tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014

6
T ng quan kinh tế Vi t Nam 6 tháng đầu năm 2014 - Tăng trưởng kinh tế chung T ng sn phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 tăng 5,18% so vi cùng knăm 2013, trong đó quý I tăng 5,09%; quý II tăng 5,25%. Trong mức tăng 5,18% của toàn nn kinh tế, khu vc nông, lâm nghi p và thy sản tăng 2,96%, đóng góp 0,55 điểm phn trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghip và xây dựng tăng 5,33%, đóng góp 2,06 điểm phần trăm; khu vực dch vtăng 6,01%, đóng góp 2,57 điểm phần trăm. Như vậy, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm 2014 cao hơn cùng kỳ năm 2013 (tăng 4,9%), là một kết quđáng ghi nhận, đánh dấu shi phc ca nn kinh tế trong bi cnh còn gp nhiều khó khăn.Vcơ cấu kinh tế, 6 tháng đầu năm 2014, khu vc nông, lâm nghi p và thy sn chiếm ttrng 17,69%; khu vc công nghi p và xây dng chiếm 38,70%; khu vc dch vchiếm 43,61%. Ttrng ca 2 khu vc công nghi p và dch vđều cao hơn năm 2013, đánh dấu schuy n dịch cơ cấu ngành là đúng hướng. - Tình hình tài chính, ngân hàng lành mnh T ổng thu ngân sách nhà nước tđầu năm đến cuối tháng 6 đạt 53%. Tổng chi ngân sách nhà nước tđầu năm đến thời điểm 15/6/2014 ước tính đạt 449,4 nghìn t đồng, bng 44,6% dtoán năm. Trong 6 tháng đầu năm, lãi suất huy động và lãi su t cho vay ca hthống ngân hàng thương mại đều giảm đến mc thp so vi năm 2013 nên đã tháo gỡ khó khăn cho nhiều doanh nghi ệp. Tính đến cuối tháng 6/2014, tăng trưởng tín dụng đạt khong 3,8% - 4% so vi cuối năm 2013, như vậy các gii pháp tháo gkhó khăn cho hoạt động sn xuất kinh doanh bước đầu phát huy tác dng. - Các ngành sn xut - kinh doanh đã có du hiu phc hi vi tc độ tăng cao hơn cùng k năm 2013 Sn xut công nghi ệp tăng khá: Tính chung 6 tháng đầu năm 2014, chssn xut công nghi ệp tăng 5,8% so vi cùng knăm 2013. Ti thời điểm 01/6/2014, chstn kho toàn ngành công nghi p chế biến, chế tạo tăng 12,8% so với cùng knăm 2013. Một sngành

Upload: huy-hoang

Post on 10-Jul-2015

83 views

Category:

Science


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014

Tổng quan kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014

- Tăng trưởng kinh tế chung

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 tăng

5,18% so với cùng kỳ năm 2013, trong đó quý I tăng 5,09%; quý II

tăng 5,25%. Trong mức tăng 5,18% của toàn nền kinh tế, khu vực

nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,96%, đóng góp 0,55 điểm phần

trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng

5,33%, đóng góp 2,06 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,01%,

đóng góp 2,57 điểm phần trăm. Như vậy, tốc độ tăng GDP 6 tháng

đầu năm 2014 cao hơn cùng kỳ năm 2013 (tăng 4,9%), là một kết quả

đáng ghi nhận, đánh dấu sự hồi phục của nền kinh tế trong bối cảnh

còn gặp nhiều khó khăn.Về cơ cấu kinh tế, 6 tháng đầu năm 2014,

khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,69%; khu

vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,70%; khu vực dịch vụ chiếm

43,61%. Tỷ trọng của 2 khu vực công nghiệp và dịch vụ đều cao hơn

năm 2013, đánh dấu sự chuyển dịch cơ cấu ngành là đúng hướng.

- Tình hình tài chính, ngân hàng lành mạnh

Tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến cuối tháng 6 đạt

53%. Tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm

15/6/2014 ước tính đạt 449,4 nghìn tỷ đồng, bằng 44,6% dự toán

năm. Trong 6 tháng đầu năm, lãi suất huy động và lãi suất cho vay

của hệ thống ngân hàng thương mại đều giảm đến mức thấp so với

năm 2013 nên đã tháo gỡ khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Tính đến

cuối tháng 6/2014, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 3,8% - 4% so với

cuối năm 2013, như vậy các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt

động sản xuất kinh doanh bước đầu phát huy tác dụng.

- Các ngành sản xuất - kinh doanh đã có dấu hiệu phục hồi với tốc độ

tăng cao hơn cùng kỳ năm 2013

Sản xuất công nghiệp tăng khá: Tính chung 6 tháng đầu năm

2014, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,8% so với cùng kỳ năm

2013. Tại thời điểm 01/6/2014, chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp

chế biến, chế tạo tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2013. Một số ngành

Page 2: Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014

có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm như sản

xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất; sản phẩm từ cao su, plastic; chế

biến thực phẩm; điện; dệt; xe có động cơ; sản phẩm từ khoáng phi

kim loại khác. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát

triển. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm

tính theo giá so sánh của năm 2010 ước tăng 3,4% so với cùng kỳ

năm trước, trong đó nông nghiệp tăng 2,5%; lâm nghiệp tăng 5,9% và

thủy sản tăng 6%.Diện tích gieo cấy lúa đông xuân cả nước năm nay

ước tính đạt 3.116,3 nghìn ha, tăng 10,7 nghìn ha và bằng 100,3% vụ

đông xuân năm 2013. Chăn nuôi phát triển ổn định, dịch bệnh

giảm. Trong 6 tháng đầu năm, diện tích rừng trồng mới tập trung ước

tính tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng gỗ khai thác đạt

2.616 nghìn m3, tăng 8,5%; củi đạt 15,4 triệu ste, tăng 3,2%.Thủy sản

vẫn phát triển cả nuôi trồng, đánh bắt. Sản lượng thủy sản 6 tháng đạt

trên 3,86 triệu tấn tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2013.

- Đầu tư phát triển đạt khá, nhưng thu hút FDI giảm

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện 6 tháng theo giá hiện

hành ước đạt 502,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm

trước. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ (FDI) đầu năm đến thời

điểm 20/6/2014 thu hút được 656 dự án được cấp phép mới, với số

vốn đăng ký đạt 4.858,3 triệu USD, giảm 5,1% về số dự án và giảm

6,8% về số vốn so với cùng kỳ năm 2013. Đồng thời có 219 lượt dự

án đã cấp phép từ các năm trước được cấp vốn bổ sung với 1.994 triệu

USD. Như vậy, tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp

bổ sung đạt 6.852,3 triệu USD, giảm 35,3% so với cùng kỳ năm

trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm ước

đạt 5,75 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2013.Cả nước có 41

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước

ngoài được cấp phép mới trong 6 tháng, trong đó TP. Hồ Chí Minh có

số vốn đăng ký lớn nhất với 796,3 triệu USD, chiếm 16,4% tổng vốn

đăng ký cấp mới; tiếp đến là Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai, Hải

Dương, Bình Dương, Long An.Trong số 39 quốc gia và vùng lãnh thổ

Page 3: Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014

có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam trong 6 tháng, Hàn Quốc là nhà

đầu tư lớn nhất, chiếm 23,5% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp theo là

Đặc khu hành chính Hồng Công (Trung Quốc) chiếm 17,9%;

Singapore chiếm 11,5%; Nhật Bản chiếm 9%...

- Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Xuất khẩu tăng khá: Tính chung 6 tháng đầu năm 2014, kim

ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 70,9 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng

kỳ năm 2013. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng

cao chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, với các mặt hàng

chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng

tương ứng của cả nước.Về thị trường xuất khẩu trong 6 tháng, EU

vươn lên vị trí dẫn đầu với tổng kim ngạch ước tính đạt 13,1 tỷ USD,

tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2013. Đứng thứ 2 là Hoa Kỳ và tiếp

theo là thị trường ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc.Tính chung 6

tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 69,6 tỷ USD, tăng

11% so với cùng kỳ năm 2013. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng

phục vụ sản xuất gia công, lắp ráp vẫn duy trì ở mức tăng cao. Về thị

trường hàng hóa nhập khẩu,Trung Quốc đạt 20,4 tỷ USD, tăng 21,1%

so với cùng kỳ năm 2013 (nhập siêu từ thị trường Trung Quốc ước đạt

13,1 tỷ USD, tăng 21,2%); ASEAN đạt 11,2 tỷ USD, tăng 5,9%; Hàn

Quốc đạt 10,4 tỷ USD, tăng 4,7%; Nhật Bản đạt 5,6 tỷ USD, tăng

1,5%; EU đạt 4,5 tỷ USD, giảm 5%; Hoa Kỳ đạt 3,2 tỷ USD, tăng

24%.Xuất siêu 6 tháng đầu năm là 1,3 tỷ USD.

- Thị trường trong nước vẫn trầm lắng

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6

tháng đầu năm ước tính tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước (nếu

loại trừ yếu tố giá tăng 5,7%).

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2014 tăng 1,38% so với tháng

12/2013. Như vậy, tốc độ tăng giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2014

đạt mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Nếu với tốc độ này

tiếp tục trong các tháng cuối năm thì mục tiêu kiềm chế lạm phát của

năm 2014 sẽ được thực hiện vượt mức đề ra.

Page 4: Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014

- Khách quốc tế đến Việt Nam

Trong 6 tháng đầu năm ước tính đạt 4.287,9 nghìn lượt người,

tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong tháng 6/2014,

chỉ có 539,7 nghìn lượt khách, giảm 19,9% so với tháng 5, trong đó

giảm nhiều nhất là khách đến với mục đích du lịch thuần túy (với mức

giảm 21,2%). Đáng lưu ý là số khách Trung Quốc giảm 29,5% so với

tháng trước. Khách quốc tế đến Việt Nam qua các cửa khẩu tuyến

Trung Quốc trong tháng 6 giảm 50% .

Tóm lại, bức tranh tổng quát kinh tế 6 tháng đầu năm 2014 có

nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng GDP cao hơn cùng kỳ năm

2013, xu hướng tăng quý II cao hơn quý I. Các ngành sản xuất và dịch

vụ đều có mức tăng trưởng khá. Tình hình tài chính, ngân hàng ổn

định, thu chi ngân sách đạt khá. Những khó khăn khách quan tuy có

tác động đến thu hút FDI và khách quốc tế nhưng không ảnh hưởng

lớn đến kinh tế vĩ mô cả nước và đang được khắc phục bằng nhiều

giải pháp có hiệu quả của Nhà nước và các doanh nghiệp.

Page 5: Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014

Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về chương trình hành

động của Bộ GDĐT giai đoạn 2011-2016 . Là sinh viên em xác định

cần phải làm gì để góp phần hoàn thiện thành công chương trình

nói trên?

Bộ Giáo dục – Đào công bố chương trình hành động giai đoạn

2011 – 2016. Theo đó, mục tiêu chính của giai đoạn này là đổi mới

toàn diện chương trình giáo dục các cấp theo hướng gắn liền với yêu

cầu xã hội, hiện đại, dân chủ và hội nhập quốc tế.

Trong chương trình hành động giai đoạn 2011 – 2016 mà Bộ

Giáo dục – Đào tạo công bố, Bộ tập trung thực hiện 11 nhiệm vụ

trọng tâm. Cụ thể, triển khai đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và

đào tạo; Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; Xây dựng đội ngũ nhà giáo

và cán bộ quản lý giáo dục; Đổi mới chương trình, nội dung, phương

pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá ở tất cả các cấp học, trình độ đào

tạo; Tăng cường công tác giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên;

Công tác kế hoạch, tài chính và tăng cường cơ sở vật chất; Đẩy mạnh

đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu

cầu xã hội; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và đào tạo nguồn nhân lực về

CNTT; Tăng cường hỗ trợ giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc, vùng sâu,

vùng xa, vùng khó khăn và người học được ưu tiên; Đẩy mạnh xã hội

hóa, xây dựng xã hội học tập; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác

quốc tế về giáo dục.

Theo đó, các mục tiêu cụ thể cần đạt vào năm 2012 là: Tăng tỉ lệ

người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 96% và tỉ lệ người biết

chữ từ 15 – 35 là 98%; Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ

sở giáo dục mầm non xuống dưới 10%, phấn đấu có 70% học sinh

tiểu học được học 2 buổi/ ngày, 90% số người trong độ tuổi được học

THCS (trong đó chú trọng nâng tỉ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ

em gái; tăng cường giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật), nâng số

sinh viên trên một vạn dân lên mức 300; phát triển giáo dục ĐH và

giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%…

Page 6: Tong quan tinh hinh kinh te 6 thang dau nam 2014

Về đổi mới chương trình giáo dục ĐH, Bộ Giáo dục – Đào tạo

sẽ thực hiện theo hướng gắn với nhu cầu xã hội, tăng quyền tự chủ

cho các cơ sở giáo dục ĐH trong việc xây dựng chương trình. Đến

năm 2015, tất cả các trường ĐH chuyển hoàn toàn sang đào tạo theo

học chế tín chỉ. Bộ chủ trương phát triển các chương trình đào tạo

trình độ ĐH theo 2 hướng: nghiên cứu và nghề nghiệp ứng dụng; vận

dụng có chọn lọc một số chương trình đào tạo tiên tiến của các ĐH có

uy tín trên thế giới vào đào tạo của một số trường ở Việt Nam; thực

hiện phân tầng ĐH, đến năm 2015 hình thành nhóm các trường ĐH

định hướng nghiên cứu, ĐH định hướng nghề nghiệp ứng dụng, các

trường CĐ cộng đồng.

* Những công việc cần làm để góp phần hoàn thiện thành công

chương trình hành động của Bộ GD-ĐT:

- Trong giai đoạn phát triển nhanh của khoa học, công nghệ và

kinh tế tri thức, việc học tập để đáp ứng với sự phát triển đó trở thành

yêu cầu và nhu cầu thiết thân đối với mỗi sinh viên.

-Nghiêm túc thực hiện những yêu cầu về học tập và rèn luyện.

Tuân theo kỷ luật của nhà trường. Tôn trọng và bảo vệ danh dự của

nhà trường, của thầy giáo, cô giáo và tập thể sinh viên.

- Học tập toàn diện: Văn hoá, chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ,

ngoại ngữ, tin học… Tích cực nghiên cứu khoa học, tuyên truyền ứng

dụng khoa học kỹ thuật, hăng hái tham gia các hoạt động sáng tạo.

- Triệt để chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách và pháp

luật của Nhà nước. Tự giác thực hiện các quy tắc sinh hoạt nơi công

cộng. Tham gia bảo vệ trật tự và an toàn xã hội.

- Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức sâu

sắc của hệ thống chính trị và toàn xã hội về các chủ trương và chính

sách của Bộ GD-ĐT

- Tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn an ninh chính trị, trật

tự an toàn xã hội, giữ gìn an toàn giao thông, đấu tranh phòng chống

tội phạm và tệ nạn xã hội.