thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen...

28
1 SỐ 1 - 2016 Thö chuùc möøng naêm môùi Quý cộng tác viên và Quý độc giả thân mến! N hân dịp đón Xuân Bính Thân, chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc khóa XII của Đảng, Ban Biên tập Chuyên san Nông thôn - Miền núi của Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang kính chúc Quý cộng tác viên và Quý độc giả một Năm mới 2016 đầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công! Bản tin Chuyên san Nông thôn - Miền núi (xuất bản định kỳ 2 tháng/1 số với số lượng 500 cuốn/số) thực hiện chức năng phổ biến các kết quả nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, sáng kiến cải tiến, giải pháp hữu ích cũng như chương trình khoa học - công nghệ thiết thực đến với nhân dân, phục vụ sản xuất và đời sống tại các vùng nông thôn, miền núi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Ban Biên tập rất mong nhận được các thông tin, bài viết, cũng như những ý kiến đóng góp của Quý cộng tác viên và Quý độc giả để Bản tin ngày càng được nâng cao chất lượng, thực hiện tốt chức năng của mình, góp phần tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ban Biên tập trân trọng cảm ơn sự cộng tác nhiệt tình của Quý cộng tác viên và Quý độc giả gần xa! Chúc mừng năm mới, an khang, thịnh vượng! Ban Biên tập

Upload: others

Post on 15-Oct-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

1SỐ 1 - 2016

Thö chuùc möøng naêm môùiQuý cộng tác viên và Quý độc giả thân mến!

Nhân dịp đón Xuân Bính Thân, chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc khóa XII của Đảng, Ban Biên tập Chuyên san

Nông thôn - Miền núi của Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang kính chúc Quý cộng tác viên và Quý độc giả một Năm mới 2016 đầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công!

Bản tin Chuyên san Nông thôn - Miền núi (xuất bản định kỳ 2 tháng/1 số với số lượng 500 cuốn/số) thực hiện chức năng phổ biến các kết quả nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, sáng kiến cải tiến, giải pháp hữu ích cũng như chương trình khoa học - công nghệ thiết thực đến với nhân dân, phục vụ sản xuất và đời sống tại các vùng nông thôn, miền núi trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Ban Biên tập rất mong nhận được các thông tin, bài viết, cũng như những ý kiến đóng góp của Quý cộng tác viên và Quý độc giả để Bản tin ngày càng được nâng cao chất lượng, thực hiện tốt chức năng của mình, góp phần tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ban Biên tập trân trọng cảm ơn sự cộng tác nhiệt tình của Quý cộng tác viên và Quý độc giả gần xa!

Chúc mừng năm mới, an khang, thịnh vượng!

Ban Biên tập

Page 2: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

VĂN BẢN MỚI - CHÍNH SÁCH MỚI

2 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Baéc Giang ban haønh chính saùch hoã trôï chaên nuoâi noâng hoä

giai ñoaïn 2016 - 2020Lan Anh

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn năm 2015, tổng đàn lợn đạt 1,24 triệu con, tăng 2,8% so với kế hoạch và 2,4% so với cùng kỳ; tổng đàn gia cầm toàn tỉnh là 16,84 triệu con, bằng 99% so với kế hoạch và tăng 2,9% so với cùng kỳ, trong đó đàn gà 14,64 triệu con, bằng 101% so với kế hoạch và tăng 2,9% so với cùng kỳ; đàn trâu 57,5 nghìn con, bằng 95,8% so với kế hoạch; đàn bò 134,3 nghìn con, tăng 6,5% so với kế hoạch và 2,7% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 218,4 nghìn tấn, tăng 1,6% so với kế hoạch. Phương thức chăn nuôi gia trại, trang trại chiếm khoảng hơn 22%, còn lại chủ yếu là chăn nuôi nông hộ. Vì vậy, UBND tỉnh Bắc Giang đã

ban hành chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ, giai đoạn 2016 - 2020 gồm: Phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu, bò; hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống và gà, vịt bố mẹ hậu bị; hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi; khuyến khích phát triển phối giống nhân tạo gia súc.

Đối tượng được hưởng chính sách này là các hộ gia đình trực tiếp chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm, trừ các hộ chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp; người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc là các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ chăn nuôi.

Hỗ trợ phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu, bò

Các hộ chăn nuôi dưới hoặc 10 con lợn nái; dưới hoặc 10 con trâu, bò sinh

sản, có nhu cầu, làm đơn đăng ký và được UBND cấp xã xác nhận; sử dụng loại tinh theo quy định, có nhãn mác rõ ràng và tiêu chuẩn chất lượng phù hợp hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được hỗ trợ tinh lợn Móng Cái và tinh lợn ngoại (Yorkshire, Landrace, Duroc, Pidu, Pietrance, LY).

Đơn giá liều tinh lợn móng cái 38.100 đồng/liều 50ml, tinh lợn ngoại 35.200 đồng/liều 50ml, tinh trâu nội, tinh trâu Murah, tinh bò Zebu sản xuất trong nước là 27.000 đồng/liều; tinh trâu, bò thịt cao sản nhập khẩu là 150.000 đồng/liều; tinh bò sữa 250.000 đồng/liều; nitơ lỏng 23.000 đồng/lít; găng tay 3.500 đồng/đôi; dẫn tinh quản (hoặc ống dẫn tinh) 3.000 đồng/chiếc.

Mức hỗ trợ đối với tinh lợn: Hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh theo số lượng sử dụng, nhưng không quá 2 liều tinh cho một lần phối giống và không quá 5 liều tinh cho một lợn nái/năm.

Tinh trâu, bò và vật tư

Ngày 20/11/2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 668/2015/QĐ-UBND ban hành kèm theo Quy định chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 31/12/2020).

Page 3: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

VĂN BẢN MỚI - CHÍNH SÁCH MỚI

3SỐ 1 - 2016

phối giống nhân tạo: Hỗ trợ 100% kinh phí về liều tinh (tinh đông lạnh) và vật tư phối giống nhân tạo (Nitơ lỏng, găng tay, dẫn tinh quản hoặc ống dẫn tinh) theo số lượng thực tế vật tư phối giống nhân tạo sử dụng, nhưng không quá 2 liều tinh/bò thịt/năm, 4 liều tinh/bò sữa hoặc trâu/năm.

Định mức vật tư phối giống nhân tạo đối với trâu, bò: Nitơ lỏng dùng để bảo quản tinh ở các điểm trung chuyển theo thực tế sử dụng, nhưng không quá 180 lít/năm/bình 35,5 lít. Nitơ lỏng dùng để vận chuyển tinh đi phối giống theo thực tế sử dụng, nhưng tối đa đến 1,5lít/01 con trâu, bò cái có chửa.

Hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống và gà, vịt giống bố mẹ hậu bị

Các hộ chăn nuôi lợn, trâu, bò đực giống để phối giống dịch vụ hoặc nuôi gà, vịt giống gắn với ấp nở, cung cấp con giống; có nhu cầu, làm đơn đăng ký và cam kết thực hiện nghiêm kỹ thuật chăn nuôi an toàn theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được UBND cấp xã xác nhận.

Phải mua loại giống theo quy định, có nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất giống vật nuôi, có lý lịch rõ ràng đối với lợn, trâu, bò hoặc phẩm cấp giống phù hợp đối với gà, vịt; có tiêu chuẩn chất lượng phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; mỗi hộ chỉ được hỗ trợ mua một trong các loại giống sau: Hoặc lợn đực giống, hoặc trâu đực giống, hoặc bò đực

giống, hoặc gà giống, hoặc vịt giống.

Loại giống được hỗ trợ: Lợn đực giống ngoại (Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrance, Pidu, LY); các giống bò ngoại thuần, bò lai trên 50% máu ngoại đã qua bình tuyển thuộc các giống bò Zebu, Droughtmaster; giống trâu nhập ngoại hoặc giống trâu đực nội đã qua bình tuyển; gà, vịt giống bố mẹ hậu bị như gà lông màu Lương Phượng, Mía, Ri, gà Chọi; các giống vịt Super, CV2000, vịt Triết Giang.

Hỗ trợ một lần bằng 50% giá trị con giống lợn, trâu, bò đực giống cho các hộ chăn nuôi ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để thực hiện phối giống dịch vụ, nhưng không quá 5.000.000

Các hộ gia đình trực tiếp chăn nuôi sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 31/12/2020

Page 4: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

VĂN BẢN MỚI - CHÍNH SÁCH MỚI

4 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

đồng/con lợn đực giống; không quá 20.000.000 đồng/con bò đực giống và không quá 25.000.000 đồng/con trâu đực giống. Yêu cầu lợn đực giống khi mua về tối thiểu phải từ 6 tháng tuổi trở lên và mỗi hộ chăn nuôi chỉ được hỗ trợ mua không quá 2 con; bò đực giống khi mua về phải từ 12 tháng tuổi trở lên, trâu đực giống phải từ 24 tháng tuổi trở lên và mỗi hộ chăn nuôi chỉ được hỗ trợ mua 1 con trâu hoặc 1 con bò đực giống.

Hỗ trợ một lần bằng 50% giá trị gà, vịt giống bố mẹ hậu bị nhưng không quá 50.000 đồng/con. Yêu cầu gà, vịt giống bố mẹ hậu bị khi mua về tối thiểu phải từ 2 tháng tuổi trở lên và mỗi hộ chăn nuôi chỉ được hỗ trợ mua không quá 200 con gà hoặc 200 con vịt giống bố mẹ hậu bị.

Hỗ trợ về xử lý chất thải chăn nuôi

Điều kiện hưởng hỗ trợ đối với các hộ chăn nuôi với quy mô thường xuyên không ít hơn: 5 con lợn nái hoặc 10 con lợn thịt hoặc 3 con trâu, bò hoặc 200 con gia cầm sinh sản và tương đương; có nhu cầu xây dựng mới công trình khí sinh học (hầm biogas) hoặc làm đệm lót sinh học để xử lý chất thải chăn nuôi, làm đơn đăng ký và được UBND cấp xã xác nhận, mỗi hộ chỉ được hưởng kinh phí hỗ trợ hoặc xây dựng mới hầm biogas hoặc làm đệm lót sinh học.

Đơn giá và mức hỗ trợ: Xây dựng mới hầm biogas là 800.000 đồng/m3; làm đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn nuôi gia cầm và 130.000 đồng/m2 đối với chăn nuôi lợn. Hỗ trợ một lần bằng 50% giá trị xây dựng mới hầm biogas hoặc làm đệm lót sinh học, nhưng không quá 5.000.000 đồng/01 công trình hoặc đệm lót sinh học/hộ.

Hỗ trợ khuyến khích phát triển phối giống nhân tạo gia súc

Hỗ trợ đào tạo, tập huấn, hỗ trợ một lần cho học viên bằng 100% kinh phí đào tạo, tập huấn cho các cá nhân về kỹ thuật phối giống, nhưng không quá 6.000.000 đồng/người.

Hỗ trợ mua bình chứa Nitơ lỏng để vận chuyển, bảo quản tinh phối giống nhân tạo gia súc, hỗ trợ một lần bằng 100% kinh phí mua bình chứa Nitơ lỏng, nhưng không quá 5.000.000 đồng/01 bình/01 người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc và không quá 20.000.000 đồng/01 bình/01 điểm trung chuyển bảo quản tinh.

Để triển khai thực hiện chính sách này, năm 2016 UBND tỉnh hỗ trợ tinh lợn nội cho vùng chăn nuôi lợn Móng Cái huyện Việt Yên và các huyện miền núi nơi người dân còn chăn nuôi lợn nội; hỗ trợ tinh lợn ngoại cho các huyện có chăn nuôi phát triển và người dân có

trình độ chăn nuôi cao. Thực hiện hỗ trợ công tác phối giống nhân tạo cho đàn trâu bò, tập trung hỗ trợ tinh bò cao sản nhằm cải thiện tầm vóc, chất lượng cho đàn bò tại các vùng chăn nuôi trọng điểm như huyện Hiệp Hòa, Lạng Giang, Tân Yên với các loại tinh bò nhập khẩu.

Hỗ trợ mua lợn, trâu, bò đực giống cho người dân ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để thực hiện phối giống dịch vụ, đồng thời hỗ trợ 90 con lợn, trâu, bò đực giống cho các huyện miền núi và huyện có đàn bò phát triển mạnh như Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Hiệp Hòa.

Hỗ trợ xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ thông qua hai hình thức: Hỗ trợ làm đệm lót sinh học cho 116 hộ chăn nuôi gia cầm tại các huyện có chăn nuôi gia cầm phát triển và chăn nuôi nhiều gà bố, mẹ ở các huyện như Yên Thế, Tân Yên, Hiệp Hòa; hỗ trợ xây 150 hầm biogas cho các huyện chăn nuôi lợn trọng điểm.

Kinh phí hỗ trợ gần 5 tỷ đồng, trong đó, hỗ trợ thụ tinh nhân tạo cho lợn, trâu, bò hơn 2,36 tỷ đồng; hỗ trợ mua con giống gia súc, gia cầm 1,15 tỷ đồng; hỗ trợ xử lý chất thải 1,33 tỷ đồng; hỗ trợ phát triển thụ tinh nhân tạo 150 triệu đồng./.

Page 5: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

5SỐ 1 - 2016

Sản xuất vụ đông xuân 2015 - 2016: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng phó nguy cơ thiếu nước

Trịnh Lan

Ứng phó với khô hạn, xử lý rác thải trên kênh mương

Vụ xuân năm 2016, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 78.000ha cây trồng các loại. Trong đó, lúa hơn 52.000ha, ngô 3.000ha, còn lại là lạc, khoai lang, rau màu các loại, phấn đấu sản lượng lương thực đạt 660.000 tấn.

Sản xuất vụ đông xuân năm 2015 - 2016 được dự báo tiếp tục chịu tác động bất lợi của hiện tượng El Nino có cường độ mạnh kỷ lục trong vòng 60 năm qua gây nhiệt độ cao, mưa ít so với trung bình nhiều năm. Ông Lê Thành Chung, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết: “Mực nước các hồ chứa của tỉnh bình quân hiện nay đạt hơn 90% dung tích thiết kế, cao hơn 20% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, các hồ chứa chủ yếu có dung tích nhỏ nên nếu trời không mưa kéo dài thì sẽ thiếu nước, hạn hán xảy ra trầm trọng nhất là đối với các chân

vàn cao. Do đó, các đơn vị thủy nông, các huyện, thành phố cần chủ động phương án cấp nước phục vụ sản xuất, bám sát đợt xả nước của hồ thủy điện để chôn trữ, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả”.

Bên cạnh đó là tình trạng vật tư nông nghiệp, nhất là phân bón giả, chất lượng kém xuất hiện nhiều trên thị trường. Theo ông Nguyễn Quang Lượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên, qua gặp gỡ, trao đổi với nông dân của huyện, nhiều bà con cho biết sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên cây vải, rau màu không có tác dụng, trong khi các trường hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được phát hiện, xử lý trên địa bàn tỉnh rất ít. Vì thế, cần đổi mới cách thức kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp qua việc chuyển từ làm theo kế hoạch sang đột xuất và

thông tin giới hạn. Chỉ có như vậy mới bảo đảm quyền lợi người dân.

Về vấn đề rác thải dày ở hầu khắp các tuyến kênh ảnh hưởng đến sản xuất song chưa có giải pháp xử lý hiệu quả. Ông Nguyễn Đức Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Việt Yên nói: “Nước tưới nhiều khi không được cung cấp kịp thời do rác thải làm dòng chảy tắc nghẽn. Các xã ở cuối nguồn của huyện như Nghĩa Trung, Minh Đức thường phải huy động nhân lực, bỏ kinh phí dọn rác từ thượng nguồn dồn về mới dẫn được nước đến đồng ruộng. Huyện đề nghị công ty thủy nông phối hợp chính quyền cơ sở lập rào chắn để quản lý rác theo địa giới hành chính, rác của xã nào, xã đó chịu trách nhiệm thu gom, xử lý”.

Cũng về vấn đề tưới, tiêu, bà Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thế nêu: “Tình trạng kênh

“Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ ứng phó với nguy cơ thiếu nước và thời tiết ấm trong vụ đông xuân năm 2015 - 2016” là nội dung được nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết sản xuất vụ đông xuân năm 2014 - 2015, triển khai vụ đông xuân năm 2015 - 2016 do Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang tổ chức ngày 4 - 12 vừa qua.

Page 6: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

6 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

tưới dẫn về xã Lan Giới, huyện Tân Yên đi qua địa bàn xã An Thượng, huyện Yên Thế không được nạo vét nên có hiện tượng chảy ngược làm ngập cục bộ hơn 1ha lúa của thôn Cầu Thầy trong vụ xuân năm ngoái. Đề nghị đơn vị thủy nông phụ trách kênh sớm khắc phục”.

Trước những vấn đề nêu ra tại hội nghị, ông Vũ Đình Phượng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT nhấn mạnh, các huyện, thành phố cần xây dựng kế hoạch cụ thể, lưu tâm vấn đề cơ cấu mùa vụ, tiến tới chỉ cấy trà xuân muộn.

Xác định bộ giống chủ lực, chuyển đổi cây trồng

Để đạt các mục tiêu đề ra trong điều kiện sản xuất nhiều khó khăn, theo đại diện ngành nông nghiệp, căn cứ thực tế của địa phương, mỗi huyện nên chọn 3 - 4 giống chủ lực để chỉ đạo sản xuất. Trong cùng một trà giống có thời gian

sinh trưởng dài ngày cần bố trí gieo đầu khung lịch thời vụ, giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn thì bố trí giữa và cuối khung thời vụ. Trên cơ sở chủ trương chuyển đổi những diện tích lúa kém hiệu quả sang canh tác các loại cây trồng có giá trị cao, các huyện, thành phố rà soát, trong vụ xuân tới chuyển đổi khoảng 1.100ha đất lúa vàn cao để trồng rau quả thực phẩm.

Vùng chủ động được nước tưới như Yên Dũng, Lục Nam nên chuyển sang gieo thẳng. Riêng với vải thiều, huyện trọng điểm Lục Ngạn và các huyện có diện tích vải lớn cần chú ý hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật để triệt lộc đông, chăm sóc cây để bảo đảm năng suất, chất lượng quả trong vụ tới.

Để hạn chế thiệt hại do hạn hán, các đơn vị thủy nông có kế hoạch tưới nước tiết kiệm và có phương án

linh hoạt ưu tiên tưới cho từng vùng, từng loại cây trồng. Dự báo tình hình sâu bệnh có nguy cơ phát sinh, phát triển và gây hại nặng, lãnh đạo ngành nông nghiệp yêu cầu đơn vị chuyên môn tăng cường tập huấn, tuyên truyền cho nông dân áp dụng đồng bộ kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh ngay từ khi chọn giống, gieo mạ và chăm sóc để cây sinh trưởng khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghiệp, ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng. Bên cạnh đó, mặc dù mùa đông năm nay được dự báo ấm hơn mọi năm song Sở yêu cầu các đơn vị trực thuộc vẫn phải xây dựng phương án và khuyến cáo nông dân chống rét cho cây trồng, vật nuôi đề phòng diễn biến bất thường của thời tiết./.

Vụ đông xuân 2015 – 2016, những diện tích thiếu nước tưới sẽ được chuyển sangtrồng các loại cây có khả năng chịu hạn tốt

Page 7: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

7SỐ 1 - 2016

Ông Vũ Duy Vượng (thứ hai từ trái sang) kiểm tra chất lượng sản phẩm ván gỗ ép trước khi đưa ra thị trường.

Töø ngöôøi lính trôû thaønh

doanh nhaân Thân Văn Phương

Năm 1981, khi đang làm công an viên -

kiêm đội trưởng đội quản lý xã Yên Mỹ (nay là Thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang), ông Vũ Duy Vượng tình nguyện nhập ngũ và trở thành chiến sỹ pháo binh đóng tại Lạng Sơn. Tháng 3/1984, ông hoàn thành nghĩa vụ chuyển về làm ở Hợp tác xã Vận tải của huyện. Do chuyển đổi cơ chế, cuối năm 1986 ông thôi việc và cùng góp vốn mở xưởng mộc dân dụng, chính thức bước vào con đường kinh doanh.

Lúc đó nguồn gỗ trên địa bàn khá dồi dào, xưởng mộc của ông làm ăn phát đạt. Do nhận thức được tâm lý của người dân, khi có tiền đều muốn mua sắm, trong đó đồ gỗ được ưu tiên nên các sản phẩm mộc do xưởng ông sản xuất ra đáp ứng tốt thị hiếu tiêu dùng của khách hàng không chỉ trong huyện mà sang cả các huyện khác như huyện Lục Nam và tỉnh Lạng Sơn. Năm 1991, ông tách nhóm sản xuất mộc, đầu tư trên 3 tỷ đồng lắp

đặt dây chuyền sản xuất nước đóng chai tinh khiết ở xã Hương Lạc với công suất từ 5.000 - 8.000 galon/ngày đêm. Nhãn hiệu nước đóng chai Thiên Sơn do ông tạo dựng đã chiếm lĩnh thị trường phía Bắc của tỉnh Bắc Giang và phía Nam tỉnh Lạng Sơn.

Năm 2002, nhận thấy nhu cầu về xây dựng lên cao, thị trường rộng mở, Vũ Duy Vượng bước vào lĩnh vực này, ông thành lập Công ty Cổ phần Xây dựng 179 chuyên xây dựng các công

trình dân dụng, chuyên dụng giải quyết việc làm cho gần 200 lao động. Không chỉ vậy, công ty còn tham gia xây dựng các công trình quốc phòng và đều tạo dựng được uy tín. Khá phát đạt trong kinh doanh, ông Vượng còn tích cực hỗ trợ cho các hoạt động văn hóa, thể thao cấp huyện trong nhiều năm qua.

Để ứng phó với suy thoái kinh tế, duy trì việc kinh doanh có hiệu quả, Vũ Duy Vượng đã khảo sát thị trường và quyết định đầu tư mạnh với ngành chế biến

Page 8: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

8 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

gỗ ban đầu. Tháng 9/2014, Công ty Cổ phần Xây dựng 179 quyết định xây dựng nhà máy sản xuất ván ép xuất khẩu nhãn hiệu VMV tại thôn Đầu Cầu, xã Yên Mỹ với tổng vốn đầu tư trên 40 tỷ đồng. Đây là hướng đi nhằm khai thác và tận dụng lợi thế về nguyên liệu của địa phương. Tháng 3/2015 nhà máy đi vào hoạt động, với diện tích nhà xưởng trên 5.200m2 cùng dây chuyền sản xuất ván gỗ ép xuất khẩu công nghệ mới nhất của Malaixia, công suất sản xuất đạt 70 - 80m3 ván ép/ngày, với các chủng loại ván

từ 0,24 - 4,6cm, ván ép phủ phim xuất khẩu dùng trong xây dựng.

Sáu tháng đi vào hoạt động, nhà máy đã tạo việc làm cho 150 lao động với mức thu nhập đạt 5 - 7 triệu đồng/tháng. Hầu hết sản phẩm sản xuất của nhà máy đều được xuất đi các nước ở khu vực châu Á, Trung Đông và thị trường Mỹ. Một phần cung cấp cho các làng nghề ở Hà Nội. Trong bối cảnh kinh tế hội nhập, công ty đã tìm được hướng đi mang tính đột phá để đứng vững trên thị trường.

Được biết, Vũ Duy

Vượng đã từng làm ủy viên Ban Chấp hành Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh Bắc Giang - kiêm Chủ tịch Hiệp Hội doanh nghiệp huyện Lạng Giang (khóa 1), là một trong 500 doanh nhân tiêu biểu của Việt Nam. Qua trò chuyện, ai cũng nhận thấy chất lính vẫn bỏng cháy trong con người của Vũ Duy Vượng, đây là động lực giúp ông trở thành một doanh nhân giỏi. Với 54 tuổi đời, người lính năm xưa đã tiên phong trên mặt trận kinh tế, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp./.

Những người làm sống lại đất chè Yên Thế

Anh Tuấn

Cây chè là cây công nghiệp lâu năm,

có giá trị kinh tế, giá trị sử dụng cao được trồng từ những năm 1970 tại huyện Yên Thế, nơi có điều kiện tự nhiên phù hợp với yêu cầu sinh thái, phát triển của cây chè. Nhưng vì nhiều lý do nên trước năm 2011, hầu như diện tích chè tập trung tại đây đã bị xóa sổ, chỉ còn khoảng gần 200ha nhưng đã thoái hóa, nhiều nương chè đã chuyển sang

canh tác loại cây trồng khác. Nhiều cơ sở chế biến không tồn tại hoặc hoạt động cầm chừng. Là những người con của đất Yên Thế, thấy rõ tầm quan trọng của việc cần phải khôi phục, mở rộng diện tích, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định vị trí chè Yên Thế trên thị trường, đưa cây chè là một trong những cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo, ông Ninh Quảng Nghiệp, Bí thư Đảng

ủy xã Xuân Lương và ông Thân Nhân Khuyến, cán bộ Phòng Kinh tế hạ tầng huyện đã quyết tâm xây dựng lại vùng chè Yên Thế.

Về bản Ven, xã Xuân Lương, huyện Yên Thế hôm nay - nơi có hơn 80% là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là đồng bào dân tộc Cao Lan sinh sống; người dân nơi đây trồng chè với diện tích lớn, khoảng gần 300ha (chiếm gần 70% diện tích chè toàn huyện), nhờ có khí

Page 9: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

9SỐ 1 - 2016

hậu ôn hòa, thổ nhưỡng phù hợp đã đem đến cho cây chè hương vị đặc biệt.

Gặp gỡ ông Ninh Quảng Nghiệp, một trong những người đã có công làm sống lại đất chè, được ông chia sẻ: “Hơn 10 năm trước, đồng bào bản Ven bắt đầu làm quen với trồng rừng kinh tế thay thế rừng tạp. Không chỉ đạt hiệu quả cao từ rừng, dưới tán rừng nhiều loại cây ăn quả, dược liệu... được nông dân trồng tạo ra nguồn thu đáng kể trong đó nổi bật là cây chè. Luôn trăn trở tìm hướng đi phát triển kinh tế xóa nghèo cho đồng bào xã vùng cao đặc biệt khó khăn này, nhận thấy tiềm năng để phát triển cây chè trên mảnh đất quê hương, tôi ấp ủ suy

nghĩ xây dựng vùng chè Yên Thế theo hướng sản xuất tập trung, hình thành một mô hình sản xuất bền vững, gắn kết 4 nhà”.

Đầu năm 2011, như một cơ duyên, trong cuộc gặp mặt, hai con người có cùng chung ý tưởng phát triển vùng chè là Chủ tịch UBND xã Ninh Quảng Nghiệp ngày ấy và ông cán bộ Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Thân Nhân Khuyến đã bắt tay cùng nhau đưa hương chè Yên Thế bay xa. Chia sẻ một phần câu chuyện giữa ông Nghiệp và ông Khuyến lúc đó, ông Nghiệp nói: “Tôi có đất, có người, biết làm chè. Chè Xuân Lương, đựng ống bương, treo gác bếp, để giữ hương nay phải

cho nhiều người biết. Tôi sẽ chịu trách nhiệm khâu sản xuất, cung cấp nguyên liệu cho ông, còn ông có vốn, có kỹ thuật, nhiệt huyết, thức thời hơn lo đầu tư cho sản xuất, tạo dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm”. Kể từ đó, tiềm năng cây chè của bản Ven thực sự được đánh thức.

Bắt tay xây dựng vùng sản xuất chè theo hướng hàng hóa, Hợp tác xã Thân Trường được thành lập, đây là nơi trung gian chuyển giao khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm chè, liên kết với các doanh nghiệp, nhà khoa học. Giống lấy từ cây chè rừng với đặc điểm lá xanh, búp nhỏ, hương vị đậm đà, rất thơm lại có tác dụng như

Ông Thân Nhân Khuyến (ngoài cùng bên phải) và ông Ninh Quảng Nghiệp (thứ 3 từ phải sang) giới thiệu với Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Hải mô hình chè bản Ven.

Page 10: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

10 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

một vị thuốc được chọn lọc cùng với một số loại giống chè lai có năng suất cao, phẩm chất tốt khác như: LDP1, LDP2, PH1... Hợp tác xã tiến hành trồng thử nghiệm. Đến năm 2013, đã chính thức thí điểm trên diện tích 1,5ha mô hình vườn giống gốc chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu nhân giống vô tính hàng năm.

Bằng cách chủ động tổ chức, gặp gỡ, kết nối giữa các chuyên gia, nhà khoa học với các hộ ở bản để chia sẻ kinh nghiệm trồng, thâm canh, kỹ thuật chăm sóc, thời điểm thu hái giúp tăng sản lượng chè búp, thay đổi cách chế biến truyền thống bằng quy trình chế biến có ứng dụng khoa học kỹ thuật, đảm bảo an toàn, một mô

hình liên kết sản xuất, chế biến, phân phối theo chuỗi ra đời từ đó.

Năm 2015, Hợp tác xã mở rộng mô hình trên diện tích 6,7ha ở bản Ven, 16 hộ cùng một số gia đình ở bản khác trong xã cùng liên kết sản xuất. Tháng 6 - 2015, Hợp tác xã Thân Trường hoàn thành xây dựng cơ sở chế biến, đầu tư hơn 1 tỷ đồng cho mô hình, mời chuyên gia nghiên cứu xây dựng quy trình chuẩn chăm sóc cây chè.

Đến nay, chè Xuân Lương đã được giới thiệu ở nhiều Hội chợ thương mại trong tỉnh, khu vực và toàn quốc. Nhiều đoàn đại biểu các tỉnh, Viện nghiên cứu đã đến tận nơi tham quan, tìm hiểu, học tập kinh nghiệm.

Năm 2014, Hợp tác xã xây dựng thương hiệu sản phẩm chè bản Ven, hoàn thành các thủ tục đăng ký nhãn hiệu, chuẩn bị các điều kiện công bố chất lượng trong năm 2016. Với mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, chè bản Ven đang góp vào thị trường một sản phẩm đậm nét văn hóa của người Việt có nguồn gốc từ vùng đất Cụ Đề.

Dù “sinh sau đẻ muộn”, phải đối mặt với những khó khăn song những người tâm huyết với cây chè Yên Thế đang nâng bước cho chè bản Ven tỏa hương bay xa./.

Gian trưng bày sản phẩm chè bản Ven tại Hội chợ Thương mại Bắc Giang 2015

Page 11: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

11SỐ 1 - 2016

Doanh nghieäp trong vieäc taïo döïng vaø phaùt trieån

vuøng saûn xuaát noâng saûn haøng hoùa Phương Thảo

Gắn kết “hai nhà”Liên kết giữa doanh

nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản là nền tảng góp phần cho ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Tại tỉnh Bắc Giang mối liên kết này ngày càng được tăng cường, có sự quy hoạch đồng bộ và mang lại những hiệu quả rõ nét. Hiện tại, có khoảng 30 doanh nghiệp đầu tư về nông thôn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, với giá trị hợp đồng thu mua nông sản lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Các loại nông sản liên kết sản xuất gồm: Khoai tây, dưa chuột bao tử, ngô ngọt, cà chua bi, gấc, chè sạch, rau cần, hạt giống lúa lai, lúa

Nhật... với diện tích khoảng 2 - 3 nghìn ha mỗi năm.

Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Tân Nông (Công ty Tân Nông), trụ sở tại thành phố Bắc Giang được người dân ở nhiều huyện trong tỉnh xem là bạn của nhà nông. Từ năm 2011 đến nay, công ty liên kết với nông dân trong tỉnh trồng khoai tây chế biến Atlantic xuất khẩu, hình thành những vùng sản xuất tập trung với diện tích từ 10 - 30ha/cánh đồng. Ông Hà Văn Hiền, Giám đốc Công ty Tân Nông cho biết: “Sản xuất khoai tây chế biến xuất khẩu đòi hỏi tuân thủ đúng quy trình, củ bảo đảm kích cỡ, sạch bệnh nên trước mỗi vụ, doanh nghiệp cung

ứng trước giống, phân bón, cử cán bộ tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phun thuốc bảo vệ thực vật bảo đảm thời gian cách ly và cùng thu hoạch”. Nhờ vậy, từ vài chục ha khoai tây ban đầu, đến nay công ty mở rộng quy mô liên kết sản xuất lên gần 200ha, tập trung ở các huyện: Yên Dũng, Tân Yên, Việt Yên, Lạng Giang, Sơn Động; sản phẩm tạo ra có độ đồng đều cao, đảm bảo sạch bệnh, ít bị nứt vỏ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Mỗi năm, công ty thu mua 5.000 tấn củ, trong đó có 500 tấn xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Tìm hiểu tại huyện Tân Yên được biết, nhiều năm nay, Công ty Tân Nông liên

Những năm qua, nông nghiệp, nông thôn Bắc Giang đã có những bước phát triển vượt bậc, từ một nền sản xuất nhỏ lẻ đã và đang hình thành những vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung với năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Đóng góp vào những thành công của ngành nông nghiệp Bắc Giang hôm nay không thể không nhắc tới vai trò của các doanh nghiệp trong việc đầu tư liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản cho nông dân. Nhờ đó, người dân từng bước được tiếp cận với cách thức tổ chức sản xuất mới, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập.

Page 12: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

12 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

kết với nông dân trồng 60ha khoai tây chế biến xuất khẩu mỗi năm ở các xã: Phúc Sơn, Đại Hóa, Quang Tiến, Lan Giới… Điển hình như thôn Trám, xã Phúc Sơn trồng 30ha khoai tây chế biến ở cánh đồng mẫu, mỗi ha nông dân thu hoạch 20 tấn củ, lãi 50 - 60 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Thơm, thôn Trám nói: “Được Công ty Tân Nông ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên vụ đông năm ngoái tôi thuê 10ha ruộng trồng khoai tây, lãi gần 500 triệu đồng. Năm nay tôi tiếp tục duy trì diện tích này”. Ngoài ông Thơm, nhiều hộ dân khác ở thôn Trám trồng khoai tây cũng có thu nhập hàng trăm triệu đồng/vụ. Ở huyện Tân Yên còn một số doanh nghiệp như: Công ty Cổ phần Giang Nam (Hà Nội), Công ty Cổ

phần Công nghệ cao (Hải Phòng), Công ty Đại Dương Hà Nội ký hợp đồng với nông dân các xã: Việt Ngọc, Ngọc Thiện, Phúc Sơn sản xuất hơn 60ha hạt lai. Các doanh nghiệp đều cung ứng trước toàn bộ hạt giống, cử cán bộ tập huấn cho nông dân theo phương châm “cầm tay chỉ việc”. Mô hình này đem lại lợi nhuận cao hơn so với sản xuất lúa thông thường gần một triệu đồng/sào. Đặc biệt, mô hình góp phần tăng khả năng chủ động nguồn giống lúa lai, giảm giá thành vì hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập 70% giống lúa lai từ Trung Quốc với giá 70 - 80 nghìn đồng/kg.

Từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn huyện Yên Thế có Công ty Cổ phần Thực phẩm Nghệ An, trụ sở tại thành phố Vinh (Nghệ An)

liên kết với nông dân trồng gấc xuất khẩu sang Mỹ. Nhờ có đầu ra ổn định nên nhiều hộ dân mạnh dạn khai thác lợi thế có diện tích đất đồi rộng chuyển sang trồng gấc, tạo thành vùng nguyên liệu tập trung với diện tích khoảng 70ha/năm, thu lãi 80 triệu đồng/ha.

Đối với các doanh nghiệp liên kết sản xuất nông sản đã góp phần hình thành nhiều vùng nông sản hàng hóa tập trung với quy mô từ 3 đến hàng chục ha/cánh đồng, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm. Nhờ vậy, năm 2015, bình quân mỗi ha đất canh tác toàn tỉnh cho thu nhập ước đạt 86 triệu đồng, tăng hơn 11 triệu đồng so với năm 2014 (hơn 70 triệu đồng/năm). Điển hình như ở huyện Tân Yên đạt hơn 100 triệu đồng/năm (năm

Điểm thu mua cà chua bi xuất khẩu tại xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang

Page 13: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

13SỐ 1 - 2016

2014 đạt gần 93 triệu đồng); huyện Yên Dũng, Lạng Giang đạt hơn 95 triệu đồng/năm (năm 2014 Lạng Giang gần 80 triệu đồng, Yên Dũng khoảng 85 triệu đồng/ha/năm).

Thu hút đầu tư về nông thôn

Được biết, để thu hút các doanh nghiệp đầu tư về nông thôn sản xuất nông nghiệp, hàng năm Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành kế hoạch sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi; các huyện quy hoạch vùng sản xuất tập trung, khuyến khích nông dân “dồn điền, đổi thửa”, tích tụ ruộng đất… chỉ đạo các xã vận động người dân hình thành tổ nhóm, tổ hợp tác ký hợp đồng liên kết với doanh nghiệp.

Một số huyện như Tân Yên có cơ chế khen thưởng cho doanh nghiệp có giá trị hợp đồng thu mua từ 3 tỷ đồng/năm trở lên; huyện Lục Nam, Lạng Giang tạo điều kiện về mặt bằng cho doanh nghiệp thu mua sản phẩm; Yên Dũng, Việt Yên có cơ chế thuận lợi để cá nhân, doanh nghiệp thuê mượn đồng ruộng; đưa cơ giới vào làm đất, thu hoạch nông sản; hỗ trợ kinh phí hoạt động cho ban điều hành sản xuất ở thôn nhằm giúp nông dân tạo ra sản phẩm đồng đều, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Doanh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chánh Văn

phòng Điều phối Chương trình Xây dựng Nông thôn mới cho rằng: “Các doanh nghiệp đầu tư về nông thôn được xem như đòn bẩy thúc đẩy tiến độ thực hiện nhiều tiêu chí nông thôn mới ở các xã, trong đó, đóng góp tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho nông dân là 2 tiêu chí quan trọng trong số 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, nhiều hộ dân được tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, thay đổi hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, tuy diện tích liên kết sản xuất chưa phải là nhiều nhưng các doanh nghiệp này là cầu nối quan trọng khi tỉnh đang tập trung xây dựng vùng nguyên liệu hàng hóa xuất khẩu. Doanh nghiệp về nông thôn thúc đẩy hình thành nhiều vùng nông sản hàng hóa tập trung ổn định với quy mô từ 5 đến hàng chục ha/cánh đồng, cho thu lãi 70 đến hơn 100 triệu đồng/ha/năm.

Trong thời gian tới, để

phát huy hết tiềm năng đất canh tác cũng như lợi thế phát triển các loại rau màu hàng hóa, tạo thành vùng nguyên liệu xuất khẩu lớn của tỉnh thì việc tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm cần đẩy mạnh hơn nữa. Muốn vậy, các cấp chính quyền cần phát huy tốt vai trò của Nhà nước trong mối liên kết “4 nhà”, tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất; các ngành chức năng cần làm tốt hơn nữa công tác cử cán bộ kỹ thuật phối hợp cùng doanh nghiệp hướng dẫn người dân tuân thủ quy trình sản xuất theo hướng an toàn sinh học; doanh nghiệp nên điều chỉnh giá thu mua khi giá thị trường tăng để đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất; người dân cần nhanh chóng tiếp cận kỹ thuật mới để tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa, tránh tình trạng hợp đồng bị phá vỡ./.

Công ty Tân Nông liên kết thu mua khoai tây chế biến cho nông dân huyện Yên Dũng

Page 14: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

14 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Troàng hoa baùc syõ treân vuøng ñaát Yeân Theá

Nguyễn Tươi

Bụp giấm được trồng khá phổ biến tại

Việt Nam nhưng chủ yếu là trồng với quy mô nhỏ lẻ, theo hộ gia đình, và mục đích tiêu dùng nhỏ. Nhu cầu thị trường ngày càng tăng và có tiềm năng xuất khẩu nhưng những diện tích trồng cây bụp giấm với quy mô lớn còn rất hạn chế. Trong bối cảnh đó, anh Phạm Văn Thắng, ở bản Đồng Tân, xã Đồng Vương, huyện Yên Thế đã xây dựng một mô hình trồng bụp giấm với diện tích lên tới 20ha và mang một cây trồng mới về với huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Qua xem ti vi, sách báo, anh được biết cây bụp giấm (Hibiscus) có rất nhiều công dụng, như hoa có thể dùng làm sirô uống rất tốt cho tim mạch, huyết áp...; trà làm từ đài hoa giúp tiêu hóa tốt và trị các bệnh về mắt; thân cây có thể dùng làm sợi dệt bao bì… Đặc biệt là loại cây này trồng rất dễ, không kén đất. Qua 1 năm tìm hiểu, nghiên cứu kỹ về giống cây này, anh đã về Tân Yên lấy giống cây từ một người quen về

trồng. Với loại cây này thời gian trồng từ tháng giêng đến tháng 5. Thời gian thu hoạch từ tháng 9, tháng 10. Theo anh Thắng, tùy thuộc tình hình thị trường mà cắt hoa, sau đó tập trung chăm sóc tốt cây lại ra nhánh hoa mới cho thu hoạch tiếp.

Anh Thắng chính là người đầu tiên mang cây bụp giấm về Yên Thế và ngay trong năm đầu tiên, cây bụp giấm không mất nhiều công chăm sóc đã mang lại cho anh thu nhập 200 triệu đồng với diện tích 3ha. Lợi nhuận từ cây bụp giấm này mang lại cao gấp 10 lần cây bạch đàn mà anh Thắng đang trồng.

Sau quá trình trồng cây này và nghiên cứu từ những loài cây khác anh đã rút ra kinh nghiệm chăm bón để chủ động thời gian thu hoạch. Anh điều tiết tỉ lệ phân bón trong giai đoạn đầu và cách chăm sóc khi cây đang thu hoạch. Muốn cây tiếp tục ra hoa và quả xanh trong thời gian thu hoạch cần chủ động tưới nước và bón phân lúc thu hái. Muốn cây ra quả sớm phải tăng lượng phân bón trong giai đoạn đầu,

còn muốn cây ra quả muộn phải bỏ lửng dinh dưỡng lúc đầu để tập trung vào giai đoạn sau.

Những cây bụp giấm không chỉ cho thu hoạch quả mà tất cả các bộ phận trên thân cây bụp giấm đều rất hữu ích. Ngoài quả có thể ngâm lấy nước, chế biến thành sirô, mỹ phẩm, chế biến thành trà thì lá cây bụp giấm có thể làm rau ăn, thân có thể ủ làm phân hữu cơ, vỏ cây có thể làm dây gai, dây thừng và rễ cây sau thu hoạch sẽ giúp làm đất tơi xốp. Cây bụp giấm là loài cây bụi, cao từ 1,5 - 2m và là loại cây phải trồng mới sau mỗi năm. Mật độ trồng cây bụp giấm trên diện tích trồng thuần là khoảng 2m một cây. Nhưng có thể tận dụng bụp giấm trồng xen canh với những loài cây lâm nghiệp lâu năm để tận dụng diện tích đất và giúp gia tăng đáng kể nguồn thu nhập. Sau khi thay mới, cây bụp giấm già có thể dùng làm củi đun nấu hoặc làm phân bón rất hiệu quả.

Ngoài trồng ở diện tích đất trống, anh còn trồng thử

Page 15: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

15SỐ 1 - 2016

cả dưới tán cau. Kết quả Hibiscus trồng ở đất trống thu khoảng 220 - 250 triệu đồng/ha, trừ chi phí lãi 150 - 180 triệu đồng/ha, trồng xen cau lãi khoảng 100 - 120 triệu đồng/ha”.

Thành công với mô hình xen dưới tán cau, anh Thắng mạnh dạn đầu tư hàng chục triệu tiền giống để trồng xen trên đồi bạch đàn. Theo anh Thắng: “Hibiscus có bộ rễ rất khỏe, phát triển tốt ở vùng gò đồi. Hiện mỗi kg hạt giống (khoảng 2 triệu đồng) có thể trồng được 2ha. Vụ này, ngoài 14ha đất của gia đình, anh còn thuê 10ha đất đã trồng bạch đàn ở xã Hoàng An, huyện Hiệp Hòa để trồng xen cây Hibiscus”.

Theo tính toán thì mỗi ha Hibiscus trồng xen bạch đàn hết khoảng 8 - 10 triệu đồng tiền giống, phân bón, trong khi mỗi ha cho thu khoảng 150 - 170 triệu đồng, trừ chi phí lãi khoảng 120 - 150 triệu đồng. Do đó, mô hình này sẽ rất hữu ích với những hộ đang có đất rừng.

Hiện nay anh Thắng có tới 20ha trồng cây Hibiscus, mỗi ha cho thu từ 15 - 20 tấn quả, với giá bán cho các chợ đầu mối và các công ty thu mua có giá từ 6.000 - 8.000 đồng/kg, anh Thắng tạo nguồn thu trên 2 tỷ đồng. Hiện sản phẩm của anh được cung ứng cho các chợ tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, một số công ty của Hà Nội, Hải Phòng...

Tại trang trại thường xuyên có 12 nhân công làm việc với mức lương bình quân 150.000đ/ngày. Anh Phạm Văn Phượng - một trong số những công nhân làm cho anh Thắng vui vẻ nói: “Công việc ở đây ổn định, bình quân 1 tháng chúng tôi có thu nhập 4,5 - 5 triệu đồng, nhìn chung là đảm bảo đời sống.

Thành công với mô hình trồng cây Hibiscus, anh Phạm Văn Thắng đã hỗ trợ cho nhân dân trong vùng hạt giống và tư vấn giúp bà con nông dân cách trồng, chăm sóc và thu hoạch. Trong thời gian tới, anh sẽ đứng ra là đầu mối liên kết trong việc thu mua sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ trồng nhỏ lẻ.

Thực tế hiện nay thị trường của sản phẩm cây bụp giấm không chỉ bó hẹp trong phạm vi trong nước mà tiềm năng xuất khẩu của loài cây này cũng rất lớn.

Tại thị trường châu Âu, các sản phẩm như sirô và mứt được làm từ đài hoa bụp giấm rất được ưa chuộng, thị trường Nhật Bản cũng là một thị trường tiềm năng với những nhà máy chế biến trà từ cây bụp giấm. Với khả năng mở rộng nhanh, dễ trồng, dễ chăm sóc, Việt Nam cũng có thể phát triển, mở rộng nguồn nguyên liệu này. Anh Phạm Văn Thắng chia sẻ: “Những đối tác Nhật Bản đã có chuyến công tác khảo sát trang trại của tôi để đặt vấn đề thu mua và biến trang trại này thành vùng nguyên liệu xuất khẩu sang Nhật Bản phục vụ cho nhà máy chế biến Trà bụp giấm”. Trong tương lai, anh Thắng xác định trồng cây bụp giấm theo hướng hữu cơ tuyệt đối để đáp ứng với tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản./.

Anh Phạm Văn Thắng (giữa) trao đổi kỹ thuật sơ chế sản phẩm với cán bộ khuyến nông huyện và nông dân

Page 16: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

16 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI16 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất

nhờ bản đồ nông hóa thổ nhưỡngHoàng Thị Thoa

Xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng,

kết hợp với kinh nghiệm sản xuất thực tiễn đã giúp nhiều địa phương sử dụng hiệu quả đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất và dần hình thành một nền sản xuất nông nghiệp bền vững.

Sau khi ba nhiệm vụ khoa học và công nghệ gồm: “Nghiên cứu, đánh giá chất lượng đất nông nghiệp làm căn cứ khoa học phục vụ bố trí cây trồng hợp lý cho huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang” thực hiện 2010 - 2011; “Nghiên cứu xây dựng bản đồ nông hóa, thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Bắc Giang” thực hiện 2013 - 2014; “Nghiên cứu, xây dựng bản đồ nông hóa, thổ nhưỡng phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên

đất nông nghiệp huyện Việt Yên, Yên Dũng, Lục Nam, Yên Thế, Sơn Động và thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang” thực hiện 2013 - 2015 được triển khai. Đến nay, ba nhiệm vụ đã hoàn thành các hạng mục: Xây dựng bản đồ thổ nhưỡng chi tiết ở tỷ lệ 1/25.000, bản đồ nông hóa cho các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa ở tỷ lệ 1/25.000, bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất nông nghiệp; nghiên cứu xác định cơ cấu hệ thống cây trồng; đánh giá mức độ thích hợp của cây trồng và hệ thống cây trồng.

Hiệp Hòa là huyện đầu tiên xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng, kết quả nghiên cứu và phân tích mẫu đất cho thấy: Hiệp Hòa có 4 nhóm đất chính, trong đó đất xám (Acricols) chiếm hơn 50% và nhóm đất phù sa (Fluviosols) chiếm hơn 17% tổng diện tích đất nông nghiệp. Nhìn chung, các loại đất ở đây có thành phần cơ giới biến đổi từ cát, cát pha

đến đất thịt pha sét, nghèo chất dinh dưỡng.

Tiến sĩ Nguyễn Quang Hải, Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu, đánh giá chất lượng đất nông nghiệp làm căn cứ khoa học phục vụ bố trí cây trồng hợp lý cho huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang” cho biết: “Từ kết quả phân tích các mẫu đất của 26 xã, thị trấn trên địa bàn huyện chúng tôi đã xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, đồng thời đưa ra nhận định các loại cây trồng như: Lúa, vải thiều, nhãn, rau xanh các loại có thể phát triển ở tất cả các xã; khoai lang phù hợp trồng ở các xã: Ngọc Sơn, Bắc Lý, Thường Thắng; cây bưởi, cam phù hợp trên đất Lương Phong, Đoan Bái, Thái Sơn... Có thể hình thành được nhiều vùng chuyên canh sản xuất lúa (hơn 3.000ha), vùng chuyên trồng rau (gần 600ha), cây ăn quả gần 700ha. Bản đồ thể hiện rõ từng loại đất có hàm lượng gì, tỷ lệ bao nhiêu giúp người dân biết

Page 17: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

KHOA HỌC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

17SỐ 1 - 2016 17 - 2015

cách chăm sóc cây trồng và cải tạo đất, bảo đảm tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp...”.

Nhờ khai thác tốt bản đồ nông hóa thổ nhưỡng, hiện nay huyện Hiệp Hòa đã có nhiều vùng sản xuất hàng hóa được quy hoạch, mở rộng và cho hiệu quả cao như: Cánh đồng trồng lạc tại xã Ngọc Sơn; trồng dâu tại xã Xuân Cẩm, Mai Đình; rau màu xã Đông Lỗ; bưởi Diễn tại xã Lương Phong; vú sữa xã Hoàng An; trám đen xã Hoàng Vân…

Toàn huyện hình thành được 18 cánh đồng mẫu chuyên canh, trong đó có 13 cánh đồng cấy lúa, cho năng suất bình quân ước đạt 62 tạ/ha, hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước đây từ 10

- 12% trên cùng một đơn vị diện tích.

Thời gian tới, các huyện được bàn giao bản đồ cũng tổ chức khai thác, tập quán canh tác, tài nguyên khí hậu nông nghiệp của khu vực, thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp để tuyên truyền cho nhân dân chuyển đổi và bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý. Đối với tất cả các loại cây trồng, bản đồ đã chỉ ra mức độ phù hợp, thời vụ, hướng canh tác, trồng ở huyện nào một cách rõ ràng. Ngoài ra, các dữ liệu đều được tích hợp tại phần mềm quản lý tài nguyên đất và phân bón tỉnh Bắc Giang.

Theo anh Nguyễn Thành Long, Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu, xây dựng bản đồ nông hóa, thổ nhưỡng

phục vụ thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp tỉnh Bắc Giang” cho biết: “Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu phù hợp với nguồn dữ liệu của Việt Nam, các Modul được mã hóa bằng tiếng Việt tạo sự thuận lợi trong việc khai thác, quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai trên môi trường Mapinfo, hệ thống này có khả năng thu thập, lưu trữ và cập nhật thông tin nhanh và chính xác”. Không chỉ dừng lại ở bản đồ các vùng sản xuất, năm 2016, Sở Khoa học và Công nghệ tiếp tục đề xuất UBND tỉnh cho phép tích hợp, xây dựng bản đồ chi tiết đến từng ô, thửa./.

Bản đồ nông hóa thổ nhưỡng tỉnh Bắc Giang

Page 18: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

18 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Chăm sóc vải thiều thời kỳ phân hóa mầm hoaHuyện Lục Ngạn hiện

có hơn 16.000ha vải thiều. Thời điểm này, cây vải thiều đang trong thời kỳ phân hóa mầm hoa.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên mùa đông năm nay ít những đợt rét kéo dài và nền nhiệt độ trung bình cả mùa cao. Nếu cây vải thiều không được chăm sóc đúng kỹ thuật rất dễ phát sinh lộc đông, dẫn đến mất mùa hoặc năng suất thấp.

Theo kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Thanh Thúy, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện, để hạn chế lộc đông, giúp cây vải thiều bước vào giai đoạn phân hóa mầm hoa, thời điểm này người dân cần thực hiện các biện pháp khoanh cành, cuốc lật đất quanh tán vải thiều và xử lý lộc đông.

Trong đó, biện pháp khoanh cành (thực hiện ở cành cấp 2 và cấp 3) thời điểm kết thúc khoanh vào trước và sau Đông chí 10 ngày; đối với những vườn vải thiều người dân đã khoanh sớm thì nên kiểm tra vết khoanh, đồng thời quan sát cây, nếu cây khỏe thì khoanh lại.

Cùng đó, người dân dọn sạch lá vải quanh gốc, sau đó cuốc lật đất xung quanh gốc dưới tán cây, độ sâu khi cuốc là chớm đến lớp rễ mặt (15 - 20cm), rộng khoảng 40 - 50cm. Mục đích của việc cuốc lật đất là làm ải đất, giảm độ ẩm và khí độc trong đất, tăng cường lượng ôxy cho cây.

Một số vườn vải ra lộc đông thì cần xử lý lộc. Những vườn có một số cây ra lộc đông với số lượng ít có thể dùng tay ngắt; còn vườn vải có số lượng cây bị bật lộc đông nhiều có thể phun thuốc trừ cỏ Ronstar 25EC (10cc pha cho bình 10 lít nước) hoặc phun: Đạm 0,3kg + Kali 0,1kg pha cho bình 10 lít.

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, vụ vải thiều năm 2016, với

sự hỗ trợ của Trung ương và các Sở, ngành trong tỉnh, Lục Ngạn sẽ mở rộng diện tích sản xuất vải thiều VietGAP lên 10.500ha (tăng 1.000ha so với năm 2015), đồng thời nâng diện tích vải thiều xuất khẩu theo tiêu chuẩn GlobalGAP từ 60,2ha lên 150ha, tập trung ở hai xã Hồng Giang và Giáp Sơn.

Theo kế hoạch của ngành nông nghiệp, việc mở rộng diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP tại Lục Ngạn do tỉnh và Trung ương hỗ trợ kinh phí thực hiện; còn đối với quy trình sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, huyện sẽ tiếp tục mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và cấp phát tài liệu cho nhân dân thực hiện./.

BBT

Cán bộ khuyến nông huyện kiểm tra quá trình phân hóa mầm hoa trên cây vải thiều

Page 19: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

19SỐ 1 - 2016

1. Đối với mạ xuânĐối với diện tích đã gieo

mạ, cần áp dụng các biện pháp như:

- Phủ lên bề mặt luống mạ một lớp mỏng tro rơm rạ để giữ ấm, ẩm cho ruộng mạ.

- Luôn giữ ẩm cho luống mạ, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn. Nếu nhiệt độ xuống dưới 150C, ban đêm đưa nước vào ruộng ngập 1/3 - 1/2 cây mạ, để giữ ấm chân mạ, ban ngày tháo nước ra.

- Che phủ nilon cho mạ khi nhiệt độ ngoài trời dưới 150C. Cắm ngang luống mạ bằng các thanh tre mềm dài 2,5m, rộng 1,5 - 2cm để tạo vòm, cách 1 - 1,5m cắm 1 thanh tre. Vòm có đỉnh cao khoảng 40 - 50cm so với mặt luống. Sau đó dùng nilon trắng loại khổ rộng 1,8 - 2,4m phủ lên khung, vùi phần mép của nilon vào đất, phải vùi thật kín để tránh gió lùa vào sẽ làm chết mạ. Từ khi gieo đến khi mạ có 1 lá, mạ phải được phủ nilon kín hoàn toàn. Sau đó, tùy theo thời tiết mà che hoặc dỡ nilon cho phù hợp. Khi nhiệt độ trên 180C, ban ngày mở 2 đầu luống để thoát hơi nước cho mạ, ban đêm che kín. Trước khi cấy 4 ngày,

ban ngày cần mở 2 bên mép luống để luyện mạ, nếu trời ấm thì mở toàn bộ luống mạ; ban đêm đậy kín giữ ấm cho mạ.

- Không bón phân đạm, NPK cho mạ, chỉ sử dụng phân chuồng hoai mục để bón lót và tăng cường bón thúc phân kali để tăng khả năng chống rét cho cây mạ. Ngoài ra có thể sử dụng các loại phân bón qua lá, các chế phẩm sinh học phun cho mạ để tăng khả năng chống chịu cho mạ.

Để đảm bảo cho cây mạ sinh trưởng tốt, tuyệt đối không gieo mạ những ngày nhiệt độ dưới 130C. Hạt thóc giống đã nảy mầm cần bảo quản trong phòng kín, tưới

nước ấm, phủ bao tải dứa hoặc bao tải gai để tránh khô mầm trước khi gieo.

Đối với những diện tích mạ đã đủ tiêu chuẩn cấy nhưng do điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại (dưới 130C) thì ngừng cấy, giữ mạ lại chờ khi nào nhiệt độ ấm thì cấy.

2. Đối với lúa mới cấy và gieo thẳng (gieo sạ)

Không để ruộng lúa mới cấy bị hạn. Cần đưa nước vào ruộng duy trì ở mực nước tối thiểu 2 - 3cm liên tục để giữ lúa ấm chân. Đối với diện tích lúa mới gieo sạ không tháo nước vào ruộng, tăng cường bón tro bếp, phân lân. Tuyệt đối không được bón phân đạm, các loại phân bón lá vào những

Bieän phaùp choáng reùt cho caây troàng

Che phủ nilon là biện pháp chống rét hiệu quả

Page 20: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

20 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Phoøng trò beänh lôû moàm long moùng ôû traâu, boø

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là một

bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài gia súc và một số loài thú hoang, có thể lây sang người. Bệnh LMLM ở gia súc gây nhiều thiệt hại kinh tế cho chăn nuôi trâu, bò. Bệnh gây ra bởi 1 trong 7 type virus: Type A, O, C, Asia1, SAT1, SAT2, SAT3, với hơn 60 phân type. ở Việt Nam đã phát hiện bệnh LMLM gây ra bởi 3 type A, O và Asia1. Bệnh LMLM lây lan qua đường tiếp xúc giữa động vật khoẻ với động vật, sản phẩm động vật, thức ăn, nước uống,

không khí, chất thải, dụng cụ, phương tiện vận chuyển, có mang mầm bệnh. Bệnh lây lan từ vùng này sang vùng khác, tỉnh này sang tỉnh khác, nước này sang nước khác theo đường vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ở dạng tươi sống (kể cả thịt ướp đông, da, xương, sừng, móng, sữa, lông...). Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE), đây là bệnh dịch xếp đầu tiên ở bảng A (gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất cho chăn nuôi và hạn chế thương mại đối với động vật, sản phẩm động vật).

1. Triệu chứng:Thời kỳ ủ bệnh LMLM

đối với trâu, bò thường từ 2 - 5 ngày, nhiều nhất là 21 ngày. Khi phát bệnh trâu, bò có những triệu chứng như:

- Sốt cao 41 - 420C trong 2 - 3 ngày, chảy nước mắt, nước mũi; mệt mỏi, lông dựng, da nóng; đứng lên, nằm xuống khó khăn, kém ăn; đối với bò khi bị bệnh thường hay nâng chân lên rồi lại hạ chân xuống nhiều lần.

- Nước rãi trắng như bọt xà phòng, chảy liên tục thành sợi từ miệng trâu, bò xuống đất.

ngày rét đậm rét hại, nhiệt độ dưới 130C.

Khi thời tiết ấm trở lại (nhiệt độ trên 180C) cần tranh thủ bón thúc phân đạm, NPK, bổ sung thêm phân lân đồng thời tiến hành sục bùn để kích thích rễ phát triển. Duy trì mực nước nông để lúa sinh trưởng thuận lợi và đẻ nhánh sớm.

3. Đối với rau màu- Bón phân cân đối và

đầy đủ giúp cây trồng khỏe mạnh. Bón nhiều phân kali, giảm phân đạm trong các đợt rét đậm giúp cây trồng

tăng khả năng chống rét.- Tưới nước đủ ẩm trong

những ngày rét đậm. Những ngày có sương muối giá buốt dùng thùng ô doa hay vòi bơm tưới, phun trên mặt lá làm rụng, tan hạt sương tránh hiện tượng cháy lá khi có ánh nắng.

- Sử dụng màng phủ nông nghiệp cũng có tác dụng chống rét, giữ ấm cho cây trồng rất tốt, ngoài ra còn có các ưu điểm khác như hạn chế cỏ dại, giữ ẩm, tiết kiệm phân bón và nước tưới, hạn chế côn trùng, sâu bệnh

gây hại…- Đối với lạc, đậu tương,

ngô xuân...: Không gieo trồng trong những ngày giá rét kéo dài, nhiệt độ thấp dưới 130C cho dù thời vụ đã đến.

- Khi thời tiết ấm trở lại, cần tập trung chăm sóc (bón phân, tưới nước, xới xáo, phòng trừ sâu bệnh...) để cây trồng nhanh chóng phục hồi sinh trưởng./.

BBT

Page 21: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

21SỐ 1 - 2016

- Niêm mạc mũi, miệng, lợi, trên mặt lưỡi mọc các đám mụn đỏ, sau mọng nước, trắng ra và vỡ loét, để lại các vết sẹo nhiều màu: Đỏ, vàng, xám… làm cho gia súc bị bệnh đau đớn, khó ăn uống.

- Quanh các móng chân gia súc cũng mọc mụn loét giống ở miệng, vỡ loét ra, có thể bị nhiễm trùng và bong móng chân làm cho gia súc đi lại rất khó khăn, có khi chỉ nằm một chỗ.

- Một số trường hợp trâu, bò bệnh có biến chứng viêm ruột, ỉa chảy, phân có máu và chết nhanh.

- Gia súc non có thể có biến chứng viêm cơ tim cũng chết rất nhanh.

- Trâu, bò cái bị bệnh thường có mụn loét ở núm vú, bầu vú giống như ở miệng.

- Trâu, bò cái mang thai khi bị bệnh thường sẩy thai.

- Trâu, bò trưởng thành bị bệnh chết với tỷ lệ 3 - 5%. Bê non bị bệnh chết với tỷ lệ cao hơn.

2. Phòng bệnh:Bệnh LMLM có thể hạn

chế được thiệt hại đáng kể bằng các biện pháp vệ sinh phòng dịch, kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, tiêm phòng vắc-xin.

- Tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách phòng, chống bệnh LMLM.

- Khi chưa có dịch: Tổ

chức tiêm vắc-xin phòng bệnh LMLM cho đàn trâu, bò ở các ổ dịch cũ và vùng có nguy cơ phát dịch. Thực hiện tiêm phòng hai lần trong một năm, lần thứ nhất cách lần thứ hai 6 tháng, lần thứ nhất nên tiêm vào tháng 3 - 4 trong năm, lần thứ hai nên tiêm vào tháng 9 - 10 trong năm với cách sử dụng vắc-xin như sau:

+ Nếu trâu bò có miễn dịch từ mẹ truyền cho thì tiêm mũi đầu vào 3 - 4 tháng tuổi; tiêm nhắc lại lần 1 vào 4 - 6 tuần sau khi tiêm mũi đầu; tiêm nhắc lại lần 2 vào 4 - 6 tháng sau khi tiêm nhắc lại lần 1.

+ Nếu trâu bò không có miễn dịch từ mẹ truyền cho thì tiêm mũi đầu vào 2 - 3 tháng tuổi; tiêm nhắc lại lần 1 vào 4 - 6 tuần sau khi tiêm mũi đầu; tiêm nhắc lại lần 2 vào 4 - 6 tháng sau khi tiêm nhắc lại lần 1.

+ Liều tiêm: 2 ml/trâu, bò. Như vậy, trâu, bò sẽ miễn dịch kéo dài 12 tháng.

- Thực hiện vệ sinh chuồng trại hàng ngày và phun thuốc sát trùng theo định kỳ 2 tuần/lần.

- Nuôi dưỡng chăm sóc tốt đàn trâu, bò để nâng cao sức đề kháng với bệnh, đảm bảo khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng và đủ nguồn nước sạch cho trâu, bò.

- Thực hiện kiểm dịch nghiêm ngặt khi phải xuất, nhập trâu, bò.

- Khi có dịch: Gia súc ốm và chết trong ổ dịch phải tiêu hủy bằng cách đốt hoặc chôn sâu giữa 2 lớp vôi bột theo hướng dẫn của cán bộ thú y, đồng thời kê khai đúng thiệt hại của người chăn nuôi để nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước.

- Thực hiện vệ sinh, tiêu độc triệt để chuồng trại và khu vực có gia súc ốm, chết:

Page 22: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

22 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Moät soá chaêm

Hiện nay cây rau vụ đông ở các tỉnh miền Bắc đang trong giai đoạn sinh

trưởng phát triển mạnh, một số đang cho thu hoạch những lứa đầu. Thời tiết vụ đông năm nay có nhiều biến động bất thường, đặc biệt nhiệt độ và lượng mưa làm ảnh hưởng khó lường đến cây rau vụ đông. Xin giới thiệu khái quát một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây rau vụ đông đến người sản xuất:

Tưới nước bằng hệ thống rãnh1. Tưới nướcĐối với từng loại cây trồng, từng giai

đoạn phát triển khác nhau mà nhu cầu cây trồng cần nhiều hay ít nước. Để cây sinh trưởng phát triển tốt thì độ ẩm đồng ruộng cần đảm bảo 75 - 80%. Bảo đảm chế độ nước tưới phù hợp với từng loại cây trồng cần lưu ý những điểm sau đây:

- Đối với các loại rau ăn lá thì yêu cầu về nước tăng cao ở giai đoạn phát triển thân lá.

- Với cây họ bầu bí, cà chua thì nhu cầu nước của cây tăng dần và cần nhiều nhất ở giai đoạn ra hoa đậu quả.

- Đối với dưa chuột, cần lưu ý trong thời kỳ trổ hoa không để cho cây bị khô hạn hay thiếu nước tưới.

Nên tưới nước vào buổi sáng, khi cây ở giai đoạn cần nhiều nước thì nên tưới 1 lần/ngày. Kiểm tra độ ẩm theo kinh nghiệm bằng cách nắm chặt đất trong tay rồi mở ra thấy đất vẫn còn nguyên hình dạng nhưng không có nước rỉ ra kẽ tay là độ ẩm đảm bảo và không cần tưới, nếu đất tơi ra là thiếu nước

Quét dọn, thu gom rác thải xử lý như đối với gia súc chết; phun thuốc sát trùng mạnh (Lodin 1%, Clorin 3%) 2 - 3 lần/tuần; phun liên tục 3 - 4 tuần.

- Không vận chuyển, giết mổ, phân phối thịt gia súc trong khu vực có dịch theo đúng Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015.

- Tổ chức tiêm vắc-xin bổ sung phòng bệnh LMLM ở xung quanh khu vực có dịch; không tiêm vắc-xin vào thẳng ổ dịch.

- Chuồng trại đã có gia súc chết do dịch phải để trống trong 1 - 2 tháng và nuôi lại trâu, bò khi có lệnh công bố hết dịch.

3. Điều trị:Bệnh LMLM hiện không có thuốc điều

trị đặc hiệu, chủ yếu chữa triệu chứng và phòng nhiễm trùng kế phát.

- Dùng Vimekon 1/200 rửa sạch chỗ loét hàng ngày.

- Kết hợp dùng một trong các loại thuốc sau để trị các triệu chứng viêm loét và phòng các bệnh thứ phát:

+ Vime Blue dùng xịt nơi vết thương bị lở loét giúp mau lành da non.

+ Penicilline 4M: 1lọ dùng cho 500 - 1.000kg thể trọng.

+ Ampi 1g: 1lọ dùng cho 100kg thể trọng.+ Penstrep 1ml/20kg thể trọng.- Súc vật bị bệnh thường mệt nhọc cần

tiêm các loại thuốc trợ sức như: Vimekat, Na-Campho, B.Complex ADE, Vitamin C.

- Người chăn nuôi cũng có thể dùng các dung dịch thuốc sát trùng như: Xanh Methylen 5‰, Lodin 1‰, các dịch lá chát (lá ổi, lá sim) bôi vào các ổ lở loét ở miệng và móng chân. Sau phát bệnh 10 - 15 ngày, trâu, bò có thể khỏi triệu chứng bệnh về lâm sàng nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong trâu, bò từ 2 - 3 năm và tiếp tục thải mầm bệnh ra môi trường làm phát sinh và lây lan dịch bệnh sang đàn gia súc khỏe./.

BBT

Page 23: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

PHỔ BIẾN KIẾN THỨC

23SỐ 1 - 2016

và nếu thấy nước rỉ ra thì độ ẩm dư thừa.

Tưới rãnh (tưới ngấm) được khuyến khích ở tất cả các giai đoạn. Nước được dẫn vào các dõng luống sao cho mức nước dõng bằng 1/3 hoặc 1/2 chiều cao luống tùy từng giai đoạn. Trong giai đoạn giá rét dẫn nước vào ngập 2/3 rãnh cho thấm dần vào mặt luống sau khoảng 6 - 8 giờ rút cạn hết nước trong rãnh. Tránh để dư thừa nước dễ dẫn đến hiện tượng cháy lá, thối bẹ, thối củ với các loại cây như hành, tỏi, kiệu. Trong trường hợp nước không đủ thì có thể dùng gáo tưới cây, cần chú ý tưới vào gốc cây để tránh làm hỏng hoa (cây súp lơ). Tưới bằng nước sạch, không dùng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý để tưới cho rau.

2. Bón phânBón phân tùy theo từng

loại cây:- Đối với cây rau ngắn

ngày như cây rau ăn lá thì bón (tưới) phân nhanh tan (phân đơn) kết hợp với phân trung vi lượng.

- Đối với cây rau dài ngày

thì cần bón lót, sử dụng phân NPK tổng hợp tan chậm kết hợp với tưới phân nhưng tăng cường phân kali và phân lân giúp cây sinh trưởng khỏe.

Bón phân nên chia theo giai đoạn sinh trưởng của cây: Cây con, phát triển thân lá, ra hoa đậu quả. Giai đoạn đầu cần nhiều phân đạm và lân nhưng cũng cần bón phân kali, giai đoạn sau tăng lượng phân kali và giảm phân đạm.

Khuyến khích bón phân áp dụng biện pháp bón vùi vào đất trước và sau trồng không chỉ giảm công chăm sóc, phân bón được giữ trong luống đất, cây rau hấp

bieän phaùp kyõ thuaät soùc caây rau vuï ñoâng

thụ tốt hơn mà còn hạn chế được tỷ lệ rau bị chết do nấm và vi khuẩn xâm nhập gây hại.

Một số cây trồng có mật độ dày không thể bón thúc bằng biện pháp vùi thì việc hòa phân bón với nước thành dung dịch để tưới cho rau là cần thiết. Không được tưới thúc dung dịch phân bón vào gốc cây rau mà nên tưới vào vị trí giữa 2 hàng hoặc giữa 2 cây . Trời khô thì bón thúc với nồng độ phân loãng. Trời râm và mưa thì bón thúc phân với nồng độ đặc hơn./.

BBT

Page 24: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

24 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Moät soá beänh thöôøng gaëp

trong dòp TeátVào dịp Tết, mỗi vùng

miền trên đất nước Việt Nam lại có những món ăn đặc trưng khác nhau. Khi nhắc đến ẩm thực miền Bắc, bên cạnh loại bánh truyền thống là bánh chưng, chúng ta còn phải nhắc đến dưa hành, thịt đông, giò, gà luộc… Tuy nhiên, do thói quen ăn uống, hay chưa làm tốt vệ sinh an toàn thực phẩm rất sẽ dễ xảy ra tình trạng ngộ độc. Nếu không may bị ngộ độc thức ăn, hãy tìm cách nôn hết số thực phẩm đó ra. Phải thường xuyên bổ sung Orezol để bù lại lượng nước đã mất. Nếu thấy tình trạng nặng thì phải đi cấp cứu ngay. Tuyệt đối không được dùng thuốc cầm tiêu chảy. Ngoài ngộ độc thực phẩm, trong dịp Tết, người ta thường gặp một số chứng bệnh sau:

Các bệnh về ganĐiển hình nhất là gan

nhiễm mỡ (do uống nhiều

Page 25: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

25SỐ 1 - 2016

bia rượu, ăn vặt nhiều). Không nên uống hơn 2 cốc rượu nhỏ một ngày. Rượu có thể gây tổn thương gan dù uống ít và nếu dùng chung với thuốc có chứa Acetaminophen (Panadol, Decolgen, Eeral - gan, Alaxan...). Bất cứ người nào uống rượu nhiều, ngay cả uống chỉ vài ngày cũng sẽ dễ phát triển thành gan nhiễm mỡ, tế bào gan sưng lên chứa mỡ và nước. Gan thấm mỡ còn có thể do bệnh tiểu đường, béo phì, do dùng thuốc, suy dinh dưỡng nặng. Gan nhiễm mỡ do rượu có thể hồi phục được sau khi ngừng uống rượu.

Viêm gan do rượu ở những người uống rượu thường xuyên, viêm và hoại tử tế bào gan kéo dài 1 - 2 tuần. Thường biểu hiện các triệu chứng như chán ăn, nôn, đau bụng, sốt, vàng da, thỉnh thoảng có rối loạn tâm thần. Bệnh thường diễn biến nặng sau thời gian uống rượu nhiều. Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán mức độ tổn thương gan. Chẩn đoán chính xác nhất là sinh thiết gan. Viêm gan do rượu có thể gây tử vong, đặc biệt nếu có tổn thương gan trước đó. Vì vậy, phải sớm nhận biết và điều trị viêm gan do rượu để ngăn ngừa hậu quả nguy hiểm.

Xơ gan do rượu: Phụ nữ chịu tổn thương gan do rượu nhiều hơn nam vì rượu hòa tan trong mỡ mà lượng

mỡ ở cơ thể nữ thường nhiều hơn nam. Viêm gan do rượu nhiều năm sẽ dẫn đến xơ gan. Nếu viêm gan do rượu được phát hiện và điều trị sớm, có thể ngăn ngừa được xơ gan.

Ngộ độc thức ănNguyên nhân có thể là

dùng thức ăn kém vệ sinh hoặc ôi thiu, nhưng cũng có thể do không quen thức ăn hoặc ăn cùng lúc những món kỵ nhau. Biểu hiện thường là nôn ói và đi tiêu chảy. Tùy theo tác nhân gây ngộ độc mà triệu chứng nôn ói nổi bật hơn hay tiêu chảy nhiều hơn.

Nếu đúng là do ngộ độc thức ăn thì hãy tìm cách nôn ra hết số thực phẩm đó vì cơ thể đã không muốn chấp nhận nó. Cần bổ sung Orezol để bù lại lượng nước và muối đã mất. Tuyệt đối không được dùng thuốc cầm tiêu chảy trừ khi đi quá nhiều lần và kéo dài, vì cơ thể cần thải ra các chất độc đã xâm nhập.

Bệnh táo bónBên cạnh tiêu chảy do

ngộ độc còn có bệnh táo bón. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn ít chất xơ và thiếu vận động. Ngoài ra, việc lạm dụng cà phê và các loại nước giải khát có chứa Caffein càng làm cho cơ thể mất nước nhiều hơn. Trong những ngày Tết, nhằm tránh bị táo bón, bạn nên:

- Ăn đủ chất xơ: ≥ 300g rau/ngày (có nhiều trong rau

quả, trái cây, các loại đậu, bột ngũ cốc còn nguyên vỏ cám).

- Uống nhiều nước, từ 6 - 8 cốc nước mỗi ngày (tương đương từ 1,5 - 3 lít). Nên uống nước vào buổi sáng sớm, trước khi ăn, sẽ kích thích nhu động ruột khiến việc đi tiêu dễ dàng hơn. Các loại nước trái cây, nước rau luộc cũng là nguồn cung cấp nước rất tốt cho cơ thể.

Cảm lạnh và bệnh đường hô hấp

Viêm họng, cúm, viêm phế quản, viêm xoang, cảm lạnh là những căn bệnh thường gặp trong mùa đông xuân. Do tiết trời ẩm và không khí lạnh, dễ có các triệu chứng sốt, đau nhức mình mẩy. Khi cảm lạnh kéo dài quá một tuần thì có khả năng bạn đã bị cúm, hoặc cảm lạnh ở giai đoạn nặng sẽ dẫn đến viêm phổi, phế quản, viêm xoang...

Cách phòng bệnh tốt nhất là mặc ấm khi trời lạnh, không dùng chung khăn mặt và bàn chải đánh răng với người khác, che miệng khi ho và hắt hơi. Nếu bị cảm lạnh, nên dùng nước đường nóng có vài lát gừng nướng chín, đồng thời bổ sung vitamin C và ăn cháo gà nóng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể./.

ĐT (t/h)

Page 26: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

ĐẤT VÀ NGƯỜI BẮC GIANG

26 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

Phong tục đón tết độc đáo của người Sán Dìu

ở Bắc Giang

Công Doanh

Đối với mỗi người dân đất Việt, Tết cổ

truyền dân tộc bao giờ cũng thiêng liêng nhất. Ở Bắc Giang, có khá nhiều phong tục đón Tết độc đáo, giàu bản sắc dân tộc. Một trong số đó phải kể đến phong tục đón Tết của đồng bào dân tộc Sán Dìu, huyện Lục Ngạn.

Theo phong tục, những ngày giáp Tết, phần lớn mọi

nhà tự chưng cất rượu để uống và mời khách trong những ngày xuân. Men rượu được làm từ các loại thảo dược bổ dưỡng như vạt hương, tai chó, cây trăm rễ... Quá trình nấu rượu cũng hết sức cầu kỳ, công phu như gạo nấu phải ngon, đun đều lửa. Rượu men lá có hương vị thơm nồng, dễ uống, say êm.

Trước tết từ 1 - 2 ngày,

các gia đình tổ chức gói bánh chưng. Cùng với nguyên liệu như gạo, đỗ xanh, thịt lợn có sẵn của nhà, bà con còn dùng lá ỏng, một loại cây thuốc quý trồng trên rừng để bọc bên trong chiếc bánh, bên ngoài là lá rong. Ưu điểm của loại lá ỏng là khi bóc bánh rất chóc, không bị dính. Bánh chưng được gói hình thon dài. Khi luộc chín bánh dẻo, mịn, có

Bà con dân tộc Sán Dìu xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn gói bánh chưng chuẩn bị Tết Nguyên đán

Page 27: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

ĐẤT VÀ NGƯỜI BẮC GIANG

27SỐ 1 - 2016

vị thơm bùi. Người Sán Dìu rất chú

trọng trang trí nhà cửa, gần Tết nhà nào cũng chuẩn bị giấy đỏ để trang trí quanh nhà. Mỗi mảnh giấy dài khoảng 15cm, rộng 6cm và được dán lên các vị trí như bàn thờ tổ tiên, trước cửa ra vào, ngoài cổng, chuồng trâu, lợn... cây cối hoặc các vật dụng lao động sản xuất như cuốc, xẻng, lưỡi cày... Theo đồng bào dân tộc Sán Dìu, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, tốt đẹp.

Ngày 30 Tết, các gia đình đều thịt lợn làm giò, chả, nem cùng nhiều thực phẩm mang đậm nét đặc trưng ngày Tết. Trên bàn thờ tổ tiên, ngoài bánh chưng, thịt lợn, thịt gà, rượu trắng, bánh kẹo, hoa quả và đồ vàng mã, không thể thiếu 2 cây hoa cải vàng. Đây là biểu tượng

của một năm mùa màng bội thu, thắng lợi; mọi người mạnh khỏe, đoàn kết. Dịp Tết, các gia đình hay mời thầy cúng đến làm lễ tại nhà. Trên bàn thờ, đều dán bùa trấn trạch để trừ ma, quỷ. Sáng mồng một Tết, người Sán Dìu không ăn mặn mà ăn chay. Đây là một tập quán khá đặc biệt. Đồ chay là cháo chè. Cháo chè được nấu từ gạo nếp cùng đỗ xanh và đường. Trên mâm cúng bao giờ cũng có 5 bát cháo. Trong lễ cúng chay, thày cúng, hoặc chủ nhà gõ chùng chọe thanh la và thổi tù và, chiêu quân âm binh về ăn Tết, phù hộ, độ trì cho gia chủ. Sau khi tục cúng chay hoàn tất, mọi người trong gia đình quây quần, cùng nhau thưởng thức đồ chay do chính tay mình làm. Hương vị thơm mát, ngọt

nhẹ của món cháo chè trong ngày mồng một Tết khiến ai ăn một lần sẽ nhớ mãi.

Trong phong tục đón Tết của người Sán Dìu ở Lục Ngạn, có một điều rất thú vị, độc đáo đó là tục gánh nước vào sáng mồng một Tết. Sáng sớm, con cháu của gia đình ra sông, suối mang theo thùng nước cùng khoanh bánh chưng, giấy bạc, thắp hương xin phép các vị thần mua nước về nhà. Nếu gánh nước đó nặng, năm đó gia đình sẽ làm ăn phát tài, thóc lúa đầy bồ, chăn nuôi thuận lợi. Nước còn được đun sôi để pha trà, hay nấu cháo chè.

Trong 3 ngày Tết, ngày mồng hai được coi là ngày Tết chính. Vào ngày này, các thành viên trong gia đình đều tụ họp đông đủ. Gia đình nào có con gái lấy chồng ở

Giấy đỏ được dán lên các vị trí quan trọng trong nhà của đồng bào Sán Dìu trong những ngày Tết

Page 28: Thö chuùc möøng naêm môùi - thongtinkhcn.com.vnthongtinkhcn.com.vn/upload/iblock/842/chuyen san so 1-2016.pdf · đệm lót sinh học là 36.500 đồng/m2 đối với chăn

ĐẤT VÀ NGƯỜI BẮC GIANG

28 CHUYÊN SAN NÔNG THÔN - MIỀN NÚI

xa thì vào ngày mồng hai vẫn lặn lội về nhà để chúc Tết, mừng lì xì cho ông, bà, bố, mẹ. Từng gia đình, dòng họ làm cỗ mời anh em, họ hàng, người thân. Quanh mâm cơm ngày Tết, mọi người cùng nhau hỏi thăm, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, chăn nuôi và chúc nhau những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.

Ngày mồng một và mồng hai, người Sán Dìu kiêng quét nhà. Tất cả rác nếu có sẽ được thu gom lại một góc trong nhà. Việc quét nhà được làm vào sáng mồng ba Tết. Rác được hót vào một chiếc rá rách, trong đó có một mẩu bánh chưng và 3 nén hương, sau đó được đưa ra đổ ở gốc cây, bờ bụi

nào đó ở ngoài cổng. Tục lệ này nhằm để đuổi ma đói ra khỏi nhà.

Một nét đẹp văn hóa đặc sắc của người Sán Dìu trong những ngày Tết là việc tổ chức hát Sọong cô. Theo tiếng Sán Dìu, “Sọong” nghĩa là hát, còn “cô” nghĩa là ca. Ở từng thôn, bản, từng tốp thanh niên, trung niên thậm chí cả người cao tuổi, mỗi tốp gồm khoảng 4 - 8 người, bên nam, bên nữ tập trung hát ở nhà văn hóa hoặc sân đình, chùa, thậm chí trong khu vườn rộng, hoặc bên bờ suối. Đặc biệt, những gia đình nào được khách đến chơi và ca hát tại nhà thì đó là một niềm vinh hạnh. Chính vì lẽ đó, gia chủ rất phấn khởi, đón tiếp khách

nồng hậu, chu đáo. Lời ca và giai điệu của Sọong cô mềm dẻo, đầy sức lan tỏa, diễn đạt tâm tư tình cảm của người hát, làm mê say lòng người. Nội dung của những bài hát Sọong cô trong những ngày xuân là những lời chúc sức khỏe, cầu mong mùa màng bội thu, súc vật không bị dịch bệnh, nhà nhà no đủ.

Trong những ngày xuân, đồng bào dân tộc Sán Dìu thường tổ chức nhiều trò chơi dân gian và hoạt động thể thao như tát cầu mây, đánh xèng, đánh đáo. Đây là những trò chơi phổ biến trong những ngày Tết, lễ hội và được lưu truyền từ đời này, qua đời khác./.

Vui cườiBí quyết trị bệnh ho

hiệu quảÔng chủ cửa hàng thuốc đi vào cửa hàng thì thấy một người đàn ông đứng ép sát vào góc tường.Ngạc nhiên, ông ta hỏi nhân viên bán hàng:- Này, vị khách hàng đó bị gì thế cậu?Nhân viên bán hàng nhún vai nói:- À, sáng nay lúc mới mở cửa anh ta đến mua thuốc ho, nhưng do nhà thuốc đã hết thuốc ho nên tôi bán tạm cho anh ấy thuốc nhuận tràng.Ông chủ trợn mắt:- Cậu điên rồi à? Sao lại có thể bán thuốc nhuận tràng cho một người bị ho chứ?Nhân viên thản nhiên chỉ người đàn ông:- Giờ ông nhìn xem ông ta có dám ho nữa đâu!

Lan Quyên (st)