tỔng hỢp ĐẾn chẤt vẤn 79

108
QUỐC HỘI KHÓA XIII Kỳ họp thứ sáu PHỤ LỤC TẬP HỢP CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TẠI KỲ HỌP THỨ SÁU (Đến 17h ngày 18 /11 /2013)

Upload: duongkhuong

Post on 30-Jan-2017

222 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

QUỐC HỘI KHÓA XIIIKỳ họp thứ sáu

PHỤ LỤC TẬP HỢP CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

TẠI KỲ HỌP THỨ SÁU(Đến 17h ngày 18 /11 /2013)

VỤ CÔNG TÁC ĐẠI BIỂU

MỤC LỤCTrang

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ.............................................................................................3

PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ HOÀNG TRUNG HẢI..............................................5

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG...............................................................................5

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN........................12

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ.............................................................................................20

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ..................................................................................................25

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI..................................31

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.............................................................36

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH......................................................................................40

BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ...............................................................42

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI................................................................45

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM..............................................48

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.................................................50

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG..............................................52

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH..........................................53

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG.....................................................................................54

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ......................................................54

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP..........................................................................................56

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN........................................................................................58

BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG................................................................................58

TỔNG THANH TRA CHÍNH PHỦ................................................................................58

CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO.............................................................59

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO.....................................................................62

2

PHỤ LỤC

TẬP HỢP CHẤT VẤN THEO BỘ, NGÀNH

(tính đến 17h ngày 18/11/2013)

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

1. Đại biểu Danh Út (Đoàn ĐBQH Kiên Giang) chất vấn:Ở Việt Nam, Chính phủ quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Văn bản

pháp lý cao nhất là Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/1/2011. Khi Chính phủ ban hành Nghị định, chính quyền địa phương và nhân dân rất đồng tình khi nhiều chính sách dân tộc được nhà nước đề ra. Nhưng đến nay, gần 2 năm có rất nhiều chính sách chưa được Chính phủ ban hành, các Bộ hướng dẫn (khoản 14 chính sách trong Nghị định 05 của Chính phủ), các địa phương không tổ chức thực hiện được chính sách. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho biết nguyên nhân và giải pháp trong thời gian tới? Trách nhiệm này thuộc về ai?

2. Đại biểu Danh Út (Đoàn ĐBQH Kiên Giang) chất vấn:

Năm 2013, được sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách mới, đồng bào dân tộc rất phấn khởi. Hiện nay, có 3 chính sách ban hành nhưng ngân sách không bố trí thực hiện (Quyết định số 775/QĐ-TTg về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc nghèo; Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg về hỗ trợ đất ở và việc làm đồng bào dân tộc đồng bằng Sông Cửu Long; Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg về chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất cho hộ dân tộc thiểu số) và Chương trình 135 hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng theo Quyết định số 551/QĐ-TTg. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho biết vì sao nhà nước ban hành chính sách nhưng ngân sách không bố trí ngân sách thực hiện và năm 2014 có bố trí ngân sách thực hiện không?

3. Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Đoàn ĐBQH Thái Nguyên) chất vấn:

Tại Nghị quyết số 41/2009/QH12, Quốc hội đã quyết định dự kiến lộ trình triển thực hiện Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: "Khởi công xây dựng Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào năm 2014, đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020".

Ngày 23/10/2012, Chính phủ có Báo cáo số 297/BC-CP nêu: "dự kiến tháng 3/2013 sẽ hoàn thành hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1" (NMĐHNNT1). Tuy nhiên, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa

3

XIII, Báo cáo số 370/BC-CP ngày 14/10/2013 lại nêu: sẽ hoàn thành lập hồ sơ phê duyệt địa điểm xây dựng và Dự án đầu tư NMĐHNNT1 vào tháng 12/2013 và không đề cập đến việc khởi công nhà máy vào 2014. Còn tại Báo cáo thẩm tra số 1049/BC-UBKHCNMTQH13 ngày 23/10/2013 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội lại khẳng định: "...đến năm 2014 sẽ chỉ có thể khởi công các công trình hạ tầng phục vụ thi công như đường giao thông, điện, nước. Và mẻ bê-tông đầu tiên cho tâm lò phản ứng chỉ được đổ sớm nhất vào cuối năm 2017, đầu năm 2018 khi TKKT được duyệt và có giấy phép xây dựng".

Như vậy, cho đến nay có thể khẳng định Dự án NMĐHNNT1 sẽ bị chậm, không đạt tiến độ như Nghị quyết 41/2009/QH13 yêu cầu.

Kính đề nghị Thủ tướng cho biết:1. Nguyên nhân, trách nhiệm của sự chậm trễ này.2. Sự chậm trễ này có làm tăng chi phí đầu tư và làm giảm hiệu quả của Dự

án không?4. Đại biểu Hoàng Việt Phương (Đoàn ĐBQH Tuyên Quang) chất vấn:Qua tiếp xúc cử tri tại kỳ họp thứ 5 và trước kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa

XIII, cử tri tỉnh Tuyên Quang cho rằng hiện nay Bộ Y tế chậm trễ trong việc triển khai ban hành danh mục bệnh tật để làm cơ sở giải quyết chế độ, chính sách cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo quy định tại khoản 2, Điều 39 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ.

Hiện nay, qua rà soát, tỉnh Tuyên Quang có 186 đối tượng và con đẻ của người hoạt động kháng chiến, tham gia trong vùng Mỹ rải chất độc hóa học còn tồn chưa được giải quyết, lý do là tại văn bản số 4515/BYT-KCB ngày 25/7/2013 về việc thực hiện Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định về điều kiện xác nhận đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học của Bộ Y tế trả lời: “Hiện nay Bộ chưa có cơ sở khoa học thực tiễn để ban hành danh mục bệnh tật dị dạng, dị tật do nhiễm chất độc hóa học…”.

Cử tri tỉnh Tuyên Quang mong muốn Thủ tướng Chỉnh phủ chỉ đạo sớm giải quyết vì trong số đối tượng này có một số người đang mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, đang chờ được giải quyết chế độ.

5. Đại biểu Phương Thị Thanh (Đoàn ĐBQH Bắc Kạn) chất vấn:Trong 3 năm (2010 đến 2012), nhiều địa phương tại các tỉnh miền núi, Tây

nguyên, trong đó có tỉnh Bắc Kạn, có kết dư quỹ bảo hiểm y tế. Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế và Nghị định 62 của Chính phủ, thì các địa phương trên được hưởng phần kết dư. Nhưng đến nay chưa có tỉnh nào được hưởng.

Xin được hỏi Thủ tướng:

4

- Việc không thực hiện chuyển phần kết dư địa phương được hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế cho địa phương được hưởng thì Chính phủ có vi phạm quy định trên hay không?

- Nguyên nhân chậm chuyển trả phần kết dư địa phương được hưởng? Giải pháp truy trả cho địa phương như thế nào?

PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ HOÀNG TRUNG HẢIĐại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Đoàn ĐBQH Hậu Giang) chất vấn:Báo cáo số 369/BC-CP ngày 04/10/2013 của Chính phủ về “kết quả rà soát

quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án thủy điện và vận hành khai thác các công trình thủy điện” cho biết: Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý loại khỏi quy hoạch tổng số 405 dự án đầu tư, gồm 02 dự án đầu tư bậc thang (118 MW) và 403 dự án đầu tư nhỏ (1.128,8 MW); đồng thời không xem xét đưa vào quy hoạch 172 vị trí tiềm năng thủy điện nhỏ (375,7 MW) chưa có nhà đầu tư quan tâm đầu tư phát triển.

Báo cáo của Chính phủ cũng cho biết nguyên nhân loại bỏ các dự án đầu tư thủy điện vừa và nhỏ này khỏi quy hoạch đều thuộc đối tượng hiệu quả kinh tế thấp, tiềm ẩn khả năng tác động tiêu cực đến môi trường – xã hội, ảnh hưởng đến quy hoạch / dự án ưu tiên khác, nhà đầu tư trả lại dự án do không khả thi hoặc không có nhà đầu tư quan tâm.

Một vấn đề đặt ra là: khi đề xuất và phê duyệt các quy hoạch trên, lãnh đạo tỉnh và các ngành chức năng có thẩm định đánh giá tác động môi trường và hiệu quả kinh tế - xã hội không? Tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu trách nhiệm trong quản lý quy hoạch của Bộ chủ quản sẽ xử lý như thế nào?

Đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ làm rõ trách nhiệm cá nhân và thẩm quyền được giao về những vấn đề trên./.

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

1. Đại biểu Nguyễn Kim Hồng (Đoàn ĐBQH Đồng Tháp) chất vấn:(Chất vấn này được gửi đồng thời đến Bộ trưởng Bộ NNPTNT)Vấn nạn phân bón kém chất lượng, phân bón giả diễn ra từ nhiều năm nay

nhưng chưa được ngăn chặn hiệu quả, vẫn là nỗi lo thường trực của người trồng lúa, ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập của người làm nông nghiệp nói chung và người trồng lúa nói riêng. Đối với người nông dân, hiện nay giá nguyên liệu đầu vào là quá cao (giống, vật tư, phân bón) trong khi giá sản phẩm nông nghiệp lại thấp, không có lãi, lại gặp nạn phân bón giả, kém chất lượng càng ảnh hưởng nhiều đến thu nhập. Cử tri Đồng Tháp kiến nghị bên cạnh việc Nhà nước cần có

5

giải pháp bảo đảm nguồn cung ứng phân bón từ các cơ sở sản xuất trong nước và ổn định giá phân bón thì phải có các biện pháp quyết liệt hơn để ngăn chặn nạn phân bón kém chất lượng, phân bón giả, coi đây là một trong những biện pháp thiết thực hỗ trợ nông dân trồng lúa đạt lợi nhuận 30%.

Đây là vấn đề không mới, đã được kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng, đề nghị Bộ trưởng cho biết ý kiến của mình về kiến nghị trên và với trách nhiệm của mình, Bộ trưởng có hứa gì với cử tri về kiến nghị này?

2. Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đoàn ĐBQH Đà Nẵng) chất vấn:Trước kết luận của Thanh tra Chính phủ với nhiều thông tin được báo chí

nêu, cử tri rất bất bình cho rằng: Từ trước đến nay, dư luận rất bức xúc không đồng tình là giá điện không minh bạch. Thế nhưng, Tập đoàn điện lực Việt Nam và Bộ Công Thương luôn giải thích theo hướng giá điện đã minh bạch rồi. Nay đã quá rõ, vì Thanh tra Chính phủ đã kết luận…

Vậy xin Bộ trưởng cho biết, vai trò quản lý ngành đáng ra phải phát hiện, ngăn chặn, những vấn đề tiêu cực của Tập đoàn điện lực Việt Nam từ lâu, trước khi các cơ quan chức năng vào cuộc, nhưng Bộ vẫn “làm ngơ”. Trách nhiệm thuộc về ai và hướng xử lý thế nào?

3. Đại biểu Nguyễn Hữu Đức (Đoàn ĐBQH Bình Định) chất vấn:Trân trọng đề nghị đồng chí Bộ trưởng Bộ Công Thương vui lòng cho biết:1. Đánh giá thực chất của kết quả hoạt động xuất nhập khẩu năm 2012,

2013: Năm 2012 xuất siêu, 2013 nhập siêu thấp đều được coi là tích cực. Hướng điều hành năm 2014 như thế nào để bảo đảm thúc đẩy sản xuất trong nước?

2. Kết quả triển khai Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong ngành Công nghiệp. Dự kiến kinh phí phục vụ cho công tác trên?

4. Đại biểu Nguyễn Thái Học (Đoàn ĐBQH Phú Yên) chất vấn:Tại kỳ họp thứ tư, Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn

có yêu cầu Chính phủ trong năm 2013 phải có chính sách hỗ trợ đồng bào vùng triển khai các dự án thủy điện có đời sống khó khăn. Đề nghị Bộ trưởng cho biết quá trình khảo sát thực tế, tham mưu cho Chính phủ để ban hành chính sách này thế nào?

5. Đại biểu Đặng Thị Kim Chi (Đoàn ĐBQH Phú Yên) chất vấn:Qua tiếp xúc cử tri, cử tri ngành mía đường phản ảnh: Theo số liệu của

Hiệp hội Mía Đường Việt Nam, năm 2013, các nhà máy đường trong nước sản xuất được 1.530.000 tấn đường từ mía, so với nhu cầu nội địa, thừa 200.000 tấn đường. Nhưng việc điều hành theo kiểu cho “tạm nhập, tái xuất”, cấp quota nhập đường của Bộ Công Thương gây khó khăn cho các nhà máy sản xuất đường và nông dân trồng mía trong cả nước (làm tồn kho đường hiện nay khoảng 400.000

6

tấn), giá mía nguyên liệu hạ thấp. Khả năng sẽ làm phá sản ngành mía đường do người dân trồng mía và nhà máy đường đều lỗ. Vậy, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết:

1. Việc cho “tạm nhập, tái xuất” cả xăng dầu, đường … ngoài việc làm cho một số doanh nghiệp lợi dụng trốn thuế thì có đem lại lợi ích gì cho đất nước mấy năm qua? (Nhất là thời gian trước tháng 7/2013, việc “tạm nhập, tái xuất” được hoãn thuế nhập khẩu). Vì sao không sớm áp dụng quy định luật pháp là phải nộp đúng thuế khi nhập khẩu và khi xuất khẩu?

2. Cơ sở của việc cấp quota nhập đường năm 2012 và năm 2013 là các năm sản xuất đường đã thừa nhu cầu trong nước? Vì sao không thông báo rộng rãi cho mọi công ty sản xuất mía đường tham gia việc đấu thầu quota nhập đường trên cơ sở nộp phần chênh lệch giá cao nhất giữa giá đường sản xuất nhập khẩu và giá đường sản xuất từ nguyên liệu mía trong nước? (Nếu làm được việc đấu thầu này sẽ bảo đảm giá bán đường hợp lý hơn). Ở đây có lợi ích nhóm gì không?

3. Nếu đã có chủ trương xuất khẩu đường tiểu ngạch, thì tại sao không cho mọi nhà máy đường (kể cả sản xuất đường RE từ mía) đều được tham gia xuất khẩu? Nếu để các nhà máy sản xuất đường RE từ mía tồn kho lớn sẽ làm phá sản ngành sản xuất đường RE từ nguyên liệu mía. Bộ trưởng có giải pháp gì để tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường, nhất là các nhà máy sản xuất đường RE từ mía?

6. Đại biểu Trần Thị Dung (Đoàn ĐBQH Điện Biên) chất vấn:Luật Điện lực có hiệu lực từ 01/7/2013, đến nay 100% văn bản quy định

chi tiết chưa được ban hành.Đề nghị Bộ trưởng cho biết sai phạm của EVN có nguyên nhân từ việc

chậm ban hành các văn bản quy định chi tiết dẫn đến Luật Điện lực chỉ tồn tại trên giấy buông lỏng quản lý đối với tập đoàn này?

Trách nhiệm của Bộ trưởng trước sự vi phạm quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về việc nợ đọng văn bản quy định chi tiết và giải pháp khắc phục vấn đề này?

7. Đại biểu Nguyễn Thanh Thụy (Đoàn ĐBQH Bình Định) chất vấn:Hiện nay, chất lượng điện ở khu vực nông thôn chưa đảm bảo phục vụ sản

xuất và tiêu dùng, nhất là từ khi thực hiện chủ trương chuyển giao lưới điện trung áp nông thôn về cho ngành điện quản lý, nhưng ít được đầu tư, nâng cấp.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng nói trên trong thời gian đến.

8. Đại biểu Nguyễn Thanh Thụy (Đoàn ĐBQH Bình Định) chất vấn:(Chất vấn này được gửi đồng thời tới Bộ trưởng Bộ NNPTNT)

Hiện nay, việc sử dụng hoá chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông, thủy sản, thực phẩm, việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc

7

do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Gần đây, các vụ ngộ độc thực phẩm do một số bếp ăn tập thể cung cấp, nhiều thông tin liên tục về tình hình không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước càng làm bùng lên nỗi bức xúc và sự lo âu cho cả người tiêu dùng lẫn người sản xuất.

Đề nghị Bộ trưởng đánh giá vấn đề trên dưới góc độ quản lý của ngành mình; đồng thời cho biết các giải pháp cụ thể, nhất là các giải pháp phối hợp với các bộ, ngành chức năng liên quan nhằm khắc phục có hiệu quả thực trạng nêu trên.

9. Đại biểu Nguyễn Thanh Thụy (Đoàn ĐBQH Bình Định) chất vấn:Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn được lưu thông

khá tràn lan trên thị trường, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp như: phân bón kém chất lượng, thuốc trừ sâu giả làm cho sản xuất nông nghiệp đã khó lại càng khó hơn, gây bức xúc cho người sản xuất và tiêu dùng.

Các giải pháp quản lý thị trường của Bộ triển khai trong thời gian qua chưa mang lại hiệu quả cao. Tại Văn bản số 9644/BCT-KH ngày 24/10/2013, Bộ đã nêu một số biện pháp nhằm hạn chế tình trạng nói trên nhưng chưa cụ thể. Đề nghị Bộ trưởng làm rõ hơn những giải pháp tăng cường quản lý thị trường trong thời gian tới, nhất là sự phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong việc hạn chế và ngăn chặn việc sản xuất và tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

10. Đại biểu Hoàng Đức Thắm (Đoàn ĐBQH Quảng Trị) chất vấn:(Chất vấn này được gửi đồng thời tới Bộ trưởng Bộ Y tế)Trong thời gian qua, có rất nhiều thông tin về hàng hóa có chứa hóa chất

độc hại từ nước ngoài tràn ngập vào nước ta, gây tác hại trước mắt cũng như lâu dài về sức khỏe và duy trì giống nòi; việc sử dụng hàng hóa này đã làm cho người Việt Nam chúng ta có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư cao nhất thế giới. Thông tin trên làm cho người tiêu dùng rất hoang mang, lo sợ và đã không dám sử dụng hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam.

Xin Bộ trưởng cho biết, tình hình có phải nghiêm trọng như vậy không? Bộ trưởng đã có và sẽ có những giải pháp gì để ngăn chặn, để hạn chế hàng hóa có chứa hóa chất độc hại từ nước ngoài xâm nhập vào nước ta?

11. Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Đoàn ĐBQH Hậu Giang) chất vấn: Qua tiếp xúc cử tri lấy ý kiến đóng góp cho kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang nhận được một số kiến nghị của cử tri phản ánh trách nhiệm của ngành Công thương trong việc quản lý hàng hóa nhập lậu qua biên giới; việc cấp phép xuất khẩu đường RE tiểu ngạch chưa công bằng, chưa khách quan. Việc cho phép nhập khẩu đường ăn với số lượng lớn trong khi lượng đường sản xuất trong nước còn tồn đọng khoảng 500.000 tấn?

8

Tình hình trên làm cho người trồng mía nguyên liệu ở miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long điêu đứng, ngành sản xuất mía đường trong nước gặp nhiều khó khăn, không thể cạnh tranh được với đường ngoại nhập.

Đề nghị Bộ trưởng giải trình làm rõ vấn đề trên và trả lời cho cử tri tỉnh Hậu Giang, đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang.

12. Đại biểu Nguyễn Thái Học (Đoàn ĐBQH Phú Yên) chất vấn: Ngày 29 tháng 10 năm 2013, tôi đã có Giấy ghi chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương nội dung có liên quan đến trách nhiệm của Bộ Công thương trong việc tham mưu Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ đồng bào nghèo tại các dự án thủy điện theo Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4- Quốc hội khóa 13.

Ngày 01 tháng 11 năm 2013, thừa lệnh Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Bộ Công thương có văn bản trả lời nội dung chất vấn này thuộc trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tôi xin nói rõ: Căn cứ vào Nghị quyết số 40 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 4 – tại khoản 1 mục II – nói về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công thương và Bộ Công thương, Nghị quyết yêu cầu: “… Trong năm 2013, Chính phủ ban hành chính sách đặc thù cho đồng bào vùng tái định cư các công trình thủy điện, tập trung giải quyết vấn đề đền bù, tái định cư các công trình thủy điện…”.

Từ nội dung Nghị quyết của Quốc hội, tôi đề nghị Bộ trưởng cho biết việc khảo sát thực tế và quá trình tham mưu cho Chính phủ để ban hành chính sách nêu trên như thế nào?

13. Đại biểu Nguyễn Thanh Bình (Đoàn ĐBQH Vĩnh Long) chất vấn:

Hiện nay, giá cả và thị trường tiêu thụ nhiều nông sản gặp khó khăn, hệ lụy là tổng cầu toàn xã hội giảm, làm ảnh hưởng sức sản xuất ngành công nghiệp. Với tư cách là Bộ trưởng, đề nghị cho biết:

1. Công tác dự báo thị trường, định hướng sản xuất và sản phẩm trong nông nghiệp như thế nào để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế, tạo cho sự tăng trưởng khu vực nông nghiệp, khắc phục tình trạng tăng chậm hiện nay?

2. Có giải pháp nào để kích cầu khu vực nông thôn tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất công nghiệp, dịch vụ tăng, đáp ứng mục tiêu phát triển công nghiệp và dịch vụ trong những năm sắp tới?

14. Đại biểu Dương Ngọc Ngưu (Đoàn ĐBQH Điện Biên) chất vấn:

Trong thời gian qua, do không thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy trình vận hành và xả nước tại một số hồ chứa thủy điện, nhất là trong mùa mưa, bão đã ảnh hưởng lớn đến nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt. Đặc biệt, việc không thông

9

báo xả nước khi có mưa, bão đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Đề nghị ông Bộ trưởng cho biết công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa, quy trình xả nước trong thời gian qua và làm rõ trách nhiệm, biện pháp xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm.

15. Đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn ĐBQH Kon Tum) chất vấn:Theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 và Nghị quyết số 40/2012/QH13 về

chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3 và thứ 4 Quốc hội khóa XIII: Đối với Bộ Công Thương rà soát giải quyết dứt điểm, bổ sung chính sách hỗ trợ cho nhân dân vùng tái định cư các công trình thủy điện đảm bảo nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững (Nghị quyết 30/2012/QH13). Trong năm 2013 có chính sách đặc thù cho đồng bào vùng tái định cư các công trình thủy điện (Nghị quyết 40/2012/QH13).

Tuy nhiên, những tồn tại vướng mắc của dân vùng tái định cư vẫn chưa được khắc phục cũng như đời sống nhân dân vùng tái định cư vẫn nhiều khó khăn, giảm nghèo chưa bền vững. Bộ trưởng đã làm gì để thực hiện những nhiệm vụ được nêu trong nghị quyết của Quốc hội và Bộ trưởng sẽ làm gì để thực hiện tốt các nhiệm vụ đó nhằm khắc phục tình trạng trên?

16. Đại biểu Trương Văn Vở (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) chất vấn:Thời gian qua, nhiều lần cử tri, đại biểu Quốc hội kiến nghị Bộ trưởng Bộ

Công thương sớm trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 nhằm khắc phục những vướng mắc, tồn tại về phương thức điều chỉnh giá; quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá; quy định về thương nhân được phép kinh doanh xăng dầu và đặc biệt là bảo đảm tính công khai, minh bạch, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng…nhưng đến nay vẫn chậm, chưa được ban hành.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết việc triển khai chậm thuộc trách nhiệm về ai? Giải pháp khắc phục và trách nhiệm của Bộ trưởng như thế nào trong tổ chức thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong thời gian tới?

17. Đại biểu Lê Việt Trường (Đoàn ĐBQH An Giang) chất vấn:Theo phản ảnh của cử tri ngành đường sắt, việc xả lũ để bảo vệ các công

trình thủy điện dọc khu vực miền Trung trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng không nhỏ đối với kết cấu hạ tầng đường sắt. Xin Bộ trưởng cho biết:

- Bộ trưởng có nắm được tình hình đó không?- Giải pháp nào để việc xả lũ từ các đập thủy điện nói trên không làm hư

hại kết cấu hạ tầng đường sắt?18. Đại biểu Trần Văn Tấn (Đoàn ĐBQH Tiền Giang) chất vấn:Thời gian qua, tình hình vi phạm sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém

chất lượng diễn ra ở nhiều địa phương. Các vi phạm không chỉ nhỏ lẻ mà còn có

10

những vụ lớn, liên quan đến nhiều địa bàn. Đề nghị Bộ trưởng cho biết: Nguyên nhân do đâu? Trách nhiệm thuộc về ai? Giải pháp khắc phục trong thời gian tới?

19. Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Đoàn ĐBQH Trà Vinh) chất vấn:(Chất vấn này được gửi đồng thời tới Bộ trưởng Bộ KHCN và Bộ trưởng

Bộ NNPTNT)Qua đi thực tế, tiếp xúc cử tri, tôi rất xót xa cho hoàn cảnh người dân vùng

sâu, vùng xa, mặc dù trình độ dân trí thấp, không được học trường lớp bài bản nhưng trên thực tế trong quá trình sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, họ đã nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm hoàn thiện sản phẩm, sáng chế làm ra những mặt hàng mới, có chất lượng, được thị trường ưa chuộng. Nhưng họ có người do không hiểu pháp luật, có người do dân trí thấp, có người lại do không có năng lực tài chính, năng lực chuyên môn không biết làm thế nào để sản phẩm của mình làm ra được bảo vệ quyền sáng chế, bảo đảm giá cả ổn định bù đắp lại công sức trí tuệ của họ bỏ ra để có được sản phẩm mới, được thị trường chấp nhận.

Tôi xin các vị Bộ trưởng cho biết có giải pháp gì, đề án gì để bảo vệ người trực tiếp làm ra sản phẩm giữ được thương hiệu của mình không bị đánh cắp, sao chép, làm giả một cách tùy tiện, thực hiện tốt luật sở hữu trí tuệ, luật cạnh tranh bảo vệ người yếu thế để luật được ban hành thực sự đi vào cuộc sống, chống những hành vi sao chép, làm giả vi phạm pháp luật?

20. Đại biểu Phùng Đức Tiến (Đoàn ĐBQH Hà Nam) chất vấn:

Đề nghị Bộ trưởng cho biết tình hình chống buôn lậu qua biên giới trong thời gian qua. Đặc biệt khu vực biên giới phía Bắc, nhiều mặt hàng như gia cầm loại thải, thịt các loại, phủ tạng và một số nông sản khác vẫn thường xuyên xâm nhập vào thị trường Việt Nam, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất.

Kính đề nghị Bộ trưởng cho biết những biện pháp tăng cường công tác quản lý thị trường và chống buôn lậu qua biên giới trong thời gian tới để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trong nước.

21. Đại biểu Nguyễn Thanh Thụy (Đoàn ĐBQH Bình Định) chất vấn: Xã Nhơn Châu thuộc thành phố Quy Nhơn là xã đảo tiền tiêu án ngữ cửa ngõ ra vào biển Đông, trên tuyến hàng hải quốc tế gần với cảng biển quốc tế Quy Nhơn (Cảng có sản lượng hàng hóa hàng năm đứng thứ 3 cả nước), là xã đảo có vị trí vô cùng quan trọng về quốc phòng, an ninh. Xã hiện có khoảng hơn 2.000 hộ dân, với hơn 7.000 nhân khẩu. Hiện nay, xã đảo Nhơn Châu không có lưới điện quốc gia, đang sử dụng máy phát điện dầu diesel, nhưng chỉ phát 2 giờ vào buổi tối, vì chi phí duy tu, bảo dưỡng vận hành và nhiên liệu cung cấp hàng năm là khá lớn, giá thành cao, chất lượng điện thấp, thiếu ổn định chưa bảo đảm các nhu cầu về sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, nhất là công tác bảo đảm an ninh

11

quốc phòng trên đảo. Từ năm 2000 đến nay, đã có trên 500 nhân khẩu do điều kiện quá khó khăn bỏ đảo chuyển vào đất liền sinh sống. Để khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh Bình Định đã khảo sát, lập hồ sơ trình Bộ Công Thương bổ sung tuyến cáp ngầm vượt biển vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2011- 2015, có xét đến năm 2020 để cấp điện cho xã đảo Nhơn Châu. Theo Báo cáo điều chỉnh bổ sung quy hoạch, khối lượng dự kiến xây dựng gồm 02 giai đoạn đến năm 2015 và đến năm 2020 gồm: xây dựng 01 tuyến cáp ngầm vượt biển có chiều dài 10,3 km, cấp điện áp 22kV và các tuyến đường dây trên không 22kV với tổng chiều dài 6,063 km; xây dựng các trạm biến áp với tổng công suất 5.160kVA và các tuyến đường dây hạ thế với tổng chiều dài 23,449 km. Tuy nhiên, đến nay Bộ Công Thương chưa phê duyệt bổ sung tuyến cáp ngầm vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020 theo đề nghị của UBND tỉnh Bình Định, do đó dự án cấp điện nêu trên vẫn chưa triển khai thực hiện được.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết vì sao Bộ Công Thương chưa bổ sung tuyến cáp ngầm ra xã đảo Nhơn Châu vào Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bình Định đến năm 2020. Đồng thời rất mong Bộ trưởng quan tâm hỗ trợ địa phương kinh phí để đầu tư lưới điện từ đất liền ra đảo nhằm tạo điều kiện cho xã Nhơn Châu phát triển kinh tế – xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh biển đảo.

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN1. Đại biểu Nguyễn Kim Hồng (Đoàn ĐBQH Đồng Tháp) chất vấn:(Chất vấn này được gửi đồng thời đến Bộ trưởng Bộ Công thương)Vấn nạn phân bón kém chất lượng, phân bón giả diễn ra từ nhiều năm nay

nhưng chưa được ngăn chặn hiệu quả, vẫn là nỗi lo thường trực của người trồng lúa, ảnh hưởng rất nhiều đến thu nhập của người làm nông nghiệp nói chung và người trồng lúa nói riêng. Đối với người nông dân, hiện nay giá nguyên liệu đầu vào là quá cao (giống, vật tư, phân bón) trong khi giá sản phẩm nông nghiệp lại thấp, không có lãi, lại gặp nạn phân bón giả, kém chất lượng càng ảnh hưởng nhiều đến thu nhập.

Cử tri Đồng Tháp kiến nghị bên cạnh việc Nhà nước cần có giải pháp bảo đảm nguồn cung ứng phân bón từ các cơ sở sản xuất trong nước và ổn định giá phân bón thì phải có các biện pháp quyết liệt hơn để ngăn chặn nạn phân bón kém chất lượng, phân bón giả, coi đây là một trong những biện pháp thiết thực hỗ trợ nông dân trồng lúa đạt lợi nhuận 30%.

12

Đây là vấn đề không mới, đã được kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng, đề nghị Bộ trưởng cho biết ý kiến của mình về kiến nghị trên và với trách nhiệm của mình, Bộ trưởng có hứa gì với cử tri về kiến nghị này?

2. Đại biểu Trương Minh Hoàng (Đoàn ĐBQH Cà Mau) chất vấn:Thưa Bộ trưởng, tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIII, tôi có chất vấn

Bộ trưởng sẽ làm gì để người trồng lúa có lãi 30% và làm thế nào khi Chính phủ hỗ trợ lãi suất mua tích trữ 1 triệu tấn gạo xấp xỉ 7.600 tỷ đồng để thật sự người nông dân được hưởng lợi. Đã được Bộ trưởng trả lời, lý giải là Chính phủ đã chỉ đạo hỗ trợ cho doanh nghiệp mua lúa của nông dân ngay thời điểm nông dân bắt đầu thu hoạch.

Song, tôi thật sự ngỡ ngàng khi nghe bản tin VTV1 sáng ngày 19/6/2013 do phóng viên đài Truyền hình Cần Thơ phản ánh, giá lúa chỉ có 2.600 đồng/1kg (thậm chí thương lái không muốn mua), người nông dân đã bị lỗ, lúa để mọc mầm mà vẫn chưa bán được.

Xin hỏi Bộ trưởng nguyên nhân vì sao? Và ai là người được hưởng lợi từ 7.600 tỷ đồng do Nhà nước hỗ trợ?

3. Đại biểu Đặng Thị Kim Chi (Đoàn ĐBQH Phú Yên) chất vấn:(Bộ trưởng Bộ NNPTNT chuyển Thống đốc NHNN trả lời nội dung này)

Theo quy định của Nghị định 41/2010/NĐ-CP thì hộ gia đình, cá nhân cư trú tại phường (thuộc thị xã, thành phố), thị trấn (thuộc huyện) không được vay vốn không có đảm bảo bằng tài sản, trong khi thực tế họ là những nông dân thuần túy chuyên sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Quy định này đã gây khó khăn cho những người nông dân làm nghề sản xuất nông nghiệp đang sinh sống tại phường, thị trấn.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết:- Cơ sở nào Bộ lại có tham mưu Chính phủ loại đối tượng trên ra khỏi diện

được vay vốn không có đảm bảo bằng tài sản (theo Nghị định 41/CP).- Bộ có tham mưu cơ chế, chính sách gì để hỗ trợ người nông dân làm

nghề sản xuất nông nghiệp sinh sống tại phường, thị trấn được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

4. Đại biểu Trần Thị Dung (Đoàn ĐBQH Điện Biên) chất vấn:Câu 1: Hậu họa từ “ốc bươu vàng” thật khôn lường trong khi người dân Việt

Nam thấy lợi trước mắt là bất chấp (thu gom, buôn bán, thả xuống ao, hồ, đầm để phát triển tự nhiên thay vì gom để tiêu hủy). Theo Bộ trưởng, Bộ trưởng có giải pháp như thế nào để tham mưu cho Chính phủ, phối hợp với Bộ liên quan và chính quyền các địa phương để giải quyết triệt để nạn “sinh vật ngoại lai” gây hại này?

Câu 2: Việc phát triển trồng cây cao su tại miền Trung là “túi hứng bão”, cây cao su thân, cành rất giòn nên gặp gió bão là gẫy, đổ, gây thiệt hại rất lớn. Về vấn

13

đề này, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã từng ngăn cản việc trồng cây cao su ở miền Trung với quy hoạch diện tích lớn như vậy. Các đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh), Nguyễn Văn Thuyết các khóa XI, XII; các đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII Lê Như Tiến, Đồng Hữu Mạo, Phạm Đức Châu đã cảnh báo chất vấn khá gay gắt và cho rằng đây là hành động phá rừng.

Trước hàng vạn ha cây cao su bị tàn phá sau bão tại miền Trung, đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ trưởng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quản lý, quy hoạch cây cao su? Giải pháp hỗ trợ cho người dân đã chắt chiu vay nợ để có tiền tham gia dự án trồng cây cao su theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng giờ thì mất tất cả?

5. Đại biểu Đỗ Ngọc Niễn (Đoàn ĐBQH Bình Thuận) chất vấn:1. Theo đánh giá chung, Quyết định 80/2002/QĐ-TTg là một chủ trương

đúng đắn, hợp lòng dân, nhưng qua hơn 10 năm thực hiện, tỷ lệ tiêu thụ nông sản qua hợp đồng trong cả nước đạt rất thấp. Trong đó, các mặt hàng chủ lực như lúa gạo chỉ đạt 2,12%, cà phê 2,5%, chè 9%, thủy sản 13%. Xin Bộ trưởng cho biết nguyên nhân vì sao? Trách nhiệm là của ai? Liệu đến năm 2020 có đạt được mục tiêu đề ra là có 80 đến 85% lượng mía đường, tôm, cá tra, cá basa; 15 đến 30% lượng chè, lúa, trái cây… được tiêu thụ qua hợp đồng hay không?

2. Qua hơn một năm thực hiện thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp theo Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 20 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đến nay, mô hình này được đánh giá là không thành công; giá trị bồi thường vượt xa so với tổng số phí bảo hiểm, các công ty thực hiện công việc này phải chịu thua lỗ, ví dụ: Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) đã phải chịu một khoản lỗ rất lớn là 462 tỷ đồng. Xin Bộ trưởng cho biết: vì sao có tình trạng trên? Hướng xử lý thế nào? Có tiếp tục thực hiện Quyết định số 315/QĐ-TTg hay không?

3. Theo đánh giá chung, người nông dân trồng lúa không có lãi bình quân trên 30% so với giá thành sản xuất, có nhiều nơi làm ruộng chẳng những không có lãi mà còn lỗ. Xin Bộ trưởng cho biết vì sao như vậy? Làm thế nào và chừng nào người nông dân trồng lúa mới có lãi trên 30%?

4. Ở phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội gần đây, Bộ trưởng có nói, đại ý là: “sở dĩ có việc nhập khẩu ngô, đậu tương về để sản xuất thức ăn chăn nuôi là do ngô, đậu tương của ta giá cao nên các doanh nghiệp không thể thu mua được; giá cao là do năng suất ngô, đậu tương của ta thấp, thấp từ 7 đến 10 lần so với cây giống cùng loại ở một số nước…”. Xin Bộ trưởng cho biết tình hình trên có được xử lý hay không? Xử lý như thế nào? Bao giờ thì có kết quả?

14

5. Theo tôi được biết, hiện nay có tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long đang có ý định thành lập thí điểm Ngân hàng lúa gạo. Xin Bộ trưởng cho biết về quan điểm của Ngành và tính khả thi của ý định này?

6. Đại biểu Ya Duck (Đoàn ĐBQH Lâm Đồng) chất vấn:

Vừa qua, sau hai cơn bão, toàn bộ vùng Bắc Trung Bộ, trong đó các tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị bị thiệt hại nặng với hơn 22.000 ha cao su bị gãy đổ ở nhiều mức độ khác nhau, giá trị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Xin Bộ trưởng cho biết: trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giải pháp gì để ổn định và duy trì cây cao su ở khu vực này vì các hộ nông dân ở khu vực này đều cho rằng cây cao su ở đây mang lại nhiều lợi ích kinh tế trong thời gian qua, thực tế hiện nay chưa tìm ra cây gì để thay thế cây cao su mà phù hợp với đất đai và hiệu quả mà nó từng mang lại?

7. Đại biểu Nguyễn Thanh Thụy (Đoàn ĐBQH Bình Định) chất vấn: Hiện nay nhiều hồ chứa nước trên địa bàn các tỉnh duyên hải Miền Trung do xây dựng đã lâu, xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ đến tính mạng và ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của hàng trăm ngàn hộ dân. Một số hồ đã rơi vào tình trạng báo động cao. Công tác gia cố, nâng cấp đảm bảo an toàn cho hệ thống hồ đập này càng trở nên cấp thiết vì thời gian kéo dài mà không được đầu tư. Bảo đảm an toàn hồ chứa sẽ đáp ứng nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt, an toàn các công trình và vùng hạ lưu. Đề nghị Bộ trưởng cho biết các giải pháp thực hiện để mục tiêu này đạt được.

8. Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy (Đoàn ĐBQH Hậu Giang) chất vấn: Nhiều cử tri phản ánh người làm nông nghiệp hiện nay gặp rất nhiều khó

khăn, thậm chí bế tắc. Nếu giữ 3,8 triệu ha đất trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và trên thế giới, thì người trồng lúa không thể đảm bảo cuộc sống vì bài toán “được mùa rớt giá” chưa có lời giải; các chính sách hỗ trợ của nhà nước thì rất hạn hẹp hoặc chưa hỗ trợ trực tiếp cho người sản xuất lúa (như: hỗ trợ thu mua lúa tạm trữ để xuất khẩu).

Người trồng cây ăn trái thì chưa có đầu mối thu mua tập trung để chế biến hoặc xuất khẩu, do vậy việc tiêu thụ rất khó khăn.

Người trồng mía thì cũng thua lỗ do giá đường trong nước không cạnh tranh được giá đường nhập khẩu nên các nhà máy đường phải hạ giá thu mua mía nguyên liệu để tránh lỗ.

Người nuôi cá da trơn xuất khẩu cũng bị ép giá hoặc bị các nhà thầu thu mua chiếm đoạt vốn, nhiều hộ chăn nuôi trở thành trắng tay, gặp nhiều khó khăn.

15

Cử tri kiến nghị Bộ trưởng có giải pháp gì cho người làm nông nghiệp? trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc để xảy ra tình trạng trên kéo dài nhiều năm chưa giải quyết được ?

Có nên giữ 3,8 triệu ha trồng lúa? hay chuyển sang trồng cây gì? nuôi con gì? tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm như thế nào để có tăng thu nhập và phát triển bền vững cho Đồng bằng sông Cửu Long? (kèm theo kiến nghị của cử tri)./.

9. Đại biểu Trần Trí Dũng (Đoàn ĐBQH Trà Vinh) chất vấn: 1. Được biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Đề án

quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực ở Đồng bằng sông Cửu Long được trồng tập trung và định hướng rải vụ một số loại cây đến năm 2020. Theo đó, Bộ đã chọn 12 loại cây ăn quả chủ lực, trong đó có 5 loại cây được bố trí rải vụ để thu hoạch, chính quyền địa phương và nông dân rất phấn khởi. Tuy nhiên, cũng rất lo lắng vì thời gian qua do tình hình giá cả không ổn định nên các hộ nông dân bỏ bê không chăm sóc và chặt cây này, trồng cây khác, rồi do dịch bệnh nên hiện nay diện tích một số loại không lớn, trồng không tập trung, cây già cỗi, chất lượng thấp nên lợi thế cạnh tranh không cao.

Để phát triển về cây ăn quả ở Đồng bằng sông Cửu Long theo đề án của Bộ, trong thời gian tới, cần một số chiến lược tổng thể, từ giống, khoa học kỹ thuật, hạ tầng, vốn…những vấn đề đó tự nông dân không thể làm nổi. Vì vậy, xin Bộ trưởng cho biết, Bộ có những chính sách gì để hỗ trợ nông dân mở rộng diện tích cải tạo cây trồng, nâng cao sản lượng, chất lượng, bảo đảm tính cạnh tranh cao, đạt mục tiêu mà Bộ đề ra?

2. Hiện nay, giá mía không ổn định, năng suất thấp nên người trồng mía không có lãi, thậm chí có khi bị lỗ, nhất là vào mùa thu hoạch chính, gây thiệt hại cho người nông dân, dẫn đến nguy cơ diện tích trồng mía bị sụt giảm. Bộ Nông nghiệp có chỉ đạo gì về vấn đề này?

3. Tình hình sản xuất, tàng trữ, buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y… kém chất lượng, nhiều loại hàng giả gây thiệt hại cho nông dân và bức xúc trong dư luận xã hội, mặc dù Bộ có tập trung chỉ đạo quyết liệt nhưng tình hình vẫn còn diễn biến phức tạp.

Trên đây là ý kiến của cử tri, Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Trà Vinh xin gửi đến Bộ trưởng. Mong Bộ trưởng trả lời để Đoàn ĐBQH tỉnh có cơ sở trả lời với cử tri.

10. Đại biểu Nguyễn Thanh Bình (Đoàn ĐBQH Vĩnh Long) chất vấn: Vấn nạn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng đã xảy ra

nhiều năm nay làm thiệt hại lớn cho người sản xuất, nhất là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, làm cho bà con nông dân rất bức xúc. Tuy Nhà nước đã có luật pháp, chế tài xử lý, nhưng xem ra kém hiệu quả, chưa đủ sức răn đe; những vụ vi phạm những mặt hàng kinh doanh này vẫn tiếp tục diễn ra.

16

Đề nghị Bộ trưởng cho biết sắp tới có giải pháp gì mạnh hơn để ngăn chặn và xử lý vấn nạn này? Vì được biết hiện nay có nhiều ngành tham gia phối hợp quản lý những mặt hàng trên (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...), bộ ngành nào chịu trách nhiệm chính?

11. Đại biểu Huỳnh Minh Hoàng (Đoàn ĐBQH Bạc Liêu) chất vấn: Hiện nay, lúa và thủy sản là những sản phẩm chiến lược của Đồng bằng

sông Cửu Long. Chất lượng vật tư nông nghiệp, thủy sản có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của bà con nông dân và có khi lại là nguyên nhân chính của những vụ mùa thất bát. Riêng thức ăn thủy sản hiện nay có khoảng trên 130 nhà máy với sản lượng 4 triệu tấn/năm. Xin hỏi Bộ trưởng:

1. Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn Kỹ thuật, Luật Chất lượng hàng hóa có hiệu lực từ năm 2007, sao đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về phân bón, thuốc thú y và thức ăn thủy sản.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chất lượng thức ăn thủy sản từ khâu sản xuất, lưu thông đến cơ sở nuôi thủy sản như thế nào? Hiện nay đang buông lỏng quản lý mà chỉ thực hiện việc đăng ký danh mục.

3. Thức ăn thủy sản nhập khẩu được quản lý như thế nào? Thực trạng hiện nay là không quy chuẩn, không kiểm soát.

12. Đại biểu Nguyễn Văn Luật (Đoàn ĐBQH Kiên Giang) chất vấn: 1. Tình trạng sản xuất, buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất

lượng ngày càng phổ biến, phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng cho nông dân và các nhà sản xuất. Tuy nhiên, việc xử lý rất khó khăn, do nhiều quy định về xử phạt vi phạm hành chính còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn. Vì để có căn cứ xử phạt và xử lý tang vật vi phạm phải qua giám định chất lượng. Việc giám định thường kéo dài, chi phí lớn, cơ sở giám định chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn… cơ quan chức năng chưa có kết quả giám định thì không được niêm phong, kê biên hàng hóa, có dấu hiệu là hàng giả, kém chất lượng. Do đó, người sản xuất, buôn bán hàng hóa kém chất lượng tiếp tục buôn bán cho nông dân sử dụng. Khi có kết quả giám định thì họ đã bán hết hàng hóa, nông dân sử dụng và thiệt hại rất lớn nhưng không được bồi thường.

Để khắc phục bất cập trên, đề nghị đồng chí Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc hoàn thiện các thủ tục xử lý vi phạm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho nông dân và các nhà sản xuất.

2. Nông dân rất phấn khởi trước chủ trương của nhà nước cho phép chuyển đổi một số diện tích đất nông nghiệp trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây lương thực khác. Tuy nhiên, phải có nhiều cơ chế, giải pháp, điều kiện cần thiết khác thì nông dân mới làm được.

17

Đồng chí Bộ trưởng cho biết trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc ban hành chính sách theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chính phủ, Quốc hội ban hành chính sách để nông dân thực hiện được chủ trương trên một cách có hiệu quả.

13. Đại biểu Trương Văn Vở (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) chất vấn: Thời gian qua, cử tri, Quốc hội quan tâm và kiến nghị Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn sớm triển khai Quyết định 1895 của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/12/2012 về chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằm thúc đẩy, nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm nông sản thực phẩm trong nước nhưng đến nay vẫn chậm và chưa có kế hoạch, giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết thời gian, giải pháp cụ thể và trách nhiệm của Bộ trưởng thời gian tới?

14. Đại biểu Trương Văn Vở (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) chất vấn: Việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang trồng cây cao su là nỗi

bức xúc trong nhân dân. Vì hiện nay, đã có trên 900.000 ha rừng tự nhiên được nhường đất cho cây cao su (vượt 100.000 ha so với quy hoạch đến năm 2020 được duyệt theo Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 03/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ). Hơn nữa, tình trạng phá rừng tự nhiện để trồng cây cao su trái pháp luật vẫn tiếp tục xảy ra, diễn biến phức tạp tại các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc nhưng đến nay vẫn chậm được kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định pháp luật.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết lộ trình, giải pháp cụ thể và trách nhiệm của Bộ trưởng như thế nào nhằm xử lý kiên quyết theo quy định pháp luật và khắc phục có hiệu quả tình hình nêu trên?

15. Đại biểu Bùi Trí Dũng (Đoàn ĐBQH An Giang) chất vấn: Qua thông tin đại chúng, được biết, đến nay có 137 nhà máy thủy điện

chưa nộp tiền dịch vụ môi trường rừng của các năm 2010, 2011, 2012 và các quý năm 2013 với tổng số tiền hơn 296 tỷ đồng… có địa chỉ cụ thể. Xin Bộ trưởng cho biết: Với trách nhiệm của Bộ có biện pháp gì để thu lại khoản tiền trên và xử lý như thế nào đối với nhà máy thủy điện chây ỳ nhiều năm?

16. Đại biểu Huỳnh Minh Thiện (Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh) chất vấn:

1. Theo số liệu của Báo cáo số 1206/BNN-TCTL, ngày 11/4/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì diện tích chuyển đổi mục đích rừng sang xây dựng thủy điện là 19.792 ha, diện tích trồng rừng thay thế được 735 ha, đạt 3,7%/yêu cầu.

18

- Đề nghị Bộ trưởng giải thích tại sao giữa báo cáo của Bộ và Bộ Công Thương lại lệch số liệu quá lớn: cho đến tháng 05/2013 mới có hơn 2% diện tích rừng trồng thay thế trong số 50.930 ha rừng đã sử dụng cho Dự án thủy điện?

- Trách nhiệm của Bộ trưởng trong chỉ đạo khắc phục tỷ lệ diện tích rừng trồng không đạt trong khi rừng được xem như yếu tố quyết định cho bảo vệ môi trường và đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu của nước ta về giữ gìn môi trường đất chống xói mòn, môi trường nước (kể cả nước ngầm), môi trường không khí, tài nguyên thực, động vật và khoáng sản…?

2. Trách nhiệm của Bộ và những việc làm cụ thể để ngăn chặn việc thương lái Trung Quốc thao túng thị trường nguyên liệu, nông sản: thu gom dừa, lá điều v.v..., gần đây là ốc bươu vàng… làm người nông dân vì chạy theo lợi nhuận trước mắt mà không thấy thiệt hại lớn cho bản thân họ và nền nông nghiệp nước ta, thể hiện sự tùy tiện, thiếu quản lý thống nhất của nước ta?

3. Trong trả lời tại hội trường Quốc hội mới đây, Bộ trưởng nói (sẽ) chỉ đạo Viện Nông nghiệp đang chọn giống lúa, năng suất khác có chất lượng cạnh tranh để xây dựng thương hiệu Việt Nam cho các nông sản phẩm. Tôi mong rằng Bộ trưởng quan tâm đầu tư để xây dựng thương hiệu sẵn được sàng lọc qua lựa chọn của nhiều thế hệ: Lúa thơm Chợ Đào, Bưởi Năm Roi, Xoài cát Hòa Lộc, Trà Thái Nguyên, Trà cà phê Lâm Đồng…

Đề nghị Bộ trưởng có ý kiến về vấn đề này.17. Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Đoàn ĐBQH Hà Nội) chất vấn:Cử tri phản ánh tình trạng nông dân bỏ ruộng, không canh tác ở khu vực

đồng bằng Bắc bộ ngày càng tăng. Xin Bộ trưởng cho cử tri biết nguyên nhân khách quan và chủ quan? Giải pháp khắc phục tình trạng nêu trên? Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đề xuất gì mới với Chính phủ để hỗ trợ nông dân trong sản xuất nông nghiệp?

18. Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Đoàn ĐBQH Hà Nội) chất vấn:Thức ăn chăn nuôi chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí chăn nuôi và là yếu tố quan

trọng quyết định chất lượng gia súc, gia cầm, thủ hải sản… Cử tri Hà Nội cho rằng, hiện nay ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước chậm phát triển, thiếu định hướng, chưa đáp ứng nhu cầu của người nuôi trồng, sản xuất; nguồn thức ăn chăn nuôi trong nước chủ yếu nhập ngoại và do các nhà đầu tư nước ngoài khống chế, các cấp, các ngành cũng chưa làm tốt công tác quản lý chất lượng, giá cả… Bộ trưởng nghĩ gì về trách nhiệm của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong vấn đề này? Bộ trưởng có giải pháp gì để cải thiện tình trạng trên?

19. Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Đoàn ĐBQH Trà Vinh) chất vấn:

19

(Chất vấn này được gửi đồng thời tới Bộ trưởng Bộ KHCN và Bộ trưởng Bộ Công thương)

Qua đi thực tế, tiếp xúc cử tri, tôi rất xót xa cho hoàn cảnh người dân vùng sâu, vùng xa, mặc dù trình độ dân trí thấp, không được học trường lớp bài bản nhưng trên thực tế trong quá trình sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, họ đã nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm hoàn thiện sản phẩm, sáng chế làm ra những mặt hàng mới, có chất lượng, được thị trường ưa chuộng. Nhưng họ có người do không hiểu pháp luật, có người do dân trí thấp, có người lại do không có năng lực tài chính, năng lực chuyên môn không biết làm thế nào để sản phẩm của mình làm ra được bảo vệ quyền sáng chế, bảo đảm giá cả ổn định bù đắp lại công sức trí tuệ của họ bỏ ra để có được sản phẩm mới, được thị trường chấp nhận.

Tôi xin các vị Bộ trưởng cho biết có giải pháp gì, đề án gì để bảo vệ người trực tiếp làm ra sản phẩm giữ được thương hiệu của mình không bị đánh cắp, sao chép, làm giả một cách tùy tiện, thực hiện tốt luật sở hữu trí tuệ, luật cạnh tranh bảo vệ người yếu thế để luật được ban hành thực sự đi vào cuộc sống, chống những hành vi sao chép, làm giả vi phạm pháp luật?

20. Đại biểu Nguyễn Thanh Thụy (Đoàn ĐBQH Bình Định) chất vấn: (Chất vấn này được gửi đồng thời đến Bộ trưởng Bộ Công thương)

Hiện nay, việc sử dụng hoá chất cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông, thủy sản, thực phẩm, việc sản xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm độc từ môi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Gần đây, các vụ ngộ độc thực phẩm do một số bếp ăn tập thể cung cấp, nhiều thông tin liên tục về tình hình không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước càng làm bùng lên nỗi bức xúc và sự lo âu cho cả người tiêu dùng lẫn người sản xuất.

Đề nghị Bộ trưởng đánh giá vấn đề trên dưới góc độ quản lý của ngành mình; đồng thời cho biết các giải pháp cụ thể, nhất là các giải pháp phối hợp với các bộ, ngành chức năng liên quan nhằm khắc phục có hiệu quả thực trạng nêu trên.

21. Đại biểu Trần Văn Tấn (Đoàn ĐBQH Tiền Giang) chất vấn:Đa số cử tri cho rằng: 1. Khó khăn lớn nhất mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang gặp phải là thị

trường tiêu thụ;2. Về sản xuất lương thực của Việt Nam, hiện đang có vấn đề là chưa có sự

kết hợp được giữa khâu sản xuất với khâu thu mua lương thực chế biến và xuất khẩu.

20

Bộ trưởng có đồng ý với ý kiến cử tri không? Nếu đồng ý thì Bộ trưởng có những giải pháp cụ thể như thế nào để khắc phục tình trạng nêu trên trong thời gian tới?

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

1. Đại biểu Huỳnh Văn Tính (Đoàn ĐBQH Tiền Giang) chất vấn:Vấn đề thứ nhất: Hiện tại ở nước ta, các Hội chính trị xã hội và Hội xã

hội mang tính đặc thù được thành lập và hoạt động theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ (có hiệu lực từ 01/7/2010); Nghị định này thay thế Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ trước đây. Trong nhiều năm qua, hoạt động của các Hội đã đem lại những hiệu quả rất có ý nghĩa góp phần cùng nhà nước nâng cao chất lượng cuộc sống của các tầng lớp nhân dân đang gặp nhiều khó khăn trong xã hội. Thế nhưng, trong quá trình thành lập và hoạt động, các Hội thực hiện đúng các điều kiện được quy định trong Nghị định 45/2010/NĐ-CP nhưng các cấp Hội (đặc biệt là Hội cấp cơ sở) gặp khó khăn vì lãnh đạo chuyên trách Hội không được hưởng thù lao và Hội không có kinh phí hoạt động. Tình trạng trên dẫn đến có không ít Hội cơ sở hiện nay rất dao động, có nơi cán bộ chuyên trách Hội đã xin nghỉ hoặc chuyển công tác khác; có nơi Chi hội không còn tích cực nâng lên thành lập Hội. Bức xúc, khó khăn trên có khả năng một số tổ chức Hội cấp cơ sở vốn hoạt động rất có hiệu quả có thể sẽ xảy ra tan rã tiếp tục.

Vậy với trách nhiệm của mình, Bộ trưởng sẽ có những biện pháp gì để hướng dẫn các Hội cấp cơ sở thực hiện tốt hơn và đúng tinh thần Nghị định 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ?

Vấn đề thứ hai: Lãnh đạo Hội cấp cơ sở hiện tại đa phần do cán bộ xã làm lãnh đạo chuyên trách mà cán bộ cấp xã trước đây chủ yếu được hưởng chế độ thù lao hàng tháng theo chế độ ngoài định biên, họ không phải là cán bộ, công chức nhà nước; do vậy khi hết tuổi lao động theo quy định của nhà nước họ không được hưởng chế độ hưu và lĩnh lương hưu hàng tháng. Thế nhưng, việc quy định chế độ thù lao đối với lãnh đạo chuyên trách các Hội lại đòi hỏi phải là người nghỉ hưu; điều này có hợp lý không và Bộ trưởng nghĩ như thế nào?

Là cơ quan tham mưu, Bộ trưởng giải quyết thực tế này ra sao để Hội cơ sở tồn tại và phát triển thuận lợi?

2. Đại biểu Trương Thái Hiền (Đoàn ĐBQH Kiên Giang) chất vấn: Theo kết luận Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa

XI “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở”, cốt lõi của nghị quyết này là quản lý biên chế và tinh giản biên chế. Đây là chủ trương đúng đắn nhằm sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả, khắc phục tình trạng “vừa thừa vừa thiếu”, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Trong

21

khi đó, nhiệm vụ được giao cho các Bộ, ngành, địa phương, nhất là ở cơ sở ngày một nhiều và bức thiết cần có nguồn nhân lực, một đội ngũ cán bộ “vừa hồng vừa chuyên” để giải quyết công việc cho nước, cho dân. Thực tiễn mâu thuẫn này mà nhiều năm qua ta chưa có đáp số.

Vậy đồng chí Bộ trưởng có suy nghĩ gì, giải pháp nào hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn này vừa thực hiện nghiêm nghị quyết của Đảng, vừa đảm bảo nhân lực để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó?

3. Đại biểu Lê Đắc Lâm (Đoàn ĐBQH Bình Thuận) chất vấn: Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ

chức hoạt động và quản lý Hội. Qua thực tiễn có những vướng mắc, khó khăn như phân định tổ chức Hội đặc thù, bố trí nhân sự, chế độ chính sách cho cán bộ… có những vấn đề chưa thống nhất, chưa phù hợp giữa các tổ chức Hội.

Tôi đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ với trách nhiệm là cơ quan tham mưu cho Chính phủ cần có giải pháp để tháo gỡ và hướng dẫn để các Hội chính trị - xã hội ở cấp cơ sở hoạt động có hiệu quả hơn.

4. Đại biểu Hoàng Đức Thắm (Đoàn ĐBQH Quảng Trị) chất vấn:

Trong các văn bản liên quan đến việc giải quyết địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế, Bộ Nội vụ khẳng định: “Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 762/TTg ngày 22.11.1995 là đúng thẩm quyền, đảm bảo tính lịch sử, thực tiễn, pháp lý về ranh giới hành chính giữa hai tỉnh và cho đến nay Quyết định 762 là văn bản có tính pháp lý cao nhất về việc xác định địa giới hành chính giữa hai tỉnh.”

Tuy được khẳng định như vậy, nhưng tại Báo cáo số 2305/BC-BNV ngày 22.6.2012 của Bộ Nội vụ về quá trình giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên – Huế và phương án xác định địa giới hành chính giữa hai tỉnh, Bộ Nội vụ lại đề xuất phương án giải quyết khác (tức là phải điều chỉnh địa giới hành chính giữa 2 tỉnh tại Quyết định 762).

Xin Bộ trưởng cho biết: vì sao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành đúng thẩm quyền, đảm bảo tính lịch sử, thực tiễn, pháp lý và đang là văn bản mang tính pháp lý cao nhất (như khẳng định của Bộ Nội vụ) mà lại không được thực hiện? (Quyết định 762 này đã được ban hành cách đây 18 năm).

5. Đại biểu Nguyễn Minh Lâm (Đoàn ĐBQH Long An) chất vấn: Trường hợp cán bộ công chức đang công tác tại Hội Nông dân tỉnh giữ

chức vụ Phó chủ tịch hội, được điều động sang công tác và giữ chức vụ Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh (là đối tượng điều chỉnh của Hội theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP);

22

Như vậy trường hợp trên có được xét hưởng phụ cấp công vụ 25% theo quy định của Chính phủ không? Nếu được hưởng phụ cấp công vụ thì căn cứ vào quy định nào và ngược lại nếu không được hưởng thì căn cứ vào đâu?

Rất mong Bộ trưởng quan tâm để đại biểu có cơ sở trả lời cho cử tri trong tỉnh.6. Đại biểu Ly Kiều Vân (Đoàn ĐBQH Quảng Trị) chất vấn: Thông tư 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về

tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố. Tại điểm a, khoản 1, Điều 7 quy định: Đối với thôn: ở vùng đồng bằng phải có từ 200 hộ gia đình trở lên; ở vùng miền núi, biên giới, hải đảo phải có từ 100 hộ trở lên.

Hiện nay, một số địa phương đang thực hiện Quyết định 33 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đó, mỗi điểm định canh định cư có từ 50 đến 70 hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung, phần lớn những điểm định canh định cư thường cách xa trung tâm xã hàng cây số. Việc quản lý nhà nước đối với khu định canh định cư gặp rất nhiều khó khăn, nguyên nhân là do chính quyền thôn ở đây không được thành lập vì chưa đảm bảo theo quy định của Thông tư 04 của Bộ Nội vụ.

Để khắc phục được những bất cập cũng như để công tác quản lý nhà nước ở cấp xã được thực hiện tốt hơn, xin Bộ trưởng cho biết quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào?

7. Đại biểu Nguyễn Văn Luật (Đoàn ĐBQH Kiên Giang) chất vấn: Cử tri rất bức xúc trước biểu hiện một bộ phận cán bộ, công chức trong các

cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương tiêu cực, tham nhũng, không chấp hành nghiêm kỷ luật công vụ… làm ảnh hưởng tới hiệu lực quản lý Nhà nước, làm giảm lòng tin của nhân dân. Cử tri cho rằng: một trong những nguyên nhân quan trọng là do có sự buông lỏng quản lý nhà nước từ phía các cơ quan và người có trách nhiệm, có tiêu cực trong tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, chạy chức, chạy quyền, nên các cơ quan nhà nước đã và đang sử dụng một bộ phận cán bộ, công chức không có đủ năng lực, tư cách đạo đức, nhũng nhiễu nhân dân, tham nhũng…

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, đồng chí Bộ trưởng nhìn nhận trách nhiệm như thế nào để có các cơ chế, giải pháp làm trong sạch đội ngũ cán bộ, công chức, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ máy nhà nước.

8. Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đoàn ĐBQH Đà Nẵng) chất vấn: Tháng 11 năm 2002, khi Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập,

chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm trách được Chính phủ giao lại cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nghị quyết số 02 ngày 5.8.2002 của Quốc hội Khóa XI nêu rõ: “Những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số Bộ, cơ quan ngang bộ đã được quy

23

định tại các Luật, Pháp lệnh hiện hành nhưng nay do có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức theo Nghị quyết này thì được chuyển giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ tương ứng kể từ ngày các cơ quan này được sắp xếp lại”.

Tuy nhiên, cho đến nay, nội dung vừa nêu trên của Nghị quyết này không được thực hiện nghiêm túc. Toàn bộ cơ quan hỗ trợ khoa học kỹ thuật cùng lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật về tài nguyên nước đã không được chuyển sang Bộ Tài nguyên và Môi trường, dù chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước không còn ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Từ đây, nảy sinh một nghịch lý: Bộ cần ngành khoa học kỹ thuật tài nguyên nước thì không có, mà Bộ có thì lại không thực sự cần! Hệ quả là Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện không đủ năng lực để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước.

Một Nghị quyết đã ban hành 10 năm mà chưa được thực hiện một cách đầy đủ, vì vậy đề nghị đồng chí Bộ trưởng cho biết: là cơ quan tham mưu giúp Chính phủ, có phát hiện sự bất hợp lý này không? Nếu biết mà tại sao để lâu như vậy? Trách nhiệm thuộc về ai ? Và làm gì để giải quyết dứt điểm vấn đề này?

9. Đại biểu Trần Hồng Thắm (Đoàn ĐBQH Cần Thơ) chất vấn:

Kết quả giám sát “việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức” cho thấy:

1. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng còn một số tồn tại, hạn chế. Trong đó, “một số chương trình đào tạo bồi dưỡng còn trùng lặp về nội dung, chưa được cập nhật…”; một bộ phận đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu và phương pháp giảng dạy. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng không còn phù hợp (ban hành từ 1993) để đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc trong tình hình mới. Do vậy, cán bộ, công chức, viên chức tham gia bồi dưỡng chủ yếu là do yêu cầu đủ các chứng chỉ để thi nâng ngạch, chuyển ngạch mà chưa thật sự xuất phát từ nhu cầu nâng cao năng lực làm việc. Theo Bộ trưởng, trách nhiệm của Bộ Nội vụ như thế nào với những tồn tại, hạn chế nêu trên? Giải pháp khắc phục trong thời gian tới?

2. Việc bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức: vẫn còn tình trạng chủ quan, cảm tính, nể nang, thiếu tính toàn diện, thiếu những tiêu chí cụ thể trong đánh giá cán bộ; chưa phản ánh đúng thực chất để làm cơ sở cho công tác bổ nhiệm. Vì thực tế, cơ chế đánh giá cán bộ, công chức hiện nay rất khó xác định đúng và chính xác cán bộ, công chức hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ. Bộ trưởng có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này nhằm hoàn thiện hóa cơ chế, quy trình đánh giá cán bộ, công chức trong thời gian tới?

10. Đại biểu Bùi Xuân Thống (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) chất vấn:

24

Ngày 08/02/1994, Văn phòng Trung ương Đảng có công văn số 86-CV/VPTW thông báo ý kiến của Ban Bí thư Trung ương Đảng đồng ý công nhận Hội Sinh viên Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của Sinh viên Việt Nam.

Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/04/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, Hội Sinh viên Việt Nam là tổ chức phải chịu sự điều chỉnh theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/04/2010, nên hoạt động của Hội Sinh viên có nhiều bất cập. Theo quy định, Hội Sinh viên cấp Trung ương, tỉnh và cấp trường đều có điều lệ riêng và hoạt động theo điều lệ của mình, do đó khó khăn trong việc tổ chức hoạt động thống nhất từ trung ương đến cơ sở. Những bất cập này đã được kiến nghị đến Bộ Nội vụ để được xem xét nhưng chưa được chấp thuận.

Kính thưa Bộ trưởng, để giải quyết những bất cập trên, kính đề nghị Bộ trưởng quan tâm nghiên cứu và đề xuất với Chính phủ sửa đổi Nghị định số 45 tạo điều kiện thuận lợi để Hội Sinh viên là một tổ chức thống nhất từ Trung ương đến cấp trường và hoạt động theo một điều lệ duy nhất, như ý kiến của Ban Bí thư Trung ương Đảng nhằm tập hợp và phát huy vai trò của sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

11. Đại biểu Huỳnh Văn Tính (Đoàn ĐBQH Tiền Giang) chất vấn: 1. Vừa qua, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 11/2010/TT-BNV ngày

26/11/2010 và Thông tư số 03/2013/TT-BNV ban hành ngày 16/04/2013 để hướng dẫn thực hiện Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định “về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội”.

Cả hai Thông tư nêu trên đều quy định: “Đối với cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền của Đảng, nhà nước luân chuyển, điều động, phân công làm việc tại các Hội theo biên chế được giao; chế độ, chính sách thực hiện theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức”.

Căn cứ vào Quy định này, xin hỏi Bộ trưởng hai vấn đề sau: - Thứ nhất, trường hợp nào cán bộ, công chức từ các Ban của Đảng, chính

quyền, đoàn thể chuyển sang công tác chuyên trách tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị ở địa phương được hưởng chế độ phụ cấp công vụ?

- Thứ hai, xin Bộ trưởng giải trình tại sao hiện nay một số tỉnh, thành phố đã vận dụng thực hiện đúng quy định trên để phụ cấp công vụ cho cán bộ, công chức được điều động sang công tác tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị; tuy nhiên, vẫn còn một số tỉnh – trong đó, có Tiền Giang, lại không được thực hiện chế độ phụ cấp công vụ này.

2. Ngày 15/07/2013, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 41/2013/QĐ-TTg “về một số chế độ, chính sách đối với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam”.

Xin hỏi Bộ trưởng, văn bản này có hiệu lực pháp lý thi hành trên cả nước chưa? Hay phải chờ Bộ Nội vụ hướng dẫn mới thực hiện được? Đến lúc nào thì

25

cán bộ chuyên trách đang công tác tại Liên hiệp các tổ chức hữu nghị địa phương mới được hưởng chế độ, chính sách như văn bản quy định của Thủ tướng Chính phủ bắt đầu có hiệu lực từ 01/09/2013?

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

1. Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Đoàn ĐBQH Lâm Đồng) chất vấn:Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ, viên chức ngành Y tế đã có

nhiều cố gắng trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhiều y bác sỹ đã hết lòng phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng và kính trọng…

Tuy nhiên, gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin một bộ phận không nhỏ đội ngũ y, bác sỹ về y đức và trách nhiệm đã xuống cấp rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Điển hình một số vụ việc như: việc nhân bản kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Hoài Đức; việc ăn bớt vắcxin ở Hà Nội; việc tiêm vắcxin quá đát ở Phú Yên; việc trích ngừa gây tử vong 03 cháu ở Quảng Trị; làm hồ sơ giả rút tiền BHYT tại một số bệnh viện ở TP. Hồ Chí Minh; mới đây là vụ một bác sỹ ở bệnh viện Bạch Mai phẫu thuật thẩm mỹ ở cơ sở thẩm mỹ Cát Tường gây chết người rồi vứt xác xuống sông… làm cho dư luận xã hội cực kỳ phẫn nộ về đạo đức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sỹ.

Vậy xin hỏi: Bộ trưởng có giải pháp gì mang tính đột phá để khắc phục, ngăn chặn, đẩy lùi việc xuống cấp về đạo đức của ngành y? Thời gian là bao lâu? Nếu không khắc phục được tình trạng trên, thì Bộ trưởng sẽ hành động như thế nào để cử tri cả nước tin tưởng vào lời hứa của Bộ trưởng?

2. Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đoàn ĐBQH Đà Nẵng) chất vấn:1. Trong thời gian qua, báo chí đã nêu hàng loạt scandal liên quan đến

ngành y như: vụ copy kết quả xét nghiệm máu, vụ “ăn cắp” rút bớt vaccine gây tử vong, vấn nạn “phong bì” v.v… chưa khi nào nở rộ như vừa qua. Đây là vấn đề nhức nhối, gây tâm lý hoang mang, bất bình và đáng lo ngại trong xã hội.

Với trách nhiệm của mình, đề nghị đồng chí Bộ trưởng cho biết đã có giải pháp gì để chấn chỉnh tình trạng trên nhằm thực hiện lời di huấn của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”?

2. Qua tiếp xúc cử tri, đối tượng là chị em nữ đặt câu hỏi: “Chúng tôi quan tâm đến việc các cơ quan quản lý phối hợp như thế nào trong việc quản lý mặt hàng sữa từ giá cả, chất lượng, thông tin, quảng cáo v.v… nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng, nhất là trẻ em, vì đây là mặt hàng thiết yếu để giúp trẻ em phát triển”.

Với vai trò là Tư lệnh trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là trẻ em dưới 6 tuổi, việc giá sữa liên tục tăng là lỗ hổng trong cơ chế chính sách hay do Bộ Y tế đổi tên gọi: “sản phẩm dinh dưỡng”, “thực phẩm bổ sung”, “sản

26

phẩm dinh dưỡng chất lượng cao”. Đây là kẽ hở để các doanh nghiệp lợi dụng ồ ạt tăng giá.

Vậy trách nhiệm thuộc về ai? Bộ trưởng có giải pháp gì? Và làm gì để sớm bình ổn mặt hàng này, giúp cho chị em sinh con yên tâm chăm sóc cho các cháu?

3. Đại biểu Hà Minh Huệ (Đoàn ĐBQH Bình Thuận) chất vấn:Ngành y thời gian qua gặp quá nhiều "sự cố" có hiệu ứng xã hội xấu liên

quan đến y đức của người thày thuốc, đỉnh điểm là vụ bác sĩ bệnh viện Bạch Mai mở Trung tâm thẩm mỹ, ném xác bệnh nhân - nạn nhân của mình xuống sông phi tang. Bản thân Bộ trưởng, cán bộ ngành y đã có các phát biểu được báo chí đăng tải, nhưng ít thấy có những hành động, biện pháp xử lý mạnh mẽ.

Xin hỏi Bộ trưởng: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng xuống cấp y đức nghiêm trọng đến vậy? Trách nhiệm của Bộ Y tế, của cá nhân Bộ trưởng đến đâu? Liệu có thể nói rằng ai làm người nấy chịu?

4. Đại biểu Hoàng Đức Thắm (Đoàn ĐBQH Quảng Trị) chất vấn:(Chất vấn này được gửi đồng thời tới Bộ trưởng Bộ Công thương)

Trong thời gian qua, có rất nhiều thông tin về hàng hóa có chứa hóa chất độc hại từ nước ngoài tràn ngập vào nước ta, gây tác hại trước mắt cũng như lâu dài về sức khỏe và duy trì giống nòi; việc sử dụng hàng hóa này đã làm cho người Việt Nam chúng ta có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư cao nhất thế giới. Thông tin trên làm cho người tiêu dùng rất hoang mang, lo sợ và đã không dám sử dụng hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam.

Xin Bộ trưởng cho biết, tình hình có phải nghiêm trọng như vậy không? Bộ trưởng đã có và sẽ có những giải pháp gì để ngăn chặn, để hạn chế hàng hóa có chứa hóa chất độc hại từ nước ngoài xâm nhập vào nước ta?

5. Đại biểu Ngô Minh Tiến (Đoàn ĐBQH Bắc Giang) chất vấn: 1/ Ngày 09/4/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2013/NĐ-CP về

việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (có hiệu lực từ ngày 01/6/2013). Tại khoản 2, Điều 39 về điều kiện xác nhận người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có quy định “2. Do nhiễm chất độc hóa học dẫn đến một trong các trường hợp bệnh tật sau: a) Mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; b) Vô sinh; c) Sinh con dị dạng, dị tật theo danh mục dị dạng, dị tật do Bộ Y tế quy định”. Điều 72 của Nghị định giao cho Bộ Y tế “1. Hướng dẫn, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, bảo hiểm y tế đối với người có công với cách mạng. 2. Ban hành danh mục bệnh tật, dị dạng, dị tật do nhiễm chất độc hóa học để xác nhận người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học. 3. Hướng dẫn, quy định về tiêu chuẩn thương tật, bệnh tật, dị dạng, dị tật và tổ chức khám, giám định đối với thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con của người có

27

công. 4. Hướng dẫn phương pháp tổng hợp tỷ lệ trong khám giám định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động”. Đến nay, Nghị định đã có hiệu lực được 04 tháng tuy nhiên Bộ Y tế vẫn chưa ban hành các văn bản hướng dẫn theo quy định gây khó khăn cho việc triển khai Nghị định trong thực tế. Qua tiếp xúc cử tri, nhiều ý kiến đề nghị sớm hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật để những người bị nhiễm chất độc da cam được hưởng các chế độ chính đáng của nhà nước, vì từ khi kết thúc chiến tranh giải phóng đến nay đã gần 40 năm các đối tượng bị nhiễm chất độc da cam hầu hết đã bị phơi nhiễm, nhiều đồng chí đã qua đời mà chưa được hưởng chế độ. Vậy xin đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết lý do chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ, trách nhiệm của Bộ đến đâu; đồng thời cho biết thời gian nào thì có thể ban hành văn bản này để việc triển khai luật được thuận lợi, tránh thiệt thòi cho các đối tượng chính sách?

2. Thời gian gần đây, ngành y tế đã để xảy ra nhiều vụ việc gây bức xúc trong nhân dân như ăn bớt vaccine, một số trẻ em tử vong và nhiều trẻ em phải nhập viện sau khi tiêm vaccine; vấn đề y đức của nhân viên ngành y tế cũng đáng báo động như việc “nhân bản” xét nghiệm, vụ tráo đổi thủy tinh thể trong phẫu thuật mắt, vụ gây chết người rồi phi tang xác nạn nhân (vụ thẩm mỹ viện Cát Tường)… Đề nghị Bộ trưởng cho biết đâu là nguyên nhân chính dẫn đến những sự việc như vậy, trách nhiệm của Bộ trưởng với tư cách là thay mặt chính phủ quản lý lĩnh vực Y tế thế nào khi để xảy ra nhiều vấn đề gây bức xúc như trên? Bộ trưởng đã có chủ trương và biện pháp gì để khắc phục các hạn chế, yếu kém trong việc quản lý ngành?

6. Đại biểu Hoàng Việt Phương (Đoàn ĐBQH Tuyên Quang) chất vấn:Ngày 09/4/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2013/NĐ-CP về

“Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng”. Ngày 15/5/2013, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân. Theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thì Bộ Y tế phải ban hành danh mục bệnh tật để làm cơ sở giải quyết chế độ chính sách đối với những người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của họ. Do đó, hiện nay, số hồ sơ chờ được giải quyết chế độ còn tồn đọng nhiều; cử tri cho rằng Bộ Y tế chưa quan tâm đến việc giải quyết chế độ, chính sách cho người bị nhiễm chất độc hóa học màu da cam theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ. Cử tri đề nghị đồng chí Bộ trưởng làm rõ một số vấn đề sau:

28

1. Trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ.

2. Tại văn bản số 4515/BYT-KCB ngày 25/7/2013 gửi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có ghi: “Hiện nay, chúng ta chưa có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để khẳng định chắc chắn bệnh, tật nào do do chất độc hóa học gây ra để khẳng định chắc chắn bệnh, tật nào do chất độc hóa học gây ra để xác nhận…”; vậy căn cứ vào cơ sở nào để Việt Nam kiện Mỹ ra toà án quốc tế đòi bồi thường về việc Mỹ rải chất độc hóa học màu da cam ở Việt Nam?

3. Đến bao giờ đồng chí mới ban hành Danh mục bệnh tật theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ, để sớm giải quyết chế độ, chính sách cho người tham gia chiến đấu trong vùng Mỹ rải chất độc hóa học màu da cam và con đẻ của họ?

4. Chế độ cho những người có đầy đủ hồ sơ theo quy định nhưng đã bị chết trong thời gian chờ danh mục bệnh tật do Bộ Y tế ban hành chậm trễ?

7. Đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn ĐBQH Kon Tum) chất vấn:Hiện tại, các phòng khám tư nhân, các cơ sở thẩm mỹ chưa được quản lý

tốt, dẫn đến tình trạng bác sĩ Trung Quốc hành nghề khá nhiều, nhiều cơ sở thẩm mỹ gây ra những hậu quả không tốt.

Trách nhiệm của Bộ trưởng đến đâu trong quá trình quản lý các phòng khám tư và các cơ sở thẩm mỹ đó? Bộ trưởng sẽ làm gì để khắc phục tình trạng này?

8. Đại biểu Trương Văn Vở (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) chất vấn:Hiện nay, tình trạng nhiều cơ sở y tế tư nhân vi phạm về phạm vi hành

nghề, về quy chế chuyên môn, cơ sở y tế sử dụng người nước ngoài hành nghề trái phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh và đang là mối lo ngại, bức xúc trong nhân dân (Cả nước còn gần 35.000 cán bộ y tế chưa được cấp chứng chỉ hành nghề và trên 15.000 cơ sở khám chữa bệnh chưa được cấp giấy phép hoạt động và chậm ban hành văn bản Quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở y tế ngoài công lập).

Đề nghị Bộ trưởng cho biết vì sao thực hiện chậm? Trách nhiệm Bộ trưởng đến đâu? Lộ trình, giải pháp cụ thể để khắc phục trong thời gian tới?

9. Đại biểu Trương Văn Vở (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) chất vấn:Các địa phương và Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã nhiều lần

kiến nghị Bộ Y tế hướng dẫn về tiêu chí y tế dự phòng làm cơ sở cho các địa phương phân bổ 30% ngân sách y tế cho lĩnh vực này, nhất là việc phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nhưng hiện nay vẫn chưa có kết quả.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết vì sao thực hiện chậm? Trách nhiệm của Bộ trưởng như thế nào để giải quyết thực trạng tình hình trên? Giải pháp cụ thể?

10. Đại biểu Giàng Thị Bình (Đoàn ĐBQH Lào Cai) chất vấn:

29

Ngày 14/3/2013, tôi đã có văn bản chất vấn gửi đến Bộ trưởng đề nghị cho biết hướng giải quyết của Bộ trưởng đối với khoản tiền kết dư từ Bảo hiểm y tế của tỉnh Lào Cai. Tại công văn số 1430/BYT-VPB1 ngày 19/3/2012 của Bộ trưởng v/v trả lời chất vấn của ĐBQH khóa 13, Bộ trưởng có hứa “Bộ Y tế đang phối hợp với Bộ Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, đề xuất phương án hướng dẫn sử dụng quỹ BHYT kết dư năm 2010 cho các địa phương, báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ để hướng dẫn sử dụng quỹ BHYT kết dư năm 2010 cho các địa phương nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, khuyến khích quản lý, sử dụng quỹ BHYT có hiệu quả” nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.

Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13, cử tri tỉnh Lào Cai tiếp tục gửi đến Quốc hội nội dung kiến nghị “đề nghị trích lại 60% kết dư Bảo hiểm y tế của Lào Cai qua các năm 2010, 2011, 2012 theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để địa phương sử dụng mua sắm, bảo dưỡng trang thiệt bị y tế, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và các khoản chi khác để phục vụ việc khám chữa bệnh cho nhân dân”. Kiến nghị này của cử tri Lào Cai đã được Ban Dân nguyện của Quốc hội gửi đến Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét giải quyết.

Ngày 28/8/2013 Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có công văn số 3368/BHXH-CSYT trả lời ý kiến kiến nghị của cử tri Lào Cai như sau: “Ngày 11/3/2013, Văn phòng chính phủ đã có công văn số 1860/VPCP-KTTH thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, theo đó nguồn kết dư Bảo hiểm y tế năm 2010 và năm 2011 để bổ sung quỹ dự phòng y tế”, đồng thời Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai thông báo cho cử tri biết. Tại báo cáo số 314/BC-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ trình kỳ họp thứ 6 Quốc hội 13 về kết quả thực hiện chính sách pháp luật về Bảo hiểm y tế cũng trích nội dung công văn của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh “toàn bộ số kết dư Bảo hiểm y tế năm 2010 và 2011 sẽ không phân bổ cho các địa phương và bổ sung quỹ dự phòng khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Tại báo cáo số 12/BC- BTC về kết quả thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế của Bộ Tài chính thì Bộ Tài chính là cơ quan tham mưu cho Chính phủ ban hành quyết định 2073/QĐ-TTg ngày 25/12/2012 có nội dung cho phép BHXH Việt Nam sử dụng toàn bộ nguồn kết dư quỹ BHYT phát sinh từ 2010 đến cuối năm 2012 để ưu tiên bảo đảm nguồn kinh phí việc phục vụ khám bệnh chữa bệnh theo chế độ BHYT.

Cử tri Lào Cai không đồng ý với kết quả giải quyết nêu trên, vì không đúng với quy định của pháp luật hiện hành. Theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế đang có hiệu lực thi hành; Nghị định 62/2009/NĐ-CP ngày 27/7/2009; Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-TC ngày 14/8/2009 của Liên bộ Tài chính, Y tế thì 60% số kết dư từ BHYT được trích lại cho địa phương để đầu tư mua sắm trang thiết bị, đào tạo, bảo dưỡng thiết bị phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tại tỉnh Lào Cai, năm 2010 còn dư quỹ BHYT là 92,3 tỷ; năm 2011 còn dư quỹ 96,3 tỷ; năm 2013 kết dư 82,93 tỷ đồng; dự kiến 9 tháng đầu năm 2013 kết dư 41,93 tỷ đồng. Như vậy, từ các năm 2010-2013 kết dư BHYT của Lào Cai dự tính là 313,46 tỷ đồng (theo báo cáo số 314/BC-CP ngày 29/8/2013 của Chính

30

phủ tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội 13 về kết quả thực hiện chính sách pháp luật về Bảo hiểm y tế thì trong 4 năm (2010-2012) kết dư Bảo hiểm y tế của cả nước là 12.891,7 tỷ đồng).

Cử tri tiếp tục gửi ý kiến đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam sớm xem xét tham mưu cho Chính phủ giải quyết kết dư BHYT cho địa phương theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết:1. Việc thực hiện lời hứa của Bộ trưởng tại công văn số 1430/BYT-VPB1

ngày 19/3/2012?2. Quan điểm của Bộ trưởng về việc giải quyết kết dư BHYT như trên có

đúng quy định của Luật Bảo hiểm y tế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm y tế hiện hành hay không?

3. Bộ trưởng có giải pháp gì để sớm giải quyết kiến nghị của cử tri theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng nguyện vọng của cử tri Lào Cai nói riêng và cử tri cả nước nói chung?

11. Đại biểu Trần Văn Tấn (Đoàn ĐBQH Tiền Giang) chất vấn:Theo Công văn số 2351/UBCVĐXH13 ngày 16/10/2013 của Ủy ban các

vấn đề xã hội về việc: ý kiến tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2013 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, tại ghi chú số 3 (trang 8 của ý kiến) có ghi: “ngành y tế đã cấp gần 33.000 chứng chỉ hành nghề, trên 2.500 giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, cả nước vẫn còn gần 35.000 cán bộ y tế chưa được cấp chứng chỉ hành nghề và trên 15.000 cơ sở khám chữa bệnh chưa được cấp giấy phép hoạt động”.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết: nguyên nhân do đâu? Trách nhiệm thuộc về ai? Giải pháp khắc phục trong thời gian tới?

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI1. Đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Đoàn ĐBQH Bắc Ninh) chất vấn:

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, tôi đã chất vấn và đã được Bộ trưởng trả lời bằng văn bản về hai nội dung: chế độ bảo hiểm y tế và mai táng phí khi chết đối với người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất cán bộ; tiêu chí xác định hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình. Theo văn bản trả lời của Bộ trưởng thì Bộ đã chủ trì, phối hợp cùng với các Bộ, ngành soạn thảo, trình Chính phủ nghị định mới về chính sách xã hội thay thế Nghị định số 67/2007/NĐ-CP và Nghị định 13/2010/NĐ-CP; nghiên cứu trình Chính phủ văn bản quy định tiêu chí hộ gia đình có mức sống trung bình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp để triển khai

31

chính sách hỗ trợ mua thẻ Bảo hiểm y tế. Dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành vào quý III/2013. Tuy nhiên, đến nay đã hết quý III nhưng các văn bản trên của Chính phủ vẫn chưa được ban hành.

Xin Bộ trưởng cho cử tri Bắc Ninh được biết: Đến khi nào thì các văn bản trên có thể ban hành được để những người dân trong các đối tượng trên được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước?

2. Đại biểu Danh Út (Đoàn ĐBQH Kiên Giang) chất vấn:Theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao

động nông thôn giai đoạn 2011-2020, bình quân mỗi năm đào tạo về 1 triệu lao động, qua hơn ba năm thực hiện có nhiều tồn tại, xin chất vấn Bộ trưởng:

1. Trong 3 năm (2010 – 2012) chỉ đào tạo được trên 800.000 người. Riêng năm 2013 chỉ khoảng 250.000 lao động nông thôn, bình quân chỉ đạt 30%/năm, xin hỏi Bộ trưởng cho biết nguyên nhân vì sao đào tạo nghề lao động nông thôn đạt quá thấp? Trách nhiệm này thuộc Bộ hay chính quyền địa phương? Giải pháp tới như thế nào để đạt mục tiêu như Quyết định 1956 đề ra?

2. Hiện tại và 3 năm qua, việc đào tạo nghề chủ yếu ở xã, thôn. Vậy, chương trình xây dựng các trung tâm dạy nghề cấp huyện có lãng phí không? Trên địa bàn huyện có trung tâm dạy nghề và trung tâm giáo dục thường xuyên, rất chồng chéo và lãng phí. Xin Bộ trưởng cho biết hướng khắc phục?

3. Hiện tại, trên địa bàn huyện có quá nhiều tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn như dạy nghề của ngành nông nghiệp, dạy nghề của ngành công thương, dạy nghề của ngành lao động, thương binh, xã hội, dạy nghề của ngành dân tộc, dạy nghề của quân đội, dạy nghề của các đoàn thể nhân dân… quá chồng chéo. Xin Bộ trưởng cho biết giải pháp khắc phục tồn tại trên.

3. Đại biểu Lê Trọng Sang (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh) chất vấn:Vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2013 ngày 9/4/2013 để

thực hiện chính sách cho người có công đã được nhiều cử tri đồng tình, ủng hộ. Tuy vậy, khi thực hiện đã nảy sinh một số bất cập như:

- Việc lập hồ sơ đề nghị truy tặng và phong tặng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng (theo Pháp lệnh 05 và Nghị định 56/2013) không quy định cụ thể cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thẩm định ở cấp huyện và thành phố nên hiện việc xét duyệt bị tồn đọng.

- Chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học trước đây chỉ quy định quy định hai mức (80% trở xuống = 1.840.000 đ; 81% trở lên = 2.540.000 đ). Nay theo Nghị định 31/CP chia theo 4 mức suy giảm khả năng lao động và mỗi mức có mức trợ cấp từ 0,76 lần đến 2,28 lần, dẫn đến có trường hợp dưới 21% suy giảm khả năng lao động không còn được giải quyết trợ cấp?

32

- Do việc ban hành Nghị định 31/CP vào tháng 4/2013, Thông tư 05/TT-BLĐTBXH vào tháng 5/2013, các tỉnh, thành phố tập huấn, triển khai trong tháng 7, 8, 9/2013, vì vậy từ tháng 1/2013 đến 9/2013, khi thực hiện mức trợ cấp mới thì lại thấp hơn mức trợ cấp cũ dẫn đến phải truy thu, gây thắc mắc trong đối tượng hưởng chính sách.

Xin được hỏi Bộ trưởng: Bộ trưởng đánh giá vấn đề trên như thế nào? (nếu có). Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có giải pháp gì để xử lý những vấn đề trên?

4. Đại biểu Nguyễn Thanh Thụy (Đoàn ĐBQH Bình Định) chất vấn:Ngày 20/9/2013, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đã có văn bản số

160/ĐĐBQH đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét hướng dẫn giải quyết trường hợp của bà Lê Thị Sơn, sinh năm 1952, trú tại số 86A, Trần Phú, thành phố Quy Nhơn; bà Nguyễn Thị Kim Chung, sinh năm 1952, trú tại tổ 10, Khu vực 1, phường Quang Trung, thành phố Quy Nhơn và bà Trương Thị Lý, sinh năm 1955, trú tại số 01, Trần Bình Trọng, thành phố Quy Nhơn. Cả 03 trường hợp trên đều tham gia kháng chiến, không có chồng, con cùng kiến nghị đến các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Hiện nay, qua tiếp xúc cử tri trên địa bàn tỉnh Bình Định còn một số trường hợp tương tự như trên nhưng chưa được giải quyết chế độ.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết cụ thể từng trường hợp nêu trên để Đoàn có cơ sở pháp lý trả lời cho cử tri.

5. Đại biểu Trần Thị Dung (Đoàn ĐBQH Điện Biên) chất vấn:Chương trình thời sự VTV1 hồi 19h ngày 31/10/2013 đưa tin: thời gian

gần đây, tại xã Nhơn Lý, xã Nhơn Hải và một số xã ven biển của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, đã có 600 người dân là những cặp vợ chồng đã làm hộ chiếu đi du lịch tại Philippin, sau đó ở lại cư trú bất hợp pháp, lao động lấy tiền gửi về nuôi bố mẹ già và các con nhỏ. Hệ lụy của vấn đề này đối với những người cư trú bất hợp pháp tại Philippin đầy rủi ro. Còn tại quê nhà các cháu nhỏ thiếu thốn về vật chất, thiếu sự chăm sóc của những người làm cha mẹ, bê trễ học hành. Đây sẽ là gánh nặng cho xã hội nếu không có sự ngăn chặn kịp thời.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết: Bộ trưởng có nắm bắt được thông tin này không? Theo Bộ trưởng thì hướng giải quyết một hiện tượng mới này của đời sống xã hội như thế nào để ngăn chặn kịp thời khi chưa thành phổ biến?

6. Đại biểu Trần Trí Dũng (Đoàn ĐBQH Trà Vinh) chất vấn:Qua tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH tỉnh, nhiều ý kiến của cử tri là người

cao tuổi đã kiến nghị như sau:- Luật Người cao tuổi hiện hành quy định người cao tuổi của nam là 80

tuổi, nữ là 75 tuổi, quy định như vậy là cao, đề nghị hạ quy định độ tuổi của người 33

được hưởng chế độ người cao tuổi từ 80 tuổi xuống còn 75 tuổi (đối với nam) và 75 tuổi xuống còn 70 tuổi (đối với nữ).

- Xem xét sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 17 Luật Người cao tuổi để người cao tuổi đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng được hưởng chế độ trợ cấp xã hội như người cao tuổi bình thường.

- Bổ sung quy định việc cấp bằng chúc thọ cho người cao tuổi đối với người 90 tuổi và 100 tuổi, vì hiện nay những người có tuổi thọ là: 70, 75, 80, 85, 95 và trên 100 tuổi thì được địa phương cấp bằng chúc thọ, trong khi đó những người có tuổi thọ là 90 tuổi và 100 tuổi thì không được cấp bằng chúc thọ.

- Hiện nay mức trợ cấp cho người cao tuổi là 180.000 đồng/tháng là thấp, đề nghị tăng mức trợ cấp xã hội cho người cao tuổi, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của người cao tuổi và xem xét quy định mức trợ cấp bằng hệ số để áp dụng thực hiện được ổn định.

- Về thực hiện chính sách Người cao tuổi, đề nghị Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cải cách thủ tục kê khai hưởng trợ cấp, vì biểu mẫu kê khai số 1 của Nghị định 06/CP và Thông tư số 17/TT của Bộ còn rườm rà gây khó khăn trong việc kê khai.

- Kiến nghị xem xét giải quyết cho đối tượng là cán bộ, viên chức công tác tại Hội người cao tuổi được hưởng chế độ phụ cấp công vụ như đối tượng là cán bộ, công chức đang hưởng chế độ phụ cấp công vụ theo Nghị định số 34/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

- Nên quy định tên gọi Ban chấp hành Hội người cao tuổi thống nhất từ trung ương đến địa phương, không như quy định hiện nay ở trung ương gọi là Ban chấp hành còn ở địa phương thì gọi là Ban đại diện.

Trên đây là ý kiến của cử tri, Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Trà Vinh xin gửi đến Bộ trưởng. Mong Bộ trưởng trả lời để Đoàn ĐBQH tỉnh có cơ sở trả lời với cử tri.

7. Đại biểu Nguyễn Văn Thịnh (Đoàn ĐBQH Hưng Yên) chất vấn:1. Ngày 14/10/2013, Bộ trưởng đã có công văn số 3919/LĐTBXH-VP trả

lời những câu hỏi của tôi. Tuy nhiên khi đi tiếp xúc cử tri, rất nhiều cử tri băn khoăn về việc cùng là thân nhân của người lao động hưởng tuất hàng tháng nhưng do khoản 2 Điều 139 Luật Bảo hiểm xã hội mà lại có 2 chế độ khác nhau. Bộ trưởng có nhận ra điều không công bằng này không? Nếu có, Bộ trưởng có hướng tham mưu sửa điều này không? Bao giờ sửa?

2. Số lượng hài cốt liệt sỹ được tìm bằng phương pháp ngoại cảm (ngoài “hơn 100 bộ hài cốt” mà “cậu Thủy” tìm) là bao nhiêu? Bộ có chủ trương giám định lại để xác minh độ chính xác không? Nếu phát hiện không chính xác thì xử lý như thế nào?

8. Đại biểu Hoàng Việt Phương (Đoàn ĐBQH Tuyên Quang) chất vấn:

34

Ngày 9/4/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; trong đó quy định các Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm giải quyết chế độ, chính sách cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc màu da cam và con đẻ của họ.

Hiện nay, qua rà soát, tỉnh Tuyên Quang có 186 đối tượng và con đẻ của người hoạt động kháng chiến tham gia trong vùng Mỹ rải chất độc hóa học chưa được giải quyết theo quy định tại Nghị định 31/2013/NĐ-CP. Trong số đối tượng này, có nhiều người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối đang mong mỏi chờ được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước nhưng cơ hội ngày càng giảm dần vì không biết đến bao giờ hai Bộ mới quan tâm đến họ. Cử tri Tuyên Quang đề nghị đồng chí Bộ trưởng làm rõ:

1. Trách nhiệm của Bộ trưởng trong triển khai các quy định tại Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ?

2. Đến bao giờ thì hai Bộ mới phối hợp để giải quyết cho người bị nhiễm chất độc màu da cam và con đẻ của họ theo quy định?

3. Đối với những người mà do sự chậm trễ triển khai thực hiện Nghị định (số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013) của hai Bộ đã không được hưởng do bị chết thì có được truy hưởng lại để tránh thiệt thòi cho họ hay không? (Họ có đầy đủ hồ sơ đã nộp theo quy định).

Kính mong Bộ trưởng trả lời để cử tri được biết.9. Đại biểu Trương Văn Vở (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) chất vấn:Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội

tỉnh Đồng Nai (văn bản số 2117/LĐTBXH-VP ngày 13/6/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về đào tạo nghề lao động nông thôn). Bộ trưởng đã xác định: Sẽ tiến hành điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành nghề, trường nghề trọng điểm phù hợp với từng địa phương, vùng kinh tế đến năm 2020 và xây dựng đề án về cơ chế đặt hàng, tạo sự kết nối giữa trường nghề đào tạo với người sử dụng lao động, với doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề trình Chính phủ phê duyệt nhằm thực hiện có kết quả chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ nhưng hiện nay vẫn chưa được ban hành.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết vì sao triển khai thực hiện chậm? Giải pháp, lộ trình và trách nhiệm của Bộ trưởng như thế nào để tổ chức thực hiện trong thời gian tới?

10. Đại biểu Giàng Thị Bình (Đoàn ĐBQH Lào Cai) chất vấn:

35

Nghị định 74/2013/NĐ-CP (sau đây gọi chung là NĐ 74/CP) sửa đổi một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015. Nghị định 74/CP đã có hiệu lực thi hành từ 1/9/2013, nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thi hành.

Trong quá trình thực hiện Nghị định 49/2010/NĐ-CP, việc xác định các chuyên ngành nặng nhọc, độc hại còn nhiều vướng mắc chưa có hướng dẫn thực hiên. Tại điều 6 khoản 1 Nghị định 74/CP sửa đổi, bổ sung NĐ 49/2010/NĐ-CP có ghi “...Danh mục các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định”. Nghị định 74/CP đã có hiệu lực thi hành nhưng đến nay danh mục các ngành nghề nêu trên vẫn chưa được ban hành.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết: Khi nào thì văn bản hướng dẫn thực hiện NĐ 74/2013/NĐ-CP về danh

mục các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định được ban hành để các địa phương có căn cứ thực hiện.

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1. Đại biểu Huỳnh Thành Lập (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh) chất vấn:

Tại nhiều buổi tiếp xúc, cử tri cho rằng dạy thêm học thêm là hiện tượng vẫn còn tồn tại trên thực tế. Việc dạy thêm học thêm có nhiều nguyên nhân, cả tích cực và tiêu cực: Chương trình học các cấp nhìn chung còn nặng, các học sinh yếu kém, cần thời gian học thêm để lấy lại căn bản, hoặc học sinh giỏi, có năng khiếu muốn nâng cao kiến thức bộ môn yêu thích… Tuy nhiên dạy thêm học thêm cũng phản ánh sự phát triển của kinh tế xã hội, của tinh thần học tập và ý thức phấn đấu vươn lên của học sinh; sự đầu tư cho giáo dục của phụ huynh cho con em ngày càng cao. Ý kiến cử tri đề nghị Thông tư 17 ban hành năm 2012 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm - học thêm cần được điều chỉnh về cách thức tổ chức quản lý, cấp phép và kiểm tra sau cấp phép cho phù hợp để đảm bảo phòng, chống được tiêu cực, vừa tạo điều kiện để giáo viên thực hiện được tâm huyết với nghề, với học sinh trong sự nghiệp trồng người.

Xin Bộ trưởng cho biết quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này? Thực tiễn thi hành Thông tư 17 trong thời gian qua có gì vướng mắc bất cập cần phải điều chỉnh, bổ sung?

2. Đại biểu Huỳnh Thành Lập (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh) chất vấn:

36

1- Tại nhiều buổi tiếp xúc, cử tri có nhiều ý kiến bức xúc về vấn đề lạm thu trong nhà trường, đặc biệt là vào thời điểm đầu năm học. Cử tri cho rằng mặc dù Bộ Giáo dục đào tạo đã có nhiều văn bản chấn chỉnh nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.

Xin Bộ trưởng cho biết nguyên nhân của tình hình trên là do ngân sách cấp cho các trường không đủ, nên nhà trường buộc lòng phải vận dụng thu thêm các khoản để đảm bảo cho hoạt động? Hay do việc kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng lạm thu chưa thực sự quyết liệt? Từ đầu năm học 2013- 2014 đến nay, Bộ Giáo dục và đào tạo đã xử lý được bao nhiêu trường hợp vi phạm chế độ về thu chi tài chính trong các cơ sở giáo dục? Biện pháp trong thời gian tới như thế nào?

2- Theo dự thảo đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT", lớp 11, 12 bậc THPT chỉ còn ba môn học bắt buộc là Toán, Ngữ văn, ngoại ngữ thay vì học tất cả môn như hiện nay. Ngoài ra có ba môn học tự chọn khác và bốn hoạt động. Đề nghị Bộ trưởng làm rõ về việc bồi dưỡng đội ngũ như thế nào khi có môn học sinh chọn quá nhiều, môn thì không chọn. Chẳng hạn học sinh chọn môn Sinh quá nhiều thì đội ngũ giáo viên Sinh ở đâu để đáp ứng cho các trường? Còn các môn Sử, Địa, Giáo dục công dân… nếu học sinh không chọn thì giáo viên các môn này sẽ làm gì? Lộ trình, phương thức thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo?

3. Đại biểu Nguyễn Thái Học (Đoàn ĐBQH Phú Yên) chất vấn:Bộ trưởng đã từng chỉ đạo chấn chỉnh việc đào tạo Thạc sỹ ngoài cơ sở giáo

dục được cho phép. Đề nghị Bộ trưởng cho biết kết quả thực hiện chủ trương này thế nào, chủ trương này còn tiếp tục thực hiện không vì trên thực tế vẫn còn có hình thức đào tạo Thạc sỹ liên kết ở nhiều ngành, nhiều địa phương?

4. Đại biểu Hà Minh Huệ (Đoàn ĐBQH Bình Thuận) chất vấn:Tiếng Việt là phương tiện của giáo dục các cấp hiện nay, nhưng Tiếng Việt

đang bị “xâm lăng”, bị giảm bớt sự trong sáng, bởi các ngôn từ (tiếng Anh), cách diễn đạt theo tiếng nước ngoài len lỏi vào cả văn nói, văn viết hàng ngày.

Đành rằng ngôn ngữ luôn phát triển, không thể ngăn cản, nhưng không có nghĩa là phát triển bằng cách dùng từ ngữ, cách nói nước ngoài khi nói, khi viết trong khi ngôn ngữ tiếng Việt có đủ từ ngữ, năng lực thể hiện, diễn đạt. Tiếng Việt rất đẹp, rất phong phú, là tiếng mẹ đẻ, cần bảo vệ sự trong sáng như Bác Hồ, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng sinh thời đã dày công thực hiện và làm gương.

Tôi xin hỏi Bộ trưởng: Bộ Giáo dục và Đào tạo có chương trình, kế hoạch gì để giáo dục, nghiên cứu và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt?

Bộ trưởng suy nghĩ gì về tình trạng lạm dụng, “lạm ngôn” của một bộ phận dân chúng khi nói, khi viết dùng từ, cách diễn đạt ngôn ngữ nước ngoài vô tội vạ, phản cảm?

5. Đại biểu Dương Quang Sơn (Đoàn ĐBQH Bắc Kạn) chất vấn:

37

Hiện Bộ đang thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ giao việc lập và thực hiện Đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo. Trong đó, đổi mới phương pháp dạy và học là rất quan trọng, nhưng về chính sách tiền lương do ngành giáo dục đào tạo cũng vô cùng quan trọng. Vậy kính mong Bộ trưởng cho biết:

1. Bộ sẽ đề xuất chính sách tiền lương cho ngành giáo dục (nhất là đội ngũ giáo viên) như thế nào?

2. Bộ có tham mưu và đề xuất việc tạo mọi điều kiện để các nước có nền giáo dục tiên tiến mở các trường đại học chất lượng cao tại nước ta không? Vì hàng năm con em chúng ta được gửi hoặc tự túc đi du học rất nhiều.

6. Đại biểu Trần Xuân Vinh (Đoàn ĐBQH Quảng Nam) chất vấn:

Dự án quy hoạch chung Đại học Đà Nẵng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1057/1997/QĐ-TTg ngày 09/12/1997, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định 6001/QĐ/BGD&ĐT-KHTC ngày 19/10/2004 với tổng diện tích quy hoạch khoảng 300 ha, trong đó nằm trên địa bàn xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khoảng 190 ha, bên cạnh đó là quy hoạch 34,4 ha để phục vụ tái định cư và đáp ứng nhu cầu nhà ở cho cán bộ, công nhân viên đại học Đà Nẵng. Tuy nhiên, đến nay đã 16 năm nhưng dự án vẫn chưa triển khai, làm ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực này, đặc biệt là cuộc sống của hơn 2.000 hộ dân trong khu vực quy hoạch không ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng đất hợp pháp, gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Quảng Nam đã có Báo cáo số 159/BC-UBND ngày 14/12/2011, Công văn số 2220/UBND-KTN ngày 21/6/2012 và Công văn 2195/UBND-KTN ngày 18/6/2013 báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến về kế hoạch triển khai thực hiện, việc phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác quản lý hiện trạng, bố trí sắp xếp dân cư để ổn định cuộc sống người dân trong khu vực dự án này. Đến nay, đã qua nhiều lần báo cáo, kiến nghị nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn chưa có ý kiến trả lời.

Đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trách nhiệm để xảy ra “quy hoạch treo” này thuộc về ai, trách nhiệm của Bộ trưởng đối với dự án này như thế nào? Khi nào dự án được triển khai xây dựng? Tránh nhiệm của Bộ trưởng trong công tác cải cách thủ tục hành chính, cụ thể là việc phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề vướng mắc, tồn tại nêu trên?

7. Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Đoàn ĐBQH Nam Định) chất vấn:

38

Những năm gần đây, việc tuyển sinh của các trường Đại học ngoài công lập gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều trường không tuyển đủ số sinh viên theo chỉ tiêu và thấp hơn so với năng lực đào tạo.

Xin đồng chí Bộ trưởng cho biết các nguyên nhân chính và các giải pháp của Bộ giải quyết tình hình này trong năm học tới.

8. Đại biểu Giàng Thị Bình (Đoàn ĐBQH Lào Cai) chất vấn:Thực hiện Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 về miễn giảm học

phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 -2011 đến năm học 2014 - 2015. (Năm học 2012 - 2013 tỉnh Lào Cai có 62.334/ 107.767 học sinh được miễn học phí, chiếm 57,8% (100% số học sinh tiểu học được miễn học phí); 110.076/174.214 học sinh được hỗ trợ chi phí học tập (chiếm 63,2%) với kinh phí: 69.347 triệu đồng). Chính sách này đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của rất nhiều em học sinh ở vùng cao, học sinh con hộ nghèo và học có cha mẹ ở các xã biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có đủ sách, vở, bút mực, đồ dùng học tập, góp phần nâng cao tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần; tạo điều kiện thuận lợi trong công tác phổ cập giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo của tỉnh Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung.

Tuy nhiên, ngày 15/7/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 74/2013/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2013) sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 49/2010/NĐ-CP đã bãi bỏ khoản 2 Điều 4 (quy định đối tượng được miễn học phí): “trẻ mẫu giáo và học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”; bãi bỏ khoản 1 Điều 6 (quy định các đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập):“Trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn”.

Vì vậy, từ năm học 2013 -2014, học sinh thuộc các đối tượng nêu trên không được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập như Nghị định 49/2010/NĐ-CP nữa. Theo số liệu thống kê, năm học 2013-2014 tỉnh Lào Cai có 43.429 học sinh, (chiếm 23.4%) không được miễn học phí và hỗ trợ chi phí học tập. Khi không còn chính sách hỗ trợ này đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc huy động học sinh ra lớp, duy trì tỷ lệ chuyên cần, chống bỏ học, công tác phổ cập giáo dục; chất lượng giáo dục vùng cao, vùng dân tộc, học sinh và gia đình học

39

sinh ở các xã biên giới, vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong khi quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Như vậy Nghị định 74/CP vừa ban hành đã bộc lộ rõ những bất cập khó được cử tri đón nhận. Nguyện vọng của cử tri mong muốn Chính phủ tiếp tục cho học sinh các vùng nêu trên được hưởng chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập như Nghị định 49/2010/NĐ-CP.

Vậy, xin Bộ trưởng cho biết: Thời gian tới để đáp ứng nguyện vọng của cử tri, Bộ trưởng có giải pháp gì

để giải quyết những bất cập nêu trên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục vùng cao, giáo dục ở các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn?

9. Đại biểu Phùng Đức Tiến (Đoàn ĐBQH Hà Nam) chất vấn:Đề nghị Bộ trưởng cho biết hệ thống giải pháp để nâng cao chất lượng

giáo dục trong thời gian tới, đặc biệt là chất lượng đào tạo đại học, sau đại học để góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ tái cấu trúc nền kinh tế nước ta.

10. Đại biểu Nguyễn Hữu Đức (Đoàn ĐBQH Đồng Tháp) chất vấn:Đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng theo yêu cầu của nền kinh tế - xã hội,

đây là chức năng và nhiệm vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo. Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm tốt vai trò đào tạo mặc dù nhu cầu nhân lực của đất nước ta luôn luôn biến động, việc dự báo giữa cung và cầu trong vấn đề này là tương đối. Nhưng có một việc mà tôi rất quan tâm và muốn Bộ trưởng lý giải:

Với đội ngũ giáo viên, học sinh và các cơ sở trường, lớp của các bậc học, kể cả chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm đều do hệ thống ngành Giáo dục và Đào tạo quản lý trong từng năm học, vậy vì sao mà những năm qua số lượng sinh viên ngành sư phạm khi ra trường luôn rất cao, không có việc làm, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc này gây nên tốn kém và lãng phí tiền của cũng như thời gian của cá nhân, gia đình và xã hội.

Bộ trưởng có trách nhiệm như thế nào về vấn đề này? và Bộ trưởng có giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để chấn chỉnh tình trạng đã nêu trên?

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

1. Đại biểu Trương Minh Hoàng (Đoàn ĐBQH Cà Mau) chất vấn:40

Qua việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tôm, cá nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau đã khảo sát một số hộ hợp đồng tôm nuôi với Công ty Bảo Minh trên địa bàn tỉnh, nhận thấy rằng: Quy tắc bảo hiểm tôm, cá chưa phù hợp với thực tế, ví dụ như: Mật độ, tỷ lệ khấu trừ, mức phí, mức bồi thường giá trị tổn thất. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau đã nghiên cứu nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Tài chính thấy còn nhiều bất cập đã phát sinh và có nhiều việc chưa giải quyết xong.

Với trách nhiệm của mình, Bộ trưởng sẽ làm gì để giải quyết những bất cập về bảo hiểm tôm, cá nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói riêng và khi nào giải quyết dứt điểm?

2. Đại biểu Cù Thị Hậu (Đoàn ĐBQH Hưng Yên) chất vấn:

Bộ trưởng có biện pháp gì mới, mạnh mẽ để sớm giải quyết có hiệu quả tình trạng chuyển giá, trốn thuế trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hiện nay?

3. Đại biểu Lê Văn Học (Đoàn ĐBQH Lâm Đồng) chất vấn:Về việc thực hiện dự án “Trung tâm đào tạo nghề Việt Đức” sử dụng vốn

ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức cho trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng: Hiện nay, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị dự án này là vay chứ không phải được hưởng ODA không hoàn lại, không đúng cam kết ban đầu mà nhà trường lập dự án và đã được Tổ chức hợp tác Quốc tế Đức chấp nhận. Đề nghị Bộ Tài chính giải trình cho nhà trường và UBND Thành phố Hải Phòng.

4. Đại biểu Ngô Thị Minh (Đoàn ĐBQH Quảng Ninh) chất vấn:

Vấn đề nợ công của Chính phủ đang là nỗi lo ngại của nhiều đại biểu Quốc hội và đông đảo cử tri, đặc biệt về khả năng trả nợ những khoản vay đến hạn của Chính phủ, đe dọa sự an toàn của tình hình tài chính quốc gia. Theo tính toán của một số chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, cho rằng: khoản trả nợ đến hạn hàng năm hiện nay mà Chính phủ không thể cân đối được (cả gốc và lãi) là rất lớn. Cụ thể: Năm 2013 khoảng 40.000 tỷ đồng;

Năm 2014 khoảng 70.000 tỷ đồng;Năm 2015 khoảng 112.000 tỷ đồng;Năm 2016 khoảng 168.000 tỷ đồng…Đề nghị Bộ trưởng xác nhận thông tin này của các chuyên gia là đúng hay

sai và thực tế về tình hình cân đối để trả nợ công của Chính phủ trong những năm tiếp theo có những khó khăn, lo ngại gì?

5. Đại biểu Trần Thị Dung (Đoàn ĐBQH Điện Biên) chất vấn:Thông tư 128/2013 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 1/11/2013 quy

định hàng hóa nhập khẩu về doanh nghiệp phải thuê kho bãi ở cảng, lưu ở đó để chờ lấy mẫu giám định, thời gian khoảng 5 đến 10 ngày mới có được chứng nhận

41

chất lượng. Quy định này dẫn đến các doanh nghiệp phải gánh chi phí lưu hàng hóa quá lớn, mỗi tàu có thể tới 10.000 USD/ngày, các cảng ùn ứ hàng hóa, công nhân thì ngồi chơi… (Báo tuổi trẻ ngày 7/11/2013 tại trang 6). Với những quy định như trên đã làm cản trở đến yêu cầu đổi mới toàn diện hoạt động hải quan, hiện đại hóa hoạt động hải quan và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước, tác động sâu rộng tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết ý kiến và giải pháp của Bộ Tài chính về vấn đề nêu trên.

6. Đại biểu Trần Văn Tấn (Đoàn ĐBQH Tiền Giang) chất vấn:Thời gian qua, giá sữa cho trẻ em (0-6 tuổi) có sự chênh lệch lớn giữa giá

nhập khẩu và giá bán lẻ trên thị trường, có loại lên đến 6-7 lần. Đề nghị Bộ trưởng cho biết: Nguyên nhân do đâu? Trách nhiệm thuộc về

ai? Những giải pháp đã và đang khắc phục? Kết quả đạt được bước đầu?7. Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Đoàn ĐBQH Hà Nội) chất vấn:

Xin Bộ trưởng cho biết, Bộ Tài chính có những giải pháp gì cụ thể và hiệu quả để chống chuyển giá, hoàn thuế sai và trốn thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước năm 2013 và những năm sắp tới?

8. Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Đoàn ĐBQH Hà Nội) chất vấn:Xin Bộ trưởng cho cử tri biết cụ thể thực trạng tình hình nợ công và nợ

doanh nghiệp nhà nước hiện nay như thế nào? Theo Bộ trưởng, với sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, liệu có tạo áp lực căng thẳng về thanh toán nợ công trong thời gian trung hạn hay không?

9. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh) chất vấn:

1. Việc Chính phủ nhận bảo lãnh nợ cho Vinashin có thể dẫn đến việc dùng ngân sách trả nợ vay thương mại của doanh nghiệp nhà nước. Xin cho biết việc này dựa vào quyết định, văn bản nào của Chính phủ, có tư vấn pháp luật không, có phù hợp với pháp luật về tài chính – ngân sách của Việt Nam không, cụ thể số nợ được bảo lãnh là bao nhiêu, nội dung cơ cấu lại, thời hạn phải trả và trách nhiệm bảo lãnh được quy định cụ thể ra sao?

2. Nếu phải trả nợ do bảo lãnh, Chính phủ dự kiến lấy nguồn nào để trả nợ?3. Hiện nay, đang có những vụ việc tương tự như vậy không, nếu có là

những vụ việc nào?

42

BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ1. Đại biểu Nguyễn Hữu Đức (Đoàn ĐBQH Bình Định) chất vấn:1. Kết quả huy động nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân vào phục vụ

tăng trưởng kinh tế từ năm 2010 đến nay? Giải pháp căn cơ nào để hỗ trợ, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển trong giai đoạn hiện nay?

2. Đề nghị Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xem xét trình cấp có thẩm quyền quyết định đưa tuyến Quốc lộ số 1D (tuyến đường tránh) vào dự án Quốc lộ 1A để đầu tư mở rộng, trước mắt bố trí từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (trong Kế hoạch bổ sung 170.000 tỷ đồng phát hành thêm), đầu tư tuyến đường này rất quan trọng nhằm khai thác vùng Nam Bình Định – Bắc Phú Yên; hiện tại nguồn vốn của Bộ Giao thông vận tải rất hạn hẹp, khó đáp ứng yêu cầu?

2. Đại biểu Lê Văn Học (Đoàn ĐBQH Lâm Đồng) chất vấn:Về việc thực hiện dự án “Trung tâm đào tạo nghề Việt Đức” sử dụng vốn

ODA không hoàn lại của Chính phủ Đức cho trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng:

Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị dự án này là vay chứ không phải được hưởng ODA không hoàn lại, không đúng cam kết ban đầu mà nhà trường lập dự án và đã được Tổ chức hợp tác Quốc tế Đức chấp nhận.

Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải trình cho nhà trường và UBND Thành phố Hải Phòng.

3. Đại biểu Trần Trí Dũng (Đoàn ĐBQH Trà Vinh) chất vấn:Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg đã kịp thời hỗ trợ và tạo điều kiện cho

đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có đất ở, có vốn để sản xuất, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế, bước đầu đã được cấp ủy, chính quyền và đa số người dân đồng tình và đánh giá tốt. Tuy nhiên, qua tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh thì nhiều cử tri người Khmer, người Kinh phản ánh cho rằng chính sách tốt nhưng thiếu công bằng vì nhiều gia đình người Kinh nghèo, không có đất ở, vốn sản suất đang sống chung (sống xen kẽ) cùng địa phương với nhau, có hoàn cảnh nghèo như người nghèo là đồng bào dân tộc Khmer (thậm chí còn khó khăn hơn) nhưng không được hưởng chính sách này. Điều này đã gây ra tình trạng so sánh, mặc cảm (có khi là nghi kỵ lẫn nhau) đối với việc thực hiện chính sách về đất ở, hỗ trợ cho vay vốn để chuyển đổi ngành nghề của quyết định này.

Vậy, đề nghị Bộ trưởng cho ý kiến để Đoàn ĐBQH tỉnh trả lời, giải thích với cử tri tỉnh nhà.

4. Đại biểu Ngô Thị Minh (Đoàn ĐBQH Quảng Ninh) chất vấn:Theo tính toán của các nhà đầu tư, việc quy hoạch hệ thống sân gôn và phát

triển sân gôn bám theo quy hoạch hợp lý nhằm khai thác có hiệu quả các vùng đất

43

cằn cỗi, hoang hóa (không sử dụng đất lúa, đất nông nghiệp) để thu hút các nhà đầu tư, thu hút khách du lịch, phát triển nguồn thu cho NSNN và giải quyết việc làm cho số lao động phổ thông hiện nay là việc làm cần thiết để phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập. Đề nghị Bộ trưởng trao đổi với đại biểu Quốc hội và cử tri về công tác quy hoạch hệ thống sân gôn và kế hoạch phát triển hệ thống sân gôn của nước ta trong những năm tới và quan điểm của Bộ trưởng về việc phát triển, nuôi dưỡng nguồn thu và giải quyết việc làm cho người lao động trong lĩnh vực này (theo tính toán của các nhà đầu tư, một sân gôn mở ra sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 500 lao động phổ thông).

5. Đại biểu Trương Văn Vở (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) chất vấn:Thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tích cực nghiên cứu, phối hợp với

các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và đến tháng 7/2013, dự thảo Nghị định thay thế đã trình Chính phủ nhưng đến nay vẫn chưa được ban hành.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm này thuộc về ai? Trách nhiệm Bộ trưởng như thế nào? Thời gian giải quyết cụ thể? nhằm đáp ứng lòng mong đợi của cử tri từ hơn 2 năm qua.

6. Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Đoàn ĐBQH Hà Nội) chất vấn:

Để tăng thu hút FDI vào những lĩnh vực mà Việt Nam ta cần, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có điều chỉnh, sửa đổi gì trong công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI, trong thời gian tới?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có biện pháp gì để cải thiện vấn đề chuyển giá trong khu vực doanh nghiệp FDI?

7. Đại biểu Nguyễn Thanh Thụy (Đoàn ĐBQH Bình Định) chất vấn: 1. Báo cáo phân bổ dự toán ngân sách Trung ương năm 2014 trình Quốc

hội của Chính phủ, cho thấy dự toán ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu (vốn đầu tư) cho ngân sách địa phương từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có sự chênh lệch khá lớn (Theo Phụ lục số 5 kèm theo Dự thảo Nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương năm 2014, Thanh Hóa là hơn 1.200 tỷ; Nghệ An: hơn 1.000 tỷ, Quảng Nam hơn 1000 tỷ, trong khi đó Bắc Cạn chỉ được 299 tỷ, Hải Dương là 186 tỷ, Quảng Bình hơn 610 tỷ, Phú Yên: hơn 442 tỷ; Bình Định: hơn 419 tỷ…). Ngoài ra, trong năm 2014 Bình Định cũng chưa được Trung ương quan tâm phân bổ vốn hỗ trợ đầu tư các công trình dự án cấp bách của địa phương (có 36 tỉnh được phân bổ nguồn vốn này).

44

Từ tình hình trên xin Bộ trưởng cho biết các tiêu chí để phân bổ dự toán chi cân đối ngân sách địa phương từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hằng năm? Hiệu quả từ việc đầu tư ở một số tỉnh có nguồn hỗ trợ nhiều từ ngân sách trung ương trong những năm qua.

2. Trong khi đó, thực trạng các tỉnh duyên hải Miền Trung, có những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm không được quan tâm đầu tư đang gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn. Ở Bình Định, hệ thống hồ đập xuống cấp nghiêm trọng; tuyến đường bộ cao tốc chỉ được bố trí vốn ở hai đoạn: phía Bắc từ Đà Nẵng - Quảng Ngãi, phía Nam từ TP Hồ Chí Minh – Khánh Hòa; QL 19 hư hỏng nặng; tỉnh có trên 120 km đường ven biển chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng; Cảng biển qua gần 40 năm nhưng chưa được quan tâm bố trí vốn để đầu tư.

Xin Bộ trưởng cho biết vì sao có tình hình trên và phương án giải quyết khắc phục.

8. Đại biểu Phùng Đức Tiến (Đoàn ĐBQH Hà Nam) chất vấn:

Đề nghị Bộ trưởng cho biết thực hiện Chỉ thị 179/CT-TTg ngày 15 tháng 10, hiện nay có bao nhiêu dự án đình, hoãn, giãn tiến độ tổng mức đầu tư bao nhiêu? Vừa qua đã giải quyết được bao nhiêu dự án theo hình thức đầu tư khác? Giải pháp giai đoạn tới ra sao để giảm thiệt hại, nâng cao hiệu quả đầu tư cho các dự án.

ơ

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

1. Đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Đoàn ĐBQH Bắc Ninh) chất vấn:

Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã có quyết định dừng thu phí tại trạm thu phí Phù Đổng trên Quốc lộ 1 từ ngày 01/9/2013. Tuy nhiên, tại công văn số 1047/BGTVT- ĐTCT ngày 02/10/2013 của Bộ Giao thông vận tải gửi Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép đầu tư xây dựng dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang theo hình thức BOT, Bộ đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương: tách đoạn Hà Nội – Bắc Giang ra khỏi phạm vi dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn thành dự án độc lập để đầu tư triển khai trước theo hình thức BOT… Quy mô kỹ thuật cụ thể của dự án Bộ Giao thông vận tải sẽ xem xét khả năng hoàn vốn để phê duyệt, trước mắt xây dựng trạm thu phí tại địa bàn Hà Nội – Bắc Ninh để hoàn vốn, giai đoạn hoàn chỉnh đường cao tốc sẽ tổ chức thu phí kín sau.

45

Xin Bộ trưởng cho biết: nếu chủ trương trên được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, trạm thu phí tại địa bàn Hà Nội – Bắc Ninh được triển khai thì có lặp lại hiện tượng phí chồng phí như trước khi dừng trạm thu phí Phù Đổng không hay sẽ được xử lý như thế nào?

2. Đại biểu Huỳnh Thành Lập (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh) chất vấn:

1. Ngày 20 tháng 6 năm 2012 Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định số 1430/QĐ-BGTVT, theo đó giao Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh thực hiện thí điểm kiểm tra cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa không giới hạn loại, cỡ phương tiện. Qua hơn 01 năm kể từ khi Quyết định số 1430/QĐ-BGTVT được ban hành, Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam triển khai thực hiện Quyết định số: 1430/QĐ-BGTVT. Tuy nhiên đến nay Cục Đăng kiểm Việt Nam vẫn chưa triển khai thực hiện.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân chậm triển khai thực hiện Quyết định 1430/QĐ-BGTVT?

2. Đề nghị Bộ trưởng cho biết những biện pháp đã chỉ đạo để triển khai thực hiện quyết định 2554/QĐ-BGTVT ngày 27/8/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 2400/QĐ-BGTVT ngày 2/10/2012 của Bộ Giao thông vận tải về việc ủy quyền quản lý một số tuyến đường thủy nội địa quốc gia thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh.

3. Đại biểu Dương Quang Sơn (Đoàn ĐBQH Bắc Kạn) chất vấn:Hiện nay, Quốc lộ số 3 đang quá tải lớn. Từ Hà Nội đến Thái Nguyên chỉ

có 60 km nhưng phải mất thời gian đi từ 2 giờ đến 2 giờ 30 phút, thậm chí có ngày mất 3 giờ, nên gây lãng phí lớn về thời gian và nhiên liệu. Trong khi đó, dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 3 thi công rất chậm và dự án đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên mới thông xe đoạn tỉnh Thái Nguyên.

Mong Bộ trưởng cho biết hai dự án trên còn vướng mắc những gì và bao giờ mới hoàn thành?

4. Đại biểu Võ Thị Dung (Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh) chất vấn: 1. Một số cử tri thành phố Hồ Chí Minh có ý kiến đề nghị dừng xây dựng sân golf trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất, do nguy cơ ô nhiễm môi trường nước đối với khu vực dân sinh sống xung quanh. Tôi kính gửi đến Bộ trưởng ý kiến cử tri. Đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm giải quyết của Bộ trưởng đối với ý kiến này.

2. Việc đầu tư xây dựng sân bay Quốc tế Long Thành trong thời điểm hiện nay, theo tôi là chưa hiệu quả, gây lãng phí, tăng thêm gánh nặng nợ quốc gia,

46

trong lúc chưa khai thác hết công suất một số sân bay trong khu vực (sân bay Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Cần Thơ, Liên Khương…).

Bộ trưởng nhìn nhận vấn đề này như thế nào?

5. Đại biểu Nguyễn Văn Luật (Đoàn ĐBQH Kiên Giang) chất vấn:Công trình cầu vượt sông Cái Bé qua địa phận xã Bình An, huyện Châu

Thành, tỉnh Kiên Giang đang bước vào giai đoạn chuẩn bị thông xe kỹ thuật. Cử tri và nhân dân tỉnh Kiên Giang rất vui mừng, cảm ơn Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải quan tâm, bảo đảm công trình được hoàn thành đúng tiến độ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, cải thiện đời sống cho nhân dân.

Qua tiếp xúc cử tri, cử tri đề nghị đồng chí Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải với trách nhiệm của mình nghiên cứu, đề xuất, nguyện vọng của nhân dân xã Bình An sinh sống ở hai bên đường dẫn từ cầu xuống đường nối ra Quốc lộ 63 được Bộ Giao thông vận tải cho xây dựng đấu nối hai đường dân sinh với đường dẫn từ mặt cầu xuống bảo đảm cho nhân dân thuận lợi trong sản xuất, đời sống, giao thông, lưu thông hàng hóa sản phẩm… nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân ở vùng khó khăn, trước đây là vùng căn cứ kháng chiến.

6. Đại biểu Bùi Trí Dũng (Đoàn ĐBQH An Giang) chất vấn:Qua khảo sát thực tế các tuyến đường thủy nội địa (sông Tiền, sông Hậu)

nhận thấy: Cửa khẩu Vĩnh Xương (An Giang) thuộc tuyến đường thủy Trung ương quản lý (Cục đường thủy nội địa), phần lớn các phương tiện thủy nội địa Việt Nam rời bến từ các Cảng, bến thủy nội địa do Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở GTVT quản lý đều lưu thông qua cửa khẩu này. Nhưng Bộ GTVT giao Cảng vụ Hàng hải Đồng Tháp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu.

Xin Bộ trưởng cho biết:- Đối chiếu với Quyết định số 970/QĐ-BGTVT ngày 15/4/2009 về công bố

đường thủy nội địa quốc gia và Thông tư số 08/2012/TT-BGTVT ngày 23/3/2012 về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Hiệp định giữa nước CHXHCNVN và Chính phủ Hoàng gia Campuchia về vận tải, lẽ ra Cảng vụ Hàng hải An Giang thực hiện chức năng quản lý tại cửa khẩu Vĩnh Xương, nhưng Bộ giao cho Đồng Tháp, xin cho biết?

- Đề nghị Bộ trưởng nghiên cứu tính hợp lý giao cho đơn vị để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành….

7. Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Đoàn ĐBQH Hà Nội) chất vấn:

47

Cử tri thành phố Hà Nội cho rằng: việc xây dựng đường cao tốc Mỹ Đình – Bái Đính là lãng phí, không thực sự cần thiết bởi không phải là trục giao thông chính phục vụ phát triển kinh tế và dân sinh.

Xin Bộ trưởng cho cử tri biết về chủ trương, mục đích và tính khả thi của dự án này. Theo Bộ trưởng, đầu tư như vậy có gây căng thẳng thêm cho cân đối ngân sách nhà nước và nợ công hay không?

ơ

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

1. Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đoàn ĐBQH Đà Nẵng) chất vấn: Gói tín dụng 30.000 tỷ cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội theo Thông tư 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, thông qua đó giúp cải thiện tình trạng “tồn kho” của bất động sản, vốn, nguyên vật liệu… và như vậy sẽ có tác động lan tỏa đến nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế. Tuy nhiên, sau khi gói tín dụng này có hiệu lực, người dân vẫn không thể tiếp cận được, một trong những vướng mắc đó là:

- Cơ chế Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng chấp nhận thế chấp căn hộ thương mại hay nhà ở xã hội hình thành trong tương lai để vay vốn, tuy nhiên, Phòng công chứng thì không chịu công chứng, một khi không có giấy tờ công chứng tài sản này thì các ngân hàng sẽ khó giải ngân.

- Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đã chia sẵn tỷ lệ 30% cho doanh nghiệp và 70% cho người dân, song các chỉ tiêu cụ thể cũng như sẽ thực hiện với nhóm nào trước, nhóm nào sau chưa được công bố nên ngân hàng và người đi vay vô cùng lúng túng, quan điểm hiện nay Ngân hàng vẫn thích cho Doanh nghiệp vay hơn người dân vì an toàn và dễ kiểm soát.

Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải trình những kiến nghị trên, giải pháp thực hiện trong thời gian đến.

2. Đại biểu Trần Thị Dung (Đoàn ĐBQH Điện Biên) chất vấn:Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối có hiệu lực

từ 01/01/2014. Theo báo cáo 405/BC-CP thể hiện có 01 nghị định đã trình, 01 nghị định và 10 thông tư đang trong giai đoạn soạn thảo.

Là cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết, Thống đốc có cam kết sẽ ban hành toàn bộ các văn bản quy định chi tiết cùng với thời điểm Pháp lệnh có hiệu lực không?

3. Đại biểu Huỳnh Thành Lập (Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh) chất vấn:

1. Đề nghị Thống đốc đánh giá rõ, thực chất về hiệu quả của việc xử lý nợ xấu trong thời gian qua để có giải pháp phù hợp, vì nếu chỉ đơn thuần chỉ xử lý về

48

mặt kỹ thuật là cơ cấu lại các nhóm nợ của doanh nghiệp thì chưa giải quyết được căn bản vấn đề, trong đó không loại trừ khả năng sau thời gian cơ cấu nợ mà các doanh nghiệp vẫn không thể trả được nợ thì khả năng nợ xấu sẽ lại tăng lên.

2. Đề nghị Thống đốc cho biết kết quả và hiệu quả của việc xử lý sở hữu chéo giữa các ngân hàng? Vừa qua đã phát hiện và xử lý các sai phạm (nếu có) như thế nào?

4. Đại biểu Đỗ Ngọc Niễn (Đoàn ĐBQH Bình Thuận) chất vấn:Tại báo cáo số 339/BC-CP ngày 13/10/2013 của Chính phủ về công tác

phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm năm 2013 có đánh giá: “Hầu hết các vụ án xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng đều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của cán bộ ngân hàng…”.

Đề nghị Thống đốc cho biết, đó là do đạo đức cán bộ; do công tác kiểm tra, giám sát hay do cơ chế quản lý, điều hành? Đâu là vấn đề chủ yếu? Xin Thống đốc cho một lời khẳng định việc khắc phục, xử lý trong thời gian tới?

5. Đại biểu Lê Việt Trường (Đoàn ĐBQH An Giang) chất vấn:Tại phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế-xã hội kỳ họp này, Thống đốc

thông tin với Quốc hội và cử tri cả nước là tăng trưởng tín dụng 9 tháng đạt khoảng 6,8% và nếu cộng cả khoản nợ xấu đã bán cho VAMC và khoản trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng thì tăng trưởng tín dụng đạt khoảng trên 8,8%, theo đó kết thúc năm 2013 có thể đạt mục tiêu Quốc hội giao 12% trong khi chỉ còn hơn 2 tháng. Khi nghe thông tin này, cử tri rất thắc mắc.

Xin Thống đốc cho biết:- Tính số liệu tăng trưởng tín dụng như Thống đốc nói trước công luận

nhằm mục đích gì? có phải vì để đạt chỉ tiêu qua đó xác lập thành tích của ngành ngân hàng không? (Cử tri có phản ánh: cách tính này đến các nhà chuyên môn cũng khó hiểu nên dân không thể hiểu được).

- Cử tri cần biết: thực tế, trong số liệu tăng trưởng tín dụng trên thì bao nhiêu %= bao nhiêu nghìn tỷ đồng đã đi vào sản xuất, kinh doanh?

6. Đại biểu Đặng Thị Kim Chi (Đoàn ĐBQH Phú Yên) chất vấn:(Lúc đầu, nội dung này được đại biểu gửi đến Bộ trưởng Bộ NNPTNT, sau

đó chuyển sang Thống đốc cho phù hợp với thẩm quyền)

Theo quy định của Nghị định 41/2010/NĐ-CP thì hộ gia đình, cá nhân cư trú tại phường (thuộc thị xã, thành phố), thị trấn (thuộc huyện) không được vay vốn không có đảm bảo bằng tài sản, trong khi thực tế họ là những nông dân thuần túy chuyên sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Quy định này gây khó khăn cho

49

những người nông dân làm nghề sản xuất nông nghiệp đang sinh sống tại phường, thị trấn. Đề nghị Thống đốc cho biết:

- Cơ sở nào Thống đốc lại có tham mưu Chính phủ loại đối tượng trên ra khỏi diện được vay vốn không có đảm bảo bằng tài sản (theo Nghị định 41/CP)?

- Thống đốc có tham mưu cơ chế, chính sách gì để hỗ trợ người dân làm nghề sản xuất nông nghiệp sinh sống tại phường, thị trấn được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

ơ

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Đại biểu Ngô Văn Hùng (Đoàn ĐBQH Lào Cai) chất vấn:Trong lĩnh vực khoáng sản, theo báo cáo của Chính phủ ngoài những kết quả

đạt được thì còn 957 trường hợp cấp phép sai quy định về công tác quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản làm cho tình hình khoáng sản của nước ta còn nhiều bất cập gây lộn xộn, nhân dân bất bình mất lòng tin trong lĩnh vực này. Để làm rõ hơn trong lĩnh vực quản lý khoáng sản, tôi đề nghị Bộ trưởng trả lời trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII một số nội dung cụ thể sau:

1. Trong 957 trường hợp cấp phép sai quy định về khoáng sản và có liên quan đến lĩnh vực khoáng sản thì các địa phương là bao nhiêu? Bộ Công thương bao nhiêu và Chính phủ là bao nhiêu trường hợp? Mức độ sai phạm? Thiệt hại về kinh tế do các quyết định sai như thế nào và tác động xấu đến xã hội thế nào?

2. Các vụ việc vi phạm cấp phép sai nói trên có bao nhiêu trường hợp mang tính chất liên quan đến tham nhũng, đã xử lý thế nào?

3. Quan điểm của Bộ trưởng thế nào trong lĩnh vực quản lý khoáng sản, các giải pháp, biện pháp của Bộ trưởng ra sao để khắc phục tình hình yếu kém lộn xộn trong lĩnh vực khoáng sản hiện nay?

2. Đại biểu Nguyễn Văn Luật (Đoàn ĐBQH Kiên Giang) chất vấn:Từ nhiều năm nay ở vùng nông thôn, vùng nước mặt bị nhiễm mặn, người

dân phải sử dụng nguồn nước ngầm qua hệ thống giếng khoan mà họ tự làm hoặc qua các dự án cấp nước sạch do một số tổ chức quốc tế tài trợ. Đến nay, nhiều công trình đường dẫn nước từ giếng khoan đã bị hư hỏng, không sử dụng được hoặc nhiều hộ dân cư thuê các cá nhân làm dịch vụ khoan nước ngầm nhưng không tìm được nước nên bỏ không đầu tư. Tuy nhiên, các lỗ khoan, các ống hút nước bị hư hỏng nhưng không được các cá nhân, tổ chức xử lý bịt hàn tráng miệng lỗ khoan nên đã làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngầm do nước thải

50

từ mặt đất, nước thải công nghiệp ngấm xuống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của nhân dân.

Cử tri Kiên Giang đề nghị đồng chí Bộ trưởng có các giải pháp gì để tăng cường quản lý nguồn nước ngầm theo Luật tài nguyên nước, chấn chỉnh việc khai thác lãng phí nguồn nước ngầm trong thời gian tới?

3. Đại biểu Nguyễn Văn Luật (Đoàn ĐBQH Kiên Giang) chất vấn:1. Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường

nghiêm trọng bị phát hiện, nhân dân cả nước rất bức xúc. Tuy nhiên, dư luận xã hội không đồng tình với việc xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Cử tri cho rằng: có biểu hiện buông lỏng quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, bao che cho nhiều sai phạm, xử lý thiếu nghiêm minh… Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho hiệu lực quản lý của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không được bảo đảm. Với trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đồng chí Bộ trưởng có giải pháp gì để chấn chỉnh các tồn tại nêu trên, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và đẩy lùi các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, chính quyền địa phương rà soát và loại bỏ hàng trăm dự án thủy điện nhỏ và vừa ra khỏi quy hoạch vì kém hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. Đồng chí Bộ trưởng cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong việc có nhiều dự án được triển khai gây tác động xấu đến môi trường. Đối với các dự án đang tiến hành rà soát, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm như thế nào để kiến nghị với Chính phủ tiếp tục loại bỏ các dự án không có hiệu quả về kinh tế, xã hội, xâm hại nghiêm trọng đến môi trường.

4. Đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn ĐBQH Kon Tum) chất vấn:Nghị quyết 30/2012 về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc

hội khóa XIII đã giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường: có chương trình kế hoạch cụ thể để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề khu công nghiệp lưu vực sông… Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn chưa được khắc phục và nhiều nơi còn diễn ra nghiêm trọng, đối với các làng nghề thì vẫn còn tới 50% số làng nghề ô nhiễm.

Bộ trưởng đã làm gì và sẽ làm gì để khắc phục tình trạng đó nhằm thực hiện tốt Nghị quyết của Quốc hội? Trách nhiệm của Bộ trưởng như thế nào trong thực trạng này?

5. Đại biểu Trương Văn Vở (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) chất vấn:Thời gian qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng trình Thủ tướng

Chính phủ ban hành 05 Quy trình vận hành liên hồ chứa (Khả năng cuối năm

51

2013 là 09 quy trình ở 09 lưu vực sông) và đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa. Tuy nhiên, đến nay lưu vực sông Đồng Nai vẫn chưa được quan tâm xây dựng quy trình vận hành hồ chứa hồ thủy điện thượng nguồn lưu vực sông Đồng Nai (13 hồ) và chưa xác định rõ địa chỉ trách nhiệm, kể cả chế tài xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan theo Quyết định 1879 của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/10/2010. Đề nghị Bộ trưởng cho biết vì sao thực hiện chậm? Lộ trình, giải pháp và trách nhiệm của Bộ trưởng trong thời gian tới?

6. Đại biểu Trương Văn Vở (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) chất vấn:Theo nội dung trả lời chất vấn của Bộ Tài nguyên và Môi trường số 3165

ngày 19/8/2013: Bộ sẽ tham gia phối hợp với Bộ Tài chính trong quá trình sửa đổi Nghị định số 120/2010/NĐ-CP của Chính phủ nhằm tháo gỡ vướng mắc về thu tiền sử dụng đất đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân được đơn vị quân đội cấp đất làm nhà ở trước thời điểm 15/10/1993 nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả cụ thể.

Với trách nhiệm thuộc thẩm quyền, đề nghị Bộ trưởng cho biết biện pháp, thời gian giải quyết cụ thể như thế nào để khắc phục tình trạng nêu trên nhằm đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân?

7. Đại biểu Trương Văn Vở (Đoàn ĐBQH Đồng Nai) chất vấn:Theo nội dung trả lời chất vấn của Bộ Tài nguyên và Môi trường số 3164

ngày 19/8/2013: Trên cơ sở kết quả thanh tra việc quản lý, sử dụng đất nông trường, lâm trường (theo Quyết định 441 ngày 9/4/2012 của Bộ), Bộ sẽ chỉ đạo, có kế hoạch cụ thể để xử lý dứt điểm từng loại vi phạm qua thanh tra nhưng đến nay đã hơn 1 năm nhưng vẫn chưa có kết quả cụ thể.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết vì sao chậm? Lộ trình, giải pháp và trách nhiệm của Bộ trưởng như thế nào để giải quyết có kết quả và khắc phục thực trạng tình hình trên?

BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG1. Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đoàn ĐBQH Đà Nẵng) chất vấn:Tác hại của game online (gọi chung là game) là trò chơi có nguy hại khủng

khiếp mà thông qua các kỳ họp cũng như dư luận xã hội, thông tin đại chúng những năm qua thường xuyên nói đến. Gia đình có con em nghiện trò chơi game lo lắng mất ăn, mất ngủ. Nguy cơ của trò chơi này như các nhà khoa học, tâm lý… đã khẳng định còn nghiện hơn cả “ma túy”.

52

Với trách nhiệm của Bộ trưởng trên lĩnh vực “nhạy cảm” này, đã và đang làm gì để giải quyết tác hại của nó và có giải pháp nào để chấn chỉnh tình trạng trên?

2. Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Đoàn ĐBQH Quảng Bình) chất vấn:

Theo phản ánh của Lãnh đạo nhiều Sở, ngành, doanh nghiệp, hiện nay, thường xuyên phải nhận nhiều tin nhắn rác, nghe nhiều cuộc điện thoại từ nhiều địa chỉ khác nhau để tiếp thị; yêu cầu đăng tin quảng cáo, bán sách dưới dạng kinh doanh, không chính đáng, gây sức ép, phiền hà, mất thời gian cho các sở ngành cũng như các doanh nghiệp. Vậy trách nhiệm của Bộ đến đâu? Hướng khắc phục trong thời gian tới như thế nào?

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

1. Đại biểu Trương Minh Hoàng (Đoàn ĐBQH Cà Mau) chất vấn:

Thưa Bộ trưởng, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng có nói đến năm 2015, du lịch nước ta sẽ trở thành nền kinh tế mũi nhọn và đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành cường quốc về du lịch. Tuy nhiên, trong thực tế tôi thấy:

- Môi trường du lịch ngày càng kém đi.- Văn hóa du lịch ngày càng nghèo nàn.- Hạ tầng du lịch chắp vá.- Di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh Quốc gia xuống cấp.- Chất lượng dịch vụ kém.Không chỉ khách quốc tế, khách nội địa kêu ca. Thậm chí hệ lụy du khách

Việt Nam đi du lịch nước ngoài cũng bị đối xử tệ. Xin hỏi với trách nhiệm của mình, Bộ trưởng sẽ làm gì để giải quyết những

vấn đề nêu trên và Bộ trưởng có đảm bảo thực hiện được lời hứa trên hay không?2. Đại biểu Nguyễn Văn Luật (Đoàn ĐBQH Kiên Giang) chất vấn:Thực hiện các dự án, công trình thủy điện ở các tỉnh miền núi, vùng sâu,

vùng xa, đồng bào các dân tộc thiểu số phải chuyển vào sinh sống ở các khu tái định cư, gặp nhiều khó khăn về sản xuất, đời sống, chịu nhiều thiệt thòi về hưởng thụ các giá trị văn hóa. Việc di dân dẫn đến hậu quả là nhiều giá trị văn hóa bản địa bị mất đi, sự đa dạng văn hóa bị mai một, không được các cơ quan có trách nhiệm quan tâm bảo tồn khi quy hoạch, xây dựng các khu tái định cư cho bà con các dân tộc chuyển đến ở. Việc xây dựng nhà ở không phù hợp với tập quán của bà con dân tộc… Đây là một trong các trở ngại đến việc tổ chức tái định cư và cải thiện đời sống cho nhân dân nói chung. Với chức năng quản lý nhà nước về văn

53

hóa đề nghị đồng chí Bộ trưởng cho biết Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chủ trương phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan như thế nào để giữ gìn, phát huy sự đa dạng, bản sắc văn hóa của các dân tộc trong việc xây dựng các khu tái định cư cho bà con các dân tộc ít người về sinh sống khi phải nhường đất cho việc xây dựng các công trình thủy điện.

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

1. Đại biểu Lê Thị Nga (Đoàn ĐBQH Thái Nguyên) chất vấn:Hiện nay, tôi đang cư trú tại Tòa nhà B5, Làng Quốc tế Thăng Long, đường

Trần Đăng Ninh, quận Cầu Giấy, Hà Nội do Tổng công ty xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư. Từ khi được đưa vào sử dụng năm 2003 cho đến nay, Tòa nhà B5 đã phát sinh nhiều vấn đề về chất lượng xây dựng và nhiều việc làm không thỏa đáng của Tổng công ty xây dựng Hà nội gây khó khăn, bức xúc cho cư dân sinh sống tại đây. Ban Quản trị Nhà B5 đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị đến Đồng chí Tổng giám đốc Công ty xây dựng Hà Nội, Đồng chí Bộ trưởng Bộ xây dựng nêu rõ những vướng mắc, khó khăn và kiến nghị giải quyết để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho dân cư tại tòa nhà, nhưng không nhận được văn bản trả lời và không được xem xét, giải quyết.

Trân trọng đề nghị Đồng chí Bộ trưởng Bộ xây dựng sớm kiểm tra, chỉ đạo giải quyết đơn kiến nghị của Ban quản trị Nhà B5 Làng Quốc tế Thăng Long và thông báo cho Đại biểu Quốc hội chất vấn về kết quả giải quyết vụ việc này.

(Xin gửi kèm Phiếu chất vấn các đơn kiến nghị của Ban quản trị Nhà B5 Làng Quốc tế Thăng Long)./.

2. Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đoàn ĐBQH Đà Nẵng) chất vấn:Từ khi thị trường bất động sản đóng băng cho đến nay, Chính phủ và Bộ

Xây dựng đã đưa ra nhiều biện pháp để tháo gỡ, doanh nghiệp và nhân dân rất hoan nghênh, phấn khởi. Điển hình là Nghị quyết số 02 của Chính phủ và gói 30.000 tỷ ra đời, có hiệu lực từ 1.6.2013, nhưng rất ít đối tượng tiếp cận được. Doanh nghiệp thì có vẻ được ưu tiên hơn, mặc dù tỷ lệ cho vay khách hàng doanh nghiệp tối da là 30%, trong khi người dân mua nhà với tỷ lệ 70% gói tín dụng, thì quá chật vật làm thủ tục hồ sơ để tiếp cận nguồn vốn.

Vậy, Bộ trưởng đánh giá như thế nào về thực trạng nêu trên và có giải pháp gì để thị trường bất động sản hoạt động sôi động lại.

3. Đại biểu Phùng Đức Tiến (Đoàn ĐBQH Hà Nam) chất vấn:

54

Đề nghị Bộ trưởng cho biết thực trạng quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu đô thị. Hệ thống giải pháp trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả quy hoạch đã được phê duyệt?

BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Đại biểu Trương Minh Hoàng (Đoàn ĐBQH Cà Mau) chất vấn:Câu 1. Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIII,

thông qua ngày 18/6/2013, có nhiều điểm mới, được xem là có tính đột phá “cởi trói” về cơ chế tài chính, cơ chế khoán.... Vậy với cương vị của mình, Bộ trưởng có chuẩn bị gì khi Luật có hiệu lực vào ngày 01/01/2014?

Câu 2. Xin Bộ trưởng cho biết đâu là nguyên nhân chính của việc triển khai chậm tiến độ 3 khu công nghệ cao? Bộ trưởng có những giải pháp gì để các khu công nghệ cao sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả nhằm đưa 3 khu công nghệ của nước ta đứng vào tốp cao của các nước trong khu vực?

Câu 3. Thời gian qua, Nhà nước có ban hành cơ chế, chính sách nhằm thu hút, khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động khoa học công nghệ. Nhưng trên thực tế, những chính sách trên chưa thật sự thu hút được sự tham gia của các doanh nghiệp. Vậy Bộ trưởng cho biết nguyên nhân từ đâu? Và cần phải làm gì để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia vào hoạt động khoa học công nghệ?

Câu 4. Theo tinh thần Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ thì hết năm 2013, ngân sách Nhà nước không còn hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên cho các Trung tâm áp dụng theo Nghị định trên. Hiện nay, qua khảo sát thực tế tại nhiều địa phương trong cả nước thì còn rất nhiều Trung tâm như: Khuyến công, khuyến ngư - khuyến nông, Trung tâm giống nông nghiệp, kể cả một số Trung tâm ứng dụng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh (Trà Vinh, Hậu Giang, Tây Ninh…) còn hoạt động và được cấp kinh phí theo Nghị định 43/NĐ-CP, không thực hiện theo Nghị định 115/NĐ-CP. Vậy hỏi Bộ trưởng có giải pháp nào để các đơn vị là đối tượng phải thực hiện theo Nghị định 115/NĐ-CP phải áp dụng theo quy định nhằm tạo ra sự bình đẳng trong các tổ chức khoa học và công nghệ?

Hiện các Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ trên cả nước còn rất khó khăn chưa thể tự cân đối tài chính với nhiều nguyên nhân như việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị chậm, đầu tư chưa đồng bộ, nguồn nhân lực đào tạo chưa đảm bảo, thị trường khoa học công nghệ còn hạn hẹp. Bộ trưởng có giải

55

pháp gì để có thể hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ để các Trung tâm có điều kiện thuận lợi trong hoạt động?

2. Đại biểu Lê Đắc Lâm (Đoàn ĐBQH Bình Thuận) chất vấn:Khoa học – công nghệ được xác định là quốc sách hàng đầu; nhưng thời gian

qua, việc đầu tư của nhà nước, cũng như kết quả đạt được ở lĩnh vực này chưa tương xứng. Một thực tế diễn ra trong nhiều năm qua là các đề tài khoa học – công nghệ được đầu tư từ ngân sách nhà nước khá nhiều, nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao; nhiều đề tài khoa học – công nghệ chưa được ứng dụng có hiệu quả trong thực tiễn sản xuất và đời sống, gây lãng phí. Tôi đề nghị Bộ trưởng có đánh giá rõ hơn về tình trạng trên như thế nào?

3. Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Đoàn ĐBQH Trà Vinh) chất vấn:(Chất vấn này được gửi đồng thời tới Bộ trưởng Bộ Công thương và Bộ

trưởng Bộ NNPTNT)Qua đi thực tế, tiếp xúc cử tri, tôi rất xót xa cho hoàn cảnh người dân vùng

sâu, vùng xa, mặc dù trình độ dân trí thấp, không được học trường lớp bài bản nhưng trên thực tế trong quá trình sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, họ đã nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm hoàn thiện sản phẩm, sáng chế làm ra những mặt hàng mới, có chất lượng, được thị trường ưa chuộng. Nhưng họ có người do không hiểu pháp luật, có người do dân trí thấp, có người lại do không có năng lực tài chính, năng lực chuyên môn không biết làm thế nào để sản phẩm của mình làm ra được bảo vệ quyền sáng chế, bảo đảm giá cả ổn định bù đắp lại công sức trí tuệ của họ bỏ ra để có được sản phẩm mới, được thị trường chấp nhận.

Tôi xin các vị Bộ trưởng cho biết có giải pháp gì, đề án gì để bảo vệ người trực tiếp làm ra sản phẩm giữ được thương hiệu của mình không bị đánh cắp, sao chép, làm giả một cách tùy tiện, thực hiện tốt luật sở hữu trí tuệ, luật cạnh tranh bảo vệ người yếu thế để luật được ban hành thực sự đi vào cuộc sống, chống những hành vi sao chép, làm giả vi phạm pháp luật?

4. Đại biểu Nguyễn Hữu Đức (Đoàn ĐBQH Đồng Tháp) chất vấn:Ở nước ta thuộc vùng nhiệt đới, thiên nhiên ưu đãi nên rau quả và trái cây

rất phong phú và đa dạng về sản lượng và chất lượng. Trong những năm qua, có một nghịch lý là nhà vườn luôn ở tâm trạng may rủi, được mùa mất giá; tiêu thụ sản phẩm rất bấp bênh không ổn định, trong khi đó nhu cầu thị trường trong nước và trên thế giới là rất lớn.

Để ứng dụng có hiệu quả những tiến bộ của khoa học vào việc nâng cao chất lượng cũng như công nghệ chế biến, bảo quản rau quả và trái cây ở nước ta. Bộ trưởng đã làm gì và đã có những giải pháp chiến lược nào để nhằm nâng cao

56

chuỗi giá trị xuất khẩu sản phẩm rau quả, trái cây ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và sắp tới./.

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

1. Đại biểu Huỳnh Thành Lập (Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh) chất vấn:1. Cử tri phản ảnh hiện nay các văn phòng công chứng không đồng ý công

chứng đối với các hợp đồng thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai do chưa có quy định về loại hình thế chấp này. Ngoài ra ngân hàng cũng không thể giao dịch bảo đảm cho các nhà ở thế chấp hình thành trong tương lai để đảm bảo khoản vay.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để hoàn thiện khung pháp lý về các thủ tục công chứng, giao dịch bảo đảm trong thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, tháo gỡ các vướng mắc hiện hành?

2. Cử tri phản ảnh hiện nay quy trình pháp lý để xử lý tài sản đảm bảo các khoản nợ vay quá phức tạp khiến việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ của các ngân hàng quá khó khăn, bên nhận bảo đảm chưa có được quyền chủ động khi tiến hành xử lý tài sản bảo đảm; việc xử lý tài sản bảo đảm theo con đường tố tụng còn mất nhiều thời gian, thủ tục phức tạp… Có ngân hàng cho biết xử lý tài sản đảm bảo của một món vay 3-4 năm là chuyện bình thường, và có ngân hàng có hồ sơ xử lý lên đến 10 năm.

Đề nghị Bộ trưởng cho biết định hướng sửa đổi các quy định pháp luật có liên quan để tạo cơ chế khả thi hơn trong xử lý tài sản bảo đảm; tăng tính chủ động của bên nhận bảo đảm trong quá trình thu hồi tài sản và có chế tài phù hợp khi bên thế chấp tài sản không hợp tác thực hiện thỏa thuận hợp đồng bảo đảm?

2. Đại biểu Huỳnh Thành Lập (Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh) chất vấn:

Vừa qua, Đoàn ĐBQH Tp. Hồ Chí Minh nhận được nhiều kiến nghị của cử tri liên quan đến công văn số 339 ngày 12/9/2013 (sau đó được thay thế bằng công văn số 362 ngày 02/10/2013 của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp), theo đó Cục đăng ký giao dịch bảo đảm căn cứ Điều 114 Luật Nhà ở xác định cá nhân chỉ được thế chấp nhà tại tổ chức tín dụng, mà không được thế chấp nhà tại tổ chức, cá nhân khác.

Cử tri cho rằng Điều 114 Luật Nhà ở có độ vênh so với Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Đất đai năm 2013 vì Bộ luật Dân sự không hạn chế hoặc cấm cá nhân nhận thế chấp nhà ở. Điều 113, Điều 114 Luật Đất đai năm 2003 cũng cho phép cá nhân được quyền thế chấp quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Cử tri cho rằng cần hiểu tinh thần Điều 114 Luật Nhà ở là việc chỉ được thế chấp cho một tổ chức tín dụng chỉ áp dụng trong trường hợp một người thế chấp

57

nhà để đảm bảo cho nhiều khoản vay, nếu chỉ có một khoản vay thì người dân có quyền thế chấp cho cá nhân khác theo ý muốn. Có ý kiến khác cho rằng cần hiểu nội dung Điều 114 Luật Nhà ở theo hướng nếu thế chấp nhà cho tổ chức tín dụng thì cá nhân chỉ được thế chấp cho một tổ chức tín dụng duy nhất để tổ chức tín dụng đó dễ kiểm soát, xử lý tài sản. Riêng trong việc thế chấp nhà cho cá nhân thì không có ràng buộc nào.

Xin cho biết quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này?

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN

1. Đại biểu Lê Đắc Lâm (Đoàn ĐBQH Bình Thuận) chất vấn:

Hiện nay tình hình vi phạm hành chính còn diễn ra khá phổ biến; trong đó vi phạm trong các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự xã hội còn khá phức tạp, nhất là trong các cơ sở vũ trường, karaoke, massage, các cơ sở cho thuê lưu trú, kinh doanh dịch vụ cầm đồ; nhưng việc xử lý không nghiêm, có trường hợp bao che, bỏ lọt hành vi vi phạm… Nguyên nhân của tình trạng trên có một phần là do một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, có biểu hiện tiêu cực, thậm chí có vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ.

Tôi đề nghị Bộ trưởng đánh giá trách nhiệm công vụ của cán bộ, chiến sỹ ngành công an đối với tình hình trên như thế nào?

2. Đại biểu Lê Như Tiến (Đoàn ĐBQH Quảng Trị) chất vấn:

Vụ án Dương Chí Dũng Vinashin sắp được đưa ra xét xử. Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII, Bộ trưởng có trả lời chất vấn và trả lời sẽ điều tra làm rõ số cán bộ ngành Công an tiết lộ thông tin, tiếp tay cho Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài.

Xin Bộ trưởng cho biết, đến nay có bao nhiêu cán bộ ngành công an liên quan đến vụ việc trên? Quan điểm chỉ đạo công tác điều tra, giải quyết của Bộ trưởng đến đâu?

BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG

Đại biểu Phương Thị Thanh (Đoàn ĐBQH Bắc Kạn) chất vấn:

Tỉnh Bắc Kạn và Cục Chính sách, Quân khu I đã gửi báo cáo xin ý kiến Bộ về trường hợp: đề nghị công nhận liệt sỹ đối với ông Lục Phúc Tuấn, quê quán: xã Yên Nhuận, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, nhập ngũ 12/11/1984, hy sinh 06/8/1988 tại chốt 400 xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. (Ông Tuấn đã được công nhận liệt sỹ, gia đình ông đã hưởng chế độ thân nhân liệt sỹ từ tháng

58

7/1990, nhưng đến năm 1999, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành quyết định thu hồi quyền lợi thân nhân liệt sỹ). Nhưng đến nay, tỉnh chưa nhận được văn bản trả lời của Bộ. Đề nghị Bộ trưởng trả lời về trường hợp cụ thể nêu trên.

TỔNG THANH TRA CHÍNH PHỦ

1. Đại biểu Trần Thị Dung (Đoàn ĐBQH Điện Biên) chất vấn:Đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết tại sao Thanh tra Chính phủ là

cơ quan chủ trì soạn thảo lại tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ quy định các điều khoản không được giao trong Luật. Cụ thể: Điều 22, Điều 24, Điều 26 Luật Khiếu nại; khoản 2, khoản 3, Điều 19 Luật Tố cáo. Trong khi khoản 1 Điều 11 Luật Khiếu nại được Luật giao thì đến nay vẫn chưa được quy định chi tiết. Vậy nguyên nhân của việc vi phạm quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là gì? giải pháp nào khắc phục sự vi phạm trên?

2. Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Đoàn ĐBQH Hà Nội) chất vấn:Thời gian qua, cử tri Hà Nội rất quan tâm việc Thanh tra Chính phủ đã tổ

chức thanh tra việc chuyển giá, trốn thuế, hoàn thuế… gây hụt thu ngân sách nhà nước. Xin đồng chí Tổng thanh tra cho cử tri biết cụ thể và nội dung, kết luận thanh tra? Tới đây, Thanh tra Chính phủ sẽ thực hiện nhiệm vụ này như thế nào?

ơ

CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

1. Đại biểu Lê Thị Nga (Đoàn ĐBQH Thái Nguyên) chất vấn:

(Chất vấn này gửi đồng thời đến Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao)

Tôi nhận được đơn của ông Ngô Đình Quý, trú tại căn hộ 904, chung cư HH1, đường Dương Đình Nghệ, Khu đô thị thương mại Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, nguyên là Tổng giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp đóng tầu Việt Nam Vinashun (nay là tập đoàn công nghiệp tầu thủy Việt Nam Vinashin). Ông Quý khiếu nại và đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án hình sự phúc thẩm số 516/HSPT ngày 22/4/1994 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội.

Theo nội dung đơn của ông Ngô Đình Quý thì ông đã gửi nhiều đơn khiếu nại đến đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. Ngày 19 tháng 10 năm 2011, Nguyên Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Đồng Sỹ Nguyên đã có đơn gửi đồng chí Phó Thủ Tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị xem xét

59

lại Bản án hình sự phúc thẩm số 516/HSPT ngày 22/4/1994 để bảo đảm quyền và lợi ích cho ông Quý. Ngày 08 tháng 11 năm 2011, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 7916/VPCP-KNTC gửi đến đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị chỉ đạo xem xét, giải quyết đơn của ông Ngô Đình Quý theo quy định của pháp luật và thông báo cho Phó Thủ tướng biết kết quả, tuy nhiên, cho đến nay vụ việc của ông Quý vẫn chưa được giải quyết.

Ông Ngô Đình Quý đã khiếu nại kéo dài qua nhiều năm, gửi đơn bức xúc đến nhiều đồng chí lãnh đạo và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trân trọng đề nghị đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sớm xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật và thông báo cho Đại biểu Quốc hội chất vấn về kết quả giải quyết vụ việc này. (Xin gửi kèm Phiếu chất vấn đơn khiếu nại và các tài liệu do ông Ngô Đình Quý gửi đến)./.

2. Đại biểu Trần Trí Dũng (Đoàn ĐBQH Trà Vinh) chất vấn:

Qua thực hiện chức năng giám sát và tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH tỉnh với cán bộ ngành tư pháp, cử tri đã kiến nghị và đề xuất như sau:

1. Thời gian qua, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã làm tốt chức năng kháng nghị các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm nhưng có vi phạm, nhất là đối với những vụ do các Đoàn ĐBQH của tỉnh giám sát, kiến nghị. Tuy nhiên, vẫn còn một số vụ đã có văn bản kiến nghị nhưng đến nay chưa có quyết định kháng nghị, chưa có văn bản trả lời mà bản án đó đã hết thời hạn kháng nghị và trong thực tế bản án đó không thể tổ chức thi hành (hoặc cưỡng chế thi hành) do bản án vi phạm quá rõ ràng.

Đối với vụ án xử sai, TANDTC đã có quyết định giám đốc thẩm hủy án để giải quyết lại. Khi xét xử lại thì tài sản đó (nhà, đất, tiền, tài sản khác…) đã thi hành xong giao cho bên thắng kiện ban đầu, khi xử lại thì tài sản đó được công nhận cho bên thất kiện trước đây, nay không còn tài sản để trả lại thì phải xử lý ra sao? (ví dụ: án xử buộc ông A giao nhà cho ông B. Thi hành án đã giao nhà cho ông B và ông B đã bán một cách hợp pháp. Khi xử lại thì công nhận nhà là của ông A nhưng ông B không còn nhà hoặc tài sản khác để trả lại cho ông A). Vậy, trách nhiệm của Thẩm phán và Tòa án đã xử sai đó như thế nào?

Các trường hợp này thì xử lý ra sao ?!2. Khi Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán (HĐTCTP) cấp tỉnh xét và đề nghị

bổ nhiệm lại Thẩm phán 2 cấp, HĐTCTP chỉ dựa vào bản tự nhận xét của Thẩm phán đó nêu ra số vụ án của mình bị hủy, bị cải sửa nghiêm trọng trong nhiệm kỳ 5 năm để Hội đồng xem xét. Do đó, HĐTCTP không có tài liệu, cơ sở khách quan để xác định số vụ án của Thẩm phán đó bị hủy, bị cải sửa nghiêm trọng trong nhiệm kỳ qua; nguyên nhân của án bị hủy, bị sửa do lỗi chủ quan (năng lực kém,

60

cố tình xử sai) hay khách quan để đánh giá chất lượng xét xử của Thẩm phán đó trong nhiệm kỳ.

Vậy, Chánh án có giải pháp gì trong việc phối hợp với HĐTCTP cấp tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng trong việc xét bổ nhiệm lại Thẩm phán Tòa án hai cấp trong thời gian tới?

3. Các Tòa án địa phương đề nghị Tòa án nhân dân tối cao:- Nghiên cứu và phát triển án lệ để làm cơ sở cho việc giải quyết án của

Tòa án cấp huyện, cấp tỉnh đồng thời để những người tham gia tố tụng đối chiếu, đánh giá với bản án, quyết định đối với trường hợp của họ nhằm hạn chế tình trạng kháng cáo, gửi đơn yêu cầu giám đốc thẩm một cách tràn lan, tốn kém, kéo dài thời gian.

- Sớm quy định thủ tục án rút gọn để giải quyết nhanh các vụ án đơn giản, tranh chấp nhỏ…nhằm hạn chế tình trạng án kéo dài, tồn đọng không đáng có như hiện nay.

Mong Chánh án có ý kiến về các vấn đề trên để Đoàn ĐBQH tỉnh có cơ sở trả lời với cử tri tỉnh nhà.

3. Đại biểu Bùi Văn Phương (Đoàn ĐBQH Ninh Bình) chất vấn:

Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình đã nhiều lần nhận được đơn của bà Đỗ Thị Quế, trú tại xã Phú Long, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình khiếu nại việc các cấp tòa xét xử vụ án con bà đã có hành vi trái pháp luật, xâm phạm hoạt động tư pháp, xét xử oan sai đối với con bà. Đến nay đã 10 năm.

Ngày 15/8/2009, tại Công văn số 789/TA-HS của TANDTC (do Phó Chánh án Đặng Quang Phương ký) về việc trả lời đơn khiếu nại của bà Quế, văn bản trả lời có đoạn “…Tòa án cấp phúc thẩm kết án Đức về tội “Giết người” là chưa đúng với các tình tiết khách quan của vụ án và xử phạt Đức 05 năm tù là quá nặng. Tuy nhiên hiện nay Đức đã được đặc xá ra tù trước thời hạn và thời gian thực sự Đức phải chấp hành án chỉ có 2 năm 7 tháng 3 ngày; do vậy, không cần phải kháng nghị thay đổi tội danh cho Đào Minh Đức”.

Từ khi có Công văn trên, bà Đỗ Thị Quế tiếp tục có nhiều đơn đề nghị gửi đến các cơ quan chức năng, các vị ĐBQH trong cả nước. Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình cũng đã có công văn chuyển đơn đến TAND tối cao nhưng chưa nhận được kết quả trả lời.

Vậy, đề nghị Đồng chí Chánh án TAND tối cao cho biết:1. Nếu Công văn số 789/TA-HS của TANDTC (do đồng chí Đặng Quang

Phương ký) nhận định đúng thì Chánh án có xem xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm hay không?

61

2. Nếu công văn trên nhận định về tội của Đức là sai thì việc xem xét, giải quyết như thế nào để xử lý dứt điểm vụ việc khiếu kiện kéo dài này?

4. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh) chất vấn:

Trước việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, việc bảo đảm nhân quyền trong hoạt động tư pháp của Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt để Việt Nam thể hiện vài trò và tính gương mẫu của mình. Xin hỏi đồng chí Chánh án:

1. Tòa án nhân dân tối cao đã chuẩn bị kế hoạch và chiến lược gì để bảo đảm nguyên tắc “suy đoán vô tội”, bảo đảm xét xử dựa trên chứng cứ đầy đủ, khách quan và kết quả tranh tụng tại tòa bảo đảm công lý cho nhân dân, phù hợp với cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia?

2. Trước việc một số vụ án có oan sai mà công luận đang rất quan tâm gần đây, xin cho biết Tòa án nhân dân tối cao đang có biện pháp gì để khôi phục công lý bị xâm phạm, nếu có, và khôi phục quyền lợi vật chất, tinh thần của những người bị xét xử oan sai?

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

1. Đại biểu Lê Thị Nga (Đoàn ĐBQH Thái Nguyên) chất vấn:(Chất vấn này gửi đồng thời đến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)Tôi nhận được đơn của ông Ngô Đình Quý, trú tại căn hộ 904, chung cư

HH1, đường Dương Đình Nghệ, Khu đô thị thương mại Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, nguyên là Tổng giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp đóng tầu Việt Nam Vinashun (nay là tập đoàn công nghiệp tầu thủy Việt Nam Vinashin). Ông Quý khiếu nại và đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án hình sự phúc thẩm số 516/HSPT ngày 22/4/1994 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội.

Theo nội dung đơn của ông Ngô Đình Quý thì ông đã gửi nhiều đơn khiếu nại đến đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam. Ngày 19 tháng 10 năm 2011, Nguyên Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Đồng Sỹ Nguyên đã có đơn gửi đồng chí Phó Thủ Tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị xem xét lại Bản án hình sự phúc thẩm số 516/HSPT ngày 22/4/1994 để bảo đảm quyền và lợi ích cho ông Quý. Ngày 08 tháng 11 năm 2011, Văn phòng Chính phủ đã có

62

Công văn số 7916/VPCP-KNTC gửi đến đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị chỉ đạo xem xét, giải quyết đơn của ông Ngô Đình Quý theo quy định của pháp luật và thông báo cho Phó Thủ tướng biết kết quả, tuy nhiên, cho đến nay vụ việc của ông Quý vẫn chưa được giải quyết.

Ông Ngô Đình Quý đã khiếu nại kéo dài qua nhiều năm, gửi đơn bức xúc đến nhiều đồng chí lãnh đạo và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trân trọng đề nghị đồng chí Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sớm xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật và thông báo cho Đại biểu Quốc hội chất vấn về kết quả giải quyết vụ việc này. (Xin gửi kèm Phiếu chất vấn đơn khiếu nại và các tài liệu do ông Ngô Đình Quý gửi đến)./.

2. Đại biểu Lê Đắc Lâm (Đoàn ĐBQH Bình Thuận) chất vấn:

Thời gian qua thực hiện chức năng thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp có nổi lên hạn chế, thiếu sót là việc giải quyết một số vụ án còn để kéo dài, nhất là đối với các vụ án tham nhũng, kinh tế và chức vụ do các cơ quan tiến hành tố tụng ở cấp Trung ương giải quyết.

Tôi đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho biết nguyên nhân của tình trạng trên và biện pháp khắc phục sắp đến ra sao?

3. Đại biểu Lê Minh Hiền (Đoàn ĐBQH Khánh Hòa) chất vấn:Khi cơ quan tiến hành tố tụng vi phạm tố tụng, người tiến hành tố tụng

có dấu hiệu ép cung, nhục hình làm sai lệch bản chất vụ án, tại sao không hủy án giao về cho cơ quan điều tra cấp cao hơn mà lại giao cho chính cơ quan làm oan sai xử lý như vụ ông Chấn ở Bắc Giang (Trong vụ án oan Vườn Điều, khi xử phúc thẩm lần thứ ba, Tòa phúc thẩm đã hủy án, kiến nghị giao hồ sơ cho cơ quan điều tra Bộ Công an giải quyết, từ đó Bộ Công an mới giải oan cho cả gia đình bà Nguyễn Thị Lâm). Cũng liên quan đến thủ tục tố tụng, vụ án Bắc Giang do Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang khởi tố 2003 đã được xét xử tại án phúc thẩm 2004. Đến tháng 10/2013, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao lại khởi tố vụ án “Giết người” cũng liên quan đến vụ án này.

Xin Viện trưởng cho biết: Như vậy, cùng một vụ án được khởi tố hai lần và do hai cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau cùng giải quyết như vậy có đúng luật tố tụng hình sự?

4. Đại biểu Lê Minh Hiền (Đoàn ĐBQH Khánh Hòa) chất vấn:Thực tiễn cho thấy còn có những vụ án xét xử oan sai. Tuy số vụ án này

chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số các vụ án được xét xử nhưng đã ảnh hưởng không ít đến uy tín của Tòa án. Chủ tịch nước đã từng căn dặn cán bộ Tòa án là “Trong chế độ ta, quyền sống, quyền tự do sinh mệnh chính trị là hết sức thiêng liêng,

63

tuyệt đối không một ai được xem nhẹ. Việc xét xử oan sai bởi bất cứ lý do nào cũng phải được kiểm điểm và xử lý nghiêm túc, đúng mức…” Việc làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do dân chủ của công dân đã làm giảm lòng tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước và cơ quan tư pháp… Theo cử tri phản ánh, có những vụ án oan đã giải quyết phần đền bù thiệt hại cho người bị oan, nhưng việc xử lý những thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên làm oan sai thì không thấy công khai kết quả xử lý? Chưa thấy ai bị xử lý hình sự về tội “Ra bản án trái pháp luật” do ép cung, chẳng hạn vụ Vườn Điều…

Xin Viện trưởng có thể cho biết công tác xử lý những người gây oan sai trong thời gian qua đã giải quyết như thế nào?

5. Đại biểu Lê Minh Hiền (Đoàn ĐBQH Khánh Hòa) chất vấn:Hầu hết các vụ án oan sai đều thể hiện nội dung tố cáo của người bị hàm

oan là điều tra viên bức cung, dùng nhục hình. (Chẳng hạn Vụ án Vườn Điều ở Bình Thuận, và nay là vụ án Nguyễn Thanh Chấn). Tuy nhiên, thực tiễn xét xử, báo cáo tổng kết thi hành Bộ Luật hình sự 1999 thì hầu như rất ít việc xử lý về tội “Bức cung”, nếu có chỉ là một vài vụ “Dùng nhục hình” do người bị hại có dấu vết bị đánh đập trong quá trình xác minh điều tra để lại dấu vết được báo chí phản ánh kịp thời nên Cục điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới xử lý được. Như vậy, có thể nói việc ép cung, dùng nhục hình đã và đang tồn tại nhưng trong thực tiễn chưa được ngăn chặn.

Xin Viện trưởng cho biết Viện trưởng có nhận xét gì về ý kiến này và theo Viện trưởng cần có biện pháp gì để chấm dứt hoặc khắc phục tình trạng này?

64