiểu người.May mắn thay dù chúng ta khôngphải là chuyên gia tâm lý nhưngnhờ có một cuốn sách “Tính khícon người” của tác giả FlorenceLittauer bạn có thể hiểu đượcngười khác thông qua việc hiểu

Page 47: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

46THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

được chính tính khí của mình.“Tính khí con người” được xếp vàomột trong những cuốn sách “bestseller”, bán chạy nhất thế giới vớihơn 1 triệu bản đã phát hành nhờcách viết đơn giản, rõ ràng và dễhiểu.

Theo tác giả Florence Littauer, mỗichúng ta là độc nhất vô nhị, chẳngai giống ai. Bề ngoài là cái vỏtượng trưng, cái bản ngã ấn chứabên trong mỗi chúng ta mới làquan trọng. Cho đến khi nhận thứcđược tính cách độc nhất vô nhịcủa mình thì chúng ta mới hiểuđược vì sao cùng tham dự mộtbuổi hội thảo chuyên đề trongcùng một thời lượng với cùng mộtgiảng viên nhưng mỗi người thamdự lại lĩnh hội kiến thức ở các mứcđộ khác nhau. Cuốn sách “tính khicon người” này nhìn nhận mỗingười chúng ta là một chủ thểriêng biệt có 4 tính khí cơ bản hoàquyện vào nhau. Nội dung quyểnsách khuyến khích chúng ta nhậndiện bản ngã con người đích thựcbên trong, trước khi cố gắng thayđổi những gì bộc lộ ra bên ngoài.Với cách trình bày mạch lạc, đơngiản, bạn sẽ được tiếp cận với cáccâu hỏi xác định tính khí để nhậnbiết về bản thân. Từ việc hiểu vềmình, biết được “chất liệu thô” củamình bạn sẽ dễ dàng hiểu đượcngười khác hơn. Florence Littaurecho rằng đặc điểm tâm lý sẽ tạo raphong cách bạn ứng xử với mọihoàn cảnh. Theo tác giả, conngười có 4 tính khí cơ bản nổi trộilà: cầu toàn ưu tư, sôi nổi hoạt bát,linh hoạt hùng lực và thanh thảntrầm tĩnh. Không chỉ phân tích ưuvà nhược điểm của từng loại tínhkhí, cuốn sách còn chỉ ra cáchphát huy các ưu điểm, và đặc biệtlà chỉ ra rất cụ thể cách khắc phụccác nhược điểm của từng loại tínhkhí. Điểm thú vị nhất là cuốn sáchgiúp chúng ta có cách kết hợphoàn hảo giữa những loại tính khíkhác nhau để phát huy tối đa cácưu điểm. Ví dụ như, có thể kết hợpngười có tính khí sôi nổi hoạt bátvới người có tính khí linh hoạthùng lực để có thể dứt điểm tốtcông việc. Hay kết hợp nhómngười có tính khí linh hoạt hùnglực với người có tính khí thanhthản trầm tĩnh để thúc đẩy hoàn

thành mục tiêu. Hoặc kết hợp nhóm người cầu toàn ưu tư với sôi nổihoạt bát để phát huy được lối tư duy logic, phân tích sâu sắc của ngườicầu toàn, đồng thời lại phát huy được tính lạc quan, năng lượng tràn đầycủa người sôi nổi, hạn chế được cái nhìn tiêu cực của người cầu toàn.

Qua những phân loại cơ bản về tính khí con người, chúng ta có thể vuivẻ cởi mở với mọi người có tính khí sôi nổi hoạt bát, loại người luôn toảra lòng nhiệt tình. Chúng ta có thể nghiêm túc với người có tính khí cầutoàn ưu tư, là người luôn luôn đòi hỏi sự hoàn hảo trong mọi việc. Chúngta có thể mạnh dạn tham gia với người có tính khí linh hoạt hùng lực làngười sinh ra để lãnh đạo. Rồi chúng ta cũng có thể hoà hợp với ngườicó tính khí thanh thản trầm tĩnh, là loại người vui vẻ hoà nhập với đời.Dù tính khí của chúng ta thuộc loại nào chăng nữa, chúng ta vẫn có thểhọc nhiều điều từ những người có tính khí khác chúng ta.

“Tính khí con người” thực sự dành cho tất cả mọi người, từ lãnh đạo đếnnhân viên, từ người làm nghề kinh doanh, bán hàng đến người làm kỹthuật. Nếu như người lãnh đạo có thể sử dụng cuốn này để biết cáchgiao việc phù hợp với tính khí của từng người, có thể kết hợp các nhómtính khí để phát huy tối đa hiệu quả công việc thì người nhân viên cũnghọc được cách làm việc theo nhóm một cách hiệu quả nhất. Còn đối vớingười kinh doanh hay bán hàng thì cuốn sách này sẽ là “cẩm nang”không thể thiếu để họ có thể giao tiếp tốt nhất với khách hàng. Đặc biệtnhất với môi trường Viettel, nơi phần lớn là những người làm kỹ thuật,thường tiếp xúc với máy nhiều hơn với người thì cuốn sách này thật sựtuyệt vời vì nó sẽ giúp cho những người làm kỹ thuật có được những kỹnăng cơ bản về con người mà không đòi hỏi họ phải là những chuyêngia tâm lý.

Page 48: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

47 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

TTÂ

M S

Ự Sức mạnhcủa sựTỬ TẾ

Phạm Thanh Vân (Phó TGĐ TCT Viễn thông Viettel).

Người Viettel làm từ thiện xuất phát từ trái tim

Cuộc sống này vốn là sựchăm sóc lẫn nhau.Tùytừng hoàn cảnh khácnhau, nhu cầu khácnhau ..., sự chăm sóc sẽkhác nhau. Các mốiquan hệ xã hội chỉ có thểtồn tại nếu có sự tươngtác hai chiều này. Sở dĩViettel có được ngàyhôm nay là vì đượckhách hàng, được xã hộiủng hộ. Họ sẽ tiếp tụcgắn bó như thế khi chămsóc khách hàng khôngchỉ là làm cho chấtlượng mạng tốt hơn,đơn giản hoá quy trìnhthủ tục, cung cấp nhiềudịch vụ tiện ích…, màcòn làm cho khách hàngtin tưởng rằng: Họ đangđược chăm sóc bởi Viet-tel và cộng đồng ngườidùng Viettel.

Page 49: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

48THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

“Điều lãi nhất của cuộc đời cólẽ là những chuyến đi...”

Page 50: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

49 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

TTÂ

M S

Ự Trong một lầntình cờ, tôiđược mộtngười bạn -một nhà báolớn tuổi tặngcuốn sách:“Sức mạnh của

sự tử tế”. Anh nói với tôi: "Em ạ,sự tử tế sẽ làm công ty em khôngđơn thuần là một công ty kinhdoanh hay là một đơn vị cung cấpsản phẩm, dịch vụ, mà sẽ biếncông ty em là một nền tảng vănhóa nhân văn cho một dân tộc.Sự tử tế ở một con người, mộtnhóm người, một cộng đồng, mộtdân tộc không ngẫu nhiên mà cóđược, nó chỉ có khi chúng ta xâydựng dần dần từ những hành vinhỏ, từ những câu chuyện nhỏ...Anh tin, với những con ngườitrong quân đội mà anh đã gặp, đãtiếp cận, đã làm việc và đã quansát họ sẽ làm được điều này".Cuốn sách ngẫu nhiên đọc khiếntôi suy nghĩ: Viettel vốn đã lấytriết lý sự tử tế làm gốc, là kim chỉnam cho nhận thức và hànhđộng. Cuốn sách như một sự bồiđắp, giúp tôi nhận diện về sự tửtế một cách đầy đủ hơn, nghĩ ranhững hành động thiết thực vàbài bản hơn để thể hiện sự tử tếấy. Và cuốn sách đã làm nảysinh trong tôi một ý tưởng mớitrong hoạt động chăm sóc kháchhàng của mình.

Những cuộc họp bàn bắt đầu,những ý tưởng thai nghén mớiđược nêu ra, để từ đó chúng tôicó triết lý hoạt động chăm sóckhách hàng ở Viettel năm nayhướng đến các hoạt động cộngđồng. Cuộc sống này vốn là sựchăm sóc lẫn nhau. Tùy từnghoàn cảnh khác nhau, nhu cầukhác nhau ..., sự chăm sóc sẽkhác nhau. Các mối quan hệ xãhội chỉ có thể tồn tại nếu có sựtương tác hai chiều này. Sở dĩ Vi-ettel có được ngày hôm nay là vìđược khách hàng, được xã hộiủng hộ. Họ sẽ tiếp tục gắn bó nhưthế khi chăm sóc khách hàngkhông chỉ là làm cho chất lượngmạng tốt hơn, đơn giản hoá quytrình thủ tục, cung cấp nhiều dịchvụ tiện ích…, mà còn làm chokhách hàng tin tưởng rằng: Họ

đang được chăm sóc bởi Viettelvà cộng đồng người dùng Viettel.Bởi thế, Viettel cần có nhiều hoạtđộng hướng tới cộng đồng hơn.

Là doanh nghiệp viễn thông "sinhsau đẻ muộn", nên khách hàngcủa Viettel có nhiều tầng lớp:công nhân, nông dân, người giàu,người nghèo, trí thức, côngchức… Trong đó, những người ítcó điều kiện về kinh tế lại nhiềuhơn. Họ ít được chăm sóc hơn,nhất là về y tế, sức khoẻ và đờisống tinh thần. Nhưng họ lànhững người rất tình cảm, đã tin,và yêu thì họ không bao giờ bỏ.Tôi nhớ một khách hàng là côngnhân từng nói với tôi: "Chị đến vớiViettel không phải vì rẻ hơn, chỉ làvì chị có cảm tình thôi".

Vậy là, " Viettel vì cộng đồng"được hình thành. Chúng tôi cùngrong ruổi tới các khu công nghiệp,tỉnh nghèo khu vực Bắc Bộ, TâyNguyên và miền Tây Nam Bộ, đểchăm sóc sức khoẻ cho bà con vàgửi tặng những món ăn tinh thần,để người lao động có cơ hội được

Chương trình“Viettel vì cộngđồng” diễn ra tại 8tỉnh Đồng Nai, VĩnhPhúc, Cao Bằng,Bắc Kạn, Đắc Lắc,Gia Lai, Bạc Liêu,Cà Mau từ29/6/2013 đến24/8/2013. Đây làmột trong nhữngđiểm mới màCSKH VTT hướngtới năm 2013 và sẽđịnh hướng thànhmột chương trìnhdài hạn. Dự kiến cóhơn 4.000 ngườiđược khám bệnhtổng quát, tư vấnsức khỏe, cấp phátthuốc miễn phí vàtặng sổ tiết kiệm…với tổng chi phí lêntới 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó,Viettel cũng tổchức 8 chươngtrình biểu diễnnghệ thuật đặc sắcmang tên “Hãy hátlên” để người laođộng có cơ hộiđược trực tiếp biểudiễn, giao lưu vàthưởng thức cácchương trình nghệthuật chất lượng.

Page 51: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

50THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

trực tiếp biểu diễn, giao lưu. Tôi cũng trực tiếp tham gia các chươngtrình để cảm nhận từ ý tưởng đến hiện thực, liệu có thành công?

Điểm đến đầu tiên là Đồng Nai…

Cái được nhất có lẽ là chúng tôi để lại cho những người công nhân -những khách hàng của Viettel một sân chơi. Họ được hát lên tiếng lònghọ và được biểu diễn như những nghệ sỹ thực thụ. Và có lẽ với chúngtôi, họ là nghệ sỹ chân chính nhất, "phiêu" nhất và vĩ đại nhất. Họ hátvới trái tim rực lửa, với nỗi khát khao nhớ nhà, nhớ quê đến cháy bỏng,hát với những nỗi nhớ người yêu mà bấy lâu nay họ dồn nén… Rồinhững đứa trẻ, nhìn ánh mắt hân hoan của chúng khi bố mẹ bế đến,lần đầu chúng được nhìn sân khấu, lần đầu chúng được nhìn thấynhững ca sỹ mà bình thường họ chỉ thấy trên tivi.. và cũng lần đầuchúng được chứng kiến những cô, những chú hàng ngày làm cùng bốmẹ chúng, giờ họ lên sâu khấu và hát và chơi guitar điêu nghệ quá…

Đến với Đăk Lắk…

Anh Thuân – Giám đốc chi nhánh, 6h30 sáng đã thấy anh mồ hôi nhễnhãi, nhấc cái ghế, kê cái bàn, nhắc anh em bày biện gian hàng giớithiệu sản phẩm cho cẩn thận. Ấy thế mà anh vẫn bị muộn so với cácbác, các chú ở đây. Có bác bảo: "Bác dậy từ 5 giờ sáng, vì không ngủđược. Lâu lắm mới được khám bệnh bác sĩ. Bình thường ốm lắm báccũng chỉ khám ở trạm xá thôi…", hay "Nhà bác có 3 anh chị nữa làcông nhân cao su, bác là thương binh, toàn dùng Viettel cả đấy cháuạ. Bộ đội phải thế, đúng là bộ đội người ta tử tế, mà giỏi thật, mangđược cả viễn thông ra nước ngoài"…

Có bà cụ khám xong rồi cứ đứngchờ chúng tôi bằng được để bắttay, để cảm ơn vì đã được khámbệnh. Cụ nắm tay tôi mãi, bàn taycụ run run vì xúc động. Tôi khôngdám nhìn thẳng vào mắt cụ vì sợmình lại mau nước mắt hơn. Cụbảo "Viettel tốt quá"….

Về Gia Lai…

Thời tiết hôm đó không ủng hộchúng tôi lắm, trời mưa tầm tã.Chúng tôi lo bà con không đếnđược dù Viettel đã tổ chức xeđưa đón bởi đường xa, mà bàcon phải đi từ bản. Nhưng khôngphải vậy, cả hội trường vẫn chậtkín. Chưa bao giờ tôi lại có cảmgiác vào một bệnh viện màkhông phải bệnh viện như thế.Bác sĩ nhiệt tình, vui vẻ, âncần… Tôi đứng ở một góc nhỏghi phiếu, tự mỉm cười, tự hỏi,và tự trả lời rằng: À, bác sĩ bộđội là thế. Ngày hôm đó, chúngtôi chỉ biết rằng mọi thứ cảm xúcđều bỏ lại, chỉ có những ánh mắtcủa bà con ở đây được chúng tôilưu giữ đến suốt đời. Những ánhmắt nhìn chúng tôi mà tôi khôngdùng từ nào để tả được, sao nóấm cúng, biết ơn và chân thànhđến thế..

Qua Bạc Liêu…

Bà con chỉ biết rưng rưng vì lầnđầu tiên có bác sỹ ở TP . Hồ ChíMinh xuống khám, lại toàn là bácsĩ đầu ngành. Có bác bảo: "Bác ởđây lâu rồi, chỉ thấy mỗi Viettellàm thế!".

Từ Cao Bằng…

Sau chương trình, tôi đi bộ ở khuphố gần khách sạn anh em Viettelở. Bà con biết tôi là lính, làViettel. Tôi được chào đón với tấtcả những gì nồng nhiệt nhất. Cóbác nhìn tôi, vui nhộn hỏi: "Conơi, sao bộ đội giờ nhỏ thế?" đầyyêu thương và trìu mến.

Những tuần tới, chúng lại tiếp tụcđến những điểm cuối trong

Trong tất cả các hoạt động xã hội cách làm của người Viettel làtrực tiếp tham gia

Page 52: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

51 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

PP

NG

SỰ

ẢN

H

"Vì cộng đồng"Người Viettel

Hồng Mai

Trong những ngày từ 29/6/2013 đến ngày 24/8/2013,người dân 8 tỉnh Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Cao Bằng,Bắc Kạn, Đắc Lắc, Gia Lai, Bạc Liêu, Cà Mau gặphình ảnh người Viettel rất đặc biệt: Nhiệt tình, nhânhậu và chu đáo.

Được con cái đưa đến khám nhưng cụ bà do tuổi cao sức yếu không thể vào phía trong hội trường đểthăm khám, vì vậy đồng chí Trịnh Đăng Nam và đồng chí Đặng Quân Nhân – Chi nhánh Viettel Đắc Lăkđã bế cụ vào gặp bác sĩ và đưa cụ bà ra xe người nhà đưa về.

Page 53: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

52THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

Trong suốt chuỗi sự kiện diễn ra tại Đắk Lắc, ai cũng vô cùng cảm động khi gặp những người Viettelkhông quản ngại khó khăn giúp đỡ những bệnh nhân đến tận từng bàn khám bác sĩ thăm khám và giaolại khách hàng cho người nhà sau khi khám xong một cách an toàn.

Tại Gia Lai, dù trời mưa rất to nhưng khách hàng vẫn đến rất đông trong chương trình Khám và tư vấnsức khoẻ. Ngoài việc bố trí đội ngũ nhân viên tiếp đón khách hàng, chi nhánh Viettel Gia Lai còn chuẩn bịô tô đưa đón khách hàng đến bệnh viện Quân y 211 khám và về nhà an toàn.

Page 54: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

53 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

PP

NG

SỰ

ẢN

H

Nhiều người dân còn ngại ngùng, bỡ ngỡ khi đến thăm khám bệnh, tuynhiên họ đã hoàn toàn bất ngờ bởi có đội ngũ tiếp đón nhiệt tình củaViettel, hướng dẫn cho họ tận tình chi tiết quy trình khám chữa bệnh.

Page 55: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

54THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

Các bác sỹ giỏi của các Bệnh viện uy tín tận tình khám sức khỏe chokhách hàng của Viettel

Điều dưỡng trong chương trình ân cần trao thuốc và hướng dẫn kháchhàng của Viettel cách sử dụng thuốc.

Page 56: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

55 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

PP

NG

SỰ

ẢN

H

Nhiều khách hàng đã thể hiện tình cảm với Viettel thông qua những ý kiến đóng góp cho hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty.

Page 57: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

56THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

Gian hàng lưu động của chi nhánh Viettel Gia Lai – giúp khách hàng có thể tìm hiểu cũng như trải nghiệmvề sản phẩm/ dịch vụ của Vietttel khi tham gia chương trình Viettel vì cộng đồng.

Cùng với hoạt động khám chữabệnh, đêm nhạc Hãy hát lên thuhút người dân các tỉnh thành đặcbiệt đội ngũ người lao động đếntham gia đông đảo. Tại đây, họcũng được thể hiện mình nhưnhững ca sĩ chuyên nghiệp.

Page 58: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

57 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

PP

NG

SỰ

ẢN

H Một khán giả trẻ của Viettel đangcùng thể hiện ca khúc “Hãy hátlên” cùng MC Nguyên Khang. Lờikêu gọi của anh nhận đượcnhiều hưởng ứng của các đồngnghiệp khác và họ đã cùng hátlên trong giai điệu của chươngtrình do Viettel tổ chức.

Nụ cười hạnh phúc của nhữngngười Viettel thực hiện chươngtrình cùng đội ngũ y bác sĩ, điềudưỡng. Thành quả lớn nhất màhọ có được là khi được kháchhàng khen ngợi người Viettel biếtsống "Vì cộng đồng".

Page 59: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

58THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

Page 60: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

59 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

NN

ƠI N

ỜI V

IETT

EL

ĐẾ

N

Giữa mênh mông TONLÉ SAP

Lim Sophea

Đều đặn mỗi tháng, Danh Nhật Thượng (TrưởngTrung tâm Kinh doanh 3, tỉnh Siêm Riệp) cùng vàinhân viên đưa hàng hóa giao cho các điểm bán ởBiển Hồ. Con đường bán hàng ở đây là dòng nướcmênh mông và phương tiện đi lại là chiếc thuyềnghe bằng gỗ đơn sơ. Cứ thế, từng chiếc Methome,sim, thẻ cào,… lại đến với người dân vùng Tonlé

Page 61: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

60THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

“Biển cá” vào mùa

Trung tâm Kinh doanh 3 của Thượng gồm 3 huyện SoutrNikom, Svay Leu và Chi Kraeng. Từ Trung tâm đikhoảng 15km đường bộ và 20 km đường sông đếnvùng Biển Hồ. Mỗi tháng 1 lần, mỗi lần 1 tuần, Thượnglại cùng các cộng tác viên đi “nằm vùng” ở Biển Hồ đểbán hàng và đưa sản phẩm cho gần 10 điểm bán. Từchiếc thuyền nhỏ, Metfone đã có hàng nghìn khách

hàng ở vùng sông nước này - nơi mà ít doanh nghiệp viễn thông khácngó ngàng.

Lọt vào vùng Biển Hồ chỉ thấy trời và nước, không biết đâu là bờ. “Biển”rộng mênh mông, sóng nước bập bềnh. Theo tiếng Khmer, Tonlé cónghĩa là sông, nhưng theo tiếng Thái Lan lại có nghĩa là “biển”. Sapnghĩa là “không mùi vị”. Bởi vậy, Tonlé Sap có nghĩa là “biển không mùivị”, tức biển nước ngọt. Cái tên Biển Hồ là chỉ riêng người Việt Nammới gọi theo mức độ vĩ đại của vùng nước mênh mông này. Tonlé Saplà Biển Hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ 3 thế giới, thựcchất là một hệ thống kết hợp hồ và sông. Biển Hồ chảy qua 6 tỉnh Pur-sat, Battambang, Kompong Chnang, Moung Roessei, Kampong Luongvà Siem Reap. Cứ từ khoảng tháng 6, mùa mưa đến, nước lũ tràn về,nước sông Mekong lại đổ vào hồ, khiến mực nước mùa khô chỉ 1m đãdâng lên gần chục mét. Diện tích hồ cũng vì thế mà tăng lên đáng kể,khoảng 16.000 – 20.000 km, chiều rộng khoảng 30 – 100 km và dài cỡchừng 300km. Lúc này, Biển Hồ đúng như tên gọi của nó: một cái hồrộng lớn như biển cả.

2

Page 62: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

NN

ƠI N

ỜI V

IETT

EL

ĐẾ

N

61 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

Với lượng nước khổng lồ ấy,vùng nước đặc biệt này biếnthành nơi sinh sản lý tưởng chonhiều loài tôm cá nước ngọt.Theo ước tính, Biển Hồ cókhoảng trên 300 loài cá, cung cấp75% sản lượng cá nước ngọt chongười dân Campuchia. Thứ cáphong phú nhất là cá chép bùnvảy bạc, tiếng Khmer là Trey Riel,ngon và giàu chất đạm, là thànhphần chính của món mắm Pra-hok nổi tiếng mà người Cam-puchia vốn coi như món ăn quenthuộc suốt mùa khô hạn. Tuy nhỏnhưng loài cá này rất “mắn đẻ’,mỗi con cái mang bụng trứngngay trong đầu mùa mưa để “rụcrịch” cho hàng ngàn, hàng vạn cácon sinh sôi. Đây chính là mùa cáđẻ, vào khoảng tháng 6 đếntháng 9 hàng năm. Trong thờigian này, Chính phủ Campuchiacấm tuyệt đối các hoạt động đánhbắt cá ở vùng Tonlé Sap.

Vào mùa đánh bắt cá từ tháng 10đến tháng 6 hàng năm, ngư dânvùng Biển Hồ có cách đánh bắtcá theo kiểu truyền thống củangười Campuchia khá kỳ lạ vàđộc đáo, được gọi là những lô cálàm điểm săn bắt cá cung cấpcho thị trường thủy sản cả nước.Lô cá là một khu quần thể bè nổiphức tạp gồm những trụ gỗ lớnchắn dòng nước, từng hàng cáckhối bè tre khổng lồ làm phao chonhững ngôi nhà nổi của thợ cá trúngụ. Trên những ngôi nhà ấy làhệ thống lưới, dây thừng, xích,ròng rọc, máy móc, máy hút, máybơm… Tổng thể lô cá như mộtcông trình sân vận động nổi trênmặt nước.

Vùng Biển Hồ ở tỉnh KompongChnang có nhiều lô đánh bắt cánhất với trọng lượng đánh bắt củatừng lô cá hàng năm đạt trungbình từ 3.000 – 4.000 tấn. Ngưdân đánh bắt ở lô cá chỉ trụ mộtchỗ, chờ cá chui vào lưới và thuhoạch. Mỗi mẻ lưới được cất lênchỉ sau 15 phút và số lượng cáđược tính tới hàng tấn lớn nhỏ. Dosố lượng cá quá nhiều, người ta

phải dùng đến những chiếc máy nổ gắn ống to bằng thân người để hútcá lên một cái thùng lớn đóng bằng tre trên thuyền. Việc buôn bán cá ởđây cũng không tính theo cân ký, mà tính thành từng khối, mỗi đợt bơmcá đầy khối của chiếc thùng tre sẽ có trọng lượng tương đương khoảng800kg. Vào mùa này, Biển Hồ như một vựa tôm cá khổng lồ, trù phú vàkhông khí nhộn nhịp hơn hẳn so với thường lệ. Người dân trong vùng lạivui mừng với những mẻ cá đầy lưới – món quà quý giá mà thiên nhiênban tặng cho đất nước Campuchia xinh đẹp.

Lênh đênh “làng nổi”

Ở Biển Hồ có một “địa phận đặc thù” của những người Việt Namsinh sống và định cư từ bao đời nay ở vùng sông nước này.Khoảng 1.000 hộ gia đình với gần 5.000 nhân khẩu sống tách biệtvới cộng đồng người Cam. Có gia đình đã ở đây 4, 5 thế hệ, sốngtrên những ghe ghép lại. Nghề chủ yếu của người Việt là đánh bắtthủy sản, nuôi cá lồng, cá sấu, vịt, rắn,… Ngoài ra, ở “làng nổi” nàycũng có nhiều dịch vụ khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngàycủa người dân như tiệm cắt tóc, sửa đồng hồ, tạp hóa, chùa, nhàthờ, cây xăng, sân vận động,…

Page 63: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

62THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

Đáng chú ý hơn cả, giữa biển trờimênh mông nước ấy có mộttrường học nuôi dạy trẻ em ngườiViệt đang sinh sống tại vùng BiểnHồ mang tên “Trường Việt Nam”.Ngôi trường là một ngôi nhà đơnsơ bằng gỗ trên chiếc bè nổi,rộng khoảng 70m, thuộc địa phậntỉnh Siem Reap. Trường đượcxây dựng từ năm 1997 với sựgiúp đỡ của Tổng lãnh sự quánViệt Nam tại Siem Reap và ủnghộ nhiệt tình của các tổ chức, nhàhảo tâm. Người có công lao tolớn nhất trong việc lập trường làông Sáu Đầy (Võ Văn Đầy),nguyên Chủ tịch Hội Việt Kiều ấp7. Các thầy giáo đều dạy tìnhnguyện, không có lương hay mộtkhoản trợ cấp, thu nhập gì từ việcdạy học. Họ tự nguyện đưa con

chữ đến với những trẻ em nghèo của hàng nghìn gia đình ngườiViệt đang ngày đêm bám lấy vùng nước này để mưu sinh kiếmsống. Trong lớp học nhỏ có bảng thông báo: “Tất cả các gia đìnhViệt Nam hiện đang sinh sống tại Biển Hồ, Vương quốc Cam-puchia, có con em từ 6 tuổi trở lên hãy đưa đến trường sẽ đượcBan lãnh đạo nhà trường nhận nuôi dạy, các em được ăn ở tạitrường miễn phí, giúp các em học hành để trở thành người tốt, giúpích cho xã hội sau này, đừng để các em đi ăn xin trôi dạt bên ngoài”.

Phần lớn các em học sinh đều là con các gia đình đông con vànghèo khó. Nhưng từ khi ngôi trường thành lập, họ cũng phấn khởicho con em đi học với ước mơ quá đỗi giản dị: biết đọc, biết viết,nhớ lại nguồn gốc cha ông và thoát khỏi cảnh nghèo. Toàn bộ hoạtđộng của trường do sự tài trợ của Hội người Việt tại Campuchia,Hội người Việt ở Biển Hồ và tấm lòng quyên góp của nhiều ngườihảo tâm, khách du lịch đến với vùng Biển Hồ.

Trường học Việt Nam có hơn 300 học sinh theo học từ lớp 1 đếnlớp 4. Do chỉ có 2 phòng học nên trường phải chia thành nhiều cađể duy trì các lớp. Tại đây, các em được học tiếng Việt, Toán vàLịch sử. Tất cả tiền học, sách vở, đồ dùng học tập,… đều đượcmiễn phí. Tuy còn khó khăn và thiếu thốn, nhưng nhờ tâm huyếtcủa những thầy giáo yêu nghề, yêu trẻ, trường học Việt Nam đãphần nào đem lại niềm vui đến trường cho con em người Việt xaxứ, phần nào giúp các em có thêm kiến thức để “lên bờ”, trở thànhnhững công dân trí thức, có ích cho đất nước mai sau

2

Dù địa hình sông nước, đi lại khó khăn nhưng những nhân viên

Metfone vẫn nỗ lực đưa sản phẩm đến người dân Biển Hồ

Page 64: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

63 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

TN

HẬ

N Đ

ỊNH

TỪ

O C

N

Sự đam mê

CHÂNTHÀNH

Phương Trang

Tháng 8/2013, một chàng trai Hải Dương vụt sángthành ngôi sao trên khắp các trang tin tức trên toàncầu khi CLB bóng đá Arsenal (Anh) sang giao hữuvới Đội tuyển QG Việt Nam. Hiện tượng ‘Runningman’ Vũ Xuân Tiến tiêu tốn nhiều giấy mực của giớithông tấn ở cả Việt Nam và quốc tế. Nhiều bình luậnở những góc nhìn đa diện, nhưng tựu trung, khôngai có thể phủ nhận rằng: để có được may mắn ấy,đầu tiên, chàng trai này phải chạy.

“Người hùng quai đê”

Chiều nàocũng vậy,sau khi làmxong nhữngcông việctrong nhà,Vũ XuânTiến lại xỏ

giầy lên đê. Quãng đường màXuân Tiến chạy khoảng chừng6km bắt đầu từ nhà lên tới châncầu Phú Lương rồi vòng lại xuốngbến Bình Hàn.

Kết thúc 30 phút chạy bộ, Tiến sẽrẽ vào nhà ông nội để kéo thêmkhoảng 50 cái xà đơn rồi mới vắtáo lên vai trở về nhà. Vũ XuânTiến luôn duy trì quá trình tậpluyện này và nhờ đó, anh có mộtthân hình săn chắc, một thể lựcdồi dào trước khi anh lên Hà Nộilàm một thực tập sinh tại bệnhviện E Trung ương.

Rồi vận may đã mỉm cười vớichàng trai sinh ra ở làng Gòi (naylà phường Nhị Châu, TP. HảiDương) khi Arsenal - đội bónghâm mộ bao năm của Vũ XuânTiến đến Việt Nam. Chỉ vài chụcphút chạy theo xe các Pháo thủ,một câu chuyện cổ tích giữa thờihiện đại đã được viết lên. Câuchuyện mang tên: “Running man”(Người chạy bộ).

Một tuần sau khi nổi tiếng khắpthế giới, Vũ Xuân Tiến trở về làngtrong sự chào đón nồng nhiệt củangười thân, bè bạn, xóm giềng.Mọi sinh hoạt thường nhật dù đãbị đảo lộn rất nhiều nhưng thóiquen thả mình lên quai đê giữachiều gió lộng để chạy và chạy thìTiến không bỏ được.

Có điều, giờ Tiến chạy trong ánhmắt nhìn ngưỡng mộ của nhiềungười. Những đứa trẻ vẫn lên đêthả diều hôm nào ngày thườngthản nhiên nhìn Tiến ngang qua,

Page 65: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

64THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

Nhờ sự đam mê, Vũ Xuân Tiến đã cóđược thành quả không ngờ

Page 66: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

65 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

nay đã chìa những cánh tay ra để được bắt với “người nổi tiếng”.Chúng gọi Tiến là “Người hùng trên quai đê”.

Và sự đam mê chân thành

Có nhiều bình luận về sự kiện của Tiến. Có những người bảo chàngtrai này may mắn – điều đương nhiên đúng. Có những người bảochàng trai này cũng chỉ là một công cụ (hoặc một chiêu bài) truyềnthông cho CLB bóng đá kia và các công ty đã tổ chức sự kiện này.Điều đó có lẽ cũng chẳng sai. Nhưng điều quan trọng đối với Tiến, làmột chàng sinh viên nghèo, chưa một lần đi máy bay, chưa nói thạongoại ngữ được trải nghiệm những giây phút hoàn hảo với đam mêcủa mình, được trải nghiệm sự đón tiếp như thượng khách của chínhCLB bóng đá hâm mộ bấy lâu tại chính sân vận động của họ. Đó lànhững trải nghiệm mà Tiến khó có lần thứ hai, thậm chí rất ít ngườitrong chúng ta có thể có được 1 lần.

HLV A.Wenger xuất thân là một thạc sĩ kinh tế, triết lý bóng đá của ôngcũng không đặt nặng vấn đề danh hiệu mà tập trung nhiều ở khía cạnhkinh tế. Có lẽ, ngay khi nhìn thấy Xuân Tiến băng băng chạy bộ theochiếc xe buýt, ông đã thấy ngay mình cần phải làm gì. Arsenal đang nỗlực quảng bá thương hiệu ở châu Á. Và với Wenger, Xuân Tiến là chấtxúc tác tốt nhất để đội bóng của ông có thể cụ thể hóa chiến lược này.

Tất cả những điều tốt đẹp trên đến với Tiến là sự may mắn, bởi anhcũng chỉ là một trong hàng nghìn người hâm mộ CLB Arsenal.Mức độ tập luyện của anh cũng chẳng là điều đặc biệt nếu so sánh vớinhững người ham mê thể thao khác. Nhưng để có được sự may mắnđó là anh có đủ sự yêu quý chân thành để chạy theo chiếc xe ô-tô đủ

xa để những người trên xe chú ý.Sự may mắn đến từ việc anhchăm chỉ luyện tập để có đủ thểlực theo đuổi thần tượng củamình – theo đúng nghĩa đen. Cólẽ, khi chạy trên quai đê thuở nào,Tiến không nghĩ công việc đó cóthể đưa đến cho anh một cơ hộimà cả nghìn người mong muốn.Mọi việc diễn ra tự nhiên và trởthành câu chuyện đẹp.

Câu chuyện của Running mankhiến ta liên tưởng đến câu nói“Stay hungry, stay foolish” (Hãykhát khao và thật dại dột) củathiên tài quá cố Steve Jobs. Nếuở một kết cục khác mà Tiếnkhông được mời lên chiếc xe kiađể trở thành tâm điểm của truyềnthông thế giới, thì sẽ là một chàngtrai dại dột khi chạy theo chiếc xebuýt. Chàng trai này đã làm điềungốc nghếch, và điều đó khiến cảthế giới phải dõi theo.

Nếu có một giấc mơ, bạn hãyđuổi theo. Quan trọng là bạn phảichạy. Và cuộc sống luôn kì diệutheo cách riêng của nó.

TN

HẬ

N Đ

ỊNH

TỪ

O C

N

Page 67: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

66THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

TN

Y H

ÔM

QU

AN

LỬA THỬVÀNG

Hưng Hải

Bằng việc lao mình vàonhững việc thậm chí cònchưa ai làm, người Viet-tel không chỉ tạo “đườngsống” cho mình, mà cònđào tạo một thế hệ tuyệtvời, hình thành một nềntảng tư tưởng đặc trưng.

Nhiều người từng ngạc nhiên trước sự phát triển “nhưPhù Đổng vươn mình” của Viettel. Nhưng sự ngạcnhiên ấy có lẽ sẽ được chuyển thành sự thấu hiểu tấtnhiên nếu được chứng kiến một bản lĩnh xông phatuyệt vời của những người Viettel thời kỳ đầu tiên –tố chất đặc thù của Anh bộ đội Cụ Hồ.

Sự quyết tâm sắt đá

Năm 1997, người Viettel thi công tuyến cáp trục 1A cho Bộ Tư lệnhThông tin – Liên lạc (BTL TTLL) dọc theo đường điện 500KV Bắc –Nam. Về lịch sử, đây là hệ thống cáp quang đầu tiên do người Việthoàn toàn tự thiết kế, thi công xây dựng và lắp đặt. Đối với Viettel,đây được coi là dự án lớn đầu tiên của Viettel trong lĩnh vực xây

Đại tá Nguyễn Đình Hải (người đội mũ kêpi) - Phó Tư lệnh Bộ tư lệnhTTLL thăm công trường xây dựng đường trục 1A

Page 68: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

67 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

TN

Y H

ÔM

QU

AN

dựng hạ tầng viễn thông – đặtnền tảng cho việc trở thànhdoanh nghiệp viễn thông có hạtầng truyền dẫn lớn nhất ViệtNam.

“Vạn sự khởi đầu nan”, Viettelkhởi đầu dự án đường trục 1Avới muôn vàn khó khăn. Kinhnghiệm chưa có, vốn liếngkhông nhiều, lại thêm sự cạnhtranh khốc liệt từ các doanhnghiệp viễn thông khác cả trongnước và nước ngoài. Nhưngmuốn thực sự “khởi nghiệp” viễnthông, bắt buộc Viettel phải cóđược hạ tầng riêng mình để triểnkhai dịch vụ.

“Nếu khi đó, VNPT cho chúng tathuê đường truyền với giá chấpnhận được, việc triển khai dịchvụ suôn sẻ thì có lẽ không có Vi-ettel như ngày hôm nay. Chínhsự khó khăn về kết nối khiến banlãnh đạo Viettel hạ quyết tâmphải làm bằng được hạ tầngriêng của mình thì mới phát triểnđược”, Thiếu tướng NguyễnMạnh Hùng, Phó TGĐ Tập đoàn,chia sẻ.

Quyết tâm đó giúp Viettel nhậnnhững việc chưa ai từng làm tronglàng viễn thông Việt Nam khi ấy.Đường trục cáp quang 10 sợi chạytheo đường điện 500KV Bắc –Nam là đường cáp quang đầu tiêntại Việt Nam. Trong đó, EVN vàVNPT mỗi đơn vị đã sử dụng 4 sợi(1 sợi thu, 1 sợi phát và 2 sợi dựphòng), chỉ còn dư 2 sợi. Với 2 sợinày, BTL TTLL giao nhiệm vụ: “Nếuxin về, Viettel phải có phương ánkhai thác tốt, mà vẫn có dự phòng”.Với trình độ kỹ thuật khi ấy tại ViệtNam, việc này gần như không thểbởi yêu cầu tối thiểu là 4 sợi. Trảlời cho trở ngại đầu tiên ấy là sángtạo “thu phát trên cùng 1 sợiquang” của Viettel – một kỹ thuậtmà rất ít doanh nghiệp trên thế giớicó thể ứng dụng thương mại hóatrên diện rộng.

“Bắt tay vào làm đường trục 1A, Viettel chỉ có 1 bộ phận hỗn hợp cảkhảo sát và thiết kế. Nói đúng ra thì việc thiết kế, lắp đặt cáp quanglà chưa bao giờ làm cả. Nhận việc rồi, mình cùng mấy anh em khácphải mượn các bản thiết kế của bên Bưu điện, học cách người taviết thế nào, vẽ thế nào trên sơ đồ để thi công được”, chú TốngThành Đại, nguyên Phó Tổng giám đốc TCT Viettel (nay là Tập đoànViettel), nhớ lại.

Dự án “học việc” khởi động vào năm 1997 bằng việc đi khảo sáttuyến Hà Nội – Hòa Bình, với điểm đầu là từ T579 (Cát Linh, Hà Nội)và điểm cuối là Thủy điện Hòa Bình. Nhóm đi bộ đầu tiên gồm chúTống Thành Đại, chú Trụ, anh Sơn, anh Lương Ngọc Hải, anh TrầnĐình Hà,… Thày trò cùng nhau đẩy xe đo đi dọc đường Cát Linh,xuống khu vực Trung Hòa – Nhân Chính, đi Mễ Trì, Hòa Lạc,… Vừađi đo vừa học cách ghi lại các thông số, ký hiệu trên bản vẽ. Cápquang chôn dưới đất phải biết được chính xác dài bao nhiêu, chấtđất như thế nào, có vật cản gì hay không, tránh các điểm tiềm tàngnguy cơ như thế nào, v.v… Mỗi ngày làm cật lực thì đi được khoảng20km. Tuyến cáp mấy nghìn cây số thì phải đi bộ đủ ngần ấy để đođạc, vẽ thiết kế.

“Sự nghiệp đi bộ” của người Viettel bắt đầu từ đó. Nhóm khảo sátHà Nội – Hòa Bình được chia làm 2 nhóm đi làm với lý do: cả Viettelkhi đó chỉ có 2 chiếc máy hàn đo cáp quang. Anh Lương Ngọc Hải(Giờ là Tổng Giám đốc TCT Bưu chính Viettel) và anh Nguyễn MạnhTùng (giờ là Giám đốc TT Đào tạo Viettel) mỗi người nhận 1 bộ máy

Page 69: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

68THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

dẫn đầu 1 đội đi làm. Cứ buổisáng, xe ô-tô thả 1 điểm, đếncuối ngày mới đón. Mỗi ngày điđược 20 – 25km. Người lái xekiêm luôn nhiệm vụ anh nuôi, locơm nước. Tối ngủ luôn trongtrạm là chính, hôm nào gần đơnvị bộ đội mà vào ngủ nhờ là maylắm rồi.

Là một công trình quân sự, khôngmột chuyên gia nước ngoài nàođược tham gia vào dự án đườngtrục cáp quang này, người Viettelphải làm tất cả. Xây dựng trục 1Alà thử thách lớn nhất của lớpngười Viettel khi đó. Để khai thác2 sợi quang, Viettel phải xây dựng22 trạm trục để lấy tín hiệu ra, sauđó là 11 trạm nhánh để đưa về cácđịa phương. Các trạm được xâydựng theo đường điện 500KV Bắc– Nam nên thường ở khu vực hẻolánh, ít dân cư. Việc mang váchàng hóa, thiết bị đều do anh emtrong đội phải tự làm chứ khôngthuê mướn được.

“Vì ở vùng hẻo lánh nên thường không có điện lưới, các trạm trụcphải sử dụng nguồn điện từ pin mặt trời, ắc-quy và máy nổ dựphòng. Thử tưởng tượng mỗi bình ắc-quy 2V nặng đến 60kg, mỗitrạm cần 48 bình để duy trì 2 tổ ắc-quy điện áp 48V. Để chuyển ắc-quy lên trạm, anh em phải thay nhau bế từng bình lên núi. Chỗ nàomà thuê được cái xe trâu để chở là may mắn lắm rồi”, anh NguyễnMạnh Tùng kể lại.

Kỷ luật là sức mạnh của quân đội

Khó khăn chồng chất, nhưng không một trở ngại nào có thể cảnđược bước chân người lính. Quân lệnh như sơn, đã nhận nhiệm vụthì chỉ có hoàn thành chứ không thể thất bại. Cách điều hành trêncông trường cũng theo đúng kỷ luật của quân đội: Quy trình phảiđược tuyệt đối tuân thủ. Chưa biết thì học, khó đâu hỏi đó. Chỗ nàovướng mắc, người chỉ huy phải lên trước.

“Hồi đó, anh em chưa có kinh nghiệm làm nên quy trình được tuân thủtuyệt đối, không ai dám làm tắt. Nếu sai hỏng phải chịu trách nhiệm vàkhắc phục ngay lập tức. Chính vì thế, dù lần đầu thi công cáp ngầm,nhưng cáp có 12 sợi thì thông cả 12, không bị đứt hỏng tuyến nào”,anh Nguyễn Mạnh Tùng kể lại. “Một cuộn cáp trước khi làm phải đượcđo trước khi ra cáp. Ra cáp đúng hình số 8, trước khi lấp phải đo lại 1lần, lấp xong cáp lại phải đo lại lần nữa. Mọi quy trình được tuân thủnhư cái máy, và thời hạn thông tuyến là mệnh lệnh”.

Anh Tùng nhớ lại kỷ niệm khi kéo từ bể cáp Tây Ninh đi Sư đoàn 5,anh Thuận “cụt” kéo cáp bị dập mất 1 đoạn lúc 3 giờ sáng. Ban chỉhuy quyết định phạt, yêu cầu phải bỏ tiền ra đền. Anh Hiến phải chạytừ Tây Ninh về TP HCM mua măng-xông mang về Tây Ninh để tổchức hàn nối ngay trong đêm đảm bảo thông tuyến đúng sáng ngàyhôm sau như kế hoạch. Khi măng-xông được mua về đến nơi thì trờimưa tầm tã. Từ chỉ huy đến lính tráng lôi nhau ra hàn cáp xong xuôi,đo đạc hoàn chỉnh mới về nghỉ.

Anh Lương Ngọc Hải vốn là dân kỹ thuật viễn thông, nhưng khi làmdự án này phải dẫn một đội đi thi công, tức là phải chịu trách nhiệmtoàn bộ chất lượng công trình của một nhánh. Qua đó, anh tự họcthêm được cả “nghề” xây dựng.

“Khi xây nhà trạm và lắp đặt các tấm pin mặt trời, bắt buộc mình phảihọc cách để làm. Anh phải gọi điện hỏi chú Trinh (khi đó là Giám đốcCông ty Tư vấn - Thiết kế) mác bê-tông là như thế nào để còn đigiám sát được. Sắt thép thì còn có ký hiệu, quy cách trên đó, mìnhcó thể đối chiếu được, chứ vôi vữa, xi măng trộn tại đó thì mình chịu.Chú Trinh giảng giải cặn kẽ: mác này thì trộn ngần này xi-măng mácnày với ngần này cát, ngần này sỏi. Nếu xi-măng tăng giảm mác lênthế này thì điều chỉnh tỉ lệ cát, sỏi thế này… Cứ thế mà làm”, anhHải kể.

Anh Lương Ngọc Hải -TGĐ VIettel Post đã từngphụ trách một máy hàncáp tuyến Hà Nội - ĐàNẵng trên đường trục 1A

Page 70: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

69 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

TN

Y H

ÔM

QU

AN

Sự kế thừa một truyền thống hào hùng

“Khi làm tuyến cáp 1A, mình mới được trải nghiệm thực tế con đườngmòn Hồ Chí Minh. Năm 1999 bọn mình đi làm mà còn thấy khiếp rồi.Vậy mà hồi chiến tranh, dưới mưa bom bão đạn, mình cũng khônghiểu làm sao bộ đội mình lại có thể chuyển khối lượng lớn cả người,vũ khí, đạn dược, xe tăng vào tận Buôn Mê Thuột để đánh trận xuấtquỷ nhập thần, giải phóng đất nước. Càng đi, mình càng cảm phụccha anh, lại càng thấy tự hào”, anh Lương Ngọc Hải chia sẻ.

Chắc chắn, sự tự hào ấy là một trong những động lực khiến ngườiViettel có thể hoàn thành đường trục 1A vào đúng ngày 9/9/1999 -sau gần 2 năm thi công. Nhìn lại chặng đường đã qua, chính nhữngngười từng dấn thân tham gia dự án còn thấy như một câu chuyệncổ tích. Mỗi chặng đường, mỗi điểm đặt trạm đều chứa đựng nhữngkỉ niệm không thể quên.

Đường quốc lộ 1A và đường mòn Hồ Chí Minh bây giờ đã được làmtốt, chứ năm 1999 mà lên trạm thì vô cùng gian khổ. Điển hình làtrạm Q12 (Phước Sơn, Quảng Nam) là nơi khiến anh em nào từnglên đây đều lắc đầu le lưỡi. Tuy chỉ cách Đà Nẵng khoảng 150km,nhưng để đến nơi phải mất đúng 1 ngày đi ô-tô nếu trời nắng ráo.Còn nếu trời mưa thì bị cô lập, không ra vào được. Có trận bão, anhViện (Trung đoàn 32 – đối tác thi công cho Viettel) bị “nhốt” luôn ởtrạm gần 1 tháng mới ra được. Anh em vào trạm Q12 đều xác địnhphải mua đồ ăn thức uống dự trữ đủ dùng mấy ngày, làm xong rồimới ra. Để ưu tiên làm nhiều với trạm Q12, anh Nguyễn Mạnh Tùngđược điều cho 1 chiếc Daihatsu - chiếc xe tốt nhất của Viettel lúcbấy giờ. Có lần đi lên bị lạc cả vào bãi đào vàng, suýt bị sa xuốnghố.

“Khi đó, tuyến cáp 1A là đường trục thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.Đây cũng là kênh truyền dẫn duy nhất của Viettel vì chưa có đườngcáp vu hồi. Mất thông tin là mất sinh mệnh của Viettel. Anh em lúcnào cũng đau đáu cụm từ “an toàn thông tin” trong đầu vì đó là quânlệnh rồi”, anh Nguyễn Mạnh Tùng kể lại.

Có lần xe ô-tô tải trên đường làm đứt cáp ở Chư Pải (Gia Lai), lậptức 2 máy hàn đo của Viettel phải huy động vào hiện trường. Anh

Hải phải đi từ 3 giờ sáng từ HàNội vào Đà Nẵng để mang máyhàn vào ứng cứu. Buổi tối, ănngủ nghỉ được 2 giờ đồng hồ làlại tiếp tục lên Gia Lai. Đườngquốc lộ 1A cũ rất xấu, đi khôngnhanh được. Anh Tùng cũngphải chạy một mạch từ Hà Nộivào ngã ba Bà Ri mới nghỉ. AnhPhan Anh tài xế được ngủ nghỉđúng 1 giờ đồng hồ, rồi lại đưađoàn chạy tiếp lên Gia Lai. Đidọc đường, anh em cứ gặp hàngquán là mua cà phê túi cho anhPhan Anh uống để tiếp tục lái xe.

Hoàn thành được đường trục1A, người Viettel chủ động hơntrong việc triển khai các dịch vụcủa mình, củng cố thêm nguồnlực và kinh nghiệm để tiếp tụcxây dựng các tuyến trục 1B, 1C,1D sau này. Hơn nữa, người Vi-ettel tự tin khẳng định trình độ vàkhả năng người Việt hoàn toànlàm chủ công nghệ truyền dẫnhiện đại bằng cáp quang, có thểtự triển khai được những dự ánviễn thông lớn mà không cần sựcan thiệp của nước ngoài.

Và quan trọng nhất, từ dự ánnày, Viettel có một “thế hệ vàng”những nhà cầm quân thiệnchiến, và nhiều người vẫn đangtiếp tục đóng góp cho Viettel đếntận ngày nay.

Thiếu tướng Hồ Tri Liêm(người ngoài cùng bên phải) -Tư lệnh Binh chủng Thông tinkiểm tra lắp đặt thiết bị trêntruyến cáp

Page 71: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

70THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

TN

I NH

À C

HU

NG

N

NGƯỜITRUYỀN LỬACuối năm 2010, đoàn khảo sát tiền trạm của chúng tôi khi ấy gồm 20 thành viênchia làm 5 đội tỏa ra khắp đất nước Mozambique với nhiệm vụ khảo sát tìnhhình thực tế và xác định sơ bộ vị trí đặt trạm BTS trước khi triển khai hạ tầngmạng lưới.

Đức Lê

Ngọn lửa đam mê công việc vẫn cháy

trong người đàn ông 70 tuổi

Page 72: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

71 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

TN

I NH

À C

HU

NG

N

Tôi, một nhân viên ngôn ngữ, khi ấy 23 tuổi, mới ra trường và đangtrong thời gian thử việc. Tôi may mắn được đi cùng đội với bác ĐoànTrinh, 70 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế vàlà người lớn tuổi nhất đoàn công tác. Đối với 19 người còn lại trongđoàn, họ đã quá quen thuộc với những chuyến đi như thế này nhưngđối với tôi, đây không chỉ là một chuyến đi khảo sát mà còn là mộtchuyến du học đặc biệt.

“Người Viettel thọ đến 100 tuổi à?” đó là câu thắc mắc khiến tôi thíchthú nhất của anh bạn lái xe Ganancio trên suốt chặng đường khảo sátdọc tuyến từ thủ đô Maputo đến tỉnh Inhambane. Tôi quay sang nhìnbác Đoàn Trinh, bởi tôi biết câu tự trả lời của bạn ấy: “Đấy, bác ấy đã70 tuổi rồi, nhưng vẫn còn thanh niên lắm”. Trong khi anh bạn Ganancioxoay chiếc vô lăng vào khúc cua của cánh rừng, bác Trinh vẫn dán mắtvào chiếc máy ảnh, thò ống kính ra ngoài cửa sổ rồi vươn người ra sauchụp lại những gốc cây đã khô bên đường. Bác có thú vui sưu tập ảnhnhững gốc cây khô. Bác cho rằng, những gốc cây lớn, cổ thụ sống đãhàng trăm năm tuổi, sự héo tàn ấy lại mang đầy giá trị nghệ thuật.

Chúng tôi xác định được một vị trí thuận lợi để đặt trạm nằm trênđỉnh một quả đồi. Con đường mòn nhỏ xíu dẫn lên đỉnh đồi lổn nhổntoàn đá hộc chỉ dành cho người đi bộ. Tôi chưa kịp lắc đầu ngaongán thì đã thấy bác Trinh chân thoăn thoắt leo những bước đầutiên. Đi được chừng 15 phút, tôi và anh bạn Ganancio đã bị bác bỏlại phía sau khá xa.

Leo đồi mất đến gần 45 phút, chúng tôi lên đến nơi cũng là lúc mặt trờichiếu thẳng đỉnh đầu. Cái nắng Châu Phi như đổ lửa, xung quanhkhông một bóng cây. Cảm tưởng từng ngụm nước tôi uống đều bốchơi ngay lập tức qua tuyến mồ hôi. Tôi thở dài vì biết trưa nay sẽ đóivà cả một chặng đường xuống dốc còn đang đợi. Ngồi xuống một mỏmđá, bác dúi vào tay tôi và anh bạn Ganancio hai chiếc bánh mỳ kẹp thịt:“Bác mua từ sáng đấy, ăn đi không nó sẽ cứng mất”. Nhồm nhoàm nhaichiếc bánh mỳ ngon nhất từ trước đến nay, tôi lặng im nhìn bác chạyqua chạy lại, ngắm ngắm, đo đo, vẽ vẽ trên tờ giấy A4 đặt trên một tấmbìa cứng, đôi mắt nheo lại vì nắng hằn rõ dấu ấn của tuổi 70. “Ăn nhanhlên, rồi ra đây phụ bác!” tôi chợt giật mình vì bác gọi, không phải vì tôilơ đễnh, mà tôi đang mải ngẫm nghĩ về cái tuổi 23 của mình.

Xong việc, bác gọi tôi lại, trên tay cầm tờ giấy với những nét vẽ bằngtay ngay ngắn. Bác chỉ cho tôi cách lựa chọn vị trí đặt trạm. Phải có đủcác yếu tố về tọa độ mắt lưới, mặt bằng diện tích, độ cao, đất có chủ,gần đường điện hạ thế, cách tính toán vị trí đặt các móng “core”, cáchthể hiện những hình vẽ trên tờ giấy A4… Tôi chăm chú lắng nghe vàthấy rõ vẻ rạng rỡ trên khuôn mặt của bác, hệt như lúc chụp được mộtbức ảnh đẹp hay hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật vậy. Mỗi mộttrạm được thiết kế xong giống như liều thuốc tinh thần gây hưng phấn,xua tan hết mệt mỏi không chỉ cho bác, mà tác dụng của nó còn lantỏa sang cả tôi.

Mấy bác cháu lại đi bộ xuống đồi,bác vẫn là người đi dẫn đầu. Lúcra đến trung tâm huyện đã là 3giờ chiều, chúng tôi chỉ kịp dừngxe mua thêm bánh mỳ và nướcuống để tiếp tục lên đường. Điểmđến tiếp theo của chúng tôi là mộthuyện nằm ở phía Tây tỉnh In-hambane, phải di chuyển khoảng3 giờ đồng hồ mới đến nơi. Chiếcxe phải đi nhanh nếu không sẽkhông kịp quay về vì mùa này trờitối rất nhanh.

Đi được quá nửa đường, bỗngnhiên chiếc xe bị chết máy. Lúc đóđã là 5 giờ chiều, mấy bác cháuxuống xe, trong lòng tôi khôngkhỏi hoang mang lo lắng. Anh lái

Page 73: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

72THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

xe chạy đi tìm xem quanh đây có nhà dân nào không để nhờ trợ giúp.Ngồi giữa rừng, trong đầu tôi liên tục tưởng tượng ra những cảnh giốngtrong phim: cướp, thổ phỉ, thú dữ, côn trùng độc… có thể đe dọa bấtcứ lúc nào. Thấy tôi lo lắng đến toát mồ hôi, Bác Trinh ngồi lại bêncạnh và trấn an bằng cách kể cho tôi nghe câu chuyện về con trai bác.Anh ấy là một người dũng cảm, thích những môn thể thao cảm giácmạnh, thích đi xe máy phân khối lớn và là một trong những người ViệtNam đầu tiên có bằng nhảy dù chuyên nghiệp của Mỹ. Câu chuyệnbác kể cuốn hút và hài hước khiến tôi bình tĩnh hẳn lại. Giữa chốn rừngrú Châu Phi này, một người đàn ông ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy”,đang truyền lửa, truyền niềm tin cho một thanh niên 23 tuổi. Tôi chợtnhận thấy, bác còn dũng cảm và mạnh mẽ hơn cả nhân vật trong câuchuyện bác vừa kể.

Sau một hồi sửa chữa, chiếc xe cũng hoạt động trở lại. lúc này đã làhơn 6 giờ tối, Bác Trinh quay sang hỏi tôi: “Đi tiếp hay quay về hảcháu?”. Tôi trả lời ngay lập tức: “Dĩ nhiên là đi tiếp bác ạ”. Bác vỗ vaitôi tỏ vẻ ưng ý rồi mấy bác cháu lại chui vào xe tiếp tục lên đường.Con đường dài vẫn chưa tìm thấy điểm dừng chân, nhưng từ bao giờ,

tôi bỗng cảm thấy an tâm lạthường. Mỗi ngày trôi qua đượclàm việc với bác, tôi đều học hỏiđược nhiều điều. Chuyện chuyênmôn, chuyện đối nhân xử thế,chuyện công việc “phải” làm haylà đam mê “được” làm.

Có lẽ, đến giờ, anh bạn Gananciovẫn nghĩ rằng người Viettel nàocũng thọ đến 100 tuổi. Còn tôi thìnghĩ khác, tuổi tác không quantrọng, giữ được ngọn lửa tình yêuvới công việc mới là điều quantrọng nhất và đặc biệt, người Vi-ettel luôn biết cách truyền ngọnlửa ấy cho nhau.

Bữa trưa “trực chiến” phải đảm bảo: nhanh, gọn và trên mọi địa hình

Page 74: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

73 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

VV

IETT

EL

- 30

NG

ÀY

NH

ÌN L

ẠI

Ngày 2/8, Tổng Giám đốc Hoàng Anh Xuân ký quyết định giao nhiệm vụcho 63 đồng chí Giám đốc các chi nhánh tỉnh/thành phố trên cả nước.Trong đó, 25 đồng chí nhận nhiệm vụ mới, gồm: 13 đồng chí hoàn thành

Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý Khóa3, 9 đồng chí đang giữ chức Phógiám đốc Kinh doanh tại Chi nhánh,3 đồng chí hoàn thành nhiệm vụ tạicác thị trường nước ngoài trở vềViệt Nam.

Toàn bộ các cán bộ được giao nhiệmvụ lần này được đích thân Ban Tổnggiám đốc Tập đoàn phỏng vấn vềnăng lực, chọn lựa trong số toàn bộban lãnh đạo chi nhánh tỉnh/thànhphố, học viên lớp bồi dưỡng và cácđối tượng khác. Các giám đốc chinhánh tỉnh/thành phố mới sẽ nhậnnhiệm vụ tại đơn vị từ 15/8. Sau 1năm kể từ khi nhận nhiệm vụ, BanTổng giám đốc Tập đoàn sẽ phỏngvấn, đánh giá lại. (HH)

Viettel thay đổi 1/3 lực lượng giámđốc chi nhánh tỉnh/thành phố

Trong 3 ngày từ 9 – 11/8, Trung tâm Phân phối – Công ty TM&XNK Viettelđã tham gia triển lãm “Trải nghiệm cuộc sống tuyệt vời cùng Taiwan Excel-lence” tổ chức tại Trung Tâm Thương Mại The Garden (Hà Nội). Đây là mộttrong những hoạt động của chiến dịch Taiwan Excellen 2013 do CụcThương Mại và Hội đồng Phát Triển Ngoại Thương Đài Loan (TAITRA) chỉđạo thực hiện nhằm quảng bá các thương hiệu hàng đầu Đài Loan.

Là nhà nhập khẩu chính thức củanhãn hàng nổi tiếng thế giới Tran-scend, Trung tâm Phân phối Viettelđã mang đến triển lãm những sảnphẩm chất lượng và được kháchhàng ưa chuộng nhất trong thờigian gần đây như: USB TranscendJF 500 4GB, USB Transcend V308GB, ổ cứng di động Transcend500GB StoreJet 2.5” M3,… Vớinhiều sản phẩm hấp dẫn, cáchtrưng bày đẹp mắt và sự tư vấnnhiệt tình của nhân viên, gian hàngcủa Viettel đã thu hút hàng trămlượt khách tới tham quan, tìm hiểuvà nhận được nhiều phản hồi tíchcực của khách hàng về chất lượng,tính năng sản phẩm cũng như chếđộ bảo hành. (Nguyễn Thị Huyền– Công ty TM&XNK Viettel)

Gian hàng Viettel thu hút ngườixem tại Triển lãm TaiwanExcellence

Page 75: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

74THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

Ngày 03/8/2013 Công ty thông tinM3 đã tổ chức khai giảng khóa đàotạo chuyên môn nghiệp vụ, tay nghềcho 143 CBCNV đang lao động sảnxuất và công tác tại Công ty. Nhữnghọc viên được đào tạo gồm lao độngđang giữ bậc thợ bậc 1, bậc 2; laođộng mới chuyển nghề tập trung vàocác ngành sản xuất cáp đồng, cápquang; ngành cơ khí; ngành hữutuyến điện. Khóa học này cũng phổcập tiếng Anh cho CBNV khối kỹthuật và quản lý.

Đại tá Trần Vinh Quang, Bí thư Đảngủy – Phó Giám đốc Công ty Thôngtin M3, cho biết đây là khóa đào tạotập trung đầu tiên về chuyên môn,nghiệp vụ do Công ty tổ chức. Mụctiêu nhằm nâng cao trình độ chuyên

môn nghiệp vụ, tay nghề phục vụ cho chiến lược phát triển của Công ty trongthời điểm hiện tại và cho những năm tiếp theo. (Bùi Quang Thuận - tyThông tin M3)

Ngày 5/8, Đoàn công tác Ban Tổ chức TƯ do đ/c Nguyễn Quang Dung,Vụ trưởng Vụ Đảng viên, làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc vớiĐảng bộ Công ty CP Quốc tế Viettel. Thay mặt Đảng ủy và BGĐ công ty,đ/c Nguyễn Thăng Long Bí thư Đảng uỷ và các đ/c trong Đảng uỷ, cấp uỷchi bộ thị trường đã tham gia hội thảo về Đề án xây dựng “Quy định vềnhiệm vụ của đảng viên khi ra nước ngoài”.

Từ năm 2007 đến nay, Viettel đã có 7 công ty con ở nước ngoài. Quátrình xây dựng 07 công ty đó đồng thời cũng là quá trình xây dựng 07 chi

bộ và đội ngũ đảng viên ở nướcngoài. Các chi bộ thị trường đã chủđộng liên hệ với đại sứ quán, cơquan Đảng trong Khối Đảng ủyNgoài nước để phối hợp sinh hoạt,học tập nhằm nâng cao chất lượnglãnh đạo, xây dựng đội ngũ đảngviên, chấp hành đúng pháp luậtnước sở tại.

Đoàn Công tác đã đánh giá caonhững thành công của Đảng bộ,của Công ty trong sự nghiệp đầutư quốc tế, mô hình tổ chức Đảng,sinh hoạt trực tuyến, quản lý ngànhdọc tổ chức Đảng, đảng viên ởnước ngoài; coi đây là một mô hìnhmới để Đoàn công tác tiếp thu,nghiên cứu, hoàn thiện Đề án “Quyđịnh nhiệm vụ của đảng viên khi ranước ngoài”, sát với yêu cầu củathời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế.(Anh Đức - Viettel Global)

Viettel Global chia sẻ kinh nghiệm tổchức công tác Đảng tại nước ngoài

Công ty Thông tin M3 lần đầu đào tạo nâng caotay nghề tập trung

Page 76: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

75 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

VV

IETT

EL

- 30

NG

ÀY

NH

ÌN L

ẠI

Ngày 2/8, Tổng Giám đốc Hoàng Anh Xuân đã ký quyết định khen thưởngcho 21 tập thể và 44 cá nhân đã có thành tích tốt trong thực hiện nhiệm vụnâng cao chất lượng mạng lưới Viettel tại Việt Nam và các thị trường.

Ở thị trường nước ngoài, 6 tập thể của Công ty Natcom được biểu dương,gồm Phòng Cơ điện, Phòng điều hành viễn thông, Chi nhánh Artibonite,đội kỹ thuật các huyện Saint Marc, Mirebalias và thủ đô Port-au-Prince.Cũng trong lần khen thưởng này, có 6 đồng chí đang làm việc tại thị trườngđược biểu dương cá nhân, gồm đ/c Nguyễn Thành Quân (Công ty Nat-com), đ/c Nguyễn Hoàng Vũ (Công ty Viettel Campuchia), đ/c Trần MinhNHân và đ/c Lê Minh Tuấn của Công ty Viettel Timor Leste, đ/c Trần QuốcThành, Trương Thành Nghị và Nguyễn Văn Đông thuộc công ty ViettelCameroon.

Theo quyết định này, mỗi tập thể được biểu dương được thưởng 10 triệuđồng, mỗi cá nhân được biểu dương được thưởng 1 triệu đồng. Tổng sốtiền khen thưởng lên tới 254 triệu đồng. (HH)

254 triệu đồng khen thưởng thànhtích nâng cao chất lượng mạng lưới

6 tháng đầu năm nay, Tổng công ty Bưu chính Viettel đã đạt doanh thu gần500 tỷ đồng - mức hoàn thành cao nhất từ trước đến nay.

Với kết quả này, Tổng Công ty CPBưu chính Viettel đã quyết địnhkhen thưởng nóng 2 tháng lươngđến toàn thể CBCNV và biểudương 18/63 tập thể đã hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ được giao. Đâylà các đơn vị có đóng góp 55% tổngdoanh thu toàn Tổng Công ty vàhoàn thành hơn 100% kế hoạch 6tháng được giao. Trong đó có 3 đơnvị có mức tăng trưởng cao hơn sovới cùng kì năm trước là các Chinhánh: TP Hồ Chí Minh, TháiNguyên, đặc biệt là Chi nhánhHưng Yên( tăng 55%). (Lê Huệ -Viettel Post)

CBNV TCT Bưu chính Viettel đượcthưởng nóng 2 tháng lương

Ngày 13/8, tại trụ sở của TCT Điện lực TP HCM,PTGĐ, Đại tá, Hoàng Công Vĩnh, thay mặt lãnhđạo Tập đoàn đã ký thỏa thuận phối hợp triển khaicác dự án “Ngầm hóa mạng cáp viễn thông kếthợp ngầm hóa lưới điện trên địa bàn TP HCM”.Cùng tham gia chương trình là 5 đơn vị khác,gồm: TCT Điện lực TP HCM, Viễn thông TP HCM,Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist,Công ty CP Viễn thông FPT và Công ty CP Đầutư kinh doanh điện lực TP HCM. (HH)

Viettel tham gia ngầm hóa mạng điện và viễn thông tạiTP HCM

Page 77: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

76THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

Trong chuyến công tác tới Mozambique, Đồng chí Thiếu tướng DươngVăn Tính,Bí thư Đảng ủy, PTGĐ Tập đoàn đã có cuộc gặp mặt và nóichuyện với toàn bộ CBNV người Việt Nam đang làm việc tại Mozambique.Đồng chí PTGĐ đã lắng nghe nguyện vọng, tâm tư tình cảm của CBNV vàtrả lời thắc mắc về chế độ cho phép chuyển công tác về Việt Nam chonhững cá nhân có sức khỏe yếu; tổ chức hôn lễ cho người Việt ngay ở thịtrường... Đồng chí đặc biệt nhấn mạnh việc áp dụng các quy định khenthưởng, nội quy lao động dành cho người sở tại phải theo đúng luật phápvà quy định của nước sở tại. Bên cạnh đó các tổ chức đoàn thể phải tạo racác phong trào, sân chơi để cuốn hút CBNV người Mozambique cùng thamgia. Điều quan trọng là gây dựng tinh thần đoàn kết, tương trợ giữa ngườiViệt Nam và người Mozambique, qua đó góp phần hoàn thành chỉ tiêu sản

xuất kinh doanh năm 2013. PhóTổng Giám đốc đã đánh giá caohoạt động đối ngoại quân sự củacác Công ty của Viettel tại các thịtrường, mặc dù số lượng nhân sựlớn của Tập đoàn hoạt động và dichuyển trên phạm vi toàn cầu. PhóTổng giám đốc yêu cầu các đơn vịphải phối hợp chặt chẽ với Đại sứquán để nắm thật chắc các quy địnhcủa pháp luật, phong tục, tập quán,văn hóa của các quốc gia này, từ đótránh sai sót làm ảnh hưởng đến uytín Tập đoàn, uy tín Quốc gia.

Trước đó, Phó Tổng Giám đốc đãtiếp đón đồng chí Phạm Bình Minh,Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam,đã đến thăm và làm việc với công tyMovitel (Mozambique). Thay mặtlãnh đạo Tập đoàn và Công ty Movi-tel, Phó Tổng Giám đốc đã tiếp Bộtrưởng và báo cáo sơ bộ những kếtquả mà Viettel đã đạt được tronglĩnh vực đầu tư nước ngoài. Hiện tại,khoản 2.000 CBNV người Việt đanglàm việc tại 7 thị trường trên toàn thếgiới. (HT)

PTGĐ Dương Văn Tính làm việcMovitel

BITEL là thương hiệu chính thức củaViettel PeruNgày 5/8/2013, Viện Quốc gia chống độc quyền và bảo hộ sở hữu trí tuệPeru, gọi tắt là Indecopi (National Institute of antitrust and intellectual prop-erty protection ) đã chính thức xác nhận việc cấp thương hiệu Bitel choViettel Peru.

Tên thương hiệu Bitel lấy ý tưởng từ hai màu trên lá cờ Peru và cách nóiquen thuộc của người Peru khi hô hào nhau chung tay tham gia vào nhữngsự kiện quốc gia dân tộc. Tên Bitel còn được khách hàng tự hiểu theonghĩa khác là: bi = 2 = nhà mạng + khách hàng, thể hiện mối quan tâm,

sự tôn trọng và đối thoại hai chiềubình đẳng, đầy lắng nghe giữa nhàmạng và khách hàng.

Slogan của Bitel là “Luôn luôn lắngnghe bạn”, thể hiện ý nghĩa “quantâm, chăm sóc”, phù hợp với địnhvị Caring, cũng như gợi nhớ đếnngành hàng viễn thông - liên lạccủa Bitel. Logo gồm tên Bitel vàbiểu tượng icon nháy lại từ chữ B.Biểu tượng này được lấy ý tưởngtừ hình tượng lá cờ Peru đang bay,2 bong bóng nói chuyện tạo nênchữ B cũng tượng trưng cho viễnthông, giao tiếp. Hơn nữa, nó thểhiện ý nói chuyện trao đổi giữa Nhàmạng và Khách hàng. Thiết kế baogồm màu vàng: tượng trưng chovăn hóa Inca, thờ thần mặt trời vàvàng. Đây cũng là màu may mắnđối với người dân Peru và màuxanh: tạo cảm giác dễ chịu, thânthiện, hiện đại, vững chãi. (NĐ)

Page 78: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

79 NGƯỜI VIETTEL THÁNG 08/2013

VV

IETT

EL

- 30

NG

ÀY

NH

ÌN L

ẠI Ngày 15/8/2013, tại Cape Town

(Nam Phi), Tổ chức nghiên cứu thịtrường hàng đầu của Mỹ Frost andSullivan đã trao giải “Doanh nghiệpdẫn đầu về năng lực cạnh tranhtrong lĩnh vực di động” cho thươnghiệu Movitel của Mozambique. Giảithưởng được trao cho đại diệnMovitel, bà Safura, dưới sự chứngkiến của gần 200 khách mời là cácCEO, nhà quản lý ở các lĩnh vựckhác nhau như mỏ, năng lượng,ngân hàng…

Qua 10 bước thẩm định và đánhgiá, chiến lược phổ cập dịch vụ,đóng góp xã hội của Movitel đãgiành được 9 điểm, gần gấp đôiđiểm số của các đối thủ tên tuổikhác như Vodacom, TM. Với 50năm kinh nghiệm trong lĩnh vựcnghiên cứu thị trường, các chuyêngia hàng đầu thế giới của Frost andSullivan nhận định: “Movitel đã rấtthông minh khi đầu tư cho tươnglai, hướng tới phần đông dân số

Mozambique, là những người có thu nhập thấp thông qua chiến lược bìnhdân hóa dịch vụ viễn thông. Không chỉ tập trung ở thành thị và người giàunhư các đối thủ, Movitel đã mở rộng mạng lưới, đưa dịch vụ tới mọi ngườidân bằng các chương trình xã hội như miễn phí Internet trường học, hỗ trợcước sử dụng...để giúp người dân nông thôn được tiếp cận dịch vụ, từ đócải thiện đời sống và quay trở lại thành khách hàng”. (NN)

Frost & Sullivan: Movitel dẫnđầu về năng lực cạnh tranh

Nhân kỷ niệm 2 năm ngày khai trương, từ ngày12/8/2013-15/9/2013, Công ty Natcom tổ chức chươngtrình bốc thăm trúng thưởng cho mọi thuê bao di độngvà homephone của Natcom. Cụ thể, với mỗi mệnh giánạp tiền từ 30 Gourdes (0.75 USD), khách hàng sẽnhận được một mã số trúng thưởng (mệnh giá càngcao càng được nhiều mã trúng thưởng). Giải thưởngtuần bao gồm: một giải nhất là Laptop Sony Vaio kèmvới 1 Dcom 3G (kèm sim với gói cước unlimited trong3 tháng), 5 giải nhì là điện thoại 3G N8303 trị giá 100$,10 giải ba là điện thoại 3G N8301 và giải khuyến khích

là 30 thẻ cào mệnh giá 500 Gourdes (12.5 USD). Đặcbiệt, thuê bao tham gia chương trình quay số trúngthưởng có cơ hội trúng giải thưởng đặc biệt là chiếc ôtô Ford Ranger trị giá 35.000 USD.

Đây là lần thứ hai Công ty Natcom tổ chức chương trìnhquay số trúng thưởng. Lần đầu tiên diễn ra vào đợt Giángsinh năm 2011 với nhiều giải thưởng hấp dẫn và giải đặcbiệt là chiếc ô tô bán tải trị giá 35.000 USD được trao chomột khách hàng tại tỉnh Grand’ Anse. (HL)

Natcom tổ chức Chương trình quay số trúng thưởngtrúng giải đặc biệt ô tô Ford Ranger

Page 79: Tạp chí Viettel tháng 8.2013

78THÁNG 08/2013 NGƯỜI VIETTEL

TTH

Ơ

Ở siêu thi Viettel, có bao người như em?Nụ cười duyên, má lúm đồng tiền, Áo váy vàng tươi, gọn gàng đồng phục.Ngọt sớt câu chào, lòng anh ấm áp,Ngỡ mình quen nhau đã lâu.Anh không nói xã giao đâu!Khuôn mặt trăng tròn, và em mãi trẻ.E ấp cười hiền, em đâu được thế!Cũng bình thường!Như người Viettel khác mà thôi.Hướng dẫn tận tình chu đáo tận nơi;Vui lòng bao nhiêu khách hàng khó tính.Ngôi nhà chung, tác phong người línhĐã ngấm vào trong em Trời muộn rồi trăng sao mọc lênLấp lóa hoa trăng gieo đầy phố xáEm còn mải mê, kiểm kê hàng hóa Kiểm ngân, niêm phong, chào tiễn khách hàngHỏi em đã có người thương?Lại cười hiền: em còn lo công việc.Dẫu vòng xoáy thương trường khốc liệt;Bỗng như thấy nhẹ tênhNúm xóay má đồng tiền với nụ cười duyên.

Anh về rồi mong có dịp lại lên!Bởi nhớ, mến, thương, cô gái bán hàngViettel siêu thị

Em là cô gái

bánhàng

Nguyễn ThanhMến tặng Những cô gái bán hàng,giao dịch tại siêu thị Viettel

Administrator
Typewriter
Taûi leân bôûiả: www.netviettel.com
Administrator
Typewriter
Administrator
Typewriter
Administrator
Typewriter
Administrator
Typewriter