th bẢn tin thỊ trƯỜng · 2014-05-13 · do đó, mặc dù dấu hiệu của dòng tiền...

17
21.04.2014 ThHai, ngày 21 tháng 4 năm 2014 BN TIN THTRƯỜNG NHẬN ĐỊNH THTRƯỜNG Tiêu điểm thtrường Hai sàn tiếp tc lao dốc trước áp lc bán bt ngdâng cao vcui phiên. Thanh khon tiếp tc gim. Khi ngoại đẩy mnh mua ròng trên chai sàn. Nhận định ca VCBS Thị trường tiếp tục chứng kiến một phiên giao dịch đỏ lửa trong ngày đầu tuần với thanh khoản duy trì ở mức thấp. Nếu như phiên sáng diễn ra khá ổn định và đôi lúc còn xanh nhẹ trước đà phục hồi ấn tượng của các blue-chips, thì bước sang phiên chiều, hai chỉ số đã không thể trụ lại được trước sự tháo chạy hoảng loạn của nhà đầu tư, đặc biệt là trong phiên đóng cửa. Bất chấp động thái mua ròng mạnh của khối ngoại, dòng tiền nội vẫn tiếp tục bị rút ra đẩy thị trường giảm sâu và nhiều cổ phiếu, trong đó có không ít cổ phiếu có cơ bản tốt, giảm mạnh trở về mức đầu năm 2014. Điều đáng nói là các thông tin về nền kinh tế vĩ mô vẫn không cho thấy bất cứ tín hiệu bất ổn hay tiêu cực nào có thể gây ra ảnh hưởng xấu tới thị trường chứng khoán. Thêm vào đó, các thông tin về Doanh nghiệp được công bố trong kỳ Đại hội cổ đông 2014 vừa qua nhìn chung vẫn tương đối ổn định và đã được nhà đầu tư đoán định từ trước. Do đó, chúng tôi cho rằng yếu tố bất ngờ dẫn đến động lực để thị trường thể tiếp tục giảm sâu là không nhiều. Bên cạnh đó, tác động của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là tình hình tăng trưởng tích cực của Mỹ và trạng thái siết chặt kiểm soát rủi ro hệ thống của Trung Quốc, đang theo chiều hướng hỗ trợ cho thị trường chứng khoán Việt Nam một cách gián tiếp thông qua việc tạo tâm lý lạc quan cho nhà đầu tư nước ngoài và lan tỏa đến nhà đầu tư trong nước. Do đó, mặc dù dấu hiệu của dòng tiền vẫn chưa cho thấy dấu hiệu gì tốt hơn hay đảo chiều, chúng tôi cho rằng, vùng giá hiện tại đã bắt đầu thích hợp để nhà đầu tư dài hạn cân nhắc giải ngân do rất nhiều cổ phiếu đầu ngành đã giảm về mức hợp lý và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chỉ các cổ phiếu có yếu tố nội tại thực sự tốt và có lợi thế về quy mô cũng như có thể nhận được sự hỗ trợ tích cực từ phía chính sách mới nên được nắm giữ trong lúc này. Trong khi đó, nhà đầu tư ngắn hạn vẫn cần thận trọng đứng ngoài thị trường khi khả năng thị trường tiếp tục giảm vẫn chưa thể loại trừ do xu hướng bán tháo quá đà có thể vẫn còn tiếp diễn. Đồng thời, bán tháo tại giai đoạn này sẽ không phải là một điều nên làm khi thị trường có cơ hội hồi phục trong bối cảnh nền Thng kê thtrường HSX HNX Index 558,14 78,87 Thay đổi -1,27% -2,13% KLGD (cphiếu) 95.369.760 74.640.639 GTGD (tVND) 1.501,88 859,82 Scphiếu tăng giá 50 65 Scphiếu gim giá 186 201 Scphiếu đứng giá 47 14 Giao dịch NĐTNN HSX Giá trmua (tr. VND) 158.579 45.935 Giá trbán (tr. VND) 55.419 6.625 GTGD ròng (tr. VND) 103.160 39.310 0 1000 2000 3000 4000 550 555 560 565 570 9:15 10:18 11:21 13:52 14:55 KLGD VNIndex 0 1000 2000 3000 4000 77.5 78.0 78.5 79.0 79.5 80.0 80.5 81.0 9:02 10:35 13:02 13:53 14:49 KLGD HNX Index Trn Minh Hoàng +84 4 3936 6425 (ext. 112) [email protected] Đinh Thị Huyn Trang +84 4 3936 6425 (ext. 117) [email protected] 21.04.2014 Bphn Nghiên cu Phân tích VCBS

Upload: others

Post on 28-Dec-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · 2014-05-13 · Do đó, mặc dù dấu hiệu của dòng tiền vẫn chưa cho thấy dấu hiệu gì tốt hơn hay đảo chiều, chúng tôi

21.04.2014 Trang | 1

Thứ Hai, ngày 21 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG

Tiêu điểm thị trường

Hai sàn tiếp tục lao dốc trước áp lực bán bất ngờ dâng cao về cuối

phiên.

Thanh khoản tiếp tục giảm.

Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng trên cả hai sàn.

Nhận định của VCBS

Thị trường tiếp tục chứng kiến một phiên giao dịch đỏ lửa trong ngày đầu tuần

với thanh khoản duy trì ở mức thấp. Nếu như phiên sáng diễn ra khá ổn định và

đôi lúc còn xanh nhẹ trước đà phục hồi ấn tượng của các blue-chips, thì bước

sang phiên chiều, hai chỉ số đã không thể trụ lại được trước sự tháo chạy hoảng

loạn của nhà đầu tư, đặc biệt là trong phiên đóng cửa.

Bất chấp động thái mua ròng mạnh của khối ngoại, dòng tiền nội vẫn tiếp tục bị

rút ra đẩy thị trường giảm sâu và nhiều cổ phiếu, trong đó có không ít cổ

phiếu có cơ bản tốt, giảm mạnh trở về mức đầu năm 2014. Điều đáng nói là

các thông tin về nền kinh tế vĩ mô vẫn không cho thấy bất cứ tín hiệu bất ổn hay

tiêu cực nào có thể gây ra ảnh hưởng xấu tới thị trường chứng khoán. Thêm vào

đó, các thông tin về Doanh nghiệp được công bố trong kỳ Đại hội cổ đông 2014

vừa qua nhìn chung vẫn tương đối ổn định và đã được nhà đầu tư đoán định từ

trước. Do đó, chúng tôi cho rằng yếu tố bất ngờ dẫn đến động lực để thị trường có

thể tiếp tục giảm sâu là không nhiều.

Bên cạnh đó, tác động của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là tình hình tăng trưởng

tích cực của Mỹ và trạng thái siết chặt kiểm soát rủi ro hệ thống của Trung Quốc,

đang theo chiều hướng hỗ trợ cho thị trường chứng khoán Việt Nam một cách

gián tiếp thông qua việc tạo tâm lý lạc quan cho nhà đầu tư nước ngoài và lan tỏa

đến nhà đầu tư trong nước.

Do đó, mặc dù dấu hiệu của dòng tiền vẫn chưa cho thấy dấu hiệu gì tốt hơn hay

đảo chiều, chúng tôi cho rằng, vùng giá hiện tại đã bắt đầu thích hợp để nhà

đầu tư dài hạn cân nhắc giải ngân do rất nhiều cổ phiếu đầu ngành đã giảm

về mức hợp lý và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, chỉ các cổ phiếu có

yếu tố nội tại thực sự tốt và có lợi thế về quy mô cũng như có thể nhận được sự

hỗ trợ tích cực từ phía chính sách mới nên được nắm giữ trong lúc này.

Trong khi đó, nhà đầu tư ngắn hạn vẫn cần thận trọng đứng ngoài thị trường

khi khả năng thị trường tiếp tục giảm vẫn chưa thể loại trừ do xu hướng bán tháo

quá đà có thể vẫn còn tiếp diễn. Đồng thời, bán tháo tại giai đoạn này sẽ không

phải là một điều nên làm khi thị trường có cơ hội hồi phục trong bối cảnh nền

Thống kê thị trường HSX HNX

Index 558,14 78,87

Thay đổi -1,27% -2,13%

KLGD (cổ phiếu) 95.369.760 74.640.639

GTGD (tỷ VND) 1.501,88 859,82

Số cổ phiếu tăng giá 50 65

Số cổ phiếu giảm giá 186 201

Số cổ phiếu đứng giá 47 14

Giao dịch NĐTNN HSX

Giá trị mua (tr. VND) 158.579 45.935

Giá trị bán (tr. VND) 55.419 6.625

GTGD ròng (tr. VND) 103.160 39.310

0

1000

2000

3000

4000

550

555

560

565

570

9:15 10:18 11:21 13:52 14:55

KLGD VNIndex

0

1000

2000

3000

4000

77.5

78.0

78.5

79.0

79.5

80.0

80.5

81.0

9:02 10:35 13:02 13:53 14:49

KLGD HNX Index

Trần Minh Hoàng

+84 4 3936 6425 (ext. 112)

[email protected]

Đinh Thị Huyền Trang

+84 4 3936 6425 (ext. 117)

[email protected]

21.04.2014

Bộ phận Nghiên cứu – Phân tích

VCBS

Page 2: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · 2014-05-13 · Do đó, mặc dù dấu hiệu của dòng tiền vẫn chưa cho thấy dấu hiệu gì tốt hơn hay đảo chiều, chúng tôi

21.04.2014 Trang | 2

Thứ Hai, ngày 21 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

kinh tế vẫn duy trì sự ổn định và kỳ vọng phục hồi dần như hiện nay.

Góc nhìn doanh nghiệp:

SHB – THEO DÕI

Ngày 19/04, SHB đã tổ chức ĐHCĐ thông báo KQKD 2013 và kế hoạch kinh

doanh 2014. Cụ thể, LNST năm 2013 đạt 849,8 tỷ đồng, cao gấp 36 lần so với

năm 2012 do không còn chịu lỗ luỹ kế từ HBB và duy trì tốt tăng trưởng thu

nhập lãi thuần (+12% yoy).Tỷ lệ nợ xấu giảm còn 4,06% so với mức 8,8% của

năm 2012 nhờ đóng góp của ba yếu tố chính: (1) việc bán nợ cho VAMC, (2)

việc xử lý nợ Vinashin và (3) việc cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780. ĐHCĐ

cũng thông qua một số chỉ tiêu kinh doanh năm 2014 với mục tiêu LNTT ở mức

1.270 tỷ đồng (+27% yoy) trên cơ sở tăng trưởng tín dụng 22,8% và huy động

tăng 24,8%. Với quy mô khách hàng được mở rộng sau sáp nhập, tập trung vào

các tập đoàn lớn và khách hàng SMEs, SHB có khả năng đạt được mức tăng

trưởng cho vay dự kiến, từ đó tạo động lực hoàn thành mục tiêu kinh doanh. Tuy

nhiên, chúng tôi quan ngại chất lượng tài sản và chiến lược phát triển NH bán lẻ

chưa rõ ràng của NH sẽ làm ảnh hưởng đến triển vọng lợi nhuận. Mức trích lập

dự phòng dự kiến 1.000 tỷ đồng có thể không đủ bù đắp các rủi ro tiềm ẩn từ

5.000 tỷ đồng nợ được tái cơ cấu trong năm 2013.Trong trường hợp hoàn thành

kế hoạch, EPS forward của Ngân hàng đạt 1.096 đồng/cổ phiếu, tương đương

P/E forward ở mức 9,2). Do đó, chúng tôi khuyến nghị THEO DÕI đối với SHB

(Xem thêm chi tiết tại Phụ lục – trang 7-10)

PET – THEO DÕI

Năm 2013, mặc dù vượt kế hoạch đề ra, nhưng kết quả kinh doanh của PET

không thực sự tốt như kỳ vọng. Biên lợi nhuận thu hẹp là mối quan ngại chính.

Năm 2014, tình hình kinh doanh tiếp tục gặp nhiều thách thức, công ty chưa

công bố rõ về kế hoạch bù đắp phần doanh thu sụt giảm do không còn phân phối

Samsung kể từ Q4.3013, khả năng lợi nhuận của PET sẽ tiếp tục suy giảm. Căn

cứ vào kế hoạch PET đặt ra cho năm 2014, mức EPS forward chỉ đạt khoảng

2.100 đồng/cp, P/E forward tương ứng là khoảng 8,5 lần, cao hơn mức định giá

trước đây. Do đó chúng tôi hạ mức khuyến nghị của PET từ NẮM GIỮ chuyển

sang THEO DÕI

(Xem thêm chi tiết tại Phụ lục – trang 10-12)

Page 3: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · 2014-05-13 · Do đó, mặc dù dấu hiệu của dòng tiền vẫn chưa cho thấy dấu hiệu gì tốt hơn hay đảo chiều, chúng tôi

21.04.2014 Trang | 3

Thứ Hai, ngày 21 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

HAG - MUA

HAG được đánh giá đầy tiềm năng khi định hướng chuyển sang nông nghiệp đã

bước đầu mang lại những kết quả khá tốt. Các dự án đầu tư mía đường, bắp, cao

su và cọ dầu sẽ là những nguồn thu chính giúp HAG tăng trưởng ổn định và bền

vững trong tương lai. Đặc biệt kể từ Q1.2015, dự án bất động sản lớn nhất là khu

phức hợp HAGL – Myanmar chính thức khánh thành sẽ bổ sung nguồn thu khá

lớn cho tập đoàn. Trong khi đó, những quan ngại đối với HAG về vấn đề nợ vay

và dòng tiền phần nào đã được giảm bớt thông qua việc tái cấu trúc. Do đó

chúng tôi khuyến nghị có thể đầu tư với cổ phiếu HAG cho mục tiêu trung và dài

hạn

(Xem thêm chi tiết tại Phụ lục – trang 12-16)

Page 4: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · 2014-05-13 · Do đó, mặc dù dấu hiệu của dòng tiền vẫn chưa cho thấy dấu hiệu gì tốt hơn hay đảo chiều, chúng tôi

21.04.2014 Trang | 4

Thứ Hai, ngày 21 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG

VN Index

Sau tuần lao dốc liền trước, thị trường dao động khá ổn định trong biên độ

hẹp quanh tham chiếu trong phiên sáng nay. Về gần giờ tạm nghỉ, nhiều

blue-chips hồi phục đáng kể như MSN (+2.500 đồng), GAS, HPG, DRC

(+500 đồng), MBB, STB (+200 đồng) tạo động lực nhẹ giúp chỉ số nhích lên

0,89 điểm (+0,16%), đạt 566,22 điểm vào cuối phiên sáng.

Bước sang phiên chiều, VN Index chỉ duy trì được đà tăng điểm trong ít phút

đầu giờ trước khi quay trở lại giao dịch dưới tham chiếu trong suốt thời gian

còn lại của phiên. Trước áp lực bán ra tăng nhanh tại các mã trụ như FPT (-

2.500 đồng), HSG (-1.700 đồng), GMD (-1.100 đồng), GAS, BVH, KDC,

VNM(-1.000 đồng), chỉ số đã kết thúc ngày giao dịch tại mức giá thấp nhất.

Các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh trị giá 103,2 tỷ đồng. Lượng mua

ròng tập trung tại các mã như GAS (17,2 tỷ đồng),VCB (10,5 tỷ đồng) và

KBC (8,3 tỷ đồng) trong khi lượng bán ròng tập trung tại các mã như VIC

(7,1 tỷ đồng), ITA (3,7 tỷ đồng) và PVD (1,9 tỷ đồng).

Khép lại ngày giao dịch, VN Index giảm7,19 điểm (-1,27%), đạt 558,14

điểm với khối lượng giao dịch giảm 18,5%, đạt 95,4 triệu đơn vị và giá trị

giao dịch giảm 23,2%, đạt 1.501,88 tỷ đồng.

Thị trường chứng kiến đà giảm điểm

tương đối mạnh của tất cả các nhóm

ngành. Trong đó, ngành Chứng khoán tiếp

tục là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phiên

giảm điểm của thị trường.

HNX Index

Trong phiên sáng, HNX Index dao động khá mạnh quanh tham chiếu với sắc

đỏ giữ chủ đạo. Cung áp đảo nhẹ cầu tại các mã trụ cột PGS (-1.200 đồng),

PVS(-1.000 đồng), AAA(-500 đồng), BVS, VGS (-200 đồng) và SHS, KLS

(-100 đồng) đã đẩy chỉ số giảm thêm 0,5 điểm (-0,62%), dừng tại 80,08 điểm

vào giờ nghỉ trưa.

Chuyển sang phiên chiều, chỉ số lao dốc dần khi PGS giảm 2.300 đồng, PVS

giảm 2.100 đồng, SD9 giảm 1.300 đồng, AAA giảm 900 đồng, PVC, PVG

giảm 800 đồng, SDT, SHB, SHS, KLS, LAS, giảm 600 đồng, BVS, VND

giảm 500 đồng và DCS, HUT, PVE giảm 400 đồng .

Khối các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh trị giá 39,3 tỷ đồng. Lượng

mua ròng tập trung tại các mã như VCG (19,8 tỷ đồng) và PVS (11,5 tỷ

đồng) trong khi lượng bán ròng phân bổ đều tại các mã.

Khép lại ngày giao dịch, HNX Index đạt 78,87 điểm, giảm 1,71 điểm (-

2,13%) với khối lượng giao dịch tăng 11,3%, đạt 74,6 triệu đơn vị và giá trị

giao dịch tăng25,3%, đạt 859,82 tỷ đồng.

Theo vốn hóa thị trường, cả ba nhóm vốn

hóa đều giảm sâu dưới tham chiếu. Trong

đó nhóm vốn hóa nhỏ điều chỉnh mạnh

nhất và cách xa các nhóm vốn hóa còn lại.

-3.54% -3.11%

-0.79%

-5.59%

-2.82%

-1.75%

-1.27%

-6.0%

-5.0%

-4.0%

-3.0%

-2.0%

-1.0%

0.0%

Ngành

dầu khí

Ngành

khoáng

sản

Ngành

thực

phẩm

tiêu

dùng

Ngành

chứng

khoán

Ngành

bất

động

sản

Ngành

ngân

hàng

Ngành

bảo

hiểm

Chỉ số VCBS theo nhóm ngành

-1.52% -1.56%

-2.19% -2.5%

-2.0%

-1.5%

-1.0%

-0.5%

0.0%

Nhóm vốn hóa lớn Nhóm vốn hóa

trung bình

Nhóm vốn hóa

nhỏ

Chỉ số VCBS theo nhóm vốn hóa

Page 5: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · 2014-05-13 · Do đó, mặc dù dấu hiệu của dòng tiền vẫn chưa cho thấy dấu hiệu gì tốt hơn hay đảo chiều, chúng tôi

21.04.2014 Trang | 5

Thứ Hai, ngày 21 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

GÓC NHÌN KỸ THUẬT

VN Index

Cây nến VN Index đỏ đặc hôm nay đã chạm tới đường MA100 với mức giá

đóng cửa cũng là mức giá thấp nhất của phiên. Điều này cho thấy áp lực bán

ra đã tăng lên đáng kể trong phiên đóng cửa và điều này có thể tác động xấu

đến tâm lý nhà đầu tư trong đầu phiên tiếp theo

RSI đã về gần đến ngưỡng 30 – ngưỡng quá bán và dữ liệu lịch sử chỉ ra rằng

mỗi lần RSI về đến 30 đều bật lên trở lại tương ứng với sự hồi phục mạnh của

thị trường.

Xét trên yếu tố kĩ thuật, chúng tôi cho

rằng thị trường nhiều khả năng sẽ hồi

phục nhẹ trong ngắn hạn khi tâm lý bán

tháo qua đi và lượng cung tại các vùng

giá thấp cạn dần. Tuy nhiên, thanh

khoản có thể sẽ tiếp tục cô đọng dần và

biên độ dao động không quá lớn. Nhà

đầu tư có thể bắt đầu xem xét giải ngân

với tỷ trọng cổ phiếu không quá lớn

nhằm hạn chế rủi ro trong trường hợp

thị trường xuống sâu hơn nữa (ít xảy ra).

HNX Index

Cây nến HNX Index ngày hôm nay đã tiếp tục bám dải dưới BolingerBand.

Thanh khoản duy trì ở mức thấp cho thấy lực cầu vào đã khá yếu trong khi áp

lực bán ra vẫn còn cao.

RSI đã về tới 30 – ngưỡng quá bán và dữ liệu lịch sử cũng chỉ ra rằng, mỗi

lần RSI chạm tới 30 đều bật lên nhanh chóng kèm theo xu hướng hồi phục

đáng kể của thị trường.

Ngưỡng hỗ trợ gần tại MA100 (78).

Page 6: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · 2014-05-13 · Do đó, mặc dù dấu hiệu của dòng tiền vẫn chưa cho thấy dấu hiệu gì tốt hơn hay đảo chiều, chúng tôi

21.04.2014 Trang | 6

Thứ Hai, ngày 21 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

ĐIỂM TIN TRONG NGÀY

Tin Kinh tế nổi bật

Thâm hụt thương mại Nhật Bản lên cao chưa từng thấy

Ngày 21/4, Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, thâm hụt thương mại tăng lên đến

1,45 nghìn tỷ yên (14,1 tỷ USD). Xuất khẩu tăng 1,8% trong khi nhập khẩu tăng

vọt 18,1% so với cùng kỳ năm 2013. Thâm hụt thương mại trong tháng 3 cao

hơn so với dự báo sẽ làm tăng gánh nặng cho Nhật Bản trong việc kiểm soát

nền kinh tế sau đợt tăng thuế tháng 4. Việc chi tiêu ồ ạt trước đợt tăng thuế đã

thúc đẩy nhu cầu hàng hóa nước ngoài. Giá năng lượng tăng cao do yên suy yếu

và tình trạng các nhà máy hạt nhân đóng cửa khiến thâm hụt thương mại trong

tháng 3 lên mức cao chưa từng thấy. Niềm tin tiêu dùng giảm mạnh thể hiện

nhu cầu nội địa đang giảm xuống. Trong khi đó, tăng trưởng xuất khẩu chậm

chạp cho thấy nhu cầu của nước ngoài không đủ để hỗ trợ nền kinh tế được dự

báo sẽ rơi vào suy thoái trong Q2.

Tin Doanh nghiệp nổi bật

Sông Đà 505: Quý 1/2014 EPS đạt 3.950 đồng

Công ty Cổ phần Sông Đà 505 (S55) công bố BCTC Q1.2014.Theo đó, DTT,

chỉ đạt 90,95 tỷ đồng(-45% yoy). Tuy nhiên GVHB cũng giảm mạnh nên LN

gộp vẫn đạt 11,13 tỷ đồng (-13% yoy). Trong kỳ DTTC tăng mạnh đạt hơn 2 tỷ

đồng chủ yếu từ lãi tiền gửi, tiền cho vay trong khi CPTC giảm 56%, CPBH

giảm 5% nên kết quả LNST của công ty đạt 7,87 tỷ đồng (+5% yoy) tương

đương EPS đạt 3.949 đ/CP.Như vậy với kế hoạch đạt 19,4 tỷ đồng LNST vừa

được ĐHĐCĐ thường niên năm 2014 thông qua, kết thúc Q1.2014 S55 đã hoàn

thành được 40% chặng đường.

ĐHCĐ Nhựa Tiền Phong: Xem xét rút dự án tại Lào

Ngày 19/04/2014, CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP) tổ chức ĐHCĐ

thường niên 2014. Về kế hoạch 2014, NTP đặt ra sản lượng bán hàng 52.500

tấn (+8% yoy); DT đạt 2.650 tỷ (+8% yoy); LNTT đạt 393 tỷ (+5% yoy) và dự

kiến cổ tức bằng tiền năm 2014 là 25% vốn điều lệ (vốn điều lệ mới).Về KQKD

Q1.2014, sản lượng bán hàng đạt 13.080 tấn (+13% yoy); DT đạt 570 tỷ (+8%

yoy); LNTT đạt 78 tỷ (-8% yoy).Tại ĐHCĐ lần này, HĐQT trình ĐHCĐ kế

hoạch tăng vốn điều lệ thêm 30% từ 433,4 tỷ lên 563,4 tỷ bằng phương thức

phát hành cổ phiếu từ nguồn Quỹ đầu tư phát triển.Theo đó, khối lượng dự kiến

phát hành là 13.001.398 cổ phiếu được phát hành cho tất cả các cổ đông. Tỷ lệ

thực hiện là 30%.Ngoài ra, HĐQT cũng cho biết Dự án liên doanh bên Lào hoạt

động kém hiệu quả. Do đó, HĐQT dự tính thu hồi vốn về, dừng thị trường Lào.

Page 7: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · 2014-05-13 · Do đó, mặc dù dấu hiệu của dòng tiền vẫn chưa cho thấy dấu hiệu gì tốt hơn hay đảo chiều, chúng tôi

21.04.2014 Trang | 7

Thứ Hai, ngày 21 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

PHỤ LỤC

SHB–THEO DÕI

Trong bản tin hôm nay, chúng tôi xin cập nhật tới các nhà đầu tư một số thông tin

quan trọng sau ĐHCĐ của NH TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB):

LNST năm 2013 đạt 849,8 tỷ đồng, cao gấp 36 lần so với năm 2012 do không

còn chịu lỗ luỹ kế từ HBB và duy trì tốt tăng trưởng thu nhập lãi thuần (+12%

yoy). SHB có được mức tăng thu nhập lãi thuần khả quan nhờ tăng trưởng tín

dụng đột biến (34,3% yoy) trong khi NIM chỉ giảm 0,1%, mức giảm thấp nhất

trong các ngân hàng niêm yết.

Tuy nhiên, LNST 2013 vẫn giảm 50% nếu so với lợi nhuận thuần 2012 trước khi

gộp lỗ lũy kế của HBB chủ yếu do thu nhập ngoài lãi giảm mạnh. Các hạng mục

lãi dịch vụ (-12% yoy), lãi từ CK kinh doanh (-99% yoy) haythu nhập từ hoạt

động khác (-89% yoy, tương đương 612 tỷ) kém khả quan khiến tổng thu nhập

hoạt động (TNHĐ) giảm 19% yoy. Trong khi đó, chi phí hoạt động (CPHĐ) tăng

11% yoy đưa tỷ lệ CPHĐ/TNHĐ lên mức 79% so với mức 57% của năm 2012.

Tỷ lệ nợ xấu giảm còn 4,06% so với mức 8,8% của năm 2012. Con số này đạt

được, theo chúng tôi, là nhờ đóng góp của ba yếu tố chính: (1) việc bán nợ cho

VAMC, (2) việc xử lý nợ Vinashin và (3) việc cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780.

Trong năm 2013, SHB đã bán 1.797 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC thu về 1.665 tỷ

đồng Trái phiếu đặc biệt. Đối với dư nợ 3.998 tỷ đồng của Vinashin, SHB đã

hoán đổi 1.845 tỷ đồng thu về 553,7 tỷ đồng trái phiếu DATC và ghi nhận 1.228

tỷ đồng vào mục nợ chờ xử lý theo quy định của NHNN, đồng thời phân bổ số dư

nợ Vinashin còn lại trị giá 2.153 tỷ đồng vào các nhóm nợ 2-5. Số liệu nợ xấu

điều chỉnh, nếu cộng thêm phần dư nợ Vinashin chờ xử lý sẽ là 5,67%. Chúng tôi

đồng thời lưu ý rằng trong năm 2013 SHB đã tái cơ cấu nợ hơn 5.000 tỷ đồng

theo quyết định 780, tương đương 6,5% tổng dư nợ, cao hơn nhiều so với một số

NH như VCB hay EIB. Trên cơ sở thực tế ngành trong năm 2013 cho thấy 60%

số nợ nếu không được tái cơ cấu sẽ thành nợ xấu, chúng tôi quan ngại rủi ro

tiềm ẩn từ số nợ tái cơ cấu của SHB và cho rằng chất lượng tài sản có thể

không tốt lên nhiều như mức giảm của nợ xấu. SHB cũng cho biết thêm nợ xấu

của NH tăng thêm 1-2% khi thực hiện đánh giá lại tài sản theo đúng các quy định

của thông tư 09 được áp dụng tới đây.

Trong năm 2013, SHB cũng hoàn thành tích hợp hệ thống Corebanking của

Habubank vào Corebanking chuẩn hiện tại của NH, đánh dấu bước cuối cùng

trong quá trình sáp nhập khi hoàn toàn thống nhất về mặt vận hành và tác

nghiệp.SHB đồng thời tái cấu trúc bộ máy các phòng ban phù hợp với quy mô và

đặc điểm của NH sau sáp nhập với chính sách định biên nhân sự đến từng chi

nhánh nhằm phát huy tổi đa năng suất lao động, tiết giảm chi phí.

KQKD 2013: Khả quan nhờ tăng trưởng

tín dụng ấn tượng; tỷ lệ nợ xấu giảm

nhanh nhưng chất lượng tài sản vẫn tiềm

ẩn nhiều rủi ro.

Page 8: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · 2014-05-13 · Do đó, mặc dù dấu hiệu của dòng tiền vẫn chưa cho thấy dấu hiệu gì tốt hơn hay đảo chiều, chúng tôi

21.04.2014 Trang | 8

Thứ Hai, ngày 21 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

ĐHCĐ cũng thông qua tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2013 ở mức 7,5% vốn điều lệ,

bằng tiền mặt.

Dự kiến LNST 1.053 tỷ đồng và tăng trưởng tín dụng 22,8%: ĐHCĐ cũng

thông qua một số chỉ tiêu kinh doanh năm 2014 với mục tiêu LNTT ở mức 1.270

tỷ đồng(+27% yoy) trên cơ sở tăng trưởng tín dụng 22,8% và huy động tăng

24,8%. Trong kế hoạch LNST, SHB đồng thời tính đến khoảng 101 tỷ đồng thuế

TNDN dự kiến hoàn lại do lỗ lũy kế của HBB năm 2012 chuyển sang chưa sử

dụng chờ quyết toán. Do đó, LNST mục tiêu 2014 được đặt ở mức 1.053 tỷ đồng.

Đối với hoạt động tín dụng, SHB dự kiến sẽ tiếp tục tập trung cho vay các lĩnh

vực nông sản, lương thực thực phẩm, tiêu dùng, năng lượng, dầu khí, trong đó dư

nợ phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn sẽ tăng lên mức 40% tổng dư nợ.

SHB đồng thời định hướng phát triển mạnh dịch vụ thanh toán quốc tế, tăng

doanh số lên 2,5 tỷ USD (+65% yoy).

Thông qua kế hoạch tăng vốn lên 11.082 tỷ đồng: SHB cũng được ĐHCĐ

thông qua kế hoạch tăng vốn từ 8.865,8 tỷ đồng lên 11.082 tỷ đồng trong năm tài

chính 2014 bằng cách phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 4:1 với

giá phát hành bằng mệnh giá. Ngân hàng cũng được cổ đông chấp nhận tham gia

cấu trúc đối với Công ty Tài chính với mục đích phát triển mảng dịch vụ ngân

hàng phục vụ tiêu dùng.

2013 (tỷ VNĐ) 2014 (tỷ VNĐ) +/- % 2013

Tổng tài sản 143.626 180.000 25,3%

Vốn điều lệ 8.866 11.082 24,9%

Huy động (TT1) 107.670 135.000 24,8%

Cho vay KH 83.110 102.100 22,8%

LNTT 1.000 1.270 26,9%

Cổ tức/VĐL 7,5% 9,0%

Tỷ lệ nợ xấu 4,06% 3%

CAR 12,4% 10%-12%

ROA 1%-1,2%

ROE 10%-12%

Chúng tôi cho rằng các chỉ tiêu kế hoạch là khá thách thức nhưng NH có khả

năng hoàn thành mục tiêu lợi nhuận với những lý do được phân tích cụ thể

dưới đây.

(1) NH có khả năng đạt được con số tăng trưởng tín dụng 22,8%. Cơ cấu khách

Kế hoạch 2014: Tiếp tục lấy tín dụng là

động lực, tuy nhiên chất lượng tài sản có

thể ảnh hưởng triển vọng lợi nhuận. Dự

kiến LNST 1.053 tỷ đồng và tăng trưởng

tín dụng 22,8%.

Page 9: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · 2014-05-13 · Do đó, mặc dù dấu hiệu của dòng tiền vẫn chưa cho thấy dấu hiệu gì tốt hơn hay đảo chiều, chúng tôi

21.04.2014 Trang | 9

Thứ Hai, ngày 21 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

hàng tập trung vào các tập đoàn nhà nước lớn và các doanh nghiệp nhỏ và

vừa là những đối tượng có tiềm lực tài chính mạnh và nhu cầu tín dụng lớn

giúp SHB có nhiều dư địa để phát triển cho vay. Ngay trong Q1.2014, hoạt

động tín dụng của SHB đã đạt mức tăng trưởng 7%, vượt trội so với mức tăng

0,01% của toàn ngành. Chúng tôi lưu ý rằng Q1 thường là thấp điểm của hoạt

động tín dụng và hoạt động cho vay thường khởi sắc trong nửa cuối năm, do

đó SHB có cơ sở để có được con số tăng trưởng cao hơn nữa vào các quý sau.

(2) Được chỉ định làm NH phục vụ cho 3 dự án ODA lớn trong năm 2014 sẽ giúp

giảm chi phí vốn đầu vào. Đại diện SHB cho biết ngân hàng đã được chọn

làm ngân hàng phục vụ cho 3 dự án ODA lớn, theo đó các tổng công ty, tập

đoàn NN là bên tham gia dự án sẽ duy trì các khoản tiền gửi không kì hạn tại

SHB. Chúng tôi kì vọng NIM sẽ không biến động quá nhiều và duy trì quanh

mức 2%.

Cập nhật KQKD Q1.2014: LNTT đạt 271,5 tỷ đồng tương đương 22% kế hoạch

với huy động từ TT1 tăng 3% , cho vay khách hàng tăng 7% so với đầu năm.

Trong Q1, SHB đã trích lập dự phòng đối với các khoản trái phiếu DATC và

VAMC.

Cập nhật KQKD Q1.2014

Về chất lượng tài sản, chúng tôi cho rằng chất lượng tài sản của SHB có thể

không lạc quan như con số ước tính và mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu về mức 3%cuối

năm 2014 là thách thức. Trong đó, rủi ro tiềm ẩn từ 5.000 tỷ đồng nợ tái cơ cấu

trong năm 2013có thể làm xấu chất lượng tài sản và tăng áp lực trích lập dự

phòng đối với SHB. Trong năm 2014, SHB dự định trích 1.578 tỷ đồng dự phòng,

bao gồm 1.000 tỷ đồng dự phòng rủi ro cho vay khách hàng và 578 tỷ đồng dự

phòng cho trái phiếu VAMC và DATC. Như vậy, dự phòng rủi ro cho vay khách

hàng (DPRR) dự kiến giảm 16% so với năm 2013, và chúng tôi cho rằng điều này

chưa phản ánh được các rủi ro nợ xấu tiềm ẩn đã phân tích ở trên.Ngoài ra, SHB

tiếp tục cho thấy ngân hàng nhiều khả năng tiếp tục duy trì tỷ lệ DPRR/nợ xấu

thấp. Với các chỉ tiêu 2014 dự kiến như ở trên, nợ xấu cuối năm 2014 được tính

toán ở mức 3.063 tỷ đồng (3% tổng dư nợ), tương đương với tỷ lệ DPRR/nợ xấu

khoảng 33%, thấp hơn mức 38% của năm 2013.

Về kế hoạch phát triển mảng bán lẻ, chúng tôi chưa thấy SHB có một chiến lược

rõ ràng để phát triển bán lẻ, ngân hàng vẫn tập trung nguồn lực chính để phục vụ

khách hàng tổ chức dù ban lãnh đạo cho biết một kế hoạch hành động sẽ được

triển khai từ cuối tháng 6/2014. Theo như tờ trình về tăng vốn điều lệ, SHB dự

định duy trì tỷ trọng cho vay khách hàng SMEs ở mức 70% tổng dư nợ trong giai

đoạn 2014-2015. Chưa kể đến phần cho vay với các tập đoàn NN lớn khác, có

thể thấy dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là không lớn và tỷ trọng sẽ chỉ tương

đương hoặc thấp hơn mức hiện tại. Ngoài ra, các phân khúc cho vay bán lẻ mà

SHB định chú trọng như cho vay mua nhà, cho vay tiêu dùng hiện tại đang bị

cạnh tranh gay gắt và SHB chưa cho thấy các lợi thế khác biệt để có thể chiếm thị

Chất lượng tài sản và chiến lược phát

triển ngân hàng bán lẻ là hai vấn đề lớn

nhất có thể ảnh hưởng đến khả năng

hoàn thành kế hoạch KD 2014 của SHB.

Page 10: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · 2014-05-13 · Do đó, mặc dù dấu hiệu của dòng tiền vẫn chưa cho thấy dấu hiệu gì tốt hơn hay đảo chiều, chúng tôi

21.04.2014 Trang | 10

Thứ Hai, ngày 21 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

phần. Với những yếu tố như vậy, chúng tôi cho rằng mảng bán lẻ của SHB sẽ

chưa có nhiều khởi sắc, theo đó NIM cũng sẽ không có động lực mới để cải thiện.

Với các đánh giá như trên, chúng tôi cho rằng SHB có cơ sở hoàn thành kế hoạch

lợi nhuận 2014 nhờ khả năng tăng trưởng tín dụng cao và lợi thế về chi phí vốn.

Tuy nhiên, kế hoạch này cũng khá thách thức nếu xét tới rủi ro về chất lượng tài

sản có thể làm tăng áp lực chi phí dự phòng và mảng bán lẻ chưa có nhiều triển

vọng khiến NIM vẫn ở mức thấp. Trong trường hợp hoàn thành kế hoạch, EPS

forward của Ngân hàng đạt 1.096 đồng/cổ phiếu (tính trên số cổ phiếu lưu hành

bình quân sau khi tăng vốn điều lệ), tương đương P/E forward ở mức 9,2 (mức

giá ngày 18/4 là 10.100 đồng/cổ phiếu). Do đó, chúng tôi khuyến nghị THEO

DÕI đối với SHB.

VCBS khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ

phiếu SHB.

PET – THEO DÕI

Doanh thu của PET đạt 11.748 tỷ đồng (+12% yoy), vượt 31% so với kế hoạch,

nhờ mảng thương mại và phân phối (chiếm 89% DT) tăng mạnh 84% yoy, cụ thể

hai mảng chính là phân phối điện thoại và sản phẩm IT linh kiện điện tử tăng lần

lượt 25% và 44%. Năm 2013, bên cạnh việc phân phối đối với các thương hiệu

cũ, PET còn phân phối thêm nhiều sản phẩm mới: điện thoại di động HTC,

Gionee, phụ kiện viễn thông khác. Đối với các mảng hoạt động còn lại như dịch

vụ dầu khí, phân phối hạt nhựa, tơ sợi vẫn được duy trì khá ổn định.

KQKD 2013: tăng tưởng DT được duy trì

khá tốt.

Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bị âm do biên lợi nhuận từ mảng phân

phối bị thu hẹp. LNST chỉ đạt 196 tỷ đồng, giảm 8% yoy và vượt 9% kế hoạch

chủ yếu do PET đặt kế hoạch khá thận trọng. Lưu ý đây cũng là mức lợi nhuận

mà PET đạt được thấp nhất trong 3 năm gần đây, tương ứng TLSN ròng của PET

giảm dần đều từ 3% trong năm 2011 xuống còn 1,7% trong năm 2013. Nguyên

nhân chính của tình trạng này chủ yếu do biên lợi nhuận gộp từ mảng phân phối

bị thu hẹp từ 2% xuống chỉ còn 1,6% và thu nhập từ hoạt động khác giảm khá

mạnh -93% yoy. Kết thúc năm 2013, LNST của cổ đông công ty mẹ chỉ thu về

158 tỷ đồng, EPS là 2.278 đồng/cổ phiếu.

Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bị

âm do biên lợi nhuận từ mảng phân phối

bị thu hẹp.

Biến động tài sản trong năm 2013 đáng lưu ý là lượng tồn kho tăng mạnh 84%

yoy. Đây chủ yếu là tồn kho sản phẩm của Samsung (khoảng 1.000 tỷ đồng) và

được Samsung bảo lãnh bằng việc chi trả phần lãi vay đồng thời chấp nhận toàn

bộ rủi ro liên quan đến hàng lưu trữ trong kho; nên rủi ro của PET trong việc duy

trì lượng hàng tồn kho cao cùng việc gia tăng các khoản vay ngắn hạn (+121%

yoy) được đánh giá là không quá quan ngại. Hiện mức lãi vay bình quân của PET

vào khoảng 6% năm

Biến động tài sản trong năm 2013 đáng

lưu ý là lượng tồn kho tăng mạnh 84%

yoy.

Công ty đặt kế hoạch khá thấp chỉ với 9.500 tỷ đồng DT và 180 tỷ đồng

LNST tức giảm lần lượt 19% và 8%. Lý do đưa ra mức kế hoạch thận trọng

được đại diện công ty giải thích là do doanh thu của PET chủ yếu đến từ kinh

Kế hoạch kinh doanh 2014

Page 11: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · 2014-05-13 · Do đó, mặc dù dấu hiệu của dòng tiền vẫn chưa cho thấy dấu hiệu gì tốt hơn hay đảo chiều, chúng tôi

21.04.2014 Trang | 11

Thứ Hai, ngày 21 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

doanh và phân phối thương mại mà bản chất hoạt động này luôn tiềm ẩn nhiều rủi

ro. Trong 2 năm vừa qua, công ty chuyển từ phân phối điện thoại Nokia sang

Samsung nhưng lợi nhuận chưa đạt mức kỳ vọng do đối tác Samsung đang thay

đổi chiến lược dài hạn ở Việt Nam. Đến quý 4/2013, PETkhông còn phân phối

các sản phẩm của Samsung mà chỉ làm dịch vụ bao gồm quản lý kho vận, quản

lý công nợ và các đại lý của Samsung để tránh sự cạnh tranh trực tiếp giữa

Petrosetco và công ty con Savina tại Việt Nam. Sự thay đổi trên theo đánh giá

của Ban giám đốc sẽ làm giảm khả năng tăng trưởng tuy nhiên sẽ mang lại sự

ổn định lâu dài cho PET vì mặc dù không được phân phối trực tiếp các sản phẩm

của Samsung nhưng PET vẫn được hưởng phần hoa hồng trên doanh thu bán

hàng của Samsung ở Việt Nam. Để bù đắp cho sự sụt giảm doanh thu từ

Samsung, PET cũng định hướng phát triển sang các sản phẩm của những hãng

khác, đặc biệt là những công ty điện tử chưa có thị phần quá lớn ở Việt Nam.

Q1.2014, PET ước đạt 2.667tỷ đồng DT và khoảng 60 tỷ đồng LNTT, trong đó

chưa bao gồm khoản lãi 10 tỷ đến từ việc bán hai khách sạn ở Quảng Ngãi. Như

vậy doanh thu và lợi nhuận lần lượt giảm 5% và 15% so với cùng kỳ năm trước

chủ yếu bị ảnh hưởng bởi thời gian Nghỉ Tết kết hợp với việc Samsung giới thiệu

dòng sản phẩm mới làm giảm doanh thu của các sản phẩm cũ. PET dự kiến doanh

thu sẽ cải thiện trong tháng 5 và 6 do nhu cầu về sản phẩm điện thoại Galaxy S5

đang khá cao trên thị trường.

Kết quả ước tính Quý 1.2014

- Ngày 4/3/2014, CTCP Thương mại Dịch vụ Dầu khí Miền Trung (PSMT) - đơn

vị thành viên do PET nắm 90% cổ phần đã ký hợp đồng chuyển nhượng 2 khách

sạn tại Quảng Ngãi cho đối tác với tổng giá trị chuyển nhượng 100 tỷ đồng. Tổng

vốn đầu tư ban đầu khoảng 60 tỷ đồng. Trong những năm gần đây, tình hình kinh

doanh không hiệu quả và bị lỗ từ 7-9 tỷ đồng/năm. Việc thoái vốn mang về khoản

lợi nhuận hơn 10 tỷ đồng sau khi trừ lỗ lũy kế, sẽ được hạch toán trong năm 2014,

đồng thời số tiền thu về 100 tỷ giúp công ty giảm phần vay nợ ngắn hạn.

- Kế hoạch PVN thoái vốn:Công ty mẹ PVN cũng đang hoàn thành lộ trình thoái

vốn khỏi PET bắt đầu từ năm 2015. PVN dự kiến sẽ thoái khoảng 10% vốn và

cam kết đảm bảo PET vẫn là nhà cung cấp các dịch vụ hậu cần dầu khí trong dài

hạn, ít nhất là 15 năm để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động đồng thời

giúp công ty duy trì được doanh thu ổn định.

Các thông tin khác

Năm 2013, mặc dù vượt kế hoạch đề ra, nhưng kết quả kinh doanh của PET

không thực sự tốt như kỳ vọng. Biên lợi nhuận thu hẹp là mối quan ngại chính.

Năm 2014, tình hình kinh doanh tiếp tục gặp nhiều thách thức, công ty chưa công

bố rõ về kế hoạch bù đắp phần doanh thu sụt giảm do không còn phân phối

Samsung kể từ Q4.3013, khả năng lợi nhuận của PET sẽ tiếp tục suy giảm. Căn

cứ vào kế hoạch PET đặt ra cho năm 2014, mức EPS forward chỉ đạt khoảng

2.100 đồng/cp, P/E forward tương ứng là khoảng 8,5 lần, cao hơn mức định giá

trước đây. Do đó chúng tôi hạ mức khuyến nghị của PET từ NẮM GIỮ chuyển

Khuyến nghị: THEO DÕI

Page 12: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · 2014-05-13 · Do đó, mặc dù dấu hiệu của dòng tiền vẫn chưa cho thấy dấu hiệu gì tốt hơn hay đảo chiều, chúng tôi

21.04.2014 Trang | 12

Thứ Hai, ngày 21 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

sang THEO DÕI

HAG - MUA

Năm 2013, KQKD của HAG cho thấy bức tranh tương phản giữa hai chỉ tiêu

doanh thu và lợi nhuận.Mặc dù quy mô doanh thu giảm mạnh đến 37% yoy, chỉ

đạt 2.771 tỷ đồng (77%KH), tuy nhiên LNTT đạt 999 tỷ đồng (+90% yoy,

90%KH) đặc biệt lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ tăng mạnh 2,4 lần so

với cùng kỳ đạt 846 tỷ đồng, EPS = 1.290 đồng/cổ phiếu.

Doanh thu giảm mạnh 37% yoy nhưng lợi

nhuận tăng đột biến, gấp 2,4 lần so với

năm trước

(Nguồn: BCTN 2013 – HAG)

Doanh thu từ căn hộ sụt giảm, được thay thế bằng doanh thu từ mía đường. Mảng

này đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu (42% DTT), khi đạt 838 tỷ đồng,

hoàn thành 131% kế hoạch 2013. Doanh thu mảng xây dựng xếp thứ 2 với 533 tỷ

đồng (+12% yoy) đóng góp 19% DT chủ yếu nhờ hạch toán 60% khối lượng xây

dựng của sân bay Attapeu. Doanh thu bán mủ cao su dù chỉ đạt 241 tỷ đồng tương

ứng 47% kế hoạch nhưng cũng đóng góp 8,7% DT.

Ngành nông nghiệp chính thức trở thành

nguồn thu chính

TSLN gộp cao nhờ lợi thế đặc thù của HAG trong đầu tư vào mía đường và cao

subao gồm dự án liền vùng, diện tích lớn, vị trí thuận lợi (gần sông) đặc biệt áp

dụng cơ giới hóa trong việc trồng, chăm sóc (sử dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt

Israel) và khai thác giúp nâng cao biên lợi nhuận gộp của mía đường và cao su

lần lượt đạt 64% và 68% là một tỷ lệ rất cao nếu so với các doanh nghiệp mía

đường (12%) và cao su (21%) tại Việt Nam.

TSLN gộp cao nhờ lợi thế đặc thù

Doanh thu tài chính tăng gấp đôi so với cùng kỳ, đạt 1.003 tỷ đồng, chủ yếu đến

từ lãi chuyển nhượng cổ phần trong khi chi phí tài chính dù tăng nhưng vẫn ở

mức thấp hơn giúp công ty thu về khoản lợi nhuận tài chính khá lớn, khoảng 249

tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 176 tỷ đồng). Tuy nhiên việc lợi nhuận hoạt động tài chính

tăng lên đến từ chuyển nhượng cổ phần thay vì tiết kiệm chi phí lãi vay (+20%

yoy) cho thấy hiệu quả kiểm soát chi phí lãi vay vẫn là điểm đáng lưu ý. Chi phí

này tăng là do chi phí lãi vay của nhà máy mía đường và cao su đã đi vào hoạt

Lợi nhuận tài chính tăng mạnh

Cao

su,

8.7%

Đườ

ng,

30%

BĐS

,

8.9%

KS,

8%

Thủ

y

điện,

4%

XD,

19%

SP&

HH,

12%

DV,

8%

Cơ cấu doanh thu

2013

Cao

su,

14%

Đườ

ng,

45% BĐS

, 3%

KS,

4%

Thủ

y

điện,

5%

XD,

20%

SP&

HH,

7%

DV,

1%

Cơ cấu LN gộp

2013

68% 64%

16% 23%

53%

44%

27%

5%

TSLN gộp 2013

Page 13: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · 2014-05-13 · Do đó, mặc dù dấu hiệu của dòng tiền vẫn chưa cho thấy dấu hiệu gì tốt hơn hay đảo chiều, chúng tôi

21.04.2014 Trang | 13

Thứ Hai, ngày 21 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

động, trước đây đã từng được vốn hóa

Năm 2013, sau khi tiến hành tái cấu trúc, hệ số nợ vay của HAG đã giảm còn

0,48 lần từ mức 0,52 lần vào cuối năm 2012. Tổng nợ vay giảm 12% chỉ còn

14.258 tỷ đồng, chủ yếu là vay dài hạn chiếm 78% và đã giảm 16% trong năm

2013. Vay ngắn han tăng nhẹ 9% lên mức 3.129 tỷ đồng. Trong năm, vốn chủ sở

hữu tăng 32% lên mức 12.853 tỷ đồng chủ yếu do phát hành cổ phiếu cho cổ

đông hiện hữu (1.052 tỷ đồng) và phát hành riêng lẻ cổ phiếu phổ thông để

chuyển đổi trái phiếu quốc tế với tổng giá trị 75 triệu USD

Năm 2013, sau tái cấu trúc, hệ số nợ vay

giảm còn 0,48 lần từ mức 0,52 lần vào

năm 2012

Năm 2014, HAG đặt kế hoạch tăng trưởng khá cao với 3373 tỷ đồng DTT

(+22% yoy) và 1460 tỷ đồng LNST (+50% yoy). Trong đó ngành nông nghiệp

tiếp tục đóng góp chính trong cơ cấu doanh thu năm 2014 với tỷ trọng dự kiến

khoảng 53% bao gồm mía đường (34%), cao su (10%) và bắp (9%). TSLN gộp

tương ứng của ba mảng này cũng khá cao dự kiến đạt lần lượt 60%, 72% và 58%

giúp cơ cấu lợi nhuận gộp tương ứng là đường (42%), cao su (16%) và bắp

(11%). Đánh giá về khả năng hoàn thành kế hoạch năm 2014, Tổng giám đốc

HAG khẳng định sẽ từ chức nếu không hoàn thành mức đặt ra. Điều này cho thấy

sự quyết tâm của ban lãnh đạo cũng như tính khả thi của kế hoạch này. Theo

HAG ước tính, kết quả lợi nhuận Q1.2014 vào khoảng 400 tỷ đồng lợi nhuận,

gấp khoảng 3,7 lần so với cùng kỳ năm trước và mức chênh lệch giữa lợi nhuận

trước và sau thuế là rất thấp do các dự án đầu tư tại Lào mang lại doanh thu cho

HAG hiện nay đang trong giai đoạn miễn thuế TNDN.

Kế hoạch kinh doanh 2014

Doanh thu thuần Lợi nhuận gộp

TH2013 KH2014

+/-

%yoy KH2014 TSLN gộp

Mía đường 838 1.132 35% 678 60%

Xây dựng 533 1.050 97% 420 40%

Cao su 241 341 41% 246 72%

Bắp - 300

175 58%

Dịch vụ 229 250 9% 13 5%

Bất động sản 247 200 -19% 46 23%

Thủy điện 122 - -100%

Khác 561 100 -82% 20 20%

Tổng cộng 2.771 3.373 22% 1.598 47%

Ngoài ra, từ đầu năm 2014 đến nay HAG đã thực hiện xong hai đợt phát

hành trái phiếu, tổng trị giá 1.650 tỷ đồng theo kế hoạch huy động vốn cụ thể

Page 14: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · 2014-05-13 · Do đó, mặc dù dấu hiệu của dòng tiền vẫn chưa cho thấy dấu hiệu gì tốt hơn hay đảo chiều, chúng tôi

21.04.2014 Trang | 14

Thứ Hai, ngày 21 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

như sau:

- Q1.2014, Phát hành trái phiếu thường kỳ hạn 5 năm trị giá 1.000 tỷ đồng với

mục đích (1) bổ sung vốn cho dự án cao su và cọ dầu, (2) bổ sung vốn lưu

động cho công ty mẹ. Đã phát hành thành công ngày 28.03.2014

- Q2. 2014, Phát hành trái phiếu thường kỳ hạn 5 năm trị giá 650 tỷ đồng với

mục đích (1) tái cấu trúc tài chính (2) bổ sung vốn lưu động cho công ty mẹ.

Đã phát hành thành công ngày 01.04.2014.

ĐHCĐ 2014 cũng đã thông qua việc chia cổ tức đồng thời phát hành 5 triệu

cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên và 14,75 triệu quyền chọn mua cổ

phiếu cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt như sau:

- Chia cổ tức bằng tiền: dự kiến từ 10 – 15% trên mệnh giá cổ phần sẽ xin ý

kiến cổ đông mức cụ thể trước khi triển khai

- Chia cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối và thặng dư

vốn cổ phiếu tại ngày 31/12/2013 theo tỷ lệ 10:1

- Phát hành cổ phiếu thưởng từ lợi nhuận sau thuế 2013 cho cán bộ nhân viên:

5 triệu cổ phiếu và không được chuyển nhượng trong thời gian 5 năm.

- Phát hành quyền chọn mua cổ phiếu HAG cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt của

HAG: 14,75 triệu quyền mua, tại ngày phát hành giấy chứng nhận quyền mua

thì mỗi quyền mua được mua tương ứng 1 cổ phiếu HAG, số lượng cổ phiếu

được mua sẽ được điều chỉnh nếu công ty thực hiện các nghiệp vụ có khả

năng làm pha loãng giá trị cổ phiếu. Giá thực hiện quyền chọn mua cổ phần

được ấn định ban đầu là 35.000 cổ phần

Cao su Mía đường Cọ dầu Bắp

44.470 ha, cụ

thể: Việt Nam

(8.800 ha); Lào

(26.000 ha);

Campuchia

(9.700 ha). Dự

kiến năm 2014

không trồng

thêm

Niên vụ 2012 - 2013:

diện tích khai thác 5.530

ha. Niên vụ 2013 - 2014:

nâng tổng diện tích lên

10.000 ha tại Lào. Niên

vụ 2014 -2015: 8.000 ha,

do dự kiến giảm 2.000

ha chuyển sang bắp

12.303 ha tại

Campuchia và

Lào, dự kiến

trồng thêm

7.000 ha năm

2014 và 10.700

ha năm 2015

(tổng diện tích

30.000ha)

5.000 ha

bắp tại Lào

Campuchia.

Năm 2015,

mục tiêu là

10.000 ha

Năm 2013 thu

hoạch 3.925 tấn

cao su SVR10

(gấp gần 5 lần

năm 2012)

Năm 2013: Sản lượng

khai thác 590.193 tấn

(chữ đường 11)

Sản lượng đường sản

xuất là 65.577 tấn, tiêu

thụ 60.472 tấn

Hiện chưa thu

hoạch, lứa cây

đầu hiện mới chỉ

2 tuổi. Dự kiến

2,5 tuổi mới bắt

đầu thu hoạch

Vụ mùa đầu

tiên bắt đầu

thu hoạch

vào

cuối

T3.2014

Tổng hợp tình hình đầu tư phát triển dự

án

Diện tích

Sản lượng thu hoạch

Page 15: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · 2014-05-13 · Do đó, mặc dù dấu hiệu của dòng tiền vẫn chưa cho thấy dấu hiệu gì tốt hơn hay đảo chiều, chúng tôi

21.04.2014 Trang | 15

Thứ Hai, ngày 21 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

Năng suất cạo

mủ bình quân có

thể đạt 2,5

tấn/ha, những

năm cao nhất (11

– 12 tuổi) có thể

lên tới 3,5 tấn.

Đối với vườn

mới cạo, chỉ

khoảng 1 – 1,1

tấn.

Năng suất trung bình đạt

120 tấn mía/ha

Năm đầu 10-12

tấn/ha, các năm

sau 30 tấn/ha,

hàm lượng dầu

khoảng 24%.

Năng suất

năm đầu: 10

tấn/ha 1

vụ

Năng suất

những năm

sau: 14

tấn/ha 2

vụ

+ Nhà máy chế

biến mủ cao su

tại Lào với công

suất 25.000

tấn/năm.

+ Dự kiến xây

thêm 1 nhà máy

tại Gia Lai và 1

nhà máy tại

Campuchia

+ Nhà máy sản xuất

đường công suất 7.000

tấn mía/ngày

+ Nhà máy nhiệt điện

chạy bằng bã mía với

công suất 30 MW

+ Xây dựng và đưa nhà

máy phân vi sinh vào

cuối năm 2014

+ Nhà máy chế

biến dầu cọ tại

Campuchia với

tổng vốn dự kiến

15 triệu USD,

công suất 45 tấn

quả tươi/giờ chế

biến 270.000 tấn

quả tươi/năm

phục vụ cho

diện tích khoảng

9.000 ha

+ Nhà máy

sấy bắp

DT: 241 tỷ đồng,

LN gộp: 165 tỷ

đồng, TSLN gộp

69%

DT: 838 tỷ đồng, LN

gộp: 537 tỷ đồng, TSLN

gộp 64%

N/A N/A

DT: 341 tỷ đồng,

LN gộp: 246 tỷ

đồng, TSLN gộp

72%

DT: 1.132 tỷ đồng, LN

gộp: 678 tỷ đồng, TSLN

gộp 60%

N/A DT: 300 tỷ

đồng, LN

gộp: 175 tỷ

đồng, TSLN

gộp 58%

Năng suất

Nhà máy chế biến

Thực hiện 2013

Kế hoạch 2014

Dự án trọng điểm Khu phức hợp Hoàng Anh Gia Lai Myanmar Center. Năm

2014 tiếp tục triển khai công tác xây dựng 3 ca/ngày đối với các hạng mục của

giai đoạn 1 để hoàn thành và đưa 2 block văn phòng đầu tiên với diện tích 85.701

m2 và trung tâm thương mại với diện tích 38.000 m2 vào hoạt động trong

Q1.2015 và khách sạn 5 sao với 400 phòng vào hoạt động trong Q2.2015

Ngành bất động sản

Tiếp tục xây dựng 2 dự án Nậm Kông 2 (66MW) và Nậm Kông 3 (45 MW). Dự

kiến cuối năm 2015 sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành dự án Nậm Kông 2. Đối

Ngành thủy điện

Page 16: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · 2014-05-13 · Do đó, mặc dù dấu hiệu của dòng tiền vẫn chưa cho thấy dấu hiệu gì tốt hơn hay đảo chiều, chúng tôi

21.04.2014 Trang | 16

Thứ Hai, ngày 21 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

với các dự án còn lại tiếp tục khảo sát và đánh giá tính khả thi

Triển khai xây dựng dự án sân bay Nông Khang tại tỉnh Hủa Phăn, Lào. Quý

2.2014 tiến hành bàn giao sân bay Attapeu cho chính phủ Lào

Sân bay

HAG được đánh giá đầy tiềm năng khi định hướng chuyển sang nông nghiệp đã

bước đầu mang lại những kết quả khá tốt. Các dự án đầu tư mía đường, bắp, cao

su và cọ dầu sẽ là những nguồn thu chính giúp HAG tăng trưởng ổn định và bền

vững trong tương lai. Đặc biệt kể từ Q1.2015, dự án bất động sản lớn nhất là khu

phức hợp HAGL – Myanmar chính thức khánh thành sẽ bổ sung nguồn thu khá

lớn cho tập đoàn. Trong khi đó, những quan ngại đối với HAG về vấn đề nợ vay

và dòng tiền phần nào đã được giảm bớt thông qua việc tái cấu trúc. Do đó chúng

tôi khuyến nghị có thể đầu tư với cổ phiếu HAG cho mục tiêu trung và dài hạn

Khuyến nghị: Đầu tư HAG cho mục tiêu

trung và dài hạn

Page 17: Th BẢN TIN THỊ TRƯỜNG · 2014-05-13 · Do đó, mặc dù dấu hiệu của dòng tiền vẫn chưa cho thấy dấu hiệu gì tốt hơn hay đảo chiều, chúng tôi

21.04.2014 Trang | 17

Thứ Hai, ngày 21 tháng 4 năm 2014

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG

CAM KẾT

Chúng tôi, bộ phận phân tích và nghiên cứu thị trường của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS), cam kết rằng các thông tin đưa ra trong Báo

cáo này được xử lý một cách chân thực và chuẩn mực nhất. Chúng tôi cam kết tuân thủ đạo đức nghề nghiệp ở mức độ tối đa có thể.

ĐIỀU KHOẢN SỬ DỤNG Báo cáo này được xây dựng bởi bộ phận phân tích và nghiên cứu thị trường của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) cùng/hoặc với sự hợp tác

của một hoặc một số bộ phận của VCBS nhằm cung cấp các thông tin cập nhật về thị trường trong ngày.

Bản thân báo cáo này và/hoặc bất kỳ nhận định, thông tin nào trong báo cáo này không phải là các lời chào mua hay bán bất kỳ một sản phẩm tài

chính, chứng khoán nào được phân tích trong báo cáo và cũng không là sản phẩm tư vấn đầu tư hay ý kiến tư vấn đầu tư nào của VCBS hay các đơn

vị/thành viên liên quan đến VCBS. Do đó, nhà đầu tư chỉ nên coi báo cáo này là một nguồn tham khảo. VCBS không chịu bất kỳ trách nhiệm nào

trước những kết quả ngoài ý muốn khi quý khách sử dụng các thông tin trên để kinh doanh chứng khoán.

Tất cả những thông tin nêu trong báo cáo phân tích đều đã được thu thập, đánh giá với mức cẩn trọng tối đa có thể. Tuy nhiên, do các nguyên nhân chủ

quan và khách quan từ các nguồn thông tin công bố, VCBS không đảm bảo về tính xác thực của các thông tin được đề cập trong báo cáo phân tích

cũng như không có nghĩa vụ phải cập nhật những thông tin trong báo cáo sau thời điểm báo cáo này được phát hành.

Báo cáo này thuộc bản quyền của VCBS. Mọi hành động sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung báo cáo và/hoặc xuất bản mà không có sự cho

phép bằng văn bản của VCBS đều bị nghiêm cấm.

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIETCOMBANK

Tầng 12&17 tòa nhà Vietcombank

198 Trần Quang Khải, Hà Nội

Tel: 84 – 4 – 39 366 990

Fax: 84 - 4 - 39 360 262

http://www.vcbs.com.vn

Trụ sở chính Hà Nội : Tầng 12&17, Toà nhà Vietcombank, số 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội

ĐT: (84-4)-39367518/19/20

Chi nhánh Hồ Chí Minh : Lầu 1& 7, Tòa nhà Green Star, số 70 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (84-8)-38200799 - Số máy lẻ: 104 -106

Chi nhánh Đà Nẵng : Tầng 2, Toà nhà TCT Du lịch Hà Nội, số 10 đường Hải Phòng, Phường Hải Châu 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng

ĐT: (84-511)-33888991 - Số máy lẻ: 12/13

Chi nhánh Cần Thơ : Tầng trệt, Tòa nhà Bưu điện, số 2 Đại lộ Hòa Bình, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

ĐT: (84-710)-3750888

Chi nhánh Vũng Tàu : Tầng trệt, số 27 Đường Lê Lợi, TP. Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

ĐT: (84-64)-3513974/75/76/77/78

Phòng Giao dịch Phú Mỹ

Hưng

: Toà nhà Lawrence Sting, số 801 Nguyễn Lương Bằng, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

ĐT: (84-8)-54136573

Văn phòng Đại diện An Giang : Tầng 6, Toà nhà Nguyễn Huệ, số 9/9 Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên, Tỉnh An Giang

ĐT: (84-76)-3949841

Văn phòng Đại diện Đồng Nai : F240-F241 Đường Võ Thị Sáu, Khu phố 7, Phường Thống Nhất, TP. Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai

ĐT: (84-61)-3918812