tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

307
TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON Tác giả: NGUYỄN THỊ NHƯ MAI LỜI NÓI ĐẦU Tạo mọi điều kiện cho trẻ phát triển tốt là mối quan tâm hàng đầu của người lớn. Sự phát triển của trẻ bao gồm nhiều mặt, có thể quy về hai mặt chính: phát triển về sinh lí và tâm lí. Bản thân hai mặt này lại có liên quan rất chặt chẽ với nhau và có quan hệ mật thiết với môi trường sống của trẻ. Trong quá trình phát triển, trẻ em có thể có những phát triển không bình thường hoặc có rối loạn, nói cách khác là có bệnh, cả về thực thể lẫn tâm lí. Chăm sóc trẻ không thể chỉ về mặt thực thể mà còn cần phải chăm sóc cả về mặt tâm lí. Phát hiện sớm những bệnh chứng tâm lí của trẻ để có những can thiệp kịp thời là rất cần thiết, có lợi cho sự phát triển. TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON

Upload: others

Post on 19-Oct-2021

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EMLỨA TUỔI MẦM NON

Tác giả: NGUYỄN THỊ NHƯ MAI

LỜI NÓI ĐẦU

Tạo mọi điều kiện cho trẻ phát triển tốt là mốiquan tâm hàng đầu của người lớn. Sự phát triển củatrẻ bao gồm nhiều mặt, có thể quy về hai mặt chính:phát triển về sinh lí và tâm lí. Bản thân hai mặt này lạicó liên quan rất chặt chẽ với nhau và có quan hệ mậtthiết với môi trường sống của trẻ. Trong quá trình pháttriển, trẻ em có thể có những phát triển không bìnhthường hoặc có rối loạn, nói cách khác là có bệnh, cảvề thực thể lẫn tâm lí. Chăm sóc trẻ không thể chỉ vềmặt thực thể mà còn cần phải chăm sóc cả về mặt tâmlí. Phát hiện sớm những bệnh chứng tâm lí của trẻ đểcó những can thiệp kịp thời là rất cần thiết, có lợi chosự phát triển.

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦMNON

Page 2: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Tuổi mầm non là giai đoạn phát triển đầu tiênvà rất quan trọng của trẻ em. Những bất thường, rốiloạn về tâm lí có thể xuất hiện ngay từ thời kì này. ỞViệt Nam, thực tế chữa trị tâm bệnh lí cho trẻ tại Trungtâm nghiên cứu tâm lí và tâm bệnh lí trẻ em NguyễnKhắc Viện (Trung tâm N-T) cho thấy số trẻ từ 6 tuổi trởxuống được cha mẹ và gia đình đưa đến khám chiếmphần nhiều. Do những đặc trưng về phát triển của lứatuổi, những rối loạn tâm lí có thể được biểu hiện theocách riêng, làm người lớn dễ không nhận thấy. Nhậnbiết để có thể can thiệp sớm những rối loạn tâm lí chotrẻ có thể giúp trẻ lấy lại sự phát triển bình thường.

Tâm bệnh là một lĩnh vực rất phức tạp, cónhiều nghiên cứu và cũng có nhiều quan niệm khácnhau. Cuốn sách này giới thiệu về tâm bệnh trẻ emlứa tuổi mầm non (0 - 6 tuổi) cho sinh viên sư phạm,những nhà giáo dục tương lai. Những nội dung đượctrình bày chủ yếu nhằm mục đích giúp cho các giáoviên, các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ nhận biếtnhững rối loạn phát triển tâm lí của trẻ để có thể pháthiện chúng và có những ứng xử thích hợp để phòngngừa và chữa trị.

Tác giả

Page 3: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM Chương 2. CÁC RỐI LOẠN TÂM LÍ CỦA TRẺ EM LỨATUỔI MẦM NON Chương 3. PHÒNG NGỪA VÀ CHỮA TRỊ RỐI LOẠNTÂM LÍ CHO TRẺ EM TUỔI MẦM NON TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục. HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ CHỮA TRỊ RỐI LOẠNTÂM LÍ CHO TRẺ EM Ở PHÁP

Created by AM Word2CHM

Page 4: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON

1. Khái niệm về tâm bệnh học trẻ em 2. Lịch sử hình thành và phát triển tâm bệnh học trẻ em 3. Thế nào là trẻ bình thường và bệnh lí? 4. Phân loại bệnh trong tâm bệnh học trẻ em 5. Những lí thuyết cơ bản của tâm bệnh học trẻ em 6. Phương pháp đánh giá tình trạng tâm bệnh lí của trẻem CÂU HỎI ÔN TẬP

Created by AM Word2CHM

Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNHHỌC TRẺ EM

Page 5: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON à Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNHHỌC TRẺ EM

1.1. Tâm bệnh học tre em là gì?

Trước hết, cần hiểu thế nào là tâm bệnh học.Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu năm 1802 do bác sĩngười Đức J.C. Reil đề cập, rồi ở Pháp năm 1809 doA.A. Royer - Colard và được sử dụng cho đến ngàynay.

Có nhiều cách hiểu về vấn đề này. Cuối thế kỉXIX, Th. Ribot thực hiện những nghiên cứu về tâm líbệnh học dựa vào quan điểm: muốn hiểu được đờisống tâm lí bình thường phải nghiên cứu tâm lí bệnh.Ví dụ như chức năng bình thường của trí nhớ chỉ cóthể được làm rõ khi so sánh với chứng quên hoặc sựtăng trí nhớ. Các học trò của ông như P. Janet, G.Dumas rồi học trò của G. Dumas như H. Piéron, G.Poyer, D. Lagache đã tiến hành những nghiên cứu cảvề y khoa lẫn tâm bệnh học. Tư tưởng của trường pháinày dựa nhiều vào mặt số lượng và sự võ đoán về giớihạn giữa bình thường và bệnh lí của đời sống tâm lí.

1. Khái niệm về tâm bệnh học trẻ em

Page 6: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Nó được thay thế bởi sự ra đời của Tâm bệnh học lâmsàng, với phạm vi rộng hơn nhiều, bao gồm tất cảnhững nghiên cứu lâm sàng về các bệnh tâm trí. Cũngcó quan niệm cho rằng tâm bệnh học thuộc về y - sinhlí bệnh học (Cl. Bernard). E. Minkowski đưa ra hainghĩa khác nhau của thuật ngữ này: một mặt, nó làkhoa học về bệnh của đời sống tâm lí, giống như quanniệm của Ribot; mặt khác, là tâm lí học bệnh học, đặctrưng bởi cách tiếp cận tồn tại để tìm hiểu mặt bêntrong của kinh nghiệm tâm lí không bình thường củangười bệnh tâm trí. Trong giáo trình Tâm bệnh học đạicương, G. Deshaies, năm 1959, thể hiện cách hiểukhác, cho tâm bệnh học như là một lĩnh vực thuộc tâmbệnh lí lâm sàng... Có thể thấy có nhiều quan điểmnữa tạo nên lịch sử của khoa học này. Ngày nay ngườita thấy rằng: tâm bệnh học không chỉ là khoa học vềmặt lí thuyết nhận biết các vấn đề về mặt tâm bệnh límà nó là một nhánh của khoa học về con người, trongđó tổng hợp nhiều lĩnh vực khác nhau: sinh lí học thầnkinh, hiện tượng học, tâm lí học, thuyết thực thể, thuyếtcấu trúc...

Có thể quan niệm về tâm bệnh học như sau:Tâm bệnh học là khoa học nghiên cứu các quá trình và

Page 7: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

các dạng thức tố chức dẫn đến những rối loạn tâm lícủa con người. Những rối loạn, bất thường về tâm líđược gọi là tâm bệnh. Nghiên cứu những đau khổ vềmặt tinh thần, tâm bệnh học có liên hệ chặt chẽ vớitâm lí học và được phản ánh vào thực tế nghiên cứu,chữa trị chủ yếu thông qua phương pháp tâm bệnh lílâm sàng.

Tâm bệnh học trẻ em là khoa học nghiên cứucác quá trình và các dạng thức tổ chức dẫn đến nhữngrối loạn tâm lí của trẻ em. Cùng nghiên cứu về nhữngrối loạn tâm lí, tuy nhiên, tâm bệnh học trẻ em cónhững đặc trưng riêng. Ra đời muộn hơn nhiều so vớitâm bệnh học người lớn, tâm bệnh học trẻ em đượcxuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Có thể quy vàohai nguồn chính: giáo dục học trẻ em và tâm bệnh họcngười lớn. Về phương diện giáo dục học, nỗ lực tìmcách giáo dục những đứa trẻ được cho là không thểgiáo dục được đã thúc đẩy những nghiên cứu sâu hơnvề các trẻ này, đưa đến những hiểu biết mới về sựphát triển không như bình thường trong đời sống tâmlí của các em. Về phương diện tâm bệnh, những nhàtâm bệnh học trẻ em đầu tiên đã sử dụng những kiếnthức và phương pháp của tâm bệnh học người lớn.

Page 8: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Như vậy, tâm bệnh học trẻ em được xây dựng từnhững kinh nghiệm thực tiễn chứ không phải chỉ là từnhững kiến thức lí thuyết về tâm bệnh.

Tâm bệnh học trẻ em phải sử dụng đếnnhiều luận thuyết khác nhau. Từ những năm 50 củathế kỉ XX người ta đã nhận thấy các lĩnh vực khoa họckhác nhau được vận dụng vào tâm bệnh học trẻ em.Ngoài các khoa học truyền thống làm chỗ dựa nhưtâm lí học, phân tâm học là lí thuyết về tri thức luận, tậptính học, lí thuyết hệ thống và giao lưu, tiếp đó lànhững kiến thức mới về dịch tễ học, giải phẫu thầnkinh, sinh lí học thần kinh. Tất cả những kiến thức nàyđược vận dụng để hiểu bản chất, cơ chế của các rốiloạn tâm lí ở trẻ và làm cơ sở cho việc chữa trị các rốiloạn này.

Trẻ em lứa tuổi mầm non, từ 0 đến 6 tuổi, làgiai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển của trẻ.Những rối nhiễu, bất thường về tâm lí nếu có được thểhiện ngay từ thời kì này. Tâm bệnh học trẻ em lứa tuổimầm non nghiên cứu, chẩn đoán và chữa trị các rốinhiễu tâm lí của trẻ em tuổi mầm non.

1.2. Đối tượng của tâm bệnh học trẻ em

Page 9: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Đối tượng của tâm bệnh học trẻ em, nói mộtcách chung nhất, là những rối loạn về tâm lí ở trẻ. Nóicách khác là tâm bệnh học trẻ em nghiên cứu và chữatrị những trẻ em không bình thường. Cụ thể hơn là trẻem không đủ khả năng hoặc có những rối loạn về tínhcách và hành vi, đôi khi bao gồm cả hai loại trên, donguyên nhân di truyền hoặc môi trường sống, gặp khókhăn lâu dài đối với những đòi hỏi phù hợp với lứa tuổivà môi trường của trẻ.

Tâm bệnh trẻ em cần được nhìn nhận theoquan điểm phát triển. Trong suốt thời kì thơ ấu chođến tuổi trưởng thành, một yếu tố quan trọng để xácđịnh trẻ có rối loạn hay không đó là rối loạn đó xảy ra ởthời điểm nào, xuất hiện thường xuyên hay không, kéodài hay không. Yếu tố thời gian rất quan trọng đối vớiviệc đánh giá tình trạng phát triển của trẻ. Cùng nhữngbiểu hiện nhưng nếu nó xảy ra ở thời điểm này sẽ bịcoi là mất cân bằng tâm lí, nếu xảy ra ở thời điểm khácthì lại không sao. Rối loạn xuất hiện một vài lần trongtiến trình phát triển hay xuất hiện thường xuyên trongthời gian dài đều phải được nhà chuyên môn quantâm để có đánh giá chính xác. Yếu tố phát triển cầnphải luôn được các nhà chuyên môn tính đến trong

Page 10: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

những chẩn đoán và chữa trị tâm bệnh trẻ em.

Những rối loạn tâm lí của trẻ em lứa tuổimầm non, từ 0 đến 6 tuổi, là đối tượng nghiên cứu củatâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non.

1.3. Nhiệm vụ của tâm bệnh học trẻ em

Nhận biết và làm rõ những rối loạn tâm lí xuấthiện, tồn tại, biến đổi và có thể mất đi như thế nàotrong quá trình phát triển của trẻ em, tìm hiểu nguyênnhân gây ra những rối loạn đó và chữa trị cho trẻ, giúpcác em phát triển bình thường trở lại là những nhiệmvụ cơ bản của tâm bệnh học trẻ em.

Khi nghiên cứu, chẩn đoán và chữa trị tâmbệnh trẻ em cần phải biết rằng: rối loạn tâm lí ở trẻ emvà ở người lớn không giống nhau. Vì vậy, không thể ápdụng cách hiểu và chữa trị tâm bệnh cho người lớn đốivới trẻ. Không nên có cách nhìn cứng nhắc, bất biếntrước các rối loạn tâm lí ở trẻ em. Trong quá trình pháttriển của trẻ, có rối loạn xuất hiện ở thời điểm này sẽmất đi một cách tự nhiên hoặc nhờ chữa trị. Có thể cósự tiếp nối giữa trạng thái tâm lí bình thường và bệnh líở trẻ.

Page 11: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Biểu hiện rối loạn tâm lí ở trẻ em cũng khácvới người lớn. Những bất thường về chức năng cơ thể,những hành vi chống đối... có thể lại là biểu hiện củabất thường về tâm lí. Sự biểu hiện các rối loạn cũngthay đổi theo tuổi, có liên quan tới đặc trưng phát triểntheo giai đoạn.

Nguyên nhân dẫn tới những rối loạn tâm lícủa trẻ khá đa dạng, phức tạp. Một điều kiện có tínhbệnh lí xác định chưa chắc là nguyên nhân chính dẫnđến rối loạn. Những nguyên nhân khác nhau có thểgây ra cùng một rối loạn và một nguyên nhân lại dẫnđến nhiều rối loạn khác nhau. Cũng có khi một rối loạnnày kéo theo những rối loạn khác.

Tất cả những điều này nói lên nhiệm vụ màtâm bệnh học trẻ em phải giải quyết là rất khó khăn,phức tạp, đòi hỏi nhà chuyên môn phải có hiểu biếtđầy đủ có kinh nghiệm và rất thận trọng.

Là một bộ phận của tâm bệnh học trẻ em,tâm bệnh học trẻ em lứa tuổi mầm non cũng có nhữngnhiệm vụ chung của tâm bệnh học trẻ em, áp dụngvào lứa tuổi mầm non. Với đặc trưng là lứa tuổi có sựphát triển nhanh chóng về cả sinh lí lẫn tâm lí mà ít có

Page 12: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

thời kì nào sau đó có được, khi giải quyết các vấn đềcủa tâm bệnh học trẻ em thời kì này càng cần thiếtphải quán triệt quan điểm phát triển.

Created by AM Word2CHM

Page 13: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON à Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNHHỌC TRẺ EM

2.1. Thời kì trước thế kỉ XX

Tâm bệnh học trẻ em có nguồn gốc từ tưtưởng của một số nhà thần học thế kỉ XIII, XIV. SaintThomas d'Aquin (1225 - 1274) và Saint Augustin (1354- 1430) gắn khiếm khuyết trí tuệ với một nguyên nhântự nhiên. Cũng vào thời kì này, tòa án tôn giáo ở châuÂu (thế kỉ XIII) cho rằng người điên và kẻ ngu đần làbiểu tượng của tính ma mãnh, ngu ngốc của conngười.

Thế kỉ XV, XVI có sự đối nghịch về quan niệmgiữa những người cho rằng tất cả những gì thuộc vềcon người, thể hiện ở con người đều là do tự nhiên vớiquan niệm của những người có tư tưởng về người bịma ám. Thời kì này căn nguyên của chứng ngu ngốcvà điên loạn còn chưa được biết đến.

Thế kỉ XVII, tư tưởng kết hợp giữa y khoa vàgiáo dục trong nhìn nhận về người có khiếm khuyết trí

2. Lịch sử hình thành và phát triển tâmbệnh học trẻ em

Page 14: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

tuệ xuất hiện. Felix Platter (Thụy Sĩ) năm 1665 là ngườiđầu tiên đã chỉ ra nguyên nhân về di truyền của khiếmkhuyết trí tuệ sau khi nghiên cứu một nhóm trẻ chậmkhôn vừa. Từ đây có quan niệm rằng: khiếm khuyếtnặng về trí tuệ không thể chữa trị được. Tuy vậy có thểdùng những tác động chữa trị về giáo dục đối vớinhững khiếm khuyết nhẹ hơn.

Năm 1672, Thomas Willis (Anh) đưa ra giảipháp chữa trị cho trẻ chậm khôn bằng cách kết hợptác động chữa trị của bác sĩ và của nhà giáo dục nhằmcải thiện tình trạng trí tuệ của trẻ em.

Từ tư tưởng của hai tác giả trên, trào lưu chữatrị kết hợp y tế - giáo dục được hình thành và phát triển.

Thế kỉ XVIII là thời kì khởi đầu của khoa học vềtâm bệnh lí trẻ em. Nghiên cứu về căn nguyên củakhiếm khuyết trí tuệ đã cho ra đời các thuật ngữ chậmkhôn nặng (idiot) và chậm khôn vừa (imbécile) trongBách khoa toàn thư của Diderot (1765) và các cáchphân loại khiếm khuyết trí tuệ do Cullen và Pinel đềxuất. Đặc biệt, nghiên cứu của J.M. Itard (1775 - 1838)về Victor, một đứa trẻ hoang dã ở Aveyron (Pháp) làmột sự kiện quan trọng mở đầu cho sự ra đời của

Page 15: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

khoa học về tâm bệnh trẻ em. Chăm chữa cho Victorhàng ngày trong 4 năm liền, tìm mọi cách để em giaotiếp trở lại nhưng không thể làm Victor nói được, Itardđã dừng các chữa trị. Bệnh của Victor sau đó còn nặnghơn. Năm 1828 Itard lại tiếp tục chăm chữa cho mộtnhóm trẻ câm điếc và mất hài hòa trong phát triển.

Thế kỉ XIX, dưới ảnh hưởng của tư tưởng củacác nhà triết học và giáo dục học thế kỉ trước nhưLocke (1632 – 1704) và Rousseau (1712 - 1778), ảnhhưởng của cuộc cách mạng công nghiệp diễn ramạnh mẽ ở phương Tây, của những tiến bộ về y họcvà việc bắt buộc trẻ em phải đi học, trẻ em và đời sốngtâm lí của trẻ được quan tâm nhiều hơn. Những cơ sởchữa trị đầu tiên cho trẻ chậm khôn nặng xuất hiện ởPháp mặc dù vào những năm đầu thế kỉ còn chưa cómột cơ sở chữa trị chuyên biệt nào cho trẻ. Trước tiênphải nói đến những đóng góp của Jean - Pierre Falret(1794 - 1870) và Félix Voisin. Falret từ 1821 đến 1840chăm chữa cho trẻ chậm khôn nặng. Sau 20 nămnghiên cứu ông đưa ra 2 loại nguyên nhân gây rabệnh tâm trí: thứ nhất, những nguyên nhân về cơ thể;thứ hai, những nguyên nhân về tâm lí. Ông cũng quantâm đến tiền sử của trẻ và những tác động có thể do

Page 16: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

hoàn cảnh sống gây ra. F. Voisin, dựa trên tư tưởngcủa Falret, năm 1834 đã thành lập trường chăm chữacho trẻ có bất thường về tâm trí. Những trẻ được nhậnvào trường này là những trẻ chậm tiến về trí tuệ bẩmsinh, trẻ phạm tội, trẻ có vấn đề về giáo dục và trẻ cócha mẹ loạn trí. Voisin cũng cho rằng căn nguyên vềtâm lí là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh ở trẻ em.Cùng thời gian này Ferrus đã thành lập một cơ sởchữa trị cho trẻ chậm khôn nặng ở Bicêtre (Pháp) vàxây dựng bệnh viện tâm thần Saint Anne. Theo ông,chứng ngu đần không ảnh hưởng tới tính người củangười bệnh. Ông nói đến việc đánh thức các cơ quanđang ngủ của cơ thể bằng chữa trị về tinh thần và giáodục.

Căn nguyên của những rối loạn tâm lí ở trẻem lúc này được cho là do hai nguyên nhân: nhữnghỏng hóc lớn của các cơ quan sinh lí kéo theo nhữngbất thường, bệnh tật của cơ thể và do điều kiện giáodục.

Khoảng giữa thế kỉ XIX, một trào lưu mớitrong lĩnh vực tâm bệnh lí trẻ em hình thành. Mở đầucho trào lưu này là L. Delasiauve và D. Bourneville.Sau thời gian nghiên cứu và chữa trị cho trẻ chậm tiến

Page 17: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

về trí tuệ, nghiên cứu về chứng động kinh và chậmkhôn nặng ở người lớn, từ 1854 Delasiauve công bốnhững nguyên tắc chỉ đạo trong giáo dục người thiểunăng trí tuệ. Quan tâm nhiều đến yếu tố không thể tácđộng được của người bệnh, ông mô tả các chứngchậm khôn một phần. Ông phân thành hai loại bệnhchính: những tổn hại nặng của cơ quan sinh lí donguyên nhân cơ thể và những khiếm khuyết một phầndo nguyên nhân chưa xác định. Bourneville năm 1875trong một báo cáo đã chỉ ra hiện trạng có quá ít nhữngcơ sở chữa trị bệnh tâm lí cho trẻ em thời đó. Ôngthành lập những lớp học chuyên biệt còn gọi là trườnghọc - bệnh viện tâm trí. Sử dụng những cách chữa trịvề y - giáo dục học, ông đưa ra những bài tập giáo dụcnhằm phát triển những khả năng còn lại ở trẻ, ví dụnhư những bài tập về biểu tượng, vẽ, âm nhạc, trí nhớ,ý chí...

Éduard Seguin (1812 - 1880) là người có ảnhhưởng không nhỏ đối với chữa trị cho trẻ em chậmkhôn. Mở một trường học dành cho trẻ chậm khôn từnăm 1839, dùng phương pháp giáo dục dựa vào cảmgiác và trí nhớ, trên cơ sở sáng kiến, hoạt động thểchất và quan hệ với người khác của trẻ, tác dụng của

Page 18: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

những cách chữa trị này là rõ ràng. Năm 1859 ôngsang Mỹ và từ ông nhiều cơ sở giáo dục và chữa trịdành cho trẻ em cũng như người bệnh tâm trí ở Mỹđược ra đời.

Chuyên môn chữa trị cho trẻ chậm khôn, H.T.Vallée (1816 - 1885) năm 1847 đã xây dựng một trungtâm chữa trị của riêng mình ở Gentlli. Từ đây, mộttrung tâm nghiên cứu và chữa trị cho trẻ em khôngbình thường về tâm lí ra đời dưới tên gọi Trung tâmVallée.

Có thể nói rằng, thế kỉ XIX là thời kì phát triểncủa trào lưu nghiên cứu, chữa trị về y tế - giáo dục chocác bất thường về tâm lí ở trẻ em. Dưới ảnh hưởngcủa Bourneville, Seguin, Vallée và những tên tuổi khác,các nhà nghiên cứu và chữa trị quan tâm nhiều hơnđến những đứa trẻ chịu đau khổ do các rối loạn tâm líkhác nhau. Những tư tưởng này được tiếp tục pháttriển, mở rộng và đi sâu trong thế kỉ XX.

2.2. Thế kỉ XX

Thế kỉ XX là thời kì nở rộ nhiều nghiên cứu vềtâm bệnh lí trẻ em. Kế thừa những tư tưởng và nghiêncứu về tâm bệnh lí trẻ em ở thời gian trước, nhiều lĩnh

Page 19: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

vực của tâm bệnh lí trẻ em đã được làm rõ hơn. Có thểkể đến những nghiên cứu về các lĩnh vực chính saunảy sinh từ đầu thế kỉ:

Nghiên cứu về chậm phát triển trí tuệ, mất trívà loạn tâm trẻ em

- Mất trí sớm ở trẻ em

Trong các tài liệu về chữa trị tâm bệnh lí, EmilKraepelin (1855 – 1926), nhà tâm bệnh học ngườiĐức, đã mô tả một loại bệnh được gọi là mất trí sớmdo nhận thấy những dấu hiệu của bệnh mất trí có từ rấtsớm. Những biểu hiện lâm sàng của người bệnhkhông thống nhất, thậm chí trái ngược nhau, có biểuhiện tự tỏa, tiến triển lạ lùng dẫn tới tình trạng ngâyđộn và thiếu liên kết.

S. De Sanctis (1862-1935) cũng quan tâm tớinhững dạng thức của mất trí sớm và chỉ ra những đặctrưng của chứng bệnh này. Đó là:

+ Trí nhớ tốt.

+ Khả năng tri giác tốt.

+ Không ổn định về chú ý.

Page 20: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

+ Thiếu/hoặc không có tư duy cấp cao.

+ Rối loạn nghiêm trọng hoạt động tự do.

+ Rối loạn tính cách và thái độ.

Nhiều tác giả mô tả những mất trí sớm, xuấthiện giữa 5 và 10 tuổi mà không có rối loạn rõ ràngtrước đó. Những quan sát trên trẻ chậm khôn trungbình bổ sung thêm cho những nhận định này.

Năm 1913, Kraepelin nghiên cứu mối liên hệgiữa mất trí sớm và chậm khôn trung bình. Theo ông,chậm khôn trung bình là dấu hiệu thúc đẩy và là dấuhiệu rất sớm của bệnh mất trí. Năm 1933, Targowlađề cập đến lĩnh vực những chậm phát triển tinh thầntiến triển.

- Tâm thần phân liệt

Những nghiên cứu về mất trí sớm cũng đượcEugen Bleuler (Thụy Sĩ) thực hiện năm 1911. Theoông, hơn cả một tan rã về nhân cách, mất trí là sự sụpđổ toàn bộ đời sống tâm trí và không thể phục hồiđược. Ông nói đến bệnh tâm thần phân liệt, bệnh màtriệu chứng phụ của nó là mất trí. Từ ông, mất trí sớmvà mất trí ở trẻ em được thay tên gọi là tâm thần phân

Page 21: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

liệt trẻ em.

G. Heuyer (1884 - 1977), một bác sĩ Pháp,quan tâm đến nguyên nhân của những loạn tâm trẻem mà Kraepelin cho là căn nguyên thuộc về các cơquan sinh học. Ông đưa ra ý kiến về căn nguyên tâm lí- tình cảm của sự phát triển bệnh lí ở trẻ em.

M. Klein (1882 – 1960), trong những bài viếtđầu tiên của mình về phân tích tâm lí, đưa ra cách hiểutheo tâm lí học phát triển về bệnh tâm trí, gắn bệnhtâm trí với các nguyên nhân tâm lí.

H. Ey (1900 - 1977), với cách tiếp cận tích hợpđã kết hợp hai trường phái chính đã có về nguyênnhân của bệnh tâm trí ở trẻ. Ông cho rằng bệnh tâm tríkhông chỉ có căn nguyên cơ thể hay căn nguyên tâm límà là do cả hai.

- Tự kỉ ở trẻ em

Năm 1943, L. Kanner đã làm rõ một chứngbệnh đặc biệt: tự kỉ trẻ em, hay còn gọi là bệnhKanner. Ông phân biệt tự kỉ ở trẻ nhỏ với tâm thầnphân liệt trẻ em. Khác với tâm thần phân liệt ở trẻ em,tự kỉ không phải là quá trình thoái lui khỏi một kiểu

Page 22: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

quan hệ trước đó mà hơn thế là sự cô đơn tự tỏa cựcđộ.

Ở tự kỉ sớm của trẻ em, đứa trẻ làm ngơ, loạitrừ và từ khước mọi cái đến từ bên ngoài như người,tiếng động, đồ vật... Những đối tượng này được trẻ coinhư mối đe dọa.

Những trẻ mắc bệnh tự kỉ cho cảm tưởngrằng trẻ không nhìn thấy, không nghe thấy gì ở xungquanh. Trẻ thường không có ngôn ngữ và không baogiờ sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (con,cháu, em, tôi...).

- Loạn tâm trẻ em

Thuật ngữ tâm thần phân liệt ở trẻ em(schizophrénie infantile) thể hiện thái quá trạng tháitiêu cực của sự phân rã thế giới nội tâm ở trẻ. Nóđược thay bằng loạn tâm (psychose), với nghĩa ít biquan hơn. Từ đây, người ta sử dụng thuật ngữ loạntâm trẻ em. Các loại loạn tâm trẻ em được đề cập đếncách đây không lâu, trong một bài viết của Diatkinenăm 1959 ở Từ điển bách khoa về giải phẫu y học.Cũng có những tác giả khác nghiên cứu về loạn tâmtrẻ em như Bettelheim, Lang, Misès...

Page 23: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Nghiên cứu về những rối loạn tâm lí khác nhẹhơn

Đây là một cách nhìn nhận mới, một hướngnghiên cứu mới trong tâm bệnh học trẻ em. Nhữngnghiên cứu theo hướng này nhằm làm rõ ảnh hưởngcủa các rối loạn lành tính hơn, không làm ảnh hưởngnhiều đến quá trình phát triển của trẻ. Những trẻ cónguy cơ sẽ được phát hiện, tư vấn hướng dẫn, khuyênbảo và định hướng về mặt y tế giáo dục.

Cùng với những nghiên cứu, nhiều cơ sở nộitrú, ngoại trú được mở cho trẻ có tính tình đặc biệt.Những trung tâm y - tâm lí - giáo dục (CMPP) ra đời.

Năm 1948, ở Pháp, việc đào tạo các nhà tâmbệnh trẻ em được bắt đầu. Heuyer là giáo sư đầu tiêngiảng dạy về tâm thần kinh trẻ em.

Có thể thấy, nếu như ở đầu thế kỉ XX chưa cónhiều những công trình nghiên cứu, chữa trị rối loạntâm lí trẻ em và xu hướng áp dụng vào trẻ những kếtquả nghiên cứu ở người lớn còn khá phổ biến thì càngvề sau sự khác biệt giữa rối loạn tâm lí ở trẻ em và ởngười lớn càng được nhận rõ. Nhận biết được nhữngđặc trưng trong tâm bệnh trẻ em, các nhà chuyên môn

Page 24: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

tìm cách chữa trị hiệu quả nhất đối với các rối loạn củatrẻ.

Ngày nay, rối loạn tâm lí ở trẻ em ngày càngđược quan tâm nhiều hơn. Các công trình nghiên cứuvà ứng dụng về tâm bệnh lí trẻ em rất phong phú, có ởnhiều quốc gia trên thế giới. Các nghiên cứu hiện nayhướng vào một số chứng bệnh tâm lí đặc trưng vàngày càng xuất hiện nhiều ở trẻ em như bệnh tự kỉ. Mộtsố rối loạn tâm lí mới cũng được phát hiện, bổ sungnhư bệnh ranh giới... Càng ngày người ta càng nhậnra rằng rối loạn tâm lí trẻ em không chỉ ảnh hưởng lớntới cuộc sống của trẻ, của gia đình mà còn ảnh hưởngđến xã hội. Nghiên cứu và chữa trị tâm bệnh trẻ emgiúp cho trẻ lấy lại được sự phát triển bình thường có ýnghĩa to lớn về nhiều mặt.

Như vậy, trải qua một thời gian dài, lịch sửtâm bệnh học trẻ em trên thế giới đã ghi dấu nhiều tưtưởng, nhiều công trình nghiên cứu với tên tuổi cácnhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự pháttriển của khoa học về tâm bệnh trẻ em mang lại lợi íchto lớn cho sự phát triển bình thường của trẻ, giúp cácem có cơ hội trở thành những người có ích cho xã hội.

Page 25: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Ở Việt Nam, những nghiên cứu và chữa trịbệnh tâm lí cho trẻ em được phát triển cùng với sự rađời của Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí trẻ em N-T dobác sĩ Nguyễn Khắc Viện sáng lập năm 1989, xuấtphát từ thực tế những năm 1980 có một số trẻ em và vịthành niên bị rối loạn tâm trí, khó khăn trong giao tiếpứng xử và trong học tập. Từ khi thành lập đến nay,Trung tâm N-T đã tiến hành nhiều nghiên cứu hướngđến nhận dạng, phân loại, chẩn đoán, phát hiện sớmvà chăm chữa các rối nhiễu tâm lí ở trẻ. Nhiều trẻ emvà vị thành niên đã được chăm chữa tại các cơ sở thựchành của N-T. Năm 1997 Nguyễn Khắc Viện công bốlần đầu tiên cuốn sách Tâm lí lâm sàng trẻ em ViệtNam (Nxb Y học), đúc kết những kết quả nghiên cứuvà ứng dụng trong nhiều năm cách trị liệu rối loạn tâmlí cho trẻ em Việt Nam.

Ngoài ra tại một số bệnh viện Nhi cũng có cáckhoa Tâm bệnh để chẩn đoán và chữa trị rối nhiễu tâmlí cho trẻ em. Điển hình là Bệnh viện Nhi Trung ươngHà Nội, Bệnh viện Nhi đồng, Thành phố Hồ Chí Minh.Cùng với việc chẩn đoán và chữa trị, các chuyên gia vềtâm bệnh trẻ em tại đây còn tiến hành các nghiên cứuvà ứng dụng vào quá trình chăm chữa cho trẻ.

Page 26: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Created by AM Word2CHM

Page 27: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON à Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNHHỌC TRẺ EM

Phân biệt giữa trẻ có tâm lí bình thường vàbệnh lí là không dễ dàng. Có nhiều quan điểm khácnhau về vấn đề này, mỗi quan điểm lại có cách tiếpcận riêng, có tiêu chí riêng. Tuy nhiên, có thể phân biệtgiữa trẻ bình thường và trẻ bệnh lí theo các tiêu chísau: theo sự phát triển trung bình, theo khả năng thíchứng và theo đánh giá chủ quan của trẻ về chất lượngsống.

- Sự phát triển trung bình

Giá trị trung bình của trình độ phát triển củatrẻ ở một độ tuổi nhất định, còn gọi là sự phát triểntrung bình. Giá trị trung bình này được xác định theomột nhóm mẫu và sẽ thay đổi theo đặc trưng củanhững đứa trẻ được lựa chọn trong mẫu. Vì vậy, xácđịnh sự phát triển trung bình phải tính đến những khácbiệt về xã hội của nhóm được chọn làm mẫu. Nếukhông làm được như vậy thì sẽ không chính xác, cókhác biệt lớn với những tiềm năng phát triển của trẻ.

3. Thế nào là trẻ bình thường và bệnh lí?

Page 28: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Như vậy, với điều kiện là có tính đến yếu tố khác biệtnày, khái niệm sự phát triển trung bình là một cách tiếpcận có ích để đánh giá một bệnh. Để có thể xác địnhđược giá trị trung bình của trình độ phát triển, nói cáchkhác là xác định được chuẩn đánh giá trẻ bình thườnghay bệnh lí theo tiêu chí này, phải dựa vào nhữngphương pháp đo lường của tâm lí học về các mặt sốlượng, thống kê hoặc chất lượng của sự phát triển cácchức năng tâm lí. Do đặc trưng của hoạt động tâm lí,những đo lường này nhìn chung đều có tính phóngchiếu.

Trước những trẻ chậm phát triển hơn so vớinhững trẻ có mức độ phát triển trung bình, vấn đềquan trọng nhất và cũng khó khăn nhất đó là đánh giátiềm năng phát triển của trẻ. Trẻ có chậm thực haykhông? Nó có thể đạt được những trình độ phát triểntâm lí mà những bạn cùng tuổi với nó đạt được haykhông, dù là phải mất nhiều thời gian hơn. Hay là nósẽ trở thành một người lớn vô dụng, ít thích ứng hơnso với những người khác. Những câu hỏi này luônđược đặt ra để có cái nhìn thận trọng đối với nhữngđứa trẻ đưa coi là trẻ chậm phát triển.

- Sự thích ứng

Page 29: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Khả năng thích ứng là một tiêu chuẩn về bìnhthường hay được dùng. Thích ứng là khả năng phảnứng để lấy lại sự cân bằng đã mất. Cùng với sự phátmến, trẻ luôn phải thích ứng với những điều kiện sốngmới. Bằng tính năng động của hoạt động tâm lí, đứatrẻ bình thường phải tự tìm lại được sự cân bằng củađời sống tinh thần cho mình.

Với trẻ em, phải đánh giá khả năng thích ứngcủa chúng trong mối liên quan với độ tuổi, với môitrường sống và kinh nghiệm của trẻ. Khả năng mà trẻthể hiện khi đối mặt với những yếu tố mới của đờisống như vắng cha mẹ, có thêm em bé, đi nhà trẻhoặc mẫu giáo... là yếu tố đánh giá quan trọng về mặtlâm sàng.

- Trạng thái chủ quan

Mặt chủ quan là mặt chủ yếu của sức khỏetâm thần trẻ em. Khả năng trẻ cảm nhận niềm vui, sựthoải mái, tò mò... trong cuộc sống là những thứ đượcnhận biết không trực tiếp nhưng lại giúp hiểu rõ về sựphát triển tâm lí của trẻ. Một đứa trẻ háu động, lo hãi,trầm cảm, hoang tưởng... không thể là một đứa trẻbình thường.

Page 30: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Từ những tiêu chí trên, có thể nói rằng trẻ cótâm lí bệnh lí là những trẻ không đạt được trình độphát triển trung bình, khả năng thích ứng kém và cónhững đau khổ, bất thường trong cảm nhận chủ quanvề cuộc sống, được thể hiện thông qua các hành vi.

Trong tâm bệnh học trẻ em, để xác định tìnhtrạng của trẻ nhất thiết cần đánh giá về mặt lâm sàng.Để đánh giá, phải xác định mức độ phát triển, nghiêncứu những hoàn cảnh riêng, những tiềm năng thíchứng, những đánh giá chủ quan của đứa trẻ về cuộcsống, tính chất tác động của môi trường chung quanh.Tất cả những yếu tố: di truyền, sinh học, môi trường,các quan hệ, gia đình, xã hội, tâm lí... tác động qua lạimột cách phức tạp và có ý nghĩa khác nhau đối với sựphát triển bình thường hay bệnh lí của trẻ. Việc lựachọn các công cụ nghiên cứu phù hợp đối với các kiểurối loạn là rất quan trọng và không thể không dùngnhững công cụ đo lường và phóng chiếu của tâm líhọc. Đánh giá về những vấn đề này đòi hỏi hết sứcthận trọng và chuẩn mực. Mọi đánh giá đều phải tínhđến yếu tố phát triển về mặt thời gian.

Created by AM Word2CHM

Page 31: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Created by AM Word2CHM

Page 32: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON à Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNHHỌC TRẺ EM

Quan điểm về tiếp cận nhiều mặt được sửdụng trong phân loại tâm bệnh trẻ em. Cần sử dụngcách tiếp cận này do tính phức tạp của những yếu tốchi phối sự phát triển tâm lí không bình thường của trẻ.Có thể kể đến các mặt: tiềm năng nhận thức, bệnhthực thể, các sự kiện của đời sống, các yếu tố tâm lí xãhội, hoạt động... Tùy theo các nghiên cứu khác nhau,mặt này hoặc mặt kia sẽ được cụ thể hóa và phân tíchchính xác. Tiếp cận nhiều mặt có lợi ở chỗ nó giúp tìmhiểu trẻ dưới nhiều góc độ, tính đến sự khác biệt củatrẻ và những tiềm năng phát triển của các em.

Có những cách phân loại chính sau đây theoquan điểm tiếp cận nhiều mặt:

- Phân loại quốc tế, CIM-10 (Classificationlnternationale des Maladies, 10ème révision) (tiếngAnh là ICD-10). Đây là cách phân loại của Tổ chức thếgiới về sức khỏe (OMS). Cách phân loại này gồm bamặt: chẩn đoán về tâm bệnh, chẩn đoán về cơ thể và

4. Phân loại bệnh trong tâm bệnh học trẻem

Page 33: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

các vấn đề về tâm lí xã hội. Trong ba mặt này thì mặttâm lí xã hội là chi tiết nhất.

- Phân loại theo Giáo trình chẩn đoán vàthống kê các rối loạn tâm trí, DSM-IV của Mỹ (ManuelDianostique et Statistique des troubles mentaux de1Association Améncaine de Psychiatrie). Cách phânloại này được sử dụng nhiều nhất, phân loại theo nămtrục: lâm sàng, nhân cách, chẩn đoán về cơ thể, tâm líxã hội và hoạt động hiện tại.

- Phân loại những rối loạn tâm trí ở trẻ em vàthiếu niên ở Pháp, CFTMEA (Classification Franaisedes Troubles Mentaux de 1Enfant et de 1Adolescent).Cách phân loại này được nhiều nhà lâm sàng ở Phápsử dụng. Hơn cả một chẩn đoán chuyên ngành, cáchphân loại này còn dựa vào kinh nghiệm và phán đoáncủa nhà lâm sàng. Nó được tổ chức theo hai trục: lâmsàng và các yếu tố kết hợp, giúp hiểu được cả nhữngyếu tố thực thể lẫn những điều kiện về mặt môi trường.

- Phân loại theo chẩn đoán tâm thần độnghọc (PDM, psychodynamic diagnostic manual) là mộtcách phân loại mới ở Mỹ. Cách phân loại này dựa trênba trục: trắc đồ chức năng tâm trí, mô tả khả năng điều

Page 34: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

hòa, học tập, thiết lập quan hệ, kiểu tự vệ của trẻ...; trắcđồ nhân cách, phân biệt những kiểu mới xuất hiện vàmức độ nghiêm trọng có thể có; cuối cùng là kinhnghiệm chủ quan của trẻ. Theo cách phân loại này,các loại bệnh tâm trí ở trẻ rất phong phú.

Với mỗi cách phân loại lại có các loại bệnhkhác nhau. Ví dụ, theo cách phân loại CFTMEA, với trụclâm sàng, có các loại bệnh chính sau:

1. Tự kỉ và loạn tâm.

2. Loạn - nhiễu tâm.

3. Bệnh ranh giới.

4. Rối loạn phản ứng.

5. Thiểu năng trí tuệ.

6. Rối loạn phát triển và các chức năng côngcụ.

7. Rối loạn nhận thức và khả năng học tập.

8. Rối loạn tâm vận động.

9. Rối loạn hành vi.

10. Rối loạn biểu hiện cơ thể.

Page 35: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

11. Những biến đổi của tình trạng bìnhthường.

Theo các nghiên cứu quốc tế, tỉ lệ mắc các rốiloạn tâm bệnh chính ở trẻ em, phân bố theo giới tínhvà tuổi trung bình bắt đầu bị bệnh được biểu thị ở bảngsau:

Tỉ lệ mắc bệnh, phân bổ theo giới tính và độtuổi trung bình mắc các rối nhiễu tâm bệnh ở trẻ em vàthiếu niên theo CIM-10

Loại rốiloạn

Tỉ lệ mắcTỉ lệ

nam/nữ

TuổiTB

mắcphải

Thiểunăng trítuệ

2 - 3% 2/1 < 3

Tự kỉ 4/10.000 4/1 < 3

Rối loạntăng động

1 - 2% 4/1 < 6

Vụng đọc 2% 2/1

Page 36: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

6

Rối nhiễuám ảnhcưỡngbức

0,5% 2/1

Page 37: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Lo âu chiali

3% 1/1

6

Page 38: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Tự sát 0,5/10.000/năm 1/215

Trầm cảm 2 - 5% 1/2

Page 39: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

(Kết quả trên là tỉ lệ mắc bệnh hàng nămđược nghiên cứu thống kê ở trẻ từ 5 - 14 tuổi trên100.000 dân. DREES, 2006).

Ở Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu tâm lí vàtâm bệnh lí trẻ em Nguyễn Khắc Viện (Trung tâm N-T)đưa ra danh mục 8 nhóm rối nhiễu tâm lí của trẻ emViệt Nam như sau:

- Nhóm l: Những khó khăn trong học tập(vụng đọc, vụng viết, khả năng chú ý giảm hoặc kém,chán học, học sút, học kém...).

- Nhóm 2: Rối nhiễu tâm thể (rối nhiễu giấcngủ, rối nhiễu bài tiết, rối nhiễu tiêu hóa, tic, nhữngbiểu hiện tự hủy hoại bản thân...).

- Nhóm 3: Rối nhiễu nhân cách (một số nét tựkỉ, tự kỉ...).

- Nhóm 4: Rối nhiễu ngôn ngũ (nói ngọng, nóilắp, chậm nói, nói ngược...).

- Nhóm 5: Rối nhiễu vận động (chậm đi, vậnđộng khó khăn, vận động vụng về...).

- Nhóm 6: Lo hãi, trầm cảm (sợ trường học,

Page 40: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

sợ nước, sợ độ cao, sợ đám đông, nhút nhát, ức chế,mút tay, nhổ tóc, nghịch phân, ức chế, kiêu căng, tựđại, mưu toan tự sát...).

- Nhóm 7. Rối nhiễu hành vi (hiếu động quámức, hung tính, ăn cắp, bỏ nhà trốn nhọc...).

- Nhóm 8: Rối nhiễu về giới tính (thủ dâm,ứng xử như người khác giới...).

Trong giáo trình này, phân loại các rối loạntâm lí chủ yếu dựa theo cách phân loại của Pháp cótham khảo cách phân loại theo DSM-IV. Các rối loạntâm lí của trẻ em được trình bày thành hai phần chính:rối loạn triệu chứng và chức năng và các hội chứng.

Created by AM Word2CHM

Page 41: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON à Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNHHỌC TRẺ EM

5.1. Sinh lí học thần kinh

Từ lâu, các nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quantrọng của hoạt động của não và hệ thống thần kinh đốivới đời sống tâm lí con người. Ảnh hưởng của hoạtđộng thần kinh đến tâm lí người rất lớn, rất phức tạp.Cấu tạo, chức năng của nơ-ron, vai trò của các chấtdẫn truyền thần kinh như noradrénaline, dopamine,sérotonine và acétylcholine đối với tính chất của cácquá trình và chức năng tâm lí đã được nghiên cứu vàphần nào làm rõ. Ở đây đề cập đến vấn đề thành thụcvề sinh lí thần kinh và định khu chức năng não.

- Sự thành thục về sinh lí thần kinh

Những ngày đầu tiên sau khi chào đời, cấutrúc và chức năng của não bộ của trẻ phát triển nhanhchóng. Sự thành thục về mặt thần kinh gắn với sựthành thục dần dần của hành vi, nhưng đây là một quátrình rất phức tạp chứ không phải là sự đi kèm đơn

5. Những lí thuyết cơ bản của tâm bệnhhọc trẻ em

Page 42: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

giản. Nghiên cứu sự phát triển của các chức năng vàcác ứng xử người cần phải xem xét: cái tồn tại trongmột thời gian và sẽ thay đổi theo thời gian; cái tồn tạirồi mất đi, rồi lại xuất hiện, rồi lại mất đi một cách tuầntự; cái tiến triển về mặt chức năng dần dần cho đến khicó được một số hình thức xác định, từ đó mà quá trìnhđược biến đổi.

Trong quá trình thành thục, cần phân biệt mặtgiải phẫu sinh lí thần kinh, mặt chức năng và mặt hoạtđộng. Giải phẫu học là hình thái học thuần túy, chứcnăng là hệ thống có tính tiềm năng và hoạt động là sựhoạt động của hệ thống này. Ba mặt này tạo ra nhữngmức độ tổ chức khác nhau, duy trì những quan hệkhác nhau đối với những yếu tố bẩm sinh và với môitrường. Về mặt giải phẫu, sự thành thục có quy luậtcủa nó, là điều kiện cần thiết đối với sự phát triểnnhưng không đủ để giải thích hành vi và sự phát triểncủa hành vi trong suốt thời kì phát triển của trẻ em.Thêm vào đó, tình trạng chưa thành thục không thểhiểu một cách đơn giản là sự thiếu hụt, sự giảm bớtso với thành thục. Những nghiên cứu mới nhất chỉ rarằng: chưa thành thục không phải chỉ là thiếu hụt, nócó những quy luật riêng về hoạt động phải được xem

Page 43: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

xét theo quan điểm phát triển về mặt thời gian. J.Scherrer phân biệt bốn mặt tạo nên đặc trưng của sựchưa thành thục về chức năng của một hệ thống thầnkinh:

- Yếu về số lượng của những nơ-ron hoạtđộng và có thể hoạt động, số lượng này bao giờ cũngít hơn ở người lớn.

- Chậm dẫn dắt các tín hiệu.

- Chậm lưu thông những xung động thầnkinh, có quan hệ với khó khăn trong chuyển giao xi-nap.

- Nhạy cảm đặc biệt của nơ-ron với môitrường ở một số thời kì phát triển.

Sự chưa thành thục về sinh lí thần kinh còn cóthể ảnh hưởng đến tính ổn định có chọn lọc của xi-nap. Lí thuyết SSS của J.P. Changeux và A. Danchincho rằng chỉ có những xi-nap hoạt động nhất, bị kíchthích nhất, tồn tại thường xuyên nhất mới có tính ổnđịnh. Những cái khác sẽ bị thoái hóa đi. Thiếu kíchthích thích đáng, hệ thống xi-nap, chưa thành thục khimới sinh, bình thường sẽ chuyển sang giai đoạn nhạy

Page 44: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

cảm tốt hơn sau đó, sẽ không được như thế nữa.

Điểm chính để đánh giá hành động thànhthục là đánh giá tác động qua lại giữa hành động,chức năng của nó và cấu trúc giải phẫu - thần kinhtương ứng. Nếu như cấu trúc về giải phẫu phụ thuộcphần lớn vào cái bẩm sinh thì hành vi lại phụ thuộc vàomôi trường ở đó đứa trẻ lớn lên. Những hành vi bẩmsinh có thể được thay thế dưới tác động của môitrường sống. Như vậy, khi xem xét hành vi của trẻkhông thể phân chia một cách đơn giản cái vốn có,bẩm sinh chi phối và cái chịu ảnh hưởng của tác độngmôi trường. Sự tác động qua lại giữa gen và môitrường là không thể phủ nhận.

- Định khu chức năng não

Xác định cơ sở sinh lí thần kinh của hành vicon người là rất khó do sự phát triển của hệ thốngthần kinh trung ương và của rất nhiều hệ thống tácđộng qua lại ảnh hưởng đến hành vi. Sau những kếtquả nghiên cứu bằng mắt thường chỉ ra mối liên hệgiữa những tổn thương não với những rối loạn hành vi,ví dụ rối loạn mất ngôn ngữ ở người mắc bệnh ở báncầu não trái. Ngày nay việc sử dụng kĩ thuật hình ảnh

Page 45: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

(scanner, cộng hưởng từ - MRI) giúp cho việc nghiêncứu chức năng của những trung khu não ngày càngtinh vi hơn. Những lí thuyết về cấu trúc hệ thống chứcnăng như hệ lim-bic đối với chức năng cảm xúc đượcxác định. Ngoài ra, hệ thống những cấu trúc trung tâmnhư đồi não, vùng dưới đồi, thùy hải mã, phức hợphạnh nhân và vùng đáy thùy trán... rồi những đườngdẫn đến và đi ra như đường đến của cảm giác từ thânnão, đường đến từ vùng tân não, đường đi xuống trungtâm não trước... với những chức năng của nó đều canthiệp vào tính chất của hành vi, ứng xử của con người.

Bảng sau đây thống kê những chức năngchính và những ứng xử có thể có ứng với những thùynão khác nhau:

Vỏ não người và những chúc năng cấp caochính

Thùy vỏ não Chức năng

Thùy trán

Hành động chủ ý, ứng xử, độngcơ, chức năng thực hành ngônngữ (thùy trái)

Nhịp điệu vận động (thùy phải)

Page 46: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Thùy thái dương

Nghe, nhớ, xúc cảm

Thông hiểu ngôn ngữ (thùy trái)

Nhịp nhận cảm (thùy phải).

Thùy đỉnh

Nhạy cảm về xúc giác.

Chức năng tri giác thị giác vềkhông gian (thùy phải)

Đọc (thùy trái), tính toán (thùytrái)

Thùy chẩmNhìn.

Tri giác thị giác.

Tuy vậy, không thể chỉ xem xét hoạt động củanão theo quan điểm định khu chức năng về mặt giảiphẫu. Một mặt, sự tồn tại những hệ thống điều chỉnh,nhận những thông tin có nguồn gốc đa dạng bêntrong, ở trung tâm hoặc ngoại biên, và cả ở bên ngoài,điều biến hoạt động sinh lí thần kinh. Sự hoạt độnghoặc ức chế của hệ thống điều chỉnh này giúp tạo lậpmối liên kết giữa tính chất của tác động của môitrường với khả năng đáp lại của hệ thống thần kinh.Hệ thống điều chỉnh này thường có cơ sở sinh lí là

Page 47: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

những chất chuyển giao thần kinh như dopamine,noradrénaline, sérotonine. Chúng làm rõ nhiều hànhvi bình thường và sai lệch của con người hơn so vớiquan điểm về tổn thương não. Mặt khác, một số chứcnăng tâm lí người không thể gắn đơn thuần với mộtcấu trúc não nào đó, ví dụ như ý thức hoặc khả năngphân biệt mình với người khác. Như vậy, mặc dù cónhững trung khu thần kinh phụ trách những chức năngkhác nhau, còn có những hệ thống sinh lí thần kinhkhác can thiệp vào hoạt động tâm lí người. Vì vậy, nhìnnhận về cơ sở sinh lí thần kinh của tâm lí người cần cócái nhìn đa chiều, không cứng nhắc.

5.2. Vai trò của yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền không thể không tính đến khitìm hiểu cơ sở sinh lí của những rối loạn tâm lí. Từ khiphát hiện ra ADN, yếu tố di truyền được coi trọng.Trong tâm bệnh, khi phát hiện ra những yếu tố thuộcvề di truyền, người ta hay cho nó là nguyên nhân trựctiếp của các chứng bệnh tâm lí. Tuy vậy, không thểnhìn nhận tác động của yếu tố di truyền một cách đơngiản. Cần phân biệt hai vấn đề: một là kiểu gen, hai làkiểu hiện tượng mà kiểu gen thể hiện. Hai mặt nàythường không trùng khớp mặc dù có liên quan với

Page 48: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

nhau. Nhìn chung tất cả những biến đổi về gen về mặtbản chất là rất gần với những biến đổi gây bệnh, tức lànó sẽ dẫn đến một rối loạn ở người mang gen đó.Biểu hiện của gen rất đa dạng, gen có thể có nhữngthay đổi về trật tự hoặc về chức năng nhưng khôngmang đến những bất thường. Nói về ảnh hưởng củagen đến những bệnh tâm trí, có thể đề cập đến cácloại yếu tố sau đây:

- Thứ nhất, những yếu tố liên quan trực tiếp. Vídụ một số nguyên nhân gây tự kỉ hoặc chậm khôntrong tâm bệnh.

- Thứ hai, yếu tố về kiểu nội tiết. Dữ kiện ditruyền đưa đến sự biến đổi trung gian được gọi là kiểunội tiết, có liên quan đến bệnh.

- Thứ ba, khả năng tác động qua lại giữa genvà môi trường. Những năm gần đây, có rất nhiều côngtrình nghiên cứu chỉ ra tác động qua lại giữa gen vàmôi trường trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần như trongbệnh trầm cảm, tâm thần phân liệt cũng như những rốiloạn khác có nguồn gốc từ bên ngoài.

- Thứ tư, ít trực tiếp hơn, đó là sự điều chỉnhvề mặt di truyền. Ví dụ như những tác động độc hại kéo

Page 49: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

dài của môi trường có thể làm thay đổi yếu tố di truyền,thay đổi kiểu hình bệnh. Sự can thiệp của yếu tố stressvà hệ thống điều tiết sinh học, nhất là trục dưới đồi -tuyến yên va vỏ não - tuyến thượng thận, ảnh hưởnglớn đến sức khỏe tâm thần nói chung. Nhiều bệnh cónguyên nhân kết hợp với stress. Những stress sớm,kép dài, kết hợp với chăm sóc kém của người mẹ cóthể tác động xấu đến sự phát triển của trẻ em thôngqua trục dưới đồi - tuyến yên, thông qua sự biến đổi vềdi truyền và có thể được truyền từ thế hệ này qua thếhệ khác một cách độc lập với yếu tố di truyền vốn có.Nhiều nghiên cứu đã cho thấy: những kinh nghiệm cóở giai đoạn đầu tiên của cuộc đời đứa trẻ có tác độnglâu dài đến hành vi và đến hệ thống sinh học, nhất làsự chia rẽ giữa bé và mẹ hoặc chất lượng tồi của sựchăm sóc của mẹ. Những kinh nghiệm này có thể ảnhhưởng đến sự hình thành trong tương lai những néthành vi không theo cơ chế chuyển giao di truyền. Ngaykhi đứa trẻ còn trong lòng mẹ, yếu tố môi trường tâm lícùng với yếu tố di truyền cùng có ảnh hưởng tới sựphát triển của nó.

Như vậy, xem xét vai trò của yếu tố di truyềntrong sự hình thành những rối loạn tâm lí ở trẻ phải

Page 50: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

tính đến sự tác động qua lại giữa cái thuộc vế di truyềnvà tính chất tác động của môi trường.

5.3. Những lí thuyết tâm tí học

* Thuyết hành vi và hành vi mới

Quan điểm của J.B. Watson, nhà tâm lí họcMỹ (1913), cho hành vi là kết quả của việc học đượcđiều kiện hóa. Toàn bộ hành vi theo ông diễn ra vớimột loạt những phản xạ có điều kiện không có tácđộng tương hỗ giữa chủ thể và môi trường.

B.F. Skinner ngay từ năm 1937 không đồng ývới sơ đồ phản xạ quá đơn giản của Watson, đã đưavào yếu tố điều kiện hóa có hiệu lực (conditionnementopérant), một chương trình hành vi được tổ chức dầndần từ những hành động thử và sai để đạt mục đích,từ đó làm thay đổi bản chất của môi trường. TheoSkinner, toàn bộ ứng xử của con người và việc học củatrẻ em có thể hiểu theo phạm trù điều kiện hóa có hiệulực.

Theo lí thuyết hành vi và hành vi mới, đối vớisơ đồ S R thì nhân cách chỉ là sự tập hợp điều kiệnhóa ngày càng phức hợp. Lí thuyết này ít quan tâm đến

Page 51: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

sự phát triển tâm lí, không có giai đoạn phát triển nàoở trẻ em được mô tả.

Tuy có những mặt hạn chế, ứng dụng về lâmsàng của lí thuyết này ngày nay được nhiều ngườiquan tâm.

* Tâm lí học hoạt động

Những tác phẩm của L.X: Vưgôtxki, A.N.Lêônchiev, P.K. Anôkhin, A.B. Zapôrôzet là tư tưởng cơbản của lí thuyết hình thành và phát triển tâm lí thôngqua hoạt động. Vưgotxki và cộng sự đã nghiên cứu cơchế nhập tâm, vai trò của mối quan hệ trẻ em - ngườilớn - đồ vật và tầm quan trọng của sự xã hội hóa cáccử chỉ, vận động của trẻ. Sự phát triển tâm lí có liênquan mật thiết trước hết với quan hệ giữa các cá nhân,cùng với hoạt động của trẻ quá trình nội tâm hóa đượcthực hiện tạo ra sự phát triển. A.N. Leônchiev nghiêncứu những yếu tố dẫn đến sự nội tâm hóa, với sự biểutượng hóa dần dần những hành vi vận động.

* Tập tính học

Tiếp theo công trình của E. Harlow, J. Bowlbycho rằng sự gắn bó của trẻ nhỏ với mẹ là kết quả hoạt

Page 52: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

động của một số hệ thống ứng xử đặc trưng cho loài.Hệ thống này được tổ chức chung quanh mẹ. Bowlbymiêu tả năm hệ thống hành vi: bú mút-bám níu-theo-khóc-cười, đây là 5 môđun ứng xử quy định hành vigắn bó. Trong lĩnh vực tâm bệnh, Bowlby đã miêu tảnhững phản ứng của trẻ nhỏ khi phải xa mẹ. Sự chiacách với mẹ làm trẻ nhỏ từ 13 đến 32 tháng xuất hiệnmột loạt các trạng thái kế tiếp nhau: Phản kháng - Thấtvọng - Dửng dưng. Theo ông, những phản ứng của trẻdo bị tách khỏi mẹ nêu trên là cơ sở của phản ứng sợsệt và lo âu ở con người.

Những nghiên cứu tập tính học mới đây tậptrung vào những tác động qua lại giữa mẹ và bé vàgiữa các bé với nhau ở nhà trẻ hoặc trường mẫu giáo.Chú ý đến những ứng xử tiền ngôn ngữ của trẻ, cácnghiên cứu muốn giải mã ý nghĩa của giao tiếp tiềnngôn ngữ, làm rõ các yếu tố có ý nghĩa trong ứng xử vàmối quan hệ của nó với môi trường. Các nhà tập tínhhọc chỉ nghiên cứu những hành vi quan sát được cònmặt bên trong không được nghiên cứu sâu.

* Lí thuyết về phát triển trí tuệ của J. Piaget.

Theo Piaget, trí tuệ của con người đặc trưng

Page 53: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

bởi sự thích ứng, với một loạt các thích ứng liên tiếpcho phép đạt tới trạng thái cân bằng những điều chỉnhgiữa chủ thể và môi trường. Để đạt tới trạng thái cânbằng, ngoài sự thành thục về thần kinh là hai loại tácđộng: một là vai trò của luyện tập và những kinhnghiệm thu được trong quá trình hành động tác độngtới đối tượng, hai là những tác động tương hỗ vàchuyển giao về xã hội.

Hai khái niệm cho phép hiểu quá trình thíchứng và cân bằng là: đồng hóa và điều ứng. Đồng hóađặc trưng bởi sự sáp nhập những yếu tố của môitrường vào cấu trúc của cá nhân. Điều ứng đặc trưngbởi những biến đổi của cấu trúc của cá nhân theonhững biến đổi của môi trường. Thích ứng là sự cânbằng giữa đồng hóa và điều ứng. Sự thích ứng vềnhận thức là hình thức cân bằng cấp cao. Nó chỉ hoànchỉnh khi đạt tới hệ thống bền vững. Piaget phân địnhthời kì phát triển trí tuệ dựa vào tính chất của hệ thốngnày.

Ông chia quá trình phát triển trí tuệ ở trẻ emthành bốn giai đoạn lớn:

- Giai đoạn trí tuệ cảm giác-vận động (O - 2

Page 54: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

tuổi): hoạt động của những sơ cấu hành động vậnđộng cho phép đồng hóa dần dần những đối tượngmới với những cái đã có nhờ điều ứng, đưa đến sựxuất hiện những sơ cấu mới.

- Giai đoạn tiền thao tác (2 - 6 tuổi): Mỗi đốitượng tương ứng với một hình ảnh tinh thần giúp gợilên đối tượng khi chúng không ở trước mặt, dẫn tới sựphát triển chức năng biểu tượng, tượng trưng. Ngônngữ đi kèm với trò chơi và được nội tâm hóa dần dần.Tư duy chưa chuyển hoán, dựa trên trực giác trực tiếp.

- Giai đoạn thao tác cụ thể (7 - 11, 12 tuổi): Tưduy của trẻ không bị giới hạn bởi cái tri giác trực tiếp.Có thể phối hợp nhiều kinh nghiệm hình ảnh và từ đórút ra những kết quả. Tuy vậy, thao tác tư duy vẫn cầncó chỗ dựa cụ thể, trẻ chưa thể suy luận chỉ từ nhữngthông tin thuần túy bằng lời. Trẻ có thể hiểu được kháiniệm chuyển hoán, biết phân loại, phân nhóm... Vềmặt xã hội, trẻ có ý thức về tư duy của nó và của ngườikhác. Chấp nhận những quan điểm và tình cảm củangười khác, biết hợp tác thực sự.

- Giai đoạn thao tác hình thức (từ 11, 12 tuổitrở đi): Đánh dấu thời kì trẻ bước vào tuổi thiếu niên,

Page 55: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

ngoài lứa tuổi mà giáo trình quan tâm.

Mỗi giai đoạn đặc trưng cho một dạng thứcmới về tổ chức các quá trình nhận thức.

* Tâm lí học phát triển của H. Wallon

Bắt đầu từ quan sát trẻ chậm phát triển rồinghiên cứu lâu dài và điều tra theo độ tuổi, Wallonnghiên cứu sự phát triển của trẻ trong sự tác động qualại giữa những yếu tố vận động và tình cảm của trẻ nhỏrồi đến tác động qua lại giữa trẻ và môi trường xã hội.Ông là người đầu tiên nghiên cứu dựa trên hai cơ sởchính: xúc cảm - tình cảm và cân bằng tư thế - vậnđộng. Từ Wallon, khái niệm đối thoại trương lực - sựtrao đổi tiền ngôn ngữ giữa trẻ và những người chungquanh thực sự được quan tâm và công nhận.

Wallon nêu ra một loạt các giai đoạn pháttriển ở trẻ em:

- Giai đoạn xung động thuần túy: Đặc trưngcho trẻ sơ sinh. Sự trả lời bằng vận động với nhiều loạikích thích khác nhau mang tính phản xạ.

- Giai đoạn xúc cảm: Khoảng tháng thứ 6,được xác định bởi những dấu hiệu phản ứng về thế

Page 56: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

giới con người. Bé không chỉ có nhu cầu về sinh lí màcòn có nhu cầu xúc cảm - tình cảm: cần được vuốt ve,đu đưa, ôm ấp, cười... Từ giai đoạn này trẻ có phảnứng với hình ảnh thấy trong gương.

- Giai đoạn cảm giác - vận động: Cuối nămthứ nhất, đầu năm thứ hai. Sự nhận biết các đối tượngchủ yếu dựa vào hành động vận động. Hoạt động cảmgiác - vận động phát triển theo hướng tạo ra hành vi đểphát hiện cái mới, những kinh nghiệm mới. Đi và nóilà hai hoạt động cảm giác-vận động chính.

- Giai đoạn phóng chiếu: Khoảng 2 tuổi.Chính hoạt động vận động kích thích hoạt động tâm trí(ý thức): trẻ nhận biết đối tượng bởi hành động mà nóthực hiện. Biểu tượng cần có cử chỉ đi kèm.

- Giai đoạn nhân cách hóa: Từ 2,5 tuổi chođến 4 - 5 tuổi. Trẻ tiến tới thoát khỏi những tình huốngbị động, có ý thức về mình. Ý thức về mình làm trẻ cóhình ảnh về bản thân, biết thể hiện bản thân, đượcbiểu hiện bởi thái độ chống đối lúc 2,5 - 3 tuổi. Sau đótrẻ tìm cách khẳng định mình, có những thái độ nhưđối lập đùa cợt nhưng cũng rất đáng yêu.

- Giai đoạn nhân cách đa dạng: Từ 6 tuổi trở

Page 57: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

đi. Việc đi học ở trường phổ thông buộc trẻ phải tiếpxúc với môi trường xã hội. Thời kì đầu có sự thay đổihứng thú một cách nhanh chóng, phụ thuộc nhiều vàohoàn cảnh. Trẻ tham gia vào nhiều trò chơi nhóm, pháttriển những kinh nghiệm xã hội.

* Tâm lí học trẻ sơ sinh và hài nhi

Từ nhiều năm nay, những nghiên cứu vàquan sát trẻ sơ sinh và hài nhi chỉ ra rằng không thểchỉ coi trẻ mới sinh như là một thực thể thụ động, bấtđộng, hoàn toàn phụ thuộc vào chăm sóc của mẹ. Tráilại, trẻ là một đối tác quan hệ hoàn toàn, có thể địnhhướng và gây ảnh hưởng. Trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thươngnhưng cũng có những khả năng rõ rệt. Nghiên cứu vềtác động qua lại giữa trẻ và môi trường đã đưa tớinhững hiểu biết về trẻ.

Trẻ sơ sinh và hài nhi có những khả năngnhất định. Trước hết là khả năng sử dụng cảm giác vàvận động để hành động và định hướng. T.B. Brazeltoncho rằng: trẻ nhỏ biết dùng một cách hiệu quả nhữngphương tiện riêng để thể hiện nhu cầu và sự biết ơnđối với người khác; nó có thể chọn cái mà nó muốnhoặc từ chối cái mà nó không muốn ở cha mẹ. Ông

Page 58: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

coi trẻ sơ sinh như là một sinh vật có sức mạnh rất tolớn. Những khả năng nhìn, nghe, ngửi, nếm, vận độngcủa trẻ sơ sinh cũng được nhiều người nghiên cứu.Mặc dù có những khác biệt cá nhân về các khả năngnày, tất cả các tác giả đều thống nhất về tầm quantrọng của những trao đổi tình cảm và xã hội của môitrường xung quanh đối với sự phát triển của các khảnăng ở trẻ nhỏ.

Trong sự phát triển của trẻ nhỏ, việc trẻ thamgia tích cực vào một tác động qua lại về mặt xã hội có ýnghĩa to lớn. Trong lí thuyết vùng phát triển gần nhấtcủa Vưgotxki, vùng này là khoảng cách giữa mức độphát triển hiện có mà ta có thể xác định được thôngqua cách mà đứa trẻ giải quyết các vấn đề một mình,và mức độ phát triển tiềm năng mà ta có thể xác địnhđược thông qua cách mà trẻ giải quyết vấn đề khi nócùng với người lớn hoặc khi nó cộng tác với nhữngđứa trẻ khác giỏi hơn. Trong vùng phát triển gần nhấtkhả năng của trẻ và khả năng của mẹ sẽ được kết hợplại, tạo ra hiệu quả tăng cường qua lại lẫn nhau. Sựtác động qua lại về hành vi thông qua khái niệm đốithoại trương lực đã được J. de Ajuriaguerra xác địnhthông qua nghiên cứu cách thức người mẹ bế trẻ, cho

Page 59: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

trẻ bú... T.B. Brazelton, D. Stern, J. de Ajuriaguerra, R.Casati còn nhấn mạnh đến bản chất chu kì của tácđộng qua lại này, nhất là ở trạng thái cảnh giác, chú ývà thu mình. Tính nhịp độ, thoạt đầu dùng để kiểm travà duy trì những trạng thái sinh lí bên trong, dần dầngiúp trẻ hài nhi tiếp nhận hàng loạt thông tin phức tạphơn, biến thành kinh nghiệm riêng của trẻ. Sự thiếuhụt hoặc thái quá trong tính chất các tác động qua lạivới mẹ có thể gây ra những rối loạn tinh thần ở trẻ.

Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ trước hết dựavào cấu trúc giải phẫu sinh lí chuyên về chức năngngôn ngữ, phải là trong quá trình tác động qua lại vớimôi trường tiếng mẹ đẻ, theo cơ chế học ngẫu nhiênvà không thể không có sự sẵn sàng, tạo điều kiện củanhững người thân.

* Lí thuyết phân tâm học

- Quan điểm của S. Freud và những nhà phântâm học đầu tiên:

Những khái niệm cơ bản của phân tâm học:

+ Quan điểm cơ năng

Freud giả định rằng những quá trình tâm lí

Page 60: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

xuất phát từ sự giao lưu và phân phối một thứ nănglượng đặc biệt. Quá trình trao đổi năng lượng ấy đượcthực hiện thông qua một bộ máy gồm ba khu vực khácnhau (quan điểm định khu). Bước đầu chia làm haikhu vực: ý thức và vô thức. Bước hai, chia thành ba:Cái ấy cái Tôi và cái Siêu tôi. Nguồn gốc của tâm nănglà các xung lực, tức những lực thôi thúc con người cónhững hành vi để thỏa mãn nhu cầu, tìm khoái cảm.Xung lực khác với bản năng, bản năng là những hànhvi khá phức tạp, hình thành trong quá trình tiến hóachủng loại, được truyền lại cho thế hệ sau, diễn ratheo một quy trình cố định, thường thích nghi với đốitượng.

+ Sự cắm chốt và thoái lui

Cắm chết có khi mối liên hệ giữa xung lực vàđối tượng đặc biệt chặt chẽ. Đó là sự gắn bó quá mứcvề tình cảm vào một đối tượng, con người hoặc đồ vậttập trung vào đấy, không còn liên hệ với người kháchay có một hứng thú nào khác.

Thoái lui liên hệ chặt chẽ với cắm chốt. Trongquá trình phát triển, ở mỗi lứa tuổi xúc cảm tình cảmđược tập trung vào những bộ phận cơ thể và những

Page 61: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

con người nhất định. Quá trình trưởng thành là quátrình đứa trẻ dần dần thoát khỏi tình trạng đó để cónhững tình cảm đa dạng linh hoạt. Khi gặp chấnthương tâm lí, có thể thoái lui về một giai đoạn trước,tình cảm cắm chốt vào một đối tượng nhất định.

+ Những thời kì chuyển hóa của dục vọng

Freud gọi dục vọng là libido, tức là ham muốnthúc đẩy con người tìm khoái cảm xác thịt. Nhưngkhoái cảm xác thịt cũng tìm được trong những chứcnăng ngoài tính dục như khi ăn uống, vuốt ve... Nhữngkhoái cảm ấy có thể được chuyển hóa từ cái này sangcái khác và thay thế cho nhau. Những thời kì chuyểnhóa cơ bản của dục vọng là: Thời kì môi miệng, 1 - 12tháng; Thời kì hậu môn, 1 - 3 tuổi; Thời kì dương vật, 3- 4 tuổi; Mặc cảm ơ dịp, 5 - 6 tuổi; Thời kì ẩn tàng vàtuổi thanh thiếu niên.

- Quan điểm của Anna Freud

Bổ sung vào các quan điểm của S. Freud, A.Freud làm rõ vai trò của môi trường trong sự phát triểncủa trẻ em. Sự phụ thuộc của đứa trẻ vào môi trườngdẫn đến những cách nhìn mới trong tâm bệnh.

Page 62: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Theo bà, sự phát triển của trẻ em không phảituân theo một chương trình cố định bắt buộc diễn rađều đặn. Trái lại, với việc đưa ra khái niệm tuyếnđường phát triển, A. Freud chỉ ra rằng quá trình pháttriển của trẻ em chứa đựng trong nó tiềm năng rối loạndo sự không cân bằng thường xuyên giữa các tuyếnđường phát triển. Sự mất hài hòa giữa các tuyếnđường phát triển là một trong các lí thuyết quan trọngđược ứng dụng vào nghiên cứu lâm sàng.

- Quan điểm của Mélanie Klein

Hai điểm bổ sung căn bản đặc trưng choquan điểm của M. Klein và quan niệm về sự phát triểncủa bà là:

+ Tầm quan trọng của hai xung năng sống vàchết, quy định tính trội của những xung đột bên trongso với xung đột đến từ môi trường và sự thích ứng.

+ Sự phát triển sớm của hai xung năng này.Nó có từ khi đứa trẻ mới sinh ra, đi cùng với toàn bộkinh nghiệm sống và tổ chức những thời kì tâm lí đầutiên của trẻ.

* Lí thuyết về vai trò của nhóm và xã hội

Page 63: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Lí thuyết này quan tâm đến vai trò của nhómvà xã hội con người như là gia đình, các yếu tố văn hóaxã hội đối với những kiểu loại tâm bệnh. Một trongnhững người tiên phong trong trường phái này là A.Adler. Ngay từ những năm đầu của thế kỉ XX, ông đãđề cập đến mối liên quan giữa tình cảm tự ti của trẻ vànhững nghịch cảnh khởi đầu của điều kiện sống. Từđó ông đưa ra ý kiến cần phải thay đổi những điềukiện sống, tức là thay đổi môi trường tình cảm và xãhội để cải thiện tình trạng cho những đứa trẻ đườngphố và trẻ nghèo khổ. Tư tưởng của ông là một trongnhững khởi nguồn để thành lập những nhà đón tiếptrẻ em và nghề giáo dục đặc biệt.

A. Bandura, năm 1963, nhấn mạnh tầm quantrọng của nhóm xã hội đối với sự phát triển của một sốhành vi như hung tính. Lí luận của ông được dựa trênquan điểm là đứa trẻ lấy mẫu hành vi nhờ sự đồngnhất hóa với những người xung quanh. Một hành vi làkết quả của sự tương tác giữa yếu tố nhận thức của cánhân và môi trường. Bằng quan sát, đứa trẻ khám phávà học người khác một cách có chủ ý hoặc ngẫunhiên. Trái với những lí thuyết về sinh lí hoặc cơ năngvề hung tính, theo quan điểm học tập có tính xã hội, sự

Page 64: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

hung bạo có những nguồn gốc khác nhau có liên quantới những kinh nghiệm đã trải qua cùng với việc họctheo những người hung tính như là những yếu tố bêntrong có liên quan với những hoàn cảnh xã hội và vớimôi trường mà trẻ sống, cộng với sự rộng lượng củaxã hội với những hành vi hung bạo. Quan điểm nàyđưa đến những ứng dụng về lâm sàng trong nhữngchữa trị nhóm.

* Lí thuyết giao tiếp

Các lí thuyết này không nghiên cứu từng cánhân mà quan tâm đến tác động qua lại giữa các cánhân hoặc trong một tổng thể. Không đưa ra một hìnhmẫu phát triển nào ở trẻ em, cũng không quan tâmđến nhận biết tổ chức tâm bệnh lí bên trong của trẻ emvà cha mẹ, các lí thuyết này chú ý chuyên nhất đến kiểugiao lưu. Những nguyên tắc cơ bản mà các lí thuyếtnày dựa vào tương đối đơn giản, có thể nhận biết dễdàng từ bên ngoài. Hiểu biết về các lí thuyết này cầnthiết đối với một số cách chữa trị cho gia đình.

Lí thuyết giao lưu do một số nhà tâm bệnhhọc ở Mỹ khởi xướng, G. Bateson, D. Jackson, P.Watslawick, ảnh hưởng mạnh bởi điều khiển học, có

Page 65: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

thể tóm tắt ở những nội dung chính sau:

- Con người không thể không giao tiếp.

- Giao tiếp nào cũng có nội dung giao tiếp,kiểu quan hệ được thiết lập giữa hai bên giao tiếp,trình tự giao tiếp. Chúng xác định chất lượng của mốiquan hệ tương tác.

- Ý nghĩa của giao tiếp không phải được xácđịnh bởi sự ưu tiên mà bởi hệ thống giá trị và hoàncảnh cần thiết.

- Lí thuyết hệ thống:

Lí thuyết hệ thống áp dụng những nội dungcủa lí thuyết giao tiếp vào một nhóm riêng. Gia đình làmột hệ thống. Cũng như mọi hệ thống khác, gia đìnhđược đặc trưng bởi hai khuynh hướng trái ngượcnhau:

- Khuynh hướng duy trì sự ổn định, không thayđổi.

- Khuynh hướng thay đổi, nhất là khi có mộttrong số những thành viên thay đổi.

Trong nhiều gia đình, đứa trẻ là trung tâm của

Page 66: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

các quan hệ qua lại chặt chẽ. Khi có các hành vi sailệch, nhiều nhà tâm lí học và tâm bệnh học sử dụng líthuyết hệ thống và lí thuyết giao tiếp vào việc chữa trị.

Created by AM Word2CHM

Page 67: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON à Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNHHỌC TRẺ EM

Trước những biểu hiện rối loạn tâm lí của trẻem cần nghiên cứu để xác định bản chất tình trạng rốinhiễu trên cơ sở đó mà đưa ra hướng tư vấn, chữa trị.Các nghiên cứu trong tâm bệnh học trẻ em có mụcđích chính là xác định và đánh giá tình trạng tâm bệnhlí của trẻ, được thể hiện ở các phương pháp đánh giátình trạng rối nhiễu tâm lí trẻ em.

Để đánh giá tình trạng tâm bệnh lí của trẻ emphải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, kết hợpvà bổ sung cho nhau. Sau đây là những phương phápcơ bản:

6.1. Trò chuyện lâm sàng

Là phương pháp rất quan trọng, thườngxuyên được sử dụng trong đánh giá và chẩn đoán tâmbệnh trẻ em. Thông qua việc trò chuyện, trao đổi vàquan sát hành vi của trẻ em, cha mẹ và có thể là cảcác thành viên trong gia đình của trẻ, nhà tư vấn thu

6. Phương pháp đánh giá tình trạng tâmbệnh lí của trẻ em

Page 68: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

thập các thông tin cần thiết về đặc điểm tâm lí của trẻvà các thành viên trong gia đình, phân tích để đưa ranhững nhận định về tình trạng bệnh lí ở trẻ. Chú ý đếnnhững hành vi thể hiện sự đau khổ, phân tích mộtcách chính xác vị trí của nó (ở trẻ, ở cha mẹ, anh em, ởtrường...), xác định vai trò của nó trong tổ chức tâmbệnh của cá nhân và trong các tác động của gia đình,chính xác hóa mức độ phát triển, nắm bắt lịch sử củatrẻ và của cha mẹ. Đó là tóm tắt công việc khó khăn vàphức tạp mà nhà tư vấn phải giải quyết.

Trò chuyện lâm sàng không chỉ nhằm mụcđích đánh giá xem hành vi của trẻ và của cha mẹ nó làbình thường hay bệnh lí mà cũng là nhằm đưa ranhững cách chữa trị ngay hoặc là chữa trị về sau.

Dẫn dắt cuộc trò chuyện với trẻ và với gia đìnhtheo mục đích nghiên cứu rất khó khăn, đòi hỏi nhiềukinh nghiệm và không thể chỉ học qua sách vở. Tínhđa dạng của các tình huống, có rất nhiều các yếu tố tácđộng tới trẻ, nhưng yếu tố nảy sinh bất ngờ và nhữngđiều cần phải làm nhưng không dự kiến trước đượclàm cho việc trò chuyện, nhất là buổi trò chuyện đầutiên, là không dễ dàng.

Page 69: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Để thực hiện phương pháp này, nhất thiếtphải có hiểu biết sâu sắc về sự phát triển bình thườngcủa trẻ em.

Về mặt tiến hành, hai nội dung đặc trưngchuyên biệt nhất của phương pháp trò chuyện mà nhànghiên cứu cần phải quan tâm trong tâm bệnh trẻ emlà:

- Tìm hiểu mối quan hệ giữa trẻ với cha mẹ,thiết lập quan hệ giữa nhà lâm sàng với trẻ và cha mẹcác em.

- Xác định kiểu giao tiếp giữa nhà lâm sàngvà trẻ.

Ở nội dung thứ nhất, nhà lâm sàng cần chú ýthu thập những thông tin trong buổi gặp gỡ đầu tiênvới trẻ và cha mẹ. Buổi gặp đầu tiên rất có ý nghĩa, nhàlâm sàng cần chú ý đến những vấn đề sau ở buổi gặpđầu tiên này:

- Kiểu tiếp xúc (qua điện thoại, đến gặp trựctiếp hay thư từ).

- Người tiếp xúc (mẹ hay cha, một người họhàng hay chính trẻ...).

Page 70: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

- Lí do đến gặp.

- Ai là người đưa trẻ đến khám?

Nhà tư vấn cũng phải chú ý tới những mặtkhác của giao tiếp và trao đổi giữa các thành viên tronggia đình như:

+ Đặc điểm phân bố người trong không gian,về phía không gian gần trẻ, cách nói, cử chỉ, điệu bộcủa những người tham gia ra sao.

+ Hình thức và sự rành mạch của lời nói, nộidung nói, kiểu ngắt quãng hoặc logic nói...

Thường là đứa trẻ im lặng trong khi cha mẹkể ra những triệu chứng. Cách mà trẻ thể hiện trongcuộc trao đổi giữa cha mẹ và nhà lâm sàng bao giờcũng phản ánh đúng về trẻ và cần phải chú ý ghi lại.

- Ở những lần trò chuyện sau nhà lâm sàngphải dự kiến trước cả về hình thức và nội dung gặp gỡtrò chuyện.

Các buổi trò chuyện có thể đề cập đến nhữngvấn đề khác nhau: lịch sử của trẻ, tiền sử cá nhân, ykhoa, tâm lí tình cảm, xã hội, quan hệ với cha mẹ anh

Page 71: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

em, ở trường, với những trẻ cùng tuổi, những hứng thúvà cách giải trí, lịch sử gia đình, lịch sử cha mẹ, lịch sửtriệu chứng, những thăm khám và tư vấn đã làm...

Ở nội dung thứ hai, kiểu tiếp xúc giữa trẻ vànhà lâm sàng: Cần tạo dựng một kiểu tiếp xúc thực sựdựa trên những trao đổi tình cảm tích cực mà khôngphải là giữ gìn tự vệ. Nghệ thuật của nhà lâm sàng làtạo cho trẻ một hoàn cảnh và không khí thoải mái nhấtcó thể được. Cần có hiểu biết về những kiểu giao tiếpthông thường giữa trẻ và người lớn. Có thể có các kiểusau:

- Thông qua trò chơi: Các trò chơi với ô tô, tàuhỏa, búp bê, chơi nấu ăn có thể bộc lộ những huyễntưởng, cách chế ngự những lo hãi, đồng nhất vớingười xung quanh... Trong trò chơi đứa trẻ hoạt động,chiếm lĩnh không gian và qua đó nhà lâm sàng có thểđánh giá về chất lượng vận động, biết về hình ảnh củacơ thể: Một cử chỉ vụng về, không ổn định tâm vậnđộng, giảm trương lực có thể được bộc lộ giúp hiểu vềphát triển tâm vận động.

- Đối thoại tưởng tượng: thông qua trò chơivới con rối, những câu chuyện sáng tác hoặc trò chơi

Page 72: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

đóng vai.

- Tranh vẽ: rất hiệu quả. Thường trẻ vẽ có chủý và tự nhiên. Nếu những bức vẽ đầu tiên có tính tự vệ,đối phó thì có thể tiếp tục bức vẽ thứ hai...

- Đối thoại truyền thống mặt đối mặt: thườngdùng với trẻ từ 7 tuổi trở đi và tăng dần đến 13 tuổi.

Phân bố các kiểu tiếp xúc chính với trẻ theolứa tuổi trong nghiên cứu điều tra thể hiện ở bảng sau:

Phân bố các kiếu tiếp xúc chính với trẻ theolứa tuổi trong điều tra nghiên cứu

Kiểu tiếpxúc

Chođến 3tuổi

3đến

7tuổi

7đến11

tuổi

11đến13

tuổi

Trên13

tuổi

Trò chơi +++ ++ + - -

Tròchuyệntưởngtượng

++ +++ + - -

Tranh vẽ

Page 73: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

+ ++ +++ - -

Tròchuyệnkiểungười lớn

- - + ++ +++

Ngôn ngữ của nhà lâm sàng phải phù hợp với tuổi vàvới mức độ phát triển của trẻ. Trước 5 - 6 tuổi nhữngcâu hỏi trực tiếp thường làm cho trẻ ức chế. Các câuphải ngắn, từ đơn giản, lặp lại; điều này càng cần hơnđối với trẻ nhỏ. Nhà lâm sàng cũng phải chú ý đến tấtcả những kiểu giao tiếp phi ngôn ngữ mà trẻ rất nhạycảm: ngữ điệu nói, thái độ, cử chỉ...

6.2. Chẩn đoán hình ảnh

Trong một số trường hợp những trò chuyệnđiều tra cần được bổ sung thêm bằng một số nhữngnghiên cứu bổ sung, có thể là về các mặt riêng biệtcủa chức năng tâm lí, có thể là những yếu tố cơ thể.

Những nghiên cứu để đánh giá về tình trạngcơ thể trước hết là những kiểm tra về thể chất của trẻ,chủ yếu là về não và hệ thần kinh, sau đó là nhữngnghiên cứu về thính giác.

Page 74: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Thời gian gần đây các phương pháp chiếuchụp phát triển đã làm thay đổi nhiều hiểu biết về hệthần kinh trung ương. Để đánh giá tốt hơn về tình trạngbệnh lí của trẻ, nên có những kết quả về chụp chiếu hệthống thần kinh. Điều này rất có ích trong trường hợpcó khối u não, hội chứng bại não, suy não thoái hóa...Chụp cộng hưởng từ đặc biệt cần cho bệnh thoái hóanão, chảy máu não, tình trạng sau chấn thương. Nócũng giúp nghiên cứu tốt hơn về thùy chậm và tủy não.

Những hình ảnh về não do kĩ thuật chụp cắtlớp và cộng hưởng từ mang lại bắt đầu được ứngdụng dần dần vào việc nghiên cứu, chữa trị một số lĩnhvực thuộc tình cảm.

6.3. Đo thính giác

Tìm hiểu xem trẻ có khiếm khuyết về thínhgiác, kể cả một phần hay không là cần thiết và nên làmsớm do nó là một trong những nguyên nhân gây ra rốiloạn trong giao tiếp, ứng xử và rối loạn ngôn ngữ. Cóhai cách đo thính lực: chủ quan và khách quan.

Đo thính lực chủ quan giúp đánh giá ngưỡngthính giác. Cách đo này cần sự phối hợp của trẻ. Hạnchế của nó là kết quả phụ thuộc vào trạng thái tâm lí

Page 75: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

của các em. Trước một tuổi, kĩ thuật đo chủ yếu dựavào phản ứng ngạc nhiên: phản ứng vận động, phảnứng dừng lại, phản xạ màng nhĩ - mi mắt, thay đổi điệubộ. Từ một đến ba tuổi, dựa vào phản xạ định hướngcó điều kiện: trẻ quan đầu về nguồn âm thanh đi kèmvới một luồng sáng...Sự phối hợp của trẻ, khả năngtiếp xúc của nó cũng là những thông tin đáng tin cậy.Sau ba tuổi rưỡi, phương pháp Peep Show, sử dụngmột cái mũ chuyên dùng, giúp nghiên cứu khả năngcủa từng tai một.

Đo thính lực khách quan không đòi hỏi sựphối hợp của người được đo. Có phương pháp đo chỉsố áp lực và các phương pháp điện sinh lí. Đo chỉ sốáp lực giúp nghiên cứu hoạt động của tai giữa, nếu cóthương tổn thì năng lượng âm thanh không được thunhận nhưng lại có phản chiếu lại. Đo chỉ số áp lực làđo độ lớn của năng lượng phản chiếu lại này theo tầnsố của nó. Người ta cũng đo phản xạ co rút hai đầu cơcủa xương nhỏ ở tai giữa khi tri giác một tín hiệu âmthanh, phản xạ này giúp cho chủ thể nghe được kíchthích.

Các phương pháp điện sinh lí ghi lại các hiệntượng điện cảm ứng xuất hiện khi có một kích thích âm

Page 76: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

thanh, làm rõ tiềm năng hoạt động của thần kinh thínhgiác ở tất cả các mức độ. Nó có hạn chế là khôngdùng được trước một tuổi và trong những trường hợptrẻ bị kích động.

6.4. Trắc nghiệm tâm lí

Trắc nghiệm là một bài tập thử nghiệm đượcchuẩn hóa, cho phép so sánh các kết quả đạt đượccủa một trẻ với kết quả đạt được của một nhóm trẻ đốichứng. Ngày nay người ta phân làm hai loại trắcnghiệm chính: trắc nghiệm về mức độ và trắc nghiệmvề nhân cách.

- Trắc nghiệm về mức độ

Trắc nghiệm về mức độ dùng để đo lườngmức độ thành công hoặc thất bại theo một loạt nhiệmvụ được chuẩn hóa. Trong đo lường trí tuệ, kết quả củanó được giải thích bằng chỉ số phát triển (QD) hoặcbằng chỉ số khôn (QI/IQ). Có các loại trắc nghiệm vềmức độ sau:

+ Trắc nghiệm tiền ngôn ngữ về phát triểntâm vận động

Test của Gesell, Brunet - Lézine và Casati -

Page 77: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Lézine đánh giá một loạt khả năng hoàn thiện vậnđộng, được chuẩn hóa theo tuổi. Với mỗi loạt có thểđánh giá không chỉ về tuổi phát triển (AD) mà còn là vềchỉ số phát triển (QD) và mối liên quan giữa tuổi pháttriển với tuổi đời.

Những trắc nghiệm dành cho trẻ nhỏ giúp xácđịnh mức độ phát triển tâm vận động của một trẻ hàinhi hoặc một trẻ nhỏ trong mối quan hệ với mức độtrung bình nhưng không phải là đo chỉ số khôn (QI).Tuy vậy, trong thực tế có mối tương quan thuận giữaQD của trẻ nhỏ với QI của cũng trẻ đó khi ở tuổi thanhthiếu niên.

Test Brunet - Lézine dùng cho trẻ từ vài thángđến 5 tuổi.

+ Trắc nghiệm trí tuệ

* Binet - Simon, Terman - Merill, NEMI

Các test này gồm những bài tập thử nghiệmkhác nhau. Kết quả thu được được giải thích theo tuổi,cho biết về tình trạng chậm chễ hoặc phát triển trướccủa trình độ trí tuệ. Mỗi thử nghiệm xác định một tuổi trítuệ. Khi phần lớn những đứa trẻ ở một độ tuổi nhất

Page 78: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

định thành công với những thử nghiệm này thì phầnlớn những trẻ ở độ tuổi ít hơn sẽ thất bại. Một trẻ 6 tuổisẽ có tuổi trí tuệ là 6 nếu như nó thành công với nhữngthử nghiệm mà bình thường phần lớn những trẻ 6 tuổithành công. Nó sẽ có tuổi khôn là 4 tuổi rưỡi nếuthành công với những thử nghiệm mà bình thườngphần lớn trẻ 4 tuổi rưỡi đạt được và thất bại với nhữngthử nghiệm mà phần lớn trẻ 5 tuổi thành công...

Các kết quả được đánh giá theo chỉ số khôn(QI/IQ).

Chỉ số khôn = (tuổi khôn/tuổi đời) x 100

Chỉ số QI minh họa mức độ phân tán kết quảcủa tuổi khôn của một trẻ trong tương quan với tuổi đờihoặc là như Zazzo nói, trong tương quan với tuổi trí tuệtrung bình của những trẻ cùng tuổi, còn được gọi là chỉsố theo tuổi.

Theo nhiều tác giả, các trắc nghiệm này cógiá trị lớn khi dùng để đánh giá về khả năng học tập ởtrường, nhất là test của Binet-Simon. Test Binet Simondùng cho trẻ từ 4 - 10 tuổi, test Terman-Merill có thểdùng cho đến khi là người lớn.

Page 79: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

* WISC và WISPP

Hai trắc nghiệm này bắt nguồn từ trắc nghiệmWechsler - Bellevue dùng cho người lớn và cho trẻ từ12 tuổi trở đi. Test WISC (Weschler Inteuigence Scalefor Children) được dùng cho trẻ từ 6 tuổi và test WISPP(Weschler Intelligence Scale for the Preschool Period)dùng cho trẻ từ 4 - 6 tuổi. Đặc điểm của các test này làphân biệt giữa những thử nghiệm dùng ngôn ngữ vớinhững thử nghiệm không dùng ngôn ngữ. WISC baogồm 6 tiểu test dùng lời (thông tin-thông hiểu-số học-tương tự- từ ngữ- nhắc lại các con số) và 6 tiểu testkhông dùng lời được gọi là hoàn thiện hay dễ hiểuhơn là làm (hình thiếu-phân loại hình ảnh-khối Kosh -lắp ráp - mật mã - mê đạo). Tổng hợp những tiểu testcủa mỗi một thang đo cho một điểm về mức lời vàmức làm và tổng chung cho một điểm tổng hợp.

Về kết quả, các test này được xây dựng theokiểu chấm điểm những kết quả đạt được ở một trẻtheo phân tán độ lệch chuẩn, phân chia những trẻ nàytheo trung bình của tuổi. Tuổi tham chiếu như vậykhông phải là theo lịch đại (phân tán theo tuổi pháttriển) mà là theo đồng đại (phân tán theo giá trị trungbình có quan hệ trong một nhóm tuổi).

Page 80: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Chỉ số khôn được xác định theo thang báchphân, Ql 100 tương ứng với bách phân vị 50.

WISPP dùng cho trẻ từ 4 - 6 tuổi, WISC từ 6 -12 tuổi, Wechsler - Bellevue sau 12 tuổi. Có 2 thangđo, lời và làm, nhằm giảm bớt ưu thế của yếu tố ngônngữ trong các test trước, thuận lợi cho việc đánh giátính thuần nhất của trí tuệ.

+ Trắc nghiệm về các chức năng nhận thức

Trắc nghiệm loại này có rất nhiều, sau đây lànhững test hay được dùng nhất trong lâm sàng. Mụcđích của những test này là nghiên cứu chính xác hơnnhững chức năng nhận thức. Có thể kể đến các testnhư:

* Test khởi phát cử chỉ của Bergès - Lézine:Nhằm tìm hiểu sự nhận biết về sơ đồ cơ thể ở trẻ từ 3- 10 tuổi.

* Test Bender nhằm tìm hiểu sự tổ chức trigiác đường nét, chữ viết của trẻ từ 4 - 7 tuổi.

* Hình phức hợp Rey: Nhằm tìm hiểu tổ chứctri giác không gian, khả năng chú ý và trí nhớ tức thời.

Page 81: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

* Test Benton: Nghiên cứu sự tổ chức vậnđộng - thị giác và đánh giá trí nhớ phân biệt. Dùng chotrẻ sau 8 tuổi.

+ Trắc nghiệm về khả năng xã hội

Xuất phát từ việc nhận thấy trong thực tế lâmsàng tần số sai lệch giữa mức độ trí tuệ được xác địnhbởi các test trí tuệ với khả năng hòa nhập xã hội, nhấtlà ở một số trẻ chậm trí tuệ, các trắc nghiệm loại này rađời.

* Thang phát triển tâm lí xã hội (DPS) củaZazzo

Thang đo này bao gồm ba phần giúp xác địnhmức độ phát triển tâm lí xã hội nhưng cũng đồng thờilà trắc đồ về phát triển:

Khả năng tự cung cấp, thỏa mãn các nhu cầuthiết yếu của bản thân (ăn uống, vệ sinh, mặc quần áo,học hành, di chuyển, đi ra).

Mức độ phát triển hứng thú (hứng thú đối vớisách vở, với cuộc sống xã hội: thể thao, hoạt động vănhóa...).

Page 82: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Quan hệ liên cá nhân (quan hệ với cha mẹ,với những đứa trẻ khác).

* Thang khác biệt về hiệu lực trí tuệ (EDEI)của Misès và Peron - Borelli

- Đáp ứng cho việc phải xây dựng một testgiúp phân biệt tốt hơn các khả năng của những trẻchậm trí tuệ nặng, EDEI gồm năm thang đo: nhận biết-thông hiểu xã hội - hình thành khái niệm - phân loại -thích ứng cụ thể và 2 thang đo bổ sung về từ: gọi tênhình ảnh - định nghĩa. Kết quả được giải thích theo tuổikhôn (AM), theo chỉ số phát triển (QD) hoặc theo thangđo.

Những trắc nghiệm này (DPS, EDEI) chủ yếudùng để phân tích sự khác biệt giữa các trẻ chậm tiến.

- Trắc nghiệm về nhân cách

Các trắc nghiệm về nhân cách giúp xác địnhchất lượng của nhưng quá trình tâm lí góp phần tạothành nhân cách. Tất cả những câu trả lời được đưa ratrong trắc nghiệm về nhân cách đều có giá trị ứngnghiệm và có ý nghĩa, không giống với những câu trảlời trong trắc nghiệm về mức độ (bao giờ cũng có câu

Page 83: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

trả lời tốt hoặc kém, sai hoặc đúng).

Trắc nghiệm về nhân cách có:

- Bộ câu hỏi dựa theo mẫu của MMPI(Minnesota Multiphasic Personality Inventory), khôngdùng được cho trẻ trước 17 - 18 tuổi.

- Các trắc nghiệm phóng chiếu

Trắc nghiệm phóng chiếu hay được dùngtrong tâm bệnh trẻ em do tính hiệu quả của nó. Trắcnghiệm được xây dựng dựa vào mối liên quan giữathế giới nội tâm của con người với những cái mà họnhìn thấy, cảm nhận, thể hiện. Đặc trưng của trắcnghiệm phóng chiếu là đưa ra một kích thích về trigiác, một tình huống mù mờ nhất có thể để trong khi trigiác, giải quyết…chủ thể phóng chiếu tối đa những vấnđề của mình.

Có thể kể đến các trắc nghiệm phóng chiếusau:

+ Trắc nghiệm Rorschach

Đây là một trong những trắc nghiệm được sửdụng nhiều nhất. Không có bất kì một hạn chế nào về

Page 84: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

tuổi, chỉ cần có khả năng thể hiện bằng ngôn ngữ.Trắc nghiệm bao gồm 10 bức hình, 5 đen trắng, 2 đenđỏ và 3 nhiều màu sắc, gồm những vết không rõ hìnhthù, đối xứng theo trục đứng.

Trẻ được xem từng bức hình và đưa ra câu trảlời của mình về cái nó nhìn thấy, nó cảm nhận được.Để phân tích và giải thích những câu trả lời của trẻ,nhà lâm sàng phải quan tâm tới các vấn đề về: cáchhiểu, kiểu thể hiện, nội dung trả lời.

Test Rorschach cho hai loại kết quả:

Thứ nhất là tổng hợp các kết quả về cáchhiểu, hình thức của các câu trả lời và nội dung của nó.Kết quả này cho biết về chân dung tâm lí, giúp xâydựng trắc đồ nhân cách, đánh giá ở trẻ em mức độphát triển và kiểu thông hiểu hiện thực của trẻ.

Thứ hai là về bản chất của những quá trìnhtâm lí giúp khớp nối giữa mức độ tri giác và mức độtưởng tượng. Đây thực sự là việc phân tích về tâmbệnh lí để xem trẻ em khớp nối hiện thực mà nó thấytrên các bức hình với tưởng tượng của nó như thế nào,sự chuyển qua lại giữa hiện thực và tưởng tượng nhưthế nào, kiểu vấn đề đặt ra hoặc kiểu huyễn tưởng khi

Page 85: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

tri giác thế nào, những thao tác tự vệ nào được sửdụng...?

+ Trắc nghiệm chủ đề

Có nhiều trắc nghiệm được gọi là chủ đề:

* TAT (Thematic Aperception Test de Murray)

Gồm 30 tấm hình thể hiện một khung cảnhvới các nhân vật ở tình trạng không rõ ràng (một ngườihình như đang nhìn ra cửa sổ, một đứa trẻ ngồi trướccây đàn vĩ cầm...), những bức tranh không có nhân vậthoặc có bóng tối mờ mờ. Bức hình cuối cùng được đểtrắng. Với mỗi bức hình người bệnh phải kể một câuchuyện do họ tự sáng tác dựa vào những gợi ý của cácyếu tố trong hình. Trắc nghiệm này được áp dụng chotrẻ từ 11 - 12 tuổi.

* CAT (Children Aperception Test de Bellack)

Dành cho trẻ nhỏ. Cũng tương tự như TATnhưng các nhân vật được thay thế bằng con vật.

* Trắc nghiệm Cẳng chân đen (L. Corman)

Gồm một loạt các bức vẽ một con lợn con vớinhững cái cẳng đen trong những hoàn cảnh thể hiện

Page 86: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

các xung đột khác nhau của thế giới trẻ thơ, tập trungquanh những hình tượng cha mẹ và anh em: tranhđua với anh chị em, trừng phạt, bỏ rơi...

* Cũng có thể kể đến trắc nghiệm củaRosenzweig (đánh giá sự khoan dung đối với hẫnghụt, trắc nghiệm điền câu của Bonnet Stein, trắcnghiệm những câu chuyện bịa của Duss.

Việc giải thích các trắc nghiệm chủ đề, đặcbiệt là TAT, CAT hoặc Cẳng đen ít phải tuân theonhững quy tắc nghiêm ngặt hơn so với trắc nghiệmRorschach. Tuy vậy phải chỉ ra được hai vấn đề cơbản: Mức độ chất lượng của các câu trả lời của trẻ (cấutrúc của câu chuyện, chất lượng và sự phong phú củacác câu nói...) và mức độ phóng chiếu.

+ Các trắc nghiệm phóng chiểu khác

Có nhiều nhưng nhìn chung chúng ít nghiêmngặt hơn những trắc nghiệm đã kể trên. Ví dụ như:

* Trắc nghiệm kiến tạo làng: Trẻ phải tạo ramột ngôi làng với các đồ chơi, vật dụng dùng làm nhà,xây dựng...

* Trắc nghiệm Sceno (Sceno test) của G. Von

Page 87: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Staabs: Một cái hộp trong có chứa nhiều đồ chơi, convật, các nhân vật người lớn, trẻ em, những đồ đạctrong nhà... Trẻ phải tạo ra những trang trí, sắp xếphoặc tạo ra một câu chuyện... với những cái có tronghộp. Test này rất hiệu quả với trẻ từ 2 - 6 tuổi.

* Trắc nghiệm vẽ hình người, trắc nghiệm vẽgia đình, trắc nghiệm vẽ cây: thông qua việc trẻ vẽ, khảnăng hiện thực hóa biểu tượng và phóng chiếu củacác em được thể hiện.

6.5. Thực nghiệm đánh giá về nhận thức

Không giống với những trắc nghiệm đã nói ởtrên, những thực nghiệm này không phải để đánh giámức độ hoàn thiện mà là xem chiến lược, cách thứcmà chủ thể dùng để đạt tới sự hoàn thiện đó. Ở đây,những thực nghiệm mà Piaget và những nhà tâm líhọc đi sau ông đưa ra được dùng để xác định mức độsuy luận theo những thời kì khác nhau, sự thể hiệnnhững cấu trúc logic khác nhau.

Do những thực nghiệm này ít dựa vào tínhchuẩn hóa nên cần có hiểu biết tốt về lí thuyết Piagetmới dùng được.

Page 88: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

- Thời kì tiền thao tác: là thời kì trí tuệ biểutượng, từ 2 - 7 tuổi. Các thực nghiệm dựa vào việcphân tích những hình hình học đơn giản (tròn, vuông,hình thoi) rồi đến những hình phức hợp như lá cờ củaGesell, hình phức hợp của N. Verda và hình người.

- Thời kì thao tác cụ thể, từ 7 đến 11 tuổi, cáccơ chế thao tác dựa vào những đối tượng cụ thể, cóthể thao tác bằng tay. Chúng được chuẩn hóa mộtphần trong Những bài tập thực nghiệm về phát triển tưduy logic.

- Thời kì thao tác hình thức, bắt đầu từ 12 tuổi.Sau thời kì thao tác cụ thể việc bước vào thời kì thaotác hình thức đặc trưng bởi khả bởi khả năng suy luậntheo giả thuyết, xem xét một cách toàn bộ nhữngtrường hợp có thể và coi cái có thực như là một trườnghợp đơn giản, riêng biệt.

Thang đo tư duy logic (EPL) của F. Longeotđược chuẩn hóa trên một nhóm trẻ trai và gái từ 9 - 16tuổi cho phép đánh giá trí thông minh cụ thể hay hìnhthức (A và B) bao gồm năm loạt bài tập thử nghiệm,kết quả thu được giúp xác định hoạt động của trẻ theomột trong bốn loại: giai đoạn cụ thể, giai đoạn trung

Page 89: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

gian, giai đoạn hình thức A và B.

Theo B. Inhelder, mức thao tác hình thức làđặc trưng cho tư duy của người lớn và trẻ chậm trí tuệkhông thể đạt được. Trẻ này chỉ ở mức độ thao tác cụthể.

Thử nghiệm K-ABC (Kaufman AssessmentBattery for Children, 1983).

Dùng cho trẻ từ 2,5 tuổi cho đến 12,5 tuổi baogồm 16 tiểu test. Các nhiệm vụ của K-ABC ít dựa vàongôn ngữ, giúp đánh giá tốt nhất những trẻ có khuyếttật về thính giác, trẻ có rối loạn về ngôn ngữ và trẻnước ngoài.

Tóm lại, trong nghiên cứu nhưng hành vi vàsự cân bằng về tâm lí tình cảm của một đứa trẻ, sựbình thường hay bệnh lí không được coi như hai mặthoàn toàn tách biệt. Không thể cho rằng có hai phạmtrù hoàn toàn khác nhau, một là những quá trình tâm líbình thường và hai là tình trạng phá hủy hoặc mất tổchức một cách bệnh lí. Sự phát triển, thành thục củatrẻ em bản thân nó đã chứa đựng những mâu thuẫn,xung đột, có thể làm xuất hiện những triệu chứngbệnh. Phạm trù bình thường và bệnh lí cần được xem

Page 90: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

xét một cách linh hoạt. Một đứa trẻ có thể là bệnh lí mộtcách bình thường như là những ám sợ ở trẻ nhỏ hoặcbình thường một cách bệnh lí như hành vi hủy hoại ởtuổi thiếu niên.

Xem xét tâm bệnh trẻ em phải dựa vào nhiềutrục tham chiếu, quán triệt quan điểm phát triển vànghiên cứu kĩ lưỡng về mặt lâm sàng cùng với việc sửdụng hiệu quả các phương pháp đánh giá chuyên biệt.

Created by AM Word2CHM

Page 91: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON à Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNHHỌC TRẺ EM

1. Thế nào là tâm bệnh học trẻ em? Đốitượng của tâm bệnh học trẻ em là gì? Nêu nhiệm vụcủa tâm bệnh học trẻ em.

2. Hãy nêu các thời kì phát triển cơ bản củalịch sử tâm bệnh học trẻ em và các tác giả chính.

3. Thế nào là trẻ em bình thường và có bệnhtâm lí?

4. Tâm bệnh học trẻ em dựa trên những líthuyết cơ bản nào? Tư tưởng chính của những lí thuyếtđó là gì?

5. Có những cách phân loại tâm bệnh trẻ emnào?

6. Có những phương pháp nào để xác địnhtình trạng bệnh tâm tí của trẻ? Phân tích cụ thể từngphương pháp.

BÀI TẬP THỰC HÀNH

CÂU HỎI ÔN TẬP

Page 92: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

1. Tìm các tư liệu về phân loại tâm bệnh trẻem (sách báo, tài liệu, Internet...) để nêu cụ thể cácloại bệnh tâm lí trẻ em theo một trong các cách phânloại quốc tế.

2. Căn cứ vào các tiêu chí phân biệt trẻ embình thường và có bệnh về tâm lí để tìm trong thực tếmột vài trẻ có biểu hiện bệnh lí. Phân tích và minh họacụ thể các trường hợp này.

3. Thu thập một số trắc nghiệm tâm lí và họccách sử dụng một vài trắc nghiệm để đánh giá tìnhtrạng tâm lí của trẻ tuổi mầm non.

Created by AM Word2CHM

Page 93: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON

Rối loạn tâm lí ở trẻ em rất đa dạng, phức tạpvà thuộc nhiều lĩnh vực. Có nhiều loại rối loạn và cáchtiếp cận chúng cũng khác nhau. Chương này trình bàycác rối loạn của trẻ thành hai phần chính: rối loạn triệuchứng và chức năng và các hội chứng.

Rối loạn triệu chứng và chức năng đề cậpđến mặt biểu hiện về triệu chứng của một rối loạn nổitrội, gắn với một chức năng nhất định hoặc đôi khi tồntại riêng biệt. Một số triệu chứng có thể quan sát đượcmột cách khách quan, số khác do cảm nhận chủ quanhoặc được biểu hiện không trực tiếp, cũng có triệuchứng do chính trẻ mắc rối loạn mô tả. Các rối loạnnhẹ thường được biểu hiện bởi một số triệu chứngriêng. Tuy nhiên, có triệu chứng lại là dấu hiệu củanhững rối loạn nặng hơn về sau.

Thuật ngữ hội chứng dùng để chỉ một tập hợpnhiều triệu chứng tạo ra một bệnh lí tổng thể có đặctrưng riêng. Trong lĩnh vực tâm lí, nguồn gốc của các

Chương 2. CÁC RỐI LOẠN TÂM LÍ CỦATRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON

Page 94: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

rối loạn rất phức tạp, nhất là ở trẻ em tính chất bệnh líkhông cố định, người ta dùng thuật ngữ hội chứngkhông nhằm phán xét về nguyên nhân bệnh cũngkhông mang tính dự báo.

1. Rối loạn triệu chứng và chức năng 2. Các hội chứng CÂU HỎI ÔN TẬP

Created by AM Word2CHM

Page 95: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON à Chương 2. CÁC RỐI LOẠN TÂM LÍCỦA TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON

Các rối loạn tâm lí của trẻ em được biểu hiệnthông qua những cách thức hoạt động và thể hiện đặcbiệt, được nhận biết bằng quan sát trực tiếp hoặcbằng kinh nghiệm. Phần lớn những biểu hiện củabệnh thuộc về một lĩnh vực hành vi hoặc những hiệntượng có tính chủ quan với những dạng thức rất khácnhau. Tất cả những biểu hiện đó đều phản ánh sự đaukhổ, thiếu hụt hoặc thái quá của toàn thể nhân cách.Sự miêu tả về mặt triệu chứng là cần thiết. Trong tâmbệnh lí, các triệu chứng có thể là dấu hiệu của nhữnghội chứng lớn.

1.1 Rối loạn tâm vận động

Mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển tâm lí vớiphát triển vận động đã được xác nhận bởi nhữngnghiên cứu về tâm sinh lí và lâm sàng. Sự hình thànhsơ đồ cơ thể và hình ảnh về cơ thể, khả năng địnhhướng không gian, hiểu ý nghĩa của khoảng cách vàđịnh hướng thời gian phụ thuộc vào những kinh

1. Rối loạn triệu chứng và chức năng

Page 96: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

nghiệm vận động. Những rối loạn tâm vận động có thểđược kết hợp với đời sống tinh thần, tạo ra mối quanhệ nguyên nhân - kết quả của bệnh.

a. Không ổn định tâm vận động (Tăng độnggiảm chú ý)

Không ổn định tâm vận động là một rối loạnrất hay gặp trong tâm bệnh trẻ em và thường gặp ở trẻtrai (60 - 80% trường hợp). Ở trẻ tuổi mầm non, từ 3 - 4tuổi thường cha mẹ, ông bà và giáo viên là nhữngngười nhận ra tính chất đặc biệt trong hoạt động củatrẻ: rất nghịch, không ở yên một chỗ, sờ mó mọi thứ,không nghe thấy gì hết... làm người lớn mệt mỏi.Thường vào khoảng cuối tuổi mẫu giáo, giáo viên bắtđầu nhận thấy sự không ổn định về chú ý của trẻ: lơđãng, đầu óc để đi đâu, đãng trí, có thể làm tốt hơnnếu chú ý hơn... Tất cả những nhận xét này đề cập đếnhai vấn đề của trẻ không ổn định tâm vận động: vậnđộng và khả năng chú ý.

Rối loạn này còn được gọi là hội chứng tăngđộng giảm chú ý (ADHD).

Bình thường trẻ khoảng từ 2 đến 4 tuổi tươngđối tăng động (quá hoạt động). Chẩn đoán rối loạn

Page 97: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

tăng động chỉ đành cho trẻ từ 5 tuổi trở đi, lứa tuổi màtrẻ bình thường biết kiềm chế, bình tĩnh theo hoàncảnh.

Mô tả

Trẻ liên tục hoạt động, hành động có tínhxung động, ít chú ý đến những gì người ta nói với nó,đến những sự kiện đang diễn ra xung quanh. Trẻ làmmọi việc nhưng bỏ dở, không hoàn thành, không đạtđược kết quả. Trẻ ngồi xuống, đứng lên, đi lại, đòi đi rarồi lại thay đổi ý... Khi ngồi, đung đưa trên ghế, bị ngã...

Có rối loạn về chú ý mặc dù biểu hiện kém rõràng hơn so với tính chất không ổn định của hoạtđộng.

Trẻ ít quan tâm đến hoạt động của các bạn.Hoạt động lộn xộn của trẻ làm các bạn ít tin cậy trongtrò chơi. Ở lớp trẻ viết bẩn, không đều, kết quả khôngổn định. Có chiều hướng phát triển những phản ứngđối lập, chống đối.

Có thể khái quát bốn nét chính của trẻ này là:

- Tìm cách thỏa mãn ngay lập tức các ý muốncủa bản thân.

Page 98: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

- Không thể duy trì chú ý để thực hiện nhiệmvụ, kể cả nhiệm vụ rất được quan tâm, hứng thú.

- Không thể ức chế, trì hoãn những phản ứngcó tính xung động đối với kích thích.

- Giảm khả năng điều khiển chú ý.

Đặc trưng của trẻ là giảm chú ý, tăng động vàxung động, thiếu kiềm chế. Có trẻ giảm chú ý chiếmưu thế, có trẻ tăng động, xung động chiếm ưu thế, cótrẻ rối loạn hỗn hợp.

Trẻ này trong những tháng đầu tiên hay đaubụng, mất ngủ, rối loạn ăn uống.

Trẻ thường hay leo trèo, tự đặt mình vào nguyhiểm và đập phá các đồ chơi của mình.

Về tiến triển, những rối loạn về vận độngthường bớt ở tuổi thiếu niên nhưng tình trạng bất ổn vàthiếu chú ý vẫn còn. Về lâu dài, thất bại ở trường dẫnđến những thất bại về xã hội và thường có những hànhvi chống đối xã hội.

Nguyên nhân

Có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc

Page 99: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

của rối loạn. Các nghiên cứu ở Anh và Mỹ về viêm nãovà chấn thương trong chiến tranh cho thấy sự xuất hiệnthường xuyên của không ổn định tâm vận động ởngười bệnh. Từ đó kết luận là hội chứng háu động làkết quả của bệnh về não, mặc dù trẻ thường không cóbất thường về não. Hiện vẫn còn quan niệm về tìnhtrạng không ổn định có quan hệ với một bệnh về nãovà cần có những kiểm tra đánh giá để tách biệt nguyênnhân này.

Nghiên cứu ở Pháp giả định rằng: trẻ đã trảiqua những thời kì lo hãi do xung đột bên trong gia đìnhhoặc do chia li. Với những trường hợp khác, người tanhận thấy có trầm cảm và cho rằng sự kích động vềvận động được dùng như là một thứ tự vệ chống lạitrầm cảm.

Tuy vậy, những nguyên nhân trên không thểáp dụng vào toàn bộ các trường hợp có rối loạn vàphải thừa nhận rằng có một dạng thức đặc biệt vềhành vi mà nguồn gốc gây ra còn chưa thống nhất.

Một số nghiên cứu của Keng và Noshpitz chỉra nguyên nhân bẩm sinh di truyền và hậu quả củangười mẹ uống rượu. Gần đây giả thuyết tâm bệnh lí

Page 100: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

về ảnh hưởng của những quan hệ sớm không tốt tớitrẻ có đặc điểm cấu tạo đặc biệt được nhiều ngườichấp nhận.

Chữa trị

Rối loạn loại này hiện nay đang tăng lên đángkể, làm cho cha mẹ và người lớn lo lắng và lúng túngtrong ứng xử.

Để xác định tình trạng của trẻ một cách chínhxác cần đánh giá trẻ thông qua nhiều lần tiếp xúc, bởivì đôi khi trẻ bình tĩnh khi có mặt người lạ và cần kếthợp với những thông tin về hành vi của trẻ ở nhà và ởtrường.

Trước khi đưa ra cách chữa trị, cần thămkhám toàn diện về y khoa để nhận biết những bệnhthực thể. Ví dụ như một số dạng động kinh có thể dẫnđến những hành vi giống như rối loạn này.

Những đánh giá sử dụng phương pháp đolường tâm lí giúp xác định sự chênh lệch giữa tiềmnăng của trẻ với những kết quả của trẻ ở trường. Cáctrắc nghiệm phóng chiếu dễ dàng làm rõ những phảnứng trầm cảm và tự hạ mình gần như luôn luôn đi kèm

Page 101: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

với rối loạn này.

Việc chữa trị chủ yếu thuộc về giáo dục ở giađình. Cha mẹ cần biết nhiều hơn về những khó khănmà trẻ gặp phải khi ấn định chú ý, đưa ra cho trẻnhững nhiệm vụ đơn giản dưới hình thức trò chơiđược nhắc đi nhắc lại. Khi trẻ không cố gắng cha mẹcó thể dùng phần thưởng để khuyến khích. Một sốchữa trị hành vi cũng có thể có hiệu quả tốt.

Ở nhà trường, giáo viên cần có thái độ và yêucầu thích hợp với trẻ và phải thấu hiểu những khó khănđặc biệt của các em. Giáo viên bằng giải thích, nhậnxét hướng dẫn trẻ cách thực hiện một nhiệm vụ nhậnthức, giải quyết một vấn đề cụ thể có thể mang lại hiệuquả chữa trị nhất định.

Tâm lí trị liệu có thể được dùng cho những trẻkhông ổn định tâm vận động có hiện tượng tự bảo vệchống lại những xung đột hoặc có lo hãi. Nếu trẻ cónhững phản ứng trầm cảm đi kèm và có tự buộc tộicùng với hành vi tự trừng phạt thì cần có trị liệu về tâmlí.

Chữa trị bằng thuốc không dùng cho trẻ trước6 - 7 tuổi.

Page 102: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

b. Chậm vận động

Được Dupré mô tả năm 1911, chậm vậnđộng được biểu hiện bởi sự vụng về trong các hànhđộng có chủ ý với 3 dấu hiệu cơ bản khi được thămkhám: Có sai lệch về trương lực, trẻ không thể thả lỏngcơ bắp, khó lấy thăng bằng; có đồng vận, tức là cónhững hành động không chủ ý đi kèm theo một cử chỉvà có giữ nguyên thế(catalepsie: trạng thái tạo hìnhvận động trong đó người bệnh bảo toàn những thái độmà người ta ấn định cho, giống như búp bê bằng sáp.Các cơ bắp dường như đông cứng lại) tạo ra nhữngthái độ, khả năng bất thường. Trẻ chậm vận độngkhông thể hoặc rất khó thư giãn cơ bắp có chủ ý.Những triệu chứng này là dấu hiệu của sự chưa thànhthục hệ tâm lí - vận động.

Ajurriaguerra đã nghiên cứu sự phát triểntrương lực và đồng vận (syncinésie) bình thường ở trẻnhỏ để chính xác hóa giới hạn của chậm vận động.Ông chỉ ra sự tồn tại lâu dài của các đồng vận trươnglực và trục, chúng khác với những đồng vận bắt chướcthường được giảm bớt lúc khoảng 7 - 8 tuổi. Ông cũngmô tả sự gắng sức bắt buộc ở trẻ: Cơ thể đóng kíntrong những giới hạn hành động bị rối loạn bởi những

Page 103: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

vận động đồng vận làm đảo lổn những hành động cótrình tự. Sự khó thư giãn cơ bắp trong phản ứng đồngvận dường như để chống lại hai mặt: nhu cầu đến mộtđiểm nào đó vượt qua một loạt chuyển động và tìmmột phanh hãm cho những hành động không chủ ý.(Ajuriaguerra, 1970).

Chậm vận động cũng là triệu chứng gặp ở trẻdễ xúc cảm lan tỏa có rối loạn sơ đồ cơ thể và ở trẻ đờisống huyễn tưởng bị khả năng phân biệt tồi giữa bảnthân và môi trường chi phối.

Do vụng về và chậm chạp trẻ gặp nhiều thấtbại cả ở trường lẫn ở nhà. Thường thấy ở trẻ nhữngphản ứng có tính chất riêng và trầm cảm. Nói chung,các rối loạn được giảm nhẹ trước 10 tuổi, nhưng mộtvài rối loạn về trương lực còn có thể tồn tại đến tuổithiếu niên và lâu hơn nữa.

c. Loạn dùng động tác (dyspraxie)

Khó phân biệt thật chính xác giữa chậm vậnđộng nặng và loạn dùng động tác. Loạn dùng động tácđặc trưng bởi sự rối loạn nặng tổ chức sơ đồ cơ thể vàbiểu tượng về không gian - thời gian.

Page 104: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Mô tả

Là những rối loạn về thực hiện vận động, loạndùng động tác ảnh hưởng tới khả năng dự kiến hànhđộng hoặc mức độ thực hiện hành động. Biểu hiện:

+ Trẻ biết cái mình muốn làm nhưng khôngthể làm được do lỗi ở một số chương trình hành động.

+ Trẻ không thể thực hiện được những hànhđộng mà nó đã hình dung đúng.

Những khiếm khuyết này đi kèm với tình trạngrối loạn tổ chức những điểm mốc cơ thể với khônggian xung quanh, tác động đến tất cả những hànhđộng trong đời sống, đặc biệt là trong trò chơi và cáchoạt động thể thao.

Trẻ này thường rất dễ bị tác động về xúc cảm,lo hãi và không ổn định; khá phụ thuộc vào cha mẹ, đôikhi có những hành vi kì quặc. Chúng thường lo lắng vàcô đơn.

Kết quả học tập ở trường nhìn chung khôngcó khó khăn về đọc hoặc phát âm nhưng kết quả họctính toán thì kém.

Page 105: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Một số bài kiểm tra để phát hiện:

+ Bắt chước các cử chi, các tư thế đứng, bướcđi trên một đường thẳng...

+ Vẽ, nhất là vẽ hình người.

+ Các trắc nghiệm đo lường về tâm lí.

Tiến triển

Nhìn chung các rối loạn sẽ được giảm bớt khitrẻ khoảng 10 tuổi nhưng đôi khi còn tồn tại đến sautuổi thiếu niên.

Chữa trị

Tiếp cận chữa trị là về rối loạn nhân cách kếthợp. Chữa trị về tâm vận động, giúp đỡ về sư phạm vàtrị liệu tâm lí.

d. Vụng viết, viết khó (dysgraphie)

Trẻ mắc chứng vụng viết là trẻ có chất lượngviết kém mà không có khiếm khuyết về thần kinh hoặctrí tuệ. Trẻ viết không đọc được hoặc là viết rất chậm.

Nghiên cứu lâm sàng về vụng viết cho thấychứng này thường liên quan tới một loạt các rối loạn

Page 106: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

sau:

- Rối loạn vận động: chậm vận động, rối loạnnhẹ tổ chức vận động và trương lực, không ổn địnhtâm vận động, rối loạn trình tự vận động.

- Rối loạn về không gian - thời gian: rối loạnnhận biết không gian, thời gian, rối loạn biểu tượng cơthể và sử dụng cơ thể trong định hướng không gian.

- Rối loạn về ngôn ngữ và đọc.

- Rối loạn tình cảm: lo âu, nôn nóng, ức chế.Trạng thái sợ hãi, ám ảnh khi phải viết cũng có thểbiểu hiện bằng vụng viết.

Sự kết hợp những khó khăn về nhiễu tâm vàbệnh về vận động có thể dẫn đến những đau đớn cothắt ở trẻ em(chuột rút), tạo ra co rúm đau đớn ở cánhtay khi viết. Sự co thắt cơ này xảy ra bất chợt ở nhữngtrẻ thể hiện dấu hiệu căng thẳng và phản ứng, có khókhăn trong học đọc và có lo hãi mang tính nhiễu tâm.

Chữa trị

Cần có giáo dục lại về tâm vận động, liệupháp thư giãn với các bài tập có hướng dẫn.

Page 107: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Ajuriaguerra nhấn mạnh tầm quan trọng của nhữnghoạt động dựa vào sơ đồ cơ thể và vào những tươngtác giúp gợi lên hình ảnh về cơ thể.

Rối loạn về tình cảm đi kèm có thể được xử líbằng trị liệu tâm lí, cần thiết cho những trẻ có các biểuhiện nhiễu tâm trong vụng viết.

Gặp gỡ cha mẹ là rất quan trọng để giúp họhiểu hơn những khó khăn của con em và giúp họ cónhững thái độ giáo dục thích hợp. Nếu được cha mẹđồng ý, nhà chữa trị nên gặp giáo viên để tránh sailầm khi đánh giá khả năng của trẻ chậm và vụng về.

e. Tic

Là trẻ khi thực hiện một cách bất ngờ và nhấtthiết, không chủ ý và phi lí những vận động lặp đi lặplại.

Tic ở mặt là thường gặp nhất: nháy mi mắt,cau lông mày, mặt co rúm nhăn nhó, cằm động đậy...Với cổ, có tic lắc đầu, gặt đầu, chào, quay cổ. Cũng cótic nhún vai, giơ cánh tay, bàn tay ngón tay và cuối cùnglà tic về thở (thở, hở húng hắng, hít vào, ngáp...) vàphát âm (nói lốc cốc, càu nhàu, kêu thành tiếng, sủa)

Page 108: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Các tic có thể tồn tại riêng lẻ hoặc kết hợp, cóhình thức giống nhau ở một người bệnh. Thường ticxuất hiện vào khoảng 6 - 7 tuổi và hình thành dần dần.Trước khi trở thành tic, chủ thể có thể cảm thấy căngthẳng và tic như là một kiểu giải tỏa làm giảm bớt.Hiếm khi có tình cảm xấu hổ hoặc mặc cảm tội lỗi đikèm theo tic, tình cảm này có thể mạnh hơn lên do tháiđộ của những người xung quanh.

Điểm đặc trưng phân biệt các tic với nhữnghành động không bình thường khác là những hànhđộng này không đột ngột và không có tính định hìnhlặp lại đơn điệu

Có thể phân biệt:

- Tic nhất thời, là trẻ không kéo dài lâu hơnmột năm, mất đi một cách tự nhiên và rất hiếm khi bộclộ trước 6 tuổi.

- Tic mãn tính, kéo dài, đi kèm với một tổ chứcnhiễu tâm đặc trưng.

Ý nghĩa của tic

Thoạt đầu tic có thể chỉ đơn giản là một phảnứng vận động với một hoàn cảnh gây lo âu (bị bệnh, bị

Page 109: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

chia cách...). Tuy vậy, ở một số trẻ những tình cảm,xung đột và căng thắng về tâm lí có thể dễ dàngchuyển sang vận động. Tic thường được đi kèm vớitình trạng bất ổn. Có thể cho rằng tic là một cách giảitỏa căng thẳng hay gặp.

Thường có kết hợp giữa tic và các nét ámảnh. Tic cũng có thể là một biểu hiện trực tiếp củahung tính. Tiếp xúc với trẻ loại tic thường là khó khăn. Ítkhi trẻ thể hiện tự nhiên các triệu chứng của nó, thậmchí còn phủ nhận. Trẻ chịu đựng và thụ động một cáchrõ rệt.

Ở trường hợp khác, tic có ý nghĩa chuyểnhoán trực tiếp của bệnh hystérie. Ở trẻ lớn tuổi hơnhoặc ở thiếu niên: tic có thể gây ra tai nạn và nhữngcan thiệp phẫu thuật.

Phản ứng của những người xung quanh, nhấtlà cha mẹ, đối với những biểu hiện đầu tiên của tic cóthể ảnh hưởng đến sự tiến triển của nó. Những quantâm thái quá, chế giễu và cấm đoán sẽ làm tăng lo âu,lo hãi có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến triển của tic. Ýnghĩa biểu tượng của tic thay đổi với mỗi trẻ tùy theođặc điểm phát triển và xung đột của nó.

Page 110: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Tic có thể đến bất chợt ở trẻ có rối loạn nặngvề nhân cách.

Chữa trị

Ở gia đình, cần nâng đỡ trẻ, tránh thái độtrừng phạt hoặc kết tội.

Chữa trị về tâm vận động có thể dùng để thưgiãn, tập thể dục trước gương và lặp đi lặp lại cácđộng tác.

Dùng tâm lí trị liệu với những trẻ được xácđịnh là có nhiễu tâm.

Được chữa trị, một số trẻ dù khá hơn nhiều,vẫn còn tic và trở thành những người lớn mắc tic.

g. Bệnh Gilles de la Tourette

Được mô tả ở Pháp từ cuối thế kỉ thứ XIX,chứng bệnh này dần dần được biết đến sau nhiềunghiên cứu của Anh - Mỹ. Bệnh đặc trưng bởi nhữngtriệu chứng kết hợp sau:

- Có nhiều tic, lặp lại, tái diễn, nhanh, khu trúở mặt và ở chi trên.

- Nhiều tic về phát âm dưới hình thức nói tục,

Page 111: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

lặp lại một cách không chủ ý câu và từ như tiếng vang(écholalie), đánh hơi, sủa...

Bệnh thường xuất hiện khoảng từ 2 đến 15tuổi (tuổi trung bình xuất hiện là 7 tuổi) và kéo dài mộtnăm hoặc hơn nữa. Hơn 70% trường hợp bệnh có cácrối loạn ám ảnh lan tỏa.

Trẻ có thể kiểm soát được một lúc biểu hiệntic, cử chỉ không phù hợp và những từ không đúng đắnnhưng cần cố gắng rất lớn và để chấm dứt, nhiều ticlại được thể hiện một cách tự do. Những cảm xúc,những xung đột, những tình huống stress làm tăng tầnsố xuất hiện của tic. Có những thời kì bệnh giảm nhẹ,thường là sau khi dậy thì, nhưng sau đó bị lại và tồn tạitiếp về sau. Người ta nhận thấy rằng, trong gần mộtnửa các trường hợp mắc bệnh, trẻ có biểu hiện háuđộng và rối loạn chú ý, làm tăng nặng những khó khăntrong quan hệ và học tập của trẻ.

Trẻ thường là mục tiêu chế nhạo của các bạn,bị trấn áp và trừng phạt ở lớp là đối tượng bài xích củaxã hội. Mặc dù khả năng trí tuệ không tồi, những trẻ nàycó kết quả học tập không tốt.

Sự hung hăng trong lời nói, ý nghĩa hung tính

Page 112: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

và nhục dục của các tic, sự xuất hiện thường xuyên củanhững rối loạn ám ảnh là những biểu hiện rõ ràng vềnguồn gốc nhiễu tâm của rối loạn. Những nghiên cứugần đây đã chỉ ra bản chất di truyền của bệnh nàynhưng bệnh cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tốcủa môi trường, bởi tính chất của quan hệ.

Chữa trị

Cần phải có cách chữa trị phù hợp với độ tuổi.Bệnh chứng này có ảnh hưởng lớn đến sự phát triểnvà tương lai của trẻ.

Hỗ trợ của cha mẹ và giáo viên có thể gópphần làm giảm những khó khăn mà trẻ gặp phải trongmọi tình huống.

Chữa trị về tâm vận động cần được làm, kĩthuật chữa trị phải thích hợp với nhân cách của trẻ.

Tâm lí trị liệu cũng dùng được, nhất là ở thờikì bệnh đang hình thành, nhưng cũng chỉ để giảm táchbiệt về tình cảm đưa đến những tự vệ có tính ám ảnh.Tình trạng dễ bị tổn thương có tính di truyền và trạngthái nhiễu tâm không thể mất đi do tâm lí trị liệu.

Việc dùng thuốc cần rất thận trọng.

Page 113: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

h. Chứng nhổ tóc

Mô tả

Chứng nhổ tóc là hành động vặt trụi tóc, xuấthiện từ 3 tuổi, có nhiều nhất là ở trẻ em gái.

Hành động này diễn ra nhanh, thường đượcthực hiện khi trẻ có một mình, dẫn đến hói một khoảngda đầu thì cha mẹ mới biết. Thường là trẻ nuốt tóc vàcó thể tạo ra những rối loạn của dạ dày.

Hành động này thường xảy ra bất ngờ nhânmột sự kiện tác động đến an toàn của trẻ: có em bé,chia li, xung đột giữa cha mẹ. Người ta nhận thấy rốiloạn này thường có liên quan với những nét ám ảnhtrước đó.

Chữa trị

Hành vi này có thể là nhất thời và biến mấtsau một vài cuộc gặp gỡ trao đổi giữa mẹ và bé, saukhi người mẹ trả lời, giải đáp những câu hỏi của trẻ...Tâm lí trị liệu cá nhân cho trẻ đôi khi cần thiết.

i. Chứng gặrn móng tay

Mô tả

Page 114: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Nhiều trẻ có một thời kì gặm móng tay nhưngở đây là trẻ gặm móng không thể kiềm chế được, kéodài cho đến tuổi thiếu niên và dẫn đến những tổnthương thực sự ở đầu ngón tay bị gặm. Những trẻ mắcchứng gặm móng tay thường được miêu tả nhưnhững đứa trẻ không ổn định, linh lợi và dễ nổi nóng.

Trẻ gặm móng tay thường gặp hơn là trẻ nhổtóc. Theo một số tác giả khoảng 10 - 30% trẻ gặmmóng. Chứng này còn gặp ở nhiều người lớn. Dù khómô tả kiểu tâm lí trẻ gặm móng nhưng đây thường lànhững trẻ lo âu, linh lợi, hoạt động và uy quyền. Nhữngđiểm khác hay gặp của hành vi sai lệnh này là khôngổn định tâm vận động, đái dầm.

Nếu như đứa trẻ gặm móng không thấy phiềntoái gì khi nó còn nhỏ thì càng lớn, nhất là ở tuổi thiếuniên, cảm giác phiền toái, thậm chí là xấu hổ có thể đikèm với chứng gặm móng.

Chữa trị

Rối loạn này không trầm trọng, có thể chỉ xuấthiện khi trẻ đấu tranh chống lại những lo hãi có tínhnhiễu tâm. Cần trao đổi, tìm hiểu để thấy cần haykhông cần một chỉ định về trị liệu tâm lí cá nhân hoặc

Page 115: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

một trị liệu ngắn về quan hệ mẹ - con.

1.2. Rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn ngôn ngữ là một rối loạn quan trọngvừa vì ý nghĩa của nó vừa vì nó hay gặp. Trẻ 4 - 8 tuổi làđộ tuổi hay được đưa đi chữa trị về rối loạn ngôn ngữnhất. Thời kì này là thời kì trẻ phát triển ngôn ngữ nói,rồi đến học đọc và học viết.

Ở đây không đề cập đến trẻ rối loạn ngôn ngữbị điếc hoặc bệnh não nặng. Tuy vậy, luôn cần nghiêncứu về thính giác của trẻ, kể cả rất nhẹ (20 - 40décibels), vì nó có thể làm thay đổi nhiều khả năngphân biệt âm thanh lời nói con người và đưa đếnnhững rối loạn. Sự phát triển ngôn ngữ có liên quanmật thiết với thính giác, phát âm và nhiều chức năngnão. Nó cũng phụ thuộc vào chất lượng của nhữngtrao đổi qua lại với những người nói tiếng mẹ đẻ.

Có thể có những rối loạn sau:

- Những rối loạn chức năng phát âm, làm thayđổi tính rõ ràng rành mạch của âm thanh nói.

- Rối loạn lời nói, rối loạn việc tạo ra các từ.

Page 116: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

- Nói lắp, rối loạn cách nói.

- Loạn ngôn ngữ.

- Vụng đọc và khó khăn trong viết chính tả.

a. Rối loạn nói rành mạch

Có bất thường trong việc tạo ra các âm, nhấtlà các phụ âm, dẫn đến bất thường khi nói các phụ âmnhư ph, v, s, g... Trẻ nói thành d, z hoặc s, ch... tùy theovị trí của lưỡi.

Trẻ mắc lỗi nhìn chung không ý thức, thườngbị nặng hơn khi có căng thẳng trong gia đình. Ở lớp trẻhay bị bạn bè trêu chọc.

Rối loạn này thường xảy ra bất ngờ. Ngườixung quanh uốn nắn trẻ có thể dẫn đến những thái độchống đối làm nặng hơn rối loạn. Chữa trị về chỉnh âmkhông nên dùng trước 5 - 6 tuổi. Nhìn chung rối loạnmất đi sau vài tháng.

b. Nói ngọng

Nói ngọng biểu hiện bởi sự nhầm lẫn giữacác âm, nhất là phụ âm (đ -> t, d -> s...), bỏ sót hoặcđảo ngược các âm vị mở đầu hoặc kết thúc một từ. Nói

Page 117: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

ngọng phần lớn không có sự bất thường trong tổ chứccâu.

Chữa trị về chỉnh âm là cần thiết và hiệu quảnhưng phải tìm hiểu và tác động đến gia đình, làm saođể không để ý quá tỉ mỉ những sai sót của trẻ nhưngcũng không dửng dưng với rối loạn.

c. Nói lắp

Mô tả

Nói lắp là một rối loạn về nhịp và lưu lượngnói cùng với không dự kiến trước được lời nói khi trẻnói. Thường xuất hiện từ 4 tuổi, ở trẻ trai (75%) nhiềuhơn trẻ gái. Cũng ở tuổi này, cần phân biệt nói lắp vớihiện tượng nhắc đi nhắc lại vài từ, vài âm tiết ở trẻ bìnhthường, dễ bị nhầm với nói lắp.

Có hai dạng nói lắp:

- Nói lắp co cứng: việc phát ra âm thanh bịngắt, có những biểu hiện cảm xúc và vận mạch đi kèmtheo.

Nói lắp co giật: nhắc lại nhiều lần, nổ ra mộtâm tiết, thường là vào đầu của một câu.

Page 118: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Hai dạng này có thể kết hợp lại với nhau.

Thái độ của trẻ nói lắp khác nhau. Một số trẻdường như dửng dưng với rối loạn của mình, nóinhững gì nó muốn. Những trẻ khác rất mặc cảm, cốgắng kiểm soát và từ chối nói.

Rối loạn có thể được hình thành dần dầnkhông có nguyên cớ rõ rệt hoặc là tiếp sau những sựkiện gây chấn thương trong cuộc sống của trẻ.

Sự tiến triển tự nhiên của nói lắp rất khácnhau. Tần số nói lắp thay đổi theo thời gian. Căngthẳng làm nặng thêm nói lắp. Nhìn chung, nói lắpgiảm dần trước tuổi thiếu niên nhưng đôi khi kéo dàicho đến lớn và làm ảnh hưởng đến các quan hệ xãhội.

Những trẻ nói lắp thường được cho là nhữngtrẻ có nhân cách xung động, lo âu và lo hãi dù là cáchphản ứng bằng nói lắp được đánh giá cao hơn nhữngphản ứng khác.

Nguyên nhân

Có yếu tố dễ tổn thương có tính di truyềnnhưng chưa được nghiên cứu chắc chắn để có những

Page 119: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

giả thuyết chính xác. Những nghiên cứu về ngôn ngữcho thấy trong một nửa trường hợp trẻ chậm nói có rốiloạn về tổ chức tư duy lời nói. Không có rối loạn về vậnđộng. Rất thường có phân hóa ưu thế thuận khôngthuần nhất làm nghĩ đến rối loạn quan hệ liên kết qualại giữa hai bán cầu. Cho đến nay những nghiên cứuvề lĩnh vực thần kinh học chưa làm rõ được nguyênnhân đủ sức thuyết phục.

Nói lắp thường được gắn với những xung độtnhiễu tâm, nhưng những trị liệu tâm lí phân tíchthường ít có hiệu quả chữa trị triệu chứng, trừ khi nó cótính phản ứng và phản ứng có tính lo âu là trội nhất.Diatkine cho rằng nói lắp không chỉ là một triệu chứngnhiễu tâm mà còn là ức chế theo tình huống ngônngữ, có thể có ý nghĩa xung đột.

Nói lắp như là một biểu hiện bệnh lí về ngữâm. Nó chắc chắn có liên quan với một đặc trưng về tưduy lời nói nhưng tính chất tâm bệnh lí còn chưa rõ.

Chữa trị

Nên chữa trị sớm sẽ có hiệu quả hơn.Thường là chữa trị phối hợp giữa chỉnh âm và tâm vậnđộng. Những chữa trị này phải được làm ngay sau khi

Page 120: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

nói lắp nặng lên và dùng nhiều kĩ thuật.

Trị liệu tâm lí được chỉ định tùy theo các nétnhiễu tâm và không được chữa trị chuyên nhất về triệuchứng.

d. Chậm nói (loạn ngôn ngữ nhẹ)

Mô tả

Trẻ chậm nói có rối loạn về ngôn ngữ màkhông chậm phát triển trí tuệ, không điếc và khôngloạn tâm.

Một số trẻ nói chậm, sau 2 tuổi rưỡi, màkhông có rối loạn ngôn ngữ. Có thể khả năng nói củatrẻ bình thường nhưng chậm nói do gia đình không bắttrẻ sử dụng ngôn ngữ. Trẻ này có khả năng tiếp thu rấtnhanh lời nói.

Chậm nói trước hết biểu hiện bởi chậm xuấthiện các câu và kéo dài cách nói theo kiểu trẻ nhỏ ở trẻsau 3 tuổi.

Trẻ chậm nói mắc lỗi về cú pháp dẫn đếnghép từ mà không tuân theo ngữ pháp, nói ngược.Khả năng hiểu nhìn chung tốt. Nếu khả năng hiểu bị

Page 121: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

rối loạn thì cần phải có chẩn đoán riêng.

Hiện tượng lặp lại câu tự động như tiếng vang(écholalie) gặp thường xuyên. Đại từ nhân xưng khôngđược sử dụng và không chia động từ theo thì (với tiếngnước ngoài).

Mặc dù không có chậm về trí tuệ nhưng nhâncách của trẻ có thể bị ảnh hưởng. Bên cạnh những trẻchậm nói nhân cách bình thường còn có trẻ có biểuhiện rối loạn nhân cách nhẹ. Nếu không được chữa trị,rối loạn nhân cách có thể nặng hơn dẫn đến tiền loạntâm.

Nguyên nhân

Theo nhiều tác giả nguyên nhân của rối loạncó thể do chưa thành thục chức năng của não hoặc/vàthiếu kích thích ngôn ngữ từ môi trường xung quanh.Cũng có thể là do mất cân bằng về tâm lí - tình cảmhoặc thiếu hứng thú đối với ngôn ngữ ở trẻ. Chấtlượng của các quan hệ tình cảm trong gia đình đóngvai trò quan trọng trong rối loạn này. Thiếu hụt tìnhcảm, thiếu tương tác ngôn ngữ giữa mẹ và bé, mẹ ítnói, mẹ trầm cảm đều có thể là nguyên nhân dẫn đếnchậm nói ở trẻ. Các yếu tố này có thể cùng tác động

Page 122: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

đến trẻ gây hậu quả xấu đối với phát triển ngôn ngữ.

Chữa trị

Trong thời kì từ 3 - 5 tuổi có nguy cơ các rốiloạn này bị cố định, rất khó sửa chữa. Vì vậy cần phảinhanh chóng chữa trị cho trẻ. Thông thường nhất làchữa trị về chỉnh âm, đôi khi cũng dùng chữa trị về tâmvận động. Một số trường hợp cân dùng trị liệu tâm lícho mẹ và bé nếu như quan hệ mẹ - con có vấn đề vànếu trẻ có rối loạn nặng về tâm lí - tình cảm.

Dù là chậm nói do nhiều nguyên nhân có cảnguyên nhân về sinh lí thì để ngăn ngừa ngay từnhững ngày tháng đầu tiên mẹ và người lớn trong giađình cần chú ý đến giao tiếp, trò chuyện với trẻ. Mẹ vàngười lớn cần tạo dựng quan hệ tình cảm gắn bó vớitrẻ, chơi với trẻ, cho nghe các âm thanh khác nhau,dạy trẻ nói gắn với các đối tượng, tình huống cụ thểtrực quan hàng ngày, kể chuyện, đọc chuyện cho trẻnghe... Tạo môi trường thuận lợi về ngôn ngữ và tìnhcảm là rất cần thiết để ngăn ngừa rối loạn xảy ra.

e. Loạn ngôn ngữ nặng. Câm không điếc

Mô tả

Page 123: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Rối loạn này rất nghiêm trọng và kéo dài, ảnhhưởng đến khả năng diễn đạt và có khi cả đến khảnăng hiểu ngôn ngữ.

Rối loạn có thể làm tổn hại đến:

- Tri giác ngôn ngữ: không thể phân biệt đượcnhững âm gần giống nhau, không thể phân biệt đượcsự tuần tự của các âm tiết và các nhịp.

- Ngữ âm: đơn giản hóa âm, nuốt âm, tráo đổiâm.

Những rối loạn về cú pháp tồn tại lâu dài, trẻnói không tuân theo trật tự từ và thiếu từ nên hiểu trẻrất khó.

Ngôn ngữ viết luôn bị tổn hại làm cho việc đọcvà viết chính tả rất khó khăn.

Trẻ thường trầm cảm và lo âu, hành vi bị rốiloạn: háu động hoặc thu mình. Rất vụng về trong vậnđộng tinh tế và có rối loạn về trí nhớ lời nói.

Tiến triển rất không chắc chắn, rất chậm vànhững tiến bộ đã đạt được hay bị mất đi. Trẻ khó trởthành người lớn thực sự và kém thích ứng về mặt xã

Page 124: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

hội.

Nguyên nhân

Nhiều bằng chứng cho rằng do dễ tổn thươngcó tính di truyền nhưng người ta không biết chính xácthể thức hoạt động. Những nghiên cứu khác lại nói vềtác động của môi trường kinh tế - xã hội tới quá trìnhtiến triển.

Chữa trị

Việc chăm chữa là phức tạp và đa dạng, phảitheo suốt tuổi thơ.

Chữa trị về chỉnh âm phải tăng cường vàchuyên biệt. Phương pháp sư phạm chuyên biệt là cầnthiết nhưng chỉ là bổ sung: trẻ phải được vào học ởmột lớp bình thường. Chữa trị về tâm vận động nhìnchung là cần thiết, tùy theo mức độ vụng về của trẻ.

Ngoài ra, hậu quả của những khó khăn vềquan hệ trong gia đình và ngoài xã hội ảnh hưởng đếntất cả đời sống tâm lí của trẻ, phải có một nhà trị liệutâm lí theo trẻ chữa trị.

Nếu cần có thêm sự giúp đỡ dưới hình thức

Page 125: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

giáo dục thì dựa vào cha mẹ (với điều kiện cha mẹ cótâm lí bình thường) như là một chữa trị kết hợp.

1.3. Rối loạn nhận thúc

Khả năng về trí tuệ thường được đánh giá caodo có ảnh hưởng nhiều mặt tới đời sống con người vàxã hội. Từ năm 1905, ở Pháp, Binet đã quan tâm đếnphân loại trẻ em theo mức độ phát triển trí tuệ và đâycũng là thời điểm ra đời khoa học đo lường tâm lí vớitrắc nghiệm trí tuệ đầu tiên Binet - Simon. Thời kì ấynhững rối loạn về khả năng trí tuệ và toàn bộ các bệnhvề tâm trí gần như được tách bạch hẳn với nhau vàtương ứng với nó là sự chia cắt giữa chăm sóc và giáodục.

Năm 1964, Mannoni đã làm thay đổi quanniệm chia cắt những bệnh về nhận thức với tất cả cácbệnh tâm trí của trẻ và chỉ ra rằng trị liệu về tâm lí cóthể thay đổi khả năng trí tuệ. Những nghiên cứu lâmsàng về sau đã chỉ ra phần lớn những rối loạn về trítuệ có gắn với nhiễu tâm, loạn tâm và những trạng tháiranh giới bệnh, vì thế đã làm thay đổi cách phân loạinhững rối loạn này.

Có một thời gian những quan niệm cực đoan

Page 126: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

không thừa nhận cách đánh cá đo lường xác định mứcđộ trí tuệ bằng trắc nghiệm, thông qua chỉ số trí tuệ[QI/QI). Những người theo quan niệm này cho rằng kĩthuật lâm sàng mới cho kết quả chính xác. Tuy nhiên,thực tế là những quan niệm tuyệt đối hóa một cáchthức nghiên cứu nào đó trong tâm bệnh trẻ em khôngcòn phù hợp. Thay vào đó xu hướng kết hợp nhiềucách tiếp cận, nhiều cách đánh giá đã cho hiệu trả rõrệt.

Việc phân chia giữa nhận thức và tình cảm chỉlà tương đối. Những rối loạn trong lĩnh vực nhận thứcthường tác động đến lĩnh vực tình cảm và ngược lại.Tuy vậy, cũng cần làm rõ sự khác biệt giữa hai lĩnh vựcnày vì một số trẻ biểu hiện sự khiếm khuyết về trí tuệkhá nổi bật.

a. Những hình thức rối loạn nhận thức nhậnvà b iểu hiện của nó

- Phân loại rối loạn nhận thức

Mặc dù có những chỉ trích đối với những bàitập đo lường tâm lí, đánh giá về những khiếm khuyếtcủa khả năng nhận thức, song mọi người thường sửdụng khái niệm chỉ số khôn (QI/IQ).

Page 127: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Có nhiều quan điểm về phân loại mức độchậm trí tuệ. Cách phân loại theo CIM-10 và DSM-IVtheo hai tiêu chí:

- Mức độ hoạt động trí tuệ giảm sút rõ rệt.

- Có tổn hại về khả năng thích ứng.

Có bốn loại sau:

- Chậm trí tuệ nhẹ: QI trong khoảng 50 - 69

- Chậm trí tuệ trung bình (chậm vừa): QI trongkhoảng 35 - 49

- Chậm trí tuệ nặng: Ql trong khoảng 20 - 34

- Chậm trí tuệ trầm trọng: QI < 19

Phân loại truyền thống ở Pháp phân biệt giữachậm trầm trọng (QI dưới 30) và toàn bộ những chậmkhác là: chậm nhẹ (QI từ 70 đến 80), chậm trung bình(Ql từ 50 đến 70) và chậm nặng (QI từ 30 đến 50).

Nhiều nghiên cứu về lâm sàng và thống kêchỉ ra rằng: tình trạng chậm trí tuệ nặng thường cónguồn gốc cơ thể, có khi còn trầm trọng hơn do đa tật.Ở đây không nói đến loại trẻ này mà sẽ đề cập đến ởchương sau.

Page 128: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Tỉ lệ những trẻ có chậm phát triển trí tuệ theonhiều nghiên cứu là từ 1 đến 2% đối với trẻ chậmnặng và gấp 3 lần tỉ lệ này với trẻ chậm nhẹ.

Theo các nghiên cứu mới đây, không thể phủnhận được mối tương quan giữa môi trường sống,nhất là tình trạng kinh tế- xã hội của gia đình, với sựxuất hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ. Những yếu tố khácnhư cha mẹ nghiện rượu, gia đình chia li, bạo lực...làm tăng thêm nguy cơ xuất hiện chậm trí tuệ ở trẻ.

Mô tả

Rối loạn biểu hiện ở trường bởi tình trạngchậm tiến hoặc là thất bại ngay trong bước đầu họctập. Những yếu tố thường gặp nhất là rối loạn chú ý,mức lời nói kém và khó xác định các điểm mốc khônggian. Giáo viên có thể quan sát thấy trẻ khó khăn khichuyển từ lĩnh vực học này sang lĩnh vực khác và cókiểu hoạt động cố định, lặp lại.

Ngoài trường học, trẻ chậm chạp và vụng về,khá phụ thuộc vào cha mẹ, không được các bạn đánhgiá cao trong các trò chơi.

Tính cách của trẻ có thể là: cẩn thận thái quá,

Page 129: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

cáu kỉnh, chống đối, không ổn định. Những rối loạnnày có thể được cho là do trẻ chán nản, buồn rầu vànổi nóng... khi gặp những thất bại liên tiếp. Nhữngbiểu hiện này của trẻ chậm trí tuệ cho thấy tình trạngchậm về trí tuệ thường kèm theo những rối loạn về tìnhcảm, hành vi ứng xử.

Những đánh giá về đo lường tâm lí, ví dụ vớicác test trí tuệ như là WISC, cho nhiều dạng kết quả.Thường gặp nhất là những trẻ có kết quả thấp nhiềuhơn đáng kể ở mức lời. Mức độ không thuần nhấttrong tất cả các bài tập đo cho phép phân biệt nhữngtrẻ chậm thuần nhất và chậm không thuần nhất.

Những trẻ có trí tuệ chậm thuần nhất thể hiệnnhững chậm đồng bộ: thiếu tính mềm dẻo và cónhững hành vi định hình, thiếu tò mò, tư duy cụ thểkhông có sắc thái và không có tưởng tượng, rất vụngvề trong vận động. Ngôn ngữ trục trặc, hỏng về từ vựngvà cú pháp; ở lớp, khả năng biểu tượng hóa bị giảmsút.

Chậm không thuần nhất do những tổnthương đưa đến những rối loạn bộ phận. Có thể kểđến những tổn thương như loạn dùng động tác, động

Page 130: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

tác vụng về (dyspraxie), tổn thương về vận động, vềhình ảnh thân thể, về nhận biết không gian hoặc là rốiloạn ngôn ngữ với các hình thức tổn thương khácnhau.

Nếu trẻ có trí tuệ thiếu thuần nhất nặng có thểgặp thất bại nghiêm trọng trong học tập, tuy vậy kết quảlàm các trắc nghiệm không chuyên biệt bình thườnghoặc thậm chí trên trung bình. Với những trẻ loại nàycần dùng trắc nghiệm chuyên biệt để xác định khu vựcvà mức độ chậm trễ.

b. Nguyên nhân của các rối loạn nhận thức

Lịch sử phát triển tâm bệnh học trẻ em chothấy có hai xu hướng chính về nguyên nhân của rốiloạn trí tuệ ở trẻ: những người cho rằng yếu tố di truyềncó ảnh hưởng quyết định đến các khả năng trí tuệ vànhững người cho các yếu tố môi trường, nhất là chấtlượng của những quan hệ ban đầu ở gia đình, lànhững yếu tố quyết định. Ngoài ra là các nghiên cứu vềcả hai yếu tố này. Tuy nhiên, cơ chế phối hợp của haiyếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ chođến nay còn những điều chưa được rõ.

Có thể nói đến hai nhóm nguyên nhân chính

Page 131: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

sau đây của rối loạn nhận thức:

- Những nguyên nhân về cơ thể

Về mặt thống kê, người ta nhận thấy có mốitương quan giữa mức độ trầm trọng của chậm pháttriển trí tuệ với nguyên nhân về cấu tạo và chức năngcủa các cơ quan trong cơ thể, mặc dù có thể vẫn cótrường hợp đứa trẻ chậm trí tuệ mà không tìm ra mộtnguyên nhân thực thể rõ rệt nào.

- Những nguyên nhân về tâm lí - xã hội

Nếu như những yếu tố về cơ thể hay đượcnêu ra trong những trường hợp khiếm khuyết trí tuệnặng thì những nguyên nhân tâm lí xã hội lại được đềcập nhiều ở những chậm trí tuệ nhẹ và ở ranh giớichậm. Nhiều nghiên cứu về dịch tễ học và thống kêthống nhất thừa nhận rằng những chậm nhẹ hay gặphơn trong những điều kiện kinh tế - xã hội thấp kém,trong những điều kiện các yếu tố kích thích phát triểnvề văn hóa của môi trường gia đình tồi. Garronne vàcác cộng sự nhận thấy rằng, có tương quan thuậngiữa những chậm nhẹ, không có yếu tố cơ thể, vớinhững điều kiện văn hóa xã hội không thuận lợi.Tương quan này mạnh đến mức mà các tác giả nhận

Page 132: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

thấy ở phần lớn các điều tra về những trường hợpchậm nhẹ không có trường hợp nào thuộc điều kiệnvăn hóa xã hội thuận lợi. Tất cả những đứa trẻ chậmnhẹ đều xuất phát từ những gia đình có điều kiện xãhội thấp, mặc dù kinh tế không phải quá nghèo khổ.Từ đó họ có kết luận là tỉ lệ mắc ở những gia đìnhnghèo về văn hóa, hạn chế về quan hệ qua lại giữacác thành viên, có cha mẹ không quan tâm, thờ ơ vàthụ động với những thất bại của trẻ là nhiều hơn. Tráilại, những đứa trẻ chậm có rối loạn thần kinh kết hợpthuộc về tất cả các tầng lớp xã hội.

Ngoài những yếu tố kinh tế - xã hội, bầukhông khí tâm lí - tình cảm cũng có vai trò quan trọng.Từ Spitz với những quan sát của ông về trẻ cô đơn donằm viện đã cho thấy sự cô đơn, thiếu hụt về tình cảmđã dẫn đến hậu quả là trẻ bị rối loạn. Những thiếu hụttình cảm, trầm cảm thường đi kèm với tình trạng sụtgiảm hiệu lực về trí tuệ. Chúng kết hợp lại với nhau tạothành một rối loạn tổng thể.

c. Chữa trị

Việc chữa trị cho trẻ em rối loạn nhận thức,chậm phát triển trí tuệ cần phải kết hợp giữa gia đình,

Page 133: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

nhà trường và xã hội.

Nhìn chung việc chữa trị có thể theo bahướng chính sau:

- Tâm lí trị liệu cho trẻ và gia đình.

- Các biện pháp sư phạm do giáo viên và chamẹ sử dụng.

- Chữa trị tại các cơ sở chuyên biệt.

Những cách chữa khác nhau được lựa chọnsử dụng tùy theo từng trường hợp và phải dựa vàonhững thông tin thu được sau khi đánh giá về các mặtsau:

- Tình trạng tâm bệnh lí của trẻ và nhưng đặcđiểm của gia đình.

- Tình trạng kinh tế - xã hội của gia đình và cáckhả năng chữa trị tại địa phương trẻ sống.

- Mức độ của khiếm khuyết trí tuệ của trẻ.

Trước khi quyết định chữa trị cần phải đánhgiá chính xác tình trạng của trẻ. Đánh giá để chuẩn bịcho chữa trị và xác định những biện pháp dành chocha mẹ và cho trẻ. Đánh giá nhiều mặt cung cấp

Page 134: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

nguồn thông tin quan trọng đối với việc chữa trị. Ngoàira, với cha mẹ của trẻ, nó là biểu hiện cụ thể của sựquan tâm thực sự tới trẻ.

Những trò chuyện bước đầu với cha mẹ và vớitrẻ cho biết về tiền sử bệnh, tác động của những khókhăn của trẻ tới cuộc sống của nó ở gia đình. Gia đìnhcó thể có vai trò quan trọng đối với việc chữa trị. Ở bêncạnh cha mẹ, được nâng đỡ và hướng dẫn, đứa trẻ cóthể được giúp đỡ thông qua can thiệp trực tiếp của chamẹ hoặc chỉ cần cha mẹ có mặt trong các buổi chữatrị.

Ngoài ra, có thể sử dụng các công cụ đánhgiá như:

+ Đo lường về tâm lí: test WISC, bài tập củaPiaget, test phóng chiếu.

+ Tổng kê về tâm vận động.

+ Tổng kê về phát âm...

Một số kết quả thu được trên trẻ cho thấy cóthể cần phải đánh giá thêm về thần kinh (loạn dùngđộng tác, loạn ngôn ngữ, không ổn định) hoặc là vềgiác quan (thính giác, thị giác).

Page 135: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Các b iện pháp sư phạm

Trong một số trường hợp, chữa trị dùng cácbiện pháp sư phạm là cách chữa trị duy nhất đối vớitrẻ có chậm thuần nhất hoặc xác định. Những biệnpháp này thường được sử dụng ngay trong giai đoạnchữa trị đầu tiên. Biện pháp sư phạm được thực hiệnnhờ nhà chuyên môn, giáo viên và cả cha mẹ của trẻ.

Đối với cha mẹ, biết rằng con mình chậmphát triển trí tuệ thường làm cha mẹ tổn thương và cóthể có những phản ứng không mong đợi. Ngay khiquyết định thông báo với cha mẹ rằng con họ có vấnđề về trí tuệ, nhà chuyên môn đã cần rất thận trọng,nâng đỡ cha mẹ bằng thái độ, cách nói phù hợp. Làmsao cho cha mẹ phối hợp với nhà chuyên môn và giáoviên để thực hiện các biện pháp sư phạm chữa trịđồng thời cho trẻ sẽ rất có ích cho các em.

Đời sống xã hội của đứa trẻ là ở trường vànguyên tắc cần làm theo là tìm cách cho trẻ có mặtthường xuyên ở những lớp học bình thường có trẻcùng tuổi nhưng dành cho trẻ sự giúp đỡ riêng trongcác giờ học. Phương pháp, biện pháp sư phạm phảiphù hợp, nhiệm vụ giao cho trẻ phải làm sao để trẻ có

Page 136: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

thể giải quyết được.

Cùng với việc đưa trẻ vào các lớp học bìnhthường, vẫn cần kết hợp với một nhà chữa trị chuyênmôn. Nhà chữa trị này phải có hiểu biết về trẻ và dựatrên hiểu biết đó xây dựng một kế hoạch chữa trị về sưphạm có tính đến việc hợp nhất các quá trình nhậnthức và tình cảm theo thời gian diễn tiến các buổi chữatrị. Hình thức này rất hiệu quả, đòi hỏi kết hợp tốt giữanhà chuyên môn, giáo viên và cha mẹ trong chữa trịcho trẻ.

Với những trường hợp chậm không thuầnnhất, khi một lĩnh vực riêng biệt bị khiếm khuyết, trẻphát triển trí tuệ không hài hòa, có thể dùng cách giáodục lại cá nhân (tâm vận động, chỉnh âm, các biệnpháp về tâm lí sư phạm). Ngày nay, có những lớp họcgiúp trẻ phát triển, thích ứng, những hình thức giáo dụcđặc biệt, những trường học dành riêng cho trẻ chậmtrung bình và nhẹ.

- Trị liệu tâm lí

Chỉ định trị liệu về tâm lí phụ thuộc vào vị trívai trò của triệu chứng khiếm khuyết trong tổ chức tâmbệnh lí. Có những khiếm khuyết xuất hiện như là triệu

Page 137: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

chứng của đau khổ tâm lí tình cảm, ví dụ như lo hãihoặc những hành vi tâm bệnh lí khác kết hợp, thì cóthể dùng trị liệu về tâm lí.

Về phía gia đình, trị liệu tâm lí cho gia đìnhhoặc cho mẹ và bé không nên bỏ qua nhưng nên dướihình thức những chỉ dẫn. Đứa trẻ chậm phát triểnthường gây ra những khó chịu trong quan hệ vớinhững người thân. Gia đình có thể có chiều hướngruồng bỏ hoặc quá bảo vệ trẻ. Với cha mẹ, đứa trẻchậm tiến cũng làm cho họ có thái độ khác nhau: ví dụnhư người cha có thể phản ứng theo cách cam chịuhoặc dửng dưng trong khi người mẹ lại gắn bó quámức với con. Làm cho ý thức dần dần về mối quan hệchặt chẽ giữa thái độ của cha mẹ với tình trạng củacon, làm cho họ không có mặc cảm tội lỗi, không hungtính có thể giúp cho cả cha mẹ và trẻ. Nếu hoàn cảnhkinh tế - xã hội của gia đình không tốt thì cần có nhữnggiúp đỡ cụ thể hơn.

Chữa trị tại các cơ sở chuyên b iệt

Các cơ sở chữa trị chuyên biệt có thuận lợi làcó thể thực hiện đồng thời những tác động tâm lí trịliệu và biện pháp sư phạm. Có những cơ sở chữa trị

Page 138: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

nội trú cho trẻ. Tuy nhiên, thường những trẻ ở đây lànhững trẻ bệnh nặng và có điều kiện gia đình khôngthuận lợi.

d. Trẻ thần đồng

Từ năm 1925, Terman và cộng sự đã bắt đầunghiên cứu về trẻ này và gần đây nghiên cứu được mởrộng hơn.

Người ta thừa nhận là có những trẻ có tàinăng đặc biệt nhưng tiêu chí để nhận biết còn chưathống nhất. Thông thường là căn cứ vào chỉ số khôn(QI/IQ) cao mà trẻ đạt được. Sisk cho rằng trẻ có QItrên 120 - 130 là trẻ thần đồng, người khác cho là ítnhất phải đạt từ 135 - 140. Chauvin lại cho rằng nếunhư trẻ có khả năng học tốt một cách tự nhiên, khôngdo tác động của gia đình ngay từ khi 4 - 5 tuổi, là mộtbằng chứng của tài năng đặc biệt. Tuy vậy, tiêu chíđánh giá trẻ này không phải chỉ duy nhất về trí tuệ màcòn cả về những mặt khác của nhân cách. Ở Mỹ, ngườita đưa ra các yếu tố đánh giá sau:

1. Khả năng trí tuệ nói chung.

2. Khả năng học tập ở trường.

Page 139: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

3. Tư duy sáng tạo và hiệu quả.

4. Khả năng nghệ thuật.

5. Khả năng lãnh đạo.

6. Khả năng tâm vận động.

Ý tưởng về cách phân loại trên được đánh giácao. Tuy vậy, cách xác định tiêu chí đánh giá cho mộtsố yếu tố là không dễ. Ví dụ như yếu tố tư duy sángtạo. Thêm vào đó, cần phân biệt đứa trẻ có khả năngtốt do được dạy dỗ đặc biệt và dạy từ sớm, do áp lựctranh đua của xã hội với trẻ tài năng thực sự không dodạy dỗ đặc biệt. Loại trẻ đầu tỏ ra giỏi nhưng cũng cóthể nhanh chóng bị mất đi khả năng của mình.

Các nghiên cứu trên trẻ tài năng cho thấy mộtsố đặc trưng sau về trẻ này:

- Về giới tính: Tỉ lệ con trai nhiều hơn con gái

- Về mức độ kinh tế - xã hội của gia đình: Cóthể gặp trẻ tài năng ở mọi tầng lớp xã hội, tuy nhiênthường thấy hơn ở những gia đình có trình độ cao, cóđiều kiện thuận lợi về vật chất và văn hóa.

- Phát triển thể chất: Nhìn chung trẻ có thể

Page 140: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

chất tốt.

- Khả năng học tập: Một số trẻ học rất tốt, vượtlên trước và nhảy lớp. Một số gặp khó khăn, thậm chíthất bại ở trường.

- Hứng thú, tính cách: Rất khác nhau, khó đểđánh giá, nhưng có một số điểm chung như rất muốnhọc đọc khi chưa biết đọc, thích một mình, thích nhữngtrò chơi xây dựng, luyện tập.

Tiến triển về lâu dài cho thấy khả năng của trẻcó được duy trì hay không phụ thuộc vào điều kiện củacha mẹ và chính khả năng của trẻ.

- Những khó khăn của trẻ tài năng

Nhìn chung khó khăn của trẻ tài năng là dochênh lệch giữa tình trạng thành thục quá sớm về trítuệ so với các mặt khác.

+ Chênh lệch về mặt xã hội: Trẻ tài năng, đặcbiệt là về trí tuệ, bao giờ cũng mất cân bằng hơn so vớicác bạn cùng độ tuổi. Những sở thích và hứng thú củatrẻ tương ứng với trẻ ở độ tuổi lớn hơn, trong khi sựchín muồi về thể chất và tình cảm lại tương đương vớinhững trẻ cùng tuổi. Trong gia đình, cũng có sự chênh

Page 141: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

lệch giữa mức độ trưởng thành của trẻ với mức độ đòihỏi và bắt buộc mà cha mẹ buộc trẻ phải tuân theo.

+ Chênh lệch trong bản thân trẻ: Cũng giốngnhư ở trẻ chậm tiến, nghiên cứu những khả năng khácnhau của trẻ tài năng thấy có sự không thuần nhất vềmức độ phát triển. Trẻ có thể tài năng về mặt trí tuệnhưng không như thế ở những mặt khác. Nếu như nócó thể học đọc ở 4 - 5 tuổi thì học viết lại khó khăn dovận động vụng về. Cũng có sự chênh lệch giữa mứclời và mức làm trong các bài tập đánh giá về trí tuệ. Kếtquả tốt hay nghiêng về phần không dùng ngôn ngữ.Cuối cùng là chênh lệch giữa mức phát triển trí tuệ vàtâm lí tình cảm: trí tuệ thường phát triển trước, tâm lítình cảm phát triển giống với những trẻ cùng tuổi.

+ Những biểu hiện tâm bệnh lí: Sự chênhlệch bên trong trẻ và về mặt xã hội có thể là nguồn gốccủa những đau khổ nhưng không thể coi là bấtthường. Tuy vậy, chênh lệch này có thể thúc đẩy sựxuất hiện của những hành vi có tính bệnh lí. Nhữngtriệu chứng thường gặp nhất là không ổn định tâm vậnđộng và học kém một cách nghịch lí. Học kém là nguycơ mà tất cả các nghiên cứu đều đề cập đến, hoặc làdo trẻ thiếu hứng thú, không muốn tham gia vào các

Page 142: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

hoạt động ở trường, nhất là khi nó học ở lớp đúng độtuổi; hoặc là do cơ chế bệnh: có ức chế về trí tuệ, tháiđộ thất bại. Những biểu hiện tâm bệnh này có thểđược hợp với một lo hãi: trẻ tài năng dễ lo âu, lo hãi vềcái chết, về ông Trời. Lo hãi có tính nhiễu tâm có thểdẫn đến hình thành một tổ chức bệnh lí thực sự. Cũnghay thấy xuất hiện ở trẻ những hành vi ám ảnh.

- Những việc cần làm đối nới trẻ tài năng

Trừ những trẻ có hành vi tâm bệnh cần phảicó biện pháp chữa trị thích hợp thì vấn đề cơ bản là tạocho trẻ những điều kiện giáo dục phù hợp. Ở một sốnước, các biện pháp được dùng có thể như sau:

+ Tạo ra những lớp chuyên biệt dành riêngcho trẻ tài năng (Mỹ, Israel).

+ Để trẻ tài năng trong lớp cùng độ tuổinhưng có những chương trình dạy bổ sung thích hợptại lớp hoặc đưa sang chỗ khác (Israel, Anh).

+ Không có biện pháp đặc biệt nào nhưngcho trẻ nhảy lớp (Pháp).

Mỗi cách đều có mặt ưu điểm và hạn chếriêng. Một cách chung nhất là có phương pháp thích

Page 143: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

hợp để thúc đẩy khả năng của trẻ, làm phong phú hơncác nội dung giảng dạy cho trẻ.

1.4. Rối loạn biếu hiện hành vi

Phần này đề cập đến những hành vi khácnhau nhưng có điểm chung là chúng là những hành vitriệu chứng không trực tiếp thuộc về một tổ chức bệnhlí riêng nào nhưng lại có liên quan đến quá trình thànhthúc của trẻ.

Một số hành vi loại này có thể không có ýnghĩa bệnh lí nếu như nó xuất hiện bất ngờ, riêng lẻ vàkhông thường xuyên.

Ở trẻ tuổi mầm non, phần này đề cập đến cáchành vi sau:

a. Khóc nức

Mô tả

Khóc nức có thể xuất hiện từ lúc trẻ được 3tháng cho tới năm thứ 3. Hay gặp nhất là từ 6 đến 18tháng. Trẻ khóc nức nở liên tục, trong cơn khóc nức trẻthường mất nhận biết một lúc do giảm ô xi não. Có haidạng sau:

Page 144: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

- Khóc nức là phản ứng cáu giận do khônghài lòng. Trẻ bị ngạt dẫn đến tình trạng mất nhận biếtlàm da tím tái. Trẻ dễ ngã, có thể co giật. Trẻ hay cóhành vi này thường lanh lợi, bạo dạn và cương quyết.Loại này chiếm phần lớn (80%) số trẻ khóc nức.

- Cơn khóc nức đến bất chợt sau một cảmxúc mãnh liệt. Đứa trẻ trắng nhợt ra và ngã xuống.Dạng này thường dẫn đến co giật, dễ bị nhầm vớiđộng kinh. Thường có ở trẻ hay sợ hãi và nhút nhát.

Hành vi khóc nức là cách trẻ phản ứng vớimột hoàn cảnh nhất định, có liên quan đến một ngườicụ thể. Chứng này có thể có nguyên nhân từ điều kiệnchăm sóc giáo dục. Nếu như cha mẹ và người lớn quáquan tâm đến việc tránh để trẻ không hài lòng sẽkhiến trẻ càng ngày càng trở nên khó tính hơn.

Nguyên nhân

Có quan niệm nói đến nguyên nhân sinh lícủa cơn khóc nức, cho là do phản ứng thái quá củathần kinh phó giao cảm. Tuy vậy, lí do này không giảithích được tính phụ thuộc vào tính chất quan hệ vớingười khác, tính không ổn định về triệu chứng củakhóc nức. Thật ra rối loạn này bị tác động đồng thời

Page 145: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

của cả nguyên nhân về sinh lí lẫn tâm lí.

Phản ứng sinh lí của trẻ chứng tỏ trẻ khôngthể nhận thức được trạng thái tình cảm dữ dội đangxâm chiếm bé. Đây là một rối loạn tâm thể(psychosomatique). Theo Fain, tình trạng này là dothiếu hụt kích thích tương hỗ mẹ - con. Thiếu hụt nàycũng là nguyên nhân của chứng mất ngủ sớm có từtrước khi khóc nức xuất hiện.

Chữa trị

Cần tiến hành trao đổi với cha mẹ và với trẻ,trước hết là để họ bớt lo lắng, sau nữa là tìm ra nhữngxung đột trong quan hệ giữa trẻ với cha mẹ và bản chấtcủa những xung đột này. Trị liệu tâm lí để làm thay đổitính chất của quan hệ đã gây ra khóc nức có thể dùngtrong một thời gian ngắn và thường có hiệu quả. Tuynhiên khi sử dụng trị liệu tâm lí cần lưu ý để tránhnhiễu tâm về sau.

b. Hung hăng

Mô tả

Hung hăng ở đây không phải là trạng thái haytiềm năng mà là hành vi hung tính nhằm vào đối tượng

Page 146: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

nhất định và có thể quan sát được. Ví dụ như trẻ cấuhoặc cắn mặt mẹ, cấu, cắn, đánh bạn một cách hunghăng...

Nguyên nhân

Có nhiều quan điểm về nguyên nhân củahành vi hung hăng: nguyên nhân về sinh lí học, về xãhội học, tập tính học và phân tâm học.

Về nguyên nhân sinh lí học, có thể kể đếnnồng độ cao trong máu của một số chất như d-amphétamines, dopamine, testostérone; vùng hungtính trên não và tăng số lượng nhiễm sắc thể Y (hộichứng 47 XYY).

Về mặt xã hội học, có bốn nhân tố chính gâyra hành vi hung bạo ở người: thiếu thốn về vật chất,nghèo khổ; sống trong môi trường hỗn loạn; sốngtrong môi trường bạo lực; giảm ý chí và niềm tin.

Về tập tính học, H. Montagner và cộng sự năm1978 nghiên cứu hành vi của các trẻ em từ 18 thángđến 5 tuổi đã mô tả các giai đoạn diễn tiến của hành vihung hăng, bắt đầu từ mặt đến tay: kêu - cắn - đẩy -cào cấu - đánh. Tác giả cũng làm rõ tiến trình chuyển

Page 147: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

từ trạng thái bình tĩnh sang hung hăng của trẻ từ 2 đến4 - 5 tuổi. Đây là thời kì mỗi trẻ dần hình thành kiểuhành vi riêng của mình như kiểu lãnh đạo, kiểu hunghăng... và kiểu cách này phụ thuộc nhiều vào kiểutương tác giữa trẻ và gia đình, nhất là với mẹ.

Phân tâm học lúc đầu đề cập đến xung năngchết, rồi huyễn tưởng hung hăng của tính hung hăng.Với hung hăng bệnh lí, có hai giả thuyết được đưa ra:một là, trong quá trình phát triển có sự suy giảm, thiếuhụt sự nội chiếu về các đối tượng xấu và tốt, chúng bịchia tách dẫn tới sự hình thành cái siêu tôi trên cơ sởthống hợp không tốt những cấm đoán và không khoannhượng; sự cân bằng giữa cái ấy và cái siêu tôi bị thayđổi và cái tôi được biểu hiện bởi những xung độnghung tính. Giả thuyết thứ hai cho rằng nếu trẻ không cóquan hệ gắn bó đầy đủ trong quá trình phát triển đểcảm thấy an toàn thì tình trạng thiếu an toàn sẽ là cơsở để nảy sinh hành vi hung hăng.

Chữa trị

Trước hết phải tìm hiểu nguyên nhân của tínhhung hăng. Tìm hiểu, trao đổi với cha mẹ và trò chuyệnvới trẻ để làm rõ tính chất của quan hệ tương tác giữa

Page 148: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

mẹ và trẻ cũng như những thành viên khác trong giađình. Có thể dùng các biện pháp tâm lí - sư phạm vàcả tâm lí trị liệu để thay đổi tính chất của quan hệtương tác. Cũng cần có hỗ trợ về mặt xã hội trongtrường hợp hoàn cảnh gia đình đặc biệt.

c. Bỏ trốn

Bỏ trốn là việc bỏ đi có chủ ý, bất ngờ vàkhông được phép trong một thời gian nhất định. Cótrốn nhà và trốn trường.

Đứa trẻ bỏ trốn để lang thang trong nhiều giờ,thậm chí nhiều ngày mà không trở về. Đây là một hànhvi hay gặp, người ta thống kê thấy có tới 30.000 trườnghợp trốn nhà trong một năm và tần số tăng lên theotuổi.

Độ dài của thời gian trốn rất khác nhau, mộtphần tùy vào tuổi của trẻ. Trẻ thiếu niên và thanh niêncó thể trốn đi trong một thời gian khá lâu còn trẻ nhỏthường quay về hoặc là tìm cách gặp công an hay mộtngười bất kì nào đó khi trời tối để có thể trở về.

- Những lí do trốn

Đứa trẻ thường không có bất kì mục đích gì

Page 149: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

khi trốn nhà, lang thang chung quanh khu vực nó sốngvà trốn ở những nơi như hầm, chỗ bỏ hoang...Đôi khitrẻ lớn hơn vào trung tâm thương mại hay rạp chiếuphim. Sau đó trẻ tìm cách làm cho cha mẹ hoặc ngườiquen tìm thấy.

Cũng có trường hợp trốn có mục đích. Với trẻđược 11 - 12 tuổi, thường mục đích trốn nhà là đểtránh nơi mà nó ghét và không muốn gặp một ngườinào đó (trốn gặp người trông trẻ, ông bà...). Khi trẻ lớnhơn, nhất là vào tuổi thanh thiếu niên, trốn nhà là đểtham gia vào một hội, để chuyển chỗ...

Trốn nhà thường được cho là một phần hànhvi của nhân cách dị tính và cũng là cơ hội để nhữnghành vi chống đối xã hội đặc trưng hơn xuất hiện (ăncắp có hành vi hung bạo...). Người ta nhận thấy ở trẻtuổi thanh thiếu niên hay trốn đi và trốn sớm nhữngyếu tố sau: chia li với cha mẹ, thiếu hụt tình cảm, bị bỏrơi... Cũng như vậy ở trẻ nhỏ.

Ở trẻ thanh thiếu niên, bỏ trốn là yếu tố dựbáo trẻ hư sớm. Có trẻ trốn nhà như là cách để trốnkhỏi những căng thẳng mà nó không chịu nổi trong giađình. Có trẻ trốn nhà thể hiện một hành vi có liên quan

Page 150: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

với một đau khổ hoặc một đòi hỏi mà người lớn từchối lắng nghe. Ở trường hợp này, trẻ có thời gianchuẩn bị cho việc đi trốn hoặc đã hình đung trước việcnày.

- Nguyên nhân của bỏ trốn

+ Bỏ trốn như là hành vi trốn tránh: Phải sốngtrong môi trường xung đột, đứa trẻ thử tránh căngthẳng tâm lí làm nó lo sợ bằng việc bỏ trốn và đi langthang không có mục đích chính xác. Trẻ này thường loâu và mặc cảm có lỗi về hành động của mình và hànhvi được kết hợp với một nhiễu tâm trẻ em. Ví dụ, docăng thẳng và thất bại ở trường, trẻ trốn trường trongmột thời gian dài. Gia đình có thể không biết vì trẻ vẫnra khỏi nhà và trở về đúng giờ, thậm chí còn mangđiểm và bài tập về nhà. Tuy nhiên cha mẹ cuối cùngvẫn biết khi trẻ quá lo sợ phải nói ra hoặc do giáo viên,bạn bè trẻ thông báo.

+ Trốn trường biểu hiện sự từ chối đi học: Trẻtrốn học đi chơi. Nó đi lang thang hoặc trốn vào đâu đócho đến giờ về nhà như là vẫn đi học. Trẻ này gặp thấtbại ở trường, ít thể hiện mặc cảm có lỗi hoặc lo âu. Nócó thể có những rối loạn hành vi kết hợp khác (ăn cắp,

Page 151: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

nói dối, hành vi hung tính...). Nếu đó là đứa trẻ tuổithanh thiếu niên, người ta có thể gặp trẻ nhân cách dịtính không chỉ trốn trường mà có cả trốn nhà có tổchức, tụ tập thành băng đảng, hư hỏng... Khi trẻ cònnhỏ, việc bỏ trốn có thể bắt đầu khi trẻ ở trường, ởtrại...

+ Bỏ trốn là cách phản ứng với tình trạng bị bỏrơi: Đây là trường hợp hay gặp ở trẻ có cha mẹ li dị vàphải ở với cha hoặc mẹ do pháp luật quy định. Trẻkhông chấp nhận chia li với môi trường gia đình và sợbị vứt bỏ. Nó bỏ trốn, có khi nhiều lần, để tìm lại ngườithân.

+ Bỏ trốn để đi tìm cha hoặc mẹ khi cha mẹ lidị: Thường thấy trong hoàn cảnh cha mẹ li dị vì xungđột và trẻ phải sống với 1 trong 2 người. Cũng có khitrẻ trốn là do cha hoặc mẹ tạo điều kiện hoặc chophép để trốn tránh người kia.

+ Trốn nhà của trẻ tự kỉ hoặc thiếu hụt. Đúnghơn là trẻ bị lạc hoặc là đi trốn, nhưng do khả năng xácđịnh về không gian - thời gian kém nên không tìmđược đường về. Một số trẻ loạn tâm có nhu cầu mangtính thúc ép về trốn khỏi mọi giới hạn mà người ta áp

Page 152: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

đặt cho nó, bao gồm cả giới hạn về địa điểm.

+ Trốn nhà khi động kinh: Bỏ đi không chủ ý,thường kèm theo chứng quên.

- Chữa trị

Không có cách chữa trị riêng dành cho trẻ bỏtrốn nhưng cần lưu ý đến những hoàn cảnh, thái độđưa đến hành vi bỏ trốn để có những điều chỉnh, tácđộng thích hợp. Trấn áp trẻ khiến trẻ càng hay bỏ trốnhơn. Những cách mà người xung quanh hay làm khitrẻ bỏ trốn (cấm đi ra ngoài, giám sát, khóa phòng) cónguy cơ hình thành một hành vi bệnh lí. Cũng có khi trẻthấy bỏ trốn là cách có thể làm thay đổi gia đình, làmcho cha mẹ gặp nhau và làm cho trẻ xác nhận sự gắnbó của cha mẹ.

1.5. Rối loạn cơ thắt

Thời điểm trẻ kiểm soát được cơ thắt là mộtmốc quan trọng trong phát triển. Để kiểm soát cơ thắtcần đạt được mức độ thành thục và phát triển tâm línhất định, đồng thời cũng phụ thuộc vào chất lượngquan hệ qua lại giữa mẹ và bé ngay từ năm thứ nhất.Có thể đề cập đến ba lĩnh vực ảnh hưởng đến khả

Page 153: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

năng kiểm soát cơ thắt của trẻ: sinh lí thần kinh, môitrường văn hóa và quan hệ.

- Về sinh lí thần kinh

Kiểm soát được cơ thắt đánh dấu bướcchuyển từ những hành động phản xạ tự động sangnhững hành động kiểm soát có chủ định. Ở trẻ nhỏ,khi đầy nước tiểu và phân bé sẽ đi tiểu và đại tiện. Việckiểm soát cơ thắt có được dần dần và nhìn chung trẻkiểm soát được đại tiện trước tiểu tiện.

Để có được sự kiểm soát này cần nhiều yếutố: hoạt động thành thục của các cơ quan có liên quan,người lớn tập cho trẻ sớm... Chúng tương tác với nhautrong quá trình đứa trẻ phát triển. Những nghiên cứuvề hoạt động của bàng quang cho thấy các giai đoạnsau của quá trình kiểm soát việc thải nước tiểu:

- Thải tự động ở trẻ nhỏ: cho đến khi trẻ 1 tuổi.

- Bắt đầu có ức chế thải: 1 đến 2 tuổi.

- Có khả năng ức chế thải đồng bộ: 2 đến 3tuổi.

- Đạt khả năng ức chế gần như người lớn:

Page 154: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

sau 3 tuổi.

Trẻ chưa thể đạt được mức độ kiểm soát thựcsự trước lứa tuổi này kể cả khi trẻ được tập luyện theocơ chế điều kiện hóa giúp cho trẻ có thể sớm kiểmsoát được việc bài tiết.

- Về môi trường

Môi trường văn hóa có ảnh hưởng đến khảnăng kiểm soát bài tiết của trẻ. Ở môi trường đòi hỏitrẻ phải sớm biết kiểm soát, trẻ có thể đáạt được khảnăng này khá sớm. Trái lại, nếu áp lực ít, trẻ có thểkiểm soát kém hơn. Ví dụ như với những cha mẹ cóquan điểm tự do trong phát triển của con em thì áp lựcvề việc trẻ phải sớm sạch sẽ giảm nhiều, điều này lạicó thể gây ra những rối loạn có liên quan đến chứcnăng bài tiết của trẻ.

- Về quan hệ

Sự thành thục về sinh lí thần kinh, áp lực vềvăn hóa đều diễn ra trong môi trường quan hệ, trongđó quan hệ giữa mẹ và bé được quan tâm đặc biệt.Việc trẻ đạt được hay không sự kiểm soát cơ thắt vào 2- 3 năm đầu tiên có liên quan đến tính chất của mối

Page 155: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

quan hệ tay đôi giữa mẹ và bé. Nhiều nghiên cứu đãkhẳng định tầm quan trọng của lĩnh vực quan hệ khichỉ ra mối liên quan thuận giữa tần số rối loạn cơ thắtvới những điều kiện quan hệ không thuận lợi.

a. Đái dầm

- Khái niệm và mô tả

Đái dầm là việc bài tiết nước tiểu không tựchủ được ở trẻ sau 3,5 - 4 tuổi, tuổi thông thường đãđạt được khả năng này. Việc kiểm soát đi tiểu là mộtquá trình phức tạp cùng với khả năng hoạt động thànhthục của bàng quang và niệu đạo khả năng cảm nhậnsự căng đầy, quyết định lựa chọn dịp thải ra và mongmuốn hành động độc lập.

Đái dầm là một rối loạn khá phức tạp, donhiều nguyên nhân. Nhiều trường hợp có lên quan vớinhững điều kiện về tình cảm và xúc cảm, nhưng cũngcó sự chi phối của những yếu tố về sinh lí và cấu tạocơ quan cơ thể.

Đái dầm, khoảng 10% trẻ mắc, con trai gấpđôi con gái. Khi trẻ chưa kiểm soát được việc đi tiểungười ta nói đến đái dầm tiên phát. Loại này thường

Page 156: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

gặp. Nếu đái dầm đến bất chợt sau một giai đoạn dàikiểm soát được, đó là đái dầm thứ phát. Cũng có cácdạng đái dầm ban ngày và các dạng chuyên về banđêm. Trong trường hợp đái dầm ban ngày, có thể córối loạn chức năng của bàng quang và đôi khi là dođảo ngược nhịp ngày đêm của hoc - môn chống đáiban ngày.

Đái dầm thường gặp ở những gia đình có rốiloạn tổ chức và mức kinh tế - xã hội không thuận lợi.Chia li, xung đột, nằm viện kéo dài... là những điềukiện thuận lợi cho đái dầm xuất hiện. Nhưng nó cũngxuất hiện trong mọi môi trường và các gia đình hoàntoàn bình thường.

Những nghiên cứu về thống kê không chothấy rõ mối tương quan giữa tần số xuất hiện đái dầmvới những cách thức được người lớn sử dụng để giúptrẻ không đái dầm. Tuy vậy, một số trường hợp chỉ rarằng: tính chất phản ứng không phù hợp của cha mẹcó thể góp phần làm tăng thêm những lo hãi của trẻ vàcủa triệu chứng.

Đái dầm về đêm thường gặp hơn cả vào lúcgiữa nửa đêm và 3 giờ sáng. Thường giấc ngủ của trẻ

Page 157: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

đái dầm không thật sâu.

Đái dầm thường làm trẻ xấu hổ. Khi khôngngủ ở nhà, trẻ sợ bị phát hiện ra và chế giễu vì vậythường từ chối ngủ ở chỗ khác, từ chối đi chơi xa vớibạn. Tuy vậy một số trẻ dửng dưng với rối loạn và dođó không cố gắng thực hiện những kế hoạch chữa trị.

Có thêm em bé hoặc cha mẹ bất hòa... có thểlàm trẻ ngừng cố gắng để không đái dầm. Nhiều môtả về đặc điểm tâm lí của trẻ đái dầm cho thấy trẻ ởtình trạng không ổn định và xung động. Cũng có khi trẻcó xu hướng trầm cảm.

- Nguyên nhân

Theo một số nghiên cứu thì 75% các trườnghợp đái dầm có rối loạn trong gia đình, kể cả khi trẻkhông sống với cha mẹ. Những nghiên cứu khác lạikhẳng định rằng có nguyên nhân về di truyền. Mặc dùdo nguyên nhân di truyền thì chắc chắn yếu tố môitrường vẫn có ảnh hưởng đến việc xuất hiện các triệuchứng.

Sự tác động của xúc cảm đến hoạt động củabàng quang cũng đã được thừa nhận. Người ta nhận

Page 158: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

thấy những xung đột về tâm lí có thể gây ra những đáidầm bất chợt ban đêm ở một đứa trẻ đã kiểm soátđược cơ thắt. Những trò chơi của trẻ em, các câuchuyện trẻ kể, tranh vẽ… chỉ ra rằng đái dầm có thể đikèm với nhiễu tâm trẻ em và sẽ kéo dài nếu như điềukiện gia đình tạo thuận lợi cho triệu chứng.

Đái dầm cũng xuất hiện khi trẻ có thoái lui.Cảm thấy mất an toàn, cạnh tranh với anh chị em, mấtcân bằng về tâm lí - tình cảm khi lo lắng bị em bé mớisinh chiếm mất chỗ trong quan hệ với cha mẹ vànhững đặc điểm gia đình khác có thể làm kéo dài tìnhtrạng đái dầm.

Như vậy, có thể nói rằng những quan hệkhông thuận lợi trong gia đình là một cản trở đối với sựphát triển bình thường của trẻ.

Về nguyên nhân sinh lí, những nghiên cứu vềsinh lí học đã chỉ ra sự rối loạn hoạt động thườngxuyên của bàng quang và sự đảo ngược nhịp ngàyđêm của tiết nước tiểu.

- Chữa trị

Có nhiều cách chữa trị và nên tiến hành dần

Page 159: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

theo giai đoạn.

Thời gian đầu cần đánh giá những phản ứngcủa trẻ với rối loạn, đánh giá sự phát triển tâm lí vàđánh giá những quan hệ trong gia đình.

Có thể dùng những biện pháp giáo dục đơngiản và thay đổi thái độ của cha mẹ sao cho phù hợpvới mong muốn của trẻ. Đánh thức trẻ dậy đi tiểu saunửa đêm, giảm lượng chất lỏng sau 16h cũng có thểcó ích.

Cũng cần đảm bảo sự yên tĩnh và cảm giácan toàn ở trẻ khi đi ngủ và khi tuổi của trẻ cho phép, đềnghị nó ghi lại hàng ngày những thất bại và nhữngthành công trong kiểm soát đi tiểu.

Nếu quan sát quan hệ của gia đình và của trẻthấy có biểu hiện nhiễm tâm thì có thể sử dụng trị liệutâm lí, nhất là trong trường hợp trẻ có rối nhiễu kết hợpvới đái dầm. Tuy nhiên hiệu quả về giảm bớt triệuchứng không chắc chắn.

Nếu những biện pháp này không có tác dụngthì có thể dùng thuốc tuy nhiên lựa chọn thuốc phảitính đến đặc trưng của đái dầm và không thể dùng

Page 160: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

trong thời gian dài.

b. Ỉa đùn

- Khái niệm và mô tả

Ỉa đùn được định nghĩa là việc đi ỉa ít nhiềukhông tự chủ trong những điều kiện không thích hợp,ở trẻ trên 3 tuổi. Chứng này gặp nhiều ở trẻ trai,khoảng 3 trai 1 gái. Tuổi trung bình mắc khoảng giữa 7- 8 tuổi. Ỉa đùn hay được kết hợp với đái dầm và có thểdiễn ra vào ban ngày. Ỉa đùn và đái dầm có thể cùnglúc hoặc luân phiên kế tiếp nhau.

Có ỉa đùn tiên phát hoặc thứ phát, nhưngkhác với đái dầm, ỉa đùn thứ phát nhiều hơn tiên phát.

Việc thải phân có thể một lần hoặc nhiều lầntrong ngày. Ỉa đùn thường hay đi kèm với những hoàncảnh như chia li với gia đình, đi học xa...

Cách thải phân cũng không như nhau. Một sốtrẻ thải khi có một mình và tập trung vào việc thải gầngiống như những đứa trẻ khác thải ở nhà vệ sinh.Những trẻ khác vừa hoạt động vừa thải. Đứa khác lạiđể phân ra trên đường vào nhà vệ sinh. Tính chủ ý haykhông chủ ý của hiện tượng ỉa đùn hiện còn tranh cãi.

Page 161: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Một số trẻ khẳng định nó không cảm thấy gì khi thải,những trẻ khác lại cảm nhận được bình thường nhưngkhông có khả năng giữ phân lại.

Thái độ của trẻ đối với việc ỉa đùn cũng khácnhau. Có những trẻ không biểu lộ thái độ đặc biệt nào,chỉ khi mùi phân bốc lên thì những người xung quanhmới biết. Nhưng thường là trẻ giấu giếm khi ỉa đùn,quần bẩn được giấu vào một chỗ kín nào đó. Trẻ xấuhổ với mọi người, trừ mẹ.

- Nguyên nhân

Với trẻ ỉa đùn, vấn đề quan hệ và tâm lí lànhững yếu tố đầu tiên khi đề cập đến nguyên nhân.Tuy vậy, còn có những yếu tố khác:

+ Rối loạn hoạt động sinh lí: Không thấy rõbất thường về cấu trúc hoặc chức năng của cơ thắthậu môn và trực tràng. Tuy vậy, đôi khi cũng có rối loạnhoạt động của cơ thắt hậu môn kèm theo những kémco dãn đáng kể của trực tràng.

+ Nhân cách của trẻ: Mặc dù không có kiểutâm lí điển hình nhưng trẻ ỉa đùn có những nét nhâncách bệnh rõ ràng hơn so với trẻ đái dầm. Người ta

Page 162: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

thấy ở trẻ ỉa đùn những đặc điểm sau:

* Trẻ thụ động và lo âu, biểu hiện hung tínhmột cách chưa thành thục.

* Trẻ chống đối với những nét ám ảnh. Ỉa đùnnhư là một cách không tuân theo những chuẩn mực xãhội.

* Trẻ tính tình ngang ngược thể hiện sự thoáilui và cắm chốt vào một kiểu hành vi đặc biệt.

+ Đặc điểm gia đình: Chủ yếu chỉ có quan hệgiữa mẹ và bé. Người cha kín đáo và giữ gìn, thậm chívai trò của cha bị bỏ quên, cha ít can thiệp vào quan hệgiữa mẹ và trẻ. Người mẹ thường lo âu, quá cảm xúc,quá bảo vệ và che giấu lo lắng của mình bằng nhữnghành vi cứng rắn trong cách giáo dục kiểm soát cơ thắtquá sớm hoặc quan tâm thái quá đến việc thải phâncủa con.

Ỉa đùn bắt đầu đôi khi trùng với xuất hiệnstress: nằm viện, chia li, có em bé... Nhưng trongnhững trường hợp này thì có thể giảm nhanh chóng.

Về mặt tiến triển, phần lớn ỉa đùn mất đi mộtcách tự nhiên sau vài tuần hoặc vài tháng. Nếu nó tồn

Page 163: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

tại lâu dài thì thường có tầm vóc tâm bệnh lí và bệnh lígia đình. Kể cả khi sẽ mất đi vào tuổi thanh thiếu niên,trẻ ỉa đùn hay có những nét tính cách đặc trưng vànhiễu tâm như lo âu thái quá về việc kiểm soát cơ thắt,bủn xỉn, hoang phí, hám tiền, tỉ mẩn, do dự, có xuhướng tích trữ...

- Chữa trị

Trước hết cần đánh giá về mặt y học để xemcó vấn đề về đại tràng hay tổn thương hậu môn haykhông vì chúng có thể là nguyên nhân của triệu chứng.

Cách chữa trị về mặt y học thường thấy lànhững biện pháp chống lại khó đi ỉa, bằng thuốc uốnghay là thụt rửa.

Cũng cần có những biện pháp về vệ sinh chotrẻ và lời khuyên về mặt giáo dục dành cho cha mẹ.

Cần tiến hành trao đổi với cha mẹ để tìm hiểuvề những năm đầu đời cửa trẻ để biết về chất lượngcác quan hệ và cách cha mẹ giúp trẻ sạch sẽ. Trongnhững trường hợp mà triệu chứng mang tính phảnứng tiếp sau những sự kiện gây lo hãi, việc chăm sócvề nhi khoa và quan tâm của cha mẹ đến trẻ nhìn

Page 164: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

chung sẽ lấy lại được sự phát triển bình thường chotrẻ mà không cần tới những can thiệp khác.

Trị liệu tâm lí được chỉ định khi những lo hãivề mất mát và chia li nổi trội, đi kèm với người mẹhoặc gia đình có vấn đề. Trường hợp này cần một trịliệu tâm lí cho mẹ và trẻ. Trường hợp có tìm kiếmkhoái cảm hậu môn thì nguy cơ tiến triển theo hướngrối loạn nhân cách là lớn. Trị liệu tâm lí cho trẻ phải đikèm với nâng đỡ gia đình.

1.6. Rối loạn giấc ngủ

Mô tả

Rối loạn giấc ngủ rất hay gặp ở trẻ nhỏ, nó cótính chất bệnh lí khi biểu hiện ở mức độ cao.

Trẻ nhỏ có nhu cầu ngủ nhiều, khoảng 18tiếng trong tháng đầu. Đến tháng thức ba, thời gianngủ của trẻ thay đổi và phụ thuộc vào cha mẹ. Rối loạngiấc ngủ thường hay gặp ở 3 tháng đầu, khi trẻ phảichấp nhận chế độ sinh hoạt do người lớn đặt ra.

Chứng mất ngủ: Mất ngủ là bình thường khitrẻ ngủ rồi khóc thức dậy, rồi lại ngủ tiếp khi được vỗvề. Những ở đây là trẻ mất ngủ nặng: không ngủ và

Page 165: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

kêu khóc không ngừng, không thể vỗ về, dỗ dànhđược; trẻ ngủ lại chỉ trong một thời gian ngắn, rùngmình và gào thét trước khi mở mắt ra. Khi được bế vàđu đưa nó thôi khóc nhưng đặt nằm thì lại kêu khóc.Cha mẹ dùng mọi cách để dỗ trẻ: đu đưa, cho đi chơitrong đêm, cho nghe nhạc... Không dỗ được bé, chamẹ cáu giận và quát trẻ.

Một kiểu rối loạn giấc ngủ khác biểu hiện ởnhững hành vi như đu đưa người sang hai bên, lănđầu qua lại, dập đầu vào nôi mà không thức giấc. Vậnđộng có nhịp này thường xuất hiện khi trẻ ngủ thiếp đivà không được người lớn chú ý nhưng nó có thể biểuhiện ở mức độ cao và đi kèm với chứng mất ngủ nặng.

Ở trẻ em trai sau 6 tháng tuổi có một dạngmất ngủ riêng, khi bé hay thức dậy trong lúc ngủ cònban ngày thì hoạt động vận động nhiều và mạnh.

Chứng mất ngủ thường kết hợp với chứngđau bụng, nôn trớ, biếng ăn.

Một kiểu mất ngủ khác ít được cha mẹ để ý làmất ngủ mà im lặng. Bé thức nhưng rất yên lặng. Triệuchứng này là dấu hiệu của một rối loạn nặng, có thể làbiểu hiện tiến triển của bệnh tự kỉ.

Page 166: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Sau 1 tuổi, mất ngủ thường do ác mộng hoặcdo những kinh hãi ban đêm, cha mẹ có thể nhận biếtđược.

Mất ngủ nặng ảnh hưởng đến quan hệ giữacha mẹ và bé, đồng thời ảnh hưởng đến tính cân bằngtrong quan hệ gia đình.

Nguyên nhân

Có thể nói đến nguyên nhân về chất lượnggắn bó mẹ - con ngay từ những ngày tháng đầu tiêncủa trẻ. Người mẹ không chú ý, không quan tâm đếnviệc đáp ứng ngay nhu cầu về cơ thể và về tình cảmmẹ cho trẻ. Lo sợ chia li, sợ bị bỏ rơi một cách vô thứccũng là nguồn gốc của mất ngủ sớm ở trẻ.

Những kinh hãi và ác mộng ban đêm nhìnchung là hậu quả của lo hãi và xung đột ban ngày hoặcdo những tác động không phù hợp trước lúc ngủ.

Chữa trị

Can thiệp trước hết phải dựa vào kết quảđánh giá tính chất quan hệ trong gia đình. Nên gặp cảcha và mẹ ngay từ đầu. Nếu thấy người mẹ có mặccảm có lỗi với con vì chưa chăm sóc bé tốt hoặc mẹ có

Page 167: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

ám sợ thì có thể can thiệp để cải thiện quan hệ củamẹ và bé.

Nếu chứng mất ngủ có sau một sự kiện gâychấn thương, trong khi trẻ chưa có ngôn ngữ thì nhữngkinh hãi không thể bộc lộ được bằng lời. Nhưng nếutrẻ đã biết nói thì nên trò chuyên riêng với trẻ để trẻ bộclộ. Với trẻ hơn 1 tuổi, có thể dùng một trị liệu ngắnbằng trò chơi với sự có mặt của mẹ. Cách này thườnghiệu hơn cả.

Nếu mất ngủ kéo dài ở trẻ nhỏ, người ta cũngđặt vấn đề dùng thuốc cho trẻ, nhưng hầu hết các bácsĩ nhi khoa đều rất ngại dùng thuốc để chữa trị chứngnày.

1.7. Rối loạn chức năng tiêu hóa - ăn uống

a. Đau bụng ở trẻ nhỏ

Mô tả

Rối loạn này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, từtuần thứ 3 và mất đi sau 3 tháng tuổi. Bé kêu khóc vàngười lớn hiểu là bé đau đớn. Trẻ nhỏ bình thườngkhóc khoảng 2 tiếng một ngày khi 2 tháng (theoBrazelton) thì trẻ này kêu khóc nhiều lần và kéo dài 4 -

Page 168: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

5 tiếng, có khi cả ngày. Giờ khóc tương đối cố định:sau bữa ăn hoặc ban đêm. Trẻ bị kích động, chân taykhua, giật, cong người lên, mặt đỏ, đôi lúc gào rốnglên.

Những biểu hiện này làm cho cha mẹ lo lắngvà làm mọi cách để dỗ trẻ, quan tâm âu yếm rồi đếncáu giận... và sợ rằng trẻ có vấn đề về thể chất. Békhóc không dỗ được làm mẹ kiệt sức và có thái độkhông thích hợp. Thường thì cho bú làm bé nguôi dịungay.

Rối loạn này hay gặp đến nỗi có lúc được cholà yếu tố bình thường của phát triển. Trẻ có thể có vấnđề về thể chất nhưng nếu khám y khoa sẽ không pháthiện thấy bất thường nào. Phần lớn đây là trẻ tăngtrương lực và tăng động.

Nguyên nhân

Có quan điểm cho rằng do đau bụng chứcnăng nhưng từ Spitz, 1965, người ta thường gắn rốiloạn này với tình trạng cô đơn và lo âu của mẹ. Đứa trẻtăng động phản ứng quá mạnh với lo âu của ngườimẹ. Một số nghiên cứu khác lại cho là đau bụng có thểxay ra ở những trẻ mà người mẹ ít có những tác động,

Page 169: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

kích thích đến con. Hiện nay có ý kiến cho là do rốiloạn chất lượng các tương tác về tình cảm ở trẻ có tínhphản ứng quá cao và do rối loạn quan hệ mẹ - bé. Đâylà một rối loạn về cân bằng tâm thể.

Chứa trị

Sau khi được bác sĩ nhi khám và xác địnhkhông có bất thường về thể chất, cho trẻ bú, cho ănnhiều lần hơn nhưng giảm về lượng, đu đưa ru trẻ.Nếu quan hệ của cha mẹ với bé không thích hợp cầntư vấn để thay đổi tính chất của quan hệ.

b. Nhai lại

Mô tả

Rối loạn thể hiện bằng việc thức ăn từ dạ dàytrở lại miệng mà không do nôn trớ, hoặc do nôn một ít,và bé lại nhai thức ăn. Nhai lại dường như làm cho bécảm thấy thoải mái. Bị thu hút vào việc nhai lại nhưngbé sẽ ngừng nếu có người quan sát. Nôn trớ có thểxảy ra sau đó.

Nhai lại có thể xuất hiện bất ngờ ở trẻ có pháttriển bình thường. Đây thường là những trẻ rất hiếuđộng, tò mò, thích quan hệ. Đôi khi đây là biểu hiện xu

Page 170: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

hướng tìm cách tự kích thích giống như du đưa ngườihoặc vuốt ve tìm khoái cảm.

Nguyên nhân

Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi bịchia li với mẹ hoặc mẹ không chịu được con, ít quantâm chăm sóc hoặc mẹ bị trầm cảm. Mọi yếu tố vềthiếu quan tâm chăm sóc, yêu thương của mẹ đều cóthể dẫn đến rối loạn này, được cho là do bé bị hẫnghụt nhu cầu thiết lập quan hệ qua lại với mẹ.

Cũng có quan điểm về vai trò của sự thoảimái về cơ thể, trẻ thấy dễ chịu khi nhai lại, hoặc dothức ăn dễ trở lại miệng. Đôi khi đây là biểu hiện củaxu hướng tìm cách tự kích thích giống như đu đưangười hoặc vuốt ve tìm khoái cảm.

Chữa trị

Chữa trị tùy vào nguyên nhân dẫn đến triệuchứng. Nếu là do rối loạn quan hệ với mẹ thì các biệnpháp điều chỉnh môi trường sống và tính chất quan hệcó thể có hiệu quả. Cũng nên trao đổi với cha mẹ vớisự có mặt của trẻ.

c. Chúng nôn tâm sinh

Page 171: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Mô tả

Nôn trớ thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng cầnđược quan tâm nếu như lặp đi lặp lại. Nôn trớ có thểxuất hiện sau những đảo lộn sinh hoạt của bé ở tronggia đình, phải đi nhà trẻ, thay đổi chỗ ở hoặc mẹ đi làmtrở lại.

Chứng nôn có thể là một hình thái khác củachứng chán ăn. Ở trẻ sau 3 tháng tuổi, việc từ chốikhông ăn dường như là một hình thức chống đối.

Với chứng chán ăn nặng, dù rất hiếm, có thểcó hậu quả nghiêm trọng. Kreisler năm 1981 đã miêutả tiến triển gây chết người do chán ăn và nôn trớ ở haichị em gái hơn nhau 2 tuổi mắc chứng này từ lúc 20tháng. Cùng với các nghiên cứu khác về sau, khôngthể cho chán ăn và nôn trớ là bình thường, vô hại ở trẻđược nữa.

Nguyên nhân

Nôn là hình thức từ chối và vứt bỏ ở trẻ nhỏ.Trẻ mắc nôn trớ thường tăng trương lực, háu động. Cómối liên quan giữa việc xuất hiện triệu chứng và nhữngsự kiện trẻ không thể chịu đựng được. Rối loạn trầm

Page 172: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

trọng trong quan hệ gia đình, rối loạn quan hệ của bévới mẹ thường được cho là nguồn gốc của chứng nôn.

Trong trường hợp nặng nôn có thể là biểuhiện của chán ăn sơm, thiếu kích thích cần thiết để ănuống và quan hệ. Đây được cho la cơ chế tâm thể củachứng nôn.

Chữa trị

Gặp gỡ trao đổi với mẹ và bé thường làmgiảm nhanh chóng các rối loạn. Trước đó cần thămkhám cẩn thận về y tế để chắc chắn rằng nôn trớ cócăn nguyên tâm lí.

Dựa vào một số dữ kiện y khoa chưa chắcchắn, bác sĩ nhi có thể chẩn đoán về triệu chứng tràongược ống tiêu hóa, gán cho chứng nôn tâm sinh ýnghĩa chức năng thực thể. Tâm lí trị liệu được dùng đểtránh cho bé những cách chữa trị ít hiệu quả và làmchấn thương.

d. Chán ăn

Ở đây đề cập đến hiện tượng chán ăn vàonửa sau của năm thứ nhất. Trẻ đột ngột biếng ăn,thường nhất là vào khoảng 5 - 8 tháng. Chán ăn đôi

Page 173: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

khi gắn với thời điểm thay đổi chế độ ăn uống như ănthêm bột, ăn thức ăn không nghiền nát...

Trẻ có biểu hiện chán ăn thường làm cho mẹlo âu và làm mọi cách để trẻ thích ăn trở lại. Nhưngthường mọi cố gắng của mẹ không đạt được mongmuốn, trẻ vẫn không ăn và làm mẹ kiệt sức, chịu thua.Những ý kiến và lời khuyên của gia đình và người thânđôi khi trái ngược nhau và càng làm cho mẹ lo lắnghơn.

Mặc dù không thích ăn nhưng bé vẫn lớn.Hiếm khi việc chán ăn làm bé giảm cân nhiều. Có thểcó kèm theo việc trẻ khó đại tiện. Trẻ ăn bù những thứcăn lỏng thay cho việc chán thức ăn cứng. Trẻ cũng cóthể có biểu hiện chỉ chán ăn khi mẹ cho ăn còn vớinhững người khác thì trẻ ăn bình thường. Người mẹcó thể cảm thấy như là trẻ chán mình, lo sợ và có thểkhông còn giữ được sự sẵn sàng cần thiết khi cho conăn. Lúc này lại cần phải quan tâm đến người mẹ.

Có thể phân biệt hai dạng chán ăn:

- Chán ăn đơn giản: Thường là một rối loạnvề phản ứng (trẻ chán ăn do cai sữa, do bị ốm, do thayđổi môi trường sống...), có tính nhất thời. Việc từ chối

Page 174: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

thức ăn thường có quan hệ với thái độ thúc bách trẻ ăncủa mẹ. Trẻ sẽ ăn lại ngay khi người mẹ thay đổi tháiđộ.

- Chán ăn nặng do tâm trí: Khi đầu khôngkhác với chán ăn đơn giản nhưng do phản ứng chánăn ăn sâu vào trẻ, do thái độ của mẹ không thay đổilàm cho chán ăn tồn tại lâu dài. Kèm theo chán ăn cónhững rối loạn khác: khó ngủ, hay cáu kỉnh, khóc nức...Trẻ biểu hiện thái độ thiếu hứng thú rõ rệt với thức ănhoặc từ chối dứt khoát. Nếu trẻ từ chối dứt khoát thìbữa ăn có thể biến thành cuộc vật lộn giữa trẻ và mẹ.Người mẹ sẽ tìm đủ mọi cách để làm sao đưa đượcmột ít thức ăn vào miệng trẻ còn trẻ thì giãy giụa, kêugào, hất đổ tung mọi thứ... Hành vi kiểu này của trẻchán ăn có thể tạm thời không xuất hiện vào những lúctrẻ ăn nhiều hơn nhưng lại càng chỉ ra tính chất thấtthường của việc ăn uống. Trẻ có thể chỉ ăn duy nhấtnhững đồ ăn ngọt, các sản phẩm sữa hoặc là ănrau…Trẻ hay nôn trớ trong những khi nó muốn ăn vàăn. Trẻ trở nên nhợt nhạt, yếu mặc dù không có bệnhgì. Cân nặng của trẻ không tăng, biểu đồ tăng trưởngvề trọng lượng giữ nguyên rồi sau đó đi xuống.

Về mặt tâm bệnh, trước hết phải chú ý đến

Page 175: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

người mẹ của đứa trẻ chán ăn. Có thể quan sát thấyđây là người mẹ thích quyền uy, thích điều khiển. Vớinhững bà mẹ này, việc quan tâm đến ăn uống của condường như che giấu lo lắng về việc mình không phảilà một người mẹ tốt hoặc là lo lắng bị bỏ rơi...

Với trẻ chán ăn, có nhiều cách giải thích vềviệc trẻ không chịu ăn. Có quan niệm cho rằng việc trẻtừ chối ăn là do lây nhiễm lo âu từ mẹ và kết quả là trẻcó xu hướng kiềm chế, không chịu ăn. Đây có thể lànguyên nhân tâm lí của một rối loạn tổ chức tâm thểtrong tương lai.

Về chữa trị, nên tập trung vào mối quan hệgiữa mẹ và trẻ, giúp làm giảm bớt những lo sợ củamẹ, giảm bới những thái độ có ảnh hưởng không tốtđến trẻ. Cũng có thể dùng trị liệu tâm lí trong trườnghợp huyễn tưởng vô thức của mẹ ảnh hưởng đếnquan hệ với con.

Sau thời kì biếng ăn lúc 6 - 12 tháng và trướckhi vào tuổi thiếu niên, những rối loạn về ăn uống ítgặp. Tuy nhiên vẫn có thể gặp chán ăn ở trẻ 3 - 4 tuổi.Chán ăn thường là đối với một số thức ăn, rất hay gặplà chán thịt, đôi khi đi kèm với rối loạn giấc ngủ và

Page 176: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

phản ứng lo hãi. Rối loạn loại từ chối thức ăn với việcăn mất ngon có thể đi kèm với tình trạng trầm cảm.

e. Chứng béo phì

Chứng béo phì hiện nay được chú ý nhiềusau một thời gian dài ít được quan tâm hơn chứngchán ăn.

Trên bình diện lâm sàng, chứng béo phì chỉnhững trẻ có cân nặng nhiều hơn ít nhất 20% trọnglượng trung bình của những trẻ cùng tuổi. Nếu quá tới60% thì chắc chắn sẽ gây nguy hại. Hiện nay, tỉ lệnhững trẻ mắc béo phì đang có xu hướng tăng lên.

Béo phì có thể xuất hiện sớm, ngay từ nămđầu nhưng thường phải đến tuổi dậy thì trẻ mới đượcgia đình đưa đi khám. Có hai thời điểm hay có béo phì:năm thứ nhất và thời kì trước khi dậy thì, khoảng từ 10 -13 tuổi. Người ta phân biệt giữa béo phì tiên phát vàthứ phát.

Béo phì có thể xuất hiện sau một thời gian trẻháu ăn, nhưng thông thường hơn cả thì nó là hậu quảcủa chứng phàm ăn do môi trường gia đình. Trẻ có thểăn nhiều tất cả các thức ăn hoặc ăn nhiều những thức

Page 177: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

ăn glucide (chất bột, đường).

Trẻ béo phì do nguyên nhân nội tiết rất ít,khoảng dưới 1%, và có kèm theo chậm phát triển.

Đặc điểm nhân cách của trẻ béo phì

Trẻ béo phì có đặc điểm riêng, nhất là khi đốichiếu với trẻ chán ăn. Nếu như trẻ chán ăn thường gầyyếu và tăng động thì trẻ béo phì ăn nhiều, to béo và thụđộng. Trẻ béo phì thường được mô tả là nhu nhược,bàng quan, nhút nhát nhưng hay có những phản ứngcáu kỉnh đột ngột. Sự bàng quan và thụ động tuy vậykhông phải là cố định. Một số hoạt động thể chất củatrẻ cho thấy trẻ có thể hứng thú và tích cực hoạt động.Trẻ béo phì cũng có khi học kém, đái dầm. Nếu như cókhả năng trí tuệ bình thường hoặc khá thì tình trạng ứcchế và thụ động vẫn cản trở sự thành công của trẻ.

Tuy rằng trẻ loại này thường là không cónhững triệu chứng riêng thuần nhất nhưng đôi khi nócũng có những dấu hiệu của loạn tâm.

Người ta cũng hay gặp trẻ béo phì có chậmphát triển trí tuệ và có thiếu hụt về tình cảm kết hợp vớichậm trí tuệ thực sự hoặc chậm trí tuệ giả.

Page 178: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Tiến triển

Ở trên đã nói thường trẻ béo phì đến tuổi dậythì, khoảng từ 11 đến 13 tuổi, cha mẹ mới đưa đikhám và phần nhiều là con gái được đi khám. Mặc dùcó thể được chữa trị bằng nhiều cách khác nhau, chỉcó 15% đến 25% trẻ quay trở lại được với tình trạngtrước béo phì, số còn lại vẫn béo phì cho đến tuổitrưởng thành.

Chữa trị

Không nên chỉ tập trung chữa triệu chứng béophì, nhất là khi chế độ ăn do cha mẹ đặt ra chứ khôngphải do trẻ. Nếu như trẻ gầy đi do áp dụng chế độ ănriêng thì nó sẽ nhanh chóng béo trở lại ngay sau khichế độ ăn này dừng. Điều cần làm là phải kết hợpgiữa hạn chế lượng calo mà trẻ hấp thụ với đánh giácác vấn đề về tâm thể của trẻ và động cơ chữa trị.Cũng cần thực hiện một số tư vấn chữa trị và cả trị liệutâm lí hỗ trợ nếu thấy cần thiết. Việc chữa trị dùngthuốc phải rất thận trọng.

g. Những hành vi ăn uống lệch lạc

- Cơn háu ăn

Page 179: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Có thể gặp cơn háu ăn ở trẻ béo phì, trẻ chánăn và cả ở những trẻ khác. Đó là trạng thái xung độngkhông thể cưỡng lại được đối với việc ăn uống, đếnbất chợt, đi kèm hoặc không đi kèm với cảm giác đói.Cơn háu ăn dừng đột ngột, trẻ có cảm giác chán ngánđi kèm khi thấy thức ăn vợi đi và không có cảm nhận gìvề hương vị thức ăn, cũng không để ý đến vấn đề vệsinh ăn uống trong thời gian có hiện tượng này. Cơnháu ăn thường tự chấm dứt với trạng thái đờ đẫn,thậm chí buồn ngủ cùng với cảm giác đầy ứ hoặc chánngấy, nhưng cũng có thể là tình trạng thoải mái, vuithích. Cần biết rằng những cơn háu ăn nghiêm trọngđôi khi là biểu hiện của loạn tâm. Trường hợp này,thức ăn được dùng như là cái chống lại sự bao vâycủa hoang tưởng.

- Ăn uống kiểu cách và chán ăn chọn lọc

Đây là những hành vi rất hay gặp ở trẻ nhỏ,xen kẽ với thời kì chán ăn. Những thức ăn trẻ không ăntùy vào khẩu vị của từng trẻ. Có trẻ chỉ ăn những thứcăn có sữa màu trắng, có trẻ chọn đồ ăn có đường...Trẻ thì không ăn thịt, trẻ thì không ăn rau, trẻ thì khôngăn các loại hạt như đậu, đỗ... Một số thức ăn kích thíchtrẻ phản ứng mạnh, hoặc do màu sắc, hoặc do độ

Page 180: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

đặc, hoặc do đặc điểm có tính biểu tượng của thức ăn.Việc trẻ chọn ăn hoặc không ăn một số thức ăn nào đócó thể do huyễn tưởng về một số thức ăn, cũng có thểlà hậu quả của áp lực và sự điều khiển của nhữngngười xung quanh. Nếu như những hành vi kiểu nàyvẫn còn tồn tại ở lứa tuổi sau thì có thể là bằng chứngcủa những tổ chức bệnh, thậm chí là biểu hiện củachứng hoang tưởng nghi có bệnh.

- Xung động uống

Trẻ có nhu cầu cấp thiết, không thể khôngthỏa mãn về uống một lượng lớn nước hoặc các chấtlỏng khác. Trước khi chẩn đoán trẻ có mắc chứng nàyhay không, cần phải khám về y khoa để loại trừ cácnguyên nhân cơ thể. Về mặt tâm bệnh, có trẻ biểu hiệnrối loạn về nhân cách, có trẻ rối loạn khái niệm uốngthể hiện bằng hành vi thoái lui, có trẻ là hành vi chốngđối với môi trường, nhất là mẹ, người tìm cách hạnchế lượng chất lỏng mà trẻ uống vào. Có thể nhữnghành vi uống có tính xung động này sẽ giảm một cáchtự nhiên, đôi khi có háu ăn và chán ăn đi theo.

- Chứng ăn bậy

Khác với đứa trẻ bình thường khoảng từ 4

Page 181: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

đến 9 - 10 tháng cho mọi thứ vào miệng, ở chứng ănbậy, đứa trẻ ăn mọi thứ: đinh, tiền, khuy áo, bút chì, đồchơi nhỏ, tàn thuốc lá, giấy, thạch cao, cỏ, đất... Có trẻchỉ ăn duy nhất một thứ nhưng thường là ăn mọi thứ.Hành vi này thường thấy ở những trẻ thiếu hụt tình cảmnặng hoặc bị bỏ rơi, cũng gặp ở trẻ loạn tâm hoặc trẻcó những rối loạn khác, nhất là rối loạn chức năng ănuống và tiêu hóa.

1.8. Rối loạn chức năng thở: bệnh hensuyễn

Hen suyễn làm trẻ ngạt thở bất ngờ, thườngcó ở trẻ khoảng giữa 1 và 3 tuổi. Hen suyễn là mộttrong số những rối loạn mà bác sĩ nhi khoa hay gặpnhất. Khoảng 5% trẻ mắc chứng này và ngày nay có xuhướng tăng lên.

Hen suyễn xảy ra khi cơ phế quản co cứng, làsự biểu hiện thái độ phản ứng cực độ với các kíchthích, trong đó có xúc cảm. Chứng bệnh này là mộtminh chứng cho việc cần phải quan tâm đến nhiều yếutố đa dạng trong nguyên nhân gây bệnh và việc chămchữa cần phối hợp giữa tâm lí trị liệu và nhi khoa.

a. Mô tả

Page 182: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Cơn ngạt thở thường là về đêm, trẻ thức dậydo cảm thấy khó thở. Để chống lại ngạt thở, trẻ phải cốgắng nhiều. Lo hãi lớn do ngạt thở, trẻ không thể giaotiếp với xung quanh, mọi cố gắng của trẻ tập trung vàoviệc thở.

Với trẻ hen suyễn, thường thời điểm lúcchuẩn bị đi ngủ làm trẻ kinh sợ.

Bệnh hen nặng gây ra những hậu quả nặngnề đối với cuộc sống của trẻ và của cả gia đình.

Các cơn hen xuất hiện bất ngờ trong nhữngnăm đầu tiên, thường mất đi khoảng giữa tuổi thơ vàmất hẳn ở tuổi thiếu niên.

b. Nguyên nhân

Nhiều nghiên cứu cho thấy các nguyên nhânsinh học (dị ứng và nhiễm khuẩn) và những nguyênnhân về xúc cảm tình cảm là quan trọng như nhau.

Thường thấy ở trẻ hen suyễn một số nét nhưlo âu, sợ bị vứt bỏ, phụ thuộc và thụ động, khó thể hiệncảm xúc và hung tính. Những đặc điểm này khôngđược khẳng định là đúng với mọi trẻ hen suyễn. Tuyvậy, kết quả nghiên cứu những trẻ hen suyễn do dị

Page 183: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

ứng cho thấy chúng có những đặc điểm tâm lí riêng.

Người ta cho rằng, những đặc điểm tâm lí cóthể dẫn đến hen chỉ là một số phản ứng tình cảm đốivới trạng thái cảm xúc, nhưng ở những trẻ có phế quảnnhạy cảm có thể dẫn đến cơn hen.

Một nguyên nhân quan trọng là tính chất củacuộc sống gia đình. Tác động của lo hãi thúc đẩy cơnhen xuất hiện và khi có cơn hen những căng thẳng lạibị tăng nặng. Nghiên cứu hậu quả của những chia lichỉ ra rằng, đặc điểm của hệ thống gia đình làm duy trìcác cơn hen.

c. Chữa trị

Trước hết, về y học phải làm sao giảm nhanhnhất cơn khó thở cho trẻ. Cũng hay thấy rằng cơn henbiến mất hoặc giảm đi khi tách trẻ khỏi gia đình và chotrẻ những điều kiện tốt hơn về tình cảm. Đây là nộidung của những trị liệu gia đình theo hệ thống.

Trị liệu tâm lí chỉ được chỉ định dùng khi cónhững nét nhiễu tâm kèm theo.

1.9. Rối loạn biểu hiện ở da

Page 184: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

a. Eczéma (chàm)

Mô tả

Eczéma thường xuất hiện sau 4 tháng.Khoảng 3% trẻ mắc chứng này. Bệnh có thể khỏi vàonăm thứ hai nhưng cũng có thể theo suốt cho đến lớn.

Tổn thương xuất hiện trên da dưới dạngnhững đám mảng đỏ, ngứa. Khi gãi thì chảy nước vàtạo ra lớp vảy cứng đồng thời ngứa càng tăng. Nhữngmảng chàm trông khá gớm ghiếc, cha mẹ vừa muốnbế bé vừa sợ làm vết chàm chảy máu.

Khi trẻ chàm, cha mẹ thường không thoải máivà có ảnh hưởng đến trẻ. Khó chịu, cáu kỉnh vì trạngthái của da, mọi chú ý của trẻ đều tập trung vào cơ thể.Quan hệ của bé với cha mẹ bị ảnh hưởng. Mất ngủ vìngứa ngáy khó chịu làm trẻ mệt mỏi hơn và gia đìnhcũng căng thẳng hơn.

Nguyên nhân

Eczéma là một minh chứng về rối loạn donhững nguyên nhân cơ thể và quan hệ kết hợp. Bấtthường về lượng immunoglobuline trong máu làm chocơ thể dễ dị ứng. Cũng có nguyên nhân về mất ổn định

Page 185: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

trong cân bằng hệ thống thần kinh tự trị. Ngoài ra, còncó nguyên nhân về tính chất quan hệ qua lại giữa đứabé khó tính và cha mẹ lo âu, dễ chán nản và nhất làquá nhạy cảm với những tổn thương về cơ thể. Nhữngsự kiện tác động về mặt xúc cảm cũng có thể gây ra rốiloạn.

Chữa trị

Những biện pháp về vệ sinh ít khi có hiệu quảđủ, kể cả trường hợp có yếu tố dị ứng. Cha mẹ cầnbiết rằng những chữa trị y tế, bôi thuốc có thể làm chobé sợ hãi và cha mẹ cần phải thay đổi cách quan hệvới bé.

b. Chứng rụng tóc

Đây là bệnh về da biểu hiện bởi sự biến mấtrất nhanh thành từng đám tròn của tóc ở vùng da cótóc.

Triệu chứng này có thể mất đi nhanh chóngnhưng cũng có thể tồn tại lâu dài, thường có liên quanđến yếu tố gia đình như vắng mẹ, mẹ bị ốm, xung độtgiữa cha mẹ. Tình trạng thiếu hụt lâu dài cùng với mấtcân bằng tâm thể nặng cũng có thể là nguyên nhân:

Page 186: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Kreisler đã mô tả một trẻ mắc chứng này có đặc trưngquan hệ tình cảm nghèo nàn, hành vi định hình, lặp lại,háu động và rối loạn.

1.10. Chậm lớn do đau khổ tâm tí: chứng lùntâm sinh

a. Mô tả

Trẻ chậm lớn rõ rệt nhưng không phải bấtbiến, có nghĩa là trẻ vẫn có thể lớn tiếp được. Rối loạnnày trước đây thường được cho rằng chỉ có ở nhữngtrẻ từ 3 đến 10 tuổi, nhưng ngày nay nhiều nghiên cứucho thấy có thể xuất hiện cả ở trẻ hài nhi.

Rối loạn này là minh chứng thuyết phục choảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố tâm lí đến yếu tố sinhlí trong sự phát triển của trẻ em.

- Môi trường gia đình

Luôn bệnh hoạn, một số cha mẹ có bệnh vềtâm lí như không ổn định, loạn tâm... Một số trườnghợp, người mẹ có trầm cảm nặng, những trường hợpkhác thường là do điều kiện của cuộc sống khôngthuận lợi (các yếu tố kinh tế - xã hội, có tang, cô đơn).Trong phần lớn các trường hợp, nhân cách của người

Page 187: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

mẹ có đặc trưng: không rộng lượng với trẻ, không tìnhcảm, không có khả năng quan tâm và chú ý. Ngườicha thiếu khả năng phản ứng với những thiếu hụt hoặchung tính của vợ, đôi khi bản thân ông ta cũng hungbạo.

Theo các quan sát, trong những gia đình nàytrẻ vừa có thiếu hụt, vừa bị ruồng bỏ kéo dài và có ýthức. Sự ruồng bỏ có thể tác động xấu về mặt sinh học,ảnh hưởng đến tăng trưởng của trẻ.

- Các triệu chứng

Trẻ giảm tăng trưởng đáng kể đi kèm với bấtthường về hình thái, có những dấu hiệu chưa thànhthục: sống mũi dẹt, cằm nhỏ, da mịn và trán dô.

Một đặc trưng đáng lưu ý của rối loạn này lànó biến mất khi trẻ được cách li khỏi gia đình. Trẻ lấylại tăng trưởng ngáy lập tức sau khi nằm viện hoặcthay đổi môi trường sống và tăng trưởng dừng khi trẻtrở lại gia đình.

Nhìn chung trẻ không bị thiếu thức ăn, nhưngthường quan sát thấy chán ăn hoặc háu ăn. Trẻ cũnguống nước nhiều và uống hàng lít chất lỏng. Thường

Page 188: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

xuyên có rối loạn giấc ngủ và hay thức giấc.

Có kiểu quan hệ đặc trưng: háo hức thiết lậpquan hệ trong khi dửng dưng về tình cảm. Những trẻnày phần lớn là rất bất ổn định, lo hãi và nhìn chungthụ động. Trẻ ít có tính xã hội, thường ít có khả năngchơi với các bạn.

Ngôn ngữ của trẻ ít phát triển, học kém vàmức lời khi làm các trắc nghiệm trí tuệ kém.

b. Nguyên nhân

Nguyên nhân của rối loạn là cả về mặt sinh lílẫn về tâm lí: tình trạng sinh lí việc tiết ra hooc-môntăng trưởng bị phong tỏa và thiếu hụt về tình cảm dẫnđến giảm tiết hooc-môn tăng trưởng.

c. Chữa trị

Tách trẻ khỏi môi trường gia đình là biệnpháp chữa trị đầu tiên.

Trị liệu tâm lí cho trẻ có thể dùng nhưng rấtkhó. Khi điều kiện gia đình cho phép, có thể chữa trịcho gia đình theo hướng giúp cho gia đình quan tâmtới trẻ, đặc biệt là về mặt tình cảm.

Page 189: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

1.11. Trẻ bị ngược đãi

Bệnh này được biết đến từ khá lâu.Silverman, trong một bài báo năm 1953 đã chỉ ra đặctrưng tâm lí của trẻ nhỏ bị hành hạ. Tuy vậy, ảnhhưởng của ngược đãi đến sự phát triển của trẻ emkhông được đánh giá đúng mức trong một thời giandài.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra sự ngược đãithường gặp nhất trong môi trường gia đình, xã hộikhông thuận lợi, nhưng cũng có thể gặp trong mọihoàn cảnh.

Nhìn chung cả hai cha mẹ hoặc người lớnđều có liên quan đến sự ngược đãi. Một người hànhhạ trẻ, người kia đồng phạm hoặc dửng dưng khôngphản đối. Họ không bao giờ thừa nhận hành vi hungbạo của mình, có khi còn biết cách thuyết phục ngườikhác rằng họ rất tốt và biết giáo dục trẻ.

Đứa trẻ bị hành hạ thường có đặc điểm: nonnớt chưa thành thục, tàn tật về thể chất hoặc tâm vậnđộng, mắc bệnh phải nằm viện...

a. Mô tả

Page 190: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Trẻ là nạn nhân của hành hạ rất nhạy cảm vớiviệc người lớn cao giọng, thường phản ứng bằng sựbất động, nhìn trống rỗng, như là ngu điếc. Chú ý bị ấnđịnh vào cha mẹ hoặc là người lớn hành hạ, trẻ khôngthể rời mắt khỏi họ. Thường nhận thấy có chậm vềkiểm soát cân bằng - tư thế, ngôn ngữ ít phát triển, đáidầm và ỉa đùn.

Ở tuổi 6 - 7 cho đến dậy thì, nhìn chung trẻ tỏra dịu dàng và lễ độ, chào hỏi người lớn, cười ngoácrộng, nhìn trực tiếp... Nhưng khi trao đổi với trẻ lại thấykhông có tiếp xúc về mặt xúc cảm, những trao đổi làđịnh hình, lặp lại. Trẻ hay bị hành hạ nhưng nó tỏ rakhông sợ bị trừng phạt.

Một số trẻ dường như lanh lợi và thông minh.Môi trường sống hung bạo làm phát triển khả năngquan sát với mục đích ghi nhận tình trạng xúc cảm củacha mẹ và người lớn để thích ứng với thái độ của họ.Tình trạng chậm phát triển trí tuệ là thường gặp, đờisống xúc cảm của trẻ nghèo nàn.

Những trẻ này biểu hiện sự trung thành rõ rệtđối với cha mẹ. Rất thường thấy trẻ tự coi mình là tộiphạm, tự cho là mình đáng phải chịu hành hạ hung

Page 191: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

bạo và có thể dẫn đến việc tự tìm đến sự trừng phạtmà vốn làm nó sợ hãi.

b. Tiến triển

Khi tách trẻ ra khỏi gia đình nơi trẻ bị ngượcđãi, trẻ tỏ ra khiêu khích, không ổn định, hung tính, dễnổi nóng ở môi trường sống mới. Thường có nhữngrối loạn về giấc ngủ và về ăn uống, lại có đái dầm. Vềlâu dài, có những hạn chế về tâm lí cùng với tổnthương nặng khả năng nhận thức.

c. Chữa trị

Thường với trẻ em thì không nên tách trẻ rakhỏi cha mẹ và gia đình nhưng với trẻ này nên tách trẻra khỏi cha mẹ và người ngược đãi để chữa trị. Nếu cóthể đưa trẻ đến một gia đình khác sẵn sàng đón tiếptrẻ. Kế hoạch chữa ta có thể là: hỗ trợ cho gia đình tiếpđón trẻ, trị liệu tâm lí cho trẻ, tạo quan hệ giúp đỡ vànếu có thể là trị liệu cho cha mẹ trẻ, sắp xếp lại cácquan hệ giữa trẻ và cha mẹ.

Created by AM Word2CHM

Page 192: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON à Chương 2. CÁC RỐI LOẠN TÂM LÍCỦA TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON

2.1. Chậm phát triển trí tuệ

Chậm phát triển trí tuệ chiếm khoảng từ 1 đến3% dân số, do nhiều nguyên nhân, có cả nhữngnguyên nhân chưa rõ ràng, nhất là ở chậm nhẹ.

Trước một trẻ chậm phát triển trí tuệ phải chúý đến hai vấn đề: tìm ra khiếm khuyết về mặt sinh líthần kinh và nghiên cứu đặc điểm của cuộc sống củatrẻ, quan hệ của nó với mẹ cùng những người thânkhác. Sau đây là những nguyên nhân chính của chậmphát triển trí tuệ theo Szymanski và Bryan công bố năm1999.

a. Những nguyên nhân chính của chậm pháttriển trí tuệ

Bảng sau đây trích theo D. Marceui đề cậpđến bảy loại nguyên nhân chính của chậm phát triển trítuệ, lần lượt theo thứ tự sau:

2. Các hội chứng

Page 193: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

- Những nguyên nhân trước khi sinh, cónguồn gốc di truyền.

- Những nguyên nhân trước khi sinh, cónguồn gốc bên ngoài.

- Dị tật không rõ nguồn gốc.

- Nguyên nhân chu sinh.

- Nguyên nhân sau khi sinh.

- Không rõ nguyên nhân.

Những nguyên nhân chính của chậm pháttriển trí tuệ: loại, căn nguyên và tỉ lệ mắc.

Phân loại Loại bệnh Căn nguyên

Nguyên nhân trước khi sinh, có nguồn gốcdi truyền: 32%

Sai lệch vềnhiễm sắcthể

Hội chứng Downhoặc Mongolisme

- 95%: 3 thểnhiễm sắc21(không hoánvị)

- 5%: hoán vịthể nhiễm sắc

Page 194: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Đột biếnđơn gen

- Yếu nhiễm sắcthể (NST) X

- Tâm thần thiểunăng phenylcetonniệu

Xơ cứng não củ

- Có liên quanđến NST X; lặplại CGG > 230.

- Gen gây bệnhcó cả ở cha vàmẹ; Khiếmkhuyết vềenzyme.

- Một Cặp genbất thường ởcha hoặc mẹ.

Đa nhân tốChậm khôn cótính gia đình

Hỗn hợp: ditruyền, môitrường

Mất mộtđoạnnhiễm sắcthể

- Hội chứng velo-cardio-facial

- Hội chứngPrader-Willi

- Hội chứngAngelman

- Nứt vỡ NST 22

- Nứt vỡ NST 15từ cha

- Nứt vỡ NST 15từ mẹ

- Mất một đoạn

Page 195: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

- Hội chứngWilliams-Beuren

NST 7

Nguyên nhân trước khi sinh, có nguồn gốc bênngoài: 12%

Nhiễmkhuẩn ởmẹ

Nhiễm khuẩn HIV- Suy não dovirus.

Nhiễm độcHội chứng nghiệnrượu của bào thai

- Ảnh hưởngcủa rượu từtrong bào thai.

Chấnthương sảnkhoa

Non nớt, chưathành thục

Nhiều yếu tốkhác nhau.

Dị tật không rõ nguồn gốc: 8%

Dị tật củahệ thầnkinh trungương

Không đóng ốngthần kinh.

Đôi khi có liênquan tới tràndịch não.

Hội chứngHội chứngComelia de Chưa biết.

Page 196: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

đa dị tật Lange.

Nguyên nhân chu sinh: 11 %

Nhiễmtrùng

Viêm nãoNhiễm trùng dovirus HerpèsSimplex 2.

Những vấnđề khi lọtlòng mẹ

Ngạt thở khi sinhNhiều yếu tố,chứng nhồimáu não.

Nguyênnhân khác

Vàng da

Không tươnghợp về nhân tốRhésus giữamẹ và con.

Nguyên nhân sau khi sinh: 8%

Nhiễmtrùng

Viêm nãoNhiễm trùng dovirus hoặc vikhuẩn.

Nhiễm độc Nhiễm độc chì Nhiễm độc chì.

Tâm lí xã

Thiếu dinhdưỡng, lạm

Page 197: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

hội Thiếu hụt dụng, bị bỏmặc, trầm cảmvắng mẹ.

Nguyênnhân khác

Chấn thương nãohoặc u não

Nhiều yếu tố, dohệ thần kinhtrung ương.

Không rõ nguyên nhân: 25%

Ngoài những nguyên nhân chính kể trên, còncó những nguyên nhân di truyền và mắc phải khác củachậm phát triển trí tuệ. Thực tế là có hàng trăm cănnguyên dẫn đến hội chứng này nếu xem xét một cáchchi tiết.

Sau đây là một hội chứng chậm phát triển trítuệ hay gặp nhất có căn nguyên về bất thường nhiễmsắc thể.

b. Hội chứng down

Hội chứng Down hay hội chứng 3 nhiễm sắcthể 21 hoặc hội chứng Mongolisme là hội chứng chậmkhôn do lệch lạc nhiễm sắc thể thường gặp nhất.

Mặc dù được biết tới từ giữa thế kỉ XIX nhưng

Page 198: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

phải đến năm 1959 Turpin, Lejeune và Gauthier mớitìm ra nguyên nhân bất thường về nhiễm sắc thể củabệnh.

Tỉ lệ xuất hiện là khoảng 1/700 trẻ sinh ra.Yếu tố về tuổi của cha mẹ được lưu ý nhiều nhất: trước30 tuổi nguy cơ mắc là 1 trẻ/3000 cháu, từ 35 đến 39là 4/1000, sau 45 tuổi là 1/50. Trong số những trẻ emcó chỉ số khôn (QI/IQ) nhỏ hơn hoặc bằng 65, trẻ mắcchứng Down chiếm khoảng 19%.

Những đặc điểm phát triển về tâm vận động,nhận thức và tình cảm của trẻ mắc hội chứng Downđược mô tả sau đây là những nét chung, trên cơ sở đótùy vào hoàn cảnh sống riêng của từng trẻ, mà các đặcđiểm này sẽ có sắc thái khác nhau.

Phát triển tâm vận động

Nhìn chung sự phát triển tâm vận động chậm,bao giờ cũng có tình trạng giảm trương lực cơ và cogiãn thái quá dây chằng. Khi còn nhỏ trẻ là những đứabé bình tĩnh, yên lặng, ít khóc, thích được cưng chiều,ngủ nhiều, lặng lẽ suốt ngày, có thể không hoạt độngtrong nhiều giờ mà không đòi hỏi gì. Trẻ thụ động,chậm chạp và lì nhưng lại rất tình cảm đối với mẹ. Biết

Page 199: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

đi trong khoảng từ 2 đến 3 tuổi. Biết nói khoảng 4 - 5tuổi, ngôn ngữ phát triển khá nhanh nhưng cũngnhanh chóng dừng lại ở một mức độ nhất định. Có rốiloạn nói rành mạch, nói lắp khá thường xuyên. Vềquan hệ tình cảm: trẻ thích những quan hệ tay đôi, cónhững đòi hỏi mang tính thoái lùi, đặc biệt là có nhucầu về ban thưởng bằng hôn hoặc mơn trớn môimiệng.

Từ 6 - 7 tuổi trở đi, tình trạng bất ổn càng ngàycàng rõ, cả về vận động (không ngồi yên một chỗ,nhăn nhó mặt...), cả về trí tuệ (thay đổi hoạt động, kémchú ý) và về tình cảm (thay đổi đột ngột tính khí). Tìnhtrạng không ổn định này tương phản rõ rệt với tìnhtrạng thụ động ở giai đoạn trước và thường là nguồngốc của khó khăn hòa nhập vào nhóm bạn và đốikháng với gia đình.

Phát triển về nhận thức

Chậm phát triển về trí tuệ, mỗi trẻ có mức độkhác nhau. Nghiên cứu trên nhiều trẻ Down cho thấyđồ thị phân bố chỉ số khôn tương tự như ở trẻ em bìnhthường. Tuy nhiên trẻ Down tài năng nhất chỉ số khônchỉ là 70, thấp nhất có thể dưới 20 và trung bình là 40 -

Page 200: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

45. Độ phân tán kết quả yếu cả ở thang lời lẫn thanglàm khi cho trẻ làm test WISC.

Với trẻ này, cần có tác động về sư phạmnhưng hiệu quả cũng chỉ giới hạn ở mức độ nhất định.Kể cả được dạy dỗ trẻ chỉ đọc được ở mức sơ đẳng,tính toán đơn giản (chủ yếu là phép cộng). Rất hiếmtrẻ vượt qua được mức này và thường là trẻ không cónhững thao tác tư duy logic. Những đặc điểm này chothấy tình trạng tiến triển của trẻ Down: có thể học đượckhông chỉ giới hạn ở một mức nhất định. Chúng lànhững đứa trẻ rất nhạy với sự điều kiện hóa, nhất làkhi được thưởng (tình cảm, thức ăn hoặc phần thưởngkhác). Trong những hoàn cảnh dạy dỗ được điều kiệnhóa như thế trẻ có thể đạt được những kết quả đángngạc nhiên.

Phát triển về tình cảm

Từ 6 - 7 tuổi trở đi, ứng xử của trẻ thay đổi. Trẻthường là đứa trẻ vui vẻ, có đôi chút hề, hay bắt chướcngười khác, có nhu cầu tiếp xúc về cơ thể, cởi mở,thích những trò chơi mà trẻ dễ nắm được luật chơi.Thường thấy trẻ thích âm nhạc, chủ yếu là đối với giaiđiệu và đi kèm với có tiếp xúc thoái lùi với mẹ. Trẻ háu

Page 201: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

ăn và thường hay béo phì. Trẻ rất nhạy cảm với việc bịbỏ rơi và do đó dễ trở nên chống đối một cách có chủý, cứng đầu, hay dỗi và cáu giận. Từ 12 - 13 tuổi trở điở một số trẻ đặc điểm này ngày càng mạnh. Trẻ khóchấp nhận hẫng hụt và có hành vi thoái lùi dưới hìnhthức một đòi hỏi tình cảm, tìm kiếm một phần thưởngmôi miệng hoặc trái lại có phản ứng cáu giận.

Ít khi có những hành vi biểu hiện rõ rệt rốiloạn tâm bệnh lí. Cũng có những hành vi ám ảnh và cótính nghi thức. Tình trạng bất ổn tăng, không chịu đượchẫng hụt và chậm phát triển đôi khi có thể gây ra mộtrối loạn phát triển lan tỏa kết hợp. Mặc dù chỉ cókhoảng 5% trẻ Down có dấu hiệu tự kỉ nhưng nếu trẻchậm khôn nặng thì đây là bệnh hay được kết hợp vớihội chứng tự kỉ nhất. Nếu ít nặng hơn thì trẻ cũng cókhiếm khuyết hoặc thiếu hài hòa về mặt tâm lí.

2.2. Những biểu hiện nhiễu tâm

Trong quá trình phát triển, ngay từ nhữngngày tháng đầu tiên, trẻ em đã phải đối mặt với nhữnglo hãi và xung đột. Có những thời kì, các biểu hiệnnhiễu tâm theo cách gọi dùng cho người lớn, đượccho là bình thường. Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi thường

Page 202: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

được cho là thời kì nhiễu tâm trẻ em bình thường, làkết quả của những xung đột đặc trưng cho giai đoạnnày. G. Diatkine (1985) cho rằng rất hiếm có nhiễu tâmở thời thơ ấu. Do tính chất thoáng qua và thay đổi củacác triệu chứng, nên dùng thuật ngữ các nét nhiễutâm, các biểu hiện nhiễu tâm hơn là nhiễu tâm ở tuổinày. Nhiễu tâm chỉ dùng từ tuổi thiếu niên trở đi.

Như vậy, các biểu hiện nhiễu tâm ở trẻ emkhông giống với bệnh nhiễu tâm ở người lớn, nó cóthể là một biểu hiện rối nhiễu bình thường, mất đi sauđó và trẻ phát triển bình thường trở lại.

a. Ám sợ

Mô tả

Triệu chứng chính của nhiễu tâm ám sợ làcảm thấy sợ dữ dội, mãnh liệt đối với đối tượng hoặctình huống mà bản thân chúng không có bất cứ sựnguy hiểm thật sự nào. Cơn lo sợ cao độ có nhữngdấu hiệu sau:

- Dấu hiệu về cơ thể: hồi hộp, đánh trốngngực, tim đập nhanh, cảm giác ngẹt thở, đau ngực,đau bụng, buồn nôn...

Page 203: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

- Dấu hiệu về thần kinh: run, lắc cơ, chóngmặt, khó chịu.

- Dấu hiệu về vận động: kích động hoặc mệtmỏi.

- Dấu hiệu vận mạch: vã mồ hôi, cơn nóngnực hoặc rùng mình.

- Những dấu hiệu tâm lí: cảm giác xa lạ, mấtphương hướng, sợ chết, điên rồ.

Sự sợ hãi dẫn đến trẻ trốn tránh đối tượnghoặc hoàn cảnh gây ra nó. Có mặt một người nào đóhoặc một số hành động có thể được trẻ dùng đểchống lại ám sợ.

Ở trẻ hài nhi, những sợ hãi bất ngờ và tạmthời có thể xuất hiện, ví dụ như vú mẹ hoặc sữa đếnquá chậm đôi khi tạo ra một ám sợ thực sự. Sự sợbóng đêm cũng có thể thể hiện rất sớm.

Ám sợ thường đến bất ngờ ở trẻ 4 - 5 tuổi vàcó đối tượng sợ hãi rất khác nhau, ví dụ:

+ Con vật: chó, côn trùng, chuột, sên...

+ Đồ vật: xe cộ, va-li...

Page 204: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

+ Những tình huống: đêm tối, hành lang, cầuthang, những không gian lớn...

+ Những yếu tố tự nhiên: trăng, mưa, sấm...

+ Người: lính, người nhiều râu, bác sĩ...

Cha mẹ chỉ chú ý đến tình trạng của con khithấy trẻ có các cơn lo hãi hoặc các hành vi né tránh,không muốn đi cùng cha mẹ vào một nơi nào đó.

Trong một số trường hợp, cha mẹ có mặt bêncạnh giúp trẻ vượt qua sợ hãi; một vật bất kì nào đócũng có thể có tác dụng bảo vệ chống lại sợ hãi.

Tiến triển

Ám sợ có liên quan tới nhiễu tâm trẻ emthường tồn tại trong một thời gian ngắn nếu cha mẹ cóthái độ thông hiểu mà không quá dễ dãi. Phần lớn ámsợ giảm bớt lúc khoảng 7 - 8 tuổi, ít nhất là về vẻ bênngoài. Tuy nhiên nó có thể kéo dài một hoặc hai nămvà mất dần đi. Một số ám sợ kéo dài hơn dường nhưlà do hành vi nhiễu tâm của cha hoặc mẹ.

Ám sợ thường được để ý đến khi nó đi kèmvới những rối loạn khác (thay đổi tính cách, thoái lui).

Page 205: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Cũng có trường hợp có loạn tâm tiến triển.

Chữa trị

Ám sợ của trẻ em không phải bao giờ cũngcần chữa trị. Nếu như triệu chứng tồn tại hơn mộttháng thì có thể sử dụng một trị liệu tâm lí ngắn hoặcnhững tư vấn theo yêu cầu.

Liệu pháp hành vi cho kết quả tốt đối vớinhững ám sợ của người lớn nhưng cần thận trọng vàcó kinh nghiệm khi ứng dụng vào trẻ em.

b. Ám sợ trường học

Mô tả

Ám sợ trường học khác với những lo hãi chiali ở trẻ nhỏ lần đầu đến trường. Ám sợ này là một sợhãi đặc biệt đối với hoàn cảnh trường học trong khi trẻtỏ ra có khả năng chịu đựng những chia li ở hoàn cảnhkhác.

Thường gặp nhất là trẻ biểu hiện sự sợ hãiđặc biệt khi ở giữa những đứa trẻ khác ví dụ trong giờchơi. Trẻ không thiết lập bất cứ một tiếp xúc nào vớicác bạn và có thái độ hung hăng và không thích hợp.

Page 206: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Một số trường hợp thì chính quan hệ với côgiáo hoặc là một hình thức học tập nào đó là nguyênnhân gây ra nỗi sợ hãi của trẻ.

Ở một số trẻ, người ta nhận thấy tình trạng sợhãi đi kèm với cảm nhận về việc thiếu khả năng hoặcthất bại. Trẻ bị ức chế, sợ bị chê trách và trừng phạt.

Chữa trị

Ám sợ trường học có thể được giảm đi mộtcách tự nhiên hoặc nhờ một trị liệu ngắn. Tuy vậy, mộtsố trẻ sau này vẫn có những biểu hiện nhiễu tâm khác.

Có thể dùng các phương pháp đo lường tâmlí và trắc nghiệm phóng chiếu để tìm hiểu nguồn gốccủa những ức chế trường học ở trẻ em.

Nếu gia đình trẻ có mâu thuẫn, xung đột hoặcchia rẽ thì việc chữa trị cần phải chú ý đến cả mặt này.

c. Những nét ám ảnh (rối nhiễu ám ảnhcưỡng bức)

Tần số các nét ám ảnh ở trẻ em được cho làkhoảng 1%. Rối loạn này hiếm gặp ở trẻ nhỏ hơn sovới thời kì sau 6 - 7 tuổi.

Page 207: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Mô tả

Mô tả về mặt triệu chứng dựa nhiều vào biểuhiện nhiễu tâm ở người lớn. Mặt chủ yếu của rối loạnnày là tính chủ quan: người bệnh cảm thấy cần thiếtphải kiểm soát suy nghĩ và hành động của họ.

Sau đây là những triệu chứng và các đặcđiểm về tính tình của rối loạn này:

+ Triệu chứng

Có thể có các ám ảnh nhưng không mangtính cưỡng bức. Suy nghĩ bị xâm lấn bởi các cảm xúc,lo lắng. Những ý nghĩ được gọi là ám ảnh bao vây ýthức của chủ thể. Nội dung của những ý nghĩ này đôikhi không phù hợp và tầm thường gây ra tình cảm xấuhổ và mặc cảm tội lỗi. Để đấu tranh chống lại nhữngsuy nghĩ có tính ám ảnh này, người bệnh tìm nhữngcách riêng để chuyển hướng chú ý như đọc thầm, đáidầm, tính toán... Những cách thức này cũng mang tínhám ảnh và trở thành mối quan tâm có tính ám ảnh mớithay thế cho cái ban đầu.

Thường có lo hãi. Lo hãi có thể vô cớ, nộidung không xác định hoặc do nỗi sợ bị quên và do

Page 208: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

những suy nghĩ không thể chịu đựng được khác.

Thường xuyên là các ám ảnh được đi kèm vớisự thúc ép hành động, hành động một cách khôngthích hợp, có thể mang tính hung bạo, phá huỷ.

Đứa trẻ có nhu cầu thẩm tra: cửa có bị mởkhông, hình như người ta đã bỏ một vật gì đó vào cặpsách... và có những hành động thúc ép hoặc nhữngnghi thức mà cha mẹ buộc phải tuân theo. Những lolắng về sự sạch sẽ, nỗi sợ bị lây nhiễm đi kèm vớinhiều hành động có tính bắt buộc xâm chiếm phần lớnhoạt động của trẻ. Mặc dù khả năng trí tuệ không bịgiảm sút nhưng những ám ảnh và những hành độngnghi thức làm ảnh hưởng tới tính sẵn sàng trong cáchoạt động bình thường.

+ Đặc điểm về tính cách

Những đặc điểm tính cách sau đây khôngphải lúc nào cũng biểu hiện ở trẻ em: tiết kiệm, haynghi ngờ dẫn đến sự phân vân thiếu quả quyết; tỉ mi,tôn trọng nghiêm túc các trật tự và quy định; bướngbỉnh, cứng đầu, cầu toàn, kĩ lưỡng quá mức; kiểm soátcảm xúc một cách thái quá. Thường xuyên nhất là trẻám ảnh có vẻ nghiêm nghị và lo lắng, bị những đấu

Page 209: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

tranh nội tâm xâm chiếm; thường thể hiện trạng tháitâm lí khổ sở.

Chữa trị

Ám ảnh có thể chữa trị bằng phân tích tâm lívà có thể phải chữa trị trong một thời gian dài. Tuynhiên hay có tiến triển lặp lại sau một ít tháng.

Trị liệu về hành vi cũng có thể được sử dụngcho trẻ em.

Những thuốc chống trầm cảm cũng có hiệuquả đối với ám ảnh - cưỡng bức mặc dù không có bấtkì trầm cảm nào là nguyên nhân. Hiệu quả này chothấy có rối loạn về chuyển hóa sérotonine trong nhiễutâm ám ảnh.

d. Ảnh hưởng của nhiễu tâm đến học tập

Nhiễu tâm làm tăng lo hãi, ảnh hưởng đếnkhả năng học tập của trẻ em và đến sự phát triển nhậnthức nói chung của trẻ. Những dồn nén gia tăng có thểlàm nghèo nàn tư duy và các chức năng sáng tạo. Trítuệ bị ức chế lí do đôi khi chỉ vì do nhiễu tâm.

Nhiễu tâm cũng có thể gây ra một số rối loạn

Page 210: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

về trí nhớ. Một số hình thức ức chế hoạt động tâm trícũng được thấy ở những trẻ bị ngược đãi và nạn nhâncủa lạm dụng tình dục.

Cũng cần biết rằng nhiễu tâm ở trẻ có thể làmảnh hưởng tới hình ảnh và vai trò của người giáo viênkhi dạy trẻ. Giáo viên có thể bị phủ định hoặc bị cho làcó tội.

2.3. Trầm cảm ở trẻ em

Trầm cảm ở trẻ em thu hút nhiều nghiên cứucủa các nhà tâm bệnh trẻ em. Nghiên cứu thống kê ởcác nước phát triển cho thấy trung bình 3% trẻ từ 4 đến11 tuổi mắc hội chứng này (Marcelli, 1985).

Xảy ra bất chợt nhân một sự kiện có liên quanđến mất mát hoặc tang tóc (chia li với cha mẹ, ông, bà;cha hoặc mẹ, anh em chết), đôi khi là sau những sựkiện không quan trọng theo cách nhìn của người lớnnhư là chuyển nhà, con vật nuôi bị chết, một người bạnđi xa..., trầm cảm làm cho hành vi của trẻ thay đổi mộtcách rõ ràng so với thời gian trước đó.

a. Đặc điểm gia đình trẻ trầm cảm

Thường thấy có cha, mẹ hoặc một người thân

Page 211: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

trong gia đình có tang trong những năm đầu đời củatrẻ. Cha mẹ, nhất là mẹ, thường trầm cảm.

Cũng có những cha mẹ biểu hiện sự chánnản và cảm thấy bị lừa dối khi có đứa con không nhưhọ mong muốn.

b. Triệu chứng

Những triệu chứng cơ bản là buồn bã và cótính cách loạn cảm có tính chủ quan như tự hạ mình,mặc cảm tội lỗi và lo hãi. Trẻ không thể hiện sự dễchịu và thường là không ý thức được về tình trạngbuồn bã của mình. Những đặc điểm nói đến sau đâycó thể kết hợp với tình trạng trầm cảm:

- Thu mình: Từ chối các trò chơi, đơn độc, mấtquan hệ với các bạn.

- Thay đổi động thái quen thuộc: Khó khănhọc tập, mệt mỏi vào buổi sáng, mất linh lợi và tính tựnhiên trong các trao đổi qua lại với người khác.

- Rối loạn chức năng: Khó ngủ, đau bụng,đau đầu, đái dầm, mất ngon miệng.

- Rối loạn phản ứng: Hành vi hung tính, cáu

Page 212: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

tỉnh và không ổn định vận động.

- Tìm kiếm những nguy cơ: Thường thấy trẻhay gặp tai nạn do thiếu chú ý nhưng cũng do xuhướng tự trừng phạt phần nào vô thức.

- Rối loạn trạng thái chủ quan: cảm xúc trốngrỗng và buồn phiền, buồn bã, lo lắng, chán nản, cảmxúc bất lực, tự hạ thấp và tội lỗi.

Những biểu hiện trầm cảm ở trẻ em trướctuổi đến trường là:

Ở trẻ nhỏ (cho đến 24 - 30 tháng)

Spitz và Bowlby đã quan sát nhiều trẻ nhỏthiếu hụt nặng về tình cảm và đưa ra hội chứng trầmcảm vắng mẹ. Trẻ mệt mỏi, ủ rũ, thiếu sức sống, đơnđộc, có vẻ dửng dưng với xung quanh và thu mình.Không có biểu hiện bi bô líu lo của trẻ nhỏ, không chơivới bàn tay hoặc xúc xắc, không tò mò khám phá... Tráilại trẻ thường xuyên tự kích thích như đu đưa thân thể,rên rỉ. Những tự kích thích này có thể dẫn đến nhữnghành vi hung tính với bản thân. Phát triển về tâm vậnđộng chậm: chậm ngồi, chậm đi. Thường trẻ này biếtđi lúc khoảng 20 tháng. Chậm kiểm soát cơ thắt. Phát

Page 213: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

âm và phát triển ngôn ngữ luôn bị chậm và rối loạn. Vềlâu dài, các triệu chứng có giảm nhẹ nhưng sự hìnhthành nhân cách của trẻ bị ảnh hưởng.

Thường là những phản ứng trầm cảm tươngứng với thiếu hụt tình cảm hoặc là với trục trặc trongquan hệ mẹ- bé. Tình trạng thu mình là rất điển hình,ngoài ra còn có những phản ứng về tâm thể khác hiếmgặp hơn như chán ăn, rối loạn giấc ngủ, eczéma, hensuyễn.

Ở trẻ từ 3 đến 6 tuổi

Tuổi này những biểu hiện về triệu chứng củatrầm cảm rất khác nhau. Rối loạn hành vi hay gặp làthu mình, cô độc, yên lặng một cách thái quá, kíchđộng, bất ổn nặng, có hành vi hung tính, hành vi tự kíchthích kéo dài, đặc biệt là hành vi thủ dâm mãn tính vàthúc ép. Cũng hay có tình trạng nhầm lẫn trạng tháitình cảm, từ chối quan hệ, cáu kỉnh và hung bạo. Đôikhi có thay đổi tính khí luân phiên: có trạng thái kíchđộng khoái cảm rồi sau đó lặng lẽ khóc.

Những khả năng xã hội thông thường nhìnchung bị rối loạn: không chơi với trẻ khác, không tựchủ được trong những sinh hoạt hàng ngày như đi vệ

Page 214: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

sinh, mặc quần áo. Thường có những rối loạn về thểchất: khó ngủ, thức giấc ban đêm, ác mộng, ngủ gậtban ngày, rối loạn sự ngon miệng, lúc thì chán ăn lúcthì háu ăn, đái dầm, ra đùn. Trẻ có thể nhạy cảm đặcbiệt với sự chia li, tăng cường tìm kiếm quan hệ,không ngừng tìm cách làm vui lòng người lớn. Thườngcó mặc cảm tội lỗi tưởng tượng và tìm cách làm chongười lớn trừng phạt nên bị coi là ngu ngốc.

c. Tiến triển

Trầm cảm ở trẻ em được giảm nhẹ chút ítmột cách tự nhiên theo thời gian. Khác với tuổi thanhthiếu niên và người lớn, trầm cảm ở trẻ hiếm khi dẫnđến tự sát Những hành vi hung tính có thể trở thànhkiểu tự vệ quen thuộc của trẻ, một hình thức tính cáchche dấu trầm cảm.

Kết quả nghiên cứu tiền sử bệnh trầm cảm ởngười lớn và những nghiên cứu theo quá trình pháttriển của trẻ chỉ ra rằng trầm cảm thường diễn ra trongsuốt tuổi trẻ em cho tới tuổi thiếu niên và người lớn.Trầm cảm nặng của người mẹ thường là nguyên nhâncủa những trường hợp này.

d. Chữa trị

Page 215: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Chữa trị trầm cảm có thể là cho chính trẻhoặc cả cho gia đình của trẻ. Sẽ thuận lợi hơn nếu tìnhtrạng trầm cảm không kèm theo những rối loạn kiểukhác. Nếu trẻ trầm cảm mà lại có rối loạn như khôngổn định tâm vận động, hung tính, cáu giận hoặc mấtngủ thì việc xác định tình trạng trầm cảm sẽ khó khănhơn nhiều. Trường hợp này sự thể hiện tự nhiên bịgiảm đi, đứa trẻ chơi ít, vẽ theo một kiểu... ít thể hiệnnhững đặc điểm đặc trưng. Có thể dùng các trắcnghiệm phóng chiếu để chẩn đoán tình trạng của trẻ.

Đánh giá tình trạng gia đình là rất quan trọngđối với việc chữa trị. Trầm cảm của cha hoặc mẹ,những chia li trong gia đình, những xung đột... lànguyên nhân và đồng thời góp phần duy trì sự trầmcảm của trẻ.

Trị liệu tâm lí cho trẻ được sử dụng nhưngphải tùy thuộc vào độ tuổi và những điều kiện cụ thểcủa nhà trị liệu, điều kiện sống của trẻ. Cũng có thểdùng trị liệu về nhận thức, kịch tâm lí, hỗ trợ chữa trị lấycơ thể làm trung gian. Đối với trẻ nhỏ, những giúp đỡdành cho cha mẹ giữ vai trò rất quan trọng. Chữa trịcặp đôi mẹ và bé đặc biệt cần thiết và hiệu quả đối vớitrẻ từ 2 - 6 tuổi.

Page 216: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Trong trường hợp môi trường sống của trẻ cóvấn đề (thiếu hụt nặng, cha mẹ chết, chia li cha mẹtạm thời, lo sợ bị bỏ rơi tưởng tượng...), là nguyênnhân của trầm cảm của trẻ thì phải tùy thuộc vào từngtrường hợp để xử lí. Lúc này can thiệp chữa trị nhằmmục đích thay đổi cho tốt hơn quan hệ mẹ và bé hoặctạo cho trẻ một môi trường tốt hơn ngoài gia đình.

Thuốc rất hiếm khi được dùng và chỉ dùngcho những bệnh rất nặng trong một thời gian ngắn.

2.4. Tự kỉ

Những nghiên cứu về bệnh tự kỉ góp phần tolớn vào việc hiểu biết sự phát triển ban đầu của tâm lítrẻ em. Những kết quả thu được từ việc quan sát hộichứng này và những rối loạn có liên quan rất có ích đốivới việc giải thích nhiều lĩnh vực của tâm lí bình thườngvà bệnh lí.

a. Những nghiên cứu mô tả ban đầu về tự kỉ

Kanner năm 1943 đã mô tả 11 trường hợp trẻem thể hiện những đặc điểm tâm lí đặc biệt được cácnhà tâm bệnh lí và tâm lí học quan tâm bởi vì đã làm rõđặc trưng về mặt lâm sàng tâm lí trẻ em. Sự mô tả của

Page 217: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

ông chính xác và đầy đủ đến mức mà từ đó đến nay chỉcó ít yếu tố khác được đưa thêm vào.

Theo Kanner, dấu hiệu rõ nhất và cơ bản nhấtcủa những trẻ này là không có khả năng tạo dựng cácmối quan hệ với con người. Ông đề cập đến hai hộichứng khác nhau: tự kỉ và không chịu được những thayđổi.

- Tự kỉ là cái mà ông cho là ưu thế của đờisống bên trong và lưu ý rằng đó không phải là một rốiloạn giống như tâm thần phân liệt ở người lớn.

- Không chịu được sự thay đổi là nhu cầu duytrì sự giống nhau của môi trường và tôn trọng sựkhông thay đổi quy trình trong các hoạt động của trẻ.

Cũng trong năm đó, độc lập với Kanner,Asperger cũng miêu tả những trẻ biểu hiện cùng mộthội chứng như Kanner đã nói đến nhưng ít sâu sắc vàtrầm trọng hơn và ông coi đó là những trẻ nhân cáchbệnh kiểu tự kỉ.

b. Khái niệm

Theo cách phân loại CIM-10, DSM-IV, tự kỉthuộc vào những rối loạn phát triển lan tỏa. Tự kỉ luôn

Page 218: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

có những đặc điểm sau:

- Bất thường về khả năng giao tiếp.

- Bất thường trong quan hệ tương tác xã hội.

- Hành vi, hứng thú, hoạt động lặp lại và địnhhình.

Được biểu hiện rõ từ 30 - 36 tháng nhưngnhững dấu hiệu ban đầu có thể được nhận thấy ngaytrong năm đầu tiên. Tỉ lệ mắc trung bình là 5/10.000 trẻ(Fombonne, 1995) và tỉ lệ trai gái là 3 / 1.

Trong số các trẻ mắc tự kỉ chỉ có khoảng cóchỉ số khôn (QI/IQ) lớn hơn hoặc bằng 70, 2 /3 chậm trítuệ vừa và nặng (QI < 50).

c. Mô tả lâm sàng

- Hội chứng tự kỉ điển hình

Được hình thành dần dần, hội chứng biểuhiện rõ ràng lúc 2 -3 tuổi và có những đặc điểm đặctrưng sau:

* Rối loạn quan hệ

Không có khả năng thiết lập các quan hệ. Suy

Page 219: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

giảm quan hệ tương tác xã hội làm cho trẻ đơn độc.Trẻ từ chối hoặc trốn tiếp xúc bằng mắt, thiếu biểu hiệnbằng nét mặt và không trao đổi bằng điệu bộ cử chỉ,không có sự tiếp xúc và trao đổi bằng trương lực cơ.Trẻ tự kỉ không tìm cách để giao tiếp, không tìm cáchđể làm cho người khác chú ý, không dõi theo bằngmắt, không bắt chước. Trẻ không biểu lộ sự hài lòng,vui thích, không chia sẻ sự quan tâm hứng thú, khôngcó hành động chỉ chỏ mà dùng người khác như là mộtphần của cơ thể mình, ví dụ không chỉ vào các đồ vậtmuốn lấy mà kẻo người lớn đến nơi lấy. Trẻ có ánhnhìn trống rỗng, xa lạ, dửng dưng.

Nếu người khác có ý định tăng cường quanhệ, trẻ chạy trốn, biểu hiện sự kích động và kêu lên. Côđộc, nó tỏ ra dửng dưng, căng thẳng, không thỏa mãn.Không tìm kiếm sự an ủi của cha mẹ khi bị đau ốm,thường có cảm tưởng rằng trẻ dửng dưng với đauđớn.

Thiếu quan hệ tình cảm với cha mẹ tươngphản với hứng thú mà trẻ có đối với nhìn ngắm đồ vậthoặc với các cảm giác của bản thân.

* Rối loạn giao tiếp và ngôn ngữ

Page 220: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Ngôn ngữ không phát triển ở tuổi thôngthường và cũng không có bất kì ý định giao tiếp bằngcử chỉ hoặc điệu bộ nào. Không chơi trò chơi đóng vai,trò chơi bắt chước.

Khi có ngôn ngữ thì cũng có những khác biệt:không chỉ chậm mà còn có hiện tượng lặp lại lờingười đối thoại như tiếng vang, âm điệu lời nói rất đơnđiệu, giật cục, thiếu tự nhiên, lẫn lộn khi dùng đại từnhân xung, câu cú nghèo nàn, không biểu hiện cảmxúc. Nếu mức độ thông hiểu ngôn ngữ tốt hơn mức độthể hiện ngôn ngữ thì vẫn có những bất thường: trẻchủ yếu chỉ hiểu những từ cụ thể những câu đơn giản.Nếu người nói dùng ngôn ngữ phức tạp hơn như làdùng từ trừu tượng để chỉ cảm xúc, câu hài hước,phỏng vấn... sẽ làm trẻ lúng túng và từ chối giao tiếp.

* Cách phản ứng lạ và hứng thú bị hạn chế

Phản ứng lo hãi, hung tính hoặc giận dữ cóthể xảy ra đột ngột nhân việc thay đổi môi trường (thayđổi đồ đạc trong phòng, thay đổi đường đi, mất đồchơi, đổi kiểu tóc...) hoặc do trẻ bị bất ngờ (tiếng độngbất ngờ, có người lạ...). Những biểu hiện giận dữ, lohãi hoặc bất lực này cũng có thể là cách trẻ đáp lại

Page 221: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

hẫng hụt, cấm đoán hoặc lôi kéo người lớn giao tiếp.

Những thói quen và nghi thức làm cho cuộcsống của trẻ có tính bất biến và máy móc. Hứng thú bịhạn chế và vận động có tính định hình, lặp lại: đập tay,vặn tay, đu đưa người, đi bằng mũi chân, quay vòng,vận động cả cơ thể. Sử dụng những đồ vật đặc biệt(viên đá, sợi dây thép, một mẩu đồ chơi) và thay đổichức năng của đồ vật (quay liên tục bánh xe ôm đồchơi...).

Thích thú với một phần nào đó của vật (ví dụnhư thích mùi và có hành động đánh hơi, thích nhữngđồ vật sần sùi và mải mê sờ bề mặt đồ vật, thích gãi, bịhấp dẫn bởi những rung lắc hoặc tiếng ồn do chínhmình tạo ra). Hầu như trẻ không có những trò chơi cótính tượng trưng, trò chơi bắt chước, trò chơi chứađựng những tình huống xã hội quen thuộc.

* Cảm giác và vận động biến đổi

Có tình trạng giảm hoặc tăng phản ứng đốivới những kích thích về giác quan ở nhiều trẻ tự kỉ,chúng hay làm những việc như: quay một đồ vật, đuđưa người, đập tay, xoay tròn, miệng và họng phát ratiếng kêu, mút lưỡi... Ngược lại, trẻ lại thường dửng

Page 222: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

dưng với môi trường âm thanh, đặc biệt là âm thanhngôn ngữ (không trả lời khi gọi tên) và thích thú vớinhững tiếng động hoặc âm thanh đặc biệt như tiếngmáy hút bụi, tiếng nước chảy, tiếng nhạc hoặc hát,tiếng giấy bị vò nhàu... Một số tiếng động làm trẻhoảng sợ, kinh hãi, cáu giận chủ yếu do làm trẻ bị bấtngờ.

Khi có một mình, hay thấy trẻ quan sát bàn tayhoặc một đồ vật mà nó cầm nắm trong tay khá lâu. Rấtthích các đồ vật quay: con quay, đồng tiền xu, bánh xe...Đôi khi, trẻ giữ một vật nhỏ trong tay rất chặt. Thườngđó là một đồ chơi mà trẻ không dùng để chơi nhưngdường như bị gắn dính vào.

Có cả những biểu hiện lạ trong lĩnh vực vịgiác (khó khăn, cầu kì trong ăn uống, sở thích lạ nhưthích ăn giấm), thị giác (bị hấp dẫn bởi một màu sắc,hình dạng, vật lấp lánh, ánh phản chiếu...). Trẻ tự kỉ cóthể mải mê sờ mó một đồ vật có bề mặt mấp mô, uốnlượn; lắng nghe tiếng động của nước trong đường ốnghoặc bị hấp dẫn bởi ánh sáng của tia mặt trời. Cũngcó trẻ say mê với những cảm giác cơ thể.

Dửng dưng với chia li, trẻ không sợ bóng tối

Page 223: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

nhưng lại thể hiện sự sợ hãi có tính ám sợ với một sốđồ vật nào đó.

Vận động có thể bị hạn chế, đông cứng, bấtđộng, thiếu chủ động. Ngược lại trẻ có thể bị kíchđộng, vận động không ngừng nghỉ với tư thế và điềuhòa vận động lạ lùng (vẻ giật cục, máy móc). Dáng đinặng nề. Trẻ thường bước đi bằng mũi bàn chân và cócảm tưởng như nó lướt trên mặt đất.

Trẻ tự kỉ thường có những vận động địnhhình, nhất là khi bực mình. Thường thấy những đu đưathân mình, xoay tròn cơ thể, cánh tay cử động nhiều,những hành động lạ của bàn tay. Có thể có nhữnghành động như đập đầu vào tường, tự cào cấu và cắnmình.

* Không chịu được thay đổi.

Mối quan tâm lo lắng đáng kể của trẻ là tránhtất cả những thay đổi trong thu xếp đồ đạc, những biếnđổi trong thói quen gia đình. Với trẻ bình thườngnhững quy định, nghi thức đôi khi chỉ mang tính chấtchơi thì lại có tầm quan trọng đặc biệt đối với trẻ tự kỉ,làm trẻ hoảng sợ nếu như có sự thay đổi. Những lối điphải giống hệt nhau, các hoạt động phải được thực

Page 224: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

hiện theo đúng một trật tự. Một người lạ đến thăm cóthể làm khởi phát những sợ hãi... Mọi thứ với trẻ phảikhông được thay đổi.

* Khá năng trí tuệ suy giảm

Trẻ tự kỉ thường có mức độ trí tuệ chung thấphơn trẻ bình thường và trí tuệ không thuần nhất: mặt trigiác thị giác, tri giác không gian và trí nhớ thường tốthơn khả năng suy luận và xử lí các thông tin. Phần lớntrẻ có mức trí làm thấp hơn 70 và mức trí tuệ chungthấp hơn 55 mặc dù cũng có trẻ tự kỉ trí tuệ bìnhthường. Thường có sự thiên lệch kết quả về phía thựcnghiệm không dùng lời và mức độ không thuần nhấtlớn.

- Những biểu hiện ban đầu

Tìm hiểu các trường hợp bệnh tự kỉ cho thấycác triệu chứng xuất hiện vào năm đầu tiên nhưngnhững biểu hiện không ồn ào và không đặc trưng.Những dấu hiệu thường thấy ở trẻ nhỏ có nguy cơ mắcbệnh tự kỉ là:

* Giai đoạn từ 0 đến 6 tháng.

Khác với những đứa trẻ khác, trẻ rất ngoan,

Page 225: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

không khóc, không bao giờ đòi hỏi. Bé dường như làmcho mọi người quên lãng.

Trẻ thờ ơ không khóc khi mẹ hoặc người thânđi khỏi, cũng không có phản ứng gì khi có người kháclại gần.

Có rối loạn trương lực dưới hình thức giảmtrương lực, mềm nhẽo. Không có những biểu hiện củađối đáp trương lực khi 2 - 3 tháng, tức là không có sựđáp lại phù hợp đối với những tác động qua lại về mặttrương lực cơ khi được mẹ và người khác ôm ấp.Ngược lại, cũng có khi trẻ có thái độ căng cứng, tăngtrương lực với những điệu bộ hoa chân múa tay khôngngừng. Không có tư thế thích hợp, thỏa đáng khi đượcngười khác ôm trong vòng tay.

Hầu như không có những biểu hiện để ngườikhác có thể dự đoán trước được về hành vi, cử chỉ. Cụthể như rất hiếm khi có những hành động làm chongười khác nghĩ là trẻ muốn được bế lên khi nó nằmtrong nôi.

Thường xuyên rời bỏ cái nhìn của người khác.Đây là một biểu hiện sớm của sự lẩn tránh cái nhìn,một đặc trưng của trẻ mắc chứng tự kỉ.

Page 226: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Trẻ hay bị lác mắt.

Rối loạn giấc ngủ theo hướng mất ngủ mộtcách yên lặng: trẻ không động đậy mắt mở to nằmtrong giường.

Rối loạn về ăn uống: không bú mút, biếng ăn.Lúc ăn sữa chảy ra khỏi miệng do trương lực môimiệng kém.

Không chủ động mỉm cười lúc 2 - 3 tháng; vẻmặt nghiêm trang và cứng đờ.

* Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng.

Những biểu hiện đã có ở giai đoạn trước nhưđã nói ở trên ngày càng rõ và làm ảnh hưởng tới mốiquan hệ qua lại giữa mẹ và bé. Sự thiếu đối đáptrương lực trở nên rõ rệt, trẻ không dang tay ra khingười khác ôm.

Trẻ không biểu hiện thái độ bằng cử chỉ, nétmặt. Trẻ bị giảm trương lực, mềm nhẽo hoặc ngượclại là tăng trương lực, cứng đờ cùng với vẻ từ chối tiếpxúc khá rõ với người khác.

Có những hoạt động rập khuôn, định hình và

Page 227: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

nhất là hoạt động này được trẻ làm một cách dai dẳngcả khi người lớn đến bên cạnh trẻ (khác với trò chơivới bàn tay quan sát được lúc 5 - 6 tháng ở trẻ bìnhthường: chỉ tạm thời và dừng ngay khi có người đếnbên giao tiếp với trẻ).

Trẻ lẩn tránh cái nhìn của người khác rõ rànghơn.

Thiếu sự thể hiện bằng nét mặt, cử chỉ.

Thường không có hiện tượng phát âm và nóibi bô.

Có vẻ nghiêm trang. Không có phản ứng khicó mặt người lạ và có biểu hiện thờ ơ khi người thân đikhỏi cũng như khi gặp lại người quen. Không có phảnứng sợ hãi khi có mặt người lạ vào lúc 8 tháng tuổi(trong khi với trẻ bình thường, biết sợ người lạ lúc 5 - 6tháng tuổi).

Đôi khi có những phản ứng có tính ám sợ đốivới một số thức ăn nhất định. Một số trẻ từ chối khôngăn những thức ăn cứng;

- Tình trạng sau 3 - 4 tuổi

Page 228: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Sau 3, 4 tuổi, biểu hiện lâm sàng dần dầnthay đổi. Sự cô độc và thu mình của trẻ giảm đi, cónhững lúc nó cầu xin và bấu níu vào cha mẹ, nhưngcũng có lúc bất ngờ tránh xa. Cũng có một vài dấu hiệuvề lo hãi chia li nhưng không có biểu hiện xúc cảmthích hợp.

Hành động định hình tăng lên, trẻ có thể nônnóng làm ngắt, dừng một cái máy, mở và đóng vòinước; thường tìm cách chơi với nước. Có thể trở nênhoạt bát, mạnh dạn, bất ổn định và bất ngờ lao vàonguy hiểm. Sự lặp lại lời người khác như tiếng vangvẫn còn. Đôi khi trẻ dùng một số từ và tìm cách giaotiếp. Có thể hứng thú đến mức say mê đối với một sốtình huống hoặc đối tượng, nhưng cũng có những ámsợ tăng cường.

Trẻ có thể bất ngờ có được một số hiểu biếtđòi hỏi trí nhớ tốt, ví dụ như có trẻ nhớ được nhiều têntrong cuốn danh bạ.

Trẻ chống đối, rối loạn, thể hiện nhiều nét đặctrưng của tự kỉ.

d. Chữa trị

Page 229: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Chữa trị cho trẻ tự kỉ ngày nay rất được quantâm. Có nhiều cách chữa trị tùy theo những hiểu biếtkhác nhau về nguyên nhân của tự kỉ. Tuy vậy có thểkhái quát thành các hướng sau:

Phương pháp chữa trị về hành vi: Vận dụng líthuyết về sự học nhờ điều kiện hóa (conditionnementopérant), làm ức chế những hành vi bệnh và làm pháttriển ngôn ngữ. Cách làm này cũng đã đạt được mộtsố kết quả tích cực nhưng hiệu quả giảm khi ngừngchữa trị, có thể được kết hợp với các biện pháp giáodục.

Phương pháp giáo dục và sư phạm: Phối hợpgiữa dạy chuyên biệt trong những lớp học dành riêngcho trẻ tự kỉ với những tác động giáo dục ở nhà do chamẹ trẻ thực hiện. Cách làm này cần: đánh giá sự pháttriển của trẻ thông qua một bảng tổng kê để tạo ra mộtchân dung tâm lí làm cơ sở cho việc giáo dục; nghiêncứu một kế hoạch giáo dục với những mục tiêu xácđịnh cho nhà chuyên môn và cha mẹ. Việc chữa trị cầncăn cứ vào mức độ tiến triển, thiết lập mạng đánh giávới sự cộng tác của gia đình. Phương pháp này có lợiở chỗ làm tăng đáng kể thời gian dành cho con emcủa cha mẹ. Cha mẹ có thể nhận ra một vài tiến bộ

Page 230: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

của trẻ và lấy lại hy vọng.

Cũng có thể giáo dục hòa nhập trẻ tự kỉ trongnhững lớp dành cho trẻ bình thường.

Chữa trị về y học. Cần phải rất thận trọng,tuyệt đối không sử dụng thuốc hướng tâm cho trẻ em.Bệnh không thể chữa trị bằng thuốc, thuốc chỉ có thểdùng chút ít trong những trường hợp bị kích độngnhiều, mất ngủ hoặc tự làm bản thân bị thương đểgiảm nhẹ những đau khổ cho trẻ và gia đình.

Tâm lí trị liệu phối hợp với giúp đỡ gia đình, tổchức hoạt động tập thể cho trẻ và tạo điều kiện cho trẻhọc tập cũng là một cách chữa trị.

2.5. Loạn tâm cộng sinh (loạn tâm sớm)

a. Mô tả

Đây là loại loạn tâm trẻ em hay gặp. Dấu hiệubiểu hiện đầu tiên thường vào khoảng giữa 1,5 tuổi và3 tuổi. Theo cha mẹ của trẻ thì rối loạn xuất hiện saumột sự cố trong đời sống của trẻ: bị ngã khi chưa biếtđi vòng, vắng cha hoặc mẹ, chia li với người thân, nằmviện, thay đổi chỗ ở...

Page 231: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Tính khí của trẻ thay đổi và thoái lùi. Nó ít nói,trở nên lo lắng, dễ cáu kỉnh, có những cơn giận dữ bấtngờ hoặc những lo hãi không có nguyên nhân rõ ràng.Ngôn ngữ dần dần kém đi, ít liên kết, lời nói thườngthiếu tự nhiên hoặc không có âm sắc.

Trẻ bất ổn cực độ và không có bất kì hoạtđộng có tổ chức nào, không quan tâm tới những đồchơi yêu thích nữa và quẳng chúng ra xa.

Quan hệ với những người thân rất bấtthường: tránh xa cha hoặc mẹ và gắn chặt với ngườikia, nhất là mẹ. Trẻ kêu khóc để đòi bằng được bế, ômẵm nhưng ngay khi được bế nó lại có phản ứng chốngđối bất ngờ, có thể cào và cắn, đòi tách xa ra, như làmẹ trở nên nguy hiểm.

Trẻ thường xuyên mất ngủ, có những cơn lohãi ban đêm. Thường biểu hiện những ám sợ lạ lùng:sợ những đồ vật không động, ổ khóa, cầu thang...

Hỏi cha mẹ về những ngày tháng đầu tiên củatrẻ thường được cha mẹ cho biết là bé khó được an ủi,mất ngủ, khó ăn uống, đã có những lúc biểu hiện tránhxa khi được bế ôm để an ủi dỗ dành.

Page 232: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

b. Tiến triển

Có thể có những thời kì trẻ bình tĩnh hơn, ủ rũhoặc khóc không thể tiếp xúc được. Thường là trẻkhông thể đến trường học được, làm cho gia đình kiệtsức và chán nản vì sự thay đổi tính khí, kêu gào và kíchđộng liên tục.

Trong quá trình tiến triển của bệnh, trẻ loạntâm có thể có tình trạng thu mình theo kiểu tự kỉ, mộtsố trẻ biểu hiện những dấu hiệu phá hủy và tìm kiếmcảm giác. Khá giống với trẻ tự kỉ, trẻ loạn tâm cộngsinh cũng có biểu hiện luân phiên sán lại gần và tránhxa người thân một cách hung tính, làm cho việc phânbiệt hai loại trẻ này không dễ dàng. Về lâu dài, trẻ cóthể có thoái lui dần dần, ngôn ngữ rất hạn chế, vô cảm,có những hành vi lặp lại và một loạt các khiếm khuyếtkhác.

c. Chữa trị

Có thể sử dụng tất cả các cách như với chữatrị cho trẻ tự kỉ.

Với trẻ loạn tâm sớm, việc thiết lập quan hệvới trẻ là rất khó. Khá giống với trẻ tự kỉ ở thời kì phản

Page 233: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

ứng hung bạo sau 3 - 4 tuổi, sự hung hăng, nhữngcơn lo hãi bất ngờ, tình trạng bất ổn về vận động củatrẻ làm cho việc chữa trị không dễ đàng. Khó nhất làphải làm sao thực hiện được đồng bộ các cách chữatrị và tránh phân biệt, tách biệt trẻ.

2.6. Bệnh ranh giới (pathologies limites/borderline)

Bệnh ranh giới là thuật ngữ do Misès (Pháp)đưa ra năm 1990 để chỉ những rối loạn tâm lí củanhững trẻ em được coi là thiếu hài hòa trong pháttriển.

a. Mô tả

Trẻ mắc rối loạn này có những biểu hiện: rốiloạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống nhưng kiểm soát đượccơ thắt, kích động, thu mình, hung tính, chậm ngônngữ và gặp khó khăn trong học tập. Thường xuyên cóbất ổn, không thể lường trước được hành vi của trẻ, cóbiểu hiện thoái lui. Có triệu chứng của nhiễu tâm nhưám sợ và nghi thức ám ảnh.

Phần lớn các trẻ này gia đình có rối loạnnặng, xung đột. Đôi khi cha hoặc mẹ có biểu hiện rối

Page 234: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

loạn tâm lí.

- Quan hệ với xung quanh

Cách quan hệ không thống nhất, khác, thậmchí đối lập nhau. Đứa trẻ có thể phụ thuộc, cáu kỉnhhoặc trái lại, xa cách, đơn độc, thu mình. Phản ứng vớicác sự kiện theo cùng một cách, hoặc thái quá, hoặcvô cảm.

Một số trẻ biểu hiện hung tính và có nhữngcơn cáu giận với hành vi xung động. Những trẻ khácthể hiện sự thiếu hứng thú, trạng thái tình cảm trốngrỗng, trầm cảm. Thường chúng ít nói, giao tiếp sơ sài.Với cha mẹ, khi thì trẻ có thái độ độc tài có lúc lại trơ lývà thụ động. Thường thấy sự chăm lo săn sóc của mộtngười mà trẻ gắn bó có thể làm thay đổi đáng kể hànhvi của trẻ, nhưng nếu có gián đoạn thì sẽ dẫn đến rốiloạn. Để được an toàn, trẻ mắc bệnh ranh giới phảiđược ở trong một tình huống quen thuộc, cái mới hoặcyếu tố lạ làm trẻ lo hãi.

- Về vận động

Vận động nhìn chung bình thường nhưng đilại vụng về, có các tư thế lạ, có khiếm khuyết về phối

Page 235: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

hợp vận động tinh tế. Hình ảnh về cơ thể thườngkhông tốt, hiểu biết kém về cơ thể bản thân, có rối loạnđịnh hướng không gian.

- Rối loạn trí tuệ

Thường có chậm phát triển ngôn ngữ, rốiloạn về tiếp thu mặc dù chỉ số khôn (QI/IQ) tổng thể cókhi gần đạt tới mức bình thường. Trẻ gặp khó khăn khitổng hợp và các ý nghĩ không rành mạch rõ ràng;không có biểu tượng về thời gian và về tổ chức khônggian. Ví dụ, trẻ rất khó xác định các mốc theo diễn tiếncủa tuần hoặc của ngày, khó định hướng khi đi lại. Trẻthường gặp khó khăn trong học tập.

Bị nhầm lẫm, khó tách biệt giữa cái tưởngtượng với cái có thực. Đôi khi cũng có hiện tượng hưgiác.

- Rối loạn tình cảm

Trẻ thường có lo hãi chia li, sợ bị lấy cắp hoặcbị trừng phạt vì những suy nghĩ của nó. Những trẻ nàyức chế, lo buồn, tỏ ra thất vọng.

b. Căn nguyên tâm lí

Page 236: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Bệnh ranh giới được cho là hậu quả của rốiloạn quan hệ qua lại giữa mẹ và con ngay từ nhữngngày đầu của cuộc sống của trẻ và rối loạn quá trìnhhình thành cái Tôi.

Rối loạn quan hệ trong gia đình cũng lànguyên nhân. Tâm lí gia đình không ổn định, trẻthường được chứng kiến và có thể là nguyên nhân củanhững xung đột... Các rối loạn của trẻ được duy trì,phát triển và trầm trọng hơn theo mức độ của nhữngcăng thẳng gia đình.

c. Chữa trị

Đối với những dạng rối loạn nhẹ có thể dùngtrị liệu tâm lí cho trẻ và những nâng đỡ, hỗ trợ gia đình.

Trong trường hợp trẻ gặp nhiều khó khăn khihọc tập ở trường và gia đình ít khả năng hỗ trợ thì cầncó kế hoạch chăm sóc tổng thể giống như đối vớinhững trẻ loạn tâm.

Created by AM Word2CHM

Page 237: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON à Chương 2. CÁC RỐI LOẠN TÂM LÍCỦA TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON

1.Hãy nêu các rối loạn triệu chứng và hành vicủa tâm lí trẻ em.

2. Hãy phân tích các biểu hiện, nêu nguyênnhân và cách chữa trị các rối loạn tâm vận động ở trẻem.

3. Có những rối loạn ngôn ngữ nào ở trẻ em?Nêu biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa trị các rốiloạn đó.

4. Nêu các hình thức rối loạn nhận thức vàbiểu hiện của chúng. Có những nguyên nhân nào dẫnđến rối loạn nhận thức? Có thể chữa trị rối loạn nhậnthức như thế nào?

5. Hãy nêu các biểu hiện của hành vi khócnức, hung hăng và bỏ trốn. Phân tích những vấn đềtâm bệnh lí của các rối loạn này.

6. Nêu các biểu hiện và nguyên nhân của rối

CÂU HỎI ÔN TẬP

Page 238: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

loạn giấc ngủ ở trẻ.

7. Hãy nêu các biểu hiện và nguyên nhân tâmlí của đái dầm và ỉa đùn ở trẻ em.

8. Có những rối loạn chức năng tiêu hóa - ănuống nào ở trẻ em? Nêu các biểu hiện và những vấnđề tâm lí đặc trưng cho các rối loạn này.

9. Nêu triệu chứng và nguyên nhân củachứng lùn tâm sinh.

10. Nêu những nguyên nhân chính của chậmphát triển trí tuệ ở trẻ em. Phân tích đặc điểm tâm lícủa trẻ mắc hội chứng Down.

11. Hãy mô tả những biểu hiện của ám sợ vàám ảnh ở trẻ em.

12. Nhiễu tâm ảnh hưởng như thế nào đếnviệc học của trẻ?

13. Trình bày những đặc điểm tâm tí của trẻtrầm cảm tuổi mầm non.

14. Phân tích những đặc điểm đặc trưng củatrẻ tự kỉ. Có thể phát hiện sớm những dấu hiệu củabệnh tự kỉ ở trẻ em thông qua những biểu hiện nào?

Page 239: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

15. Nêu những biểu hiện của loạn tâm sớmcủa trẻ.

16. Bản chất của bệnh ranh giới là gì? Hãynêu các biểu hiện của bệnh ranh giới ở trẻ.

BÀI TẬP THỰC HÀNH

1. Đến các cơ sở giáo dục mầm non, quansát trẻ trong các hoạt động và trao đổi với các giáo viênđể tìm ra trẻ có bất thường về tâm lí.

Cũng có thể tìm trong đời sống những đứa trẻcó biểu hiện tâm lí bất thường.

2. Quan sát hoạt động của trẻ này, mô tả chândung tâm lí và làm rõ những biểu hiện rối loạn.

3. Gặp gỡ, trao đổi với cha mẹ của bé và quansát quan hệ của bé với cha mẹ để tìm hiểu về: + Đặcđiểm tâm lí của cha mẹ.

+ Cách ứng xử của cha mẹ với con.

+ Cách quan hệ của bé với cha mẹ.

4. Phối hợp với một chuyên gia tâm lí để đánhgiá tình trạng rối nhiễu của trẻ.

Page 240: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

5. Dựa vào tính chất rối nhiễu tâm lí của trẻ,dự kiến những tư vấn hoặc can thiệp cần thiết về mặttâm lí - sư phạm dành cho trẻ tại lớp mẫu giáo.

6. Dự kiến những tư vấn hoặc can thiệp cầnthiết về mặt tâm lí - sư phạm dành cho trẻ và gia đìnhcủa trẻ ở nhà.

7. Nếu có điều kiện, thử áp dụng những tưvấn và can thiệp này với trẻ và gia đình và rút ra nhữngnhận xét cần thiết trong quá trình chữa trị.

Created by AM Word2CHM

Page 241: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON

Tâm bệnh trẻ em là một lĩnh vực rất phức tạp,bị chi phối bởi nhiều yếu tố, nhiều nguyên nhân khácnhau, có những nguyên nhân đến nay vẫn chưa rõ. Đểphòng ngừa tâm bệnh lí trẻ em xuất hiện, cần biết đếnmột số yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn tâm lí ở trẻ em.Với nhà chuyên môn, nắm bắt được các yếu tố này còngiúp cho việc chẩn đoán và chữa trị. Nội dung về chữatrị không đi vào các kĩ thuật chữa trị rất đa dạng, phongphú hiện nay, mà nói đến quy trình, cách thức chữa trịsử dụng trong thực tiễn.

1. Phòng ngừa rối loạn tâm lí ở trẻ em tuổi mầm non 2. Chữa trị rối loạn tâm lí ở trẻ em 3. Một số cách xử lí rối nhiễu tâm lí ở trẻ em tuổi mầmnon dùng cho giáo viên mầm non CÂU HỎI ÔN TẬP

Created by AM Word2CHM

Chương 3. PHÒNG NGỪA VÀ CHỮA TRỊRỐI LOẠN TÂM LÍ CHO TRẺ EM TUỔI MẦMNON

Page 242: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON à Chương 3. PHÒNG NGỪA VÀ CHỮATRỊ RỐI LOẠN TÂM LÍ CHO TRẺ EM TUỔI MẦM NON

Để có thể phòng ngừa xuất hiện ở trẻ em cácrối loạn tâm lí, trước hết cần phải biết một số yếu tốnguy cơ dẫn đến rối loạn tâm lí ở trẻ.

1.1. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạntâm lí ở trẻ em

Gọi là những yếu tố nguy cơ tất cả những điềukiện, yếu tố có ở trẻ hoặc ở môi trường sống đưa đếnnguy cơ mắc bệnh về tâm trí cao. Tóm tắt những yếu tốnguy cơ đó là:

- Về phía trẻ: tình trạng non nớt, chưa thànhthục, sớm phải chịu đựng những khổ tâm, đẻ non,sinh đôi, có bệnh về cơ thể sớm, chia li sớm, bệnh cơthể mãn tính...

- Về phía gia đình: chia li với cha mẹ, cha mẹli hôn, gia đình thường xuyên bất hòa, cha mẹ nghiệnrượu, cha mẹ có bệnh mãn tính, chỉ có một cha hoặcmẹ, cha mẹ chết...

1. Phòng ngừa rối loạn tâm lí ở trẻ emtuổi mầm non

Page 243: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

- Về xã hội: sự khốn khó về kinh tế - xã hội,hoàn cảnh di cư...

Những yếu tố trên có thể không độc lập màkết hợp lại với nhau và gây hậu quả mạnh hơn. Ví dụ,sự khốn khó về kinh tế - xã hội đi kèm với chưa thànhthục dễ làm trẻ mắc bệnh tâm trí hơn là chỉ một yếu tố.

Tuy nhiên, bản chất của những yếu tố, tìnhhuống gây ra bệnh là khác nhau. Có thể phân biệt:

- Những yếu tố cục bộ và có thể chỉnh sửađược như nằm viện, chia li với cha mẹ, cha mẹ chết,có thêm em bé, chuyển chỗ ở sang một nơi hoàn toànxa lạ...

- Những tình huống mãn tính và kéo dài nhưthiếu thốn về kinh tế - xã hội, không khí gia đình khônglành mạnh, tình trạng chưa thành thục, bất thườnghoặc có bệnh về cơ thể...

Tuy vậy, phần nhiều các nghiên cứu xác địnhhậu quả của những yếu tố nguy cơ là nghiên cứu quátrình phát triển đã qua. Trong khi đó những nghiên cứudự đoán trước hậu quả của các yếu tố nguy cơ lạikhông cho kết quả như mong muốn. S. Escalona khi

Page 244: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

nghiên cứu về ảnh hưởng của hoàn cảnh kinh tế - xãhội đối với sự hình thành tình trạng bệnh tâm lí đã nói:Không có bất cứ một yếu tố đặc biệt nào có thể nóitrước được tình trạng tâm bệnh về sau. Nhìn chung,sinh ra và được nuôi dưỡng trong hoàn cảnh khốncùng đe dọa sự phát triển bình thường. Tuy nhiên,không thể tranh cãi được là phải để lại hai vấn đềquan trọng. Thứ nhất là, tuyên bố là có tính thống kêmà không phải là từng cá nhân. Không thể nói trướccái gì sẽ bị rối loạn hoặc được miễn trừ, cái gì ít đặctrưng hơn hoặc nói trước được về tính trầm trọng củabệnh. Thứ hai, người ta không biết ở tuổi nào và ở giaiđoạn nào sự nghèo khổ có ảnh hưởng đến hoạt độngtâm tư của trẻ.

Như vậy, không thể quy kết rằng tất cả nhữngtrẻ em được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nghèokhó, khốn cùng đều sẽ rối loạn, có bệnh về tâm lí. Hơnnữa, với trẻ nhỏ không nên nói trước về những khôngthích ứng về sau.

Như vậy, có thể nói rằng rất cần phải nghiêncứu những yếu tố nguy cơ bởi cần làm rõ những yếutố, nhất là yếu tố tâm lí xã hội, là nguyên nhân củanhững đau khổ, bất thường về tâm lí. Tuy nhiên, không

Page 245: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

thể tiên lượng một cách chủ quan, tùy tiện về ảnhhưởng của yếu tố nguy cơ đối với một đứa trẻ. Ngoàivấn đề về ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ còn phảitính đến những vấn đề về khả năng đối mặt với hoàncảnh, sức chịu đựng và tính dễ bị tổn thương, vị trí củatrẻ trong gia đình...

Không đi sâu vào các yếu tố nguy cơ về mặtsinh lí, sau đây đề cập đến một số yếu tố nguy cơ đếntừ môi trường sống, đặc biệt là từ môi trường gần gũinhất với trẻ là gia đình, có thể dẫn đến rối loạn tâm lí ởtrẻ em.

Vị trí của trẻ em trong gia đình

Đây là một vấn đề khá phức tạp, liên quanđến cha mẹ và ảnh hưởng của họ đối với con cái.

Là con, đứa trẻ ngay từ khi chưa sinh ra chođến lúc ra đời chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nhữngnhu cầu, mong muốn, ước mơ... của mẹ, của cha vàcủa cả cha và mẹ. Mong muốn về đứa con mình sẽ cócủa cha mẹ bị chi phối bởi nhiều yếu tố đôi khi họkhông thực sự nhận thức rõ: muốn có đối tượng đểthương yêu muốn duy trì nòi giống, chứng tỏ khả năngsinh đẻ, khẳng định vị thế của người lớn, muốn được

Page 246: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

vây quanh, muốn có con trai, muốn có con gái, muốncó con với một người xác định, được làm cái mà chamẹ muốn, là cách chữa trị một bất hòa của cha mẹ, đểthay thế một đứa con đã mất... Tùy vào mong muốnnày mà vị trí của trẻ trong gia đình sẽ như thế nào. Bảnthân đứa trẻ, dù là vô thức hay có ý thức, với khả năngtâm lí của mình phải khuôn mình vào để đáp ứngnhững mong muốn này của cha mẹ. Đứa trẻ phải tìmchỗ của mình trong tâm lí của cha, của mẹ và của cặpcha mẹ và đồng thời của cả gia đình nó. Nếu đứa trẻkhông giống với đứa con mong ước mà cha mẹ lạikhông thể điều chỉnh để thích ứng, để thừa nhận nó thìcó thể trở thành một trong những nguyên nhân làmcho phát triển tâm lí của trẻ thiếu hài hòa hoặc rối loạn.

Chức năng làm cha mẹ rất phức tạp, sự biểuhiện của nó rất đa dạng. Cha mẹ sinh ra trẻ, nuôidưỡng trẻ thành người và truyền cho trẻ những đặctrưng, bản sắc của gia đình, dòng họ, dân tộc...Ởnhững hoàn cảnh khác nhau, nền văn hóa khác nhau,các chức năng cơ bản của cha mẹ không phải lúc nàocũng luôn đi cùng nhau. Trường hợp con nuôi thì chamẹ không phải là người sinh ra, cha mẹ đẻ lại khôngnuôi dưỡng trẻ và không thực hiện chức năng cha

Page 247: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

mẹ... Làm cha mẹ không hề dễ dàng, những khó khănkhi thực hiện chức năng làm cha mẹ cũng là cái tạo ratính phức tạp của nó. Và có thể khẳng định rằng: giađình giữ hai trò cơ bản đối nới sự phát triển bìnhthường cũng như với việc xuất hiện những yếu tố tâmbệnh lí ở trẻ.

Thiếu hụt tình cảm

Thiếu hụt tình cảm ở trẻ em đã được nhiềunghiên cứu minh chứng cho tầm quan trọng của vấnđề này đối với sự phát triển tâm lí không bình thường ởtrẻ. Ngày nay, vấn đề trẻ thiếu hụt tình cảm của mẹ rấtđược quan tâm và giữ vị trí ưu tiên hàng đầu.

Thiếu hụt tình cảm có nhiều loại, khác nhauvề bản chất lẫn hình thức. Có thể nói đến ba loại sau:

- Không đủ quan hệ tương tác mẹ - con dovắng mẹ hoặc người thay thế mẹ.

- Gián đoạn quan hệ mẹ - con do nguyênnhân chia li.

- Bất thường về phía người mẹ (mẹ lẫn lộn,rối loạn, không có khả năng...).

Page 248: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Thiếu hụt về tình cảm đưa đến những hậuquả khác nhau tùy theo bản chất của thiếu hụt (khôngđủ, bất thường hoặc gián đoạn) và theo thời gian kéodài, theo tuổi của trẻ, theo chất lượng của chức nănglàm mẹ. Những khác biệt này tạo nên sự khác nhau vềkiểu loại phát triển của trẻ.

Thiếu hụt do không đủ quan hệ tương tác mẹ- con: trẻ cô đơn

Spitz đã so sánh sự phát triển tâm lí - tìnhcảm của hai loại trẻ: một loại là trẻ có mẹ tội phạm bịgiam giữ, trẻ được mẹ chăm sóc; những đứa kia là ởtrong trại mồ côi, được chăm sóc tốt về vệ sinh ănuống nhưng thiếu sự tiếp xúc của con người phần lớnthời gian trong ngày. Phản ứng quan sát được ở loạitrẻ thứ hai khác hẳn ở loại trẻ thứ nhất. Phản ứng kiểunày chỉ xuất hiện ở loại trẻ thứ nhất sau khi bị chia livới mẹ.

Spitz đã mô tả ba pha phản ứng: pha khóc vôcớ; pha gào rú rên rỉ, mất trọng lượng và dừng pháttriển; pha thu mình và từ chối tiếp xúc, dẫn đến nhữngbiểu hiện trầm cảm vắng mẹ.

Những nghiên cứu về trẻ nhỏ hiện nay càng

Page 249: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

khẳng định sự nguy hiểm của thiếu hụt về tình cảm vớimẹ và cố gắng tạo thuận lợi cho trẻ tiếp xúc với mẹ, kểcả khi trẻ bị bệnh phải nằm viện dài ngày. Bệnh nằmviện (hospitalisme) đã được giảm đi đáng kể.

Ngày nay lại có những gia đình không quantâm đầy đủ, cẩu thả trong quan hệ với trẻ, dẫn tới trẻ côđơn trong gia đình mà đôi khi một thời gian dài khôngđược phát hiện.

Ngoài ra, có thể gặp ở một số bệnh viện hoặcở gia đình những trường hợp trẻ thiếu hụt tình cảmmột phần, mắc bệnh nằm viện một phần, cô đơn mộtphần. Trẻ nhỏ này, từ khoảng 5 - 6 tháng đến 2 - 3 tuổi,được G. Appel miêu tả năm 1982 - 1983, biểu hiệnmột tổng thể các triệu chứng:

- Rối loạn kiểu tâm thể và/hoặc nhiễm khuẩn:viêm tai, viêm mũi họng, cúm, nôn trớ. Đôi khi quansát thấy chậm phát triển về chiều cao - cân nặng.

- Trương lực của trẻ đặc biệt với kiểu cơ thểchia tách, tăng trương lực ở nửa trên, giảm trương lựcở nửa dưới. Các chi trên ở tình trạng duỗi cơ, tay nắmchặt (thường là ngón cái ở phía trong nắm tay, dấuhiệu rất đặc trưng của tình trạng thiếu kích thích về

Page 250: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

cầm nắm, chơi với các đồ vật). Các chi dưới giảmtrương lực, quay ra ngoài, đôi khi duỗi ra; thiếu vậnđộng đạp, rất đặc trưng cho trẻ ở tuổi này khi chơi.

- Trẻ mút tay trong một thời gian dài.

- Nhìn chập chờn và khó khăn khi phải tậptrung vào giao tiếp với người lớn.

- Dễ dàng bề ngoài trong tiếp xúc, thích đượcngười lớn bế, ôm nhưng quan hệ lại có tính dửngdưng, không do dự ngập ngừng trước người lạ.

- Sau vẻ bề ngoài dễ dàng tiếp xúc, thấy có sựthụ động, chịu đựng tương tác. Ngoài vẻ cởi mở, đứatrẻ không tích cực trong trao đổi qua lại với người khácít có hoặc không có biểu hiện khám phá khuôn mặtcủa người lớn như ở trẻ hài nhi bình thường. Khôngchịu được hẫng hụt, trẻ có thể trở nên thất thường cáukỉnh.

- Nếu như phát triển vận động (ngồi, bò, đi)nhìn chung là bình thường thì phát triển về xã hội gầnnhư luôn chậm. Đặc biệt là chậm về ngôn ngữ (giữa 2và 4 tuổi). Tương tác với những đứa trẻ cùng tuổi trongtrò chơi nghèo nàn và dễ có những hành vi hung tính.

Page 251: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Nếu những nguyên nhân của tình trạng thiếuhụt này không được khắc phục thì về sau những trẻnày có thể mất hài hòa trong phát triển nhiều hơn,thậm chí có thể có nhiễu tâm hoặc trầm cảm.

Thiếu hụt tình cảm và cô đơn trong gia đình làmột hình thức ngược đãi trẻ em, đòi hỏi những canthiệp y tế - xã hội thích hợp.

Gián đoạn quan hệ: chia li mẹ - con

Chia li mẹ - con là một sự kiện rất thườnggặp trong cuộc sống hiện nay, mặc dù người ta đã biếtnhững hậu quả đáng tiếc của nó. Bowlby đã mô tả bagiai đoạn phản ứng với chia li ở trẻ là:

- Phản kháng.

- Thất vọng.

- Dửng dưng.

Có thể giải nghĩa 3 giai đoạn này về mặt tâmlí như sau:

- Phản kháng: biểu hiện đau đớn và đau khổdo tình trạng chia li.

- Thất vọng: thể hiện sự thất vọng và tang tóc.

Page 252: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

- Dửng dưng: tâm lí tự vệ và hình dung ra mộthoàn cảnh khác.

Phản ứng này đặc biệt mạnh ở trẻ từ 5 thángđến 3 tuổi. Chia li lặp lại cũng rất có hại bởi vì làm trẻnhạy cảm cực độ và lo hãi thường trực, thể hiện bằngsự phụ thuộc thái quá vào môi trường. Ngoài ra,những biểu hiện có liên quan trực tiếp với chia li cũngđược quan sát thấy, chủ yếu khi chia li kéo dài, đó là:

- Dừng phát triển tình cảm và nhận thức, chỉsố phát triển và chỉ số khôn giảm.

- Các rối loạn cơ thể: tăng khả năng nhiễmtrùng, dễ mắc bệnh.

- Các rối loạn tâm thể: chán ăn, đái dầm, rốiloạn giấc ngủ.

- Có triệu chứng trầm cảm.

- Ở trẻ lớn hơn: khó thích ứng với trường học,thường có rối loạn hành vi.

Sự tiến triển tùy thuộc vào độ tuổi lúc có chia livà sự kéo dài của tình trạng chia li.

Page 253: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Thiếu hụ t do bất thường về gia đình

Ngoài hậu quả của thiếu vắng quan hệ hoặcchia li mẹ - con, gần đây các nghiên cứu về những giađình sống trong những điều kiện kinh tế - xã hội khókhăn, những gia đình mắc bệnh về thể chất và tâm trícho thấy tình trạng bất thường của gia đình có ảnhhưởng nhất định đến sự phát triển tâm lí của trẻ.Những trẻ được nuôi dưỡng trong tình trạng nhiềukhốn khó kéo dài có nguy cơ cao về rối loạn tâm lí.

Chân dung của những gia đình này khônggiống nhau nhưng có thể đưa ra một số nét chung.Bao giờ cũng có tình trạng khốn khó kéo dài về điềukiện sống. Không có nghề nghiệp chắc chắn và ổnđịnh. Đời sống trong quá khứ của cha và mẹ phức tạp,có đổ vỡ, đôi khi họ tạm thời sống cùng nhau. Thườngcó nghiện ngập, bạo hành trong các quan hệ củangười lớn. Vị trí của người cha, người mẹ trong giađình không bình thường. Đông con.

Sống trong những gia đình kiểu này trẻ hiếmkhi phát triển bình thường. Thuở nhỏ thường hay cónhững triệu chứng của thiếu hụt một phần. Đôi khi cóbiểu hiện gắn bó mang tính lo âu. Thiếu chăm sóc và

Page 254: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

chậm phát triển thể chất là rõ ràng nhất.

Ở trẻ tuổi mầm non và tuổi đi học, ngôn ngữbị rối loạn và đôi khi có những chậm trễ đáng kể: rốiloạn nói rành mạch, rất nghèo nàn về vốn từ, sai ngữpháp. Luôn có những khó khăn về trí tuệ. phần lớn trẻtrí tuệ ở mức ranh giới chậm hoặc chậm nhẹ (55 < QI< 85) trong khi phát triển ban đầu là bình thường. Theotuổi, những rối loạn hành vi ngày càng thường xuyênhơn, có ức chế và/ hoặc thu mình hoặc có hành vichống đối xã hội. Trẻ luôn thất bại trong học tập.

Loạn tâm trẻ em đặc biệt không xuất hiệntrong số những trẻ này, trái lại bệnh về hành vi, rối loạnloại chuyển sang hành động là thường xuyên. Kiểutriệu chứng này kết hợp với mất hài hòa về nhận thứcgây ra bệnh ranh giới đã trình bày ở cuối chương 2.

Tiến triển trong tương lai có nguy cơ trở thànhtrẻ em hư, có nhân cách bệnh hoạn, không thích ứngxã hội. Nghiên cứu hoàn cảnh sống của những thanhthiếu niên có hành vi lệch chuẩn cho thấy phần lớn cóhoàn cảnh gia đình có vấn đề.

Sự bất thường về gia đình được coi là hìnhthức đặc biệt của ngược đãi trẻ em, cần phải can thiệp

Page 255: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

chữa trị cho trẻ em và can thiệp y tế - xã hội cho giađình. Sự bất thường, bỏ mặc này theo nhiều tác giả cóthể dẫn tới tử vong ở trẻ cao hơn các nguyên nhânkhác.

Stress và chấn thương tâm lí

- Chấn thương tâm lí

Chấn thương tâm lí là trạng thái bàng hoàng,chấn động làm tổn thương lớn tới tâm lí - tình cảm,thường gắn với một sự kiện đặc biệt có thể dẫn đếncái chết hoặc đe dọa về cái chết đối với chủ thể hoặcngười thân.

Những sự kiện gây chấn thương có thể làthảm họa thiên nhiên (động đất, cháy, lụt lội bất ngờ...),thảm họa con người (tai nạn máy bay, tàu hỏa, ô tô),hành động tội phạm (hành động khủng bố, bắt con tin,bắt cóc, xâm hại) hoặc hoàn cảnh chiến tranh. Ở trẻem, những sự kiện gây chấn thương là những sự kiệntrong đó trẻ em chứng kiến những thảm họa đến vớingười thân như bị tai nạn, bị thương nặng, cháy nhà...

Chứng kiến những sự kiện này, trẻ em ngaylập tức có phản ứng, đó là tình trạng strees cao độ. Trẻ

Page 256: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

kích động, rối loạn hoặc sững sờ rất mạnh và thời giansau đó có tình trạng lo lắng nhiều, khó ngủ, có ácmộng, thu mình hoặc kích động. Tình trạng này có thểlà tạm thời (vài ngày cho đến 4 tuần là tối đa) rồi mấtđi, nhưng cũng có thể tồn tại dai dẳng dưới hình thứcstress sau chấn thương.

- Tình trạng stress sau chấn thương ở trẻ em

Tình trạng stress sau chấn thương được tínhtừ những tuần lễ sau chấn thương nặng mà trẻ là nạnnhân hoặc phải chứng kiến. Cần phải đánh giá bảnchất của chấn thương, cường độ và độ dài thời gianbiểu hiện, sự lặp lại tình trạng, tuổi và giới tính của trẻ(trẻ gái biểu hiện nhiều triệu chứng hơn trẻ trai), mứcđộ thành thục tâm lí, chất lượng của các quan hệ giađình, tình trạng kinh tế - xã hội và văn hóa của môitrường sống, phản ứng của từng trẻ hoặc của nhómtrẻ (ví dụ khi cả lớp bị chấn thương do tai nạn ô tô...).

Theo các kết quả khảo sát, tỉ lệ mắc stresssau chấn thương ở trẻ em Mỹ khoảng 1 - 14% và tỉ lệmắc cho đến 18 tuổi khoảng 6%.

Cũng như ở người lớn, tình trạng này có babiểu hiện chính:

Page 257: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

+ Hội chứng nhắc lại.

+ Những biểu hiện tránh né.

+ Những triệu chứng tăng phản ứng của thầnkinh thực vật ở trẻ.

Những rối loạn này kéo dài hơn 1 tháng vàbắt đầu trong vòng 3 tháng sau chấn thương, dẫn đếntình trạng đau khổ tâm lí cản trở khả năng thích ứng.

Hội chứng nhắc lại

Biểu hiện ở trẻ:

Chơi những trò chơi nhắc lại một phần hoàncảnh diễn ra chấn thương (trò chơi ô tô bị tai nạn, tròchơi búp bê...)

+ Vẽ tranh thể hiện lại hoàn cảnh gây chấnthương.

+ Những ác mộng lặp lại hoàn cảnh gây chấnthương.

+ Có phản ứng không phù hợp khi kể chuyệnlại hoàn cảnh gây chấn thương hoặc khi kể chuyệntưởng tượng.

Page 258: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Những b iểu hiện tránh né

+ Từ chối đi một kiểu phương tiện vận tải nàođó.

+ Tránh né con đường hoặc địa điểm giốnghoặc có thể dẫn tới nơi xảy ra chấn thương.

Không chịu bỏ đi những hình ảnh gắn với mộtlo hãi chia li

Tăng phản ứng thần kinh thực vật

+ Khó ngủ, thức dậy giữa đêm.

+ Cáu kỉnh, dễ nổi giận.

+ Khó tập trung làm kết quả học tập kém.

+ Tăng kích động.

+ Phản ứng giật mình thái quá với tiếng ồn,với những kích thích bất ngờ.

Chấn thương tâm lí có thể đến một cách bấtngờ, do những tình huống đột xuất và ảnh hưởng đángkể đến tâm lí của trẻ. Khi trẻ có chấn thương và stresscần tiến hành chữa trị sớm.

1 2. Cách phòng ngừa rối loạn tâm lí ở trẻ

Page 259: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

em tuổi mầm non

Mỗi loại rối loạn tâm lí ở trẻ em có thể donhiều yếu tố khác nhau quy định. Vì vậy một cách cụthể, chi tiết thì mỗi kiểu rối loạn lại có những cáchphòng ngừa riêng. Ở đây đề cập đến một số vấn đềchung của phòng ngừa rối loạn tâm lí cho trẻ, đặc biệtlà trẻ ở tuổi mầm non.

a. Phòng ngừa trong tâm bệnh học trẻ em làgì?

Phòng ngừa trong tâm bệnh học trẻ em đượchiểu là những cách thức mà xã hội, người lớn dùng đểngăn ngừa, chống lại sự xuất hiện và phát triển củanhững bệnh, rối loạn về tâm lí ở trẻ em.

Có ba mức độ phòng ngừa

Mức thứ nhất: giáo dục, thông tin, thu xếp môitrường sống của trẻ em (gia đình nhà trường), tư vấnvề mặt di truyền và dinh dưỡng, cách chăm sóc vệ sinhcơ thể và tâm trí nhằm ngăn cản sự không thích ứngvề mặt tâm lí - xã hội của trẻ và giảm nguy cơ mắcbệnh về tâm trí.

Mức thứ hai: thông qua những chẩn đoán

Page 260: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

sớm và chữa trị các triệu chứng ban đầu, cố gắngtránh sự phát triển bệnh về tâm trí ở trẻ em.

Mức thứ ba: khi tâm bệnh đã phát triển thìngăn cản không cho bệnh nặng lên bằng các cáchchữa trị hiệu quả nhất có thể và không cho bệnh táiphát lại bằng cách theo dõi lâu dài với sự can thiệpcủa các nhà chuyên môn và của gia đình để cố gắngloại trừ những yếu tố làm cho tâm bệnh phát triển.

Như vậy, đây là công việc khá nặng nề vàphức tạp đòi hỏi sự tham gia của nhiều lực lượng, cảvề con người lẫn về phương tiện.

b. Cách phòng ngừa rối loạn tâm lí ở trẻ emtuổi mầm non

Trong khuôn khổ của giáo trình, với trẻ tuổimầm non, có một số cách phòng ngừa rối loạn tâm lísau đây dành cho cha mẹ của trẻ và cho các giáo viênmầm non:

Cách phòng ngừa dành cho cha mẹ của trẻ

Như đã nói ở trên, gia đình giữ vai trò cơ bảnđối với sự phát triển bình thường hay bệnh lí của trẻem. Vì vậy, phòng ngừa từ gia đình là rất quan trọng.

Page 261: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Cha mẹ có thể sử dụng một số cách sau để phòngtránh sự xuất hiện và phát triển rối loạn tâm lí của conem mình:

- Nâng cao hiểu biết về tâm bệnh trẻ em bằngcách tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến rối nhiễutâm lí ở trẻ em trên các tài liệu chuyên môn hoặc thôngqua các phương tiện thông tin đại chúng như sách,báo, đài truyền hình, internet.

- Người mẹ ngay khi biết mình có thai cần cóchế độ dinh dưỡng phù hợp để thuận lợi cho sự pháttriển bình thường về mặt thể chất của thai nhi, tránh sửdụng thuốc bừa bãi, tránh dùng các chất có thể ảnhhưởng đến thai nhi. Nên đến các cơ sở chuyên mônđể xin tư vấn nếu thấy có vấn đề về thể chất, gây lo ngạivề tình trạng phát triển bình thường của trẻ.

- Tránh những buồn khổ, lo âu, căng thẳngthái quá và kéo dài khi đang mang thai.

- Có thái độ sẵn sàng đón nhận trẻ ngay từkhi trẻ chưa chào đời và nhất là khi trẻ ra đời, thậm chícả khi bé không như gia đình mong đợi về tình trạngsức khỏe cũng như về hình dáng bên ngoài.

Page 262: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

- Khi trẻ ra đời, cha mẹ và gia đình tạo điềukiện thuận lợi nhất có thể về mặt vật chất và môitrường sống cho trẻ. Đặc biệt quan trọng là người mẹphải quan tâm đến con, yêu thương gắn bó và hết lòngvì con.

- Thiết lập quan hệ tình cảm tốt giữa cha mẹvà bé. Cả cha và mẹ cùng yêu thương, chăm sóc bé.Tính chất của quan hệ giữa cha mẹ và bé ngay từ khitrẻ còn rất nhỏ đã có thể ảnh hưởng đến sự phát triểntâm lí bình thường hay không bình thường của trẻ.Những đứa trẻ bị bỏ rơi, bị hành hạ không thể có đượcsự phát triển bình thường.

- Tránh xung đột lâu dài giữa cha và mẹ. Tạocho trẻ môi trường tâm lí - tình cảm hài hòa.

- Trong chăm sóc và giáo dục trẻ cha mẹ cầntránh thái độ độc đoán, chuyên quyền một cách cựcđoan. Phải biết quan sát và lắng nghe các diễn biến,bộc lộ tâm lí của trẻ. Cố gắng thu xếp thời gian và côngviệc để chăm sóc trẻ, chơi với con, trò chuyện, chia sẻcùng con.

- Cha mẹ cần nhận biết sớm những bấtthường trong tính cách và hành vi của con mình và kịp

Page 263: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

thời đưa trẻ đến các cơ sở chuyên môn để có nhữngtư vấn và chữa trị thích hợp. Nên thường xuyên trao đổivới các giáo viên dạy trẻ để nắm bắt thêm về tình hìnhcủa con ở trường.

- Khi nhà chuyên môn xác định trẻ có biểuhiện rối loạn tâm lí, cha mẹ cần có thái độ bình tĩnh,kiên trì và kết hợp tốt với nhà chuyên môn để hiệu quảcan thiệp, chữa trị cho trẻ cao.

Cách phòng ngừa dành cho giáo niên

Các giáo viên mầm non là những nhà giáodục tiếp xúc sớm nhất với trẻ sau gia đình của bé.Hiểu biết và ứng xử của giáo viên mầm non có ý nghĩalớn đối với việc phát hiện và tư vấn cho cha mẹ cáchứng xử cần thiết khi giáo viên nhận thấy trẻ có biểuhiện bất thường về tâm lí để có thể cùng với gia đìnhphòng ngừa rối loạn tâm lí ở trẻ phát triển. Có thể nóivới giáo viên mầm non phát hiện sớm những rối loạntâm lí ở trẻ là một cách phòng ngừa. Để làm được việcnày, giáo viên mầm non cần phải có kiến thức về tâmbệnh trẻ em và thực hiện những cách sau để phát hiệnrối loạn tâm lí ở trẻ:

- Quan sát trẻ trong các hoạt động hàng ngày

Page 264: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

ở trường mầm non, chú ý đến đặc điểm hành vi vàcảm xúc của trẻ.

Đặc điểm tâm lí của trẻ được thể hiện trongcác hoạt động của các em. Người giáo viên quan tâmđến hành vi của trẻ sẽ nhận ra đặc điểm biểu hiện đờisống tâm lí bình thường hay không của trẻ. Một đứa trẻcó rối nhiễu tâm lí chắc chắn có những hành vi triệuchứng. Quan sát để nhận biết những hành vi này trongcác hoạt động và sinh hoạt ở lớp mẫu giáo sẽ pháthiện được những bất thường của trẻ.

- So sánh các hành vi, biểu hiện cảm xúc giữatrẻ này và trẻ khác cùng độ tuổi.

Những trẻ em cùng độ tuổi có những đặcđiểm chung của lứa tuổi. Những trẻ có bất thường vềtâm lí sẽ có những biểu hiện bất thường, đặc biệt vềnhận thức, tình cảm, giao tiếp... so với những trẻ kháccùng độ tuổi. Cần phân biệt những nét riêng của từngtrẻ tạo nên bản sắc cá nhân và những cái không bìnhthường. Nếu có kiến thức về tâm lí học trẻ em và tâmbệnh học, người giáo viên sẽ phân biệt được nhữngkhác biệt này.

Phát hiện kịp thời, từ đó có ứng xử thích hợp

Page 265: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

tức là giáo viên đã góp phần ngăn ngừa rối loạn tâm líở trẻ phát triển.

Created by AM Word2CHM

Page 266: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON à Chương 3. PHÒNG NGỪA VÀ CHỮATRỊ RỐI LOẠN TÂM LÍ CHO TRẺ EM TUỔI MẦM NON

Chữa trị rối loạn tâm lí cho trẻ em có nhiềucách, nhiều kĩ thuật. Những vấn đề được đề cập sauđây nêu lên quan điểm chữa trị, quy trình chữa trị vàcác cách chữa trị chính được dùng trong tâm bệnh họctrẻ em hiện nay và đưa ra một số cách xử lí rối loạntâm lí cho trẻ tuổi mầm non dành cho giáo viên.

2.1. Chữa trị rối loạn tâm lí trẻ em cần kếthợp tới lĩnh vực nhi khoa, thai nhi và người mẹ

Chữa trị tâm bệnh cho trẻ em cần phải kếthợp với những cơ sở chữa trị về bệnh cơ thể. Điều nàycó hai lợi ích: một mặt là tính đến những tương tác vềtâm lí - cơ thể trong những rối nhiễu tâm lí hoặc trongtiến triển của bệnh; mặt khác làm những hiểu biết vềmột số bệnh và tác động của nó đến sự phát triển củatrẻ em được sâu sắc hơn.

Về nhi khoa chung, các nhà tâm bệnh khởixướng việc kết hợp chữa trị tâm bệnh với nhi khoa từ

2. Chữa trị rối loạn tâm lí ở trẻ em

Page 267: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

những năm 80, chú ý đến cả phần tâm lí và phần thểchất để việc chữa trị có hiệu quả. Can thiệp của nhàtâm bệnh trẻ em trước hết là ở những trường hợp màcác nhà nhi khoa gặp khó khăn không chữa trị được.Về sau, khi nhận thấy có thể có yếu tố về tâm bệnh lítrong các trường hợp đến chưa trị, ví dụ rối loạn hànhvi ăn uống, ngủ..., các bác sĩ nhi khoa mời các nhà tâmbệnh trẻ em đến chữa cùng.

Về nhi khoa chuyên biệt, những tiến bộ trongnhi khoa ngày nay dần dần cho thấy trong cuộc sốngvà trong chữa trị cho trẻ em, sự cân bằng về tâm lí cóảnh hưởng rất quan trọng đến những khả năng pháttriển của trẻ. Ở những trung tâm chuyên biệt (nghiêncứu ung thư trẻ em, miễn dịch học, ghép cơ quan, hồisức thai nhi và trẻ em...), sự can thiệp của các nhà tâmlí, nhà tâm bệnh, nhà phân tâm là tất yếu trong chiếnlược chữa trị đồng bộ.

Luôn quan tâm đến việc tìm ra ngọn nguồncủa những rối nhiễu, các nhóm tâm bệnh trẻ emthường có can thiệp trong các trung tâm đề người mẹvà thai nhi để xác định những tình huống nguy cơ (mẹvị thành niên, có bệnh tâm lí xã hội, mẹ có thiếu hụthoặc bị ruồng bỏ...), những tình trạng bệnh lí của mẹ

Page 268: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

(trầm cảm khi mang thai, bệnh tâm lí...). Ngay khi embé được sinh ra nhà tâm bệnh trẻ em đã có thể canthiệp để đánh giá chất lượng của những tương tácsớm và những nguy cơ đau khổ tiềm ẩn đối với cả mẹvà bé.

2.2. Quy trình chữa trị tâm bệnh trẻ em

Chữa trị trong tâm bệnh trẻ em là một côngviệc khó khăn, đòi hỏi chuyên môn, kinh nghiệm và sựphối hợp giữa nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên gia. Quytrình chữa trị có hai giai đoạn chính:

a. Tiếp nhận trẻ nghi có rối loạn tâm lí

Giai đoạn này có những công việc sau:

- Gặp gỡ, trò chuyện, trao đổi ban đầu với chamẹ và với trẻ

Mục đích của công việc này là để thu thậpnhững thông tin cần thiết thông qua tạo dựng quan hệtin tưởng, cởi mở với gia đình và với trẻ cũng như quaquan sát trực tiếp quan hệ giữa cha mẹ và trẻ. Từ đóbước đầu nhận diện một số yếu tố dữ kiện khôngđược nói ra như là những xung đột và mức độ khổtâm.

Page 269: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Từ những thông tin có được ở bước đầu này,nhà chuyên môn vạch ra các công việc, các thông tincần phải tiếp tục thu thập trong thời gian dài tiếp theo.

- Tiếp tục thu thập các thông tin, các dữ kiệncần thiết để định hướng cho chữa trị như nghiên cứutiền sử của trẻ, tìm hiểu lịch sử gia đình, môi trườnggia đình, cách thức quan hệ của cha mẹ với, cha mẹvới con, nghề nghiệp cha mẹ và tình trạng đời sốnggia đình.

Những nhận định ban đầu của nhà chuyênmôn về kiểu rối loạn, về mức độ của nó ở trẻ được đưara và những biện pháp chỉnh trị đầu tiên cũng được tưvấn cho cha mẹ.

Đối với trẻ nhỏ, phần lớn cha mẹ không nhậnra được con mình lại có thể có rối loạn tâm lí vàthường không theo những chữa trị về tâm lí. Vì vậy, nếunhư người bác sĩ nhi khoa có kiến thức về rối loạn tâmlí của trẻ thì sẽ rất có lợi cho việc chữa trị kịp thời.

- Đánh giá và xác định tình trạng của trẻ: đánhgiá tình trạng của trẻ về các mặt bằng những đánh giávề y khoa, về tâm vận động, về phát âm, chú trọng đếnphương pháp đo lường về tâm lí và các phương pháp

Page 270: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

phóng chiếu tâm lí để xác định tình trạng rối nhiễu.

- Đưa ra cách chữa trị: Đề xuất cách chữa trịkhông chỉ cần tính đến tình trạng của trẻ mà còn cầntính đến cả khả năng gia đình chấp nhận và sử dụngcác chăm chữa này.

b. Chữa trị rối loạn tâm lí của trẻ

Gồm các công việc:

- Lập kế hoạch chữa trị: Ngay từ khi 2 - 3 tuổitrẻ đã có biểu hiện hợp tác hay không trong các buổichữa trị. Thường gặp ở trẻ nhỏ tình trạng lạ, quá chú ýđến người chữa trị và có thái độ tự vệ. Phải tùy thuộcvào tình trạng của trẻ để lập kế hoạch về thời gian vàvề các lĩnh vực chữa trị. Có thể chữa trị cùng một lúcmột số lĩnh vực như tâm vận động, trị liệu tâm lí haykhông thể đều phải được lên kế hoạch cẩn thận. Tránhđể cho cha mẹ và trẻ phải di chuyển nhiều trong khichữa trị.

- Chữa trị: Sử dụng các cách thức và kĩ thuậtchữa trị cần thiết đã dự kiến và đã lên kế hoạch trên cơsở những thông tin, hiểu biết cần thiết về trẻ và giađình mà nhà chữa trị đã thu thập được.

Page 271: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Sau đây đề cập đến một số cách chữa trị cơbản.

2.3. Các cách chữa trị rối loạn tâm lí trẻ em

a. Chữa trị hệ thống

Theo quan điểm hệ thống, trẻ rối nhiễu là dohậu quả của kiểu giao tiếp bệnh lí của gia đình. Cáchchữa trị này hướng đến gia đình và những điều kiệnmà trong đó các quan hệ gia đình diễn ra. Chữa trịdiễn ra trong thời gian không quá dài và có một quytrình chặt chẽ.

b. Chữa trị nhận thực hành vi

Hiện nay, những chữa trị kết hợp về nhậnthức và hành vi hay được sử dụng. Chữa trị hành vidựa trên cơ sở phân tích chính xác các hành vi để xácđịnh những yếu tố khác nhau của phản ứng cũng nhưhoàn cảnh và hậu quả của các phản ứng đó. Đượcthực hiện dựa trên nguyên tắc điều kiện hóa và học tậpnhằm mục đích thay đổi những hành vi không thíchhợp. Trị liệu hành vi dựa vào lí thuyết học tập, cho rằnghành vi có được bởi những thể thức điều kiện hóakhác nhau. Có nhiều kĩ thuật khác nhau: ức chế tương

Page 272: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

hỗ, gợi lo âu, điều kiện hóa có hiệu lực...

Thoạt đầu được dùng cho người lớn mắcnhiễu tâm, rồi loạn tâm, rồi sau được áp dụng vào trẻem. Mới đây những chữa trị về hành vi còn ứng dụngcho trẻ có rối loạn phát triển lan tỏa và chậm trí tuệ.Phương pháp mà Lovass nêu ra tìm cách dạy cho trẻem học bằng cách tập trung vào một số kĩ năng bàntay (chăm chú, bắt chước, phát triển ngôn ngữ tiếpnhận và thể hiện, những kĩ năng bàn tay, kĩ năng tựchủ) bằng kĩ thuật thử phân biệt lặp lại. Phương phápTEACCH (Chữa trị và giáo dục trẻ tự kỉ và trẻ khuyết tậtbằng giao tiếp chậm lại) được sử dụng rộng rãi trongcác nước nói tiếng Anh cũng bắt đầu được sử dụng ởmột vài nhóm chữa trị ở Pháp...

Chữa trị về nhận thức cũng nghiên cứu hànhvi và các triệu chứng. Tuy nhiên, trái với tiếp cận vềhành vi, những kĩ thuật chữa trị về nhận thức không bỏqua kinh nghiệm nội tâm. Lí thuyết nhận thức giả địnhrằng chủ thể thể hiện những sơ cấu nhận thức khôngý thức, ấn định ảnh hưởng tiêu cực đến những đánhgiá của chủ thể về mình. Dựa theo những triệu chứngmà chủ thể có, theo một chương trình làm cho ngườibệnh suy nghĩ dựa theo động cơ chi tiết của hành vi,

Page 273: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

tháo bỏ những mạch nhớ vô thức và tạo ra nhữngphương tiện có tính biểu tượng giúp cho việc hiểu vàphát triển. Những kĩ thuật chữa trị này đặc biệt đượcdùng cho trầm cảm, rối loạn lo âu và rối loạn ám ảnh -cưỡng bức.

c Chữa trị phân tích tâm lí

Cách chữa trị này dựa theo lí thuyết phân tâm,có nhiều cách:

- Phân tích tâm lí trẻ em trực tiếp.

- Trị liệu tâm lí đồng thời cho cha mẹ và chotrẻ.

- Tri liệu tâm lí theo nhóm trẻ.

- Kịch tâm lí.

- Trị liệu tâm lí gia đình.

d. Giáo dục lại

Giáo dục lại (ré-éducation) ở đây là những tácđộng giáo dục chuyên biệt dùng cho trẻ em có rối loạn,bất thường trong phát triển nhằm lấy lại sự cân bằng,hài hòa trong phát triển cho các em.

Page 274: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Nhân cách của nhà giáo dục lại, khả năngthích ứng với đứa trẻ khác nhau, sự đồng cảm, nhiệttình nâng đỡ của nhà giáo dục lại giữ một vai trò cănbản. Chữa trị bằng giáo dục lại sẽ không có kết quảtrong bầu không khí đối lập, bắt buộc hoặc lạnh lùng.Thời gian chữa trị bằng giáo dục lại phải đều đặn, liêntục, có thể kéo dài vài tháng, một năm học hoặc hơn.Khi có những rối loạn công cụ nghiêm trọng thì có thểkéo dài hơn nữa. Trong tâm bệnh trẻ em có nhữnggiáo dục lại thường được sử dụng sau:

+ Giáo dục lại về chỉnh âm

Là giáo dục lại những rối loạn về ngôn ngữnói, từ những rối loạn ngôn ngữ nói rành mạch chođến chậm nặng về ngôn ngữ làm cho câm không điếc,giáo dục lại về đọc và/hoặc chính tả. Mục đích củanhững kĩ thuật khác nhau này là thiết lập liên hệ giữahệ thống giao tiếp yếu với một hệ thống biểu hiện thaythế một cách tạm thời về cử chỉ và cảm giác: cử chỉ, trigiác xúc giác, phối hợp về ngữ âm (phonémique)...

Những rối loạn khác về phát triển nhận thứcsau đây cũng có thể dùng kĩ thuật chữa trị chỉnh âm:rối loạn tính toán và rối loạn việc học toán, rối loạn chú

Page 275: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

ý và/hoặc rối loạn trí nhớ làm việc, khó khăn về địnhhướng thị giác về không gian.

+ Giáo dục lại về tâm vận động

Nhằm thay đổi chức năng trương lực tĩnh vàđộng giúp trẻ tổ chức tốt hơn hành vi cử chỉ trongkhông gian và thời gian. Những giáo dục lại này dùnghoặc là những kĩ thuật mềm dẻo (chơi bóng, chơinước,...) hoặc là những kĩ thuật có quy tắc hơn với cácbài tập về cử động được quy định.

Dù là kĩ thuật nào thì việc dùng những nhịp(rythmes) để tích hợp trình tự thời gian cần thiết với tấtcả cử chỉ cũng như tham chiếu với sơ đồ cơ thể để tíchhợp trình tự không gian.

Chữa trị tâm vận động được sử dụng nhiều ởtrẻ nhỏ, nhất là trước khi xuất hiện ngôn ngữ. Phạm vidùng khá rộng và không theo hệ thống quy tắc chặtchẽ như những giáo dục lại về chỉnh âm. Chúng đượcchỉ định dùng trong những rối loạn về tâm vận động(loạn dùng động tác, rối loạn phối hợp vận động, tic)nhưng cũng cả với bất ổn định xúc cảm và háu động,co thắt, run cảm xúc, nói lắp, một số tật lác mắt. Ngườita đôi khi cũng dùng giáo dục lại về tâm vận động kèm

Page 276: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

với giáo dục lại về chỉnh âm trong những chậm vềngôn ngữ, đặc biệt là khi đi kèm với rối loạn tổ chức vềkhông gian - thời gian. Cuối cùng, giáo dục lại về tâmvận động dùng để giáo dục lại theo nhóm nhỏ (3 - 4trẻ), chủ yếu dành cho trẻ nhỏ (đến 4 - 5 tuổi).

+ Giáo dục lại về tâm lí sư phạm

Gồm một nhóm cách chữa trị (sư phạm vềquan hệ, sư phạm chữa trị, tâm lí sư phạm...) có mụcđích hàn gắn lại những lỗ hổng nhờ việc học bìnhthường ở trường với việc sắp xếp lại quan hệ của trẻvà đưa ra những bài tập sư phạm thích hợp. Giáo dụclại về tâm lí sư phạm dành cho trẻ có khó khăn về họcđọc hoặc học viết, về phát âm, khó nắm bắt các kháiniệm toán học, cuối cùng và chủ yếu là trẻ không họcđược. Cùng với thất bại ở trường người ta thường pháthiện ra nhiều khiếm khuyết về các mức độ nhận biếtkhác nhau, đi kèm với những khó khăn về tâm lí màthất bại này làm tăng nặng (phản ứng chối từ, thái độchán nản ủ rũ và thất vọng...).

Chữa trị sư phạm được dựa trên những traođổi (trò chơi đóng vai) với những cách làm hấp dẫn thuhút cùng với nhiều hỗ trợ cụ thể (hình ảnh, đồ vật, các

Page 277: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

trò chơi mang tính xã hội khác nhau).

e. Chữa trị bằng thuốc

Chữa trị bằng thuốc những rối loạn tâm lí củatrẻ em nói chung là không tốt. Việc dùng thuốc cho trẻphải rất thận trọng và nếu buộc phải dùng thì chỉ trongmột thời gian ngắn.

Với tất cả các cách trên, dù là sử dụng cáchchữa trị nào thì gia đình luôn giữ vai trò quan trọngtrong chữa trị tâm bệnh trẻ em. Tuy nhiên, tùy theo tuổimà thể thức tham gia của gia đình khác nhau. Với trẻnhỏ, bao giờ cũng cần có mặt cha mẹ, nhất là mẹ,trong khi chữa trị. Sau 2 - 3 tuổi, có thể chữa ta khôngcần sự có mặt của cha mẹ nhưng phải làm cho trẻchấp nhận điều này.

Chứng kiến quá trình chữa trị cho con có thểcha mẹ sẽ có thái độ không thích hợp, nhà chữa trịphải lường trước điều đó để có cách điều chỉnh thíchhợp.

Created by AM Word2CHM

Page 278: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON à Chương 3. PHÒNG NGỪA VÀ CHỮATRỊ RỐI LOẠN TÂM LÍ CHO TRẺ EM TUỔI MẦM NON

Chữa trị rối nhiễu tâm lí trẻ em là công việcphức tạp, đòi hỏi có chuyên môn, được đào tạo và phảiphối hợp chữa trị trên nhiều lĩnh vực. Nếu là nhà tâmbệnh trẻ em, tùy theo từng loại rối loạn, tùy theo kếtquả nghiên cứu về nguyên nhân gây rối loạn, nhà tâmbệnh sẽ có cách thức chuyên biệt để chữa trị cho trẻ.Tuy nhiên, với trẻ ở lứa tuổi mầm non, kể cả khi đã xácđịnh cháu có rối nhiễu tâm lí, nếu trẻ vẫn đến trườngmẫu giáo, thì giáo viên, mặc dù không phải là nhà tâmbệnh trẻ em, có thể dùng những cách sau đây để xử lí:

- Quan tâm tới trẻ nhiều hơn, chăm sóc, an ủi,động niên trẻ

Nhu cầu tình cảm của trẻ em tuổi mầm nonrất lớn. Nếu thiếu tình cảm trẻ có thể có những bấtthường về nhiều mặt. Khi trẻ có rối loạn tâm lí, ngườilớn nếu thiếu hiểu biết và tình thương dễ khó chịu vìnhững rối loạn của trẻ, từ đó xa lánh hoặc bỏ mặc.Cách xử sự này vô tình làm trầm trọng hơn tình trạng

3. Một số cách xử lí rối nhiễu tâm lí ở trẻem tuổi mầm non dùng cho giáo viênmầm non

Page 279: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

của trẻ. Tạo cho trẻ cảm giác an toàn về tâm lí bằngcách quan tâm tới trẻ nhiều hơn, yêu thương, chămsóc và an ủi động viên trẻ là rất quan trọng, đứa trẻ khicó rối nhiễu tâm lí, nhất là trẻ tự kỉ, trầm cảm, thumình... không thể hiện tình cảm đối với người khác.Người khác, kể cả cha mẹ, thường cảm thấy trẻ khôngcảm nhận được tình cảm, sự quan tâm mà mình dànhcho trẻ. Nhưng không vì vậy mà nản lòng, để mặc trẻ.Với trẻ bình thường, ai yêu nó sẽ yêu lại. Nhưng trẻ córối nhiễu thì chưa chắc đã như vậy. Điều này dễ làmnản lòng người lớn. Biết về trẻ để không nản lòng,luôn yêu thương và quan tâm, an ủi là điều trước tiênngười lớn cần làm để giúp trẻ lấy lại được cân bằngtrong phát triển.

- Tìm những hoạt động phù hợp với trẻ, tạođiều kiện cho trẻ tham gia nào các hoạt động này nếucó thế (tùy theo từng loại và mức độ rối loạn). Đặc biệtchú ý đến vai trò của hoạt động vui chơi.

Tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động và thamgia trò chơi nhìn chung có tác dụng tốt với mọi trẻ em.Tuy nhiên, có những loại rối loạn trẻ không thể thamgia bình thường vào các hoạt động được. Giáo viênphải biết tùy vào đặc điểm từng trẻ để điều tiết về hình

Page 280: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

thức và mức độ tham gia. Cách này đòi hỏi giáo viênphải linh hoạt.

- Sử dụng những hình thức, tốc độ, mức độphù hợp trong giao tiếp, truyền đạt.

Nhìn chung, trẻ có rối loạn tâm lí, kể cả trẻkhông bị ảnh hưởng về trí tuệ, vẫn có những điểmkhác với trẻ bình thường trong giao tiếp, tiếp nhậnthông tin. Việc làm chậm lại, nhắc lại các thông tin cầntruyền đạt tới trẻ nhiều khi cần thiết. Việc lựa chọn phảido giáo viên, với hiểu biết về đặc điểm tâm lí của trẻ,cân nhắc, thử làm, điều chỉnh và thực hiện. Điều nàycũng cần rất nhạy bén và linh hoạt.

- Trao đổi với gia đình của trẻ về tình trạng củacon em họ, qua đó giáo viên hiểu thêm về trẻ.

Việc hiểu biết hai chiều này rất quan trọng. Donhiều cha mẹ chưa có được những hiểu biết cần thiếtvề sự phát triển tâm lí của trẻ em nên nếu giáo viên cónghi ngờ về rối loạn tâm lí ở trẻ nên trao đổi với chamẹ để giúp cha mẹ có cách nhìn nhận đúng đắn vềcon em họ, là cơ sở để họ điều chỉnh thái độ và hànhvi cho phù hợp hơn với trẻ.

Page 281: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Cần hết sức thận trọng khi đưa ra nhận địnhvề rối nhiễu tâm lí ở trẻ. Chỉ khi chắc chắn và phảidùng cách nói tế nhị để cha mẹ không có những phảnứng không mong muốn.

Thông qua trao đổi với gia đình, giáo viêncũng có thêm hiểu biết về trẻ và môi trường sống củacác em. Từ đó có thể điều chỉnh và bổ sung những tácđộng sư phạm dành cho trẻ.

- Tư vấn cho gia đình những thái độ và cáchứng xử phù hợp với trẻ.

Dựa vào đặc điểm tâm lí của trẻ, trên cơ sởnắm bắt được một phần cách suy nghĩ và xử sự củacha mẹ đối với trẻ. Sau một thời gian sử dụng các tháiđộ và cách ứng xử với trẻ ở trường mẫu giáo, giáo viêntheo dõi nhận xét. Nếu thấy trẻ có xu hướng chấp nhậncác ứng xử đó, giáo viên có thể tư vấn cho cha mẹ đểkết hợp và thống nhất cách ứng xử với trẻ. Đây là vấnđề không đơn giản. Nó phụ thuộc vào hiểu biết, kinhnghiệm của giáo viên và các điều kiện khác nhau vềphía gia đình trẻ. Về phía giáo viên, cần thận trọng khiđưa ra các lời khuyên. Giáo viên cần biết rằng, họkhông phải là những chuyên gia về tâm bệnh trẻ em.

Page 282: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Vì vậy các lời khuyên nên đúng mức, phù hợp với hiểubiết của họ.

- Tư vấn cho gia đình đưa trẻ tới các chuyêngia, những cơ sở chuyên môn về rối nhiễu tâm lí trẻem.

Để làm được việc này, trước hết giáo viênphải biết các cơ sở chuyên chữa trị về rối nhiễu tâm lítrẻ em. Thực tế là chưa có nhiều các cợ sở chuyênmôn chữa trị về tâm bệnh trẻ em ở Việt Nam. Các cơsở chữa trị hiện có chỉ tập trung ở một vài thành phốlớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ sởthường được biết đến nhiều nhất là các bệnh viện Nhi.

Phát hiện và có cách xử lí kịp thời và thích hợpbao giờ cũng có lợi cho những trẻ có rối nhiễu tâm lí.Cơ may này có đến được với trẻ hay không hoàn toànphụ thuộc vào người lớn. Giáo viên mầm non nếu cóhiểu biết có thể góp phần mang cơ hội phát triển bìnhthường đến với trẻ.

Created by AM Word2CHM

Page 283: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON à Chương 3. PHÒNG NGỪA VÀ CHỮATRỊ RỐI LOẠN TÂM LÍ CHO TRẺ EM TUỔI MẦM NON

1. Có những yếu tố nguy cơ nào dẫn đến rốiloạn tâm lí ở trẻ em? Phân tích các yếu tố đó.

2. Nêu và phân tích các cách phòng ngừa rốiloạn tâm lí của trẻ em lứa tuổi mầm non dùng cho chamẹ và giáo viên.

3. Nêu quy trình chữa trị tâm bệnh trẻ em.

4. Tại sao chữa trị tâm bệnh trẻ em lại cần kếthợp với lĩnh vực nhi khoa, thai nhi và người mẹ?

5. Nêu và phân tích các cách chữa trị tâmbệnh trẻ em.

6. Nêu các cách xử lí của giáo viên mầm nonvới rối loạn tâm lí của trẻ.

BÀI TẬP THỰC HÀNH

1. Đến các cơ sở giáo dục hoặc tìm trong đờisống những trẻ em tuổi mầm non có rối loạn tâm lí.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Page 284: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Nghiên cứu tìm hiểu để phát hiện các yếu tố dẫn đếnrối loạn của trẻ thông qua trao đổi với cha mẹ và giáoviên.

2. Tư vấn sử dụng các cách phòng ngừa rốiloạn tâm lí cho trẻ mầm non với một số cha mẹ và rútra những nhận xét cần thiết.

3. Thử áp dụng hoặc tư vấn cho giáo viênmầm non những cách xử lí đối với trẻ có rối loạn tâm lívà rút ra những nhận xét cần thiết trong quá trình này.

Created by AM Word2CHM

Page 285: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON

I. TIẾNG VIỆT

1. AIMARD Paule (1995) - Tâm bệnh lí trẻ em- Tập 1, 2 - Nxb Thế giới, Trung tâm Nghiên cứu Tâm lítrẻ em, Hà Nội.

2. DACO Pierre (2004) - Những thành tựu lẫylừng trong tâm lí học hiện đại - Nxb Thống kê.

3. Phạm Văn Đoàn (1993) chủ biên - Trẻchậm khôn - Nxb Giáo dục, Trung tâm Nghiên cứuTâm lí trẻ em, Hà Nội.

4. DEBRAY-RITZEN P., MESSERSCHMITT P.,GOLSE B. (1992) - Tâm bệnh học trẻ em – Nxb y học,Trung tâm nghiên cứu Tâm lí trẻ em, Hà Nội.

5. FREUD S. (2006) - Ba tiểu luận về thuyếttính dục - Nxb Thế giới.

6. KECBICOP O.V., COCKINA M.V.,NATGIAROP R.A., XNHEGIƠNHEPXKI A.V. (1980) -

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Page 286: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Tâm thần học - Nxb Mir Matxcova, NXB Y học, Hà Nội.

7. Phạm Minh Hạc (1996) chủ biên - Tuyểntập tâm tí học J.Piaget - Nxb Giáo dục.

8. Phạm Minh Hạc (1997) - Tâm lí họcVưgôtxki - Nxb Giáo dục.

9. Lê Văn Luyện (1994) chủ biên - Từ vựngTâm lí học - Nxb Thế giới, Trung tâm Nghiên cứu Tâmlí trẻ em, Hà Nội.

10 Lê Văn Luyện, Nguyễn Văn Siêm, PhạmKim (2002) - Từ điển tâm lí lâm sàng Phát - Anh - Việt -Nxb Thế giới, Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em, HàNội.

11. MUNZERT W. ALFRED (1998) - Trắcnghiệm chỉ số thông minh của bạn - Nxb Trẻ.

12. PIAGET J., INHELDER B., VĩNH BANG(2000) - Tâm lí học trẻ em và ứng dụng tâm lí họcPiaget nào trường học - Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. PIAGET J. (1998) - Tâm lí học trí khôn -Nxb Giáo dục.

14. POSTEL J. QUETEL C. (2004) - Nouuelle

Page 287: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

histoire de la psychiatrie - Dunod, Paris 15.REUCHLIN M. (1995) - Tâm lí học đại cương - Tập 1,2, 3 - Nxb Thế giới, Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻem, Hà Nội.

1 6. STAFFORT - CLARK DAVID (1998) -Freud đã thực sự nói gì - Nxb Thế giới.

17. Phạm Toàn (2008) – Hợp lưu các dòngTâm lí học Giáo dục - Nxb Tri thức, Hà Nội.

18. Trần Trọng Thuỷ (1992) - Khoa học chẩnđoán tâm lí - Nxb Giáo dục.

19. Nguyễn Khắc Việt (1991) chủ biên - Từđiển tâm lí - Nxb Ngoại văn, Trung tâm Nghiên cứuTâm lí trẻ em, Hà Nội.

20. Nguyễn Khắc Việt (1991) biên soạn vàdịch - Tâm lí trẻ em hiểu theo Phân tâm học - NxbKhoa học xã hội, Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí trẻ em,Hà Nội.

21. Nguyễn Khắc Việt (1993) - Nỗi khổ củacon em - Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí trẻ em.

22. ZAKHAROP A.I. (1987) - Liệu pháp tâm lí

Page 288: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

loạn thần kinh chức năng ở trẻ em và thiếu niên - NxbMir Matxcơva, Nxb Y học, Hà Nội.

II. TIẾNG NƯỚC NGOÀI

1. BAROFF S. GEORGE (1974) - Mentalretardation: nature, cause and management - JohnWiley & Sons.

2. Sous la direction de BARTE H.N. (2001) -Dictionnaire des thérapeuthiques médico -psychologiques et psychiatriques - Ellipses.

3. BERGER M. (2004) - Les troubles dudéueloppement cognitif - Dunod, Paris.

4. BIDEAUD J., HOUDé O., PEDINIELLI J.-L.(1993) - Lhomme en déueloppement - PUF.

5. CLAUDON P. (2007) - Enfants hyperactifs,enfants instables. Se repérer, comprendre, prévenir -Editions In Press.

6. COHEN S. (2007) - Handicapés: lacceuildepuis lenfance - L'Harmattan.

7. CYRULNIK B. (2001) - Les Vilains PetitsCanards - Odile Jacob.

Page 289: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

8. CANUEL B. (2007) - Les enfantsdaujourdhui - Marabout.

9. DESPINOY M. (2008) - Psychopathologiede lenfant et de ladolescent - éditions Anne Carrière,Paris.

10. GAUQUEUN M., GAUQUEUN F. (1963) -La psychologie au XXe siècle - ESF.

11. GUIDETTI M. (2005) - Les étapes dudéveloppement psychologique - Armand Colin.

12. MARCELLI D. (2009) - Enfance etpsychopathologie - Masson

13. PIERON H. (1992) - Vocabulaire de lapsychologie - Quadrige/ PUF.

14. Sous la direction de POSTEL J. (1993) -Dictionnaire de psychiatrie et de psychopathologieclinique - Larousse.

15. RUFO M. (2007) - La vie en désordreVoyage en adolescence - Éditions Anne Carrière,Paris.

16. TOURRETTE C., GUIDETTI M. (2008) -

Page 290: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Introduction à la psychologie du deueloppement-Dubébé à ladolescent - Armand Colin.

17. WINNICOTT D. W. (2002) - Lenfant et safamille - Petite Bibliothèque Payot.

Created by AM Word2CHM

Page 291: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM LỨA TUỔI MẦM NON

Việc chữa trị cho trẻ em có rối nhiễu tâm lí ởPháp do các cơ sở chuyên môn thực hiện. Có nhiềucơ sở chữa trị:

- Trung tâm y tâm lí học (CMP-Centre médico-psychologique)

Gồm một nhóm các nhà chuyên môn thuộcnhiều lĩnh vực, làm nhiệm vụ: tiếp nhận và phối hợpchữa trị, dự báo, chẩn đoán, chữa trị và can thiệp tạichỗ. Hoạt động của CMP được liên kết một cách chínhthức với những cơ sở chữa trị về thể chất và về giáodục hoặc cơ sở bảo vệ trẻ em.

Đối với trẻ tuổi mầm non (O - 6 tuổi), mới đâycác trung tâm y tế - xã hội sớm (centres médico-sociale précoce, CAMSP) cũng được thành lập. CMPvà CAMSP có cùng chức năng.

Phân bố các CMP: mỗi khu vực (quận, vùng)đều có các trung tâm của nhà nước. Năm 1993 thống

Phụ lục. HỆ THỐNG CÁC CƠ SỞ CHỮATRỊ RỐI LOẠN TÂM LÍ CHO TRẺ EM ỞPHÁP

Page 292: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

kê cho thấy có 5 CMP trong một khu vực. Ngoài ra cónhiều trung tâm của tư nhân, được quản lí chuyênmôn bởi các cơ quan chức năng.

- Bệnh viện ban ngày (HDJ - Hopital de jour)

Bắt đầu hình thành từ những năm 65 - 70 ởPháp, bệnh viện ban ngày là cơ sở chữa trị, do mộtbác sĩ có chuyên môn về hầu hết các lĩnh vực có liênquan lãnh đạo. Cũng có thể do một tổ chức tư nhânkhông có mục đích kinh doanh điều hành. Bệnh việnban ngày tiếp nhận trực tiếp trẻ em và thiếu niên. Ởbệnh viện ban ngày, trẻ sẽ được đánh giá một cáchsâu sắc về nhiều mặt trong một thời gian khoảng 1 - 2tuần, sau đó được hưởng nhiều can thiệp và có tíchhợp việc học tập đối với những rối loạn tâm bệnh línghiêm trọng.

Bệnh viện ban ngày có nhiều loại dành chocác độ tuổi khác nhau. Có bệnh viện dành cho trẻ nhỏ:13 - 18 tháng cho đến 5 - 6 tuổi, có bệnh viện dành chotrẻ 7 - 12 tuổi, có loại dành cho thanh thiếu niên 12 -13 đến 18 - 19 tuổi.

Nhìn chung số lượng trẻ trung bình mà bệnhviện tiếp nhận khoảng 25 cho đến 30 trẻ. Trẻ đến bệnh

Page 293: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

viện vào ban ngày, 5 ngày một tuần, buổi tối và thứ bảy,chủ nhật ở nhà.

Về mặt chữa trị, thường theo nhiều cách chữatrị khác nhau, phối hợp giữa cha mẹ và các nhàchuyên môn thuộc cơ sở chữa trị.

- Trung tâm tiếp nhận chữa trị một phần thờigian (CATTP - Centre dacceuil thérapeuthique àtemps partiel)

Dành cho những nhóm nhỏ bệnh nhân, cónhững hoạt động khác nhau trong một khung cảnh xácđịnh và đều đặn, thường là ở các CMP hoặc những nơikhác thuộc về CMP gần với chỗ ở của gia đình trẻ.

Chữa trị một phần thời gian có thể được làmđồng thời hoặc tiếp theo chữa trị ở bệnh viện banngày. Thực hiện cùng cách chữa trị ở bệnh viện banngày nhưng giảm về thời lượng.

Cách chữa trị này dành cho trẻ có thể theohọc được ở trường bình thường hoặc gần như bìnhthường, hoặc kết hợp với một lớp học chuyên biệt.

- Bệnh viện chữa trị toàn thời gian(hospitalisation temps plein)

Page 294: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Nằm viện toàn thời gian thường là trẻ ở tuổithanh thiếu niên, từ 11 - 12 tuổi trở đi. Đối với trẻ 11 -12 tuổi chỉ định nằm viện toàn thời gian là rất hạn chếvà trẻ thường xuyên được về nhà.

Chỉ định nằm viện thường dành cho 2 trườnghợp sau đây:

Trẻ trầm cảm có hành vi tự sát; cũng có khi làdo gia đình quá chán nản và đau khổ. Một số trườnghợp có rối loạn hành vi nặng của bệnh rối loạn xâmlấn phát triển mà gia đình đồng ý để trẻ nằm viện, nhấtlà mẹ.

Những trường hợp cần phải cách li gia đìnhđể bảo vệ trẻ.

- Gia đình tiếp nhận chữa trị (acceuil familialthéralpeutique)

Đây là cơ sở chữa trị dành cho những trẻ đaukhổ vì rối loạn tâm lí. Chúng được sống trong một môitrường thay thế ổn định nhằm chỉnh sửa khả năngquan hệ và tự chủ. Mục đích của cơ sở gia đình tiếpnhận chữa trị là tạo cho đứa trẻ có khó khăn nghiêmtrọng hoặc có cha mẹ loạn tâm, khiếm khuyết nặng

Page 295: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

một môi trường bình thường tự nhiên mà ở đó trẻ cóthể tận hưởng không khí tình cảm và sự giáo dục ổnđịnh, nhiệt tình gần gũi với khung cảnh xã hội bìnhthường.

Một gia đình tiếp nhận chữa trị cần được baoquanh một nhóm các nhà chuyên môn, những ngườitrợ giúp mẹ, nhà tâm bệnh, nhà tâm lí, nhà giáo dụcchuyên biệt, người làm công tác xã hội, thư kí.

Với cách chữa trị này, việc lựa chọn các giađình có trách nhiệm chữa trị là một nhiệm vụ quantrọng. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có độngcơ của gia đình tiếp nhận chữa trị và các khả năng củahọ.

Cách chữa trị trong gia đình tiếp nhận chữa trịthường có hiệu quả đối với trẻ nhỏ. Từ 8 - 9 tuổi trở đi,hiệu quả tỏ ra kém hơn.

- Các cơ sở chữa trị khác: những đơn vị chữatrị mẹ - con, nhà trị liệu dành cho thiếu niên

Các đơn vị chữa trị mẹ - con (unités mère -enfant) tiếp nhận chữa trị những bà mẹ có bệnh khácnhau nhưng thường có liên quan đến trầm cảm trước

Page 296: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

khi sinh. Ở đây, người ta đặc biệt chú ý đến chất lượngcủa quan hệ qua lại giữa mẹ và con. Các nhà chuyênmôn đánh giá khả năng của mẹ để tạo ra những liênhệ thích hợp và thỏa mãn cho con của họ.

Nhà trị liệu dành cho thiếu niên cần thiết đốivới những thiếu niên cần phải tách khỏi gia đìnhnhưng lại vẫn duy trì môi trường trường học. Ở nhà trịliệu, thiếu niên vẫn theo học chương trình của trườngcòn buổi chiều tham gia vào các hoạt động khác nhau:chữa trị nhóm, chữa trị cá nhân, kịch tâm lí, hỗ trợ vềgiáo dục...

Các đơn trị chữa trị mẹ - con (unités mére -enfant) tiếp nhận chữa trị những bà mẹ có bệnh khácnhau nhưng thường có liên quan đến trầm cảm trướckhi sinh. Ở đây, người ta đặc biệt chú ý đến chất lượngcủa quan hệ qua lại giữa mẹ và con. Các nhà chuyênmôn đánh giá khả năng mẹ để tạo ra những liên hệthích hợp và thỏa mãn cho con của họ.

Nhà trị liệu dành cho thiếu niên cần thiết đốivới những thiếu niên cần phải tách khỏi gia đìnhnhưng lại vẫn duy trì môi trường trường học. Ở nhà trịliệu, thiếu niên vẫn theo học chương trình của trường

Page 297: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

còn buổi chiều tham gia vào các hoạt động khác nhau:chữa trị nhóm, chữa trị cá nhân, kịch tâm lí, hỗ trợ vềgiáo dục...

Tùy theo mức độ bệnh của trẻ mà chúngđược chữa trị ở các cơ sở khác nhau. Thông thường,khi phát hiện ra trẻ không bình thường trong phát triểntâm lí, trẻ được đưa tới chữa trị ở các trung tâm y tâm líhọc (CMP), y tâm lí giáo dục học (CMPP). Sau khi thămkhám, các nhà chuyên môn dựa vào đặc điểm rốinhiễu của trẻ sẽ đưa ra kế hoạch chữa trị cho từngem. Sau một thời gian điều trị, thông thường là mộtnăm học, các nhà chữa trị sẽ đánh giá tình hình tiếntriển của các em và đưa ra kế hoạch tiếp theo. Nếu trẻkhông tiến bộ, thể hiện bệnh trầm trọng hơn, khôngthể hòa nhập vào cuộc sống bình thường, trẻ sẽ đượcđưa đến chữa trị tiếp tại bệnh viện ban ngày hoặc cáctrường chuyên biệt (ví dụ, trường dành cho trẻ tự kỉ,trường dành cho trẻ thiểu năng trí tuệ).

Các cơ sở này có quan hệ chặt chẽ với nhau.Họ chia sẻ các thông tin cho nhau trong chữa trị chotrẻ. Ví dụ các nhà chuyên môn ở CMP khi chữa trị chotrẻ ở tuổi mẫu giáo có thể tham khảo thông tin về trẻ ởcác trung tâm phát hiện rối nhiễu sớm, trước tuổi mẫu

Page 298: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

giáo, về trẻ nếu như nó đã được đưa đến đó trước đây.Các CMP cũng có liên hệ với các bệnh viện ban ngày.Nếu sau một thời gian chữa trị mà trẻ không có tiếnbộ, có chiều hướng nặng thêm, trẻ sẽ được gửi đếnchữa trị ở bệnh viện ban ngày.

Thành phần chuyên môn của cơ sở chữa trị

Đặc điểm của đời sống tâm lí trẻ em đưa đếnđặc trưng của việc chữa trị rối nhiễu tâm lí cho trẻ emlà chữa trị theo nhóm. Sự phát triển tâm lí của trẻ cóliên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau và khi chữa trịcác bất thường về tâm lí cho các em cũng cần có cácnhà chuyên môn về nhiều lĩnh vực. Chữa trị cho trẻbao giờ cũng gồm một nhóm các nhà chuyên môn.Như thế mới có thể hiểu sâu và từ đó chữa trị hiệu quảcác bệnh tâm lí cho trẻ.

Trực tiếp làm việc tại CMP Montreuil và đượcnhiều lần đến tham quan học tập tại khoa chữa trị tâmbệnh trẻ em và thiếu niên tại bệnh viện Sainte Anne,Paris cho thấy: trong một cơ sở chữa trị như vậy gồmcó các nhà chuyên môn sau:

+ Chuyên gia y tế thực hành (praticienhospitalier).

Page 299: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

+ Y tá.

+ Nhà tâm lí (có thể có nhà phân tâm, tùytrung tâm).

+ Nhà chỉnh âm.

+ Nhà tâm vận động.

+ Trợ lí xã hội.

+ Nhà giáo dục đặc biệt.

+ Ở các Trung tâm Y - tâm lí - giáo dục học,ngoài các thành phần trên còn có nhà giáo dục lại (ré-éducateur).

Các nhà chuyên môn này hợp lại thành cácnhóm chữa trị, tùy theo loại rối nhiễu của trẻ, tùy theođộ tuổi mà thành phần của các nhóm chuyên môn nàykhông hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, bất cứ nhómnào cũng có sự tham gia của nhà tâm lí.

Cách thức hoạt độngcủa cơ sở chữa trị

Một CMP làm việc như thế nào? Trình tự tiếpnhận trẻ em cần chữa trị và các bước tiến hành chữatrị ra sao? Quá trình trực tiếp tham gia chữa trị cho trẻtại CMP Montreuil cho thấy tiến trình như sau:

Page 300: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

- Trẻ em, thiếu niên và cha mẹ chúng đăng kíkhám chữa ở CMP. Thường người họ gặp đầu tiên làthư kí của CMP. Thư kí sẽ ghi lại và chuyển thông tincho giám đốc trung tâm.

- Giám đốc trung tâm tiếp nhận, giới thiệu sơlược về CMP và chức năng của CMP, hoàn tất hồ sơ,hẹn ngày đến khám.

- Giám đốc thông báo với các nhà chuyênmôn của trung tâm và làm việc với các nhà chuyênmôn cần thiết (nhà thực hành tư vấn, bác sĩ, nhà tâmlí...) để thành lập nhóm chữa trị.

- Trước hết, các nhà chuyên môn đánh giátình trạng của trẻ, làm các buôn về phát âm, tâm vậnđộng, tâm lí học hoặc thêm cả giáo dục học.

- Từ những đánh giá này mà một chươngtrình riêng cho từng trẻ được đưa ra để chữa trị và kèmcặp (đối với CMP). Chương trình này có thể bao gồmnhững nội dung chăm chữa khác nhau: tâm lí trị liệu,hoạt động chữa trị về tâm lí giáo dục học, những hoạtđộng giáo dục, giáo dục lại...

- Luôn có theo dõi, đánh giá sát sao suốt

Page 301: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

trong quá trình chữa trị. Trong một buổi chữa trị có thểcó từ 3 đến 4 nhà chuyên môn tiến hành và theo dõichặt chẽ các phản ứng và tiến triển của trẻ. Sau mỗibuổi chữa trị, nhóm chữa trị ngồi lại họp, từng ngườinhận xét về từng trẻ một cách rất chi tiết, cụ thể và cónhững đánh giá về tiến triển của trẻ. Công việc nàydiễn ra đều đặn ở tất cả các buổi chữa trị, được ghi lạichi tiết.

Hàng tuần các nhóm chuyên gia thuộc từngbộ phận họp lại với nhau để thông báo về các vấn đềcó liên quan, trao đổi tình hình chữa trị, nhận xét vàđưa ra các ý kiến nhằm giúp cho quá trình chữa trịhiệu quả hơn.

Hàng tháng, toàn thể CMP họp lại với giámđốc báo cáo về tình hình chữa trị của từng nhóm vàqua đó nắm bắt tình hình của toàn trung tâm.

- Trong suốt thời gian trẻ được chữa trị tạitrung tâm, các nhà chữa trị thường xuyên gặp gỡ, traođổi với cha mẹ trẻ về tình hình con em họ. Họ còn đixuống tận nhà của trẻ để nắm bắt tốt hơn hoàn cảnhcủa các em.

Thời gian chữa trị cho trẻ ở CMP là theo năm

Page 302: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

học, từ tháng 9 đến tháng 6 năm sau. Trẻ chữa ở CMPvẫn đến trường học bình thường ngoài các buổi chữatrị. Riêng ở bệnh viện ban ngày trẻ không đến trườngmà học luôn ở đó, có các giáo viên chuyên biệt dạy vớinhững phương pháp riêng.

Created by AM Word2CHM

Page 303: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Chuơng 1. KHÁI QUÁT VỀ TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM

1. Khái niệm về tâm bệnh học trẻ em

1.1. Tâm bệnh học trẻ em là gì?

1.2. Đối tuợngcủa tâm bệnh học trẻ em 1.3.Nhiệm vụ của tâm bệnh học trẻ em 2. Lịch sử hìnhthành và phát triển tâm bệnh học trẻ em.

2.1. Thời kì trước thế kỉ XX

2.2. Thế kỉ XX

3. Thế nào là trẻ bình thường và bệnh lí?

4. Phân loại bệnh trong tâm bệnh học trẻ em

5. Những lí thuyết cơ bản của tâm bệnh họctrẻ em

5.1. Sinh lí học thần kinh

5.2. Vai trò của yếu tố di truyền

5.3. Những lí thuyết tâm lí học

MỤC LỤC

Page 304: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

6. Phương pháp đánh giá tình trạng tâmbệnh lí của trẻ em

6.1. Trò chuyện lâm sàng

6.2. Chẩn đoán hình ảnh

6.3. Đo thính giác

6.4. Trắc nghiệm tâm lí

5.5. Thực nghiệm đánh giá về nhận thức Câuhỏi ôn tập

Bài tập thực hành

Chương 2. CÁC RỐI LOẠN TÂM LÍ CỦA TRẺ EM LỨATUỔI MẦM NON

1. Rối loạn triệu chứng và chức năng

1.1. Rối loạn tâm vận động

1.2. Rối loạn ngôn ngữ

1.3. Rối loạn nhận thức

1.4. Rối loạn biểu hiện hành vi.

1.5. Rối loạn cơ thắt

Page 305: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

1.6. Rối loạn giấc ngủ

1.7. Rối loạn chức năng tiêu hóa - ăn uống1.8. Rối loạn chức năng thở: bệnh hen suyễn 1.9. Rốiloạn biểu hiện ở da.

1.10. Chậm lớn do đau khổ tâm lí: chứng lùntâm sinh 1.11. Trẻ bị ngược đãi

2. Các hội chứng

2.1. Chậm phát triển trí tuệ

2.2. Những biểu hiện nhiễu tâm

2.3. Trầm cảm ở trẻ em

2.4. Tự kỉ

2.5. Loạn tâm cộng sinh (loạn tâm sớm) 2.6.Bệnh ranh giới (pathologies limites / borderline) Câuhỏi ôn tập

Bài tập thực hành

Chương 3. PHÒNG NGỪA VÀ CHỮA TRỊ RỐI LOẠNTÂM LÍ CHO TRẺ EM TUỔI MẦM NON

1. Phòng ngừa rối loạn tâm tí ở trẻ em tuổimầm non

Page 306: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

1.1. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến rối loạn tâmlí ở trẻ em 1.2. Cách phòng ngừa rối loạn tâm lí ở trẻem tuổi mầm non 2. Chữa trị rối loạn tâm lí ở trẻ em

2.1. Chữa trị rối loạn tâm lí trẻ em cần kết hợpvới lĩnh vực nhi khoa, thai nhi và người mẹ

2.2. Quy trình chữa trị tâm bệnh trẻ em 2.3.Các cách chữa trị rối loạn tâm lí trẻ em 3. Một số cáchxử lí rối nhiễu tâm lí ở trẻ em tuổi mầm non dùng chogiáo viên mầm non.

Câu hỏi ôn tập

Bài tập thực hành

Tài liệu tham khảo

Phụ Lục: Hệ thống các cơ sở chữa trị rối loạntâm lí cho trẻ em ở Pháp ---//---

TÂM BỆNH HỌC TRẺ EM

LỨA TUỔI MẦM NON

Tác giả: NGUYỄN THỊ NHƯ MAI

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Chịu trách nhiệm xuất bản:

Page 307: Tâm bệnh học lứa tuổi trẻ em mầm non

Giám đốc ĐINH NGỌC BẢO

Tổng biên tập ĐINH VĂN VANG

Hội đồng thẩm định:

Chủ tịch: TS. NGUYỄN XUÂN HẢI

Nhận xét 1: GS.TS. NGUYỄN QUANG UẨN

Nhận xét 2: TS. NGUYỄN THỊ KIM QUÝ

Biên tập nội dung: NGUYỄN NGỌC HÀ

Kĩ thuật vi tính: ĐÀO PHƯƠNG DUYẾN

Trình bày bìa: PHẠM VIỆT QUANG

In 1.000 cuốn, khổ 17 x 24cm, Công ty cổ phần KOV.Đăng kí KHXB số: 64-2011/CXB/466-01/ĐHSP ngày

11/1/2011. In xong và nộp lưu chiểu tháng 6 năm2011.

Created by AM Word2CHM