bài giảng ltgdtc (tái bản)_tháng 8.2013

Upload: huy-tu

Post on 07-Jul-2018

216 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    1/79

     

    TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘITRUNG TÂM GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ THỂ THAO

    BÀI GIẢNGLÝ THUYẾT GIÁO DỤC THỂ CHẤT

    ( Ti bn ln 3, c chnh l v b sung  ) 

    Hội đồng biên soạn:

    ThS. Nguyễn Xuân Cừ  ThS. Trần Văn HậuThS. Đặng Đức Hoàn ThS. Hoàng Văn HƣngThS. Nguyễn Đăng ThiệnThS. Nguyễn Văn Toản

    Hà Nội, thng 8/2013

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    2/79

    1

    TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY GT0001 N ội dung: 10 tiết L thuyế t GDTC –  20 tiế t CL chạ y TB

    01 tín ch  - (thờ i gian 30 tiế t –  15 gio n ) 

    TT Nội dung giảng dạy 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16

    1 Nhập môn  +

    1.1 Vị trí, đặc điểm, tác dụng của môn học1.2 Sơ lượ c lịch sử  phát triển môn Điền kinh

    1.3 Vị trí - đặc điểm tác dụng của môn học

    1.4 Nội dung và yêu cầu môn học

    2 Lý thuyết

    2.1 GDTC trong trường Đại học + - - *

    2.2Lợi ích, tác dụng của tậ p luyện TDTT vớ i sức

    khỏe con ngườ i. + - - *

    2.3 Các phương pháp giáo dục thể chất + - - *

    2.4 Các nguyên tắc về  phương pháp giáo dục thể chất + - - *

    2.5 Giáo dục các tố chất thể lực + - - *

    2.6Chấn thương  trong thể  thao và vệ  sinh tậ p luyệnTDTT

    + - - *

    2.7 K ế hoạch tậ p luyện thể dục thể thao + - - *

    2.8 Kiểm tra và tự kiểm tra y học TDTT + - *

    3 Khởi động

    3.1 Khởi động chung + - - - - - - - - - - - - - -

    3.2 Khởi động chuyên môn  + - - - - - - - - - - - - - -

    4 K ỹ thuật chạy cự  ly trung bình 

    4.1 Xây dựng khái niệm và đặc điểm + -

    4.2 K ỹ thuật chạy trên đườ ng thẳng + - - - - - - - - - - - -

    4.3 K ỹ thuật chạy trên đường vòng  + - - - - - - - - - - -

    4.4 K ỹ thuật xuất phát cao  + - - - - - - - - - -

    4.5 K ỹ thuật chạy giữa quãng  + - - - - - - - - -

    4.6 K ỹ thuật về đích  + - - - - - - - -4.7 Hoàn thiện K ỹ thuật + - - - - - - -

    5 Pht triển thể lự c

    5.1 Chung + - - - - - - - - - - - - - -

    5.2 Chuyên môn  + - - - - - - - - - - - -

    6 Luật Điền kinh: Luật chạy cự ly trung bình  +

    7 Kiểm tra giữ a k ỳ (Thu bài tự luận)  *

    8 Thi cuối k ỳ 

    8.1 Chạy CLTB (800m nữ, 1500m nam) *8.2 Chạy 5 phút tùy sức ( Nhóm sức khỏe yếu) *

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    3/79

     

    MỤC LỤCTrang

    BÀI 1: GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG TRƢỜ NG HỌC 1I. Một số khái niệm1. Khái niệm giáo dục thể chất (GDTC)

    2. Phát triển thể chất3. Hoàn thiện thể chất4. Học vấn thể chất5. Văn hoá thể chất và Thể thao5.1. Khái niệm Văn hóa thể chất (VHTC)5.1.1. Văn ha thể  chất l một hoạt động5.1.2. Văn ha thể   chất l tng hòa những gi trị vật chất v tinh thn docon người sng tạo ra để  hoạt động.5.2. Khi niệm Thể  thao 

    1

    1

    12

    2

    2

    2

    2

    3

    4

    II. GDTC trong trường đại họcIII. Nhiệm vụ và yêu cầu học tập môn GDTC trong trường đại học1. Nhiệm vụ 2. Yêu cầuIV. Các hình thức GDTCV. Chương trình GDTC dành cho sinh viên chính quy Đại học Nông nghiệ pHà Nội.1. Chương trình GDTC 1.1. C hương trình GDTC trong cc trường đại học của Bộ GD&ĐT  1.2. Chương trình GDTC dnh cho sinh viên trường ĐH Nông nghiệp H N ội 2. Tổ chức và quản lý đào tạo2.1. K ế  hoạch đo tạo2.2. Thờ i gian học t ậ p2.3. Lớp môn học2.4. Xây dự ng thời kho biể u2.5. Đăng k môn học2.6. Địa điể m học t ậ p3. Một số vấn đề cần lưu ý 

    V. Những điểm cần chú ý khi tậ p luyện TDTT1. Chuẩn bị về thân thể và tâm lý 2. Chú ý trang phục tậ p luyện3. Chuẩn bị dụng cụ tậ p luyện4. Làm quen vớ i dụng cụ sân bãi 5. Tình hình thờ i tiết, khí hậu6. Khởi động7. Thả lỏng8. Tắm sau vận động 

    57

    7

    7

    7

    7

    7

    7

    7

    8

    9

    9

    10

    10

    10

    10

    10

    10

    1010

    11

    11

    11

    11

    11

    12

    BÀI 2: LỢI ÍCH, TÁC DỤNG CỦA TẬP LUYỆN TDTT VỚ I SỨ CKHOẺ CON NGƢỜ I

    13

    I. Khái niệm và vị trí của sức khoẻ  13

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    4/79

    2

    1. Khái niệm sức khoẻ 2. Vị trí của sức khoẻ II. Lợi ích và tác dụng của tậ p luyện TDTT đối vớ i sức khỏe con ngườ i1. Sự ảnh hưở ng của tậ p luyện TDTT đối vớ i hệ vận động2. Sự ảnh hưở ng của tậ p luyện TDTT đối vớ i hệ thống hô hấ p

    3. Sự ảnh hưở ng của tậ p luyện TDTT đối vớ i chức năng của hệ tuần hoàn 4. Sự ảnh hưở ng của tậ p luyện TDTT đối vớ i hệ tiêu hoá 5. Ảnh hưở ng của tậ p luyện TDTT đối vớ i hệ thống thần kinh6. Thúc tiến phát triển năng lực của não, nâng cao hiệu xuất học tập, công tác 6.1. Rèn luyện thân thể  nâng cao năng lự c hoạt động trí lự c6.2. T ậ p luyện TDTT nâng cao hiệu qu công tc v học t ậ p 

    13

    13

    15

    15

    17

    1921

    21

    22

    23

    23

    BÀI 3: CÁC PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT 251. Khái niệm phương pháp giáo dục thể chất2. Phương pháp giáo dục thể chất

    2.1. Phương php tậ p luyện c định mứ c chặt chẽ  2.1.1. Phương php tậ p luyện trong qu trình học động tc 2.1.2. Cc phương php tậ p luyện định mức LVĐ v quãng ngh  2.2. Phương php trò chơi v phương php thi đấ u2.2.1.Phương php trò chơi 2.2.2. Phương php thi đấ u2.3. Phương php sử  d ụng l ời ni v trự c quan trong GDTC  2.3.1. Phương php sử  d ụng bằ ng l ời ni 2.3.2. Phương php trự c quan 

    25

    25

    2525

    26

    27

    27

    28

    28

    28

    28

    BÀI 4: CÁC NGUYÊN TẮC VỀ  PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC THỂ CHẤT

    29

    I. Nguyên tắc tự giác tích cực1. Giáo dục thái độ tự giác và hứng thú bền vững đối vớ i mục đích tậ p luyệnchung cũng như các nhiệm vụ cụ thể của buổi tậ p2. Kích thích việc phân tích một cách có ý thức việc kiểm tra và dùng sứchợp lý khi thực hiện các bài tậ p thể chất.3. Phải giáo dục tính tự lậ p, chủ động, sáng tạo của sinh viên II. Nguyên tắc tr ực quan1. Khái niệm và bản chất

    1.1. Khi niệm1.2. Bn chấ t2. Cơ sở  của nguyên tắc3. Tr ực quan là tiền đề để tiếp thu động tác 4. Tr ực quan là điều kiện để hoàn thành động tác 5. Những yêu cầu đảm bảo tính trực quanIII. Nguyên tắc thích hợp, cá biệt hóa 1.

     

    Bản chất2.

     

    Cơ sở  của nguyên tắc

    3. 

    Các yêu cầu của nguyên tắc4. GDTC phù hợ  p với các yêu cầu cá nhân IV. Nguyên tắc hệ thống

    29

    29

    30

    30

    30

    30

    3030

    30

    31

    31

    31

    31

    31

    31

    3132

    32

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    5/79

    3

    1. 

    Tính thường xuyên của các buổi tập và luân phiên hợp lý giữa tậ p luyệnvà nghỉ ngơi 

    1.1 Tính thường xuyên của cc bu i t ậ p

    1.2 S ự  luân phiên giữ a t ậ p luyện v ngh  ngơi 2.

     

    Sự phối hợ  p giữa tậ p luyện lặ p lại và tậ p luyện biến dạng

    3. Tuần tự các buổi tập và mối liên hệ lẫn nhau giữa các mặt khác nhau trongnội dung các buổi tậ pV. Nguyên tắc tăng dần các yêu cầu (nguyên tắc tăng tiến)1. Sự cần thiết phải tăng LVĐ một cách từ từ 2. Các hình thức tăng LVĐ 3. Những điều kiện nâng cao LVĐ 

    32

    32

    32

    33

    33

    34

    34

    34

    34

    BÀI 5: GIÁO DỤC CÁC TỐ CHẤT THỂ LỰ C 35I. Các phương pháp giáo dục sức mạnh1. Khái niệm sức mạnh

    2. Nhiệm vụ và phương tiện rèn luyện sức mạnh3. Các khuynh hướng, phương pháp cơ bản trong rèn luyện sức mạnh3.1. S ử  d ụng lượng đối khng tớ i mứ c t ối đa vớ i số  l n l ặ p l ại cự c hạn3.2. S ử  d ụng lượng đối khng tố i đa v gn t ối đa 3.3. S ử  d ụng cc bi tập tĩnh trong rèn luyện sứ c mạnhII. Các phương pháp giáo dục sức nhanh1. Khái niệm sức nhanh2. Phương pháp rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động2.1. Phương php rèn luyện sứ c nhanh phn ứ ng vận động đơn gin.2.2. Phương php rèn luyện sứ c nhanh phn ứ ng vận động phứ c t ạ p.2.3. Phương php rèn luyện t ốc độ III. Các phương pháp giáo dục sức bền1. Khái niệm sức bền2. Các phương pháp phát triển sức bền2.1. Nhữ ng nhiệm vụ v yêu cu2.2. Cc yế u t ố  lượ ng vận động trong t ậ p luyện nâng cao sứ c bề n.2.3. Phương php nâng cao kh năng ưa khí. 2.4. Phương php nâng cao kh năng yếm khí. 3. Vấn đề “cực điểm” và “hô hấ p lần hai” trong giáo dục sức bền

    IV. Giáo dục năng lực phối hợ  p vận động1. Đặc điểm của năng lực phối hợ  p vận động2. Ý nghĩa của năng lực phối hợ  p vận động3. Phương pháp phát triển khả năng phối hợ  p vận độngV. Giáo dục tố chất mềm dẻo1. Đặc điểm của tố chất mềm dẻo2. Ý nghĩa của năng lực mềm dẻo3. Phương pháp phát triển năng lực mềm dẻo4. Nguyên tắc phát triển năng lực mềm dẻo

    5. Kiểm tra năng lực mềm dẻoVI. Mối tương quan giữa các tố chất thể lực

    35

    35

    3536

    36

    36

    36

    36

    36

    36

    36

    36

    37

    37

    37

    37

    37

    38

    38

    38

    39

    3939

    41

    41

    43

    43

    43

    43

    44

    4445

    BÀI 6: CHẤN THƢƠNG TRONG THỂ  THAO VÀ VỆ  SINH TẬP 46

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    6/79

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    7/79

    5

    năng làm việc BÀI 7: KẾ HOẠCH TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO 59I. Ý nghĩa và tầm quan tr ọng của k ế hoạch tậ p luyệnII. Hệ thống của k ế hoạch tậ p luyện1. Đề án tậ p luyện

    2. K ế hoạch tậ p luyện khung3. K ế hoạch tậ p luyện đội thể thao4. K ế hoạch tậ p luyện cá nhân III. Những nguyên tắc cơ bản trong việc lậ p k ế hoạchIV. Phương pháp xây dựng k ế hoạch tậ p luyện1. Những yêu cầu chung2. Nội dung của việc lậ p k ế hoạchV. Đánh giá quá trình tậ p luyện

    60

    61

    61

    6161

    61

    61

    62

    62

    62

    62

    BÀI 8: KIỂM TRA VÀ TỰ  KIỂM TRA Y HỌC TDTT  64

    I. Kiểm tra y học TDTT1. Khái niệm chung2. Nhiệm vụ và nội dung2.1. Nhiệm vụ của bc sĩ  2.2. N ội dung: g ồm 4 nội dung chính 3. Các hình thức kiểm tra3.1. Kiểm tra bước đu3.2. Kiểm tra định k  ỳ 3.3. Kiể m tra b  sung4. Các phương pháp sử dụng trong kiểm tra y học4.1. Kiểm tra sự  phát triển của thể lực4.1.1. Quan st hình thể  bên ngoi 4.1.2. Phương php nhân trắ c4.1.3. Cc phương php đnh gi sự   pht triể n thể  l ực qua cc số  liệu kiể mtra

    4.2. Cc thử  nghiệm sinh l học để  kiể m tra chức năng hoạt động của cc cơquan trong cơ thể  4.2.1. Kiể m tra chức năng hệ hô hấ  p4.2.2. Kiể m tra chức năng hoạt động của hệ thn kinh

    4.2.3. Kiể m tra chức năng của hệ thố ng tim mạch4.2.4. Thử  nghiệm bướ c bục (Test + Hawvard)II. Tự kiểm tra y học1. Ý nghĩa của vấn đề tự kiểm tra y học2. Những dấu hiệu chủ quan2.1. C m gic chung của cơ thể  2.2. C m gic về  giấ c ng ủ 2.3. C m gic về  ăn 2.4. C m gic về  vấn đề  đau cơ bắ  p

    3. Những dấu hiệu khách quan 

    6464

    64

    64

    64

    64

    64

    64

    64

    65

    65

    65

    65

    65

    66

    66

    66

    6767

    67

    67

    68

    68

    68

    68

    68

    68

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    8/79

    1

    BÀI 1: GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG TRƢỜ NG HỌCI. Một số khi niệm1. Khi niệm gio dục thể chất (GDTC)

    GDTC là một loại hình giáo dục nên nó là một quá trình giáo dục có tổ chứccó mục đích, có kế hoạch để truyền thụ những tri thức, k ỹ năng, kỹ xảo... từ thế hệ 

    này cho thế hệ khác. Điều đó có nghĩa là GDTC cũng như các loại hình giáo dụckhác là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó (vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ  chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợ  p vớ i học sinh, sinh viên,  vớ inguyên tắc sư phạm...).

    GDTC là một hình thức giáo dục nhằm trang bị k ỹ năng kỹ xảo vận động vànhững tri thức chuyên môn (giáo dưỡng), phát triển tố chất thể lực, tăng cườ ng sứckhỏe.

     Như vậy GDTC có thể chia thành hai mặt tương đối độc lậ p: Dạy học độngtác (giáo dưỡ ng thể chất) và giáo dục các tố chất thể lực.

    Dạy học động tác là nội dung cơ bản của giáo dưỡ ng thể  chất. Đó là quátrình trang bị những k ỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản, cần thiết cho cuộc sống vànhững tri thức chuyên môn. 

    Bản chất của thành phần thứ hai trong GDTC là tác động hợp lý tớ i sự  pháttriển tố chất vận động đảm bảo phát triển các năng lực vận động (sức nhanh, sứcmạnh, sức bền...).

     Như vậy GDTC là một loại giáo dục có nội dung đặc trưng là dạy học độngtác và giáo dục các tố chất vận động của con ngườ i. Việc dạy học động tác và pháttriển các tố chất thể lực có liên quan chặt chẽ, làm tiền đề cho nhau thậm chí có thể “chuyển” lẫn nhau. Nhưng chúng không bao giờ  đồng nhất, giữa chúng có quan hệ khác biệt trong các giai đoạn phát triển thể chất và GDTC khác nhau. 

    Trong hệ thống giáo dục, nội dung đặc trưng của GDTC đượ c gắn liền với trídục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động.2. Pht triển thể chất

    Phát triển thể chất là sự thay đổi về kích thướ c, chức năng cơ thể diễn ra trongsuốt cuộc đờ i. Sự  phát triển thể chất biểu hiện ra bên ngoài như thay đổi về chiềucao, cân nặng, thay đổi về hình thái kích thước cơ thể, thay đổi khả năng vận độngnhư các tố chất: Nhanh, mạnh, bền...

    Sự  phát triển thể chất diễn ra dướ i sự ảnh hưở ng của ba nhân tố:

     Bẩ m sinh di truyề n.-   Môi trườ ng.

    Gio dục.Sự  phát triển thể  chất trướ c hết là quá trình tự nhiên, nó tuân thủ  những quy

    luật tự nhiên, quy luật sinh học (quy luật phát triển theo lứa tuổi, giới tính). Sự  pháttriển ấy do gen quy định (bẩm sinh, di truyền). Những quy luật thay đổi về hìnhthái dẫn đến thay đổi về chức năng, sự  thay đổi về số  lượ ng dẫn đến thay đổi về chất lượ ng. Yếu tố bẩm sinh di truyền là tiền đề vật chất cho sự  phát triển.

    Sự  phát triển thể chất con người còn chịu sự chi phối của những nhân tố xã hội,

    trong chừng mực nhất định thì xu hướng và tốc độ  phát triển phụ  thuộc vào điềukiện sống, điều kiện lao động, nghỉ  ngơi có ảnh hưở ng tớ i sự  phát triển thể  chấtmột cách tự  phát. Ví dụ: lao động chân tay có ảnh hưở ng tớ i sự  phát triển cơ bắ p

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    9/79

    2

    nhưng thường phát triển lệch lạc không cân đối. Trong trườ ng hợp lao động chântay quá nặng còn làm cơ thể suy thoái. 

     Nhân tố giáo dục tác động tớ i sự  phát triển thể chất một cách chủ động tích cựcnó quyết định xu hướ ng của sự  phát triển và tốc độ  phát triển. Về bản chất, giáodục là một quá trình điều khiển về sự  phát triển thể chất. Vai trò của giáo dục còn

    thể  hiện ở   chỗ  nó có thể  khắc phục, sửa chữa đượ c những lệch lạc do lao độnghoặc những hoạt động sống khác gây nên. Dưới tác động của GDTC ta có thể  tạo đượ c những phẩm chất mới mà bẩm

    sinh di truyền không để  lại như: khả năng chịu đựng và làm việc trong tr ạng tháimất tr ọng lượng trong không gian và chịu áp suất cao. TDTT còn tạo cho sự  pháttriển thể chất những đặc điểm và xu hướng đáp ứng nhu cầu xã hội và cá nhân. 3. Hoàn thiện thể chất

    Là mức độ quy định theo thờ i gian về  phát triển thể  lực, sức khoẻ, sự  pháttriển toàn diện năng lực thể chất của từng cá thể (ở  đây bao gồm cả tố chất thể lực

    lẫn k ỹ  năng vận động) để  phù hợ  p vớ i những yêu cầu hoạt động của con ngườ itrong những điều kiện cụ  thể của lao động sản xuất, quốc phòng, đờ i sống xã hộinhằm đảm bảo năng xuất lao động và kéo dài tuổi thọ.

    Thời gian hoàn thiện thể chất ở  đây có thể là một giai đoạn ngắn như: Từng buổi tập, có thể là dài như một năm, hai năm... trong nhà trường có thể là một họck ỳ, một năm học, hay một khoá học.

    Hoàn thiện thể chất, hoàn thiện tri thức, hoàn thiện nhân cách là những vấnđề r ất r ộng lớn, không có giớ i hạn cuối cùng, mà con ngườ i phải phấn đấu suốt đờ ikhông ngừng vươn tớ i những mục tiêu phát triển cao hơn. 4. Học vấn thể chất

    Bao gồm những hiểu biết chung, những kiến thức của những ngành học cóliên quan với môn học GDTC.

    Trong GDTC “L luận v phương php GDTC” là tài liệu quan tr ọng nhất,nó nghiên cứu toàn diện các quy luật hoạt động của GDTC, nó cung cấ p nhữngkiến thức, các phương tiện và phương pháp có hiệu quả để thực hành GDTC, thựchiện việc rèn luyện phát triển các tố chất thể  lực, k ỹ năng, kỹ xảo vận động, nângcao thành tích TT và nhân cách con ngườ i.

    Lý luận và phương pháp GDTC là sự  tổng hợp và đồng thời phát triển củamột số ngành khoa học khác như: Triết học, giáo dục học, tâm lý học, xã hội học,

    sinh lý học, toán, vật lý, cơ học, hoá sinh học và y học...5. Văn ho thể chất và TT5.1  . Khái niệm v ăn hóa thể  ch ấ t (VHTC)

    Văn hóa thể chất là một nhân tố xã hội tác động điều khiển sự  phát triển thể chất. Văn hóa thể chất là một hoạt động đặc biệt. Cho nên khi phân tích VHTC nhưmột hoạt động cần xuất phát từ ba luận điểm:

    - VHTC là một hoạt động.- VHTC là một tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng

    tạo ra để hoạt động.

    - VHTC là kết quả của hoạt động.5.1.1. Văn ha thể  chất l một hoạt độngĐối tượ ng hoạt động của VHTC là phát triển thể chất con ngườ i.

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    10/79

    3

    Song VHTC là một hoạt động có cơ sở  đặc thù là sự vận động tích cực hợp lýcủa con người. Nói cách khác để VHTC là những hình thức hoạt động vận độnghợp lý (hoạt động có dấu hiệu bản chất là những động tác đượ c tổ chức thành mộthệ thống). VHTC không phải là toàn bộ các hình thức hoạt động mà chỉ bao gồmnhững hình thức, nguyên tắc cho phép hình thành tốt nhất những k ỹ năng, kỹ xảo

    vận động cần thiết cho cuộc sống và sự  phát triển các năng lực thể chất quan tr ọng,tối ưu trạng thái sức khỏe và khả năng làm việc.Thành  phần cơ bản của VHTC khi xem xét như hoạt động là bài tậ p thể chất

    (BTTC).

    BTTC có nguồn gốc từ  lao động nó ra đờ i từ cổ xưa mang theo đặc điểm củalao động chân tay và mang tính thực dụng tr ực tiế p trong những ngày đầu. Trongquá trình phát triển tiếp đó VHTC ngày càng có thêm nhiều hình thức vận độngmới được “thiết k ế” để đáp ứng nhu cầu giải quyết các nhiệm vụ văn hóa giáo dục,giáo dưỡ ng củng cố sức khỏe và BTTC dần mất đi tính thực dụng tr ực tiếp, nhưng

    không có nghĩa là mối quan hệ VHTC và lao động bị xóa bỏ. Theo quan điểm thựcdụng thì VHTC là một hoạt động sẽ tồn tại mãi mãi vì lao động không bao giờ  mấtđi và VHTC mãi vẫn là phương tiện chuẩn bị  trướ c cho thực tiễn lao động. Vớ iquan điểm này thì VHTC là một hoạt động chuẩn bị, nó là cơ sở  cho việc tiế p thucó hiệu quả các thao tác lao động, lao động có năng suất, hoàn thiện k ỹ năng, kỹ xảo vận động, phát triển các tố chất thể  lực và khả năng làm việc cao. Ngoài laođộng BTTC còn đượ c nảy sinh và phát triển từ các lễ  hội, tôn giáo (dùng nhữngđộng tác có tính chất tượng trưng để biểu thị  tình cảm, niềm vui và nỗi buồn, sự sùng bái thần linh), yếu tố quân sự, các trò vui chơi giải trí và các bài tập rèn luyệnthân thể để  phòng chữa một số bệnh.5.1.2.  Văn ha thể   chất l tng hòa những gi trị  vật chất v tinh thn do conngười sng tạo ra để  hoạt động.

    Trong mỗi thờ i k ỳ  phát triển của VHTC, những giá trị  này lại tr ở   thành đốitượ ng hoạt động, tiế p thu, sử dụng của những ngườ i tham gia hoạt động TDTT. (ở  đây muốn đề  cập đến những phương tiện, phương pháp tậ p luyện đượ c sử  dụngr ộng rãi như: các trò chơi vận động và rấ t nhiều các BTTC khác). 

    Trên con đường phát triển lâu dài của mình nội dung và hình thức của VHTCdần dần được phân hóa đối với các lĩnh vực khác nhau tr ong đờ i sống xã hội vàhoạt động (giáo dưỡ ng, sản xuất, nghỉ ngơi giải trí, y học...). Do vậy đã hình thành

    nên những bộ phận VHTC có ý nghĩa xã hội (VHTC trườ ng học, VHTC sản xuất,đờ i sống...). Hiệu lực của những bộ phận VHTC này như tổng hợ  p những phương pháp, phương tiện giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng tăng cườ ng sứckhỏe ngày càng tăng. Đồng thời ý nghĩa của từng bộ phận VHTC cũng tăng lêntương ứng.

     Ngoài những giá trị k ể trên còn có những giá trị quan tr ọng khác nhau như kiếnthức khoa học, thực dụng chuyên môn, những nguyên tắc, quy tắc và PP sử dụngBTTC, những tiêu chuẩn đạo đức, những thành tích TT.

    Về các giá trị vật chất đó là những điều kiện đượ c tạo ra phục vụ cho hoạt động

    VHTC trong xã hội như: các tác phẩm nghệ  thuật về  TDTT, các công trình TT,trang thiết bị tậ p luyện...5.1.3. Văn ha thể  chất l kế t qu của hoạt động .

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    11/79

    4

    Đó chính là những k ết quả sử dụng những giá trị vật chất và tinh thần k ể trêntrong xã hội. Trong số  những k ết quả  này phải k ể  đến trước tiên đó là trình độ chuẩn bị thể lực, mức độ hoàn thiện k ỹ năng, kỹ xảo vận động, mức độ  phát triểnkhả năng vận động, thành tích TT và những k ết quả hữu ích khác đối với cá nhânvà xã hội.

    K ết quả  thực hiện bản chất nhất của việc sử dụng các giá trị VHTC trong đờ isống xã hội là số người đạt đượ c chỉ tiêu hoàn thiện thể chất.Hoàn thiện thể chất là mức độ  hợp lý của trình độ chuản bị  thể  lực chung và

     phát triển thể lực cân đối. Mức độ hợp lý này phù hợ  p với yêu cầu của lao động vànhững hoạt động sống khác, phản ánh mức độ  phát triển tương đối cao năng khiếuthể chất cá nhân, phù hợ  p vớ i quy luật phát triển toàn diện nhân cách và bảo vệ sứckhỏe lâu dài. 

     Ngoài ra để đánh giá và khẳng định những k ết quả đạt đượ c trong hoạt độngthông qua các chỉ  tiêu trên con người đã tiến hành tổ  chức hoạt động thi đấu để 

    đánh giá trình độ, uy tín của con người lúc bấy giờ . Mầm mống của TT đã nảy sinhchính từ thực tế đó và đượ c k ết hợp ngay trong quá trình lao động, ban đầu còn rấtđơn giản và đến ngày nay nó đã trở  thành một lĩnh vực không thể  thiếu trong đờ isống của con ngườ i đó là TT.

    Vai trò giá trị thực tế của VHTC trong xã hội phụ  thuộc vào những điều kiệnsống cơ bản của nó. Điều kiện sống xã hội quy định đặc điểm sử dụng và phát triểnVHTC. Tùy thuộc vào những điều kiện ấy mà kết quả thực tế tác động của VHTCtới con người có sự khác nhau mang tính chất nguyên tắc.

    Từ những phân tích trên, có thể xác định khái niệm VHTC như sau: VHTC l một bộ  phận của nền văn ha xã hội, một loại hình hoạt động m

     phương tiện cơ bn l cc bi tậ p thể   l ự c nhằm tăng cườ ng thể   chấ t cho conngười, nâng cao thnh tích TT  , gp phn lm phong phú sinh hoạt văn ha v giod ục con người pht triển cân đố i hợp l. 5.2. Khái niệm TT

     Người ta phân biệt Thể thao theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng:* TT theo nghĩa hẹ p: TT l một hoạt động thi đấ u Hoạt động thi đấu được hình thành trong xã hội loài người mà thông qua thi

    đấu con người phô diễn, so sánh khả năng về thể chất và tinh thần. Khái niệm nàychỉ nêu lên những đặc điểm bên ngoài để  phân biệt TT với các hiện tượng khác. 

    Rõ ràng rằng khái niệm như vậy không bao quát đượ c hết những biểu hiện cụ thể, phong phú của TT trong xã hội.

    Bản chất của TT không chỉ giớ i hạn ở   thành tích TT thuần túy, mà nó còn làhoạt động tác động toàn diện tới con ngườ i.

    * TT theo nghĩa rộng: Trướ c nhất l bao gồm hoạt động thi đấu, l sự  chuẩ n bị t ậ p luyện đặc biệt cho thi đấu, l mố i quan hệ đặc biệt giữa ngườ i với ngườ i trongthi đấu cùng với nghĩa xã hội v thnh tích thi đấ u g ộ p chung l ại. 

    TT là hiện tượng xã hội: Đối với cá nhân, TT là khát vọng của con ngườ ikhông ngừng mở   r ộng giớ i hạn khả  năng của mình đượ c thực hiện thông qua

    nhiệm vụ đặc biệt, tham gia thi đấu gắn liền vớ i khắc phục khó khăn ngày càngtăng và TT là một thế giớ i cảm xúc do thắng lợ i hay thất bại mang lại, nó còn làlĩnh vực tiếp xúc độc đáo giữa ngườ i với ngườ i.

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    12/79

    5

    Đối với xã hội TT còn có ý nghĩa sâu sắc hơn thế nữa, là một trong những hìnhthức vận động của xã hội thời đại là tổng hợ  p phức tạ p quan hệ  giữa ngườ i vớ ingười, là một hình thức hoạt động của thời đại mang tính đại chúng. 

    Để đạt tới thành tích TT cao con ngườ i phải tậ p luyện một cách có hệ  thốngqua lượ ng vận động lớ n khắc phục khó khăn về tâm lý, cho nên TT là phương tiện,

     phương pháp (PP) hữu hiệu nhất để  phát triển thể chất, đạo đức, thẩm mỹ.Theo cách diễn đạt trên thì khái niệm TT có một phần đồng nghĩa với kháiniệm VHTC nhưng chỉ có một phần mà thôi, trong quan hệ nhất định khái niệmVHTC r ộng hơn khái niệm TT. VHTC không chỉ bao gồm một phần lớn TT màcòn gồm nhiều thành phần khác nhau nhu TDTT trườ ng học, thể dục chữa bệnh,thể dục vệ sinh vv...

     Như vậy, VHTC có mối quan hệ r ộng rãi vớ i TT nhưng không có nghĩa trùnghợp hoàn toàn. 

    TT là một bộ phận của TDTT xã hội thực hiện chức năng mở  r ộng giớ i hạn khả 

    năng thể chất và tinh thần con người. Trong xã hội TT bao gồm hai bộ phận: TTquần chúng (TT cho mọi người) và TT thành tích cao (TT đỉnh cao).+ TT thnh tích cao có mục đích trực tiếp là thành tích tuyệt đối. Hoạt động TT

    thành tích cao chiếm một giai đoạn lớ n trong cuộc đời VĐV. Đối vớ i họ hoạt độngTT chiếm ưu thế  trong chế  độ  sống. Cuộc sống của VĐV cấ p cao phải đượ c tổ chức đặc biệt phù hợ  p vớ i hệ  thống tậ p luyện và thi đấu. Đối với VĐV TT thànhtích cao –  TT là nghề nghiệ p.

    + TT qun chúng  khác với TT thành tích cao ở  mức độ thành tích cần vươn tớ i.TT thành tích cao lấy k ỷ lục nhân loại, k ỷ lục châu lục, khu vực làm đích phấn đấu.Trong khi đó mục đích của TT quần chúng được xác định phù hợ  p vớ i khả năng cá nhân. Vấn đề cơ bản của TT quần chúng là sức khỏe, là trình độ chuẩn bị thể lựcchung.

     Như vậy, TT là phương pháp, các buổi tập TT vì sức khỏe chịu sự chi phối củahoạt động nghề nghiệp (lao động, học tậ p).II. GDTC trong trƣờng đại học

     Nhà trườ ng của chúng ta là trường đại học XHCN. Mà ta đã biết GDTC cũnglà một hoạt động xã hội. Nó ra đời cùng vớ i sự ra đờ i của xã hội loài người và nócũng có tính giai cấ p của nó. 

    - Trong xã hội cũ như chế độ nô lệ, phong kiến, GDTC nhằm mục đích đào

    tạo ra những chiến binh để bảo vệ quyền lợ i cho giai cấ p thống tr ị, để phục vụ chosự xâm lược và bành trướng lãnh địa của bọn vua chúa và chủ nô. 

    - Trong nhà trường dướ i chế độ tư bản, GDTC được phát triển và có tổ chứcchặt chẽ, sân bãi đượ c trang bị hiện đại. Song trong các nhà trường đại học TBCNchỉ con nhà giàu có, mới có điều kiện học tập, còn đại đa số con em nhân dân laođộng chưa có điều kiện để  bướ c tới trườ ng.

    - Trong chế độ XHCN của chúng ta, ngay từ ngày giành được chính quyềnĐảng và nhà nước ta coi con người là vốn quý nhấ t của xã hội. Bảo vệ  và bồidưỡ ng sức khoẻ, giáo dục và phát triển thể  chất cho con người là mục tiêu phấn

    đấu của toàn Đảng và toàn dân ta. Vì vậy trong tất cả các nghị quyết của Đảng từ trước đến nay xuyên suốt và nhất quán về cách đặt vấn đề giáo dục lớp ngườ i mớ icủa đất nước để  xây dựng bảo vệ  tổ  quốc. Đó là: “Con ngườ i Việt Nam là con

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    13/79

    6

    người phát triển toàn diện, có cuộc sống tậ p thể  và cuộc sống cá nhân hài hoà, phong phú...”. Như vậy con ngườ i Việt Nam là con người được phát triển một cáchtoàn diện và đầy đủ. Mục tiêu phát triển nhân cách của con ngườ i Việt Nam đượ cnghị  quyết lần thứ  4 khoá VII của BCHTW Đảng Cộng Sản Việt Nam nêu rõ:“Một con người phát triển cao về  trí tuệ, cường tráng về  thể  chất, phong phú về 

    tinh thần, trong sáng về đạo đức, có khả năng về lao động, có tính tích cực chính trị - xã hội”. Cơ sở  lý luận khoa học biện chứng cho chúng ta thấy r ằng: Vật chất là nguồn

    gốc của sự sống. Cơ thể là cơ sở  của tâm hồn, trí tuệ giữa vật chất và tinh thần cómối liên hệ biện chứng hai chiều r ất chặt chẽ. Cơ thể cường tráng nuôi dưỡ ng mộttinh thần đẹp đẽ, lành mạnh. Ngượ c lại tinh thần đẹp đẽ, lành mạnh làm cho cơ thể có điều kiện tự bảo vệ và phát triển. Nguyên cố thủ tướ ng Phạm Văn Đồng đã dạy:“ ... Muốn có sức khoẻ phải làm việc, trong đó có việc cực k ỳ quan tr ọng là phải cóthể dục, phải có TT...”. 

     Như vậy mục tiêu cần phải đạt đượ c của người cán  bộ  khoa học k ỹ  thuậttrong các trường đại học của chúng ta là: Phát triển cao về trí tuệ;Cường tráng về thể chất;Trong sạch về đạo đức, phong phú về  tinh thần có khả năng lao động và có

    tính tích cực chính trị - xã hội. Những mặt trên là một tổng thể hữu cơ trong con người cán bộ KHKT mớ i

    của đất nước. Vì vậy mục đích của GDTC trong các trường đại học là góp phầnthực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ KHKT, quản lý kinh tế và văn hoá xãhội, phát triển hài hoà, có thể chất cường tráng, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghề nghiệp và có khả năng tiế p cận vớ i thực tiễn lao động, sản xuất của nền kinh tế thị trườ ng.

    GDTC trong nhà trường là quá trình hoạt động thống nhất và đồng thờ i giữahai mặt: Giảng dạy, học tập và rèn luyện.

    Giảng dạy là thông qua giáo viên truyền thụ  những kiến thức k ỹ  thuật, phương pháp vận động cơ bản cần thiết để  ngườ i học sinh có khả  năng tự  vậnđộng, tự rèn luyện.

    Học tập rèn luyện là quá trình mỗi học sinh tự chủ động, tích cực vận độngnhững kiến thức đã học, đã tiếp thu được để r èn luyện, biến quá trình đào tạo của

    nhà trường thành quá trình tự rèn luyện một cách sáng tạo có hiệu quả.GDTC có tính đặc thù rõ rệt, nó có tính độc lập riêng, song nó lại gắn bó hữu

    cơ với các mặt hoạt động, rèn luyện, giáo dục những con người phát triển toàndiện.

    Mác và các lãnh tụ khác của giai cấp vô sản thế giới đã đánh giá rất cao việcGDTC, đặt GDTC ngang hàng với các mặt giáo dục khác. Coi đó là bộ phận khôngthể thiếu được trong toàn bộ công tác giáo dục. Nó còn là một điều kiện sống củacon người. Trước đây Mác đã từng tiên đoán rằng: “Trong nền giáo dục tương lai,lao động và khoa học sẽ chiếm vị trí ngang nhau. Thể dục TT, lao động chân tay và

    lao động trí óc sẽ phải hỗ tr ợ  cho nhau. Bởi vì đó là phương pháp duy nhất để  pháttriển con ngườ i toàn diện và cũng là biện pháp đáng tin cậy nhất để tăng cườ ng sứcsản xuất xã hội...” 

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    14/79

    7

    III. Nhiệm vụ và yêu cầu học tập môn GDTC trong trƣờng đại học1. Nhiệm vụ 

    Đảm bảo sự  phát triển lành mạnh, cân đối về hình thái và chức năng cơ thể của người. Nâng cao năng lực thể chất để có khả năng chống đỡ  những ảnh hưở ngcó hại của môi trườ ng xung quanh.

    Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về  nội dung và phương pháp luyện tậ p TDTT, k ỹ năng vận động và kỹ  thuật cơ bản của một số môn TT thích hợp. Trên cơ sở  đó bồi dưỡ ng sử dụng các phương tiện để  tự  rènluyện thân thể, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền và tổ  chức các hoạt độngTDTT của nhà trường và xã hội.

    Thông qua học tập và rèn luyện TDTT, rèn luyện cho sinh viên có đạo đức, ýchí, lòng dũng cảm, tác phong nhanh nhẹn, tinh thần tậ p thể, óc thẩm mỹ góp phần phát triển trí tuệ con ngườ i mới. Thông qua đó mà xây dựng niềm tin, lối sống tíchcực, lành mạnh, tinh thần tự giác học tập và rèn luyện thân thể, chuẩn bị sẵn sàng

     phục vụ sản xuất và bảo vệ tổ quốc.2. Yêu cầuTrên cơ sở   nắm vững những lý luận và phương pháp rèn luyện, cũng như

    những hiểu biết về  k ỹ  thuật cơ bản của TDTT, sinh viên phải áp dụng được vàotrong luyện tập hàng ngày;

     Nâng cao ý thức tự giác trong học tập rèn luyện để  thể  lực từng bước đượ choàn thiện;

    Tậ p một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống các bài tậ p về GDTC, cũngnhư thực hiện nghiêm túc những yêu cầu và quy định của giáo viên hướ ng dẫn.IV. Cc hình thứ c GDTC

    GDTC trong các trườ ng đại học phải đượ c tiến hành bằng các hình thức sauđây: 

    1. Giờ  học chính khóa TDTT: Bao gồm 150 tiết chia làm 5 học k ỳ.2. Bài tậ p thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày 3. Các hình thức hoạt động TT quần chúng trong nhà trường, ngoài giờ  học bao

    gồm: Luyện tập trong các câu lạc bộ, các đội đại biểu từng môn TT, tham gia cáccuộc thi đấu TT ở  trong và ngoài trườ ng.

    4. Giờ  tự luyện tậ p của sinh viên. V. Chƣơng trình GDTC dành cho sinh viên chính quy Đại học Nông nghiệp

    Hà Nội1. Chƣơng trình GDTC 1.1. C hương trình GDTC trong các trường đại h ọc c ủa B ộ GD&ĐT  

    Giờ  học GDTC cho sinh viên trường Đại học Nông nghiệp H Nội đúng theokhung chương trình của Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình GDTC trong cáctrường đại học:

    + Quyết định số  3244/GD-ĐT  ngày 12/9/1995 của Bộ  trưở ng Bộ  GD&ĐTTr ần Hồng Quân về việc ban hành tạm thờ i Bộ chương trình Giáo dục Đại học đạicương (giai đoạn 1 –  90 tiết) dùng cho các trường Đại học và các trường Cao đẳng

    Sư phạm;+ Quyết định số  1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ  trưở ng Bộ  GD&ĐTTr ần Hồng Quân về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất (giai đoạn 2  –  

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    15/79

    8

    60 tiết) các trường đại học và cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).Chương trình gồm 150 tiết, vớ i 5 học phần, tương ứng với 5 đơn vị học trình

    TDTT. Mỗi đơn vị học trình đượ c học trong 1 học k ỳ và đượ c tiến hành trong 2,5năm đầu của chương trình đào tạo.

    Chương trình gồm 2 phần: Phần lý luận: 14 tiết; phần thực hành: 136 tiết.

    Phần lý luận đượ c học xen k ẽ trong các học kì của 2 năm đầu. Phần thực hành,ngoài kỹ chiến thuật còn kiểm tra lý thuyết của môn học.Chương trình GDTC trong các trường đại học đượ c cụ thể như sau: 

    Bảng phân phối nội dung và thờ i gian học tậptrong chƣơng trình GDTC cho sinh viên cc trƣờng đại học

    TT Nội dung Tổng

    số giờ  Năm học

    I II III IV

    I Lý luận 14 8 6II Thực hành  1361 Thể dục 32 16 16

    2 Điền kinh 48 20 16 6 63 Các môn thể thao tự chọn 56 16 22 8 10Cộng 150 60 60 14 16

    III Ngoại kho  320 60 60 100 100Tổng 470 120 120 114 116

    1.2. Chương trình GDTC  dành cho sinh viên trường ĐH Nông nghiệp Hà NộiChương trình GDTC dành cho sinh viên đượ c bố  trí giảng dạy, học tậ p trong

    toàn khoá học với 05 tín chỉ, trên cơ sở   chương trình khung của Bộ  GD&ĐT,nhưng đượ c cải tiến theo điều kiện hiện có của Nhà trườ ng, cụ thể như sau: 

    Bảng phân phối nội dung và thờ i gian học tập trong chƣơng trình GDTC

    cho sinh viên Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà NộiTT Nội dung

    Tổngsố tiết

    Học theo tín chỉ I II III IV V

    I Môn bắt buộc 901 Lý thuyết GDTC - Chạy CLTB 30 *2 Chạy 100m –  Nhảy xa 30 *3 Thể dục 30 *II Cc môn TT tự  chọn:  601 Bóng đá 1, 2 60 30 30 ** **2 Bóng chuyền 1, 2 60 30 30 ** **3 Bóng rổ 1, 2 60 30 30 ** **4 Cầu lông 1, 2 60 30 30 ** **5 Cờ  vua 1, 2 60 30 30 ** **

    III

     Ngoại khoá: - Bóng đá - Cầu lông - Bóng chuyền- Bóng r ổ - Bóng bàn - Điền kinh- Thể dục nghệ thuật, dưỡ ng sinh,..

    - Khiêu vũ thể thao, Aerobic,..- Võ thuật

    320 75 75 70 70 30

    TỔNG 470 90 90 100 100 60

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    16/79

    9

    (*) Ghi chú: nội dung bắ t buộc tùy theo nhm/lớ  p ấn định t ừ  học k  ỳ I;(**) Chọn 1 trong số  4 nội dung t ự  chọn t ừ  học k  ỳ II tr ở  đi 

    Các nội dung:+ Lý thuyết GDTC –  Chạy cự ly trung bình, mã môn học GT0001 (tín chỉ 1);+ Chạy 100m –  Nhảy xa, mã môn học GT1002, (tín chỉ 2);+ Thể dục, mã môn học GT1003, (tín chỉ 3);

    Tùy theo sự  lựa chọn của bản thân, sinh viên có thể lựa chọn tín chỉ các mônhọc cơ bản có mã GT0001 hoặc GT1002 hoặc GT1003 hoặc đăng ký vào học tiế pmột trong cc môn t ự  chọn 1, là: 

    + Bóng đá 1, mã môn học GT1004 hoặc+ Bóng chuyền 1, mã môn học GT1006 hoặc+ Bóng rổ 1, mã môn học GT1008 hoặc+ Cầu lông 1, mã môn học GT1010;+ Cờ  vua 1, mã môn học GT1012.Sau khi hoàn thành tín chỉ tự  chọn 1, sinh viên đăng ký vào học tiế p t ự  chọn

    2 của môn học trước đó: + Đã học Bóng đá 1 thì đăng ký tiếp vào Bóng đá 2, mã môn học GT1005;+ Đã học Bóng chuyền 1 thì đăng ký tiếp vào Bóng chuyền 2, mã môn học

    GT1007;

    + Đã học Bóng rổ 1 thì đăng ký tiếp vào Bóng rổ 2, mã môn học GT1009;+ Đã học Cầu lông 1 thì đăng ký tiếp vào Cầu lông 2, mã môn học GT1011.+ Đã học Cờ  vua 1 thì đăng ký tiế p Cờ  vua 2, mã môn học GT1013.Chương trình môn học giáo dục thể chất đượ c cụ thể hoá như sau: - Dành cho tất cả các sinh viên: 

    + Một trong ba môn học bắt buộc, mã môn học GT0001, GT1002, GT1003.+ Một trong các môn học tự chọn có điều kiện.Sinh viên đượ c lựa chọn một trong số các môn học tự chọn các môn TT khác

    nhau ở  cấp độ 1 với yêu cầu chuyên môn tăng dần nhằm đạt đượ c một trình độ k ỹ năng vận động nhất định ở  môn TT đó. Trườ ng hợp sinh viên lựa chọn một mônhọc tự chọn 2 để tậ p luyện thì phải hoàn thành môn học tự chọn 1 (môn học tiênquyết) trước đó. 

    - Dành cho nhóm sức khỏe yếu:+ Nhm sinh viên khuyế t t ật: c cc dị  t ật, khuyế t t ật ở  chân tay nh hưở ng

    nhiều đế n kh năng vận động;+ Nhm bệnh g ồm: tim mạch, hô hấ  p, thn kinh ... t ừ  độ 2 tr ở  lên; + Nhm thể  l ự c yếu: cc sinh viên thiếu cân, thừa cân từ  độ 3 tr ở  lên; (cc sinh viên đối tượng ny phi c chứ ng nhận sứ c khỏe của Phòng Y tế  

     Nh trường v cơ quan y tế   cấ  p quận, huyện tr ở   lên) , Chỉ  tổ  chức 10 nhóm họctậ p. N ếu sinh viên no đăng ký sai đối tượ ng sẽ  bị hủ y phn đăng k học t ập mônđ. Đượ c lựa chọn môn học Cờ  vua 1 (mã môn học GT1012), Cờ  vua 2 (mã mônhọc GT1013). Nhóm sinh viên này vẫn tham gia học tập các nội dung bắt buộc vàđượ c học tự chọn như các sinh viên khác. 2. Tổ chức và quản lý đào tạo2.1. K ế  ho ạch đào tạo

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    17/79

    10

    - Chương trình GDTC đượ c tổ chức đào tạo tuỳ theo nhu cầu tích luỹ của sinhviên.

    - Môn học bắt buộc dành cho nhóm cơ bản và tự chọn đượ c bố trí giảng dạytrong các học k ỳ, để tạo điều kiện giúp sinh viên chủ động trong k ế hoạch học tậ pcủa bản thân.

    2.2. Th ờ i gian h ọc t ập- Thờ i gian học tập chính thức trong ngày: + Buổi sáng: từ 6h45 đến 11h15;+ Buổi chiều: từ 13h30 đến 16h30.- Mỗi ngày bố trí 10 tiết học, đượ c sắ p xế p thời gian như sau: 

    Bảng thờ i gian học tập cc tiết trong ngày Thờ i gian

    TiếtBắt đầu K ết thúc 

    1-2 6h45 8h15

    3-4 8h15 09h455-6 09h45 11h15

    8-9 13h30 15h00

    10-11 15h00 16h30

    2.3. Lớp môn họcSố  lượng sinh viên của lớp môn học tối đa là 60 sinh viên/nhóm học và tối

    thiểu là 40 sinh viên/nhóm học theo sắ p xế p của Ban Quản lý đào tạo.2.4. Xây dự ng th ời khoá biể u

    Thời khóa biểu được xây dựng theo k ế hoạch đào tạo chung của toàn trườ ng do

    Ban Quản lý đào tạo thực hiện. Các môn học được dàn đều trong các ngày trongtuần và trong các học k ỳ. Bộ môn GDTC và Trung tâm GDTC & TT xây dựng k ế hoạch đào tạo cho học k ỳ tiếp theo trên cơ sở  giấy báo giảng của Ban Quản lý đàotạo Nhà trườ ng.2.5. Đăng ký môn học

    - Sinh viên phi hon thnh môn học t ự  chọn 1 theo quy định mới được đăngk cc môn học t ự  chọn 2;

    - Chỉ  có các sinh viên có tên trong danh sách do Ban Quản lý đào tạo Nhàtrườ ng gửi xuống bộ môn GDTC mới đượ c tham gia học tậ p.2.6. Địa điể m h ọc t ập

    - Khu sân vận động học tập các môn có mã: GT0001, GT1002, GT1004,GT1005, GT1006, GT1007, GT1008, GT1009;

    - Khu Nhà thi đấu tập các môn có mã: GT1003, GT1010, GT1011, GT1012,GT1013.

    3. Một số vấn đề cần lƣu ý - Thờ i gian học tậ p cụ thể cho từng nhóm học, môn học, của từng sinh viên có

    trên trang web của Nhà trườ ng.VI. Những điểm cần chú ý khi tập luyện TDTT1. Chuẩn bị về thân thể và tâm lý 

    Hoạt động TDTT và các hoạt động khác là không giống nhau. Trướ c khi tậ pluyện nhất định phải làm tốt công tác chuẩn bị về cơ thể và tâm lý. Hiểu rõ về tìnhtr ạng cơ thể bản thân, điều chỉnh tốt tr ạng thái tâm lý, điều quan tr ọng nhất là công

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    18/79

    11

    tác chuẩn bị để hoạt động cực nhọc.2. Chú ý trang phục tập luyện

    Yêu cầu cơ bản về y phục trong hoạt động thể dục TT là “gọn nhẹ”, trongkhi vận động phải cố gắng hết mức có thể không mặc quá nhiều, để quần áo quánặng ảnh hưởng đến năng lực vận động. Ngoài ra, trọng điểm phải là “tiện”. Khi

    lựa chọn trang phục nên lựa chọn những trang phục r ộng rãi, nhẹ  nhàng hoặcnhững trang phục có tính đàn hồi. Tốt nhất là những trang phục thể dục TT. Khôngnên chọn những trang phục quá chật vì nó sẽ hạn chế phạm vi hoạt động của khớ  ptrong hoạt động, ảnh hưởng đến việc phát huy trình độ  k ỹ  thuật, không thể  đạtđượ c mục đích tậ p luyện đã dự định. Khi xem và lựa chọn y phục tậ p luyện cầnchú ý nguyên tắc “từ  d y đế n mỏng”. Nên căn cứ vào tình trạng phát nhiệt của cơthể  trong quá trình vận động để cân nhắc việc cở i bỏ áo ngoài sau khi vận động, phải mặc quần áo ngoài kị p thờ i bở i lẽ vận động đã toát mồ hôi ra rất nhiều r ất dễ dẫn đến cảm lạnh.

    3. Chuẩn bị dụng cụ tập luyệnTrướ c khi tiến hành tậ p luyện thể dục TT cần phải làm tốt công tác chuẩn bị dụng cụ tậ p luyện mà môn TT đó yêu cầu.

    VD: Như khăn mặt, nướ c uống, vật dụng hàng ngày… Chuẩn bị đầy đủ để tiến hành thật tốt.4. Làm quen vớ i dụng cụ sân bãi 

    Trướ c khi tậ p luyện thể dục TT cần phải tiến hành xem xét, hiểu rõ về dụngcụ sân bãi tậ p luyện, đồng thờ i cần phải kiểm tra những dụng cụ sẽ sử dụng và sân bãi xem có vấn đề  gì không, có phù hợp không, kiểm tra điều kiện xung quanhxem có gì ảnh hưởng đến tậ p luyện hay không. Cố  gắng giảm tớ i mức tối thiểunhững sự kiện, vấn đề nảy sinh ngoài ý muốn trong quá trình tậ p luyện.5. Tình hình thờ i tiết, khí hậu

    Tình hình thờ i tiết, khí hậu là một nhân tố không thể không chú ý trong tậ pluyện thể dục TT, điều kiện thờ i tiết, khí hậu tốt sẽ đảm bảo tốt cho tậ p luyện thể dục TT đượ c tiến hành bình thườ ng. Cần phải k ị p thờ i nắm bắt điều kiện thờ i tiếttrong quá trình tậ p luyện, cố gắng tránh tậ p luyện thể dục TT ở  những khi nhiệt độ cao và tia hồng, tử ngoại mạnh để tránh việc phát sinh các hiện tượ ng cảm nắng vànhững chấn thương về da do tia hồng, tử ngoại quá mạnh tạo nên trong quá trìnhtậ p luyện. Ngoài ra, cần chú ý sự ảnh hưở ng của mưa trong quá trình tậ p luyện.

    Trong những ngày mưa, cố gắng lựa chọn môn TT cho phép tậ p luyện trong nhà,để tránh những phát sinh như ốm, cảm lạnh…do bị nhiễm nước mưa hay bị nhữngchấn thương phát sinh trong quá trình tậ p luyện dướ i tr ời mưa là do sân bãi trơnướt gây ra. Đồng thờ i, cần phải đặc biệt chú ý việc tiến hành tậ p luyện thể dục TTtrong đặc thù thờ i tiết lạnh. Hiểu rõ đặc điểm, chức năng cơ thể  trong hoàn cảnhđặc thù, làm tốt công tác chuẩn bị  phù hợ  p.6. Khởi động

    Trướ c khi tiến hành những vận động tối đa, bắt buộc phải làm tốt những bàitậ p khởi động. Khởi động tốt có thể làm nâng cao sự hưng phấn của hệ thống trung

    khu thần k inh và khắc phục tính ỳ của chức năng các cơ quan nội tạng, cũng phòngngừa đượ c sự  phát sinh chấn thương vận động, điều chỉnh tốt tr ạng thái vận động.Khi khởi động cần chú ý đặc điểm của môn TT sẽ  tậ p luyện, coi tr ọng bộ  phận

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    19/79

    12

    hoạt động tương ứng, sau đó khởi động các khớp còn lại, làm cho trạng thái cơ thể  tăng dần, đạt tớ i tr ạng thái vận động. Vì tiến hành vận động hãy làm tốt khởi động.7. Thả lỏng

    Thả  lỏng là một phương pháp tiêu giảm mệt mỏi, thúc tiến sự phục hồi thể lực của cơ thể. Thông thường mà nói, sau khi con người tham gia vào các hoạt

    động k ịch liệt mà dừng hoạt động ngay lậ p tức thì sẽ khó có thể  tránh khỏi việc phát sinh hiện tượng chóng mặt, bị  ngất, thậm chí còn dẫn tớ i những hậu quả nghiêm trọng khó lườ ng. Do vậy, khi k ết thúc các vận động, bắt buộc phải thựchiện các vận động thả lỏng, làm cho con ngườ i chuyển từ tr ạng thái vận động căngthẳng sang tr ạng thái tương đối yên tĩnh. Vấn đề, thông thườ ng r ất nhiều ngườ ikhông biết tính quan trọng của thả  lỏng sau tậ p luyện, thường không coi trọng thả lỏng sau vận động do vậy khuyến cáo vớ i mọi ngườ i: Sau vận động, đặc biệt là saunhững vận động k ịch liệt, nhất định phải tiến hành thả lỏng.8. Tắm sau vận động

    Sau vận động không đượ c tắm nướ c lạnh hoặc bơi lội. Sau những hoạt độngk ịch liệt, nhiệt độ cơ thể tăng cao, các huyết quản của cơ bắp và da đang giãn căng,lượng máu đang tăng cao, nếu tắm lạnh ngay sẽ làm cho huyết quản lậ p tức co lại,một mặt sẽ làm cho máu trở  về tim tăng lên đột ngột, mặt khác làm cho cửa miệngcủa huyết quản thu nhỏ lại, sức cản tuần hoàn tăng lên gây những khó khăn cho timco bóp, huyết áp sẽ  tăng lên cao. Điều này rất bất lợi đối vớ i sức khoẻ. Sau vậnđộng, nên tiến hành tắm với nướ c ấm là một phương pháp tiêu trừ  mệt mỏi đơngiản và dễ  thực hiện nhất. Tắm nướ c ấm có  thể  thúc đẩy sự  tuần hoàn của máutrong toàn thân, điều tiết sự lưu thông máu, tăng cường trao đổi chất, có lợi đối vớ iviệc vận chuyển các chất dinh dưỡng trong cơ thể  và tiêu trừ  các chất đào thải. Nướ c ấm vào khoảng 40- 44 độ C là thích hợ  p, thờ i gian tắm khoảng 10- 15 phút. 

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    20/79

    13

    BÀI 2: LỢI ÍCH, TÁC DỤNG CỦA TẬP LUYỆN TDTTVỚ I SỨ C KHOẺ CON NGƢỜ I

    I. Khi niệm và vị trí của sứ c khoẻ 1. Khi niệm sứ c khoẻ 

    Sức khoẻ  là gì? Thế  nào là người có sức khoẻ? Hiện nay còn nhiều quan

    niệm, nhiều cách hiểu khác nhau. Có ý kiến chú trọng về mặt cơ bắp có ý kiến chútr ọng về mặt sinh hoạt của cơ quan nội tạng. Có ý kiến lại cho r ằng: “Ăn khoẻ, ngủ khoẻ, thân thể to lớn là khoẻ mạnh”. Song thực tế có ngườ i tầm vóc to lớn, to béomà đang lâm bệnh, cũng có người ăn khoẻ, ngủ khoẻ, cao lớ n lại làm việc khôngđược lâu, chóng mệt mỏi...

    Theo Nô– vi-cốp nhà sinh lý học người Nga thì người có sức khoẻ là: “Ngườ icó trạng thái sinh vật học bình thường, đảm bảo cho cơ thể có thể  tiến hành laođộng, học tập và hoạt động xã hội khác nhau trong những điều kiện nhất định”.Hay nói một cách khác như tổ  chức y tế  thế  giớ i (World Health Organization) 

    WHO đã nhấn mạnh đến khái niệm về  sức khoẻ  và đưa ra một định nghĩa hoànchỉnh:“Sứ c kho ẻ  là một tr ạng thái thoải mái, đầy đủ v ề th ể  ch ấ t, tinh th ần và xã hội ,

    s ứ c kho ẻ  không chỉ  bó hẹp vào nghĩa là không có bệnh hay thương tật” . Như vậy một con ngườ i khoẻ mạnh phải có những điều kiện sau đây: 1. Cơ thể  phát triển lành mạnh, tức là các hệ  thống chức năng như hệ  thần

    kinh, tuần hoàn, hô hấ p, vận động... đều lành mạnh, không có bệnh tật và hoạtđộng bình thườ ng;

    2. Cơ thể  phát triển cân đối và nhịp nhàng theo từng lứa tuổi. Các chỉ số sinhlý phát triển bình thường như: Chiều cao, cân nặng, số đo vòng ngực, cơ bắp chântay tối thiểu phải đạt mức tr ung bình của ngườ i Việt Nam;

    3. Phải có thể lực toàn diện, phát triển đồng đều, cân đối tố chất của cơ thể.Chúng ta đều biết trong mỗi con người đều có các tố chất như: Sức nhanh,

    sức mạnh, sức bền, mềm dẻo khéo léo và khả năng phối hợ  p vận động. Nhưng do hoàn cảnh sống, do sự  phát triển của mỗi con người khác nhau mà các tố chất trên phát triển không giống nhau. Có người có sức mạnh, nhưng sức bền lại không có;có người có tốc độ nhưng sức mạnh lại không có... Do vậy muốn cho các tố chấttrên phát triển một cách đồng đều ở  mỗi con người thì phải rèn luyện. Ở đây mộtcon ngườ i khoẻ mạnh, ngườ i ta muốn đề cập đến sự  phát triển cân đối và toàn diện

    này. 4. Thần kinh hoạt động bình thường, luôn luôn có cảm hứng hưng phấn

    trong cuộc sống lao động và học tậ p.2. Vị trí của sứ c khoẻ 

    Cơ thể con người là một khối thống nhất, một tổ chức hết sức tinh vi, hoạtđộng theo một quy luật sinh vật học nhất định. Cuộc sống của con người có thể tồntại và lao động trong một thời gian tương đối dài, có thể tới 100 năm. Song chỉ cómột phần nhỏ nhân loại sống đượ c vớ i thời gian trên. Đa số mất sức lao động hoặcchết đi ở  lứa tuổi tr ẻ hơn. Khoa học đã cho thấy, con ngườ i suy yếu và chết không

    ngoài các nguyên nhân sau: + Bệnh tật;+ Tai nạn;

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    21/79

    14

    + Quá trình phát triển tự nhiên của cơ  thể. Nên loại tr ừ nguyên nhân do chiến tranh và các tai nạn do thiên nhiên (bão

    lụt, động đất...) thì ta hãy xem tại sao người ta không đạt đượ c khả năng sống hơn100 năm. Cần xem xét vấn đề này trên hai mặt sinh vật và xã hội. Về mặt sinh vậthọc ngườ i ta có khả năng sống 120 –  150 tuổi, nhưng ngườ i ta chết sớ m không đạt

    đượ c khả năng nói trên là do ngườ i ta sinh sống trong một xã hội không tốt, thiếuăn, thiếu mặc, thiếu những kiến thức và phương tiện cần thiết để bảo vệ sức khoẻ, phòng ngừa bệnh tật.

    Ở thời đại đồ đồng thuở  xưa, tuổi thọ trung bình của con ngườ i chỉ đạt 16 –  18 tuổi. Đến thế k ỷ thứ 16 ở  Châu Âu, tuổi thọ trung bình là 20 tuổi. Ở thế k ỷ thứ 18 là 26 tuổi và đến năm 1900 là 32 tuổi. Đến năm 2000 tuổ i thọ  trung bình củanhiều nước đã vượ t qua con số 75.

    Tuổi thọ trung bình của người ta tăng lên rõ rệt khi điều kiện sống, làm việcvà nghỉ ngơi đượ c cải thiện. Ở  Nga năm 1897, tuổi thọ trung bình là 32. Sau cách

    mạng tháng mườ i, tuổi thọ trung bình ở  Liên Xô trước đây đã tăng lên: năm 1926là 44: năm 1963 lên tới 70 và năm 1972 đã đạ t mức 75. Ngày nay do khoa học k ỹ  thuật phát triển r ất mạnh mẽ, con người đã ngăn

    chặn đượ c nhiều nguyên nhân tai nạn và tập trung nghiên cứu chống các bệnh tật,đẩy lùi sự già nua, tăng thêm sự hoạt động cho cơ thể. Đóng góp cho các biện phápđó GDTC có một vai trò rất quan tr ọng. Nó có ảnh hưở ng r ất lớ n tớ i việc tăngcườ ng thể  chất, tăng sức đề kháng đối với môi trườ ng, vớ i bệnh tật và góp phầnđẩy lùi quá trình lão hoá của cơ thể. Như vậy nhân loạ i r ất quan tâm đến sức khoẻ,cơ sở  vật chất vô cùng quý giá của xã hội.

     Năm 1978 một hội nghị  thế giớ i gồm 150 nước đã họ p tại Alma-Ata (LiênXô cũ) dướ i sự bảo tr ợ  của tổ chức Y tế  thế giớ i WHO và quỹ Cư ́ u trơ    ̣  nhi đồngLiên Hiệ p Quốc (UNICEF) đã bàn về việc tăng cườ ng chăm sóc sức khoẻ cho nhândân các nướ c. Hội nghị đã thông qua một bản tuyên ngôn quan trọng: Tuyên ngônAlma-Ata vớ i khẩu hiệu: “Sức khoẻ cho mỗi người đến năm 2000”. 

    Tuyên ngôn Alma-Ata đã toát lên tư tưở ng chỉ đạo lớ n của thời đại trong lĩnhvực bảo vệ sức khoẻ là:

    + Muốn xây dựng kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, đẩy lùi nghèo khổ, xây dựnghạnh phúc cho mọi ngườ i, một yếu tố quan tr ọng là sức khoẻ, nghĩa là con ngườ i.

    + Sức khoẻ là quyền lợi cơ bản của con ngườ i, việc đạt tớ i một tình trạng sức

    khoẻ  cao nhất đó là một mục tiêu quan trọng đòi hỏi sự  tham gia của nhiều lĩnhvực xã hội và kinh tế.

    Một trong những mục tiêu xã hội quan tr ọng của các chính phủ, cộng đồngthế giớ i trong suốt một thậ p k ỷ tới là: “Từ nay đến năm 2000 phải đem lại cho mọingườ i một tình  tr ạng sức khoẻ cho phép họ  sống một cuộc sống hữu ích về  mặtkinh tế và xã hội”. 

    Cùng vớ i cộng đồng thế giới. Đảng và nhà nướ c ta r ất quan tâm đến việc bảovệ và phát triển sức khoẻ cho nhân dân. Ngay từ khi nướ c ta mới giành được độclập, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tậ p thể dục. Trong đó ngườ i dạy: “... Mỗi

    một người dân yếu ớ t, tức là làm cho cả nướ c yếu ớ t một phần. Mỗi một người dânmạnh khoẻ tức là góp phần cho cả nướ c mạnh khoẻ...”. Để xây dựng con ngườ i mới, con người phát triển toàn diện, k ết hợ  p nhuần

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    22/79

    15

    nhuyễn giữa sự  phong phú về tinh thần, sự lành mạnh về đạo đức và sự hoàn thiệnvề  thể  chất. Đó là nguồn hạnh phúc lớ n lao của mỗi con người, đồng thời có ýnghĩa chiến lượ c của cả một dân tộc.II. Lợi ích và tc dụng của tập luyện TDTT đối vớ i sứ c khỏe con ngƣờ i

    Thể chất tốt là điều kiện đảm bảo cho sức khoẻ tốt. Rèn luyện TT có thể thúc

    tiến quá trình trao đổi chất ở  các cơ quan, tổ chức trong cơ thể, từ đó hoàn thiệnnâng cao chức năng các bộ phận, cơ quan trong cơ thể.Thể  chất đượ c biểu hiện ở   nhiều phương diện, nó bao gồm tình trạng phát

    dục của các cơ quan bộ phận trong cơ thể, trình độ về năng lực hoạt động cơ bảnvà các tố chất cơ thể, năng lực thích nghi với hoàn cảnh môi trường bên ngoài… 

    Ở đây, chúng ta nhìn từ góc độ sự ảnh hưở ng của TDTT đối vớ i chức năngcủa hệ vận động, hệ thống hô hấ p, hệ thống tuần hoàn và hệ thống thần kinh để  bànvề tậ p luyện thể dục TT đã tăng cườ ng thể chất như thế nào? 1. Sự  ảnh hƣở ng của tập luyện TDTT đối vớ i hệ vận động

    Các hoạt động thông thườ ng của con người đều là dựa vào hệ  vận động.Thường xuyên tậ p luyện thể dục thể có thể tăng cường được các chất của xương,tăng cườ ng sức mạnh cơ bắp, tăng cường tính ổn định và biên độ hoạt động củacác khớ  p, từ  đó mà năng lực hoạt động của cơ thể  đã được nâng lên, xương vàkhớp đượ c cấu tạo thành. Xương trong cơ thể là một k ết cấu kiên cố, nó bao gồmhơn 200 chiếc xương, những chiếc xương đó đã cấu tạo thành một chiếc khung giácó tác dụng bảo vệ cho các cơ quan bộ phận bên trong của cơ thể  như não, tim, phổi… Xương còn có một chức năng khác nữa đó là tạo máu cho cơ thể. Do vậy,sự sinh trưởng và trưởng thành của xương không chỉ có tác dụng quan tr ọng đốivới hình thái cơ thể mà còn có sự ảnh hưở ng quan tr ọng đối với năng lực vận độngvà lao động của con ngườ i.

    Rèn luyện thân thể  có thể  cải biến k ết cấu của xương, thường xuyên tậ pluyện TDTT có thể tăng cường các chất trong xương. Tậ p luyện TDTT làm cho cơ bắp có tác dụng lôi kéo và áp lực đối với xương làm cho xương không chỉ biến hoávề  phương diện hình thức mà còn làm cho tính cơ giớ i của xương được nâng lên.Sự biến đổi thể hiện rõ rệt nhất trên phương diện hình thái của xương đó là: Cơ bắ p bám ngoài xương tăng lên nhiều, chất liên kết ở  các lớp ngoài của xương cũng từ đó được tăng lên, sự  sắ p xế p của các chất mềm (xốp) bên lớ  p trong của xươngcũng căn cứ vào áp lực và lực kéo của cơ mà thích nghi. Đây chính là sự tăng lên

    về sự kiên cố của xương, từ đó có thể chịu đựng đượ c phụ  tải lớn, nâng cao nănglực chống chịu áp lực, tr ọng lượ ng lớ n, sự kéo dài và xoay chuyển…của xương.

    Ví dụ: V ận động viên thể  d ục thự c hiện động tc kéo tay x đơn. Khi thự chiện động tc ny, hai tay của vận động viên luôn phi chịu tr ọng l ự c của cơ thể  v lực kéo tay của cơ bắ  p. N ếu thường xuyên tậ p luyện động tc ny sẽ   lm cho xương của hai tay c sự  thích nghi vớ i việc chịu đự ng 2 l ự c k ể  trên v từ  đ năngl ự c chịu t i của xương 2 tay đã được nâng lên. Cũng như thế, đố i với cc vận độngviên cu lông, bắn súng thì tay thuận sẽ   to v khoẻ hơn, cc vận động viên nh ycao, nhy xa, xương ở  chân sẽ  khoẻ hơn ở  người thường… 

    Điều này đã nói rõ một vấn đề: Thường xuyên tậ p luyện TDTT thì sự  pháttriển của xương được nâng lên rõ rệt.Thường xuyên tậ p luyện TDTT sẽ đẩy mạnh sự  phát triển chiều cao của các

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    23/79

    16

    em thiếu niên nhi đồng. Chiều cao hoặc tốc độ trưởng thành đượ c quyết định bở itốc độ tăng trưở ng của thờ i k ỳ dài xương của các em thiếu niên nhi đồng. Đối vớ isự  phát triển của xương thì đầu mút xương là hết sức quan tr ọng. Thường xuyêntậ p luyện TDTT sẽ  tăng nhanh tốc độ  tuần hoàn máu, từ đó mà tăng được lượ ngvật chất dinh dưỡng mà sự  phát triển mà đầu mút xương đòi hỏi. Thường xuyên tậ p

    luyện TDTT còn có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội phân tiết là kích thích sự sinhtrưở ng của đầu mút xương, do vậy mà thúc đẩy sự  chuyển hoá vitamin D, tăngcườ ng sự cung cấp các nguyên liệu tạo ra xương, điều này có lợi cho phát triển vàtrưởng thành của xương. 

    Căn cứ vào điều tra, khi so sánh những người thường xuyên tậ p luyện TDTTvà những người không thường xuyên tậ p luyện cho thấy chiều cao chênh lệch từ 4-8 cm... Trước khi cơ thể trưởng thành, thông qua tậ p luyện TDTT có thể cải thiệnsự cung cấp máu của xương, tăng cườ ng sự trao đổi chất, kích thích sự  phát triểncủa xương, làm cho sự cốt hóa đượ c diễn ra liên tục. Đồng thời rèn luyện thân thể 

    với các loại động tác cũng có tác dụng kích thích rất tốt đối vớ i sự  phát triển củaxương, có thể thúc đẩy phân tiết kích thích tố cũng có tác dụng thúc đẩy việc pháttriển chiều cao của các em học sinh lứa tuổi 10-14 giữa trường TDTT chuyênnghiệp và trường không chuyên.

     Nơi các xương trong cơ thể  k ết nối với nhau và cũng dựa vào đó để  hoạtđộng gọi là khớ  p, bao gồm có dây chằng và cơ. Dây chằng có tác dụng gia tăng sự kiên cố cho khớp, còn cơ thì không những có thể gia tăng sự kiên cố cho khớp màcòn có tác dụng lôi kéo làm cho khớ  p vận động. Khớp là đầu mối quan tr ọng chosự liên kết các xương vớ i nhau. Tậ p luyện TDTT một cách khoa học, hệ thống vừacó tác dụng làm tăng tính ổn định của khớ  p, vừa có thể tăng cườ ng sự linh hoạt và biên độ của khớ  p. Tậ p luyện TDTT có thể gia tăng mật độ và độ dày của mặt khớ  p,đồng thời cùng làm phát triển các cơ bao quanh khớp, tăng cườ ng sức mạnh cho ổ khớp và dây chằng bao quanh khớ  p. Do vậy, có thể làm tăng thêm tính ổn định vàkiên cố của khớp, tăng cườ ng cho khớ  p lực chống đỡ   lại các phụ  tải tác động lênkhớ  p.

    Ví dụ: Trong khi biể u diễ n xiếc, c một diễn viên cao lớ n ở   phía dưới cònmột số  diễn viên khc thì đứng lên trên anh ta để   thự c hiện một số   tiế t mục, nhưvậy cc khớ  p của vị diễn viên cao lớn ny đã phi gnh chịu một p lự c l ớn tươngđương vớ i t  ng tr ọng lượ ng của số  diễn viên kia.

    Khi tăng cường tính ổn định và kiên cố của khớp, do vì ổ khớp, dây chằng vàcơ bao quanh khớp được tăng cườ ng về tính đàn hồi và tính co duỗi thì biên độ vàtính linh hoạt của khớp cũng không ngừng được tăng cườ ng. Trong biểu diễn mônthể dục tự do, các khớ  p của VĐV đã hoạt động với biên độ r ất lớn ví như làm độngtác uốn cầu vồng hay xoạc ngang, nếu như không thường xuyên tậ p luyện sẽ khôngthể thực hiện đượ c.

    Bất k ể vận động nào của con người đều biểu hiện bở i hoạt động của cơ bắ p,do vậy sự  phát triển của cơ bắp là hết sức quan tr ọng đối vớ i việc nâng cao nănglực lao động và vận động.

    Rèn luyện thân thể sẽ cải biến cơ bắ p một cách rõ rệt, làm cho số lượ ng sợ icơ tăng lên từ đó mà thể tích bắp cơ tăng lên. Ở người bình thường thì trọng lượ ngcơ bắ p chiếm 35-45% tr ọng lượng cơ thể, nhưng thông qua tậ p luyện thể dục TT

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    24/79

    17

    có thể tăng lên đến 50%. Ở trung học và tiểu học có rất nhiều em chân, tay, ngựckhông thấy cơ bắ p, chỉ  cần thường xuyên tậ p luyện TDTT thì hiện tượng này sẽ giảm đi, thay vào đó là một cơ thể khoẻ  mạnh và đẹ p. Khi tậ p luyện, cơ bắp vàxương được tăng cườ ng hoạt động, sự cung cấp máu được tăng lên, protein và dinhdưỡng được tăng cường, năng lực dự tr ữ của cơ cũng tăng lên, số lượ ng sợ i cơ tăng

    lên, vì vậy mà bắp cơ to dần lên, sức mạnh của cơ bắp cũng theo đó mà tăng lên.Do các tế  bào cơ được tăng cường, năng lực k ết hợ  p vớ i O2 tăng lên, khả năng dự tr ữ các chất dinh dưỡng và đường tăng lên, số lượ ng mao mạch trong cơ bắp tănglên nhiều… điều này thích ứng với các yêu cầu của lao động và hoạt động.

    Thông qua tậ p luyện TDTT còn có thể nâng cao năng lực khống chế cả hệ thống thần kinh đối vớ i hệ thống cơ bắp, điều này thể hiện bở i tốc độ phản ứng, độ chuẩn xác và tính nhịp điệu đều đượ c nâng lên. Khi cơ bắp làm việc, sự tiêu haonăng lượng đượ c giảm xuống nhưng hiệu quả vẫn được nâng lên. Những điều nàylàm cho sức mạnh, tốc độ, sức bền và tính linh hoạt… đều tốt hơn nhiều so vớ i

    người bình thường. Ngoài ra nó còn giúp cho cơ thể   phòng tránh được các loạichấn thương do sự  hoạt động k ịch liệt của cơ bắp trong quá trình tậ p luyện haytrong hoạt động đờ i sống hàng ngày. 2. Sự  ảnh hƣở ng của tập luyện TDTT đối vớ i hệ thống hô hấp

    Chức năng của hệ thống hô hấ p mạnh hay yếu phụ  thuộc bởi năng lực CO2của cơ thể, khi tậ p luyện thể dục TT cơ thể đòi hỏi nhiều hơn về O2, chính vì vậymà tần số hô hấp tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu trên, các cơ quan của hệ thống hôhấ p bắt buộc phải cải thiện năng lực làm việc của bản thân. Do vậy, tiến hành tậ pluyện TDTT trong thời gian dài có thể nâng cao năng lực hấ p thụ O2, từ đó nângcao đượ c chức năng của các cơ quan trong hệ thống hô hấ p, cải thiện cơ năng hệ thống hô hấ p.

    Quá trình hoạt động sống của con người là một quá trình tiêu hao nănglượng, năng lượng đó đượ c lấy từ nguồn dự tr ữ các chất trong cơ thể. Những vậtchất dự tr ữ này khi được đem ra để biến đổi thành năng lượng đòi hỏi phải có mộtquá trình O2 hoá, do vậy, cơ thể bắt buộc phải không ngừng sử dụng O2 từ  môitrường bên ngoài và thở  ra CO2. Quá trình trao đổi này gọi là quá trình hô hấ p.

    Hệ thống hô hấ p bao gồm phổi, khí quản, mũi... trong đó phổi là nơi trao đổikhí, còn lại đều là đường hô hấp. Cơ thể khi trong tr ạng thái yên tĩnh mỗi phút đòihỏi 0,25- 0,3 ml khí, như vậy chỉ cần 1/20 số phế nang trong phổi hoạt động là có

    thể đáp ứng. Nếu cứ như vậy trong thời gian dài thì những phế nang không đượ csử dụng sẽ bị thoái hoá đi, từ đó chức năng của hệ thống hô hấ p sẽ giảm đi mạnhmẽ và rất dễ mắc bệnh.

    Ch ức năng hô hấp đượ c c ải thi ện ở  m ột s ố  m ặt sau:a. Cơ hô hấp được pht triể n d n, c lực, c sứ c bền, c thể  chịu đự ng vớ i

    lượ ng vận động l ớ n.Cơ hô hấ p chủ yếu là cơ hoành cách, cơ gian sườn, ngoài ra còn có thêm cơ

     bụng, khi hít thở  sâu các nhóm cơ ở  ngực lưng cũng có tác dụng phụ tr ợ . Tậ p luyệnTDTT thường xuyên sẽ tăng cường cơ hô hấ p do vậy mà chu vi lồng ngực tăng lên

    nhiều.Sự trưởng thành của cơ hô hấp làm cho biên độ  của động tác hô hấ p lớn lên,hô hấ p ở  người bình thường khi hít vào hết sức và thở  ra hết sức sự chênh lệch về 

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    25/79

    18

    chu vi lồng ngực không nhiều (gọi là hô hấp kém) chỉ có 5-8 cm, ở  người thườ ngxuyên tậ p luyện thể dục TT sự khác biệt này là có thể lên tớ i 9-16 cm. Vì vậy tiếnhành tậ p luyện TDTT thường xuyên là có lợ i cho việc nâng cao chức năng của hệ thống hô hấ p.

    b. Dung tích số ng t ăng lên, tăng cườ ng hấ  p thụ O2 v thi CO2.

    Dung tích sống là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá trình độ sức khoẻ và sự sinh trưởng phát dục của thiếu niên nhi đồng. Thường xuyên tậ p luyện TDTT đặc biệt là làm các động tác gậ p duỗi ngực có thể  làm cho sức mạnh của cơ hô hấ pđược tăng cườ ng, lồng ngực to lên điều này có lợ i cho sự sinh trưởng phát dục củatổ chức phổi, cũng như sự khuyếch trương của phổi từ đó làm cho dung tích sốngtăng lên. Ngoài ra khi tậ p luyện TDTT với các vận động hít thở  mang tính thườ ngxuyên cũng có thể  thúc đẩy sự  tăng trưở ng của dung tích sống; Ở  người bìnhthường dung tích sống chỉ khoảng 3500 ml, ở  những người thường xuyên tậ p luyệnthể  dục TT tính đàn hồi của phổi tăng lên rõ rệt, sức mạnh của cơ hô hấp tăng

    nhiều, dung tích sống lớn hơn người bình thườ ng khoảng 1000 ml.c. Tăng cường độ  sâu hô hấ  p.Ở  người bình thường hô hấp nông và nhanh, khi yên tĩnh tần số  yên tĩnh

    khoảng 12-18 lần/ phút, ở   người thường xuyên tậ p luyện TDTT hô hấp sâu vàchậm lúc yên tĩnh tần số hô hấ p khoảng 8-12 lần/ phút. Như vậy có nghĩa là các cơhô hấp có nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Sự khác biệt này còn biểu hiện rõ nét hơntrong khi vận động.

    Ví dụ: Trong cùng một điề u kiện, cùng một lượ ng vận động (vận động nhẹ nhng) ở  người bình thườ ng t n số  hô hấp lên tớ i khong 32 l n/ phút, mỗ i l n hôhấp dung lượ ng ch  khong 300 ml, trong một phút tng dung lượng hô hấp l 300ml    32= 9600 ml. Nhưng ở  vận động viên tn số  hô hấ  p l ại l 16 ln/ phút, mỗ il n hô hấp dung lượng đạt 600 ml, t ng dung lượ ng trong 1 phút thu được l 600ml    16= 9600 ml. 

    Từ  thống kê trên có thể  thấy, ở   người bình thường và VĐV trong cùng 1 phút thì dung lượng hô hấp là tương đồng. Nhưng trên thực tế, thì sự giao đổi O2và CO2 lại khác nhau bở i lẽ mỗi lần hô hấp thì có khoảng 150 ml k hông khí đượ clưu lại trong đường hô hấp mà không thể vào trong phế  bào để tiến hành giao đổi.Do đó lượng khí giao đổi sẽ là: 

    Ở người bình thườ ng: (300 ml - 150 ml)  32 = 4800 ml.Ở vận động viên là: (600 ml - 150 ml)  16 = 7200 ml.Điều này cho thấy khi cơ bắp làm việc thì nhu cầu về O2 tăng lên, ở  ngườ i

     bình thườ ng sẽ phải tăng tần số hô hấp để đáp ứng nhu cầu đó do vậy khi vận độngthườ ng thở  gấp. Nhưng ở  VĐV do vì cơ năng hô hấp được nâng lên, hô hấp sâu.Trong cùng một điều kiện như nhau, tần số hô hấp chưa cần tăng cao thì đã đápứng đủ nhu cầu không khí để giao đổi do đó có thể làm việc đượ c trong thờ i giandài mà không dễ mắc bệnh.

     Ngoài ra, do kết quả của tậ p luyện TDTT lâu dài đã cải thiện đượ c chức năngcủa hệ  thống hô hấp và các hệ  thống khác (hệ  thống thần kinh, hệ  thống tuần

    hoàn…) nâng cao năng lực nhả CO2 và hấ p thụ O2 khi trao đổi khí, làm cho VĐVkhi hoạt động k ịch liệt vẫn có thể  phát huy chức năng của hệ hô hấ p (ở  người bình

  • 8/19/2019 Bài Giảng Ltgdtc (Tái Bản)_tháng 8.2013

    26/79

    19

    thường khó có thể đạt đượ c). Do vậy mà làm cho quá trình O2 hoá các vật chấtnăng lượng càng thêm hoàn thiện. Điều này đảm bảo cho việc cung cấp đầy đủ năng lượ ng khi vận động. Người bình thườ ng khi thực hiện các bài tậ p TDTT việctrao đổi O2 có thể đạt đượ c 60% tổng số khí khi hô hấp. Nhưng sau khi trải qua tậ pluyện TDTT thì năng lượng trao đổi này đã được nâng lên rõ rệ t khi hoạt động vận

    động nhu cầu O2 tăng lên vẫn có thể  đáp ứng đượ c nhu cầu đó của cơ thể  màkhông làm cho cơ thể  thiếu khí quá mức. Tậ p luyện TDTT còn có thể  rèn luyệncon người nâng cao được năng lực chịu đựng nợ  dưỡng khí (khả năng chịu đựngthiếu O2). Trong điều kiện thiếu O2 vẫn có thể kiên trì thực hiện các hoạt động cơ bắ p phức tạ p.

    Ví dụ như: VĐV leo núi trong điề u kiện núi cao thiế u O2 , không ch  phi duytrì cc hoạt động duy trì tính mạng m còn phi không ngừng hon thnh nhiệm vụ leo lên đnh núi đy kh khăn. 3. Sự  ảnh hƣở ng của tập luyện TDTT đối vớ i chức năng của hệ tuần hoàn 

    Một hệ  thống tuần hoàn tốt là điều kiện bắt buộc phải có cho một cơ thể cường tráng khoẻ mạnh. Tậ p luyện TDTT có thể nâng cao chức năng của tim, tăngnhanh tốc độ tuần hoàn máu, nâng cao đượ c chức năng của hệ thống huyết quản.

    Hệ thống tuần hoàn là do tim, máu và hệ thống huyết quản tạo thành vì vậymà gọi là hệ  thống tuần hoàn máu. Tim là nơi phát ra động lực làm cho máu lưuđộng, huyết quản là con kênh dẫn máu đi khắp nơi trong cơ thể, máu thì phụ  tráchviệc vận chuyển dinh dưỡ ng, O2, các sản phẩm thải của quá trình trao đổi chất vàCO2. Tim có tác dụng làm cho máu luôn lưu động trong huyết quản mang O2 vàcác chất dinh dưỡng để cho các tổ chức, tế  bào, đồng thời đem các chất thải củaquá trình trao đổi chất sản sinh ra cũng như CO2 ra ngoài phổi, thận và da… 

    Tậ p luyện TDTT có tác dụng r ất tốt đối với các cơ quan, hệ thống trong cơthể, đối vớ i hệ thống huyết quản cũng như vậy. Khi tiến hành tậ p luyện TDTT sự tiêu hao năng lượng và các sản phẩm thừa của quá trình trao đổi chất tăng lên trongcơ thể. Lúc này đòi hỏi phải nâng cao chức năng của tim, tăng nhanh tốc độ  lưutruyền máu, đồng thời năng cao chức năng của hệ tuần hoàn.

    Ví dụ: Trong hoạt động ở  cc môn chạy di,