[ymc] nội san sức trẻ số 34

55
S C T R

Upload: cau-lac-bo-truyen-thong-ymc

Post on 25-Jun-2015

340 views

Category:

Documents


6 download

DESCRIPTION

Nội san "Sức trẻ" được phát hành bởi Câu lạc bộ truyền thông YMC, là cơ quan ngôn luận của Đoàn trường ĐH Ngoại thương. Sức trẻ là ấn phẩm hướng tới sinh viên Ngoại thương nói riêng và tất cả các bạn sinh viên Việt Nam nói chung. Với những bài viết chất lượng và được đầu tư thiết kế kĩ lưỡng, chúng mình luôn đưa ra nhiều thông tin cũng như vấn đề mà giới trẻ đang quan tâm. Nội san "Sức trẻ" rất mong muốn những góp ý từ các bạn để ngày càng hoàn thiện. ----------------------------------------------------------------- Website: http://yo.ymconline.vn/ Fanpage: www.facebook.com/ymc.ftu Email: [email protected]

TRANSCRIPT

Page 1: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

Page 2: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

Page 3: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

Mục lục“1

Gửi những độc giả thân thiết của Sức trẻ!Thân gửi những độc giả yêu quý của Sức Trẻ,

Một năm học nữa lại sắp bắt đầu trong cái tiết thu lá rụng nhiều và những đám mây bàng bạc. Quay trở về với sách vở, quay trở về với những tiết học căng thẳng trên giảng đường, quay trở về với bạn bè, với CLB thân yêu. Trở thành những người anh, người chị trong trường, đối với các FTUer K50, K49, K48, một cuộc phiêu lưu mới lại sắp bắt đầu.

Đối với những tân sinh viên K51, đây chính là thời điểm bắt đầu cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất, đáng nhớ nhất trong cuộc đời các em. Dù mang trên mình 2 chữ sinh viên chưa lâu, nhưng chắc hẳn các em đã có thể cảm thấy hơi thở của mái trường thân yêu này trên từng bục giảng, trong từng góc nhỏ trên sân trường, trong nhà A, nhà B,...và cả trên từng khuôn mặt bạn bè. Cái năng động đó, cái nhiệt huyết đó, cái tài năng đó, chính là một phần trong cuộc phiêu lưu mà các em sắp trải qua.

Sức trẻ hi vọng sẽ là người bạn đồng hành của các em trong cuộc phiêu lưu vĩ đại này. Nếu các em muốn hiểu rõ hơn về những hoạt động, những người bạn ở FTU, ngôi trường mà các em sẽ gắn bó trong 4 năm tới đây, thì hãy giở Sức trẻ ra nhé. Từng trang viết trong Sức trẻ chính là tâm huyết của từng thành viên Ban biên tập chúng tôi muốn gửi đến các em. Đúng như tên gọi, tờ Nội san này hi vọng sẽ truyền được cho các bạn trẻ chất lửa và sự nhiệt huyết.

Mong các bạn độc giả yêu quý của Sức trẻ, đặc biệt là những Tân sinh viên K51, sẽ có một năm học sôi động, thành công, và theo cách mà các bạn mong muốn. Giảng đường thân yêu đang đón chờ bạn.

Ban biên tập Sức trẻ

Nhật kí người biên tậpNhật ký ban biên tập ........................................................................................... 1373°KBản tin sự kiện ...................................................................................................2Muôn màu ngoại thương Những nẻo đường áo xanh ............................................................................4Câu chuyện du học trên đất Mỹ của Violas .............................................6Trải nghiệm hoạt động ở câu lạc bộ FTU ................................................8Thử thách mang tên kí túc xá ................................................................ ....10Thay đổi quy chế và những điều cần biết...............................................11Tôi đi làm“Kyahz Photo” & câu chuyện chàng sinh viên kinh tế đam nhiếp ảnh ........................................................................................................................12Thực tập hè “vi hành ký” .............................................................................14Góc tranh luậnĐâu mới là chuẩn ...........................................................................................16Kinh tếThị trường chứng khoán: đầu tư hay chơi bạc ..................................18Kinh tế xanh .....................................................................................................20Không gian sáchKhúc chiến ca của mẹ hổ .............................................................................22Đồng hành cùng sức trẻHành trình tình bạn .......................................................................................23Nhân vật kỳ nàyCô gái mang hai câu thần chú ...................................................................24Bí kíp tôi có thểToàn cảnh về tranh biện ..............................................................................26Những nhà báo FTU ......................................................................................28Truyên ngắnEm sẽ bình yên ................................................................................................30Theo dấu bồ công anhHạnh phúc đích thực .....................................................................................31Chuyển động trẻCái nhìn toàn cảnh từ các cuộc thi âm nhạc ........................................34Xu hướng baroque- Yêu kiều vẻ đẹp Ý ..................................................36Dạo quanh các rạp chiếu phim ở Hà Nội ..............................................38Đằng sau một góc phố ........................................................................................39

Trải nghiệm của tôi

Hành trình xê dịch của chàng trai 8x ..........................................................40

Công nghệ

Có thể bạn đang nghiền di động ..............................................................42CrosswordVietnam national day ...................................................................................44

Nhật kí người biên tập

Page 4: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

2 S Ứ C T R Ẻ

3730K

Ra mắt iPhone thế hệ thứ 5Tại một sự kiện công nghệ diễn ra vào ngày 12/09/2012, iPhone thế hệ thứ 5 của Apple được kì vòng ra mắt và 9 ngày sau, tức ngày 21/09, sẽ chính thức lên kệ. Tờ “The Guardian” cũng khẳng định “iPhone mới sẽ được thiết kế cổng kết nối nhỏ hơn 19-pin hay vì loại cổng kết nối 30-pin chuyên dùng trước đây để tạo khoảng trống cho ống tai nghe chuyển xuống phía dưới”. Cũng theo thông lệ mỗi lần ra mắt mẫu iPhone mới, Apple cũng sẽ đưa ra nhiều cải tiến về sản phẩm, và lần này rất có thể là mẫu Mini iPad cùng iPod Nano thế hệ mới.

Bầu cử Tổng thống Hoa KỳCuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2012 diễn ra vào ngày thứ ba đầu tiên của tháng 11, ngày 6 tháng 11 năm 2012, là cuộc bầu cử tổng thống thứ 57 liên tục bốn năm một trong lịch sử Hoa Kỳ. Cuộc bầu cử này bầu chọn một tổng thống và phó tổng thống.Như quy định trong Hiến pháp Hoa Kỳ, cuộc bầu cử diễn ra cùng ngày với các cuộc bầu cử thống đốc Bang và thành viên quốc hội.Đại cử tri đoàn (Hoa Kỳ) năm 2011 đã được thay đổi tỷ lệ phiếu bầu chọn lựa tổng thống và phó tổng thống của từng bang. Số phiếu này căn cứ vào tỷ lệ dân số của từng bang. Từ Điều tra dân số Hoa Kỳ 2010, tỷ lệ phiếu bầu trong Đại cử tri đoàn cũng được thay đổi.

Mở rộng đường Kim Mã –Trần PhúNgày 10/8, tại phiên thảo luận về dự án mở rộng đường Trần Phú-Kim Mã, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định đây là dự án giao thông trọng điểm của Thủ đô, cần khẩn trương chuẩn bị để có thể khởi công vào tháng 10/2012. Dự án mở rộng đường Trần Phú-Kim Mã, có tổng diện tích đất cần thu hồi là 11.750m2 của 211 hộ dân phường Kim Mã và 32 hộ dân phường Điện Biên. Trong đó, 140 hộ ở phường Kim Mã và 30 hộ của phường Điện Biên có nhucầu tái định cư. Nơi tái định cư dự kiến tại Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính và nhà N07 (khu 5,3 ha phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy). Đến nay, tại phường Điện Biên đã thẩm định phương án bồi thường 31/32 hộ dân; còn tại phường Kim Mã đã tiến hành khảo sát 179/211 hộ dân, trong đó, 49 phương án bồi thường đang được xem xét.

Những quy định mới có hiệu lực trong tháng 9Nhiều loại giao dịch chứng khoán bị cấm: Theo Nghị định số 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, từ ngày 15-9-2012, sẽ cấm các loại giao dịch thao túng thị trường chứng khoán. Trái cây phải kiểm dịch trước khi vào Việt Nam: Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 39/2012/TT-BNNPTNT kèm theo Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 27/09/2012.

Olympic London và những con số truyền thông

Theo số liệu của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), thế vận hội Olympic London đã đạt tới mức con số kỷ lục với 4,8 tỉ lượt khán giả trên toàn cầu, vượt lên hẳn so với con số 4,5 tỉ của thế vận hội thể thao tại Bắc Kinh năm 2008.Ước tính cho tới khi Thế vận hội kết thúc sẽ có tổng số giờ phát sóng khoảng hơn 100.000 giờ nhờ áp dụng hệ thống đặc biệt mang tên: Dịch Vụ Phát thanh truyền hình Olympic (OBS) với chất lượng và tốc độ cao nhất từ trước đến nay. Theo BBC, có đến gần 90% người Anh theo dõi sự kiện thể thao hàng đầu thế giới này, đặc biệt có đến khoảng 20 triệu người hồi hộp đến nghẹt thở chứng kiến Usain Bolt giành vinh quang ở đường chạy 100m nam vào đêm chủ nhật. Hơn nữa,Trung Tâm Truyền hình quốc tế IBC, tọa lạc tại phía Bắc công viên Olympic, đã cung cấp nơi ở cho hơn 5.600 nhân viên truyền hình với phòng thu rộng 52.000 m2 và 560.000m dây cáp. Trong suốt Thế vận hội, có đến 1000 máy quay sẽ được sử dụng.

Page 5: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

3S Ứ C T R Ẻ

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 32

Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 32 dự kiến sẽ diễn ra từ 19- 22/12/2012 tại thành phố Vinh (Nghệ An). Khác với mọi năm, tại kỳ Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 32 này, Ban Tổ chức sẽ không tổ chức thi thể loại phóng sự ngắn. Phóng sự ngắn sẽ được tổ chức bình chọn và trao giải tại Hội thảo về thời sự. Bên cạnh đó, thể loại sân khấu xuất hiện trở lại và phim tài liệu - phóng sự đứng riêng thành 2 thể loại riêng ở kỳ Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần này. Như vậy, Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 32 sẽ tổ chức chấm thi ở 9 thể loại gồm có: Chương trình dành cho thiếu nhi, Phim tài liệu, Phóng sự, Chương trình Chuyên đề - Khoa giáo, Giao lưu - Đối thoại - Tọa đàm, Chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, Chương trình ca múa nhạc, Sân khấu, Phim truyện truyền hình.

Ngày tận thế lại rộ lênTháng 12 năm 2012 đánh dấu sự kết thúc của một b’ak’tun; tức là một khoảng thời gian trong lịch của người Maya (tiếng Anh: Mesoamerican Long Count calendar) được sử dụng ở Trung Mỹ trước khi người Châu Âu đặt chân đến. Niềm tin vào thảm họa sẽ đến trong khoảng thời gian ngày 21 tháng 12 năm 2012 được phần lớn các học giả nghiên cứu về người Maya cổ đại cho là một dự đoán sai. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng ngày cuối cùng kết thúc b’ak’tun thứ 13 rất có thể là lý do cho một lễ kỷ niệm, chứ không phải là đánh dấu hết lịch. Học giả về người Maya, Mark Van Stone đã nói: “Không có bất kỳ điều gì trong lời tiên tri của người Maya, Aztec hay người Trung Mỹ cổ xưa cho rằng có một sự thay đổi bất ngờ hoặc trọng đại nào xảy ra trong năm 2012. Khái niệm về một ‘Đại Chu Kỳ’ sắp kết thúc hoàn toàn là phát minh của người hiện đại”.

Công bố đề cử QBV FIFA 2012Cơ quan quyền lực cao nhất của bóng đá thế giới (FIFA) cho biết họ sẽ công bố những đề cử cho danh hiệu QBV FIFA vào ngày 30/11/2012 tại thành phố Sao Paulo của Brazil.Thông báo danh sách đề cử QBV FIFA năm nay được đưa ra trong khuôn khổ các hoạt động mà FIFA tiến hành ở Sao Paulo nhân lễ bốc thăm Confederation Cup mà Brazil đăng cai vào năm 2013. Hai ứng cử viên sáng giá nhất cho danh hiệu QBV FIFA năm nay không ai khác chính là C.Ronaldo và L.Messi.

Wonder Girls sang Việt NamTour diễn châu Á qua 5 nước của Wonder Girls được công bố và điểm dừng chân vào tháng 11 là ở Việt Nam.Theo đó, bắt đầu từ tháng 9, Wonder Girls khởi hành tour diễn này tại Singapore vào ngày 8/9. Lịch trình tiếp theo lần lượt là Malaysia vào 13/10, Indone-sia vào 3/11. Năm cô gái của Nobody sẽ kết thúc tour diễn tại Thái Lan và Việt Nam vào tháng 11.Quy mô sân khấu của mỗi buổi biểu diễn dự kiến có sức chứa từ 4 đến 5 nghìn chỗ ngồi.Vì vậy, người hâm mộ Việt Nam vô cùng nóng lòng chờ đón được tận mắt chứng kiến những màn trình diễn sôi động của 5 cô gái Sun Ye, Ye Eun, So Hee, Yoo Bin và Hye Lim.

Miễn thuế TNCN dưới 9 triệu 6 tháng cuối năm 2012Nội dung này nằm trong Nghị quyết về việc ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân – vừa được Quốc hội thông qua chiều 21/6/2012 với tỷ lệ 95,79% ĐBQH tán thành.Theo Nghị quyết này, miễn thuế thu nhập cá nhân từ ngày 1/7/2012 đến hết ngày 31/12/2012 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh đến mức phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1 của Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định tại Điều 22 của Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 (có thu nhập tính thuế đến 5 triệu, chiếm khoảng 73% số người đang nộp thuế hiện nay).

12 món ăn Việt Nam được công nhận kỷ lục châu ÁSáng 7-9, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã công bố 12 món ăn đặc sản Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận và xác lập kỷ lục “Giá trị ẩm thực châu Á” với tiêu chí những món ăn duy nhất có ở Việt Nam so sánh với món ăn của các nước trong toàn khu vực châu Á.Đó là các món: phở Hà Nội, bún chả Hà Nội, bún thang Hà Nội, bánh đa cua Hải Phòng, cơm cháy Ninh Bình, miến lươn Nghệ An, phở khô Gia Lai, bánh khọt Vũng Tàu, gỏi cuốn Sài Gòn, cơm tấm Sài Gòn, bún bò Huế, mì Quảng.Từ ngày 7- 5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam chính thức đề cử đợt 1: 17 món ăn nổi tiếng đầu tiên đến Tổ chức Kỷ lục châu Á. Ngày 1-8, tại Faridabad, Ấn Độ, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã chính thức công nhận và xác lập 10 món ăn Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đề cử và ngày 30-8, tổ chức này đã công nhận và xác lập thêm 2 món ăn đặc sản của Việt Nam nữa.

Page 6: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

Tiếp sức mùa thiTheo anh Tùng Linh, trưởng ban tình nguyện Đoàn thanh niên trường ĐH Ngoại thương chia sẻ, trong hai đợt thi ĐH vừa qua đã có 300 sinh viên tham gia chương trình “Tiếp sức mùa thi” tại ĐH Ngoại thương, cụm thi ĐH Vinh và ga Giáp Bát, giúp đỡ trực tiếp cho hơn 20.000 lượt thí sinh và người nhà thí sinh, hướng dẫn sơ đồ phòng thi, trông đồ cho thí sinh dự thi... Những việc làm trên đã mang lại hiệu quả thông tin nhanh chóng, thống nhất, thuận tiện và để lại nhiều ấn tượng đẹp cho các sĩ tử.Tại các nút giao thông phố Chùa Láng, sinh viên tình nguyện đã tham gia phân luồng hướng dẫn, giữ gìn an toàn giao thông, an ninh trật tự. Có thể nói mỗi đợt tình nguyện Tiếp sức mùa thi lại là dịp để sinh viên Ngoại thương thể hiện sức trẻ và nhiệt huyết của mình trong màu áo xanh thân thương.2 đợt thi khối A, A1 và khối D đã diễn ra suôn sẻ với sự giúp đỡ nhiệt tình của các Tình nguyện viên áo xanh. Hướng dẫn

thí sinh đi thi và làm thủ tục dự thi, giúp đỡ phụ huynh, lập hàng rào giao thông, tránh gây ùn tắc trước cổng trường, phát Cẩm nang mùa thi...ở công việc nào các bạn cũng thực hiện rất nhiệt tình và đạt kết quả tốt. Những màu áo anh mang tên FTU đã gây được ấn tượng tốt đẹp trong thí sinh và phụ huynh. “Em thấy các anh chị rất thân thiện, nhiệt tình và đáng yêu nữa” là lời nhận xét của Thùy Linh, một thí sinh dự thi khối A. Hương Giang (K50 - KTĐN) chia sẻ: “6 ngày tình nguyện cùng với lũ bạn, được gặp các em thí sinh rất đáng yêu, đã mang đến cho mình những kỷ niệm đáng nhớ. Những ký ức như thế, thời sinh viên chỉ có từ 1-2 lần thôi, nên mình trân trọng lắm.”

Hướng về quê hươngBên cạnh hoạt động Tiếp sức mùa thi thường niên, Đoàn trường đã tổ chức được 16 đội hình tình nguyện hướng về quê hương đi tới 18 tỉnh, thành phố với hơn 400 sinh viên tham gia vào các đội hình trên. Những hoạt động chủ yếu của

Năm học mới đã bắt đầu nhưng đối với nhiều FTUers, những ký ức về một mùa hè nhiều kỉ niệm với màu áo xanh vẫn còn rất đẹp và nguyên vẹn. Từ thông điệp: “Đi để chia sẻ, đi để cống hiến và đi để trưởng thành”, chương trình tình nguyện Mùa hè xanh 2012 của sinh viên ĐH Ngoại thương đã đi được một chặng đường đáng nhớ.

NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG

ÁO XANH

Trợ giúp các thí sinh dự thi

4 Muôn màu Ngoại thương

Page 7: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

khen thưởng, tặng quà những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn và những gia đình chính sách, tuyên truyền về các dịch bệnh thường gặp, sức khỏe sinh sản, pháp luật, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước,tổ chức các lớp dạy hè cho thiếu niên, nhi đồng, tham gia lao động sản xuất cùng nhân dân, thực hiện công trình thanh niên… Đối với những FTUers vốn quen với cuộc sống thị thành thì những ngày tình nguyện ở một miền đất xa xôi và còn nhiều khó khăn trên đất nước là dịp để trải nghiệm những điều hoàn toàn khác.“Hướng về quê hương” không chỉ khơi gợi lên sự cảm thông, chia sẻ với những cảnh đời nghèo khó, mà còn thôi thúc những bạn trẻ một nghĩ suy, rằng phải làm gì để đất nước mình bớt nghèo, bớt khổ.Với Quỳnh Trang (K50 TCNH), chuyến đi tình nguyện tới Yên Bái vừa qua là một kỷ niệm tuyệt vời cho tuổi 20 của mình. Trang kể lại, những ngày mới đến khá khó khăn vì thiếu thốn mọi thứ, hơn nữa cả đoàn lại không quen với những công việc như gùi ngô, nhóm bếp nấu cơm hay giặt quần áo trên suối... Nhưng chính sự hiếu khách của những người dân bản nơi đây đã giữ chân những tình nguyện viên trẻ tuổi, khiến Trang cảm thấy 10 ngày là quá ít để có thể làm được điều gì ý nghĩa cho nơi đây. “Ngày trở về, mắt cứ rơm rớm vì nhớ hôm liên hoan bị chuốc rượu mà thấy thương các bạn nam hơn, rồi những ngày sinh hoạt chung, cùng làm đường, cùng chia sẻ ước mơ với những em bé vùng cao ít có cơ hội học hành… Chuyến đi ấy là những kỷ niệm không đầu không cuối

nhưng sẽ mãi là một điều không thể lãng quên.”

Chương trình tình nguyện độc lậpVới mong muốn cho đoàn viên thanh niên tự phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, năng động, sáng tạo của mình trong các hoạt động tình nguyện, Đoàn trường đã phát động phong trào tình nguyện độc lập và thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đây là việc các đoàn viên tự đăng ký các phần việc của mình với đoàn cơ sở của các địa phương, bao gồm các hoạt động chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng, tuyên truyền xây dựng nếp sống văn hóa, giúp đỡ các gia đình chính sách, hộ nghèo, phối hợp với thanh niên tại địa phương tổ chức giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, tham gia xây dựng và giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp... Tiêu biểu trong số này là chương trình tình nguyện gồm 16 đoàn viên tại huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã dành được nhiều thiện cảm của người dân địa phương.

KếtSẽ không sai khi nói cuộc đời sinh viên gắn liền với màu áo xanh tình nguyện, và “Mùa hè xanh” là một minh chứng cụ thể cho những gì FTUers đã làm được vì cộng đồng. Đừng đứng ngoài guồng quay ấy, hãy sống hết mình cho tuổi trẻ, cho cuộc sống quanh mình, vì thời sinh viên chỉ có một lần, bạn ạ.

TìNH NGuyệN MùA Hè XANH và NHỮNG CON Số

BiếT Nói:

20000 lượt thí sinh được giúp đỡ trong đợt tình nguyện Tiếp sức mùa thi6000 cuốn cẩm nang Tiếp sức mùa thi đã đến tay các sĩ tử.8000 bản đồ Hà Nội đã được phát.900 tình nguyện viên đăng ký tình nguyện độc lập tại địa phương.400 thí sinh đi tình nguyện Hướng về quê hương tại 17 vùng khó khăn của miền Bắc.121 triệu đồng là số tiền đã được gửi tặng đến đồng bào tại các địa phương.2000 quyển sách giáo khoa, 10000 cuốn vở được phát tận tay đến các em nhỏ. 14km đường được sửa chữa và duy tu dưới sự đóng góp của các tình nguyện viên tại Đại học Ngoại thương.182 buổi học được tổ chức, 2 máy tính được trao tặng cho các em nhỏ tại các địa phương gặp nhiều khó khăn.

Cùng nhân dân làm đường

Dạy học và vui chơi với trẻ em vùng cao HồNG ANH

5

Page 8: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

6

Muôn màu Ngoại Thương6

Họ là những FTUers K47 CTTT đã theo đuổi thành công “giấc mơ Mỹ” của mình. Cùng Sức Trẻ tìm hiểu về một năm du học nơi xứ người của thế hệ Violas đời đầu bạn nhé.(VIOLAS: Là tên gọi Chương trình Tiên tiến hợp tác giữa ĐH Tiểu bang Colorado (CSU) và trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội)

Câu Chuyện Du hỌC TRÊn ĐẤT MỸ CỦA VIOLAS

Quyết định lên đường Đối với hầu hết sinh viên FTU quyết định theo học CTTT, việc chuẩn bị hành trang cho cuộc sống du học năm cuối ở Mỹ là điều tất yếu. Tuy nhiên bên cạnh những háo hức và hi vọng đặt vào thử thách

này, không ít Violas K47 do dự khá nhiều trước khi lên đường. Chị Quản Diệu Linh (A2 CTTT) chia sẻ: “Đối với cá nhân chị đó là một quyết định khó khăn, phần nhiều là do hoàn cảnh gia đình. Chị nghĩ mình nên ở nhà vào thời điểm đó nhưng mẹ và bạn bè cũng động viên chị rất nhiều” hay anh Hoàng Nam Lê (A1 CTTT) thì cho biết trở ngại lớn nhất chính là do chưa từng đi xa gia đình bao giờ... Mỗi người tuy gặp phải những vấn đề riêng nhưng sau cùng tất cả đều hài lòng với quyết định của mình. Các anh chị cũng cho biết, để có một chuyến đi thành công thì khâu chuẩn bị là vô cùng quan trọng. Trước tiên là những thủ tục bắt buộc như chứng chỉ TOELF hoặc IELTS, đủ số tín chỉ và các môn yêu cầu, GPA tối thiểu 2.0, bài luận, visa và các chứng chỉ sức khoẻ khác. Ngoài ra việc cân nhắc hành lí mang theo, tìm chỗ ở… cũng rất cần thiết. Nhưng quan trọng hơn cả chính là việc “chuẩn bị cho mình tinh thần sẵn sàng và những kĩ năng sống

cần thiết vì cuộc sống mới vừa có tính độc lập vừa có tính tập thể”. Anh Hoàng Nam Lê cũng khuyên các bạn đang ấp ủ dự định du học Mỹ nên tìm đọc bộ sách “Nếu bạn muốn du học ở Hoa Kỳ” (có thể tải miễn phí tại web của Đại sứ quán Mỹ) để có thêm nhiều thông tin hữu ích.

Những thử thách đầu tiênVừa đặt chân đến nước Mỹ, những khó khăn ban đầu đã tới. Có những anh chị bị thất lạc hành lí, sức khoẻ chưa ổn định do lệch múi giờ, hay thời gian đầu chưa có net, sim điện thoại… Chị Phạm Hương Thảo (A2 CTTT) nhớ lại: “Nhà ở thì không có vấn đề gì, chỉ ăn uống là gặp trở ngại vì không biết đi mua đồ ăn bằng cách nào. Lúc đó không có xe cộ gì hết, xe bus thì không biết đi chuyến nào. May có các thầy cô FTU ở bên đấy cho đi nhờ xe ra siêu thị mua đồ. Sau đó thì chị và các bạn khám phá ra bản đồ xe bus, rồi mua xe đạp, như vậy chủ động hơn rất

Page 9: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ 7

nhiều”. Còn theo chị Diệu Linh: “Sang đến đây chị đã hiểu tại sao Fort Collins (trường CSU ở đây) từng được coi là thành phố đáng sống nhất của Mỹ. Cuộc sống rất yên bình, thong thả, an ninh đảm bảo, môi trường tuyệt vời đi đâu cũng có cây xanh…” Nhìn chung, vấn đề chỗ ăn ở sinh hoạt đã sớm được các Violaser giải quyết ổn thoả dù còn những điều chưa thể quen ngay như việc uống nước trực tiếp từ vòi không qua lọc hoặc đun nấu, thực phẩm như rau hay hoa quả rất ít món quen thuộc của Việt Nam,...Thích nghi với môi trường mới, một nhiệm vụ quan trọng đặt lên hàng đầu vẫn là vấn đề học tập. Theo các anh chị du học sinh, cường độ học khá nặng nên mỗi người phải tự biết cách phân bổ thời gian hợp lí. Một số khó khăn sẽ gặp phải là khối lượng tài liệu cần đọc luôn rất lớn, áp lực từ deadline, giáo sư phát âm không hiểu, teamwork không hiệu quả hay “mid-term exams” đến đều đều… Tuy nhiều trở ngại là thế nhưng Violas-ers ở CSU vẫn thường đứng đầu lớp với những điểm A đáng tự hào. Chia sẻ về những điểm cộng ở CSU, các anh chị cho biết: sang đây sẽ rèn luyện đáng kể tinh thần và thái độ học tập, cụ thể là sẽ có 4 bài thi ở những đợt khác nhau nên kiến thức phải liên tục được trau dồi, mối quan hệ giữa sinh viên với giảng viên cũng rất gần gũi thoải mái, và điều kiện học tập thì đặc biệt tốt với thư viện hiện đại, có sẵn laptop hay iPad cho sinh viên mượn, có khu tự học và phòng học nhóm được thiết kế riêng biệt…

Kỉ niệm Fort CollinsNhắc lại những ngày theo học ở CSU, mỗi Violaser K47 đều có những cảm xúc thật đặc biệt gắn liền với những kỉ niệm

khó quên. “Các giáo sư ở đây cực tốt bụng luôn, các bác rất hay đưa bọn chị đi chơi, leo núi rồi ăn uống. Kỉ niệm với các bạn Việt Nam cũng vui lắm vì bọn chị rất hay tụ tập liên hoan sinh nhật cùng nhau.” (chị Diệu Linh). Chị Phạm Hải Yến (A2 CTTT) thì nhớ mãi những chuyến du lịch tới 14 bang của Mĩ, “sinh viên mà, vừa tiết kiệm lại vừa muốn tới những địa điểm nổi tiếng ở đây, có đợt bọn chị đi Las Vegas, mua thẻ ăn buffet có giá trị trong 24h, ăn thoải mái đủ các bữa tại 7 nhà hàng nổi tiếng. Cuối cùng thời gian eo hẹp, ở đó có 1 ngày 2 đêm mà hết đi đủ các shows lại đến đi ăn cho bằng được nhiều nhất số nhà hàng có thể.” Còn anh Hoàng Nam Lê thì “nhớ như in cái cảm giác đầm ấm khi được ăn Tết cổ truyền Việt Nam tại xứ người cùng cộng đồng người Việt Nam ở đấy (chủ yếu là các thầy cô, sinh viên người Việt Nam đang theo học tại trường CSU). Mọi người cùng tham gia chuẩn bị sắm sửa cho Tết, hỏi han chia sẻ giúp đỡ nhau…”

10 tháng ở Fort Collins tuy chưa thật dài nhưng đủ để mỗi du học sinh có những trải nghiệm vô giá của tuổi trẻ. Những nhận thức lớn dần hơn về thế giới xung quanh, về văn hoá Mĩ, bạn bè quốc tế đi cùng với sự mở mang kiến thức, suy nghĩ và những bài học thực tế không hề có trong sách vở. “Điều chị “được” nhiều nhất sau chuyến đi là thấy mình trưởng thành và tự tin hơn. Chị đã biết được khi bị đẩy vào khó khăn và thất vọng, sức chịu đựng của con người là vô hạn. Khó khăn lớn thế nào thì cũng có cách giải quyết.” – chị Hương Thảo chia sẻ.

Và chân trời phía trướcTrở về Việt Nam sau quãng thời gian “Mỹ tiến”, Violas thế hệ đầu tiên của FTU – mỗi người lại theo đuổi những hành trình riêng của mình. Có người ấp ủ một dự án kinh doanh ngay trên quê hương, có người mong tìm được một công việc sẽ gắn bó cả đời, có người muốn nối dài hành trình du học của mình, có người lại muốn tiếp tục đi học thạc sĩ…Dù là tiếp tục với bất cứ dự định nào, họ đều không hối tiếc với quyết định đến CSU của mình. Lời khuyên từ những người đi trước dành choViolas các thế hệ sau, và cả những FTUers đang ấp ủ một giấc mơ vượt ra ngoài biên giới Việt: “Đi du học là cơ hội và cũng là thử thách vì nó chính là một hành trình rèn luyện bản thân.”; “Nếu không có điều kiện đi châu Âu, châu Mỹ, thì sang những nước gần cũng được, miễn là ra khỏi biên giới Việt Nam. Đi và các em sẽ học được rất nhiều điều, sẽ thấy sự khác biệt và sẽ hiểu Tổ quốc mình đang ở vị trí nào trên thế giới”… Có một điều chắc chắn: những hành trình sẽ cho ta lớn lên. Còn bạn, đã sẵn sàng để viết tiếp câu chuyện “FTUers và những giấc mơ du học” chưa?

Giang Min

6

Câu Chuyện Du hỌC

Page 10: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

Có lẽ giờ đây, các K51 cũng đang gặp phải tình trạng tương tự khi đang có quá nhiều CLB tuyển thành viên, CTV với những hoạt đồng rất rầm rộ cả online và offline. Các bạn phân vân không biết nên chọn bến đỗ nào để gắn bó. Tuy nhiên có một số điều nên biết trước khi quyết định tham gia CLB.

Có một thứ được gọi là văn hóa gia đìnhKhó có thể định nghĩa chính xác văn hóa gia đình là gì. Nếu gia đình là nơi có tình cảm cha mẹ, có anh có chị, mọi người cùng chung sống bên nhau thì ở CLB cũng chứa đựng những tình cảm tương tự như vậy. Hàng chục con người, trong đó cũng sẽ có những người bạn, người anh, người chị sống và làm việc, cùng nhau tạo nên những sản phẩm chung.

Cấu trúc phân ban đặc thù của các CLB ở FTU, được nhận sự chăm sóc trực tiếp từ phía trưởng ban, càng làm cho mỗi thành viên cảm thấy mỗi ban là một gia đình nhỏ trong toàn bộ đại gia đình CLB.Nếu trong đại gia đình có các thế hệ khác nhau: ông bà, cha mẹ, anh chị em, thì trong CLB cũng sẽ có những sợi dây kết nối các thế hệ, tương ứng là các khóa khác nhau. Những người đã dày dạn kinh nghiệm trong CLB, thậm chí là đã ngừng hoạt động, vẫn thường hỗ trợ những đàn em phía sau, có khi là về tài chính, khi là về kinh nghiệm, khi đơn giản chỉ là sự có mặt của họ trong những buổi sinh hoạt ấm cúng của cả “gia đình”.Có một điều đặc biệt, những người bạn trong cùng một CLB, dù không biết hay nói chuyện với nhau nhiều, nhưng cứ gặp nhau là lại có thể trò chuyện thoải mái cùng nhau như đã từng thân quen lắm.

Không phải tất cả các CLB trong trường đều là văn hóa gia đình. Chúng ta có thể

Đã từ lâu, chúng ta vẫn thường tự hào gọi các CLB chính là món đặc sản ở FTU. Bởi lẽ chẳng có nơi đâu mà có hơn 30 CLB trải trên khắp các lĩnh vực khác nhau, từ các môn kinh tế, ngoại ngữ cho tới sở thích. Vì thế mà ở FTU, sự kiện, cuộc thi, sản phẩm lúc nào cũng có, thậm chí còn chồng chéo lên nhau, gây “toát mồ hôi” cho công chúng vì phải chọn lựa không biết nên tham gia chương trình nào.

Trải nghiệmHOẠT ĐỘNG CLB Ở FTU

8

Page 11: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

điểm mặt một vài cái tên nổi bật. Hội sinh viên BFF - Big Fat Family - Gia đình to béo, thể hiện đúng tính chất “đông dân” ở đây. Hay SIC với slogan “More than one club”. Anh Đức Bình, cựu chủ tich CLB Marketing, chia sẻ: “Mac đang trên con đường xây dựng văn hóa của mình. Mac đề cao sự sáng tạo, những cái đầu bùng nổ và nhiệt huyết. Anh chọn cách sống và làm việc cùng nhau như một gia đình, không chỉ chia sẻ công việc mà còn bên cạnh nhau cả những niềm vui nỗi buồn nữa.”Tuy đều là văn hóa gia đình nhưng mỗi CLB lại có một kiểu khác nhau. 2 chữ văn hóa này đòi hỏi bạn phải có một thời gian trải nghiệm mới có thể hiểu hết được. Và cũng có rất nhiều trường hợp vì không hợp với văn hóa CLB nơi mình đến nên họ phải sớm ra đi.Với AIESEC FTU Hà nội, thì văn hóa lại không nằm ở 2 chữ gia đình. Theo Nhung, một thành viên của AIESEC, thì “Văn hóa của chúng tớ đã trở thành of-ficial và được thể hiện qua 6 chữ tiếng anh Dance, Roll Call, Sugar Cube, Gos-sip, Punishment và Shout.”Một lời khuyên cho K51: nên tìm hiểu văn hóa CLB trước khi quyết định gắn bó với nơi nào đó.

Ở CLB, cần lắm sự nhiệt huyếtNếu có ai đó nghĩ rằng vào CLB là phải chuyên nghiệp: chương trình tổ chức trơn tru, sản phẩm ra đều đều, mọi người luôn gắn bó, hòa thuận, vui vẻ cùng nhau, thì đó là một hiểu lầm lớn. CLB là một môi trường sinh viên, do sinh viên lập ra, điều hành và làm việc, nên chắc chắn môi trường ở đó không thể chuyên nghiệp như các công ty. Vì vậy, đừng bạn K51

nào đặt một kỳ vọng hay một viễn tưởng màu hồng lên CLB nơi bạn sắp bước vào. CLB giống như một môi trường để tự do trải nghiệm và sáng tạo. Nếu bạn làm một điều gì đó sai lầm khi đi làm, nhiều khả năng bạn sẽ bị sa thải hoặc phải đền bù bằng một số tiền, nói cách khác là tiến mất tật mang. Nhưng ở CLB, chúng tôi vẫn thường truyền tai nhau rằng, “Đó là nơi mà chúng ta được mắc sai lầm mà không phải trả giá quá đắt.” Công việc ở CLB vất vả chẳng khác gì đi làm, nhưng lại hoàn toàn không có lương. Bạn phải là 100% tình nguyện. Không những vậy, nếu bạn hoạt động hời hợt, thiếu trách nhiệm, thiếu lửa, thì CLB đôi khi chỉ là sự phung phí thời gian mà thôi. Thậm chí những lúc thi cử lại thường rơi vào dịp CLB đang chạy chương trình lớn. Không thể phủ nhận hoạt động CLB có những lúc deadline chồng chéo, việc hoạt động trùng với lịch thi, lịch học. Tình trạng bỏ học của các “cán bộ nòng cốt” của các CLB là không hiếm.Trong khi nếu đi làm, dù công việc cũng vất vả thật, nhưng bạn được nhận lương, được cọ xát với môi trường làm việc thực tế. Nơi làm việc không thể có không khí vui vẻ thân thiện như những người bạn. Vì không quá gắn bó nên FTUer rất thường nhảy việc, nghỉ việc lúc cần thiết hoặc khi có công việc mới tốt hơn.Vì thế nên tình trạng mất thành viên, bỏ CLB ra bên ngoài làm việc là không ít.Lời khuyên dành cho K51: hãy chắc chắn là khi hoạt động CLB bạn có đủ sự nhiệt huyết và tự tin sẽ vượt qua mọi khó khăn cùng với CLB của mình.

Không tham gia CLB ở FTU thì có phải là một FTUer?FTU vốn nổi bật với phong trào CLB do Đoàn trường ngoại thương dẫn dắt. Nhưng đó là chuyện của khoảng 3 năm trước. Thời gian gần đây, trên địa bàn Hà Nội xuất hiện khá nhiều tổ chức, nhiều CLB đến từ các nơi khác nhau và hoạt động trên địa bàn Hà nội có mà tại các trường đại học khác cũng có. Chất lượng chương trình, sản phẩm của họ nhiều khi FTUer phải nể phục.Lời khuyên cho K51: Nhiều bạn nghĩ rằng, vào trường là phải tham gia CLB trong trường mới là FTUer. Thực tế mỗi người có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau: tham gia CLB trong trường, tham gia tổ chức bên ngoài, đi làm, hoặc thậm chí bạn có thể tập trung vào học tập và nghiên cứu. Chị Thu Hà, hiện là BTV của VTV3 đã từng nói: “không quan trọng các bạn chọn con đường nào, chỉ cần các bạn dốc toàn lực vì nó.” Bước vào cánh cổng trường đại học, bước qua tuổi 18, bạn nên bắt đầu suy nghĩ về cái đích mà bạn hướng đến trong tương lai. Nếu bạn đã tìm được thì bạn là người may mắn, bởi lẽ việc tìm đường đi của bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều. Tôi cho rằng phần đông trong chúng ta vẫn chưa biết sau này mình sẽ làm gì, dù cho chúng ta đã bước chân vào một trường kinh tế. Vậy thì giờ đây chỉ có cách là đi đường vòng. Hay dũng cảm nắm lấy một lựa chọn, ngẩng đầu lên và tự tin bước về phía trước. Có một ngày nhất định bạn sẽ tìm được đích đến cho mình.

CHiC

9

HOẠT ĐỘNG CLB Ở FTU

Page 12: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

Cuộc sống ở KTX – ưu và nhược?

So với nhiều trường đại học trên địa bàn Hà Nội, ký túc xá (KTX) của trường Đại học Ngoại Thương có điều kiện cơ sở vật chất khá tốt, được nhà trường quan tâm và đổi mới qua các năm học. Đặc biệt, năm nay, việc xây dựng một KTX mới giúp K51 có thêm nhiều cơ hội đăng kí ở ngay tại trường.Điểm thuận lợi không thể phủ nhận của KTX đó là vô cùng tiện lợi cho tân sinh viên trong việc đi lại. Nằm ngay trong khuôn viên trường, chỉ với vài bước chân sinh viên đã có thể đến lớp học. Vì vậy, hầu như những sinh viên sống tại KTX không phải lo việc đi học muộn hay chưa quen với đường sá và giao thông như mắc cửi của Hà Nội. Bên cạnh đó, khi sống trong bầu không khí tập thể, va chạm với nhiều con người, nhiều tính cách sẽ buộc bản thân phải thích nghi, tự rèn giũa để sống hòa hợp với tất cả các thành viên khác trong phòng. Có thể thời gian đầu sẽ rất khó khăn, lạ nước lạ cái, không có bạn bè quen thân, lại phải sống cùng những người xa lạ. Nhưng khi đã bắt nhịp được cuộc sống mới, môi trường sinh viên sôi nổi sẽ làm cho các bạn trẻ vơi đi nỗi nhớ nhà vì luôn có bạn bè ở bên động viên, chia sẻ vui buồn trong cuộc sống. Cùng ăn, cùng ngủ, cùng học tập, cùng chia

sẻ những kỉ niệm thời sinh viên sẽ mang đến cho mỗi người những năm tháng khó quên trong suốt cuộc đời.Dù vậy, mọi việc đều có hai mặt. Thuận lợi nhiều, nhưng khó khăn cũng không ít, và cũng rất đặc thù. Không gian sinh hoạt chung đôi khi sẽ làm mất không gian riêng của mỗi người. Những cuộc vui thâu đêm, những câu chuyện bất tận, những chuyến viếng thăm bất ngờ và đôi khi kéo dài ngoài mong muốn có thể làm gián đoạn công việc học tập của mỗi người. Đó là điều không tránh khỏi và phải chấp nhận khi bước chân vào ký túc. Bởi vậy, tự giác là đức tính tối quan trọng để “tồn tại” nếu bạn muốn việc học hành đạt kết quả tốt như mong muốn.

Kinh nghiệm của những ma cũ

Dung (K50 TCNH) chia sẻ: “Tôn trọng và hòa đồng là phương châm quan trọng khi sống ở KTX”. Vì sống tập thể nên tinh thần tập thể cũng phải cao. Dù không là fan của những trò vui đông người, nhưng bạn không nên tự tách ra các hoạt động chung của phòng. Mỗi thành viên có một cách sống riêng, có thể hơi kì dị trong mắt người nọ người kia nhưng phải tôn trọng họ thì cuộc sống mới được thoải mái.Hải (K50 KTĐN) lại cho rằng sinh viên nên sắp xếp lịch cụ thể cho những hoạt động của mình cũng như luôn tự giác học tập. Bởi KTX có rất nhiều hoạt động tập

thể: làm tình nguyện, đi chơi với nhóm bạn trong phòng, sinh nhật, họp phòng...Những thứ ấy sẽ chiếm nhiều lắm quỹ thời gian ngoài giảng đường của bạn!Với Giang (K49 KTĐN) ở KTX phải hòa nhập chứ không hòa tan. KTX là nơi có thể tạo nên những thay đổi trong cách sống của bạn, và cả con người bạn nữa. Đó có thể là những biến chuyển tích cực, nhưng cũng khiến bạn nhiễm phải những thói hư tật xấu như nghiện game, quen tụ tập ăn chơi... Dù không phải là số đông, nhưng những hiện tượng ấy vẫn tồn tại, và đáng để chúng ta phải suy nghĩ.An ninh cũng là một vấn đề khá nhiều anh chị sinh viên ở KTX muốn nhắn nhủ tới K51. Hãy cẩn trọng với tất cả đồ đạc của mình vì kẻ gian có thể đột nhập từ bên ngoài trường để lấy trộm tiền, điện thoại, laptop,… Một phút hớ hênh không chỉ mang tới những phiền não không đáng có mà còn thể gây ra nghi kị hiềm khích trong chính tập thể mình đang sống.

Tạm kếtKTX là nơi khá lý tưởng để tận hưởng trọn vẹn cuộc sống sinh viên, là nơi bạn sẽ mãi mãi không quên khi rời xa nó.Với chiếc chìa khóa “sống dung hòa với mọi thứ”, những ma mới của FTU, các bạn đã sẵn sàng cho chuyến trải nghiệm đầy thú vị này chưa?

Mai vương

10 Muôn màu ngoại thương

Những ai đã từng xem phim “Ký túc xá” của đạo diễn Châu Huế chắc hẳn cũng cảm nhận được phần nào cuộc sống của sinh viên trọ học xa nhà: “Những con người trẻ tuổi với cái nhìn trong trẻo và hồn nhiên khi bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời sẽ vấp phải không ít khó khăn và thử thách. Sẽ có người gục ngã nhưng cũng có người vươn lên bằng ý chí và nghị lực…” Trong vô vàn thử thách đó, ký túc xá sẽ là một thử thách nhiều khó khăn nhưng không kém phần thú vị!

THỬ THÁCH MAnG TÊn KÍ TÚC XÁ

Page 13: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

Tăng điểm làm khóa luận tốt nghiệpSau Hội nghị sinh viên được tổ chức ngày 29/5 vừa qua, nhà trường đã quyết định điều chỉnh điểm làm khóa luận (được áp dụng đầu tiên cho K48) từ 7,0 lên mức 7,5. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho các FTUer K48 bởi khi thời gian chỉ còn một kì học, việc từ mục tiêu 7,0 phải cố gắng lên mức 7,5 là không hề dễ dàng. Bởi vậy các em K51 hãy cố gắng học thật nghiêm túc ngay từ những ngày đầu ở FTU để nếu quy chế có sự điều chỉnh vào những năm sau thì cũng không quá bất ngờ nhé. Bên cạnh đó, năm thứ nhất các em chỉ học các môn đại cương cơ bản còn khá gần gũi với cấp 3 nên chắc chắn sẽ dễ dàng hơn để tích luỹ được những tín chỉ A trong bảng điểm. Ngoài ra, cổng thông tin sinh viên mới http://tinchi2.ftu.edu.vn/ áp dụng thêm việc hiển thị điểm trung bình cộng tích luỹ hệ 10 nên sẽ giúp các FTUers chúng ta thuận tiện hơn trong việc theo dõi tình hình học tập của mình đấy.

Thay đổi quy chế thiBắt đầu từ năm học 2012-2013 này, nhà trường sẽ áp dụng một số thay đổi về điền kiện dự thi cũng như hình thức thi. Yêu cầu để được dự thi hết môn là sinh viên phải có điểm bài kiểm tra giữa kì >= 4, đồng thời cũng không được nghỉ quá 25% số buổi học. Thêm vào đó sẽ chỉ được phép có tối đa 1 bài kiểm tra dạng trắc nghiệm trong số 2 bài kiểm qua giữa và cuối kì. Khi được biết việc thay đổi mới trong năm học này, bạn Quỳnh (K50 -TCNH) chia sẻ: “Mình thấy khá lo vì điểm chuyên cần thì có thể cố gắng bằng việc chăm chỉ lên lớp, nhưng với yêu cầu về điểm giữa kì thì không dám chắc, nhỡ dưới 4 điểm thì phải nhận tín chỉ F rồi. Năm học này mình xác định là phải học bài luôn từ đầu chứ không để đến lúc thi mới ‘vắt chân lên cổ’ như trước được...”

Hạn chế thi trắc nghiệm, chuyển sang thi tự luận và vấn đápMột số môn học như Toán cao cấp (1,2), Kinh tế vĩ mô… các năm trước đây thường đều thi trắc nghiệm cả 2 bài

nhưng bắt đầu từ năm nay cuối kì sẽ chuyển sang thi tự luận. Với hình thức thi mới này chắc chắn sẽ không ai hi vọng có thể “random” được 5,6 điểm nữa mà phải học hiểu ngay từ đầu. Cô Hiền – giảng viên bộ môn Toán cao cấp ủng hộ việc thay đổi này đồng thời cho biết: “Với môn toán, hình thức thi tự luận là rất phù hợp bởi các em chắc chắn sẽ phải hiểu bài, đồng thời phải làm bài tập thì mới có thể làm được bài thi. Hơn nữa tự luận yêu cầu trình bày, vì vậy sẽ không xảy ra trường hợp các em sử dụng máy tính tính ra kết quả nhưng không hiểu bản chất, gây giảm độ chính xác cho kết quả bài thi như trước đây nữa…” Ngoài ra, đối với mỗi môn học, từng thầy cô đôi khi cũng có những quy định thêm khác, ví dụ như việc thưởng điểm khi trả lời được câu hỏi khó, làm đúng bài tập, hay làm tiểu luận tốt… Tuy nhiên không thể phủ nhận một điểu rằng, dù quy chế thay đổi hay cải cách như thế nào thì chúng ta vẫn có thể yên tâm nếu thực sự nghiêm túc và say mê với việc học ngay từ đầu. Vì vậy các em K51 cũng như tất cả các FTUers khác, chúng ta hãy cùng cố gắng ngay từ bây giờ nhé!

ThAy ĐỔI Quy ChẾnhỮnG ĐIỀu CẦn BIẾT

Bước chân vào cánh cổng FTU chưa được bao lâu, việc học vẫn còn nhiều bỡ ngỡ nên chắc hẳn các tân sinh viên ít nhiều vẫn chưa quen với những quy chế thi cử cũng như phương pháp tính điểm học tập tại trường ta. Thực tế là không chỉ các em K51 mà có khá nhiều các bạn K50, K49 cũng còn nhiều khúc mắc về vấn đề này. Hãy cùng Sức Trẻ điểm lại những quy chế mới về học và thi trong năm qua nhé!

&Linh Hương

(Ảnh minh họa)

11

THỬ THÁCH MAnG TÊn KÍ TÚC XÁ

Page 14: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

&“KyAhz PhOTO”

câu chuyện chàng sinh viên kinh tế

đam mê nhiếp ảnh

Tôi đi làm12

Giang Min – Mai vương

Profile:- Họ tên: Phạm Thanh Quang- Lớp: Anh 22 – KDQT – K49- Sở thích: chụp ảnh, nhảy, phượt…- Công việc hiện tại: chụp ảnh part-time cho Kyahz Photo http://www.face-book.com/KyahzPhoto - Dịch vụ chụp ảnh dành cho học sinh, sinh viên với mức giá ưu đãi, chuyên cung cấp các gói chụp cho cá nhân, gia đình và nhóm bạn thân…

Đến với nhiếp ảnh một cách thật tình cờ, gắn bó với ống kính bằng niềm đam mê đặc biệt, theo đuổi một công việc đầy thú vị và trải nghiệm nhưng cũng không kém phần vất vả… Đó chính là Phạm Thanh Quang và sự ra đời của “Kyahz Photo” – dịch vụ chụp ảnh dành cho học sinh, sinh viên với mức giá ưu đãi đang ngày càng khẳng định được uy tín và chất lượng của mình. Cùng Sức trẻ lắng nghe câu chuyện “Tôi đi làm” của FTUer năm 3 này nhé.

Page 15: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

“Kyahz Photo” đang ngày càng trở nên quen thuộc không chỉ với sinh viên FTU. Là một sinh viên kinh tế, con đường nào đưa bạn đến với nhiếp ảnh?Cũng rất tình cờ thôi. Mình có một người bạn chơi ảnh và thường rủ mình cùng đi chụp. Ban đầu mình chỉ đi cho biết nhưng sau dần đã thấy thích thú với cảm giác cầm máy trên tay và ghi lại từng khoảnh khắc. Khi có sự yêu thích, mình bắt đầu thấy gắn bó với việc chụp ảnh và cũng đi tìm một số part-time có liên quan, như ở các studio chẳng hạn. Mình cũng làm được một thời gian, nhưng do áp lực công việc khá nặng cộng với sự gò bó về mặt giờ giấc không thực sự phù hợp với sinh viên nên mình cũng không kéo dài nữa mà thay vào đó là tự tìm một hướng đi mới cho bản thân để thoả mãn niềm đam mê.

Bạn có thể chia sẻ về quá trình từ lúc lên ý tưởng đến khi hiện thực hoá “Kyahz Photo”?Thực ra ý tưởng xây dựng “Kyahz Photo” như bây giờ là mình dựa vào mô hình của một đàn anh đi trước. Cụ thể, mình cung cấp dịch vụ chụp ảnh trọn gói giá rẻ với đối tượng hướng đến là các bạn học sinh, sinh viên. Có nhiều gói chụp cho cá nhân, gia đình hoặc nhóm bạn thân… tuỳ vào yêu cầu của khách hàng. Mình nhận chụp ngoài trời, tại các quán coffee teen đẹp và phù hợp với nhiều style đặc thù, tại các địa điểm lạ, độc đáo ở Hà Nội và các tỉnh lân cận ( như Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh...). Dịch vụ của mình có miễn phí make-up, stylist tạo dáng và tư vấn trang phục. Có một điều đặc biệt, cả ekip mình đều là sinh viên nên rất nhiệt tình và tạo được cảm giác thoải mái cho khách hàng.Trước khi bắt tay vào dự án này mình cũng không đắn đo suy nghĩ quá lâu. Thấy yêu thích và có quyết tâm là làm thôi. May mắn là mình được bạn bè và người quen ủng hộ, giới thiệu đi chụp nên khởi đầu khá ổn. Càng nhiều chụp nhiều, mở rộng các mối quan hệ và có những khách hàng tiềm năng, mình lại càng muốn theo đuổi nó theo hướng chuyên nghiệp hơn, và thế là thương hiệu chụp ảnh mang tên Kyahz ra đời. Tính đến nay mình đã cầm máy được một năm rồi.

Thời gian trong nghề như vậy là khá ngắn so với nhiều người nhưng mình cũng đã tích luỹ được thêm nhiều kinh nghiệm từ thực tế.

Theo bạn công việc này đòi hỏi những gì?Trước tiên là máy ảnh và đồ chuyên dụng là những thứ không thể thiếu. Tuy nhiên không phải cứ chụp bằng máy xịn và đắt tiền thì sẽ được ảnh đẹp. Nó tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là công cụ trong tay mình thôi. Muốn có ảnh đẹp đòi hỏi người chụp ảnh phải có mắt nhìn, biết lấy góc chụp và nắm bắt được khoảnh khắc. Người có góc nhìn khác biệt mới là người tạo ra được một tác phẩm đẹp. Những khi mình chớp được một khoảnh khắc tự nhiên nhất, có hồn nhất, chọn được góc chụp thích hợp và đúng thời điểm thì sẽ có được những bức ảnh tâm đắc.Một điều cần thiết nữa là sức chịu đựng. Nhiều người nghĩ rằng chụp ảnh là một công việc nhẹ nhàng. Thực ra không phải vậy. Chưa kể đến những tình huống phát sinh khi chụp ngoài trời, đôi khi bạn sẽ gặp những khách hàng rất khó tính với những yêu cầu hết sức vô lý. Khi đó buộc bạn phải khéo léo và mềm mỏng để làm vừa lòng khách mà vẫn đảm bảo chất lượng của tác phẩm. Ngoài ra, vì mình vẫn đang là sinh viên, coi chụp ảnh như một công việc part-time nên kĩ năng sắp xếp công việc, quản lí thời gian là cực kì cần thiết. Mình buộc phải cân đối giữa việc học trên lớp và đi chụp ảnh để đạt được hiệu quả cao nhất.

Bạn có thường gặp những “sự cố nghề nghiệp” hoặc những tình huống bất ngờ?Sự cố thì khá nhiều. Ví dụ như có lần khách hàng hẹn chụp ngày chủ nhật, mình đã chuẩn bị xong xuôi kĩ lưỡng hết rồi nhưng đợi mãi không thấy ai đến, về sau bạn đó mới gọi điện báo cho mình là hôm đó có việc bận không thể chụp được. Sau lần đó mình cũng rút kinh nghiệm bằng việc thoả thuận đảm bảo lịch hẹn với khách hàng. Hoặc những sự cố về thời tiết thì thường xuyên xảy ra khi đi chụp ngoài trời. Có hôm trời nắng gay gắt mà mình vẫn phải ra chụp ở bãi đá sông Hồng, không có che chắn gì hết, cũng vì không thể tuỳ tiện huỷ lịch hẹn được. Hay những lúc đang chụp rất đẹp thì trời đổ mưa làm công việc phải hoãn lại dang dở. Đôi khi giữa mẫu và người chụp không ăn ý cũng rất khó để có được những tấm ảnh đẹp. Nhiều bạn lần đầu chụp ảnh kiểu này nên tạo dáng hay biểu

cảm không quen… khiến cho những bức hình chụp ra không được ưng ý.

Những khó khăn bạn gặp phải khi theo đuổi một công việc khá đặc thù?Khó khăn nhất phải kể đến quãng thời gian khi làm việc một mình, không có bạn làm cùng nên mọi thứ mình đều phải tự lo hết. Mà công việc thì có nhiều khâu, rất tốn thời gian chứ không thể giải quyết nhanh chóng được. Từ việc liên hệ khách hàng, lên ý tưởng, hẹn lịch, chuẩn bị, chụp hình, và làm hậu kì v…v… Chụp hình thường phải mất cả buổi, và hậu kì còn lâu hơn nữa nếu muốn có những bức ảnh thực sự ưng ý. Về mặt kinh nghiệm mình cũng chưa có nhiều nên thường xuyên phải học hỏi nâng cao tay nghề từ đàn anh đi trước, từ bạn bè và tích luỹ cá nhân. Đôi khi vì lịch học, lịch thi dồn dập mà mình không thể kịp giao ảnh cho khách hàng, điều này rất ảnh hưởng đến uy tín của dịch vụ. Có những lần chậm trễ là bất khả kháng nhưng không phải khách hàng nào cũng hiểu và thông cảm cho. Mình lại muốn chủ động trong việc hoàn thành tác phẩm nên vừa đi chụp cũng vừa làm hậu kì luôn, hai công việc này gộp lại tốn khá nhiều thời gian và cũng khá vất vả, nhất là những dịp đông khách. Và cũng vì còn là sinh viên nên mình chưa đầu tư được nhiều do còn ít vốn, PR cũng chưa mạnh. Trong thời gian tới mình hi vọng có thể xây dựng “Kyahz Photo” thực sự trở thành một thương hiệu trong lĩnh vực chụp ảnh giá rẻ cho học sinh, sinh viên.

Công việc chụp ảnh part-time đã đem lại cho bạn những gì? Gắn bó với công việc này trong một khoảng thời gian tuy chưa thật dài nhưng cũng đủ để mình học được thêm rất nhiều điều. Như đã nói ở trên, khi làm việc thật nghiêm túc và say mê, mình rèn luyện được sức chịu đựng một cách đáng kể, tăng khả năng chịu áp lực, căng thẳng, khả năng kiên nhẫn và tập trung, mở rộng các mối quan hệ… Ngoài ra công việc cũng tạo cho mình một khoản thu nhập nhất định và cho mình cơ hội sống đúng với đam mê của bản thân. Cảm ơn bạn vì những chia sẻ về một công việc thú vị với độc giả Sức Trẻ. Chúc bạn và “Kyahz Photo” ngày càng thành công với những dự định trong tương lai.

13

Page 16: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

Muôn nẻo thực tập hè…Có một sự thật không phải ai cũng biết: thực tập hè là bắt buộc đối với sinh viên năm 3 có đủ điều kiện, bởi kết quả của nó (báo cáo thực tập) được quy đổi tương đương với 3 tín chỉ và tính vào điểm trung bình học tập. Tuy thế, thời gian diễn ra kỳ thực tập là một tháng hè, cộng với yêu cầu của nhà trường dành cho mỗi sinh viên: tìm hiểu đặc điểm, tình hình của đơn vị; tìm hiểu những kết quả đạt được của đơn vị; tìm hiểu những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân của những khó khăn và tồn tại đó, tìm hiểu phương hướng, chương trình phát triển trong thời gian tới; dự kiến, đề xuất (nếu có) hướng đổi mới của đơn vị

trong tương lai v..v…, thật chẳng khó hiểu khi FTUers năm cuối đều có xu hướng muốn rút gọn hoặc tìm cách thay đổi kỳ thực tập của mình sao cho…tiện. “Tuần đầu tiên đi làm thì mình khá “máu me”, đi đúng giờ hành chính (8-12h và 13h-17h30). Sau đó, vì công việc nhàm chán và chẳng đòi hỏi gì, nên ý định đi thực tập 4 tuần mình rút lại còn có 3 tuần. 2 tuần sau đó mình chỉ đi đúng buổi sáng” – một K48 tâm sự.Thêm nữa, các doanh nghiệp cũng có xu hướng chấp nhận sinh viên đến thực tập theo tinh thần chung là hòa hảo và rộng mở, tức là gần như không có bất cứ một khóa đào tạo hay một công việc chuyên môn thực sự nào chờ đợi bạn ở đơn vị thực tập mà bạn lựa chọn. Ngoài ra, phía

đơn vị thực tập cũng không quản lý bạn khắt khe về thời gian (vì bạn không phải là nhân viên chính thức), nhiều khi không gian hạn hẹp cũng chẳng đủ chỗ ngồi (!). Chính vì thế, nhiều Ftuers tiết kiệm thời gian hè ít ỏi bằng cách dựa vào các mối quan hệ cá nhân để xin số liệu, “hô biến” kỳ thực tập hè thành một tuần, hay thậm chí chỉ vài ngày làm báo cáo nộp cho Nhà trường. Thời gian còn lại dành trọn vẹn cho các kế hoạch dang dở của mùa hè áp chót.

Thực tập – có thực là tập???“Đọc, đọc và đọc” - đó là nhận xét của một k48 khác sau kỳ thực tập hè vừa rồi. Rõ ràng, nhiệm vụ chủ yếu của sinh viên tại đơn vị thực tập là nghiên cứu tất cả

Câu chuyện mùa hè này thực chất chẳng hề lãng mạn, bởi nó được góp nhặt từ FTUers năm cuối, với những trải nghiệm thực tế của kỳ thực tập giữa khóa đậm chất công sở, trái ngược với những kỳ vọng mà các thế hệ đàn em (có thể) đang nung nấu.

ThựC TậP hè “VI hành Ký”

14 Tôi đi làm

Page 17: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

các loại hình thông tư, nghị định, hồ sơ trong phạm vi cho phép. Và đã là nhiệm vụ thì phải tự lực hoàn thành, bởi hiếm có đơn vị nào dành thời gian để chỉ dẫn từng ly từng tí cho bạn, bất kể lời nhắn gửi “Có gì khó khắn, cứ hỏi, đừng ngại” (!)Thư – k48 thực tập tại VP Bank trong hè vừa rồi chia sẻ: “Mình được bố trí vào phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp, nhưng do hết chỗ nên bị đẩy lên phòng phục vụ khách hàng cá nhân, phòng này ít người hơn phòng kia nhưng công việc lại nhiều hơn rất nhiều vì VP Bank là ngân hàng vừa và nhỏ nên khách hàng cho vay chủ yếu là khách hàng cá nhân. Suốt kỳ, mình chỉ có mỗi nhiệm vụ đọc hồ sơ (tổng cộng là 10 bộ) Mấy anh chị ở đây tuy có đôi chút thân thiện nhưng lúc nào cũng bận bù đầu bù cổ, chạy đôn chạy đáo khắp nơi. Nên trong quá trình nghiên cứu hồ sơ thì có đôi ba chỗ thắc mắc nhưng cũng do tâm lý cá nhân nên cũng không muốn hỏi vì sợ phiền…”Rõ ràng, thực tập hè đang là nhiệm vụ tốn thời gian hàng đầu đối với sinh viên năm cuối, nhất là những ai muốn hoàn thành nó một cách nghiêm túc. Chia sẻ quan điểm trên, Việt – K48 Thuế & Hải quan tâm sự: “Cơ hội để được giao việc thực thụ là hoàn toàn không, đa số FTUer khác cũng thế thôi. Do mình thực tập tại Cục thuế Hà Nội, yêu cầu công việc cao nên việc được giao cho một nhiệm vụ là rất khó, bạn bè của mình có người thực tập ở các chi cục cấp huyện ở địa phương phải làm rất nhiều về sổ sách như một cán bộ bình thường nên việc học hỏi được từ thực tập là lớn hơn rất nhiều”.

Thêm nữa, thay vì tích lũy kỹ năng chuyên môn, sau một mùa hè, sinh viên thực tập mang về nào báo cáo thực tập dài dằng dặc và một loạt kỹ năng bên lề như: sử dụng máy photocopy, pha trà, làm quen với đồng nghiệp…. Ngoài ra, FTUers cũng được tận mắt chứng kiến những cảnh tượng thực tế chẳng mấy hay ho nơi công sở, như: cán bộ làm việc riêng, tán gẫu, chơi games hầu như cả ngày trong giờ hành chính, hay tình trạng cấp trên có thái độ thiếu thiện chí với cấp dưới. Tất cả những điều đó, tưởng chừng vụn vặt, nhưng nhiều khi để lại thành ấn tượng xấu, ảnh hưởng nhiều tới quyếtđịnh việc làm trong tương lai của sinh viên năm cuối.

Hậu thực tập và những điều “thực có”“Trăm nghe không bằng một thấy”, có lẽ lợi ích to lớn nhất mà kỳ thực tập hè mang lại cho FTUers vào mùa hè áp chót chính là cơ hội được quan sát và tìm hiểu thực tế những công việc mà bạn thực sự quan tâm, hay nói cách khác, là theo dõi

xem kiến thức sách vở được mang vào thực tế để trở thành công cụ như thế nào, bất kể lượng thông tin thực tế mà bạn tiếp nhận trong suốt quá trình là bao nhiêu (thông thường là không đáng kể, chủ yếu vẫn thông qua sách vở)… Ngoài ra, thực tập hè là khoảng thời gian quý giá cho định hướng nghề nghiệp tương lai. FTUers, cho dù có mông lung về tương lai hay không, đều có

thể sẽ cân nhắc lại quyết định của mình sau khi được mắt thấy – tai nghe – tay làm ở môi trường công sở. Và cuối cùng, chẳng thể bỏ qua những nhận xét về FTUers từ chính đơn vị thực tập mà đôi khi chứa đựng nhầm lẫn mặc định, để FTUers lắng nghe, cười và suy ngẫm:- Sinh viên năm 3 mà đã đi thực tập rồi à, sớm thế?!- Sinh viên Ngoại Thương chắc giỏi ngoại ngữ lắm nhỉ?!!- Sinh viên FTU mà vào đây thực tập á?!?! (FTU đôi khi bị mặc định là “Kinh tế đối ngoại” – đây là tình huống thường gặp phải của các anh chị học chuyên ngành khác)...Rõ ràng. 1 tháng là quá ít để thay đổi quan niệm của cộng đồng (tại các đơn vị thực tập) nói chung, hay thay đổi định hướng của FTUers nói riêng. Tuy nhiên, môi trường thực tập mà FTUers từng trải nghiệm có thể giúp mỗi sinh viên trưởng thành hơn phần nào với những hiểu biết, thu nhận và điều chỉnh riêng có. Bà Phạm Chi Lan – nguyên Tổng thư ký VCCI - cựu FTUer từng nói: “Muốn đánh giá một môi trường có đủ phù hợp hay không, cần phải ở lại đủ lâu trong môi trường đó” – hy vọng FTUers thực tập khóa sau có thể nhìn, nghe và cảm nhận môi trường thực tập của mình từ những gì chắt lọc nhất, để có một định hướng đúng đắn lâu dài cho tương lai.

Hương Man

15

Page 18: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

Gác chuyện “đẹp” qua một bên, tôi lại muốn đua đòi thiên hạ để nói về khuynh hướng tình cảm của giới trẻ thời nay. Nhiều người có cái nhìn khá khắc nghiệt. Nông nổi, bồng bột, mù quáng là những tính từ không ít người đi trước gán cho.

“ChuẨn”

Lâu rồi tôi lại chợt nhớ đến một câu nói của bà Hiền – nhân vật trong truyện ngắn“Một người Hà Nội”: “…là người Hà Nội thì ăn nói phải có chuẩn…”. Quả có vậy, không chỉ “là người Hà Nội” mà trong rất nhiều phương diện khác của cuộc sống, mỗi người lại đeo đuổi một cái

“chuẩn” riêng.

Hà Anh Trần

Đẹp “chuẩn”?“Con gái Việt Nam mình càng ngày càng xinh, nhất là những em tuổi teen” – đó là câu nhận xét thường gặp của một cậu bạn tôi. Quả là có đẹp thật! Facebook, Zing, Yahoo,… ở đâu cũng ngập tràn ảnh “tự sướng” của các bạn trẻ. Mặc đồ hiệu (hoặc nhái “hiệu”), thêm chút phấn son, pha ít hiệu ứng, vài cử chỉ đơn giản, mắt mở to, hoặc nheo mắt,…vài phút sau là ra lò một bức ảnh “so hot”, và thiên hạ đổ xô bình luận. Không ít hot girl bây giờ đã nổi tiếng qua những phương tiện thông tin như vậy. Và họ hot vì đâu? Đơn giản vì: đẹp!

Những hot girl facebook

Đôi khi thấy “đẹp” với một bộ phận giới trẻ bây giờ đơn giản quá! Dễ thương, quần áo đẹp, pose hình “khá” chuyên nghiệp, vậy là đã thành tâm điểm để bình luận và kéo một lượng người Sub-

scriber khổng lồ trên FB. Thỉnh thoảng tôi cũng theo dõi thông tin những nhân vật như thế, vì cũng có nghe tên, và vì xinh, nhìn thích mắt. Nhưng để nghiêm túc mà hỏi tại sao họ hot và được nhiều người cùng trang lứa quan tâm như vậy, bạn có giống tôi không, thật khó trả lời?!!

Yêu “chuẩn”?

Ảnh “Thiếu nữ bên hoa huệ” - Tô Ngọc Vân

16 Góc tranh luận

Đâu mới là

Page 19: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

Có những thần tượng chỉ giản dị như thế

Đâu mới là “chuẩn”

Trầm cảm, tự tử, thậm chí giết người vì quá yêu, những hiện tượng ấy vô tình khiến người ta đặt dấu hỏi về cách nhìn nhận của “bọn trẻ con” bây giờ? Xem quá nhiều phim chăng? Thiếu thốn tình cảm quá chăng? Gia đình không hạnh phúc chăng? Bố mẹ thiếu quan tâm chăng? Vì đâu mà xu hướng hành động của “đám trẻ” lại lệch lạc và đáng sợ như vậy? Nhân đây nói đến chuyện hâm mộ thần tượng. Trong mắt người lớn, hâm mộ những người ở đâu đâu, đầu xanh đầu đỏ, hát thứ tiếng chẳng ai hiểu gì, nhạc nhẽo xập xình không tinh tế… thật quá nhảm nhí! Chẳng những thế còn dám tuyên bố cần idol hơn cần bố mẹ??!! Vấn đề nóng tới mức Đài truyền hình quốc gia cũng phải cất công làm phóng sự ngắn, phóng sự dài, có lẽ để cảnh tỉnh cha mẹ, cảnh tỉnh các bạn trẻ đang đam mê mù quáng, Những người là cây đa cây đề về lẽ sống và học thức cao cũng tham gia vào cuộc tranh luận đó, đưa ra lời khuyên, mong định hướng cho thế hệ đi sau.

Khó có thể định nghĩa chính xác được “chuẩn” trong việc yêu và thích cái đẹp. Chẳng có một con số chính xác nào cho việc có bao nhiêu người coi bức ảnh một cô hot girl thời nay là đẹp. Hơn nữa, dù ở bất cứ thời đại nào, thì sở thích sở ghét của con người vô cùng đa dạng, hoàn toàn không thể đánh đồng tất cả giới trẻ ngày nay đều chạy theo cái “chuẩn” mà tôi nói đến ở trên. Chỉ là mọi việc cứ bày ra trước mắt. Lượng subscribers của mấy cô hot girl cứ tăng lên ầm ầm khiến cho những bậc uyên bác phải toát mồ hôi. Không chỉ Đài truyền hình Quốc gia mà cả mấy trang báo mạng cứ suốt ngày day đi day lại cái điệp khúc “giới trẻ”, “mê muội”, “Kpop”. Chuyện Nguyễn Đức Nghĩa giết người yêu cũ cũng trở thành đề tài bàn

tán trong bất cứ cuộc trà nước nào. Đấy, nó cứ bày ra trước mắt, lọt vào màng nhĩ như thế, bảo sao mà không nghĩ ngày nay cái “chuẩn” của các bạn trẻ trâu đã trở nên như thế cho được. Nếu tôi nhớ không nhầm thì 30 năm trước chưa hề có khái niệm hot girl chứ đừng nói gì là ngắm ảnh hot girl. Xa hơn chút nữa thì cô gái trong bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ của họa sĩ Tô Ngọc Vân được coi là cái đẹp chuẩn của con gái Hà Nội thời ấy. Ngày nay các bác U40 trở lên liệu có vào Kenh14 để đọc tin? Nếu bạn đồng ý với tôi những chuyện đó, thì chắc chắn cái “chuẩn” ngày nay đã không còn giống cái “chuẩn” của thế hệ trước. Và một câu hỏi đặt ra là ai đúng, ai sai, và giá trị thật sự nằm ở đâu?Tôi vẫn cho rằng cái “chuẩn” của một bộ phân giới trẻ ngày nay có phần tiêu cực khi nhiều bạn tuổi teen đã khuếch trương cảm xúc của chính mình, trở thành một thứ tình cảm thái quá. Làn sóng âm nhạc Hàn Quốc là tiêu biểu hứng chịu dư luận vì lòng hâm mộ thái quá của các V-fan thể hiện vừa qua. Những cảnh fan vật vã khóc lóc, ngất lên ngất xuống khi các ngôi sao Super junior, Big Bang, SNSD,… đến Việt Nam đã làm nhiều người choáng vì mức độ cuồng nhiệt không tin nổi của các bạn trẻ thời nay. Chính việc “phóng to” cảm xúc

thật, vì muốn thể hiện, vì không chịu thua kém ai, vì muốn chứng minh tình yêu và độ nổi tiếng của idol một cách thiếu suy nghĩ, nhiều người đã tự chuốc lấy cái nhìn ác cảm của người ngoài cuộc. Nhưng cũng không thể quá bất công và khắc nghiệt khi đánh giá thanh niên trong xã hội hiện đại. Những dấu hiệu tiêu cực không hẳn là đa số. Bên cạnh những người trẻ có hành động nông nổi là những người biết đặt ra cho mình chuẩn mực cảm nhận riêng, rất có gu và phù hợp với thời đạị. Vậy thì, sự thay đổi không nên chỉ dồn lên đôi vai của thế hệ trẻ, ngay cả những người đi trước cũng cần tránh cái nhìn phiến diện. “Chuẩn” không thể chỉ là những gì lâu đời, có sẵn trong lịch sử. Việc phủ nhận những giá trị mới mà giới trẻ đeo đuổi chỉ là hành động cố chấp và nhỏ nhen. Tiếp nhận, hiểu và định hướng mới là cách để vươn đến chân giá trị đích thực của thời đại này. Như một cây non muốn vươn ra nhiều phía, đón nắng hướng đông, đón gió hướng tây, nếu người ta cứ cố tình nắn cho thẳng, rất có thể sẽ làm gẫy cành cây chưa cứng cáp. Và tôi tự hỏi rằng, liệu có phải những phát ngôn gây sốc, hành động khó hiểu, suy nghĩ trái nghịch của giới trẻ, một phần bùng lên mạnh hơn bởi sự “uốn nắn” quá tay của người đi trước? Cái tôi thời nào cũng thế, luôn cho mình là đúng, nhưng chẳng có gì là đúng tuyệt đối cả.

Vậy thì, suy cho cùng, sự nhiễu loạn các giá trị trong xã hội hiện đại, có lẽ bởi sự xung đột về cái “chuẩn” giữa các thế hệ chưa tìm được tiếng nói chung. Đó có lẽ vẫn là một con đường dài, gắn với sự hoàn thiện chính mình của mỗi con người trên bước đường đời.

Kết

17

Page 20: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

ÑAÀU TÖ hay CHÔI BAÏCThị trường chứng khoán :

Những nốt thăng trầm của thị trường chứng khoán Việt Nam Mới đây, ngày 28/7/2012 là tròn 12 năm thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chính thức đi vào hoạt động. Kể từ phiên giao dịch đầu tiên cho đến nay, VN Index vẫn không ngừng biến động với những cột mốc mới đánh dấu những bước đi chập chững của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngày hôm nay, đã có nhiều người quan tâm đến chứng khoán đặc biệt là các bạn trẻ coi đây như một kênh đầu tư tài chính rất hấp dẫn. Tuy nhiên, đi cùng với chứng khoán đã có nhiều người thành công và trở nên giàu có nhưng cũng có không ít người vì chứng khoán mà trở nên nghèo khó thậm chí là khuynh gia bại sản.

Thuật ngữ “chơi chứng khoán” được sử dụng nhiều hơn trong cuộc sống thường ngày để chỉ cách người ta tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nếu như năm 2007, thị trường chứng khoán Việt nam bùng nổ, lên như diều gặp gió, vươn tới mức đỉnh

không tưởng là 1170,67 điểm thì đến cả các bác bán rau cũng đổ xô tham gia vào thị trường chứng khoán với kì vọng có được mức lợi nhuận siêu khủng trong thời gian siêu ngắn. Năm đó, giá các cổ phiếu hầu như tăng phi mã nhưng nó không tương xứng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam khi đó. Qua giai đoạn bùng nổ đó, người ta có vẻ quen hơi với việc có được lợi nhuận dễ dàng từ chứng khoán nhưng quy luật của thị trường đã rõ, bóng bóng to thì nó phải vỡ và người ta phải thấm thía về một quãng thời gian trầm lắng thị trường sau đó. Giai đoạn năm 2011, thị trường chứng khoán Việt Nam đi xuống trầm trọng mà dường như không tìm ra đáy, hết đáy này rồi lại đáy khác, những kì vọng của các nhà đầu tư cũng cứ thế bị giết chết đi bằng sự thất vọng. Có lẽ giai đoạn này sẽ nhiều người bị mất tiền nếu không sớm thoát ra khỏi thị trường, đặc biệt là những người “chơi chứng khoán” theo phong trào khi không hiểu gì về chứng khoán, về thị trường. Thực tế, những người đó đang đánh bạc trên thị trường chứng khoán và một khi hết may mắn, họ sẽ là những người dễ bị tổn thương nhất.

Thị trường chứng khoán:Canh bạc dành cho những nhà đầu tưNếu xét trên nhiều khía cạnh, “chơi chứng khoán” rất giống một hình thức đánh bạc. Sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán chính là việc bạn có thể kiếm lời rất nhanh và mỗi quyết định của bạn đều có một giá trị xác suất nào đó là đúng. Điều đó có lẽ thu hút sự chú ý của rất nhiều bạn trẻ với khao khát làm giàu, sự ưa thích mạo hiểm và đôi khi là có máu đỏ đen nữa. Việc mua bán một cổ phiếu có bề ngoài rất giống với việc mua một vé xổ số nếu mà bạn chỉ mua và kì vọng giá đi đúng dự đoán của mình, nếu bạn đúng bạn sẽ được tiền còn nếu bạn sai thì bạn

Một sàn giao dịch chứng khoán tại Hà Nội

18 Kinh tế

Page 21: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

sẽ mất tiền. Thị trường chứng khoán cũng dễ mang đến cho bạn những trạng thái tâm lí mãnh liệt, cả sự hưng phấn và nỗi lo sợ mất mát, chính vì thế bạn sẽ dễ rơi vào một vòng xoáy do chính sự tham lam và nỗi lo sợ của bạn tạo ra giống như cái mà trò đỏ đen mang đến cho những con bạc, sự kì vọng quá mức và nỗi lo sợ quá mức.Tuy nhiên, điểm tương đồng quan trọng nhất giữa hai khái niệm này được sinh ra do bản chất của biến động giá trên thị trường chứng khoán là rất khó dự đoán đúng. Nếu có một biến động giá trên thị trường chứng khoán thì đi theo đó người ta có thể nghĩ ra rất nhiều lí do nhưng cũng thường là không thể giải thích được hết, nó sẽ đúng trong trường hợp này nhưng đến trường hợp khác lại sai, bởi vì ngày hôm nay sẽ không thể giống ngày hôm qua. Trên thực tế thì mỗi người khi mới tham gia vào thị trường chứng khoán sẽ cảm nhận được sự biến động khôn lường của nó, người ta bảo đến khi bạn có thể thành công trên thị trường chứng khoán thì bạn cũng đã mất rất nhiều tiền, có nhiều người còn không thể lấy lại được số tiền đó, họ luôn thất bại với mỗi hoạt động đầu tư và họ hoang mang khi mà mọi dự đoán của mình đều sai và đơn giản những người đó sẽ thấy chứng khoán là một trò may rủi bởi vì họ hành động mà không có cơ sở đảm bảo nào. Họ không giải thích được tại sao mình lại hành động như thế?

Vậy đầu tư chứng khoán khác với chơi bạc ở điểm nào? Sự khác biệt thể hiện ngay ở cách mà chúng ta suy nghĩ, nhận thức về chứng khoán, chúng ta đang đầu tư chứ không phải là đang “chơi” một trò đỏ đen. Ở các nước phát triển, thị trường chứng khoán đã có những bước phát triển vượt bậc, cũng đã xuất hiện nhiều con người nổi tiếng thành công với những chiến lược đầu tư của họ thì thì đầu tư chứng khoán đã thực sự trở thành

một ngành khoa học xã hội. Một cá nhân đầu tư sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền bạc, trang bị cho mình rất nhiều kiến thức cần thiết trước khi có thể tham gia vào thị trường. Thị trường chứng khoán không phải là nơi bạn có thể dễ dàng kiếm tiền mà không cần mất chút công sức nào, không phải là nơi mà chỉ cần ném tiền vào đó sẽ cho bạn ngay một mức siêu lợi nhuận. Đó là một thị trường cao cấp mà muốn tham gia vào đó bạn không những phải có kiến thức, rèn cho mình đầu óc phân tích sâu sắc mà còn cần những phẩm chất đặc biệt trong tích cách. Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, bạn sẽ vẫn phải làm việc miệt mài, tìm kiếm, chọn lọc, phân tích rất nhiều thông tin trong hỗn loạn để có thể ra được một quyết định đúng đắn. Bạn cũng sẽ phải chịu được sự căng thẳng thần kinh, nỗi lo khi thị trường giảm điểm hay sự hưng phấn thái quá khi có dấu hiệu tăng điểm tạm thời, những trạng thái tâm lí bất ổn định đều có thể khiến bạn mất tiền.

Biểu đồ diễn biến VN Index năm 2012

Chứng khoán không phải một trò chơi, hãy là một nhà đầu tư hiểu biết.

Thị trường chứng khoán còn là một chiến trường thực sự giữa những thế lực tài chính lớn có nhiều toan tính và bạn cần hiểu rằng mình chỉ là một cá nhân nhỏ bé trong đó và bạn đang tham gia vào một cuộc chiến khốc liệt. Những người được coi là huyền thoại về chứng khoán như nhưng warren Buffett hay Soros cũng đều từng thất bại, Livermore cũng đã từng khuynh gia bại sản trước khi đến được với thành công vì vậy khi thamgia vào thị trường chứng khoán là phải biết chấp nhận thất bại mà thất bại ở đây sẽ bị đánh đổi bằng tiền trước khi bạn nắm bắt được quy luật thị trường và trở nên sành sỏi hơn.

Vậy làm sao để có thể thành công trên thị trường chứng khoán? Đó có lẽ là câu hỏi lớn nhất đối với rất nhiều nhà đầu tư. Câu trả lời chắc có rất nhiều và mỗi chúng ta sẽ có những câu trả lời khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta phải công nhận với nhau một điều là muốn thành công thì đừng đánh cược với thị trường, hãy là một nhà đầu tư hiểu biết. Bởi thị trường luôn luôn đúng, khi bạn còn mất tiền tức là bạn đang sai lầm và nhiệm vụ của bạn là phải nhanh chóng tìm ra điểm sai đó.

Dưới sự bảo trợ trực tiếp của khoa Tài chính Ngân hàng Đại học Ngoại Thương, CLB Chứng khoán (Securi-ties Investment Club - SIC) là một trong những CLB chuyên môn về tài chính, kinh tế nổi bật ở Hà Nội. Với slogan “More than one Club”, SIC là điểm hẹn cho những bạn yêu thích chứng khoán, phân tích tài chính, kinh tế sinh hoạt trong một môi trường đậm chất gia đình.

Hô Xuân Kiên - Phó BCM

19

CLB Chứng khoán SiC

Page 22: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ20

Thế nào là một nền Kinh tế xanh? Theo định nghĩa của chương trình môi trường Liên hợp quốc 2010, Kinh tế xanh (green economy - KTX) là một nền kinh tế cải thiện đời sống con người và tài sản xã hội, đồng thời chú trọng giảm thiểu hiểm họa môi trường và sự khan hiếm tài nguyên. Một nền kinh tế xanh được đặc trưng bởi sự tăng trưởng bền vững của các hợp phần kinh tế có khả năng duy trì và gia tăng nguồn vốn tự nhiên của trái đất. Các hợp phần này bao gồm năng lượng tái tạo, vận tải ít phát thải cacbon, công nghệ sạch, hệ thống quản lý chất thải tiên tiến, dịch vụ cấp nước sạch nâng cao, tiết kiệm năng lượng, nông-lâm-ngư nghiệp bền vững. Hiểu một cách đơn giản, KTX là nền kinh tế ít phát thải car-bon, tiết kiệm tài nguyên và tạo ra công bằng xã hội.Biến đổi khí hậu là một vấn nạn toàn cầu. Các nước đang phát triển tăng trưởng nóng mà không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường và dự trữ tài nguyên. Sư phân chia giàu nghèo càng ngày càng rõ rệt tại các nước phát triển và các nền kinh

tế mới nổi. Trong bối cảnh đó, KTX dường như là giải pháp cho mọi quốc gia. KTX là sự kết hợp giữa 3 thành tố: Kinh tế - xã hội - môi trường. 3 yếu tố này đạt trạng thái cân bằng sẽ thỏa mãn yếu tố bền vững. KTX chính là hướng tiếp cận chính của nền kinh tế để đạt được mục tiêu phát triển bền vững (PTBV).

Những lợi ích và giới hạn của KTXVới thế mạnh về cơ sở hạ tầng, nền tảng khoa học công nghệ tốt, nguồn vốn lớn, dân trí cao, hệ thống quản lý và pháp luật hoàn thiện, các nước phát triển có lợi thế hơn các nước còn lại trong việc chuyển hướng sang KTX. Các nước đang phát triển gặp khó khăn hơn. Nhưng đối với mọi đối tượng, KTX đều mang lại nhiều lợi ích.KTX chú trọng vào việc củng cố nền nông nghiệp sẵn có và dần chuyển hướng sang nông nghiệp hữu cơ - nền nông nghiệp không thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay phân bón hóa học, đảm bảo cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Nó khuyến khích các nước đang phát triển đầu tư vào năng

lượng tái tạo được như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, nông nghiệp, rừng và du lịch. KTX tạo ra những sản phẩm xanh, không độc hại với môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Nó khuyến khích và trao quyền cho các thành phần kinh tế tham gia, tạo ra nhiều việc làm mới, cần nguồn nhân lực được đào tạo kỹ lưỡng.Đức là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh. Quốc gia này tuyên bố sẽ đóng cửa 17 nhà máy điện hạt nhân của họ vào năm 2022. Ngày nay, các công nghệ thân thiện với môi trường

Kinh tế XANHChắc hẳn rất nhiều người đã từng quen thuộc với Nền kinh tế tri thức và giờ đây là Kinh tế xanh. Có thể nói đây là một xu hướng phát triển mới của thế giới.

Fuma

Kinh tế

Page 23: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ 21

ở Đức chiếm đến 30% trên thế giới. Đến năm 2020, tỉ lệ thất nghiệp của Đức sẽ giảm cuống còn 5,6% thay vì 8,5% như hiện nay. Tại Trung Quốc, ngành năng lượng tái sinh sẽ đem lại khoảng 17 tỉ USD cho nước này. KTX cũng đem lại khoảng 90000 việc làm mới cho Ấn Độ tính đến năm 2025.KTX dường như vẽ ra một viễn cảnh tươi sáng cho nền kinh tế thế giới, song trên thực tế nó gặp không ít trở ngại và giới hạn. Việc đánh giá thế nào là một sản phẩm xanh là không hề đơn giản. Chưa hề có một quy chuẩn nào cho việc này, ngoại trừ một đến hai tính chất khiến cho sản phẩm có vẻ xanh. Nhưng thực tế nó có xanh hay không lại là một vấn đề khác. Điều này gây khó khăn cho người tiêu dùng khi muốn tiêu dùng sản phẩm xanh cho đến chừng nào có một bộ quy chuẩn duy nhất, đơn giản. KTX không trực tiếp xóa bỏ được những nguyên nhân gây ra đói nghèo. KTX chú trọng đầu tư vào nông nghiệp và sản xuất lương thực, không trực tiếp giải quyết các vấn đề như giáo dục, y tế, mất cân bằng thu nhập. Trong khi đó, những công việc “xanh” đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao và được đào tạo kỹ lưỡng. Xong trên thực tế những công việc này được trả lương rất thấp do nguồn vốn hạn hẹp. Chính sự không cân xứng này dẫn đến sự không bền vững trong KTX.KTX muốn thành hiện thực cần có sự cam kết thực hiện đồng bộ từ Chính phủ. Nhưng trong giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế, ít có quốc gia nào chịu bỏ tiền đầu tư vào công nghệ xanh, thay vào đó, họ đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa. KTX không thể giải quyết được những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng.Mặc dù KTX có nhiều giới hạn, xong không thể phủ nhận được những lợi ích sống còn của nó với thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng. KTX gần như chắc chắn là tương lai khi mà vấn đề môi trường và Trái đất ngày càng nghiêm trọng. Trong khuôn khổ bài báo, chúng tôi muốn độc giả nhận thức được những khó

khăn và thách thức chúng ta phải đối mặt khi tiến vào nền KTX.

KTX trong bối cảnh Việt NamỞ Việt Nam, khái niệm PTBV đã được đưa vào Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội từ năm 2001, nhưng cho đến nay PTBV vẫn đang là một khái niệm xa xỉ. “Thực tế nền kinh tế nước ta còn nghèo, chúng ta vẫn đang khai thác tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu dưới dạng thô, ưu tiên những mục tiêu kinh tế trước mắt. Một nền kinh tế nghèo, giáo dục chưa phát triển, nhân lực chưa đủ mạnh, khó có thể đua đòi theo các nước giàu để phát triển bền vững. Rõ ràng phát triển kinh tế vẫn đang là mục tiêu hàng đầu. Phải thoát nghèo thì mới mong phát triển bền vững.”- chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phát biểu trong một cuộc nói chuyện gần đây về KTX. Chính vì vậy mà mặc dù đã du nhập vào nước ta được hơn 10 năm, và tiếp tục là trong tâm trong giai đoạn 2011-2020, nhưng PTBV và KTX vẫn còn đang gặp rất nhiều trở ngại ở nước ta. Mục tiêu PTBV vẫn chưa được nhận thức đồng

bộ ở tất cả các cấp, ngành. Thế giới vẫn đang đầy rẫy những cạnh tranh, không chỉ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, mà còn là cạnh tranh giữa các quốc gia. Một nền kinh tế nghèo thì vấn đề đôi khi là sự sinh tồn chứ không phải là “xanh” hay không xanh nữa. KTX đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng ở Việt Nam dường như chưa đáp ứng được.Giới trẻ là tác nhân quan trọng trong thúc đẩy KTXTrong khi các chính chủ đang ngần ngại trong việc áp dụng KTX, thì vai trò của những người trẻ, chủ nhân tương tai của đất nước đang được đặt lên hàng đầu. Năm 1992, tại Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất của LHQ diễn ra tại Rio de Ja-neiro, các quan chức chính phủ và cả thế giới đã phải im lặng trước bài phát biểu dài 6 phút của cô bé 12 tuổi Severn Cul-lis-Suzuki. Kể từ đó, rất nhiều phong trào hoạt động vì môi trường của giới trẻ đã ra đời, trong đó phải kể đến là phong trào 350, Earth Hour là những phong trào có quy mô toàn cầu, chưa tính đến những phong trào ở địa phương. Năm 2009, YOUNGO (Các tổ chức Phi chính phủ của thanh niên) ra đời, dánh dấu quyền tham gia của giới trẻ trên các bàn đàm phán, quyền được truyền tải thông điệp của mình tới các cuộc thương thảo.Trong khi giới trẻ tác động đến chính phủ, thì người tiêu dùng tác động đến doanh nghiệp. Vụ việc Vedan chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sức mạnh của người tiêu dùng. Nếu mỗi người đều nhận thức được tầm quan trọng của việc tiêu dùng những sản phẩm xanh, không gây hại tới môi trường, bảo đảm an toàn sức khỏe cho chính bản thân mình, điều đó sẽ góp phần đưa KTX đến gần hơn với thực tiễn.

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải trồng cây xanh hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh). Ảnh: Tư liệu

Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 7 về Môi trường châu Âu năm 2011. Ảnh: www.iisd.ca

Page 24: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

“KhÚC ChIẾn CA CỦA MẸ hỔ”_A My ChuA _

Có thể nói Amy Chua đã chạm vào “dây thần kinh nhạy cảm” của các ông bố bà mẹ phương Tây và làm nổ ra một cuộc chiến không hồi kết về cách thức giáo dục con cái giữa hai châu lục.

“Mẹ hổ” châm ngòi cuộc chiếnAmy Chua viết “Khúc chiến ca của mẹ hổ” (Battle Hymn of Tiger mother) dựa trên chính cuộc sống thực diễn ra trong gia đình mình, với chính những đứa con mình. Sophia và Lulu, một thần đồng piano và một nghệ sĩ violon tài năng là những đứa con đáng mơ ước của mọi gia đình. Nhưng khó ai biết rằng, đằng sau hào quang của hai cô bé là một cuộc chiến thực sự của hổ mẹ Amy Chua để đi theo phương pháp giáo dục của người Trung Quốc – phương pháp giáo dục bà được “thừa hưởng” từ chính đấng sinh thành của mình. Hãy mường tượng cách dạy con của một “người mẹ Trung Quốc” bằng một vài qui tắc Amy đặt ra cho hai cô con gái nhỏ của mình: “Đây là vài việc mà các con gái tôi, Sophia và Lulu không bao giờ được phép làm:• ngủ ở nhà nhà người khác• nghỉ học• tham gia đóng kịch ở trường• kêu ca về việc không được đóng kịch• xem ti vi hay chơi điện tử• lựa chọn các hoạt động ngoại khóa• có bất cứ điểm nào thấp hơn điểm A• không đứng đầu trong tất cả các môn học trừ thể dục và kịch• chơi bất kỳ nhạc cụ nào trừ dương cầm hay vĩ cầm• không luyện đàn.” “Không giống như kiểu Bà mẹ Bóng đá sít sao điển hình của phương Tây, người mẹ Trung Quốc tin rằng (1) bài tập luôn phải được làm đầu tiên; (2) A trừ là một điểm số tệ hại; (3) con cái phải vượt xa hai năm về môn toán so với bạn bè cùng lớp; (4) không bao giờ than phiền về con cái giữa chốn đông người; (5) nếu con cái cãi lại thầy cô hoặc huấn luyện viên thì bố mẹ sẽ đứng về phía thầy cô hoặc huấn luyện viên đó; (6) hoạt động thể thao duy nhất con cái được phép tham gia là khi cuối cùng chúng có thể giành chiến thắng với huy chương; và (7) đó phải là huy chương vàng”.Đối với các ông bố bà mẹ phương Tây, sự áp đặt đối với bọn trẻ không khác gì một gáo nước lạnh dội vào sự tự chủ và tôn trọng mà họ cố gắng dành cho những đứa con mình. Đặc biệt, tại một đất nước mà tự do cá nhân được coi trọng như nước Mỹ, “phương pháp giáo dục của người Trung Quốc” gần như chắc chắn sẽ vấp phải sự chỉ trích kịch liệt. Nhưng dù rằng ủng hộ hay phản đối cách thức dạy dỗ của mẹ hổ, thì không ai có thể phủ nhận những gì Amy đã mang lại cho hai con gái của mình.

Khúc chiến ca nhiều tâm sựTác phẩm đã mở ra nhiều điều chúng ta ít biết về những bậc cha mẹ Trung Quốc thực sự, về cách họ sản sinh những thiên tài thế giới. Trong số gần 1.800 người tham gia một khảo sát trên mạng được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu Thanh niên Trung Quốc mới đây thì có đến 95% cho biết họ có biết những bà mẹ dạy con nghiêm khắc như vậy. Đa số người được hỏi cũng đang là phụ huynh. Theo CNN, nhiều khảo sát trên các trang mạng cũng cho thấy có nhiều người đồng tình với Amy Chua hơn là chỉ trích.Và dù rằng người ta vẫn tranh cãi rất nhiều về tính hiệu quả hay sự tàn ác trong phương pháp giáo dục này, thì tâm sự của một người mẹ yêu thương, sẵn sàng làm tất cả vì tương lai của những đứa con của vẫn khiến người đọc xúc động.” Hổ mẹ” cũng đã đổ mồ hôi, rơi nước mắt, cũng tự hỏi con đường bà đang đi là đúng đắn hay sai lầm. Và lời trích in trên bìa tác phẩm dường như mới là những gì sâu thẳm người phụ nữ mạnh mẽ gai góc này muốn chia sẻ: “Cuốn sách này được kì vọng trở thành về câu chuyện về cách những ông bố bà mẹ Trung Quốc dạy dỗ con cái tốt hơn các bậc cha mẹ phương Tây thế nào…Nhưng thay vào đó nó lại là xung đột cay đắng giữa các nền văn hoá, hương vị phù du của danh vọng, và tôi đã phải nhún mình thế nào trước một đứa trẻ mười ba tuổi…”.

Hà Anh Trần

22 Không gian sách

Page 25: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

Quảng cáo A

Page 26: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

Quảng cáoB

Page 27: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

AJE là viết tắt của Asian Job Express - một cuộc thi được tổ chức với quy mô trên diện rộng nhằm tìm kiếm các sinh viên tài năng tại Châu Á đồng thời đem lại cơ hội việc làm đầy mơ ước dành cho những sinh viên xuất sắc nhất. Cuộc thi được tài trợ bởi 3 công ty hàng đầu Nhật Bản: IDEMITSU KOSAN, RYOHIN KEIKAKU và BANDAI NAMCO.Cuộc thi được khởi động tại 6 quốc gia châu Á bao gồm Trung Quốc, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Singapore và Việt Nam. Đến với cuộc thi này, 9 sinh viên có bài viết xuất sắc nhất tại Việt Nam sẽ có cơ hội được tham quan giao lưu với 50 sinh viên từ các quốc gia khác tại Nhật Bản. Phần thưởng hấp dẫn dành cho người chiến thắng bao gồm một phần thưởng tiền mặt cùng một chuyến du lịch Nhật Bản với tổng giá trị lên tới 5000 USD.Đối tượng tham gia cuộc thi bao gồm các sinh viên tốt nghiệp năm 2013, 2014 và 2012 (chưa đi làm), tại tất cả các trường Đại học tại Việt Nam.Cuộc thi tìm kiếm sinh viên tài năng châu Á lần đầu tiên năm 2011 vừa qua đã diễn ra vô cùng sôi động và thành công! Tại Việt Nam, 9 bạn sinh viên tài năng đến từ các trường Đại học tại thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh đã xuất sắc giành được những tấm vé may mắn cho hành trình tới tương lai qua chương trình này.

Hãy cùng đến với những chia sẻ từ các bạn trẻ đạt giải trong cuộc thi năm ngoái.

‘’Chương trình AJE 2011 là một trải nghiệm tuyệt đẹp, thực sự là cầu nối trí tuệ và văn hóa trong khu vực. Thời gian tham gia chương trình, tôi đã học hỏi được rất nhiều, từ kiến thức thực tế, tư duy chiến lược đến các kỹ năng thiết yếu của một người làm việc trong môi trường toàn cầu. Đặc biệt, sự cọ xát thực tế và tiếp xúc cùng các lãnh đạo cấp cao của các công ty hàng đầu Nhật Bản quả thật là một trải nghiệm hiếm có đối với một sinh viên. Sự thân thiện uyên bác, và chuyên nghiệp của họ đã truyền cảm hứng và để lại dấu ấn sâu đậm đối với bản thân tôi. Rất nhiều người trong số chúng tôi đã có cơ hội được mời làm việc sau khi tốt nghiệp, một công việc mơ ước ở những công ty hàng đầu châu lục. Và hành trình AJE chắc chắn đã là bệ phóng cho rất nhiều thành công sau này.”

“Cuộc thi làm việc “cực chuyên nghiệp” từ sự nhiệt tình của Staff chị Khanh - Vija Link (đại diện miền Bắc VN của Chương trình) tới sự quan tâm chu đáo của nhà tổ chức và công ty bên Nhật - luôn cố gắng để Participants cảm thấy thoải mái nhất khi lo lắng không chỉ về bữa ăn, chi phí đi lại, các thiết bị wifi, ipad …khi làm việc nhóm mà họ còn tặng tất các thành viên khoản tiền nhỏ cho mọi người mua quà khi về nhà. Khi sang Nhật, các bạn có cơ hội khám phá ẩm thực và văn hóa Nhật Bản. Về các công ty tài trợ, điều này cũng rất đặc biệt, những người tham gia có cơ hội tiếp xúc và trò chuyện trực tiếp với các “sếp bự” của IDEMITSU Kosan hay MuJi và BANDAI.”

Hãy tự tin tham gia để khẳng định mình, tiến tới danh hiệu sinh viên xuất sắc nhất đồng thời có cơ hội được tiếp xúc với các nền văn hóa và các mặt đời sống đa dạng tại các quốc gia châu Á khác. Hãy giành cho mình cơ hội được làm việc tại Nhật Bản - Quốc gia với nền kinh tế hùng mạnh và sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ đứng bậc nhất trên thế giới!

Tổ chức bởi: Công ty Cổ phần Liên kết Việt Nhật – VIJA link Tầng 6, 106 Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà nội. Hotline: 04-3944 9323 | 091663 9958| 0916329958www.vjl.com.vn | www.facebook.com/vijalink e-mail: [email protected]

( Ngô Hồng Giang – khăn nâu, Nguyễn Thị Đông – khăn tím, bạn Đỗ Hữu Tuấn – áo đỏ – Sinh viên FTU tại Tokyo 2011)

(Nguyễn Thị Đông ngoài cùng bên trái – khăn xanh)

CuộC thi tìm kiếm sinh viên tài năng Châu Á (AJE 2012)

ngô hồng giang ( sinh viên trường Đh ngoại thương hà nội):

nguyễn thị Đông – người giành giải của công ty Dầu khí iDEmitsu (sinh viên trường Đh ngoại thương hà nội):

Họ đã thành công như thế! Còn bạn thì sao?

Quảng cáo C

Page 28: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

Trò chuyện cùng doanh nghiệpD

Page 29: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ E

Page 30: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

Quảng cáoF

Page 31: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

Coupon G

Page 32: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34
Page 33: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

Đầu năm học, khi vẫn đang là “tân sinh viên”, trong mỗi chúng tôi đều có cái cảm giác xa lạ, ngỡ ngàng với bạn bè lớp mới. Lúc

ấy cùng nhau tới Hồ Gươm là cách để chúng tôi tìm kiếm sự kết nối với những con người chưa quen. Mới sáng sớm, cả lớp tập trung tại bến xe bus và cùng nhau đóng chiếm một chuyến 09 Bờ Hồ - Cầu Giấy. Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh nắng tháng 10 đậu trên những vòm cây xanh, những trái cóc chín rụng đầy đường, bao chùm hoa vàng treo lơ lửng như những chiếc đèn lồng thắp sáng bình minh phố Cổ... Theo câu ca của nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường, chúng tôi bước đi “gọi tên từng phố Cổ” giữa bao phố phường, bao sắc màu, bao ánh đèn để cảm thấy chất nồng nàn Hà Nội đang dần thêm thấm đượm trong mình.

Tết đến xuân về, cả lớp lại cùng nhau du ngoạn về kinh đô xưa của Đại Cồ Việt - Ninh Bình. Đến chùa Bái Đính vào rạng sáng khi trời mưa lớn, quần áo ai nấy đều ướt cả nhưng nụ cười thì vẫn rạng rỡ khi nhìn thấy mái chùa nghiêng nghiêng cổ kính chào đón những du khách FTU. Sau bữa trưa nhanh trên xe ô tô, đoàn chúng tôi du thuyền đến thăm Tam Cốc Bích Động. Thuyền trôi, những dãy núi đá

hùng vĩ hiện ra, đôi bên bờ sông là đồng ruộng xanh mượt và thấp thoáng những bãi lau mà có thể ngày xưa Đinh Bộ Lĩnh đã từng chơi đánh trận giả với chúng bạn chăn trâu ở đây. Mỗi lần thuyền đi qua một cốc, mấy cậu bạn tinh quái lại nổi “bệnh nghề nghiệp” của dân kinh tế, đấu giá đất để tranh làm cốc chủ của nơi này.Trước ngày “nhập ngũ”, chúng tôi nhận được thông báo từ Đoàn trường phải đi thực tế và làm tư liệu về một viện bảo tàng trong thành phố Hà Nội. Đúng sở trường, cả lớp cùng nhau đạp xe để tham gia một cuộc khám phá mới. Chúng tôi bị cuốn vào thế giới của không gian văn hóa Việt với những bộ trang phục dân tộc truyền thống, những mô phỏng phong tục tập quán, những ngôi nhà đặc trưng của 54 dân tộc anh em... được thu nhỏ trong viện bảo tàng dân tộc học. Kết thúc chuyến đi, bài tư liệu của lớp đạt kết quả rất tốt vì hình ảnh đẹp, chân thật, tự nhiên của hiện vật và của cả khách tham quan đến từ Anh 21.Năm nhất, chúng tôi phải tham gia vào khóa học giáo dục quốc phòng, vẫn là 35 con người nhưng tình bạn lại nhân lên thật nhiều trong hành trình đến với mảnh đất nơi tình yêu bắt đầu mang tên Xuân Hòa ấy. Làm sao mà không yêu thương

hơn khi ngày ngày cùng nhau tập thể dục, cùng lao động vệ sinh, cùng luyện tập trên thao trường, cùng nhau xếp hàng đợi bữa và ngồi cùng bàn ăn cơm... Tình bạn, tình đoàn kết của lớp chúng tôi càng thêm lớn hơn trong “hành khúc ngày và đêm” dưới màu xanh áo lính.Mùa hè về với thủ đô, trong tuần đầu tiên Hà Nội như thiêu như đốt dưới cái nắng hơn 40ºC, gia đình Anh 21 tìm cách chạy trốn lên núi Ba Vì tạm lánh đi cái nóng ấy. Chuyến xe ô tô trở chúng tôi ra khỏi thành phố Hà Nội từ 5 giờ sáng, ai nấy vẫn còn lim dim vì dậy sớm để rồi tựa vào vai nhau gà gật một giấc cho đến khi chân núi hiện ra. Vượt qua gần 1000 bậc núi đi bộ, đứng từ trên cao nhìn ra xung quanh, chỉ có rừng cây, có mây núi, có tiếng chim rừng trên những nhành phong lan và có những danh sĩ FTU đang ẩn dật tại đỉnh đền Mẫu. Chiều đến, chúng tôi ngồi đàn hát và vui chơi dưới rừng thông, thưởng thức thiên nhiên tươi mát mà quên đi cái nắng nóng vẫn đang ngự trị ở thủ đô…Những nụ cười rạng rỡ, những kỉ niệm ngọt ngào đã theo cùng 35 con người khép lại một năm nhất với thật nhiều những chuyến đi. Và Anh 21 sẽ vẫn luôn là một hành trình tình bạn không bao giờ ngưng nghỉ của chúng tôi.

Ngân Hà

23

Trong quả địa cầu FTU, Anh 21 Kinh tế của tôi là một mảng lục địa được hình thành vào kỉ nguyên thứ 50. Các cư dân nơi đây thích theo đuổi chủ nghĩa xê dịch, ham du lịch khám phá. Vậy nên mới có một năm thôi mà đã hăm hở khắp nơi, thăm thú bao vùng đất, địa danh đẹp của quê hương. Mỗi chuyến đi lại mang đến thật nhiều những trải nghiệm thú vị và tặng cho chúng tôi những giây phút bên nhau không thể quên.

hành TRÌnh TÌnh BẠn

Đồng hành cùng Sức trẻ

Page 34: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

Có lẽ không ai còn cảm thấy quá lạ lẫm khi nghe về những FTUers giỏi giang năng động, nhưng tiếp xúc với mỗi người lại cho ta một khám phá riêng, vừa thú vị vừa đáng học hỏi. Gương mặt trang bìa lần này của Sức Trẻ cũng là một nhân vật “đặc biệt” như thế!

Hà Anh Trần – Linh Hương Mai

Cô gái giản dịCó lẽ bất cứ ai lần đầu gặp đều có ấn tượng về một cô bạn rất giản dị với nụ cười tươi và vô cùng thân thiện. Dù sở hữu một thành tích “khủng” nhưng Nguyễn Thu Hiền - cô sinh viên K48 chất lượng cao khoa quản trị kinh doanh của Đại học Ngoại thương vẫn đơn giản nghĩ rằng mình làm tất cả vì đam mê. Nhiều năm liền là học sinh giỏi cấp trường, cấp thành phố,

rồi làm cán bộ lớp, nhưng Hiền không đi theo hình mẫu “cày sách vở ngày đêm” khi bước chân vào đại học. Trái lại, CV của cô bạn này được lấp đầy bởi vô số hoạt động ngoại khóa và các công việc mang đến nhiều kĩ năng như kĩ năng marketing, lập kế hoạch, tổ chức sự kiện, phiên dịch,… khi làm điều phối viên cho Herbalife; mở rộng hiểu biết về những người thành đạt khi làm thành viên của Doanh Tri Club, hay khả năng giao tiếp, chơi cùng trẻ con, giải

quyết các vấn đề khi tham gia vào L.Y.D (một tổ chức của sinh viên nhằm giúp đỡ các trẻ em khuyết tật tại trường Nguyễn Viết Xuân)…Mỗi bước đi trong cuộc sống lại khiến cô gái trẻ tích góp cho mình thêm kinh nghiệm sống, thêm những bài học vô giá mà sách vở sẽ chẳng khi nào dạy nếu chúng ta không lăn xả và trải nghiệm cuộc sống. Vậy nên, qua những ngày tháng sinh viên, Hiền vẫn là một cô gái giản dị trong những

24 Gương mặt FTU

ThẦn ChÚ

Cô gái mang hai câu

Page 35: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

gì người khác nhìn thấy bên ngoài, nhưng bên trong đã trưởng thành hơn rất nhiều bạn bè cùng lứa tuổi.

“Xuất phát từ chính sự tích cực của mình”Khi được hỏi nguồn năng lượng từ đâu khiến Hiền đảm đương nhiều công việc như vậy, câu trả lời là một câu nói cô bạn rất tâm huyết: “Muốn làm thay đổi cuộc sống tốt lên, đầu tiên xuất phát từ chính sự tích cực của mình trước đã”. Vừa học ở trường, vừa đảm nhiệm các công việc khác, có nhiều lúc cô gái trẻ cũng thấy mệt mỏi và kiệt sức. Nhưng rồi, cô bạn vẫn bình tĩnh sắp xếp lại tất cả khi mọi thứ ngoài tầm kiểm soát. Theo Hiền: “tại mỗi thời điểm mình luôn ưu tiên chọn ra và chịu trách nhiệm cho 1 hoạt động nhất định, không ôm đồm quá nhiều, luôn luôn biết tạo ra sự cân bằng”. Để làm được như thế, cô bạn có một phương án rất rõ ràng: “Mình luôn phải lên kế hoạch cho mọi việc từ trước, ưu tiên việc gấp, quan trọng trước rồi mới đến các việc khác, tập trung đúng thời điểm cần thiết và tập trung làm bằng được”. Còn khi có nhiều việc quan trọng đến cùng lúc, đối với Hiền, cần phải biết lựa chọn và đánh đổi. Cô bạn đã tâm sự với chúng tôi rằng, có những lúc, ngay trong tổ chức của bạn xảy ra mâu thuẫn, liền đó là những vấn đề khó khăn khác. Nhưng mâu thuẫn đối với một tổ chức là điều phải giải quyết nhanh chóng, vì vậy mà Hiền đã ưu tiên lên đầu, xử lí không chậm trễ.Ngoài ra, chính áp lực công việc và những kinh nghiệm góp nhặt được đã rèn cho Hiền bản lĩnh của một leader luôn chủ động trước mọi tình huống. Chỉ khi giữ bản thân ở trạng thái tốt nhất, lấy tiêu chí làm hết mình là động lực thì bản thân mới có

PROFILENguyễn Thu Hiền - K48 CLC QTKDLà người thành lập, chủ tịch E-HD English ClubĐạt học bổng UGRAD được cấp bởi chính phủ Hoa KỳTừng là thành viên của Doanh Tri Club, ...

thể cảm thấy không nuối tiếc dù những gì đã làm có thành công hay không.

Thành quảLúc này đây, cô sinh viên năm 3 của FTU đang chuẩn bị cho chuyến đi đến Mỹ học tập trong 1 năm theo học bổng UGRAD được cấp bởi chính phủ Hoa Kỳ. Năm nay, cả nước chỉ có 7 sinh viên nhận được học bổng này, vì vậy đó là niềm vinh dự lớn, là sự đền đáp xứng đáng cho những nỗ lực của Hiền. Theo Hiền thì bạn ấy không phải là dân săn giải thưởng, mọi thứ làm đều vì thấy cần, thấy có ích, và thấy đam mê. Vì vậy, dù không giành giải thưởng nhiều, nhưng CV của Hiền vẫn được chú ý, tạo được dấu ấn nổi bật riêng. Trong CV của mình, Hiền điểm qua tất cả những công việc, kể cả từ nhỏ nhất, kèm theo đó là kinh nghiệm cá nhân nhận được từ mỗi

Ai cũng có một ước mơ…và cô sinh viên năm 4 của FTU cũng vậy. Đối với Hiền, có một ước mơ từ nhỏ luôn nung nấu, đó là trở thành một ca sĩ. Hiền tâm sự: “Ngày bé, chưa bao giờ mình nghĩ rằng sẽ làm một việc gì khác. Nhưng giờ khi lớn lên có thay đổi một chút, mình muốn trở thành một mu-sic business.” Có lẽ cũng chính vì niềm đam mê với âm nhạc mà Hiền đã tham gia vào Music Club một thời gian, nhưng vì công việc nên đành gác hoạt động CLB sang một bên. Cô bạn muốn trong tương lai, mình có thể mang đến những sản phẩm âm nhạc không chỉ phục vụ giải trí mà còn hàm chứa những giá trị

khác nữa.Bên cạnh âm nhạc, Hiền cũng có một sở thích khác, đó là được giao lưu và làm quen với nhiều người khác nhau cuộc sống. Đặc biệt, cô gái này rất muốn được trò chuyện với những người đặc biệt – thường bị người khác xem là lập dị, từ đó có thể hiểu họ, tìm thấy ở họ những điều thú vị đáng cho mình học hỏi.Nói về dự định trước mắt, Hiền chia sẻ mình đang cố gắng hoàn thành chương trình học tại Ngoại thương và chuẩn bị khóa luận ngay từ bây giờ. Tháng 1 này, bạn sẽ lên đường sang Mỹ theo học bổng UGRAD và có 1 năm học tập tại đây. Đi qua gần hết quãng đường sinh viên, những gì Hiền muốn nhắn gửi tới các FTUers, đặc biệt các K51 mới vào trường: “Một khi đã có chí hướng, hãy giữ vững niềm đam mê của mình. Trong môi trường đại học rộng mở nhiều cơ hội, nên suy nghĩ xem mình là ai, mình muốn gì để mục tiêu của bản thân không bị phân tán. Những kĩ năng còn thiếu các bạn nên trau dồi ngay từ bây giờ, đừng coi thường các hoạt động xã hội, hoạt động trong CLB hay các buổi hội thảo được thường xuyên tổ chức”. Bản thân Hiền tham gia khá nhiều hội thảo, trong đó có buổi hội thảo đáng nhớ nhất chính là “Quản trị cuộc đời” của thầy Giản Thư Trung. Hai câu nói của thầy trong ngày hôm đấy đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều bước đi của cô gái 21 tuổi: “Bình tâm, nhớ câu thần chú: không ai có thể làm mình tổn thương khi mình không cho phép họ làm điều đó” (Gandhi) và “Tư duy tích cực – câu thần chú 1/99: tất cả khốn khổ khốn nạn trên đời đều do 1% không may mắn, 99% do cách mình ứng xử với 1% không may đó.”. Và, hi vọng rằng, đó cũng sẽ là 2 câu thần chú hữu hiệu cho nhiều bạn trẻ trong tương lai.

công việc hay hoạt động đã trải qua. Điều đó còn có ý nghĩa hơn nhiều so với việc bạn liệt kê một dãy thành tích hoành tráng mà chẳng thể hiện bạn học được gì từ đó. Không những thế, Hiền còn là người thành lập và là chủ tịch CLB English Hà Đông. Ban đầu, CLB lập ra với mong muốn các em cấp 3 có thể tìm được một nơi cùng tham gia các hoạt động xã hội. Nhưng dần dần, tổ chức chuyển sang hoạt động như một CLB tiếng anh thông thường. Hiện CLB đang tạm ngừng hoạt động một thời gian, và cô gái trẻ 21 tuổi lại đang nung nấu giúp một người bạn cùng chí hướng xây dựng lại CLB theo mong muốn ban đầu.

25

Cô gái mang hai câu

Page 36: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

Debate - cuộc chiến của những cái đầu lạnhDebate hay tranh biện là một hình thức các bên đưa ra tất cả những luận điểm (argument) nhằm bảo vệ cho lập trường/quan điểm (Point of view) của mình xung quanh một chủ đề (topic) nào đó.Nhưng thi đấu debate không phải là một cuộc cãi nhau giữa 2 phe đối lập nhau về quan điểm. Trái lại, một cuộc debate có những quy định rất khắt khe, cần có một kỹ năng debate cực tốt để có thể thuyết phục được ban giám khảo và đội bạn.

Thậm chí bạn sẽ phải học cách chứng minh điều trái ngược với những gì bạn cho là đúng.Chủ đề của tranh biện thường là về những vấn đề quan trọng trong xã hội đang hiện hữu xung quanh chúng ta. Ví dụ: “Pháp luật Việt Nam nên cho phép người đồng tính kết hôn”. Thực tế trong những chủ đề như vậy, quan điểm có rất nhiều và thường rất phong phú: phản đối, đồng tình, đồng tình có kèm điều kiện, thậm chí có khía cạnh đồng ý, có khía cạnh không. Có thể sẽ có người cho rằng, quan điểm là một thứ mang tính...quan điểm và cảm tính, nghĩa là mỗi người một khác, không

có tính đúng sai. Nhưng trong thi đấu de-bate, chỉ có 2 luồng quan điểm: đúng và sai, ủng hộ và phản đối. Bạn buộc phải đặt mình vào một trong hai bên để tư duy, dù bạn có thực sự ủng hộ quan điểm đó hay không. Không có yếu tố cảm tính, cuộc chiến debate chính là cuộc chiến của những cái đầu lạnh.Theo anh Hoàng Đức Minh, người đã trở về từ Thái Lan sau vai trò huấn luyện viên tại Giải vô địch tranh biện Karl Popper vừa rồi, mục đích của tranh biện không nằm ở việc tìm ra người thắng, kẻ thua, cũng không tìm ra quan điểm đúng, sai (mặc dù bạn sẽ phải chứng minh nó). Bởi lẽ việc đúng sai còn phụ thuộc vào khả năng đưa ra luận điểm của các đội có tốt hay không. “Mục đích của tranh biện không nhằm tìm ra chân lý mà giúp chúng ta đến gần với chân lý” anh chia sẻ. Tranh biện mang đến chúng ta nhiều thông tin, nhiều góc nhìn dưới cùng một vấn đề, cho ta có một cái nhìn toàn cảnh nhất. Từ đó đưa ra quyết định sáng suốt nhất. Dù bạn thắng hay thua, bạn cũng đã học được rất nhiều sau một cuộc debate.Để trở thành một debater giỏi, bạn không chỉ cần có kiến thức phong phú về đời sống xã hội hay khả năng tư duy tốt. Tranh biện trong thi đấu còn là nghệ thuật trình bày, sắp xếp ý sao cho nói được trong thời gian ngắn nhất và đầy đủ nhất. Đó còn là nghệ thuật phản biện, giữ vững

Toàn cảnhvề

TRAnh BIện

Debate - tranh biện có lẽ không còn là thuật ngữ xa lạ đối với các bạn sinh viên. Nhưng nếu nói đến thi đấu Debate giữa 2 đội với nhau theo một quy định nghiêm khắc thì lại khác. Một hình thức mới du nhập vào Việt Nam

được gần 2 năm nhưng đã nhận được sự đón nhận từ các bạn trẻ.

26 Bí kíp: Tôi có thể

Page 37: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

được tinh thần dưới một sức ép về thời gian rất lớn. Nếu là debate nhóm, thì việc cực kỳ quan trọng đó là phối hợp cùng đồng đội. Trong thi đấu tranh biện, không ai có thể một mình kiểm soát trận đấu.Nhung (sinh năm 1990) đã từng tham gia một số trận đấu debate, chia sẻ: “Mình là người nói đầu tiên nên rất run. Nhiệm vụ của mình là phải tóm tắt toàn bộ luận điểm của đội mình đưa ra, nói trong thời gian cực ngắn và áp lực cực cao từ phía những phản bác của đội bạn. Đôi khi mình còn nói lắp, lặp ý và thậm chí còn không biết mình nói gì. Nói chung là đau đầu nhưng thi đấu xong thì thấy rất thú vị.”

Debate được đón nhận trong giới trẻPhong trào Debate đã xuất hiện ở Hà Nội trong khoảng gần 2 năm nay, sau khi một nhóm bạn trẻ đi dự Debate Boot camp được tổ chức ở Thái Lan trở về. Cho đến nay debate đã dần len lỏi vào đời sống của các bạn trẻ với sự ra đời của một số nhóm hoạt động về debate. Nổi bật nhất phải kể đến Vietnam Youth to Debate (Y2D) của chị Hạnh Vũ, một trong những thành viên trở về từ Camp 2010. Trên trang blog của mình, chị tâm sự sau chuyến đi Thái Lan: “Bất kể là bằng tiếng Anh hay tiếng Việt, tôi nhận ra ngay đây chính là một trong những thách thức lớn nhất là con người Việt Nam đang gặp phải – tư duy và phản biện. Tôi thấy mọi người xung quanh và cả bản thân mình, trông thật bận rộn và giải quyết từ ô nhiễm môi trường đến đạo đức, nhưng không phải từ gốc rễ của vấn đề. Thậm chí đôi khi

chúng ta còn hoang tưởng về vấn đề, chứ chưa nói đến việc giải quyết. Tôi giận dữ với cách mà chúng tôi được giáo dục (bị động), và cách mà chúng tôi đang đối xử với việc gọi là học tập (chủ động).” Chị gọi đó là một cú shock, một cú shock cho cá nhân chị cũng nhiều, mà cho cả thể hệ và đất nước mình lại càng nhiều hơn.Lớp học Vietnam Youth to Debate của chị được bắt đầu từ tháng 9 năm 2010. Ban đầu là các lớp học tranh biện bằng tiếng Việt cho sinh viên một số trường đại học và những người đã đi làm tại Hà Nội do chính chị thiết kế và giảng dạy. Sau mở thêm nhiều hoạt động khác có liên quan đến tranh biện như các buổi tập huấn kỹ năng tranh biện, chủ yếu mới chỉ tập trung ở Hà Nội. Mùa hè vừa rồi, Y2D đã tổ chức một giải đấu mang tên Mini Debate Tournament, thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Giải đấu đã kết thúc, nhưng những buổi sinh hoạt debate của các bạn vẫn còn rất sôi nổi.

Phong trào Debate ở Việt Nam chỉ mới manh nha xong cũng đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Tại Giải vô địch tranh biện quốc tế Karl Popper được tổ chức tại Thái Lan vào tháng 5 vừa rồi, đội của trường THCS Đoàn Thị Điểm gồm 3 em Lê Thái Phương Thy, Lâm Trúc Quỳnh và Lữ Thục Phương Anh (tất cả là học sinh lớp 8) đã vượt qua các đối thủ nhiều tuổi hơn, lọt vào vòng bán kết và giành Huy chương Đồng của cuộc thi . Chia sẻ về cảm xúc này, anh Hoàng Đức Minh, huấn luyện viên 9x của 3 em, nói: “Đội mình là đội ít tuổi nhất, kiến thức xã hội còn kém nên ban đầu đi thi cũng không mong có giải. Nhưng càng về sau, các em tiến bộ thần tốc, sau mỗi trận đấu đều học hỏi được rất nhiều nên đã đoạt được giải cao.”Bản thân anh cũng đang ấp ủ dự định phát triển lớp dạy debate cho các nhóm đối tượng khác nhau và tìm cách ứng dụng debate vào một số chủ đề và môn học như triết học, luật,... Theo anh, de-bate là phương pháp học tập rất tốt để tư duy đa chiều và hệ thống một vấn đề, đồng thời giúp nhớ lâu hơn vì được tương tác.

So sánh vui thì debate là một món ăn mới trong kho tàng “ẩm thực” của các bạn trẻ. Một món ăn lạ miệng, không dễ ăn nhưng đã ăn là cực ngấm. Các bạn nên thử một lần xem sao nhé!

Fuma

Kết

27

Page 38: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ28 Bí kíp: Tôi có thể

nhỮnG

Từ xưa đến nay, sinh viên Ngoại Thương

(FTU) ta vẫn nổi tiếng với sự năng động, tháo

vát, quan hệ rộng và am hiểu nhiều lĩnh vực. Đó chính là một vài tố chất

sẵn có của một nhà báo. Hãy cùng nghe chia sẻ của những phóng viên

cộp mác FTUer về nghề báo này nhé.

Xuất phát điểm tình cờNếu không ai làm ở ngành báo chí thì gần như không để ý tới rằng: "nghề báo" là nghề được "chọn lọc tự nhiên" nhiều nhất.

Hầu hết các nhà báo có tên tuổi, giỏi nghề đều là người “rẽ ngang” từ nghề khác. Họ làm báo trước sau đó mới tu nghiệp bồi dưỡng thêm về chuyên môn, đặc biệt là những người được đào tạo về kinh tế, tài chính...và không được đào tạo chính thống về báo chí. Nhưng những người như vậy chính là đối tượng tuyển dụng chính của rất nhiều tờ báo về Kinh tế, tài chính bởi họ có khả năng tổng hợp, phân tích, thống kế dữ liệu tốt.

Hàng năm, một số tờ báo lớn có đăng thông tin tuyển dụng thực tập sinh với ưu tiên hàng đầu là các trường Đại học Ngoại Thương, Kinh tế Quốc Dân, Đại học Kinh tế, Học viện Tài chính....

Thực tế rằng, vì ưa thích sự học hỏi và khám phá những cái mới, nhiều sinh viên FTU không ngần ngại đăng ký vào những công việc như vậy. Điển hình là lần "apply thử" và được nhận vào làm tại Vietnam Finance Review của hai FTUers chuyên ngành Kinh tế đối ngoại - anh Nguyễn Khắc Giang (sinh viên K45) và anh Hoàng Anh Tuấn (sinh viên K48).

Anh Nguyễn Khắc Giang chia sẻ: "Quá trình mình đến với nghề báo cũng rất tình cờ. Đầu năm 4 mình được biết tạp chí Vietnam Financial Review đang tuyển 'trainee reporter', và mình apply thử sức rồi được nhận vào làm ở đó. Sau 1 tháng đầu làm việc, có những bài báo đầu tay,

mình bắt đầu thấy hứng thú với nghề báo, thấy hứng thú với việc đi tìm và lý giải những vấn đề tồn đọng trong nền kinh tế và các doanh nghiệp. Cứ thế, mình "join" vào nghề này lúc nào không biết".

Còn anh Hoàng Anh Tuấn thì tâm sự: "Lúc đầu, khi nhìn thấy đăng tin tuyển dụng của báo Vietnam Finance Review - một tạp chí chuyên đi sâu vào lĩnh vực tài chính cũng như xem xét các vấn đề khác bằng góc độ phân tích tài chính, mình đã bị thu hút bởi môi trường và cơ hội học hỏi ở đó. Và cũng rất may mắn, sau khi trải qua một số vòng thi tuyển, mình là một trong số 10 người được lựa chọn để thực tập từ tháng 5 đến nay".

Trải nghiệm và đam mêCon đường đến với nghề báo chí với những xuất phát điểm đơn giản như vậy nhưng khi trải nghiệm nó thì lại không mấy dễ dàng.Theo như anh Tuấn, công việc ban đầu với những thực tập sinh chỉ là đọc tất cả các tin trong tuần, tóm tắt lại toàn bộ và báo cáo trực tiếp với sếp. Nếu không đọc hiểu thực sự, không nắm sâu vấn đề thì việc bạn bị sếp đánh giá ở mức độ thấp là hoàn toàn có thể. Bạn nên hiểu rằng, những bước đơn giản đầu tiên cũng nói lên sự chuyên nghiệp và khả năng tiến xa trong công việc của bạn. Do đó mà bạn nên chú trọng vào điều này.Hơn thế nữa, việc đọc nhiều tin sẽ giúp bạn cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình vì cơ bản là bạn không học chính thống về ngành báo chí. Khi kỹ năng viết của bạn tốt lên, bạn sẽ bắt đầu

HuỲNH Hà

nhà BÁOFTU

Page 39: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ 29

được giao bài viết hoặc những bài phân tích nhỏ để làm quen dần dần. Chắc chắn rằng những bài đầu này bạn sẽ chẳng được đăng nhưng nó sẽ giúp bạn tăng dần khả năng tổ chức và sắp xếp một cách logic hơn.Anh chia sẻ thêm: "Bất cứ công việc nào cũng có những thử thách trong đó, nếu không đổi mới, sáng tạo tìm ra những chủ đề mới, đề tài mới nổi bật thì cuối cùng những bài viết sẽ dần đi vào ngõ cụt, và hiển nhiên, chúng ta sẽ 'out' ra khỏi lĩnh vực này không sớm thì muộn. Đặc biệt là với một tờ báo chuyên đề ra theo tháng như Vietnam Finance Review, sự đòi hỏi phải có những bài báo chất lượng với khả năng tổng hợp, phân tích phải ở một tầm cao hơn tất cả các tờ báo hàng ngày và hàng tuần khác.”Khó khăn ban đầu là như vậy, nhưng dần dần người viết sẽ nhận ra rằng, mình đang tiến bộ dần với những bài viết được đăng và đem lại nhiều kiến thức thực sự cho người đọc. Chính từ sự thích thú khi có được những bài viết "ra lò" đã khiến những phóng viên trẻ này nhen nhóm những niềm đam mê lớn về báo chí.

Với trường hợp của anh Khắc Giang, sau khi thực tập tại Vietnam Finance Review, anh còn cộng tác thêm với Vietnamnet và nhận thấy mình có “duyên nợ” làm báo. Tuy rằng, nhiều lần anh đã từng nghĩ đến và thử làm các công việc khác, nhưng vì sự tự do và tính ưa khám phá của nghề báo đã khiến anh tiếp tục theo nó. Anh tâm sự: "Nói về lý do chọn nghề báo thì mỗi người có một quan điểm. Còn với mình, mình chỉ theo đuổi những cái thực sự đam mê. Mình không chắc sẽ theo đuổi sự nghiệp báo chí đến cùng hay không, nhưng hiện tại đó là đam mê thì mình vẫn sẽ gắn bó cùng nó".

Sinh viên FTU làm báo, có nên không?Theo anh Ngọc Hoàn (K48, Chủ tịch CLB Truyền thông Đại học Ngoại Thương Hà Nội), có khá nhiều cựu sinh viên và cả các bạn sinh viên trong trường đang tham gia công tác viết bài, biên tập cho các báo từ những báo dành cho tuổi teen như Hoa Học Trò, 2!, Sinh viên Việt Nam cho đến những tờ báo đòi hỏi nhiều kỹ năng nghề hơn như Dân trí,

Vietnamnet, Vietnam Financial Review, Vnexpress. Qua tiếp xúc thì có vẻ tất cả đều cảm thấy phù hợp với nghề. Nhưng theo quan điểm của mình, anh cho rằng, học chuyên về kinh tế lại ra làm báo chí thì không ổn vì như vậy sẽ khiến giá trị của việc đào tạo trong trường mất đi nhiều. Tuy nhiên các kiến thức kinh tế trong trường hỗ trợ rất nhiều nếu làm về mảng kinh tế tài chính. Hơn thế nữa, thời điểm này là thời đại nhà báo công dân, ai cũng có thể trở thành nhà báo.Hiện nay, anh Nguyễn Khắc Giang đã nhận được học bổng Erasmus Mundus (học bổng về báo chí- truyền thông) do EU cấp, có tên đầy đủ là “Journalism, me-dia, and globalization” - học bổng dành cho những người trẻ tuổi đã từng có kinh nghiệm làm báo chí (ít nhất là 3 tháng full-time), và muốn theo đuổi sự nghiệp truyền thông. Trong thời gian gần nhất, anh sẽ lên đường đi du học và tiếp tục con đường mình đã chọn.Khi được hỏi về tương lai trong ngành báo chí của sinh viên FTU, anh Giang chia sẻ: "Nhiều người coi báo chí là lĩnh vực “trái nghề” của sinh viên FTU, mình thì không nghĩ như vậy. Với mình, báo chí, đặc biệt là báo kinh tế, là lĩnh vực mà sinh viên khối kinh tế có thể áp dụng được nhiều kiến thức đã học nhất vào thực tiễn. Để trở thành được một nhà báo kinh tế, ít nhất sinh viên FTU cũng đã có lợi thế về mảng kiến thức, còn những kĩ năng khác (viết, phỏng vấn,…) đều có thể học hỏi được nếu có quyết tâm. Đối với mình, ngành nào cũng có tương lai tốt, miễn là bạn trở thành người đủ năng lực trong ngành đó. Báo chí cũng không phải là ngoại lệ. Nếu bạn thích tự do, ưa khám phá, tìm tòi, muốn đưa những sự thật cần thiết cho công chúng ra ánh sáng, hãy chọn nghề báo".

Anh Đỗ Ngọc Hoàn - Chủ tịch CLB Truyền Thông ĐH Ngoại thương

Những cây bút của Nội san Sức trẻ

FTU

Page 40: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

Em seõ bình yeân

“Và cho những ngày đã xa, cho Hà Nội của anh và em....”1. “Những dòng cuối cho anh:Cuối đông, trên những mầm cây đã nhú lộc và lòng em vết thương cũng lên da non. Em chẳng biết từ bao giờ nữa, em luôn gọi đen nóng, không đường. Có khi chỉ để ôm ấp nó trong tay, cảm nhận hơi ấm tỏa ra, như hi vọng nó sẽ sưởi ấm được con tim em. Nó quá lạnh. Rồi cafe cũng nguội dần. Và em thì ghét nhất là khi cafe đã nguội. Đó là một thứ chưa bao giờ em thích. Nhưng anh biết không, hôm nay em đã đắm chìm vào những trang sách ấy và bỏ quên ly cafe của em. Nó nguội. Và em đã uống, nó vẫn ngon, theo một cách khác...”Đan chưa bao giờ nghĩ đến việc chia tay một người lại có thể gây đau đớn như thế. Có lẽ vì cô đã dành quá nhiều trái tim vào tình cảm ấy nên khi nó ra đi trái tim cô trống rỗng. Khi đã quá quen với một thứ, sự ra đi của nó có thể là nỗi đau không nói ra được. 2. Suốt hai tháng ròng, Đan lang thang qua những quán cafe của thành phố này. Ngồi trong đám đông, lắng nghe những câu chuyện của họ và uống cafe. Luôn là một đen nóng, không đường. Và ly cafe sẽ chỉ luôn được uống một khi nó còn nóng. Chỉ cần nó chuyển sang vị ấm thôi, có sẽ không uống nữa. Và chỉ ngồi yên nhìn vào thứ màu đen đặc biệt ấy.Trước đây, khẩu vị của Đan vẫn vậ lẽ đó là vị của tâm trạng.Đan không phải mẫu con gái sắt đá, mạnh mẽ. Chỉ đơn giản là cô không yếu đuối đến mức sẽ nhấn chìm mình trong nước mắt. Ít nhất không phải vì một tên con trai. Có thể yêu thật lòng, yêu hết mình. Có thể đau như vụn vỡ con tim nhưng không bao giờ khóc. Nước mắt là thứ cuối cùng một cô gái nên dùng để bộc lộ nỗi đau. Đó là những gì Đan luôn nghĩ. Và không được khóc đó là những gì Đan luôn tự nhủ.Một mình lên Đinh, ngồi ngoài ban công với một cuốn sách. Đan không hẳn là thích những thứ nhẹ nhàng trong truyện của Minh Nhật, chỉ là giờ phút này cô cần một thứ thật “hiền”. Tâm hồn cần bình yên. Và những câu chuyện nhẹ nhàng của chàng trai cung Song Ngư ấy có lẽ là phù hợp nhất. Và lần đầu tiên, cô đã thử vị của một ly cafe nguội ngắt. Nó chảy vào cổ họng, không ấm nồng như thường ngày. Và khi đưa lên mũi hương thơm cũng

30 Truyện ngắn

Chuôn Chuôn Tre

Page 41: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ 31không xộc thẳng vào. Vẫn thơm, vẫn đắng, đắng hơn ly cafe đắng thường ngày. Do cafe nguội hay do tâm hồn đắng, Đan không chắc nhưng có một điều là ngày cuối cùng cô còn nghĩ về tình yêu đã qua với một sự đau đớn đến thế.3. Quái quỷ là ngày sau cái ngày cô quyết định vượt qua mọi đớn đau lại là một này cuối tuần. Và một ngày cuối tuần sẽ đồng nghĩa với sự rảnh rỗi, quá rảnh rồi. Và sự rảnh rỗi cho người ta quá nhiều thời gian để nghĩ vẩn vơ. Và lại thêm một ngày Đan nhận ra mình đang thơ thẩn bên Bờ Hồ cảm nhận gió lạnh thấm vào da thịt. Và cô bỗng thèm một hơi cafe xộc thắng vào mũi. Một thứ gì đó ấm áp giữa đôi tay. Và cô lại ngồi trên Đinh, rúc mình vào một góc ngoài ban công, nhìn vô định xuống đường phố. Ban công đầy gió. Và xe cộ đang lao đi gấp gáp. Quái quỷ, ở cái thành phố này người ta không khi nào chịu chậm lại ư!Giữa những ý nghĩ ấy, cô nhận ra mình đang run rẩy trong cái lạnh. Mọi người luôn bảo rằng Đan mặc quá mỏng manh giữa cái lạnh cắt da của Hà Nội. Chỉ đơn giản là thói quen và có một phần ý thích quái gở thôi. Cô thích cảm giác cái lạnh len lỏi thấm vào da thịt. Nó cho cô một sự cảm nhận rõ ràng nhất về mùa đông. Đan đã đắm chìm vào suy nghĩ của riêng mình quá lâu hoặc đó là một việc rất bình thường ở Đinh khi một cái bàn được vây quanh bởi rất nhiều con người con người không quen biết (hoặc là mọi người đều biết nhau, chỉ có Đan là không biết ai) nên cô không hề ngẩng lên khi có người đến ngồi bên. Hôm nay không còn những trang truyện nhẹ nhàng nữa, chỉ còn đôi mắt nhìn mông lung xuống đường.- Người ta sống quá nhanh, như thể sợ bị truy đuổi vậy! Có lẽ tất cả đều sợ thời gian.Đan giật mình nhìn sang. Một chàng trai. Anh ta đang nhìn xuống đường. Một cái nhìn mông lung. Đan cũng chẳng rõ anh ta nói với cô hay tự nói với chính mình. Hay là nói chẳng cho ai cả. Thế nên cô quay lại với cốc cafe nguội ngắt của mình.- Cô thường không uống cafe nguội.Đan giật mình quay sang lần nữa. Lần này thì chắc chắn anh ta nói với Đan, vì cả quán bây giờ chỉ có mình cô là con gái. Đan chắc chắn là cô không biết anh ta, đúng hơn là cô chẳng quen ai ở Đinh cả.

- Đôi khi người ta sẽ thử một thứ khác biệt với chính mình.Đan đã định nói: “Chúng ta không quen nhau, tại sao anh lại biết tôi thường không uống cafe nguội?”. Nhưng cuối cùng cô lại trả lời bâng quơ như thế. Có thể anh ta đã nhiều lấy thấy cô ở Đinh. Có thể anh ta tò mò vì cô luôn gọi đen nóng không đường nên thường quan sát cô. Có muôn vàn điều có thể xảy ra hàng ngày trên trái đất.Và họ lại im lặng. Chìm vào một thế giới xa xăm nào đó cho đến khi chàng trai một lần nữa phá vỡ sự im lặng.- Lần nào đến đây, tôi cũng thấy cô ngồi ở vị trí này. Và cốc cafe của cô lần nào cũng cũng còn 1/3. Nhiều lần tôi đã thấy cô cầm cốc cafe lên xoay nhẹ và cuối cùng chỉ để đưa lên mũi, hít hà. Khi đó hẳn là cafe đã nguội. Cô ấy cũng thế, không uống cafe nguội...- Tôi thích những thứ lạnh hẳn hoặc nóng hẳn. Trạng thái trung gian có gì thú vị chứ. Tẻ nhạt, chán ngắt. Cho đến một vài ngày trước đây, tôi thấy cafe nguội rồi cũng không hẳn là tệ. Nó vẫn đen lóng lánh như thế. Nó vẫn thơm dù người ta phải khẽ tác động mới cảm nhận được. Và nó có vẻ đắng hơn khi còn nóng...Và rồi lại im lặng. Nhạc vẫn vang đều đều. Khói thuốc vẫn lởn vởn trong không khí. Tiếng nói chuyện vẫn rì rầm vang lên khắp quán nhỏ. Dòng người vẫn mải miết trên dòng đời. Và trong một khoảng khắc, Đan tự hỏi là những người kia đi quá nhanh hay là cô đi quá chậm. Và có phải cô đang lãng phí hàng giờ ngồi đây, chìm đắm vào quá nhiều hư vô mà bỏ quên cuộc sống ngoài kia...- Người ta cứ mải miết đuổi theo nhiều thứ trong đời. Có khi là đuổi theo chính cái bóng của mình. Quá vội vã và không bình yên. Đôi khi phải chậm lại, thậm chí là đứng yên...Chàng trai nói và rồi lại một khoảng lặng. Thật sự là Đan chẳng biết phải nói gì vì cô thấy anh ta nói đúng, rất đúng. Và họ đã ngồi như thế. Rất lâu, không nói thêm gì nữa. Cho đến khi trời chuyển sang chiều muộn và Đan nhận ra anh ta đã đi rồi. Cô đã quá tập trung vào những suy nghĩ của mình mà chẳng nhận ra rằng người bạn cùng bàn đã rời đi từ bao giờ. Khoác túi xách lên vai, Đan rời quán, môi bất giác nở một nụ cười. Hà Nội vẫn chưa hết mùa đông...

Page 42: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

4. Một tuần hối hả với vòng quay cuộc đời, Đan chẳng còn thời gian để suy nghĩ quá nhiều. Nhưng chỉ là tạm quên chứ chưa bao giờ hoàn toàn gạt những gì đã qua sang một bên được. Cuối tuần, sự trống vắng, chơi vơi lại ùa về. Đan nhận ra mình cần một thứ gì đó để bấu víu vào. Và cô lại tìm đến ban công quán cafe nhìn thẳng ra một cái nhà vệ sinh công cộng. Đôi khi giữa những người lạ, người ta tìm thấy sự bình yên, một cảm giác bình yên không có được khi ở giữa những người thân quen.Nhắm mắt tận hưởng sự nóng ấm lan giữa 2 bàn tay, Đan thấy bình yên lạ.- Một thói quen khác của cô. Cô không biết làm như vậy vào mùa đông làm cafe nhanh nguội hơn à. Bàn tay đi gió lạnh buốt hấp thụ hết hơi nóng của ly cafe.Là chàng trai tuần trước. Đan nhận ra giọng nói của anh ta. Trầm và ấm. Đủ khiến người ta tin tưởng và an lòng. Đó là một chàng trai trẻ nhưng trưởng thành và chín chắn. Đôi mắt ấy đẹp quá. Cái kiểu nhìn xoáy sâu vào người khác rất có sức tác động. Có thể nói chuyện với anh ta thật tốt. Thật sự Đan nghĩ vậy. Cô cần một ai đó để trò chuyện. Chỉ có vậy.- Làm thế tôi thấy mình được sưởi ấm và bình yên.Và rồi lại là im lặng. Mỗi người lại theo đuổi những suy nghĩ khác nhau. Đan vẫn giữ cốc cafe trong tay, thỉnh thoảng đưa lên hít hà hương thơm ấy. Nó thấm sau trong mạch máu, dễ chịu lạ.- Cô muốn đi quanh hồ không? Hôm nay nhiều gió quá!Chàng trai phá vỡ sự im lặng bằng một lời gợi ý bất ngờ. Và Đan đồng ý. Cô thích gió, nhất là gió hồ. Cô yêu hồ một phần vì gió nơi này. Có lẽ điên rồ nhưng Đan cho rằng nó khác lắm...Lần đầu tiên đi quanh hồ với một người lạ. Đan vẫn thường đi quanh hồ, rất nhiều vòng cho một lần nhưng chưa bao giờ cảm thấy đủ. Cô nghĩ mình quá yêu nơi này. Từng chiếc ghế đá. Từng gốc cây. Từng khung cảnh nơi này. Đã có lần Đan dành hàng giờ đồng hồ chỉ ngồi yên một chỗ ngắm Tháp Rùa hay cầu Thê Húc, tưởng tượng nếu phải xa thành phố này, rất lâu không được đến Bờ Hồ thì sẽ trống rỗng biết bao...- Nơi này quá đặc biệt. Nhiều người dành thời gian để ghi nhớ từng góc của nó, để cảm nhận màu sắc, mùi vị, khung cảnh nơi này dù ngày nào họ cũng ở đây. Cứ như thể thiếu nó họ không thể sống được. Họ quá yêu nó.

5. Gió hồ vẫn thế. Lạnh nhưng bình yên.- Hôm nay hồ nhiều gió quá. Tôi yêu những cơn gió. Nhẹ nhàng, bình yên và mát lạnh nhưng thấu hiểu. Họ im lặng. Rất lâu trước khi Đan nói tiếp. - Chúng ta làm bạn nhé! Tôi đang đi tìm chỗ của mình và anh cũng thế đúng không. Biết đâu chỗ của chúng ta lại là bên nhau. - Đan nháy mắt tinh nghịch- Và kể cả nếu không phải thế, anh cũng sẽ là một người bạn tuyệt vời mà tôi có thể chia sẻ rất nhiều điều. Đan chờ đợi một phản ứng từ anh. Rõ ràng anh có chút bất ngờ với lời đề nghị của cô. Nhưng rồi cuối cùng, anh gật đầu. Đan nhìn thẳng vào mắt anh, mỉm cười và đưa tay ra trước: - Chào anh, tôi là Đan. Rất vui được làm quen! Anh nắm lấy tay Đan, với một nụ cười tinh quái: - Chào cô, tôi là Phong!Có thể giữa họ sẽ xuất hiện tình yêu, hoặc đơn giản họ sẽ chỉ là bạn. Không ai nói trước được điều gì. Đôi lúc bình yên đến thật bất ngờ, rất đơn giản, vào lúc hỗn loạn nhất. Đơn giản là nó được sắp xếp sẽ đến vào lúc ấy...

Đan ngạc nhiên quay sang phía chàng trai. Một cái nhìn xa xăm vào một nơi nào đó trong hồ. Anh ta nói về những người khác nhưng Đan có cảm giác anh ta nói về chính mình vậy. Bất giác cô mỉm cười.- Thật sự là vậy. Nó quá đặc biệt!- Cô thấy không, tất cả được đặt cạnh nhau như là nó phải vậy. Chúng quá phù hợp đến nỗi người ta không dám tưởng tượng nếu cầu Thê Húc không ở đây, hay đền Ngọc Sơn không nằm ở đó, hay Tháp Rùa đang đứng ở một nơi nào khác. Tất cả ở đúng nơi mà chúng nên ở nên mới đẹp như thế. Mọi thứ cần ở đúng vị trí của nó. Đó là điều cần thiết. Một sự xếp đặt sai lầm có thể sẽ phá hủy tất cả.Đan lại nhìn vào con người ấy lần nữa. Anh ta nói đúng quá. Làm sao mà một con người trông còn trẻ như vậy lại có những suy nghĩ chín chắn đến thế. Dòng suy nghĩ của Đan bị cắt ngang.- Con người cũng vậy. Chúng ta có những vị trí của riêng mình. Ai cũng có một chỗ trong xã hội, một công việc riêng. Và con người cũng cần phải ở bên đúng người dành cho mình. Nếu không sẽ là đau khổ cho rất nhiều người...Đan ngỡ ngàng nhận ra anh ta đang nói về chính bản thân mình. Đôi mắt ấy ánh lên tia buồn bã nhưng đôi môi lại cong lên thành một nụ cười bình yên. Và Đan cũng chợt cười. Bình yên. Lần đầu tiên bình yên như thế sau những chuỗi ngày đau đớn. Cô cần đi tìm ra chỗ chính xác của mình.

32

Page 43: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34
Page 44: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34
Page 45: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34
Page 46: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34
Page 47: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34
Page 48: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

MEGASTAR CINEPLEX

Chuyên nghiệp và sang trọng, Megastar Cineplex là địa điểm thường xuyên và ưa thích của không ít các bạn trẻ mê phim rạp. Về ưu điểm, Megastar cam kết cung cấp hệ thống âm thanh và hình ảnh đạt tiêu

chuẩn quốc tế. Đặc biệt, về chất lượng phim 3D, Megastar Cine-plex mang tới một trải nghiệm sống động hơn hẳn so với các rạp chiếu khác. Bên cạnh đó, thiết kế sảnh chờ và phòng chiếu của hệ thống Megastar vừa lịch sự vừa phá cách đã thu hút không ít bạn trẻ Việt. Dịch vụ và thái độ nhân viên tương đối tốt và thuận tiện cho người xem. Tuy nhiên, nhược

điểm lớn nhất của cụm rạp này chính là chi phí cho một lần xem phim không ít chút nào. Giá vé và phí bỏng nước (đồ ăn vào rạp được cung cấp bởi Highlands) cũng không

hề rẻ. Tiếp theo đó là tình trạng nhanh hết vé, nhất là với các bộ phim bom tấn.Típ típ cho các bạn muốn xem phim hay mà lại tiết kiệm: Hãy đến Megastar vào thứ 4 hàng tuần (trừ các dịp Lễ tết) để được giảm giá vé theo chương trình “Thứ Tư vui vẻ”. Với các bộ phim bom tấn, bạn nên đặt vé trước ngay từ khi xem lịch. Ngoài ra, Megastar còn thường xuyên mở các chương trình ưu đãi và tặng quà. Thường xuyên theo dõi mục “Tin mới và ưu đãi” ở trang chủ megastar.vn sẽ giúp các bạn nắm được những thông tin này.

Đến với Việt Nam mới chỉ 2 năm trở lại đây nhưng Platinum không hề tỏ ra kém cạnh. Đây là địa chỉ lui tới của một bộ phận lớn giới học sinh sinh viên. Có thể nhận thấy ưu điểm đầu tiên chính là giá vé không hề đắt so với hệ thống phòng chiếu với màn hình rộng và chất lượng âm thanh tốt. Sảnh chờ đẹp, thái độ nhân viên khá nhiệt tình. Chương trình Khách Hàng Thân Thiết nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. Nhược điểm lớn nhất tại đây cũng lại rơi vào tình trạng cháy vé nhanh chóng. Bên cạnh đó, vị trí đặt rạp xa trung tâm thành phố cũng là một điểm trừ hơi đáng tiếc.

Lời khuyên dành cho bạn: Đối với ngày thường, nếu có thể thu xếp, hãy đến rạp vào buổi chiều, giá vé sẽ rẻ hơn so với suất chiếu tối (sau 17h). Ngoài ra, hãy đến rạp vào thứ 5 hàng tuần để hưởng ưu đãi từ chương trình “Ngày Thứ 5 Đặc Biệt” – giá vé hạ xuống mức thấp nhất ở tất cả các suất chiếu. Nếu là học sinh sinh viên, giá vé cũng được giảm tối đa, áp dụng cho tất cả các suất chiếu trước 17h từ thứ 2 đến thứ 5. Khi mua vé theo chương trình này, bạn nhớ mang theo thẻ học sinh - sinh viên

để xuất trình khi thanh toán nhé. Một lưu ý nhỏ là các chương trình khuyến mãi này không áp dụng đối với thể loại phim 3D.

Ngoài những cái tên trên, Lotte Cinema hay Rạp chiếu phim quốc gia (NCC) đều là

những lựa chọn thú vị dành cho bạn. Lotte C i n e m a đảm bảo chất lượng

phim tốt và âm thanh tương đối chuẩn. Tuy nhiên, vị trí địa lý của nó và sự thiếu sót

chương trình ưu đãi khuyến mại là những nhược điểm cần khắc phục. Rạp chiếu phim quốc gia, về chất lượng phòng chiếu thiết bị đứng ở mức tương đối ổn, chi phí xem phim khá mềm và có áp dụng chương trình ưu đãi đối với học sinh sinh viên. Đặc biệt, tại NCC, các bạn còn có cơ hội thưởng thức những bộ phim 4D sống động.

DẠO QUANH CÁC RẠP CHIẾU PHIM

Đã qua rồi thời chúng ta ở nhà trông ngóng Star Movie trình chiếu những bộ phim bom tấn đã ra mắt từ cách đó một năm, giờ đây xem phim rạp đang trở thành một trào lưu đầy hứng khởi và hiện đại của giới trẻ Việt.

PLATINUM CINEPLEX

CÁC RẠP CHIẾU KHÁC

Xem phim rạp đang dần trở thành một thói quen, một sở thích phổ biến của giới trẻ. Khi đi hẹn hò, tụ tập, muốn giải trí hay vui chơi, đây đều là hoạt động được dễ dàng lựa chọn. Là người Việt trẻ thông minh và năng động, hãy linh hoạt chọn cho mình những cách xem phim tiết kiệm mà vẫn đảm bảo có thể tận hưởng được dịch vụ cũng như chất lượng phim tốt nhất. Chúc các bạn xem phim vui vẻ!

CHÂU KIỀU

38

Ở HÀ NỘI

Chuyển động trẻ

Page 49: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

Góc phố “lạ”Trước khi buổi công diễn bắt đầu, “Góc Phố Danh Vọng” đã gây chú ý với cộng đồng mạng, đặc biệt là Facebook khi liên tục nhiều người share về vòng casting của chương trình. “Góc Phố Danh Vọng” là một vở kịch kết hợp ca nhạc và kể chuyện, được khơi nguồn cảm hứng từ những vở nhạc kịch Broadway của Mỹ. Các diễn viên sẽ hát, nhảy, diễn xuất theo kịch bản, với những bài hát, bản nhạc được viết lại hoặc xâu chuỗi từ nhiều ca khúc khác nhau. Để thấy được sự đầu tư và tâm huyết của toàn bộ ê-kíp, có thể lấy ví dụ đơn cử như ca khúc “Elephant Love Medley” thực chất là sự xâu chuỗi của tổng cộng 12 ca khúc khác nhau. Qua đó, có thể thấy “Góc Phố Danh Vọng” là niềm đam mê và nỗ lực không ngừng nghỉ của cả một tập thể những người trẻ tràn đầy nhiệt huyết.

Có những mảnh ghép FTU trong đó!

Một điều thú vị và rất đáng tự hào đó là trong vô vàn các bạn học sinh, sinh viên tham gia diễn xuất trong “Góc phố danh vọng”, có sự góp mặt của khá nhiều sinh viên và cựu sinh viên FTU. Những gương mặt nổi bật nhất có thể kể đến là diễn viên nữ chính – Việt Nga, một K48 đồng thời cũng là thành viên của Dancing Club;

những vai diễn như đội chim non hài hước nhí nhảnh, mấy cô hàng xóm ghen ăn tức ở, Santa sành điệu,… cũng “vào tay” Ngọc Pam (Chủ tịch Dancing Club), Phương Thảo, Minh Moon (thành viên DC), Thắng XT (K48)... Ngay cả trong ban tổ chức chương trình, cũng có rất nhiều bạn trẻ đều từ FTU. Số lượng lớn FTUers vượt qua vòng casting và tham gia chương trình đã cho thấy sức trẻ của sinh viên Ngoại Thương, luôn năng động, dám thử thách và dành mọi nhiệt huyết cho những đam mê.

Nguyễn Thanh Nga (K49) – thành viên của DC, đồng thời cũng là diễn viên trong vở nhạc kịch này chia sẻ: “Để làm nên thành công của chương trình, bọn mình đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn vì các diễn viên đều rất trẻ và cực kì thiếu kinh nghiệm. Nhưng theo chị Nguyễn Phi Phi Anh – đạo diễn chương trình, thì chính sự trẻ trung, hồn nhiên và hài hước sẵn có trong mỗi diễn viên đã làm nên linh hồn của vở kịch.” Theo Nga, khó khăn lớn nhất chính là thời gian tập luyện quá ngắn ngủi: chỉ 1 tháng để tập các bài hát, biên đạo các bài nhảy và tập lời thoại. Ngoài ra, còn muôn vàn những vấn đề khác trong khâu tổ chức mà một diễn viên như bạn không thể hiểu hết được, bởi tổ chức cho một vở kịch có bán vé vô cùng phức tạp, mà hầu như đều là những người trẻ măng bắt tay làm việc.

Behind the sceneNhững cảm xúc của người thực hiện, phía sau ánh đèn sân khấu, không phải ai cũng hiểu. Tình cảm khán giả dành cho “Góc phố danh vọng” là điều đáng quý, cũng là ấn tượng sâu sắc nhất. Trong những dấu ấn còn đọng lại với Thanh Nga vẫn còn cảm giác hồi hộp đứng sau cánh gà chờ phần biểu diễn của mình, vẫn còn cảm giác sướng run khi nghe những tràng cười, những tiếng xì xào bàn tán về một chi tiết bất ngờ của câu chuyện…

Đặc biệt, đến giây phút hạ màn của buổi công diễn cuối cùng, nhìn xuống dưới tất cả khán giả đang hò reo, xa xa là một dàn ban tổ chức sẵm sàng bỏ “vị trí chiến đấu” để được đứng nhìn giây phút tỏa sáng cuối cùng của diễn viên, nhìn sân khấu ngổn ngang đạo cụ diễn, ánh đèn rực rỡ, các nhạc công vẫn đang chơi hết mình, tất cả những điều ấy, đã làm bọn mình bật khóc, nước mắt cứ thế tuôn ra khi vở kịch còn chưa kết thúc. GPDV đã đem lại cho bọn mình quá nhiều thứ, một chút “danh vọng”, một chút “tỏa sáng”, cảm giác tuyệt vời khi được đứng trên sân khấu, nhưng hơn hết là bọn mình có được những người bạn mới, học được nhiều điều mới. Bài học lớn nhất mà mình rút ra là đừng bao giờ tự giới hạn mình bằng chính suy nghĩ của mình, không có gì là không thể khi mình có niềm tin!”.

GOC PHỐ“Góc phố danh vọng” khép lại với nhiều dư âm vang dội về một thể loại nhạc kịch mới lạ mang nhiều tâm huyết của những người trẻ làm nghệ thuật! Dư âm ấy không chỉ đọng lại nơi khán giả, mà còn trở thành kỉ niệm khó quên với chính những người làm nên thành công của buổi diễn.

ĐĂNG SAU MÔT

Hà Anh Trần

39Chuyển động trẻ

Page 50: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

Những hành trình xuất phát từ đam mê22 tuổi, không khó nhận ra ở người thanh niên ấy những nét bụi bặm của bao chuyến đi đường trường. Với anh, phượt đến tình cờ như cái duyên không báo trước. Từ Điện Biên lên Hà Nội, chàng sinh viên trọ học xa nhà ấp ủ trong mình bao hoài bão và dự định của tuổi trẻ. Thế nhưng những xô bồ, mệt mỏi, bon chen của cuộc sống hàng ngày giữa nơi phồn hoa đô thị đã sớm làm anh chán nản. Giữa lúc thất nghiệp, thất học, thất tình, thấy thiên hạ rủ nhau đi chơi, anh cũng đăng kí “ phượt” cho bớt buồn đời. Ấy vậy mà, cái thú “xê dịch” ngấm vào máu thịt anh từ lúc nào chẳng rõ. Giờ có hỏi,

anh chỉ thầm cảm ơn tạo hóa đã ban tặng mình niềm đam mê bất tận này. “Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi.” Anh không nhớ nổi mình đã in dấu chân trên bao nhiêu chặng đường, ngồi xe bao nhiêu cây số, “đổ” bao nhiêu con đèo… Chỉ nhớ mưa rừng tới tấp đau rát mặt, vào vùng lầy trơn ngã xe liên tiếp như tập trượt patin, thủng lốp, hết xăng thường xuyên như cơm bữa. Đương nhiên, không phải chuyến đi nào cũng gian nan như thế. Phượt có dăm ba kiểu phượt. Phượt “nho nhã” chọn đi cung đường đẹp, thời gian ngắn lại được ăn ngủ tiện nghi. Phượt “an dưỡng” không chú trọng đến hành trình, chủ yếu đi để vui chơi, ngắm cảnh và tụ tập bạn bè. Nhưng anh

CỦA CHàNG TRAi 8X

HàNH TRìNH

xeâ dòch

Profile Họ và Tên: Phạm Tư LuânSinh năm: 1989Quê quán: Điện BiênCựu sinh viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà NộiHiện đang theo học Cao học về kinh tế.

22 tuổi bắt đầu đi phượt, in dấu chân lên khắp 26 tỉnh thành phía Bắc, với Phạm Tư Luân niềm đam mê “xê dịch” chưa bao giờ thôi cháy bỏng.

40 Trải nghiệm của tôi

Page 51: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

“khoái” nhất loại đi “hành xác”. Cả đi cả về mỗi chặng đường ngót nghét đến nghìn cây số. Phượt như thế chẳng khác gì một trò chơi chinh phục, có táo bạo và đầy những mạo hiểm nhưng cũng ngất ngây tựa cảm giác leo Fan.

Đi một ngày đàng học một sàng khônLên rừng, xuống biển, vượt núi, trèo đèo – mọi hành trình của anh bắt đầu hay kết thúc đều là Hà Nội. Hà Nội thôi thúc anh đi. Hà Nội dang tay đón anh về sau mỗi chặng đường dài mỏi mệt. Trước anh lên đường để tìm vui khi thấy cuộc sống quá

bon chen, ngột ngạt. Giờ anh duy trì thói quen ấy bởi non song quê mình đẹp quá. Đi rồi mới thấy hiểu biết bản thân còn hạn hẹp, trong khi thế giới ngoài kia xa rộng biết bao. Mỗi miền đất đi qua, anh đều tranh thủ ghi lại cảnh sắc thiên nhiên và con người nơi xứ lạ. Dù không theo học bất kì trường lớp nào về nhiếp ảnh nhưng những tấm hình của anh đều sống động, chân thực và đặc biệt có hồn. Phải chăng chính tình yêu, niềm say mê cùng những cảm nhận thực đã cho anh giây phút thăng hoa khi cầm máy? Trở về sau mỗi chuyến đi như thế, vốn sống của anh cũng dày dạn thêm ít nhiều. Ngày ngày chăn ấm đệm êm, anh không nghĩ cuộc sống đồng bào vùng cao khó khăn đến thế. Người lớn quanh năm cơ cực bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Trẻ con, người già ao ước hai bữa cơm no mà nào đâu phải dễ. Dân phượt như anh, đôi khi dừng xe chia kẹo cho mấy đứa trẻ lang thang bên đường cũng đủ khiến chúng rối rít cảm ơn, nụ cười tươi

rói. Điều làm anh xúc động hơn cả là cái đói, cái nghèo không biến họ trở nên lưu manh, gian trá. Dân ở đây thật thà như đếm. Họ tốt bụng với cả những vị khách thành phố chưa một lần quen biết, ân cần chỉ dẫn đường đi và sẵn sàng cho khách ngủ nhờ khi trời đêm buông xuống. Tình người giản đơn, gần gụi như đại ngàn, mây núi.“Những con đường buồn vui lộng gió, rồi cũng theo hư không mà đi”Phượt dạy anh những bài học không có trong sách vở. Nghe Thái Nguyên ngút ngát đồi chè, nghe Hà Giang gập ghềnh núi đá, nghe Mù Cang Chải xanh mướt ruộng bậc thang, nay anh mới có cơ hội được lần đầu trải nghiệm. Để quen với trục trặc trên đường, anh tự mình tháo hơi, móc lốp rồi mang xe ra quán nhờ chỉ giùm cách sửa. Dăm ba lần như thế, giờ chỉ cần vài chiếc săm xe cùng một bộ đồ nghề, anh tự tin vượt cả ngàn cây số. Có những chuyến đi phải ngủ đêm trong rừng sát biên giới Việt – Trung, giữa khuya tiếng súng săn nổ đùng đoàng, hiểm nguy, gian khó tôi luyện cho anh lòng dũng cảm. Với nhiều người, phượt quả thực là trò chơi đầy bất trắc. Nhưng bởi có đồng đội bên mình, niềm tin được củng cố nhân lên gấp bội. Phượt gắn kết những con người vốn chẳng hề quen biết. Họ là những sinh viên từ khắp các trường Đại học, cũng có khi là “ông này, bà nọ” đi làm bằng Lexus, Cambridge. Hoàn cảnh, địa vị khác nhau nhưng khi đã lên đường thì trở thành bằng hữu. Qua hết những nan nguy, anh lại muốn dấn thân vào một hành trình mới.Anh đi xa để không thấy sợ hãi khi va vấp trong cuộc đời. Nhưng những con đường buồn vui lộng gió, rồi cũng theo hư không mà đi. Đường rất dài và chẳng

ai đi mãi được, sẽ có lúc anh mỏi gối mà quay đầu dừng lại. Anh tâm niệm điều ấy nên càng trân trọng hơn những phút giây sung mãn căng tràn của tuổi trẻ. Tuổi trẻ cho anh tìm thấy đam mê, giúp anh sống hết mình với thú vui “ xê dịch”. Và những nẻo đường Tổ quốc vẫn ngày ngày chờ ghi dấu chân anh.

Lê Xuân

“Những con đường buồn vui lộng gió, rồi cũng theo hư không mà đi”

41

Page 52: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

Ăn, ngủ cùng điện thoại di động

Hãy nhớ lại lần đầu tiên Motorola tung ra di động vào thị trường tiêu dùng năm 1983 với giá $3,995 và to gần bằng viên gạch. Còn giờ đây, có phải chúng ta không còn kiểm soát được tình yêu mình dành cho di động? Những nhà phê bình như giáo sư Havard Leslie Perlow sẽ trả lời là “Đúng”- ông là tác giả cuốn sách “Ngủ với smartphone: Làm sao để phá vỡ thói quen 24/7 và thay đổi cách làm việc của bạn”. Suy cho cùng, mỗi sáng ngủ dậy, phần đông chúng ta vẫn vớ lấy điện thoại đầu tiên, và vẫn phải kiểm tra điện thoại lần cuối trước khi đi ngủ mỗi tối, một nghiên cứu mới đây đã khẳng định điều này. Trong số chúng ta, thực tế là có những người còn dành nhiều thời gian và sự quan tâm cho chiếc điện thoại hơn là đầu tư cho các mối quan hệ cá nhân. Có bằng chứng rõ ràng là chúng ta đã tạo ra cả một hệ thống tư duy mới trên di động để phản ánh suy nghĩ, cảm xúc và hành vi, theo một nghiên cứu được tài trợ bởi Lookout, một công ty bảo hiểm di động.Ai cũng bị ám ảnh phải liên hệ với mọi người, nghiên cứu đã cho thấy điều đó. Gần 60% người được hỏi đã trả lời rằng, họ không thể dành ra một tiếng mà không kiểm tra điện thoại. Bạn càng

CÓ THỂ BẠN ĐANG

Điện thoại di động giờ đây là vật bất ly thân của nhiều người. Các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra điện thoại, thiết bị di động đã có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống và các hệ giá trị của mỗi chúng ta.

NGHIỆN DI ĐỘNG

TRẦN THÚY HÀ (DỊCH)

Công nghệ42

Page 53: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ

CÓ THỂ BẠN ĐANGNGHIỆN DI ĐỘNG

trẻ tuổi thì nỗi ám ảnh đó càng lớn- 63% nữ giới và 73% nam giới trong độ tuổi từ 18 tới 34, nói rằng họ không thể không kiểm tra điện thoại trong vòng một tiếng đồng hồ. 40% số người được hỏi trong bản điều tra của Gazelle.com đã trả lời rằng, họ thà đi ra ngoài mà không tắm còn hơn là không mang theo di động, và 65% nói họ không thể sống thiếu di động.Và chúng ta cũng rất ngần ngại khi phải ‘chia tay’ điện thoại yêu dấu. Hơn một nửa (54%) số người tham gia cuộc điều tra nói rằng họ kiểm tra điện thoại khi nằm trên giường trước khi ngủ, khi thức dậy và thậm chí là ngay trong đêm.

Học với điện thoại thông minh

Và điện thoại thông minh (smartphone), đúng ra cũng có chữ ‘thông minh’ trong đó. Theo một cuộc điều tra khách hàng của StudyBlue, những người sử dụng thiết bị di động trong việc học hành có thói quen kiểm tra tiến độ học tập nhiều hơn ba lần bình thường. Họ cũng học nhiều hơn bình thường 40 phút mỗi tuần, bởi họ có thể học trên đường đi. Và đáng ngạc nhiên là smartphone không lôi kéo người học thức trắng đêm, họ thường học vào 6-8 giờ sáng nhiều hơn gấp hai lần.

Những hệ lụy của việc lạm dụng di động

Với smartphone, tin nhắn, chat yahoo, trò chuyện trên mạng xã hội giờ đây trở nên đễ dàng hơn bao giờ hết. Nó khiến chúng ta vi phạm phép lịch sự và cả hành vi ứng xử thông thường, để được kết nối với mọi người. Gần 1/3 số người trả lời thừa nhận kiểm tra điện thoại ngay trong bữa ăn cùng với người khác. Và gần ¼ số người tham gia (24%) thực hiện hành vi tiềm ẩn nguy hiểm, ví dụ như kiểm tra điện thoại khi đang lái xe. Nơi thờ cúng cũng không phải ngoại lệ, 10% số người trả lời nói rằng họ kiểm tra điện thoại ngay trong nghi lễ tôn giáo.Chúng ta cũng đầu tư quá nhiều tình cảm vào điện thoại di động, nhóm nghiên cứu đã khơi gợi vấn đề này. Gần ¾ số người tham gia đã trả lời rằng họ thấy ‘hoảng loạn’ khi đặt di động nhầm chỗ. 14% cảm thấy ‘tuyệt vọng’ trong khi 7% cảm thấy ‘sợ phát ốm’. chỉ có 6% nói rằng họ vẫn cảm thấy yên tâm.Trong bài phát biểu trong chương trình TED của nhà nghiên cứu Sherry Turkle,

những công nghệ di động ra đời khiến cho việc giao tiếp trực tiếp giữa người với người trở nên hạn chế. Những khi bạn muốn trò truyện với ai đó, thay vì đến gặp họ trực tiếp, bạn lại sử dụng điện thoại để nhắn tin hay hỏi thăm qua Facebook. Bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để viết đi viết lại một đoạn text sao cho vừa ý mình, trong khi giao tiếp trực tiếp, bạn sẽ học được cách tư duy nhanh và cẩn trọng trong khi nói. Vì nói rồi thì không thể sửa được.Bà nhấn mạnh, việc một người bày tỏ suy nghĩ và người còn lại lắng nghe giờ đây không còn phổ biến như trước kia nữa. Thế giới giờ chỉ còn là 1 giác quan (thị giác), cảm xúc của con người thời đại di động đang dần bị chai sạn và con người ngày càng trở nên cô đơn hơn trong thế giới di động đó của mình.Dẫu vấn biết công nghệ di động là cuộc cách mạng lớn trong khoa học ứng dụng, đã có những đóng góp cực nhiêu trong nền kinh tế, cuộc sống của người dân trở nên dễ dàng hơn, tiện lợi hơn. Nhưng với những giá trị căn bản của xã hội đang bị thay đổi như vậy, cần có hướng giải quyết.

Kết “Di động là phao cứu sinh cho chúng ta, từ việc chia sẻ hình ảnh trên mạng xã hội, cho tới mua sắm và kiểm soát tài khoản ngân hàng” Alicia diVittorio nói, cô là luật sư về bảo hiểm di động tại Lookout, “Những kết quả cho thấy rằng sự gắn bó với di động đang tạo ra một hệ thống tư duy mới trên di động. Hành vi, cảm xúc và tương tác xã hội của chúng ta bị ảnh hưởng bởi di động tới mức nó đã có chỗ đứng trong hệ giá trị của chúng ta.”

Công nghệ 43

Page 54: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

Bí kíp: Tôi có thể

Page 55: [YMC] Nội san Sức trẻ số 34

S Ứ C T R Ẻ