tin khoa hỌc - cÔng nghỆ -...

2
64 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội 3,7 TỈ NĂM TRƯỚC ĐÃ CÓ SỰ SỐNG! Các nhà khảo cổ học Úc tìm thấy một mẫu đá ở Greenland trong đó chứa nhiều cấu trúc nhỏ hình nón và phát hiện đó là hóa thạch của các sinh vật sống cổ xưa nhất Trái đất. Những hình thù nhỏ được tạo nên bởi vi khuẩn thời tiền sử và được bảo quản trong mẫu hóa thạch suốt 3,7 tỉ năm qua. Như vậy chúng “cổ” hơn 220 triệu năm so với bằng chứng sự sống đầu tiên được tìm thấy ở Pilbara Craton (Úc) trước đây. Mẫu đá đó được giới khảo cổ gọi là stromatolite, hình thành từ những tập đoàn vi sinh vật sống trong đại dương cổ xưa. Trong bài báo xuất bản trên tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu từ Đại học Wollongon (Úc) nhận xét: “Việc phát hiện mẫu hóa thạch stromatolite 3,7 tỉ năm tuổi trong vành đai Isua cho thấy gần thời điểm bắt đầu khi trầm tích được hình thành, CO2 trong khí quyển bị cô lập bởi hoạt động sinh học. Điều này có nghĩa cách đây 3,7 tỉ năm, sự sống đã phát triển được một giai đoạn đáng kể”. PHÚC LONG CHẤN ĐỘNG: BẰNG CHỨNG MỚI VỀ BIỂN NGẦM TRÊN MẶT TRĂNG EUROPA Rạng sáng 27-9 (giờ Việt Nam), Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chính thức công bố những phát hiện chấn động từ các hình ảnh chụp được trên mặt trăng Europa của sao Mộc. Kết quả có thể khiến một số người thất vọng bởi các nhà khoa học của NASA khẳng định không có người ngoài hành tinh nào trên Europa. Tuy nhiên, những hoạt động trên Europa mà kính viễn vọng không gian Hubble ghi nhận được lại rất quan trọng cho một giả thuyết: có đại dương bên dưới bề mặt Europa. Đây là kết quả quan sát được của chuyên gia William Sparks thuộc Viện Khoa học kính viễn vọng không gian (STScI) có trụ sở tại Baltimore và các cộng sự thực hiện. Mục tiêu ban đầu của nhóm nghiên cứu chỉ là xác định xem liệu Europa có bầu khí quyển dày và rộng hay chỉ là một lớp loãng như tầng ngoài ở Trái đất. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã rẽ sang một hướng mới khi phát hiện ra “điều bất thường” trên bề mặt Europa. Trong một bức ảnh được Hubble chụp vào tháng 1-2014, các nhà khoa học phát hiện ra “điều bất thường” được cho là các luồng khí phụt ra trên bề mặt Europa Trong 15 tháng sau đó, nhóm của Sparks tiếp tục theo dõi quỹ đạo của Europa thêm 9 lần nữa. Liên tiếp trong tháng 3 và tháng 4 cùng năm, “điều bất thường” đó tiếp tục xuất hiện vào đúng vị trí góc chụp trong tháng 1. Theo các nhà khoa học NASA, “điều bất thường” chỉ xuất hiện khi Europa di chuyển ra mặt trước của sao Mộc. Ánh sáng từ sao Mộc này đã rọi qua bầu khí quyển mỏng của Europa tạo ra hình ảnh cực tím của các phân tử tại vị trí “bất thường” và được Hubble ghi nhận là “H20” (phân tử nước). Tuy nhiên, các nhà khoa học NASA vẫn chưa thể xác định những luồng khí này là hơi nước hay nước đá cũng như không chắc chắn về sự tồn tại của nó. Mặc dù vậy, phát hiện mới này đã giúp củng cố giả thuyết về một đại dương ngầm bị chôn sâu bên dưới lớp băng dày 20km của Europa. Trước đó vào năm 2012, một nhóm nghiên cứu khác do chuyên gia Lorenz Roth thuộc Viện Nghiên cứu Tây Nam dẫn đầu cũng đã phát hiện ra bằng chứng cho thấy có hơi nước phun trào từ vùng cực nam băng giá của Europa. Nhóm của Roth ước tính các luồng khí này đạt tới chiều cao hơn 160km. Mặc dù cùng sử dụng dữ liệu quan sát từ kính viễn vọng Hubble và các phương pháp độc lập nhau, cả hai nhóm nghiên cứu đã dẫn đến cùng một kết luận rằng có sự phun trào hơi nước trên bề mặt Europa. Geoff Yoder, một nhà khoa học của NASA cho biết: “Nếu những luồng khí này thật sự tồn tại, nó sẽ mở ra cơ hội mới cho việc lấy các mẫu vật từ Europa” Trong tương lai, các nhà khoa học có thể quan sát rõ hơn về các luồng khí này nhờ vào tầm nhìn hồng ngoại của kính viễn vọng không gian James Webb của NASA. Dự kiến James Webb sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2018. Phía NASA cũng khẳng định đang xây dựng một sứ mệnh không gian mới nhằm xác nhận sự tồn tại của luồng khí trên Europa cũng như lấy mẫu vật và nghiên cứu chúng ở cự ly gần. Nếu được xác nhận, Europa sẽ là mặt trăng thứ hai trong hệ mặt trời có luồng hơi nước sau mặt trăng Enceladus của sao Thổ. Các nhà khoa học tin rằng ẩn chứa bên dưới bề mặt của Europa là một đại dương khổng lồ với ước tính hơn 3 tỷ kilômét khối, nhiều hơn cả nước mà chúng ta có trên Trái Đất. DUY LINH TIN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

64 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội 65 Số 307 - 2016

3,7 TỈ NĂM TRƯỚC ĐÃ CÓ SỰ SỐNG!

Các nhà khảo cổ học Úc tìm thấy một mẫu đá ở Greenland trong đó chứa nhiều cấu trúc nhỏ hình nón và phát hiện đó là hóa thạch của các sinh vật sống cổ xưa nhất Trái đất.

Những hình thù nhỏ được tạo nên bởi vi khuẩn thời tiền sử và được bảo quản trong mẫu hóa thạch suốt 3,7 tỉ năm qua.

Như vậy chúng “cổ” hơn 220 triệu năm so với bằng chứng sự sống đầu tiên được tìm thấy ở Pilbara Craton (Úc) trước đây.

Mẫu đá đó được giới khảo cổ gọi là stromatolite, hình thành từ những tập đoàn vi sinh vật sống trong đại dương cổ xưa.

Trong bài báo xuất bản trên tạp chí Nature, các nhà nghiên cứu từ Đại học Wollongon (Úc) nhận xét: “Việc phát hiện mẫu hóa thạch stromatolite 3,7 tỉ năm tuổi trong vành đai Isua cho thấy gần thời điểm bắt đầu khi trầm tích được hình thành, CO2 trong khí quyển bị cô lập bởi hoạt động sinh học. Điều này có nghĩa cách đây 3,7 tỉ năm, sự sống đã phát triển được một giai đoạn đáng kể”.

PHÚC LONG

CHẤN ĐỘNG: BẰNG CHỨNG MỚI VỀ BIỂN NGẦM TRÊN MẶT TRĂNG EUROPA

Rạng sáng 27-9 (giờ Việt Nam), Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chính thức công bố những phát hiện chấn động từ các hình ảnh chụp được trên mặt trăng Europa của sao Mộc. Kết quả có thể khiến một số người thất vọng bởi các nhà khoa học của NASA khẳng định không có người ngoài hành tinh nào trên Europa. Tuy nhiên, những hoạt động trên Europa mà kính viễn vọng không gian Hubble ghi nhận được lại rất quan trọng cho một giả thuyết: có đại dương bên dưới bề mặt Europa. Đây là kết quả quan sát được của chuyên gia William Sparks thuộc Viện Khoa học kính viễn vọng không gian (STScI) có trụ sở tại Baltimore và các cộng sự thực hiện.

Mục tiêu ban đầu của nhóm nghiên cứu chỉ là xác định xem liệu Europa có bầu khí quyển dày và rộng hay chỉ là một lớp loãng như tầng ngoài ở Trái đất. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã rẽ sang một hướng mới khi phát hiện ra “điều bất thường” trên bề mặt Europa. Trong một bức ảnh được Hubble chụp vào tháng 1-2014, các nhà khoa học phát hiện ra “điều bất thường” được cho là các luồng khí phụt ra trên bề mặt Europa

Trong 15 tháng sau đó, nhóm của Sparks tiếp tục theo dõi quỹ đạo của Europa thêm 9 lần nữa. Liên tiếp trong tháng 3 và tháng 4 cùng năm, “điều bất thường” đó tiếp tục xuất hiện vào đúng vị trí góc chụp trong tháng 1.

Theo các nhà khoa học NASA, “điều bất

thường” chỉ xuất hiện khi Europa di chuyển ra mặt trước của sao Mộc.

Ánh sáng từ sao Mộc này đã rọi qua bầu khí quyển mỏng của Europa tạo ra hình ảnh cực tím của các phân tử tại vị trí “bất thường” và được Hubble ghi nhận là “H20” (phân tử nước). Tuy nhiên, các nhà khoa học NASA vẫn chưa thể xác định những luồng khí này là hơi nước hay nước đá cũng như không chắc chắn về sự tồn tại của nó. Mặc dù vậy, phát hiện mới này đã giúp củng cố giả thuyết về một đại dương ngầm bị chôn sâu bên dưới lớp băng dày 20km của Europa.

Trước đó vào năm 2012, một nhóm nghiên cứu khác do chuyên gia Lorenz Roth thuộc Viện Nghiên cứu Tây Nam dẫn đầu cũng đã phát hiện ra bằng chứng cho thấy có hơi nước phun trào từ vùng cực nam băng giá của Europa. Nhóm của Roth ước tính các luồng khí này đạt tới chiều cao hơn 160km.

Mặc dù cùng sử dụng dữ liệu quan sát từ kính viễn vọng Hubble và các phương pháp độc lập nhau, cả hai nhóm nghiên cứu đã dẫn đến cùng một kết luận rằng có sự phun

trào hơi nước trên bề mặt Europa. Geoff Yoder, một nhà khoa học của NASA cho biết: “Nếu những luồng khí này thật sự tồn tại, nó sẽ mở ra cơ hội mới cho việc lấy các mẫu vật từ Europa”

Trong tương lai, các nhà khoa học có thể quan sát rõ hơn về các luồng khí này nhờ vào tầm nhìn hồng ngoại của kính viễn vọng không gian James Webb của NASA. Dự kiến James Webb sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2018. Phía NASA cũng khẳng định đang xây dựng một sứ mệnh không gian mới nhằm xác nhận sự tồn tại của luồng khí trên Europa cũng như lấy mẫu vật và nghiên cứu chúng ở cự ly gần.

Nếu được xác nhận, Europa sẽ là mặt trăng thứ hai trong hệ mặt trời có luồng hơi nước sau mặt trăng Enceladus của sao Thổ. Các nhà khoa học tin rằng ẩn chứa bên dưới bề mặt của Europa là một đại dương khổng lồ với ước tính hơn 3 tỷ kilômét khối, nhiều hơn cả nước mà chúng ta có trên Trái Đất.

DUY LINH

TIN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

64 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội 65 Số 307 - 2016

HÀNH TINH KHỔNG LỒ HÌNH THÀNH QUANH NGÔI SAO GẦN TRÁI ĐẤT

Nhóm nghiên cứu trường Đại học Ibaraki, Nhật Bản phát hiện dấu hiệu một hành tinh mới hình thành quanh sao TW Hydrae khoảng 10 triệu năm tuổi, một trong những ngôi sao trẻ gần Trái Đất nhất, Independent hôm 15/9 đưa tin. TW Hydrade nằm cách Trái Đất 176 năm ánh sáng và được quan sát qua dãy kính viễn vọng vô tuyến ở Chile.

Nhóm nghiên cứu sử dụng kính thiên văn Atacama Large Milimeter Array (ALMA), gồm 66 ăng-ten đặt trên đài quan sát Llano de Chajnantor ở sa mạc Atacama, phía bắc Chile, để tìm kiếm dấu hiệu của hành tinh mới.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy ngôi sao TW Hydrae được bao quanh bởi một vòng tròn gồm những hạt bụi li ti. Sau khi quan sát bằng kính thiên văn ALMA, các nhà khoa học phát hiện có nhiều lỗ hổng trong vòng tròn này. Một số nghiên cứu giả định các lỗ hổng là bằng chứng của sự hình thành hành tinh mới.

Theo Đài Thiên văn Quốc gia Nhật Bản (NAOJ), hành tinh mới có thể là một hành tinh băng khổng lồ tương tự sao Thiên Vương hoặc sao Hải Vương. Họ tin đây sẽ là bước tiến lớn giúp tìm hiểu nguồn gốc nhiều hành tinh khác.

PHƯƠNG HOA

TIN KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

THIẾT BỊ CÓ THỂ ĐỌC ĐƯỢC CẢM XÚC CỦA CON NGƯỜI

Nhóm nghiên cứu đến từ Phòng thí nghiệm Trí tuệ nhân tạo và Khoa học máy tính (CSAIL) của Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ chế tạo thiết bị có thể đọc cảm xúc của con người mà không cần dựa vào lời nói hay hành động của họ, IFL Science hôm 21/9 đưa tin. Thiết bị mang tên EQ-Radio, phát ra tín hiệu vô tuyến lên cơ thể đối tượng, sau đó các cảm biến sẽ thu nhận tín hiệu phản xạ để ghi lại thông tin về hơi thở và nhịp tim của họ.

Bằng cách sử dụng thuật toán phân tích những dữ liệu này, EQ-Radio có thể xác định những thay đổi nhỏ trong các khoảng nhịp tim. Qua đó, nó có thể dự đoán đối tượng đang hạnh phúc, buồn rầu, tức giận hay kích động với độ chính xác 87%.

Thiết bị này có khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Các hãng phim và công ty quảng cáo có thể dùng nó để thu thập thông tin về phản ứng của người xem. Ngoài ra, những ngôi nhà thông minh có thể sử dụng dữ liệu từ thiết bị để điều chỉnh ánh sáng và nhiệt độ theo cảm giác của con người.

HIỀN ANH

SỰ BIẾN MẤT BÍ ẨN CỦA OXY TRONG KHÍ QUYỂN TRÁI ĐẤT

Nhóm nghiên cứu ở Đại học Princeton, New Jersey, Mỹ, nhận thấy lượng oxy trong khí quyển Trái Đất giảm 0,7% trong vòng 800.000 năm qua bằng cách phân tích bọt khí tích tụ trong lõi băng ở Greenland và Nam Cực,. Kết quả nghiên cứu được công bố hôm 23/9 trên tạp chí Science.

Tuy nhiên, việc tìm ra nguyên nhân gặp nhiều khó khăn vì oxy trên Trái Đất thường xuyên được tái tạo thông qua con người, động thực vật và thậm chí cả đá silicat. Hiện nay, xem xét lõi băng là cách tốt nhất để các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu cố định về lượng oxy còn tồn tại. Dù lượng oxy thất thoát rất nhỏ, số liệu có thể hé lộ quá trình Trái Đất trở thành một hành tinh phù hợp cho sự sống. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết về tốc độ xói mòn để giải thích hiện tượng khí oxy giảm dần. Quá trình xói mòi khiến các lớp trầm tích bị oxy hóa nhiều hơn, khiến lượng oxy trong khí quyển càng giảm. Một nguyên nhân hợp lý khác là tác động của biến đổi khí hậu trong vài triệu năm qua khiến Trái Đất nóng lên nhanh chóng, kéo theo lượng oxy bị tiêu thụ nhiều hơn.

PHƯƠNG HOA