xÂy dỰng hỆ thỐng thÔng tin hỢp tÁc quỐc...

13
CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHVÀ GIÁO DC - 10 (12-2018) 18 XÂY DNG HTHNG THÔNG TIN HP TÁC QUC TT ẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CNTT HU NGHVIT - HÀN BUILDING INFORMATION SYSTEM FOR INTERNATIONAL COOPERATION AT KOREA - VIETNAM FRIENDSHIP INFORMATION TECHNOLOGY COLLEGE Nguyn Duy Thành (1) , Lê ThBích Tho (2) (1) Trường Cao đẳng CNTT Hu nghVit - Hàn, Trung tâm Công nghthông tin; [email protected] (2) Trường Cao đẳng CNTT Hu nghVit - Hàn, Phòng Hp tác quc tế và Khoa hc công ngh; [email protected] Tóm tt Nghiên cu này trình bày vvic xây dng hthống thông tin để qun lý các ni dung hp tác ca Phòng Hp tác quc tế và Khoa hc công ngh. Hthng cho phép phân quyền người dùng theo tng nhóm chức năng, cung cấp cho người qun trchức năng quản lý các biên bn ghi nhhợp tác (MOU), các đoàn công tác, các chương trình dán,… Nghiên cu cũng trình bày mô hình lp trình cho hthống đồng thi mô tcách thức đấu ni ng dng vào cng thông tin cá nhân UMS.Teacher, đảm bo vic truy cp tp trung vi các hthng hin có của trường. Nghiên cu cũng trình bày kết quđạt được của đề tài. Tkhóa: Hp tác quc tế; Văn bản ký kết hp tác (MOU/MOA); PHP&MySQL; CodeIgniter; DataMapper ORM, Authorization; Access token. Abstract This research presents the development of an information system to manage the content of the cooperation agreement of the International Cooperation and Science - Technology Division. The system allows the users to be grouped into functional groups, providing administrators with the ability to manage Memorandum of Understanding (MOU), delegations, project programs, etc. The research also presents the programming model for the system and describes how the application is connected to the UMS.Teacher portal, ensuring centralized access to existing systems of the KVFITC. The research also presents the results of the project.

Upload: others

Post on 25-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN HỢP TÁC QUỐC TẾviethanit.edu.vn/wp-content/uploads/tapsan/10/4.2.pdf · chưa hình thành một hệ thống quản lý thông tin hợp

CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC - 10 (12-2018)

18

XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN HỢP TÁC QUỐC TẾ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CNTT HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN

BUILDING INFORMATION SYSTEM FOR INTERNATIONAL COOPERATION AT KOREA - VIETNAM FRIENDSHIP

INFORMATION TECHNOLOGY COLLEGE

Nguyễn Duy Thành(1), Lê Thị Bích Thảo(2) (1)Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn, Trung tâm Công nghệ thông tin;

[email protected] (2)Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn, Phòng Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ;

[email protected]

Tóm tắt Nghiên cứu này trình bày về việc xây dựng hệ thống thông tin để quản lý các nội dung hợp

tác của Phòng Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ. Hệ thống cho phép phân quyền người dùng theo từng nhóm chức năng, cung cấp cho người quản trị chức năng quản lý các biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU), các đoàn công tác, các chương trình dự án,…

Nghiên cứu cũng trình bày mô hình lập trình cho hệ thống đồng thời mô tả cách thức đấu nối ứng dụng vào cổng thông tin cá nhân UMS.Teacher, đảm bảo việc truy cập tập trung với các hệ thống hiện có của trường.

Nghiên cứu cũng trình bày kết quả đạt được của đề tài.

Từ khóa: Hợp tác quốc tế; Văn bản ký kết hợp tác (MOU/MOA); PHP&MySQL; CodeIgniter; DataMapper ORM, Authorization; Access token.

Abstract

This research presents the development of an information system to manage the content of the cooperation agreement of the International Cooperation and Science - Technology Division. The system allows the users to be grouped into functional groups, providing administrators with the ability to manage Memorandum of Understanding (MOU), delegations, project programs, etc.

The research also presents the programming model for the system and describes how the application is connected to the UMS.Teacher portal, ensuring centralized access to existing systems of the KVFITC.

The research also presents the results of the project.

Page 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN HỢP TÁC QUỐC TẾviethanit.edu.vn/wp-content/uploads/tapsan/10/4.2.pdf · chưa hình thành một hệ thống quản lý thông tin hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN

19

Keywords: International Cooperation; MOU/MOA; PHP&MySQL; CodeIgniter; DataMapper ORM; Authorization; Access token.

1. Giới thiệu

Trong hơn 10 năm xây dựng và phát triển, trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn đã không ngừng mở rộng đối tác hợp tác trong và ngoài khu vực, bằng việc ký các bản ghi nhớ (MOU/MOA), tổ chức và tham gia các hội thảo khoa học tầm khu vực, liên kết và xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực và trao đổi thông tin tư liệu hợp tác. Tuy nhiên, hoạt động hợp tác của trường vẫn còn mang tính đặc thù địa phương, cục bộ chưa có tính hệ thống, chiến lược rõ ràng và lâu dài, chưa đáp ứng được sự phát triển của Nhà trường. Nguyên nhân chính vẫn là quy mô, thông tin nội dung hợp tác chưa mở rộng đến từng đơn vị và các đối tác cũng như Nhà trường chưa hình thành một hệ thống quản lý thông tin hợp tác quốc tế hiệu quả.

Tháng 9/2012, Bộ Thông tin & Truyền thông ký quyết định phê duyệt Dự án “Nâng cấp trường thành trường Đại học Công nghệ thông tin & Truyền thông” [1]. Vì vậy, việc quản lý hệ thống tin hợp tác quốc tế một cách bài bản, chuyên nghiệp, có hệ thống nhằm tiếp cận thông tin các hoạt động hợp tác quốc tế của các đối tác và triển khai hiệu quả các nội dung ký kết mang lại nhiều lợi ích cho đội ngũ cán bộ và Nhà trường là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Với yêu cầu như vậy, đề tài nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin hợp tác quốc tế nhằm quản lý thông tin hợp tác quốc tế của trường, cung cấp thông tin cho các đối tượng có nhu cầu.

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu và xây dựng được một ứng dụng quản lý hệ thống thông tin hợp tác quốc tế, trong đó:

- Về nội dung, tính năng: Xây dựng được hệ thống quản lý theo từng nội dung hợp tác:

Quản lý các văn bản ký kết, các văn bản hành chính đối ngoại, thống kê các đoàn ra - đoàn vào, các chương trình dự án và hoạt động hợp tác quốc tế.

Quản lý tin tức về hợp tác quốc tế, cung cấp công cụ báo cáo thống kê tình hình hợp tác quốc tế của trường.

- Về công nghệ: Hệ thống được xây dựng trên nền web, đấu nối với cổng ứng dụng tập trung UMS.Teacher, đảm bảo việc truy cập tập trung với các hệ thống hiện có của trường.

2. Tình hình quản lý thông tin hợp tác quốc tế tại trường - Thực trạng và giải pháp

2.1. Thực trạng quản lý thông tin hợp tác quốc tế tại trường

Hoạt động hợp tác quốc tế tại trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn hiện nay còn mang tính cục bộ, chưa có hệ thống. Các thông tin quản lý đang được các chuyên viên phụ trách lưu trữ dưới dạng file văn bản (MS World, MS Excel, PDF,…) trên các máy tính cá nhân. Dữ liệu

Page 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN HỢP TÁC QUỐC TẾviethanit.edu.vn/wp-content/uploads/tapsan/10/4.2.pdf · chưa hình thành một hệ thống quản lý thông tin hợp

CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC - 10 (12-2018)

20

ở các phòng độc lập nhau, lúc cần trao đổi thông tin sẽ không được chủ động và mất nhiều thời gian để tìm kiếm, việc báo cáo thống kê gặp nhiều khó khăn.

2.2. Giải pháp

Để khắc phục những hạn chế này cần phải xây dựng một hệ thống thông tin để quản lý, quảng bá các nội dung hợp tác quốc tế của trường, nhằm nâng cao vị thế của Nhà trường và làm cơ sở cho việc nâng cấp trường lên trường đại học trong tương lai.

Chúng tôi lựa chọn công nghệ web để xây dựng hệ thống, đấu nối với cổng ứng dụng tập trung UMS.Teacher, đảm bảo việc truy cập tập trung với các hệ thống hiện có của Trường.

3. Thiết kế hệ thống thông tin hợp tác quốc tế

3.1. Các chức năng của hệ thống

Hệ thống thông tin hợp tác quốc tế được xây dựng nhằm hỗ trợ Phòng Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn quản lý và quảng bá các thông tin hợp tác quốc tế của trường, quản lý các đoàn công tác vào/ra, các chuyên gia/tình nguyện viên về làm việc tại trường cũng như quản lý các chương trình hội nghị/hội thảo quốc tế được tổ chức tại trường. Ngoài ra, hệ thống còn cung cấp các báo cáo thống kê cho các cán bộ quản lý, cán bộ giảng viên của trường có nhu cầu tra cứu và tham khảo thông tin.

Cụ thể, các nội dung quản lý của hệ thống bao gồm:

- Quản lý thông tin người dùng, phân quyền sử dụng cho người dùng.

- Quản lý văn bản ký kết hợp tác (MOU), các văn bản hành chính liên quan.

- Quản lý đoàn công tác vào làm việc tại trường, đoàn công tác của Trường đi làm việc ở bên ngoài.

- Quản lý các chương trình đào tạo liên kết quốc tế, các đề tài/dự án nghiên cứu khoa học, hội nghị/hội thảo quốc tế tổ chức tại Trường.

- Quản lý các chuyên gia/tình nguyện viên đến làm việc, công tác tại Trường.

- Quản lý các cán bộ giảng viên đi học tập, công tác ở nước ngoài.

- Quản lý các sinh viên của trường đi giao lưu/học tập nước ngoài; các đoàn sinh viên nước ngoài đến giao lưu/học tập tại Trường.

- Quản lý các nhà tài trợ cho các chương trình dự án.

- Quản lý tin tức liên quan đến hợp tác quốc tế của Trường.

- Cung cấp các báo cáo thống kê.

- Cấu hình hệ thống.

Page 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN HỢP TÁC QUỐC TẾviethanit.edu.vn/wp-content/uploads/tapsan/10/4.2.pdf · chưa hình thành một hệ thống quản lý thông tin hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN

21

Đối tượng sử dụng hệ thống được phân quyền theo các nhóm, bao gồm: Users, Members và Administrators. Các chức năng của hệ thống được phân quyền theo các nhóm như sau:

Hình 1. Phân quyền chức năng theo các nhóm người dùng

3.2. Lựa chọn mô hình lập trình

Hệ thống thông tin hợp tác quốc tế trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn được xây dựng trên công nghệ PHP & MySQL.

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi sử dụng CodeIgniter framework [2], là một framework gọn nhẹ được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP để thực thi code.

CodeIgniter là một framework được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP, là một framework mạnh mẽ, nhỏ gọn được xây dựng cho các nhà phát triển web, những người cần một bộ công cụ đơn giản và gọn nhẹ để tạo ra các ứng dụng web với đầy đủ các tính năng [2].

CodeIgniter cung cấp một bộ thư viện đầy đủ cho các tác vụ thông thường, cũng như cung cấp một mô hình tương tác đơn giản và dễ hiểu cho việc kết nối tới những bộ thư viện đó. Các thư viện này bao gồm: Đo lường tốc độ thực thi (benchmarking), gửi email, mã hóa dữ liệu, bảo mật và XSS Filtering, upload file, chỉnh sửa ảnh, đa ngôn ngữ, quản lý session, phân trang, quản lý giỏ hàng, unit test, URI Routing… CodeIgniter sử dụng mô hình kiến trúc MVC - là một mô hình kiến trúc phổ biến trong lập trình ứng dụng web hiện nay [3].

Xem tin tức Xem và download các

văn bản ký kết Xem thông tin các đoàn

công tác, các chương trình dự án…

Xem và in ấn các biểu mẫu thống kê

Bổ sung, cập nhật tin tức Bổ sung, cập nhật các

văn bản ký kết, các đoàn công tác, các chương trình dự án…

Xem các thông tin về cấu hình hệ thống

Quản lý người dùng Bổ sung, cập nhật tất cả

các văn bản ký kết, các đoàn công tác, các chương trình dự án…

Quản lý cấu hình hệ thống

Users Members Administrators

Page 5: XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN HỢP TÁC QUỐC TẾviethanit.edu.vn/wp-content/uploads/tapsan/10/4.2.pdf · chưa hình thành một hệ thống quản lý thông tin hợp

CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC - 10 (12-2018)

22

Phiên bản CodeIgniter được sử dụng để xây dựng Hệ thống thông tin hợp quốc tế trong phạm vi đề tài này là phiên bản 2.x. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một thư viện của bên thứ 3 (third party) để hỗ trợ việc thiết kế các đối tượng cơ sở dữ liệu, đó là DataMapper ORM [4].

DataMapper ORM là một thư viện ánh xạ đối tượng - quan hệ (Object Relational Mapper) được viết bằng PHP dành cho CodeIgniter. DataMapper ORM được thiết kế để ánh xạ các bảng cơ sở dữ liệu quan hệ từ đó có thể làm việc dễ dàng với các đối tượng, có hỗ trợ đầy đủ việc thiết lập các mối quan hệ giữa các bảng [4].

Sử dụng CodeIgniter + DataMapper ORM sẽ giúp chúng ta viết code nhanh hơn, các câu lệnh truy vấn SQL sẽ được chuyển thành các câu lệnh truy vấn hướng đối tượng.

3.3. Đấu nối ứng dụng vào cổng UMS.Teacher

Hệ thống thông tin hợp tác quốc tế trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn được xây dựng trên nền web, đấu nối với cổng thông tin cá nhân UMS.Teacher, đảm bảo việc truy cập tập trung với các hệ thống hiện có của Trường.

Cổng thông tin cá nhân giảng viên (UMS.Teacher) là cổng thông tin cá nhân dành cho cán bộ/giảng viên, phục vụ công tác quản lý đào tạo, giảng dạy và các hoạt động khác trong Nhà trường. Ngoài ra, UMS.Teacher được triển khai với mục đích tạo ra một nền tảng (framework) thống nhất, nhằm cho phép các ứng dụng khác có thể triển khai tích hợp để sử dụng chung một cổng đăng nhập duy nhất cho người sử dụng và khai thác dữ liệu dùng chung [5]. Hiện tại các ứng dụng đã được tích hợp trên cổng UMS.Teacher gồm có:

- Ứng dụng Quản lý Tin tức - Thông báo;

- Ứng dụng Quản lý Thông tin khoa học;

- Ứng dụng Quản lý Kế hoạch chiến lược (KPI);

- Ứng dụng Quản lý Lịch công tác;

- Ứng dụng Quản lý Công văn;

- Ứng dụng Quản trị hệ thống (dành cho admin).

3.3.1. Điều kiện để đấu nối ứng dụng

Để có thể đấu nối được ứng dụng với UMS.Teacher, cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Đăng ký ứng dụng đấu nối để được cấp các thông tin sau:

o ApplicationId : Mã ứng dụng;

o SecretKey : Mã bảo mật.

- Đăng ký URL để UMS.Teacher chuyển hướng người dùng sang ứng dụng. URL này sẽ nhận authorization code từ UMS.Teacher và tiến hành kiểm tra authorization code để nhận access token.

Page 6: XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN HỢP TÁC QUỐC TẾviethanit.edu.vn/wp-content/uploads/tapsan/10/4.2.pdf · chưa hình thành một hệ thống quản lý thông tin hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN

23

- Trường hợp nếu ứng dụng có yêu cầu phải hạn chế người sử dụng được phép truy cập thì phải đăng ký danh sách tài khoản để phía UMS.Teacher khai báo tài khoản được cấp quyền.

3.3.2. Xử lý đăng nhập và truy cập ứng dụng

Việc xử lý đăng nhập và truy cập ứng dụng của người dùng trên cổng tập trung UMS.Teacher được mô hình tổng quát như sau:

Hình 2. Mô hình xử lý đăng nhập và truy cập ứng dụng

Bước 1: Người sử dụng đăng nhập vào hệ thống từ UMS.Teacher.

Bước 2: Người sử dụng chọn ứng dụng cần truy cập.

Bước 3: UMS.Teacher chuyển hướng người sử dụng đến địa chỉ:

applicationUrl?code=xxxxx

Trong đó:

o applicationUrl: Là URL mà ứng dụng đã đăng ký với UMS.Teacher.

o code : Là authorization code của UMS.Teacher chuyển cho ứng dụng.

Bước 4: Ứng dụng tiến hành gửi authorization code cho UMS.Teacher để yêu cầu kiểm tra và cấp access_token, sử dụng HTTP POST thông qua API:

http://UMSTeacher_DNS/Auth/VerifyCode

Với các tham số:

Page 7: XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN HỢP TÁC QUỐC TẾviethanit.edu.vn/wp-content/uploads/tapsan/10/4.2.pdf · chưa hình thành một hệ thống quản lý thông tin hợp

CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC - 10 (12-2018)

24

Bảng 1. Các tham số của API cung cấp access token Tham số Mô tả

code Giá trị của authorization code nhận được ở bước 3

signature Chữ ký bảo mật, được tính theo công thức:

MD5(applicationId + secretKey + code)

Phía UMS.Teacher sẽ trả lại kết quả là dữ liệu dạng JSON có dạng: {

"Code": 1, "Msg": "Successful", "Data":

{

"AppId":"test_application",

"Token":"CD24fb0d6963F7d28E17f72"

}

}

Trong đó:

Bảng 2. Kết quả trả về của API cung cấp access token

Trường/thông tin Mô tả

Code

Giá trị số cho biết việc kiểm tra authorization code có thành công/ hợp lệ hay không. - Nếu authorization code không hợp lệ: Code 0. - Nếu authorization code hợp lệ: Code = 1.

Msg Chuỗi thông báo kết quả

Data

Trong trường hợp việc kiểm tra authorization code không thành công hoặc authorization code không hợp lệ: Data = null Trường hợp authorization code hợp lệ, Data là đối tượng bao gồm 2 thông tin:

- AppId: Id của ứng dụng. - Token: Access token.

Access token được phía ứng dụng sử dụng để gọi các API liên quan đến tài khoản người dùng trên UMS.Teacher.

Trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi sử dụng API GetTeacherProfile để lấy thông tin cán bộ giảng viên từ UMS.Teacher phục vụ cho việc đăng nhập vào Hệ thống thông tin hợp tác quốc tế.

Page 8: XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN HỢP TÁC QUỐC TẾviethanit.edu.vn/wp-content/uploads/tapsan/10/4.2.pdf · chưa hình thành một hệ thống quản lý thông tin hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN

25

Bảng 3. Cấu trúc API lấy thông tin giảng viên từ UMS.Teacher

API /Auth/GetTeacherProfile

Phương thức HTTP POST

Tham số token : access token

signature : Chữ ký bảo mật

Công thức tính chữ ký MD5(appliationId + secretKey + token)

Kết quả trả về: JSON

Ví dụ kết quả trả về của API {

"Code":1,

"Msg":"Successful",

"Data":

{

"MaGiangVien":"T04-01.003-204",

"HoDem":"Nguyễn Duy",

"Ten":"Thành",

"HoVaTen":"Nguyễn Duy Thành",

"GioiTinh":true,

"TenGioiTinh":"Nam",

"NgaySinh":"15/09/1980",

"QuocTich":"001",

"TenQuocTich":"Việt Nam",

"GiangVienNuocNgoai":false,

"DiaChi":"Thành phố Đà Nẵng",

"DienThoai":"01686 270 935",

"DiDong":"0918 907 325",

"Email":"[email protected]",

"Website":"http://viethanit.edu.vn",

"HocHam":"000",

"TenHocHam":"Không",

"HocVi":"THS",

"TenHocVi":"Thạc sĩ",

"NgachCongChuc":"01003",

"TenNgachCongChuc":"Chuyên viên",

"PhanLoaiGiangVien":"",

"TenPhanLoaiGiangVien":"",

"HeSoLuong":3.33,

Page 9: XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN HỢP TÁC QUỐC TẾviethanit.edu.vn/wp-content/uploads/tapsan/10/4.2.pdf · chưa hình thành một hệ thống quản lý thông tin hợp

CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC - 10 (12-2018)

26

"DinhMucGioChuan":0,

"MaDonVi":"0011",

"TenDonVi":"Trung tâm Công nghệ thông tin",

"DangLamViec":true

}

}

Chúng tôi xây dựng class Esys_OAuth để thực hiện việc lấy thông tin giảng viên như mô tả ở các hình 3, 4, 5 sau đây. Ý nghĩa của từng câu lệnh đã được chú thích trong class.

Hình 3. Class lấy thông tin giảng viên từ UMS.Teacher

Page 10: XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN HỢP TÁC QUỐC TẾviethanit.edu.vn/wp-content/uploads/tapsan/10/4.2.pdf · chưa hình thành một hệ thống quản lý thông tin hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN

27

Hình 4. Phương thức lấy access token từ UMS.Teacher

Hình 5. Phương thức lấy thông tin giảng viên từ UMS.Teacher và lưu vào session

Page 11: XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN HỢP TÁC QUỐC TẾviethanit.edu.vn/wp-content/uploads/tapsan/10/4.2.pdf · chưa hình thành một hệ thống quản lý thông tin hợp

CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC - 10 (12-2018)

28

Việc lấy các thông tin của giảng viên sẽ được thực hiện như sau:

$username = $thissessionuserdata('GiangVien')['MaGiangVien'];

$full_name = $thissessionuserdata('GiangVien')[HoVaTen];

4. Hệ thống thông tin hợp tác quốc tế

Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi đã xây dựng được hệ thống giúp quản lý, quảng bá thông tin hợp tác quốc tế của trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn. Ứng dụng được đấu nối vào cổng thông tin giảng viên thông qua địa chỉ tập trung: http://esys.viethanit.edu.vn/teacher/. Ngoài ra, ứng dụng còn có thể truy cập thông qua địa chỉ độc lập: http://ofic.viethanit.edu.vn/ giúp quảng bá thông tin hợp tác quốc tế của Nhà trường ra bên ngoài.

4.1. Trang chủ hệ thống

Hình 6. Giao diện trang chủ

Tại trang chủ, người dùng có thể xem tin tức hợp tác, xem và download các biên bản ký kết hợp tác (MOU/MOA), thông tin các đoàn công tác, các chương trình dự án, xem các báo cáo thống kê.

Page 12: XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN HỢP TÁC QUỐC TẾviethanit.edu.vn/wp-content/uploads/tapsan/10/4.2.pdf · chưa hình thành một hệ thống quản lý thông tin hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN

29

4.2. Trang quản trị

Sau khi đăng nhập, người dùng có thể truy cập vào trang quản trị theo liên kết có trên trang chủ hoặc vào địa chỉ: http://ofic.viethanit.edu.vn/index.php/admin/admin/.

Hình 7. Giao diện trang quản trị

Trang quản trị cung cấp đầy đủ các công cụ, chức năng giúp người sử dụng quản trị hệ thống, bổ sung các văn bản ký kết, các chương trình dự án, upload file văn bản, quản lý người dùng,…

5. Kết luận

Trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi đã xây dựng được hệ thống để quản lý thông tin hợp tác quốc tế tại trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn. Hệ thống cho phép các cán bộ Phòng Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ quản lý và lưu trữ thông tin hợp tác một cách khoa học, bài bản và thuận tiện cho việc tra cứu, quảng bá ra bên ngoài. Hệ thống cũng cho phép người dùng xem và download các văn bản ký kết hợp tác cũng như xem các báo cáo thống kê theo từng năm.

Hệ thống đã được đấu nối với cổng thông tin cá nhân UMS.Teacher, đảm bảo việc truy cập tập trung với các hệ thống hiện có của trường.

Page 13: XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN HỢP TÁC QUỐC TẾviethanit.edu.vn/wp-content/uploads/tapsan/10/4.2.pdf · chưa hình thành một hệ thống quản lý thông tin hợp

CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC - 10 (12-2018)

30

Tuy nhiên hệ thống thông tin hợp tác quốc tế mà chúng tôi xây dựng trong nghiên cứu này chỉ mới dừng lại ở việc quản lý và lưu trữ các thông tin hợp tác, phục vụ công tác tra cứu và báo cáo thống kê một cách thuận lợi và dễ dàng. Hướng phát triển tiếp theo mà chúng tôi muốn hướng đến là xây dựng hệ thống hoàn chỉnh cho phép quản lý các quy trình nghiệp vụ khi ký kết văn bản hợp tác, xây dựng quy trình cho các đoàn công tác, quy trình phản biện các đề tài nghiên cứu khoa học, quy trình đăng ký bài báo hội nghị khoa học,…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] http://viethanit.edu.vn/2017/12/06/lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien/, truy nhập cuối cùng ngày 13/09/2018.

[2] https://codeigniter.com/userguide2/, truy nhập cuối cùng ngày 13/09/2018.

[3] https://en.wikipedia.org/wiki/Model-view-controller, truy nhập cuối cùng ngày 13/09/2018.

[4] https://datamapper.wanwizard.eu/, truy nhập cuối cùng ngày 13/09/2018.

[5] Trần Nguyên Phong (2015), Tài liệu hướng dẫn đấu nối và tích hợp ứng dụng qua cổng thông tin cá nhân giảng viên, Trung tâm Công nghệ thông tin Đại học Huế.