thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại việt nam

164
Nghiên cứu khoa học LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Kinh tế Việt Nam trong vài năm trở lại đây đang có những bước chuyển biến tích cực như tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân luôn ở mức cao so với khu vực và thế giới, giai đoạn 1991 – 2009 là 7.56% , chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ; GDP bình quân đầu người tăng cao, bình quân 13,6% trong cùng kỳ từ năm 1991 – 2009 và được đánh dấu bởi cột mốc năm 2008 khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình. Song song với những chuyển biến tích cực đó thì một thực trạng đáng báo động trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam từ những thập niên 90 tới nay là tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai xuất phát chủ yếu từ thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng. Nếu như xuất khẩu tăng trưởng đều đặn mỗi năm (đặc biệt, xuất siêu vào năm 1992) nhờ xuất những mặt hàng chủ lực như: nguyên vật liệu thô (dầu mỏ, than đá…), nông sản (gạo, hạt điều, hạt tiêu…), thủy hải sản, hàng gia công mỹ nghệ… thì khi đề cập vấn đề nhập khẩu ta sẽ thấy 1 Lớp QTDN.A/K11

Upload: jonny-sun-rise

Post on 28-Jul-2015

831 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.

Kinh tế Việt Nam trong vài năm trở lại đây đang có những bước

chuyển biến tích cực như tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân luôn ở mức

cao so với khu vực và thế giới, giai đoạn 1991 – 2009 là 7.56% , chỉ đứng

sau Trung Quốc và Ấn Độ; GDP bình quân đầu người tăng cao, bình quân

13,6% trong cùng kỳ từ năm 1991 – 2009 và được đánh dấu bởi cột mốc

năm 2008 khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nhóm nước có thu nhập

thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình.

Song song với những chuyển biến tích cực đó thì một thực trạng đáng

báo động trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam từ những thập niên 90 tới

nay là tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai xuất phát chủ yếu từ

thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng. Nếu như xuất khẩu tăng

trưởng đều đặn mỗi năm (đặc biệt, xuất siêu vào năm 1992) nhờ xuất

những mặt hàng chủ lực như: nguyên vật liệu thô (dầu mỏ, than đá…),

nông sản (gạo, hạt điều, hạt tiêu…), thủy hải sản, hàng gia công mỹ

nghệ… thì khi đề cập vấn đề nhập khẩu ta sẽ thấy điều hoàn toàn trái

ngược. Xét khía cạnh kim ngạch và quy mô nhập khẩu thì tốc độ tăng

trưởng nhập khẩu bình quân giai đoạn 1991 - 2000 là 17,5%, giai đoạn

2001 – 2006 là 19%, giai đoạn 2007 – 2009 là 11% . Nhìn chung tăng

trưởng nhập khẩu của nước ta không ổn định qua các thời kỳ, thậm chí còn

vượt xuất khẩu rất nhiều mặc dù đã có sự can thiệp của Chính Phủ trong

việc điều tiết thị trường, gia tăng tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp, đề ra

các chính sách kích thích tăng trưởng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu những

mặt hàng không thiết yếu ... Tuy vậy, các biện pháp đó vẫn chưa thực sự

hiệu quả trong việc kiềm chế hiện tượng nhập siêu quá nóng hiện nay.

1 Lớp QTDN.A/K11

Page 2: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Chỉ xét riêng thị trường trong nước, nhập siêu đã gây tác động không

nhỏ đến các doanh nghiệp trong nước khi chiếm lĩnh thị phần đầu vào và

đầu ra khiến những sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra khó cạnh tranh

trên thị trường do giá bán cao, gây thiệt hại nặng; bên cạnh đó, nhập siêu

còn tạo ra sự phụ thuộc vào nước ngoài, làm mất cân đối cán cân thanh

toán, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái …

Trước tình hình đó, đòi hỏi chúng ta cần phải sớm tìm ra những chính

sách hợp lý hơn để kiềm chế nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân thanh

toán và thặng dư thương mại.

2. Mục đích nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu này là nhằm đưa ra những đề suất tốt nhất cho Chính

phủ trong việc tiếp tục ra các chính sách mới kiềm chế nhập siêu, tăng

cường xuất khẩu để tiến tới cân bằng cán cân thương mại và xa hơn là

thặng dư thương mại ở các giai đoạn tiếp theo của nền kinh tế nước nhà.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Để thực hiện được mục đích đã đề ra, đề tài nghiên cứu cần hoàn thành

được những nhiệm vụ sau:

– Khát quát hóa cơ sở lý luận về nhập siêu.

– Đưa ra thực trạng nhập siêu trong nước và những kinh nghiệm hạn

chế nhập siêu của các quốc gia khác làm bài học kinh nghiệm cho Việt

Nam.

– Dự báo tình hình nhập siêu của Việt Nam trong những năm tiếp

theo.

– Đưa ra các giải pháp, công cụ để hạn chế nhập siêu.

4. Phạm vi nghiên cứu.

Đó là lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa (không bao gồm lĩnh vực nhập

khẩu dịch vụ). Trong nhập khẩu hàng hóa, cũng chỉ đi sâu nghiên cứu,

2 Lớp QTDN.A/K11

Page 3: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

phân tích một số khía cạnh chủ yếu ở giai đoạn 2001 – 2009, như: tốc độ

tăng trưởng và qui mô nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, cơ cấu thị

trường nhập khẩu, các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực nhập

khẩu, các điều kiện ảnh hưởng đến nhập khẩu và kinh nghiệm của các

quốc gia đã kiềm chế được tình trạng nhập siêu. Từ đó đề suất các giải

pháp kiềm chế nhập siêu cho Chính phủ trong giai đoạn sau 2010.

5. Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp hệ

thống hóa, thống kê, tổng hợp, so sánh dẫn giải, phân tích…

6. Kết cấu của đề tài.

Kết cấu đề tài gồm ba chương chính, bao gồm:

Chương I: Khái lược về nhập siêu, dự báo nhập siêu của Việt

Nam trong thời gian tới và kinh nghiệm của một số nước về giải quyết vấn

đề nhập siêu.

Chương II: Thực trạng vấn đề nhập siêu của Việt Nam trong thời

gian qua.

Chương III: Các biện pháp kiềm chế nhập siêu của Việt Nam

trong thời gian tới.

3 Lớp QTDN.A/K11

Page 4: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

CHƯƠNG I

KHÁI LƯỢC VỀ NHẬP SIÊU, THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN

NHÂN NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY

I. KHÁI NIỆM VỀ NHẬP SIÊU, NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NHẬP

SIÊU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬP SIÊU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ.

1. Khái niệm, đặc điểm và các quan niệm về nhập siêu.

1.1. Khái niệm nhập siêu.

Nhập siêu là khoản thiếu hụt của giá trị xuất khẩu hàng hoá so với giá trị

nhập khẩu hàng hoá của một nước trong một khoảng thời gian nhất định

(thường tính theo năm). Nói cách khác, nhập siêu là khoản thiếu hụt cán cân

thanh toán thương mại hàng hoá của một nền kinh tế trong quan hệ trao đổi

hàng hoá với phần còn lại của thế giới trong một khoảng thời gian xác định

(thường là một năm). Tỷ lệ nhập siêu là quan hệ so sánh giữa khoản giá trị

nhập siêu với tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá của nước đó trong cùng thời gian,

được tính bằng số phần trăm (%).

Cán cân thương mại (hay còn gọi là cán cân xuất nhập khẩu hàng hoá)

là mối tương quan giữa giá trị các khoản nhập khẩu hàng hoá được tính theo

giá CIF, tức là giá trj cả hàng hoá (cost), chi phí bảo hiểm (insurance) và chi

phí vận chuyển (freight) với giá trị các khoản xuất khẩu hàng hoá được tính

theo giá FOB (free on board), tức là chỉ tính theo giá mua được khách hàng

nước ngoài chấp nhận, không tính chi phí bảo hiểm và vận chuyển.

Nói cách khác, cán cân thương mại Việt Nam là mức chênh lệch giữa giá

trị xuất khẩu hàng hoá và giá trị nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với các

nước trong một thời kì nhất định. Trong cán cân thương mại hàng hoá, trị giá

XK được tính theo giá FOB, trị giá NK được tính theo giá CIF. Khi trị giá XK

lớn hơn trị giá NK thì cán cân thương mại mang dấu dương (+) hay còn gọi là

4 Lớp QTDN.A/K11

Page 5: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

xuất siêu; khi trị giá NK lớn hơn trị giá XK thì cán cân thương mại mang dấu

âm (-) hay còn gọi là nhập siêu.

Cán cân thanh toán quốc tế theo định nghĩa của IMF – là một bản

thống kê cho một thời kì nhất định (thường là một năm) trình bày: a) các luồng

trao đổi hàng hoá, dịch vụ và thu nhập giữa nền kinh tế trong nước và thế giới

bên ngoài; b) những thay đổi về quyền sở hữu và những thay đổi khác về vàng,

quyền vay vốn đặc biệt trong nền kinh tế, những khoản có và khoản nợ của

nước đó với các nước khác trên thế giới; c) những khoản chuyển tiền không

phải bồi hoàn và những khoản thu nhập tương đương cần phải được cân bằng.

Nói cách khác, cán cân thanh toán quốc tế là bảng thống kê tất cả những giao

dịch giữa những người cư trú cả một nước (như Việt Nam) với những người cư

trú của nước khác (những người không cư trú ở Việt Nam) trong một thời kì

nhất định, thường là một năm. Trong đó, các giao dịch kinh tế được hiểu là sự

trao đổi tự nguyện quyền sở hữu hàng hoá, dịch vụ hoặc tài sản chính giữa

những người cư trú và những người không cư trú (đối với các giao dịch không

đòi hỏi thanh toán như quà tặng và các di chuyển đơn phương khác về tiền giữa

những người cư trú và những người không cư trú cũng được đưa vào

CCTTQT). Người cư trú được hiểu là những thể nhân hoặc pháp nhân cư trú

đang ở quốc gia được xét lâu hơn một năm, không phụ thuộc vào quốc tịch của

họ (các nhà ngoại giao, các chuyên gia quân sự ở bên ngoài lãnh thổ của họ

cũng như các tổ chức quốc tế không phải là người cư trú của nơi họ làm việc).

Theo IMF, CCTTQT gồm hai tài khoản chính là cán cân thanh toán vãng lai

(gọi tắt là tài khoản vãng lai) và cán cân tài khoản vốn.

I.2. Đặc điểm của nhập siêu

- Đặc điểm về qui mô, mức độ nhập siêu.

5 Lớp QTDN.A/K11

Page 6: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Qui mô nhập siêu của nền kinh tế được xác định bằng giá trị đo

bằng ngoại tệ chuyển đổi sau khi thực hiện phép trừ đại số của tổng giá

trị XK hàng hoá với tổng giá trị NK hàng hoá trong một giai đoạn nhất

định (thường là một năm). Ví dụ, đối với trường hợp Việt Nam, qui mô

nhập siêu được tính bằng Đô la Mỹ. Mức độ nhập siêu của nền kinh tế

được xác định bằng quan hệ tỷ lệ phần trăm (%) giữa giá trị nhập siêu

tính bằng ngoại tệ (đôla Mỹ) với tổng giá trị (hay kim ngạch) XK hàng

hoá tính bằng ngoại tệ chuyển đổi (đôla Mỹ) trong cùng một giai đoạn

(thường là một năm).

- Đặc điểm về các dạng thái của nhập siêu.

Nếu theo mục đích, nhập siêu của các nền kinh tế thường ở 4 dạng thái chủ yếu

sau:

Nhập siêu để tăng trưởng (là dạng thái tích cực của nhập siêu): Đây là

trường hợp do đầu tư phát triển nhanh, đòi hỏi phải tăng nhanh nhập khẩu để

đáp ứng nhu cầu “đầu vào” của sản xuất nhưng năng lực sản xuất trong nước

đang trong quá trình hấp thụ đầu tư chưa kịp chuyển hoá thành năng lực XK

của nền kinh tế trong ngắn hạn, nên XK chưa tăng trưởng kịp tốc độ của NK,

dẫn đến nhập siêu. Tuy nhiên, nếu sản xuất trong nước hấp thụ tốt vốn đầu tư,

đầu tư có chọn lợc và hiệu quả, từ đó tăng năng lực sản xuất hàng XK thì nhập

siêu cao có thể là tiền đề của tăng trưởng XK trong dài hạn, tạo hiệu ứng tích

cực đối với tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn tiếp theo.

Nhập siêu để tiêu dùng: Đây là trường hợp do sản xuất trong nước bị trì

trệ, lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất trong nước không đủ cho tiêu dung

trong nước (Tổng cung < Tổng cầu) phải tăng NK để đáp ứng nhu cầu tiêu

dùng của thị trường trong nước, trong khi hàng XK có sức cạnh tranh yếu, tăng

trưởng XK chậm hơn tăng trưởng NK dẫn đến nhập siêu (có xu hướng ngày

càng cao). Nguyên nhân của tình trạng này có thể do mức bảo hộ quá cao và cơ

6 Lớp QTDN.A/K11

Page 7: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

cấu bảo hộ bất hợp lý; duy trì tỷ giá và lãi suất thấp trong một thời gian dài; qui

mô của khu vực kinh tế Nhà nước vượt quá khả năng chi tiêu của Nhà nước;

hoặc/và chính sách tiền tệ lỏng lẻo, chính sách quản lý nhập khẩu không dựa

trên các dự báo khoa học về cung – cầu, tạo khuynh hướng nhập khẩu hàng

tiêu dùng, đầu cơ. Dạng thái nhập siêu này có thể được gọi là tiêu cực, nó để lại

hậu quả lâu dài cho nền kinh tế.

Nhập siêu chu kỳ: Đây là dạng thái nhập siêu bị tác động bởi tính chu

kỳ của nền kinh tế. Khi nền kinh tế ở giai đoạn suy thoái, nhu cầu NK giảm

mạnh trong khi đó các nước muốn xuất khẩu nhiều hơn và do đó có thể có xuất

siêu. Ngược lại, khi nền kinh tế bước vào thời kỳ tăng trưởng thì đầu tư tăng,

nhu cầu nhập khẩu tăng theo nhưng năng lực xuất khẩu chưa tăng ngay theo

kịp tốc độ tăng trưởng nhập khẩu, nên thường phải nhập siêu.

Một số công trình nghiên cứu cho thấy, trong thời kỳ phát triển bùng nổ

của nền kinh tế thường xảy ra nhập siêu. Trong khi đó, trong thời kỳ khủng

hoảng lại có thể có xuất siêu, điều này cũng phần nào giúp phục hồi trở lại cho

chu kỳ kinh tế. Tuy nhiên, điều này chỉ có tính tương đối, bởi có những trường

hợp, khi nền kinh tế ở thời kỳ suy thoái, nhưng vẫn xảy ra nhập siêu trầm

trọng. Nhưng nhìn chung, khi nền kinh tế tăng trưởng trở lại, đầu tư tăng nhu

cầu nhập khẩu cũng tăng theo, hiện tượng nhập siêu xuất hiện là tín hiệu tích

cực vì nó lại có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng, tăng năng lực sản xuất hàng

XK, khi đó nhập siêu cao lại là tiền đề tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn phát

triển tiếp theo của nền kinh tế.

Nhập siêu lợi thế so sánh: Đây là dạng thái nhập siêu xảy ra trong

trường hợp một nước nào đó có lợi thế so sánh phát triển XK một số ngành sản

phẩm (hàng hoá và dịch vụ) nên chỉ tập trung phát triển sản xuất và xuất khẩu

các ngành đó; do đó phải tăng nhập khẩu các ngành sản phẩm kém lợi thế hơn

để đáp ứng nhu cầu trong nước nên cán cân thương mại hàng hoá bị thâm hụt,

7 Lớp QTDN.A/K11

Page 8: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

nhưng nước này lại có thể đạt thặng dư cán cân dịch vụ để bù đắp mà vẫn đạt

mục tiêu hiệu quả chung của nền kinh tế.

- Đặc điểm về cơ cấu nhập siêu:

+ Cơ cấu nhóm hàng, ngành hàng, mặt hàng được phân nhóm như sau:

Từ góc độ can thiệp của Nhà nước nhằm quản lý, điều tiết hoạt

động nhập khẩu, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu gồm 3 nhóm lớn: 1) nhóm

mặt hàng cần thiết nhập khẩu; 2) nhóm mặt hàng cần kiểm soát nhập

khẩu; 3) nhóm mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu.

Theo dây chuyền (chu trình) phát triển giữa nhập khẩu và xuất

khẩu và cân đối nhập – xuất theo từng ngành sản phẩm xuất khẩu chủ

lực của nền kinh tế; ví dụ: ngành hàng sản phẩm hoá dầu, ngành sản

phẩm thông tin, ngành sản phẩm cà phê … và/hoặc theo các ngành công

nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn được xác định tại quyết định số

55/2007/QĐ-TTG ngày 23/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo mục đích sử dụng hàng nhập khẩu, gồm: các mặt hàng đáp

ứng nhu cầu tiêu dùng của sản xuất (vật tư, máy móc thiết bị,…); và các

mặt hàng tiêu dùng của dân cư.

Theo thông kê hàng hoá nhập khẩu: theo danh mục thống kê.

Theo tính chất của sản phẩm, gồm: sản phẩm hoàn chỉnh, bán

thành phẩm.

Theo trình độ kỹ thuật và công nghệ của sản phẩm như: sản phẩm

có hàm lượng lao động cao, sản phẩm có hàm lượng vốn cao, sản phẩm

có hàm lượng chất xám cao.

+ Cơ cấu chủ thể nhập khẩu, gồm:

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trong nước.

8 Lớp QTDN.A/K11

Page 9: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

+ Cơ cấu thị trường nhập siêu, gồm:

Cơ cấu nhập siêu theo khu vực thị trường nhập khẩu (châu Á – Thái

Bình Dương): châu Phi, Tây Á, Nam Á, châu Âu, châu Mỹ.

Cơ cấu nhập siêu theo các thị trường nhập siêu chính là các thị trường

có qui mô nhập siêu lớn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị nhập siêu

I.3. Một số quan niệm về nhập siêu trong lịch sử các học thuyết kinh

tế.

- Trước thế kỷ XX, các nhà kinh tế và Chính phủ các nước chủ yếu

chú trọng tới sự cân bằng các khoản nhập khẩu và các khoản xuất khẩu

hàng hoá của một nước.

- Từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay, vấn đề xác lập cán cân thương

mại, giải quyết vấn đề nhập siêu của các nước gắn với việc xác lập

CCTTQT, thực hiện các chiến lược kinh tế như chiến lược thay thế NK,

chiến lược hướng về XK, chiến lược công nghiệp hoá và hiện đại hoá,

chiến lược nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển kinh tế bền

vững … Mặt khác, cách tiếp cận giải quyết vấn đề cán cân thương mại,

vấn đề nhập siêu của các nước thường gắn liền với việc điều chỉnh quan

hệ thương mại với các đối tác chiến lược cạnh tranh quốc tế và chiến

lược thị trường quốc tế, điều chỉnh quan hệ thương mại với các đối tác

chiến lược, điều chỉnh cơ cấu hàng hoá xuất và nhập khẩu, điều chỉnh

cơ cấu đầu tư, cơ cấu công nghệ, điều chỉnh tỷ giá và lãi nhập khẩu,

điều chỉnh cơ cấu đầu tư, cơ cấu công nghệ, điều chỉnh tỷ giá và lãi suất

… Trong thời kỳ này, có hai trường phái kinh tế ảnh hưởng mạnh đến

các nước trong việc hình thành quan niệm về nhập siêu và giải quyết

vấn đề nhập siêu.

9 Lớp QTDN.A/K11

Page 10: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Trường phái kinh tế tân cổ điển cho rằng, đường lối công

nghiệp hoá thay thế nhập khẩu được hầu hết các nước đang phát triển

thực hiện cho đến đầu những năm 70 đã tạo ra những bất hợp lý và ảnh

hưởng xấu đến cơ cấu thương mại nói riêng, cán cân thanh toán vãng lại

nói chung. Họ cho rằng, có 4 nguyên nhân chính dẫn đến nhập siêu và

thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai của các nước là: (1) Mức bảo hộ

quá cao kết hợp với cơ cấu bảo hộ bất hợp lý (chủ yếu bảo hộ hàng công

nghiệp tiêu dùng) đã làm cho giá cả trong nước cao hơn giá trên thị

trường quốc tế nên không khuyến khích các nhà sản xuất đẩy mạnh XK

mà ngược lại, các nhà sản xuất được khuyến khích việc nhập khẩu các

nguyên liệu và máy móc để sản xuất các mặt hàng công nghiệp tiêu

dùng, do đó nhu cầu về chi tiêu ngoại tệ có thể vượt quá khả năng cung

ứng. (2) Việc duy trì tỷ giá và lãi suất thấp trong một thời gian dài đã

không phản ánh đúng giá của tiền tế và tiền vốn nên một mặt làm thui

chột khả năng cạnh tranh và xuất khẩu; mặt khác, khuyến khích nhập

khẩu và các nhà doanh nghiệp xây nhà máy với qui mô lớn, sử dụng

nhiều vốn trái với lợi thế so sánh của các Nhà nước đang phát triển,

cùng với hiện tượng sử dụng năng lực sản xuất không hết công suất

cũng trở nên phổ biến. (3) Qui mô của khu vực kinh tế Nhà nước nhanh

chóng mở rộng vượt ngoài khả năng chi tiêu của Nhà nước, một phần

không nhỏ chi tiêu của Nhà nước đã phải dựa vào phần vốn vay của

nước ngoài với lãi suất cao, các doanh nghiệp Nhà nước phải gánh chịu

phần chủ yếu nợ nước ngoài nhưng lại hoạt động kém hiệu quả làm cho

khả năng trả nợ xấu thêm, gây ảnh hưởng xấu tới thâm hụt cán cân

thanh toán. (4) Chính sách tiền tệ lỏng lẻo trở thành nguồn gốc tạo nên

nguồn vốn bù đắp bội chi ngân sách của Chính phủ đã góp phần mở

rộng thêm sự thâm hụt cán cân thanh toán. Do đó, để cải thiện cán cân

thanh toán vãng lai, khắc phục tình trang nhập siêu và thiết lập lại cân

10 Lớp QTDN.A/K11

Page 11: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

bằng cán cân thương mại của nền kinh tế, cần thực hiện 5 cách thức chủ

yếu sau:

Thắt chặt cung ứng tiền tệ, giảm chi tiêu của ngân sách Nhà

nước.

Phá giá đồng tiền nội để khuyến khích tận dụng năng lực sản

xuất cho nhập khẩu và thay thế nhập khẩu.

Tự do hoá giá cả, đặc biệt là giá sản phẩm nông nghiệp; và

nâng lãi suất để khuyến khích tăng tiết kiệm, tăng đầu tư

(theo quan niệm trường phái kinh tế này thì tiết kiệm và đầu

tư luôn cân bằng).

Tự do hoá thương mại, thực sự khuyến khích XK, tư nhân

hoá các doanh nghiệp nhà nước.

Trường phái kinh tế cơ cấu cho rằng, hiện tượng nhập siêu và

thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai của các nước đang phát triển là

khó tránh khỏi do những nguyên nhân khách quan từ nội tại của nền

kinh tế các nước này và những yếu tố bất lợi trên thị trường quốc tế. Có

4 lí do chủ yếu sau: (1) Nền kinh tế các nước đang phát triển phụ thuộc

nặng nề vào bên ngoài về máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất và một

phần quan trọng là các nguyên liệu cơ bản (kể cả dầu mỏ), cho nên nhập

khẩu ở qui mô lớn không chỉ là điều kiện tiên quyết để phát triển, mà

còn để duy trì sự sản xuất bình thường của các nước đang phát triển. (2)

Trong điều kiện khả năng XK còn ở mức hạn chế do tính giới hạn của

xuất khẩu nông sản và các nguyên liệu thô là những mặt hàng XK chủ

yếu của nền kinh tế, độ nhạy cảm về cung của những mặt hàng này là

rất nhỏ bé… thì những biện pháp nhằm tăng cường cho XK như phá giá

đồng tiền, tăng đầu tư… sẽ không mang lại kết quả mong muốn, hoặc

cần một thời gian khá dài. (3) Điều kiện thương mại quốc tế và cạnh

tranh thương mại toàn cầu ảnh hưởng bất lợi đối với các nước đang phát

11 Lớp QTDN.A/K11

Page 12: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

triển (cánh kéo giá cả nông sản và sản phẩm thô với hàng công nghiệp

có hàm lượng kỹ thuật cao có xu hướng xoạc rộng; giá cả xuất khẩu

hàng nông sản và nguyên lieu thô giảm tương đối…) đã làm cho cầu về

những mặt hàng XK của các nước đang phát triển giảm xuống. Điều đó

không chỉ làm giảm giá mà còn làm giảm tương đối khối lượng sản

phẩm XK từ các nước đang phát triển. Do thuế nhập khẩu chiếm một vị

trí quan trọng trong tổng thu về thuế của ngân sách Nhà nước các nước

đang phát triển nên giảm nhập khẩu để thu hẹp thâm hụt cán cân thương

mại có thể sẽ làm giảm thu ngân sách và cũng có thể làm giảm sản xuất

trong nước, từ đó ảnh hưởng xấu đến nguồn thu ngân sách Nhà nước.

(4) Trong cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển, hàm lượng nhập

khẩu của các mặt hàng xuất khẩu thường khá lớn. Do đó, giảm nhập

khẩu cũng có thể làm giảm cả kim ngạch xuất khẩu của nước đó.

Như vậy, theo các nhà kinh tế cơ cấu thì khả năng tăng xuất khẩu

ở các nước đang phát triển không thể tăng lên một cách nhanh chóng, và

phụ thuộc vào cả khả năng nhập khẩu. Mặt khác, nếu giảm nhập khẩu

để cải thiện cán cân thương mại lại làm tăng thâm hụt ngân sách và

giảm kim ngạch xuất khẩu; hậu quả của nó không chỉ làm trầm trọng

thêm thâm hụt cán cân thanh toán mà còn giảm cả nhịp độ tăng trưởng

kinh tế, tăng thêm thất nghiệp. Do đó, phương thức cơ bản để cải thiện

cán cân thanh toán, giảm nhập siêu là tăng đầu tư có hiệu quả, cơ bản

cải thiện cán cân thanh toán, giảm nhập siêu là tăng đầu tư có hiệu quả,

là điều kiện cho sự phát triển lâu dài của các nước đang phát triển. Đầu

tư có hiệu quả để thay đổi căn bản lợi thế so sánh là một trong những

điều kiện tiên quyết để giải quyết vấn đề nhập siêu, thâm hụt cán cân

thanh toán trong dài hạn của các nước đang phát triển. Hiện nay, trường

phái kinh tế cơ cáu vẫn đang có ảnh hưởng rất lớn đối với các tổ chức

12 Lớp QTDN.A/K11

Page 13: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

tài chính tiền tệ quốc tế như IMF, W.B, ADB nên các nhà hoạch định

chính sách kinh tế của Việt Nam chú trọng đến quan điểm này.

2. Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến nhập siêu và ảnh hưởng của

nhập siêu đối với nền kinh tế.

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng và là nguyên nhân dẫn đến nhập siêu:

2.1.1. Nhóm nhân tố nội tại về qui mô và trình độ phát triển của nền kinh

tế ảnh hưởng đến nhập siêu:

(1) Qui mô sản xuất trong nước còn nhỏ, phân tán; trình độ phát triển sản

xuất còn thấp, công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, sản phẩm hàng hoá sản xuất

trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường nội địa (Tổng cung nhỏ

hơn Tổng cầu).

(2) Nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào bên ngoài về máy móc thiết bị,

công nghệ sản xuất và một phần quan trọng là các nguyên liệu cơ bản (như dầu

mở, than, hoá chất cơ bản, phân bón,…) nên phải NK ở qui mô lớn để duy trì

sản xuất bình thường.

(3) Sức cạnh tranh quốc tế của sản phẩm hàng hoá sản xuất trong nước

còn yếu nên không cạnh tranh được với hàng nhập khẩu có sức cạnh tranh cao

hơn trên thị trường trong nước và hàng hoá XK cũng có sức cạnh tranh chủ yêu

trên thị trường trong nước và hàng hoá XK cũng có sức cạnh tranh yếu trên thị

trường thế giới nên qui mô XK nhỏ, tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK chậm

hơn so với tăng trưởng kim ngạch NK dẫn đến nhập siêu.

(4) Cơ cấu sản xuất trong nước và cơ cấu hàng hoá xuất khẩu còn lạc

hậu, giá trị gia tăng thấp nên khả năng XK còn ở mức hạn chế do tính giới hạn

(cả về khối lượng và giá trị) của XK nông sản và các nguyên liệu thô là những

mặt hàng XK chủ yếu của nền kinh tế, độ nhạy cảm về cung của những mặt

hàng này rất nhỏ bé, không thích ứng kịp thời với những biến đổi mau lẹ của

thị trường thế giới. Do tính giới hạn đó của nền kinh tế nên qui mô XK nhỏ,

13 Lớp QTDN.A/K11

Page 14: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

không có khả năng tăng trưởng nhanh, không thể cân đối được cán cân thương

mại và xảy ra nhập siêu có tính dài hạn.

(5) Đầu tư là một trong những nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến cán cân

thương mại, ảnh hưởng đến nhập siêu. Khi đầu tư phát triển sản xuất tăng cao

(cả đầu tư trong nước và đầu tư của nước ngoài vào trong nước) làm tăng nhu

cầu sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất nên nhập khẩu tăng nhanh trong

khi năng lực XK chưa tăng kịp so với NK, dẫn đến nhập siêu.

(6) Thu nhập quốc dân trong và ngoài nước: Thu nhập quốc dân tỷ lệ

thuận với thu nhập trong nước, do đó cán cân thương mại tỷ lệ nghịch với thu

nhập trong nước. Trong khi đó, thu nhập nước ngoài và cán cân thương mại tỷ

lệ thuận với nhau do thu nhập nước ngoài tăng sẽ khuyến khích XK. Thu nhập

trong nước và giá hàng hoá nhập khẩu là những nhân tố quyết định đối với cầu

nhập khẩu của một nền kinh tế.

(7) Lạm phát: Ảnh hưởng của lạm phát đối với cân cân thương mại thể

hiện qua cơ chế giá. Lạm phát tăng làm hàng hoá sản xuất trong nước đắt hơn

so với hàng nhập khẩu, từ đó khuyến khích nhập khẩu. Lạm phát tăng cũng

quan hệ đến giá cả đầu vào của hàng hoá sản xuất tạo nguồn hàng XK, làm giá

thành hàng hoá XK cao hơn trước, làm giảm lợi thế cạnh tranh về giá. Như thế,

với sự ảnh hưởng của lạm phát, nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm sẽ khiến cho

cán cân thương mại xấu đi, nhập siêu có thể tăng cao trong điều kiện lạm phát.

(8) Cán cân ngân sách của Chính phủ: Động thái cán cân ngân sách của

Chính phủ có ảnh hưởng nhất định đến cán cân thương mại. Theo quan niệm

truyền thống, thâm hụt ngân sách là một nguyên nhân chính gây nên thâm hụt

cán cân thương mại. Và do đó, trong trường hợp nền kinh tế đang nhập siêu thì

sự thâm hụt ngân sách sẽ tác động đồng biến, làm cho nhập siêu có thể trầm

trọng hơn. Vì thế, để giảm nhập siêu, cải thiện cán cân thương mại thì cần phải

giảm thâm hụt ngân sách với việc tăng thuế. Khi thực hiện chính sách như vậy

sẽ làm giảm chi tiêu từ XK ròng, từ đó giúp giảm nhập siêu, cải thiện cán cân

14 Lớp QTDN.A/K11

Page 15: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

thương mại. Tuy nhiên, có quan điểm ngược lại cho rằng chỉ tăng thuế sẽ

không giải quyết được vấn đề nhập siêu, mà để cải thiện cán cân thương mại

thì việc tăng thuế phải đi đôi với việc cắt giảm chi tiêu của Chính phủ.

(9) Tiết kiệm và đầu tư: Khi bị thâm hụt cán cân thương mại hàng hoá và

dịch vụ, điều đó có nghĩa là quốc gia chi nhiều hơn so với thu nhập của mình.

Ngược lại, cán cân thương mại thặng dự quốc gia chị tiêu ít hơn so với thu

nhập của mình.

Cán cân thương mại còn biểu thị cho tổng tiết kiệm ròng của quốc giá,

chính là chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư của quốc gia đó. Mối quan hệ giữa

cán cân thương mại, đầu tư và tiết kiệm được biểu thị bằng biểu thức:

e – m = (S – I) + (T – G)

Trong đó, S là mức tiết kiệm, I là mức đầu tư, T là thu nhập từ thuế và G

là chi tiêu của Chính phủ. Cán cân thương mại thâm hụt có nghĩa là tiết kiệm

quốc gia ít hơn đầu tư và ngược lại, nếu cán cân thương mại thặng dư, quốc gia

tiết kiệm nhiều hơn so với đầu tư.

(10) Tiết kiệm và tiêu thụ: Sự gia tăng tiết kiệm sẽ làm giảm bớt thâm hụt

hoặc sẽ thặng dư cán cân thương mại. Do đó muốn đạt được sự gia tăng vốn

tiết kiệm chúng ta cần có những thay đổi trong hệ thống thuế và những cải cách

nhằm cải thiện sự hoạt động hữu hiệu của hệ thống tài chính quốc gia. Sự thâm

hụt cán cân thương mại lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng tiêu dùng của

thế hệ tương lai. Mặt khác, sự gia tăng tiêu dùng của dân cư hiện tại cũng ảnh

hưởng đến nhập siêu theo chiều hướng xấu.

(11) Năng suất lao động: Năng suất lao động cũng góp phần ảnh hưởng

lên cán cân thương mại vì sự gia tăng năng suất lao động sẽ làm cho giá thành

sản phẩm rẻ hơn có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, từ đó gia tăng hàng

hoá XK đem lại thằng dư cho cán cân thương mại hoặc giảm bớt sự thâm hụt;

trong khi năng suất lao động thấp làm giá thành sản xuất cao khó cạnh tran với

hàng hoá nước ngoài, trong khi nhu cầu nhập khẩu gia tăng sẽ làm cán cân

15 Lớp QTDN.A/K11

Page 16: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

thương mại bị thâm hụt thêm hoặc giảm bớt thặng du nếu có. Do đó việc xây

dựng cơ sở hạ tầng vất chất cũng như phát triển nguồn tài nguyên nhân lực vừa

đề cập ở trên cũng là yếu tố thiết yếu có tác động tốt đến cán cân thương mại.

2.1.2. Nhóm nhân tố có tính khác quan (bên ngoài) ảnh hưởng đến nhập

siêu:

(1)Giá thế giới của hàng hoá xuất nhập khẩu

Giá cả luôn là một nhân tố quan trọng trong việc xác định mức cầu của thị

trường đối với một loại hàng hoá.

Khi giá hàng hoá sản xuất trong nước của một quốc gia thấp hơn giá thế

giới thì quốc giá đó có tính cạnh tranh tương đối về giá với các quốc gia khác,

và do đó sẽ khuyến khích hoạt động xuất khẩu. Ngược lại, khi giá hàng hoá

trong nước cao hơn giá thế giới thì có thể làm cho hàng hoá nước ngoài tràn

vào thị trường trong nước, dẫn đến nhập siêu.

Như vậy có thể thấy, giá hàng hoá NK tăng làm xấu đi cán cân thương mại

thông qua hiệu ứng giá làm tăng NK và làm giảm tiết kiệm quốc dân.

(2)Hiệp ước thương mại song phương và đa phương:

Những hiệp ước thương mại ký kết giữa hai quốc gia có ảnh hưởng trực tiếp

lên cán cân thương mại; tuy nhiên vấn đề cán cân thương mại của mỗi quốc gia

sẽ thặng dư hay thâm hụt hoàn toàn tuỳ thuộc vào cơ cấu kinh tế và khả năng

sản xuất của quốc gia đó dựa trên nguồn tài nguyên thìên nhiên và con người

cũng như trình độ phát triển khoa học kỹ thuật.

(3)Hợp đồng thương mại quốc tế:

Các doanh nghiệp trong nước có thể ký những hợp đồng thương mại quốc tế

với các doanh nghiệp nước ngoài trong việc mua bán hàng tiêu dùng cũng như

những phương tiện cần thiết trong sản xuất kinh doanh. Các hợp đồng này cũng

16 Lớp QTDN.A/K11

Page 17: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

có ảnh hưởng trực tiếp lên cán cân thương mại tuỳ vào tính chất mua hoặc bán

sản phẩm với đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, các hợp đồng này bị giới hạn bởi

những ràng buộc của chính sách thương mại luật lệ quốc gia.

2.1.3. Nhóm nhân tố có tính chủ quan trong quản lý điều tiết vĩ mô nền

kinh tế nhằm điều tiết cán cân thanh toán quốc tế, cán cân thương mại

ảnh hưởng đến nhập siêu:

(1)Chính sách tỷ giá hối đoái:

Theo lý thuyết co giãn, phá giá tiền tệ có thể cải thiện cán cân thương mại

nếu điều kiện Marshll- Lerner được thoả mãn (tổng hệ số co dãn XK và hệ số

co giãn NK với tỷ giá phải lớn hơn 1). Tuy nhiên, trong ngắn hạn có thể xảy ra

hiệu ứng giá cả và hiệu ứng khối lượng lên XK hàng hoá.

Theo cách tiếp cận của trường phái tiền tệ, ảnh hưởng của phá giá tiền tệ đối

với cán cân thương mại chỉ là tạm thời.

Sự can thiệp của ngân hàng trung ương để làm giảm giá trị tiền đồng so với

tiền tệ các nước khác nhằm giảm bớt áp lực cho những doanh nghiệp xuất khẩu

cũng không làm giảm được sự thâm hụt cán cân thương mại vì nó có thể làm

gia tăng giá cả sinh hoạt. Ngay cả khi chính sách tiền tệ được áp dụng để ngăn

ngừa sự tăng giá này thì ảnh hưởng của nó cũng chỉ có được trong ngắn hạn.

(2)Chính sách đầu tư:

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là bộ phận quan trọng của tài

khoản vốn. Việc gia tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài có tác dụng bù đắp

thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Nếu chính sách bảo hộ thiên lệch đối với

XK sẽ làm cán cân thương mại thâm hụt. Lúc này khi luồng FDI vào tăng lên

sẽ làm thay đổi tương quan giữa cung và cầu ngoại tệ; nếu Chính phủ không

can thiệp sẽ dẫn đến khuynh hướng đồng nội tệ tăng giá, gây hậu quả là hạn

17 Lớp QTDN.A/K11

Page 18: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

chế XK và khuyến khích NK, và việc thâm hụt cán cân thương mại là khó

tránh.

Chính sách đầu tư trong nước theo hướng XK hay thay thế NK đều ảnh

hưởng đến cán cân thương mại. Thêm vào đó hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và

cơ cấu vốn đầu tư cũng ảnh hưởng đáng kể đến cán cân thương mại. Chẳng

hạn, việc xem nhẹ đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ làm tăng NK, nguyên

nhiên, phụ liệu đã làm giảm khả năng cạnh tranh hàng XK, hạn chế thu hút vốn

đầu tư nước ngoài. Hiệu quả kinh tế thấp của các dự án đầu tư sẽ làm suy yếu

khả năng cạnh tranh XK và thay thế NK do có mức chi phí cao hơn mức quốc

tế. Điều này gây cản trở cho việc cải thiện cán cân thương mại và trong trường

hợp cụ thể có thể những dự án đầu tư không hiệu quả sẽ trở thành gánh nặng

cho nền kinh tế, đặc biệt là trong dài hạn.

(3)Chính sách thương mại:

Chính sách thương mại thường ít ảnh hưởng lên sự thâm hụt cán cân thương

mại vì nó không tác dụng trực tiếp đến nguồn tiết kiệm và đầu tư trong nước.

Tuy vậy, cho dù rào cản thương mại được áp dụng một cách triệt để giới hạn

mọi hàng hoá NK để không còn sự thâm hụt cán cân thương mại, nhưng sự

ngừng giảm NK hay xuất khẩu sẽ làm tê liệt mọi hoạt động kinh tế và gây nên

sự sụp đổ hoàn toàn hệ thống kinh tế của một quốc gia.

Điều tiết cán cân thương mại có liên quan chặt chẽ tới khuyến khích xuất

khẩu và quản lý NK. Trong điều kiện thâm hụt cán cân thương mại, chính sách

của các nước thường là khuyến khích xuất khẩu và hạn chế NK. Tuy nhiên,

thực tế cho thấy, hạn chế NK không phải là giải pháp hiệu quả điều chỉnh cán

cân thương mại. Nhập khẩu cạnh tranh là biện pháp hiệu quả nhất để điều tiết

cán cân thương mại trong dài hạn.

Về cơ bản, chính sách thương mại của các nước được chia làm hai loại

chính: chính sách bảo hoọ thương mại và chính sách tự do thương mại. Chính

18 Lớp QTDN.A/K11

Page 19: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

sách bảo hộ thương mại là chính sách bảo hộ sản xuất trong nước khỏi sự cạnh

tranh của hàng hoá nước ngoài bằng cách đánh thuế hàng nhập khẩu hoặc hạn

chế số lượng hàng hoá và dịch vụ được phép NK. Mục đích của thuế nhập khẩu

và hạn ngạch nhập khẩu là chuyển dịch chi tiêu trong nước từ hàng nhập khẩu

vào.

Nhập siêu cao thường dẫn tới thâm hụt cán cân vãng lai, đe doạ tới cán cân

tổng thể hoặc tăng gánh nặng nợ nước ngoài, dễ bùng phát khủng hoảng cán

cân vãng lai. Khi nhập siêu của một nước trở nên trầm trọng, Chính phủ nước

đó sẽ rơi vào một thách thức khi phải tăng lượng dự trữ ngoại tệ hay tín dụng

để giải quyết vấn đề cân bằng cán cân thanh toán, đồng thời vẫn phải thực hiện

chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm khôi phục lòng tin của nhà đầu tư. Việc thắt

chặt tiền tệ để hạn chế nhập siêu là biện pháp đúng đắn mà nhiều các quốc gia

lựa chọn. Tuy nhiên, nó lại có thể tạo ra áp lực với các ngành ngân hàng và

doanh nghiệp vay vốn trong cuộc cạnh tranh lãi suất căng thẳng. Về lâu dài,

một số nước thường kiềm chế nhập siêu bằng đẩy mạnh xuất khẩu và thực hiện

chiến lược công nghiệp hoá mở rộng sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, đồng

thời, cân bằng cán cân thanh toán qua việc huy động các nguồn tiết kiệm dài

hạn, phát triển mạnh thị trường chứng khoán và trái phiếu.

Tuy nhiên, việc cán cân thương mại bị thâm hụt có thực sự là một điều xấu

hay không liên quan tới chu kỳ kinh tế của nền kinh tế. Trong thời kỳ khủng

hoảng, các nước muốn XK nhiều hơn, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thêm

nhu cầu. Trong thời kỳ tăng trưởng, các nước muốn nhập khẩu nhiều hơn, tạo

nên sự cạnh tranh về giá cả, từ đó kiềm chế lạm phát và vẫn có thể cung cấp

hàng hoá vượt trên cả khả năng của nền kinh tế mà không cần phải tăng giá

nhiều. Như vậy, trong suốt thời kỳ khủng hoảng, nhập siêu không phải là điều

tốt, nhưng lại có tác dụng tích cực trong thời kỳ tăng trưởng.

Đối với một số nước cụ thể, đặc biệt là các quốc gia phát triển, nhập siêu

tăng cao và theo đó là thâm hụt cán cân vãng lai trong ngắn hạn là điều không

19 Lớp QTDN.A/K11

Page 20: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

đáng lo ngại. Kinh nghiệm các nước cho thấy, nếu đầu tư trong nước hấp thụ

vốn đầu tư tốt, đầu tư một cách chọn lọc và có hiệu quả, từ đó tăng năng lực

sản xuất hàng xuất khẩu thì nhập siêu tăng cao có thể là tiền đề của tăng trưởng

kinh tế trong giai đoạn tiếp theo. Nhìn từ góc độ này, nhập siêu là một dấu hiệu

tích cực của nền kinh tế.

II. Dự báo nhập siêu của Việt Nam trong thời gian tới và kinh nghiệm

của 1 số nước về giải quyết vấn đề nhập siêu.

1. Dự báo nhập của Việt Nam với một số đối tác thương mại song phương

1.1. Việt Nam – Trung Quốc:

Xét theo cơ cấu nhập khẩu hiện tại, ba nhóm mặt hàng mà Việt Nam

đang nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc là máy móc thiết bị, sắt thép; vải sợi

và nguyên phụ liệu dệt may da. Trong tương lai nhu cầu trong nước đối với ba

nhóm mặt hàng này vẫn sẽ tiếp tục tăng lên trong khi sản xuất trong nước chưa

thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu. Do đó, nhập khẩu từ những nhóm mặt hàng

này từ Trung Quốc sẽ còn tiếp tục tăng.

Việc các dự án lớn trong lĩnh vực lọc hoá dầu, sản xuất hoá chất, chất

dẻo nguyên liệu và sắt thép đang được triển khai thực hiện cho thấy có khả

năng trong tương lại tốc độ tăng nhập khẩu những mặt hàng này từ Trung Quốc

sẽ chậm lại, thậm chí đối với một số mặt hàng có thể sẽ giảm bớt do sản xuất

trong nước đáp ứng được một phần nhu cầu trong nước.

Động lực chính tăng xuất khẩu đối với thị trường Trung Quốc trong

tương lai nhiều khả năng sẽ là nhóm hàng sản phẩm điện tử và linh kiện khi

các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử của các tập đoàn đa quốc gia đầu tư tại

Việt Nam đi vào hoạt động. Các mặt hàng nông sản cũng sẽ tiếp tục đóng góp

một phần cho tăng trưởng xuất khẩu sang Trung Quốc, mặc dù tăng trưởng

xuất khẩu của những mặt hàng này có khả năng sẽ không thể tạo được sự đột

phá trong xuất khẩu của ta sang Trung Quốc.

20 Lớp QTDN.A/K11

Page 21: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

1.2. Việt Nam – Hàn Quốc:

Tính đến hết năm 2010, Hàn Quốc có tổng số 2.605 dự án còn hiệu lực,

với tổng vốn đầu tư đăng ký 23 tỷ USD, đứng đầu cả về số dự án và vốn đăng

ký trong tổng số 88 các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp nước

ngoài tại Việt Nam. Các dự án đầu tư của Hàn Quốc tiếp tục được triển khai,

nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ từ Hàn Quốc cho các

dự án đàu tư này có khả năng sẽ còn tiếp tục tăng lên. Việt Nam cũng sẽ tiếp

tục thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu theo cam kết của mình trong Hiệp

định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFFTA). Do tác động của lộ

trình giảm thuế, hàng hoá nhập khẩu từ Hàn Quốc sẽ cạnh tranh hơn so với

hàng nhập khẩu từ các nước khác. Vì thế, nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng

trong diện giảm thuế từ Hàn Quốc có thể sẽ tăng lên. Trong khi đó, nhập khẩu

xăng dầu từ Hàn Quốc có khả năng sẽ giảm bớt khi các dự án lọc hoá dầu của

Việt Nam tại Nhơn Hội, Phú Yên, Nghi Sơn lần lượt đi vào hoạt động, đáp ứng

một phần nhu cầu xăng dầu trong nước.

Do làm tốt công tác kiểm dịch, xuất khẩu thuỷ sản sang Hàn Quốc sẽ vẫn

tiếp tục có tốc độ tăng trưởng tốt, thuỷ sản vẫn tiếp tục là một mặt hàng xuất

khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hàn Quốc. Tuy nhiên, do giới hạn về sản

lượng khai thác, xuất khẩu thuỷ sản sang Hàn Quốc khó có khả năng tăng

trưởng đột biến.

Nếu làm tốt công tác kiểm dịch giống như hàng thuỷ sản, xuất khẩu các

mặt hàng nông sản của Việt Nam sang Hàn Quốc sẽ có tốc độ tăng trưởng cao

trong ngắn hạn. Tuy nhiên, do giới hạn về diện tích canh tác và năng suất cùng

với việc Hàn Quốc chắc chắn sẽ duy trì nhiều biện pháp bảo hộ để bảo vệ

người nông dân trong nước, trong dài hạn xuất khẩu nông sản khó có thể trở

thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang thị trường này.

21 Lớp QTDN.A/K11

Page 22: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Do chi phí nhân công tăng cao, Hàn Quốc đang có xu hướng đầu tư

chuyển dịch ngành công nghiệp dệt may ra nước ngoài, chỉ giữ lại trong nước

sản xuất các sản phẩm dệt may cao cấp. Vì thế, trong tương lai xuất khẩu hàng

dệt may sang Hàn Quốc có khả năng sẽ tăng nhanh do thị trường Hàn Quốc có

vẫn có nhu cầu đối với các sản phẩm dệt may có chất lượng trung bình, giá cả

vừa phải. Nhiều nhà máy dệt Hàn Quốc đã chuyển sang Trung Quốc, Việt Nam

và một số nước Châu Á khác sản xuất xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất

trở lại Hàn Quốc. Tiềm năng xuất khẩu sang Hàn Quốc của nhiều mặt hàng

thuộc nhóm hàng công nghiệp chế tạo như dây điện, dây cáp điện, sản phẩm

nhựa, sản phẩm điện tử và linh kiện còn lớn. Mức độ tăng kim ngạch xuất khẩu

của những mặt hàng trong nhóm này sẽ phụ thuộc nhiều vào đầu tư của các

công ty nước ngoài, đặc biệt là của các công ty Hàn Quốc, trong các lĩnh vực

này tại Việt Nam.

1.3. Việt Nam – Đài Loan:

Việt Nam đang nhập khẩu một khối lượng lớn xăng dầu từ Đài Loan.

Nhập khẩu xăng dầu đến cuối năm 2010 đạt 109,5 triệu USD, chiếm 1,6%

trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Đài Loan. Do đó, khi các nhà

máy lọc dầu của Việt Nam lần lượt đi vào hoạt động, nhiều khả năng nhập

khẩu xăng dầu từ Đài Loan sẽ giảm, dẫn đến tốc độ tăng trưởng kim ngạch

nhập khẩu của Việt Nam từ Đài Loan sẽ chậm lại.

Mặc dù vậy, do Đài Loan vẫn là một trong những nhà đầu tư nước ngoài

lớn tại Việt Nam nên nhập khẩu các mặt hàng tư liệu sản xuất từ Đài Loan như

máy móc thiết bị phụ tùng, nguyên phụ liệu dệt may da, chất dẻo nguyên liệu,

phôi thép, sản phẩm điện tử… sẽ vẫn tiếp tục tăng.

1.4. Việt Nam – Hồng Kong:

22 Lớp QTDN.A/K11

Page 23: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Với vai trò là một thị trường chuyển tải, xuất khẩu sang Hồng Kông

trong giai đoạn tới sẽ khó có khả năng tăng mạnh vì nhiều mặt hàng của Việt

Nam đã xuất khẩu trực tiếp đi các thị trường khác. Trong khi đó, nhập khẩu sản

phẩm điện tử, máy móc thiết bị phụ tùng và nguyên phụ liệu dệt may da từ

Hồng Kông sẽ tiếp tục tăng mạnh để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước, đặc

biệt là của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp sản xuất hàng

xuất khẩu. Do đó, nhập siêu từ Hồng Kông sẽ còn tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên,

tốc độ tăng của nhập siêu có thể không cao do dần dần các ngành công nghiệp

của Việt Nam sẽ đáp ứng được một phần cầu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất

trong nước.

1.5. Việt Nam – Singapore:

Singapore đang là nguồn cung cấp xăng dầu lớn nhất của Việt Nam với

hơn một nửa lượng xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam là từ Singapore. Sauk hi

các nhà máy lọc dầu của Việt Nam lần lượt đi vào hoạt động, chắc chắn kim

ngạch nhập khẩu từ Singapore sẽ giảm xuống do kim ngạch nhập khẩu xăng

dầu giảm. Tuy nhiên, do xuất khẩu dầu thô chiếm đến trên 70% tổng kim

ngạch xuất khẩu sang Singapore nên xuất khẩu sang Singapore cũng sẽ giảm

mạnh vì dầu thô trước đây xuất khẩu nay được cung cấp cho các nhà máy lọc

dầu trong nước. Mặc dù vậy, do kim ngạch xuất khẩu dầu thô sang Singapore

nhỏ hơn nhiều so với kim ngạch nhập khẩu xăng dầu từ Singapore nên nhiều

khả năng mức độ nhập siêu vẫn sẽ được thu hẹp lại.

Do đầu tư của Singapore vào Việt Nam tương đối lớn, nhu cầu nhập

khẩu tư liệu sản xuất từ Singapore phục vụ cho các dự án đầu tư này còn tiếp

tục ở mức cao. Mặt khác, Singapore vẫn là một trong những cửa ngõ cung cấp

các loại nguyên vật liệu mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được đầy đủ nhu

cầu. Do đó, kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển thì nhu cầu nhập khẩu hàng

hoá từ Singapore sẽ vẫn tiếp tục tăng vững.

23 Lớp QTDN.A/K11

Page 24: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

1.6. Việt Nam – Thái Lan:

Cùng với xu hướng các tập đoàn đa quốc gia tiếp tục chuyển dịch sản

xuất, xây dựng các nhà máy tại Việt Nam, nhập khẩu nguyên vật liệu, linh kiện

từ Thái Lan để thực hiện các công đoạn chế tạo, gia công, lắp ráp tiếp theo tại

Việt Nam vẫn sẽ có xu hướng tăng lên. Đây sẽ là một thách thức đối với Việt

Nam. Nếu ta không phát triển thành công các ngành công nghiệp phụ trợ thì

nhập khẩu từ Thái Lan sẽ còn tiếp tục tăng hơn nữa.

Việc đưa vào vận hành những nhà máy lọc dầu sẽ làm giảm đáng kể kim

ngạch nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam từ thế giới nói chung và từ Thái Lan

nói riêng. Mặt khác, xuất khẩu dầu thô của ta sang Thái Lan cũng sẽ giảm do

nguồn dầu thô xuất khẩu được chuyển sang cung cấp cho các nhà máy lọc dầu

trong nước.

Hiện tại, nhiều dự án đầu tư lớn trong lĩnh vực sản xuất hoá chất, chất

dẻo nguyên liệu, sắt thép đang được triển khai thực hiện. Khi những dự án này

hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ giải quyết được một phần nhu cầu nhập

khẩu phục vụ sản xuất trong nước. Do đó, tốc độ tăng nhập khẩu những mặt

hàng này từ Thái Lan sẽ không còn cao như trong giai đoạn vừa qua.

1.7. Việt Nam – Indonesia:

Trong số hai mặt hàng xuất khẩu lớn nhất từ Indonesia là gạo và dầu thô,

xuất khẩu gạo có khả năng duy trì về khối lượng và tăng về giá trị do giai đoạn

tới sản lượng lương thực của Indonesia vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu của

người dân, đồng thời tình trạng thiếu lương thực trên thế giới sẽ giữ giá gạo ở

mức cao. Xuất khẩu dầu thô có khả năng giảm vì dầu thô xuất khẩu được

chuyển sang cung cấp cho các nhà máy lọc dầu trong nước.

Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Indonesia trong giai đoạn trước

mắt có thể sẽ không thay đổi nhiều. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu

24 Lớp QTDN.A/K11

Page 25: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

lớn từ Indonesi sẽ là sản phẩm điện tử và linh kiện, linh kiện ôtô, máy móc

thiết bị phụ tùng, sắt thép, chất dẻo nguyên liệu, cao su định chuẩn kỹ thuật và

hạt điều nguyên liệu. Là một nước xuất khẩu dầu mỏ lớn, lại có vị trí địa lý gần

với Việt Nam, có thể trong tương lai xa Việt Nam sẽ nhập khẩu dầu mỏ từ

Indonesia.

1.8. Việt Nam – Ấn Độ:

Dự đoán kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - Ấn Độ chủ yếu là các mặt

hàng hạt tiêu, quế, sắt thép, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng thủ công mỹ

nghệ, giày dép … Kim ngạch XK hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ có thể

đạt khoảng 0,9 - 1,0 tỷ USD vào năm 2015.

Trong giai đoạn 2011-2-15, mức tăng nhập khẩu từ Ấn Độ dự kiến sẽ đạt

nhịp độ bình quân trên 20%/năm do sản xuất trong nước đạt những tiến bộ nhất

định nhờ vào hàng loạt các biện pháp cải tiến kỹ thuật, nâng câo năng suất và

các dự án đầu tư nước ngoài đi vào hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ

trợ, thép, hóa chất … Riêng các mặt hàng tân dược, đây là mặt hàng thế mạnh

của Ấn Độ mà không chỉ Việt Nam chịu nhập siêu mà nhiều nước trên thế giới

cũng phải nhập siêu từ Ấn Độ do Ấn Độ có lợi thế cạnh tranh đối với lĩnh vực

này. Dự báo nhập khẩu tân dược từ Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng với mức 10% giai

đoạn 2011-2015. Một số mặt hàng có nhiều khả năng Việt Nam sẽ phải nhập

khẩu với khối lượng lớn nhưng khá ổn định từ Ấn Độ như: nguyên liệu dệt

may và da giày; hóa chất, nguyên liệu và các sản phẩm hóa chất, sản phẩm từ

sắt thép.

2. Dự báo nhập siêu của Việt Nam theo một số ngành nghề.

- Cán cân thương mại nhóm hàng nông lâm thủy sản XK và NK nguyên

liệu đầu vào

25 Lớp QTDN.A/K11

Page 26: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Do tính giới hạn về sản xuất nên xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt

Nam giai đoạn tới tuy vẫn tăng chậm về số tuyệt đối nhưng sẽ giảm về số

tương đối. Trong khi đó nhu cầu NK vật tư cơ bản cho xản suất hàng nông lâm

thủy sản thời kỳ tới vẫn tăng cả số tuyệt đối và số tương đối. Vì thế, tỷ lệ NK

các nguyên liệu đầu vào sẽ vẫn chiếm khoảng 32-34% kim ngạch XK của

nhóm hàng này.

Giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề nhập siêu của các nhóm hàng này

là phát triển sản xuất phân bón, thức ăn gia súc và nguyên liệu, thuốc bảo vệ

thực vật (có nguồn gốc hữu cơ) trong nước để thay thế hàng nhập khẩu.

- Nhóm ngành sản phẩm XK dệt may, giày da và NK nguyên phụ liệu đầu

vào

Mặc dù đây là nhóm ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng

kim ngạch xuất khẩu của VN trong giai đoạn tới (dự báo giai đoạn 2011-2015

chiếm gần 19%) nhưng khả năng sản xuất trong nước về các nguyên vật liệu

đầu vào cho nhóm ngành hàng xuất khẩu này của Việt Nam còn hạn chế nên

nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu đáp ứng sản xuất hàng xuất khẩu vẫn rất

cao, chiếm khoảng 63% kim ngạch XK nhóm hàng này.

- Nhóm sản phẩm gỗ

Mặc dù đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhưng do 80%

gỗ nguyên liệu nước ta phải nhập khẩu và đồ gỗ cao cấp nhập khẩu có xu

hướng tăng trong những năm qua (do thu nhập của dân cư tăng lên) nên dự

kiến trong 2 năm tới thặng dư thương mại của mặt hàng đồ gỗ chỉ bằng khoảng

55% KNXK. Để nâng cao tỷ lệ xuất khẩu nhóm sản phẩm đồ gỗ thì trước hết

phải nâng cao được tỷ trọng và chất lượng gỗ nguyên liệu trong nước, nâng cao

cấp độ chế biến để tăng tỷ trọng của nhóm sản phẩm đồ gỗ cao cấp để xuất

khẩu sang EU, Nhật, Bắc Mỹ …

26 Lớp QTDN.A/K11

Page 27: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

- Nhóm sản phẩm điện tử, máy tính và linh kiện

Cũng sẽ tiếp tục nhập siêu trong những năm tới nhưng tỷ lệ nhập siêu so

với xuất khẩu sẽ có xu hướng giảm đáng kể.

- Nhóm sản phẩm cơ khí

Sẽ có xu hướng nhập siêu giảm nhẹ hoặc khá ổn định để đáp ứng nhu

cầu phát triển sản xuất trong nước trong khi năng lực cạnh tranh nhóm sản

phẩm này của Việt Nam còn yếu, dự báo tỷ lệ nhập siêu so với nhóm hàng này

sẽ tăng.

- Nhóm sản phẩm chế tác

Vừa tiếp tục có xuất siêu trong khi nhóm sản phẩm phwong tiện vận tải

tuy giá trị nhập siêu vẫn cao nhưng tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu sẽ giảm

dần.

Theo các số liệu dự báo về cán cân thương mại giai đoạn 2011-2015:

nhóm hàng thiết bị điện và chế tác có giá trị xuất khẩu khả quan (cả 2 nhóm

này đều xuất siêu). Đối với nhóm hàng máy tính, cơ khí, phương tiện vận tải,

số liệu dự báo cho thấy giai đoạn 2011-2015 các mặt hàng này có giá trị xuất

khẩu và nhập khẩu đều tăng, vẫn xảy ra tình trạng nhập siêu nhưng có tỷ lệ

Nhập siêu/ Xuất khẩu giảm dần.

- Dự báo cán cân thương mại ngành hàng nhựa

Sự phát triển của ngành dầu khí sẽ tăng khả năng đáp ứng nhu cầu

nguyên liệu nhựa. Giai đoạn 2011-2020, ngoài nhà máy lọc dầu Dung Quất –

Quảng Ngãi, sẽ có thêm một số nhà máy lọc dầu khác đi vào hoạt đông như

công ty TNHH lọc dầu Nghi Sơn – Thanh Hóa (khởi công tháng 5/2008, dự

kiến đi vào hoạt động năm 2013), dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn Bà Rịa –

27 Lớp QTDN.A/K11

Page 28: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Vũng Tàu (giai đoạn 1: năm 2011 vận hành; giai đoạn 2: 2013) dự án tổ hợp

hóa dầu Naphtha Cracking Phú Yên (giai đoạn 1: năm 2014 vận hành; giai

đoạn 2: 2024 vận hành). Các khu tổ hợp hóa dầu, lọc dầu này hoạt động, các

dự án qui hoạch nguyên liệu nhựa đến năm 2010 chưa thực hiện sẽ được thực

hiện trong giai đoạn 2011-2015.

Phấn đấu thực hiện các dự án trên, đến giai đoạn này sản lượng nguyên

liệu nhựa trong nước đạt khoảng 2 triệu tấn/năm. Nếu sản lượng nhựa ngành

này có thể tăng 10%/năm thì tới năm 2015 sẽ đạt 5 triệu tấn/năm, đáp ứng 40%

nhu cầu nguyên liệu nhựa cả nước. Vì vậy, ngành nhựa vẫn cần phải nhập khẩu

phần lớn nguyên liệu. Tỷ trọng nhập siêu/xuất khẩu sẽ vẫn cao 60,5%. Nhưng

giảm nhập siêu bằng biện pháp giảm nhập nguyên liệu trong khi sản xuất

nguyên liệu trong nước chưa đáp ứng được thì sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng

sản xuất và xuất khẩu. Vì vậy không thể giảm nhập siêu bằng cách này mà phải

bằng cách tăng cường xuất khẩu.

- Nhóm sản phẩm từ dầu mỏ

Do các nhà máy lọc dầu đã dần dần đi vào hoạt động, nên kim ngạch

nhập khẩu xăng dầu sẽ giảm dần. mức thâm hụt cán cân thương mại của ngành

sản phẩm dầu khí sẽ dần được cải thiện. Dự đoán 2011-2015 nhập siêu chỉ còn

6,0%.

3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về giải quyết vấn đề nhập

siêu, điều chỉnh cán cân thanh toán và bài học đối với Việt Nam.

3.1. Một số khuynh hướng giải quyết vấn đề nhập siêu, tạo lập cán cân

thương mại hợp lý của một số nhóm nước.

3.1.1. Một số NIEs – Châu Á.

Từ thập kỷ 60-70, các nước NIEs Châu Á đã chuyển nhanh từ chiến lược

thay thế nhập khẩu sang thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu trên cơ

28 Lớp QTDN.A/K11

Page 29: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

sở xây dựng và thực hiện tốt chiến lược thu hút kỹ thuật tuần hoàn, phát triển

nhập khẩu theo hướng chủ đạo là hình thành dây chuyền phát triển giữa nhập

khẩu với xuất khẩu, không ngừng nâng cấp trình độ kỹ thuật của nền kinh tế,

nâng cấp sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu, tăng nhanh kim ngạch và hiệu quả

xuất khẩu tạo lập thế mới cho cán cân thương mại để dần chuyển nhập siêu

sang xuất siêu một cách vững chắc từ sau thập kỷ 80 đến nay. Chiêu thức cơ

bản của chiến lược thu hút kỹ thuật tuần hoàn là nhập khẩu kỹ thuật và công

nghệ tiên tiến của nước ngoài, sử dụng lực lượng lao động khoa học kỹ thuật ở

trong nước để tiếp thu tiến lên đổi mới, sáng tạo mở mang kỹ thuật, hình thành

dây chuyền phát triển: Nhập vào – tiếp thu – sáng tạo – phát triển – xuất khẩu

kỹ thuật (luân chuyển xuất ra sản phẩm). Đồng thời, dùng kỹ thuật nhập khẩu

đã tiếp thu và sáng tạo phát triển để cải tiến hệ thống kỹ thuật sản xuất công –

nông nghiệp, nâng cao hiệu ích kinh tế và hàm lượng kỹ thuật của sản phẩm

xuất khẩu. Từ đó, làm cho sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế,

tăng kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu, phần vốn do kỹ thuật xuất khẩu (đã luân

chuyển ra sản phẩm) thu được hàng năm lại có thể bắt đầu vòng tuần hoàn mới:

Nhập vào – tiếp thu – sáng tạo – phát triển – xuất khẩu kỹ thuật (luân chuyển

xuất ra sản phẩm) ở thời điểm kỹ thuật cao hơn (phát triển nhập khẩu – xuất

khẩu theo đường xoáy trôn ốc). Đây là chiêu thức chủ động giải quyết vấn đề

nhập siêu tạo lập thế cân bằng cán cân thương mại, chuyển sang xuất siêu một

cách vững chắc và dài hạn, nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất nhập khẩu,

tạo lập nền xuất khẩu qui mô lớn trên cơ sở kỹ thuật ngày càng cao, kết cấu sản

nghiệp ngày càng vững chắc, vốn không ngừng tích tụ, trình độ kỹ thuật trong

nền kinh tế ngày càng cao … của các NIEs Châu Á. Vì thế, nếu như trước năm

1987, Hàn Quốc luôn nhập siêu thì từ năm 1987 đã chuyển sang xuất siêu ngày

càng lớn, năm 1987 xuất siêu 6,2 tỷ USD, đến năm 2004, kim ngạch xuất khẩu

hàng hoá của Hàn Quốc đạt 254 tỷ USD, xuất siêu 30 tỷ USD. Tương tự,

Singapore từ năm 1983 đến nay đã chuyển sang xuất siêu ngày càng lớn (năm

29 Lớp QTDN.A/K11

Page 30: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

2004 kim ngạch xuất khẩu của Singapore đạt 179,6 tỷ USD, xuất siêu đạt 15,6

tỷ USD).

3.1.2. Một số nước đang phát triển Châu Á (Trung Quốc, Thái Lan, Ấn

Độ).

Khuynh hướng chủ yếu trong giải quyết vấn đề nhập siêu, tạo lập thế

cân bằng cán cân thương mại và chuyển nhanh sang xuất siêu của các nước này

là mở cửa thu hút FDI, kết hợp với chính sách tự do hóa thương mại, sử dụng

hiệu quả nguồn vốn thu hút được từ bên ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu, sử dụng

công cụ tỷ giá linh hoạt để tác động hỗ trợ xuất khẩu.

- Đối với trường hợp của Trung Quốc:

Trong suốt thời kỳ mở của của nền kinh tế (sau năm 1978), FDI luôn là

yếu tố chính làm tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu và chuyển sang thặng dư cán

cân thương mại của Trung Quốc. Theo kết quả thống kê của WB về Trung

Quốc từ năm 1982-2006, thì FDI và xuất khẩu có mối quan hệ đồng biến giữa

tăng FDI và tăng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc, tương ứng với 1 USD

vào Trung Quốc đã tác động đến thặng dư cán cân thương mại ở mức tăng hơn

1 USD. Vì thế, trong thời kỳ 1986-1990, Trung Quốc vẫn nhập siêu bình quân

đến 9,18%/năm so với kim ngạch xuất khẩu nhưng từ sau năm 1990, với hiệu

ứng của FDI đã thu hút được trong thời kỳ trước đó (cộng dồn vốn FDI đã thực

hiện đến năm 1990 đạt 24.762 triệu USD), kim ngạch xuất khẩu của Trung

Quốc đã tăng rất nhanh và nước này đã chuyển nhanh sang xuất siêu. Trong

thời kỳ 1990-2001, nhịp độ tăng trưởng vốn FDI Trung Quốc thu hút được đạt

bình quan 22.95%/năm (năm 2001 cộng dồn vốn FDI đã thực hiện tại Trung

Quốc đạt 395.192 triệu USD) thì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá của

Trung Quốc cũng đạt mức bình quân 12,95%/năm và mức thặng dư thương

mại tăng trưởng với nhịp độ bình quân 11,55%/năm. Trong giai đoạn 2002-

30 Lớp QTDN.A/K11

Page 31: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

2006, nhịp độ tăng vốn FDI thu hút được của Trung Quốc đạt bình quan

13,1%/năm (năm 2006 đạt 95,92 tỷ USD gấp 2 lần FDI thu hút được của năm

2002 là 51,82 tỷ USD) thì nhịp độ tăng trưởng mức thặng dư bình quân

37,65%/năm. Nếu tính cộng dồn thì đến năm 2006, tổng FDI Trung Quốc thu

hút và sử dụng được đạt trên 737 tỷ USD và tổng mức thặng dư thương mại

của Trung Quốc đạt được (1990-2006) là 765 tỷ USD (hệ số FDI/thặng dư cán

cân thương mại đạt mức1/1,03 lần). Điểm đáng chú ý là hiệu ứng của FDI đối

với thặng dư cán cân thương mại của Trung Quốc ngày càng lớn: nếu năm

2001, tỷ lệ giá trị thặng dư thương mại (xuất siêu) mới bằng 8,6% tổng giá trị

vốn FDI thu hút được (34,017 tỷ USD thặng dư thương mại so với 395,192 tỷ

USD tổng vốn FDI thu hút đến năm 2001) thì năm 2006 tỷ lệ này tăng lên

289,54% (năm 2006 mức thặng dư cán cân thương mại của Trung Quốc dạt

217,746 tỷ USD so với 765 tỷ USD vốn FDI thu hút được đến năm 2006).

Để tạo lập được cán cân thương mại tích cực, tăng hiệu ứng của FDI đối

với nền kinh tế nói chung, phát triển xuất khẩu nói riêng trong giai đoạn quá độ

từ nhập siêu sang xuất siêu, chính phủ Trung Quốc đã sử dụng khá đồng bộ các

công cụ, biện pháp quản lý kinh tế, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Với mục

tiêu Trung Quốc trở thành một trung tâm chế xuất hàng xuất khẩu lớn của thế

giới, chính phủ đã qui hoạch và khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ,

khuyến khích đầu tư phát triển và mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu với dây

chuyền sản xuất liên tục được đổi mới thông qua kỹ thuật mới để đi sâu vào

mức độ gia công, chế biến làm cho các ngành công nghiệp chuyển hướng từ

chỗ lấy các ngành công nghiệp dùng nhiều nguyên liệu làm chính (thập kỷ 80

đầu thập kỷ 90) sang lấy các ngành công nghiệp chế biến làm chính (nửa sau

thập kỷ 90), không ngừng nâng cao tỷ lệ giá trị chế biến, nhất là từ sau 2000.

Đến năm 2000, trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc, nhóm sản phẩm

chế biến và chế tạo đã chiếm 88,23%, nhóm sản phẩm thô gồm nông lâm thuỷ

sản và khoáng sản chỉ còn chiếm 11,56%. Cũng trong giai đoạn quá độ chuyển

31 Lớp QTDN.A/K11

Page 32: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

từ nhập siêu sang xuất siêu (1985-2004), chính phủ đã thực hiện “liệu pháp

mạnh”, bắt đầu phá giá đồng Nhân dân tệ (CNY) để đẩy mạnh xuất khẩu, sử

dụng công cụ tỷ giá hối đoái làm “đòn bẩy” để hỗ trợ mạnh cho xuất khẩu, hạn

chế nhập khẩu. Với danh nghĩa là định giá lại đồng CNY (mà thực chất là làm

cho CNY trượt giá tới 50%). Từ năm 1994 đến năm 2004, chính phủ đã ổn

định tỷ giá ở mức 8,2-8,3 CNY/1 USD và coi đấy là cơ chế tỷ giá thả nổi có

kiểm soát (thực chất đây là một chế độ tỷ giá cố định mới). Chỉ từ sau năm

2005 đến nay, do áp lực của các đối tác thương mại lớn (Mỹ, EU, Nhật,…) và

đã đạt được mục tiêu thặng dư thương mịa ở mức cao, vững chắc (năm 2007

thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt 262,2 tỷ USD, bằng 27,4% kim

ngạch xuất khẩu). Chính phủ Trung Quốc mới điều chỉnh tỷ giá CNY/USD

theo hướng tăng dần giá CNY (năm 2004: 8,19CNY/1USD, năm 2005:

7,79CNY/1USD, năm 2006: 7,79CNY/1USD, và năm 2008: 7,50CNY/1USD).

Hiệu ứng đối ngẫu của quá trình đó là dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã tăng

rất nhanh, năm 2006 đạt 403,2 tỷ USD (đứng thứ 2 thế giới, sau Nhật Bản) và

đến tháng 6 năm 2008 đã đạt 470,6 tỷ USD. Đồng thời, nguồn vốn FDI đổ vào

Trung Quốc cũng ngày càng tăng (năm 2001: 6,5 tỷ USD, năm 2002: 52 tỷ

USD, và năm 2007: 53,5 tỷ USD).

- Trường hợp Thái Lan:

Trước khủng hoảng tài chính- tiền tệ (1997), nền kinh tế Thái Lan đã duy

trì được nhịp độ tăng trưởng cao 9,4%/năm (1995-1996), một phần quan trọng

do có ngành chế biến, chế tạo phát triển, mà chủ yếu do khu vự FDI tạo ra. Khi

nền kinh tế “bong bóng” của Thái Lan bị vỡ, xảy ra khủng hoảng năm 1997,

mặc dù thị trường bất động sản bị đóng băng (do các nhà đầu tư nước ngoài rút

vốn hoặc không đầu tư tiếp), nhưng một phần do có ngành công nghiệp chế

biến, chế tạo đã phát triển và quán tính của một thời gian khá dài thực hiện

chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu cùng với chính sách ngoại giao mềm dẻo

32 Lớp QTDN.A/K11

Page 33: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

đã giúp Thái Lan duy trì được quan hệ thương mại với các bạn hàng lớn (Hoa

Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan …) nên xuất khẩu của Thái

Lan tăng trưởng mạnh ngay những năm sau khủng hoảng (năm 2000: tổng kim

ngạch xuất khẩu đạt 131,8 tỷ USD, xuất siêu 7,4 tỷ USD). Để khắc phục hậu

quả của cuộc khủng hoảng (1987-1988), chính phủ Thái Lan đã một mặt cải

thiện môi trường đầu tư (lượng vốn FDI tăng từ 11,5 tỷ USD năm 2003 lên

20,4 tỷ USD năm 2006), cải thiện cơ cấu chính sách thương mại, mở rộng quan

hệ thương mại với các nước Châu Á thông qua các Hiệp định AFTA khu vực

và song phương, hình thành mạng lưới kinh doanh voíư những thoả thuận ưu

đãi song phương (với Oxtraylia, Braxin, Ấn Độ, Nhật Bản, Peru,

Newzeland…) mặt khác, phá giá mạnh đồng Baht để tác động mạnh đến cán

cân thanh toán quốc tế (đã ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng năm 1987-

1988).

Trước năm 1996, Thái Lan áp dụng chính sách tỷ giá cố định so với

đồng USD, khiến giá trị đồng Baht tăng cao so với đồng USD trong khi giá trị

của đồng USD lại tăng mạnh so với đồng Yên Nhật và một số đồng ngoại tệ

khác khiến sức mua của đồng Baht giảm 20% (theo lý thuyết ngang giá sức

mua). Vì thế, chỉ sau một ngày khi chính phủ tuyên bố phá giá (2/7/1997) đồng

Baht đã mất 20% giá trị rồi tiếp tục giảm xuống sau đó (tỷ giá Baht/USD đã

tăng lên từ 25.61 Baht/1USD lên 47,25 Baht/1USD). Tỷ giá đó đã làm tăng khả

năng xuất khẩu của Thái Lan, hạn chế nhập khẩu, giảm nhập siêu từ mức 9,5 tỷ

USD năm 1991 xuống còn 4,5 tỷ USD năm 1997 và tiến tới xuất siêu 12,3 tỷ

USD năm 1998 (chủ yếu do giảm đầu tư nên nhập khẩu giảm mạnh). Đến năm

2006, mặc dù đồng Baht tăng giá lên 24% nhưng Thái Lan vẫn xuất siêu tới

10% so với GDP.

- Kinh nghiệm của Ấn Độ về giải quyết vấn đề nhập siêu và rút ra bài

học cho Việt Nam.

33 Lớp QTDN.A/K11

Page 34: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Do nhu cầu nhập khẩu lớn nguyên vật liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất

ngày càng lớn của nền kinh tế, Ấn Độ cũng phải chịu tình trạng nhập siêu trong

nhiều năm qua dù chính phủ đã quan tâm và thực hiện rất nhiều các biện pháp

nhằm cải thiện tình trạng nhập siêu của nước này.

Trước tình hình nhập siêu ngày càng lớn, chính phủ Ấn Độ đã đưa ra

hàng loạt các biện pháp kiềm chế nhập khẩu và tăng cường xuất khẩu, các

nhóm biện pháp cơ bản bao gồm:

+ Xây dựng chiến lược xuất khẩu tổng thể và cho từng ngành hàng đối

với từng nước cụ thể trong đó tập trung vào hàng loạt các sáng kiến tiếp

cận thị trường có sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ cụ thể của Chính phủ

dành cho các tổ chức xúc tiến xuất khẩu, cơ quan xúc tiến thương mại,

các cơ quan khác thuộc chính phủ có chức năng và nhiệm vụ phối hợp

trong công tác xúc tiến xuất khẩu, các viện nghiên cứu, các trường đại

học, các phòng thí nghiệm, và các nhà xuất khẩu…nhằm hiện thực hoá

hiệu quả chiến lược tăng cường xuất khẩu.

+ Các dự án quảng bá và tiếp thị hàng Ấn Độ qui mô lớn trong và ngoài

nước, bao gồm việc xây dựng các phòng giới thiệu sản phẩm, tổ chức lễ

hội quảng bá thương hiệu hàng Ấn Độ, tham gia ở cấp quốc gia những

sự kiện lớn trên toàn thế giới, đăng ký những ấn phẩm qui mô toàn cầu

quản bá hàng hoá Ấn Độ, hỗ trợ các tổ chức và nhà xuất khẩu tiếp thị

hàng Ấn Độ ở các nước ngoài.

+ Xây dựng năng lực cạnh tranh, bao gồm việc hỗ trợ cho các nhà xuất

khẩu nói chung và các nhà xuất khẩu nói riêng vào từng thị trường cụ

thể; hỗ trợ kinh phí cho việc tăng cường cải tiến năng xuất, chất lượng

sản phẩm và các chương trình nghiên cứu phát triển sản phẩm tại các

phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, các trường đại học, phát triển các

34 Lớp QTDN.A/K11

Page 35: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

trung tâm chuyên ngành về thiết kế mẫu mã chung cho sản phẩm, đóng

gói cho sản phẩm … chi phí cho việc thuế tư vấn tại các nước nhập khẩu

tiềm năng.

+ Hỗ trợ với các yêu cầu tiêu chuẩn hoá các sản phẩm có xuất xứ từ Ấn

Độ phù hợp với luật pháp của nước nhập khẩu như chi phí thử nghiệm

sản phẩm cơ khí tại nước ngoài, phí đăng ký dược phẩm, sản phẩm công

nghệ sinh học, trang thiết bị dược phẩm.

+ Hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, bao gồm các nghiên cứu liên qua đến

thương mại như nghiên cứu thị trường, sáng kiến về các nhóm nghiên

cứu chung, các hiệp định thương mại tự do, hiệp định thương mại khu

vực.

+ Phát triển dự án, bao gồm các nghiên cứu liên quan đến thương mại

như nghiên cứu thị trường, sáng kiến về các nhóm nghiên cứu chung, các

hiệp định thương mại tự do, hiệp định thương mại khu vực.

3.1.3. Một số nước công nghiệp phát triển Tây Âu (Hoa Kỳ, Anh, Pháp)

Khuynh hướng giải quyết vấn đề nhập siêu tạo lập cán thương mại của

các nước này là giải quyết vấn nhập siêu trong tổng thể của vấn đề cán cân

thanh toán bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ để lấy thặng dư cán cân dịch

vụ bù đắp phần thâm hụt cán cân thương mại nhằm hướng mục tiêu chung là

giải quýêt vấn đề các cân thanh toán vãng lai. Chẳng hạn như trường hợp của

Hoa Kỳ năm 2004, nước này thâm hụt cán cân thương mại tới 707 tỷ USD,

nhưng lại thặng dư cán cân dịch vụ 58,3 tỷ USD; năm 2006, nước này thâm hụt

cán cân thương mại tới 881 tỷ USD, nhưng lại thặng dư cán cân dịch vụ tới 75

tỷ USD. Trưòng hợp nước Anh cũng tương tự như Hoa Kỳ: năm 2001, Anh

35 Lớp QTDN.A/K11

Page 36: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

thâm hụt cán cân dịch vụ 16,8 tỷ USD; năm 2004 nước này thâm hụt cán cân

thương mại tới 110 tỷ USD, nhưng lại thặng dư cán cân dịch vụ đạt 35,7 tỷ

USD.

3.2. Một số nhận định rút ra từ thực tiễn giải quyết vấn đề nhập siêu, tạo

lập cán cân thương mại của một số nước trên thế giới.

Một số nhận định tổng quát

Với tư cách là một hiện tượng kinh tế, nhập siêu là một quá trình kinh tế có

tính khách quan với sự phát sinh, phát triển và chuyển hoá. Qua khảo cứu thực

tiễn, ngoại thương của các nền kinh tế phần lớn đều trải qua một quá trình

tổng quát sau:

- Nhập siêu thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp

hoá và phát triển kinh tế, do sản xuất trong nước yếu kém không đáp

ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và chưa cạnh tranh được trên

thị trường quốc tế.

- Giảm dần nhập siêu nhờ phát triển sản xuất trong nước theo hướng

công nghiệp hoá, tăng sức cạnh tranh cho hàng hoá, khuyến khích xuất

khẩu, áp dụng chính sách bảo hộ và tài trợ cho các ngành sản xuất

trong nước.

- Tiến tới cân bằng cán cân thương mại và xuất siêu do xuất khẩu tăng

nhanh hơn nhập khẩu, hàng hoá có sức cạnh tranh do công nghiệp

trong nước đã vững mạnh nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ hoặc

do đầu tư lớn của nước ngoài.

- Xuất siêu tăng mạnh nhờ công nghiệp trong nước phát triển mạnh, sản

phẩm có sức cạnh tranh cao và giá trị gia tăng lớn hơn, tỷ giá tiền tệ

được điều chỉnh linh hoạt theo hướng giảm giá đồng tiền càng có lợi

cho xuất khẩu.

36 Lớp QTDN.A/K11

Page 37: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

- Trải qua giai đoạn thặng dư thương mại tăng giảm thất thường do biến

động thị trường, các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, sức ép mở cửa

thị trường buộc Chính phủ phải tìm hướng đi mới, tăng cường phát

triển các ngành sản xuất công nghệ cao, công nghệ mới, đổi mới cơ cấu

kinh tế.

Khu vực kinh tế có đóng góp chính tạo nên thặng dư thương mại của các

nền kinh tế

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Trung Quốc, Malayxia.

- Công nghiệp trong nước: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.

- Cả hai khu vực kinh tế nhưng FDI thể hiện vai trò lớn: Inđonesia, Thái

Lan, Singapore.

Những nền kinh tế đạt thặng dư thương mại do đóng góp của khu vực

kinh tế trong nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đều là những nền kinh

tế không được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, đều bị tàn phá bởi chiến tranh

do vậy con đường duy nhất phát triển kinh tế là công nghiệp hoá nhanh chóng,

tự lực tự cường.

Đối với những nền kinh tế đạt được thặng dư thương mại do đóng góp từ

khu vực FDI và công nghiệp trong nước đều có ưu thế về tài nguyên thiên

nhiên như đất đại, khoáng sản, khí hậu (Trung Quốc, Malayxia, Thái Lan,

Indonesia) hoặc ưu thế về địa lý (Singapore).

Cơ cấu ngành hàng đóng góp chính vào thặng dư thương mại của các

nền kinh tế

- Ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp cao, giá trị gia tăng cao: trường

hợp như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.

Các nền kinh tế này đều không có tài nguyên thiên nhiên đáng kể, buộc

phải nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất hàng hoá tiêu dùng

37 Lớp QTDN.A/K11

Page 38: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

trong nước và hàng xuất khẩu. Để tạo ra thặng dư thương mại, các nền kinh tế

trên hướng đến phát triển các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng ngày càng

cao, tạo nên mức chênh lệch giữa nhập khẩu đầu vào và giá trị xuất khẩu thành

phẩm đầu ra. Sản phẩm công nghiệp chế tạo giữ được mức giá ổn đinh, thị

trường tiêu thụ rộng, không phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời

tiết) dễ dàng bảo quản, vận chuyển, có khả năng tăng sản lượng nhanh chóng

nhờ mở rộng cơ sở sản xuất và tăng năng suất thông qua cải tiến kỹ thuật, áp

dụng công nghệ mới. Do đó, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp có giá trị gia

tăng cao nên thặng dư thương mại ổn định, có tiềm năng tăng trưởng lớn, làm

thay đổi sâu sắc cơ cầu và nền tảng phát triển kinh tế theo hướng có sức cạnh

tranh cao hơn, đưa kinh tế phát triển nhanh chóng, bền vững, tạo nên mức thu

nhập quốc dân trên đầu người cao. Thặng dư thương mại từ xuất khẩu sản

phẩm công nghiệp chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới (nhu cầu các

thị trường qui mô lớn) và mức giá nguyên nhiên vật liệu chính (giá dầu, giá

khoáng sản…).

- Ngành công nghiệp, công nghiệp nhẹ, gia công lắp ráp (Thái Lan,

Malayxia, Indonesia, Philippin):

Đây là 4 nền kinh tế đang phát triển trong khu vực có điều kiện tự nhiên

thuận lợi trong ngành nông nghiệp, có tài nguyên khoáng sản nhất định và nhân

lực giá rẻ hỗ trợ cho ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp gia công lắp ráp,

nông lâm thủy sản và chế biến nông lâm thuỷ sản. Sản phẩm xuất khẩu của 4

nền kinh tế này do vậy và bảo gồm chủ yếu hàng nông lâm thuỷ sản (dầu cọ,

cao su thiên nhiên, bột giấy, tôm đông lạnh…), nguyên nhiên liệu (dầu khí,

phôi thép…), hàng gia công (dệt may, giày dép, đồ chơi…) và hàng lắp ráp

(thiết bị nghe nhìn và phụ tùng ô tô xe máy, đồ gia dụng, điện tử tiêu dùng…).

Các sản phẩm này có đặc điểm là phụ thuộc điều kiện tự nhiên (thời tiết ảnh

hưởng đến thu hoạch của nông thuỷ sản), giá trị gia tăng thấp và sử dụng nhiều

lao động (công nghiệp nhẹ, hàng lắp ráp), có giới hạn đến diện tích canh tác

38 Lớp QTDN.A/K11

Page 39: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

(nông thuỷ sản) hoặc trữ lượng (dầu khí, bột giấy). Thặng dư thương mại do

xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp giá trị thấp phụ thuộc nhiều

yếu tố biến động hơn, khó tăng nhanh và mạnh, không tạo được chuyển biến

lớn về cơ cấu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, không tạo được thu nhập quốc

dân trên đầu người cao.

Đặc điểm chung về chính sách, cơ chế quản lý kinh tế của các nền kinh

tế đạt được thặng dư thương mại.

- Về chính sách kinh tế:

Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá ngày càng sâu, rộng. Nền

kinh tế được chuyển đổi cơ cấu một cách sâu sắc và toàn diện từ nông nghiệp

sang phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, công nghiệp có hàm lượng

giá trị gia tăng cao, công nghệ cao.

Định hướng đúng cho các ngành sản xuất hướng mạnh xuất khẩu.

Xây dựng và thực hiện các chiến lược và các kế hoạch kinh tế phù hợp

với từng giai đoạn phát triển và kịp thời điều chỉnh khi có biến động kinh tế

bên ngoài hoặc không đạt được các chỉ tiêu đề ra. Các kế hoạch kinh tế đã góp

phần quan trọng trong việc gây dựng và phát triển các ngành sản xuất công

nghiệp.

Đầu tư lớn và hiệu quả thiết lập các nền tảng vững chắc phục vụ phát

triển kinh tế: đào tạo nguồn nhân lực tốt (giáo dục), nâng cao trình độ công

nghiệp (phát triển khoa học kỹ thuật, nhập khẩu công nghệ nguồn và công nghệ

cao), xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ (cầu, đường, cảng, kho, bãi, trung tâm

nghiên cứu, hệ thống thông tin liên lạc …).

Nâng đỡ và phát triển khu vực kinh tế tư nhân năng động, giảm dần vai

trò và tỷ trọng của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế (tư nhân hoá

các doanh nghiệp nhà nước hoặc duy trì một số doanh nghiệp nhà nước trong

39 Lớp QTDN.A/K11

Page 40: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

một vài ngành trọng yếu), giảm dần sự can thiệp của Nhà nước vào vận hành

và hoạt động của nền kinh tế.

- Về chính sách tỷ giá:

Duy trì chế độ tỷ giá thời gian đầu, sau đó thả nổi có kiểm soát: đó là nền

kinh tế phụ thuộc vào nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu như Singapore, Nhật

Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hoặc do ưu tiên duy trì ổn định vĩ mô như Malayxia.

Giảm giá đồng tiền nội tệ để hỗ trợ xuất khẩu: đó là trường hợp Trung

Quốc, Thái Lan, Indonesia.

- Về chính sách thương mại:

Hoạch định, phối hợp và thực hiện hiệu quả các chính sách kinh tế,

thương mại, tiền tệ toàn diện, linh hoạt có tác dụng khuyến khích phát triển các

ngành sản xuất hướng về xuất khẩu với mức tăng trưởng cao trong khi có biện

pháp kiềm chế mức tăng nhập khẩu.

Có chính sách hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu thông qua nhiều hình

thức như tín dụng xuất khẩu, xúc tiến thương mại, bảo hiểm xuất khẩu …

Chủ động tham gia thương mại quốc tế, tận dụng tốt các lợi ích của xu

hướng mở cửa và tự do thương mại.

Tạo nên sức cạnh tranh quốc tế trong một số lĩnh vực nhất định.

Trong điều kiện phát triển của Việt Nam hiện nay, một số kinh

nghiệm có thể xem xét khả năng áp dụng bao gồm:

- Về chính sách kinh tế:

Cần coi trọng việc hoạch định chính sách cơ cấu và chính sách cạnh

tranh theo qui tắc lợi thế so sánh để phát triển sản xuất trong nước: thay thế

hàng nhập khẩu và lựa chọn sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế.

40 Lớp QTDN.A/K11

Page 41: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Xây dựng chính sách phát triển kinh tế tổng thể, có tầm nhìn dài hạn, đặt

trọng tâm vào hỗ trợ các ngành công nghiệp mà trong nước có ưu thế nhất định

và mạnh dạn phát triển các ngành công nghiệp tiên tiến, công nghiệp mới, giá

trị gia tăng cao, phát triển mạnh công nghiệp phụ trợ làm tăng khả năng cạnh

tranh của hàng xuất khẩu và giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu, khuyến khích

đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp phụ trợ.

Tạo điều kiện ưu đãi và thủ tục thông thoáng, môi trường thuận lợi thu

hút FDI vào các ngành công nghiệp có chọn lọc;

Kiểm soát đầu tư không hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước;

Tận dụng các lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế để thay đổi cơ cấu kinh

tế, phát triển kinh tế trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường; hạn

chế việc vay vốn thương mại vào những lĩnh vực sản xuất thay thế NK kém

hiệu quả.

Quan trọng nhất là cải cách hệ thống giáo dục, đào tạo dạy nghề để

nhanh chóng nâng cao trình độ, kỹ năng của lực lượng lao động, phát triển

nhân tài cho cả khu vực Nhà nước và tư nhân. Nhân tài là yếu tố quyết định sức

cạnh tranh của cả nền kinh tế.

- Về chính sách tỷ giá:

Do nền kinh tế phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu và bán

thành phẩm, trong ngắn hạn cần duy trì tỷ giá ổn định trong biên độ được kiểm

soát chặt chẽ.

Trong trung và dài hạn cần xem xét giảm dần tỷ giá VND so với các ngoại

tệ của các đối tác thương mại lớn và các đối thủ cạnh tranh chính theo lộ trình

có tính toán nhằm tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, chỉ sử dụng biện

pháp tỷ giá hỗ trợ và kích thích xuất khẩu ở những thời điểm thích hợp nhất

định như là giải pháp tình thế để điều chỉnh sự thâm hụt thương mại quá sức an

41 Lớp QTDN.A/K11

Page 42: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

toàn của nền kinh tế; và sự điều chỉnh đó phải bắt nguồn từ yếu tố tiền tệ chứ

không sử dụng trong trường hợp có sự bất hợp lý từ cơ cấu kinh tế.

- Về chính sách thương mại:

Nền kinh tế đang hội nhập nên việc mở cửa thị trường là tất yếu, tuy nhiên

cần có chính sách hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu và kiểm soát chặt chẽ nhập

khẩu phù hợp với các qui định của WTO (chống gian lận thương mại, xây dựng

hàng rào bảo hộ phù hợp với đặc thù nền kinh tế…)

Áp dụng biện pháp hạn chế tối đa việc xuất khẩu các nguyên liệu thô.

Tập trung khuyến khích hỗ trợ xuất khẩu hàng qua chế biến, sản phẩm

công nghiệp chế tạo, hàng có giá trị gia tăng cao.

Liên kết các ngành hàng, tăng cường vai trò các Hiệp hội trọng định

hướng cho doanh nghiệp và đề xuất chính sách với Chính phủ.

Tăng cường vai trò đầu mối kiểm soát và khả năng định hướng của Bộ

chủ quản ngành thương mại (Bộ Công thương).

Lập quỹ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Tận dụng các ưu đãi thương mại dành cho các nước đang phát triển

(GSP), ưu đãi của các khu mậu dịch tự do (AFTA, AJCEP, AKFTA, ACFTA

…) để tăng xuất khẩu vào các thị trường chính.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại có hệ thống thông qua việc mở mạng lưới

các văn phòng xúc tiến thương mại tại các nước và khu vực quan trọng, tổ chức

các chương trình xúc tiến chuyên ngành theo định kỳ.

42 Lớp QTDN.A/K11

Page 43: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI

GIAN QUA.

I. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHẬP SIÊU CỦA VIỆT

NAM TRONG THỜI KỲ 2001 – 2009.

43 Lớp QTDN.A/K11

Page 44: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

1. Phân tích thực trạng cơ cấu nhập siêu của Việt Nam thời kỳ 2001 –

2009 theo nhóm hàng, mặt hàng nhập khẩu.

1.1. Cơ cấu nhập siêu theo nhóm hàng nhập giai đoạn thời kỳ 2001 –

2009.

Nếu như giai đoạn 1996 – 2000, tổng KNNK là 61,49 tỷ USD thì tổng

KNNK giai đoạn 2001 – 2005 đạt mức 130,1 tỷ USD, tăng gấp 2,1 lần so với

giai đoạn 1996 – 2000. Tổng giá trị NS của cả giai đoạn là 19,2 tỷ USD, tỷ lệ

NS so với KNXK là 17,2%.

Bảng 1: Tình hình nhập khẩu theo nhóm hàng

từ 2001 – 2005

Đơn vị: Triệu USD

S

T

T

Tên hàng

Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 2001 – 2005

KNNKTỷ

trọngKNNK

Tỷ

trọngKNNK

Tỷ

trọngKNNK

Tỷ

trọngKNNK

Tỷ

trọng

Tổng KNNK 19.733 100% 25.227 100% 31.954 100% 36.978 100%130.05

4100%

1

Nhóm

nguyên,

nhiên vật

liệu phục vụ

sản xuất

trong nước.

10.54553,4

%13.101

51,9

%18.030

56,4

%21.656

58,3

%71.982

55,3

%

2

Nhóm máy

móc thiết bị

và công

nghệ.

4.45722,6

%6.335

25,1

%6.591

20,6

%6.987

18,9

%27.778

21,4

%

44 Lớp QTDN.A/K11

Page 45: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

3Nhóm hàng

tiêu dùng.4.731 24% 5.792 23% 7.332 23% 8.426

22,8

%30.294

23,3

%

Nguồn: Tổng cục Hải Quan.

Trong 5 năm 2001 – 2005, cơ cấu nhóm hàng NK chưa có sự chuyển

dịch tích cực, nhóm hàng tiêu dùng vẫn chiếm tỷ trọng cao và khá ổn định ở

mức 23%, nhóm nguyên nhiên vật liệu và máy móc, thiết bị, công nghệ chiếm

77%; riêng máy móc thiết bị và công nghệ có xu hướng giảm, thay vào đó là

nhóm nguyên nhiên vật liệu tăng lên đáng kể (xem Bảng 1).

Bảng 2: Tăng trưởng nhập khẩu của các nhóm hàng 2001 – 2005.

Đơn vị: Triệu USD

S

T

T

Tên hàng

% tăng trưởng

02/01 03/02 04/03 05/04

Tổng KNNK 22,10% 27,84% 26,67% 15,72%

1

Nhóm nguyên, nhiên vật

liệu phục vụ sản xuất

trong nước

20,62% 24,24% 37,62% 19,61%

2Nhóm máy móc, thiết bị

và công nghệ30,82% 42,14% 4,04% 6,01%

3 Nhóm hàng tiêu dùng 17,86% 22,43% 26,59% 14,92%

Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Như thế, sự sụt giảm cả về tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của

nhóm máy móc thiết bị và công nghệ là một khía cạnh tiêu cực của nhập siêu

trong giai đoạn này vì nó làm giảm hiệu ứng của nhập khẩu đối với năng lực

cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước, nhất là hàng xuất khẩu.

45 Lớp QTDN.A/K11

Page 46: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

1.2. Phân tích cơ cấu nhập siêu theo nhóm hàng, mặt hàng giai đoạn

2006 – 2009.

Ngay sau khi các cam kết WTO có hiệu lực, tổng trị giá KNNK năm

2006, năm 2007 đã tăng rất nhanh so với giai đoạn trước. Tốc độ tăng trưởng

nhập khẩu năm 2006 tăng 21,4% so với năm 2005, năm 2007 tăng 39,6% so

với năm 2006, năm 2008 tăng 32% so với năm 2007, năm 2009 tăng 30% so

với năm 2008. Các mặt hàng đóng góp vào tăng kim ngạch nhập khẩu chủ yếu

vẫn là mặt hàng máy móc, linh kiện và phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử

và linh kiện; xăng dầu các loại; hóa chất và các sản phẩm hóa chất; chất dẻo

nguyên liệu; thức ăn gia súc và nguyên liệu; kim loại thường khác …

Bảng 3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 2006 – 2008

Nguồn: Tổng cục Hải quan.

– Nhóm hàng thiết yếu phải nhập khẩu:

Nhóm hàng thiết yếu phải nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng máy móc,

trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho sản xuất, phát triển và các nguyên liệu cơ

bản phục vụ cho đời sống. Kinh tế phát triển, đầu tư trong nước và FDI tăng

dẫn đến nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu cũng tăng mạnh

trong giai đoạn 2007 – 2009. Bên cạnh đó, nhập khẩu nhiên liệu, nguyên, vật

liệu phục vụ sản xuất tăng rất cao (kể cả cho sản xuất công nghiệp và nông

46 Lớp QTDN.A/K11

Đơn vị 2006 2007 2008

Xuất khẩu Tr.USD 39.826 48.561 64.000

Tốc độ tăng xuất

khẩu% 22,8 21,9 31,8

Nhập khẩu Tr.USD 44.891 61.682 81.500

Tốc độ tăng nhập

khẩu% 21,4 39,6 32,1

Cán cân thương mại Tr.USD -5.065 -14.121 -17.500

Page 47: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

nghiệp). Đây chính là nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất, cụ thể kim

ngạch nhập khẩu các mặt hàng này như sau:

Bảng 4: Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng thiết yếu phải

nhập khẩu 2006 – 2008.

Đơn vị: Triệu USD

STT Tên mặt hàng 2006 2007 2008

Tổng trị giá NK 29.432 42.239 55.000

1 Xăng dầu các loại 5.970 7.710 12.060

2 Clinke 110 119 173

3 Hóa chất các loại 1.042 1.466 2.000

4Các sản phẩm hóa

chất1.007 1.285 1.700

5 Chất dẻo nguyên liệu 1.866 2.585 3.130

6 Phân bón các loại 687 2.507 1.740

7Thuốc trừ sâu và

nguyên liệu305 1.000 50

8Nguyên phụ liệu dệt

may da1.951 383 2.450

9 Sắt thép 2.936 2.152 5.050

10 Phôi thép 750 5.112 1.890

11 Kim loại thường khác 1.460 1.885 1.790

12Máy VT. sản phẩm

điện tử và linh kiện2.048 2.958 3.500

13Máy móc, TB, DC và

PT6.628 11.123 14.000

14Ô tô và linh kiện (trừ

loại dưới 12 chỗ)663 775 1.405

47 Lớp QTDN.A/K11

Page 48: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

15Gỗ và nguyên phụ

liệu gỗ775 1.016 1.160

16Thức ăn gia súc và

NPL chế biến737 1.181 1.800

17 Bột giấy 81 85 130

18 Cao su 416 379 520

Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Theo bảng trên, kim ngạch nhập khẩu của 18 nhóm hàng máy móc thiết

bị, nguyên nhiên vật liệu đã lên tới 126,6 tỷ USD trong cả giai đoạn 2007 –

2009, chiếm trên 67% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cả giai đoạn, trong đó

năm 2006, tổng trị giá kim ngạch nhập khẩu nhóm này chỉ ở mức 29,4 tỷ USD,

năm 2007 đã lên tới 42,2 tỷ USD, và đến năm 2008, dự kiến kim ngạch nhập

khẩu nhóm hàng thiết yếu cần phải nhập khẩu này đạt mức 55,9 tỷ USD. Như

vậy, ta có thể thấy mức tăng trưởng đáng kể của nhóm hàng này với tỷ lệ tăng

trưởng bình quân 37%/năm.

– Nhóm hàng cần thiết phục vụ an sinh xã hội:

Đây là một số mặt hàng thiết yếu phục vụ cho chăm sóc sức khỏe con

người như tân dược, nguyên phụ liệu dược phẩm, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Ngoài ra, một số mặt hàng phục vụ cho nhu cầu xã hội khác như giấy các loại,

dầu mỡ động thực vật, lúa mì, bột mì cũng được đưa vào nhóm hàng này. Các

mặt hàng thuộc nhóm này phụ thuộc nhiều vào mặt bằng giá thế giới và sự thay

đổi tỷ giá của đồng EUR và USD nên kim ngạch nhập khẩu trong giai đoạn này

tăng thêm mang nhiều yếu tố khách quan.

Bảng 5: Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần thiết phục vụ

an sinh xã hội giai đoạn 2006 – 2008.

Đơn vị: Triệu USD

48 Lớp QTDN.A/K11

Page 49: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

STT Tên mặt hàng 2006 2007 2008

Tổng trị giá NK 1.068 2.775 3.293

1 Tân dược 548 703 850

2Nguyên phụ liệu dược

phẩm133 158 180

3 Giấy các loại 475 600 690

4Sữa và các sản phẩm

sữa321 462 500

5 Dầu mỡ động thực vật 257 485 770

6 Lúa mì 225 343 276

7 Bột mì 9 24 27

Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng cần thiết phục vụ an sinh xã hội giai

đoạn 2006 – 2009 đạt 8 tỷ USD, chiếm tỷ trọng thấp (4,1%) trong tổng kim

ngạch nhập khẩu cả giai đoạn, nhưng mức tăng trưởng qua các năm cũng tương

đối cao. Kim ngạch nhập khẩu 2007 tăng thêm 807 triệu so với năm 2006, là

2,77 tỷ USD (tương đương tăng 41% về mặt tương đối), tuy nhiên, năm 2008,

kim ngạch chỉ tăng ở mức 3,2 tỷ USD, tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm

2007.

– Nhóm hàng hóa tiêu dùng cần hạn chế NK:

Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng tăng khá mạnh qua các

năm trong giai đoạn này. Tổng kim ngạch nhập khẩu cả giai đoạn là 11.4 tỷ

USD, chiếm tỷ trọng 5,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2007, trị giá

nhập khẩu là 3,6 tỷ USD, tăng 68% so với năm 2006, năm 2008 là 5,6 tỷ USD,

tăng 2 tỷ USD (tương đương tăng 56% so với năm 2007).

+ Mặt hàng điện tử tiêu dùng:

49 Lớp QTDN.A/K11

Page 50: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Trong nhóm hàng nêu trên, nhập khẩu hàng điện tử tiêu dùng (trong đó

có cả điện thoại di động) chiếm tỷ trọng lớn nhất (38,1%), kim ngạch nhập

khẩu cả giai đoạn là 4,3 tỷ USD. Năm 2007, nhóm hàng điện tử tiêu dùng là

1,2 tỷ USD, tăng 54% so với năm 2006, làm tăng 432 triệu USD kim ngạch

nhập khẩu tăng thêm so với năm 2006. Riêng năm 2008, là 2,3 tỷ USD nhập

khẩu, tăng 86% so với cùng kỳ 2007.

Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng tiêu dùng

giai đoạn 2006 – 2009

Đơn vị: Triệu đồng

STT Tên mặt hàng 2006 2007 2008

Tổng trị giá NK 2.148 3.616 5.630

1 Hàng điện tử tiêu dùng 802 1.234 1.300

2Ô tô và linh kiện sản xuất

dưới 12 chỗ318 726 1.140

3Ô tô nguyên chiếc dưới 12

chỗ38 193 400

4Linh kiện sản xuất ô tô

dưới 12 chỗ280 533 740

5 Xe máy nguyên chiếc 68 145 150

6Linh kiện và phụ tùng xe

máy481 580 680

7 Nguyên phụ liệu thuốc lá 161 205 210

Nguồn: Tổng cục Hải quan và Vụ XNK Bộ Công Thương.

+ Mặt hàng ô tô và linh kiện ô tô dưới 12 chỗ:

Nhập khẩu nhóm hàng này cũng tăng mạnh, kim ngạch nhập khẩu 2007

tăng gấp đôi so với năm trước, làm tăng kim ngạch nhập khẩu thêm 408 triệu

50 Lớp QTDN.A/K11

Page 51: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

USD. Năm 2008, nhập khẩu là 1,14 tỷ USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm

2007. Xét riêng mặt hàng ô tô nguyên chiếc dưới 12 chỗ, cho dù tốc độ tăng

trưởng nhập khẩu rất cao, tăng gấp 5 lần so với năm 2006 (từ mức 38 triệu

USD lên 193 triệu USD) nhưng về số tuyệt đối thì kim ngạch tăng thêm không

nhiều, chỉ là 155 triệu USD. Tuy nhiên, năm 2008, kim ngạch nhập khẩu ô tô

đạt 400 triệu USD, về tương đối chỉ tăng 107% so với năm 2007, nhưng về số

tuyệt đối thì tăng 207 triệu USD.

Các sản phẩm điện tử có thuế suất nhập khẩu giảm theo lộ trình cam kết,

giá bán trong nước giảm mạnh khuyến khích nhu cầu tiêu thụ tăng khiến cho

kim ngạch nhập khẩu tăng cao. Tuy nhiên, đối với ô tô dưới 12 chỗ ngồi, do

đang có nhu cầu cao và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng nên mặc dù

giá bán trong nước không giảm, nhưng kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng mạnh.

2. Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu nhập siêu của Việt Nam thời kỳ

2001 – 2009 theo khu vực thị trường nhập khẩu và thị trường nhập

siêu.

2.1. Phân tích thực trạng cơ cấu nhập siêu của Việt Nam thời kỳ 2001 –

2009 theo khu vực thị trường nhập khẩu.

Trong giai đoạn 2001 – 2009, hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam từ

gần 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới nhưng với qui mô không đồng đều.

Cơ cấu thị trường nhập khẩu cả giai đoạn 2001 – 2009 vẫn phân chia rõ rệt, với

tỷ lệ cao nhất là khu vực châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, Trung Quốc, các nước

trong khu vực ASEAN.

Bảng 7: Nhập khẩu theo châu lục của Việt Nam

giai đoạn 2002 – 2008

Đơn vị: Triệu USD

Thị trường Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm

51 Lớp QTDN.A/K11

Page 52: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng kim ngạch

NK19.746 25.256 31.954 36.978 44.891 62.682 81.500

I. Châu Á 15.741,1 19.520,3 25.139,5 29.844,4 35.834,0 50.195 67.000

Tỷ trọng 79,7 77,3 78,7 81,0 79,8 80,1 82,2

Trong đó: ASEAN 4.769,3 5.949,4 7.766,5 9.035,8 12.480,0 15.814 18.000

Tỷ trọng 24,2 23,6 24,3 24,5 27,8 25,2 22,1

II. Châu Âu 2.179,0 2.785,2 3.625,2 4.301,4 4.528,2 4.976 6.599

Tỷ trọng 13,4 14,1 14,4 13,5 12,3 11,1 10,5

Trong đó: EU 1.884,8 2.566,2 2.671,4 3.098 3.200 4.922 6.500

Tỷ trọng 9,5 10,2 8,4 8,4 7,1 7,9 7,9

III. Châu Mỹ 600,6 673,1 1.480,0 1.562,7 1.569,4 1.881 2.087

Tỷ trọng 3,4 5,9 4,9 4,3 4,2 3,3 3,6

IV. Châu Phi 60,2 137,3 181,2 268 350 520 600

Tỷ trọng 0,3 0,5 0,6 0,7 0 0,1 0,73

V. Châu Đại Dương 353,5 383,3 590,0 648 1.259 1.360 1.800

Tỷ trọng 1,8 2,2 1,8 1,8 2,8 2,1 2,2

Nguồn: Vụ XNK, Bộ Công Thương.

Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy rất rõ cơ cấu thị trường nhập khẩu giai

đoạn 2001 – 2009 nói chung. Châu Á luôn dẫn đầu với mức kim ngạch nhập

khẩu cao qua các năm, tỷ trọng bình quân cả giai đoạn luôn ở mức 78 – 80%

trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. trong khu vực châu Á, nhóm các

nước ASEAN, Việt Nam trong việc nhập khẩu các loại máy vi tính, linh kiện

điện tử, xăng dầu các loại … Bên cạnh đó, phải kể đến Trung Quốc, Đài Loan,

Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kong. Phần lớn nguyên liệu cho sản xuất hay

những hàng tiêu dùng thiết yếu của Việt Nam được nhập khẩu từ các nước

Châu Á với cơ cấu hàng như sau: Xăng dầu các loại, vải nguyên phụ liệu dệt

may, máy móc thiết bị và phụ tùng, sắt thép các loại, máy vi tính, sản phẩm

điện tử và linh kiện.

52 Lớp QTDN.A/K11

Page 53: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Nhập siêu của khu vực Châu Á tăng dần đều qua các năm. Khởi nguồn

từ năm 2001, mức nhập siêu của khu vực này chỉ ở mức 4,2 tỷ USD, đến năm

2005, kim ngạch nhập siêu của Chấu Á đã lên tới 13,5 tỷ USD, cao gấp 3 lần

so với mức nhập siêu năm 2001. Năm 2008, nhập siêu của Việt Nam từ khu

vực Châu Á lên tới 40,0 tỷ USD, tăng 140,0% so với cùng kỳ năm 2007.

Riêng đới với khu vực ASEAN, đây là đối tác thương mại lớn nhất của

Việt Nam với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục ở mức bình quân 25 – 30

tỷ USD những năm gần đây, chiếm tới 25% tổng trị giá xuất nhập khẩu của

Việt Nam. Trong giao dịch thương mại với các nước ASEAN, chúng ta vẫn

liên tục nhập siêu ở mức cao do nhập khẩu từ các nước này rất lớn. Mức nhập

siêu bình quân của Việt Nam từ các nước ASEAN giai đoạn 2001 – 2009 luôn

ở gần mức 4 tỷ USD, từ năm 2006 trở đi, mức nhập siêu này càng cao hơn,

năm 200 sẽ vào khoảng trên 6 tỷ USD.

Khu vực Châu Âu thực chất lại là khu vực xuất siêu đối với Việt Nam,

với kim ngạch xuất khẩu luôn cao hơn kim ngạch nhập khẩu trong cả giai đoạn.

Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế và thị trường biến động trong 2 năm gần đây,

khả năng xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực này sẽ khó khăn và gây chiều

hướng nhập siêu xuất hiện. Bốn mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu từ EU lớn

nhất, đó là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; tân dược; sữa và các sản

phẩm từ sữa; nguyên phụ liệu dệt may da.

Bảng 8: Nhập siêu của Việt Nam với các châu lục

thời kỳ 2001 – 2008

Đơn vị: Tỷ USD

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Châu Á -4,243 -7,057 -9,765 -12,505 -13,461 -18,848 -29,195 -40,000

Châu Âu +1,336 +854 +700 +1,110 +1,344 +2,347 +2,921 +3,700

53 Lớp QTDN.A/K11

Page 54: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Châu Mỹ +742 +2,101 +2,847 +4,080 +5,341 +6,588 +9,573 +11,800

Châu Phi +132 +71 +73 +246 +412 +400 +900 +1,600

Châu Đại

Dương+659 +1,016 +1,072 +1,289 +1,928 +2,446 +2,318 +3,400

Nguồn: Vụ XNK, Bộ Công Thương

Tương tự như khu vực Châu Âu, 3 khu vực còn lại là Châu Mỹ, Châu

Phi và Châu Đại Dương đều là các khu vực xuất siêu với Việt Nam. Hàng nhập

khẩu từ các châu lục này chủ yếu là thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu chế

biến; máy móc thiết bị và phụ tùng … Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sang

các khu vực này tăng nhanh hơn so với kim ngạch nhập khẩu nên đây vẫn là

các khu vực xuất siêu với chúng ta.

2.2. Phân tích thực trạng cơ cấu nhập siêu hàng hóa giai đoạn 2001 –

2009 theo thị trường nhập siêu.

Cán cân thương mại của Việt Nam theo các khu vực kinh tế 1995 – 2008 (triệu USD)

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê 2009

Thị trường Trung Quốc: Đây chính là đối tác hàng đầu về nhập khẩu

và là đối tác thứ ba về xuất khẩu của Việt Nam. Trong quan hệ thương mại với

Trung Quốc, Việt Nam luôn ở thế nhập siêu rất lớn. Năm 2001, mức kim ngạch

nhập siêu đối với Trung Quốc chỉ khiêm tốn với mức 211 nghìn USD, thì đến

những năm tiếp theo, mức nhập siêu tăng với cấp số nhân. Năm 2006 là 4,3 tỷ

54 Lớp QTDN.A/K11

Page 55: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

USD và đến năm 2007, nhập siêu với Trung Quốc đã lên tới con số kỷ lục là

9,1 tỷ USD, gấp 2 lần so với mức NS năm trước. Cơ cấu hàng nhập khẩu của

Việt Nam từ Trung Quốc tập trung vào vải các loại, bông các loại, sợi các loại,

nguyên phụ liệu dệt may, xăng dầu các loại, máy móc thiết bị và phụ tùng, sắt

thép, phân bón và hóa chất.

Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 2 của

Việt Nam về xuất khẩu và cũng là một trong các thị trường nhập siêu đối với

Việt Nam. Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại với Nhật Bản, Việt Nam đang

chuyển dần từ vị thế là nước nhập siêu sang nước xuất siêu. Trong hai năm từ

2003 – 2004, chúng ta liên tục nhập siêu từ Nhật Bản với mức 50 đến 85 triệu

USD, nhưng sang năm 2005, 2006 đã xuất siêu sang thị trường này. Đến năm

2007, xu hướng nhập siêu với Nhật Bản lại quay trở lại với mức nhập siêu đạt

108 triệu USD. Đây cũng là con số nhập siêu lớn nhất cả giai đoạn đối với thị

trường này.

Thị trường Đài Loan: Nằm trong số những thị trường có mức kim

ngạch nhập siêu cao đối với Việt Nam (trên 4 tỷ USD), Đài Loan là một thị

trường cung cấp chủ yếu là xăng, dầu các loại, sắt thép, vải, sợi và nguyên phụ

liệu dệt may; chất dẻo nguyên liệu; máy móc thiết bị và phụ tùng cho Việt

Nam. Mức nhập siêu của Việt Nam đối với thị trường Đài Loan tăng tương đối

ổn định và đồng đều trong giai đoạn này, với khởi đầu là 1,2 tỷ USD năm

2001, năm 2003 là 2,2 tỷ USD, năm 2004 là 2,8 tỷ USD. Tăng gần 1 tỷ USD so

với cùng kỳ năm 2005, mức nhập siêu năm 2006 ở ngưỡng 3,9 tỷ USD và năm

2007 đã lên đến 5,8 tỷ USD, tăng 48,7% so với năm 2006.

Thị trường Hàn Quốc: tính trung bình trong giai đoạn 2001 – 2009,

Hàn Quốc là thị trường mà tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam trên tổng kim ngạch

55 Lớp QTDN.A/K11

Page 56: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

xuất khẩu giữa hai nước cao nhất (66,2%). Tuy nhiên, trong ba năm gần đây,

tốc độ tăng xuất khẩu luôn cao hơn tốc độ tăng của nhập khẩu. Kể cả năm

2007, khi nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc tăng đến 37,8% thì xuất khẩu

của Việt Nam sang Hàn Quốc cũng tăng đến 48,6%.

Thị trường Singapore: Trong giai đoạn 2001 – 2009, mức độ nhập siêu

của Việt Nam từ Singapore tương đối cao cả về số tuyệt đối và về tỷ lệ. Kim

ngạch nhập siêu của Việt Nam từ Singapore đã tăng từ 1,4 tỷ USD năm 2001

lên 5,4 tỷ USD năm 2007. Nhìn chung, tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam trong

tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước ở mức 40 – 45% trong giai đoạn

2001 – 2005, nhưng sau đó đã tăng lên đến 58,7% vào năm 2006 và 55,1% vào

năm 2007. Nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore luôn giữ mức tăng trưởng

dương, thậm chí trong giai đoạn 2004 – 2007 luôn giữ ở mức trên 20%. Đặc

biệt năm 2006, trong khi xuất khẩu sang Singapore giảm 14,9% thì nhập khẩu

từ Singapore tăng 40%, khiến năm 2006 là năm có tỷ lệ nhập siêu của Việt

Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu giữa hai nước ở mức cao nhất.

Thị trường Thái Lan: Trong giai đoạn 2001 – 2009, nhập siêu của Việt

Nam từ Thái Lan có xu hướng tăng cả về số tuyệt đối cũng như về tỷ lệ. Năm

2001, Việt Nam nhập siêu từ Thái Lan 469,5 triệu USD, tương đương với

42,1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước. Năm 2004, Việt Nam

nhập siêu từ Thái Lan 1,34 tỷ USD, tương đương với 56,4% tổng kim ngạch

xuất nhập khẩu giữa hai nước. Năm 2007, Việt Nam nhập siêu từ Thái Lan 2,7

tỷ USD, tương đương với 56,7% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai

nước.

Thị trường Hồng Kong: Mức độ nhập siêu của Việt Nam từ thị trường

Hồng Kong có xu hướng mở rộng do tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt

56 Lớp QTDN.A/K11

Page 57: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Nam sang thị trường Hồng Koong hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu từ thị

truongf này. Trong giai đoạn 2001 – 2009, xuất khẩu của ta sang Hồng Kong

chỉ tăng trung bình 10,7%/năm trong khi nhập khẩu từ Hồng Kong tăng trung

bình 23,6%/năm. Do đó, nhập siêu tính theo số tuyệt đối đã tăng từ 220 triệu

USD năm 2001 lên 1,3 tỷ USD năm 2009. Tỷ lệ nhập siêu trong tổng kim

ngạch xuất nhập khẩu song phương cũng tăng từ 25,8% lên 52,95%.

Trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Hồng Kong, ba mặt hàng

có kim ngạch lớn nhất lần lượt là nguyên phụ liệu dệt may – da, sản phẩm điện

tử - linh kiện và máy móc thiết bị phụ tùng.

Thị trường Malaysia: Mức độ nhập siêu của Việt Nam từ thị trường

Malaysia không lớn nếu so sánh với nhiều thị trường khác, đặc biệt là các thị

trường thuộc khu vực Đông Bắc Á. Trong những năm 2005, 2006, cán cân

thương mại của Việt Nam với Malaysia tương đối cân bằng, nhập siêu chỉ

chiếm tỷ lệ khoảng 10% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước. Năm

2007, do có sự tăng trưởng đột biến của nhập khẩu từ Malaysia, nhập siêu đã

tăng lên 1 tỷ USD, tương đương 27,1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa

hai nước.

Thị trường Ấn Độ: Cán cân thương mại của Việt Nam với Ấn Độ luôn

ở trong tình trạng nhập siêu với mức độ ngày càng lớn. Nếu như năm 2001 ,

Việt Nam chỉ nhập siêu từ Ấn Độ 184 triệu USD, chiếm 67% tổng KNXNK thì

đến năm 2007 các chỉ số tương ứng là 1.171 triệu USD và 76,4%. Trong cơ cấu

hàng NK của Việt Nam từ Ấn Độ, nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên phụ

liệu chế biến, sắt thép các loại, các chất dẻo nguyên liệu, nguyên phụ liệu dệt

may và da dày là nhóm hàng có kim ngạch cao nhất và có tốc độ tăng trưởng

cao, ổn định ở mức trung bình 50%/năm; riêng thức ăn gia súc và nguyên phụ

57 Lớp QTDN.A/K11

Page 58: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

liệu (chiếm 33% kim ngạch NK năm 2007) tăng khoảng 80%/năm từ 2005 đến

nay.

3. Phân tích đánh giá thực trạng cơ cấu nhập siêu của Việt nam thời kỳ

2001 – 2009 theo nhóm chủ thể nhập siêu.

Tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phải kể đến 2 nhóm

chủ thể nhập khẩu quan trọng nhất, đó là nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư

trong nước và nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp

FDI).

Bảng 9: Tốc độ tăng nhập khẩu của các nhóm chủ thể

giai đoạn 2001 – 2008

Tên chủ thể NK ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng kim ngạch Tr.USD 16,218 19,733 25,227 31,954 36,978 44,891 62,682 81,500

Tốc độ tăng so với

năm trước.% 3,7 21,7 27,8 26,7 15,7 21,4 39,6 32,1

1. DN có vốn đầu

tư trong nướcTr.USD 11,233 13,029 16,412 20,869 23,338 28,402 40,967 55,000

Tốc độ tăng so với

năm trước% -0,5 156,0 26,0 27,2 11,8 21,7 44,2 34,2

2. DN có vốn ĐT

nước ngoàiTr.USD 4,985 6,704 8,815 11,805 13,640 16,489 21,715 25,740

Tốc độ tăng so với

năm trước% 14,5 34,5 31,5 25,8 23,0 20,9 31,7 18,5

Nguồn: Tổng cục Hải quan và Vụ XNK Bộ Công Thương.

Nếu xét riêng về nhập khẩu, ta có thể thấy rõ vị trí của các doanh nghiệp

có vốn đầu tư trong nước so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng

kim ngạch nhập khẩu so với doanh nghiệp FDI. Năm 2001, kim ngạch nhập

khẩu của nhóm doanh nghiệp đầu tư trong nước chỉ ở mức 11,2 tỷ USD, thì

58 Lớp QTDN.A/K11

Page 59: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

đến năm 2005, mức nhập khẩu đã tăng hơn gấp đôi so với năm 2001 và dự kiến

năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của rieng nhóm doanh nghiệp trong nước đã ở

mức 55,0 tỷ USD, tăng 34,2% so với năm 2007 và tăng 5 lần so với 2001,

chiếm 67% tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Tuy xét về mặt tuyệt

đối, kim ngạch nhập khẩu của nhóm doanh nghiệp FDI không cao như doanh

nghiệp trong nước nhưng càng những năm cuối giai đoạn 2001 – 2009, tốc đô

tăng trưởng nhập khẩu của nhóm chủ thể này đã cao hơn những năm trước,

bình quân ở mức 23%/năm. Trong đó, về xuất khẩu, Nhật Bản là thị trường

hàng đầu, chiếm 19% kim ngạch xuất khẩu toàn khối và chiếm 48% trị giá xuất

khẩu sang Nhật Bản của cả nước. Đối với nhập khẩu, Đài Loan là đối tác lớn

nhất, chiếm 17% kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI và 53% kim ngạch

nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Đài Loan.

Tốc độ tăng nhập siêu của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài luôn luôn thấp hơn so với tốc độ tăng nhập siêu của cả nước cũng như

của khu vực doanh nghiệp đầu tư trong nước, thậm chí có những lúc xuất siêu.

Trong suốt 3 năm 2001 – 2003, khu vực FDI luôn xuất siêu, điều này chứng tỏ

trong giai đoạn này, khu vực FDI đang tăng trưởng xuất khẩu và tốc độ tăng

xuất khẩu nhanh hơn tốc độ nhập khẩu. Giai đoạn 2004 - 2009, là giai đoạn đầu

tư cho các dự án FDI, khu vực này nhập khẩu tương đối nhiều, và đỉnh điểm

nhập siêu là năm 2007. Nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI tập trung vào

một số mặt hàng chủ lực, trong đó có 6 mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu trên

1 tỷ USD, trị giá nhập khẩu của 6 mặt hàng này là hơn 11 tỷ USD, chiếm hơn

50% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Khu

vực này nhập khẩu chủ yếu từ Châu Á và tập trung vào các mặt hàng mang tính

chất đầu tư sản xuất như máy móc thiết bị phụ tùng, các sản phẩm điện tử và

linh kiện …

Năm 2007, do sự chênh lệch lớn về tốc độ tăng nên tỷ trọng nhập khẩu

của các doanh nghiệp trong nước tăng từ 61,7% lên 70,1%, ngược lại các

59 Lớp QTDN.A/K11

Page 60: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

doanh nghiệp FDI lại giảm từ 38,8% năm 2006 xuống 29,9% so với cả nước

trong năm 2007. Năm 2008, khu vực FDI lại xuất siêu và đạt sự nổi trội hiệu

quả với kim ngạch xuất khẩu là 35,5 tỷ USD.

4. Phân tích thực trạng nhập siêu của Việt Nam thời kỳ 2001 – 2009 theo

địa phương nhập khẩu.

Trong số hơn 60 tỉnh, thành có doanh nghiệp tham gia vào hoạt động

xuất nhập khẩu, có khoảng ½ trong số đó có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

tương đối. Xuất khẩu “đầu tầu” của cả nước phải kể đến những tỉnh, thành phố

lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng … Tính đến năm 2007, có hơn

nửa số tỉnh , thành đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên 30% so với năm 2006.

Khu vực trọng điểm kinh tế phía nam bao gồm TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương

và Đồng Nai tiếp tục đi đầu trong xuất khẩu với mức đóng góp khoảng 60%

kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

Đóng vai trò là “đầu tầu” của khu vực phía Bắc, thủ đô Hà Nội luôn giữ

vị trí quan trọng về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Tốc độ tăng trưởng kim

ngạch xuất nhập khẩu của thủ đô Hà Nội luôn tăng đều và mang tính chất ổn

định. Năm 2001, kim ngạch xuất nhập khẩu của Hà Nội đạt 1,48 tỷ USD, trong

khi nhập khẩu đạt mức 4,83 tỷ USD, đưa Hà Nội thành một trong những tỉnh,

thành có mức nhập siêu cao (2,6 tỷ USD). Đến năm 2007, kim ngạch nhập

khẩu của Hà Nội ở mức 18,4 tỷ USD, kim ngạch XK đạt 4,95 tỷ USD, nhập

siêu tới 13,5 tỷ USD về mặt tuyệt đối, gấp 4 lần kim ngạch XK. Bên cạnh đó,

xu hướng tăng trưởng nhập khẩu nhanh hơn tăng trưởng xuất khẩu của các

tỉnh, thành phía Bắc đã làm cho các tỉnh, thành phía Bắc cũng lần lượt đứng

vào danh sách nhập siêu cao như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc

Giang, Hưng Yên, Phú Thọ …

Đại diện cho khu vực phía Nam, TP Hồ Chí Minh tiếp tục là địa phương

có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất cả nước. Tổng kim ngạch xuất nhập

60 Lớp QTDN.A/K11

Page 61: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

khẩu của TP Hồ Chí Minh đóng góp vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả

nước chiếm tỷ trọng cao nhất (38,8%). Tuy nhiên, TP Hồ Chí Minh lại là khu

vực xuất siêu trong cả giai đoạn với tốc độ tăng xuất siêu tương đối ổn định.

Bắt đầu giai đoạn 2001 – 2009, TP Hồ Chí Minh khởi điểm với kim ngạch xuất

nhập khẩu đạt 7,4 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu chỉ là 5,9 tỷ USD,

xuất siêu 1,5 tỷ USD. Tính đến năm 2006, xuất siêu của TP Hồ Chí Minh ở

mức 0,66 tỷ USD (kim ngạch xuất khẩu là 16,8 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu

là 17,46 tỷ USD). Đi cùng với xu hướng nhập khẩu mạnh các mặt hàng tiêu

dùng thiết yếu, các loại máy móc thiết bị phụ tùng, phục vụ sản xuất cho các

dự án đầu tư, TP Hồ Chí Minh ngày càng rút ngắn xuất siêu và có khả năng sẽ

trở thành tỉnh, thành nhập siêu. Tính đến hết năm 2007, kim ngạch xuất khẩu

của TP Hồ Chí minh chỉ ở mức 18,8 tỷ USD, trong khi kim ngạch nhập khẩu

đã lên tới 18,3 tỷ USD, xuất siêu chỉ đạt 0,5 tỷ USD, thu hẹp khoảng cách giữa

nhập khẩu và xuất khẩu của TP Hồ Chí minh như dầu giai đoạn.

Bảng 10: Số liệu xuất nhập khẩu của một số tỉnh đồng bằng Sông

Cửu Long 2007

S

T

T

Tên thành phố

Đơn

vị

tính

Năm 2007

Xuất khẩu Nhập khẩu Nhập siêu

Tổng KN cả nước Nghìn USD 48.451.353 62.682.228 -14.120.875

Tổng KN các tỉnh

ĐBSCLNghìn USD 3.808.513 2.055.600 +1.752.913

1 An Giang Nghìn USD 507.423 85.119 +422.304

2 Bến Tre Nghìn USD 131.355 28.326 +103.029

3 Cần Thơ Nghìn USD 640.858 655.265 +14.407

4 Đồng Tháp Nghìn USD 196.472 442.084 -245.612

61 Lớp QTDN.A/K11

Page 62: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

5 Long An Nghìn USD 685.702 682.302 +3.400

6 Sóc Trăng Nghìn USD 349.958 25.573 +324.385

7 Tiền Giang Nghìn USD 224.936 66.502 +158.434

8 Vĩnh Long Nghìn USD 128.078 70.429 +57.649

Nguồn: Vụ XNL, Bộ Công Thương.

Cũng trong khu vực phía Nam, hai tỉnh lớn nhất về đóng góp kim ngạch

xuất nhập khẩu thuộc vùng Đông Nam Bộ là Bình Dương và Đồng Nai có xu

hướng khác nhau. Bình Dương với kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 5,1 tỷ,

cao hơn kim ngạch nhập khẩu 200 triệu USD đã đưa tên mình vào khu vực các

tỉnh, thành xuất siêu. Tuy nhiên, Đồng Nai lại nhập siêu do kim ngạch nhập

khẩu đạt 6,3 tỷ USD, cao hơn kim ngạch xuất khẩu là 1,2 tỷ USD ( kim ngạch

xuất khẩu là 5,1 tỷ USD). Khu vực đồng bằng Sông Cửu Long hầu hết đều là

khu vực tỉnh, thành xuất siêu với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tốc

độ tăng kim ngạch nhập khẩu.

Đà Nẵng cũng là thành phố nhập siêu duy nhất trong khu vực miền

Trung với kim ngạch nhập khẩu là 574 triệu USD, cao hơn kim ngạch xuất

khẩu 85 triệu USD năm 2007. Ngoài ra, các tỉnh khác trong khu vực này như

Đăk Lak, Lâm Đồng … đều chủ yếu là tỉnh, thành xuất siêu với mặt hàng chủ

lực là cà phê, tiêu, điều …

II. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN NHẬP SIÊU CỦA

VIỆT NAM.

1. Nhận định những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến nhập

siêu của Việt Nam.

1.1. Các nguyên nhân có tính khách quan.

62 Lớp QTDN.A/K11

Page 63: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

1.1.1. Sự biến động của môi trường kinh tế và kinh doanh toàn cầu trong

10 năm quá đã tác động theo chiều hướng bất lợi lên cán cân thương mại

của Việt Nam.

Chỉ trong 10 năm (1989 – 2009), nền kinh tế hướng về xuất khẩu của

Việt Nam còn rất non yếu đã bị tác động mạnh của ba cuộc khủng hoảng kinh

tế - tài chính trên thế giới, ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét nhất là lĩnh vực hoạt

động xuất nhập khẩu hàng hóa. Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ Đông

Nam Á (năm 1997 – 1998) sau đó lan rộng cả khu vực châu Á – Thái Bình

Dương – khu vực thị trường chiếm gần 60% kim ngạch XK của Việt Nam – đã

làm mất đà tăng trưởng xuất khẩu mà Việt Nam đã tạo ra được từ 5 năm trước.

Năm 1996 tốc độ tăng trưởng kim ngạch đạt 33,1%, năm 1997 giảm còn 24,7%

và năm 1998 tụt xuống còn 3%. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kim ngạch NK

cũng bị giảm mạnh (4%/năm 1997, 3%/năm 1998 và 1,1%/năm 1999 và ngay

sau đó đã tăng vọt lên 34,5% vào năm 2000) và năm 1999 kim ngạch XK cũng

đã tăng 23,6% nhưng điều quan trọng là nó đã làm “đứt đọan” tốc độ tăng

trưởng xuất khẩu. Ngay sau đó, cuộc suy thoái kinh tế thế giới năm 2001 –

2002 (do sự kiện khủng bố 11/9 tại Mỹ) đã tác động làm giảm tốc độ tăng

trưởng xuất khẩu của Việt Nam từ mức 25,4% năm 2000 xuống còn 3,8% năm

2001 và 9,8% năm 2002, trong khi đó tốc độ tăng trưởng NK năm 2001 đã đạt

22,1% (mặc dù năm 2001, khi kinh tế Mỹ suy thoái thì thị trường này chỉ

chiếm gần 4% kim ngạch XK của Việt Nam).

Từ tháng 09/2008 đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ

đang lan rộng đẩy nền kinh tế thế giới vào cuộc suy thoái mới, đang tác động

ngày càng mạnh theo chiều hướng bất lợi lên cán cân thương mại của Việt

Nam. Từ 20/08/2008 đến nay, tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK đang giảm

mạnh (tính từ kỳ 2 tháng 9 so với kỳ 2 tháng 8 tăng trưởng 15,11%, kỳ 2 tháng

10 so với kỳ 2 tháng 9 chỉ còn 10,9% và kỳ 2 tháng 11 so với kỳ 2 tháng 10 chỉ

còn 8,9%).

63 Lớp QTDN.A/K11

Page 64: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Tuy các nền kinh tế khác cũng bị ảnh hưởng tiêu cực của các cuộc khủng

hoảng nêu trên, nhưng đối với nền kinh tế - thương mại còn non yếu như Việt

Nam thì khi bị tác động sẽ rất khó khăn trong việc phục hồi để phát triển trở

lại. Bởi lẽ, một mặt, trong điều kiện suy thoái kinh tế thế giới, tổng cầu sẽ giảm

mạnh, nước nào cũng muốn đẩy mạnh XK để tránh bị khủng hoảng thừa và

nhanh chóng phục hồi kinh tế để thoát ra khỏi suy thoái, cạnh tranh quốc tế trở

nên khốc liệt hơn và hàng hóa XK có sức cạnh tranh yếu của Việt Nam đã

không thể duy trì được khối lượng XK như trước và bị thu hẹp thị trường. Mặt

khác, do phần lớn sản phẩm XK của Việt Nam là của ngành nông nghiệp và

công nghiệp gia công, độ nhạy cảm về cung rất nhỏ, thích ứng chậm hơn với

thị trường thế giới nên khi xảy ra suy thoái kinh tế thế giới, sản xuất trong nước

không điều chỉnh kịp, để duy trì sản xuất, vẫn phải tiếp tục nhập khẩu nguyên

nhiên vật liệu “đầu vào” nhưng sản phẩm đầu ra bị thu hẹp thị trường xuất

khẩu, tăng trưởng nhập khẩu vẫn cao hơn tăng trưởng xuất khẩu, không thể

tránh khỏi nhập siêu.

1.1.2. Nhu cầu và tiềm lực của nền kinh tế nước ta.

Trong tiến trình hội nhập với sự trợ lực của FDI đã tăng đáng kể từ sau

năm 2002, khi mà nền kinh tế đã bước hẳn sang kinh tế thị trường và điểm khởi

phát đã ở nấc thang cao hơn đầu những năm 90 đã tạo ra nhu cầu nhập khẩu

lớn đối với các yếu tố vật chất “đầu vào” cho sản xuất thay thế nhập khẩu và

hướng mạnh về xuất khẩu. Đây là nguyên nhân khách quan quan trọng nhất

dẫn đến hiện tượng nhập siêu tăng nhanh trong những năm vừa qua. Trong

điều kiện nguồn tài nguyên có hạn, chỉ đáp ứng được nhu cầu phát triển một số

ngành sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, để thực hiện chiến lược chuyển dịch

cơ cấu hàng XK theo hướng đa dạng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và để hấp

thu được nguồn vốn FDI đổ vào ngày càng lớn thì nhu cầu nhập khẩu vật tư

thiết bị, nguyên phụ liệu cao là tất yếu và tích cực.

64 Lớp QTDN.A/K11

Page 65: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Nền kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng ở mức khá cao, GDP bình quân

5 năm đặt trên 7%, sản xuất công nghiệp và xuất khẩu tăng trưởng 16,2%, vốn

FDI và ODA thực hiện đạt khá. Riêng năm 2005, FDI vào Việt Nam đạt trên

4,6 tỷ USD, tổng số vốn của FDI giai đoạn 5 năm 2001 – 2005 đạt khoảng

17.16 tỷ USD dẫn đến nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất phục vụ nền kinh tế

tăng mạnh. Chẳng hạn nhập khẩu máy móc thiết bị đạt 22,44 tỷ USD, bằng

17% tổng kim ngạch nhập khẩu.

1.1.3. Các tập đoàn đa quốc gia khi đầu tư vào Việt Nam thì các cơ sở sản xuất

của họ ở một số nước ASEAN (Thái Lan, Malaysia) là nguồn cung cấp nguyên

vật liệu, linh kiện để thực hiện các công đoạn chế tạo, gia công, lắp ráp tiếp

theo tại Việt Nam. Vì thế, khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng

thì nhập khẩu các mặt hàng như chất dẻo nguyên liệu, linh kiện ô tô, xe máy,

máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, vải sợi, nguyên phụ liệu dệt may da giày

từ những nước kể trên cũng sẽ tăng theo để làm đầu vào cho các nhà máy sản

xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Khi Việt Nam chưa phát triển

được các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất thì nhu cầu nhập khẩu

những mặt hàng này vẫn là tất yếu.

1.1.4. Qui mô sản xuất trong nước một số ngành hàng còn nhỏ, năng lực sản

xuất chưa đạt qui mô thay thế hoàn toàn hàng nhập khẩu, cung trong nước

không đủ đáp ứng nhu cầu nội địa vẫn phải nhập khẩu với khối lượng lớn.

Chẳng hạn ngành hàng giấy các loại đến nay sản xuất trong nước mới đáp ứng

được 83% tổng nhu cầu nội địa, dầu mỡ động thực vật sản xuất trong nước mới

đáp ứng được 68% tông rnhu cầu nội địa; sản phẩm sữa năng lực sản xuất

trong nước mới đáp ứng được 78% tổng nhu cầu nội địa; sản phẩm phương tiện

vận tải sản xuất trong nước mới đáp ứng được khoảng trên 50% nhu cầu; năng

lực sản xuất phân bón các loại cũng chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu trong nước.

65 Lớp QTDN.A/K11

Page 66: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

1.1.5. Các ngành công nghiệp phụ trợ và ngành công nghiệp dệt của Việt Nam

chưa phát triển nên ta vẫn phải nhập một khối lượng lớn vải, sắt thép cũng như

phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy, các loại phụ tùng máy móc khác … để phục

vụ sản xuất trong nước. (Trong cơ cấu nhập giai đoạn vừa qua, nhóm hàng NK

là nguyên phụ liệu, phụ kiện …, chiếm khoảng 60% tổng giá trị nhập siêu. Mặt

khác, dịch vụ Logistics của Việt Nam chưa phát triển nên phí bảo hiểm và vận

tải hàng nhập khẩu cao, chiếm trên 50% kim ngạch NK dịch vụ (năm 2007 trị

giá 2,8 tỷ USD, và 6 tháng đầu năm 2008 đạt 2,3 tỷ USD) cũng tác động làm

tăng nhập siêu.

1.1.6. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới cũng gây ra những khó

khăn không nhỏ cho hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng như hàng Việt Nam

tiêu thụ trên thị trường nội địa. Việt Nam và một số nước như Trung Quốc,

Thái Lan, Indonesia có nhiều mặt hàng xuất khẩu tương đồng nên sự cạnh

tranh rất cao. Một số thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam cũng có sự

cạnh tranh quyết liệt giữa các đối thủ lớn hoặc cạnh tranh với chính hàng nội

địa của thị trường đó. Sự cạnh tranh quyết liệt còn thể hiện ở các mặt hàng thô,

sơ chế mà ta có thế mạnh, mặc dù có giá trị gia tăng thấp và phụ thuộc vào giá

cả trên thị trường thế giới nhưng cũng vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với các

nước khác. Còn trên thị trường Việt Nam thì hàng giá rẻ, phong phú, chất

lượng tốt, quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam từ Trung Quốc, Thái Lan

đã đe dọa trực tiếp tới hàng nội địa và làm tăng qui mô nhập siêu.

1.2. Các nguyên nhân có tính chủ quan .

66 Lớp QTDN.A/K11

Page 67: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

1.2.1. Nhập siêu tăng cao trong 9 năm qua có nguyên nhân quan trọng từ

các yếu tố và quan hệ giữa một số yếu tố kinh tế vĩ mô.

Nguyên nhân của thâm hụt tài khoản vãng lai trong 9 năm qua (23,4 tỷ

USD) không nằm ở chính sách thương mại, mà có nguồn gốc ở các yếu tố kinh

tế vĩ mô của nền kinh tế. Đó là các yếu tố về đầu tư tăng cao, tỷ giá hối đoái

ủng hộ nhập khẩu mà không khuyến khích xuất khẩu, mức tiết kiệm thấp, thâm

hụt ngân sách …

– Đầu tư tăng cao nhưng hiệu quả đầu tư thấp:

Một trong những nguyên nhân gây ra nhập siêu cao và là thành tố chính

tạo ra thâm hụt tài khoản vãng lai là do nhu cầu đầu tư của khu vực tư nhân cao

hơn mức tiết kiệm trong nền kinh tế. Nếu thâm hụt là do nhu cầu đầu tư nhiều

vào nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất, thì trong tương lai năng

suất sẽ cao hơn, sản xuất nhiều hơn và hàng hóa sản xuất ra có thể để tăng xuất

khẩu nhằm cân bằng cán cân thương mại và tài khoản vãng lai (trả nợ). Tuy

nhiên, nếu nhu cầu đầu tư tăng cao là vào khu vực bất động sản, thì lại càng

đáng lo ngại, vì khu vực này thường không làm tăng năng suất (nhu cầu đầu tư

máy móc, thiết bị), cũng như tạo ra các sản phẩm có thể dùng để trả nợ (thông

qua xuất khẩu).

Do đầu tư kém hiệu quả, năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp, dẫn đến

chi phí sản xuất cao, làm cho sức cạnh tranh của sản phẩm và của nền kinh tế

thấp. Đây là nguyên nhân cơ bản hết sức quan trọng gây nên nhập siêu cao ở

nước ta. Chúng ta đã qua một thời gian tương đối dài chủ yếu tăng trưởng nhờ

vốn đầu tư. Hiện nay, mức đầu tư từ ngân sách Nhà nước khoảng 20% tổng

GDP. Tổng đầu tư xã hội khoảng 40,2%, một mức cao so với nhiều quốc gia

trên thế giới, song hiệu quả không cao. Theo số liệu công bố năm 2007 tổng

vốn đầu tư khoảng 461.000 tỷ đồng, nếu tỷ lệ lãng phí thất thoát chỉ chiếm

10%, thì tổng số vốn đầu tư bị mất đi là khá lớn. Tính chung ICOR của Việt

Nam trong thời kỳ 1991 – 2008 là 4,86 lần, cao hơn nhiều so với 2,7 lần của

67 Lớp QTDN.A/K11

Page 68: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Đài Loan (trong thời kỳ 1961 – 1980); 3 lần của Hàn Quốc (trong thời kỳ 1981

– 1995); 3,7 lần so với Indonesia (trong thời kỳ 1981 – 1995); 4 lần của Trung

Quốc (trong thời kỳ 2001 – 2006); 4,1 lần của Thái Lan (trong thời kỳ 1981 –

1985); cũng cao hơn 4,6 lần của Malaysia (trong thời kỳ 1981 – 1995). Điều đó

chứng tỏ hiệu quả đầu tư của Việt Nam rất thấp.

Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp còn hạn chế, thể hiện chi phí

sản xuất và giá thành sản phẩm còn cao so với các nước trong khu vực và trên

thế giới. Điều này được thể hiện chỉ số tiêu hao nguyên nhiên liệu, vật tư cho

sản xuất chiếm tỷ lệ cao so với các nước làm tăng nhu cầu nhập khẩu không

hiệu quả. Do vậy khi giá cả của các loại vật tư, nguyên nhiên liệu thế giới tăng,

càng làm cho chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của chúng ta tăng cao hơn

nhiều. Chính những điều này đã lý giải tại sao trong bối cảnh giá cả thế giới

tăng cao, lạm phát nước ta lại tăng nhiều hơn các nước trên thế giới và song

trùng với lạm phát là nhập siêu cũng tăng cao.

– Mức tiết kiệm thấp:

Nhìn chung ở giai đoạn mới bắt đầu phát triển, các nước đang phát triển

thường có mức tiết kiệm khá thấp so với nhu cầu đầu tư trong nước (do thu

nhập thấp). Với mức tiết kiệm vốn dĩ không cao, trong thời gian vừa qua mức

độ tiết kiệm của Việt Nam còn trở nên thấp hơn nữa do tiêu dùng tăng cao đột

biến. Theo số liệu thống kê của W.B cho thấy, mức tăng trưởng tiết kiệm trung

bình của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2000 là 8,5%, tuy nhiên sang giai đoạn

2001 – 2008 thì tỷ lệ này hầu như không có sự thay đổi (chỉ cao hơn 0,1%).

Trong khi đó, tổng chi tiêu của quốc gia đã gia tăng trung bình từ 1,7% lên

2,3% trong thời kỳ tương ứng. Tiêu dùng của dân cư cũng tăng đột biến, năm

2007 so với năm 2006, kim ngạch nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc tăng

171,8%, riêng dưới 12 chỗ tăng 408%. Tương tự, 6 tháng đầu năm 2008 so với

cùng kỳ năm 2007, kim ngạch nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc tăng 357%,

riêng xe dưới 12 chỗ tăng 556%, linh kiện ô tô tăng 271%.

68 Lớp QTDN.A/K11

Page 69: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Trong năm 2006 và 2007, có nhiều nguyên nhân dẫn tới có sự thay đổi

lớn trong mức tiêu dùng của người dân Việt Nam. Một trong những nguyên

nhân là hiệu ứng tăng tài sản, do sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường

chứng khoán bùng nổ đã kéo theo một lượng vốn đầu tư gián tiếp lớn ở mức kỷ

lục đã chảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Về ngắn hạn, đồng tiền

chảy vào đã làm cho người dân giàu có hơn, dẫn đến việc tăng tiêu dùng và

giảm tiết kiệm. Tương tự như thị trường chứng khoán, giá bất động sản tăng

trưởng mạnh làm cho khu vực dân chúng trở nên giàu có hơn và cũng làm cho

mức tiết kiệm suy giảm. Ngoài hai yếu tố trên, trong những năm qua, với sự

phát triển của hệ thống ngân hàng, các sản phẩm tài chính mới như ngân hàng

bán lẻ và tín dụng tiêu dùng cũng góp phần làm cho mức tiết kiệm giảm mạnh.

Nếu mức tiêu dùng tăng cao và tiết kiệm thấp trong khu vực tư nhân (bao

gồm tiết kiệm cá nhân và tiết kiệm của doanh nghiệp) là do những lý do nêu

trên, thì trong giai đoạn hiện nay với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán

và sự đóng băng của thị trường bất động sản, mức tiếu dùng sẽ giảm xuống.

Trong gói biện pháp mà Chính phủ đưa ra có biện pháp tăng cường tiết kiệm,

hạn chế nhập lãng phí là rất đúng đắn. Cùng với việc thắt chặt tiền tệ và tăng

lãi suất như hiện nay các khoản tín dụng tiêu dùng chắc chắn sẽ bị giảm (Tỷ lệ

đầu tư tăng vọt lên mức 44,6% GDP, trong khi tỷ lệ tiết kiệm giảm còn 20%

GDP).

– Thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai:

Một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt tài khoản vãng lai chính

là thâm hụt ngân sách Nhà nước. Một trong nhưng nguy cơ gây ra khủng hoảng

kinh tế, đó là vấn đề thâm hụt kép: Vừa tham hụt tài khoản vãng lai lớn, lại vừa

thâm hụt ngân sách Chính phủ cũng lớn. Hiện nay, theo các báo cáo của Ngân

hàng Thế giới (WB), dường như Việt Nam đang gặp phải vấn đề này.

Tăng tiết kiệm của khu vực tư nhân sẽ cải thiện tài khoản vãng lai. Và

như vật, nếu các yếu tố khác không thay đổi thì rất có thể chính thâm hụt ngân

69 Lớp QTDN.A/K11

Page 70: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

sách sẽ dẫn tới thâm hụt tài khoản vãng lai. Các nước phát triển, như Hoa Kỳ ,

cũng gặp phải vấn đề thâm hụt kép và nhiều nhà kinh tế học cho rằng việc tăng

chi tiêu Chính phủ Hoa Kỳ là nguyên nhân của việc thâm hụt tài khoản vãng lai

của nước này.

Để giảm được thâm hụt ngân sách thì chúng ta có thể (i) giảm chi tiêu

của Chính phủ; và (ii) tăng thu ngân sách. Hiện nay Chính phủ Việt Nam đang

có chương trình tăng thu ngân sách thông qua việc tăng cường hiệu quả tính

thuế (với sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới). Hy vọng trong tương lai, nguồn

thu ngân sách của Chính phủ sẽ tốt hơn với sự hoạt động hiệu quả hơn của bộ

máy thuế và điều này cũng sẽ giảm bớt áp lực của thâm hụt ngân sách thì điều

hiển nhiên là phải cắt giảm chi tiêu của Chính phủ. Theo con số chính thức,

thâm hụt ngân sách của Việt Nam hiện nay đang ở 5%. Tuy nhiên, theo Ngân

hàng Phát triển Châu Á (ADB) ước tính thì con số thâm hụt ngân sách của Việt

Nam lên tới 7% và có thể lên tới 10% trong năm 2008.

1.2.2. Nhập siệu tăng cao trong 9 năm qua có nguyên nhân từ chính sách

và cơ chế quản lý, điều hành hoạt động NK.

Sự phối hợp giữa các cơ quan ban hành chính sách, cơ quan thực thi và

cơ quan kiểm tra, giám sát hoạt động NK còn chưa chặt chẽ và đồng bộ. Có

quá nhiều Bộ, Ngành tham gia vào công tác ban hành chính sách, điều hành và

quản lý Nhà nước về NK, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, chưa tạo ra sự nhất

quán và hợp lý.

Một số văn băn pháp luật, hiệp định quốc tế chưa thực sự phát huy và

triển khai hiệu quả như việc áp dụng trị giá tính thuế theo ACV còn chậm;

pháp lệnh chống bán phá giá, pháp lệnh chống trợ cấp, pháp lệnh tự vệ chưa

phát huy tác dụng trong thực tiễn; các biện pháp quản lý mới được các nước áp

dụng từ sớm như ngạch thuế quan, nhãn sinh thái, đánh giá sự phù hợp về tiêu

chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa XNK … thì Việt Nam mới đưa vào

70 Lớp QTDN.A/K11

Page 71: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

áp dụn, nhiều biện pháp vẫn còn đang trong dạng chủ trương nghiên cứu mà

chưa được triển khai áp dụng …

Hệ thống pháp luật về quản lý nhập khẩu còn phức tạp, chưa có sự đồng

bộ, có quá nhiều văn bản liên quan đến quản lý nhập khẩu gây khó khăn cho cơ

quan quản lý và doanh nghiệp.

Việc sử dụng công cụ thuế quan để hạn chế NK một số mặt hàng (như ô

tô và linh phụ kiện lắp ráp …) chưa có sự chủ động, thời điểm không thích hợp

gây nên hiện tượng đầu cơ làm nhập khẩu tăng cao.

Chất lượng thông tin dự báo thị trường phục vụ quản lý điều hành hoạt

động còn thấp, làm ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý Nhà nước về

hoạt động XNK.

Việt Nam chưa tận dụng và khai thác tốt những lợi ích của GSP dành

cho các nước đang phát triển và AISP.

2. Phân tích đánh giá nguyên nhân nhập siêu của Việt Nam theo khu vực

thị trường nhập siêu.

2.1. Nguyên nhân nhập siêu của Việt Nam với khu vực thị trường Châu

Á – Thái Bình Dương.

(1) Tình hình thu hút FDI từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương của

Việt Nam trong những năm gần đây tăng mạnh, do đó, nhu cầu nhập khẩu các

nguyên nhiên liệu, máy móc – thiết bị phục vụ sản xuất xuất khẩu của các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án hợp tác sử dụng tín dụng ưu

đãi tăng cao. Kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài năm 2007 đạt 19,5 tỷ USD, chiếm 34,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của

Việt Nam. Các nước châu Á – Thái Bình Dương có FDI lớn tại Việt Nam gồm:

Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc.

(2) Vị trí địa lý thuận lợi là một nguyên nhân quan trọng khiến Việt Nam

nhập khẩu nhiều từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương hơn là từ các khu vực

71 Lớp QTDN.A/K11

Page 72: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

khác như châu Âu, châu Mỹ. Chẳng hạn như nhập khẩu từ Thái Lan có chi phí

vận chuyển thấp, thời gian ngắn; Malaysia có vị trí thuận lợi và là nguồn nhập

khẩu nguyên vật liệu quan trọng bù đắp cho sự thiếu hụt trong nước; Singapore

vẫn luôn là nguồn cung xăng dầu gần ta và đảm bảo; Indonesia với vị trí thuận

lợi cũng là nguồn cung nguyên liệu đầu vào quan trọng, có tính cạnh tranh của

Việt Nam.

(3) Các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng hết các cơ hội do WTO

và các FTA khác mà Việt Nam tham gia mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu sang

thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chẳng hạn như, theo chương

trình thu hoạch sớm trong khuôn khổ ACFTA, thuế suất nhập khẩu của Trung

Quốc đối với hàng rau quả và thủy hải sản về cơ bản là 0% kể từ 01/01/2006.

Hoặc với các ưu đãi thuế trong CEPT/AFTA, khi hàng Việt Nam có tính cạnh

tranh không cao, chưa tận dụng được hết cơ hội xuất khẩu thì hàng của Thái

Lan, Malaysia, Indonesia, vốn có chất lượng tốt, quen với người tiêu dùng Việt

Nam, nay lại càng trở nên rẻ và cạnh tranh hơn so với hàng các nước khác, dẫn

tới gia tăng áp lực nhập siêu từ các thị trường này.

(4) Mặc dù đứng trước xu thế mở cửa và tự do hóa thương mại nhưng

nhiều nước vẫn dựng lên những rào cản thương mại gây trở ngại cho việc thúc

đẩy xuất khẩu những sản phẩm thế mạnh của Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp

đến kim ngạch xuất khẩu. Chẳng hạn, một số trường hợp các nước áp dụng các

rào cản thương mại như: Hàn Quốc bảo hộ rất cao hàng nông sản; Đài Loan áp

dụng nhiều biện pháp phi thuế như hạn ngạch, giấy phép, kiểm dịch … ; Thái

Lan áp dụng hạn ngạch thuế quan với một số mặt hàng nông sản của Việt Nam

(5) Các hoạt động xúc tiến thương mại của ta còn nhiều hạn chế, hiệu

quả chưa thật cao đối với các doanh nghiệp tham gia, ta chưa chú trọng vào

khâu tổ chức một cách chuyên nghiệp các đoàn giao thương và cung cấp thông

tin thị trường, mặt hàng tới doanh nghiệp, còn nhiều chương trình khảo sát thị

72 Lớp QTDN.A/K11

Page 73: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

trường mang tính nhỏ lẻ … Trái lại, một số nước trong khu vực lại có hoạt

động xúc tiến thương mại rất mạnh.

2.2. Nguyên nhân nhập siêu của Việt Nam với một số đối tác song

phương.

Diễn biến nhập siêu từ Trung Quốc và ASEAN và đầu tư nước ngoài của Việt Nam,

1995 – 2008 (Triệu USD)

Chú thích: (*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục thống kê, 2009

2.2.1. Nguyên nhân nhập siêu từ thị trường Trung Quốc:

(1) Trung Quốc là “đại công xưởng của thế giới” với tốc độ phát triển

kinh tế mạnh mẽ, trình độ sản xuất qui mô lớn. Hàng hóa Trung Quốc, kể cả

nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, gia công xuất khẩu đại đa số giá rẻ, phong

phú và có tính cạnh tranh cao hơn hàng của nhiều nước khác nên không chỉ

Việt Nam mà rất nhiều thị trường khác cũng chịu nhập siêu từ Trung Quốc như

Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, Ấn Độ.

(2) Chưa có nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn thiết lập cơ sở sản xuất cho

khu vực châu Á – Thái Bình Dương tại Việt Nam. Đây chính là điểm khác biệt

73 Lớp QTDN.A/K11

Page 74: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

giữa Việt Nam với các nước ASEAN 6. Do các nước này đã thu hút được

nhiều tập đoàn đa quốc gia đặt cơ sở sản xuất của khu vực tại nước mình nên

kim ngạch xuất khẩu linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị điện và cơ khí chiếm

một tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các nước này sang

Trung Quốc.

(3) Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đại bộ phận tương đồng với

Trung Quốc, trong khi chất lượng lại kém hơn nên không thể cạnh tranh được

với hàng Trung Quốc và hàng của các đối thủ khác tại thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, giá cả tại thị trường Trung Quốc đối với một số mặt hàng ta có thể

xuất sang nước này như dầu thô, dệt may, giầy dép, hàng thủ công mỹ nghệ

không cao như tại một số thị trường khác. Vì vậy, các doanh nghiệp của ta có

xu hướng xuất khẩu các mặt hàng này sang các thị trường như EU, Mỹ, Nhật

Bản thay vì xuất sang Trung Quốc. Điều này cũng góp phần hạn chế xuất khẩu

sang Trung Quốc và làm tăng trị giá nhập siêu.

(4) Các ngành công nghiệp phụ trợ và ngành công nghiệp dệt may của

Việt Nam chưa phát triển nên ta vẫn phải nhập một khối lượng lớn vải cũng

như phụ tùng, linh kiện ô tô, xe máy và các loại phụ tùng máy móc khác từ

Trung Quốc để phục vụ sản xuất trong nước.

2.2.2. Nguyên nhân nhập siêu từ thị trường Hàn Quốc.

(1) Hàn Quốc là một trong những nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.

Tính theo số lượng dự án và tổng vốn đầu tư, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất

với 1857 dự án với số vốn 14,4 tỷ USD. Tính theo vốn thực hiện, Hàn Quốc

cũng vẫn là nhà đầu tư lớn thứ tư với số vốn 2,7 tỷ USD. Do đó, nhu cầu nhập

khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng từ Hàn Quốc phục vụ cho các dự án có vốn

đầu tư của Hàn Quốc luôn ở mức cao. Chẳng hạn như năm 2007, khi có một

làn sóng đầu tư mới của các doanh nghiệp Hàn Quốc sang Việt Nam (chỉ riêng

năm 2007 đã có thêm 424 dự án đầu tư của Hàn Quốc ở Việt Nam với tổng vốn

74 Lớp QTDN.A/K11

Page 75: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

đầu tư 4,8 tỷ USD), nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng của Việt Nam từ

Hàn Quốc đã tăng 84,2%, từ 457 triệu USD năm 2006 lên 842 triệu USD năm

2007. Đầu tư của Hàn Quốc tăng mạnh cũng khiến nhập khẩu các mặt hàng

nguyên vật liệu từ Hàn Quốc để phục vụ sản xuất tại các doanh nghiệp có vốn

đầu tư của Hàn Quốc tăng mạnh.

(2) Hàn Quốc là một thị trường có mức độ bảo hộ tương đối cao đối với

các mặt hàng nông sản. Vì thế, các mặt hàng nông sản vốn là thế mạnh xuất

khẩu của ta gặp nhiều khó khăn khi xuất khẩu sang Hàn Quốc do gặp phải hàng

rào kiểm dịch chặt chẽ cũng như chế độ hạn ngạch thuế quan và các chính sách

mang tính chất hạn chế nhập khẩu khác của Hàn Quốc.

2.2.3. Nguyên nhân nhập siêu từ thị trường Đài Loan.

(1) Cũng giống như nhiều thị trường khác, nhập siêu từ Đài Loan chịu

ảnh hưởng của yếu tố đầu tư nước ngoài. Đài Loan đứng thứ ba trong số các

nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam. Gần đây Đài Loan đầu tư

ngày càng nhiều các dự án lớn với vốn đầu tư lên đến hàng tỷ đô la và chủ yếu

nằm trong lĩnh vực công nghiệp, điện tử như: Dự án của tập đoàn sản xuất linh

kiện máy tính lớn nhất thế giới Foxconn với tổng vốn đầu tư lên đến 5 tỷ USD,

Dự án sản xuất thép của tập đoàn Taiwan Steel có tổng vốn đầu tư trị giá 1 tỷ

USD vào khu công nghiệp Dung Quất. Ngoài ra còn có một số dự án lớn khác

như: VN JIN WEN ENTER 524,5 triệu USD, Doanh nghiệp Hưng Nghiệp

Formosa 482,2 triệu USD, Công ty Xi măng Ching Fong Hải Phòng 450,3 triệu

USD, Công ty Vedan Việt Nam 387 triệu USD … Nhu cầu nhập khẩu máy

móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho các dự án của Đài Loan khiến kim

ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Đài Loan tăng cao.

(2) Đài Loan hầu như không nhập khẩu dầu thô từ Việt Nam. Dầu thô là

một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, giúp Việt Nam cân bằng hoặc

75 Lớp QTDN.A/K11

Page 76: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

giảm bớt thâm hụt cán cân thương mại. Vì vậy, việc không xuất khẩu dầu thô

sang Đài Loan khiến mức độ nhập siêu của Việt Nam với Đài Loan càng lớn.

2.2.4. Nguyên nhân nhập siêu từ thị trường Hồng Kong.

(1) Hồng Kong là một trong những trung tâm buôn bán của khu vực châu

Á – Thái Bình Dương. Đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam, Hồng Kong vẫn

là nơi cung cấp hàng nhập khẩu chính của họ, đặc biệt về các mặt hàng sản

phẩm điện tử và máy móc thiết bị.

(2) Thực chất thị trường Hồng Kong là một thị trường có dung lượng

nhỏ, nhu cầu tiêu thụ nội địa không lớn nhưng lại đóng vai trò như một thị

trường trung chuyển hàng hóa. Do hạn chế về dung lượng thị trường, xuất khẩu

của Việt Nam sang Hồng Kong khó có thể tăng mạnh như xuất khẩu sang các

thị trường khác.

2.2.5. Nguyên nhân nhập siêu từ thị trường Singapore.

(1) Singapore là một trong những nguồn cung cấp xăng dầu chủ yếu cho

nền kinh tế Việt Nam. Khoảng một nửa lượng xăng dầu tiêu thụ tại Việt Nam

được nhập khẩu từ Singapore. Vì vậy, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu

thụ xăng dầu trong nước tăng cao thì nhập khẩu xăng dầu từ Singapore cũng

tăng lên. Thêm vào đó, giá xăng dầu trên thế giới cũng tăng khiến kim ngạch

nhập khẩu xăng dầu từ Singapore càng tăng.

(2) Singapore hiện là nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng thứ 2

tại Việt Nam. Tính đến 31/12/2007, Singapore có 549 dự án đầu tư còn hiệu

lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 11 tỷ USD, vốn thực hiện 3,9 tỷ USD.

Do đó, nhu cầu nhập khẩu từ Singapore để mở rộng sản xuất và xuất khẩu của

các công ty có vốn đầu tư của Singapore tại Việt Nam vẫn đang tiếp tục tăng.

(3) Dung lượng thị trường Singapore không lớn (dân số khoảng 4 triệu

người), Singapore lại là một thị trường mở hoàn toàn nên hàng hóa của Việt

76 Lớp QTDN.A/K11

Page 77: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Nam muốn thâm nhập được thị trường này phải chịu cạnh tranh bình đẳng với

hàng hóa của tất cả các đối thủ khác, đặc biệt là hàng của Trung Quốc, Thái

Lan, Ấn Độ. Vì thế, khả năng tăng khối lượng xuất khẩu của Việt Nam sang thị

trường này không nhiều.

2.2.6. Nguyên nhân nhập siêu từ thị trường Thái Lan.

(1) Các công ty đa quốc gia trong chiến lược đầu tư của mình từ lâu đã

xác định Thái Lan là một trong những trung tâm chế tạo của họ tại khu vực

Đông Nam Á. Khi các công ty này quyết định đầu tư vào Việt Nam thì các cơ

sở sản xuất của họ ở Thái Lan là nguồn cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện để

thực hiện các công đoạn chế tạo, gia công, lắp ráp tiếp theo tại Việt Nam. Vì

thế, khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng thì nhập khẩu các mặt

hàng như chất dẻo nguyên liệu, linh kiện ô tô xe máy, máy móc thiết bị, dụng

cụ phụ tùng, vải sợi nguyên phụ liệu dệt may da giày từ Thái Lan cũng sẽ tăng

theo để làm đầu vào cho các nhà máy sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại

Việt Nam. Khi Việt Nam chưa phát triwwnr được các ngành công nghiệp phụ

trợ phục vụ sản xuất thì nhu cầu nhập khẩu những mặt hàng này vẫn là tất yếu.

(2) Thái Lan có vị trí địa lý thuận lợi gần với Việt Nam nên chi phí vận

tải thấp, thời gian vận chuyển nhanh. Hàng hóa của Thái Lan với giá cả hợp lý,

chất lượng đảm bảo đã tạo được ấn tượng và quen thuộc của người tiêu dùng

Việt Nam. Vì thế, khi kinh tế phát triển, mức sống người dân nâng cao thì nhu

cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng của Thái Lan cũng tăng lên.

(3) Thái Lan thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại rất mạnh và

hiệu quả. Thái Lan tổ chức nhiều hội chợ triển lãm hàng Thái Lan tại Hà Nội,

Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh định kỳ hàng năm. Đối với các hội chợ

triển lãm những mặt hàng mà Thái Lan có thế mạnh được tổ chức tại Thái Lan.

2.2.7. Nguyên nhân nhập siêu từ thị trường Ấn Độ.

77 Lớp QTDN.A/K11

Page 78: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

(1) Ấn Độ là một trong những nước có qui mô nền kinh tế lớn nhất trong

khu vực Nam Á với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ. Cơ cấu hàng hóa Ấn Độ

tương đối giống Việt Nam nhưng có sức cạnh tranh cao hơn cả về chất lượng

lẫn giá cả. Giá cả tại thị trường Ấn Độ đối với một số mặt hàng ta có thể xuất

sang nước này như: dệt may, giày dép, hàng thủ công mỹ nghệ không cao như

tại một số thị trường khác. Vì vậy, các doanh nghiệp của ta có xu hướng xuất

khẩu các mặt hàng này sang các thị trường như EU, Mỹ, Nhật Bản thay vì xuất

khẩu sang Ấn Độ. Điều này cũng góp phần hạn chế xuất khẩu hàng Việt Nam

sang Ấn Độ và làm tăng trị giá nhập siêu.

(2) Do nhu cầu phát triển sản xuất, chăn nuôi trong nước, nguồn nguyên

liệu trong nước không đủ cung cấp, chi phí để khai thác, tạo nguồn nguyên liệu

còn cao, thậm chí cao hơn việc nhập khẩu nguyên liệu nên Việt Nam đã nhập

số lượng lớn một số loại hàng hóa từ Ấn Độ có giá cả cạnh tranh cao như thức

ăn gia súc và nguyên phụ liệu, sắt thép, nguyên liệu dược phẩm, máy móc

trang thiết bị, bông các loại. Đây chính là những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu

của Việt Nam từ Ấn Độ, làm tăng nhập siêu trong những năm gần đây.

(3) Tình hình thu hút FDI, trong đó có FDI từ Ấn Độ, trong những năm

gần đây tăng mạnh, điển hình là các dự án lớn về thép, khai thác dầu khí,

khoáng sản của các tập đoàn Ấn Độ như TATA, ESSAR, ONGC nên nhu cầu

nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu của các doanh nghiệp

có vốn đầu tư Ấn Độ tăng cao.

(4) Các ngành công nghiệp phụ trợ và ngành công nghiệp dệt của Việt

Nam chưa phát triển nên ta vẫn phải nhập một khối lượng lớn nguyên phụ liệu

cho ngành dệt may và da giày cũng như các loại phụ tùng máy móc khác từ Ấn

Độ để phục vụ sản xuất trong nước.

78 Lớp QTDN.A/K11

Page 79: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM TRONG

THỜI KỲ TỚI.

79 Lớp QTDN.A/K11

Page 80: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

I. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NHẬP SIÊU, KIỀM

CHẾ NHẬP SIÊU TRONG THỜI GIAN TỚI.

Trong thời kỳ tới, các giải pháp kiềm chế nhập siêu cần theo các quan điểm

sau:

(1) Nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam được coi là

phương thức cơ bản để đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cải thiện cán

cân thương mại và kiềm chế nhập siêu.

(2) Sử dụng đồng bộ các công cụ, biện pháp điều tiết kinh tế vĩ mô để kích

thích xuất khẩu, quản lý nhập khẩu phù hợp với các thông lệ quốc tế và cam

kết đa phương, song phương của Việt Nam nhằm kiềm chế nhập siêu.

(3) Điều chỉnh hợp lý mối quan hệ giữa đầu tư và tiết kiệm, nâng cao hiệu

quả đầu tư theo định hướng, giảm thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai, duy trì

cán cân thanh toán tổng thể trong tầm kiểm soát được nhằm hạn chế nhập siêu.

(4) Ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao tính độc lập tự chủ của nền kinh tế,

nhưng phải đảm bảo khả năng thích ứng của nền kinh tế với những biến động

của tình hình quốc tế, giảm thiểu những tổn thương không tránh được là điều

kiện tiên quyết cho việc ngăn ngừa tăng nhập khẩu đột biến, kiềm chế nhập

siêu.

(5) Nhập siêu để tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng xuất khẩu, chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế Việt Nam là sự

cần thiết khách quan trong giai đoạn hiện nay nhưng phải đảm bảo chất lượng

và tính hướng đích của nhập siêu.

(6) Chú trọng hoạt động ngoại giao kinh tế để đạt được các thỏa thuận song

phương về cán cân thương mại, trước hết là với các thị trường đang nhập siêu

cao.

(7) Chủ động kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu một số ngành hàng

trong nước đã có đủ năng lực thay thế hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở đảm bảo

nguyên tắc không phân biệt đối xử, không dẫn tới bóp méo thương mại.

80 Lớp QTDN.A/K11

Page 81: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

II. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM KIỀM CHẾ NHẬP SIÊU

TRONG THỜI KỲ TỚI.

1. Giải pháp phát triển xuất khẩu hàng hóa, tạo hiệu ứng tích cực của

xuất khẩu đến nhập khẩu nhằm giải quyết vấn đề nhập siêu của Việt

Nam trong dài hạn.

1.1. Về phía Chính phủ và các Bộ, Ngành.

Trong các giai đoạn tới, bên cạnh những cơ chế, chính sách đã và đang

được thực hiện, Chính phủ và các Bộ, ngành cần tập trung vào các giải pháp

chủ yếu sau đây:

– Các giải pháp nhằm hỗ trợ kinh doanh cho doanh nghiệp:

Xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên – phụ liệu: Triển khai xây

dựng các trung tâm cung ứng nguyên –phụ liệu, đóng vai trò là đầu mối tổ

chức nhập khẩu và cung ứng nguyên – phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất

hàng dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử … nhằm nâng

cao khả năng cung ứng nguyên liệu cho sản xuất một cách kịp thời và với chi

phí thấp hơn. Vấn đề này mặc dù đã được đặt ra nhiều năm nay đối với nhiều

mặt hàng, ngành hàng nhưng cho đến nay kết quả vẫn rất khiêm tốn. Trong

thời gian tới đề nghị nhà nước cho phép triển khai các khu tập trung như những

khu công nghiệp, khu bảo thuế, trung tâm buôn bán nguyên phụ liệu (dệt may,

giày dép …) và cho phép các nhà đầu tư phân phối hàng hóa trong nước và

nước ngoài vào hoạt động. Những trung tâm này có thể là trung tâm tổng hợp.

Mở cửa thị trường dịch vụ, cho phép sự tham gia một cách mạnh mẽ hơn

nữa của các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động kinh doanh cung ứng các

dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tại Việt Nam như dịch vụ logistic, dịch vụ vận tải đa

phương thức, dịch vụ gia nhận, kho vận …

Thực hiện chương trình hiện đại hóa và cải cách thủ tục hải quan: Xây

dựng lộ trình rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục hai quan cho hàng hóa

81 Lớp QTDN.A/K11

Page 82: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

xuất – nhập khẩu để phấn đấu đến năm 2010 giảm thời gian tiến hành các thủ

tục hải quan cho hàng hóa xuất – nhập khẩu của Việt Nam xuống đạt mức

trung bình của khu vực ASEAN thông qua việc tăng cường áp dụng các biện

pháp để tiến hành hải quan điện tử, hải quan một cửa …

Triển khai ký kết các thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau về

kiểm dịch thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các thị trường

xuất khẩu trọng điểm như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Australia,

New Zealand …để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc

thanh toán cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật, vệ sinh an

toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông, thủy sản.

Tổ chức tốt công tác dự báo thông tin tình hình thị trường hàng hóa trong

nước và thế giới, rà soát chi phí đầu vào cho sản xuất để có giải pháp kịp thời

giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh cả trên thị trường trong và

ngoài nước; nghiên cứu, triển khai các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp không

trái với quy định WTO, trước mắt nghiên cứu triển khai hình thức bảo hiểm tín

dụng xuất khẩu …

– Các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín

dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu.

Thành lập Quỹ bảo hiểm xuất khẩu: Hình thức bảo hiểm xuất khẩu (hỗ

trợ của Chính phủ) được áp dụng phổ biến tại các nước phát triển như Đức, Áo,

Italy, Nhật Bản – nhưng chưa được áp dụng tại Việt Nam, trong khi thực tiễn

kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều rủi ro. Do vậy, áp

dụng biện pháp bảo hiểm xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích đẩy

mạnh xuất khẩu là cần thiết và phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương

mại thế giới (WTO).

Điều chỉnh tỷ giá hối đoái, kiềm chế lạm phát: Tỷ giá hối đoái có tác

dụng tích cực hoặc hạn chế đến công tác xuất nhập khẩu. Do đó, điều tiết tỷ giá

82 Lớp QTDN.A/K11

Page 83: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

hợp lý sao cho vừa thu hút được vốn nước ngoài, vừa khuyến khích doanh

nghiệp đầu tư hướng tới khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu phục vụ

cho việc tăng trưởng kinh tế và vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý là

cần thiết. Mặt khác, các Bộ ngành sản xuất cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ

nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu để

đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của các nước bạn hàng làm cho tỷ lệ tăng trưởng

xuất khẩu có thể tăng lên khi tăng khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu thông

qua tăng tỷ giá. Với Việt Nam, là một nước nhỏ nên hiệu ứng từ việc phá giá

đến xuất khẩu là không lớn trong khi áp lực lên lạm phát là rõ rệt nên cần cân

nhắc mức độ phá giá ở mức hợp lý khi điều hành tỷ giá trong các bối cảnh cụ

thể để tránh áp lực lạm phát quá lớn gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế

nói chung.

Tăng cường các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ một cách thận

trọng, linh hoạt, phù hợp chủ trương tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát;

chỉ đạo các tổ chức tín dụng huy động và sử dụng vốn hiệu quả, giảm chi phí

để ổn định lãi suất cho vay đối với hoạt động xuất khẩu; điều hành linh hoạt tỷ

giá nhằm bảo đảm khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát mức tăng nhập khẩu phù

hợp yêu cầu tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát; phát triển thị trường

ngoại hối nhằm phục vụ tốt các nhu cầu mua, bán ngoại tệ và phòng ngừa rủi

ro về tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Đẩy mạnh tuyên truyền và khuyến khích các doanh nghiệp đa dạng hóa

đồng tiền thanh toán và phòng ngừa rủi ro về tỷ giá trong hoạt động xuất nhập

khẩu.

– Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến xuất

khẩu:

Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cấp nhà nước để thúc đẩy

hợp tác đầu tư và buôn bán với các nền kinh tế; thu hút các tập đoàn đa quốc

83 Lớp QTDN.A/K11

Page 84: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

gia nhằm tạo sự chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam các lĩnh vực sản xuất hàng

xuất khẩu có nhiều tiềm năng; nâng cao khả năng dự báo, chất lượng phân tích

thông tin thị trường, giá cả; tập trung xúc tiến thương mại đối với các thị

trường trọng điểm, các ngành hàng có sức cạnh tăng trưởng, có tiềm năng tăng

trưởng cao.

Đổi mới công tác tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại theo

hướng chú trọng vào khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trường, giảm bớt

các chương trình khảo sát thị trường mang tính nhỏ lẻ. Tập trung xúc tiến

thương mại tại các thị trường trọng điểm có kim ngạch nhập khẩu lớn như Hoa

Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, một số nước EU … và các mặt hàng trọng điểm

mà khả năng sản xuất trong nước không bị hạn chế nhưng thiếu thị trường tiêu

thụ. Tập trung nguồn vốn xúc tiến thương mại đối với những mặt hàng có sự

tăng trưởng, có sự đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu.

1.2. Về phía doanh nghiệp.

– Các giải pháp nhằm xây dựng và củng cố mối liên kết với người cung

ứng nguyên liệu phục vụ sản xuất:

Các Bộ thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước của mình để chỉ đạo

các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, có vị thế trên thị trường xây dựng

phương án liên kết với người sản xuất nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu,

bảo đảm ổn định chất lượng và nguồn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Trên

cơ sở đó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác xây

dựng mối liên kết với người nông dân.

Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trong lĩnh vực dệt may, giày

dép, đồ gỗ, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ động tiến

hành việc lập đề án xây dựng các trung tâm nguyên phụ liệu để được vay vốn

từ Ngân hàng phát triển để xây dựng các trung tâm này.

84 Lớp QTDN.A/K11

Page 85: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

– Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của doanh

nghiệp:

Các doanh nghiệp cần tích cực triển khai việc áp dụng các mô hình quản

trị doanh nghiệp, mô hình quản lý chất lượng trong tổ chức sản xuất và kinh

doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm

xuất khẩu.

Đổi mới công tác quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp, đặc biệt là

các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm tiêu chuẩn hóa hoạt động tuyển dụng, đánh

giá và sử dụng lao động trong các doanh nghiệp này để nâng cao khả năng đáp

ứng những tiêu chuẩn điều kiện về lao động đặt ra từ phía các nhà nhập khẩu.

Khai thác hiệu quả những tiện ích của công nghệ thông tin và đẩy mạnh

ứng dụng thương mại điện tử nhằm mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường, nắm bắt

nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, tiết kiệm chi phí giao dịch, quảng cáo để

thông qua đó nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh.

Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật thương mại quốc tế để sẵn sàng đối

phó với tranh chấp thương mại trên thị trường ngoài nước cũng như chủ động

yêu cầu Chính phủ có biện pháp xử lý khi các đối tác nước ngoài có các hành

vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Việt Nam (bán phá giá, trợ cấp).

Tăng cường sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và kinh doanh như dịch

vụ tư vấn, dịch vụ nghiên cứu và thăm dò thị trường, dịch vụ pháp lý … để

nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong hoạt động sản xuất

kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm tránh rủi ro trong kinh doanh và

khai thác tiềm năng tại các thị trường mới. Không nên quá phụ thuộc vào một

số thị trường mà một mặt duy trì, phát triển các thị trường Mỹ, EU, mặt khác

phải quan tâm tới thị trường khác như Châu Á Thái Bình Dương, ASEAN hay

Trung Đông.

85 Lớp QTDN.A/K11

Page 86: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

2. Giải pháp điều tiết kinh tế vĩ mô nhằm giải quyết vấn đề nhập siêu của

Việt Nam

Để ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo độ an toàn cho nền kinh tế, duy trì

mức thâm hụt tài khoản vãng lai và nhập siêu trong tầm kiểm soát được cần

thực hiện một số biện pháp sau:

(1) Tăng cường kiểm soát đầu tư tràn lan của các doanh nghiệp nhà

nước. Với những lợi thế về tiếp cận nguồn vốn, đất đai, tài nguyên, khu vực

doanh nghiệp nhà nước đã mở rộng đầu tư vào nhiều lĩnh vực mà lẽ ra tư nhân

có thể thực hiện được với hiệu quả cao (tối đa hóa đầu tư). Đây cũng chính là

lý do lý giải một phần tại sao hệ số ICOR của Việt Nam lại cao hơn các nước

khác khi trình độ chưa phát triển bằng các nước này.

(2) Thực hiện các giải pháp tài chính – tiền tệ thúc đẩy xuất khẩu hàng

hóa và dịch vụ để tăng nguồn cung ngoại tệ, tài trợ cho thâm hụt cán cân

thương mại. Cùng với việc thực hiện các giải pháp phát triển XK đã nêu trên

(mục 3.2), trọng tâm của giải pháp tài chính tiền tệ là điều hành linh hoạt tỷ giá

theo hướng hỗ trợ xuất khẩu và kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu; các ngân hàng

thương mại đáp ứng đủ vốn tín dụng cho các nhu cầu có khả năng hoàn trả nợ

để sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu; hướng dẫn doanh nghiệp xuất khẩu

giảm sự phụ thuộc vào việc thanh toán bằng đồng USD để tránh tác động bất

lợi của tỷ giá đối với xuất khẩu bằng cách đa dạng hóa các loại tiền sử dụng

trong thanh toán quốc tế. Phát triển các ngành dịch vụ theo hướng tăng thu xuất

khẩu; tiếp tục thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn kiều hối để cait thiện cán cân

vãng lai, tình trạng găm giữ ngoại tệ trong dân cư.

(3) Thực hiện các biện pháp hạn chế nhập khẩu, giảm nhập siêu, giảm

cầu ngoại tệ.

86 Lớp QTDN.A/K11

Page 87: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Xây dựng các tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật như bổ sung các hàng hóa và

danh mục kiểm tra chất lượng; thực hiện thanh tra chuyên ngành về chất lượng

hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, bảo vệ người tiêu dùng; tổ chức kiểm tra

chất lượng hàng hóa trước khi thông quan; nghiên cứu việc cấp giấy chứng

nhận hàng hóa đủ điều kiện lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Sử dụng các biện pháp hạn chế nhập siêu đối với từng nhóm hàng, mặt

hàng cụ thể. Có chiến lược và biện pháp để giảm nhập siêu đối với các đối tác

Việt Nam có nhập siêu lớn như Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ …

Kiểm soát chặt chẽ tiền tệ nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng không quá

30%, thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt thông qua giảm chi tiêu thường

xuyên, nâng cao hiệu quả đầu tư công, giảm áp lực tăng cầu về tiêu dùng và

đầu tư của khu vực doanh nghiệp và cá nhân, từ đó thu hẹp thâm hụt giữa tiết

kiệm và đầu tư, góp phần cai thiện cán cân vãng lai.

(4) Quản lý các luồng vốn nước ngoài theo hướng tránh rủi ro.

Nâng cao chất lượng thống kê luồng vốn vào ra, đảm bảo độ tin cậy, làm

cơ sở cho phân tích và đề xuất các biện pháp giám sát luồng vốn nước ngoài.

Theo dõi, giám sát chặt chẽ luồng vốn ngắn hạn gồm vay nợ thương mại

ngắn hạn của các doanh nghiệp dưới hình thức nhập hàng trả chậm, vay nước

ngoài, huy động tiền gửi từ nước ngoài của các ngân hàng thương mại để chủ

động điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá.

Tích cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cải tiến thủ tục hành chính để

đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn FDI và ODA cho các dự án đầu tư vào các

ngành thiên về sử dụng nhiều vốn hoặc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài.

(5) Tập trung các nguồn vốn ngoại tệ từ xuất khẩu dầu thô, mua ngoại tệ

từ các tổ chức quốc tế, chủ động về thời gian và tính lượng ngoại tệ mua vào

87 Lớp QTDN.A/K11

Page 88: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

hợp lý sát với diễn biến thị trường ngoại hối, đảm bảo tăng dự trữ ngoại hối

Nhà nước ở mức an toàn.

3. Giải pháp cấp bách nhằm cải thiện cán cân thương mại, kiềm chế nhập

siêu của Việt Nam với một số thị trường nhập khẩu.

3.1. Trung Quốc.

Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh

tranh như: cao su, rau quả, thủy sản … Phát triển sản xuất các mặt hàng tiềm

năng khác như: điện và cáp điện, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, sản phẩm nhựa,

dầu thực vật; khảo sát thị trường tìm kiếm các mặt hàng xuất khẩu mới; nước

quả, tranh sơn mài …

Lợi thế của Việt Nam trong trao đổi thương mại với Trung Quốc là các

loại hình dịch vụ vận tải, thông tin, điện, kho vận, cầu cảng, du lịch … Do vậy,

cần tập trung khai thác lợi thế này để phát triển các loại hình dịch vụ thích hợp,

sử dụng các tuyến hành lang kinh tế với tính chất là các dịch vụ quá cảnh của

Trung Quốc và các nước lân cận thông qua cảng biển Hải Phòng.

Thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc lớn và có thực lực vào Việt Nam

đầu tư trực tiếp trong lĩnh vực năng lượng, nguyên phụ liệu dệt may da, phân

bón, vật tư nông nghiệp, hóa chất … hoặc hỗ trợ gia công chế biến sản phẩm từ

cao su, nông sản nhiệt đới, rau quả, đồ uống, rau quả thực phẩm sau đó xuất

khẩu vào thị trường Trung Quốc. Vừa hạn chế được nhập khẩu nguyên vật liệu,

phụ kiện, nâng cao giá trị gia tăng hàng xuất khẩu, vừa thay đổi cơ cấu hàng

xuất khẩu vào thị trường này.

Mở rộng xuất khẩu sang các tỉnh nằm sâu trong lục địa Trung Quốc như:

Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Quý Châu (khu vực Tây Nam), Quảng Đông, Phúc

Kiến, Hải Nam, Thượng Hải, Bắc Kinh, Triết Giang, Sơn Đông (khu vực Miền

Đông).

88 Lớp QTDN.A/K11

Page 89: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Tận dụng lực lượng Hoa Kiều ở Việt Nam và Việt Kiều ở Trung Quốc

làm cầu nối để Việt Nam tiếp cận thị trường Trung Quốc. Tận dụng thị trường

Hồng Koong, Đài Loan, Singapore để làm địa bàn trung chuyển xuất khẩu sang

Trung Quốc.

Tận dụng chính sách ưu đãi biên mậu cho tỉnh Vân Nam (giảm 50% thuế

nhập khẩu và thuế VAT), còn tỉnh Quảng Tây bỏ ưu đãi này từ 01/01/2004.

Tuy nhiên, chính quyền tỉnh Quảng Tây vẫn áp dụng “Chính sách ưu đãi biên

mậu nửa vời” nhằm thu hút nguyên liệu của Việt Nam để đáp ứng nhu cầu

nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất và kiểm soát lượng hàng xuất khẩu

của Việt Nam và thị trường mình (việc ưu đãi này không có văn bản chính

thức). Nhìn ngắn hạn thì các doanh nghiệp của ta có thể được hưởng lợi từ

chính sách này của Quảng Tây nhưng nếu nhìn dài hạn thì Việt Nam lại bất lợi

vì hoàn toàn bị động trong việc cung ứng dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp

của ta bị ép cấp ép giá, thua lỗ, không có đầu ra ổn định … Căn cứ theo quy

định về áp dụng quy chế biên mậu thì Trung Quốc đang vi phạm các quy định

của WTO. Tuy nhiên, trong thời gian tới Trung Quốc chưa xóa bỏ chính sách

ưu đãi biên mậu mà họ đang dành cho tỉnh Vân Nam, ta nên tiếp tục vận dụng

những ưu đãi mà nó đem lại, đẩy mạnh xuất khẩu. Đề nghị phía Trung Quốc

tiếp tục áp dụng chính sách ưu đãi biên mậu này.

3.2. Hàn Quốc.

Trong các cuộc hội đàm cấp cao, ta vẫn phải nêu vấn đề nhập siêu và đề

nghị phía Hàn Quốc luôn cần có ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam

được tham gia xuất khẩu vào Hàn Quốc các mặt hàng theo chế độ nhập khẩu

của Hàn Quốc nhằm hạn chế bớt mức độ nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc.

Đẩy mạnh việc tìm các thị trường mới, mặt hàng mới, nghiên cứu các

phân khúc thị trường và tìm kiếm kênh phân phối giúp các doanh nghiệp liên

hệ, giao dịch với đối tác.

89 Lớp QTDN.A/K11

Page 90: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Đối với nhóm hàng nguyên liệu, hàng sơ chế, hàng thủ công, nông

nghiệp hoặc công nghiệp nhẹ: do đây là các mặt hàng mà nhiều nước trong khu

vực cũng có thế mạnh, cần cải thiện mẫu mã, nâng cao giá trị gia tăng bằng

cách tăng hàm lượng chế biến trong sản phẩm, cải thiện chất lượng và vấn đề

vệ sinh an toàn của sản phẩm, xây dựng hình ảnh/ thương hiệu mang đặc trưng

Việt Nam để tạo sự khác biệt với các sản phẩm cùng loại của các nước khác.

Đối với hàng thủy sản: tăng xuất khẩu thủy sản chất lượng cao như tôm,

cá đông lạnh, thủy sản chế biến, tận dụng hạn ngạch thuế quan TRQ, tích cực

tham gia Hội chợ thủy sản tại Hàn Quốc.

Đối với hàng rau quả: nâng cao chất lượng và độ đồng đều, áp dụng kỹ

thuật bảo quản sau thu hoạch, đề nghị Hàn Quốc đẩy nhanh việc xem xét cho

phép nhập khẩu quả tươi.

Đối với hàng công nghiệp chế tạo: do vấn đề công nghệ, thiết bị, sự phù

hợp về tiêu chuẩn mang tính chuyên biệt của Hàn Quốc và vốn đầu tư hạn chế

của các doanh nghiệp trong nước nên cần khuyến khích các doanh nghiệp lớn

của Hàn Quốc hợp tác đầu tư sản xuất các sản phẩm linh kiện, đồ điện tử, dây

cáp và cáp điện, sản phẩm cơ khí … để xuất sang Hàn Quốc.

Để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu một cách bền vững và lâu dài, cần tạo

ra các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao hơn vì Hàn Quốc nhập khẩu chủ

yếu là các mặt hàng công nghiệp và nguyên nhiên liệu. Trong bối cảnh chi phí

sản xuất gia tăng tại Hàn Quốc và sự mở cửa thị trường tự do sức ép của các

đối tác thương mại, các cam kết trong FTA mà Hàn Quốc tham gia, nhiều nhà

máy chế tạo cỡ nhỏ của Hàn Quốc sẽ phải đóng cửa hoặc di chuyển sang các

nước có chi phí thấp hơn. Hàn Quốc sẽ phải nhập khẩu ngày càng nhiều hàng

tiêu dùng cũng như các linh kiện, sản phẩm chế tạo. Ta cần tận dụng xu hướng

này để thu hút các nhà máy của Hàn Quốc. Sự xuất hiện nhóm hàng dây và cáp

điện, linh kiện máy tính và điện tử cho thấy thành công của việc thu hút đầu tư

của các công ty Hàn Quốc để tạo nguồn hàng xuất khẩu.

90 Lớp QTDN.A/K11

Page 91: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

3.3. Đài Loan

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại của các địa phương, ngành,

doanh nghiệp, nhất là tham gia các cuộc triển lãm hội trợ chuyên ngành tại Đài

Loan. Với lực lượng cô dâu và lao động tại Việt Nam khá đông, ta có thể hợp

tác với doanh nghiệp Đài Loan thành lập siêu thị tại 3 miền của Đài Loan để

bán hàng cho người Việt Nam nhằm thâm nhập vào thị hiếu người Đài Loan.

Tích cực khuyến khích các nhà đầu tư Đài Loan vào các lĩnh vực chế

tạo, có hàm lượng công nghệ cao nhằm nâng cao giá trị gia tăng hàng xuất

khẩu sang Đài Loan. Tập trung thu hút các dự án đầu tư lớn có chính sách ưu

tiên hỗ trợ triển khai những dự án sản xuất công nghệ cao, dự án có vốn đầu tư

khá lớn để nhanh chóng tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như giá trị gia tăng

trong hàng xuất khẩu.

3.4. Hồng Kong.

Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quản lý xúc tiến thương mại giữa

hai bên để qua đó đề nghị phía Hồng Kong có các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp

Việt Nam tham gia các hoạt động hội chợ, triển lãm tổ chức tại Hồng Kong.

Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm thực phẩm, nông thủy sản xuất

khẩu phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh của phía Hồng Kong. Cần chú

ý khẩu bảo quản, kiểm tra và nâng cao chất lượng các mặt hàng truyền thống

được thị trường chấp nhận như: lợn sữa, lợn choai, hải sản tươi sống và cấp

đông rau quả …

Thông qua thị trường Hồng Kong đẩy mạnh việc bán hàng vào thị

trường Trung Quốc, Châu Âu, Mỹ và Nhật. Hồng Kong là thị trường tự do

không thuế xuất nhập khẩu, tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp Hồng

91 Lớp QTDN.A/K11

Page 92: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Kong tạm nhập tái xuất sang nước thứ 3. Thị trường xuất khẩu chính của Hồng

Kong là Trung Quốc (49%); Châu Âu (14%); Mỹ (13%) và Nhật (5%).

Sử dụng Hồng Kong là một trong những đầu mối quảng bá xúc tiến xuất

khẩu. Trong mấy năm vừa qua, nhiều hiệp hội ngành hàng Việt Nam đã chọn

Hồng Kong là nơi tổ chức các buổi diễn đàn, các cuộc hội thảo chuyên đề về

xuất khẩu, thu hút được nhiều doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng tại Hồng

Kong đến dự. Thông qua các cuộc Hội thảo, hội chợ để gặp gỡ và tìm kiếm

được khách hàng tiềm năng lâu dài, nắm bắt được xu hướng nhu cầu thị trường

và tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh ở các nước trong khu vực.

Thu hút các nhà đầu tư của Hồng Kong trong lĩnh vực nguyên liệu may

mặc và dệt đến Việt Nam đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất để phát triển công

nghiệp sệt may nội địa, thay thế hàng nhập khẩu vì đây là một trong những thế

mạnh của Hồng Kong. Đón nhận có chọn lọc dòng đầu tư của Hồng Kong dịch

chuyển từ Trung Quốc đại lục sang Việt Nam khi chính phủ Trung Quốc đang

có chính sách giảm dần thương mại gia công.

3.5. Singapore

Các doanh nghiệp cần nghiên cứu khả năng thiết lập các liên doanh với

đối tác Singapore để hợp tác sản xuất và xuất khẩu trở lại Singapore hoặc đi

nước thứ ba. Các công ty Việt Nam cần tích cực liên kết với các công ty

Singapore nhằm tận dụng các FTA Singapore đã ký với các nước trên thế giới.

Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai các thỏa thuận đã ký giữa hai nước,

đặc biệt là kinh tế Việt Nam – Singapore ký kết tháng 12/2005, trong đó cần

quan tâm tới việc ký kết các hiệp định công nhận lẫn nhau đối với hàng nông

sản.

3.6. Thái Lan

92 Lớp QTDN.A/K11

Page 93: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Cần có các hoạt động xúc tiến thương mại Quốc gia với thị trường Thái

Lan, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Thái Lan để khai thác lợi ích của tuyến

hành lang kinh tế Đông – Tây.

Phía Việt Nam cần nêu mạnh mẽ với Chính phủ Thái Lan (ở cấp cao), đề

nghị hợp tác với ta nhằm kìm hãm hoặc thu hẹp mức độ nhập siêu hiện nay,

bao gồm việc tạo điều kiện dễ dàng, thuận lợi hơn nữa cho hàng Việt Nam xuất

khẩu sang nước Thái Lan (qua các cơ chế ưu đãi AISP trong ASEAN) thúc đẩy

các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư sản xuất hàng thay thế nhập khẩu tại Việt

Nam.

Duy trì cơ chế họp tiểu ban thương mại giữa hai nước để thông qua đó

cùng phía Thái Lan tìm các giải pháp tích cực cho sự phát triển thương mại

giữa hai nước cũng như các biện pháp hạn chế nhập siêu từ thị trường này.

3.7. Ấn Độ

Tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại sang

Ấn Độ: tăng cường thực hiện công tác xúc tiến thương mại tại những khu vực,

vùng, miền khác nhau trên toàn Ấn Độ thay vì chỉ tập trung vào một số thành

phố lớn. Đổi mới công tác tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại theo

hướng chú trọng vào khâu tổ chức và cung cấp thông tin thị trường, giảm bớt

các chương trình khảo sát thị trường mang tính nhỏ lẻ.

Cục quản lý cạnh tranh kết hợp với Bộ ngành hữu quan xây dựng các

hàng rào kỹ thuật đạt chuẩn Quốc tế và phù hợp với cam kết của WTO đối với

một số mặt hàng nhập từ Ấn Độ để ta có ngăn chặn hàng loạt hàng hóa từ Ấn

Độ vào ta, hạn chế nhập khẩu từ các nhà sản xuất chất lượng không đảm bảo từ

Ấn Độ trong đó có việc sử dụng các biện pháp tự vệ, áp đặt thuế chống bán phá

giá. Nhóm hàng hóa cụ thể có áp dụng các biện pháp trên bao gồm: thức ăn gia

93 Lớp QTDN.A/K11

Page 94: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

súc và nguyên liệu, sắt thép các loại, kim loại thường, nguyên phụ liệu dệt

may.

4. Giải pháp giảm nhập siêu một số ngành hàng.

(1) Ngành hàng điện, điện tử, máy tính và linh kiện máy tính, cơ khí,

chế tác, phương tiện vận tải.

Hạn chế quyền tiếp cận ngoại tệ: Đối với các mặt hàng có nhập siêu:

máy tính và linh kiện máy tính; cơ khí; phương tiện vận tải, có thể đề xuất hạn

chế quyền tiếp cận ngoại tệ theo hướng sau:

+ Ưu tiên cân đối ngoại tệ phục vụ các mặt hàng thiết yếu mà trong

nước chưa sản xuất được: linh kiện để lắp ráp mát tính; máy móc thiết bị

phục vụ ngành cơ khí; đối với phương tiện vận tải chỉ cân đối ngoại tệ

cho doanh nghiệp nhập khẩu ô tô tải, không áp dụng cho ô tô du lịch loại

trong nước đã sản xuất được.

+ Không khuyến khích cấp tín dụng hoặc bảo lãnh tín dụng cho các

loại hàng tiêu dùng thuộc các nhóm hàng trên.

Áp dụng một số biện pháp giảm nhập khẩu:

+ Nâng thuế suất thuế NK tới trần khung thuế NK theo cam kết (đối

với những sản phẩm trong nước đã sản xuất được).

+ Tiếp tục áp dụng nộp thuế NK trước khi nhận hàng (biện pháp này

đã áp dụng đối với ô tô nguyên chiếc).

+ Không cấp tín dụng và bảo lãnh cho hàng trả chậm.

(2) Nhóm hàng phân bón hóa chất.

Hạn chế nhập khẩu một số hóa chất trong nước đã sản xuất được hoặc

nhập khẩu các loại hóa chất với một số điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật (theo

94 Lớp QTDN.A/K11

Page 95: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

danh mục và tiêu chuẩn kỹ thuật hóa chất nhập khẩu ban hành kèm theo thông

tư số 01/2006/TT-BCN).

Không nhập khẩu một số loại phân bón: Các loại phân chứa lân; phân

bón tổng hợp NPK trong nước đã sản xuất đủ, đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ

nông nghiệp. Riêng phân bón DAP Đình Vũ Hải Phòng đã đi vào sản xuất

tháng 6 năm 2008.

Tăng cường sản xuất trong nước: Đẩy nhanh tiến độ các dự án đã được

phê duyệt đang triển khai dự án đạm Ninh Bình, dự án đạm Cà Mau, dự án

đạm Bắc Giang, dự án DAP Hải Phòng, DAP số 2. Tăng cường đầu tư chiều

sâu, nâng công suất các nhà máy đang có như dự án sản xuất NPK Hiệp Phước,

dự án săm lốp cao su, dự án sản xuất kháng sinh …

(3) Nhóm hàng dầu mỏ và các mặt hàng có nguồn gốc dầu mỏ.

Nâng cao năng lực khai thác và đẩy mạnh nhanh tiến độ các công trình

dầu khí: Để hoàn thành sản lượng khai thác kế hoạch năm 2008 và nhằm tìm

kiếm các giải pháp nhập siêu, Bộ Công Thương tăng cường chỉ đạo Tập đoàn

dầu khí Việt Nam nỗ lực tối đa, ưu tiên khoan và sửa chữa trước nhưng giếng

có khả năng cho sản lượng cao để tăng quỹ giếng khai thác, đẩy nhanh tiến độ

xây dựng phát triển các mỏ để đưa vào khai thác theo tiến độ đề ra. Tổ chức

khai thác an toàn và hiệu quả các mỏ đang khai thác, đưa 05 mỏ mới vào khai

thác. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình trọng điểm về dầu khí, đưa

nhà máy lọc dầu Dung Quất vào vận hành theo đúng tiến độ, tối ưu hóa và

giảm thời gian chạy thử nhà máy nhằm mục đích khẩn trương đưa các sản

phẩm xăng dầu của nhà máy lưu thông ra thị trường, giảm tối thiểu lượng sản

phẩm không đạt phẩm cấp trong quá trình chạy thử nhà máy.

Tìm kiếm, thăm dò ở nước ngoài: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm,

thăm dò dự án mới ở nước ngoài, đặc biệt ưu tiên việc mua mỏ đang khai thác

ở nước ngoài nhằm góp phần gia tăng sản lượng.

95 Lớp QTDN.A/K11

Page 96: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

Các công tác tuyên truyền, vận động và thực hành tiết kiệm phối hợp với

các đơn vị chức năng khuyến khích chương trình tiết kiệm năng lượng đối với

các mặt hàng xăng dầu, đẩy nhanh các dự án sản xuất nhiên liệu sinh học

(Ethanol, Biodiesel) nhằm góp phần giảm lượng xăng dầu nhập khẩu. Đẩy

nhanh các chương trình tự lực và phát triển cơ khí quốc gia nhằm triển khai

thực hiện các dự án đóng mới, giàn khoan đóng tàu chứa dầu, gia tăng tỷ trọng

trong việc chế tạo các thiết bị phi tiêu chuẩn và các thiết bị chuyên dụng phục

vụ cho các công trình dầu khí và các nhà máy lọc hóa dầu. Tăng cường công

tác chỉ đạo sát sao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty xăng dầu Việt

Nam và các đầu mối nhập xăng dầu trong việc điều tiết việc sản xuất và nhập

khẩu các sản phẩm xăng dầu.

(4) Ngành hàng thép.

Phát triển ngành thép Việt Nam phải gắn chặt với hiệu quả kinh tế và

nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc tế: ảnh hưởng dài hạn của các Hiệp định

thương mại tự do giữa ASEAN với Trung Quốc (ASEAN+1) và giữa ASEAN

với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (ASEAN+3) cũng như tác động của việc

gia nhập WTO đến phát triển công nghiệp Việt Nam là rất lớn. Bảo hộ không

còn là công cụ hữu hiệu hỗ trợ ngành thép. Như vậy ngành thép Việt Nam sẽ

phải cạnh tranh trực tiếp trên thị trường nội địa với các cường quốc sản xuất

thép. Phát triển ngành thép nước ta trong giai đoạn tới đảm bảo có hiệu quả, có

năng lực cạnh tranh quốc tế và bền vững.

Tự do hóa đầu tư phát triển ngành thép, khuyến khích các thành phần

kinh tế trong nước phát huy đầu tư, khai thác hiệu quả nội lực hiện có (thị

trường, tài nguyên khoáng sản, vốn, lao động) đồng thời đẩy mạnh thu hút đầu

tư nước ngoài (vốn, công nghệ) phát triển những công trình quy mô lớn.

Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất ở công đoạn thượng nguồn (sản

xuất gang, phôi thép) và các sản phẩm thép dẹt: Nhằm khắc phục dần tình trạng

96 Lớp QTDN.A/K11

Page 97: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

mất cân đối giữa năng lực sản xuất ở thượng nguồn và ở hạ nguồn (cán thếp và

gia công sau cán), giữa sản phẩm thép dài và thép dẹt cần đẩy mạnh đầu tư

phát triển sản xuất ở công đoạn thượng nguồn (sản xuất gang, phôi thép) và các

sản phẩm thép dẹt.

Khuyến khích hợp tác với nước ngoài để phát triển một số liên hợp mở -

luyện kim, liên hợp luyện kim và nhà máy cán sản phẩm dẹt quy mô lớn: Đây

là những công trình trọng điểm của ngành thép trong giai đoạn đến năm 2025

có quy mô công suất hàng triệu tấn/năm, vốn đầu tư trên 500 triệu USD với

trình độ kỹ thuật kinh tế cao, có tác động lan tỏa lớn trong cả nước.

Cơ cấu lại ngành thép theo hướng đa sở hữu, liên kết liên ngành nhằm

gia tăng tích tụ về quy mô sản xuất kinh doanh.

Về xuất khẩu một số sản phẩm: thị trường xuất khẩu thép của nước ta

còn hạn chế, mới giới hạn ở một số nước trong khu vực. Sản phẩm xuất khẩu

chủ yếu là gang đúc, thép cán dài, ống thép và một số ít tôn mạ. Phấn đấu và

đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm dẹt khác ngoài những mặt hàng truyền thống

như: thép không rỉ, thép cuộn, lá cán nguội …

(5) Ngành hàng giấy

Để tiếp tục phát triển và cân bằng cung cầu các loại giấy in báo, giấy in viết

sản xuất trong nước đề nghị giảm 5% thuế nhập khẩu đối với giấy in báo, giấy

in và viết có xuất xứ từ các nước ASEAN. Khi đó thuế xuất nhập khẩu sẽ là

0% để hỗ trợ các nhà in báo, các nhà sản xuất sách và các nhà sản xuất văn

phòng phẩm nhập khẩu lượng giấy mà nhà sản xuất trong nước chưa đáp ứng

kịp.

Cần có chính sách khuyến khích giấy tái chế: Thuế GTGT đối với giấy thu

gom trong nước bằng 0%, hoặc khấu trừ thuế GTGT đối với nguyên liệu là

giấy thu gom trong nước, nếu không khi thuế nhập khẩu là 0% vô hình chung

97 Lớp QTDN.A/K11

Page 98: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

chỉ khuyến khích nhập khẩu giấy các loại không khuyến khích thu gom tái chế

trong nước, vừa tiết kiệm tài nguyên môi trường vừa giảm ô nhiễm môi trường.

Giảm thuế nhập khẩu phải đi đôi với tăng giá bán trong nước tương đương

với giá nhập khẩu để hạn chế nhập siêu, khuyến khích đầu tư và sản xuất trong

nước.

Khuyến khích đầu tư vùng nguyên liệu, sản xuất bột giấy và giấy cao cấp.

Áp dụng công nghệ tiến tiến thân thiện với môi trường.

(6) Ngành Da – Giày

Nhà nước áp dụng các biện pháp ưu đãi xuất khẩu đối với ngành Da –

Giày để ngành này vượt qua khó khăn kho không được hưởng GPS của EU

nữa.

Khi ngành Da – Giày Việt Nam không được hưởng thuế ưu đãi theo hệ

thống ưu đãi thuế quan (GSP) của EU thì ngành và các doanh nghiệp sẽ phải bị

thiệt hại nặng nề hơn nhiều, lý do:

+ Mức thuế ưu đãi khi xuất khẩu sang thị trường EU áp dụng cho

toàn bộ các sản phẩm dày dép xuất khẩu của Việt Nam (mức thuế chỉ

bằng 70% mức thuế thông thường) tùy từng chủng loại giày dép, mức

được ưu đãi dao động từ 3,5 – 5,5%.

+ Trong thời gian qua, ngành tiếp nhận sự chuyển dịch sản xuất

mạnh mẽ từ các nước trong khu vực, từ các nhà đầu tư nước ngoài do các

lợi thế về mức thuế ưu đãi nêu trên, khi lợi thế này không còn, sức cạnh

tranh nội lực của các doanh nghiệp còn yếu, ngành sẽ phải đối mặt với

sức ép các đơn đặt hàng sẽ được chuyển sang các nước khác, cho nên,

nhiều doanh nghiệp trong nước sẽ đầu tư sang lĩnh vực khác.

+ Sau khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế

giới (WTO), thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam được mở rộng,

song đối với ngành da – giày, thị phần xuất khẩu sang các thị trường

98 Lớp QTDN.A/K11

Page 99: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

khác không lớn, chủ yếu vẫn là thị trường EU, nếu không được ưu đãi

khi xuất khẩu vào EU, tỷ trọng xuất khẩu sang EU sẽ giảm, các doanh

nghiệp sẽ phải thu hẹp sản xuất.

Chính phủ đàm phán để EC xem xét, xóa bỏ việc áp thuế CBPG các loại dày có

mũ từ da vì việc EC áp thuế CBPG đi ngược lại với tinh thần tự do hóa thương

mại do chính EC khởi xướng và làm tổn hại đến lợi ích kinh tế của các doanh

nghiệp và công nhân ngành công nghiệp da – giày Việt Nam.

(7) Ngành nhựa

Các doanh nghiệp ngành nhựa cần tiếp tục đầu tư, đổi mới công nghệ,

giảm chi phí nâng cao chất lượng sản phẩm và áp dụng hệ thống quản lý chất

lượng tiên tiến. Các doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư vào các nhóm hàng có

lợi thế cạnh tranh, sản phẩm kỹ thuật có yếu tố khoa học cao, công nghệ cao.

Mặt khác, các doanh nghiệp cần tận dụng tốt cơ hội, các cam kết ưu đãi trong

hiệp định thương mại song phương và đa phương mà các nước ta tham gia

(AFTA, ACFTA, AKFTA, AJCEP …).

Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại quảng bá thương hiệu để

tăng cơ hội xuất khẩu trực tiếp cho các nước nhập khẩu giảm dần việc xuất

khẩu phải qua trung gian để nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

Tăng cường hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp để tránh bị ép giảm

giá xuất khẩu. Hiệp hội nhựa Việt Nam làm đầu mối liên kết chặt chẽ giữa các

doanh nghiệp để thực hiện sự hợp tác này với hiệu quả cao nhất.

Đẩy nhanh việc thực hiện các dự án xây dựng nhà máy xử lý phế liệu

nhựa thành nguyên liệu: Kết hợp cùng với Bộ tài nguyên môi trường nghiên

cứu cơ chế chính sách để ngành nhựa có điều kiện tốt hơn trong việc nhập khẩu

nhựa phế liệu giải quyết một phần khó khăn về nguyên liệu đồng thời đáp ứng

các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh môi trường.

99 Lớp QTDN.A/K11

Page 100: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

(8) Đối với ngành hàng vật liệu xây dựng

Xây dựng danh mục mặt hàng sản xuất trong nước chưa đủ khả năng

thay thế nhập khẩu để quản lý nhập khẩu ngành hàng vật liệu xây dựng, xác

định nhu cầu nhập khẩu các nhóm sản phẩm sau:

+ Thiết bị đồng bộ cho sản xuất xi măng, khai thác khoáng sản làm vật liệu

xây dựng.

+ Nguyên liệu cho sản xuất vật liệu như: Soda cho sản phẩm kính; Frit để

làm men cho sản xuất gạch; Cera-mic sứ vệ sinh nguyên liệu sản xuất sơn

xây dựng; các loại nguyên liệu … sản xuất vật liệu chống thấm, nguyên

liệu sản xuất tấm lợp kim loại aminang xi măng, các loại phụ gia cho bê

tông, các loại bông thủy tinh.

+ Nhập khẩu sản phẩm Vật liệu xây dựng chủ yếu là các sản phẩm Việt

Nam chưa sản xuất được như vải kỹ thuật, tấm vải chống thấm, vật liệu

cách nhiệt, phản nhiệt, các loại kính đặc biệt …

Giải pháp kiềm chế nhập siêu một số ngành hàng VLXD:

+ Giảm nhập khẩu thiết bị đồng bộ trong sản xuất xi măng bằng cách tăng

phần chế tạo thiết bị trong nước. Trong những năm gần đây các doanh

nghiệp đầu tư xi măng thường áp dụng hình thức tổng thầu EPC; thuê nước

ngoài xây lắp, cung cấp thiết bị vật tư; giải pháp này đã mang lại hiệu quả

là đẩy nhanh tiến độ đầu tư.

+ Với mỗi nhà máy sản xuất xi măng và các nhà máy sản xuất VLXD thì

nhu cầu phụ tùng thay thế hàng năm tương đối lớn. Hiện nay chủ yếu phụ

tùng nhập ngoại. Điều này gây ra sự lãng phí lớn vừa đọng vốn do phải dự

trữ, vừa hạn chế đến việc chế tạo trong nước. Vì vậy phải nhanh chóng

100 Lớp QTDN.A/K11

Page 101: Thực trạng và giải pháp hạn chế nhập siêu hàng hóa tại Việt Nam

Nghiên cứu khoa học

thành lập các doanh nghiệp Việt Nam hoặc liên doanh để sản xuất thiết bị

phụ tùng, đặc biệt là thiết bị cho ngành sản xuất xi măng như công ty lắp

máy 69-3 của Lilama đang làm để chủ động trong việc chế tạo và lắp đặt

thay thế phụ tùng trong sản xuất xi măng.

+ Đối với một số sản phẩm VLXD cao cấp (tấm cách nhiệt phản nhiệt …)

sau nhiều năm nhập khẩu các nhà kinh doanh cũng đang chuyển sang đầu

tư sản xuất trong nước nhằm giảm chi phí lưu thông, vận tải, tăng sức cạnh

tranh. Đối với các sản phẩm nhập khẩu mà trong nước đã sản xuất được thì

cũng đang có xu hướng tăng lượng sản xuất trong nước về cả chất lượng và

số lượng bằng cách đầu tư đổi mới công nghệ và thay đổi mẫu mã.

+ Một trong các hướng giảm nhập siêu là phải đẩy mạnh sản xuất trong

nước, phải tổ chức lại công tác xuất khẩu để tạo sức mạnh và tạo ra các

doanh nghiệp xuất khẩu lớn.

101 Lớp QTDN.A/K11