tin t˜c - s˚ ki˛n nghiÊn c˜u trao Đi thÔng tin dn thÀnh … thang 10 - so 100.pdf ·...

16
TIN TỨC - SỰ KIỆN SCIC tổ chức Lễ công bố Quyết định của Hội đồng Thành viên về việc bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc SCIC đối với đồng chí Đinh Việt Tùng (Tr 2) Ban Nữ công SCIC tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2019 (Tr 5) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy sự hợp tác giữa các cổ đông: Nghệ thuật quản trị không điểm dừng (Tr 6) THÔNG TIN DN THÀNH VIÊN Traphaco - Doanh nghiệp Khoa học và công nghệ (Tr 10) PHÁT HÀNH HÀNG THÁNG DÀNH CHO NGƯỜI ĐẠI DIỆN VỐN CỦA SCIC TẠI DOANH NGHIỆP Số 100 / T10-2019

Upload: others

Post on 28-Dec-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TIN TỨC - SỰ KIỆNSCIC tổ chức Lễ công bố Quyết định của Hội đồngThành viên về việc bổ nhiệm Phó Tổng giám đốcSCIC đối với đồng chí Đinh Việt Tùng (Tr 2)

Ban Nữ công SCIC tổ chức hoạt động kỷ niệm ngàyPhụ nữ Việt Nam 20/10/2019 (Tr 5)

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔIThúc đẩy sự hợp tác giữa các cổ đông:

Nghệ thuật quản trị không điểm dừng (Tr 6)

THÔNG TIN DN THÀNH VIÊNTraphaco - Doanh nghiệp Khoa học

và công nghệ (Tr 10)

P H Á T H À N H H À N G T H Á N G D À N H C H O N G Ư Ờ I Đ Ạ I D I Ệ N V Ố N C Ủ A S C I C T Ạ I D O A N H N G H I Ệ P

Số 100 / T10-2019

Bản tin Người Đại diện - số 100 | Tháng 10/2019 | www.scic.vn2

Ngày 18/10/2019, tai Hà Nôi, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã tổ chức Lễ công bố Quyết định 98/QĐ-ĐTKDV.HĐTV ngày 17/10/2019 của Hôi đồng Thành viên Tổng công ty về việc bổ nhiệm có thời han chức vụ Phó Tổng giám đốc đối với đồng chí Đinh Việt Tùng, Trưởng ban Đầu tư 2.

Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Đưc Chi, Bí thư Đảng ủy, Chủ tich HĐTV; đồng chí Nguyễn Chí Thành – Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc SCIC; các đồng chí trong HĐTV, Ban Giám đốc, Kiểm soát viên, Lãnh đạo các đơn vi SCIC.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Đưc Chi, Bí thư Đảng ủy, Chủ tich HĐTV đã chúc mừng đồng chí Đinh Việt Tùng được Hội đồng Thành viên giao nhiệm vụ Phó Tổng giám đốc SCIC và chúc mừng SCIC đã tiếp tục kiện toàn nhân sự chủ chốt

các chưc danh lãnh đạo của Tổng công ty. Đồng chí Nguyễn Đưc Chi tin tưởng rằng trên cương vi Phó Tổng Giám đốc SCIC, đồng chí Đinh Việt Tùng sẽ phát huy trình độ, năng lực chuyên môn, kết hợp lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác, duy trì sự đoàn kết, thống nhất trong Ban Lãnh đạo SCIC để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, đồng chí Đinh Việt Tùng cảm ơn Ban Lãnh đạo SCIC đã tin tưởng, tín nhiệm giao cho đồng chí trọng trách mới. Đồng chí Đinh Việt Tùng khẳng đinh sẽ luôn nỗ lực hết sưc mình, phát huy năng lực để làm tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp vào thành công chung của Tổng công ty./.

SCIC TỔ CHỨC LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN VỀ VIỆC BỔ NHIỆM PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC SCIC ĐỐI VỚI

ĐỒNG CHI ĐINH VIỆT TÙNG

Đồng chí Đinh Việt Tùng sinh ngày 30/10/1974. Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ tài chính ngân hàng - Học viện Tài chính, Cử nhân kế toán- Đại học Tài chính –Kế toán Hà Nội, Cử nhân luật- Đại học Luật Hà Nội; Trình độ lý luận chính trị: cao cấp. Đồng chí từng công tác tại Tổng cục Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, Cục Tài chính doanh nghiệp- Bộ Tài chính.Đồng chí bắt đầu làm việc tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) với vai trò Phó trưởng ban Đầu tư SCIC vào năm 2006 và được bổ nhiệm làm Trưởng ban Đầu tư 2 từ tháng 2/2012.Ngày 17/10/2019, đồng chí được Hội đồng Thành viên Tổng công ty bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc SCIC.

Bản tin Người Đại diện - số 100 | Tháng 10/2019 | www.scic.vn 3

Nguyễn Đức Chi -Bí thư Đảng ủy,Chủ tịch HĐTV phát biểu tại buổi lễ

Đ/c Đinh Việt Tùng phát biểu nhận nhiệm vụ

Tổng Hợp các buổi làm việc đối tác quốc tế T10/20191. Ngày 2/10/2019, SCIC đã có buổi làm việc với Tổng giám đốc Tập đoàn UBS (Khu vực Châu Á - TBD) tại trụ sở SCIC;2. Ngày 2/10/2019, SCIC đã có buổi làm việc với Đại diện IFC tại trụ sở SCIC3. Ngày 08/10/2019, SCIC đã có buổi làm việc với Trưởng đại diện Tập đoàn Daiwa tại Trụ sở SCIC;4. Ngày 16/10/2019, SCIC đã đón tiếp Giám đốc Điều hành Tập đoàn Daiwa tại trụ sở SCIC;5. Ngày 16/10/2019, SCIC đã đón tiếp đoàn làm việc của đại diện Ngân hàng HSBC và các Quỹ đầu tư tại trụ sở SCIC.

Bản tin Người Đại diện - số 100 | Tháng 10/2019 | www.scic.vn4

Ngày 16/10/2019, tai trụ sở chính, PTGĐ SCIC Lê Song Lai đã có buổi làm việc với đoàn công tác của HSBC và các quỹ đầu tư dẫn đầu bởi ông Devendra Joshi - Giám đốc Cấp cao Chiến lược Thị trường Cổ phiếu ASEAN và Cận biên, Ngân hàng HSBC.

Tại buổi làm việc, PTGĐ. Lê Song Lai cùng đại diện các ban chưc năng: Ban Kế hoạch tổng hợp, Ban Đối ngoại Truyền thông đã tiếp phái đoàn làm việc của Ngân hang HSBC và các quỹ đầu tư, trao đổi và cập nhật về quá trình CPH và thoái vốn các DNNN trong thời gian vừa qua, cũng như dự đinh thoái vốn các DNNN mà SCIC đang quản lý trong thời gian sắp tới…

Về phía Ngân hàng HSBC và các quỹ đầu tư, Ông Devendra Joshi cũng thể hiện sự quan tâm đến công tác CPH các DNNN tại các lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm như Dược phẩm, xây dựng, cơ sở hạ tầng và mong muốn được hợp tác trong thời gian sắp tới.

Có trụ sở chính tại London, HSBC là một trong những tổ chưc cung cấp dich vụ ngân hàng và tài chính lớn nhất trên thế giới. Mạng lưới hoạt động quốc tế của HSBC bao gồm hơn 10,000 văn phòng ở 83 nước và lãnh thổ tại châu Âu, châu Á Thái Bình Dương, châu Mỹ, Trung Đông và châu Phi.

Cũng trong ngày 16/10, tại trụ sở chính, ông Nagashima, Giám đốc Điều hành, phụ trách hoạt động Daiwa ở nước ngoài đã đến chào xã giao LĐ SCIC nhân dịp Daiwa Hà Nội có trưởng đại diện mới.

Hai bên bày tỏ mong muốn tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác đã được thiết lập trong thời gian qua

Ngày 22/10 tại trụ sở chính, Ông Lê Huy Chí-Thành viên HĐTV SCIC đã có buổi tiếp ông Eliot R.Cutler, cố vấn cao cấp của CEO và Chủ tịch, Thành viên HĐQT Thornburg.

Thornburg, là quỹ đầu tư

thành lập năm 1982, trụ sở tại Santa Fe, bang New Mexico, Mỹ với tổng tài sản tri giá 43.9 tỷ USD, số lượng nhân viên là 258. Tại buổi làm việc, ông Eliot R.Cutler đã trao đổi với đại diện Lãnh đạo của SCIC về việc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Hai bên chia sẻ việc tiếp tục giữ liên lạc để tìm kiếm cơ hội hợp tác thời gian tới.

Trước đó, ngày 02/10/2019, Đại diện SCIC đã có buổi làm việc với bà Jiadi Yu, cán bộ phụ trách lĩnh vực đầu tư, mảng chăm sóc sức khỏe, tại các thị trường Châu Á và các thị trường mới nổi của IFC tại trụ sở của SCIC.

IFC, thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, là tổ chưc phát triển toàn cầu lớn nhất tập trung hỗ trợ khu vực tư nhân ở các nền kinh tế mới nổi, hỗ trợ hơn 2.000 DN tư nhân trên khắp thế giới. IFC cho các dự án tư nhân ở các nước đang phát triển vay theo giá thi trường

nhưng là vay dài hạn hoặc cấp vốn cho họ. Sự tham gia của IFC như một sự bảo đảm đối với các nhà đầu tư khác quan tâm tới dự án và khuyến khích họ đầu tư vào dự án.

Tham gia buổi làm việc, đại diện các Ban ĐNTT, Ban ĐT 3, Ban ĐT 5 đã trao đổi với bà Jiadi Yu về các doanh nghiệp trong lĩnh vực Dược mà SCIC đang quản lý và có kế hoạch thoái vốn trong thời gian tới.

Bà Jiadi Yu cũng chia sẻ về các lĩnh vực và xu hướng đầu tư của IFC tại các thi trường mới nổi, trong đó có Hồng Kông, Trung Quôc, Malaysia… trong vài năm vừa qua. Đồng thời, bà Jiadi Yu cũng thể hiện mong muốn mở rộng và tăng cường hoạt động của IFC tai Việt Nam, trong lĩnh vực hỗ trợ vốn cho các Doanh nghiệp, dự án tư nhân, đối với lĩnh vực chăm sóc sưc khỏe.

PTGĐ SCIC Lê Song Lai tiếp đoàn công tác của HSBC và các quỹ đầu tư dẫn đầu

PTGĐ SCIC Lê Song Lai tiếp ông Nagashima, Giám đốc Điều hành, phụ trách hoạt động Daiwa ở nước ngoài

LÃNH ĐẠO SCIC TIẾP CÁC ĐỐI TÁC QUỐC TẾ TRONG THÁNG 10/2019.

Bản tin Người Đại diện - số 100 | Tháng 10/2019 | www.scic.vn 5

Mục đích của kỳ thi nhằm làm cơ sở sắp xếp phân cấp chuyên viên các đơn vi; Phân loại cán bộ, sắp xếp cán bộ vào những vi trí làm việc phù hợp với yêu cầu của Tổng công ty và năng lực cán bộ; phục vụ công tác quy hoạch cán bộ, phát hiện những cán bộ có năng lực, phẩm chất đáp ưng các yêu cầu công tác để chuẩn bi nhân lực cho các công tác nhân sự trong thời gian tới; xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CBNV Tổng công ty; đồng thời phát động phong trào thi đua nâng cao ý thưc trách nhiệm trong công việc của cán bộ, tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và trách nhiệm của cán bộ; thực hiện đánh giá khen thưởng động viên, khuyến khích đối với cán bộ.

Với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm, kỳ thi của Tổng công ty đã diễn ra thành công tốt đẹp trong ngày 11/10/2019

Ngày 16/10/2019, nhân dip kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2019), đồng ý, quan tâm, tạo điều kiện của Đảng ủy, Ban Lãnh đạo TCT, Ban nữ công SCIC đã tổ chưc các hoạt động chào mừng nhằm ôn lại truyền thống của Hội LHPNVN cũng như động viên cán bộ, người lao động nữ của TCT tích cực góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của TCT đã đề ra . Tại buổi gặp mặt, đồng chí Nguyễn Chí Thành-Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc SCIC đã tặng hoa, chúc mừng toàn thể cán bộ, người lao động nữ của TCT.

Thực hiện chương trình công tác cán bô, nhân sự của TCT năm 2019, ngày 11/10, SCIC đã tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực cán bô cho tất cả các cán bô hiện đang công tác tai Tổng công ty và các cán bô hiện đang biệt phái.

SCIC TỔ CHỨC KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰCCÁN BỘ NĂM 2019

BAN NỮ CÔNG SCIC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10/2019

TGĐ SCIC Nguyễn Chí Thành khai mạc kỳ thi

Bản tin Người Đại diện - số 100 | Tháng 10/2019 | www.scic.vn6

Khi cổ đông đoàn kết, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để tiến về phía trước, còn đấu đá nội bộ đang khiến nhiều doanh nghiệp có nguy cơ chìm nghỉm. Thúc đẩy sự hợp tác giữa các cổ đông, do đó, đang là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp, tổ chưc đầu tư.

Cơm lành, canh mới ngọtMùa đại hội đồng cổ đông

2019 đã dần trôi qua với nhiều đại hội diễn ra kich tính, nổi lên sự bất đồng giữa nhiều nhóm cổ đông. Đây là nguyên nhân khiến nhiều đại hội thất bại, nhiều dự án không được triển khai.

Rất khó để bình luận về những trường hợp này, song ông Phan Đưc Hiếu, Viện phó Viện quản lý kinh tế trung ương cho rằng, mâu thuẫn sẽ phải được giải quyết và các cổ đông lớn phải ngồi lại với nhau để sớm tìm ra hướng đi hợp lý. Ông Hiếu cũng nhận xét thêm, đây là những bài học trong quản tri công ty, thúc đẩy sự hợp tác giữa các cổ động ở khía cạnh nào đó có liên quan chặt với quan hệ nhà đầu tư (IR) ở các doanh nghiệp đại chúng. Các nguyên tắc quản tri công ty hiện đại được thực thi trong doanh nghiệp sẽ hạn chế bớt những mâu thuẫn kiểu này.

Nhìn rộng hơn ở nền kinh tế Việt Nam, các công ty cổ phần, với cơ cấu vốn cổ đông đa dạng đang trở thành xu thế khi chủ trương cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, đại chúng hóa của

các doanh nghiệp ngày càng mở rộng. Để có được sự phối hợp tốt, đồng thuận giữa các cổ đông lớn về những dự án, chiến lược, chủ trương lớn của doanh nghiệp, đòi hỏi nỗ lực lớn của các bên liên quan, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của những người đại diện vốn.

Câu chuyện ở Traphaco là một ví dụ, trong cơ cấu cổ đông của Traphaco, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước - SCIC (sở hữu xấp xỉ 35% cổ phần) không phải nhà đầu tư lớn nhất dù có 3 đại diện trong Hội đồng quản tri. Chiếm xấp xỉ 49% vốn của Công ty là nhóm cổ đông nước ngoài, trong đó có những tập đoàn dược phẩm lớn của Hàn Quốc như Daewoong.

Để có được sự thống nhất giữa các cổ đông, ông Trần Túc Mã, Tổng giám đốc Traphaco (1 trong 3 đại diện vốn của SCIC) cho biết, trước thềm đại hội đồng cổ đông, các cổ đông lớn đã có nhiều buổi trao đổi thẳng thắn, cụ thể, chỉ ra cơ hội và thách thưc trong hoạt động kinh doanh, thống nhất mục tiêu và cách thưc hành động. Có những buổi trao đổi kéo dài vì phải “mổ xẻ” từng mảng. Thành viên Hội đồng quản tri, trong đó có những cán bộ của SCIC đều là những người hiểu sâu sắc về ngành, về thi trường, họ có khả năng đánh giá các báo cáo, mưc độ phân tích của Ban điều hành Traphaco có hợp lý không để từ đó xem xét đánh giá giải

pháp tiếp theo. Một điểm khác mà ông Mã đánh giá cao là SCIC quản lý nhiều doanh nghiệp, từ đó nắm được bưc tranh lớn trên thi trường, có những kinh nghiệm, cách làm hay ở những doanh nghiệp khác để chia sẻ, đóng góp những giải pháp thiết thực cho Traphaco.

Ở doanh nghiệp lớn hơn, CTCP Sữa Việt Nam (VNM), cổ đông SCIC cũng phải giải những bài toán tương tự. Hiện tại, 20 cổ đông lớn nhất của VNM nắm giữ tới 80,68% cổ phần của Công ty. Trong đó, chỉ có duy nhất một cổ đông nội là SCIC với 36% cổ phần; 19 cổ đông lớn còn lại đều là cổ đông ngoại.

Để duy trì mưc lợi nhuận vượt trội (tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn cổ phần 64%), VNM phải liên tục có những cách làm mới. Ngoài tăng trưởng tự thân về sản lượng, Công ty còn rốt ráo thực hiện các hoạt động M&A, thâm nhập và mở rộng thi trường nước ngoài…Ông Lê Thành Liêm, thành viên Hội đồng quản tri VNM, một trong những người đại diện vốn của SCIC tại VNM chia sẻ, sự đồng thuận của các cổ đông giúp cho Hội đồng quản tri Công ty xây dựng và thực thi được các chiến lược đảm bảo cho khả năng tăng trưởng của Công ty rất cụ thể, từ đó ban điều hành VNM chủ động trong triển khai công việc, đảm bảo các yếu tố hiệu quả. Hệ thống quản tri tại VNM được xây dựng theo tiêu chí đặt

THUC ĐÂY SỰ HỢP TÁC GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG:NGHỆ THUẬT QUAN TRỊ KHÔNG ĐIỂM DỪNG

Bản tin Người Đại diện - số 100 | Tháng 10/2019 | www.scic.vn 7

“Doanh nghiệp cần hài hòa lợi ích các bên liên quan” Ông Vũ Bằng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ:Quản tri công ty tại Việt Nam yếu do nguyên nhân nhận thưc là chủ yếu. Có nhiều doanh nghiệp sau 5-6 năm biến mất do quản tri kém, có những ngân hàng tốt nhưng sau đó sụp đổ thành ngân hàng 0 đồng do các ông chủ không quan tâm đến lợi ích các bên liên quan, chỉ quan tâm đến lợi ích của mình nên dẫn đến xung đột lợi ích, gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp, cổ đông và sự lành mạnh của xã hội.UBCK đang xây dựng hoàn thiện bộ quy tắc quản tri công ty, cuối năm nay sẽ ban hành. Cơ quan quản lý mong muốn áp dụng, xây dựng chính sách thực hiện để nâng cao giá tri công ty, lòng tin cổ đông, làm sao doanh nghiệp phát triển bền vững hơn, từ đó giá tri công ty tăng trưởng. Chúng tôi mong muốn các chủ doanh nghiệp hiểu được, nhận thưc được vấn đề này.Nghi quyết về phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ có nhấn mạnh đến tăng cường quản tri công ty trong hệ thống ngân hàng và DNNN. Điều này cho thấy Chính phủ mong muốn tăng cường quản tri doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần dũng cảm vượt qua văn hóa cũ hướng tới những điểm mới, quan tâm tới các bên liên quan để quản tri và phát triển tốt hơn.Ông Hoàng Đức Hùng, Phó tổng giám đốc Pwc:Từ trước đến nay, các doanh nghiệp thường tìm cách tối đa hóa giá tri cho cổ đông/chủ sở hữu (tưc lợi nhuận) và bỏ qua giá tri cho tất cả các bên liên quan khác. Trong khi, các bên liên quan đang ngày càng có ảnh hưởng, quyết đinh việc doanh nghiệp của bạn có được cấp phép để hoạt động và danh tiếng của bạn. Thực tế cũng cho thấy, các tài sản vô hình như giá tri thương hiệu, uy tín, kế hoạch nghiên cưu và phát triển, độ hài lòng của khách hàng, sưc khỏe và an toàn, hiệu quả hoạt động về môi trường, sự đồng thuận của xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp đang dần chiếm tỷ trọng lớn hơn, tới gần 65% trong giá tri thi trường của các doanh nghiệp trong S&P500. Sự phát triển bền vững của doanh nghiệp đòi hỏi phải hiểu rõ, đánh giá và ưu tiên các nhu cầu dài hạn của các bên liên quan chủ chốt của doanh nghiệp và từ đó phát huy tối đa các nguồn lực khan hiếm của doanh nghiệp để đáp ưng hiệu quả các nhu cầu đó. Đại diện IFC tại Việt Nam:IFC là tổ chưc đầu tư có sự hiện diện ở nhiều quốc gia và nền kinh tế trên thế giới. Chúng tôi đầu tư vốn vào nhiều doanh nghiệp, ở nhiều lĩnh vực hoạt động. Người đại diện vốn của IFC trong các doanh nghiệp thường phải đáp ưng những yêu cầu rất cao về năng lực và kinh nghiệm, chúng tôi trả thù lao cho họ để họ đảm nhận các nhiệm vụ tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư của IFC và thường doanh nghiệp không phải trả thù lao cho đại diện của IFC, nếu có, thù lao sẽ được chuyển về IFC. Người đại diện của IFC cũng thường xuyên được đào tạo để cập nhật, đáp ưng yêu cầu nâng cao năng lực. Khi có những vấn đề liên quan đến lợi ích của các bên, của các nhóm cổ đông, người đại diện của IFC đảm nhận chưc vụ trong Hội đồng quản tri được khuyến khích biểu quyết trên lợi ích doanh nghiệp chư không phải lợi ích của cổ đông IFC. Tất nhiên, họ có trách nhiệm giải trình và bảo vệ quyết đinh của mình.

lợi ích doanh nghiệp lên hàng đầu, khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, các cổ đông đều có lợi.

Tôn trọng nguyên tắc thị trường

Tôn trọng thi trường, tôn trọng các cổ đông khác, thực thi các thông lệ quản tri doanh nghiệp hiện đại là những nguyên tắc SCIC luôn theo đuổi, theo chia sẻ của

lãnh đạo Tổng công ty. Thực tế cũng cho thấy, cách thưc quản lý doanh nghiệp của SCIC có sự khác biệt lớn so với mô hình quản lý mang tính hành chính, hoạt động của SCIC khá tương đồng với các quỹ đầu tư và thường đề cao tính thi trường.

Việc hợp tác với các cổ đông trong doanh nghiệp thuộc danh mục quản lý vốn của SCIC nhằm

thúc đẩy doanh nghiệp phát triển hiệu quả luôn là một ưu tiên của SCIC.

Tại Vinamilk, để tham gia hiệu quả vào quá trình quản tri doanh nghiệp, 03 người đại diện của SCIC tham gia vào tất cả các tiểu ban HĐQT, là cơ quan trực thuộc và tham mưu cho HĐQT về các chuyên môn khác nhau. Các tiểu ban trực thuộc HĐQT của Vinamilk

Bản tin Người Đại diện - số 100 | Tháng 10/2019 | www.scic.vn8

tham mưu cho HĐQT giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền. Người đại diện vốn của SCIC tại các tiểu ban đã phối hợp, trao đổi thường xuyên với đại diện của các cổ đông khác và ban lãnh đạo DN. Do vậy, các vấn đề khi trình lên HĐQT thường đạt được tính thống nhất cao, tạo điều kiện cho DN trong quá trình quyết đinh các vấn đề kinh doanh một cách hiệu quả.

Với vai trò cổ đông tại Dược Hậu Giang (DHG), mới đây, tại Tokyo, Nhật Bản, dưới sự chưng kiến của Thủ tướng Chính phủ và đại diện nhiều Bộ, ngành, ông Nguyễn Chí Thành, Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc SCIC và ông Jun Juroda, Thành viên HĐQT, Giám đốc điều hành cấp cao Công ty Dược Taisho (Taisho) đã tiến hành trao Biên bản ghi nhớ hợp tác về việc hỗ trợ DHG nâng cao năng lực quản tri và sản xuất kinh doanh.

Lãnh đạo Taisho đã đánh giá cao sự hỗ trợ của SCIC trong việc nâng cao chất lượng quản tri doanh nghiệp tại DHG và việc nâng sở hữu tại DHG lên 51%. Taisho cũng cam kết sẽ cử thêm chuyên gia Nhật Bản tới hỗ trợ DHG trong việc cải tiến, nâng cao công nghệ, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiến tới đưa DHG phát triển hơn nữa trong tương lai.

Tại các buổi làm việc, ông Nguyễn Chí Thành cũng khẳng đinh, SCIC mong muốn truyền thống và triết lý kinh doanh của Taisho được áp dụng tại DHG góp phần mở rộng sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Động thái từ các cổ đông lớn nhất của DHG được giới phân tích và đầu tư chú ý, đồng thời nhận xét rằng, đây sẽ là cơ sở tốt cho triển vọng phát triển của công ty trong tương lai.

Trong các hoạt động liên quan đến quản lý danh mục, SCIC thường hành xử với tâm thế và tư cách là một cổ đông của doanh nghiệp chư không phải một cơ quan hành chính. Đơn cử như việc tham gia đại hội đồng cổ đông thường niên tại các công ty cổ phần. Ngay từ đầu năm, SCIC có văn bản gửi đến hội đồng quản tri, người đại diện vốn của SCIC tại các do-anh nghiệp để đôn đốc, hướng dẫn chuẩn bi cho công tác tổ chưc đại hội. SCIC lưu ý các vấn đề quan trọng như phương án phân chia lợi nhuận, kế hoạch kinh doanh, kiện toàn nhân sự hội đồng quản tri, ban kiểm soát, các phương án đầu tư mà doanh nghiệp dự kiến sẽ trình đại hội đồng cổ đông thông qua.

Sau đó, SCIC sẽ cùng với hội đồng quản tri hoặc thông qua người đại diện vốn của Tổng công ty chủ động trao đổi, thảo luận, đánh giá kết quả sản xuất - kinh doanh trong năm, dự kiến kế hoạch kinh doanh, phương án nhân sự… Việc thảo luận trước này giúp hiểu rõ, tìm kiếm sự đồng thuận và thống nhất trước khi SCIC biểu quyết chính thưc tại Đại hội.

Hầu hết ý kiến của SCIC tại đại hội đồng cổ đông được các cổ đông khác tôn trọng, đồng thuận, vì tính hợp lý và thuyết phục. Cũng có đại hội, SCIC biểu quyết khác với nhóm cổ đông lớn

còn lại. Tình huống này thường xảy ra khi SCIC biểu quyết không thông qua các báo cáo tài chính có ý kiến kiểm toán ngoại trừ, có thể dẫn đến tình trạng “lãi giả, lỗ thật”, hoặc kế hoạch phân phối lợi nhuận không phù hợp, phương án phát hành tăng vốn không rõ ràng, chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh chưa đủ cơ sở… Việc thông qua những nội dung này có thể trái với nguyên tắc tuân thủ pháp luật, hiệu quả quản tri vốn.

Đã tiếp nhận vốn nhà nước tại 1.055 doanh nghiệp, trong đó hầu hết là các công ty cổ phần, lãnh đạo SCIC thường chia sẻ về tầm quan trọng của việc hợp tác tốt giữa các cổ đông. Tổng công ty cũng luôn hỗ trợ, đồng hành với người đại diện của mình để thực hiện tốt nhất những thông lệ quản tri hiện đại, nhằm phát huy hiệu quả vốn nhà nước một cách tối ưu.

Bản tin Người Đại diện - số 100 | Tháng 10/2019 | www.scic.vn 9

Gần đây, các cuộc thoái vốn của SCIC tại các doanh nghiệp vẫn diễn ra theo kế hoạch, dù không phải lúc nào cũng được như kỳ vọng...

Gần đây, các cuộc thoái vốn của SCIC tại các doanh nghiệp vẫn diễn ra theo kế hoạch, dù không phải lúc nào cũng được như kỳ vọng. Với nhiều thay đổi về cơ chế chính sách liên quan đến thoái vốn như hiện nay, nhiều thương vụ đang phải tạm dừng và nhiều thương vụ phải bán nhiều lần vẫn chưa xong.

Theo cập nhật mới nhất từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), lũy kế từ năm 2017 đến hết tháng 9/2019 cho thấy, SCIC đã bán vốn thành công tại tại 53 doanh nghiệp, trong đó bán hết vốn tại 49 doanh nghiệp và bán bớt vốn tại 4 doanh nghiệp. Tổng giá tri thu được là 20.133 tỷ đồng, trên giá vốn là 3.483 tỷ đồng, chênh lệch bán vốn là 16.651 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 5,8 lần so với giá vốn (trong khi mưc bình quân cả nước giai đoạn 2011-2015 là 1,48 lần).

Kết quả của công tác thoái vốn này phản ánh nỗ lực vượt bậc của SCIC trong việc thực hiện tốt các nhiệm vụ do Chính phủ giao với nguyên tắc thực hiện theo đúng quy đinh của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, đạt được hiệu quả cao, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.

Nói về chiến lược thoái vốn của Tổng công ty, Tổng giám đốc SCIC Nguyễn Chí Thành cho biết, để hỗ trợ các doanh nghiệp chưa thoái được vốn mà nhu cầu đầu tư đang có, SCIC phải lên phương án cho từng trường hợp cụ thể, nhất là khi SCIC chưa thể bơm vốn vào lúc này.

“Có thể chúng tôi đầu tư thêm để thoái vốn hiệu quả hơn, hoặc phân tích dự án nếu thấy hiệu quả thì sẽ có thể đầu tư thêm. Không để doanh nghiệp đưt quãng chỉ vì việc thoái vốn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”, ông Thành bày tỏ quan điểm.

Gỡ nhanh những nút thắtTuy nhiên, bên cạnh đó vẫn

có một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để tăng số lượng doanh nghiệp bán vốn thành công. Ngoài khó khăn về cơ chế và thi trường, trong danh mục của SCIC còn nhiều doanh nghiệp thuộc diện khó bán, bán nhiều lần không thành công.

Cũng như nhiều tổng công ty, tập đoàn nhà nước, khó khăn trong hoạt động tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước tại SCIC đều bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân bao gồm cả khách quan như: hành lang pháp lý, thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến các nguyên nhân chủ quan về phía các cơ quan quản lý nhà nước, các bộ, ngành và bản thân doanh

nghiệp. Trong đó không loại trừ một số trường hợp, việc chậm cổ phần hóa, thoái vốn hoặc chuyển giao quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước về SCIC xuất phát từ ý thưc chấp hành văn bản pháp luật của cơ quan, đơn vi có liên quan, cũng như mong muốn duy trì ảnh hưởng và mối quan hệ với doanh nghiệp.

“Pháp luật còn quy đinh chồng chéo tại nhiều văn bản thay vì tại một văn bản duy nhất, cho dù chỉ ở cấp thông tư. Bên cạnh đó, các quy đinh hiện hành chủ yếu mới chỉ dừng ở các quy đinh khung, mang tính nguyên tắc nên trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp Nhà nước thường xuyên phải hỏi ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để xử lý các vấn đề phát sinh”, đại diện SCIC cho biết.

Bên cạnh đó, công tác lập kế hoạch hóa thoái vốn không thực sự gắn với yêu cầu thi trường khi đặt ra những thời hạn chót để hoàn thành cũng khiến cho bán vốn khó khăn. Các doanh nghiệp bán vốn không có nhiều lựa chọn khi không thể chủ động và độc lập quyết đinh về thời điểm và danh mục doanh nghiệp thoái vốn.

Do đó, trong không ít trường hợp phải thoái vốn tại những doanh nghiệp có hiệu quả cao để sau đó sử dụng số tiền thu về để tìm kiếm cơ hội đầu tư tại những doanh nghiệp /dự án có

GỠ NHỮNG NUT THẮT TRONG THOÁI VỐN NHÀ NƯỚC ĐỂ CÁC THƯƠNG VỤ THÀNH CÔNG HƠN

Bản tin Người Đại diện - số 100 | Tháng 10/2019 | www.scic.vn10

hiệu quả thấp hơn chỉ với lý do doanh nghiệp đó không thuộc đối tượng nhà nước phải nắm giữ lâu dài.

Đặc biệt, sự khác biệt giữa quy đinh hiện hành về bán vốn nhà nước và thông lệ quốc tế đã không tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư lớn. Bởi để đáp ưng yêu cầu công khai, minh bạch thì phương thưc đấu giá công khai cổ phần nhà nước luôn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu cả đối với các doanh nghiệp niêm yết hoặc chưa niêm yết. Tuy nhiên, với cách thưc tổ chưc đấu giá cổ phần như hiện nay, đang tồn tại một khoảng cách khá xa giữa quy đinh về bán vốn tại Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Ngoài ra còn những khó khăn khác theo quy đinh tại Nghi đinh số 32/2018/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghi đinh số 91/2015/NĐ-CPC ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Thông tư số 59/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, như: quy đinh tính giá tri quyền sử dụng đất vào giá tri doanh nghiệp để bán vốn; trách nhiệm pháp lý của tổ chưc thẩm đinh giá; trình tự bán cổ phần ba bước gồm đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, thỏa thuận…

Về phía doanh nghiệp là đối tượng thoái vốn, khó khăn còn

phụ thuộc vào cơ cấu cổ đông, thực trạng doanh nghiệp. Tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhà nước quá nhỏ hoặc đã có cổ đông khác sở hữu chi phối (trên 51%) tại doanh nghiệp, làm giảm sự hấp dẫn của phần vốn nhà nước.

Hoặc doanh nghiệp làm ăn yếu kém, thua lỗ kéo dài; không có lợi thế về đất đai; doanh nghiệp có nhiều mâu thuẫn nội bộ, tranh chấp giữa các nhóm cổ đông, ban lãnh đạo doanh nghiệp có vi phạm pháp luật và đang bi xử lý. Giá khởi điểm bán vốn quá cao so với kỳ vọng của nhà đầu tư; Phương thưc bán vốn đôi khi còn cưng nhắc; thời điểm bán vốn không phù hợp…

Chủ động phối hợp với các bộ, ngành

Tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương lớn, một trong ba trụ cột của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đã được khẳng đinh trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 của Đảng.

Đối với SCIC, nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước được thể hiện thông qua việc tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước từ doanh nghiệp, sắp xếp-cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi chủ trương này còn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, và SCIC cũng không phải là ngoại lệ.

Để tháo gỡ khó khăn vướng

mắc, đẩy nhanh công tác bán vốn hiệu quả, SCIC đã chủ động báo cáo các cơ quan có thẩm quyền như: tổ chưc các buổi làm việc trực tiếp, gửi công văn báo các cơ quan quản lý nhà nước: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp… đề nghi hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các quy đinh mới về cơ chế bán vốn tại Nghi đinh số 32/2018/NĐ-CP,Tổ chưc hội thảo với các công ty chưng khoán, công ty thẩm đinh giá… để rà soát, thống nhất triển khai thực hiện Nghi đinh số 32/2018/NĐ-CP.

SCIC đã báo cáo Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về khó khăn trong công tác bán vốn, doanh nghiệp thuộc diện khó bán và đề xuất Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại do-anh nghiệp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép SCIC áp dụng cơ chế bán vốn đặc thù (hạ giá khởi điểm) quy đinh tại Nghi đinh số 151/2013/NĐ-CP ngày 1/11/2013 về chưc năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC đối với những doanh nghiệp đã triển khai bán vốn theo quy đinh tại Nghi đinh số 32/2018/NĐ-CP nhưng không thành công.

Sau khi lấy ý kiến của các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp theo đề nghi của Văn phòng Chính phủ, ngày 25/9/2019, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có Công văn số 1431/UBQLV-TH báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét đồng ý cho phép SCIC áp dụng cơ chế bán vốn đặc thù.

Bản tin Người Đại diện - số 100 | Tháng 10/2019 | www.scic.vn 11

Trong đó, riêng quý 3 Nhựa Tiền Phong lãi trước thuế gần 95 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ.

CTCP Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong (mã chưng khoán NTP) công bố BCTC hợp nhất quý 3/2019 với doanh thu giảm sút nhưng lợi nhuận lại tăng trưởng so với cùng kỳ.

Cụ thể, doanh thu thuần đạt gần 899 tỷ đồng, giảm 21% so với lợi nhuận đạt được quý 3/2018, chi phí giá vốn cũng giảm 21% nên sau giảm trừ, lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dich vụ đạt 253 tỷ đồng, giảm 22% so với quý 3 năm ngoái.

Nhờ các khoản chi phí phát sinh đều giảm tương đối nên kết quả, lợi nhuận ròng NTP thu về đạt 82,3 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ. Theo giải trình từ phía Công ty, do giá nguyên vật liệu đầu vào giảm tác động làm lợi nhuận sau thuế tăng mặc dù doanh thu trong quý có sự giảm sút.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019 doanh thu thuần đạt 3.388 tỷ đồng, tăng gần 6% so với con số 3.209 tỷ đồng đạt được 9 tháng đầu năm ngoái. Nhờ khoản doanh thu tài chính hơn 8 tỷ đồng trong quý 2 nên doanh thu hoạt động tài chính trong lũy kế 9 tháng đạt 8,2 tỷ đồng – tăng mạnh so với con số 716 triệu đồng cùng kỳ năm trước.

Chi phí tài chính đạt gần 94 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cùng kỳ. Đến hết quý 3 Nhựa Tiền Phong ghi nhận dư nợ thuê tài chính ngắn hạn còn hơn 1.540 tỷ đồng, giảm gần 344 tỷ đồng và dư nợ vay dài hạn cũng giảm gần 83 tỷ đồng, còn 154 tỷ đồng.

Chi phí bán hàng và chi phí QLDN đều giảm, lợi nhuận trước thuế đạt gần 346 tỷ đồng, hoàn thành 81% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 301 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. EPS đạt 3.374 đồng.

NHỰA TIỀN PHONG (NTP) BÁO LÃI TRƯỚC THUẾ 346 TỶ ĐỒNG TRONG 9 THÁNG, HOÀN THÀNH 81% KẾ

HOẠCH NĂM

Bản tin Người Đại diện - số 100 | Tháng 10/2019 | www.scic.vn12

TRAPHACODOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Được biết đến là doanh nghiệp luôn đi đầu và chú trọng đầu tư khoa học công nghệ. Cuối năm 2017, Traphaco đã khánh thành Nhà máy sản xuất thuốc tân dược thông minh 4.0 thuộc Công ty TNHH Traphaco Hưng Yên tại xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Sự kiện khánh thành nhà máy đã được Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học Công nghệ Việt Nam (CLB Nhà báo KHCN) lọt top 10 sự kiện khoa học công nghệ nổi bật nhất năm 2017.

Sau 02 năm đi vào hoạt động, vừa qua ngày 10/10/2019, Công ty TNHH Traphaco Hưng Yên tiếp tục vinh dự được nhận chưng nhận là Doanh nghiệp Khoa học và công nghệ do Sở KH&CN tỉnh Hưng Yên trao tặng.

Để được công nhận là Doanh nghiệp Khoa học và công nghệ, doanh nghiệp cần vượt qua các tiêu chí như: hoạt động theo Luật doanh nghiệp; có khả năng tạo ra hoặc ưng dụng kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm đinh, công nhận theo quy đinh; có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu.

Các sản phẩm khoa học,

công nghệ của Traphaco được Hội đồng bình chọn đánh giá là các sản phẩm Thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi được sản xuất theo công nghệ kín hoàn toàn (BFS).

Dây chuyền sản xuất thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi theo công nghệ kín hoàn toàn (BFS) nói riêng và Nhà máy sản xuất thuốc tân dược thông minh 4.0 nằm trong Chiến lược phát triển bền vững Traphaco giai đoạn 2017 - 2020. Các sản phẩm thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi được sản xuất sẽ đạt độ vô khuẩn cấp cao nhất, tương đương với các chế phẩm tiêm truyền. Đặc điểm nổi trội của công nghệ này là tính tự động hóa gần như tuyệt đối, khép kín hoàn toàn. Tất cả các quy trình đều được thực hiện trong một khuôn máy, xóa bỏ các khâu xử lý bao bì như tồn

kho, làm sạch, khử trùng; giúp hạn chế tối đa ô nhiễm vi sinh vật. Dây chuyền thuốc nhỏ mắt của Traphaco được đầu tư các thiết bi khép kín, có hệ thống kiểm soát online, với công nghệ có độ chính xác cao và tự động hóa hoàn toàn, hạn chế tối đa sự can thiệp của con người, tạo ra sản phẩm chất lượng tối ưu - hoàn toàn vô trùng đảm bảo hiệu lực điều tri và an toàn cho người bệnh.

Việc đạt được chưng nhận là sự ghi nhận đối với những nỗ lực trong việc đầu tư khoa học công nghệ của Traphaco mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn, chất lượng. Góp phần thực hiện sư mệnh “Tiên phong sáng tạo dược phẩm Xanh bảo vệ sưc khỏe con người”.

Dây chuyền sản xuất thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi theo công nghệ kín hoàn toàn (BFS)

Bản tin Người Đại diện - số 100 | Tháng 10/2019 | www.scic.vn 13

Bản tin Người Đại diện - số 100 | Tháng 10/2019 | www.scic.vn14

NĂM THỨ 2 LIÊN TIẾP FPT ĐỨNG TRONG TOP 10 DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ 4.0 TIÊU BIỂU

Trong khuôn khổ sự kiện Japan ICT Day 2019 tại Đà Nẵng, Tập đoàn FPT đã được vinh danh Top 10 DN có năng lực công nghệ 4.0 tiêu biểu do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) bình chọn. Đây là năm thứ 2 liên tiếp FPT được vinh danh trong danh sách này.

Theo VINASA, Bảng xếp hạng này lựa chọn các doanh nghiệp công nghệ uy tín, có năng lực tiêu biểu của Việt Nam từ đó giới thiệu và kết nối hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế. Do đó, ngoài việc phải đảm bảo các tiêu chí liên quan đến tài chính, nhân lực, thi trường và khách hàng…, TOP 10 các DN có năng lực công nghệ 4.0 tiêu biểu còn phải đáp ưng được 04 tiêu chí quan trọng gồm năng lực về công nghệ, những dự án đã triển khai, số lượng các kỹ sư có bằng cấp, chưng chỉ về công nghệ mới.

Cùng đưng trong TOP 10 các DN có năng lực công nghệ 4.0 tiêu biểu còn có các tên tuổi khác như VNPT, MobiFone, Công ty giải pháp DN Viettel, ….

Ở khía cạnh công nghệ FPT là một trong những công ty tiên phong trong xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đinh hướng chiến lược của FPT là tập trung vào chuyển đổi số hướng đến mục tiêu Top 50 công ty cung cấp dich vụ chuyển đổi số hàng đầu thế giới trong 10 năm tới. Hiện nay, FPT đã hình thành hệ sinh thái các giải pháp, nền tảng chuyển đổi số giúp các tổ chưc, doanh nghiệp trên toàn cầu nâng cao hiệu suất hoạt động, nâng cao trải nghiệm khách hàng cũng như phát triển các mô hình kinh doanh mới. Trong đó tiêu biểu là nền tảng trí tuệ nhân tạo FPT.AI, nền tảng Blockchain – akaChain, nền tảng tự động hóa akaBot, giải pháp số hóa tài liệu akaDoc, công cụ dich thuật 4.0 akaTrans, giải pháp quản lý tổng thể bệnh viên FPT.eHospital, giải pháp chính phủ

số FPT.eGOV…Về nguồn lực công nghệ 4.0,

FPT hiện có đội ngũ hơn 16.000 kỹ sư, chuyên gia công nghệ với hơn 7.000 chưng chỉ công nghệ quốc tế. FPT đang phát triển, triển khai các giải pháp, dich vụ CNTT cho 600 tập đoàn lớn trên thế giới, trong đó có khoảng 100 tập đoàn trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới (Fortune Global 500). Các dự án nổi bật trong thời gian gần đây của FPT có thể kể đến như: Trở thành đối tác phát triển nền tảng dữ liệu hàng không mở toàn cầu Skywise của Airbus; Đối tác tư vấn chuyển đổi số cho DPDgroup, công ty sở hữu mạng lưới chuyển phát lớn thư 2 châu Âu...

Ở khía cạnh tài chính, năm 2018, FPT đưng trong TOP 10 các DN tư nhân lớn nhất Việt Nam với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng lần lượt 17,4% và 30,6%, đạt tương ưng 23.214 tỷ đồng và 3.858 tỷ đồng; tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn đinh cho gần 28.000 người. Đặc biệt, doanh thu từ mảng chuyển đổi số tăng trưởng cao trên 30%. Tong 9 tháng đầu năm 2019, doanh thu mảng dich vụ chuyển đổi số mang lại 2.525 tỷ đồng cho FPT, tăng 35,2% so với cùng kỳ, đóng góp 32,4% tổng doanh thu công nghệ tại thi trường nước ngoài (tỷ trọng này trong 9 tháng đầu năm 2018 là 31,6%).

Tại thời điểm này khi Đảng và Chính phủ có những chỉ đạo

quyết liệt để đưa Việt Nam thay đổi vi thế nhờ cuộc cách mạng 4.0, FPT cam kết đặt cho mình sư mệnh dẫn dắt chuyển đổi số “Vì một Việt Nam hùng cường bằng chuyển đổi số” với ba nhiệm vụ trọng điểm.

Thư nhất là Phát triển hạ tầng số - Digital Platform giúp các DN, tổ chưc giảm thời gian chuyển đổi số từ 35-50% góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh.

Thư hai là Chia sẻ kiến thưc, phương pháp luận và công cụ CĐS cho các công ty công nghệ VN để thúc đẩy quy mô của chuyển đổi số lớn hơn nhiều lần.

Thư ba là Cam kết đào tạo 50.000 nhân lực số để triển khai sâu rộng cuộc cách mạng công nghiệp lần thư 4.

Theo tin.FPTCùng với việc đưng tên trong

Top 10 DN có năng lực công nghệ 4.0 tiêu biểu, hai đơn vi thành viên của FPT là Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) và Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software) cũng được vinh danh trong Top 50 DN phần mềm, giải pháp và dich vụ CNTT.

Bản tin Người Đại diện - số 100 | Tháng 10/2019 | www.scic.vn 15

TÓM TẮT VĂN BAN PHÁP LUẬT

Nghị quyết 73/NQ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết 60/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

Ngày 23/9/2019, Chính phủ thông qua Nghi quyết 73/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghi quyết 60/2018/QH14 ngày 15/6/2018 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Theo đó, để tiến hành đẩy mạnh thực hiện các chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, Chính phủ yêu cầu:

Trước hết, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và liên quan quản lý, giám sát chặt việc huy động vốn, sử dụng vốn của doanh nghiệp Nhà nước; Bàn giao phần vốn đang quản lý về cơ quan có thẩm quyền…

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xác đinh giá đất cụ thể, phù hợp với quy đinh của pháp luật; Hoàn thành việc

cấp Giấy chưng nhận quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần nghiên cưu xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp Nhà nước; Bộ Tài chính chủ trì rà soát việc cấp bảo lãnh của Chính phủ theo hướng hạn chế tối đa cấp bảo lãnh của Chính phủ đối với doanh nghiệp Nhà nước…

Ngoài ra, Ủy ban quản lý vốn nhà nước thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cùng với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung tương thực hiện vai trò của cơ quan đại diện chủ sở hữu như: chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý rà soát diện tích đất đang quản lý trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy đinh của pháp luật hiện hành; quản lý, giám sát chặt chẽ việc huy động, sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước, nhất là việc vay nợ nước ngoài, các dự án đầu tư trong nước và ra nước ngoài, nguồn vốn mua, bán, sáp nhập doanh nghiệp; bàn giao phần vốn nhà nước hiện đang quản lý về cơ quan có thẩm quyền được giao quản lý vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; rà soát, xử lý các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước, các dự án đầu tư chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài...

- Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Bộ Công Thương theo thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý dưt điểm các dự án đầu tư chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của ngành công thương.

- Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cùng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thường xuyên rà soát, xử lý trách nhiệm theo quy đinh của pháp luật đối với tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đưng đầu trong việc để xảy ra các vi phạm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ cấu lại doanh nghiệp gửi Bộ Nội vụ tổng hợp chung, báo cáo Chính phủ.

- Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tổng kết, đánh giá mô hình Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước và mối quan hệ với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Nghi quyết có hiệu lực từ ngày ký.

TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC Số 82/ Tháng 4-2018 w w w. s c i c . v n

Chịu trách nhiệm xuất bản: Lê Song Lai - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)

Chịu trách nhiệm nội dung: Đàm Thúy Nga - Trưởng ban Đối ngoại Truyền thôngThư ký biên tập: Nguyễn Hồng Hạnh - Chuyên viên

Điện thoại: (024) 62780 126 • Fax: (024) 62780 136 • Email: [email protected] • Website: www.scic.vnĐịa chỉ xuất bản: 117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội • In tại: Hà Nội • GPXB: Số 40/GP-XBBT ngày 13/6/2018

P H Á T H À N H H À N G T H Á N G D À N H C H O N G Ư Ờ I Đ Ạ I D I Ệ N V Ố N C Ủ A S C I C T Ạ I D O A N H N G H I Ệ P

CHỦ TỊCH HĐTV SCIC NHẬN BẰNG KHENvì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”của Tổng cục An ninh, Bộ Công an (tr 3)

CHỦ TỊCH HĐTV SCIC NHẬN BẰNG KHENvì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”của Tổng cục An ninh, Bộ Công an (tr 3)

Tin tức Sự kiệnPhó Tổng giám đốc phụ trách SCIC Nguyễn Chí

Thành tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2018 (tr 3)

3 DN thành viên của SCIC đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2017 (tr 4)

Nghiên cứu trao đổiCổ đông năng động, doanh nghiệp được nhờ - SCIC thúc đẩy các cơ hội kết nối (tr 5)

Chân dung hai thành viên HĐQT mới của Vinamilk (tr 7)Đại hội đồng cổ đông thường niên Traphaco năm 2018 (tr 11)

Thông tin doanh nghiệp thành viên