u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

65
Bươ ́ c đầ u ti ̀ m hiể u ca dao tc ngư ̃ liên quan đế n nam giơ ́ i va ̀ n giơ ́ i trong ting Việ t Segawa Wataru Khoa tiếng Việt, Trường Đại Hc Osaka

Upload: others

Post on 21-Oct-2021

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

Bươc đâu tim hiêu ca dao tuc ngư liên quan đên

nam giơi va nư giơi trong tiêng Viêt

Segawa Wataru

Khoa tiếng Việt, Trường Đại Học Osaka

Page 2: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

Muc Luc

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1

PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 5

Chương 1: Ca dao tuc ngư Việt Nam ............................................................................. 5

1. 1 Khái quát về ca dao tục ngữ ........................................................................................ 5

1. 2 Đặc trưng của ca dao tục ngữ...................................................................................... 6

1. 2. 1 Đặc trưng của ca dao ............................................................................................... 6

1. 2. 2 Đặc trưng của tục ngữ ........................................................................................... 11

1. 2 .3 Đặc trưng của thành ngữ ....................................................................................... 12

1. 3 Phép ẩn du được sử dụng trong ca dao tục ngữ liên quan đến quan hệ nam nữ ....... 13

1. 3. 1 Ẩn dụ chỉ đôi tình nhân ......................................................................................... 13

1. 3. 2 Ẩn dụ được sử dụng trong câu “đôi ta như…” ..................................................... 15

1. 3. 3 Ẩn dụ chỉ tình trạng quan hệ nam nữ .................................................................... 16

1. 3. 4 Ẩn dụ được sử dụng trong những câu than thân bắt đầu bằng “thân em như…” . 18

1. 4 Tầm quan trọng của ca dao tục ngữ Việt Nam ......................................................... 20

Chương 2: Phân tich nôi dung các câu ca dao tuc ngư liên quan đên nam giơi va nư

giơi ................................................................................................................................... 22

2. 1 Ca dao thể hiện tình cảm của nam giới đối với nữ giới ............................................ 22

2. 2 Ca dao thể hiện tình cảm của nữ giới đối với nam giới ............................................ 27

PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 38

Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 40

Phu luc ............................................................................................................................ 42

Page 3: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

1

PHẦN MỞ ĐẦU

************************

1. Lý do chọn đề tài

Tôi đã đi du học ở Hà Nội một năm. Trong quá trình học tiếng Việt ở Việt Nam, đôi

lần tôi có cơ hội được biết đến những câu ca dao tục ngữ mà người Việt thường hay sử

dụng. Trong số rất nhiều những câu ca dao tục ngữ đó, tôi quan tâm đến những câu ca dao

tục ngữ có sử dụng phép ẩn dụ. Ví dụ như câu “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Với ý

nghĩa sâu xa là “ban đầu vốn hai người nam nữ không có tình cảm gì với nhau nhưng gần

nhau, tiếp xúc với nhau lâu ngày thì cũng sẽ nảy sinh tình cảm”. Trước khi được cô giáo

giải thích câu này, tôi đã không hiểu ý nghĩa của nó. Khi đó, tôi vừa nhận thấy sự phức tạp

của việc phân tích ca dao tục ngữ, nhưng đồng thời tôi cũng vừa cảm thấy rất thú vị.

Ở Nhật, trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường không sử dụng kotowaza tức là

“tục ngữ’’ nhiều lắm, thậm chí là đang dần quên lãng nó. Thế nhưng ở Việt Nam lại có xu

hướng sử dụng ca dao tục ngữ rất nhiều. Vì thế, tôi muốn tìm hiểu tại sao mà có sự khác

nhau như thế này.

Mặt khác, tôi còn được biết rằng ca dao tục ngữ có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời

và nhân sinh quan của con người từ xưa đến nay., vì nó là “thành phẩm” được đúc kết từ

Page 4: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

2

kinh nghiệm lâu đời của cha ông đi trước, được rút ra từ các quy luật, sự vật, hiện tượng

dân gian gần gũi xảy ra trong đời sống hằng ngày. Cũng chính vì vậy, ca dao tục ngữ rất

phong phú về mặt thể loại và rất đa dạng, đặc sắc về mặt nội dung. Trong đó, tôi đặc biệt

thích thú những câu ca dao tục ngữ nói về quan hệ nam nữ, nhất là về tình yêu và hôn nhân,

bởi vì tôi muốn giao tiếp với người Việt trôi chảy, lưu loát hơn dựa trên sự hiểu biết quan

niệm về quan hệ nam nữ của người Việt Nam được thể hiện trong các câu ca dao tục ngữ,

ẩn sau phép ẩn dụ ý nhị và tinh tế.

Với các lý do kể trên, tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài này.

2. Muc đich cua đê tai

Đề tài có hai mục đích chính như sau:

Mục đích thứ nhất là, làm rõ quan niệm về quan hệ nam nữ, đặc biệt về tình yêu và

hôn nhân qua việc phân tích ca dao tục ngữ.

Mục đích thứ hai là, làm rõ đặc trưng của phép ẩn dụ trong ca dao tục ngữ, hiểu sâu

hơn về đặc trưng này.

Page 5: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

3

Qua đó, tôi có thể kết luận rằng việc học ca dao tục ngữ là không thể thiếu trong

việc học ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.

3. Pham vi đôi tương nghiên cưu

Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã tham khảo nhiều tài liệu biên soạn về ca dao

tục ngữ. Tôi đã đọc những tài liệu đó và chọn ra những câu ca dao tục ngữ tiêu biểu liên

quan đến quan hệ nam nữ, rồi lấy đó làm cơ sở để tìm hiểu và nghiên cứu về quan niệm về

tình yêu và hôn nhân của người Việt.

4. Lich sư nghiên cưu cua đê tai.

Noguchi (2011) đã trình bày khái quát về ca dao tục ngữ trong tiếng Việt và đã tìm

hiểu về ca dao tục ngữ liên quan đến hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên, trong khóa luận, tác

giả không đề cập đến những câu ca dao tục ngữ có liên quan đến quan hệ nam nữ.

Vũ Ngọc Phan (1978) đã nghiên cứu về những câu ca dao tục ngữ về tình yêu nam

nữ trong tiếng Việt, với cách tiếp cạn mang tính lịch sử trong lĩnh vực lao động sản xuất.

Tuy nhiên, tác giả không phân tích những phép ẩn dụ trong những ca dao tục ngữ về tình

Page 6: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

4

yêu, và không phân loại những câu ca dao tục ngữ này theo tình cảm, cũng như theo nội

dung.

Vì vậy, trên cơ sở, tham khảo luận văn của Noguchi và Vũ Ngọc Phan, trong khóa

luận này, tôi sẽ tìm hiểu một khía cạnh nội dung khác cũng không kém phần đặc sắc, đó

chính là những câu ca dao tục ngữ nói về quan hệ nam nữ. Phân tích những phép ẩn dụ,

đánh giá những câu đó theo tình cảm, theo nội dung, và thử suy nghĩ về quan niệm của

người Việt trong quan hệ nam nữ là như thế nào.

5. Phương phap nghiên cưu

Trước hết, tôi thu thập những câu ca dao tục ngữ liên quan đến quan hệ nam nữ.

Tiếp đến là chọn và dịch những câu ca dao tục ngữ tiêu biểu có đề cập đến quan hệ nam nữ

sang tiếng Nhật. Rồi từ đó phân tích, tìm hiểu về các phép ẩn dụ đa dạng trong những câu

này.

Page 7: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

5

PHẦN NỘI DUNG

************************

Chương 1:

CA DAO TỤC NGỮ VIỆT NAM

1.1 Khái quát về ca dao tuc ngư

Văn học dân gian truyền miệng gồm truyện cổ tích (Ví dụ: truyền thuyết, thần thoại,

v.v...), hay những thể loại văn học dân gian truyền miệng ngắn gọn như ca dao, tuc ngữ,

thanh ngữ. Trong đó, những hình thức văn học dân gian truyền miệng ngắn gọn đã được

đưa vào chương trình giảng dạy trong các giờ học về “tu từ học”, “thành ngữ học” ở trường

đại học. Thậm chí, ngay cả hiện nay, chúng vẫn được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống

hàng ngày.

Dưới đây, tôi sẽ trình bày về đặc điểm chung của ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong

tiếng Viẹt.

Page 8: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

6

1.2 Đặc trưng cua ca dao tuc ngư

1.2.1 Đặc trưng cua ca dao

“Ca dao” trong tiếng Nhật được dịch là “Utakotowaza”. Xét về mặt độ dài, ca dao dài

nhất trong ba hình thức văn học dân gian truyền miệng ngắn gọn. Vì vậy, nội dung của ca

dao rất phong phú. Ngoài ra, tùy theo nội dung và tình huống, ca dao có thể trở thành

những bài hát đồng dao, bài hát ru, hay bài hát về lao động. Về mặt nội dung, ca dao

thường biểu hiện lời giáo huấn, tình cảm gia đình, tình yêu nam nữ, miêu tả xã hội, v.v. Tức

là, nội dung của ca dao gắn bó rất mật thiết với cuộc đời con người. Do đó, mọi người có

thể dễ dàng chia sẻ, đồng cảm với nhau thông qua nội dung mà câu ca dao thể hiện.

Ca dao có những đặc trưng sau:

Đặc trưng thứ nhất là, nó có “nghĩa đen” và “nghĩa bóng”. Nghĩa đen là ý nghĩa của

câu được hiểu qua các quan hệ từ được biểu thị trong câu, còn nghĩa bóng là nghĩa mà

người đọc phải suy nghĩ sâu hơn thì mới nhận ra được. Ví dụ như:

Nghĩa đen: một loại động vật.

“Mèo”

Nghĩa bóng: chỉ người con gái, thường không đứng đắn.

Page 9: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

7

Mèo hoang lại gặp chó hoang

Anh đi ăn trộm gặp nàng bứt khoai

Mèo hoang = nàng bứt khoai = người con gái không đứng đắn, chó hoang = người đàn

ông ăn trộm.

Nghĩa: Câu này thể hiện việc nam nữ có cùng điểm chung, có vị trí xã hội như nhau, có tính

cách giống nhau, v.v... thì thường tìm đến nhau và như thế thì họ dễ hợp nhau hơn.

Như vậy, một câu ca dao có thể có cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Trong trường hợp

này, nếu không hiểu nghĩa bóng thì người đọc không thể hiểu hết ý của câu. Do đó, để hiểu

trọn vẹn ý của câu thì việc hiểu hết nghĩa bóng là rất quan trọng.

Đặc trưng thứ hai là, ca dao là một thể văn học không được ghi lại bằng chữ viết mà

được lưu truyền thông qua hình thức truyền miệng. Tức là, tác giả của ca dao không rõ ràng,

không ai biết. Ngay cả người Việt Nam cũng không ai biết rằng ai là người đầu tiên sáng

tác ra ca dao.

Đặc trưng thứ ba là, tất cả các câu ca dao đều là văn vần. Hình thức văn vần của Việt

Nam là hình thức lục bát, song thất lục bát, v.v. Trong đó, hình thức lục bát được sử dụng

nhiều nhất. Hình thức này có hai câu thơ: một câu sáu chữ và một câu tám chữ. Câu sáu

Page 10: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

8

chữ đi trước và câu tám chữ theo sau. Cách thức này được tiếp tục luân phiên lẫn nhau. Tôi

xin lấy một câu ca dao làm ví dụ như sau:

Nào khi anh bủng anh beo, (6 chữ)

Tay cất chén thuốc tay đèo múi chanh. (8 chữ)

Bây giờ anh khỏi anh lành, (6 chữ)

Anh mê nhan sắc, anh tình phụ tôi. (8 chữ)

Thà tôi xuống giếng cho rồi (6 chữ) [Thơ lục bát]

Trong ví dụ trên, chữ thứ sáu trong câu thứ nhất và chữ thứ sáu trong câu thứ hai

được gieo vần. Cũng như vậy, chữ thứ tám trong câu thứ hai và chữ thứ sáu trong câu thứ

ba được gieo vần. Rồi chữ thứ sáu trong câu thứ ba và chữ thứ sáu trong câu thứ tư được

gieo vần. Cuối cùng, chữ thứ tám trong câu thứ tư và chữ thứ sáu trong câu thứ năm được

gieo vần.

Để cho dễ hiểu tôi lập một bảng dưới đây để minh họa cho hình thức gieo vần.

Page 11: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

9

Bảng 1: Ca dao hình thức lục bát

(Dẫn theo Tomita 1986: 120)

Nói cụ thể hơn, trong ví dụ ở trên, từ “beo” trong câu thứ nhất và từ “đèo” trong câu

thứ hai được gieo vần. Cũng như vậy, từ “chanh” trong câu thứ hai và từ “lành” trong câu

thứ ba được gieo vần. Rồi từ “lành” trong câu thứ ba và từ “tình” trong câu thứ tư được

gieo vần. Cuối cùng, từ “tôi” trong câu thứ tư và từ “rồi” trong câu thứ năm được gieo vần.

Chữ Thứ

Câu số

1 2 3 4 5 6 7 8

1 Nào khi anh bủng anh beo

2 Tay cất chén thuốc tay đèo múi chanh

3 Bây giờ anh khỏi anh lành

4 Anh mê nhan sắc anh tình phụ tôi

5 Thà tôi xuống giếng cho rồi

Page 12: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

10

Với hình thức song thất lục bát thì có hai câu bảy chữ ở trên, tiếp đến là một câu sáu

chữ và một câu tám chữ. Hình thức song thất lục bát này chịu ảnh hưởng từ thơ Trung

Quốc.

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi (7 chữ)

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên (7 chữ)

Xanh kia thăm thẳm từng trên (6 chữ)

Nào ai gây dựng cho nên nỗi này (8 chữ) [Thơ song thất lục bát]

Ngoài ra, còn có một hình thức khác không theo các hình thức đã kể trên, chủ yếu

là bốn chữ.

Chi chi chành chành (4 chữ)

Cái đanh thổi lửa (4 chữ)

Con ngựa đứt cương (4 chữ)

Ba vương ngũ đế (4 chữ) [Thơ bốn chữ]

Page 13: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

11

1.2.2 Đặc trưng cua tuc ngư

“Tục ngữ” trong tiếng Nhật được dịch là “Kotowaza”. Về mặt hình thức, tục ngữ là

thể thơ ngắn hơn ca dao. Ngoài ra, tục ngữ được chia làm hai loại. Loại thứ nhất là tuy có

hình thức của thể thơ nhưng không gieo vần. Loại thứ hai là có gieo vần. Về mặt nội dung,

cũng như ca dao, nội dung của tục ngữ thường là những lời giáo huấn, miêu tả phong tục,

thời tiết, mùa, nông nghiệp, v.v. Tức là nội dung của nó gắn với cuộc sống của con người

Việt Nam.

Xa mặt, cách lòng [Tục ngữ]

Nghĩa: Thể hiện tình cảm của con người có thể bị phai nhạt theo không gian, có nghĩa là

những người xa nhau thì tình cảm cũng không còn như trước nữa.

Yêu nhau lắm, cắn nhau đau [Tục ngữ]

Nghĩa: Vì quá thân mật, gần gũi mà người ta hiểu rất rõ về nhau, nếu trong quan hệ có điều

gì sơ suất thì rất dễ nảy sinh mâu thuẫn và mâu thuẫn này rất dễ trở nên trầm trọng

Page 14: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

12

1.2.3 Đặc trưng cua thành ngư

“Thành ngữ” trong tiếng Nhật được dịch là “seigo”. Thành ngữ thường có hình thức

là một cụm từ cố định. Trong khi ca dao và tục ngữ có nội dung trọn vẹn, thành ngữ lại

không có nội dung trọn vẹn và rõ ràng, bởi vì nhiều thành ngữ là những câu được phát sinh

từ một phần của ca dao hoặc tục ngữ. Tuy nhiên, việc phân biệt giữa thành ngữ và tục ngữ

rất khó vì định nghĩa để phân biệt hai thể loại này không rõ, cả về mặt hình thức và cả về

mặt nội dung.

Trong hình thức thành ngữ còn có “câu ví” và “câu đố”. Câu ví là một loại câu thành

ngữ có từ “như” trong câu. Còn câu đố là một loại câu văn vần mô tả người, vật, hiện tượng,

v.v. một cách lắt léo dùng để đố người nghe.

Quý như vàng / Bạc như vôi / Ngu như bò [Câu ví]

Bốn người giẫm đất, một người phất cờ,

Hai người lẳng lơ, hai người quạt mát. [Câu đố - giải đáp: con voi]

Nhưng tôi không tìm hiểu câu ví và câu đố trong khóa luận này vì nếu tìm hiểu

những câu này thì đối tượng tìm hiểu quá rộng.

Page 15: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

13

1.3 Phép ẩn du được sư dung trong ca dao tuc ngư liên quan đên quan hệ nam

Trong phần này, tôi chú ý đến phép ẩn dụ được sử dụng như thế nào khi nam giới

và nữ giới tỏ tình với nhau, cũng như khi miêu tả quan hệ nam nữ. Trong quá trình khảo sát

ca dao và tục ngữ, tôi nhận ra rằng những sự vật, sự việc gần gũi với cuộc sống hàng ngày

thường được sử dụng làm ẩn dụ trong những câu ca dao và tục ngữ về quan hệ nam nữ.

Ở phần này, tôi sẽ phân loại các ẩn dụ theo cách dùng và đặc trưng của nó. Cụ thể

như sau:

1.3.1 Ẩn du chỉ đôi tình nhân

Những từ thường được sử dụng làm ẩn dụ trong những câu tỏ tình là:

Ví dụ: bướm, hoa, thuyền, bến, trâu, cọc v.v...

Thêm vào đó, chúng ta có thể thấy một số từ được dùng làm cặp đôi mặc định với

nhau để chỉ nam giới và nữ giới.

Ví dụ: “bướm- hoa”, “thuyền-bến” , “trâu-cọc”

Điểm chung của những ẩn dụ này là việc miêu tả nam giới như “động vật / đồ vật

mang tính động”, miêu tả nữ giới như “động vật / đồ vật mang tính tĩnh”. Thể hiện rằng

trong trình tự tình cảm nam nữ, nam giới thường chủ động đi ra ngoài và xây dựng tình

Page 16: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

14

cảm, còn nữ giới thường yên vị, ở lại một chỗ. Đặc điểm này có thể thấy trong câu ca dao

dưới đây:

Thuyền ơi, có nhớ bên chăng?

Bên thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Bến: người con trai, Thuyền: người con gái

Nghĩa: Người con gái hỏi người con trai có nhớ mình không, còn về phía mình người con

gái khẳng định tình yêu thủy chung, mãi mãi chờ đợi người con trai.

Ngoài ra, còn có những câu ca dao thể hiện khát vọng của nữ giới muốn được trở

thành “động vật / đồ vật mang tính động” như nam giới.

Ước gì em hóa ra dơi,

Bay đi bay lại trên nơi anh nằm.

Nghĩa: Người con gái muốn được trở thành con dơi để có thể tự do đi lại gặp gỡ người

mình yêu.

Ngoài ra, cũng có trường hợp hai từ được dùng cặp đôi như ẩn dụ chỉ nam giới và

nữ giới một cách đơn thuần.

Page 17: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

15

Ví dụ: “mận- đào”, “trúc-mai”

Bây giờ mận mới hỏi đào,

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa,

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

Người con trai mượn hình tượng “quả mận”, hỏi người con gái với hình ảnh ẩn dụ

là “quả đào” rằng vườn hồng đã có ai vào hay chưa, tức là người con gái ấy đã có người

yêu chưa. Và cô gái đáp lại là có lối nhưng chưa ai vào, tức là cô gái ấy chưa có người yêu

và đang đợi chàng trai ngỏ lời.

Huệ tàn bướm chẳng vãng lai

Tình thương đã phụ, trúc mai kể gì

Câu ca dao này chỉ tình cảm đã không còn, giống như vườn hoa héo úa, bướm cũng

không còn đến đậu, cái tình ấy đã phụ thì còn nói gì đến các thứ khác

1.3.2 Ẩn du được sư dung trong câu “đôi ta như…”

Ca dao và tục ngữ có một cách biểu đạt tình cảm rất đặc biệt. Ví dụ: đôi tình nhân tự

so sánh, miêu tả mình như động vật / đồ vật nào đó.

Page 18: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

16

Ví dụ: cặp uyên ương, tằm, trăng, tre, lửa, phượng hoàng, v.v...

Nhìn chung, có nhiều câu ca dao biểu thị sự hòa hợp của đôi nam nữ hay niềm vui

trong tình yêu.

Đôi ta như cặp uyên ương

Đẹp duyên, nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha

Nghĩa: Đôi ta rất hợp nhau như cặp uyên ương.

Đôi ta đẹp duyên, nhưng cha mẹ không vừa ý về mối quan hệ giữa đôi ta.

Ngoài ra, còn có thể thấy những ẩn dụ như “chỉ mới xe”, ”trăng mới mọc”, “tre mới

trồng”. Phép ẩn dụ này miêu tả sự ấp ủ, niềm hy vọng vào tình cảm của hai người kể từ nay

về sau.

Đôi ta như lưa mới nhen

Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu

1.3.3 Ẩn du chỉ tình trạng quan hệ nam nư

Một số ẩn dụ miêu tả trạng thái tình cảm nam nữ.

Ví dụ: “nước đục - nước trong”

Page 19: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

17

Có yêu thì nói rằng yêu

Không yêu thì nói một điều cho xong

Làm chi dở đục, dở trong

Lờ lờ nước hến cho lòng tương tư

Nghĩa: Nếu yêu thì hãy nói rõ ràng là yêu.

Nếu không yêu thì cũng hãy nói rõ ràng là không yêu.

Đừng có mập mờ, không rõ ràng như “dở đục, dở trong” khiến lòng thêm đau.

Bên cạnh đó, hình tượng “trầu”, “cau” còn được dùng để biểu thị sự nghiêm túc

trong tình yêu nam nữ. Những hình tượng này liên quan đến “sự tích trầu cau”, thể hiện ý

chí của người thề sẽ yêu một cách son sắt, thắm thiết, thủy chung.

Trầu xanh, cau trắng, chay1 vàng

Cơi trầu bịt bạc, thiếp mời chàng ăn chung.

Nghĩa: Trầu xanh, cau trắng, chay vàng

Có hộp làm bằng bạc để đựng trầu, em mời anh cùng ăn.

1 Loại cây vỏ dùng ăn trầu

Page 20: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

18

Dùng ẩn dụ như “chỉ”, “tơ hồng” để miêu tả “duyên”:

Đôi ta như vợ với chồng

Chỉ hiềm một nỗi tơ hồng chưa se

Nghĩa: Đôi ta rất hợp nhau như vợ chồng.

Có một điều đáng buồn là đôi ta chưa lấy được nhau.

Ví dụ này cho chúng ta biết rằng hình tượng “se chỉ” miêu tả việc kết duyên.Vì thế

mà người xưa thường hay dùng hình tượng “(con)tằm” để biểu thị tình cảm nam nữ vì nó

“nhả nhiều tơ”.

Con tằm bối rối vì tơ

Anh say sưa vì rượu, em ngẩn ngơ vì tình

Tôi tạm hiểu như sau: Câu này thể hiện tâm tư của người phụ nữ khi yêu. Nó giống như

người đàn ông khi say rượu hoặc như con tằm vấn vương vì tơ.

1.3.4 Ẩn du được sư dung trong nhưng câu than thân bắt đầu bằng “thân em

như…”

Dưới đây là những ẩn dụ được sử dụng để nói về số phận của người con gái dưới thời

phong kiến.

Page 21: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

19

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

Nghĩa: Thân em là như tấm lụa đào

Lụa đào phất phơ giữa chợ, và không biết ai sẽ mua .

Ở đây, thân phận phụ nữ được vì như một tấm lụa mỏng manh, yếu đuối, dẻ hư tổn.

Nhưng “tấm lụa” ấy lại được bày bán giữa chợ, ai có tiền, muốn mua thì sẽ mua được. Câu

này ý chỉ “trong thời kỳ phong kiến, người phụ nữ không thể tự quyết định được hạnh phúc

của mình.” Hai câu ví dụ sau đây cũng chỉ điều này.

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào giếng ngọc, hạt ra ruộng cày

Nghĩa: Thân em là như hạt mưa sa.

Có hạt rơi vào giếng ngọc, cũng có hạt rơi vào ruộng cày.

Trong câu này, “hạt mưa sa” là “con gái”, “hạt vào giếng ngọc” thể hiện tình hình

con gái ấy lấy được chồng của nhà giàu sang, còn “hạt vào ruộng cày” là thể hiện tình hình

con gái ấy lấy phải chồng của nhà nghèo, có tình cảm đau khổ trong lòng như cày một thửa

ruộng.

Page 22: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

20

Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

Nghĩa: Thân em là như giếng nước giữa đường.

Người khôn thì dùng nước đó để rửa mặt, người phàm tục thì dùng nước đó để rửa chân.

Trong câu này, “giếng giữa đàng” là “con gái”, “người khôn” là “người tốt, người

có văn hóa”. Còn “người phàm” là “kẻ thô tục, người vô văn hóa”. Câu này ý nói duyên

phận của người con gái phụ thuộc vào người chồng. Nếu lấy được người chồng tốt thì sẽ

được nâng niu, được đối xử tốt. Còn nếu lấy phải người chồng phàm tục thì sẽ bị đối xử tồi

tệ.

Như vậy, cách nói “Thân em như...” thường thể hiện số phận của người phụ nữ, tức

là trong xã hội cũ, người phụ nữ không tự quyết định hạnh phúc của mình mà do người

mình lấy làm chồng định đoạt.

1.4 Tầm quan trọng cua ca dao tuc ngư Việt Nam

Như đã nói ở trên, về mặt hình thức, ca dao và tục ngữ được sử dụng theo dạng văn

vần dễ nhớ. Vì thế, trong xã hội cũ, mặc dù nhiều người không có khả năng ghi chép,

không biết chữ nhưng vẫn có thể nhớ và truyền miệng từ người này sang người khác được.

Page 23: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

21

Về mặt nội dung, ca dao và tục ngữ thể hiện nội dung phong phú, đa dạng về cuộc sống và

tình cảm của người Việt Nam. Khi sử dụng ca dao và tục ngữ trong hội thoại, nhiều người

Việt có thể dễ dàng chia sẻ nội dung mình muốn diễn đạt, và đồng cảm được với nhau.

Do vậy, hiện nay, ca dao và tục ngữ vẫn còn phổ biến trong đời sống hàng ngày của

người Việt.

Về mối quan hệ giữa ca dao và người Việt, Kawamoto (1977: 208) nói rằng:

“Nó (tức là ca dao) là một loại thơ tồn tại trong tất cả mọi mặt của cuộc sống con

người Việt Nam từ xưa đến nay. Ca dao miêu tả toàn bộ cuộc sống, hoàn cảnh, tình cảm

con người, và miêu tả cái hồn của cuộc sống đó một cách đơn giản và tinh vi. Việc biết thế

giới ca dao là việc biết cái cốt lõi trong đời sống tinh thần của người Việt.”

Câu nói trên cho thấy, thông qua việc học ca dao và tục ngữ, chúng ta có thể hiểu

được, biết được phần nào đời sống tinh thần của người Việt từ xưa cho đến nay. Vì vậy,

việc học ca dao và tục ngữ là rất quan trọng để hiểu biết ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam.

Page 24: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

22

Chương 2:

PHÂN TÍCH NỘI DUNG CÁC CÂU CA DAO TỤC NGỮ

LIÊN QUAN ĐẾN NAM GIỚI VÀ NỮ GIỚI

Trong chương này, tôi sẽ tiến hành khảo sát ca dao tục ngữ về mặt nội dung, đặc

biệt chú ý đến tình cảm nam nữ thể hiện như thế nào trong ca dao tục ngữ. Bên cạnh đó, sắp

xếp, phân loại ca dao tục ngữ ra thành: “Ca dao thể hiện tình cảm của nam giới đối với nữ

giới ” (2.1) và “Ca dao thể hiện tình cảm của nữ giới đối với nam giới” (2.2) để giúp cho

người đọc dễ hiểu hơn về hoàn cảnh sử dụng những câu ca dao tục ngữ thuộc hai nhóm kể

trên. Ở phần này, tôi sẽ cố gắng làm rõ thêm nữa quan niệm về quan hệ nam nữ của người

Việt.

2.1 Ca dao thể hiện tình cảm cua nam giới đôi với nư giới

Trong mục này, tôi sẽ giới thiệu và xem xét về ca dao tục ngữ thể hiện tình cảm của

nam giới, từ trước khi kết hôn đến sau khi kết hôn. Qua đó, tôi chú ý đến quan điểm, cách

nhìn của nam giới đối với quan hệ nam nữ.

Trước hết, là một câu ca dao thể hiện tình yêu ở những người nông dân trong xã hội

cũ.

Page 25: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

23

Một đàn cò trắng bay quanh

Cho loan nhớ phượng, cho mình nhớ ta

Mình nhớ ta như cà nhớ muối

Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng

Mình về mình nhớ ta chăng

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

Nghĩa: Hình ảnh con cò gợi lên nỗi nhớ người yêu ở người thanh niên. Tình cảm nhớ

nhung này được ví như cà nhớ muối, cuội nhớ trăng.

Ngoài câu ca dao trên, còn có nhiều câu ca dao thể hiện nỗi nhớ, niềm thương người

yêu ở xa, đặc biệt là ca dao thể hiện tình cảm của nam giới.

Bởi thương nên ốm nên gầy

Cơm ăn chẳng đặng gần đầy ba trăng

Ngó lên sao mọc như giăng

Thấy em có nghĩa mấy trăng cũng chờ.

Page 26: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

24

Nghĩa: Câu này thể hiện tình cảm của chàng trai nhớ thương cô gái đến mức hao gầy.

Chàng trai này nhớ thương cô gái. Tình cảm này có thể là tình yêu đơn phương, có thể là

người con gái đã đi xa. “Ba trăng” là ba tháng không ăn được cơm. Nhưng vì hy vọng vào

tình cảm của cô gái nên chàng trai quyết tâm chờ dù cho bao nhiêu mùa trăng có qua đi.

Lụy nhỏ lúc biệt ly, anh đi em ở

Cái mảnh tình chung ai nỡ xé đôi

Nghĩa: Trong câu này, người con trai trách một chút là tại sao lại nỡ chia đôi hai người yêu

nhau nhưng nhiều nhất vẫn là tình cảm thương nhớ người con gái. “Anh đi em ở” có thể là

do chiến tranh hoặc do người con trai chuyển đi xa.

Qua những câu ca dao ở trên, tôi cảm thấy tình cảm nhớ nhung, thương nhớ ở người

con trai chưa lập gia đình cũng thắm thiết, say đắm như có thể thấy ở người con gái. Họ

yêu mà không cân nhắc nhiều đến suy nghĩ của gia đình.

Yêu nhau thì lấy nhau đi

Công cha nghĩa mẹ, sau thì hãy hay.

Page 27: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

25

Nghĩa : Câu này thể hiện tình cảm của nam và nữ, thật thà với tình cảm, chứ không ưu tiên

công cha nghĩa mẹ

Đêm nằm ở dưới bóng trăng

Thương cha nhớ mẹ không bằng nhớ em

Nghĩa: Câu này thể hiện tình cảm của chàng trai, thương nhớ một người con gái ở xa.

Chàng trai này đang ở xa gia đình và người yêu. Khi nằm ở dưới bóng trăng trong đêm,

chàng trai có nghĩ đến, lo lắng cho cha mẹ ở xa nhưng trên hết vẫn là nỗi nhớ người con gái.

Tuy nhiên, sau khi lấy vợ, người con trai có khuynh hướng muốn người con gái

nhẫn nhịn, tuân theo lời chồng, và thủ tiết.

Làm dâu khó lắm em ơi

Nhịn ăn nhịn mặc nhịn lời mẹ cha

Nhịn cho nên cửa, nên nhà

Nên kèo, nên cột, nên xà tầm vông

Nhịn cho nên vợ nên chồng

Rồi em coi sóc lấy trong cửa nhà.

Page 28: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

26

Nghĩa: Trong câu này, chàng trai khuyên răn vợ mình nên nhẫn nhịn, chăm sóc cửa nhà.

Người chồng thông cảm với vợ mình là “làm dâu khó lắm” để khuyên vợ nên nhẫn nhịn,

nên kìm nén thì mới có được gia đình hạnh phúc.

Làm trai lấy được vợ hiền

Như cầm đồng tiền mua được của ngon

Nghĩa: Người xưa lên tiếng đánh giá cao, khen ngợi người vợ hiền. Người con trai lấy được

vợ hiền cũng giống nhau việc biết sử dụng đồng tiền một cách khôn ngoan. Câu ca dao là

lời khuyên răn người con trai nên lấy người vợ hiền, biết nghe theo lời chồng.

Trai làm nên năm thê bảy thiếp

Gái làm nên thủ tiết thờ chồng

Nghĩa: Ý chỉ người đàn ông thành đạt thì được phép có nhiều vợ, còn người phụ nữ được

khen là nết na phải biết thủ tiết thờ chồng, không được tái giá.

Qua những câu ca dao ở trên, tôi cảm thấy tình cảm của người con trai, sau khi lập

gia đình, thay đổi nhiều hơn so với trước khi lập gia đình. Sau khi lấy vợ, người con trai

Page 29: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

27

muốn người vợ nên nhẫn nhịn, chung thủy, biết tuân theo lời chồng. Tuy nhiên, sự mong

muốn như vậy vô hình trung có thể làm người vợ cảm thấy bị ràng buộc.

2.2 Ca dao thể hiện tình cảm cua nư giới đôi với nam giới

Trong mục này tôi sẽ giới thiệu và xem xét về ca dao tục ngữ thể hiện tình cảm của nữ

giối, trước sau khi kết hôn. Qua đó, tôi chú ý đến quan điểm, cách nhìn của nữ giới đối với

quan hệ nam nữ.

Giống với ca dao thể hiện tình cảm của nam giới, ca dao thể hiện tình cảm của nữ giới

cũng có những câu thể hiện nỗi nhớ, niềm thương, và sự chờ đợi một người ở xa.

Đêm qua ra đứng chờ ai

Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.

Nghĩa: Câu này thể hiện nỗi nhớ của người con gái đang chờ người yêu, đang có tâm trạng

nhớ nhung người mình yêu. (Câu này không có hoàn cảnh cụ thể nên không thể xác định

được đây là tâm tư của người con trai hay người con gái, nhưng theo cách nhìn của người

Việt Nam thì hình ảnh chờ đợi chung thủy luôn là hình ảnh về người con gái, vì vậy, ở câu

này có thể khẳng định đây là tâm tư tình cảm của người con gái đang đứng chờ người yêu).

Câu này mượn hình ảnh trông cá, trông sao với ngụ ý: cô gái muốn bày tỏ nỗi nhớ nhung

Page 30: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

28

người yêu của mình nhưng không có ai để giãi bày. Và vì vậy, nỗi cô đơn đó càng tăng

thêm qua hình ảnh sao mờ, cá lặn. Chàng trai mãi không thấy trở về, như hình ảnh cá lặn

sao mờ, chờ mãi mà không thấy bóng dáng đâu cả.

Đợi chàng chẳng thấy chàng đâu,

Bóng trăng đủng đỉnh ra màu khơi trêu.

Nghĩa: Câu này thể hiện tình cảm của người con gái thương nhớ người con trai. Cách nói

“bóng trăng” ra “đủng đỉnh” như “trêu”, thể hiện sự mòn mỏi đợi chờ của người con gái đối

với người con trai.

Mặt khác, xét về mức độ “đa diết, mãnh liệt” ở ca dao thể hiện tình cảm nữ giới có

nhiều biểu hiện thể hiện “sự đa diết, mãnh liệt” hơn so với ca dao thể hiện tình cảm ở nam

giới. Một số biểu hiện thể hiện nỗi buồn da diết là: “mùa đông rét mướt”, “nước mắt

hồng tuôn rơi”, “chạy lên chạy xuông cái đầu chôm bôm”.

Làm thân con gái phải lo,

Mùa đông rét mướt ai cho mượn chồng

Page 31: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

29

Nghĩa: Câu ca dao này thể hiện nỗi bất an của người con gái vì chưa có chồng. Câu ca dao

này như lời nhắn nhủ người con gái phải biết tự lo cho bản thân mình, lúc khó khăn hoạn

nạn, lúc cô đơn hiu quạnh mà không có ai ở bên, không có ai chia sẻ, chăm sóc. Nên tự bản

thân mình phải chăm lo cho mình, tức là nên lấy chồng. Hình ảnh “mùa động rét mướt”

được sử dụng để nhắc nhở người con gái về cái đáng sợ của tình cảnh không có chồng.

Chiều chiều mây phủ Đá Bia.

Đá Bia mây phủ, chị kia mất chồng.

Mất chồng như nậu mất trâu.

Chạy lên chạy xuông cái đầu chôm bôm

Nghĩa: Câu này thể hiện nỗi buồn, nỗi thất vọng vì chồng bị mất. Trong xã hội cũ, sự mất

chồng tương đương với sự không ổn định cuộc sống gia đình như “sự mất trâu”. Trong xã

hội cũ, sau khi chồng mất thì người phụ nữ thường phải thủ tiết thờ chồng, không được tái

giá. Vì vậy, phụ nữ Việt Nam mất chồng thường lo lắng về cuộc sống của mình.

Page 32: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

30

Sao hỡi sao, sao chưa có mọc,

Sao mọc bên bắc, nước mắt bên đông,

Biết thuở nao cho gặp mặt chồng,

Đêm khuya em hoài vọng, nước mắt hồng tuôn rơi.

Nghĩa: Người con gái (ở đây là người vợ) đang than thở, trách móc: sao mà Sao vẫn chưa

mọc, bầu trời cứ u ám, tối đen, cho lòng em càng thêm buồn đau, hiu quạnh. Sao mọc bên

phương trời Bắc (ý chỉ ở phía bên chàng trai(người chồng)), thì bên phương trời Đông, nơi

em ở, nước mắt e cứ mãi tuôn rơi. Cái khoảng cách địa lý này biết đến khi nào mới thu hẹp

lại, biết đến khi nào mới gặp được mặt chồng, và cả hai mới được đoàn tụ bên nhau. Trong

đêm khuya thanh vắng, càng nghĩ, càng nhớ thương, càng hy vọng cho đến được ngày đoàn

tụ thì nước mắt em lại tuôn rơi. “Nước mắt hồng” tuôn rơi, được sử dụng một cách rất đẹp,

rất độc đáo, để miêu tả sự hoài vọng, chờ đợi, khắc khoải của người vợ từ đêm này qua đêm

khác. Để rồi cứ thế những giọt nước mắt lại lăn dài trên má, ấm nồng, đau khổ.

Trong ca dao, tình cảm của người con gái, đặc biệt là, nỗi buồn đau, thương nhớ được

miêu tả một cách hết sức da diết, mãnh liệt và vô cùng thương cảm. Những tình cảm đó

Page 33: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

31

được thể hiện hết sức đa dạng, phong phú. Vì lẽ đó, chúng ta có thể khẳng định một điều là,

trong ca dao tục ngữ nam giới và nữ giới luôn có sự khác nhau về cách nghĩ trong hoàn

cảnh có người yêu ở xa.

Hơn nữa, trong ca dao liên quan đến hôn nhân thể hiện nhiều đặc điểm nhưng đặc

điểm để lại ấn tượng mạnh nhất ở tôi là sự thể hiện thân phận của người phụ nữ Việt Nam.

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Nghĩa: Như đã nói ở trên, hình ảnh của người phụ nữ được so sánh là "tấm lụa đào", mềm

mại, dịu dàng, tươi tắn giống như tâm hồn của người phụ nữ.

Nói sâu hơn, lời ca dao này mượn hình ảnh “tấm lụa đào” để miêu tả thân phận của

người phụ nữ trong xã hội xưa. Trong xã hội xưa – xã hội phong kiến đó, người phụ nữ

hoàn toàn không có quyền được quyết định số phận hay hạnh phúc của mình. Thể hiện rõ

nỗi đau thân phận, hoàn cảnh nghèo khó, những tai ương vất vả và nỗi phiền muộn lo lắng

cho tương lai. Một tương lai mà ngay chính bản thân mình cũng không thể tự định đoạt

được. “Chợ” là nơi lắm kẻ qua người lại, kẻ buôn người bán, kẻ tốt người xấu. Câu ca dao

Page 34: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

32

muốn mượn hình ảnh này để thể hiện rằng: người phụ nữa xưa trong trắng, xinh đẹp như

một “tấm lụa đào”, nhưng bị đem ra “bày bán”, và “phất phơ giữa chợ”, mà không biết

người nào sẽ mua, ai sẽ chọn. Còn gì đau khổ hơn khi bản thân mình chỉ như một tấm lụa,

một món hàng rao bán. Còn gì đau đớn hơn khi giá trị bản thân không được coi trọng. Xã

hội phong kiến xưa trọng nam, khinh nữ. Vì thế, thân phận của người phụ nữ thật đáng

thương, tội nghiệp. Lời ca dao giống như một tiếng than của người phụ nữ Việt Nam.

Ngoài ra, có một câu ca dao thể hiện tình cảnh của người con gái tảo hôn.

Cái bống cõng chồng đi chơi.

Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng.

Chị em ơi! Cho tôi mượn cái gầu sòng.

Để tôi tát nước múc chồng tôi lên.

Nghĩa: Câu này châm biếm nhẹ nhàng nhưng sâu sắc tệ nạn tảo hôn: chồng trẻ con, vợ lớn

tuổi của Việt Nam thuở xa xưa. Người phụ nữ trong bài ca dao đi lấy chồng nhưng thực

chất là đi ở để trừ nợ, chẳng bao giờ được hạnh phúc. Trong xã hội cũ, bố mẹ là người

quyết định hôn ước của con cái, con cái phải nghe lời bố mẹ. Dưới chế độ phong kiến ở

Page 35: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

33

Việt Nam, có những gia đình bên nam giới thường bỏ tiền ra cưới vợ cho con trai để trong

nhà có thêm “người lao động”. Vợ thường lớn tuổi hơn chồng, có khi chồng là trẻ con.

Trong xã hội cũ, người vợ Việt Nam bị đối xử như “người lao động”. Nói cụ thể

hơn, sau khi lấy chồng, phụ nữ Việt Nam gánh vác mọi việc trong gia đình, gồm việc chăm

sóc người chồng, việc chăm sóc cha mẹ của chồng, việc chăm sóc con cái, việc cử hành

đám cưới, đám ma v.v... Vì vậy, trong xã hội phong kiến, người phụ nữ Việt Nam phải chịu

áp lực và phải chịu trách nhiệm cực kỳ nặng nề.

Có con phải khổ vì con.

Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng

Nghĩa: Câu này thể hiện sự khó khăn của phụ nữ trong cuộc sống vợ chồng. Theo quan

niệm ngày trước, khi có chồng nghĩa là người phụ nữ đã kết thúc cuộc sống riêng tư, phải

toàn tâm toàn ý lo cho nhà chồng.

Đương cơn lửa tắt cơm sôi,

Lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem.

Page 36: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

34

Nghĩa: Câu này như miêu tả một cách cụ thể cuộc đời của người vợ, một thân phận gặp đầy

khó khăn trong cuộc sống. Trong thời kỳ phong kiến, người phụ nữ phải gánh mọi việc

trong nhà, gồm có cơm nước, chăm sóc gia súc, con cái, và chồng. Dù mệt mỏi, chồng

không để cô ấy nghỉ, và “đòi tòm tem”.

Hơn thế nữa, trong xã hội cũ, người vợ được người ta khen, đánh giá cao khi người

vợ biết nghe theo lời chồng và bảo vệ tiết giáo. Hai điều này đồng thời thể hiện tình cảm

của người vợ đối với người chồng.

Có chồng thì phải theo chồng,

Chồng đi hang rắn, hang rồng cũng theo.

Nghĩa: Người vợ có chồng thì mặc dù khó khăn cũng phải đi cùng chồng, dù có phải vào

nơi nguy hiểm như hang rắn, hang rồng. Trong trường hợp nào thì người vợ cũng phải đi

theo người chồng.

Đi đâu cho thiếp theo cùng

Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam.

Page 37: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

35

Nghĩa: Câu này thể hiện sự chung thủy và ý chí theo chồng của người phụ nữ có gia đình.

Dù có phải đối mặt với bao khó khăn, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì người phụ nữ vẫn

sẵn sàng đi theo chồng.

Thêm vào đó, qua ca dao, chúng ta cũng thấy được thói quen đặc trưng của người

Việt Nam trong xã hội cũ.

Chồng giận thì vợ làm lành,

Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì?

Nghĩa: Câu này như là một bí quyết dành cho phụ nữ muốn có được quan hệ tốt với chồng.

Mặc dù chồng tức giận, nhưng vợ nên mỉm cười và hớn hở đi hỏi tại sao chồng tức giận.

Chồng giận thì vợ bớt lời

Cơm sôi bơt lưa chăng đơi nao khê

Nghĩa: Câu này như là một bí quyết dành cho những người phụ nữ muốn có quan hệ tốt với

chồng. Khi chồng tức giận, vợ nên im lặng để sống hòa thuận vui vẻ với chồng

Những câu này hàm chứa ẩn ý: khi giữa vợ chồng xảy ra cãi vã, chỉ người vợ có vai

trò hòa giải giữa hai người, chứ người chồng không phải gánh vai trò này. Vì vậy, chúng ta

Page 38: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

36

có thể nói rằng thói quen này ràng buộc người phụ nữ Việt Nam, qua đó thể hiện trọng nam

khinh nữ ở người Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng có nhiều câu ca dao thể hiện ý chí của người phụ nữ chấp nhận

người chồng của mình, dù xấu, dù nghèo, dù không có văn hóa.

Chồng ta áo rách ta thương

Chồng người áo gấm xông hương mặc người

Nghĩa: Câu này là câu về tình nghĩa vợ chồng. Thể hiện nỗi niềm của người vợ. Chồng

mình nghèo thì mình thương, còn chồng của người khác giàu thì mình cũng không quan

tâm.

Xấu xa cũng thể chồng ta,

Dù cho tốt đẹp cũng ra chồng người.

Nghĩa: Câu này cũng là câu về tình nghĩa vợ chồng. Thể hiện nỗi niềm của người vợ. Mặc

dù chồng mình xấu xa như thế nào, nhưng mình thương người này, còn chồng người khác

có đẹp có tốt như thế nào đi chăng nữa thì mình cũng không quan tâm.

Page 39: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

37

Tôi cho rằng loại ca dao này không những thể hiện tình nghĩa của người phụ nữ, mà

còn thể hiện tình cảm đa dạng, phức tạp như: “sự chấp nhận chồng mình”, “từ bỏ mong

muốn của mình”, “sự chấp nhận số phận của mình”, v.v...

Page 40: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

38

PHẦN KẾT LUẬN

************************

Ca dao tục ngữ là một trong những nghệ thuật chơi chữ trong cuộc sống hàng ngày

trong tiếng Việt. Như đã nói ở trên, ca dao và tục ngữ được sử dụng theo dạng văn vần dễ

nhớ. Vì thế, trong xã hội cũ, mặc dù nhiều người không có khả năng ghi chép, không biết

chữ nhưng vẫn có thể nhớ và truyền miệng từ người này sang người khác được. Đồng thời,

thông qua những câu ca dao tục ngữ, người Việt Nam chia sẻ những giá trị nhân văn, quan

niệm, nhân sinh quan từ xưa cho đến nay. Vì vậy, việc tìm hiểu ca dao tục ngữ có lợi ích

trong việc tìm hiểu văn hóa, quan niệm của người Việt.

Nói chung, hiện nay, ca dao tục ngữ vẫn có chức năng giao tiếp, thể hiện quan niệm,

thể hiện tình cảm trong tình yêu.

Về mặt hình thức, phép ẩn dụ được sử dụng một cách phong phú trong ca dao tục

ngữ. Nhiều cặp từ được sử dụng trong phép ẩn dụ, đăc biệt là những ẩn dụ chỉ các đôi tình

nhân như “thuyền - bến”, “bướm – hoa”, v.v... khắc họa một cách chính xác tính cách của

nam và nữ. Thêm vào đó, ẩn dụ “thân em như...” biểu hiện số phận của người phụ nữ Việt

Nam trong xã hội xưa một cách đa dạng.

Page 41: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

39

Về mặt nội dung, thông qua tìm hiểu ca dao tục ngữ thể hiện tình cảm của nam và nữ,

tôi có thể thấy được tình yêu ở nam và nữ giới có chung một đặc điểm là, yêu, thương, nhớ

người ở xa một cách chung thủy, sắt son mà không để ý đến suy nghĩ của người trong gia

đình mình nhiều lắm. Mặt khác, tôi cũng có thể thấy nhiều hình ảnh người phụ nữ than thân

trách phận. Đặc biệt, có thể thấy được hình ảnh thể hiện lập trường yếu đuối trong hôn nhân,

hình ảnh đau khổ trong cuộc sống vợ chồng ở người vợ. Khi kết hôn, người phụ nữ bị đối

xử như “người lao động”, và người vợ phải gánh vác mọi việc trong gia đình bao gồm từ

việc chăm sóc người chồng, chăm sóc cha mẹ chồng, chăm sóc con cái cho đến việc lo chu

toàn đám cưới, đám ma, v.v... Hơn thế nữa, khi chồng mình ở xa, không về nhà, khi chồng

mình bị mất, lúc nào cũng vợ phải thủ tiết. Trên hết, trong bất cứ hoàn cảnh nào, người vợ

cũng phải nghe theo lời chồng để giữ cho gia đình được hạnh phúc và hiền đức. Trong xã

hội cũ, việc giữ thói quen này được người đời khen ngợi, đánh giá tốt như “thói quen hiền

đức”. Tuy nhiên, nếu đứng từ góc độ của người phụ nữ, những thói quen này có thể được

coi là trọng nam khinh nữ, và có thể nói rằng phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ thường gặp

nhiều gian khổ trong cuộc đời.

Page 42: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

40

Tài liệu tham khảo

Sách

Tiêng Việt

1. Toán Anh, 1996 “Nếp cú con người Việt Nam”, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh

2. Nguyễn Đức Diệu, 1998 “Tục ngữ Việt Nam”, NXB khoa học xã hội

3. Hoàng Thị Đậu, 1975 “Tục ngữ Việt Nam”, NXB khoa học xã hội

4. Nguyễn Lân, 2010 “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam”, NXB văn hóa thông tin

5. Quách Xuân Lưu, 2006 “3000 câu ca dao trong trí nhớ”, NXB thanh niên

6. Triều Nguyễn, 2009 “Ca dao ngụ ngôn người Việt, tuyển chọn, giới thiệu và bình giải”

(in lần thứ ba), NXB Bản Thuận Hóa

7. Vũ Ngọc Phan, 1978 “Tục ngữ, ca dao, dan ca Việt Nam” (in lần thứ năm), NXB khoa

học xã hội

8. Phạm Quang Vinh, 2007 “Ca dao Việt Nam: đây người dưng đó cũng nười dưng”,

NXB Kim Đồng

Tiêng Nhật

9. Kawamoto Kunie, 1977 “Tìm hiểu về văn học Việt Nam một cách toàn cảnh”, Trung

tâm nghiên cứu Châu Á, Châu Phi “Việt Nam (tập thứ nhất) tự nhiên, lịch sử, văn hóa”,

tr. 205- 210

Page 43: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

41

(川本邦衛(1977)「鳥瞰ベトナム文学論」 アジア・アフリカ研究所『ベトナム <上巻>

自然・歴史・文化』pp. 205-210)

10. Sakurai Yumio, 1995, “Muốn biêt về Việt Nam nhiều hơn”, NXB Koubundou

(桜井由躬雄(1995)『もっと知りたいベトナム』弘文堂)

11. Sakurai Yumio, Momoki Shirou, 1999 “Từ điển Việt Nam”, NXB Douhou

(桜井由躬雄・桃木至朗編(1999)『ベトナムの辞典』 同朋社)

12. Tomita Kenji, 1988 “Ca dao tục ngữ Việt Nam”, trong “Tạp chí nghiên cứu văn học

truyền miệng thế giới”, số 8, tr 117-132,

(冨田健次(1988)「ベトナムにおける短詩型慣用表現」 大阪外国語大学口承文芸研究会

『世界口承文芸研究』第 8 号、pp. 117-132)

13. Tomita Kenji, 2001 “Trước khi học tiếng Việt lần đầu tiên” NXB DHC

(冨田健次(2001)『ベトナム語 はじめの一歩まえ』 DHC出版社)

Page 44: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

42

Phu luc 付録

隠喩表現(1. 3)

男女を暗示する表現(1. 3. 1)

Mèo hoang lại gặp chó hoang

Anh đi ăn trộm gặp nàng bứt khoai (A)

野良猫(不真面目な女)はまた野良犬(品性下劣な男)と出会う。

僕が盗みに行くと、君が(他人の)芋を引き抜いているところに出くわす。

→同じ特徴を持ち、性格の合う男女は、お互い合っているということ。

(A)’

Anh đi ăn trộm gặp nàng xới khoai 掘りおこす

Anh đi ăn trộm gặp nàng bới khoai 掘る

Thuyền ơi, có nhớ bên chăng? (A)

Bên thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. (B)

舟よ(ねぇあなた)、船着場(私)のことを覚えていますか?

船着場(私)は決して心変わりせず、ずっと舟(あなた)を待っているのよ。

(A)’

Thuyền có nhớ bến hay chăng 舟(あなた)は船着場(私)のことを覚えていますか?

Thuyền ơi có nhớ bến không 舟よ(ねぇあなた)、船着場(私)のことを覚えています

か?

Thuyền về có nhớ bến chăng 舟(あなた)が戻る。船着場(私)を覚えていますか?

(B)’

Bến thì tôi vẫn khăng khăng nhớ thuyền 私は未だに心変わりせず、舟(あなた)を恋

しく思っているのよ。

Bến thì một dạ khăng khăng nhớ thuyền 舟(あなた)が恋しい

Bến thì một dạ khăng khăng với thuyền 舟(あなた)と共にいる

Page 45: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

43

Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

-Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối, nhưng chưa ai vào. (A)

今、すもも(男)は桃(女)にはじめて尋ねますが。

紅園(女の苑)には、もう誰か言いつけられて入っていますか?それともまだ誰も

入っていませんか?

すもも(男)が尋ねたので、桃(女)は謹んで答えた。

バラ園(私の心)には道がありますが(心の準備はできています)、まだ誰も入ってい

ません。

(A)’

Vườn hồng có đó, nhưng chưa ai vào. バラ園はありますよ。

Cọc đi tìm trâu

柱が、牛を探しに行く

→Cọc(ポール)を女性にたとえ、trâu(水牛)を男性にたとえている。本来なら男性が

外に出歩き女を探しに行き、女性が同じ場所でじっと待っているものだが、これ

はその逆を示しており、女性から積極的にアプローチするさまを述べている。

Ước gì em hóa ra dơi,

Bay đi bay lại trên nơi anh nằm.

私がコウモリだったらよかったな。

そうしたら、あなたの寝ている上を飛び回るのに。

→女が、愛する男も元へ自由に会いに行きたい願望を表す。

Huệ tàn bướm chẳng vãng lai

Tình thương đã phụ, trúc mai kể gì

(ベトナムの小さい)ユリ(女)は枯れ、蝶(男)は(もうそこには)行き来しない。

愛情はもう既に裏切られた。夫婦の愛情は何を語るのか。

→愛情がもう既に尽きたことを表す。

Page 46: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

44

Mồ cha con bướm khôn ngoan,

Hoa thơm bướm đậu, hoa tàn bướm bay.

なんてずる賢い蝶(男)だろう。

花(女)の香りがいい(色気がある)うちはとまっておいて、花(女)が枯れたら(色気が

なくなったら)飛んで行ってしまうなんて。

→女性が、自分の元を離れてしまった男に対して嘆いている。

Gái dậy thì như hoa quỳ mới nở.

思春期に入る女の子は、咲いたばかりの葵の花のようだ。

→美しい女性の容姿を形容する語。

=立てば芍薬座れば牡丹歩く姿は百合の花

葵(hoa quỳ)は終始変わらない愛を表し、男 K’lang と女 H’limh の愛を描いた物語

(Sự tích hoa dã quỳ)に関連している。Hlimh が愛する恋人を守るために、自ら矢を

身体に受けて亡くなり、その後彼女が亡くなった所に毎年 10 月、色鮮やかな葵の

花が咲いたことに由来している。

“Đôi ta như…”を用いた表現(1. 3. 2)

Đôi ta như áo vải màu

Trăm giặt, nghìn gội, dãi dầu không phai

私たち二人は色のついた木綿の上着のようだね、

百回洗い、千回洗い、乾かしても決して色あせやしない。

→絆の強さを示す。

Đôi ta như cặp uyên ương

Đẹp duyên, nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha

私たちはおしどりの夫婦のようだ。

縁はあるが、お父さんとお母さんが(私たち二人が愛し合うことに)同意してくれな

い。

Page 47: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

45

Đôi ta như chỉ mới se

Như trăng mới mọc, như tre mới trồng

私たち二人は紡いだばかりの糸のよう。

出てきたばかりの月のようで、植えたばかりの竹のようだ。

→これから始まるもろくて不安だらけの恋愛の様子。

Đôi ta như lửa mới nhen

Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu

私たち二人はつけたばかりの火のようで、

上がったばかりの月のようで、芯をほじくり出したばかりのランプのようだ。

→同上。

Đôi ta như tượng mới tô,

Như chuông mới đúc, như chùa mới xây.

私たち二人は色を塗ったばかりの像のようで、

鋳造したばかりの鐘のようで、建てたばかりの寺のようだ。

→同上。

Đôi ta như thể con tằm

Cùng ăn một lá cùng nằm một nong

Đôi ta như thể con ong

Con quấn, con quít, con bồng, con mang

私たち二人は蚕のようだ。

一緒に同じ葉を食べ、一緒に同じ箕で眠る。

私たち二人は蜂のようだ。

互いにつきまとい、くっつきあい、巣の中でも愛し合う。

→男女の緊密な恋愛を表す。

Page 48: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

46

Đôi ta như nghĩa tào khang ,

Xuống khe bắt ốc lên đàng hái rau

私たち二人には糟糠の義(夫婦の終始変わらない誠実さ)がある。

渓流に下りてタニシを捕り(何をするにしてもいつも一緒にする)、森に入って野菜

を摘むような境遇でも、幸せだ。

恋愛の状態を表す表現(1. 3. 3)

Có yêu thì nói rằng yêu

Không yêu thì nói một điều cho xong

Làm chi dở đuc, dở trong

Lờ lờ nước hến cho lòng tương tư

愛しているなら、愛していると言ってね。

愛していないなら、(恋を)終わらせてしまう一言を言ってね。

どうしてシジミの住むぼんやりとした水が中途半端に濁っているように、あなた

の態度は中途半端なの?はっきりしないから私は片思いしてしまっているのよ。

Trầu xanh, cau trắng, chay vàng

Cơi trầu bịt bạc, thiếp mời chàng ăn chung.

青いビンロウと、白いキンマと、黄色いチャイ。

(キンマとビンロウを入れるための)銀でできた箱を手に、私はあなたに一緒に噛も

うとすすめる。

→誠実な心でいつまでも寄り添っていきましょうという誓いを示している。

Đôi ta như vợ với chồng

Chỉ hiềm một nỗi tơ hồng chưa se

私たち二人は妻と夫のようなものだ。(合っている)

ただひとつ困ったことに、赤い糸がまだ紡がれていない。

※赤い糸は中国・唐時代の『続幽怪録』に記載される故事『定婚店』に登場する

「赤縄」が原義。

Page 49: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

47

Con tằm bối rối vì tơ

Anh say sưa vì rượu, em ngẩn ngơ vì tình

蚕は自分の吐いた糸のためにもつれ、

あなたは酒に酔い、私は愛故に気もそぞろ。

“Thân em như…”を用いた表現(1. 3. 4)

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

私の身体は桃色の柔らかいシルクの生地のようなものだ。

市場の中でひらひらとなびき、誰の手に入るかわからない。

→女性が、将来の結婚相手を自分では決められない運命を嘆いている。

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào giếng ngọc, hạt ra ruộng cày

私の身体は落ちる雨粒のようなものだ。

宝の井戸に落ちることもあれば、耕す田んぼに落ちることもある。

→同上。

裕福な家庭の嫁になることもあれば、貧しい家庭の嫁になり苦労を強いられるこ

ともあった。

Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

私の身体は道の真ん中の井戸のようなものだ。

賢い人は顔を洗うが、凡夫は足を洗う。

→同上。

高尚な男の元に嫁げば、大切にされるが、低俗な男の元に嫁げば、ひどい扱いを

受け、苦労することを表している。

Page 50: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

48

男性→女性(3. 1)

【恋愛】

Một đàn cò trắng bay quanh

Cho loan nhớ phượng, cho mình nhớ ta

Mình nhớ ta như cà nhớ muối

Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng

Mình về mình nhớ ta chăng

Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.

白いサギの群れが飛び回っている。

サギは鸞に鳳を恋しく思わせ、君に僕を恋しく思わせる。

ナスが塩を恋しく思うように、君は僕を恋しく思う。

クォイが月を恋しく思うように、僕は君を恋しく思う。

君は帰れば、僕を思い出しますか?

僕は帰ると、君が笑う時に見せる歯を思い出します。

→男の、遠くにいる女を恋しく思う気持ちを表している。

Bởi thương nên ốm nên gầy

Cơm ăn chẳng đặng gần đầy ba trăng

Ngó lên sao mọc như giăng

Thấy em có nghĩa mấy trăng cũng chờ.

君を想うあまり、病気になり痩せてしまった。

もう三カ月近くご飯を食べられていない。

空を見上げると、星が月のように生えていた。

君を一目見るために、私はいつまでも待ち続ける。

→男が、女のことを恋しく思う気持ちを表している。

Lụy nhỏ lúc biệt ly, anh đi em ở

Cái mảnh tình chung ai nỡ xé đôi

涙をこぼす別れの時。僕が出ていき君が残った。

僕たちの恋を誰が二つに引き裂くことができるものか。

Page 51: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

49

Yêu nhau thì lấy nhau đi

Công cha nghĩa mẹ, sau thì hãy hay.

愛し合っているのなら、結婚してしまおう。

両親への親孝行は、あとで考えればいい。

Đêm nằm ở dưới bóng trăng

Thương cha nhớ mẹ không bằng nhớ em

月影の下で夜寝ていると、

父や、母が恋しくなるが、君ほどではない。

Anh mong cho cả gió đông

Cho thuyền tới bến, anh trông thấy nàng

僕は、船を船着き場に導いてくれる東風(こち:春の風・恋の風)が吹くことすら待

っている。

そうすれば、君が見えるから。

Ai đưa con sáo sang sông,

Để cho con sáo sổ lồng nó bay

(せっかく危ない川を渡ったのに)誰がムクドリ連れて川を渡り、それを檻から逃が

してやったのだろうか。

→恋人が自分を裏切り、他の男の元へ行ってしまったことを嘆く言葉。

Gái ngoan trai dỗ lâu ngày cũng xiêu.

利口な女でも、男が何度も誘えばいずれは落ちる。

Page 52: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

50

【結婚・妻との関係】

Làm dâu khó lắm em ơi

Nhịn ăn nhịn mặc nhịn lời mẹ cha

Nhịn cho nên cửa, nên nhà

Nên kèo, nên cột, nên xà tầm vông

Nhịn cho nên vợ nên chồng

Rồi em coi sóc lấy trong cửa nhà.

嫁入りするのはとても難しいことなんだよ。

食べるのを我慢し、着るのを我慢し、両親の言葉にも我慢する。

我慢をすることで家となり、

垂木となり、柱となり、真竹の梁となる。

我慢をすることで、はじめて夫婦になるんだ。

そして君自身が家の面倒を見るんだよ。

→夫が、妻に対して我慢をして家族の世話をすることを勧めている。

妻が自らの欲望を抑え、我慢をすることで、家族が幸せになると説いている。

Làm trai lấy được vợ hiền

Như cầm đồng tiền mua được của ngon

もし男の身に生まれ、優しい妻を得られるならば、

それはお金を持っておいしいものを買えるようなものだ。

Trai làm nên năm thê bảy thiếp

Gái làm nên thủ tiết thờ chồng

男が成功すれば、五人の妻と七人の妾を持てる。

女は成功しても、(夫が死んだ後)貞操を守り、夫を供養する。

→男性は成功すれば多くの妻や妾を持つことが許された。その一方で、女性は夫

と死別した後でも貞操を守り、夫を供養するのが美徳とされ、再婚は決して許さ

れなかった。

Page 53: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

51

Anh về chẻ nứa đan sàng

Chẻ tre đan chõng cho nàng ru con

私は帰って淡竹を割いてふるいを編む。

竹も割いて、君が子をあやすための縁台を作る。

→夫が妻のために、子どもを授かる準備をすることを示している。

Áo anh sứt chỉ đường tà.

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu (A)

僕の服は縫い目がほころびています。

(服を縫ってくれる)奥さんはまだいませんし、年老いた母親もまだそれを縫ってく

れていません。

→「僕の服を縫うお嫁さんになってくれませんか。」=告白(プロポーズ)の言葉。

(A)’

Vợ tôi chết sớm, mẹ già chưa khâu. 妻は早くに亡くなってしまい、年老いた母親もま

だそれを縫ってくれていません。

Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật.

中華料理を食べ、フランス風の家に住み、日本人の妻をもらう

→ベトナム人男性の理想。

Có phúc lấy được dâu hiền,

Vô duyên lấy phải dâu dại

幸運なのはやさしい嫁をめとること。

縁に恵まれないのは愚かな嫁をめとってしまうこと。

Nhất vợ nhì trời

妻が一番、神は二番

→妻は神に勝る。

Page 54: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

52

Trai có vợ như rợ buộc chân

男が妻をもつのは、足を細い紐で縛るようなものだ。

→男性は結婚すると、未婚の時のような自由はなくなるということ。

Trai có vợ như giỏ có hom.

男が妻をもつのは、カゴにふたがつくようなものだ。

→同上

女性→男性(3, 2)

【恋愛】

Đợi chàng chẳng thấy chàng đâu,

Bóng trăng đủng đỉnh ra màu khơi trêu.

あなたを待っているが、あなたが見えない。

まるで月がゆっくりと出て、(私を)からかっているかのようだ。

→女の、愛する男に会えるまでの時間を待ち遠しく感じる心情を描いている。

Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.

不安になりながら誰かを想う。

まるで山積みの火の中に立ち、燃え上がるかもしれない山積みの炭に座っている

ようなものだ。

Làm thân con gái phải lo,

Mùa đông rét mướt ai cho mượn chồng

女の子に生まれたからには、(自分の身を)心配しなければならない。(=結婚しな

ければならない)凍える冬に誰が夫を貸してくれるだろうか。

Page 55: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

53

Găp ngươi sao co môt lần

Đê em thương nhơ tân ngần suôt năm.

あなたに会うのは一度だけなのに、

どうして一年中(あなたのことを)ぐずぐずと想ってしまうのか。

Cây cao bóng mát không ngồi,

Anh ra giữa nắng trách trời không râm.

高い木の木陰があるのに、そこに座らず、

あなたは陽射しの中に出て、日陰がないと空を責める。

※bóng mát(日陰)を縁と喩え、縁があっても、それに気づかずに縁がないと文句を

言う男性について詠っている。

【結婚・夫との関係】

Cái bống cõng chồng đi chơi.

Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng.

Chị em ơi! Cho tôi mượn cái gầu sòng. (A)

Để tôi tát nước múc chồng tôi lên. (B)

河へ夫を背負って遊びに出かける。

泥沼のところで夫を落としてしまう。

みなさん(女性のみ)!私に(灌漑で水を汲むのに用いる)バケツを貸してください。

私が水をすくって夫をすくいあげましょう。

(A) ’ Chú lái ơi! Cho tôi mượn cái gầu sòng. 船頭さん!

(B) ’ Tôi tát nước cạn cho chồng tôi lên. 夫が上がってこれるように、私が水をすくい

尽くして枯らしましょう。

Page 56: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

54

Anh ơi, anh ngồi xuống đây,

Anh nhích lại đây

Em hỏi câu này:

Non non, nước nước, mây mây

Ai làm nam, bắc, đông, tây lắm đường?

Yêu nhau chẳng lọ bạc vàng

Tình thân nghĩa thiết, xin chàng chớ quên!

あなた、ここに座って。

もう少しこっちに寄って。

少し尋ねたいことがあるの。「たくさんの山や河や雲。いったい誰が東西南北そこ

らじゅうにたくさん道を作ったの?(こんなにたくさん乗り越えなければならない

困難があるのか?)」と。

愛し合っていれば、金銀など必要ない。深い愛情と義理があり、夫に忘れないで

と頼む。

Hẩm duyên phải lấy chồng đần

Có dăm mẫu ruộng bán dần mà ăn.

ついていない縁とは愚かな夫をもらうこと。

田んぼがあっても、少しずつ売って生活していくことになる。

【夫に従う】

Có chồng thì phải theo chồng,

Chồng đi hang rắn, hang rồng cũng theo.

夫がいれば、(妻は)夫に従わなければならない。

夫が蛇や竜の穴に行くときも、従って行く。

Đi đâu cho thiếp theo cùng.

Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam.

あなたがどこへ行こうとも、私について行かせてね。空腹の時でも満腹のときで

も(どんなときでも)耐えるし、寒さにも耐えるわ。

Page 57: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

55

Vợ chồng như đôi cu cu,

Chồng thì đi trước, vợ gật gù theo sau.

夫婦は対のきじ鳩のようだ。

夫が前に行けば、妻は後ろからうなずいて従う。

Ở cho chung thủy vẹn toàn,

Lên non lên dõi, xuống thuyền xuống theo.

完全に従順でいられるように暮らしていく。

(夫が)山を登れば後について登り、(夫が)船から降りれば、従って降りる。

【家での苦労・夫を待つ】

Có con phải khổ vì con.

Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng

子どもを持てば、子どものせいで苦しまなければならない。

夫を持てば、夫の家と家族を背負わなければならない。

Đương cơn lửa tắt cơm sôi,

Lợn kêu con khóc chồng đòi tòm tem.

ご飯を炊いているところなのに、火は消えるし、

豚は鳴くし、子供も泣き、夫は身体を求めてくる

→家庭内で家事・家畜の世話・子どもの世話・夫の世話に追われている妻の苦労

を表している。

Chồng giận thì vợ làm lành,

Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì?

夫が怒っても妻は仲良く接すること。

微笑んで、楽しそうに「あなた、何を怒ってるの?」と(尋ねなさい)

→夫婦が喧嘩をした時、仲直りをするのは妻のみの役割とされていた。

Page 58: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

56

Chông giân thi vơ bơt lơi,

Cơm sôi bơt lưa chăng đơi nao khê

夫が怒っているときは妻は言葉を慎め。

(炊いている)ご飯が沸騰すれば火を弱める。そうすれば焦げることはない。

→同上

Chiều chiều mây phủ Đá Bia.

Đá Bia mây phủ, chị kia mất chồng.

Mất chồng như nậu mất trâu.

Chạy lên chạy xuống cái đầu chôm bôm

夕暮れ時、雲が石碑を覆う。

石碑は雲で覆われ、あの娘は夫を失った。

夫を失うのは、人が水牛を失うようなもの。

走り回って、髪の毛をくしゃくしゃにかき乱した。

Đêm qua ra đứng chờ ai

Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.

昨夜は外に立ってあなたを待っていたのに

魚は見えているのに潜ってしまい、星も見えているのにかすんでしまうのです。

Sao hỡi sao, sao chưa có mọc,

Sao mọc bên bắc, nước mắt bên đông,

Biết thuở nao cho gặp mặt chồng,

Đêm khuya em hoài vọng, nước mắt hồng tuôn rơi.

星よ、星はまだ出てこないの?

星は北側に生え、涙は東側からこぼれる。

いつになったら夫に会えるのかわからない。

夜中に私は(夫に会う)望みを抱き、(若い妻の)涙を激しくこぼす。

Page 59: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

57

Ðêm qua ngỏ cửa chờ chồng

Ðêm nay ngỏ cửa, gió đông lọt vào

昨夜、扉を開けて夫を待った。

今夜扉を開けていると、東風が滑り込んできた。

→妻を省みない夫を待つ女性の辛さを描いている。

Chàng đi thiếp vẫn trông theo,

Trông nước nước chảy trông bèo bèo trôi.

Chàng đi thiếp đứng trông chừng,

Trông sông lai láng, trông rừng rừng xanh.

あなたが旅立てば、私はずっと見送る。(見送っても)水を見れば水は流れ、水草を

見れば水草が漂うように、あなたもいなくなってしまう。

あなたが旅立てば、私は立って眺めている。(立って眺める私の愛情は)河があふれ

るほど満ちており、森が青々としているようにみずみずしい。

【醜くても夫は夫】

Chồng em vừa xấu vừa đen

Vừa kém nhan sắc, vừa hèn chân đi

Chồng em rỗ sứt rỗ si

Chân đi chữ bát, mắt thì ngưỡng thiên

Bao giờ vào đám tháng giêng

Bắt chồng em đến khênh chiêng cho làng

私の夫は醜くて色も黒い。

顔色はさえないし、足が弱い。

私の夫は顔がぶつぶつで、前歯も欠けている。

歩くときはがに股だし、目はうわのそらだ。

でも、一月の祭りのときには、私が夫に、村のために(誰かと一緒に)どらを担がせ

ますよ。

→たとえ見かけは何一つとってもよいところがない醜い父でも、心は優しい夫だ

よと暗に自慢している。

Page 60: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

58

Chồng em áo rách em thương,

Chồng người áo gấm xông hương mặc người

ぼろぼろの服を着た夫でも私は想う。他人の夫は香り高い錦の服を着ていても、

その香りが鼻をついて、気にも留めない。

→妻の、夫に対する誠実さを示す。たとえ貧しくても、自身の夫を愛する。たと

え豊かであろうと、他の女の夫には見向きもしない。

Xấu xa cũng thể chồng ta,

Dù cho tốt đẹp cũng ra chồng người.

いくら醜くても、私の夫は夫。

どんなにハンサムでも他人の夫は他人のもの。

Không thiêng cũng thể bụt nhà

Dầu khôn dầu dại cũng là chồng em

たとえ神聖でなくとも、家の仏様は仏様だし、

賢くても愚かでも夫は夫だ。

【その他・男女共通の視点】

Chồng già vợ trẻ là tiên,

vợ già chồng trẻ là duyên nợ nần.

老いた夫と若い妻は幸せの極み。

年老いた妻と若い夫は前世からの辛い縁。

Chồng già vợ trẻ nâng niu,

chồng trẻ vợ trẻ nhiều điều đắng cay.

老齢の夫と若い妻(の組み合わせ)は大切にされる。

若い夫と若い妻(の組み合わせ)は、たくさん苦しいことがある。

Page 61: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

59

Còn đêm nay nữa mai đi,

Lạng vàng không tiếc, tiếc khi ngồi kề.

今夜ひと晩が過ぎれば、明日には行ってしまう。

金なんて惜しくない。そばにいる時が惜しい。

Gái thương chồng đương đông buổi chợ,

Trai thương vợ nắng quái chiều hôm

女が夫を愛するときは、混み合う市場のように(愛情が溢れるが)

男が妻を愛するときは、夕方の斜陽のように(愛情が薄い)

Gái tham tài, trai tham sắc

女は才能のある男に貪欲で、男は色っぽい女に貪欲(=性欲が強い)。

Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.

わらの近くの火はいずれわらに燃え移る。

→最初はお互い興味がなかった男女が、時が経つにつれてお互い好きになり、愛

し合うようになっていく。

Không dây mà buộc, không thuốc mà say.

紐もないのに縛られ、薬もないのに酔ってしまう。

→男女の緊密な恋愛関係を示す。

Ông nói gà bà nói vịt

男が鶏と言い、女がアヒルと言う

→お互い意見が合わず、正しくわかり合えないこと。

Trai anh hùng, gái thuyền quyên.

男は英雄の魂、女は美しさ

→お互いに相応しい若い男女を指す。

Page 62: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

60

Xa mặt cách lòng

→距離遠ければ、心が離れる

Yêu nhau cu ấu cung tron,

Ghet nhau qua bô hon cung meo.

愛し合えば、菱も丸くなる。嫌い合えば、ムクロジ(ライチ・竜眼などの総称)もゆ

がむ。

→cu âu = 尖ったもの。qua bô hon=丸いもの。好きになってしまえば、相手の欠点

も美点に見える。『惚れてしまえばあばたもえくぼ』。

Yêu nên tốt, ghét nên xấu.(愛しているから良く、嫌いだから醜い)も同じ意味。

Yêu nhau mấy núi cũng trèo

Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua.

お互い愛し合っていれば、いくつ山があろうと乗り切れる。いくつ河があろうと

泳ぎ切れる。いくら峠があっても登り切れる

→男女がお互い愛し合えば、どんな困難をも乗り越えられる。

Yêu nhau yêu cả đường đi,

Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.

愛し合えばその人が歩く道までも好きになる。嫌い合えば、その人の親族までも

嫌いになる。

→愛するあまり、その相手に関係するものすべてを好きになってしまう。『木がか

わいけりゃ枝までかわいい』。『愛、屋烏に及ぶ』。

Yêu cây, mới nhớ đến hoa.

木を愛すると、その花にまで想いが及ぶ。対義語:『坊主憎けりゃ袈裟まで憎い』

→ある人を愛し、その愛情が相手の親しい人にまで広がるさま。

Chồng ma, vợ quỉ

夫がお化けで、妻は鬼

→夫婦お互いが同じくらい醜いさま。醜い者同士でお似合いだということ。

Page 63: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

61

Chợ Bến Thành dời đổi

Người sao khỏi hợp tan

Xa gần gửi nghĩa tào khang

Chớ ham quyền quí mà đá vàng xa nhau

ベンタイン市場が移り変わるように、

人はどうして会ったら、また別れてしまうのを免れないのか。

遠くにいようと近くにいようと糟糠の義を保つことが大切で、

権力があり高貴な人を追い求めて、石(貧しく卑しい女)と金(高貴で豊かなあなた)

が離れないようにしてください。

Đói no một vợ một chồng,

Một niêu cơm tấm dầu lòng ăn chơi.

空腹の時でも満腹のときでも(どんなときでも)妻一人に夫一人なら、たとえ土鍋ひ

とつ分のくず米であろうとも、心は幸福だ。

Đốn cây ai nỡ dứt chồi

Tình chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương

木を切るとき、あえて芽まで切ってしまう人がいないように、夫婦の義理という

のは怒ってケンカしてしまってもまた愛し合うものだ。

Ép dầu, ép mỡ, ai nỡ ép duyên.

(種から)油を搾り出し、(肉から)脂肪を搾り出せても、誰にも縁を搾り出すことは

できない。

→嫁の両親に対する教訓。娘心に結婚の無理強いは誰にもできないということ。

Gìa kén kẹn hom.

蚕の繭は時間が経つと、縮みあがる

→kén(蚕)と kén chọn(選り好みする)を掛けた言葉遊び。結婚相手を選り好みしすぎ

る女性を批判する言葉。長い間男性を選り好みしすぎた結果、結婚相手を得られ

ないこと。

Già lựa nhỡ lứa(年を取っても選り好みし、婚期を逃す)も同じ意味。

Page 64: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

62

Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống.

嫁をもらうには、その宗族をみるべし。婿をもらうには、その家柄をみるべし。

→以下の3つも似た意味。昔は、結婚を買い物に似たものとして捉えていた。

Mua thịt thì chọn miếng mông,

Lấy chồng thì chọn con tông nhà nòi.

肉を買う時はお尻の肉を選べ。夫を貰う時は名家の子を選べ。

Mua heo chọn nái, mua gái lựa dòng

豚を買う時は雌豚を選べ。女を買う時は家系を選べ。

Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi.

水牛を買う時は足の爪を見ろ。妻を貰うときは族柄を見ろ。

May gặp duyên, chẳng may gặp nợ.

縁にめぐり逢えば幸、前世の借りにめぐり逢えば不幸

→良い人と結ばれるか、良くない人と結ばれるかどうかは、運に左右されるとい

うこと。

Nhất duyên, nhì phận, tam phong thổ.

一に縁、二に運命、三に風土

→結婚に関する格言。

Râu tôm nấu với ruột bầu.

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

ひょうたんの中身と一緒に海老のヒゲを料理する。

夫が注ぎ、妻がすすり、頷いて美味しいと褒める

→調和のとれた家庭を示している。困難がいくら来ようとも、夫婦は幸せに暮ら

すことができるということ。

Râu tôm(海老のヒゲ)と ruột bầu(ひょうたんの内側の部分)は本来食べずに捨

てる部分。それらの部位を食べる=生活において貧しい環境を指す。

Page 65: u ̉t m hì u ca dao t c ng liên q

63

Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.

妻と夫の仲がよければ、

東海の水をも2人ですくい上げてかき出し、枯らしてしまうことすらできる。

→もし夫婦が合っていて、団結していれば、夫婦生活において何でも実現できる

ということ。