thứ ngày tháng năm · web view(tiết 1) i/ mục tiêu: - Đọc rành mạch, trôi chảy...

48
Ôn tập và kiểm tra HKI (Tiết 1) I/ Mục tiêu: - Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng / phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI. - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập độc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều. * Với HS khá, giỏi: đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng / phút). II/ Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và HTL trong 17 tuần học. - Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như BT2 và bút dạ. III/ Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học. 2. Kiểm tra tập đọc: - Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc. - Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về n/d bài đọc. - Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi. - Cho điểm trực tiếp từng HS. 3. Lập bảng tổng kết: - Y/c HS nêu các bài tập đọc là truyện kể trong 2 chủ điểm Có chí thì nên Tiếng sáo diều. - Lắng nghe. - Lần lượt từng HS gắp thăm bài Cứ 1HS kiểm tra xong, 1HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc. - Đọc và trả lời câu hỏi. - Theo dõi và nhận xét. - 1HS đọc thành tiếng. + Ông trạng thả diều/ Vua tàu thuỷ “Bạch Thái Bưởi”/ Vẽ trứng/ Người tìm đường lên các vì sao/ Văn hay chữ tốt/ Chú Đất Nung/ Trong quán ăn “Ba cá bống”/ Rất nhiều mặt trăng. - 4HS đọc thầm lại các GV: Trần Thị Thùy Phương

Upload: others

Post on 16-Feb-2021

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Thứ ngày tháng năm

Ôn tập và kiểm tra HKI

(Tiết 1)

I/ Mục tiêu:

- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng / phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập độc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

* Với HS khá, giỏi: đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng / phút).

II/ Đồ dùng dạy học:

- Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc và HTL trong 17 tuần học.

- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như BT2 và bút dạ.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học.

2. Kiểm tra tập đọc:

- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.

- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về n/d bài đọc.

- Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc và trả lời câu hỏi.

- Cho điểm trực tiếp từng HS.

3. Lập bảng tổng kết:

- Y/c HS nêu các bài tập đọc là truyện kể trong 2 chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

- Y/c HS tự làm bài trong nhóm. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.

- Y/c nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, đọc phiếu các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Nhận xét, KL lời giải đúng.

Tên bài

Tác giả

Nội dung chính

Nhân vật

Ông Trạng thả diều

Trinh Đường

Nguyễn Hiền nhà nghèo mà hiếu học.

Nguyễn Hiền

“Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi

Từ điển nhân vật lịch Việt Nam

Bạch Thái Bưởi từ tay trắng, nhờ có chí đã làm nên việc lớn.

Bạch Thái Bưởi

Vẽ trứng

Xuân Yến

Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiến trì khổ luyện đã trở thành danh hoạ vĩ đại.

Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi

Người tìm đường lên các vì sao

Lê Quang Long

Phạm Ngọc Toàn

Xi-ôn-cốp-xki kiến trì theo đuổi ước mơ, đã tìm được đường lên các vì sao.

Xi-ôn-cốp-xki

Văn hay chữ tốt

Truyện đọ 1

Cao Bá Quát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt.

Cao Bá Quát

Chú Đất Nung

Nguyễn Kiên

Chú bé Đất dám nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ, hữu ích. Còn hai người bột yếu ớt gặp nước suýt bị tan ra.

Chú Đất Nung

Trong quán ăn “Ba cá bống”

A-lếch-xây Tôn-xtôi

Bu-ra-ti-nô thông minh, mưu trí đã moi được bí mật về chiếc chìa khoá vàng từ hai kẻ độc ác.

Bu-ra-ti-nô

Rất nhiều mặt trăng

Phơ-bơ

Trẻ em nhìn thế giới, giải thích về thế giới rất khác người lớn.

Công chúa nhỏ

4. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn những HS chưa có điểm kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt y/c về nhà tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị bài cho tiết sau.

- Lắng nghe.

- Lần lượt từng HS gắp thăm bài Cứ 1HS kiểm tra xong, 1HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc.

- Đọc và trả lời câu hỏi.

- Theo dõi và nhận xét.

- 1HS đọc thành tiếng.

+ Ông trạng thả diều/ Vua tàu thuỷ “Bạch Thái Bưởi”/ Vẽ trứng/ Người tìm đường lên các vì sao/ Văn hay chữ tốt/ Chú Đất Nung/ Trong quán ăn “Ba cá bống”/ Rất nhiều mặt trăng.

- 4HS đọc thầm lại các truyện kể, trao đổi và làm bài.

- Cử đại diện dán phiếu, đọc phiếu. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Ôn tập và kiểm tra HKI

(Tiết 2)

I/ Mục tiêu:

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.

- Biết đặt câu có ý nhận xét về nhân vật trong bài tập đọc đã học; bước đầu biết dùng thành ngữ, tục ngữ đã học phù hợp với tình huống cho trước.

II/ Đồ dùng dạy học:

· Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL.

· Một số tờ phiếu khổ to viết nội dung BT3.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.

2. Kiểm tra đọc:

- Tiến hành tương tự như ở tiết 1.

3. Ôn luyện về kĩ năng đặt câu:

- Gọi HS đọc y/c và mẫu.

- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ diễn đạt cho từng HS.

- Nhận xét, khen ngợi những HS đặt câu đúng hay.

VD:

a/ Nguyễn Hiền rất có chí.

b/ Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi trở thành danh hoạ nổi tiếng thế giới nhờ tài năng và khổ công rèn luyện.

c/ Xi-ôn-cốp-xki là người tài giỏi, kiên trì hiếm có.

d/ Cao Bá Quát rất kì công luyện viết chữ.

e/ Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh tài ba, chí lớn.

4. Ôn cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ:

- Gọi HS đọc y/c BT3.

- Y/c HS trao đổi thảo luận cặp đôi và viết các thành ngữ, tục ngữ vào vở.

- Gọi HS trình bày và nhận xét.

KL:

a) Có chí thì nên/ Có công mài sắt, có ngày nên kim/ Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.

b) Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo/ Lửa thử vàng, gian nan thử sức/ Thất bại là mẹ thành công/ Thua keo này, bày keo khác.

c) Ai ơi đã quyết thì hành

Đã đan thì lận tròn vành mới thôi!

Hãy lo bền chí câu cua

Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!

5. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS ghi nhớ các thành ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc thành tiếng.

- Tiếp nối nhau đọc câu văn đã đặt.

- 1HS đọc thành tiếng.

- 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và viết các thành ngữ, tục ngữ.

- Trình bày và nhận xét.

Ôn tập và kiểm tra HKI

(Tiết 3)

I/ Mục tiêu:

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.

- Nắm được các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện; bước đầu viết được mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn kể chuyện ông Nguyễn Hiền.

II/ Đồ dùng dạy học:

· Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1).

· Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài (trực tiếp và gián tiếp – SGK) 2 cách kết bài (mở rộng và không mở rộng – SGK).

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.

2. Kiểm tra đọc:

- Tiến hành tương tự như tiết 1.

3. Ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện:

- Gọi HS đọc y/c.

- Y/c HS đọc truyện Ông Trạng thả diều.

- Gọi 2HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ trên bảng phụ.

- Y/c HS làm việc cá nhân.

- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm HS viết tốt.

VD (mẫu):

MB gián tiếp: Nước ta có rất nhiều thần đồng bộc lộ tài năng khi còn nhỏ. Nguyễn Hiền là một trong những người như vậy. Tuy nhà nghèo, phải bỏ học nhưng nhờ có ý chí vươn lên, tự học nên Nguyễn Hiền đã đỗ Trạng nguyên năm 13 tuổi. Câu chuyện như sau:

KB mở rộng: Câu chuyện về vị Trạng nguyên trẻ nhất nước nam ta làm em thêm thấm thía hơn lời khuyên của người xưa: Có chí thì nên.

3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà viết lại BT2 và chuẩn bị bài sau.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc.

- 1HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bạn đọc.

- 2HS nối tiếp nhau đọc.

- HS viết phần mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho câu chuyện về ông Nguyễn Hiền.

- 3 đến 5HS trình bày.

Ôn tập và kiểm tra HKI

(Tiết 4)

I/ Mục tiêu:

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1.

- Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ khoảng 80 chữ / 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài thơ 4 chữ (Đôi que đan).

* Với HS khá, giỏi: viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả (tốc độ viết trên 80 chữ / 15 phút); hiểu nội dung bài.

II/ Đồ dùng dạy học:

· Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Giới thiệu bài: Nêu nục tiêu tiết học.

2. Kiểm tra đọc:

- Tiến hành tương tự như tiết 1.

3. Nghe viết chính tả:

a) Tìm hiểu nội dung bài thơ

- Y/c HS đọc bài thơ.

(?): Từ đôi que đan và bàn tay của chị em những gì hiện ra?

(?): Theo em, hai chị em trong bài là người ntn?

b) Hướng dẫn viết từ khó

- Y/c HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.

c) Nghe - viết chính tả

- GV đọc để HS viết.

d) Soát lỗi - chấm bài

- Đọc lại để HS soát lỗi.

- Thu vở của một số HS để chấm.

- Nhận xét chung.

4. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét bài viết của HS.

- Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ Đôi que đan.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc thành tiếng.

+ Mũ len, khăn, áo của bà, của bé, của mẹ cha.

+ Hai chị em là những người rất chăm chỉ, yêu thương những người thân trong gia đình.

- HS luyện viết các từ: mũ, chăm chỉ, giản dị, đỡ ngượng, que tre, ngọc ngà …

- Viết chính tả.

- Soát lỗi.

- 2HS ngồi cùng bàn kiểm tra chéo nhau.

Ôn tập và kiểm tra HKI

(Tiết 5)

I/ Mục tiêu:

- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở Tiết 1.

- Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn; biết đặt câu hỏi xác định cho bộ phận đã học: Làm gì?, Thế nào?, Ai?.

II/ Đồ dùng dạy học:

· Phiếu tên từng bài tập đọc, HTL trong 9 tuần cuối.

· Một số tờ phiếu khổ to kẻ 2 bảng để HS làm BT2.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.

2. Kiểm tra đọc:

- Tiến hành tương tự như tiết 1.

3. Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ và đặt câu hỏi cho mỗi bộ phận in đậm:

- Gọi HS đọc y/c.

- Y/c HS tự làm bài.

- Gọi HS chữa bài, nhận xét.

KL:

DT: Buổi, chiều, xe, thị trấn, nắng, phó, huyện, em bé, Hmông, mắt, một mí, em bé, Tu Dí, Phù Lá, cổ, móng, hổ, quần áo, sân.

ĐT: dừng lại, đeo, chơi đùa.

TT: vàng hoe, sặc sỡ.

- Y/c HS đặt câu hỏi cho mỗi bộ phận in đậm.

- Gọi HS nhận xét, chữa câu cho bạn.

KL:

Buổi chiều, xe làm gì?

Nắng phố huyện như thế nào?

Ai đang chơi đùa trước sân?

4. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc.

- 3HS làm trên bảng lớp, cả lớp viết cách dòng để gạch chân dưới DT, ĐT, TT.

- Nhận xét.

- 3HS lên bảng đặt câu hỏi. Cả lớp làm vào bài vào vở.

- Nhận xét.

Ôn tập và kiểm tra HKI

(Tiết 6)

I/ Mục tiêu:

- Mức độ yêu cầu về đọc như ở tiết 1.

- Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đồ dùng học tập đã quan sát; viết được đoạn mở bài theo kiểu gián tiếp, kết bài theo kiểu mở rộng.

II/ Đồ dùng dạy học:

· Phiếu viết tên từng bài TĐ và HTL.

· Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ khi viết bài văn miêu tả đồ vật (SGK/ 145).

· Một số tờ giấy khổ to để HS lập dàn ý chop BT 2a.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết học.

2. Kiểm tra đọc:

- Tiến hành tương tự như tiết 1.

3. Ôn luyện về văn miêu tả:

- Gọi HS đọc y/c.

- Y/c HS đọc phần ghi nhớ trên bảng phụ.

- Y/c HS tự làm bài. GV nhắc HS:

+ Đây là bài văn miêu tả đồ vật.

+ Hãy quan sát thật kĩ chiếc bút, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với bút của bạn khác.

+ Không nên tả quá chi tiết, rườm rà.

- Gọi HS trình bày. GV ghi nhanh ý chính lên dàn ý lên bảng.

a) Mở bài: Giới thiệu cây bút.

b) Thân bài: * Tả bao quát bên ngoài:

+ Hình dáng thon, mảnh, chất liệu gỗ, rất thơm.

+ Nắp bút cũng bằng gỗ, đậy rất kín.

+ Hoa văn trang trí là hình những chiếc lá tre.

+ Cái cài bằng thép trắng.

* Tả bên trong:

+ Ngòi bút rất thanh, sáng loáng.

+ Nét bút thanh, đậm…

c) Kết bài: Tình cảm của mình với chiếc bút.

- Gọi HS đọc phần mở bài và kết bài.

- GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.

4. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài văn tả cây bút.

- Lắng nghe.

- 1HS đọc.

- 1HS đọc.

- Tự lập dàn ý, viết mở bài, kết bài.

- 3 đến 5HS trình bày.

- 3 - 5HS đọc bài làm của mình.

Toán: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9

(Tiết 86)

I/ Mục tiêu:

- Biết dấu hiệu chia hết cho 9.

- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.

- Bài 1; Bài 2

II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Y/c 2HS lên bảng làm các bài tập của tiết 85.

- Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.

2.2 H/d HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 9:

a) Cho HS tự tìm các số chia hết cho 9 và không chia hết cho 9

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Tự tìm vài số chia hết cho 9 và vài số không chia hết cho 9.

b) Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9

- Y/c HS viết các số chia hết cho 9 vào cột bên trái tương ứng. Viết số không chia hết cho 9 vào cột bên phải.

- Y/c HS khác nhận xét.

- Y/c HS đọc và tìm ra điểm giống nhau của các số đã chia hết cho 9.

- Y/c HS tính tổng các chữ số của từng số chia hết cho 9.

(?): Có nhận xét gì về tổng các chữ số của các số chia hết cho 9?

KL: Các số chia hết cho 9 thì có tổng các chữ số cũng chia hết cho 9.

- Y/c HS phát biểu dấu hiệu chia hết cho 9.

- Y/c HS tính tổng các chữ số của các số không chia hết cho 9.

(?): Tổng các chữ số của các số này có chia hết cho 9 không?

(?): Muốn kiểm tra một số có chia hết cho 9 không ta làm thế nào?

- GV viết dấu hiệu chia hết cho 9 lên bảng. Y/c HS nhắc lại ghi nhớ.

KL: Muốn biết một số chia hết cho 2, cho 5 ta căn cứ vào chữ số tận cùng bên phải. Muốn biết một số chia hết cho 9 hay không ta căn cứ vào tổng các chữ số của số đó.

2.3 Luyện tập:

Bài 1:

- Y/c HS tự làm bài sau đó nêu cách làm trước lớp.

(?): Nêu các số chia hết cho 9 và giải thích vì sao các số đó chia hết cho 9.

- Nhận xét.

Bài 2: Tiến hành tương tự như bài 1.

Bài 3:

- Y/c HS đọc đề bài.

(?): Các số cần viết cần phải thoả mãn các điều kiện nào?

- Cho HS thi tiếp sức: Trong thời gian 2 phút đội nào viết được nhiều số đúng thì đội đó sẽ giành chiến thắng.

- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

Bài 4:

- Y/c HS đọc đề bài.

- H/d cho HS làm một số đầu.

VD: Để 31( chia hết cho 9 thì 3 + 1 + ( phải chia hết cho 9. Ta có 3 + 1 = 4 nên số phải điền vào ô trống phải là 5.

- Y/c HS thảo luận nhóm đôi các câu còn lại.

- Gọi các nhóm trình bày.

- Nhận xét.

3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài Dấu hiệu chia hết cho 3.

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS tìm:

18 : 9; 27 : 9; 135 : 9 …

- Một số HS lên bảng viết kết quả.

- Nhận xét.

- HS tìm và phát biểu ý kiến.

- HS tính vào vở nháp.

- HS phát biểu ý kiến.

- Lắng nghe.

- HS phát biểu ý kiến.

- HS làm vào vở nháp.

+ Không chia hết cho 9.

+ Ta tính tổng các chữ số của nó, nếu tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9, nếu tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9.

- HS nhắc lại.

- Lắng nghe.

- HS làm bài vào VBT.

- Nêu và giải thích.

- 1HS đọc.

+ Là số có ba chữ số và chia hết cho 9.

- HS tham gia thi tiép sức.

- 1HS đọc y/c.

- HS thảo luận nhóm 2.

- Các nhóm trình bày.

Toán: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3

(Tiết 87)

I/ Mục tiêu:

- Biết dấu hiệu chia hết cho 3.

- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.

- Bài 1; Bài 2

II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Y/c 2HS lên bảng làm các BT tiết 86.

- Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.

2.2 H/d HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 3:

a) Cho HS tự tìm các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Tự tìm vài số chia hết cho 3 và vài số không chia hết cho 3.

b) Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 3

- GV y/c HS đọc các số chia hết cho 3 và tìm đặc điểm chung của chúng.

- Y/c HS tính tổng các chữ số của các số chia hết cho 3.

(?): Tìm mối quan hệ giữa tổng các chữ số của các số này với 3?

- Mời HS phát biểu dấu hiệu chia hết cho 3 thành lời.

- Y/c HS tính tổng các chữ số không chia hết cho 3 và cho biết những tổng này có chia hết cho 3 không?

(?): Để kiểm tra một số có chia hết cho 3 hay không ta làm thế nào?

KL: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.

2.3 Luyện tập:

Bài 1:

- Y/c HS tự làm bài và sau đó nêu kết quả.

(?): Nêu các số chia hết cho 3 và giải thích vì sao các số đó chia hết cho 3?

- Nhận xét.

Bài 2: Tiến hành tương tự BT1.

Bài 3:

- Y/c HS đọc đề bài.

(?): Các số phải viết cần thoả mãn các điều kiện nào của bài?

- Tổ chức cho HS thi tiếp sức: Trong thời gian 2 phút, đội nào viết được nhiều số đúng thì đội đó sẽ chiến thắng.

- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

Bài 4:

- Y/c HS đọc đề bài.

- H/d HS làm một số đầu:

VD: Để số 56( chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 5 thì tổng các chữ số 5 + 6 + ( phải chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9. Vậy phải điền vào ( số 4 hoặc số 1.

- Y/c HS thảo luận nhóm 2 các câu còn lại.

- Gọi các nhóm trình bày.

- Nhận xét.

3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài Luyện tập.

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS tìm:

15 : 3; 20 : 3; …

- HS phát biểu ý kiến trước lớp.

- HS tính vào vở nháp.

+ Tổng các chữ số này chia hết cho 3.

- HS phát biểu.

- HS tính và rút ra nhận xét.

+ Ta chỉ việc tính tổng các chữ số của nó. Nếu tổng các chữ số của nó chia hết cho 3 thì chia hết cho 3, nếu tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì số đó không chia hết cho 3.

- Lắng nghe và nhắc lại.

- HS làm bài vào VBT.

- Nêu kết quả và giải thích.

- 1HS đọc.

+ Là số có ba chữ số và chia hết cho 3.

- HS tham gia thi tiếp sức.

- 1HS đọc.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm 2.

- Các nhóm trình bày.

Toán: LUYỆN TẬP

(Tiết 88)

I/ Mục tiêu:

- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9, dấu hiệu chia hết cho 3, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 3 trong một số tình huống đơn giản.

- Bài 1; Bài 2; Bài 3

II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Y/c 2HS lên bảng làm các BT tiết 87.

- Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.

2.2 Luyện tập:

Bài 1:

- Y/c HS tự làm bài vào vở. GV quan sát, giúp đỡ những HS yếu.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 2:

- Gọi 1HS đọc đề bài.

- Y/c HS thảo luận nhóm 2.

- Gọi các nhóm trình bày.

- Nhận xét.

Bài 3:

- GV đọc từng câu, HS giơ thẻ Đ-S.

(Y/c HS giải thích vì sao em lại chọn Đ (S)?)

Đáp án: Đ / S / S / Đ.

Bài 4:

- Y/c HS đọc đề bài phần a.

(?): Số cần viết phải thoả mãn các điều kiện nào của bài?

(?): Để số đó chia hết cho 9 thì em chọn những chữ số nào trong các chữ số 0; 6; 1; 2 để viết số đó. Vì sao?

- Y/c HS làm bài vào VBT.

- Nhận xét, chữa bài.

- Tiến hành tương tự đối với câu b.

3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài Luyện tập chung.

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 3HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.

- Chữa bài (nếu sai).

- 1HS đọc.

- HS thảo luận nhóm 2.

- Các nhóm trình bày.

- Chữa bài (nếu sai).

- HS giơ thẻ.

- 1HS đọc.

+ Sử dụng các chữ số 0; 6; 1; 2 để viết ba số: Là số có ba chữ số khác nhau và chia hết cho 9.

+ Chọn các số 6; 1; 2 vì 6 + 2 + 1 = 9; 9 chia hết cho 9.

- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm toán chạy.

- Chữa bài (nếu sai).

Toán: LUYỆN TẬP CHUNG(Tiết 89)

I/ Mục tiêu:

- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số tình huống đơn giản.

- Bài 1; Bài 2; Bài 3

II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2HS lên bảng làm các bài tập của tiết 88.

- Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài.

2.2 Luyện tập:

Bài 1:

- Y/c HS làm bài.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 2:

- Gọi HS đọc đề.

- Y/c HS thảo luận nhóm 4 để làm bài. Ba nhóm làm bài nhanh nhất đính bài trên bảng lớp.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 3:

- Gọi HS đọc đề bài.

- Y/c HS thảo luận nhóm 2.

- Gọi một số nhóm trình bày. Y/c HS giải thích cách tìm số của mình.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 4:

(?): Bài tập y/c chúng ta làm gì?

- Gọi 4HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 5:

- Y/c HS đọc bài toán.

- GV h/d HS làm:

+ Gọi số cần tìm là x.

+ Số HS đó xếp thành 3 hàng hoặc 5 hàng thì không thừa, không thiếu ( x phải chia hết cho 3 và 5.

+ 20 < x < 35.

- Nhận xét.

3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học, dặn HS ôn tập kĩ để thi cuối kì đạt điểm tốt.

- 2HS lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- 4HS lên bảng làm bài (mỗi HS làm một câu), cả lớp làm bài vào vở.

- Chữa bài (nếu sai).

- 1HS đọc bài.

- HS thảo luận nhóm 4.

- Chữa bài (nếu sai).

- 1HS đọc.

- HS thảo luận nhóm 2.

- Một số nhóm trình bày.

- Chữa bài (nếu sai).

+ Tính giá trị của từng biểu thức sau đó xem xét kết quả là số chia hết cho những số nào trong các số 2 và 5.

- 4HS lên bảng làm bài (mỗi HS làm 1 câu), cả lớp làm bài vào vở.

- Chữa bài (nếu sai).

- 1HS đọc.

- HS chỉ cần phân tích và nêu được kết quả đúng, không y/c phải viết bài giải cụ thể.

Đạo đức : THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ I

(Tiết 18)

I/ Mục tiêu:

- Biết quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, làm giúp ông bà, cha mẹ những việc phù hợp, chăm lo cho ông bà vui vẻ, khoẻ mạnh, vâng lời ông bà, cha mẹ học tập tốt. Phê phán những hành động không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

- Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo. Có ý thức vâng lời, giúp đỡ thầy cô giáo những việc phù hợp. Không đồng tình với những biểu hiện không biết ơn thầy cô giáo.

- Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khẳnng của mình.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết sẵn tình huống.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- GV gọi HS trả lời các câu hỏi sau:

1) Những biểu hiện yêu lao động là gì? Em đã làm những việc gì để giúp đỡ bố mẹ.

2) Sáng nay, cả lớp đi lao động trồng cây xung quanh trường. Hồng đến rủ Nhàn cùng đi. Vì ngại trời mưa, Nhàn nhờ Hồng xin phép hộ với lí do ốm. Việc làm của Nhàn là đúng hay sai?

3) Hãy đọc lại phân ghi nhớ của bài.

- Nhận xét việc học bài ở nhà của HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.

2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Bày tỏ ý kiến

- Y/c HS thảo luận nhóm 4, bày tỏ ý kiến về các tình huống sau:

+ Mẹ Sinh bị mệt, bố đi làm mãi chưa về, chẳng có ai đưa Sinh đến nhà bạn dự sinh nhật. Sinh buồn bực bỏ ra ngoài chơi.

+ Gặp hai thầy giáo, Nam chỉ chào thầy giáo của mình.

+ Giúp đỡ con cô giáo học bài.

+ Chiều nay, Lương đang nhổ cỏ ngoài vườn với bố thì Toàn sang rủ đi đá bóng. Mặc dù rất thích đi nhưng Lương vẫn từ chối và tiếp tục giúp bố.

+ Để được cô giáo khen tinh thần lao động, Nam cố sức bê thật nhiều bàn ghế nặng và tranh làm hết các công việc của các bạn.

- Gọi các nhóm trình bày.

- Nhận xét và kết luận.

HĐ2: Xử lí tình huống

- Y/c HS thảo luận nhóm 6, tìm cách xử lí các tình huống của nhóm mình và sau đó cả nhóm sắm vai để xử lí tình huống đó.

TH1: Tùng đang chơi ngoài sân, ông Tùng nhờ bạn: Tùng ơi, lấy hộ ông cái khăn.

TH2: Cô giáo lớp em đang giảng bài thì bị mệt không thể tiếp tục. Em sẽ làm gì?

TH3: Em và một nhóm bạn trên đường đi học về thì gặp con cô giáo đang đi học về một mình. Nam liền nói: “A, nó là con cô giáo Lan đấy. Hôm qua cô ấy mắng oan tớ. Hôm nay tớ phải trêu con bé này cho bõ tức.” Trước tình huóng đó, em sẽ xử lí thế nào?

TH4: Vì sợ cô giáo mắmg, các bạn chê cười, Vui không dám xin phép nghỉ để về quê thăm ông bà ốm trong ngày lễ tết trồng cây ở trường. Nêu em là bạn của Vui, em sẽ khuyên bạn thế nào?

- Y/c các nhóm trình bày.

- Nhận xét, tuyên dương những nhóm xử lí tình huống tốt, đóng vai tự nhiên.

HĐ3: Trò chơi “Nghề nghiệp tương lai”

- Y/c HS tự nghĩ về một công việc hoặc một nghề mà em yêu thích.

- Sau đó, GV cho HS trình bày những vấn đề sau:

+ Đó là công việc hay nghề nghiệp gì?

+ Lý do em yêu thích công việc hay nghề nghiệp đó.

+ Để thực hiện ước mơ của mình, ngay từ bây giờ em phải làm gì?

- Gọi HS trình bày. GV khuyến khích những HS khác hỏi thêm những câu hỏi khác.

- Nhận xét, tuyên dương tất cả những HS trình bày.

3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài mới.

- HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe và nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS thảo luận nhóm 4.

- Đại diện nhóm nêu ý kiến của nhóm về tình huống đó.

- Hoạt động nhóm 6.

- Các nhóm trình bày.

- Nhận xét.

- Suy nghĩ cá nhân.

- Một số HS trình bày.

Khoa học: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ CHÁY

(Tiết 35)

I/ Mục tiêu:

- Làm thí nghiệm chứng tỏ:

+ Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự cháy được lâu hơn.

+ Muốn sự cháy diễn ra liên tục thì không khí phải được lưu thông.

- Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy: thổi bếp lửa cho lửa cháy to hơn, dập tắt lửa khi có hoả hoạn,…

* PCTNTT (bỏng): Tất cả các nguồn nhiệt phát ra đều có nguy cơ gây cháy bỏng (nến, bếp lửa…). Vì vậy khi tiếp xúc với các nguồn nhiệt nên cẩn thận.

* Giáo dục KNS: Hình thành cho HS các kĩ năng:

+ Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.

+ Kĩ năng phân tích, phán đoán, so sánh, đối chiếu.

+ Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.

II/ Đồ dùng dạy học:

· Hình trang 70, 71 SGK.

· Chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm theo nhóm:

+ Hai lọ thuỷ tinh (1 lọ to, 1 lọ nhỏ), 2 cây nên bằng nhau.

+ Một lọ thuỷ tinh không có đáy (hoặc ống thuỷ tinh), nến, đế kê (như hình vẽ).

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Bài mới:

1.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.

1.2 Các hoạt động:

HĐ1: Vai trò của ô-xi đối với sự cháy

- Y/c các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị đồ dùng để làm thí nghiệm.

- Y/c HS đọc mục thực hành trang 70 SGK.

- Y/c các nhóm làm thí nghiệm như chỉ dẫn trong SGK và quan sát sự cháy của các ngọn nến.

- Y/c các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.

- GV giúp HS rút ra kết luận và giảng về vai trò của khí ni-tơ: Trong không khí có chứa khí ô-xi và khí ni-tơ. Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi và sự cháy diễn ra lâu hơn. Ô-xi rất cần để duy trì sự cháy. Trong không khí còn chứa khí ni-tơ. Ni-tơ không duy trì sự cháy nhưng nó giúp cho sự cháy trong không khí xảy ra không quá nhanh và quá mạnh.

HĐ2: Tìm hiểu cách duy trì sự cháy

và ứng dụng trong cuộc sống

- Y/c các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị đồ dùng của các tổ viên.

- Y/c HS đọc mục thực hành, thí nghiệm trang 70, 71 SGK.

- Y/c các nhóm làm thí nghiệm như mục 1 trang 70 SGK và nhân xét kết quả.

- Y/c HS tiếp tục làm thí nghiệm như mục 2 trang 71 SGK và thảo luận trong nhóm, giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thuỷ tinh không có đáy được kê lên đế không kín.

- Y/c các nhóm lên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.

KL: Để duy trì sự cháy cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần cần phải được lưu thôngthì sự cháy mới diễn ra liên tục.

(?): Bạn nhỏ trong hình số 5 đang làm gì?

(?): Bạn nhỏ làm như vậy để làm gì?

(?): Trong lớp mình, bạn nào còn có kinh nghiệm làm cho ngọn lửa trong bếp củi, bếp than không bị tắt?

(?): Khi muốn dập tắt ngọn lửa ở bếp than hay bếp củi thì làm thế nào?

- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.

( PCTNTT (bỏng): Tất cả các nguồn nhiệt phát ra đều có nguy cơ gây cháy bỏng (nến, bếp lửa…). Vì vậy khi tiếp xúc với các nguồn nhiệt nên cẩn thận.

2. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về học thuộc mục Bạn cần biết.

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài Không khí cần cho sự sống.

- Lắng nghe.

- Các nhóm trưởng báo cáo.

- 1HS đọc.

- Hoạt động nhóm 6.

- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.

- Lắng nghe và rút ra kết luận.

- Các nhóm trưởng báo cáo.

- 1HS đọc.

- Hoạt động nhóm 6.

- Các nhóm tiếp tục làm thí nghiệm.

- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.

- Lắng nghe.

+ Bạn nhỏ đang dùng ống nứa thổi không khí vào trong bếp củi.

+ Để không khí trong bếp được cung cấp liên tục, để bếp không bị tắt khi khí ô-xi bị mất đi.

+ Cời rỗng tro bếp ra để không khí được lưu thông.

+ Xách bếp than ra đầu hướng gió để thổi không khí vào trong bếp.

+ Dùng tro bếp phủ kín lên bếp củi.

+ Đối với bếp than thì ta có thể đậy kín nắp lò và cửa lò lại.

- 2HS đọc.

Khoa học: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG

(Tiết 36)

I/ Mục tiêu:

- Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí thì mới sống được.

* Liên hệ GDMT: GD HS ý thức bảo vệ không khí bằng các việc làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần giữ cho bầu không khí trong lành.

II/ Đồ dùng dạy học:

· Hình trang 72, 73 SGK.

· Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi.

· Hình ảnh hoặc vật dụng cụ thật để bơm không khí vào bể cá.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Y/c 3HS lên bảng tả lời các câu hỏi sau:

1/ Khí ô-xi có vai trò ntn đối với sự cháy?

2/ Khí ni-tơ có vai trò gì đối với sự cháy?

3/ Tại sao muốn sự cháy tiếp diễn cần phải liên tục cung cấp không khí?

- Nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của bài học.

2.2 Các hoạt động:

HĐ1: Vai trò của không khí đối với con người

- Y/c cả lớp: Để tay trước mũi, thở ra và hít vào, em có nhận xét gì?

GV: Khi thở ra, hít vào phổi của chúng ta sẽ làm nhiệm vụ lọc không khí để lấy khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc.

- Y/c HS nín thở, mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở.

- Y/c HS dựa vào tranh, ảnh, dụng cụ để nêu lên vai trò của không khí đối với đời sống con người.

HĐ2: Tìm hiểu vai trò của không khí

đối với thực vật và động vật

- Y/c HS quan sát hình 3, 4 và trả lời các câu hỏi trang 72 SGK:

(?): Tại sao sâu bọ và cây trong bình bị chết?

- H/d HS cách làm thí nghiệm:

+ Về vai trò của không khí đối với động vật.

+ Về vai trò của không khí đối với thực vật.

KL: Không khí rất cần cho hoạt động sống của các sinh vật. Sinh vật phải có không khí để thở thì mới sống được. Trong không khí có chứa khí ô-xi. Đây là thành phần quan trọng nhất đối với hoạt động hô hấp của con người, động vật, thực vật.

HĐ3: Tìm hiểu một số trường hợp

phải dùng bình ô-xi

- Y/c HS quan sát hình 5, 6 trang 73 SGK.

(?): Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu dưới nước ?

(?): Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hoà tan?

- Gọi vài HS trình bày kết quả quan sát hình 5, 6 trang 73 SGK

- Y/c HS thảo luận trả lời câu hỏi:

(?): Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người động vật thực vật?

(?): Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở?

(?): Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô-xi?

KL: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô-xi để thở.

( GDMT: Thông qua việc nêu lên vai trò to lớn của không khí đối với cuộc sống của động vật, thực vật, GV liên hệ gd cho HS ý thức bảo vệ không khí bằng các việc làm phù hợp để góp phần giữ cho bầu không khí trong lành.

- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết.

3. Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về học thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị bài sau.

- 3HS lên bảng trả lời, cả lớp lắng nghe để nhận xét.

- Lắng nghe.

+ Em thấy có luồng không khí ấm chạm vào tay khi thở ra và luồng không khí mát tràn vào lỗ mũi.

- HS mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở.

- HS dựa vào tranh ảnh nêu lên vai trò của không khí đối với đời sống con người.

- HS quan sát và trả lời.

+ Vì không đủ không khí để thở.

- HS lắng nghe GV h/d và làm theo.

- HS quan sát hình.

+ Bình ô-xi.

+ Máy bơm không khí vào nước.

- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.

+ Không có không khí con người, động vật, thực vật sẽ chết. Con người không thể nhịn thở quá 3 – 4 phút.

+ Ô-xi.

+ Người ta phải thở bằng bình ô-xi khi làm việc lâu dưới nước, thợ làm việc trong các hầm, lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu…

- Lắng nghe.

- 2HS đọc.

Toán(TC52): LUYỆN TẬP CHUNG

I/ Mục tiêu:

· Củng cố 4 phép tính.

· Dạng toán tổng - hiệu.

· Chu vi và diện tích, số đo diện tích.

II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

* HĐ1: Luyện tập

Bài 1: Đặt tính rồi tính.

a. 804 x 25 8432 x 504

b. 1436 : 12 5376 : 51

Bài 2: Tìm số đúng cho mỗi trường hợp:

Cho các số: 54000 ; 504 ; 60000 ; 600 ; 6534 ; 325 ; 3250

- Mỗi em chọn 1 số gắn đúng vào vị trí a ; b ; c ; d.

a) 5m² 4dm² = ……dm²

b) 65dm² 34cm² = ……cm²

c) 65m² = ……cm²

d) 3dm² 25cm² = ……cm²

- Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.

Bài 3: Hai lớp 4/1 và 4/2 tham gia phong trào áo lụa tặng bà được 160000 đồng. Lớp 4/1 ủng hộ nhiều hơn lớp 4/2 là 8000 đồng. Hỏi mỗi lớp tham gia bao nhiêu tiền ?

- Y/c HS đọc đề bài và phân tích đề.

(?): Bài toán này thuộc dạng toán gì?

- Gọi HS lên bảng giải.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 4:

- Cho HS phát biểu quy tắc tính chu vi, diện tích HV, HCN.

- Y/c HS hãy cho ví dụ ứng dụng vào quy tắc và công thức.

* HĐ2: Củng cố - dặn dò

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc HS về nhà ôn lại bài kĩ để thi cuối kì I tốt.

- HS làm bảng con.

- Chia lớp thành 2 đội chơi tiếp sức.

504

6534

60000

425

- HS theo dõi và nhận xét.

- HS đọc đề bài và phân tích đề theo h/d của GV.

+ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm toán chạy.

- HS nêu quy tắc.

VD: a = 20 cm; b = 28 cm

Diện tích HCN là: 20 x 28 = 560 (cm2)

Luyện từ và câu (TC53): ÔN TẬP

I/ Mục tiêu:

· Nhằm giúp HS ôn luyện lại kiến thức đã học để chuẩn bị cho thi cuối học kì I.

II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

* HĐ1: Luyện tập

Bài 1: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn sau:

Trăng đêm nay sáng quá! Trăng mai còn sáng hơn. Anh mừng cho các em vui Tết Trung thu độc lập đầu tiên và anh mong ước ngày mai đây, những Tết Trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em.

- Y/c 3HS lên bảng làm bài: HS1 tìm các DT; HS2 tìm các ĐT; HS3 tìm các TT.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 2: Nối từng câu hỏi ở cột A với mục đích sử dụng ở cột B.

A B

- Tổ chức cho HS tham gia thi tiếp sức.

- Nhận xét, chữa bài và tuyên dương đội thắng cuộc.

Bài 3: Đặt câu với mỗi tính từ sau: cao vút, xanh thẳm, xinh xắn.

- Y/c HS đặt câu.

- Gọi một số HS đọc câu của mình.

- Nhận xét và chữa lỗi cho HS.

Bài 4: Viết đoạn văn ngắn về một trò chơi học tập hoặc trò chơi giải trí lành mạnh mà các em yêu thích.

- Y/c 2HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào vở.

- Nhận xét, chữa lỗi bài trên bảng.

- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.

- Nhận xét, chữa lỗi dùng từ, cách diễn đạt cho HS.

* HĐ2: Củng cố - dặn dò

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ôn bài thật kĩ để thi cuối kì I đạt được điểm cao.

- 3HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vở.

- Chữa bài.

- HS tham gia thi tiếp sức.

- 3HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.

- Một số HS đọc bài của mình.

- 2HS viết trên bảng lớp,cả lớp viết vào vở.

- Một số HS đọc.

Tập làm văn(TC54): ÔN TẬP

I/ Mục tiêu:

- Giúp HS ôn tập dạng văn miêu tả đồ vật và viết thành bài văn hoàn chỉnh.

II/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

* HĐ1: Luyện tập

Đề bài: Tả đồ chơi mà em thích.

- H/d HS lập dàn ý để tả một đồ chơi.

VD: Tả gấu bông

* MB: Trong những đồ chơi mà em có, em thích nhất gấu bông.

* TB:

- Đấy là chú gấu bông dạng ngồi, làm bằng loại len pha bông nên mềm và mịn.

- Gấu bông có màu cam. Đầu, chân, tay màu nâu xám.

- Cái đầu tròn, hai tai vểnh, mắt đen,tròn như hai hạt nhãn, miệng nhu lên và cái mũi đen.

- Thân mình và tay chân mập ú.

- Trên cố được thắt một chiếc nơ màu đỏ tươi.

- Mỗi buổi chiều khi đi học về, em đem gáu bông ra chơi cùng các bạn.

- Khi ngủ, em thường ôm gấu để ngủ.

* KB: Em sẽ giữ gìn gấu bông thật cẩn thận.

( HS có tự chọn cho mình một đồ chơi khác)

- GV cho HS viết thành bài, khuyến khích HS nên viết MB gián tiếp và KB mở rộng để bài văn hay hơn. Quan sát và giúp đỡ những HS yếu.

- Gọi một số HS đọc bài làm của mình.

- Nhận xét và chữa lỗi dùng từ, cách diễn đạt của HS.

* HĐ2: Củng cố - dặn dò

- Nhận xét tiết học.

- Y/c những HS nào chưa viết xong, về nhà tiếp tục hoàn thành bài.

- Dặn HS về nhà ôn lại các đề bài văn trong đề cương để thi tốt.

- HS lắng nghe GV h/d. Tự lập cho mình một dàn ý.

- HS viết bài văn.

- Một số HS đọc bài làm của mình.

- Chữa bài.

Thứ tư ngày 22 tháng 12 năm 2010.

KÕ HO¹CH BµI D¹Y

( ( ( ( (

Tiết: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

Chủ điểm: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

I. Mục tiêu:

- Giúp HS nắm được tiểu sử Liên đội, tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.

- Giáo dục HS luôn biết ơn những người đã hi sinh thân mình vì Tổ Quốc.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh về Lê Lai (nếu có).

III. Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Khởi động:

- Cho HS hát bài “Đội ca”.

2. Các hoạt động:

HĐ1: Tìm hiểu tiểu sử Liên đội

- GV giới thiệu đôi nét về Lê Lai.

Lê Lai là người làng Dựng Tú, huyện Lương Giang, nay là xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa. Cha là Lê Kiều nối đời làm phu đạo, sinh được 2 người con, con trưởng là Lê Lạng, con thứ hai là Lê Lai. Mùa đông năm 1416, vua Lý Thái Tổ cùng 18 vị tướng thân cận của nhà vua liên danh hội thề nguyện sống chết có nhau tại Lũng Nhai. Ông là một trong số 18 người đó.

Năm 1418, vua Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, tướng ít quân thiếu bị tướng nhà Minh vây đánh ở Mường Một. Vua phải rút về Chí Linh. Trước tình hình đó, Lê Lai tự nguyện giả làm vua và dẫn theo hai con voi cùng năm trăm quân kéo thắng khiêu chiến. Bọn giặc mắc mưu tưởng Lê Lai là Lê Lợi. Chúng huy động toàn bộ lực lượng đánh quyết liệt. Cuối cùng, Lê Lai bị bắt và chúng đem ông ra xử một cách dã man. Ngày đó là ngày 21 tháng 4 năm 1419.

Tương truyền có câu: Hai mốt Lê Lai, hai hai Lê Lợi để ghi nhớ công ơn của ông.

- Sau đó, GV đặt một số câu hỏi:

+ Lê Lai quê ở đâu?

+ Vì sao Lê Lai lại giả làm Lê Lợi?

+ Để ghi nhớ công ơn của ông, nhân dân đã làm gì?

+ Là một HS dưới mái trường được mang tên vị anh hùng Lê Lai, em cảm thấy thế nào?

+ Em cần phải làm gì để xứng đáng là một HS của trường Tiểu học Lê Lai?

- GV nhận xét và tuyên dương HS.

KL: Trường chúng ta rất vinh dự được mang tên của vị anh hùng Lê Lợi. Các em phải có ý thức bảo vệ trường, lớp sạch đẹp và ra sức học tập để mai này góp phần xây dựng đất nước.

HĐ2: Tìm hiểu về tổ chức

Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

- GV giới thiệu đôi nét về Đội TNTPHCM:

Đội TNTP Hồ Chí Minh được Bác Hồ và Đảng thành lập vào ngày 15 – 5 – 1941 tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Khi mới thành lập Đội mang tên Đội nhi đồng cứu quốc. Nay đổi tên Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Khi mới thành lập chỉ có 5 đội viên là Nông Văn Dền mang bí danh Kim Đồng, Nông Văn Thàn, Lý Văn Tịnh, Lý Thị Nỳ và Lý Thị Sậu. Kim Đồng được bầu làm đội trưởng.

Từ khi thành lập đến nay, Đội đã có nhiều cống hiến to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ TQ. Đã có nhiều tấm gương đội viên đã anh dũng hi sinh trong sự nghiệp bảo vệ đất nước như: Nguyễn Bá Ngọc, Kim Đồng, Lê Văn Tám…

Khi đất nước hoàn toàn độc lập, thiếu nhi cả nước hào hứng trong các phong trào học tập và rèn luyện để sau này xây dựng đất nước bằng các phong trào như: “Nói lời hay, làm việc tốt, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ”, “Em yêu khoa học”, “Đôi bạn cùng tiến”….Với các phong trào này đã giúp cho tổ chức Đội ngày càng lớn mạnh.

- GV nêu câu hỏi:

+ Tổ chức Đội được thành lập vào thời gian nào? Ở đâu? Do ai làm đội trưởng?

+ Hãy kể tên một số tấm gương đội viên đã hi sinh để bảo vệ đất nước.

(GD HS phải biết ơn những đội viên đã hi sinh vì Tổ Quốc.

+ Em hãy đọc lại lời hứa của người đội viên.

+ Bản thân em đã tham gia những phong trào nào của Đội TNTP do trường/ lớp tổ chức.

- Nhận xét và tuyên dương HS.

KL: Là một người đội viên tốt thì các em phải tham gia đầy đủ các h/đ do Đội tổ chức.

3. Củng cô - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS luôn ghi nhớ công ơn của những người đã hi sinh thân mình vì ngiã lớn, vì TQ.

- HS hát.

- HS lắng nghe.

+ Thanh Hoá.

+ Để nhử giặc, cứu được Lê Lợi.

+ Đặt tên đường, tên trường….

- HS phát biểu.

- Lắng nghe.

+ 15/5/1941, tại Cao Bằng do Kim Đồng làm đội trưởng.

+ Nông Văn Dền, Nguyễn Bá Ngọc, Lê Văn Tám…

- HS phát biểu.

SINH HOẠT LỚP

(Tuần 18)

I/ Mục tiêu:

- Đánh giá các hoạt động đã thực hiện trong tuần 18. Triển khai các hoạt động trong tuần 19.

- Tổ chức cho HS tham gia trò chơi Rung chuông vàng.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung câu hỏi.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

* HĐ1: Ổn định tổ chức:

- Lớp phó văn thể mĩ cho lớp hát 1 bài.

* HĐ2: Nhận xét công tác tuần 18:

- Y/c cán sự lớp nhận xét các hoạt động của tuần 18.

- Cho HS nêu ý kiến cá nhân.

- GV nhận xét chung tình hình của lớp trong tuần 18:

* Ưu điểm:

+ Học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

+ Thực hiện thi cử nghiêm túc.

+ Xếp hàng tập thể dục có tiến bộ.

* Tồn tại:

+ Một số HS làm bài chưa tốt.

+ Vệ sinh lớp học còn bẩn.

* HĐ3: Triển khai công tác tuần 19:

+ Học bài, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.

+ Tác phong đội viên phải nghiêm túc.

+ Y/c HS xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn.

+ Giữ vở sạch, đẹp.

+ Tiếp tục trang trí lớp học xanh - sạch - đẹp.

+ Tiếp tục đọc và làm theo báo Đội.

* HĐ4: Trò chơi “Rung chuông vàng”

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Rung chuông vàng.

- GV lần lượt đọc các câu hỏi, HS sẽ chọn đáp án đúng. Nếu trả lời sai, HS phải dừng cuộc chơi.HS nào trả lời đúng tất cả các câu hỏi (hoặc trả lời đúng nhiều câu nhất) sẽ giành được chiến thắng.

* Nội dung một số câu hỏi:

1/ Thành Cổ Loa có hình dạng như thế nào?

a/ hình thang

b/ hình nón, như cái loa

c/ hình trôn ốc

d/ hình tam giác

2/ Năm 40, Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ở nơi nào?

a/ Mê Linh

b/ Hát Môn

c/ Chu Diên

d/ Bắc Ninh

3/ Thường các biển báo coi chừng nguy hiểm có hình gì?

a/ hình chữ nhật

b/ hình vuông

c/ hình tròn

d/ hình tam giác

4/ Một nhóm bạn ghi ngày sinh nhật cho nhau. Ngày nào sau đây là ngày sai?

a/ 29 tháng 2

b/ 31 tháng 5

c/ 31 tháng 4

d/ 30 tháng 5

5/ Trần Cảnh lên ngôi vua mở đầu nhà Trần năm bao nhiêu tuổi?

a/ 8 tuổi

b/ 18 tuổi

c/ 28 tuổi

d/ 38 tuổi

- Nhận xét, tuyên dương HS.

* HĐ5: Nhận xét tiết học.

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc HS thực hiện tốt các công việc của tuần 19.

- Cả lớp hát một bài.

- Các tổ trưởng lần lượt nhận xét, xếp loại.

- Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động của lớp (nề nếp, trang phục, vệ sinh lớp, học tập kỉ luật).

- HS nêu ý kiến.

- HS lắng nghe.

- Lắng nghe GV giới thiệu cách chơi, sau đó tham gia trò chơi.

Toán(TC54): LUYỆN TẬP CHUNG

I. Mục tiêu:

- Giúp HS củng cố lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3 và 9.

II. Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

* HĐ 1: Luyện tập

Bài 1: Trong các số sau: 3742; 2340; 4968; 93324; 4036; 3615.

a/ Số nào chia hết cho 2?

b/ Số nào vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5?

c/ Số nào vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 3?

d/ Số nào vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 9?

- Gọi một số nhóm trình bày.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 2: Điền chữ số thích hợp vào ô trống:

a/ 15

chia hết cho 3 và 5.

b/ 26

chia hết cho 2 và 3.

c/ 4

7 chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9.

- Nhận xét, y/c HS nêu cách làm của mình.

Bài 3: Tính giá trị biểu thức và xem giá trị đó chia hết cho những số nào trong các số 2, 3, 5 và 9.

a/ 1457 + 695 – 125

b/ 450 – 150 : 2

c/ 6778 – 1256 x 2

d/ 72 + 46 x 2

- Y/c 2HS lên bảng làm bài, cả lớp làm toán chạy.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 4: Tìm số

42

ab

, biết rằng số

42

ab

chia hết cho 2, 5 và 9.

(?): Số

42

ab

chia hết cho 2 và 5 vậy b phải bằng mấy?

(?): Số

420

a

chia hết cho 9. Vậy số đó phải thỏa mãn điều kiện nào?

- Y/c 1HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vở.

* HĐ2: Củng cố - dặn dò

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà luyện tập thêm các bài tập có dạng tư tượng.

- HS làm bài nhóm 4. Nhóm làm bài nhanh nhất đính bài lên bảng lớp. Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.

- HS làm bài miệng.

- 2HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở (tổ 1& 2: câu a, b; tổ 3 & 4: câu c, d).

+ Bằng 0.

+ Tổng các chữ số phải chia hết cho 9.

- 1HS lên bảng trình bày, cả lớp làm bài vào vở.

Kĩ thuật: CẮT, KHÂU, THÊU CÁC SẢN PHẨM TỰ CHỌN (T4)

(Tiết 18)

I/ Mục tiêu:

- Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.

* Không bắt buộc HS nam thêu.

* Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS.

* PTTNTT: Dặn HS cẩn thận khi sử dụng kéo, kim khâu.

II/ Đồ dùng dạy học:

+ Tranh quy trình của các bài trong chương.

+ Mẫu khâu thêu đã học.

III/ Các hoạt động dạy - học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 3HS lên bảng trả lời các câu sau:

+ HS1: Em hãy nêu cách khâu thường.

+ HS2: Em hãy nêu cách khâu đột thưa.

+ HS3: Em hãy nêu cách thêu móc xích.

- Nhận xét việc học bài ở nhà của HS.

2.Bài mới:

2.1 Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu của tiết dạy.

2.2 Các hoạt động:

H/d HS sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm

- GV cho HS quan sát một số sản phẩm mẫu, y/c HS nêu được các mũi khâu được sử dụng để tạo nên sản phẩm.

- Y/c HS đem đầy đủ các dụng cụ của mình đã chuẩn bị.

- Y/c HS dùng bút chì vẽ trước lên vải những hình mà em thích.

- Y/c HS vận dụng các cách khâu đã học để khâu sản phẩm. GV đi quan sát và giúp đỡ các em gặp khó khăn, nhắc nhở HS cẩn thận khi sử dụng kim khâu.

3. Củng cố - dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để tiết sau thực hành cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.

- 3HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi để nhận xét.

- Lắng nghe.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- HS đem dụng cụ ra.

- HS vẽ lên vải.

- HS khâu.

Toán (T90)

Kiểm tra định kì (Cuối học kì I)

Lịch sử ( T18)

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (CUỐI HỌC KÌ I)

Địa lý ( T35)

KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (CUỐI HỌC KÌ I)

Toán (TC53) ÔN TẬP

I/ Mục tiêu:

· Củng cố 4 phép tính

· Dạng tổng hiệu

· Dấu hiệu chia hết cho 2 v à 5

II/ Các hoạt động dạy-học:

Hoạt động GV

Hoạt động HS

HĐ1: Ôn kiến thức

- Hướng dẫn hs ôn lại kiến thức dấu hiệu chia hết cho 2 và 5

- Cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

- Ôn đơn vị đo diện tích

HĐ2. Hướng dẫn HS ôn tập

Bài 1: Đặt tính rồi tính

145 x 25 5280 x 504

2436 : 12 5376 : 51

Bài 2: Cho ba chữ số: 4,2,0. Hãy viết các số có ba chữ số đã cho mà số đó vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5

- Gọi hs nêu cách làm

- Gọi 1 hs lên bàng làm, dưới lớp làm vào bảng con

- GV chữa bài

Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm

a) 4m² 9dm² = ……dm²

b) 12dm² 67cm² = ……cm²

c) 79m² = ……cm²

d) 7dm² 11cm² = ……cm²

- Gọi hs nhắc lại cách đổi đơn vị đo diện tích đã học

- Cho hs làm vào vở, gọi hs lần lượt lên bảng làm bài

- GV kết luận

Bài 4: Giải toán

Tuổi cha và mẹ cách đây 5 năm là 72 tuổi. Ba hơn mẹ 6 tuổi. Hỏi mỗi tuổi của mỗi người hiện nay?

- Gọi hs xác định dạng toán

- Yêu cầu hs nêu cách làm

- Gọi 1 hs lên làm bài. Lớp làm vào vở

- Gv cùng hs sửa bài

- Nhận xét

3. Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học, nhắc hs ôn tập thi CKI

- HS làm vở

- 4 em lên bảng làm

- Nhận xét sửa bài 4 em

- HS tự làm bài vào vở

- HS tự làm bảng con

- 1 HS lên bảng làm

- Hs sửa bài

- HS lần lượt lên bảng làm bai

- Các em làm vào vở

- Nhận xét sửa bài

- Dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

- 1hs lên bảng làm bài

- Các em làm vào vở

- Nhận xét sửa bài

Tiếng Việt (TC52) ÔN TẬP

I. Mục tiêu:

- Củng cố và luyện tìm các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn .

- Xác định chủ ngữ , vị ngữ trong các câu kể Ai làm gì?.

- Kĩ năng : Tìm đúng chính xác , nhanh , trình bày sạch sẽ.

II. Hoạt động dạy và học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Giới thiệu: Nêu mục tiêu

2. Hướng dẫn ôn luyện thông qua các dạng bài tập sau:

Bài 1: Tìm các câu kể Ai làm gì?trong đoạn văn sau:

Quanh ta,mọi vật, mọi người đều làm việc

Cái đồng hồ tích tắc,tích tắc báo phút, báo giờ

Con gà trống gáy vang ò... ó..o... báo cho mọi người biết trời sắp sang, mau mau thức dậy.

Con tu hú kêu tub hú, tu hú.Thế là sắp đến mùa vải chín.

Chim bắt sâu, bảo vệ mùa màng

Bài 2: Xác định bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong các câu kể đã tìm trên.

- GV nhận xét, kết luận

Bài 3: Em viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu kể về cảnh sinh hoạt của gia đình em sau bữa cơm chiều. Trong đó có sử dụng kiểu câu Ai làm gì?

- Gv thu một số vở chấm

- GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ cho HS

3.Củng cố, dặn dò:

-Nhận xét tiết học

- Câu kể Ai làm gì:

+Quanh ta... đều làm việc

+Cái đồng hồ....báo giờ

+Con gà trống....thức dậy

+Con tu hú ... tu hú.

+Chim bắt sâu....mùa màng

- HS làm bài vào vở

- HS nhận xét

- HS viết bài vào vở

- Hs trình bày đoạn văn:

a. Để phủ định

b. Để khen

c. Để khẳng định

d. Để thay cho lời chào.

e. Để yêu cầu, đề nghị.

1. Có gì quý hơn hạt gạo?

2. Thế mà được coi là giỏi à?

3. Sao cháu bà ngoan thế?

4. Anh vặn giúp cái đài nhỏ hơn … được không?

5. Bác đi làm về đấy ạ?

GV: Trần Thị Thùy Phương

_1234622314.unknown
_1234622372.unknown
_1234622398.unknown
_1234622509.unknown
_1234622391.unknown
_1234622318.unknown
_1234622310.unknown