thuốc lá và thanh niên

46
2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health Thuốc lá và Thanh niên Matthew L. Myers, JD Chiến dịch vì Trẻ em không thuốc lá

Upload: tucker

Post on 15-Jan-2016

99 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Thuốc lá và Thanh niên. Matthew L. Myers, JD Chiến dịch vì Trẻ em không thuốc lá. Mục tiêu học tập. Ta biết những gì về tình trạng thanh thiếu niên hút thuốc lá Các con số thống kê Việc sử dụng thuốc lá trong giới trẻ khác nhau như thế nào trên thế giới - PowerPoint PPT Presentation

TRANSCRIPT

Page 1: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health

Thuốc lá và Thanh niên

Matthew L. Myers, JDChiến dịch vì Trẻ em không thuốc lá

Page 2: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 2

Mục tiêu học tập

Ta biết những gì về tình trạng thanh thiếu niên hút thuốc lá Các con số thống kê Việc sử dụng thuốc lá trong giới trẻ khác nhau như thế

nào trên thế giới

Ta biết những gì về những điều thúc đẩy giới trẻ hút thuốc lá và những gì dẫn đến nạn dịch thuốc lá

Ta biết có thể làm gì để phòng chống nạn hút thuốc lá ở thanh niên

Page 3: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 3

Thuốc lá và thanh thiếu niên

Ai sẽ thắng cuộc đấu tranh vì giới trẻ? Ngành công nghiệp thuốc lá hay các nhà lãnh đạo y tế

công cộng? Yếu tố chủ chốt quyết định bao nhiêu người sẽ chết vì

thuốc lá trong thế kỷ này

Với tất cả người sử dụng thuốc lá lâu dài, đại đa số đều bắt đầu ở tuổi thanh thiếu niên Tại các nước phát triển cũng như tại nước đang phát

triển

Gần một phần tư thanh thiếu niên hút thuốc lá bắt đầu hút điếu thuốc đầu tiên của họ trước 10 tuổi

Page 4: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 4

Những quan niệm sai lầm phổ biến

Tại các nước có tỉ lệ sử dụng thuốc lá cao, việc vấn đề giới trẻ sử dụng thuốc lá là không tránh được, không thay đổi được và là một phần tự nhiên của quy trình chuyển tiếp từ tuổi thơ ấu bước sang cuộc đời người lớn

Trong những nước và nền văn hóa mà theo truyền thống trẻ em không hút thuốc hoặc không sử dụng các dạng thuốc lá khác, gần như không có nhu cầu phải tập trung vào hoặc lo về vấn đề trẻ em sử dụng thuốc lá

Việc sử dụng thuốc lá trong giới trẻ giống nhau ở mọi nước, mọi nền văn hóa

Page 5: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 5

Không có một hình ảnh duy nhất về người trẻ tuổi sử dụng thuốc lá

Trung Quốc, phần lớn Ấn Độ và Việt Nam Tỉ lệ 7% hoặc thấp hơn trẻ em ở tuổi đến trường sử

dụng thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào

Chi lê, Nga, Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Zambia và phần Kashmir thuộc Ấn Độ Hơn 25% trẻ em ở tuổi đến trường sử dụng thuốc lá

Hoa Kỳ, Chi Lê, Hy Lạp, Uruguay và nhiều nước khác Không có sự khác biệt trong việc sử dụng thuốc lá giữa

con gái và con trai

Indonesia, Nê-pan, Thái Lan, Trung Quốc, phần lớn Ấn Độ, và các nước khác Số con gái sử dụng thuốc lá ít hơn nhiều so với số con

trai

Page 6: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 6

Không có một hình ảnh duy nhất về thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá

Phần lớn Ấn Độ, Nê-pan, Botswana, Tanzania, Zambia và Nigeria Số thanh thiếu niên sử dụng các sản phẩm thuốc lá

khác cao hơn nhiều so với thuốc lá điếu — thường với tỉ lệ 2:1 hoặc 3:1

Uruguay Mê-hi-cô, Cộng hòa Séc, Ru-ma-ni, Việt Nam, Phi-líp-pin, Indonesia, Canada và Hoa Kỳ Số thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điếu nhiều hơn là

sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác

Page 7: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 7

Nạn dịch thuốc lá: Hoạt động quảng bá ngành công nghiệp thuốc lá

Nguồn tham khảo: Tổ chức Y tế Thế giới. (2000).

“Nạn sử dụng thuốc lá không giống bất kỳ các hiểm họa nào khác đe dọa sức khoẻ toàn cầu. Bệnh truyền nhiễm không thuê mướn các công ty quan hệ công chúng đa quốc gia. Không có các nhóm xung kích để thúc đẩy sự lây truyền bệnh dịch tả. Đàn muỗi không có người vận động ở hành lang.”

—Tổ chức Y tế Thế giới (2000)

Page 8: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 8

Ngành công nghiệp thuốc lá nói về dịch thuốc lá

“Chúng ta hãy còn ở ngưỡng chân núi khi nói về khả năng khai thác toàn bộ các cơ hội tại nhiều thị trường mới mở ra cho chúng ta.”

—Jeffrey Bible (1996)Nguyên Tổng giám đốc điều

hành của Phillip Morris

Nguồn tham khảo: Tài liệu nội bộ của Philip Morris. (1996); Nguồn hình ảnh: Thư viện hình ảnh sức khoẻ phổi. (2007).Được phép sử dụng cho mục tiêu giáo dục.

Page 9: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 9

“Thuốc lá là một căn bệnh truyền nhiễm. Nó được truyền nhiễm thông qua các hoạt động quảng cáo và tài trợ.”

—Bác sĩ Gro Harlem Brundtland (2000)Nguyên Tổng giám đốc của WHO

Tổ chức WHO nói về nạn dịch thuốc lá

Page 10: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 10

Lan truyền nạn dịch thuốc lá: Nhắm vào giới trẻ

Nguồn hình ảnh (phải): Thư viện hình ảnh sức khoẻ phổi (2007). Được phép sử dụng cho mục đich giáo dục.

Page 11: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 11

Nhắm vào giới trẻ: Nhật Bản

Page 12: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 12

Nhắm vào giới trẻ: Đài Loan

Page 13: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 13

Nhắm vào giới trẻ: Malaysia

Cuộc đua tốc độ Malaysia Grand Prix: tháng Ba, 2004, tại Kuala Lumpur Ban tổ chức tuyên bố sẽ đặc biệt chú trọng đến việc thu

hút sinh viên và học sinh tham gia cuộc đua Cả một khán đài được dành riêng miễn phí cho giới trẻ

vào các ngày luyện tập Dự tính số lượng tham gia sẽ lên đến 120.000 người và

ban tổ chức nói họ muốn thu hút lượng thanh thiếu niên chiếm (huy động đủ số trẻ em để thành) 20% số khán giả đó

Bộ trưởng Bộ Thanh thiếu niên và Thể thao kêu gọi tất cả mọi thành phần ủng hộ sự kiện này

Page 14: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 14

Malaysia Grand Prix: tháng Ba, 2004, tại Kuala Lumpur

Các cô gái Marlboro thật đông, bán các gói thuốc lá Marlboro, phiên bản đặc biệt kỷ niệm cuộc đua

Nguồn hình ảnh: Pezzimenti, K. (2004). Được phép sử dụng cho mục tiêu giáo dục.

Page 15: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 15

Malaysia Grand Prix: tháng Ba, 2004, tại in Kuala Lumpur

Cậu bé mặc đúng theo nhãn hiệu Marlboro

Nguồn hình ảnh: Pezzimenti, K. (2004). Được phép sử dụng cho mục tiêu giáo dục.

Page 16: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 16

Nhắm vào giới trẻ: Quảng cáo

Nguồn hình ảnh: Chiến dịch vì Trẻ em không thuốc lá.

Page 17: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 17

Nhắm vào giới trẻ: Việt Nam

Page 18: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 18

Nhắm vào giới trẻ: Quảng cáo

Nguồn hình ảnh: Assunta, M. (1999).

Page 19: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 19

Nhắm vào giới trẻ: Quảng cáo

Tuyên bố trên một áp – phích quảng cáo tại Santiago: “Khi phụ nữ nói ‘không’ nghĩa là họ muốn nói ‘có thể.’ Khi họ nói ‘có thể,’ hãy coi chừng.”

Nguồn hình ảnh: Shellat, L. (2006).

Page 20: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 20

Lan truyền nạn dịch thuốc lá: Nhắm vào phụ nữ

Page 21: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 21

Nhắm vào phụ nữ: Hồng Kông

Page 22: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 22

Nhắm vào phụ nữ: Nhật Bản

Page 23: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 23

Tiếp cận những thị trường mới: Ru-ma-ni

Đèn giao thông tại Bucharest, Ru-ma-ni

Page 24: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 24

Sử dụng hình ảnh Tây phương: Cộng hòa Séc

“Cho tôi một Amerika”—tiếng lóng Séc cho điếu thuốc thơm ngon

Nguồn hình ảnh: Hợp tác toàn cầu cho Hành động cần thiết để kiểm soát thuốc lá (Essential Action Global Partnership for Tobacco Control)

Page 25: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 25

Nguồn hình ảnh: Stanclik, K. (2000).

Sử dụng hình ảnh Tây phương: Ba Lan

Quảng cáo thuốc lá Winchester mới trong báo Ba Lan, năm 2000 “Mới! Winchester—giá mới

3,70—huyền thoại Mỹ” (ZL 3,70 ~ 0,82 USD)

Page 26: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 26

Sử dụng hình ảnh tôn giáo: Phi-líp-pin

Nguồn hình ảnh: Mackay, J. (1994).

Page 27: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 27

Sử dụng hình ảnh tôn giáo: Phi-líp-pin

Page 28: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 28

Ngành công nghiệp thuốc lá không thể thắng

Chúng ta biết cách giảm thiểu mức sử dụng thuốc lá trong giới trẻ và giảm mức tử vong và bệnh tật do sử dụng thuốc lá Thách thức là làm cách nào đưa kiến thức của chúng ta

vào hành động bền vững tương đương với tầm cỡ của vấn đề và tương đương với nỗ lực của ngành công nghiệp thuốc lá muốn thay đổi và thu hút trái tim và trí tuệ của giới trẻ

Page 29: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 29

Tiến bộ trong việc giảm mức sử dụng thuốc lá

“Chúng ta không đạt được nhiều tiến bộ hơn trong việc kiểm soát thuốc lá, không phải vì chúng ta không biết phải làm gì mà vì chúng ta đã không thực hiện các chiến lược đã được chứng minh là hữu hiệu.”

— Cục trưởng Quân y Hoa Kỳ (2000)

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. (2000).

Page 30: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 30

Các chiến lược giảm thiểu việc sử dụng thuốc lá

Xây dựng các bộ luật không khói thuốc

Tăng thuế/Tăng giá

Sử dụng chiến dịch giáo dục công cộng bền vững và mạnh mẽ, trong đó có truyền thông đại chúng

Sử dụng cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh sinh động và ấn tượng

Page 31: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 31

Các chiến lược giảm thiểu việc sử dụng thuốc lá

Cắt bớt các hoạt động quảng cáo thuốc lá, có biện pháp chống lại và vạch trần sự nguy hiểm của ngành công nghiệp thuốc lá

Mở rộng sự tiếp cận các chương trình cai thuốc lá

Kêu gọi các tổ chức cộng đồng và các cán bộ y tế hợp tác

Page 32: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 32

Rào cản hạn chế sự thành công

Tác hại của thuốc lá mang tính trì hoãn: thuốc lá giết nạn nhân rất từ từ

Ngành công nghiệp thuốc lá đổ lỗi cho nạn nhân

Ngành công nghiệp thuốc lá luôn luôn tìm nạn nhân mới và phản công mạnh mẽ trước các hoạt động ngăn cản họ.

Ngành công nghiệp thuốc lá không có lương tâm và không biết xấu hổ: này săn người yếu đuối và hoạt động không cần biết đến hậu quả

Page 33: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 33

Rào cản hạn chế sự thành công

Chấp nhận ngành công nghiệp thuốc lá là một phần của văn hoá chúng ta

Ngành công nghiệp thuốc lá không bao giờ bỏ cuộc—ngay cả khi họ rút lui có chiến lược

Cho rằng chúng ta chỉ có việc cung cấp dữ liệu khoa học là đủ để giải quyết vấn đề

Page 34: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 34

Nhãn cảnh báo

Canada Europe

Nguồn hình ảnh: Bác sĩ vì một Canada không khói thuốc. (2007).

Page 35: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 35

Nguồn hình ảnh: Bác sĩ vì một Canada không khói thuốc. (2007).

Bao bì và dán nhãn

Người hút thuốc lá không ý thức được rõ ràng về các nguy cơ có thật và đánh giá không đúng mức các nguy cơ xảy ra cho chính họ

Page 36: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 36

Bằng chứng: Thuế tiêu thụ đặc biệt

Tăng thuế trên các sản phẩm thuốc lá là biện pháp can thiệp duy nhất có hiệu quả cao nhất để giảm thiểu việc sử dụng thuốc lá trong giới trẻ Tăng giá 10% có thể cứu được mười triệu người trên toàn

thế giới Giá càng cao, mức tiêu dùng càng thấp; càng ít thanh thiếu

niên bắt đầu hút Độ co dãn theo giá cao hơn tại các nước có thu nhập thấp và

trung bình Nếu tăng giá 10%, nhu cầu sẽ giảm:

4% tại các nước có thu nhập cao 8% tại các nước có thu nhập thấp và trung bình Ngăn cản giới trẻ hút thuốc lá

Thuế tiêu thụ đặc biệt càng cao, thu nhập chính phủ càng cao

Thuế tiêu thụ đặc biệt cao hơn sẽ không dẫn đến buôn lậuNguồn tham khảo: Jha, P. và Chaloupka, F. (1999).

Page 37: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 37

Tăng giá ảnh hưởng đến doanh số bán thuốc lá

Nguồn tham khảo: CTLT phỏng từ Chaloupka F. (2006).

Page 38: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 38

Nguồn tham khảo: CTLT phỏng theo Ngân hàng Thế giới và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. (2000).

Co dãn giá của cầu

Page 39: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 39

Trong số 42 nước đang phát triển, có tới 24 nước có giá thuốc lá trở nên dễ mua bán chấp nhận được với người tiêu dùng, từ năm 1990 đến năm 20011

Ngành công nghiệp thuốc lá đã bảo vệ thành công lập luận chống lại việc chính phủ tăng thuế thuốc lá

Kết quả: Thu nhập chính phủ thấp hơn Ngành công nghiệp thuốc lá được thêm nhiều người

hút thuốc lá hơn Có rất nhiều cơ hội để tăng thuế thuốc lá và giảm mức sử

dụng thuốc lá

Có sự thiếu hiểu biết về ảnh hưởng của thuế thuốc lá tại các nước thu nhập thấp và trung bình—mặc dù đã có sự đồng thuận rộng rãi giữa các nhà kinh tế học quốc tế từ hơn mười năm nay đăng trong các bài báo cáo chuyên môn2

Rất ít quốc gia có thu nhập thấp và trung bình sử dụng thuế

Nguồn tham khảo: 1Blecher, et al. (2004). 2Sunley, et al. (1999).

Page 40: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 40

Nguồn tham khảo: Saffer, H. (2000); Chaloupka, F.J. và Warner, K. (2000); Saffer, H. và Chaloupka, F.J. (2000); Wakefield, M., et al. (2000); Pierce, J.P., et al. (1998); Biener, L. và Siegel, M. (2000); Sargent, J.D., et al. (2000); Philip Morris (1990).

Quan hệ giữa quảng cáo và tiêu dùng

Quảng cáo gia tăng mức tiêu dùng Giới trẻ đặc biệt dễ bị ảnh hưởng

Thanh thiếu niên sở hữu hàng hóa dùng làm quảng cáo dễ trở thành người hút thuốc lá

Các đạo luật cấm toàn diện việc quảng cáo, tài trợ và cổ động giảm thiểu mức tiêu dùng (khoảng sáu phần trăm)

Quy định hạn chế hoặc đạo luật chỉ cấm một phần không hữu hiệu: hoạt động quảng cáo và cổ động sẽ tăng, dưới các hình thức được cho phép

Page 41: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 41

Luật cấm hút thuốc giảm mức tiêu dùng thuốc lá

Nguồn tham khảo: CTLT phỏng Saffer, H. (2000).

Page 42: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 42

Chống lại ngành công nghiệp thuốc lá: Các chương trình giáo dục tại trường học

Tại các nước phát triển, không có bằng chứng nào cho thấy các chương trình giáo dục tại trường học tự chúng có thể có tác dụng lâu dài đối với việc sử dụng thuốc lá

Các chương trình giáo dục tại trường học là những giải pháp mà ngành công nghiệp thuốc lá luôn đề nghị vì họ biết là các chương trình này không hiệu quả

Lần duy nhất mà các chương trình giáo dục tại trường học có tác dụng là khi các chương trình này được kết hợp với những hoạt động khác, như là: Tăng thuế thuốc lá Nỗ lực mở rộng hoạt động bảo vệ khỏi tình trạng hút

thuốc thụ động Các chương trình giáo dục cộng đồng về thuốc lá Chiến dịch quảng cáo đối lập toàn diện, bền vững

Page 43: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 43

Các chương trình phòng chống thuốc lá ở giới trẻ của ngành công nghiệp thuốc lá

Nhiều công ty thuốc lá lớn đã triển khai các chương trình phòng chống thuốc lá ở giới trẻ do chính công ty thực hiện

Chứng cớ khoa học cho thấy các chương trình phòng chống thuốc lá trong giới trẻ do công ty thực hiện: Không giảm thiểu việc sử dụng thuốc lá Khiến giới trẻ có cảm tình hơn với công ty thuốc lá và sản

phẩm thuốc lá

Đây là những hình thức quảng cáo thuốc lá đầy thủ đoạn và quỷ quyệt nhất Thuyết phục nhóm y tế công cộng là nhóm không cần có

hoạt động chống lại quảng cáo thuốc lá của ngành công nghiệp thuốc lá

Làm cho giới trẻ sẵn sàng tiếp thu các sản phẩm thuốc lá hơn

Page 44: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 44

Quảng cáo đối lập:

Nguồn tham khảo: Adbusters.org. Được phép sử dụng cho mục tiêu giáo dục.

Page 45: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 45

Bộ luật bảo vệ không khí khỏi khói thuốc lá

Vô cùng quan trọng vì hút thuốc thụ động là một căn nguyên chính gây bệnh tật và làm chết sớm

Các bộ luật này cũng nhằm mục đích giảm thiểu việc sử dụng thuốc lá trong giới trẻ Thay đổi chuẩn mực mà giới trẻ nhìn thấy

Không nhìn thấy người lớn hút thuốc ở bất kỳ nơi nào mà giới trẻ đến

Hút thuốc lá trở thành hành vi không bình thường và không hút thuốc lá trở thành hành vi chuẩn mực

Page 46: Thuốc lá và Thanh niên

2007 Johns Hopkins Bloomberg School of Public Health 46

Tóm tắt

Tại những quốc gia có thực hiện các chiến lược kiểm soát thuốc lá dựa trên nền tảng khoa học vững chắc, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng thuốc lá có giảm và thái độ đối với thuốc lá có thay đổi

Tại những nơi mà các nỗ lực này đã gặt hái sự thành công, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ mắc bệnh cũng thay đổi

Tại những quốc gia có thái độ cho là mình đã giải quyết vấn đề thuốc lá xong rồi và ngừng thúc đẩy sự thay đổi tích cực, chúng tôi nhận thấy sự tiến bộ đã chậm lại, ngưng hẳn hoặc bị đảo ngược lại