thÔng tƯ thao thong tu.doc · web viewsơ đồ va quệt sơ đồ va quệt sơ họa khu vực...

40
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: /2012/TT- BGTVT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2012 THÔNG TƯ Thông tư quy định về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm thường xảy ra tai nạn giao thông trên đường bộ đang khai thác Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải. Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Tổng Cục trưởng Tổng cục ĐBVN. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành Thông tư quy định về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm thường xảy ra tai nạn giao thông trên đường bộ đang khai thác. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh DỰ THẢO

Upload: others

Post on 07-Jan-2020

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Số: /2012/TT-BGTVT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2012

THÔNG TƯ

Thông tư quy định về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm thường xảy ra tai nạn giao thông trên đường bộ đang khai thác

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải.

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Tổng Cục trưởng Tổng cục ĐBVN.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hành Thông tư quy định về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm thường xảy ra tai nạn giao thông trên đường bộ đang khai thác.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm thường xảy ra tai nạn giao thông trên đường bộ đang khai thác.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm thường xảy ra tai nạn giao thông trên đường bộ đang khai thác.

DỰ THẢO

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Điểm đen tai nạn giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là "Điểm đen") là vị trí mà tại đó thường xảy ra tai nạn giao thông.

2. Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ là vị trí mà tại đó có thể xảy ra tai nạn giao thông.

3. Vị trí nguy hiểm là vị trí điểm đen hoặc điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.

4. Từ “điểm" ở khoản 1, khoản 2 Điều này được hiểu là một vị trí, một đoạn đường hoặc trong khu vực nút giao.

5. Tai nạn giao thông nghiêm trọng là tai nạn giao thông có người chết.

Chương II

TIÊU CHÍ VÀ HỒ SƠ XÁC ĐỊNH ĐIỂM ĐEN, ĐIỂM TIỀM ẨN TAI NẠN GIAO THÔNG

Điều 4. Tiêu chí xác định điểm đen

Tiêu chí để xác định điểm đen phải căn cứ vào tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm (12 tháng) về số vụ, mức độ thiệt hại:

1. 02 vụ tai nạn nghiêm trọng; hoặc,

2. 03 vụ tai nạn trở lên, trong đó có 01 vụ nghiêm trọng; hoặc,

3. 04 vụ tai nạn trở lên, nhưng chỉ có người bị thương phải nhập viện.

Điều 5. Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông

Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn phải căn cứ vào hiện trạng công trình đường bộ, hiện trạng khu vực xung quanh và tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm (12 tháng):

1. Hiện trạng công trình đường bộ và xung quanh vị trí có yếu tố có thể gây mất an toàn giao thông.

2. Trong một năm, xảy ra 05 vụ va chạm trở lên hoặc có ít nhất 01 vụ tai nạn nhưng chỉ có người bị thương phải nhập viện.

2

Điều 6. Hồ sơ điểm đen

Hồ sơ điểm đen gồm:

1. Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông được lưu giữ tại đơn vị quản lý đường bộ;

2. Bảng thống kê tai nạn có ghi lý trình, số vụ tai nạn, thiệt hại; đánh giá nguyên nhân kèm kiến nghị sơ bộ giải pháp khắc phục;

3. Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cảnh sát giao thông cung cấp;

4. Bản vẽ sơ đồ khu vực điểm đen, ảnh chụp khu vực điểm đen và các tài liệu liên quan.

Điều 7. Hồ sơ điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông

Hồ sơ điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông gồm:

1. Hồ sơ các vụ tai nạn, vụ va chạm giao thông được lưu giữ tại đơn vị quản lý đường bộ.

2. Bảng thống kê va chạm, tai nạn giao thông có ghi lý trình, số vụ tai nạn, thiệt hại; đánh giá nguyên nhân kèm kiến nghị sơ bộ giải pháp khắc phục.

3. Hồ sơ các vụ va chạm, tai nạn giao thông do cảnh sát cung cấp (nếu có).

4. Bản vẽ sơ đồ khu vực điểm tiềm ẩn tại nạn giao thông, ảnh chụp khu vực và các tài liệu liên quan.

Chương III

XỬ LÝ ĐIỂM ĐEN, ĐIỂM TIỀM ẨN TAI NẠN GIAO THÔNG

Điều 8. Trình tự xử lý

1. Trình tự xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông gồm 08 bước sau:

a) Bước 1: Xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên;

b) Bước 2: Thị sát hiện trường lần đầu;

c) Bước 3: Phân tích và sơ bộ xác định nguyên nhân;

d) Bước 4: Nghiên cứu hiện trường lần hai để xác định nguyên nhân;

3

đ) Bước 5: Lựa chọn biện pháp khắc phục;

e) Bước 6: Xác định cơ quan chịu trách nhiệm xử lý;

f) Bước 7: Thực hiện xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông;

g) Bước 8: Theo dõi và đánh giá kết quả.

2. Nội dung các bước trong trình tự xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tại nạn giao thông được quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 16 của Thông tư này.

Điều 9. Xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên

1. Công ty, đoạn quản lý đường bộ, doanh nghiệp dự án (gọi chung là tổ chức quản lý đường bộ) phát hiện, thống kê vụ va chạm, tai nạn giao thông và lập hồ sơ điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này. Hồ sơ tai nạn giao thông được thống kê làm cơ sở xác định điểm đen.

2. Căn cứ vào số vụ va chạm, số vụ tai nạn giao thông trong một năm (12 tháng), mức độ nghiêm trọng về số người chết, số người bị thương, giá trị tài sản hư hỏng, đối chiếu với tiêu chí quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này để sắp xếp sơ bộ thứ tự ưu tiên xử lý, báo cáo về cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ (Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đối với quốc lộ được giao quản lý; Sở Giao thông vận tải đối với các hệ thống đường địa phương; nhà đầu tư đối với đường đang khai thác theo hợp đồng BOT, BTO; cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng).

3. Hồ sơ tai nạn giao thông được cung cấp theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 4 của Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BCA-BGTVT ngày 03/3/2010 của Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải về việc "Quy định về phối hợp cung cấp số liệu đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, dữ liệu về tai nạn giao thông và cấp, đổi, thu hồi, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ".

Điều 10. Thị sát hiện trường lần đầu

Sau khi xác định điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, tiến hành thị sát hiện trường lần đầu để:

4

1. Đối chiếu, bổ sung các đặc trưng của hiện trường: nút giao thông, tổ chức giao thông, các đặc trưng khác (tầm nhìn, bán kính đường cong, độ nhám mặt đường, độ dốc siêu cao, các yếu tố khác) và hiện trạng hành lang an toàn đường bộ, hiện trạng bên ngoài hành lang an toàn đường bộ.

2. Phác họa sơ đồ, chụp ảnh hiện trường.

3. Xác định lưu lượng, thành phần xe, tình trạng giao thông và người đi bộ.

4. Điều tra về tình hình thời tiết, khí hậu và các yếu tố môi trường khác có ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

5. Điều tra, đánh giá chung về trình độ nhận thức, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân trong khu vực.

Điều 11. Phân tích và sơ bộ xác định nguyên nhân

Căn cứ kết quả thị sát và hồ sơ đã thu thập được, tiến hành xây dựng bản sơ đồ mặt bằng (các vụ tai nạn hoặc mặt bằng hiện trạng khu vực) theo tỷ lệ 1: 200 thể hiện các đặc điểm chính của hiện trường: nút giao, tổ chức giao thông, môi trường tự nhiên - xã hội hai bên đường (đồi núi, đồng ruộng, cây xanh, nhà cửa, công sở, trường học, khu dân cư, khu công nghiệp) và sơ đồ các vụ tai nạn. Tiến hành phân tích từng vị trí để xác định sơ bộ nguyên nhân.

Điều 12. Nghiên cứu hiện trường lần hai để xác định nguyên nhân

1. Căn cứ vào hồ sơ đã thực hiện ở Điều 10, Điều 11, tổ chức nghiên cứu hiện trường lần 2 để xác định nguyên nhân do tình trạng cầu đường, tình hình tổ chức giao thông, tầm nhìn, chiếu sáng ban đêm, môi trường tự nhiên - xã hội hai bên đường; lưu ý về thời tiết hoặc tình hình điều khiển giao thông khi xảy ra tai nạn.

2. Việc thị sát và nghiên cứu hiện trường quy định tại khoản 1 Điều này phải được thực hiện khách quan (tại nhiều thời điểm và thời tiết trên nhiều đối tượng, lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau).

Điều 13. Lựa chọn biện pháp khắc phục

Căn cứ vào các nguyên nhân đã xác định tại Điều 12, đề xuất biện pháp khắc phục theo nguyên tắc:

5

1. Phải giảm hoặc làm mất hẳn nguyên nhân đã gây ra tai nạn giao thông.

2. Không được phát sinh nguyên nhân khác gây ra tai nạn giao thông.

3. Không gây ảnh hưởng xấu đến bảo đảm giao thông và môi trường xung quanh.

Điều 14. Xác định cơ quan chịu trách nhiệm xử lý.

1. Trường hợp nguyên nhân và giải pháp khắc phục có liên quan đến cầu đường, cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ phải xử lý kịp thời trong vòng 60 ngày từ khi cấp có thẩm quyền (Tổng cục Đường bộ Việt Nam đối với hệ thống quốc lộ, UBND cấp tỉnh đối với các hệ thống đường địa phương) cho phép đầu tư xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.

2. Trường hợp nguyên nhân và giải pháp khắc phục khác thì cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ kiến nghị cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền.

Điều 15. Thực hiện xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.

1. Hồ sơ thiết kế xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn phải do đơn vị tư vấn thiết kế có kinh nghiệm thực hiện. Trong quá trình thực hiện điều tra, phân tích và đưa ra giải pháp, đơn vị thiết kế xử lý điểm đen phải duy trì sự tham gia của nhóm điều tra nghiên cứu của đơn vị quản lý đường bộ cũng như cơ quan cảnh sát giao thông phụ trách đoạn đường có điểm đen.

2. Trong quá trình thi công xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, đơn vị thi công phải tuân thủ đúng hồ sơ thiết kế xử lý điểm đen cũng như các quy định khác để đảm bảo an toàn giao thông trong khi thi công và khai thác.

3. Việc thực hiện xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông được ưu tiên sử dụng nguồn kinh phí nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng. Trường hợp đặc biệt, cấp có thẩm quyền (Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với hệ thống quốc lộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với các hệ thống đường địa phương) quyết định vừa thiết kế vừa thi công.

6

Điều 16. Theo dõi và đánh giá kết quả xử lý

1) Theo dõi và đánh giá kết quả xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông do đơn vị trực tiếp quản lý tuyến, đoạn tuyến thực hiện và báo cáo kết quả về Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải.

2) Đối với đường BOT và BTO, việc theo dõi và đánh giá kết quả xử lý do doanh nghiệp dự án thực hiện và báo cáo kết quả về cơ quan có thẩm quyền và cơ quan quản lý nhà nước đối với tuyến, đoạn tuyến.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM XỬ LÝ ĐIỂM ĐEN, ĐIỂM TIỀM ẨN TAI NẠN GIAO THÔNG DO NGƯỜI

Điều 17. Trách nhiệm xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đối với hệ thống quốc lộ

1. Tổ chức quản lý đường bộ thực hiện bước 1 quy định tại Điều 9 và bước 8 quy định tại Điều 16 Thông tư này.

2. Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với điểm đen trên quốc lộ được giao quản lý) thực hiện bước 2, 3, 4, 5, 6 được quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14 Thông tư này.

3. Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 14 Thông tư này.

4. Đối với đường BOT, BTO nhà đầu tư thực hiện bước 2, 3, 4, 5, 6 được quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14 Thông tư này.

5. Đối với các điểm đen trên đường bộ đang khai thác có dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp, tổ chức quản lý đường bộ bàn giao hồ sơ điểm đen cho chủ đầu tư để đưa vào dự án xem xét, xử lý. Trường hợp dự án chưa triển khai ngay, cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ đối với đường có thực hiện các biện pháp xử lý tạm thời để đảm bảo an toàn giao thông trước khi bàn giao đường cho chủ đầu tư.

6. Trường hợp nguyên nhân gây tai nạn giao thông không liên quan đến cầu đường, cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14.

Điều 18. Trách nhiệm xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đối với các hệ thống đường địa phương.

7

1. Tổ chức quản lý đường bộ thực hiện bước 1 quy định tại Điều 9 và bước 8 quy định tại Điều 16 Thông tư này.

2. Sở Giao thông vận tải thực hiện bước 2, 3, 4, 5, 6 được quy định tại điều 10, 11, 12, 13, 14 Thông tư này.

3. UBND cấp tỉnh thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 14 Thông tư này.

4. Đối với đường BOT, BTO nhà đầu tư thực hiện bước 2, 3, 4, 5, 6 được quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14 Thông tư này.

5. Đối với các điểm đen trên đường bộ đang khai thác có dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp, tổ chức quản lý đường bộ bàn giao hồ sơ điểm đen cho chủ đầu tư để đưa vào dự án xem xét, xử lý. Trường hợp dự án chưa triển khai ngay, cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ đối với đường có thực hiện các biện pháp xử lý tạm thời để đảm bảo an toàn giao thông trước khi bàn giao đường cho chủ đầu tư.

6. Trường hợp nguyên nhân gây tai nạn giao thông không liên quan đến cầu đường, cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14.

Điều 19. Trách nhiệm xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đối với đường chuyên dùng.

1. Tổ chức quản lý đường bộ thực hiện bước 1 quy định tại Điều 9 và bước 8 quy định tại Điều 16 Thông tư này.

2. Cơ quan, tổ chức cá nhân có đường chuyên dùng thực hiện các bước từ bước 2 đến bước 7 quy định tại các Điều từ Điều 10 đến Điều 15 của Thông tư này.

3. Trường hợp nguyên nhân gây tai nạn giao thông không liên quan đến cầu đường, cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2012.

8

2. Thông tư này thay thế Quyết định số 13/2005/QĐ-BGTVT ngày 02 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Ban hµnh "Quy ®Þnh vÒ viÖc x¸c ®Þnh vµ xö lý vÞ trÝ nguy hiÓm th-êng x¶y ra tai n¹n giao th«ng trªn ®êng bé ®ang khai th¸c".

Điều 21. Tổ chức thực hiện

1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các vướng mắc, các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh về Tổng cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp, báo cáo với Bộ Giao thông vận tải xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:

- Như Điều 18;

- Văn phòng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Các Thứ trưởng;

- Cục Kiểm soát TTHC (Văn phòng Chính phủ);

- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ GTVT;

- Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ GTVT;

- Các Ban QLDA thuộc Bộ GTVT;

- Các Ban QLDA thuộc Tổng cục ĐBVN;

- Cổng thông tin điện tử Chính phủ,

Website Bộ GTVT;

- Công báo;

- Sở: GTVT các tỉnh, TP. trực thuộc Trung ương;

- Các Khu Quản lý đường bộ;

- Lưu: VT, ATGT (20).

BỘ TRƯỞNG

Đinh La Thăng

9

Phụ lục A: Phương pháp đánh giá vị trí tiềm ẩnPhương pháp đánh giá sử dụng phương pháp xếp loại thông qua điểm số với cơ cấu:

- Điểm số về các yếu tố kết cấu hạ tầng (cầu, đường): chiếm 60 điểm

- Điểm số đánh giá về Trình độ nhận thức của người dân về Luật giao thông và ý thức của người dân trong việc tham gia giao thông: chiếm 40 điểm.

Các yếu tố về kết cấu hạ tầng đánh giá dựa theo các giải pháp xử lý (tham khảo bảng E2 - phụ lục E).

………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………..

Các yếu tố về trình độ nhận thức và ý thức của người dân trong việc tham gia giao thông được đánh giá theo tỷ lệ % của số liệu điều tra tại hiện trường (chiếm 20 điểm) và số liệu thu thập từ cơ quan quản lý của địa phương (chiếm 20 điểm).

………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………….

10

Phụ lục B: Một số vấn đề cần chú ý khi kiểm tra hiện trường

Hành vi của lái xe; Tốc độ của phương tiện; Lưu lượng xe chạy và sự pha trộn với các xe mô tô (thu thập dữ liệu

phương tiện trước khi kiểm tra); Số lượng và các loại đối tượng tham gia giao thông khác - người đi bộ,

người đi xe đạp, xe xúc vật kéo; Môi trường đường bộ và phương tiện giao thông, bao gồm địa hình và

tình hình sử dụng đất xung quanh; Loại hình điều khiển giao thông (không đèn tín hiệu, không biển báo,

biển dừng xe hoặc nhường đường, đèn tín hiệu giao thông, vòng chuyển hướng xe chạy);

Công trình dành cho người đi bộ; Tầm nhìn cho lái xe khi tiếp cận vị trí hiện trường; Tầm nhìn cho lái xe khi đi vào hoặc cắt ngang đường từ một đường

nhánh - xem xét vị trí lái xe đối với các loại phương tiện khác nhau; Tầm nhìn dành cho người đi bộ khi đi ngang qua đường; Tiêu chuẩn của giao cắt/đường bộ như bình đồ giao cắt, vị trí và hình

dáng đảo giao thông, trắc ngang và trắc dọc; Các đặc điểm của khu vực ven đường chẳng hạn như taluy đào/đắp, có

các chướng ngại vật cứng ở ven đường, cọc, cây v.v...; C¸c biÓn b¸o hiÖu vµ biÓn hiÖu lªnh cã ®îc bè trÝ, bè trÝ

cã hîp lý vµ cã dÔ nhËn biÕt kh«ng; C¸c lo¹i s¬n v¹ch trªn mÆt ®êng cã ®îc bè trÝ, bè trÝ cã

®Çy ®ñ vµ hîp lý kh«ng; Tình trạng mặt đường; Tham gia giao thông vào ban đêm tại hiện trường; Tình trạng khi trời mưa; Tình trạng khi sương mù.

11

Phụ lục C: Mẫu báo cáo tai nạn đường bộ

12

13

14

Sổ tay hướng dẫn Xác định, Khảo sát và Xử lý Điểm đen

Phụ lục D: Công cụ phân tích để xác định các nhóm tai nạn

Dưới đây là phần trình bày về các công cụ khác nhau dùng để xác định các mẫu và đặc điểm tai nạn, nhằm hỗ trợ cho quá trình giải quyết vấn đề. Các kết quả đầu ra khi sử dụng các công cụ này có thể dùng trong các báo cáo điểm đen để tổng hợp các thông tin và mô tả bản chất các tai nạn.

B.1. Mã số phân loại tai nạnCác mã số phân loại tai nạn được dùng để phân loại các vụ tai nạn giao thông và cung cấp thông tin về sự di chuyển của các đối tượng tham gia giao thông tại thời điểm xảy ra tai nạn.Mã số phân loại tai nạn là một số hiệu được gán để xác định một loại tai nạn cụ thể. Ví dụ, tất cả các vụ va quệt giữa một phương tiện rẽ trái tại một giao cắt với một phương tiện khác đang chạy thẳng theo chiều ngược lại sẽ có cùng một mã số. Mã số phân loại tai nạn được xác định bằng sơ hoạ, cho biết cách thức di chuyển của các phương tiện trong một tai nạn. Mã số phân loại tai nạn được quy định trong hình vẽ D-1 dưới đây. Mỗi cột trong biểu đồ này tương ứng với một nhóm các loại tai nạn. Ví dụ, tất cả các loại tai nạn liên quan đến việc phương tiện vượt nhau đều thuộc cùng một cột (mã 150 đến 159). Việc lập mã số phân loại tai nạn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích tai nạn tại một điểm cụ thể, bằng cách xác định các tai nạn cùng loại.

Sổ tay hướng dẫn Xác định, Khảo sát và Xử lý Điểm đen

Hình D -1: Mã số phân loại tai nạn

Sổ tay hướng dẫn Xác định, Khảo sát và Xử lý Điểm đen

B.2. Biểu đồ các nhân tố tai nạnBiểu đồ xem xét các nhân tố tai nạn rất hữu ích với việc nêu bật những đặc điểm cụ thể và loại tai nạn tại một điểm đen. Các nhân tố chung có thể trình bày trên biểu đồ này gồm có:

Xu hướng tai nạn trong suốt thời gian

Loại tai nạn (mã số loại tai nạn);

Ngày (thứ) và giờ;

Loại phương tiện;

Tình trạng thời tiết;

Điều kiện ánh sáng.

Qua sơ đồ bảng tính có thể nhận biết các đặc điểm tai nạn giao thông và hỗ trợ việc xác định xu hướng tai nạn theo thời gian và hỗ trợ trình bày dữ liệu thể hiện vấn đề liên quan. Biểu đồ này còn cho thấy một nhóm tai nạn trong số các kiểu tai nạn hoặc các dữ liệu khác liên quan đến vấn đề tai nạn. Các ví dụ về biểu đồ này được mô tả ở hình vẽ D-2 dưới đây.

0

1

2

3

4

5

6

7

8

Số

lượ

ng

2003

2004

2005

Năm

Tai nạn thương tích theo năm và mức độ nghiêm trọng

Thương nhẹThương nặngChết

0

1

2

3

4

5

Số

lượ

ng

Bộ

hành

Xe c

ắt n

gang

đườ

ng

Ch

ạy n

gượ

cch

iều

Ch

ạy cù

ngch

iều

Đi c

hệc

h kh

ỏiđư

ờng K

hác

Tổng hợp các loại tai nạn

Thương nhẹThương nặngChết

Hình D -2: Các ví dụ biểu đồ tai nạn

B.3. Sơ đồ va quệtSơ đồ va quệt sơ họa khu vực giao cắt hoặc đoạn đường trên đó vẽ mô tả sơ đồ tổng quan của tai nạn để có nhận biết trực quan về các kiểu loại tai nạn. Ví dụ về sơ đồ va quệt tham khảo hình vẽ D-3 dưới đây.

Sơ đồ Va quệt

Hiện trường: Quốc lộ 1/ Đường ngang

05/10/03 XM 12/6/03 XM XM 22/4/05 06/12/04 18/3/05 15/11/04 18/9/05 18/6/03 10/5/05 XM

12/3/04 12/11/05 BH XM 15/7/05 18/2/04 25/5/05

Tên đường: QUỐC LỘ 1

Phía Bắc

Người chuẩn bị: …Anh Dũng…………………Ngày: …10/5/2006…

Chú giải

Ô tô hoặc xe tải (chiều đi) Xe máy / xe đạp máy Xe đạp Bộ hành Xe xúc vật kéo Xe dừng Xe quay đầu Xe đỗ

Tai nạn Chết người Tai nạn Thương nặng Tai nạn Thương nhẹ hoặc chỉ Thiệt hại Tài sản

Dữ liệu: Từ : 01 /01 /2003

Tới: 31 /12 /2005

XM

XD

BH

04/7/03

Tên đường: ĐƯỜNG NGANG

XM

XM

BH

XM

DV

Hình D-3: Ví dụ sơ đồ va quệt

Các sơ đồ tai nạn rất có hiệu quả trong việc làm rõ các kiểu tai nạn chủ yếu tại một vị trí cụ thể. Có thể chuẩn bị các sơ đồ va quệt bằng những thông tin thu được trong các báo cáo tai nạn giao thông chi tiết do Cảnh sát giao thông lập. Những đặc điểm chính của một sơ đồ va quệt là:

18

Mỗi tai nạn được thể hiện bằng các mũi tên và/hoặc các biểu tượng cho mỗi một đối tượng tham gia giao thông hoặc vật liên quan đến tai nạn;

Các mũi tên cho thấy hướng đi hoặc di chuyển tại thời điểm xẩy ra va quệt. Nhìn chung, các vụ tai nạn chết người và thương tích nặng thường được thể hiện tương ứng bằng một vòng tròn đen và một vòng tròn trắng tại điểm xảy ra va quệt. Nếu có thông tin, có thể mô tả cả các vụ tai nạn chỉ gây hư hỏng tài sản và thương tích nhẹ;

Các loại tai nạn tương tự được nhóm lại để tập trung chú ý vào loại tai nạn đó; và

Các chi tiết về tai nạn, bao gồm ngày, giờ, thời tiết và ánh sáng, có thể đưa vào để cung cấp thêm thông tin.

B.4. Bảng nhân tố tai nạn Có thể dùng bảng nhân tố tai nạn để trình bày các dữ liệu tai nạn dưới dạng bảng nhằm hỗ trợ việc phân tích và xác định các mẫu tai nạn. Việc lập bảng dữ liệu có thể giúp tập trung chú ý vào những nhân tố chung.Hình D-4 đưa ra ví dụ về bảng nhân tố tai nạn có ghi chép số liệu ban đầu. Hình D-5 thực hiện phân tích các số liệu được phân nhóm theo loại tai nạn tại hiện trường. Trong ví dụ này, các nhóm tai nạn trong dữ liệu cho thấy các vấn đề tai nạn liên quan tới tai nạn do xe cắt ngang đường, tai nạn do rẽ trái/chạy đối đầu và húc sau đuôi. Tuỳ thuộc vào dữ liệu liên quan, có thể tiến hành kiểm tra tương tự đối với các dữ liệu khác ví dụ: tình trạng mặt đường.

19

Sổ tay hướng dẫn Xác định, Khảo sát và Xử lý Điểm đen

BẢNG NHÂN TỐ TAI NẠN

Vị trí :

Chủ đầu tư Khoảng thời gian:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15Tham chiếu 5891 5774 365 3156 5146 1550 6011 3213 2508 1978 0202 1944 1808 1949 0910Thứ HAI BA TƯ BẢY HAI BẢY TƯ HAI CHỦ NHẬT SÁU HAI BA BA NĂM BẢYNgày 12.06.03 18.06.03 04.07.03 05.10.03 18.02.04 12.03.04 15.11.04 06.12.04 18.03.05 22.04.05 10.05.05 25.05.05 15.07.05 18.09.05 12.11.05Thời gian 16.10 9.10 18.15 10.15 16.40 19.10 11.21 18.45 13.45 15.10 8.15 9.11 19.20 12.00 16.10Tình trạng chiếu sáng SÁNG SÁNG TỐI SÁNG SÁNG TỐI SÁNG TỐI SÁNG SÁNG SÁNG SÁNG TỐI SÁNG SÁNGTình trạng mặt đường ƯỚT ƯỚT KHÔ ƯỚT KHÔ ƯỚT ƯỚT KHÔ ƯỚT KHÔ KHÔ ƯỚT KHÔ KHÔ KHÔ

Mức độ nghiêm trọngTHƯƠNG

NẶNG XÂY XÁTTHƯƠNG

NẶNG XÂY XÁT XÂY XÁT XÂY XÁT CHẾT XÂY XÁT XÂY XÁT CHẾTTHƯƠNG

NẶNG XÂY XÁTTHƯƠNG

NẶNGTHƯƠNG

NẶNGTHƯƠNG

NẶNG

Mã hiệu vụ tai nạn 110 130 122 172 130 130 110 173 110 102 122 160 100 110 110Xung đột

Tóm tắt Số vụ %Mức độ nghiêm trọng

Số vụ %

Trời tối 4 27 Chết 2 13Mặt đường ướt 7 47

Xây xát 7 47Tổng số 15 100

Bị thương nặng 6 40

BẮC

XM XM

XM

XM

XMBH BH

XMXM

XM

Hình D - 4: Ví dụ bảng nhân tố tai nạn

BẢNG NHÂN TỐ TAI NẠN

Vị trí :

Chủ đầu tư Khoảng thời gian:

7 1 14 9 15 3 11 2 6 5 10 13 4 12 8Tham chiếu 6011 5891 1949 2508 0910 365 0202 5774 1550 5146 1978 1808 3156 1944 3213

Thứ TƯ HAI NĂM CHỦ NHẬT BẢY TƯ HAI BA BẢY HAI SÁU BA BẢY BA HAI

Ngày 15.11.04 12.06.03 18.09.05 18.03.05 12.11.05 04.07.03 10.05.05 18.06.03 12.03.04 18.02.04 22.04.05 15.07.05 05.10.03 25.05.05 06.12.04

Thời gian 11.21 16.10 12.00 13.45 16.10 18.15 8.15 9.10 19.10 16.40 15.10 19.20 10.15 9.11 18.45

Tình trạng chiếu sáng SÁNG SÁNG SÁNG SÁNG SÁNG TỐI SÁNG SÁNG TỐI SÁNG SÁNG TỐI SÁNG SÁNG TỐI

Tình trạng mặt đường ƯỚT ƯỚT KHÔ ƯỚT KHÔ KHÔ KHÔ ƯỚT ƯỚT KHÔ KHÔ KHÔ ƯỚT ƯỚT KHÔ

Mức độ nghiêm trọng CHẾTTHƯƠNG

NẶNGTHƯƠNG

NẶNG XÂY XÁTTHƯƠNG

NẶNGTHƯƠNG

NẶNGTHƯƠNG

NẶNG XÂY XÁT XÂY XÁT XÂY XÁT CHẾTTHƯƠNG

NẶNG XÂY XÁT XÂY XÁT XÂY XÁT

Mã hiệu vụ tai nạn 110 110 110 110 110 122 122 130 130 130 102 100 172 160 173Xung đột

Tóm tắt Số vụ %Mức độ nghiêm trọng

Số vụ

Trời tối 4 27 Chết 2

Mặt đường ướt 7 47

Xây xát 7

Tổng số 15 0

Bị thương nặng 6

%

13

40

47

BẮC

BH BH

XM XM

XMXM

XM

XM

XM

XM

Hình D - 5: Ví dụ bảng nhân tố tai nạn được nhóm dữ liệu theo loại tai nạn

21

Sổ tay hướng dẫn Xác định, Khảo sát và Xử lý Điểm đen

Phụ lục E: Các biện pháp xử lý điểm đenMục tiêu lựa chọn biện pháp xử lý điểm đen là nhằm giải quyết tốt các loại tai nạn chính tại điểm đen đó. Trong một số trường hợp, chỉ một biện pháp xử lý cũng có thể giải quyết các vấn đề bức xúc về tai nạn. Trường hợp khác thì cần phải có sự kết hợp của nhiều biện pháp xử lý.

E.1. Danh mục các biện pháp xử lý điểm đenDanh mục các giải pháp kỹ thuật xử lý điểm đen trong bảng E-1 hướng dẫn và cung cấp thông tin liên quan tới các loại tai nạn và các biện pháp kỹ thuật xử lý thường đạt hiệu quả, tuỳ thuộc vào mức độ phù hợp của chúng tại hiện trường. Bảng này đưa ra các phương án xử lý tại các nút giao, các đoạn đường, một số đối tượng tham gia giao thông dễ bị tai nạn (người đi bộ và xe máy) và các điều kiện có thể làm phát sinh ra tai nạn (như đường ướt và trời tối).Biện pháp xử lý hoặc nhóm các biện pháp xử lý được đề xuất phải tập trung vào việc xử lý càng nhiều loại tai nạn giao thông càng tốt. Tuy nhiên, mục tiêu chính khi lựa chọn một biện pháp xử lý là giải quyết các loại tai nạn chính.

Bảng E-1: Danh mục biện pháp xử lý điểm đen

Loại tai nạn Các biện pháp xử lý

Các biện pháp xử lý điểm đen tại nút giaoXe chạy vuông góc / cắt ngang

Dẹp quang chướng ngại vật nếu như không đủ tầm nhìn.

Tại một nút giao có tín hiệu dừng xe hoặc nhường đường, nơi mà tai nạn thường xảy ra do không kịp dừng xe khi đang lao tới khu vực tiếp cận được kiểm soát bằng tín hiệu (lao quá đà), cần lắp đặt / điều chỉnh biển báo, biển chỉ hướng, đảo phân làn, biển nhường đường hoặc dừng xe rõ ràng hơn trên cả đảo phân cách và bên phải đường; sơn / sơn lại vạch phân cách và vạch nhường đường hoặc giảm tốc.

Lắp đặt đèn tín hiệu giao thông trong khu vực đô thị nếu như lưu lượng giao thông từ mức trung bình trở lên và các biện pháp xử lý chi phí thấp không đạt hiệu quả (chẳng hạn như khó tìm được khoảng cách để lách xe qua đường).

Đặt vòng xuyến nếu như lưu lượng giao thông từ mức trung bình trở lên và các đường ngang có lưu lượng lớn.

Nắn lại các đường ngang nhỏ để tạo thành các ngã ba nếu các giải pháp xử lý chi phí thấp không đạt hiệu quả và lưu lượng giao thông thấp.

Đóng dải phân cách trên đường chính để ngăn tình trạng chạy xe cắt ngang ra từ đường nhỏ (lưu ý: các biện pháp xử lý này không chỉ có tác động đến tình trạng chạy xe cắt ngang đường mà còn tác động đến việc rẽ trái, phải của xe).

Trên đường chính chưa có dải phân cách thì làm một đảo phân cách hẹp để ngăn tình trạng xe chạy cắt ngang ra từ đường nhỏ.

Cải thiện khả năng quan sát các đèn tín hiệu hiện có, nếu cần thì loại bỏ các chướng ngại vật, lắp đặt thêm đèn tín hiệu (có thể bao gồm cả đèn treo); lắp thêm biển báo tín hiệu giao thông.

Điều chỉnh tín hiệu giao thông để tăng thời gian đèn vàng và / hoặc thời gian đèn đỏ.

Làm gờ giảm tốc trên đường ngang để cưỡng bức xe phải giảm tốc độ khi chạy tới nút giao.

Làm vạch sơn giảm tốc trên đường chính để báo hiệu cho lái xe khi chạy tới nút giao.

Rẽ trái khi có xe chạy thẳng theo chiều ngược lại

Dẹp bỏ chướng ngại vật nếu không có đủ tầm nhìn dành cho xe chạy thẳng theo chiều ngược lại.

Điều chỉnh hình học nút giao nếu như tầm nhìn dành cho xe rẽ trái bị cản bởi xe rẽ trái theo chiều ngược lại.

Nếu nút giao có tín hiệu điều khiển, cần bố trí điều khiển giai đoạn rẽ trái (nghĩa là; mũi tên rẽ trái chuyển màu xanh, vàng và đỏ).

23

Loại tai nạn Các biện pháp xử lý

Chú ý: cần có làn rẽ trái riêng cho xe rẽ trái.

Làm làn rẽ trái riêng để tạo khu vực chờ an toàn và giảm bớt sự bức xúc.

Làm vòng xuyến nếu các phương án chi phí thấp không đạt hiệu quả và lưu lượng xe từ mức trung bình trở lên.

Cấm rẽ trái nếu như lưu lượng xe rẽ trái thấp và có sẵn các tuyến khác thay thế.

Rẽ trái hoặc phải /nối đuôi

Tạo làn rẽ trái hoặc rẽ phải phù hợp.

Kéo dài làn rẽ trái / phải nếu như không chưa đủ chiều dài.

Cấm rẽ trái / phải nếu như lưu lượng xe rẽ thấp và có sẵn các tuyến khác thay thế.

Lắp đặt bổ sung đèn tín hiệu (trong đó có xem xét các đèn treo) hoặc dẹp bỏ các chướng ngại vật nếu chúng cản trở tầm quan sát tín hiệu giao thông.

Nắn lại làn rẽ phải để tạo góc rẽ lớn (60 - 70).

Đi thẳng / nối đuôi Lắp đặt bổ sung đèn tín hiệu (trong đó có cân nhắc lắp đèn treo) hoặc

dẹp bỏ chướng ngại vật nếu như không đủ tầm nhìn quan sát.

Dẹp bỏ chướng ngại vật hoặc lắp đặt biển cảnh báo (trong đó có xem xét việc lắp biển phản quang kết hợp với tín hiệu giao thông thể thông báo cho lái xe chuẩn bị dừng xe) nếu như không đủ tầm nhìn đến đuôi xe đang xếp hàng.

Các biện pháp xử lý điểm đen trên đoạn đường

Chạy khỏi đường

Sơn mới hoặc sơn lại vạch bị mờ (vạch sơn tim đường và / hoặc vạch mép đường), gắn đinh phản quang mặt đường.

Lắp biển chỉ hướng tuyến đường cong hoặc biển báo hiệu đường cong.

Sửa chữa / duy tu lề đường cấp phối để tránh bị trượt khỏi mép đường và làm phẳng lề đường.

Làm mặt lề đường và sơn vạch mép đường (cần thiết có thể làm vạch sơn nổi mép đường).

Cải tạo hướng tuyến của những đường cong có tiêu chuẩn thấp và / hoặc siêu cao và / hoặc hình dạng mặt đường không đảm bảo.

Mở rộng làn xe nếu bị hẹp (đặc biệt trên những khúc cua có bán kính nhỏ).

24

Loại tai nạn Các biện pháp xử lý

Làm đường lánh nạn nếu địa hình cho phép.

Hạ độ dốc của các ta-luy đắp có độ dốc cao (hạ tối đa là 1:4 hoặc lý tưởng là 1:6) và đảm bảo rằng các ta-luy này phải phẳng và không gây nguy hiểm trong phạm vi khu vực giải toả đảm bảo tầm nhìn.

Lắp rào chắn an toàn, tường phòng hộ tại những nơi có ta-luy cao hoặc dốc, không thể bạt phẳng được.

Đâm vào chướng ngại vật ven đường (bao gồm cả cầu)

Xem xét tất cả các phương án xử lý các tai nạn do xe chạy khỏi đường.

Loại bỏ vật thể nguy hiểm nằm ở ven đường hoặc dịch chuyển nó đến một vị trí ít gây nguy hiểm (thường là nằm ngoài khu vực giải toả).

Thay thế cột đèn cứng hoặc cột biển báo cứng bằng những loại cọc hoặc cột dễ gẫy.

Tại những nơi không thể loại bỏ hoặc dịch chuyển vật thể nguy hiểm ở khu vực ven đường, phải lắp rào chắn an toàn hoặc thiết bị làm giảm tác động.

Lắp rào hộ lan (gắn liền với lan can cầu) trên đường đầu cầu để giữ cho xe không bị lao ra khỏi đường khi bị mất lái đồng thời cũng để bảo vệ phần đầu của lan can cầu.

Nâng cấp, thay thế phần lan can cầu trong tình trạng nguy hiểm.

Đối đầu Sơn mới, sơn lại vạch sơn tim đường, gồm lắp đặt, kéo dài rào chắn và gắn đinh phản quang.

Sửa chữa / bảo dưỡng lề đường cấp phối để tránh đi trệch khỏi mép đường và làm phẳng lề đường hoặc rải lớp mặt lề đường nếu như tình trạng xe bị mất lái trên lề đường là nguyên nhân gây ra tai nạn đấu đầu.

Cải tạo hướng tuyến của những đường cong tiêu chuẩn thấp và / hoặc siêu cao không đảm bảo nếu như có tình trạng tai nạn đấu đầu xe xảy ra trên khúc cua này.

Lắp gương cầu lồi trên đường giao thông miền núi có bề rộng hẹp, bán kính đường cong nhỏ hạn chế tầm nhìn, địa hình khó khăn không cho phép tăng bán kính đường cong.

Mở rộng làn xe nếu như không đủ.

Tăng sự phân cách giữa các dòng xe ngược chiều bằng cách xây dựng một dải phân cách (tốt nhất là nên làm nhô hẳn lên hoặc có thể chỉ là vạch sơn).

Lắp rào chắn an toàn để phân tách các dòng xe ngược chiều.

Làm làn vượt xe.

25

Loại tai nạn Các biện pháp xử lý

Đâm vào xe dừng / đỗ Cấm dừng và đỗ xe (ví dụ: chỉ cấm trong giờ cao điểm nếu như tai nạn

chỉ diễn ra vào những thời điểm này).

Làm những điểm dừng khẩn cấp bên đường hoặc tăng khoảng phân cách giữa làn đỗ xe và làn chạy xe.

Bố trí lại điểm đỗ xe buýt hoặc bố trí các điểm dừng khẩn cấp bên đường.

Các biện pháp xử lý tai nạn liên quan đến đối tượng tham gia giao thông dễ bị tai nạnNgười đi bộ Đặt đảo cho người đi bộ để làm đơn giản việc đi cắt ngang qua đường.

Mở rộng vỉa sâu vào lòng đường để làm cho việc đi ngang qua đường trở nên dễ dàng và làm giảm bớt cự ly giữa hai bên đường.

Lắp rào để ngăn không cho người đi bộ đi băng qua các vị trí nguy hiểm và hướng cho họ tới những điểm có thể đi ngang qua đường an toàn hơn.

Bố trí tín hiệu điều khiển cho người qua đường tại các đoạn đường.

Bố trí vạch sơn dành cho người đi qua đường nếu như đường có tốc độ xe thấp.

Làm vỉa hè nếu như không có hoặc làm bó vỉa để phân tách phương tiện xe với người đi bộ.

Mở rộng lề đường để tăng sự tách biệt giữa phương tiện xe chạy với người đi bộ.

Lắp biển báo.

Sơn vạch sơn dành cho người đi bộ và / hoặc đèn tín hiệu dành cho người đi bộ tại các nút giao có tín hiệu.

Lắp đặt biển “nhường đường cho người đi bộ” cho những chỗ đi ngang qua đường hiện có, tại những nút giao có tín hiệu đèn giao thông.

Làm phần mặt nhô lên ở phần đường dành cho người đi bộ đi cắt ngang qua đường nếu như là đường nhỏ

Xe máy Cải tạo độ chống trơn trượt hoặc hệ thống thoát nước mặt đường.

Làm mặt láng nhựa hoặc bê tông nhựa trên mặt đường cấp phối.

Loại bỏ những nguy hiểm khu vực ven đường.

26

Loại tai nạn Các biện pháp xử lý

Các biện pháp xử lý đối với những điều kiện tai nạn cụ thể (tất cả các loại tai nạn)Ban đêm Làm, cải thiện các vạch sơn (vạch tim đường, vạch phân làn và / hoặc

vạch mép đường), đinh phản quang.

Lắp mới / cải thiện biển giao thông (biển báo, biển chỉ hướng và biển hiệu lệnh).

Lắp mới/ cải thiện đèn chiếu sáng nếu như tại khu vực đô thị.

Trời mưa Làm / cải thiện vạch sơn (vạch phân làn, vạch tim đường, vạch mép đường, vạch dừng xe) sao cho phù hợp.

Gắn đinh phản quang

Lắp mới, cải thiện biển giao thông (biển báo, biển chỉ dẫn và biển hiệu lệnh).

Nâng cao khả năng chống trượt của mặt đường.

Cải tạo hệ thống thoát nước mặt đường.

E.2. Hiệu quả của các biện pháp xử lýViệc thực hiện các biện pháp xử lý khác nhau sẽ mang lại các mức lợi ích khác nhau, như giảm số lượng tai nạn dự kiến trên hiện trường và / hoặc giảm mức độ tai nạn có thể xảy ra. Bảng E-2 cho thấy tỷ lệ phần trăm các hệ số giảm tai nạn đối với các loại biện pháp xử lý điểm đen. Các hệ sốgiảm tai nạn mang tính hướng dẫn bắt nguồn từ kinh nghiệm quốc tế, có cân nhắc hiệu quả dự kiến của việc thực hiện các công trình xử lý an toàn đường bộ tương tự tại Việt Nam. Các hệ số làm giảm tai nạn trong bảng E-2 được dùng để đánh giá kinh tế các dự án đề xuất nhằm thống nhất phương pháp đánh giá (xem mục Error: Reference source not found).Khi lựa chọn một biện pháp xử lý cần phải xem xét hiệu quả của các biện pháp xử lý. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét tính phù hợp của biện pháp xử lý đối với một vị trí cụ thể và các lợi ích trung hạn và dài hạn. Ví dụ: các biện pháp xử lý như điều chỉnh biển giao thông, vạch sơn và đinh phản quang là tương đối rẻ hơn so với cải tạo hình học. Tuy nhiên, tuổi thọ của các biện pháp xử lý này ngắn hơn và điều này có nghĩa là có thể vẫn cần đến các biện pháp cải tạo dài hạn hiệu quả hơn.

27

Bảng E - 2: Hiệu quả của các biện pháp xử lý điểm đen

Loại xử lý Hệ số giảm tai nạn (%)*

Công việc tiến hành tại điểm giao cắtCải tạo kết cấu hình học, đảo phân luồng (gồm hạn chế vị trí di chuyển xe cắt ngang đường), làn rẽ trái phụ trợ 35

Đảo phân tách cho đường nối vào giao cắt 25Làn rẽ phải phụ trợ, nắn lại làn rẽ phải 30Vòng xuyến 75Điều chỉnh vòng xuyến thiết kế chưa đúng 55Kéo dài làn rẽ trái / phải 10Cấm rẽ trái 10Cải thiện tầm nhìn – loại bỏ chướng ngại vật, điều chỉnh hình học để cải thiện tầm nhìn cho xe phải rẽ v.v... 20

Nắn lại đường tại các giao cắt để tạo ra các ngã 3 so le 80Tín hiệu giao thông tại điểm giao cắtLắp tín hiệu giao thông 40Điều khiển rẽ trái bằng đèn tín hiệu (mũi tên rẽ trái chuyển màu xanh, vàng & đỏ) 35

Cải thiện tầm nhìn tín hiệu giao thông – loại bỏ các chướng ngại vật, lắp bổ sung đèn tín hiệu (gồm cả đèn treo) 10

Những công việc tiến hành trên đoạn đường (giữa các giao cắt)Nắn lại đường ở những đoạn cua 45Cải tạo siêu cao ở những đoạn đường cong 20Cải tạo / làm lề đường chưa phủ mặt 20Làm mặt lề đường 30Mở rộng làn xe 10Làm chỗ đỗ xe lùi vào sâu vào lề đường, cấm đỗ xe, làm điểm đón xe buýt lùi sâu vào lề đường 10

Làm dải phân cách 60Làm làn vượt 30Lắp gương cầu lồi (tại khúc cong bán kính nhỏ trên đường giao thông miền núi) 5

Dẫn đườngChiếu sáng 30Biển chỉ hướng tuyến 50Biển báo, biển hiệu lệnh 15Vạch sơn - vạch tim đường, vạch mép đường, vạch làn đường 25Làm vạch nổi trên mép đường 25Đinh nổi mặt đường (RPS) 15Cọc tiêu có phản quang để dẫn đường 15Biện pháp xử lý khu vực ven đườngLoại bỏ những nguy hiểm khu vực ven đường, lắp cọc dễ gẫy 20Rào chắn an toàn giao thông – rào hộ lan (gồm các cọc đầu cầu), dây cáp & bê tông, nâng cấp lan can cầu 20

Làm phẳng mặt ta luy âm / dương 20Xử lý Mặt đường

28

Loại xử lý Hệ số giảm tai nạn (%)*

Nâng cao độ chống trượt, cải tạo hệ thống thoát nước mặt đường 40Làm vạch sơn giảm tốc 20Làm gồ giảm tốc 50Biện pháp dành cho Người đi bộĐảo cho người đi bộ, làm vỉa hè đi bộ, mở rộng lề đường, làm vỉa 35Mở rộng lề đường để phân tách phương tiện với người đi bộ 30Lắp tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ 35Làm vạch sơn qua đường cho người đi bộ (đối với đường tốc độ thấp) 15Làm rào chắn để kiểm soát các điểm qua đường của người đi bộ 20Biện pháp dành cho xe máyNâng cao độ chống trơn trượt, cải tạo hệ thống thoát nước 40Láng nhựa hoặc phủ bê tông nhựa cho đường cấp phối 20Loại bỏ những nguy hiểm khu vực ven đường 20

* Chú ý: Nếu như đề xuất nhiều giải pháp để lựa chọn thì không cộng gộp các giá trị hệ số giảm tai nạn, mà chọn lấy giá trị cao nhất của biện pháp xử lý tương ứng.

Những chỗ có chi phí xử lý cao, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng các phương án xử lý. Ví dụ là một vị trí điểm đen nơi có tiền sử về tai nạn do xe chạy chệch khỏi đường trên một đoạn cua có bán kính nhỏ tại đây cần xem xét những vấn đề sau:

Phương án 1 có thể là nắn lại khúc cua và nâng siêu cao. Biện pháp xử lý này có thể yêu cầu chi phí lớn, đặc biệt nếu như phải giải phóng mặt bằng.

Phương án 2 có thể là lắp biển báo đặt trước đường cong, sơn vạch mép đường hoặc vạch tim đường quanh khúc cua và lắp biển chỉ dẫn theo hướng tuyến xung quanh khúc cua.

Phương án 3 có thể làm tường phòng hộ phía ta-luy âm (trên đường giao thông miền núi.

29

30