tiẾp cẬn nỘi dung bỒi dƯỠng giÁo viÊn theo lÍ thuyẾt … · ĐỘi ngŨ giÁo viÊn...

9
TIP CN NI DUNG BI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO LÍ THUYT NGUN NHÂN LC VÀ ĐÁNH GIÁ SPHÁT TRIN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN BNG PHƯƠNG PHÁP CHSPGS.TS. Lê Khánh Tun - Trường Đại hc Sài Gòn Tóm tt: Xây dng ni dung chương trình bi dưỡng đội ngũ giáo viên, nếu chhướng đến phát trin cá nhân người giáo viên là chưa đủ, mà phi lưu ý đến các kiến thc, knăng để to ra shp tác, đồng thun, thúc đẩy toàn đội ngũ hay ctchc phát trin. Đánh giá sphát trin ca đội ngũ giáo viên cũng chính là đánh giá vphát trin con người, kết quđánh phi là stích hp ca các yếu ct lõi to nên cht lượng đội ngũ. Vic tích hp các yếu tct lõi đó và lượng hóa thành mt chsđánh giá, có ý nghĩa quan trng đối vi hot đông qun lí và phát trin đội ngũ giáo viên. Bài báo này đưa ra định hướng tiếp cn qun lí đội ngũ giáo viên theo lí thuyết ngun nhân lc và gii thiu phương pháp đánh giá sphát trin ca đội ngũ giáo viên bng chs. Tkhoá: Abstract: To develop the program to foster the contingent of teachers, it is not enough to focus only on the teacher’s personal development, but we must also take into account the knowledge and skills to promote cooperation and consensus, and to boost the development of the whole staff and organization. Evaluation of the development of teachers is also the evaluation of human development, its result must integrate the core elements making up the team quality. The integration and quantification of these elements into an evaluation index is important for the management and development of teachers. This article sets out the guideline for approaching the management of teachers according to human resource theory and introduces a method for assessing the development of teachers by index. Keywords: 1. Mđầu Đội ngũ giáo viên là ngun nhân lc ca mt cp hc, ngành hc, trong phm vi cnước, mt địa phương hay ti mt cơ sgiáo dc. Vì vy, phát trin đội ngũ giáo viên tiếp cn dưới góc độ qun lí ngun nhân lc là mt khoa hc vphát trin con người. Vi cách tiếp cn này, giáo viên được đặt vào trung tâm ca sphát trin, va là mc tiêu, va là động lc ca sphát trin. Vì vy, ni dung bi dưỡng giáo viên cn phi được xây dng trên cơ sđáp ng các yêu cu tng thca ngun nhân lc, va đáp ng yêu cu phát trin cá nhân, va đáp ng yêu cu phát trin ca tchc. Đánh giá sphát trin ca đội ngũ giáo viên cũng phi được xem xét dưới góc độ ca các tiêu chí to ra sphát trin ca ccá nhân và ca cngun nhân lc. 2. Ni dung nghiên cu 2.1. Tiếp cn ni dung bi dưỡng giáo viên theo lí thuyết ngun nhân lc Bi dưỡng giáo viên là để phát trin cá nhân người thy. Tuy nhiên, bt cngười thy nào cũng làm vic, cng hiến trong mt đội ngũ. Xét dưới mi khía cnh, cho dù đội ngũ đó là trong mt cơ sgiáo dc, mt cp hc hay ngành hc thì cá nhân ca người thy phi có nhng phm cht để thích ng và to động lc cho đội ngũ phát trin. Mun phát trin đội ngũ giáo viên mt cách đầy đủ, phi quan tâm đến chai yếu t: phát trin cá nhân và phát trin đội ngũ. Lí thuyết qun lí nun nhân lc đã chra điu đó.

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

14 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: TIẾP CẬN NỘI DUNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO LÍ THUYẾT … · ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ PGS.TS. Lê Khánh Tuấn - Trường Đại học

TIẾP CẬN NỘI DUNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO LÍ THUYẾT NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN

ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ

PGS.TS. Lê Khánh Tuấn - Trường Đại học Sài Gòn

Tóm tắt: Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nếu chỉ hướng đến phát triển cá nhân người giáo viên là chưa đủ, mà phải lưu ý đến các kiến thức, kỹ năng để tạo ra sự hợp tác, đồng thuận, thúc đẩy toàn đội ngũ hay cả tổ chức phát triển. Đánh giá sự phát triển của đội ngũ giáo viên cũng chính là đánh giá về phát triển con người, kết quả đánh phải là sự tích hợp của các yếu cốt lõi tạo nên chất lượng đội ngũ. Việc tích hợp các yếu tố cốt lõi đó và lượng hóa thành một chỉ số đánh giá, có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt đông quản lí và phát triển đội ngũ giáo viên. Bài báo này đưa ra định hướng tiếp cận quản lí đội ngũ giáo viên theo lí thuyết nguồn nhân lực và giới thiệu phương pháp đánh giá sự phát triển của đội ngũ giáo viên bằng chỉ số. Từ khoá: Abstract: To develop the program to foster the contingent of teachers, it is not enough to focus only on the teacher’s personal development, but we must also take into account the knowledge and skills to promote cooperation and consensus, and to boost the development of the whole staff and organization. Evaluation of the development of teachers is also the evaluation of human development, its result must integrate the core elements making up the team quality. The integration and quantification of these elements into an evaluation index is important for the management and development of teachers. This article sets out the guideline for approaching the management of teachers according to human resource theory and introduces a method for assessing the development of teachers by index. Keywords:

1. Mở đầu

Đội ngũ giáo viên là nguồn nhân lực của một cấp học, ngành học, trong phạm vi cả nước, một địa phương hay tại một cơ sở giáo dục. Vì vậy, phát triển đội ngũ giáo viên tiếp cận dưới góc độ quản lí nguồn nhân lực là một khoa học về phát triển con người. Với cách tiếp cận này, giáo viên được đặt vào trung tâm của sự phát triển, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Vì vậy, nội dung bồi dưỡng giáo viên cần phải được xây dựng trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu tổng thể của nguồn nhân lực, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển cá nhân, vừa đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức. Đánh giá sự phát triển của đội ngũ giáo viên cũng phải được xem xét dưới góc độ của các tiêu chí tạo ra sự phát triển của cả cá nhân và của cả nguồn nhân lực.

2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Tiếp cận nội dung bồi dưỡng giáo viên theo lí thuyết nguồn nhân lực Bồi dưỡng giáo viên là để phát triển cá nhân người thầy. Tuy nhiên, bất cứ người thầy

nào cũng làm việc, cống hiến trong một đội ngũ. Xét dưới mọi khía cạnh, cho dù đội ngũ đó là trong một cơ sở giáo dục, một cấp học hay ngành học thì cá nhân của người thầy phải có những phẩm chất để thích ứng và tạo động lực cho đội ngũ phát triển. Muốn phát triển đội ngũ giáo viên một cách đầy đủ, phải quan tâm đến cả hai yếu tố: phát triển cá nhân và phát triển đội ngũ. Lí thuyết quản lí nuồn nhân lực đã chỉ ra điều đó.

Page 2: TIẾP CẬN NỘI DUNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO LÍ THUYẾT … · ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ PGS.TS. Lê Khánh Tuấn - Trường Đại học

QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

Phát triển nguồn Sử dụng nguồn Môi trường nguồn nhân lực nhân lực nhân lực

- Giáo dục - Đào tạo - Bồi dưỡng - Phát triển - Nghiên cứu, phục vụ

- Tuyển dụng - Sàng lọc, bố trí - Đánh giá - Đãi ngộ - Kế hoạch hoá sức lao động

- Mở rộng việc làm - Mở rộng quy mô công việc - Phát triển tổ chức - Xây dựng môi trường

Sơ đồ 1: Sơ đồ quản lí nguồn nhân lực của Leonard Nadle (Mỹ, 1980)

Sơ đồ 1 chỉ ra rằng, để quản lí và phát triển nguồn nhân lực, cần phải thực hiện đầy đủ

ba nội dung phát triển nguồn nhân lực, sử dụng dụng nguồn nhân lực và tạo dựng môi trường nguồn nhân lực. Cụ thể:

- Phát triển cá nhân giáo viên, gồm: Giáo dục nâng cao nhận thức, hình thành thái độ và hành vi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng; quy hoạch để gửi đi đào tạo đạt chuẩn, đào tạo nâng cao (vượt chuẩn) về chuyên môn; đào tào về chính trị, ngoại ngữ, tin học… ; lấy các nội dung của chuẩn chức danh nghề nghiệp để hướng đến, tổ chức cho giáo viên được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, mục đích là làm cho họ đạt chuẩn nghề nghiệp ở tất cả các tiêu chí… ; xây dựng ý thức tự học và sáng tạo, mỗi giáo viên vươn lên phát triển ở mức cao hơn chuẩn.

- Sử dụng giáo viên, gồm: Thực hiện tốt khâu tuyển dụng, sàng lọc, bố trí trên cơ sở kế hoạch hóa sức lao động hợp lí để giáo viên phát huy hết khả năng của mình, tâm huyết cống hiến cho nghề nghiệp; đánh giá đúng mức, từ đó tôn vinh, đãi ngộ xứng đáng.

- Xây dựng môi trường làm việc, bao gồm: Tạo điều kiện để tất cả giáo viên được làm việc, cống hiến; bảo đảm hài hòa lợi ích cả về tinh thần và vật chất; xây dựng môi trường làm việc đồng thuận, tạo dựng môi trường luôn luôn học hỏi và thúc đẩy học tập, phát triển văn hóa của tổ chức.

Từ các yếu tố phát triển giáo viên nêu trên, nội dung bồi dưỡng giáo viên, ngoài mục tiêu đạt chuẩn chức danh nghề nghiệp phải lưu ý đến các yếu tố tạo ra kiến thức, kỹ năng để mỗi giáo viên là phương tiện, động lực thúc đẩy đội ngũ phát triển.

2.2. Đánh giá sự phát triển của đội ngũ giáo viên bằng phương pháp chỉ số Như phân tích ở trên, nếu chỉ đánh giá ở một yếu tố đơn lẻ, sẽ không nói lên kết quả

phát triển của toàn đội ngũ giáo viên. Muốn đánh giá được tổng hòa các yếu tố đó, cần có sự lượng hóa, cụ thể hóa các yếu tố chi phối thành chỉ số. Bằng cách như vậy, không những đánh giá được sự phát triển của đội ngũ giáo viên bằng một chỉ số tổng hợp, mà còn có thể so sánh được mức độ phát triển giữa các đội ngũ với nhau.

Với quan niệm phát triển đội ngũ giáo viên cũng là phát triển con người, những khía cạnh tác động của các yếu tố trong phát triển con người theo phương pháp “chỉ số phát triển

Page 3: TIẾP CẬN NỘI DUNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO LÍ THUYẾT … · ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ PGS.TS. Lê Khánh Tuấn - Trường Đại học

con người” (HDI - Human Development Index) của Liên hợp quốc có thể nghiên cứu để vận dụng. Do vậy, chúng tôi đã sử dụng phương pháp luận của HDI để đề xướng phương pháp đánh giá sự phát triển của đội ngũ giáo viên bằng chỉ số - Chỉ số phát triển giáo viên (TDI - Teachers Development Index).

2.2.1. Vài nét về chỉ số phát triển con người (HDI) HDI là một chỉ số tổng hợp, được Liên hợp quốc đưa vào đánh giá trình độ phát triển

con người của các quốc gia từ năm 1990, đến nay đã được thừa nhận trên toàn thế giới. HDI đánh giá tiến bộ về lâu dài ở ba khía cạnh cơ bản của phát triển con người: +) Sống lâu và sống khỏe mạnh, được đo bằng tuổi thọ kỳ vọng trung bình; +) Kiến thức, đo bằng số năm đi học kì vọng và đi học trung bình của người dân; +) Mức sống bền vững, được đo bằng phép biến đổi lôgarít của tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người theo đồng đôla Mỹ (theo sức mua tương đương PPP - Purchasing Power Parity, là một kiểu tính tỉ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ của hai nước).

Từ quan niệm đó, HDI được tổng hợp từ ba yếu tố thành phần là sức khỏe, giáo dục và mức sống. Các chỉ số thành phần này lại được cụ thể hóa và đo lường với các chỉ tiêu khác, theo cách tính sau đây:

+) Chỉ tiêu về sức khỏe: Nói chung, khi con người khỏe mạnh thì cuộc sống sẽ trường thọ. Ngược lại, trường thọ là một biểu hiện của một cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy, sức khỏe trong HDI được lượng hóa bằng chỉ tiêu tuổi thọ kỳ vọng sống được tính từ khi sinh ra (gọi là tuổi thọ bình quân), kí hiệu là X1;

+) Chỉ tiêu về giáo dục: Là chỉ tiêu tổng hợp, được đo lường bằng tổng tỉ lệ người lớn biết chữ (với trọng số là 2/3) và tỉ lệ đi học chung của dân số (với trọng số là 1/3); kí hiệu chỉ tiêu về giáo dục là X2. Tỉ lệ người lớn biết chữ (kí hiệu E1): Là tỉ lệ những người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết một đoạn văn ngắn, đơn giản, nội dung liên quan đến cuộc sống hàng ngày của họ. Tỉ lệ đi học chung (kí hiệu E2): Là tỉ số giữa tổng số người ở mọi độ tuổi đang học ở một cấp học nào đó từ phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến giáo dục đại học và tổng dân số từ 5 đến 24 tuổi. Chỉ số giáo dục X2 được tính theo công thức sau: X2 = (2/3).E1 + (1/3). E2;

+) Chỉ tiêu về mức sống: Được kí hiệu là X3 và tính theo bình quân GDP bình quân trên người dân. Ở đây GDP được tính theo sức mua tương đương và tính bằng đồng tiền của Mỹ (USD). Do trên thực tế, chỉ tiêu này càng lớn thì mức độ (tỉ trọng) đóng góp cho phát triển con người càng giảm xuống, nên người ta đã lấy giá trị của nó qua logarit: X3 = log(GDP/người dân). Từ đó, chỉ số HDI được xác định bởi công thức: I = 1/3(I1 + I2 + I3).

2.2.2. Chỉ số phát triển giáo viên (TDI) TDI được xây dựng từ năm 2005 trên cơ sở kế thừa phương pháp luận của chỉ số phát

triển con người của Liên hợp quốc. Đây là công trình khoa học của tác giả, đã công bố tại hội thảo khoa học ở nước ngoài, được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cấp Bằng lao động sáng tạo, Bộ GD-ĐT tặng giải thưởng Sáng tạo Giáo dục và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tặng giải thưởng sáng tạo khoa học, công nghệ.

Năm 2008 và 2009 TDI được thực nghiệm diện rộng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, sau nghiệm thu đã đưa vào sử dụng trong theo dõi, đánh giá Chương trình trọng điểm phát triển giáo dục của tỉnh. Năm 2016, TDI được phép tích hợp vào phần mềm quản lí nhân sự (ePMIS), triển khai thí điểm ở 12 tỉnh, thành phố; tháng 7/2017 được Bộ GD-ĐT tổng kết, đánh giá và khuyến khích sử dụng. TDI có bốn chỉ số thành phần:

Page 4: TIẾP CẬN NỘI DUNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO LÍ THUYẾT … · ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ PGS.TS. Lê Khánh Tuấn - Trường Đại học

- Chỉ số 1: Chỉ số tuổi đời (Age, viết tắt là A) Tiêu chí thứ nhất của HDI là sức khỏe, thể hiện cụ thể bằng tuổi thọ trung

bình. Đối với đội ngũ giáo viên, lựa chọn tuổi thọ là không phù hợp; vì vậy, khi vận dụng vào đánh giá đội ngũ giáo viên chúng tôi lựa chọn tiêu chí tương ứng là tuổi đời.

Chỉ số tuổi đời của giáo viên ở mức hợp lí cũng là một đặc tính quan trọng của đội ngũ. Ở góc độ chuyên môn, nó thể hiện sự từng trải về chuyên môn của đội ngũ; chi phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên vì thế mà có thể sẽ giảm. Tuy nhiên, chỉ số này cũng chỉ dùng để đánh giá tình trạng tại thời điểm thực hiện, nó không phản ánh được xu thế cũng như sẽ có sai số khi đội ngũ lớn tuổi trở nên bảo thủ, khó đổi mới.

Công thức tính được thiết kế theo Nj là số giáo viên trong nhóm tuổi j, Aj là độ tuổi trung bình của nhóm j và ΣΣNj là tổng số giáo viên ở tất cả các nhóm tuổi: A =

!!×!!!!

.

- Chỉ số 2: Chỉ số đào tạo (Training, viết tắt là T) Vận dụng phương pháp luận của HDI, trong TDI chúng tôi chọn tiêu chí đào tạo với

trọng số nghiêng về kết quả được đào tạo của đội ngũ giáo viên. Chỉ số đào tạo của đội ngũ giáo viên được xây dựng theo 2 tiêu chí: “Tỉ lệ giáo viên đạt và vượt chuẩn đào tạo” và “số năm đi học bình quân của giáo viên”. Tính chỉ số đào tạo qua các bước:

Bước 1: Tính 2 chỉ tiêu thành phần: T1 là tỉ lệ giáo viên đạt và vượt chuẩn đào tạo, T2 là số năm đi học bình quân của toàn bộ đội ngũ: ΣNi x Yi T2 = --------------- ΣΣNi

Với: Ni là số giáo viên có cùng trình độ đào tạo i, Yi là số năm đi học đến trình độ i (Yi = 13, 14, 15, 16, 18, 20 - theo thứ tự các trình độ sơ cấp, TCCN, CĐ, ĐH, ThS, TS; chẳng hạn: ta gọi N1 là số giáo viên có trình độ TCCN thì Y1 sẽ là 14) và ΣΣNi là tổng số giáo viên tất cả các trình độ.

Bước 2: Tính các chỉ số thành phần I(T1), I(T2) theo công thức tính các chỉ số Ii (công thức và cách tính các chỉ số Ii từ T1, T2 áp dụng theo phương pháp của HDI).

Bước 3: Tính I ta lấy trọng số 2/3 cho I(T1), 1/3 cho I(T2) và I(T) = 2/3.I(T1) + 1/3.I(T2). - Chỉ số thứ 3: Chỉ số chi tiêu tài chính (Finance, viết tắt là F) Chỉ tiêu thứ 3 của HDI là mức bình quân thu nhập quốc dân trên người dân (GNI -

Gross National Income). Trong TDI chúng tôi lựa chọn mức bình quân chi thường xuyên trên đầu giáo viên. Và để điều tiết sự tác động, lấy qua logarit tương tự như HDI.

Công thức tính: F = lg (Mức chi thường xuyên tài chính/đầu giáo viên). - Chỉ số thứ 4: Chỉ số chất lượng hoạt động (Quality, viết tắt là Q) Xét thấy, khi xem xét sự phát triển của một đội ngũ thì kết quả hoạt động của họ cũng là

một biểu hiện của mức độ phát triển, là một biểu hiện về chất, như là hệ quả của thành tựu phát triển chung. Vì vậy, chúng tôi đưa thêm tiêu chí thứ 4 của TDI dựa trên kết quả xếp loại công tác hàng năm và tỉ lệ đạt chuẩn nghề nghiệp của giáo viên (bổ sung theo đề nghị của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí giáo dục). Tuy nhiên, khi tiến hành thí điểm ở 12 tỉnh/thành phố, do thời gian ngắn, không thể có số liệu xếp loại giáo viên cuối năm, nên chỉ dùng một tiêu chí về chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Q tính theo 2 thành phần: Q = (Q1 + Q2)/2, trong đó: Q1 = 1 – {Tỉ lệ giáo viên loại yếu}; Q2 = 1 – {Tỉ lệ giáo viên không đạt chuẩn nghề nghiệp}.

Page 5: TIẾP CẬN NỘI DUNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO LÍ THUYẾT … · ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ PGS.TS. Lê Khánh Tuấn - Trường Đại học

Từ đó, chỉ số chất lượng I được tính theo công thức: I = (I1 + I2 + I3 + I4)/4, trong đó: I1, I2, I3, I4 lần lượt là các chỉ số thành phần về đào tạo (T), chi tiêu tài chính (F), tuổi đời (A) và chất lượng công tác (Q).

3. Một số kết quả của TDI qua thí điểm Quá trình thu thập và xử lí số liệu áp dụng theo phương pháp luận của HDI, có thể tham

khảo chi tiết trong cuốn sách “Đánh giá sự phát triển của đội ngũ giáo viên bằng phương pháp chỉ số” [5]. Dưới đây chúng tôi trích dẫn một số kết quả mang tính minh họa của 11 tỉnh/thành phố (Hà Nội không có vì thiếu một số số liệu).

Bảng 1: Tổng hợp các chỉ số ở cấp học mầm non

TT Đơn vị I1 I2 I3 I4 I 1 Sở GD-ĐT Quảng Ninh 0.765 0.908 0.369 0.981 0.756 2 Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh 0.772 0.845 0.415 0.973 0.751 3 Sở GD-ĐT Hải Phòng 0.759 0.982 0.427 0.975 0.786 4 Sở GD-ĐT Hưng Yên 0.756 0.973 0.439 0.965 0.783 5 Sở GD-ĐT Hà Nam 0.761 0.884 0.510 0.989 0.786 6 Sở GD-ĐT Nghệ An 0.775 0.958 0.451 0.989 0.793 7 Sở GD-ĐT Hà Tĩnh 0.782 0.965 0.451 0.972 0.792 8 Sở GD-ĐT Quảng Bình 0.775 0.915 0.413 0.991 0.773 9 Sở GD-ĐT TP. HCM 0.777 0.998 0.445 0.994 0.803

10 Sở GD-ĐT Sóc Trăng 0.771 0.803 0.368 0.995 0.734 11 Sở GD-ĐT Bạc Liêu 0.767 0.917 0.344 0.987 0.754

Page 6: TIẾP CẬN NỘI DUNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO LÍ THUYẾT … · ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ PGS.TS. Lê Khánh Tuấn - Trường Đại học

Biểu đồ 1: So sánh TDI cấp học mầm non của 11 tỉnh, thành phố

Bảng 2: Tổng hợp các chỉ số ở cấp tiểu học

TT Đơn vị I1 I2 I3 I4 I

1 Sở GD-ĐT Quảng Ninh 0.741 0.980 0.454 0.944 0.780

2 Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh 0.758 0.992 0.500 0.945 0.799

3 Sở GD-ĐT Hải Phòng 0.757 0.919 0.561 0.914 0.788

4 Sở GD-ĐT Hưng Yên 0.736 0.920 0.524 0.985 0.791

5 Sở GD-ĐT Hà Nam 0.740 0.954 0.513 1.000 0.802

6 Sở GD-ĐT Nghệ An 0.753 0.916 0.571 0.979 0.805

7 Sở GD-ĐT Hà Tĩnh 0.754 0.955 0.552 0.970 0.808

8 Sở GD-ĐT Quảng Bình 0.758 0.985 0.465 0.997 0.801

9 Sở GD-ĐT TP. HCM 0.758 0.999 0.504 0.990 0.813 10 Sở GD-ĐT Sóc Trăng 0.737 0.944 0.538 0.994 0.803

11 Sở GD-ĐT Bạc Liêu 0.723 0.970 0.557 0.975 0.806

Page 7: TIẾP CẬN NỘI DUNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO LÍ THUYẾT … · ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ PGS.TS. Lê Khánh Tuấn - Trường Đại học

Biểu đồ 2: So sánh TDI cấp tiểu học của 11 tỉnh, thành phố

Bảng 3: Tổng hợp các chỉ số ở cấp trung học cơ sở

TT Đơn vị I1 I2 I3 I4 I

1 Sở GD-ĐT Quảng Ninh 0.680 0.993 0.498 0.949 0.780

2 Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh 0.718 0.999 0.474 0.916 0.777

3 Sở GD-ĐT Hải Phòng 0.725 0.922 0.502 0.953 0.776

4 Sở GD-ĐT Hưng Yên 0.701 0.916 0.473 0.938 0.757

5 Sở GD-ĐT Hà Nam 0.705 0.963 0.467 0.968 0.776

6 Sở GD-ĐT Nghệ An 0.724 0.903 0.511 0.974 0.778

7 Sở GD-ĐT Hà Tĩnh 0.720 0.958 0.493 0.958 0.782

8 Sở GD-ĐT Quảng Bình 0.719 0.957 0.458 0.944 0.770

9 Sở GD-ĐT TP. HCM 0.724 0.947 0.461 0.998 0.783

10 Sở GD-ĐT Sóc Trăng 0.707 0.908 0.448 0.993 0.764

11 Sở GD-ĐT Bạc Liêu 0.706 0.929 0.484 0.992 0.778

Biểu đồ 3: So sánh TDI cấp THCS của 11 tỉnh, thành phố

Bảng 4: Tổng hợp các chỉ số ở cấp trung học phổ thông

Page 8: TIẾP CẬN NỘI DUNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO LÍ THUYẾT … · ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ PGS.TS. Lê Khánh Tuấn - Trường Đại học

TT Đơn vị I1 I2 I3 I4 I

1 Sở GD-ĐT Quảng Ninh 0.664 0.966 0.407 0.978 0.754

2 Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh 0.709 0.893 0.418 0.985 0.751

3 Sở GD-ĐT Hải Phòng 0.692 0.903 0.453 0.924 0.743

4 Sở GD-ĐT Hưng Yên 0.678 0.891 0.413 0.965 0.737

5 Sở GD-ĐT Hà Nam 0.691 0.890 0.353 0.992 0.732

6 Sở GD-ĐT Nghệ An 0.706 0.921 0.438 0.967 0.758

7 Sở GD-ĐT Hà Tĩnh 0.694 0.922 0.409 0.993 0.755

8 Sở GD-ĐT Quảng Bình 0.688 0.940 0.416 0.985 0.757

9 Sở GD-ĐT TP. HCM 0.685 0.999 0.431 0.999 0.778

10 Sở GD-ĐT Sóc Trăng 0.635 0.941 0.403 0.996 0.744

11 Sở GD-ĐT Bạc Liêu 0.640 0.945 0.466 0.989 0.760

Biểu đồ 4: So sánh TDI cấp THPT của 11 tỉnh, thành phố

Kết quả trên đây được thực hiện bởi một Ban triển khai thí điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với sự tham gia thu thập số liệu của cán bộ, giáo viên 12 tỉnh/thành phố được chọn thí

Page 9: TIẾP CẬN NỘI DUNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN THEO LÍ THUYẾT … · ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ PGS.TS. Lê Khánh Tuấn - Trường Đại học

điểm. Tính toán, xử lý kết quả tự động thông qua tích hợp vào hệ thống phần mềm quản lý nhân sự (PMIS) của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tại hội thảo tổng kết thí điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hà Nội, tháng 7/2017), TDI được đánh giá có luận cứ khoa học, kết quả phù hợp với các đánh giá truyền thống và kiến nghị Bộ trưởng xem xét, cho triển khai trên diện rộng.

4. Kết luận

Nội dung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cần được nhìn nhận đầy đủ cả trên phương diện phát triển cá nhân giáo viên, cả ở khía cạnh tạo ra động lực, phương tiện cho hoàn thiện và phát triển nhà trường. Sự phát triển của đội ngũ giáo viên có thể lượng hóa được bằng các chỉ số, trong đó mỗi chỉ số đại diện cho một yếu tố then chốt tạo ra chất lượng của đội ngũ. Việc đo lường và so sánh được về mức độ phát triển, dù ở mức độ phổ quát nhất, cũng góp phần quan trọng trong việc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên trước yêu cấu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT./. Tài liệu tham khảo: [1] Bộ GD-ĐT: Báo cáo tổng kết chương trình quản lí nhân sự ngành giáo dục và đánh giá phát

triển giáo viên bằng chỉ số (Ban thực hiện: Lê Khánh Tuấn, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Hải Nam, Nguyễn Bạch Đằng), Hà Nội 2017.

[2] Đặng Quốc Bảo: Tổng quan một số vấn đề “phát triển con người” và “chỉ số phát triển con người”, Báo cáo Hội thảo của Chương trình KX.05.05, TP.Hồ Chí Minh, 2002.

[3] Christian Batal: Quản lí nguồn nhân lực trong khu vực Nhà nước (2 tập), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002.

[4] Lê Khánh Tuấn (Chủ nhiệm đề tài), Thân Nguyên Khánh, Lê Văn Thành, Lê Duy Dũng: Báo cáo tổng kết Đề tài Sáng tạo giáo dục mã số 04-13, Bộ GD-ĐT, Hà Nội 2010.

[5] Lê Khánh Tuấn: Đánh giá sự phát triển của đội ngũ giáo viên bằng phương pháp chỉ số, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2017.

[6] Lê Khánh Tuấn: Vận dụng chỉ số phát triển con người vào đánh giá sự phát triển đội ngũ giáo viên THCS ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Phát triển giáo dục, Hà Nội, 2004.

[7] Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và UNDP: Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2015, NXB Khoa học xã hội, Hà nội 2016.