vùng đồng bằng sông cửu long

55
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Báo cáo đã được chỉnh sửa theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước họp ngày 15/7/1997 tại Hà Nội) A. Tiềm năng và thế mạnh vùng ĐBSCL B. Khó khăn và hạn chế C. Thách thức đối với ĐBSCL D. Quan điẻm và mục tiêu phát triển trong QHTT KT-XH E. Các khả năng phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế G. Phát triển các ngành và các lĩnh vực H. Phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ Một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu Tổng hợp và nhận định chung A. Tiềm năng và thế mạnh vùng ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long là phần cuối cùng của lưu vực sông Mêkông với tổng diện tích tự nhiên là 3,96 triệu ha bằng 5% diện tích toàn lưu vực, bao gồm 12 tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau, chiếm khoảng 12% diện tích tự nhiên và dân số năm 1995 là 16,18 triệu người chiếm 22% dân số cả nước. I. Vị trí địa lý 1. Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là một vùng đất quan trọng, sản xuất lương thực lớn nhất nước, là vùng thuỷ sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước. 2. Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài trên 700 km khoảng 360.000 km2 vùng kinh tế đặc quyền, giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. 3. Đồng bằng sông Cửu Long nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vùng phát triển năng động nhất Việt Nam bên cạnh các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore,

Upload: truognnghiac4

Post on 20-Jun-2015

32.622 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Vùng đồng bằng sông cửu long

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

(Báo cáo đã được chỉnh sửa theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước họp ngày 15/7/1997 tại Hà Nội)

      A. Tiềm năng và thế mạnh vùng ĐBSCL

       B. Khó khăn và hạn chế

       C. Thách thức đối với ĐBSCL

       D. Quan điẻm và mục tiêu phát triển trong QHTT KT-XH

       E. Các khả năng phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế

       G. Phát triển các ngành và các lĩnh vực

       H. Phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ

       Một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu

      Tổng hợp và nhận định chung

A. Tiềm năng và thế mạnh vùng ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long là phần cuối cùng của lưu vực sông Mêkông với tổng diện tích tự nhiên là 3,96 triệu ha bằng 5% diện tích toàn lưu vực, bao gồm 12 tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau, chiếm khoảng 12% diện tích tự nhiên và dân số năm 1995 là 16,18 triệu người chiếm 22% dân số cả nước.

I. Vị trí địa lý

1. Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là một vùng đất quan trọng, sản xuất lương thực lớn nhất nước, là vùng thuỷ sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước.

2. Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài trên 700 km khoảng 360.000 km2 vùng kinh tế đặc quyền, giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

3. Đồng bằng sông Cửu Long nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vùng phát triển năng động nhất Việt Nam bên cạnh các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malaixia, Philippin, Indonesia...) một khu vực kinh tế năng động và phát triển là những thị trường và đối tác đầu tư quan trọng.

Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như Châu úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này hết sức quan trọng quan trọng cho giao lưu quốc tế.

4. Đồng bằng sông Cửu Long nằm giáp Campuchia, gần Lào, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ là những vùng có nguồn tài nguyên khoáng sản, rừng phong phú, có nguồn dầu khí, điện lớn.

Page 2: Vùng đồng bằng sông cửu long

5. Đồng bằng sông Cửu Long nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày thuận lợi cho giao thông thuỷ vào bậc nhất so với các vùng ở nước ta.

II. Tài nguyên tự nhiên

1. Khí hậu

Đồng bằng sông Cửu Long có một nền nhiệt độ cao và ổn định trong toàn vùng. Nhiệt độ trung bình 280C. Chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm 2.226 - 2.709 giờ. Tổng hoà những đặc điểm khí hậu đã tạo ra ở Đồng bằng sông Cửu Long những lợi thế mang tính so sánh riêng biệt mà các nơi khác khó có thẻ có được, đó là một nền nhiệt độ, một chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định trong vùng.

Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi ít xảy ra thiên tai do khí hậu đặc biệt là bão. Những đặc điểm khí hậu này đã tạo ra một nguồn lực rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát của sinh vật đạt được năng suất sinh học cao, tạo ra một thảm thực vật và một quần thể động vật phong phú đa dạng, nhưng có tính đồng nhất tương đối trong toàn vùng. Chính vì vậy đó là những điều kiện thuận lợi để tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất lương thực - thực phẩm, phát triển sản xuất chế biến sản phẩm nông - thuỷ - hải sản lớn nhất cả nước. Và cũng tạo ra các lợi thế so sánh khác của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

2. Nguồn nước

Đồng bằng sông Cửu Long lấy nước ngọt từ sông Mêkông và nước mưa. Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông Mêkông chảy qua Đồng bằng sông Cửu Long hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi bổ lâu dài đã tạo nên Đồng bằng Châu thổ phì nhiêu ngày nay.

Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông kênh rạch lớn nhỏ chi chít rất thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm. Về mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, sông Mêkông là nguồn nước mặt duy nhất. Về mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 2.400 mm ở vùng phía Tây Đồng bằng sông Cửu Long đến 1.300 mm ở vùng trung tâm và 1.600 mm ở vùng phía Đông. Về mùa lũ, thường xảy ra vào tháng 9, nước sông lớn gây ngập lụt.

Chế độ thuỷ văn của Đồng bằng sông Cửu Long có 3 đặc điểm nổi bật :

+ Nước ngọt và lũ lụt vào mùa mưa chuyển tải phù sa, phù du, ấu trùng.

+ Nước mặn vào mùa khô ở vùng ven biển.

+ Nước chua phèn vào mùa mưa ở vùng đất phèn.

Đồng bằng sông Cửu Long có trữ lượng nước ngầm không lớn. Sản phẩm khai thác được đánh giá ở mức 1 triệu m3/ngày đêm, chủ yếu phục vụ cấp nước sinh hoạt.

3. Tài nguyên đất

Tổng diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, không kể hải đảo, khoảng 3,96 triệu ha, trong đó khoảng 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 65%. Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa trên 90%. Đất chuyên canh các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha, khoảng 8,2% diện tích tự nhiên.

Vùng bãi triều có diện tích khoảng 480.000 ha, trong đó gần 300.000 ha có khẳ năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ. Theo điều tra năm 1995 có 0,508 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng 211.800 ha và đất không rừng 296.400 ha. Tỷ lệ che phủ rừng chỉ còn 5%.

Các nhóm đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm:

Page 3: Vùng đồng bằng sông cửu long

Đất phù sa sông (1,2 triệu ha): Các loại này tập trung ở vùng trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long. Chúng có độ phì nhiêu tự nhiên cao và không có các yếu tố hạn chế nghiêm trọng nào. Nhiều loại cây trồng có thể canh tác được trên nền đất này.

Đất phèn (1,6 triệu ha): Các loại đất này được đặc trưng bởi độ axit cao, nồng độ độc tố nhôm tiềm tàng cao và thiếu lân. Nhóm đất này cũng bao gồm cả các loại đất này cũng bao gồm cả các loại đất phèn nhiễm mặn nặng và trung bình. Các loại đất phèn tập trung tại Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên còn các loại đất phèn mặn tập trung tại vùng trung tâm bán đảo Cà Mau.

Đất nhiễm mặn ( 0,75 triệu ha): Các loại đất này chịu ảnh hưởng của nước mặn trong mùa khô. Các vùng đất này khó có thể được cung cấp nước ngọt. Hiện nay lúa được trồng vào mùa mưa và ở một số khu vực người ta nuôi tôm trong mùa khô.

Các loại đất khác (0,35 triệu ha): Gồm đất than bùn (vùng rừng U Minh), đất xám trên phù sa cổ (cực Bắc của Đồng bằng sông Cửu Long) và đất đồi núi (phía Tây - Bắc Đồng bằng sông Cửu Long).

Nhìn chung ở Đồng bằng sông Cửu Long rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp không có hạn chế lớn. Do nền đất yếu cho nên để xây dựng công nghiệp, giao thông, bố trí dân cư, cần phải gia cố, bồi đắp nâng nền, do đó cần đòi hỏi chi phí nhiều.

4. Hệ sinh thái và động vật

Hệ sinh thái:

Sông Mêkông đã tạo ra nhiều dạng sinh cảnh tự nhiên, thay đổi từ các bãi thuỷ triều, giồng cát và đầm lầy ngập triều ở vùng đồng bằng ven biển, các vùng cửa sông, cho đến vùng ngập lũ, các khu trũng rộng, đầm lầy than bùn, các dải đất cao phù sa ven sông và bậc thềm phù sa cổ nằm sâu trong nội địa.

Các vùng đất ngập nước bị ngập theo mùa hoặc thường xuyên chiếm một diện tích lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Những vùng này có chức năng kinh tế và sinh thái quan trọng. Các vùng đất ngập nước là một một trong những hệ sinh thái tự nhiên phong phú nhất. Mặt khác, chúng cũng là những hệ sinh thái vô cùng nhạy cảm dễ bị tác động và không thể được do quản lý.

áp lực dân số và hậu quả của chiến tranh đã thúc đẩy nhanh sự suy thoái, sự xáo trộn và phá hoại các hệ sinh thái tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long. Việc quy hoạch và quản lý đúng đắn là hết sức cần thiết để chặn đứng xu thế này và để thực hiện một tiến trình khôi phục và duy trì sự cân bằng sinh thái.

Trong các vùng đất ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long, có thể xác định được 3 hệ sinh thái tự nhiên. Tất cả các hệ sinh thái này đều rất “nhạy cảm” về môi trường. Những nét đặc trưng chủ yếu của 3 hệ sinh thái như sau:

a. Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn nằm ở vùng rìa ven biển trên các bãi lầy mặn. Các rừng này đã từng bao phủ hầu hết vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long nhưng nay đang biến mất dần trên quy mô lớn. Trong số các rừng ngập mặn còn lại, trên 80% (khoảng 77.000 ha) tập trung ở tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau.

b. Hệ sinh thái đầm nội địa (rừng Tràm): Trước đây rừng Tràm đã từng bao phủ một nửa diện tích đất phèn. Hiện nay chỉ còn lại trong khu vực đất than bùn U Minh và một số nơi trong vùng đất phèn ở Đồng Tháp Mười và đồng bằng Hà Tiên là những nơi bị ngập theo mùa.

Rừng Tràm rất quan trọng đối với việc ổn định đất, thuỷ văn và bảo tồn các loại vật. Rừng Tràm thích hợp nhất cho việc cải tạo các vùng đất hoang và những vùng đất không phù hợp đối với sản xuất nông nghiệp như vùng đầm lầy than bùn và đất phèn nặng. Cây tràm thích nghi được với các điều kiện đất phèn và cũng có khả năng chịu được mặn.

c. Hệ sinh thái cửa sông: Cửa sông là nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp biển. Chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các thuỷ triều và sự pha trộn giữa nước mặn và nước ngọt. Cửa sông duy trì những quá trình quan trọng như vận chuyển chất dinh dưỡng và phù du sinh vật, du đẩy các ấu trùng tôm cá, xác bồi động thực vật và nó

Page 4: Vùng đồng bằng sông cửu long

quyết định các dạng trầm tích ven biển. Hệ sinh thái cửa sông nằm trong số các hệ sinh thái phong phú và năng động nhất trên thế giới. Tuy nhiên chúng rất dễ bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường và do các thay đổi của chế độ nước (nhiệt độ, độ mặn, lượng phù sa), những yếu tố có thể phá vỡ hệ sinh thái này.

Nhiều loài tôm cá ở Đồng bằng sông Cửu Long là những loài phụ thuộc vào cửa sông. Mô hình di cư và sinh sản của các loài này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ sông và thuỷ triều, phụ thuộc rất nhiều vào môi trường cửa sông.

Hệ động vật.

Hệ động vật ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm 23 loài có vú, 386 loài và bộ chim, 6 loài lưỡng cư và 260 loài cá. Số lượng và tính đa dạng của hệ động vật thường lớn nhất trong các khu rừng tràm và rừng ngập mặn còn lại.

Sự sống còn của các quần hệ động vật có vú đang bị đe doạ bởi săn bắn, đánh bẫy và sự phá huỷ liên tục nơi cư trú. Chúng tập trung chủ yếu trong những khu rừng tự nhiên (rừng U Minh và Bảy Núi).

Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng trú đông quan trọng đặc biệt đối với các loài chim di trú. trong những năm gần đây, bảy khu vực sinh sản lớn của các loài diệc, vò vằn, cò trắng và vạc đã được phát hiện trong các khu rừng tràm, loài sếu mỏ đỏ phương đông, gần đây đã dược phát hiện ở huyện Tam Nông trong Đồng Tháp Mười. Trong khu bảo tồn Tràm Chim có 92 loài chim đã được xác định. Trong vùng rừng U Minh, có 81 loài chim đã được ghi nhận.

Những vùng ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi cư trú của các loài bò sát và động vật lưỡng cư. Nhiều loài động vật có vú, chim, bò sát và động vật lưỡng cư bị đánh bắt phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng.

5. Khoáng sản

Có triển vọng dầu khí trong thềm lục địa tiếp giáp thuộc biển Đông và Vịnh Thái Lan gồm các bể trầm tích sau:

- Bể trầm tích Cửu Long: thềm lục địa tiếp giáp Đông Nam Bộ ở phía Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long ở phía Nam. Dự báo khoảng 2 tỷ tấn dầu quy đổi.

- Bể trầm tích Nam Côn Sơn: Tiềm năng dự báo địa chất khoảng 3 tỷ tấn dầu quy đổi.

- Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai thuộc Vịnh Thái Lan có trữ lượng dự báo không lớn, khoảng vài trăm triệu tấn dầu.

Đá vôi có trữ lượng khoảng 130 đến 440 triệu tấn.

Đá Granit, Andesit có khoảng 450 triệu m3.

Sét gạch ngói có trữ lượng đến 40 triệu m3.

Cát sỏi có trữ lượng đến 10 triệu m3/năm

Than bùn có lượng 370 triệu tấn, trong đó U Minh khoảng 300 triệu tấn

Nước khoáng có ở Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Minh Hải.

III. Nhân lực

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có dân số đông nhất trong các vùng của cả nước, chiếm 22% dân số cả nước. Năm 1995 dân số vùng là 16,18 triệu người và năm 1996 là 16,50 triệu người, tốc độ phát triển bình quân dân số vùng thời kỳ 1990 - 1995 là 2,1%. Dân số thành thị năm 1996 là 2,7 triệu người, chiếm 16,5% dân số vùng, thấp hơn mức trung bình Nam Bộ 48% và mức trung bình cả nước 21%. Dân số nông thôn năm 1996 là 13,79 triệu người. mật độ dân số năm 1994 là 401 người/km2 và năm 1996 là 412 người/km2 (cả nước 219 người/km2) đứng sau đồng bằng Sông Hồng.

Page 5: Vùng đồng bằng sông cửu long

Người Khơmer, người Hoa khá đông, sống tập trung và chiếm tỷ lệ khoảng 8% dân số vùng.

Dân số trong độ tuổi lao động của vùng năm 1994 là 7,4 triệu và năm 1996 là 7,80 triệu người, chiếm tỷ trọng đông nhất 22,3% so với toàn quốc, trong khi đồng bằng Sông Hồng chiếm 20% so với toàn quốc.

ở Đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ người mù chữ trong độ tuổi lao động còn cao chiếm 19,2% trong khi cả nước là 16,5%. tỷ lệ huy động đi học của trẻ em ở độ tuổi 6-18 tuổi là 61% và ở độ tuổi 6-23 là 44%. Như vậy là quá thấp (chỉ cao hơn vùng Tây Bắc).

Tỷ lệ lao động kỹ thuật so với dân số trong độ tuổi lao động đạt thấp 3,4% trong khi cả nước là 190% (năm 1993). tỷ lệ người có trình độ đại học, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng chỉ có 0,15% trong khi cả nước là 0,36%.

Nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long giàu truyền thống cách mạng, thông minh sáng tạo, có kinh nghiệm trong sản xuất hàng hoá có thể thích ứng nhanh nhạy với điều kiện và đòi hỏi mới của thời đại khoa học công nghệ tiên tiến.

Dân số Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tăng lên 17,85 triệu người vào năm 2000 và 21,1 triệu người vào năm 2010. Kết quả này dựa trên mục tiêu giảm sinh là tốc độ phát triển bình quân dân số giảm từ 2,1% thời kỳ 1995-2000 xuống còn 1,7% thời kỳ 2001-2010.

Dân số nông thôn tăng lên 14,5 triệu người năm 2000 và 13,7 triệu người năm 2010, nông thôn vẫn là nơi cư trú của 2/3 dân số vùng.

Dự báo dân số đô thị năm 2010 khoảng 7,4 triệu người, chiếm 35% dân số vùng.

Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 9,7 triệu người năm 2000, và khoảng trên 12 triệu người năm 2010, tăng với tốc độ 3% năm thời kỳ 1995-2000 và 2,3% thời kỳ 2001-2010.

IV. Kinh tế

Cơ cấu kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long mang tính thuần nông. Tuy nhiên xét trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1996 đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, đó là cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngày một giảm, cơ cấu ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng.

Cơ cấu GDP

Đơn vị: %

1990 1994 1995 1996

Tổng số 100 100 100 100

Nông lâm thuỷ 54,9 47,6 46,1 44,5

Công nghiệp và xây dựng 15,3 19,9 20,8 21,6

Dịch vụ 29,8 32,5 33,1 33,9

So với 8 vùng của cả nước, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long đứng thứ 7 chỉ cao hơn vùng Tây Nguyên, công nghiệp và xây dựng cũng đứng thứ 7 cũng cao hơn vùng Tây Nguyên. Vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ là Đông Nam Bộ nông nghiệp chỉ có trên 10%, công nghiệp và dịch vụ đều chiếm trên 40%.

Thời gian qua tốc độ tăng trưởng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt trên 8%/năm.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước, nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế trong vùng, đồng thời góp phần ổn định nền kinh tế chung của đất nước.

Page 6: Vùng đồng bằng sông cửu long

Đất nước ta vào công nghệ hóa, hiện đại hoá trên cơ sở đã đảm bảo an toàn lương thực.

Cây lương thực giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Sản lượng lương thực tà 4,6 triệu tấn năm 1976 lên 15,1 triệu tấn năm 1996 (số liệu từ các Sở NN&PTNT), từ chỗ sản xuất không đủ ăn trong vùng, tiến đến đủ ăn và còn chi viện cho các vùng khác xuất khẩu, đồng thời đảm bảo an toàn lương thực quốc gia.

Trong 20 năm sản lượng lương thực tăng trên 10 triệu tấn, bình quân tăng trên 500.000 tấn/năm. Đây là điều đặc biệt hiếm thấy ở các vùng sản xuất lúa trên thế giới.

Đồng bằng sông Cửu Long chiếm một nửa sản lượng lương thực của cả nước trong khi dân số chiếm 22%. Trong mấy năm gần đây cả nước bình quân tăng 1 triệu tấn lúa một năm thì riêng Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp 800.000 tấn.

Phần lớn gạo xuất khẩu của cả nước là của vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm trên 80%, nước ta là nước xuất khẩu gạo thứ 3 trên thế giới. Thuỷ sản là thế mạnh của vùng, tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản đạt khoảng 600.000 tấn, trong đó đánh bắt hải sản chiếm khoảng 40% sản lượng cả nước. giá trị xuất khẩu thuỷ sản chiếm 50 - 60% so cả nước.

Xuất khẩu đã trở thành nhân tố tăng trưởng của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng kim ngạch xuất khẩu của vùng hàng năm đạt khoảng 17% xuất khẩu cả nước. Năm 1994 đạt khoảng 58 triệu USD. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản chiếm 50 - 60% so với cả nước.

[  Trở về |  Đầu trang | In trang]

B. Khó khăn và hạn chế

1. Trừ diện tích khoảng 30% rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, diện tích còn lại như diện tích đất phèn 1,6 triệu ha, đất xám 134.000 ha, nhìn chung là khó khăn cho phát triển nông nghiệp. Ngoài ra so nền đất yếu cho nên rất khó khăn cho công tác xây dựng cơ bản.

2. Đồng bằng sông Cửu Long chia 2 mùa rõ rệt, gắn chặt với chế độ thuỷ văn, mùa khô gắn với xâm nhập mặn ở vùng ven biển với diện tích mặn 0,75 triệu ha.

Mùa mưa gắn với lũ lụt. Diện tích bị lũ lụt đã lên tới gần 2 triệu ha khoảng 50% diện tích thuộc 8 tỉnh, tình trạng ngập lụt bắt đầu tháng 7 và kết thúc vào tháng 12. Độ sâu thường 0,5 m đến 4m, trong đó diện tích ngập trên 1m vào năm lũ lớn tới 1 triệu ha.

3. Tỷ lệ người mù chữ trong độ tuổi cao gần 20% trong khi cả nước 16,5%. Tỷ lệ lao động kỹ thuật so với lao động trong độ tuổi của vùng đạt thấp nhất khoảng 4% thấp nhất so với các vùng, thấp hơn trung bình cả nước khoảng 10%.

4. Kết cấu hạ tầng rất yếu kém đặc biệt giao thông, điện, cung cấp nước. Nhà nước ở tranh, tre, nứa (nhà tạm) 73% trong khi cả nước 42,3%. Số hộ dùng điện 24,4% cả nước 54,8%.

Hệ thống đường bộ có 6.600 km (không kể đường nông thôn) trong đó có 12 quốc lộ với chiều dài 1.600 km các tỉnh lộ 2.499 km. Ngoài đường quốc lộ 1A là trục chính tương đối tốt còn lại đường xuống cấp nghiêm trọng gây cản trở lưu thông. Đường làng xã quá ít khoảng 400 xã vùng sâu ô tô loại nhỏ không đi được. Cầu khỉ còn nhiều. Hàng năm lũ lụt đã gây hư hỏng nghiêm trọng.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long không có đường sắt, có 2 sân bay Trà Nóc (Cần Thơ) và Phú Quốc (Kiên Giang) là đáng kể, còn lại sân bay nhỏ chưa được khai thác.

5. Tuy nền kinh tế trong những năm qua có chuyển biến, theo hướng công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên và nông nghiệp có xu hướng giảm, nhưng nhìn vào cơ cấu kinh tế ta thấy rõ kinh tế nông nghiệp vẫn là cơ bản. Năm 1995 cơ cấu kinh tế là nông nghiệp 46,10; công nghiệp và xây dựng 20,76 và dịch vụ 33,14 và năm 1996 tương ứng là 44,50; 21,59; 33,91.

Page 7: Vùng đồng bằng sông cửu long

Lao động làm việc trong ngành công nghiệp còn quá lớn chiếm 73% mức thu nhập của vùng nông thôn thấp hơn mức trung bình cả nước.

Đời sống nông dân rất khó, hộ nghèo đói 17,2% so với cả nước đứng thứ ba sau vùng miền núi phía Bắc và khu bốn cũ.

6. Công nghiệp phát triển chậm, yếu kém và thiết bị, kỹ thuật và công nghệ nhất là công nghiệp ngoài quốc doanh, lao động công nghiệp nhìn chung không được đào tạo chính quy, lao động chủ yếu thợ thủ công, mức độ cơ giới hoá thấp, chỉ có 4 - 5% lao động có trình độ đại học chủ yếu làm nhiệm vụ quản lý. Công nghiệp nông thôn chưa có định hướng, hình thành tự phát, sản xuất thô sơ đơn giản.

7. Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP khoảng 10% của vùng, chiếm khoảng 9,2 - 12,2% nguồn thu của cả nước. Khoảng 20% chi ngân sách sách địa phương của vùng được dùng cho đầu tư.

Đô thị kém phát triển, tỷ lệ đô thị hoá thấp 15 - 16% nhưng cũng không đồng đều có tỉnh 7 - 8%.

8. Chênh lệch về kinh tế - xã hội của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam rất lớn GDP/người hiện nay chiếm khoảng 1/3. Nếu Đồng bằng sông Cửu Long kinh tế kém phát triển hoặc có phát triển nhưng vấn đề xã hội còn yếu kém thì không tránh khỏi dòng người sẽ đổ về phía Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh khác trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

[  Trở về |  Đầu trang | In trang]

C. Thách thức đối với ĐBSCL

- Tiềm năng phát triển nông nghiệp nói chung còn rất lớn, nhưng hiện nay kinh tế chuyển biến chưa theo kịp tiềm năng. Đời sống nhân dân nông thôn đặc biệt vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn rất khó khăn. Yêu cầu phải nâng cao dần đời sống kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội (trường học, bệnh viện,...)

- Đồng bằng sông Cửu Long phải phát triển nhanh theo con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải quyết khó khăn nhất là cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống nhân dân kể cả về văn hoá - xã hội. Có như vậy mới hạn chế dòng người nhất là lao động có kỹ thuật về vùng KTTĐPN đặc biệt là Tp. Hồ Chí Minh.

- Theo Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của Vùng KTTĐPN và Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 GDP/người có tỷ kệ 6/1.

[  Trở về |  Đầu trang | In trang]

D. Quan điẻm và mục tiêu phát triển trong quy hoạch tổng thể kinh tế kinh tế - xã hội

I. Quan điểm phát triển

- Hình thành nền kinh tế mở theo định hướng Xã hội chủ nghĩa trên cơ sở phát huy mạnh hơn nữa các nguồn lực, tiềm năng tại chỗ của vùng đồng thời mở rộng các quan hệ kinh tế với bên ngoài, trước hết và đặc biệt là với miền Đông Nam Bộ, Vùng KTTĐPN, cũng như với các nước trong khu vực trong quan hệ hợp tác và cạnh tranh.

- Trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm năng của các tỉnh, của vùng, đất liền, biển, thềm lục địa và môi trường sinh thái, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, hạ thấp dần tỷ trọng nông nghiệp.

- Sử dụng hiệu quả mỗi ha đất nông nghiệp trên cơ sở đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, tiếp tục đảm nhận vai trò số một đối với cả nước về sản xuất lương thực - thực phẩm, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia.

- Kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh, quốc phòng.

Page 8: Vùng đồng bằng sông cửu long

II. Mục tiêu

- GDP/người năm 2000 tăng bằng 1,5 lần so với mức của năm 1994; tăng 1,31 lần của năm 1996 và năm 2010 tăng 2,36 lần so với mức trung bình của năm 2000. Tức là vào năm 2010, GDP/ người bằng 3,54 lần mức của năm 1994.

- Sản lượng lương thực đến năm 2010 đạt 18 triệu tấn, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia. Xuất khẩu 3,5 - 4 triệu tấn gạo (tăng gạo xuất khẩu có chất lượng cao).

-Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại. Kim ngạch xuất đạt 1490 triệu USD năm 2000 và 8600 triệu USD năm 2010, đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 18% thời kỳ 1995 - 2010.

- Thực hiện tỷ lệ tích luỹ đầu tư từ nội bộ nền kinh tế so với GDP đạt 11,6% thời kỳ 1995 - 2000 và 15,5% 2001 - 2010.

- Đổi mới công nghệ và thiết bị, tạo ra các sản phẩm nông, công nghiệp và dịch vụ mũi nhọn của vùng. Phấn đấu đổi mới 15% năm các thiết bị và công nghệ hiện có, nhập thiết bị và công nghệ tiên tiến cho các cơ sở mới.

- Tạo việc làm, thu hẹp diện thất nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, chiếm gần 50% lao động vùng.

- Trong khoảng thời gian ngắn nhanh chóng xoá cơ bản tình trạng hộ đói.

- Phổ cập cấp I vào năm 2000 và cấp II ở các thành phố, đô thị vào năm 2010. Năm 2010 đưa tỷ lệ lao động kỹ thuật đạt trên 20% so tổng số lao động trong các ngành kinh tế quốc dân.

- Đến năm 2010 điện khí hoá nông thôn 100%, hộ nông dân sử dụng điện đạt trên 90% và 100% dân số nông thôn được cấp nước sạch, 90 - 95% dân số ở nhà kiên cố.

- Nâng cao một bước sức khoẻ cho nhân dân, tăng tuổi thọ, chiều cao và cân nặng, giảm các bệnh nhiễm khuẩn, ngăn chặn dịch bệnh, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 34% hiện nay xuống dưới 5% năm 2010.

[  Trở về |  Đầu trang | In trang]

E. Các khả năng phát triển và chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Đối với Đồng bằng sông Cửu Long, từ nay đến năm 2010 chỉ bằng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế trên cơ sở sản nông nghiệp - thuỷ sản để đi nhanh là khó, muốn đi lên nhanh, bên cạnh việc tăng sản xuất nông nghiệp để có nhiều tích luỹ, phải có đầu tư từ bên ngoài vùng (bao gồm cả đầu tư nước ngoài và từ các tỉnh khác, nhất là miền Đông Nam Bộ).

Trên cơ sở phân tích, tính toán các phương án phát triển của các ngành, Đồng bằng sông Cửu Long có mấy khả năng phát triển sau:

1. Thời kỳ 1995 - 2000

+ Trường hợp I: Trên cơ sở phát huy tối đa các nguồn lực tự có, thay đổi một bước cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, nhịp độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm đạt khoảng 7,7%. Khi đó GDP bình quân đầu người của vùng mới đạt khoảng 80 - 81% so với mức trung bình của cả nước.

+ Trường hợp II: Cùng với sự đi lên của cả nước, vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển với tốc độ cao hơn, đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm về GDP khoảng 9%. Ngoài việc phát huy tố đa các nguồn lực sẵn có, tranh thủ đầu tư hợp tác với nước ngoài, phát huy mạnh mẽ các yếu tố tác động từ bên ngoài (đặc biệt là từ các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ), đẩy nhanh hơn nữa sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh hơn tỉ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp. Khi đó vào năm 2000, GDP bình quân đầu người của vùng đạt khoảng 291,4 USD (quy theo mặt bằng giá 1994: 1 USD = 11.000 VND); tuy so với mức trung

Page 9: Vùng đồng bằng sông cửu long

bình của cả nước còn chưa được thu hẹp (từ 91% xuống 88,7%) song đây đã là phương án tích cực, tạo tiền đề cho Đồng bằng sông Cửu Long đi lên vào sau năm 2000.

2. Thời kỳ 2001 - 2010

+ Trường hợp I: Trên nền của phương án I, tận dụng mọi khả năng các nguồn lực sẵn có của mình, thay đổi mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp, phát huy thế mạnh của các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ, đẩy nhanh hơn nữa các ngành dịch vụ then chốt,... nhịp độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 9%. Vào năm 2010, so với mức trung bình của cả nước, khoảng cách về GDP bình quân đầu người không những không được thu hẹp mà ngày càng doãng ra.

+ Trường hợp II: Đồng thời với việc phát huy các thế mạnh nội tại của mình, Đồng bằng sông Cửu Long tích cực hơn nữa trong việc phát huy các yếu tố tác động từ bên ngoài. Sự hình thành một vài khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung là động lực thúc đẩy nền kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long đi lên, tạo đà cho các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập ngoài phát triển mạnh như: cơ khí, lắp ráp điện tử... Đi đôi với nó sẽ là quá trình phát triển mạnh hơn của các ngành dịch vụ. Khi đó, nhịp độ tăng trưởng GDP đạt trung bình hàng năm khoảng 11%. Vào năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 687 USD (giá 1994); tuy chưa đạt được mức trung bình về GDP bình quân đầu người so với cả nước song khoảng cách này đã thu hẹp. Đây là nền tảng tốt cho Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục bứt lên vào những thập nên sau.

Trên cơ sở các trường hợp phát triển, cơ cấu kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thể hiện ngày càng tích cực.

Biểu: Dự báo cơ cấu kinh tế theo 2 trường hợp

1994 1995 1996 2000 2010

Trường hợp I

Trường hợp II

Trường hợp I

Trường hợp II

Tổng số 100 100 100 100 100 100 100

Công nghiệp 16,1 16,8 17,4 18,8 20 22,7 26,3

Xây dựng 3,8 3,96 4,19 5,4 5,1 8 7,8

Nông nghiệp 47,6 46,1 44,5 41,9 38,8 27 21,2

Dịch vụ 32,5 33,14 33,91 33,9 36,1 42,3 44,7

 

 

 

 

[  Trở về |  Đầu trang | In trang]

G. Phát triển các ngành và các lĩnh vực

1. Nông nghiệp

Với phương châm đa dạng hoácơ cấu cây trồng, vật nuôi và trên quan điểm hiệu quả, có trách nhiệm đối với cả nước, sản lượng và cơ cấu nông nghiệp có sự thay đổi. Tốc độ tăng trưởng ngành đạt 4,8% cả thời kì 1995 - 2000, tỉ trọng trồng trọt giảm từ 79% hiện nay xuống còn khoảng 62% vào năm 2010, ngược lại tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 21% hiện nay lên 37,2%. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp theo hướng mở rộng diện tích đất

Page 10: Vùng đồng bằng sông cửu long

nông nghiệp, đạt 2,9 triệu ha vào năm 2010, trong đó đất trồng cây hàng năm chiếm 78% và đất trồng cây lâu năm 22%.

Cây lương thực giữ vai trò đặc biệt lớn: Diện tích canh tác khoảng 1,9 triệu ha. Năm 2010 đảm bảo sản lượng lúa đạt 18.000.000 tấn, đóng góp 52 - 55% sản lượng thóc của cả nước, xuất khẩu từ 3,5 - 4 triệu tấn/năm, tăng sản xuất lúa gạo chất lượng cao, đặc sản. Tập trung khai thác các vùng Đồng Tháp Mười, Tây Sông Hậu và bán đảo Cà Mau.

Đưa tỉ trọng diện tích cây ăn quả lên 7 - 8%, cây công nghiệp lên 9 - 10% diện tích trồng trọt vào năm 2010.

Tăng tỉ trọng các cây trồng khác trong trồng trọt lên 20% năm 2010.

Phát triển mạnh chăn nuôi hơn nữa. Phấn đấu tăng đàn heo khoảng 6 - 8% mỗi năm để đảm bảo đủ nhu cầu ăn cho nhân dân (khoảng 25 kg thịt hơi các loại/người/năm) và có sản lượng thịt các loại cung cấp cho các thành phố, khu công nghiệp và xuất khẩu khoảng 5 - 10 vạn tấn. Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi chiếm 35 - 40% giá trị gia tăng nông nghiệp.

2. Thuỷ sản

Đồng bằng sông Cửu Long có trên 700 km bờ biển, chiếm 23% chiều dài bờ biển cả nước, vùng thềm lục địa có thế mạnh về hải sản, trữ lượng hải sản có khả năng cho phép khai thức hàng năm khoảng 630.000 tấn/năm hải sản các loại, có 25 cửa luồng lạch thuận tiện cho tàu thuyền đánh cá, cùng với vùng bãi triều diện tích khoảng 480.000 ha, trong đó gần 300.000 ha có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ và 1500 km2 sông ngòi kênh rạch nuôi trồng nước ngọt. Xây dựng ngành thủy sản là ngành kinh tế quan trọng, đảm bảo thuỷ sản vẫn là ngành kinh tế quan trọng của vùng, xuất khẩu chiếm trên 50% cả nước.

Gia tăng năng lực khai thác biển. Giảm dần đánh bắt gần bờ, tăng đánh bắt biển khơi, vùng biển xa. Phát triển diện tích nuôi trồng thuỷ sản, đưa tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đạt trên 1 triệu tấn năm 2010.

3. Công nghiệp

Con đường đi lên của công nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều khó khăn. Để đạt mục tiêu tăng trưởng chung của vùng đi lên cùng các vùng khác của cả nước, công nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long phải được phát triển.

Có 2 trường hợp phát triển công nghiệp trong thời kì tới 2010.

Trường hợp I: đưa khoảng 30% nông, thuỷ sản vào chế biến và công nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập ngoại và công nghiệp gia công sẽ được phát triển mạnh hơn thời kì vừa qua. Ngành công nghiệp sẽ có nhịp độ tăng trưởng 10,53% ở thời kì 1995 - 2000 và 11% ở thời kì 2001 - 2010.

Trường hợp II: công nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập ngoại và gia công được phát triển mạnh hơn nữa, đạt tỉ lệ khoảng trên 40% so toàn bộ ngành công nghiệp (tính theo GDP). Khi đó công nghiệp sẽ có nhịp độ tăng trưởng khoảng 13,1% thời kì 1995 - 2000 và khoảng 13,9% thời kì 2001 - 2010.

Cân đối chung, trường hợp II được lựa chọn:

- Tốc độ tăng GDP công nghiệp thời kì 1995 - 2000 đạt khoảng 13,1%, thời kì 2001 - 2010 đạt khoảng 13,9%.

- Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chú trọng phát triển công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm đạt 60 - 65% năm 2010, tăng tỉ trọng các ngành may mặc, dệt, da giày, cơ khí,... trong giá trị gia tăng công nghiệp.

- Tạo ra một số sản phẩm then chốt mũi nhọn của vùng và đủ sức cạnh tranh thị trường (thủy sản...). Hình thành một số khu, cụm tập trung sản xuất công nghiệp, đảm bảo ngay từ đầu các điều kiện hạ tầng cơ sở trong hàng rào và ngoài hàng rào để phát huy nhanh hiệu quả.

Page 11: Vùng đồng bằng sông cửu long

Phát triển các ngành công nghiệp then chốt sau:

Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm

Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm trước mắt cũng như lâu dài luôn luôn có vị trí quan trọng bậc nhất trong các ngành công nghiệp của vùng.

Từ nay đến năm 2000 và sau năm 2000 các lĩnh vực sau đây cần phát triển mạnh: công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản, công nghiệp súc sản và chế biến các sản phẩm thịt, công nghiệp chế biến rau, trái cây, nước giả khát.

Công nghiệp dệt, may, da

Dự kiến nhịp độ tăng của ngành dệt may da khoảng 18%. Cơ cấu của ngành dệt may da sẽ từ 4,9% hiện nay lên khoảng 12,2% giá trị giá tăng công nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập ngoại.

Công nghiệp cơ khí chế tạo, chế biến sản phẩm kim loại, điện tử, kỹ thuật điện.

Trong những thập kỷ tới, công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc thiết bị, điện tử, chế biến các sản phẩm kim loại là một ngành trung tâm trong quá trình công nghiệp hoá vùng.

Dự kiến đến năm 2000, các ngành cơ khí tăng với tốc độ 18-20%, tỷ trọng các ngành cơ khí tăng từ 5% hiện nay lên 8,2%, đến năm 2010 tỷ trọng các ngành cơ khí có thẻ chiếm khoảng 16,4% giá trị gia tăng công nghiệp sử dụng nguyên liệu nhập ngoại.

Công nghiệp vật liệu xây dựng

Phát triển công nghiệp xi măng, đưa xi măng Kiên Giang đạt công suất khoảng 2,5 triệu tấn. Phát triển các cơ sở sản xuất bê tông đúc sẵn, sản xuất gạch ngói lát nền gạch men, đa dạng hoá các sản phẩm vật liệu xây dựng. Khai thác đá Granit.

Công nghiệp hoá chất.

Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, trước hết ở Cần Thơ nên tập trung nghiên cứu phát triển sản xuất phân vi sinh và thuốc trừ sâu vi sinh thay thế khoảng 30% nhu cầu phân đạm.

Phát triển công nghiệp chế biến đồ nhựa, sản xuất bao bì, ống dẫn nước, vật liệu xây dựng bằng nhựa, đồ dùng gia đình bằng nhựa, thay thế một phần đồ gỗ khan hiếm.

Dự kiến đến năm 2000, nhịp độ tăng trưởng bình quân công nghiệp hoá chất khoảng 15-16%. tỷ trọng ngành hoá chất tăng từ 2,5% hiện nay lên 3% vào năm 2000 và đạt tỷ trọng 3,5% vào năm 2010.

Công nghiệp chế biến gỗ.

Phát triển công nghiệp chế biến gỗ. sản phẩm chủ yếu là gỗ xẻ, sản xuất đồ dùng gia đình, đóng thuyền và đồ gỗ dùng trong xây dựng.

Phát triển các khu, cụm công nghiệp.

Nhanh chóng chuẩn bị điều kiện để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, xúc tiến xây dựng các khu công nghiệp tập trung trên cơ sở những điều kiện sau:

Có điều kiện kết cấu hạ tầng thuận lợi, đảm bảo hiệu quả, thuận lợi về tiêu thụ sản phẩm, có khả năng liên kết và phối hợp sản xuất; Gắn với các vùng nguyên liệu nông lâm thuỷ sản hoặc nhập khẩu nguyên liệu thuận lợi. Các khu công nghiệp phải ở những nơi thuận lợi về giao thông trong vùng và ngoài vùng; có điều kiện đáp ứng tốt về lao động; tiết kiệm tối đa đất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa không bị úng lụt, chất lượng chịu tải tốt, không bị xói mòn, quá trình bố trí công nghiệp cần gắn chặt với quy hoạch đô thị.

Các tỉnh đã dự kiến hình thành các khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 7.000 ha. Tuy nhiên đối chiếu với đặc điểm điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của vùng cho thấy đến năm 2010 chưa có khả năng hình thành nhiều khu công nghiệp như trên.

Page 12: Vùng đồng bằng sông cửu long

Khả năng diện tích các khu vực chỉ đạt khoảng trên 3.000 ha cho đến năm 2010.

4. Thương mại

Thương mại sẽ là ngành lớn, phát triển với tốc độ cao, làm một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của vùng.

Mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ sẽ tăng 18 - 20% thời kì 1995 - 2010. Mức lưu chuyển hàng hoá bán buôn sẽ tăng 22 -24% thời kì 1995 - 2010. Xuất khẩu đạt kim ngạch 8.600 triệu USD năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân cả thời kì 1995 - 2010 là 18 - 20%.

Các tỉnh, cần sớm hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới chợ, cửa hàng, đường phố kinh doanh... tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hiện đại và văn minh thương nghiệp.

Từ nay đến năm 2010 trên địa bàn vùng sẽ hình thành mộ trung tâm thương mại cấp vùng tại thành phố Cần Thơ và một số trung tâm thương mại cấp liên khu vực có quy mô, cơ cấu khác nhau. Ngoài ra tại một số khu vực có mật độ dân số tập trung cao hoặc các cụm công nghiệp sẽ hình thành các trung tâm thương mại khu vực chủ yếu phục vụ, cung cấp và tiêu thụ hàng hoá cho khu vực đó.

5. Vận tải

Đưa giao thông vận tải trở thành một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng. Giao thông đi trước một bước tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư vào những nơi cần phát triển. Thu hút mọi thành phần kinh tế kể cả nước ngoài đầu tư để phát triển giao thông vận tải vùng. Phát triển mạnh mẽ vận tải đường thuỷ, nhất là vận chuyển đường biển, đồng thời đẩy mạnh phát triển đường bộ.

Năm 2010 khối lượng chuyên chở hàng hoá đạt 118,7 triệu tấn, chuyên chở hành khách đạt 1.104 triệu hành khách.

Xây dựng các đội tàu, phương tiện vận tải. Trang bị các xe tải lớn chạy đường dài, xe buýt hành khách. Phát triển đội tàu vận chuyển hàng rời, hình thành đội tàu Viễn Dương...

6. Du lịch

- Phát triển ngành du lịch đảm bảo là một vùng du lịch lớn của cả nước.

Dự báo đến năm 2010 Đồng bằng sông Cửu Long có khả năng nhận 810 - 820 ngàn khách du lịch quốc tế; 5,2 - 5,4 triệu khách du lịch nội địa, tương ứng doanh thu quốc tế đạt 400 triệu USD, du lịch nội địa 378,5 triệu USD.

7. Tài chính - ngân hàng

Phấn đấu tỉ lệ huy động ngân sách từ GDP năm 2000 đạt 15% và năm 2010 đạt khoảng 20%. Xây dựng thị trường tài chính vùng gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Tăng mức chi ngân sách, sẽ dành đến 20% ngân sách chi cho đầu tư và thực phẩm nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật và xã hội. Tranh thủ các nguồn vốn viện trợ ODA, NGO để thực hiện các chương trình Nhà nước và địa phương, làm giảm nhẹ một phần chi ngân sách.

Phát triển các đại diện ngân hàng và đại diện của các tổ chức tiền tệ ở các tỉnh của TP HCM, của ngân hàng toàn quốc, của nước ngoài. Tăng cường lập các ngân hàng liên doanh, ngân hàng cổ phần, lập công ty tài chính, các công ty uỷ thác thị trường chứng khoán. Đồng thời triển khai lập quỹ tín dụng trên khắp vùng để tăng nguồn vốn tiền tệ hoạt động trên địa bàn vùng.

Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, khuyến khích gửi tiết kiệm, tăng cường phát hành trái phiếu, tín phiếu, kì phiếu, phát triển dịch vụ kiều hối, khai thác nguồn vốn từ quỹ đất, quỹ nhà.

Phát triển hoạt động tín dụng gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng, tăng vốn tín dụng trung hạn và dài hạn đầu tư cho các dự án phát triển nông lâm thuỷ, công nghiệp xã hội và các ngành dịch vụ.

Page 13: Vùng đồng bằng sông cửu long

8. Văn hoá

Phát triển văn hoá thông tin vùng: củng cố, phát triển các đoàn nghệ thuật, xây dựng và trang bị cho các đài phát thanh truyền hình, phát triển mạng lưới phát hành sách báo, văn hoá phẩm, đẩy mạnh các dịch vụ điện ảnh, băng từ, mở rộng các dịch vụ nhiếp ảnh, nâng cấp và xây mới các rạp chiếu phim, rạp hát, xây dựng hệ thống thư viện các cấp, củng cố, phát triển các nhà bảo tàng, tượng đài, bia truyền thống, xây dựng các trung tâm văn hoá triển lãm...

9. Giáo dục và đào tạo

Phát triển giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ lao động kĩ thuật cho phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và đa dạng hoá đào tạo, hoàn thành xoá mù chữ và phổ cập tiểu học, tiến tới phổ cập trung học mở rộng đào tạo chuyên môn. Nâng cao lực lượng giáo dục bao gồm xây dựng đội ngũ thầy giáo, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, cải thiện Đồng bằng sông Cửu Long giáo dục đểm đảm bảo sự phát triển giáo dục của vùng bền vững và nhanh chóng.

Năm 2000 xoá mù chữ và phổ cập tiểu học. Năm 2010 cơ bản phổ cập cấp II ở các đô thị. Nâng tỉ lệ học sinh cấp II đạt 30% năm 2010. Tăng cường đào tạo trung cấp và công nhân kĩ thuật tiến tới đào tạo đại học, mở rộng hệ đại học cộng đồng, đào tạo cán bộ kĩ thuật và quản lý đáp ứng nhu cầu kinh tế. Phấn đấu năm 2010 thu hút 20% độ tuổi 18 - 23 học cao đẳng, đại học, nâng tỉ lệ lao động được đào tạo lên trên 20% lực lượng lao động.

Phát triển mạnh hệ thống mạng lưới các trường từ mẫu giáo đến đại học, mạng lưới các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Xây dựng bồi dưỡng và chăm lo đội ngũ cán bộ giáo viên, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị trường học đảm bảo được các yếu tố chuẩn: Trường sở được xây cất chuẩn, đủ thầy đạt tiêu chuẩn dạy các môn, bàn ghế đầy đủ cho thầy trò, trang thiết bị cần thiết thực hành và môi trường giáo dục - đào tạo tốt.

10. Y tế, bảo vệ sức khỏe

Cải thiện tình trạng sức khoẻ (tuổi thọ 70 tuổi, chiều cao thành niên 1,7 mét, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5%...), khống chế các bệnh gây dịch (đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh lây lan do nước và do vecto truyền bệnh), chủ động phòng chống AIDS, cải thiện môi trường sống, lao động, học tập. Cung cấp nước sạch đạt 100%, cầu tiêu hợp vệ sinh 100%, xử lý nước thải, rác, xây dựng gia đình quy mô nhỏ 1 - 2 con. Cải thiện chất lượng dinh dưỡng, đáp ứng yêu cầu chất lượng chữa bệnh của nhân dân, thực hiện phục hồi chức năng. Hạn chế các bệnh do phát triển công nghiệp, các bệnh không lây lan và các nguy cơ mới.

Xây dựng mạng lưới khám chữa bệnh từ tuyến tỉnh, huyện, khu vực đến xã, đảm bảo nhà kiên cố, đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Phấn đấu đạt được đầy đủ các danh mục trang bị y tế từng cấp, có đủ thuốc thiết yếu và vắc xin, chất lượng quản lý tốt, có đủ cán bộ chuyên khoa, thầy thuốc có tay nghề cao.

Xây dựng hệ y học dự phòng.

Hình thành hệ thống chống các bệnh xã hội, có cán bộ chuyên trách phòng chống các bệnh xã hội, xã, phường, thị trấn.

Tổ chức hệ bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em - kế hoạch hoá gia đình bao gồm: Trung tâm bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em - kế hoạch hoá gia đình tỉnh; Đội bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em - dịch vụ kế hoạch hoá gia đình; các nhà hộ sinh khu vực và khoa sản ở các trạm y tế xã.

11. Phát triển hạ tầng cơ sở

a. Giao thông

- Ngăn chặn sự xuống cấp của các luồng tuyến vận tải thuỷ trên Đồng bằng sông Cửu Long, tiến hành khôi phục và nâng cấp từng bước, ưu tiên trước các tuyến trọng yếu của toàn ĐBSCL như tuyến TP HCM - Kiên Lương và tuyến TP HCM - Cà Mau, đồng thời thường xuyên củng cố các tuyến khác.

Page 14: Vùng đồng bằng sông cửu long

- Xây dựng cảng Cần Thơ trên sông Hậu, làm cảng trung tâm cho cả Đồng bằng sông Cửu Long, bước đầu cho tàu 5.000 tấn ra vào thuận tiên, sau đó tàu 10.000 tấn, năng lực thông qua khoảng 1,5 triệu tấn/năm và nâng dần lên 2,5 - 3 triệu tấn/năm vào khoảng năm 2010, đảm nhận các hàng hoá thông dụng và hàng Container cho cả Đồng bằng sông Cửu Long. Triển vọng này tuỳ thuộc vào kết quả nghiên cứu khai thông cửa Định An. Ngoài ra, có thể xây dựng 1 - 2 cảng lớn khác.

Nâng cấp các tỉnh nằm dọc các sông Tiền và sông Hậu như cảng Mỹ Thới, Mỹ Tho, Vĩnh Thái, Năm Căn, Kiên Lương, Hòn Chông, phát triển để tiếp nhận được các tàu biển.

- Phải chú ý thường xuyên việc nạo vét luồng lạch đặc biệt luồng cửa Định An, Cửa Tiểu (Sông Tiền) và Cửa Trần Đề liên quan cảng Năm Căn.

- Tiếp tục ngăn chặn sự xuống cấp của các đường bộ đã có, xây dựng các tuyến mới, tăng mật độ đường bộ trong ĐBSCL lên 0,5 km/km2, chú trọng đúng mức đường giao thông nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đặc biệt góp phần bảo vệ an toàn cho nhân dân cũng như bảo vệ tài sản và các kết cấu hạ tầng trong Đồng bằng sông Cửu Long khi mùa lũ hàng năm đến ở đỉnh mức lũ 1961.

Nâng cấp các quốc lộ của vùng, hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ từng tỉnh.

- Quốc lộ 1 đoạn từ Bến Lức (Long An) đến Năm Căn dài 375,5 km, đoạn nằm trong vùng lũ dài 168,3 km.

- Tuyến N1: Dự kiến bắt đầu nối từ quốc lộ 14 từ Chơn Thành qua Trảng Bàng (Tây Ninh) về Củ Chi (Tp. HCM) qua Đức Huệ, Mộc Hoá (Long An) Tân Thành - Lò Gạch, Hồng Ngự, Tân Hồng (Đồng Tháp) rồi đến An Giang, Kiên Giang.

- Tuyến N2: Một nhánh từ quốc lộ 22 (Củ Chi) qua Đức Hoà, Đức Huệ đến Thạnh Hoá, Tân Thạnh. Sau đó đi dọc kênh Đồng Tiến Dương Văn Dương qua Tràm Chim về Thanh Bình nối vào quốc lộ 30. Vì nằm trong khu vực lũ cho nên đoạn Tràm Chim, An Long phải làm đường tràn. Đoạn cuối của tuyến N2 từ Cao Lãnh qua An Giang dọc kênh cái Tàu Thượng nối vào quốc lộ 80.

- Quốc lộ 50: Cần Giuộc - Mỹ Tho dài 78,3 km, nằm trong vùng lũ 12 km.

- Quốc lộ 60: Tiền Giang - Sóc Trăng dìa 127 km, nằm trong vùng lũ 41 km.

- Quốc lộ 80: Mỹ Thuận - Hà Tiên dài 210,7 km. Đoạn Lộ Tẻ - Rạch Sỏi và Rạch Sỏi - Hà Tiên cắt ngang hướng thoát lũ nên cần bố trí cầu cống đường tràn.

- Quốc lộ 61: Nằm toàn bộ trong vùng chịu ảnh hưởng của lũ dài 96,1 km, từ ngã 3 Cái Tắc (Quốc lộ 1 - Cần Thơ) đến quốc lộ 80.

- Quốc lộ 62: Từ Tân An - Vĩnh Hưng (giáp Campuchia) dài 92,5 km.

- Tuyến TL 29: Từ Cai Lậy qua QL 1 đi dọc kênh 12 qua Tân Thạnh, Mộc Hoá đến Bình Châu nối với QL 62 dài 38 km.

- Tuyến dọc kênh Phước Xuyên: Bắt đầu tư Cái Bè dọc kênh 28 qua Mỹ An đi dọc kênh Phước Xuyên và Rạch Cái đến Thông Bình và nối vào tuyến N1 dài 80 km.

- Quốc lộ 30: Từ ngã ba An Hữu đi Campuchia dài 119,6 km, tuyến này cắt ngang hướng lũ tràn vào Đồng Tháp Mười. Vì vậy bố trí cầu, cống thoả mãn yêu cầu của bài toán thủy lực.

- TL 888: Đề nghị nâng thành quốc lộ tờ Vĩnh Long qua sông Cổ Chiên sang Bến Tre cắt QL 60 ở Mỏ Cày dài 125 km. Trước mắt đề nghị chuyển bến phà Rạch Miễu lên phía trên tại Phú Túc. Khi có điều kiện sản xuất xây cầu qua Sông Tiền tại Phú Túc nối Bến Tre với Tiền Giang.

- QL 91: Từ Cần Thơ - Tịnh Biên dài 142,1 km, trong đó dọc Châu Đốc - Tịnh Biên dài 17 km.

Page 15: Vùng đồng bằng sông cửu long

- QL 63: Từ Gò Quao qua Vĩnh Thuận đến Cà Mau dài 79 km.

- QL 53: Từ Vĩnh Long - Long Toàn (Duyên Hải - Trà Vinh) dài 114 km.

- QL 54: Từ phà Vàm Cống đến Trà Vinh dài 153 km.

- Tuyến Cần Thơ - Tân Hiệp - Tri Tôn - Tịnh Biên nối vào N1 dài 142 km.

Tất cả các tuyến đường nằm trong vùng đều được tính theo đỉnh lũ năm 1961 và làm đường tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, còn ngoài vùng lũ thì theo mức triều năm 1994.

Phát triển và mở rộng các đường chuyên dụng vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, đường vào các cảng, đường vào các khu kinh tế mới. Phát triển giao thông nông thôn: Nâng cấp huyện lộ, từng địa phương có kế hoạch thay thế dần hệ thống cầu khỉ bằng hệ thống cầu thép bán vĩnh cửu hoặc cầu bê tông, phấn đấu đến năm 2005, không còn cầu khỉ trên các đường liên xã (loại A) vầ đường liên ấp và nội ấp (loại B), 100% số xã có đường ô tô về tới tận xã (trừ các xã cù lao được qua sông bằng phà, còn phải xây dựng 2.300 km đường cho 314 xã), định hình hoá các loại cầu nhỏ qua sông lạch.

Xây dựng sân bay Trà Nóc, làm sân bay trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long. Trước mắt tiếp nhận hành khách nội địa, sẽ phát triển để tiếp nhận máy bay nước ngoài.

Những sân bay như Phú Quốc, Rạch Giá, Cà Mau: cần cải toạ và nâng cấp phục vụ sự đi lại cho hành khách và xuất khẩu hàng tươi sống. Mặt khác còn làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng ở cửa ngõ phía Tây của khu vực và cả nước.

Các sân bay khác trên Đồng bằng sông Cửu Long (Mỹ Tho, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang v...v...) cần quản lý, bảo quản, khi cần thiết sẽ đưa vào sử dụng.

b. Bưu điện

Hiện đại hoá bưu chính viễn thông vùng: tự động hoá, số hoá, di động hoá, công cộng hoá, đông bộ hoá mạng lưới thông tin và đa dạng hoá các dịch vụ. Hình thành trung tâm điện thoại hữu tuyến liên lạc qua hệ thống mặt đất - vệ tinh, hệ vi ba, hệ cáp quang.

c. Cấp nước

Cần phát triển hệ thống cấp nước trước ở các thành phố, thị xã phát triển công nghiệp và sau đó ở các thị xã, thị trấn huyện và các khu dân cư tập trung.

ở nông thôn, phát triển các giếng bơm ngầm phân tán và các thiết bị lọc nước ở gia đình, đảm bảo nguồn nước sạch cho ăn uống.

d. Cấp điện

Năm 2010 phấn đấu điện thương phẩm 5.670 GWH, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 8% từ nay năm 2010.

12. Các vấn đề xã hội

Nhu cầu việc làm cũng sẽ tăng nhanh từ nay tới năm 2000, khoảng 2,84% mỗi năm và giảm xuống 2,74% trong thời kỳ đầu. Tạo công ăn việc làm là một trong những thách thức lớn cần giải quyết.

Theo kết quả tính toán, lao động nông nghiệp sẽ tăng chậm lại và giảm tuyệt đối vào sau năm 2000, có 5176,5 ngàn người, chiếm 51% lao động có việc làm năm 2010. Các ngành phi nông nghiệp sẽ cung cấp gần một nửa số công ăn việc làm trong nền kinh tế, tức là khoảng gần 5,0 triệu chỗ làm việc trong đó có trên 2 triệu chỗ làm trong công nghiệp và xây dựng.

Dự tính nhu cầu lao động có đào tạo sẽ tăng vọt trong những năm tới, tương đương tối thiểu với 15% lực lượng lao động vầo năm 2000 và 30% lực lượng lao động vào năm 2010.

Page 16: Vùng đồng bằng sông cửu long

Dự kiến mức sống dân cư tăng rõ rệt, năm 2010 GDP/người đạt 7557 ngàn đồng, tương đương 678,2 USD. Ăn mặc, ở, học tập, đi lại, chữa bệnh có những cải thiện đáng kể. Cấp điện đạt 100% hộ, cấp nước sinh hoạt đạt 100% hộ, cơ bản phổ cập cấp II, 4 bác sĩ /10.000 dân, trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5%, không còn hộ đói nghèo.

13. Khoa học và công nghệ

Lấy nghiên cứu ứng dụng và tiếp thu công nghệ nhập là chính trong thời kỳ 1996 - 2000, đồng thời chuẩn bị các điều kiện để có thể đủ năng lực cho những nghiên cứu cơ bản trong thời kỳ sau 2001 - 2010,nhất là trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Đẩy mạnh quá trình chuyển giao công nghệ từ phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu khoa học tới sản xuất đại trà của các ngành kinh tế. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ và phổ biến nâng cao trình độ nhân dân về khoa học và công nghệ.

14. Bảo vệ môi trường

Cần ngăn chặn và kiểm soát vấn đề ô nhiễm, cần duy trì các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, các sự án phát triển phải bao gồm các biện pháp bảo vệ môi trường như một thành phần không thể thiếu được của dự án. Những lĩnh vực sau đây bắt buộc phải có đánh giá tác động môi trường: phát triển thuỷ lợi (tưới, tiêu, chống lũ, ngăn mặn và rửa phèn), phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (thâm canh tăng vụ), đô thị hoá, phát triển công nghiệp, giao thông đường thuỷ, bộ và phát triển du lịch.

15. Kết hợp kinh tế với quốc phòng

Phát triển kinh tế vùng phải đi đôi với nâng cao tiềm lực quốc phòng. Nhà nước Trung ương và các tỉnh cần hướng hoạt động của các thành phần kinh tế, của lực lượng vũ trang vào mục tiêu vừa phát triển kinh tế vừa chăm lo củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng. Xây dựng cơ cấu ngành vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế cao, vừa tạo điều kiện đẩy mạnh an ninh quốc phòng. Xây dựng cơ cấu vùng vừa đảm bảo mỗi địa phương phát huy thế mạnh của mình vừa không bỏ trống địa bàn các khu vực yếu về kinh tế, sơ hở về an ninh quốc phòng, phải tính đến các vị trí xung yếu, các tuyến giao thông, bố trí dân cư...

[  Trở về |  Đầu trang | In trang]

H. Phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ

Năm 2010 dân số vùng tăng đến 21,1 triệu người. Đến cuối thời kỳ quy hoạch,nông thôn vẫn là nơi cư trú của gần 2/3 dân số Đồng bằng sông Cửu Long, 13,7 triệu dân sống trên diện tích khoảng 142 ngàn ha đất thổ cư nông thôn, có 2,9 triệu ha đất nông nghiệp; 7,4 triệu dân sống tại các đô thị trên diện tích khoảng 60.000 ha đất đô thị.

1. Phát triển đô thị

Phấn đấu đưa tỉ lệ đô thị hoá ở Đồng bằng sông Cửu Long đạt 19% năm 2000 có dân số khoảng 3,4 triệu người và đạt 35% năm 2010 có dân số khoảng 7,4 triệu người.

Có 4 phương án phân bố hệ thống các đô thị trong thời kì đến năm 2010, phương án phát triển đồng đều, phương án phát triển tập trung cao, phương án phát triển theo khung hành lang và phương án ưu tiên phát triển 3 khu vực đô thị. Chọn phương án ưu tiên phát triển 3 khu vực đô thị có những lợi điểm so với 3 phương án trên: đảm bảo tương đối đồng đều giữa các tỉnh, giữa thành thị và nông thôn, kết hợp sự phát triển tương đối tập trung, đồng thời tránh được sự đầu tư phân tán theo hành lang quá dài.

Phương án thứ 4 chủ trương trong thời kì đầu công nghiệp hoá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên lựa chọn các khu vực có điều kiện thuận lợi về các mặt để tập trung đầu tư nhanh chóng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Với mục tiêu này, phương án đề nghị chọn 3 trung tâm đô thị hoá phát triển tại vùng đồng bằng:

Khu tứ giác trung tâm:

Page 17: Vùng đồng bằng sông cửu long

Thành phố Cần Thơ (tỉnh Cần Thơ), thị xã Long Xuyên (tỉnh An Giang), thị xã Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long) và thị xã Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp). Tứ giác này có diện tích khoảng 2.200 km2 chiếm 5,5% diện tích ĐBSCL.

Theo thống kê, tại tứ giác trung tâm hiện có 14 điểm đô thị (gồm 1 thành phố, 4 thị xã và 9 thị trấn) với tổng dân số đô thị 1.017.856 người chiếm 38% dân số đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tứ giác này có điều kiện giao thông thuỷ và bộ rất thuận lợi, có nguồn nước ngọt để cung cấp cho các đô thị và khu công nghiệp dồi dào.

Phần lớn các trường đào tạo của Đồng bằng sông Cửu Long đều tập trung vào tứ giác này đặc biệt là ở Cần Thơ, Vĩnh Long và Long Xuyên.

Hành lang Đông Nam:

Hành lang này có thành phố Mỹ Tho, thị xã Tân An, thị trấn Thủ Thức và Tân Hiệp, thị trấn Bến Lức có vị trí nằm ngay cạnh địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, giáp với Bình Chánh - TP. HCM. Dân số đô thị của hành lang này sẽ chiếm khoảng 13% dân số đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hành lang đô thị Tây Bắc - ven vịnh phía Tây.

Thuộc tỉnh Kiên Giang nằm giữa kênh Rạch Giá - Hà Tiên và vịnh Thái Lan kéo dài từ thị xã Rạch Giá tới Hà Tiên. Mục tiêu phát triển của hành lang này là nhằm tạo một cực trên bờ biển phía Tây trong tương quan phát triển với các đô thị vùng vịnh Thái Lan.

Hiện tại có một thị xã (Rạch Giá) và 2 thị trấn Hòn Đất và Hà Tiên.

Dân số đô thị của hành lang Tây Bắc có thể chiếm 11% dân số đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Mô hình đô thị hoá của phương án ưu tiên phát triển 3 khu vực được thực hiện bằng việc quy hoạch sử dụng đất và bố trí địa điểm đầu tư kết cấu hạ tầng.

2. Phát triển vùng ven biển

Vùng ven biển ĐBCSL gồm 8 tỉnh là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang, có chiều dài trên 700 km, chiếm 23% chiều dài bờ biển của cả nước, với 25 cửa lạch lớn nhỏ, nhiều cửa khá sâu, kín gió cùng với hệ thống sông lớn ăn sâu vào nội đồng, thuận lợi cho tàu thuyền ra vào, trú đậu và lưu thông sâu vào đất liền.

Ngoài biển có 50 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có những đảo lớn như Phú Quốc, Thổ Chu, Hòn Khoai, Hòn Tre,... có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển quản lý vùng biển, giữ gìn an ninh quốc phòng.

Dân số vùng ven biển năm 1995 là 8,46 triệu người chiếm 52,2% dân số Đồng bằng sông Cửu Long, dân số thành thị 1,1 triệu người chiếm 13% dân số vùng ven biển.

Dự báo đến năm 2010 dân số có 10,88 triệu người, tỉ lệ tăng tự nhiên 1,7%; dân số thành thị khoảng 3,3 triệu người đạt 30%. Lao động năm 1995 có khoảng 4,27 triệu người chiếm 50% dân số. Dự báo năm 2010 có khoảng 5,97 triệu người chiếm 55% dân số vùng, tỉ lệ tăng lao động trong độ tuổi thời kì 1996 - 2010 đạt 2,45%.

Cơ cấu kinh tế vùng ven biển lạc hậu hơn so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cơ cấu kinh tế năm 1995 Đơn vị: %

Vùng ven biển ĐBSCL ĐBSCL Cả nước

Page 18: Vùng đồng bằng sông cửu long

Tổng số 100 100 100

Nông lâm thuỷ 63 46,1 26

Công nghiệp và xây dựng 14 20,8 32,9

Dịch vụ 23 33,1 41,4

GDP ngành nông lâm thuỷ vùng ven biển chiếm trên 53% GDP ngành nông lâm thuỷ toàn Đồng bằng sông Cửu Long. Sự tăng trưởng kinh tế của vùng ven biển chủ yếu dựa vào sự gia tăng của sản xuất lúa gạo và thuỷ sản.

GDP ngành công nghiệp và xây dựng cũng chiếm 51% giá trị gia tăng của ngành ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của các tỉnh vùng ven biển cao hơn mức trung bình của vùng ĐBSCL.

GDP ngành dịch vụ chiếm khoảng 35% GDP dịch vụ toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cùng với sự đi lên của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng ven biển phải phấn đấu đạt được mục tiêu như sau:

a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm 10,3% thời kì 1996 - 2000 và 11,7% thời kì 2001 - 2010. Đưa mức GDP bình quân đầu người đạt 735 USD vào năm 2010. Mức này cao hơn toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm của ngành nông lâm thủy sản hàng năm 6% thời kì 1996 - 2000 và 2001 - 2010 là 5%. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp và xây dựng tăng bình quân hàng năm thời kì 1996 - 2000 là 17% và 2001 - 2010 là 18%. Tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của lĩnh vực dịch vụ tăng 16% thời kì 1996 - 2000 và 2001 - 2010 là 15%.

b. Tạo nên bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáng kể: tỉ trọng GDP của ngành công nghiệp và xây dựng từ 14% năm 1995 lên 18% năm 2000 và 32% năm 2010, ngành dịch vụ từ 23% năm 1995 lên 30% năm 2000 và 40% năm 2010, ngành nông lâm thủy giảm từ 63% năm 1995 xuống 52% năm 2000 và 28% năm 2010.

Mục tiêu lương thực rất quan trọng. Vùng này đạt 9 triệu tấn năm 2010 chiếm 50% sản lượng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thuỷ sản là thế mạnh của vùng hầu hết sản lượng thủy sản tập trung ở vùng này kể cả khai thác và nuôi trồng.

c. Tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2000 lên 1033,5 triệu USD, tốc độ tăng 23%. Năm 2010 đạt trên 5642,8 triệu USD, tốc độ tăng 18,5%.

d. Đáp ứng các nhu cầu cơ bản, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nâng cao trình độ dân trí, tạo nguồn nhân lực có chất lượng để đảm bảo phát triển cho thời kì sau.

e. Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và an ninh biên giới, hải đảo, biển, giữ vững ổn định chính trị xã hội.

Để đạt được các mục tiêu trên, ngoài các chính sách cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long như chính sách vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ... cần đặc biệt nghiên cứu thêm chính sách kinh tế vùng ven biển nhằm đẩy mạnh sản xuất, xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài.

3. Phát triển vùng nông thôn

Xây dựng nông thôn trở thành vùng có nông nghiệp phát triển, đảm bảo tốt việc sản xuất lương thực - thực phẩm cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, cung cấp nguyên liệu chế biến cho công nghiệp vùng và xuất khẩu. Từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Page 19: Vùng đồng bằng sông cửu long

Dự tính vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long năm 2010 sản xuất 18 triệu tấn lúa, xuất khẩu từ 3,5 - 4 triệu tấn/năm, 4 - 5 triệu tấn mía, 5 - 10 vạn tấn thịt các loại.

Xây dựng các khu dân cư nông thôn đảm bảo đưa nông thôn hoà nhập vào tiến trình hiện đại hoá, từng bước hiện đại hoá nông thôn. Dân cư nông thôn cần có mô hình ổn định phù hợp với hệ thống sản xuất, phong tục tập quán. Đảm bảo tốt hơn các điều kiện về sinh hoạt đồng thời cải thiện hệ thống phúc lợi ở nông thôn. Nâng cấp, xây mới đường giao thông nông thôn, xoá bỏ cầu khỉ tạo các điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất ở nông thôn.

4. Phát triển vùng ngập lũ

a. Vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long rộng khoảng 1.828.000 ha bằng 47% diện tích tự nhiên và trên 50% dân số trong vùng gồm 8 tỉnh Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Bến Tre.

Vùng ngập lũ là vùng đất trũng có tới 61% diện tích cao trình dưới 1m. Tình trạng ngập lũ bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 12. Độ ngập thường từ 0,5 - 4m, trong đó diện tích ngập trên 1m vào năm lũ lớn trên 1 triệu ha.

Vùng ngập lũ đóng góp khoảng 76% GDP vùng Đồng bằng sông Cửu Long; 75% GDP ngành nông lâm thủy sản; 79% GDP ngành công nghiệp và xây dựng; 80% GDP ngành dịch vụ, 80% sản lượng gạo xuất khẩu và trên 50% giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước.

Mùa lũ về gây thiệt hại rất to lớn về người và của, phá hoại các công trình xây dựng nhà ở, giao thông, trường học, bệnh viện.

Nhưng mặt khác lũ về cũng đem phù sa, phù du, ấu trùng, tôm cá cho Đồng bằng sông Cửu Long, cải tạo môi trường nước, nhất là nước chua phèn, cải tạo đất, vệ sinh đồng ruộng.

Về mặt lâu dài muốn giải quyết vấn đề này phải nghiên cứu tổng hợp các yếu tố như lũ ở thượng nguồn, sự điều tiết của biền hồ, các vùng ngập lụt ở Campuchia, các chế độ thuỷ triều, mưa, đặc điểm địa hình, địa mạo vùng ngập lụt và tác động của con người trên toàn lưu vực.

b. Phương hướng

- Đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, bảo đảm định cư lâu dài cho cộng đồng dân cư, tiến lên xây dựng xã hội văn minh hiện đại, giữ vững an ninh xã hội và bảo vệ vững chắc biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Bảo vệ các công trình kết cấu hạ tầng. Bảo vệ ổn định cho sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái bền vững trong vùng.

- Xây dựng vùng này trở thành khu vực sản xuất lương thực - thực phẩm hàng hoá lớn trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ thích hợp với sinh thái vùng. Né tránh lũ lụt, chung sống với lũ đồng thời dần dần kiểm soát lũ đặc biệt đối với Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười.

- Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Không khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy công nghiệp lớn vào khu vực ngập sâu trên 1m. Đối với các đô thị tỉnh lỵ lớn như thị xã Long Xuyên, thị xã Cao Lãnh và thị xã Sa Đéc năm trong vùng ngập sâu từ 1 - 2 m cần thiết chọn lựa các xí nghiệp có tính chất và quy mô thích hợp. Công nghiệp nên tập trung vào các khu vực ngập nông, thuận lợi về giao thông và hạ tầng kĩ thuật khác như thành phố Cần Thơ, thành phố Mỹ Tho, thị xã Vĩnh Long, Bến Tre, Tân An, Rạch Giá,...

- Phát triển đô thị trên cơ sở cải tạo nâng cấp các đô thị hiện có, hình thành mới các đô thị ở các nơi còn trống vắng đô thị. Đối với vùng ngập lũ dưới 2m, tôn nền cao hơn mức ngập lũ năm 1961 khoảng 0,5m là chính. Một số đô thị tại các vùng ngập sâu trên 2, xây dựng theo hình thức bao đê.

Đối với khu dân cư nông thôn, hình thành các vùng có đê bao chống lũ. Khuyến khích dân tôn nền cao hoặc làm nhà trên cọc.

Page 20: Vùng đồng bằng sông cửu long

- Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, trước hết là mạng lưới giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt để thực hiện nhiệm vụ giao lưu, cứu nạn, cứu hộ và an ninh, quốc phòng, đồng thời đảm bảo thoát lũ.

c. Giải pháp

Vùng ngập lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long chia làm 2 vùng: vùng ngập nông và vùng ngập sâu ranh giới bởi kênh Nguyễn Văn Tiếp - Cái Tàu Thượng - Cái Sắn. Do vậy giải pháp cũng được tính theo nguyên tắc cho 2 vùng và 2 giai đoạn ngắn hạn và dài hạn.

c.1. Giải pháp chính dài hạn là:

- Kiểm soát lũ cả năm cho vùng nước ngập nông để đảm bảo sản xuất chủ động, cả năm phát triển sản xuất ở mức cao, phát triển kinh tế - xã hội toàn diện.

- Đối với vùng nước ngập sâu cần có các biện pháp theo các hướng cụ thể:

+ Hạn chế lượng nước lũ mang ít phù sa tràn từ Campuchia vào Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên và tìm cách cho thoát một phần nước này ra sông Vàm Cỏ, ra biển Tây, làm hạ thấp mức nước ngập và có điều kiện lấy thêm phù sa từ dòng sông Tiền, sông Hậu.

+ Kiểm soát lũ theo thời gian để ngăn lũ đầu vụ, nhằm thu hoạch an toàn và tạo điều kiện để cơ giới hoá việc thu hoạch lúa hè thu, tăng cường khả năng thoát lũ, giảm độ sâu ngập lụt, ngăn lũ cuối vụ để tiêu thoát nhanh nhằm xuống giống đông xuân kịp thời vụ. Điều đó đảm bảo ăn chắc 2 vụ đông xuân và hè thu. Về lâu dài không đặt vấn đề sản xuất 3 vụ ở vùng ngập sâu.

+ Tiêu thoát lũ cuối vụ từ đồng bằng ra sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ và phía biển Tây để chủ động xuống giống Đông Xuân đúng thời vụ. Các công trình này bảo đảm tưới tiêu cho 2 triệu ha, trong đó mở rộng diện tích gieo trồng lúa do tăng vụ và khai hoang thêm khoảng 600.000 - 700.000 ha.

c.2. Các giải pháp ngắn hạn là

Đối với vùng ngập nông: Đắp đê bao, xây dựng các cống bọng để kiểm soát lũ cả năm. Quy mô đê bao phủ chủ yếu là kênh cấp 2 và các vùng thích hợp để chống ngập bảo vệ các khu dân cư và sản xuất, các vùng cây ăn trái và cây công nghiệp ngắn ngày, chủ động kiểm soát mức nước để sản xuất nông nghiệp, chủ động lấy nước giàu phù sa để cải tạo và vệ sinh đồng ruộng, nạo vét các kênh trục để tiêu thoát nước. Như vậy có thể giải quyết các mục tiêu dài hạn trong giai đoạn ngắn hạn.

Đối với vùng ngập sâu:

- Với dân cư: chọn các khu đất cao để làm khu an toàn, đào ao, hồ lấy đất tôn cao nền theo cụm, đào kênh lấy đất tôn nền dọc bờ kênh, đắp bờ bao khu dân cư, hoặc làm nhà trên cọc, kết hợp với bố trí hợp lý các công trình phúc lợi công cộng.

Ngay trong giai đoạn 1996 - 2000 xây dựng các trung tâm cụm xã có địa thế cao để phát triển và là trung tâm cứu hộ. Những biện pháp này bảo đảm an toàn cho 6 triệu dân trong vùng ngập lụt. Xây dựng các đô thị, thị xã, thị trấn, hệ thống cơ sở hạ tầng thích hợp, tránh bị lũ tàn phá. Trước mắt xây dựng 26 trung tâm với diện tích bình quân 300 ha.

- Với sản xuất: tiến hành các biện pháp bảo đảm sản xuất 2 vụ đông xuân và hè thu theo những hình thức thích hợp:

+ Ở Đồng Tháp Mười: phát triển hệ thống bờ bao, đào kênh để thoát lũ,...

+ Ở Tứ giác Long Xuyên: đào các kênh thoát lũ thông ra biển Tây, kết hợp ngăn mặn.

Với các biện pháp này có thể bảo đảm sản lượng lương thực ít nhất 10 triệu tấn vào năm 2000, bảo vệ trên 100 nghìn ha cây trái và cây công nghiệp ở vùng ngập nông.

Page 21: Vùng đồng bằng sông cửu long

- Về giao thông: hình thành một hệ thống giao thông hợp lý, tạo điều kiện bảo đảm giao thông thông suốt, vừa đảm bảo thông thoát lũ nhanh bằng các hệ thống cầu cống, vừa tham gia điều tiết bằng cửa van đóng mở để giữ phù sa và tránh tình trạng thoát lũ gây ra thiếu nước ngọt tưới cho cây trồng.

Dự án đã đề xuất các công trình cho giai đoạn 1996 - 2000 và 1996 - 2010. Đặc biệt đối với giai đoạn 1996 - 2000 đã được thể hiện ở Quyết định 99 TTg ngày 17/01/1996.

Dưới đây là các công trình cấp bách về thuỷ lợi, giao thông và xây dựng khu dân cư của vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long năm 1997 thực hiện theo Quyết định 159 TTg ngày 14/03/1997 của Thủ tướng Chính phủ:

A. Các công trình thuỷ lợi

1. Kênh Tân Thành - Lò Gạch (Đồng Tháp - Long An): Nhiệm vụ chủ yếu là cấp nước ngọt và tiêu nước về sông Vàm Cỏ Tây và tạo nền đường giao thông và nền khu dân cư.

2. Kênh Hưng Điền (Vĩnh Hưng - Long An): Nhiệm vụ tạo nguồn, tiêu úng, xổ phèn, tham gia thoát lũ.

3. Đê bao thị trấn Sa Rài (Tân Hồng - Đồng Tháp)

4. Công trình KH 6 (Cần Thơ - Kiên Giang) thuộc vùng ngập nông

5. Kênh Xả Tầu - Sóc Tro (Vĩnh Long) vùng ngập nông

6. Công trình bảo vệ bờ sông Sa Đéc (Đồng Tháp): Ngăn chặn xói lở bờ hữu sông Sa Đéc.

7. Công trình T 6 (An Giang - Kiên Giang): Tạo nguồn, rửa phèn và tham gia thoát lũ ra biển Tây.

8. Công trình Tuần Thống - T 5 (An Giang - Kiên Giang): Tạo nguồn, rửa phèn và tham gia thoát lũ ra biển Tây.

9. Công trình Luỳnh Khuỳnh (Kiên Giang): Tạo nguồn và thoát lũ ra biển Tây.

10. Kênh Mỹ Long - Ba Kỳ (Cai Lậy - Tiền Giang): Thoát lũ ra sông Tiền.

11. Kênh Cái Cỏ - Long Khốt (Đồng Tháp - Long An): Thoát lũ ra sông Vàm Cỏ.

B. Các công trình giao thông

1. Các công trình thoát lũ qua quốc lộ 80 kết hợp với công trình thoát lũ T 5 và T 6 cắt qua quốc lộ 80 đổ ra biển Tây. Vì vậy kết hợp làm cầu, làm đoạn đường tràn 200m thay 3 cống bằng 3 cầu dài 18 - 24 m.

2. Các công trình thoát lũ qua quốc lộ 1 thuộc tỉnh Tiền Giang gồm 5 cầu nhỏ: Mỹ Quý (km 1956), Cầu Rựu (km 1973), Cầu Sao (km 1982), Cầu Trại Giống (km 1984), Cầu Phú Nhuận (km 1998). Tất cả các cầu xong trước mùa lũ 1997.

3. Nâng cao quốc lộ 62 và xây dựng các công trình thoát lũ qua quốc lộ 62 (từ Tân An - Tân Thạnh - Long An) dài 62 km nằm trong vùng ngập lũ, do vậy phải nâng cấp tôn cao nền, xây dựng các cầu, cống đảm bảo yêu cầu phòng chống lũ.

4. Cầu Bình Châu (Long An). Để thoát lũ cần phá bỏ đập Bình Châu và thay bằng cầu. Cầu dài 60 - 80 m làm dầm thép tạm kịp đảm bảo giao thông trước mùa lũ.

C. Các công trình xây dựng cụm dân cư

Bộ Xây dựng đã thống nhất với các tỉnh lựa chọn 5 thị xã thí điểm như sau:

- Xã Nhơn Hưng               Tịnh Biên - An Giang

Page 22: Vùng đồng bằng sông cửu long

- Xã Nam Thái Sơn         Hòn Đất - Kiên Giang

- Xã Khánh Hưng             Long An

- Xã Giồng Găng            Đồng Tháp

- Xã Hưng Thạnh             Tiền Giang

Dự kiến mỗi cụm dân cư khoảng 400 hộ gia đình, diện tích khoảng 20 - 30 ha.

[  Trở về |  Đầu trang | In trang]

Một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu

I. Chính sách vốn

Để thực hiện các mục tiêu như Quy hoạch tổng thể đã đặt ra dự tính yêu cầu gắn 6 tỉ đô la cho giai đoạn 1995 - 2000 và 28,1 tỉ đô la cho giai đoạn 2001 - 2010.

Nhu cầu đầu tư (giá 1994)

Đơn vị 1995 - 2000 2001 - 2010 1995 - 2010

Tổng nhu cầu đầu tư tỷ đồng 64545 309251 373796

- Công nghiệp “ 17934 94627 112561

- Xây dựng “ 3790 23682 27472

- Nông lâm nghiệp “ 12136 23394 35530

- Dịch vụ “ 30684 167547 198232

Đầu tư sẽ được ưu tiên cho các dự án có ý nghĩa then chốt... Riêng giai đoạn 1995 - 2000 vốn dành cho các dự án cần ưu tiên chiếm khoảng 35% tổng nhu cầu đầu tư của giai đoạn.

Đầu tư từ ngân sách sẽ tài trợ cho khoảng 13% nhu cầu đầu tư từ nay đến năm 2010.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, cần gia tăng nhanh chóng nguồn thu của Nhà nước trên cơ sở luật ngân sách Nhà nước. Cụ thể là: Tăng huy động ngân sách từ 9% GDP hiện nay lên 15% GDP vào năm 2000 và khoảng 20% GDP vào năm 2010. Tỉ lệ chi ngân sách cho tích luỹ đầu tư sẽ phải đạt khoảng 17% từ nay đến năm 2010.

Đầu tư từ nhân dân và doanh nghiệp sẽ khoảng 41% nhu cầu đầu tư trong thời kì 1995 - 2010.

Đầu tư nước ngoài. Nhu cầu đầu tư nước ngoài bao gồm nguồn ODA và FDI được ước lượng khoảng 40% nhu cầu đầu tư trong thời kì 1995 - 2010.

Cần có chính sách, cơ chế để có thể khai thác nguồn vốn trong và ngoài vùng cũng như thu hút vốn đầu tư nước ngoài:

- Tiếp tục đổi mới công tác thuế, mở rộng diện đánh thuế, không chỉ dựa vào sự đóng góp của xí nghiệp quốc doanh và thuế thương mại. Đẩy mạnh thu lệ phí, phụ phí.

- Huy động vốn từ quỹ đất đai, tiến hành giao đất, cho thuê đất, thu tiền sử dụng đất. Xây dựng khung giá cho thuê đất theo từng khu vực nhỏ và theo mục đích sử dụng thực hiện chế độ “đấu thầu quyền sử dụng đất”.

- Tạo vốn thông qua thuê mua tài chính

Page 23: Vùng đồng bằng sông cửu long

- Tạo vốn thông qua liên doanh hợp tác

- Huy động vốn từ phát hành xổ số, trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu.

Tranh thủ nguồn vốn ODA, tài trợ quốc tế hỗ trợ vốn cho các công ty vừa và nhỏ, tài trợ quốc tế cho các đô thị kém phát triển bằng cách xây dựng các dự án có sức thuyết phục hiệu quả sử dụng và khả năng hoàn vốn cao của dự án.

Xây dựng thị trường tài chính và thiết lập định chế “Quỹ phát triển vùng”

II. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

- Cần có những chính sách và quy định cụ thể về đãi ngộ đối với lực lượng lao động có tay nghề cao, chuyên viên khoa học kĩ thuật, các nhà quản lý giỏi. Mở nhiều trường hệ đại học cộng đồng, đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kĩ thuật cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Cần xây dựng đề án việc làm, chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, quan tâm đến kinh tế hộ gia đình có thuê 2 - 3 lao động...

- Xây dựng chương trình giáo dục - đào tạo cho tỉnh, để thực hiện mục tiêu cơ bản phổ cập cấp II sau năm 2005, nâng tỷ lệ lao động được đào tạo lên 30% lực lượng lao động vào năm 2010.

Lập quỹ đào tạo nhân tài và hỗ trợ học sinh giỏi, tín dụng trong đào tạo.

- Đối với đội ngũ công chức bất kể cấp nào, cần sàng lọc, sử dụng theo các tiêu chuẩn quốc gia.

III. Chính sách khoa học và công nghệ

- Xây dựng chương trình chuyển giao công nghệ mới, tăng đầu tư cho các chương trình dự án sản phẩm mới, công nghệ mới.

- Miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị, cho phần vốn nghiên cứu và đổi mới công nghệ, cho thời hạn sản xuất thử, cho các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thay thế hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu.

- Mua và liên doanh để nhập công nghệ mới.

IV. Chính sách thị trường

- Lấy thị trường trong nước là chủ yếu, đồng thời chú trọng thị trường nước ngoài, tăng thị phần Mỹ, Châu Âu, quan tâm thị trường truyền thống Đông Âu và SNG.

- Tăng cường nghiên cứu thị trường, xây dựng chính sách xâm nhập thị trường đối với từng thị trường (loại sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, cách phân phối, thông tin quảng cáo). Đổi mới, hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng tự do hoá trong hoạt động ngoại thương. Miễn giảm thuế xuất khẩu. Mở rộng chế độ trợ cấp xuất khẩu, đặc biệt đối với nông sản xuất khẩu (huỷ bỏ chế độ hạn ngạch...). Kết hợp hợp lý trong từng thời kì tự do hoá thương mại và bảo hộ.

V. Thiết lập định chế ưu đãi hướng về xuất khẩu, ưu đãi vùng ven biển phát triển kinh tế biển

Xây dựng khu chế xuất và kho hàng ngoại quan, khu thương mại tự do.

VI. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng ngập lũ

Để tiếp tục nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa hơn nữa trong những thời kì tới, cần có những biện pháp tích cực như sau: Nâng tỉ lệ vốn tín dụng, đầu tư hạ tầng cơ sở, nâng cao trình độ dân trí...

VII. Chính sách nông nghiệp và nông thôn

Page 24: Vùng đồng bằng sông cửu long

Cần có chính sách đối với vùng sản xuất nông nghiệp về các mặt kinh tế - xã hội để nông dân yên tâm sản xuất đảm bảo an toàn lương thực cho cả nước, đảm bảo vùng sản xuất lương thực không bị thua thiệt so với vùng sản xuất công nghiệp.

Cần quan tâm một số chính sách sau đây:

1. Chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất như giống tốt. máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp phù hợp Đồng bằng sông Cửu Long, xây dựng các hệ thống công trình thuỷ lợi, cung ứng vật tư nông nghiệp với giá cả ổn định, hợp lý, phù hợp cơ chế thị trường cho nông dân vay vốn.

Nghiên cứu chuyển thuế sử dụng đất nông nghiệp thành thuế xuất nhập khẩu và giảm dần khi điều kiện cho phép.

2. Chính sách tiêu thụ lúa gạo hàng hoá của nông dân làm sao để nông dân yên tâm đầu tư cho sản xuất, có sản phẩm không bị tư thương ép giá.

3. Tăng cường công tác thông tin về thị trường trong và ngoài nước để nông dân và các nhà kinh doanh có cơ sở định hướng trong sản xuất và kinh doanh.

4. Khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hình thức trang trại gắn với xây dựng hợp tác xã.

ở Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất lúa phải được hiện đại hoá nhanh hơn các vùng sản xuất lúa khác của nước ta trên cơ sở chuyên môn hoá và hiện đại hoá nhằm nâng cao nhanh năng suất lao động, tăng nhanh khả năng cạnh tranh lúa gạo của ta trên thị trường, nâng cao đời sống nông dân.

Những vùng đất rộng, mật độ dân số thấp như vùng Đồng Tháp Mười, Nhà nước cần khuyến khích nông dân và các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng trang trại có quy mô hợp lý.

VIII. Chính sách môi trường

Cần có biện pháp và quy định bảo vệ môi trường

Để thực hiện quy hoạch môi trường chi tiết việc triển khai một dự án do Nhà nước hoặc quốc tế đầu tư là cần thiết.

IX. Xây dựng các kế hoạch phát triển liên tỉnh

Phối hợp phát triển các tuyến trục giao thông huyết mạch và các tuyến hành lang kinh tế. Phối hợp khai thác vùng trũng, phối hợp phát triển du lịch, phối hợp xuất nhập khẩu, phối hợp phát triển giáo dục đào tạo giữa các tỉnh trong vùng cần thông tin trao đổi phối hợp với nhau trong quá trình phát triển kinh tế.

X. Tổ chức thực hiện quy hoạch

- Cần thiết nên thành lập Hội đồng tư vấn giúp Chính phủ điều hành thực hiện quy hoạch. Hội đồng này có đại diện của các Bộ và địa phương. Công bố rộng rãi quy hoạch tổng thể, từ quy hoạch này sẽ tiến hành quy hoạch ngành và tỉnh làm sao phù hợp với quy hoạch tổng thể. Trước mắt đề nghị Nhà nước cho lập Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vùng Đồng Tháp Mười giai đoạn 1997 - 2010.

- Cần xác định vùng Đồng bằng sông Cửu Long được coi như một vùng kinh tế trọng điểm như các vùng trọng điểm khác mà khởi đầu tư thế mạnh toàn diện nông lâm ngư nghiệp.

[  Trở về |  Đầu trang | In trang]

Tổng hợp và nhận định chung

Theo phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở trên sẽ có những chuyển biến quan trọng:

Page 25: Vùng đồng bằng sông cửu long

1. Nền kinh tế có sự chuyển biến đáng kể theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch: công nghiệp, dịch vụ tăng dần. Nông nghiệp giảm dần. Đảm bảo mục tiêu 18 triệu tấn lương thực năm 2010, đảm bảo an toàn lương thực quốc gia.

Dự báo GDP 1996 - 2010

Thực hiện2000 2010

1995 1996

Tổng GDP (tỷ đồng) 36976 40341 57206 159673

  % trong GDP 100.00 100.00 100.00 100.00

- Công nghiệp 6212 7019 11453 41978

  % trong GDP 16.80 17.40 20.02 26.29

- Xây dựng 1464 1690 2918 12391

  % trong GDP 3.96 4019 5.10 7.76

Nông nghiệp 17046 17952 22219 33916

  % trong GDP 46.10 44.50 38.84 21.24

Dịch vụ 12154 13680 20616 71388

  % trong GDP 33.14 33.91 36.04 44.71

Dân số (người) 16184 16507 17850 21128

*GDP bình quân (1000 đ) 2285 2444 3205 7557

-Quy USD 207 221 291 687

Dự báo nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân

1996 - 2000 2001 - 2010 1996 - 2010

GDP % 9.12 10.81 10.88

Công nghiệp 13.02 13.87 14.54

Xây dựng 14.79 15.56 16.40

Nông nghiệp 5.44 4.32 5.07

Dịch vụ 10.97 13.22 13.26

2. Nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế tương đối nhanh vượt xa so với mức tăng của các năm trước.

3. GDP/người năm 2000 đạt khoảng 3.205 ngàn đồng tương đương 291 USD, năm 2010 đạt khoảng 7557 ngàn đồng tương đương 687 USD. Xuất khẩu bình quân đầu người năm 2000 đạt 83 USD, năm 2010 tăng lên đạt 407 USD.

4. Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP năm 2000 đạt 15% và năm 2010 là 20%.

Page 26: Vùng đồng bằng sông cửu long

5. Tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế giai đoạn 1995 - 2000 là 16,2% và giai đoạn 2001 - 2010 là 15,2%.

6. Do chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho nên cơ cấu lao động cũng được thay đổi, phân công lao động được đổi mới và tiến bộ. Từ năm 1995 đến năm 2010 sẽ giải quyết thêm việc làm khoảng 3,7 triệu người, trong đó thời kỳ 1995 - 2000 được khoảng 1,3 triệu người.

7. Năng suất lao động không ngừng được tăng lên (tính theo GDP) năm 1995 đật 4082 ngàn, năm 2000 đạt 7147 ngàn và năm 2010 đạt 15731 ngàn. Năm 2000 gấp 1,5 lần năm 1995. Năm 2010 gấp 2,2 lần năm 2000.

8. Đời sống văn hoá xã hội được nâng cao rõ rệt, cân nặng tăng lên nhanh chóng, xoá bỏ hộ đói nghèo.

9. Tốc độ đô thị hoá nhanh từ 16% hiện nay lên 35% năm 2010. Bộ mặt Đồng bằng sông Cửu Long cơ bản thay đổi so với hiện nay.

Các mục tiêu đạt được

Một số chỉ tiêu đạt được

1995 - 2000 2001 - 2010

Thời kỳ hoặc mốc 2000

So thời kỳ trước hoặc năm mốc 2010

Thời kỳ hoặc năm mốc 2010

So thời kỳ hoặc năm mốc 2000

- GDP/người (USD) 291 1,5 687 2,36

- Nhịp độ tăng GDP bình quân năm

9,1 1,1 10,8 1,2

- GTXK/người

- Tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế

78 2,1 378 4,8

16,2 4,14 15,2 0,94

Nguồn: Viện Chiến lược phát triển

MỘT SỐ VẦN ĐỀ VỀ DI CƯ NÔNG THÔN – ĐÔ THỊ

THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI CHO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bùi Việt Thành

Đô thị học và Quản lí đô thị

ĐH KHXH&NV TP.HCM

 Bài đã được viết lại

1. I.               Dẫn nhập:

Page 27: Vùng đồng bằng sông cửu long

Dân số tăng nhanh, trong khi đó chiến lược phát triển đô thị không đi đôi với việc làm và các dịch vụ

kèm theo, khiến thành phố trở nên chật chội, bức bối. Đó là bức tranh mà TP.HCM đang gặp phải trong

10 năm gần đây. Theo kết quả điều tra, TP.HCM hiện có số dân cao nhất nước, lên tới trên 7.2 triệu

người, trong đó 1.2 triệu người sống ở nông thôn. [TĐTDS, 2009].

Dân số là yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội một địa phương, một đất nước. Dân số

vừa có tư cách như một chủ thể làm ra của cải xã hội, vừa có tư cách như một đối tượng thụ hưởng của

cải vật chất và các dịch vụ xã hội. Chỉ tiêu quy mô dân số, cơ cấu dân số, là những chỉ tiêu cơ bản làm

nền tảng cho việc tính toán, xây dựng, quy hoạch kinh tế xã hội.

Thách thức đối với việc phát triển đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) hiện nay là rất lớn, với quy

mô dân số 7.2 triệu dân và có khả năng tăng trong những năm tới, nhất là với tình trạng nhập cư vào

thành phố tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây[1], tỷ lệ tăng cơ học vượt tỷ lệ tăng tự nhiên của

dân số thành phố. Bên cạnh 1 số ưu tiên lớn cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố, thì TP.HCM

vấn đề dân nhập cư cũng được đặt lên vị trí ưu tiên. Theo số liệu thống kê năm 1998, số người không

có hộ khẩu thường trú là 12.9 % trên toàn địa bàn thành phố. Tỷ lệ này tăng dần theo thời gian, năm

2000 chiếm 15.2 % (730.878 người). Kết quả cuộc điều tra dân số giữa kỳ năm 2004 (01/10/2004) ở

TP.HCM cho thấy, toàn thành phố có 1.844.548 người diện KT3 và KT4[2]  đến từ các tỉnh, thành phố

trong cả nước chiếm 30.1% dân số toàn thành phố (6.117.251 người). Với điều tra về “Nghèo đô thị”

cũng thấy tỷ lệ người nhập cư trên 20% (không tính một số đối tượng như sinh viên,…). Mặc dù có thể

có những sai số nhất định, nhưng cho thấy trong 5 năm trở lại đây số người không có hộ khẩu thường

trú đã tăng đáng kể, ít nhất là từ 700.000 đến 1 triệu người. [Lê Văn Thành,2008]

Tỷ lệ tăng dân số cơ học của TP.HCM cũng gia tăng rõ rệt, nếu thời kỳ 1979-1989 là 0.02%, thì thời kỳ

1989-1999 là 0.84% và thời kỳ 1999-2004 là 2.33%. Sự gia tăng này đã kéo theo sự gia tăng về tỷ lệ

tăng chung của thành phố tương ứng với 3 thời kỳ trên là 1.63%, 2.36% và 3.6%. Điều đó càng làm cho

vai trò tăng cơ học rõ nét hơn nếu gắn nó trong tình hình tỷ lệ tăng tự nhiên của thành phố liên tục

giảm tương ứng với 3 thời kỳ vừa nêu là 1.61%, 1.52% và 1.27%. Hoặc nói cách khác, thời kỳ 1999-

2004 có tốc độ tăng dân số cao hơn hẳn tốc độ dân số của các thời kỳ trước và chủ yếu là do tăng cơ

học nhanh vượt bậc. Từ 2004-2009, tốc độ dân nhập cư không giảm dù có nhiều địa phương khác như

Bình Dương, Đồng Nai đón nhận khá nhiều dân nhập cư. Theo tính toán sơ bộ xu thế gia tăng của dân

nhập cư qua các thời kỳ như sau:

ü  Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1984-1989 là: 27.154 người.

ü  Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1994-1999 là: 86.753 người

ü  Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 1999-2004 là: 126.200 người

ü  Số người nhập cư bình quân hàng năm thời kỳ 2009-2010 cũng xấp xỉ hơn 100 ngàn người, không hề

có suy giảm, bình quân mỗi năm thành phố tăng thêm khoảng 200.000 người dân, trong đó có hơn

130.000 dân nhập cư. Theo dự báo dân số đến năm 2025 là khoảng 10 triệu dân và năm 2050 lên đến

15 triệu dân. [Lê Văn Thành,2008]

Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở do UBND TP.HCM công bố ngày 23-10-2009, dân số của

thành phố là 7,123 triệu người, tăng hơn 2 triệu dân trong vòng 10 năm, vượt dự báo đến năm 2010

mới đạt, tức dân số thực tế đạt mốc trước một năm, nguyên nhân chính là do di dân từ các tỉnh khác

đến (tăng cơ học). Vì vậy, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố chỉ đạt 1.27% do tỉ lệ sinh thấp.

Page 28: Vùng đồng bằng sông cửu long

Tính chung, tỉ lệ tăng dân số của TP.HCM trong giai đoạn 1999-2009 là hơn 3.5%. Số lượng nam giới ít

hơn nữ giới khoảng 270.000 người, tức 100 người nữ có gần 93 người nam, nên có thể xem tỉ lệ tăng

dân số tự nhiên không gây nên tình trạng tăng dân số nhanh chóng của TP.HCM.

Với số lượng dân cư như trên, mật độ dân số trung bình của TP.HCM hiện nay là 3.400 người/km2, trong

đó mật độ dân số ở quận nội thành cao gần gấp năm lần so với huyện ngoại thành. Quận đông dân

nhất là Bình Tân với hơn 570.000 người, ít dân cư nhất là quận 2 với 145.000 dân, Cần Giờ với 68.000

dân.

Bức tranh biến động dân số của thành phố chia thành ba nhóm: nhóm giảm dân số ở các quận nội

thành như quận 1, 3, 5…, nhóm tăng bình thường là các huyện ngoại thành và nhóm tăng nhanh đột

biến là các quận vùng ven. Trung bình mỗi phường, xã của TP.HCM có dân số hơn 22.000 người. Trong

đó, các quận vùng ven như Thủ Đức, Tân Phú là 30.000 người/phường, đặc biệt một phường ở quận

Bình Tân trên 57.000 người/phường. Nếu không có những chính sách thích hợp thì chừng 10 năm nữa,

dân sẽ tăng hơn 10 triệu người và vượt quá tầm quản lý của nhà nước. Theo nhận định của Viện

Nghiên cứu phát triển TP.HCM, nguyên nhân của việc tăng dân số cơ học đột biến trong thời gian qua

là do các chính sách về cư trú và đất đai được nới lõng. Người dân dễ dàng mua nhà đất, nhập hộ khẩu

thường trú để có cuộc sống ổn định nên thu hút dân di cư. Nếu không có chính sách hạn chế di cư từ

các tỉnh thì có nguy cơ đến năm 2020 dân số thành phố sẽ vượt qua con số 10 triệu người và làm xáo

trộn các định hướng quy hoạch của thành phố.

Dân số cơ học tăng quá nhanh tạo sức ép rất lớn lên mạng lưới giao thông, gây kẹt xe, đó là chưa kể

mạng lưới hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện… hoặc hạ tầng kĩ thuật không đáp ứng được nhu

cầu thực tế. Việc lo nhà ở đáp ứng nhu cầu của một lượng dân nhập cư đông và nhanh như hiện tại

cũng là vấn đề lớn.

2. Đối tượng nghiên cứu:

Di dân luôn diễn ra trong suốt tiến trình của loại người và lịch sử hình thành và phát triển của thành

phố cũng gắn liền với di dân, dưới nhiều hình thức. Trong xã hội cũ người ta di chuyển nhiều để tồn tại,

dù trải qua nhiều hình thái kinh tế khác nhau, song di dân vẫn tồn tại và tiếp diễn theo thời gian và

không gian. Di dân từ nông thôn ra thành thị ở những nước đang phát triển như Việt Nam đang diễn ra

mạnh mẽ, đây không phải là hiện tượng mới dưới tác động của đô thị hóa.

Về mặt bản chất, di dân không phải là một hiện tượng sinh học như sinh đẻ mà nó là một quá trình, lặp

đi lặp lại theo vòng đời của con người, đây là hiện tượng căn bản để phân biệt di dân với các hiện

tượng dân số khác. Khi mức sinh thấp và hiện tượng già hóa dân số, thì nhu cầu nguồn nhân lực trẻ cần

được duy trì và đáp ứng được nhu cầu của kinh tế, văn hóa, xã hội thì di dân và dịch chuyển dân số là

hết sức cần thiết, giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội.

TP.HCM thu hút lao động nông thôn di cư vào thành thị rất lớn, mang lại nhiều cơ hội việc làm và thu

nhập cho người lao động tuy nhiên chính di cư cũng tạo nên một sức ép rất lớn đối với thành phố trong

vấn để phát triển. TP.HCM đang trong giai đoạn phát triển đô thị mạnh mẽ, chủ yếu do làn sóng di cư

từ nông thôn ra thành thị vì mức tăng trưởng cao ở thành thị, cộng với sự khác biệt nông thôn thành thị

ngày càng lớn và việc quản lí hộ khẩu không còn chặt chẽ. Cụ thể, dân cư ở khu vực thành thị là

25.436.896 người, chiếm 29.6% tổng dân số cả nước. Như vậy, dân số thành thị đã tăng với tốc độ

trung bình là 3.4% mỗi năm và tốc độ này ở khu vực nông thôn chỉ là 0.4% mỗi năm. Qua con số này

chúng ta sẽ thấy quá trình di dân nông thôn thành thị sẽ còn tiếp diễn mạnh trong những năm đến.

Page 29: Vùng đồng bằng sông cửu long

Trong bối cảnh đó, việc nhìn nhận quá trình di dân nông thôn và thành thị một cách nghiêm túc, để

hiểu rõ qui luật di cư theo những công thức vốn có, hay có những biến động khác làm thay đổi luồng di

cư này chính là mục tiêu của nghiên cứu này.

Như vậy, trong khuôn khổ đề tài, đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu tình hình di cư và một số vấn

đề phát sinh tại địa bàn TP.HCM, nơi thu hút dân di cư đến đông nhất và có tác động nhiều nhất đến sự

phát triển kinh tế-xã hội.

Theo cách hiểu thông thường, dân di cư đến TP.HCM là khái niệm có nội hàm tương đối rộng, dùng để

chỉ nhiều đối tượng dân cư khác nhau, nên đề tài tập trung vào nghiên cứu dân di cư tự do và so sánh

một số đối tượng khác (các tỉnh lân cận lên xây dựng, lao động theo mùa vụ, dịch vụ buôn bán tự do…

giới hạn trong việc chỉ nghiên cứu nguyên nhân di cư đến TP.HCM và một số hệ quả của nó tác động

đến kinh tế – xã hội của thành phố, trong đó di dân tự do là một trong hai đối tượng di cư có số lượng

đông đảo nhất, vì thế có tác động toàn diện và sâu sắc nhất đến kinh tế – xã hội của người dân tại chỗ

nơi đây.

Phương pháp luận và các đặc điểm hạn chế:

Các phân tích di cư tại TP.HCM trong bài viết này được sử dụng các số liệu và các nghiên cứu hiện có.

Phần lớn các số liệu định lượng được lấy từ cuộc điều tra dân số và nhà ở năm 2009, điều tra mức sống

hộ gia đình 2004. Tuy nhiên, điểm hạn chế quan trọng là hầu hết các số liệu đại diện cho toàn bộ dân

số đều chưa tính tới một số nhóm di cư và các dòng di cư của họ, một phần của hạn chế này là do qui

mô mẫu và câu hỏi di cư trong cuộc điều tra.

Tổng điều tra dân số 1999, 2009 đưa ra bức tranh cập nhật và mang tính đại diện nhân khẩu học nhất

về các dòng di cư trong nước ở Việt Nam, tuy nhiên tổng điều tra dân số định nghĩa người di cư là người

có nơi cư trú tại thời điểm điều tra khác với nơi họ ở trước đây 5 năm, định nghĩa này bỏ sót những

người di cư lâu hơn 5 năm, hoặc bỏ qua những người di cư trong 5 năm trở lại đây nhưng đã trở về nhà

trước thời điểm điều tra, và bỏ qua nhưng người di cư mùa vụ, di cư tạm thời, vì chỉ di cư trong thời

gian ngắn. Vì lí do đó mà tổng số người di cư đến TP.HCM trong điều tra dân số không tính người đã di

cư trên 5 năm, những người di cư mùa vụ, di cư tạm thời, di cư con lắc với thời gian di cư ít hơn 5 năm

nhưng đã về lại nơi ở cũ. Chính vì thế những người mới di chuyển đến nơi mới ít hơn 6 tháng hầu như

chưa được tính đến. Một vấn đề khác là cũng phải mất từ 6 đến 12 tháng giữa các lần chọn hộ gia đình

từ danh sách hộ gia đình của xã và phường và thời gian điều tra phỏng vấn. Điều này cho thấy điều tra

vẫn bỏ sót các hộ gia đình mới và cũng là lời giải đáp cho tỷ lệ không trả lời cao ở các khu vực thành

thị. Đây là một điều hiển nhiên khi lưu ý rằng kết quả của cuộc điều tra mức sống hộ gia đình năm

2004 cho biết chỉ có 3,8% dân số TP.HCM là các hộ gia đình thuộc nhóm KT3 hoặc đăng ký KT4. Ngược

lại điều tra giữa kỳ của hai cuộc tổng điều tra của TP.HCM trong cùng năm đó cho thấy rằng các hộ này

chiếm gần 20% dân số ở đây[3]. Số dân trong độ tuổi từ 20-29 (đây là độ tuổi tập trung người di cư)

trong cuộc điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004 cũng ít hơn con số trong tổng điều tra năm 1999

từ 20-30% và điều này cũng gợi ra giả thuyết rằng có một số lượng lớn người di cư một mình và các hộ

gia đình di cư chưa được tính trong cuộc điều tra. Điều tra biến động dân số hàng năm là một nguồn

thông tin hữu ích về di cư trong nước vì cuộc điều tra này có sử dụng một câu hỏi về sự di chuyển nơi

cư trú trong năm trước thời điểm điều tra. Tuy nhiên cuộc điều tra này cũng chưa nắm bắt được các

động thái di chuyển ngắn hạn nổi trội (đặc biệt là những di chuyển mùa vụ diễn ra trong phạm vi một

năm) vì rất nhiều người di cư ngắn hạn này chưa được thống kê. Những hạn chế này phản ánh những

khó khăn trong việc theo dõi một bộ phận dân số di chuyển thậm chí ngay từ định nghĩa của nó. Lý do

Page 30: Vùng đồng bằng sông cửu long

tại sao những hạn chế này được đề cập nhiều lần ở đây là vì những đối tượng thường bị bỏ qua này

cũng là đối tượng của bài viết. Một số các nghiên cứu cho rằng trong số những người dân di cư trong

nước vì lý do kinh tế ở Việt Nam, những người chưa được thống kê bị bỏ qua trong các cuộc tổng điều

tra dân số và các cuộc điều tra khác chính là những người yếu thế nhất và những người ít được lưu tâm

nhất trong quá trình lập kế hoạch của chính phủ.

1. II.             Lý thuyết áp dụng.

Ở tầm vĩ mô về di cư, lý thuyết của Ravenstein (1889) về qui luật di cư, ông cho rằng đa số di dân di

chuyển ở phạm vi ngắn, một số sẽ di chuyển xa là di chuyển đến các thành phố lớn, thương mại, di

cư diễn ra trong nhiều giai đoạn. Quá trình đô thị hóa thu hút dân số từ các vùng ngoại ô vào trung

tâm. Khoảng trống vùng ngoại vi sẽ được lấp đầy cư dân vùng khác đến. Cư dân ở trung tâm

nhỏ sẽ chuyển đến trung tâm lớn hơn. Cứ như vậy, quá trình di cư diễn ra theo nhiều giai đoạn kế

tiếp theo hướng di chuyển về trung tâm đô thị lớn. Thông thường các trung tâm thương mại, công

nghiệp lớn sẽ thu hút những vùng xung quanh và vùng xa hơn. Mỗi dòng di cư sẽ tạo ra dòng di cư

ngược lại. Mức di cư nông thôn có xu hướng cao hơn mức di cư ở các đô thị (không phù hợp trong giai

đoạn hiện nay). Phụ nữ có xu hướng di cư nhiều hơn nam giới ở khoảng cách địa lý gần. Di cư tăng lên

theo trình độ phát triển kỹ thuật. Kinh tế là nhân tố quan trọng nhất di cư, mặc dù môi trường xã hội,

luật lệ… có ảnh hưởng nhất định. Đây là lý thuyết vĩ mô cho cái nhìn tổng quát về các nguyên dân của

di dân đến các trung tâm thương mại, công nghiệp, tạo tiền đề cho các nghiên cứu khác.

Lý thuyết của Hawley (1950)[4] về áp lực đất nông nghiệp đối với di cư: đất nông nghiệp là một nhân

tố quan trọng thúc đẩy các di cư không ngừng nghỉ trong lịch sử. Lịch sử loại người là lịch sử của cuộc

di cư, và cho đến thời đại công nghiệp thì việc tìm kiếm đất sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân lớn

nhất của di cư. Mật độ dân số cao làm giảm mức đất nông nghiệp bình quân lao động, và do vậy làm

giảm mức cung cấp lương thực và việc làm cho dân cư địa phương. Ngược lại, mật độ dân số thấp cung

cấp nhiều cơ hội kinh tế và các lợi ích dân cư địa phương. Những yếu tố này chính là các nhân tố “đẩy”

và “hút” chủ yếu thúc đẩy di cư từ nơi có mật độ dân số cao đến nơi có mật độ dân số thấp.

Một lý thuyết nghiên cứu nổi tiếng trong việc nghiên cứu về di cư đó là Lý thuyết của Lee về di cư: Lee

(1966) lập luận rằng quyết định di cư được dựa trên 4 nhóm dân tố; 1/ các nhân tố gắn bó với nơi ở

gốc, 2/ các yếu tố gắn với nơi sẽ đến, 3/ các trở ngại di cư, và 4/ các nhân tố thuộc về người di cư. Mỗi

một địa điểm, nơi gốc và nơi đến đều có những ưu điểm và hạn chế trên nhiều lĩnh vực như thu nhập,

việc làm, nhà ở, phúc lợi xã hội, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thậm chí là khí hậu…sẽ được người định

cư cân nhắc. Thông thường, các điều kiện kinh tế khó khăn ở nơi gốc là nhân tố “đẩy” chủ yếu của việc

xuất cư, trong khi cải thiện điều kiện kinh tế của nơi đến là nhân tố “hút” quan trọng nhất của việc

nhập cư. Việc đưa ra quyết định định cư còn được tính toán dựa trên các chi phí vật chất và tinh thần,

mà khoảng cách địa lí là một vấn đề quan trọng nhất vì điều này không chỉ tăng chi phí vận chuyển mà

còn tăng các chi phí vô hình do phải đối mặt với môi trường xa lạ, khó hội nhập. Cuối cùng việc di cư

phụ thuộc vào những phẩm chất cá nhân của từng người, điều này nhà nghiên cứu thường gọi là tính

chọn lọc di cư (migration selectivity). Lý thuyết của Lee là rất có ích cho việc nghiên cứu nhân tố vĩ mô

và cả vi mô của di cư [Lê Thanh Sang, 2008].

Như vậy, có thể xem nguyên nhân di chuyển: Nơi đi và nơi đến- cả nơi đi và nơi đến đều có lực hút và

đẩy (vĩ mô), các yếu tố can thiệp (vi mô) vào các yếu tố cá nhân (trung mô). Các yếu tố tiêu cực tác

động như là lực đẩy, còn các yếu tố tích cực là lực hút. [Nguyễn Thị Hồng Xoan, 2011][5]

Bên cạnh đó, hiện nay việc nghiên cứu mạng lưới xã hội, trở thành nghiên cứu chuyên sâu, để lí giải

vấn đề di cư. Mạng lưới xã hội không chính thức như họ hàng, bạn bè, đồng hương đóng vai trò quan

trọng trong việc di dân, mạng lưới xã hội giúp cho người di cư tiềm năng về thông tin trước khi di

Page 31: Vùng đồng bằng sông cửu long

chuyển. Sau khi di chuyển mạng lưới xã hội giúp cho người di chuyển về việc làm, nhà ở và sự giúp đỡ

khác. Những người giúp cư có xu hướng sống tập trung ở những khu vực có bà con họ hàng hoặc là

người thân.

Lí thuyết phân tích mạng lưới xã hội (Social Network Analysis Theory) là một cách tiếp cận nhằm phân

tích các vấn đề về  mạng lưới xã hội. Khái niệm cơ bản trong hệ thống xã hội (social system), nếu cấu

trúc xã hội (social structure) thường được xem như là cột dọc thì mạng lưới xã hội là các kèo ngang. 

Ronald Burt với lý thuyết lỗ hổng cấu trúc (structure holes) đã đưa ra ví dụ điển hình là trong mối quan

hệ ba người (A quan hệ với B, B quan hệ với C, nhưng A không quan hệ với C). Ở mối quan hệ này, B là

kẻ nắm được lỗ hổng cấu trúc giữa A và C và tạo khả năng thu lợi, tạo vốn xã hội (social capital) thông

qua vai trò điều phối, kết nối cho các tác nhân còn lại. Nan Lin – lí thuyết về di động xã hội, các cá

nhân tìm kiếm lợi nhuận trong mạng lưới xã hội thông qua sự di động xã hội. Miller McPherson, Lynn

Smith-Lovin và James M.Cook – lí thuyết đồng dạng. Các cá nhân giống nhau thường xảy ra khả năng

liên kết cao hơn so với các cá nhân khác nhau. Nhà xã hội học Mỹ James Cook nhấn mạnh:“Mạng xã

hội là một hình ảnh thống nhất và được đơn giản hoá trong lĩnh vực xã hội học đầy phức tạp và phân

tán. Đó là sự mô tả cụ thể về cấu trúc xã hội trừu tượng, có khả năng hiện hữu hoá những nguồn lực xã

hội không nhìn thấy. Mặc dù các mạng xã hội đều đơn giản chỉ được thực hiện bằng các nút và dây nối,

chúng vẫn đủ linh động để mô tả các quan hệ của quyền lực và sự tương tác cung cấp một nền tảng vi

mô của xã hội học”.

IV. Các vấn đề Di cư nông thôn – đô thị:

4.1.         Xét nguồn gốc nhập cư:

Từ cuộc điều tra dân số năm 1989, 1999, nhìn chung người nhập cư đến TP.HCM từ mọi miền đất nước,

nếu thời điểm 1989 thì 3 vùng trung du miền núi, ĐB.SH[6], Bắc trung bộ chiếm 19.3%, thì đến năm

1999 tăng lên 24.7% [Lê Văn Thành,2008] và đến cuộc điều tra năm 2009 thì chỉ tính riêng Bắc Trung

Bộ và ĐB.SH đã chiếm đến 39.3%. Qua ĐTDS 2009, cho thấy số lượng người di cư đến TP.HCM và KCN

Đông Nam Bộ thì chiếm đến 34.3% tổng số dân di cư cả nước. Chỉ tính riêng ĐB.SCL di cư đến TP.HCM

năm 2009 chiếm 29.7%, trong khi người di cư ở Đông Nam Bộ di cư đến TP.HCM chỉ chiếm 13.3%.

[TĐTDS, 2009].

Trong các cuộc điều tra dân số trước đây, cũng như các cuộc điều tra về di cư, kết quả cho thấy số

lượng nam giới di cư nhiều hơn nữ giới, chúng ta có thể xem qua số liệu điều tra di cư vào các thành

phố lớn năm 1996, do dự án VIE 96/004 thực hiện:

Bảng 1: Cơ cấu giới tính của dân di cư – Đơn vị tính %.

Năm

Hà  Nội TP.HCMNam Nữ Nam Nữ

1990 *[7] * 43 *1995 55 45 46 *1996 42,5 57,5 40,4 49,6

                       Nguồn: Điều tra di dân vào các thành phố – Dự án VIE96/04 – 1996

Trước những thay đổi của đất nước, người đàn ông mạnh dạn rời bỏ nơi sinh sống để đến các vùng đất

mới tìm kiếm việc làm, có điều kiện nâng cao cuộc sống, do nơi sinh sống cũ không thể mang đến

những điều kiện nâng cao cuộc sống. Nên tỷ lệ nam giới chiếm chủ đạo trong di cư tự do đến các vùng

đất mới. Tuy nhiên, với nền kinh tế thị trường phát triển ở Việt Nam, nhất là thành phố lớn, các ngành

nghề mới phát triển, nhất là trong ngành dịch vụ thu hút nữ giới làm việc nhiều hơn nam giới, qua cuộc

Page 32: Vùng đồng bằng sông cửu long

điều tra dân số năm 2009 (xem bảng 3), con số sau thể hiện sự tăng nhanh việc nữ giới di cư đến

TP.HCM và Đông Nam Bộ. Tính 3 vùng có số lượng người di cư lớn đến TP.HCM (ĐB.SH, Bắc Trung Bộ,

ĐB.SCL[8]) thì nữ chiếm 71.8% và nam chiếm 64.9%. Qua số liệu của TT Dự báo nhu cầu nhân lực

và thông tin trị trương lao động TP.HCM chúng ta có  thể những ngành nghề thu hút lao động nữ.

Bảng 2: Phân tích chỉ số cơ cấu nhân lực theo ngành nghề – Trình độ nghề trên địa bàn TP.HCM tháng 2, Quí I năm 2010 (%)

STT Ngành nghề 12/2009 2/20101 Marketing – Nhân viên kinh

doanh21.38 10.08

2 Bán hàng 9.193 Dịch vụ & phục vụ 17.22 12.54 Dệt – May – Giày da 7.03 11.59

Bảng 3: Dự báo các chỉ tiêu lao động trên địa bàn TP.HCM năm 2010

Nguồn: Tính toán của nhóm

nghiên cứu Viện Kinh tế –

TP.HCM – 11/2009

Qua tháp tuổi và giới tính (gồm

dân cư nông thôn và thành thị)

cho thấy việc thu hẹp đáy tháp

do tỷ lệ sinh giảm trong suốt 20

năm qua. Nhóm tuổi lao động do chuyển cư từ nông thôn lên thành thị, trong đó nữ nhiều hơn nam. Tại

TP.HCM việc làm cho nữ nhiều hơn nam giới (công nhân may mặc và dịch vụ), ngoài lí do kinh tế, một

vấn đề liên quan đến phong tục cho thấy việc con trai được thừa kế gia sản của cha mẹ, các cặp vợ

chồng ít con, vì vậy nam giới ít di cư đến thành phố hơn nữ giới. [Patrick Gubry, Lê Văn Thành, Nguyễn

Thị Thiềng và cộng sự, 2002][9]

Biểu đồ: Tháp dân số  – giới tính của TP.HCM – 1999

Nguồn: TP.HCM và Hà Nội: Dân số và di chuyển nội thị, Patrick Gubry, Lê Văn Thành, Nguyễn Thị

Thiềng và cộng sự, 2002

Tỷ lệ người di cư làm việc theo hợp đồng chính thức cũng khác nhau rất nhiều trên cả nước và trong

các nghiên cứu khác nhau. Theo cuộc điều tra di cư năm 2004, 58% nam di cư ở TP.HCM chưa có hợp

đồng lao động, những nữ giới thì đến 80% có hợp đồng lao động. Tỷ lệ nữ có hợp đồng lao động cao

hơn là kết quả của tỷ lệ nữ di cư cao hơn nam giới di cư tại khu vực công nghiệp (so với khu vực không

chính thức). [Khảo sát di cư Việt Nam 2004].

Qua các cuộc điều tra trên và kết quả điều tra dân số năm 2009, cho thấy tỷ lệ nữ di cư đến TP.HCM

đang tăng lên một cách đáng kể khi thành phố có nhiều thay đổi trong cơ cấu ngành nghề, trong đó

dịch vụ và thương mại đã là ngành nghề thu hút lao động nữ rất lớn, nhưng đáng kể nhất vẫn là tại các

KCN, KCX với các ngành giày da, may mặc, chế biến thủy hải sản vẫn thu hút lớn số lượng nữ nhập cư

vào thành phố. Theo thống kê của LĐLĐ TP.HCM, Ban Quản lý KCX-KCN thì trên địa bàn thành phố có

37.165 doanh nghiệp với 892.960 công nhân đang làm việc. Trong đó, có 250.000 công nhân làm việc

Đơn vị tính:

Chỉ tiêu 2005 2010 Tốc độ tăng bình quân 2006-

2010(%)

Khu vực dịch

vụ1.304.206 1.595.000

4,11

Thương mại 408.425 519.200 4,92

Dịch vụ 895.781 1.075.800 3,73

Page 33: Vùng đồng bằng sông cửu long

tại 940 doanh nghiệp trong KCX-KCN và 642.960 công nhân tại 36.225 doanh nghiệp ngoài KCX-KCN.

Công nhân ngoại tỉnh chiếm 70%. Có đến hơn 90% công nhân sống ở những khu nhà trọ do người dân

xây dựng tự phát[10]

3.2. Độ tuổi, tình trạng hôn nhân của nhập cư:

Điều này cho thấy đa số người nhập cư ở độ tuổi trẻ và ngày càng trẻ, trong độ tuổi lao động, có tác

động làm thay đổi cơ cấu dân số theo hướng trẻ hóa, đem lại những lợi ích về tiềm năng lao động và

nguồn nhân lực cho thành phố. Độ tuổi nữ nhập cư trẻ và chủ yếu đến từ các tỉnh của ĐB.SCL. Tính tỷ

lệ phần trăm nhóm tuổi toàn quốc di cư đến TP.HCM, ở nhóm 20-24 chiếm đến 39,2%, nhóm 25-29

chiếm 22.6% và nhóm 30-34 chiếm 13.1%. Đây là 3 nhóm đại diện cho nguồn nhân lực trẻ, trong đó

lượng người nhập cư đã có xu hướng rất trẻ là nhóm 20-24 chiếm đến 39.2% cao nhất cả nước. Nổi bật

nhất là số lượng nữ di cư cho thấy họ rất trẻ, chiếm đến 39%, thấp hơn một chút so với nam giới

39.4%.  Con số này cao hơn nhiều so với vùng Đông Nam Bộ là 36.3%, 29.8% và 13.7%.[ĐTDS& Nhà ở

năm 2009].

Với điều tra trên cũng phù hợp thực tế rằng tỷ lệ người nhập cư đến thành phố phần lớn đang trong

tình trạng độc thân, 51.4% tình trạng chưa có vợ chồng, 46.2% là số người nhập cư có gia đình, với tình

trạng trên thì so với Đông Nam Bộ có ngược lại khi 51.8% có gia đình di cư đến KCN Đông Nam Bộ và

46.8% là tình trạng độc thân. Điều này cho thấy, khi đến cả gia đình nhập cư đến KCN Đông Nam Bộ

cũng dễ dàng kiếm chổ ở phù hợp với thu nhập và sinh hoạt đối với một gia đình hơn TP.HCM. Trong

khi đó tại TP.HCM tiền thuê nhà ở và phòng trọ rất cao, không phù hợp với gia đình trẻ. Số lượng nữ

độc thân chiếm đến 49.8% và nam là 53.7% di cư đến TP.HCM tạo nên một động lực cho quá trình phát

triển kinh tế – xã hội, nhưng bên cạnh đó, nó cũng tạo nên nhiều hiện tượng xấu làm ảnh hưởng đến

đời sống của người dân nhập cư, nhất là nạn nạo phá thai. Ban quản lý các KCX – KCN TP.HCM cho biết

hiện có trên 180.000 người, trong dó 70% là người ngoại tỉnh, đang lao động tại khu vực này. Trong đó

phường Bình Chiểu, Linh Trung, Linh Xuân, quận Thủ Đức, hiện là những điểm “nóng” nhất về số lượng

người đến nạo hút thai vì là “trung tâm” của nhiều KCN–KCX. Chỉ tính mấy trạm này tổng số ca nạo hút

thai đã vào khoảng 300 ca mỗi tháng và trong năm 2004 có 20 trường hợp bà mẹ bỏ trốn sau khi sinh

con. Nhưng thực tế rất nhiều nữ công nhân đến nạo phá thai chưa kết hôn, chưa từng làm mẹ. Phần lớn

trong số này là công nhân làm việc ở KCX hoặc lao động nhập cư. Năm 2004 tổng số ca đến nạo phá

thai tại quận là 1.094 ca, 6 tháng đầu năm 2005 có 494 ca, trong đó 72 ca ở độ tuổi 19 – 21. Số liệu TT

Y Tế Phú Nhuận, cho thấy năm 2003 số ca đến nạo phá thai là 647, năm 2004 tăng gần gấp đôi, chiếm

tỉ lệ hơn 45% tổng số sinh. Tại TT Y Tế quận Tân Bình, sáu tháng đầu năm 2005 đã có 2.854 ca đến bỏ

thai…

So sánh số liệu nạo hút thai từ các bệnh viện: Bệnh viện Từ Dũ có số ca công nhân nạo hút thai chiếm

khoảng 30% tổng số ca đến bệnh viện nạo hút mỗi năm, con số này ở Bệnh viện Hùng Vương là

khoảng 10%. Tại Bệnh viện Đồng Nai (khu vực có nhiều khu công nghiệp), số lượng công nhân nạo phá

thai cao hơn rất nhiều: số công nhân chiếm 60-65% tổng số người nạo phá thai mỗi năm ở đây. [Tuổi

trẻ online: Nạo phá thai trong nữ công nhân, 2010]

3.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng di cư:

Theo Lee (1966) quyết định di cư được dựa các nhân tố gắn bó với nơi ở gốc, các yếu tố gắn với nơi sẽ

đến, các trở ngại di cư, và các nhân tố thuộc về người di cư. Lý thuyết của Hawley (1950)[11] về áp lực

đất nông nghiệp đối với di cư: đất nông nghiệp là một nhân tố quan trọng thúc đẩy các di cư không

ngừng nghỉ trong lịch sử. Di cư tăng lên theo trình độ phát triển kỹ thuậ và kinh tế là nhân tố quan

trọng nhất di cư, mặc dù môi trường xã hội, luật lệ… có ảnh hưởng nhất định.

Page 34: Vùng đồng bằng sông cửu long

Theo lý thuyết di dân, thì các yếu tố trên đóng vai trò quyết định, áp dụng thực tế thông qua số liệu

điều tra dân số và nhà ở năm 2009, thì lý do di chuyển chính là do nhân tố kinh tế, học tập, gia đình là

những nhân tố chính quyết định di cư. Trong đó lý do kinh tế nên di cư đến TP.HCM chiếm đến 79,7%,

lý do gia đình chỉ chiếm 10%, học tập chỉ chiếm 5,1%.  Những năm trước đây, nhập cư vào thành phố

vì lý do phi kinh tế (đoàn tụ gia đình, cưới hỏi..) chiếm một tỷ lệ khác cao, gần như một nữa, thì bây giờ

động lực kinh tế chiếm vị trí quan trọng áp đảo. Những người nhập cư vào thành phố tìm việc không

chỉ vì bản thân mình mà còn có chiến lược quan trọng của các hộ gia đình ở quê quán [Lê Văn

Thành,2008].

Lý do di chuyển gồm có những nguyên nhân ở nơi đến và nơi đi. Ở nơi đi vấn đề thất nghiệp ở nông

thôn, việc làm thu nhập thấp là nguyên nhân thúc đẩy người di cư đến thành phố. Điệu kiện sinh hoạt

của nông thôn quá thấp, có sự chênh lệch so với thành phố như điều kiện học tập, vui chơi giải trí,

chăm sóc sức khỏe, nhà ở, giao thông… Ở nơi đến, động lực nhập cư vì lý do kinh tế ngày càng được

khẳng định vì người nhập cư tìm việc làm ở thành phố tương đối dễ dàng. Hơn 80% có thể tìm việc làm

trong tháng đầu tiên đến thành phố [Lê Văn Thành,2008], chấp nhận làm việc khó khăn hơn, thu nhập

ít hơn người dân tại chổ. Điều tra về việc làm trong khu vực không chính thức của Viện Kinh tế TP.HCM

chứng minh vấn đề này khi có 44,4% lao động hoạt động phương tiện 2-3 bánh công cộng, 43% hoạt

động trên vỉa hè và 55% buôn bán lưu động là người nhập cư [Lê Văn Thành, 2008]. Đây là loại ngành

nghề có yêu cầu tay nghề thấp, vốn thấp, dễ kiếm tiền nên thu hút người lao động nhập cư.

Một số nguyên nhân khác cho thấy, người dân tại các vùng chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt có số lượng

người di cư lớn, nhất là khu vực Miền Trung. Môi trường tự nhiên đang là tác nhân đã và đang tác động

đến xu thế di cư. Người ta đánh giá rằng tác động lớn nhất của sự thay đổi khí hậu đối với con người

chính là việc khiến họ phải di chuyển. Điều kiện khí hậu ven biển, hiện tượng xói mòn ven biển gia

tăng và mùa màng thất bát là nguyên nhân khiến hàng triệu người phải rời khỏi nơi cư trú của mình.

Các số liệu khoa học cho thấy sự thay đổi về khí hậu toàn cầu, Việt Nam sẽ là một trong những nước

chịu nhiều thiệt hại nặng nề nhất của sự thay đổi khí hậu[12], trong đó người nghèo, người dân tộc

thiểu số, phụ nữ nông thôn, người già và trẻ em chịu sự tác động nặng nề hơn các đối tượng khác. Di

cư sẽ trở thành phương thức giúp người dân đương đầu và thích nghi với những thay đổi này bằng cách

di cư tạm thời hoặc di cư lâu dài nhằm bảo đảm sự an toàn và ổn định cuộc sống.

Đã có các bằng chứng cho thấy người dân phải di cư đến nơi khác do những điều kiện thay đổi về môi

trường, có thể do thiên tai hoặc do tác động của khí hậu diễn ra từ từ[13]. Chẳng hạn nghiên cứu vùng

ven biển Miền Trung, năm 2009 di cư chiếm 50,6%, tỷ lệ di cư thuần (xem bảng 4), cho thấy cuộc sống

và thu nhập của người dân bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về đất đai, điều kiện khí hậu và nước,

nhiều người dân bắt buộc phải di cư đến những vùng có điều kiện sống tốt hơn, coi đây là một phương

thức thay thế cho việc mất thu nhập[14]. Ngoài ra, trong phân tích điều tra mức sống hộ gia đình năm

2004 và 2006 cho thấy có một mối quan hệ giữa thiên tai và những thay đổi đột biến trong sản xuất

(các cú sốc trong sản xuất) với xu thế di cư mùa vụ và di dân tự do trong nước[15].

Bảng 4: Tỷ suất nhập cư, tỷ suất di cư và tỷ suất di cư thuần theo khu vực theo số liệu mẫu điều tra

của Tổng điều tra dân số năm 1999, 2009

Vùng Tỷ suất nhập cư * Tỷ suất di cư ** Tỷ suất di cư

thuần***

1999 2009 1999 2009 1999 2009

Đông Bắc 16,15 15,9 27,53 33,5 - 11,38 -17,5

Tây Bắc 13,24 14,57 - 1,32

Page 35: Vùng đồng bằng sông cửu long

ĐB Sông Hồng 23,28 35,0 32,61 36,7 - 9,33 - 1,7

Duyên hải Miền

Trung phía Bắc

8,61

16,0

31,97

50,6

- 23,36

-

34,6Duyên hải miền

Trung phía Nam

17,02 29,74 - 12,71

Tây Nguyên 86,24 43,3 16,22 32,1 70,02 11,2

Đông Nam 68,33 135,4 26,80 27,7 41,53 107,

7

Đồng bằng

Sông   Mêkông

14,71 16,3 24,59 56,7 - 9,88 -

40,4

* Tỷ suất nhập cư là tỷ số giữa số người nhập cư trên tống số dân địa phương (nghìn)

** Tỷ suất di cư là tỷ số giữa người di cư trên tổng số dân địa phương (nghìn)

*** Tỷ suất di cư thuần là tổng số người nhập cư trừ đi tổng số người di cư trên tổng số dân địa phương

(nghìn)

Nguồn: Cu, Chi Loi (2000), di cư nông thôn – thành thị Việt Nam

Tóm lại, động cơ di cư phần lớn (70%) những người di cư trong nước là vì lí do kinh tế, bao gồm cả di cư

tìm việc làm và cải thiện điều kiện sống[16]. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng động cơ di cư của cá nhân

và hộ gia đình không mang tính một chiều mà lồng ghép với nhiều yếu tố khác. Tiêu chí động cơ kinh

tế có thể xác định yếu tố cụ thể, chẳng hạn tăng thu nhập với vai trò là một chiến lược đối phó, nhằm

tăng khả năng an ninh kinh tế hoặc tích lũy những gì thực sự cần thiết[17]. Điều này có thể thấy rằng

quỹ đạo kinh tế trong tương lai sẽ có những tác động tương tự đến mô hình di cư trong nước.

3.4. Việc làm và những khó khăn về Y tế:

92% nam di cư đến TP.HCM trong độ tuổi 15-29 đã tìm được việc làm, với nữ chiếm khoảng 88,8%,

96,1%  nam ở tuổi từ 30-44 và nữ 87,4%, chiếm 90,5% là nam độ tuổi 44-59, 52,6% là nữ tìm được việc

làm. Với một thị trường lao động có nhu cầu lớn về nhiều ngành nghề nên người di cư trong độ tuổi từ

15-59 đều có thể dễ dàng kiếm việc, điều này tạo nên một sức hút lớn lực lượng từ các vùng khác đổ

về TP.HCM. Nếu tính tổng số người di cư ở độ tuổi 15-59 trên toàn quốc di cư đến TP.HCM là có đến

81,9% tìm được việc làm, ở KCN Đông Nam Bộ chiếm đến 91,7%. [TĐTDS,2009].

Số lượng người di cư đến TP.HCM làm việc chủ yếu trong các loại hình kinh tế cá thể, các doanh nghiệp

nhỏ (tiểu chủ)- 35,1% và  các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – 30,9% còn lại 27,4% làm việc

trong các doanh nghiệp tư nhân, trong khi đó ở khu vực nhà nước chỉ 5,7%. Trong khi đó nam giới làm

việc chủ yếu trong các doanh nghiệp tư nhâ 35,9%, cá thể, doanh nghiệp nhỏ 39,8%, cơ sở có vốn đầu

tư nước ngoài là 16,7%, thì nữ lao động chủ yếu tập trung ở các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài là

41,7%, là việc cho các cá thể nhỏ, doanh nghiệp nhỏ  là 31,5% và doanh nghiệp tư nhân 20,9%. Như

vậy, có thể thấy khu vực nhà nước không thu hút sự di cư đến TP.HCM mà là các doanh nghiệp nhỏ,

doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài mới là nơi có sức hút chính kéo người di

cư đổ về thành phố.

Với nền kinh tế tăng trưởng đều, điều đó đã làm cho TP.HCM thu hút người di cư. Với thu nhập bình

quân (xem bảng 5) 985.000/tháng đối với người lao động di cư ở độ tuổi 15-29, 1.304/tháng đối với 30-

44 và 1.100/tháng đối với độ tuổi 45-59, trong khi đó nam giới có mức thu nhập cao hơn nữ ở các độ

Page 36: Vùng đồng bằng sông cửu long

tuổi 1.152/tháng của nam giới so với nữ chỉ có 870/tháng ở độ tuổi 15-29, ở đội tuổi 30-44 là

1.421/1201 và độ tuổi 45-59 là 1.300/1.100.

Bảng 5:  Thu nhập bình quân /tháng (nghìn đồng) của người di cư đến TP.HCM

Nhóm tuổi 15-29 30-44 45-59Nam 1152 1421 1300Nữ 870 1201 720Tổng 985 1304 1100

Nguồn: Tổng điều tra dân số năm 2009.

So sánh mức thu nhập so với trước khi di cư đến TP.HCM cho thấy cao hơn so với trước khi di cư đến –

69,6%, cao hơn nhiều chiếm đến 16,5%, trong khi đó số người trả lời không thay đổi 12,2%. Nam di cư

có thu nhập cao hơn nữ nên cũng dễ thấy khi có đến 71,1% trả lời cao hơn so với 68,%. Cao hơn nhiều

của nam cũng chiếm đến 17,7% so với 15,6% của nữ. Như vậy, việc thu nhập cao hơn nơi xuất cư

chính là một trong nguyên nhân chính dẫn đến người nhập cư lựa chọn di cư đến TP.HCM nhiều hơn so

với vùng khác.

Một khó khăn đối với người di cư đến TP.HCM đó là việc đăng kí hộ khẩu rất khó khăn, tạo ra nhiều ảnh

đến đời sống của người nhập cư. Việc quản lý hộ khẩu cũng cần có cách tiếp cận thích hợp trong bối

cảnh này. Người nhập cư cống hiến sức lao động của mình cho sự phát triển chung của xã hội, vì vậy

không thể coi họ là công dân đô thị loại hai. Trong thời gian qua, ở các thành phố lớn đã quá coi trọng

hộ khẩu, thường có các biện pháp xử lý dựa vào hộ khẩu. Do đó, những người nhập cư chưa có hộ khẩu

thường tiếp cận hạn chế với các dịch vụ cơ bản… Vì vậy, công tác quản lý hộ khẩu cần cải tiến linh

hoạt hơn, dễ tiếp cận và không gây phiền hà cho người dân. Trong những năm qua, lợi dụng việc có

nhiều người muốn chuyển đến đô thị, khu công nghiệp tìm việc làm, một số cá nhân đứng ra tổ chức

cho người di cư và đã lừa gạt người nhập cư với những thông tin sai lệch để trục lợi. Sự tham gia của

chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn những hành động trục lợi này sẽ giảm đáng kể nguy cơ

rủi ro do thiếu thông tin của người di dân.

Người nhập cư mong muốn được chính quyền TP.HCM hỗ trợ đăng kí hộ khẩu nơi cư trú hiện tại chiếm

42,%, đây cũng là một yêu cầu cấp thiết. Khi có hộ khẩu họ mới tiếp cận được các vấn đề khác để ổn

định cuộc sống của mình. Một số vấn đề khác mong được quan tâm giúp đỡ đó là về đất đai là 23,6%,

nhà ở/42,6%, hỗ trợ vốn/ 47,3%, việc làm, học hành, nâng cao trình độ chuyên môn, sức khỏe là một

trong những vấn đề chính mà người nhập cư chưa đăng kí cư trú mong muốn[18]. Với 59,2% số lượng

người di cư đến TP.HCM không có bảo hiểm y tế, điều này sẽ làm cho người di cư gặp nhiều khó khăn

trong cuộc sống, nhất là những người di cư làm việc trong khu vực phi chính qui, khi gặp đau ốm, bệnh

tật, họ chấp nhận rủi ro trong việc tự chữa bệnh, hoặc không chữa bệnh, qua cuộc điều tra cho thấy nữ

chiếm đến 52,6% và nam giới 68,5% không có thẻ bảo hiểm y tế[19].

Cuộc khảo sát “Di cư và Sức khỏe” do Viện Xã hội học tiến hành năm 1997, trên địa bàn 6 tỉnh,

thành phố, cho biết gần 2/3 người di cư trả lời sức khỏe của họ không kém hơn so với trước khi di cư.

Trong khu vực thành thị được điều tra, con số này là 58%. Mặc dù không có sự khác biệt theo giới

nhưng tình trạng sức khỏe của người di cư lại khác nhau theo nơi đến và độ dài thời gian di chuyển.

Người di chuyển tạm thời được cải thiện nhiều nhất về sức khỏe. Tỷ lệ mắc bệnh không có sự khác biệt

giữa các nhóm di cư và nhóm không di cư. Tuy nhiên, khi đau ốm, đại đa số người di cư tìm cách tự

chữa trị hoặc thậm chí không làm gì. Trong những người di cư, người di cư tạm thời tự thuốc thang là

chính và tỷ trọng đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế là thấp nhất. Lý do họ không có khả năng trả các chi phí.

Page 37: Vùng đồng bằng sông cửu long

Đây chính là trở ngại của việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đối với người dân nhập cư. Việc

mua thuốc tự điều trị là rất dễ. Chính vì vậy, rất khó có thể kết luận là lao động đến từ ngoại tỉnh là

gánh nặng cho dịch vụ y tế ở thành thị [Viện Xã hội học, 1998].

Nghiên cứu di cư nông thôn-đô thị ở TP.HCM của VanLandingham năm 2004 cho biết, di cư đã có ảnh

hưởng đáng kể đến phúc lợi của người di cư trên nhiều lĩnh vực. Người mới nhập cư đều gặp bất lợi hơn

so với người bản địa trên sáu lĩnh vực sức khỏe, bao gồm: sinh lý, tâm lý, tình cảm, chức năng vận

động, kiến thức và quan niệm về sức khỏe nói chung. Có thể nói rằng di cư nông thôn – đô thị thường

mang lại những lợi ích đáng kể về kinh tế cho gia đình ở nhà trong khi những bất lợi về sức khỏe lại do

chính người di cư gánh chịu [VanLandingham, 2005].

Thực tế này chứng tỏ ít có khả năng người di cư làm tăng mức sinh ở những nơi họ chuyển đến. Tuy

nhiên, các kết quả cũng cho thấy, mặc dù tỷ lệ sử dụng BPTT[20] đã tương đối cao, vẫn có 15% số phụ

nữ di cư đã từng nạo hút thai, trong đó số chưa có gia đình chiếm 1/3 [Viện Xã hội học, 1998]. Nếu dịch

vụ y tế, đặc biệt là dịch vụ CSSK[21] ban đầu chất lượng thấp thì trẻ em là nhóm bị ảnh hưởng đầu

tiên. Hiện nay, các chương trình tiêm chủng cho trẻ em đã được triển khai hiệu quả nên mọi trẻ em có

thể được tiêm chủng với chi phí rất thấp hoặc miễn phí mà không cần có đăng ký hộ khẩu hay các thủ

tục phức tạp. Nhờ vậy, hầu hết trẻ em di cư dưới 5 tuổi đều được tiêm chủng (94,6% người di cư tạm

thời, 96,7% người di cư lâu dài). Đa số trường hợp trẻ em chưa được tiêm chủng là do còn quá nhỏ

(Nguyễn ĐứcVinh, 1998). Người không di cư có mức độ hiểu biết về nguyên nhân lây nhiễm cao hơn

người di cư. Mức độ hiểu biết kém nhất là nữ di cư. Với nguyên nhân chính mắc STI[22] như sau: Không

giữ vệ sinh bộ phận sinh dục, chiếm 44,7%, sinh hoạt tình dục với nhiều người mà không dùng BCS

chiếm 79,4%, sinh hoạt tình dục với người mắc các bệnh STI mà không sử dụng BCS chiếm đến 78%

[TĐTDS,2009].

Trong đó nữ di cư, không giữ vệ sinh bộ phận sinh dục, chiếm 48,3%, sinh hoạt tình dục với nhiều

người mà không dùng BCS chiếm 76,8, sinh hoạt tình dục với người mắc các bệnh STI mà không sử

dụng bao cao su chiếm đến 76,3%. Với nam giới, không giữ vệ sinh bộ phận sinh dục, chiếm 39,8%,

sinh hoạt tình dục với nhiều người mà không dùng BCS chiếm 80,3%, sinh hoạt tình dục với người mắc

các bệnh STI mà không sử dụng bao cao su chiếm đến 80,2% [TĐTDS,2009].

Đối với người di cư mức độ hiểu biết về bảo vệ sức khỏe thấp, điều này chứng minh qua con số của

cuộc điều tra trên. Cần nhấn mạnh rằng, nhóm người di cư đến TP.HCM, mức độ hiểu biết về nguyên

nhân lây truyền các bệnh này tương đối thấp, nguyên nhân là không được tiếp cận đầy đủ thông tin.

3.5. Một số vấn đề liên quan đến việc làm, sức khoẻ của người di cư.

Tại Việt Nam, tỷ lệ tăng dân số thành thị – nông thôn ngày một chênh lệch.Năm 1999-2009, dân số

thành thị đã tăng lên với tỷ lệ bình quân là 3,4%. Trong khi đó,ở khu vực nông thôn, tỷ lệ tăng dân số

chỉ có 0,4% (1999, tỷ lệ dân số thành thịchiếm 23,5%. Trong số 9,4 triệu người tăng thêm từ năm

1999-2009, có đến 7,3 triệungười chiếm 77% tăng lên ở khu vực thành thị).

Theo thống kê của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), người di cư nông thôn chiếm tới 1/3 dân số của

TP.HCM và 1/10 dân số của Hà Nội và làn sóng này vẫn đang tiếp tục tăng không ngừng. Ảnh hưởng

của quá trình tăng dân số đô thị đến vấn đề đô thị hóa, hình thành các đô thị mới và siêu đô thị.

Số liệu tổng điều tra dân số năm 1999 cho rằng di cư tới các khu vực đô thị chiếm hơn một nữa tổng số

di cư trong nước của Việt Nam với 53%, trong đó 27%  di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị và 26%

Page 38: Vùng đồng bằng sông cửu long

di cư giữa các khu vực thành thị. Đối với người di cư từ nông thôn ra thành thị, các nơi đến phổ biến là

TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. Dòng di cư tới các khu vực này chiếm 1/3 mức tăng dân số của

khu vực đô thị trong giai đoạn 1994-1999. Với TP.HCM và Hà Nội, số dân di cư tăng gấp đôi tăng gấp

đôi dân số ở 2 thành phố này[23]. Gần đây di cư góp phần phát triển các thành phố địa phương như

Cần Thơ, Long Xuyên, Cà Mau tại khu vực ĐB.SCL và các trung tâm kinh tế, Quảng Ninh, Bình Dương

và Đồng Nai.

Di cư trong khu vực nông thôn cũng đóng góp một phần không nhỏ vào di cư trong nước, chiếm 47%

dòng di cư trong nước trong cuộc tổng điều tra dân số năm 1999. Thực tế điều tra biến động dân số

năm 2008 cho thấy dòng di cư trong nước tới khu vực nông thôn cao hơn di cư tới các khu vực thành

thị trong năm trước cuộc điều tra [24]. Chẳng hạn có những sự di chuyển đáng kể từ vùng đông dân

tạo ĐB.SH ở Miền Bắc đến khu vực Tây Nguyên[25]. Dòng di cư tạm thời và di cư mùa vụ từ nông thôn

– nông thôn thường là những người di cư làm việc trong các KCN, lao động di cư đến địa bàn dự án xây

dựng cơ sở hạ tầng, nơi xây dựng cầu đường, nhà máy và các phương tiện giao thông khác[26]

Tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hoá giàu nghèo tăng cao. Trong quá trình hội nhập và phát

triển, người dân đô thị cần có trình độ văn hoá tay nghề cao để tiếp cận vớikhoa học kỹ thuật – công

nghệ và đáp ứng với nhu cầu tuyển dụng lao động. Song thực tếcho thấy ở các đô thị và các vùng ven

đô vẫn còn một bộ phận không nhỏ những ngườithất nghiệp, trình độ học vấn thấp. Đây chủ yếu là

những lao động giản đơn di cưtừ khu vực nông thôn lên thành thị để kiếm việc làm. Phần lớn trong số

họ chỉ tìm đượccông việc giản đơn trong các KCN, KCX ở gần thành thị, một số kháckém may mắn hơn

phải lang thang tìm kiếm công việc không ổn định trong nội thị vớithu nhập ít ỏi. Nhiều vấn đề phát

sinh cũng bắt nguồn từ đây, khi thu nhập của người laođộng không đủ tích lũy để gửi về gia đình như

kỳ vọng trước đó.Tổng cục Thống kê nhận định, trong số lao động di cư, có tới 2/3 là lao động trẻ (15-

19tuổi); hơn 50% là di cư để tìm việc làm, 47% là để cải thiện điều kiện sống. Một điều trakhác của

Viện Khoa học lao động và xã hội cũng cho thấy, trong các doanh nghiệp cóvốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài, tỷ lệ lao động ngoại tỉnh chiếm tới 70%. Tính đến tháng12/2007 cả nước có hơn 170 KCN, KCX

phân bổ ở 55 tỉnh, thành trêncả nước với khoảng trên 1 triệu người lao động đang làm việc, trong đó có

700.000 ngườilao động di cư từ các tỉnh khác hoặc huyện khác đến[27].Do chỉ được hưởng mức lương

thấp, lại phải làm việc vất vả nên số lao động di cư này dễnảy sinh những bất đồng và có những hành

động thiếu kiềm chế. Trình độ dân trí chưacao và chênh lệch giữa các thành phần dân cư, đặc biệt là

ngoại ô so với nội ô. Đây là sựbất ổn đối với chủ trương phát triển một xã hội đô thị công bằng, ổn định

và văn minh.

Sức khỏe của người dân đô thị ngày càng giảm do các tệ nạn xã hội gia tăng kéo theo các bệnh dịch

như HIV, giang mai và tình trạng ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe dân cư thành

phố. Những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở các nước đang phát triển như sốt rét, sốt xuất huyết, tả,

thương hàn hay các bệnh của những quốc gia công nghiệp phát triển, như tim mạch, tăng huyết áp,

ung thư, tâm thần, bệnh nghề nghiệp…, gần đây bệnh chân tay miệng đã có tác động xấu đến đời

sống của các em nhỏ vùng ven đô, do sự suy thoái môi trường đô thị tác động xấu đến những người

nghèo sống trong các khu ổ chuột và xóm liều do mật độ dân số cao, thiếu các dịch vụ vệ sinh và sức

khỏe công cộng.

Người di cư trong nước hình thành một mạng lưới mạnh mẽ cho chính họ, hướng dẫn việc tiếp tục di cư

bằng cách lối kéo bạn bè và gia đình từ quê hương. Điều tra di cư năm 2004 cho thấy rằng 55% nam di

cư và 59% nữ di cư biết về nơi đến của họ của họ từ một người bà con, và 38% nam và nữ di cư biết nơi

đến từ bạn bè (với 7% nam giới và 3% nữ giới biết về nơi đến thông qua các phương tiện khác).

Page 39: Vùng đồng bằng sông cửu long

3.6. Một số vấn đề liên quan đến mạng lưới di cư đô thị.

Những mạng lưới này của người di cư tại nơi đến đặc biệt quan trọng đối với người di cư, do tình trạng

chưa đăng kí hộ khẩu hoặc đăng kí hộ khẩu tạm trú, họ không kết nối được với hệ thống của chính phủ

và hỗ trợ chính thức khác và họ gặp khó khăn khi tiếp cận các tổ chức quần chúng. Thường thì thời

gian làm việc kéo dài của họ cũng không cho phép họ tham gia các hoạt động xã hội hoặc tham gia

các cuộc họp của quần chúng[28] và sự hiểu biết của họ về tổ chức công đoàn là rất thấp[29].

Đối với người di cư đến TP.HCM, họ đánh đổi cuộc đời để đi tìm những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống.

Để đối mặt với nhưng thách thức của cuộc sống, họ chủ yếu nhờ vào người thân, họ hàng, đồng hương,

bạn bè và chính quyền địa phương và công đoàn, tổ chức nơi làm việc, 57.7% nam giới co nhận sự giúp

đỡ, trong khi đó nữ chiếm đến 60.9%. Với mối quan hệ bạn bè đóng vai trò quan trọng trong việc quyết

định di cư đó là 55% nam giới nhờ bạn bè, nữ chiếm đến 55.9%, nhờ người ruột thịt chiếm đến 33.9%

của nam giới và nữ chiếm 30.1%. Đồng hương cũng nắm vai trò quan trọng trong việc di cư khi có đến

14.7% nam giới nhờ đồng hương giúp đỡ, nữ giới cũng chiếm 19.6%. Họ hàng cũng giúp trong việc tác

động đến hiện tượng di cư, khi có đến 33% nam giới và 31.5% nữ giới nhờ đến họ hàng giúp đỡ. Trong

khi đó vai trò của công đoàn và cơ quan và tổ chức làm việc không có bóng dáng trong việc tác động,

hỗ trợ và giúp đỡ người di cư. Như vậy, mạng lưới xã hội không chính thức như họ hàng, bạn bè, đồng

hương, đóng vai trò quan trọng trong việc di dân, ít nhất mạng lưới xã hội đã giúp cho người di dân

tiềm năng về thông tin trước khi di chuyển. Sau khi di chuyển mạng lưới giúp cho họ người di cư việc

làm, nhà ở và các sự giúp đỡ khác. Những người giúp cư có xu hướng sống tập trung ở khu vực có đông

bà con họ hàng, người thân, ví dụ, người Quảng Nam tập trung chủ yếu ở khu Bảy Hiền, Tân Bình[30],

tập trung sinh sống, giúp đỡ những người đến sau hòa nhập cuộc sống. Có thể khẳng định, liên kết yếu

mới chính là các liên kết tạo ra nhiều vốn xã hội hơn các liên kết mạnh, liên kết yếu hiện hữu hoá

những nguồn lực xã hội không nhìn thấy.

V. Kết luận và một số khuyến nghị với vấn đề di dân tại TP.HCM:

1. a.     Kết luận:

Di cư là một phần quan trọng và không thể tách rời trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Bằng việc

đáp ứng hết nhu cầu lao động trong phát triển công nghiệp và đầu tư nước ngoài khi thực hiện quá

trình Đổi mới và bằng việc gửi một phần tiền mình kiếm được tới khu vực nghèo hơn của Việt Nam, di

cư đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và có thể góp phần vào việc xóa đói giảm

nghèo.

Các tác động di cư không bó hẹp trong những người di chuyển. Các bằng chứng nêu trên cho thấy

di cư ảnh hưởng tới một số lượng không nhỏ đối với các hộ gia đình ở tất cả các khu vực của Việt Nam,

phần lớn người di cư cho thấycuộc sống mình khá lên sau di cư. Chính vì vậy di cư tạo nên những cơ

hội trực tiếp cho sự phát triển rộng khắp và đồng đều hơn qua đó sự khác biệt giữa các vùng giảm

xuống. Di cư đến TP. HCM rất đa dạng; lâu dài hay thời gian ngắn, đi và quay về thường xuyên, di cư

để tăng thu nhập thời vụ, di chuyển để kiếm tiền gửi về cho gia đình, di cư đến do sự thay đổi môi

trường. Có một điểm chung giữa các loại hình di cư đó là tài xoay xở và thích nghi của các cá nhân và

hộ gia đình khi di chuyển.

Quyết định di cư đến TP.HCM là một sự đánh đổi cuộc đời, với mục đích để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Với lí do kinh tế, người di cư đã không thể lường hết một thay đổi ở nơi đến, nên muôn nẻo khó khăn

vẫn đang chực chờ họ.

Với lượng người di cư trẻ, trong độ tuổi lao động di cư đến TP.HCM là một cơ hội tốt những cũng là một

thách thức, TP.HCM vẫn là sự lựa chọn ưu tiên cho việc chọn nơi đến, và số lượng tăng đều hàng năm.

Page 40: Vùng đồng bằng sông cửu long

Đã đến lúc xem người di cư là một thành phần của đô thị và chuẩn bị các chính sách dành cho họ, để

họ yên tâm lao động và đóng góp vào sự phát triển chung của toàn thành phố.

1. b.     Một khuyến nghị đối với vấn đề di dân tại TP.HCM

-                Cần nhìn nhận di cư đóng vai trò trong việc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế nên

hạn chế việc di cư, cần một chính sách tập trung để tối ưu hóa các lợi ích tiềm năng của di cư cho bản

thân người di cư và cho xã hội nói chung. Cải cách hệ thống đăng ký hộ khẩu, hạn chế các yêu cầu về

hộ khẩu trong việc đăng kí các dịch vụ, cải thiện chính sách nhà ở xã hội, luật lao động, luật bảo trợ xã

hội, y tế và các chương trình xóa đói giảm nghèo, nhằm đảm bảo sự tiếp cận công bằng cho tất cả mọi

công dân Việt Nam cho dù họ là người dân tạm trú hay thường trú.

-                Cần nhìn nhận di cư là động lực cho phát triển đô thị, cơ quan chính quyền không thể làm

ngơ trước áp lực gia tăng lên cơ sở hạ tầng và dịch vụ, nên cần lập kế hoạch cho đối tượng nghèo đô

thị vào kế hoạch phát triển chiến lược của thành phố, quốc gia, lưu tâm đến người di cư tạm thời,

không đăng kí bao gồm phụ nữ, nam giới, trẻ em.

-                Hạn chế dòng di cư nông thôn-thành thị.Tạo các điều kiện tốt nhất cho dân cư đô thị bằng

cách; tăng cường giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Tiến hành qui hoạch nơi ở tại các

KCN, khu đô thị mới của thành phố. Xây dựng lối sống văn minh đối với cư dân đô thị, quản lý tốt hơn

đối với dân nhập cư, góp phần lập lại trật tự xã hội đảmbảo cho việc xây dựng xã hội đô thị ổn định,

bền vững.

-                Hoàn thiện và phát triển mạnglưới cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông đường bộ thuận tiện,

không ách tắc và ít gây ônhiễm môi trường. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về tầm quan trọng của

môi trường đốivới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Công khai các thông tin, số liệu liên quan đến tình

hình ô nhiễm và các nguồn gây ô nhiễm môi trường trên các phương tiện truyền thông đểnâng cao ý

thức của người dân trong bảo vệ môi trường sống trong đô thị. Ưu tiên phát triển giao thông công

cộng, đặc biệt là các phương tiện giao thông côngcộng hiện đại, không gây ô nhiễm.

-                Để bảo vệ sức khoẻ cho người di cư cần giải quyết đồng bộ nhiều giải pháp chứ không phải

chỉ là phát triển hệ thống y tế. Chú ý ngay đến nguồn nước, công trình vệ sinh và nhà ở. Cần tiếp tục

tuyên truyền sâu rộng hơn nữa kiến thức về CSSK không những cho người lao động di cư mà cho cả các

thành viên khác trong gia đình họ.

-                Khuyến khích các gia đình quan tâm, chăm sóc sức khoẻ của người di cư trong độ tuổi lao

động, nhất là những người chịu trách nhiệm chính về kinh tế của gia đình và động viên những người di

cư cần giúp đỡ người thân của họ cả về thông tin và kiến thức chăm sóc sức khoẻ

-                Để bảo vệ sức khoẻ cho người di cư cần giải quyết đồng bộ nhiều giải pháp chứ không phải

chỉ là phát triển hệ thống y tế. Trong đó, ở những nơi tập trung người di cư, cần đặc biệt chú ý ngay

đến nguồn nước, công trình vệ sinh và nhà ở.

-Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho người di cư về các bệnh STI. Các cơ quan chịu tránh nhiệm về

vấn đề này cần tập trung vào cả hai nơi nhập cư và xuất cư. Thay đổi chiến lược truyền thông về

HIV/AIDS, từ cho là hiểm hoạ sang cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ.

-                Cần phải đẩy mạnh tuyên truyền về nghĩa vụ và quyền lợi khi mua bảo hiểm y tế. Tăng

cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của Nhà nước về BHYT, xử lý nghiêm những trường

Page 41: Vùng đồng bằng sông cửu long

hợp vi phạm. Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động hoặc người sử dụng lao động dễ dàng mua

BHYT.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

 

1. Mark VanLandingham (2005). Impacts of rural to urban migration on the health of working-

age adult migrants in Ho Chi Minh city, Vietnam. XXV International Population Conference –

Tours, France – July, 2005.

2. Nguyễn Văn Minh, Phó trưởng ban văn hóa-xã hội, HĐND TPHCM, 2010.

3. Nguyễn Đức Vinh (1998). Tình trạng sức khỏe và điều kiện chăm sóc y tế của người di

cư. Báo cáo Hội thảo Di dân và Sức khỏe tại Việt Nam – Viện Xã Hội học. Hà Nội 15-

17/12/1998.

4. Ths. Lê Văn Thành, Đô thị hóa và vấn đề dân nhập cư tại TP.HCM, Viện Nghiên cứu phát

triển TP.HCM, 2008.

5. http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/393529/Nhung-noi-dau-xe-long.html

6. Viện Xã Hội học, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, Đại học tổng hợp Brown (1998). Di dân và Sức

khỏe tại Việt Nam. Báo cáo hội thảo. Hà Nội – Việt Nam. 15-17/12/1998.

[1] Báo cáo điều tra dân số và nhà ở năm 2009.

[2] KT3 đăng ký tạm trú – người di cư sinh sống độc lập hoặc với người thân, không có hộ khẩu thường

trú song được đăng ký tạm trú dài hạn từ 6 đến 12 tháng, với khả năng được gia hạn tiếp tại nơi hiện

đang cư trú. KT4 người di cư sống trôi nổi, ở các nhà khách hoặc nhà trọ, không có hộ khẩu thường trú,

chỉ đăng ký tạm trú từ 1 đến 3 tháng hoặc thậm chí không đăng ký tại nơi cư trú.

[3] Ngân hàng thế giới (2008), Báo cáo phát triển của Việt Nam năm 2008: Bảo trợ xã hội: Báo cáo của

các nhà đồng tại trợ trong cuộc họp nhóm tư vấn Việt Nam, Hà Nội, ngày 6-7/12/2008.

[4] TS. Lê Thanh Sang, Đô thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau đổi mới 1979-1989 và

1989-1999, NXB KHXH-2008.

[5] TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan, Bài giảng Cao học Xã hội học dân số, 2011, ĐH KHXH&NV TP.HCM.

[6] Đồng Bằng Sông Hồng.

[7] Không xác định được số liệu chính thức.

[8] Đồng Bằng Sông Cửu Long.

[9] TP.HCM và Hà Nội: Dân số và di chuyển nội thị, Patrick Gubry, Lê Văn Thành, Nguyễn Thị Thiềng và

cộng sự, 2002

[10] Điều tra về Nguồn Lao động tại TP.HCM, Liên đoàn Lao động TP.HCM,2010

 

Page 42: Vùng đồng bằng sông cửu long

[11] TS. Lê Thanh Sang, Đô thị hóa và cấu trúc đô thị Việt Nam trước và sau đổi mới 1979-1989 và

1989-1999, NXB KHXH-2008.

[12] Liên hợp quốc tại Việt Nam (2009), Việt Nam và sự biến đổi khí hậu: bài thảo luận về chính sách

cho phát triển nhân lực bền vững

[13] Dun Olivia (2009), “Quan hệ giữa lũ lụt, di cư và tái định cư” báo cáo nghiên cứu tình huống ở Việt

Nam về thay đổi khí hậu và các kịch bản di cư bắt buộc (EACH-FOR), trang 18.

[14] Vũ Quang Hoàng, và cộng sự. (2008) Nghiên cứu tác động của thay đổi khí hậu lên Nông nghiệp

và an ninh lương thực: nghiên cứu tình huống của Việt Nam, Actionaid.

[15] Nguyễn Minh và Paul Winters (2009), Tác động của di cư lên Dinh dưỡng: trường hợp của Việt

Nam.

[16] GSO, Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc, 2005, Điều tra di cư năm 2004; Các kết quả chủ yếu, NXB Thống

kế, Tổng cục Thống kê.

[17] Winkels, Alexvara (2009), Sự yếu thế của người dân di cư: Vai trò chưa rõ ràng của các mạng lưới

xã hội. Bài viết trình bày tại hội thảo Quốc gia có di cư, Canberra từ 19 – 20/11/2009.

[18] Nguồn: Tổng điều tra dân số năm 2009.

[19] Nguồn: Tổng điều tra dân số năm 2009