trƯỜng thpt phan chÂu trinh ĐỀ Ôn tẬp tuẦn 20 ĐẾn … · là thanh nam châm. c. m...

12
Trang 1/12 TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH TỔ VT LÍ ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: VẬT LÍ LỚP 11 ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1 I. Phần trắc nghiệm (8 điểm) Câu 1: Chọn câu sai. Từ trường đều là từ trường có: A. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau. B. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau. C. các đường sức song song và cách đều nhau. D. trong khoảng giữa hai cực của nam châm chữ U. Câu 2: Chn một đáp án sai khi nói vttrường A. Tại môi điểm trong ttrường chvđược mt và chmột đường cm ng tđi qua. B. Các đường cm ng tlà những đường cong không khép kín. C. Các đường cm ng tkhông ct nhau. D. Tính chất cơ bản ca ttrường là tác dng lc tlên nam châm hay dòng điện đặt trong nó . Câu 3: Tính chất cơ bản của từ trường là: A. tác dụng lực từ lên vật kim loại đặt trong nó. B. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó. C. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh. D. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó. Câu 4: Có hai thanh kim loi M, N bngoài ging ht nhau. Khi đặt chúng gn nhau (xem hình v) thì chúng hút nhau. Tình huống nào sau đây không thxy ra? M N A. Đó là hai nam châm mà hai đầu gn nhau là hai cc khác tên. B. M là st, N là thanh nam châm. C. M là thanh nam châm, N là thanh st. D. Đó là hai thanh nam châm mà hai đầu gn nhau là hai cc Bc. Câu 5: Có hai thanh kim loi bngoài ging ht nhau, có thlà thanh nam châm hoc thanh là thép. Khi đưa một đầu thanh 1 đến gần trung điểm ca thanh 2 thì chúng hút nhau mạnh. Còn khi đưa một đầu ca thanh 2 đến gần trung điểm ca thanh 1 thì chúng hút nhau yếu. Chn kết lun đúng. A. Thanh 1 là nam châm và thanh 2 là thép. B. Thanh 2 là nam châm và thanh 1 là thép. C. Thanh 1 và thanh 2 đều là thép. D. Thanh 1 và thanh 2 đều là nam châm. Câu 6: Chọn câu SAI khi nói lực từ là : A. lực tương tác giữa hai nam châm. B. lực tương tác giữa điện tích đứng yên và dòng điện. C. lực tương tác giữa hai dòng điện. D. lực tương tác giữa nam châm và dòng điện. Câu 7: Cảm ứng từ gây bởi dòng điện chạy trong dây dẫn sẽ KHÔNG phụ thuộc vào: A. môi trường xung quanh dây dẫn. B. hình dạng dây dẫn. C. bản chất dây dẫn. D. độ lớn dòng điện chạy trong dây dẫn. Câu 8: Đặt mt kim nam châm nhtrên mặt phăng vuông góc với một dòng điện thng. Khi cân bng, kim nam châm đó sẽ nằm theo hướng A. song song với dòng điện. B. ct dòng điện. C. theo hướng một đường sc tcủa dòng điện thng. D. theo hướng vuông góc vi một đường sc tcủa dòng điện thng. Câu 9: Một đoạn dây dẫn dài 1,5 m mang dòng điện 10 A đặt vuông góc trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ 1,2 T. Nó chịu một lực từ tác dụng là

Upload: others

Post on 26-Jun-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Trang 1/12

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ VẬT LÍ

ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: VẬT LÍ – LỚP 11

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm)

Câu 1: Chọn câu sai. Từ trường đều là từ trường có:

A. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau.

B. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau.

C. các đường sức song song và cách đều nhau.

D. trong khoảng giữa hai cực của nam châm chữ U.

Câu 2: Chọn một đáp án sai khi nói về từ trường

A. Tại môi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một và chỉ một đường cảm ứng từ đi qua.

B. Các đường cảm ứng từ là những đường cong không khép kín.

C. Các đường cảm ứng từ không cắt nhau.

D. Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó .

Câu 3: Tính chất cơ bản của từ trường là:

A. tác dụng lực từ lên vật kim loại đặt trong nó.

B. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.

C. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.

D. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.

Câu 4: Có hai thanh kim loại M, N bề ngoài giống hệt

nhau. Khi đặt chúng gần nhau (xem hình vẽ) thì chúng hút

nhau. Tình huống nào sau đây không thể xảy ra?

M N

A. Đó là hai nam châm mà hai đầu gần nhau là hai cực khác tên.

B. M là sắt, N là thanh nam châm.

C. M là thanh nam châm, N là thanh sắt.

D. Đó là hai thanh nam châm mà hai đầu gần nhau là hai cực Bắc.

Câu 5: Có hai thanh kim loại bề ngoài giống hệt nhau, có thể là thanh nam châm hoặc thanh là thép. Khi

đưa một đầu thanh 1 đến gần trung điểm của thanh 2 thì chúng hút nhau mạnh. Còn khi đưa một đầu của

thanh 2 đến gần trung điểm của thanh 1 thì chúng hút nhau yếu. Chọn kết luận đúng.

A. Thanh 1 là nam châm và thanh 2 là thép. B. Thanh 2 là nam châm và thanh 1 là thép.

C. Thanh 1 và thanh 2 đều là thép. D. Thanh 1 và thanh 2 đều là nam châm.

Câu 6: Chọn câu SAI khi nói lực từ là :

A. lực tương tác giữa hai nam châm.

B. lực tương tác giữa điện tích đứng yên và dòng điện.

C. lực tương tác giữa hai dòng điện.

D. lực tương tác giữa nam châm và dòng điện.

Câu 7: Cảm ứng từ gây bởi dòng điện chạy trong dây dẫn sẽ KHÔNG phụ thuộc vào:

A. môi trường xung quanh dây dẫn.

B. hình dạng dây dẫn.

C. bản chất dây dẫn.

D. độ lớn dòng điện chạy trong dây dẫn.

Câu 8: Đặt một kim nam châm nhỏ trên mặt phăng vuông góc với một dòng điện thẳng. Khi cân bằng,

kim nam châm đó sẽ nằm theo hướng

A. song song với dòng điện.

B. cắt dòng điện.

C. theo hướng một đường sức từ của dòng điện thẳng.

D. theo hướng vuông góc với một đường sức từ của dòng điện thẳng.

Câu 9: Một đoạn dây dẫn dài 1,5 m mang dòng điện 10 A đặt vuông góc trong một từ trường đều có độ

lớn cảm ứng từ 1,2 T. Nó chịu một lực từ tác dụng là

Trang 2/12

A. 1800N. B. 1,8 N. C. 0 N. D. 18 N.

Câu 10: Một đoạn dây dẫn thẳng dài 1 m mang dòng điện 10 A, đặt trong một từ trường đều 0,1 T thì chịu

một lực 0,5 N. Góc lệch giữa cảm ứng từ và chiều dòng điện trong dây dẫn là

A. 45o. B. 60

o. C. 30

o. D. 0.5

o.

Câu 11: Trong miền nào giữa hai dây dẫn thẳng đặt vuông góc với nhau trong cùng

một mặt phẳng thẳng đứng và có các dòng điện không đổi 1 2I , I chạy qua như hình

vẽ sẽ tạo ra các từ trường cùng hướng?

A. 1 và 3. B. 1 và 4. C. 2 và 3. D. 1 và 2.

Câu 12: Công thức nào sau đây tính cảm ứng từ tại tâm của vòng dây tròn có bán kính R mang dòng điện

I:

A. 7 IB 2.10

R

B. 7 IB 2 .10

R

C. 7B 2 .10 I.R D. 7 IB 4 .10

R

Câu 13: Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn đúng hướng của đường cảm ứng từ của dòng điện

trong dây dẫn thẳng dài vô hạn vuông góc với mặt phẳng hình vẽ

A. BI

B. I B

C. BI

D. B và C

Câu 14: Độ lớn cảm ứng từ tại một điểm bên trong lòng ống dây có dòng điện đi qua sẽ tăng hay giảm

bao nhiêu lần nếu số vòng dây và chiều dài ống dây đều tăng lên hai lần và cường độ dòng điện qua ống

dây giảm bốn lần

A. không đổi. B. giảm 2 lần. C. giảm 4 lần. D. tăng 2 lần.

Câu 15. Hai điểm M và N gần dòng điện thẳng dài, cảm ứng từ tại M lớn hơn cảm ứng từ tại N 4 lần. Kết

luận nào sau đây đúng

A. M Nr 4r . B. NM

rr .

4 C. M Nr 2r . D. N

M

rr .

2

Câu 16. Hình vẽ nào dưới đây xác định đúng hướng của véc tơ cảm ứng từ tại M gây bời dòng điện trong

dây dẫn thẳng dài vô hạn

A.

I B

M

B.

I M

B

C.

I

M

B

D.

I

MB

Câu 17: Tại một điểm cách một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện 5 A thì có cảm ứng từ 0,4 μT.

Nếu cường độ dòng điện trong dây dẫn tăng thêm 10 A thì cảm ứng từ tại điểm đó có giá trị là

A. 0,8 μT. B. 0,2 μT. C. 1,2 μT. D. 1,6 μT.

Câu 18: Cho electron bay vào miền có từ trường đều với vận tốc v = 8.105 m/s theo phương vuông góc

với vectơ cảm ứng từ, độ lớn cảm ứng từ là B = 9,1.10-4

T. Tính độ lớn lực Lorenxơ tác dụng lên electron

A. 1,1648.10-16

N. B. 11,648.10-16

N. C. 0,11648.10-16

N. D. 1,1648. 10-16

N.

Câu 19: Một hạt mang điện 193,2.10 C

bay vào trong từ trường đều có B 0,5T hợp với hướng của

đường sức từ 30 . Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có độ lớn 148.10 N.

Tốc độ của hạt đó khi bắt đầu vào

trong từ trường là

A. 62.10 m / s. B.

610 m / s. C. 63.10 m / s. D.

64.10 m / s.

Câu 20: Một hạt điện tích chuyển động trong từ trường đều quĩ đạo của hạt luôn vuông góc với đường sức

từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc 6

1v 1,8.10 m / s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có độ lớn là6

1f 2.10 N , nếu hạt chuyển động với vận tốc là 7

2v 4,5.10 m / s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có

giá trị là

1

4

2

3

1I

2I

Trang 3/12

A. ­52.10 N. B.

­53.10 N. C. ­55.10 N. D.

­510 N.

II. Phần Tự luận (2 điểm)

Câu 1(1,5đ) Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên:

L là một ống dây dẫn hình trụ dài 10cm, gồm 1000 vòng dây, không có lõi,

được đặt trong không khí; điện trở R; nguồn điện có C=12V và r 1 . .

Biết đường kính của mỗi vòng dây rất nhỏ so với chiều dài của ống dây. Bỏ qua điện trở của ống dây và

dây nối. Khi dòng điện trong mạch ổn định thì cảm ứng từ trong ống dây có độ lớn là 22,51.10 T. Tìm giá

trị của R

Câu 2: ( 0,5đ) Dùng một sợi dây động có đường kính tiết diện d 1,2 mm để quấn thành một ống dây

dài. Dây có phủ một lớn sơn cách điện mỏng. Các vòng dây được cuốn sát nhau. Khi cho dòng điện qua

ống dây người ta đo được cảm ứng từ trong ống dây là B 0,004 T. Cho biết dây dài l 60 m , điện trở

suất của đồng bằng 81,76.10 m . Tính hiệu điện thế U đặt vào hai đầu ống dây

-----------HẾT-----------

Trang 4/12

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ VẬT LÍ

ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: VẬT LÍ – LỚP 11

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2

I. Trắc nghiệm ( 8 điểm)

Câu 1: Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào dưới đây?

A. Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau.

B. Hai thanh nam châm đặt gần nhau.

C. Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau.

D. Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.

Câu 2: Chọn câu sai ?

A. Các đường mạt sắt của từ phổ cho biết dạng của đường sức từ.

B. Các đường sức từ của từ trường đều là những đường thẳng song song, cách đều nhau.

C. Nói chung các đường sức điện thì không kín, còn các đường sức từ là những đường cong kín.

D. Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo của nó là một đường sức từ

của từ trường

Câu 3: Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với:

A. Các điện tích chuyển động C. Các điện tích đứng yên

B. Nam châm chuyển động D. Nam châm đứng yên.

Câu 4: Trong các hình vẽ ở hình vẽ, đường thẳng biểu diễn dòng điện không đổi I. Đường tròn trong mặt

phẳng vuông góc với đường thẳng biểu diễn một đường sức của từ trường do dòng điện trong dây dẫn

gây ra. Hình vẽ nào mô tả không đúng quan hệ giữa chiều dòng điện và chiều của đường sức từ?

Câu 5: Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U là

A. những đường thẳng song song cách đều nhau.

B. những đường cong, cách đều nhau.

C. những đường thẳng hướng từ cực Nam sang cực Bắc.

D. những đường cong hướng từ cực Nam sang cực Bắc.

Câu 6: Trên hình hộp chữ nhật ABCD, MNPQ (hình vẽ), một dòng điện không đổi

dài vô hạn nằm trên đường thẳng đi qua A, M và có chiều từ M đến A. Từ trường

do dòng điện gây ra tại điểm O (là giao điểm của AC và BD) có hướng trùng với

hướng của véctơ.

A. 𝑂𝐴 B. 𝑂𝐵 C. 𝑂𝐶 D. 𝑂𝐷

Câu 7: Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện thường được

xác định bằng quy tắc:

A. vặn đinh ốc 1 B. vặn đinh ốc 2 C. bàn tay phải. D. bàn tay trái.

Câu 8: Một dây dẫn mang dòng điện (nằm trong mặt phẳng đối diện mắt ta) có chiều từ trái sang phải

nằm trong một từ trường có chiều từ dưới lên thì lực từ có chiều

A. từ trái sang phải. B. từ trong ra ngoài. C. từ trên xuống dưới. D. từ ngoài vào trong.

Câu 9: Một đoạn dây dẫn dài 5cm đặt trong từ trường đều và vuông góc với vecto cảm ứng từ. Dòng điện

Trang 5/12

chạy qua dây có cường độ 0,75A. Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-2

N. Độ lớn của cảm ứng từ:

A. 0,4T B. 0,8T C. 1T D. 1,2T

Câu 10: Một khung dây dẫn phẳng có dạng là một tam giác vuông MNP (vuông tại M); góc MNP bằng

30o (hình vẽ). Đặt khung dây vào trong từ trường đều. Các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng của

khung dây, có chiều đi vào trong mặt phẳng hình vẽ. Dòng điện trong khung đi theo chiều từ M đến N rồi

đến P. Biết lực từ tác dụng lên cạnh MN có độ lớn là 0,3N. Lực từ tác dụng lên cạnh NP có độ lớn và có

góc hợp với lực từ tác dụng lên cạnh MN lần lượt là

A. 0,2√3N và 150o B. 0,2√3N và 120

o

C. 0,6N và 130o D. 0,6√6N và 120

o

Câu 11: Một dây dẫn thẳng MN có chiều dài l, khối lượng của một đơn vị chiều dài

của dây là D = 0,04 kg/m. Dây được treo bằng hai dây nhẹ theo phương thẳng đứng

và đặt trong từ trường đều có véctơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng chứa MN

và dây treo với B = 0, 04 T. Cho dòng điện I chạy qua dây. Để lực căng của dây treo

bằng 0 thì chiều và độ lớn của I là

A. I chạy từ M tới N và I = 9,8 A. B. I chạy từ N tới M và I = 10 A.

C. I chạy từ M tới N và I = 7,5 A. D. I chạy từ M tới N và I = 7,5 A. Câu 12: Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường của dòng điện thẳng, rất dài

không thay đổi khi điểm đó dịch chuyển

A. song song với dòng điện B. vuông góc với dòng điện

C. trên một đường sức từ D. trên một mặt trụ

Câu 13: Dòng điện I= 1A chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm cách dây 10cm có độ lớn

là:

A. 2.10-6

T B. 4.10-6

T C. 2.10-7

T D. 4.10-7

T

Câu 14: Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp hai lần

khoảng cách từ N đến dòng điện. Độ lớn của cảm ứng từ tại M và N là:

A. BM = 2BN B. BM = 4BN C. BM = 1

2 BN D. BM =

1

4 BN

Câu 15: Một ổng dây dài 0,5m, đường kính 16cm. Chiều dài của dây quấn là 10m, cường độ dòng điện

chạy qua là 100A. Vecto cảm ứng từ trong lòng ống dây có độ lớn :

A. 2,5.10-3

T B. 5.10-3

T C. 5.10-4

T D. 25.10-5

T

Câu 16: Cho hai dòng điện chạy ngược chiều trong hai dây dẫn song song. Trong đó I1 = 5A, I2 = 6A, đặt cách

nhau 10cm trong chân không. Cảm ứng từ do cả hai dây gây ra tại N nằm chính giữa đoạn thẳng nối hai dây:

A. 2,4.10-5

T B. 44.10-5

T C. 44.10-6

T D. 2.10-5

T

Câu 17: Trong chân không, cho hai dây dẫn d1, d2 song song và cách nhau 5cm. Dòng điện trong hai dây

cùng chiều và có cường độ tương ứng là I1 = 30A, I2 = 20A. Gọi M là một điểm gần hai dây dẫn mà cảm

ứng từ tại M bằng 0. Điểm M cách dây d1

A. 3cm B. 2cm C. 8cm D. 7cm

Câu 18: Một hạt mang điện chuyển động trên một mặt phẳng (P) vuông góc với đường sức của một từ

trường đều. Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt mang điện có

A. phương vuông góc với mặt phẳng (P).

B. độ lớn tỉ lệ với điện tích của hạt mang điện.

C. chiều không phụ thuộc vào điện tích của hạt mang điện.

D. độ lớn tỉ lệ nghịch với tốc độ của hạt mang điện.

Câu 19: Một hạt proton chuyển động với vận tốc 2.106 m/s vào vùng không gian có từ trường đều B =

0,02 T theo hướng hợp với véc - tơ cảm ứng từ một góc 30o. Biết điện tích của hạt proton là 1,6.10

-19 C.

Lực Lorenxo tác dụng lên proton là

A. 2,4.10-15

N. B. 3.10-15

N. C. 3,2.10-15

N. D. 2.6.10-15

N.

Câu 20: Một proton chuyển động theo một quỹ đạo tròn bán kính 5 cm trong từ trường đều B = 10-2

T.

Biết khối lượng của proton bằng 1,72.10-27

kg. Chu kì chuyển động của proton là

A. 5,65.10-6

s. B. 5,66.10-6

s. C. 6,65.10-6

s. D. 6,75.10-6

s.

II. Tự luận: Một dây dẫn thẳng dài vô hạn có dòng điện cường độ I= 0,5A trong không khí

a. Xác định vecto cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn đoạn 5 cm. Vẽ hình.

b. Xác định vị trí điểm N sao cho M = -3 N

-----------HẾT----------- M

I

Trang 6/12

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ VẬT LÍ

ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: VẬT LÍ – LỚP 11

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 3

PHẦN TRẮC NGHIỆM (8 điểm)

Câu 1. Tính chất cơ bản của từ trường là:

A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.

B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.

C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.

D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ.

B. Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng từ.

C. Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường.

D. Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ.

Câu 3. Một dây dẫn thẳng có dòng điện I đặt trong vùng không gian có từ trường đều như

hình vẽ. Lực từ tác dụng lên dây có

A. phương ngang hướng sang trái.

B. phương ngang hướng sang phải.

C. phương thẳng đứng hướng lên.

D. phương thẳng đứng hướng xuống.

Câu 4. Hai điểm M và N gần một dòng điện thẳng dài. Khoảng cách từ M đến dòng điện lớn gấp hai lần

khoảng cách từ N đến dòng điện. Độ lớn của cảm ứng từ tại M và N là BM và BN thì

A. BM = 2BN B. BM = 4BN C. D.

Câu 5. Một đoạn dây dẫn dài 5 (cm) đặt trong từ trường đều và vuông góc với vectơ cảm ứng từ. Dòng

điện chạy qua dây có cường độ 0,75 (A). Lực từ tác dụng lên đoạn dây đó là 3.10-2

(N). Cảm ứng từ của từ

trường đó có độ lớn là:

A. 0,4 (T). B. 0,8 (T). C. 1,0 (T). D. 1,2 (T).

Câu 6: Cảm ứng từ tại điểm M của một dũng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài có độ lớn tăng lên khi M

dịch chuyển

A. theo hướng vuông góc với dây và lại gần dây B. theo một đường sức từ

C. theo đường thẳng song song với dây D. theo hướng vuông góc với dây và ra xa dây

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song có phương nằm trong mặt phẳng hai dòng điện và

vuông góc với hai dòng điện.

B. Hai dòng điện thẳng song song cùng chiều hút nhau, ngược chiều đẩy nhau.

C. Hai dòng điện thẳng song song ngược chiều hút nhau, cùng chiều đẩy nhau.

D. Lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song có độ lớn tỉ lệ thuận với cường độ của hai dòng điện.

Câu 8. Thanh MN dài l = 20 (cm) có khối lượng 5 (g) treo nằm ngang bằng hai

sợi chỉ mảnh CM và DN. Thanh nằm trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,3

(T) nằm ngang vuông góc với thanh có chiều như hình vẽ. Mỗi sợi chỉ treo thanh

có thể chịu được lực kéo tối đa là 0,04 (N). Dòng điện chạy qua thanh MN có

cường độ nhỏ nhất là bao nhiêu thì một trong hai sợi chỉ treo thanh bị đứt. Cho

gia tốc trọng trường g =9,8 (m/s2)

A. I = 0,36 (A) và có chiều từ M đến N B. I = 0,36 (A) và có chiều từ N đến M

C. I = 0,52 (A) và có chiều từ M đến N D. I = 0,52 (A) và có chiều từ N đến M

Câu 9 Một dòng điện có cường độ I = 5 (A) chạy trong một dây dẫn thẳng, dài. Cảm ứng từ do dòng điện

này gây ra tại điểm M có độ lớn B = 4.10-5

(T). Điểm M cách dây một khoảng

A. 25 (cm) B. 10 (cm) C. 5 (cm) D. 2,5 (cm)

NM BB2

1 NM BB

4

1

I

D C

N M

Trang 7/12

Câu 10. Một dòng điện thẳng, dài có cường độ 20 (A), cảm ứng từ tại điểm M cách dòng điện 5 (cm) có

độ lớn là:

A. 8.10-5

(T) B. 8π.10-5

(T) C. 4.10-6

(T) D. 4π.10-6

(T)

Câu 11. Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, dài. Tại điểm A cách dây 10 (cm) cảm ứng từ do dòng

điện gây ra có độ lớn 2.10-5

(T). Cường độ dòng điện chạy trên dây là:

A. 10 (A) B. 20 (A) C. 30 (A) D. 50 (A)

Câu 12. Một ống dây dài 50 (cm), cường độ dòng điện chạy qua mỗi vòng dây là 2 (A). cảm ứng từ bên

trong ống dây có độ lớn B = 25.10-4

(T). Số vòng dây của ống dây là:

A. 250 B. 320 C. 418 D. 497

Câu 13 Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 (mm), lớp sơn cách điện bên ngoài rất mỏng. Dùng sợi dây

này để quấn một ống dây có dài l = 40 (cm). Số vòng dây trên mỗi mét chiều dài của ống dây là:

A. 936 B . 1125 C. 1250 D. 1379

Câu 14. Một sợi dây đồng có đường kính 0,8 (mm), điện trở R = 1,1 (Ω), lớp sơn cách điện bên ngoài rất

mỏng. Dùng sợi dây này để quấn một ống dây dài l = 40 (cm). Cho dòng điện chạy qua ống dây thì cảm

ứng từ bên trong ống dây có độ lớn B = 6,28.10-3

(T). Hiệu điện thế ở hai đầu ống dây là:

A. 6,3 (V) B. 4,4 (V) C. 2,8 (V) D. 1,1 (V)

Câu 15. Một dây dẫn rất dài căng thẳng, ở giữa dây được uốn thành vòng tròn bán kính R =

6 (cm), tại chỗ chéo nhau dây dẫn được cách điện. Dòng điện chạy trên dây có cường độ 4

(A). Cảm ứng từ tại tâm vòng tròn do dòng điện gây ra có độ lớn là:

A. 7,3.10-5

(T) B. 6,6.10-5

(T) C. 5,5.10-5

(T) D. 4,5.10-5

(T)

Câu 16. Hai dòng điện có cường độ I1 = 6 (A) và I2 = 9 (A) chạy trong hai dây dẫn thẳng, dài

song song cách nhau 10 (cm) trong chân không I1 ngược chiều I2. Cảm ứng từ do hệ hai dòng

điện gây ra tại điểm M cách I1 6 (cm) và cách I2 8 (cm) có độ lớn là:

A. 2,0.10-5

(T) B. 2,2.10-5

(T) C. 3,0.10-5

(T) D. 3,6.10-5

(T)

Câu 17. Hai dây dẫn thẳng dài song song cách nhau 10 (cm) trong không khí, dòng điện chạy trong hai

dây có cùng cường độ 5 (A) ngược chiều nhau. Cảm ứng từ tại điểm M cách đều hai dòng điện một

khoảng 10 (cm) có độ lớn là:

A. 1.10-5

(T) B. 2.10-5

(T) C. .10-5

(T) D. .10-5

(T)

Câu 18 Độ lớn của lực Lorexơ được tính theo công thức

A. B. C. D.

Câu 19 Lực Lo-ren-xơ là

A. lực Trái Đất tác dụng lên vật. B. lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường.

C. lực từ tỏc dụng lờn dũng điện. D. lực điện tác dụng lên điện tích.

Câu 20 Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 (T) với vận tốc ban đầu

v0 = 2.105 (m/s) vuông góc với . Lực Lorenxơ tác dụng vào electron có độ lớn là:

A. 3,2.10-14

(N) B. 6,4.10-14

(N) C. 3,2.10-15

(N) D. 6,4.10-15

(N)

PHẦN TỰ LUẬN

I1 =2A, I2 = 4A dài vô hạn, đồng phẳng, vuông góc với nhau.

a) Xác định B tại những điểm trong mp chứa 2 dây, cách đều hai

dây những đoạn r = 4cm.

b) Trong mp chứa hai dũng điện, tỡm quỹ tớch những điểm tại đó

0B .

-----------HẾT-----------

2 3

vBqf sinvBqf tanqvBf cosvBqf

B

Trang 8/12

I

r (a)

M

I

M

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ VẬT LÍ

ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: VẬT LÍ – LỚP 11

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 20 câu ( 8 điểm)

Câu 1: Chọn câu sai:

A. Điện tích chuyển động là nguồn gốc của từ trường và cũng là nguồn gốc của điện trường biến thiên.

B. Tương tác giữa điện tích q1 đứng yên và điện tích q

2 chuyển động là tương tác từ.

C. Từ trường là một dạng vật chất tồn tại và gắn liền với dòng điện.

D. Điện tích đứng yên gây ra điện trường tĩnh.

Câu 2: Chọn câu sai ?

A. Đường sức từ của nam châm là những đường cong hở có chiều đi từ cực bắc sang cực nam của nam châm đó.

B. Đường sức từ của dòng điện thẳng là những đường tròn đồng tâm nằm trong mặt phẳng vuông góc với dòng

điện đó.

C. Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam- Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.

D. Tương tác giữa dòng điện với dòng điện, giữa nam châm với dòng điện và giữa hai nam châm là tương tác từ.

Câu 3: : Chọn câu sai:

A. Ta chỉ có thể vẽ một đường sức từ đi qua mỗi điểm trong từ trường.

B. Tương tác giữa dòng điện với dòng điện là tương tác từ.

C. Xung quanh một điện tích đứng yên có điện trường và từ trường.

D. Cảm ứng từ đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra lực từ.

Câu 4: Cho dòng điện I chạy trong dây dẫn thẳng dài (a), điểm M trong không khí cách dây (a) đoạn r

như hình vẽ. Từ trường của dòng điện này gây ra tại điểm M có phương, chiều:

A. phương vuông góc với dây dẫn, chiều hướng sang trái.

B. phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, chiều hướng ra ngoài.

C. phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, chiều hướng vào trong.

D. phương vuông góc với khoảng cách r, chiều hướng lên trên.

Câu 5: Cho dòng điện I chạy trong dây dẫn uốn cong thành vòng tròn (a) có bán kính R,

điểm M nằm trong mặt phẳng vòng dây (a), trùng với tâm vòng dây như hình vẽ. Từ trường

của dòng điện này gây ra tại điểm M có phương, chiều:

A. phương ngang, chiều hướng sang trái. C. phương thẳng đứng, chiều hướng xuống.

B. phương ngang, chiều hướng sang phải. D. phương vuông góc với vòng dây, chiều hướng

ra ngoài.

Câu 6: Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn không phụ thuộc vào:

A. độ lớn cảm ứng từ. B. điện trở dây dẫn.

C. chiều dài dây dẫn mang dòng điện. D. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn.

Câu 7: Chọn câu sai ? Vectơ lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn MN có dòng điện chạy qua đặt vuông góc

với đường sức từ sẽ thay đổi khi:

A. đổi chiều vectơ cảm ứng từ của từ trường. B. cường độ dòng điện thay đổi

C. đổi chiều của dòng điện trong đoạn dây MN. D. dòng điện và từ trường đồng thời đổi chiều.

Câu 8: Một đoạn dây L có dòng điện cường độ I đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ B hợp với dây một góc

a. Lực tác dụng lên đoạn dây có giá trị lớn nhất khi:

A.a = 1800 B. a =45

0 C. a = 90

0 D. a = 0

0

Câu 9: Cho dòng điện I chạy trong đoạn dây dẫn thẳng trong từ trường đều giữa hai cực của nam châm

như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây mang dòng điện có phương, chiều:

A. có phương vuông góc với dây điện, chiều sang phải.

B. cùng hướng với từ trường.

C. vuông góc với mặt phẳng chứa dòng điện và đường sức từ, hướng vô trong.

D. vuông góc với dây điện và chiều hướng sang trái.

Câu 10: Một dòng điện có cường độ I=4A chạy trong dây dẫn thẳng, dài 0,5m đặt trong từ trường đều hợp với dây một góc 30

0 thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là F=2N. Độ lớn cảm ứng từ B là:

A. 2 T. B. 2√3 T. C. 4 T. D. 1 T.

N

S

I

Trang 9/12

Câu 11: Một dây dẫn MN có khối lượng m = 150g, dài l = 80cm có dòng điện I= 6A

được treo bởi 2 sợi dây mềm nhẹ trong mặt phẳng thẳng đứng vuông góc với từ

trường đều nằm ngang như hình vẽ và độ lớn B= 0,2T. Cho g≈≈10m/s2. Lực

căng mỗi dây treo là:

A. 1,25N B. 0,31N C. 0,27N D. 1,23N

Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Từ trường đều là từ trường có

A. các đường sức song song và cách đều nhau. B. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau.

C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau. D. các đặc điểm bao gồm cả phương án A và B.

Câu 13: Chọn câu ĐÚNG. Độ lớn cảm ứng từ tại tâm một dòng điện tròn:

A.tỉ lệ với cường độ dòng điện. B.tỉ lệ với chiều dài dòng điện tròn.

C.tỉ lệ với bán kính hình tròn. D.tỉ lệ nghịch với diện tích hình tròn.

Câu 14: Cảm ứng từ bên trong một ống dây điện hình trụ có độ lớn tăng lên khi:

A. số vòng dây quấn trên một đơn vị chiều dài tăng. B. chiều dài của ống dây hình trụ tăng lên.

C. cường độ dòng điện qua ống dây giảm đi. D. đường kính tiết diện ngang của ống dây hình trụ

giảm đi.

Câu 15: Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, dài có cường độ 16A, cảm ứng từ tại điểm M cách dòng

điện 4cm có độ lớn là:

A. 8π.10-7

T B.8.10-7

T C.8π.10-5

T D. 8.10-5

T

Câu 16: Một dây dẫn thẳng dài phủ sơn cách điện có đoạn giữa uốn thành vòng tròn. Khi có dòng điện

qua dây theo chiều như hình vẽ thì vectơ cảm ứng từ tại tâm O của hình tròn có:

A. phương vuông góc mặt phẳng hình tròn, hướng về phía sau.

B. phương vuông góc mặt phẳng hình tròn, hướng ra phía trước.

C. phương thẳng đứng, hướng xuống.

D. phương thẳng đứng, hướng lên.

Câu 17: Ba điểm OMN trong không khí tạo thành tam giác vuông tại M như hình vẽ. Biết

OM=3cm và góc α=600. Hai dòng điện thẳng dài I1, I2 đặt song song cùng chiều đặt lần lượt

tại O và N vuông góc với mặt phẳng OMN, chiều từ ngoài vào trong. Biết I2=2I1. Cảm ứng

từ tổng hợp do hai dòng điện I1 và I2 tại điểm M là 4. 10-5

T thì cảm ứng từ do dòng điện I1

gây ra tại điểm M là:

A. 2.10-5

T. B. 8√3.10-5

T. C. 0,76.10-5

T. D. 4.10-5

T.

Câu 18: Cho hạt mang điện chuyển động với vận tốc v trong từ trường đều hợp với v góc

α khác không. Phương của lực Lorenxơ là:

A. vuông góc với cả đường sức từ và vectơ vận tốc của hạt.

B. trùng với mặt phẳng chứa đường sức từ và vectơ vận tốc của hạt.

C. vuông góc với đường sức từ và trùng với phương vận tốc của hạt.

D. trùng với phương chứa vectơ cảm ứng từ của từ trường.

Câu 19: Chiều của Lo-ren-xơ tác dụng lên một điện tích q chuyển động tròn trong từ trường.

A. hướng về tâm của đường tròn quỹ đạo khi q>0.

B. luôn luôn hướng về tâm của đường tròn quỹ đạo.

C. chưa kết luận được vì chưa biết dấu của điện tích và chiều của vecto . D. hướng về tâm của đường tròn quỹ đạo khi q>0.

Câu 20: Một hạt mang điện chuyển động trong từ trường đều, mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với

đường sức từ. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v1 = 1,8.106m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt là 2.10

-6

N. Nếu hạt chuyển động với vận tốc v2 = 4,5.107m/s thì lực Lorenxơ tác dụng lên hạt có độ lớn

A. 2.10-5

N. B. 4.10-5

N. C. 3.10-5

N. D. 5.10-5

N.

II. TỰ LUẬN: (2 điểm)

Bài 1: Cho dây dẫn thẳng dài có dòng điện I1=3A chạy qua đặt trong không khí

a.(1,5 điểm) Tìm cảm ứng từ tại điểm M cách dòng điện I1 đoạn 45cm? Vẽ hình.

b. (0,5 điểm)Đặt tại M dây dẫn thẳng có dòng điện I2=1,5A ngược chiều song song với dây I1. Tìm điểm

tại đó cảm ứng từ triệt tiêu?

-----------HẾT-----------

B

O

+

+ N

M

O α

I1

I2

I1 M

Trang 10/12

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH

TỔ VẬT LÍ

ĐỀ ÔN TẬP TUẦN 20 ĐẾN TUẦN 23 NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: VẬT LÍ – LỚP 11

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 5

I. Phần trắc nghiệm (8 điểm)

Câu 1 : Phát biểu nào sau đây là không đúng? Từ trường đều là từ trường có

A. các đường sức song song và cách đều nhau

B. cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau

C. lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau.

D. các đặc điểm bao gồm cả phương án A và B.

Câu 2 : Từ phổ là:

A. hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường.

B. hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.

C. hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.

D. hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.

Câu 3 : Tính chất cơ bản của từ trường là:

A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.

B. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.

C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.

D. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.

Câu 4 : Xung quanh điện tích chuyển động luôn tồn tại:

A. Môi trường chân không.

B. Chỉ duy nhất điện trường.

C. Cả điện trường lẫn từ trường.

D. Chỉ duy nhất từ trường.

Câu 5: Một đoạn dây dẫn có dòng điện I nằm ngang đặt trong từ

trường có các đường sức từ thẳng đứng từ trên xuống như hình vẽ.

Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có chiều :

A. thẳng đứng hướng từ trên xuống

C. nằm ngang hướng từ trái sang phải

B. thẳng đứng hướng từ dưới lên

D. nằm ngang hướng từ phải sang trái.

Câu 6: Một khung dây mang dòng điện I đặt trong từ trường đều, mặt phẳng khung dây vuông góc với

đường cảm ứng từ (Hình vẽ). Kết luận nào sau đây là đúng về lực từ tác dụng lên

các cạnh của khung dây : A. bằng không

B. có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây

C. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng

kéo dãn khung.

D. nằm trong mặt phẳng khung dây, vuông góc với các cạnh và có tác dụng

nén khung

Câu 7: Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với

A. các điện tích chuyển động. B. nam châm đứng yên.

C. các điện tích đứng yên. D. nam châm chuyển động.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng? Một dòng điện đặt trong từ trường vuông góc với đường sức từ,

chiều của lực từ tác dụng vào dòng điện sẽ không đổi khi :

A. đổi chiều dòng điện ngược lại. B. đổi chiều cảm ứng từ ngược lại.

C. đồng thời đổi chiều dòng điện và đổi chiều cảm ứng từ.

D. quay dòng điện một góc 900 xung quanh đường sức từ.

Câu 9: Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 6 (cm) có dòng điện I = 5 (A) đặt trong từ trường đều có cảm

ứng từ B = 0,5 (T). Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn F = 7,5.10-2

(N). Góc ỏ hợp bởi dây MN và

đường cảm ứng từ là:

A. 0,50

B. 300

C. 600

D. 900

I

Trang 11/12

M I N

Câu 10: Một dây dẫn MN có khối lượng m = 150g,

dài l = 80cm có dòng điện I = 6A được treo bởi 2 sợi

dây mềm nhẹ trong mặt phẳng thẳng đứng vuông góc

với từ trường đều B nằm ngang như hình vẽ và B = 0,2T.

Cho g 10m/s2. Lực căng mỗi dây treo là

A. 1,25N B. 0,31N C. 0,27N D. ,23N

Câu 11: Thanh MN dài l = 20 (cm) có khối lượng 5 (g) treo nằm ngang

bằng hai sợi chỉ mảnh CM và DN. Thanh nằm trong từ trường đều có

cảm ứng từ B = 0,3 (T) nằm ngang vuông góc với thanh có chiều như

hình vẽ. Mỗi sợi chỉ treo thanh có thể chịu được lực kéo tối đa là 0,04

(N). Dòng điện chạy qua thanh MN có cường độ là bao nhiêu thì sợi chỉ

treo thanh bị đứt. Cho gia tốc trọng trường g = 9,8 (m/s2)

A. I = 0,36 (A) và có chiều từ M đến N

B. I = 0,52 (A) và có chiều từ N đến M.

C. I = 0,36 (A) và có chiều từ N đến M

D. I = 0,52 (A) và có chiều từ M đến N.

Câu 12: Cảm ứng từ của dòng điện chạy qua một vòng dây tròn tại tâm của vòng dây sẽ thay đổi như thế

nào khi ta tăng đồng thời cả cường độ dòng điện và bán kính vòng dây lên 2 lần?

A. Giảm 2 lần. B. Tăng lên 2 lần. C. Không thay đổi. D. Tăng lên 4 lần.

Câu 13: Tìm phát biểu sai về cảm ứng từ của từ trường do dòng điện thẳng dài vô hạn gây ra tại một

điểm.

A. phụ thuộc vị trí đang xét. C. phụ thuộc môi trường đặt dòng điện.

B. phụ thuộc cường độ dòng điện. D. độ lớn tỉ lệ thuận với khoảng cách từ điểm đó đến dòng

điện.

Câu 14: Hai dòng điện có cường độ I1 = 6 (A) và I2 = 9 (A) chạy trong hai dây dẫn thẳng, dài song song

cách nhau 10 (cm) trong chân không I1 ngược chiều I2. Cảm ứng từ do hệ hai dòng điện gây ra tại điểm M

cách I1 : 6 (cm) và cách I2 : 8 (cm) có độ lớn là:

A. 2,0.10-5

(T) B. 2,2.10-5

(T) C. 3,0.10-5

(T) D. 3,6.10-5

(T)

Câu 15: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 (cm) trong không khí, cường độ dòng điện chạy

trên dây 1 là I1 = 5 (A), cường độ dòng điện chạy trên dây 2 là I2. Điểm M nằm trong mặt phẳng 2 dòng

điện, ngoài khoảng 2 dòng điện và cách dòng I2 8 (cm). Để cảm ứng từ tại M bằng không thì dòng điện I2

A. cường độ I2 = 2 (A) và cùng chiều với I1 B. cường độ I2 = 2 (A) và ngược chiều với I1

C. cường độ I2 = 1 (A) và cùng chiều với I1 D. cường độ I2 = 1 (A) và ngược chiều với I1

Câu 16: Cho hai dây dẫn thẳng dài đặt song song trong không khí cách nhau d = 10 cm có I1 // I2 như

hình vẽ. Cho I1 = 5(A) ; I2 = 3(A) . Cảm ứng từ tại điểm M cách dây I1 :

15cm và cách dây I2 : 5cm là :

A. TBM

610.33,5 và hướng xuống. B. TBM

610.33,5 và hướng lên.

C. TBM

510.33,5 và hướng lên. D. TBM

510.33,5 và hướng xuống.

Câu 17: Cho hai dây dẫn thẳng dài đặt vuông góc nhau theo hệ trục (0xy)

trong không khí như hình vẽ . Cho I1 = 5(A) ; I2 = 3(A) . y

Cảm ứng từ MB tại điểm M có tọa độ ( 3cm; - 5cm ) I1

A. TBM

510.53,4 và hướng ra sau hình vẽ . O I2 x

B. TBM

510.53,4 và hướng ra trước hình vẽ .

C. TBM

510.13,2 và hướng ra sau hình vẽ .

D. TBM

510.13,2 và hướng ra trước hình vẽ .

Câu 18: Chiều của lực Lorenxơ phụ thuộc vào

A. Chiều chuyển động của hạt mang điện B. Chiều của đường sức từ

C. Điện tích của hạt mang điện D. Cả 3 yếu tố trên.

Câu 19: Một electron bay vào không gian có từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,3 T với vận tốc ban đầu

v0 = 2.105 m/s vuông góc với B

. Lực Lorenxơ tác dụng vào electron có độ lớn là

.B

D C

N M

Trang 12/12

A. 6,4.10-15

N. B. 9,6.10-14

N. C. 3,2.10-15

N. D. 9,6.10-15

N.

Câu 20: Hai hạt mang điện bay vào trong từ trường đều với cùng vận tốc theo phương vuông góc với các

đường cảm ứng từ. Hạt thứ nhất có khối lượng m1 = 1,66.10-27

kg, điện tích q1 = - 1,6.10-19

C. Hạt thứ hai

có khối lượng m2 = 6,65.10-27

kg, điện tích q2 = 3,2.10-19

C. Bán kính quỹ đạo của hạt thứ nhất là R1 = 5

cm thì bán kính quỹ đạo của hạt thứ hai là

A. R2 18 cm. B. R2 15 cm C. R2 12 cm. D. R2 10 cm.

II. Phần Tự luận (2 điểm)

Cho hai dây dẫn thẳng dài đặt song song trong không khí cách nhau d = 5 cm có I1 // I2 như hình vẽ .

I1 d I2

Cho I1 = 3(A) ; I2 = 4(A) .

a) Tính cảm ứng từ BM tại điểm M cách dây I1 : 3cm và các dây I2 : 4cm ? (1,5đ)

b) Tìm những điểm N có BN = 0 ? (0,5đ)