tin trong tỈnh tin/2019... · 2019. 6. 17. · Đến dự có Đại diện lãnh đạo sở...

12
Soá 05 thaùng 03 naêm 2019 TIN TRONG TỈNH TIN TRONG TỈNH Hội nghị giao ước thi đua năm 2019 của Khối thi đua các cơ quan tham mưu kinh tế tỉnh Ngày 29/01/2019 tại trụ sở Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Lễ ký kết giao ước thi đua năm 2019 của Khối thi đua các cơ quan tham mưu kinh tế tỉnh. Đến dự có Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ và lãnh đạo các Sở, ngành thuộc Khối tham mưu kinh tế gồm 07 đơn vị: Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải và Ban Quản lý các Khu công nghiệp. Lễ ký kết giao ước thi đua được tiến hành nhằm tạo ra phong trào thi đua giữa các đơn vị trong Khối thi đua. Đồng thời, tạo cơ sở cho các đơn vị thường xuyên trao đổi, phổ biến kinh nghiệm, biện pháp tổ chức, chỉ đạo và phát triển các phong trào thi đua giữa các đơn vị trong Khối vừa tăng cường mối quan hệ, gắn kết giữa các đơn vị vừa góp phần đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh. Các đơn vị trong Khối thi đua đã thông qua nội dung Quy chế hoạt động, Kế hoạch hoạt động và ký giao ước thi đua năm 2019. Căn cứ vào kế hoạch các đơn vị tổ chức phát động thi đua gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị. Tại buổi lễ, Ông Phạm Đăng Thành, Giám đốc Sở Công Thưởng, Đơn vị Trưởng Khối thi đua các cơ quan tham mưu kinh tế mong muốn các đơn vị trong Khối nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, nỗ lực thi đua hoàn thành xuất sắc các nội dung, chỉ tiêu thi đua đã đề ra, thực hiện có chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao, lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2019. Lễ ký kết giao ước thi đua đã diễn ra trong không khí đoàn kết, tin tưởng và quyết tâm thực hiện tốt phong trào thi đua của Khối các cơ quan tham mưu kinh tế năm 2019.

Upload: others

Post on 25-Aug-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TIN TRONG TỈNH tin/2019... · 2019. 6. 17. · Đến dự có Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ và lãnh đạo các Sở, ngành thuộc Khối tham mưu kinh tế gồm

Soá 05 thaùng 03 naêm 2019

TIN TRONG TỈNHTIN TRONG TỈNH

Hội nghị giao ước thi đua năm 2019 của Khối thi đua các cơ quan tham mưu kinh tế tỉnh

Ngày 29/01/2019 tại trụ sở Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức Lễ ký kết giao ước thi đua năm 2019 của Khối thi đua các cơ quan tham mưu kinh tế tỉnh. Đến dự có Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ và lãnh đạo các Sở, ngành thuộc Khối tham mưu kinh tế gồm 07 đơn vị: Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải và Ban Quản lý các Khu công nghiệp.

Lễ ký kết giao ước thi đua

được tiến hành nhằm tạo ra phong trào thi đua giữa các đơn vị trong Khối thi đua. Đồng thời, tạo cơ sở cho các đơn vị thường xuyên trao đổi, phổ biến kinh nghiệm, biện pháp tổ chức, chỉ đạo và phát triển các phong trào thi đua giữa các đơn vị trong Khối vừa tăng cường mối quan hệ, gắn kết giữa các đơn vị vừa góp phần đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh. Các đơn vị trong Khối thi đua đã thông qua nội dung Quy chế hoạt động, Kế hoạch hoạt động và ký giao ước thi đua năm 2019. Căn cứ vào kế hoạch các đơn vị tổ chức phát động thi đua gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.

Tại buổi lễ, Ông Phạm Đăng Thành, Giám đốc Sở Công Thưởng, Đơn vị Trưởng Khối thi đua các cơ quan tham mưu kinh tế mong muốn các đơn vị trong Khối nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, nỗ lực thi đua hoàn thành xuất sắc các nội dung, chỉ tiêu thi đua đã đề ra, thực hiện có chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ chính trị được giao, lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2019. Lễ ký kết giao ước thi đua đã diễn ra trong không khí đoàn kết, tin tưởng và quyết tâm thực hiện tốt phong trào thi đua của Khối các cơ quan tham mưu kinh tế năm 2019.

Page 2: TIN TRONG TỈNH tin/2019... · 2019. 6. 17. · Đến dự có Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ và lãnh đạo các Sở, ngành thuộc Khối tham mưu kinh tế gồm

Soá 05 thaùng 03 naêm 2019

TIN TRONG TỈNH

Hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019

Chiều ngày 18/02/2019, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Hậu, Trưởng ban Ban Chỉ đạo 389/ĐP chủ trì Hội nghị.

Năm 2018, các lực lượng thành viên Ban Chỉ đạo 389 địa phương với sự nổ lực, cố gắng đã chủ động bám sát và triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo quan trọng từ Trung ương đến địa phương; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trên nhiều lĩnh vực, nhiều địa bàn trọng điểm, nhất là những vấn đề nổi cộm có ảnh hưởng xấu đến xã hội, người tiêu dùng. Do vậy, công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh trong năm qua đạt được những kết quả nhất định: Tổng số vụ phát hiện và xử lý là 1.123 vụ vi phạm. Tổng số tiền thu nộp ngân sách là 28,83 tỷ đồng (xử phạt vi phạm hành chính là 9,487 tỷ đồng; tiền phạt bổ sung, truy thu thuế là 18,783 tỷ đồng và bán hàng tịch thu là 562,57 triệu đồng).

Trong đó, Lực lượng quản lý thị trường phát hiện và xử lý: 133 vụ/713,43 triệu đồng; Thuế: 353 vụ/25,907 tỷ đồng; Kiểm lâm: 424 vụ/551,44 triệu đồng; Công an: 89 vụ/1,375 tỷ đồng; Thanh tra chuyên ngành và các lực lượng khác: 257 vụ/286,13 triệu đồng.

Phát biểu kết luận, chỉ đạo tại Hội nghị, Trưởng ban Ban Chỉ đạo 389/ĐP đánh giá cao công tác tham mưu kịp thời của các ngành, địa phương trên các lĩnh vực; triển khai đạt kết quả tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch 2018 đề ra. Đặc biệt, cơ chế phối hợp giữa các ngành, thành viên Ban Chỉ đạo tốt hơn; công tác chỉ đạo xử lý có trọng tâm, trọng điểm; công tác chống thất thu thuế hiệu quả… Bên cạnh đó, đánh giá tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa phương vẫn còn nhiều phức tạp, khó kiểm soát; cần tiếp tục tăng cường

triển khai các giải pháp hiệu quả hơn, Trưởng ban Ban Chỉ đạo 389/ĐP chỉ đạo phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2019, các ngành cần tiếp tục nghiên cứu đề xuất phương pháp phối hợp hiệu quả, xuyên suốt hơn nữa giữa các cơ quan, lực lượng chức năng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tiếp tục quan tâm các nhóm ngành hàng, lĩnh vực: buôn lậu thuốc lá; nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; buôn lậu xăng dầu; chống thất thu thuế đối với lĩnh vực bất động sản, khai thác khoáng sản; vệ sinh an toàn thực phẩm… Đồng thời, giao cho Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389/ĐP và các cơ quan thành viên, theo chức năng, tham mưu triển khai thực hiện các nhiệm vụ Kế hoạch năm 2019 đảm bảo đạt kết quả tốt.

TTP

Page 3: TIN TRONG TỈNH tin/2019... · 2019. 6. 17. · Đến dự có Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ và lãnh đạo các Sở, ngành thuộc Khối tham mưu kinh tế gồm

Soá 05 thaùng 03 naêm 2019

TIN TRONG TỈNH

“Tết trông cây đời đời nhớ ơn Bác Hô”

“Mùa xuân là Tết trồng cây,

Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân”.

Từ lâu, câu thơ của Bác Hồ đã thấm sâu vào tâm trí của hàng triệu trái tim con người Việt Nam, kể từ đó cho tới nay, đã thành một truyền thống tốt đẹp, mỗi dịp Xuân về là “Tết trồng cây” thực sự trở thành ngày hội của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trồng cây, gây rừng và bảo vệ môi trường sinh thái. Truyền thống đó đã mang lại giá trị thực tiễn, góp phần làm đẹp cảnh quan môi trường, nhất là trong tình hình biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường như hiện nay.Và để hưởng ứng ngày Hội “Tết trồng cây”, Sáng ngày 19/02/2019 tại Công viên biển Bình Sơn, Chi đoàn Sở Công Thương đã tham gia Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2019 do Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức. Đến dự có các đồng chí: Lưu Xuân Vĩnh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đông chí Nguyễn Bắc Việt, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể, địa phương và trên 300 đoàn viên, thanh niên trong tỉnh tham dự. Ngay sau lễ phát động, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các

sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và toàn thể đoàn viên đã tham gia trồng cây xanh tại khu vực Công viên biển Bình Sơn.

Hoạt động “Tết trồng cây” vào dịp đầu xuân mới đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; cùng với cả nước, trong nhiều năm qua cán bộ và nhân dân trong tỉnh, đặc biệt là thế hệ trẻ đã tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, ra sức trồng, chăm sóc cây xanh vào dịp đầu năm mới và các dịp khác trong năm, góp phần phủ

xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường, xây dựng tỉnh Ninh Thuận ngày càng xanh-sạch-đẹp.

Phát biểu tại Lễ phát động, đồng chí Lưu Xuân Vĩnh, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong tỉnh tích cực hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả việc tổ chức Tết trồng cây theo lời dạy của Bác “Mùa xuân là tết trồng cây làm cho đất nước càng ngày càng xuân”; tuổi trẻ tỉnh nhà phát huy tinh thần xung

Lễ phát động Tết trồng cây 2019

Đoàn viên các hội đoàn thể tham gia phòng trào

Page 4: TIN TRONG TỈNH tin/2019... · 2019. 6. 17. · Đến dự có Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ và lãnh đạo các Sở, ngành thuộc Khối tham mưu kinh tế gồm

Soá 05 thaùng 03 naêm 2019

TIN TRONG TỈNH

kích, tình nguyện đảm nhận thực hiện các công trình, phần việc thanh niên gắn với việc trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, cây xanh, bảo vệ môi trường, chống lại biến đổi khí hậu; đồng thời kêu gọi xã hội hóa phát triển hệ thống cây

xanh mà trực tiếp là tham gia đóng góp xây dựng “Quỹ cây xanh” các cấp hướng đến mục tiêu xây dựng Ninh Thuận trở thành quê hương xanh trong tương lai.

Ngoài ra, trên 300 đoàn viên, thanh niên, công nhân

viên các đơn vị, Công ty TNHH Xây dựng, thương mại và sản xuất Nam Thành đã tham gia tiến hành trồng, chăm sóc cây xanh, dọn vệ sinh tại khu vực công viên và bãi biển Bình Sơn.

Thanh Hùng

Đoàn viên thanh niên tham gia trồng cây xanh và dọn rác

Tình hình thị trường hàng hóa Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019

Nguồn cung hàng hóa dồi dào; giá cả một số mặt hàng có tăng, song mức tăng tương đương với cùng kỳ Tết năm trước.

Năm nay, Tết Nguyên đán diễn ra vào những ngày đầu tháng 02/2018, do vậy thị trường đã bắt đầu sôi động từ tháng 12/2018. Nhằm góp phần cân đối cung - cầu hàng hóa, ổn định thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Sở Công Thương đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch

số 4780/KH-UBND ngày 07/11/2018 về Bình ổn thị trường tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Để chuẩn bị phục vụ tết, các doanh nghiệp thương mại lớn trên địa bàn tỉnh đã chủ động dự trữ nguồn hàng khá lớn, tổng giá trị dự trữ hàng hóa các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh khoảng trên 530 tỷ đồng, tăng 20% so với Tết năm 2018. Riêng 04 doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn của tỉnh dự trữ khoảng 148 tỷ đồng, tăng 41% so năm 2018, trong đó hàng bình ổn là 56 tỷ đồng, tăng trên 30% so với năm trước. Bên cạnh nguồn vốn tự chủ của doanh nghiệp, UBND tỉnh đã quyết định tạm ứng

Quỹ dự trữ tài chính tỉnh 18 tỷ đồng để hỗ trợ một phần cho 04 doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn dự trữ hàng hóa phục vụ Tết, không để xảy ra tình trạng khan hàng, sốt giá.

Nhằm phục vụ tốt nhu cầu hàng hóa Tết, Sở Công Thương đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức 65 chuyến bán hàng lưu động/34 xã/6 huyện đưa hàng hóa về vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và mở 09 điểm bán hàng bình ổn trên địa bàn tỉnh. Tại các chợ, cửa hàng, siêu thị... hàng hóa được bày bán đa dạng, nhiều chủng

Page 5: TIN TRONG TỈNH tin/2019... · 2019. 6. 17. · Đến dự có Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ và lãnh đạo các Sở, ngành thuộc Khối tham mưu kinh tế gồm

Soá 05 thaùng 03 naêm 2019

TIN TRONG TỈNH

loại, mẫu mã đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết.

Nhìn chung, dịp tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019 nguồn cung hàng hóa dồi dào, do đó tình hình giá cả tương đối ổn định, hàng hoá được lưu thông thông suốt, mặc dù một số mặt hàng rau củ, trái cây, bia, thủy hải sản,… giá cả có tăng, song mức tăng tương đương với cùng Tết năm trước, không có sự tăng giá đột biến làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân, không có hiện tượng đầu cơ, găm hàng gây bất ổn thị trường.

Diễn biến giá cả một số nhóm, mặt hàng:

Thời điểm đến cuối tháng 01/2019 tình hình giá cả thị trường tại địa bàn thành phố

Phan Rang- Tháp Chàm như sau: giá gạo tẻ thường dao động từ 10.000-11.000 đồng/kg, nếp thường: 14.000-15.000 đồng/kg; đường cát trắng Phan Rang: 13.000 đồng/kg; thịt heo dao động từ 75.000 -85.000 đồng/kg, thịt bò loại 1: 230.000 đồng/kg; dầu ăn Tường An (1 lít): 31.000 đồng/bình, bia Sài Gòn 220.000 đồng/thùng, bia Tiger: 312.000 đồng/thùng, bia Heniken: 385.000-392.000 đồng/thùng; Nước giải khát Cocacola: 175.000đồng/thùng, pessi 173.000 đồng/thùng và các mặt hàng rau củ quả tăng bắt đầu tăng nhẹ.

Những ngày cận Tết: Giá mặt hàng gạo, nếp, dầu ăn, đường vẫn giữ ở mức ổn định; giá thịt gia súc tăng từ 10.000 - 20.000 đồng/kg do giá heo hơi tăng (mức tăng

này cao hơn so với cùng kỳ năm trước); gia cầm tăng từ 5.000-20.000 đồng/kg; nguồn dự trữ bia, nước ngọt phục vụ Tết của các doanh nghiệp, các đại lý khá dồi dào do vậy mức tăng không nhiều, chỉ từ 5.000-10.000 đồng/thùng so với ngày bình thường (riêng giá bia tại siêu thị Co.opMart mức bán chênh lệch không đáng kể so với ngày thường, thấp hơn giá bán tại nhiều cửa hàng bên ngoài, do vậy lượng bia tiêu thụ tại siêu thị năm nay tăng hơn khoảng 10% so với Tết 2018); các mặt hàng thủy hải sản tươi sống (cá, tôm, mực,…) và rau củ quả tươi tại các chợ – cũng như các năm trước - tăng khá cao, nhất là vào ngày 28, 29, 30/12 âm lịch (mức tăng từ 10 - 50%).

TTP

Giải pháp nào để đẩy mạnh phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận?

Từ thập niên 80 và những năm đầu của thập niên 90, giai đoạn mà các loại hình thương mại hiện đại như siêu thị và trung tâm thương mại… chưa phát triển, thì chợ là nơi tiêu thụ hàng hóa chủ yếu của các doanh nghiệp sản xuất cũng như là nơi mua sắm chính của người dân. Đến nay, tại Việt Nam, các kênh mua sắm, các loại hình thương mại hiện đại, tiện lợi phát triển khá mạnh, đặc biệt là tại các thành phố lớn, nhưng chợ vẫn giữ một vai trò rất quan trọng mà khó có loại hình thương mại nào có thể thay thế được.

Tỉnh Ninh Thuận với 101 chợ (gồm: 01 chợ hạng I, 10 chợ hạng II và 90 chợ hạng III), chủ yếu phân bố trên địa bàn các huyện (chiếm trên 82% tổng số chợ trên địa bàn toàn tỉnh) cũng đang thể hiện vai trò là một kênh phân phối hàng hóa truyền thống rất quan trọng, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn tỉnh. Đa phần chợ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, tuy nhiên do thời gian hình thành đã khá lâu, nên đến nay nhiều chợ đã xuống cấp; bộ phận phụ trợ và kỹ thuật công trình tại nhiều chợ chưa hoàn thiện. Trong khi đó, nguồn vốn được cân đối phân bổ cho công tác đầu tư phát triển chợ khá hạn chế;

công tác thu hút các dự án đầu tư chợ gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Vậy, giải pháp nào để huy động được tối đa các nguồn lực, đẩy mạnh phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận?

* Yêu cầu: (1) Địa điểm lựa chọn đầu tư chợ phải thuận lợi giao thương; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển chợ được duyệt và các quy hoạch có liên quan (quy hoạch phát triển đô thị, nông thôn mới, quy hoạch sử dụng đất...). Diện tích, quy mô chợ phải đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, đáp ứng quy mô dân số từng vùng và từng địa phương. (2) Đầu tư phát triển chợ theo nguyên tắc huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, Nhà nước và

Page 6: TIN TRONG TỈNH tin/2019... · 2019. 6. 17. · Đến dự có Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ và lãnh đạo các Sở, ngành thuộc Khối tham mưu kinh tế gồm

Soá 05 thaùng 03 naêm 2019

TIN TRONG TỈNH

nhân dân cùng làm, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ theo quy định. (3) Nâng cao vai trò, trách nhiệm, hỗ trợ của Nhà nước trong công tác giải phóng mặt bằng, giao đất sạch để triển khai các dự án chợ. (4) Các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động trong công tác tham mưu, phối hợp tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, vận động để nhân dân biết, đồng thuận trong việc triển khai các dự án đầu tư chợ trên địa bàn tỉnh.

* Về nhiệm vụ, giải pháp:- Công tác quy hoạch, kế

hoạch: Triển khai thực hiện và kịp thời cập nhật bổ sung các dự án đầu tư chợ phù hợp theo Quy hoạch, Kế hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2025; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới… đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ quy hoạch, kế hoạch phát triển chợ được duyệt, các cấp, các ngành thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để đảm bảo quỹ đất cho phát triển chợ trước mắt và trong tương lai.

- Vốn đầu tư: Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, kết hợp sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Nhà nước, vốn hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu và đặc biệt là nguồn vốn xã hội hóa: (1) Tranh thủ sự hỗ trợ

của Trung ương từ các chương trình, dự án để lồng ghép, hỗ trợ đầu tư phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn. (2) Hàng năm, ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện cân đối bố trí để hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp các chợ khu vực miền núi, nông thôn đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn nhưng chưa thu hút được tổ chức, cá nhân đầu tư, kinh doanh khai thác và quản lý theo quy định, ưu tiên bố trí nguồn thu từ hoạt động kinh doanh chợ để đầu tư phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn. (3) Kêu gọi, thu hút nguồn vốn của các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư phát triển, quản lý chợ trên địa bàn tỉnh theo quy định. (4) Ngoài nguồn vốn của các nhà đầu tư, chính quyền địa phương (theo phân cấp quản lý chợ) chủ động triển khai các giải pháp, phương án huy động vốn góp từ các hộ kinh doanh tại chợ để đầu tư nâng cấp mạng lưới chợ trên địa bàn.

- Cơ chế, chính sách: Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng chợ (ưu đãi về đất đai, thuế…) và các hỗ trợ khác trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư chợ trên địa bàn tỉnh. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển chợ phù hợp với điều kiện của tỉnh. Đối với các hộ kinh doanh có đóng góp vốn đầu tư xây dựng chợ theo chủ trương, phương án huy động vốn của chính quyền địa phương sẽ được ưu tiên trong bố trí, sắp xếp điểm kinh doanh tại chợ. Số tiền đóng góp đầu tư xây dựng, nâng cấp chợ của các hộ kinh doanh sẽ được trừ dần

vào tiền dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ (tiền thuê mặt bằng) theo quy định.

- Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động: Tổ chức công bố rộng rãi về quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh; chủ trương xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ; danh mục các dự án chợ kêu gọi đầu tư; phương án huy động vốn đầu tư chợ và các chính sách có liên quan; phương án đầu tư, kinh doanh và quản lý chợ; kế hoạch đóng cửa, di dời chợ, đưa chợ mới vào hoạt động (trong trường hợp di dời từ chợ cũ sang chợ mới)… Tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động để nhân dân, các hộ kinh doanh tại chợ biết, đồng thuận trong việc triển khai các dự án đầu tư chợ trên địa bàn tỉnh.

- Công tác quản lý nhà nước: Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt; không để tình trạng hình thành chợ tự phát, chợ cóc, chợ lấn chiếm lòng đường làm mất an toàn giao thông, mỹ quan, vệ sinh môi trường,... Tăng cường công tác quản lý đầu tư xây dựng và kinh doanh khai thác, quản lý chợ; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định. Có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý chợ (bao gồm: Ban quản lý, Tổ quản lý chợ và doanh nghiệp, Hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý chợ) để nâng cao kiến thức về quản lý chợ, đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm…

Page 7: TIN TRONG TỈNH tin/2019... · 2019. 6. 17. · Đến dự có Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ và lãnh đạo các Sở, ngành thuộc Khối tham mưu kinh tế gồm

Soá 05 thaùng 03 naêm 2019

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

HỊ TRƯỜNG HÀNG HÓAĐÁNG QUAN TÂM TRONG TUẦN

Sau Tết, giá lúa gạo nội địa tiếp tục lao dốc

Đến nay, các tiểu thương kinh doanh lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long đã quay trở lại hoạt động kinh doanh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Thế nhưng, thị trường lúa, gạo chẳng những không có dấu hiệu phục hồi, mà còn tiếp tục sụt giảm.

Giá lúa gạo nội địa tiếp tục sụt giảm sau kỳ nghỉ Tết. Trong ảnh là thương lái vận chuyển lúa đi tiêu thụ. Ảnh: Trung Chánh

Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, giá lúa gạo thị trường nội địa trong vụ đông xuân 2018-2019 được ghi nhận sụt giảm mạnh so với vụ đông xuân 2017-2018, thì sau kỳ nghỉ Tết giá lúa gạo vẫn tiếp tục sụt giảm.

Cụ thể, lúa IR 50404 tươi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp trước kỳ nghỉ Tết có giá 4.600 đồng/kg, Đài Thơm 8 là 5.000 đồng, thì hiện lúa IR 50404 tiếp tục sụt giảm xuống mức giá 4.400-4.500 đồng/kg và Đài Thơm 8 là 4.800-

4.900 đồng/kg.Trong khi đó, giá gạo

nguyên liệu của giống IR 50404 hiện giảm xuống còn 6.500-6.600 đồng/kg so với mức giá 6.600-6.700 đồng/kg hồi trước kỳ nghỉ Tết; giá gạo nguyên liệu Đài Thơm 8 từ mức giá 7.300-7.700 đồng/kg giảm xuống còn 7.200-7.500 đồng/kg (tùy chất lượng).

Theo các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo, giá lúa gạo sụt giảm do tình hình xuất khẩu đang khó khăn, trong khi đó, áp lực tiêu thụ vụ lúa đông xuân 2018-2019 gia tăng khiến giá lúa gạo sụt giảm.

Ngày 10-2, việc tiêu thụ lúa của nông dân ở các địa phương như Tiền Gi-ang, Long An hiện đang khá khó khăn. Chẳng hạn, nếu như vụ đông xuân năm 2017-2018, thương lái đặt tiền cọc thu mua lúa của nông dân trước thời điểm thu hoạch lên đến 15 ngày, thậm chí 1 tháng, thì hiện nhiều nơi dù ngày thu hoạch đã cận kề nhưng nông dân vẫn chưa bán được lúa.

Thị trường rau quả những ngày sát tết

Những ngày này, thị trường rau củ quả biến động trái chiều, ngược với giá rau xanh tại Hà Nội tăng khoảng 30%, thì Hải Dương với 1.200 ha cà rốt đang không có đầu ra, giá giảm hơn 50%.

Theo ANTĐ, hàng nghìn ha cà rốt ở các vựa lớn tại tỉnh Hải Dương đang gặp khó khăn về đầu ra, giá giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông nghiệp (NN&PTNT) tỉnh Hải Dương, tổng diện tích cà rốt vụ đông toàn tỉnh năm nay khoảng 1.200 hecta, trong đó riêng 2 xã Đức Chính và Thái Tân tổng diện tích đã chiếm hơn 50% toàn tỉnh.

Vụ đông năm nay, một số đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã cũng đã hợp tác liên kết tiêu thụ cà rốt cho nông dân Hải Dương. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ qua các kênh này hiện vẫn khiêm tốn so với sản lượng cà rốt khổng lồ toàn tỉnh.

Trước thông tin này, Hệ thống Siêu thị Big C và Cen-

Page 8: TIN TRONG TỈNH tin/2019... · 2019. 6. 17. · Đến dự có Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ và lãnh đạo các Sở, ngành thuộc Khối tham mưu kinh tế gồm

Soá 05 thaùng 03 naêm 2019

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

tral Group Việt Nam đã trực tiếp tìm hiểu, ký kết với tỉnh Hải Dương để thu mua, nhằm hỗ trợ nông dân tránh được cảnh “được mùa mất giá”. Đặc biệt, dịp giảm giá này đang rơi vào trước Tết Nguyên đán Kỷ Hơi.

Đại diện siêu thị Big C cho biết, từ ngày 25 -1-2019 đến hết ngày 4-2-2019 (tức ngày 30 Tết), 15 siêu thị Big C miền Bắc triển khai chương trình “Đồng hành cùng cùng người nông dân xã Đức Chính, Huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương”, nhằm hỗ trợ tiêu thụ cà rốt của nông dân Hải Dương.

Với giá bán 7.900 đồng/kg, dự kiến, 15 siêu thị Big C miền Bắc sẽ tiêu thụ khoảng 30 tấn cà rốt của xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) – xã trồng cà rốt lớn nhất miền Bắc.

Ngược với giá cà rốt, giá rau xanh thời điểm này trên khắp các xứ đồng canh tác rau màu của Hà Nội, không khí đang khá tấp nập, khẩn trương, bà con nông dân rất vui mừng vì một năm canh tác được mùa, được giá.

Tại vùng rau an toàn xã Thanh Đa, Phúc Thọ với diện tích hơn 50ha trồng rau đã được cấp giấy chứng nhận vùng sản xuất an toàn, vụ rau Tết năm nay, người dân nơi đây tập trung trồng rau bắp cải, su hào. Nhờ kinh nghiệm trồng rau lâu năm, cộng với áp dụng kỹ thuật

canh tác tiên tiến nên toàn bộ diện tích rau sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.

Một nông ở đây cho biết, cách đây một tháng, giá bắp cải giao tại ruộng chỉ được 6.000 – 7.000 đ/kg, thì nay đã tăng lên 10.000 đồng/kg, su hào cũng tăng từ 4.000 đồng/củ lên 6.000 đồng/củ….

Hiện giá rau xanh trên thị trường đã tăng lên khoảng 30% so với ngày thường. Với mức giá này, người trồng rau có thu nhập khá, hứa hẹn sẽ có một cái Tết ấm no.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết: Tết Nguyên đán là dịp người dân tiêu thụ thực phẩm tăng mạnh nhất trong năm, đặc biệt là các loại rau xanh, củ, quả… Để chủ động cung ứng nguồn rau xanh phục vụ thị trường, ngay từ đầu vụ, Sở NN&PTNT Hà Nội đã có kế hoạch chỉ đạo các địa phương cân đối diện tích, cơ cấu chủng loại rau xuống giống hợp lý, đảm bảo đủ nguồn hàng phục vụ Tết. Vụ rau Tết năm nay, toàn TP gieo trồng khoảng 8.700ha, dự kiến cho thu hoạch 190.000 tấn rau các loại. Thời tiết từ đầu năm 2019 đến nay khá thuận để một số loại rau màu ngắn ngày phát triển. Ngoài ra, Hà Nội còn đang liên kết với

hơn 40 tỉnh, thành để cung ứng rau xanh cho thị trường Thủ đô. Vì vậy, người tiêu dùng không lo thiếu nguồn rau phục vụ Tết.

Ngoài việc tăng diện tích, sản lượng, vài năm gần đây, Hà Nội còn tập trung nâng cao về chất lượng rau màu. Điều đó được thể hiện qua diện tích trồng rau được cấp giấy chứng nhận vùng sản xuất an toàn liên tục tăng. Hiện, toàn TP có 5.000ha rau màu đã được chứng nhận là vùng rau sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Đặc biệt, để đảm bảo chất lượng rau màu, hạn chế việc người nông dân sử dụng các loại thuốc kích thích tăng trưởng, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường hướng dẫn và giám sát bà con áp dụng các quy trình sản xuất an toàn. Đồng thời khuyến khích phát triển sản xuất vùng chuyên canh tập trung, hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, chế phẩm sinh học. Từ đó đã góp phần thay đổi tư duy về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân, chuyển dần từ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học sang các loại thuốc có nguồn gốc sinh học, chế phẩm sinh học nhằm bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

Trung tâm TTCN&TM

Page 9: TIN TRONG TỈNH tin/2019... · 2019. 6. 17. · Đến dự có Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ và lãnh đạo các Sở, ngành thuộc Khối tham mưu kinh tế gồm

Soá 05 thaùng 03 naêm 2019

XUẤT NHẬP KHẨU

Trung tâm TTCN&TM

XUAÁT NHAÄP KHAÅUXuất khẩu cá ngừ Việt

Nam sang EU giảm trong quý cuối năm

Sau 9 tháng tăng trưởng liên tục, XK cá ngừ của Việt Nam sang EU giảm trong 3 tháng cuối năm. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị XK cá ngừ trong 3 tháng cuối năm chỉ đạt 40,5 triệu USD, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2017. Tuy nhiên, tính cả năm 2018 giá trị XK cá ngừ vẫn tăng 11,5%, đạt 158 triệu USD.

Xét về cơ cấu sản phẩm cá ngừ XK sang thị trường EU, đáng chú ý XK cá ngừ chế biến khác có xu hướng tăng trưởng mạnh. Trong khi đó, các sản phẩm cá ngừ đóng hộp ngày càng giảm. Hiện, các sản phẩm cá ngừ chế biến khác đang chiếm ưu thế trong nhóm sản phẩm cá ngừ chế biến, đóng hộp xuất sang thị trường này.

Tốp 3 thị trường XK cá ngừ lớn nhất của Việt Nam trong khối EU đã thay đổi trong năm 2018. Với sự tăng trưởng ấn tượng liên tục ở mức 3 con số trong những tháng qua, Tây Ban Nha đang chiếm lĩnh vị trí đứng đầu với tổng giá trị XK đạt 30 triệu USD. Đứng kế tiếp là Hà Lan với 25 triệu USD. Trong

khi đó, XK cá ngừ sang Đức vẫn tiếp tục sụt giảm, điều này đã khiến thị trường này tụt xuống vị trí thứ 3.

Theo ITC, 10 tháng đầu năm 2018, NK cá ngừ của EU giảm 47% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, NK cá ngừ chế biến đóng hộp giảm 46%, còn NK thăn/philê cá ngừ đông lạnh giảm 47%.

Tại phân khúc thị trường cá ngừ chế biến đóng hộp, Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Anh và Đức là 5 thị trường NK nhiều nhất dòng sản phẩm này trong khối EU. So với cùng kỳ năm 2017, NK cá ngừ chế biến đóng hộp của cả 5 thị trường này đều tăng về giá trị, tuy nhiên nếu xét về khối lượng hiện chỉ có Tây Ban Nha là có sự tăng trưởng.

Ecuador vẫn là nguồn cung cá ngừ chế biến đóng hộp lớn nhất cho EU. Giá trị NK cá ngừ chế biến đóng hộp từ Ecuador vào EU chiếm 19% tổng giá trị NK của khối thị trường này. Tiếp đến là Mauritius và Philippines với tỷ trọng lần lượt là 7% và 6%. Trong khi đó, Việt Nam đang là nguồn cung cá ngừ chế biến đóng hộp lớn thứ 14 cho EU, chỉ chiếm 1,2%.

Đối với sản phẩm chế biến

đóng hộp mã HS16 này, Việt Nam vẫn khó cạnh tranh với mức thuế NK 20,5%, trong khi Ecuador có lợi thế hơn với mức thuế 0%. Trung Quốc đang bị áp thuế 24% cao hơn Việt Nam, trong khi Phillippines được hưởng 0%.

Còn tại phân khúc thăn/philê cá ngừ đông lạnh, Pháp, Tây Ban Nha, Italy, Hà Lan và Đức là 5 thị trường NK nhiều nhất dòng sản phẩm này trong khối EU. So với cùng kỳ năm 2017, trong khi Đức giảm NK dòng sản phẩm này thì 4 nước còn lại đều đang tăng. Việt Nam đang là nguồn cung thăn/philê cá ngừ đông lạnh lớn thứ 2 cho EU, sau Hàn Quốc.

Nhìn chung, năm 2018 do giá cá ngừ tại Manta cao, sản lượng khai thác tại khu vực này lại giảm khiến nguồn cung bị hạn chế. Nên các nước EU có xu hướng tìm nguồn cung thay thế từ các nước châu Á như Trung Quốc hay Việt Nam.

Đối với sản phẩm thăn/philê cá ngừ đông lạnh, với mức thuế NK 14,5% Việt Nam cũng không có lợi thế so với Hàn Quốc, hay Mexico và Ecuador – hai nước đang được hưởng thuế 0%.

Page 10: TIN TRONG TỈNH tin/2019... · 2019. 6. 17. · Đến dự có Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ và lãnh đạo các Sở, ngành thuộc Khối tham mưu kinh tế gồm

Soá 05 thaùng 03 naêm 2019

SẢN XUẤT KINH DOANH

Trung tâm TTCN&TM

SAÛN XUAÁT KINH DOANH

Năm 2018, cá tra tăng sức cạnh tranh tại EU

Năm 2018, tổng giá trị XK cá tra sang EU đạt 243,9 triệu USD, tăng 20,2% so với năm 2017. Mức tăng trưởng khả quan này tạo tâm lý tốt cho các DN XK cá tra trong năm 2019.

Trong năm qua, duy trì tháng 1-2/2018, giá trị XK cá tra sang EU giảm 13,2% và 15,3% so với cùng kỳ năm 2017. 10 tháng còn lại, XK cá tra sang EU tăng trưởng dương liên tục. Trong đó, giá trị XK sang 4 thị trường XK lớn nhất là: Hà Lan, Anh, Đức và Bỉ tương đối ổn định.

Theo thống kê của ITC, 11 tháng đầu năm 2018, giá trị NK cá thịt trắng của EU tăng 8,6%, trong đó, NK từ Anh, Pháp và Bồ Đào Nha tăng mạnh. Giá NK cá tra sang thị trường EU trong 9 tháng đầu năm nay cũng tăng mạnh lên mức hơn 3 USD/kg. Đây là mức giá cao nhất kể từ năm 2016.

Thống kê mới nhất của ITC cũng cho thấy, trong cơ cấu NK cá thịt trắng của EU 10 tháng đầu năm 2018, cá Cod phile đông lạnh (HS 030471) vẫn là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất gần 26% tổng NK cá thịt trắng, tiếp đó là cá Alaska pollack phile đông lạnh (HS 030475); Cá Cod đông lạnh (HS 030363); cá Hake phile đông lạnh (HS 030474)... Trong thời gian này, NK cá Hake đông lạnh (HS 030366) tăng mạnh nhất: 27,8% so với cùng kỳ năm 2017.

NK cá Tra, basa phile đông lạnh (HS 030462) của EU trong 10 tháng đầu năm 2018 cũng tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, sản phẩm cá tra cũng đang cạnh tra-nh ngược lại với sản phẩm cá rô phi, cá minh thái Alaska pollock tại một số thị trường trọng điểm tại Châu Âu. Sự thay thế sản phẩm cá tra trong một số phân khúc thị trường đang diễn ra trên khắp Châu Âu với mức độ khác nhau.

Năm 2018, giá trị XK cá tra sang thị trường EU khả quan trở lại là do giá nguyên liệu cá tra trong nước tăng kéo giá XK tăng lên; giá trị XK sang một số thị trường lớn tại khu vực này như: Hà Lan tăng 33,4%; Anh tăng 6%; Đức tăng 10,5%; Bỉ tăng 11,8% so với năm trước. Riêng trong tháng 12/2018, XK cá tra sang 4 thị trường này tăng trưởng rất mạnh, giá trị XK sang Hà Lan tăng 71,3%; Anh tăng 75,4%; Đức tăng 45,2% và Bỉ tăng 144,8%. Trong hai quý cuối năm, XK cá tra sang Hà Lan, Đức và đặc biệt là Bỉ tăng trưởng tốt.

Sự phục hồi và tăng trưởng XK cá tra ở lại thị trường EU sau nhiều năm liên tiếp giá trị XK giảm đã tạo tâm lý tốt cho các DN đẩy mạnh sang thị trường này. Dự báo năm 2019, XK cá tra sang EU tiếp tục tăng ở mức từ 20-35% so với năm 2018.

Page 11: TIN TRONG TỈNH tin/2019... · 2019. 6. 17. · Đến dự có Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ và lãnh đạo các Sở, ngành thuộc Khối tham mưu kinh tế gồm

Soá 05 thaùng 03 naêm 2019

TIN THẾ GIỚI

Tin

THEÁ GIÔÙI

USDA: Dự báo cung cầu gạo thế giới niên vụ 2018/19

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong báo cáo tháng 2/2019 dự báo sản lượng gạo thế giới niên vụ 2018/19 sẽ đạt 495,87 triệu tấn.

Dự báo cung cầu gạo thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) niên vụ 2018/19 trong tháng 2/2019.

Đvt: triệu tấn

Thị trường Dự trữđầu vụ

Cung Tiêu thụDự trữ cuối vụSản lượng Nhập

khẩu Nội địa Xuất khẩu

Thế giới 162,02 495,87 45,23 490,27 47,72 167,62Mỹ 0,93 7,12 0,91 4,29 3,18 1,5

Các TT còn lại 161,09 488,75 44,33 485,98 44,55 166,13TT XK chủ yếu 28,35 168,17 0,65 135,95 33,75 27,47

Ấn Độ 22,6 111 0 100 12,5 21,1Pakistan 1,32 7,4 0 3,25 4,25 1,22Thái Lan 3,18 20,7 0,25 10,5 10 3,63Việt Nam 1,25 29,07 0,4 22,2 7 1,52

TT NK chủ yếu 10,38 67,18 14 79,42 1,29 10,84Brazil 0,31 7,75 0,85 7,75 0,85 0,31EU-27 1,14 1,99 2 3,75 0,35 1,04

Indonesia 4,11 37,3 0,8 38,1 0 4,11Nigeria 1,3 4,79 2,2 7,2 0 1,09

Philippines 2,29 12,15 2,3 13,65 0 3,09Trung Đông 0,76 1,74 4 5,78 0 0,72

TT khác Burma 0,86 13,12 0,01 10,2 2,8 0,99

Trung Mỹ và Caribê 0,62 1,7 1,86 3,47 0,04 0,68

Trung Quốc 109 148,49 4,5 143,79 2,2 116Ai Cập 1,56 2,8 0,4 4,1 0,02 0,64

Nhật Bản 2,17 7,7 0,69 8,6 0,07 1,88Mexico 0,2 0,18 0,88 0,94 0,09 0,22

Hàn Quốc 1,21 3,87 0,41 4,67 0,05 0,76

Trung tâm TTCN&TM

Page 12: TIN TRONG TỈNH tin/2019... · 2019. 6. 17. · Đến dự có Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ và lãnh đạo các Sở, ngành thuộc Khối tham mưu kinh tế gồm

Soá 05 thaùng 03 naêm 2019

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Trung tâm TTCN&TM

CAÀN BIEÁTDOANH NGHIEÄP CAÀN BIEÁTBộ Công Thương ban

hành Thông tư về qui tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2019 quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP.

Với tinh thần khẩn trương xây dựng văn bản nội luật hóa nhằm thực hiện các cam kết tại Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (sau đây gọi là Hiệp định CPTPP), Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2019 quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP. Thông tư gồm 5 Chương, 33 Điều và 9 Phụ lục kèm theo, cụ thể:

- Chương I: Quy định chung

- Chương II: Quy tắc chung về xuất xứ hàng hóa

- Chương III: Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa

- Chương IV: Quy định riêng đối với hàng dệt may

- Chương V: Điều khoản thi hành

So với các FTA Việt Nam đã ký kết và tham gia, Quy tắc xuất xứ hàng hóa CPTPP

có một số điểm mới sau:- Quy tắc xuất xứ bộ hàng

hóa;- Quy tắc xuất xứ hàng tân

trang, tái chế tạo;- Công thức tính RVC:

ngoài công thức tính RVC gián tiếp và RVC trực tiếp, có thêm công thức tính RVC theo trị giá tập trung và công thức tính RVC theo chi phí tịnh (chỉ áp dụng với ô tô và phụ tùng ô tô);

- Danh mục PSR được quy định chi tiết theo công đoạn sản xuất cụ thể. Do đặc thù cấu trúc danh mục PSR thuộc CPTPP, Thông tư gồm 3 danh mục PSR: danh mục PSR đối với mặt hàng dệt may, danh mục PSR đối với xe và các bộ phận, phụ kiện và danh mục PSR đối với các mặt hàng còn lại.

De Minimis trong CPTPP quy định tỷ lệ “linh hoạt” cho phép nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng quy tắc “Chuyển đổi mã số hàng hóa” ở mức tối đa 10% so với trị giá của hàng hóa. Riêng đối với hàng dệt may, tỷ lệ “linh hoạt” này ở mức tối đa 10% trọng lượng của hàng hóa hoặc 10% trọng lượng của loại sợi hoặc vải quyết định phân loại mã số hàng hóa.

Mẫu C/O mẫu CPTPP cấp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bao gồm các thông

tin tối thiểu theo quy định tại Hiệp định CPTPP cũng được ban hành kèm theo Thông tư.

Về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hàng xuất khẩu từ Việt Nam áp dụng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp. Thời gian chuyển tiếp thực hiện cơ chế nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện từ 5 đến 10 năm theo hướng dẫn của Bộ Công Thương. Cơ chế nhà nhập khẩu Việt Nam tự chứng nhận xuất xứ thực hiện sau 5 năm kể từ ngày CPTPP có hiệu lực.

Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa của Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 và các quy định khác có liên quan.

Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Bộ Công Thương có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 03 năm 2019.

Đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu trước ngày Thông tư này có hiệu lực, cơ quan, tổ chức cấp C/O xem xét cấp C/O mẫu CPTPP để được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định của Hiệp định và theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu.