vaohp0104 1 vietnamese american oral history project, uc irvine

45
VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine Narrator: NGOC HOA LAM Interviewer: Thuý Võ Đặng Date: January 14, 2013 and January 21, 2013 Location: Irvine, California Sub-collection: Thuy Vo Dang Oral Histories Length of Interview: 03:09:31 Transcriber: Giang Doan TVD: This is Thuy Vo Dang with the Vietnamese American Oral History Project. Today is Monday, January 14, 2013. And I will be interviewing Mrs. Ngc Hoa ThLâm in Irvine, California. Trước hết Thuý xin bác tgii thiu tên hngày tháng năm sinh của mình. NHL: Tôi tên là Ngc Hoa Lâm. Tôi sanh ngày February 11, 1942. TVD: Bác sanh trưởng đâu bác? NHL: Tôi sanh trưởng ti Sài Gòn, Vit Nam. TVD: Bác có nhng knim gì vSài Gòn trong tuổi thơ không? NHL: Knim hi nhthì vui lm. Ti vì ba tôi trong quân đội Pháp, thành ra tôi hi nhthành Onze. Hồi xưa đi học chcó đi bộ thôi, đi cả đám những đứa trtrong cùng mt tri ca thành Onze đó, ở đường Đinh Tiên Hoàng với Hng Thập Tư. Đi thì vui lắm. Đi về có nhng chiếc xe nga, chy theo xe nga rồi để cp táp lên trên cái càng đằng sau ca xe nga cho nó chy, ti vì xe nga không chy nhanh, ri mình tđó cứ đi bộ. Đi ngang những căn nhà có cng, có nuôi con két, có mấy người bán hàng rong, bán cà-rem, rao là: “cà-rem đây, cà-rem đây”, thì con két, con nhộng gì đó cũng nói theo: “cà-rem đây.” Có một ln, bữa đó trời ti ri mưa nữa, nhưng sáng đi học li thì tri hết mưa rồi, tôi đi học, đi bộ ngang qua mt cái village, chc của người Pháp , có hàng rào, cái cng thì mhé, nhà đó có vườn rng lm, cho nên nó có cây nhãn. Vì đêm trước trời mưa nên trái nhãn rớt. Mình thy cái cng mthì đi vô, đang lúi húi

Upload: hoangkhuong

Post on 14-Feb-2017

229 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 1

Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

Narrator: NGOC HOA LAM

Interviewer: Thuý Võ Đặng

Date: January 14, 2013 and January 21, 2013

Location: Irvine, California

Sub-collection: Thuy Vo Dang Oral Histories

Length of Interview: 03:09:31

Transcriber: Giang Doan

TVD: This is Thuy Vo Dang with the Vietnamese American Oral History Project. Today is

Monday, January 14, 2013. And I will be interviewing Mrs. Ngọc Hoa Thị Lâm in Irvine,

California. Trước hết Thuý xin bác tự giới thiệu tên họ và ngày tháng năm sinh của mình.

NHL: Tôi tên là Ngọc Hoa Lâm. Tôi sanh ngày February 11, 1942.

TVD: Bác sanh trưởng ở đâu bác?

NHL: Tôi sanh trưởng tại Sài Gòn, Việt Nam.

TVD: Bác có những kỷ niệm gì về Sài Gòn trong tuổi thơ không?

NHL: Kỷ niệm hồi nhỏ thì vui lắm. Tại vì ba tôi ở trong quân đội Pháp, thành ra tôi hồi nhỏ ở

thành Onze. Hồi xưa đi học chỉ có đi bộ thôi, đi cả đám những đứa trẻ ở trong cùng một trại của

thành Onze đó, ở đường Đinh Tiên Hoàng với Hồng Thập Tư. Đi thì vui lắm. Đi về có những

chiếc xe ngựa, chạy theo xe ngựa rồi để cặp táp lên trên cái càng ở đằng sau của xe ngựa cho nó

chạy, tại vì xe ngựa không chạy nhanh, rồi mình từ đó cứ đi bộ. Đi ngang những căn nhà có

cổng, có nuôi con két, có mấy người bán hàng rong, bán cà-rem, rao là: “cà-rem đây, cà-rem

đây”, thì con két, con nhộng gì đó cũng nói theo: “cà-rem đây.” Có một lần, bữa đó trời tối rồi

mưa nữa, nhưng sáng đi học lại thì trời hết mưa rồi, tôi đi học, đi bộ ngang qua một cái village,

chắc của người Pháp ở, có hàng rào, cái cổng thì mở hé, nhà đó có vườn rộng lắm, cho nên nó có

cây nhãn. Vì đêm trước trời mưa nên trái nhãn rớt. Mình thấy cái cổng mở thì đi vô, đang lúi húi

Page 2: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 2

lượm trái nhãn rớt, thì bà đầm ở trong đó chạy ra, bà nắm tay bắt lại. Tôi sợ qúa, tôi năn nỉ xin bà

tha cho. Những kỷ niệm nhỏ đó nhưng vui.

TVD: Bác mới nói là ba của bác làm cho quân đội Pháp. Bác có biết chức vụ gì không?

NHL: Ba của tôi là trung sỹ, mà ba làm cho một ông general, làm nhàn hạ lắm. Tại vì ba tôi là

Tàu lai nên ba tôi đẹp trai lắm. Bà nội tôi là người Cần Thơ, nên bà nội tôi trắng, ba giống bà nội

nên da trắng, môi thì đỏ, đẹp lắm. Ba tôi làm đưa rước con cho một ông general, vậy thôi, không

đi ra trận, chỉ làm văn phòng, với những việc như vậy thôi. Sau khi Pháp rút lui, Pháp có kêu gia

đình của quân nhân đi Pháp, nhưng mà má tôi là người Nha Trang, má tôi thì lại răng đen ăn

trầu, cho nên má tôi sợ đi qua Pháp không có trầu ăn, nên nói thôi không có đi, ở lại. Chính phủ

Pháp với quân đội nói rằng nếu người nào không chịu qua Pháp thì ở trong quân đội người ta sẽ

cho một số tiền, một long song, thành ra má tôi ở lại. Má tôi sau đó mới dọn thì thành Onze qua

chợ Thị Nghè. Má tôi mua căn phố ở chợ Thị Nghè rồi có sạp bán vải ngay trước nhà.

TVD: Bác có biết cha mẹ của bác gặp gỡ làm sao không?

NHL: Tôi thì không biết gặp gỡ thế nào, nhưng mà má tôi là người Nha Trang, người da đen,

nhưng chắc ba tôi ngày xưa là quân nhân, rồi không biết có đi ra ngoài Nha Trang không rồi gặp

bà già. Thành ra khi sanh tụi tôi ra rồi, tôi với con nhỏ em giống bà nội nên trắng lắm. Vì trắng

nên bà nội mới đặt tên là Yến Tuyết. Má có kể lại trong thành Onze, má có một xe đẩy em bé mà

mấy bà đầm hay đẩy con, má cho tôi với con nhỏ em gái tôi, hiện giờ đang ở bên Đức, mấy

người trong xóm đâu có biết, thấy má thì da đen, còn tôi với nhỏ em sao trắng quá, người ta cứ

hỏi: “vậy chị giữ con ai vậy?”

TVD: Vậy gia đình của bác có bao nhiêu người anh chị em?

Page 3: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 3

NHL: Tôi có một người anh trai con riêng của má tôi, chắc là đời chồng trước, rồi tới tôi, con

nhỏ em ở bên Đức, rồi ba đứa em nữa. Đứa em kế nhỏ em ở bên Đức thì còn ở Việt Nam. Người

kế nữa thì có chồng Mỹ, ở Massachusetts, rồi người cuối thì ở Việt Nam.

TVD: Vậy bác nói thành Onze là sao?

NHL: Onze là tiếng Pháp đó mà, tức là eleven. Nên hồi xưa tôi có học tiếng Pháp, ở trong đó bắt

học, nó là trại gia đình quân nhân Pháp ở, cũng có một trạm y tế, mấy bà sơ, rồi trường học ở

trong đó luôn, mà trường thì chỉ dạy tiếng Pháp.

TVD: Vậy thầy cô giáo của bác là người Pháp?

NHL: Hồi xưa ở trong đó là người Pháp, học tiếng Pháp.

TVD: Vậy đến tuổi nào bác?

NHL: Tôi cũng không nhớ rõ là năm nào, má tôi mới bắt đầu cho tôi đi học trường Việt. Trường

đầu tiên tôi học là trường Huỳnh Khương Ninh, ở Đa Kao.

TVD: Rồi bác có biết sự khác biệt giữa đi học ở trong thành và trường Việt?

NHL: Khi học ở trường Huỳnh Khương Ninh, lớp cũng lớn rồi. Còn hồi xưa học tiếng Pháp thì

mình còn nhỏ lắm, thành ra tôi không có nhớ. Tôi chỉ nhớ còn bé học trong thành thì Tết cũng có

tất niên, múa hát, nhưng mà tôi không hiểu tại sao tôi múa hát giở lắm, tôi không có nhớ hết

những động tác múa đến chỗ nào ra sao, mình cứ đứng trên sân khấu, mà đâu có đứng hàng đầu

đâu, tụi nó làm sao thì mình làm theo đó, chứ không nhớ.

TVD: Bác có nhớ bác thích học môn gì nhất hồi đó?

NHL: Toán thôi. Thành ra tôi ngồi đọc bào, nhất là bio, là tôi giở lắm, tôi không có thích, không

có can đảm ngồi ôm cuốn sách đọc hoài, nó không có kết quả liền, thành ra tôi thích làm toán để

có kết quả liền, nên tôi mới theo ngành accounting là vậy đó.

TVD: Vậy trong gia đình bác, ba mẹ có khuyến khích đi theo ngành nào không?

Page 4: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 4

NHL: Tự do thôi. Ngày xưa mà, má tôi chỉ biết đọc biết viết thôi chứ đâu có học hành gì bao

nhiêu, chỉ lo mua bán thôi. Còn ba thì ở trong quân đội, đàn ông Việt Nam hồi xưa, về nhà đâu

có để ý tới chuyện gì đâu. Thành ra tôi muốn học gì thì học, nhưng mà tôi thích học sinh ngữ.

Năm lên trung học tôi đi học lớp Anh Văn tư nhân của ông giáo sư Hà Văn Anh. Ông đó có mẹ

là người Anh Lê, bố là người Việt Nam, nên ông to lớn mặt đẹp trai lắm, mà biết nói tiếng Việt

chút chút, ông mới về Việt Nam dạy lớp Anh Văn tư nhân, trả tiền mắc lắm đó. Học trong đó,

ông cho bài, rồi vocabulary, mình phải học thuộc và biết meaning của nó. Mình ngồi không, ông

cứ chỉ “you”, mình cứ đoán next của mình là chữ gì, ông cứ làm next, next vậy nên mình biết

đến chữ đó là đọc chữ đó lên, nói meaning của nó luôn. Hỏi đứa nào mà không nhớ là ông chửi

bằng tiếng Việt “học dốt, ngu như con bò, đi bán phở đi, ở tiệm phở tôi quen mướn mấy người

ăn mặc lịch sự như mấy người ở đây nè.” Tại vì phải mặc áo dài trắng, đồng phục hết. Cũng vui

lắm!

TVD: Lúc đó bác học lớp mấy rồi?

NHL: Tôi đang học trung học. Lớp đó chỉ có dạy toàn Anh Văn thôi, dạy gramma, viết, rồi kêu

lên bảng từng đứa một, đứa này rồi đứa kia, xong rồi ông cho một subject, ông bắt viết một bài

luận 100 chữ. Cứ đúng 100 chữ là ông gõ cái “cóc”, phải cúi xuống hết để viết, gõ một cái “cóc”

là phải thả bút xuống ngẩng đầu lên, không được tiếp tục.

TVD: Vậy bác học tiếng Pháp, tiếng Việt, tiếng Anh trong thời gian đó.

NHL: Có học tiếng Đức nữa, có trường văn hoá Đức, có ông đó đi du học ở Đức, lấy bà vợ Đức.

Ông dạy tiếng Đức luôn.

TVD: Ở Việt Nam hả bác?

NHL: Ừ, có hội văn hoá Đức.

Page 5: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 5

TVD: Đó là vào thập niên 50s-60s rồi phải không bác? Vậy bác có bị ảnh hưởng gì tới chiến

tranh không?

NHL: Không, tôi chỉ nghe má tôi kể hồi Nhật Bổn đánh Việt Nam, nó đốt hết những cây gai để

dệt vải, thành ra lúc đó rất là hiếm, người ta không có vải để may quần áo. Má tôi nói người ta

phải lấy bao bố may. Còn má tôi, hồi xưa bán vải nên má tôi có vải, nên tụi tôi không phải mặc

đồ bằng bao bố. Bao gạo của mình hồi xưa bằng bố đó.

TVD: Bác có thể kể thêm một chút về gia đình mình, với anh chị em, cuộc sống hằng ngày ra

sao?

NHL: Ở trong gia đình, ông anh lớn thì ở riêng, anh có gia đình ở riêng. Tại trước đó má tôi khó

lắm, thành ra má tôi la rầy đánh nên anh mới bỏ đi hoang. Khi đi hoang, ba tôi với tôi cũng đi

tìm, đi kiếm cũng cực khổ lắm. Con nhỏ em lớn của tôi thì không có siêng học như tôi, nó có rất

nhiều bạn bè, mà bạn nó toàn đi rong đi chơi thôi. Sau khi chúng tôi học trung học, tôi học ở

trường Vương Gia Cần ở đường Phan Thanh Giảng, tôi học đó là trường tư. Má tôi chỉ đưa tiền

rồi tụi tôi đi đóng tiền thôi. Rồi nó lấy tiền không đóng mà bỏ đi chơi, ở nhà đâu có biết, mà tôi

cũng chẳng biết tại vì học lớp khác. Trường gọi về hỏi, má tôi nói có đóng tiền trường rồi, tới

chừng má tôi đợi nó về hỏi mới biết nó lấy tiền đi chơi với bạn, trốn học. Đó là nhỏ giờ ở bên

Đức. Con nhỏ đó là xí xọn lắm, ở trong xóm, nhà chỗ nào có bu đông chuyện gì là có mặt nó,

còn tôi thì khác, tôi rất là đàng hoàng, lối xóm không biết tôi là ai hết trơn, không ai biết tôi là

con trong gia đình này, mà người ta biết nó. Thành ra má tôi buổi trưa mà vào nghỉ, kêu chúng

tôi ra coi sạp, là nó lấy tiền, vì hộp tiền má tôi để đó. Nó lấy tiền đi vào nhà lồng chợ, bà bán hột

vịt lộn, nó thích hột vịt lộn lắm. Người lớn mình thường nói “nhỏ mà ăn hột vịt lộn là học ngu”,

không hiểu tại sao kỳ vậy, mà nó ăn. Tôi cũng không biết, mà ở nhà ba má tôi cũng đâu có biết

đâu. Sau bữa trưa nó đi đâu với má tôi, đi ngang qua nhà lồng chợ, đi ngang qua bà Sáu lùn bán

Page 6: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 6

hột vịt lộn. Bà đó cũng đâu biết nó là con của bà này, rồi bà mới kêu: “ê nhỏ, sao hôm nay mày

không ăn hột vịt lộn.” Má tôi mới quay qua hỏi: “ủa, bộ mày ăn hột vịt lộn của bà hoài sau bà

biết mày vậy?” rồi nó ra dấu với bà. Về nhà, má tôi đánh cho nó một trận. Nó hư lắm.

TVD: Bác thì sao, trong thời gian trung học, bác có đi chơi với bạn bè? Đi cinema?

NHL: Không có đi chơi với bạn bè. Đi cinema thì sau khi tôi đi làm mới đi, sau khi học xong rồi

đó, tôi đi làm cho PX ở Tân Sơn Nhất, học ra tôi mới đi cinema, còn đi học thì tôi không đi. Đi

học ngày xưa chỉ toàn là đi bộ, đi một nhóm bạn với nhau, rồi đứa này đến nhà này đi vô, rồi đứa

khác đi tới xóm khác đi vô. Tôi là người về sau cùng, tại tôi ở Thị Nghè, còn học ở bên Đa Kao.

Mấy đứa ở bên Đa Kao thì đi về đường Nguyễn Bính Khiêm.

TVD: Vậy đi học chỉ về nhà học bài?

NHL: Đi thư viện, vào đó toàn làm toán, găp mấy người quen con trai thì cũng làm toán chung,

nó cho bài tôi, tôi cho bài nó, xong rồi làm, đưa qua đưa lại sửa.

TVD: Vậy những mối quan hệ giữa trai gái có không bác?

NHL: Tôi đi là cứ nhìn thẳng, tôi không có ngó quanh quất, không ngó ai, tôi sợ lắm, nhát lắm,

tôi không có dạn dĩ như người ta. Con trai chọc tôi là tôi sợ run lắm, không biết tại sao kỳ vậy,

không như nhỏ em tôi.

TVD: Bác học xong trung học, tốt nghiệp sao?

NHL: Tôi lên lớp đệ nhị, tôi không có đậu được tú tài là tại vì mình phải giỏi tất cả các môn, mà

phải học, nhưng mà ba má tôi không có để ý tới chuyện con cái học hành. Tôi chỉ thích học Anh

Văn, học Toán, nên tôi lơ là, không học history, địa lý này kia, với vạn vật Bio, mấy cái đó là tôi

giở lắm, tôi không có thi qua được, viết văn Việt Nam tôi cũng viết giở lắm, tại đầu óc chỉ nghĩ

tới toán thôi à. Tôi nhớ hồi xưa tôi học ở lớp trung học đệ nhị cấp, học lớp đệ nhị, tôi học Trường

Sơn, ông thầy của tôi là ông Nguyễn Sỹ Tế, ông cho viết bài luận câu của Kiều. Tôi viết bài luận

Page 7: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 7

rồi đưa ông đọc, ông đọc ra trước lớp, vừa đọc vừa cười, ông nói: “các bạn nghe nè, bài của Lâm

Thị Ngọc Hoa viết nè.” Ông đọc ra, tôi nhập đề giống như mẹ vừa đi chợ về, vừa vô tới cửa là

“mẹ, mẹ có mua bánh cho con không mẹ?” Tôi nói xấu hổ quá trời. Thành ra văn chương tôi rất

là giở. Kỷ niệm đó là vui lắm.

TVD: Bác tốt nghiệp xong là đi làm hay sao?

NHL: Tại má tôi khó quá, tôi không có đầu óc. Mình không biết cái xấu của mình là như vậy,

thành ra tôi không thể nào đổ thừa là tại má tôi, nhưng mà chắc tôi nghĩ nó cũng có một phần là

không có người nào khuyến khích con học thì phải làm sao, chứ không phải nên chăm chú vào

một vấn đề. Tôi học không có nhớ. Có khi tôi còn nhỏ, tôi kẹp cái lượt vô trong nách, tôi cứ kẹp

vào nách mà đi kiếm cái lượt hoài không ra, tôi nói đến chừng sao mỏi tay quá, thả tay ra thì nó

rớt xuống. Có lẽ cha mẹ khó quá, má tôi khó, còn ba thì không. Má tôi thì hay đánh con nhỏ bỏ

đi chơi, nó làm hư gì là bà già đánh nó, xong rồi bá đánh tôi luôn. Bà nói tại tôi là chị nên nó bắt

chước theo tôi. Tôi bị đồn oan giữ lắm. Má đánh riết rồi mới bảo ba tôi là “tại sao ông chỉ để tôi

đánh không mà ông không chịu dạy con, không chịu đánh.” Mà nhà hồi xưa, bà già ở trong

buồng, ông già cũng làm bộ la lên “nằm xuống”, rồi cầm cái roi mây, nhưng đánh thì đánh lên

di-vang, mình thấy ông già quơ cây xuống một cái thì la lên “ba ơi.” Bà già biết vì tiếng kêu lên

thịt và cái di-vang khác nhau, rồi bà già ra la lên ông già thêm nữa. Ông già thì không có đánh

con, rất hiền, chỉ có má tôi thôi.

TVD: Vậy thì bác sống trong gia đình, đi làm rồi đem lương về cho gia đình hay sao?

NHL: Đem về cho má tôi. Đi làm thì má tôi mướn xích lô đưa rước, đi đưa tới đó, tới giờ rước về

tới nhà, về nhà rồi thì không được đi đâu hết.

TVD: Sao bác tìm được việc làm ở PX đó?

Page 8: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 8

NHL: Tôi không nhớ tại sao tôi lại tìm được, mà tôi làm việc ở trong đó xếp thương tôi lắm tại vì

tôi làm rất chăm chỉ. Tôi làm trong PX, tôi làm floor supervisor ở đó.

TVD: Đó là post exchange ở trong Tân Sơn Nhất?

NHL: Ừ, ở Tân Sơn Nhất.

TVD: Đó là làm cho Mỹ?

NHL: Vô trong phi trường là phải đeo cái thẻ, phải đi vô đó. Trước khi tôi đi làm thì có quen bà

Mỹ, một gia đình bà Mỹ, chồng bà là kỷ sư dẫn nước Sông Đồng Nai, có nhà máy dẫn nước từ

Sông Đồng Nai về Sài Gòn. Tôi quen bà, rồi bà mới giới thiệu ông xã tôi. Ông xã tôi được ông

kỷ sư kêu đi vô chụp hình những từng step một, từng ngăn khi họ dẫn nước vào ngăn này qua

ngăn khác thế nào, rồi đưa lên nhà máy như thế nào. Ông mới cho helicopter khi hoàn thành nhà

máy, rồi helicopter chở ông xã tôi, đi lòng vòng ở đó, muốn cao thấp gì thì tuỳ ông xã tôi kêu để

chụp hình, để ông kỷ xư này báo cáo về hãng chánh bên Mỹ.

TVD: Quay lại một chút, bác có thể kể cho Thuý biết làm sao bác gặp được bác trai?

NHL: Tại hồi xưa tôi học ở trường Vương Gia Cần, tôi học cùng lớp anh em chú bác với ông

này, đó là Trần Cao Mạnh, rồi ba anh em của thằng đó học chung với tôi luôn, trong một trường

nhưng cao lớp hơn. Anh của Trần Cao Mạnh là Trần Cao Lộc học lớp cao hơn, rồi anh của nó là

Trần Cao Tần, ba anh em rất giỏi toán. Rồi rủ về nhà, nó có một group học tập thể, lại đó nếu

người nào có thắc mắc những bài toán nào thì Trần Cao Mạnh có anh nó chỉ, còn không thì có

anh Trần Cao Lộc học lớp cao hơn chỉ. Thành ra tôi vào group đó học. Em của ông này là Trần

Cao Để, trong lúc đó đang học y khoa. Vai anh mà, anh em chú bác, nên mới đi lại nhà chú chơi,

gặp tôi ở đó, quen biết người này người kia, mới nói anh ở chỗ đó, khi nào em rảnh thì lại chơi.

Lúc đó tôi đi học ở trường Vương Gia Cần, học chúng với con nhỏ Nghiêm Hồng Nhật có ông

anh là Nghiêm Bảo Thánh, là đang sinh viên y khoa, dạy lớp Bio ở trong đó. Nhỏ này mới rủ về

Page 9: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 9

nhà nó chơi, mà con nhỏ đó là người Bắc. Lại nhà nó chơi, chủ nhật thì mấy đứa cứ mặc áo dài

đi thả bộ, mà con nhỏ thích văn thơ lắm, nó cứ rủ tôi đi vào tâm lý chiến, rồi đi lại nhà ông Tô

Kiều Ngân. Tôi đi với nó, đi cùng hết trơn. Tâm Lý Chiến là nơi mấy ông sỹ quan của mình mà

về văn chương, làm thơ với viết văn, họ làm trên đài. Sau đó hai đứa đi ngang nhà, tôi nhớ ra ông

Trần Cao Để có nói nhà ông ở đâu đây ở Tân Định. Tôi mới thấy có sạp báo trước nhà, tôi mới

hỏi ở đây có người tên đó hay không. Bà chị dâu mới nói phải, rồi vào đó chơi, nói chuyện rồi

quen. Từ đó rồi ông này đeo tôi luôn. Tôi hồi xưa còn nhỏ hiền lắm, còn khờ lắm.

TVD: Hồi đó bác bao nhiêu tuổi? Hồi gặp bác trai đó?

NHL: Hồi tôi đám cưới là năm 65, tháng 10 năm 1965, nên tôi cũng quen ông mấy năm rồi. Chứ

còn nói về tình yêu thì không có. Tôi cũng chẳng hiểu tại sao đám cưới tới nữa. Rồi ba tôi thấy

tôi nhỏ hơn ông này 10 tuổi, ba tôi không có nói gì hết, ba tôi hỏi: “vậy con suy nghĩ kỹ chưa”,

vậy thôi. Còn má tôi thì nói mày mắc nợ thằng Tân, đi coi tuổi thì nói ông mạng Kim, tôi mạng

Kim Khuyết, hai đứa ở không có nát chiếc chiếu. Má tôi không có chịu gả.

TVD: Rồi chuyện hỏi, tiến tới đám cưới ra sao?

NHL: Tôi không nhớ rõ làm sao, nó cứ tới thôi. Ở bên nhà ba má ông tới, bà thím là người làm

mai đứng lên đi qua xin hỏi cưới.

TVD: Rồi bác cũng chịu.

NHL: Tôi tại vì mình cũng muốn đi ra khỏi nhà. Tôi nói thôi thì lấy chồng để đi ra khỏi nhà,

không hợp thì mình bỏ nhau, thì cũng có lý do, chứ không thể con gái tự nhiên bỏ nhà mà ra đi.

Tôi nói là như vậy trong đầu.

TVD: Nhưng mà bác có nhớ ngày hôn lễ của bác ra sao không? Mặc áo quần sao?

NHL: Mặc áo dài thôi. Rồi đám cưới đãi ở nhà hàng Đồng Khánh. Ngay bữa đám cưới đãi tiệc,

trời mưa tầm tã, mưa lớn hết sức, tôi nghĩ mưa như thế có ai mà tới, mưa thật là to, xong rồi tạnh

Page 10: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 10

cũng nhanh lắm. Người ta tới rất đông. Con em hay đi chơi của tôi, mới gặp mấy người ở đạo tin

lành, người ta đi truyền giáo, sau rồi nó quen một ông đại uý mà về tình báo, mới dắt về nhà giới

thiệu. Bữa tiệc cưới, tụi tôi có người bà con của một người bạn ông xã tôi, chơi ảo thuật, nó mời

ông đại uý đó lên, để lên cái đầu vào làm máy chém, mà đầu ông không sao, nhưng trái dưa leo

bị đứt. Ông cũng gan, cũng chịu để cho người ta làm, không biết thằng magician còn trẻ thế mà.

Đám cưới, ông không cho tôi ngồi ăn, bắt tôi đi lại bàn này đến bàn khác, tiếp chuyện hết người

này người kia.

TVD: Mà bác nghĩ khoảng bao nhiêu người?

NHL: Đông lắm. Ông có quen với ông bác sỹ Nhân, có vợ là bạn của bà Tuyết Mai, vợ của ông

Nguyễn Cao Kỳ, bà đó đi, rồi ông Kỳ cũng có tới. Ông mới đi vô, mới rước bà đó đi. Đám cưới

chào hết bàn này tới bàn kia, khi về đâu còn đồ ăn nữa, tôi đói quá, về nhà lục cơm nguội ở trong

nhà, nhà cũng không còn cơm nguội. Nhà thì ở trước chợ, đêm đó tôi không ngủ được tại vì đãi

tiệc xong mình về nhà mình, chưa có rước dâu. 3-4 giờ sáng thì có mấy người bắt đầu khiêng

mấy cái sạp để được mướn, tôi mong sao cho trời sáng để ngoài chợ có thức ăn, tôi đi ra mua ăn,

chứ nhà giờ đâu có gì đâu ăn.

TVD: Vậy đãi xong rồi ngày sau mới rước dâu?

NHL: Đãi xong, ai về nhà nấy, qua hôm sau thì mới rước dâu về Vũng Tàu, tại vì ông lên Sài

Gòn đi học, mà gia đình thì ở Vũng Tàu. Ông em của ông thì sanh đẻ ở Vũng Tàu, mà gia đình

ông từ ngoài Bắc di cư vào Nam.

TVD: Vậy bác làm đám cưới xong đi dọn về Vũng Tàu ở hay sao?

NHL: No, tụi tôi vẫn ở trên Sài Gòn luôn.

TVD: Rước dâu chỉ để có lệ vậy thôi hay sao?

NHL: Ừm.

Page 11: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 11

TVD: Vậy bác trai lúc đó đang làm nghề gì?

NHL: Ông lên Sài Gòn học trường Pháp, rồi đi dạy tư, sau đó ông này cũng ngang tàng lắm, ông

mê chụp hình quá, thành ra đang dạy mà ai bạn bè, bạn của người bạn ông mà làm đám cưới,

đang dạy cũng bỏ dạy, xin nghỉ đi theo để đi chụp đám cưới cho bạn. Rồi ông dạy bù vào cuối

tuần. Cha mẹ phụ huynh người ta phàn nàn. Ông tức rồi nghỉ luôn. Mà trước đó là ông làm cho

bọn lao động, cho một ông bộ trưởng, ông làm bí thư cho ông bộ trưởng đó. Chuyện của ông kể

tới đâu thì tôi hay tới đó vậy thôi.

TVD: Sống ở Sài Gòn với gia đình của ai, hay là sống riêng?

NHL: Tôi nói là nhà mà tôi lại tìm ở trước bán sạp báo là ông Vũng Tàu lên đó ở. Ông ở nhà chú

thím, bà thím khó lắm, cho nên ông hai anh em xin ra ở nhà của bà chị dâu. Chị dâu con của

người cô ruột, mà cô là chị cả của ba ông. Còn ông chú là em út. Ông này ông thứ ba. Bà kia là

chị cả. Ở với người con trai của bà chị cả. Anh có bà vợ với hai thằng con trai. Nhà ông làm thầu

xây cất, xây chợ Sài Gòn với cầu chữ Y, là gia đình của người này. Ông anh con của người cô

mới bỏ đi qua bên Nam Giang, đi thầu làm ăn bên đó, bỏ bà này bên đây, rồi ông qua bên lập

một gia đình khác, lấy gia đình bà đó người Việt có một bầy con. Hai anh em này ở với bà chị

dâu bên, rồi chị em đùm bọc với nhau.

TVD: Rồi bác cũng dọn vào ở chung?

NHL: Ừ, tôi cũng dọn vào ở chung.

TVD: Vậy có gần gia đình của bác không?

NHL: Tôi ở bên Thị Nghè, còn bên kia là ở Trần Quang Khải, đường Nguyễn Khung Cảnh ở

trong xóm đường Nguyễn Quang Khải. Trường học trong xóm đó là trường học Văn Lang

TVD: Vậy bác còn tiếp tục đi làm ở PX?

Page 12: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 12

NHL: Đi làm, rồi đẻ con ở nhà thì có bà chị ngó chừng, với lại hồi xưa mình cũng dễ mướn

người làm. Có người làm thì làm công chuyện, còn bà chị thì ngó ngàn mấy đứa nhỏ.

TVD: Vậy bác sinh con đầu tiên năm nào?

NHL: Sanh 1966. Tôi đi làm riết tới khi tới có bầu thằng út. Khi đó Mỹ bắt đầu rụt rịch, di

chuyển, rút lui. Lúc đó bắt đầu sa thải nhưng mà sa thải những người nào làm ít thâm niên, còn

tôi thâm niên thì nó không sa thải. Tại vì lúc đó tôi có bầu, mà thằng này là thằng thứ tư. Má tôi

mua một miếng đất ở ngã ba hàng xanh đường Hùng Vương, má tôi cất nhà rộng lắm, bề ngang

năm thước. Thế thì má tôi cất xong nhà rồi kêu tụi tôi về đó ở. Về đó thì tôi không mướn được

người làm, thành ra tôi phải xin nghỉ bằng cách volunteer để được layoff, rồi người ta cho một số

tiền cũng khá lớn. Thời đó nhiều lắm. Người ta cho một số tiền thì tôi ở nhà. Tôi bắt đầu sanh đẻ

con. Thằng cuối cùng là tôi sanh ở Vũng Tàu, tại vì thằng em của ông đỡ đầu cho một nhà bảo

sanh ở Vũng Tàu, em ông là bác sỹ nên về đó sanh, không phải trả tiền, mà lại được người ta

chăm sóc kỹ nữa. Về Vũng Tàu thì ở nhà bà chị của ông. Bà già thì lại ở căn phố gần chợ Vũng

Tàu, còn bà chị thì có village ở trong xóm. Thành ra nhà rộng rãi thì về đó ở.

TVD: Vậy bác có thể nói tên của bốn người con của bác không?

NHL: Thẳng lớn sanh ở nhà thương Cơ Đốc là Trần Cao Tuấn Anh, nó sanh năm 1966. Rồi tới

nhỏ con gái thì tôi sanh ở nhà thương Tân Định. Tôi đi khám thai thì ở nhà thương Grant, nhưng

mà lúc đó vì năm 68 là Mậu Thân, lúc đó tôi bắt đầu chuyển bụng khoảng 4 giờ sáng, là giờ giới

nghiêm, không dám ra đường, ra đường thì sợ bị bắn, cho nên đi là phải cầm đèn. Nhà tôi đi ra

đường Trần Quang Khải thì có một khúc thôi, đường ngang là Hai Bà Trưng, nó có một thành

của lính Mỹ, có lính gác. Có một người lính Mỹ gác trong chòi đó. Tôi mới kêu ông dắt tôi qua

bên đó nhờ gọi dùm xe cứu thương ở nhà thương Grant. Ông trung sỹ sếp ở trong nhà mới kêu

đỡ cho tôi nằm xuống sofa, nghe lời ông nằm xuống sẽ thầy dễ hơn tại vì ông sanh năm đứa con

Page 13: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 13

của ông là toàn ông sanh không thôi. Trong lúc chờ, tôi đau bụng quá, mà sao xe cứu thương

chẳng thấy tới, thành ra ông với một người lính nữa, mới khiêng tôi, lại không có gì để khiêng.

Người nắm hai chân hai tay, khiêng đi qua nhà Bảo sanh của bà Tàu Trương Phương ở đường

Trần Quang Khải. Vô trong đó mới sanh nhỏ con gái. Khi sanh nó rồi, sáng hôm sau ông cho

người qua hỏi sanh con trai hay gái, tới chừng mình về nhà khoảng một tháng thì ông qua cho nó

một tấm lắc, xin đỡ đầu. Tôi nói cám ơn nhưng mà tôi không có đạo thiên chúa. Tên là Trần Thị

Nam Phương. Kế thằng nữa là Trần Cao Tuấn Khanh. Tôi cũng sanh ở nhà thương Trương

Phương đó luôn. Tại vì lúc đó sau giải phóng rồi. Sanh nó năm 1969. Đám cưới của tôi là 16

tháng 10, nó được sanh ra cũng 16 tháng 10 năm 1969. Tới năm 1971, 2 tháng 12 năm 71 thì tôi

sang thằng út ở Vũng Tàu, tên là Trần Cao Tuấn Thanh.

TVD: Bác nói là sanh năm người?

NHL: 4 người thôi. Sau thằng đó tôi bị hư thai một lần nữa.

TVD: Bác nói sanh người con út là 71. Trong thời gian đó thì Mỹ bắt đầu rút rồi, bác có thấy

cuộc sống thay đổi gì không?

NHL: Cuộc sống thay đổi là dĩ nhiên. Mình không còn đi làm nữa, thì tài chánh eo hẹp hơn, chỉ

dựa vào tiệm hình thôi, mà lúc đó không có khá.

TVD: Vậy tới năm 1975, chiến tranh chấm dứt thì bác đang ở đâu?

NHL: Lúc đó tôi dọn về đường Hùng Vương ở Thị Nghè, rồi năm 1972 thì tụi tôi mới mua một

căn nhà cũ ở Bạch Đằng. Nó cũng không sa lắm, rất là gần, mua cái nhà đó xong, phá rồi cất lại.

Nhà đó bề ngang nhỏ thôi, nhưng mà bề dài dài lắm, được tới 30 mấy thước lẫn. Thành ra nhà tôi

khi cất thì bỏ trống một cái gian bằng phòng lớn. Mình làm nóc thiếu, đến trời mưa thì kéo qua.

Còn ban ngày thì kéo ra để nó có gió. Cho mấy đứa nhỏ chơi trong nhà chứ không có đi ra

đường. Lúc đó tụi tôi có mở tiệm hình ở đó. Ở đó năm 68 bắt đầu mậu thân thì tới Tết, nhà chồng

Page 14: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 14

ở Vũng Tàu nên cứ gần tết là đi về dưới đó rồi bị kẹt ở dưới đó. Lúc đó đi tụi tôi có mua chiếc xe

hơi, mấy đứa con tôi, con gái thì học ---------, con trai thì học -----------------, chiều thứ sáu thì

tắm rửa tụi nhỏ xong xui mới đi lại trường đón và chở đi về Vũng Tàu, tối chủ nhật mới lái xe

về. Kỳ đó là Mậu Thân nên về bị kẹt. Tụi tôi bán xe đó đi để lấy tiền mua căn nhà, cất căn nhà

mà không đủ tiền phải mượn thêm bà chị của ông với bà mẹ chồng. Sau đó không có xe nên bà

chị chồng mới chô ông chồng đi lên rước tụi nhỏ về trước, còn tụi tôi thì đi xe đò về sau. Bị kẹt

dưới đó cũng vài ngày. Sau đó đi về sợ lắm, tại mình đi ngang Long Thành, mà mỗi lần đi thấy

có một cây ngang để ngoài đường, nó dịch lại làm một ụ lên thì làm mình sợ lắm, sợ bị gài bom

mìn giật. Chạy là phải ngó chừng, phải tránh né này kia, sống hồi hộp lắm. Tôi sống ngay ngả ba

hàng xanh, ở Bình Điền Binh Quới, Việt cộng ở đó nhiều lắm, ra bắn người ta chết. Trước đó tôi

phải may cho con tôi mỗi đứa một túi, tôi bỏ vài bộ đồ, với đồ ăn khô, tôi cho nó lên trên chiếc

xe, chở tụi nó đi qua bên Tân Định bên nhà chị dâu hồi xưa tôi ở. Tôi ở bên Tân Định thì đỡ hơn.

Ngã ba hàng xanh là xa lộ mà. Máy bay cứ bay vèo qua bên nóc nhà, mình nghe rồi thả bom. Tôi

sợ lắm. Khi tôi có thai đứa con gái ở bên Tân Định, việt cộng khi đó thả bom, tôi sợ quá, đi làm

về tôi không có ăn nổi. Tới giờ đó là nó thả bom à. Tôi cứ chờ nó thả bom xong rồi tôi mới dám

ăn. Nó cứ bay ngang qua nhà mình, thả nhà người ta đi vào sâu một chút, hàng xóm trong đó

nhiều người bị chết, bị đứt chân đứt tay, tôi nhớ tới mà vẫn thấy ghê. Nhỏ con gái tôi lúc đó còn

nhỏ thì rất là nhát, cứ khóc hoài à. Tôi giật mình quá không sợ sao được. Lúc đó tôi có thai nó

đó.

TVD: Vậy đến năm 1975, bác có nhớ tình trạng trong Sài Gòn ra sao không? Đến tháng tư đó?

NHL: Lúc đó người ta tràn ra đường, người thì đem đồ trong nhà ra bán, người thì đi mua. Cũng

ở ngoài đường, xa lộ hết.

TVD: Tại sao mua bán bác?

Page 15: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 15

NHL: đồ đạc ở trong nhà, nhà nào không có thì đi mua, còn những người kia có thì đi bán, người

ta tìm đường đi vượt biên hay sao thì mình không biết. Mình chỉ thấy cảnh đó thôi à. Chỗ nào

cũng có bán. Ở ngay chỗ nhà tôi ở đường Bạch Đằng, đi qua đường là ngay xa lộ, rất rộng, người

ta đem đồ ra bán rất nhiều, đồ ăn hay đồ dùng nữa. Mình không biết đồ trong quân đội như thế

nào, rồi bánh mì, nướng rồi bán. Hồi Việt cộng vào đâu có đồ, thành ra ai cũng đi mua hết. Nhộn

nhịp lắm, sống sô bồ, lúc đó thì ai mà đi chụp hình nữa. Tôi ở trong nhà có bao nhiêu đồ là đem

ra bán, đi chợ mua đồ ăn cho con ăn. Hồi xưa đi làm thì tôi mua nhiều đồ, nào là khăn lông, xà

bông Dove này kia, rồi để dành xài. Tôi có tật hay lo xa, nên mua gì cũng mua nhiều hết. Tôi

mua như vậy mới có bán từ từ. Người ta chuộng đồ Mỹ, xà bông Dove người ta thích lắm, bán

rất là có tiền, đi chợ ăn. Giải phóng vô thì đâu có gạo, phát bobo, khoai lan khô, bột mì. Tụi tôi

lãnh. Ông này có quen với một chú, chú đi học ở bên Đức, chú biết làm máy cán mì. Tôi lãnh bột

mì của người hàng xóm, tôi mới làm mì, lấy công, còn da của mì thì mình ăn. Xong sau đó tôi

nuôi thỏ, đi qua bên xa lộ đường Phan Thanh Giảng, vô trại gà Thanh Tâm, mua lại mấy cái

chuồng gà, ngay chỗ sân trống, tôi mới chồng chuồng gà lên được mấy lớp, hai giải, 3-4 tầng vậy

nè. Tôi nuôi thỏ, rồi đạp xe đạp đi qua cầu xa lộ, qua bên kia đường, vô trong làng, nhà quê. Tôi

đi chở rau lang về để cho thỏ ăn. Khi đó mình cũng thiếu gạo, thành ra tôi nghe mấy người trong

đó nói, đưa tiền cho họ đi rồi họ bán gạo lúa, đến mùa người ta gạt thì đưa. Thế rồi người ta lấy

tiền tôi trốn mất tiêu, không thấy đâu hết. Tôi cũng bị gạt một lần nữa. Làm thỏ bán không được,

rồi nuôi gà. Nuôi gà xong cũng đi mua đồ ăn cho gà. Nó đẻ trứng cũng lăn ra, mình bán trứng,

lấy trứng đó ăn. Mình bán gà, cứ làm như vậy. Chúng tôi xinh được môn bài. Ông chồng tôi có

người bạn học hồi xưa, người đó làm giám đốc cho hãng bia 33, biệt tăm lâu rồi sau đó đi tìm

ông này. Ông nói tôi cho anh môn bài, anh đi lấy bia. Tụi tôi xin tụi Việt cộng ở trong chỗ mình

ở, đi mua nước ngọt, nó cho mình mua về nhưng mà bán cho người lối xóm, không phải ai có

Page 16: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 16

tiền muốn mua là mua được. Làm đủ nghề, tự nhiên bụng đói là đầu gối phải bò thôi. Cha sanh

mẹ đẻ tôi đâu biết mua bán, đâu biết làm gì đâu, tối ngày đi làm văn phòng. Tự nhiên chuyện đó

đưa đẩy, tự nhiên mình giỏi rồi làm đủ thứ chuyện. Chưa có cực qua.

TVD: Cuộc sống ở sau đó rất là cực hả cô?

NHL: Giải phóng vào bắt đầu mọi người đi. Tôi buồn lắm. Đầu óc tôi tối ngày chỉ muốn đi Mỹ

thôi à. Tôi không biết làm sao để tôi liên lạc được, tôi buồn ghê gớm. Cứ chiều về lo nhà cửa con

cái xong rồi là tôi đạp xe lông bông để coi mình có tin tức gì hay không để tìm đường. Ở ngã ba

hàng xanh có cô Hồng coi bói, mà ai cũng khen cô coi hay lắm. Tôi mò vô bên trong mới hỏi cô

bây giờ tôi có đi vượt biên được hay không, mà thật tình là tôi không có tiền. Tôi cứ nghĩ đi vượt

biên mà làm gì có tiền để đi. Vô bà hỏi là tuổi gì, tôi nói Tân Tị, bà nói “bà xa chồng bà chưa?”

Tôi nói dạ chưa, bà mới kêu về xa chồng ba đi. Tôi mới nói “ủa, vậy cô không coi nữa hả?” bà

nói không, kêu đi về đi. Tôi đi về, mấy tháng sau có ông này là văn nghệ, thổi sáo, đàn guitar.

Ông có một đám bạn trẻ. Cô Hồng này có chồng là kỹ sư là giám đốc si măng Hà Tiên, thành ra

giàu lắm. Nó có hột xoàng rất là nhiều, có thạch cẩm rất là nhiều, không có chỗ nào chê được.

Tiền thì nó đẻ ra tiền, rồi quen lớn với ông bà tướng này tướng kia, rồi mua bán với nhau, rồi

giàu ra. Cô Hồng này thấy tôi thật thà, hiền, mà bà thương ông chồng tôi nữa, thành ra bà giúp

tôi, đưa cho cái vòng cẩm thạch, biểu đưa đi bán. Tôi đi bán cũng chẳng biết nói làm sao để bán

được. Tại vì tôi thật thà quá, tôi không có nói xạo được. Xấu tôi không nói tốt được, không gạ để

bán được. Thành ra tôi đem về tuần lễ rồi đem lại trả. Tôi không có mua bán được. Mà con nhỏ

này cũng muốn đi lắm, đi mấy lần bị gạt tiền, không có đi được. Tôi mới dắt nó đi lại cô này, coi

thứ coi. Tôi dắt nó vô coi. Bà coi cho nó, rồi bà biểu con Hồng là cô có ai không giới thiệu cho

tôi. Rồi một tuần lễ sau tôi vô kêu bà coi tôi. Bà cũng nói y chang vậy đó, bà có xa chồng bà

chưa bà, nếu chưa thì bà về xa chồng bà đi nghen bà. Tôi mới chẳng biết có chuyện gì không.

Page 17: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 17

Ông này đâu có đi lính hay làm gì đâu mà xa. Tối ngày cứ ở nhà vậy đó. Thành ra tôi cứ thấy kỳ

lạ, vì sao tôi dắt bạn tôi đến thì bà coi, còn biểu nó coi ai giới thiệu, còn tôi thì bà không chịu coi,

kêu mẻ sanh của bà lớn hơn mẻ sanh của tôi nên tôi không có coi được. Tôi cũng không hiểu tại

sao. Tôi đi ở Gò Vấp có chùa có ông sư coi hay lắm. Chỗ nào tôi cũng mò vô vì tôi muốn đi quá,

mà tiền thì không có. Tôi vô, rồi ông nhìn nói là: “cô có căn tu, mà số của cô không có ở đây

đâu, cô ở ngoại quốc, số của cô được nhiều người phù hộ cho cô lắm. Cô mà bị kẹt trong biển

lửa, cô cũng không bị chết cháy đâu, mà cô đứng trên hố cô cũng không bị lọt xuống hố đâu.”

Ông nói vậy chứ chuyện chưa tới, buồn quá thì đi vậy thôi. Sau đó con em chồng ở Vũng Tàu, là

má của hai người con trai đi vượt biên với tôi. Nó ở Vũng Tàu nên quen biết nhiều, có đám đó đi,

cô này mới đứng lên mai mối. Người ta đồng ý nên nó cho hai đứa con nó đi, rồi cho gia đình tôi

đi free. Tụi tôi ở Sài Gòn đi xe đò xuống, ở nhà nó tới giờ có xe tới đón. Mình đã lên ngồi rồi,

mà cô biết xe lambretta có hai cái bench nối đầu với nhau, rồi ở dưới có một cái để chân, vịnh

hai cái thành, để cho người ta lên xuống. Chiếc xe đó rước người này rồi tới người kia, rồi cuối

cùng là rước hai người con của bà khách, cũng dân ở dưới đó. Thằng đứng giữ đó không cho ai

lên xuống hết, lên đầy xe rồi mới chạy. Hai đứa con của bà đó mới nói “thôi chết rồi, bà bảy ơi,

công an.” Tại tụi nó là dân Vũng Tàu, đi chơi nhiều nên nó biết thằng đó là công an. Nó biết là bị

gài, mà thằng đó đứng vậy thì không cho ai lên xuống hết. Trong chuyến đi đó gạt người Tàu,

định lấy hết vàng bạc của tụi Tàu, mà cho gia đình Việt Nam mình đi vô, với hai đứa đó, đi để

tụi Tàu tin là không bị gài bẫy. Đi vào nhà đó ngồi, nó cũng đem cơm cho ăn đàng hoàng. Nó đợi

cho người ta rước thêm vô cho đầy, không xót một mạng nào. Nó tính ôm hết. Ở dưới Vũng Tàu

nếu vô khu đó gọi là vườn nhãn. Đến khuya thì mới bắt đầu đi. Nó cũng cho ăn, còn tụi nhỏ thì

lấy thuốc ngủ cho uống để nó đừng khóc. Khi xong xuôi, vô đầy đủ hết rồi, cháu của thằng con

bà khách đó nói là mình biết rồi, mình run rồi. Nhưng mà bây giờ ngó quanh ngó quất không có

Page 18: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 18

đi ra được. Nghe tiếng “xoạch xoạch” là lính của tụi nó cầm súng chạy, đi đâu bên ngoài, mình

thì bị nhốt bên trong rồi. Nó đi vô kêu “ai ở đâu ngồi đó, không có được chạy, chạy là bị bắn.”

Lúc đó là hồn vía lên mây hết trơn rồi. Tụi chỉ đem theo cái giỏ có cái la bàn, rồi đem theo giấy

tờ và khoảng chừng một ngàn mấy đô thôi. Tôi ngó trong giỏ, rồi film ông chụp hình hồi xưa gửi

đi dự thi quốc tế được giải, rồi ông tính để đem qua Mỹ rửa ra rồi bán kiếm tiền sống trong thời

gian đầu tiên mình qua, tại mình đâu biết đoạn đầu mình qua sao. Thấy như vậy sợ quá, tôi mới

đẩy cái giỏ vào trong gầm giường tại tôi đang ngồi dựa vào cái giường tre. Tụi nó đi vô lục hết.

Nó lục cái giỏ ra hỏi là của ai, mình đâu có dám nhận. Xong rồi nó tịch thu. Lên xe 10 bánh, nó

chở từ vườn nhãn, chở đi vô trong Vũng Tàu, đi vô trong đó đứng, xe đó đâu có bench, tất cả

mọi người đứng rồi vịn cái thành. Ông xã tôi có mua đem theo một bố máy chụp hình, ông đi

ngang qua cái bụi liệng vào, ông không để cho tụi nó tịch thu. Đi vô trong hội trường ở thành

phố, nó mới phân ra đàn ông một bên, đàn bà một bên. Có một dãy bàn, lấy khẩu cung mình, tên

gì, ngày sinh tháng để, địa chỉ nhà ở đâu. Xét trên người mình, trong quần áo, trên tóc, mấy

người hay bối tóc đó, đeo gì thì lấy ra hết rồi làm biên bản. Tưởng làm biên bản nó giữ gì của

mình thì sẽ trả lại, nhưng mà nó đâu có trả đâu. Khi làm xong, leo lên xe chở mình vô trại tù. Vô

trại đó thì đã cho người chủ trại ở đó rồi, gọi là cha Bảy Lợi. Cha nói “vườn nho không tới, tới

vườn cà.” Tại mấy người bị bắt ở tù thì phải làm rẫy trồng cà. Khi vào đó rồi thì mới bắt đầu

xuống chia ra, đàn ông, thanh niên, thiếu nữ mà không gia đình đứng qua một bên. Đàn bà có

con đứng qua một bên. Ra rồi thì mới tách ra từng trại một. Tôi với mấy đứa con tôi, với một số

người khác có con thì ở trong một cái nhà có nóc, sàn xi-măng, trống trơn, không có vách. Đêm

đó mấy đứa nhỏ khóc quá trời. Thằng con trai tôi, thằng Khanh nói “má, sao mình không về nhà

mình, sao mình ở đây làm gì.” Thằng lớn với đứa con gái tôi đã dặn rồi, tụi con đừng có khóc, tại

khi mình đi vượt biên đừng có khóc với làm ra tiếng động, biết là bị bắt. Hai đứa kia lớn hơn nên

Page 19: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 19

nó biết, còn thằng này bị bắt vô thì nó cứ khóc. Tôi nghẹn trả lời không được. Tối đó nó mệt quá

ngủ mê mang luôn, không hay gì hết. Qua ngày hôm sau, muỗi cắn mình, đêm qua mệt quá rồi

ngủ mình đâu biết gì. Ngủ không được nữa. Con tôi cứ nằm, tôi cứ cầm cái áo đứng phất qua

phất lại hết đứa này tới đứa kia, mỏi tay quá tôi ngưng chút xíu rồi lại phất, chứ không muỗi giữ

lắm. Qua sáng hôm sau, ở đó người tù đi ra nấu ăn, nấu gạo bobo, bí mấy người kia trồng chặt ra

nấu một nồi bự, nước không à, nó không cho mình muỗng dĩa, toàn ăn bốc. Chẳng biết ăn bằng

cách gì. Tụi nó dã man lắm. Sáng ra thì dắt vô làm việc. Cha Bảy Lợi mới hỏi tôi: “Trời ơi, con

còn nhỏ vậy mà đi làm chi cho nó cực khổ.” Tôi mới nói “đất lành thì chim đậu, đất xấu thì chim

bay”, tôi trả lời vậy đó. Rồi cha còn nói “đi qua Mỹ thì làm gì, qua đó mấy đứa con gái cho đi

làm đỉ, còn mấy bà xồn xồn vậy là bắt đi chăn heo, nuôi gà.” Tụi tôi ở đó khoảng đâu được 3

tuần, xong rồi mới thả về, cho tiền đi xe về, cho đủ tiền thôi, tại tôi ở Sài Gòn mà bị bắt ở Vũng

Tàu. Nó đâu có trả lại những gì tịch thu của mình đâu. Chỉ ai ở xa thì cho đủ tiền đi xe đò về

thôi. Khi tôi về, cô em chồng đón, nhưng mà ông chồng tôi còn giữ lại đó, tại vì ông quê quán ở

đó, mà em ông là bác sỹ là dân biểu ở thị xã Vũng Tàu, cho nên nó cho là dân có tiền, nó giữ lại,

để cho mình lo lót. Nhưng mà mình đâu có tiền, nó cứ nhốt hoài thôi. Rồi về ở nhà cô em chồng.

Ông chồng tôi vẫn bị bắt, nó chuyển trại, ông ở trong đó đến 6 giờ rồi nó chuyển trại đi vô trong

biệt giam ở Vũng Tàu. Nó còng tay ông rồi nhét trong mấy cái thùng. Khi mà ông xã tôi bị nhốt

ở trong, có thẳng cũng vượt biên ở tù lâu rồi, nên đi ra làm việc, nó mới thấy ông này đọc tên là

Trần Cao Tân, nó hỏi “ông là gì của ông Trần Cao Để”, ông kêu là “tôi là anh”, nó mới nói “thầy

tôi đó.” Nó kêu khi nào làm như vậy thì anh giả bộ xỉu, thì tôi sẽ la lên, có người bị xỉu thì nó mở

cửa cho anh đi ra. Nó làm như vậy vài lần, rồi nhốt vô chung bao nhiêu người nằm sát nhau.

Đêm nào có tin tức gì xấu, thì có một thanh sắt dài, mỗi người có xiềng một chân, cứ nằm tới

sáng thì mở cửa cho đi ra rửa mặt. Cậu đó biểu khi nào nó cho ra thì anh chạy ù ra, rồi em làm

Page 20: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 20

ngơ cho anh cầm mấy gáo nước sối vô người cho tắm. Thành ra ông ở tù cho tới ngày tôi vượt

biên lần thứ hai. Tôi đi lần thứ hai ngay ngày sinh nhật của ông. Con nhỏ em gái ông đi thăm

nuôi, mua bánh cuốn nhân thịt, mới bỏ miếng giấy viết ở trong đó cho hay là chị đi rồi. Khi nó

đưa bánh cho ông, nói là “bánh có nhân đó nha anh”, ông cứ bưới ăn thì thấy được, rồi xé nuốt

chứ không sợ tụi nó thấy được. Khi đi vượt biên, cô em chồng kêu tôi đi có người tới đón, mấy

giờ có người tới, cứ chuẩn bị, mặc đồ xong xuôi cho con tôi. Khi đó thằng út còn nhỏ, tay thì

nắm nó, còn một tay thì nắm con gái, rồi đứa này nắm tay đứa kia, 4 đứa với nhau. Cô gạt cái tay

con gái tôi với thằng em nó, gạt kêu chị đi trước đi, có cái xe lam đến đón, chứ đi một lúc đông

quá sợ tụi công an để ý, rồi lát nữa thằng tại lại đón sau. Tôi nghe như vậy thì làm theo thôi. Sau

đó nó chở đến village ở bãi dâu, ở trên cao nhìn xuống thấy biển. Khi nó đang chạy giữa dọc

đường thì xe chết máy. Mình lại run nhưng mà xuống đẩy đi tiếp. Nó có rước thêm em gái và

con bồ nó. Khi chạy tới chỗ đó thì ngừng lại, kêu mợ bảy cứ tiếp tục đi xuống bãi, đừng có nhìn

lại, cứ tự nhiên như mình đi xuống bãi chơi, xuống dưới sẽ có ông đứng dưới rồi. Chương trình

không ai nói cho mình những diến tiến như thế nào hết. Có ông đó thấy rồi thì cứ tiếp tục đi đằng

trước, tôi với mấy người khác cứ đi đằng sau. Không ai nói với ai tiếng nào. Ông đi vào trong

nhà thì mình đi theo, mình ngồi ở trong. Vào đó thì thấy có một đám người ngồi sẵn ở trong rồi.

Tới tối mới bóc thăm coi ai là người xuất phát rời địa điểm này đi xuống bãi trước. Tôi bóc thăm

sao mà là người thứ nhất. Tôi ngóng hoài mà không thấy hai đứa con tôi ở đâu hết trơn.

TVD: Vậy khi đó thì có ai?

NHL: Chỉ có thằng lớn với thằng nhỏ thôi. Tôi ngóng hoài, rồi đi tìm thằng chở tôi tới, tìm hoài

cũng chẳng thấy ở đâu, mà mấy người trong nhà tôi cũng chẳng biết họ là ai hết. Họ cũng là

những người đi với mình thôi, nhưng chẳng ai giới thiệu với ai, nên mình cũng không biết. Bóc

thăm xong thì tôi được đi trước. Thằng cháu con ba chị của ông, thằng Dũng, nó là người hướng

Page 21: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 21

dẫn. Tôi nắm tay thằng út của tôi đi. Mình ở trên đi xuống, vừa đi mà vừa lom khom, thằng đó đi

trước, mình đi theo sau. Thằng lớn của tôi hình như dắt đi xuống trước rồi hay sao. Tôi chỉ dắt

thằng út đi xuống dưới bãi. Nó có một cái rổ đi ra ngoài biển chỗ người ta đánh cá thấy, trét bằng

chai cho nước khỏi vô. Mấy đứa nhỏ vô trong đó ngồi. Còn tôi đi lội, tại vì tôi thấp mà. Tôi lội

nước đi ra ngoài chiếc ghe. Khi tôi leo lên được ghe rồi thì bị lạc thằng nhỏ của tôi, mà không

thấy thằng lớn đâu hết trơn. Tôi ngồi trên đó một hồi, sau cùng mới gặp được thằng nhỏ, với

thằng lớn. Lên chiếc tàu mới biết, mình là người đi không có trả tiền, tôi không biết cô em chồng

tôi có trả tiền bao nhiêu cho ai thì tôi không biết, nhưng mà người chủ ghe, cái ghe thì nhỏ thôi,

chỉ có mười ba thước thôi, là ghe cũ rồi, nó mua lại của người ta, thành ra trét sơ ở dưới cho

nước khỏi vô. Khi đi ra, phải đi ngang cần giờ có đèn pha, nó tránh đèn pha, chưa ra cần giờ thì

nước đã bắt đầu vô rồi. Mấy cái can dầu ở trên cắt ra, rồi tát nước, lách đi không biết đọc la bàn

nữa. Mà đi như vậy, mấy mẹ con tôi đi không cho ăn, cho uống, tại vì nó coi mình là người đi

chui, bây giờ không thể nào thả mình đi về được, sợ lộ nên nó phải cho mình đi. Đồ ăn nước

uống thì đã dự trữ đủ cho những người đóng tiền cho nó rồi, thành ra mấy ngày trời chỉ có ngồi

thôi, không được ăn uống. Tôi lớn thì không nói gì, mà thằng bé thì tội quá. Mình không có đi

tiểu, đi tiêu, ngồi thôi. Chỉ có ở phía trên nhà, tôi chẳng biết là kêu bằng gì để cho người ta lên

ngồi phía bên trên, mấy người có đóng tiền thì được lên trên đó ngồi, còn mình thì phải ngồi phía

dưới. Ngồi ở dưới này ngang cái ống dầu, nóng mà hôi dầu, rồi ở trên ói rớt xuống người của

mình, hôi và dơ lắm. Mà tôi xin leo lên thì nó không cho, kêu mấy người này chỉ dành cho người

có con nhỏ. Tôi nói tôi cũng có con nhỏ vậy, mà nó không cho. Tôi kêu “tụi bây tàn nhẫn, tụi bây

ác, khi mà lên tới nơi tao báo cáo với tụi cao uỷ quyền tị nạn quốc tế là bỏ tù tụi bây đó.” Tôi

cũng tự nhiên sao gan mà chửi tụi nó. Rồi nó nói “bà, im đi, bà không leo xuống là tôi liện bà

xuống biển bây giờ.” Tôi nói “mày giỏi thì liện đi, mày nhớ là đòi liện tao xuống biển nha, lên

Page 22: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 22

tới rồi tao méc với tụi cao uỷ tị nạn là tụi bây chết đó.” Rồi thôi cũng thua chứ biết làm gì với tụi

nó. Ngồi ở trên thì sóng gió, cho nên nó sợ lật nên đuổi tôi xuống chỗ dưới bỏ nước đá mỗi lần

đánh cá được là bỏ ở đó. Ở dưới thì nước ướt, lâu lâu thì tôi bò lên chút nó lại đuổi xuống. Tôi

ngồi ở trên đó để thở. Nắng quá thì mấy người ngồi ở trên boong, múc nước ở dưới biển tưới lên

người, mà ngồi xíu là lại khô người, cứ xuống rồi lại lên. Khi đi thì gặp một chiếc tàu, còn mình

là ghe đánh cá, chiếc tàu lớn, thì họ reo lên “mình được cứu rồi bà con ơi. Giờ ai biết tiếng Anh

thì đi qua hỏi.” Có một ông đó là thiếu uý hay trung uý hải quân, mà ông làm văn phòng, ông

đâu có lái tàu đâu. Ông cầm la bàn qua định hỏi hướng. Tôi thì dắt thằng con tôi nhảy qua vì tôi

biết nói tiếng Anh, cho nên tôi đi qua để translate cho ông đó. Tôi nhảy qua, vừa mới dắt thằng

con qua thì nó để một tấm ván cho mình đi qua từ cái ghe của mình qua tàu nó. Tôi định bước

qua thì nó cầm cây rượt, đuổi qua, tưởng mình tấn công nó. Mọi người thì cứ hô cướp. Trên ghe

đánh cá của tôi có một thằng công an, dụ công an đó đi vì nó có đem theo súng, mà lại không

biết có bao nhiêu cây súng. Thằng công an đó mê một cô ở trong Nam này, để dắt cô đó đi theo,

nó bỏ vợ con lại, mà sao vợ con hay được đi theo. Tụi nó bàn bạc nói với nhau, nói là “ghe mình

nhỏ quá, mà tàu nó thì lớn, mình có súng mà không biết bên đó có súng hay không, sợ nó bắn

mình, mình nhỏ quá chìm chết.” Cho nên không dám bắn, không có sô xát với nhau về súng đạn.

Bên tàu thảy dây thừng qua bên ghe mình, ra dấu biểu cột. Mấy người đó cột vào xong xuôi rồi

thì lùa hết mấy người bên ghe qua tàu đánh cá của nó. Tụi nó mới đi qua bên ghe của mình chặt

sợi dây đó đi. Nó đi vào, phá máy, lục hết, kiếm vàng vòng. Tôi đi không có tiền bạc gì đâu. Cô

em chồng chỉ đưa cho một chiếc nhẫn vàng y một chỉ. Tôi có đem theo gim tay nên gim ở đó, bỏ

trong cái tay áo của thằng út con tôi. Đến hồi nó lục tôi đâu có gì đâu, nghèo quá chừng. Nó cho

nước, mẹ con tôi ngồi gần ở đầu nên được đưa nước qua cho uống. Ngồi mấy ngày trời ở trên kia

không có miếng nước mà uống, giờ được nước ngon với ngọt quá chừng. Tôi không quên được

Page 23: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 23

nước nó ngọt đó, uống cho tới no bụng luôn thôi. Sau đó nó đuổi qua ghe của mình. Nó cho dầu,

vì máy hư nên mấy người kia phải sửa máy rồi mới đi. Vì uống nước nhiều quá nên giờ bị ói ra

hết, toàn nước không thôi. Đi đâu được chừng mười phút hay mười lăm phút thì gặp một chiếc

tàu lớn hơn chiếc kia nữa. Mấy người mới nói là chắc chiếc này cứu mình. Chiếc này đúng là tử

tế hơn. Nó không có cướp, cho cơm trắng, nước tương ăn, rồi dầu để đổ máy chạy.

TVD: Tàu đó là của quốc gia nào bác?

NHL: Tụi cướp là của Thái Lan nhưng mà tôi nghĩ tụi đó không phải là cướp, chỉ vô tình biết

được mình là người chạy trốn, thế nào cũng đem của cải thì nó mới cuớp thế thôi chứ không có ý

định làm vậy. Nó cũng cho mình uống nước đàng hoàng, đâu có đánh đập ai đâu. Còn chiếc thứ

hai lớn hơn, người thuyền trưởng tôi nghĩ là Thái Lan, không rõ lắm. Ông chỉ cho hướng đi. Đi

được một chút nữa thì thấy một chiếc ghe nhỏ, có người đàn bà và thanh niên chèo. Họ thấy mấy

cái tăng xanh xanh thì tưởng thuyền chế, mấy người kia mới la lên “bà con ơi, tới rồi.” Người

chèo chiếc ghe đó biểu đi vòng ra phía đằng sau ra núi chứ đừng đi thẳng thì tụi lính Mã Lai bắt

đuổi ra chứ không cho lên, còn nếu mình đi ra đằng sau thì có chiếc tàu của Pháp đậu để cứu trợ.

Sau đó đi theo người chỉ vào trong đó, đúng như vậy thì bắt đầu xuống.

TVD: Khi đó là năm 1979?

NHL: Ừ. Đi lên đó rồi, có người ở cao uỷ tị nạn đi ra ngay bãi hỏi tàu này xuất xứ từ đâu. VT là

Vũng Tàu ngày 3 tháng 5 năm 79, nó đặt tên cho group tụi tôi là VT3579. Hễ mỗi lần nó kêu tàu

3579 là mình ở trong tàu đó đi lãnh đồ supply. Khi lập biên bản thì nó hỏi “ai là Việt cộng ra

trình diện.” Có cậu Việt Cộng ra là bị giữ liền, đem qua Kuala Lumpur. Tại vì sợ dân chúng ở

trên đảo giết nó nên nó chở đi chỗ khác liền. Tôi thì không bị say sóng ở trên ghe, nhưng mà khi

xuống, đặt chân cứ ngã qua ngã lại như bị sóng, ngã tới ngã lui.

TVD: Bác đã ở trên tàu bao nhiêu ngày?

Page 24: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 24

NHL: Đi 3 ngày 5 đêm, hay là 3 đêm 5 ngày gì đó tôi quen rồi. Mình như là một hột cát trên

biển. Chiếc ghe sát với mặt nước trên biển, chạy thì cá cứ rượt theo. Thành ra tôi dân Sài Gòn,

nhà quê tôi còn không biết, con trâu con bò còn không biết, chỉ biết gà vịt là tại vì người ta bán ở

chợ thì biết thôi, chứ tôi cũng không biết ruộng lúa thế nào, người ta cắt lúa ra sao hay hát sao.

Tôi chẳng biết.

TVD: Đó là ở đảo Pulau Bidong?

NHL: Ừ ở Pulau Bidong. Người của mình tới đó ở lâu quá thì cũng làm ăn, mua bán, ai có nghề

ngỗng gì thì cứ làm. Thằng cháu ông chồng tôi con đứa em gái, nó về Vũng Tàu thường tại vì má

nó ở đó mà. Nó mới biết bà bán ngoài chợ Vũng Tàu là bán bún rêu, lên đó bà cũng bán có ông

chồng đi ra phụ, cho nên hễ mấy người tị nạn của mình nghe có tàu tới thì tất cả đều ùn ùn đi ra

bãi để coi có người quen hay không. Ông đó đi ra gặp thằng Sơn. Tôi đâu có biết ông vì là dân

Sài Gòn mà. Ông kêu “đi có vợ chồng nhà Tú Anh cũng là dân Vũng Tàu, mà bạn của má thằng

cháu tôi.” Ông dắt đi lên nhà ông, ngõ ngách quá chừng. Đi lại cài chòi thì như là chòi của tụi

mọi ở vậy đó, có mấy cái sàn, cột thì giăng mấy cái võng. Cô Tú Anh này có 4 thằng con trai và

một đứa con gái. Cô em thì có một thằng con trai và một đứa con gái. Đàn bà, con gái thì nằm

phía trên. Con trai thì giăng võng hết. Mấy đứa con tôi nằm ở võng hết. Tôi thì được đi lên trên

nằm. Nằm trên đó, đi mua thùng cứ xếp lại mới lót lên làm cái giường nằm. Tôi ngủ đêm đó mệt

quá nên đâu biết, sáng dậy trời ơi là đau lưng ngồi dậy không được, mà thiệt may là có tấm đó

rồi.

TVD: Lúc đó bác cũng không có tin tức gì về hai đứa con mà bị thất lạc?

NHL: Nó còn ở lại nhà. Chuyện đó dài lắm. Tôi gặp lại thằng lái xe lambretta hỏi “Tài, còn hai

đứa con tao đâu mà mày không chở tới?” Nó nói “dắt gì, bà Mười đâu có đưa vàng đâu, chỉ đưa

cho tôi cái đồng hồ Seiko, biểu tôi đưa cho ông Năng, rồi ông không có chịu, làm sao tôi dắt đi

Page 25: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 25

được.” Thành ra hai đứa kẹt lại. Mình mới biết câu chuyện là như vậy. Đi lên trên đảo. Thứ nhất

người ta lên đó trước lâu rồi, mấy năm rồi. Mình đi hồi năm 79, người tới càng lâu thì lên ở càng

lâu. Tôi ở khu F, phải đi lên đi xuống, đi lên chỗ cao nhất. Còn khu ngon nhất là khu D, ở dưới

mặt bằng. Lên trên đó ở tạm chòi của vợ chồng Tú Anh, được đâu vài bữa, kế đó có vợ chồng

Tàu có đứa con đi định cư ở Úc hay Canada gì đó. Mỗi lần ai nghe nói có người định cư đi là lo

viết thơ, bao nhiêu họ cũng bảo lãnh hết. Khi đã qua nước thứ ba rồi thì họ bắt đầu dán tem gửi

đi cho mình. Người nào cũng làm như vậy. Tôi mới có chiếc nhẫn, trả cho vợ chồng đó chiếc

nhẫn, dọc qua đó ở. Cái chòi của tôi có hai trái. Trái nhỏ và trái lớn hơn, có mấy song thanh

ngang như vạt giường, chỉ vừa đủ cho tôi với con tôi nằm thôi, nhưng mà dài. Mình ngắn nên

nằm, còn ở dưới thì mình để đồ supply. Kế bên đây là dân Vũng Tàu ở luôn. Có vợ chồng ông

Vinh, dạy học ở Vũng Tàu. Người ta kêu ông là Vinh đầu bò, mà bà vợ thì có tiệm vàng, giàu

lắm. Họ đi với con cái đông lắm, mà lớn rồi, nên ở bên trái lớn vì có tiền mà. Buổi sáng họ có

tiền nên mua coffee uống, đồ ăn sáng cho con họ ăn, bánh mì này kia. Thằng nhỏ con tôi, ngồi

nhìn qua thèm lắm, nó cứ nói, tôi nhớ mà thương nó “Má, chừng nào dì Dung gửi tiền, má mua

cho con ăn nha.” Mình thấy tội nghiệp con quá, đi không có tiền, kế bên người ta có ăn, con

mình không có ăn. Thấy tội hết sức. Sau đó cô em của tôi ở Hamburg có chồng Mỹ, nó từ lúc lấy

chồng không chịu vào quốc tịch Mỹ, tới chừng nghe tin tôi qua, nó muốn bảo lãnh tôi thì nó phải

vô quốc tịch. Nó dắt đứa con gái vô quốc tịch luôn. Chỉ có chồng nó là ở nhà thôi. Trong lúc đó,

thư tôi viết nhờ hai vợ chồng Tàu định cư gửi qua, thằng em rể của tôi đem thơ đó nhờ một gia

đình quân nhân có vợ Việt Nam đọc cho nó. Xong rồi nó viết cho tôi cái thơ, nó cũng nghe nhiều

chuyện thế nào đó tôi không biết, nhưng nó mua tấm card, xong bỏ gửi thử trước, 20 hay 40

dollar để bên trong, có miếng giấy dán lại, viết ở đằng sau lưng. Khi gửi qua đảo Pulao Bidong

cho tôi, vì quân nhân nên gửi cũng nhanh. Gửi qua bên này có cao uỷ tị nạn, dân của mình lên đó

Page 26: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 26

volunteer làm việc ở đó. Ở trên đảo thì sống nhờ loa, bắt ở trên mấy cây dừa. Nó mới kêu bà

Lâm Thị Ngọc Hoa, bà có thơ. Tôi đi lên trên đó nhận được, tôi về mở ra thì thấy có tiền ở trong

đó. Tôi chỉ mua những thứ cần thiết như giấy đi cầu, hay những gì cần thiết trước, chứ đâu dám

ăn hay mua đồ xa xỉ đâu. Tôi đi lên đó gặp một thằng nhỏ ở chợ Thị Nghè ở kế bên nhà má tôi.

Nhà nó là người Tàu, ông nội nó có tiệm thuốc bắc. Nó thấy tôi. Giờ nó cao quá, từ khi lấy

chồng lâu quá rồi tôi không có gặp. Nó thấy tôi ở trên đảo, nó đen thui à, tại vì ở lâu mà đi không

có cha mẹ. Những đứa đi như vậy không có cha mẹ ở lâu lắm. Khi nó gặp thì kêu “dì Tuyết.” Tôi

mới hỏi “ủa, mày là ai vậy?” nó kêu “cháu nè, ở kế nhà bà ngoại đó.” Rồi nó kêu con có gặp dì

Sương nữa, tức là nhỏ em gái tôi, nhỏ mà tôi nói đó. Con đó thì có tiền, giải phóng vào thì có

tiền, tại chồng nó là đại uý, trung uý gì đó, làm ở hải quân. Giải phóng vô, nó là dân biết làm ăn,

đi ra ngoài chợ Hàm Nghi mua bán vàng nên có tiền. Nó đi theo diện Tàu Lai, trả tiền cho người

ta đi chiếc lớn lắm, gọi là chiếc tàu đi theo diện bán chính thức. Chiếc đó đi khoảng mấy trăm

người lẫn. Lên đó có tiền nó mua nhà ở khu D, ở đó, cứ đi tới đi lui, mà thằng nhỏ ở đó nên gặp

nhau. Tôi mới đi lên văn phòng nhờ họ kêu cái loa hẹn con nhỏ em lại đó gặp. Hai chị em gặp

nhau. Lúc đó ở trên kia khoảng chừng 5 tháng, tôi đã đi tuyên thệ rồi, đi Mỹ. Bữa đó, loa kêu có

phái đoàn của Đức đi thăm. Tôi mới lật đật viết cái thơ, cứ hễ nghe phái đoàn là viết thơ thôi. Tôi

mới chạy đi lên để bắt kịp ông. Tại nhỏ em gái tôi ở bên Đức, tôi mới đưa cho ông cái thơ. Tôi

mới nói là “tôi có người em ở đó, ông đem cái thơ này về gửi cho em tôi nha” ông giấu đi, đừng

để lính Mã Lai thấy, nó thấy là tịch thu hết, nó sợ người mình nói xấu cuộc sống của mình ở trên

đảo. Ông đi thêm với một ông dân biểu nữa, ông kia mới kêu rằng “Giấu kỹ nha, đừng để cho nó

thấy.” Xong rồi tôi đi xuống. Thời gian năm 79, dân tị nạn lên tới gần 50 ngàn người, đông lắm.

Tôi đi lên đồi mà còn ngó tới coi thử ông có bị tụi kia xét lấy thơ đi không. Sau đó tôi nhìn ông ở

trên mà ông to lớn lắm, cứ ngó dáo dác vậy nè. Tôi lật đật gạt người ta qua, chạy đi lên trên. Tôi

Page 27: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 27

hỏi “ông tìm tôi hả.” Ông nói “ừ, tôi đưa cho bà business card, bà cất đi, khi nào tới Đức, cần gì

thì gọi cho tôi.” Ông đưa thì mình cất thôi, cũng chẳng để ý ông nói gì nữa. Sau khi ông về

khoảng chừng hai tuần sau thì loa kêu mẹ con tôi đi Đức. Tôi tuyên thệ đi Mỹ, mà có bao giờ

nghĩ là đi Đức đâu. Ông đem thơ về gửi cho em tôi, nói chuyện với nó, rồi con em tôi nhờ ông

bảo lãnh. Thành ra mẹ con tôi đi rất là nhanh. Tôi ở đó năm tháng rồi rời đảo, đi qua trại chuyển

tiếp. Cuộc sống qua đó đỡ hơn, không ở trong mấy cái chòi nữa mà ở trên mấy tấm ván, như là

giường của mình vậy, phẳng phiu, có mái che này kia, cất mấy cái nhà đi tắm nữa. Tắm khó lắm,

phải có tiền mua mới được vô tắm, còn không xếp hàng lâu lắm. Tôi đâu có tiền, sau đó người

em rể gửi qua cho tôi thêm được 60 dollar nữa, rồi cái check 100 dollar, lâu quá rồi không nhớ.

Thằng em rể tôi tốt á, không có vợ ở nhà mà nó làm vậy. Tôi mua được hai cái xô, nước thì chảy

nhỏ giọt. Người ta có tiền mua được 7-8 cái xô, hay đi rồi người ta để lại cho mấy người kia. Tôi

là ba mẹ con, hai đứa cháu chồng là 5 người, mà có hai cái xô à, vừa rửa mặt, xúc miệng, mà vừa

rửa chén luôn. Tiền của thằng em rể cho tôi dành mua chén, đũa để xài chứ lên đó đâu có ai phát

cho mình đâu. Đi lên đó làm giấy tờ để đi Đức, tôi gặp lại phái đoàn Mỹ, bà Mỹ phỏng vấn tôi đi

Mỹ đó, tôi gặp bà. Tôi nói “bà ơi, bà còn nhớ tôi không? Tôi bây giờ được lên danh sách đi Đức

rồi.” Bà hỏi “vậy giờ bà còn muốn đi Mỹ không.” Tôi nói “muốn.” Bà kêu “nếu giờ bà muốn đi

Mỹ nữa thì bà đừng có đi Đức. Tôi về văn phòng ở Kuala Lumpur làm lại hồ sơ cho bà đi Mỹ.

Tôi mới hỏi “nhưng mà tôi phải ở lại đây chờ bao lâu?” Bà nói “tôi cũng không biết chính xác,

có thể một tháng, có thể hai tháng.” Tôi nói “trời ơi, vậy thì lâu quá đi. Tôi ở đây cũng khổ quá

rồi, tôi không có chờ được nữa.” Bà mới nói với tôi thế này “một, hai tháng, bà cho là lâu, chứ bà

qua Đức ở suốt cuộc đời của bà bên Đức thì cái nào lâu hơn?” Tôi cũng suy nghĩ sao mà nói đi

Đức thôi, chứ giờ ở đây không có tiền, khổ quá. Tôi suy nghĩ chứ ở Đức đâu phải nước cộng sản

đâu mà ghê gớm vậy, người ta còn đi du học ở Đức mà, ở Việt Nam tôi còn học tiếng Đức nữa

Page 28: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 28

mà. Từ trại đổi qua một trại khác ở ngon lành hơn, giường của cô công chúa người Ái Nhĩ Lan,

cô đó tốt lắm, cô lo cho người tị nạn. Thành ra ở giường tầng, có nệm đàng hoàng. Mình không

phải nấu nướng gì hết trơn, đi nấu đồ ăn, sáng đi uống trà sữa, tắm thì có nhà tắm chia ra bên đàn

ông bên đàn bà nhưng mà tắm chung với nhau. Ở đó làm giấy tờ, rồi nó phát cho mỗi người một

bộ đồ lạnh, tại tôi qua Đức hồi tháng 11.

TVD: Vậy bác, hai người con với hai đứa cháu?

NHL: Ừ, đi qua Đức. Mỗi người được phát một bộ đồ ấm từ trong ra ngoài, giày dép. Dân Mã

Lai mà, nên màu sắc xanh lè, mỗi người một bộ, đi thảm thương lắm. Qua tới Đức rồi, chở vô

trại ở -------, xa lắm, trại đó vào chia ra từng gia đình từng phòng. Xong rồi cũng có office, có

ông Việt Nam tên Thành. Ông có bà vợ người Đức lên làm thông dịch viên, lên hỏi người tên gì,

đi với ai, mình đi ngày nào năm nào, rồi ở bên Việt Nam làm ngành nghề gì để nó coi, để chính

phủ trợ cấp. Đồng thời nó đi tìm việc cho mình, trước đó thì cho mình học tiếng Đức trước đã.

Khi tôi ở trong trại, nó có nhiều hội đoàn, có ông người Đức tên Vincent, ông đi với một bà

người Mỹ, tên là Laura, đẹp lắm. Cô hát opera. Đi vào thăm, ông Vincent biết nói tiếng Anh nên

ông nói với tôi. Ông nói rằng “bây giờ ông volunteer với cô dạy mấy người trong đây biết tiếng

Đức, để mình hội nhập vô với xã hội Đức.” Ông không biết được là phải mua những quyển sách

nào. Ông hỏi tôi có thể đi theo ông tới mấy nhà sách. Ông chở tôi từ Steinach đi lại thành phố

Hagenow, đến nhà sách đó, đọc và lựa cuốn nào cho người mình học được. Tôi lựa cuốn sách

xong rồi ông bắt đầu dạy. Tại ông thấy tôi biết nói tiếng Anh, nên ông mời ông về nhà. Ông tới

chở tôi và thằng út về nhà giới thiệu với bà vợ của ông, cho hai đứa con chơi với nhau. Bà thì

đàn violin, cô con gái cũng học violin luôn. Ông giới thiệu ông là người đạo, nhưng không bao

giờ kêu tôi vô đạo hay đả động gì tới đạo hết.

TVD: Đạo Mormon?

Page 29: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 29

NHL: Ừ. Rồi ông giới thiệu tôi cho một ông nữa, cũng ở trong đạo đó. Ông bà mời hết mẹ con

tôi với hai đứa cháu về nhà. Ông biết mình là người Việt Nam ăn cơm, ở nhà nấu cơm mời hết

gia đình tôi lại đó. Người Mormon không có uống nước ngọt với trà, lâu quá tôi không nhớ.

Những thứ gì họ kiêng, không bao giờ rủ tôi đi nhà thờ, tôi thấy họ rất tốt chỗ đó. Sau đó họ

chuyển từ trại Steinach về Bad Nauheim, về nhà Karitat như villa vậy, có 3 tầng lầu. Họ mới

chia ra, mỗi gia đình, tuỳ theo lớn nhỏ được cho phòng lớn nhỏ. Mẹ con tôi một phòng nhỏ. Hai

đứa cháu chồng một phòng nhỏ kế bên. Toilet nằm ở bên ngoài. Ở dưới basement là bếp. Người

ta phát cho mỗi hộ, tuỳ theo lớn nhỏ, phát cho tủ lạnh lớn hay nhỏ. Tôi được một cái tủ lạnh nhỏ,

mỗi người một góc, bàn và bếp, ai muốn nấu gì thì nấu. Bà helper biết nói tiếng Anh, bà thương

tụi tôi lắm, bà giặt đồ hết, thay drap giường. Thí dụ một tuần lễ ngày thứ 2 thì bà làm cho mấy

gia đình, ngày thứ 3 thì bà làm cho nhà nào. Ủi đàng hoàng lắm, tụi tôi không phải giặt đồ,

không làm gì hết trơn. Ở đó có chú Toàn thông dịch viên. Ở đó còn có chợ Massa, bán như

Costco ở mình, có thẻ của Karitat mua đồ cho rẻ, mua gạo đường, thức ăn, mình đi vào đó mua.

Trong đó cũng có hội nhà thờ đi tới giảng đạo. Ai muốn theo đạo thì theo. Tôi thì không theo. Ở

trong đó mới cho người tới dạy tiếng Đức, một ngày dạy 8 tiếng, chia ra 2 lớp, một lớp cô và

thầy chia phiên nhau dạy. Tôi cũng không nhớ rõ. Họ dạy khoảng được một năm. Học tiếng Đức

xong thì họ mới bắt đầu tách ra. Mấy đứa nhỏ trong lúc cha mẹ học tiếng Đức, thì mấy đứa nhỏ

được vào trường học. Tụi nó đi bộ với nhau. Tôi ở tới ngày chuyển ra khỏi trại Karitat. Người

nào có người bảo trợ thì đem đi. Tôi chẳng có ai bảo trợ cho nên bà này biết rằng tôi là người sẽ

đi Mỹ, nên tôi sẽ dọn về Frankfurt. Bà mới gửi gia đình tôi 5 người đi vào ở trong nhà ở một khu

rừng đẹp lắm, ở đó cho người già ở, có hội đoàn cuối tuần tới hát, có bán vending machine, rồi

cafeteria xuống để ăn. Bà đó gửi mẹ con tôi cho một ông cha trông coi ở chỗ đó. Khi đó tôi đã đi

làm rồi. Tôi làm ở ------ Airbay ở Frankfurt. Chỉ có mấy đứa nhỏ ở nhà thôi, cho nên bà mới nói

Page 30: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 30

thế này “ban ngày bà đi làm, kêu mấy đứa con lấy từng tray một, lại ngó coi thử thích món nào,

chỉ người ta lấy cho nó, rồi nếu nó muốn ngồi đó ăn thì ngồi đó, không thì đem lên phòng, xong

rồi đem xuống dưới thì có người rửa, tôi không phải lo gì hết, yên tâm đi làm. Người trở lại khi

mà tôi còn ở trong nhà Karitat, tôi qua Đức gần hơn một tháng thì mới nhớ lại, tôi lục cái giỏ tìm

card của ông, tôi mới viết cho ông cái thơ “tôi gặp ông ở trên đảo, ông biểu tôi qua tới Đức nếu

cần gì thì báo cho ông biết” bây giờ được lo đầy đủ rồi, không hỏi thêm gì hết, tôi chỉ muốn nhờ

ông lo cho gia đình tôi được qua đoàn tụ với tôi. Tôi chờ hoài mà không thấy ông trả lời. Tự

nhiên mình cũng nhột, mắc cỡ, mình là dân tị nạn, còn người ta là dân biểu, chắc người ta bất

đồng nói vậy thôi chứ làm gì có chuyện đó. Tối đó khoảng 9 giờ, cậu Toàn ở dưới văn phòng

chạy lên kêu “bà Hoa ơi, bà có điện thoại ở trên Bonn.” Tôi lật đật chạy xuống nói chuyện với

ông. Ông trước tiên xin lỗi vì chậm trả lời, nhưng mà lý do là ông muốn hỏi hết tin tức cho tôi

biết, ông biết hết thì ông mới gọi cho tôi biết để tôi không phải đợi. Ông nói sẽ bảo lãnh chồng

với con bà qua, kêu tôi ghi tên hết đi, chứ nói qua phone, tên Việt Nam nhiều khi rủi tôi viết trật

thì kéo dài thời gian. Kêu tôi viết tên họ, ngày sanh tháng đẻ và địa chỉ để liên hệ ở bên Việt

Nam. Tôi viết hết, đó là tháng 12, mà tháng giêng gia đình tôi được giấy đi qua Đức rồi đó.

Part 2:

This is Thuy Vo Dang with the Vietnamese American Oral History Project. Today is Monday,

January 23, 2013. This is the second part interview with Mrs. Lâm Thị Ngọc Hoa in Irvine,

California.

Page 31: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 31

TVD: Trước hết thì Thuý xin bác tiếp tục kể về chuyện trong lần cuộc phỏng vấn đầu tiên, bác

và hai người con đã đến Đức. Bác nói tìm được một người bảo lãnh bác trai và hai người con

nữa.

NHL: Khi tôi tới Đức rồi thì một tháng sau nhớ ra có ông dân biểu tên Kruster, tôi đi tìm lại card

visit của ông. Tôi nhớ ông dặn khi nào tới Đức nếu cần việc gì thì cứ viết thơ cho tôi. Tôi viết

thơ cho ông một tháng sau thì tôi được dưới văn phòng của hội Karitat, nơi những người tị nạn

tới đó ở. Khi đó chú thông dịch viên kêu có điện thoại ở Bonn gọi, tôi xuống nói chuyện thì ông

kêu xin lỗi vì take him a long time to give me an answer. Thành ra ông nói ông đã hỏi kỹ và có

câu trả lời cho bà. Bây giờ viết một cái thơ có hết tên chồng con và ngày sanh tháng đẻ, và địa

chỉ có thể liên lạc. Tôi không nhớ rõ ngày mấy tháng 12, nhưng mà đầu tháng giêng thì ông xã

tôi đánh điện qua cho hay rằng ông có giấy nhập cảnh qua Đức rồi, nhưng mà từ tháng giêng,

cho tới khi ông qua tới Đức là ngay ngày noel, 24-25 tháng 12 năm 81. Lý do mà lâu như vậy là

vì hồi đi vượt biên bị bắt ở tù, cộng sản tịch thu nhà cửa. Mình không còn hộ khẩu. Nơi nhà của

mình tên không còn hộ khẩu nữa, thì mình không thể nào nộp giấy mà xin xuất ngoại được hết.

Thành ra bây giờ lo lót. Lúc tôi qua đảo Bidong xong thì qua Đức, ông xã tôi được thả ra thì về

đã mất nhà rồi. Ông ở nhà của cô em gái ở Vũng Tàu với hai đứa con. Ông phải đi lên Sài Gòn

làm lại hộ khẩu. Muốn làm được hộ khẩu thì phải tốn tiền, chạy chọt, phải tìm đúng người để nó

làm cho mình. Khi có hộ khẩu rồi thì đem lên văn phòng mới ở đường Nguyễn Du làm giấy tờ

lại. Cứ mỗi một lần ông làm giấy tờ vậy, không hiểu sao lâu từ tháng giêng tới noel năm đó ông

mới qua được tới Đức. Tới ngày Noel tôi nhận được điện tín ở nhà bên Việt Nam đánh qua nói

ngày đó là anh và hai con sẽ rời Việt Nam qua Đức. Tôi mừng quá mới gọi điện thoại cho ông

dân biểu Kruster, tôi nói cho ông hay là được điện tín của ông chồng báo cho tôi biết ngày đó

chồng và con tôi sẽ qua đoàn tụ với tôi. Ông mới nói cô khoan vội mà vui vì mỗi một lần phái

Page 32: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 32

đoàn Đức sang Việt Nam, tôi đều nhờ họ lo cho gia đình cô, cho chồng cô được mau qua Đức,

mà tôi chờ hoài không thấy, nên bây giờ tôi không có tin. Bà cứ đợi cho chồng bà với con qua tới

phi trường Frankfurt rồi thì lúc đó mới đúng là sự thật. Ông nói như vậy thì mình chỉ hay thôi.

Mình biết ông có gửi gắm rất nhiều lần và chuyến nào có người ở bên Đức về, mà tôi cũng

không có nghe được tin của bà báo cho tôi biết, thành ra kỳ này đừng có tin. Ngày đó tôi chuẩn

bị đồ ăn, tôi đi ra phi trường Frankfurt, từ chỗ apartment tôi ở đi ra ngoài đó, đi cũng xa, thành ra

đêm đó trời lạnh quá, nên đường bị đông đá. Mặc dầu ở bên Đức mùa đông phải mang giày có

mấy cái đế để khỏi trượt té, nhưng mà tôi cũng cứ đứng dòm hoài mà không biết đặt chân lên

chỗ nào. Bây giờ nứt đá trượt lắm. Nhưng mà tôi ráng, dựa vào mấy cái hàng rào rồi đi ra ngoài

trạm xe, rồi đi thêm một chuyến nữa mới ra ngoài phi trường Frankfurt. Tôi ra tới nơi rồi thì tôi

thấy mấy người tị nạn từ bên Việt Nam sang bên Đức mà chẳng thấy gia đình tôi. Thế rồi tôi mới

đi lại phòng information, nhờ họ kêu lên chuyến máy bay, người đó, tên đó. Cuối cùng tôi mới

biết ra ở trên chuyến máy bay đó có một người Việt Nam đột nhiên bị bệnh mà không nói được

tiếng ngoại quốc, mà ông chồng tôi hồi xưa học chương trình Pháp nên ông nói được tiếng Pháp.

Ông mới nói chuyện, đi theo, kêu bác sỹ, xe cứu thương tới chở đi nhà thương. Họ mới năn nỉ

ông chồng tôi đi theo, biểu để lại hai đứa nhỏ có người giữ. Thành ra tôi chờ hoài, kiếm mãi mà

không được. Cuối cùng tôi về tới nhà, gọi điện thoại chỗ hồi xưa tôi ở bên đảo Bidong, trại tị nạn

đầu tiên, mới biết được chồng với con tôi họ đưa về Steinach rồi. Khi đó tôi đâu có xe, phải đi xe

công cộng không thôi. Tôi mới đi lại Steinach, tôi đón họ về ở apartment tôi ở. Khi đó tôi đi làm

rồi, nên đón chồng với hai con về thì trong nhà tôi đã sắm đủ hết rồi. Tủ lạnh, máy giặt, máy sấy

tôi sắm đầy đủ. Tôi mới xin cho ông chồng tôi và hai đứa nhỏ đi học tiếng Đức. Ban ngày tôi đi

làm. Cha con ở nhà mới đi ra ngoài Frankfurt có trường dạy sinh ngữ cho mấy người tị nạn ở tất

cả các nước qua Đức đi học tiếng Đức. Mấy cha con đi học rồi chiều về. Trong thời gian qua thì

Page 33: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 33

Noel, rồi ở học tiếp cho hết mùa hè. Sau đó mấy đứa con tôi bắt đầu đi vào trường học. Ở bên

Đức có education system không giống như bên Mỹ. Họ có Fachschule, Realschulen, và

Gymnasium. Fachschule thì học lớp chín thôi, xong đi học nghề và đi làm. Đứa nào giờ học giỏi

thì vào Realschulen, tới lớp 10, được học nghề cao hơn. Đứa nào giỏi thì học Gymnasium, học

tới lớp 13, chứ không phải 12. Nó mới ra high school. Những đứa nào học ra Gymnasium thì

được lên đại học automatic. Tôi ở trong chỗ apartment thì chỉ có trường Realschulen thôi, nhưng

mà học bắt con tôi phải học Realschulen, tôi không chịu. Tôi mới đi lên bộ văn hoá, mà mình

đâu có biết, đi học tiếng Đức xong lo đi làm, đâu biết trời trăng gì. Tôi cứ đi vô nói đại là bây giờ

tôi muốn gặp người nào lớn nhất trong đây. Tôi mới trình bày, tôi không chịu cho con tôi học

Realschulen, tại vì con tôi học rất giỏi. Nhưng mà tiếng Đức không phải tiếng của nước tôi, nên

nó chỉ bị problem về sinh ngữ, thành ra tôi yêu cầu cho con tôi đi học tiếng Đức trước khi dắt nó

vào trường. Nếu mà nó không biết tiếng Đức, vào trường cô giáo nói nó không hiểu thì đâm ra

chán và học càng ngày càng tệ, tôi không đồng ý. Ở trên đó nghe có lý nên đồng ý cho con tôi đi

học hè tiếng Đức. Bà Mỹ tôi quen mới xin cho vào trường này là Realschulen, bà chỉ dắt hai chị

em đi vào trong đó cho học. Khoảng một thời gian, thì cô giáo ở trong đó mới kêu tụi nó lên nói

là “bây giờ tôi quan sát hai đứa nhỏ học rất là giỏi, mà well-behave, nên tôi không muốn giữ hai

đứa ở trường này. Tôi muốn giới thiệu tụi nó qua Gymnasium, tôi sẽ viết một cái thơ giới thiệu

qua bên đó với lý do như vậy.” Tại vì trường Realschulen đa số cha mẹ ly dị. Thành ra tụi nó

không được sự chăm sóc của gia đình. Tụi nó đứng lén hút thuốc rồi bị thấy thì phải trốn hay vứt

điếu thuốc đi. Khi cô giáo giới thiệu, cô mới đưa cho tôi cái thơ đem vào trường Hambrigde ở

gần nhà, tụi nó có thể đạp xe chứ đi bộ thì hơi xa chút. Đó là trường Gymnasium. Hai chị em

được nhận vào học ở đó. Trong thời gian học, tôi cũng xin ở trên bộ cho người tới dạy thêm tiếng

Đức cho con tôi. Nó cho một ông tiến sỹ văn chương, tôi không rành lắm, cho tới nhà mỗi ngày

Page 34: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 34

một tiếng đồng hồ dạy tiếng Đức, đọc essay, viết văn. Thành ra khi tụi nó học ở gymnasium, nhỏ

con gái được ông thầy giáo khen, ông đọc chính tả cho tụi nó viết, tụi Đức còn viết sai hoặc viết

essay thì con nhỏ này viết rất giỏi. Ông mới nói “tụi bây coi nè, con nhỏ này không phải người

Đức mà mới sang Đức thôi mà giờ học viết văn như thế này đây.” Thành ra nó học rất giỏi. Đó là

năm 81-82. Tới năm 85, tôi làm cho army air-force like market vậy đó. Ở khu tôi ở có điện thoại

công cộng, mà không biết sao tự nhiên ngày đó giây điện không biết sao mà hư. Bỏ tiền vào cứ

rớt xuống, mà gọi điện thoại nói thả dàn luôn. Tôi đâu có biết. ở chỗ tôi rải rác người tàu cũng

nhiều, nên họ hay báo cho nhau đó. Mấy người đó là có gia đình ở Úc, Mỹ, Canada này kia, nên

kéo nhà họ đứng nói chuyện. Tôi có một bà bạn ở trại tị nạn qua Hồng Kong. Bà biết tôi có hai

thằng con lớn và nhỏ đi qua Mỹ trước năm 81, đi với cô em gái tôi có người chồng Mỹ đó. Bà

mới cho tôi hay “chị Hoa ơi, điện thoại gần nhà chị bị hư đó, chị ra điện thoại cho mấy đứa con

chị đi.” Tôi mới đi ra gọi điện thoại nói chuyện liên lạc tới lui. Lúc đó là mùa hè, mấy đứa nhỏ

đang nghỉ hè. Ông xã tôi gọi qua nói chuyện, nói giọng nghẹn ngào. Thằng lớn có hiếu lắm, nói

“ba sao vậy ba?” giọng ông nghẹn đó, nói không ra lời. Ông nói “tại vì ba cảm động quá, ba

không nói ra lời được.” Tôi mới về hỏi mấy đứa con tôi bây giờ tụi con có muốn qua Mỹ hay

không, sẵn dịp hè này con có muốn qua Mỹ không. Thì nó nói muốn. Tôi mới hỏi có chắc chắn

không, nếu chắc thì má sẽ đi lên American Consulate để renew lại hồ sơ. Tại vì hồi xưa cả gia

đình tôi đều có visa hết rồi, nhưng mà sau mấy năm trời, ông ở trên consulate mới nói khi nào

chồng và con của bà qua, bà còn muốn đi Mỹ thì đi tới chỉ có renew thôi. Năm 83 tôi đi qua Mỹ

thăm hai thằng con của tôi. Tôi mới biểu hai đứa tụi con đi qua Đức đi, tại vì bên đó có ba con

với em con nữa. Má mà đi thăm thì chỉ có một mình má gặp được tụi con thôi, mà gia đình ở hai

nơi như vậy thì má không có muốn. Thằng lớn với thằng nhỏ thì không có chịu trở về Đức nữa.

Thành ra năm 85 thì hai đứa bên Đức lại chịu đi qua Mỹ học. Tôi lên toà lãnh sự, vào nhờ lục hồ

Page 35: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 35

sơ, rồi em tôi bảo lãnh. Bây giờ nó phải nộp lại income của gia đình chồng với của nó để mà

sponsor tụi tôi qua. Mà chính phủ Mỹ không phải lo gì hết. Có giấy tờ xong rồi, tôi mới bắt đầu

đăng báo bán đồ đạc trong nhà. Tôi đi trả apartment đó lại, clean up, rất là nhiều chuyện để làm.

Cuối cùng đi qua Mỹ, tới phi trường San Francisco, vợ chồng nhỏ em tôi mới ra đón, đi chiếc

máy bay nhỏ từ San Francisco về tới Merced. Về tới ở đó, tôi đi kiếm việc làm, con tôi thì đi học

lại. Tôi đi interview job không được, tại vì ở Merced người Lào nhiều lắm, cho nên nhân công

toàn là người Lào, họ hỏi có biết nói tiếng Lào hay không nhưng mà tôi không biết, nên không

được nhận. Vô trong đó tôi phải làm kế toán, làm payroll cho những người đó nên phải nói tiếng

Lào. Lúc đó ông xã tôi có người bạn lên Merced chở xuống Orange County để xin job. Đi một

tuần lễ rồi về cũng không kiếm được job. Tôi mới nói thôi bây giờ mình phải đi, cả gia đình phải

đi. Chở hết đồ đạc, lái chiếc xe đi. Thằng con lớn cho tôi được đâu chừng $1200, tôi mới đi mua

chiếc xe station wagon cũ, chạy trở hết đồ đạc chất ở trên nóc, có bao nhiêu chở đi hết, vợ chồng

con cái. Đi về đầu tiên ở apartment ở Fullerton. Hai đứa con tôi đi học ở trường Fullerton high

school. Tôi đi interview rất là nhiều job mà không có chỗ nào nhận. Nó thấy tên tôi là tên Việt

Nam, cho nên sợ tôi có problem để mà communicate với người đồng nghiệp, nên họ không bao

giờ nhìn resume. Lần chót sở dĩ tôi biết được là họ không coi resume của tôi nên thành ra họ

không kêu tôi đi interview. Lần chót tôi đi interview, ông mới nói “bà mà supposed to interview

tôi đi vacation rồi, cho nên tôi có hẹn nên ông mới interview tôi.” Ông nói chuyện với tôi xong

thì nói “tôi sẽ để application của bà lên trên basket chứ không họ thấy tên bà là tên Việt Nam thì

sẽ bỏ qua một bên.” Thành ra tôi mới biết lý do tại sao tôi không được gọi interview. Cuối cùng

họ cũng bỏ application của tôi đi thôi à. Tôi mới xin được job cho ông chồng tôi đi làm. Qua Mỹ

khổ lắm, tại không được chính phủ trợ cấp gì hết, đi xin nhiều job cũng không được nữa. Dắt ông

đi xin vào làm thợ mộc cũng không nhận. Sau đó nó cho đi học tiếng Anh, tức là cho mình một

Page 36: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 36

tháng mấy trăm nên mình sống với đồng tiền đó. Sau cùng tôi đọc báo thấy có position làm cho

tiệm hình. Tôi dắt ông chồng tôi vô, tại ông đâu có nói được tiếng Anh nhiều đâu. Ông nghe với

đọc hiểu nhưng mà không có nói quen. Rồi pronunciation của ông nhấn không trúng nên họ đâu

hiểu. Tôi dắt ông vào làm hình ở phòng tối, process hình trắng đen. Còn lúc đó tôi trở lại học ở

trường cypress college. TVD: Học tiếng Anh hay sao cô?

NHL: Tôi học business office để set up trong office, tất cả những việc gì trong office tôi phải

biết, đánh máy, filing, set up cho một cuộc nói chuyện cho ông boss là như thế nào, answer the

phone, rồi người ta dạy mình cách answer phone như thế nào, đợi phone ring bao nhiêu lần, khi

mình nói chuyện phải cười, khi mình cười thì tone với voice is different. Nó nghe hay hơn là

mình không có nụ cười ở trên môi mặc dù người ta không thấy mình. Họ dạy kỹ lắm. Ngày chót

còn khoảng chừng một tuần lễ là mãn khoá, bà giáo dạy mới kêu tôi nói có cái job người ta cần

accounting, bà có interested in that position or not? Tôi nói yes. Bà mới đưa địa chỉ và điện

thoại, kêu ông kia xếp đặt cho tôi một ngày interview. Tôi đi interview, job đầu tiên vào là cho

tôi cái test, toàn math không à, tại vì job đó là kế toán mà. Tôi interview khoảng chừng vài ngày

sau gọi lại, ngay ngày tôi bàn điện thoại. Bà supervisor kêu muốn nói chuyện với người ở đó thì

tôi kêu là tôi đây. Bà mới nói tôi được nhận rồi. Trong đó người ta set up ngày cho tôi vào đi

làm. Trong trường tổ chức tiệc farewell party. Tôi làm job đó là đầu tiên, hãng đó lớn lắm, tới

giờ làm có chuông kêu, giờ break, vô rồi reng nữa. Tôi làm accountable job, xong sau đó tôi

cũng không nhớ rõ, nhưng rồi sau đó làm cho Stop n Go. Tôi cũng làm accountable luôn, nhưng

mà trả ít tiền. Mỗi chỗ là một district, mà district tôi thuộc Ventuara cho nên chỉ có 11 cửa hàng

thôi. Trong 11 cửa hàng, có 2 cửa hàng có cây xăng giống như Accord. Nó mua hàng cho store

thì mình phải trả. Mỗi vendor có một code riêng, nên tôi phải để code cho từng vendor một. Có

một hàng máy computer, mình làm xong rồi thì lên đánh, cuối ngày transfer information vô cái

Page 37: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 37

modem rồi chuyển về bên Texas tại hãng chính nằm bên đó. Tôi phải làm payroll cho nhân viên

làm trong đó nữa. Mấy cửa hàng buổi tối phải deposit vào ngân hàng, mình phải make sure

người manager deposit vào chứ không thôi nó ôm tiền bỏ chạy. Có một cửa hàng bỏ chạy, ôm

tiền không chịu deposit, mà lấy tiền đi. Tôi phải báo cáo, gọi lên cảnh sát. Có những cửa hàng có

cây xăng, tôi phải gọi điện thoại order xăng. Làm rất là cực, nhưng tôi làm rất là siêng năng. Tôi

học nghề nhanh nên nói qua là tôi nhớ và hiểu liền. Tại vì tôi rất thích con số nên nói qua là tôi

hiểu liền. Sau khi tôi làm đó được mấy năm, hãng đó move về bên Texas. Tôi không muốn

transfer nên nó cho người tới văn phòng tìm việc, tới để interview từng người một. Cuối cùng

mình chưa có mất job. Mới vừa nghỉ bên đây thì tôi qua job khác làm liền. Tôi cũng làm về kế

toán, payroll luôn. Tôi được họ gửi cho đi học lớp gọi là EDP, tức là làm lương cho nhân viên.

Tôi làm một thời gian thì nghỉ. Khi qua Mỹ tôi đi tìm nhiều job quá, chưa có đi làm được, thì tôi

đi thi. Tôi thi cho City, với State. Vô đó người ta cho mình test filing, English, đủ hết. Tôi thi

được first name on the list. Mỗi lần có job fair là tôi được vào interview để tìm job. Nhưng mà

không lần nào được job hết. Ở bệnh viện UCI đòi hỏi tôi phải biết nói tiếng Spanish. Làm cho

police cũng vậy, 24 tiếng làm ca đêm, mà cũng phải biết nói Spanish nữa. Thành ra tôi đâu có

được job. Tôi mới đi làm cho hãng người Nhật. Họ bán giấy dán tường. Tôi làm inventory, ở

đằng sau có warehouse ở sau. Tôi xem inventory coi thử còn bao nhiêu thì order. Khi tôi order,

tôi phải đánh telex cái máy để order hàng qua Nhật rồi nó mới gửi qua. Trong lúc tôi làm, ở

Stateboard ở Laguna Hills gửi thơ về báo cho tôi biết là được gọi đi interview. Có một position

thôi nhưng mà mười mấy người interview cho cái position đó. Tôi mới đi interview và được

nhận. Tôi về xin nghỉ bên này. Hãng này cũng nhỏ thôi vì là hãng tư. Ông chủ là người Nhật.

Ông làm partner với một ông người Mỹ. Hai người xếp này rất là tốt và tử tế. Tôi đi làm cũng

được ông Nhật trưa mời đi ăn trưa, đầu tháng ông dắt nhân viên đi ăn, tha hồ mà ăn. Tôi mới vào

Page 38: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 38

xin nghỉ và nói lý do. Ông xếp người Nhật mới kêu vào muốn nói chuyện với tôi. Ông nói rằng

“thôi bà ở lại đi. Lý do tại sao bà muốn đi.” Tôi nói lý do tại vì làm cho chính phủ, job stable

hơn, còn làm ở đây tôi biết ông rất là tốt nhưng mà tại vì của ông là business mà, mình đâu có

biết business bad hay good lúc nào, lỡ rủi business của ông không có run well thì tôi mất job,

làm sao tôi lấy tiền mà nuôi gia đình. Ông mới nói vậy thôi thì giờ tăng lương, tăng thêm tiền để

mua bảo hiểm sức khoẻ. Ở trong đó nhân viên đâu có bao nhiêu mạng đâu, chỉ có mười mấy

mạng à, thành ra đâu mua bao nhiêu insurance. Tôi nói tôi rất tiếc nhưng mà không nhận lời ông

được, tại vì bên kia có rất nhiều benefit. Tôi đi qua bên đó làm. Khi đó thì ở Fullerton. Tôi lái

một chiếc xe honda hatchback. Tôi đi chiếc xe đó đi làm. Ông xếp interview tôi ở State mới nói

là “bà phải có cái xe reliable, tại vì tôi không muốn xe bà bị break down và bà không đi làm

được.” Tôi đi làm khoảng vài tháng thì nhằm mùa hè. Con gái tôi lúc đó được UCI nhận vào học.

Tụi tôi mới đi lại ngay chỗ Park West ở đường Culver, thuê apartment ở trong đó. Trong

apartment đó có rất nhiều sinh viên học học ở UCI ở đó. Tôi mướn một cái apartment đó để đứa

con gái đi học.

TVD: Cả gia đình dọn đi luôn hả bác?

NHL: Khi đó chỉ có tôi với ông xã, nhỏ con gái và một thằng con trai. Thằng con trai tôi thì đi

học ở Santa Barbara. Hai thằng lớn và thằng bé thì học ở Santa Barbara, rồi thằng Trần Cao Tuấn

Khanh thì được Santa Barbara nhận vào nên cả 3 anh em học ở đó, ở nhà của sinh viên ở. Tôi ở

Irvine, nhỏ con gái thì học xong 3-4 năm thì được trường Stanford nhận lên medical school. Lúc

đó tôi còn ở lại được đâu 1-2 năm gì, có mấy người bạn nói trả nhà đi mua mobile home ở. Tôi đi

về Garden Grove mua một cái mobile home mới toanh à, cũng ở được 1-2 năm thôi. Sau đó nhỏ

con gái ra trường Stanford rồi intern ở Stanford luôn, sau đó thì lập gia đình. Lúc đó nhỏ con gái

về nhà thăm, thấy sao má ở khu này không có được an ninh, lần nào con về sao cũng thấy cảnh

Page 39: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 39

sát bắt cầm tay mấy tụi ngồi dưới lề. Tôi nói thôi kệ, ba má già rồi, ba má đâu có tiền gì đâu mà

sợ. Nó nhất định, rầy, kêu bạn bè con cũng có tiền như con mà đâu có mua nhà cho ba má nó ở

đâu. Còn con mua nhà, nói ba má, vừa xoa vừa vuốt nữa mà ba má còn không chịu. Tôi mới bàn

lại với ông, con nói vậy rồi thì cũng đi đi anh, để cho con vui. Tôi bán mobile home, dọn về ở

Tustin tháng 5 năm 2002. Khi đó thì nhỏ con gái lập gia đình, nhưng mà vẫn chưa có con tại vì

nó còn đi học thêm về ung thư ở UC San Francisco. Tôi bị tiểu đường cũng lâu lắm rồi, sức khoẻ

tôi bị mấy chục năm rồi. Tức khi mình có thai, nếu cái thai ngày càng lớn thì chance của mình bị

tiểu đường.

TVD: Gestational diabetes

NHL: Đúng rồi. ở bên Việt Nam đâu có test mấy cái đó, chỉ có ở bên này mới test thôi. Tôi bị

tiểu đường này không phải do ăn uống không đúng cách, mà là do bị stress làm cho đường lên

cao. Job của tôi làm cho state board rất là cực, thành ra đêm ngủ mà tôi còn phải mơ cái job của

tôi nữa là. Bệnh cũng không dám bệnh, vacation cũng không dám.

TVD: Vậy bác làm công việc đó được bao nhiêu năm?

NHL: Làm đó cũng khoảng 3-4 năm, tuy nói payroll nhưng mà cũng nhiều công việc lắm. Tôi bị

tiểu đường mệt quá. Trong thời gian đi làm, tôi là con người cầu tiến, cho nên vừa đi làm vừa đi

học. Chiều năm giờ là tôi về nhà, chạy vào trong nhà bếp lục ra đồ ăn nguội còn bao nhiêu, lấy ra

ăn lẹ rồi chạy lên trường Orange Coast College đó, đi học.

TVD: Bác học gì bác?

NHL: Tôi học về accounting để lấy cái bằng. Tôi ra trường AA degree có certificate về

Accounting, đồng thời ra trường AA degree nữa. Tôi sinh ở hãng trả tiền sách cho tôi học, với

điều kiện không được dưới điểm C. Mà mua sách lắm, tiền đó ở hãng trả, chánh ở Sacramento.

Tôi ra trường, mà làm ở State như trong quân đội, muốn mình lên rank, phải thi. Tôi training rồi

Page 40: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 40

thi đậu từng cấp rồi lên rank. Khi thi rank 3, chưa được position đó, cái đó khi nào có người quit

job thì mới có available mới được kêu lên interview. Khi tôi đi interview, tôi ở Irvine mà phải về

Sacramento để interview. Tôi lên trên đó interview xong được vài ngày thì người ta gọi điện

xuống nhận. Vừa được lên position thì được lên lương, nó sẽ trả hết tiền moving cho mình, nếu

mình bán nhà thì nó sẽ giúp mình. Ông xã tôi thì làm ở Santa Ana, nên tôi mới nói “thôi anh ở

đây đi làm đi, em lên đó đi làm, rồi cuối tuần về.” Ông không chịu, mà tôi nhất định phải đi.

Đêm đó ông khóc, đáng lẽ ngày mai tôi phải quyết định trả lời, tôi mềm lòng, vô gọi lên nói

sorry tôi không accept job đó được. Lúc đó thằng con Tuấn Khanh của tôi lên grad school ở

UCDavis, nhưng mà nó không muốn tôi lên trên đó, sợ tôi lên đó gần nó kiểm soát thì nó không

chịu. Nó nói là “má không có last one month đâu, thời tiết ở đó như thế này thế kia, đủ thứ.”

Thành ra thôi, tôi đâu có đi lên trên kia đi làm đâu, vừa ông khóc, vừa thằng con lại nói vậy, mà

mình thì chưa ở Sacramento lần nào hết. Tôi phải ở dưới đây. Tôi ở lại đây làm việc, làm cực

lắm, tại mình phải check mấy cái tiệm coi thứ có nợ không. Trong 3 năm trời mà có 60 days to

clear the insurance. Thành ra mình phải biết hồ sơ nào vào trước để lo làm trước. Nếu quá 60

ngày mà tôi không clear được insurance thì lỗi của mình. Nếu họ thiếu nợ, mình cũng phải bỏ

thôi, họ không phải trả tiền cho State. Tiền thuế là tiền sale tax. Sau đó tôi vừa đi làm vừa đi

học, stress quá, đường lên, rồi ông bác sỹ cho tôi chích insulin. Tôi bị insulin reaction. Tôi ở

trong sở làm bệnh quá, tụi nó phải đưa tôi đi gặp bác sỹ. Tôi đau trong sở rồi bị đưa di như vậy là

ba lần. Rồi có lần gọi ông xã tôi đi lên đón tôi về. Đưa đi bác sỹ mà tôi ói mửa, bị chóng mặt. Có

đứa má bị tiểu đường nên biết đi mua nước juice cho tôi uống. State mới bắt đầu ra nói là người

nào làm cho state board bắt đầu làm ngày tháng năm đó, là được thời gian mười mấy năm thì

được nghỉ hưu, không cần đợi đến 60 tuổi. Thế là tôi volunteer xin nghỉ hưu. Thành ra tôi có tiền

pension của state. Đồng thời tôi có tiền sosial security tại vì tôi đi làm đóng thuế, nên tiền

Page 41: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 41

pension của tôi không có nhiều, thâm niên làm của mình chỉ có hơn 12 năm à. Nhưng tôi không

có bị stress.

TVD: Vậy bác trai cũng đã về hưu rồi?

NHL: Ông lớn hơn tôi 10 tuổi, thành ra ông nghỉ hưu trước tôi, tôi còn đi làm thì ông nghỉ rồI.

TVD: Trong lúc bác làm từ việc này sang việc khác thì bác trai đang làm gì?

NHL: Lúc đó tôi xin cho ông được job làm ở tiệm hình.

TVD: Vậy bác vẫn cứ tiếp tục làm ở đó?

NHL: cứ tiếp tục làm đó, rồi nghỉ hưu trước tôi. Tôi làm thêm vài năm nữa thì mới nghỉ hưu sao

ông.

TVD: Vậy hai vợ chồng đã retire rồi thì sống yên ổn ở Tustin phải không bác?

NHL: Ừ.

TVD: Bốn người con của bác cũng đã tốt nghiệp ra bằng Ph.D, bác sỹ, một người Pharm.D.

Trong thời gian này bác có những kỳ vọng gì cho cá nhân mình hoặc cho gia đình mình không?

NHL: Tôi già rồi, còn hy vọng gì nữa. Hy vọng lớn nhất của bác là cho con thành đạt, tại vì mình

bỏ xứ đi thì chỉ mong cho con mình thành công thôi. Ở Mỹ này nếu mình đi làm thì có tiền social

security rồi có pension, mặc dầu không nhiều nhưng mà đủ sống. Lớn tuổi rồi thì bao tử cũng

teo, không có ăn uống gì bao nhiêu được hết. Tôi bị tiểu đường cũng lâu quá rồi nên sức khoẻ

không có giống như người ta. Tôi dễ mệt. Con người của tôi khi mà con gái tôi ly dị rồi, có con

về nhà, tôi phải phụ nó. Mặc dầu tôi không có sức khoẻ nhưng tôi phải ráng để mà con gái tôi có

thể đi làm. Nó đi làm nó rất là happy với job của nó, thì tôi vui rồi, mặc dù tôi rất cực với thằng

cháu ngoại của tôi. Thằng nhỏ này quậy lắm, chịu không nổi với nó. Trước khi nhỏ con gái về ở

thì chỉ có tôi với ông thôi, mà nhà rộng lớn lắm, nên có đêm tôi ngủ thì khóc, tôi bị depress, tôi

thấy rằng tôi có bốn đứa con, mà xoay đi xoay lại chỉ có hai ông bà già thôi. Rồi lỡ có bệnh hoạn

Page 42: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 42

đau yếu gì thì cũng chẳng có đứa nào biết hết. Thành ra tôi buồn, nên khóc. Tôi mới nói với ông

là khi nào tôi bệnh, con mà đứa nào có hiếu với tôi khi sống là nó phải thăm hỏi tôi, tôi đâu có

cần gì nữa, giờ đâu cần ăn ngon mặc đẹp. Hồi nhỏ tôi đã ăn ngon mặc đẹp rồi, bây giờ tôi già,

bệnh hoạn nhiều quá, cho nên tôi không có sức khoẻ. Tôi nói rằng nếu tôi bệnh thì cứ đưa vào

nhà thương. Tôi chết thì cho tôi chết trong nhà thương. Cái đó là lời trối của tôi. Tôi chết trong

nhà thương rồi thì ông không được gọi đứa nào báo cho biết hết trơn. Tôi chết trong đó rồi thì để

trong nhà thương, người ta bỏ nhà xác rồi đem đi thiêu luôn. Không cần làm đám ma, không cần

làm gì hết trơn. Thiêu xong thì đừng có lấy tro về làm gì, để cho họ đổ đâu thì đổ luôn đi. Ông

nói chứ làm như vậy đâu có được, rồi mấy đứa con buồn, ăn năn. Tôi nói ăn năn gì, tôi còn sống

đây mà nó còn không biết tới tôi nữa mà, nó chỉ biết lo cuộc sống nó thôi à. Không có gọi về hỏi

thăm gia đình, cha mẹ gì hết. Thành ra nó qua Mỹ đi học rồi quen cách ăn nói tự do ở bên Mỹ

rồi. Tôi không thể nào chấp nhận được cách nói chuyện như là mình nói, nó trả lời. Không có

giống như người Việt Nam ở trong gia đình Việt Nam, phải ăn nói, biết dạ thưa kính lễ. Tôi rất là

buồn. Nhưng mà mình sống trên xứ này thì làm sao được. Tụi nó adapt với cuộc sống bên đây

rồi. Nói gì thì mình cũng cảm thấy buồn. Mặc dầu tôi ở bên Việt Nam tôi đã giao thiệp với người

Mỹ rồi, tôi đã đi làm việc cho Mỹ rồi, chứ không phải là người cổ lỗ sĩ, nhưng mà tôi chỉ đòi hỏi

con tôi biết lễ phép, thưa gửi đàng hoàng. Tôi chỉ đòi hỏi thế, về gọi hỏi thăm cha thăm mẹ. Dù

nó có gia đình riêng của nó, nhưng mà điều ai sanh nó ra, ai đem tụi nó qua bên đây để có cuộc

sống như thế này, để nó có gia đình của nó, được học giỏi, làm việc nhiều tiền nuôi vợ nuôi con

nó, thì quên luôn cha mẹ nó à. Tôi không cần nó cho tôi tiền, cho tiền tôi cũng cần tiền đâu. Tôi

đâu ăn uống bao nhiêu, đâu có xài phung phí gì, không có đi nhà hàng tại vì tôi ăn uống rất là kỹ.

Tôi không có ăn tầm bậy tầm bạ được. Tôi rất giữ gìn sức khoẻ. Bởi vậy tôi bị tiểu đường mấy

năm trời rồi mà bây giờ tôi còn được như vậy thì tôi không nghĩ là sống được đến tuổi này đâu

Page 43: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 43

cô. Bởi vậy hồi xưa tôi đi làm lái xe lúc nào cũng đi sớm hết. Tại vì tôi trừ hao, không biết ở

freeway có accident hay không, thì mình bị kẹt xe vô trễ. Nhưng tôi lúc nào cũng không muốn,

tôi cũng muốn tới đúng giờ. Tới trước đậu ở parking lấy kinh ra ngồi đọc kinh. Tôi cầu xin cho

trời phật cho các con tôi khoẻ mạnh, cho nó là những đứa con hiếu thảo, là những người tốt biết

thương yêu tất cả mọi người, cho chúng ta học hành trỗ đạt, thành công để có một cuộc sống khá

giả, bỏ đi những ngày mình cực khổ. Tôi ngày nào cũng vậy, ngồi cầu xin ân trên cầu phật cho

tôi có sức khoẻ để tôi mới đi làm được rồi. Chứ bây giờ con còn đi học mà tôi bệnh nghỉ ở nhà

thì tôi không có bảo hiểm sức khoẻ rồi làm sao. Tôi bị tiểu đường nữa, thành ra chỉ xin cho tôi có

sức khoẻ. Khi con tôi ra trường rồi lúc đó tôi chết, tôi đồng ý. Bởi vậy lúc đó tôi lúc nào tôi cũng

xin, tôi không có nghĩ là sống được cho đến tuổi 70 này đâu. Tôi cũng sắp sửa lên 71 rồi.

TVD: Bác đến tuổi này rồi mà đạt được rất là nhiều. Nghĩ lại cuộc sống của mình đã sống rất

nhiều nơi mà xa quê hương nữa. Hiện trong cuộc sống của bác bây giờ thì bác nghĩ điều gì quan

trọng nhất cho mình?

NHL: Tôi thấy quan trọng nhất là các con của tôi thành đạt thôi. Nhưng mà bù lại tôi cũng muốn

các con ăn nói với cha mẹ dịu dàng hơn. Tụi nó quen theo lối Mỹ, nói chuyện không có dịu dàng.

Tôi có điểm buồn đó. Đúng ra nhỏ con gái ở đây với tôi, được một cái là hễ mỗi lần tôi đi du lịch

ở đâu, như có lần về Việt Nam thì nó gọi điện thoại qua, rồi tôi đi Thái Lan nó cũng gọi qua Thái

Lan coi tôi có mạnh khoẻ hay không. Tôi qua đó bị bệnh phải vô nhà thương thì nó cũng lo biểu

má đừng có đi về Việt Nam, ở bên Bangkok đi, kêu bên đó sạch sẽ hơn Việt Nam, ở đó chữa

bệnh đi rồi bay về. Tôi đi tour Trung Quốc, nó biết ngày nào tới đâu rồi ở hotel nào thì nó gọi vô

rồi nói chuyện hỏi thăm. Trước khi tôi đi nó dặn dò là má làm copy cái passport của má, bằng lái

xe này kia để lại, lỡ rủi có chuyện gì thì bên đây lo cho má. Được nhỏ con gái thôi. Còn mấy

thằng con trai, tôi nghĩ bản tánh con trai hời hợt. Thành ra tôi cũng thông cảm cho nó. Thằng

Page 44: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 44

Khanh ở đây, vợ con ở Santa Ana, mỗi chủ nhật đều tới, dắt con tới chơi. Còn thằng kia thỉnh

thoảng vợ con về đây chơi như hôm tháng 10 vừa rồi nó mua vé máy bay cho tôi với ông đi qua

Main, vợ chồng nó lái xe đi về Main chở đi chơi, bao ăn bao ở. Nhưng mà thằng út ở Arizona thì

tại vì nó qua đây khi lúc còn nhỏ, nó y chang như Mỹ vậy đó. Nó không có gọi điện thoại về nhà.

Hỏi sao lâu nay con không gọi về nhà, nó kêu không có gì để nói hết trơn.

TVD: Vậy người đó lập gia đình chưa vậy bác?

NHL: Nó lúc trước đi học dược thì có học chung với một con nhỏ, học dược chung, rồi tụi nó

học xong ra làm đám cưới, ở với nhau mấy năm mình không biết thì tụi nó bỏ nhau. Cho tới giờ

thì nó vẫn không lập gia đình. Bây giờ gọi điện thoại cho nó chẳng bao giờ trả lời hết. Còn text

cho nó thì nó trả lời liền.

TVD: Chắc bây giờ thế hệ là vậy đó bác, text với lên mạng không thôi à chứ ít khi nói điện thoại

lắm.

NHL: Nó nói tiếng Việt không được giỏi. Kể như cuộc đời của bác cũng mãn nguyện rồi. Không

có xin gì nữa hết, có sức khoẻ được ngày nào hay ngày đấy. Có sức khoẻ thì con gái có con ở với

mình, bây giờ cần có sức khoẻ để lo cho nó thôi. Chức bác không lo thì ai lo cho nó. Mặc dầu nó

có tiền mướn người được, nhưng mà đâu có tin được người ta.

TVD: Vậy Thuý xin phép hỏi một câu cuối cùng. Có những gì trong hai cuộc phóng vấn, nghĩ lại

về cuộc sống của mình mà bác muốn nói không?

NHL: Lúc này đầu óc mình mà nghĩ tới được như vậy thì quá rồi. Những chuyện đó tôi không

thể nào quên được trong cuộc đời của tôi. Còn nói về chi tiếc thì rất là nhiều chi tiết để mình nói

tới, nhưng mà theo tôi thấy nếu nói được ý chính là được rồi. Tôi muốn để lại những kỷ niệm,

cuộc đời của tôi, như thế nào để sau này các con cháu muốn tìm về đọc thì nó hiểu được. Tôi lại

nghĩ những gì mình làm được ngày nay thì làm, đừng để ngày mai, và đừng bao giờ để xin lỗi và

Page 45: VAOHP0104 1 Vietnamese American Oral History Project, UC Irvine

VAOHP0104 45

hối tiếc. Đó là ý nguyện của tôi. Nhưng mà tôi không biết phải nói làm sao cho các con tôi. Có lẽ

tại vì tôi và các con không có hợp với nhau. Trong gia đình có những đứa con có thể get along

được, mình nói chuyện với nó, chứ có những đứa mình không có nói chuyện được. Không có

nghĩa là nó không thương mình, nhưng mà gần lại với nhau rồi thì làm như chỉ muốn choảng

nhau thôi. Thành ra nhiều khi buồn, mà nghĩ lại bác là đạo phật, nên bác nghĩ ai còn người ta

cũng có số. Quần áo, giày dép cũng có số, nhưng mà số của mình được như vậy cũng tốt lắm rồi.

Con cái thành đạt hết rồi nên rất là thoả mãn. Chỉ thiếu xót điều đó thôi. Cuộc đời của mình

không được gần gũi với các con của mình để được thân thiện hơn. Mình rất là thương nó, lo cho

nó, nhưng có lẽ tôi rất là kỷ luật. Tại vì tôi khó, làm gì cũng đâu ra đó đàng hoàng. Có lẽ vì vậy

nên các con tôi against me. Tôi nghĩ vậy đó. Nó muốn làm trái ngược lại. Ngay cả thằng cháu

ngoại, tôi muốn nó discripline mà má nó không chịu. Bởi vậy mỗi lần má nó đi business trip, nó

ở nhà với tôi, tôi khổ sở với nó lắm. Nó mê ipad chơi game quá đi, tôi phải hò hét, mệt ghê lắm.

Biểu cho chơi một tiếng, đúng một tiếng đồng hồ thảy cuốn sách xuống là nó chạy đi liền. Biểu

học thêm thì nó kêu bà ngoại you steal my time. Hễ cho nó chơi 1 hour thì biểu nó time up, nó lại

nói 10, 12 more minutes. Cứ vậy, nên tôi thấy mệt ghe. Cứ ngồi kế bên ôm ipad vậy hoài. Nên

không có dạy được nó. Má nó thì tôi nghĩ vì muốn cho nó yên, đi làm về mệt rồi, chứ giờ kêu nó

không nghe. Nó cứ ngồi sát bên má nó mà giờ tôi la hết thì làm sao. Mệt với thằng cháu ngoại

này lắm. Thôi vậy mình cũng đủ rồi hả cháu.

TVD: Cháu cũng cám ơn bác rất nhiều đã chia sẻ cuộc sống của bác.

NHL: Cám ơn cháu.