tổng quan xây dựng mức cơ sở redd+

32
Tổng quan xây dựng mc cơ s REDD+

Upload: doanphuc

Post on 30-Jan-2017

226 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Tổng quan xây dựng

mưc cơ sơ REDD+

Page 2: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

ii

Tổng quan xây dựng mưc cơ sơ

REDD+

Sarah M Walker, Erin Swails, Alex Grais Silvia Petrova, Katherine Goslee, Felipe Casarim

và Sandra Brown

Winrock International

Page 3: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

iii

Chương trình Giảm Phát thải tại các Khu rừng châu Á (LEAF), một thỏa thuận hợp tác 5

năm, với sự tài trợ của Phái đoàn Phát triển Khu vực châu Á (RDMA) thuộc Cơ quan

Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Chương trình LEAF hiện đang được triển khai thực

hiện bởi các tổ chức Winrock International, SNV – Tổ chức Phát triển Hà Lan, Climate

Focus và Trung tâm Con người và Rừng (RECOFTC). Chương trình LEAF bắt đầu thực

hiện trong năm 2011 và sẽ kết thúc vào năm 2016.

Page 4: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

i

MỤC LỤC

Mục đích và phạm vi ....................................................................................................... 1

Xây dựng mưc cơ sơ ...................................................................................................... 3

Các quyết định chính trong quá trình thiết kế mưc cơ sơ ........................................... 4

1. Xác định phạm vi hoạt động .......................................................................................... 5

2. Hoàn thiện định nghĩa về rừng ...................................................................................... 7

3. Xác định quy mô (Cấp quốc gia hay Tổng mức phát thải cấp tỉnh) ................................ 8

4. Xác định các bể các bon/khí nhà kính nào được đưa vào ............................................. 9

5. Kết nối REDD+ với Điều tra rừng toàn quốc? ............................................................. 11

6. Điều chỉnh theo hoàn cảnh quốc gia? ......................................................................... 11

7. Tiềm năng lồng ghép phân tích không gian ................................................................. 12

Các hợp phần kỹ thuật khi xây mưc cơ sơ ................................................................. 15

Tổng quan phương pháp tiếp cận “hoạt động” của IPCC ................................................ 15

Tóm tắt các bước xây dựng mức cơ sở .......................................................................... 17

Phát triển d liệu hoạt động ............................................................................................ 18

D liệu hoạt động mất rừng ......................................................................................................... 19

D liệu hoạt động suy thoái rừng ................................................................................................ 19

D liệu hoạt động nâng cao tr lượng các bon rừng .................................................................. 20

Xây dựng hệ số phát thải ................................................................................................ 21

Hệ số phát thải cho hoạt động mất rừng ..................................................................................... 22

Hệ số phát thải cho hoạt động suy thoái rừng ............................................................................. 22

Hệ số phát thải cho hoạt động nâng cao tr lượng các bon rừng .............................................. 23

Ước tính mức phát thải lịch sử ........................................................................................ 23

Dự báo và điều chỉnh theo hoàn cảnh quốc gia .............................................................. 25

Chính thức áp dụng mức cơ sở ...................................................................................... 27

Page 5: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

ii

TỪ VIẾT TẮT

AFOLU Nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại sử dụng đất khác

A/R Trồng rừng/tái trồng rừng

ASTER Máy đo phát thải nhiệt và bức xạ vũ trụ tiên tiến

BAU Kịch bản thông thường

CB Đường bồi hoàn cơ sở

CDM Cơ chế phát triển sạch

CLAS Hệ thống phân tích ảnh vệ tinh Landsat Carnegie

CO2 Đi-ô-xít các bon

COP Hội nghị Các bên tham gia công ước

GHG Khí nhà kính

GIS Hệ thống thông tin địa lý

IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu

IRS Vệ tinh viễn thám Ấn Độ

LCLU Che phủ đất và sử dụng đất

LiDAR Phát hiện ánh sáng và phạm vi

MODIS Máy đo quang phổ hình ảnh độ phân giải trung bình

MRV Theo dõi, báo cáo và kiểm chứng

PC Tiềm năng thay đổi

PFC Thay đổi tiềm năng trong tương lai

REDD+ Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng

RL Mức cơ sở

ROC Đặc tính vận hành tương quan

R-PP Kế hoạch Chuẩn bị Sẵn sàng

RS Viễn thám

SBSTA Tiểu ban Tư vấn Khoa học và Công nghệ

UNEP Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc

UNFCCC Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu

WMO Tổ chức Khí tượng Thế giới

Page 6: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

1

MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI

Khi rừng bị chặt trắng hay suy thoái, lượng các bon lưu tr trong cây rừng, thảm thực vật, rễ

cây, cây chết, thảm mục và trong đất được giải phóng vào khí quyển dưới hình thức đi-ô-xít

các bon (CO2, một loại khí nhà kính chủ yếu [GHG]). Ngoài ra, khả năng hấp thụ các bon của

rừng sẽ bị mất hoặc suy giảm. Lượng phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng

chiếm tỷ lệ tương đối lớn và ước tính lên đến xấp xỉ 10% tổng lượng phát thải CO2 toàn cầu

do con người gây ra.1 Các chính sách liên quan đến giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái

rừng và nhiều biện pháp khác nhằm giảm phát thải và nâng cao khả năng hấp thụ các bon

(REDD+) tại các quốc gia đang phát triển có nhiều tiềm năng và đóng vai trò quan trọng trong

giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

Công ước khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) là một hiệp ước quốc tế

được 195 quốc gia phê chuẩn với mục tiêu tăng cường hợp tác toàn cầu nhằm hạn chế sự

gia tăng nhiệt độ bình quân toàn cầu và tác động sau này của nó đến khí hậu trái đất. Mặc dù

khả năng hấp thụ các bon trên mặt đất luôn được công nhận là một phương thức làm giảm

nồng độ khí nhà kính trong khí quyển trong khuôn khổ UNFCCC, nhưng các thỏa thuận ban

đầu theo Cơ chế Phát triển Sạch (CDM) của Nghị định thư Kyoto mới chỉ công nhận hoạt

động trồng rừng/tái trồng rừng như là hình thức dự án chính thống. Khởi xướng từ năm 2005,

một cơ chế giảm phát thải từ mất rừng (RED) trong khi vẫn nâng cao thu nhập cho các quốc

gia đang phát triển đã được đề xuất lên UNFCCC. Tại các cuộc họp thường niên UNFCCC

trong các năm tiếp theo, cơ chế này và các quy định tiềm năng liên quan đã được tiếp tục xây

dựng. Mặc dù hướng dẫn cụ thể cho đến nay vẫn chưa được ban hành, nhưng kết quả các

cuộc họp gần đây nhất của UNFCCC đã nêu rõ rằng “mức cơ sở” (RL) phải được xây dựng.

Mức cơ sở là số liệu ước tính tổng lượng phát thải theo dự báo sẽ xảy ra nếu không có bất cứ

một cơ chế nào được thực thi. Các quyết định của UNFCCC cũng chỉ ra rằng hiệu quả của

các can thiệp REDD+ về lượng phát thải ròng từ rừng sẽ được đánh giá theo thang chuẩn.

Việc đánh giá lượng phát thải thực tế theo thời gian so với mức phát thải cơ sở sẽ được thực

hiện thông qua hệ thống Theo dõi, Báo cáo và Kiểm chứng (MRV).

Nhiều quốc gia đã bắt đầu tăng cường năng lực liên quan để thiết lập mức cơ sở với kỳ vọng

một cơ chế REDD+ sẽ được ra đời. Báo cáo này giới thiệu tổng quan các yêu cầu kỹ thuật để

tính toán lượng phát thải lịch sử nhằm hỗ trợ các quốc gia thiết lập mức cơ sở và trình bày

phương pháp điều chỉnh lượng phát thải lịch sử theo hoàn cảnh quốc gia.2

Việc xây dựng một Chương trình REDD+ quốc gia nhằm giảm lượng phát thải ròng từ rừng

có thể được hình dung theo 4 bước chính như minh họa trong Hình 1 dưới đây.

1 Harris, NL, Brown, S, Hagen, SC, Saatchi, SS, Petrova, S, Salas, W, Hansen, M, Potapov, P, Lotsch, A. 2012.

Bản đồ cơ sở phát thải các bon từ mất rừng ở các vùng nhiệt đới. Science 336: 1573 – 1576. 2 Để biết thêm thông tin chi tiết về các hợp phần kỹ thuật xây dựng đường phát thải cơ sở, xin mời xem: Walker,

SM, E Swails, S Petrova, K Goslee, F Casarim, A Grais và S Brown. 2012. Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng đường

phát thải cơ sở REDD+. Chương trình Giảm phát thải tại các khu rừng châu Á (LEAF) của USAID.

Page 7: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

2

Hình 1: Tổng quan các bước xây dựng chương trình REDD+ quốc gia

Các bước này có thể được thực hiện theo hình thức liên tục và song song, tuy nhiên điều

quan trọng đầu tiên là cần có hiểu biết về lượng phát thải lịch sử theo nguyên nhân và địa bàn

trong phạm vi một quốc gia để xây dựng chiến lược giảm phát thải và/hoặc nâng cao khả

năng hấp thụ một cách hiệu quả, bước hai: thiết lập mức cơ sở (RL).

Báo cáo này giới thiệu tổng quan nh ng nội dung chính của một mức cơ sở và đưa ra hướng

dẫn phương thức xây dựng đường RL cho REDD+ như minh họa trong Hình 2.

Hình 2: Các hợp phần để xây dựng mưc cơ sơ

Tăng cường năng lực kỹ thuật và phát triển hạ tầng

Thiết lập mức cơ sở (RL)

Các biện pháp giảm phát thải

từ rừng

Theo dõi, Báo cáo và Kiểm chứng (MRV)

Lượng phát thải lịch sử từ

mất rừng Lượng phát thải lịch sử từ

suy thoái rừng

Giảm lượng phát thải lịch

sử từ nâng cao trữ lượng

các bon rừng

Mưc cơ sơ

Điều chỉnh theo hoàn cảnh

quốc gia

Tổng lượng phát thải

lịch sử

Hệ số phát thải Số liệu hoạt động Hệ số phát thải Số liệu hoạt động Hệ số phát thải Số liệu hoạt động

Page 8: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

3

XÂY DỰNG M C C S

Mức cơ sở là lượng phát thải và hấp thụ khí nhà kính theo dự báo sẽ xảy ra nếu không có

một chương trình REDD+, mức cơ sở cần được thiết lập để xây dựng kịch bản thông thường

(BAU) làm cơ sở để so sánh lượng phát thải thực tế (Hình 3). Mức cơ sở là yếu tố quyết định

mức bồi hoàn cho lượng phát thải được cắt giảm từ REDD+.3 Mức cơ sở cũng cung cấp

thông tin về quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách REDD+, củng cố mức độ tin cậy

của REDD+, và cung cấp thông tin về hiệu quả chi trả dựa vào kết quả của REDD+.

Quyết định của UNFCCC nêu rõ “kịch bản thông thường” và dự báo lượng phát thải tương lai

của một quốc gia nếu không có một cơ chế REDD+ cần xây dựng để thiết lập mức cơ sở4 và

điều này có thể được thực hiện thông qua việc thiết lập đường phát thải lịch sử và sau đó dự

báo mức phát thải trên cơ sở nh ng điều chỉnh theo hoàn cảnh quốc gia.5 Để dự báo mức

phát thải tương lai, các quốc gia trước hết cần tính toán lượng phát thải trong nh ng năm gần

đây trên cơ sở phân tích tỷ lệ mất rừng và suy thoái rừng lịch sử. Sau đó, nếu các điều kiện

liên quan đến động cơ mất rừng và suy thoái rừng trong nh ng năm gần đây có sự tương

đồng với các điều kiện trong quá khứ thì tỷ lệ phát thải từ rừng trong tương lai có thể tính toán

được dựa vào tỷ lệ phát thải trong quá khứ như sơ đồ minh họa trong Hình 3. Tuy nhiên, nếu

các điều kiện trong tương lai gần dự kiến có sự khác biệt, thì việc điều chỉnh tỷ lệ phát thải

tương lai dựa vào “hoàn cảnh quốc gia” là hoàn toàn phù hợp.

Hình 3: Ví dụ về đường phát thải ròng lịch sử và mưc cơ sơ khí nhà kính theo dự báo

3 Angelsen, A, Boucher, D, Brown, S, Merckxx, V, Streck, C, Zarin, D. 2011. Phương thức xây dựng đường phát

thải cơ sở REDD+: Các vấn đề kỹ thuật và quy trình. Meridian Institute, 18 pp. 4 Quyết định của UNFCCC tại COP 13 ở Bali, Phụ lục 2/CP.13 nêu rõ đường phát thải cơ sở“…cần dựa vào đường

phát thải lịch sử, trong đó có quan tâm đến hoàn cảnh quốc gia.” Tài liệu UNFCCC FCCC/CP/2007/6/Add.1

http://unfccc.int/resource/docs/2007/cop13/eng/06a01.pdf 5 Quyết định 4/CP.15: “Công nhận rằng để thiết lập đường phát thải cơ sở và đường cơ sở rừng,các quốc gia đang

phát triển cần minh bạch trong quá trình thiết lập và quan tâm đến số liệu lịch sử, và điều chỉnh cho phù hợp với

hoàn cảnh quốc gia …” Tài liệu UNFCCC FCCC/CP/2009/11/Add.1

http://unfccc.int/resource/docs/2009/cop15/eng/11a01.pdf

Lượng phát thải ròng

mỗI năm

Đường phát thải lịch sử

Mưc cơ sơ

Mưc cơ sơ theo

dõi

Bắt đầu thực hiện hoạt động REDD+

Quá khứ Tương lai Năm

Page 9: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

4

Phương pháp tiếp cận xây dựng mức cơ sở cần có sự linh hoạt, cho phép lựa chọn một số bể

các bon, khí nhà kính và các hoạt động; thực hiện theo từng bước, cho phép cải thiện số liệu

và phương pháp luận theo thời gian; và minh bạch, yêu cầu các quốc gia nộp số liệu và báo

cáo giải trình. Các quốc gia cũng có thể lựa chọn phát triển số liệu phát thải và hấp thụ lịch sử

theo lộ trình từng bước, bắt đầu từ việc lựa chọn các tiểu bang và tỉnh có số sẵn số liệu hoặc

số liệu có chất lượng tốt hơn, và xây dựng mức cơ sở cấp tỉnh như là một bước tạm thời

trong quá trình xây dựng mức cơ sở cấp quốc gia.6 Trong tất cả các vấn đề cần lưu ý, các

quyết định quan trọng phải được đưa ra trong quá trình xây dựng mức cơ sở. Nh ng quyết

định này được trình bày khái quát trong phần tiếp theo.

CÁC QUYẾT ĐỊNH QUAN TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH THIẾT LẬP MỘT M C C S

Việc tham gia vào một cơ chế REDD+ đòi hỏi các quốc gia phải xây dựng mức cơ sở cho

quốc gia của mình. Tổ chức Winrock International đã xây dựng một phương pháp luận khung

cho Quỹ Đối tác Các bon Lâm nghiệp (FCPF) của Ngân hàng Thế giới nhằm hỗ trợ các quốc

gia thành viên tăng cường năng lực xây dựng mức cơ sở ở quy mô quốc gia như là một phần

trong Gói hỗ trợ cuối cùng Sẵn sàng cho REDD+.7 Phương pháp luận khung này hỗ trợ các

quốc gia làm quen với các phương pháp, số liệu sẵn có và các công cụ để các quốc gia thành

viên có sự chuẩn bị chu đáo và tham gia vào các hoạt động phân tích trong một tương lai gần

theo đề xuất trong Kế hoạch Chuẩn bị Sẵn sàng (R-PPs) cho các quốc gia FCPF.

Bảy quyết định quan trọng được lồng ghép trong phương pháp luận khung và trình bày tại

Hình 4. Các quyết định quan trọng này được liệt kê theo số thứ tự, nhưng không nhất thiết

phải thực hiện theo trình tự này. Tổng quan phương pháp luận khung đưa ra hướng dẫn làm

thế nào để thiết kế được một mức cơ sở quốc gia đáng tin cậy.

6 Meridian Institute. 2011. “Phương thức xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+: Các vấn đề kỹ thuật và quy

trình.” Báo cáo trình Chính phủ Na-Uy, soạn thảo bởi Arild Angelsen, Doug Boucher, Sandra Brown, Valérie

Merckx, Charlotte Streck, và Daniel Zarin. Đăng tải tại: http://www.REDD-OAR.org 7 Harris, N, Pearson, T, Brown, S. 2012. Công cụ hỗ trợ ra quyết định để xây dựng đường phát thải cơ sở cho

REDD+. Báo cáo của Winrock International trình cho Quỹ Đối tác Các bon Lâm nghiệp của Ngân hàng Thế giới

Page 10: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

5

Hình 4: Các quyết định quan trọng mà các quốc gia cần đưa ra khi thiết lập mưc cơ sơ

cho REDD+ (trích từ: Harris, N, Pearson, T, Brown, S. 2012. Công cụ hỗ trợ ra quyết

định để xây dựng c c s cho REDD+. Báo cáo của Winrock International trình cho

Quỹ Đối tác Các bon Lâm nghiệp của Ngân hàng Thế giới.

1. Xác định phạm vi của các hoạt động

Nhiều hoạt động sử dụng đất được lồng ghép vào REDD+, và tất cả các hoạt động đó đều

thuộc thể loại lớn như mất rừng, suy thoái rừng, quản lý rừng bền v ng hoặc nâng cao tr

lượng các bon rừng.

Đối với hoạt động mất rừng, có nhiều động cơ gây mất rừng như chuyển đổi sang đất nông

nghiệp, khai thác khoáng sản, phát triển hạ tầng… mặc dù động cơ gây mất rừng có sự khác

biệt nhưng nhìn chung đều gây hậu quả cuối cùng là: làm suy giảm độ che phủ rừng xuống

dưới ngưỡng được xác định là rừng (xem phần 3.2 để biết thêm thông tin chi tiết về định

nghĩa rừng).

Đối với hoạt động suy thoái rừng, cũng có nhiều động cơ làm suy thoái rừng, nhưng chúng

được đánh giá riêng biệt theo nguồn gốc suy thoái bởi vì các hoạt động khác nhau tác động

đến rừng và làm suy thoái rừng ở các mức độ khác nhau, và số liệu cần có để tính lượng phát

thải cũng có sự khác biệt gi a các hoạt động.

Đối với hoạt động nâng cao trữ lượng các bon rừng, bao gồm các hoạt động như trồng

rừng mới và trồng bổ sung làm giàu diện tích rừng hiện có, các biện pháp này cũng có thể áp

dụng để ngăn chặn suy thoái rừng.

Việc xây dựng mức cơ sở theo phương pháp tiếp cận từng bước có tính khả thi cao, đối với

một số quốc gia, một sự khởi đầu hợp lý xuất phát từ việc chỉ lồng ghép nh ng can thiệp

REDD+ mà có tác động lớn nhất vào mức cơ sở, sau đó bổ sung thêm các hoạt động khác

khi thời gian, số liệu và nguồn lực cho phép. Trên cơ sở Thỏa thuận Cancun tại COP8 các

8 Tài liệu của UNFCCC FCCC/CP/2010/7/Add.1

1. Xác định phạm vi của các hoạt động

2. Hoàn thiện định nghĩa về rừng

3. Xác định quy mô (Quốc gia hay tổng lượng phát thải cấp

tỉnh)

4. Xác định bể các bon/ khí nhà kính nào đưa vào tính toán

5. Kết nối REDD+ với Điều tra rừng toàn

quốc?

6. Điều chỉnh theo hoàn cảnh quốc

gia?

7. Có nên lồng ghép phân tích một địa

bàn?

Page 11: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

6

hoạt động hướng tới giảm phát thải từ rừng được liệt kê dưới đây có đủ điều kiện để lồng

ghép vào REDD+:

Giảm phát thải từ mất rừng

Giảm phát thải từ suy thoái rừng

Bảo tồn tr lượng các bon rừng

Quản lý rừng bền v ng

Nâng cao tr lượng các bon rừng

Các hoạt động giảm nhẹ này trong phạm vi đầy đủ của REDD+ tương ứng với ba loại hình

trong Khung Hướng dẫn Thực hành Tốt của IPCC9:

Chuyển đổi rừng sang các loại đất khác (mất rừng)

o Giảm diện tích sản xuất nông nghiệp quy mô nông hộ nhỏ lẻ và du canh du cư

o Giảm chuyển đổi rừng sang cây công nghiệp hoặc cây thương phẩm và đất

chăn thả gia súc

o Giảm chuyển đổi rừng sang các loại sử dụng đất khác

Rừng được duy trì là rừng (suy thoái rừng, bảo tồn tr lượng các bon rừng, quản lý

rừng bền v ng, và nâng cao tr lượng các bon rừng).

o Giảm khai thác gỗ hợp pháp và bất hợp pháp

o Thay đổi hình thức khai thác gỗ củi quy mô nhỏ và quy mô thương mại

o Giảm thăn chả gia súc với mật độ lớn

o Giảm cháy rừng do con người gây ra

o Chấm dứt khai thác gỗ tròn và gỗ xẻ

o Chuyển đổi quản lý rừng sang nâng cao tr lượng (ví dụ: trồng bổ sung làm giàu rừng)

Các loại đất khác chuyển đổi thành rừng (nâng cao tr lượng các bon)

o Trồng rừng/ tái trồng rừng trên đất không có rừng

Để cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định, cần có một phân tích toàn diện về phạm vi

và cường độ phát thải của từng hoạt động. Ngoài ra cần phải có một nghiên cứu về chi phí,

độ chính xác và sự tương đồng của các phương pháp hiện có để đo đếm và theo dõi lượng

phát thải của mỗi hoạt động. Phân tích này sẽ xem xét số liệu và phuơng pháp đánh giá mức

phát thải lịch sử cùng với cơ chế theo dõi dự kiến trong tương lai. Trên cơ sở nh ng nghiên

cứu này, tiến hành so sánh các hoạt động khác nhau và chi phí để đo đếm và theo dõi các

hoạt động đó. Ví dụ, nếu lượng phát thải từ suy thoái rừng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng

lượng phát thải từ rừng so với tác động của mất rừng và các phương pháp hiệu quả chi phí

để đo đếm lượng phát thải từ suy thoái rừng không sẵn có, thì một quốc gia có thể quyết định

loại bỏ suy thoái rừng ra khỏi phạm vi hoạt động mà sẽ được lồng ghép vào REDD+, ít nhất là

trong giai đoạn ban đầu.

9 Hướng dẫn thực hành tốt năm 2003 về Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp và Hướng dẫn của

IPCC năm 2006 về Điều tra khí nhà kính toàn quốc (tập 4: Nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại sử dụng đất khác)

http://www.ipcc-nggip.iges.or.jp/

Page 12: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

7

2. Hoàn thiện định nghĩa về rừng

Để xác định một khu vực có đủ điều kiện cho các hoạt động REDD+ cụ thể ở quy mô quốc

gia, cần phân biệt gi a khu vực có rừng và không có rừng trong một quốc gia. Sự phân định

rạch ròi này đòi hỏi phải có một định nghĩa quốc gia thống nhất về “rừng” và phù hợp với điều

kiện địa phương.

Định nghĩa rừng bao hàm các ngưỡng giá trị về một diện tích tối thiểu, chiều cao tối thiểu và

độ tàn che tối thiểu. Theo UNFCCC ba ngưỡng giá trị gồm: độ tàn che từ 10-30%, chiều cao

từ 2-5 mét và diện tích tối thiểu từ 0,1-1 ha.

Hình 5 minh họa mối quan hệ gi a định nghĩa rừng với yêu cầu đo đếm và theo dõi hai kịch

bản. Với định nghĩa rừng có ngưỡng giá trị độ tàn che 30%, bất cứ một tác động nào mà làm

giảm độ tàn che từ 80 xuống 20% đều đủ điều kiện được coi là mất rừng và được theo dõi và

ghi nhận là mất rừng. Với ngưỡng giá trị độ tàn che 10%, nếu độ tàn che suy giảm từ 80

xuống 20% thì đủ điều kiện được coi là suy thoái rừng, chứ không phải mà mất rừng. Tuy

nhiên, nếu độ tàn che suy giảm từ 20 xuống 10% thì đủ điều kiện được coi là mất rừng. Việc

sử dụng các định nghĩa khác nhau sẽ tác động đến yêu cầu kỹ thuật quan sát trái đất và có

thể ảnh hưởng đến chi phí, nguồn cung số liệu, và khả năng lồng ghép cũng như so sánh số

liệu theo thời gian.

Văn bản của SBSTA UNFCCC nêu rõ các quốc gia cần cung cấp cho UNFCCC định nghĩa

quốc gia về rừng và có trách nhiệm giải trình nếu định nghĩa đó có sự khác biệt so với định

nghĩa được sử dụng trong điều tra khí nhà kính toàn quốc hoặc trong báo cáo cho các tổ

chức quốc tế khác (Bảng 1 nêu rõ định nghĩa về rừng của các quốc gia thực hiện chương

trình LEAF trong khuôn khổ CDM).10

10 Nguyên văn Quyết định 12/CP.17 về phương thức và hướng dẫn xây dựng đường phát thải cơ sở tại COP 17 ở

Durban - “cung cấp thông tin về định nghĩa rừng được sử dụng trong quá trình xây dựng đường phát thải cơ sở và,

nếu phù hợp, trong trường hợp có sự khác biệt với định nghĩa rừng được sử dụng trong điều tra khí nhà kính quốc

gia hoặc trong báo cáo cho các tổ chức quốc tế khác, cần có bản giải trình lý do vì sao và định nghĩa đó được lựa

chọn như thế nào trong quá trình xây dựng đường phát thải cơ sở của rừng.”

Page 13: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

8

Hình 5: Độ che phủ rừng với định nghĩa rừng có độ tàn che trên 10% trên một đơn vị

diện tích (trái); độ che phủ rừng với rừng định nghĩa rừng có độ tàn che trên 30% trên

một đơn vị diện tích (giữa); sự khác biệt về diện tích giữa hai định nghĩa. Số liệu thể

hiện cho Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.11

Bảng 1: Định nghĩa về rừng của quốc gia theo cơ chế CDM12

Độ tàn che tối

thiểu (%)

Diện tích tối

thiểu (ha)

Chiều cao tối

thiểu (m)

Cọ Tre

nưa

Campuchia 10 0,5 5 Không Có

Lào 20 0,5 5 Không Không

Malaysia 30 0,5 5

Papua New

Guinea

*không liệt kê*

Thái Lan 30 0,16 3

Việt Nam 30 0,5 3

Nh ng khác biệt trong định nghĩa về rừng không được giải quyết có thể ảnh hưởng lớn đến

lợi ích và mức độ đóng góp của rừng, thể hiện một rào cản chính trong quá trình thực hiện

REDD+. Điều quan trọng là định nghĩa quốc gia về rừng cần được sử dụng nhất quán theo

thời gian để tiện cho việc so sánh.

3. Xác định quy mô (Quốc gia hay tổng lượng phát thải cấp tỉnh)

Quyết định và các bước cơ bản để xây dựng mức cơ sở đều phù hợp ở cả quy mô quốc gia

và cấp tỉnh. Tại COP 17 ở Durban, UNFCCC nêu rõ các quốc gia có thể lựa chọn dùng số liệu

phát thải và hấp thụ lịch sử theo phương pháp tiếp cận từng bước, bắt đầu từ việc lựa chọn

các tiểu bang hoặc tỉnh có mức độ biến động lớn về độ che phủ rừng, và/hoặc chọn một hoạt

động chẳng hạn như mất rừng.13

Ưu điểm của việc khởi đầu với mức cơ sở cấp quốc gia: Một ưu điểm của phương pháp tiếp

cận xây dựng mức cơ sở ở cấp quốc gia là không cần phải lồng ghép các mức cơ sở riêng lẻ

cấp tỉnh với hệ thống MRV. Do đó, tiến trình xây dựng mức cơ sở không đòi hỏi phải đồng bộ

11 Nh ng bản đồ này dựa vào số liệu MODIS VCF

12 http://cdm.unfccc.int/DNA/allCountriesARInfos.html

13 Các quyết định khác được đưa ra về quy mô của đường phát thải cơ sở tại 4/CP.17 như sau “…việc xây dựng

đường phát thải cơ sở và/hoặc đường cơ sở rừng cấp tỉnh đến cấp quốc gia có thể được quy định cụ thể như là

một biện pháp tạm thời, trong quá trình chuyển tiếp sang đường phát thải cơ sở và hoặc đường cơ sở rừng cấp

quốc gia… đường phát thải cơ sở và/hoặc đường cơ sở rừng tạm thời của một Quốc gia Tham Công ước có thể

không bao gồm toàn bộ diện tích rừng trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.”

Page 14: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

9

hóa số liệu cấp tỉnh với các tiêu chuẩn. Việc đồng bộ hóa này đòi hỏi phải có sự thống nhất

của tất cả các bên liên quan về bản chất của các tiêu chuẩn và các yêu cầu của họ, điều này

có thể kéo dài quá trình xây dựng mức cơ sở.

Ưu điểm của việc khởi đầu với mức cơ sở cấp tỉnh: Tuy nhiên, việc bắt đầu từ mức cơ sở cấp

tỉnh có thể tạo cơ hội rút ngắn thời gian xây dựng mức cơ sở tại nh ng khu vực có sẵn số liệu

và/hoặc số liệu có chất lượng tốt hơn.

Một số khía cạnh khác cần cân nhắc đó là liệu cấp tỉnh có cơ sở pháp lý nào khuyến khích sự

tham gia và liệu cấp tỉnh có năng lực và nguồn lực để xây dựng mức cơ sở cấp tỉnh, liệu các

dự án giảm nhẹ của khu vực tư nhân có được phép tham gia. Cuối cùng, quy mô mức cơ sở

sẽ phải được quyết định bởi các nhà hoạch định chính sách tại các thể chế hoặc cơ quan chịu

trách nhiệm theo dõi hoạt động lâm nghiệp trong một quốc gia, trên cơ sở đánh giá về mức độ

sẵn có của thông tin kỹ thuật ở quy mô quốc gia và cấp tỉnh. Trong thời kỳ chuyển tiếp, chính

quyền cấp tỉnh có thể quyết định xúc tiến xây dựng mức cơ sở cấp vùng trong khuôn khổ

pháp lý và kiểm kê REDD+ lồng ghép như sáng kiến VCS JNR hoặc tiêu chuẩn REDD+ lồng

ghép ACR.14

4. Xác định bể các bon/ khí nhà kính cần đưa vào

Văn bản SBSTA tại Durban15 nêu rõ các Quốc gia Tham gia cần đưa ra lý do loại bỏ một bể

các bon hay một loại khí nhà kính ra khỏi quá trình xây dựng mức cơ sở từ rừng và nh ng bể

các bon hay loại khí quan trọng nào không nên loại bỏ. Lượng phát thải ròng từ mất rừng và

suy thoái rừng sẽ thay đổi theo các loại che phủ đất và theo dung lượng của các bể các bon

trong loại độ che phủ đất đó (Hình 6). Một số bể các bon có thể không được lựa chọn để đo

đếm hoặc có thể thay đổi theo kiểu rừng.

Bể các bon: các bể các bon cần cân nhắc, theo định nghĩa của IPCC trong Hướng dẫn Điều

tra khí nhà kính quốc gia năm 2006 của IPCC AFOLU16, gồm:

14 Để biết thêm thông tin, xin mời truy cập http://americancarbonregistry.org/carbon-accounting/acr-nested-redd-

requirements đối với ACR hoặc http://v-c-s.org/JNRI đối với tiêu chuẩn VCS 15

Phiên họp thứ 35 của Tiểu ban Tư vấn Khoa học Công nghệ, Durban, 2011 16

IPCC definition of terrestrial carbon pools available at: http://www.ipcc-

nggip.iges.or.jp/public/2006gl/vol4.html

Page 15: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

10

Hình 6: Các bể các bon trên cạn

Sinh khối trên mặt đất: Mọi sinh khối của thảm thực vật sống, cả thực vật thân gỗ và

thảo mộc, trên mặt đất bao gồm thân cây, gốc cây, cành ngọn, vỏ, hạt và hoa lá.

Sinh khối dưới mặt đất: Mọi sinh khối của rễ cây sống. Rễ chùm có đường kính dưới

2mm (khuyến nghị) thường bị loại bỏ bởi vì loại rễ này không thể phân biệt được với

các chất h u cơ hoặc lớp thảm mục trong đất.

Cây gỗ chết đứng và chết đổ: gồm mọi sinh khối cây gỗ chết không bao gồm sinh khối

trong thảm mục, gồm cây gỗ chết đứng, chết đổ trên mặt đát, hoặc trong đất.

Sản phẩm gỗ: gồm mọi vật liệu gỗ (bao gồm cả vỏ) còn sót lại tại khu khai thác. Cành

lá và mọi vật liệu khác sót lại tại khu khai thác đều được coi là chất h u cơ chết.

Thảm mục rừng (lớp thảm mục): gồm mọi sinh khối không còn sống với kích thước lớn

hơn giới hạn của chất h u cơ trong đất (khuyến nghị 2 mm) và nhỏ hơn đường kính

tối thiểu của cây gỗ chết (ví dụ: 10 cm), chết trên mặt đất, trong tình trạng phân hủy

khác nhau ở trên hoặc trong đất h u cơ hoặc khoáng chất.

Đất: gồm các bon h u cơ trong khoáng chất của đất với một độ sâu cụ thể do một

quốc gia lựa chọn và áp dụng nhất quán theo trình tự thời gian.

Khuyến nghị nên đưa sinh khối cây sống trên và dưới mặt đất vào điều tra khí nhà kính đối

với tất cả các hoạt động mất rừng và suy thoái rừng. Tình trạng cây chết có sự khác biệt gi a

các loại hệ sinh thái và vì thế nó có thể đóng vai trò quan trọng tại một số vùng trong khi

không bắt buộc đưa vào tại các vùng khác. Việc nghiên cứu sự biến động các bon trong đất

thường được khuyến nghị thực hiện đối với hoạt động mất rừng, nhưng không khuyến nghị

đối với hầu hết các hoạt động suy thoái rừng.17 Khi đưa ra quyết định bể các bon nào cần đưa

vào đo đếm, điều quan trọng cần lưu ý là bất cứ bể các bon nào được quyết định đưa vào từ

ban đầu, thì các bể các bon đó cần được đưa vào các hoạt động theo dõi trong tương lai. Mặc

17 GOFC-GOLD, 2009

Cây sống trên mặt đất Sản phẩm gỗ

Thảm thực vật ngoài

cây sống trên mặt

đata Thảm mục

Đất

Cây chết

Sinh khối sống dưới mặt đất

Page 16: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

11

dù giá trị mặc định quốc gia hay toàn cầu đều có thể được sử dụng, tuy nhiên nếu các giá trị

đó là một giá trị chính thì chúng sẽ làm cho việc tính toán tổng lượng phát thải trở nên không

đáng tin cậy. Đối với bể các bon mà chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tr lượng các bon

(dưới 25%) thì có thể đưa chúng vào với chi phí thấp nếu số liệu mặc định tin cậy, được kiểm

định bằng các biện pháp địa phương là sẵn có.18

Quyết định cuối cùng về bể các bon nào sẽ được đo đếm như là một phần trong chương trình

kiểm kê REDD+ sẽ bị chi phối bởi các yếu tố sau: nguồn tài chính sẵn có, nguồn số liệu hiện

có, mức độ thuận lợi và chi phí đo đếm, cường độ nh ng biến động tiềm ẩn trong bể các bon,

và nguyên tắc thận trọng.19

Khí nhà kính: Quyết định nên đưa loại khí nhà kính nào ngoài CO2 vào như mê-tan (CH4) và

đi-ô-xít Ni-tơ (N2O) được giải phóng trong quá trình đốt cháy sinh khối từ các vụ cháy rừng và

từ việc sử dụng phân bón sẽ tùy thuộc vào liệu nguồn khí nhà kính ngoài CO2 có chiếm tỷ

trọng lớn trong lượng phát thải từ rừng trong một quốc gia. Lượng phát thải ngoài CO2 từ các

nguồn trong rừng cần được phân tích định lượng để xác định nguồn nào cần đưa vào hay loại

ra khỏi quá trình kiểm kê từ REDD+.

5. Kết nối REDD+ với điều tra rừng toàn quốc?

Nhiều quốc gia đã thực hiện điều tra rừng toàn quốc cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm

cả tính toán tr lượng gỗ. Thông thường thiết kế điều tra thường lấy mẫu theo hệ thống trên

toàn bộ diện tích rừng. Nh ng nơi đã thiết lập hệ thống điều tra và theo dõi theo thời gian, thì

khả năng tương thích gi a các mục tiêu với thiết kế lấy mẫu thống kê để tính toán lượng phát

thải lịch sử trong REDD+ và xây dựng hệ số phát thải cần được đánh giá lại.

Trong một số trường hợp,các phương pháp đo đếm đã được sử dụng (bao gồm các công cụ

đo đếm, đo đếm các loài, đo đếm cấp kính) có thể vẫn chưa đủ đối với REDD+. Ngoài ra, tùy

thuộc vào quá trình mất rừng trong lịch sử và hệ thống phân loại rừng, hệ thống ô mẫu hiện

có không thể cung cấp số liệu chính xác ở mức độ có thể chấp nhận được để thực hiện

REDD+ hoặc chi phí theo dõi sẽ cao hơn thay vì tập trung trực tiếp vào nh ng khu vực có

nguy cơ mất rừng/suy thoái rừng.

Bất kể việc hệ thống điều tra rừng hiện tại có được sử vào mục đích MRV trong tương lai hay

không, khuyến nghị đưa ra là số liệu hiện có cần được đánh giá để có thể phân loại rừng, tính

toán hệ số phát thải và hỗ trợ thiết lập d liệu hoạt động lịch sử.

6. Điều chỉnh theo hoàn cảnh quốc gia?

Như đã đề cập, khi dự báo lượng phát thải tương lai trên cơ sở lượng phát thải lịch sử, hoàn

cảnh kinh tế xã hội và môi trường có thể dẫn đến việc điều chỉnh mức cơ sở. Điều này phải

được giải trình thông qua tình hình thực tiễn trong một quốc gia, bao gồm các luật, diện tích

18 GOFC-GOLD, 2009

19 GOFC-GOLD, 2009

Page 17: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

12

rừng còn lại, xu hướng dân số, kế hoạch phát triển, tình hình chính trị hoặc phát triển kinh tế

gần đây so với tương lai. Ba giải pháp tổng thể tiềm năng để điều chỉnh theo hoàn cảnh quốc

gia gồm:

1. Mối tương quan trực tiếp với mức phát thải lịch sử. Cần phải đưa ra quyết định làm thế nào để dự báo được mức phát thải trong tương

lai, bao gồm liệu có nên áp dụng một tỷ lệ bình quân hay dự báo mức phát thải trong

tương theo đường tuyến tính và liệu có cần áp dụng phân tích không gian;

2. Mối liên hệ thống kê về lượng phát thải và số liệu quốc gia về các yếu tố kinh tế xã hội; 3. Phân tích của bên thứ ba về kết quả thực hiện các chính sách và chương trình mới sẽ

ảnh hưởng đến lượng phát thải tương lai. Quyết định sử dụng phương pháp tiếp cận nào sẽ tùy thuộc vào liệu xu hướng lịch sử có rõ

ràng và đủ cơ sở để giải trình không, và nh ng yếu tố nào, nếu có, có thể sử dụng để giải

trình và điều chỉnh mức cơ sở lịch sử.

7. Tiềm năng lồng ghép phân tích không gian

Phân tích không gian xác định nh ng khu vực cụ thể trong phạm vi một quốc gia nơi mà

lượng phát thải và hấp thụ được dự báo sẽ xảy ra trong bất cứ một năm cho trước nào trong

tương lai dựa vào các yếu tố không gian (đường giao thông, khu định cư, sông suối, diện tích

đất được quản lý theo các phương thức khác nhau, độ cao…) mà có thể liên quan đến thay

đổi độ che phủ đất (Hình 7). Thông qua phân tích trong môi trường mô hình hóa, sự kết hợp

của các yếu tố không gian mà giải thích rõ nhất về mô hình và xu hướng mất rừng trong lịch

sử sẽ được đánh giá để lập bản đồ nh ng biến động tiềm ẩn trong tương lai.

Page 18: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

13

Hình 7: Ví dụ về phân tích các yếu tố trong một phân tích không gian. Tỷ lệ sông suối, đường giao thông và thôn

bản thể hiện khoảng cách của một địa bàn bằng một hệ số, màu đỏ thể hiện khoảng cách gần và màu xanh nước

biển thể hiện khoảng cách xa nhất của một hệ số. Tỷ lệ độ dốc và độ cao, màu xanh nước biển thể hiện độ

dốc/độ cao nhỏ nhất, màu đỏ thể hiện độ dốc/độ cao lớn nhất.

Hình 8: Một ví dụ về bản đồ thành quả PFC được phân loại theo tiềm năng biến động

cao, trung bình, thấp.

Khi phân tích nh ng yếu tố này để xem yếu tố nào có tiềm năng biến động cao nhất đối với

rừng, như minh họa trong Hình 8, chúng có thể h u ích cho các mục đích:

1. Giảm rủi ro trong việc tính toán lượng phát thải từ mất rừng – Việc phân tích số liệu

lịch sử cho phép xây dựng mô hình không gian về mất rừng và thông tin này có thể

được sử dụng để ngoại suy loại rừng nào sẽ có nguy cơ bị mất, và gây phát thải.

2. Lập kế hoạch lấy mẫu chiến lược trữ lượng các bon rừng – Một số diện tích rừng

không dễ tiếp cận, chi phí lấy mẫu ngoài thực địa tại nh ng vùng này sẽ tăng lên. Do

đó cần áp dụng hệ số “tiếp cận” trong phương pháp lấy mẫu phân tầng để đưa ra

Page 19: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

14

được một khung lấy mẫu các bon rừng mà cho phép lấy mẫu các bon một cách hiệu

quả.

3. Xây dựng các chính sách và kế hoạch giảm nguyên nhân mất rừng trực tiếp và gián

tiếp một cách hiệu quả tại những khu vực có nguy cơ chuyển đổi cao nhất – Phân tích

không gian của một khu vực có tác dụng tốt để đưa ra dự báo cần tập trung nỗ lực

giảm phát thải vào nh ng khu vực hoặc “vùng” nào, hoặc có thể sử dụng cho mục

đích cụ thể hơn, đó là đưa ra dự báo nh ng điểm ảnh mất rừng cụ thể trong tương lai.

Điều này đặc biệt h u ích trong phương pháp tiếp cận lồng ghép.

Mô hình hóa nguy cơ mất rừng hay “phân tích không gian một địa bàn” là một nhiệm vụ phức

tạp đòi hỏi phải có phần mềm chuyên biệt, kỹ năng và hiểu biết cụ thể về phương thức kết

hợp các yếu tố không gian để đưa ra dự báo về mất rừng, và cần phải có chuyên môn về mô

hình hóa. Các mô hình không gian khác nhau cần phải được đánh giá để lập bản đồ nguy cơ

mất rừng trên cơ sở các tiêu chí sau: mức độ chính xác trong giai đoạn nghiệm thu, tính minh

bạch và mức độ thuận tiện trong sử dụng.

Page 20: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

15

HỢP PHẦN KỸ THUẬT KHI XÂY DỰNG M C C S

Tổng quan về phương pháp tiếp cận “hoạt động” của IPCC

Mức cơ sở được thiết lập thông qua dự báo mức phát thải tương lai của kịch bản “thông

thường” (BAU) tại một quốc gia nếu không có cơ chế REDD+20 và đường này có thể được

xây dựng bằng cách trước hết thiết lập đường phát thải lịch sử, sau đó dự báo mức phát thải

trên cơ sở điều chỉnh theo hoàn cảnh quốc gia.21

IPCC đã xây dựng phương pháp tiếp cận “hoạt động” để tính toán mức phát thải và hấp thụ

trong lịch sử từ mất rừng, suy thoái rừng và tái trồng rừng (các hoạt động có tác dụng nâng

cao tr lượng các bon rừng).22 Số lượng của một hoạt động mà gây ra phát thải/hấp thụ được

gọi là “d liệu hoạt động” và việc tính toán lượng phát thải/hấp thụ trên mỗi đơn vị của hoạt

động đó được gọi là “hệ số phát thải”. “D liệu hoạt động” kết hợp với “hệ số phát thải” được

dùng để tính tổng lượng phát thải/hấp thụ xảy ra trong một năm cho trước như là kết quả của

hoạt động đó.

Ba Phương pháp tiếp cận (phương pháp tiếp cận 1-3) được trình bày ở đây như là nh ng

giải pháp trong tài liệu hướng dẫn của IPCC để thu thập d liệu hoạt động, và ba cấp độ (cấp

độ 1-3) được trình bày như là nh ng giải pháp để tính tr lượng các bon cho từng bể các bon

(được sử dụng để xây dựng hệ số phát thải) (Bảng 2). Phương pháp tiếp cận và cấp độ càng

cao tương ứng với mức độ chi tiết cao hơn trong số liệu cơ bản, còn cấp độ thấp hơn lại phụ

thuộc chủ yếu vào hệ số mặc định chung. Việc chuyển từ cấp độ 1 lên cấp độ 3 làm tăng độ

tin cậy của kết quả tính toán lượng khí nhà kính, nó cũng làm tăng thêm tính phức tạp và chi

phí theo dõi. Tương tự vậy, hệ thống theo dõi hoàn thiện và chính xác sẽ làm tăng chi phí do

phải theo dõi nhiều bể các bon hơn và việc theo dõi phải mang lại kết quả chính xác hơn trong

tính toán lượng phát thải và hấp thụ.

Bảng 2: So sáng các phương pháp tiếp cận và cấp độ của IPCC23

Phương pháp tiếp cận d liệu hoạt động: Thay đổi diện tích

1. Tổng diện tích đối với từng loại sử dụng đất, nhưng không có thông tin về chuyển đổi

sử dụng đất (chỉ có số liệu thay đổi ròng)

2. Theo dõi quá trình chuyển đổi gi a các loại sử dụng đất

3. Theo dõi cụ thể về mặt không gian quá trình chuyển đổi sử dụng đất

20 Quyết định của UNFCCC tại COP 13 Bali, Phụ lục 2/CP.13 nêu rõ đường phát thải cơ sở “…nên dựa vào đường

phát thải lịch sử, quan tâm đến hoàn cảnh quốc gia.” Tài liệu của UNFCCC FCCC/CP/2007/6/Add.1

http://unfccc.int/resource/docs/2007/cop13/eng/06a01.pdf 21Quyết định 4/CP.15: “Công nhận các quốc gia đang phát triển trong quá trình thiết lập đường phát thải cơ sở rừng

và đường cơ sở rừng cần thực hiện một cách minh bạch trong đó cần quan tâm đến số liệu lịch sử và điều chỉnh

theo hoàn cảnh quốc gia …” Tài liệu UNFCCC FCCC/CP/2009/11/Add.1

http://unfccc.int/resource/docs/2009/cop15/eng/11a01.pdf 22

IPCC. 2006. Hướng dẫn điều tra khí nhà kính toàn quốc được đăng tải tại http://www.ipcc-

nggip.iges.or.jp/public/2006gl/vol1.html 23

IPCC. 2006. Chương 1 Tổng quan. Hướng dẫn điều tra khí nhà kính toàn quốc.

Page 21: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

16

Các cấp độ đối với hệ số phát thải: thay đổi tr lượng các bon

1. Hệ số mặc định của IPCC

2. Số liệu cụ thể của từng quốc gia cho các hệ số chính

3. Điều tra toàn quốc về tr lượng cụ thể đối với các bể bon chính, lặp lại đo đếm tr

lượng các bon của các bể các bon chính theo thời gian hoặc mô hình hóa.

Trong ví dụ này bên dưới, Hình 9, diện tích mất rừng hàng năm trong lịch sử của loại rừng A

chuyển sang đất trồng trọt (d liệu hoạt động), có thể thu thập được bằng cách phân tích ảnh

viễn thám trong một giai đoạn lịch sử được lựa chọn (ví dụ: 2000-2010) để tính toán nh ng

biến động về diện tích của một loại rừng cụ thể. Hệ số phát thải của “d liệu hoạt động” này

sẽ dựa vào lượng phát thải từ hành động mất rừng cùng với bất cứ lượng hấp thụ nào từ loại

sử dụng đất sau mất rừng. Thông thường lượng phát thải được tính toán thông qua đo đếm

tại thực địa tr lượng các bon trong cây đứng của từng loại sử dụng đất.

D liệu hoạt động * Hệ số phát

thải

= Phát thải từ mất rừng của loại rừng A sang đất trồng

trọt

1000 ha trong năm

x

* 495 t CO2e ha-

1

= 495.000 t CO2e trong năm x

Hình 9: Ví dụ dữ liệu hoạt động và xây dựng hệ số phát thải cho hoạt động mất rừng

Nếu điều này lặp lại trong nhiều năm khác n a từ quá khứ, thì mức phát thải lịch sử từ mất

rừng có thể tính được (Hình 10). Nếu giả thiết mức phát thải trong tương lai tương đương với

mức phát thải quá khứ có tính hợp lý, thì lượng phát thải tương lai từ mất rừng có thể tính

được dựa vào đường dự báo tuyến tính về mức phát thải quá khứ hoặc như là mức bình

quân trong lịch sử.

Loại rừng A

500 t CO2e/ha

Đất trồng trọt

5 t CO2e/ha

Hệ số phát thải:

495 t CO2e / ha

Dữ liệu hoạt động

1000 ha trong năm x

Page 22: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

17

Hình 10: Ví dụ mưc phát thải lịch sử từ mất rừng và đường dự báo tuyến tính và đường

dự báo bình quân trong lịch sử của đường phát thải tương lai từ mất rừng

Tóm tắt các bước xây dựng mưc cơ sơ

Quá trình xây dựng mức cơ sở có thể được chia ra làm nhiều bước thông qua d liệu hoạt

động chính (Hình 11). Đối với mất rừng, suy thoái rừng và nâng cao tr lượng các bon rừng,

cần có sự phối hợp chặt chẽ gi a bộ phận thu thập d liệu hoạt động với bộ phận xây dựng

hệ số phát thải. Thông thường, các bước sẽ được lặp đi lặp lại khi thông tin bổ sung được thu

thập và số liệu được điều chỉnh. Ví dụ, việc sử dụng các loại rừng và kiểu rừng cuối cùng đòi

hỏi phải có thông tin phản hồi gi a bộ phận lập bản đồ che phủ đất với bộ phận sử lý số liệu

tr lượng các bon và lượng phát thải.

1990 2000 2010 2020 2030 2040Lượng phát thải ròng hàng năm

Lượng phát thải lịch sử

Dự báo tuyến tính

Năm

Dự báo bình quân lịch sử

Bắt đầu thực hiện chiến lược REDD+

Page 23: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

18

Hình 11: Các hợp phần của mưc cơ sơ

Phát triển dữ liệu hoạt động

Ảnh vệ tinh đã được sử dụng để theo dỗi biến động độ che phủ rừng từ thập niên 90, kể từ đó

trở đi nhiều phương pháp và kỹ thuật mới đã được phát triển để đánh giá và theo dõi biến

động của rừng, cho phép tính toán chính xác d liệu hoạt động. D liệu hoạt động cho mức

cơ sở phải được phát triển bằng cách sử dụng bộ số liệu không gian, kết hợp với chuyên môn

và cùng với số liệu phi không gian cũng như kiểm nghiệm thực địa.

Bản đồ che phủ đất của một số giai đoạn trong quá khứ cần được xác định thông qua xác

định nh ng biến động của độ che phủ đất trong lịch sử (nhất là biến động về độ che phủ

rừng) và lập bản đồ chuẩn. “Bản đồ chuẩn” là bản đồ che phủ đất mà dựa vào đó để đánh giá

mọi d liệu hoạt động trong tương lai. Bản đồ chuẩn là quy mô của rừng và các loại che phủ

đất khác vào một năm khởi đầu được xác định trước. Mọi hoạt động tương lai được đánh giá

theo bản đồ chuẩn để xác định lượng phát thải/lượng phát thải cắt giảm trong mối tương quan

với kịch bản thông thường.

Các phần tiếp theo sẽ mô tả vắn tắt nh ng phân tích nào cần thực hiện để tính toán d liệu

hoạt động cho các hoạt động mất rừng, suy thoái rừng và nâng cao tr lượng các bon rừng

trong chương trình REDD+ quốc gia hoặc chương trình REDD+ cấp tỉnh.

Đầu vào từ các ngành khác

về hoàn cảnh quốc gia

Tổng lượng phát

thải lịch sử

Đường phát thải cơ sơ

Dự báo phát thải trong tương lai

Điều chỉnh theo

hoàn cảnh quốc gia

Dự báo không gian phát

thải phụ lục II

KEY

KQ cuối cùng QĐ chính sách

kỹ thuật

Đầu vào thông tin

kỹ thuật

Đầu ra

trung gian

Phát thải lịch sử từ mất

rừng

Số liệu hoạt

động mất

rừng

Hệ số phát

thải từ mất

rừng

Phát thải lịch sử từ suy

thoái rừng

Số liệu hoạt

động suy

thoái rừng

Hệ số phát

thải từ suy

thoái rừng

Giảm phát thải lịch sử từ

nâng cao trữ lượng các

bon rừng

Số liệu hoạt

động nâng

cao tr lượng

các bon rừng

Hệ số phát

thải từ nâng

cao tr lượng

các bon rừng

Page 24: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

19

i u h t đ ng ất rừng

Tỷ lệ mất rừng trong lịch sử được tính toán là biến động về diện tích có rừng sang diện tích

không có rừng hoặc ngược lại. Khi rừng bị chuyển đổi sang không có rừng (ví dụ: đất sản

xuất nông nghiệp hoặc phát triển đô thị), việc chuyển đổi này liên quan đến phát thải CO2 và

các khí nhà kính khác vào bầu khí quyển.

D liệu hoạt động của hoạt động mất rừng là diện tích rừng bị mất trong lịch sử (tỷ lệ mất

rừng). Dự báo tỷ lệ mất rừng trong tương lai là kịch bản thông thường về mất rừng. Kịch bản

thông thường là kịch bản dự báo nh ng gì sẽ xảy ra nếu chương trình REDD+ không được

triển khai thực hiện.

Để tính toán được diện tích rừng bị mất trong lịch sử, thông thường một loạt bản đồ che phủ

đất sẽ được lập. Bản đồ gần nhất sẽ được sử dụng như là “bản đồ chuẩn”, làm cơ sở để

đánh giá mọi d liệu hoạt động trong tương lai. Hình 12 trình bày sơ đồ phương pháp tiếp cận

từng bước để xác định d liệu hoạt động trong lịch sử và xây dựng bản đồ chuẩn

Hình 12: Các bước để tính dữ liệu hoạt động của hoạt động mất rừng lịch sử và lập bản

đồ chuẩn

i u h t đ ng của h t đ ng suy th ái rừng

D liệu hoạt động của hoạt động suy thoái rừng sẽ phụ thuộc vào các hoạt động suy thoái

rừng cụ thể được lựa chọn để lồng ghép vào mức phát thải lịch sử và mức cơ sở. Ví dụ về

nguyên nhân suy thoái rừng thông thường: khai thác gỗ hợp pháp, khai thác gỗ trái phép, khai

thác gỗ củi, cháy rừng do con người gây ra, chăn thả gia xúc với mật độ lớn và thay đổi sử

dụng đất. Nh ng nguyên nhân làm suy thoái rừng như vậy cần được khoanh vẽ bằng các

hoạt động suy thoái rừng cụ thể và không trùng lặp. Các hợp phần chính để tính toán d liệu

hoạt động cho hoạt động suy thoái rừng được trình bày trong Hình 13.

1. Xác định các hoạt động mất rừng

2. Đánh giá số liệu viễn thám và GIS

hiện có

3. Thu thập và tạo lập số liệu GIS và viễn thám để bổ sung nguồn số liệu

thiếu hụt

4. Lập bản đồ chuẩn về độ che phủ đất

và rừng

5. Ấn định các hoạt động mất rừng

6. Tính toán số liệu hoạt động cho mọi hoạt động mất rừng

Page 25: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

20

Hình 13: Các hợp phần chính để tính toán dữ liệu hoạt động cho hoạt động suy thoái

rừng và ví dụ về các hành động

i u h t đ ng ch h t đ ng nâng ca tr ượng các b n rừng

Diện tích rừng tăng nhờ nhiều lý do, bao gồm trồng cây rừng trực tiếp, phục hồi rừng sau

cháy, tăng trưởng tự nhiên của rừng hoặc giai đoạn bỏ hoang theo tập quán du canh du cư.

Các hợp phần chính để tính d liệu hoạt động cho hoạt động nâng cao tr lượng các bon

rừng được trình bày trong Hình 14.

1. Xác định các hoạt động suy thoái rừng

• Khai thác gỗ

• Khai thác gỗ củi

• Cháy rừng do con người gây ra

• Chăn thả gia xúc với mật độ lớn

• Thay đổi sử dụng đất

2. Đánh giá số liệu và xác định thiếu hụt

• Diện tích hàng năm/khối lượng gỗ khai thác

• Diện tích hàng năm/khối lượng gỗ củi

• Diện tích cháy rừng hàng năm do con người gây ra

• Diện tích rừng suy thoái hàng năm do chăn thả gia xúc với mật độ lớn

3. Xác định phương pháp bổ sung số liệu

thiếu hụt

• Giải đoán ảnh viễn thám

• Thu thập/xử lý số liệu thống kê

• Số liệu khảo sát

4. Phát triển số liệu và bổ sung số liệu còn

thiếu

• Kế hoạch thu thập số liệu cho từng hoạt động

• Tính toán số liệu cho từng hoạt động suy thoái rừng

5. Ấn định hoạt dộng suy thoái rừng và tính toán số liệu hoạt động suy thoái rừng lịch sử

1. Xác định hoạt động nâng cao trữ lượng các bon rừng

• Trồng lại rừng tự nhiên

• Trồng cây trực tiếp

• Phục hồi rừng sau cháy

2. Tổng hợp và đánh giá số liệu hiện có, xác định số liệu thiếu

hụt

• Số liệu lưu tr chính thức

• Số liệu khảo sát

• Ảnh vệ tinh

3. Xác định phương pháp bổ sung số liệu còn thiếu

• Giải đoán ảnh viễn thám

• Thu thập/ xử lý số liệu thống kê

• Số liệu khảo sát

4. Tính toán số liệu hoạt động nâng cao trữ lượng

các bon rừng

Page 26: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

21

Hình 14: Các hợp phần chính để tính toán dữ liệu hoạt động cho hoạt động nâng cao

trữ lượng các bon rừng

Xây dựng hệ số phát thải

Hệ số phát thải sẽ được kết hợp với d liệu hoạt động trong mức cơ sở và hệ thống MRV để

tính lượng phát thải và hấp thụ từ mất rừng, suy thoái rừng và nâng cao tr lượng các bon

rừng.

Có hai phương pháp khác nhau nhưng có giá trị như nhau để tính hệ số phát thải: (1) phương

pháp bù-trừ, trong đó mức cân bằng ròng gi a lượng các bon được bổ sung và loại bỏ khỏi

một bể các bon sẽ được tính toán; và (2) phương pháp thay đổi tr lượng trong đó sự biến

động về tr lượng các bon do biến động độ của che phủ rừng sẽ được tính toán.

Sự khác biệt gi a hai phương pháp tiếp cận này là một khái niệm vô cùng quan trọng cần

phải hiểu rõ trước khi thiết kế lấy mẫu, các mối quan tâm trong REDD+ có thể được đưa ra

thảo luận. Khi tính hệ số phát thải cho hoạt động mất rừng và trồng rừng/tái trồng rừng,

phương pháp thay đổi tr lượng sẽ phù hợp hơn vì nó cho phép tính được tr lượng các bon

trước và sau khi mất rừng. Khi tính hệ số phát thải cho hoạt động suy thoái rừng và nâng cao

tr lượng các bon trong các khu rừng hiện có, phương pháp bù-trừ có thể sẽ phù hợp hơn

(Bảng 3).

Bảng 3: Đặc điểm chính của hai phương pháp tính hệ số phát thải

Thay đổi trữ lượng Bù trừ

Định nghĩa Biến động tr lượng các bon trong một

bể các bon cụ thể trước và sau khi có

biến động độ che phủ rừng

Cân bằng ròng về lượng các bon bổ sung

và loại bỏ từ một bể các bon

Yêu cầu số

liệu

Cần có số liệu tr lượng các bon rừng

trong các bể các bon chính và lượng

các bon suy giảm sau khi chuyển đổi

Cần có số liệu về lượng các bon mất đi

hàng năm liên quan đến lượng cây rừng

bị khai thác (cây được khai thác và cây bị

thiệt hại trong khai thác và từ đường vận

xuất ), và lượng các bon gia tăng như tỷ

lệ tăng trưởng rừng hàng năm sau khai

thác

Áp dụng Phù hợp nhất để ngăn chặn mất rừng

và cho trồng rừng/tái trồng rừng

Phù hợp nhất cho suy thoái rừng do khai

thác cây rừng và nâng cao tr lượng các

bon của các khu rừng hiện có

Các bước xây dựng hệ số phát thải để xây dựng hệ số phát thải/hấp thụ từ mất rừng, suy

thoái rừng và nâng cao tr lượng các bon rừng được trình bày trong các phần tiếp theo. Tại

một số vùng, một hệ số phát thải sẽ được sử dụng cho từng hoạt động trong toàn bộ quá trình

lịch sử và phụ vụ mục đích dõi trong tương lai trong khi tại các vùng khác hệ số phát thải có

thể thay đổi hoặc được cập nhật theo thời gian.

Page 27: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

22

H số phát thải ch h t đ ng ất rừng

Để xây dựng hệ số phát thải cho hoạt động mất rừng, cần có số liệu tr lượng các bon rừng

và tr lượng các bon của các loại che phủ đất sau mất rừng. Lý do phải thu thập số liệu này là

vì hệ số phát thải từ mất rừng được xây dựng bằng phương pháp “thay đổi tr lượng”. Điều

đó có nghĩa là hệ số phát thải là hiệu số gi a tr lượng các bon cho một kiểu rừng và tr

lượng các bon của một loại che phủ đất mà thay thế cho diện tích rừng đó trừ đi lượng các

bon trong gỗ mà đã hấp thụ trong sản phẩm gỗ trong một thời gian dài. Hình 5 trình bày tổng

hợp các bước xây dựng hệ số phát thải cho hoạt động mất rừng.

Hình 15: Các bước xây dựng hệ số phát thải cho hoạt động mất rừng

H số phát thải ch h t đ ng suy th ái rừng

Diện tích mất rừng có thể được xác định trực tiếp thông qua đo đếm diện tích rừng bị mất và

sử dụng công nghệ viễn thám kết hợp với kiểm nghiệm thực địa, tuy nhiên biện pháp này

không phải lúc nào cũng áp dụng được cho hoạt động suy thoái rừng. Do nhiều nguyên nhân,

tác nhân và các hoạt động hủy hoại gây suy thoái rừng và phát thải như là hậu quả của các

yếu tố đó, do đó các phương pháp đổi mới, cụ thể cho từng hoạt động để giải quyết suy thoái

rừng phải được thảo luận, thử nghiệm và triển khai thực hiện nếu thành công. Ngoài ra, các

phương pháp tiếp cận thậm chí là các đơn vị đo lường khác nhau phải được sử dụng để xây

dựng hệ số phát thải và/hoặc d liệu hoạt động cho các động cơ gây suy thoái rừng khác

nhau. Quy trình đánh giá các tác động đến tr lượng các bon đã được xây dựng trong tài liệu

hướng dẫn của IPCC cho nhiều tác nhân, như khai thác chọn và khai thác gỗ củi, nhưng đối

với các tác nhân khác như chăn thả gia xúc với mật độ lớn và suy thoái rừng do cháy thì

không chưa có quy trình nào được ban hành. Do đó, việc xây dựng hệ số phát thải cho hoạt

động suy thoái rừng sẽ phức tạp hơn so với mất rừng. Hình 16 trình bày tổng hợp các bước

xây dựng hệ số phát thải cho hoạt động suy thoái rừng. Các bước này được trình bày chi tiết

trong các phần tiếp theo.

Xem xét số liệu không gian và phân loại rừng

Đánh giá mức độ phù hợp của số liệu hiện có đối với hệ số phát thải của từng

hoạt động cụ thể

Thiết kế lấy mẫu và thu thập số liệu đo đếm thực địa

Xây dựng hệ số phát thải cho các hoạt động mất rừng

Page 28: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

23

Hình 16: Các bước xây dựng hệ số phát thải cho hoạt động suy thoái rừng

H số phát thải ch h t đ ng nâng ca tr ượng các b n rừng

Có nhiều hoạt động mang lại kết quả nâng cao tr lượng các bon rừng như trồng rừng/tái

trồng rừng, chuyển đổi các loại sử dụng đất khác sang thành rừng như đất nông nghiệp, phục

hồi tr lượng các bon rừng sau cháy hay sau du canh du cư. Hệ số phát thải cho hoạt động

nâng cao tr lượng các bon rừng thường được lượng hóa bằng tấn các bọn được hấp thụ

trên mỗi ha/năm. Trong trường hợp tái tăng trưởng sau khai thác, một đơn vị đo đếm phù hợp

hơn, đó là tấn các bon được hấp thụ trên mỗi mét khối gỗ hấp thụ hàng năm. Hình 17 trình

bày tổng hợp các bước tính hệ số phát thải cho hoạt động nâng cao tr lượng các bon rừng.

Hình 17: Các bước xây dựng hệ số phát thải cho hoạt động nâng cao trữ lượng các

bon rừng

Tính toán lượng phát thải lịch sử

Như đã mô tả ở trên, lượng phát thải lịch sử được xác định bằng cách kết hợp d liệu hoạt

động với hệ số phát thải cho một phạm vi các hoạt động sử dụng đất được lựa chọn.

Để thuận lợi cho việc tính toán lượng phát thải lịch sử, theo khuyến nghị, một công cụ tính

toán cần được xây dựng với các biểu bảng riêng biệt để nhập d liệu hoạt động và hệ số phát

Xác định động cơ gây suy thoái rừng

Phân loại rừng và xác định phạm vi của từng hoạt động

gây suy thoái rừng

Đánh giá mức độ phù hợp của số liệu hiện có đối với hệ số phát thải của từng hoạt động cụ

thể

Thiết kế lấy mẫu và thu thập số liệu bổ sung để xây dựng

hệ số phát thải

Xây dựng hệ số phát thải cho các hoạt động

suy thoái rừng

Xác định các hoạt động nâng cao tr lượng các bon rừng (ví dụ: trồng

rừng/tái trồng rừng, chuyển đổi diện tích tự nhiên thành rừng từ một loại sử dụng

đất khác...)

Tổng hợp số liệu hiện có, đánh giá mức độ phù hợp của số liệu đó (ví dụ: điều tra rừng toàn quốc, biểu tăng

trưởng, BEF...)

Thiết kế lấy mẫu và thu thập số liệu đo đếm thực địa

Xây dựng hệ số phát thải cho hoạt động nâng cao tr lượng các bon

rừng

Page 29: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

24

thải theo hoạt động mất rừng và suy thoái rừng. Công cụ tính toán có thể được thiết kế để kết

hợp d liệu hoạt động với hệ số phát thải để tính lượng phát thải theo các khung thời gian

khác nhau cho từng hoạt động.

Số lượng của hoạt động (ví dụ: diện tích biến động) cần được thu thập cho mọi kiểu rừng và

hoạt động và có thể phân chia theo từng giai đoạn thời gian phù hợp (xem ví dụ trong Bảng

4). Việc này tạo ra một “bảng tra cứu” với d liệu hoạt động cho hoạt động mất rừng. Một

bảng tương tự có thể được xây dựng cho d liệu hoạt động của hoạt động suy thoái rừng,

mặc dù sử dụng khác đơn vị đo lường, ví dụ như mét khối gỗ được khai thác (xem ví dụ trong

Bảng 5).

Bảng 4: Ví dụ bảng diện tích mất rừng, theo loại rừng và hoạt động mất rừng

Loại rừng Hoạt động mất rừng

Diện tích biến động

(ha)/năm

Giai

đoạn 1

Giai

đoạn 2

Loại rừng A

Đất trồng trọt cơ giới hóa

công nghiệp

Đất trồng trọt nông hộ nhỏ

Đồng cỏ quy mô lớn

Loại rừng B

Đất trồng trọt cơ giới hóa

công nghiệp

Đất trồng trọt nông hộ nhỏ

Đồng cỏ quy mô lớn

Bảng 5: Ví dụ bảng dữ liệu hoạt động cho hoạt động suy thoái rừng

Hoạt động suy thoái rừng Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

Tr lượng mỗi năm (m3 năm-1)

Khai thác chọn loại rừng X để sản xuất gỗ xẻ

Khai thác chọn loại rừng X để sản xuất gỗ tròn

Khai thác chọn loại rừng X để sản xuất ván ép

Để xây dựng hệ số phát thải, một “bảng tra cứu” được xây dựng để tính tr lượng các bon

trong cây đứng của các loại rừng và loại che phủ đất khác nhau (xem ví dụ trong Bảng 6). Lý

tưởng nhất là các bảng tra cứu sẽ được cập nhật định kỳ để kiểm kê lượng tăng trưởng tr

lượng các bon, nh ng biến động trong thực tiễn theo các động cơ thay đổi sử dụng đất/độ

che phủ đất, và nh ng biến động trong tr lượng sinh khối bình quân do thay đổi phân bố độ

Page 30: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

25

tuổi, khí hậu hoặc chế độ tác động.24 Tr lượng các bon trong một bảng như vậy có thể dùng

để tính hệ số phát thải cho hoạt động mất rừng và suy thoái rừng.

Bảng 6: Ví dụ bảng trữ lượng các bon trong các bể các bon được lựa chọn

Bể các bon

Loại rừng A Loại rừng B

Loại độ che phủ

đất sau mất rừng

C

Tr lượng các bon bình quân (t CO2e/ha) và %

không chắc chắn

Cây trên mặt đất

Cây dưới mặt đất

Cây con

Thảm mục

Cây chết

Các bon trong đất (30

cm trên cùng)

Một khi mọi d liệu hoạt động đều sẵn có và hệ số phát thải được tính toán dựa trên tr

lượng các bon, các số liệu này có thể được kết hợp thông qua sử dụng công cụ tính toán để

xác định lượng phát thải lịch sử. Một bảng riêng có thể được tạo ra, như trong Bảng 7.

Bảng 7: Ví dụ bảng diện tích mất rừng theo loại rừng và hoạt động mất rừng

Loại rừng Hoạt động mất rừng

Lượng phát thải mỗi năm (t

CO2-e năm-1)

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2

Loại rừng A

Đất trồng trọt cơ giới hóa

công nghiệp

Đất trồng trọt nông hộ nhỏ

Đồng cỏ quy mô lớn

Loại rừng B

Đất trồng trọt cơ giới hóa

công nghiệp

Đất trồng trọt nông hộ nhỏ

Đồng cỏ quy mô lớn

Tổng lượng phát thải lịch sử của hoạt động mất rừng, suy thoái rừng và nâng cao tr lượng

các bon rừng sau đó được cộng lại để tính được ra được số liệu cho từng hoạt động phát thải

chính. Ngoài ra, tổng lượng phát thải lịch sử có thể được tính cho giai đoạn cơ sở lịch sử

(Hình 14).

24 GOFC-GOLD, 2009

Page 31: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

26

Hình 14: Một ví dụ về tổng lượng phát thải lịch sử của tất cả các hoạt động và cho hoạt

dộng mất rừng, suy thoái rừng và nâng cao trữ lượng các bon rừng

Dự báo và điều chỉnh theo hoàn cảnh quốc gia

Sau khi tính được lượng phát thải lịch sử, cần dự báo lượng phát thải tương lai (Hình 15).

Mức cơ sở theo kịch bản thông thường có thể được điều chỉnh theo hoàn cảnh quốc gia để

đạt được các mục đích sau: (i) cải thiện độ chính xác của đường dự báo theo kịch bản thông

thường trên cơ sở chỉ dựa vào mức phát thải lịch sử trong đó có quan tâm đến các hoàn cảnh

phù hợp và sự kiện tương lai mà ảnh hưởng đến lượng phát thải của rừng và (ii) phản ánh

nh ng mối quan tâm chính trị phù hợp nhất để xác định nh ng hỗ trợ tài chính và kết nối mức

cơ sở với nguồn tài chính REDD+ dựa vào kết quả.25 Trong quá trình chờ đợi nh ng hướng

dẫn khác từ UNFCCC, và trên cơ sở nh ng hướng dẫn đã ban hành, việc đánh giá hoàn

cảnh quốc gia có thể cân nhắc nh ng thông tin sau:

Đặc điểm địa lý (khí hậu, diện tích rừng, sử dụng đất và các đặc điểm môi trường khác);

Dân số (tỷ lệ tăng dân số, phân bố, mật độ…);

Kinh tế (năng lượng, giao thông, công nghiệp, khai khoáng, du lịch, nông nghiệp, chất thải, y tế, dịch vụ)

Quản lý (quyền hưởng dụng đất/cấp phép và giao quyền sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất, thay đổi quản lý)

25 Viện Meridian. 2011. Mô hình đường phát thải cơ sở REDD+: Các vấn đề kỹ thuật và quy trình. Chuẩn bị cho

Chính phủ Na-Uy, bởi A. Angelsen, D. Boucher, S. Brown, V. Merckx, C. Streck, và D Zarin. Đăng tải tại:

http://www.REDD-OAR.org

1990 1995 2000 2005 2010

Phát thải ròng hàng năm

Tổng lượng phát thải lịch sử

Năm

Phát thải từ mất rừng

Phát thải từ suy thoái rừng

Hấp thụ nâng cao tr lượng các bon rừng

Page 32: Tổng quan xây dựng mức cơ sở REDD+

Winrock – Tổng quan xây dựng đường phát thải cơ sở REDD+

27

Hình 15: Ví dụ về mưc cơ sơ sau khi điều chỉnh từ đường dự báo tuyến tính lịch sử

dựa vào hoàn cảnh quốc gia

Tuy nhiên, bất cứ một sự điều chỉnh nào đối với lượng phát thải lịch sử trong đó đưa ra đề

xuất rằng lượng phát thải này sẽ tăng lên theo kịch bản thông thường (có nghĩa là không có

bất cứ một can thiệp nào từ cơ chế REDD+) sẽ phải được tài liệu hóa và giải trình đầy đủ.

Các kịch bản thông thường hợp lý và tin cậy, cũng như kịch bản phát thải thấp thay thế mà có

thể tác động đến đất lâm nghiệp cần phải được xây dựng và giải trình, và thể hiện về mặt

không gian độ che phủ đất lâm nghiệp với hệ số phải thải liên quan của chúng.

Chính thưc áp dụng mưc cơ sơ

Hiện nay có một điều còn chưa rõ ràng đó là các mô hình để thiết lập mức cơ sở sẽ được xây

dựng như thế nào vì quyết định về chính sách còn đang trong quá trình bàn thảo trong khuôn

khổ UNFCCC, nhưng có một điều rõ ràng là mức cơ sở sẽ dựa vào số liệu lịch sử và được

điều chỉnh theo các yếu tố kinh tế xã hội, động cơ mất rừng và môi trường chính sách quốc

gia để nâng cao độ chính xác và tin cậy. Các mô hình do Tiểu ban Tư vấn Khoa học Công

nghệ (SBSTA) xây dựng có thể bao gồm hướng dẫn xây dựng mức cơ sở, cung cấp số liệu,

thông báo mức cơ sở sơ bộ, quốc tế công nhận mức cơ sở cuối cùng, và quản lý số liệu.

Do việc dự báo về thay đổi sử dụng đất và độ che phủ đất trong tương lai còn gặp nhiều khó

khăn, do đó mức cơ sở cần được đánh giá lại trong tương lai và điều chỉnh theo biến động

của hoàn cảnh. Hiện nay, việc thực hiện tiến trình này còn chưa được làm sáng tỏ. Mức cơ

sở cần được sửa đổi theo một khung thời gian cụ thể hoặc trên cơ sở định kỳ và được điều

chỉnh nếu cần nếu được giải trình bằng kết quả từ hệ thống MRV.

Lượng phát thải ròng hàng năm

Lượng phát thải lịch sử

Bắt đầu thực hiện các hoạt động REDD+

Quá khứ Tương lai Năm

RL điều chỉnh theo hoàn cảnh quốc gia

Lượng phát thải theo dõi thực tế

Dự báo tuyến tính lượng phát thải lịch sử