thái bình ph n u tr thành v nh phúc khai thác ti m n ng, t nh ......m t s d án quy mô l n...

20
11/10/2020 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 PHÁT HÀNH CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN TRÊN TOÀN QUỐC - ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 0983.309.320 - GIÁ: 6.800Đ http://baophapluat.vn SỐ 285 (7.998) Trang: 4+5+6+7+8 HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG N gày 14/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025 chính thức được khai mạc trọng thể tại Nhà văn hoá Lao động tỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX; quyết định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong 5 năm, 10 năm tới và tầm nhìn đến năm 2045. Thái Bình phấn đấu trở thành tỉnh phát triển trong khu vực Đồng bằng sông Hồng Vĩnh Phúc khai thác tiềm năng, lợi thế xây dựng tỉnh phát triển toàn diện, bền vững V ới quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo sâu sát, toàn diện của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tinh thần đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng bộ và sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, nhiệm kỳ qua, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI trong điều kiện phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. (trang 2) (trang 3)

Upload: others

Post on 17-Feb-2021

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

  • 11/10/2020XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985

    PHÁT HÀNH CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN TRÊN TOÀN QUỐC - ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 0983.309.320 - GIÁ: 6.800Đ

    http://baophapluat.vn

    SỐ 285(7.998)

    Trang: 4+5+6+7+8

    HƯỚNG TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG

    Ngày 14/10, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX, nhiệm kỳ2020-2025 chính thức được khai mạc trọng thể tại Nhà văn hoá Lao độngtỉnh. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiệnNghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XIX; quyết địnhmục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong 5 năm, 10 năm tới và tầm nhìn đếnnăm 2045.

    Thái Bình phấn đấu trở thành tỉnh phát triển trong khu vực

    Đồng bằng sông Hồng

    Vĩnh Phúc khai thác tiềm năng, lợi thế xây dựng tỉnh phát triển

    toàn diện, bền vữngVới quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo sâu sát, toàn diện của Ban Chấphành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tinh thần đổi mới, sáng tạo,đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng bộ và sự đồng thuận của các tầnglớp nhân dân, nhiệm kỳ qua, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện thắng lợiNghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI trong điều kiện phải đối mặtvới không ít khó khăn, thách thức.(trang 2) (trang 3)

  • 2 http://baophapluat.vnSố 285 (7.998) Chủ nhật 11/10/2020

    Thực hiện phương châm:“Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương– Sáng tạo – Phát triển”, Đại hộiđại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bìnhlần thứ XX xác định chủ đề là:“Xây dựng Đảng bộ và hệ thốngchính trị trong sạch, vững mạnh;phát huy dân chủ và sức mạnhkhối đại đoàn kết toàn dân; đẩymạnh đổi mới sáng tạo, huy độngvà sử dụng hiệu quả mọi nguồnlực, phấn đấu xây dựngThái Bìnhtrở thành tỉnh phát triển trong khuvực đồng bằng sông Hồng”.

    Dấu ấn một nhiệm kỳ…Về Thái Bình hôm nay, nhiều

    người sẽ không khỏi ngỡ ngàngtrước sự đổi thay, phát triển nhanhchóng của vùng đất vốn trước giờđược biết đến là địa phương thuầnnông, không có nhiều điều kiện tựnhiên ưu đãi.

    Trong 5 năm vừa qua, nhữngkhó khăn, hạn chế chung của nềnkinh tế cùng với những thiệt hạido dịch bệnh, thiên tai gây ra đãảnh hưởng lớn đến phát triển kinhtế - xã hội và đời sống nhân dântrong tỉnh. Trong bối cảnh đó,Đảng bộ, chính quyền, cộng đồngdoanh nghiệp và nhân dân TháiBình đã nỗ lực phấn đấu vượt quakhó khăn, thách thức, đạt được

    nhiều thành tựu quan trọng vàtương đối toàn diện.

    Công tác xây dựng Đảng vàhệ thống chính trị được đặc biệtquan tâm, tạo nhiều chuyển biếntích cực, góp phần củng cố niềmtin của nhân dân đối với sự lãnhđạo của Đảng, Nhà nước và chỉđạo, điều hành của cấp uỷ, chínhquyền địa phương.

    Kinh tế tăng trưởng khá và toàndiện trên các lĩnh vực, tạo đượcnhững dấu ấn nổi bật. Tổng sảnphẩm GRDP (giá so sánh năm2010) bình quân 5 năm (2016-2020) ước tăng 9%/năm, vượt mụctiêu Đại hội XIX đề ra (8,6%/năm),cao hơn mức trung bình cả nước vàgấp 1,3 lần mức tăng trưởng của 5năm trước (6,7%/năm). Quy mônền kinh tế và thu nhập bình quânđầu người có bước tăng mạnh.

    Cơ cấu kinh tế đúng hướng; tỷtrọng công nghiệp, xây dựng vàthương mại, dịch vụ trong GRDPđạt 75,5%, tăng 9,5% so với năm2015. Các ngành sản xuất đềutăng trưởng khá cao và toàn diện,cơ bản đạt và vượt mục tiêu đề ra.

    Tổng nguồn vốn đầu tư pháttriển toàn xã hội 5 năm (2016-2020) ước đạt 235,5 nghìn tỷđồng, gấp gần 2 lần 5 năm 2011-2015, tăng bình quân 7,8%/năm.

    Thu ngân sách trên địa bàn hằngnăm luôn vượt dự toán được giao;năm 2020 ước đạt trên 8.000 tỷđồng, gấp 1,35 lần năm 2015.

    Nông, lâm nghiệp, thủy sảnphát triển khá toàn diện, đangchuyển dần sang sản xuất hànghoá gắn với tập trung, tích tụ đấtđai và ứng dụng tiến bộ khoahọc - kỹ thuật, công nghệ tiêntiến, phát triển nông nghiệp hữucơ, sản xuất theo chuỗi giá trị.Tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản vàdịch vụ nông nghiệp tăng cao;năng suất, chất lượng, hiệu quảkinh tế, trình độ kỹ thuật, côngnghệ sản xuất và mức độ cơ giớihóa tăng lên rõ rệt.

    Sản xuất nông nghiệp đạt mứctăng trưởng khá; giá trị sản xuấtbình quân 5 năm (2016-2020) tăng2,5%/năm, đạt mục tiêu Đại hội đềra. Giữ vững năng suất lúa trên132 tạ/ha/năm, tăng 1,6 tạ/ha sovới bình quân nhiệm kỳ trước, sảnlượng thóc duy trì trên 1 triệutấn/năm.

    Xây dựng nông thôn mới đượcđẩy mạnh và đạt được nhữngthành quả quan trọng. Đến hếtnăm 2019, đã hoàn thành nhiệmvụ xây dựng nông thôn mới trênphạm vi toàn tỉnh, vượt trước 3năm so với mục tiêu Đại hội XIX;

    đặc biệt, có 100% dân cư nôngthôn được cấp nước sạch phục vụsinh hoạt, vượt trước 2 năm so vớimục tiêu Đại hội XIX. Xây dựngnông thôn mới nâng cao và nôngthôn mới kiểu mẫu đạt kết quảbước đầu; dự kiến hết năm 2020,có 14 xã (5%) đạt tiêu chí xã nôngthôn mới nâng cao.

    Giá trị sản xuất công nghiệp,xây dựng tăng bình quân15,2%/năm, vượt mục tiêu Đạihội đề ra (13,8%/năm). Một số dựán quy mô lớn hoàn thành đầu tưđúng tiến độ, đi vào sản xuất kinhdoanh ổn định. Năng lực sản xuấtcủa hầu hết các ngành côngnghiệp đều tăng mạnh so với nămđầu nhiệm kỳ.

    Thu hút đầu tư tăng nhanh;đến nay, toàn tỉnh Thái Bình có1.060 dự án đăng ký đầu tư trênđịa bàn với tổng vốn đăng ký trên130,4 nghìn tỷ đồng, trong đó, cótrên 850 dự án đang sản xuất kinhdoanh, tạo việc làm ổn định cho115.000 lao động. Tỷ lệ lấp đầydiện tích đất đã thu hồi tại các khucông nghiệp đạt 93,5%, cụmcông nghiệp đạt 68,3%. Nghề,làng nghề truyền thống có thịtrường tiêu thụ sản phẩm đượcquan tâm, tạo điều kiện phát triển;đã rà soát, loại bỏ 106 làng nghề

    không đạt tiêu chuẩn, gây ônhiễm môi trường…

    Tập trung nguồn lực xây dựngKhu kinh tế Thái Bình

    Tập trung xây dựng Khu kinhtế Thái Bình thành trọng điểm,động lực phát triển kinh tế củatỉnh là nhiệm vụ chính trị trọngtâm hàng đầu của Thái Bình trongcả nhiệm kỳ 2020-2025 và nhữngnăm tiếp theo.

    Khu kinh tế Thái Bình có diệntích đất tự nhiên 30.583ha, đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệtquy hoạch chung xây dựng đếnnăm 2040, tầm nhìn đến năm2050.

    Khu kinh tế có nhiều lợi thếvề vị trí trải dài trên khoảng 52kmbờ biển, gần đầu mối giao thôngquan trọng, nằm trong vùng tamgiác tăng trưởng kinh tế Hà Nội -Hải Phòng - Quảng Ninh; cónguồn năng lượng tại chỗ dồi dàotrữ lượng lớn khí mỏ, than nâu…

    Đây là những điểm nhấn rấtthuận lợi để Thái Bình mở rộngcửa chào đón làn sóng đầu tưmạnh mẽ từ các Tập đoàn lớntrong và ngoài nước, tạo bướcngoặt đưa kinh tế của tỉnh tăngtốc trong thời gian tới. Một TháiBình phát triển toàn diện cả vềcông nghiệp, thương mại, dịchvụ, đô thị và kinh tế biển đanghiện hữu rất gần.

    Biến thế mạnh trở thành cơhội, lãnh đạo tỉnh Thái Bình đãthực hiện nhiều giải pháp về cảicách thủ tục hành chính, tạo cơ chếchính sách thông thoáng, dành ưuđãi đặc biệt thu hút đầu tư.

    Ông Ngô Đông Hải - Ủy viêndự khuyết Trung ương Đảng, Bíthư Tỉnh ủy Thái Bình cho biết:“Hàng loạt những cuộc xúc tiếnđầu tư được Thái Bình tổ chức tạinước ngoài và trong nước. Quanđiểm chung của lãnh đạo tỉnh làchào gọi đầu tư nhưng không vộivã, lựa chọn những nhà đầu tư cóquy mô lớn, uy tín, năng lực ưutiên thu hút các ngành có côngnghệ tiên tiến, hiện đại, giá trị giatăng cao, tham gia vào chuỗi giátrị toàn cầu và thân thiện với môitrường, không thâm dụng đất đai.

    Dự báo trong năm 2021, TháiBình sẽ đón bắt làn sóng chuyểndịch đầu tư, tiếp nhận các dự ánđầu tư thức ấp của các Tập đoànkinh tế lớn trong và ngoài nước”.

    TRUNG DU

    Nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá phát triển nhiệm kỳ 2020-2025+ 5 nhiệm vụ trọng tâm:1. Tăng cường xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng

    lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, nâng cao chất lượng đảng viên. Tập trungxây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụtrong giai đoạn mới; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.

    2. Tích cực đổi mới sáng tạo và thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả cải cách hànhchính, nhất là thủ tục hành chính; thực hiện nghiêm túc cơ chế trách nhiệm của tập thểlãnh đạo và người đứng đầu các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị.

    3. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế và các ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới mô hìnhtăng trưởng, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tham gia vàochuỗi giá trị; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; hoàn thiện các cơ chế,chính sách để thu hút, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển.

    4. Thường xuyên củng cố, xây dựng quốc phòng, an ninh vững mạnh. Giữ vững ổn địnhan ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường và nâng cao chất lượng công tác nắm, dựbáo tình hình; thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp đấu tranh phòng, chốngcác loại tội phạm; thực hiện nghiêm túc việc tiếp công dân và đối thoại với công dân; kịp thờigiải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân và những vấn đề bức xúc mới nảy sinh ngay tạicơ sở, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tiễn.

    5. Xây dựng con người Thái Bình phát triển toàn diện cả về đạo đức, nhân cách, trí tuệ, thểchất và năng lực làmviệc, đổi mới, sáng tạo. Tích cực đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực,nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy truyềnthống văn hoá, yêu nước, cách mạng của quê hương Thái Bình; xây dựng môi trường văn hoálành mạnh. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Thực hiện tốt chính sách xã hộivà bảo đảm an sinh xã hội. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Chăm lo nâng cao đờisống vật chất, tinh thần và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

    + 3 đột phá phát triển: 1. Tăng cường cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện môi

    trường đầu tư, kinh doanh.2. Tập trung xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao

    thông kết nối các trục giao thông đầu mối trong tỉnh với các trung tâm kinh tế vùng Duyênhải Bắc Bộ; trong đó, tập trung hoàn thành đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển vàcác tuyến đường liên huyện huyết mạch. Xây dựng và phát triển Khu kinh tế Thái Bìnhthành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh.

    3. Đẩy mạnh phát triển ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, chú trọng ứng dụngcông nghệ sinh học phục vụ cho phát triển nông nghiệp và đời sống nhân dân. Nâng caochất lượng nguồn nhân lực; trọng tâm là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đápứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

    Thái Bình phấn đấu trở thànhTỉNH PHÁT TRIểN

    trong khu vực Đồng bằng sông HồngNgày 14/10, Đại hội đại biểuĐảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứXX, nhiệm kỳ 2020-2025chính thức được khai mạctrọng thể tại Nhà văn hoá Laođộng tỉnh. Đây là sự kiện chínhtrị quan trọng, có nhiệm vụđánh giá kết quả thực hiệnNghị quyết Đại hội đại biểuĐảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứXIX; quyết định mục tiêu,phương hướng, nhiệm vụ trong5 năm, 10 năm tới và tầm nhìnđến năm 2045.

  • 3http://baophapluat.vn Số 285 (7.998) Chủ nhật 11/10/2020

    Kết quả thực hiện các chỉ tiêuNghị quyết hằng năm đều đạt vàvượt; cơ cấu kinh tế chuyển dịchđúng hướng; cơ sở hạ tầng kinhtế - xã hội được quan tâm tậptrung đầu tư, các chính sách ansinh xã hội được bảo đảm, đờisống của nhân dân từng bướcđược nâng lên; quốc phòng - anninh được giữ vững; hệ thốngchính trị từ tỉnh đến cơ sở đượccủng cố, kiện toàn, hoạt độnghiệu quả...

    Nhiệm vụ hằng năm hoànthành thì nhiệm vụ cả nhiệm kỳhoàn thành. Đây là tiền đề quantrọng để Đảng bộ tỉnh lãnh đạothực hiện thắng lợi Nghị quyếtĐại hội Đảng bộ tỉnh lần thứXVI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đềra cũng như góp phần thực hiệnthắng lợi Nghị quyết Đại hội XIIcủa Đảng. Trước thềm Đại hộiĐại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứXVII, nhiệm kỳ 2020-2025; đồngchí Lê Duy Thành - Phó Bí thưTỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thườngtrực UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã cónhững chia sẻ với phóng viênBáo Pháp luật Việt Nam vềnhững thành tựu nổi bật mà tỉnhđã đạt được trong nhiệm kỳ quavà xác định nhiệm vụ đột phátrong nhiệm kỳ 2020 – 2025. Sauđây chúng tôi xin trân trọng giớithiệu đến quý vị và các bạn nộidung cuộc phỏng vấn.

    lThưa đồng chí, nhiệm kỳqua, mặc dù còn gặp nhiều khókhăn nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉđạo của Tỉnh ủy - HĐND -UBND tỉnh, sự cố gắng, nỗ lựccủa các cấp, các ngành cùng sựđoàn kết, đồng thuận của cán bộ,đảng viên và nhân dân các dântộc trong tỉnh, Vĩnh Phúc đã thựchiện đạt và vượt các chỉ tiêu,nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội lầnthứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 đềra. Xin đồng chí đánh giá một sốkết quả nổi bật mà tỉnh nhà đã đạtđược trong nhiệm kỳ vừa qua?

    - Vĩnh Phúc thực hiện Nghịquyết Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ XII của Đảng và Nghịquyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lầnthứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020trong bối cảnh toàn cầu hoá vàhội nhập kinh tế quốc tế với nhiềucơ hội, thách thức đan xen. Dướisự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, sâusát, quyết liệt, có trọng tâm, trọngđiểm của Tỉnh ủy, sự giám sát cóhiệu quả của HĐND tỉnh; sự chỉđạo, điều hành linh hoạt, sáng tạo,tập trung, kịp thời của UBNDtỉnh; sự đồng thuận, cố gắng, nỗlực của các cấp, các ngành, củacộng đồng doanh nghiệp và cáctầng lớp Nhân dân trong tỉnh,Vĩnh Phúc đã đạt được nhữngthành tựu quan trọng và toàn diệntrên tất cả các lĩnh vực, tạo ranhiều dấu ấn nổi bật. Hầu hết cácchỉ tiêu chủ yếu trong nhiệm kỳđều đạt và vượt mục tiêu Đại hộiĐảng bộ tỉnh lần thứ XVI, trongđó có nhiều chỉ tiêu vượt và vượtcao so với mục tiêu đề ra.

    Tăng trưởng kinh tế bình quângiai đoạn 2016-2020 ước đạt7,1%/năm, tăng cao hơn giaiđoạn trước và cao hơn so với bìnhquân chung của cả nước. Quy mô

    kinh tế không ngừng tăng lên,năm 2020 ước đạt trên 122,68nghìn tỷ đồng, gấp 1,56 lần so vớinăm 2015; tổng sản phẩm(GRDP) bình quân đầu ngườinăm 2020 ước đạt 105 triệuđồng/người. Thu ngân sách nhànước đạt cao, tăng bình quân5,6%/năm, vượt mục tiêu Đại hộiđề ra và luôn đứng tốp đầu cảnước về thu nội địa, là 1 trong 16tỉnh, thành có tỷ lệ điều tiết ngânsách lớn về Trung ương.

    Cơ cấu kinh tế chuyển dịchđúng hướng; môi trường đầu tưkinh doanh được cải thiện, các độtphá chiến lược được thực hiệnhiệu quả, thu hút đầu tư cao, trong5 năm, tỉnh đã thu hút được 2,86tỷ USD vốn đầu tư từ các dự ánFDI và 56,27 ngàn tỷ đồng vốnđầu tư từ các dự án DDI; kết cấuhạ tầng kinh tế - xã hội được tăngcường, nhiều công trình, dự án lớnđược đầu tư và đi vào hoạt động;hạ tầng khung đô thị Vĩnh Phúc đãvà đang được đầu tư xây dựng cơbản, đồng bộ; diện mạo đô thị,nông thôn có nhiều khởi sắc. VĩnhPhúc được đánh giá là một trongnhững tỉnh dẫn đầu cả nước về xâydựng nông thôn mới. Toàn tỉnh đãcó 100% số xã đạt chuẩn nôngthôn mới và phấn đấu hết năm2022 đạt 100% huyện, thành phốđược công nhận đạt chuẩn/hoàn

    thành nhiệm vụ xây dựng nôngthôn mới; một số xã, thôn đượccông nhận đạt chuẩn nông thônmới nâng cao, kiểu mẫu.

    Văn hóa, xã hội có chuyểnbiến tích cực; giáo dục Vĩnh Phúcluôn xếp trong tốp đầu cả nước,chất lượng nguồn nhân lực đượcnâng lên; công tác bảo vệ, chămsóc sức khỏe nhân dân được quantâm thường xuyên. An sinh xã hộiđược mở rộng, đời sống vật chấtvà tinh thần của Nhân dân đượccải thiện, nâng cao. An ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội được giữvững. Năng lực lãnh đạo, sứcchiến đấu của tổ chức đảng đượcnâng lên; hệ thống chính trị ngàycàng trong sạch, vững mạnh; sắpxếp tổ chức bộ máy và tinh giảnbiên chế đạt những kết quả quantrọng; công tác xây dựng, chỉnhđốn Đảng gắn với học tập, làmtheo tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh và trách nhiệmnêu gương của người đứng đầuthực hiện có hiệu quả; khối đạiđoàn kết toàn dân được củng cốvà tăng cường.

    lNgày 30/5/2019, Bộ Chínhtrị đã ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW về đại hội đảng bộ cáccấp tiến tới Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ XIII của Đảng. Đâylà cơ sở để cấp ủy các cấp tiếnhành đại hội thành công tốt đẹp.

    Xin đồng chí cho biết chủ trương,chỉ đạo của Tỉnh ủy Vĩnh Phúctrong việc triển khai Chỉ thị số35-CT/TW của Bộ Chính trị?

    - Đại hội Đảng các cấp là sựkiện chính trị - xã hội có ý nghĩatrọng đại, là đợt sinh hoạt chínhtrị sâu rộng trên phạm vi cảnước. Đại hội có nhiệm vụ kiểmđiểm việc thực hiện Nghị quyếtĐại hội Đảng bộ các cấp nhiệmkỳ 2015-2020, đề ra phươnghướng, nhiệm vụ 5 năm 2020-2025; thảo luận, tham gia góp ývào dự thảo các văn kiện đại hộiđảng bộ cấp trên; bầu ban chấphành đảng bộ nhiệm kỳ 2020-2025 và bầu đoàn đại biểu dự đạihội đảng bộ cấp trên.

    Do vậy, ngay sau khi BộChính trị ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW, Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đãtập trung chỉ đạo triển khai Chỉ thịmột cách nghiêm túc, kịp thờinhư: Chủ động xây dựng Kếhoạch thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW; ban hành các hướng dẫnvề công tác tuyên truyền, quántriệt; công tác nhân sự; công táckiểm tra, giám sát phục vụ đạihội...; tổ chức hội nghị trực tuyếncho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấptỉnh để triển khai quán triệt Chỉthị số 35-CT/TW; Bài phát biểucủa Đồng chí Tổng Bí thư, Chủtịch nước; các văn bản của Trung

    ương và của Tỉnh ủy. Thành lậpcác Tiểu ban, Tổ giúp việc đạihội; chỉ đạo xây dựng nội quy,quy chế, kế hoạch hoạt động củacác Tiểu ban.... Xây dựng kếhoạch và chỉ đạo tổ chức đại hộiđiểm cấp huyện và cấp cơ sở; xâydựng chương trình kiểm tra, giámsát và tổ chức thực hiện kiểm tra,giám sát đối với đảng viên và tổchức đảng cấp dưới trong lãnhđạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 35-CT/TW; trên cơ sở đó đánh giá,rút kinh nghiệm trước khi triểnkhai ra diện rộng. Thành lập 11đoàn công tác của Ban Thườngvụ Tỉnh ủy để trực tiếp chỉ đạo đạihội các đảng bộ trực thuộc. Kịpthời có những điều chỉnh tronglãnh đạo, chỉ đạo để phù hợp vớiđiều kiện, hoàn cảnh của địaphương...

    Do có sự chủ động trong triểnkhai thực hiện Chỉ thị nên có thểkhẳng định công tác tổ chức đạihội đảng bộ cấp cơ sở và cấp trêncơ sở của Vĩnh Phúc đã thànhcông tốt đẹp. Đại hội hoàn thànhđúng tiến độ, đảm bảo cácnguyên tắc và mục đích, yêu cầuđề ra, được cán bộ, đảng viên vànhân dân đồng thuận cao. Đây làtiền đề quan trọng để Đại hộiĐảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệmkỳ 2020-2025 tổ chức từ ngày13/10 đến ngày 15/10/2020 thànhcông tốt đẹp.

    lMột trong những vấn đềđược Nhân dân đặc biệt quan tâmđó là Đại hội đại biểu Đảng bộtỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII sẽbầu ra những người đủ đức, đủtài để tham gia vào Ban Chấphành khóa mới. Vậy công tácnhân sự đã được Đảng bộ tỉnhchuẩn bị như thế nào và có nhữngđiểm gì mới so với các kỳ trước?

    - Một trong những nhiệm vụquan trọng của đại hội các cấp nóichung và Đại hội đại biểu Đảngbộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII,nhiệm kỳ 2020-2025 là bầu raBan Chấp hành Đảng bộ nhiệmkỳ 2020-2025 những đồng chítiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất, uytín, thật sự trong sạch, vữngmạnh, có năng lực lãnh đạo vàsức chiến đấu cao, đáp ứng yêucầu lãnh đạo trong tình hình mới.

    Để thực hiện tốt nhiệm vụnày, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnhđã chuẩn bị công tác nhân sự Đạihội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII,nhiệm kỳ 2020-2025 một cách kỹlưỡng, dân chủ, khách quan, đảmbảo đúng nguyên tắc, chỉ đạo củaBộ Chính trị. Trên cơ sở Chỉ thịcủa Bộ Chính trị, Hướng dẫn củaBan Tổ chức Trung ương, BanChấp hành Đảng bộ tỉnh đã thànhlập Tiểu ban Nhân sự gồm 06đồng chí do đồng chí Bí thư Tỉnhủy làm Trưởng Tiểu ban. Tiểu banđã thành lập Tổ giúp việc; xâydựng quy chế, kế hoạch hoạtđộng của Tiểu ban. Tham mưuthực hiện rà soát, bổ sung quyhoạch cán bộ nhiệm kỳ 2020-2025. Tổ chức tổng kết công tácnhân sự Đại hội Đảng bộ tỉnhnhiệm kỳ 2015-2020, trên cơ sởđó xây dựng phương án nhân sự...

    VĨNH PHÚC:

    Khai thác tiềm năng, lợi thế xây dựng tỉnh phát triển toàn diện,

    bền vữngVới quyết tâm chính trị cao, sự chỉ đạo sâusát, toàn diện của Ban Chấp hành Đảng bộtỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tinh thần đổimới, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất caotrong toàn Đảng bộ và sự đồng thuận củacác tầng lớp nhân dân, nhiệm kỳ qua, Đảngbộ tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện thắng lợiNghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVItrong điều kiện phải đối mặt với không ít khókhăn, thách thức.

    (Xem tiếp trang 12)

    lĐồng chí Lê Duy Thành - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

  • Số 285 (7.998) Chủ nhật 11/10/20204 http://baophapluat.vnTÂM ĐIỂM TUẦN NÀYGương mờ sao đòi hình sáng?

    Cách đây 7 năm, có một vụán, một bà mẹ đã khiến dư luậnxã hội xôn xao mãi. Đó là vụ ántướng cướp 20 tuổi Hồ DuyTrúc chặt tay nạn nhân để cướpxe SH và cách hành xử của bàmẹ của Trúc tại tòa. Vì muốn cótiền để tiều xài, Hồ Duy Trúc vàđồng bọn đã dùng dao, mã tấuchém người để cướp xe. Nhiềuvụ cướp đã xảy ra, Trúc và đồngbọn lạnh lùng chém nạn nhân,có người bị chém ba nhát vàocổ, ngực, có người bị chém mộtnhát vào vai. Đỉnh điểm là vụchém gần đứt lìa bàn tay chịNguyễn Thị Ngọc Thúy đểcướp xe SH. Những hành độnggây án của Trúc và đồng bọn lặplại nhiều lần, trở thành nỗi ámảnh kinh hoàng của người dânSài Gòn suốt một thời gian dài.

    Ngày ra tòa, cho đến lúc nóilời sau cùng, tướng cướp tuổi 20ấy vẫn tỏ ra bình thản, thậm chílạnh lùng khi nhắc lại tội ác.Khi tòa tuyên phạt Trúc mức ántử hình, bà Trần Thị Út mẹ Trúcđã la ó những câu thật khónghe: “Tao biết tử hình con taothì tao chuẩn bị dao giết conThúy (là nạn nhân bị Trúcchém gần đứt lìa bàn tay); Aibảo đeo hột xoàn, đi xe tay gachi cho nó chém…”.

    Nghe những câu nói này,nhiều người bàng hoàng vàhiểu rằng cũng không quá khókhăn để đi tìm câu trả lời chonhững tội ác kinh hoàng củaHồ Duy Trúc.

    Con hư là do cha mẹ, câu nóinày luôn đúng trong mọi trườnghợp. Sống trong các gia đình cóbố mẹ hoặc người lớn khác cóhành vi thiếu văn hóa, lối sốngvô đạo đức và thậm chí có cảnhững hành vi phạm tội nhưđánh bạc, nghiện ma túy, buônlậu, trộm cắp, tham ô..., con trẻdần dần coi thường pháp luật,nhiễm các thói hư tật xấu và dễbị lôi kéo rồi dẫn tới đồng lõavới hành vi phạm pháp. Cá biệtcũng có nhiều trường hợp bốmẹ là người tốt, có đủ kiến thứcvà trình độ hiểu biết nhưngkhông chú ý đúng mức hoặckhông có điều kiện giáo dục concái. Người thì ỷ lại cho nhàtrường, một số mải lo làm ăn,kiếm sống hoặc phải đi công táctrong một thời gian dài. Có giađình bố mẹ ly hôn, một tronghai người chết hoặc vì lý do nàođó phải xa cách dẫn đến việccon cái bị bỏ rơi, thiếu sự dạydỗ và tình thương gia đình…

    Theo số liệu thống kê tộiphạm học, trẻ em phạm phápcó nguồn gốc gia đình làmnghề buôn bán bất hợp phápchiếm 51,94%, gia đình cóngười phạm tội hình sự chiếm40%, 30% trẻ phạm tội có bố,mẹ hoặc cả hai nghiện hút. Cótrường hợp bố mẹ trực tiếp đẩycon ra đường, xúi giục chúnglàm những điều bất chínhkhiến trẻ bỏ nhà đi hoang, sốngbụi, trộm cắp. Theo số liệu củaViện KSND TP Hà Nội, tỉ lệngười chưa thành niên có hành

    vi trộm cắp tài sản đồng phạmvới bố mẹ là 5%. Số liệu thốngkê của Viện KSNDTC chothấy 71% trẻ vị thành niênphạm pháp là do không đượcquan tâm chăm sóc đến nơiđến chốn. Một nghiên cứu củaBộ Công an cũng chỉ ranguyên nhân phạm tội của trẻvị thành niên xuất phát từ giađình: 8% trẻ phạm tội có bốmẹ ly hôn, 28% phàn nàn bốmẹ không đáp ứng nhu cầu cơbản của các em, 49% phàn nànvề cách đối xử của bố mẹ.

    Như vậy, bằng cách này haycách khác, cha mẹ luôn có ảnhhưởng trực tiếp đến sự trưởngthành về nhân cách của con cái.Chẳng thế mà người xưa đúckết, muốn con cái trở thànhthương nhân thì nên ở gần chợ,muốn con hay chữ thì ở gầntrường học, còn nếu gần trộm,gần cướp thì sớm hay muộncũng vào tù ra khám. “Gần mựcđen, gần đèn thì rạng” câu tụcngữ mang tính giáo dục đến nayvẫn hoàn toàn đúng.

    Trẻ con hư từ khi nào?“Nhân chi sơ, tính bản thiện”

    – con người ta sinh ra bản tínhban đầu vốn thiện và tốt lành. Vậytrẻ con hư, người lớn ác là từ khinào. Xin thưa, đó là khi lớn lên,do ảnh hưởng của giáo dục tronggia đình, của môi trường đời sốngxã hội mà tính tình trở nên thayđổi, tiêm nhiễm những thói hư tậtxấu, phát sinh tính ác.

    Có nhà giáo đã từng tâm sựrằng: “Tôi là một giáo viên. Tôikhông phân tích sâu, chỉ nêu ravài hiện tượng cho các bạn thấyphụ huynh thế nào. Hiện tượngthứ nhất là gần trường tôi có haingã tư. Tôi thấy vài phụ huynhchở con mình đến trường cứ vượtđèn đỏ thoải mái, mặc cho đứacon phía sau mình thắc mắc vì ởtrường chúng nó đã được họcvượt đèn đỏ là vi phạm pháp luật.Hiện tượng thứ hai là vì bênh vựccon mình mà cả hai phụ huynh“huy động lực lượng” anh em bạnbè đến trước cổng trường đánhnhau, rượt đuổi nhau, chạy vàoluôn sân trường. Hiện tượng thứba là khi phụ huynh được nhà

    trường mời vào làm việc vì con viphạm, có phụ huynh nạt nộ cảgiáo viên để bênh con mình, cóphụ huynh khăng khăng khẳngđịnh “ở nhà con tôi ngoan lắm,chắc thầy nhìn nhầm”, có phụhuynh buông xuôi “Tôi chịu thôi,tôi cấm nó cái này, cái kia thì nóđòi tự tử” .... Thử hỏi với nhữngphụ huynh như thế nào làm saogiáo dục được con trẻ?”.

    Những “hiện tượng phụhuynh” mà nhà giáo nêu ra khôngmới, bởi cách đây mấy năm, khảosát điều tra hơn 1000 gia đình cócon đang theo học tiểu học vàtrung học cơ sở ở tỉnh Cần Thơ,kết quả khảo sát điều tra đã chothấy có tới 25,5% (tức là chiếmtới 1/4 người được hỏi) các bậccha mẹ thừa nhận là đã khoántrắng việc giáo dục con cái chonhà trường. Thả nổi trong việcchăm sóc giáo dục con, đến khicon cái mắc khuyết điểm, phạmtội, gia đình lại mắc vào tội nữalà che dấu khuyết điểm, lỗi lầmcủa con. Nhiều bậc cha mẹ đãkhông dám nói thật khuyết điểmcủa con em mình với nhà trường.

    Khảo sát một số em là vịthành niên vi phạm pháp luậtcũng cho thấy các em bị ảnhhưởng của rất nhiều nguyên nhântừ gia đình mà dẫn đến hành vixấu. “Sống trong gia đình, emcảm thấy rất buồn chán” (chiếmtỷ lệ 29,6% số các em được hỏi)và cũng chính các em khẳng định“bố mẹ đã nuông chiều con cái đãkhiến con hư” với tỷ lệ khẳngđịnh chiếm quá nửa người đượchỏi (52,8%). Một số em kháccũng cho biết, bố mẹ đã khôngcoi trọng các em, thường bỏ quacác ý kiến tham gia đề xuất củacác em, đe nẹt, ép buộc các emphải làm thế này, thế nọ. Kết cụclà các em đã buồn chán trốn khỏinhà, đến ở nhà một người bạnkhác và cuối cùng, bị bạn rủ rê,cùng nhau vi phạm pháp luật.

    Dạy con ngoan là “bài toán”cho các bậc bố mẹ

    Con cái luôn học từ cha mẹ -đó là khẳng định của GS.TSNguyễn Ngọc Phú - Hội khoa họcTâm lý - Giáo dục Việt Nam trongmột lần trao đổi với truyền thôngvề vấn đề “học sinh hư, đáp án làbố mẹ”. Theo GS.TS NguyễnNgọc Phú, con cái luôn có thóiquen nhìn vào các hành vi của bốmẹ và những người thân trong giađình để tự bắt chước, học theo, từcách ăn mặc, nói năng, cư xử…Những nét tính cách thật thà, dũngcảm, cần cù, chịu khó, yêu laođộng, ngăn nắp, kỷ luật, biết quantâm đến người khác, không nóitục chửi bậy… được các em họctập ngay từ chính những ngườithân trong gia đình, mà trước hếtlà từ bố mẹ của mình.

    Do đó, GS.TS Nguyễn NgọcPhú khuyên, muốn giáo dục concái, bố mẹ phải biết chăm lo đểmắt tới mọi việc, từ việc xâydựng các mối quan hệ trong giađình sao cho thật chuẩn mực. Vàotuổi của con, bố mẹ tựa như mộttấm gương treo trên cao, tấmgương thực sự trong sáng khônghề giả dối để các con phải tự vươnlên, soi mình vào đó. Như thế,chính bố mẹ cũng phải biết tựgiáo dục mình, phải biết vượt quachính mình để có được hình ảnhtrong con mắt con cái mình làmình thực sự có đạo đức, đángkính, gương mẫu, trong sáng…và con hoàn toàn có thể tin tưởng,có thể gửi gắm tất cả các suynghĩ, các ước vọng riêng tư.Những thành công trong việcgiáo dục con cái thành tài, nênngười đã khẳng định vai trò củacác tấm gương trong sáng lànhmạnh mà trẻ đã tự học được bàihọc đầu tiên ngay từ trong ngôinhà của mình. Hạnh phúc của bốmẹ, của cả gia đình cũng chính làsự trưởng thành, hạnh phúc trongcuộc đời của con cái. “Con hơncha là nhà có phúc”, đấy là niềmtự hào, hạnh phúc của cả gia đình,dòng họ.

    “Có thể nói dạy con ngoan là“bài toán” cho các bậc bố mẹ. Aikhông tự giải được bài toán nàythì đừng bao giờ hy vọng sựthành công ở con cái mình và đấycũng là thành công của chínhmình - các bậc cha mẹ, trong cuộcđời” -GS.TS Nguyễn Ngọc Phúnhấn mạnh. HỒNG MINH

    NHÂN CÁCH CỦA CON BẮT NGUỒN TỪ... CHA MẸ!

    Con ngoan, chưa chắc bố mẹ đã “ngoan” nhưng con hư thì chắc chắn bố, mẹkhông “ngoan”. Chẳng thế mà nhà triết học, thần học người Đức Albertchweitzer (1875 - 1965), đã từng có câu: “Người lớn dạy trẻ con theo 3 cáchquan trọng: cách thứ nhất là làm gương, cách thứ hai là làm gương, cách thứba là làm gương”. Nếu cha mẹ không thể làm gương cho con, thì giáo dục nhiềubao nhiêu cũng vô dụng…

    lẢnh hưởng của giáo dục trong gia đình, của môi trường đời sống xã hội đã khiến tính thiện trong mỗi đứa trẻ biến mất.

    Trẻ con hư từ khi chúng

    hiểu người lớn

  • 5http://baophapluat.vn Số 285 (7.998) Chủ nhật 11/10/2020 NHÂN CÁCH CỦA CON BẮT NGUỒN TỪ... CHA MẸ!

    Con trầm cảm vì cha mẹhành hạ nhau

    Cuối năm 2019, vụ việc mộtbé gái 11 tuổi nhảy lầu tự sát từmột tầng cao ở chung cư cao cấptại Hà Nội đã khiến dư luận bànghoàng. Không lâu sau đó, một láthư được cho là của em nhỏ nóitrên được lan truyền trên mạngxã hội, khiến cho người ta càngxót xa hơn nữa vì nguyên nhânem kết thúc cuộc sống được hélộ: Khủng hoảng tâm lý khichứng kiến bố mẹ thường xuyêncãi nhau. Trong lá thư rơi nướcmắt ấy là những dòng tỏ nỗi nhớnhung của em về một gia đìnhhạnh phúc khi xưa, lúc ở ngôinhà cũ, thiếu tiện nghi, cả nhàngủ chung, cùng nhau làm việc,vui chơi. Nhưng cũng trong bứcthư ấy là những dòng viết đầybuồn bã, tiếc nuối vì ngày xưagiờ không còn nữa. Vì bố mẹkhông còn ngủ chung, khôngcòn đi làm cùng nhau, bất đồngcãi vã và muốn chia tay. Mẹ đãkhông còn yêu thương bố nữa.Và bố cũng không còn giànhthời gian cho gia đình, giúp đỡviệc nhà, chỉ bảo con cái họchành nữa. Bé gái ấy rất yêuthương, rất trân trọng gia đìnhmình, nhưng em lựa chọn cáichết, để khỏi phải chứng kiến giađình mình đi đến tan vỡ, chia lìa.

    Một câu chuyện như thế, láthư như thế đủ làm giật mình bấtcứ bậc cha mẹ có phần thờ ơ nào.Rất nhiều ông bố, bà mẹ hiệnnay vẫn còn rất “vô tư” trướcmặt con trẻ. Họ vẫn nghĩ rằng,con trẻ thì nào đâu biết gì. Chúnglà những tâm hồn non nớt, chỉbiết ăn, ngủ, học hành, cho đồchơi là vui, dỗ dành là hết buồn,buồn thoáng là quên ngay.

    Nhưng, đọc những gì một emgái 11 tuổi viết, người ta mớithấy, trong tâm hồn các em diễnra những gì người lớn có thể sẽkhông biết được. Các em hoàntoàn có thể có những nhận xét,những ghi nhận và suy nghĩ rấtđộc lập, rất nhạy và chững chạc.Các em cũng có thể nhận ra đượccả những gì cha mẹ ẩn giấu bêntrong cách hành xử, các ngôn từgiành cho nhau. Tâm hồn trẻ thơcủa các em cảm nhận đượcnhững mất mát, đổ vỡ bên tronggia đình mình. Có thể, bên ngoàicác em vẫn thản nhiên, khôngbộc lộ suy nghĩ, cảm xúc thật,bởi chính người lớn đã chặnđứng những thổ lộ ấy, bằng tháiđộ, bằng những câu nói “trẻ conthì biết cái gì”. Và các em bịnhững điều đó gây đau đớn, sợhãi, dẫn đến trầm cảm.

    Đưa con gái 6 tuổi đi gặpchuyên gia tâm lý, chị Lê Thị LệGiang, ngụ tại phường 6, quận 3(TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ vớichuyên gia là gia đình tìm mãikhông ra nguyên nhân vì saocon mình bị rối loạn tâm lý.Cháu sợ tiếng động mạnh, đêmngủ hay giật mình dậy khóc suốtmấy tiếng không nín. Lên lớp,chỉ cần cô giáo mắng một tiếng,cháu lập tức hoảng loạn tinhthần, run rẩy, khóc lóc, không

    thể tiếp tục học được nữa.Chuyên gia tâm lý hỏi rõ, thìthấy cháu ở nhà không bị cha mẹđánh. Gia đình cháu khá ổn, chamẹ thi thoảng có mâu thuẫnnhưng vẫn là một đôi khá hạnhphúc. Trên lớp cô giáo cũngkhông bạo hành, bạn bè khôngai bắt nạt cháu.

    Đào sâu vào tâm tư cháunhỏ, mới phát phiện ra, hóa ralý do đến từ việc cha mẹ haycãi nhau. Cả hai người đều rấtnóng tính. Thi thoảng họ cãinhau, mỗi lần cãi là thi nhauđập đồ đạc. Vợ đập nồi, chồngđập quạt. Nhiều lúc đang ăncơm, hất luôn cả mâm cơmxuống đất. Họ là những ngườidễ nóng dễ nguội, chửi nhauầm ầm rồi lại vợ vợ chồngchồng, nhưng con gái bé nhỏcủa họ thì không dễ quên nhưthế. Mỗi lần cha mẹ chửi nhau,cháu rất hoảng loạn thườngxuyên nép vào góc nhà khócmột mình. Những tiếng đập đồ,đổ vỡ làm cháu sợ đến thắt tim.Dần dà, cháu sinh ra sợ tiếngđộng mạnh, tiếng quát, bởinhững tiếng ấy làm cháu liên

    tưởng đến cảnh cha mẹ mìnhcãi vả chửi bới, đập đồ…

    Những đứa trẻbị nhuộm đen

    Có thể thấy, trẻ con khônghề “không biết gì” như nhiềungười lớn vẫn nghĩ. Ngược lại,mọi hành xử, lối sống của chamẹ đều được các em thu nạpvào tâm hồn mình. Mỗi đứa trẻ,tùy vào hoàn cảnh gia đình,nhận thức, thể trạng tinh thần,tâm lý sẽ tiếp nạp những gìmình đã nhận và thể hiện rabằng cách thức khác nhau.Cũng có em rơi vào khủnghoàng tâm lý, trầm cảm và hànhđộng tiêu cực. Ngược lại, cónhững em bị thay đổi nhận thứcvề thế giới quan chung quanhmình. Có em lại biến nhữnghành vi bạo lực mình thườngđược chứng kiến thành hành vibạo lực của chính mình vớinhững người chung quanh.

    Ông bà Trần Văn Tiến,Nguyễn Thị Thu Thanh, ngụ ởLong Phước, quận 9 (T.P HồChí Minh) đau đầu vì con traiđã lớn mà không muốn có bạn

    gái, cũng không có ý định lậpgia đình. Anh này thường tuyênbố: Lấy vợ không có gì vui, sẽkhông bao giờ lấy vợ. Thậmchí, ai nhắc đến chuyện vợ conlà anh gạt phắt đi như thứ gì đóđáng sợ lắm. Hóa ra, nguồn cơntừ việc anh này thường xuyênchứng kiến cảnh mẹ mình chìchiết, nhiếc móc cha. Ông Tiếnlà người làm nghề trồng câykiểng, hiền lành, chịu khó,thậm chí có phần nhu nhược.Bà vợ buôn bán rau ngoài chợ,rất khó tính. Từ nhỏ, anh contrai đã thường xuyên chứngkiến cảnh mẹ mình suốt ngàytìm mọi cách la mắng, chửi bớicha. Từ chuyện kiếm khôngđược nhiều tiền, đàn ông vôdụng đến chậm chạp, khôngnhạy bén làm ăn. Thi thoảng,ông đi nhậu với bạn, trở về bàkhông cho vô phòng mà nằmsàn ngoài phòng khách. Anhcũng chứng kiến cảnh cha mìnhrất nhiều lần mệt mỏi, tiều tụy,ra sau nhà ngồi hút thuốc mộtmình như có điều uất ức, dồnnén không nói được cùng ai. Dùsau này về già, bà đã đỡ hung

    dữ đi nhiều, nhưng những gìngười mẹ bạo hành tinh thầnngười cha vẫn để lại vết hằntrong tâm trí anh, khiến anh dầncó ác cảm với phụ nữ, sợ hãi,ghét bỏ chuyện lập gia đình.

    Thời gian gần đây, người tachứng kiến nhiều vụ việc bạohành học đường mà ở đó, thủphạm và nạn nhân đều là nhữngem vị thành niên, còn ở tuổi “ănchưa no lo chưa tới”. Thế mà,những đòn đánh các em dànhcho bạn bè mình thật đáng kinhsợ, nó đầy tính bạo lực, thù hằn,đả thương đối phương khôngnương tay.

    Nhiều nghiên cứu tâm lý chỉra rằng, những đứa trẻ chứngkiến cảnh cha mẹ, người nhàbạo hành tinh thần, thể xác vớinhau sẽ lặp lại hành vi ấy vớinhững người chung quanh mình.Dần dà, đứa trẻ ấy cũng bị“nhuộm đen” cũng trở thànhmột thủ phạm chuyên đi bạohành người khác. Có em trở nênhung dữ, lấn lướt, chuyên dùnglời lẽ hàm hồ để trấn áp bạn bè.Có em trở nên bạo ngược, tựmình lập thành băng nhóm hiếpđáp bạn bè, thậm chí đối chọivới cả thầy cô giáo. Các emkhông biết phân biệt đúng sai,thường dùng bạo lực để giảiquyết mọi việc. Tất cả chỉ vìnhận thức lệch lạc do chứngkiến cảnh cha mẹ bạo hành thểxác, tinh thần nhau thườngxuyên mà ra.

    GS.TS Lê Thị Quý, Việntrưởng Viện nghiên cứu Giới vàPhát triển, Chủ tịch Quỹ Vănhiến Việt Nam cho biết, ảnhhưởng của bạo lực gia đình đếntâm lý và sự phát triển của trẻem là một thực tế. Cả thế giới vàViệt Nam đã nghiên cứu từ lâu,với kết luận rằng bạo lực giađình sẽ ảnh hưởng đến hìnhthành nhân cách của trẻ nhỏ.Trong nhiều nghiên cứu của thếgiới đã kết luận, khi bé traichứng kiến bạo lực gia đình từbé, ban đầu trẻ sẽ hoảng hốt.Nhưng về sau trẻ sẽ hình thànhthói quen ứng xử với người vợsau này. Còn với bé gái thì trởnên nhút nhát, mất tự tin và lo sợtrước về cuộc đời sau này. Tất cảnhững gì trẻ chứng kiến sẽ ảnhhưởng rất nghiêm trọng tới cuộcđời sau này.

    Trẻ con, tưởng không biết gì,nhưng thực ra “biết hết”. Dù conkhông cảm nhận được bằngnhận thức, tư duy thì bằng sựnhạy cảm, bằng trái tim mình,con hiểu những vấn đề đangdiễn ra trước mắt. Đứa trẻ lớnlên giữa những lời mắng nhiếc,những cuộc ẩu đả, tâm hồn bịnhuộm đen, trái tim bị tổnthương, nhân cách rất có thể bịlệch lạc. Ngược lại, trẻ đượcsống trong sự êm ái, những lờidịu dàng, cách đối đãi ân cầncủa người nhà với nhau, ắt hẳnsẽ là đứa trẻ vui vẻ, hạnh phúc,giàu yêu thương. Quan trọng làở sự lựa chọn hành vi của chamẹ như thế nào mà thôi.

    NGỌC MAI

    BỐ MẸ DÙNG BẠO LỰC TRƯỚC MẮT CON TRẺ:

    Vết thương khó lànhKhông ít bậc cha mẹvẫn cho trẻ con khôngbiết gì, thường xuyênthể hiện những hành vibạo lực thể xác, tinhthần đối với nhau trướcmặt con trẻ. Và hậuquả là để lại trong tâmhồn non nớt của trẻ thơnhững vế ố, những nỗiđau, những vết thươngdai dẳng ảnh hưởngđến cả tính cách và lốisống của trẻ về sau.

    lBức thư tuyệt mệnh được cho là của bé 11 tuổi ở Hà Nội.

    lCha mẹ bạo lực tinh thần, thể chất với nhau, con trẻ dễ bị tổn thương.

  • 6 http://baophapluat.vnTÂM đIểM TUầN NÀYSố 285 (7.998) Chủ nhật 11/10/2020NHÂN CÁCH CỦA CON BẮT NGUỒN TỪ... CHA MẸ!

    Phẫn nộ khi bố mẹ “đàotạo” con phạm pháp

    Những ngày qua trên mạngxã hội đã chia sẻ đoạn clipngười mẹ xúi con trộm tiền củabà cụ bán cà phê vỉa hè. Theođoạn clip, người mẹ chở conđến điểm bán hàng tạp hoá vỉahè để mua ly cà phê. Lợi dụnglúc bà bán nước tên Trần ThịTuyết Mai (gần 60 tuổi, ngụQuận 3, TPHCM) đang lấy đábỏ vào ly cà phê thì người mẹngồi trên xe xúi con trai xuốngtrộm túi nilong đựng tiền của bàcụ. Cháu bé liên tục nhìn vềphía người phụ nữ. Sau khi lấyđược túi tiền thì người phụ nữchở cháu bé đi. Đi được mộtđoạn thì người mẹ dừng xe lạikiểm tra tài sản bên trong thì có185 ngàn và 3 thẻ cào điệnthoại tổng mệnh giá 60 ngànđồng. Xem lại camera, bà cụbức xúc: ‘Đứa bé không có lỗi,lỗi cô ta’. Theo bà Mai, bêntrong túi có 700.000 đồng tiềnmặt và 1,6 triệu đồng thẻ càođiện thoại. Sau khi xem đi xemlại camera nhiều lần, bà Maivẫn không ngờ rằng người phụnữ có thể dạy đứa trẻ ăn cắpnhư thế. Bà bị đứa bé lấy mấttiền và thẻ cào điện thoại, cóxót của nhưng không đau bằngviệc một đứa trẻ bị xúi để lấytrộm tiền và thẻ cào điện thoạicủa người khác. “Tôi khôngngờ cô ta là người lớn mà lạihướng dẫn một đứa con nít đilàm chuyện phi pháp như thế.Tôi không biết đứa trẻ đó là conhay như thế nào với cô ta,nhưng người lớn mà làm nhưvậy đã vấy bẩn tâm hồn củamột đứa trẻ đang tuổi ăn tuổilớn. Đứa bé không có lỗi, lỗi ởcô ta”, bà Mai bức xúc. Bà Maiđã đến Công an phường 14,quận 3 trình báo vụ việc vàcông an đã lấy lời khai, tríchxuất camera ghi lại toàn bộ sựviệc để điều tra, truy xét. Quađiều tra, người mẹ đó là mẹnuôi của cậu bé. Cô ta là kẻnghiện ma túy.

    Mới đây, cư dân mạng cũngbức xúc một người phụ nữ đèođứa trẻ tới cửa hàng giầy dép vàxúi giục cậu bé khoảng 8- 9 tuổilấy trộm điện thoại của chủ cửahàng. Hôm đó là tối ngày11/9/2020.

    Trước đó, cư dân mạng vừachia sẻ hình ảnh gây phẫn nộkhi một người mẹ xúi con ăntrộm điện thoại tại một cửahàng bán điện thoại và phụkiện. Theo nội dung đoạn clip,trong khi nhân viên của cửahàng đang tư vấn sản phẩm chomột người phụ nữ thì mộtngười phụ nữ nắm tay một embé đi lại trong cửa hàng giả vờxem sản phẩm. Lợi dụng sơ hởcủa nhân viên cửa hàng nênngười phụ nữ này đã ra hiệucho con trai mới chỉ 2-3 tuổi đivào phía trong nơi có đặt máytính và bàn làm việc. Em bélàm theo lời mẹ, chạy vào phíatrong và tìm kiếm ở hộc bànngoài cùng thì không có bất cứthứ gì đáng giá. Sau đó, em bé

    này tiếp tục tiếp cận hộc bànthứ hai. Tại hộc bàn này có điệnthoại di động khá đắt tiền.Người mẹ liên tục gật đầu để rahiệu cho con lấy chiếc điệnthoại đó. Trong khi em bé đanglấy chiếc điện thoại, người phụnữ đi lại tỏ vẻ quan sát xungquanh. Em bé khi đã tiếp cậnđược chiếc điện thoại vội chovào thắt lưng. Người mẹ khithấy con đã hoàn thành “trótlọt” đã ra hiệu giục con nhanhchóng ra bên ngoài.

    Nghe đứa con 12 tuổi hỏi“chủ nhà thường hay để quênchìa khóa trên két sắt, cha mẹmuốn lấy tiền không con mở tủlấy trộm cho?”, cha mẹ của đứatrẻ (quận Ninh Kiều, TP CầnThơ) chẳng những không cảnmà còn xúi con nhiều lần lấytrộm tiền. Người cha còn đưacho con một điện thoại di độngvà dặn khi nào lấy trộm đượctiền thì điện thoại cho mình. Vợchồng còn bàn với nhau, kêucon lấy trộm chìa khóa đem vềlàm chìa khóa giả để dự phòng.Với sự xúi giục của cha mẹ,đứa con đã hai lần mở két sắt

    lấy trộm của chủ nhà mà emgiúp việc trên 82 triệu đồng.Cha mẹ em đã dùng số tiền nàyđể trả nợ, mua điện thoại diđộng, sắm dây chuyền vàng,bông tai...

    “Gần mực thì đen” !Đó là những vụ án đau lòng

    khi đứa trẻ bị bố mẹ dụ dỗ, bắtép hay cổ vũ ăn trộm, ăn cắp.Khi chứng kiến hay xem lại cácclip xúi giục con ăn cắp, mọingười đều phẫn nộ trước hànhđộng vô lương tâm của nhữngngười làm cha, làm mẹ. Hầu hếtnhững bố mẹ ấy đã lợi dụng conmình nhỏ người không ai để ý,sẽ dễ dàng trộm cắp trót lọt tàisản của người khác. Họ saikhiến con mình hay những đứatrẻ khác để hành xử, làm bậy.Khi sự việc bị bắt quả tang, bạilộ, họ sẵn sàng đổ thừa chonhững đứa trẻ vô tội nhằm thoáttội. Bởi, họ nghĩ trẻ em lấy trộmđồ nếu bị phát hiện sẽ không bịtruy tố trước pháp luật.

    Khi hỏi tại sao lại lấy trộmđồ của người khác, HoàngTùng, 8 tuổi hồn nhiên kể: “Bố

    mẹ cháu hay ăn cắp ví và điệnthoại ở các cửa hàng. Lúc cháu4 tuổi, bố mẹ đã đưa cháu đitheo. Vì cháu người nhỏ nên dễdàng lách qua khách hàng hoặcđám đông người đi bộ để mócví. Khi móc ví hoặc được trộmđiện thoại, bố mẹ cháu thườngkhen cháu giỏi và hướng dẫncháu cách lấy trồm đồ hiệu quảhơn. Bố mẹ cháu còn bảo, lấytrộm đồ để đi bán có tiền tiêuxài thỏa thích!”.

    “Không hiểu những ngườibố, người mẹ này nghĩ gì màxúi giục con đi ăn trộm. Mìnhđã trộm cắp, xấu xa chưa đủ lạibắt con làm việc phạm pháp.Lợi dụng con trẻ như thế quábất nhẫn” – chị Hoàng Nhi, 34tuổi, Hà Nội bức xúc.

    “Bị dụ dỗ, ép buộc làm điềuxấu ngay từ nhỏ. “Chửi bậyquen miệng, ăn cắp quen tay”rồi, cuộc đời trẻ sẽ trôi về đâu?”-nhiều cư dân mạng lo lắng.

    “Gần mực thì đen, gần đènthì rạng”. Nếu đứa trẻ sốngtrong một gia đình có bố mẹhay người lớn có hành vi thiếuvăn hóa hay thường xuyên đánh

    chửi nhau, trộm cắp, nghiệnngập… thì những gương xấunày sẽ ảnh hưởng đến trẻ.Những đứa trẻ rất dễ bị nhiễmcác thói hư tật xấu, bị lôi kéo viphạm pháp luật. Những đứa trẻsớm “nhúng chàm” sẽ càng dễbuông mình vào cái xấu và khiđã sa chân, trượt dài, cơ hộiquay trở lại con đường hướngthiện sẽ chông gai hơn rấtnhiều. Đáng lo hơn nữa khikhông ít đứa trẻ sớm tiêmnhiễm thói hư tật xấu từ bố mẹ,thậm chí bị biến thành “côngcụ” kiếm tiền cho người lớntiêu xài trong thảnh thơi. Khimột đứa trẻ được chính bậcsinh thành dạy “nghề trộmcắp”, xã hội lại thêm lo âu.

    Theo luật pháp, người từ đủ16 tuổi trở lên phải chịu tráchnhiệm hình sự về mọi tội phạm.Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16tuổi phải chịu trách nhiệm hìnhsự về tội phạm rất nghiêm trọng,tội phạm đặc biệt nghiêm trọngđược quy định cụ thể tại Điều 12Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửađổi, bổ sung năm 2017).

    Hành động xấu xí của contrẻ đến từ sự xúi giục củangười lớn quả là ngoài sứctưởng tượng của chúng ta.Đồng tiền dễ dàng kiếm đượclại không hề nhọc công laođộng nên phải chăng có sứchút khó cưỡng để rồi baongười lao vào trộm cắp, cướpgiật, lừa gạt? Những đứa trẻtrót phạm tội khi chưa đủ tuổichịu trách nhiệm và non nớttrong ý thức thì cứ quẩn quanhtrong ở các mức giao gia đìnhquản thúc và giáo dục, xử phạtvi phạm hành chính... Để rồichúng lại bị bố mẹ “giật dây”thực hiện những vụ trộm vớigia tăng về mức độ táo tợn vàđể lại hậu quả khôn lường.

    Có thể thấy, hành vi xúi giụctrẻ em trộm cắp, phạm tội làhành vi rất đáng lên án, cầnđược xử lý nghiêm. Bởi hànhđộng xấu này sẽ ảnh hưởng đếnsự hình thành, phát triển nhâncách cũng như tương lai của trẻvà làm ảnh hưởng tới tình hìnhan ninh xã hội. BẢO CHÂU

    Chiểu theo vụ trẻ lấy cắptiền của bà bán nước. Cháu

    bé trong trường hợp này là ngườidưới 14 tuổi nên chưa đủ tuổi chịutrách nhiệm hình sự. Do đó, nếutài sản bị trộm cắp đủ định lượngđể xử lý hình sự về tội trộm cắp tàisản thì cháu bé này cũng khôngphải chịu trách nhiệm hình sự.Tuy nhiên, nếu chứng minh đượcngười phụ nữ đã xúi giục cháu bétrộm túi của bà cụ bán nước và tàisản bị trộm có giá trị từ 2 triệuđồng trở lên hoặc dưới 2 triệuđồng nhưng thuộc một trong cáctrường hợp đã bị xử phạt hànhchính về hành vi chiếm đoạt tàisản, gây ảnh hưởng xấu đến anninh, xã hội..., người phụ nữ nàycó thể bị xử lý về tội trộm cắp tàisản, theo điều 173 Bộ luậthình sự 2015 (sửa đổi, bổsung năm 2017).

    Đau lòng những đứa trẻbị bố mẹ “giật dây”

    ĂN CẮP

    l Đứa trẻ trộm tiền của bà bán nước khi mẹ nuôi đang ngồi trên xe chờ sẵn.

    Khi chứng kiến hay xem lạicác clip xúi giục con ăncắp, mọi người đều phẫn nộtrước hành động vô lươngtâm của những người làmcha, làm mẹ. Hầu hết nhữngbố mẹ ấy đã lợi dụng conmình nhỏ người không ai đểý, sẽ dễ dàng trộm cắp trótlọt tài sản của người khác.Họ sai khiến con mình đểhành xử, làm bậy. Khi sựviệc bị bắt quả tang, bại lộ,họ sẵn sàng đổ thừa chocon nhằm thoát tội. l Trẻ lấy trộm điện thoại trong cửa hàng giầy dép đêm 11/9/2020.

  • 7Số 285 (7.998) Chủ nhật 11/10/2020TÂM ĐIỂM TUẦN NÀYhttp://baophapluat.vnBé gái hai tuổi cũng không tha “nói chuyện…phải trái”

    Ngày 1/10/2020 vừa qua,trên mạng xã hội lan truyềnđoạn video clip ghi lại hình ảnh2 bé gái giành đồ chơi dẫn đếncắn nhau tại một lớp học mầmnon ở Trường mầm non Trum-skids (phường Cốc Lếu, thànhphố Lào Cai, Lào Cai). Mọichuyện trở nên gây tranh cãi khingay sau đó, camera lớp họccho thấy một người đàn ông từbên ngoài xông vào, dùng tayliên tiếp tát, túm tóc, đánh mộttrong hai bé gái.

    Đại diện trường mầm noncho biết, sự việc xảy ra vàokhoảng 16h ngày 30/9, tại lớpNhà Trẻ 24-36 tháng D2. Hai béB.A và C.T (đều 2 tuổi), tranhgiành đồ chơi với nhau tronggiờ sinh hoạt. Bé B.A cắn vàotay trái bé C.T khiến bé nàykhóc. Lúc này, anh H. tới nhàtrẻ đón con, thấy con khóc nứcnở, bèn hỏi tình hình từ phíagiáo viên rồi lao vào đánh béB.A. Điều đáng nói, lúc nàytrong lớp học có tới 3 giáo viêncủa Trường Mầm non TrumpKids. Cả 3 giáo viên đã để mặccho vị phụ huynh trên có hànhvi bạo lực đối với học sinh củamình chỉ mới 2 tuổi. Ba cô giáonày không có bất kỳ phản ứngnào được gọi là ngăn cản, haycan thiệp để dừng sự việc.

    Phòng GD&ĐT Lào Cai đãcùng với đại diện trường mầmnon Trumskids đến gia đình béB.A thăm hỏi. Về sức khỏe banđầu, bé không gặp vấn đề gìnhưng tâm lý bị ảnh hưởng, sợsệt khi gặp người lạ. Gia đìnhcháu B.A lẫn cộng đồng đều vôcùng bức xúc về sự việc xảy ra,đặc biệt là chỉ vì xót con mà anhH. có hành vi bạo lực với trẻ 2tuổi, độ tuổi các bé chưa hìnhthành đủ nhận thức về sự việcxung quanh.

    Trước đó, vào đầu tháng 7năm nay, dư luận xôn xao vụviệc bé lớp 1 tên N.G.K củatrường Tiểu học Hữu Nghị(thành phố Hòa Bình, HòaBình) bị phụ huynh của bạn họctấn công, gây ra thương tích ởmặt, tay và chảy nhiều máu.Người hành hung là ông PhạmDuy Đức (42 tuổi, phường HữuNghị, thành phố Hoà Bình).

    Được biết, bé N.G.K và contrai ông Đức vốn xảy ra mâuthuẫn trong lúc chơi đùa. Mặc dùnhà trường đã có phương án xửlý về xích mích giữa hai bénhưng ông Đức không đồng ý.Giữa buổi học của bé K., ôngĐức đã đến tận trường gọi bé rangoài và hành hung khiến béphải nhập viện. Ngay sau đó,Công an TP Hòa Bình đã raquyết định khởi tố vụ án, khởi tốbị can đối với ông Phạm DuyĐức về tội Cố ý gây thương tích.

    Sáng 11/6, mạng xã hội xônxao trước thông tin bé trai bịmột phụ huynh đánh sưng mặtchỉ vì cấu bạn xước mí mắt.Theo đó, một người mẹ nickname M.N chia sẻ việc con traicô (tên ở nhà là Nắng, học mầm

    non) trong lúc trêu đùa đã vôtình cấu xước mí mắt bạn. Biếtchuyện, mẹ của bạn nam này đãtới tận lớp tát Nắng trước sựchứng kiến của giáo viên vànhiều phụ huynh khác.

    Vào năm 2019, một namsinh lớp 8 (Trường THCSQuảng Ninh, xã Quảng Ninh,huyện Quảng Xương,ThanhHoá) cũng rơi vào cảnh tươngtự khi bị phụ huynh và ngườithân (tổng cộng 5 người) củamột nữ học sinh cùng trườngxông vào trường đánh. Nhóm 5người đi ô tô đến trường, xôngvào tấn công nam sinh L.X.C dophát hiện giữa em này và nữsinh M.Q.H xảy ra mâu thuẫn,tranh cãi. Thay vì phản ánh sựviệc tới nhà trường và yêu cầuđược giải quyết cụ thể, gia đìnhem M.Q.H đã hành hung ngượclại nam sinh có mâu thuẫn vớicon gái mình.

    Tháng 2/2017, phụ huynh emL.Q.H. (10 tuổi, học sinh lớp 3BTrường tiểu học số 2 Hòa Bình 1,huyện Tây Hòa) hốt hoảng đưacon nhập viện kiểm tra điều trịkhi thấy con kêu đau đầu, vùngbụng và mạn sườn phải sau khiđi học về. Nghĩ con bị bạn họchành hung, gia đình gặng hỏi thìphát hiện câu chuyện còn đánglo ngại hơn cả chuyện bạn bèbắt nạt nhau.

    Em H. cho biết, trước khivào lớp học tiết đầu giờ chiều,em và bạn cùng lớp là N.H.P.Đ.

    đùa giỡn với nhau. H. khôngmay quơ tay trúng mặt làm Đ.đau. Tưởng mọi chuyện sẽkhông có gì, nhưng Đ. chạy vềnhà báo lại cha. Người cha nghecon nói bị bạn đánh, bèn rủthêm một người nữa tới trườngcủa H. để nói chuyện “phảitrái”. Thấy H. đứng ở hành langlớp học, người cha này lao tớitấn công vào mặt, bụng và đẩyem ngã đập đầu vào tường.

    Phụ huynh đánh thầy cô -vết thương khó lành

    Cùng với đó, những sự việcphụ huynh vào trường đánh giáoviên xảy ra trong thời gian qua đãkhông còn là chuyện hiếm. Ngày19/5, khi cô giáo Đặng ThanhThúy, giáo viên chủ nhiệm lớp1/1 Trường Tiểu học và Trunghọc cơ sở Lộc Giang (huyện ĐứcHòa, Long An), bị ông NguyễnHồng Phúc (42 tuổi, ngụ tại địabàn) xông vào cửa lớp và bất ngờdùng mũ bảo hiểm đánh liên tụcvào đầu đến vỡ mũ bảo hiểm. Sựviệc này chỉ dừng lại khi đượcbảo vệ nhà trường can ngăn, côThúy đã ngã xuống nền gạch vàđược các đồng nghiệp đem đibệnh viện cấp cứu.

    Theo bà Lê Thị Song An, PhóGiám đốc Sở GD&ĐT Long Anthì trước đó em học sinh - con củaphụ huynh Nguyễn Hồng Phúcvề nhà kể với ông nội việc mìnhbị cô giáo gõ vào đầu. Sáng 19/5,ông nội dẫn học sinh này đi học

    và có gặp trao đổi với cô giáoThúy và được cô giáo giải thíchlà không hề có việc đánh họcsinh. Sau khi ông nội của em họcsinh trên ra về thì khoảng nửatiếng sau, ông Nguyễn HồngPhúc đến trường và cầm mũ bảohiểm đánh cô giáo…

    Cũng tại Long An, hơn hainăm trước, từng xảy ra một vụviệc phụ huynh học sinh hành hạgiáo viên khiến dư luận dậy sóng.Đó là trường hợp xảy ra tạiTrường Tiểu học Bình Chánh,ông V.H.T ép buộc cô giáoB.T.T.N, giáo viên Trường tiểuhọc Bình Chánh, phải quì gối xinlỗi tại trường một cách ê chề, bởitrước đó, cô giáo đã phạt quỳ conông…

    Và năm 2019 là cô giáo ở Cơsở Mầm non Sen Hồng, ĐiệnThắng Trung, Quảng Nam bị phụhuynh đánh ngất xỉu, thủng màngnhĩ. Hay sự việc xảy ra ở TrườngMầm non Việt Lào, Nghệ An. Chỉvì nghi ngờ con bị bạo hành, mộtphụ huynh đã thẳng tay đánh côgiáo tới mức động thai…

    Ở Nam bộ, tập quán xưa nayhọc trò thường gọi “thầy, cô” vàxưng là “con”. Nghĩa là trongthâm tâm cũng coi thầy cô nhưbậc cha mẹ vì có công dạy dỗkhông chỉ về kiến thức, học vấnmà cả đạo đức, tư cách làmngười. Thầy cô là “cha, mẹ” ởtrường của học sinh, với đạo lítruyền thống tôn sư trọng đạo. Ởnhững cấp học thấp, thầy cô thậm

    chí còn đóng cả vai trò chăm sóctừ bữa ăn đến giấc ngủ cho cáchọc sinh bán trú.

    Đành rằng, không thể phủnhận có những trường hợp một sốgiáo viên có những hành vi ứngxử, hành xử không phù hợp vớihọc sinh, thậm chí dùng các biệnpháp trách phạt bằng roi vọt hơinặng, khiến cho học sinh đau đớn,sợ hãi, còn phụ huynh thì đaulòng. Song không vì thế, phụhuynh có quyền trừng phạt lạingười thầy bằng cách xông vàotrường dùng mũ bảo hiểm đánhvào đầu, hay bắt quì gối hạ nhục.Bởi đó không chỉ là hành vi bấtchấp đạo lí tốt đẹp tôn sư trọngđạo, mà còn vi phạm pháp luật.

    Chúng ta hẳn còn nhớ vụ “côgiáo 3 tháng không giảng bài”xảy ra tại TPHCM. Em học sinhlớp 12 khi kể lại việc này giàngiụa nước mắt. Bởi từ trong tâmkhảm, chẳng học trò nào lạikhông muốn thầy cô luôn vui vẻ,thân thiện, ân cần với mình.

    Có thể nói, ngày nay, phụhuynh với tâm lý “con mình làvàng”, bao bọc con thái quá, cùngvới đó là sự thiếu tôn trọng ngườikhác, chưa kể đó là bậc thầy cô.Cái tát hay bất cứ sự hành hungnào trong môi trường sư phạmcũng là điều đau lòng. Chúng takhó có thể trách những đứa trẻđang lớn hung dữ, khi cha mẹchúng luôn là những tấm gươngphản chiếu “khó tin” như vậy.

    Giáo viên là một công dânđược pháp luật bảo vệ, dù bất cứlý do gì, không ai có quyền gâyáp lực bắt cô phải quỳ gối, khôngai có quyền chà đạp thân thể cáccô như vậy. Sự chà đạp đó cònkhiến hình ảnh nhà giáo, mộtnghề vốn được mệnh danh là caoquý nhất trong các nghề cao quýkhông còn được vẹn nguyên.Như một cái tát đau đớn vàotruyền thống tôn sư trọng đạo, đólà đạo đức xã hội. Với người thầy,khi bị hạ nhục ngay trên bụcgiảng, trước mặt học trò mình, vếtthương đó sẽ mãi mãi khó lành…

    Và ở góc độ ngược lại, ngườithầy cũng không thể đi chệchđường ray “làm thầy”, bởi hơnbất cứ nghề nghiệp nào, thầy côphải luôn là những kỹ sư tâm hồn,họ không chỉ dạy kiến thức màdạy trò bằng chính nhân cách củamình… Khi mà một lời khích lệcủa thầy luôn có thể thay đổi cuộcđời một con người.

    Cùng với đó, phụ huynh khi ratay với thầy cô, khi nhân danhmình là “lá chắn” đòi công bằngcho con theo hình thức phản cảmđó, đã bằng “mười hại con”, khihình ảnh người cha có thể hạ cẳngtay với bất kể ai, kể cả người thầycủa con mình! Bạo lực sinh rabạo lực cũng bắt nguồn từ nhữnghình ảnh phản chiếu từ ngườithân, cha mẹ, thầy cô, bạn bè…Tất cả như một tiếng thở dài, lànhững nốt trầm về một lối sốngích kỷ, lệch lạc của không ít phụhuynh cho rằng, chỉ con mình, chỉcuộc sống của mình mới có giátrị… Đứa trẻ sẽ lớn lên ra sao khithiếu những trắc ẩn, yêu thương,những sẻ chia cùng bạn bè… Lànhững tia nắng ấm áp làm nêncuộc sống này… NGUYỄN MỸ

    NHÂN CÁCH CỦA CON BẮT NGUỒN TỪ... CHA MẸ!

    Tuần qua, dư luận vô cùng bất bình vì một phụ huynh nam xông vào trường mẫugiáo, ra tay hành hung bé 2 tuổi chỉ vì bé này giành đồ chơi với con gái anh ta.Trên thực tế, đã có không ít câu chuyện gây bức xúc dư luận, khi phụ huynh vìbênh con mà đánh những đứa trẻ khác. Thậm chí, phụ huynh còn ra tay, hạ nhụcthầy cô ngay trên bục giảng, nếu “chạm” tới con họ…

    PHỤ HUYNH “BẢO KÊ HỌC ĐƯỜNG”:

    Thương con như thế, bằng mười hại con…

    lNgười cha xấu xí ra tay với bé gái hai tuổi ngay tại lớp mẫu giáo đang “dậy sóng” dư luận. (Ảnh minh họa)

  • 8 Số 285 (7.998) Chủ nhật 11/10/2020 http://baophapluat.vnTÂM ĐIỂM TUẦN NÀY

    Kinh hãi khi bố mẹ đèo conKhông ít ông bố, bà mẹ dạy

    con là đi đứng cẩn thận nhất là đingoài đường, tai nạn giao thôngluôn rình rập nên phải chấp hànhluật an toàn giao thông. Thếnhưng, chính họ lại là “thủ phạm”gây mất an toàn giao thông, coithường luật pháp, có thể gây nguyhiểm tới tính mạng của họ, conmình và những người tham giagiao thông gây lo ngại, bức xúccho nhiều người.

    Trên mạng xã hội lan truyềnbức ảnh ghi lại cảnh người đànông điều khiển xe máy chở theomột đứa trẻ khoảng 4-5 tuổi.Theo đó, một bé gái mặc váyđứng chênh vênh trên xe, tay bámhờ vào vai bố. Người bố điều kiểnxe máy phóng nhanh trên đường.Cả hai bố con đều không đội mũbảo hiểm.

    Lại có bức ảnh gây bức xúccho người xem. Bức ảnh hiển thịvào ngày 14/8/2020, dù trời đã tốinhưng người phụ nữ vẫn dùngkhăn bịt mặt kín như “ninja”, điềukhiển xe máy Honda Cub đi trênđường phố. Trên chiếc xe đangchạy khá nhanh, người phụ nữdùng tay phải để điều khiển xecòn tay trái thì bế cháu bé. Cháubé ngả người vào vai người phụ

    nữ nhưng toàn bộ phần lưngkhông hề được nâng đỡ, cháucũng không đội mũ bảo hiểm,chỉ đội chiếc mũ lưỡi trai vảimỏng manh.

    Cuối năm 2018, một ngườimẹ đi xe máy không đội mũ bảohiểm, để con trai ngồi ngượcghế mà không có đai an toàn.Hơn nữa, người mẹ này thảnnhiên vạch áo cho em bé ti khiđang lạng lách trên đường. Khiđi lên cầu vượt, người mẹ mộttay ôm con, một tay cầm lái.Hành động này không đảm bảoan toàn bởi trong tình huống bấtngờ như đường xấu, khúc cua,gặp phải nhiều phương tiệnkhác thì cả tay giữ trẻ và tay láiđều yếu, cả phụ huynh và trẻđều có thể gặp nguy hiểm.

    Lại có trường hợp, mộtngười phụ nữ đi xe máy trênđường để bé trai khoảng 5-6tuổi nằm trên xe với tư thế ngửamặt lên trời, tay mơ màng bámvào khung yên.

    Ngoài những cảnh tượng thóttim, “đánh đu” với tử thần ấy,còn có vô số cảnh bố mẹ đèo conlấn làn, đi ngược chiều, không độimũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ. Khicon hỏi tại sao lại đi nguy hiểmvậy, nhiều ông bố, bà mẹ chống

    chế: “Đi vượt đèn đỏ cho nhanh,không thì đi học muộn”; “Chỗnày không có công an giao thông,khỏi đội mũ bảo hiểm cho mệt”;“Đầy người đi ngược chiều, sợ gìhả con?”… Vô tình, cách thamgia giao thông của người lớn đãkhiến trẻ con cảm nhận rằng, chỉnên giữ đúng luật giao thông khicó công an, còn những lúc khácthì mạnh ai nấy đi. Những câu nóichống chế ấy đã gieo vào đầu contrẻ về sự coi thường luật an toàngiao thông và coi thường tínhmạng người tham gia giao thông.

    Và hậu quả nhãn tiền…“Sóng trước đổ đâu, sóng sau

    đổ đó”. Chiều 13/7/2020, nhiềungười dân tại Hà Nội choángváng trước cảnh tượng 2 cậu bé“hồn nhiên” phóng xe máy ào àotrên đường. Cả hai đều không độimũ bảo hiểm.

    Có không ít trường hợp thanhthiếu niên đua xe vi phạm giaothông, họ thản nhiên trả lời: “Từnhỏ, cháu thấy bố mẹ đi vượt đènđỏ, không đội mũ nên bây giờ,cháu lấy xe của mẹ để tìm cảmgiác lạ”.

    Những năm gần đây, tỷ lệ tainạn giao thông ở trẻ em đangngày càng gia tăng. Số liệuTNGT 5 tháng đầu năm 2020

    (tính từ ngày 15/12/2019 đến14/5/2020), trên cả nước đã xảyra 5.508 vụ TNGT, làm chết2.667 người, bị thương 3.965người. Ủy ban ATGT quốc giacho biết, nguyên nhân chủ yếuxảy ra các vụ TNGT là do ngườiđiều khiển phương tiện vi phạmlàn đường, phần đường. Ngườiđiều khiển phương tiện, ngườitham gia giao thông chưa tuân thủnghiêm các quy định về bảo đảmtrật tự ATGT.

    Mọi hành vi ứng xử, văn hóagiao tiếp hàng ngày của các bậcphụ huynh, ông bà đều tác độngđến nếp sống, suy nghĩ của conem. Cha mẹ bao giờ cũng lànhững thầy, cô giáo đầu tiên tronggiáo dục và nuôi dưỡng nhâncách của con em mình.

    Còn nhớ Ths - BS Lan Hảiđã từng kể câu chuyện: “Nhiềubậc phụ huynh đưa con đi học,sợ trễ giờ, sẵn sàng vượt đèn đỏ,nếu kẹt xe, có người còn chởcon leo lên vỉa hè như một lànđường dự phòng, các bé lúc đầucòn mắc cỡ, ngại ngùng nhắc bốmẹ nhưng sau khi nghe giảithích: “Sợ trễ...” thì từ đó cònreo hò thúc giục bố mẹ nhưtrong cuộc đua kỳ thú (!)”.

    “Gieo hành vi gặt thói quen,

    gieo thói quen gặt tính cách,gieo tính cách gặt số phận”.Những hành vi xấu của cha mẹkhông chỉ tạo thói quen xấu chobản thân, mà còn tạo cả thóiquen xấu cho trẻ. Tâm hồn contrẻ như tờ giấy trắng, phụ huynh“vẽ” những “nét vẽ” đầu tiên sẽin hình mãi mãi trong tâm hồntrẻ. Phụ huynh thường chủ quankiểu “bọn trẻ còn nhỏ, biết gìđâu mà lo”, nhưng họ đâu biết,trẻ đã bị thẩm thấu trọn hành vixấu mỗi khi người lớn thể hiệntrước mặt các em.

    Chị Phạm Thu, 32 tuổi(Thanh Trì, Hà Nội) kể lại sựtrách móc của cậu con trai 8 tuổivề hành động của mình. Chị nghĩcơ quan và trường học của conngay gần nhà lại không có chốtcông an nên chị có thói quenkhông thích đội mũ bảo hiểm vàvượt đèn đỏ. Có hôm, con trai chịnhất quyết không để mẹ đưa tớilớp và đòi bố đưa đi. Gặng hỏi,con trai chị mếu máo trả lời: “Mẹkhông đội mũ bảo hiểm, hômtrước đèo con vượt đèn đỏ. Côgiáo con nhìn thấy đã tới lớp gọicon ra phê bình. Cô nhắn con bảomẹ ý thức kém thế thì bảo banlàm sao cho con trưởng thành.Mẹ không nên đèo con vì sẽ xảyra tai nạn. Con xấu hổ lắm”.Nghe con nói, chị Phạm Thu hiểura và xin lỗi con và tự sửa đổihành vi của mình.

    Còn anh Nguyễn Thành An,42 tuổi (Đống Đa, Hà Nội) đauđớn thấy con đầu băng bó nằmtrong viện, khoa cấp cứu. Nhânngày sinh nhật con tròn 18 tuổi,anh An mua tặng con chiếc xemáy. Anh dặn nó bao giờ có bằnglái thì mới được sử dụng. Thấybố đi công tác vài hôm, con traianh đã lấy xe kẹp ba đi dã ngoại.Đến đoạn đường quốc lộ, dokhông làm chủ tay lái, xe con traianh điều kiển tông vào xe tải.Con anh và hai người bạn đằngsau không đội mũ bảo hiểm đã bịchấn thương vùng đầu, tay chânbị thương tích.

    “Tại sao không nghe lời bố,có bằng lái mới được đi và tại saolại kẹp ba, không đội mũ bảohiểm gây ra nông nỗi này?”, contrai anh nén đau lí nhí trả lời: “Từnhỏ, con thấy bố có mấy khi độimũ bảo hiểm đâu. Cứ qua chốtcông an, bố lại tháo mũ ra. Bố lạihay phóng nhanh, vượt ẩu. Mớiđầu, con sợ hãi nhưng rồi lại cócảm giác thích thú, mạo hiểm.Nên lần này, bố đi vắng, con rủmấy đứa bạn đi “đánh võng”ngoài đường cho vui”.

    Khi nghe con trả lời, anh Anlặng người. Anh không thể tráchmắng con vì đó là do sự “giáodục” của anh mà nên. Anh là tấmgương xấu để con soi vào và làmtheo. Giờ con và hai đứa bạn connằm rên rỉ kêu đau trên giườngbệnh, anh thấy hối hận vô cùng.Chính anh là “thủ phạm” khiếncon “đánh đu” với tử thần. Anhcầu mong con và các bạn consớm phục hồi, ra viện. Anh sẽ sửađổi hành vi và cũng mong đây làbài học cảnh tỉnh cho các bậc phụhuynh. Bởi, “sóng trước đổ đâu,sóng sau đổ đấy”. BẢO MI

    NHÂN CÁCH CỦA CON BẮT NGUỒN TỪ... CHA MẸ!

    “Dạy” con “đánh đu” với tử thần

    Trên đường, chúng ta rất dễ bắt gặp những ông bố,bà mẹ đèo con đằng sau nhưng vẫn thản nhiên viphạm luật giao thông: Không đội mũ bảo hiểm, lạnglách, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, cho con nằm ngảngốn hay đứng chênh vênh đằng sau xe… Trẻ có xuhướng bắt chước hành động của cha mẹ hơn là nghetheo những lời dạy dỗ. Hành vi vi phạm luật giaothông của những ông bố, bà mẹ ấy là “tấm gươngmờ” phản chiếu lại những đứa con mình. Trẻ sẽ họcvà bắt chước rất nhanh chóng. Và rất có thể, tai nạngiao thông, “tử thần” kéo tới.

    lCảnh tượng kinh hãi.

    lBố đèo con gái đánh đu với tử thần.

    lNgười mẹ cho con đang ngủ di chuyển trên đường.

  • 9http://baophapluat.vn SắC MÀU TÂM LINH Số 285 (7.998) Chủ nhật 11/10/2020 Vị Đế sư được phong quốctính

    Hậu Ái là một làng ven đô,nằm phía Tây thành Thăng Longxưa – ngày nay thuộc xã VânCanh, huyện Hoài Đức, ngoạithành Hà Nội. Làng Hậu Ái xưacòn có tên là Nhân Ái, thuộchuyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai,Trấn Sơn Tây, là một vùng đất cổnổi tiếng văn vật có từ hàng ngànnăm trước. Bước vào đình làng,bao trùm lên tất cả là một khônggian thiêng liêng, cổ kính, phảngphất màu sắc huyền thoại. Đìnhlàng Hậu Ái chính là nơi thờ Đứcthành hoàng Đỗ Kính Tu, một vịđại quan đầu triều nhưng lại phảichịu nhiều oan ức. Người từngđược sử thần Phan Huy Chú tiếcthương, là người: “Vỗ về dân xã,dẹp yên giặc giã, dự hàng cônglớn mà bỏ mình vì bọn quyềnthần tàn bạo”.

    Trên tấm bia ghi tiểu sử đượcđặt nơi mộ thành hoàng Đỗ KínhTu, có thuật lại rằng ông sinhnăm 1172 (Nhâm Thìn) tại làngHậu Ái, trong một gia đình cótruyền thống nho học. Từ nhỏ,ông đã nổi tiếng thông minh, cótrí nhớ tài tình, mẹ bảo gì nhớđấy, thậm chí còn biết nói chữvới mẹ. Lên năm tuổi mẹ ôngcho đi học thầy, lên tám tuổi lạitheo nhà sư về chùa học. Bởi sựham học, 13 tuổi ông đỗ tú tài kỳthi hương; 18 tuổi khi triều đìnhmở khoa thi võ, ông trúng tuyểnbậc võ quan; 23 tuổi ông đỗ đầukhoa thi tam giáo được phongHàn Lâm Viện Đại Học Sỹ. Ôngđỗ Thái học sinh thời Lý AnhTông (1138-1175) và nhờ lậpnhiều công trạng, ông được nhàvua ban quốc tính (họ vua) là LýKính Tu.

    Năm 1175, cuối đời Lý AnhTông, Đỗ Kính Tu được thăngchức Lịch điển khu tào, cùngThái úy Tô Hiến Thành phụchính trông coi việc nước.

    Đại Việt Sử ký Toàn thư cóghi vào năm 1182, sau khi TôHiến Thành mất vua liền “lấy LýKính Tu làm Đế sư (thầy củavua), trong thì hầu việc giảngsách, ngoài thì dạy dân trunghiếu…”. Từ đó, ông cùng các vịtrung thần chèo chống giữ vữngcơ đồ nhà Lý, được phong đếnchức Thái bảo phụ quốc, Tháiphó, rồi Thái úy.

    Trong thần tích của làng HậuÁi còn ghi lại một sự tích về cuộcnổi dậy của nhân dân vùng ĐạiHoàng do Phí Lang khởi xướngnăm 1204. Nguyên Phí Langcũng là quân trong triều đìnhnhưng do ông từng tâu với vua vềtội đục khoét thậm tệ của quanđầu triều Đàm Dĩ Mông, mà vuabỏ ngoài tai, lại thêm bị Đàm DĩMông đàn áp, nên đã cùng dânchúng Đại Hoàng nổi dậy. KhiĐỗ Kính Tu được vua giao đemquân đến hỏi tội thì Phí Lang mớidám phân trần rõ ràng sự việc.Cảm thông với hoàn cảnh củaPhí Lang, Đỗ Kính Tu chỉ giaochiến lấy lệ rồi coi như khôngthắng được, mà cho rút quân.

    Từ đó, uy danh Đỗ Kính Tucàng nức tiếng gần xa, nổi tiếnglà vị quan thanh liêm, văn võkiêm toàn, có công giúp ba đời

    vua trị vì đất nước.Đại Việt Sử ký Toàn thư

    cũng ghi chép lại: “Năm 1210,mùa đông, tháng 10, vua khôngkhỏe, gọi Đỗ Kính Tu vào nhậnmệnh ủy thác”. Đó chính là sựkiện trước khi vua Lý CaoTông mất đã triệu ông vào ủythác trao cố mệnh phò giúp tháitử Sảng, tức vua Lý Huệ Tôngsau này.

    “Tất cả khu vườn Mả Am(mộ ông Đỗ Kính Tu) là đất củanhà thánh. Xưa kia, những ngàynghỉ là quân lính của ngài thườngxuyên luyện tập ở đấy, luyện tậpkhông ngưng nghỉ. Xong lại đểđi ra kinh thành làm việc, để đidẹp loạn chỗ nọ chỗ kia”, ôngThao – người phụ trách trôngnom đình Hậu Ái kể lại.

    Cái chết oan của người thầydạy vua

    Tài năng là vậy, nhưng ĐỗKính Tu lại phải chấp nhận mộtkết cục vô cùng nghiệt ngã.Theo ông Thao: “Nguyên làngHậu Ái của ông vốn là vùng đấttrũng. Xưa kia, cứ mỗi mùa mưalà cả làng bị ngập, cánh đồngTrầm hơn trăm mẫu đành phảibỏ hoang. Với lòng nhân ái,trong một lần rút quân về quênhà, thấy cảnh dân làng Hậu Áivà các vùng xung quanh bị ngậplụt mất mùa triền miên, ông ĐỗKính Tu liền đứng ra lấy ruộngcủa dân làng, đào con ngòi thoátnước từ đồng Trầm (Hậu Ái)qua Hòe Thị, Kiều Mai, ThịCấm đổ ra sông Nhuệ chỉ trongvòng có một đêm. Nhờ con ngòiđó, Hậu Ái và các vùng xungquanh không bị mất mùa bởinạn ngập lụt, có thể cấy được haivụ lúa tốt tươi”. Có người lànglại nói chính ông Đỗ Kính Tu đãlấy hàng chục mẫu ruộng màvua ban đổi cho điền chủ các

    làng khác để lấy đất đào mương.Theo nhà nghiên cứu Đỗ Thỉnh,trong cuốn sách “Địa chí vùngven Thăng Long”, con ngòi cổấy xưa nằm ngay cạnh ngôi chùacủa làng Hòe Thị (Hương ĐỗTự), đến nay vẫn còn dấu tích.

    Tuy nhiên, cũng theo ôngThao, có một điều kỳ lạ rằng:“Những đất mà ông Đỗ Kính Tuđền bù lại ấy, dân làng kháckhông tài nào canh tác được, trâuxuống không cày được, ngườicấy lúa thì bị đau tay. Người tađành phải trả lại, không dám lấyđất ấy về nữa.”.

    Lại nói lúc bấy giờ triều chínhsuy đồi, dân tình đói kém, loạnlạc khắp nơi. Các thế lực đối lậpâm mưu chiếm đoạt vươngquyền, các bậc trung thần đều bịcô lập. Trong đó, Đỗ Kính Tu làmục tiêu số một mà đám quyềnthần muốn loại bỏ. Mượn cớ ôngtổ chức đào mương, chúng đã vucho ông là đào hào luyện binh âmmưu tạo phản, lợi dụng đườngthủy chuyển quân để cướp ngôivua. Không những thế, chúngcòn nhắc lại chuyện Đỗ Kính Tukhông dẹp được loạn ở ĐạiHoàng để đơm đặt thêm tội. LýHuệ Tông nhu nhược, bỏ bê triềuchính lại bị lũ gian thần che mắt,đã vội khép tội ông và buộc ôngphải tự liệu.

    Lòng trung thành không thểtự giãi bày, lẽ ngay việc nghĩakhông chịu nhục, Đỗ Kính Tu đãtự vẫn tại bãi quần thần sôngHồng (nay thuộc xã Thượng Cát,Hạ Cát) để tỏ rõ tấm lòng trungnghĩa. Được tin ông mất, dânlàng Hậu Ái liền đưa thi thể ôngvề cố hương an táng và tôn ônglàm thành hoàng làng.

    Xung quanh cái chết của ôngĐỗ Kính Tu, còn rất nhiềuchuyện li kỳ mà ít ai biết đến.Ông Thao chậm rãi kể: “Theo

    các cụ cao niên trong làng, saukhi bị vua khép tội, Đỗ Kính Tuliền cưỡi ngựa bạch, cùng mộtchú lính hầu, ra bến sông Chèm(nay thuộc xã Thượng Cát) tự xử.Trước khi tuẫn tiết, ông đã có lờikhấn, nếu ông đúng tội, cả ngườivà ngựa sẽ rời nhau và bị nướccuốn trôi mất, còn nếu như ôngvô tội thì cả người và ngựa sẽkhông rời nhau và nổi lên. Ngaykhi Đỗ Kính Tu khấn xong, thìmây đen vần vũ, mưa bão cuồncuộn, ông ung dung thúc ngựa,lao xuống sông tự vẫn.

    Nhưng thật lạ, cả người vàngựa ấy đều nổi lên giữa dòngnước xoáy, tất cả vẫn uy nghi nhưlúc sống. Lúc này trong kinhthành thì mịt mù mây gió, triềuđình và dân chúng không hiểunguyên cớ tại sao, mãi sau mớibiết là quan đại thần Đỗ Kính Tuchết oan. Dân làng Chèm vội vãra vớt ông lên nhưng không tàinào mang lên nổi. May sao, cómột nhà sư mới chỉ cho vua LýHuệ Tông rằng muốn đưa đượcông lên, thì phải dải lụa đào từ bờsông cho đến tận chân ngự