tạp chí - langngheviet.com.vn

32
langngheviet.com.vn Tạp chí Số 42(75) 2021 ISSN 2734 9810

Upload: others

Post on 29-Oct-2021

9 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Tạp chí - langngheviet.com.vn

Số 42(75) - ngày 15 . 10 . 2021 1

langngheviet.com.vn

Tạp chí

Số 42(75)

2021

ISSN 2734 9810

Page 2: Tạp chí - langngheviet.com.vn

2 Tạp chí LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

Sau 4 năm hoạt động thiện nguyện, đến nay số lượng tình nguyện viên của nhóm đã lên tới 160 người, gồm đủ các thành phần, từ giáo viên, công chức, người buôn bán, đến các cựu chiến binh, nông dân, học sinh. Về độ tuổi, người cao tuổi nhất trong nhóm là 70 tuổi và ít tuổi là những em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Song ở họ đều có một điểm chung là rất nhiệt tình tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện vì cộng đồng và vì những người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội.

Cô giáo Lý Thị Chất, Phó hiệu trưởng Trường THPT huyện Thanh Thủy, Trưởng nhóm thiện nguyện và thầy giáo Bùi Văn Duy, Phó Trưởng nhóm thiện nguyện Thanh Thủy cho biết, hoạt động của nhóm rất phong phú về hình thức, chẳng hạn như Chương trình : "Bữa cơm trưa miễn phí" vào chủ nhật hàng tuần tại Trung tâm y tế huyện Thanh Thủy trong 4 năm qua. Mỗi năm đã phát hơn 2.000 suất cơm miễn phí cho bệnh nhân nghèo. Chương trình Tết vì người nghèo, vào dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, nhóm tặng 150 suất quà cho người nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mỗi

suất quà trị giá 300- 500 ngàn đồng. Chương

trình "Trao học bổng tiếp sức em đến trường",

được tổ chức vào đầu năm học hàng năm đã

trao hàng trăm suất quà là sách vở, đồ dùng

học tập cho học sinh nghèo, đặc biệt là nhóm

đã trao quà cho các em học sinh có hoàn cảnh

đặc biệt khó khăn có bố mẹ mất, học sinh gặp

tai nạn rủi ro, mỗi suất từ 10 triệu đồng tới 30

triệu đồng. Hàng năm, vào dịp 30/4 và ngày

Thương binh-Liệt sĩ 27/7, nhóm thiện nguyện

còn tổ chức hoạt động đền ơn đáp nghĩa, trao

hàng trăm xuất quà cho các thương binh,

thanh niên xung phong, cựu chiến binh, nạn

nhân chất độc da cam và người có công với

cách mạng.

Trong mấy năm qua nhóm đã kết nối và

trực tiếp vận động xây dựng được 4 căn nhà

tình nghĩa cho 4 gia đình có hoàn cảnh đặc

biệt khó khăn trên địa bàn huyện Thanh Thủy.

Ủng hộ đồng bào miền Trung bị thiên tai bão

lụt 30 triệu đồng thông qua MTTQ và trực tiếp

tổ chức 2 chuyến đi tặng quà cho đồng bào

Hà Tĩnh, Quảng Trị tổng trị giá 160 triệu đồng.

Ngoài ra, trong 4 năm hoạt động, nhóm thiện

nguyện Thanh Thủy còn tổ chức nhiều hoạt

động thiện nguyện giúp đỡ đồng bào các dân

tộc huyện Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập (tỉnh

Phú Thọ), hàng năm duy trì chương trình: "Áo

ấm cho em", tặng hàng trăm bộ quần áo mùa

đông cho các cháu học sinh vùng cao...

Qua 4 đợt phòng chống dịch COVID-19

các thành viên trong nhóm thiện nguyện

Thanh Thủy ngoài việc tự giác chấp hành và

vận động người thân, người dân thực hiện tốt

phòng dịch theo khuyến cáo 5K+ vắc xin của

Bộ y tế, nhóm còn ủng hộ Quỹ vắc xin huyện

Thanh Thủy 10 triệu đồng, hỗ trợ 4 chốt phòng

dịch của 7 xã Tân Phương,1 chốt kiểm soát của

xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy các suất ăn trưa,

tối và nhu yếu phẩm trị giá 70 triệu đồng, tặng

3.000 khẩu trang, 6 giường gấp, 3 quạt cây cho

lực lượng liên ngành trực chốt phòng dịch tại

cầu Đồng Quang, Phú Thọ giáp ranh với Ba Vì,

Hà Nội. Tổ chức 3 chuyển đi ủng hộ cho huyện

Nậm Pồ, Điện Biên, bệnh viện dã chiến, khu

cách ly Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh, số hàng hóa

gồm khẩu trang y tế, nước sát khuẩn, nhu yếu

phẩm, rau củ quả, tổng trị giá 250 triệu đồng.

Trong thời gian ngắn từ 23/8 đến

17/9/2021 nhóm thiện nguyện Thanh Thủy đã

vận động nhân dân ủng hộ 12 xe rau củ quả,

tổng 40 tấn giúp đỡ đồng bào tại các quận

Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, công nhân

lao động và sinh viên các trường đại học nằm

trong vùng dịch nội thành Hà Nội trị giá 475

triệu đồng.

Đặc biệt là từ ngày 24/8/2021 đến nay có

rất nhiều lao động nghèo từ Hà Nội trở về quê

tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn

La, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, qua cầu Trung

Hà phải nằm chờ kết quả xét nghiệm, nhiều

người nghèo rất khó khăn, nhóm thiện nguyện

đã phối hợp với chị em phụ nữ xã Hồng Đà cũ

lo cơm ăn, nước uống, phục vụ miễn phí trên

3000 suất ăn sáng, trưa, tối được dư luận xã hội

đánh giá cao.

Tháng 8/2017, Nhóm thiện nguyện Thanh Thủy được thành lập theo sáng kiến của các thầy giáo, cô giáo trường THPT huyện Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ). Lúc đầu cả nhóm chỉ có 10 thành viên, gồm các thầy giáo, cô giáo của trường, tiêu chí hoạt động của nhóm là tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện vì cộng đồng với mục đích trong sáng là "Trao yêu thương, nhận nụ cười".

Trường Sơn - Bùi Duy

NHÓM THIỆN NGUYỆN THANH THUỶ (PHÚ THỌ):

“TRAO YÊU THƯƠNG, NHẬN NỤ CƯỜI"

Nhóm thiện nguyện Thanh Thủy phân loại đóng thùng rau quả sạch giúp đỡ đồng bào vùng dịch Hà Nội.

Các thành viên nhóm thiện nguyện Thanh Thủy xếp rau quả lên xe ô tô giúp đỡ đồng bào vùng

dịch Hà Nội.

Page 3: Tạp chí - langngheviet.com.vn

Số 42(75) - ngày 15 . 10 . 2021 3

Trong số này

4 6

8 10

12 14

Phát hành thứ 6 hàng tuần trên toàn quốc

Giá: 10.000 đồng

Tổng Biên tập: Nhà báo Nguyễn Văn Vũ

* Thư ký Tòa soạn: Đài Thanh * Họa sỹ: Doãn Ngọc

*Tòa soạn: Số 9 ngõ 32/48 phố An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội

ĐT: 024.3869.2173 * Fax: 024.3869.2174

Email: [email protected]

Website: langngheviet.com.vn

* Văn phòng Đông Bắc bộ tại Quảng Ninh

Địa chỉ: Số nhà 51 A khu biệt thự San hô liền kề, P. Hùng Thắng, TP. Hạ Long , Quảng Ninh.

Hotline: 0973190328 | Email: nguyenthanhngaqn@ gmail.com

*Văn phòng đại diện tại miền Trung tại TP. Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 06, Nguyễn Mậu Tài, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng

Email: [email protected] | Hotline: 0905600999

* Văn phòng Đại diện miền Nam tại TP.HCM

Địa chỉ: A4.14, Tầng 4, Toà nhà Sky Center, số 5B Phổ Quang,

phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM

Email: [email protected] Hotline: 0975874949

*Giấy phép hoạt động báo chí: số 79/GP-Bộ TTTT cấp ngày 27/2/2020

In tại: Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc.

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC CHỦ QUAN TRƯỚC DỊCH COVID-19

4

NGHỀ DỆT THỔ CẨM CỦA ĐỒNG BÀO THÁI XỨ NGHỆ

8

Ảnh bìa 1: Làm nên dáng đẹp của các “quý bà, quý cô” nước Việt lại chính là những tấm áo mớ ba, mớ bảy với chiếc nón thúng quai thao.

Văn hóa truyền thống - Mảnh đất tốt cho ý tưởng sáng tạo

6

10 BẮC NINH CÓ NHIỀU LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VÀ ĐẶC SẢN NỔI TIẾNG

12 CỔ CHẤT CÓ NGHỀ ƯƠM TƠ NỔI TIẾNG

14 NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN TRƯƠNG LỘ:

BẬC THẦY TRONG LÀNG HỘI HỌA VÀ THƯ PHÁP VIỆT NAM

16 NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN TRƯƠNG LỘ:

BẬC THẦY TRONG LÀNG HỘI HỌA VÀ THƯ PHÁP VIỆT NAM

18 HƯỚNG HỖ TRỢ NGÀNH DU LỊCH PHỤC HỒI SAU "BÃO COVID"

Page 4: Tạp chí - langngheviet.com.vn

4 Tạp chí LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Cùng dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội Đinh Tiến Dũng; đại diện Văn phòng Trung ương Đảng; đại biểu TP. Hà Nội.

Sau khi nghe Thiếu tướng Nguyễn Quốc Duyệt, đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội báo cáo nhanh về dự kiến nội dung kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, cử tri đã nêu ý kiến kiến nghị.

Cử tri 3 quận ghi nhận, đánh giá cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt trong bối cảnh vừa phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng, vừa phòng, chống COVID-19.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy, bản lĩnh, trí tuệ con người Việt Nam tiếp tục tỏa sáng. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tâm huyết, trách nhiệm, chỉ đạo sát sao, chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm. Công tác phòng, chống dịch ngày càng đi vào nền nếp, giảm thiểu tổn thất cho nhân dân.

Thay mặt các đại biểu Quốc hội phát biểu tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định các ý kiến đều rất chất lượng, sâu sắc, thể hiện tâm huyết, trách nhiệm với sự nghiệp chung.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định tuyệt đối tin tưởng đội ngũ lãnh đạo và nhân dân Hà Nội với truyền thống văn hiến anh hùng sẽ xây dựng Thủ đô ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội sẽ phát

huy truyền thống vẻ vang, những danh hiệu cao quý được cả nước và bạn bè thế giới tôn vinh, phấn đấu không ngừng để dẫn đầu, trở thành tấm gương cho cả nước noi theo; xứng đáng là Thủ đô Anh hùng của dân tộc Việt Nam Anh hùng.

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dịch COVID-19 ảnh hưởng rất lớn đối với thế giới nói chung, trong đó có nước ta. Nhưng dưới sự lãnh đạo quyết liệt của các cấp, các ngành, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân, công tác phòng, chống dịch đã đem lại hiệu quả. Các hoạt động của đất nước vẫn diễn ra bình thường trong điều kiện phòng, chống dịch bệnh. Trong khó khăn, cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín và sức mạnh tổng hợp quốc gia tiếp tục được củng cố; truyền thống đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội. Tuy nhiên, Tổng Bí thư nhìn nhận đất nước đang còn rất khó khăn. Tình hình dịch bệnh vẫn có nguy cơ cao. Tăng trưởng kinh tế đạt thấp. Tham nhũng, lãng phí, tiêu cực diễn biến phức tạp.

Tổng Bí thư yêu cầu thời gian tới, cả nước cần tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, ý chí quyết tâm cao để vượt qua khó khăn. Trong đó, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, tự mãn trước dịch bệnh; Tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế; giữ vững

an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để đất nước bình yên mới có điều kiện phát triển.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, bản thân sẽ nỗ lực hết sức để đóng góp xây dựng Quốc hội thực sự của dân, do dân, vì dân; Mỗi đại biểu Quốc hội thực sự là đại biểu trung thực, trung thành, không ngừng cố gắng thực hiện tốt 3 nhiệm vụ trọng yếu: Thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, xây dựng luật pháp đúng với thực tế; giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Tổng Bí thư cũng đề nghị cử tri và nhân dân tiếp tục theo dõi, giám sát, góp ý kiến kịp thời xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, cùng chung sức, đồng lòng giữ gìn cơ đồ cha ông để lại.

Thông tin nhanh về kết quả Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII vừa qua, Tổng Bí thư cho biết sắp tới, Ban Bí thư sẽ chỉ đạo tổ chức hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Hội nghị với 2 trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội; Xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Trên cơ sở đó, toàn Đảng sẽ đẩy mạnh đấu tranh, quyết tâm quét sạch chủ nghĩa cá nhân; Không chỉ chống tham nhũng, mà phải chống cả tiêu cực; Ngăn chặn, đẩy lùi, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Sáng 9/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tham dự và phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 1 TP. Hà Nội. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ điểm cầu chính tại trụ sở UBND quận Ba Đình tới 57 điểm cầu các phường thuộc 3 quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng với gần 800 cử tri tham gia.

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG: TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC CHỦ QUAN TRƯỚC DỊCH COVID-19

Thanh Thanh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị tiếp xúc cử tri TP. Hà Nội.

Page 5: Tạp chí - langngheviet.com.vn

Số 42(75) - ngày 15 . 10 . 2021 5

TIN TỨC - SỰ KIỆN

Nghị quyết đề ra mục tiêu tổng quát của Chương trình là tiếp tục triển khai Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn

nông thôn mới, trong đó, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí; tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu đối với các xã, huyện, tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.

Phấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó, ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương có ít nhất 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Phấn đấu cả nước có ít nhất 15 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. 60% số thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (thôn) thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo các tiêu chí nông thôn mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Chương trình được thực hiện từ năm 2021 đến hết năm 2025.

PV

Tại Nghị quyết số 25/2021/QH15, Quốc hội quyết nghị ngân sách nhà nước bố trí cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 tối thiểu là 196.332 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách trung ương: 39.632 tỷ đồng (bao gồm: vốn đầu tư phát triển: 30.000 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 9.632 tỷ đồng); vốn ngân sách địa phương: 156.700 tỷ đồng.

Bố trí hơn 196.000 tỷ đồng cho Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Phá bỏ bờ rào, cổng kiên cố để mở rộng đường giao thông nông thôn ở Hà Tĩnh.

GOOGLE BỔ SUNG TÍNH NĂNG BẰNG HÌNH ẢNH, THÚC ĐẨY MẢNG MUA SẮM

Bước phát triển này có thể giúp công ty con hàng đầu của Tập đoàn Alphabet (Mỹ) nâng cao vị thế trong lĩnh vực thương mại điện tử và vai trò thống trị mảng video trực tuyến.

Tại hội nghị trực tuyến Search On, đại diện Google thông báo tính năng mới nói trên sẽ ra mắt trong vòng vài tháng tới thông qua công cụ tìm kiếm "Google Lens."

Trước đó, vào tháng 5 năm nay, công ty này từng tuyên bố những tiến bộ trong lĩnh vực phần mềm thông minh nhân tạo sẽ biến tính năng này trở thành hiện thực.

Phó Chủ tịch cấp cao của Google, ông Prabhakar Raghavan, nêu rõ: "Với tính năng mới, bạn có thể kích vào biểu tượng ống kính (Lens) khi đang xem hình ảnh một chiếc áo sơmi và yêu cầu Google tìm một họa tiết tương tự nhưng trên một chủng loại mặt hàng khác, chẳng hạn như những chiếc tất. Điều này hữu ích khi thứ bạn muốn tìm có thể khó diễn tả chính xác bằng một vài từ ngữ."

Công nghệ này cũng giúp người dùng lọc nội dung tìm kiếm chi tiết hơn trong các video, cả ở ứng dụng YouTube của Google - hiện là kênh phát trực tuyến lớn nhất trên mạng Internet.

Người dùng sẽ có thể sử dụng công cụ tìm kiếm ngược bằng hình ảnh khi lướt trên ứng dụng Google iOS hoặc trình duyệt Chrome trên máy tính để bàn. Việc người dùng chọn một hình ảnh và công cụ tìm kiếm sẽ cho ra nhiều

hình ảnh trực tuyến tương tự có thể sẽ giúp các "tín đồ mua sắm" tìm được các địa điểm kinh doanh mặt hàng mà họ thấy trong ảnh, từ đó chỉ dẫn họ đến tính năng Google Shopping - đang là đối thủ của nền tảng mua sắm trực tuyến Amazon.com.

Ngoài ra, Google cũng đặt ra một ưu tiên khác đó là cùng lúc có thể tìm kiếm nhiều nội dung hơn. Hãng đang xúc tiến cấp phép ứng dụng miễn phí Address Maker cho các chính phủ và các tổ chức lập bản đồ các tuyến đường và đánh dấu địa chỉ cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình hiện vẫn chưa được lưu trên ứng dụng Google Maps. Ứng dụng này có thể giúp các chính phủ và các tổ chức giảm bớt thời gian dành cho công việc đánh dấu các địa chỉ, từ nhiều năm xuống chỉ còn vài tuần.

PV

"Gã khổng lồ" công nghệ Google ngày 29/9 đã công bố một tính năng mới, theo đó người dùng có thể sớm tích hợp được cả hình ảnh và văn bản trong các truy vấn tìm kiếm.

Page 6: Tạp chí - langngheviet.com.vn

6 Tạp chí LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU -TRAO ĐỔI

Trên một diễn đàn chuyên phục vụ các nhà nghiên cứu có tên Research Gate (Cổng nghiên cứu), khi trao đổi về chủ đề “Làm thế nào để đưa văn hóa truyền thống vào các tác phẩm nghệ thuật đương đại?”, nhiều ý kiến cho rằng, một thiết kế sáng tạo đương đại thành công phải bao hàm cả lịch sử truyền thống và hiện đại, là sự tiếp thu tinh hoa của thế giới nhưng vẫn không đánh mất bản sắc của đất nước và dân tộc mình. Vì văn hóa truyền thống vốn được xem như mã ký hiệu để nhận diện một dân tộc và định hình thương hiệu quốc gia. Hiểu rõ cội nguồn lịch sử, vận dụng giá trị vật thể và phi vật thể như phong tục, lễ hội, nghệ thuật dân gian, hoặc sử dụng các nguyên liệu, kỹ thuật sản xuất truyền thống, không chỉ giúp làm nên tên tuổi của các nghệ nhân, nhà thiết kế mà còn góp phần bảo tồn và quảng bá văn hóa địa phương.

Mới đây, một nhóm giáo sư thuộc Đại học Newcastle và Đại học Leeds ở Anh đã triển khai một dự án có tên “Định hình nghệ thuật đương đại trong trải nghiệm di sản” để khảo nghiệm vai trò và sự tương tác của văn hóa truyền thống đối với các tác phẩm nghệ thuật đương đại. Dự án được coi là một cách thức giúp giới thiết kế, sáng tạo có thêm lòng tin và động lực khi thực hiện những ý tưởng mới dựa trên nền tảng truyền thống. Các giáo sư cho biết, những năm gần đây, ngày càng có nhiều nghệ sĩ Anh coi trọng sự tương tác giữa di sản và nghệ thuật đương đại. Nhiều tác phẩm độc đáo ra đời dựa trên sự vận dụng yếu tố lịch sử và giá trị của di

sản văn hóa đã nhận được sự khích lệ lớn của dư luận. Điều này được chứng minh qua Tuần lễ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ tổ chức tại London thường niên. Rất nhiều tác phẩm mang phong cách hiện đại nhưng vẫn ẩn chứa hơi thở truyền thống được các nhà phê bình đánh giá cao. Xu hướng này không chỉ nở rộ ở lĩnh vực điêu khắc, thủ công mỹ nghệ mà còn lan tỏa mạnh mẽ sang lĩnh vực thời trang. Các thương hiệu đình đám trên thế giới như Hermes, Versace thời gian gần đây đều đẩy mạnh khai thác họa tiết, hoa văn truyền thống trên các sản phẩm mới như khăn quàng, túi xách...

Trên thực tế, việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống có thể vận dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Các sản phẩm của Tập đoàn Alessi - chuyên kinh doanh đồ gia dụng nổi tiếng của Italia là một ví dụ. Xuất phát từ một công ty gia đình được thành lập từ năm 1921, trong hơn 100 năm phát triển, Alessi không ngừng tung ra những sản phẩm mới chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điểm đặc biệt giúp các mặt hàng của Alessi thu hút khách hàng không chỉ ở những thiết kế độc đáo, mà còn là sự kết hợp tinh tế giữa hiện đại và truyền thống. Mỗi chiếc đĩa, bình pha cà phê, thậm chí rổ để trái cây đều là những tác phẩm nghệ thuật khiến người ta khó có thể rời mắt. Trong một lần trả lời báo chí về vấn đề làm thế nào một công ty có nhiều nghệ nhân theo xu hướng truyền thống

lâu đời bắt kịp với xu thế đương đại, Giám đốc kinh doanh của Alessi, ông Matteo Alessi cho biết, họ vẫn luôn trung thành với phong cách nguồn cội. “Điều đó không có nghĩa là chúng tôi giữ nguyên các thiết kế từ trước tới nay. Nhiều sản phẩm với mẫu mã mang tính tiên phong, táo bạo đã ra đời. Phong cách truyền thống vẫn là sợi dây chủ đạo song các nghệ nhân luôn chú ý tới việc đổi mới chi tiết, hình dáng, cải tiến chức năng của các sản phẩm, tăng cường độ bền vật liệu cho phù hợp với nhu cầu. Chính điều này đã bảo vệ và phát triển được thương hiệu Alessi trong nhiều năm qua” - ông Matteo Alessi chia sẻ.

Sự sáng tạo của các nghệ nhân, nhà thiết kế là vô hạn. Tuy nhiên, khai thác yếu tố truyền thống, yếu tố cội nguồn như thế nào cho phù hợp là điều cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi lên ý tưởng cho mỗi tác phẩm. Trên thực tế, đã có nhiều tác phẩm vận dụng yếu tố truyền thống một cách kệch cỡm, gây phản cảm và tạo nên hiệu ứng ngược đối với công chúng thưởng thức nghệ thuật. Các chuyên gia nghiên cứu nghệ thuật cho rằng, trong sáng tạo, có 2 khía cạnh quan trọng, đó là ý tưởng của tác giả và trình độ thẩm mỹ của họ. Hai khía cạnh này chịu ảnh hưởng rất lớn của bề dày kiến thức về lịch sử và về giá trị văn hóa truyền thống. Khi sự hiểu biết đủ sâu, tạo được những góc nhìn đa chiều, các nghệ nhân, nhà thiết kế mới không bị chệch hướng trong quá trình sáng tạo.

Với sự phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ và tốc độ hội nhập toàn cầu chóng mặt, ngành thiết kế, sáng tạo ở nhiều quốc gia đang đứng trước một mối lo chung, đó là nguy cơ đánh mất bản sắc truyền thống trong các lứa sản phẩm tương lai. Điều này phần lớn do quan điểm sai lầm của nhiều nhà thiết kế trẻ theo đuổi phong cách hiện đại. Trên thực tế, văn hóa truyền thống ở cả góc độ hình thức và nội dung luôn là mảnh đất dồi dào ý tưởng sáng tạo.

Văn hóa truyền thống - Mảnh đất tốt cho ý tưởng sáng tạoQuỳnh Dương

Tuần lễ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ tổ chức tại London (Anh) hằng năm thu hút nhiều người yêu nghệ thuật tới tham quan.

Page 7: Tạp chí - langngheviet.com.vn

Số 42(75) - ngày 15 . 10 . 2021 7

NGHIÊN CỨU -TRAO ĐỔI

HIỆU QUẢ KÉP

Phát triển du lịch làng nghề đã được Đảng và Nhà nước xác định là một hướng đi mang tính chiến lược trong phát triển kinh tế nông thôn, bảo tồn làng nghề và nghề truyền thống. Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 147/TTg-QĐ ngày 22-1-2020 đã xác định: “Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc”.

Trên cơ sở định hướng đó, phát triển du lịch làng nghề đã được nhiều địa phương khai thác. Trong đó, thành phố Hà Nội đã công nhận 309 làng nghề, nghề truyền thống. Hà Nội đã xây dựng 17 dự án phát triển làng nghề truyền thống, di tích văn hóa gắn với du lịch. Còn tỉnh Hà Giang đã có 40 làng nghề được công nhận, trong đó có 5 làng nghề được bảo tồn; phát triển sản phẩm của 11 làng nghề gắn với du lịch. Để bảo tồn và phát triển làng nghề, tỉnh Hà Giang đã ban hành chính sách phát triển du lịch tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng, làng nghề. Trong khi đó, toàn tỉnh Quảng Nam có 45 làng nghề. Sản phẩm nghề, làng nghề Quảng Nam trong quá khứ đã tạo dựng tên tuổi với nhiều sản phẩm độc đáo, mang bản sắc riêng của vùng đất này được người dân cả nước và thế giới biết đến như: Dệt lụa Mã Châu, dâu tằm Đông Yên - Thi Lai, gốm sứ Thanh Hà, đúc đồng Phước Kiều, mộc Vân Hà, mộc Kim Bồng, lồng đèn Hội An. Công tác phát triển làng nghề gắn với du lịch được tỉnh Quảng Nam rất chú trọng và khai thác triệt để thông qua việc ban hành

các đề án, cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch làng nghề, làng nghề truyền thống... Nhờ đó, một số làng nghề đã hồi sinh và phát triển rất tốt.

Thực tế, điểm du lịch làng nghề đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng tuyến, điểm du lịch, trở thành điểm vệ tinh giảm bớt sự quá tải của các trung tâm du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và nâng chi tiêu của khách du lịch tại các địa phương, tạo được nguồn thu để các làng nghề duy trì hoạt động. Ví dụ điển hình thành công nhất là làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng. Nhờ tận dụng tốt các ưu thế của một làng nghề hàng trăm tuổi, cộng với sự đổi mới, sáng tạo, nhanh nhạy nắm bắt thị hiếu của du khách và người tiêu dùng, làng gốm Bát Tràng đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút rất đông khách nội địa và khách nước ngoài.

Cùng với làng gốm Bát Tràng, nhiều làng nghề khác đã dần định vị được vị thế của mình trong bản đồ du lịch Việt Nam, trở thành điểm đến cố định của các tour du lịch phục vụ du khách trong và ngoài nước. Có thể kể đến làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội), làng tranh dân gian Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh), làng gốm Thanh Hà, làng mộc Kim Bồng, rau Trà Quế (Quảng Nam), làng nghề sơn mài, gốm sứ Bình Dương; làng trồng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp).

Điểm dễ nhận thấy nhất là nhờ phát triển dịch vụ du lịch, nghề truyền thống của các làng nghề kể trên được bảo tồn nguyên vẹn và có bước phát triển hơn với những ý tưởng sáng tạo độc, lạ mang hơi thở cuộc sống đương đại, đáp ứng thị hiếu của du khách. Không chỉ vậy, sản phẩm của các làng nghề còn được xuất khẩu, tiêu dùng rộng rãi mang lại nguồn thu ổn định cho người dân và địa phương.

CẦN SỰ ĐẦU TƯ BÀI BẢN

Làng nghề truyền thống có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch nhưng hiện chưa phát huy hết hiệu quả do vẫn còn có những “điểm trừ” và nút nghẽn. Trước tiên, làng

nghề truyền thống ở Việt Nam có lịch sử phát triển mang tính cộng đồng cao, do người dân làm chủ thể. Việc xây dựng, thực thi quy hoạch và thu hút đầu tư phát triển làng nghề thành điểm du lịch đồng bộ, chuyên nghiệp khó khăn hơn so với phát triển điểm du lịch độc lập, do một đơn vị triển khai. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch tại làng nghề truyền thống phần lớn đan xen với hoạt động sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của cộng đồng dân cư nên việc tổ chức không gian, quản lý chất lượng dịch vụ khó khăn hơn.

Hầu hết các làng nghề chủ yếu đáp ứng nhu cầu tham quan trong thời gian ngắn, chưa có nhiều dịch vụ trải nghiệm, năng lực phục vụ còn chưa chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, việc khai thác đội ngũ nghệ nhân tại các làng nghề phục vụ cho phát triển du lịch chưa hiệu quả, phần lớn người thợ mới chỉ để ý đến kỹ thuật sản xuất theo truyền thống, thiếu kỹ năng trình diễn phục vụ khách du lịch.

Phát triển du lịch làng nghề là hướng đi phù hợp và đã được nhiều quốc gia ưu tiên đầu tư. Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng của du lịch làng nghề, đảm bảo phát triển bền vững, các địa phương cần thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép quy hoạch phát triển du lịch làng nghề gắn với phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, cần có đề án phát triển chi tiết, bố trí diện tích đất cho xây dựng bãi đỗ xe, khu dịch vụ, khu vệ sinh công cộng, khu trưng bày và bán hàng lưu niệm... đảm bảo tính đồng bộ của điểm đến.

Ngoài ra, các địa phương cần có chính sách phát triển đội ngũ nghệ nhân, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại các làng nghề truyền thống, hỗ trợ công tác bảo tồn, phục dựng một số hoạt động truyền thống, tinh hoa của làng nghề. Các làng nghề cần phải xây dựng sản phẩm đa dạng, mang tính đặc trưng của địa phương và đáp ứng được nhu cầu của du khách. Đồng thời, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, cải tiến mẫu mã bao bì sản phẩm cho sản phẩm làng nghề.

Làng nghề truyền thống của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời, là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng, mang tính cộng đồng cao. Theo xu thế hiện nay, du lịch làng nghề đang dần trở thành hoạt động du lịch văn hóa đặc trưng, hấp dẫn du khách. Du lịch làng nghề mang lại hiệu quả kép vừa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của làng nghề, vừa mang lại lợi ích kinh tế - xã hội.

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN, BẢO TỒN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

Bích Nguyên

Làng nghề chằm nón lá Thới Tân, Cần Thơ

Page 8: Tạp chí - langngheviet.com.vn

8 Tạp chí LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

LÀNG NGHỀ-NGHỆ NHÂN

Bên ngôi nhà sàn của gia đình, bà Lương Thị Thành ở bản Bổng, xã Thành Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) luôn rôm rả tiếng nói cười của các thành viên Câu lạc bộ (CLB) dệt thổ cẩm. "Trước đây, có thời điểm trong bản rất ít người biết dệt thổ cẩm, chỉ một số người cao tuổi vẫn cần mẫn, kiên trì giữ nghề. Lớp trẻ vì bận "cơm áo gạo tiền" và chỉ thích những bộ quần áo bán sẵn theo mốt nên không hứng thú với việc học nghề dệt", bà Thành chia sẻ.

Đã từ lâu, bà Thành muốn khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Vì vậy, khi có CLB dệt thổ cẩm do Hội LHPN xã thành lập, bà Thành đăng ký tham gia ngay.

"Giờ đây tuổi đã cao, tôi rất mong muốn góp phần gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc mình cho thế hệ trẻ. Vì vậy, khi CLB được thành lập, tôi đã vận động chị em trong bản tham gia các lớp học nghề và truyền đạt kinh nghiệm cho chị em", bà Thanh nói.

Với mong muốn giữ nghề truyền thống, sau những ngày mùa màng bận rộn, chị Lô Thị Nga, ở bản Bổng, cùng các thành viên CLB dệt thổ cẩm xã Thành Sơn lại dành thời gian học dệt. "Với niềm đam mê, muốn giữ nghề dệt truyền thống của cha ông, chị em đều hăng say học hỏi và tự tay làm ra sản phẩm để mặc trong những ngày lễ hội truyền thống của dân tộc mình. Ở đây, các chị đều tranh thủ dệt vào những lúc rảnh rỗi. Lúc nào không lên nương rẫy thì mình ngồi dệt. Giờ đây, chị em cũng phấn khởi hơn vì không chỉ góp phần gìn giữ nghề truyền thống mà còn có thêm thu nhập từ công việc này", chị Nga cho biết.

Chị Lương Thị Hảo, Chủ tịch Hội LHPN xã Thành Sơn, cho biết, Hội LHPN xã hiện có 585 hội viên, trong đó gần 60% hội viên là người dân tộc thiểu số. Xuất phát từ thực tế là hầu hết chị em ở đây sản xuất nông nghiệp, vào lúc nông nhàn có nhiều thời gian rảnh rỗi, nên đầu năm 2017, Hội LHPN xã đã phối hợp với Hội LHPN huyện Anh Sơn, Trung tâm dạy nghề và xúc tiến việc làm, Hội LHPN tỉnh Nghệ An tổ chức 2 lớp đào tạo nghề cho hơn 60 phụ nữ dân tộc Thái trong xã. Sau 2 tháng vừa học,

vừa làm, các chị đã làm được nhiều sản phẩm như khăn choàng, chân váy. Đầu năm 2018, Hội LHPN xã đã thành lập CLB dệt thổ cẩm với hơn 20 thành viên. Hiện nay, xã có hơn 10 khung dệt. Nghề dệt thổ cẩm đã mang đến nguồn thu nhập cho các thành viên, có người kiếm được 500.000 -1 triệu đồng/tháng.

Phục hồi nét đẹp thổ cẩm của đồng bào Thái ở huyện Anh Sơn không những góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Thái mà còn nâng cao đời sống tinh thần, làm tăng thu nhập, xây dựng đời sống văn hóa dân cư trên địa bàn biên giới. Vì vậy, để duy trì được nghề này, cần có sự vào cuộc của các cấp chính quyền, sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp trong việc bao tiêu sản phẩm gắn với phát triển du lịch. Có như vậy, nghề dệt thổ cẩm mới được lưu truyền, góp phần gìn giữ nét đặc sắc trong đời sống của cộng đồng người Thái ở miền Tây xứ Nghệ.

"Thực hiện Đề án gìn giữ và phát triển nghề dệt của địa phương, những năm qua, với sự chỉ đạo và quan tâm của các cấp ngành, chúng tôi vẫn luôn phấn đấu lưu giữ và thường xuyên mở các đợt tập huấn về nghề dệt thổ cẩm cho bà con. Ngoài việc khôi phục nghề, trong tương lai, nghề dệt thổ cẩm sẽ được phát triển cùng với du lịch tại địa phương. Đây cũng là cách để quảng bá sản phẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số", Chủ tịch Hội LHPN xã Thành Sơn Lương Thị Hảo cho hay.

Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào

Thái ở huyện Anh Sơn (Nghệ An) được

phục hồi không những góp phần gìn

giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn

hóa của đồng bào Thái mà còn nâng

cao đời sống tinh thần, làm tăng thu

nhập cho bà con.

NGHỀ DỆT THỔ CẨM CỦA ĐỒNG BÀO THÁI XỨ NGHỆĐình Nguyên

Người phụ nữ Thái bên khung cửi

Nghề dệt thổ cẩm ở xã Thành Sơn (huyện Anh Sơn) thu hút được người trẻ tham gia học

Nghệ nhân Lương Thị Thành cùng các thành viên CLB dệt thổ cẩm xã Thành Sơn

Page 9: Tạp chí - langngheviet.com.vn

Số 42(75) - ngày 15 . 10 . 2021 9

LÀNG NGHỀ-NGHỆ NHÂN

Nghệ nhân Phạm Văn Tuyên sinh năm 1974 tại thôn Nãi Sơn, xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Hơn 20 năm hành đạo ở trong Chùa, phục chế di tích các nơi, các cụm di sản bị mai một dần theo thời gian, chứng kiến đồ gốm có tuổi thọ hàng ngàn năm và mang theo nét văn hóa, kinh tế xã hội của thời điểm đó. Vì thế nghệ nhân Phạm Văn Tuyên nghiên cứu sâu các dòng gốm Lý, Trần, Lê, Mạc, nhận thấy nghề tiểu thủ công nghiệp gốm sứ đã được ông, cha ta kết tinh sáng tạo, sản xuất từ đồ gia dụng bình dân đến độ ngự dụng Hoàng cung, sản phẩm có kỹ thuật và có tính thẩm mỹ cao đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế nước nhà. Kỹ năng nghề gốm cao hơn hẳn so với các nghề tiểu thủ công nghiệp khác nó đã đạt tiêu chí xuất khẩu như ngày nay. Bảo tàng nhiều nước trên thế giới hiện đang trưng bày nhiều sản phẩm gốm Việt.

Hải Phòng, miền đất duyên hải Bắc Bộ là nơi định đô của Dương Kinh nhà Mạc, dưới triều Mạc phát triển mạnh mẽ về các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, tiêu biểu được nhắc nhiều trong sách sử là sản phẩm "chân đèn thời Mạc, lư hương thời Mạc" bằng gốm, đó chính là niềm tự hào về di sản của dân tộc, sự đột phá của gốm Mạc so với trước là "đắp nổi" toàn bộ trên đồ gốm, không dừng lại ở nét vẽ như các dòng gốm khác.

Nghệ nhân Phạm Văn Tuyên sinh ra tại Kiến Thụy- Dương Kinh Nhà Mạc, từ khi trưởng

thành đã yêu nghề truyền thống. Gốm sứ thời Mạc đã đánh thức nghệ nhân Phạm Văn Tuyên phải phục dựng và phát triển. Vì vậy quê hương là nơi sản xuất dòng gốm đắp nổi, cơ sở gốm Phù Điêu trong thời gian qua đã sản xuất 2.000 sản phẩm làm bằng tay, mẫu mã khác nhau, thể loại đa dạng, tất cả đều khắc họa về thiên nhiên, con người Việt Nam trên đồ gốm.

Quá trình vận hành, chế tác các tác phẩm, sản phẩm gốm Phù Điêu nghệ thuật, đã được 5 kênh truyền hình Quốc gia VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, TTXVN và Truyền hình THP làm chương trình, truyền thông về dòng gốm mới lạ được phát triển tại Hải Phòng. Hơn nữa, gốm Phù Điêu đã tham gia sự kiện triển lãm nhiều lần tại Hà Nội do Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức, tác phẩm đã được tặng bằng khen cấp Bộ.

Năm 2020, nghệ nhân Phạm Văn Tuyên vinh dự đã được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú”. Công chúng cả nước đã phần nào biết đến gốm Phù Điêu Hải Phòng và mua về dùng, biếu tặng. Thách thức đối với dòng gốm Phù Điêu giờ đây chính là phải sánh với nghệ thuật gốm sứ Trung Hoa, nghệ thuật gốm sứ châu Âu. Nghệ nhân Ưu tú Phạm Văn Tuyên hiện đang hết sức nỗ lực nghiên cứu, sáng tạo, chinh phục độ khó mới, tạo tác sản phẩm gốm thủ công cho qua lửa để tồn tại với vẻ đẹp mới, bất ngờ trong sáng tạo mang bản sắc Hải Phòng.

Đến với xưởng gốm Phù điêu Hải Phòng của Nghệ nhân Ưu tú Phạm Văn Tuyên, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những sản

phẩm độc đáo của xưởng: Bộ Cửu Long tranh châu- thể hiện chín con rồng tựa dòng Cửu Long chín khúc chảy ra 9 cửa bể, với châu ngọc đô thành lộng lẫy cao quí; Đôi chân đèn kiểu thời Mạc- chất liệu thể hiện gốm thời Mạc, quí phái sáng xanh long lanh ấn tượng; Tượng Bồ Tát Quan Âm- tượng gốm kích thước lớn, trang nghiêm tố hảo; Bộ tượng Đạt Ma tứ quí- với bốn tư thế ấn tượng cùng Tùng, Cúc, Trúc, Mai thể hiện bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông; Đôi bình hoa sen- gốm phong thủy chênh bong men huyết long độc đáo. Ngoài ra còn rất nhiều các sản phẩm gốm phù điêu khác đang trong giai đoạn chế tác và hoàn thiện.

Theo ông Nguyễn An Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng: Nét độc đáo trong gốm Phù Điêu thể hiện ở chỗ, mỗi sản phẩm bình gốm chỉ sản xuất độc bản, vì thế nó mang phong cách đặc trưng riêng của bàn tay nghệ nhân làm ra, từ khâu chế tác, khắc khuôn âm bản, nặn khắc tinh xảo, công phu, tất cả được làm thủ công qua bàn tay tài hoa của nghệ nhân. Tác phẩm gốm phù điêu được dày công chế tác trong nhiều năm, các tác phẩm mang dáng vẻ dung dị, mộc mạc nhưng lại vô cùng tinh tế, khoáng đạt. Các họa tiết được thể hiện trên các bình gốm rất phong phú, ngập tràn hương hoa âm sắc của thiên nhiên, của trời đất, qua đó gửi gắm tâm hồn và hoài bão nghệ thuật đối với chất liệu gốm phù điêu. Những sản phẩm của Xưởng Gốm phù điêu Hải Phòng do Nghệ nhân Ưu tú Phạm Văn Tuyên chế tác đã đạt tới độ hoàn mỹ về chất liệu và nghệ thuật cần được quảng bá và giới thiệu rộng rãi tới cộng đồng.

Nghệ nhân Ưu tú Phạm Văn Tuyên

tức Đại đức Thích Chánh Tịnh là hội

viên Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng (ở

thôn 3, xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy).

Năm 2020, ông Phạm Văn Tuyên đã

được Chủ tịch nước phong tặng danh

hiệu “Nghệ nhân Ưu tú”.

Ths, KTS Nguyễn Minh TríHiệp hội Làng nghề Hải Phòng

NGHỆ NHÂN ƯU TÚ PHẠM VĂN TUYÊN THỔI HỒN VÀO GỐM PHÙ ĐIÊU HẢI PHÒNG

Nghệ nhân Ưu tú Phạm Văn Tuyên

Page 10: Tạp chí - langngheviet.com.vn

10 Tạp chí LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

LÀNG NGHỀ-NGHỆ NHÂN

NHỮNG LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG CÓ THƯƠNG HIỆU

Bắc Ninh có nhiều làng nghề, như gỗ Đồng Kỵ, tranh Đông Hồ... Nói về làng tranh Đông Hồ, người làng vẫn truyền lại mấy câu ca rằng: “Hỡi cô thắt áo lưng xanh/ Có về làng Mái với anh thì về/ Làng Mái có lịch có lề/ Có sông tắm mát có nghề làm tranh”.

Làng tranh Đông Hồ xưa là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội chừng trên 35 km. Làng Đông Hồ nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ. Làng này xưa còn gọi là “làng Mái”. Làng nằm ngay sát bờ sông Đuống, ngày xưa chỉ cách sông một con đê, nên mới gọi là “Có sông tắm mát có nghề làm tranh”. Ngày nay, do sự bồi lấp của dòng sông nên từ đê ra đến mép nước cách khá xa.

Còn “làng Mái có lịch có lề” thì nghĩa là gì?. Tục ngữ có câu: giấy rách phải giữ lấy lề. Chữ “lề” ở đây tượng trưng cho những quy tắc đạo đức của người xưa, rất trọng danh dự, khí tiết. Quan niệm người xưa cho rằng làm nghề thì phải giữ lấy chuẩn mực đạo đức, chữ tín và sự liêm khiết, có như vậy thì mới có thể sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị.

Nói đến Bắc Ninh còn phải nói đến gỗ Đồng Kỵ. Đồng Kỵ thuộc thị xã Từ Sơn, có làng nghề đồ gỗ mĩ nghệ truyền thống nổi tiếng của Việt Nam, trước đây ít lâu vẫn được cho là làng nghề giàu nhất Việt Nam.

Nghề làm gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ có từ bao giờ thì hầu như người dân không rõ. Chỉ biết những đứa trẻ nơi đây mới lớn đã được bố mẹ dạy cho cách đục đẽo, chạm trổ. Hiện nay, làng vẫn giữ được ngôi đền cổ hơn 300 năm tuổi, được làm bằng gỗ với những

đường nét chạm khắc tinh xảo, do 36 người

thợ của làng tạo nên. Ngày trước, người thợ

Đồng Kỵ đi làm ở khắp nơi, ai thuê gì làm

đó, từ giường tủ, bàn ghế đến cả chạm khắc

tượng… Đến đầu những năm 1990, khi nhu

cầu của thị trường ngày càng tăng, người

làng mới bắt đầu mở cơ sở sản xuất gỗ mỹ

nghệ ngay tại làng.

Làng Đồng Kỵ nổi tiếng với những sản

phẩm gỗ như tủ chè, bàn ghế, gụ, sập… Với

những chi tiết chạm khắc vô cùng tinh xảo,

mẫu mã đẹp nên đồ gỗ của làng nổi tiếng

khắp gần xa. Đồ gỗ Đồng Kỵ còn được chế

tác từ nhiều loại gỗ quỹ như hương, trắc, sưa,

vô cùng giá trị.

ĐẶC SẢN NỔI TIẾNG VÙNG KINH BẮC

Dù có khá nhiều nơi làm bánh tẻ nổi

tiếng như Phú Nhi, hay Hưng Yên, nhưng

không có bánh tẻ nào nổi tiếng như bánh tẻ

làng Chờ ở Bắc Ninh. Bánh tẻ làng Chờ luôn

mang một hương vị đặc trưng đậm đà của

đặc sản Miền Bắc. Bánh được làm từ bột gạo

tẻ, gói ngoài bằng lá dong và được luộc chín.

Bánh tẻ chấm với nước mắm rắc hạt tiêu xay

với chanh, tỏi, ớt hoặc chấm với tương ớt. Ở

một số nơi người ta còn dùng thêm món chả

gà và dầu cà cuống trộn với nước mắm để

tăng thêm hương vị của món bánh.

Bánh phu thê Đình Bảng cũng là một đặc sản nổi tiếng. Bánh phu thê khi ăn sẽ thấy độ dẻo của nếp, độ giòn của đu đủ, độ ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa, vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường… tất cả hòa quyện vào nhau làm thành hương vị rất riêng của bánh. Nhân bánh hình tròn nằm trong vỏ bánh bẻ khuôn hình vuông bằng lá dừa, như biểu tượng vuông tròn của triết lý âm dương. Người ta dàn mỏng bột lên khuôn, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân, thể hiện ân nghĩa phu thê.

Rượu làng Vân là một thứ đặc sản Bắc Ninh không thể thiếu vào các dịp lễ hội, Tết hay làm quà. Rượu được nấu bằng thứ gạo nếp thơm ngon, ngoài ra còn làm bằng sắn khô hoặc tươi, cộng thêm men gia truyền là 35 vị thuốc bắc quý hiếm và nghệ thuật ngâm ủ tài tình của người dân nơi đây. Rượu uống êm, vị đậm, uống xong có cảm giác lâm li hương vị đặc biệt trong họng và không đau đầu. Khi cầm chai rượu lắc mạnh, ngay lập tức có rất nhiều bọt tăm li ti nổi lên rồi tan dần như pháo bông, pháo hoa. Tất cả tạo nên nét riêng có của loại rượu mang thương hiệu làng Vân vốn tồn tại từ hàng chục thế kỷ qua, được mọi người trong và ngoài nước biết đến.

Những làn điệu quan họ đượm

tình, những ngôi chùa, những lễ hội,

những làng nghề truyền thống, món

ăn đặc sản nổi tiếng và con sông

Cầu đã làm nên một xứ Kinh Bắc

rất nên thơ.

Thanh Lam

Tranh Đông Hồ sản xuất bằng phương pháp thủ công truyền thống, sử dụng chất liệu có sẵn trong thiên nhiên, gần gũi với đời sống của người dân Việt Nam.

Bắc Ninh có nhiều làng nghề truyền thống và đặc sản nổi tiếng

Page 11: Tạp chí - langngheviet.com.vn

Số 42(75) - ngày 15 . 10 . 2021 11

Già làng Alăng Chúc (79 tuổi, trú tại thôn Ra Lang, xã Jơ Ngây) cho hay, hằng năm, cứ đến độ tháng 8, 9 dương lịch, người dân ở các huyện vùng cao Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Tiên Phước (Quảng Nam) lại nhộn nhịp thu hoạch trái bòn bon.

Người Cơ Tu gọi là trái bòn bon là t’bon. Cây bòn bon cao khoảng 10- 15m, lá kép long chim, cụm hoa đơn độc hoặc từng chùm ở trên thân hay trên cành to, Hoa lưỡng tính, Quả nhỏ hình cầu màu vàng rạ với 4-5 múi, nhưng thường chì có 1-2 hạt. Cây bòn bon được coi là một trong những loại cây ăn quả phát dục chậm nhất trồng từ hạt 6-10 năm mới ra hoa kết quả.

Vừa lựa bòn bon “thương phẩm” để bán, già làng Alăng Chúc cho hay, ông có khoảng 50 cây bòn bon, trong đó hầu hết đã cho quả và có những cây “bòn bon” cổ thụ trồng từ năm 1954. Những cây này có năm được mùa cho hơn 1 tấn quả mỗi vụ. Sau 1975, ông trồng thêm bòn bon trong vườn rừng nên bà con trong thôn bắt chước trồng theo. Hiện nay, trong thôn có gần 30 hộ. Hầu hết các hộ đều sinh sống với nghề trồng bòn bon. Có các hộ trồng bòn bon nhiều như ông Jơ râm Băm (50 cây), ông Alăng Chô (40 cây)...Toàn thôn hiện có khoảng trên 500 cây bòn bon đã cho trái.

Già làng Alăng Chúc kể: Hàng năm nhà tôi thu hoạch bòn bon 2 lứa thu về trên 20 triệu đồng. Thông thường, đầu mùa và cuối mùa giá khoảng 30.000 đồng một ký, giữa mùa giá 25.000 đồng /kg. Bòn bon năm nay mất mùa do năm ngoái (2020) bị mưa bão nhiều. Bòn bon trồng trên đất Ra Lang ăn rất lành và khá ngọt, người dân nơi đây đến mùa bòn bon thường ăn bòn bon trừ cơm 1 bữa trong ngày nhưng vẫn thấy khỏe mạnh.

Theo già Bnướch Bam (69 tuổi), hội viên CCB thôn Ra Lang cho hay, năm 2019, 3 thôn cũ là Phú Mưa, Bờ Rùa, Cơ Loò sát nhập lại thành thôn mới mang tên thôn Ra Lang. Tuy nhiên, bòn bon được trồng nhiều và trở thành nghề trên đất Phú Mưa. Tuy nhiên, khi thu hoạch trái bòn bon Ra Lang phải để đủ độ chín thì bòn bon ăn rất ngon với vị ngọt, chua nhẹ, đậm đà.

Anh Lê Năm (55 tuổi, trú tại xã Đại An, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) cho hay, anh có “thâm niên” trên 15 năm trong việc buôn bòn bon. Đến mùa, anh đi xe máy lên Ra Lang mua bòn bon khoảng 100 kg chở về bỏ sỉ cho các chợ, mỗi chuyến sau khi trừ chi phí, mỗi ngày anh kiếm được 300.000 đồng. Ở thôn Ra Lang có nhiều hộ với nghề trồng bòn bon có năm (2 vụ) được mùa, được giá thu về khoảng 30-40 triệu tiền bán bòn bon/ năm. Bòn bon của Ra Lang ăn ngọt ngọt chua chua, đậm đà nên người ăn rất thích, bán khá chạy.

Du khách có dịp đến tham quan thôn Ra Lang vào mùa bòn bon, đồng bào nơi đây rất hiếu khách, vui vẻ mời bạn thưởng thức “vô tư” bòn bon ngay tại gốc với hương vị ngọt ngào kết tinh từ núi rừng Trường Sơn hoang dã và xem nghề trồng, thu hoạch bòn bon rất là thú vị.

LÀNG NGHỀ-NGHỆ NHÂN

Chúng tôi rất ấn tượng khi đến thôn Ra Lang, xã Jơ Ngây (huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam) vào một ngày cuối tháng Chín. Nơi đây người dân đang rộn ràng thu hoạch trái (quả) bòn bon nên từ cuối xóm đến đầu làng, đâu đâu cũng thấy cảnh thu hoạch, mua bán… bòn bon.

Tiên SaLÊN RA LANG XEM TRỒNG BÒN BON

Già làng A lăng Chúc giới thiệu cây “cổ thụ bòn bon đã từng cho hơn 1 tấn quả mỗi vụ.

Page 12: Tạp chí - langngheviet.com.vn

12 Tạp chí LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

LÀNG NGHỀ-NGHỆ NHÂN

“Hỡi cô thắt dải lưng xanh

Có về Nam Định với anh thì về

Nam Định có bến Đò Chè

Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ!”

Hóa ra cái địa danh “có nghề ươm tơ” nổi tiếng trong câu ca dao rất đỗi thân thương mà tôi từng được bà nội ngân nga ầu ơ bên cánh võng đay mỗi trưa hè hây hẩy những ngọn gió nồm nam mồ côi hiếm hoi để đưa cháu mình vào giấc ngủ thuở ấu thơ đó lại chính là làng Cổ Chất của Kim Thanh.

Mở trang ngọc phả của ngôi làng cổ ấy mới hay, nghề trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ và dệt lụa của Cổ Chất được hình thành và phát triển từ triều đại nhà Trần, cách nay hơn 800 năm.

Có được cái cơ duyên nằm bên cạnh con sông Ninh Cơ quanh năm lưu thủy hành vân chở nặng phù sa, thành ra, người dân làng Cổ Chất được thừa hưởng một vùng đất bãi phì nhiêu phồn thực mênh mông. Đó chính là cơ hội ưu việt số một để Cổ Chất phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm kéo tơ, dệt lụa truyền thống.

Kể về giá trị của nguồn lợi tự nhiên nói trên, ông Vũ Đức Hoàn người con của Kim Thanh hào hứng thổ lộ. Nhờ chủ động được nguồn nguyên liệu (lá dâu) dồi dào cho nên, nghề ươm tơ của Cổ Chất nổi tiếng từ đời nảo đời nao cho tới nay, thật ra cũng chẳng ai còn nhớ được nữa.

Đành rằng, dẫu có lúc nọ lúc kia; Vì những biến cố của lịch sử, song chưa khi nào những lò luộc kén kéo tơ của làng lại nguội lạnh ánh lửa hồng hay vắng những tiếng thoi đưa lách cách rộn ràng, với đủ mọi cung bậc tiết tấu, nhịp điệu.

Bãi dâu, lứa tằm, sợi tơ, khung dệt… đã gắn bó người dân nơi đây từ đời này sang đời khác, trở thành nét đẹp văn hoá của vùng quê. Gặp lúc say chuyện, bất chợt ông Hoàn lặng đi một lúc thật lâu để rồi sau đó rưng rưng ánh mắt, tự hào khoe: Ở làng Cổ Chất không thiếu gì những gia đình có tới hơn

chục thế hệ nối nhau theo nghiệp nuôi tằm kéo tơ rồi. Ông Hoàn kể, thuở “vang bóng một thời” nhất của nghề tằm tang Cổ Chất lại chính ngày thực dân Pháp chiếm đóng nước ta.

Vào đầu thế kỷ XX, giới tư bản Pháp buộc phải “mở hầu bao” rót tiền đầu tư xây dựng một nhà máy ươm tơ ngay tại đầu làng Cổ Chất với mục đích khai thác kỹ năng lao động lành nghề của dân thôn. Đồng thời, khai thác triệt để tiềm năng vùng nguyên liệu dâu tằm dồi dào phân bố dọc bờ sông Ninh Cơ. Nhà máy ươm tơ ra đời, thương nhân tứ xứ nô nức tìm về làng Cổ Chất thu

Nghề trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ và dệt lụa của làng Cổ Chất thuộc xã Phương Định, huyện Trực Ninh (tỉnh Nam Định) được hình thành và phát triển từ triều đại nhà Trần, cách nay hơn 800 năm. Làng Cổ chất cách thành phố Nam Định chừng 20 cây số, nằm bên con sông Ninh Cơ hiền hòa, thơ mộng.

Bình Nguyên

CỔ CHẤT CÓ NGHỀ ƯƠM TƠ NỔI TIẾNG

Nghệ nhân Nguyễn Thị Yến đặc biệt quan tâm tới khâu phân loại kén tằm để có được sản phẩm tơ đạt chất lượng cao nhất.

Nghề tằm tang lâu đời ở Cổ Chất

Là nơi cung cấp tơ sợi hàng đầu cho thị trường nhưng nghề tơ đang dần mai một

theo thời gian

Page 13: Tạp chí - langngheviet.com.vn

Số 42(75) - ngày 15 . 10 . 2021 13

LÀNG NGHỀ-NGHỆ NHÂN

sản phẩm. Sau đó khách thương hồ đem tơ lụa của người Cổ Chất bán ở bến Đò Chè, một khu thương cảng sầm uất vào loại bậc nhất của Nam Định thời thuộc Pháp.

Năm 1942, Chính phủ phong kiến Nam triều mở phiên đấu xảo (hội chợ) ở Hà Nội. Địa chỉ của khu đấu xảo chính là Cung Văn hóa Hữu nghị bây giờ, nhằm thu hút tinh hoa làng nghề của mọi vùng - miền về Kinh thành Thăng Long. Bận ấy, ông Phạm Ruân người làng Cổ Chất “đem chuông (tơ) đi đấm nước người” và đoạt được giải cao của Phủ Thủ hiến Bắc Kỳ.

Bà Nguyễn Thị Yến, một nghệ nhân ươm tơ ở Cổ Chất bộc bạch, qua bao phen chìm nổi nhưng nay ở làng vẫn có hàng trăm hộ gia đình giữ nghiệp ông bà ông vải để lại. Thôi thì nhà nào “nghèo nhất” cũng đều duy

trì ít nhất từ hai bếp ươm tơ trở lên. Bà Yến rất tự tin khi tâm sự, tơ Cổ Chất được làm thủ công hay bằng máy cũng đều rất đẹp và có chất lượng tốt vào loại… “của hiếm”.

Người Cổ Chất thuần khiết thanh tao thơm thảo, thế nên sợi tơ của họ làm ra luôn thanh mảnh, mềm mại nhưng rất bền và có màu sắc tươi sáng đặc trưng. Thời số hóa, nhưng những người cao tuổi ở Cổ Chất vẫn giữ nếp làm tơ theo phương pháp thủ công, như thói quen tâm linh giữ lấy bí kíp vừa là thể hiện sự kính trọng vô bờ bến với nghiệp tổ. Riêng những người trẻ của Cổ Chất, họ hoàn toàn tự tin mạnh dạn đầu tư máy móc; xây nhà xưởng để nâng cao năng suất lao động.

Muốn có được những sợi tơ vàng, tơ trắng đẹp “hết ý”, theo nghệ nhân Phạm Văn

Hợp, kỹ thuật ươm tơ thủ công truyền thống đòi hỏi sự khéo léo và tính kiên nhẫn. Từ việc lựa chọn và phân loại kén tằm, cho đến việc đảo kén lấy mối tơ, tay thoăn thoắt mắt không rời để kéo tơ đều sợi. Phải thế mới tạo nên những nén tơ căng chắc và óng mượt. Những cuộn tơ sống sau khi phơi khô, được đem đi se sợi. Tơ thành phẩm thường chia làm ba loại. Thứ tơ tốt nhất gọi là sợi mốt. Loại tơ hai: Sợi mành. Sau rốt cuối cùng: Sợi đũi!

Bà Yến tâm tình, người Cổ Chất ươm cả tơ vàng lẫn tơ trắng, nhưng tùy theo mùa. Vụ ươm tơ đầu tiên bắt đầu từ tháng 2 - 3 đến tháng 9 âm lịch. Đôi khi bà con còn làm thêm vụ tằm ép cuối năm, nếu như có kén.

Thế nên, vào cữ cuối tháng 4, nếu khách về thăm Cổ Chất sẽ chỉ thấy những bó tơ trắng phơi trên những thanh sào tre cuối chợ, chứ có “đốt đuốc soi giữa ban ngày”, chả thể tìm đâu ra thứ tơ vàng óng quen thuộc vào tiết ấy.

Bà Yến tỏ ra rất tự hào khi quả quyết rằng, chất lượng tơ Cổ Chất nổi tiếng trứ danh xưa nay cho nên, thương lái tìm về tận làng thu mua. Nhưng tơ Cổ Chất xuất khẩu sang một số nước trong khu vực là chủ yếu.

Đang trong lúc phấn chấn, bất giác bà Yến trở nên ngậm ngùi khi tâm sự, vì rất nhiều lý do mà những năm gần đây khu vực bãi bồi ven sông Ninh Cơ bị thu hẹp lại. Thêm nữa, một trong những địa chỉ truyền thống chuyên cung cấp kén tằm cho Cổ Chất là thôn Hợp Hòa cùng xã người ta không còn mặn mà với nghề nuôi tằm nai (tằm dệt) nữa mà chuyển hẳn sang “thâm canh” loài tằm ré để lấy nhộng bán.

Nguồn kén bị thiếu hụt, người làng Cổ Chất buộc phải đôn đáo tìm kiếm “đầu vào” ở khắp các vùng miền lân cận cho đến tận vùng nguyên liệu của Gia Lâm - Hà Nội. Kén nhập về, sau khoảng 20 - 25, đủ tuổi trưởng thành, đem luộc lên kéo ra những sợi tơ vàng, tơ trắng

Theo các nghệ nhân lâu năm của làng Cổ Chất bộc bạch thì nghề tằm tang này vô cùng vất vả nhưng cũng vui. Bà con làng nghề vui vì nhờ bao đời nay gắn bó với nghiệp nong tằm né kén guồng tơ mà đời sống vật chất - tinh thần của người dân Cổ Chất ngày càng phát triển bền vững. Vui nữa bởi, cảm thấy rất tự hào vì với nghề tằm tơ truyền thống mà người dân Cổ Chất đã góp cho đất nước một “thương hiệu” sản phẩm tơ lụa trứ danh.

Chính những sợi tơ vàng, tơ trắng “của nhà làm ra” mà qua biết bao kiếp tằm, kiếp người, bà con Cổ Chất đã góp phần tạo nên nét duyên riêng đặc biệt cho những thế hệ người con gái Việt Nam qua những tà áo dài đầy chất thi ca và âm nhạc trữ tình, lãng mạn.

Nghệ nhân ươm tơ

Tơ Cổ Chất vẫn luôn được xem là sản vật quý của Nam Định

Page 14: Tạp chí - langngheviet.com.vn

14 Tạp chí LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

LÀNG NGHỀ-NGHỆ NHÂN

TỪ CỔ ĐIỂN TRUYỀN THỐNG

Họa sĩ Trương Lộ cho biết, là một người Hoa sinh ra và lớn lên tại Chợ Lớn, từ thời niên thiếu, ông đã có cơ hội tiếp cận với thư pháp, hội họa truyền thống Trung Hoa. Ông may mắn được lĩnh giáo một nền giáo dục căn bản từ các thư pháp gia và các bậc thầy tranh thủy mặc danh tiếng tại Chợ Lớn những năm 60 của thế kỷ trước. Hơn 60 năm, với năng khiếu trời phú, niềm đam mê cháy bỏng và sự kiên nhẫn bền bỉ rèn luyện theo nghiệp thư - họa, ông đã trở thành một bậc thầy trong làng thư - họa và mỹ thuật Việt Nam.

Tất cả các tác phẩm từ thư pháp tới dòng tranh thủy mặc đều được hoạ sĩ Trương Lộ thể hiện với bút lực dồi dào, mạch lạc, chi tiết và xảo diệu. Vì vậy, đứng trước những tác phẩm của ông, dù là thư pháp hay tranh thủy mặc, người thưởng lãm có cảm giác như đang đứng trước một không gian văn hóa sinh động, gần gũi, giàu bản sắc. Trong tất cả những tác phẩm của ông, từ đường nét, gam màu, hình khối của tranh thủy mặc và những con chữ của thư pháp đều mang tính triết lý sâu sắc mà ông học được từ các bậc tôn sư của mình.

Có lẽ câu “Trung thi hữu họa, trung họa hữu thi ” (nghĩa là trong thơ có họa và trong

họa có thơ) rất đúng với họa sĩ Trương Lộ trong sáng tạo tác phẩm hội họa và thư pháp. Tác phẩm của ông dù là tranh thủy mặc hay thư pháp đều toát lên sự kết hợp tinh tế, tài hoa giữa hai trường phái “họa” và “thư”. Bằng bút pháp điêu luyện, từ hai mảng tách biệt ấy, ông đã hòa chung thành một, tạo nên những tác phẩm “họa” và “thư” hài hòa, chặt chẽ về bố cục, trọn vẹn về ngữ nghĩa, giàu tính triết lý.

Theo các thư pháp gia nổi tiếng trong làng thư pháp người Hoa ở Chợ Lớn, thư pháp khác với hội họa là chỉ gồm nét, không gian và hai màu đen - trắng. Để tác phẩm thư pháp đẹp cả về hình thức, nội dung, ngữ nghĩa, bố cục là điều các thư pháp gia luôn khát khao tìm tòi và sáng tạo. Trong lĩnh vực nghệ thuật thư pháp hiện nay ở Chợ Lớn, chỉ có thư pháp gia, họa sĩ, Nghệ nhân Nhân dân Trương Lộ định hình được một phong cách đặc biệt độc đáo. Ông đã biến giới hạn của nghệ thuật thư pháp thành vô hạn của không gian với những tác phẩm như “rồng bay, phượng múa”, “bút ca mực vũ”…

Mới đây (cuối tháng 3/2021), họa sĩ Trương Lộ đã tổ chức cuộc triển lãm cá nhân với 95 tác phẩm thư pháp do ông sáng tạo. Các thể loại từ chữ khó nhất như đại triện với giáp cốt, kim văn và tiểu triện cho tới chữ phổ thông với hành, lệ, thảo, khải đã được ông thể hiện thật điêu luyện, tinh tế, giàu cảm xúc bằng chữ Nôm, Hán. Nội dung là những áng thơ tuyệt tác gắn liền ý nghĩa triết lý “Phật-Đạo-Đời” từ Lý Thái Tông, Lê Qúy Đôn đến Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu và cả thơ của thi sĩ “kỳ dị” Bùi Giáng...

ĐẾN HƠI THỞ CUỘC SỐNG ĐƯƠNG ĐẠI

Đối với thư pháp, họa sĩ Trương Lộ chủ yếu quan tâm tới tính triết lý và chữ nghĩa trong văn học cổ điển, để từ đó truyền cảm

hứng cho công chúng thưởng lãm về những bài học làm người do cổ nhân truyền dạy.

Nhưng đối với dòng tranh thủy mặc, ngoài đề tài cổ điển như “hoa, điểu”, “sơn thủy hữu tình”, ông còn tâm huyết với đề tài hiện thực mang hơi thở cuộc sống đương đại. Suốt mấy chục năm qua, ông miệt mài với những chuyến đi thực tế khắp các vùng miền để cảm nhận, trải nghiệm những điều bình dị, gần gũi, làm chất liệu cho những tác phẩm tranh thủy mặc sinh động, hấp dẫn.

Nhiều tác phẩm của ông đã tạo được dấu ấn, sự ngưỡng mộ của công chúng yêu tranh thủy mặc như hình ảnh người bán vé số dạo trên đường phố cổ Hội An, những ngôi nhà chênh vênh bên bến nước vùng Đất Mũi (Cà Mau), những người phụ nữ ở một phiên chợ quê vùng đồng bằng Bắc Bộ, những người phụ nữ, những em bé dân tộc vùng cao cực Bắc…Tất cả đều được ông thể hiện bằng những đường nét dung dị, nhưng diễn tả được thần thái, khuôn sắc, bối cảnh và cả cá tính từng nhân vật, rất tinh tế, sống động.

Đặc biệt, bằng cây cọ dồi dào bút lực, tràn đầy cảm xúc thẩm mỹ của mình, họa sư Trương Lộ đã lưu lại những kỷ niệm, ký ức lịch sử và cuộc sống đương đại của Chợ Lớn dưới góc nhìn nghệ thuật. Chợ Lớn trong tranh của ông hiện lên sống động như đời thường, đó là bến Bình Đông tấp nập “trên bến dưới thuyền”, chợ Bình Tây (Chợ Lớn) sầm uất nhộn nhịp cảnh mua bán, những ngôi nhà liền kề ở phố cổ người Hoa và cả những ngôi nhà “ổ chuột” liêu xiêu trên kênh rạch của “xóm nước đen” một thời chưa xa…

Với những cống hiến của mình, họa sĩ Trương Lộ đã được TPHCM phong tặng Nghệ nhân ưu tú và vinh dự hơn là ông đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân nhân vào năm 2019.

NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN TRƯƠNG LỘ:

BẬC THẦY TRONG LÀNG HỘI HỌA VÀ THƯ PHÁP VIỆT NAM

Họa sư Trương Lộ (trái) giới thiệu với công chúng tại triển lãm thư pháp của mình

Danh tiếng của họa sĩ, Nghệ nhân Nhân dân Trương Lộ từ lâu đã được cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh) nói riêng và giới hội họa Việt Nam nói chung tôn vinh là bậc thầy trong làng hội họa và thư pháp. Những tác phẩm của họa sĩ Trương Lộ vừa mang đậm dấu ấn cổ điển, truyền thống, vừa có tính khám phá, hiện đại, giàu tính triết lý và hướng đến những điều chân, thiện mĩ. Những bức tranh của ông thể hiện từ những cổ điển truyền thống đến hơi thở cuộc sống đương đại.

Lương Định

Một tác phẩm tranh thủy mặc của họa sĩ Trương Lộ

Page 15: Tạp chí - langngheviet.com.vn

Số 42(75) - ngày 15 . 10 . 2021 15

LÀNG NGHỀ-NGHỆ NHÂN

Do nhanh nhạy trong việc nắm bắt thị hiếu của khách hàng, nên ngoài phục vụ nhu cầu trên địa bàn tỉnh, sản phẩm của làng nghề Tiến Lộc đã vươn ra hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt sang tận các nước: Lào, Campuchia, Thái Lan...

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình dịch COVID-19, thời gian qua, sản xuất của làng nghề gặp khó khăn do sức mua giảm, thị trường tiêu thụ bị chững lại, riêng thị trường xuất khẩu gần như đóng băng. Làng nghề không còn cảnh nhộn nhịp người xe ra vào bốc hàng như trước nữa.

Người có thâm niên trong nghề, làng nghề Tiến Lộc, xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc nói: “Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, xe cộ bị hạn chế lưu thông nên nhiều đơn hàng ngoài tỉnh buộc phải dừng lại. Một số tỉnh vẫn lưu thông được hàng hóa thì giá cước xe tăng (vì lái xe phải test nhanh COVID-19), nguyên vật liệu tăng, thậm chí không có nguyên liệu để nhập nên giá thành sản phẩm cũng tăng”. Nếu như trước đây, giá thành thấp, hàng hóa bán chạy nên số lượng hàng xuất đi nhiều. Thời gian gần đây, giá cả tăng cao, thị trường đầu ra hạn chế nên lượng hàng xuất đi rất ít, họ chỉ nhập hàng đến đâu bán đến đó. Hiện chỉ sản xuất cầm chừng bởi giờ có làm cũng không có nơi tiêu thụ, vì vậy thu nhập của người làm nghề giảm đi đáng kể. Trước đây, mỗi ngày xuất đi hàng trăm sản phẩm, giờ chỉ được vài chục sản phẩm/ngày. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người làm nghề. Đó là chưa kể đến những hộ vay ngân hàng để đầu tư sản xuất”.

Hiện toàn xã có khoảng 1.600 hộ làm nghề rèn, chiếm trên 60% số hộ trong cả xã.

Đây là một trong những nghề đem lại thu nhập cao cho địa phương. Dịch bệnh xảy ra, hoạt động sản xuất, kinh doanh của làng nghề vẫn được duy trì, tuy nhiên số lượng hàng hóa sản xuất ra và tiêu thụ có ảnh hưởng đáng kể. Bởi hàng sản xuất ra không bán được, trong khi giá nguyên vật liệu lại tăng và ngày càng khan hiếm.

Hầu như tất cả các doanh nghiệp, hộ gia đình đều gặp khó khăn trong sản xuất. Vì vậy, thu nhập của bà con giảm đi rất đáng kể. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bà con Nhân dân. Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, việc đưa ra các biện pháp khắc phục thực sự rất khó. Giờ chỉ mong dịch bệnh qua nhanh để bà con yên tâm sản xuất.

Tại làng Chè Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, nhiều cơ sở chỉ sản xuất cầm chừng do thiếu nguyên liệu, giá cả đắt mà hàng không bán được.

Nghệ nhân Lê Văn Bảy, Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Bảy Tuyên, làng Chè Đông, nói: “Khoảng 2 tháng nay, doanh nghiệp chỉ sản xuất cầm chừng bởi lượng hàng tiêu thụ giảm đi đáng kể. Thị trường của chúng tôi đi khắp các tỉnh trong cả nước, nhưng do tình hình dịch bệnh, xe cộ bị hạn chế lưu thông nên hàng hóa không thể xuất đi được. Từ 20 lao động giờ doanh nghiệp phải giảm tải chỉ còn 10 lao

động. Cũng thương anh em lắm nhưng giờ không biết phải làm thế nào”.

Không chỉ làng nghề Tiến Lộc, làng nghề đúc đồng Chè Đông mà còn rất nhiều làng nghề trên địa bàn Thanh Hóa đang cùng chung khó khăn này.

Theo thống kê, hiện Thanh Hóa có 36 nghề với 118 làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 75 làng nghề, làng có nghề truyền thống đã được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận làng nghề. Trong đó, có 2 nhóm làng nghề hoạt động tốt gồm: Nhóm làng nghề chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm (TP Thanh Hóa, Thọ Xuân, Tĩnh Gia, Hậu Lộc...). Và nhóm làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp (Nga Sơn, Hoằng Hóa, Cẩm Thủy, Thiệu Hóa...).

Dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường, vì vậy để vừa vượt khó sản xuất trong thời điểm dịch COVID-19, các làng nghề cũng cần phải đề cao các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Ngoài việc tuyên truyền cho người lao động thực hiện nghiêm quy định 5K của Bộ Y tế, các doanh nghiệp cũng hạn chế giao dịch, mua bán sản phẩm, hàng hóa với đối tác vùng dịch, thận trọng cao nhất để không lây lan dịch bệnh. Điều này góp phần thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa chống dịch vừa phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội trong tình hình mới.

Nghề rèn xã Tiến Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã nổi tiếng với các tên làng: làng Ngọ, làng Bùi, làng Sơn. Những năm gần đây, nghề rèn đã bắt đầu du nhập vào 2 làng còn lại: Thị Trang và Xuân Hội. Hiện toàn xã có khoảng 1.600 hộ làm nghề rèn, chiếm trên 60% số hộ trong cả xã. Nghề rèn là một trong những nghề đem lại thu nhập cao cho địa phương.

Thu Hoài

Nhiều lao động của các làng nghề ở xứ Thanh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.

THANH HÓA: Làng nghề vượt khó trong đại dịch COVID-19

BÀI TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 84/NQ-CP NGÀY 29/5/2020 CỦA CHÍNH PHỦ

Page 16: Tạp chí - langngheviet.com.vn

16 Tạp chí LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

LÀNG NGHỀ-NGHỆ NHÂN

Rất nhiều khó khăn về vốn đầu tư, lo lắng về sản phẩm tồn đọng nhưng chủ các cơ sở sản xuất tại nơi đây quyết tâm duy trì hoạt động sản xuất. Công nhân tại cơ sở vẫn có việc làm ổn định, thu nhập không giảm. Doanh thu và lợi nhuận của cơ sở tạm thời giảm sâu nhưng vẫn nỗ lực cao nhất để ổn định sản xuất.

Cơ sở sản xuất đồ nhôm gia dụng của gia đình chị Phạm Thị Phương, thôn Mỹ Am hiện có quy mô sản xuất lớn nhất xã Vũ Hội. Trước kia, mỗi năm cơ sở sản xuất này đúc khoảng 200 tấn nhôm với nhiều sản phẩm nhôm gia dụng, tạo việc làm cho 15 lao động trực tiếp và hàng trăm lao động gián

tiếp. Thu nhập bình quân của người lao động đạt 6 triệu đồng/người/tháng. Mỗi năm cơ sở này có nguồn thu gần 1 tỷ đồng từ nghề đúc nhôm truyền thống. Tuy nhiên, từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nhôm của thị trường giảm, sản lượng, doanh thu của gia đình giảm 50%. Đặc biệt, gần 2 tháng nay cơ sở không xuất được đơn hàng nào do thị trường tiêu thụ sản phẩm là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam.

Vũ Hội là xã nghề với 230 cơ sở sản xuất ở 17 ngành, nghề khác nhau, trong đó có 51 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, xay xát; 42 cơ sở làm bún, bánh; 30 cơ sở sản xuất rượu truyền thống; 25 cơ sở sản xuất đồ gỗ; 20 cơ sở làm đậu phụ; 15 cơ sở sản xuất đồ cơ khí..., thu hút hơn 5.300 lao động tham gia. Thông thường, các ngành nghề truyền thống mang lại 60 - 65% tổng giá trị sản xuất của địa phương, góp phần tích cực nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân. Dịch Covid-19 đã tác động xấu tới hầu hết các lĩnh vực kinh tế, trong đó có các ngành nghề truyền thống ở địa phương. Xã thường xuyên tuyên truyền, vận động, trao đổi, gặp gỡ, nắm bắt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục theo quy định và động viên các cơ sở, người lao động ổn định tâm lý, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Làng nghề Thanh Hương, xã Đồng Thanh hiện có gần 200 hộ sản xuất cốm, bún, bánh, nấu rượu, làm đậu... Thời điểm chưa có dịch Covid-19, mỗi ngày làng nghề xuất ra thị trường khoảng 20 tấn bún, bánh và hàng chục tấn cốm. Thị trường tiêu thụ bún, bánh là các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Thái Bình, Nam Định, thị trường tiêu thụ sản phẩm cốm chủ yếu là Hà Nội. Khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư, các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, việc vận chuyển hàng hóa khó khăn, các hộ sản xuất cốm phải tạm dừng sản xuất. Các hộ sản xuất bún, bánh vẫn duy trì sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh nhưng sản lượng chỉ đạt 30 - 40% so với trước. Một hộ sản xuất tại thôn Thanh Hương 1 cho biết: Với dây chuyền hơi làm bánh, trước kia mỗi ngày gia đình

tôi sản xuất trung bình 600 - 1.000kg bánh cuốn/ngày, thu nhập đạt 15 - 20 triệu đồng/tháng nhưng hiện nay chỉ tiêu thụ được 200 - 300kg bánh cuốn/ngày, thu nhập 5 - 7 triệu đồng/tháng. Mặc dù sản xuất, kinh doanh khó khăn nhưng tôi không nản chí, kiên trì đợi tình hình dịch bệnh ổn định sẽ tiếp tục phát triển nghề truyền thống của cha ông.

Huyện Vũ Thư hiện có 5 làng nghề với 6.233 hộ, cơ sở sản xuất, kinh doanh và 15.231 lao động, trong đó có 5.186 lao động thường xuyên. Tổng giá trị sản xuất của các làng nghề đạt gần 500 tỷ đồng/năm. Trước khi có dịch Covid-19, hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở, tổ hợp sản xuất nghề truyền thống đều sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần tích cực nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Tuy nhiên, do dịch Covid-19, hầu hết các nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện đều bị ảnh hưởng. Trong đó, nghề thêu xã Minh Lãng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, hoạt động sản xuất, kinh doanh gần như “đóng băng” trong hơn 1 năm qua. Các nghề, làng nghề khác giảm doanh thu và quy mô sản xuất 30 - 50%, có thời điểm tạm dừng hoạt động.

Hiện nay, huyện và các địa phương tập trung tuyên truyền, vận động người dân các làng nghề yên tâm, tin tưởng, chung sức đồng lòng cùng nhân dân cả nước sớm khống chế dịch bệnh, tạo nền tảng tốt nhất để trở lại sản xuất, kinh doanh. Huyện vận động bà con sáng tạo thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để kích thích tiêu dùng. Đối với một số làng nghề tạm thời phải dừng hoạt động do ảnh hưởng dịch bệnh, bà con có thể chuyển hướng sản xuất, khắc phục khó khăn trước mắt, duy trì việc làm, thu nhập cho lao động. Ngoài ra, huyện vận động các cơ sở sản xuất tranh thủ lúc dịch bệnh tạm dừng sản xuất có thể tổ chức vệ sinh, chỉnh trang nhà xưởng gọn gàng, khoa học hơn, tổ chức, sắp xếp lại công tác quản lý, nhân sự..., chuẩn bị các điều kiện thuận lợi nhất để khi dịch bệnh qua đi bắt tay vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Gần 2 năm qua, đặc biệt từ khi đợt dịch Covid-19 thứ tư xuất hiện tại Việt Nam, các nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Vũ Thư gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, các cơ sở sản xuất, người dân làng nghề vẫn không ngừng nỗ lực, quyết tâm duy trì ổn định sản xuất, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, gìn giữ nghề truyền thống của cha ông.

Khôi Nguyên

Người lao động làng nghề làm chổi đót xã Tam Quang (Vũ Thư) kiên trì bám nghề, vươn

lên trong khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

VŨ THƯ (THÁI BÌNH):

CÁC LÀNG NGHỀ VƯƠN LÊN TRONG ĐẠI DỊCH

Nghề đúc đồng cổ truyền được người dân thôn Hiếu Thiện, xã Vũ Hội (Vũ Thư) lưu giữ.

BÀI TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 84/NQ-CP NGÀY 29/5/2020 CỦA CHÍNH PHỦ

Page 17: Tạp chí - langngheviet.com.vn

Số 42(75) - ngày 15 . 10 . 2021 17

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Bạn tôi, chẳng biết hắn đã hát những bài gì lúc trước nhưng khi tôi đến thì hắn đang hát bài "Trống cơm". Cháu nội hắn, mắt vẫn tỉnh như sáo, miệng ê a tiếng Tây, tiếng Tầu gì đó chứ xem ra đâu có chú ý đến tiếng hát của ông.

Ra khỏi giường, vừa pha trà, hắn vừa bảo, phải hát cho nó ngủ thì hát, còn thực chất có câu hát, bài hát mình chẳng hiểu gì, ngay như bài trống cơm cũng vậy, chỉ thấy trống tượng trưng trên tivi , nào đã thấy tận mắt.

Ừ nhỉ, tôi cũng vậy, tôi có khác gì hắn và tôi mở mạng ra xem thì mới vỡ lẽ.

Trống cơm là nhạc cụ nhưng không phải nhạc cụ biểu diễn riêng.Trống to, thường là to nhất trong số trống (trống cái) là trống báo giờ của địa phương hay trường học; Có khi là tiếng trống lệnh của hội hè, đình đám; Trên sới vật thì tiếng trống như thúc các đô vật vào cuộc nhanh hơn; Những khi có sự cố nguy hiểm thì tiếng trống lại là tín hiệu báo động ở khu dân cư. Còn trống cơm là loại trống nhỏ thường đơn lẻ không đi theo bộ như trống ếch của thiếu niên hay bộ ngũ lôi của nhạc hiếu. Tuy vậy, nếu trong dàn nhạc hội hè, đình đám mà thiếu trống cơm thì người tinh ý, có khiếu âm nhạc hội hè sẽ thấy một khoảng trống vắng, cái hay phối hợp của nhạc cụ giảm đi rất nhiều.

Trống cơm được cấu tạo hai mặt, tang trống là gỗ cứng (thường là gỗ lim) hình trụ dài chừng 65-70 cm, đường kính khoảng 24-25cm, ít thấy dùng gỗ mít như một số loại trống khác, hai đầu tang trống thu hơi nhỏ dần, mặt trống bưng bằng da, có thể chốt đinh tre hoặc kéo căng bằng bộ dây nín theo chiều dọc thân trống. Gọi là trống cơm vì phải dùng cơm đắp vào mặt trống, tuỳ theo tiết diện mặt trống mà người ta đắp cơm, tuy nhiên diện tích để đắp cơm hai mặt trống có khác nhau, bên rộng, bên hẹp, ở giữa mặt trống, cơm đắp theo diện tích hình tròn chừng 4 đến 6 cm, hơi cao vào giữa kiểu mặt cầu. Khi vỗ, người ta thường dùng bốn ngón tay sít vào nhau ( trừ ngón cái) để vỗ trực tiếp lên mảng cơm đắp ở mặt trống.

Cơm để đắp mặt trống phải nghiền cho dẻo, tất cả các hạt cơm quyện vào nhau thành một khối như nắm bột, tuyệt nhiên không còn nhận ra hạt cơm rời. Chuyện ngoài lề, xưa nay người ta thường khen cơm nắm mo cau ngon,

đúng thế nhưng không phải ngon vì có mùi hương từ mo cau quyện vào như văn chương vẫn tả. Ai đã từng ăn cơm nắm mo cau thì nhận biết chính xác. Có người nói dùng bẹ mím, bẹ của chùm hoa cau thì nó thơm quyện vào cơm nhưng tìm đâu ra bẹ hoa cau tươi những khi cần nắm cơm. Cái thông thường nhất mà bao đời người ta nắm cơm là dùng mo cau cho khỏi nóng. Cơm nắm muốn ngon là phải nắm ngay khi vừa xới ra còn nóng bỏng, có thế nắm mới nhuyễn, nhưng ai mà nắm được vì còn quá nóng. Giải pháp tối ưu nhất là dùng mo cau, nó không dễ rách như lá chuối, lại dày, cách nhiệt không nóng tay, cơm tha hồ nhuyễn. Cơm đắp vào trống không nhiều, không cần mo cau nhưng cũng nhuyễn như thế và một đôi nơi khi đắp cơm vào mặt trống người ta cũng gọi là cho trống ăn cơm.

Lời bài hát trống cơm mô tả ...vông nên vông. Tuy nhiên âm thanh mà ta thường nghe thì nó bùng, bung nhè nhẹ.

Tôi vừa tra, vừa đọc cho hắn, hắn à ha về mấy từ con nít (xít), con nhện và ý nghĩa thầm kín người xưa gửi vào lời ca. Hắn bảo tơ nhện cũng là sự cài đặt rõ khéo của tơ duyên cho nên em mới nhớ thương ai .... và rồi duyên nợ khách tang bồng.

Ca dao: "Trai khôn kén vợ chợ đông, gái khôn kén chồng giữa đám ba quân" (tiền quân ,trung quân và hậu quân- phía trước, ở giữa, đằng sau; Có khi lực lượng chia hàng ngang gồm tả quân,trung

quân và hữu quân- bên trái, ở giữa và bên phải)

Khách tang bồng chính là nhà binh, là võ quân thời trước. Bồng là loại tre cứng vót mũi tên,tang là dâu, gỗ dâu chế cây cung và hình tượng người lính xưa là cánh cung với ống mũi tên luôn theo người.

… " Cậy em, em ở lại nhà, vườn dâu em đốn, mẹ già, em thương ".

Chẳng hiểu nổi, cứ theo thơ Nguyễn Bính mà tưởng tượng vườn dâu đốn cành hàng năm cho lá ra nhiều để nuôi tằm thì cành dâu ấy làm được cái gì, có chăng làm đồ thổi (củi nấu bếp) hoặc may ra ông nào kỹ thuật nghề nấm vớ được làm giá thể (nguyên liệu) trồng mộc nhĩ là hết vị. Đâu đó có gia đình trồng được cây dâu sai quả, thường là để thu hoạch quả mà không lấy lá nuôi tằm, có khi hàng chục năm, gốc dâu cũng chỉ bằng bắp chân, ai mà tin gỗ dâu chế cánh cung.

Nhưng không! Một anh bạn đi du lịch đến vùng Sác tư nước Nga đã kể chuyện có những cây dâu cao và to, có cây vòng tay người ôm, thậm chí hai người ôm mới hết, chất gỗ nhẹ, độ cứng đàn hồi tốt nhưng cũng rất dẻo và dai.

Thế đấy, thế nghĩa là người xưa nói tang, bồng, gỗ dâu làm cánh cung, tre bồng làm mũi tên là có cơ sở. Thằng bạn tôi kéo hơi thuốc lào xong, hắn say thuốc nhưng có lẽ cũng say chuyện trống cơm, mắt lờ đờ, đầu gật gật miệng nói không rõ tiếng, hình như hắn nói: - Ừ , hay đấy nhỉ!

TẢN MẠN VỀ TRỐNG CƠM Vũ Thị Nhất

Page 18: Tạp chí - langngheviet.com.vn

18 Tạp chí LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

Tổng thu từ khách du lịch giảm mạnh so với trước. Nhiều kế hoạch, sự kiện xúc tiến quảng bá điểm đến của các địa phương buộc phải tạm hoãn, lùi thời hạn.

Để gỡ khó cho ngành du lịch, anh Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group – doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ du lịch, đề xuất một số giải pháp: Trước mắt, doanh nghiệp cần có các chính sách "tiếp sức", tạo cơ chế để tiếp cận được với những khoản vay ưu đãi nhằm chi trả, phục hồi kinh doanh, trả lương cho nhân viên. Doanh nghiệp du lịch cũng mong muốn được giãn nợ ngân hàng từ 3- 5 năm và được cho vay không cần thế chấp bởi doanh nghiệp du lịch hiện nay không còn gì để thế chấp nữa. Về lâu dài, để phục hồi ngành "công nghiệp không khói", cần có các giải pháp dài hạn như đào tạo lại lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch, chuyển đổi số, thay đổi cách làm du lịch...

Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thị Thanh, Giám đốc Công ty du lịch Hành trình Phương Đông, bày tỏ, hậu Covid-19, những người điều hành doanh nghiệp du lịch như chị mong muốn có đường hướng

phát triển thực sự, được các cơ quan chức năng hỗ trợ quảng bá, truyền thông về các điểm đến an toàn...

Với các giải pháp hỗ trợ ngành du lịch vượt qua khó khăn của đại dịch, phục hồi và phát triển, Trưởng ban Ban Thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) Hoàng Nhân Chính nhận định: Có 3 hướng hỗ trợ. Đó là hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, hỗ trợ cho người lao động trong ngành du lịch và hỗ trợ phục hồi cho ngành du lịch.

Về các biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, cuộc khảo sát do Hội đồng Tư vấn du lịch phối hợp thực hiện cho thấy, việc giãn nộp hoặc giảm thuế là ưu tiên hàng đầu đối với doanh nghiệp. Ông Hoàng Nhân Chính giải thích lý do: nếu xét trên góc độ kinh doanh, tiền lãi trong doanh nghiệp được tính bằng tổng thu trong kinh doanh trừ đi tổng chi trong kinh doanh. Vì vậy, nếu được giãn hoặc giảm các loại thuế, doanh nghiệp sẽ có ngay một khoản tiền hiện hữu để có thêm kinh phí duy trì hoạt động. Các hỗ trợ khác như miễn, hoãn đóng bảo hiểm xã hội, phí công đoàn, giảm thanh, kiểm tra không cần thiết, giảm lãi suất vay ngân hàng, giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với các gói vay ngân hàng... cũng là mong muốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú, đặc biệt là khu nghỉ dưỡng, đang phải chịu giá thuê đất khá cao. Họ cần được hỗ trợ giảm giá thuê đất, giảm giá tiền điện...

Đối với hỗ trợ trực tiếp cho người lao động, điều mà nhiều doanh nghiệp quan tâm chính là ưu tiên tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người lao động trong ngành

du lịch. Việc tiêm vaccine được đánh giá là giải pháp căn cơ, có 2 tác động lớn. Một là, giúp người lao động yên tâm làm việc. Điều này rất quan trọng, vì những người làm dịch vụ phải tiếp xúc với nhiều người. Hiện tại, nhiều cơ sở lưu trú được trưng dụng làm cơ sở cách ly, làm nơi ở cho cán bộ y tế, những người làm công tác phòng, chống dịch tại địa phương... nên họ cần được ưu tiên tiêm vaccine để đảm bảo an toàn. Hai là, khi nhân sự trong doanh nghiệp đạt tỷ lệ tiêm vaccine cao thì du khách mới cảm thấy yên tâm khi sử dụng dịch vụ.

Trước tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 đối với ngành du lịch, các cơ quan chức năng như Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam... đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ một số cơ chế, chính sách, giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp du lịch như: Xem xét giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm tiền thuê đất và giãn nộp thuế...

Tổng cục Du lịch đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp tập trung vào việc xây dựng văn bản, đề án quản lý nhà nước; Sẵn sàng các phương án mở lại thị trường quốc tế; Hỗ trợ địa phương phục hồi và phát triển du lịch; Phát triển du lịch thông minh và xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh; Quy hoạch du lịch; Cơ cấu lại thị trường du lịch... Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng đưa ra Dự thảo Chương trình hành động phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 theo hướng đưa ra các giải pháp mang tính căn cơ để khôi phục và phát triển du lịch sau khi dịch bệnh được đẩy lùi.

Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO)

đánh giá 2021 là một năm nghiệt

ngã của du lịch toàn cầu. Tại Việt

Nam, 6 tháng đầu năm 2021, dịch

Covid-19 tái bùng phát đã làm tê liệt

các hoạt động du lịch.

Anh Quân

HƯỚNG HỖ TRỢ NGÀNH DU LỊCH PHỤC HỒI SAU "BÃO COVID"

DU LỊCH

Du lịch xanh Tam Cốc (Ninh Bình).

BÀI TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 84/NQ-CP NGÀY 29/5/2020 CỦA CHÍNH PHỦ

Hà Giang mừa nào cũng đẹp.

Page 19: Tạp chí - langngheviet.com.vn

Số 42(75) - ngày 15 . 10 . 2021 19

Ở Việt Nam trong những năm gần đây đã bắt đầu quan tâm phát triển hình thức Du lịch nông thôn. Sự phát triển của hình thức du lịch này đã góp phần cung cấp cơ hội việc làm cho cộng đồng địa phương, tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa phương thông qua việc bán các sản phẩm và dịch vụ của du lịch, đóng góp để bảo tồn và phát triển du lịch, cung cấp thị trường cho hàng hóa và dịch vụ địa phương, Góp phần nâng cao hình ảnh của địa phương và của quốc gia.

Du lịch xanh không chỉ là một khái niệm mà đã trở thành một xu hướng, đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều nước trên thế giới, ngày càng thu hút sự quan tâm rộng rãi của khách du lịch, của các doanh nghiệp du lịch nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung. Tuy vậy, ở nước ta, khái niệm “du lịch xanh” và phát triển du lịch xanh mới được quan tâm những năm gần đây, cho nên việc hiểu “du lịch xanh” và thực hiện phát triển du lịch xanh còn hạn chế.

Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa, có giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Có thể nói, phát triển du lịch xanh là chìa khóa để phát triển du lịch có trách nhiệm, đảm bảo du lịch bền vững.

Cốt lõi của du lịch xanh là sản phẩm du lịch xanh. Để đảm bảo là sản phẩm xanh cần đạt các tiêu chí sau: sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường; sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đối

với môi trường và sức khỏe; sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng; sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khỏe. Như vậy, tất cả các dịch vụ, sản phẩm du lịch như tour, sản phẩm, dịch vụ của khách sạn, nhà hàng muốn được công nhận là sản phẩm du lịch xanh đều phải đạt được các nội dung cơ bản của các tiêu chí trên. Mức độ “xanh” của một sản phẩm du lịch sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ thân thiện môi trường của những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến tính chất tham gia vào việc hình thành nên sản phẩm du lịch.

Với cách tiếp cận trên, sản phẩm du lịch xanh được hiểu là những sản phẩm du lịch có hàm lượng cao các yếu tố đặc biệt là dịch vụ, thân thiện môi trường, được phát triển phù hợp với các nguyên tắc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Trong xu thế hiện nay, khi sự quan tâm của du khách đến môi trường tự nhiên ngày tăng thì việc phát triển những sản

phẩm du lịch xanh có chất lượng cao sẽ góp phần quan trọng vào việc tạo ra tính cạnh tranh và hấp dẫn cao của điểm đến du lịch bên cạnh một số yếu tố khác như mức độ thuận lợi trong tiếp cận điểm đến (thủ tục ra, vào phương tiện); hình ảnh, thông tin về điểm đến.

Du lịch xanh được áp dụng trong hệ thống khách sạn, đơn vị vận chuyển, kinh doanh lữ hành, nhà hàng bằng các biện pháp bảo vệ môi trường: xử lý nước thải tránh ô nhiễm, thu gom triệt để rác thải, giảm tiếng ồn, hạn chế sử dụng túi ni lông, trồng cây xanh.

Việt Nam có tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa - nhân văn rất phong phú, đa dạng. Đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch xanh. Mặt khác, Việt Nam cũng là một quốc gia chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Do vậy, chúng ta càng cần phải phát triển du lịch xanh, góp phần phát triển một nền kinh tế xanh bền vững.

DU LỊCH

DU LỊCH NÔNG THÔN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

Du lịch nông thôn (một hình thức Du lịch cộng đồng) đã được phát triển mạnh mẽ ở các nước trên thế giới như Pháp, Italia, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan,… Với tiềm năng là nước nông nghiệp, khu vực nông thôn có khoảng 75% dân cư đang sinh sống; Đa dạng về điều kiện sinh thái và đa dạng sinh học; Đa dạng về văn hóa truyền thống với 54 dân tộc, người dân nông thôn có truyền thống hiếu khách;…

Lam Lam

Không gian xanh tại Mường Thanh Diễn Lâm (Nghệ An)

Hình thức Du lịch nông thôn trong sự phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam

Page 20: Tạp chí - langngheviet.com.vn

20 Tạp chí LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

Theo như người dân nơi đây cây si rô được đưa về vùng này chưa lâu chỉ khoảng 7-8 năm, mà ban đầu chỉ là để làm cảnh, cây có tán tròn xanh mướt, trái thường sai chín đỏ mọng vào độ tháng 6 - 7. Thấy đẹp dân quanh làng cũng xin giống đem trồng làm hàng rào. Si rô thuộc loại cây thân gỗ nhỏ, dạng bụi, sống lâu năm, chiều cao khoảng 2- 4m. Cây có nhiều cành nhánh, thân và cành có gai nhọn. Do thân siro nhỏ nên có thể leo dựa dạng cây hoa giấy. Lá siro màu xanh đậm, hình bầu dục, hơi nhọn ở đầu, bứt lá chảy mủ trắng. Hoa nhỏ xinh màu trắng, mọc thành chùm, nở quanh năm. Quả si rô tròn, khi non có màu trắng, chuyển hồng, đỏ rồi chín đỏ thẫm. Si rô còn non rất chua, nên được dùng thay chanh làm gia vị. Quả chín có vị ngọt hơn dùng làm nhiều món ăn. Quả chứa 1-2 hạt. Siro rất sai quả, từng chùm quả nổi bật trên nền lá xanh thẫm trông bắt mắt, đầy sức sống.

Cây siro từ lúc kích thước còn nhỏ gọn đã cho trái đẹp mắt nên rất phù hợp trang trí cảnh quan nơi có diện tích hạn chế như nhà phố, cơ quan, công sở, quán cà phê… mang đến vẻ đẹp sinh động, tươi vui, đầy sức sống.

Trồng siro trong công sở, công ty không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ, màu đỏ của quả còn mang đến may mắn, tài lộc.

Với tán to tròn, quả màu đỏ với hương vị ngọt ngọt, chua chua, thơm thơm siro được

trồng chậu cảnh trưng ở nhiều nơi và làm món ăn hấp dẫn cho mọi người đặc biệt là trẻ nhỏ. Ngắm nhìn cây siro trong giai đoạn đổi màu của quả cũng là một cách thư giãn thú vị. Quả si rô còn được làm thành nhiều món ăn hấp dẫn, đặc biệt là nước si rô: dùng quả xanh hoặc chín bỏ cuống cho bớt nhựa rồi rửa sạch, để ráo. Sau đó chà nát để lấy dịch quả, lọc bỏ bã rồi đun với lửa nhỏ. Thêm đường mà đặc biệt là đường phèn sẽ cho màu nước rất đẹp, với tỷ lệ 1 dịch quả + 2 đường, đun sôi 20-30 phút. Như thế chúng ta đã có món si rô thơm ngon, dùng dần. Nước siro này vừa là món giải khát hấp dẫn vừa có tác dụng lợi sữa với các bà mẹ, lợi mật đối với những ai có bệnh.

Ngoài ra các bộ phận của cây còn dùng để làm thuốc, quả siro có vị chua chứa nhiều vitamin C vừa làm mát gan vừa lợi mật, hoặc làm gia vị. Quả chín vừa làm món ăn chơi, vừa ngâm rượu, làm mứt, làm siro,… Rễ siro có vị đắng, sắc rễ khô uống để trị sán lãi, sát trùng, thuốc kiện vị, bệnh scorbut…

Cây si rô khỏe mạnh, không cầu kỳ chăm sóc, ít sâu bệnh ưa sáng hoàn toàn, càng nhiều nắng lá và quả càng đậm màu. Cây siro

ưa khí hậu mát mẻ, chịu nóng kém hơn lạnh. Nhiệt độ phù hợp nhất đối với cây là 15-28oC. Nóng quá cây sinh trưởng phát triển kém. Cây không kén đất nhưng phải tránh ngập úng. Nếu trồng chậu, muốn cây ra quả thì đường kính chậu tối thiểu 40 cm. Cây được chăm sóc thường xuyên sẽ ra quả liên tục, hàng tháng nên bón phân điều độ cho cây bằng các loại phân như NPK, phân hữu cơ, phân vi sinh, phân trùn quế, nhưng với phân chuồng thì phải để í chỉ hợp với phân bò, phân dê chứ phân lợn, phân gà sẽ cho trái có vị đắng…

Cây si rô không kén đất có thể trồng ở các vùng đồi hoang để thu hoạch quả. Nhựa quả hơi độc tuy nhiên quả có vị chua, không ăn được nhiều nên không sợ ngộ độc. Nên bứt cuống để quả chảy bớt mủ rồi mới ăn. Không nên ăn quả tươi quá 10 quả mỗi lần.

Tuy cây si rô đã nhân giống thành công ở nơi đây, góp phần tăng thu nhập cho một số hộ gia đình. Nhưng đây là loại cây đặc trưng dành cho người chơi kiểng chứ chưa được mở rộng trồng làm thế mạnh là giống cây ăn trái nên hiệu quả kinh tế chưa cao.

Cây si rô đã đến mùa thu hoạch.

Con đường đỏ rực cây siro ở huyện Gò Công Đông, Tiền Giang

Đến xã Tăng Hòa, huyện Gò Công, Tiền Giang, ai ai cũng phải trầm trồ vì một rặng cây si rô trái mọng chín đỏ. Quả siro được dùng làm siro, mứt, rượu, có tác dụng thanh nhiệt, làm mát. Ngoài ra, loại cây này còn dành cho người chơi kiểng, trồng trong công sở, công ty không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ, màu đỏ của quả còn mang đến may mắn, tài lộc.

CÂY SIRO ĂN QUẢ ĐỘC ĐÁO VÀ LẠ MẮTNinh Ngọc

Quả siro được dùng làm siro, mứt, rượu, có tác dụng thanh nhiệt,

Si rô làm nước giải khát ngon tuyệt.

VĂN HÓA - ẨM THỰC

Page 21: Tạp chí - langngheviet.com.vn

Số 42(75) - ngày 15 . 10 . 2021 21

VĂN HÓA - ẨM THỰC

Khi xưa, người ta làm cốm như kết tinh của công sức lao động, thể hiện tấm lòng của của con cháu thắp hương kính gia tiên. Sau này, cốm Thanh Hương dần nổi tiếng, người dân làm để bán cho khách khắp nơi, quảng bá như một đặc sản quê lúa.

Hương cốm dịu dàng, phảng phất trong tiết heo may, những mẹt cốm xanh tươi bên những trái hồng đỏ mọng là những hình ảnh rất đỗi quen thuộc gắn liền với mùa thu Bắc Bộ. Ở miền Bắc, có không ít ngôi làng từ lâu đã sống và gắn bó với nghề làm cốm, trong đó làng cốm Thanh Hương thuộc xã Đồng Thanh, huyện Vũ Thư là một trong những làng nghề phát triển mạnh nhất về nghề làm cốm hiện nay.

Không ai nhớ rõ cốm xuất hiện ở Thanh Hương từ bao giờ, chỉ biết rằng người dân nơi đây từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành đã lớn lên cùng tiếng chày giã cốm và mùi hương dịu dàng của lúa nếp.

" Làng Thanh Hương hiện nay có 108 hộ làm cốm, trong đó có 96 hộ chuyên sản xuất, 12 hộ chuyên thu mua. Nghề sản xuất cốm đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ý nghĩa hơn khi người dân Thanh Hương vẫn có thể duy trì và phát triển nghề truyền thống cha ông để lại.

Khác với một số làng cốm chủ yếu sản xuất cốm theo mùa, ở Thanh Hương, cốm được sản xuất quanh năm, tuy nhiên, thời điểm cốm cho chất lượng ngon nhất vẫn là vào dịp tháng 7 đến tháng 10 âm lịch. Lúc này cốm được làm bằng lúa mới, hạt gạo còn giữ mùi thơm sữa non, có độ dẻo vừa tầm. Loại gạo được chọn để làm cốm phải là nếp ngon, đều hạt, thích hợp nhất là nếp cái hoa vàng, thứ gạo có độ dẻo, thơm bậc nhất trong các loại lúa nếp. Vào mùa này, khi lúa trên đồng đã uốn câu, chờ đến đúng độ, không quá già cũng không quá non, người nông dân gặt về, chọn ra những hạt thóc mẩy ngon làm cốm. Thóc được rang trong chảo gang, đun nhỏ lửa cho đến khi chín tới, không giòn quá mà tróc trấu, dậy mùi thơm thì bắc ra. Thóc chín, sau đó được cho vào cối giã đều đến khi bung ra những hạt cốm đều, mỏng như lá me thì dừng lại. Sau quá trình sàng sảy kỹ càng, chỉ còn lại những hạt cốm trắng tinh trên mặt sàng thì công đoạn làm cốm mới được coi là hoàn thiện.

Cốm được phân chia làm hai loại, một loại là cốm mộc có màu trắng đặc trưng dùng để xuất bán cho các cơ sở chế biến bánh cốm, chè cốm, chả cốm, một loại là cốm màu được dùng để ăn ngay. Để lên màu cho cốm, người dân sử dụng ngay chính những loại cây lá từ vườn nhà để tạo màu, loại lá thường được sử dụng là lá nếp, lá gừng hay lá cau... Các loại lá này sau khi được giã lấy nước cốt sẽ đem trộn với cốm mộc cho ra màu xanh như ngọc, trông rất bắt mắt và tươi ngon. Cốm màu được bọc trong lá

sen, ướp hương thơm thoang thoảng, là món ăn mà người miền Bắc, đặc biệt là người Hà thành rất ưa chuộng.

Trước kia, theo truyền thống, người Thanh Hương có những quy tắc rất nghiêm ngặt trong phân công lao động. Người đứng cối giã cốm bắt buộc phải là đàn ông, phụ nữ làm những công việc còn lại như đảo cốm, sàng sảy để cho ra những sản phẩm cuối cùng. Ngày nay, hầu hết mọi công đoạn trong quy trình sản xuất cốm đều do máy móc thực hiện, con người đã bớt đi những vất vả nhưng không vì “công nghiệp hóa” mà cốm Thanh Hương đánh mất đi hương vị đặc trưng đã lưu truyền từ bao đời.

Người sản xuất cốm ở làng Thanh Hương cho biết: Mỗi ngày cơ sở của chúng tôi cung cấp ra thị trường khoảng 1 tạ cốm, chủ yếu là thị trường Hà Nội, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hải Phòng và một số tỉnh phía Nam. Sản phẩm cốm của chúng tôi rất được bạn hàng ưa chuộng và cam kết đặt hàng lâu dài.

Một số gia đình bên cạnh việc giữ gìn nghề thủ công truyền thống đã phát triển thêm một số mặt hàng như bánh cốm, kẹo cốm để tạo đầu ra thuận lợi hơn, đáp ứng nhu cầu thị trường như gia đình ông Nguyễn Hữu Mười. Đặc biệt, từ khi HTX DVNN Thanh Hương ra đời, các hộ sản xuất cốm tại địa phương cũng có sự thay đổi về tư duy làm kinh tế. Từ những gia đình sản xuất cá thể nhỏ lẻ, các hộ sau khi trở thành thành viên HTX đã có sự liên kết với nhau, cùng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động tìm kiếm thị trường, tìm đầu mối tiêu thụ ổn định, nhờ đó đã thu về hiệu quả kinh tế cao.

VŨ THƯ (THÁI BÌNH):

CỐM THANH HƯƠNG QUÀ QUÊ MÙA HEO MAY

Người làm cốm nơi đây chọn nhặt từ lúa nếp không non quá mà cũng không già quá.

Nói về những thứ quà sinh ra từ sự mộc mạc của đồng quê nhưng lại mê đắm lòng người muôn phương không thể không nhắc đến cốm. Làng Thanh Hương, xã Đồng Thanh có loại cốm nổi tiếng khắp xa gần.

Uyên Nhi

Page 22: Tạp chí - langngheviet.com.vn

22 Tạp chí LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

KINH TẾ - XÃ HỘI

Thạc sĩ Lữ Văn Chín, Trạm trưởng trạm khuyến nông huyện Thanh Sơn cho biết, phát huy thành tích đã đạt được trong những năm qua là đơn vị luôn hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. 9 tháng đầu năm 2021, được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát về chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm khuyến nông tỉnh Phú Thọ, sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện về định hướng phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, hệ thống khuyến nông huyện Thanh Sơn đã bám sát địa bàn, đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao. 9 tháng qua Trạm khuyến nông huyện Thanh Sơn đã phối hợp với Công ty giống

cây trồng trung ương, Công ty giống cây trồng Thái Bình, Công ty An Đạt Thành và Công ty Lộc Xuân, phối hợp với Hội phụ nữ huyện Thanh Sơn tổ chức thực hiện 6 mô hình trồng trọt, 1 mô hình chăn nuôi. Gồm mô hình lúa vụ chiêm xuân, mô hình lúa vụ mùa, mô hình trồng ngô sinh khối, mô hình trồng chè, mô hình trồng rau trong nhà lưới, mô hình trồng vừng đen và mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm.

Tất cả các mô hình trồng trọt, chăn nuôi nói trên đều được khảo nghiệm đánh giá cho kết quả tốt. Như mô hình lúa vụ chiêm xuân cho năng suất phơi khô quạt sạch đạt từ 230- 260kg/sào; Mô hình chè, kết quả sử dụng phân bón vi sinh mới của nhà máy phân bón Lâm Thao đã cho năng suất tăng từ 5- 7% so với sử dụng phân bón tổng hợp NPK Lâm Thao truyền thống. Nổi bật là mô hình trồng ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng ngô lấy hạt mà khâu gieo trồng, chăm sóc đơn giản hơn nhiều, tính ra hiện nay mỗi sào trồng ngô sinh khối cho thu nhập từ 1,2 - 1,3 triệu đồng, mỗi năm trồng được từ 3 -4 vụ, tăng hơn 1 vụ so với trồng ngô lấy hạt. Hiệu quả mô hình chăn nuôi ốc thịt do Trạm khuyến nông huyện phối hợp với Công ty TNHH BSO thủy sản Hải Phòng triển khai thực hiện tại 6 xã trong huyện đạt kết quả rất tốt, nhiều hộ gia đình đã có ốc giống, ốc thịt bán ra thị trường thu lợi nhuận cao, giá bán 70.000 đ- 80.000 đ/1 kg, hiệu quả cao hơn nhiều so với nuôi cá vì thời gian nuôi ngắn, không phải mất tiền đầu tư thức ăn chăn nuôi, mặt khác, nuôi ốc nhồi còn tận dụng được nhiều diện tích ao nhỏ, bể nhỏ trong từng gia đình làm bể nuôi ốc. Cả hai mô hình trồng

ngô sinh khối và nuôi ốc thịt đều có thể triển khai nhân rộng, các đối tượng từ thu nhập thấp trở lên đều có thể áp dụng được, tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cao cho người lao động.

Trung tâm khuyến nông huyện Thanh Sơn còn đẩy mạnh hoạt động tư vấn, dịch vụ khuyến nông, duy trì gian hàng giới thiệu sản phẩm theo mùa vụ, tư vấn tại cơ quan về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho 291 trường hợp. Đã đề xuất 2 đề tài khoa học và công nghệ, trong đó 1 đề tài cấp cơ sở đã được phê duyệt thực hiện là:" Xây dựng mô hình sản xuất luá nếp, đặc sản địa phương gắn với chế biến, làng nghề bền vững trên địa bàn huyện Thanh Sơn".

Vượt qua những khó khăn về điều kiện thiên tai dịch bệnh, nhất là qua 4 đợt dịch COVID-19, lực lượng làm công tác khuyến nông huyện Thanh Sơn, gồm 333 người (74 cán bộ khuyến nông và khuyến nông viên cùng 259 cộng tác viên khuyến nông), luôn gương mẫu chấp hành, vận động người thân của mình và đồng bào các dân tộc trên địa bàn 23 xã, thị trấn chấp hành nghiêm chỉnh khuyến cáo 5K+ vac xin của Bộ y tế; Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, ủng hộ đồng bào vùng dịch về vật chất, tinh thần, tích cực đóng góp quỹ phòng chống COVID-19, giữ vững huyện Thanh Sơn là địa bàn vùng xanh an toàn của tỉnh Phú Thọ. Thực hiện tốt nghị quyết 84/NQ- CP ngày 29/5/2020 của chính phủ, vừa phòng chống dịch tốt, vừa duy trì phát triển kinh tế, xã hội, góp phần tích cực vào tiến trình xây dựng nông thôn mới của huyện như mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Sơn nhiệm kỳ 2020 -2025 đã đề ra.

Công tác khuyến nông thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới

Thạc Sĩ Lữ Văn Chín, Trạm trưởng trạm khuyến nông huyện Thanh Sơn (ngoài cùng bên trái) hướng dẫn nông dân sử dụng máy gieo trồng ngô sinh khối.

Những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế xã hội của huyện miền núi Thanh Sơn, Phú Thọ đã có nhiều chuyển biến tích cực, quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh, nhiều diện tích đất nông, lâm, ngư nghiệp phục vụ sản xuất trồng trọt và chăn nuôi cũng đang có xu hướng dần thu hẹp lại. Nhận thức rõ điều đó, để duy trì hoạt động nông nghiệp phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực trong quá trình phát triển và đổi mới, không có gì khác hơn là phải đẩy mạnh công tác khuyến nông. Khuyến công, áp dụng các thành tựu, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, nhằm tăng năng xuất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Trường Sơn

Cán bộ khuyến nông huyện Thanh Sơn kiểm tra sản phẩm ốc nuôi thương phẩm.

Page 23: Tạp chí - langngheviet.com.vn

Số 42(75) - ngày 15 . 10 . 2021 23

KINH TẾ - XÃ HỘI

Về việc hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương, Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Thanh Oai đã tiếp nhận 41 hồ sơ, Phòng đã thẩm định và trình Chủ tịch UBND huyện ban hành 08 Quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ theo đúng quy định của UBND Thành phố Hà Nội. Kết quả, đã có 330 lao động (kèm theo 162 trẻ em dưới 6 tuổi và 07 phụ nữ mang thai) thuộc 38 doanh nghiệp/cơ sở giáo dục được thực hiện chính sách hỗ trợ với kinh phí gần 1,4 tỷ đồng.

UBND huyện cũng đã ban hành 04 Quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ hộ kinh doanh, với tổng số hộ kinh doanh được phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ là 90 hộ ở 6 xã (Cự Khê, Bình Minh, Cao Viên, Kim Thư, Cao Dương, Kim Bài) với số tiền 270 triệu đồng.

Về hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị

mất việc làm. Đến nay, tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã triển khai thực hiện với tổng số hồ sơ đã tiếp nhận là 2.809. Sau khi thẩm định, UBND huyện Thanh Oai đã ban hành 08 Quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 3642/QĐ-UBND với tổng số 3.852 lao động tự do được hưởng chính sách hỗ trợ, tổng kinh phí là 5.778 triệu đồng.

Huyện cũng đã hỗ trợ 1.703 hộ nghèo và cận nghèo, với tổng kinh phí hỗ trợ là 1.703 triệu đồng; hỗ trợ 9.021 đối tượng bảo trợ xã hội, với tổng kinh phí 9.021 triệu đồng. Hỗ trợ người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động hàng tháng, thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với 2.398 đối tượng, kinh phí hỗ trợ là 2.398 triệu đồng.

Ngoài ra, huyện Thanh Oai cũng đã hỗ trợ người lao động làm việc tại hộ kinh doanh phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương ho dộ kinh doanh phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19. Hỗ trợ người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục có ký hợp đồng lao động nhưng

phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương. Hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 từ các nguồn kinh phí xã hội hóa.

Giải pháp, nhiệm vụ trong thời gian tới, huyện Thanh Oai sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ người lao động và người sự dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 để mọi người dân được biết và thực hiện đúng quy định. Với mục tiêu kịp thời, chính xác, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để xảy ra việc lợi dụng, trục lợi chính sách.

Với sự quan tâm, tạo điều kiện của Thành phố và sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Thường trực Huyện ủy, HĐND huyện, UBND huyện Thanh Oai và sự vào cuộc của UBMTTQ, các phòng, ban, ngành, đoàn thể ở huyện; Đảng ủy, UBND các xã thị trấn và sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ làm công tác Lao động, thương binh và xã hội, vì vậy việc triển khai, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn huyện được thực hiện quyết liệt, kịp thời và hiệu quả, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng quy định của pháp luật. Các đối tượng được hỗ trợ đều rất phấn khởi, góp phần quan trọng trong công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Thanh Oai.

Văn BìnhĐến nay, huyện Thanh Oai (Hà

Nội) đã chi trả xong tiền hỗ trợ đến tay 13.121 đối tượng, với tổng kinh phí 13 tỷ 121 triệu đồng theo Nghị quyết số 15/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội. Công tác chi trả được tổ chức chu đáo, kịp thời, đúng đối tượng, đảm bảo tốt công tác phòng chống dịch Covid-19.

Xã Tân Ước thực hiện hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn

HUYỆN THANH OAI (HÀ NỘI):

HỖ TRỢ CÁC ĐỐI TƯỢNG GẶP KHÓ KHĂN DO COVID-19

BÀI TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 84/NQ-CP NGÀY 29/5/2020 CỦA CHÍNH PHỦ

Xã Bích Hòa thực hiện hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn

Page 24: Tạp chí - langngheviet.com.vn

24 Tạp chí LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

NÔNG THÔN MỚI

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp ủy, chính quyền xã Sơn Bình đang tập trung huy động mọi nguồn lực, nỗ lực hoàn thành các tiêu chí còn lại, phấn đấu về đích NTM vào năm 2022. Để thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng NTM, ngay từ những ngày đầu, xã Sơn Bình thành lập Ban chỉ đạo NTM, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đồng thời, phân công các thành viên phụ trách các bản để hướng dẫn Nhân dân thực hiện các tiêu chí.

Đến nay, xã đạt 13/19 tiêu chí: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông, thuỷ lợi, điện, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, cơ cấu lao động, văn hóa, y tế, an ninh, nhà ở dân cư, hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh. Diện mạo nông thôn của xã thay đổi rõ rệt, cơ sở hạ tầng đầu tư xây dựng đồng bộ, khang trang, sạch đẹp, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.

Xác định tuyên truyền, vận động là khâu “then chốt” trong công tác xây dựng NTM, cấp ủy, chính quyền xã thường xuyên tổ chức triển khai, quán triệt kịp thời các văn bản hướng dẫn với nhiều hình thức phong phú như: thông qua các hội nghị, cuộc họp giao ban xã, họp bản, sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể, hệ thống loa truyền thanh. Nhờ đó, người dân hiểu được quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong xây dựng NTM. Trong 5 năm (2015-2020), Sơn Bình huy động được 13.853 triệu đồng để xây dựng NTM; Kiên cố hóa 6,045km kênh thủy lợi với tổng vốn thực hiện là 6.494 triệu đồng, làm 9,266km đường giao thông nông thôn (Nhà nước đầu tư 5.028 triệu đồng, huy động nhân dân đóng góp khoảng 2.050 triệu đồng, hiến hơn 14.910m2 đất các loại); Vận động nhân dân 5/7 bản đóng góp 287 triệu đồng kéo 11,6km đường điện chiếu sáng nông thôn, xóa 36 nhà tạm, đào 756 hố rác, xây 6 lò đốt rác mini.

Với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự đồng thuận của nhân dân, từ đầu năm đến nay, xã đạt 2 tiêu chí: Nhà ở dân cư, hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh. Để đạt được tiêu chí nhà ở dân cư, xã chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huy động xã hội hóa từ các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh xóa được 17 nhà tạm. Đến nay, 100% các hộ dân trên địa bàn có nhà kiên cố. Đối với các tiêu chí chưa đạt, Ban chỉ đạo NTM xã xây dựng kế hoạch chuyên đề, trong đó, chú trọng một số tiêu chí khó như: Hộ nghèo, thu nhập, môi trường. Phấn đấu năm 2022 thu nhập bình quân đạt 36 triệu đồng/người/năm. Tận dụng

những thế mạnh của địa phương, tập trung

xã sẽ phát triển những cây trồng, vật nuôi có

giá trị kinh tế cao như: cây ăn quả ôn đới, dong

riềng, chanh leo, mía, thảo quả, chăn nuôi đại

gia súc, nuôi trồng thủy sản, chú trọng những

loại cá nước lạnh cho thu nhập cao (cá tầm,

cá hồi).

Với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy,

chính quyền địa phương, sự chung tay của

Nhân dân các dân tộc trong xã, tin rằng xã

Sơn Bình sẽ về đích NTM theo đúng lộ trình

vào năm 2022.

LAI CHÂU :

XÃ VÙNG CAO SƠN BÌNH “THAY DA ĐỔI THỊT”Về Sơn Bình những ngày này,

chúng tôi cảm nhận sự “thay da đổi thịt” của xã vùng cao này. Đường đi tới các bản không còn gồ ghề, trơ sỏi đá như trước đây.Thay vào đó là những con đường bê-tông, những ngôi nhà khang trang, những nương dong riềng xanh tốt, trải dài ngút ngàn.

Phương Thanh

Đoàn thanh niên bản Chu Va 6, xã Sơn Bình (huyện Tam Đường) cắt tỉa hoa ở đường nội bản.

Page 25: Tạp chí - langngheviet.com.vn

Số 42(75) - ngày 15 . 10 . 2021 25

NÔNG THÔN MỚI

Phước Hưng Nam trở thành thôn NTM kiểu mẫu tiêu biểu của huyện Hòa Vang đã được lãnh đạo địa phương ghi nhận, nhân dân quý mến, bạn bè ngưỡng mộ.

Với sự năng nổ, tích cực trong hoạt động, năm 1999 chị Tùng tham gia công tác phụ nữ với chức danh Chi hội phó Chi hội Phụ nữ thôn Phước Hưng Na. Tiếp đó, chị Tùng vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng. Năm 2005, chị Tùng là Phó trưởng thôn Phước Hưng Nam, rồi làm Chi ủy viên Chi bộ Đảng và được người dân tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn từ năm 2013 đến nay.

Chị Tùng cho hay, bằng nhiều hình thức tuyên truyền, đội ngũ cán bộ cấp ủy, Quân Dân Chính (QDC) thôn luôn "đi từng ngõ, gõ từng nhà" phát động thi đua, đăng ký cam kết thực hiện các nội dung trong Bộ tiêu chí xây dựng thôn NTMKM do UBND huyện Hòa Vang ban hành. Theo đó, cùng với đội ngũ QDC thôn, chị Tùng luôn tích cực tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; Xây dựng đời sống văn hóa mới, cải tạo vườn tạp phát triển kinh tế hộ gia đình và các mô hình bảo vệ môi trường. Nổi bật là việc huy động người dân đóng góp 350 triệu đồng, 260 ngày công và hiến hơn 1.000m2 đất để mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn thực hiện các tiêu chí để đạt thôn NTM kiểu mẫu.

Nổi bật của thôn Phước Hưng Nam là hiệu quả của mô hình “5 không” trong việc tang lễ, ma chay. Theo đó, khi gia đình nào trong thôn có việc tang thì thực hiện “5 không” (không thuê mướn dàn nhạc về phục vụ tang lễ, không tổ chức uống rượu, không rải giấy vàng mã ra đường khi đưa tang, không sử dụng hạt dưa và không hút thuốc lá), được người dân đồng thuận rất cao.

Kinh nghiệm để thực hiện thành công mô hình “5 không” trong việc tang được chị Tùng cho hay, cấp ủy Chi bộ, QDC thôn và các đoàn thể tranh thủ sự đồng thuận của các bậc cao niên, các trưởng tộc, trưởng họ để triển khai. Việc thực hiện “5 không” được Chi bộ xây dựng nội dung và thông qua nghị quyết. Ban đầu, thí điểm không sử dụng dàn nhạc trong đám tang sau nầy bổ sung thêm việc không tổ chức uống rượu… rồi nâng dần thực hiện “5 không” trong việc tang.

Về xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, sau khi được huyện và xã đầu tư nhà văn hóa cùng sân thể thao rộng 3.000m2, chị Tùng đã tổ chức họp cán bộ QDC thôn đưa ra kế hoạch rồi thông qua Chi bộ. Được sự đồng ý của Chi bộ tiến hành tổ chức họp dân. Được sự đồng thuận của người dân, chị đã vận động mỗi hộ gia đình đóng góp từ 50.000 - 100.000 đồng. Có sân thể thao, thôn đã xây dựng đội bóng chuyền, 2 đội bóng đá gồm bóng đá nam, bóng đá nữ và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao khác được phát triển. Trục đường chính qua thôn Phước Hưng Nam dài 1km được với thảm nhựa rộng rãi được “sáng-xanh - sạch - đẹp” với hoa nở bốn mùa.

Thôn Phước Hưng Nam có trên 105 hộ với trên 605 nhân khẩu, đa số người dân sống ngành nông nghiệp. Những năm qua, phong trào cải tạo vườn tạp lan rộng với sự xuất hiện những vườn cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao. Nhiều mảnh vườn cau, bưởi da xanh, mít, dừa xiêm, ổi lê…đã cho thu nhập khá. Kinh tế vườn đã đem lại cho nhiều hộ gia đình thu nhập trên 30 triệu đồng mỗi năm từ cây ăn trái với mít Thái

Lan, bưởi da xanh và những cây ăn quả kinh tế khác. Năm 2015, thôn cán đích xây dựng NTM, năm 2018, thôn được UBND huyện Hòa Vang đánh giá thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu và cũng là điểm sáng “xây dựng văn hóa mới” ở khu dân cư được nhiều địa phương khác đến tham quan, tìm hiểu.

Trưởng thôn Nguyễn Thị Tùng xác nhận: "Để có được điều đó, thôn đã tổ chức họp dân, xây dựng quy chế về môi trường với mục tiêu "sạch từ nhà ra ngõ", trong đó mỗi hộ gia đình đều có ý thức phân loại rác thải, những loại phân hủy nhanh có thể tiêu hủy tại hố rác gia đình, còn các loại khác phải để riêng, tập kết đúng nơi quy định. Người dân cũng thống nhất, ai không chấp hành tốt sẽ đưa vào tiêu chí bình xét hộ gia đình văn hóa hằng năm. Nhờ vậy, các phong trào thi đua xây dựng thôn NTM kiểu mẫu đều được người dân hưởng ứng nhiệt tình". Và như một thói quen, cứ sáng chủ nhật hàng tuần, cả thôn Phước Hưng Nam tập trung quét dọn, thu gom rác, chăm sóc “đường hoa”.

Có ai biết rằng trải qua hơn 20 năm tham gia hoạt động trong hoàn cảnh “đơn thân” do chồng mất sớm vì bệnh tật nhưng chị đã nuôi các con ăn học đến nơi đến chốn và có việc làm ổn định. Chị còn canh tác 6 sào đất lúa và hoa màu. Để có thêm thu nhập, chị Tùng đã mở lò tráng mì lá, tráng bánh, chị chịu khó thức khuya dậy sớm để hành nghề tráng bánh. Hằng năm, doanh thu từ dịch vụ tráng bánh tráng lên đến 200 triệu đồng. Ngoài ra, với những thành tích “đáng nể” nói trên, chị Tùng nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen của các cấp, các ngành, Trung ương thành phố và Hội Phụ nữ các cấp.

Tiên Sa

Chúng tôi rất ấn tượng khi đến tham quan thôn đạt danh hiệu thôn Nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu Phước Hưng Nam, thuộc xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng). Hai bên con đường nhựa phẳng lì, sạch bóng nằm giữa thôn là những khóm hoa do người dân tự trồng tự chăm sóc đang khoe màu khoe sắc với hoa nở bốn mùa. Đặc biệt, là được nghe câu chuyện nói về nữ trưởng thôn Đỗ Thị Tùng (SN:1968) tích cực trong phong trào xây dựng thôn mới ở địa phương.

Để có thêm thu nhập ổn định, chị Tùng đã mở lò tráng mì, tráng bánh.

NỮ TRƯỞNG THÔN TÍCH CỰC VỚI PHONG TRÀO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Page 26: Tạp chí - langngheviet.com.vn

26 Tạp chí LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

Ngành hàng TCMN mây tre đan hoạt động theo cơ chế gia công, sử dụng lao động thời vụ là chính nên có thể huy động một lúc nhiều lao động cho những đơn hàng nhất định. Chi phí đào tạo thường nhỏ và tốn ít thời gian, nên việc tạo một chỗ làm trong ngành hàng TCMN mây tre đan không tốn kém bằng các ngành khác. Ngoài ra các cơ sở kinh doanh còn đóng góp lớn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn (đường giao thông, trạm y tế, trường học…). Đây là lợi thế của ngành TCMN và mặt hàng mây tre đan. Tuy nhiên sự phát triển của nó chưa bền vững vì mặt trái của sản xuất hàng TCMN mây tre đan sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái và ô nhiễm môi trường. Nếu không được quản lý tốt sự phát triển của ngành TCMN mây tre đan sẽ tác động xấu đến kinh tế và xã hội.

Hàng TCMN mây tre đan là cầu nối giao lưu văn hóa, đa dạng hóa và đa phương hóa, tạo sự thân thiện và hợp tác giữa các nước. Hàng TCMN mây tre đan trong nền kinh tế hội nhập hướng đến tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng cuộc sống, về cơ sở hạ tầng phục vụ, trình độ quản lý và năng lực tổ chức. Chính vì vậy, hội nhập đòi hỏi ngành phải từng bước hiện đại hóa, hệ thống hóa và chất lượng hóa. Ngành TCMN mây tre đan nếu được phát triển thì đến lượt nó làm cho hội nhập của Việt Nam càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và giảm dần khoảng cách phát triển. Chính vì thế ngành TCMN mây tre đan Việt Nam trong thời kỳ hội nhập cần chú trọng đến vấn đề phát triển bền vững.

Hiện nay, cả nước có tới 2.017 làng nghề với nhiều loại hình sản xuất như hộ gia đình, tổ sản xuất, các hợp tác xã (HTX), cơ sở xử lý nguyên liệu thô, người thu gom nguyên liệu, trong đó làng nghề mây tre đan có số lượng

lớn nhất với 725 đơn vị, chiếm trên 24% tổng số làng nghề trên cả nước. Xét về chủ thể sản xuất, hiện nay chiếm đến 90% số lượng các cơ sở sản xuất vẫn là các hộ gia đình tại các làng nghề truyền thống. Hiện nay, cả nước có tới 2.017 làng nghề với nhiều loại hình sản xuất như hộ gia đình, tổ sản xuất, các HTX, cơ sở xử lý nguyên liệu thô, người thu gom nguyên liệu, trong đó làng nghề mây tre đan có số lượng lớn nhất với 725 đơn vị, chiếm trên 24% tổng số làng nghề trên cả nước.

Sản phẩm TCMN mây tre đan của chúng ta thiếu sự sáng tạo và lạc hậu so với xu hướng phát triển của thế giới mặc dù đây là những sản phẩm truyền thống mang đậm nét đặc trưng văn hóa của Việt Nam. Do hạn chế về khâu thiết kế, chủ yếu do khách hàng nước ngoài đặt, doanh nghiệp trong nước chỉ thực hiện công đoạn gia công rất đơn giản nên các doanh nghiệp sản xuất theo kinh nghiệm, dựa vào mẫu mã truyền thống và mô phỏng thiết kế sản phẩm của nước ngoài là chủ yếu...Giá thành nguyên vật liệu đầu vào tăng cao từ 2009 đến nay đồng thời lớn hơn cả giá nhân công trong khi giá bán sản phẩm ra thị trường thế giới gần như không đổi đã đẩy lợi nhuận của các cơ sở sản xuất làng nghề xuống thấp.

Theo các nghiên cứu khoa học, hầu hết các làng nghề TCMN mây tre đan phát sinh các chất ô nhiễm. Quá trình xử lý chống mốc cho các sản phẩm mây tre đan gây phát sinh lượng lớn lưu huỳnh (SO2), riêng tỉnh Thái Bình, có 40/210 làng nghề TCMN mây tre đan và có tới 800 lò sấy lưu huỳnh thải khí độc hại

hàng ngày. Không chỉ gây ô nhiễm khí thải, nhiều làng nghề TCMN mây tre đan cũng gây ô nhiễm nước thải.

Trong thời gian qua, hàng TCMN mây tre đan là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP và kim ngạch xuất khẩu hàng năm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. Tuy nhiên, ngành hàng TCMN mây tre đan có tỷ trọng đóng góp trong toàn cả nước có xu hướng giảm. Mặc dù vậy, ngành này vẫn đảm bảo được mức tăng trưởng dương và có ý nghĩa rất quan trọng trong cơ cấu GDP của cả nước. Điều này cho thấy sự thiếu bền vững về mặt kinh tế của ngành khi các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động chế biến có giá trị ngày càng giảm tỷ trọng.

Nhìn chung, số lao động tham gia vào lĩnh vực sản xuất -chế biến (không kể khâu nuôi trồng) không có hợp đồng lao động dài hạn chiếm khoảng 80% tổng số lao động đang làm việc tại các làng nghề. Trong đó, các cơ sở sản xuất có tỷ lệ lao động không có hợp đồng dài hạn dao động từ 65-75%, trong khi lao động thời vụ tại các cơ sở sản xuất này chiếm khoảng 75%. Điều này chứng tỏ mức độ chuyên môn hóa, trình độ công nghệ của các cơ sở sản xuất chưa cao. Vì vậy, các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình ở các làng nghề TCMN, mây tre đan rất cần có sự hỗ trợ của các chương trình khuyến công, từ đó tạo động lực cho ngành hàng TCMN phát triển, cải thiện đời sống cho người dân làng nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh với thị trường quốc tế…

Phát triển ngành thủ công mỹ nghệ (TCMN) và mặt hàng mây tre đan tại các vùng nông thôn không chỉ đóng góp ngân sách cho địa phương mà còn mang lại thu nhập cho người dân trong khu vực, góp phần tạo việc làm, thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động nông nghiệp. Tại Việt Nam, làng nghề mây tre đan chiếm tới 24% tổng số làng nghề tiểu thủ công nghiệp.

Thanh Lam

KHUYẾN CÔNG GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ MÂY TRE ĐAN

KHUYẾN CÔNG

Page 27: Tạp chí - langngheviet.com.vn

Số 42(75) - ngày 15 . 10 . 2021 27

KHUYẾN CÔNG

Vừa qua tại Nghệ An, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 (TTKC1) đã tổ chức nghiệm thu cơ sở các nội dung thuộc đề án khuyến công quốc gia năm 2021 cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tại buổi nghiệm thu, lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Nghệ An, lãnh đạo TTKC1, lãnh đạo TTKC tỉnh Nghệ An cùng đại diện các ban, ngành, các cơ sở thực hiện đề án tham dự.

Các nội dung được nghiệm thu lần

này gồm: Hỗ trợ máy móc, thiết bị tiên tiến cho chế biến lúa gạo, thảo dược, thủy sản, các thiết bị phục vụ cho nông nghiệp, sản xuất thủ công mỹ nghệ… Các đơn vị thụ hưởng gồm: Công ty TNHH Khoa học công nghệ Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành; Công ty TNHH Thương mại Hưng Phát Nghệ An, xã Hưng Đông, thành phố Vinh; Công ty Cổ phần Thương mại và Giải pháp tự động hóa Nguyên Long, xã Hưng Lộc, thành phố Vinh; Công ty TNHH Thiết bị

điện Hoàng Đăng, xã Nghi Ân, thành phố Vinh; Công ty Cổ phần Xây dựng – Dịch vụ và Thương mại Hà Vinh, xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc.

Các doanh nghiệp mong rằng, trong thời gian tới TTKC1 tiếp tục hỗ trợ tư vấn nhiều hơn nữa để doanh nghiệp nắm bắt, ứng dụng kịp thời những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, tránh tình trạng tụt hậu dẫn đến kém hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh trên thị trường.

Trung tâm 1 đã phối hợp với Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (TTKC) Nghệ An, thực hiện các đề án khuyến công quốc gia năm 2021, hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị hiện đại cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn và tổ chức nghiệm thu cơ sở các nội dung thuộc đề án khuyến công quốc gia đã thực hiện.

NGHỆ AN:

TÍCH CỰC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN KHUYẾN CÔNG QUỐC GIA NĂM 2021

Nghiệm thu máy cưa Panel Saw CNC tại Công ty CP xây dựng – DV&TM Hà Vinh

Thực hiện các chỉ đạo của cấp trên về triển

khai thực hiện các biện pháp cấp bách phòng,

chống dịch COVID -19, Trung tâm Khuyến

công (TTKC) đã ban hành 05 văn bản. Đó là

công văn số 141/TTKC-HCTH về việc tiếp tục

áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch

COVID-19 tại Trung tâm Khuyến công; 151/

TTKC-HCTH về việc thực hiện các biện pháp

phòng, chống dịch COVID-19;155/TTKC-HCTH

về việc thực hiện các biện pháp cấp bách

phòng, chống dịch COVID-19 và 02 thông báo

phân công làm việc tại nhà và tại cơ quan đối

với viên chức và người lao động TTKC; Triển

khai nghiêm túc, đồng bộ các biện pháp gồm

quán triệt nội dung các văn chỉ đạo của UBND

tỉnh, của Sở Công Thương; Triển khai đầy đủ

việc thực hiện khai báo y tế điện tử và quét

mã QR của cơ quan và treo/dán các mã QR

Code được cấp kèm theo hướng dẫn tại 02 địa

điểm (Phòng ành chính – Tổng hợp và Phòng

Khuyến công – Phòng Tư vấn)… để kiểm soát

thông tin người ra vào đối với cơ quan theo

hướng dẫn tại Quyết định số 2666/QĐ- YT của

Bộ Y tế, …

Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội

theo quy định tại Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ

tướng Chính phủ, Trung tâm Khuyến công đã

chủ động bố trí, sắp xếp cho 50% viên chức,

người lao động được làm việc tại nhà nhưng

vẫn phải đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ

được giao, chủ động áp dụng các phương

tiện công nghệ thông tin, các phần mềm ứng

dụng để thực hiện trao đổi trực tuyến trong

quá trình giải quyết công việc.

TRUNG TÂM KHUYẾN CÔNG BÌNH THUẬN THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID - 19

Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo quy định tại Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm Khuyến công Bình Thuận (Sở công thương Bình Thuận) đã chủ động bố trí, sắp xếp cho 50% viên chức, người lao động được làm việc tại nhà, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và thực hiện triển khai, nghiệm thu các đề án khuyến công cơ sở theo đúng tiến độ…

Bình Nguyên

Lam Lam

Page 28: Tạp chí - langngheviet.com.vn

28 Tạp chí LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

Tính đến nay, Trung tâm 1 đã nghiệm thu được 35 nội dung thuộc các đề án điểm chiếm 2/3 các nội dung đề án được giao; Các đề án được hỗ trợ đều dựa trên kết quả khảo sát thực tế và thu thập thông tin, ưu tiên cho các đề án có quy mô lớn, có tính lan tỏa cao và tạo nhiều việc làm cho người lao động. Đặc biệt, đến nay các đề án đã triển khai và hoàn thành, đã phát huy tốt hiệu quả.

Đối tượng thụ hưởng của Chương trình Khuyến công là các cơ sở CNNT thường là các

Doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi tình hình dịch kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất do bị đứt gãy một số chuỗi cung ứng về cung ứng nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ đầu ra sản phẩm của doanh nghiệp, nhất là trong các ngành dệt may và da giày, ngành nông sản, dịch vụ du lịch và bán lẻ… phụ thuộc nguyên liệu từ thị trường nước ngoài; Dịch bệnh còn làm gia tăng yêu cầu biện pháp bảo hộ thị trường phi thuế quan do lo ngại bùng nổ và tái phát dịch bệnh gắn với chất lượng hàng hóa, dịch vụ và yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm; Các doanh nghiệp phải sản xuất trong tình trạng giãn cách xã hội, cầm cự sản xuất và tăng tranh chấp các hoạt động thực hiện hợp đồng kinh doanh trong nước và quốc tế gắn với nguyên nhân gián đoạn do dịch bệnh. Do đó việc đầu tư máy móc vào sản xuất của các đơn vị thụ hưởng không đạt được như kế hoạch đề ra, việc sản xuất bị trì trệ dẫn tới các đề án Khuyến công do Trung tâm 1 triển khai cũng gặp rất nhiều khó khăn. Ðể đạt

mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trung tâm 1 đã đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả để tháo gỡ khó khăn, trong đó trọng tâm tập trung tăng cường dịch vụ tư vấn, có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích giúp đỡ kịp thời cho các cơ sở CNNT trong quá trình lựa chọn hướng đầu tư phù hợp, triển khai đầu tư sản xuất; Lựa chọn và tổ chức thực hiện chương trình, đề án khuyến công sát với thực tế và hiệu quả, đồng hành với doanh nghiệp vượt qua khó khăn phục hồi phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững.

Thông qua hoạt động khuyến công một số địa phương đã khôi phục nghề truyền thống và mở thêm ngành nghề mới góp phần đáng kể vào đời sống kinh tế – xã hội, thu hút ngày càng nhiều lao động nông thôn. Chính vì vậy, mức độ ảnh hưởng, sức lan tỏa của hoạt động khuyến công đến các cơ sở công nghiệp nông thôn, các cơ quan đơn vị trên địa bàn các tỉnh ngày càng nâng cao.

KHUYẾN CÔNG

HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG ĐÃ KHÔI PHỤC NGHỀ TRUYỀN THỐNG

Năm 2021 là một năm đầy khó khăn do tình hình dịch Covid- 19 diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực và trực tiếp tới các nền kinh tế. Tại Việt Nam, trong các đợt dịch bùng phát, rất nhiều địa phương đã phải thực hiện giãn cách xã hội, thậm chí tạm đóng cửa các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để các doanh nghiệp, cơ sở CNNT vực dậy sản xuất, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp 1 (Trung tâm 1) đã nỗ lực đồng hành cùng Doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid.

Trên cơ sở đăng ký kế hoạch khuyến công năm 2022 của Phòng Kinh tế thành phố, phòng KT-HT các huyện Ninh Phước, Ninh Sơn, Ninh Hải và Thuận Nam, Trung tâm tổ chức Đoàn khảo sát thực tế tại 22 cơ sở CNNT, trong đó có 17 doanh nghiệp và 5 hộ kinh doanh. Qua khảo sát thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại các cơ sở CNNT, phần lớn là các cơ sở với quy mô nhỏ lẽ, vốn tích lũy thấp; Qua trao đổi, hầu hết các đơn vị có nhu cầu rất cao về đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến và mở rộng sản xuất nhằm thay thế máy móc cũ, công nghệ lạc hậu và kém hiệu quả để thay đổi máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại và

giảm công lao động, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và hạ giá thành, gia tăng giá trị trong sản phẩm sau chế biến, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, việc đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại trong sản xuất lại vượt quá khả năng vốn đầu tư, nên các cơ sở, doanh nghiệp rất mong được sự quan tâm, chia sẽ và hỗ trợ nguồn vốn từ phía cơ quan quản lý nhà nước, cũng là tạo bước đệm để cho các cơ sở CNNT có cơ hội bứt phá và phát triển cùng hội nhập trong môi trường quốc tế.

Lam Lam

Nhằm cập nhật thông tin, nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh (gọi chung là cơ sở CNNT) để xây dựng kế hoạch hỗ trợ đề án Khuyến công quốc gia và địa phương năm 2022 trình Sở Công Thương thẩm định, phê duyệt theo quy định. Vừa qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Trung tâm) tỉnh Ninh Thuận phối hợp Phòng Quản lý Công nghiệp_Sở Công Thương, Phòng kinh tế thành phố, Phòng kinh tế-Hạ tầng các huyện (Ninh Phước, Ninh Sơn, Ninh Hải và Thuận Nam) tổ chức Đoàn khảo sát thực địa tại các cơ sở CNNT trên địa bàn TP Phan Rang – Tháp Chàm và các huyện: Ninh Phước, Ninh Sơn, Ninh Hải và Thuận Nam thuộc đối tượng thụ hưởng của Chương trình khuyến công.

KHẢO SÁT THỰC ĐỊA XÂY DỰNG ĐỀ ÁN KHUYẾN CÔNG NĂM 2022

Khảo sát thực địa tại Công ty Cổ phần thực phẩm Cánh Đồng Việt

Khảo sát thực địa tại Công ty TNHH TM & DV Minh Tiển Ninh Thuận

Thanh Thanh

Page 29: Tạp chí - langngheviet.com.vn

Số 42(75) - ngày 15 . 10 . 2021 29

Bình Nguyên

NGUYỄN QUANG TÌNH

HỒ BA BỂMột vùng trời nước bao la

Lên đây mới thấy thực là cõi Tiên

Nước trong xanh thẳm nối liền

Rừng cây bao bọc thiên nhiên hài hòa

Núi cao thẳng đứng xa xa

Mặt hồ phẳng lặng để ta ngắm hồ

Đi thuyền chẳng sợ sóng xô

Mái chèo độc mộc mơ hồ, đắm say

Lên đây thích ở lại đây

Nhìn em chèo lái mà ngây ngất lòng

Động tác thư thái, thong dong

Đưa anh ngắm cảnh hồ trong, hồ ngoài

Lại lên đảo nhỏ thăm ai

Nhớ người xưa cũ đã vài trăm năm

Nàng Tiên mơ mộng vẫn nằm

Mong nàng tỉnh giấc sang thăm bên này

Hồ đẹp càng ngắm càng say

Mênh mông Ba Bể mỗi ngày thẳm xanh

Non cao, nước biếc, trăng thanh

Những câu hò hẹn của anh với nàng

Ngày thu trời đất mênh mang

Ước gì anh được đón nàng về theo

Ngắm nhìn đôi mắt trong veo

"Xứ Đoài mây trắng" trăng treo Ba Vì

Hỏi em, em có muốn đi?

Về quê anh muốn thích gì anh trao

Tặng em một ruộng hoa đào

Một vườn hồng, cúc ngạt ngào hương thơm

Nhà ngói có cả cây Rơm

Gạo ngon với cả nếp cơm muối vừng...

Xa em tâm trạng rưng rưng

Mong ngày trở lại bên rừng đón em!

KHUYẾN CÔNG

Vân Hán là một trong những làng nghề có diện tích trồng chè lớn nhất xã Văn Hán, với diện tích 520 ha. Trên địa bàn xóm hiện có 245 hộ dân với 998 nhân khẩu thì có tới 240 hộ trực tiếp trồng, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ chè.

Vài năm trở về trước theo khảo sát của ngành công thương địa phương, nhận thấy, cây chè ở Văn Hán chưa thực sự mang lại giá trị kinh tế tương xứng với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng nơi đây. Nguyên nhân xuất phát bởi việc sản xuất chè vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là khâu sản xuất, bảo quản chè vẫn làm theo phương pháp thủ công, chưa ứng dụng các máy móc thiết bị tiên tiến nên chất lượng chè còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Để giải quyết thực trạng đó, Trung tâm khuyến công (TTKC) Thái Nguyên đã phối hợp với Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Đồng Hỷ và UBND xã Văn Hán thực hiện đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị trong sản xuất chè” cho Tổ hợp tác Sản xuất chè xóm Vân Hán (Làng nghề chè truyền thống Vân Hán). Chỉ tính riêng năm 2019, Trung tâm đã đầu tư mua 14 máy sao chè và 56 máy vò chè với tổng số tiền là 403,2 triệu đồng. Từ khi ứng dụng hệ thống máy móc mới, kết quả cho thấy, máy sao và máy vò chè có nhiều ưu điểm nổi trội. Cụ thể, máy có thể điều chỉnh nhiệt độ nhanh, kịp thời và thân thiện với môi trường. Đặc biệt, sản phẩm chè đưa ra thị trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do hạn chế được khói, bụi và gỉ sét gây ra trong quá trình sao; thời gian sử dụng máy lên tới hơn 10 năm, giá trị sản phẩm tăng từ 20 – 25% so với phương pháp thủ công.

Nhờ hỗ trợ kinh phí khuyến công, đến nay, Làng nghề chè truyền thống Vân Hán đã được trang bị thêm nhiều máy móc hiện đại

trong sản xuất chè. Khi ứng dụng thiết bị mới vào sản xuất, chất lượng và năng suất của sản phẩm chè đã tăng lên đáng kể, qua đó, tạo được uy tín, thương hiệu chè của địa phương trên thị trường cũng như từng bước gia tăng các đơn hàng có giá trị kinh tế cao. Đặc biệt, sau khi ứng dụng các máy móc tiên tiến mới, nhiều làng nghề chè cũng như các cơ sở chế biến chè khác trong tỉnh đã đến học tập và áp dụng công nghệ này vào sản xuất. Do vậy, đề án được đánh giá là có tính bền vững cao.

Ông Nông Văn Triệu – Trưởng ban Quản lý làng nghề, tổ trưởng tổ hợp tác sản xuất chè xóm Vân Hán chia sẻ: “Từ ngày làng nghề được TTKC Thái Nguyên hỗ trợ ứng dụng máy móc trong sản xuất thì tổng sản lượng chè thành phẩm của địa phương tăng đáng kể. Do nâng cao chất lượng nên giá bán chè cũng cao hơn, kinh tế của người dân cũng phát triển hơn.

Có thể nói, nhờ sự tiếp sức của các đề án khuyến công, làng nghề chè Vân Hán ngày càng có nhiều đổi thay, người dân tích cực, gắn bó phát triển nghề. Việc phát triển các làng nghề chè không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập, mà còn góp phần tích cực trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Trên địa bàn xã Văn Hán hiện có 17 làng nghề chè truyền thống. Thu nhập bình quân của lao động tại các làng nghề truyền thống phổ biến ở mức từ 3,2 đến 5,7 triệu đồng/người/tháng, mức thu nhập này chưa hẳn cao xong đã đem lại cho bà con việc làm thường xuyên và nguồn thu ổn định. Đời sống kinh tế ổn định, người dân lại càng có điều kiện đóng góp cả về vật chất lẫn tinh thần trong phong trào xây dựng NTM. Nhờ đó, các tiêu chí NTM được hoàn thành nhanh và chất lượng cao hơn.

THÁI NGUYÊN:

KHUYẾN CÔNG TIẾP SỨC CHO LÀNG NGHỀ CHÈ VÂN HÁN PHÁT TRIỂN

Đến thăm làng nghề chè truyền thống Vân Hán, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) chứng kiến mọi sự đổi thay nơi đây, mới thấy rõ hơn giá trị kinh tế của cây chè, một loại cây trồng đã mang lại nguồn thu nhập khá, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho bà con trồng, sản xuất và chế biến chè. Sự đổi thay đó, không thể không nhắc đến sự tiếp sức của nguồn kinh phí khuyến công.

Làng nghề chè truyền thống Thái Hưng thu hái chè

Page 30: Tạp chí - langngheviet.com.vn

30 Tạp chí LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

KHUYẾN CÔNG

Tỉnh Yên Bái phấn đấu trong giai đoạn 2021- 2025 có trên 400 doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ từ Chương trình khuyến công; Hỗ trợ xây dựng 5 mô hình trình diễn kỹ thuật áp dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới; Hỗ trợ trên 75 cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ; Hỗ trợ đầu tư mới, nâng cấp sửa chữa 4 hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường ở cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn; Hỗ trợ trên 700 học viên tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp; Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết 2 cụm công nghiệp, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng từ 2 cụm công nghiệp trở lên...

Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Chương trình khuyến công tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025 được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước là 50 tỷ đồng, trong đó kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 32 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 18 tỷ đồng.

KHUYẾN CÔNG YÊN BÁI PHẤN ĐẤU HỖ TRỢ TRÊN 400 DOANH NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN 2021- 2025

Nguyễn Thanh

Đề án nhằm khuyến khích Hộ kinh doanh mạnh dạn đầu tư ứng dụng máy, móc thiết bị hiện đại vào sản xuất, nhằm gắn sản xuất thân thiện với môi trường, áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp. Đồng thời, giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Góp phần vào mục tiêu công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, hướng đến mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sau khi ký hợp đồng triển khai thực hiện đề án với Hộ kinh doanh, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp phối hợp với Phòng Quản lý công nghiệp - Sở Công Thương, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Bù Gia Mập, UBND xã Đắk Ơ tổ chức nghiệm thu hỗ trợ ứng dụng 01 máy đóng gói tự động trong chế biến hạt tiêu, model MD-8, công suất động cơ 0.75KW, công suất 30kg/giờ, xuất xứ Trung Quốc, máy mới 100%, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về kỹ thuật trong chế tạo máy cũng như an toàn trong quá trình vận hành sản xuất.

KHUYẾN CÔNG BÌNH PHƯỚC “HỖ TRỢ ỨNG DỤNG MÁY ĐÓNG GÓI TỰ ĐỘNG TRONG CHẾ BIẾN HẠT TIÊU”

Ngày 05/10/2021, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp

Khuyến công Bình Phước đã ký đề án “Hỗ trợ ứng dụng máy đóng gói tự động trong

chế biến hạt tiêu” với Hộ Kinh doanh Võ Thị Hiền, xã Đăk Ơ, huyện Bù Gia Mập, tỉnh

Bình Phước. Kinh phí hỗ trợ 200.000.000 đồng.

Lam Bình

Page 31: Tạp chí - langngheviet.com.vn

Số 42(75) - ngày 15 . 10 . 2021 31

Đến nay, huyện Mỹ Đức vẫn đang duy trì 36 chốt với 462 người tham gia để kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đồng thời, tiếp tục triển khai gói hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19 với 20.687 hồ sơ và tổng số tiền là 24.829,3 triệu đồng. Trong đó, theo Nghị quyết 68 có 7.360 đối tượng với số tiền là 11.502,3 triệu đồng; Nghị quyết 15 có 12.635 đối tượng với số tiền là 12.635 triệu đồng; Hỗ trợ theo chính sách đặc thù của Huyện là 597 đối tượng với số tiền là 597 triệu đồng; nguồn xã hội hóa là 95 đối tượng với số tiền là 95 triệu đồng.

Tiếp tục duy trì hoạt động 02 Đoàn kiểm tra và tuần tra lưu động trên địa bàn huyện. Các xã, thị trấn đã thành lập 36 Đoàn kiểm tra tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn xã và xử phạt ngay khi phát hiện vi phạm. Trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 trên địa bàn Hà Nội, tính từ ngày 27/4 đến nay, huyện Mỹ Đức đã xử phạt 985 trường hợp vi phạm với tổng số tiền là 1.606,95 triệu đồng.

Đối với công tác tiêm chủng, tổng số mũi vắc xin tiêm trong chiến dịch từ ngày 10/9 đến ngày 15/9/2021 trên địa bàn huyện Mỹ Đức là 47.194 mũi tiêm. Tổng số mũi vắc xin đã tiêm được trên toàn huyện tính đến 6h00 ngày 19/9/2021 là 116.668 người, trong đó mũi 2 là 9.246 người.

Công tác lấy mẫu PCR trong chiến dịch diện rộng từ ngày 10-15/9/20221. Số môi trường đã cấp cho các trạm y tế là 53.569. Số mẫu đã lấy là 53.569 trường hợp. Kết quả, 37.942/53.569 có kết quả âm tính.

Tổng số mẫu đã lấy trên địa bàn huyện lũy kế đến nay là 69.834. Kết quả, dương tính là 19; âm tính là 54.185 (còn 15.630 mẫu đang chờ kết quả. Tổng số xét nghiệm test nhanh đã lấy trên địa bàn huyện là 10.536. Kết quả xét nghiệm đều âm tính.

Vừa qua, huyện Mỹ Đức đã tổ chức gặp mặt, chia tay Đoàn công tác ngành Y tế tỉnh Hòa Bình đến hỗ trợ huyện Mỹ Đức gồm 200 cán bộ, y, bác sỹ để thực hiện nhiệm vụ tham gia lấy mẫu xét nghiệm và triển khai tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch Covid-19 cho người dân.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Nguyễn Ngọc Việt - TUV, Bí thư Huyện ủy nhấn mạnh: Những con số biết nói trong báo cáo đã phản ánh sự nỗ lực, sự cố gắng, sự phối hợp một cách đồng bộ của huyện Mỹ Đức với Đoàn công tác của tỉnh Hòa Bình. Thay mặt các đồng chí trong Ban Chỉ đạo phòng chống dịch huyện, đặc biệt là thay mặt toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Mỹ Đức, đồng chí trân trọng gửi lời cảm ơn chân tình nhất tới Đoàn công tác; chúc các đồng chí sức khỏe, thành công hơn trong cuộc sống, nhất là sự nghiệp cứu người.

Nhân dịp này, Huyện Mỹ Đức đã khen thưởng 5 tập thể, 20 cá nhân tiêu biểu, trao những phần quà quê hương cho cán bộ y bác sỹ và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Đoàn công tác và các cán bộ y tế tỉnh Hòa Bình đã đến hỗ trợ huyện Mỹ Đức.

Huyện Mỹ Đức đang thực hiện

giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/

CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ

tướng Chính phủ và áp dụng một số

biện pháp ở mức cao hơn trên địa

bàn huyện. UBND huyện cũng đã ban

hành văn bản điều chỉnh một số biện

pháp phòng chống dịch Covid-19.

Văn Bình

HUYỆN MỸ ĐỨC (HÀ NỘI):

TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP PHÒNG DỊCH ĐỂ BẢO VỆ “VÙNG XANH”

Khen thưởng các tập thể, cá nhân tới Đoàn Công tác và cán bộ y tế tỉnh Hòa Bình

Đồng chí Nguyễn Ngọc Việt, Bí thư Huyện ủy Mỹ Đức phát biểu tại hội nghị

BÀI TUYÊN TRUYỀN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 84/NQ-CP NGÀY 29/5/2020 CỦA CHÍNH PHỦ

Huyện Mỹ Đức tăng cường kiểm tra công tác phòng dịch

Page 32: Tạp chí - langngheviet.com.vn

32 Tạp chí LÀNG NGHỀ VIỆT NAM

TƯ VẤN PHÁP LUẬTTrung tâm Tư vấn Pháp luật thuộc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức tư vấn luật cho các đối tượng có nhu cầu trợ giúp

pháp luật.

- Đối tượng: Các hội viên làng nghề Việt Nam, nghệ nhân làng nghề, thợ giỏi, các gia đình có công, gia đình chính sách,

thương binh, liệt sỹ, chất độc da cam, hộ nghèo được miễn phí…

- Nội dung tư vấn: Các vấn đề về dân sự, hình sự, tranh chấp hợp đồng, đất đai, hôn nhân và gia đình…

- Thời gian: Thứ Tư hàng tuần: từ 9h đến 12h

- Địa điểm: Phòng 1, tầng 2 Tạp chí Làng nghề Việt Nam, số 9 ngõ 32/48 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.

- Phụ trách Ban tư vấn: LS- ThS Nguyễn Duy Hoàn

- Điện thoại: 024.3869.2173 Trung tâm Tư vấn Pháp luật

NGHỀ KHẢM TRAI Ở LÀNG CHUÔN NGO.

Làng Chuôn Ngọ thuộc xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội là một trong những làng nghề nổi tiếng về nghề khảm trai. Những

con ốc biển óng ánh được xẻ ra thành nhiều mảnh nhỏ, uốn thẳng, là, cắt, dũa rồi ghép hàng nghìn chi tiết thành những họa tiết tinh

xảo.Người thợ khảm trai dùng những mảnh vỏ trai để khảm (gắn) lên các đồ vật. Các công đoạn cần phải thực hiện khá tỉ mỉ. Nghề

hiện đang được truyền lại từ đời nay qua đời khác theo phương pháp cầm tay chỉ việc.